You are on page 1of 23

DẠY KỸ NĂNG TÓM TẮT CHO SINH VIÊN

Nguyễn Hoàng Giang – Khoa TATM

Tóm tắt
Tóm tắt là một kỹ năng được dạy trong khóa Viết 1, 2 và 3 của chương trình Tiếng Anh
Thương mại. Bài viết chia sẻ kinh nghiệm dạy và tóm tắt một bài báo trên tạp chí The
Economist bao gồm các bước dạy tóm tắt, cách thức đọc và tư duy để hiểu bài báo. Phân
tích mẫu một bài báo và đề xuất tóm tắt từ phía giảng viên và đưa ra một số bài tóm tắt
tương đối tốt của sinh viên.
Từ khóa
Tóm tắt, giảng dạy kỹ năng, The Economist.

Giới thiệu tác giả


Th.S Nguyễn Hoàng Giang (Thạc sĩ ngôn ngữ ứng dụng, Old Dominion
University, Hoa Kỳ - 2004, Cử nhân giảng dạy ngôn ngữ tiếng Anh, Đại học Sư Phạm
Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội - 1998, Cử nhân Kinh tế Ngoại thương, Đại học Ngoại
Thương 1998-2002) hiện đang giảng dạy tại Khoa Tiếng Anh Thương Mại, Đại học
Ngoại Thương, từng tham gia dạy Đại học Ngoại ngữ, ĐHQG 1998-2002, Đại học Quản
trị và Kinh doanh, và công tác tại Khoa Tiếng Anh Thương Mại từ năm 1999 đến nay, 20
năm. Các môn học đã từng giảng dạy: các kỹ năng thực hành tiếng Nghe, Nói, Đọc, Viết;
Kỹ năng học (study skills); Biên dịch; Văn hóa Mỹ; Lịch sử Mỹ; Kinh doanh quốc tế;
Tiếng Anh Thương mại; Giao tiếp kinh doanh, Viết luận nâng cao (College Composition)
cho sinh viên bậc cử nhân chuyên ngành Tiếng Anh Thương mại cho các chuyên ngành
kinh tế khác và sinh viên các chương trình chất lượng cao, liên kết với các trường bạn ở
Anh và Hoa Kỳ, và sinh viên bậc cao học của các chuyên ngành kinh tế.

Bài Viết

1
Tóm tắt văn bản là một kỹ năng không thể thiếu được đối với một sinh viên đại
học cũng như các nhà khoa học theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu, các chuyên gia trong các
lĩnh vực bởi nó là một phương tiện hữu hiệu để giúp họ đọc hiểu văn bản dài, truyền tải
thông tin tới người đọc và người nghe một cách ngắn gọn dễ hiểu. Tóm tắt (summary) là
diễn đạt văn bản dài một cách cô đọng súc tích và tóm tắt thường chỉ bao gồm các ý
chính, ý lớn (key point) của biện luận (arguments), lược bỏ đi các ví dụ (examples) và
tiểu tiết (details), trong khi đó hình thức cấu trúc câu và từ vựng được thay đổi, nhưng
những ý tưởng chính vẫn được giữ nguyên. Vì vậy, sự ngắn gọn, súc tích của tóm tắt giúp
tăng hiệu suất làm việc và xử lý thông tin của trí nhớ ngắn hạn (working memory) và hỗ
trợ đắc lực cho sự hiểu (comprehension). Kỹ năng tóm tắt không phải là kỹ năng tự có mà
cần phải được học và rèn luyện nghiêm túc.

Ở trường đại học Ngoại thương, kỹ năng tóm tắt được dạy trong chương trình dạy
kỹ năng viết của Khoa Tiếng Anh Thương mại ngay từ năm thứ nhất, môn Viết 1 và rèn
luyện tiếp tục trong học phần Viết 2 và học phần Viết 3. Trong bài viết này tôi muốn chia
sẻ những trải nghiệm dạy kỹ năng này cho sinh viên của khối chất lượng cao chương
trình tiên tiến của Khoa Kinh Tế và Kinh doanh Quốc tế.

Thông qua tương tác với sinh viên năm thứ nhất của chương trình chất lượng cao
tiên tiến trong môn Viết luận Nâng cao 1 và sinh viên Khoa TATM năm thứ 3 trong môn
Viết 3 (Viết nghiên cứu) tôi thấy các em có một nền tảng ngôn ngữ tiếng Anh ở trình độ
tương đương B2 nhưng năng lực tóm tắt yếu cho dù sinh viên được học kỹ năng này ở
môn văn của các cấp học phổ thông. Trong khóa học Viết luận Nâng cao 1, dù đã được
giảng viên hỗ trợ chỉ ra các ý chính trong bài đọc và giúp phân tích biện luận của bài
cũng như hướng dẫn cách viết tóm tắt, bản nháp đầu tiên của các em còn thấp hơn nhiều
so với yêu cầu.

Cụ thể, sinh viên mắc các lỗi phổ biến như sau: 1. không xác định được những
thành phần chính, phụ của tiêu đề, của các đoạn trong bài, 2. không thấy được liên kết

2
logic giữa các khái niệm được nói đến, giữa các ý được chủ ý đưa vào văn bản, chưa
phân biệt triệt để ý chính ý phụ, chưa chỉ ra được sự nối tiếp giữa các ý (idea flow hay
idea thread), 3. sử dụng ngôn ngữ bị lệ thuộc và văn bản gốc về từ vựng và kết cấu, 4.
không thể hiện được thông điệp (message) của văn bản, diễn đạt sai ý của văn bản, cung
cấp không đủ thông tin bắt buộc về văn bản, và 5. không sử dụng các cấu trúc câu
(attributive phrase) để thể hiện sự phân biệt giữa ý của người viết tóm tắt và ý tóm tắt
(sinh viên viết câu như thể ý trong bài tóm tắt là ý của mình).

