You are on page 1of 75

Giáo trình

Địa vật lý đại cương


LỜI NÓI ĐẦU

Giáo trình “Địa vật lý đại cương” đã được các Thầy, Cô giáo trong Bộ môn Địa vật
lý giảng dạy trong nhiều năm không những cho ngành Địa vật lý mà còn cho các ngành Địa
chất Dầu khí, Kỹ thuật khoan, Địa chất thăm dò, Địa chất thủy văn và Địa chất công trình.
Trước đây Bộ môn vẫn sử dụng giáo trình “Địa vật lý đại cương” do GS.TSKH Mai
Thanh Tân biên soạn để giảng dạy theo chương trình niên chế với thời lượng dành cho môn
học này là 60 tiết. Hiện nay dạy theo chương trình tín chỉ, thời lượng dạy môn học này chỉ
còn là 30 tiết. Điều đó gây không ít khó khăn cho các CBGD, nhất là các CBGD trẻ.
Để đáp ứng yêu cầu giảng dạy “Địa vật lý đại cương” theo chương trình tín chỉ, Bộ
môn Địa vật lý thống nhất biên soạn lại giáo trình này với với tiêu chí vẫn bảo đảm kiến
thức cơ bản, khái quát các phương pháp địa vật lý, cơ sở vật lý địa chất, máy móc thiết bị
đo, phương pháp xử lý tài liệu và phạm vi áp dụng của nó.
Giáo trình do PGS. TS Nguyễn Trọng Nga biên soạn, được tập thể Bộ môn Địa vật lý
chỉnh biên. Nội dung chỉ còn lại 6 chương:
Mở đầu
Chương 1: Phương pháp Trọng lực do TS. Đào Ngọc Tường chỉnh biên.
Chương 2: Phương pháp Thăm dò Từ do GVC Bùi Thế Bình chỉnh biên.
Chương 3: Phương pháp Thăm dò Điện, do ThS Kiều Duy Thông bổ sung, PGS.TS
Nguyễn Trọng Nga chỉnh biên.
Chương 4: Phương pháp Thăm dò Địa chấn do TS Phan Thiên Hương chỉnh biên.
Chương 5: Phương pháp Phóng xạ do GS.TS Lê Khánh Phồn chỉnh biên.
Chương 6: Phương pháp Địa vật lý giếng khoan do PGS.TS Lê Hải An chỉnh biên.
Giáo trình này được biên soạn rất ngắn gọn nhưng vẫn cập nhật các kiến thức mới
với các thí dụ minh họa được áp dụng trong thực tế sản xuất ở Việt Nam.
Với thời gian biên tập ngắn để kịp phục vụ sinh viên đào tạo theo tín chỉ nên chắc
chắn không tránh khỏi thiếu xót. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quí
báu để giáo trình được hoàn hảo hơn.

TÁC GIẢ

PGS.TS Nguyễn Trọng Nga

1
MỞ ĐẦU
CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊA VẬT LÝ

1. Định nghĩa
Phương pháp địa vật lý là phương pháp quan sát trường địa vật lý để nghiên cứu cấu
trúc địa chất vỏ quả đất và tìm kiếm khoáng sản có ích.
2. Phân loại
Để phân loại phương pháp địa vật lý người ta dựa trên các nguyên tắc sau:
* Dựa vào lĩnh vực nghiên cứu người ta chia ra:
- Vật lý địa cầu: Nghiên cứu vỏ quả đất, cấu trúc sâu từ một vài km đến manti.
- Địa vật lý thăm dò: Nghiên cứu cấu trúc vỏ trái đất từ mặt đất đến một vài km. Nếu chia
nhỏ hơn ta có:
+ Cấu trúc từ một vài m đến 25 m: Thuộc lĩnh vực “Địa chất công trình - Địa kĩ
thuật”;
+ Cấu trúc từ một vài chục m đến vài trăm m: Thuộc lĩnh vực “Tìm nước ngầm và
khoáng sản rắn”;
+ Cấu trúc sâu một vài km: Thuộc lĩnh vực “Tìm kiếm dầu khí”.
* Dựa vào các trường địa vật lý được áp dụng người ta chia thành các phương pháp địa vật
lý sau:
+ Phương pháp “Thăm dò Trọng lực” - khảo sát trường Trọng lực;
+ Phương pháp “Thăm dò Từ” - khảo sát trường Địa từ;
+ Phương pháp “Thăm dò Phóng xạ” - khảo sát trường Phóng xạ;
+ Phương pháp “Thăm dò Địa chấn” - khảo sát trường Sóng đàn hồi;
+ Phương pháp “Thăm dò Điện” - khảo sát trường Điện;
+ Phương pháp “Thăm dò Địa nhiệt” - khảo sát trường Địa nhiệt;
+ Phương pháp “Địa vật lý giếng khoan” - khảo sát trong lỗ khoan.
3. So sánh với phương pháp địa chất
Khác với phương pháp địa chất, nghiên cứu trực tiếp qua mẫu khoan và vết lộ, các
phương pháp địa vật lý nghiên cứu gián tiếp qua trường địa vật lý.
4. Trường địa vật lý
Trường là khoảng không gian xảy ra các tương tác vật lý. Trái đất luôn tồn tại các
trường địa chấn (động đất), trường địa từ, trường trọng lực, trường địa điện, trường phóng xạ,
trường địa nhiệt. Quan sát các trường này trên mặt đất giúp ta tìm ra nguồn gây ra chúng.
* Để phân loại trường người ta dựa trên nguồn gốc sinh ra nó:
+ Trường có nguồn gốc tự nhiên là trường vốn có trong tự nhiên như động đất, phóng xạ…;
+ Trường có nguồn gốc nhân tạo là trường do con người tạo ra như nổ mìn, phát điện…
5. Bài toán thuận và bài toán ngược địa vật lý
* Bài toán thuận địa vật lý
Bài toán thuận địa vật lý là bài toán tính toán trường trên mô hình môi trường đã biết
rõ về hình dạng, kích thước đối tượng, cấu trúc môi trường vây quanh và các tham số vật lý
của nó. Bài toán thuận luôn đơn trị, có nghĩa là chỉ có một nghiệm duy nhất.
* Bài toán ngược địa vật lý
Bài toán ngược địa vật lý là bài toán xuất phát từ việc quan sát trường dẫn đến việc
giải đoán cấu trúc môi trường trên cơ sở xử lý, biến đổi toán học trường quan sát. Bài toán
2
ngược có tính đa trị, nghĩa là có thể có nhiều kết quả.
6. Kênh thông tin địa vật lý
Quá trình khảo sát đo đạc địa vật lý, từ khâu tài liệu quan sát, xử lý tài liệu dẫn đến
kết luận địa chất thực chất là một kênh thông tin như sau:

Nguồn Môi trường Trường Đo đạc khảo Số liệu Xử lý


trường địa chất địa vật lý sát trường địa vật lý phân tích

Kết quả địa


vật lý địa chất
7. Tín hiệu và nhiễu địa vật lý
Các số liệu đo trường địa vật lý f(t, r) trong không gian và thời gian bao gồm tín hiệu
có ích phản ánh đúng đối tượng trong môi trường S(t, r) và nhiễu n(t, r) - do nguồn khác với
đối tượng như nhiễu kĩ thuật, nhiễu có trong tự nhiên, tất cả tác động vào số liệu đo:
f(t, r) = S(t, r) + n(t, r)
Trong thực tế sẽ xảy ra các trường hợp như sau:
- S(t, r) >> n(t, r) nghĩa là tín hiệu mạnh hơn nhiễu, khi xử lý sẽ dễ nhận biết đối
tượng;
- S(t, r)  n(t, r) nghĩa là tín hiệu xấp xỉ nhiễu, khi xử lý khó nhận biết đối tượng;
- S(t, r) << n(t, r) nghĩa là tín hiệu nhỏ yếu so với nhiễu, khi xử lý sẽ rất khó nhận
biết đối tượng.
Người ta sử dụng bộ lọc k(t, r) để làm yếu nhiễu, làm rõ tín hiệu có ích nghĩa là tín
hiệu đo chập với bộ lọc sẽ cho tín hiệu có ích mạnh lên.
f’(t, r) = f(t, r) * k(t, r)  S(t, r)
8. Điều kiện áp dụng phương pháp địa vật lý
Để áp dụng có hiệu quả các phương pháp địa vật lý phải có hai điều kiện:
- Đối tượng có tính chất vật lý (tham số) khác biệt với đất đá môi trường vây quanh.
Với tính chất vật lý nào đó thì phải áp dụng phương pháp địa vật lý tương ứng thích hợp
mới có hiệu quả.
- Đặc điểm hình thái đối tượng: Đối tượng gây ra trường địa vật lý nằm càng nông,
kích thước lớn thì càng dễ phát hiện. Gọi kích thước đối tượng là d, nằm ở chiều sâu h, thì
điều kiện phát hiện là h phải nhỏ hơn d.
Để đánh giá khả năng phát hiện của một phương pháp địa vật lý nào đó người ta
thường làm như sau:
- Dự kiến mô hình đối tượng với các tham số của nó;
-Tính bài toán thuận từ mô hình đã cho, kết quả có tín hiệu phản ánh đối tượng là tốt.
9. Mạng lưới quan sát và biểu diễn kết quả địa vật lý
a. Mạng lưới quan sát địa vật lý
Mạng lưới quan sát địa vật lý gồm tuyến đo hay mạng lưới tuyến đo có giá trị nhất định
đến hiệu quả của phương pháp địa vật lý. Vì vậy khi quan sát địa vật lý phải chọn mạng lưới
như sau:
- Phương tuyến đo phải chọn vuông góc với phương kéo dài của đối tượng để bảo đảm
gặp đối tượng và tín hiệu có ích mạnh nhất;

3
- Khoảng cách điểm đo phải đủ dày sao cho có ít nhất 2 hoặc 3 điểm đo nằm trên đối
tượng để bảo đảm độ tin cậy của tín hiệu có ích;
- Căn cứ vào mức độ khảo sát chọn tỉ lệ đo vẽ thích hợp từ tỉ lệ nhỏ tới tỉ lệ lớn:
1:1.000.000 đến 1:500, cứ 1÷2 cm trong tỉ lệ đo vẽ có một tuyến đo. Như vậy bảo đảm
không bỏ xót đối tượng ở tỉ lệ đo.
b. Biểu diễn kết quả địa vật lý
- Kết quả khảo sát theo tuyến thường biểu diễn dưới dạng:
+ Đồ thị kết quả đo địa vật lý và kèm theo lát cắt địa chất vẽ ở dưới ;
+ Lát cắt địa vật lý theo tham số địa vật lý là bức tranh “Lát cắt kết quả theo hai
chiều x, z”
- Kết quả khảo sát theo diện tích được biểu diễn dưới dạng bản đồ đẳng trị tham số đo địa
vật lý ở hai mức:
+ Bản đồ kết quả địa vật lý trên mặt đất (z = 0);
+ Bản đồ kết quả địa vật lý ở các chiều sâu (z = h).
10. Tổ hợp phương pháp địa vật lý
Để hạn chế tính đa trị của bài toán ngược địa vật lý phải áp dụng nhiều phương pháp
địa vật lý, mỗi phương pháp phản ánh một tính chất địa vật lý của đối tượng, khi tổng hợp
số liệu sẽ cho kết quả khẳng định về đối tượng tìm kiếm, trong những trường hợp thuận lợi
có thể cho phép khẳng định về bản chất của đối tượng tìm kiếm. Thí dụ như đó là loại quặng
gì, cấu tạo có khả năng chứa dầu khí cao hay thấp…

4
CHƯƠNG I:
PHƯƠNG PHÁP THĂM DÒ TRỌNG LỰC

Thăm dò trọng lực là phương pháp địa vật lý quan sát (đo) trường trọng lực trên mặt đất
để nghiên cứu cấu trúc địa chất, tìm kiếm khoáng sản và giải quyết các nhiệm vụ địa chất.
Cơ sở áp dụng của phương pháp trọng lực là do đất đá khác nhau về mật độ (khối
lượng của một đơn vị thể tích đất đá) nghĩa là đối tượng phải có sự chênh lệch về mật độ
hay tồn tại mật độ dư:     0 .
Với:  là mật độ của đối tượng;
0 là mật độ của đất đá vây quanh.
Mật độ  luôn dương nhưng mật độ dư  có thể dương hoặc âm do   0 hoặc
  0 .

§1.1 Cơ sở vật lý địa chất của phương pháp trọng lực

1.1.1. Trường trọng lực


Trường trọng lực của trái đất bằng tổng của trường hấp
dẫn do khối lượng trái đất và trường ly tâm do sự quay quanh
trục trái đất tạo ra tại mặt đất (xem hình 1.1)
  
g f C (1.1)
 M 
Với: f  k 3 R là trường hấp dẫn do khối lượng M của trái
R
đất gây ra.
 
C  2 .d là trường ly tâm do sự quay của trái Hình 1.1: Trọng lực và các
 
đất.Trường ly tâm C nhỏ, bằng 1/300 trường hấp dẫn f . thành phần của nó
-8 3 2
Ở đây: k = 6,67 .10 cm /g.s là hằng số hấp dẫn.
Nguồn gây ra trường trọng lực là khối lượng M và vận tốc quay  của trái đất.
Đơn vị đo trọng lực trong hệ CGS là cm/s2, gọi là Gal.
1Gal = 1 cm/s2
1mGal = 10-3 Gal
1.1.2. Trường hấp dẫn của một vật thể
Giả sử vật thể có thể tích V, xét yếu tố khối lượng

dm  .dV gây ra trường hấp dẫn df tại điểm M trên mặt
đất (xem hình 1.2).
 .dV 
df  k 3 r
r
2 2 1/2
2
Với r     x      y      z  
 
 Hình 1.2: Trường hấp dẫn của
df có các thành phần theo các trục tọa độ và tương một vật thể
ứng có các thành phần trường hấp dẫn là:

5
.dV .    x 
3 
df x  k   x   f x  k  dV
r V r3
.dV .    y 
3 
df y  k   y   f y  k  dV (1.2)
r V r3
.dV .   z 
3 
df z  k   z   f z  k  dV
r V r3
1.1.3. Giá trị trọng lực bình thường và dị thường
a. Giá trị trọng lực bình thường
Giá trị trọng lực bình thường là giá trị trọng lực trên mặt đất lý thuyết có dạng
elipxoit gồm các lớp đồng tâm, đồng nhất. Với một vùng nhỏ hẹp trên mặt đất lý thuyết gần
như trùng với mặt geoit là mặt biển yên tĩnh nên ta có giá trị trọng lực bình thường là:

 0  g e 1  .sin 2   1.sin 2 2  2 .cos 2.cos2  ...  (1.3)
Trong đó: ge là giá trị trọng lực ở xích đạo;
, 1, 2 là các hệ số liên quan đến độ dẹt, vận tốc quay, sự phân bố khối lượng
của trái đất;
,  là vĩ độ, kinh độ của vị trí điểm xác định. Vì giá trị 2  1 nên thực tế  0
coi như không phụ thuộc vào kinh độ.
b. Dị thường trọng lực
* Dị thường trọng lực
Dị thường trọng lực là giá trị trọng lực quan sát trừ đi giá trị trọng lực bình thường tại
điểm quan sát:
  
 g  g qs  g 0 (1.4)
* Ý nghĩa của dị thường trọng lực:
        
  
g  gqs  g0  f qs  C  f 0  C  f qs  f 0 (1.5)
Như vậy trường trọng lực hoàn toàn khác trường hấp dẫn nhưng dị thường trọng lực
lại hoàn toàn trùng dị thường hấp dẫn.
Nguồn gây ra dị thường trọng lực là khối lượng
dư m  .V . Do đó dị thường trọng lực càng lớn khi đối
tượng có mật độ dư  càng lớn và kích thước càng lớn.
* Tính dị thường trọng lực
Do điểm quan sát và điểm có giá trị trọng lực
bình thường  0 không cùng một vị trí. Do đó phải thực Hình 1.3: Hiệu chỉnh trọng lực
hiện một số hiệu chỉnh để đưa  0 về g 0 :
  
 g  g qs   0  g hc (1.6)
Trong đó: g hc là lượng hiệu chỉnh ảnh hưởng do điều kiện đo đạc.
* Lượng hiệu chỉnh  g hc gồm các hiệu chỉnh sau:
- Hiệu chỉnh độ cao: Khi tăng độ cao, giá trị trọng lực sẽ giảm như vậy hiệu chỉnh độ
cao có giá trị dương (gọi là hiệu chỉnh Fai).
g H  0,3086.H

6
- Hiệu chỉnh lớp giữa: Có lớp đất đá mật độ  nằm giữa điểm đo với mặt geoit, coi
như là lớp mỏng có chiều dày H làm tăng giá trị trọng lực vì vậy hiệu chỉnh lớp giữa có giá
trị âm.
g lg  0,0418..H
- Hiệu chỉnh địa hình: Địa hình lồi lõm quanh điểm quan sát làm cho dư thừa vật chất
hoặc thiếu vật chất đều làm giảm giá trị trọng lực, vì vậy hiệu chỉnh địa hình có giá trị
dương và được tính khi biết mặt địa hình quanh điểm quan sát. Người ta chia diện tích
quanh điểm quan sát thành các yếu tố xéctơ có diện tích Sij và sự chênh độ cao Hij với
điểm đo. Giá trị hiệu chỉnh địa hình là:
g dh   g ij
i j

Trong đó: g ij là giá trị hiệu chỉnh của xéctơ có thể tích là một khối diện tích đáy Sij và
chiều cao là Hij
Như vậy dị thường trọng lực sẽ là:
g  g qs   0  g H  g lg  g dh
 g qs   0   0,3086  0, 0418  H  g dh (1.7)
1.1.4. Cơ sở địa chất - Mật độ đất đá
Mật độ đất đá là khối lượng riêng của đất đá   m / V .
Đơn vị đo mật độ  là g/cm3, được xác định bằng cân kỹ thuật.
Mật độ đất đá được tính theo ba lần cân mẫu.
P1
 (1.8)
P2  P1
 P2  P3  
P
Trong đó: P1 là trọng lượng mẫu cân lần 1 trong không khí;
P2 là trọng lượng mẫu bọc parafin cân lần 2 trong không khí;
P3 là trọng lượng mẫu bọc parafin cân lần 3 trong nước;
 P là mật độ parafin (đã biết trước).
Các loại đá khác nhau có mật độ khác nhau, phụ thuộc vào thành phần thạch học và
độ rỗng của đá (xem bảng 1.1)
Bảng 1.1: Mật độ đất đá
Tên đá Mật độ Tên đá Mật độ Tên đá Mật độ
3 3
(g/cm ) (g/cm ) (g/cm3)
Đá trầm tích Đá biến chất Đá macma
Đất 1,20 – 2,40 Quaczit 2,50 – 2,70 Riolit 2,35 – 2,70
Sét 1,63 – 2,60 Diệp thạch 2,39 – 2,90 Andesit 2,40 – 2,80
Cát 1,70 – 2,30 Gơnai 2,69 – 3,70 Granit 2,50 – 2,81
Cát kết 1,61 – 2,76 Cẩm thạch 2,60 – 2,90 Granodiorit 2,67 – 2,79
Phiến sét 1,77 – 3,20 Amphibon 2,90 – 3,04 Điorit 2,72 – 2,99
Đá vôi 1,93 – 2,90 Secpentin 2,40 – 3,10 Điabaz 2,50 – 3,20
Đolomit 2,28 – 2,90 Bazan 2,70 – 3,30
Gabro 2,70 – 3,50

7
Nhìn chung mật độ đá trầm tích nhỏ hơn đá biến chất và đá magma:  tt  bc  mm .
Gây ra dị thường trọng lực là khối lượng của vật thể cómật độ dư     0 . Dị thường
trọng lực phụ thuộc vào độ lớn của mật độ dư  và thể tích của vật thể V.
Ví dụ: Dị thường hang Kast rỗng có   0 nên g có giá trị âm, còn dị thường do móng kết
tinh có   0 nên g có giá trị dương.

