You are on page 1of 4

Các giao thức nhất quán: Cách cài đặt các mô hình nhất quán trong các

HTPT:
1, Nhất quán liên tục:
 Dựa trên các giải pháp trong mô hình nhất quán liên tục, cụ thể các tiêu
chí: Sự chên lệch giữa số bản sao, sự chênh lệch trạng thái hay thứ tự các
thao tác cập nhật.
 Thường áp dụng giao thức lan truyền: (ý tưởng)
+ Giả sử không xẩy ra xung đột giữa các thao tác ghi-ghi
+ Các thao tác cập nhật ban đầu thực hiện chỉ trên một hoặc một vài
bản sao (càng ít càng tốt)
+ Một bản sao chỉ gửi các cập nhật của nó tới một số hữu hạn các hàng
xóm
+ Việc lan truyền cập nhật diễn ra chậm và không phải ngay lập tức
+ Cuối cùng mỗi cập nhật ều đến được từng bản sao
 Dựa trên thuật toán bệnh dịch mà có các mô hình lan truyền cập nhật. Các
cập nhật được lan truyền tới các bản sao càng ít thông điệp càng tốt, càng
nhiều bản sao bị nhiễm các lan truyền càng nhanh thì càng tốt. Các bản sao
không làn truyền được cập nhật sẽ bị loại bỏ.
2, Các giao thức dựa trên bản chính:
 Thuộc nhóm mô hình nhất quán tuần tự: Một bản sao dữ liệu được chỉ định
đóng vai trò chủ đạo cập nhật dứ liệu (gọi là bản chính để phân biệt với các
bản sao khác), mọi dữ liệu sẽ được cập nhật tại bản chính sau đó mới lan
truyền tới các bản sao khác.
 Các giao thức ghi từ xa: Tất cả các giao thức ghi được thực hiện chỉ trên
một máy chủ từ xa. Thường kết hợp với hệ thống chủ khách. Một dạng giao
thức ghi từ xa là giao thức Primary-Bakup. Nhược điểm: Hiệu năng, các
thao tác chiếm nhiều thời gian. Ưu điểm: Sử dụng giao thức ghi không theo
khối để xử lý cập nhật, các thao tác ghi có thể được gửi tới các bản sao dự
phòng theo cùng một thứ tự.
Các giao thức ghi cục bộ: Một bản sao cảu dữ liệu được duy trì. Khi có yêu cầu
ghi, mục dữ liệu được nhân bản từ máy chủ ở xa chuyển đến máy chủ cục bộ
(Được gọi là tiếp cận di trú hoàn toàn). Vấn đề của giao thức: thời gian để định
vị được một mục dữ liệu (có thể lớn hơn thời gian sử dụng). Một dạng của giao
thức ghi cục bộ là giao thức Primary-backup, bản chính được di trú đến tiến trình
đang muốn thực hiện việc cập nhật, sồi sau đó bản dự phòng sẽ được cập nhật..

3, Các giao thức nhân bản ghi:


