You are on page 1of 5

THUYẾT MINH THIẾT KẾ (1)

I. Căn cứ thiết kế:


1. Tài liệu thiết kế được cung cấp bởi chuyên ngành nước, tổng đồ của Wisdri.
2. Tiêu chuẩn Trung Quốc có liên quan và quy phạm công trình Việt Nam:
a. <Quy phạm tải trọng kết cấu kiến trúc> (GB50009-2012)
b. <Quy phạm thiết kế nền móng kiến trúc> (GB50007-2011)
c. <Quy phạm thiết kế kết cấu bê tông> (GB50010-2010) (bản năm 2015)
d. <Quy phạm thiết kế chống chộng đất kiến trúc> (GB50011-2010) (bản năm 2016)
e. Loads and effects- design standard (TCVN 2737:1995)
f. <Quy định kỹ thuật thống nhất thiết kế nhà máy- hạng mục KLH Thép Dung Quất> (2 bản)
g. <Quy phạm thiết kế kết cấu công trình kiến trúc cấp thoát nước> (GB 50069-2002)
II. Hệ kết cấu và cao độ:
1. Kết cấu bê tông dưới điều kiện làm việc và bảo dưỡng bình thường có thời hạn sử dụng là 50 năm.
2. Cao trình được ghi chú trong tập bản vẽ này là cao trình tương đối, cos ±0.000 tương ứng với cos
tuyệt đối EL +5.000m theo hệ cao trình Việt Nam.
3. Cao trình được ghi chú trong bản vẽ mặt bằng đều là cao trình mặt trên (mặt bê tông lần 1), phạm
vi và độ dày của tầng đổ bê tông lần 2 xem thuyết minh trong bản vẽ.
4. Đơn vị kích thước ghi chú trong bản vẽ là mm, riêng đơn vị cao độ là m (ngoại trừ những phần
được chú thích rõ).
III. Tình hình địa chất:
1. Hiệu ứng địa chấn:
Thiết đặt cấp độ địa chấn chống động đất kiến trúc công trình là 7 độ, thiết kế gia tốc động đất là
0.10g, phân nhóm thiết kế động đất là nhóm 1.
2. Phân loại hiện trường công trình:
Khu vực công trình kiến trúc được phân loại II, chu kỳ đặc trưng là 0.35s.
3. Tình hình nước ngầm:
Nước ngầm thăm dò ở khoảng 0.5m. Căn cứ vào báo cáo thăm dò địa chất phán đoán tổng hợp
như sau: nước ngầm đối với kết cấu bê tông không có tính ăn mòn, dưới môi trường ngâm trong
nước trong thời gian dài, cốt thép trong kết cấu bê tông cốt thép không bị ăn mòn; trong môi
trường khô và ẩm ướt xen kẽ thì cốt thép trong kết cấu bê tông sẽ bị ăn mòn lượng nhất định.
Mực nước ngầm ở khu vực này nông, tính ăn mòn của đất đối với công trình kiến trúc có thể
tham chiếu kết luận về tính ăn mòn của nước ngầm đối với công trình kiến trúc.
IV. Yêu cầu về vật liệu:
1. Bê tông: bể nước khử khoáng, bể nước mềm, bể sản sinh nước trung gian, bể trung hòa nước thải
đều sử dụng bê tông chống nước C35, cấp chống thấm P6; tầng bê tông lần 2 sử dụng bê tông đá
mịn không co ngót C40. Tầng đệm sử dụng bê tông thô C15 (tầng đệm chưa được ghi chú kích
thước trong bản vẽ thì đều có độ dày 100mm và duỗi ra biên móng 100), khi tầng đệm có chỗ cao
chỗ thấp thì góc nghiêng ngoài những chỗ đã được ghi chú rõ thì còn lại đều là 45⁰.
Bê tông (phi ứng lực) nghiêm cấm sử dụng cát biển, lượng dùng xi măng tối thiểu là 320kg/m³, tỷ
lệ nước- xi măng tối đa 0.45, hàm lượng ion Clo tối đa trong bê tông (tỉ lệ phần trăm lượng dùng
xi măng) là 0.1.
Bê tông C35 tương đương với bê tông M450 theo TCVN; bê tông C30 tương đương với bê tông
M400 theo TCVN;
Bê tông C40 tương đương với bê tông M500 theo TCVN;
Bê tông C15 tương đương với bê tông M200 theo TCVN’
2. Cốt thép:
(1) Cốt thép HPB300 (dùng “Φ” biểu thị, tương đương với CB300-T của TCVN, giá trị tiêu chuẩn
của giới hạn chảy fyk=300N/mm2 ). HPB300 bắt buộc phải phù hợp với quy định có liên quan
trong tiêu chuẩn Trung Quốc GB 1499.1-2008 <Thép dùng cho bê tông cốt thép, phần 1: cốt thép
tròn trơn cán nóng>.
(2) Cốt thép HPB400 (dùng “ ” biểu thị, tương đương với CB400-V của TCVN, giá trị tiêu chuẩn của
giới hạn chảy fyk=400N/mm2 ). HPB400 bắt buộc phải phù hợp với quy định có liên quan trong
tiêu chuẩn Trung Quốc GB 1499.2-2007 <Thép dùng cho bê tông cốt thép, phần 2: cốt thép gân
tăng cứng cán nóng>.
(3) Cốt thép và cốt thép có ghi chú sử dụng phương pháp hàn để nối trong bản mã thì bắt buộc phải
dùng cốt thép có thể hàn được và phải tiến hành thử nghiệm hàn tại hiện trường để đảm bảo tính
năng hàn. Cốt thép còn lại không được gia công hàn.
V. Yêu cầu về thi công và cấu tạo
1. Độ dày tối thiểu của tầng bảo vệ cốt thép: móng trụ và mặt ngoài của tấm đáy (mặt tiếp xúc với
thổ nhưỡng) 50mm;
Mặt trong của thành bên của bể nước và mặt trong tấm đáy là 35mm; khi cốt thép thành mặt bên
từ dưới cos -0.300 kéo dài đến kết cấu phía trên, tầng bảo vệ cho cốt thép mặt ngoài của nó là
30mm, tầng bảo vệ cốt thép bề mặt bên ngoài tiếp xúc trực tiếp với đất chôn từ cos -0.300 trở
xuống ngoài ra còn phải tăng thêm độ dày (xem chi tiết trong bv 1); cột, dầm kết cấu phía trên là
40mm; tấm bản là 30mm.
2. Chiều dài neo kháng chấn tối thiểu của cốt thép LaE
Mác cốt thép HPB 300 HRB400

