You are on page 1of 7

Đào tạo nghề ở TPHCM: Khập khiễng tìm đường đi

Hệ thống dạy nghề ở TP.Hồ Chí Minh – TP dẫn đầu cả nước về phát triển công nghiệp – vẫn
đang ở trong tình trạng “suy dinh dưỡng”.

Thay đổi toàn diện

Đã có những trường nghề ở TPHCM tự “lột xác” để thu hút học viên bằng cách mạnh dạn vay
vốn kích cầu, tự đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, nâng cao trình độ đội ngũ thầy cô giáo… Và
quan trọng nhất là đào tạo sao cho mỗi người thợ khi tốt nghiệp ra trường đều vững vàng tìm một
chỗ đứng thích hợp ở bất cứ một phân xưởng, một nhà máy, công ty, xí nghiệp nào.

Chúng tôi tìm đến Trung tâm dạy nghề quận Bình Thạnh, nơi mà những năm trước chỉ hoạt động
được nhờ sự bao cấp của Nhà nước, mỗi năm chỉ tuyển được vài trăm học viên theo học các lớp
dạy nghề đơn giản như lái xe, cắt may, nữ công gia chánh… Trung tâm đã mạnh dạn thay đổi
toàn diện để áp dụng công nghệ dạy nghề tiên tiến nhất thế giới hiện nay là phương pháp MES,
kết hợp với việc nâng cấp, đầu tư trang thiết bị tương đối hiện đại.

Sau bước đột phá đó kết quả tới rất nhanh, mỗi năm trung tâm lại tăng được số lượng học viên
theo học. Hiện trung tâm có gần 10.000 học viên theo học với hơn 20 ngành, nghề khác nhau.

Ông Huang Kai Ming – Trưởng phòng đại diện Cty Forward Đài Loan tại Việt Nam đánh giá:
“Học viên ở đây tiếp cận công việc khá vững vàng. Tay nghề của thợ hàn tại đây rất tốt. Tìm
những khuyết điểm trong kỹ thuật hàn của họ còn khó hơn là cho họ trúng tuyển. Hơn cả các thợ
hàn mà chúng tôi đã tuyển chọn từ 400 ứng viên Thái Lan và Indonesia trước đó”.

Trong cuộc thi tay nghề ASEAN vừa qua, Việt Nam lần thứ 2 tham gia đã chiếm ngay vị trí thứ
2 trong khu vực, với 4 huy chương vàng (HCV) trong đó 2 HCV từ lò đào tạo của Trường Cao
đẳng Công nghiệp 4. Để có được 2 HCV về điện tử và công nghệ thông tin và 1 HCB về cơ khí,
Trường Cao đẳng Công nghiệp 4 đã mạnh dạn đầu tư mới hàng ngàn máy vi tính, các máy động
cơ tự động tiên tiến của Nhật và Mỹ, mở rộng thêm 7 xưởng thực hành với quy mô lớn. Chỉ tính
riêng về đầu tư trang thiết bị, máy móc phục vụ cho công tác thực hành, mỗi năm trường đã bỏ ra
khoảng trên 5 tỉ đồng. Nhờ vậy mà 90% học viên của trường sau khi tốt nghiệp đều có việc làm.

Đầu tư không tương xứng

Tuy nhiên, còn gần 100 trường, trung tâm đào tạo nghề trên địa bàn TPHCM vẫn chưa biết đến
bao giờ mới hết cảnh đìu hiu như “chợ chiều” để việc dạy nghề được thực chất hơn.
Nhìn một cách toàn diện, TPHCM có hệ thống dạy nghề rất phong phú, với khoảng 190 cơ sở có
liên quan đến lĩnh vực dạy nghề, nhưng khi nhìn lại từng trường nghề thì hệ thống dạy nghề vẫn
trong tình trạng “trường không ra trường, lớp không ra lớp”.