Khái niệm cơ bản.


1. Theo Palmquist, giáo sư về ngôn ngữ Anh của Trường Đại học Colorado, tác
giả của cuốn sách giáo khoa cho môn Viết luận Nâng cao 1 - Joining the Conversation:
Writing in College and Beyond, tóm tắt phải chính xác (accurate) và trung lập (fair). Tóm
tắt gồm có 3 dạng:
- 1) tóm tắt ý chính (main-point summary) - ngắn và chỉ bao gồm thông tin về văn
bản (tác giả, tên văn bản, thời gian, ấn phẩm đăng tải văn bản) và ý chính/thông tin/biện
luận lớn nhất, quan trọng nhất (main point);
(2) tóm tắt ý quan trọng (key-point summary) - bao hàm các thành phần nội dung
như dạng tóm tắt ý chính và các lý giải (reason - chính là ý quan trọng, key point) kèm
bằng chứng (evidence) mà tác giả đưa ra để biện luận cho ý chính (main point);
(3) tóm tắt sườn ý (outline summary) - chứa các thành phần nội dung như dạng
tóm tắt ý chính và đưa ra các ý quan trọng (key point) và bằng chứng theo đúng trình tự
được sắp xếp trong văn bản gốc.
Như vậy để sinh viên có thể viết tóm tắt một văn bản, sinh viên cần phải hiểu và
chỉ ra được các thành phần nội dung trong văn bản gốc bắt buộc phải có trong bản tóm
tắt, biết sử dụng từ vựng và kết cấu câu phù hợp để diễn đạt các nội dung và thể hiện mối
liên kết logic giữa các nội dung đó.

Với các tài liệu hướng dẫn tóm tắt hiện nay thì hầu hết chỉ đưa ra từ khóa (key
words), hay ý chính (main idea), ý phụ (supporting ideas - reasoning and evidence) và

3
bản tóm tắt mẫu. Các tài liệu này chưa cung cấp cho sinh viên các kỹ thuật làm tóm tắt, ví
dụ như phương thức suy xét và tư duy có logic để tìm ra được các thành phần chính và
phụ của bài đọc cũng như làm thế nào để viết từng câu cho bài tóm tắt thế nào. Vậy trong
bài này tôi sẽ đưa ra một số bài mẫu mà tôi đã cùng sinh viên phân tích và viết tóm tắt để
minh hoạ cho quá trình tôi hướng dẫn sinh viên sử dụng các kỹ thuật để viết tóm tắt.
Trong bài này tôi có sử dụng bản tóm tắt do sinh viên năm thứ nhất chương trình tiên tiến
chất lượng cao thực hiện trong năm học 2017 -2018.

Văn bản gốc số 1 (trích từ The Economist, 2017):


Turning qualifications into jobs
How technology can help in myriad ways

Print edition | Special report


Jan 12th 2017

UNIVERSITY EDUCATION IS designed to act as a slipway, launching students into the


wider world in the expectation that the currents will guide them into a job. In practice,
many people get stuck in the doldrums because employers demand evidence of specific
experience even from entry-level candidates. Whether this counts as a skills gap is a
matter of debate. “If I cannot find a powerful, fuel-efficient, easy-to-park car for $15,000,
that doesn’t mean there is a car shortage,” says Peter Cappelli of the Wharton School of
the University of Pennsylvania. But whether the fault lies with the educators or the
employers, there is a need for pathways that lead individuals into jobs.

4
Sometimes those pathways are clearly defined, as in medicine and the law. Vocational
education combines classroom and work-based learning to prepare young people for
specific trades. In many European countries, one-third to half of later-stage secondary
school goers are on a vocational path (see chart). Britain is due to introduce an
apprenticeship levy in April.

But pathways are needed to smooth transitions in other countries (America, for example,
lacks a tradition of vocational education); in less structured occupations; and when formal
education has come to an end. The nanodegree is an example of such a pathway, as is
General Assembly’s bootcamp model. Both rely heavily on input from employers to
create content; both use jobs rather than credentials as a measure of success.

5
That is particularly important in the early stages of people’s careers, which is not just
when they lack experience but also when earnings grow fastest. An analysis of American
wage growth by economists at the New York Federal Reserve showed that the bulk of
earnings growth took place between the ages of 25 and 35; on average, after the age of 45
only the top 2% of lifetime earners see any earnings growth. So it is vital for people to
move quickly into work once qualified, and to hold on to jobs once they get them.

That is the insight behind LearnUp, a startup that works with applicants without college
degrees for entry-level positions. Users applying for a job online can click on a link and
take a one-hour online training session on how to be a cashier, sales clerk or whatever
they are after. Employers pay LearnUp a fixed fee to improve the pool of candidates.
Recruitment and retention rates have risen.

Generation, a philanthropically funded programme run by the McKinsey Social Initiative,


a not-for-profit arm of the consultancy, uses a bootcamp approach and some typically
McKinsey-esque thinking to train people from difficult backgrounds for middle-skilled
positions in industries like retailing and health care. The programme starts by going into
workplaces and identifying key events (how an IT helpdesk handles a call from an irate
customer, for example) that distinguish high performers from the rest.