Đường kính cốt thép (d) d≤25 d>25 d≤25 d>25

Chiều dài cốt thép LaE 29d 32d 34d 38d


Chiều dài nối tiếp của cốt thép llE = 1.4LAe , khi đường kính lớn hơn 25mm thì phải ưu tiên sử dụng
liên kết cơ khí.
Diện tích mặt cắt cốt thép chịu lực của phân đoạn đầu nối có đầu nối chiếm tỉ lệ phần trăm trên tổng
diện tích mặt cắt cốt thép chịu lực:
Đối với các cấu kiện thuộc loại dầm, bản, tường thì không được lớn hơn 25%; đối với loại cấu kiện
trụ thì không được lớn hơn 50%.
3. Chiều dài móc cong của cốt thép: xem chi tiết trong bản vẽ 2.
4. Vị trí mạch thi công theo phương ngang của thành bể nước (bản vẽ cấu tạo xem chi tiết trong bv
3), có thể đặt ở vị trí phía trên mặt tấm đáy và phía dưới mặt tấm đỉnh 500mm, thành bể nước
không được thiết đặt đường mạch thi công hướng dọc. Trước khi đổ bê tông mạch kết cấu phải
làm sạch lớp vữa nổi và các tạp chất trên bề mặt của nó, đầu tiên lót một lớp vữa sạch, sau đó lót
một lớp vữa xi măng tỉ lệ 1:1 dày 30~50mm hoặc quét một lớp chất xử lý mặt tiếp xúc bê tông và
lập tức đổ bê tông.
5. Quan hệ nối tiếp tại vị trí bẻ cong của cốt thép nằm ngang trong thành mặt được biểu thị trong
hình minh họa 4 (ngoại trừ những ghi chú đặc biệt trong bản vẽ).
6. Khi trên vách bên bê tông có đục lỗ với đường kính lỗ hoặc kích thước cạnh ngắn của lỗ hình chữ
nhật (dưới đây gọi tắt là kích thước lỗ, đối với thành bên thì kích thước cạnh ngắn của lỗ hình chữ
nhật là chiều rộng của lỗ) ≤300mm, cốt thép sẽ được cắt đứt và bẻ cong tại miệng lỗ; khi trong
detail chưa ghi chú rõ thì sẽ căn cứ vào hình minh họa 5 để trang bị cốt thép tăng cứng.
7. Neo chằng và sự nối tiếp tại vị trí cốt thép bẻ cong giữa tấm đỉnh, tấm đáy bể với tường bên xem
trong hình minh họa 6 (ngoại trừ những phần đã ghi chú rõ trong bản vẽ).
8. Đối với thành bên có độ dày ≥400 thì phải lắp đặt cốt thép nối Φ10@600, bố trí kiểu dạng hoa
mai.
9. San lấp đất hố móng phải lập tức được tiến hành sau khi đổ bê tông xong và cường độ bê tông đạt
đến 80% cường độ thiết kế.
Trước khi san lấp phải vệ sinh sạch sẽ rác xây dựng và tạp chất có trong hố đồng thời không được
có nước tích đọng. Vật liệu dùng để san lấp hố móng có thể sử dụng sa thạch (đá cát kết) cấp phối.
San lấp đất phải thực hiện đối xứng, phân lớp đầm chặt, độ dày phân lớp là 300mm, độ ép chặt
không nhỏ hơn 0.94.
