You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

KHOA CẦU ĐƯỜNG


BỘ MÔN CẦU VÀ CÔNG TRÌNH NGẦM

HƯỚNG DẪN VÀ VÍ DỤ TÍNH SỨC CHỊU TẢI


CỌC KHOAN NHỒI TRONG HỐC ĐÁ
THEO TIÊU CHUẨN 22TCN 272-05
___________________

TS. CÙ VIỆT HƯNG


KS. TRỊNH PHÚC THÀNH
Biên soạn

Hà Nội, tháng 05 năm 2018


HƯỚNG DẪN VÀ VÍ DỤ TÍNH SỨC CHỊU TẢI
CỌC KHOAN NHỒI TRONG HỐC ĐÁ THEO
TIÊU CHUẨN 22TCN272-05

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. QUY ĐỊNH VỀ TÍNH SỨC CHỊU TẢI CỦA CỌC NGÀM VÀO
ĐÁ THEO TIÊU CHUẨN 22TCN 272-05 ..................................................................1 
1.1.  CÁC QUY ĐỊNH CHUNG ..............................................................................1 
1.2.  CÁC GIẢ THIẾT ÁP DỤNG ..........................................................................1 
1.3.  CÁC BƯỚC THIẾT KẾ ..................................................................................2 
1.3.1.  Bước 1 ..............................................................................................................2 
1.3.1.1.  Co ngắn đàn hồi của cọc khoan nhồi ...............................................................2 
1.3.1.2.  Độ lún của đáy cọc khoan nhồi ........................................................................2 
1.3.2.  Bước 2 ..............................................................................................................4 
1.3.3.  Bước 3 ..............................................................................................................4 
1.3.4.  Bước 4 ..............................................................................................................5 
CHƯƠNG 2. VÍ DỤ TÍNH TOÁN SỨC CHỊU TẢI CỌC KHOAN NHỒI
TRONG HỐC ĐÁ THEO TIÊU CHUẨN 22TCN 272-05.........................................7 
2.1.  SỐ LIỆU ĐẦU VÀO .......................................................................................7 
2.2.  TÍNH ĐỘ LÚN CỌC .......................................................................................7 
2.3.  TÍNH SỨC CHỊU TẢI CỦA CỌC ..................................................................8 
2.4.  KIỂM TRA .......................................................................................................9 
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................10 

TS. Cù Việt Hưng, Ks. Trịnh Phúc Thành (biên soạn) i


HƯỚNG DẪN VÀ VÍ DỤ TÍNH SỨC CHỊU TẢI
CỌC KHOAN NHỒI TRONG HỐC ĐÁ THEO
TIÊU CHUẨN 22TCN272-05

MỤC LỤC HÌNH VẼ

Hình 1-1. Hệ số ảnh hưởng của độ lún đàn hồi là hàm của tỷ lệ chôn và tỷ lệ môđun
(theo Donald và các đồng tác giả 1980, như Reese và O’Neill giới thiệu 1988) ...........2 
Hình 1-2. Phân loại kỹ thuật của đá nguyên khối (theo Deere 1968 và Peck 1976, như
Reese và O’Neill giới thiệu 1988) ...................................................................................3 
Hình 1-3. Tỷ lệ chiết giảm mô đun như một hàm của RQD (theo Bienawski 1984, như
Reese và O’Neill giới thiệu 1988) ...................................................................................4 
Hình 2-1. Sơ đồ cọc khoan nhồi trong vào hốc đá ..........................................................8 

TS. Cù Việt Hưng, Ks. Trịnh Phúc Thành (biên soạn) ii


HƯỚNG DẪN VÀ VÍ DỤ TÍNH SỨC CHỊU TẢI
CỌC KHOAN NHỒI TRONG HỐC ĐÁ THEO
TIÊU CHUẨN 22TCN272-05

MỤC LỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1-1. Các giá trị cho Kb ...........................................................................................6 


Bảng 2-1. Số liệu đầu vào tính sức chịu tải cọc khoan nhồi trong hốc đá......................7 
Bảng 2-2. Sức chịu tải của cọc khoan nhồi trong hốc đá ...............................................9 
Bảng 2-3. Kiểm tra sức chịu tải của cọc khoan nhồi theo các trạng thái giới hạn ........9 

