Bài 1

You might also like

You are on page 1of 3

Bài 1 DANH NHỰT, DANH NGOẠT

(Tên ngày, tháng cúng âm lịch)


I. DANH NHỰT
Ngày mồng một đọc là sơ nhứt nhựt (hay đọc là sóc nhựt)
Ngày mồng hai đọc là sơ nhị nhựt
Ngày mồng ba đọc là sơ tam nhựt
Ngày mồng bốn đọc là sơ tứ nhựt
Ngày mồng năm đọc là sơ ngũ nhựt
Ngày mồng sáu đọc là sơ lục nhựt
Ngày mồng bảy đọc là sơ thất nhựt
Ngày mồng tám đọc là sơ bát nhựt
Ngày mồng chín đọc là sơ cửu nhựt
Ngày mồng mười đọc là sơ thập nhựt
Ngày mười một đọc là thập nhứt nhựt
Ngày mười hai đọc là thập nhị nhựt
Ngày mười ba đọc là thập tam nhựt
Ngày mười bốn đọc là thập tứ nhựt
Ngày mười lăm đọc là thập ngũ nhựt (hay đọc là vọng nhựt, là rằm)
Các ngày tiếp theo đọc cũng tương tự như trên theo Hán – Việt
Ngày 20 trở lên đến ngày 29 không đọc là sơ mà đọc là: Nhị Thập Nhựt
Ngày 20 đọc là nhị thập nhựt
Ngày 21 đọc là nhị thập nhứt nhựt
Ngày 22 đọc là nhị thập nhị nhựt
Ngày 23 đọc là nhị thập tam nhựt
Ngày 30 đọc là tam thập nhựt
II. DANH NGOẠT
Tháng giêng đọc là chánh ngoạt
Tháng 2 đọc là nhị ngoạt
Tháng 3 đọc là tam ngoạt
Tháng 4 đọc là tứ ngoạt
Tháng 5 đọc là ngũ ngoạt
Tháng 6 đọc là lục ngoạt
Tháng 7 đọc là thất ngoạt
Tháng 8 đọc là bát ngoạt
Tháng 9 đọc là cửu ngoạt
Tháng 10 đọc là thập ngoạt
Tháng 11 đọc là thập nhứt ngoạt
Tháng 12 đọc là thập nhị ngoạt
Bài 2 TÊN LỄ VẬT DANH, CÁCH THỨC LẠY
I. TẾ BẰNG
Heo (lợn) sống để y nguyên cả con thì gọi là Sanh Trư.
Heo chin (quay, luộc) để y nguyên cả con thì gọi là Chích Trư (hay can lạp)
Vịt chín để y con đặt lên đĩa thì gọi là Gia Phù.
Gà (quá giò đã lớn thành gà trống) thì gọi là Phùng Kê Nhứt Thủ)
Gà giò (dung để xem giò) để y con đặt lên đĩa thì gọi là Hàn Hâm.
II.CÁC LOẠI
Thị Gà, Vịt, Heo…được luộc nấu chặt miếng, xé ra chia thành nhiều đĩa
hoặc các thức ăn…thì gọi là Bàn Soạn.
Xôi gọi là Tư Thành
Chè ngọt thì đọc là Đàm Chúc
Cháo trắng thì đọc là Bạch Trúc
Bánh Tét thì đọc là Thiên Bỉnh
Bánh Tráng thì đọc là Càn Bỉnh
Chuối thì đọc là Ba Tiêu Quả
Vàng, Bạc, Hương, Đèn thì đọc là Kim, Ngân, Hương Đèn
Đồ Thần thì đọc là Quan Ngoa
Giấy Áo Đất, Gạo Muối Sống thì đọc là Minh Y, Diêm Mễ
Trầu Cau, Rượu Trắng thì đọc là Phù, Lang, Tửu
III. CÁCH THỨC LẠY
Người lạy đứng thẳng, chắp 2 tay giơ cao ngang trán, cong khom người
xuống đặt luôn 2 tay chấp xuống chiếu.
Quỳ gối phải, tiếp quỳ gối trái xuống chiếu, cuối rạp đầu xuống gần 2 bàn
tay để bằng trên chiếu. (đây là lễ phủ phục) 3 lần lạy như vậy. Rồi ngẩn đầu đứng
thẳng, tay chấp trước ngực co gối phải đặt bàn chân phải lên chiếu từ từ đứng lên.
(Cách thức lạy xem thêm ở bài Hành Nghi Chước Lễ).
Không thuộc văn thì có thể chép ra tờ giấy (rõ cột ngày, tháng, năm, tên
họ...). Sau khi đứng vái 3 lạy cầm đọc thong thả. Đọc xong văn tế thì lại lạy tiếp
(rót 3 lần rượu) sau đó thì lui ra. Thấy tàn 2/3 cây nhan, thay nước trà, van xin như
ý rồi bái xá, vãi gạo muối, đốt giấy. Nếu cúng đất thì lấy chung rượu cúng rắc đều
xuống đất là xong.
• Chú ý :
Cúng tiên sư ngũ tự, tổ tiên, ông bà, cha mẹ thì quay mặt vào trong nhà
Cúng thần, đất đai, cô bác thì quay mặt ra sân.
Bài 3 NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
Trong văn tự cúng bái, theo mỗi lễ có phần khác nhau. Học thuộc lòng thì
rất khó, cho nên mỗi khi cúng lễ gì thì ta nên lấy giấy biên soạn ra trước.
Cúng xong đốt theo áo giấy, vì tên của các vị thần và ông bà thì ta không
nên bỏ thất lạc. Còn sự cúng thì bất cứ lễ gì, trước tiên ta phải cúng báo ngũ tự,
hoặc là bàn thờ phật, xong rồi mới cúng ra phía trước sân, rồi mới cúng trong nhà
lễ đó. Bởi vì ngũ tự là một vị thổ chủ khuôn viên, gia trạch. Vậy ta phải cúng báo
trước ngài, thì ngài mới cho ngoại cảnh vào sau.
Sách vở mỗi nơi nói 1 cách, nhưng thật ra chỉ có 5 vị ngũ tự là :
Tiên sư thần vị
Bổn mạng thần vị
Tam vị táo quân
Năm vị thần này cai quản khuôn viên nơi mình đang ở, kể cả bổn mạng con
người và súc vật nữa, cho nên tất cả các lễ cúng gì, thì cũng phải cúng trước ngũ
tự.
* CÁCH XƯNG HÔ KHI CÚNG
Nếu là cúng Cha, Mẹ, Ông Bà trở lên thì gọi là Kỵ Cơm.
Nếu là tầng lớp Anh, Chị, Em, Con, Cháu thì gọi là Giỗ.
Nếu là Vợ hoặc Chồng thì gọi là Quảy Cơm.
* CÁCH SẮP XẾP ĐỒ ĐỂ CÚNG
Bình bông đặt đối diện bên tay mặt của người đứng cúng. Các loại bánh,
trái cây Chuối thì đặt bên tay trái đối diện với người đứng cúng. Lạy trái chuối,
không lạy chuối. Bất cứ khi cúng mà ta quay mặt ra sân hay quay mặt vào bên
trong nhà, thì bình bông và trái cây được đặt sát ngoài lề bàn ra phía trước ; con
gà, con heo...cũng vậy. Lạy từ sau đuôi. Vì đầu gà và đầu heo chầu thần chứ
không phải chầu người đứng lạy.

You might also like