§1.2 Phương pháp kỹ thuật đo trọng lực

1.2.1. Máy đo trọng lực


* Nguyên tắc máy đo trọng lực: Các máy đo trọng lực dựa trên
các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc động: Quan sát chuyển động của vật thể trong
trường trọng lực.
Ví dụ: Quan sát dao động của con lắc (đo thời gian, chu kỳ dao
động) hay quan sát sự rơi tự do của một vật.
- Nguyên tắc tĩnh: Quan sát trạng thái cân bằng khi trọng lực tác
dụng vào thiết bị đo.
a. Máy đo trọng lực con lắc
Dựa trên nguyên tắc động: Với con lắc tự do chu kỳ dao
Hình 1.4: Con lắc tự do
động của con lắc là (xem hình 1.4).
l
T  T 2 .g  2 .l  const
g
Giả sử ở điểm chuẩn đo được chu kỳ là T0, trọng trường là g0.
Tương ứng ở điểm thứ i đo được chu kỳ Ti, trọng trường là gi.
 ΔT 
Như vậy: Ti = T0 + ΔT = T0 1+ 
 T0 
2
 T   2T 
gi  g 0 1    g 0 1  
 T0   T0 
T
g  g i  g 0  2.g 0 .
T0
Như vậy đo chu kì dao động, người ta xác định được gia số trọng lực gi . Sau đó
tính giá trị trọng lực tuyệt đối:
gi  g0  gi (1.9)
Đó là giá trị trọng lực tuyệt đối 1. Vỏ máy
tại điểm i. 2. Khung thạch anh
3. Sợi dây thạch anh
b. Trọng lực kế thạch anh 4. Lò xo thạch anh
Dựa trên nguyên tắc tĩnh người ta 5. Cánh tay đòn gắn
chế tạo trọng lực kế thạch anh (hình 1.5) trọng vật
6. Hệ thống quang học
Điều chỉnh độ căng của lò xo
cho phép cân bằng mô men đàn hồi
của lò so với mô men trọng lực. Ở Hình 1.5: Sơ đồ hệ đàn hồi máy trọng lực thạch anh

8
trạng thái cân bằng thông qua hệ thống quang học, xác định giá trị tương đối trọng lực tại
điểm đo so với điểm gốc:
g iI  C  Si  SI  (1.10)
Trong đó: C là hằng số máy tức giá trị trọng lực của một vạch chia;
Si, SI là số đo tại điểm đo thứ i và điểm gốc I.
Hiện nay thường dùng các loại máy đo trọng lực loại này là: GNUK (Nga), Z-400
(Trung quốc), CG-3, CG-4, CG-5 (Scintrex- Canada), Sodin (Canada)… có độ chính xác từ
0,03÷0,001mGal.
1.2.2. Đo vẽ trọng lực
Phương pháp trọng lực được đo vẽ theo tỷ lệ đo từ 1:1.000.000 ÷1:5 000.
- Mạng lưới đo: Phân bố đều trên diện tích khảo sát;
- Hệ thống các điểm đo: Các điểm đo trọng lực được chia thành:
 Điểm đo tựa là các điểm đo có độ chính xác cao hơn và được tính ra giá trị
trọng lực tuyệt đối, được phân bố theo mạng lưới đa giác phủ tương đối đều
trên diện tích đo.
 Điểm đo thường là các điểm đo nằm giữa các điểm tựa theo các chuyến đo.
- Tọa độ điểm đo phải được biết với độ chính xác cần thiết.
1.2.3. Tính dị thường trọng lực Bughe
Dị thường trọng lực Bughe được tính theo công thức (1.6).
g B  g qs   0  g hc (1.11)
Trong đó: g qs  g g  g i
gg là giá trị trọng lực ở điểm gốc;
gi là giá trị trọng lực tương đối tại điểm đo so với điểm gốc;
g hc   0,3086  0, 0418  .H  g dh
Kết quả đo trọng lực được biểu diễn dưới dạng đồ thị dị thường (khi đo theo tuyến)
hay bản đồ đẳng trị dị thường Bughe trên diện tích đo.

§1.3 Xử lý tài liệu trọng lực, phạm vi áp dụng của phương pháp trọng lực

Để xử lý tài liệu trọng lực, trước hết phải biết dị thường trọng lực của một số vật thể
đơn giản.
1.3.1. Dị thường trọng lực của một số vật thể đơn giản
Dị thường trọng lực của vật thể quyết định bởi
hình dạng vật thể có thể tích V và mật độ dư
    0 , do khối dư m  .V (xem hình 1.6).
Xét yếu tố dV gây ra dị thường trọng lực:
z
dg  df z  x, y, z   k.. 3 dV
r Hình 1.6: Dị thường trọng lực của vật thể
Nên vật thể m  .V gây ra dị thường trọng lực:
z
g  k.  3 dV (1.12)
V r

9
a. Dị thường trọng lực của vật thể dạng cầu
Với   x,   0,   h  r  x 2  h 2 , vật thể
có dạng cầu gây ra dị thường trọng lực là:
V..h 4 h
g cau  k. 3  k. ..a 3 . 3/ 2
(1.13)
r 3 2

x h 2

Dị thường trọng lực của quả cầu có dạng
như hình 1.7a
Trường hợp   0 (thí dụ hang kast rỗng)
gây nên dị thường trọng lực âm (hình 1.7.b). Hình 1.7: Dị thường trọng lực của vật thể hình cầu
b. Dị thường trọng lực của hình trụ tròn nằm ngang
Với vật thể là hình trụ tròn nằm ngang
gây ra trường như trường của một thanh nằm
ngang có mật độ dài   .a 2 . (xem hình 1.8).
Khi tuyến vuông góc với trục của hình
trụ ta có dị thường trọng lực là.
.h .a 2 ..h
g tru  2.k.  2.k. (1.14)
r2 x2  h2
Dị thường trọng lực của hình trụ trên
các tuyến vuông góc với trục của hình trụ đều Hình 1.8: Dị thường trọng lực củavật thể
có dạng như nhau. hình trụ tròn nằm ngang
c. Dị thường trọng lực của bậc thẳng đứng
Bậc thẳng đứng như một nửa lớp mỏng
phẳng có độ dày h = z2 - z1, mật độ dư  gây
nên biên độ dị thường (hình 1.9).
g bâc  2.k..  z 2  z1  (1.15)
Các kết quả trên được sử dụng để nhận
biết sơ bộ dị thường trọng lực.
d. Dị thường mặt móng đá gốc
Với đá gốc có dạng là một vòm nâng, do
Hình 1.9: Biên độ dị thường trọng lực của
mật độ dư   0 nên gây ra dị thường trọng lực nửa vỉa mỏng nằm ngang
g đồng dạng với địa hình mặt móng (xem
hình 1.10).
1.3.2. Xử lý tài liệu trọng lực
Tài liệu trọng lực đo được ở một diện
tích nghiên cứu được biểu diễn dưới dạng bản
đồ dị thường Bughe:
g B  g qs   0  g hc
Dị thường trọng lực Bughe phản ánh cấu
trúc địa chất, nhưng do hiệu ứng gộp gồm nhiều
đối tượng nên phải dùng phương pháp xử lý để Hình 1.10: Dị thường trọng lực của vòm nâng
tách ra từng đối tượng gây ra dị thường.

10
* Các tài liệu tiếp tục được xử lý bao gồm:
a. Chuyển trường lên trên
Chuyển trường lên trên (quan sát xa đối tượng) như vậy cho thấy các cấu trúc lớn nằm
sâu. Muốn vậy người ta thực hiện nâng trường lên cao (xem hình 1.11).

a. Trường bất thường Bughe quan sát b. Hình ảnh chuyển trường lên trên 16km

Hình 1.11: Hình ảnh biến đổi trường trọng lực


b. Chuyển trường xuống dưới
Mục đích chuyển trường xuống dưới ở mức gần đối tượng hơn, với mục đích xác
định rõ các bất đồng nhất địa phương ở chiều sâu nào đó, nguyên tắc tính hạ trường cũng
tương tự như nâng trường.
c. Đạo hàm theo phương thẳng đứng
Người ta có thể tính đạo hàm theo phương thẳng đứng g / z , kết quả làm rõ cấu
trúc đối tượng nằm nông.
d. Phân chia trường
Do dị thường quan sát là tổng các dị thường khu vực (do các đối tượng nằm sâu) và
dị thường địa phương (do các đối tượng nằm nông) nên có thể tách thành các phần:
g  g kv  g đp (1.16)
Dùng các phép trung bình trường ở các bán kính khác nhau cho phép tính các dị
thường địa phương và khu vực.
Dị thường g đp thường gây ra do các đối tượng là mỏ quặng hoặc vật thể đá gốc
địa phương.
1.3.3. Phạm vi áp dụng của phương pháp thăm dò trọng lực
a. Áp dụng trong vật lý địa cầu: Nghiên cứu dị thường khu vực g kv cho phép:
- Nghiên cứu hình thái cấu trúc vỏ trái đất nằm sâu vài trăm km;
- Nghiên cứu cấu trúc vỏ quả đất: Mặt Moho, lớp bazan, đứt gãy sâu vài chục kilomet;
- Nghiên cứu cấu trúc địa chất sâu: Phân vùng địa máng, miền nền, chuẩn nền, các
đới sụt lún, đứt gãy sâu đến vài chục kilomet.
b. Áp dụng trong địa chất thăm dò: Nghiên cứu dị thường địa phương g đp cho phép:
+ Tìm kiếm khoáng sản:
- Nghiên cứu địa chất khu vực: Cấu trúc các vùng trũng, cấu tạo tích tụ dầu khí, cấu
trúc bể than;
- Cấu trúc chứa quặng, vùng đá xâm nhập;

11
- Tìm các mỏ quặng sắt (hematit, manhetit) ở vùng đá xâm nhập, đá vôi, khảo sát dị
thường địa phương.
+ Nghiên cứu phục vụ địa chất công trình:
- Phát hiện đứt gãy qua đập thủy điện;
- Phát hiện đá gốc dưới trầm tích bở rời;
- Phát hiện hang Karst hoặc hầm ngầm nếu các đối tượng này đủ lớn.

12
CHƯƠNG II:
PHƯƠNG PHÁP THĂM DÒ TỪ

Phương pháp thăm dò từ là phương pháp địa vật lý khảo sát trường địa từ để nghiên
cứu cấu trúc địa chất và tìm kiếm khoáng sản có ích.
Cơ sở áp dụng của phương pháp thăm dò từ là do các khối đá hoặc quặng bị từ hóa
có nhiễm từ ở các mức độ khác nhau.

§2.1. Cở sở vật lý địa chất của phương pháp từ

2.1.1. Trường từ của vật thể có từ tính


a. Vật thể có từ tính
Ta biết vật thể có từ tính (nam châm)
đều có hai cực tính dương (N), âm (S) và coi
như hai khối từ trái dấu nên tạo ra trong không
gian xung quanh một trường từ (hình 2.1).
Trái đất có trường từ rất mạnh do nó
như một nam châm cực lớn đặt ở tâm. Cực
Bắc là cực từ âm còn cực Nam là cực từ
dương làm cho kim la bàn có cực dương chỉ
về hướng Bắc (hình 2.2). Hình 2.1: Trường từ của thanh nam châm
Mômen từ của lưỡng cực từ hay một nam
châm có hai khối từ trái dấu  m đặt cách
nhau một khoảng 2l là:
 
M  2.m.l (2.1)
Một vật thể nhiễm từ thể tích V có mô men

từ M sẽ gây ra trường từ. Khi từ hóa đều thì
cường độ từ hóa tại mọi điểm P trong vật là:

 M
J P  (2.2)
V
Với P thuộc V.

Khi từ hóa không đều thì J thay đổi theo Hình 2.2: Trường từ của quả đất
P. Lúc đó lấy vi phân thể tích dV quanh P.

Mô men từ của dV là dM và:

 dM
J P 
dV
b. Trường từ của vật thể có từ tính
- Thế từ của lưỡng cực từ:
Xét một lưỡng cực từ (hình 2.3), gây ra
trường từ là tổng trường từ của hai khối từ độc lập.
m m r r Hình 2.3: Thế từ của lưỡng cực từ
U P    m B A
rA rB rA rB

13
Vì: rA  rB  r, rB  rA  2.l.cos 
2.l.m M
Nên: U P   2 cos (2.3)
r2 r
- Thế từ của vật thể nhiễm từ:
 
Coi yếu tố dV là một lưỡng cực từ có mô men dM  JdV gây ra thế từ dU(M).
dM JdV
dU  P   2 cos  2 cos
r r
Nên vật thể có thể tích là V sẽ có thế từ là:
Jcos
U  P    2 dV (2.4)
V r
Trường từ T có liên quan đến thế từ U bởi biểu thức:
  U  U  U
T  gradU  i j k (2.5)
x y z
Đơn vị đo trường từ là Tesla: 1T = 10 9 nT
Đơn vị thường dùng có giá trị nhỏ hơn là nano tesla: 1nT = 1  = 10-9 T gọi là một gamma.
2.1.2. Sự từ hóa của vật thể
Vật thể đặt trong trường từ sẽ bị từ hóa (nhiễm từ) như sắt non. Mức độ từ hóa phụ
thuộc vào cường độ trường từ hóa và đặc tính của vật chất bị từ hóa.
a. Độ từ hóa

Véc tơ từ hóa J tức mô men từ của một đơn vị thể tích tỷ lệ với trường từ hóa:
 
J  .H

Trong đó: H là cường độ trường từ hóa;
 là độ từ cảm của chất bị từ hóa.
b. Độ từ cảm 
Độ từ cảm  đặc trưng cho khả năng nhiễm từ của vật thể và được chia thành 3 nhóm:
- Chất thuận từ:   0 và nhỏ (  = n.10-6 CGS) bị từ hóa yếu theo chiều trường từ
tác dụng. Các khoáng vật thuộc nhóm này như: chancopyrit, biotit, pyrit…..
- Chất nghịch từ:   0 , nhỏ và yếu bị từ
hóa ngược chiều trường từ tác dụng. Các khoáng
vật thuộc nhóm này như: sfalerit, caxiterit, thạch
anh, galenit….
- Các chất sắt từ:   0 và mạnh (  > n.10-4
CGS) bị từ hóa mạnh theo trường từ tác dụng. Các
khoáng vật thuộc nhóm này như: manhetit, hematite,
pyrotin…

Với chất sắt từ khảo sát J theo trường từ

hóa H như (hình 2.4) ta có đường cong từ trễ, qua
đó ta thấy:
Đoạn (1) J tăng từ 0 đến giá trị Js và luôn
luôn dương. Hình 2.4: Đường cong từ trễ của
quá trình từ hóa
Đoạn (2) J giảm khi H = 0, J = Jr giá trị này
14
được gọi là từ hóa dư vì lúc đó không tồn tại trường từ hóa.
Khi J = 0, H = -Hk giá trị này gọi là trường khử từ.
Đoạn sau có H là âm và khi H = 0 đạt giá trị J = -Js.
Đoạn (3) là đoạn ngược lại với đoạn (2).
Dựa vào đường cong từ trễ có các loại:
- Sắt từ mềm: Đường từ trễ dẹt, Hk nhỏ, Jr lớn;
- Sắt từ cứng: Đường từ trễ dày, Hk lớn, Jr nhỏ (loại sắt làm nam châm);
Khi nhiệt độ môi trường tăng thì độ từ cảm  cũng tăng dần đạt cực đại và giảm đột
ngột về 0 ở 800oC (nhiệt độ Curi).
2.1.3. Trường từ của quả đất
a. Trường từ trái đất (trường địa từ)
Tại mọi điểm trên mặt đất, trường địa từ với
cường độ T, có các thành phần X, Y, Z hoặc H, Z
(hình 2.5).
- D là góc lệch từ (độ từ thiên);
- I là góc nghiêng từ (độ từ khuynh).
Trường địa từ được tạo thành do nhiều yếu tố,
trước hết do trường của lưỡng cực từ ở tâm trái đất

T lc , do các nguồn gây dị thường ở sâu cỡ 1/2 bán kính

trái đất gọi là trường từ lục địa T lđ, do các đá cấu trúc

khu vực (đá móng: nền, địa máng, magma)  T kv , do

các đá địa phương hay mỏ quặng sắt từ T đp và các
 Hình 2.5: Các thành phần của trường
biến thiên từ T chủ yếu do hoạt động của gió mặt trời từ trái đất tại mặt đất
làm biến dạng đường sức địa từ.
     
T  T lc + T lđ +  T kv + T đp + T (2.6)
b. Trường từ bình thường và dị thường
Trong thăm dò từ người ta phân chia trường từ thành trường bình thường và dị
thường như sau:
       
T  T lc + T lđ + T + T = T 0 + T + T
   
Trong đó: T 0  T lc + T lđ, T 0 gọi là trường từ bình thường thay đổi trên bề mặt trái đất

nên mỗi nước có công thức tính riêng T 0  ,   phụ thuộc kinh tuyến  và vĩ tuyến  .
   
T là dị thường từ, T =  T kv + T đp
 
T là biến thiên từ, những ngày bình thường T tương đối nhỏ khoảng vài gamma

(  ) nên có thể bỏ qua, ngày có bão từ T lớn phải quan sát riêng để hiệu chỉnh.
2.1.4. Cơ sở địa chất của phương pháp từ
Đất đá có từ tình khác nhau  , J  sẽ gây ra trường từ khác nhau góp phần tạo nên dị
thường từ.
a. Độ từ cảm  của đất đá và khoáng vật
- Đá trầm tích: từ tính yếu, có thể coi là không có từ tính;
- Đá biến chất: có từ tính trung bình;
- Đá magma: có từ tính mạnh;
15
- Quặng sắt từ có từ tính rất mạnh.

b. Véc tơ từ hóa J
 
Véc tơ từ hóa J gồm 2 phần: từ hóa cảm ứng J i (là từ hóa hiện tại) và từ hóa dư

J r (tạo ra lúc hình thành đá).
  
J  Ji  J r (2.7)

Thường J i , và T0 có mối quan hệ:

J i  .T0

Độ từ hóa dư J r của đá magma lớn hình thành từ lúc đá được sinh ra khi nguội lạnh,

nghiên cứu từ hóa dư cho phép nghiên cứu lịch sử phát triển vỏ quả đất (cổ từ). J r đổi chiều
chứng tỏ cực từ trái đất đổi chiều, trong thực tế trái đất đã hai lần đổi chiều.

§2.2 Phương pháp kỹ thuật đo trường địa từ

2.2.1. Máy từ thường dùng- Từ kế Proton



a. Từ kế Proton: Được dùng phổ biến hiện nay để đo mô đun trường từ toàn phần T .
* Nguyên tắc hoạt động: Các proton trong chất lỏng (nước, cồn, kanoven) bị trường từ trong
ống dây của bộ cảm biến kích động làm các proton chuyển động tuế sai quanh trường từ trái
đất T với tần số tuế sai f.
Khi đó proton vừa quay quanh nó theo một trục,

đồng thời trục quay lại quay quanh T . (hình 2.6)

Giữa T (tính ra  ) và f (tính ra Hz)có mối quan hệ sau:
T  23, 48.f
Tần số f bằng tần số của dòng điện cảm ứng trong
ống dây.
Người ta thiết kế từ kế proton có bộ phận đếm tần số
*

f , bộ nhận và hiện kết quả giá trị T .
Hình 2.6: Nguyên tắc từ kế proton
* Ưu, nhược điểm của từ kế proton
- Ưu điểm: Máy không bị ảnh hưởng của nhiệt độ, khi đo không cần định hướng máy. Đo
nhanh (một phép đo mất khoảng 5 giây), độ chính xác cao (<1 ).

- Nhược điểm: Chỉ đo mô đun trường từ toàn phần T .
2.2.2. Đo trường từ mặt đất
a. Mạng lưới tuyến đo
Khi đo trường địa từ cần bố trí mạng lưới tuyến đo theo nguyên tắc:
- Tuyến trục cùng phương với phương kéo dài của đối tượng;
- Tuyến đo vuông góc với tuyến trục là phương trường biến đổi mạnh nhất để thu
được dị thường rõ nhất;
- Khoảng cách tuyến phụ thuộc tỷ lệ bản đồ khảo sát như bảng dưới đây:

16
Bảng 2.1: Tỷ lệ bản đồ khảo sát
Tỉ lệ Khoảng cách tuyến Khoảng cách điểm
1:500 000 nKm 50 ÷ 200m
1:100 000
1:50 000 200 ÷ 500m 10 ÷ 50m
1:10 000
1:10 000 20 ÷ 100m 5 ÷ 20m
1:2000
b. Kết quả đo vẽ trường địa từ
Khi thi công thực địa với dị thường lớn cỡ vài trăm  trở lên, không cần hiệu chỉnh
biến thiên (vì Việt Nam biến thiên thay đổi khoảng vài chục đến 100  /ngày đêm). Khi diện

tích nghiên cứu bé (vài chục km2) thì T 0 coi như không đổi nên:
  
 T  T qs  T 0

Trong đó T 0 là giá trị không đổi ứng với giá trị T0 của vùng.
Kết quả đo vẽ được biểu diễn dưới dạng:
- Đồ thị dị thường từ T theo tuyến;
- Bản đồ đẳng trị hoặc bản đồ đồ thị dị thường từ T theo diện tích.

§2.3 Xử lý tài liệu - Phạm vi áp dụng của


phương pháp thăm dò từ

Trước khi xử lý tài liệu từ ta cần phải biết dị thường từ của đối tượng điển hình,
như vật thể có hình dạng đơn giản là vật thể đẳng thước với kích thước 3 chiều gần như
nhau nên có thể xem như vật thể dạng quả cầu bị từ
hóa nghiêng.
2.3.1. Hình ảnh dị thường từ của vật thể dạng cầu
a. Dị thường từ theo tuyến
Vật thể có dạng đẳng thước được  coi là một
quả cầu từ hóa nghiêng với véc tơ từ hóa J (hình 2.7).

