You are on page 1of 55

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC UEH – TRƯỜNG KINH DOANH UEH
“KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING”
~~~~~~*~~~~~~

“TIỂU LUẬN”
“ Môn học: Thông lệ trong thương mại quốcitế

Chủ đề: UCP-DC & ISBP

Giảngiviênihướng dẫn: NGND.GS.TS.VõiThanh Thu


Sinh viên thực hiện: (Nhóm 10)
Dương Ngọc Anh - 31191025230
Trần Thị Diễm Hương - 31191027173
Nguyễn Phan Thảo Vy - 31191025225
Trần Minh Quốc Toàn - 31171021097
Phạm Thị Minh Ly - 31191026152

HỒ CHÍ MINH – 06/11/2021


2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 4


A. TÌM HIỂU VỀ UCP – DC ............................................................................................ 5
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ UCP – DC ........................................................................ 5
“ ”

1. Kháiiniệm UCP – DC ............................................................................................... 5


2. Lịch sử hình thành ................................................................................................... 5
3. Vai trò ........................................................................................................................ 6
3.1. Đối với ngân hàng: ............................................................................................... 6
3.2. Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu: ............................................................. 6
4. Những lưu ý cần thiết khi sử dụng UCP ................................................................ 8
II. UCP 600 .......................................................................................................................... 8
1. Sự ra đời và phát triển UCP 600 ............................................................................. 8
2. Kết cấu UCP 600..................................................................................................... 10
2.1 Các quy định chung ............................................................................................. 10
2.2. Trách nhiệm của các ngân hàng: ...................................................................... 11
2.3. Một số quy định về thông báo và tu chỉnh tín dụng ........................................ 13
2.4. Các loại chứng từ ................................................................................................ 13
2.5. Tiêu chuẩn về kiểm tra chứng từ ...................................................................... 16
2.6. Chứng từ có sai biệt, chấp nhận sai biệt và thông báo .................................... 17
2.7. Giờ xuất trình ...................................................................................................... 17
2.8. Dung sai về số tiền, số lượng và đơn giá ........................................................... 18
2.9. Miễn trách ........................................................................................................... 18
2.10. Tín dụng có thể chuyển nhượng ...................................................................... 19
2.11. Chuyển nhượng số tiền thu được .................................................................... 20
3. Sự đổi mới của UCP 600 so với UCP 500 ............................................................. 21
3.1. Lí do có sự thay đổi UCP 500 thành UCP 600 ................................................. 21
3.2. Thay đổi bố cục ................................................................................................... 22
3.3. Thay đổi nội dung ............................................................................................... 23
3.4. eUCP 1.1 .............................................................................................................. 26
4. UCP với eUCP ........................................................................................................ 27
5. Vai trò của UCP 600 trong việc điều chỉnh phương thức tín dụng chứng từ ... 29
3

5.1. UCP 600 xác định quyền lợi và nghĩa vụ của ngân hàng trong khuôn khổ thư
tín dụng ....................................................................................................................... 29
5.2. Là nguồn luật cơ sở để xây dựng các điều khoản chính cho thư tín dụng chứng
từ .................................................................................................................................. 30
5.3. UCP 600 là tiêu chí chung cho việc kiểm tra bộ chứng từ .............................. 30
5.4. UCP 600 góp phần thúc đẩy hoạt động tín dụng chứng từ tại các ngân hàng
này càng thuận tiện và phát triển hơn ..................................................................... 31
6. Những hạn chế về Thương lượng thanh toán(“Negotiation”) trong UCP 600 . 31
7. Một số đánh giá về UCP 600 ................................................................................. 33
7.1. Đánh giá về việc ứng dụng của UCP 600 ......................................................... 33
7.2. Đánh giá về định nghĩa mới “Honor” (Thanh toán) ...................................... 34
7.3. Thư tín dụng có thể hủy ngang so với thư tín dụng không thể hủy ngang .. 35
7.4. Đánh giá về thời gian cho phép các ngân hàng kiểm tra các tài liệu trong UCP
600 ............................................................................................................................... 36
8. Kết luận ................................................................................................................... 36
B. TÌM HIỂU VỀ ISBP .................................................................................................... 38
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ISBP ................................................................................ 38
1. Khái niệm ................................................................................................................ 38
2. Lịch sử hình thành ................................................................................................. 39
3. Vai trò ...................................................................................................................... 39
II. ISBP 745 ...................................................................................................................... 39
1. Sự ra đời và phát triển của ISBP 745 ................................................................... 39
2. Kết cấu của ISBP 745 ............................................................................................. 40
3. Sự đổi mới của ISBP 745 so với ISBP 681............................................................ 40
4. Vai trò của ISBP 745 .............................................................................................. 46
5. Lưu ý về ISBP 745 ..................................................................................................... 46
III. Mối quan hệ pháp lý giữa UCP 600 và ISBP 745 ................................................... 46
C. HỎI ĐÁP ...................................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 54
4

LỜI MỞ ĐẦU

Sự hội nhập của các nền kinh tế quốc gia vào một hệ thống "kinh tế toàn cầu là một
trong những xu hướng phát triển mạnh mẽ nhất hiện nay. Quá trình hội nhập này, thường
được gọi là toàn cầu hóa, đã hiện thực hóa sự tăng trưởng đáng kể trong thương mại giữa
các quốc gia. Một trong những cân nhắc thương mại quốc tế quan trọng nhất đó là việc xuất
nhập khẩu sẽ được thanh toán như thế nào. Phương thức phổ biến nhất được sử dụng để
thanh toán quốc tế là tín dụng chứng từ. Tuy nhiên, khi thương mại giữa các quốc gia nhanh
chóng tăng lên, luật pháp về tín dụng chứng từ có thể mâu thuẫn giữa các quốc gia đã trở
thành một rào cản lớn đối với tăng trưởng thương mại. Do đó, Phòng Thương mại Quốc tế
(ICC) đã phát hành UCP-DC và ISBP, một tập hợp các quy tắc mang lại sự thống nhất cho
các tín dụng chứng từ. Việc hiểu rõ những nội dung của UCP và ISBP là rất quan trọng và
cần thiết cho những ai hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Bài tiểu luận sau đây sẽ
làm rõ những vấn đề chính của UCP và ISBP, những sự đổi mới của phiên bản gần đây và
đánh giá hiệu quả của chúng."
5

A. TÌM HIỂU VỀ UCP – DC

I. “KHÁI QUÁT CHUNG VỀ UCP – DC”


1. Khái niệm UCP – DC
UCP là viết tắt của “The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits”
( Quy tắc và Thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ ), là một bộ các quy tắc điều chỉnh
“ ”

việc sử dụng thư tín dụng (Warnasuriya, 2017). UCP được thành lập bởi Phòng Thương
mại Quốc tế (ICC) nhằm giảm thiểu những nghi ngờ khi các quốc gia riêng lẻ áp dụng
những quy tắc riêng về tín dụng chứng từ. Mục tiêu của UCP là tạo ra một bộ quy tắc thống
nhất vế tín dụng chứng từ được biết đến và áp dụng rộng rãi để tránh các xung đột trong
quy định giữa những quốc gia khác nhau. Hiện tại, UCP được sử dụng trên toàn thế giới
trong thương mại quốc tế và trở thành cơ sở pháp lý quan trọng cho các giao dịch thương

mại trị giá hàng tỷ đô la hàng năm trên thế giới. UCP được xem là bộ quy tắc tư nhân thành

công nhất cho thương mại từ trước đến nay.

2. Lịch sử hình thành


Thương mại xuyên quốc gia đã tăng mạnh trong hàng chục năm qua, do đó, nhu cầu
hài hòa luật thương mại ở cấp độ quốc tế ngày càng cao. Một thực tế phổ biến là các hợp
đồng thương mại quốc tế vốn dĩ chịu nhiều rủi ro hơn so với các hợp đồng thương mại được
ký kết bởi các bên ở cùng một quốc gia. Điều này là do sự khác biệt về phương pháp kinh
doanh và thực tiễn văn hóa thương mại của các bên liên quan, luật và quy định trong các
khu vực tài phán tương ứng. Ở nhiều thế kỷ trước, các ngân hàng và các nhà kinh doanh
thương mại đã phát triển các phương pháp và kỹ thuật sử dụng thư tín dụng trong việc hỗ
trợ thương mại quốc tế. Sau đó, những tập quán và phong tục này được ICC tiêu chuẩn hóa
bằng cách xuất bản UCP (Warnasuriya, 2017). UCP là nỗ lực cho sự hài hòa về luật áp
dụng cho thư tín dụng còn được gọi là tín dụng chứng từ hoặc thương mại kể từ khi thành
lập vào năm 1933.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, UCP đã trải qua nhiều sửa đổi và cập
nhật để đảm bảo việc phản ánh thông lệ ngân hàng và thương mại hiện hành. Năm 1951,
6

UCP được sửa đổi với ấn bản số hiệu 151 sau khi phiên bản đầu tiên - UCP 82 được soạn
thảo tại đại hội ICC ở Vienna năm 1933. UCP được sửa đổi lần nữa vào năm 1962 (UCP
222), bản sửa đổi này có ý nghĩa đặc biệt khi lần đầu tiên Vương quốc Anh và Khối thịnh
vượng chung chấp nhận UCP. Các bản sửa đổi tiếp theo của UCP được thực hiện vào các
năm 1974 (UCP 290), 1983 (UCP 400), 1994 (UCP 500) và mới nhất là UCP 600 vào năm
2007.