Là một trung tâm kinh tế, văn hoá lớn nhất nước, nhưng thành phố không có được một trường,
trung tâm dạy nghề trọng điểm đạt chuẩn ngang bằng các nước trong khu vực… Thậm chí ngay
cả so với các trường dạy nghề trung ương đóng trên địa bàn thì các trường dạy nghề thành phố
cũng thua xa về mặt bằng, cơ sở vật chất, trang thiết bị…

Trong nhiều năm qua, học viên tốt nghiệp trường nghề của TP không thể bắt kịp các loại máy
móc hiện đại đang được các công ty, xí nghiệp ở các khu công nghiệp, chế xuất thành phố đầu tư
trang thiết bị trong cuộc chạy đua nâng cao chất lượng sản phẩm.

Có một nghịch lý là lâu nay thành phố luôn đòi hỏi là phải tăng quy mô và nâng cao chất lượng
đào tạo nghề, nhưng đầu tư vào lĩnh vực dạy nghề lại không tương xứng. Mặt khác, việc phát
triển mạnh hệ thống đào tạo bậc đại học dưới hình thức bán công và dân lập nhưng không có sự
sàng lọc, cạnh tranh một cách lành mạnh về trình độ, bằng cấp càng đẩy các trường nghề vào
thảm cảnh “vãn chợ chiều” trong công tác tuyển sinh
Phó bí thư Quận đoàn 6 Vũ Quang cho rằng TP nên tập trung phát triển các ngành kinh tế, công nghệ
cao không gây ô nhiễm môi trường, song song với việc giải quyết dứt điểm các điểm đen về môi
trường, di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi nội thành.

Trăn trở phát triển TP

Không khí thảo luận sôi nổi trước các chương trình đột phá của TP nhiệm kỳ tới. Phó bí thư Đoàn
Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM Tô Sơn Tùng nói chủ trương giảm ùn tắc giao thông
bằng phát triển nhanh phương tiện giao thông công cộng là hợp lý, nhưng phải gắn với nâng chất
lượng mới có thể thu hút hưởng ứng của người dân.

Cũng có ý kiến đề xuất TP cần kiên quyết trong việc giải tỏa những điểm gây cản trở dòng chảy các
kênh rạch của TP, bỏ những đường giao thông nhỏ để đầu tư đường trên không, cầu vượt.

Trong khi đó anh Nguyễn Hiền (CĐ Kinh tế công nghệ TP.HCM) băn khoăn: “Tại sao các trường đại học
chỉ là nơi đào tạo con người trong khi khả năng nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ cho TP tại
những nơi này không thiếu. TP nên đặt hàng những nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ
phát triển TP từ nơi đây”.

Trước thực trạng người dân TP ở nhiều nơi phải sử dụng nước đục, ô nhiễm trong sinh hoạt hằng
ngày, phó giám đốc Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ Thành đoàn Đoàn Kim Thành nêu ý
kiến: “Làm sao phải phấn đấu để cuối nhiệm kỳ 100% người dân TP có nước sạch dùng, đây là điều rất
quan trọng mà chưa thấy văn kiện đề cập”.

Nhiều vấn đề của người trẻ

Có khá nhiều phát biểu đề cập đến nhu cầu bức thiết phải đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Bí
thư Quận đoàn Thủ Đức Lê Minh Đức rất ưu tư khi TP.HCM là đơn vị đầu tàu của cả nước thực hiện
công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nhưng nguồn nhân lực hiện tại khó có thể đáp ứng nhiệm vụ này.

Cùng suy nghĩ, anh Phan Hoài Nam (ĐH Luật TP.HCM) đề xuất: “Phải gắn việc đào tạo với yêu cầu địa
phương và chính sách đãi ngộ hợp lý cho người được cử đi đào tạo. Như vậy sẽ tránh lãng phí chất
xám nhân lực trẻ vì đào tạo đại trà mà không sử dụng được”.

Bên cạnh việc tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, các phát biểu đặt vấn đề đào tạo nghề cho thanh
niên nông thôn, vùng giải tỏa theo các dự án của TP. Bí thư Huyện đoàn Củ Chi Võ Văn Thuận nêu thực
trạng không ít bạn trẻ trong huyện sau khi hết đất sản xuất không biết làm gì vì trong tay không có
nghề.

Anh đề xuất: “Cần quan tâm mở các trung tâm dạy nghề, giúp các bạn có tay nghề và tăng nguồn vốn
vay để các bạn yên tâm làm ăn, ổn định cuộc sống”.

