You are on page 1of 24

NHÓM 7

CÁC THÀNH VIÊN

Đặng Văn Tình – B19DCDT195


Tống Thanh Lâm – B19DCDT127
Nguyễn Đăng Thanh – B19DCDT219
Đào Đình Tiến – B19DCVT317
Nguyễn Thanh Tùng – B19DCVT357
Đinh Quốc Khánh – B19DCVT197
Lê Minh Hiếu – B19DCVT133
Phan Trung Kiên – B19DCDT115
Đỗ Minh Hoàng – B19DCDT091
ĐỀ TÀI: CÁCH VIẾT TIỂU KẾT, KẾT LUẬN, TÓM TẮT LUẬN VĂN
Nội dung
I: Cách viết Tiểu kết luận văn

II: Cách viết Kết luận luận văn

III: Cách viết Tóm tắt luận văn


I. Cách viết Tiểu kết luận văn

1. Tiểu kết tiểu luận là gì?

Tiểu kết tiểu luận là một bản tóm tắt lại


một chương trong một bài tiểu luận đã đi
qua, chứng minh và khẳng định lại một
cách cô đọng và khái quát những ý chính
bạn đã trình diễn ở các phần chính của bài
tiểu luận. Ngoài ra, đây cũng là thời cơ để
bạn gây ấn tượng cho người đọc, khẳng
định chắc chắn lại nguyên do vì sao bài tiểu
luận của bạn lại quan trọng và có giá trị.
I. Cách viết Tiểu kết luận văn

2. Sự khác nhau giữa tiểu kết và kết luận

Như định nghĩa ở trên, ta đã thấy tiểu kết


là 1 văn bản ngắn gọn súc tích nói lại
những vấn đề chú trọng trong 1 chương
của một văn bản tiểu luận. Còn về phần
kết luận ta hiểu đơn giản là phần nói khái
quát chung về cả tiểu luận nó sẽ bao
quát nội dung ý nghĩa của một văn bản
tiểu luận.
I. Cách viết Tiểu kết luận văn

3. Cách viết tiểu kết của bài tiểu luận

Để hoàn toàn có thể viết nên một lời kết


gây ấn tượng cho người đọc yên cầu ở người
viết một kiến thức và kỹ năng viết thành
thạo. Điều này thì không phải ai cũng hoàn
toàn có thể làm được. Tuy nhiên, có một
cách đơn thuần, dễ triển khai hơn để tạo ra
sự chuyên nghiệp trong Kết luận báo cáo
giải trình thực tập, đó là chiêu thức trình
diễn khoa học và đúng chuẩn.
I. Cách viết Tiểu kết luận văn

Bước 1: Trình bày lại luận điểm bằng cách đưa ra một
quan điểm có nội dung tương tự nhưng sử dụng từ ngữ
khác. Trong phần này, để câu văn mạch lạc, mới mẻ,
bạn nên tránh sử dụng lặp lại các cụm từ “Tóm lại là”,
“Kết thúc lại”, “Cuối cùng”...

Bước 2: Xem xét lại các luận điểm có trong bài tiểu
3 Bước tạo luận. Củng cố lập luận bằng cách tóm lược nội dung lập
nên kết luận luận của từng luận điểm bằng 1 - 2 câu. Việc này sẽ
bài tiểu luận nhắc người đọc hồi tưởng lại những vấn đề đã được đề
hay cập trong bài tiểu luận.

Bước 3: Liên kết phần kết luận của bạn với đề tài tiểu
luận, khẳng định lại vấn đề một cách ấn tượng, thu hút
người đọc!
I. Cách viết Tiểu kết luận văn

3.1. Hình thức trình bày của phần tiểu kết


Phần Tóm lại tiểu luận bạn nên viết tách hẳn riêng ra một trang. Điều này
giúp cho phần chương đó của bạn trở nên rõ ràng, mạch lạc và khoa học
hơn.Tuy nhiên, phần tiểu kết với những phần ở trên vẫn phải thống nhất về
font chữ, cỡ chữ, sắc tố và độ giãn cách giữa các dòng.
3.2. Nội dung phần tiểu kết của bài tiểu luận
Tóm tắt lại hàng loạt
nội dung của chương
đó
Nội dung
Chứng minh và
khẳng định lại ý
chính của bạn.

