You are on page 1of 42

Đề kiểm tra 1 tiết giữa kì 2 môn Vật lý lớp 6.

1: Máy cơ đơn giản nào sau đây không cho lợi về lực?

A. Mặt phẳng nghiêng.

B. Ròng rọc cố định.

C. Ròng rọc động.

D. Đòn bẩy.

2: Băng kép được cấu tạo dựa trên hiện tượng nào dưới đây?

A. Các chất rắn nở ra khi nóng lên.

B. Các chất rắn co lại khi lạnh đi.

C. Các chất rắn khác nhau nở về dãn nở vì nhiệt khác nhau.

D. Các chất rắn nở vì nhiệt ít.

3: Khi lắp khâu vào cán dao, người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi
mới tra vì:

A. Chu vi khâu lớn hơn chu vi cán dao.

B. Chu vi khâu nhỏ hơn chu vi cán dao.

C. Khâu co dãn vì nhiệt.

D. Một lí do khác.

4: Khi làm lạnh một vật rắn thì khối lượng riêng của vật rắn tăng vì:

A. Khối lượng của vật tăng.

B. Thể tích của vật tăng.

C. Thể tích của vật giảm.

D. Khối lượng của vật tăng đồng thời thể tích của vật giảm.

5: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở ra vì nhiệt của chất
lỏng?

A. Chất lỏng co lại khi nhiệt độ tăng, nở ra khi nhiệt độ giảm.

B. Chất lỏng nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm.


C. Chất lỏng không thay đổi thể tích khi nhiệt độ thay đổi.

D. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng khi nhiệt độ thay đổi.

6: Luận nào sau đây là đúng khi nói về khối lượng riêng và khối lượng
của một lượng nước ở 40C?

A. Khối lượng riêng nhỏ nhất.

B. Khối lượng riêng lớn nhất.

C. Khối lượng lớn nhất.

D. Khối lượng nhỏ nhất.

7: Cho một ít nước vào vỏ lon bia. Đốt nóng vỏ lon bia bằng đèn cồn
cho đến khi lượng nước trong lon bia sôi. Dùng nút cao su đậy kín nắp
lon, sau đó dùng nước lạnh dội vào lon. Hiện tượng gì sẽ xảy ra?

A. Lon bia phồng lên.

B. Lon bia bị móp lại.

C. Lon bia giữ nguyên hình dạng ban đầu.

D. Nút cao su bị bật ra.

8: Biểu thức nào biểu diễn mối quan hệ giữa nhiệt độ trong nhiệt giai
Xen – xi –ut và nhiệt giai Fa – ren – hai?

A. 0F = 32 + 1,8. t0C.

B. 0F = 32 – 1,8. t0C.

C. 0F = 1,8 + 32. t0C.

D. 0F =1,8 + 32. t0C.

9: Đo nhiệt độ nước sôi trong các nhiệt giai khá nhau, kết quả đo nào
sau đây là sai?

A. 1000C. B. 1320F. C. 2120F. D. 3730K.

10: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở vì nhiệt của không
khí và khí oxi?

A. Không khí nở vì nhiệt nhiều hơn ôxi

B. Không khí nở vì nhiệt ít hơn ôxi.


C. Không khí và ô xi nở vì nhiệt như nhau.

D. Cả ba kết luận trên đều sai.

11: Khi đi xe đạp trời nắng không nên bơm căng lốp xe vì.

A. Lốp xe dễ bị nổ.

B. Lốp xe bị xuống hơi.

C. Không có hiện tượng gì xảy ra với lốp xe.

D. Cả ba kết luận trên đều sai.

12: Lí do chính tại sao khi lợp nhà bằng tôn, người ta chỉ đóng đinh
một đầu còn đầu kia để tự do?

A. Để tiết kiệm đinh

B. Để tôn không bị thủng nhiều lỗ.

C. Để tôn dễ dàng co dãn vì nhiệt.

D. Cả A, B, C đều đúng.

13: Một tấm sắt có lỗ tròn ở giữa. Khi nung nóng toàn bộ tấm sắt thì

A. Đường kính của lỗ tăng.

B. Đường kính của lỗ giảm vì sắt nở làm lỗ hẹp lại.

C. Đường kính của lỗ không thay đổi, chỉ có đường kính ngoài của đĩa tăng.

D. Đường kính của lỗ tăng hay giảm tùy theo kích thuớc lỗ.

14: Khi tăng nhiệt độ của một lượng nước từ 00C đến 40C thì:

A. Thể tích nước co lại.

B. Thể tích nước nở ra.

C. Thể tích nước không thay đổi.

D. Cả ba kết luận trên đều sai.

15: Quả bóng bàn bị bẹp một chút được nhúng vào nước nóng thì
phồng lên như cũ vì:

A. Không khí trong bóng nóng lên, nở ra.


B. Vỏ bóng bàn nở ra do bị ướt.

C. Nước nóng tràn vào bóng.

D. Không khí tràn vào bóng.

16: Nước sôi ở bao nhiêu 0F?

A. 100. B. 212. C. 32. D. 180.

17: 1000F ứng với bao nhiêu 0C.

A. 32. B. 37,78. C. 18. D. 42.

18: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở ra vì nhiệt của các
chất khí khác nhau?

A. Nở vì nhiệt giống nhau.

B. Nở vì nhiệt khác nhau.

C. Không thay đổi thể tích khi nhiệt độ thay đổi.

D. Cả ba kết luận trên đều sai.

19: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều sau đây,
cách nào đúng?

A. Rắn, lỏng, khí.

B. Rắn, khí, lỏng.

C. Khí, lỏng, rắn.

D. Khí, rắn, lỏng.

20: Nhiệt kế nào sau đây dùng để đo nhiệt độ của nước sôi?

A. Nhiệt kế rượu.

B. Nhiệt kế thủy ngân.

C. Nhiệt kế y tế.

D. Dùng được cả ba loại nhiệt kế trên.


Đáp án

1B; 2C; 3B; 4C; 5B; 6B; 7B; 8A; 9B; 10C; 11A; 12C; 13C; 14B; 15A; 16B;
17D; 18C; 19C; 20C
Đề thi kiểm tra chất lượng học kì 2 lớp 6 môn Toán

1 (2,5 điểm). Thực hiện các phép tính (Tính hợp lý nếu có thể):

2 (2,0 điểm). Tìm x biết:

3 (2,5 điểm).

Bốn thửa ruộng nhà bác An, bác Ba, bác Đạt và bác Lâm thu hoạch được
tất cả 1,2 tấn thóc. Số thóc thu hoạch được của nhà bác An, bác Ba, bác
Đạt lần lượt bằng 1/3 ; 0,3; 15% tổng số thóc thu hoạch ở cả bốn thửa.

a) Tính khối lượng thóc mỗi bác thu hoạch được.

b) Tính tỉ số phần trăm số thóc thu hoạch được của nhà bác Ba so với tổng
số thóc thu hoạch ở cả bốn thửa.

