You are on page 1of 9

Chương 3.

CÁC MẠCH ĐIỆN TỬ SỐ KHÔNG NHỚ


II. Bài 2. Lắp ráp và khảo sát mạch thực hiện các cổng logic cơ bản từ cổng
logic NAND.
1. MỤC TIÊU YÊU CẦU
1.1. Kiến thức
- Hiểu nguyên nhân thiết kế mạch logic dựa trên cổng logic phổ thông NAND.
- Hiểu nguyên lý thực hiện các cổng logic cơ bản bằng cổng NAND.
1.2. Kỹ năng
- Lắp ráp và khảo sát mạch thực hiện các cổng logic bằng cổng logic NAND.
1.3. Kết quả
- Lắp ráp được cổng NOT, AND, OR, XOR, NOR từ IC cổng logic NAND 7400.
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Tại sao cần thiết kế mạch số từ cổng NAND
- Trong đại số logic, các phép toán logic được thực hiện từ các toán tử logic cơ bản
như: AND, OR, NOT, NAND, NOR, XOR, XNOR, tuy nhiên thực tế các toán tử
đều được xây dựng từ 3 phép toán cơ bản là: AND – OR – NOT.
NAND NAND = NOT (AND)
NOR NOR = NOT (OR)
XOR
, tổng hợp của AND, OR, NOT
XNOR
, tổng hợp của AND, OR, NOT
- Phân tích tiếp theo nữa thì hàm logic OR cũng có thể được biểu diễn qua 2 hàm
logic là AND và NOT.

- Vậy thì có thể tối giản đến mức bỏ lại chỉ còn duy nhất 1 cổng logic AND hoặc
NOT hay không? Việc đó tất nhiên là không thể vì cổng NOT chỉ nhận 1 đầu vào
và cổng AND thì lại nhận mức logic 0 chỉ cần 1 trong 2 đầu vào bằng 0.
- Trong khi đó cổng NAND lại có thể miêu tả cho cả 2 cổng logic trên. Cụ thể:

Biểu diễn cổng NOT Biểu diễn cổng AND


NOT (X) = NAND (X,X) AND (X,Y) = NOT (NAND (X,Y))
- Về mặt cấu tạo linh kiện thì khi so sánh cổng NAND với cổng NOR thì tốc độ thực
hiện các phép toán logic của cổng NAND cao hơn, bởi vì độ linh động của các
electron của Transistor cổng NAND nhanh gấp 3 lần lỗ trống của Transistor cổng
NOR. Và dòng tiêu thụ cực cửa (gate-leakage) của cấu trúc NAND cũng thấp hơn.
Bởi thế thời gian trễ (delay) của tín hiệu logic qua cổng NAND cũng được tối ưu.
2.2. Sơ đồ mạch cổng logic tổ hợp từ cổng NAND
- Cổng NAND logic có thể coi là cổng logic phổ thông nhất, tất cả các cổng logic
khác đều có thể được tổ hợp nên từ cổng NAND. Cụ thể như sau:
TT Cổng Sơ đồ mạch chuyển đổi Biểu thức SL

1 NOT NOT(A) = NAND (A,A) 1

AND(A,B)=
2 AND 2
NAND(NAND(A,B),NAND(A,B))

OR(A,B)=
3 OR 3
NAND(NAND(A,A),NAND(B,B))

NOR(A,B)=
4 NOR NAND(NAND(NAND(A,A),NAND(B,B), 4
NAND(NAND(A,A),NAND(B,B))

XOR(A,B)=
5 XOR NAND(NAND(A,NAND(A,B)), 4
NAND(B,NAND(A,B)))

