You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN ĐIỆN TỬ - VIỂN THÔNG

----------

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN MÔN VI XỬ LÝ

Đề tài: Mạch mô phỏng đèn giao thông

GVHD: Thầy Nguyễn Huy Hoàng

Nhóm sinh viên thực hiện:

Phan Thị Phúc 20166586

Nguyễn Thị Thương 20166821

Hà Nội,2018
Báo cáo bài tập lớn môn Vi xử lý Mạch mô phỏng đèn giao thông

MỤC LỤC
1. Giới thiệu về mạch và vi điều khiển ................................................................................................................3
2. Chức năng của mạch ........................................................................................................................................4
3. Linh kiện làm mạch và chức năng ..................................................................................................................5
4. Quá trình hoạt động .........................................................................................................................................5
Chế độ 0:................................................................................................................................................................5
Chế độ 1:................................................................................................................................................................6
5. Mạch mô phỏng bằng Proteus .........................................................................................................................6
6. Thuật toán .........................................................................................................................................................6

2
Báo cáo bài tập lớn môn Vi xử lý Mạch mô phỏng đèn giao thông

1. Giới thiệu về mạch và vi điều khiển


Ý tưởng: Nhóm thực hiện mô phỏng đền giao thông ngã tư với 2 đường 1
chiều giao nhau sử dụng vi điều khiển 8051, nhằm nghiên cứu , mô phỏng quá
trình hoạt động của đèn giao thông.

Cấu hình chân VĐK:

Vi điều khiển 8051 có tất cả 40 chân – tương ứng với 4 cổng, mỗi cổng 10 chân. Các
phép toán đọc/ghi dữ liệu được thực hiện thông qua 32 chân trên 4 cổng.8 chân còn lại là các
chân: Vcc, GND, XTAL1, XTAL2, RST, EA(bar), ALE/PROG(bar), PSEN(bar).
 VCC: điện áp cung cấp cho nguồn nuôi VĐK.Dòng 8051 sử dụng điện áp 5VDC.
Điện áp này cần được lọc kỹ trước khi cấp vào và nên đặt 1 tụ gốm để chống
nhiễu tại chân Vcc của VĐK.
 GND: nối với mass nguồn.
 RST: là chân số 9 - Reset. Nó là một chân đầu vào có mức tích cực
cao (bình thường ở mức thấp). Khi cấp xung cao tới chân này thì bộ vi
điều khiển sẽ được Reset và kết thúc mọi hoạt động. Điều này thường
được coi như là sự tái bật nguồn. Khi kích hoạt tái bật nguồn sẽ làm
mất mọi giá trị trên các thanh ghi.
 EA : có nghĩa là truy cập ngoài (External Access): là chân số 31 trên vỏ
kiểu DIP. Nó là một chân đầu vào và phải được nối hoặc
với Vcc hoặc GND. Hay nói cách khác là nó không được để hở.
 Chân ALE được sử dụng để phân kênh địa chỉ và dữ liệu.

3
Báo cáo bài tập lớn môn Vi xử lý Mạch mô phỏng đèn giao thông

 PSEN: là chân đầu ra cho phép cất chương trình (Program Store Enable)
trong hệ thống.
 Các chân cổng vào/ra và các chức năng của chúng
 Cổng P0: chiếm tất cả 8 chân (từ chân 32 đến 39) . Nó có thể được
dùng như cổng đầu ra, để sử dụng các chân của cổng P0 vừa làm đầu
ra, vừa làm đầu vào thì mỗi chân phải được nối tới một điện trở kéo.
 Cổng P1: cũng chiếm tất cả 8 chân (từ chân 1 đến chân 8) nó có thể
được sử dụng như đầu vào hoặc đầu ra. So với cổng P0 thì cổng này
không cần đến điện trở kéo vì nó đã có các điện trở kéo bên trong.
Trong quá trình Reset thì cổng P1 được cấu hình như một cổng đầu
ra.
Cổng P1 là đầu vào: Tương tự P0, để biến cổng P1 thành đầu
vào thì nó phải được lập trình bằng cách ghi 1 đến tất cả các bit của
nó.
 Cổng P2: cũng chiếm 8 chân (các chân từ 21 đến 28). Nó có thể
được sử dụng như đầu vào hoặc đầu ra, giống như cổng P1,
cổng P2 cũng không cần điện trở kéo vì nó đã có các điện trở kéo
bên trong. Khi Reset, thì cổng P2 được cấu hình như một cổng đầu
ra.