Curriculum designers then use that analysis to create a full-time training programme
lasting between four and 12 weeks that covers both technical knowledge and behavioural
skills. The programme has gone live in America, Spain, India, Kenya and Mexico. By the
end of 2016 it had 10,000 graduates, for whom it claims an employment rate of 90% and
much higher retention rates than usual. The trainees pay nothing; the hope is that
employers will fund the programme, or embed it in their own training programmes, when
they see how useful it is.

A little help from your friends

6
Such experiments use training to take people into specific jobs. In the past, an initial
shove might have been all the help they needed. But as middle-skilled roles disappear,
some rungs on the job ladder have gone missing. And in a world of continuous reskilling
and greater self-employment, people may need help with repeatedly moving from one
type of job to another. Vocational education is good at getting school-leavers into work,
but does nothing to help people adapt to changes in the world of work. Indeed, a cross-
country study in 2015 by researchers at the Hoover Institution suggests that people with a
vocational education are more likely than those with a general education to withdraw
from the labour force as they age. The pattern is particularly marked in countries that rely
heavily on apprenticeships, such as Denmark, Germany and Switzerland.

Large companies may have the scale to offer their employees internal pathways to
improve their skills, as companies like AT&T do. But many workers will need outside
help in deciding which routes to take. That suggests a big opportunity for firms that can
act, in effect, as careers advisers. Some are better placed than others to see where the jobs
market is going. Manpower, which supplies temporary workers to many industries, last
year launched a programme called MyPath that is based on the idea of an iterative
process of learning and working. It allows Manpower’s army of temporary workers in
America to earn a degree from Western International University at no financial cost to
them. The degree is structured as a series of three or four episodes of education followed
by periods in work, in the expectation that Manpower has a good overview of the skills
leading to well-paid jobs.

LinkedIn is another organisation with a decent understanding of wider trends. The


professional-networking site likes to call the data it sits on “the economic graph”, a
digital map of the global economy. Its candidate data, and its recruitment platform, give it
information on where demand from employers is greatest and what skills jobseekers
need. And with LinkedIn Learning it can now also deliver training itself.

7
The firm can already tell candidates how well their qualifications for any advertised job
stack up against those of other applicants. In time, its data might be used to give
“investment advice”, counselling its members on the financial return to specific skills and
on how long they are likely to be useful; or to show members how other people have got
into desirable positions.

The difficulty with offering mass-market careers advice is finding a business model that
will pay for it. LinkedIn solves this problem by aiming itself primarily at professionals
who either pay for services themselves or who are of interest to recruiters. But that raises
a much bigger question. “There is no shortage of options for folks of means,” says Adam
Newman of Tyton Partners, an education consultancy. “But what about LinkedIn for the
linked-out?”

Quy trình dạy sinh viên kỹ năng tóm tắt

Hướng dẫn sinh viên tóm tắt theo các bước gợi ý như sau:

- Bước 0: Hiểu các bước của quy trình: Yêu cầu sinh viên nêu lên những bước cần làm để
có thể viết một bản tóm tắt của một văn bản, sau đó giáo viên cùng sinh viên đưa ra quy
trình hợp lý nhất: Đọc hiểu, ghi chú ý chính, ý phụ và bằng chứng, tóm tắt, đọc lại và rà
soát. Bước rà soát đóng vai trò quan trọng để kiểm tra xem từng ý trong bài tóm tắt có
được diễn đạt đúng với bài hay không, còn thiếu ý nào hay không, kết nối giữa các ý có
đầy đủ và đúng không?

- Bước 1: Đọc hiểu văn bản: giảng viên cùng sinh viên bàn thảo cách đọc để có thể tìm ra
được ý chính, ý phụ, bằng chứng, giảng viên làm mẫu với cách đọc tiêu đề và đoạn mở
bài hoặc thêm nữa nếu sinh viên vẫn chưa hiểu cách thức và thấy khó, sau đó cho sinh
viên thời gian đọc và thực hành. Trong quá trình hướng dẫn đọc giảng viên bên cạnh giải
thích cách đọc liên hệ với cách viết để sinh viên có thể áp dụng vào bài viết sau này.
- Bước 2: Giảng viên cùng sinh viên trao đổi, bàn thảo để đưa ra sườn ý của văn bản: ý
chính, ý phụ, bằng chứng; đưa ra quyết định các ý cần đưa vào bài tóm tắt, kết cấu giữa

8
các ý của văn bản gốc là gì để từ đó quyết định mẫu câu, kết cấu đoạn cần sử dụng cho
bài tóm tắt; xác định cụm từ nào hay thành phần nào cần trích dẫn nguyên từ văn bản
gốc, các từ vựng có thể dùng để thay thế từ ngữ trong văn bản gốc (giảng viên chỉ làm
mẫu 1 đến 2 câu)
- Bước 3: Giảng viên cho sinh viên thời gian để viết (thường phần này được giao cho sinh
viên làm việc theo nhóm và là bài tập về nhà để các em có đủ thời gian suy nghĩ, tìm tòi,
trao đổi và viết theo khả năng của mình)
- Bước 4: Các nhóm đọc và chữa chéo bản tóm tắt của nhau.
- Bước 5: Giảng viên đọc và nêu lên các điểm chưa đúng, chưa được của bài tóm tắt của
các nhóm để các nhóm học hỏi và sau đó tự chỉnh sửa

Minh hoạ quy trình:

Để minh hoạ quy trình dạy tóm tắt một cách chi tiết, tôi dùng đoạn 1 và 2 để hướng dẫn
sinh viên tìm ra ý và, kết cấu ý; kèm theo sau đó là một số bản tóm tắt của sinh viên.

