You are on page 1of 61

UCP600 – DC &

[Date]

ISBP745
Tiểu luận nhóm

Giảng viên hướng dẫn: GS. TS Võ Thanh Thu


Tiểu luận: Thông lệ trong kinh doanh quốc tế

LỜI MỞ ĐẦU
Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra một cách sôi nổi, về cả chiều rộng lẫn chiều sâu, và thương
mại quốc tế tăng trưởng theo cấp số nhân đã đòi hỏi các phương thức thanh toán quốc tế cũng
như nguồn luật điều chỉnh các phương thức này ngày một hoàn hảo.
Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán được sử dụng rộng rãi nhất trong thanh toán quốc
tế. Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) do ICC phát hành được coi là
thành công nhất trong lịch sử thương mại quốc tế từ trước đến nay. Cùng với UCP, ICC cũng ban
hành Tập Quán Ngân Hàng Tiêu Chuẩn Quốc Tế (ISBP) để điều chỉnh việc tạo lập và kiểm tra
bộ chứng từ thanh toán theo UCP. UCP600 là phiên bản mới nhất được ban hành ngày
01/07/2007 để thay thế cho UCP500. Và cùng với UCP600, ICC cũng ban hành Bộ Tập Quán
Ngân Hàng Tiêu Chuẩn Quốc Tế mới ISBP745 ngày 17/04/2013 để thay thế cho ISBP681.
Những thay đổi cơ bản đến chi tiết của UCP600 so với UCP500, ISBP745 so với ISBP681 rất
cần được quan tâm và tìm hiểu nhiều hơn.

1
UCP600 – DC và ISBP 745

MỤC LỤC

Contents
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA UCP-DC ........................................................................... 5
II. KHÁI NIỆM ....................................................................................................................... 6
III. VAI TRÒ CỦA UCP .......................................................................................................... 6
1) Đối với ngân hàng ............................................................................................................................. 6
2) Đối với công ty xuất nhập khẩu ........................................................................................................ 7
IV. UCP600 ............................................................................................................................... 7
1) KẾT CẤU UCP600: .............................................................................................................................. 7
a) Một số định nghĩa ......................................................................................................................... 9
b) Nghĩa vụ của các ngân hàng: ....................................................................................................... 10
c) Các loại chứng từ liên quan: ....................................................................................................... 12
d) Các điều khoản liên quan đến chứng từ. .................................................................................... 14
e) Giao hàng từng phần hoặc thanh toán từng phần. .................................................................... 16
f) Miễn trách ................................................................................................................................... 16
g) Bất khả kháng.............................................................................................................................. 17
h) L/c có thể chuyển nhượng .......................................................................................................... 17
i) Chuyển nhượng tiền thu được ................................................................................................... 18
V. h ng h n hiế hi d ng : ...................................................................... 18
VI. Sự hay đổi của UCP600 so với UCP500 ........................................................................ 18
1) Lý do có sự thực hiện thay đổi UCP500 thành UCP600 .................................................................. 18
2) Thay đổi bố cục so với UCP500 ....................................................................................................... 19
3) Sự thay đổi về nội dung: ................................................................................................................. 20
a) Những điều khoản mới được bổ sung trong UCP 600 ................................................................ 20
UCP 600 đã tinh giản đi một số điều khoản cũ của UCP 500 .............................................................. 21
b) Tách hoặc sát nhập các điều khoản cũ. ...................................................................................... 22
VII. TÌNH HÌNH ÁP DỤNG UCP600 TẠI NHTM Ở VIỆT NAM .................................... 24
1) Những yêu cầu đặt ra đối với việc áp dụng UCP600 tại các NHTM Việt Nam ................................ 24
a) Đối với nghiệp vụ L/C nhập khẩu ................................................................................................ 24
b) Đối với nghiệp vụ L/C xuất khẩu ................................................................................................. 25

2
Tiểu luận: Thông lệ trong kinh doanh quốc tế

2) Thực tiễn áp dụng UCP600 của các ngân hàng thương mại ........................................................... 26
a) Giai đoạn trước khi UCP600 có hiệu lực ..................................................................................... 26
b) Giai đoạn sau khi UCP600 chính thức được đưa vào áp dụng ................................................... 27
c) Những khó khăn trong giai đoạn đầu UCP600 có hiệu lực ......................................................... 27
3) Đánh giá những hoạt động của các ngân hàng để phù hợp với những thay đổi của UCP600 ....... 27
a) Những mặt tích cực..................................................................................................................... 27
b) Những mặt còn hạn chế.............................................................................................................. 27
4) Một số góp ý mang tính giải pháp nhằm thúc đẩy khả năng áp dụng UCP600 tại các NHTM Việt
Nam. ........................................................................................................................................................ 28
a) Với phòng thương mại quốc tế ICC ............................................................................................. 28
b) Với cơ quan quản lý (Chính phủ và ngân hàng nhà nước Việt Nam) .......................................... 28
c) Đối với Ngân hàng thương mại Việt Nam ................................................................................... 28
d) Đối với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thương mại quốc tế .............................................. 28
VIII. Lị h hình hành ISB ............................................................................................. 28
IX. Vai trò của ISBP............................................................................................................... 29
X. Sơ lược về ISBP 745 ......................................................................................................... 29
1) Kết cấu ............................................................................................................................................ 30
2) Vì sao lại ra đời ISBP 745 ................................................................................................................. 30
XI. Nh ng điểm mới của ISBP 745 so với ISBP 681 ........................................................... 31
1) ISBP 745 phải được đọc trong mối liên hệ và không tách rời với UCP 600 .................................... 31
2) Các quy tắc chung ........................................................................................................................... 31
a) Các chữ viết tắt ........................................................................................................................... 31
b) Các giấy chứng nhận, các lời chứng nhận, các lời khai và các lời tuyên bố ................................ 31
c) Các chứng từ và nhu cầu điền vào ô, trường và chỗ trống ........................................................ 32
d) Các thuật ngữ không được định nghĩa trong UCP ...................................................................... 32
e) Ngôn ngữ của chứng từ .............................................................................................................. 32
f) Điều kiện phi chứng từ và mâu thuẫn dữ liệu ............................................................................ 33
g) Bản gốc và bản sao...................................................................................................................... 33
h) Các chữ ký ................................................................................................................................... 33
i) Các chứng từ kết hợp.................................................................................................................. 34
3) Vấn đề về hối phiếu ........................................................................................................................ 34
4) Hóa đơn .......................................................................................................................................... 34
a) Người phát hành hóa đơn .......................................................................................................... 35

3
UCP600 – DC và ISBP 745

b) Thanh toán hoặc giao hàng nhiều lần, thanh toán hoặc giao hàng từng phần .......................... 35
5) Chứng từ vận tải được quy định tại các điều 19-25 UCP 600 ......................................................... 35
a) Phát hành, nhà chuyên chở, nhận diện nhà chuyên chở và ký vận đơn .................................... 36
b) Ghi chú bốc hàng lên tàu, ngày giao hàng, phương tiện chuyên chở chặng đầu, nơi nhận hàng
và cảng bốc hàng................................................................................................................................. 36
c) Tên quốc gia, tên cảng trên vận đơn .......................................................................................... 36
d) Người nhận hàng, bên thông báo ............................................................................................... 37
e) Điều 19 UCP 600 ......................................................................................................................... 37
f) Giao hàng hàng hóa có nhiều hơn một vận đơn ........................................................................ 37
6) Chứng từ bảo hiểm ......................................................................................................................... 38
a) Người phát hành bảo hiểm ......................................................................................................... 38
b) Ngày, tháng ................................................................................................................................. 39
c) Số tiền bảo hiểm ......................................................................................................................... 39
d) Phí bảo hiểm ............................................................................................................................... 39
e) Bên được bảo hiểm và ký hậu..................................................................................................... 39
7) Chứng nhận xuất xứ ........................................................................................................................ 39
a) Yêu cầu cơ bản và việc hoàn thành chức năng ........................................................................... 40
b) Người phát hành C/O .................................................................................................................. 40
c) Nội dung C/O............................................................................................................................... 40
8) Các chứng từ khác ISBP 681 ............................................................................................................ 40
XII. Nh ng điều c n lưu hi d ng ISBP 745 ................................................................. 41
1) Nên dẫn chiếu áp dụng UCP 600 và cả ISBP 745 2013 ICC khi phát hành thư tín dụng (L/C)......... 41
a) Về các quy tắc của ISBP 745 có tính chất bổ sung một số nội dung cho UCP 600 ...................... 41
b) ISBP 745 đã sửa đổi một số điều khoản của UCP 600 ................................................................ 42
2) Sự cần thiết xác định rõ lại mối quan hệ pháp lý của UCP 600 và ISBP 745 ................................... 43
XIII. Hỏi đáp .......................................................................................................................... 43
XIV. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 60

4
Tiểu luận: Thông lệ trong kinh doanh quốc tế

I. LỊ H SỬ HÌ H THÀ H ỦA -DC
Thương mại quốc tế phát triển kéo theo sự phát triển đa dạng các dịch vụ ngân hàng làm trung
gian cho hoạt động mua bán quốc tế, làm cho tín dụng chứng từ có cơ sở phát triển và được sử
dụng rộng rãi.
Do mỗi quốc gia có hệ thống pháp luật, tập quán riêng và thể chế chính trị khác nhau nên đã cản
trở hoạt động của các ngân hàng, mà cụ thể là các giao dịch thanh toán bằng phương thước Tín
dụng chứng từ, từ đó dẫn tới cản trở thương mại quốc tế. Vì vậy, cần có môt nguyên tắc chung
để điều chỉnh phương thức thanh toán bằng L/C nhằm giảm thiểu các tranh chấp, tăng tính hiệu
quả của phương thức này.
Bản UCP đầu tiên được ICC phát hành năm 1933 với mục đích là khắc phục các xung đột về luật
điều chỉnh tín dụng chứng từ giữa các quốc gia bằng việc xây dựng một bộ quy tắc thống nhất
cho hoạt động chứng từ. Theo đánh giá của các chuyên gia, UCP là bộ quy tắc (thông lệ quốc tế)
tư nhân thành công nhất trong lĩnh vực thương mại. Ngày naym UCP là cơ sở pháp lý quan trọng
cho các giao dịch thương mại giá trị hàng tý đô la hàng năm trên toàn thế giới.
Về lịch sử ra đời các bản UCP, có thể xác định như sau:
 Năm 1929 ICC ấn hành quy chế điều chỉnh giao dịch L/C có từ 1929 có tên gọi là ICC
draft the International Rules anh Regulations for Commercial Letters of Credit. (hiện nay
bản này không còn tồn tại)
 Năm 1933 ICC thông qua quy tắc UCP đầu tiên có tên gọi Uniform Customs anh Practiec
for Commercial Letter of Credit, Brochure No. 82.
 Năm 1951: Bản sửa đổi UCP 151
 Năm 1962: Bản sửa đổi UCP 222
 Năm 1974: Bản sửa đổi UCP 290
 Năm 1983: Bản sửa đổi UCP 400
 Năm 1993: Bản sửa đổi UCP 500
 Năm 2007: Bản sửa đổi UCP 600

5
UCP600 – DC và ISBP 745

II. KHÁI IỆM


UCP là từ viết tắt tiếng Anh "The Uniform Customs and Practice for Documentary
Credits", tiếng Việt là "Quy tắc thực hành thống nhất về tín d ng chứng từ’’. là
một tập hợp các nguyên tắc và tập quán quốc tế đượ hòng hương mại quốc tế (ICC)
soạn thảo và phá hành. Trong đó quy định quyền hạn, trách nhiệm của các bên liên
quan trong giao dịch tín d ng chứng từ với điều kiện hư ín d ng có dẫn chiếu tuân
thủ UCP.
UCP không những điều chỉnh các ngân hàng mà là tất cả các bên liên quan đến giao dịch
L/C, cụ thể bao gồm:
- Các ngân hàng ( Ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo, ngân hàng xác nhận, ngân
hàng chủ khoản…)
- Nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu.
- Các bên liên quan khác.

III. VAI TRÒ ỦA


1) Đối với ngân hàng

- Tăng cường mối quan hệ và hiểu biết giữa ngân hàng với khách hàng vì trong UCP –
DC có chỉ rõ các nhiệm vụ, chức năng của từng bên. Từ đó nâng cao chât lượng dịch
vụ khách hàng, giảm thiểu rủi ro cho khách hàng khi tổ chức thanh toán qua phương
thức L/C.
- UCP được xem như là một căn cứ pháp lý, cơ sở để thống nhất các phương thức
thanh toán của doanh nghiệp trong quá trình sử dụng tín dụng thư hay trong vai trò
các Ngân hàng chiết khấu, Ngân hàng xác nhận...
- Ngân hàng hoàn toàn không bị ràng buộc bởi các tranh chấp liên quan tới tình trạng
hàng hoá cũng như các tranh chấp phát sinh xảy ra giữa người xuất khẩu và người
nhập khẩu sau khi người nhập khẩu đã thanh toán tiền cho ngân hàng.
- Các quy định ký quỹ L/C cho các doanh nghiệp mở L/C còn giúp ngân hàng phát
hành có được một nguồn vốn đáng kể, đặc biệt đối với những trường hợp ký quỹ
100% giá trị L/C sẽ thúc đẩy các hoạt động tín dụng cho vay của ngân hàng.
- Ngân hàng sẽ có một nguồn thu ổn định từ việc mở, sửa đổi, điều chỉnh L/C, phí
thông báo, xác nhận L/C (do nghiệp vụ thanh toán L/C khá phức tạp, các khoản phí
liên quan khá cao, tạo nên một dịch vụ độc quyền và nguồn thu đáng kể cho ngân
hàng).
- Làm cơ sở để ngân hàng củng cố mối quan hệ với các ngân hàng nước ngoài, phát
triển, quảng bá, mở rộng mạng lưới mang tính toàn cầu; giúp ngân hàng đa dạng hoá
dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ, uy tín và tầm quan trọng trên thị trường tài
chính Tín dụng quốc tế.

6
Tiểu luận: Thông lệ trong kinh doanh quốc tế

2) Đối với ông y xuấ nhập hẩu

- UCP là cẩm nang giúp các doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện tốt các nhiệm vụ
của mình có liên quan đến thanh toán L/C.
- UCP là tài liệu hỗ trợ cho doanh nghiệp giám sát các dịch vụ của ngân hàng đối với mình, là
căn cứ để doanh nghiệp khiếu nại, kiện (nếu có) đối với ngân hàng nếu như các nơi này
không thực hiện đúng các chỉ dẫn của UCP, gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
Cụ thể:
 Đối với công ty xuất khẩu:
 Nhà xuất khẩu đã giao hàng và tập hợp được bộ chứng từ phù hợp L/C sẽ chắc chắn được
thanh toán, chỉ phụ thuộc vào nhà xuất khẩu có thể xuất trình bộ chứng từ hoàn hảo hay không.
 Nhà xuất khẩu được ngân hàng phục vụ tư vấn làm sao xuất trình được bộ chứng từ phù
hợp với thư tín dụng. Thư tín dụng được mở, người xuất khẩu đã có giấy phép chuyển ngoại tệ
ra nước ngoài, tránh ược rủi ro về quản lý ngoại hối của nước nhập khẩu.
 Đối với công ty nhập khẩu:
 Nhà nhập khẩu được ngân hàng tư vấn cho về những điều khoản trong hợp đồng để xây
dựng một thư tín dụng chặt chẽ, có lợi, đảm bảo nhận được hàng đúng thời hạn được đề ra.
 Nhà nhập khẩu có thể được Ngân hàng cấp cho một hạn mức miễn ký quỹ mở L/C cho
khách hàng. Nhờ vậy, nhà nhập khẩu tránh được việc ứ đọng vốn hay rủi ro bị chiếm dụng vốn.

IV. UCP600
Để đáp ứng tình hình kinh tế luôn biến động không ngừng, UCP đã được sửa đổi và bổ sung
5 lần để khắc phục khuyết điểm và đảm bảo tính ứng dụng thực tiễn tốt nhất. Chính vì vậy,
sau 3 năm soạn thảo và chỉnh lý, ngày 25 tháng 10 năm 2006, ICC đã thông qua Bản quy tắc
thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ số 600 (UCP600), có hiệu lực từ ngày
01/07/2007.

1) KẾT ẤU UCP600:

á điều khoản của UCP600:


Điều 1: Áp dụng UCP
Điều 2: Các định nghĩa
Điều 3: Giải thích
Điều 4: Thư tín dụng và hợp đồng
Điều 5: Các chứng từ và hàng hoá/ dịch vụ hoặc thực hiện
Điều 6: Thanh toán, ngày hết hạn và nơi xuất trình
Điều 7,8,9,10,11,12: Nghĩa vụ của các ngân hàng
Điều 17 đến Điều 30, Điều 33: Các loại chứng từ và điều khoản liên quan

7
UCP600 – DC và ISBP 745

Các điều còn lại: Các điều khoản khác.

8
Tiểu luận: Thông lệ trong kinh doanh quốc tế

a) Mộ ố định nghĩa
 Thư ín d ng (L/C) là bất cứ thỏa thuận nào, dù cho được mô tả hoặc đặt tên như thế nào,
nhưng không thể hủy bỏ và do đó là một cam kết chắc chắn của ngân hàng phát hành về việc
thanh tóan cho một bộ chứng từ hợp lệ.
 gười xin mở hư L/ là người yêu cầu phát hành thư L/C.
 gười th hưởng là bên mà vì quyền lợi của bên đó mà L/C được phát hành.
 Ngân hàng phát hành là ngân hàng phát hành L/C theo yêu cầu của người xin mở L/C
hoặc nhân danh chính mình.
 Ngân hàng chỉ định là ngân hàng mà L/C có giá trị thanh toán tại ngân hàng đó hoặc bất
cứ ngân hàng nào trong trường hợp L/C có giá trị thanh toán đối với bất cứ ngân hàng nào.
 Ngân hàng thông báo là ngân hàng thông báo thư L/C theo yêu cầu của ngân hàng phát
hành.
 Ngân hàng xác nhận là ngân hàng thực hiện xác nhận của mình đối với một L/C theo yêu
cầu hoặc theo sự ủy quyền của ngân hàng phát hành,.
 Ngày làm việc của ngân hàng là ngày mà ngân hàng thường mở cửa làm việc tại một nơi
mà hoạt động có liên quan đến các quy tắc này được thực hiện.
 Xuất trình chứng từ nghĩa là việc chuyển giao chứng từ theo một Thư L/C cho ngân hàng
phát hành hoặc ngân hàng chỉ định hoặc các chứng từ được chuyển giao như thế.
 Xuất trình chứng từ hợp lệ nghĩa là việc xuất trình chứng từ phù hợp với các điều kiện và
điều khoản của L/C, những quy định áp dụng cho bản quy tắc này và Tập Quán Ngân Hàng Theo
Tiêu Chuẩn Quốc Tế (ISBP).
 gười xuất trình chứng từ là người thụ hưởng, ngân hàng hoặc bất cứ bên nào khác thực
hiện việc xuất trình chứng từ.
 Thanh oán (đ ng hạn) có nghĩa là:
- Trả ngay khi xuất trình, nếu L/C có giá trị thanh toán ngay.
- Cam kết trả sau và trả tiền khi đáo hạn, nếu L/C có giá trị thanh toán về sau.
- Chấp nhận hối phiếu đòi nợ (“draft”) do người thụ hưởng ký phát và trả tiền khi đáo hạn,
nếu L/C có giá trị thanh toán bằng chấp nhận.
 Chiết khấu nghĩa là việc mua lại hối phiếu của ngân hàng được chỉ định (hối phiếu này ký
phát cho một ngân hàng khác mà không phải là ngân hàng được chỉ định) và (hoặc) mua lại Bộ
chứng từ hợp lệ bằng cách thanh toán trước hay chấp nhận thanh toán trước cho người thụ hưởng
trước hoặc vào ngày ngân hàng được chỉ định phải thanh toán, ngày nay phải thanh toán, ngày
này phải là ngày làm việc của ngân hàng.
 Xác nhận là một cam kết chắc chắn của ngân hàng bổ sung vào xác nhận cam kết của ngân
hàng phát hành sẽ thanh toán (đúng hạn) hay chiết khấu bộ chứng từ hợp lệ.
Các diễn giải
- Các từ ngữ không phân biệt số nhiều hay số ít khi áp dụng.
- Một L/C là không thể hủy ngang kể cả khi không có quy định trong đó.
- Việc ký chứng từ có thể thực hiện bằng cách thông thường (ký tay, ký qua fax, ký đục lỗ,
con dấu chữ ký, bằng ký hiệu) hoặc bất cứ phương pháp điện tử trung thực nào khác.

9
UCP600 – DC và ISBP 745

- Yêu cầu chứng từ phải có giá trị pháp lý, có thị thực và được chứng nhận.
- Các chi nhánh của một ngân hàng ở các quốc gia khác nhau thì được xem là những ngân
hàng khác nhau.

- L/C được phát hành trên cơ sở các hợp đồng nhưng hoàn toàn là giao dịch riêng biệt với
chúng. Cho nên, các ngân hàng không bị ràng buộc hay liên quan đến hợp đồng hay mối quan hệ
với người xin mở L/C.
- Các ngân hàng chỉ xem xét chứng từ.
- Những mục mà trong L/C phải ghi rõ:
+ (Các) Ngân hàng mà ở đó L/C có giá trị thực hiện. đó cũng là nơi người thụ hưởng xuất
trình chứng từ.
+ Phương thức thực hiện L/C : trả tiền ngay, trả tiền sau, chấp nhận trả tiền hay chiết khấu
+ Ngày hết hạn xuất trình chứng từ (hết hạn thanh toán hoặc chiết khấu). thời hạn này áp
dụng cả cho người thụ hưởng và người thay mặt học thực hiện xuất trình (trừ quy định tại điều
29(a) , UCP 600).

b) ghĩa v ủa á ngân hàng:

 Ngân hàng phát hành


Khi các chứng từ được quy định phải xuất trình cho ngân hàng được chỉ định hay cho ngân
hàng được xuất trình hợp lệ thì tùy theo quy định của L/C mà ngân hàng phát hành phải thực
hiện: “trả tiền ngay, trả tiền sau, chấp nhận trả tiền, chiết khấu chứng từ” hoặc thay ngân hàng
chỉ định thực hiện những việc đó.
Vào ngày đáo hạn đối với L/C quy định chấp nhận trả tiền hoặc cho trả tiền sau, ngân hàng
phát hành có nghĩa vụ hoàn trả số tiền đã thực hiện L/C cho ngân hàng được chỉ định dù trước
ngày đó họ đã thực hiện trả tiền hay chiết khấu hay chưa. Nghĩa vụ này độc lập với nghĩa vụ với
người thụ hưởng.

 Ngân hàng xác nhận


Một khi các chứng từ được quy định phải xuất trình cho ngân hàng xác nhận hay cho bất cứ
ngân hàng được chỉ định nào được xuất trình hợp lệ, thì ngân hàng xác nhận phải tùy theo quy
định của L/C mà thực hiện các công việc tương tự như ngân hàng phát hành ở trên. Trường hợp
L/C quy định chiết khấu tại ngân hàng xác nhận thì ngân hàng thực hiện chiết khấu miễn truy
đòi.
Ngân hàng xác nhận bị buộc phải cam kết thanh toán hoặc chiết khấu chứng từ vô điều kiện
ngay từ thời điểm họ xác nhận L/C.
Nếu một ngân hàng được ngân hàng phát hành ủy quyền hoặc yêu cầu xác nhận L/C nhưng
chưa sẵn sàng thực hiện việc xác nhận đó thì phải thông báo ngay cho ngân hàng phát hành.
Nghĩa vụ hoàn trả tiền cho ngân hàng được chỉ định tương tự như ngân hàng phát hành.