Tùy thuộc vào độ dài của bài tiểu luận và các chương mục đã được trình diễn
mà bạn hoàn toàn có thể tóm tắt và tổng kết lại sao cho tương thích.Tốt nhất
bạn nên tóm lược ngắn gọn phần nội dung quan trọng và cốt lõi nhất để
tránh dài dòng và lan man.
I. Cách viết Tiểu kết luận văn

3.3. Một vài lỗi nên tránh khi viết tiểu kết tiểu luận

• Không thêm vào nội dung mới, thông tin


mới vào phần Kết luận. Điều này sẽ làm cho
người đọc bị rối, mất tập trung chuyên sâu.
• Không nên chỉ tập trung vào một nội dung
nhỏ hay một vấn đề trong bài tiểu luận mà
bạn nên tóm lại toàn bộ nội dung.
• Không nên trích dẫn trong Tóm lại tiểu
luận, chỉ nên trích dẫn ở trong phần nội
dung của bài - Tránh dùng quá nhiều ngôn
từ rườm rà, bay bổng mà hãy dùng những
từ ngữ đơn thuần, dễ hiểu, tránh vòng vo.
I. Cách viết Tiểu kết luận văn

4. Mẫu tiểu kết tiểu luận tham khảo

Tiểu kết chương 1


Trong chương 1 tác giả đã gần như hoàn thiện tất cả các bước cho sườn bài của công tình
nghiên cứu. Thứ nhất, tác giả nêu rõ lý do vì sao mình chọn đề tài này, đề tài vì sao cấp
thiết và quan trọng để nghiên cứu trong thời điểm hiện tại, nếu nghiên cứu thì mang lại điều
gì và sẽ như thế nào nếu không được được nghiên cứu. Thứ hai, tác giả nêu ra bối cảnh
chung của các nghiên cứu trước đây (kể cả nước ngoài lẫn trong nước), phân tích đánh giá
tổng quát sơ bộ những đề tài nghiên cứu này về mặt được và mặt hạn chế và chỉ ra vị trí
của đề tài trong hệ thống những nghiên cứu liên quan, từ đó nhấn mạnh đóng góp của đề
tài nghiên cứu này. Thứ ba, tác giả xác định rõ mục đích đề tài nghiên cứu và ý nghĩa thực
tiễn của đề tài, từ đó chia nhỏ ra thành các nhiệm vụ nghiên cứu nhỏ hơn. Thứ tư, tác giả
xác định đối tượng nghiên cứu cụ thể của đề tài, từ đó khoanh vùng phạm vi nghiên cứu
trên mặt thời gian và không gian.Thứ năm, tác giả chọn ra những câu hỏi nghiên cứu phù
hợp với đề tài mà trong đó câu hỏi nghiên cứu cũng dựa trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn,
cũng như định hướng loại hình nghiên cứu của đề tài. Thứ sáu, tác giả chọn phương pháp
nghiên cứu, trình bày đầy đủ và phân tích sơ bộ để đảm bảo độ tin cậy của kết quả nghiên
cứu. Thứ bảy, tác giả đánh giá đóng góp mới của đề tài,
I. Cách viết Tiểu kết luận văn

xác định rõ đâu là đóng góp mà người đọc nên biết cũng như bối cảnh mới tại
những quốc gia mới (Việt Nam, Malaysia). Từ đó, tác giả cũng rút ra ý nghĩa
khoa học và thực tiễn của đề tài này. Thứ tám, từ những khái quát ở 7 mục
trên, tác giả đưa ra bố cục bài khoá luận gồm 5 chương, cũng là kim chỉ nam
cho toàn bộ công trình nghiên cứu này.
II. Cách viết Kết luận luận văn

1. Kết luận luận văn là gì?

Kết luận luận văn là một bản tóm tắt,


khẳng định lại một cách cô đọng và
khái quát những ý chính bạn đã trình
bày ở các phần chính của bài luận
văn. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để
bạn gây ấn tượng cho người đọc,
khẳng định lại lý do vì sao bài luận văn
của bạn lại quan trọng và có giá trị.
II. Cách viết Kết luận luận văn