TS. Cù Việt Hưng, Ks. Trịnh Phúc Thành (biên soạn) iii
HƯỚNG DẪN VÀ VÍ DỤ TÍNH SỨC CHỊU TẢI
CỌC KHOAN NHỒI TRONG HỐC ĐÁ THEO
TIÊU CHUẨN 22TCN272-05

MỞ ĐẦU

Cọc khoan nhồi được định nghĩa là cọc bê tông cốt thép đổ tại chỗ trong các lỗ
khoan vào đất và/hoặc đá. Móng cọc khoan nhồi được áp dụng rộng rãi cho các công
trình xây dựng đặc biệt là các công trình có tải trọng lớn như cầu, nhà cao tầng v.v...
Đối với các công trình dân dụng, sức chịu tải của cọc khoan nhồi theo đất nền
được tính theo TCVN 10304: 2014 Móng cọc – Tiêu chuẩn thiết kế [1]. Trường hợp
mũi cọc khoan nhồi đặc trong lớp đá, tiêu chuẩn này coi như cọc chống vào đá và sức
chịu tải của cọc được tính dựa trên sức kháng mũi của cọc.
Đối với các công trình cầu, các bộ phận kết cấu trong đó có cọc khoan nhồi
được thiết kế theo Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN 272-05 [2] (tiêu chuẩn này được dịch
và chỉnh sửa để phù hợp với điều kiện Việt Nam từ tiêu chuẩn ASSHTO LRFD 1998
[3]
). Trong tiêu chuẩn này, phương pháp tính sức chịu tải của cọc khoan nhồi ngàm vào
đá có những điểm khác biệt so với TCVN 10304: 2014. Chính vì vậy, chúng tôi biên
soạn hướng dẫn và ví dụ tính sức chịu tải của cọc khoan nhồi ngàm vào đá theo Tiêu
chuẩn thiết kế cầu 22TCN 272-05 nhằm mục đích là tài liệu tham khảo cho sinh viên
ngành Cầu và Công trình ngầm (Đại học Xây dựng) tham khảo khi thực hiện đồ án lập
các phương án cầu và đồ án tốt nghiệp.

TS. Cù Việt Hưng, Ks. Trịnh Phúc Thành (biên soạn) iv


HƯỚNG DẪN VÀ VÍ DỤ TÍNH SỨC CHỊU TẢI
CỌC KHOAN NHỒI TRONG HỐC ĐÁ THEO
TIÊU CHUẨN 22TCN272-05

CHƯƠNG 1. QUY ĐỊNH VỀ TÍNH SỨC CHỊU TẢI CỦA CỌC


NGÀM VÀO ĐÁ THEO TIÊU CHUẨN 22TCN 272-05

1.1. CÁC QUY ĐỊNH CHUNG


Các quy định chung đối với cọc khoan nhồi ngàm vào đá được thể hiện trong
Mục 10.8.3.5 của Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN 272-05 [2], AASHTO LRFD 1998 [3]
và AASHTO LRFD 2004 [4] như sau:
- Để tính toán sức kháng dọc trục của cọc khoan nhồi ngàm trong hốc đá, có
thể bỏ qua sức kháng mặt bên của các lớp trầm tích phủ trên.
- Nếu đá bị xuống cấp, dùng các phương pháp thi công đặc biệt, đường kính
hốc đá lớn hoặc phải tính đến chiết giảm sức kháng hốc đá.
- Các hệ số sức kháng cho cọc khoan nhồi ngàm trong đá phải được lấy như
quy định Bảng 10.5.5-3 (22TCN272-05) [2].
- Thông thường tải trọng nén dọc trục trên cọc ngàm trong đá chỉ do sức kháng
mặt bên chịu cho đến khi tổng độ lún của cọc khoan đạt khoảng 10mm. Tại chuyển vị
này, sức kháng mặt bên cực hạn, Qsr được huy động và trượt xảy ra giữa bê tông và đá.
Do trượt đó, bất kỳ tải trọng phụ thêm nào đều truyền cho mũi cọc và sức kháng mặt
bên được giả thiết giảm xuống bằng 0.0. Giả thiết này là thận trọng bởi vì một phần
của sức kháng mặt bên đã huy động đầy đủ sẽ vẫn tồn tại sau khi có sự phá hoại sức
dính bám dọc theo bề mặt tiếp giáp cọc - hố đá (Reese và O'Neill 1988). Có các
phương pháp khác có thể được dùng để xác định tỷ lệ tải trọng hố đá giữa sức kháng
mặt bên và sức kháng mũi cọc, ví dụ của Carter và Kulhawy (1988).
Khi khả năng chịu tải của hố đá có được từ sức kháng mặt bên, các độ lún
trong hố đá sẽ là nhỏ. Khi khả năng chịu tải của hố đá có được từ sức kháng mũi cọc,
các độ lún có thể lớn và phải được kiểm tra như là một phần không thể tách rời của
thiết kế.

