You are on page 1of 14

Tìm hiểu về Ngũ giới

NHÓM TUỆ LỰC


Dàn bài
1. Lịch sử hình thành Giới
2. Ý nghĩa của 5 Giới cư sĩ
3. Các chi pháp của Giới thứ 3 và thứ 5
4. Liên hệ trong tu tập
5. Liên hệ trong đời sống
Lịch sử hình thành Giới
- Giới (Sila). Ngũ giới (pañcasīla) là thường giới (nicca-sila).
- Đức Phật giáo giới cư sĩ bắt đầu từ Bố thí, Giữ giới để có quả nhân thiên. Đến khi cư sĩ thành
thục và có tâm cầu đạo cao hơn Ngài mới thuyết các pháp bậc cao hơn.
- Ví dụ: Kinh Kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt (Sigàlovàda sutta) ( Kinh lễ bái 6 phương)
Sát sanh và trộm cắp,
Nói láo, lấy vợ người,
Kẻ trí không tán thán,
Những hạnh nghiệp như vậy.
Lịch sử Giới
Ví dụ 2: Kinh BỐN NGHIỆP CÔNG ĐỨC – Tăng chi I, 676

1. Các gia chủ có 4 pháp khả lạc, khả hỷ, khả ý, khó được ở đời: tài sản, tiếng thơm, sống lâu,
sanh thiên.
2. Có 4 pháp là nhân của 4 pháp khả lạc ấy: tín, giới, bố thí, trí tuệ.
Và này Gia chủ, thế nào là đầy đủ giới? Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử từ bỏ sát sanh ... từ
bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Này Gia chủ, đây gọi là đầy đủ giới.
Ý nghĩa của 5 giới cư sĩ
1.Câu chúc lành các Sư hay chúc cư sĩ để nhắc nhở về quả lành của Hạnh giữ giới
Sīlena sugatiṃ yanti, sīlena bhogasampadā. Sīlena nibbutiṃ yanti, tasmā sīlaṃ visodhaye!
Chúng-sinh tái-sinh cõi trời, nhờ giữ giới.
Chúng-sinh đầy đủ của cải, nhờ giữ giới.
Chúng-sinh giải thoát Niết-bàn, nhờ giữ giới. Vậy, các con giữ giới cho được trong sạch!”.
2. Nguồn gốc: *Tích Ngài Trưởng-lão Sīlava trong bộ Theragāthā (Trưởng lão tăng kệ)
Các chi pháp của Giới thứ 3 và thứ 5
Các chi pháp của Giới Tà-dâm:
Để biết có tạo ác-nghiệp tà-dâm hay không, cần phải căn cứ vào 4 chi-pháp của ác-nghiệp tà-
dâm:
1- Agamaniyavatthu: Đối tượng là người nữ không được phép quan hệ tình dục.
2- Tasmiṃ sevanacittaṃ: Tham-tâm muốn quan hệ tình dục.
3- Payogo: Cố gắng quan hệ tình dục.
4- Maggenamaggapaṭipatti addhivāsaṃ: Tâm thỏa thích trong sự tiếp xúc giữa hai bộ phận
sinh dục của người nam với người nữ.
Phân tích các chi pháp
Nếu người nào hội đủ 4 chi-pháp của ác-nghiệp tà- dâm này, thì người ấy đã tạo ác-nghiệp tà-
dâm hội đủ chi-pháp, nhưng nếu không hội đủ 4 chi-pháp này, thì người ấy tạo ác-nghiệp tà-dâm
không hội đủ chi-pháp.