2. Cách viết kết luận của bài luận văn


Để có thể viết nên một lời kết gây ấn
tượng cho người đọc đòi hỏi ở người
viết một kỹ năng viết thành thạo.
Điều này thì không phải ai cũng có
thể làm được. Tuy nhiên, có một cách
đơn giản, dễ thực hiện hơn để tạo ra
sự chuyên nghiệp trong kết luận báo
cáo thực tập, đó là phương pháp trình
bày khoa học và đúng chuẩn.
II. Cách viết Kết luận luận văn

2.1. Hình thức trình bày của phần kết luận

Phần kết luận luận văn bạn nên viết


tách hẳn riêng ra một trang. Điều này
giúp cho bài luận văn của bạn trở nên
rõ ràng, mạch lạc và khoa học hơn.
Tuy nhiên, phần kết luận với những
phần ở trên vẫn phải thống nhất về
font chữ, cỡ chữ, màu sắc và độ giãn
cách giữa các dòng.
II. Cách viết Kết luận luận văn

2.2. Nội dung phần kết luận của bài tiểu luận

• Thông thường phần kết luận luận văn sẽ bao gồm 2 nội dung chính là:
tóm tắt lại toàn bộ nội dung của bài luận văn và khẳng định lại ý chính
của bạn. Tùy thuộc vào độ dài của bài luận văn và các chương mục đã
được trình bày mà bạn có thể tóm tắt và tổng kết lại sao cho phù hợp.
• Tốt nhất bạn nên tóm lược ngắn gọn phần nội dung quan trọng và cốt
lõi nhất để tránh dài dòng và lan man. Bạn cũng nên liên kết được phần
kết luận với đề tài đã được nêu ra ở ở phần mở đầu.
• Ngoài ra, bạn đừng quên cảm ơn đơn vị đã tạo điều kiện cho bạn
nghiên cứu và giáo viên hướng dẫn.
• Nếu làm tốt, chắc chắn bài luận văn của bạn sẽ được đánh giá rất cao
và gây ấn tượng với giám khảo.
II. Cách viết Kết luận luận văn

2.3. Một vài lỗi nên tránh khi viết kết luận văn

• Không thêm vào nội dung mới, thông tin mới vào phần kết
luận. Điều này sẽ làm cho người đọc bị rối, mất tập trung.
• Không nên chỉ tập trung vào một nội dung nhỏ hay một
vấn đề trong bài luận văn mà bạn nên tóm lại toàn bộ nội
dung.
• Không nên trích dẫn trong kết luận luận văn, chỉ nên trích
dẫn ở trong phần nội dung của bài
• Tránh dùng quá nhiều ngôn từ rườm rà, bay bổng mà hãy
dùng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, tránh vòng vo.
II. Cách viết Kết luận luận văn
Đề tài: Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty A
Trong điều kiện kinh tế hiện nay, vấn đề bán hàng có ý nghĩa rất quan trọng trong quyết định sự sống
còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào thực hiện tốt công tác bán hàng sẽ đảm bảo thu hồi vốn, bù
đắp được chi phí, xác định đúng kết quả bán hàng, có điều kiện để tồn tại và phát triển. Để thực hiện
tốt công tác kế toán bán hàng thì việc hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán
hàng là không thể thiếu. => Tóm tắt nội dung
Trong thời gian thực tập tại công ty A, em đã tìm hiểu đi sâu vào công tác kế toán bán hàng và xác định
kết quả bán hàng của công ty. Qua đó, thấy được những ưu điểm song bên cạnh đó còn một số vấn đề
còn tồn tại. Để khắc phục phần nào những vấn đề chưa hoàn thiện em xin mạnh dạn đưa ra một số ý
kiến đóng góp với mục đích hoàn thiện thêm phần kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Do trình độ bản thân còn nhiều hạn chế và bước đầu áp dụng lý luận vào thực tiễn nên bài báo cáo này
không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế trong quá trình viết bài. Em rất mong nhận được sự đóng
góp quý báu của thầy cô, công ty và các bạn để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

