You are on page 1of 4

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ TP.HCM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC


NGÀNH ĐÀO TẠO: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ, ĐẦU TƯ TÀI
CHÍNH, BẢO HIỂM VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: Tài chính quốc tế (International Finance)


2. Mã học phần:
3. Bộ môn phụ trách giảng dạy: Tài chính quốc tế
4. Trình độ: Cho sinh viên năm 3,4 ĐHCQ hoặc theo chương trình cụ thể các lớp HC, VB2
5. Số tín chỉ: 3
6. Phân bổ thời gian: (giờ tín chỉ đối với các hoạt động)

• Lên lớp (lý thuyết): 30 giờ


• Làm việc nhóm, thực hành, thảo luận: 15 giờ
• Tự học, tự nghiên cứu ở nhà: 67.5 giờ
7. Điều kiện tiên quyết:
Kinh tế vĩ mô, Kinh tế quốc tế, Thị trường tài chính
8. Giảng viên:
8.1 Phụ trách môn học (Unit controller): PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang

8.2 Giảng viên giảng dạy (Instructor): ThS Quách Doanh Nghiệp Liên hệ: 0903.710.323,
email: nghieptcdn@ueh.edu.vn
8.3 Trợ giảng (Teaching Assistant):

Liên hệ: , email:


9. Giới thiệu môn học :
Tài Chính Quốc Tế (International Finance) là một môn học được giảng dạy rất phổ biến tại các
trường đại học trong và ngoài nước chủ yếu cho các sinh viên theo học chuyên ngành Tài chính –
Ngân hàng (Finance and Banking) và một số chuyên ngành khác thuộc khoa học Kinh tế. Tài chính
Quốc tế là một môn học khá hiện đại vì nó liên tục được cập nhật theo nhịp điệu phát triển của thị
trường tài chính toàn cầu. Có thể nói nội dung của Tài Chính Quốc Tế khá rộng, nó bao hàm những
xu hướng vận động mang tính toàn cầu của các thị trường, định chế tài chính, các sản phẩm và kỹ
thuật tài chính cho đến việc ban hành các chính sách công xuất phát từ nhu cầu điều tiết và quản lý thị
trường tài chính của Chính phủ.

1
10. Mục tiêu của môn học: Sau khi học xong sinh viên phải đạt được yêu cầu cơ bản sau:
(K1) Hiểu biết về các thành phần của Thị trường tài chính quốc tế
(K2) Hiểu và nắm bắt được tổng quan cán cân thanh toán quốc tế, các thành phần của
cán cân thanh toán quốc tế như tài khoản vãng lai, tài khoản vốn, tài khoản tài chính, dự
trữ quốc gia. Phân tích được các yếu tố nào tác động đến các thành phần này.
(K3) Hiểu và thực hành được các giao dịch arbitrage tiền tệ và lãi suất
(K4) Hiểu và nắm bắt được lý thuyết ngang giá lãi suất có phòng ngừa và không phòng
ngừa (hiệu ứng Fisher quốc tế)
Kiến
(K5) Hiểu và nắm bắt được lý thuyết ngang giá sức mua.
thức
(K6) Hiểu và nắm bắt được các chế độ tỷ giá và những đặc điểm của chúng. Các đánh
đổi khi lựa chọn một chế độ tỷ giá.
(K7) Hiểu và nắm bắt được lý thuyết bộ ba bất khả thi, một lý thuyết tổng quát về các
chính sách điều hành kinh tế vĩ mô; những đánh đổi của việc lựa chọn các mục tiêu vĩ
mô cho nền kinh tế
(K8) Hiểu và nắm bắt được các dạng khủng hoảng tài chính, nguyên nhân và các thế hệ
khủng hoảng từ trước đến nay
(S1) Ứng dụng các kiến thức về cán cân thanh toán quốc tế để giải thích những thay đổi
trong thâm hụt tài khoản vãng lai của các quốc gia, những thay đổi trong điều hành tỷ
giá hoặc có ảnh hưởng như thế nào đến vị thế thâm hụt hoặc thặng dư cán cân mậu dịch
hoặc tác động đến dòng vốn vào và ra khỏi một quốc gia
(S2) Phân tích và đánh giá những thuận lợi và bất lợi trong chính sách kiểm soát vốn của
một quốc gia
(S3) Ứng dụng các lý thuyết (ngang giá lãi suất, ngang giá sức mua, hiệu ứng Fisher
Kỹ
quốc tế) trong việc tính toán tỷ giá thực, dự báo tỷ giá, đánh giá các điều kiện có thể ra
năng
quyết định tài chính cho các doanh nghiệp
(S4) Vận dụng và phân tích cách thức điều hành tỷ giá của chính phủ thông qua các
hành vi can thiệp của chính phủ vào tỷ giá.
(S5) Ứng dụng lý thuyết bộ ba bất khả thi để đánh giá điều hành chính sách tiền tệ, tỷ
giá và tự do hóa tài chính của một quốc gia. Đánh giá sự phá vỡ cấu trúc của bộ ba bất
khả thi khi có một cú sốc xảy ra
(S6) Sử dụng kiến thức để dự báo các dấu hiệu khủng hoảng tài chính
Tư duy (T1) Có tư duy hệ thống, tư duy phản biện, tư duy sáng tạo
(A1) Tuân thủ các quy định.
(A2) Trung thực.
Thái độ
(A3) Tinh thần làm việc hợp tác.
(A4) Cầu tiến, thiện ý học hỏi.
- Đề cương chi tiết
Nội dung Số tiết Mục tiêu
Chương 1: Thị trường Tài chính quốc tế 4 K1;A3,4
Chương 2: Chu chuyển vốn quốc tế 4 K2; S1,2; A3,4
Chương 3: Arbitrage quốc tế và lý thuyết ngang giá lãi suất 8 K3,4; S3; A3,4
(IRP), ngang giá lãi suất không phòng ngừa (UIP)
Chương 4: Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái – lý 8 K5; S3; A3,4
thuyết ngang giá sức mua (PPP)
Chương 5: Xác định tỷ giá hối đoái và tác động của chính phủ 4 K6,; S4; A3,4
đối với tỷ giá
Chương 6: Bộ 3 bất khả thi và những thay đổi trong cấu trúc tài 4 K8; S5,6; A3,4
chính và khủng hoảng tài chính