 Ngân hàng hỉ định


Khi ngân hàng được chỉ định không là ngân hàng xác nhận, thì ngân hàng sẽ không phải cam
kết thanh toán hoặc chiết khấu chừng từ, trừ trường hợp nó chứng tỏ là có đồng ý và đã thông
báo đến người thụ hưởng. Bên cạnh đó, ngân hàng khi tiếp nhận hoặc kiểm tra và chuyển chứng

10
Tiểu luận: Thông lệ trong kinh doanh quốc tế

từ cũng không có trách nhiệm trả tiền hoặc chiết khấu chừng từ cũng như cam kết thực hiện
chúng.
Ngay khi ngân hàng phát hành chỉ định ngân hàng chấp nhận hối phiếu hoặc thực hiện cam
kết trả tiền sau, ngân hàng có quyền trả tiền trước hoặc mua lại hối phiếu đó hoặc thực hiện cam
kết trả tiền sau.
Vì vậy, nên chỉ định ngân hàng có uy tín, trình độ nghiệp vụ thanh toán quốc tế cao để đảm
báo an toàn thanh toán cho người thụ hưởng.

 Ngân hàng thông báo


Ngân hàng thông báo không phải ngân hàng xác nhận thì chỉ thông báo L/C và bất kỳ tu
chỉnh nào của nó (đã được xác nhận tính chân thật) mà không phải cam kết về thanh toán hay
chiết khấu chứng từ.
Ngân hàng thông báo có thể sử dụng dịch vụ của ngân hàng thông báo khác (“ngân hàng
thông báo thứ hai”) và sử dụng cho tất cả thông báo và tu chỉnh của L/C đó.
Nếu ngân hàng thông báo từ chối thông báo thì phải báo ngay cho ngân hàng sẽ nhận những
thông tin ấy.
Khi không khẳng định được tính chân thật bề ngoài của L/C thi ngân hàng thông báo phải
báo ngay cho các bên liên quan.

 Mộ ố quy định há về hông báo L/ và u hỉnh L/C


Một L/C chỉ được tu chỉnh hoặc hủy bỏ khi có sự chấp thuận của ngân hàng phát hành, ngân
hàng xác nhận (nếu có) và của người thụ hưởng. Sự tu chỉnh phải được thực hiện qua ngân hàng.
Ai đề nghị tu chỉnh thì người đó trả phí tu chỉnh. Tu chỉnh chỉ được thực hiện khi thời hạn có
hiệu lực của L/C còn, và có sự chấp thuận của người bán (người mua) trong các điều kiện cụ thể
khác nhau.
Ngân hàng phát hành bị ràng buộc bởi tu chỉnh của mình tại thời điểm họ phát hành chúng.
Ngân hàng xác nhận cũng bị ràng buộc khi xác nhận chúng tại thời điểm họ thông báo tu chỉnh
đó, nhưng họ cũng có thể không xác nhận chúng và phải thông báo cho ngân hàng phát hành và
người thụ hưởng biết.
Các tu chỉnh được chấp nhận khi người thụ hưởng thông báo sự chấp nhận hoặc khi chứng từ
được xuất trình phù hợp với tu chỉnh (một phần hoặc toàn bộ).
Ngân hàng thông báo tu chỉnh phải thông báo cho ngân hàng nơi mà từ đó mình nhận được tu
chỉnh về bất cứ sự chấp nhận hay từ chối nào của mình. Việc chấp nhận một phần tu chỉnh là
không hợp lệ. Tu chỉnh có hiệu lực khi ngân hàng phát hanh phát hành ra tu chỉnh đó. Việc quy
định cụ thể thời gian chấp nhận tu chỉnh được coi là bất hợp lệ.
Một chỉ thị bằng điện của một thư tín dụng hoặc tu chỉnh sẽ được xem xét như chỉ thị thực
hiện và bất cứ thư xác nhận gửi sau nào cũng không được xem xét.
Một thông báo sơ bộ về việc phát hành thư tín dụng hoặc tu chỉnh (thông báo trước) chỉ được
gửi đi khi ngân hàng phát hành đã chuẩn bị phát hành văn bản thực hiện thư tín dụng hoặc tu
chỉnh.

11
UCP600 – DC và ISBP 745

c) á loại hứng ừ liên quan:

 hứng ừ bản chính và bản ao


Chứng từ được xem là bản chính trong các trường hợp:
- Có chữ ký sống, ký hiệu gốc, đóng dấu sống hoặc ghi nhãn hiệu của người lập chứng từ.
- Được người lập chứng từ viết tay, đánh máy, đục lỗ hoặc đóng dấu.
- Được ghi rõ là bản chính
- Phải xuất trình ít nhất một bản chính với mỗi chứng từ, khi có quy định xuất trình bản sao
thì thay bằng bản chính được chấp nhận. khi có các thuật ngữ “in duplicate”(hai bản giống như
nhau), “in two fold” (gấp hai lần), “in two copies” (làm hai bản) thì xuất trình một bản gốc và ít
nhất một bản sao.

 Hóa đơn hương mại


Hóa đơn thương mại do người thụ hưởng phát hành, được lập ra cho người yêu cầu mở L/C
và người lập chỉ kí tên ở cuối khi nó được quy định trong L/C. Đồng tiền trong hóa đơn thương
mại giống trong L/C.
Vì thế khi kiểm tra hóa đơn thương mại, Ngân hàng cần phải kiểm tra người lập có phải là
người thụ hưởng được quy định trong L/C hay không và kiểm tra các yếu tố liên quan như tên
công ty, địa chỉ, số điện thoại, số fax…
Ngân hàng có thể chấp nhận một hóa đơn thương mại được lập cho một số tiền vượt quá số
tiền L/C cho phép, và quyết định này sẽ ràng buộc tất cả các bên, miễn là ngân hàng thấy hợp lý.
Việc mô tả hàng hóa, dịch vụ hoặc thực hiện trong hóa đơn thương mại phải phù hợp với mô
tả hàng hóa trong tín dụng. Để tránh sai sót ở mục này, đơn vị xuất khẩu nên ghi lại “nguyên xi”
nội dung mô tả hàng hóa của L/C vào Hóa đơnChứng từ vận tải đa phương thức
Chứng từ vận tải đa phương thức phải ghi rõ tên người chuyên chở và chữ ký xác nhận, nơi
đi, nơi đến, thông tin về hàng hóa (quy định cụ thể tại điều 19a, UCP 600). trong đó, có một số
lưu ý là: ngày phát hành chứng từ đucợ xem là ngày gửi hàng đi hoặc tương đương như vậy,
chứng từ này không ghi rằng nó tuân thủ theo hợp đồng thuê tàu chuyến.
Một chứng từ vận tải ghi là “hàng hóa sẽ hoặc có thể được chuyển tải” dùng chung một vận
đơn cho toàn bộ hành trình và được chấp nhận thực hiện trong mọi trường hợp.

 hứng hư vận ải biển hông hương lượng đượ


Chứng thư vận tải biển không thương lượng được có các quy định giống với chứng từ vận tải
đa phương thức.
Một chứng thư vận tải ghi là “hàng hóa sẽ hoặc có thể được chuyển tải” vẫn được chấp nhận
ngay cả khi L/C cấm chuyển tải, nếu hàng hóa được giao bằng container, xe moóc hoặc xà-lan
LASH đã ghi trên chứng thư. Các quy định của chứng thư có ghi là người chuyên chở có quyền
chuyển tải ko được xem xét.

 Vận đơn đường biển


Vận đơn đường biển có các quy định giống với chứng thư vận tải biển không thương lượng

12
Tiểu luận: Thông lệ trong kinh doanh quốc tế

được.

 Vận đơn heo hợp đồng huê àu


Vân đơn theo hợp đồng thuê tàu được ký bởi thuyền trưởng hoặc người chủ tàu hoặc người
thuê tàu (hay đại lý đích danh đại diện cho một trong số những người đó), ghi rõ thông tin về
hàng hóa, ngày phát hành vận đơn, giao hàng từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng theo quy định
của L/C. các điều còn lại tương tự như các chứng từ nêu bên trên.

 Vận đơn đường hàng hông


Vận đơn đường biển có các quy định giống với chứng thư vận tải biển không thương lượng
được.

 hứng ừ vận ải đường bộ, đường ắ hoặ đường ông


Chứng từ vận tải đường bộ, đường sắt hoặc đường sông có các quy định giống với chứng thư
vận tải biển không thương lượng được.

 Biên nhận ủa người huyển phá hàng, biên nhận ủa bưu điện hoặ giấy
hứng nhận đã g i bưu điện
Biên nhận của người chuyển phát hàng phải ghi rõ tên công ty dịch vụ chuyển phát hàng (có
đóng dấu), ngày nhận hàng, quy định về phí chuyển phát hàng và phí đó không phải tính cho
người nhận hàng, và ngày giao hàng là ngày tại nơi mà L/C quy định hàn hóa phải được giao.

 “Trên boong”, “ gười g i hàng xếp và đếm”, “ gười g i hàng ê hai gồm
ó” và hi phí ph hêm vào ướ phí.
Chứng từ vận tải không được quy định là hàng hóa phải hoặc sẽ được xếp lên trên boong.
Chứng từ vận tải có điều khoản ghi “Người gửi hàng xếp và đếm” và “Người gửi hàng kê khai
gồm có” là có thể chấp nhận. Một chứng từ vận tải có thể bằng cách đóng dấu hoặc bằng cách
khác, chỉ ra các chi phí phụ thêm vào cước phí.

 hứng ừ vận ải hoàn hảo


Ngân hàng sẽ chỉ chấp nhận chứng từ vận tải hoàn hảo( chứng từ mà trên đó không có điều
khoản hoặc ghi chú nào tuyên bố một cách rõ ràng về tình trạng khuyết tật của hàng hóa hoặc
bao bì). Chữ hoàn hảo” hoàn hảo” không nhất thiết phải xuất hiện trên chứng từ vận tải

 hứng ừ bảo hiểm và giá rị đượ bảo hiểm


Chứng từ bảo hiểm(như đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm, hoặc tờ khai theo hợp
đồng bảo hiểm) phải thể hiện là do một công ty bảo hiểm, người bảo hiểm hoặc đại lý hoặc
người được ủy quyền của họ ký và phát hành. Chữ ký của đại lý hoặc của người được ủy quyền
phải chỉ rõ là đại lý hoặc người được ủy quyền đã ký thay hoặc là đại diện cho công ty bảo hiểm
hoặc người bảo hiểm. Tất cả bản gốc chứng từ bảo hiểm phải được xuất trình. Phiếu bảo hiểm
tạm thời sẽ không được chấp nhận. Đơn bảo hiểm được chấp nhận thay cho chứng nhận bảo
hiểm hoặc tờ khai theo hợp đồng bảo hiểm bao. Ngày của chứng từ bảo hiểm không được muộn
hơn ngày giao hàng, trừ khi trên chứng từ bảo hiểm thể hiện là bảo hiểm có hiệu lực từ một ngày

13
UCP600 – DC và ISBP 745

không chậm hơn ngày giao hàng. Chứng từ bảo hiểm phải ghi rõ số tiền bảo hiểm và cùng loại
tiền của L/C. Một yêu cầu của L/C đối với mức bảo hiểm là theo tỷ lệ phần trăm của giá trị hàng
hóa, của trị giá hóa đơn hoặc tương tự sẽ được coi là số tiền được bảo hiểm tối thiểu. Nếu không
có quy định trong L/C về mức bảo hiểm, thì số tiền bảo hiểm ít nhất phải bằng 110% của giá CIF
hoặc CIP của hàng hóa. Khi trị giá CIF hoặc CIP không thể xác định được từ chứng từ, thì số
tiền bảo hiểm phải được tính toán dựa trên cơ sở của số tiền thanh toán hoặc chiết khấu hoặc
tổng giá trị hàng hóa ghi trên hóa đơn, tùy theo số tiền nào lớn hơn. Chứng từ bảo hiểm phải ghi
rõ rủi ro được bảo hiểm. L/C phải quy định loại bảo hiểm được yêu cầu và những rủi ro phụ
được bảo hiểm, nếu có. Một chứng từ bảo hiểm không đề cập đến các rủi ro không được bảo
hiểm cũng sẽ được chấp nhận nếu như L/C dùng những từ không rõ ràng như “rủi ro thông
thường” hoặc “rủi ro tập quán”. Nếu L/C yêu cầu bảo hiểm “mọi rủi ro” và một chứng từ bảo
hiểm được xuất trình có điều khoản hoặc ghi chú “mọi rủi ro”, dù có hay không tiêu đề “mọi rủi
ro”, thì chứng từ bảo hiểm vẫn được chấp nhận mà không cần phải xem một số rủi ro nào đó có
bị loại trừ hay không. Chứng từ bảo hiểm có thể dẫn chiếu bất cứ điều khoản loại trừ nào. Chứng
từ bảo hiểm có thể quy định việc bảo hiểm phụ thuộc vào mức miễn bồi thường (có trừ hoặc
không trừ).

d) á điều hoản liên quan đến hứng ừ.

 Tiêu huẩn về iểm ra hứng ừ (điều 14):


Các ngân hàng tham gia vào việc kiểm tra chứng từ:
 Ngân hàng được chỉ định
 Ngân hàng xác nhận (nếu có)
 Ngân hàng phát hành
Ở Việt Nam,thường là ngân hàng phát hành tiến hành việc này.
Ngân hàng thanh toán dựa váo kết quả xem xét bề mặt của các chứng từ xuất trình (phù hợp
với thư tín dụng, tu chỉnh)
Các ngân hàng có tối đa năm ngày làm việc tính từ ngay sau ngày xuất trình để khẳng định
xem xét việc chứng từ có phù hợp.
Nội dung của chứng từ không cần giống y như nhau nhưng không được mâu thuẫn với nội
dung trong chứng từ đó, trong bất cứ chứng từ được quy định nào khác hoặc trong L/C.
Chứng từ được xuất trình nhưng thư tín dụng không yêu cầu xuất trình vẫn sẽ được xem xét
và có thể trả lại cho người xuất trình.
Nếu thư tín dụng có điều khoản không quy định chứng từ phải thể hiện phù hợp với nội dung
của điều khoản đó thì các ngân hàng sẽ hiểu không có quy định gì ở điều khoản đó và không xem
xét đến chứng từ đó. Chứng từ có thể được ghi ngày trước ngày phát hành nhưng không được ghi
ngày trễ hơn ngày xuất trình chứng từ.
Địa chỉ của người thụ hưởng, người xin mở thư tín xem cụ thể ở điều 14 UCP 600
Người giao hàng, gửi hàng được ghi trên chứng từ không cần phải là người thụ hưởng.
Chứng từ vận tải không nhất thiết phải phát hành bởi người chuyên chở, chủ hàng, thuyền trưởng
hay người thuê tàu.

 Xuấ rình hứng ừ phù hợp


Ngân hàng phát hành khẳng định việc xuất trình phù hợp thì phải thanh toán.
14
Tiểu luận: Thông lệ trong kinh doanh quốc tế

Ngân hàng xác nhận khẳng định việc xuất trình phù hợp thì phải thanh toán, chiết khấu
chứng từ, chuyển giao chứng từ đó cho ngân hàng phát hành.
Ngân hàng được chỉ định khẳng định việc xuất trình phù hợp và thanh toán, chiết khấu chứng
từ rồi thì phải chuyển giao chứng từ đó cho ngân hàng phát hành hay ngân hàng xác nhận.

 hứng ừ ó bấ hợp lệ, hấp nhận bấ hợp lệ và hông báo (điều 16):
Ngân hàng được chỉ định, ngân hàng xác nhận (nếu có), ngân hàng phát hành nếu xác định
việc xuất trình chứng từ là không phù hợp có thể từ chối thanh toán hoặc chiết khấu chứng
từ.Trong trường hợp này, ngân hàng phát hành có thể đơn phương thăm dò ý kiến người yêu cầu
mở thư tín dụng để thuyết phục họ chấp nhận các bất hợp lệ đó. Tuy nhiên thời gian phải theo
quy định của điều 14.
Ngân hàng được chỉ định (nếu có), ngân hàng phát hành khi từ chối thanh toán, chiết khấu
phải có văn bản thông báo riêng cho người xuất trình chứng từ, nêu rõ:
 Ngân hàng từ chối thanh toán, chiết khấu chứng từ
 Cụ thể từng bất hợp lệ
 Tình hình cụ thể của ngân hàng khi nắm giữ chứng từ.
Thông báo trên phải được thực hiện bằng điện hoặc các phương tiện nhanh chóng khác trong
thời gian 5 ngày làm việc tính từ ngay sau ngày làm việc của ngân hàng.
Ngân hàng nếu có thông báo trên thì có thể chuyển trả chứng từ cho người xuất. Nếu không
làm đúng các quy định nêu trên thì sẽ mất quyền khiếu nại về việc chứng từ đã được xuất trình
không phù hợp.
Khi ngân hàng phát hành từ chối thanh toán, ngân hàng xác nhận từ chối thanh toán, chiết
khấu và có thông báo theo quy định thì họ sau đó có quyền đòi được hoàn lại một khoản tiền
cộng với tiến lãi phát sinh từ bất cứ việc hoàn trả tiền nào đã được thực hiện.

 Thời gian xuấ rình hứng ừ


Ngân hàng không có nghĩa vụ nhận chứng từ ngoài giờ làm việc của mình.

 Gia hạn về ngay hế hạn hoặ ngày uối ùng để xuấ rình hứng ừ
Nếu ngày hết hiệu lực của L/C là ngày nghỉ của ngân hàng ngày hết hiệu lực sẽ được gia
hạn cho đến ngày làm việc tiếp theo ngân hàng đó.
Nếu chứng từ được xuất trình vào ngày làmviệc tiếp theo đầu tiên thì ngân hàng được chỉ
định phải cung cấp cho ngân hàng phát hành (hoặc ngân hàng xác nhận) một văn bản xác nhận
rằng chứng từ đã được xuất trình trong thời hạn cho phép gia hạn.
Ngày chậm nhất để giao hàng sẽ không được gia hạn theo quy định của mục 29a).

 Dung ai về ố iền, ố lượng và đơn giá rong L/ .


Các từ “about” (khoảng) hoặc “approximately” (ước chừng) Nói về số tiền hoặc số lượng ,
đơn giá được nêu trong L/C có thể sai số không quá 10% với số tiền, số lượng, đơn giá mà
những từ ấy nói đến.
Sai biệt hơn hoặc kém không quá 5% với số lượng hàng hóa thì được chấp nhận , miễn là
L/C không quy định số lượng được tính bằng đơn vị bao kiện hoặc riêng lẻ và tổng số tiền phải
trả không vượt quá số tiền L/C.

15
UCP600 – DC và ISBP 745

Ngay cả khi giao hàng từng phần không được phép, khoản sai biệt không quá 5% so với số
tiền của L/Ccũng được chấp nhận, miễn là số lượng giao đủ và đơn giá không giảm đi và không
áp dụng điều 30(b). Dung sai này không được áp dụng khi L/C đã quy định khoản sai biệt, số
lượng hàng hóa tính bằng đơn vị riêng lẻ và sử dụng các từ ở điều 30(a).

e) Giao hàng ừng ph n hoặ hanh oán ừng ph n.


Được phép Giao hàng từng phần hoặc thanh toán từng phần.
Chứng từ gồm: bộ chứng từ vận tải để chứng tỏ việc vận chuyển được thực hiện trên 1
phương iện và hành trình, miễn là ghi rõ ùng đến mộ nơi, thì sẽ không thì sẽ không được
xem là giao hàng từng ph n, ngay cả khi chứng từ có ngày khác nhau hoặc cảng bốc hàng, địa
điểm khác nhau. Ngày giao hàng cuối cùng được thể hiện trên bất kỳ bộ chứng từ vận tải nào thì
sẽ được xem là ngày giao hàng.
Chứng từ xuất trình bao gồm nhiều biên nhận (bưu điện, chuyển phát hàng) sẽ không được
coi là giao hàng từng phần nếu các biên nhận này thể hiện đã được đóng dấu hay ký tên bởi cùng
1 công ty dịch vụ vào cùng ngày và cùng nơi để đến cùng 1 địa điểm.
Chứng từ xuất trình gồm bộ chứng từ vận tải chứng tỏ được việc chuyên chở trên nhiều
phương tiện thì sẽ được xem là giao hàng từng phần, ngay cả khi các phương tiện vận tải khởi
hành cùng 1 ngày đến cùng 1 địa điểm.
Nếu thanh toán hay giao hàng thực hiện nhiều lần mà có một lần không thanh toán hoặc giao
hàng đúng thì L/C không còn giá trị đối với l n đó và á l n tiếp theo.

f) Miễn rá h

 Sự miễn rá h về hiệu lự hứng ừ.


Ngân hàng không phải chịu trách nhiệm về bất cứ chứng từ nào hoặc điều kiện trong
chứng từ, đông thời cũng không chịu trách nhiệm mọi thứ về hàng hóa và những hành vi của bất
kỳ người nào khác.

 Sự miễn rá h về huyển giao hồ ơ và dị h nghĩa.


Ngân hàng không chịu trách nhiệm về hậu quả phát sinh chậm trễ, thất lạc hoặc sai sót trong
quá trình chuyển giao.
Nếu ngân hàng được chỉ định khẳng định là chứng từ xuất trình phù hợp và chuyển nó cho
ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận, dù ngân hàng được chỉ định đã thanh toán hoặc
chiếu khấu thì cả 2 ngân hàng kia đều phải thanh toán hoặc chiếu khấu lại hoặc trả lại tiền cho
ngân hàng chỉ định, ngay cả khi chứng từ bị thất lạc.
Ngân hàng không có nghĩa vụ chịu trách nhiệm về sai sót trong việc dịch hoặc giải thích
thuật ngữ chuyên môn.
Phân tích: Giả sử doanh nghiệp yêu cầu dịch L/C nhưng ngân hàng từ chối => Ngân hàng có
quyền làm như vậy.

 Sự miễn rá h đối với hành động ủa mộ bên hỉ hị


Ngân hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng khác để chỉ thị của người yêu cầu mở L/C thì ngân
hàng làm việc đó với phí tổn và rủi ro do người yêu c u mở L/C chịu.