=> đúc kết và khẳng định lại


Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo công ty A, các cô chú, anh chị trong phòng kế toán
đã hướng dẫn và cung cấp đầy đủ số liệu cần thiết cho đề tài của em.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa kế toán trường, đặc biệt cho em gửi tới ThS. B
lời biết ơn sâu sắc đã giúp đỡ em tận tình để hoàn thành tốt đề tài này.
=> lời cảm ơn các đơn vị đã tạo điều kiện
III. Tóm tắt luận văn

1.Định nghĩa
- Tóm tắt là việc trình bày ngắn gọn nội dung chính của tài liệu gốc (chủ đề, các phương diện của chủ
đề, các kết luận chính) bằng một phương thức tiết kiệm ký hiệu với cấu trúc ngôn ngữ thống nhất
nhằm biểu đạt thông tin cho người dùng tin dễ tiếp thu nhất

2. Chức năng
- Chức năng thông tin: Cung cấp thông tin chính xác cho người đọc nhanh nhất
- Chức năng tìm tin: Giúp người tìm thông tin giảm bớt thời gian tìm tài liệu

3. Đặc điểm
- Hình thức trình bày ngắn gọn, thuận lợi cho việc bảo quản lâu dài trên vật mang tin truyền thống
hoặc trong các hệ thống lưu trữ và tìm tin tự động hoá.
Bố cục bài tóm tắt luận văn
Phần mở đầu

Lý do chọn đề tài: Trình bày lý do quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nâng cao kiến thức và ứng dụng kiến thức
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Nêu ra đối tượng chọn nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu:Đây là yếu tố quan trọng giúp đánh giá sự hiểu biết và công sức bạn
bỏ ra cho bài nghiên cứu
Phần nội dung chính

Hệ thống, cơ sở lý thuyết: Tóm tắt các cơ sở lý luận , chỉ ra các mô hình nghiên cứu
đã được áp dụng và ưu - nhược của từng mô hình.
Nội dung nghiên cứu: Sử dụng mô hình nghiên cứu, trình bày các phương pháp và
cách thức nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu: Trình bày kết quả rút ra được từ nghiên cứu, khảo sát của bạn.
Đề xuất và giải pháp: Chỉ ra những yếu tố có tác động lớn đến nghiên cứu, tiếp tục
phát triển và cải thiện

Phần kết luận

Nêu kết quả, kiến thức và kinh nghiệm thu hoạch được: Nêu lại kết quả nghiên
cứu và những kiến thức, kinh nghiệm bạn đã thu thập được trong quá trình thực hiện
bài nghiên cứu
Hướng đi tiếp theo cho đề tài: Dựa trên kết quả tìm hướng phát triển.
Lưu ý khi viết tóm tắt luận văn

Ngắ Tập trung trình bày nổi bật các ý chính của bài luận văn tốt nghiệp,
n tránh lan man dài dòng. Sẽ không thầy cô nào muốn đọc một bản
gọn tóm tắt mà nội dung diễn đạt dài dòng và khó hiểu cả
,
súc
tích
Nê Mỗi phần đều có một vấn đề chính, nhiệm vụ của bạn là nêu bật
u được vấn đề này trong bản tóm tắt để thầy cô nắm rõ được hướng
vấn đi và tư duy của bạn.
đề
nổi
bật

Tạo
Hãy nêu ra hướng đi và phân tích các số liệu, dẫn chứng trong bài
sự liên hệ sát với tình hình thực tế, diễn đạt sao cho sinh động và dễ
khá hiểu.
c
biệt
Mẫu tóm tắt luận văn

