You are on page 1of 5

Phương pháp phân tích thành phần cellulose, lignocellulose, lignin và hàm lượng tro

trong nguyên liệu biomass


2.6.2.1 Nguyên tắc của phương pháp
Phương pháp xác định các thành phần carbohydrate, lignin và tro trong mẫu nguyên
liệu là dựa trên quy trình của NREL. Quy trình này gồm 2 bước thủy phân acid các mạch
polymer cellulose và xylan thành các monomer tương ứng. Bước đầu tiên là thủy phân bằng
acid H2SO4 72% w/w ở 30 oC trong 60 phút. Tiếp theo là thủy phân trong acid loãng H2SO4
4,0% w/w ở 121 oC, thời gian 60 phút trong nồi hấp (autoclave). Lignin sẽ chia thành 2
phần: lignin hòa tan trong acid (ASL) và lignin không hòa tan trong acid (AIL). ASL được
xác định bằng phương pháp đo UV-VIS. Phần rắn còn lại sau quá trình thủy phân (AIR)
bao gồm AIL và ASH (tro) sẽ được nung trong cốc sứ ở 600 oC trong 9 giờ để xác định hàm
lượng tro, phần khối lượng bị mất đi sau khi nung chính là khối lượng AIL. Trải qua quá
trình thủy phân mạch cellulose và xylan sẽ bị thủy phân thành các monomer glucose và
xylose tương ứng, các monomer này tan trong dung dịch thủy phân. Định lượng glucose
bằng phương pháp DNS và cellulose bằng phương pháp Anthrone.
2.6.2.2 Cách tiến hành
Quy trình phân tích xơ sợi được tóm tắt như Hình 2.2.
Mẫu gỗ cao su
(300,0 ± 10,0 mg)