10. Khi cốt thép quá dài cần phải phân đoạn kết nối, vị trí đầu nối: cốt thép chịu lực giữa gian không
được chắp nối trong phạm vi 1/3 chiều dài gian, cốt thép chịu lực trụ chống không được chắp nối
trong phạm vi 1/3 chiều dài trụ chống, vị trí kết nối phải xen kẽ lẫn nhau.
11. Thi công phải tuân thủ các quy định trong GB 50202-2002 <Quy phạm nghiệm thu chất lượng thi
công công trình nền móng kiến trúc> và GB50204-2015 <Quy phạm nghiệm thu chất lượng thi
công công trình kết cấu bê tông>
VI. Thuyết minh bản mã:
1. Các cấu kiện thép, bản mã cũng như các kết cấu thép rời rạc lẻ tẻ khác đều dùng Q235. Tính năng
vật liệu thép phải phù hợp với quy định của GB/T700-2006 <Kết cấu thép carbon>.
2. Que hàn kết cấu thép sử dụng loại E4303, tính năng của nó phải phù hợp với quy định trong
GB/T5117-2012 <Que hàn thép phi hợp kim và thép hạt mịn>
Dây hàn và thuốc hàn phải phù hợp với GB5293-1999 và GB/T12470-2003.
3. Kích cỡ và điều kiện kỹ thuật của bu lông, ê cu và washer phải phù hợp với quy định của
GB/T5780-2016, GB/T41-2016 và GB/T95-2002.
4. Khi cốt thép neo và bản neo sử dụng hàn thủ công thì cao độ của mối hàn không được nhỏ hơn
6mm, đối với cốt thép HPB300 thì không nhỏ hơn 0.5d.
Đối với các loại cốt thép khác thì cao độ mối hàn không nhỏ hơn 0.6d, d là đường kính cốt thép
neo. Lỗ bản mã phải được khoan thành, nghiêm cấm cắt bằng ngọn lửa.
Đối với bản mã không chú thích rõ khoảng cách biên cốt thép neo thì lấy giá trị khoảng cách biên
cốt neo c=50. Dùng cho cốt neo đều phải lụa chọn loại cốt thép có thể hàn.
5. Tất cả các cấu kiện thép (bao gồm phần bản mã lộ ra bên ngoài) đều phải khử gỉ, loại bỏ dầu mỡ
xong mới được tiến hành sơn phủ bề mặt. Tiêu chuẩn khử gỉ như sau: khử gỉ thiết bị cũ: khi khử
gỉ bằng phương pháp thủ công hoặc dùng công cụ điện động, bề mặt vật liệu thép phải đạt từ cấp
St.3 trở lên; khi dùng phương pháp phun cát/ tia nước thì bề mặt vật liệu thép phải đạt từ cấp Sa2
trở lên.
Khử gỉ thiết bị mới: sử dụng phương pháp phun cát (viên)/ tia nước thì ½ bề mặt vật liệu thép
phải đạt từ cấp SA2 trở lên.
6. Sơn bề mặt kết cấu thép thực hiện theo bảng 15.2-2 trong <Quy định kỹ thuật thống nhất thiết kế
nhà máy Hạng mục KLH Hòa Phát Dung Quất> (2 bản). Xem chi tiết trong bảng phụ lục 1, 2
dưới đây:
Bảng phụ lục 1: Thiết kế sơn công trình chống ăn mòn môi trường khí quyển công nghiệp nặng