HOẠT ĐỘNG THU HÚT KHÁCH THAM QUAN CỦA BẢO TÀNG HÀ NỘI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
1. Lý do chọn đề tài
Bảo tàng Hà Nội, trước đây nằm ở số 5B phố Hàm Long, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, là nơi trưng bày giới thiệu về mảnh đất thủ đô từ khi dựng
nước đến nay. Thành lập từ năm 1982, số lượng hiện vật của bảo tàng lên tới hàng chục ngàn, trong đó riêng kho cổ vật quý hiếm đã chiếm tới hơn
7 ngàn. Sưu tập hiện vật của bảo tàng bao gồm nhiều chất liệu đồ đá, đồ đồng, gốm sứ các thời nhà Lý, Trần, Lê, Nguyễn, gốm sứ của Trung Quốc,
Nhật Bản... Nhưng do diện tích quá hẹp, bảo tàng không thể tổ chức trưng bày hiện vật.
Để kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, một dự án xây dựng mới Bảo tàng Hà Nội đã được thực hiện. Khánh thành vào ngày 6
tháng 10 năm 2010, tính đến nay, bảo tàng mới đi vào hoạt động được gần 3 năm. Các tài liệu hiện vật của bảo tàng có khả năng tái hiện một “câu
chuyện” liền mạch, sinh động về Thủ đô nghìn năm tuổi.
Bảo tàng Hà Nội có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc thu hút đông đảo khách tham quan như: Vị trí nằm bên cạnh Trung tâm hội nghị Quốc
gia và Cung triển lãm Hà Nội, là bảo tàng lớn nhất và hiện đại nhất cả nước hiện nay...Tuy nhiên, trên thực tế, hiện nay số lượng công chúng đến
với Bảo tàng Hà Nội chưa thực sự tương xứng với quy mô và tầm vóc của thiết chế văn hóa này.
Ngày nay, nhu cầu thưởng thức văn hóa và nhu cầu giải trí của cộng đồng ngày càng cao. Do vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu công
chúng, nâng cao chất lượng của hoạt động thu hút khách tham quan là một việc làm quan trọng và hết sức thiết thực, không chỉ đúng với bảo tàng
nói riêng mà còn đúng với các thiết chế văn hóa khác.
Việc tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp thu hút khách tham quan của các bảo tàng nói chung và Bảo tàng Hà Nội nói riêng
hiện nay vẫn còn khá mới mẻ, chưa được nghiên cứu, tiếp cận một cách hệ thống. Sau 4 năm học tập tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội, với
những kiến thức Bảo tang học đã tích lũy được, việc nghiên cứu, tìm hiểu về hoạt động thu hút khách tham quan của Bảo tàng Hà Nội sẽ là cơ hội
tốt cho bản thân em vận dụng kiến thức lý luận vào thực tiễn và tập dượt khả năng nghiên cứu, viết bài.
Vì những lý do trên, em quyết định chọn đề tài “Hoạt động thu hút khách tham quan của Bảo tàng Hà Nội - thực trạng và giải pháp” làm Khóa
luận tốt nghiệp Đại học.
Mẫu tóm tắt luận văn
2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Khóa luận là Hoạt động thu hút khách tham quan của Bảo tàng Hà Nội (tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải
pháp thu hút khách tham quan).
3. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Bảo tàng Hà Nội
- Về thời gian: Nghiên cứu hoạt động thu hút khách tham quan của Bảo tàng Hà Nội từ khi bảo tàng chính thức khánh thành và mở cửa tiếp đón
khách tham quan (ngày 06 tháng 10 năm 2010) cho đến nay.
4. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển của Bảo tàng Hà Nội, đặc trưng, chức năng, nhiệm vụ của bảo tàng.
- Nghiên cứu tầm quan trọng của vấn đề thu hút khách tham quan của Bảo tàng Hà Nội.
- Tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng hoạt động thu hút khách tham quan của Bảo tàng Hà Nội.
- Đánh giá hiệu quả hoạt động thu hút khách tham quan của Bảo tang Hà Nội.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thu hút khách tham quan của Bảo tàng Hà Nội.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Vận dụng phương pháp luận khoa học của Chủ nghĩa Mác – Lênin: Chủ nghĩa duy vật lịch sử và Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Bảo tàng học, Khoa học Lịch sử, Xã hội học, Tâm lý học, Giáo dục học...
- Khóa luận còn sử dụng một số phương pháp khác: Tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh, nghiên cứu tài liệu...
6. Bố cục của Khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và phần Phụ lục, bố cục khóa luận gồm 3 chương. Cụ thể như sau:
Chương 1: Khái quát về Bảo tàng Hà Nội và vấn đề thu hút khách tham quan của bảo tàng.
Chương 2: Thực trạng hoạt động thu hút khách tham quan của Bảo tàng Hà Nội.
Chương 3: Nâng cao hiệu quả hoạt động thu hút khách tham quan của Bảo tàng Hà Nội.
THANK YOU

You might also like