Bước đọc hiểu


Một văn bản thường có một hoặc hai tiêu đề (title). Với các văn bản có một tiêu
đề thì tiêu đề là nội dung văn bản được cô đọng súc tích nhất và thường có dạng cụm
danh từ hoặc động từ. Với các văn bản có hai như trong văn bản đưa ra làm mẫu trong
bài viết này thì văn bản có 2 tiêu đề: một chính và một phụ. Tiêu đề một hay tiêu đề
chính dùng để thu hút sự chú ý, tò mò của người đọc, có tính hình tượng và người đọc có
thể khó đoán biết nội dung của bài qua tiêu đề một; trong khi đó tiêu đề phụ, tiêu đề in
nghiêng phía dưới tiêu đề chính là nội dung cô đọng của văn bản dưới hình thức một câu
hoàn chỉnh.

Cụ thể, tiêu đề chính của bài là Turning Qualification into Jobs có cấu trúc V-ing
(Turning ... into …. có nghĩa là “việc chuyển đổi từ …. sang ….) - đây là vấn đề mà bài
viết sẽ bàn thảo, còn tiêu đề phụ How technology can help in myriad ways, đưa ra nội
dung của bài:cách thức sử dụng công nghệ để để sinh viên có việc làm thông qua việc kết

9
nối những gì sinh viên học được ở trường đại học với thực tế yêu cầu công việc. Văn bản
tập trung trả lời câu hỏi: , How technology can help turning qualification into jobs
(bằng cách nào công nghệ giúp sinh viên kết nối những gì học hỏi ở trường đại học với
thực tế việc.

Trong khổ 1 của văn bản, câu 1 có chủ ngữ vế chính là university education và
khái niệm này liên quan đến qualification mà không liên quan đến turning nên đây chưa
phải là câu thể hiện ý chính của bài (thesis statement). Nhận định về nội dung của câu
này là câu đề cập tới về chức năng (function) của giáo dục đại học. Để đưa ra được nhận
định về nội dung của một câu, ta tìm ra từ chung chung (more general noun) hơn bao
quát nội dung của câu. “UNIVERSITY EDUCATION IS designed to act as a slipway,
launching students into the wider world in the expectation that the currents will guide
them into a job.” Câu này nói rằng giáo dục đại học được thiết kế/tạo nên như một cầu
trượt nước nhằm đưa sinh viên vào thế giới rộng lớn hơn với kỳ vọng rằng các dòng chảy
sẽ dẫn hướng sinh viên vào một công việc nào đó. Như vậy mảng ý bao quát của ý này
chính là nói đến chức năng của giáo dục đại học.
Áp dụng cách thức suy luận tương tự như câu 1, câu 2 của khổ 1:, “In practice,
many people get stuck in the doldrums because employers demand evidence of specific
experience even from entry-level candidates.”;, chủ ngữ là people mà từ này đề cập đến
sinh viên tốt nghiệp đại học và do vậy câu này là ý tiếp nối về đối tượng phục vụ của
trường đại học và có liên quan tới qualifications mà chưa liên quan tới turning. Trong câu
này, tác giả muốn nhấn mạnh là trên thực tế nhiều người bị mắc kẹt vì nhà tuyển dụng đòi
hỏi kinh nghiệm cụ thể, ngay cả đối với với các ứng viên ở cấp khởi sự (entry-level).
Trên thực tế sinh viên mới tốt nghiệp lại rất khó có thể có kinh nghiệm khi chính các
công ty không tuyển họ khi họ chưa có kinh nghiệm.

Câu 3, “Whether this counts as a skills gap is a matter of debate.” với chủ ngữ là
Whether this counts as a skills gap nói về sự lệch pha giữa bằng cấp mà người học có
được khi tốt nghiệp với yêu cầu kinh nghiệm từ phía nhà tuyển dụng. Câu này , liên quan

10
đến vấn đề qualifications người tốt nghiệp đại học gặp phải khi đi xin việc, mà . Câu này
vẫn liên quan đến qualifications và chưa liên quan tới turning.

Câu 4 đưa ra ý kiến của một chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, ““If I cannot find
a powerful, fuel-efficient, easy-to-park car for $15,000, that doesn’t mean there is a car
shortage,” says Peter Cappelli of the Wharton School of the University of Pennsylvania.”
Đây là một biện pháp so sánh ngầm để nhấn mạnh rằng việc sinh viên không tìm được
chưa chắc là do sinh viên không có kinh nghiệm. Ông giải thích ý này thông qua hình ảnh
ẩn dụ: nếu không tìm được một chiếc xe vừa khỏe, vừa tiết kiệm nhiên liệu, vừa dễ đỗ
với giá mười lăm nghìn đô thì chưa hẳn là do không có loại xe đó. Vậy câu này tiếp tục
bàn thảo về vấn đề sinh viên gặp khó khăn khi đi xin việc chưa hẳn là lý do qualifications
- bằng cấp.