 Thay cho việc cập nhật trên một bản sao sau đó lan tỏa cập nhật thì thao
tác ghi có thế được tiến hành trên nhiều bản sao.
 Giao thức nhân bản chủ động: Cho phép các thao tác ghi được truyền
tới các bản sao, các thao tác đọc thì được thực hiện cục bộ. Giao thức
ghi có thể được truyền sử dụng giao tiếp điểm nối hay Muticast. Ưu
điểm: Tất cả các bản sao đều nhận được các thao tác cùng lúc và
theo một trật tự. Không cần đánh dấu một bản chính hay gửi tất cả
các thao thác tới máy chủ. Nhược điểm: yêu cầu truyền theo kiểu
Multicast động hoặc có bộ sắp xếp dãy tập trung (Khó tiếp cận linh
hoạt). Vấn đề “triệu gọi bản sao” nhằm tránh bản sao bị gọi quá
nhiều: một bột điều phối sẽ đc gắn tại mỗi bên máy chủ và máy khác
để đảm bảo chỉ có một lời gọi hoặc một lời đáp được gửi đi,
 Giao thức dựa trên đại biểu: Thực hiện thao tác ghi trên 1 tập nhỏ
các bản sao. Tất cả các mục dữ liệu được được kết hợp với mỗi số
phiên bản, mỗi một lần bị sửa đổ thì số phiên bản của nó cũng tăng
theo. Giao thức đinh nghĩa ra số đại biểu đọc và số đại biểu ghi
4, Các giao thức gắn gới cache:
 Cache là một dạng đặc biệt của nhân bản, được điều khiển bởi máy trạm
thay vì điều khiển bằng máy chủ.
 Xác định khi nào sự không nhất quán bị phát hiện sau đó loại bỏ những dữ
liệu gây ra sự không nhất quán, có 2 giải pháp:
+ Giải pháp tĩnh: Tại thời điểm biên dịch trương trình, những chỉ thị
phụ sẽ được thêm vào để phát hiện dữ liệu không nhất quán.
+ Giải pháp động: Tại thời điểm chạy chương trình có những đoạn mã
để kiểm tra tính không nhất quán của dữ liệu cache với dữ liệu của
máy chủ.
 Chiến lược éo buộc sự gắn kết: Xác định dữ liệu cache được giữ nhất quán
với dữ liệu lưu trên máy chủ như thế nào. Hai cách buộc dữ liệu gắn kết
với nhau:
+ Để máy chủ gửi thông điệp về sự không hợp lên mỗi khi dữ liệu bị
thay đổi.
+ Cập nhật các kỹ thuật lan truyền.
 Thao tác ghi dữ liệu vào cache:
+ Cache chỉ đọc: Các cập nhật được thực hiện bởi máy chủ (qua giao
thức đẩy) hoặc bởi máy khách (Giao thức kéo)
+ Cache ghi thẳng: Máy khác sẽ thay đổi nội dung của cache sau đó
gửi các cập nhật tới máy chủ.
+ Cache ghi sau: Máy khách trì hoãn sự lan truyền cập nhật, cho phép
tạo ra nhiều cập nhật sau đó dử cập nhật mới nhất tới máy chủ.
5, Cài đặt nhất quán lấy máy khách làm trung tâm:
 Mỗi thao tác sẽ được gán với một định danh toàn cục do máy chủ quy định.
 Máy chủ duy trì hai tập dữ liệu lưu vết thao tác đọc và thao tác ghi của mỗi
máy khách.
 Mô hình nhất quán đọc đề: Máy chủ được cài đặt cơ chế phát hiển yêu cầu
đọc tương ứng với thao tác ghi trên máy chủ nào. Khi máy khách thực hiện
thao tác đọc trên máy chủ, máy chủ sẽ kiểm tra xem các đinh danh trên tập
đọc đã được thực hiện chưa, nếu còn có định danh nào chưa thực hiện máy
chủ sẽ liên hệ với máy chủ khác để cập nhật dữ liệu mới hoặc chuyển yêu
cầu cho máy chủ khác.
 Mô hình nhất quán ghi đề: Nếu máy chủ phát hiện yêu cầu ghi đầu tiên thì
nó sẽ thực hiện và sau đó máy khách bổ xung định danh vào tập ghi của
mình.
 Cài đặt mô hình nhất quán đọc kết quả ghi: Máy chủ kiểm tra tất cả các yêu
cầu ghi của máy khách hoặc máy khách phải tìm kiếm máy chủ mà ở đó
thao tác ghi được thực hiện.
 Mô hình ghi theo sau đọc: Máy chủ đọc dữ liệu và so sánh với dữ liệu của
yêu cầu ghi, nếu dữ liệu ghi mới hơn thì thực hiện thao tác ghi.

You might also like