16
Tiểu luận: Thông lệ trong kinh doanh quốc tế

Ngân hàng phát hành và ngân hàng thông báo không chịu trách nhiệm nếu chỉ thị họ truyền
cho 1 ngân hàng khác không được thực hiện.
Ngân hàng nào chỉ thị ngân hàng khác thì phải tự chịu mọi hoa hồng, phí, giá và phí tổn phát
sinh do ngân hàng thực hiện chỉ thị đó. Nếu L/C quy định các phí do người thụ hưởng chịu và
chi phí không được trả sau thì ngân hàng phát hành phải thanh toán.
L/C chỉ được công nhận với điều kiện ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng thông báo thứ 2
có biên nhận về chi phí đó.
Người yêu cầu mở L/C sẽ bị ràng buộc và chịu mọi trách nhiệm do luật pháp và tập quán
nước ngoài quy định về việc đền bù cho ngân hàng nào đó.

g) Bấ hả háng
Ngân hàng không có nghĩa vụ pháp lí và chịu trách nhiệm về hậu quả phát sinh do hoạt động
kinh doanh bị bất ổn vì lí do nằm ngoài khả năng kiểm soát của mình. Nếu hoạt động trở lại thì
sẽ không thanh toán hoặc chiết khấu với L/C hết hiệu lực vào giữa lúc ngân hàng bị gián đoạn.

h) L/ ó hể huyển nhượng
Ngân hàng không có nghĩa vụ chuyển nhượng L/C trừ khi ngân hàng này đồng ý rõ ràng về
mức độ và phương thức chuyển nhượng
Thư này phải ghi rõ “ có thể chuyển nhượng”. Có thể chuyển 1 phần hay toàn bộ giá trị cho
người thụ hưởng khác ( thứ 2) theo yêu cầu người thụ hưởng (thứ 1). Ngân hàng chuyển nhượng
là ngân hàng được chỉ định để chuyển nhượng L/C, hoặc được ngân hàng phát hành ủy quyền để
chuyển nhượng. Ngân hàng phát hành cũng có thể là NH chuyển nhượng.
Tất cả chi phí do người thụ hưởng thứ 1 chịu trừ khi có thỏa thuận.
L/C có thể chuyển nhượng 1 phần cho người thứ 2 miễn là cho phép giao hàng từng phần và
trị giá không vượt quá tổng trị giá L/C. Thư đã chuyển nhượng thì không thể chuyển cho bất kỳ
người tiếp theo nào theo yêu cầu người thứ 2. Người thứ 1 không được coi là người thụ hưởng
tiếp theo.
Bất kỳ yêu cầu nào về việc tu chỉnh cũng phải thông báo cho người thụ hưởng thứ 2.
Nếu L/C được chuyển đến nhiều người thụ hưởng thứ 2 thì một hoặc nhiều người từ chối tu
chỉnh cũng không làm mất hiệu lực L/C. Đối với bất kỳ người nào từ chối thì đã tu chỉnh cũng
coi là chưa tu chỉnh.
L/C chuyển nhượng phải phản ánh chính xác ngoại trừ: số tiền, đơn giá, ngày hết hạn, thời
hạn xuất trình, ngày muộn nhất giao hàng. Có thể giảm hoặc cắt bớt bất kì điều nào. Tỉ lệ giá trị
bảo hiểm có thể tăng để đạt giá trị của L/C, tên người thụ hưởng thứ nhất có thể thay thế cho
người mở L/C.
Người thụ hưởng thứ nhất có quyền thay thế hóa đơn hối phiếu người thứ 2, nếu thay người
thứ 1 có thể thu được khoản chênh lệch nếu có giữa hóa đơn mình với hóa đơn người thứ 2.
Nếu người thụ hưởng thứ 1 xuất trình trong lần đầu tiên, hóa đơn bất hợp lệ mà bất hợp lệ
này không nằm trong chứng từ của người thụ hưởng thứ 2 và người thụ hưởng thứ 1 không sửa
thì ngân hàng chuyển nhượng xuất trình cho ngân hàng phát hành chứng từ đã nhận từ người thụ
hưởng thứ 2 mà không chịu trách nhiệm gì với người thứ nhất.
Người thụ hưởng thứ nhất có quyền tiến hành việc thah toán hoặc chiếu khấu với người thụ
hưởng thứ 2 nếu đến ngày và tính cả ngày hết hiệu lực.

17
UCP600 – DC và ISBP 745

Việc xuất trình cho ngân hàng chuyển nhượng phải được thực hiện bởi hoặc thay mặt người
thụ hưởng thứ 2.

i) huyển nhượng iền hu đượ


Thư chuyển nhượng không được ghi là “có thể chuyển nhượng” không làm ảnh hưởng đến
quyền người thụ hưởng được chuyển nhượng mọi khoản tiền mà mình nhận được nếu phù hợp
với luật quy định áp dụng. Điều này chỉ liên quan đến chuyển nhượng khoản tiền hu được và
hông liên quan đến việc chuyển nhượng quyền thực hiện L/C.

V. h ng h n hiế hi d ng :
- in nhắc lại rằng UCP không phải là luật pháp quốc tế vì vậy nó không mang tính chất bắt
buộc các bên trong hợp đồng ngoại thương phải áp dụng. Việt Nam đã công nhận và tuyên bố áp
dụng, nếu áp dụng thì dẫn chiếu đến UCP trong thư tín dụng của mình.
- Hiện nay là UCP No 600, nhưng không có nghĩa là các UCP trước đó hết hiệu lực, các bên
có quyền sử dụng bất cứ UCP nào nếu muốn dẫn chiếu nó vào thư tín dụng.
- Các bên không có nghĩa vụ phải thực hiện đúng từng điều quy định của UCP, nếu thỏa
thuận thống nhất có quy định khác so với nội dung một số điều trong UCP thì ghi rõ quyết định
đó trong L/C để ràng buộc trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên.
- UCP bản gốc bằng tiếng Anh do Phòng Thương mại quốc tế ICC phát hành mới có giá trị
dẫn chiếu và tranh chấp, các loại bảng dịch sang các thứ tiếng chỉ có giá trị tham khảo.
- UCP chỉ áp dụng trong thanh toán quốc tế, không áp dụng trong thanh toán nội địa.
- UCP không phải là văn bản duy nhất điều tiết thanh toán tín dụng chứng từ. ột số văn bản
sau đây vẫn có giá trị điều tiết các hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ:
+ ISP 98 uy tắc thực hành thư tín dụng dự phòng uốc tế 98.
+ eUCP Phụ lục của UCP về xuất trình chứng từ điện tử.
+ ISBP Tập quán ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế áp dụng cho việc kiểm tra chứng từ
trong phương thức tín dụng chứng từ.

VI. Sự hay đổi ủa 600 o với 500


1) L do ó ự hự hiện hay đổi 500 hành 600

Thứ nhất: Sự thay đổi mạnh mẽ của hoạt động kinh doanh quốc tế trên toàn cầu theo hướng: tốc
độ phát triển nhanh; các công cụ giao dịch ngày càng hiện đại; ngân hang ngày càng tham gia sâu rộng
hơn vào quá trình thanh toán quốc tế của doanh nghiệp… Tóm lại môi trường kinh doanh thay đổi dẫn
tới sự hoàn thiện về cơ chế thanh toán, trong đó có thanh toán tính dung chứng từ.
Thứ hai: theo thông lệ bình quân 10 năm UCP được sửa đổi nội dung một lần.
Thứ ba: ngay khi UCP500 được đưa vào ứng dụng đã có nhiều điều khoản áp dụng gây lúng túng
cho nhân viên ngân hàng khi phục vụ thanh toán L/C, gây tranh cãi giữa ngân hàng và doanh nghiệp
xuất khẩu, nhập khẩu. Theo thống kê của ICC có 7 điều khoản sau đây gây tranh cãi và thắc mắc nhiều
nhất:
- Điều khoản 9 – Trách nhiệm pháp lý của ngân hàng phát hành và ngân hàng xác nhận.

18
Tiểu luận: Thông lệ trong kinh doanh quốc tế

- Điều khoản 13 – Tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ.


- Điều khoản 14 – Chứng từ có bất hợp lệ và thông báo.
- Điều khoản 23 – Vận đơn đường biển.
- Điều khoảng 37 – Hoá đơn thương mại.
- Điều khoản 48 – Thư tín dụng có thể chuyển nhượng.
Cụ thể thứ tự các điều khoản UCP500 bị thắc mắc nhiều nhất được Ban soạn thảo của Phòng
Thương ại Quốc Tế thống kê thể hiện qua bảng sau:

Số lượng các
Điều khoản Tỷ lệ (%)
vấn đề thắc mắc
14 60 13.39
23 47 10.49
13 43 9.60
48 31 6.92
21 29 6.47
37 26 5.80
9 26 5.80
Các điều
186 41.52
khoản khác
Tổng 49 điều khoản
448 100
của UCP500

2) Thay đổi bố o với 500

Về bố cục, UCP 500 có 49 điều chia làm 7 vấn đề chính, được đánh thứ tự từ A đến G như sau:
A. Những quy định chung và định nghĩa (Điều 1-5)
B. Hình thức và thông báo tín dụng (Điều 6-12)
C. Nghĩa vụ và trách nhiệm (Điều 13-19)
D. Chứng từ (Điều 20-38)
E. Các điều quy định khác (Điều 39-47)
F. Tín dụng và chuyển nhượng (Điều 48)
G. Nhượng tiền thu được (Điều 49)
Đứng trên cương vị doanh nghiệp xuất khẩu, UCP 500 được đánh giá là tương đối khó hiểu về
mặt ngôn từ và phức tạp về mặt quy trình. Một lý do chính là việc chia thành từng nhóm điều khoản
như thế không bao quát được nội dung cần điều chỉnh. Một số điều khoản có thể được sắp xếp vào
nhóm này nhưng lại cũng có thể sắp xếp được vào nhóm khác. Một số nội dung ở điều này bị lặp lại ở
điều khác. Từ những bất cập đó, UCP đã được chỉnh sửa lại không chia theo nhóm điều khoản theo

19
UCP600 – DC và ISBP 745

tính chất tín dụng nghiệp vụ chứng từ mà được bố trí đơn giãn, dễ hiểu, tóm gọn thành 39 điều lần lượt
điều chỉnh các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm tra bộ chứng từ có thể được cấu trúc như sau:
A. Nhóm điều khoản chung (Điều 1-6 )
B. Nhóm điều khoản về trách nhiệm và nghĩa vụ các bên tham gia phương thức thanh toán tín dụng
chứng từ (Điều 7-13)
C. Nhóm điều khoản quy định về chứng từ và các tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ của ngân hàng (Điều
14-28)
D. Các điều khoản khác (Điều 29-39)
UCP là bộ tập quán lâu đời và được coi là thành công nhất trong lịch sử tập quán quốc tế nhưng cho
đến bản số 600 mới sửa đổi theo cấu trúc điển hình của một nguồn luật pháp lý quốc tế thông thường
(luật quốc gia, điều ước quốc tế…) nên các bên tham gia, dù ở bất cứ quốc gia nào đều cảm thấy gần
gũi và dễ tiếp cận.

3) Sự hay đổi về nội dung:

Thay đổi về nội dung bằng việ lượ bỏ và bổ ung hêm mộ ố điều hoản.
UCP 600 đã tinh giản từ 49 điều xuống còn 39 điều, trong đó, có các điều khoản được hợp nhất
trong số các điều liên quan tới nghiệp vụ chuyên môn lại để tránh sự rườm rà, khó hiểu. Cũng có
những điều khoản mới được bổ sung điển hình như là các thuật ngữ chuyên môn, các điều khoản giải
thích giúp cho quá trình nghiên cứu bộ tập quán được dễ dàng hơn, chuyên nghiệp hơn.

a) h ng điều hoản mới đượ bổ ung trong UCP 600


Một khác biệt lớn của UCP 600 so với các phiên bản trước đó, UCP 600 đưa ra các định nghĩa
chính thức, đánh dấu một bước phát triển mới với những nhà nghiên cứu luật học UCP.
- Điều 2: UCP 600 đưa ra 14 định nghĩa bao gồm 7 định nghĩa về chủ thể tham gia phương thức
thanh toán tín dụng chứng từ ( Ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo, ngân hàng xác nhận, ngân
hàng được chỉ định, người yêu cầu mở L/C, người thụ hưởng, người xuất trình ) và 7 định nghĩa về
khách thể (ngày làm việc ngân hàng, xuất trình phù hợp, xác nhận, tín dụng, thanh toán, thương lượng
thanh toán, xuất trình)
- Điều 3: Giải thích
* Nơi áp dụng
* Các từ dưới dạng số ít cũng có nghĩa là số nhiều và các từ ở dạng số nhiều bao gồm cả số ít.
* Một tín dụng là không thể huỷ bỏ cho dù không quy định điều đó.
* Các loại chữ ký.
* Các chi nhánh ngân hàng ở những nước khác nhau.
* Giải thích về cụm từ như “hạng nhất, chính thức”v.v…
* Việc dụng các từ ngữ “từ”, “sau” (“from”, after) khi xác định ngày đáo hạn.
* Giải thích các từ ngữ “vào hoặc vào khoảng”.
- Điều 15: Xuất trình phù hợp

20
Tiểu luận: Thông lệ trong kinh doanh quốc tế

* Ngân hàng phát hành phải thanh toán nếu việc xuất trình là phù hợp.
* Ngân hàng xác nhận phải thanh toán hoặc thương lượng và chuyển chứng từ tới cho ngân hàng
phát hành.
* Khi một ngân hàng chỉ định quyết định việc xuất trình là phù hợp và thanh toán hoặc thương
lượng thanh toán, thì nó phải chuyển giao các chứng từ đến ngân hàng xác nhận hoặc ngân hàng phát
hành.

600 đã inh giản đi mộ ố điều hoản ũ ủa P 500


Một số điều khoản cũ của UCP 500 bị lược bỏ nhưng nội dung của chúng không mất đi mà được
bổ sung ở các điều khoản khác của UCP 600. Những điều khoản cũ bị lược bỏ đó là:
- Điều 5: Các chỉ thị phát hành/ sửa đổi tín dụng
Trừ nội dung điều 5(a)(i) được giữ lại đưa vào UCP 600 còn lại các nội dung khác được
lược bỏ do thực tiễn ngân hàng ngày càng phát triển và tạo được sự tín nhiệm cao nên không
cần thiết phải có bất cứ điều khoản nào quy định tín dụng phải chính xác
- Điều 6: Tín dụng huỷ ngang/ tín dụng không huỷ ngang
Thư tín dụng huỷ ngang không được đưa vào nội dung của UCP 600, do những bất cập
trong quá trình thanh toán bằng thư tín dụng huỷ ngang nên thực tế ngày nay thư tín dụng này
đã gần như không còn được sử dụng. Do đó, việc lược bỏ nội dung này đã được nhóm soạn
thảo đưa ra ngay khi bắt đầu quá trình sửa đổi.
- Điều 8: Sự huỷ ngang tín dụng
UCP 600 chỉ điều chỉnh thư tín dụng không thể huỷ ngang “dù cho được mô tả hoặc đặt
tên như thế nào, là không thể huỷ bỏ” (Điều 2 UCP 600). Vì thế, nếu một ngân hàng muốn
phát hành một thư tín dụng có thể huỷ ngang thì ngân hàng cần phải đưa toàn bộ các điều
khoản về huỷ ngang vào thư tín dụng, hoặc tốt hơn hết nên phát hành thư tín dụng được điều
chỉnh theo UCP 500.
- Điều 12: Các chỉ thị không hoàn chỉnh, không rõ ràng
Cũng giống như điều 5, điều 12 “các chỉ thị không đầy đủ hoặc không rõ ràng” được loại bỏ
bởi nghiệp vụ ngân hàng ngày càng tốt lên do xu hướng phát triển kinh tế và công nghệ
thông tin toàn cầu nên việc điều chỉnh “thông báo, xác nhận, sửa đổi” chỉ thị rõ ràng và đầy
đủ đã trở nên không cần thiết.
- Điều 30: Chứng từ vận tải do người giao nhận phát hành
“Chứng từ vận tải có thể do bất cứ bên nào khác không phải là người chuyên chở, chủ tầu,
thuyền trưởng hoặc người thuê tầu phát hành” (Điều 14i UCP 600) đã quy định lại rõ ràng
hơn nội dung điều 30 UCP500 bằng việc thể hiện người chuyên chở vẫn có thể phát hành
chứng từ vận tải nhưng với tư cách là người chuyên chở hoặc đại lý người chuyên chở.
Điều này sẽ khắc phục được những sai sót trong trường hợp người giao nhận phát hành
đơn giao hàng (cargo delivery order) nhưng theo chứng từ vận tải liên hợp (thường được
gọi là House Bill of Lading), không phải với tư cách người chuyên chở mà là một đại diện
chung cho cả hai bên người chuyên chở và người gửi hàng.

21
UCP600 – DC và ISBP 745

Do đó, một thực tế là điều 30 UCP500 đã trở nên không cần thiết khi nội dung đã được
quy định lại rõ ràng ở điều khoản nêu trên và ở các điều khoản khác liên quan tới chứng từ
vận tải khác. Việc loại bỏ nó thực tế không gây ảnh hưởng đến quyết định của các ngân hàng
khi nhận được một chứng từ vận tải do người giao nhận phát hành mà chỉ tạo ra một tâm lý
không đồng thuận đối với chứng từ vận tải do người giao nhận phát hành khiến cho các
thanh toán viên gặp khó khăn trong việc kiểm tra và quyết định bộ chứng từ có phù hợp hay
không.
- Điều 33: Các chứng từ vận tải với cước vận tải sẽ trả/ đã trả
- Điều 36: Bảo hiểm toàn bộ rủi ro
- Điều 38: Các chứng từ khác

b) Tá h hoặ á nhập á điều hoản ũ.


Một số điều của UCP 500 đã được tách hoặc sát nhập lại thành các điều khoản mới của UCP 600.
Cụ thể như sau:

 á điều hoản đượ á h ra:


- Trách nhiệm của ngân hàng phát hành và xác nhận (Điều 9 UCP 500)  Cam kết của ngân hàng
phát hành và Cam kết của ngân hàng xác nhận (Điều 7 UCP 600)
- Chứng từ vận tải hàng không (Điều 27 UCP500) Chứng từ vận tải hàng không (Điều 23 UCP600)
- Chứng từ vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ (Điều 27 UCP500) Chứng từ vận tải đường
bộ, đường sắt, đường sông (Điều 24 UCP600)

 á điều hoản đượ áp nhập:


- Tiêu chuẩn cho kiểm tra chứng từ (Điều 13) và Các chứng từ không phù hợp và thông báo
(Điều 14) của UCP500 Tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ (Điều 14 UCP600)
Dưới đây là bảng tóm tắt sự hay đổi nổi bật của UCP600 so với UCP500:

22
Tiểu luận: Thông lệ trong kinh doanh quốc tế

23
UCP600 – DC và ISBP 745

VII. TÌ H HÌ H Á DỤ G 600 TẠI HTM Ở VIỆT AM


1) h ng yêu u đặ ra đối với việ áp d ng 600 ại á HTM Việ am
a) Đối với nghiệp v L/ nhập hẩu
o Ngân hàng thương mại Việt Nam với vai trò là ngân hàng phát hành
- Thay đổi quy trình nghiệp vụ thanh toán: Rà soát lại quy trình để tinh giản những thao
tác và thủ tục hồ sơ, văn bản không cần thiết. Phân chia rõ ràng từng bước thực hiện cụ thể cho
từng khoảng thời gian tương ứng đồng thời đẩy nhanh tốc độ giao dịch để đáp ứng thoả mãn nhu
cầu khách hàng nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác của việc kiểm tra.
- Yêu cầu trước mắt: Bổ sung thêm nguồn nhân lực cho phòng thanh toán quốc tế.
- Yêu cầu lâu dài: Ngân hàng cần phân rạch L/C thanh toán để chủ động nguồn tiền thanh
toán và nguồn ngoại tệ. Hiện nay, có hai loại L/C phổ biến là L/C hình thành từ vốn vay và ký
quỹ 100% và L/C hình thành từ vốn tự có và mức ký quỹ dưới 100%. Đối với hình thức thứ
nhất, cần nâng cao chất lượng phục vụ và chuyên môn hoá nghiệp vụ và thủ tục để nhanh chóng
giải ngân cho doanh nghiệp, còn đối với hình thức thứ hai đòi hỏi ngân hàng phải bám sát theo
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để đảm bảo an toàn nguồn vốn cho vay. Ngoài ra, các
ngân hàng cũng cần phải theo chiều hướng hoạt động xuất nhập khẩu trên thị trường để chủ
động nguồn ngoại tệ, tránh trường hợp thiếu hụt ngoại tệ thanh toán. Ngân hàng cũng nên xây
dựng hệ thống quản lý rủi ro liên ngân hàng trên toàn thể giới, đặc biệt là xây dựng mối quan hệ
hợp tác lâu dài và tín nhiệm với các ngân hàng tại 175 nước đã áp dụng UCP làm nguồn luật

24
Tiểu luận: Thông lệ trong kinh doanh quốc tế

điều chỉnh thư tín dụng chứng từ. Đồng thời thông qua ngân hàng đại lý của mình ở các nước
phải tìm hiểu kỹ bên xuất khẩu để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng của mình.
o Ngân hàng thương mại Việt nam với vai trò là NH xác nhận hoặc bảo lãnh thanh toán
thư tín dụng.
UCP600 quy định rằng: Trong trường hợp bộ chứng từ giả mạo, rủi ro vẫn chuyển từ ngân
hàng chiết khấu sang ngân hàng xác nhận. Do vậy, trách nhiệm của ngân hàng xác nhận cũng
tương tự như ngân hàng phát hành.

b) Đối với nghiệp v L/ xuấ hẩu


o Ngân hàng thương mại với vai trò là ngân hàng thông báo
ột điểm mới của UCP600 có ảnh hưởng nhất tới ngân hàng thông báo là UCP600 đã
nâng cao trách nhiệm của ngân hàng thông báo, theo đó, không chỉ thoả mãn tính chân thật bề
ngoài của tín dụng mà còn phải phản ánh chính xác các điều kiện và điều khoản của tín dụng đã
nhận. Điều đó có nghĩa ngân hàng thông báo cần có các phương án để cải tiến nghiệp vụ phù
hợp với yêu cầu đưa ra:
- Yêu cầu về ứng dụng và phổ biến công nghệ:
Đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ ngân hàng, hiệp hội viễn thông tài chính toàn cầu (Society for
Worldwide Interbank Financial Telecommunication - SWIFT) ra đời vào tháng 5/1973 nhằm
hỗ trợ các ngân hàng thành viên một chương trình riêng trên mạng SWIFT, theo đó L/C được
phát hành dưới dạng mẫu điện T700 hoặc T701 và được mã hoá tự động và xác thực bằng
Swift key. Hiện nay, các ngân hàng đã đưa vào ứng dụng công nghệ này, do đó, tạo điều kiện
cho việc kiểm tra tính chân thật bề ngoài và phản ánh chính xác các điều khoản của thư tín dụng
trở nên chính xác và đơn giản hơn. Các trường thể hiện trên mạng SWIFT cung cấp đầy đủ
thông tin đầy đủ đáp ứng yêu cầu xác định tính chân thực bề ngoài như thông tin về ngân hàng
phát hành, ngân hàng thông báo thứ nhất, mã khoá tự động…Tuy nhiên, việc phát hành bằng
hình thức này chưa được ứng dụng tuyệt đối, vẫn còn tồn tại nhiều L/C phát hành bằng thư nên
ngân hàng thông báo ngoài việc thúc đẩy việc sử dụng triệt trên toàn hệ thống ngân hàng thì
đồng thời cũng phải chú ý khi nhận được L/C phát hành bằng thư, đặc biệt nêu mã khoá không
đúng phải yêu cầu trực tiếp ngân hàng phát hành cung cấp mã khoá chính xác để phòng ngừa
L/C giả tạo.
- Yêu cầu về mở rộng quan hệ: Ngân hàng thông báo cũng như ngân hàng phát hành, phải mở
rộng và duy trì tốt mối quan hệ với các ngân hàng đại lý trên thế giới để thông giao nhanh chóng
và an toàn thư tín dụng.
o Ngân hàng thương mại Việt nam với vai trò là ngân hàng thương lượng thanh toán
UCP 600 cho phép NHĐCĐ có thể chiết khấu (trả trước) cam kết trả chậm của chính mình
và NHPH có nghĩa vụ phải hoàn trả tiền cho NHĐCĐ khi cam kết trả chậm đáo hạn và cam kết
của NHPH về việc hoàn trả cho NHĐCĐ độc lập với cam kết của NHPH đối với người thụ
hưởng. ặc dù về mặt lý thuyết, người hưởng lợi không có cơ hội nhận được tiền với loại L/C
trả ngay. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy nhiều ngân hàng, mặc dù không được uỷ quyền, vẫn
sẵn sang chiết khấu chứng từ phù hợp xuất trình theo L/C trả ngay, đặc biệt đối với những L/C

25
UCP600 – DC và ISBP 745

được phát hành bởi những ngân hàng có uy tín trong thanh toán quốc tế. Về mặt pháp lý, nếu
ngân hàng thương lượng thanh toán đồng ý chiết khấu L/C trả ngay thì khả năng gặp rủi ro rất
lớn, đó là không thể nhân danh chính mình để khởi kiện NHPH trong trường hợp không nhận
được tiền hoàn trả từ NHPH khi chứng từ xuất trình phù hợp. Do đó, sẽ không thừa khi ngân
hàng thương lượng có sự đánh giá chính xác và tìm hiểu về khả năng tài chính cũng như uy tín
của NHPH và nhà nhập khẩu trước khi quyết định có chấp nhận thương lượng bộ chứng từ hay
không vì theo điều 12(a) UCP600 cho thấy ngân hàng thương lượng thanh toán hoàn toàn có
quyền quyết định đồng ý hoặc từ chối thương lượng thanh toán cũng như có quyền lựa chọn hình
thức chiết khấu.