Qua xem xét trên có thể thấy được trung bình cứ 10 - 14 năm, UCP lại có một lần
sửa đổi, đây không phải là một quy tắc cứng. Để bắt đầu bất kỳ sửa đổi nào, cần phải chứng
minh rằng UCP hiện tại không phù hợp để hỗ trợ cộng đồng thương mại và đang là một trở
ngại chứ không phải chỉ đơn giản là xem xét sửa đổi định kỳ theo 10 năm hoặc trong khoảng
thời gian nào đó.

3. Vai trò
“ Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (hay còn gọi là phương thức L/C) là
phương thức áp dụng nhiều trong thanh toán trong thanh toán quốc tế (chiếm bình quân

khoảng khoảng 60%). Việc áp dụng UCP - DC có những lợi ích sau :
“ ”

3.1. Đối với ngân hàng:


Có cơ sở chung của doanh nghiệp để hành động nhất quán trong phục vụ thanh toán
khi sử dụng phương thức LC; khi đóng vai trò ngân hàng phát hành LC; khi đóng vai trò

ngân hàng thông báo; ngân hàng chiết khấu; ngân hàng xác nhận…

“ Tăng cường mối quan hệ và hiểu biết giữa ngân hàng và khách hàng vì trong UCP
chỉ dẫn rõ trong UCP chỉ dẫn rõ các nhiệm vụ, chức năng của từng bên… ”

LC chỉ dẫn rõ cách thức xử dẫn rõ cách thức xử lý các chứng từ có liên quan lý các
chứng từ có liên quan đến thanh toán do đó, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng khi tổ chức
thanh toán qua phương thức LC, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.
“ UCP là cẩm nang hướng dẫn mà ngân hàng dựa vào đó để thực hiện dịch vụ khách
hàng tốt nhất. ”

Khi được dẫn chiếu trong LC, UCP được xem như là một căn cứ pháp lý giúp mau
chóng tháo gỡ và giải quyết tranh chấp có liên quan đến ngân hàng (nếu có).
3.2. Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu:
7

3.2.1 Đối với nhà xuất khẩu


Khi các quy tắc của UCP được kết hợp trong hợp đồng mua bán, người xuất khẩu sẽ
biết trước các tiêu chí mà ngân hàng sẽ kiểm tra các chứng từ vận chuyển để quyết định
xem có thanh toán theo quy định tín dụng.
Trong giao dịch xuất nhập khẩu, khoảng cách địa lý giữa người mua và người bán
là rất cao. Do đó việc xác định mức độ tín nhiệm của người mua là một thách thức đối với
người bán. Rủi ro như vậy có thể tránh được nếu phương thức thanh toán thông qua UCP.
Khi UCP đã được xác nhận nó sẽ đóng vai trò bảo đảm thanh toán cho người bán.
Hợp đồng sẽ được thanh toán bất kể người mua từ chối thanh toán vì bất cứ lý do gì.
Ngân hàng phát hành sẽ thực hiện thanh toán theo các điều kiện của UCP.
3.2.2 Đối với nhà nhập khẩu
UCP sẽ cho người nhập khẩu biết các tiêu chí về giá cả hàng hóa sẽ được thanh
toán so với đấu thầu chứng từ.
Với UCP, nhà xuất khẩu đảm bảo đáp ứng các điều khoản và điều kiện của thư tín
dụng với các bằng chứng chứng từ giúp cung cấp bảo mật cho người mua cho kế hoạch
kinh doanh trong tương lai.
Dựa trên lịch trình giao hàng cố định, người mua nhận hàng đúng thời hạn, từ đó
có thể thực hiện kế hoạch kinh doanh của mình một cách suôn sẻ và hiệu quả để làm hài
lòng khách hàng của mình.
UCP sẽ đáp ứng các điều kiện và điều khoản quy định trong LC theo mong muốn
của người mua.
Ngân hàng phát hành chỉ chuyển số tiền của người cho nhà xuất khẩu sau khi đáp
ứng tất cả các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng với bằng chứng chứng từ bao gồm
bằng chứng về việc gửi hàng.
3.2.2 Đối với cả nhà xuất khẩu và nhập khẩu
UCP khi được xác nhận bởi người xuất khẩu sẽ đóng vai trò như một sự đảm bảo
thanh toán kép. Vì vậy nhà xuất khẩu không cần lo lắng về việc hủy đơn hàng xuất khẩu
và thanh toán của mình. UCP có thể được sửa đổi hoặc hủy bỏ nếu chưa nhận được sự
đồng ý của tất cả các bên liên quan.
8

Trong thư tín dụng, bất kỳ tranh chấp nào trong giao dịch có thể được giải quyết dễ
dàng, vì các điều khoản và điều kiện của LC tuân theo các hướng dẫn của UCP. Nếu bất
kỳ tranh chấp nào không giải quyết được theo UCP, luật địa phương sẽ được áp dụng/thực
hiện để giải quyết.
Danh sách các chứng từ yêu cầu đã được đề cập rõ ràng trong thư tín dụng và không
có sự nhầm lẫn hoặc hiểu nhầm đối với việc lập các chứng từ tuân thủ UCP.

4. Những lưu ý cần thiết khi sử dụng UCP


· UCP không bắt buộc các bên mua bán phải áp dụng vì đây chỉ là văn bản pháp lý
quốc tế. Nếu áp dụng phải dẫn chiếu trong thư tín dụng của mình.
“ ”

7 văn bản UCP ra đời vào các năm khác nhau đều có giá trị thực hành thanh toán
quốc tế. Việc áp dụng văn bản UCP nào là do quyết định của các bên mua bán và bắt

buộc phải dẫn chiếu số hiệu UCP áp dụng vào nội dung của thư tín dụng.

· Việc dẫn chiếu UCP trong thư tín dụng không bắt buộc các bên phải có nghĩa vụ

thực hiện theo đúng từng điều quy định trong UCP. Nếu các bên có quyết định khác so
.”

với UCP thì phải dẫn chiếu trong L/C và nó có giá trị pháp lý ràng buộc trách nhiệm và
nghĩa vụ của các bên tham gia.
· Chỉ có bản gốc tiếng Anh do ICC phát hành mới có giá trị pháp lý giải quyết
tranh chấp phát sinh giữa các bên tham gia thanh toán L/C, còn các bản dịch sang ngôn

ngữ khác chỉ mang tính tham khảo.


· UCP – DC chỉ áp dụng cho thanh toán quốc tế, không áp dụng cho thanh toán nội
địa.
· UCP – DC không phải là văn bản duy nhất điều tiết phương thức thanh toán tín
dụng chứng từ.. ”

II. UCP 600


1. Sự ra đời và phát triển UCP 600
Để đáp ứng với những thay đổi trong thực tiễn thương mại, kể từ khi “phiên bản đầu
tiên của UCP được xuất bản vào năm 1933, Phòng thương mại quốc tế (ICC) đã thực hiện
9

6 lần sửa đổi 1951 (UCP 151), 1962 (UCP 222), 1974 (UCP 290), 1983 (UCP 400), 1993
(UCP 500) và gần đây nhất là vào năm 2007 (UCP 600)”
Năm 1933, khi phiên bản UCP đầu tiên được ban hành, nó đã được một số ngân
hàng châu Âu và một số ngân hàng ở Hoa Kỳ tuân theo, tuy nhiên, các viện tài chính của
một trong những quốc gia thương mại hàng đầu, Vương quốc Anh, cùng với hầu hết các
quốc gia thuộc Khối thịnh vượng chung đã từ chối áp dụng.
Lần sửa đổi tiếp theo năm 1951, ICC đã thông qua phiên bản mới của UCP để theo
kịp những thay đổi xảy ra trong thương mại quốc tế. Phiên bản này đã được áp dụng ở quy
mô rộng lớn hơn, không chỉ ở Châu Âu và Hoa Kỳ, mà còn bởi một số ngân hàng ở Châu
Phi và Châu Á. Nhưng Vương quốc Anh lại từ chối áp dụng nó.
UCP đã được sửa đổi một lần nữa vào năm 1962. Một trong những mục tiêu chính
của quá trình sửa đổi là phát triển một hệ thống có thể áp dụng trên toàn thế giới. Để đạt
được điều này, cần phải điều chỉnh nó cho phù hợp với nhu cầu của Anh và Khối thịnh
vượng chung. Bản sửa đổi năm 1962 đã đạt được bước đột phá này.
