You are on page 1of 15

Văn Cao

21268
Họ và tên
Nguyễn Văn Cao
Sinh ngày
15/11/1920
Nguyên quán
Việt Nam
Dòng nhạc
Nhạc truyền thống - cách mạng

Nhạc tiền chiến

Nhạc sĩ Văn Cao là một trong những nhạc sĩ vĩ đại nhất trong nền âm nhạc Việt Nam mọi thời đại. Ông
chính là tác giả của bài Quốc Ca nước CHXHCNVN.

Vào năm 1939 (19 tuổi), ông sáng tác bài “Buồn Tàn Thu”. Năm 1940, ông sáng tác bản “Thiên Thai”
sau khi du ngoạn một chuyến ở Nam về. Bản "Thiên Thai" là một giấc mơ của người nghệ sĩ vào chốn an
bình, mà người Việt khó đạt được trong hoàn cảnh đất nước bị đô hộ. Năm 1941, ông gặp Phạm Duy,
Phạm Duy đã khuyên ông lên Hà Nội sống đời nghệ sĩ. Trong thời gian này ông sáng tác nhiều nhạc
phẩm danh tiếng như “Trương Chi”, “Thu Cô Liêu”, “Bến Xuân”, “Suối Mơ”.

Dù rất ít sáng tác vào gần cuối đời, người nghệ sĩ tài hoa này cũng cho ra một bản nhạc vào cuối năm
1975, đó là bài “Mùa Xuân Đầu Tiên”, một bài hát rất nhẹ nhàng, êm đềm và rất tình người. Nhạc sĩ Văn
Cao còn là một họa sĩ. Ông đã dùng nghệ thuật này để nói lên tâm tư của ông.

Cố nhạc sĩ Văn Cao qua đời vào ngày 10-7-1995.

Phố Phái

Tặng Bùi Xuân Phái

Không người ở
Không số nhà
Không tên phố
Tôi gửi bài thơ về
Phố Phái
Người đưa thư sẽ tìm đến phố anh
Một góc phố Hà Nội
Một góc phố Việt Nam
Trước khi Tây chiếm thành
Hà Nội
Một góc phố anh sống

1
Một góc phố tôi sống
Không người ở
Không số nhà
Một mình
Phố trắng
Một góc phố tồn tại
Vĩnh viễn.

Ba Biến Khúc Tuổi 65

Những ngày buồn không nói được


tôi chỉ tìm ra sự sống của tôi

Một người cho tôi con dao găm


Không biết dùng làm gì
đêm nhìn qua cửa sổ
một khoảng trống đen

tôi ném vào khoảng trống


con dao găm ấy
có phải đấy là sự nghịch ngợm
bỗng nhiên có tiếng ngã ngoài sân
một người trúng tim đã chết

tôi không hề biết người ấy


tôi là kẻ không muốn giết người
chỉ biết bóng tối
mà tôi đã ném dao

II

Tôi đi trên phố


bỗng nhiên mọi người nhìn tôi
một ai đó kêu lên: thằng ăn cắp
tôi chạy
tôi chạy

tại sao tôi chạy?


tôi không hiểu tôi
cả phố đuổi theo tôi
xe cộ đuổi theo tôi
tôi chạy bạt mạng
gần hết đời
tới chỗ chỉ còn gục xuống
tỉnh dậy mồ hôi chảy
tôi lại thấy tôi là người chưa phạm tội.

III

Tôi rơi vào mạng nhện


mạng nhện cuốn lấy tôi

2
không còn cách gì gỡ được

tôi như con sâu tằm


cuộc đời cứ như thế

muốn phá cái mạng nhện


tôi không đủ tay.