Đồ thị dị thường từ T theo tuyến chứa J của
quả cầu từ hoá nghiêng như trên hình 2.7
b. Hình ảnh dị thường từ trên diện tích khảo sát
Ở Bắc bán cầu bản đồ dị thường từ T quan
Hình 2.7: Trường từ của quả cầu
sát được do vật thể quả cầu từ hóa nằm trong trường từ hóa nghiêng
địa từ có dị thường âm và dị thường dương nằm trên
trục theo phương kinh tuyến từ, dị thường âm ở phía
Bắc, dị thường dương ở phía Nam. (hình 2.8)
2.3.2. Xử lý tài liệu thăm dò từ
Tương tự như phương pháp trọng lực, xử lý tài
liệu từ cũng được tiến hành với các bước như sau:
a. Biến đổi trường
Các phép biến đổi trường có thể tiến hành: nâng
trường, hạ trường, tính đạo hàm theo phương thẳng
đứng, chuyển trường từ quy về trường hợp từ hóa thẳng Hình 2.8: Hình ảnh dị thường từ
đứng. Mỗi phương pháp có nhiệm vụ cụ thể như: trên diện tích khảo sát

17
- Nâng trường sẽ làm mờ hiệu ứng địa phương làm rõ Tkv .
- Hạ trường sẽ tăng hiệu ứng địa phương và thấy rõ dị thường từ địa phương T đp.
b. Xác định nguồn gây dị thường
Giải bài toán ngược bằng cách sử dụng phương pháp lựa chọn nhờ máy tính.
- Nội dung của phương pháp này là ước lượng mô hình nguồn, tính trường lý thuyết
của nó so với trường đo. Nếu sai số lớn thì điều chỉnh mô hình cho đến khi đạt sai số cho
phép thì dừng và coi mô hình cuối là mô hình nguồn dã gây dị thường.
c. Giải thích địa chất tài liệu từ
Giải thích địa chất tài liệu từ là bước xác định và tìm nguyên nhân địa chất gây dị
thường từ (do đất đá móng granite thể xâm nhập hay quặng sắt từ,…).
2.3.3. Phạm vi áp dụng của phương pháp từ
Phương pháp từ được áp dụng với mục đích để giải quyết các nhiệm vụ sau:
a. Nghiên cứu địa chất khu vực
- Xác định địa hình móng kết tinh liên quan đến ranh giới cấu trúc sâu, đứt gãy sâu;
- Xác định các khối magma xâm nhập trong lớp vỏ trầm tích phủ trên đá gốc;
- Xác định các đá phun trào mafic, siêu mafic, đứt gãy nằm dưới lớp trầm tích phủ.
b. Tìm kiếm khoáng sản có chứa quặng sắt từ
Một số loại mỏ quặng sau có thể áp dụng phương pháp từ:
- Mỏ sắt: Ở Việt Nam đã áp dụng phương pháp từ tìm được mỏ sắt Thạch Khê (dị
thường hàng vạn  ), Tòng Bá (Hà Giang), Làng Lếch (Yên Bái), Làng Mỳ - Hưng Khánh
(Nghĩa Lộ)…
- Các mỏ mangan, đồng, chì, kẽm, sunfur đa kim, các mỏ sa khoáng, vàng, bạch
kim,…
c. Tìm vật sắt từ nhân tạo
Phương pháp từ đã được áp dụng để tìm các vật có từ tính nhân tạo như con tàu đắm,
mỏ neo, bom mìn,…còn để lại dưới nước hoặc bị lấp đất (kho chôn vũ khí chiến tranh).

18
CHƯƠNG III:
PHƯƠNG PHÁP THĂM DÒ ĐIỆN

Thăm dò điện là phương pháp Địa vật lý khảo sát trường điện, trường điện từ tự
nhiên hoặc nhân tạo để nghiên cứu cấu trúc địa chất và tìm kiếm khoáng sản có ích.
Cơ sở áp dụng của các phương pháp thăm dò điện là đo đất đá có sự khác nhau về
tham số điện: , ,  . Nguồn gây ra trường điện là các điện tích   K12 .E n xuất hiện tại ranh
giới giữa các môi trường đất đá bất đồng nhất dưới tác dụng của trường điện En.
Thăm dò điện có nhiều phương pháp và được áp dụng rất rộng rãi ở nhiều lĩnh vực
trong điều tra địa chất, tìm kiếm khoáng sản, tìm nước ngầm, khảo sát nền móng địa chất
công trình và nghiên cứu môi trường địa chất.

§3.1 Cơ sở vật lý địa chất của phương pháp thăm dò điện dòng một chiều

3.1.1. Cơ sở vật lý của phương pháp điện dòng một chiều


Cơ sở vật lý của phương pháp điện dòng một chiều là xét trường của điện cực trên
nửa không gian đồng nhất. I
a. Trường của điện cực điểm
Điện cực điểm phát dòng I có điện tích Q  I.
A M
gây ra điện thế tại khoảng cách r (xem hình 3.1):
I.
U(M)  (3.1)
2..r =const
Mặt đẳng thế là các mặt bán cầu, đường dòng
điện có hướng xuyên tâm (xem hình 3.1). Hình 3.1: Trường của điện cực điểm
b. Trường của mạch hai cực
Mạch hai cực gồm 2 cực phát A, B phát dòng  I , điện tích ở hai điện cực là  I gây
ra điện thế tại điểm M (xem hình 3.2a, b):
I.  1 1 
U(M)     (3.2)
2  AM BM 
Đồ thị hàm thế U, điện trường E mặt đẳng thế và đường dòng điện xem trên hình 3.2a, b.

Hình 3.2a: Trường điện của mạch hai cực Hình 3.2b: Phân bố thế và dòng của mạch
Đường đứt nét thể hiện giá trị thế U(V), đường hai cực trên nửa không gian đồng nhất
liền nét là điện trường E(V/m)

19
c. Trường của lưỡng cực
Hai cực trái dấu A, B đặt cách nhau một khoảng
AB = d phát dòng ±I tạo ra trường tại khoảng cách r >>
d gọi là lưỡng cực điện (xem hình 3.3).
I.  1 1  P cos
U(M)     . (3.3)
2   rA rB  2  r 2
 
P  I..d là mô men lưỡng cực.
Bức tranh điện trường xem trên hình 3.3.
3.1.2. Điện trở suất biểu kiến Hình 3.3: Trường của lưỡng cực điện
Giả sử trên mặt đất chúng ta có hai điện cực
phát A và B phát dòng điện có cường độ I vào môi trường nửa không gian đồng nhất có
điện trở suất là  (hình 3.4) tại hai điện cực thu M và N tồn tại hai điện thế.
I  1 1 
U(M)     (3.4a)
2  AM BM 
I  1 1 
U(N)     (3.4b)
2  AN BN 
Như vậy giữa hai điện cực thu sẽ có một hiệu điện thế:
I  1 1 1 1 
U MN       (3.5)
2  AM BM AN BN 
Từ đó tính được điện trở suất của nửa không gian:
U MN Hình 3.4: Mạch đo điện trở suất
  K. (3.6) trên nửa không gian đồng nhất
I
Với K là hệ số thiết bị và được tính theo công thức (3.7):
2
K (3.7)
 1 1 1 1 
    
 AM BM AN BN 
Ý nghĩa của công thức (3.6) là bằng cách đo đạc trên mặt đất ta có thể xác định được
giá trị điện trở suất thật của môi trường phía dưới. Tuy nhiên trong thực tế, môi trường địa
chất là bất đồng nhất (hình 3.5), khi đó nếu vẫn dùng công thức (3.6) ta tính được một giá
trị k có thứ nguyên trở suất (Ωm) gọi là điện trở suất biểu kiến.
U MN
k  K  K.R MN (3.8)
I
Như vậy, điện trở suất biểu kiến là điện trở suất đo được bởi một hệ điện cực đặt trên
mặt đất khi nửa không gian bên dưới là bất đồng nhất.

A M N B A M N B

0 1
0 1
(a) (b)
Hình 3.5 Điện trở suất biểu kiến k trên các môi trường bất đồng nhất
a) 1<0 ; b)  1> 0
20
b. Các hệ điện cực thường dùng
Trong thực tế sản xuất, các điện cực phát và điện cực thu thường được sắp xếp theo
các cách nhất định tạo thành các hệ cực. Như hệ điện cực 4 cực đối xứng (hình 3.6a), hệ 3
cực (hình 3.6b), hệ hai cực (hình 3.6c), hệ lưỡng cực (hình 3.6d). Hệ số thiết bị K được tính
theo công thức chung (3.7), nhưng tuỳ thuộc vào mỗi hệ điện cực sẽ có công thức tính hệ số
thiết bị K cụ thể.
AM.AN
- Hệ 4 cực đối xứng: K    n(n  1)a (3.9a)
MN
AM.AN
- Hệ 3 cực: K  2  2n  n  1 a (3.9b)
MN
- Hệ 2 cực: K  2.AM  2na (3.9c)
- Hệ lưỡng cực: K  n(n  1)(n  2) .a (3.9d)

a. Hệ 4 cực đối xứng (W–S) b. Hệ 3 cực

c. Hệ 2 cực d. Hệ lưỡng cực


Hình 3.6: Một số hệ điện cực thường dùng
c. Các yếu tố ảnh hưởng lên điện trở suất biểu kiến  k
Điện trở suất biểu kiến phụ thuộc các điều kiện sau:
- Vị trí đo, loại hệ cực, kích thước hệ cực;
- Sự khác biệt về điện trở suất của bất đồng nhất, kích thước của bất đồng nhất, chiều
sâu của bất đồng nhất.
Nghĩa là điện trở suất biểu kiến phụ thuộc vào vị trí điểm đo, cách sắp xếp hệ cực đo
và đặc biệt phụ thuộc vào đặc tính bất đồng nhất của đối tượng trong môi trường khảo sát.
Điện trở suất biểu kiến k không phụ thuộc vào cường độ dòng phát I vì nếu đo tại
một điểm với kích thước hệ cực cố định thì tỉ số:
U MN
R MN   const
I
3.1.3. Cơ sở địa chất của phương pháp điện
a. Điện trở suất của đất đá
Điện trở suất của đất đá là điện trở của 1 đơn vị mét khối đất đá. Đó là điện trở suất
thực của đất đá đồng nhất. Lấy các kích thước: chiều dài và tiết diện là các đơn vị ta thấy
đúng với định nghĩa:
 1
R  
S 1 1

Đơn vị của điện trở suất là:     R 


S  m
 L
Độ dẫn điện là đại lượng nghịch đảo của điện trở suất:   1 / 
21
Đơn vị của độ dẫn điện là: simen / m với 1 simen  1/ 
b. Bản chất dẫn điện của đất đá
Đất đá hoặc quặng sở dĩ dẫn điện được là nhờ có 2 yếu tố:
- Dẫn điện điện tử: Do điện tử (e) tự do chạy trong vật dẫn kim loại, khoáng vật dẫn
điện như sulfur, grafit.
- Dẫn điện ion: Do các ion điện phân trong nước khoáng tồn tại trong lỗ hổng của đá.
c. Các yếu tố ảnh hưởng đến điện trở suất của đất đá
Do bản chất dẫn điện của đất đá là dẫn điện ion và điện tử nên điện trở suất của đất
đá phụ thuộc vào:
* Hàm lượng khoáng vật dẫn điện tử
Hàm lượng khoáng vật dẫn điện tử càng cao thì đất đá chứa nó càng dẫn điện tốt.
* Phụ thuộc độ rỗng, độ khoáng hóa
Điện trở suất của đá phụ thuộc vào độ rỗng và độ khoáng hóa của dung dịch chứa
trong lỗ hổng của đá theo công thức (3.10).
ρđ = F.ρd (3.10)
Với: d là điện trở suất dung dịch;
F là hệ số độ rỗng, cấu trúc.
F  Q / Pm (3.11)
-
Trong đó: Q là hệ số cấu trúc, hàm lượng khoáng vật dẫn e ;
P là độ rỗng;
m là hệ số gắn kết: m = 1,3÷2,3 tùy mức độ gắn kết của đá.
Điện trở suất của dung dịch:
d  M / C (3.12)
Với: M là hệ số thuộc bản chất dung dịch muối, với loại muối NaCl, M = 8,4.
C là nồng độ muối (g/l).
* Phụ thuộc nhiệt độ
Điện trở suất dung dịch phụ thuộc vào nhiệt độ của dung dịch theo công thức:

o
d (t ) 

d 18o C  (3.13)

1   t  18o C
o

Với dung dịch muối ăn NaCl   0.025 , chứng tỏ nhiệt độ càng tăng thì điện trở của
dung dịch càng giảm.
* Phụ thuộc vào cấu trúc của đất đá
Khi các thành phần dẫn điện tốt liên
kết được với nhau (hình 3.7a) đất đá sẽ có
điện trở suất nhỏ, ngược lại khi chúng
không liên kết với nhau (hình 3.7b) thì điện
trở suất của đất đá cao.
* Phụ thuộc kiến trúc đá
(a) (b)
Kiến trúc của đá gây nên bất đẳng
hướng về tính dẫn điện. Có hai hướng Hình 3.7: Mô hình biểu diễn ảnh hưởng cấu trúc
của đất đá lên độ dẫn điện
chính theo phương pháp tuyến và tiếp tuyến
của đá phân lớp (hình 3.8) và hệ số bất đẳng hướng  xác định theo công thức:

22
n
 1 (3.14)
t
d. Điện trở suất của các loại đá và quặng
Điện trở suất  của đá và quặng thay đổi trong phạm
vi rất rộng phụ thuộc vào chế độ thủy địa hóa trong trạng
thái tự nhiên và mức độ thay đổi thành phần vật chất của đá. Hình 3.8: Tính bất đẳng hướng
Nhìn chung điện trở suất của đá trầm tích nhỏ hơn của đá phân lớp
đá biến chất và đá magma: tt  bc  mm .
Điện trở suất của quặng kim loại thường nhỏ hơn nhiều lần đá phi kim
loại: kl  pkim (xem hình 3.9)

Hình 3.9: Giá trị điện trở suất của một số loại đất đá và quặng

3.1.4. Lát cắt địa điện


Lát cắt địa điện là lát cắt địa chất phân chia theo tham số điện trở suất   x, y, z  .
Trong thực tế ranh giới địa điện có thể trùng hoặc không trùng với mặt ranh giới địa chất
(ranh giới thạch học) do yếu tố chứa nước ngầm hoặc nước nhiễm mặn làm thay đổi. Có các
loại lát cắt địa điện chủ yếu sau đây:
- Lát cắt địa điện 1D (mô hình một chiều): (hình 3.10a)
  z  z 
- Lát cắt địa điện 2D (mô hình hai chiều): (hình 3.10b)
    x, z 
- Lát cắt địa điện 3D (mô hình 3 chiều): (hình 3.10c)
    x, y,z 

a) Mô hình 1D b) Mô hình 2D c) Mô hình 3D


Hình 3.10: Một số mô hình địa điện cơ bản
23
§3.2 Máy móc, thiết bị đo dùng trong phương phápđiện trở

3.2.1. Máy đo
Theo công thức (3.6) để tính điện trở suất biểu
kiến chúng ta phải đo được đồng thời ∆UMN và I. Máy
đo cần có điện trở lối vào lớn Rv ≥ 10 MΩ để không bị
tiêu hao dòng điện làm thay đổi bức tranh phân bố
trường điện cần quan sát.
a. Các nguyên tắc chế tạo máy
Các máy đo được chế tạo theo một số nguyên
tắc cơ bản sau:
* Nguyên tắc bù
Nguyên tắc đo bù là thế cần đo U MN được bù
bởi một điện thế bằng và ngược chiều. Ở trạng thái bù
dòng mạch vào iG  0 , còn thế bù U mn cân bằng với Hình 3.11: Máy đo theo nguyên tắc bù

thế cần đo U MN (hình 3.11).


U mn  U MN  U M  U N
Ở mạch bù ta có:
U mn  i k .R mn (3.15)
Với m, n là vị trí biến trở được điều chỉnh cân bằng để đọc giá trị Rmn, còn dòng ik
được biết theo thiết kế của máy.
* Nguyên tắc tự bù
Nguyên tắc tự bù có thế cần đo U MN được bù tự động bởi thế U k lấy ở đầu ra của
một bộ khuếch đại K (hình 3.12).
Lối ra có dòng iG, tạo ra điện thế tự bù U k  i G .R k ngược với thế cần đo U MN .
Thế bù xuất hiện bằng:
U k  iG .R k  k.1.2 .  UMN  U k 
R1
Với: 1 
R 1  R k  R MN
Rk
2 
R G  R k  R ra
U MN
Từ đó có quan hệ: iG  (3.16)
 1 
R k 1  
 1.2 .k  Hình 3.12: Máy đo theo nguyên tắc tự bù

Khi k >> 1 thì iG  U MN / R k khi đó Rk đóng vai trò hệ số chuyển đổi thang đo của
đồng hồ. Còn số đọc trên điện kế iG sẽ trực tiếp xác định U MN (xem hình 3.12).
c. Một số máy đo điện trở suất thường dùng
Máy đo phổ biến theo nguyên tắc tự bù. Đó là các máy Viti GESKA, A  -72,
DDJ-2…

24
3.2.2. Các thiết bị khác
a. Nguồn phát
Là nguồn cung cấp dòng điện cho mạch phát,
người ta thường dùng pin ghép nối tiếp hoặc ghép hỗn
hợp, khi mắc nối tiếp suất điện động của bộ nguồn là
  n.e  n.1,5v . Hình 3.13: Sơ đồ mạch phát dòng
b. Dây dẫn
Dây dẫn dùng trong mạch phát và thu để nối nguồn dòng với điện cực phát và nối các
cực thu với máy đo.
Dây dẫn có điện trở nhỏ, chịu lực, vỏ bọc cách điện tốt như loại dây điện thoại.
c. Cực phát và mạch phát
* Cực phát
Điện cực phát làm nhiệm vụ tiếp đất (nối đất) từ các cực của nguồn dòng với môi
trường, là nguồn gây ra trường điện trong môi trường với tổng điện tích tại cực phát là:
Q   I.
* Mạch phát
Mạch phát là mạch dòng phát bao gồm nguồn
dòng có suất điện động  , dây dẫn và phần điện trở
không gian RA nối tiếp RB (xem hình 3.13) cường độ
dòng phát I theo định ôm trong toàn mạch ta có:

I (3.17)
RA  RB  Rn  Rd
d. Cực thu (M, N)
* Điện cực thu Hình 3.14: Bộ bù phân cực ở mạch thu
Do cực thu là kim loại (Cu, Pb) cắm vào đất
bao giờ cũng tự phân cực nên máy đo phải có bộ bù
phân cực ở mạch thu (xem hình 3.14).
* Điện cực không phân cực
Người ta chế tạo điện cực không phân cực
bằng cách dựa theo nguyên tắc kim loại nhúng trong
dung dịch muối bão hòa của nó thì không bị phân cực.
Cấu tạo: Điện cực không phân cực như hình 3.15. 1. Bình sứ xốp 3. Thanh đồng
Bình sứ xốp đựng dung dịch CuSO4 bão hòa, nhúng 2. Nút cách điện 4. Dung dịch CuSO4
thanh Cu. Hình 3.15: Cấu tạo điện cực
Mỗi cặp chế tạo theo cách này có trị số phân không phân cực
cực p  1mV .

§3.3 Phương pháp mặt cắt điện

3.3.1. Định nghĩa và bản chất của phương pháp mặt cắt điện
a. Định nghĩa
Phương pháp mặt cắt điện là phương pháp nghiên cứu điện trở suất biểu kiến k dọc
theo tuyến đo k  k  x  bằng cách giữ nguyên kích thước hệ cực (hệ số K = const) và di
25
chuyển hệ cực tịnh tiến theo tuyến đo để xác định vị trí đối tượng gây nên dị thường điện trở
suất (xem hình 3.16).
b. Đặc điểm của phương pháp mặt cắt điện
- Do hệ số K = const, nên chiều sâu khảo sát cố định;
- Vị trí x thay đổi trên tuyến để xác định vị trí đối tượng;
- Sử dụng nhiều loại hệ điện cực như 4 cực, 3 cực, lưỡng cực… sẽ cho các dị thường
khác nhau.
c. Bản chất của phương pháp
Từ công thức điện trở suất biểu kiến (3.6), sau một số phép biến đổi ta có:
U MN U 0 U MN J
k  x   K.  K. .  0 . MN (x) (3.18)
I I U0 J0
Như vậy k  x  tỉ lệ với
J MN  x  tức tỉ lệ với mật độ dòng điện
tại điểm đo, có nghĩa là đã bị méo do
đối tượng gây ra so với môi trường
đồng nhất (xem hình 3.19).
3.3.2. Các phương pháp mặt cắt điện
Tùy thuộc đối tượng dạng ổ, vỉa
mỏng hay vỉa dày. Người ta dùng hệ
điện cực khác nhau và tương ứng có
Hình 3.16: Điện trở suất k bị méo do mật độ dòng điện
tên gọi, phương pháp mặt cắt điện
khác nhau.
a. Phương pháp mặt cắt 4 cực đối xứng
Phương pháp mặt cắt điện 4 cực đối xứng là
phương pháp mặt cắt dùng hệ 4 cực đối xứng AMNB
(xem hình 3.17).
U MN
k  x   K  x (3.19)
I
Hệ số K tính theo công thức 3.9a. Trường hợp đặc
biệt khi AM = MN = NB = a gọi là hệ cực Wenner Hình 3.17: Mặt cắt 4 cực đối xứng
K  2.a .
Áp dụng: Phương pháp này áp dụng với đối tượng có kích thước lớn: d > h (xem hình 3.17).
b. Phương pháp mặt cắt 3 cực liên hợp
Phương pháp mặt cắt 3 cực liên hợp là phương pháp dùng hai hệ 3 cực đối xứng
nhau (liên hợp) AMN và MNB có chung cực phát C∞ đặt
ở xa vô cùng ∞ (xem hình 3.18).
Khi đó:
U1
Ak  K  x  với hệ AMNC (3.20)
I1
U 2
Bk  K  x  với hệ C MNB (3.21)
I2
Với hệ số K được tính theo công thức 3.9b. Hình 3.18: Hệ 3 cực liên hợp

26
So với hệ đối xứng:
Ak  Bk
AB
k  (3.22)
2
Áp dụng: Phương pháp 3 cực liên hợp để phát hiện các vỉa mỏng cắm dốc có điện trở
cao hoặc thấp.
Khi đó:
- Đối tượng có điện trở thấp: sẽ cho giao điểm thuận hay còn gọi là giao điểm quặng
(hình 3.19a);
- Đối tượng có điện trở cao: sẽ có giao điểm nghịch hay giao điểm phi quặng (xem
hình 3.19b).