4 (2,5 điểm).

Cho ∠xOy và ∠yOz là hai góc kề bù. Biết ∠yOz = 500

a) Tính số đo ∠xOy

b) Kẻ tia phân giác Ot của ∠xOy Tính ∠tOz

5 (0,5 điểm). So sánh:


Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Toán

I. TRẮC NGHIỆM: (3điểm) Hãy khoanh tròn vào câu đúng nhất trong các
câu sau:

1: Trong các cách viết sau đây, cách viết nào không cho ta phân số ?

2: Số nghịch đảo của 4/7 là :

3: Số nghịch đảo của -6/11 là:

4: Khi rút gọn phân -27/63 ta được phân số tối giản là:
9: Kết quả của phép tính 3.(−5).(−8) là:

A. −120 B. −39 C. 16 D. 120

10: 3/4 của 60 là:

A. 50 B.30 C.40 D.45

12: Cho hai góc kề bù trong đó có một góc bằng 700. Góc còn lại bằng bao
nhiêu ?

A. 1100 B.1000 C.900 D.1200

II. TỰ LUẬN: (7điểm)

1: (1,5 điểm) Thực hiện các phép tính sau:

2: (2 điểm) Tính nhanh:

3: (2,0 điểm) Khối 6 của một trường có tổng cộng 90 học sinh. Trong dịp
tổng kết cuối năm thống kê được: Số học sinh giỏi bằng 1/6 số học sinh cả
khối, số học sinh khá bằng 40% số học sinh cả khối. Số học sinh trung bình
bằng 1/3 số học sinh cả khối, còn lại là học sinh yếu. Tính số học sinh mỗi
loại.

Bài 4: (1,5 điểm) Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox vẽ góc xOt
= 400 và góc xOy = 800.

a. Tia nào nằm giữa hai tia còn lại ? Vì sao ?

b. Tính góc yOt ?

c. Tia Ot có là tia phân giác của góc xOy không ? Vì sao ?


Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Văn

I) Trắc nghiệm: (3 điểm) – Mỗi câu trả lời đúng được 0.25 đ.

Đọc đoạn văn và các câu hỏi trả lời bằng cách khoanh tròn câu đúng
nhất.

“Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi, mặt trời
nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả
trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên
một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai
nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng
cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông.
Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi, chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc
nén. Một con Hải âu bay ngang, là là nhịp cánh….”

1) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?

a) Lao xao b) Vượt thác c) Cô Tô d) Sông nước Cà Mau

2) Tác giả đoạn văn trên là ai?

a) Nguyễn Tuân b) Duy Khán c) Tố Hữu d) Võ Quảng

3) Cảnh trên là một bức tranh như thế nào?

a) Bao la, bát ngát b) Hùng vĩ, tráng lệ

c) Duyên dáng, trữ tình d) Sâu thẳm, huyền bí

4) Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn văn?

a) So sánh b) Nhân hóa c) Ẩn dụ d) Hoán dụ

5) Câu nào dưới đây không phải là câu trần thuật đơn có từ là?

a) Mẹ là ngọn gió của con suốt đời b) Người ta gọi chàng là Sơn Tinh

c) Bồ Các là bác chim ri d) Tre là người bạn thân thiết của nhà nông

6) Có mấy kiểu hoán dụ thường gặp?

a) Một b) Ba c) Năm d) Bốn

7) “Biển lúc tẻ nhạt, lúc lạnh lùng, lúc sôi nổi hả hê, lúc đăm chiêu gắt
gỏng”. Câu văn trên có bao nhiêu chủ ngữ, vị ngữ?

a) Một vị ngữ, nhiều chủ ngữ b) Một chủ ngữ, một vị ngữ

c) Một chủ ngữ, nhiều vị ngữ d) Hai chủ ngữ, hai vị ngữ
8) Dòng nào dưới đây không phải là từ láy?

a) lâm thâm b) nằng nặc c) ngủ ngon d) đinh ninh

9) Dòng nào sau đây sử dụng biện pháp nhân hoá?

a) Con sông thức tỉnh b) Miệng cười như thể hoa ngâu

c) Cả hội trường vỗ tay rào rào d) Chị ấy có một giọng nói rất ấm

II) Tự luận: 7 điểm

Câu 1 (2 điểm)

a) Chép lại 5 khổ thơ đầu của bài thơ “Lượm” (1 điểm)

b) Nội dung bài học ?

Câu 2 (5 điểm) Tả về thầy giáo hoặc cô giáo mà em yêu quý nhất.


ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

I. Trắc Nghiệm

Đáp án : 1c 2a 3b 4a 5b 6d 7c 8c 9a

II. Tự Luận

Câu 1.

Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt
Nam.

Câu 2.

Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo
cũ của mình, những kĩ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ
của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu
sắc về một người thầy đáng kính của tôi.

Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ
nhiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cửa của bậc tiểu học, có
nhiều bạn mới, thầy cô mới.

Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả
các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ
thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt
thời gian học tiểu học.

Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi
trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy,
bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm “lận đận” với học
sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói:
“Chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong
suốt bậc tiểu học”. Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ
trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều
tan biến.

Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên
mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những
dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới
biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng
chiến chống Mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi
chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không
thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của
từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng
tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài
bạn đã làm xôn xao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó,
thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.
Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng
những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những
rò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu,
nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi.
Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều được tôi
khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai
ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn
tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi
bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy
khẽ nói với tôi: “Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẻ với con“. Rồi thầy
ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó
tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.

Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền
chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không
ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói: “Thầy xin lỗi em vì
đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẫu cho các bạn noi
theo….“. Thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong
lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. Tôi tự hứa sẽ cố
gắng phấn đấu tốt hơn.

Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một
người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công
dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như
câu danh ngôn:

“Ngọc không mài không sáng, người không học không tài.”
Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Anh

I. LISTEN:

A. Listen and circle the best options to complete the passage (1m):

Minh likes (1)________. On the (2)________, he often goes walking in the mountains.
He usually goes with two friends. Minh and his friends always (3)________ strong boots
and warm clothes. (4)________ always take food, water and a camping stove.
Sometimes they camp overnight.

1. A. walk
B.walking
C.walks
D.to walking

2. A. summer
B.morning
C.week
D.weekend

3. A. are going to wear


B.are wearing
C.wear
D.wears

4. A. They
B.He
C.She
D.We

B.Listen and match a question in column A with an answer in column


B.(1m)

A B
Answers

1. Why are wild animal and


A. It’s sunny and hot. 1-
plants in danger?
B.We are going to visit
2. What’s your nationality? 2-
my grandparents.
3. What’s the weather like in the C.Because we are
3-
summer? destroying the forests.
4. What are you going to do next
D.I’m Vietnamese. 4-
Saturday?