3 mL H2SO4 72% w/w


- Khuấy từ
Thủy phân lần 1
- 30oC, 60 phút

84 mL H2O
Thủy phân lần 2 Hấp tại 121oC, 60
phút

Làm nguội

Lọc chân không


Phần lỏng

Phần 1 Phần 2 Phần 3


Sấy

Pha loãng Phương Phương


pháp DNS pháp
Cân ghi lại
Anthrone
khối lượng
Đo UV-VIS tại

Nung 600 oC,9 giờ bước sóng 240 nm

Hàm
lượng
Cân ghi lại Khối
Độ hấp thu glucose Hàm lượng
khối lượng lượng
A celllulose
tro+AIL
.
Khối
Hình 2.2. Sơ đồ phương pháp phân tích sơ sợi.
lượng tro
Trình tự thực hiện thí nghiệm như sau:
Chuẩn bị mẫu phân tích:
- Nung cốc sứ trong lò nung 600 oC ít nhất 4 giờ, sau đó chuyển từ lò nung sang bình
hút ẩm và để nguội trong khoảng thời gian xác định. Cân chính xác cốc sứ đến 0,1 mg và
ghi lại giá trị (mcốc).
Sấy giấy lọc ở 105 oC ít nhất 4 giờ. Sau đó cân chính xác đến khối lượng không đổi.
- Đặt lại cốc sứ vào lò nung ở và nung cốc cho đến khi khối lượng không đổi.
- Cân 300,0 ± 10,0 mg mẫu gỗ cao su vào chai 100 ml có nắp đậy. Ghi khối lượng
mẫu lá thơm chính xác tới 0,1 mg. Đánh dấu thứ tự mẫu.
- Thêm 3 ml acid sulfuric 72% w/w vào mẫu, dùng cá từ để khuấy cho hỗn hợp đồng
đều. Đặt chai chứa mẫu phân tích vào bể điều nhiệt ở 30 ± 3oC trong 60 phút.
- Sau khi kết thúc sự thủy phân trong 60 phút, lấy các chai ra khỏi bể điều nhiệt. Pha
loãng nồng độ acid trong ống nghiệm xuống 4% bằng cách cho thêm 84 ml H2O. Lắc nhiều
lần để dung dịch đồng nhất.
Đặt chai vào trong nồi hấp và hấp ở 121 oC trong 60 phút.
Phân tích mẫu xác định hàm lượng lignin không hòa tan trong acid:
- Mẫu sau khi hấp được lọc chân không thu được dung dịch thủy phân.
- Chuyển dịch vào bình giữ mẫu, mẫu này được dùng để xác định thành phần lignin
hòa tan trong acid cũng như là thành phần carbohydrate.
- Rửa lại phần rắn trong cốc lọc với ít nhất 50 ml nước đề ion. Đặt giấy lọc có phần
rắn này vào cốc đã được nung đến khối lượng không đổi (ở bước chuẩn bị mẫu), sau đó
đem sấy 105 oC cho đến khi khối lượng không đổi, thường ít nhất là 4 giờ và đem cân khối
lượng chính xác đến 0,1 mg.
- Tiếp tục đem mẫu sau sấy đi nung ở 600 °C trong 9 giờ cho đến khi mẫu thành tro
trắng và đem cân khối lượng.
Phân tích mẫu xác định hàm lượng lignin tan trong acid:
- Dung dịch thu được sau lọc chân không được pha loãng bằng dung dịch acid sunfuric
4% w/w. Đo mẫu trên máy UV-Vis với bước sóng 240 nm. Lựa chọn độ hấp thụ nằm trong
khoảng từ 0,7 đến 1,0 tương ứng với hệ số pha loãng.
Phân tích xác định thành phần cellulllose và glucose:
- Phương pháp định lượng thành phần cellulose sử dụng Anthrone: cho 5mL thuốc
thử Anthrone vào ống nghiệm chứa 0,5 mL dung dịch thu được sau lọc chân không. Sau đó
nung cách thủy trong 5 phút. Làm lạnh nhanh rồi đi đo OD ở bước sóng 630 nm.
Dựa vào đồ thị đường chuẩn cellulose xác định được hàm lượng cellulose.
- Phương pháp định lượng đường khử sử dụng thuốc thử Acid Dinitrosalicilic (DNS):
cho 3 mL dung dịch thu được vào ống nghiệm chứa 1 ml dung dich DNS. Nung cách thủy
hỗn hợp trong 15 phút. Làm lạnh nhanh rồi đo OD ở bước sóng 540nm.
Dựa vào đồ thị đường chuẩn cellulose xác định được hàm lượng glucose.
2.6.2.3 Phương pháp tính toán
a) Xác định khối lượng mẫu khô ODW (oven dry weight)
ODW = mmẫu ban đầu - mmẫu ban đầu × % ẩm, (CT2)
Trong đó:
ODW: khối lượng khô của mẫu, g.
mmẫu ban đầu: khối lượng mẫu ban đầu, g.
b) Xác định phần trăm khối lượng rắn không hòa tan trong acid AIR (acid
insoluble residue):
𝑚𝑐ố𝑐+𝐴𝐼𝑅 −𝑚𝑐ố𝑐
%AIR = 100 (CT3)
𝑂𝐷𝑊

Trong đó:
% AIR: phần trăm khối lượng rắn không hòa tan trong acid
mcốc+AIR : khối lượng cốc và mẫu sau khi sấy, g.
mcốc : khối lượng cốc đã chuẩn bị lúc đầu, g.
c) Xác định phần trăm khối lượng lignin không hòa tan trong acid AIL (Acid
Insoluble Lignin):
(𝑚𝑐ố𝑐+𝐴𝐼𝑅 −𝑚𝑐ố𝑐 )−(𝑚𝑐ố𝑐+𝐴𝑆𝐻 −𝑚𝑐ố𝑐 )
%AIL = 100 (CT4)
𝑂𝐷𝑊

Trong đó:
% AIL: phần trăm khối lượng lignin không hòa tan trong acid.
mcốc+ASH: khối lượng cốc và mẫu sau khi nung, g.
d) Xác định phần trăm khối lượng lignin hòa tan trong acid ASL (acid soluble
lignin)
𝑈𝑉𝑎𝑏𝑠 ×𝑉𝑓 ×𝐷
%ASL = 100 (CT5)
𝜀×𝑂𝐷𝑊

Trong đó:
%ASL: phần trăm khối lượng lignin hòa tan trong acid.
UVabs: là giá trị độ hấp thu trung bình mẫu đo tại 240 nm.
Vf : Thể tích dung dịch sau lọc, mL.
D : Hệ số pha loãng mẫu (Dilution)
1
Hệ số hấp thu 𝜀 = 25 (đo ở bước sóng 240nm)
𝑔×𝑐𝑚

e) Hàm lượng lignin chứa trong mẫu


%Lignin = %AIL + %ASL (CT6)
f) Xác định phần trăm khối lượng tro
𝑚𝑐ố𝑐+𝐴𝑆𝐻 −𝑚𝑐ố𝑐
%ASH = 100 (CT7)
𝑂𝐷𝑊

Trong đó:
%ASH: phần trăm khối lượng tro.

You might also like