Những tiến bộ công nghệ, đặc biệt là cuộc “cách mạng container” sâu rộng và việc
nhiều ngân hàng mới gia nhập thị trường đã dẫn đến lần sửa đổi thứ ba của UCP (1974).
Bản sửa đổi năm 1974 là một sự cải tiến đáng kể so với các phiên bản tiền nhiệm và nhận
được sự hoan nghênh trên toàn thế giới, trở thành nền tảng của luật liên quan đến thư tín
dụng.
Năm 1983, UCP đã được sửa đổi một lần nữa. Bản sửa đổi năm 1983, có hiệu lực từ
ngày 1 tháng 10 năm 1984 đã mở rộng ứng dụng của UCP và đưa ra những thay đổi cần
thiết hơn nữa do các phương tiện thông tin liên lạc và công nghệ thay đổi nhanh chóng. Đặc
biệt, phiên bản năm 1983 đã mở rộng việc ứng dụng UCP có các thư tín dụng dự phòng và
thư tín dụng trả chậm.
Vài năm sau, vào năm 1993, ICC một lần nữa sửa đổi và phát hành UCP 500. Bản
sửa đổi này nhằm giải quyết những tiến bộ mới trong ngành giao thông vận tải và ứng dụng

các kỹ thuật mới cũng như cải thiện hoạt động của UCP khi thực tế ước tính là phần lớn
các chứng từ được gửi có khả năng bị từ. chối do không tuân thủ với thư tín dụng. Điều này "

không chỉ làm suy yếu tính hiệu quả của công cụ tài chính này mà còn gây ra thiệt hại
nghiêm trọng cho các tác nhân của thương mại quốc tế.
10

Năm 2002, ICC đã bổ sung thêm eUCP, các tiêu chuẩn xuất trình chứng từ điện tử
Phiên bản mới nhất được ICC phát hành là UCP 600 có hiệu lực từ ngày 1/7/2007,
cho đến nay đây là phiên bản UCP hoàn thiện và sâu sắc nhất, đáp ứng được yêu cầu của
các bên tham gia và được “thừa nhận trên phạm vi toàn thế giới. UCP 600 đã có nhiều điểm
mới được bổ sung, sửa đổi nhằm giải quyết những xung đột trong phương thức thanh toán
tín dụng chứng từ mà UCP 500 chưa thực hiện được, đáp ứng sự phát triển không ngừng
của thực tiễn.”
2. Kết cấu UCP 600
UCP 600 bao gồm các điều khoản: “
• Điều 1- 6: Các định nghĩa và quy định chung
• Điều 7 - 13: Trách nhiệm của các ngân hàng
• Điều 14 -16: Các quy định về kiểm tra chứng từ
• Điều 17- 28: Các loại chứng từ và quy định liên quan
• Điều 29 -39: Các quy định khác”
2.1 Các quy định chung
Điều 1 của UCP600 quy định về phạm “vi áp dụng của UCP được xác định bởi các
điều khoản của tín dụng và do đó, nó ảnh hưởng đến khả năng áp dụng của tất cả các điều
khoản trong UCP. Theo đó, khi thư tín dụng tuyên bố rõ ràng rằng nó được điều chỉnh bởi
UCP 600 thì các bên ký kết bị ràng buộc bởi các quy tắc nêu trong UCP 600 và có thể loại
trừ hoặc sửa đổi áp dụng của nó bằng cách diễn đạt rõ ràng trong trong tín dụng chứng từ.”
UCP600 “đã đưa ra một số định nghĩa về các thuật ngữ” quan trọng như sau: “
Thư tín dụng (Letter of Credit) gọi tắt là L/C, là văn bản pháp lý trong đó một
ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng đứng ra cam kết sẽ trả cho người thụ hưởng một
số tiền nhất định nếu người này xuất trình bộ chứng từ phù hợp với những quy định đã nêu
trong văn bản đó.”
Trong đó các bên tham gia bao gồm:
Người xin mở L/C: là bên có yêu cầu phát hành L/C (người mua, nhà nhập khẩu)
Người thụ hưởng: bên hưởng số tiền thanh toán (người bán, nhà xuất khẩu)
Ngân hàng phát hành: ngân hàng cấp tín dụng theo yêu cầu của người nhập khẩu hoặc nhân
danh chính mình.
11

Ngân hàng thông báo: ngân hàng tiến hành thông báo thư tín dụng theo yêu cầu của ngân
hàng phát hành.”
• Diễn giải
Theo UCP500, các bên có thể chỉ định rằng tín dụng có thể thu hồi được. Điều này
có nghĩa là, thư tín dụng có thể bị “thu hồi mà không cần sự đồng ý của người nộp đơn cấp
tín dụng; nó có thể bị hủy bỏ hoặc thay đổi vào thời điểm chứng từ được xuất trình. Ngược
lại, theo điều 3” của UCP600, thư tín dụng là không thể hủy ngang - không thể bị hủy bỏ
hoặc thay đổi nếu không có sự đồng ý của cả người thụ hưởng và người nộp đơn. Có thể
lập luận rằng sự đổi mới này của UCP600 đã tạo ra một cơ chế thanh toán rõ ràng và nhất
định, nơi người thụ hưởng có thể cảm thấy yên tâm rằng họ sẽ nhận được tiền của mình.
Điều 3 cũng bổ sung thêm một phần giải thích mới nhằm mục đích làm cho UCP dễ
sử dụng hơn. Ví dụ: nó quy định rằng, “trừ khi có yêu cầu sử dụng trong chứng từ, các từ
như” “prompt”, “immediately”, “as soon as possible” sẽ bị bỏ qua. UCP600 cũng đã tiến
xa hơn nhiều so với UCP500 khi làm nổi bật các cụm từ mơ hồ như “reasonable”, có trong
UCP500 nhưng hiện đã bị loại bỏ để giảm thiểu nguy cơ tranh chấp.
• “Tính độc lập của Tín dụng
Thư tín dụng là nghĩa vụ của ngân hàng thanh toán cho người thụ hưởng, độc lập với
hợp đồng là cam kết” giữa người bán và người mua. Tính độc lập này của thư tín dụng được
mô tả như là nguyên tắc tự chủ. Nguyên tắc này cho phép người thụ hưởng thanh toán
“nhanh chóng bất kể bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến các hợp đồng” cơ bản. Do đó tạo
thành cơ sở để bắt đầu toàn bộ giao dịch thư tín dụng.
2.2. Trách nhiệm của các ngân hàng:
• Ngân hàng phát hành (Điều 7 – UCP 600)
Ngân hàng phát hành sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy xuất trình phù hợp thì
tiến hành “trả tiền ngay, trả tiền sau, chấp nhận trả tiền, chiết khấu chứng từ hoặc thay ngân
hàng chỉ định thực hiện những việc đó”; nếu thấy không phù hợp thì từ chối thanh toán và
gửi trả lại toàn bộ và nguyên vẹn bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu.
Ngân hàng phát hành chịu ràng buộc không hủy ngang đối với việc thanh toán kể từ thời
điểm phát hành tín dụng.
12

Đối với thư tín dụng chấp nhận hoặc trả chậm khi đáo hạn, ngân hàng phát hành có
trách nhiệm “hoàn. trả số tiền” tín dụng cho ngân hàng được chỉ định cho dù ngân. hàng
được chỉ định có thanh toán số tiền tín dụng cho người thụ hưởng trước ngày đáo hạn hay
không.
• Ngân hàng xác nhận (Điều 8 – UCP 600)
Với điều kiện là các chứng từ quy định được xuất trình là hợp lệ thì ngân hàng xác
nhận thực hiện các nghiệp vụ giống như ngân hàng phát hành đã đề cập ở trên. Nhưng có
một điểm khác là: “Ngân hàng xác nhận thực hiện chiết khấu miễn truy đòi, nếu tín dụng
có giá trị chiết khấu tại ngân hàng xác nhận.”
Ngân hàng xác nhận phải thanh toán cho người thụ hưởng theo khoản tín dụng, ngay
cả khi ngân hàng chỉ định hoặc ngân hàng phát hành không trả tiền được. “
Ngân hàng nếu đồng ý xác nhận hay không thì cũng phải thông báo cho ngân hàng phát
hành biết.”
• Ngân hàng thông báo (Điều 9 – UCP 600)
Ngân hàng thông báo” có hai trách nhiệm chính đối với người thụ hưởng thư tín
dụng. Thứ nhất, ngân hàng thông báo phải xác minh tính chân thật bề ngoài của các chứng
từ xuất nhập khẩu hoặc sửa đổi. Thứ hai, ngân hàng phải truyền tải các điều khoản và điều
kiện thương mại của thư tín dụng hoặc bản chỉnh sửa đã nhận được một cách chính xác và
đầy đủ. Đồng thời thông báo ngay cho các bên nếu từ chối thông báo hoặc không xác minh
được tính chân thật của tín dụng.