II. LANGUAGE FOCUS:

A. Choose the word whose underlined part is pronounced differently from that
of the others. (1m)
1. A. door
B.book
C.look
D.cook
2. A. read
B.teacher
C.near
D.eat
3. A. face
B.small
C.grade
D.late
4. A. twice
B.swim
C.skip
D.Picnic

B.Choose the best option (from A, B, C or D) to complete each sentence: (1m)


1. What about ______________ soccer this weekend, Lan?
A. play
B.plays
C.to play
D.playing
2. Mai is ______________ her homework at the moment.
A. doing
B.playing
C.going
D.visiting
3-What’s your ______________? – I’m Vietnamese.
A. language
B.country
C.nationality
D.name
4. What’s ______________ like in the spring? – It’s warm.
A. weather
B.winter
C.the weather
D.the winter
III. READ:
A. Read the text carefully, then answer the questions (3ms):
Mexico City is the biggest city in the world. It has a population of 13.6 million. Tokyo is
smaller. It has a population of 12 million. London is the smallest of these three cities. It
has a population of 6.3 million. Viet Nam’s cities are small. The capital city has a
population of 2.6 million. Ho Chi Minh city is bigger than the capital. It has a population
of 3.5 million.
1. Which is the biggest city in the world?
2. Which is bigger: London or Tokyo?
3. Which is the biggest city in Viet Nam?
4. Is Ha Noi bigger than Ho Chi Minh city?

B.Read the text carefully and check true (T) or false (F).
Mr. Hai is a famer. He has some paddy fields and he produces a lot of rice. Near his
house, he has a small field and he grows a few vegetables and a few fruit trees. He also
has some animals. He has two buffalo and they plow the paddy fields and pull a cart. He
has a few cows and they produce a little milk. He has some chickens and they produce a
lot of eggs. He also has a dog and two cats.
1_____ Mr. Hai grows rice, vegetables and fruit trees.
2_____ He produces a lot of rice on his paddy fields.
3_____ He has some animals: two buffalo, cows, chickens, a dog and a cat.
4_____ The chickens produce a little eggs and the cows produce a little milk, too.
IV. WRITE:
A. Give the correct form of the verbs in the brackets (2.5ms)
1. Lan sometimes (visit) _________________ her old friend in the vacation.
2. I (see) _________________ a new film tonight.
3. They (watch) _________________ television now.
4. My sister can (go) _________________ to the store for mom.

B.Look at these pictures then write the answer for the question: What are they
going to do?

a) They are going to . . .


HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN

I. LISTEN (2pts)

A. 1. B 2. D 3. C 4. A

B. 1. C 2. D 3. A 4. B

II. LANGUAGE FOCUS (2pts)

A. 1. A 2. C 3. B 4. A

B. 1. D 2. A 3. C 4. C

III. READ (2pts)

A. 1. Mexico City is the biggest city in the world.

Tokyo is bigger.

Ho Chi Minh City is the biggest city in Viet Nam.

No, it isn’t.

B. 1. T 2. T 3. F 4. F

IV. WRITE (2pts)

A. 1. Lan sometimes visits her old friend in the vacation.

2. I am going to see a new film tonight.

3. They are watching television now.

4. My sister can go to the store for mom.

B. a). They are going to play soccer.

b). They are going to play tennis.

c). They are going to go camping.

d). They are going to go swimming.

Tape A: Minh likes (1) walking. On the (2) weekend, he often goes walking in the
mountains. He usually goes with two friends. Minh and his friends always (3) wear strong
boots and warm clothes. (4)They always take food, water and a camping stove.
Sometimes they camp overnight.

Tape B:

1 –Why are wild animal and plants in danger?


-> Because we are destroying the forests.

2 – What’s your nationality?

-> I’m Vietnamese.

3 – What’s the weather like in the summer?

-> It’s sunny and hot.

4 – What are you going to do next Saturday?

-> We are going to visit my grandparents.


Đề thi cuối học kì 2 lớp 6 môn Toán

1. (1 điểm)
Hãy viết các tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử:
a) Ư(-13) b) B (4)

2. (1 điểm)
Rút gọn các phân số sau:

3. ( 1,5 điểm)
Tính giá trị các biểu thức sau:
a) 75. (-4)

4. (2 điểm) Tìm x biết

5. (1,5 điểm)
Một khu vườn hình chữ nhật có chiều dài 2,4m, chiều rộng bằng 40% chiều dài.
Tính chu vi và diện tích khu vườn đó.