Không chỉ dạy nghề, giải quyết việc làm, nhu cầu về sân chơi văn hóa tinh thần cũng được góp ý nhiều.
Một số ý kiến cho rằng xã hội hóa sân chơi thể dục thể thao là hợp lý, nhưng nên tính toán lại việc thu
phí vì thực tế nhiều nơi thu quá khả năng của công nhân, sinh viên nên chủ trương đúng nhưng không
phát huy hiệu quả.

Bí thư ban cán sự Đoàn ĐHQG TP.HCM Phạm Thanh Sơn cho rằng khu vực Thủ Đức có đông sinh viên
nhưng hầu như không có sân chơi nào dành cho đối tượng này. Anh đề nghị: “Cần sớm xây dựng nhà
văn hóa sinh viên cơ sở 2 tại đây và phải có quy mô lớn để đáp ứng chủ trương phát triển làng đại học
phía đông bắc của TP”.

1. Mạng lưới cơ sở dạy nghề:


Đến cuối năm 2006, toàn thành phố có 320 cơ sở dạy nghề chính thức đăng ký hoạt động, tăng
1,9 lần so với đầu năm 2001.
Phân tích theo cấp
Phân tích theo sở hữu
Loại hình CSDN Số quản lý
  CSDN Ngoài Thuộc Thành
Công lập
công lập TW phố
Trường dạy nghề (đang 28 17 11 10 18
chuyển trung cấp nghề)
Tường THCN có dạy nghề 18 17 1 8 10
Trường CĐ có dạy nghề 12 11 1 10 2
Trường ĐH có dạy nghề 4 1 3 4 0
Trung tâm dạy nghề (11 đơn 72 29 43 9 63
vị có 100% vốn nước ngoài)
Trung tâm dịch vụ việc làm 7 7 0 2 5
Trung tâm kỹ thuật tổng 3 3 0 0 3
hợp hướng nghiệp
Trung tâm khác 6 6 0 0 6
Cơ sở dạy nghề quy mô nhỏ 170 0 170 0 170
Tổng cộng 320 91 229 43 277
Ghi chú: Hiện mới thành lập 4 trường cao đẳng nghề và đang thành lập các trường trung cấp
nghề.
Mạng lưới này phân bố khắp 24 quận huyện, có quy mô đào tạo hàng năm khoảng 35.000 học
sinh công nhân kỹ thuật và 320.000 học viên ngắn hạn.
Trong phát triển mạng lưới, chủ trương xã hội hóa đã khuyến khích, tạo điều kiện để các thành
phần kinh tế cùng tham gia đầu tư mở mới cơ sở dạy nghề (CSDN). Tỷ lệ cơ sở dạy nghề ngoài
công lập mở mới trong 5 năm qua chiếm hơn 80% tổng số cơ sở dạy nghề mở mới trong cùng
thời kỳ.
Ngoài ra thành phố đã khai thác có hiệu quả hệ thống trường Trung ương đóng tại thành phố để
góp phần đào tạo công nhân kỹ thuật. Hàng năm học sinh thành phố do các trường Trung ương
đào tạo xấp xỉ số do các trường thành phố đào tạo.
Bên cạnh đó, thành phố đang thí điểm chương trình liên kết với các trường Trung ương đào tạo
công nhân kỹ thuật (CNKT) cho thành phố (3 trường với 450 CNKT).
2. Ngành nghề và hình thức đào tạo:
Nhiều ngành nghề và hình thức đào tạo được bổ sung, đáp ứng nhu cầu đa dạng phong phú của
người lao động cũng như thực tế sản xuất kinh doanh: Ngoài các ngành nghề truyền thống, các
nghề trong lĩnh vực công nghệ mới, trình độ cao, các nghề trong lĩnh vực dịch vụ cũng phát triển
mạnh như: kỹ thuật máy tính, lập trình hệ thống, thiết kế đồ họa trên máy vi tính (CAD), cơ điện
tử - điều khiển tự động – cơ khí chính xác, nghiệp vụ tài xế taxi (ngoài kỹ năng lái xe), thiết kế
thời trang, bán hàng, kỹ thuật đàm phán hợp đồng, thẩm mỹ, các dịch vụ du lịch, làm vườn, cây
cảnh, kỹ thuật chất dẻo, kiểm tra chất lượng thực phẩm, sửa chữa thiết bị viễn thông, quản lý nhà
cao tầng, v.v….
Ngoài hình thức đào tạo tập trung theo kế hoạch (đào tạo tại trường theo chương trình chính quy;
chủ yếu đối với hệ dài hạn chính quy và lao động chưa có việc làm, cần học nghề để tìm việc