Câu 5, câu cuối cùng của đoạn, “But whether the fault lies with the educators or
the employers, there is a need for pathways that lead individuals into jobs.” có chủ ngữ
của vế chính, a need for pathways that lead individual into job, chuyển tải ý chính của
văn bản (thesis statement). Cụ thể, lead individual into job là cụm đồng nghĩa với turning
qualifications into jobs và kèm theo need of pathways - cần thiết phải có các phương
cách. Như vậy,bài báo này sẽ tập trung vào việc chứng minh ý chính tổng quát: phải có
các con đường giúp sinh viên tốt nghiệp đại học đến được với công việc hay có được việc
làm.

Trong câu 1, khổ 2, “Sometimes those pathways are clearly defined, as in


medicine and the law.”, chủ ngữ là those pathways, đề cập tới các phương thức. Câu 2,
“Vocational education combines classroom and work-based learning to prepare young
people for specific trades.”, chủ ngữ là vocational education là một ví dụ minh họa của
pathways trong ngành y và luật (trades ở đây không phải là hoạt động mua bán mà có
nghĩa khác, theo giải thích của từ điển là “a skilled job, typically one requiring manual
skills and special training”). Trong Câu 3, “In many European countries, one-third to

11
half of later-stage secondary school goers are on a vocational path (see chart).”, chủ ngữ
là one-third to half of later-stage secondary school goers và tân ngữ là vocational path;
câu này đưa ra lập luận là khi sinh viên đại học, cụ thể là một số ngành như luật và y, về
bản chất là học việc. Câu 4, câu cuối của đoạn , “Britain is due to introduce an
apprenticeship levy in April.”;, chủ ngữ là Britain, một nước ở Châu Âu. Câu này tác giả
lấy ví dụ , ví dụ minh họa cho một nước của Châu Âu, và nước này có phương thức trong
việc kết nối bằng cấp đại học của sinh viên tốt nghiệp với việc làm. Như vậy toàn bộ các
câu trong khổ này nói về pathways, cụ thể là một phương thức kết nối - vocational
education, giáo dục đào tạo nghề. Các câu của đoạn đều kết nối với câu đầu tiên là câu
chủ đề và các câu khác trong đoạn đưa ra chi tiết để minh họa chứng minh cho nhận định
ở câu chủ đề.1.

Sinh viên áp dụng cách thức suy luận và tư duy như trên để đọc các đoạn còn lại
trong văn bản gốc. Trong đoạn 3, từ But là từ nối chỉ ra ý chính muốn thông báo. Đoạn 1
chứa thesis statement, đoạn 2 nói về hình thức kết nối giữa bằng cấp của bậc đại học với
việc làm dưới dạng đào tạo nghề ở một số ngành nghề do bản chất của chính các ngành
nghề đó ở các nước Châu Âu. Đoạn 3 tiếp nối đề cập tới vấn đề thiếu phương thức kết nối
giữa cơ sở đào tạo và thị trường tuyển dụng. Ở đây có 3 trường hợp cần có các dạng
pathways để kết nối giáo dục đại học với yêu cầu kinh nghiệm của nhà tuyển dụng: (1) ở
các nước khác như nước Mỹ không có truyền thống đào tạo nghề, (2) ở các ngành nghề
khác và (3) khi giáo dục chính thức ở trường đại học kết thúc. Đoạn 3, nêu lên 2 ví dụ về
các phương thức kết nối này đó là Nanodegree và General Assembly’s bootcamp model
và giải thích bản chất của hai hình thức này trong câu cuối cùng của đoạn.

Khổ 4 nói đến tầm quan trọng của việc sinh viên nên đi làm ngay khi tốt nghiệp
bởi tốc độ tăng lương cao hơn trong giai đoạn đầu này so với giai đoạn sau đó, sau 45
tuổi. Khổ 5 nêu lên ví dụ 3 của phương thức kết nối giữa bằng cấp và việc làm là
LearnUp và khổ 6 ví dụ là Generation. Khổ 7 giải thích tiếp cơ chế hoạt động của
Generation.

12
Khổ 8 nói về vấn đề với những người theo vocational education (đào tạo nghề) họ
rất dễ bị bật ra khỏi thị trường việc làm do một số việc làm đòi hỏi kỹ năng ở bậc trung bị
biến mất và trong thế giới luôn đòi hỏi tái đào tạo kỹ năng và ngày càng có nhiều người
làm tự do (đối lập với làm việc cho một nhà tuyển dụng), trong khi đó đào tạo nghề chỉ
giúp những người học xong phổ thông có được việc làm nhưng lại không giúp được họ
thích nghi với môi trường việc làm đầy biến động này.

Khổ 9 đưa ra giải pháp: một số doanh nghiệp lớn như AT&T cung cấp đó là công
ty tự tổ chức đào tạo lại, internal pathways, các công ty cung cấp dịch vụ tư vấn nghề
nghiệp như Manpower cung cấp các chương trình vừa học vừa làm như Mypath.
Khổ 10 đưa ra giải pháp của công ty LinkedIn cung cấp giải pháp kết nối doanh
nghiệp và người lao động và dịch vụ đào tạo. Khổ 11 tiếp tục giải thích rõ hơn về phương
thức hoạt động của công ty LinkedIn.

Khổ 12, khổ cuối cùng nói đến khó khăn các doanh nghiệp cung cấp giải pháp kết
nối phải đối mặt đó là tìm nguồn tài chính để vận hành và LinkedIn đã có giải pháp là
hướng tới các đối tượng tuyển dụng sẵn lòng trả tiền dịch vụ và các ứng viên mà nhà
tuyển dụng quan tâm.