Tháng 9-1988

Năm Buổi Sáng Không Có Trong Sự Thật

"Những mái nhà ủ những cánh chim đêm


Ủ những giấc mơ dưới trời sao lồng lộng"

MỘT

Ngủ dậy một sáng


Cả phố biến đâu mất
Không một bóng người đi
Im lặng hồ nước sâu thăm thẳm
Mặt đất đỏ màu gạch nung
Như miệng quả núi lửa
Anh đi tìm em
Tìm dấu vết những con đường
Chúng ta thường đi lại
Giữa mênh mông tôi gọi em mãi mãi
Thế kỷ chúng ta đứng lại nơi đây
Em ở đâu ?
Thế kỷ chúng ta còn đang tiếp tục
Trên trái đất này
Hàng ngày đứng lại nơi đây
Tôi gọi em mãi mãi

HAI

Buổi sáng nay không nghe tiếng chim hót


Một buổi sáng không thật
Tôi bước đi không thấy tiếng chân đi
Cả thành phố cùng tôi im lặng
Tất cả những con người
Chỉ thấy mắt đen lay láy
Cả tiếng xe không thành tiếng
Tại sao? Tại sao?
Không ai nhìn miệng tôi gào thét không ra tiếng
Trong kinh hoàng tôi chạy trên đất
Một mình
Giữa thành phố mọi người im lặng
Tại sao? Tại sao? Không tiếng nói

3
Không tiếng động, không sự sống
Tại sao thành phố sa mạc
Không nghe gió thổi
Những hình người như bị đẩy
Qua nhanh
Hình như nơi đây
Bị đày trong im lặng

BA

Buổi sáng nay không phải mình thức dậy


Một người nào trong tôi đang thở
Trước mặt tôi
Buồn nửa đêm nửa ngày len lỏi
Nửa phố mặt trăng nửa phố mặt trời
Từ khi ấy chúng tôi, hai người suy nghĩ
Hai kẻ thù nhau
Hai thái cực tâm hồn
Hai người ấy trong một người chịu đựng
Mưu lại lẫn nhau
Không biết ngày đêm không biết giả thật
Từ phút ấy, tôi không còn thật nữa

BỐN

Buổi sáng nay cả phố phường như mở hội


Mọi con người đeo mặt nạ đi chơi
Những bước chân nhảy múa
Vui lên cành non
Lá bàng trên phố xanh màu ngọc
Xuân tháng hai
Cửa hàng rượu bên đường
Tơ lụa pha len, hoa giấy ni-lông
Những mặt nạ gặp nhau chào hỏi
Những em bé búp-bê mùa xuân
Hồng hào da thịt
Ngồi đập nút chai làm tiền bạc chơi xuân
Mở tròn mắt nhìn kinh ngạc
Họ vui làm sao
Ô kìa
Nước mắt mồ hôi
Sao chảy ra trên từng mặt nạ
Từng con người
Vội vàng lau mồ hôi và nước mắt
Trên những mặt nạ giấy bồi

NĂM

Những cánh cửa đều khóa chặt


Trong gian phòng trong suốt thủy tinh
Em ở đây với anh
Cho bớt lạnh sáng mùa xuân náo níu
Thịt da em cho anh sưởi
Hơi ấm mình con chim khuyên
Trong lòng bàn tay
Run rẩy

4
Giữa hai cành non
Nghe nhựa mùa xuân
Những nụ hồng mới nở
Và mật vừa thơm và ong đã tới
Chúng ta đi vào bí mật mùa xuân
Ngày đầu tiên của em trên biển

Có Lúc

Có lúc
một mình một dao giữa rừng đêm không sợ hổ
có lúc
ban ngày nghe lá rụng sao hoảng hốt
có lúc
nước mắt không thể chảy ra ngoài được

1-1963

Đường Rừng

Nếu không có đường mòn


Ai biết mà tìm nhau
Người đi đâu về đâu
Nhìn chòm sao bắc đẩu
Những người lạc rừng sâu
Tìm về theo giọng suối
Anh lửa và cây cối
Che chở những con người
Chỉ từ những đường mòn
Rừng mở ra vạn lối

5-2-1975

Thời Gian

Thời gian qua kẽ tay

Làm khô những chiếc lá

Kỷ niệm trong tôi

Rơi

như tiếng sỏi

trong lòng giếng cạn


5
Riêng những câu thơ

còn xanh

Riêng những bài hát

còn xanh

Và đôi mắt em

như hai giếng nước

Khuôn Mặt Em

Giữa những ngày dằng dặc


Chỉ còn khuôn mặt em
Sáng trong và bình lặng

Dù hai đứa chúng ta


Chưa lúc nào sung sướng
Những ngày đau khổ ấy
Khuôn mặt em
Như mảnh trăng những đêm rừng cháy