2
Kiểm tra 4 T1; A2,4

11. Tài liệu tham khảo;


 Giáo trình chính:
(1) Trần Ngọc Thơ, Nguyễn Ngọc Định, Tài Chính Quốc Tế, 2011
(2) Nguyễn Thị Ngọc Trang, Tài Chính Quốc Tế - Ứng dụng Excel cho các bài tập và giải
pháp, NXB. Thống Kê, 2005
 Tài liệu tham khảo bổ sung
(3) Jeff Madura (2008). International corporate finance. Thomson South – Western
12. Chương trình học chi tiết
Buổi Chủ đề Tài liệu tham khảo Bài tập ở nhà
1 Thị trường Tài chính quốc tế và các Chương 1 TLTK (1)
công ty đa quốc gia
2 Chu chuyển vốn quốc tế Chương 2 TLTK (1) Chương 8 - TLTK (2)
3 Chu chuyển vốn quốc tế (tiếp theo)
4 Arbitrage quốc tế và lý thuyết Chương 7 TLTK (1) Chương 5 - TLTK (2)
ngang giá lãi suất (IRP) Chương 10 - TLTK (2)
Sửa Bài tập
5 Arbitrage quốc tế và lý thuyết
ngang giá lãi suất (IRP) (tiếp theo)
Sửa Bài tập
6 Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá Chương 8 TLTK (1) Chương 10 - TLTK (2)
hối đoái – lý thuyết ngang giá sức
mua (PPP), Hiệu ứng Fisher quốc tế
Sửa Bài tập
7 Xác định tỷ giá hối đoái và tác động Chương 9 và 10 TLTK Chương 9&10 - TLTK
của chính phủ đối với tỷ giá (1) (2)
8 Bộ ba bất khả thi và những thay đổi
trong cấu trúc tài chính + khủng
Chương 11 TLTK (1)
hoàng tài chính
Ôn tập
9 Kiểm tra giữa kỳ
13. Đánh giá
Điểm học phần bao gồm các thành phần như sau:

Nội dung đánh giá Tỷ lệ đánh giá


1. Đánh giá quá trình 50%
(1a) Điểm bài kiểm tra LMS (5 bài test nhỏ, 2 điểm/1 bài) 30 %
(1b) Bài tự luận cá nhân 30%
(1c) Điểm kiểm tra giữa kỳ (được sử dụng tài liệu giấy, không dùng điện 40%
thoại di động, laptop)

3
10 câu hỏi trắc nghiệm + tự luận
2. Thi cuối kỳ : 10 câu trắc nghiệm + tự luận (không sử dụng tài liệu) 50%
Tổng cộng 100%
14. Yêu cầu:
• Tham dự học, thảo luận, kiểm tra theo quy chế học vụ hiện hành của nhà trường.
• Dự lớp: tham dự các buổi học đầy đủ và tham gia tích cực các giờ thảo luận nhóm, giải quyết
bài tập tình huống với giảng viên và các sinh viên khác trong giảng đường
• Đọc trước bài học, đọc và chuẩn bị kỹ lưỡng các tình huống được giao.
• Thực hiện các bài tập áp dụng lý thuyết theo yêu cầu của giáo viên (làm ở nhà, sửa trên lớp)

• KHÔNG ĐƯỢC SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ (điện thoại, máy tính cá nhân)
trong giờ học để làm việc riêng, hoặc chụp, quay phim, ghi âm lớp học trừ khi đó là yêu cầu
của giảng viên nhằm phục vụ cho việc học tập trên lớp hoặc được sự cho phép của giảng viên
đứng lớp. Sinh viên có thể sử dụng mọi thiết bị điện tử cá nhân bên ngoài cửa lớp học.

• Đây là lớp học KHÔNG XẢ RÁC nên bạn đừng để lại bất cứ thứ gì ngoài những dấu chân của
bạn.

You might also like