You are on page 1of 7

1.

Nguồn gốc của protein trong nước thải thủy sản:


- Chủ yếu protein trong nước thải thủy sản có bản chất và nguồn gốc từ động vật
- Nguyên nhân có mặt protein trong nước thải thủy sản:
 Nước thải trong quá trình sản xuất như: rửa nguyên liệu, máy móc sau khi chế biến
 Các thức ăn dành cho việc nuôi trồng thủy sản có hàm lượng protein cao
 Nước thải sinh hoạt của các công nhân
2. Sự cần thiết phải xử lí protein trong nước thải thủy sản:
Ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản, trong đó cụ thể là các xí nghiệp chế biến thủy sản đều có
nước thải chứa protein. Khi được thải ra dòng chảy, protein nhanh chóng bị phân hủy cho ra
acid amin, acid béo, acid thơm, H2S, nhiều chất chứa S, N, P có tính độc và mùi khó chịu.
Điều này dẫn đến các hệ quả:
- Ô nhiễm bầu không khí: sự thủy phân sinh ra các chất như H2S, NH3, Ch4,… Tạo ra mùi khó
chịu đối với khu vực xả thải.
- Góp phần gây nên hiện tượng phú dưỡng hóa: trong protein có nồng độ chất dinh dưỡng N,
P cao, tỉ lệ N/P cao do sự tích lũy tương đối P so với N, sự yếm khí và môi trường khử của
lớp nước đát thủy vực, sự phát triển mạnh mẽ của tảo và nở hoa tảo
- Sự kém đa dạng của các sinh vật nước, đặc biệt là cá
- Gây mất mỹ quan môi trường: nước có màu xanh đen hoặc đen, có mùi khai thối do thoát
khí H2S
- Gây ô nhiễm nguồn nước: Nước ngầm và nước mặt.
3. Cơ chế phân hủy protein trong nước thải thủy sản:
- Protein là một chất hữu cơ có chứa các hợp chất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển
vi sinh vật
- Protein ở môi trường bên ngoài sẽ là nguồn thức ăn của vi sinh vật. Để có thể sử dụng được
protein làm thức ăn, vi sinh vật tiết ra một loại ezyme để thủy phân các liên kết peptide
hoặc các polypeptide thành các peptide có phân tử lượng nhỏ hơn. Tiếp theo là sự phân hủy
các peptide trên thành các acid amin tự do ở môi trường ngoài.Sau đó được các vi sinh vật
hấp thụ acid amin tự do ở môi trường ngoài vào trong tế bào. Trong tế bào vi sinh vật các
acid amin sẽ được phân giải thành năng lượng cần thiết cho hoạt động sống của tế bào