Trên đường đi
Anh đặt em trên đồng cỏ
Thấy em đẹp mãi màu xanh cỏ dại

Trên đường đi
Anh đặt em trên dốc núi
Để tìm lại những đường mềm của núi

Trên đường đi
Khuôn mặt em làm giếng
Để anh tìm làm đáy ngọc châu

Ôi khuôn mặt sáng trong và bình lặng


Tôi được đầu tiên và còn lại cuối cùng

Văn Cao
1974

6
KHÔNG NHỚ

Tôi không còn đủ nhớ


Tuổi của tôi hay năm tháng bao nhiêu
Bao nhiêu tỉnh thành, bao nhiêu chỗ ở
Bè bạn buồn vui
Mù mịt như sương mờ
Tôi chỉ còn thoáng nhớ
Một cái nhớ thuộc về cơ thể
Những vết roi còn nằm trong da thịt nhiều năm
Những tiếng chửi vọng một đời tôi sống
Chung quanh tôi những bát gạo giúp nhau
Của những người tôi không nhớ nổi
Tuổi của tôi năm tháng bao nhiêu

NHẠC SĨ VĂN CAO, MỘT CON NGƯỜI ĐA TÀI

Tháng 7 lại về, một mùa hè nữa lại tới, thế là lại
thêm một mùa hạ chúng ta xa cách nhạc sĩ tài
hoa Văn Cao, người mà ít nhất chúng ta ai cũng
biết tới ông với tư cách là tác giả của quốc ca
Việt Nam. Ông đã đi xa khá lâu nhưng những
đóng góp cho thơ ca, hội hoạ và lớn hơn cả là
tâm hồn cao đẹp của ông còn sống mãi trong ký
ức của mỗi chúng ta. Với tư cách là một người
yêu những bản nhạc, những ca từ và yêu cái
tầm hồn lãng mạn,yêu thiên nhiên,yêu cái đẹp
của ông, tôi xin viết bài này để các bạn mến
phục tài năng của ông có dịp được nhớ về ông,
hồi tưởng về ông.

Nhạc sĩ Văn Cao tên thật là Nguyễn Văn Cao, gốc người Nam Định, sinh ngày 15-11-1920, tại
Lạch Tray, Hải Phòng,nơi mà sau này đã đi vào bài hát bất tử của ông, nơi có một "chiếc cầu soi
bước", có một "bến xuân" hạnh phúc. Tác phẩm đầu tay của ông với tựa đề Buồn Tàn Thu là một
bài nghe rất buồn, buồn đến não lòng, đó là một sự luyến tiếc, lưu luyến khi mùa thu qua đi,
không còn cảm giác ấm áp, se lạnh. Mùa thu qua đi cũng là lúc không còn những tia nắng vàng
gợi cho ta những tưởng tượng, không còn những tán lá vàng rơi đầy góc phố. Ông sáng tác bài
này vào năm ông 16 tuổi. Năm 1940, một trong những bản nhạc hay nhất thế kỷ của lịch sử âm
nhạc Việt Nam ra đời, đó là một bản nhạc hoành tráng, ca từ tuyệt đẹp, và đó chính là Thiên
Thai.Bản nhạc này như đưa ta vào một cõi tiên hạnh phúc và mơ màng. Không thể không rung
động khi nghe:

"Gió hát trầm tiếng ca


Tiếng phách ròn lắng xa
Nhắc chi ngày xưa đó đến se buồn lòng ta
...