2) Thự iễn áp d ng 600 ủa á ngân hàng hương mại


a) Giai đoạn rướ hi 600 ó hiệu lự
Việt Nam gặp khó khăn trong việc tiếp cận UCP600 vì Việt Nam chưa có uỷ ban quốc gia
của ICC. Chỉ cho đến khi bản sửa đổi cuối cùng được thông qua vào tháng 10 năm 2006, các
ngân hàng thương mại Việt nam mới có cơ hội tiếp cận nguồn pháp lý mới này.
o Chuẩn bị công tác đào tạo UCP600
Các ngân hàng phải xây dựng cho mình một chiến lược đào tạo đội ngũ cán bộ theo hướng
chuyên môn hoá theo trình độ hiểu biết của các thanh toán viên, kết hợp tổ chức các buổi hội
thảo, gặp gỡ khách hàng trong đó hướng đến nhóm khách hàng xuất nhập khẩu nhằm giới thiệu
cho khách hàng về nội dung cơ bản của UCP600 cũng như những thay đổi so với bản UCP500
để định hướng chung việc áp dụng UCP600 trong thời gian tới.
Ví dụ: Ngân hàng Công thương Việt Nam tổ chức lớp đào tạo tập trung “Tập huấn UCP600” cho
các thanh toán viên toàn hệ thống ngân hàng công thương vào tháng 6/2007; Ngân hàng uân
Đội tổ chức đào tạo cán bộ quản lý, kiểm soát viên và cán bộ thực hiện nghiệp vụ thanh toán
quốc tế trực tiếp, tổ chức các hội thảo “Giới thiệu UCP600”cho khách hàng vào tháng 6/2007.
Nội dung đào tạo tuỳ theo đối tượng nghiên cứu cũng được soạn thảo cho phù hợp.
o Lên kế hoạch đào tạo trang bị kiến thức về UCP600
Bộ phận quản lý và phòng thanh toán quốc tế chủ động lập kế hoạch cụ thể dựa trên cơ sở đối
tượng, thời gian để phân ra các giai đoạn đào tạo khác nhau theo thứ tự ưu tiên; chuẩn bị nguồn
đào tạo phù hợp.
o Các bước triển khai đào tạo cụ thể
- Bước 1: đào tạo các cán bộ quản lý, kiểm soát viên và các cán bộ trực tiếp thực hiện
nghiệp vụ thanh toán quốc tế trước khi UCP600 có hiệu lực (trước ngày 01/07/2007)
- Bước 2: Tiếp tục đào tạo chuyên sâu các thanh toán viên từ trụ sở cho tới các chi nhánh.
- Bước 3: ở rộng đào tạo các cán bộ quan hệ khách hàng toàn bộ hệ thống, tổ chức các
buổi hội thảo chuyên đề giới thiệu những điểm mới UCP600 tới các khách hàng.
- Bước 4: Tổng kết về tình hình áp dụng, hiệu quả áp dụng nguồn luật mới này, tham
khảo ý kiến phản hồi.

26
Tiểu luận: Thông lệ trong kinh doanh quốc tế

b) Giai đoạn au hi 600 hính hứ đượ đưa vào áp d ng


Tính tới thời điểm hiện nay, các ngân hàng đã sử dụng UCP600 thay thế UCP500 để điều
chỉnh hoạt động thanh toán tín dụng. Trong đó, phải kể đến các ngân hàng như: NH Ngoại
thương, NH Công thương, NH Đầu tư và phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng uân
đội, Ngân hàng VIP Bank,… Tình từ khi UCP bắt đầu có hiệu lực (01/07/2007) đến thời điểm
này vẫn chưa có vấn đề nổi cộm liên quan tới UCP600. Điều này chứng tỏ được tầm quan trọng
của việc sửa đổi UCP500. Chỉ trong vòng hơn 6 tháng sử dụng, trong khoảng thời gian này, số
lượng L/C đã phát hành và được thanh toán chưa nhiều nên chưa thể đưa ra được kết luận chính
xác nhất. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng các ngân hàng thương mại Việt nam đã có những bước
chuẩn bị khá kỹ lưỡng nên không bị bỡ ngỡ trước một nguồn luật mới.

c) h ng hó hăn rong giai đoạn đ u 600 ó hiệu lự


Nhiều nhà doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam chưa chủ động tìm hiểu kỹ về UCP600. Họ
chỉ quan tâm những điều gây bất lợi cho mình như quy định phải thanh toán sớm cho nhà xuất
khẩu nên chỉ muốn áp dụng nguồn luật cũ UCP500. Do đó, ngân hàng không dễ dàng trong việc
tư vấn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hiểu và thống nhất áp dụng UCP600.

3) Đánh giá nh ng hoạ động ủa á ngân hàng để phù hợp với nh ng hay đổi ủa
UCP600
a) h ng mặ í h ự
Các ngân hàng tiếp nhận, chuẩn bị một cách tích cực và chủ động trước những thay đổi của
UCP, thông tin về các hoạt động được phổ biến rộng rãi trên Internet, Tạp chí ngân hàng, Thời
báo kinh tế... Các thanh toán viên cũng như các doanh nghiệp được trang bị kiến thức theo mục
đích sử dụng nên không có xáo trộn đáng kể khi UCP600 có hiệu lực.Có kế hoạch chi tiết về
thời gian, đối tượng đào tạo, nội dung đào tạo, giảng viên nhiều kinh nghiệm trong hoạt động
thanh toán quốc tế.. giúp tiết kiệm được chi phí và thời gian.

b) Nh ng mặ òn hạn hế
Do chênh lệch về tỷ lệ sử dụng phương thức tín dụng chứng từ giữa các chi nhánh có sự
chênh lệch rất lớn (khối lượng giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu của các chi nhánh tại các
thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí inh lớn gấp nhiều lần so với các chi nhánh ở các tỉnh, thành
phố khác) nên việc đào tạo chưa triển khai tới toàn bộ các chi nhánh cấp I,II, thanh toán viên
không có cơ hội mở rộng kiến thức, thực hành về UCP600 (có những chi nhánh như Chi nhánh
Ngân Hàng Công Thương Bến Thuỷ từ năm 2006 đã giải tán phòng thanh toán quốc tế do hoạt
động không có hiệu quả; nhiều Ngân hàng thương mại tại TP.Vinh chưa có cơ hội tiếp cận).
Hoạt động về quản lý rủi ro đối với việc phát hành L/C có giá trị lớn cũng chưa được quan
tâm đúng mức. Việc thu thập các thông tin của các thanh toán viên vẫn còn mang tính thụ động,
chưa có bộ phận quản lý và phân tích thông tin. Những bất cập trong việc thu thập nguồn thông
tin (quy định với ngân hàng phát hành, Ngân hàng thông báo, Ngân hàng thương lượng thanh
toán) sẽ ảnh hưởng rất lớn an toàn giao dịch và quản lý rủi ro.

27
UCP600 – DC và ISBP 745

4) Mộ ố góp mang ính giải pháp nhằm h đẩy hả năng áp d ng 600 ại á


HTM Việ am.
a) Với phòng hương mại quố ế I
Tiếp tục hu thập ý kiến đóng góp từ các chuyên gia ngân hàng trên toàn thế giới.

b) Với ơ quan quản l ( hính phủ và ngân hàng nhà nướ Việ am)
 Tạo một hành lang pháp lý minh bạch điều chỉnh mối quan hệ giữa UCP600 và luật quốc
gia.
 Ban hành Nghị định về thanh toán quốc tế.
 Thành lập một nhóm hay bộ phận riêng biệt chuyên phụ trách về thanh toán quốc tế
hướng dẫn chỉ đạo kiểm tra tình hình hoạt động này đối với các ngân hàng thương mại.
 Thống nhất về phổ cập UCP 600 tới các ngân hàng thương mại.
c) Đối với gân hàng hương mại Việ am
Các ngân hàng cần tự giác ban hành các quy định điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế
trong hệ thống của mình trên tinh thần tuyệt đối tuân theo quy tắc, tập quán quốc tế mà không
trái với pháp luật Việt Nam, triển khai các lớp tập huấn cho toàn hệ thống, tổ chức mang tính
định kỳ các cuộc hội thảo hướng dẫn về nội dung UCP600.

d) Đối với á đơn vị hoạ động rong lĩnh vự hương mại quố ế
Các doanh nghiệp phải lên kế hoạch đào tạo cụ thể cho cán bộ công nhân viên. Đặc biệt, đối
với việc cập nhật và áp dụng UCP600, cần tham gia đầy đủ các hội thảo, các lớp đào tạo tại các
Trường đại học chuyên nghành hay tại Phòng thương mại và công nghiệp tổ chức.

VIII. Lị h hình hành ISB


ISBP là từ viết tắt tiếng Anh "International Standard Banking Practice for the Examination of
Documents Under Documentary Credits", tiếng Việt gọi là "Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc
tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ" dùng để kiểm tra chứng từ
theo thư tín dụng phiên bản số 681, do ICC ban hành năm 2007.
Văn kiện này ra đời nhằm cụ thể hóa những quy định của UCP600, thể hiện sự nhất quán với
UCP cũng như các quan điểm và các quyết định của ủy Ban Ngân hàng của ICC. Văn bản này
không sửa đổi UCP, mà chỉ giải thích rõ ràng cách thực hiện UCP đối với những người làm thực
tế liên quan đến tín dụng chứng từ.
Các tập quán và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ là một bộ quy tắc áp dụng cho bất cứ
loại L/C nào (bao gồm cả Tín dụng dự phòng trong chừng mực có thể áp dụng). Các quy tắc của
UCP được quy định trong các Điều khoản của UCP, trong đó vao gồm các quyền và nghĩa vụ
của các ngân hàng có liên quan người thụ hưởng L/C trong thanh tán bằng tín dụng chứng từ. Do
UCP chỉ bao gồm những điều khoản rất cơ bản, ngắn gọn chứa đựng các quy tắc điều chỉnh L/C,
cho nên trong ứng dụng đã phát sinh ra các cách hiểu khác nhau làm nảy sinh các tranh chấp
không cần thiết. Trước khi ISBP ra đời, có tới 60-70% lần xuất trình chứng từ đầu tiên đòi tiền

28
Tiểu luận: Thông lệ trong kinh doanh quốc tế

theo L/C bị từ chối thanh toán, vì vậy ICC thấy cần thiết ban hành một tập quán quốc tế diễn giải
và hướng dẫn áp dụng các điều khoản của UCP. Đó chính là bản quy tắc Tập quán Ngân hàng
tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ (International
Standard Banking Pratice for examiantion of documents under document credits – ISBP). ISBP
đầu tiên ra đời năm 2002 mang số hiệu 645 áp dụng cho việc kiểm tra chứng từ theo tín dụng
chứng từ đã tạo ra một hành lang pháp lý cho các ngân hàng kiểm tra chứng từ theo L/C, nhờ đó
đã giảm thiểu rất nhiều các tranh chấp.
Sau khi ban hành bản sửa đổi UCP600. ICC đã xuất bản ấn phẩm ISBP681 vào năm 2007 thay
thế cho ấn phẩm cũ ISBP 645 năm 2002. ISBP 681 đưa ra các quy tắc kiểm tra chứng từ nhằm
giúp đỡ các ngân hàng trong việc quyết định bộ chứng từ có phù hợp hay không. Từ đó ISBP681
được áp dụng cùng với phiên bản UCP600.
Tuy nhiên, sau gần 7 năm áp dụng, trong chừng mực nào đó ISBP681 đã bộc lộ nhiều thiếu sót
và chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế về kiểm tra chứng từ theo L/C, do vậy, mới đây vào ngày
17 tháng 4 năm 2013 Ủy ban Ngân hàng của ICC, họp tại Lisbon (Bồ Đào Nha) đã thông qua
bản ISBP sửa đổi với tên gọi mới là ISBP745 (International Standards Banking Practice for the
Examiantion of Documents under UCP600 – ISBP 2013 ICC Publication No.745)

IX. Vai rò ủa ISB


Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngàng càng mở rộng hiện nay thì ISBP – Tập quán ngân hàng
tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ song hành
cùng với UCP đã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tín dụng chứng từ, giúp cho việc thanh
toán của các giao dịch diễn ra một cách thuận lợi, rõ ràng nhất có thể. Nếu như nói: uốc có
quốc pháp, gia có gia quy thì tín dụng chứng từ phải có ISBP và UCP. Hãy thử nghĩ xem: một
giao dịch sẽ hỗn loạn như thế nào, rắc rối ra sao nếu không có các quy định rõ ràng từ ISBP và
UCP. Các bên và các trung gian (chủ yếu là ngân hàng) sẽ không biết phải thực hiện kiểm tra cái
gì, khi nào, và trình tự nào là hợp lý? Chắc chắn bất kỳ con người hay tổ chức muốn bỏ ra hàng
giờ để lục tung và rà soát từ loại giấy tờ, sau đó chọn lọc ra những chứng từ hợp lý rồi mới xem
xét! ISBP đóng vai trò như một quyển từ điển Oxford hướng dẫn người đọc (các bên tham gia
giao dịch và các trung gian tài chính) từ vựng đó (các chứng từ) có nghĩa là gì(cái gì) , phù hợp
với loại thì nào (tính cần thiết), cách sử dụng như thế nào, đặt trong câu ra sao (trình tự). Nếu
không có ISBP, các giao dịch sẽ diễn ra một cách tự phát, hỗn loạn, rắc rối, khó kiểm soát và từ
đó dẫn đến hậu quả khó lường mà nó tác động đến nền kinh tế.

X. Sơ lượ về ISB 745


Có thể nói ISBP 745 là phiên bản được sửa đổi cẩn thận hơn nhiều so với ISBP 681 cả về nội
dung lẫn hình thức. Nhóm soạn thảo gồm có: Gary Collyer (Anh), R.V. Balasubramani (Ấn Độ),
Graham Christiansen (Anh), Carlo Di Ninni (Ý), Wolfgang Heiter (Đức), Ed Jongenelen (Hà
Lan), Iqbal Karmalli (UAE), David Meynell (Anh), Rene Mueller (Thụy Sĩ), Kim Sindberg (Đan
Mạch), CharnellWilliams (Mỹ) và Zhongming Zha (Trung Quốc) đã mất gần 4 năm để sửa đổi
ISBP 681.

29
UCP600 – DC và ISBP 745

Rút kinh nghiệm từ nhưng tranh chấp chứng từ cũng như từ những vướng mắc trong thực tế
kiểm tra chứng từ xuất trình theo L/C mà các ngân hàng đã phản ảnh và đã được Ủy ban Ngân
hàng ICC cho ý kiến giải đáp trong thời gian qua, Nhóm soạn thảo ISBP 745 đã viết lại toàn bộ
các đoạn hướng dẫn của ISBP 681, bổ sung thêm nhiều tình huống và ví dụ cụ thể để minh họa
cho rõ ràng hơn. Bên cạnh đó, Nhóm soạn thảo ISBP 745 cũng bổ sung hướng dẫn kiểm tra thêm
nhiều chứng từ mà trước đó ISBP 681 không có hướng dẫn, chẳng hạn, phiếu đóng gói (packing
list), bảng kê trọng lượng (weight list), chứng nhận của người thụ hưởng (beneficiary ‘s
certificate), các chứng nhận phân tích (analysis), giám định (inspection), y tế (health), kiểm dịch
thực vật (phytosanitary), số lượng (quantity), chất lượng (quality) và các chứng nhận khác. Do
vậy, về hình thức, phiên bản ISBP 745 sẽ dày hơn gấp đôi ISBP 681.

ISBP 745 giải quyết một cách thấu đáo những vướng mắc mà người kiểm tra chứng từ xuất trình
theo L/C thường gặp phải trước đây. ISBP 745 chắc chắn sẽ làm giảm những tranh chấp liên
quan đến chứng từ. Người viết bài này tin rằng ISBP 745 vẫn sẽ tiếp tục được đón nhận như là
một cuốn cẩm nang gối đầu giường không thể thiếu của những người làm công tác liên quan đến
việc lập và kiểm tra chứng từ xuất trình theo L/C.

1) Kế ấu

ISBP 745 bao gồm 12 chương lớn


 Các nguyên tắc chung
 Hối phiếu và cách tính ngày đáo hạn
 Hóa đơn
 Chứng từ vận tải có ít nhất hai phương thức vận chuyển khác nhau thực hiện
 Vận tải đơn
 Chứng từ vận tải hàng không
 Các chứng từ vận tải đường bộ, đường sắt hoặc đường sông
 Chứng từ bảo hiểm và bảo hiểm
 Giấy chứng nhận xuất xứ
 Phiếu bao gói
 Phiếu kê khai trọng lượng
 Giấy chứng nhận của người thụ hưởng

2) Vì ao lại ra đời ISB 745

Như đã giải thích phía trên, ISBP 745 ra đời sau 4 năm nghiên cứu ròng rã của nhiều nhà kinh tế
học. Mục đích ICC lại cho ra đời phiên bản mới này là để khắc phục những vướng mắc trong
thưc tế khi thực hiện các giao dịch thanh toán chứng từ, đồng thời ISBP 745 quy định rõ ràng
hơn, có các ví dụ dễ hiểu hơn, bổ sung nhiều tình huống hơn thuận lợi cho mọi đối tượng của các
bên thực hiện giao dịch nhận biết rõ vấn đề, quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Mặt khác, ISBP
745 còn bổ sung nhiều hướng dẫn để kiểm tra thêm nhiều chứng từ mà ISBP 681 không có (đã

30
Tiểu luận: Thông lệ trong kinh doanh quốc tế

nêu ở phần sơ lược). ISBP 745 hứa hẹn sẽ khắc phục và làm giảm đáng kể những tranh chấp
trong giao dịch tín dụng chứng từ.

XI. h ng điểm mới ủa ISB 745 o với ISB 681


1) ISB 745 phải đượ đọ rong mối liên hệ và hông á h rời với 600

Khác với ISBP 681, ISBP 745 khẳng định ngay ở phần phạm vi áp dụng rằng ISBP 745 phải
được đọc trong mối liên hệ và không tách rời UCP600.

Khẳng định trên cho thấy rằng ISBP 745 là một phần không tác rời của UCP 600. Ngân hàng căn
cứ ISBP 745 để kiểm tra chứng từ và có thể trích dẫn các đoạn hướng thích hợp của ISBP 745 để
làm cơ sở từ chối nếu các chứng từ xuất trình không phù hợp với điều kiện và điều khoản của
L/C, UCP 600 và ISBP 745.

2) á quy ắ hung
a) á h viế ắ
ISBP 745 hướng dẫn bổ sung trường hợp L/C sử dụng chữ viết tắt thì cho phép chứng từ xuất
trình thể hiện chữ viết tắt đó hoặc bất kỳ chữ viết tắt khác có cùng ý nghĩa hoặc thể hiện từ được
đánh vần đầy đủ hoặc ngược lại.

Đối với ký hiệu “/”, ISBP 745 bổ sung thêm ví dụ để làm rõ nghĩa. Nếu L/C quy định “màu
đỏ/màu đen/màu xanh” mà không có giải thích thêm thì có nghĩa là chỉ màu đỏ hoặc chỉ màu đen
hoặc chỉ màu xanh hoặc bất kỳ sự kết hợp giữa các màu đều có thể chấp nhận.

b) á giấy hứng nhận, á lời hứng nhận, á lời hai và á lời uyên bố
ISBP 681 ghi tiêu đề là Lời chứng nhận và Lời khai (Certifications and Declarations), ISBP 745
mở rộng tiêu đề là Giấy chứng nhận, Lời chứng nhận, Lời khai và Tuyên bố (Certificates,
Certifications,Declarations and Statements).

Hướng dẫn mục này ISBP 681 chỉ bao gồm một đoạn thì ISBP 745 gồm 3 đoạn với ví dụ cụ thể
để làm rõ ý nghĩa:

Nếu L/C yêu cầu xuất trình giấy chứng nhận, lời chứng nhận, lời khai hoặc tuyên bố, thì chứng
từ đó phải được ký.

Giấy chứng nhận, lời chứng nhận, lời khai hoặc tuyên bố có phải ghi ngày hay không phụ thuộc
vào loại giấy chứng nhận, lời chứng nhận, lời khai hoặc tuyên bố được yêu cầu, từ ngữ yêu cầu
và từ ngữ thể hiện trong chứng từ.

Ví dụ, L/C yêu cầu xuất trình chứng nhận do nhà chuyên chở hoặc đại lý phát hành nêu rằng con
tàu không quá 25 tuổi, chứng nhận có thể chứng minh sự phù hợp bằng cách thể hiện:

(i) Ngày tháng năm hoặc năm con tàu được đóng, và ngày hoặc năm đó không quá 25 năm trước

31
UCP600 – DC và ISBP 745

ngày giao hàng hoặc năm mà việc giao hàng được thực hiện, trong trường hợp này không cần
thiết phải ghi ngày phát hành, hoặc

(ii) từ ngữ được nêu trong L/C, trong trường hợp này yêu cầu phải có ngày phát hành, bằng cách
đó thể hiện rằng cho đến ngày đó con tàu không quá 25 tuổi.