Cổng P2 là đầu vào: Để tạo cổng P2 như đầu vào thì nó phải
được lập trình bằng cách ghi các số 1 tới tất cả các chân của nó
 Cổng P3 chiếm tổng cộng là 8 chân từ chân 10 đến chân 17. Nó có
thể được sử dụng như đầu vào hoặc đầu ra. Cống P3 không cần các
điện trở kéo cũng như P1 và P2. Mặc dù cổng P3 được cấu hình như
một cống đầu ra khi Reset, nhưng đây không phải là cách nó được sử
dụng phổ biến nhất.

2. Chức năng của mạch


Mạch thực hiện đếm lùi, số đếm được hiển thị qua LED 7 đoạn. Khi mạch
thực hiện đếm lùi, 6 LED đỏ, vàng và xanh sẽ lần lượt sáng biểu thị cho 2 cột đèn
giao thông ở ngã tư.
Mạch có thể thay đổi thời gian sáng của các đèn thuận tiện điều tiết giao
thông. Đồng thời cùng một chương tình, ta có thể áp dụng cho nhiều đèn giao
thông ở các ngã tư có hai tuyến đường 1 chiều giao nhau mà không phải sửa
chương trình để thay đổi thời gian đếm.

4
Báo cáo bài tập lớn môn Vi xử lý Mạch mô phỏng đèn giao thông

Mạch có chức năng: Điều tiết lưu lượng giao thông khi lượng xe lưu thông
của 2 tuyến không đồng đều bằng cách giảm thời gian đèn đỏ của tuyến đường có
nhiều phương tiện tham gia ( tang lưu lượng xe qua tuyến đường), tăng thời gian
chờ đèn đỏ cho tuyến đường còn lại (giảm lưu lượng xe qua tuyến đường). Chức
năng được thực hiện nhờ các nút bấm. Khi ở chế độ này thời gian đếm ở nửa chu
kỳ bị giảm một nửa.

3. Linh kiện làm mạch và chức năng


- Vi điều khiển 8051
- 2 LED xanh , 2 LED đỏ, 2 LED vàng: hiển thị đèn báo
- Tụ thạch anh 12MHz: là nguồn tạo xung nhịp dao động clock ổn định
(12MHz)
- Tụ gốm 33pF: Lọc nhiễu cho dao động thạch anh
- Điện trở 330Ω và 1KΩ: có tác dụng hạn chế dòng điện
- Nút bấm
- 2 LED 7 đoạn:hiển thị đồng hồ đếm ngược
- Nguồn 5V

4. Quá trình hoạt động


Chế độ 0:
Khi mạch bắt đầu hoạt động ta thực hiện lựa chọn số đếm cho đèn giao
thông. Ban đầu LED 7 đoạn hiển thị giá trị 00, chân P2.6 và P2.7 được nối
qua một nút bấm và nối xuống đất. Hai chân được đưa lên mức 1 qua lệnh
được lập trình trên 8051, khi ấn nút bấm, chân P2.6 được nối đất chuyển
xuống mức 0, vi điều khiển sẽ nhảy tới chương trình con thực hiện tăng số
đếm được hiển thị qua LED 7 đoạn, thời gian sáng của đèn đỏ bằng với giá
trị hiển thị trên LED, việc tang số đếm được lặp lại khi ta tiếp tục ấn nút
P2.6. Sau khi kết thúc lựa chọn thời gian sáng cho đèn đỏ, ta ấn nút P2.7 để
tiếp tục lựa chọn thời gian sáng cho đèn vàng. Sau khi hoàn tất ta ấn tiếp nút
P2.7 để đưa mạch về trạng thái ban đầu.
Cổng P1,P3 dùng để hiển thị số đếm ra LED 7 đoạn, cổng P2 dùng
nối các LED biểu thị đèn giao thông, cổng P0 sử dụng làm các chân điều
kiện chạy chương trình.

5
Báo cáo bài tập lớn môn Vi xử lý Mạch mô phỏng đèn giao thông

Chế độ 1:
Khi thời gian sáng của đèn đỏ bằng 01, mạch chuyển sang chế dộ 1. Ở
chế độ này Vi điều khiển chuyển bang thanh ghi, thời gian sáng tiếp tục
được lập trình như chế độ 0. Sau khi lập trình xong trong nửa chu kỳ đầu
mạch thực hiện đếm bình thường, nửa chu kỳ sau thời gian sáng của đèn đỏ
giảm một nửa, nút P2.6 có nhiệm vụ chuyển đổi việc lựa chọn giảm thời
gian sáng của đèn đỏ giữa hai cột đèn giao thông. Khi ấn nút P2.7 mạch
được chuyển về trạng thái ban đầu ở chế độ 0.

5. Mạch mô phỏng bằng Proteus

6. Thuật toán

You might also like