Sau khi phân tích ý chính phụ của từng khổ, bước kế tiếp là lập ra dàn ý cho thấy
kết cấu logic của văn bản theo tầng bậc ý từ chung chung (general) đến chi tiết cụ thể
(specific). Văn bản này có ý lớn nhất là cần thiết phải có các phương thức kết nối giữa
bằng cấp của bậc đại học với thị trường việc làm, các ý phụ đưa ra các phương thức trên
thực tế.

Với tiêu đề phụ là How technology can help in myriad ways thì phương thức thứ
nhất là đào tạo với sự tham gia đóng góp về nội dung chủ yếu đến từ người tuyển dụng và
thước đo là công việc thay vì bằng cấp (Nanodegree và General Assembly’s bootcamp

13
model), phương thức thứ hai là kết nối giữa nhà tuyển dụng và ứng viên kết hợp đào tạo
ứng viên (LearnUp và Generation). Phương thức thứ 3 là các chương trình đào tạo nội bộ
của các công ty lớn (AT&T), phương thức thứ 4 là cung cấp chương trình vừa học vừa
làm (Manpower), và phương thức cuối cùng là cung cấp giao diện kết nối dữ liệu của
việc làm và ứng viên, dữ liệu thông tin về khả năng phù hợp của bằng cấp và nguồn lợi
có thể thu về từ các công việc khác nhau để từ đó ứng viên có thể chọn công việc phù
hợp, kết hợp với đào tạo (LinkedIn). Vấn đề khó khăn của các loại hình dịch vụ này là tài
chính và một giải pháp là hướng tới các đối tượng nhà tuyển dụng và ứng viên sẵn lòng
chi trả cho dịch vụ.

Như vậy khi đã hiểu văn bản, có thể sử dụng kết cấu câu phù hợp để diễn đạt ý của
bài tóm tắt. Ví dụ như ở đây có 5 phương thức thì có thể có một câu giới thiệu ý chính và
về 5 phương thức. Sau đó là 5 câu, mỗi câu nói về một phương thức và một câu kết nói
về khó khăn tài chính và giải pháp.

TÓM TẮT
Một bài tóm tắt phải cung cấp các thông tin về văn bản và tác giả ở ngay câu đầu
tiên. Với các câu còn lại phải sử dụng các cụm từ thể hiện nguồn gốc thông tin là từ tác
giả của văn bản gốc (attributive phrases) như “the author claim that”, “he emphasizes”
được sử dụng trong bài viết của sinh viên dưới đây.

Tóm tắt 1:
In his article “ Turning qualifications into jobs - How technology can help in myriad
ways”, the author argues that “there is a need for pathways that lead individuals into
jobs” (para. 1). Many European countries using “clearly defined” pathway like vocational
education as “one third to half of later-stage secondary schoolgoers are on a vocational
path” (para. 2) while other countries, like America, prefer nanodegree or General
Assembly’s bootcamp model to “smooth transitions”. Moreover, the author points out
some new pathways like LearnUp and Generation which provide training sessions and

14
necessary skills for people with difficult backgrounds, resulting in “ an employment rate
of 90% and much higher retention rates” (para. 7). He emphasizes the opportunity for
firms as career advisers in the world of continuous changes, like AT&T with internal
pathways or Manpower - MyPath with “iterative process of learning and working”. The
author suggests LinkedIn, a website collecting users’ data then informing them with
suitable jobs yet argues that it only aims at people who can pay for the services or are of
interest to recruiters. Overall, the author concludes that it is necessary to find pathways
that lead individuals into jobs, especially for people who have difficult backgrounds.

Tóm tắt 2:
In the article “Pathway dependency: Turning qualifications into jobs” published
on The Economist on Jan 12th 2017, the author claims that it is necessary to find
pathways to “lead individuals into jobs”. He points out that the current
pathways could be “clearly defined” as in the case of vocational education in
many European countries while in others, for instance America, “pathway are
needed to smooth transitions” with examples of the nanodegree and General
Assembly’s bootcamp model. Moreover, he notes that fast wage growth takes
place in the early stages of people’s careers, therefore, it is important for job
seekers to get a job right after they are qualified and keep that job. Learnup
startup and Generation programme are used to demonstrate the effectiveness of
organizing different training programs leading to high recruitment and retention
rates. However, as stated in the article, recent evidence shows that although
vocational education brings initial preparation for employees, it is not enough to
increase their adaptability to changes at work. The author clarifies a new type of
pathways as internal pathways, iterative process of learning and working and
career consulting, which are designed to improve employees’ skills. AT&T,
MyPath and LinkedIn are companies succeeding in career advising for
candidates and employees. The challenge with these new pathways is to find a
business model to generate revenues.

15
Một ví dụ nữa về bài đọc và bài tóm tắt của sinh viên trong năm 2017.

Văn bản gốc số 1 (trích từ The Economist, 2013)


The attack of the MOOCs
An army of new online courses is scaring the wits out of traditional universities. But can
they find a viable business model?
Print edition | Business
Jul 20th 2013| NEW YORK

DOTCOM mania was slow in coming to higher education, but now it has the
venerable industry firmly in its grip. Since the launch early last year of
Udacity and Coursera, two Silicon Valley start-ups offering free education
through MOOCs, massive open online courses, the ivory towers of academia
have been shaken to their foundations. University brands built in some cases
over centuries have been forced to contemplate the possibility that
information technology will rapidly make their existing business model
obsolete. Meanwhile, the MOOCs have multiplied in number, resources and
student recruitment—without yet having figured out a business model of their
own.