6. ( 3 điểm)
Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox, vẽ tia Ot, Oy sao cho góc xOt =
600, góc xOy = 1200
a) Tia Ot có nằm giữa hai tia Ox và Oy không? Vì sao?
b) So sánh góc tOy và góc xOt
c) Vẽ tia Oz là tia đối của tia Ox. Tính góc zOy.
Đề kiểm tra học kì 2 lớp 6 môn Vật Lý
A.TRẮC NGHIỆM: (Phần trắc nghiệm 3,0 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Khi không khí nóng lên thì
A. Thể tích của nó giảm. B. Khối lượng riêng của nó giảm.
C. Trọng lượng của nó giảm. D. Khối lượng của nó giảm.
Câu 2. Khi nói về tốc độ bay hơi của chất lỏng, câu kết luận không đúng là:
A. Nhiệt độ của chất lỏng càng cao thì sự bay hơi xảy ra càng nhanh.
B.Khi có gió, sự bay hơi xảy ra nhanh hơn.
C.Mặt thoáng càng rộng, bay hơi càng nhanh.
D.Khối lượng chất lỏng càng lớn thì sự bay hơi càng chậm.
Câu 3. Hiện tượng ngưng tụ là hiện tượng:
A. Chất lỏng biến thành chất rắn.
B. Chất lỏng biến thành chất khí.
C. Chất rắn biến thành chất khí.
D. Chất khí biến thành chất lỏng.
Câu 4. Chỗ uốn cong của nhiệt kế y tế có công dụng
A. Làm cho thuỷ ngân di chuyển theo một chiều nhất định.
B.Hạn chế thuỷ ngân từ bầu tràn lên ống.
C.Để tạo hình cho nhiệt kế.
D.Giữ cho mực thuỷ ngân đứng yên sau khi đo nhiệt độ của bệnh nhân.
Câu 5. Tốc độ bay hơi của nước đựng trong cốc hình trụ càng nhỏ khi
A. Nước trong cốc càng nóng. B. Nước trong cốc càng ít.
C. Nước trong cốc càng nhiều. D. Nước trong cốc càng lạnh.
Câu 6. Khi nóng lên, cả thuỷ ngân lẫn ống thuỷ tinh làm nhiệt kế đều nở ra
nhưng thuỷ ngân vẫn dâng lên trong ống thuỷ tinh là do
A. Khi đo nhiệt độ, chỉ có thuỷ ngân bị nóng lên.
B.Thuỷ tinh nở ra nhiều hơn.
C.Thuỷ ngân nở vì nhiệt nhiều hơn thủy tinh.
D.Thuỷ ngân là kim loại nên nở ra nhiều hơn thuỷ tinh.
Câu 7. Trong các hiện tượng dưới đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự
nóng chảy?
A. Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước.
B. Đốt một ngọn đèn dầu.
C. Đốt một ngọn nến.
D. Đúc một cái chuông đồng.
Câu 8. Khi trồng chuối hoặc mía người ta thường phạt bớt lá để
A. Để cho việc đi lại chăm sóc cây.
B.Hạn chế lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây.
C.Giảm bớt sự thoát hơi nước ở lá, làm cây đỡ bị mất nước hơn.
D.Đỡ tốn diện tích đất trồng.
Câu 9. Khi nhiệt độ thay đổi, các trụ bê tông cốt thép không bị nứt vì
A. Bê tông nở vì nhiệt nhiều hơn thép.
B. Bê tông và thép không bị nở vì nhiệt.
C. Bê tông và thép nở vì nhiệt như nhau.
D. Bê tông nở vì nhiệt ít hơn thép.
Câu 10. Nước bên trong lọ thuỷ tinh bay hơi càng nhanh khi:
A. Mặt thoáng lọ càng lớn.
B. Lọ càng lớn.
C. Lọ càng nhỏ.
D. Mặt thoáng lọ càng nhỏ.
Câu 11. Lý do chính của việc đặt ròng rọc cố định ở đỉnh cột cờ là để có thể
A. Thay đổi hướng của lực dùng để kéo cờ lên cao.
B.Giảm cường độ của lực dùng để kéo cờ lên cao.
C.Giữ nguyên hướng của lực dùng để kéo cờ lên cao.
D.Tăng cường độ lớn của lực dùng để kéo cờ lên cao.
Câu 12. Trường hợp nào dưới đây liên quan đến sự đông đặc?
A. Ngọn nến vừa tắt.
B. Ngọn đèn dầu đang cháy.
C. Ngọn nến đang cháy.
D. Cục nước đá để ngoài nắng.

B.TỰ LUẬN: (Phần tự luận 7,0 điểm )


1. (2điểm)
– Hãy so sánh sự nở vì nhiệt của các chất: rắn, lỏng, khí.
– Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
2: (1,5 điểm)
Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích (bình thủy) rồi đậy nút ngay, nút hay bật
ra ngoài. Làm thế nào để tránh hiện tượng này?
3: (1,5 điểm)
Hãy nêu tên các loại nhiệt kế đã học. Cho biết công dụng các loại nhiệt kế đã nêu.
4: (1,0 điểm)
Đồ thị (hình1) biểu diễn nhiệt độ thay đổi theo thời gian của nước đá. Dựa vào đồ
thị hãy cho biết các đoạn thẳng AB, BC, CD, DE biểu diễn quá trình nào?

5:(1,0 điểm)

Khi nhiệt độ tăng thêm 100C thì một dây đồng dài 1m tăng thêm 0,015mm. Nếu
dây đồng đó dài 40m, khi nhiệt độ tăng thêm 5000C thì sẽ có độ dài là bao
nhiêu?
ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ II

MÔN: VẬT LÍ 6

A.TRẮC NGHIỆM: (3,0điểm) Mỗi câu 0,25điểm.

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đề A B C C A A A B D D D D C
Đề B B D D D D C B C C A A A
B.TỰ LUẬN: (7,0điểm)

– Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, 0,5


1. chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn 0,5
(2,0điểm)
– Nhiệt độ, gió 0,5
– Diện tích mặt thoáng 0,5

-Khi rót nươc nóng ra khỏi phích có một lượng không 0,5
khí ở ngoài tràn vào
2 – Nếu đậy nút ngay thì lượng khí này sẽ bị nước trong 0,5
(1,5điểm)
phích làm nóng lên, nở ra, làm bật nút phích.
– Để tránh hiện tượng này ta rót nước nóng ra để vài 0,5
giây rồi mới đậy nút phích.

-Nhiệt kế y tế – Đo nhiệt độ cơ thể 0,25-0,25


3
(1,5điểm) -Nhiệt kế rượu - Đo nhiệt độ khí quyển 0,25-0,25
-Nhiệt kế thủy ngân – Dùng trong phòng thí nghiệm 0,25-0,25

AB: Nước đá tăng nhiệt độ -80C đến 00C. 0,25


4 BC: Nước đá nóng chảy. 0,25
(1,0điểm)
CD: Nước tăng nhiệt độ 00C đến 1000C. 0,25
DE: Nước bay hơi. 0,25

40m dây đồng tăng thêm khi nhiệt độ tăng thêm 100C 0,25
là: 0,015 . 40 = 0,6 mm
5 40m dây đồng tăng thêm khi nhiệt tăng thêm 5000C là 0,25
(1,0điểm)
(0,6 :10) . 500 = 30mm. = 0,03m
Vậy chiều dài của dây đồng khi ở nhiệt độ 5000C là: 0,5
40 + 0,03 = 40,03 m.
Đề kiểm tra học kì 2 lớp 6 môn Vật Lý

I. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)


A. Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: ( 2 điểm )
Câu 1. Trong các hiện tượng dưới đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự
nóng chảy?
A. Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước.
B.Đốt một ngọn đèn dầu.
C.Đốt một ngọn nến.
D.Đúc một cái chuông đồng.
Câu 2. Khi trồng chuối hoặc mía người ta thường phạt bớt lá để
A. Để cho việc đi lại chăm sóc cây.
B.Hạn chế lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây.
C.Giảm bớt sự thoát hơi nước ở lá, làm cây đỡ bị mất nước hơn.
D.Đỡ tốn diện tích đất trồng.
Câu 3: Nước bên trong lọ thuỷ tinh bay hơi càng nhanh khi:
A. Mặt thoáng lọ càng lớn.
B.Lọ càng lớn.
C.Lọ càng nhỏ.
D.Mặt thoáng lọ càng nhỏ.
Câu 4. Trường hợp nào dưới đây liên quan đến sự đông đặc?
A. Ngọn nến vừa tắt.
B.Ngọn đèn dầu đang cháy.
C.Ngọn nến đang cháy.
D.Cục nước đá để ngoài nắng.
Câu 5. Khi nói về tốc độ bay hơi của chất lỏng, câu kết luận không đúng là:
A. Nhiệt độ của chất lỏng càng cao thì sự bay hơi xảy ra càng nhanh.
B.Khi có gió, sự bay hơi xảy ra nhanh hơn.
C.Mặt thoáng càng rộng, bay hơi càng nhanh.
D.Khối lượng chất lỏng càng lớn thì sự bay hơi càng chậm.
Câu 6. Hiện tượng ngưng tụ là hiện tượng:
A. Chất lỏng biến thành chất rắn.
B.Chất lỏng biến thành chất khí.
C. Chất khí biến thành chất lỏng.
D.Chất rắn biến thành chất khí.
Câu 7. Tốc độ bay hơi của nước đựng trong cốc hình trụ càng nhỏ khi
A.Nước trong cốc càng nóng.
B.Nước trong cốc càng ít.
C.Nước trong cốc càng nhiều.
D.Nước trong cốc càng lạnh.
Câu 8. Khi thu hoạch muối,thời tiết như thế nào thì nhanh thu hoạch muối hơn?
A. Nắng nóng và có gió.
B.Có gió mạnh.
C.Mưa.
D.Nắng gắt.