Ak Bk Ak Bk


B A
 k  k
Bk

Hình 3.19: Các giao điểm thuận nghịch và nghịch


c. Phương pháp mặt cắt gradient trung gian
Phương pháp mặt cắt gradien trung gian là phương pháp mặt cắt có kích thước
cực phát AB lớn và cho cố định, đo U MN với MN nhỏ trong khoảng giữa bằng 1/ 3.AB
(xem hình 3.20).
Lý do được gọi được gọi là gradien
trung gian vì MN nhỏ nên
E MN  U / x  U MN / MN được coi như
gradien theo trục x, ở 1/3 và nằm ở giữa
khoảng cách AB.
Áp dụng: Phương pháp mặt cắt gradient trung
gian để phát hiện vỉa mỏng cắm đứng có điện trở Hình 3.20: Đồ thị đo điện trở suất bằng
suất thấp hoặc cao. phương pháp mặt cắt gradient trung gian
d. Phương pháp mặt cắt lưỡng cực
Phương pháp mặt cắt lưỡng cực là phương pháp mặt cắt dùng hệ lưỡng cực AB = a,
MN = a, với a << OO’= na (xem hình 3.21).
Với phương pháp này điện trở suất biểu
kiến được tính theo công thức (3.6), hệ số thiết
bị được tính theo công thức (3.9d). Hình 3.21: Phương pháp mặt cắt lưỡng cực
Áp dụng: Phương pháp mặt cắt lưỡng cực để
phát hiện các vỉa mỏng cắm đứng.
* Nhận xét về phương pháp mặt cắt điện
- Ít thông tin do tại x chỉ có một đồ thị k  x  phản ánh ở một chiều sâu;

27
- Chỉ có hiệu quả khi áp dụng hệ cực có kích thước thích hợp với chiều sâu khảo sát;
- Chịu ảnh hưởng của lớp phủ, chỉ cho kết quả tốt khi lớp phủ đồng nhất.

§3.4 Phương pháp đo sâu điện

3.4.1. Thực chất, ý nghĩa vật lý của phương pháp


a. Định nghĩa
Phương pháp đo sâu (dò sâu) điện là
phương pháp nghiên cứu điện trở suất biểu kiến
theo chiều sâu (phương thẳng đứng) ở từng điểm
đo bằng cách giữ nguyên tâm hệ cực, tăng dần kích
thước hệ cực để tăng chiều sâu khảo sát nhằm phát
hiện ranh giới địa tầng đối tượng khảo sát ở chiều
Hình 3.22: Mật độ dòng điện tăng theo
sâu nào đó (xem hình 3.22).
chiều sâu khi mở rộng kích thước hệ cực
Khi thực hiện đo sâu trên toàn tuyến ta được
lát cắt địa điện trên tuyến khảo sát.
b. Công thức tính đường cong đo sâu điện
Đường cong đo sâu điện là đồ thị điện trở
suất biểu kiến phụ thuộc vào kích thước hệ cực đo.
U MN
k  r   K r (3.23)
I
Với r = AB/2, K là hệ số hệ cực.
c. Thực chất của phương pháp đo sâu điện
Hình 3.23: Chiều sâu nghiên cứu của
Chiều sâu nghiên cứu của phương pháp
phương pháp đo sâu điện
phụ thuộc kích thước hệ cực r, U MN  U M  U N
là hiệu điện thế nằm giới hạn giữa hai mặt đẳng thế UM và UN, tỷ số U MN / I  R MN  Zi  là
điện trở của phần đất đá nằm giữa UM và UN ở chiều sâu có bán kính Zi  1 / 2.ri do đó khi
tăng AB, thì Zi sẽ tăng dần lên và vì vậy chiều sâu khảo sát sẽ tăng. (xem hình 3.23)
3.4.2. Đo sâu điện trên môi trường 1D
a. Phương pháp kĩ thuật đo:
Bảng 3.1: Kích thước hệ cực
Đo sâu 1D thường sử dụng hệ cực đo của
Schlumberger có hệ số: TT AB/2 MN/2
AM.AN 1 1.5 0.5
K  . với MN << AB
MN 2 2.2 0.5
Khi đo sâu bước tăng của kích thước AB là: 3 3.4 0.5
ri   AB / 2 i với bước tăng n 4 5.0 0.5
Khi đó: ri 1  n.ri là cấp số nhân. 5 5.0 1.5
Trong tỉ lệ loga: lg ri1  lg ri  lg n bước tăng sẽ là 6 7.0 0.5
cấp số cộng. Kích thước tăng hệ cực như ở bảng 3.1: 7 7.0 1.5
Đồ thị đường cong đo sâu k  ri  được vẽ trên giấy 8 10.0 1.5
loga kép (hình 3.24).

28
k (m)
100

10
M3 N3 = 40m M5N5 =1000m
M1N1=2m
k=6.2 m M2N2 =10m M 4N4=200m M6 N6 =2500m 15000m

1 10 100 1000 10000 AB/2 (m)

Hình 3.24: Đường cong đo sâu đối xứng trên giấy loga kép
b. Đường cong đo sâu lý thuyết
Đường cong đo sâu lý thuyết là đường cong đo sâu trên môi trường phân lớp nằm
ngang lý tưởng.
* Môi trường 2 lớp (hình 3.25) có công thức:
 n 3


 k12 .r 
k  r   1 1  2 3/2  (3.24)
2 Hình 3.25: Môi trường 2 lớp
n 1  r 2  2.n.h 

   1 


* Môi trường 3 lớp (hình 3.26), đường cong k có công thức:
 
 
q n .r 3 
k  r   1 1  2 3/2  (3.25)
2
 n 1  2
r   2.n.h   
    Hình 3.26: Môi trường 3 lớp
c. Dạng đường cong đo sâu
Hình dạng đường cong đo sâu điện tuỳ thuộc vào tương quan điện trở suất của các
lớp, còn mức độ thể hiện trên đường cong được quyết định bởi chiều dày của lớp.
* Hình dạng đường cong hai lớp
Đường cong đo sâu điện trên môi trường 2 lớp có hai dạng sau (hình 3.27):
+ Khi 1<2 đường cong đo sâu đi lên.
+ Khi 1>2 đường cong đo sâu đi xuống.
k(m) k(m)

2 1

1 2

h1 r = AB/2 h1 r = AB/2(m)
1 <2 1>2

Hình 3.27: Các dạng đường cong hai lớp


29
* Hình dạng đường cong ba lớp
Đường cong ba lớp có các tham số: 1, h1, 2, h2, 3. Tuỳ thuộc vào mối tương quan điện
trở suất của các lớp 1, 2, 3 có bốn loại đường cong đo sâu ba lớp như sau (hình 3.28):

Bảng 3.2: Mối tương quan giữa điện trở suất và đường cong
Loại Tương quan Loại Tương quan
đường cong điện trở suất đường cong điện trở suất
H 1>2<3 K 1<2>3
A 1<2<3 Q 1>2>3
,k(m)

3, h3= ,k(m)

1,h1 H
3, h3=
A
2, h2
2, h2
Q K

3, h3=
1,h1 3 , h3=
h, r=AB/2(m) h, r=AB/2(m)

Hình 3.28: Các dạng đường cong 3 lớp

* Hình dạng đường cong bốn lớp


Đường cong bốn lớp có các tham số: 1 , h 1,  2, h 2 , 3 , h3 , 4 . Tuỳ thuộc vào mối
tương quan điện trở suất của các lớp 1, 2 , 3 , 4 có tám loại đường cong đo sâu bốn
lớp sau:

Bảng 3.3: Mối tương quan giữa điện trở suất và đường cong
Loại đường cong Tương quan điện trở Loại đường cong Tương quan điện trở
các lớp các lớp
HA 1>2<3<4 AA 1<2<3<4
HK 1>2<3>4 AK 1<2<3>4
QH 1>2>3<4 KH 1<2>3<4
QQ 1>2>3>4 KQ 1<2>3>4
Tám dạng đường cong 4 lớp như trên hình 3.29.

30
,k(m) ,k(m)

4, h4=

4 , h4= AA
3, h3
2, h2 KH
2, h2
AK
KQ
3, h3 4, h4=
4, h4=
1 ,h1 1,h1

h, r=AB/2(m) h, r=AB/2(m)

,k(m) ,k(m)

4 , h4= 1,h1

HA 4, h4=
3, h3 QH
1 ,h1 2 , h2

HK
3, h3 QQ
4, h4=
2, h2 4, h4=
h, r=AB/2(m) h, r=AB/2(m)

Hình 3.29: Đường cong bốn lớp

d. Xử lý tài liệu đo sâu điện 1D


Xử lý tài liệu đo sâu điện 1D qua hai bước là xử lý định tính và xử lý đinh lượng:
* Xử lý định tính
- Từ đồ thị đường cong đo sâu, nhận dạng đường cong. Dạng đường cong thể hiện số lớp
địa điện từ đó nhận biết đặc điểm địa điện về lát cắt.
- Vẽ lát cắt đẳng ôm hay lát cắt điện trở suất biểu kiến, cách làm như sau:
 Trục hoành: theo tỷ lệ đo, ghi vị trí điểm đo x j trên tuyến khảo sát;

 
 Trục tung: theo tỷ lệ số học hoặc loga ghi giá trị k ri , x j vào vị trí điểm đo sâu. Sau
đó vẽ các đường đẳng trị (đẳng ôm) ta được bức tranh phân bố cấu trúc hai chiều
  r, x  phản ánh bất đồng nhất về cấu trúc địa chất.(hìn 3.30)

31
720 720
1 2
3 4
5
6
7
710 8 710
a 9
10 11 12 13 14 15

700 700

690 690

680 680

670 670

660 660

650 650

640 640

630 630

620 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 620
Tªn ®iÓm ®o

703.95
716.61

715.92

714.84

714.01

712.86

711.32

709.91

708.36

706.76

705.00

704.79

704.58

704.36

704.15
Cao ®é

Kho¶ng c¸ch
20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20

Kho¶ng c¸ch céng dån 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 220 240 260 280

Hình 3.30: Lát cắt điện trở suất biểu kiến  k

* Xử lý định lượng
Dùng Palet đo sâu hoặc chương trình xử lý 1D xác định chiều dày và điện trở suất
i , h i của từng điểm đo sâu, sau đó vẽ lát cắt địa điện theo cấu trúc của lát cắt.
3.4.3. Đo sâu điện trên môi trường 2D
a. Phương pháp kỹ thuật đo sâu điện 2D
Phương pháp kỹ thuật đo sâu điện 2D khác với đo sâu điện 1D là có bước tăng kích
thước hệ cực theo khoảng cách đều C1 4a P1 a P2 4a C2
nhau bằng a (xem hình 3.31).
* Khi dùng hệ cực Wenner – C1 3a P1 a P2 3a C2

Schlumbeger: cách dịch chuyển hệ cực


C1 2a P1 a P2 2a C2
như (hình 3.35):
K = n.(n+1).πa (3.26) C1 a P1 a P2 a C2
c. Xử lý tài liệu
Xử lý tài liệu đo sâu điện 2D 0 1 2 3 4 5 6 7 8 ... ... M
n=1
bằng thuật toán sai phân hữu hạn hoặc
phần tử hữu hạn được lát cắt địa điện n=2

phản ánh cấu trúc môi trường 2D n= 3

(xem hình 3.32). n=4

Hình 3.31: Cách dịch chuyển hệ cực (W-S) khi đo sâu 2D

32
Hình 3.32: Lát cắt mô hình điện trở suất thu được từ việc giải ngược 2D
3.4.4. Áp dụng phương pháp đo sâu điện
Phương pháp đo sâu điện được áp dụng với mục đích:
- Nghiên cứu cấu trúc địa điện: Phân các lớp nằm trên tầng phủ, nếp lồi, nếp lõm, đứt
gãy, đới chứa các thân quặng.
- Tìm nước ngầm chứa trong thấu kính trầm tích đệ tứ, tầng chứa nước đới Karst và
trong đới phá hủy đứt gãy.
- Khảo sát địa chất công trình: nền móng các nhà máy công nghiệp, đập thủy điện,
đường hầm tunel dẫn nước, hầm giao thông, cầu cảng.
- Áp dụng trong nghiên cứu môi trường, như theo dõi hiện tượng nhiễm mặn ở các
đồng bằng ven biển, quá trình ô nhiễm do các bãi rác thải, tai biến địa chất…

§3.5 Các phương pháp thăm dò điện khác

Sau đây chỉ giới thiệu một số phương pháp thăm dò điện khác có thể áp dụng trong
địa chất công trình và tìm kiếm khoáng sản.
3.5.1. Phương pháp điện trường tự nhiên
a. Định nghĩa
Phương pháp trường điện tự nhiên là
phương pháp đo vẽ trường điện tự nhiên tồn
tại trên mặt đất để phát hiện đối tượng gây ra
nó. Thông thường đối tượng gây nên trường
điện tự nhiên mạnh là quặng kim loại, sunfur
đa kim, đới chứa nước ngấm lọc.
b. Nguồn gốc trường điện tự nhiên
Trường này có đặc điểm là có tính cục Hình 3.33: Nước chảy đến gây ra dị thường dương
bộ địa phương và không đổi theo thời gian.
Nguồn gốc gây ra trường điện tự nhiên gồm 3 loại chủ yếu sau đây:
* Do sự thấm lọc của nước ngầm trong lỗ hổng của đất đá với cường độ điện trường:
E nl  k nl ....P (3.27)
Với , ,  là hằng số điện môi, điện trở suất và độ nhớt của dung dịch thấm trong

33
lỗ hổng;
P là áp suất thấm. Với gradient áp suất
thấm  P lớn, trường này càng mạnh, khoảng vài
chục đến vài trăm mV.
- Đặc điểm của trường ngấm lọc:
Nơi nước chảy đến sẽ có dị thường
dương, nơi nước chảy đi sẽ có dị thường âm
(xem hình 3.37).
* Do sự khuếch tán hấp phụ
Khi hai dung dịch có nồng độ muối khác Hình 3.34: Dị thường điện trường thiên nhiên
nhau cũng gây lên trường điện với cường độ: gây ra bởi hiện tượng khuếch tán hấp phụ
C
E kthp  E kthp .lg 2 (3.28)
C1
Vì ion âm (-) tập trung ở dung dịch nồng
độ thấp C1, còn ion dương (+) tập trung ở dung
dịch nồng độ cao C2 sẽ có sự khuếch tán gây nên
trường điện như trên hình 3.34
* Do phản ứng oxy hóa khử
Khi tồn tại khoáng vật quặng dẫn điện tử,
phần vật quặng nằm trên giàu oxy do nước mưa
ngấm xuống xảy ra phản ứng oxy hóa mang điện
tích âm (-), phần quặng ở dưới nước ngầm thiếu
oxy xảy ra phản ứng khử sẽ mang điện tích dương
(+) sinh ra trường điện, tại đầu trên vật quặng sẽ có Hình 3.35: Trường điện thiên nhiên
dị thường âm. gây ra bởi hiện tượng oxy hoá khử
Điều kiện: gây ra trường điện oxy hóa là có mực
nước ngầm chia đôi thân quặng (xem hình 3.35).
c. Kỹ thuật đo trường điện tự nhiên
Dùng hai điện cực thu M, N và máy đo điện thế xác định được:
U(M)  U 0 (N)  U MN (3.29)
U0(N) là điểm gốc, U MN đọc trên máy, phương pháp này phải dùng điện cực không
phân cực.
d. Áp dụng phương pháp điện trường tự nhiên
- Tìm quặng kim loại sunfua đa kim;
- Tìm nước ngầm trong lòng sông cổ, karst, đứt gãy;
- Nơi rò nước qua đập thủy điện, hồ thủy lợi (mất nước).
3.5.2. Phương pháp phân cực kích thích
a. Định nghĩa
Phương pháp phân cực kích thích là phương pháp thăm dò điện, khảo sát trường
điện thứ cấp khi ngắt dòng gây phân cực, để xác định đối tượng gây phân cực.
b. Đặc điểm của phương pháp
- Là phương pháp nhân tạo, phải phát trường nguyên sinh (sơ cấp) với cường độ
tương đối mạnh.

34
- Trường thứ cấp có bản chất điện hóa gây ra bởi dòng điện.
- Trường thứ cấp tỉ lệ và ngược hướng với trường sơ cấp.
U pc  t   .U p (3.30)
c. Nguyên nhân của hiện tượng phân cực kích thích
Hiện tượng phân cực kích thích do các nguyên nhân:
- Do hiện tượng điện hóa, trường sơ cấp làm biến dạng lớp điện kép ở ranh giới
vật quặng dẫn điện tử với môi trường vây quanh, làm phân cực ở hai đầu vật quặng (xem
hình 3.36).
- Tạo sự tập trung nồng độ ion khác nhau trong lỗ hổng của khe rỗng trong môi
trường có dung dịch điện phân.
Vpc
- Tạo sự phân cực của các hạt
ΔUp
khoáng vật dẫn xâm tán và các phân tử sét
lấp trong mao dẫn.
Tổng hợp cả 3 hiện tượng trên, hệ ΔUpc
số phân cực tổng cộng có giá trị lớn từ vài t
% đến vài chục %. Nạp Ngắt
d. Phương pháp kỹ thuật đo
Kỹ thuật đo phân cực là xác định
tham số phân cực:
U pc  t 
A M  N B
k  % (3.31) E 
U p E pc

Có hai loại phương pháp:


* Đo mặt cắt phân cực:
Thường sử dụng hai loại hệ cực :
- Phương pháp gradient trung gian:
giá thành rẻ dùng để khảo sát theo diện
tích (hình 3.37a).
- Phuơng pháp 3 cực liên hợp: xác Hình 3.36: Hiện tượng phân cực kích thích
định vị trí đầu lộ vỉa cắm dốc gây dị
thường phân cực như các giao điểm phi quặng (hình 3.37b).

a. Dị thường phân cực của phương pháp b. Dị thường phân cực của phương pháp 3
gradient trung gian cực liên hợp
Hình 3.37: Dị thường phân cực

35
* Đo sâu phân cực
Phương pháp đo sâu phân cực thường dùng hệ 4 cực đối xứng để xác định chiều sâu
tầng chứa quặng. Tham số đo là độ phân cực theo kích thước hệ cực.
U pc  t 
k  r    r  % 
U p
Đường cong đo sâu phân cực k  r  xây dựng trên giấy loga kép như đo sâu điện trở.
e. Áp dụng của phương pháp phân cực kích thích
Phương pháp phân cực kích thích dùng để:
- Tìm quặng sulfur đa kim có nguồn gốc nhiệt dịch.
- Xác định nguyên nhân không tồn tại nước ngầm ở nơi có dị thường điện trở thấp
khi đo sâu điện trở. Nếu dị thường phân cực k cao là do chỗ đó có chứa sét chiếm đầy lỗ
rỗng không cho phép lưu thông nước.
3.5.3. Phương pháp Rada đất (GPR)
a. Phương pháp GPR
Phương pháp GPR là phương pháp thăm dò
điện phát sóng tần số cao (f = 1÷1500 MHz) sóng
truyền theo tia gặp mặt phản xạ trở lại mặt đất ghi
sóng phản xạ ta phát hiện mặt phản xạ hoặc vật gây
phản xạ sóng (xem hình 3.38).
b. Cơ sở vật lý của phương pháp
Khi sóng truyền tới mặt phản xạ có hằng số
Hình 3.38: Sóng Rađa truyền trong môi
điện môi 1   2 gặp hệ số phản xạ cao sẽ phản xạ trở trường phản xạ lại
lại mặt đất (hình 3.38). Sóng phản xạ với hệ số:
1   2  2   2 . o
r Với (3.32)
1   2 1  1. o
o là hằng số điện môi của không khí:  o  1011 F / m
- Sóng điện từ truyền theo tia với số sóng: k = a + i.b.
1/ 2
Hằng số pha: a    . 
1/2

Hệ số hấp thụ: b   
2
- Độ thấm sâu của sóng truyền được tỉ lệ nghịch với độ dãn của môi trường theo công
thức:
1/ 2
2
   (3.33)

Như vậy độ dẫn  lớn, sóng bị hấp thụ mạnh, chiều sâu khảo sát nhỏ, thông thường
với môi trường trầm tích sóng chỉ xuống sâu khoảng 10÷30 m.
c.Cơ sở địa chất
Trong đất đá vận tốc sóng điện từ sẽ khác nhau như trong bảng dưới đây (bảng 3.4):

36
Bảng 3.4: Vận tốc sóng điện từ trong môi trường vật chất
Vật chất  v  m / s    ms / m 
Không khí 1 300 0
Nước ngọt 80 33 0,5
Nước biển 80 10 30 000
Cát khô 3÷5 150 0,01
Cát no nước 20÷30 60 0,1÷1
Đá vôi 4÷8 120 0,5÷2
Bùn sét 5÷30 70 1÷100
Sét 5÷10 60 2÷1000
Granite 4÷6 130 0,01÷1
d. Máy đo
Hiện nay ở Việt Nam đã nhập một số loại máy: Rađa RA MAC-X3M (Thụy điển),
SIR System (Mỹ), RIS-2K-A (Lítva), Pulekko 100 (Canada).
e. Xử lý tài liệu Rađa đất
* Dạng tín hiệu: Tín hiệu Rađa có 2 loại ứng với các đối tượng sau:
- Mặt ranh giới: Ghi được sóng phản xạ phản
ánh địa hình mặt ranh giới như (hình 3.39)
- Đỉnh vật thể: Ghi được sóng tán xạ tại một điểm
(hình nón). Trong miền tán xạ ta có:
x 2  h 2  z2
x 2  v 2 t o2  v 2 t 2
Đồ thị có dạng Hypebol ngược (hình 3.40)
* Xác định chiều sâu tới mặt phản xạ
v.t
h (3.34)
2 Hình 3.39: Tín hiệu mặt phản xạ
* Xác định chiều sâu đến đỉnh vật thể:
x
h (3.35)
2
 t 
  1
 t0 
Ở đây: t là thời gian truyền sóng tại điểm x;
t0 là thời gian sóng truyền tại đỉnh Hypebol.
g. Áp dụng phương pháp Rađa đất
Phương pháp Rađa đất dùng để:
- Tìm vật thể chôn vùi trong khảo cổ;
- Tìm vị trí đặt công trình ngầm: cống ngầm,
hầm ngầm, hang ngầm. Hình 3.40: Tín hiệu vật phản xạ

37
CHƯƠNG V:
PHƯƠNG PHÁP THĂM DÒ ĐỊA CHẤN

Thăm dò địa chấn là phương pháp địa vật lý quan sát trường sóng đàn hồi nhân tạo
trong môi trường đất đá như sóng phản xạ hay khúc xạ để nghiên cứu cấu trúc địa chất, tìm
kiếm dầu khí, khoáng sản, nền móng địa chất công trình và môi trường. Hình 4.1 giới thiệu
thăm dò địa chấn phản xạ.
Cơ sở áp dụng phương
pháp thăm dò địa chấn là nghiên
cứu môi trường tồn tại các nguồn
phát sóng thứ cấp từ các mặt ranh
giới có độ trở kháng âm học
i vi  i1vi 1 để tạo ra sóng phản
xạ hoặc lớp có vận tốc
vi 1  vi để tạo ra sóng khúc xạ.
Nguồn phát sóng sơ cấp
tạo ra sóng đàn hồi là các nguồn
nhân tạo như nổ mìn, rung đập,
ép hơi… Hình 4.1: Phương pháp thăm dò địa chấn

§4.1 Cơ sở vật lý địa chất của phương pháp địa chấn

4.1.1. Cơ sở vật lý của phương pháp


a. Sự hình thành sóng đàn hồi
* Môi trường đàn hồi
Môi trường, khi bị lực tác dụng sẽ thay đổi thể tích, hình dạng, nhưng khi thôi tác
dụng lại trở về trạng thái ban đầu gọi là môi trường đàn hồi. Đất đá trong môi trường đàn
hồi khi chịu tác dụng của một ngoại lực thì tại mọi điểm trong đấy đều xuất hiện một ứng
lực để cân bằng với ngoại lực. Ứng lực đó được gọi là ứng suất.
Các tham số đặc trưng cho môi trường đàn hồi là mô đun khối k (bulk modulus), mô
đun biến dạng  (shear modulus) mô đun giãn dọc E (Young modulus- stretch modulus), hệ
số Poatson  (Poison ratio) hằng số Lame , mật độ đất đá  .
* Sự hình thành sóng đàn hồi
Khi có lực tác dụng lên môi trường đàn hồi thì các phần tử của nó sẽ dao động và lan
truyền trong không gian. Sự lan truyền dao động trong không gian gọi là sóng đàn hồi và
được truyền với tốc độ xác định phụ thuộc các tham số đàn hồi của môi trường.
Sóng đàn hồi có hai loại: sóng dọc (P) và sóng ngang (S).
- Sóng dọc liên quan đến biến dạng thể tích, có phương dao động trùng với phương
truyền sóng.
- Sóng ngang liên quan đến biến dạng hình dạng, có phương dao động vuông góc với
phương truyền sóng.