Miễn là ngân hàng thông báo không phải là ngân hàng xác nhận thì không chịu trách
nhiệm thanh toán hay chiết khấu.
• “Ngân hàng chỉ định (Điều 12 – UCP 600)”
Nếu không phải. là. ngân hàng xác nhận, thì ngân hàng chỉ định không có. bất kỳ
nghĩa vụ nào về thanh toán hoặc chiết khấu chứng từ, trừ khi được ngân hàng chỉ định đó
đồng ý rõ ràng và được thông báo cho người thụ hưởng.
Bằng cách xuất trình chứng từ cho một ngân hàng ở quốc gia của người thụ hưởng,
họ có thể hoàn thành việc xuất trình của mình nhanh hơn. Đây “là một trong những lợi thế
lớn nhất của việc sử dụng ngân hàng chỉ định cho người thụ hưởng.
13

Khi chỉ định một ngân hàng thanh toán, “thực hiện cam kết trả chậm, chấp nhận hối
phiếu hoặc” thương lượng, ngân hàng phát hành đã ủy quyền cho ngân hàng chỉ định đó
thanh toán hoặc chiết khấu khi nhận được một xuất trình phù hợp.
2.3. Một số quy định về thông báo và tu chỉnh tín dụng
UCP quy định “thư tín dụng chỉ được sửa đổi khi có sự chấp thuận của ngân hàng
phát hành, ngân hàng xác nhận (nếu có) và người thụ hưởng”. Việc sửa đổi cần được tiến
hành qua ngân hàng. Bên nào yêu cầu sửa đổi sẽ chịu phí sửa đổi.
Việc sửa đổi bổ sung chỉ được tiến hành khi thư tín dụng trong thời gian có hiệu lực
và phải có sự chấp thuận của cả 2 bên. Ngân hàng phát hành bị ràng buộc không thể hủy
ngang đối với tu chỉnh tại thời điểm phát hành, nhưng L/C sẽ không được thay đổi chính
“ ”

thức cho đến khi sửa đổi được người thụ hưởng chấp nhận. Ngân hàng xác nhận có thể chọn
xác nhận các tu chỉnh hoặc không. Nếu ngân hàng chọn tiếp tục, ngân hàng sẽ bị ràng buộc
không thể hủy ngang kể từ khi thông báo tu chỉnh, nếu không thì phải báo cho ngân hàng
phát hành và người hưởng lợi biết.
Các thay đổi được chấp nhận nếu người thụ hưởng đồng ý hoặc nếu các chứng từ là
phù hợp với tín dụng đã sửa đổi.
Ngân hàng thông báo sự thay đổi phải báo cho ngân hàng mà từ đó nó nhận được tu
chỉnh về việc chấp nhận hay từ chối tu chỉnh đó. Chấp nhận một phần tu chỉnh là không
hợp lệ.
Các giao dịch có liên quan đến nội dung sửa đổi phải được thực hiện bằng văn bản
như điện báo, thư từ, telex… và có sự xác nhận của ngân hàng.
2.4. Các loại chứng từ
• Chứng từ bản chính và bản sao
Điều 17 UCP 600 đưa ra một định nghĩa rõ ràng về chứng từ gốc. Theo điều khoản
này, bất kỳ chứng từ nào được ghi rõ là bản gốc, bất kỳ chứng từ nào có chữ ký, ký hiệu,
đóng dấu hoặc nhãn gốc của người phát hành, hoặc bất kỳ chứng từ nào do người phát hành
viết tay sẽ được chấp nhận như một bản gốc.
UCP cũng yêu cầu mỗi chứng từ phải nộp ít nhất một bản gốc, nếu tín dụng yêu cầu
xuất trình nhiều bản chứng từ thì xuất trình ít nhất một bản gốc và còn lại là các bản sao.
• Hóa đơn thương mại
14

Hóa đơn thương mại là chứng từ cơ bản trong công tác thanh toán và do người bán
phát hành để yêu cầu người mua phải trả số tiền hàng đã được ghi trên hoá đơn. Hóa đơn
thương mại nêu chi tiết về giá trị và lượng hàng được bán, số tiền phải trả hay phương thức
vận chuyển.
Hóa đơn thương mại phải thể hiện do người thụ hưởng thư tín dụng phát hành và
phải được phát hành bằng loại tiền tệ được thể hiện trong thư tín dụng. Hóa đơn không yêu
cầu chữ ký, trừ khi L/C quy định. Mô tả hàng hóa, dịch vụ hoặc hiệu suất trong hóa đơn
phải phù hợp với tín dụng.
Tiểu điều 18 (b) của UCP600 chỉ ra rằng ngân hàng “có thể chấp nhận một hóa đơn
thương mại được phát hành với số tiền vượt quá số tiền được phép bởi tín dụng, và quyết
định của nó sẽ ràng buộc tất cả các bên, miễn là ngân hàng đó chưa thanh toán số tiền vượt
quá đó.”
• Vận đơn đường biển
Vận đơn phải chỉ rõ việc gửi hàng từ cảng xếp tới cảng dỡ hàng trên một con tàu
đích danh theo yêu cầu của LC.
Vận đơn đường biển phải bao gồm các chi tiết liên quan đến tính chất chung của
hàng hóa, tên và chữ ký của người vận chuyển, thuyền trưởng hoặc đại lý của người chuyên
chở hoặc thuyền trưởng , địa điểm và ngày phụ trách khi lô hàng đã được gửi đi, địa điểm
.

giao hàng, ngày hoặc thời hạn giao hàng…


Ngày phát hành chứng từ vận chuyển sẽ được coi như ngày giao hàng. Tuy nhiên

nếu chứng từ có ghi chú thể hiện rõ ngày xếp hàng lên tàu thì ngày này sẽ được coi là ngày
giao hàng.
Vận đơn đường biển không ghi là thuộc một hợp đồng thuê tàu.
• Chứng từ vận tải đa phương thức, vận đơn theo hợp đồng thuê tàu, vận đơn đường
hàng không, đường bộ, đường sắt hoặc đường sông:
Các điều khoản cơ bản cũng được áp dụng tương tự như chứng thư vận tải đa phương
thức.
• Chứng thư vận tải biển không thương lượng
Trái ngược với vận đơn đường biển, nó không phải là chứng từ quyền sở hữu nghĩa
là hàng hóa sẽ được giao cho người nhận hàng mà không cần xuất trình vận đơn, và quyền
15

sở hữu không thể được chuyển nhượng thông qua ký hậu. Theo Điều 21, chứng thư vận tải
đường biển không thương lượng phải chứng minh rằng hàng hóa thực sự đã được vận
chuyển trên một con tàu được chỉ định và ký bởi người vận chuyển, thuyền trưởng (thuyền
trưởng) của tàu hoặc bởi một đại lý.
• Biên nhận chuyển phát nhanh, Biên nhận qua bưu điện hoặc Giấy chứng nhận bưu
phẩm
Biên nhận chuyển phát phải ghi rõ (có đóng dấu) tên công ty kinh doanh dịch vụ

chuyển phát, ngày nhận hàng, quy định chi” phí chuyển phát và chi phí này không phải do

người nhận” chịu, ngày giao hàng là ngày được quy định trong L/C.
“ "

• Chứng từ vận tải hoàn hảo


“ "

UCP quy định rằng chứng từ vận tải hoàn hảo là chứng từ không có điều khoản
“ ”

hoặc ký hiệu nêu rõ ràng về tình trạng khiếm khuyết của hàng hóa và bao bì. Các ngân
“ ”

hàng sẽ chỉ chấp nhận một chứng từ hoàn hảo như vậy. Điều khoản cũng nói rõ hơn rằng
từ hoàn hảo không cần xuất hiện trên chứng từ, cho dù L/C có yêu cầu.
“ ”

• Chứng. từ bảo hiểm


Mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa trong quá trình vận chuyển từ nhà xuất khẩu đến
nhà nhập khẩu là một rủi ro quan trọng trong thương mại quốc tế. Do đó, các hợp đồng

thường cung cấp bảo hiểm vận chuyển để bảo vệ hàng hóa trong quá trình vận chuyển.

Trong thư tín dụng, chứng từ bảo hiểm cung cấp bằng chứng về việc bảo hiểm thích hợp
“ ”

bảo vệ chất lượng hàng hóa trong khi vận chuyển và đến nơi an toàn. Các điều khoản điều
chỉnh các chứng từ bảo hiểm hiện đã được cô đọng trong Điều 28 của UCP 600.