7
Những khi chiều ta trăng lên
Tiếng ca còn rền trên cõi tiên"

Năm 1941 là năm ông sáng tác rất nhiều bản nhạc lãng mạn và
sâu lắng, những bản nhạc như Thu Cô Liêu, Bến Xuân, Trương Chi, Suối Mơ ngày nay xứng
đáng nằm trong những bài hát hay và giá trị nhất trong lịch sử âm nhạc Việt Nam. Bến Xuân là
một bản tình ca hay nhất của Văn Cao và có thể của lịch sử âm nhạc Việt Nam.Còn gì tuyệt vời
và quyến rũ hơn những đoạn nhạc sau, những đoạn nhạc nghe rất mơ màng, sâu lắng và kích
thích trí tưởng tượng:

"Sương mênh mông che lấp kín non xanh


Ôi cánh buồm đâu còn trên lớp sóng xuân
Ai tha hương nghe réo rắt oanh ca
Cánh nhạn vờn mây thiết tha
Lưu luyến một trời xa"

Ông viết bản nhạc này sau một mối tình không thành với một cô gái. Cũng trong năm này ông
quen biết Phạm Duy, người mà sau này trở thành nhạc sĩ lừng lẫy. Nhưng trước khi trở thành
một nhạc sĩ thì nhạc sĩ Phạm Duy là một kẻ du ca, hát rất thành công các ca khúc của Văn Cao.
Cách mạng bùng lên, theo tiếng gọi của đấu tranh, ông tham gia kháng chiến và đồng thời từ một
người nghệ sĩ luôn ra đời những ca khúc trữ tình, lãng mạn, sâu lắng ông đã sáng tác những bản
nhạc cách mạng hay nhất. Bản Tiến Quân Ca được ông viết vào năm 1944 sau này được Hồ Chủ
Tịch chọn làm quốc ca nước Việt Nam.

Những bản nhạc giàu lòng yêu nước, yêu quê hương, căm thù quân giặc liên tiếp ra đời và bài
nào cũng là một ca khúc có giá trị:Chiến Sĩ Việt Nam, Hải Quân Việt Nam, Không Quân Việt
Nam, Bắc Sơn, Công Nhân Việt Nam, Tiến Về Hà Nội, Làng Tôi,Ngày Mùa,Trường Ca Sông
Lô...liên tiếp ra đời. Từ một người đại diện cho những người viết nhạc lãng mạn, trữ tình ông lại
trở thành một tác giả tiêu biểu và mở đầu cho nhạc cách mạng Việt Nam thời kháng chiến chống
Pháp, tạo tiền đề cho những bản nhạc thời kháng chiến chống Mỹ sau này. Để hợp với thời thế
của đất nước, ông đã đổi ca từ của bản tình ca lãng mạn Bến Xuân thành ca khúc Đàn Chim Việt.

Thế nhưng cuộc đời nghệ sĩ của ông lại xẩy ra chuyện không hay để lại nhiều sự nuối tiếc cho
những người yêu mến ông. Năm 1954, khi chiến tranh đến hồi khốc liệt và thay vì viết về đề tài
Điện Biên Phủ như các văn công khác thì Văn Cao lại về bày tỏ ý tưởng của ông qua một bức
tranh sơn dầu lập thể. Bức tranh đó được mô tả như sau: Một cậu bé thổi sáo bằng 2 cái mồm,
một cái được vẽ từ cách nhìn thẳng, và 1 cái được vẽ bằng cách nhìn nghiêng. Đằng sau cậu bé,
trên cái nền đông nghịt những con người trong 1 tiết tấu đầy chuyển động của nhịp chiến tranh.
Ý nghĩa của bức tranh được giới phê bình lý luận như thế này: "Bức tranh thể hiện đứa trẻ với 2
cái mồm, phải chăng hàm ý ĐCS Đông Dương có hai miệng? ". Ý nghĩa thật của bức tranh chỉ
có Văn Cao biết mà thôi. Bức tranh này được đăng trên tờ "Nhân Văn Giai Phẩm", tiếng nói của
giới văn nghệ sĩ. Sau vụ đó đó tờ "Nhân Văn Giai Phẩm" bị buộc ngừng xuất bản còn bản thân
Văn Cao thì bị loại khỏi Hội Nhạc Sĩ. Đau buồn và mất hết cảm hứng, sau hiệp định Genève
1954, Văn Cao hồi cư về Hà Nội, làm việc cho Đài Phát Thanh, nhưng rất ít sáng tác. Một nghệ
sĩ tài danh, say mê âm nhạc và sống với âm nhạc từ thuở nhỏ mà phải giữ mình không sáng tác
thật là một khổ tâm khó nói và đó thật là một điều đáng tiếc cho chúng ta, những người muốn
được chiêm ngưỡng, thưởng thức những sáng tạo nghệ thuật của ông.