Kết cấu lớp sơn Loại và tên sơn Số lớp Độ dày lớp khô μm

Sơn lót Sơn lót epoxy giàu kẽm 2 80


Sơn trung gian epoxy
Sơn lớp trung gian MIO (sơn sắt oxit chứa 2 100
mica)

Sơn bề mặt Sơn phủ bề mặt PU 2 60

Tổng số lớp và tổng độ dày 6 ≥240

Bảng phụ lục 2: Thiết kế sơn công trình chống ăn mòn môi trường trong nhà

Kết cấu lớp sơn Loại và tên sơn Số lớp Độ dày lớp khô μm

Sơn lót Sơn lót epoxy giàu kẽm 2 80

Sơn trung gian epoxy


Sơn lớp trung gian MIO (sơn sắt oxit chứa 1 60
mica)

Sơn bề mặt Sơn phủ bề mặt PU 2 60

Tổng số lớp và tổng độ dày 5 ≥200

7. Thuyết minh phần ống bọc chống thấm cứng


a) Hình minh họa 7 là bản vẽ bản mã xây dựng ống bọc chống thấm cứng, chế tạo ống bọc chống
thấm tham chiếu yêu cầu trong bản vẽ này để thực hiện.
b) Kích thước trong hình minh họa 7 đều là đơn vị mm; vòng cánh bên bố trí đồng đều 360⁰ đồng
thời hàn với ống bọc thép; vật liệu của ống bọc cứng chống thấm là Q235-A.
c) Độ dày tường bê tông tại chỗ có ống xuyên qua không được nhỏ hơn 200, nếu không thì phải tăng
độ dày vách tường 1 bên hoặc 2 bên, đường kính phần tăng dày ít nhất là D2+200.
d) Dung sai kích thước và dung sai hình dạng vị trí của kết cấu hàn thực hiện theo JB/T5000.3-1998.
Sử dụng phương pháp hàn hồ quang điện thủ công, loại que hàn E4303, nhãn hiệu J422, hình
thức cơ bản và kích thước miệng vát mối hàn tham khảo GB985-88 để thực hiện.
e) Hình minh họa 7 thích hợp dùng cho bể nước và vật kiến trúc dùng ở vị trí đường ống xuyên
tường không chịu chấn động đường ống và biến dạng co dãn.
8. Thuyết minh phần ống bọc chống thấm UPVC:
a) Hình minh họa 8 là bản vẽ ống bọc chống thấm UPCV, đơn vị là mm; ống bọc chống thấm
UPVC do nhà chế tạo chuyên nghiệp gia công chế tạo.
b) Ống bọc chống thấm trên thân bề nước khử khoáng và bể nước trung gian đều sử dụng vật liệu
UPVC, dựa theo bản vẽ này để gia công chế tạo.
c) Vòng ngăn nước và đường ống của ống bọc chống thấm UPVC sử dụng vật liệu UPVC chế tạo,
dùng chất kết dính UPVC để kết dính.
d) Dộ dày bê tông tại vị trí ống xuyên qua không nhỏ hơn 300, nếu không thì phải tăng độ dày vách
tường 1 bên hoặc 2 bên, đường kính phần tăng dày ít nhất là D2+2B+200.
e) Tiêu chuẩn chế tạo đường ống sử dụng GB/T 10002.1-2006.
f) Độ dày tấm gân tăng cứng bằng với độ dày tấm ngăn nước và hàn đầy với tấm ngăn nước và
đường ống, chế tạo ống bọc chống thấm phải tuân thủ nghiêm ngặt theo yêu cầu kết nối ống PVC.

Bảng phụ lục 3: Bảng kích thước ống bọc chống thấm cứng

Bảng phụ lục 4: Bảng kích thước ống bọc chống thấm UPVC

You might also like