hoặc tổ chức việc làm), nhiều hình thức đào tạo mới được tổ chức:
- Đào tạo tại chức đối với công nhân, viên chức đang làm việc, muốn nâng cao tay nghề, người
lao động khác muốn học thêm nghề hoặc nâng cao khả năng nghề nghiệp, chuyển giao công
nghệ.
- Đào tạo tại xí nghiệp đối với công nhân do xí nghiệp tuyển vào, tổ chức đào tạo và sử dụng.
- Đào tạo có địa chỉ: Cơ sở dạy nghề tuyển sinh đào tạo và cung cấp lao động theo “đơn đặt
hàng” của các doanh nghiệp.
- Bồi dưỡng nâng bậc thợ: Các cơ sở dạy nghề phối hợp với các doanh nghiệp xây dựng chương
trình, tổ chức các lớp bồi dưỡng và tổ chức thi nâng bậc thợ cho công nhân.
- Đào tạo theo chế độ “môđun” (môđun hóa chương trình đào tạo dài hạn) và liên thông giữa đào
tạo ngắn hạn và dài hạn.
- Đào tạo bổ sung tay nghề thực hành cho học sinh tốt nghiệp trung cấp để cấp bằng công nhân
kỹ thuật.
- Đào tạo theo phương thức hợp đồng sử dụng bản quyền về chương trình, kiểm tra đánh giá và
cấp bằng nước ngoài.
3. Đội ngũ giáo viên:
Đến 2006, thành phố có 5.353 giáo viên tham gia dạy nghề, trong đó có 3.749 giáo viên cơ hữu.
Ngoài số được đào tạo chính quy, đảm nhận vai trò cơ hữu tại các cơ sở, giáo viên dạy nghề còn
được huy động từ nhiều nguồn, bao gồm các công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ có trình độ
và kinh nghiệm sản xuất, các giảng viên các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu…
trong đó có 1.056 sau đại học, 3.165 đại học và cao đẳng.
Thực hiện chiến lược phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề, đổi mới phương pháp giảng dạy,
ngành đã phối hợp với các đơn vị có chức năng tổ chức các lớp bồi dưỡng về chuyên môn,
nghiệp vụ sư phạm, bồi dưỡng tin học, các lớp chuyên đề về kỹ thật mới. Đến cuối năm 2006, tỷ
lệ giáo viên đạt chuẩn trên 83%.
4. Các điều kiện khác để đảm bảo chất lượng và hiệu quả đào tạo:
Các cơ sở dạy nghề đã chú trọng hơn đến tính thích ứng thực tế của chương trình đào tạo, bám
sát yêu cầu thực tế sản xuất kinh doanh để đào tạo. Từ việc khảo sát, nghiên cứu các dây chuyền
sản xuất kinh doanh, nghiên cứu các công nghệ mới của các doanh nghiệp, nhiều trường đã điều
chỉnh, bổ sung chương trình đào tạo; tổ chức học viên thực tập tại các cơ sở sản xuất kinh doanh;
sau một thời gian giảng dạy, giáo viên, nhà trường đều cùng lắng nghe ý kiến của học viên, nhận
xét của người sử dụng lao động cũng như đối chiếu với tình hình sản xuất thực tế của doanh
nghiệp, để điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hoặc cập nhật nội dung mới. Để đáp ứng yêu cầu chất
lượng cao trong đào tạo, ngoài việc cập nhật những nội dung chuyên môn mới, kỹ năng thực
hành của học viên cũng được chú trọng bằng cách tăng cường thiết bị phục vụ cho việc huấn
luyện  những công nghệ mới, nâng cao trình độ tay nghề cho học viên khi ra trường.
Bước đầu nghiên cứu xây dựng chương trình liên thông trong nội bộ chương trình dạy nghề để
tạo cơ hội hoàn thiện và cập nhật kết quả, hiệu quả đào tạo. Tổng cục Dạy nghề cũng chấp thuận
cho thành phố đào tạo bổ sung kỹ năng thực hành cho học sinh có trình độ trung cấp để hoàn