8
Sau vụ "Nhân Văn Giai Phẩm", Văn Cao gần như mất hết cảm hứng sáng tác, chỉ làm thơ hoặc
vẽ và cùng lắm là làm nhạc không lời. Nhưng những sáng tạo đó ít khi ông đưa cho công chúng
đánh giá bởi ông đã quá sợ dư luận. Có thể nói giai đoạn đó ông sống một cuộc sống rất ẩn dật,
đau khổ và luôn cảm thấy cô đơn, chính vì vậy mà lúc ông mới 70 mà trông ông như một cụ già
90 tuổi vậy. Năm 1975, nước Việt Nam chúng ta hoàn toàn giải phóng, vui mừng mới niềm vui
vô hạn của quê hương, cảm hứng của người nghệ sĩ chân chính Văn Cao lại dâng trào và bản
nhạc chứa chan tình yêu thương con người, một niềm vui vô hạn đã ra đời đó chính là Mùa Xuân
Đầu Tiên. Vâng đó chính là cảm giác lần đầu tiên trong đời của con người được hưởng một mùa
xuân thực sự, không có sự tranh giành, không có sự chết chóc, "từ đây người biết quê người" và
"từ đây người biết thương người". Và có thể nói cùng với Tình Ca Trung Du và có thể một số
bản nhạc khác thì Mùa Xuân Đầu Tiên là một trong số bản nhạc cuối cùng của nghệ sĩ tài danh
Văn Cao. Từ lúc có sự cố đến lúc qua đời (10-7-1995), Văn Cao rất ít sáng tác, chính vì vậy mà
gia tài âm nhạc của ông không nhiều như người bạn tri âm, tri kỷ Trịnh Công Sơn hay như người
bạn cùng thời Phạm Duy. Thật đáng tiếc cho ông, một người nghệ sĩ chân chính, tài hoa. Nhưng
có thể thấy ông sáng tác bài nào thì bài ấy xứng đáng đưa vào kho tàng âm nhạc của Việt Nam.

Văn Cao còn là một họa sĩ. Ông đã dùng nghệ thuật này để nói lên tâm tư của ông mà không ai
có thể đem ra phê bình chỉ trích gì được vì những bức họa của ông không được bày bán và lưu
hành. Đã có một thời ông là người vẽ ảnh minh hoạ cho các tờ báo hoặc vẽ ảnh quảng cáo,trang
trí sân khấu.

Còn thơ của ông?thơ của ông rất buồn nhưng chứa nhiều triết lý sống, những bài thơ tình của
ông cũng rất là trữ tình. Các bạn có thể tìm thấy thơ ông ở những "Tuyển tập thơ tiền chiến" hoặc
những "Tuyển tập thơ tình" . Có thể nói ở mỗi lĩnh vực nhạc, hoạ, thơ, Văn Cao đều thể hiện là
một nghệ sĩ tiêu biểu cho lĩnh vực đó và ông đúng là một con người tài danh hiếm có của lịch sử
giới văn nghệ sĩ Việt Nam.

Giữa sự sống và sự chết


Tôi chọn sự sống
Để bảo vệ sự sống
Tôi chọn sự chết

<Văn Cao>

Tại sao tôi viết Tiến Quân Ca?

