You are on page 1of 3

BÀI TẬP XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Câu hỏi 1: Hợp tác xã, hộ gia đình có được coi là cá nhân không?
- Có. Bởi vì:
Theo quy định tại khoản 2, Điều 1, Nghị định số 97/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
quy định của nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy
định về một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính thì:
“1. Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là pháp nhân theo quy định của pháp luật dân sự hoặc các tổ chức khác được thành lập
theo quy định của pháp luật;
b) Hành vi vi phạm hành chính do người đại diện, người được giao nhiệm vụ nhân danh
tổ chức hoặc người thực hiện hành vi theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận
của tổ chức và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.”
Theo quy định của Điều 71, Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì
hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh. Nội dung giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh:
+ Tên của hộ kinh doanh, địa chỉ chính xác địa điểm đặt trụ sở kinh doanh; số điện
thoại, số fax, thư điện tử (nếu có) của hộ kinh doanh;
+ Ngành, nghề kinh doanh của hộ kinh doanh;
+ Tổng số vốn kinh doanh;
+ Tổng số lao động làm việc trong hộ kinh doanh;
+ Các thông tin khác như: họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn
cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân
thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân
đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc người đại diện theo pháp luật hộ gia
đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập"
- Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân/ Chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu còn hiệu lực
của cá nhân tham gia Hộ kinh doanh, người đại diện hộ gia đình.
- Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập Hộ kinh doanh trong
trường hợp Hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập.
- Đối với những ngành, nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề, thì kèm theo các giấy
tờ quy định ở trên cần phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân nếu
hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình nếu hộ kinh doanh do
nhóm cá nhân thành lập.
- Đối với những ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu cần có vốn pháp định thì hồ sơ đăng
kí hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền xác nhận vốn pháp định.
Hiện nay chỉ có Nghị định số 102/2014/NĐ-CP (điểm a khoản 1 Điều 2) quy định bổ
sung đối tượng hộ gia đình, cộng đồng dân cư và áp dụng mức xử phạt như đối với cá
nhân. Còn những trường hợp vi phạm trong những lĩnh vực khác thì chưa có quy định cụ
thể, rõ ràng về việc xác định xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ gia đình với tư cách
là cá nhân hay tổ chức.
Theo quan điểm của nhóm, thì hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
Nên hộ kinh doanh được xem là một tổ chức khi tiến hành xử phạt vi phạm hành chính.

Câu hỏi 2: Anh B vượt đèn đỏ, bị cảnh sát giao thông giữ lại và yêu cầu xuất trình giấy
tờ xe, lập biên bản và nộp phạt. Tuy nhiên, anh B cho rằng mình không vượt đèn đỏ và
yêu cầu cảnh sát giao thông chứng minh lỗi vi phạm, nếu không thì không xuất trình giấy
tờ xe. Ở đây, anh B có làm đúng theo quy định của pháp luật không?
Việc dừng xe cúa CSGT là đúng theo điều 12 thông tư 01/2016/TT-BCA quy định nhiệm
vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của Cảnh sát
giao thông do Bộ trưởng Bộ Công An ban hành.
“1. Việc dừng phương tiện phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) An toàn, đúng quy định của pháp luật;
b) Không làm cản trở đến hoạt động giao thông;
c) Khi đã dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm phải xử
lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
2. Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát
trong các trường hợp sau:
a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện,
ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;
b) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao
thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;
c) Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an
toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc
Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp
huyện trở lên;
d) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị
của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo
đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật
khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm
soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;
đ) Tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao
thông.”

Câu hỏi 3: Việc B yêu cầu CSGT chứng minh lỗi vi phạm là đúng, theo điểm đ khoản 1,
Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 “đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách
nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình
hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;”.
Đông thời ở điểm a, khoản 2, Điều 14 Thông tư 01/2016/TT-BCA
“2. Kiểm soát thông qua các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
a) Khi đã ghi nhận được hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông của người và
phương tiện tham gia giao thông thông qua các phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ,
cán bộ thực hiện hiệu lệnh dừng phương tiện để kiểm soát phải lập biên bản vi phạm
hành chính và xử lý theo quy định. Trường hợp người vi phạm yêu cầu được xem hình
ảnh, kết quả ghi, thu được về hành vi vi phạm thì phải cho xem ngay nếu đã có hình ảnh,
kết quả ghi thu được tại đó; nếu chưa có ngay hình ảnh, kết quả ghi, thu được thì hướng
dẫn người vi phạm xem hình ảnh, kết quả ghi thu được khi đến xử lý vi phạm tại trụ sở
đơn vị;”
Khi đó việc chứng minh này có thể thông qua các bằng chứng cụ thể như: ảnh chụp,
video…Vì thế, CSGT phải áp dụng các biện pháp kĩ thuật như camera, máy đo nồng độ
cồn, máy bắn tốc độ và sử dụng nó làm chứng cứ để lập biên bản để xử phạt vi phạm.
Tuy nhiên việc không xuất trình giấy tờ của anh B là sai vì theo khoản 1 điều 5 Thông tư
01/2016/TT-BCA quy định về quyền hạn của CSGT:
“1.Được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương
tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương
tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát, việc thực hiện các quy
định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định pháp luật.”
Hay nói cách khác là CSGT có quyền yêu cầu anh B xuất trình giấy tờ để kiểm tra, còn
anh B có quyền yêu cầu CSGT chứng minh vi phạm.

You might also like