4. Enzyme phân hủy cần cho quá trình phân hủy protein
1. Cấu tạo:
- Proteaza vi sinh vật là một hệ thống rất phức tạp bao gồm nhiều enzyme giống nhau về cấu
trúc, khối lượng và hình dạng phân tử nên rất khó tách ra dưới dạng tinh thể đồng nhất.
- Do là phức hệ gồm nhiều enzyme khác nhay nên protease vi sinh vật thường có tính đặc
hiệu rộng rãi cho sản phẩm thủy phân triệt để và đa dạng
5. Chức năng sinh học của protease vi sinh vật:
- Protease ngoại bào và protease nội bào của vi sinh vật có thể có những vai trò khác nhau đối
với hoạt động sống của vi sinh vật.
- Các protease ngoại bào phân giải protein và các cơ chất cao phân tử khác có trong môi
trường dinh dưỡng thành các dạng phân tử thấp để vi sinh vật dễ dàng hấp thu. Các vi sinh
vật mất khả năng tiết protease ngoại bào nên không thể sử dụng protein làm nguồn đạm
dinh dưỡng. Mặt khác, quá trình tiết protease ngoại bào cũng như quá trình tổng hợp chúng
ở nhiều vi sinh vật bị giảm khi môi trường có chứa một lượng lớn acid amin
- Protease nội bào thường là peptidase và một số protease. Protease nội bào có vai trò quan
trọng hơn protease ngoại bào, chúng có thể hoàn thành các chức năng sau đây:
 Phân giải các peptide được đưa từ môi trường ngoài vào thành các acid amin để
tổng hợp tế bào, đôi khi làm nguồn C, N,P,S,…, tốc độ phân hủy protein cũng tăng
lên nhanh chóng trong quá trình sinh trưởng
 Các protease nội bòa có thể tham gia quá trình cải biến một số phân tử protein,
enzyme. Điều này có nghĩa đối với việc hình thành và nảy mầm của bào tử sinh vật.
 Các protease nội bào cũng có thể tham gia vào việc hoàn thành chuỗi polypeptide
đã có sẵn. Ngoài ra, protease nội bào cũng có tác dụng phân hủy các protein vô
dụng được tổng hợp sai do đột biến.
6. Các phương pháp xử lí nước thải
- Phương pháp cơ học
- Phương pháp hóa lý
- Phương pháp hóa học
- Phương pháp sinh học:
 Các phương pháp xử lí sinh học được sử dụng nhiều với tính ổn định, thân thiện vớ môi
trường, dễ vận hành, hiệu quả cao, đặc biệt là đối với nước thải có chứa nhiều chất hữu cơ
dễ bi phân hủy. Nhưng ít hiệu quả với nước thải công nghiệp có các chất vô cơ độc hại (kim
loại nặng, acid, kiềm) hoặc các chất hữu cơ bền vững (chlobenzen, phenol,...)
 Cơ sở:
Phương pháp này dựa trên cơ sở sử dụng các hoạt động sống của vi sinh vật để
phân hủy các chất gây ô nhiễm hòa tan trong nước thải. Các vi sinh vật sử dụng chất
thải hữu cơ và một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và sinh năng lượng để
duy trì hoạt động sống của chúng, chúng nhận các chất dinh dưỡng để xây dựng tế
bào, sinh trưởng và sinh sản nên sinh khối của chúng được tăng lên
7. Quá trình xử lí sinh học nước thải bằng phương pháp xử lí sinh học hiếu khí
a. Khái niệm:
- Quá trình xử lý sinh học hiếu khí là quá trình sử dụng các vi sinh oxy hóa các chất hữu cơ
trong điều kiện có oxy.
b. Các giai đoạn:
- Quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp hiếu khí gồm 3 giai đoạn:

Hoặc là
( t thấy 2 cái này khác nhau, k biết cái nào đúng :v)
hoặc =)))
8. Một số chủng vi sinh vật có khả năng sinh protease có trong nước thải

a. Basillus subtilis
- Trực khuẩn nhỏ, đầu tròn, không kết thành chuỗi, bắt màu tím
- Vi khuẩn gram dương, có khả năng di động.
- Có khả năng phân hủy protein, lipid nhờ có khả năng tiết enzyme protease và lipase
- Là vi khuẩn hiếu khí, thuộc nhóm vi sinh vật dị dưỡng, có khả năng sinh bào tử
- Nhiệt độ tối thích cho sinh trưởng là 36 – 50oC, oH 7 -7.4
b. Aspecgillus flavus
- Là một loại nấm mốc nhỏ, hình que.
- Vi khuẩn gram dương, có khả năng sinh bào tử
- Là vi sinh vật kị khí, thuộc nhóm sinh vật dị dưỡng
- Có khả năng tiết enzyme protease và glucosase để phân giải protein và tinh bột
c. Aspergillus oryzae
- Là loại nấm nhỏ hình que
- Có khả năng tiết enzyme amylase và proteinase ( ?) giúp thủy phân tinh bột và protein
d. Mucor
- Nấm dạng sợi
- Có khả năng thủy phân protein, tinh bột nhờ có hệ enzyme protease và amylase
e. Pseudomonas
- Trực khuẩn, dạng hình que
- Vi khuẩn gram âm, có khả năng di động
- Có khả năng phân giải protein, lipid, tinh bột nhờ hệ enzyme protease, lipase, amylase
9. Vai trò của vi sinh vật trong xử lí nước thải:
- Vi sinh vật có trong nước thải chiếm đa số về loài và số cá thể trong tập đoàn sinh vật của
nước thải. Nước thải càng nhiễm bẩn thì càng phong phú vi sinh vật, chủ yếu là vi khuẩn.
- Vi sinh vật đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong các quá trình phân hủy chất hữu cơ và một
số hợp chất vô cơ có trong nước thải. Đặc biệt là nước thải thủy sản với hàm lượng chất hữu
cơ cao so với các ngành khác.
- Những vi sinh vật có thể liên tục chuyển hóa các chất hữu cơ có trong nước thải bằng cách
tổng hợp thành tế bào (nguyên sinh chất) mới.
- Chúng có thể hấp thụ một lượng lớn các chất hữu cơ qua bề mặt tế bào của chúng. Nhưng
sau khi hấp thụ, nếu các chất hữu cơ không được đồng hóa thành tế bào chất thì tốc độ hấp
thụ sẽ giảm tới 0.
- Một lượng chất nhất định các chất hữu cơ được hấp thụ được dành cho việc kiến tạo tế
bào. Một lượng khác các chất hữu cơ lại được oxy hóa để sinh năng lượng cần thiết cho việc
tổng hợp.
- Đặc biệt là đối với nước thải thủy sản, với hàm lượng protein cao, thì trong quá trình xử lý vi
sinh vật đóng vai trò cực kì quan trọng. Vì vậy là nguồn thức ăn phong phú cho sự phát triển
của vi sinh vật, đặc biệt là nhóm vi sinh vật phân giải protein.