B.Em hãy điền từ đúng câu sau: (2,0 điểm)


Sự chuyển từ thể…………sang thể ………..gọi là sự nóng chảy. Sự đông đặc là sự
chuyển từ thể ………………..sang thể …………………

II. TỰ LUẬN(6,0 điểm)


Câu 1 : (3,0 điểm)
Bảng sau là bảng của nước đá thay đổi theo thời gian:
Thời gian (phút) 0 1 2 3 4 5 6 7

Nhiệt độ (0C) -4 0 0 0 0 2 4 6
a. Vẽ đường biểu diễn thay đổi theo thời gian (1,0 điểm)
b. Cho biết nhiệt độ và thể của nó từ : (2,0 điểm)
phút 0 -> phút 1; phút 1 -> phút 4; phút 5 -> phút 7
Câu 2 : Em hãy giải thích sự tạo thành giọt nước lá cây vào ban đêm (1,0 điểm)
Câu 3 : Ở nhiệt độ nào thì một chất lỏng,mặc dù có đun tiếp thì vẫn không tăng
nhiệt độ? Sự bay hơi của chất lỏng này có đặc điểm gì? (1,0 điểm)
Câu 4 : Sự bay hơi và sự ngưng tụ là gì? (1,0 điểm)
__________ HẾT ______________
Đáp án HKII môn Vật lí 6
I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm)
A. Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: ( 2 điểm)
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án B C A A D C D A

B.Điền từ:
Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. Sự đông đặc là sự
chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
II. TỰ LUẬN (7.0 điểm)
1.
a. Hs tự vẽ.
b. -Nhiệt độ:
Từ phút 0 -> phút 1: tăng.
Từ phút 1-> phút 4: không thay đổi.
Từ phút 5 -> phút 7:tăng.
-Thể:
Từ phút 0 -> phút 1:rắn.
Từ phút 1 ->phút 4:rắn và lỏng.
Từphút 5 ->phút 7:lỏng.
2. Trả lời:
Do ban đêm nhiệt độ thấp,hơi nước ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ đọng
trên lá cây vào ban đêm.
3. Trả lời:
-Ở nhiệt độ sôi thì một chất lỏng,mặc dù có đun tiếp thì vẫn không tăng nhiệt độ.
-Sự bay hơi của chất lỏng này có đặc điểm là: chất lỏng vừa tạo ra các bọt
khí,vừa bay hơi trên mặt thoáng.
4. Trả lời:
Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.
Sự ngưng tụ là sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng.
Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Toán năm 2016 – 2017 có đáp án.

I. Trắc nghiệm (5 điểm)

Khoanh tròn vào đáp án đúng

1: Tập hợp gồm các ước của 13 là

A. {1; -1; 13; -13}


B.{1; -1; 13}
C.{1;13;-13}
D.{1;13}

2: Trong các cách viết sau đây, cách viết nào không cho ta phân số ?

3: Số đối của -7/13 là

4: Số nghịch đảo của -6/11 là

5: Khi rút gọn phân số 27/-63 ta được phân số tối giản là

6: Dãy số nào sau đây sắp xếp theo thứ tự tăng dần?
7: Cho đường tròn (O; 2cm) và điểm P nằm trên đường tròn. Khoảng cách từ O
đến P là

A. lớn hơn 2 cm.


B.nhỏ hơn 2cm.

C.bằng 2cm.
D.không bằng 2cm.

8: Hỗn số viết dưới dạng phân số là:

9: 2/3 của 8,7 bằng bao nhiêu

A. 5,8
B.0,58
C.8,5
D.13,05

10: Giá trị của a bằng bao nhiêu nếu 2/5 của a bằng 4 ?

A. 10.
B.12.
C.14.
D.16.

11: Cho

Hỏi giá trị của x là số nào trong các số sau?


12: 2/7 số bi của Hùng là 6 viên. Hỏi Hùng có bao nhiêu viên bi?

13: Trong đậu đen nấu chín, tỉ lệ chất đạm chiếm 24%. Tính số kilogam đậu đen
đã nấu chín để có 1,2 kg chất đạm

A. 5kg
B.0,288kg
C.2880kg
D.0,05kg

14: Cho góc xOy có số đo bằng 600. Hỏi số đo của góc xOy bằng mấy phần số đo
của góc bẹt?

15: Trong 40kg nước biển có 2kg muối. Tỉ số phần trăm muối trong nước biển?

A. 5%
B.0,05%

16: Tìm tỉ lệ xích của một bản đồ, biết quãng đường từ Hà Nội đến Thái Nguyên
trên bản đồ là 4cm còn trong thực tế là 80km

A. 1: 2000000
B.1: 20000
C.1: 200
D.1: 20
17: Cho hình vẽ:

19: Cho hai góc phụ nhau trong đó có một góc bằng 700. Góc còn lại bằng bao
nhiêu ?

A. 200
B.1100
C.900
D.300

20: Cho

Hỏi giá trị của y là số nào trong các số sau?

II. Tự luận (5 điểm)

1: Tính:
2: Ba đội công nhân có tất cả 192 người. Số người đội I chiếm ¼ tổng số. Số
người đội II bằng 125% đội I. Tính số người đội III?

3: Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia OA, vẽ các tia OB và OC sao cho
góc AOB=1000, góc AOC = 500.

a) Trong ba tia OA, OB, OC tia nào nằm giữa hai tia còn lại, vì sao ?
b) Tia OC có phải là tia phân giác của góc AOB không, vì sao ?
c) Vẽ tia OD là tia đối của tia OB.Tính số đo của góc COD?
Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Văn năm học 2016 – 2017.