Khi giấy chứng nhận, lời chứng nhận, lời khai hoặc tuyên bố nằm trong chứng từ khác sẽ được
ký và ghi ngày thì nó không yêu cầu phải có chữ ký và ghi ngày riêng rẽ khi giấy chứng nhận, lời
chứng nhận, lời khai hoặc tuyên bố đã được phát hành và ký bởi cùng một đơn vị.

c) á hứng ừ và nhu u điền vào ô, rường và hỗ rống


ISBP 745 bổ sung thêm hướng dẫn rằng nếu chứng từ có một ô, trường hay chỗ trống để điền các
dữ liệu, thì không nhất thiết phải điền các dữ liệu vào ô, trường hoặc chỗ trống đó. Ví dụ, người
ta không yêu cầu phải điền các dữ liệu vào ô “Thông tin kế toán” (accounting inforrmation)
hoặc“Thông tin xử lý” (handling information) thường thấy trên vận đơn đường không.

d) á huậ ng hông đượ định nghĩa rong


So với ISBP 681, ISBP 745 bổ sung thêm các thuật ngữ sau:
“Third party documents notacceptable” (các chứng từ bên thứ ba không được chấp nhận) - không
có ý nghĩa và sẽ không được quan tâm.
“Shipping company” (công ty vận tải biển) - khi được sử dụng trong ngữ cảnh là người phát
hành một giấy chứng nhận, lời chứng nhận hay lời khai liên quan đến chứng từ vận tải. Có nghĩa
là bất kỳ người nào sau đây: nhà chuyên chở, thuyền trưởng,hoặc khi một vận đơn thuê tàu được
xuất trình, thì thuyền trưởng, chủ tàu hoặc người thuê tàu, hoặc bất kỳ đơn vị nào được nhận biết
là đại lý của bất kỳ người nào trên đây bất kể người đó đã phát hành hoặc ký chứng từ vận tải
được xuất trình hay không.
“Documents acceptable as presented “(các chứng từ có thể chấp nhận như được xuất trình) - là
một xuất trình có thể bao gồm một hay nhiều chứng từ quy định miễn là chúng được xuất trình
trong thời hạn hiệu lực quy định trong L/C và số tiền thanh toán nằm trong giá trị L/C. Nếu
không, các chứng từ đó sẽ không được kiểm tra sự phù hợp theo UCP 600 kể cả khi chúng được
xuất trình đúng số lượng bản gốc hay bản sao theo yêu cầu hay không.

e) gôn ng ủa hứng ừ
Về ngôn ngữ chứng từ, ISBP 681 quy định các chứng từ do người thụ hưởng phát hành phải
bằng ngôn ngữ của L/C. Nếu L/C quy định có thể chấp nhận chứng từ phát hành bằng hai hoặc
nhiều ngôn ngữ, thì ngân hàng chỉ định, khi thông báo L/C có thể hạn chế số lượng ngôn ngữ có
thể chấp nhận như là một điều kiện cam kết trong L/C.
ISBP 745 sửa đổi hướng dẫn về ngôn ngữ của chứng từ đầy đủ và rõ ràng hơn. Theo đó:
 Khi L/C quy định ngôn ngữ của chứng từ xuất trình, thì dữ liệu được L/C hay UCP 600
yêu cầu phải được thể hiện bằng ngôn ngữ đó.
 Khi L/C không quy định về ngôn ngữ của chứng từ, thì chứng từ xuất trình có thể được
phát hành bằng bất kỳ ngôn ngữ nào;

32
Tiểu luận: Thông lệ trong kinh doanh quốc tế

 Khi L/C cho phép hai hoặc nhiều hơn ngôn ngữ có thể chấp nhận, thì ngân hàng xác nhận
hoặc ngân hàng được chỉ định hành động theo sự chỉ định có thể giới hạn ngôn ngữ hoặc
số lượng ngôn ngữ có thể chấp nhận như là một điều kiện cam kết của mình trong L/C, và
trong trường hợp này, dữ liệu trong các chứng từ phải là ngôn ngữ hoặc các ngôn ngữ có
thể chấp nhận;
 Khi L/C cho phép một chứng từ chứa dữ liệu bằng hai hoặc nhiều hơn ngôn ngữ có thể
chấp nhận, thì ngân hàng xác nhận hoặc ngân hàng được chỉ định hành động theo sự chỉ
định có thể giới hạn ngôn ngữ hoặc số lượng ngôn ngữ có thể chấp nhận như là một điều
kiện cam kết của mình trong L/C, ngân hàng này được yêu cầu phải kiểm tra các dữ liệu
bằng tất cả các ngôn ngữ có thể chấp nhận thể hiện trên các chứng từ.
Các ngân hàng không kiểm tra dữ liệu được thể hiện bằng ngôn ngữ ngoài ngôn ngữ
được yêu cầu hoặc cho phép trong L/C.
Tên người, tổ chức, dấu đóng, xác nhận tính pháp lý, ký hậu và nội dung in sẵn trên chứng từ,
chẳng hạn, nhưng không hạn chế các tiêu đề, có thể bằng một ngôn ngữ khác với ngôn ngữ được
yêu cầu.

f) Điều iện phi hứng ừ và mâu huẫn d liệu


ISBP 745 bổ sung hướng dẫn về trường hợp L/C quy định về điều kiện phi chứng từ. Theo đó,
khi L/C quy định một điều kiện mà không quy định chứng từ để thể hiện sự phù hợp với chứng
từ đó (gọi là điều kiện phi chứng từ), thì không cần phải chứng minh sự phù hợp với điều kiện đó
trên bất kỳ chứng từ được quy định. Tuy nhiên, dữ liệu trên chứng từ quy định không được mâu
thuẫn với điều kiện phi chứng từ. Ví dụ, L/C thể hiện điều kiện đóng gói là “packing in wooden
cases” nhưng không yêu cầu điều kiện đó thể hiện trên bất chứng từ quy định, nhưng chứng từ
xuất trình thể hiện đóng gói khác với điều kiện đóng gói nêu trong L/C được xem là mâu thuẫn
dữ liệu.

g) Bản gố và bản ao
Về hướng dẫn xác định chứng từ xuất trình là bản gốc hay bản sao, ISBP 681 khuyến nghị tham
khảo thêm ICC Banking Commission Policy Statement Document 470/481 (rev) “The
Determination of an Original Document in the context of UCP 500 sub-article 20(b)”, trong khi
ISBP 745 đưa trực tiếp một số nội dung của Document 470/481 (rev) thành hướng dẫn của riêng
mình.

h) á h
Hướng dẫn về chữ ký của ISBP 745 thông thoáng và rõ ràng hơn. Theo đó, chứng từ không nhất
thiết phải ký bằng cách viết tay. Chứng từ có thể được ký bằng chữ ký facsimile (chữ ký in sẵn
hoặc chữ ký scan), chữ ký đục lổ, chữ ký bằng con dấu, biểu tượng hoặc bằng bất kỳ phương
thức xác thực bằng điện tử hay cơ khí.

Một yêu cầu chứng từ phải được “ký và đóng dấu” hoặc một yêu cầu tương tự sẽ được thỏa mãn
bằng một chữ ký với hình thức nêu trên và tên của đơn vị ký được đánh máy, đóng dấu, viết tay,
được in sẵn hoặc được scan trên chứng từ…

33
UCP600 – DC và ISBP 745

Lời tuyên bố trên chứng từ, chẳng hạn “Chứng từ này đã được xác thực bằng điện tử” (This
document has been electronic authenticated) hoặc “Chứng từ này được phát hành bằng phương
tiện điện tử và không yêu cầu chữ ký” (This document has been produced by electronic means
and requires no signature) hoặc bằng các từ ngữ có ý nghĩa tương tự, tự nó không thể hiện là một
phương pháp xác thực điện tử phù hợp với các yêu cầu về chữ ký tại Điều 3 UCP 600.

Lời tuyên bố trên chứng từ thể hiện rằng việc xác thực có thể được thực hiện thông qua một tham
chiếu cụ thể một trang web (URL) cấu thành một hình thức xác thực điện tử phù hợp với các yêu
cầu về chữ ký tại Điều 3 UCP 600. Các ngân hàng sẽ không truy cập các trang web đó để xác
thực.

Nếu người ký ghi là ký thay mặt (for or on behalf of) một chi nhánh của người phát hành, thì chữ
ký đó được xem là chữ ký của người phát hành.

Chứng từ có ô, trường hoặc chỗ để ký không nhất thiết phải có chữ ký. Tuy nhiên, nếu chứng từ
có câu “Chứng từ này không có giá trị trừ phi được tiếp ký hoặc ký” hoặc có câu từ tương tự, thì
ô, trường hoặc chỗ đó phải có chữ ký.

i) á hứng ừ ế hợp
ISBP 745 bổ sung thêm hướng dẫn:

Chứng từ được L/C yêu cầu thể hiện nhiều hơn một chức năng có thể được xuất trình bằng một
chứng từ hoặc bằng các chứng từ riêng biệt thể hiện hoàn thành từng chức năng. Ví dụ, L/C yêu
cầu xuất trình một Chứng nhận Chất lượng và Số lượng sẽ được thỏa mãn bằng cách xuất trình
một chứng từ hoặc bằng một Chứng nhận Chất lượng và một Chứng nhận Số lượng miễn là từng
chứng từ đều thể hiện chức năng của nó và được xuất trình đúng số lượng bản gốc và bản sao
theo yêu cầu của L/C.

3) Vấn đề về hối phiếu

Vấn đề hối phiếu có phải là chứng từ được yêu cầu xuất trình theo L/C hay không và sai sót trên
hối phiếu có cấu thành lý do để từ chối thanh toán hay không đã trở thành một chủ đề tranh cãi
chưa có hồi kết thúc bởi mặc dù ISBP có quy định về hối phiếu và cách tính ngày đáo hạn nhưng
không khẳng định hối phiếu có phải là chứng từ xuất trình theo L/C và sai sót trên hối phiếu có
cấu thành lý do để ngân hàng từ chối thanh toán.

Dự thảo thứ 3 khẳng định những sai sót trên hối phiếu không liên quan đến kỳ hạn, ngày đáo
hạn, số tiền, ký hậu… không làm cho phiếu bất hợp lệ. Tuy nhiên, các dự thảo sau đó cũng như
ISBP 745 đã rút lại lời khẳng định này.

4) Hóa đơn

34
Tiểu luận: Thông lệ trong kinh doanh quốc tế

a) gười phá hành hóa đơn


ISBP 681 không có hướng dẫn về người phát hành hóa đơn. ISBP 745 bổ sung thêm hướng dẫn
này nhằm làm rõ Điều 18(a)(i) UCP 600 quy định về người phát hành hóa đơn. Theo đó, hóa đơn
phải được phát hành bởi người thụ hưởng, hoặc bởi người thụ hưởng thứ hai trong trường hợp
L/C đã được chuyển nhượng. Khi người thụ hưởng hoặc người thụ hưởng thứ hai có thay đổi tên
và L/C vẫn ghi tên cũ, thì hóa đơn có thể được phát hành bằng tên công ty mới miễn là có nêu
“trước đây được gọi là [tên của người thụ hưởng thứ nhất hoặc người thụ hưởng thứ hai] hoặc
bằng từ ngữ có ý nghĩa tương tự.

b) Thanh oán hoặ giao hàng nhiều l n, hanh oán hoặ giao hàng ừng ph n
Tại các đoạn hướng dẫn về hóa đơn, ISBP 681 chỉ hướng dẫn ngắn gọn về việc giao hàng nhiều
lần, theo đó, nếu L/C yêu cầu giao hàng nhiều lần, thì mỗi lần giao hàng phải phù hợp với lịch
trình giao hàng. ISBP 745 bổ sung thêm hướng dẫn về thanh toán nhiều lần, chi tiết như sau:
Khi việc thanh toán và giao hàng nhiều l n (drawing or shipment by instalments) trong các
khoản thời gian được quy định trong L/C, và bất kỳ lần giao hàng nào không được thanh toán
hoặc không được thực hiện trong khoản thời gian cho phép đối với lần giao hàng đó, thì L/C
không còn giá trị thanh toán cho lần giao hàng đó và cho bất kỳ lần giao hàng nào sau đó. Các
khoản thời gian là bảng liệt kê ngày tháng xác định ngày bắt đầu và ngày kết thúc cho mỗi lần
giao hàng. Chẳng hạn, L/C yêu cầu giao 100 ô tô vào tháng Ba và 100 ô tô vào tháng Tư là một
ví dụ hai thời hạn đượcbắt đầu vào ngày 1 tháng Ba và 1 tháng Tư và kết thúc tuần tự vào ngày
31 tháng Ba và 30 tháng Tư.
Khi thanh toán và giao hàng từng ph n (partial drawings or shipments) được phép thì cho
phép nhiều đợt thanh toán hoặc giao hàng trong mỗi lần giao hàng.
Khi thanh toán và giao hàng từng ph n (partial drawings or shipments) được phép thì cho
phép nhiều đợt thanh toán hoặc giao hàng trong mỗi lần giao hàng.

Khi L/C quy định lịch trình thanh toán và giao hàng bằng cách chỉ ghi một số ngày chậm nhất,
chứ không ghi một khoản thời hạn quy định, thì đó không phải là lịch trình giao hàng nhiều lần
như theo quy định của UCP 600 và Điều 32 sẽ không áp dụng. Việc xuất trình sẽ phải tuân thủ
chỉ thị liên quan đến lịch trình và Điều 31 UCP 600.

Khi thanh toán và giao hàng từng ph n được phép, thì bất kỳ số lần thanh toán hoặc giao hàng
xảy ra vào ngày hoặc trước ngày thanh toán hoặc giao hàng chậm nhất đó là được phép.

Rõ ràng với hướng dẫn như trên, ISBP 745 giúp người kiểm tra chứng từ có thể phân biệt được
rõ trường hợp nào là thanh toán và giao hàng từng phần (partial drawings or shipments) và
trường hợp nào là thanh toán và giao hàng nhiều lần (instalmentdrawings and shipments) được
quy định tại Điều 31 và 32 UCP 600 vốn rất dễ gây hiểu nhầm.

5) Chứng ừ vận ải đượ quy định ại á điều 19-25 UCP 600

35
UCP600 – DC và ISBP 745

ISBP 745 hướng dẫn rất chi tiết về kiểm tra các chứng từ vận tải, có nhiều điểm mới và thay đổi
so với ISBP 681 mà chỉ có thể trình bày đầy đủ trong một bài viết riêng. Trong bài viết này,
nhóm chỉ lượt qua một vài điểm mới chung nhất đối với tất cả các loại chứng từ vận tải.

a) há hành, nhà huyên hở, nhận diện nhà huyên hở và vận đơn
ISBP 681 chỉ là hướng dẫn ký vận đơn, trong khi ISBP 745 mở rộng hướng dẫn về việc phát
hành, nhà chuyên chở, nhận biết nhà chuyên chở và ký vận đơn. Theo đó, về việc ký vận đơn,
ISBP 745 hướng dẫn bổ sung:

Khi vận đơn (đa phương thức, đường biển, đường hàng không) hay chứng từ vận tải (đường bộ,
đường sắt, đường sông) được ký bởi một chi nhánh đích danh của nhà chuyên chở, thì chữ ký đó
được xem là chữ ký của nhà chuyên chở.

ISBP 745 bổ sung thêm quy định về trường hợp L/C có quy định không chấp nhận vận đơn của
người giao nhận (Freight Forwarder’s Bill of Lading/Multimodal Bill of Lading are not
acceptable) hoặc không chấp nhận vận đơn gom hàng (House Bill of Lading/ ultimodalBill of
Lading are not acceptable). Theo đó, quy định này không có ý nghĩa trong ngữ cảnh của tiêu đề,
format, nội dung và hình thức ký vận đơn trừ phi L/C có yêu cầu cụ thể về cách thức vận đơn đó
được phát hành và ký trừ phi L/C có yêu cầu cụ thể về cách thức vận đơn đó được phát hành và
ký.
Vận đơn có thể được ký bởi bất kỳ đơn vị nào không phải là nhà chuyên chở hay thuyền trưởng

b) Ghi h bố hàng lên àu, ngày giao hàng, phương iện huyên hở hặng đ u,
nơi nhận hàng và ảng bố hàng
ISBP 681 chỉ hướng dẫn về ghi chú on board, trong khi ISBP745 hướng dẫn đầy đủ về Ghi chú
bốc hàng lên tàu, ngày giao hàng, phương tiện chuyên chở chặng đầu, nơi nhận hàng và cảng bốc
hàng. Đặc biệt, ISBP 745 hướng dẫn về ghi chú đã bốc hàng lên tàu (on board notation) rất chi
tiết phù hợp với đề xuất của Ủy ban Ngân hàng liên quan đến các yêu cầu đối với ghi chú đã bốc
hàng tại Văn bản số 470/1128 revfinal – 22/4/2010 (Document No.470/1128 rev final – 22 April
2010– Recommendations of the Banking Commission in respect of the Requirements for an On
Board Notation).

Về các ngày ghi trên chứng từ, ISBP 745 quy định rõ ràng hơn ISBP 681. Theo đó, các chứng từ
vận tải gốc, tùy theo loại, phải ghi ngày phát hành (a date of issuance), ghi chú bốc hàng có ghi
ngày (a dated onboard notation), ngày giao hàng (a date of shipment), ngày nhận hàng để giao
hàng (a date of receipt for shipment), ngày gửi hàng hoặc chuyên chở (a date of dispatch or
carriage) hoặc là ngày nhận hàng (a date of taking in charge or a date of pick upor receipt).

c) Tên quố gia, ên ảng rên vận đơn


Theo ISBP 745 tên quốc gia không cần phải xuất hiện trên chứng từ vận tải cho dù L/C có quy
định tên quốc gia kèm theo nơi gửi hàng, nơi nhận hàng hoặc cảng bốc hàng, cảng dỡ hàng, nơi
đến cuối cùng.

36
Tiểu luận: Thông lệ trong kinh doanh quốc tế

Đối với vận đơn hàng không, ISBP 745 cho phép ghi tên cảng đi và cảng đến bằng cách sử dụng
mã IATA (International Air Traffic Association) thay vì sử dụng tên đầy đủ của cảng hàng
không (ví dụ, LAX thay vì Los Angles).

d) gười nhận hàng, bên hông báo


Liên quan đến thông tin về người nhận hàng (consignee) và bên thông báo (notify party) trên các
chứng từ vận tải, ngoài hướng dẫn tương tự như ISBP 681, ISBP 745 hướng dẫn bổ sung như
sau:

Khi L/C quy định chi tiết của một hay nhiều bên thông báo (notify party), chứng từ vận tải cũng
có thể thể hiện chi tiết của một hoặc nhiều bên thông báo bổ sung.

Khi L/C không có yêu cầu một bên thông báo thể hiện trên chứng từ vận tải nhưng chi tiết về
người yêu cầu phát hành L/C thể hiện là bên thông báo, và những chi tiết này bao gồm các chi
tiết về địa chỉ và các chi tiết liên hệ, thì chúng không được mâu thuẫn với các chi tiết được nêu
trong L/C.

Khi L/C yêu cầu chứng từ vận tải thể hiện hàng hóa được gửi cho hoặc theo lệnh của “Ngân
hàng phát hành” hay “người yêu cầu phát hành L/C” hoặc thông báo cho “người yêu cầu phát
hành L/C” hoặc “Ngân hàng phát hành”, thì chứng từ phải thể hiện tên Ngân hàng phát hành
hoặc người yêu cầu phát hành L/C nhưng không cần phải thể hiện chi tiết về địa chỉ và chi tiết
liên lạc của Ngân hàng phát hành hoặc người yêu cầu phát hành L/C .

Khi các chi tiết về địa chỉ và chi tiết liên lạc của người yêu cầu thể hiện là một phần của các chi
tiết về người nhận hàng hoặc bên thông báo, thì chúng không được mâu thuẫn với các chi tiết
được nêu trong L/C.

e) Điều 19 600
Liên quan đến Điều 19 UCP 600, ISBP 745 cho rằng khi LC yêu cầu xuất trình một chứng từ vận
tải không phải là chứng từ vận tải đa phương thức, nhưng LC cho thấy hành trình sử dụng nhiều
hơn một phương thức, ví dụ, khi nơi nhận hàng hoặc nơi đến cuối cùng là một nơi trong nội địa,
hoặc khi trường ghi cảng bốc hàng hoặc cảng dỡ hàng thực tế là một nơi trong nội địa chứ không
phải là một cảng thì Điều 19 UCP 600 được sử dụng để kiểm tra chứng từ đó.

Lưu ý rằng hướng dẫn của ISBP 745 về vấn đề này hoàn toàn trái ngược với quan điểm của ICC
trước đây.

f) Giao hàng hàng hóa ó nhiều hơn mộ vận đơn


Một vận đơn không được nêu rõ rằng hàng hóa ghi trên vận đơn đó sẽ chỉ được giao khi xuất
trình một hay nhiều vận đơn khác, trừ khi tất cả các vận đơn tham chiếu được xuất trình một lần
cùng một LC.

Ví dụ, nếu vận đơn có ghi rằng “Container ISBP 745ISBP 745 là thuộc vận đơn số YYY và ZZZ

37
UCP600 – DC và ISBP 745

và chỉ có thể được giao cho một thương nhân khi tất cả các vận đơn của thương nhân đó được
xuất trình” (Container ISBP 745ISBP 745 is covered by B/L No. YYY and ZZZ and can only be
released to a single merchant upon presentation of all bills oflading of that merchant), thì thương
nhân đó phải xuất trình một hoặc nhiều vận đơn khác có liên quan đến container dẫn chiếu mới
được nhận hàng.

6) hứng ừ bảo hiểm


a) gười phá hành bảo hiểm
Ngoài những hướng dẫn tương tự như ISBP 681, ISBP 745 cho thêm ví dụ minh họa để làm rõ
người phát hành bảo hiểm.

Chứng từ bảo hiểm phải được phát hành hoặc ký bởi một công ty bảo hiểm hoặc người bảo hiểm
(underwriter) hoặc đại lý của họ hoặc người được ủy quyền (proxy) của họ. Ví dụ, một chứng từ
bảo hiểm được phát hành và ký bởi “AA Insurance Ltd”xem như đã được ký bởi một công ty bảo
hiểm.

Khi người phát hành được nhận biết là “người bảo hiểm” thì chứng từ bảo hiểm không cần thể
hiện đó là công ty bảo hiểm hay người bảo hiểm.

Chứng từ bảo hiểm được ký bởi một đại lý hay người được ủy quyền phải ghi tên công ty bảo
hiểm hoặc người bảo hiểm mà đại lý hoặc người được ủy quyến thay mặt để ký, trừ phi tên công
ty bảo hiểm hoặc người bảo hiểm đã được nhận biết ở đâu đó trên chứng từ bảo hiểm. Ví dụ, khi
tên “AA Insurance Ltd” đã được nhận biết trên chứng từ bảo hiểm là người bảo hiểm, thì chứng
từ có thể ký “John Doe (by proxy) on behalf of the issuer” (JohnDoe - thừa ủy quyền - thay mặt
cho người bảo hiểm) hoặc “John Doe (by proxy) on behalf of AA Insurance Ltd” (JohnDoe -
thừa ủy quyền - thay mặt cho AA Insurance Ltd).
Chứng từ bảo hiểm mà thể hiện rằng bảo hiểm được cung cấp bởi nhiều hơn một người bảo hiểm
có thể được phát hành và ký bởi một người đại diện hoặc thừa ủy quyền thay mặt cho tất cả
những người bảo hiểm hoặc được ký bởi một người bảo hiểm thay mặt cho tất cả các người đồng
bảo hiểm (co-insurers). Ví dụ, “AA Insurance Ltd, leading insurer for [and on behalf of] the co-
insurers” (AAInsurance Ltd, người bảo hiểm đầu mối thay mặt cho những người đồng bảo
hiểm). Trong trường hợp này, chứng từ bảo hiểm không cần thể hiện tên những người đồng bảo
hiểm, không phải thể hiện tỷ lệ cổ phần của họ trong bảo hiểm.

