You are on page 1of 1

André Trương Trọng Thi (1936-2005) là một kỹ sư Pháp gốc Việt.

Ông được xem là "cha đẻ của máy vi


tính" vì đã tạo ra Micral, máy tính cá nhân không phải công cụ và được thương mại hóa đầu tiên. Ông
sinh năm 1936 tại Chợ Lớn, TP.HCM. Sang Pháp học từ năm 14 tuổi, sau đó trở thành kỹ sư vô tuyến
điện. Năm 1971, ông lập Công ty R2E và chính công ty này là nơi ông cùng các cộng sự cho ra đời dòng
máy vi tính đầu tiên trên thế giới Micral (vào tháng 5-1973) mà một bản mẫu của nó hiện được trưng bày
trong Viện bảo tàng máy tính Boston (Mỹ). Ý tưởng thoạt đầu của ông về máy tính vẫn ứng dụng đến bây
giờ: Máy gọn nhỏ, có thể sản xuất hàng loạt với giá phải chăng cho cả cá nhân lẫn cho giới doanh nghiệp
ứng dụng trong hoạt động nghề nghiệp. Loại máy Micral của ông khi ấy đã được đưa vào sử dụng ngay
trong hệ thống thu phí xa lộ ở Pháp. Công lao của ông Trương Trọng Thi trong ngành máy tính còn được
ghi nhận ở những ý tưởng tiên phong về loại máy vi tính tương thích, về xử lý và lưu trữ dữ liệu, về lưu
trữ dữ liệu trên đĩa quang học…Được công bố vào tháng 2 năm 1973, hệ máy Micral của ông Thi được
xây dựng trên nền chip Intel 8008, dung lượng bộ nhớ 256 bytes (với khả năng mở rộng lên... 1K), có
đầy đủ màn hình và bàn phím. Năm 1974, ông Thi đã thuyết trình về Micral, lúc này đã được bổ sung
thêm ổ cứng và ổ đĩa mềm, trước Hội thảo Máy tính Quốc gia Hoa Kỳ. Tuy nhiên, phải hai năm sau, mới
có một công ty của Mỹ mua giấy phép sử dụng phát minh này. Cuối cùng, ông Thi cũng phải từ bỏ dự án
xây dựng chi nhánh riêng tại Mỹ do gặp quá nhiều khó khăn về tài chính. Mặc dù điện toán cá nhân tại
châu Âu vào thời điểm hiện tại đã mở rộng thành rất nhiều hình thái khác nhau, từ các trò game video gia
đình quen thuộc cho đến các work station đa chức năng dành cho những tập đoàn lớn, nhưng có hai yếu
tố đang kìm hãm tiến trình phát triển của nó. Thứ nhất, phần cứng và phần mềm của Mỹ xuất khẩu sang
châu Âu có giá cao hơn nhiều lần so với "cố hương". Thứ hai, ngôn ngữ cũng chính là một rào cản lớn.
Không chỉ về mặt dịch thuật, mà các bộ ký tự tại đa số các nước châu Âu cũng khác nhau, trong khi các
chương trình và tài liệu bằng tiếng địa phương là điều kiện tiên quyết để máy tính cá nhân thành công.
Nước Pháp đi một con đường riêng khi theo đuổi mục tiêu quốc gia về phát triển một nền công nghiệp
máy tính nội địa vững mạnh. Thiếu phần mềm và nỗi sợ... bàn phím không còn là thách thức lớn nữa Và
quả thật, Pháp cũng đã có được khá nhiều tên tuổi thành công buổi đầu như Goupil, dù mô hình hãng
này sớm bị các hãng khác qua mặt. Ngày nay, những đại gia sản xuất máy tính tại Pháp là Bull, hãng đã
mua lại R2E, công ty của ông Trương Trọng Thi. Dòng máy Micral phiên bản mới với những con chip
hiện đại nhất hiện vẫn được coi là vũ khí chủ lực của Bull hiện nay. Ngày 13/02/1994, ông François
Gernelle đang xem TV và nghe lễ công bố kỷ niệm 20 năm ngày ra đời chiếc máy vi tính đầu tiên. Ông ta
nhảy đã nhìn thấy hình ảnh người chủ cũ của mình, ông André Trương Trọng Thi được tôn vinh là người
phát minh ra chiếc máy vi tính đầu tiên.Ông André Trương Trọng Thi đã cùng François Gernelle nghiên
cứu để tạo ra chiếc máy vi tính đầu tiên. Ông Thi là giám đốc của R2E, công ty mà François Gernelle làm
việc. Họ đã cùng tạo ra MICRAL, chiếc máy vi tính đầu tiên của nhân loại. Tháng 11 năm 1998, ông
François Gernelle cũng chính thức được công nhận là người đồng phát minh ra chiếc máy vi tính đầu
tiên.Gernelle và ông Thi gặp nhau năm 1968 tại Intertechnique, một công ty chyên về các ứng dụng y
học và hạt nhân. Kỹ sư điện tử François Gernelle lúc đó đã đề xuất một mô hình máy vi tính sơ khai,
nhưng nó không hoạt động được.Năm 1972, Gernelle gia nhập vào công ty R2E do ông Thi làm chủ. Tại
đây họ đã tìm ra cách để tạo ra một hệ thống giá rẻ để tính toán mức độ bốc hơi nước trong đất. Cuối
cùng, chiếc máy MICRAL được ra đời. Trương Trọng Thi mất ngày ngày 4 tháng 4 năm 2005 sau hơn 2
năm rưỡi nằm viện.

Có thể có người Việt Nam còn chưa kịp biết đến một trong 2 nhà phát minh ra máy vi tính là người đồng
hương của mình. Có thể ông Trương Trọng Thi chưa kịp đóng góp gì về điện toán cho đất nước nơi ông
sinh ra. Nhưng giờ đây, khi ông đã ra đi, chắc chắn, sẽ có thêm những người Việt biết đến ông, và thêm
tự hào rằng người phát minh ra máy vi tính là một người Việt Nam.

You might also like