You are on page 1of 4

GLBP là viết tắt của Gateway Load Balancing Protocol.

Gateway Load Balancing Protocol (GLBP) là giao thức độc quyền của Cisco cung cấp
khả năng dự phòng và cân bằng tải cho router được giới thiệu vào năm 2005 và là bản
nâng cấp của giao thức HSRP. Giao thức này được hỗ trợ ở các dòng router của Cisco
sau: Cisco 1700 Series, Cisco 2600 Series, Cisco 3620 Series, Cisco 7200 Series, Cisco
7400 Series,…

Gateway Load Balancing Protocol (GLBP) là bản nâng cấp của HSRP (Hot Standby
Redundancy Protocol) và có chức năng tương tự, cũng bao gồm ít nhất hai router, một
router chính và một router phụ dự phòng. Trong khi HSRP chỉ cho phép tạo một địa chỉ
MAC ảo và một địa chỉ IP ảo cho một group thì GLBP cho phép tạo một địa chỉ IP ảo
cho một group và nhiều địa chỉ MAC ảo cho IP đó.
Active Virtual Gateway:
Cũng giống như ở HSRP, khi các router được cấu hình vào một group GLBP thì sẽ bầu ra
một Active Router và Standby Router. Ở GLBP Active Router được gọi là Active Virtual
Gateway (AVG), và Standby Router được gọi là Active Virtual Forwarder (AVF). Các
router trong một nhóm GLBP còn có tên gọi khác là gateway. Để bầu chọn ra AVG cho
nhóm đó các router sẽ dựa a từng router (trên chỉ số priority củrouter có chỉ số priority cao
nhất sẽ được bầu). Nếu tất cả các chỉ số priority đều bằng nhau thì AVG sẽ được chọn bằng
cách chọn ra Active Router dựa vào địa chỉ IP của router nào cao nhất, các router còn lại
sẽ làm AVF.

Đối với HSRP, các gói tin chỉ được truyền tải thông qua Active Router, và Standby Router
chỉ có nhiệm vụ chờ để thay thế Active Router. Còn GLBP thì khác, tất cả các router được
cấu hình GLBP đều có khả năng truyền tải các gói tin, Active Router hay AVG chỉ có
nhiệm vụ trả lời các gói ARP Request (Address Resolution Protocol Request) từ các máy
client và cấp địa chỉ MAC ảo cho các router khác trong nhóm, router được AVG cấp địa
chỉ MAC ảo thì được gọi là Active Virtual Forwarder (AVF).

Chúng ta sẽ dùng mô hình GLBP bên dưới để mô tả cách thức hoạt động của AVG và
AVF. Chúng ta có Router A là AVG của nhóm GLBP, và sẽ chịu trách nhiệm quản lí địa
chỉ IP ảo 10.21.8.10. Router A đồng thời cũng là một AVF cho địa chỉ MAC ảo
0007.b400.0101. Router B là thành viên của cùng một nhóm GLBP với Router A và được
phân công làm AVF cho địa chỉ MAC ảo 0007.b400.0102. Client 1 có địa chỉ default
gateway là 10.21.8.10 và địa chỉ MAC gateway là 0007.b400.0101. Client 2 sử dụng
chung một địa chỉ IP với Client 1 làm default gateway nhưng lại nhận được địa chỉ MAC
gateway là 0007.b400.0102 bởi vì Router B chia sẽ lưu lượng đường truyền (traffic load)
với Router A.

Mô hình GLBP với hai router.

Nếu Router A vì lý do gì đó mà không hoạt động được nữa, Client 1 sẽ không bị mất kết
nối với mạng WAN bởi vì Router B sẽ đảm đương trách nhiệm chuyển tiếp gói tin được
gửi đến địa chỉ MAC ảo của Router A, và đồng thời cũng trả lời các gói tin được gửi đến
địa chỉ MAC ảo của Router B. Router B sẽ đảm đương trách nhiệm của một AVG cho toàn
bộ nhóm GLBP. Và vì thế giao các thành viên bên trong mạng vẫn tiếp tục trao đổi với
nhau hoặc ra mạng bên ngoài cho dù Router A có gặp sự cố.

GLBP tổ chức dự phòng cho các Virtual gateway của mình giống như cách làm của HSRP.
Một gateway sẽ được bầu làm AVG, các gateway khác sẽ được bầu làm Standby virtual
gateway, các router còn lại sẽ được đặt ở trạng thái lắng nghe (listen) và các router lắng
nghe này được gọi là Standby Virtual Forwarder (SVF) sẽ có nhiệm vụ lắng nghe và thay
thế các AVF khi gặp sự cố.