thiện tay nghề và cấp bằng nghề (từ năm 2003 đến 2006 thí điểm ở 3 trường đã có hơn 1.500 học
sinh tốt nghiệp THCN đăng ký theo học và được cấp bằng nghề). Bên cạnh đó, chương trình dạy
nghề theo môđun cũng được xây dựng và triển khai để các cơ sở dạy nghề tham khảo, ứng dụng.
Hiện nay chương trình dạy nghề ngắn hạn đang được một số trung tâm từng bước xây dựng theo
phương pháp học phần (môđun); học viên có thể chọn bất cứ học phần nào để có thể đáp ứng
được nội dung tuyển dụng lao động của các công ty, xí nghiệp đang cần hoặc tự bản thân người
lao động có thể hoạt động kinh tế gia đình.
Tuy nhiên hoạt động dạy nghề vẫn còn đứng trước những khó khăn, bất cập lớn, nổi bật hiện
nay là:
a. Do nhiều nguyên nhân, học nghề vẫn chưa vượt qua tâm lý xã hội về khoa cử, bằng cấp, danh
vị xã hội… nên số lượng tuyển sinh và tốt nghiệp hàng năm tuy có tăng, nhưng còn chậm; hiệu
suất đào tạo chưa cao. Nhiều học sinh vẫn chỉ kỳ vọng vào các bậc học cao hơn trên con đường
tiến thân lập nghiệp.
b. Bất cập trong đào tạo và sử dụng thể hiện trên cả 3 phương diện:
- Bất cập về số lượng: Hiện nay tỷ lệ lao động qua đào tạo ở các trình độ chưa đáp ứng yêu cầu
của sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo trước khi tuyển dụng tại các doanh
nghiệp còn ở mức cao.
- Bất cập về ngành nghề: Nhiều ngành nghề cần lao động qua đào tạo không tuyển đủ nhânlực;
điển hình là các nghề thuộc lĩnh vực cơ khí, và mới nhất là nhân lực cho công nghiệp phần mềm
công nghệ thông tin, các nghề mới trong lĩnh vực dịch vụ.
- Bất cập về chất lượng, hiệu quả đào tạo: là vấn đề nổi bật và là mối quan tâm hàng đầu không
chỉ của các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo mà còn là của các cấp quản lý.
c. Đầu tư chưa tương xứng: Từ việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cho đến định mức kinh phí
thường xuyên cho đào tạo. Cơ chế đầu tư, cấp phát kinh phí hoạt động chưa thể hiện đúng vị trí
và tầm quan trọng của dạy nghề.
d. Chưa huy động được doanh nghiệp tham gia đào tạo, và “hiệu quả sử dụng tay nghề qua đào
tạo – sự chấp nhận của thị trường lao động” chưa được cấu thành tiêu chí đánh giá chất lượng
đào tạo. Mặt khác việc phối hợp để tổ chức học viên thực tập tại doanh nghiệp cũng chưa chặt
chẽ, chưa giúp học viên khai thác triệt để cơ hội thực tế tiếp cận với kỹ thuật, công nghệ mới vốn
rất phong phú và đa dạng.
e. Thông tin, phối hợp chưa hiệu quả, nhất là thông tin về thị trường lao động, về kỹ thuật công
nghệ thực tế. Cơ sở đào tạo thiếu thông tin về nhu cầu và yêu cầu trình độ kỹ thuật công nghệ đối
với lao động của khu vực sản xuất kinh doanh. Ngược lại, nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ năng
lực của cơ sở đào tạo. Thông tin đại chúng chưa thường xuyên, chưa phong phú, chưa có tác
động xã hội quan tâm; học nghề chưa được các tổ chức chính trị - xã hội quan tâm tuyên truyền
vận động thường xuyên, đúng mức.
f. Ở các nước phát triển, đào tạo nhân lực song song với việc hình thành công nghệ mới. Nhưng
ở ta, đào tạo nhân lực lại không mang tính đón đầu khi nhập công nghệ mới của nước ngoài, do
đó sự hụt hẫng nhân lực là điều khó tránh khỏi.

You might also like