1.2. CÁC GIẢ THIẾT ÁP DỤNG


Phương pháp thiết kế được trình bày dưới đây được áp dụng với các giả thiết:
- Đá là tương đối bền tốt,
- Cường độ của đá đo được trong khi điều tra thực địa không bị kém đi trong
quá trình thi công khi dùng nước hoặc dung dịch khoan,
- Dung dịch khoan được dùng không tạo màng bôi trơn trên các mặt bên của
hố đá, và
- Đáy của hố đá được làm sạch đúng yêu cầu. Điều này đặt biệt quan trọng nếu
khả năng chịu tải của cọc khoan dựa trên sức chống đầu cọc.

TS. Cù Việt Hưng, Ks. Trịnh Phúc Thành (biên soạn) 1


HƯỚNG DẪN VÀ VÍ DỤ TÍNH SỨC CHỊU TẢI
CỌC KHOAN NHỒI TRONG HỐC ĐÁ THEO
TIÊU CHUẨN 22TCN272-05

1.3. CÁC BƯỚC THIẾT KẾ


Các bước trong quá trình thiết kế như sau:
1.3.1. Bước 1
Ước tính độ lún phần cọc khoan nhồi ngàm trong đá, bao gồm 2 thành phần:
1.3.1.1. Co ngắn đàn hồi của cọc khoan nhồi
Co ngắn đàn hồi của cọc khoan, e (mm), có thể được tính như công thức
(1-1) dưới đây:
∑𝑃 𝐻
𝜌 (1-1)
𝐴 𝐸
Trong đó: Hs là chiều dài của hố đá (mm); ∑Pi là tải trọng tại đỉnh của hố đá
(N); Asoc là diện tích mặt cắt hố đá (mm2) và Ec là modun đàn hồi bê tông trong hố đá
có kể đến cốt thép (MPa).
1.3.1.2. Độ lún của đáy cọc khoan nhồi
Độ lún của đáy cọc khoan, base (mm), có thể xác định theo như sau:
∑𝑃 𝐼
𝜌 (1-2)
𝐷𝐸
Trong đó: I là hệ số ảnh hưởng lấy từ Hình 1-1; Ds là đường kính đáy của hố
cọc khoan (mm); Er là mô đun đàn hồi của đá tại chỗ, có xét đến các thớ nứt và
khoảng cách giữa chúng (MPa).
- Settlement Influence Factor Ip: Hệ số ảnh
hưởng do lún Ip
- Embedment ratio Hs/Ds: Độ chôn sâu của
cọc trong đá Hs/Ds

Hình 1-1. Hệ số ảnh hưởng của độ lún đàn hồi là hàm của tỷ lệ chôn và tỷ lệ môđun
(theo Donald và các đồng tác giả 1980, như Reese và O’Neill giới thiệu 1988)

TS. Cù Việt Hưng, Ks. Trịnh Phúc Thành (biên soạn) 2


HƯỚNG DẪN VÀ VÍ DỤ TÍNH SỨC CHỊU TẢI
CỌC KHOAN NHỒI TRONG HỐC ĐÁ THEO
TIÊU CHUẨN 22TCN272-05

Mô đun đàn hồi của đá tại chỗ, Er, có thể lấy là:

𝐸 𝐾𝐸 (1-3)
Trong đó: Ei là modun của đá nguyên khối xác định từ thí nghiệm hoặc từ
Hình 1-2; Ke là tỉ số hiệu chỉnh dựa trên chỉ tiêu xác định chất lượng đá RQD (Rock
Quality Designation) như Hình 1-3.

