You are on page 1of 3

2. CẤU TRÚC KÊNH LOGIC TRONG MẠNG GPRS.

Hình 2.1 Mô tả cấu trúc kênh logic trong mạng GPRS. Chú thích:
Chữ viết
Tiếng Anh Tiếng Việt
tắt
PBCCH Packet Broadcast Control Channel Kênh điều khiển phát quảng bá gói
PCCCHs Packet Common Control Channels Các kênh điều khiển chung gói
PPCH Packet Paging Channel Kênh tìm gọi gói
PRACH Packet Random Access Channel Kênh truy nhập ngẫu nhiên gói
PAGCH Packet Access Grant Channel Kênh cho phép truy nhập gói
PNCH Packet Notification Channel Kênh thông báo gói
PDCCH
Packet Discrate Control Channels Các kênh điều khiển riêng biệt gói
s
PACCH Packet Associate Control Channel Kênh điều khiển liên kết gói
PTCCH Packet Timing Control Channel Kênh điều khiển định thời gói
PDTCH Packet Data Traffic Channel Kênh lưu lượng dữ liệu gói
Mỗi một sóng mang GPRS là một kênh vô tuyến, trong mỗi kênh vô tuyến đó lại có
nhiều kênh vật lý khác nhau và mỗi kênh vật lý lại bao gồm nhiều kênh logic. Trong hệ
thống GPRS thì kênh logic được chia làm hai loại là: Kênh chung và kênh riêng
biệt. Trong mỗi kênh đó lại được chia ra làm hai loại, kênh chung bao gồm kênh
quảng bá và các kênh điều khiển chung, còn kênh riêng biệt gồm các kênh điều
khiển riêng biệt và kênh lưu lượng.
2.1. Kênh điều khiển phát quảng bá gói PBCCH.
Kênh này có nhiệm vụ phát quảng bá các thông tin về hệ thống dữ liệu gói GPRS trong
một tế bào, và được sử dụng ở đường xuống. Kênh PBCCH được sắp xếp trên kênh vật lý
tương tự như kênh điều khiển phát quảng bá BCCH trong mạng GSM và sự tồn tại của
kênh PBCCH trong hệ thống GPRS sẽ được kênh BCCH thông báo cho hệ thống biết.\
2.2. Các kênh điều khiển chung gói PCCCH.
Chức năng của các kênh PCCCHs tương tự như các kênh điều khiển chung CCCH trong
mạng GSM và chức năng đó được thể hiện trong từng kênh riêng biệt. Nếu trong một tế
bào mà không tồn tại các kênh PCCCHs thì việc truyền tải dữ liệu do các kênh CCCH
đảm nhiệm.
Kênh tìm gọi gói PPCH (Packet Paging Channel): Kênh này chỉ được sử dụng ở
đường xuống, dùng để nhắn tìm MS trước khi kết nối hoặc tải dữ liệu xuống MS và nó có
thể hoạt động ở cả hai chế độ chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói. Khi mà đang trong
chế độ nhận hoặc gửi dữ liệu thì có thể nhắn tìm MS cho các dịch vụ chuyển mạch thông
qua kênh điều khiển kết hợp kiểu gói PACCH.
Kênh truy nhập ngẫu nhiên gói PRACH (Packet Random Access Channel):
Kênh này chỉ được sử dụng ở đường lên khi MS muốn truy nhập mạng để thông báo cho
mạng biết nó cần tài nguyên để thực hiện phiên liên lạc hoặc trả lời thông tin báo hiệu
như: Trả lời bản tin tìm gọi,…
Kênh cho phép truy nhập gói PAGCH (Packet Access Grant Channel): Kênh
này được sử dụng ở đường xuống, BTS sử dụng nó để gửi bản tin ấn định tài nguyên đến
một MS sau khi MS gửi bản tin truy nhập mạng trên kênh PAGCH, và nó cũng có thể
được gửi tới MS trong trường hợp MS đang thực hiện việc truyền tải dữ liệu.
Kênh thông báo gói PNCH (Packet Notification Channel): Kênh này được sử