38
* Sự liên quan giữa tốc độ truyền sóng và thông số đàn hồi
E 1   
vP  (4.1)
 1   1  2 
E
vS  (4.2)
2 1   
Từ (4.1) và (4.2) thu được:
vP 2 1   
  2 (4.3)
vS 1  2 
Nên sóng dọc truyền nhanh hơn sóng ngang. Ngoài ra:
1 v 2P  2vS2
 . 2 (4.4)
2 v P  vS2
* Hình dạng sóng
Đồ thị biểu diễn dao động tại điểm quan sát theo thời
gian gọi là hình dạng sóng (đường ghi sóng) (hình 4.2).
- Biên độ sóng A: Là độ lệch cực đại của phần tử
dao động ra khỏi vị trí ban đầu
- Chu kỳ T: Khoảng thời gian để phần tử dao động
trở lại cùng một vị trí.
- Tần số: f  1 / T (4.5)
- Tần số vòng:   2f (4.6) Hình 4.2: Hình dạng sóng đàn hồi
b. Cơ sở địa chấn hình học
Sóng truyền trong không gian với một thời gian xác định t = t (x, y, z). Các mặt có
cùng thời gian truyền sóng t(x, y, z) = const gọi là mặt sóng, tia sóng là đường vuông góc
với mặt sóng. Tia sóng trùng với phương truyền sóng. Trong môi trường đồng nhất, tia sóng
là đường thẳng, trong môi trường không đồng nhất do tốc độ truyền sóng khác nhau nên tia
sóng là đường cong, đường gấp khúc.
* Biểu đồ thời khoảng
Đồ thị biểu diễn thời gian sóng đến và vị trí điểm quan sát là biểu đồ thời khoảng.
tx/v (4.7)
Với t là thời gian sóng truyền từ nguồn phát đến nguồn thu;
x là khoảng cách từ nguồn phát đến nguồn thu;
v là vận tốc truyền sóng.
* Tốc độ truyền sóng
- Tốc độ biểu kiến: Tốc độ quan sát được trên tuyến đo (hình 4.3).
AB x
v*   (4.8)
t 2  t1 t
Với x là khoảng cách giữa 2 máy thu;
t1, t2 là thời gian sóng tới máy thu thứ nhất và thứ hai.
- Tốc độ truyền sóng thực là tốc độ sóng truyền qua vật chất nghiên cứu.
BC x.sin 
v   v* sin  (4.9)
t t
39
v
v*  (4.10)
sin 
Khi   90 sóng truyền theo bề mặt v*  v
Khi   0 sóng truyền vuông góc với bề
mặt v*   .
* Các định luật cơ bản của địa chấn hình học
- Nguyên lý Huyghen – Fresnel
Trong quá trình truyền sóng, mỗi điểm của
môi trường nằm trên mặt sóng có thể coi là nguồn
Hình 4.3: Xác định tốc độ truyền sóng địa
sóng thứ cấp chấn
Theo nguyên lý này nếu biết mặt sóng ở thời điểm bất kỳ và biết tốc độ truyền sóng
có thể xác định mặt sóng ở thời điểm tiếp sau.
- Nguyên lý Fermat
Thời gian sóng truyền theo tia sóng là ngắn nhất.
B
dS
t  min (4.11)
A v  x, y, z 

c. Sự phản xạ, khúc xạ và tán xạ sóng đàn hồi


Xét môi trường có mặt ranh giới R phân chia
thành hai lớp có các tham số vận tốc và mật độ:
v p1 , v s1 ,1 và v p 2 , v s2 ,2 .
* Sự hình thành sóng phản xạ, khúc xạ
Xét sóng tới là sóng dọc P 1 khi tới mặt R sẽ
tạo ra sóng thứ cấp.
- Sóng phản xạ dọc P11 và sóng phản xạ
ngang P1S1 với các góc phản xạ  p , S
- Một phần năng lượng truyền qua mặt R tạo
thành sóng qua dọc P12 và sóng qua ngang P1S2 với Hình 4.4: Sóng phản xạ và khúc xạ
các góc khúc xạ p , s
- Định luật Snell
Tỉ số giữa vận tốc truyền sóng và sin của góc giữa sóng phản xạ hoặc sóng qua là
một hằng số.
v p1 v v v v
 p1  s1  p2  s2 (4.12)
sin  sin  p sin  s sin p sin s
* Sóng phản xạ
Vì  p1   p11 nên góc phản xạ    p .
Nếu chỉ xét sóng dọc: Gọi vận tốc sóng dọc
với môi trường hai lớp tương ứng là v1 và v 2 thì
biên độ sóng tương ứng là Ap1 và Ap11.
- Khi sóng đổ vuông góc với mặt R:   0
Ta có hệ số sóng:
Hình 4.5: Sóng địa chấn đổ vuông góc
40
A P11 v P2 2  v P1 1
R 0 0   (4.13)
A P1 vP2 2  vP11
R PS  0   0 (4.14)
Tức là khi sóng đổ vuông góc (hình 4.5), chỉ hình thành sóng dọc phản xạ cùng
loại, không hình thành sóng ngang khác loại. Như vậy điều kiện tồn tại sóng phản xạ
cùng loại là v11  v 22 . Tích Z = v được gọi là
trở kháng âm học.
Với góc đổ  bất kỳ hệ số phản xạ tùy thuộc
vào góc đổ và tính chất của môi trường. Theo
Shuey (1985). (hình 4.6)
R () = R 0 + G sin2 (4.15)
Với R0 được tính như trên;
G là hệ số phụ thuộc vào tính chất đàn hồi của
Hình 4.6: Sóng đổ với góc bất kỳ
môi trường.
* Sóng qua
Khi sóng tới đến mặt ranh giới R, ngoài phần năng lượng tạo nên sóng phản xạ quay
lại môi trường của sóng tới thì một phần năng lượng sẽ được truyền sang môi trường bên kia
mặt ranh giới tạo nên sóng qua. Hệ số sóng qua truyền qua khi sóng đổ vuông góc =00 là:
A 2v11
Q p  p12  (4.16)
A p1 v 22  v11
Theo định luật Snell:
v1 v
 2 (4.17)
sin  sin 
Nếu  2  1 thì    , góc  luôn tăng khi
xa điểm nổ đến một góc tới hạn  c  c thì =90 0
Khi đó: sin c  v1 / v 2 (4.18)
và sóng qua trượt trên mặt ranh giới R như hiện
tượng phản xạ toàn phần (xem hình 4.7). Sóng
trượt theo mặt ranh giới sẽ kích thích môi trường
của sóng tới, theo nguyên lý Huyghen nó sẽ tạo nên
sóng thứ cấp P121. Người ta gọi sóng P121 là sóng
đầu vì nó thường tới trước các sóng khác hay còn Hình 4.7: Sự hình thành sóng khúc xạ
gọi là sóng khúc xạ.
- Điều kiện tồn tại sóng khúc xạ: là v 2  v1 và chỉ
quan sát được ở xa nguồn nổ với một khoảng cách
nhất định được gọi là khoảng cách tới hạn.
* Sóng tán xạ
Sóng tới đập vào vật thể có kích thước nhỏ
(so với bước sóng) thì theo nguyên lý Huyghen, bất
đồng nhất đó trở thành nguồn phát sóng thứ cấp
dạng gần như nguồn điểm và sóng này được gọi là Hình 4.8: Sóng tán xạ

41
sóng tán xạ (xem hình 4.8).
4.1.2. Cơ sở địa chất của phương pháp địa chấn
a. Tốc độ truyền sóng của đất đá
Các loại đất đá khác nhau có tốc độ truyến sóng khác nhau:
- Lớp đất trồng: v = 300÷400 m/s;
- Đá trầm tích: v ≤ 4000 m/s;
- Đá magma, biến chất: v = 4000÷6500 m/s;
- Đá móng sâu và chục km: v ≥ 7000 m/s.
* Tốc độ truyền sóng phụ thuộc vào các yếu tố:
- Áp suất: Khi áp suất P tăng, độ rỗng giảm, mô đun đàn hồi tăng, tốc độ truyền
sóng tăng;
- Độ rỗng: Độ rỗng tăng, tốc độ truyền sóng giảm, ở đới phá hủy kiến tạo, nứt nẻ tốc
độ sóng giảm;
- Độ ngấm nước và dầu: Đá rỗng ngấm nước, mô đun đàn hồi tăng, tốc độ truyền
sóng tăng. Nếu đá rỗng chứa dầu tốc độ truyền sóng sẽ giảm từ 10 ÷ 15%, chứa khí vận tốc
sẽ giảm từ 20 ÷ 30%;
- Độ sâu thế nằm: Đá nằm sâu, áp suất tăng, tốc độ truyền sóng sẽ tăng;
1/6
- Tuổi của đá: v  k  h.T  ;
Với k là hệ số thuộc thành phần thạch học, h là chiều sâu, T là tuổi tuyệt đối của đá.
- Nhiệt độ.
b. Sóng địa chấn trong môi trường phân lớp
Môi trường địa chất là môi trường phân lớp: đất trồng, lớp trầm tích, đá gốc. Khi có
nguồn phát sóng sẽ hình thành:
- Sóng phản xạ và sóng qua;
- Sóng khúc xạ (sóng đầu), tia đầu tiên của sóng phản xạ toàn phần;
- Sóng phản xạ nhiều lần;
- Sóng vệ tinh, từ nguồn lên mặt đất phản xạ xuống;
- Sóng mặt Reighley truyền trên mặt đất;
- Sóng Love truyền trên mặt ranh giới.
Sóng tồn tại nhiều loại để làm cho bức tranh sóng rất phức tạp trên băng ghi sóng, tại
nhiều nơi tỷ lệ tín hiệu và nhiễu rất thấp. Mục đích cuối cùng của phương pháp địa chấn là
vẽ được bức tranh về cấu trúc địa chất, sự phân bố thành phần thạch học,...Do đó trong
phương pháp này cần phải chú trọng đến các phương pháp xử lý tài liệu để làm rõ bức tranh
sóng và tránh mắc sai lầm trong minh giải địa chất.

§4.2 Phương pháp kỹ thuật phát và thu sóng địa chấn

4.2.1. Phát sóng địa chấn


a. Nguồn nổ:
Phụ thuộc vào việc đo địa chấn trên đất liền hay trên biển và tần số sóng cần sử dụng
mà chúng ta có các loại nguồn nổ khác nhau (hình 4.9)

42
Hình 4.9: Các loại nguồn phát và tần số tương ứng
b. Phát sóng địa chấn trên đất liền

a. Nguồn nổ dynamic b. Nguồn rung

Hình 4.10: Nguồn nổ trên đất liền

Trên đất liền: thường dùng nguồn nổ dynamic, nguồn rung (hình 4.10)
Khi sử dụng nguồn phát sóng người ta tiến hành như sau:
* Nổ mìn trong giếng khoan
Khoan hết lớp đất mềm, vận tốc thấp, chiều sâu từ 10÷100 m, đặt thuốc nổ vào đá
cứng. Lượng thuốc nổ theo chiều sâu khảo sát. Nguồn sóng coi như nguồn sóng cầu.
* Nguồn đập
Dùng búa máy 2÷3 tấn, cao từ 3÷4 m đập xuống.
* Nguồn rung
Phát xung dạng nguồn rung tạo dao động hình sin.
b. Phát sóng địa chấn trong môi trường nước
Khi phát sóng ở biển, sông, hồ thường dùng nguồn khí nén, nổ hỗn hợp khí, đập-
thủy lực.

43
* Nguồn khí nén
Áp suất cao (100 – 150 kG/cm3).
* Nguồn điện thủy lực
Biến áp một chiều tạo điện áp 10 Kv, công suất phát điện vài chục MW.
* Nguồn phát sóng địa chấn nông phân giải cao
Dùng phóng tia lửa điện (sparker) hoặc gây rung điện từ (Boomer), tia sóng tần số f
= n(100÷1000)Hz, công suất 4÷5 KW.
Trên biển thường dùng nguồn nổ là: súng hơi, sparker, boomer, pinger. Một vài thí
dụ trên hình 4.11

a. Nguồn nổ boomer b. Nguồn nổ súng hơi


Hình 4.11: Nguồn nổ trên biển
4.2.2. Thu sóng địa chấn
a. Mạch địa chấn
* Định nghĩa
Mạch địa chấn là một hệ thống ghi sóng địa chấn tại một điểm quan sát. Phụ thuộc
vào thiết kế thu nổ mà tương ứng với mỗi lần nổ chúng
ta sẽ thu được số mạch địa chấn và sự phân bố các mạch
khác nhau. Thí dụ số mạch địa chấn có thể là 12, 24, 48,
96, 192, 384, …mạch.
* Mạch thu địa chấn gồm các bộ phận
Máy thu, khuếch đại, lọc tần số, điều chỉnh biên độ,
ghi từ…Trong các bộ phận trên máy thu đặt tại điểm đo,
dây dẫn nối với bộ phận còn lại trong trạm địa chấn.
b. Máy thu địa chấn
Máy thu địa chấn làm nhiệm vụ tiếp nhận dao động 1. Vỏ máy 2. Nam chấm
cơ học và biến thành tín hiệu điện. 3. Cuộn dây cảm ứng 4. Lò xo
* Máy thu cảm ứng
Hình 4.12: Máy thu cảm ứng
Thanh nam châm gắn với vỏ máy, khi sóng địa chấn tới
làm dao động vỏ máy tức làm dao động nam châm, trong
đó có đặt cuộn dây cảm ứng làm xuất hiện dòng điện cảm
ứng tỉ lệ với dao động của nam châm (xem hình 4.12).
* Máy thu điện áp
Dùng chất áp điện tiếp nhận dao động sóng. Tinh thể
điện áp làm từ tinh thể gốm titanat bari hoặc muối xenhet có
Hình 4.13: Máy thu điện
44
dạng hình trụ hoặc tấm mỏng (dày 1mm, dài 40 mm, đường kính 20 mm), áp lực tác dụng vào
chất áp điện gây ra tín hiệu điện tỉ lệ với áp lực (xem hình 4.13).
c. Trạm địa chấn
* Trạm địa chấn ghi tương tự:
- Bộ phận khuếch đại tín hiệu với hệ số k = 104 ÷ 106 lần;
- Bộ lọc tần số: lọc tín hiệu có ích trong dải tần nhất định nhằm loại tần số nằm
ngoài dải đo;
- Bộ phận ghi biến tín hiệu điện thành dao động cơ học ghi trên giấy ảnh hoặc bằng
từ (xem hình 4.14).
Hình 4.14a:
1. Khung dây cảm ứng; 2.
Vị trí mới của khung dây
khi có dòng điện chạy qua;
3.Gương chiếu;
4. Hệ thống quang học; 5.
Dao động được ghi lại lên
băng.
Hình 4.14b:
1. Lõi sắt non vành xuyến;
2. Cuộn dây cảm ứng; 3.
Khe hở nhỏ;
a. Nguyên tắc ghi dao động b. Nguyên tắc ghi dao động 4. Trường từ được tạo nên
địa chấn lên băng ảnh địa chấn lên băng từ khi có dòng điện đi qua.

Hình 4.14: Bộ phận ghi ảnh hoặc ghi từ

* Trạm địa chấn ghi số


Để sử dụng máy tính và tự động hóa quá
trình xử lý số liệu người ta sử dụng các trạm địa
chấn ghi số. Trạm địa chấn ghi số chỉ khác trạm
ghi tương tự ở bộ phận ghi tín hiệu được rời rạc
hóa và ghi ở từng thời điểm. Tín hiệu có biên độ,
có bề rộng t nằm giữa các xung t (hình 4.15).
Như ở trên đã trình bày trong môi trường tồn
tại nhiều loại sóng có các đặc tính khác nhau. Tùy
thuộc vào sóng hay tính chất của sóng được chọn để
nghiên cứu, phương pháp địa chấn được chia nhỏ ra Hình 4.15: Rời rạc hóa tín hiệu
thành nhiều phương pháp khác nhau như địa chấn
phản xạ, địa chấn khúc xạ, địa chấn nông phân giải cao. Trong phần địa chấn đại cương này
chỉ có một số phương pháp được giới thiệu.