Theo điều 28, chứng từ vận tải phải thể hiện trên bề mặt là được công ty bảo hiểm
hoặc đại lý của công ty bảo hiểm phát hành và ký tên. Các chứng từ do người môi giới bảo
hiểm cấp sẽ không được chấp nhận trừ khi quy định rõ trong L/C. UCP 600 yêu cầu xuất
trình tất cả các chứng từ bảo hiểm gốc nếu chứng từ bảo hiểm nói rằng nó được phát hành
“ ”

nhiều hơn một bản gốc.


Khi hợp đồng thương mại hay L/C yêu cầu Giấy chứng nhận bảo hiểm hay tờ khai
bảo hiểm theo một bảo hiểm bao (“Declaration under an open cover”), thì nhà xuất khẩu có
thể xuất trình một bảo hiểm đơn mà vẫn được chấp nhận thanh toán (vì bảo hiểm đơn có
giá trị pháp lý cao hơn).
16

Ngày hiệu lực của chứng từ bảo hiểm phải không muộn hơn ngày gửi hàng. Chứng
từ bảo hiểm phải ghi rõ số tiền bảo hiểm và cùng loại tiền tệ với tín dụng. Số tiền bảo hiểm
tối thiểu bằng 110% giá trị hóa đơn hoặc giá trị CIF, CIP. Khi chúng từ không thể hiện giá
trị CIF hoặc CIP, số. tiền bảo. hiểm phải được tính dựa trên số tiền thanh toán hoặc chiết
“ ”

khấu được yêu cầu hoặc tổng giá. trị của hàng. hóa như thể hiện trên hóa. đơn, tùy theo giá

trị nào cao hơn. ”

Chứng từ bảo hiểm phải liệt kê những rủi ro mà khoản tín dụng yêu cầu được bảo
“ ”

hiểm. Thư tín dụng phải quy định loại bảo hiểm được yêu cầu và những rủi ro phụ được
bảo hiểm, nếu có.
2.5. Tiêu chuẩn về kiểm tra chứng từ
Sau khi người thụ hưởng hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hóa hoặc dịch vụ, xuất trình

bộ chứng từ cho ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng chỉ định trong khoảng thời gian quy
định của thư tín dụng, để được thanh toán, bộ chứng từ đó phải phải đầy đủ về mặt chủng
loại và số lượng, thể hiện nội dung phù hợp với các yêu cầu của L/C, bản thân các chứng
từ không mâu thuẫn nhau về mặt nội dung. Bộ chứng từ phải phù hợp với UCP được dẫn
chiếu trong L/C.”
Các bên tham gia vào quá trình kiểm tra gồm có ngân. hàng phát hành ngân hàng
xác nhận (nếu có), ngân hàng chỉ định. Có tối đa cho mỗi ngân hàng 5 ngày làm việc sau
ngày xuất trình để quyết định việc xuất trình có phù hợp hay không.
Ngân. hàng chỉ dựa trên cơ sở các chứng. từ, kiểm tra “bề mặt của nó” để xác định sự phù.
hợp. Cụm từ "trên bề mặt của nó" chỉ việc xem xét một chứng. từ phù hợp với thông lệ
ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế và chỉ dựa trên chính chứng từ đó. Nghĩa là ngân. hàng không
“ ”

chịu trách nhiệm về hình thức, sự đúng đắn hay sai sót hoặc hiệu lực pháp lý của tất cả

chứng từ. ”

Ngoài ra, Điều 5 UCP cũng nhấn mạnh rằng: “Ngân hàng làm việc trên chứng từ,
không phải trên hàng hóa, dịch vụ hoặc các nghĩa vụ khác có liên quan tới các chứng từ”.
Do đó, nếu chứng từ được xuất trình đúng trình tự, thì ngân hàng sau đó sẽ có cả quyền và

nghĩa vụ thanh toán. Ngược lại, nếu bộ chứng từ không tuân thủ các yêu cầu của thư tín
dụng, ngân hàng có quyền từ chối thanh toán, dù sự sai lệch này không quan trọng trên thực
tế.”
17

UCP 600 hiện cung cấp các điều khoản thích hợp để giải quyết các thắc mắc liên
quan đến tính nhất quán giữa các chứng từ được quy định trong tín dụng và các chứng từ
xuất trình cho ngân hàng. Theo đó, “dữ liệu trong một chứng từ: không nhất thiết phải giống
hệt như nhau, nhưng không được mâu thuẫn với dữ liệu trong chứng từ khác hoặc mâu
thuẫn với tín dụng”. Chứng. từ được xuất trình nhưng L/C không yêu. cầu thì không được

xem xét và được hoàn trả cho người xuất trình. Chứng từ có thể ghi ngày trước ngày phát

hành nhưng không được ghi sau ngày xuất trình.


Điều 14 của UCP 600 đã đưa ra một điều khoản liên quan đến địa chỉ. Trong thực
tế, các công ty thường có nhiều văn phòng khác nhau như cửa hàng bán hàng, kho hàng...
Do đó các quy tắc mới trong UCP 600 đã cởi mở hơn cho các bên giao dịch với quy định
“các địa chỉ được ghi trong chứng từ không cần giống với địa chỉ được nêu trong tín dụng
(hoặc các chứng từ khác) với điều kiện là ở cùng một quốc gia.”
2.6. Chứng từ có sai biệt, chấp nhận sai biệt và thông báo
Điều 16 thiết lập thông lệ cho các ngân hàng xử lý các chứng từ sai lệch được xuất
trình theo một khoản tín dụng. Trường hợp chứng từ không phù hợp, ngân hàng có thể:

• Từ chối thanh toán tín dụng.


• Theo quyết định riêng của mình, liên hệ với người nộp đơn để thuyết phục họ bỏ
qua sự khác biệt. Tuy nhiên, theo điều 14, khoảng thời gian này không quá năm ngày
làm việc ngân hàng.”
Nếu ngân hàng từ chối thực hiện khoản tín dụng, ngân hàng phải đưa ra thông báo
nêu rõ điều này và liệt kê từng điểm khác biệt. Ngân hàng sau khi gửi thông báo trên thì có
thể gửi trả chứng từ cho người xuất trình và không muộn hơn ngày kết thúc ngày giao dịch
ngân hàng thứ 5 sau ngày xuất trình.
Điều 16 (f) của UCP 600 quy định rằng nếu ngân hàng không gửi thông báo hoặc

tuân thủ theo các quy định trên, ngân hàng sẽ mất quyền khiếu nại các chứng từ được xuất
trình không phù hợp . Còn nếu ngân hàng có thông báo theo quy định thì họ có quyền đòi
” “

được một khoản tiền, bao gồm bất kỳ khoản lãi hoặc các khoản thanh toán nào được thực.

hiện.
2.7. Giờ xuất trình
Ngoài giờ làm việc, ngân hàng không có nghĩa vụ phải nhận chứng từ.
18

Nếu ngày hết hạn hoặc ngày cuối cùng để xuất trình rơi vào ngày ngân hàng nghỉ,
nó sẽ được kéo dài sang ngày đầu tiên ngân hàng làm việc sau đó. Ngân hàng được chỉ định
phải cung cấp cho ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận một tuyên bố rằng việc

xuất trình đã được thực hiện trong thời gian gia hạn. Ngày gửi hàng cuối cùng sẽ không
được gia hạn.”
2.8. Dung sai về số tiền, số lượng và đơn giá
Các từ “about”, “approximately” được sử dụng liên quan đến số tiền tín dụng, số
lượng hoặc đơn giá sẽ được coi là cho phép có sai số 10% (+ hoặc -) của số tiền, số lượng,
đơn giá đó. “
L/C cho phép có một sai số lớn hơn 5% hoặc ít hơn 5% số lượng hàng hóa, với điều
kiện tổng số tiền phải trả không vượt quá giá trị L/C. Dung sai này cũng không khả dụng

nếu số lượng hàng hóa được thể hiện bằng số lượng đơn vị đóng gói cụ thể hoặc từng mặt
hàng riêng lẻ (ví dụ: 100 tấn đường được đóng trong 1000 bao có trọng lượng 100kg mỗi
bao) (Điều 30b).
Nếu L/C cấm vận chuyển từng phần, vẫn có quy định khác cho phép dung sai nhỏ
hơn 5% đối với số tiền tín dụng, với điều kiện giao đủ số lượng hàng hóa và đơn giá không
giảm và không áp dụng điều 30(b). Dung sai này không áp dụng nếu L/C quy định một
dung sai cụ thể hoặc sử dụng cụm từ như đề cập tại điều 30 (b).
2.9. Miễn trách
Các điều khoản từ 34 đến 37 của UCP600 cung cấp những quy định về sự miễn trách
của các ngân hàng như sau:
Điều 34 quy định rằng các ngân hàng không chịu trách nhiệm về hiệu lực của các
chứng từ. Cụ thể, ngân hàng không chịu trách nhiệm về hình thức, chính xác, sự giả mạo
hoặc giá trị pháp lý của những chứng từ nhận được; về những hành vi của người chuyên
chở, người giao nhận, hoặc bất kỳ ai liên quan đến giao dịch; và về sự mô tả hàng hóa miễn
rằng chúng phù hợp với quy định của L/C và không mâu thuẫn với nhau.