Văn Cao

Sau Triển lãm Duy nhất 1944 (Salon Unique), tôi trở về căn gác hẹp đầu phố Nguyễn Thượng Hiền. Ba
bức tranh sơn dầu của tôi, tuy được trưng bầy vào chỗ tốt nhất của phòng tranh – Nhà Khai Trí Tiến Đức
– và được các báo khen ngợi, nhưng cũng không bán nổi. Hy vọng về cuộc sống hội họa tại Hà Nội
không thể thực hiện. Anh bạn nhường cho tôi căn gác ấy, là người đã xuất bản mấy bản nhạc đầu tiên
của tôi, cũng không thấy nói đến việc trả tiền nhuận bút. Tôi chưa bao giờ nhận được tiền nhuận bút về
các bản nhạc viết hồi đó, dù đã được trình diễn nhiều lần ở các tỉnh từ Bắc tới Nam, tôi cũng không nhận
được tiền nhuật bút về thơ và truyện ngắn. Đối với cây bút trẻ, việc đăng báo là một vinh dự. Người ta
phải đi mua báo và còn mua thêm nhiều tờ để tặng người yêu, tặng bạn thân. Hàng ngày tôi nhờ mấy
người bạn họa sĩ nuôi cơm và giúp đỡ phương tiện cho làm việc. Cuộc sống lang thang đó không thể
kéo dài nhiều ngày. Muốn tìm việc làm thì không có chỗ. Hà Nội lúc ấy đang đói.

9
Tin từ Hải Phòng lên cho biết mẹ tôi, các em và các cháu tôi đang đói khổ. Bà đưa các đứa nhỏ ấy từ
Nam Định ra Hải Phòng, dọc đường đã để lạc mất đứa cháu gái con anh cả tôi. Nó mới lên 3. Đôi mắt nó
giống như mắt con mèo con. Có thể nó nằm ở dọc đường trong đám người chết đói năm ấy. Các anh tôi
cũng đang chờ tôi tìm cách giúp đỡ. Năm ấy rét hơn mọi năm. Tôi ngủ với cả quần áo. Có đêm tôi phải
đốt dần bản thảo và ký họa để sưởi. Đêm năm ấy cũng dài hơn mọi năm. Những ngày đói của tôi bắt
đầu.

Tôi đã gặp lại đồng chí Vũ Quí. Anh là người vẫn theo dõi những hoạt động nghệ thuật của tôi từ mấy
năm qua, và thường khuyến khích tôi sáng tác những bài hát yêu nước, như Đống Đa, Thăng Long Hành
Khúc, Tiếng Rừng, và một số ca khúc khác.

Chúng tôi gặp nhau trước ga Hàng Cỏ. Chúng tôi vào một hiệu ăn. Ở đây quyết định một cuộc đời mới
của tôi.
Câu chuyện giữa chúng tôi thật hết sức đơn giản.
- Văn có thể thoát ly hoạt động đuợc chưa ?
- Được.
- Ngày mai Văn bắt đầu nhận công tác và nhận phụ cấp hàng tháng.
Ngày hôm sau anh đưa tôi lại nhà một đồng chí thợ giày ở đầu ngõ chợ Khâm Thiên để ăn cơm tháng và
cho quyết định về công tác. Đây là lần đầu tiên chấm dứt cuộc sống lang thang của tôi.

Vũ Quí đến tìm tôi và giao công tác.


- Hiện nay trên chiến khu thiếu bài hát phải dùng những điệu hướng đạo. Khóa quân chính kháng Nhật
sắp mở, anh hãy soạn một bài hát cho quân đội cách mạng chúng ta.

Phải làm như thế nào đây ?

Chiều hôm ấy tôi đi dọc theo đường Phố Ga, đường Hàng Bông, đường Bờ Hồ theo thói quen, tôi cố tìm
một cái gì để nói. Tìm một âm thanh đầu tiên. Những đường phố quen thuộc ấy thường không vang một
âm thanh nào hơn những tiếng nghe buồn bã hàng ngày. Hôm nay phố đông người hơn, và lòng tôi thấy
vui hơn. Tôi đang chờ nhận một khẩu súng và được tham gia vào đội vũ trang. Tôi đang chuẩn bị một
hành động gì có thể là mạo hiểm hy sinh, chứ không chuẩn bị để quay lại làm bài hát. Thật khó nghĩ tới
nghệ thuật lúc này. Tôi đi mãi tới lúc đèn các phố bật sáng. Bên một gốc cây, bóng mấy người đói khổ
trần truồng loang trên hồ lạnh. Họ đang đun một thứ gì trong một ống bơ sữa bò. Ngọn lửa tím sẫm bập
bùng trong những hốc mắt. Có một đứa bé gái. Nó khoảng lên ba. Tôi ngờ ngợ như gặp lại cháu tôi. Đôi
mắt nó giống như mắt mèo con. Cháu bé không có mảnh vải che thân. Nó ngồi ở xa nhìn mấy người lớn
sưởi lửa. Hình như nó không phải là con cái số người đó. Hình như nó là đứa trẻ bị lạc, cũng không phải
là cháu tôi. Nó đã chết thật rồi. Có thể nó đã nằm trong đám người chết đói dọc đường Nam Định - Hải
Phòng. Tôi bỗng trào nước mắt, và quay đi.