Besides providing online courses to their own (generally fee-paying)


students, universities have felt obliged to join the MOOC revolution to avoid
being guillotined by it. Coursera has formed partnerships with 83 universities
and colleges around the world, including many of America’s top-tier
Institutions.

EdX, a non-profit MOOC provider founded in May 2012 by Harvard


University and the Massachusetts Institute of Technology and backed with

16
$60m of their money, is now a consortium of 28 institutions, the most recent
joiner being the Indian Institute of Technology in Mumbai. Led by the Open
University, which pioneered distance-learning in the 1970s, FutureLearn, a
consortium of 21 British, one Irish and one Australian university, plus other
educational bodies, will start offering MOOCs later this year. But Oxford and
Cambridge remain aloof, refusing to join what a senior Oxford figure fears
may be a “lemming-like rush” into MOOCs.

On July 10th Coursera said it had raised another $43m in venture capital, on
top of the $22m it banked last year. Although its enrolments have soared, and
now exceed 4m students, this is a huge leap of faith by investors that the firm
can develop a viable business model. The new money should allow Coursera
to build on any advantage it has from being a first mover among a rapidly
growing number of MOOC providers. “It is somewhat entertaining to watch
the number of people jumping on board,” says Daphne Koller, a Stanford
professor and co-founder of Coursera. She expects it to become one of a
“very small number of dominant players”.

The industry has similar network economics to Amazon, eBay and Google,
says Ms Koller, in that “content producers go to where most consumers are,
and consumers go to where the most content is.” Simon Nelson, the chief
executive of FutureLearn, disagrees. “Anyone who thinks the rules of
engagement have already been written by the existing players is massively
underestimating the potential of the technology,” he says.

Certainly, there is plenty of experimentation with business models taking


place. The MOOCs themselves may be free, but those behind them think
there will be plenty of revenue opportunities. Coursera has started charging to
provide certificates for those who complete its courses and want proof,

17
perhaps for a future employer. It is also starting to license course materials to
universities that want to beef up their existing offering. However, it has
abandoned for now attempts to help firms recruit employees from among
Coursera’s students, because catering to the different needs of each employer
was “not a scalable model”, says Ms Koller.

For Udacity, in contrast, working with companies to train existing and future
employees is now the heart of its business model. It has tie-ups with several
firms, including Google. It recently formed a partnership with AT&T, along
with Georgia Tech, to offer a master’s degree in computer science. Course
materials will be free, but students will pay around $7,000 for tuition. EdX is
taking yet another tack, selling its MOOC technology to universities like
Stanford, both to create their own MOOC offerings and to make physically
attending university more attractive, by augmenting existing teaching.

This lecture is brought to you by…


Alison, an Irish provider of free, mostly vocational education founded in
2007, before MOOCs got their name, is generating plenty of revenue by
selling advertising on its site. “Ads propelled radio and TV, why not
education? There is a lot of misplaced snobbery in education about
advertising,” says Mike Feerick, Alison’s founder.

Another important category of MOOC providers are publishers, says Rob


Lytle of the Parthenon Group, a consultancy. He says firms like Pearson
(part-owner of The Economist) that run educational businesses such as
textbook-publishing may thrive by offering free MOOCs as a way to get
people to buy their related paid content.

Besides the uncertainty over which business model, if any, will produce

18
profits, there is disagreement over how big the market will be. Some see a
zero- or negative-sum game, in which cheap online providers radically reduce
the cost of higher education and drive many traditional institutions to the
wall. Others believe this effect will be dwarfed by the dramatic increase in
access to higher education that the MOOCs will bring.

Mr Feerick predicts that the market will be commoditised, spelling trouble


for many institutions. But Anant Agarwal, the boss of EdX, reckons the
MOOC providers will be more like online airline-booking services,
expanding the market by improving the customer experience. Sebastian
Thrun, Udacity’s co-founder, thinks the effect will be similar in magnitude to
what the creation of cinema did to demand for staged fiction: he predicts a
tenfold increase in the market for higher education.

Sceptics point to the MOOCs’ high drop-out rates, which in some cases
exceed 90%. But Coursera and Udacity both insist that this reflects the
different expectations of consumers of free products, who can browse
costlessly. Both firms have now studied drop-out rates for those students who
start with the stated intention of finishing, and found that the vast majority of
them complete the courses.

Besides LearnCapital, a Silicon Valley venture firm, and the World Bank’s
International Finance Corporation, the participants in Coursera’s $43m fund-
raising included Laureate, an operator of for-profit universities. Doug Becker,
its boss, reckons that many established universities will soon offer credits
towards their degrees for those who complete MOOCs. He thinks this will
drive a dramatic reduction in the price of a traditional higher education, that
will reduce the total revenues of existing providers by far more than the
revenue gained by the start-ups. Still, if MOOCs reduce the cost of higher

19
education by one-third, as he predicts, yet only earn for themselves 1% of
that benefit, that would “still be a very nice business,” he says.

Bài tóm tắt của sinh viên 1:


1. Mainpoint summary:
The article “The attack of the MOOCs”, which is printed on the Economist on July
20th 2013, reports the rapid growth of MOOCs is threatening traditional universities yet
finding out a certain business model.