Điều 35 của UCP 600 có một quy tắc quan trọng liên quan đến việc chuyển tiếp các
chứng từ, “cụ thể là nếu một ngân hàng được chỉ định xác định rằng việc xuất trình là phù

hợp và chuyển tiếp các chứng từ cho ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận thì 2
ngân hàng đó sau đó phải thanh toán hoặc chiết khấu, hoặc hoàn lại tiền cho ngân hàng
“ ”
19

được chỉ định đó, ngay cả khi các chứng từ đã bị thất lạc trong quá trình vận chuyển giữa

các ngân hàng. Trong những trường hợp như vậy, ngân hàng được chỉ định có thể được

yêu cầu cung cấp các chứng từ bản sao để ngân hàng phát hành chắc chắn rằng các chứng
từ đã phù hợp. Ngoài ra, ngân hàng không chịu trách nhiệm đối với các sai sót trong việc
biên dịch hoặc phiên dịch thuật ngữ kỹ thuật.
“ ”

Điều 37 quy định ngân hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng khác để thực hiện các yêu “

cầu của người nộp đơn thì phí tổn và rủi ro sẽ do người nộp đơn chịu. Các ngân hàng phát
” “ ”

hành và thông báo không chịu trách nhiệm nếu các hướng dẫn đưa ra cho một ngân hàng

khác không được tuân theo.”


Bất kỳ ngân hàng nào đang chỉ thị một ngân hàng khác thực hiện dịch vụ, thì mọi
“ ”

khoản hoa hồng dịch vụ, lệ phí hoặc bất kỳ chi phí nào phát sinh phải do ngân hàng chỉ thị
chịu. Ngay cả khi các khoản phí được tính vào tài khoản của người thụ hưởng, ngân hàng
phát hành vẫn phải chịu trách nhiệm thanh toán các khoản phí nếu chúng không thể thu
được
Điều 36 cũng nói thêm là “Ngân hàng không có nghĩa vụ pháp lí và chịu trách nhiệm
về hậu quả phát sinh do hoạt động kinh doanh bị bất ổn vì lí do nằm ngoài khả năng kiểm
soát của mình. Nếu hoạt động trở lại thì sẽ không thanh toán hoặc chiết khấu với L/C hết
hiệu lực vào giữa lúc ngân hàng bị gián đoạn”
2.10. Tín dụng có thể chuyển nhượng
Nhà xuất khẩu có quyền cung cấp tín dụng cho một hoặc nhiều người thụ hưởng tiếp
theo. Các khoản tín dụng được thực hiện có thể chuyển nhượng khi người thụ hưởng ban
đầu là "người trung gian", người không tự cung cấp chứng từ mà mua hàng hóa hoặc chứng
từ từ các nhà cung cấp khác và sắp xếp chúng để gửi đến ngân hàng phát hành.
Theo điều 38 (b), một thư tín dụng có thể được chuyển cho người thụ hưởng thứ hai
theo yêu cầu của người thụ hưởng thứ nhất chỉ khi nó nêu rõ ràng rằng thư tín dụng là "có
thể chuyển nhượng được".
Điều 38 (a) quy định rằng ngân hàng không có nghĩa vụ chuyển giao L/C trừ trường
hợp phạm vi và cách thức chuyển nhượng đã được ngân hàng đó đồng ý rõ ràng. Chỉ ngân
hàng được chỉ định hoặc ngân hàng được ngân hàng phát hành ủy quyền mới có thể chuyển
nhượng L/C.
20

Tín dụng chứng từ có thể chuyển nhượng cho phép chuyển toàn bộ hoặc một phần
cho những người thụ hưởng thứ hai khác nhau theo yêu cầu của người thụ hưởng đầu tiên,
miễn là việc vận chuyển từng phần không bị cấm. “
Trừ khi có thỏa thuận khác tại thời điểm chuyển nhượng, tất cả các khoản phí phát

sinh liên quan đến việc chuyển nhượng phải được thanh toán bởi người thụ hưởng đầu tiên.
Các điều khoản và điều kiện của tín dụng ban đầu phải được sao chép chính xác
trong tín dụng được chuyển nhượng, ngoại trừ: số tiền, đơn giá của hàng hóa, ngày hết
“ ”

hiệu lực, thời hạn xuất trình, thời hạn giao hàng.
Tín dụng đã chuyển thì người thụ hưởng thứ hai không thể yêu cầu chuyển cho bất
kỳ người thụ hưởng nào tiếp theo, nhưng có thể tái chuyển nhượng cho người thụ hưởng
đầu tiên.
Người thụ hưởng thứ nhất có quyền thay thế hóa đơn và hối phiếu của mình nếu có,

bằng hóa đơn và hối phiếu của người thụ hưởng thứ hai nhưng số tiền không được vượt quá
số tiền quy định trong L/C. Khi thay thế chứng từ như thế, người thụ hưởng thứ nhất có thể
đòi tiền theo thư tín dụng số tiền chênh lệch giữa hóa đơn của mình với hóa đơn của người
thụ hưởng thứ hai. ”

Nếu người thụ hưởng đầu tiên không xuất trình hóa đơn của mình theo yêu cầu của
ngân hàng chuyển nhượng, hoặc nếu hóa đơn do người thụ hưởng thứ nhất xuất trình tạo ra
sự bất hợp lệ trong khi xuất trình của người thụ hưởng thứ hai là hợp lệ và người thụ hưởng
“ ”

thứ nhất không sửa, theo điều 38 (i), ngân hàng sẽ sử dụng tất cả chứng từ do người thụ
hưởng thứ hai xuất trình mà không chịu trách nhiệm gì thêm đối với người thụ hưởng thứ
nhất.
Người thụ hưởng đầu tiên phải thông báo cho người thụ hưởng thứ hai về bất kỳ sửa
đổi nào. Trên thực tế, một số người thụ hưởng thứ hai tồn tại sau khi chuyển giao L/C có
thể từ chối sửa đổi. Tuy nhiên, L/C chuyển nhượng vẫn được sửa đổi bình thường đối với
“ “ ”

những người thụ hưởng thứ hai khác. Còn đối với những người đã từ chối sửa đổi, thì thư

tín dụng chuyển nhượng coi như không sửa đổi.


“ ”

2.11. Chuyển nhượng số tiền thu được


Điều 39 bao gồm việc chuyển nhượng số tiền thu được. Nó không cấp quyền cho

người được chuyển nhượng quyền thực hiện tín dụng - nghĩa là, xuất trình các chứng từ.

21

Nó chỉ liên quan đến chuyển nhượng khoản tiền thu được, cho phép người thụ hưởng
chuyển một phần hoặc tất cả số tiền thu được cho bên thứ ba, có thể là ngân hàng. Việc
chuyển nhượng như vậy có thể diễn ra cho dù tín dụng chứng từ có thể chuyển nhượng
được hay không và các thủ tục phải tuân theo sẽ được điều chỉnh bởi luật hiện hành.
3. Sự đổi mới của UCP 600 so với UCP 500
3.1. Lí do có sự thay đổi UCP 500 thành UCP 600
Đầu tiên, do hoạt động kinh doanh quốc tế trên toàn cầu hiện nay có sự thay đổi
nhanh chóng và ngày càng phát triển kèm theo sự xuất hiện của các công cụ giao dịch hiện
đại, sự tham gia rộng rãi hơn của các ngân hàng vào quá trình thanh toán của doanh
nghiệp… đã đòi hỏi các cơ chế thanh toán hoàn thiện hơn, bao gồm thanh toán tín dụng
chứng từ.
Thứ hai, nội dung UCP được xem xét sửa đổi để đáp ứng tình hình thực tiễn và bắt
kịp những xu hướng mới nhất.