Một bảo hiểm có thể thể hiện chỉ tên thương mại/tên giao dịch (trading name) của công ty bảo
hiểm ở trường ký tên miễn là tên đó được nhận biết là tên công ty bảo hiểm ở nơi khác trên
chứng từ. Ví dụ, khi chứng từ bảo hiểm được phát hành và ký “AA” ở trường ký tên nhưng thể
hiện “AAInsurance Ltd” [địa chỉ], [thông tin liên lạc] ở nơi khác của chứng từ.

Phù hợp với Điều28 (b) UCP 600, ISBP 745 hướng dẫn bổ sung về trường hợp chứng từ bảo
hiểm được phát hành hoặc ghi rõ rằng nó đã được phát hành nhiều hơn một bản gốc thì tất cả các
bản gốc phải được xuất trình và đã được ký.

38
Tiểu luận: Thông lệ trong kinh doanh quốc tế

b) Ngày, tháng
Về ngày hiệu lực của chứng từ, ISBP 681 quy định không rõ ràng nên dễ dẫn đến phát sinh tranh
chấp liên quan đến vấn đề này. ISBP 745 quy định chi tiết liên quan đến ngày, tháng của chứng
từ bảo hiểm như sau:

Chứng từ bảo hiểm không được ghi ngày chấm dứt hiệu lực xuất trình yêu cầu đòi bồi thường
bảo hiểm.

Chứng từ bảo hiểm không được ghi bảo hiểm có hiệu lực trễ hơn ngày giao hàng.

Khi chứng từ bảo hiểm ghi ngày phát hành trễ hơn ngày giao hàng, thì nó phải ghi rõ rằng bảo
hiểm có hiệu lực kể từ ngày giao hàng bằng cách ghi thêm hoặc ghi chú rằng bảo hiểm có hiệu
lực từ ngày không muộn hơn ngày giao hàng.

Chứng từ bảo hiểm mà thể hiện bảo hiểm được thực hiện “ từ kho đến kho” hoặc từ ngữ có ý
nghĩa tương tự, và ghi ngày sau ngày giao hàng, không thể hiện rằng bảo hiểm đó đã có hiệu lực
từ ngày không muộn hơn ngày giao hàng .

Trường hợp chứng từ bảo hiểm không ghi bất kỳ ngày nào thể hiện đó là ngày phát hành hoặc
ngày hiệu lực của bảo hiểm, thì ngày ký đối ứng (countersignature date) sẽ được xem là ngày
hiệu lực của bảo hiểm.

c) Số iền bảo hiểm


ISBP 745 bổ sung: “Không yêu cầu phạm vi bảo hiểm được tính nhiều hơn hai số thập phân”.

d) hí bảo hiểm
ISBP 681 không có hướng dẫn về phí bảo hiểm. ISBP 745 bổ sung hướng dẫn về phí bảo hiểm
như sau:

Bất kỳ thể hiện nào trên chứng từ bảo hiểm liên quan đến việc thanh toán phí bảo hiểm sẽ không
được xem xét trừ phi chứng từ bảo hiểm nêu rõ rằng bảo hiểm sẽ không có giá trị trừ phi phí bảo
hiểm đã được thanh toán xong và có thể hiện rằng phí bảo hiểm chưa được thanh toán.

e) Bên đượ bảo hiểm và hậu


ISBP 745 bổ sung khuyến nghị rằng L/C không nên yêu cầu chứng từ bảo hiểm phát hành “nặc
danh” (to bearer) hay “theo lệnh” (to order). L/C nên quy định tên của bên được bảo hiểm.

Khi L/C yêu cầu chứng từ bảo hiểm phát hành theo lệnh của một đơn vị đích danh (toorder of a
named entity), chứng từ không cần thể hiện“theo lệnh (to order) miễn là tên đơn vị được thể hiện
là bên được bảo hiểm hoặc khiếu nại đòi tiền trả cho bên đó, và việc chuyển nhượng bằng cách
ký hậu không bị cấm.

7) hứng nhận xuấ xứ

39
UCP600 – DC và ISBP 745

a) Yêu u ơ bản và việ hoàn hành hứ năng


ISBP 681 hướng dẫn chung chung rằng yêu cầu đối với một C/O sẽ được thỏa mãn bằng việc
xuất trình một chứng từ, có ghi ngày, tháng và chữ ký, chứng nhận xuất xứ của hàng hóa. ISBP
745 hướng dẫn rõ hơn như sau:

Khi L/C yêu cầu xuất trình một C/O, điều này sẽ được thỏa mãn bằng việc xuất trình một chứng
từ đã ký thể hiện có liên quan đến hàng hóa trên hóa đơn và chứng nhận xuất xứ của chúng.
Khi L/C yêu cầu xuất trình form C/O cụ thể, chẳng hạn, GSP Form A, thì phải xuất trình chứng
từ đúng theo form đó.

b) gười phá hành /O


Khi L/C yêu cầu xuất trình một C/O được phát hành bởi người thụ hưởng, nhà xuất khẩu hoặc
nhà sản xuất, điều kiện này sẽ được thỏa mãn bằng việc xuất trình một C/O được phát hành bởi
Phòng Thương mại hay một cơ quan chức năng tương tự chẳng hạn nhưng không hạn chế, Phòng
Công nghiệp (Chamber of Industry), Hiệp hội Công nghiệp (Association ofIndustry), Phòng
Kinh tế (Economic Chamber), Cơ quan Hải quan (Customs Authorities) và Sở Thương mại
(Department of Trade) hay cơ quan chức năng tương tự.
ISBP 745 cũng bổ sung hướng dẫn khi L/C yêu cầu xuất trình một C/O được phát hành bởi
Phòng Thương mại, thì điều kiện này cũng được thỏa mãn bằng việc xuất trình một C/O được
phát hành bởi Phòng Công nghiệp, Hiệp hội Công nghiệp, Phòng Kinh tế, Cơ quan Hải quan và
Sở Thương mại hay một cơ quan chức năng tương tự.

c) ội dung /O
ISBP 745 hướng dẫn bổ sung:

Khi L/C thể hiện xuất xứ của hàng hóa nhưng không yêu cầu xuất trình một C/O, thì bất kỳ tham
chiếu nào đến xuất xứ trên chứng từ quy định không được mâu thuẫn với xuất xứ đã nêu. Ví dụ,
khi L/C thể hiện “xuất xứ hàng hóa: Nước Đức” mà không yêu cầu xuất trình một C/O, thì một
lời tuyên bố trên bất kỳ chứng từ được quy định thể hiện một xuất xứ hàng hóa khác thì coi như
mâu thuẫn dữ liệu.

Một C/O có thể thể hiện một số hóa đơn, ngày hóa đơn và lộ trình giao hàng khác với dữ liệu ghi
trên các chứng từ khác miễn là nhà xuất khẩu hay người gửi hàng thể hiện trên C/O không phải
là người thụ hưởng.

8) á hứng ừ há ISB 681

ISBP 745 bổ sung hướng dẫn kiểm tra một số chứng từ mà ISBP 681 không đề cập như phiếu
đóng gói (packing list) bảng kê trọng lượng (weight list), chứng nhận của người thụ hưởng
(beneficiary certificate), các chứng nhận phân tích, giám định, y tế, kiểm dịch thực vật, số lượng,
chất lượng và các chứng nhận khác . Theo đó, hướng dẫn kiểm tra các yếu tố sau đây:

40
Tiểu luận: Thông lệ trong kinh doanh quốc tế

- Các yêu cầu cơ bản và hoàn thành chức năng của chứng từ;
- Người phát hành
- Nội dung của chứng từ.

XII. h ng điều n lưu hi d ng ISB 745


1) Nên dẫn hiếu áp d ng UCP 600 và ả ISBP 745 2013 ICC khi phát hành hư tín
d ng (L/C)

Trong phần Phạm vi áp dụng “Scope of the publication” của ISBP 745 có nói rằng ISBP 745 là
bản “diễn giải và áp dụng – interperted and applied” các điều khoản của UCP 600. Điều này hàm
ý ISBP chỉ là các quy tắc được thiết kế nhằm làm rõ hơn các điều khoản của UCP 600, đặc biệt
là các điều khoản liên quan đến chứng từ xuất trình. Trong phần này cũng khẳng định ISBP 745
không sửa đổi hay hủy bỏ các điều khoản của UCP 600. Tuy nhiên, khi đọc lời giới thiệu
“Introduction” ISBP 745 cũng như khi đọc một số quy tắc của ISBP 745 ta lại thấy rõ sự “sửa
đổi – revision hay bổ sung – supplement” UCP 600. Vậy thì những quy tắc ISBP 744 đã “sưa đổi
hay bổ sung” UCP 600 liệu có giá trị pháp lý để kiểm tra chứng từ xuất trình theo L/C hay
không, nếu như L/C không dẫn chiếu áp dụng ISBP 745?

a) Về á quy ắ ủa ISB 745 ó ính hấ bổ ung mộ ố nội dung ho 600


ISBP 745 ban hành với mục đích nhằm “diễn giải và áp dụng” các ĐIỀU KHOẢN (Articles) của
UCP 600, tuy nhiên có nhiều nội dung chưa được UCP 600 tổ hợp thành các Điều khoản như:
 ISBP 745 đã diễn giải và hướng dẫn áp dụng “ uy tắc chung về kiểm tra chứng từ” - một
nội dung chưa được UCP 600 điều chỉnh dưới dạng là một điều khoản
 ISBP 745 đã diễn giải và hướng dẫn áp dụng 6 nội dung mới liên quan đến các loại chứng
từ chưa được đề cập trong các điều khoản của UCP600 như Hối phiếu (drafts), Giấy
chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin), Phiếu đóng gói (Packing List), Giấy chứng
nhận của người hưởng lợi (Beneficiary’s Certificate), Phiếu kê khai trọng lượng (Weight
List), và các giấy chứng nhận (Certificates) khác.
Riêng đối với chứng từ Hối phiếu, ISBP 745 đã dành hẳn một mục bao gồm 9 quy tắc để diễn
giải và hướn dẫn áp dụng mặc dù UCP 600 không có điều khoản riêng biệt nào điều chỉnh hối
phiếu.
Vì UCP 600 không có điều kiện khoản riêng biệt nào quy định chi tiết về Hối phiếu nên vấn đề
hối phiếu có phải là chứng từ được yêu cầu theo L/C hay không và sai biệt trên hối phiếu có cấu
thành lý do để từ chối thanh toán hay không đã trở thành chủ đề tranh cãi lớn. Thực tiễn trên thế
giới và ở Việt Nam đã phát sinh tranh chấp giữa các ngân hàng khi kiểm tra chứng từ hối phiếu
theo thư tín dụng áp dụng UCP 600.
UCP 600 không có những quy định cụ thể về Hối phiếu mà chỉ đề cập một cách khái quá tại điều
khoản 6c: “Không được phát hành L/C có giá trị thanh toán một hối phiếu ký phát đòi tiền người
yêu cầu”, hay quy định tại điều khoản 7 (a)(iv): “Với điều kiện là các chứng từ quy định được
xuất trình phù hợp, ngân hàng phát hành phải thanh toán nếu tín dụng có giá trị chấp nhận tại
một ngân hàng chỉ định và ngân hàng chỉ định đó không chấp nhận một hối phiếu kỳ phát đòi

41
UCP600 – DC và ISBP 745

tiền nó hoặc có chấp nhận, nhưng không trả tiền khi hối phiếu đáo hạn” và điều khoản 8
(a)(i)(d): “Với điều kiện là các chứng từ quy định được xuất trình đến ngân hàng xác nhận hoặc
đến bất cứ ngân hàng chỉ định nào khác và với điều kiện xuất trình phù hợp, ngân hàng xác nhận
phải: Chấp nhận tại một ngân hàng chỉ định khác và ngân hàng chỉ định đ1o không chấp nhận hố
phiếu đòi tiền nó hoặc có chấp nhận, nhưng không trả tiền khi đáo hạn”
 ISBP 745 đã bổ sung nội dung cho một số điều khoản của UCP 600. Ví dụ:
 Quy tắc C10 ISBP 745 bổ sung điều khoản 18(a)(iv) UCP600 về việc hóa đơn
không cần thiết phải ghi ngày phát hành
 Quy tắc D32, E28, G26 ISBP 745 bổ sung các điều khoản 19, 20, 22 của UCP
600 về vấn đề giải toản hàng hóa nhiều chứng từ vận tải.
 Quy tắc D17a, E13a, G12a ISBP 745 bổ sung các điều khoản 19, 20, 22 của UCP
600 về quy định người gửi hàng ký hậu chứng vận tải.
 Quy tắc D26, E22, G20, F20, H22 và J17 ISBP 745 bổ sung các điều khoản 19,
20, 21, 22, 23, 24 của UCP 600 về mô tả hàng hóa trên các chứng từ vận tải.
 Quy tắc K5 ISBP 745 bổ sung điều khoản 28 UCP 600 về ký đối chứng trong
chứng từ bảo hiểm
 …

b) ISB 745 đã a đổi mộ ố điều hoản ủa 600


 Các quy tắc D24, E20. F18, G18, H20, J15 ISBP 745 sửa đổi điều khoản 27 UCP 600 về
chứng từ vận tải hoàn hảo. UCP 600 đưa ra khái niệm chứng từ vận tải hoàn hảo là
“chứng từ mà trên đ1o không có điều khoản hoặc ghi chú nào tuyên bố một cách rõ ràng
về tình trạng khuyết tật của hàng hóa hoặc bao bì”, ISBP 745 đã sửa lại “… không có
điều khoản hoặc các điều khoản…”, bỏ từ “ghi chú”
 Quy tắc D1c ISBP745 sửa đổi quy định của Điều 19 UCP 600 : Nếu một L/C yêu cầu
xuất trình một chứng từ vận tải mà không phải là chứng từ vận tải liên hợp hay đa
phương thức và nó chỉ rõ tuyến đường chuyên chở hàng hóa quy định trong L/C và do
nhiều phương thức vận tải chuyên chở, ví dụ, nếu chứng từ vận tải chỉ rõ nơi nhận hàng
nội địa hoặc nơi hàng đến cuối cùng hoặc chỉ rõ cảng bốc hàng hoặc khu vực dỡ hàng đã
thực hiện ở một nơi thực tế là một nơi nội địa và không phải là một cảng, thì Điều khoản
19 UCP 600 sẽ được áp dụng để kiểm tra chứng từ đó
Theo nguồn tham khảo, nếu như ISBP 745 đã thành công trong việc khắc phục sai sót lớn
nhất của ISBP 681 không gắn với UCP 600, thì sửa đổi ISBP 745 lần này lại phạm phải một
sai sót không nên mắc phải, đó là một phần lớn nội dung của ISBP 745 đã vượt quá phạm vi
áp dụng mà ấn phẩm này đã quy định, ngoài ra cũng đã phạm phải một sai lầm pháp lý cơ
bản, đó là ban hành một văn bản pháp lý phụ để diễn giải và hướng dẫn áp dụng các điều
khoản của văn bản pháp lý chính mà văn bản pháp lý chính này không bao gồm các điều
khoản đó. Vì vậy, để khắc phục khuyết điểm này của ISBP 745, các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu khi ký kết hợp đồng thương mại quốc tế và các ngân hàng thương mại khi phát hành
L/C hoặc khi kiểm tra L/C, ngoài việc dẫn chiếu áp d ng UCP 600, c n dẫn chiếu thêm
cả ISBP 745. Việc dẫn chiếu thêm ISBP 745 trong một L/C, một mặt không những khắc
phục cái sai sót nêu trên, còn một mặt khác cũng là sự thể hiện quán triệt đầy đủ Điều khoản

42
Tiểu luận: Thông lệ trong kinh doanh quốc tế

1 áp dụng UCP 600: “… các quy tắc này (UCP 600) ràng buộc tất cả các bên, trừ khi tín
d ng chứng từ loại trừ hoặc s a đổi nó một cách rõ ràng”

2) Sự n hiế xá định rõ lại mối quan hệ pháp l ủa 600 và ISB 745

Nếu như ISBP 681 thể hiện đã không gắn liền với UCP 600, thì ISBP 745 đã gắn kết không thể
tách rời với UCP 600 thể hiện qua tên gọi (Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra
chứng từ theo UCP 600) và phạm vi áp dụng của nó (ấn phẩm này được hiểu là gắn liền và
không thể tách rời với UCP 600). Với hàm ý này, một khi L/C đã dẫn chiếu áp dụng ISBP 745
thì đượng nhiên cũng nên hiểu là việc áp dụng ISBP 745 phải tuân thủ UCP 600.
Tuy nhiên với chiều ngược lại, nếu một L/C đã dẫn chiếu UCP 600 thì đương nhiên được hiểu là
áp dụng cả ISBP 745 hay không? Để xem xét vấn đề này, chúng ta đọc điều 2 của UCP 600 xem
đã xác định rõ ràng được mối quan hệ giữa UCP 600 và ISBP 745 hay chưa: “ uất trình phù hợp
có nghĩa là việc xuất trình phù hợp với các điều kiện và điều khoản của tín dụng, với các điều
khoản có thể áp dụng quy tắc này (UCP 600) và tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế”. Hiện
có tới 3 “Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế ISBP” mang số hiệu khác nhau là 645, 681,
745. Vậy thị quy định ISBP trong điều 2 nói trên chưa rõ mang số hiệu nào? uy định như thế là
mơ hồ, cho nên không nên hiểu là một khi dẫn chiếu áp dụng UCP 600 thì đương nhiên cũng áp
dụng cả ISBP 745.
Trong điều kiện chưa sửa đổi được điều 2 của UCP 600 hoặc ;à chỉ rõ số hiệu của ISBP hoặc ghi
thêm cụm từ “đang có hiệu lực thi hành” vào cuối câu “Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế”,
thì khi phát hành một L/C, ngân hàng nên tham chiếu áp dụng UCP 600 và cả ISBP 745 nhằm
tránh những tranh chấp không cần thiết có thể phát sinh.
ISBP 745 gắn với UCP 600 và và cùng với UCP 600, ISBP 745 đã được biên soạn để lấp đầy
khoảng cách giữa các nguyên tắc chung của UCP 600 và thực hành hàng ngày. Tất cả các chuyên
gia ngân hàng, các hãng dịch vụ vận tải, bảo hiểm, các luật gia và doanh nghiệp xuất nhập khẩu,
các trường đại học và các viện nghiên cứu trên toàn thế giới, các bên tiếp xúc với phương thức
tín dụng chứng từ có thể sử dụng ISBP 745 như một cuốn cẩm nang pháp lý cho thói quen tạo
lập và kiểm tra chứng từ hằng ngày của họ.

XIII. Hỏi đáp


Câu 1) Căn cứ theo ISBP 745, khi tính số tiền bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm không được tính
quá bao nhiêu số thập phần?
Đáp: 2
Câu 2) “Khi L/C yêu câu dẫn chiếu theo ISBP 745 thì đương nhiên phải tuân theo UCP 600,
và khi L/C yêu cầu dẫn chiếu theo UCP 600 tức là phải tuân theo hướng dẫn của ISBP 745”.
Câu phát biểu trên đúng hay sai?
Đáp: Sai. em điều 2 của UCP 600
Câu 3) Khi L/C yêu cầu “Red/Black/White” điều này có nghĩa là gì?

43
UCP600 – DC và ISBP 745

Đáp: Yêu cầu trên có nghĩa là hoặc màu đỏ hoặc màu đen hoặc màu trắng hoặc bất kỳ hỗn hợp
nào của 3 màu nêu trên đều hợp lệ.
Câu 4) A có 1 kiện hàng cần giao cho đối tác ở Brazil, nhưng do tàu đang trong thời kỳ sửa
chửa nên không thể chở hàng. A quyết định thuê tàu của công ty B và đi giao hàng cho đối
tác thành công. A mang chứng từ này đến đến ngân hàng chỉ định để thanh toán và trong
L/C có yêu cầu chỉ thanh toán khi đối tượng giao hàng là công ty vận tải. Hỏi A có được chấp
nhận thanh toán hay không?
Đáp: Có (theo định nghĩa của “Công ty vận tải”)
Câu 5) Công ty A hoạt động tại Việt Nam giao hàng cho đối tác của mình ở Trung Quốc, do
chưa hiểu rõ luật lệ, họ lại làm chứng nhận C/O form A. Hỏi nếu khi họ đến ngân hàng chỉ
định để thanh toán, chứng từ của họ có được chấp nhận không?
Đáp: Không. Bởi vì C/O hợp lệ cho giao dịch giữa các nước trong khu vực ASEAN và Trung
Quốc là form E.
Câu 6) L/C có trị giá 75.000.000 VND, ghi rõ merchandise decription là Women silk clothing,
CFR Port of destination, partial shipment not allowed. Hóa đơn yêu cầu xuất trình là
commercial invoice in 04 copies. Benificiary xuất trình invoice như sau: Women silk clothing
CFR = 69.000.000 VND, Chi phí đóng thùng: 6.000.000 VND. Các chi tiết khác đều khớp với
L/C. Hỏi ngân hàng phát hành có chấp nhận invoice này không?
Đáp: Có
Câu 7) ISBP 745 có bắt buộc phải đền vào ô “Thông tin kế toán” trong vận đơn đường sắt?
Đáp: Không
Câu 8) Trong L/C quy định: English, France, Japanese are accepted, Greece is not allowed.
Bản chứng từ của doanh nghiệp A mang đến cho ngân hàng chỉ định có toàn bộ văn phong
bằng tiếng Anh, tuy nhiên tên doanh nghiệp lại ghi bằng tiếng Trung Quốc. Ngân hàng chỉ
định có chấp nhận chứng từ trên hay không?
Đáp: Có
Câu 9) Tập đoàn A đã chuyển nhượng quyền thụ hưởng L/C sang cho công ty con của nó là
B. Sau này công ty B đổi tên thành C, tuy nhiên, công ty lại muốn ký phát tên trên hóa đơn là
tên cũ để thuận tiện cho việc kinh doanh. Hỏi công ty phải ký thế nào mới hợp lệ?
Đáp: Chỉ cần ghi dòn chư “trước đây gọi là… + tên”
Câu 10) Khi nào dung sai +/- 5% được áp dụng?
Đáp: khi số lượng được tính bằng kg hoặc mét

Câu 11) L/C yêu cầu giao 100 xe ô tô trong tháng 3 và 100 xe ô tô trong tháng 4, nhưng
doanh nghiệp A do trục trặc kỹ thuật đã không giao hàng được trong tháng 3. Tháng 4
doanh nghiệp lại tiếp tục sản xuất ô tô bình thường mang giao cho khách hàng. Hỏi

44
Tiểu luận: Thông lệ trong kinh doanh quốc tế

doanh nghiệp có được thanh toán số lượng xe giao trong tháng 4 không, giả toàn bộ
chứng từ hợp lệ?
Đáp: Không. Vì đây là giao hàng nhiều lần chứ không phải giao hàng từng phần
Câu 12) ISBP đã trải qua bao nhiêu lần thay đồi?
Đáp: 2 lần
Câu 13) Công ty A mang chứng từ đến để thanh toán tại ngân hàng chỉ định X. Công ty xuất
trình giấy chứng nhận xuất xứ của Phòng công nghiệp, nhưng trong L/C lại yêu cầu chứng
nhuận xuất xứ của Phòng thương mại. Hỏi ngân hàng X có thanh toán cho công ty A hay
không?
Đáp: Có. Vì chứng nhận xuất xứ của Phòng công nghiệp, Hiệp hội công nghiệ, Phòng kinh tế, Sở
thương mại và Phòng thương mai có giá trị như nhau.
Câu 14) ISBP 681 chỉ có 2 tiêu đề: lời chứng nhận và lời khai. ISBP 745 đã bổ sung bao
nhiêu tiêu đề để phân loại chứng từ rõ ràng hơn?
Đáp: 2 loại nữa: đó là giấy chứng nhận và tuyên bố.
Câu 15) Chứng từ vận tải hàng không của doanh nghiệp X không ghi tiêu đề “Vận đơn hàng
không” và sửa mã IATA để ghi cảng đi. Hỏi chứng từ này có hợp lệ hay không nếu như L/C
quy định phải ghi tiêu đề “Vận đơn hàng không”?
Đáp: Hợp lệ
Câu 16) A là chi nhánh đích danh của doanh nghiệp X. A thực hiện giao dịch với doanh
nghiệp ở Singapore và đã ký các chứng từ trên cương vị của doanh nghiệp X nhưng lại không
thông báo cho X. Khi doanh nghiệp ở Singapore yêu cầu phát hành L/C và ngân hàng thông
báo đã thông báo cho doanh nghiệp X để thanh toán. Doanh nghiệp không đồng ý vì mình
không ký những chứng từ đó. Hỏi: doanh nghiệp X làm vậy là đúng hay sai?
Đáp: Sai. Doanh nghiệp X vẫn phải thanh toán cho người thụ hưởng L/C, vì chữ ký của chi
nhánh A cũng được xem là chữ ký của doanh nghiệp X.
Câu 17) L/C quy định rằng “packed in plastic bags” và không yêu cầu phải xuất trình chứng
từ cho điều kiện trên. Tuy nhiên khi giao nộp chứng từ cho ngân hàng phát hành thì trên
chứng từ lại là “packed in wooden case”. Hỏi chứng từ trên có được chấp nhận không?
Đáp: Không. Do dữ liệu cung cấp đã mâu thuẫn với điều kiện của L/C mặc dù L/C không yêu
cầu trình bày chứng từ về đóng gói nguyên liệu.
Câu 18) Căn cứ theo ISBP 745, chữ ký trên các chứng từ có nhất thiết phải là chữ ký tay hay
không?
Đáp: Chứng từ không nhất thiết phải ký bằng cách viết tay. Chứng từ có thể được ký bằng chữ
ký facsimile (chữ ký in sẵn hoặc chữ ký scan), chữ ký đục lổ, chữ ký bằng con dấu, biểu tượng
hoặc bằng bất kỳ phương thức xác thực bằng điện tử hay cơ khí.