dụng ở đường xuống, và BTS dùng nó để gửi bản tin ấn đinh tài nguyên tới nhiều MS
cùng một lúc trong chế độ truyền tải dữ liệu điểm - đa điểm.
2.3. Các kênh điều khiển riêng biệt gói PDCCH.
Gồm có kênh điều khiển liên kết gói và kênh điều khiển định thời gói.
Kênh điều khiển liên kết gói PACCH (Packet Associate Control Channel):
Kênh này được sử dụng ở cả đường lên xuống, nó được dùng để đo các kết quả hoạt động
của MS và sau đó gửi cho mạng như: Thông tin về điều khiển công suất, các bản tin ấn
định lại tài nguyên cho MS…Ngoài ra kênh này còn truyền tải các bản tin tìm gọi MS của
mạng cho các dịch vụ chuyển mạch kênh khi MS đó đang bận hay đang nhận hoặc gửi số
liệu. Ngoài ra đây là một kênh hai chiều dùng để báo hiệu trong khi các gói dữ liệu được
truyền đi và nó không được ấn định một tài nguyên cố định nào.
Kênh điều khiển định thời gói PTCCH (Packet Timing Control Channel):
Kênh PTCCH được sử dụng ở đường xuống, BTS dùng nó để truyền các thông tin về
định thời sớm như: Thời gian phát cho các MS hay các thông tin tính toán khác.
2.4. Kênh lưu lượng dữ liệu gói PDTCH.
Kênh PDTCH được sử dụng để truyền tải dữ liệu qua giao diện vô tuyến Um ở cả đường
lên xuống. Kênh này được dành riêng tạm thời cho một hay vài MS trong tế bào. Một MS
có thể sử dụng một hoặc tối đa 8 kênh lưu lượng để truyền tải dữ liệu.
Tóm lại: Chức năng của các kênh logic trong mạng GPRS cũng tương tự như các kênh
logic trong mạng GSM. Điều khác biệt là các kênh lưu lượng PDTCH trong mạng GPRS
có khả năng sử dụng linh hoạt hơn. Điều này tùy thuộc vào tài nguyên vô tuyến của
mạng, dịch vụ hay trạng thái hoạt động của mạng.
2.5. Cấu trúc khung dữ liệu gói (Packet Data Channel) trong mạng GPRS được sử
dụng để truyền dữ liệu gói giữa thiết bị di động và mạng GPRS. Cấu trúc này bao gồm
các thành phần sau: Header (tiêu đề): Đây là phần đầu của khung dữ liệu gói và chứa các
thông tin quan trọng như địa chỉ nguồn (source address), địa chỉ đích (destination
address), và các thông tin điều khiển khác. Payload (nội dung): Đây là phần chứa dữ liệu
gói được truyền đi, bao gồm các thông tin như tin nhắn, tệp tin, hoặc các gói dữ liệu khác.
Trailer (phần cuối): Đây là phần kết thúc khung dữ liệu gói và chứa các thông tin kiểm
tra (checksum) để đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu. Cấu trúc này cho phép truyền dữ
liệu gói một cách hiệu quả và đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu. Mỗi khung dữ liệu gói
được gửi qua kênh PDCH trong mạng GPRS và có thể được chuyển đổi và ghép lại tại
các nút mạng để đảm bảo giao tiếp liên tục giữa thiết bị di động và mạng.
2.6. Sắp xếp các kênh logic lên kênh vật lý
Để sắp xếp các kênh logic lên kênh vật lý trong mạng GPRS, cần thực hiện việc ánh xạ
các kênh logic (như kênh dữ liệu, kênh điều khiển) vào các kênh vật lý (timeslot) trên
giao diện không khí. Quá trình này thường được điều chỉnh bởi lớp MAC (Medium
Access Control) để đảm bảo hiệu quả sử dụng tài nguyên và cung cấp chất lượng dịch vụ
tốt nhất cho người dùng.

You might also like