3. NỘI DUNG THỰC HÀNH


3.1. Chuẩn bị điều kiện đảm bảo
- Máy tính (PC, Laptop) cài phần mềm Proteus 8.5.
- Thiết bị lắp ráp mạch ED-2200; đồng hồ vạn năng chỉ thị kim.
- Danh mục linh kiện thực hành
STT Chủng loại linh kiện SL Ghi chú
1 7400 – IC Logic NAND(x4 Gate) 4 Cổng NAND TTL
2 SW-Button 2 Nút nhấn Momentary
3 Resistor 470 1 Điện trở 470Ω
4 Resistor 1K 2 Điện trở 1K
5 LED 5mm Red 1 LED 5mm chân căm
3.2. Quy trình thực hành
3.2.1. Lắp ráp và khảo sát mạch thực hiện chức năng cổng logic từ cổng NAND
- Sử dụng linh kiện, thiết bị thực hành lắp ráp các mạch điện.
AND Gate
- Bước 1: Lắp ráp mạch theo sơ đồ nguyên lý.
 Mạch thực hiện logic AND từ cổng NAND
Mạch cổng AND từ cổng NAND

Mạch sơ đồ
nguyên lý

- Bước 2: Lắp ráp mạch trên Breadboard

- Bước 3: Kết nối Bread board có mạch điện với thiết bị lắp ráp mạch ED-2200
- Bước 4: Khảo sát hoạt động của mạch điện thực hiện chức năng cổng AND
Hướng dẫn khảo sát:
 Sử dụng nút nhấn Button để thiết lập trạng thái logic cho tín hiệu đầu vào
của mạch điện. Nhấn nút là nhập giá trị 0, nhả nút là nhập giá trị 1.
 Quan sát trạng thái hiển thị của LED tương ứng với kết quả của chức năng
logic của mạch. LED sáng (ON) là logic 1 và LED tắt (OFF) là logic 0.
 Ta có bảng hiển thị kết quả thực hiện khảo sát mạch và so sánh với bảng
chân lý của cổng AND.
Button_1 Button_2 LED Input_1 Input_2 Output
Pressed Pressed Logic 0 Logic 0
Released Pressed Logic 0 Logic 1
Pressed Released Logic 1 Logic 0
Released Released Logic 1 Logic 1
 Sử dụng đồng hồ vạn năng chỉ thị kim/chỉ thị số khảo sát giá trị điện áp đầu
vào/ra tương ứng của mạch.
NOT Gate
- Bước 1: Lắp ráp mạch theo sơ đồ nguyên lý.
 Mạch thực hiện logic NOT từ cổng NAND
Mạch cổng NOT từ cổng NAND

Mạch sơ đồ nguyên lý

- Bước 2: Lắp ráp mạch trên Breadboard


- Bước 3: Kết nối Bread board có mạch điện với thiết bị lắp ráp mạch ED-2200
- Bước 4: Khảo sát hoạt động của mạch điện thực hiện chức năng cổng NOT
Hướng dẫn khảo sát:
 Sử dụng nút nhấn Button để thiết lập trạng thái logic cho tín hiệu đầu vào
của mạch điện. Nhấn nút là nhập giá trị 0, nhả nút là nhập giá trị 1.
 Quan sát trạng thái hiển thị của LED tương ứng với kết quả của chức năng
logic của mạch. LED sáng (ON) là logic 1 và LED tắt (OFF) là logic 0.
 Ta có bảng hiển thị kết quả thực hiện khảo sát mạch và so sánh với bảng
chân lý của cổng NOT.

Button LED Input Output


Pressed ON Logic 1 Logic 0
Released OFF Logic 0 Logic 1

 Sử dụng đồng hồ vạn năng chỉ thị kim/chỉ thị số khảo sát giá trị điện áp đầu
vào/ra tương ứng của mạch.
OR Gate
- Bước 1: Lắp ráp mạch theo sơ đồ nguyên lý.
 Mạch thực hiện logic OR từ cổng NAND
Mạch cổng OR từ cổng NAND