I. Phần trắc nghiệm (3 điểm )

– Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm

Câu 1: Trong các tác phẩm sau đây, tác phẩm nào được viết bằng thể loại kí?

A. Dế Mèn phiêu lưu kí

B. Cô Tô

C. Buổi học cuối cùng

D. Bức tranh của em gái tôi

Câu 2: Văn bản Vượt thác là của tác giả nào?

A. Tô Hoài

B. Đoàn Giỏi

C. Võ Quảng

D. Tạ Duy Anh

Câu 3: Dòng nào nêu đúng nhất ý nghĩa của văn bản Bài học đường đời đầu tiên
của tác giả Tô Hoài?

A. Tình yêu nước được thể hiện qua tình yêu tiếng nói dân tộc

B. Ngợi ca thiên nhiên, đất nước, lao động

C. Tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại người khác, khiến ta phải ân hận
suốt đời

D. Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen
ghét, đố kị

Câu 4: Câu “ Trải qua bao thế kỉ với bao sự kiện đã diễn ra trên mảnh đất của
chúng tôi.” mắc lỗi gì?

A. Thiếu Chủ ngữ

B. Thiếu Vị ngữ

C. Sử dụng từ không hợp nghĩa

D. Thiếu cả Chủ ngữ và Vị ngữ


Câu 5: Câu văn “ Tre là cánh tay của người nông dân.” là câu trần thuật đơn có
từ là theo kiểu nào?

A. Câu định nghĩa

B. Câu giới thiệu

C. Câu miêu tả

D. Câu đánh giá

Câu 6: Văn bản Bức tranh của em gái tôi sử dụng phương thức biểu đạt chính
nào?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

II. Phần tự luận: ( 7 điểm )

Câu 7: ( 2 điểm )

a. Hãy chép theo trí nhớ những dòng thơ còn thiếu để hoàn chỉnh đoạn thơ sau :

“Lặng yên bên bếp lửa

…………………………….

Đốt lửa cho anh nằm.”

b. Cho biết đoạn thơ em vừa chép được trích từ bài thơ nào?Tác giả là ai?

c. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ gì? Nêu nội dung chính đoạn thơ đó.

Câu 8: ( 5 điểm )

Ngôi trường đã trở thành hình ảnh thân thuộc với mỗi học sinh chúng ta. Hãy tả
lại quang cảnh trường em vào một buổi sáng đẹp trời.
Đề cuối năm Vật Lý lớp 6 năm học 2016 – 2017

1. (1,5 điểm): Nêu các kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn?
2. (2 điểm):
a. Trong các chất rắn, lỏng, khí, chất nào nở vì nhiệt nhiều nhất, chất nào nở vì
nhiệt ít nhất?
b. Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng?
3 (1,5 điểm):
a. Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng nào?
b. Bảng dưới đây ghi tên các loại nhiệt kế và nhiệt độ ghi trên thang đo của
chúng.
Loại nhiệt kế Thang nhiệt độ

Thủy ngân Từ -100C đến 1100C

Rượu Từ -300C đến 600C

Kim loại Từ 00C đến 4000C

Y tế Từ 350C đến 420C

Phải dùng loại nhiệt kế nào để đo nhiệt độ của: bàn là, cơ thể người, nước sôi,
không khí trong phòng?
4 (1,5 điểm): Thế nào là sự nóng chảy? Cho hai ví dụ về sự nóng chảy.
5 (2 điểm): Nêu điểm khác nhau giữa sự bay hơi và sự ngưng tụ? Làm thế nào để
sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn?
6 (1,5 điểm): Sương mù thường có vào mùa lạnh hay mùa nóng? Tại sao khi Mặt
Trời mọc, sương mù lại tan?
Đáp án và biểu điểm

Câu Đáp án Biểu điểm


– Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. 0,75 đ
1
– Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. 0,75 đ
a/ Trong các chất rắn, lỏng, khí, chất khí nở vì nhiệt nhiều 1đ
nhất, chất rắn nở vì nhiệt ít nhất.
b/ Do khi trời nắng nóng, các tấm tôn sẽ nở ra, nếu như 1đ
2
mái tôn thẳng không có hình lượn sóng thì các cây đinh sẽ
bị bung ra, còn nếu như mái tôn hình lượn sóng thì sẽ đủ
diện tích để dãn nở.
a/ Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt 0,5 đ
của các chất.
b/ – Nhiệt kế kim loại : đo nhiệt độ của bàn là 0,25 đ
3
– Nhiệt kế y tế : đo nhiệt độ cơ thể người 0,25 đ
– Nhiệt kế thủy ngân : đo nhiệt độ nước sôi 0,25 đ
– Nhiệt kế rượu : đo nhiệt độ không khí trong phòng 0,25 đ
– Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. 0,5 đ
4 – Ví dụ (tùy học sinh): Đốt một ngọn nến, nước đá đang 1đ
tan.
– Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi. 0,5 đ
– Sự ngưng tụ là sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng. 0,5 đ
5 – Trong không khí có hơi nước, bằng cách giảm nhiệt độ 1đ
của không khí, sẽ làm cho hơi nước trong không khí
ngưng tụ nhanh hơn.
– Sương mù thường có vào mùa lạnh. 0,5 đ
6 – Khi Mặt Trời mọc, nhiệt độ tăng lên làm cho tốc độ bay 1đ
hơi tăng nên sương mù tan.
Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Toán năm học 2016 – 2017

I. TRẮC NGHIỆM: (4điểm) Hãy khoanh tròn vào câu đúng nhất trong các
câu sau:

1: Trong các cách viết sau đây, cách viết nào không cho ta phân số ?

2: Số nghịch đảo của -6/11 là:

3: Khi rút gọn phân -27/63 ta được phân số tối giản là:

4: 3/4 của 60 là:

A. 45 B.30 C.40 D.50


5: Số đối của -7/13 là:

6: Hỗn số viết dưới dạng phân số là:

7: Giá trị của a bằng bao nhiêu nếu 2/5 của a bằng 4 ?

A. 10 B.12 C.14 D.16

8: Cho hai góc kề bù trong đó có một góc bằng 700. Góc còn lại bằng bao nhiêu ?

A. 1100 B.1000 C.900 D.1200

II. TỰ LUẬN: (6điểm)

1: (1,5 điểm) Thực hiện các phép tính sau:


2: (1 điểm) Tính nhanh:

3: (2,0 điểm) Khối 6 của một trường có tổng cộng 90 học sinh. Trong dịp tổng kết
cuối năm thống kê được: Số học sinh giỏi bằng 1/6 số học sinh cả khối, số học
sinh khá bằng 40% số học sinh cả khối. Số học sinh trung bình bằng 1/3 số học
sinh cả khối, còn lại là học sinh yếu. Tính số học sinh mỗi loại.