§4.3 Phương pháp địa chấn phản xạ

4.3.1. Phương pháp địa chấn phản xạ


a. Định nghĩa
Phương pháp địa chấn phản xạ là phương pháp địa chấn sử dụng sóng phản xạ để
nghiên cứu cấu trúc địa chất.
b. Điều kiện áp dụng phương pháp
45
Có mặt ranh giới phân chia môi trường phụ thuộc vào sự khác nhau của độ trở kháng
âm học 2 v 2  1v1 .
4.3.2. Biểu đồ thời khoảng sóng phản xạ
a) Trường hợp có một ranh giới phản xạ phẳng nằm nghiêng
* Biểu đồ thời khoảng sóng phản xạ
Giả sử mặt phản xạ R là phẳng
nghiêng so với mặt đất một góc  , tốc
độ truyền sóng tới và sóng phản xạ là v ,
chiều sâu tới mặt R là h. O là điểm nổ,
O* là điểm nổ ảo đối xứng với O qua mặt
R. Sóng từ O tới R phản xạ lại mặt đất
tại S(x) như sóng truyền từ O* tới S
(hình 4.16).
Biểu đồ thời khoảng được xác
định như sau:
OA  AS O*S
t x    (4.19) Hình 4.16: Biểu đồ thời khoảng sóng phản xạ
v v
O’ là hình chiếu của O* lên mặt đất, xét tam giác vuông O’O*S:
O*S2  O 'O*2  O 'S2 (4.20)
*2 2 2
O'O  4h  OO' (4.21)
2
O'S2   x  OO'  (4.22)
OO'  2.h.sin  (4.23)
1 2 2 1 2
t x   O 'O*  O'S  x  4hx sin   4h 2 (4.24)
v v
Tùy thuộc hướng nghiêng của R mà có dấu (+) về phía cánh hạ hay dấu (-) về phía
cánh nâng.
Phương trình (4.24) chứng tỏ BĐTK sóng phản xạ là hyperbol có cực tiểu dịch về
phía cánh nâng của mặt phản xạ (so với điểm nổ) và đối xứng hai bên điểm cực tiểu tm(O’).
* Các đặc trưng của BĐTK sóng phản xạ
Tại x = 0 điểm thu trùng điểm nổ ta có thời gian sóng phản hồi là:
t o  2h / v (4.25)
Còn thời gian tại điểm cực tiểu:
O*O' 2h
tm   cos (4.26)
v v
Điểm cực tiểu của BĐTK cách điểm nổ O một khoảng là OO'  2.h.sin 
Điểm cự tiểu tm(O’) được gọi là điểm sâu chung vì nếu điểm nổ và điểm thu sóng đối
xứng hai bên điểm này thì đều có chung điểm phản xạ mà không phụ thuộc mặt này nằm
nghiêng hay nằm ngang.
* Khi mặt ranh giới phản xạ nằm ngang   0
1
t x  x 2  4h 2 (4.27)
v

46
Lúc đó t o  t m , BĐTK vẫn là hyperbol đối xứng hai bên điểm nổ (xem hình 4.18).
b) Trường hợp có nhiều mặt ranh giới khác nhau
Khi môi trường có nhiều mặt ranh giới thì có nhiều BĐTK, mặt nằm nông BĐTK
càng cong, mặt nằm sâu BĐTK càng thoải (xem hình 4.18).
4.3.3. Kỹ thuật đo của phương pháp địa chấn phản xạ
a. Hệ thống quan sát trên đất liền
Có hai cách bố trí hệ thống quan sát sóng phản xạ.
* Hệ thống thu một cánh: thu tín hiệu một phía của điểm nổ (xem hình 4.17a);
* Hệ thống thu 2 cánh: thu tín hiệu hai phía của điểm nổ (xem hình 4.17b).
Máy thu Máy thu
Nguồn nổ Nguồn nổ

a. Hệ thống cánh b. Hệ thống trung tâm


Hình 4.17: Hệ thống thu 1 cánh và 2 cánh

b. Hệ thống quan sát trên biển


Cáp có thể dài đến 6km (2D), 8km (3D), đặt dưới mặt nước ở chiều sâu h   / 4
(khoảng từ 5÷8 m), nổ nén khí hoặc điện áp theo hệ thống thu một cánh. Vì máy ghi đặt
trên tàu, kéo cáp thu phía sau. Có thể kéo hệ thống cáp theo nhiều tuyến để đo địa chấn
phản xạ 3 chiều.
4.3.4. Xử lý tài liệu địa chấn phản xạ
Xử lý tài liệu địa chấn phản xạ là xây dựng mặt cắt
thời gian và từ đó xây dựng mặt cắt chiều sâu của các mặt
ranh giới phản xạ.
Trên băng địa chấn phản xạ, liên kết sóng sẽ được
các BĐTK ứng với các mặt ranh giới phản xạ khác nhau.
Khi nguồn nổ O và các điểm quan sát đều nằm
trên trục x thì không phải hiệu chỉnh tĩnh tức hiệu chỉnh
khoảng cách nổ.
Giả sử môi trường có n lớp với các mặt phản xạ
phẳng ngang R1,.., Ri,…, Rn với thời gian cực tiểu là
t01,..t0i,..,t0n và tốc độ truyền sóng tới các mặt ranh giới là
v( t01),..,v(t0i),..v(t0n). Điểm nổ tại O, thu nổ hai bên cánh,
ta có biểu đồ thời khoảng (hình 4.18). Nếu các mặt ranh
giới là phẳng thì BĐTK là các hypebol. Ở điểm quan sát
x có thời gian phản xạ tại mặt thứ i, mạch thứ j, từ (4.27)
ta có:
Hình 4.18: Biểu đồ thời khoảng sóng
2 x2 phản xạ khi có nhiều mặt ranh giới
t ij  x   t  2
0i (4.28)
v  t 0i 

47
Từ (4.28) nếu khai triển theo chuỗi ta tính được thời gian tại mạch thứ j của mặt ranh
giới Ri là:
t ij  x   t 0i  t ij  x  (4.29)
Với: t ij  x  là lượng hiệu chỉnh động:
1 1 1 1
t ij  x   . 2
x2  . 2 4 x 4  .... ( 4.30)
2 t 0i .v  t 0i  8 t 0i .v  t 0i 
Như vậy nếu biết vận tốc v(t0i) thì có thể tính được lượng hiệu chỉnh t ij  x  . Từ
(4.29) đưa vào hiệu chỉnh động cho từng mạch ta có:
t 0i  t ij  x   t ij  x  (4.31)
Với t0i là thời gian điểm sâu chung tại cực tiểu (hình 4.19a).
Như vậy sau hiệu chỉnh ta đã đưa BĐTK từ hypepol (hình 4.19b) về đường thẳng
(hình 4.19c)
Từ đó cho phép dùng chương trình xử lý cộng điểm sâu chung sẽ làm tăng tín hiệu,
giảm nhiễu và sẽ đưa ra các tín hiệu phản xạ chính xác (hình 4.19d).

a. Sơ đồ tia của hệ thống b. Biểu đồ thời khoảng c. Biểu đồ thời khoảng ĐSC d. Kết quả cộng sóng
điểm sâu chung ĐSC trước khi hiệu chỉnh sau khi hiệu chỉnh động có cho biên độ cực đại
động có dạng hypepol dạng đường thẳng
Hình 4.19: Cộng sóng điểm sâu chung
Mỗi lần thu nổ thứ m ta có một thời gian toi(m) trên tuyến quan sát gọi là mặt cắt thời
gian. Sau đó chuyển về mặt cắt chiều sâu đến mặt ranh giới Ri theo công thức:
v .t  m 
h i  m   0i 0i (4.32)
2
Mặt ranh giới chiều sâu Ri phản ánh địa hình mặt phản xạ như mặt lồi, lõm, có biểu
hiện dịch chuyển của đứt gãy địa chất, đúng như cấu tạo địa chất (hình 4.20).
4.3.5. Minh giải tài liệu địa chấn phản xạ
Mục đích của việc minh giải là xây dựng được lát cắt địa chấn, sau đó chuyển đổi
sang bản đồ đẳng dày, đẳng sâu để giải thích các quá trình hoạt động địa chất hay cấu trúc
địa chất, xác định các đứt gãy,…Hình 4.20 là một thí dụ từ tài liệu địa chấn sang tài liệu địa
chất sau quá trình minh giải
a. Phân tích lát cắt địa chấn phản xạ
Phân tích tài liệu địa chấn phản xạ gồm:
 Minh giải các mặt phản xạ;
 Phân chia mặt cắt địa chấn thành các tập địa chấn địa tầng;

48
 Xác định đứt gãy địa chất: tồn tại vùng mất sóng, mặt phản xạ bị dịch chuyển, có
dấu hiệu sóng tán xạ ở mép đứt gãy.
b. Giải thích địa chất từ tài liệu địa chấn phản xạ
- Xây dựng địa tầng trầm tích, tuổi địa tầng;
- Tướng môi trường trầm tích với nguồn gốc đầm hồ, vùng châu thổ, thềm kết hợp
với tài liệu khoan mẫu địa chất;
- Nhận định về cấu kiến tạo: đứt gãy, biến đổi tướng, bất chỉnh hợp từ đó có quan
điểm về cấu kiến tạo, địa động lực, lịch sử phát triển;
- Thăm dò, đánh giá tiềm năng khoáng sản;
- Ứng dụng nghiên cứu nước ngầm; các công trình ngầm;
- Khả năng xảy ra tai biến như động đất, sạt lở.

Hình 4.20: Mặt cắt địa chấn phản xạ thu được trước và sau minh giải

§4.4 Phương pháp địa chấn khúc xạ

4.4.1. Phương pháp địa chấn khúc xạ


a. Định nghĩa
Phương pháp địa chấn khúc xạ là phương pháp địa chấn sử dụng sóng khúc xạ (sóng
phản xạ toàn phần) để xác định mặt ranh giới và đánh giá các đặc điểm của nó như bề mặt
lồi, lõm, đứt gãy, đặc biệt là vận tốc vrg của sóng khúc xạ trượt trên mặt ranh giới.
b. Điều kiện áp dụng phương pháp này là:
- Có mặt ranh giới khúc xạ: vi 1  vi
- Máy thu phải đặt đủ xa nguồn nổ để thu được sóng khúc xạ (khoảng cách thu nổ x >
49
xc khoảng cách tới hạn)
4.4.2. Biểu đồ thời khoảng sóng khúc xạ:
a) Trường hợp chỉ có một ranh giới nằm R1 T3
ngang:
Giả sử có mặt ranh giới nằm ngang t2
R1 phân chia môi trường có vận tốc
v 2  v1 , chiều sâu pháp tuyến tới mặt R1
là h. (hình 4.21)
Trên tuyến x sóng khúc xạ xuất Sóng khúc xạ
hiện khi góc phản xạ đạt tới góc tới hạn  C.
v Sóng phản xạ
sin C  1 (4.33)
v2 Sóng thẳng
Đôi khi người ta gọi sóng khúc xạ
là sóng đầu do nó đến trước cả sóng thẳng
dịch chuyển theo vận tốc v1 của lớp trên
nhỏ hơn vận tốc v2 của lớp dưới. Với: x là khoảng cách thu nổ;
Ta có phương trình của sóng thẳng: xc là khoảng cách tới hạn là khoảng cách máy
t d  x / v1 (4.34) thu gần nhất có thể thu được sóng khúc xạ;
xcr là khoảng cách xuyên chéo (crossover
Với sóng khúc xạ, từ nguồn nổ đi
distance) là khoảng cách của điểm mà sau đó thì
tới mặt ranh giới với góc C với thời gian sóng khúc xạ đến trước sóng thẳng.
t1, trượt trên mặt ranh giới với khoảng thời
gian t2, quay lai bề mặt với khoảng thời Hình 4.21: BĐTK của sóng phản xạ,
khúc xạ, sóng phẳng
gian t3. Ta có:
h
t1  t 3  (4.35)
v1cosc
x  2.h.tan c
t2  (4.36)
v2
Ta có tổng thời gian dịch chuyển của sóng khúc xạ tới điểm x là:
2h / cos C x 2h tan C  1 tan C  x
t  x   t1  t 2  t 3     2h    (4.37)
v1 v2 v2  v1 cos C v2  v 2
sin c v
Do tan c  và theo định luật Snell ta có: sin c  1 , thay vào (4.37) thu được:
cosc v2
 1 1 sin C  x 2h  v1  x
t  x   2h     1  sin C  
 v1 cos C v 2 cos C  v 2 v1 cos C  v 2  v2 (4.38)
2h x 2h x 2h cos C x

v1 cos C

1  sin 2 C   
v 2 v1 cos C

cos 2 C 
v2
 
v1

v2
2.h.cosc
Nếu đặt: t1  (4.39)
v1
x sin c x
Ta có: t x    t1   t1 (4.40a)
v1 v2
50
Như vậy ta có biểu đồ thời khoảng của sóng khúc xạ là đường thẳng với hệ số góc
tg  1 / v2 (hình 4.21).
Trường hợp mặt ranh giới nghiêng một góc  , phương trình BĐTK sóng khúc xạ
có dạng:
x
t  x   .sin  c     t1 (4.40b)
v1
BĐTK sóng khúc xạ khi mặt ranh giới nghiêng vẫn là đường thẳng nhưng góc
nghiêng thay đổi, cánh nâng nghiêng hơn cánh hạ. Còn khi mặt khúc xạ là mặt cong (lồi
hoặc lõm) góc  thay đổi liên tục, BĐTK khi đó là đường cong.
b) Trường hợp có nhiều mặt ranh giới nằm ngang:
Dựa trên công thức (4.40) và giả thiết môi trường là các mặt nằm ngang, song
song với các vận tốc lớp lần lượt là v 1, v2, v3 , v4 (hình 4.22) ta có:
Góc tới hạn của khúc xạ lần thứ nhất:
sin 1,2  v1 / v2 (4.41)
Góc tới hạn của khúc xạ lần thứ hai:
sin 1,3  v1 / v3 ( 4.42)
sin  2,3  v 2 / v3 (4.43)
Góc tới hạn của khúc xạ lần thứ ba:
sin 1,4  v1 / v 4 (4.44)
sin  2,4  v 2 / v 4 (4.45)
sin 3,4  v3 / v4 (4.46)
Với các góc  1 được biểu diễn
như trên hình vẽ. Khi đó vận tốc biểu
kiến biểu diễn trên mặt được tính theo Sóng thẳng (độ dốc=1/V1)
độ nghiêng của biểu đồ thời khoảng Sóng khúc xạ 1 của ranh
(hình 4.22) như sau: giới thứ nhất (độ dốc=1/v2)
Sóng KX 2
v1
v ap 2   v2 (4.47)
sin 1,2
v1
v ap3   v3 (4.48) Hình 4.22: Xác định tốc độ bằng BĐTK sóng khúc xạ
sin 1,3
v1
v ap 4   v4 (4.49)
sin 1,4
Với: vap2, vap3, vap4 là vận tốc biểu kiến của sóng khúc xạ từ các mặt 2, 3, 4;
v1, v2 , v3, v4 là vận tốc thật của các lớp 1, 2, 3, 4.
c. Trường hợp mặt khúc xạ là mặt cong, đứt gãy và hẻm lòng sông cổ
* Khi mặt khúc xạ là mặt cong
Từ phương trình (4.40b) ta có:
x
t  x   .sin  c     t1 (4.50a)
v1

51
Vì góc  thay đổi liên tục theo mặt khúc xạ cong nên BĐTK sóng khúc xạ cũng sẽ
cong và có dạng ngược với mặt khúc xạ (hình 4.23a).
* Khi mặt khúc xạ qua đới phá hủy của đứt gãy
Xuất phát từ phương trình (4.40a):
x
t x   t1 (4.50b)
v 2rg
Vì môi trường thứ 2 có vận tốc v 2rg thay đổi đột ngột nên BĐTK sẽ vừa cong
và dịch chuyển tuyến tính khi qua đới đứt gãy (hình 4.23b).
* Khi mặt khúc xạ là hẻm lòng sông cổ
Do sóng khúc xạ bị giao thoa nên BĐTK có dạng bắt chéo (hình 4.23c).

a. Khi mặt phản xạ lõm b. Khi qua đới phá hủy c. Khi mặ phản xạ có dạng hẻm
đứt gãy lòng sông cổ
Hình 4.23

4.4.3. Phương pháp kỹ thuật đo địa chấn khúc xạ


* Điều kiện thu sóng khúc xạ: Đặt xa nguồn nổ một khoảng xác định theo một trong hai cách:
- Hệ thống quan sát giao nhau:
Khi quan sát sóng khúc xạ trên đất liền người ta đặt chặng máy thu ở giữa hai điểm nổ
O1 và O2 sẽ thu được hai BĐTK r1 và r2 ngược nhau có thời gian tương hỗ T là thời gian sóng
khúc xạ từ nguồn nổ O1 qua mặt khúc xạ trở lại nguồn nổ O2 và ngược lại (xem hình 4.24a).
Khi quan sát trên biển tại từng tuyến sẽ phải cho tàu chạy với chiều ngược lại.
- Hệ thống quan sát đuổi nhau:
Các đoạn quan sát r 1 và r 2 gối lên nhau khi tuyến quan sát rất dài nhằm theo dõi
sóng liên tục trên tuyến (xem hình 4.24b).
Với hệ quan sát đuổi nhau, các đoạn gối nhau có thể dịch chuyển thời gian một khoảng t
như r2 nối r1 thành một chặng kéo dài.

52
a. Hệ thống quan sát giao nhau b. Hệ thống quan sát đuổi nhau
Hình 4.24: Hệ thống quan sát trong khảo sát địa chấn khúc xạ
4.4.4. Xử lý tài liệu địa chấn khúc xạ
a. Liên kết sóng khúc xạ xây dựng BĐTK:
Trong địa chấn khúc xạ, từ băng địa chấn,
ta liên kết sóng đầu hoặc pha sóng để xây dựng
BĐTK sóng khúc xạ (hình 4.25).
b. Phương pháp xử lý theo BĐTK đuổi nhau
Phương pháp này áp dụng khi thi công
theo hệ quan sát đuổi nhau để khi nghiên cứu cấu
tạo sâu, mặt khúc xạ gần như nằm ngang (φ<5o)
*Xác định tốc độ lớp ranh giới khúc xạ vrg
Như phần 2b đã nói, vận tốc của các lớp
v1, v2, v3, …được tính dựa theo góc nghiêng của Hình 4.25: Liên kết sóng khúc xạ
BĐTK sóng khúc xạ (hình 4.26):
1
virg  của mặt khúc xạ thứ i. (4.51)
tg i
* Xây dựng mặt ranh giới khúc xạ
Sau mỗi lần thu nổ ta có BĐTK:
x
t n  t n 1  (4.52)
vn
Với: tn là thời gian sóng truyền từ nguồn, dọc theo
mặt ranh giới trên của lớp n và quay lại máy thu
có khoảng cách là x.
tn-1 là giá trị điểm cắt của đường BĐTK khúc
xạ từ lớp n với trục t.
n 2.h .cos
Ta có: t n 1   i i,n
(4.53a)
i 1 vi
Theo công thức (4.53a) biết ti, biết vi xác a. Mô hình sóng khúc xạ cho môi trường tồn
tại n mặt ranh giới nằm ngang (vn>vn1,…>v1).
định được hi là chiều dày của lớp khúc xạ thứ i, từ
b. BĐTK với trục thẳng đứng biểu diễn thời
đó xác định chiều sâu đến mặt khúc xạ: gian T và các điểm cắt t1, t2,…
n 1
h n 1   h i (4.53b) Hình 4.26: Tốc độ các lớp tính theo góc nghiêng
i 1

53
c.Phương pháp xử lý theo BĐTK giao nhau
Phương pháp này áp dụng khi thi
công theo hệ quan sát giao nhau để nghiên δ(t)
cứu mặt khúc xạ không nằm ngang (   5o )
hoặc thậm chí là mặt cong, lồi hoặc lõm rất δ(t) -δ(t)
thường gặp trong nghiên cứu các mặt móng địa -δ(t)
chất công trình, đập thủy điện, nền móng công
trình xây dựng
Giả sử môi trường chỉ có 2 lớp v1 và v2:
* Xác định tốc độ lớp ranh giới khúc xạ v 2rg θc
θc
- Tốc độ lớp trên xác định theo tài liệu θc θc
địa chấn trong giếng khoan;
- Xác định tốc độ v2rg bằng phương Hình 4.27: Xác định tốc độ bằng BĐTK hiệu
pháp BĐTK tổng   x  .
Theo cách cộng đồ thị như trên (hình 4.27) ta có:
  x   t1  x   T  t 2  x   t1  x     t  (4.54)
 2cos 
Sau đó tính: 
x v 2rg
x
Nên: v2rg  2cos (4.55)

Trong thực tế   10o  15o có thể lấy cos  1 do đó:
x
v 2rg  2 (4.56)

* Xây dựng mặt ranh giới khúc xạ
- Trước hết người ta xây dựng đường t0 (x) tương tự như đường   x  như (hình
4.27) gọi là biểu đồ hiệu. Bằng đồ thị ta đặt đoạn   t  xuống dưới đường t1  x  .
t o  x   t1  x   T  t 2  x    t1  x     t  (4.57)
Đường t0(x) là đường thời gian sóng phản hồi từ mặt khúc xạ tại điểm quan sát x như
đường thời gian điểm sâu chung của phương pháp địa chấn phản xạ.
- Xác định mặt ranh giới khúc xạ:
2.h
Vì: to  x  
v1tb .cos c
Nên chiều sâu đến mặt ranh giới tại điểm thu x là:
t  x  .v1tb v1tb .t o  x 
h x  o  (4.58)
2cos c  v1tb 
2

2 1 
 v 2rg 
 

54
4.4.5. Áp dụng phương pháp địa chấn khúc xạ
- Xác định nền móng đập thủy điện, hẻm lòng
sông cổ, địa hình đáy sông (hình 4.28);
- Khảo sát nền móng nhà máy, địa hình mặt
đá gốc (hình 29);
- Khảo sát nền móng cầu, cảng, địa hình mặt
đá gốc dưới đáy sông.
Hình 4.28: Mặt khúc xạ qua hẻm sông
- Khảo sát mặt ranh giới khúc xạ, đặc biệt lớp
có tốc độ rrg thấp có khả năng chứa dầu khí.

Hình 4.29: Mặt cắt địa chất thu được theophương pháp địa chấn khúc xạ

§4.5 Các phương pháp địa chấn tần số cao

4.5.1. Phương pháp địa chấn nông phân giải cao


Đây là phương pháp địa chấn phản xạ, khảo sát nông vài trăm mét ở tần số cao nên
có độ phân giải cao hơn.
Phương pháp này có thể dùng nhiều loại nguồn nổ như nguồn nổ Boomer (rung điện
từ) công suất 10KW, tần số f = 3,5 ÷ 7 KHz, kỹ thuật đo và xử lý tài liệu tương tự như
phương pháp địa chấn phản xạ. Dùng nguồn pinger có nguồn phát là sóng âm dựa vào hiệu
ứng từ giảo hay áp điện, dải tần hoạt động của hệ này từ 2500 đến 750 Hz, hệ thống có độ
phân giải rất cao (khoảng 0.1m) nhưng độ sâu xuyên kém. Nếu ở dải tần thấp hơn f = 10÷300
Hz có thể khảo sát đến chiều sâu 1000÷1500 m.
Phương pháp này thường dùng khảo sát cấu trúc địa chất đới ven bờ biển nông, đồng
bằng ven biển.
4.5.2. Phương pháp đo sâu hồi âm
Phương pháp đo sâu hồi âm là phương pháp sóng âm phản xạ ở tần số cao f =
30÷200 KHz. Phát sóng dạng xung, ghi sóng phản hồi, xác định bề mặt đáy biển.
v.t  x 
h x 
2
Phương pháp này có thể quét hai bên sườn tàu để xác định đá gốc trồi lên, có thể tìm
tàu đắm, …ở cách xa 150÷250 m.
55
4.5.3. Phương pháp siêu âm trong hầm lò
Phương pháp này dùng sóng siêu âm ở dạng chiếu sóng hoặc phản xạ sóng để xác định
hang Karst, đới phá hủy, túi chứa nước nằm giữa hai lỗ khoan, đường hầm, hào (xem hình 4.29)

a. Chiếu sóng siêu âm b. Phản xạ siêu âm

Hình 4.30: Phương pháp chiếu sóng siêu âm hoặc phản xạ siêu âm

56
CHƯƠNG V:
PHƯƠNG PHÁP THĂM DÒ PHÓNG XẠ

Thăm dò phóng xạ là phương pháp địa vật lý khảo sát trường phóng xạ tự nhiên phát
ra từ đất đá để giải quyết nhiệm vụ đo vẽ bản đồ địa chất, tìm quặng phóng xạ hoặc quặng
không phóng xạ cộng sinh với nguyên tố phóng xạ và nghiên cứu môi trường địa chất.
Trong thăm dò phóng xạ nguồn của trường phóng xạ là các đồng vị phóng xạ có
trong tự nhiên.