10. Cơ chế hoạt động thủy phân protein của enzyme protease:
- Nhóm enzyme protease xúc tác quá trình thủy phân liên kết peptide (-CO-NH-)n trong phân
tử protein, polypeptide đến sản phẩm cuối cùng là các acid amin. Ngoài ra, nhiều protease
cũng có khả năng thủy phân liên kết este và vận chuyển acid amin.

1. Cysteine protease

 Tác động trên mạch:


- Aminopeptidase: xúc tác thủy phân liên kết peptide ở đầu N tự do của chuỗi polypeptide đẻ
giải phóng ra một amino acid, một dipeptide hoặc một tripeptide
- Carboxypeptidase: xúc tác phản ứng thủy phân liên kết peptide ở đầu C của chuỗi
polypeptide và giải phóng một acid amin hoặc một dipeptide.
- Dipeptihydrolase: xúc tác phản ứng thủy phân các liên kết dipeptide
- Protease: xúc tác phản ứng thủy phân các liên kết peptide nội mạch.

11. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phân giải protein
a. Oxy:
Các vi sinh vật hiếu khí: điều kiện đầu tiên là phải đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy một cách
liên tục và sao cho lượng oxy hòa tan trong nước không nhỏ hơn 2 mg/l
b. Nồng độ cho phép các chất bẩn hữu cơ:
Có nhiều chất bẩn trong nước thải sản xuất ở mức độ nhất định nào đó sẽ phá hủy chế độ
hoạt động khả năng sống bình thường của vi sinh vật. Các chất độc hại đó thường có tác
dụng làm hủy hoại thành phần cấu tạo của tế bào
c. Các nguyên tố dinh dưỡng
- Để tạo môi trường cho các vi sinh vật có thể hoạt động tốt, nước thải cần chứa hợp chất của
các nguyên tố dinh dưỡng và vi lượng.
- Trong đó, N, P, K là các nguyên tố chủ yếu, cần được đảm bảo một lượng cần thiết trong xử
lý sinh hóa.
- Ngoài các nguyên tố chủ yếu ở trên, còn cần các nguyên tố vi lượng Mg, Ca, S, Fe,.. những
nguyên tố này thường có đủ trong nước thải nên không cần phải bổ sung thêm.
- Thiếu các nguyên tố dinh dưỡng sẽ kìm hãm và ngăn cản các quá trình oxy hóa sinh hóa
- Yêu cầu về lượng các nguyên tố dinh dưỡng không cố định, bởi sự phát triển của vi sinh vật
khi oxy hóa các chất khác nhau sẽ không giống nhau.
d. Nồng độ cho phép của các chất độc:
- Trong nước thải, hàm lượng muối của các kim loại nặng và các chất độc không được vượt
quá nồng độ giới hạn cho phép.
e. Ảnh hưởng của pH:
- Giá trị pH ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tạo enzyme trong tế bào và quá trình hấp thụ các
chất dinh dưỡng vào tế bào
- Đối với đa số vi sinh vật, khoảng giá trị pH tối ưu từ 6,5 đến 8,5
f. Ảnh hưởng của nhiệt độ
- Nhiệt độ của nước thải cũng ảnh hưởng rất lớn đến chức năng hoạt động của vi sinh vật. Đối
với đa số sinh vật, nhiệt độ nước thải trong các công trình xử lí không dưới 6oC và không quá
37oC
g. Ảnh hưởng của nồng độ muối vô cơ
- Nồng độ muối vô cơ trong nước không quá 10 g/l.
- Lượng chất lơ lủng chảy vào các công trình không quá 100 mg/l khi dùng bể lọc sinh học và
150 mg/l khi dùng bể aeroten. Ngoài cấu trúc của chất bẩn và các loại vi sinh vật là những
yếu tố rất quan trọng quyết định tốc độ của quá trình oxy hóa sinh hóa

You might also like