Bài 4: (1,5 điểm) Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox vẽ góc xOt =
400 và góc xOy = 800.

a. Tia nào nằm giữa hai tia còn lại ? Vì sao ?

b. Tính góc yOt ?

c. Tia Ot có là tia phân giác của góc xOy không ? Vì sao ?


ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI

I. TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu đúng 0,5 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án A A A A A A A A
II. TỰ LUẬN:
Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Văn

I. Phần trắc nghiệm (2 điểm): Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau.

1. Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” là sáng tác của nhà văn nào?

A. Võ Quảng. B.Đoàn Giỏi. C.Tô Hoài. D.Duy Khán.


2. Văn bản “Lao xao” được trích từ tác phẩm:

A. Quê nội. B. Tuổi thơ im lặng.


C. Đất rừng phương Nam. D. Tuổi thơ dữ dội.
3. Cảnh mặt trời mọc trên biển trong đoạn trích “Cô Tô” là một bức tranh như thế
nào?

A. Duyên dáng và mềm mại. B. Rực rỡ và tráng lệ.


C. Dịu dàng và bình lặng. D. Hùng vĩ và lẫm liệt.
4. Yếu tố nào thường không có trong thể kí?

A. Cốt truyện. B. Sự việc.


C. Lời kể. D. Nhân vật người kể chuyện.
5.Văn bản “Đêm nay Bác không ngủ” sử dụng phương thức biểu đạt gì?

A. Miêu tả và tự sự. B. Tự sự và biểu cảm.


C. Miêu tả và biểu cảm. D. Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả.
6.Trong các câu văn sau, câu nào không sử dụng phó từ?

A. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.

B. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp.

C. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng.

D. Sợi râu tôi dài và uốn cong.

7. Nếu viết: “Cho đến chiều tối, vượt qua thác Cổ Cò” thì câu văn mắc lỗi nào?

A. Thiếu chủ ngữ. B.Thiếu vị ngữ.


C.Sai về quan hệ ngữ nghĩa. D.Thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ.
8. Khi tả chân dung người thì chi tiết nào là quan trọng nhất?

A. Tính nết. B.Nghề nghiệp. C.Sở thích. D.Ngoại hình.

II. Tự luận: (8 điểm)

9 (3 điểm):
Cho đoạn văn: Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp
người trăm nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân.

a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào, tác giả là ai?

b. Xác định chủ ngữ – vị ngữ trong câu: “Tre là cánh tay của người nông
dân.” Em hãy cho biết đó là kiểu câu gì?

c. Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ có trong đoạn văn trên?

10 (5 điểm):Em hãy viết một bài văn miêu tả khu vườn nhà em vào một buổi
sáng đẹp trời.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN VĂN LỚP 6

Phần I. Trắc nghiệm: ( 2,0 điểm). Trả lời đúng mỗi câu được 0,25 điểm.

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án C B B A D D A D

Phần II. Tự luận. ( 8 điểm).

Nội dung
Câu Ý Điểm
– Đoạn văn trích trong tác phẩm «Cây tre Việt Nam » 0.5
a
– Tác giả: Thép Mới 0.5
– Tre/ là cánh tay của người nông dân.
CN VN 0.5
b
– Câu trên là câu trần thuật đơn có từ là 0.5
9 -Biện pháp nghệ thuật : Nhân hóa (Tre ăn ở, giúp
0.5
người),so sánh (Tre là cánh tay của người nông dân.”)
– Tác dụng: Nhờ có biện pháp so sánh và nhân hóa mà
C hình ảnh cây tre trở nên sống động, gần gũi với con 0.5
người. Tre hiện lên với tất cả những phẩm chất cao
quý, tre không chỉ là người bạn đồng hành gắn bó thân
thiết với con người mà còn là một trợ thủ đắc lực giúp
con người rất nhiều việc khác nhau trong cuộc sống.
*Yêu cầu chung : Học sinh biết viết một bài văn miêu
tả có bố cục ba phần rõ ràng ; ngôn ngữ trong sáng,
10
lời văn rõ ràng, mạch lạc ; không sai lỗi chính tả, dùng
từ, ngữ pháp. (Có bài làm mẫu bên dưới)
* Yêu cầu cụ thể: Học sinh trình bày các ý cơ bản sau:
1. MB: : Giới thiệu chung về khu vườn 0.5
TB::
– Tả bao quát khu vườn: những nét chung đặc sắc của
toàn cảnh ( khu vườn rộng hay hẹp, không khí trong
4.0
vườn như thế nào, bầu trời, cảnh vật, màu sắc, âm
thanh, mùi vị… có gì đặc biệt)
2.
– Tả cụ thể cảnh khu vườn : chọn những cảnh tiêu
biểu để tả (Vườn trồng những loại cây gì, đặc điểm của
từng loại cây, sương sớm, ánh nắng ban mai, hoạt
động của các loài vật, của con người…).
– Lợi ích của khu vườn đối với gia đình em.

KB::Cảm nghĩ của em: 0.5


3
+ Cảm thấy thích thú, có cảm giác thoải mái, tươi vui
trước cảnh đẹp của khu vườn.
+ Có ý thức cùng mọi người trong gia đình chăm sóc
để khu vườn ngày càng tươi đẹp.

Em hãy viết một bài văn miêu tả khu vườn nhà em vào một buổi sáng đẹp
trời

Bài làm mẫu 1

Cách đây sáu năm, sau khi về hưu, ông nội em bắt tay vào cải tạo mảnh đất bỏ
hoang sau nhà, biến nó thành một vườn cây trái xanh tươi, mùa nào thức nấy.
Khu vườn không chỉ đem lại những lợi ích vật chất hằng ngày mà nó còn là niềm
tự hào, niềm vui to lớn của gia đình em.

Từ sáng sớm, hai ông cháu em đã ra vườn. Ông trìu mến ngắm nhìn những hàng
cây lá còn ướt đẫm sương đêm. Hơn chục gốc xoài cát Hòa Lộc đã ra trái bói, từng
chùm nặng trĩu. Hai dãy nhãn đang độ trổ bông. Hoa nhãn màu vàng, hương
thơm ngọt ngào quyến rũ bầy ong mật tìm đến hút nhụy: Ông em bảo với thời
tiết thuận lợi như thế này, chắc chắn năm nay nhãn sẽ được mùa.

Ngoài những loại cây được coi là nguồn thu nhập thêm của gia đình, ông em còn
trồng mỗi thứ một vài cây để có trái ăn quanh năm như đu đủ, vú sữa, mận, bưởi
và mít. Mấy cây đu đủ trái đeo lúc lỉu nhìn thật thích mắt. Bốn cây mít ở bốn góc
vườn, trái lớn, trái nhỏ trổ ra từ thân, từ cành, có chùm gần chục trái. Cây vú sữa
đứng một mình bởi thân cao, tàn lá rộng. Mùa trái chín, ông em dùng chiếc sào
đầu có gắn chiếc giỏ đặc biệt để hái. Vị ngọt thơm của trái vú sữa thật hấp dẫn,
khó quên. Mùa nào thức nấy, gia đình em được thưởng thức đủ mọi hương vị của
cây trái vườn nhà.