- Uniaxial Compressive Strength: Cường độ nén dọc trục


- Young’s Modulus: Modun đàn hồi
- Rock strength class (Deere): Cấp cường độ đá (Deere)
- Grade of Chalk (Ward et.al.): Các lớp đá phấn (Ward và người khác)
- Upper & Middle Chalk (Hobbs): Lớp đá phấn trên và giữa (Hobbs)
- Lower Chalk (Hobbs): Lớp đá phấn dưới (Hobbs)
- Black Shale: Diệp thạch đen
- Grey Shale: Diệp thạch xám
- Limestone: Đá vôi
- Sandstone: Sa thạch
Hình 1-2. Phân loại kỹ thuật của đá nguyên khối (theo Deere 1968 và Peck 1976, như
Reese và O’Neill giới thiệu 1988)

TS. Cù Việt Hưng, Ks. Trịnh Phúc Thành (biên soạn) 3


HƯỚNG DẪN VÀ VÍ DỤ TÍNH SỨC CHỊU TẢI
CỌC KHOAN NHỒI TRONG HỐC ĐÁ THEO
TIÊU CHUẨN 22TCN272-05

- Rock Quality Designation(RQD): Chỉ tiêu xác định chất lượng đá (RQD)
- Modulus Reduction Ratio Ke: Tỉ số chiết giảm modun Ke
Hình 1-3. Tỷ lệ chiết giảm mô đun như một hàm của RQD (theo Bienawski 1984, như
Reese và O’Neill giới thiệu 1988)
1.3.2. Bước 2
Tính e + base. Nếu tổng nhỏ hơn 10 mm, tính toán khả năng chịu tải dựa vào
riêng sức kháng thân cọc (sức kháng bên của cọc trong hốc đá) và áp dụng Bước 3.
Nếu tổng lớn hơn 10 mm, tính toán khả năng chịu tải dựa trên riêng sức kháng đáy cọc
(sức kháng mũi cọc chống vào đá) và áp dụng Bước 4.
1.3.3. Bước 3
Xác định sức kháng bên của cọc khoan vào hố đá như sau:
- Nếu cường độ kháng nén dọc trục của đá  1.9 MPa, thì lực kháng bên đơn
vị (qs) có thể lấy theo Carter và Kulhawy (1988) như công thức (1-4).

𝑄 φ𝑄 φ𝑄
(1-4)
𝑞 0.15𝑞
Trong đó: qu là cường độ kháng nén dọc trục của đá.
- Nếu như giá trị nhỏ hơn của cường độ kháng nén dọc trục của đá hoặc của bê
tông trong cọc khoan lớn hơn 1.9 MPa, thì qs có thể lấy theo Horvath và Kenney
(1979) như công thức (1-5).

TS. Cù Việt Hưng, Ks. Trịnh Phúc Thành (biên soạn) 4


HƯỚNG DẪN VÀ VÍ DỤ TÍNH SỨC CHỊU TẢI
CỌC KHOAN NHỒI TRONG HỐC ĐÁ THEO
TIÊU CHUẨN 22TCN272-05

𝑞 0.21 𝑞 (1-5)

Trong đó qs, qu tính bằng Mpa.


1.3.4. Bước 4
Sức kháng đáy cọc tính toán của hố đá cọc khoan có thể xác định từ cường độ
kháng nén dọc trục bằng cách dùng bất kỳ hệ đơn vị nhất quán nào (Hiệp hội Địa kỹ
thuật Canada 1985) như công thức (1-6) dưới đây.
𝑄 𝜑𝑄 𝜑 𝑄
(1-6)
𝑄 𝑞 𝐴
Trong đó qp là sức kháng đáy cọc đơn vị, Ap là diện tích mũi cọc.
Sức kháng đỡ đơn vị danh định của mũi cọc qp chống lên đá bằng Mpa có thể
tính như sau:

𝑞 3𝑞 𝐾 𝑑 (1-7)
Trong đó: qu là cường độ nén dọc trục trung bình của lõi đá; Ksp là hệ số khả
năng chịu tải không thứ nguyên và d là hệ số chiều sâu không thứ nguyên.
Hai hệ số Ksp và d được tính như sau:

3 𝑠 ⁄𝐷
𝐾
𝑡
1 300
𝑠 (1-8)
𝐻
𝑑 1 0.4 3.4
𝐷
Trong đó: sd là khoảng cách các đường nứt; ts là bề rộng các đường nứt; Ds là
đường kính cọc; Hs là chiều sâu chôn cọc vào hốc đá và Ds là đường kính hốc đá.
Chú ý là phương pháp này không được áp dụng cho đá bị phân lớp mềm,
chẳng hạn như diệp thạch yếu hay đá vôi yếu.
Một phương pháp khác xác định sức kháng đơn vị đáy cọc danh định của các
cọc khoan trong hốc đá sử dụng kết quả thí nghiệm đo áp lực (Hiệp hội Địa kỹ thuật
Canada 1985) như sau:
𝑞 𝐾 𝑝 𝑝 𝜎 (1-9)
Trong đó: p1 là áp lực giới hạn được xác định từ thí nghiệm đo áp lực tính
trung bình trong khoảng 2.0 đường kính phía trên và dưới đáy (MPa); p0 là ứng suất
nằm ngang ở trạng thái nghỉ đo tại cao độ đáy (MPa); v là tổng ứng suất thẳng đứng

TS. Cù Việt Hưng, Ks. Trịnh Phúc Thành (biên soạn) 5


HƯỚNG DẪN VÀ VÍ DỤ TÍNH SỨC CHỊU TẢI
CỌC KHOAN NHỒI TRONG HỐC ĐÁ THEO
TIÊU CHUẨN 22TCN272-05

tại cao độ đáy (MPa) và Kb là hệ số phụ thuộc vào tỷ lệ đường kính hố đá - chiều cao
hố đá như chỉ rõ trong Bảng 1-1.
Bảng 1-1. Các giá trị cho Kb
Hs/Ds 0 1 2 3 4 5
Kb 0.8 2.8 3.6 4.2 4.9 5.2

TS. Cù Việt Hưng, Ks. Trịnh Phúc Thành (biên soạn) 6


HƯỚNG DẪN VÀ VÍ DỤ TÍNH SỨC CHỊU TẢI
CỌC KHOAN NHỒI TRONG HỐC ĐÁ THEO
TIÊU CHUẨN 22TCN272-05

CHƯƠNG 2. VÍ DỤ TÍNH TOÁN SỨC CHỊU TẢI CỌC KHOAN


NHỒI TRONG HỐC ĐÁ THEO TIÊU CHUẨN 22TCN 272-05

2.1. SỐ LIỆU ĐẦU VÀO


Số liệu tính sức chịu tải của cọc khoan nhồi trong hốc đã như thể hiện trong
Bảng 2-1. Sơ đồ cọc khoan nhồi trong hốc đá được thể hiện trong Hình 2-1.
Bảng 2-1. Số liệu đầu vào tính sức chịu tải cọc khoan nhồi trong hốc đá
Thông số Giá trị Đơn vị
Cao độ đầu cọc(EL1) -3.318 m
Cao độ lớp đá cứng (EL2) -66.810 m
Cao độ mũi cọc (EL3) -68.818 m
Cao độ mực nước ngầm (EL4) -3.000 m
Chiều dài cọc (L) 65.500 m
Đường kính cọc (D) 1.500 m
Chu vi mặt cắt ngang cọc (P) 4.712 m
Diện tích mặt cắt ngang cọc (A) 1.767 m2
Chiều sâu hốc đá (Hs) 2.008 m
Đường kính hốc đá (Ds) 1.500 m
Chu vi mặt cắt hốc đá (Psoc) 4.712 m
Diện tích mặt cắt hốc đá (Asoc) 1.767 m2
Cường độ nén bê tông tại 28 ngày (f’c) 35 Mpa
Trọng lượng riêng của bê tông cốt thép (γc) 24.5 kN/m3
Mođun đàn hồi của bê tông (Ec) 31799 Mpa
Nội lực đầu cọc lớn nhất (P) 7917 kN
Chỉ tiêu xác định chất lượng đá (RQD) 60 %

2.2. TÍNH ĐỘ LÚN CỌC


Tải trọng làm việc tại đầu hốc đá: ∑ 𝑃 9565 𝑘𝑁
Mođun đàn hồi của đá nguyên khối theo Hình 1-2: 𝐸 30000 𝑀𝑝𝑎
Tỉ lệ điều chỉnh mođun theo Hình 1-3: 𝐾 0.15
Mođun đàn hồi của đá tại chỗ: 𝐸 0.15 30000 4500 𝑀𝑝𝑎
.
Với 1.339 và 7.066 theo Hình 1-1, hệ số ảnh
.
hưởng do lún: 𝐼 0.55
.
Độ lún do co ngắn đàn hồi của cọc khoan nhồi: 𝜌 0.3 𝑚𝑚
.