Thứ ba, khi UCP 500 được đưa vào ứng dụng đã có nhiều điều khoản bị sử dụng sai
và hiểu sai gây lúng túng cho nhân viên ngân hàng khi phục vụ thanh toán L/C, dẫn đến
tranh chấp và bất đồng không đáng có giữa ngân hàng và doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Theo ICC, UCP 500 có 7 điều khoản gây tranh cãi và thắc mắc nhiều nhất với số liệu thống
kê như sau: “

Điều khoản
“ ” “ Nội dung ” “ Số lượng các vấn “ Tỷ lệ
đề thắc mắc” (%) ”

14 Chứng từ có bất hợp lệ và thông báo


“ ” 60 13.5

23 Vận đơn đường biển


“ ” 47 10.5

13 Tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ


“ ” 43 9.6

48 Thư tín dụng có thể chuyển nhượng


“ ” 31 6.9

21 Người lập chứng từ hoặc nội dung


“ 29 6.5
chứng từ không được quy định rõ ”
22

37 Hoá đơn thương mại


“ ” 26 5.8

9 Trách nhiệm pháp lý của ngân hàng


“ 26 5.8
phát hành và ngân hàng xác nhận ”

Các điều khoản


“ 186 48.23
khác ”

Tổng 49 điều
“ 448 100 ”

khoản của UCP


500 ”

3.2. Thay đổi bố cục


UCP 500 có 49 Điều trong khi UCP 600 được giảm xuống còn 39 Điều với cách
diễn đạt đơn giản, rõ ràng, ngắn gọn và có cấu chức hơn. 49 Điều khoản của UCP 500 được
chia thành bảy phần từ A đến G, bao gồm: Những quy định chung và định nghĩa (Điều 1 –
5); Hình thức và thông báo tín dụng (Điều 13 – 19); Chứng từ (Điều 20 – 38); Các điều quy
định khác (Điều 39 – 47); Tín dụng và chuyển nhượng (Điều 38); Nhượng tiền thu được
(Điều 49).
Trong khi tất cả các điều khoản của UCP 600 được phân loại theo quy trình của
các khoản tín dụng chứng từ, cụ thể là:
Phần 1 (1-6) Điều khoản chung
Phần 2 (7-13) Trách nhiệm và nghĩa vụ các bên tham gia, phương thức thanh toán
Phần 3 (14-28) Nhóm điều khoản quy định và tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ của
ngân hàng.
Phần 4 (29-39) Điều khoản khác
Một trong những ưu điểm chính của UCP mới so với phiên bản trước là nó mang
lại định hướng rõ ràng hơn cho các nhà giao dịch quốc tế khi tham khảo UCP. Ngoài ra,
UCP 600 còn bao gồm các định nghĩa (Điều 2) và diễn giải (Điều 3) về cách áp dụng các
điều khoản nhất định của quy tắc. UCP 500 đã phải chịu những thay đổi lớn trong quá
trình soạn thảo. Mỗi điều khoản đều được soạn thảo lại và thắt chặt không chỉ nhằm mang
23

lại sự đơn giản và rõ ràng cho ngôn ngữ mà còn loại bỏ sự mơ hồ và giảm sự từ chối của
tài liệu.
Mục đích của việc giới thiệu UCP 600 là tập trung vào việc mang lại một bộ quy tắc
dễ hiểu và toàn diện hơn có thể giúp giảm thiểu mức độ kiện tụng diễn ra sau đó liên quan
đến thư tín dụng. Bằng cách cung cấp các điều khoản và thông tin rõ ràng, được xác định
cụ thể vai trò của ngân hàng trong thư tín dụng, UCP 600 loại bỏ sự mơ hồ và cung cấp một
bộ quy định ngắn gọn và chính xác hơn để điều chỉnh LC. Do đó, so với các giao dịch được
điều chỉnh bởi các phiên bản trước của UCP, các giao dịch được thực hiện theo UCP 600
được sắp xếp hợp lý hơn, ít rủi ro hơn và yêu cầu ít sửa đổi hơn.

3.3. Thay đổi nội dung


3.3.1 UCP 600 bổ sung 3 điều khoản mới hoàn toàn
Điều 2: Các định nghĩa
Điều khoản này là một cải tiến đáng kể về từ ngữ và cấu trúc của tài liệu UCP vì nó
xác định các thuật ngữ chính, tạo ra sự nhất quán giữa các điều khoản và cải thiện việc giải
thích rõ ràng. Các định nghĩa đáng chú ý bao gồm:
· Thanh toán (“Honor”) - Một thuật ngữ được giới thiệu trong UCP 600 để làm rõ
nghĩa vụ của Ngân hàng phát hành hoặc xác nhận và loại bỏ sự mơ hồ.
· Thương lượng thanh toán (“Negotiation”) - Một thuật ngữ không được định nghĩa rõ
ràng trong UCP 500 và mở rộng làm rõ cho mục địch sử dụng khác nhau.
Điều 3: Các diễn giải
Điều khoản này chủ yếu đề cập đến các thuật ngữ được sử dụng trong LC để mô tả
các chứng từ bắt buộc hoặc các điều kiện cụ thể. Điều khoản này có khả năng được sử dụng
trong thực tế hàng ngày dẫn đến việc ban hành các LC đơn giản và tốt hơn.
Ví dụ về các thuật ngữ được giải thích trong điều khoản này như hạng nhất ("first
class"), nổi tiếng ("well known"), đủ tư cách ("qualified"), độc lập ("independent"), chính
thức ("official"), có thẩm quyền ("competent") hoặc địa phương ("local") được sử dụng để
mô tả nhà phát hành chứng từ cho phép bất cứ người phát hành chứng từ nào, trừ người thụ
hưởng, để phát hành chứng từ đó.” Trừ khi được yêu cầu sử dụng trong chứng từ, các từ
24

như nhanh chóng ("prompt"), ngay lập tức ("immediately") hoặc càng sớm càng tốt ("as
soon as possible") sẽ bị bỏ qua”.
Điều 15: Xuất trình chứng từ phù hợp
Điều 15 đã được đưa vào UCP 600 để thu hẹp khoảng cách nhận thức tồn tại trong
UCP 500, tức là từ thời điểm ngân hàng phát hành, ngân hàng xác nhận hoặc ngân hàng
được chỉ định xác nhận các chứng từ là hợp lệ đến thời điểm các chứng từ có hiệu lực giải
quyết. Trong Điều 15 UCP 600 nêu rõ với các ngân hàng rằng thời gian kiểm tra tài liệu
được kết thúc trong tối đa là năm ngày làm việc ngân hàng sau ngày xuất trình, họ không
có hình thức 'gia hạn' lên đến thời hạn tối đa.
Mặt khác, người ta thừa nhận rằng phần lớn các trường hợp, người nộp chứng từ sẽ
không thể xác định được thời điểm kết thúc quá trình kiểm tra. Tuy nhiên, việc thiết lập
nguyên tắc “thanh toán” hoặc “thanh toán thương lượng” sau khi xác nhận chứng từ hợp lệ
là cần thiết đối với các quy tắc.
3.3.2 Tinh giản một số điều khoản cũ của UCP 500
UCP 600 thể hiện mong muốn bắt kịp thời đại mới với các phương pháp sửa đổi
hoặc xóa bỏ những điều khoản được quan tâm như tờ khai; nội dụng bị lỗi thời; hoặc không
phù hợp với thực tế. Dưới đây là các điều khoản bị lược bỏ của UCP 500:
Điều 5: Các chỉ thị phát hành/tu chỉnh tín dụng
Các nội dung trong Điều 5 trừ mục (a)(i) đã được lược bỏ do không cần bất cứ điều
khoản nào quy định tín dụng phải chính xác khi hiện nay ngân hàng ngày càng phát triển
và tạo được sự tín nhiệm cao.
Điều 6: Thư tín dụng có thể hủy ngang so với không thể hủy ngang
Một trong những thay đổi đáng chú ý được thực hiện bởi UCP 600 là nó loại bỏ các
phần liên quan đến tín dụng có thể hủy ngang do những bất cập trong quá trình thanh toán
nên thực tế ngày nay thư tín dụng này đã gần như không còn được sử dụng. Trong UCP
500 quy định rằng thư tín dụng có thể hoặc không thể hủy ngang còn trong UCP 600, thư
tín dụng không thể hủy ngang được đặt làm tín dụng mặc định.
Điều 8: Sự hủy ngang tín dụng
UCP 500 đã thiết lập rằng các thư tín dụng có thể hủy ngang có thể được sửa đổi
hoặc hủy bỏ bất kỳ lúc nào trước khi thanh toán. Còn trong Điều 3 của UCP 600, "Một
25

khoản tín dụng là không thể hủy ngang ngay cả khi không có dấu hiệu thể hiện điều đó".
Việc loại bỏ tín dụng có thể thu hồi khỏi UCP 600 củng cố chức năng độc lập của thư tín
dụng, cho phép ngân hàng và các bên ràng buộc bởi hợp đồng thực hiện thư tín dụng phù
hợp với các điều khoản của riêng họ. Nó cũng cho phép các ngân hàng đạt được nguyên tắc
tự chủ để đảm bảo quyền lợi của người thụ hưởng và không ảnh hưởng đến chức năng của
thư tín dụng. Trên thực tế, theo Điều 1 của UCP 600, trong trường hợp “khi văn bản tín
dụng thể hiện rõ ràng rằng nó tuân theo các quy tắc này”, các thư tín dụng có thể hủy ngang

sẽ được liệt kê trong tài liệu, tức là nếu một ngân hàng muốn phát hành một thư tín dụng
có thể huỷ ngang thì ngân hàng cần phải đưa toàn bộ các điều khoản về huỷ ngang vào thư
tín dụng, hoặc tốt hơn hết nên phát hành thư tín dụng được điều chỉnh theo UCP 500. ”

Điều 12: Những chỉ thị không rõ ràng hoặc không đầy đủ
Các yêu cầu về việc điều chỉnh “thông báo, xác nhận, sửa đổi” chỉ thị rõ ràng, đầy
đủ đã trở nên không cần thiết và được loại bỏ do hiện nay bản chất hoạt động của nghiệp
vụ ngân hàng đang ngày càng tốt hơn bởi các xu hướng phát triển kinh tế và công nghệ
thông tin toàn cầu.