Mặt trời đã lên. Ánh nắng chiếu lấp lánh khiến khu vườn rạng rỡ một màu xanh
đầy sức sống. Tiếng chim lảnh lót, tiếng ong bay rù rì, tiếng gọi con dịu dàng của
gà mẹ cùng với tiếng liếp nhiếp nũng nịu của bầy gà mới nở, lông vàng như tơ
tằm… tạo thành thứ âm thanh quen thuộc của cuộc sống yên bình chốn làng quê.

Cũng như ông bà, cha mẹ, em rất yêu mảnh vườn nhà. Ngày ngày, lúc rảnh rỗi là
em lại cùng ông chăm sóc, tưới nước, bắt sâu để vườn cây ngày càng tươi tốt.

Bài làm mẫu 2

Tôi vẫn nhớ mãi lần đầu tiên về quê. Lúc đó tôi sáu tuổi. Trên đường đi, mọi thứ
thật mới mẻ làm sao. Khi xe đi trên đường làng, các khóm tre xanh rờn ôm lấy
mái đình, mái chùa. Khi xe đỗ, mấy đứa em họ tôi từ trong làng chạy ùa ra. Đám
trẻ dẫn mọi người vào nhà. Nhà ông bà không rộng nhưng lại sáng sủa, ấm cúng.
Chào ông bà và thắp hương các cụ xong, tôi theo mấy đứa trẻ ra vườn nhà ông
bà.
Ánh nắng vàng rực rỡ trùm lên khu vườn. Mây trôi lững lờ. Những vầng mây đó
không đủ để che bớt cái nắng chói chang của ngày hè. Gió thổi nhè nhẹ. Khu
vườn không rộng nhưng trồng nhiều loại cây, nhiều nhất là cây ăn quả. Mấy đứa
em tôi bảo, ông yêu cây lắm, thấy cây nào lạ cũng đem về trồng.

Trong vườn, xanh nhất là cây dủ dẻ. Cây mọc thành bụi rậm, cao lút đầu trẻ con
chúng tôi. Những chiếc lá cây màu xanh khoẻ khoắn, mình lá rất cứng, dày đều,
cạnh lá trơn láng. Trong tán lá xanh rậm rạp ấy nở nhiều chùm hoa. Năm cánh
hoa dủ dẻ màu vàng nhạt, không phải vàng chanh, vàng nghệ, mà là màu vàng
của đất. Những cánh hoa rất dày, dày một cách bất thường như được nặn bởi bàn
tay khéo léo của những người làm tò he. Hoa không sắc nhưng đầy hương. Dọc
hàng rào là những khóm xương rồng cảnh, hoa đủ màu sắc. Góc vườn là cây mít
to, sai trĩu quả. Thân cây nâu, có chỗ còn dòng nhựa trắng chảy ra. Cành mít đan
xen, lá to như bàn tay người lớn. Từng quả mít nhỏ nằm chen chúc nhau. Hương
mít thoang thoảng thật quyến rũ. Đến khi mít chín, quả xanh thẫm. Bên cạnh đó
là bụi chuối. Mấy cây chuối mẹ, chuối con đứng quay quần ở góc vườn. Lá chuối
to, xoè ra bốn phía, lá non cuộn tròn, dựng đứng lên như cuộn giấy. Lá chuối
bóng láng, xanh tươi. Giàn hoa giấy vấn vít leo trên hiên nhà. Hoa màu đỏ thắm,
lá xanh tươi. Cạnh hàng rào là một bụi hoa hồng đỏ thắm. Hoa hồng đỏ rực rỡ
như muốn ganh đua với sắc đỏ chói chang của ánh mặt trời. Ong bay vòng quanh
để lấy phấn hoa và lấy mật. Các chú bướm xanh, bướm trắng bay quanh trên các
bông hoa. Mấy giò phong lan rực rỡ được treo trên hàng rào. Hoa phong lan mọc
thành từng chùm mềm mại, có phong lan vàng như màu vàng của ánh nắng rực
rỡ. Có cành lại trắng muốt, màu trắng của những làn mây. Giữa vườn là một cây
nhãn xanh tốt. Hoa nhãn không thơm bằng hoa lan, hoa huệ nhưng tôi cảm nhận
được cái mùi thơm phảng phất dịu nhẹ đó. Gần đó là cây ổi. Quả ổi tròn, to mọc
thành từng chùm. Kế tiếp đó là mấy cây cau cao ngất ngưởng, thân thẳng đứng.
Ông tôi còn trồng rất nhiều loại rau. Luống rau xanh được chia ra hai góc: một
góc trồng để bán, một góc để ăn hằng ngày. Những cây rau đay lá xanh mướt.
Những cây mùng tơi xoăn, ngọn nhô lên như những chiếc vòi voi bé xíu. Trong
vườn, có vài đàn chim sẻ sà xuống ríu rít. Góc vườn phía sau là chỗ nuôi gà. Cô
gà mái mơ thấy mồi kêu “tục tục” gọi đàn con lại. Mấy chú gà con rối rít chạy lại,
tranh nhau mồi. Khi thấy chúng tôi, đám gà con hốt hoảng chạy về núp dưới cánh
mẹ. Gà mẹ xù lông, kêu “quác quác” có ý bảo chúng tôi đi. Trên cành cây treo
mấy lồng sáo. Con sáo lông đen mượt, mỏ vàng, chân chì lanh lợi trong chiếc lồng
bằng nan tre. Mấy đứa nó bảo, con sáo này khôn lắm, bắt chước tiếng người tốt
lắm. Cạnh vườn là ao cá. Trong ao, ông thả cá quả, cá rô, cá chép,… Thế mà tôi
câu cả buổi mà chẳng thấy con nào cắn câu. Chị em tôi tha thẩn trong vườn, trò
chuyện ríu rít. Nào là chuyện học hành, chuyện ở lớp, đủ thứ chuyện,…

Đã hơn năm giờ chiều, tôi sắp phải về Hà Nội. Khi về, ông bà lại đem quà quê.
Nào nếp, nào lạc, gói cho mẹ tôi mỗi thứ một chút để cầm về. Mẹ tôi từ chối thế
nào cũng không được. Tôi thích lũ trẻ con dễ gần, thích con đường quê vắng vẻ
và đặc biệt là khu vườn nhà ông. Tôi ước mong sao trên thành phố cũng có nhiều
khu vườn đẹp như khu vườn nhà ông tôi.

You might also like