You are on page 1of 6

See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.

net/publication/338956146

Solutions to Improve Foreign Language Capacity for University Students

Conference Paper · January 2020

CITATIONS READS

0 872

1 author:

Hoang-Tien Nguyen
WSB MERITO University
1,029 PUBLICATIONS 22,714 CITATIONS

SEE PROFILE

All content following this page was uploaded by Hoang-Tien Nguyen on 04 January 2021.

The user has requested enhancement of the downloaded file.


GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ
CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC

SOLUTIONS TO IMPROVE FOREIGN LANGUAGE


CAPACITY FOR UNIVERSITY STUDENTS
TS. Nguyễn Hoàng Tiến
Dr Nguyen Hoang Tien

Tóm tắt: Trong bối cảnh toàn cầu hóa, ngoại ngữ đóng vai trò then chốt và là chìa khóa
để phát triển và hội nhập. Kinh nghiệm của các nước phát triển và các nước công nghiệp
mới nổi trên thế giới cũng như trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã chỉ rõ, trong
những điều kiện cần thiết để hội nhập và phát triển thì ngoại ngữ là điều kiện tiên quyết,
là phương tiện đắc lực và hữu hiệu trong tiến trình hội nhập và phát triển. Để đáp ứng
được những yêu cầu đó, sinh viên và giảng viên cần có năng lực thích ứng và năng lực
giao tiếp ngoại ngữ. Tác giả trình bày những thực trạng sinh viên, giảng viên phải đối mặt
với thực tế và giải pháp nâng cao năng lực giao tiếp ngoại ngữ.
Từ khóa: Năng lực giao tiếp ngoại ngữ, sinh viên, giảng viên, thực trạng, giải pháp.
Summary: In the context of globalization, foreign language plays a key role and is the
key for development and integration. The experience of developed countries and
emerging industrial countries in the world as well as in the Asia-Pacific region has shown
that, in the necessary conditions for integration and development, foreign language is a
condition. Firstly, it is an effective and effective means in the process of integration and
development. To meet these requirements, students and faculty need adaptive competence
and foreign language communication skills. The author presents the realities of students
and lecturers facing reality and solutions to improve foreign language communication
capacity.
Key words: Capacity of foreign language communication, students, lecturers, situation,
solutions.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục nói chung và giáo dục đại học Việt Nam nói riêng cũng đang trong tiến

1
trình hội nhập khu vực và thế giới. Có thể khẳng định việc đào tạo, nâng cao năng lực sử
dụng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh cho giảng viên, sinh viên trong các cơ sở đào tạo
và trong trường đại học đang được coi là ưu tiên hàng đầu.

THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN
Một số vấn đề về giảng dạy tiếng Anh cũng như tình trạng chung của giảng dạy
ngoại ngữ của các trường đại học Việt Nam là:
- Hầu hết người học nhìn nhận ngoại ngữ là một môn học kiến thức chứ không
phải là quá trình tập luyện để đạt được kỹ năng sử dụng ngôn ngữ trong những ngữ cảnh
phù hợp.
- Giáo viên vẫn là trung tâm của quá trình giảng dạy, điều đó đồng nghĩa với việc
sinh viên là đối tượng thụ động tiếp thu thông tin, họ chỉ làm theo những yêu cầu của giáo
viên mà ít có sáng tạo trong việc sử dụng kiến thức mà họ đã tich lũy được.
- Việc dạy và học ngoại ngữ vẫn chỉ tập trung cho việc thi đỗ môn học này mà ít
quan tâm đến việc sử dụng ngôn ngữ như một công cụ giao tiếp.
- Với những bài kiểm tra theo chuẩn quốc tế, sinh viên phải rèn luyện nhiều kỹ
năng nghe, nói, đọc, viết về các chủ đề thời sự và học thuật, chứ không chỉ vài điểm ngữ
pháp cố định như ở cấp học phổ thông.
- Quy trình học bất kỳ một ngôn ngữ nào cũng cần tuân theo đúng quy luật tự nhiên
Nghe - Nói - Đọc - Viết. Tuy nhiên, thực tế quá trình dạy và học trong hệ thống giáo dục
của Việt Nam trước đây đa phần chỉ tập trung vào rèn 2 kỹ năng Đọc - Viết, khiến người
học gặp khó khăn khi phải đối mặt với hai kỹ năng Nghe và Nói.
- Phần lớn sinh viên gặp khó khăn trong khi học tiếng Anh vì vốn từ vựng, cấu
trúc câu hạn hẹp. Mặc dù theo kết quả khảo sát có được thì có rất nhiều người bắt đầu học
tiếng Anh từ bậc tiểu học nhưng cho đến lúc học đại học thì vốn từ vựng và cấu trúc câu
vẫn tương đối ít.
- Việc thiếu tự tin tạo một rào cản rất lớn trong quá trình cải thiện khả năng giao
tiếp tiếng Anh của bạn. Nó thường xuất phát từ suy nghĩ sợ sai, sợ mắc lỗi, khả năng nghe
còn yếu khiến bạn e dè, rụt rè, ngập ngừng khi nói tiếng Anh.
- Nhiều trường hợp phổ biến là sinh viên năm cuối đi làm trong tình trạng chưa có
bằng tốt nghiệp dù các môn học đã hoàn thành chỉ vướng mỗi chứng chỉ tiếng Anh, cộng

2
thêm áp lực “cơm áo gạo tiền” khiến việc học tiếng Anh càng khó khăn. Đơn vị tuyển
dụng rất khó ký hợp đồng lao động chính thức và tăng lương với người chưa có bằng cấp.

CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC


Đối với giảng viên
Trước hết, cần nghiên cứu và thực hành những cách dạy tích cực để dần dần thay
đổi thói quen cũ chưa hiệu quả. Trong quá trình dạy học, giáo viên cần tác động đến tình
cảm, động viên và khích lệ sinh viên; quan tâm hướng dẫn sinh viên từ cách đọc sách đến
rèn luyện phương pháp tự học nhằm hình thành cho các em thói quen tốt hơn và phát huy
tính tự giác, tích cực và sáng tạo. Để đổi mới, giáo viên không thể không điều chỉnh cách
dạy bằng việc chuyển từ giảng giải các hiện tượng ngôn ngữ sang tổ chức các hoạt động
sử dụng ngôn ngữ (tiếng Anh). Các hoạt động giao tiếp, sản sinh ngôn ngữ dưới hình thức
nói và viết cần được ưu tiên nhiều hơn. Hoạt động học tập theo cặp và nhóm phải đảm
bảo yêu cầu, giúp sinh viên học hỏi lẫn nhau, có cơ hội vận dụng kiến thức đã học, thực
hành diễn đạt và rèn kỹ năng trình bày. Khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ, giảng
viên tiếng Anh được tham gia các khóa tập huấn trong nước và quốc tế để nâng cao khả
năng giao tiếp tiếng Anh. Mở các lớp học ngắn hạn để bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho
giảng viên, có nhu cầu học tập.
Đối với sinh viên
Bổ sung thời lượng cho chương trình chính khóa bằng các lớp ngắn hạn. Đẩy mạnh
hoạt động của câu lạc bộ ngoại ngữ. Tăng cường hiệu quả hoạt động của câu lạc bộ ngoại
ngữ, trên cơ sở hoạt động của câu lạc bộ ngoại ngữ làm nòng cốt để đẩy mạnh phong trào
học ngoại ngữ trong sinh viên. Một điều chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng với cách
học ghi chép các từ vựng và cấu trúc nhiều lần mà ta vẫn thường làm không hề đem lại
hiệu quả cho việc ghi nhớ và giao tiếp. Vấn đề này có thể được cải thiện nếu bạn học từ
vựng bằng cách tăng cường giao tiếp, tự tưởng tượng các tình huống giao tiếp để có thể
hình thành phản xạ tự nhiên trong một tình huống giao tiếp thực sự. Việc thiếu tự tin tạo
một rào cản rất lớn trong quá trình giao tiếp. Tuy nhiên đây là vấn đề xuất phát từ chính
tâm lý của bản thân, người thắt nút cũng chính là người mở nút, sinh viên nên thoải mái
và tích cực hơn trong suy nghĩ của mình và trong giao tiếp tiếng Anh sẽ càng trở nên tuyệt
vời hơn. Trang bị cơ sở vật chất để hỗ trợ công tác giảng dạy và kiểm tra ngoại ngữ. Mua

3
sắm thêm công cụ hỗ trợ giảng dạy như loa đài, phòng thực hành tiếng, phòng học ngoại
ngữ chuyên dụng. Phòng học rộng rãi, thoáng mát và trang bị máy điều hòa, tạo không
gian học tập thoải mái và tiện nghi. Mở các lớp ngoại ngữ có quy mô nhỏ để đảm bảo
chất lượng giảng dạy. Mua sắm thêm thiết bị hỗ trợ chấm thi như máy chấm thi trắc
nghiệm, máy chủ để tổ chức thi trắc nghiệm trên máy tính.

KẾT LUẬN
Xã hội hiện đại đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với con người, đòi hỏi con
người phải luôn luôn thay đổi để đáp ứng, thích nghi, phát triển và cải tạo thế giới, bản
thân. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, tiếng Anh là ngoại ngữ được sử dụng
rộng rãi trên thế giới và cả trong nước. Dạy và học tiếng Anh trong bối cảnh đổi mới căn
bản và toàn diện của nền giáo dục hiện nay còn gặp không ít khó khăn, để đạt mục tiêu
phát triển năng lực giao tiếp ngoại ngữ cho người học. Đổi mới toàn diện việc dạy và học
ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại
ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ,
năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên
để sinh viên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại
ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập,
đa ngôn ngữ, đa văn hoá, biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam,
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đặng Danh Ánh (2002), “Quan điểm mới về giáo dục hướng nghiệp”, Tạp chí giáo
dục, số 38, tr 23-26.
2. Nguyễn Ngọc Bích (1982), “Thích ứng học đường của sinh viên sư phạm”, Khoa
Tâm lý - Giáo dục, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tr 25-28.
3. Nghiêm Thị Đương (2006), “Nghiên cứu xu hướng nghề sư phạm của sinh viên CĐSP
nhà trẻ mẫu giáo”, Luận án tiến sĩ, Hà Nội, tr 88 – 90.
4. Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Văn Lê, Vũ Minh Tâm (2003), “Xã hội học đại cương”,
Nxb Đại học Sư phạm, tr 35-38.
5. Nguyễn Ngọc Chinh, Lê đình Sơn (2006), “Xác định hệ thống các kĩ năng nghề

4
nghiệp cần rèn luyện cho SV sư phạm”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 11, tr 47- 51.
6. Phạm Tất Dong (1989), “Giúp bạn chọn nghề”, Nxb Chính trị Quốc gia, tr 58-60.
7. Nguyễn Hữu Dũng (2005), “Thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp
cho thanh niên”, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội, tr 15-18.
8. Quang Dương (2003), “Tư vấn hướng nghiệp”, Nxb trẻ, tr 54 - 55.
9. Dương Thị Nga (2010), “Quá trình thích ứng nghề của sinh viên sư phạm”,,
Tạp chí Giáo dục, số 230, tr 20-24.
10. http://dantri.com.vn/khuyen-hoc/day-va-hoc-tieng-anh-hieu-qua-truoc-xu- the-doi-
mo

View publication stats

You might also like