Mạch sơ đồ
nguyên lý
- Bước 2: Lắp ráp mạch trên Breadboard

- Bước 3: Kết nối Bread board có mạch điện với thiết bị lắp ráp mạch ED-2200
- Bước 4: Khảo sát hoạt động của mạch điện thực hiện chức năng cổng OR
Hướng dẫn khảo sát:
 Sử dụng nút nhấn Button để thiết lập trạng thái logic cho tín hiệu đầu vào
của mạch điện. Nhấn nút là nhập giá trị 0, nhả nút là nhập giá trị 1.
 Quan sát trạng thái hiển thị của LED tương ứng với kết quả của chức năng
logic của mạch. LED sáng (ON) là logic 1 và LED tắt (OFF) là logic 0.
 Ta có bảng hiển thị kết quả thực hiện khảo sát mạch và so sánh với bảng
chân lý của cổng OR.
Button_1 Button_2 LED Input_1 Input_2 Output
Pressed Pressed Logic 0 Logic 0
Released Pressed Logic 0 Logic 1
Pressed Released Logic 1 Logic 0
Released Released Logic 1 Logic 1
 Sử dụng đồng hồ vạn năng chỉ thị kim/chỉ thị số khảo sát giá trị điện áp đầu
vào/ra tương ứng của mạch.
NOR Gate
- Bước 1: Lắp ráp mạch theo sơ đồ nguyên lý.
 Mạch thực hiện logic NOR từ cổng NAND
Mạch cổng NOR từ cổng NAND

Mạch sơ đồ
nguyên lý

- Bước 2: Lắp ráp mạch trên Breadboard

- Bước 3: Kết nối Bread board có mạch điện với thiết bị lắp ráp mạch ED-2200
- Bước 4: Khảo sát hoạt động của mạch điện thực hiện chức năng cổng NOR
Hướng dẫn khảo sát:
 Sử dụng nút nhấn Button để thiết lập trạng thái logic cho tín hiệu đầu vào
của mạch điện. Nhấn nút là nhập giá trị 0, nhả nút là nhập giá trị 1.
 Quan sát trạng thái hiển thị của LED tương ứng với kết quả của chức năng
logic của mạch. LED sáng (ON) là logic 1 và LED tắt (OFF) là logic 0.
 Ta có bảng hiển thị kết quả thực hiện khảo sát mạch và so sánh với bảng
chân lý của cổng NOR.
Button_1 Button_2 LED Input_1 Input_2 Output
Pressed Pressed Logic 0 Logic 0
Released Pressed Logic 0 Logic 1
Pressed Released Logic 1 Logic 0
Released Released Logic 1 Logic 1
 Sử dụng đồng hồ vạn năng chỉ thị kim/chỉ thị số khảo sát giá trị điện áp đầu
vào/ra tương ứng của mạch.
XOR Gate
- Bước 1: Lắp ráp mạch theo sơ đồ nguyên lý.
 Mạch thực hiện logic XOR từ cổng NAND
Mạch cổng XOR từ cổng NAND

Mạch
sơ đồ
nguyên

- Bước 2: Lắp ráp mạch trên Breadboard

- Bước 3: Kết nối Bread board có mạch điện với thiết bị lắp ráp mạch ED-2200
- Bước 4: Khảo sát hoạt động của mạch điện thực hiện chức năng cổng XOR
Hướng dẫn khảo sát:
 Sử dụng nút nhấn Button để thiết lập trạng thái logic cho tín hiệu đầu vào
của mạch điện. Nhấn nút là nhập giá trị 0, nhả nút là nhập giá trị 1.
 Quan sát trạng thái hiển thị của LED tương ứng với kết quả của chức năng
logic của mạch. LED sáng (ON) là logic 1 và LED tắt (OFF) là logic 0.
 Ta có bảng hiển thị kết quả thực hiện khảo sát mạch và so sánh với bảng
chân lý của cổng XOR.
Button_1 Button_2 LED Input_1 Input_2 Output
Pressed Pressed Logic 0 Logic 0
Released Pressed Logic 0 Logic 1
Pressed Released Logic 1 Logic 0
Released Released Logic 1 Logic 1
 Sử dụng đồng hồ vạn năng chỉ thị kim/chỉ thị số khảo sát giá trị điện áp đầu
vào/ra tương ứng của mạch.

You might also like