45
UCP600 – DC và ISBP 745

Câu 19) Công ty A mang các chứng từ đến ngân hàng phát hành để nhận tiền thanh toán.
Trong L/C quy định phải xuất trình 3 chứng từ: về số lượng, chất lượng và kiểu dáng. Nhưng
công ty A chỉ xuất trình 1 chứng từ tổng hợp cả 3 vấn đề trên. Hỏi công ty A có nhận được
tiền thanh toán hay không?
Đáp: Có. Vì ISBP 745 đã bổ sung nội dung “chứng từ kế hợp”
Câu 20) Sai lầm lớn nhất của những nhà soạn thảo ISBP 745, mà đáng lý ra không nên mắc
phải là gì?
Đáp: là đứa ISBP 745 ra khỏi phạm vi hoạt động của nó. Đưa nó trở thành 1 văn bản pháp lý phụ
để hỗ trợ UCP 600. Trong khi UCP 600 thì không quy định gì về những gì ISBP 745 đã bổ sung.
Câu 21) ISBP745 đã bổ sung những chương mới nào so với ISBP681?
Đáp: phiếu bao gói, phiếu kê khai trọng lượng, giấy chứng nhận của người thụ hưởng
Câu 22) Chữ ký được quy định như thế nào trong ISBP ?
Đáp: a. Các hối phiếu, các giấy chứng nhận, các tờ khai, các chứng từ vận tải và chứng từ bảo
hiểm đều phải được ký phù hợp với quy định của UCP 600.
b. Nếu nội dung của một chứng từ chỉ ra rằng phải ký thì mới có giá trị thì chứng từ phải
được ký.
c. Chữ ký có thể bằng tay, bằng Fax, bằng đục lỗ, bằng đóng dấu, bằng ký hiệu hoặc bằng bất
kỳ phương tiện điện tử hay cơ khí chân thực nào đều có giá trị.
d. Chữ ký trên tờ giấy có tiêu đề của công ty sẽ được coi là chữ ký của chính công ty đó, trừ
khi có quyết định khác. Tên công ty không cần thiết phải nhắc lại bên cạnh chữ ký.
Câu 2 ) L/C quy định “ to orther issuing bank” ngân hàng có chấp nhậnchứng nhận uất ứ
thể hiện tên người mở L/C hay tên một phía khác ghi trong L/C là người nhận hàng không?
Đáp: Có
Câu 24) Theo ISBP, “ shipping documents”, “stale doccuments acceptable” có nghĩa là gì ?
Đáp: “shipping documents” : là tất cả chứng từ do L/C yêu cầu, trừ hối phiếu.
“stale doccuments acceptable” : là chứng từ xuất trình sau 21 ngày sau ngày giao
hàng,nhưng trong hiệu lực của L/C được chấp nhận.
Câu 25) Chứng từ vận tải ghi “ packaging may not be suficient for the ourney” có phải là
chứng từ bất hợp lệ không ?
Đáp: Không
Câu 26) Chứng từ nào dưới đây không bắt buộc phải kí nếu L/C không quy định gì?
A) Bill of exchange
B) Certificate of quality

46
Tiểu luận: Thông lệ trong kinh doanh quốc tế

C) Parking list
D) cả A và C đều đúng
Đáp: C
Câu 27) Trong các loại hối phiếu, loại hối phiếu nào có thể chuyển nhượng được bằng cách
kí hậu và trao tay?
Đáp: Hối phiếu theo lệnh.
Câu 28) Lời tuyên bố trên chứng từ, chẳng hạn “Chứng từ này đã được xác thực bằng điện
tử” (This document has been electronic authenticated) hoặc “Chứng từ này được phát hành
bằng phương tiện điện tử và không yêu cầu chữ ký” (This document has been produced by
electronic means and requires no signature) hoặc bằng các từ ngữ có ý nghĩa tương tự. Lời
tuyên bố trên có thể hiện phương pháp ác thực điện tử phù hợp hay không?
Đáp: Không
Câu 29) Bản ISBP ra đời đầu tiên vào năm nào và mang số hiệu bao nhiêu?
Đáp: 2002-645
Câu 0) Bản ISBP 745 được ICC thông qua vào thời gian nào?
Đáp: 17/04/2013
Câu 31) Phiếu đóng gói ( Packing list ) thường được lập thành bao nhiêu bản?
Đáp: 3

 ột bản để trong kiện hàng để cho người nhận hàng có thể kiểm tra hàng trong
kiện khi cần, nó là chứng từ để đối chiếu hàng hóa thực tế với hàng hóa do người
bán gởi.
 ột bản kèm theo hóa đơn thương mại và các chứng từ khác lập thành bộ chứng từ
xuất trình cho ngân hàng làm cơ sở thanh toán tiền hàng.
 ột bản còn lại lập hồ sơ lưu.
Câu 32) Công ty A tại Việt Nam ký hợp đồng kinh doanh mặt hàng sữa cho doanh nghiệp B ở
Malaysia, và trong L/C quy định rằng giao hàng từng phần. Chậm trễ nhất là 10 ngày kể từ
khi nhận được L/C. Hỏi công ty A phải giao số hàng đó trong bao lâu là hợp lệ với L/C?
Đáp: sớm hợn hoặc đúng 10 ngày
Câu 33) Xét về các chứng từ vận tải, ISBP681 chỉ chú ý vào ghi chú on board, ISBP745 đã bổ
sung gì vào vấn đề này?
Đáp: ngày giao hàng, phương tiện chuyên chở chặng đầu, nơi nhận hàng và cảng bốc hàng.
Câu 34) Doanh nghiệp X tại Nhật Bản ký hợp đồng vận chuyện phụ tùng ô tô để lắp ráp tại
doanh nghiệp Y ở Việt Nam. Doanh nghiệp Y yêu cầu phát hành L/C, trong L/C có yêu cầu
rằng sẽ chuyển hàng về cho Y đúng hạn. Tuy nhiên khi tàu công ty X giao hàng đến Việt Nam

47
UCP600 – DC và ISBP 745

và mang chứng từ đến ngân hàng thanh toán thì trong chứng từ lại không ghi địa chỉ của
doanh nghiệp Y. Hỏi chứng từ của X có hợp lệ hay không?
Đáp: Có
Câu 35) Công ty C tại Việt Nam ký hợp động giao cá ba sa cho công ty D tại Mỹ. Công ty Mỹ
yêu cầu phát hành L/C và trong L/C có yêu cầu là vận chuyển đơn bằng đường thủy. Tuy
nhiên khi L/C kiểm tra quá trình giao thì lại xuất hiện nhiều phương thức vận chuyển từ Việt
Nam sang Mỹ. Vậy L/C dẫn chiếu điều nào trong các điều quy định của UCP?
Đáp: Điều 19
Câu 36) Nếu vận đơn có ghi rằng “Container ISBP 745ISBP 745 là thuộc vận đơn số YYY và
ZZZ và chỉ có thể được giao cho một thương nhân khi tất cả các vận đơn của thương nhân đó
được xuất trình” (Container ISBP 745ISBP 745 is covered by B/L No. YYY and ZZZ and can
only be released to a single merchant upon presentation of all bills oflading of that merchant),
thì thương nhân đó phải xuất trình bao nhiêu vận đơn khác có liên quan đến container dẫn
chiếu mới được nhận hàng?
Đáp: một hoặc nhiều
Câu 37) Chứng từ bảo hiểm có được ghi ngày chấm dứt hiệu lực xuất trình yêu cầu đòi bồi
thường bảo hiểm hay không?
Đáp: Không
Câu 8) Trường hợp chứng từ bảo hiểm không ghi bất kỳ ngày nào thể hiện đó là ngày phát
hành hoặc ngày hiệu lực của bảo hiểm, thì ngày nào sẽ được xem là ngày hiệu lực của bảo
hiểm?
Đáp: Ngày ký đối
Câu 39) Một thư tín dụng yêu cầu trình một chứng từ vận tải hàng không, dù cho đặt tên như
thế nào, chỉ dùng để chuyên chở hàng từ sân bay tới sân bay thì điều khoản nào của UCP 600
sẽ được áp dụng để kiểm tra chứng từ đó?
Đáp: Điều khoản 23
Câu 40) Trong vận đơn hàng không, người chuyên chở có được sử dụng mã IATA để thay thế
cho tên hãng hay không?
Đáp: Không
Câu 41) Trong L/C tên hàng hóa thây vì viết “machine” lại đánh sai chính tả thành
“mashine”. Như vậy L/C có giá trị thanh toán hay không?
Đáp: Có, vì lỗi chính tả này không ảnh hưởng nghiêm trọng đến dữ liệu của L/C
Câu 42) Một chứng từ được xem là bản gốc khi nó bao gồm các yếu tố gì?
Đáp: chữ ký gốc, ký hiệu, dấu hoặc nhãn hiệu của người phát hành

48
Tiểu luận: Thông lệ trong kinh doanh quốc tế

Câu 43) Một tuyên bố trên chứng từ như là “Chứng từ này đã được xác thực bằng điện tử”
hoặc “chứng từ này đã được chế tác bằng phương tiện điện tử và yêu cầu không phải ký”
hoặc các từ có nghĩa tương tự có thể hiện nó là phương pháp ác thực điện tử hay không?
Một tuyên bố trên chứng từ quy định rằng việc xác nhận có thể được xác minh hoặc thu thập
thông qua tham khảo cụ thể trang web (URL) thì sao?
Đáp: Không. Cụ thể qua trang web thì được chấp nhận
Câu 44) Ngày giao hàng muộn nhất cho phép ghi trong L/C là ngày 7/7/2007. Hỏi một vận
đơn vận tải đa phương thức được phát hành vào 5/7/2007. Nhưng thực tế ngày giao hàng
xong là 10/7/2007. Với chứng từ vận tải này có được ngân hàng chấp nhận thanh toán hay
không?
Đáp: Không
Câu 45) Một L/C quy định; Phải xuất trình 03 vận đơn nhưng không nêu rõ bao nhiêu bản
chính, bao nhiêu bản sao. Người xuất tình xuất trình 01 vận đơn gốc, 02 vận đơn bản sao.
Hỏi trường hợp này có bị coi là bất hợp lệ không?
Đáp: Không
Câu 46) Một hóa đơn thương mại ghi đơn vị tiền tệ là Bảng Anh (GBP), trong khi đó tiền
trong L/C ghi bằng Đôla Mỹ (USD) và tổng số tiền này quy đổi bằng nhau. Hỏi hóa đơn
thương mại này có coi là hợp lệ không?
Đáp: Không
Câu 47) Một hóa đơn thương mại lập có giá trị lớn hơn giá trị trong L/C, trong trường hợp
này ngân hàng xử lý như thế nào?
Đáp: Ngân hàng chỉ thanh toán đúng giá trị của L/C
Câu 48) Hãy giải đáp tình huống sau:
L/C quy định: Bộ chứng từ xuất trình cho ngân hàng muộn nhất vào ngày 30/4
Ngày 30/4 và 1/5 là ngày lễ ở Việt Nam hệ thống ngân hàng nghỉ
Hỏi bộ chứng từ xuất trình thanh toán vào ngày 02/5 có bị coi là bất hợp lệ không?
Đáp: Có
Câu 49) Công ty A xuất khẩu gạo 35% tấm cho Iran. L/C cho phép giao hàng từng phần và
quy định như sau:
Chuyến I giao 10.000 MT gạo vụ mùa 2007, ngày giao muộn nhất là ngày 01/10/2007
Chuyến II giao 10.000 MT gạo vụ mùa 2007, ngày muộn nhất là ngày 01/11/2007
Chuyến III giao 15.000 MT gạo vụ mùa 2007, ngày muộn nhất là ngày 01/12/2007

49
UCP600 – DC và ISBP 745

Công ty A không kịp thực hiện chuyến giao hàng đầu tiên. Sau đó, công ty A thực hiện hoàn
chỉnh chuyến giao hàng thứ hai. Hỏi bộ chứng từ do công ty A xuất trình có được chấp nhận
thanh toán hay không?
Đáp: Có. Vì đây là giao hàng từng phần nên được phép.
Câu 50) Trên vận đơn vận tải đa phương thức có ghi vận đơn tuân thủ theo hợp đồng thuê
tàu số …
Hỏi vận đơn này có được ngân hàng chấp nhận thanh toán hay không?
Đáp: Không. Vì 1 chứng từ vận tải đa phương thức không được ghi chú những gì liên quan đến
hợp đồng thuê tàu.
Câu 51) Thư tín dụng ra đời dựa trên hợp đồng mua bán, vậy thư tín dụng phụ thuộc hay độc
lập với hợp đồng mua bán?
Trả lời: Thư tín dụng độc lập với hợp đồng mua bán.
Câu 52) Để bổ sung cho UCP, ICC đã ban hành hai bản quy tắc mới để kiểm tra chứng từ
theo L/C và xuất trình chứng từ điện tử, đó là hai quy tắc nào?
Trả lời:
-Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế kiểm tra chứng từ theo thư tín dụng – số 745, của
ICC tuân thủ UCP 600 2007 ICC (ISBP 745)
- Bản phụ trương UCP600 về việc xuất trình chứng từ thư điện tử - Bản diễn giải số 1.1 năm
2007 (eUCP 1.1 2007 ICC)
Câu 53) Lịch sử hình thành UCP đã có bao nhiêu phiên bản? Kể tên các phiên bản.
Trả lời: Có 8 phiên bản
1. Năm 1929: Quy chế điều chỉnh giao dịch L/C
2. Năm 1933: uy tắc UCP. 82.
3. Năm 1951: Bản sửa đổi UCP 151
4. Năm 1962: Bản sửa đổi UCP 222
5. Năm 1974: Bản sửa đổi UCP 290
6. Năm 1983: Bản sửa đổi UCP 400
7. Năm 1993: Bản sửa đổi UCP 500
8. Năm 2007: Bản sửa đổi UCP 600
Câu 54) Trong UCP600 quy định các từ “nửa đầu”, “nửa cuối” của một tháng được hiểu như
thế nào?
Trả lời: Được hiểu tương ứng là từ ngày 1 đến ngày 15 và từ ngày 16 đến cuối tháng của tháng
đó.
Câu 55) UCP có mang tính chất bắt buộc thực hiện không? Nếu UCP ung đột với Luật quốc
gia thì sẽ ưu tiên áp dụng UCP hay Luật quốc gia?
Trả lời:

50
Tiểu luận: Thông lệ trong kinh doanh quốc tế

- UCP không mang tính chất bắt buộc thực hiện, nó chỉ có hiệu lực pháp lý bắt buộc thực hiện
khi và chỉ khi Thư tín dụng có dẫn chiếu áp dụng UCP.
- Nếu UCP xung đột với Luật quốc gia thì ưu tiên áp dụng Luật quốc gia trước.
Câu 56) UCP600 có thay đổi gì so với UCP500 về thời gian lưu trữ chứng từ tại các ngân
hàng?
Trả lời:
UCP500: Tối đa 7 ngày (Điều 13b và 14d)
UCP600: Tối đa 5 ngày (Điều 14b và 16d)
Câu 57) Một L/C quy định: “Shipment to be made between June 20,2016 and July 20, 2016”.
Hỏi: ngày giao hàng sớm nhất và muộn nhất ?
Trả lời: Theo Điều 3 UCP600: Các từ “đến”, “cho đến”, “cho đến khi”, “từ” “giữa” dùng để quy
định thời gian giao hàng bao gồm cả ngày đó, từ “trước” và “sau” thì không bao gồm ngày đó.
Như vậy:
Ngày giao hàng sớm nhất: 20/6/1016
Ngày giao hàng muộn nhất: 20/7/2016
Câu 58) Một Thư tín dụng quy định:
- ấm giao hàng ừng ph n
- Hàng đượ giao ừ ảng Bunsan, Hàn Quố .
- Hàng hoá là xe ải A, ố lượng 25 hiế .
- Nhà xuấ hẩu ở Hàn Quố đã xuấ trình các vận đơn.
+ Vận đơn 1: ấp 01/02/2016 hể hiện ố lượng xe : 10 hiế , giao hàng ừ ảng
Ulsan, tàu Hanjin IV, ảng dỡ hàng là ảng Sài Gòn.
+ Vận đơn 2: ấp 01/02/2016, ố xe: 5 hiế , ừ ảng Ulsan đến ảng Sài Gòn,
trên tàu Hanjin IV.
+ Vận đơn 3: ấp 15/02/2016 ố xe: 10 hiế ừ Quảng Châu, Trung Quố đến
ảng Sài Gòn, trên tàu Hanjin IV.
a. Ngày giao hàng đượ nhận định là ngày nào?
b. gười xuấ hẩu cps vi phạm quy định ẩm giao hang ừng ph n ủa L/C
hay không? Tại sao?
c. NHPH đã ừ hối các vận đơn trên, như vậy đ ng hay sai?
Đáp: Theo điều 31(b) UCP600:
Việc xuất trình nhiều bộ chứng từ vận tải chỉ rõ việc giao hàng được thực hiện trên cùng một
phương tiện vận chuyển cùng chung một hành trình ngay cả khi ngày giao hàng khác nhua,
cảng bốc hàng khác nhua thì không được coi là giao hàng từng phần.
Nếu xuất trình nhiều bộ chứng từ vận tải, ngày giao hàng sau cùng trên bất cứ chứng từ vận
tải nào sẽ được coi là ngày giao hàng.
Như vậy,
a. Ngày giao hàng là 15/02/2016

51
UCP600 – DC và ISBP 745

b. Người xuất khẩu không vi phạm quy đinh giao hàng từng phàn vì trong 3 lần giao hàng, tuy
ngày giao hàng và cảng bốc hàng khác nhau nhưng việc giao hàng được thực hiện trên cùng
một phương tiện là tau Hanjin IV và cùng chung một hành trình đến cảng Sài Gòn, Việt Nam.
c. NHPH từ chối việc xuất trình các vận đơn trên là đúng vì cảng bốc hàng được quy định trên
L/C là cảng Bunsan, Hàn uốc trong khi trên 3 vận đơn thể hiện 2 cảng khác. Do vậy, do
cảng bốc hàng không phù hợp với L/C nên NHPH từ chối việc xuất trình vận đơn là hợp lý.
Câu 59) Công ty Phát Tài, Việt Nam kí hợp đồng nhập khẩu xe máy từ công ty Honda, Nhật
Bản.
hương hứ thanh toán tín d ng hứng ừ.
Quy trình mở L/C như sau :
 ăn ứ vào hợp đồng ngoại hương, công ty Phát Tài viế giấy đề nghị mở L/C
g i đến ngân hàng Vietcombank (VCB).
 VCB đồng ý và lập L/C g i cho công ty Honda thông qua chi nhánh VCB ở hậ
Bản.
 Chi nhánh VCB ( hậ Bản ) nhận đượ hư tín d ng ủa VCB ( Việ Nam ),
VCB ( hậ Bản) iến hành iểm tra tính xác hự ủa hư tín d ng, rồi huyển
bản chính L/C cho công ty Honda dưới hình hứ văn bản nguyên văn. Tuy
nhiên, công ty Honda yêu u L/C phải có ự xác nhận ủa ngân hàng ANZ chi
nhánh ại hậ Bản.
 Trong L/C có ghi rõ L/C có giá rị rả ngay ại ngân hàng Sacombank.
Giả các ngân hàng đượ nêu đều có chi nhánh ại hậ Bản.
Xác định các đối ượng có liên quan ?
Trả lời:
 Người xin mở thư tín dụng: nhà nhập khẩu, công ty Phát Tài, Việt Nam
 Ngân hàng phát hành: ngân hàng VCB, Việt Nam
 Ngân hàng thông báo: ngân hàng VCB, Nhật Bản
 Ngân hàng xác nhận: ngân hàng ANZ, Nhật Bản
 Ngân hàng được chỉ định: ngân hàng Sacombank, Nhật Bản
 Người hưởng lợi: nhà xuất khẩu, công ty Honda, Nhật Bản.
Câu 60) Công ty Honda xuất khẩu 1 lô hàng sang Việt Nam, L/C có ghi:
 Ngày giao hàng vào ngày 31/03/2016
 Thời gian hế hiệu lự ủa L/C là 10/4/2016 ại hậ Bản
 Hỏi Công ty Honda giao hàng vào ngày 4/4/2016 có đượ coi là hợp lệ không?
Trả lời:
Hợp lệ vì theo điều 3 UCP 600 quy định: Thành ngữ “ ON – vào ” hay “ ABOUT- vào
khoảng” hay từ tương tự sẽ được giải thích là một sự kiện xảy ra trong khoản thời gian 5
ngàylịch trước cho đến 5 ngày lịch sau ngày xác định cụ thể, kể cả ngày bắt đầu và ngày
kết thúc.
Vì vậy nếu theo L/C thì công ty Honda có thể giao hàng từ ngày 26/3 cho tới ngày 5/4(
11 ngày ) thì đều hợp lệ. Do đó, công ty Honda giao hàng vào ngày 4/4 là đúng theoquy
định của L/C.