§5.1 Cơ sở vật lý địa chất của phương pháp phóng xạ

5.1.1. Cơ sở vật lý
a. Cấu trúc của vật chất
Cấu trúc của vật chất gồm các phân tử và nguyên tử.
Nguyên tử gồm các hạt nhân và các điện tử chuyển động
quanh hạt nhân theo các quĩ đạo khác nhau (mẫu hành tinh),
nguyên tử có cấu trúc như sau:
- Số điện tử của một nguyên tử bằng số thứ tự Z của
nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn Menđeleep.
- Hạt nhân bao gồm các hạt proton mang điện dương
và hạt nơtron không mang điện gọi chung là nuclon – được
liên kết với nhau bằng năng lượng liên kết. Hình 5.1: Cấu trúc nguyên tử
Như vậy một nguyên tố X bất kỳ có số thứ tự là Z, khối lượng là A thì ký hiệu là
A
ZX có số proton là Z, số nơtron là A-Z, số điện tử cũng là Z.
Các nguyên tố có thứ tự Z > 83 như Uran ( 92 U 283 ), Thori ( 90Th 232 ) là các nguyên tố
nặng có hạt nhân không ổn định.
Các nguyên tố có số proton Z như nhau nhưng số nơtron khác nhau (tức A khác
nhau) gọi là các đồng vị phóng xạ.
b. Hiện tượng phóng xạ
Hiện tượng phóng xạ là hiện tượng phát xạ tự phát thành các hạt hoặc bức xạ điện từ
(tia gamma, tia X) khi các hạt nhân nguyên tử xảy ra phản ứng kết hợp hoặc tự tách vỡ
(phân hạch) hoặc trên lớp điện tử quĩ đạo có sự bắt giữ điện tử, chuyển mức năng lượng.
Nguyên tố phóng xạ là nguyên tố có khả năng phát xạ phóng xạ. Đó là các nguyên
tố có hạt nhân không bền vững tự phân rã hoặc biến đổi trạng thái năng lượng để phát ra
bức xạ ion hóa.
Trong thăm dò phóng xạ chỉ xét 2 hiện tượng phân rã phóng xạ chính là phân rã
anpha (α) và phân rã beta (  ), và bức xạ gamma:
* Phân rã anpha (  ): Hạt nhân nguyên tử phát ra hạt  gồm 2 proton và 2 nơtron nên số
thứ tự giảm đi 2 và khối lượng giảm đi 4, bản thân nó thành nguyên tố khác Z2Y A 4 còn hạt
 chính là hạt nhân nguyên tử Heli 2 He 4 .
Z XA  Y A 4  2 He 4
Z 2

Ví dụ: 88 Ra 226  86 Rn 222  2 He 4


57
+ Tính chất của hạt  :
- Năng lượng hạt  của các nguyên tố phóng xạ tự nhiên là E   8  10MeV ;
- Tốc độ chuyển động của hạt  là v  1,42  2,05  .109 cm / s .
+ Đặc điểm hạt  :
- Có khả năng ion hóa chất khí rất mạnh, tốc độ giảm nhanh;
- Khả năng đâm xuyên yếu, trong không khí chỉ đi được 3÷10 cm, không xuyên được
qua tờ giấy mỏng.
* Phân rã beta (  ): Phân rã  xảy ra khi hạt nhân có sự biến đổi từ notron thành proton
hoặc ngược lại, lúc đó phát ra điện tử ( e  ) gọi là phân rã  hoặc positron ( e  ) gọi là
phân rã  .
+ Tính chất của phân rã  :
- Khi phân rã  điện tích của hạt nhân tăng hoặc giảm 1 đơn vị và có khối lượng
nguyên tử không thay đổi:
A

Z X  Z1Y A  
- Tốc độ của hạt  là v  c (tốc độ ánh sáng), chùm hạt  gọi là tia  ;
- Năng lượng E của bức xạ  có đặc trưng phổ liên tục.
+ Đặc điểm tia  :
- Có khả năng ion hóa kém hơn hạt  ;
- Khả năng đâm xuyên lớn hơn hạt  , trong không khí tia  đi được khoảng 1.2 m,
còn trong đất đá chỉ qua được 1 cm.
* Bức xạ gamma (  ): Bức xạ  thường phát sinh kèm theo biến đổi  (hoặc phân rã  )
cũng có thể do e  chuyển động từ mức năng lượng không ổn định về mức năng lượng thấp
hơn, ổn định hơn thì phát ra bức xạ  .
+ Tính chất của bức xạ  :
- Bức xạ  là bức xạ điện từ tần số cao vừa có tính chất sóng vừa có tính chất hạt,
không mang điện, không có khối lượng khi đứng yên;
- Năng lượng bức xạ  của các nguyên tố phóng xạ tự nhiên: E   0,05  3MeV phụ
thuộc hạt nhân của nguyên tố phóng xạ.
c. Qui luật phân rã phóng xạ - Dãy phóng xạ
* Qui luật phân rã phóng xạ
Số lượng nguyên tử của nguyên tố phóng xạ giảm dần theo qui luật nhất định. Số
nguyên tử bị phân rã là dN trong thời gian dt tỉ lệ với số nguyên tử N.
dN  Ndt
1 dN
N  N oe t    
N dt
Qui luật phân rã theo hàm e mũ với hằng số  là xác suất phân rã của một hạt nhân
nguyên tử trong một đơn vị thời gian,  càng lớn tốc độ phân rã càng nhanh.
+ Các tham số đặc trưng cho quá trình phân rã phóng xạ:
- Thời gian sống trung bình của nguyên tử  là đại lượng tỉ lệ nghịch với hằng số
phân rã:   1 /  .
58
- Chu kỳ bán rã là khoảng thời gian số nguyên tố giảm đi còn một nửa. Cho t = T;
NT  1 / 2.N o  N oeT
ln 2 0,693
T 
 
Các chất khác nhau có chu kỳ bán rã khác nhau.
Ví dụ: 84 Po 212 có T = 2,09.10-7 giây
Th 232 có T = 1,4.1010 năm
90
* Các dãy phóng xạ
Dãy phóng xạ là các nguyên tố phóng xạ liên tiếp tạo thành dãy phóng xạ.
Trong tự nhiên có 3 dãy phóng xạ, các dãy bắt đầu bởi các nguyên tố 90Th 232 , 92 U 235
(dãy Actini) và 92 U 238 .
Ví dụ: 92 U 238 phân rã  thành Th 232 , phân rã  thành Pa 234 …qua nhiểu lần thành
90

88Ra 226 , phân rã  thành 86 Rn 222 cuối dãy là đồng vị bền của Pb.
Tính chất chung của dãy phóng xạ:
- Các nguyên tố đầu mỗi dãy là các nguyên tố nặng có chu kỳ bán rã rất lớn
T  10  1010 năm, quá trình phân rã các nguyên tố sau đều có khối lượng nhỏ dần.
8

- Ở giữa mỗi dãy đều có đồng vị phóng xạ ở dạng khí như Rn (Radon), An (Actinon)
và Tn (Thoron). Các khí này có tên chung là khí eman.
- Cuối mỗi dãy là những chất bền vững không phóng xạ, đều là các đồng vị bền
của Pb.
d. Sự cân bằng phóng xạ
Trong dãy phóng xạ xảy ra hai trường hợp:
- Khi 1   2  ...   n tức tốc độ phân rã của nguyên tố mẹ nhanh hơn nguyên tố
con, như vậy nguyên tố mẹ sẽ hết chỉ còn lại các nguyên tố con.
- Khi 1   2  ...   n nguyên tố mẹ phân rã chậm hơn nguyên tố con nên sẽ cùng
tồn tại mẹ và con với trường hợp 1   2  ...   n sau thời gian đủ lớn ta có biểu thức:
1N1   2 N 2  ...   n N n
Khi đó có sự cân bằng dãy phóng xạ.
e. Tương tác bức xạ phóng xạ với vật chất
* Tương tác của hạt 
Hạt  đi qua vật chất va chạm với điện tử của vật chất gây ra hiện tượng:
- Khi năng lượng E  đủ lớn làm tách e  của nguyên tố môi trường khí ra khỏi quĩ
đạo trở thành điện tử tự do gọi là ion hóa.
- Khi năng lượng E  không cao, không đủ làm e  bật ra, chỉ làm tăng mức năng
lượng của e  lên mức cao hơn gọi là bị kích thích.
- Gây phản ứng hạt nhân:
9 4 12 1
4 Be  2 He  6 C  0 n
* Tương tác của tia 
Tia  qua môi trường vật chất gây ra các hiện tượng:
59
- Sự ion hóa làm bật e  của nguyên tố môi trường khí thành e  tự do.
- Kích thích tán xạ là e  chuyển mức năng lượng cao hơn, còn tia  bị chuyển động
lệch hướng.
- Bức xạ hãm: Tia  có năng lượng cao bị hãm trong trường tĩnh điện của hạt nhân
sẽ phát ra bức xạ điện từ còn gọi là bức xạ hãm.
* Tương tác của bức xạ 
Khi đi qua môi trường vật chất tùy mức năng lượng của bức xạ  , sẽ xảy ra 3 quá
trình chủ yếu như sau:
- Hiệu ứng quang điện:
Với tia  có năng lượng thấp E   0, 2MeV đi vào môi trường vật chất sẽ tương tác
với e  , truyền toàn bộ năng lượng cho e  làm e  bật ra, còn tia  mất đi (hấp thụ hoàn
toàn) gọi là hiệu ứng quang điện.
mv 2
E   E lk 
2
Với E lk là năng lượng liên kết.
Vật chất có số thứ tự lớn thì hiệu ứng quang điện mạnh.
- Hiệu ứng Compton:
Khi năng lượng bức xạ  tăng lên E   0.2MeV , khi va chạm với điện tử truyền một
phần năng lượng cho e  làm điện tử bẳn ra khỏi nguyên tử, còn bức xạ  giảm năng lượng
bị tán xạ chuyển động lệch hướng theo góc tán xạ khác.
v2
E  E '  m
2
Đối với môi trường vật chất nhẹ thì xác xuất xảy ra hiệu ứng tỉ lệ với mật độ đất đá
của môi trường.
- Hiệu ứng tạo cặp:
Khi bức xạ  có năng lượng cao E   1, 02MeV tương tác với hạt nhân nguyên tử
vật chất bị mất hoàn toàn năng lượng và làm hạt nhân bắn ra một cặp gồm một điện tử e  và
một proton e  gọi là hiệu ứng tạo cặp.
v2
E   2m
2

a. Hiệu ứng hấp thụ quang điện b.Hiệu ứng compton c. Hiệu ứng tạo cặp

Hình 5.2: Tương tác của bức xạ 

60
5.1.2. Cơ sở địa chất của phương pháp phóng xạ
Các nguyên tố phóng xạ: U, Th, K, Rn… tồn tại trong đất đá, nước, không khí.
- Trong đá magma: Hàm lượng các nguyên tố phóng xạ tăng theo tính axít của đá magma,
các đá mafic và siêu mafic có tính phóng xạ yếu.
Đá có tuổi tuyệt đối càng cao hàm lượng phóng xạ càng nhỏ.
Đá magma axít có hàm lượng nguyên tố phóng xạ cao hơn.
- Trong đá trầm tích: Có hàm lượng các nguyên tố phóng xạ thay đổi trong một phạm vi
rộng. Đá phiến sét có hàm lượng phóng xạ cao hơn, các loại trầm tích hóa học như:
cacbonat, cát, thạch anh có tính phóng xạ yếu.
- Trong đá biến chất: Chưa được nghiên cứu đầy đủ, qui luật phân bố các nguyên tố phóng
xạ phức tạp phụ thuộc mức độ biến chất.
- Lớp đất trồng: Thường tích tụ các nguyên tố phóng xạ
tùy thuộc bản chất đá gốc, điều kiện tự nhiên, khí hậu. Lớp
đất trồng gần các mỏ U, Th, K có vành phân tán phóng xạ
(hình 5.3a).
- Lớp đất trồng: Thường tích tụ các nguyên tố phóng xạ
tùy thuộc bản chất đá gốc, điều kiện tự nhiên, khí hậu. Lớp
đất trồng gần các mỏ U, Th, K có vành phân tán phóng xạ
(hình 5.3).
- Trong nước: Nước có hàm lượng phóng xạ thấp, nhỏ hơn
hàng ngàn lần so với đất đá. Hình 5.3: Vành phân tán
Nước ngầm, nước mặt ở gần các thân quặng phóng phóng xạ trong đất trồng
xạ sẽ có hàm lượng phóng xạ cao hơn.

§5.2 Các đơn vị đo và máy đo phóng xạ

5.2.1. Các đơn vị đo phóng xạ


a. Đơn vị đo hoạt độ phóng xạ
Hoạt độ phóng xạ là số lượng phân rã phóng xạ trong một đơn vị thời gian
- 1Curie (1Ci) là hoạt độ phóng xạ xảy ra 3,7.1010 phân rã/1gy;
- 1 Becquerel (1Bq) là hoạt độ phóng xạ xảy ra 1 phân rã trong 1 gy:
1 Ci = 3,7.10 10 Bq
1 Bq = 2,7.10-11 Ci
b. Đơn vị đo nồng độ
Nồng độ phóng xạ của chất lỏng và chất khí là hoạt độ phóng xạ trong một đơn vị thể
tích gọi là Bq/l hoặc eman:
1 Bq/l = 1 phân rã/lít
1 em = 3,7 Bq/l (một eman)
c. Đơn vị đo liều chiếu và suất liều chiếu
* Đơn vị đo liều chiếu:
- 1 Culon trên kg (C/kg) là đơn vị liều chiếu sao cho trong một kg không khí khô
tổng điện tích của các ion cùng dấu là một Culon tức bằng 6,24.1018 cặp ion.
- 1 Rơnghen (R) đơn vị liều chiếu của bức xạ  sao cho dưới tác động của liều đó
trong 1 cm3 không khí ở điều kiện chuẩn (ở OoC, 760 mmHg) tạo ra 2,083.109 cặp ion.
61
1 R = 2,58.10-4 C/kg
1 C/kg = 3,88.105 R
* Đơn vị đo suất liều chiếu: Đó là liều chiếu trong một đơn vị thời gian.
Đơn vị đo suất liều chiếu: C/kg.h; C/kg.s; R/h; R / h
1R / h  1  2,58.1010 C / kg.h
d. Đơn vị đo liều hấp phụ
Đo năng lượng bức xạ bị hấp thụ trong một đơn vị khối lượng.
Đơn vị đo liều hấp thụ là Rad, hiện nay dùng đơn vị Grei (Gy).
1Gy = 100 rad
1Gy = 1 J/kg
5.2.2. Máy đo phóng xạ
a. Nguyên tắc chung của máy đo phóng xạ
Các máy đo phóng xạ gồm các bộ phận ghi bức xạ (detector) khuếch đại, và ghi bức
xạ ion hóa.
* Bộ phận ghi bức xạ (detector): Chức năng
biến đổi năng lượng bức xạ thành tín hiệu điện.
- Ống đếm chứa khí Geiger Muller: Dựa trên
hiện tượng ion hóa chất khí, ống đếm chứa khí
có vỏ kim loại hoặc lớp phủ kim loại làm katot,
giữa ống là sợi dây kim loại nối với cực dương
1. Vỏ máy 2. Katot 3. Anot
(anot), chứa khí acgon, rượu hoặc halogen, điện
áp E  1000 V. Khi có bức xạ ,  làm bật e  Hình 5.4: Sơ đồ ống đếm Geiger - Muller
từ mặt kim loại, e được gia tốc dưới tác dụng
của điện trường có đủ năng lượng gây ion hóa chất khí tạo thành tín hiệu điện có thể
khuếch đại và ghi được (xem hình 5.4).
- Ống đếm nhấp nháy: Gồm một tinh thể phát quang và nhân quang điện.

Hình 5.5: Sơ đồ nguyên tắc của detector nhấp nháy

Tinh thể phát quang có khả năng phát sáng dưới tác dụng của bức xạ  . Ánh sáng
đập vào Katot của nhân quang điện và bật ra các e  rồi tiếp tục được nhân lên liên tiếp để
tới cực dương (hình 5.5).
- Detecter vết là dụng cụ phát hiện sử dụng chất bán dẫn là chất điện môi (chất dẻo,
thủy tinh, mica…) ghi lại các “vết” khi hạt  hoặc các hạt điện tích đi qua. Các “vết” được
khuếch đại khi tẩm thực detecter trong dung dịch kiềm hoặc axit có nồng độ thích hợp. Sau
khi tẩm thực các “vết” bị ăn mòn có đường kính rộng cỡ m có thể nhìn thấy và đếm được
62
bằng mắt dưới kính hiển vi với độ khuếch đại 100 – 400 lần, mật độ “vết” tỉ lệ cường độ
bức xạ.
* Bộ phận khuếch đại và ghi
Do tín hiệu bé nên phải được khuếch đại và đưa vào bộ đếm xung và ghi kết quả
dưới dạng hiện số.
b. Các máy đo phóng xạ
- Căn cứ vào loại bức xạ có các máy 1.Ống hút khí
đo , ,  . 2. Bộ hút ẩm
- Căn cứ vào hiện trường công tác 3. Buồng eman
4. Thiết bị đo
có các máy đo trên mặt đất, trên máy bay,
5. Bơm
trong giếng khoan. 6. Van thải khí
- Căn cứ vào đặc điểm quan sát trường
bức xạ phân thành: các loại máy đo theo bộ
lọc: ghi bức xạ tổng hoặc đo phổ (1 kênh,
Hình 5.8: Thiết bị đo khí phóng xạ
nhiều kênh).
Ví dụ: Máy đo  gồm loại đo  tổng CRP68-01, CRP88-H (Cộng hòa LB Nga). Đo phổ 
4 kênh GAD-6, GR-320 (Canada), GA-12 (Việt nam).

§5.3 Các phương pháp đo phóng xạ

Các phương pháp đo phóng xạ đo trường phóng xạ tự nhiên gọi là thăm dò phóng xạ.
5.3.1. Phương pháp đo mẫu phóng xạ
Phương pháp này đo mẫu được nghiền thành bột trong phòng thí nghiệm xác định
hàm lượng các nguyên tố phóng xạ của mẫu đá và quặng bằng cách so sánh cường độ bức
xạ với mẫu chuẩn có hàm lượng đã biết trong cùng một điều kiện đo.
5.3.2. Phương pháp gamma tổng
- Phương pháp gamma tổng đo bức xạ gamma tổng
(năng lượng tổng cộng E   30Kev  3Mev do U, Th, K
đóng góp.
- Đo gamma mặt đất: Đo theo lộ trình địa chất phục
vụ đo vẽ bản đồ địa chất, thăm dò khoáng sản và nghiên
cứu môi trường.Áp dụng tốt trong vùng có đá lộ hoặc lớp
phủ mỏng h < 1m. Nếu lớp phủ dày phải đo ở vết lộ, lòng Hình 5.6: Đo gamma mặt đất
suối. Kết quả vẽ thành đồ thị, biểu diễn dưới dạng biểu đồ đồ
thị hoặc sơ đồ (bản đồ) đẳng trị (xem hình 5.6).
5.3.3. Phương pháp phổ gamma
Phương pháp phổ  đo bức xạ  tự nhiên theo các
mức năng lượng khác nhau để xác định riêng biệt hàm lượng
K, Th, U trong đất đá, trong các thân khoáng khi điều tra địa
chất, khoáng sản và môi trường (xem hình 5.7).
- Cửa sổ năng lượng K: E   1,35  1,55MeV ;
- Cửa sổ năng lượng U: E   1,65  1,85MeV ; Hình 5.7: Đặc trưng phổ của
nguyên tố phóng xạ

63
- Cửa sổ năng lượng Th: E  2, 40  2,80MeV .
Phương pháp này có thể đo trên không, đáy biển, mặt đất, trong các công trình khai
đào giếng khoan. Kết quả biểu diễn thành đồ thị, bản đồ đồ thị K, U, Th, bản đồ đẳng trị K,
U, Th.
5.3.4. Phương pháp  và phổ  công trình
Phương pháp này dùng các màn chắn chuyên dụng khảo sát gamma tại vết lộ (quặng)
hoặc các công trình khai đào (hào, giếng) để xác định bề dày và hàm lượng các nguyên tố
phóng xạ trong các vỉa quặng phóng xạ.
5.3.5. Phương pháp đo khí phóng xạ
Phương pháp đo khí phóng xạ (còn gọi là phương pháp eman) đo tức thời nồng độ
khí phóng xạ bằng các máy đo khí phóng xạ trong các lớp đất nhằm điều tra địa chất, tìm
kiếm khoáng sản.
Phương pháp được dùng để tìm kiếm quặng phóng xạ U, Th và khoáng sản cộng sinh
có nguyên tố phóng xạ dưới lớp phủ h < 20m hoặc phát hiện đứt gãy, ranh giới đất đá.
Cơ sở áp dụng phương pháp là khí phóng xạ Radon có thể lan truyền xa hàng
chục mét.
Mỗi điểm đo dùng khoan tay hoặc xà beng đào lỗ sâu 0,5÷1m, cho ống hút khí vào,
bơm lên đưa vào buồng ion hóa để đo nồng độ khí (xem hình 5.8).
5.3.6. Phương pháp detecter vết anpha
Phương pháp này dùng detecter vết ghi bức xạ  xác định nồng độ khí phóng xạ để
điều tra địa chất, thăm dò khoáng sản và nghiên cứu môi trường.
Kỹ thuật tiến hành: Đào hố rộng 12 cm, sâu 60÷80cm chọn cốc đặt detecter ở đáy (lộn
ngược), đo tích lũy trong thời gian đủ lớn tùy thuộc loại detector vết được sử dụng, khoảng cách
hố từ 5÷50m.
Kết quả lập thành bản đồ mật độ vết hoặc nồng độ khí phóng xạ.
5.3.7. Phương pháp thủy địa hóa phóng xạ
Phương pháp thủy địa hóa xác định hàm lượng U, Th, Rn…trong nước ngầm để phát
hiện quặng phóng xạ theo vành phân tán thủy địa hóa.
- Thông thường nước mặt có hàm lượng U từ 10-8÷10-12 g/l;
- Nước ngầm qua mỏ phóng xạ có hàm lượng U từ 10-5÷10-3 g/l;
- Người ta lấy mẫu nước xác định hàm lượng U, Rn…

§5.4 Ứng dụng của phương pháp phóng xạ

Phương pháp phóng xạ được áp dụng trong các lĩnh vực sau:
5.4.1. Đo vẽ bản đồ địa chất

64
Phương pháp phóng xạ dùng để phân chia ranh giới đất đá có hoạt độ gamma khác
nhau, xác định đứt gãy, đới dập vỡ kiến tạo (xem hình 5.9).