Đêm ấy, về căn gác tôi đã viết được nét nhạc đầu tiên của bài Tiến Quân Ca.

Bài hát đã làm trong thời gian không biết bao nhiêu ngày, tại căn gác hẹp số 45 Nguyễn Thượng Hiền,
bên một cái cửa sổ nhìn sang căn nhà hai tầng, mấy làn cây, và một màn trời xám. Ở đây thường vọng
lên những tiếng xe bò chở xác người chết đói về phía Khâm Thiên. Ở đây hàng đêm mất ngủ vì gió mùa
luồn vào tung những khe cửa, vì tiếng đánh chửi nhau của một gia đình anh viên chức nghèo khổ thiếu
ăn vọng qua khe sàn gác hở. Ở đây tôi hiểu thêm nhiều chuyện đời. Ở đây đêm đêm có những tiếng gõ
cửa, những tiếng gọi đêm không người đáp lại.

Tin từ Nam Định lên cho biết mẹ tôi và các em đã về quê và đang đói. Họ đang phải tìm mọi cách để
sống qua ngày, như mọi người đang chờ đợi một cái chết thật chậm, tự ăn mình như ngọn nến. Tiếng
kêu cứu của mẹ tôi, các em, các cháu tôi vọng cả căn gác, cả giấc ngủ chiều hôm. Tất cả đang chờ đợi
tôi tìm cách giúp đỡ. Tôi chưa được cầm một khẩu súng, chưa được gia nhập đội vũ trang nào. Tôi chỉ
đang làm một bài hát. Tôi chưa được biết chiến khu, chỉ biết những con đường Phố Ga, đường Hàng
Bông, đường Bờ Hồ theo thói quen tôi đi. Tôi chưa gặp các chiến sĩ cách mạng của chúng ta, trong khóa
quân chính đầu tiên ấy, và biết họ hát như thế nào. Ở đây đang nghĩ cách viết một bài hát thật giản dị
cho họ có thể hát được.

Đoàn quân Việt Nam đi


Chung lòng cứu quốc
Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa …

10
Và ngọn cờ đỏ sao vàng bay giữa màu xanh của núi rừng. Nhịp điệu ngân dài của bài hát, mở đầu cho
một tiếng cồng vang vọng.

Đoàn quân Việt Nam đi


Sao vàng phất phới
Dắt giống nòi quê hương qua nơi lầm than …

Không, không phải chỉ có những học sinh khóa quân chính kháng Nhật đang hành quân, không phải chỉ
có những chiến sĩ áo chàm đang dồn bước. Mà cả một đất nước đang chuyển mình.

Tên bài hát và lời ca của nó là một sự tiếp tục từ Thăng Long Hành Khúc Ca:

Cùng tiến bước về phương Thăng Long Thành cao đứng

Hay trong Đống Đa:

Tiếng quân hành khúc ca


Thét vang lừng núi xa

Lời trên đã rút ngắn thành tên bài Tiến Quân Ca, và tiếng thét ấy ở đã ở đoạn cao trào của bài hát:

Tiến lên! Cùng thét lên!


Chí trai là đây nơi ước nguyền!