52
Tiểu luận: Thông lệ trong kinh doanh quốc tế

Câu 61) Nếu trên vận đơn ngày 8/ /2016 đã ghi sẵn chữ “shipped on board” thì ngày nào
được tính là bốc hàng lên tàu và là ngày giao hàng theo hợp đồng mua bán hàng hoá?
Trả lời: ngày kí vận đơn.
Câu 62) Cần có bao nhiêu bản gốc của mỗi chứng từ quy định trong Thư tín dụng phải được
uất trình?
Trả lời: Cần có ít nhất một bản gốc của mỗi chứng từ quy định trong Thư tín dụng phải được
xuất trình.
Câu 63) Nếu Thư tín dụng yêu cầu xuất trình chứng từ nhiều bản bằng cách sử dụng các từ
như (hai bản giống như nhau) (gấp hai lần) hoặc (làm hai bản), thì phải xuất trình chứng từ
như thế nào?
Trả lời: Nếu Thư tín dụng yêu cầu xuất trình chứng từ nhiều bản bằng cách sử dụng các từ như
(hai bản giống như nhau) (gấp hai lần) hoặc (làm hai bản), thì có thể xuất trình ít nhất một bản
gốc và số còn lại là các bản sao, trừ khi nào bản thân chứng từ quy định khác.
Câu 64) Hoá đơn thương mại do ai phát hành?
Trả lời: Do người thụ hưởng phát hành.
Câu 65) Các từ “khoảng” hoặc “ước chừng” được sử dụng có liên quan đến số tiền của Thư
tín dụng hoặc số lượng hoặc đơn giá ghi trong Thư tín dụng được hiểu là cho phép một dung
sai hơn hoặc kém bao nhiêu (%) của số tiền hoặc số lượng hoặc đơn giá mà chúng nói đến?
Trả lời: 10%.
Câu 66) Trường hợp thanh toán nào sau đây được xem là thanh toán đúng hạn:
A. Chấp nhận thanh toán nếu L/C có giá trị trả ngay.
B. Cam kết trả sau nếu L/C có giả trị trả sau.
C. Chấp nhận hối phiếu do người thụ hưởng ký phát và trả tiền vào ngày đáo hạn nếu L/C có
giá trị chấp nhận
D. Cả đều đúng.
Trả lời: C
Vì theo điều 2 UCP600:
Thanh toán đúng hạn có nghĩa là:
- Trả ngay nếu TTD có giá trị trả ngay.
- Cam ế rả sau và rả iền đ ng ngày hế hạn thanh toán nếu TTD có giá trị trả
sau.
- Chấp nhận hối phiếu do người thụ hưởng ký phát và trả tiền vào ngày đáo hạn nếu
L/C có giá trị chấp nhận
Câu 67) Giả sử L/C quy định ngân hàng A sẽ thanh toán theo cam kết trả sau vào ngày
2/5/1016. Nhưng do ngày lễ 30/4 và ngày 1/5 trùng vào ngày thứ 7 và chủ nhật nên vào ngày
thứ 2 Ngân hàng nghỉ bù. Như vậy sau khi làm việc lại vào ngày 3/5/2016 thì ngân hàng sẽ
thanh toán cho bên xuất khẩu. Như vậy có vi phạm thời gian thanh toán không?
Trả lời: Không. Vì theo Điều 2 UCP600 quy định: Ngày làm việc của ngân hàng là ngày mà

53
UCP600 – DC và ISBP 745

ngân hàng thường mở cửa làm việc tại một nơi mà hành động tuân thủ theo bản quy tắc được
thực hiện.
Theo đó, ngày 2/5 không phải là ngày làm việc của Ngân hàng A nên ngân hàng không có trách
nhiệm thanh toán theo cam kết. Ngày 3/5 ngân hàng thanh toán vẫn hợp lệ.

Câu 68) L/C quy định như sau: “a draft is drawn at 0 day from shipment date”, shipment
date: Jan. 01. 2016. Vậy ngày thanh toán hối phiếu là ngày nào?
A. 31/01/2016
B. 30/01/2016
C. 01/01/2016
D. Tất cả đều sai
Trả lời: A
Câu 69) Một TTD có giá trị thanh toán với ngân hàng chỉ định nhưng ngân hàng chỉ định
không có khả năng thanh toán thì bên thụ hưởng phải làm như thế nào?
Trả lời Theo điều 6 UCP600, Một TTD có giá trị thanh toán với ngân hàng chỉ định thì cũng có
giá trị thanh toán với ngân hàng phát hành.
Vì vậy, người thụ hưởng có thể đến ngân hàng phát hành để được thanh toán.
Câu 70) Một nhà xuất khẩu giao hàng vào ngày 30/1/2016 thì ngày hết hạn xuất trình chứng
từ là ngày bao nhiêu nếu ngày hết hạn hiệu lực thanh toán hoặc chiết khấu là 30/2/2016?
Trả lời Ngày hết hạn xuất trình chứng từ là 21/1/2016.
Vì theo điều 14 UCP600, nếu L/C không ghi rõ ngày hết hạn xuất trình chứng từ thì được hiểu
là 21 ngày sau ngày giao hàng.
Câu 71) Một nhà xuất khẩu giao hàng vào ngày 30/1/2016 thì ngày hết hạn xuất trình chứng
từ là ngày bao nhiêu nếu ngày hết hạn hiệu lực thanh toán hoặc chiết khấu là 20/2/2016?
Trả lời Ngày hết hạn xuất trình chứng từ là 20/2/2016.
Vì theo điều 14 UCP600, nếu L/C không ghi rõ ngày hết hạn xuất trình chứng từ thì được hiểu
là 21 ngày sau ngày giao hàng. Bên cạnh đó, trong điều 6 UCP600 thì ngày hết hạn hiệu lực
thanh toán hay chiết khấu sẽ được coi là ngày hết hạn xuất trình chứng từ.
Câu 72) Các từ “đầu”, “giữa”, “cuối” của một tháng được hiểu như thế nào trong UCP600?
Trả lời Các từ “đầu”, “giữa”, “cuối” của một tháng được hiểu tương ứng là từ ngày 1
đén ngày 10, từ ngày 11 đến ngày 20 và từ ngày 21 đến ngày cuối cùng của một tháng,
bao gồm cả ngày đó.
Chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển có thể phát hành dưới mấy hình thức?
Trả lời 2 hình thức.
- Chứng từ giấy: Đối với chứng từ giấy thì bao gồm 2 mặt: mặt 1 sẽ chứa đựng những nội dung
theo quy định, mặt 2 chứa đựng các điều kiện và điều khoản chuyên chở.
- Chứng từ điện tử: Đối với chứng từ điện tử, UCP 600 không đề cập trong nội dung, mà sẽ có

54
Tiểu luận: Thông lệ trong kinh doanh quốc tế

bản phụ trương hướng dẫn cụ thể kèm theo.

Câu 73) Chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển có thể phát hành dưới mấy hình
thức?
Đáp: 2 hình thức.
- Chứng từ giấy: Đối với chứng từ giấy thì bao gồm 2 mặt: mặt 1 sẽ chứa đựng những nội dung
theo quy định, mặt 2 chứa đựng các điều kiện và điều khoản chuyên chở.

- Chứng từ điện tử: Đối với chứng từ điện tử, UCP 600 không đề cập trong nội dung, mà sẽ có
bản phụ trương hướng dẫn cụ thể kèm theo.
Câu 74) eUCP là gì?
Đáp: Là Bản phụ trương UCP600 về việc xuất trình chứng từ thư điện tử. Bổ sung UCP600, điều
chỉnh chỉ xuất trình chứng từ điện tử hoặc két hợp chứng từ văn bản.
Câu 75) Yêu cầu cơ bản về kiểm tra nội dung L/C là gì?
Đáp: Không được mâu thuẫn với nội dung cơ bản của hợp đồng. Tránh tranh chấp kiện tụng.
Câu 76) Một tín dụng không thể sửa đổi hoặc huỷ bỏ nếu không có thoả thuận của những
bên nào?
Đáp:
- Ngân hàng phát hành
- Ngân hàng xác nhận
- Người thụ hưởng.
Câu 77) Các bên có phải thực hiện đúng từng điều quy định của UCP hay không?
Đáp: Các bên không có nghĩa vụ phải thực hiện đứng từng điều quy định của UCP, có thể thoá
thuận lại một số điều trong UCP, ghi rõ trong L/C.
Câu 78) UCP có áp dụng trong thanh toán nội địa không?
Đáp: Không vì UCP chỉ áp dụng trong thanh toán quốc tế.
Câu 79) So với UCP500 thì UCP600 đã tinh giảm xuống còn bao nhiêu điều?
Đáp: 39 điều (giảm 10 điều so với UCP500)
Câu 80) Quy định về các chứng từ bản sao trong UCP500 và UCP600 có gì khác nhau?
Đáp:
- UCP500: Chứng từ bản sao phải đóng dấu bản sao, hoặc không đóng dấu bản gốc. (Điều 20c).
- UCP600: Nếu tín dụng yêu cầu xuất trình bản sao thì việc xuất trình bản gốc hay bản sao đều
được chấp nhận. (Điều 17).

55
UCP600 – DC và ISBP 745

Câu 81) Kể tên một số Ngân hàng ở Việt Nam đã sử dụng UCP600?
Đáp: NH Ngoại thương, NH Công thương, NH Đầu tư và phát triển, NH Nông nghiệp, NH uân
đội, NH VIP Bank,…
Câu 82) Tín dụng thư thường được viết tắt như thế nào?
Đáp: Tín dựng thư có tên viết tắt là: L/C, LC, LOC, DC, D/C
Câu 83) Kể tên các bên tham gia Tín dụng thư?
Đáp:
- Người yêu cầu phát hành thư tín dụng.
- Ngân hàng phát hành thư tín dụng.
- Người được hưởng lợi thư tín dụng.
- Ngân hàng thông báo.
Câu 84) Thư tín dụng được phân loại như thế nào?
Đáp:
- Thư tín dụng có thể huỷ ngang.
- Thư tín dụng không thể hủy ngang.
Câu 85) UCP không phải là văn bản duy nhất điều tiết thanh toán tín dụng chứng từ. Còn
văn bản nào khác không?
Đáp:
- ISP 98 uy tắc thực hành thư tín dụng dự phòng uốc tế 98.
- eUCP Phụ lục của UCP về xuất trình chứng từ điện tử.
- ISBP Tập quán ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế áp dụng cho việc kiểm tra chứng từ
trong phương thức tín dụng chứng từ.
Câu 86) Một hoá đơn thương mại có ghi giá trị là 00.000 USD trong khi đó L/C lại ghi có giá
là 6.000.000.000 VNĐ ( tỷ giá hối đoái 20.000 VNĐ/USD)
Hỏi hoá đơn thương mại này có coi là hợp lệ không?
Đáp: Hoá đơn thương mại này là bất hợp lệ vì theo điều 18 UCP600 quy định: Hoá đơn thương
mịa phải được lập trùng với đơn vị tiền tệ nêu trong thư tín dụng.
Trong trường hợp này hoá đơn thương mại được tính theo đơn vị tiền tệ là USD, còn L/C lại
được tính theo VNĐ. ặc dù giá trị như nhau khi quy đối nhưng thao quy định của UCP thì đây
vẫn là một bất hợp lệ.
Câu 87) Công ty HN xuất khẩu giày da cho doanh nghiệp A ở Mỹ. Công ty HN nhận được
một bức L/C do ngân hàng Citibank. L/C có giá trị tại ngân hàng phát hành. Sau đó công ty
nhờ Vietinbank (chỉ đơn thuần là ngân hàng phục vụ mình) xuất trình bộ chứng từ cho
citibank để lấy tiền thanh toán. Citibank kiểm tra bộ chứng từ và nhận thấy trong L/C yêu cầu

56
Tiểu luận: Thông lệ trong kinh doanh quốc tế

xuất trình bản sao nhưng người xuất trình lại xuất trình bản gốc nên đã từ chối thanh toán.
Hỏi Citibank làm vậy đúng hay sai? Tại sao?
Đáp: UCP600 quy định: Nếu TTD yêu cầu xuất trình chứng từ bản sao thì việc xuất trình bản
gốc hay bản sao đều được chấp nhận.
Vì vậy trong trường hợp này bộ chứng từ mà công ty HN xuất trình vẫn là hợp lệ và ngân hàng
Citibank phải thanh toán cho công ty này.
Câu 88) Ngân hàng xác nhận sẽ làm gì tiếp theo khi xác nhận chứng từ xuất trình hợp lệ?
A.Thanh toán
B.Chiết khấu cho chứng từ đó
C.Thực hiện chuyển bộ chứng từ về ngân hàng phát hành.
D.Cả A và C
E.Cả B và C
F.D hoặc E
Đáp: F. vì theo điều 15. Khi NH xác nhận chứng từ xuất trình hợp lệ thì nó buộc phải thanh toán
hoặc chiết khấu và chuyển bộ chứng từ về NHPH.
Khi NHXN xác nhận rằng bộ chứng từ là hợp lệ thì ngân hàng sẽ tiến hành thanh toán và sau đó
chuyển bộ chúng về NHPH, hoặc thực hiện chiết khấu và chuyển bộ chứng từ về NHPH.
Câu 89) Trong L/C có các ghi chú sau:
Date of Issue: 110825
Date of Expiry: 111020
Period for Presentatinon: Documents must be presented within 20 days after Shipment date.
Trong bộ chứng từ mà người thụ hưởng xuất trình (giả sử xuất trình đúng hạn) có B/L ghi
chú như sau:
B/L: ngày “on board” 19/08/2011.
Vậy bộ chứng từ trên có hợp lệ không?
Đáp: Hợp lệ. Theo điều 14 khoản i UCP600 quy định: một chứng từ có thể được ghi ngày trước
ngày phát hành thư tín dụng nhưng không được ghi trễ hơn ngày xuất trình chứng từ.
Điều này xảy ra trng tường hợp: Nhà xuất khẩu đã giao hàng cho nhà nhập khẩu, nhưng sau đó
thì nhà nhập khẩu bị phá sản, nhần xuất khẩu bán cho một người khác nên, chứng từ được ghi
vào trước ngày mở TTD.
Câu 90) Ta có các dữ liệu trong một bức L/C như sau:
Date of Issue: 130101
Date of Expiry: 130315
Lastest day of Shipment: 121225
Công ty X giao hàng vào ngày 25/12/2012. Vậy ngày trễ nhất để xuất trình chứng từ là ngày
nào?
A. 16/01/2013

57
UCP600 – DC và ISBP 745

B. 15/01/2013
C. 15/02/2013
D. 15/03/2013
Đáp: Câu B. Chứng từ xuất trình bao gồm một ha nhiều vận đơn gốc mà tuân theo các điều
khoản 19, 20, 21, 22, 23, 24 hoặc 25 thì phải được lập bởi hoặc nhân danh người thụ hưởng
không trễ hơn 21 ngày sau ngày giao hàng như mô tả trong bản quy tắc, nhưng không được trễ
hơn ngày hết hạn hiêu lực của thư tín dụng.
Ngày giao hành là ngày 25/12/2012, chứng từ phải được xuất trình không trễ hơn 21 ngày nên
ngày xuất trình chứng từ trễ nhất là ngày 15/01/2013.
Câu 91) TTD không thể được tu chỉnh hay huỷ bỏ nếu không có sự đồng ý của:
A. NHPH
B. NHXN
C. Người yêu cầu mở L/C
D. Người thụ hưởng
E. A, B, D đúng.
Đáp: Câu E. Theo điều 10a UCP600 trừ khi có quy định khác với điều khản 38, một TTD không
thể tu chỉnh mà không có sự động ý của NHPH, NHXN (nếu có) và người thụ hưởng.
Câu 92) Ngân hàng xác nhận thực hiện… nếu LC quy định chiết khấu tại….
A. Chiết khấu miễn truy đòi – NHXN
B. Chiết khấu – NHCĐ
C. Chiết khấu và chiết khấu miễn truy đòi – NHTB
D. Chiết khấu và chiết khấu miễn truy đòi – NHXN
Đáp: Câu A. Theo điều 8 UCP600 quy định : miễn là chứng từ quy định được xuất trình tới
NHXN hay bất kỳ một NH được chỉ định nào khác và chứng hợp lệ thì NHXN phải chiết khấu
miễn truy đòi nếu LC có giá trị chiết khấu tại NHXN.
Câu 93) Vào ngày 17/2/2012, Sacombank có nhận được L/C có nội dung sau:
Sender: HSBC
Receiver: Sacombank
31C Date of issue: 13 Feb 2012
31D Expiry date: 5 Apr 2012
41D Available with: Sacombank by payment
Vào ngày 2/ /2012, người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ đến Sacombank để yêu cầu
thanh toán.Tuy nhiên ngân hàng này không đồng ý thanh toán. Vậy hỏi rằng Sacombank có
quyền từ chối thanh toán hay không?
Đáp: Theo điều 12 khoản a UCP 600 quy định: “Trừ khi ngân hàng được chỉ định là ngân hàng
xác nhận, việc ủy quyền thanh toán hay chiết khấu không bắt buộc ngân hàng được chỉ định đó

58
Tiểu luận: Thông lệ trong kinh doanh quốc tế

phải thanh toán hoặc chiết khấu, trừ khi được ngân hàng chỉ định đó thỏa thuận rõ ràng và có liên
lạc với người thụ hưởng.
Câu 94) Nguyên nhân của sự ra đời của UCP là gì?
Đáp: Việc mỗi quốc gia có hệ thống pháp luật, tập quán riêng và thể chế chính trị khác nhau đã
cản trở hoạt động của các ngân hàng và cản trở thương mại quốc tế. Vì vậy cần có một nguyên
tắc nguyên tắc chung để điều chỉnh phương thức thanh toán bẳng L/C nhằm giảm thiểu các tranh
chấp, tăng tính hiệu quả của phương thức này. Trên tinh thần đó, bản UCP đã thực hiện được
mục tiêu trên, từ đó thiết lập sự thống nhất trong thực hành tín dụng chứng từ, giải quyết được
vấn đề khác nhau về mặt pháp luật giữa các quốc gia.
Câu 95) Công ty Thành Tín tại Việt Nam viết giấy đề nghị mới L/C gửi đến ngân hàng
Phương Đông (OCB) mở L/C để yêu cầu ngân hàng này thanh toán cho công ty La Nina tại
Tây Ban Nha. Nhưng trong giấy đề nghị mở L/C này không ghi rõ cách thức thực hiện trả
tiền. Như vậy đúng hay sai?
Đáp: Giấy đề nghị mở L/C không ghi rõ cách thức thực hiện trả tiền là sai. Vì theo điều 6
khoảng b UCP600 quy định: “ ột thư tín dụng phải ghi rõ nó có giá trị thành toán bằng trả
ngay ( sight payment), trả sau ( deffered payment ), chấp nhận (acceptance) hay chiết khấu (
negotiation).
Câu 96) Để đảm bảo an toàn, người xin mở L/C có nên đính kèm hợp đồng thương mại với
đơn xin mở L/C hay không ?
Đáp: Theo điều 4 khoản b UCP 600 quy định : ´Một ngân hàng phát hành không khuyến khích
bất kì cố gắng nào của người mở để đưa những bản hợp đồng tiềm ẩn, hóa đơn tạm và những
cái tương tự như vậy vào thư tín dụng như một bộ phận không thể tách rời “.
Việc đính kèm thêm hợp đồng thương mại là không cần thiết. Vì hợp đồng thương mại và L/C là
độc lập dù có được dẫn chiếu trong L/C.
Câu 97) Theo UCP 600, Bộ chứng từ thanh toán hợp lệ đồng thời thỏa mãn các điều kiện gì?
Đáp:
 Phù hợp với điều kiện và điều khoản của L/C
 Tuân thủ theo nội dung của UCP 600
 Tuân thủ theo nội dung của Tập quán ngân hàng theo tiêu chuẩn ISBP
Câu 98) Một NH được chỉ định (không phải là NHXN) đã kiểm tra bộ chứng từ do người thụ
hưởng xuất trình và kết luận bộ chứng từ phù hợp với quy định tong L/C, sau đó chuyển bộ
chứng từ tới NHPH. NHPH kiểm tra tìm thấy sự sai biệt với quy định trong L/C và trả lại
chứng từ. Khi NHCĐ nhận lại chứng từ L/C đã hết hạn. Người thụ hưởng khiếu nại với
NHCĐ và yêu cầu thanh toán vì chính NH được chỉ định này trước đây đã ác định bộ chứng
từ là phù hợp.
Hỏi NHCĐ có trách nhiệm phải thanh toán hay không?

59
UCP600 – DC và ISBP 745

Đáp: Theo điều 12c UCP600 quy định: “Việc tiếp nhận hay kiểm tra và chuyển chứng từ của NH
được chỉ định mà NH này không phải là NHXN thì không bắt buộc NHCĐ đó phải thanh toán
hoặc chiết khấu.”
Vậy trong trường hợp này NHCĐ không có trách nhiệm phải thanh toán cho người thụ huongr
dù trước đây NHCĐ này đã xác định bộ chứng từ xuất trình phù hợp.
Câu 99) Một NHPH thư tín dụng bằng điện theo mẫu MT700 (bức điện phát hành TTD). Sau
đó, NHPH này lại gởi thư ác nhận cho NHTB.
Hỏi NHTB xử ký thư ác nhận như thế nào?
Đáp: Theo điều 11a UCP600 quy định: “ ột bức điện xác thực của TTD và tu chỉnh được coi là
bản TYD hay tu chỉnh có hiệu lực và bất kỳ thư xác nhận nào được gởi tiếp theo sẽ bị bỏ qua.”
Vậy trong trường họp này NHTB sẽ không cần xem xét thư xác nhận mà chỉ cần quan tâm đến
L/C theo mẫu MT700.
Câu 100) Tên đầy đủ của UCP DC là gì?
Đáp: The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits (Quy tắc thực hành thống
nhất về tín dụng chứng từ)

XIV. TÀI LIỆ THAM KHẢO


http://vi.scribd.com/doc/6586577/UCP-500-Ban-Tieng-Viet#scribd
http://www.slideshare.net/oanNguyn/ucp-600-ting-vit?next_slideshow=1
https://sites.google.com/site/cnqtdn/ucp600
http://ttqt.blogspot.com/2009/09/isbp-681.html
http://ub.com.vn/threads/isbp-745-what-s-new-nhung-diem-moi-trong-isbp-745.108829/
http://ieit.edu.vn/vi/thu-vien-tap-chi/tap-chi-kinh-te-doi-ngoai/item/287-mot-so-van-de-phap-ly-
luu-y-khi-su-dung-tap-quan-ngan-hang-tieu-chuan-quoc-te-ve-kiem-tra-chung-tu-theo-ucp600-
isbp745i
http://ket-noi.com/

60

You might also like