1. Đá biến chất PZ
2. Các đá phiến biến
chất và gơnai S-D
3. Granit PZ
4. Cát kết và đá phiến T
5. Cát kết và bột kết T1-2
6. Granit MZ
7. Điệp chứa than Cr
8. Trầm tích đệ tứ
9. Phá hủy kiến tạo
10. Cường độ gamma
11. Các vùng được so
a. Sơ đồ địa chất b. Sơ đồ cường độ gamma
Hình 5.9: Áp dụng các phương pháp phóng xạ trong vẽ bản đồ địa chất
5.4.2. Tìm kiếm mỏ quặng phóng xạ
Để tìm kiếm các mỏ quặng phóng xạ có thể dùng phương pháp  , phổ  , khí phóng
xạ, detecter vết. Ở Việt Nam đã áp dụng các phương pháp này ở Nông Sơn để tìm quặng
phóng xạ (ví dụ hình 5.10) là áp dụng phương pháp phóng xạ tìm quặng Uran .

1- Á sét
2- Vỏ phong hóa
3- Phun trào axit
4- Đới dăm kết hóa
5- Thân quặng
6- Đường đẳng hàm
lượng U (ppm).
7,8,9,10- Các đồ thị I
theo tài liệu đo(7- Ô
tô, 8- Lỗ choòng, 9-
Gamma sâu, 10- Đồ
thị Ne nồng độ khí)

Hình 5.10: Các phương pháp phóng xạ khi tìm kiếm quặng Urani trong vùng cao nguyên
(CH LB Nga)

5.4.3. Tìm mỏ không phóng xạ, có cộng sinh nguyên tố phóng xạ


- Mỏ đất hiếm chứa chất phóng xạ như Phong Thổ Tam Đường – Lai Châu, Mường
Hum – Lào Cai. Titan có monazite và zircon, sa khoáng ven biển;
- Mỏ trầm tích chứa vanadi và molipden, photphorit, than, diệp thạch cháy, pecmatit;
- Mỏ đa kim nội sinh molipden, wolfram, đồng Sin Quyền.
5.4.4. Nghiên cứu môi trường
Phát hiện đới phá hủy đứt gãy, sụt lún, hướng và động thái hoạt động nước ngầm,
kiểm soát ô nhiễm phóng xạ ở các mỏ cộng sinh phóng xạ như mỏ Ti ở Bình Định, mỏ đất
hiếm ở Lai Châu.
65
CHƯƠNG VI:
PHƯƠNG PHÁP ĐỊA VẬT LÝ GIẾNG KHOAN

Phương pháp địa vật lý giếng khoan (hay carota) là một tổ hợp các phương pháp địa
vật lý được tiến hành dọc theo thành lỗ khoan để xác định ranh giới địa tầng đất đá và thành
phần vật chất, tính chất của đá (độ rỗng, độ thấm, độ bão hòa chất lưu…) của các sản phẩm
chứa trong các tầng đất đá xung quanh giếng khoan.
* Đặc điểm của phương pháp địa vật lý giếng khoan:
- Bản chất của các phương pháp địa vật lý giếng khoan không khác với các phương
pháp tiến hành trên mặt đất nên không học lại các bản chất vật lý của các phương pháp địa
vật lý.
- Tiến hành trong lỗ khoan nằm sâu trong lòng đất tức là toàn bộ không gian 4 chứ
không phải nửa không gian 2 như tiến hành trên mặt đất và như vậy các phương pháp địa
vật lý giếng khoan không chịu ảnh hưởng của mặt đất – không khí và đồng thời môi trường
khảo sát là môi trường đồng trục quanh lỗ khoan.
- Các phương pháp địa vật lý giếng khoan được tiếp cận gần nhất với đối tượng cần
khảo sát vì chỉ còn cách dung dịch khoan, ống chống và đới thấm nên có khả năng xác định
bản chất của đối tượng qua các tham số vật lý như độ rỗng, độ thấm, độ bão hòa, mật độ…và
vì thế cũng có thể gọi địa vật lý giếng khoan là phương pháp địa vật lý nội soi trong đất đá.
- Máy đo địa vật lý giếng khoan được chia thành hai khối:
+ Máy giếng: Là thiết bị phát và thu tín hiệu được đưa vào giếng khoan kéo dọc
thành lỗ khoan.
+ Thiết bị ghi đặt trên mặt đất: Gồm các máy ghi tín hiệu nối với máy giếng bằng cáp
truyền tín hiệu, nhận tín hiệu rồi khuếch đại và ghi tín hiệu. Thiết bị được đặt trên ô tô chuyên
dụng hoặc các công-te-nơ gọi là trạm carota (các trạm hiện đại có giá hàng triệu USD).
Các phương pháp địa vật lý giếng khoan được chia thành nhóm bao gồm các phương
pháp sau:

§6.1 Các phương pháp đo điện trong giếng khoan

6.1.1. Các phương pháp đo điện trở suất


Phương pháp đo điện trở suất nghiên cứu sự thay đổi điện trở suất biểu kiến k  z 
dọc theo trục lỗ khoan ở chiều sâu z.
Công thức tính giá trị điện trở suất k  z  :
U
k  z   K
z
I
Trong đó K là hệ số phụ thuộc loại hệ cực.
Hệ hai cực (cực thế): AM = d, K  4..d
 a  a
 d   d  
2  2
Hệ 3 cực gradien: AO = d, MN = a, a << d, K  4 
a
Với z là chiều sâu, điểm ghi kết quả k  z  .

66
Tùy thuộc K là cố định hay thay đổi ta có phương pháp mặt cắt hay đo sâu trong
giếng khoan.
a. Phương pháp mặt cắt điện trở
* Phương pháp mặt cắt hệ cực thế
Các cực B∞, N∞ đặt trên mặt đất, d = 0.4÷1.5 m dùng để phát hiện vỉa dày có kích thước
D > d, dị thường k  z  có dạng đối xứng, ranh giới ở 1/2 biên độ dị thường (hình 6.1).
* Phương pháp mặt cắt gradien

a. Hệ điện cực thế b. Hệ điện c. Đường ghi điện trở suất d. Băng ghi điện
cực gradien với các hệ điện cực trở suất

Hình 6.1: Các hệ cực thế và gradien trong giếng khoan

Phương pháp mặt cắt gradien là mặt cắt 3 cực d = (5÷10)a, do a << d nên gọi là 3
cực gradien.
Phương pháp này phát hiện ranh giới vỉa dày rõ hơn, nếu đo thuận ngược sẽ cho kết
quả khá chính xác (xem hình 6.1b).
b. Phương pháp đo sâu sườn giếng khoan
Để xác định điện trở suất thực của đất đá nguyên khối quanh giếng khoan, chiều dày
đới ngấm lọc ta dùng phương pháp đo sâu sườn giếng khoan.
Phương pháp đo sâu sườn giếng khoan là đo nhiều mặt cắt giếng khoan, sử dụng một
loại hệ cực với nhiều kích thước khác nhau.
Đường cong đo sâu sườn giếng khoan là hàm của kích thước hệ cực r k  k  r  ,
MN
r  d  AM  tại từng vị trí z khác nhau.Thực tế thường đo với các kích thước r =
2
0.55; r = 1.05; r = 2.625; r = 4.125; r = 8.25 (xem hình 6.2).

67
Hình 6.2: Đo sâu sườn giếng khoan

c. Phương pháp hệ cực màn


Trường hợp đất đá thành giếng khoan có điện trở cao trong khi dung dịch khoan có
điện trở thấp thì dòng điện chỉ chạy trong giếng khoan không vào thành hệ đá, để dòng điện
đi vào thành hệ đá người ta bố trí hệ cực phát ở giữa, cho hai cực cùng tính ép ở trên và
dưới buộc dòng điện đi vào thành hệ (xem hình 6.3).
Các hệ cực thu M1N1 và M2N2 đặt đối xứng qua Ao

Hình 6.3: Phương pháp dùng hệ điện cực màn

68
d. Phương pháp vi hệ cực
Phương pháp vi hệ cực tức hệ cực có kích thước nhỏ áp sát thành giếng khoan để đo trực
tiếp điện trở suất k của thành giếng khoan khi đá cứng không có đới thấm (xem hình 6.4).

Hình 6.4: Phương pháp vi hệ cực

e. Phương pháp điện trở suất dung dịch


Phương pháp điện trở suất dung dịch là phương pháp đo điện trở suất của dung dịch
khoan dd bằng cách đặt hệ cực có kích thước nhỏ vào trong ống có vỏ cách điện hở hai đầu
để khi kéo hệ cực dung dịch luôn đi qua ống đặt cực đo mà không ảnh hưởng của đất đá
quanh giếng khoan (xem hình 6.5).
U
dd  K
I

Hình 6.5: Phương pháp đo điện trở suất dung dịch


6.1.2. Phương pháp điện tự nhiên
Phương pháp này đo trường điện tự nhiên do các nguồn gốc oxy hóa khử, ngấm lọc và
khuếch tán hấp phụ do các pha lỏng và pha rắn của đá quanh giếng khoan tạo ra (xem hình 6.6).
Khi đo phương pháp này chỉ dùng hai cực thu MN làm bằng chì (Pb) và sử dụng hệ
cực đo thế hoặc gradien thế.
Dạng dị thường là âm hoặc dương tùy thuộc loại đất đá. Thông thường cho kết quả sau:

69
+ Lớp sét, đá phiến cho dị thường dương vì sét thường hấp thụ ion dương;
+ Đá xốp chứa nước (cát, cát kết) có dị thường âm vì dung dịch thấm dư thừa ion âm
so với ranh giới tầng chứa nước đã giữ ion dương.

Hình 6.6: Phương pháp điện tự nhiên SP

6.1.3. Các phương pháp điện từ trong giếng khoan


a. Phương pháp cảm ứng
Phương pháp carota cảm ứng là phương pháp thu phát dòng xoay chiều ở tần số cao f
= 20 KHz, đo điện trở suất của đất đá dọc thành giếng khoan (hình 6.7a).
U
k    k  
I
Phương pháp này đo được khi giếng khoan khô, không có dung dịch khoan hoặc
dung dịch khoan là dung dịch gốc dầu.
b. Phương pháp sóng điện từ
Phương pháp này phát và thu sóng điện từ có tần số siêu cao f = 1 MHz, ảnh hưởng
của trường là hằng số điện môi  nên xác định được độ bão hòa nước, chất lỏng thấm vào
lỗ rỗng.
Hệ cực thu phát theo dạng hệ lưỡng cực (hình 6.7b).

a. Phương pháp cảm ứng trong giếng khoan b. Phương pháp sóng điện từ
Hình 6.7: Phương pháp điện từ trong giếng khoan
70
§6.2 Các phương pháp phóng xạ trong giếng khoan

Phương pháp phóng xạ trong giếng khoan là phương pháp phóng xạ được tiến
hành trong giếng khoan để xác định ranh giới đất đá và tính chất (độ thấm, độ rỗng,
….) của chúng.
* Đặc điểm của phương pháp phóng xạ lỗ khoan:
- Đo trường phóng xạ tự nhiên hoặc nhân tạo;
- Khảo sát được lỗ khoan có ống chống, trám
xi măng …. mà phương pháp carota điện không áp
dụng được;
- Không chịu ảnh hưởng của nhiệt độ, áp suất,
nhưng lại chịu ảnh hưởng của đường kính giếng khoan.
6.2.1. Phương pháp gamma tự nhiên
Phương pháp này ghi trường phóng xạ gama
tự nhiên do đất đá quanh thành giếng khoan gây ra,
ghi cường độ bức xạ I   z  do các đồng vị phóng xạ
của dãy U, Th, K cho phép phát hiện dị thường
phóng xạ như sau (hình 6.8).
- Đá magma có I  cao, magma axit cao hơn
Hình 6.8: Nguyên lý của phương pháp
mafic; đo gamma tự nhiên
- Đá trầm tích sét luôn có I  cao;
- Đá biến chất có I  trung bình.
* Áp dụng của phương pháp gama tự nhiên để:
- Phân chia lát cắt lỗ khoan, xác định hàm lượng sét, thành phần thạch học của đá.
- Nếu đo phổ  sẽ xác định được quặng phóng xạ.
6.2.2. Phương pháp gama tán xạ
Phương pháp gama tán xạ là phương pháp phóng xạ nhân tạo phát bức xạ  vào đất
đá quanh lỗ khoan, dưới tác dụng của bức xạ  đất đá
bị tương tác phát ra bức xạ  thứ cấp, ghi bức xạ này
sẽ xác định được mật độ và các tham số khác của đất
đá.
Tùy thuộc năng lượng nguồn bức xạ  để chỉ
xảy ra một trong các hiệu ứng Compton hoặc hấp thụ
quang điện ta có các phương pháp sau:
* Phương pháp gama tán xạ - mật độ
Dùng nguồn Cesi (Cs137) phát ra bức xạ  có
năng lượng trung bình E   0, 2  0,65MeV , nên chỉ
xảy ra hiệu ứng tán xạ Compton, tia  làm bật ra một e-
và mất dần năng lượng đổi hướng chuyển động thành tia
 tán xạ h ' .
Hình 6.9: Sơ đồ nguyên tắc của
Do đất đá có mật độ càng lớn sẽ hấp thụ tia  phương pháp gama tán xạ

71
càng mạnh và do đó I  tán xạ càng yếu, ngược lại đất đá có độ rỗng cao, mật độ nhỏ, cường
độ I  tán xạ lại mạnh (hình 6.9).
* Phương pháp  tán xạ - chọn lọc
Sử dụng nguồn Cesi (Cs137) có năng lượng thấp E   0, 2MeV , tia  tương tác với
môi trường đất đá sẽ chỉ xảy ra hiệu ứng quang điện, tia  bị hấp thụ hoàn toàn còn e- của
nguyên tố nặng bị bật ra.
Phương pháp này có thể phân chia ranh giới đất đá có nguyên tố nặng.
6.2.3. Các phương pháp nơtron.
Nơtron 0 n1 là hạt không mang điện có khả năng đâm xuyên lớn được chia làm 3 loại:
nơtron nhanh ( E n  0,1MeV ); nơtron trên nhiệt ( E n  0,1MeV ), và nơtron nhiệt
( E n  0,1eV ).
Nguồn tạo ra 0 n1 là nguyên tố Poloni phát ra tia  tác động với hạt nhân Beri để tạo
thành Cacbon và nơtron:
9 4 12 1
4 Be  2 He  6 C  0 n

Người ta thiết kế để tạo ra 0 n1 có năng lượng khác nhau với các phương pháp notron
khác nhau.
a. Phương pháp nơtron – gamma
Tạo nguồn nơtron nhanh tương tác với đất đá có nguyên tố nhẹ (H trong nước) thành
nơtron nhiệt sau đó nơtron nhiệt lại bị hấp thụ và tạo thành bức xạ  thứ cấp.
Phương pháp này để phát hiện đất đá rỗng, chứa nước.
b. Phương pháp nơtron – nơtron
Phương pháp này dùng nguồn nơtron tương tác với đất đá bị đất đá bắt giữ 0 n1 nhiệt
và trên nhiệt, số nơtron không bị giữ sẽ tiếp tục tới máy đếm.
Các đá có chứa Cl, Bo, Cd, S giữ notron mạnh, vì vậy phương pháp nơtron – nơtron
có khả năng phân biệt vỉa chứa dầu với vỉa chứa nước.
c. Phương pháp nơtron xung
Phương pháp nơtron xung xác định tiết diện bắt giữ nơtron bằng cách ghi cường độ suy
giảm nơtron nhiệt theo thời gian.
Phương pháp này cho phép xác định thành phần vật chất như: độ rỗng, độ bão hòa
dầu, khí và nước.

§6.3: Các phương pháp địa vật lý giếng khoan


sử dụng sóng đàn hồi

Các phương pháp địa vật lý giếng khoan sử dụng sóng đàn hồi tùy thuộc tần số mà
chia thành hai phương pháp: Ở tần số cao gọi là phương pháp âm học, còn ở tần số thấp gọi
là phương pháp địa chấn.
6.3.1. Phương pháp âm học
a. Định nghĩa
Phương pháp âm học (sonic) ghi sóng khúc xạ truyền qua đất đá quanh thành giếng
khoan để xác định tính chất của đá: độ rỗng, độ cứng, sự biến đổi áp suất, đới nứt nẻ, chất
72
lượng trám xi măng (xem hình 6.10).
b. Áp dụng phương pháp
Ghi thời gian truyền sóng đến hai máy ghi
đặt cách nhau một khoảng cách S :
S S
t  v
v t
Nếu đá cứng, trám xi măng tốt thì vận tốc
v lớn, t nhỏ và ngược lại.
Vì năng lượng sóng bị suy giảm do độ xốp
của đá nên nếu ghi biên độ sóng ở hai điểm là A1
và A2 còn xác định được hệ số suy giảm của sóng
(xem hình 6.11). 1. Cực phát;2. Máy phát sóng; 3. Lớp cách âm;
4. Cực thu; 5. Khuếch đại sơ bộ; 6. Ròng rọc;
A 2  A1.eS 7. Khuếch đại; 8. Máy ghi;9. Nguồn nuôi
Hình 6.10: Sơ đồ đo sóng âm trong giếng khoan
1 A
 ln 1
S A 2
Nếu  lớn, biên độ sóng suy giảm mạnh ứng
với đá rỗng, nứt nẻ mạnh, trám xi măng kém.
Nếu  nhỏ, biên độ sóng suy giảm ít ứng
với đá cứng, ít nứt nẻ, trám xi măng tốt.
6.3.2. Phương pháp địa chấn trong giếng khoan
– Phương pháp tuyến địa chấn thẳng đứng
a. Định nghĩa
Phương pháp địa chấn trong giếng khoan Hình 6.11: Tín hiệu và biên độ sóng
là phương pháp địa chấn phát sóng trên mặt đất tới hai máy thu
thu sóng trong giếng khoan để xác định vận tốc
truyền sóng của đất đá dọc theo giếng khoan và cho phép phân chia địa tầng giếng khoan
nên còn gọi là phương pháp tuyến địa chấn thẳng đứng (xem hình 6.12).

a. Thiết bị đo b. Biểu đồ thời khoảng t = t(z)


Hình 6.12: Phương pháp địa chấn trong giếng khoan (tuyến địa chấn thẳng đứng)

73
b. Ứng dụng của phương pháp tuyến địa chấn thẳng đứng
* Xác định vận tốc lớp (xem hình 6.12c)
Từ biểu đồ thời gian truyền sóng tại lớp có chiều dày h, từ đó xác định được vận tốc
sóng của lớp thứ i:
Với lớp dày tốc độ của lớp thứ i là:
h
vi  i
t i
Với lớp gồm nhiều lớp mỏng:
n
 h j
j1
vi  n
 t j
j1

Ở đây: hi là chiều dày lớp thứ i;


Δti là thời gian sóng truyền qua lớp thứ i;
t i  t i  t i1
h j là chiều dày lớp mỏng thứ j;
t j là thời gian sóng truyền qua lớp mỏng thứ j.
Hình 6.12c: Phương pháp xác định
* Xác định vận tốc trung bình vận tốc truyền sóng địa chấn trên
Tốc độ trung bình của lớp là tốc độ truyền sóng BĐTK tuyến địa chấn thẳng đứng
của phần lát cắt từ mặt đất đến chiều sâu z của mặt
ranh giới Ri.
z
vitb  i
t  zi 
Ở đây: zi là chiều sâu đến mặt ranh giới Ri: zi=h 1+h2+…..+hi;
t(zi) là thời gian sóng truyền tới mặt ranh giới Ri.
Vận tốc trung bình vitb được dùng để xử lý tài liệu địa chấn phản xạ đến mặt ranh giới
thứ i là Ri.

74

You might also like