Trên mặt bàn chỗ tôi làm việc, tờ Cờ Giải Phóng đăng những tin tức đầu tiên về những trận chiến thắng
ở Võ Nhai. Trước mắt tôi mảnh trời xám và lùm cây của Hà Nội không còn nữa. Tôi đang sống ở một khu
rừng nào đó trên kia, trên Việt Bắc, có nhiều may và nhiều hy vọng.

Và bài hát đã xong. Tôi nhớ lại nụ cười thật hài lòng của đồng chí Vũ Quí. Da mặt anh đen xạm. Đôi mắt
và nụ cười của anh lấp lánh. Tôi nhớ lại nụ cười hồn nhiên của đồng chí Nguyễn Đình Thi, khi xướng âm
lần đầu tiên nhạc điệu bài hát ấy, khi nói với tôi:

- Văn ạ. Chúng mình thử mỗi người làm một bài về Mặt Trận Việt Minh xem sao ?

Tôi không kịp trả lời, chỉ thấy đôi mắt của Thi thật lạc quan và tin tưởng. Sau này, Thi làm xong bài “Diệt
Phát Xít” trước tôi. Bài “Chiến Sĩ Việt Nam” của tôi và bài “Diệt Phát Xít” của Nguyễn Đình Thi ngày ấy
không có dịp in trên tờ báo do chúng tôi cùng phụ trách. Tháng 11 năm 1944, tôi tự tay viết bài Tiến
Quân Ca lên đá in, trong trang văn nghệ đầu tiên của tờ báo Độc Lập, còn giữ lại nét chữ viết của một
anh thợ mới vào nghề.

Một tháng sau khi tờ báo phát hành, tôi từ cơ quan ấn loát trở về Hà Nội. Qua một đường phố nhỏ (bây
giờ là đường Mai Hắc Đế), tôi chợt nghe tiếng đàn măng-đô-lin từ một căn gác vọng xuống. Có người
đang tập Tiến Quân Ca. Tôi dừng lại và tự nhiên thấy xúc động. Một xúc động đến với tôi hơn tất cả
những tác phẩm tôi đã được ra mắt, ở các rạp hát trước đây. Tôi nhận ra đuợc vài chỗ nhịp điệu còn
chưa hoàn chỉnh. Nhưng bài hát đã in ra rồi. Bài hát đã phổ biến. Có thể những người cùng khổ, mà tôi
đã gặp trên bước đường cùng khổ của tôi, lúc này đang cầm súng và đang hát.

Tới lúc cần hành động, tôi lại bị ốm nặng, và phải đưa những vũ khí mà tôi giữ cho một đồng chí khác.
Ngày 17 tháng Tám, 1945, tôi cố gắng đến dự buổi mít tinh của công chức Hà Nội. Ngọn cờ đỏ sao vàng
được thả từ bao lơn Nhà Hát Lớn xuống, Bài Tiến Quân Ca đã nổ như một trái bom. Nước mắt tôi trào
ra. Chung quanh tôi, hàng ngàn giọng hát cất lên, vang theo những đoạn sôi nổi. Những cánh tay áo mọi
người, những băng cờ đỏ sao vàng đã thay cho những băng vàng bẩn thỉu của chính phủ bù nhìn Trần
Trọng Kim.

Ngày 19 tháng Tám, năm 1945, một cuộc mít tinh lớn, họp tại quảng trường Nhà Hát Lớn. Dàn đồng ca
của Thiêu niên Tiền phong hát Tiến Quân Ca, chào lá cờ đỏ sao vàng. Các bạn nhỏ này ngày nay đã lớn
rồi, còn nhớ lại cái buổi sáng tháng Tám, nắng vàng rực rỡ ấy, nhớ lại giọng của họ lẫn với giọng tôi, vô
cùng xúc động chào lá cờ cách mạng. Hàng chục ngàn giọng hát cất lên, thét lên tiếng thét căm thù bọn
đế quốc, với sự hào hứng chiến thắng của cách mạng.

11
Bài Tiến Quân Ca đã là của dân tộc Việt Nam độc lập kể từ ngày hôm đó.

Ngày 7 tháng Bẩy, 1976


Văn Cao

12
13
SUỐI MƠ

14
15

You might also like