TS. Cù Việt Hưng, Ks. Trịnh Phúc Thành (biên soạn) 7


HƯỚNG DẪN VÀ VÍ DỤ TÍNH SỨC CHỊU TẢI
CỌC KHOAN NHỒI TRONG HỐC ĐÁ THEO
TIÊU CHUẨN 22TCN272-05

.
Độ lún cọc khoan: 𝜌 0.8 𝑚𝑚
.
Tổng độ lún 𝑝 𝑝 1.1𝑚𝑚 10𝑚𝑚. Do đó sức chịu tải của cọc chỉ
được tính theo sức kháng mặt bên thân cọc.

Hình 2-1. Sơ đồ cọc khoan nhồi trong vào hốc đá

2.3. TÍNH SỨC CHỊU TẢI CỦA CỌC


Từ thí nghiệm nén dọc trục mẫu đá ta có cường độ nén dọc trục là 𝑞
40𝑀𝑝𝑎 1.9𝑀𝑝𝑎 nên sức kháng mặt bên đơn vị của cọc được xác định:
𝑞 0.21 𝑞 0.21√40 1.328 𝑀𝑝𝑎
Từ Bảng C10.5.5-3 của Tiêu chuẩn 22TCN 272-05, tra được hệ số sức kháng
là 𝜑 0.65
Sức kháng mặt bên danh định cọc khoan nhồi:
𝑄 𝑞 𝐻 𝑃 1.328 2.008 4.712 12568 𝐾𝑁
Sức kháng mặt bên than cọc khoan nhồi:
𝑄 𝜑𝑄 0.65 12568 8169 𝐾𝑁
Trọng lượng bản thân cọc khoan nhồi:
𝑃𝑊 24.5 9.81 65.5 1.767 1700 𝐾𝑁
Sức chịu tải của cọc theo trạng thái giới hạn cường độ và trạng thái giới hạn
đặc biệt như Bảng 2-2.

TS. Cù Việt Hưng, Ks. Trịnh Phúc Thành (biên soạn) 8


HƯỚNG DẪN VÀ VÍ DỤ TÍNH SỨC CHỊU TẢI
CỌC KHOAN NHỒI TRONG HỐC ĐÁ THEO
TIÊU CHUẨN 22TCN272-05

Bảng 2-2. Sức chịu tải của cọc khoan nhồi trong hốc đá
TTGH TTGH
cường độ đặc biệt
KN KN
Sức chịu tải theo vật liệu: 𝑄 𝜑 0.85 0.85 𝑓, 𝐴 33515 44867
Tải trọng cọc khoan: PW -1700 -1700
Sức chịu tải theo đá: 𝑄 𝑃𝑊 8169 12568

Sức chịu tải cọc khoan nhồi: 8169 12568

2.4. KIỂM TRA


Kết quả kiểm tra như Bảng 2-3.
Bảng 2-3. Kiểm tra sức chịu tải của cọc khoan nhồi theo các trạng thái giới hạn
TTGH cường độ TTGH đặc biệt
Nội lực đầu cọc 666 tấn 807 KN
Sức chịu tải của cọc 833 tấn 1281 tấn
Kiểm tra Đạt Đạt

TS. Cù Việt Hưng, Ks. Trịnh Phúc Thành (biên soạn) 9


HƯỚNG DẪN VÀ VÍ DỤ TÍNH SỨC CHỊU TẢI
CỌC KHOAN NHỒI TRONG HỐC ĐÁ THEO
TIÊU CHUẨN 22TCN272-05

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Khoa học và Công nghệ, Móng cọc – Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 10304:
2014.
[2] Bộ Giao thông Vận tải, Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN 272-05, Nhà xuất bản
giao thông vận tải, 2005.
[3] American Association of State Highway and Transportation Officials
(AASHTO), LRFD Bridge Design Specifications, Second Edition, Washington
DC, 1998.
[4] American Association of State Highway and Transportation Officials
(AASHTO), LRFD Bridge Design Specifications, Third Edition, Washington
DC, 2004.

TS. Cù Việt Hưng, Ks. Trịnh Phúc Thành (biên soạn) 10

You might also like