2. Key point summary:


The article “The attack of the MOOCs”, which is printed on the Economist on July
20th 2013, reports the rapid growth of MOOCs is threatening traditional universities yet
finding out a certain business model. The current trend in providing online courses,
which is noted in the article, is the cooperation between MOOCs and traditional
universities. In reality, many MOOCs providers are experiencing different types of
business models. Although there is a controversy among professors on who is the winner
of the market, MOOCs are still predicted to be a very nice business model in the future.

3. Outline summary:
The article “The attack of the MOOCs”, which is printed on the Economist on July
20th 2013, reports the rapid growth of MOOCs is threatening traditional universities, yet
finding out a certain business model. The current trend in providing online courses,
which is noted in the article, is the cooperation between MOOCs and traditional
universities. Typical examples are Coursera, EdX, or Future Learn, three associations of
83, 28 and 21 universities correspondingly. In reality, many MOOCs providers are
experiencing different types of business models. While Coursera gains revenue by
charging learners for certificates and licensing course materials to universities, Udacity
collaborates with companies to provide their employees with training courses. Besides,
there is a controversy on the winner of the market among 3 professors who are Mr

20
Feerick (Alison’s founder), Anant Agarwal (boss of EdX) and Sebastian Thrun
(Udacity’s co-founder). The author also mentions suspicions about the MOOCs high
drop-out rates, however, Coursera and Undacity prove the contrary. Overall, MOOCs
are predicted to be a very nice business model; in the future by Doug Becker, boss of an
operator of for-profit universities.

Bài tóm tắt của sinh viên 2:

I. Main point summary:

In the article “The attack of the MOOCs” in The Economist (2013 print edition), the author
argues that while the MOOCs are thriving, they are still trying to find a business model that
proves viable for them.

I. Key point summary:

In the article “The attack of the MOOCs” in The Economist (2013 print edition), the author
argues that while the MOOCs are thriving, they are still trying to find a business model that
proves viable for them. He notes that despite the rapid growth of the MOOCs which has
threatened many traditional universities, there is an “uncertainty over which MOOCs’ business
model will produce profits” by pointing out different current trends in the MOOCs’ business
models adopted by Coursera, Udacity, EdX, and Alison. He also presents different predictions of
professionals about the future of the MOOCs.

I. Outline summary:

In the article “The attack of the MOOCs” in The Economist (2013 print edition), the author
argues that while the MOOCs are thriving, they are still trying to find a business model that
proves viable for them. The current trend is that the MOOCs have both threatened and co-
operated with a great many traditional universities all over the world, including prestigious
“ivory towers of acamedia” such as Harvard University and the Massachusetts Institute of
Technology. However, there are other institutions, including Oxford and Cambridge, that
hesitate to join this online revolution. Coursera is now working towards a viable business model
that should allow it to become a dominant player in the industry. Along with the case of
Coursera, the author demonstrates a variety of business models that have been adopted by

21
MOOC providers, such as charging the fee of providing certificates, licensing course materials,
partnering with companies to train employees, selling technology and advertising as well as
working with publishers. Then, the author points out different opinions of professionals about
which business models will work. There is also skepticism about the MOOCs’ business models
due to their high drop-out rates. And in the last part of the article, it is stated again that, despite
great acceptance, the future of the MOOCs remains debatable.

Bài tóm tắt của sinh viên 3:


- Main-point summary:
The article “The attack of the MOOCs”, published in The Economist, 2013 illustrates the
development of the MOOCs has become a big threat to traditional universities without building a
certain business model.

- Key-point summary:
The article “The attack of the MOOCs”, published in The Economist, 2013 argues that the
development of the MOOCs has become a big threat to traditional universities without building a
certain business model. The author mentions about the current trends in the course providing
which encourage the cooperation between MOOCs providers and traditional colleges. He also
points out the multiple types of business models that are being applied by Coursera, Udacity,
EdX, etc in order to gain revenues. Moreover, he notes some significant opinions of
professionals about the effectiveness of these models. Overall, he makes predictions about the
potential of the MOOCs to build a viable business model in the future.

- Outline summary:
The article “The attack of the MOOCs”, published in The Economist, 2013 illustrates the
development of the MOOCs has become a big threat to the traditional universities without
building a certain business model. The author initially illustrates how the MOOCs’ revolution
encourages the cooperation between new online course providers and traditional universities
through examples and exceptions of colleges following this trend. In fact, he shows that 83
universities all over the world, including many American institutions, have formed partnership
with Coursera. He also reports the number $43m big investment in Coursera, which should allow
it become one of “very small number of dominant players” (para.4), without yet finding a viable
business model. Secondly, the author indicates opposite opinions about the nature of this
industry, then compares several business models applied by the MOOCs providers (such as

22
Coursera, Udacity, EdX, etc) both at the moment and in the past. Moreover, he takes some notes
about the market winner and makes predictions about which business model is dominant one
despite some doubts behind the success of the MOOCs. For instance, Sebastian, Udacity’s co-
founder, eXpects a tenfold increase in the market for higher education (para. 11). Overall, the
author argues the potential of the MOOCs to build a viable business model in the future, which
would “still be a very nice business” (para.13) despite their negative effect on traditional higher
education.

Ngoài ra có các video rất hữu ích về cách viết tóm tắt trên các kênh youtube. Dưới
đây là một số video giảng viên có thể tham khảo.

Understanding summary (Hiểu thế nào là tóm tắt)


https://www.youtube.com/watch?v=d3_tH506HxU

Writing an objective summary (Viết tóm tắt khách quan)


https://youtu.be/dkzHa7PHQqI
https://www.youtube.com/watch?v=scjqgee2qJE

23

You might also like