1- Trường hợp có Hình ảnh/động tác trong giấc ngủ, không hội đủ chi pháp thứ 4.
2- Trường hợp Bị bắt buộc/hiếp dâm: không hội đủ chi pháp thứ 2 và 3
3- Trường hợp Vợ hay Người yêu chính thức: không hội đủ chi pháp thứ 1
4- Trường hợp quan hệ với những người làm nghề tình dục (Sex worker): ?? . Ý kiến riêng: tuỳ
theo luật pháp nước sở tại.
Quả xấu của Nghiệp tà-dâm
Kiếp hiện-tại của người ấy: 11- Là người có thân hình tật nguyền, xấu xí.
1- Là người có nhiều người oan trái. 12- Là người có sắc diện mặt mày sầu não, khổ tâm.
2- Là người có nhiều người thù ghét. 13- Là người bị mọi người coi thường khinh bỉ,
3- Là người nghèo khổ, thiếu thốn. không tin tưởng.
4- Là người ngủ không được an-lạc. 14- Là người khuyết tật: đui mù, câm điếc, …
5- Là người thức không được an-lạc. 15- Sinh làm người đàn bà (tiền-kiếp là người đàn
6- Là người khó tránh khỏi 4 cõi ác-giới (địa-ngục, ông).
a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh). 16- Là người có nhiều chứng bệnh đáng ghê sợ.
7- Là người ái nam, ái nữ (không phải đàn ông, 17- Là người không biết đủ, sống khổ cực.
cũng không phải đàn bà). 18- Là người sống nơi nào cũng không được an-lạc.
8- Là người có tính hay nóng giận. 19- Là người thường gặp tai hoạ, hay oan trái với
9- Là người sinh vào dòng họ thấp hèn, hạng người nhiều người.
thấp hèn. 20- Là người sống xa người thân yêu, hay bị ruồng
10- Là người có tính không minh bạch, hay che bỏ.
giấu tội lỗi.
Chi-pháp của Giới Uống rượu
Người phạm điều-giới uống rượu, bia và các chất say hợp đủ 4 chi-pháp:
1- Rượu, bia hoặc các chất say (surā merayabhāvo).
2- Tâm muốn uống rượu, bia và các chất say
(pivitukāmatā).
3- Cố gắng uống rượu, bia hoặc các chất say (pivanaṃ).
4- Uống rượu, bia và các chất say qua khỏi cổ (maddanaṃ).
Nếu người nào có đầy đủ 4 chi-pháp này thì người ấy phạm điều-giới uống rượu, bia và các chất
say. Nếu không đủ 4 chi-pháp thì không phạm điều-giới uống rượu, bia và các chất say.
Phân tích chi pháp
1. Trường hợp Sử dụng thuốc có thành phần rượu: không đủ chi pháp số 2
2. Trường hợp uống nhầm: không đủ chi pháp số 2
3. Trường hợp bị ép uống trong bữa tiệc: vẫn đủ 4 chi pháp (tài thời điểm uống sẽ đủ dục tâm
sở và tác ý tâm sở để uống)
4. Trường hợp các chất khác như: Cần sa, thuốc lắc...etc: vẫn đủ 4 chi pháp do thuốc làm mất sự
sáng suốt của tâm, dù trong kinh không ghi cụ thể tên loại đó.
5. Trường hợp Cà phê, trà, thuốc lá: khi sử dụng số lượng ít thì chưa đủ làm mất sự sáng suốt, vì
vậy không đủ 4 chi pháp. Tuy nhiên sử dụng nhiều dẫn đến nghiện hoặc trạo cử trong tâm thì
cũng gây ác nghiệp làm cho bất thiện tâm trạo cử/hôn trầm. Vì vậy cần sử dụng vừa phải.
Hậu quả của việc vi phạm Giới thứ 5
Mỗi khi uống rượu, bia vào
- Dễ duôi, thất niệm
- Kích thích, thả lỏng Tham, sân, si
- Đánh mất Tàm (Hiri) và Quý (Ottappa): Tàm là Hổ thẹn với lỗi đã làm, Quý là Ghê sợ không dám
làm lỗi
- Là nhân để vi phạm các giới khác.
Hậu quả lâu dài của việc vi phạm
Đức-Phật dạy trong kinh Atittasutta(1) có 3 điều không biết no đủ, vẫn thèm muốn mãi mãi như
sau:
– Không biết no đủ trong sự nằm ngủ.
– Không biết no đủ trong sự uống rượu và các chất say.
– Không biết no đủ trong sự hành-dâm.
Một người thường uống rượu, bia và các chất say đã trở thành thói quen nghiện rượu, nghiện
thuốc phiện, nghiện thuốc lá, v.v… không dễ dàng từ bỏ; bởi vì, cảm thấy chưa biết no đủ, vẫn
còn thèm khát mãi mãi.
Sự nghiện ngập vừa là nhân vừa là quả tạo ra các bất thiện nghiệp, làm tâm yếu ớt, dễ nảy sinh
tham-sân-si.
Liên hệ trong tu tập
- Một người được sinh ra làm người là một may mắn hiếm có. Bản thân người đó trong kiếp quá
khứ đã giữ có Thiện nghiệp Giữ giới thì mới có quả làm Người hiện nay. Cần trân trọng và phát huy
các Thiện nghiệp đó.
- Việc thực hành thiền-định, thiền-tuệ là quá trình huân tập các thiện tâm theo con đường Đức
Phật chỉ dậy
- Vì vậy không thể thực hành thiền-định, thiền-tuệ nếu không giữ giới, để cho các tâm bất thiện
phát sanh. Việc cố gắng thực hành mà không giữ giới như xây nhà trên cát, không thể có thành quả.
- Nếu có điều kiện tham dự các khoá tu thì tiến lên giữ 8 giới, 10 giới, để hỗ trợ đắc lực hơn cho
quá trình thực-hành.
- Nếu có hành vi phạm giới, phương pháp Đức Phật chỉ dậy là Phát lộ/Sám hối, nhìn nhận rõ đó là
tội lỗi, để từ đó tránh xa. Nếu có điều kiện thì tới nơi một vị Giới đức để xin nhận lại Giới cho trong
sạch.
Liên hệ trong đời sống
- Giữ giới là cách bảo vệ mình tốt nhất trước những hiểm nguy của bệnh tật, tai nạn, lời dèm
pha...
- Bạn bè tốt đẹp là bạn bè biết khuyến khích và cùng với chúng ta giữ giới. Ngược lại, bạn bè
khuyến khích chúng ta vi phạm giới thì nên khéo léo ít giao tiếp, tránh ở gần.
- Đức Tin nơi Tam bảo sẽ phát sinh hành vi giữ giới. Vì vậy muốn khuyên bảo người thân/bạn bè
giữ giới, trước tiên tạo duyên để họ có lòng tin nơi Tam bảo.
- Thực hành thiền-định, thiền-tuệ có thể khiến trí tuệ phát sinh, từ đó tâm sở Tàm và Quý được
làm cho tăng trưởng, khiến việc giữ giới được dễ dàng hơn.
- Giữ giới không phải là Luật lệ để tuân thủ, giữ giới là vì Hiểu biết rằng Nhân này đem lại Quả an
lạc cho mình và cho người.

You might also like