Thuật toán cân bằng tải trên GLBP:


GLBP cân bằng tải bằng ba thuật toán:
- Round-robin load-balancing: mỗi địa chỉ MAC của từng router sẽ được sử dụng
tuần tự để trả lời lại các gói ARP. Đây là chế độ cân bằng tải mặc định của GLBP và thích
hợp cho bất cứ số lượng host trong mạng có nhiều tới đâu đi nữa.
- Weighted load-balacing: lưu lượng được cân bằng tỉ lệ theo chỉ số weight đã được
cấu hình trên Router. Mỗi GLBP router bên trong một nhóm sẽ quảng bá chỉ số weight và
nhiệm vụ được phân công; AVG sẽ làm việc dựa trên các giá trị đó. Ví dụ, nếu có 02 router
(R1 và R2) bên trong một nhóm và R1 có công suất chuyển tiếp gói tin gấp đôi R2, thì chỉ
số weight của R1 sẽ được cấu hình cao gấp đôi chỉ số weight của R2.
- Host-depentent load-balancing: một host luôn sử dụng cùng một router.
Interface Tracking và Weight trên GLBP:
Giống như HSRP, GLBP cũng có thể được cấu hình để theo dõi (track) các cổng kết nối.
Ví dụ, nếu kết nối trên một cổng đang được GLBP theo dõi bị mất kết nối (bị đứt cáp,bị
rút dây,…) , GLBP sẽ phát hiện ra lỗi và giảm giá trị priority của router đó xuống và lúc
đó các Router sẽ bắt đầu bầu lại Active/Standby Router dựa trên chỉ số priority.

GLBP sử dụng một bản weight để xác định khả năng chịu tải trên từng router trong một
nhóm GLBP. Chỉ số weight được chỉ định trên mỗi router trong một nhóm GLBP có thể
được sử dụng để xác định khi nào mà nó có thể chuyển tiếp gói tin, nếu vậy, tỉ lệ với số
máy trong mạng LAN mà nó có thể chuyển tiếp các gói tin. GLBP sử dụng chỉ số Weight
để quyết định một router có được trở thành AVF cho một địa chỉ MAC ảo trong một group
hay không.

Mỗi router có một giá trị gọi là Weighting maximum (1 – 254). Khi một cổng kết nối gặp
sự cố thì giá trị Weight sẽ giảm đi một số theo cấu hình. Mặc định router có giá trị
Weighting maximum là 100.

GLBP sử dụng giá trị ngưỡng (threshold) để xem một router có thể làm AVF không bằng
cách kiểm tra nếu giá trị Weight của router nhỏ hơn giá trị lower threshold thì router đó sẽ
không làm AVF. Ngược lại nếu giá trị Weight của router cao hơn giá trị upper threshold thì
router sẽ trở lại làm AVF.
Câu lệnh và ý nghĩa:
Trên Gateway Load Balancing Protocol chúng ta cũng có các câu lệnh cấu hình tương tự
như ở HSRP bằng cách thực hiện cấu hình trên các cổng kết nối (interface) của Router. Sau
đây là các câu lệnh và ý nghĩa khi cấu hình GLBP:

- Glbp <groupID> authentication <md5/text>: tạo chứng thực cho GLBP.


Ví dụ: glbp 10 autentication text abc, glbp 10 authentication md5 key-chain abc.

- Glbp <groupID> forwarder preempt delay: cấu hình thời gian router để chiếm
quyền AVF trong một nhóm GLBP nếu AVF hiện tại trong nhóm GLBP có giá trị
weighting rớt xuống giá trị ngưỡng thấp nhất của nó. Lệnh này được cấu hình theo mặc
định với thời gian delay là 30 giây. Các option delay và minimum và chỉ số second là để
chỉ ra khoản thời gian trì hoãn nhỏ nhất được tính theo giây trước khi việc chiếm quyền
AVF được xảy ra.
Ví dụ: glbp 10 forwarder preempt delay minimum 60 – sau khi khởi động 60 giây thì router
sẽ chiếm quyền AVF.

- Glbp <groupID> ip: đặt địa chỉ IP ảo cho group.


Ví dụ: glbp 10 ip 10.0.1.100 – đặt địa chỉ Virtual IP là 10.0.1.100.

- Glbp <groupID> load-balancing <host-depentdent/round-robin/weighted>: cấu


hình kiểu cân bằng tải.
Ví dụ: glbp 10 load-balancing host-depentdent

- Glbp <groupID> name: đặt tên cho giao thức dự phòng.


Ví dụ: glbp 10 name abc123 – đặt tên cho giao thức là abc123.

- Glbp <groupID> preempt <delay>: tương tự lệnh preempt ở HSRP.


Ví dụ: glbp 10 preempt delay minium 60.

- Glbp <groupID> priority: đặt chỉ số priority.


Ví dụ: glbp 10 priority 150 – đặt chỉ số priority cho router là 150.

- Glbp <groupID> timers: đặt thời gian gửi gói tin Hello, thời gian chết (hold time)
và thời gian chuyển hướng (redirect).
Ví dụ: glbp 10 timers 5 18; glbp 10 timers redirect 1800 28800.

- Glbp <groupID> weighting <1-254/track>: đặt chỉ số weight cho nhóm và cấu hình
theo dõi cổng kết nối (track).
Ví dụ: glbp 10 weighting 110 lower 95 upper 105

Sau khi cấu hình xong chúng ta có thể dùng câu lệnh show glbp để kiểm tra cấu hình GLBP
trên Router.

You might also like