Điều 30: Chứng từ vận tải do người giao nhận phát hành
“Để khắc phụ những sai sót trong trường hợp người giao nhận phát hành đơn giao
hàng (cargo delivery order) nhưng theo chứng từ vận tải liên hợp (thường được gọi là House
Bill of Lading), không phải với tư cách người chuyên chở mà là một đại diện chung cho cả
hai bên người chuyên chở và người gửi hàng. Điều 14i UCP 600 đã quy định lại rõ ràng
hơn nội dung Điều 30 UCP 500 bằng việc thể hiện người chuyên chở vẫn có thể phát hành
chứng từ vận tải nhưng với tư cách là người chuyên chở hoặc đại lý người chuyên chở.”
Thực tế, việc loại bỏ Điều 30 UCP 500 chỉ tạo ra một tâm lý không đồng thuận đối với

chứng từ vận tải do người giao nhận phát hành khiến cho các thanh toán viên gặp khó khăn
trong việc kiểm tra và quyết định bộ chứng từ có phù hợp hay không chứ không ảnh hưởng
đến quyết định của các ngân hàng khi nhận được một chứng từ vận tải do người giao nhận
phát hành.”

Điều 33: Chứng từ vận tải có ghi cước sẽ trả/ đã trả


Điều 36: Trị giá bảo hiểm mọi rủi ro
Điều 38: Các chứng từ khác
26

3.3.3 Tách hoặc sáp nhập các điều khoản cũ


3.3.3.1 Các điều khoản được tách ra”

UCP 500 UCP 600

Điều 9: “Trách nhiệm của ngân hàng → Điều 7: “Cam kết của ngân hàng phát hành
phát hành và xác nhận” và Cam kết của ngân hàng xác nhận”

Điều 27: Chứng từ vận tải hàng → Điều 23: Chứng từ vận tải hàng không”

không, đường bộ, đường sắt, đường → Điều 24: “Chứng từ vận tải đường bộ, đường

thuỷ sắt, đường sông”

3.3.3.2 Các điều khoản được sáp nhập

UCP 500 UCP 600

Điều 13: “Tiêu chuẩn cho kiểm tra chứng từ” → Điều 14: Tiêu chuẩn kiểm tra

Điều 14: Các chứng từ không phù hợp và


“ chứng từ”
thông báo”

3.4. eUCP 1.1


eUCP là tập quán quốc tế bổ sung cho UCP 600 nhằm điều chỉnh việc chỉ xuất trình
chứng từ điện tử hoặc kết hợp với việc xuất trình chứng từ bằng văn bản - eUCP bản 1.1 đã
được cập nhật và tiếp tục là phần bổ sung cho UCP 600 như với UCP 500. Phiên bản cập
nhật của eUCP có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 năm 2007.
UCP 600 đã giới thiệu 12 Điều của eUCP, phần bổ sung của ICC đối với việc UCP
điều chỉnh việc trình bày các chứng từ dưới dạng điện tử hoặc một phần điện tử, cho phép
các ngân hàng quản lý quá trình chuyển đổi dần sang hình thức trình bày điện tử.
Tại khoản a điều e2 – eUCP 1.1 – Mối quan hệ của eUCP và UCP quy định “Một

thư tín dụng có tham chiếu eUCP (“thư tín dụng eUCP”) thì cũng là tham chiếu UCP mà
không cần phải diễn đạt thêm là bộ phận của UCP”. ”
27

Với hy vọng rằng, bổ sung này đối với UCP sẽ đưa tín dụng chứng từ vào thời đại
điện tử và cho phép việc thanh toán được thực hiện dưới dạng trình bày điện tử. Có những
dấu hiệu cho thấy rằng trình bày điện tử là con đường của tương lai và một khi được cộng
đồng ngân hàng quốc tế chấp nhận, sẽ cách mạng hóa việc tài trợ cho các hợp đồng thương
mại quốc tế.
4. UCP với eUCP
eUCP chỉ là một bổ sung cho UCP 600 và phải được sử dụng với UCP 600, nghĩa
là nếu tín dụng tài liệu được phát hành tùy thuộc vào eUCP, nó sẽ tự động phải tuân theo
UCP 600 và không cần phải làm rõ hoặc đề cập đến nó trong văn bản tín dụng tài liệu.
Một tín dụng chứng từ được phát hành tùy thuộc vào eUCP, các điều khoản của
eUCP có hiệu lực hoặc loại bỏ các quy tắc UCP 600 nếu việc áp dụng các quy tắc có kết
quả khác nhau.
Nếu tín dụng chứng từ tuân theo tín dụng eUCP cho phép người thụ hưởng lựa
chọn gửi trước bản điện tử hoặc xuất trình trên giấy và nếu người thụ hưởng chọn xuất
trình tài liệu giấy, thì tín dụng chứng từ chỉ tuân theo UCP. Tuy nhiên, nếu một thư tín
dụng được phát hành tuân theo eUCP chỉ được xuất trình trên giấy, thì các quy tắc UCP
sẽ áp dụng cho các chứng từ được trình bày.
Nơi xuất trình eUCP là địa chỉ email hoặc trang web được cung cấp trong tín dụng
chứng từ. Nơi xuất trình UCP là ngân hàng được đưa ra trong trường 41A “available with
bank” trong tín dụng chứng từ.
Chứng từ được nhận bằng kỹ thuật số thông qua email hoặc trang web trong eUCP.
Chứng từ được nhận thực bằng thủ công bởi ngân hàng đề cập trong trường 41A.
Chứng từ có thể được xuất trình một phần hoặc toàn phần dưới dạng điện tử trong
eUCP.
Các chứng từ được xuất trình một phần dựa trên giấy sẽ tự động tuân theo UCP.
Chứng từ điện tử / kỹ thuật số phải ở bất kỳ định dạng nào (như word, exml, pdf)
có thể được mở và kiểm tra bằng hệ thống của ngân hàng.
Xuất trình điện tử không nhất thiết phải xuất trình cùng một lúc trong một bản xuất
trình, đồng thời, các chứng từ điện tử có thể được xuất trình riêng biệt trong khoảng thời
gian xuất trình được quy định trong tín dụng chứng từ.
28

Sau khi hoàn thành việc xuất trình riêng các chứng từ, người thụ hưởng phải thông
báo cho ngân hàng rằng việc xuất trình đã được hoàn thành (gọi là 'thư xác nhận đầy đủ')
kèm theo chứng từ tín dụng.
Xuất trình điện tử phải được xác thực, hay nói cách khác là phải có mã pin,... như
ngân hàng trực tuyến, nếu không có xác thực thì không được xuất trình.
Nếu hệ thống ngân hàng ngừng hoạt động và không thể xuất trình được thì đó được
coi là lý do bất khả kháng và ngân hàng được chấp nhận là đóng cửa (như cuối tuần, ngày
nghỉ chính thức,…). Khi hệ thống ngân hàng bắt đầu hoạt động và việc xuất trình hoàn
tất, coi như chứng từ được xuất trình trong ngày làm việc sắp tới.
Chứng từ thông báo hoàn thành có thể được trình bày trên giấy.
Nếu ngân hàng được chỉ định kiểm tra chứng từ được xuất trình điện tử và gửi đến
ngân hàng phát hành, thì chứng từ xuất trình điện tử được coi là chứng từ xác thực.
Nếu ngân hàng xác định một tệp để xuất trình và xuất trình nhưng ngân hàng
không thể mở tệp này thì ngân hàng không thể từ chối các chứng từ nói trên.
Thời gian kiểm tra giống với UCP, trong vòng năm ngày làm việc sau ngày viết
thư hoàn thành.
Nếu thời gian xuất trình bị kéo dài do lỗi hệ thống của ngân hàng, thời gian kiểm
tra sẽ bắt đầu vào ngày làm việc ngân hàng tiếp theo sau khi hệ thống của ngân hàng bắt
đầu hoạt động và việc xuất trình hoàn tất.
Ngân hàng có thể từ chối xuất trình điện tử, nếu không nhận được chỉ thị nào trong
vòng 30 ngày, ngân hàng có thể trả lại chứng từ hoặc có thể xóa chứng từ xuất trình điện
tử trong eUCP. Ngân hàng gửi thông báo từ chối (MT734) trong UCP.
Nếu cần nhiều bản gốc thì tài liệu số gốc trong hệ thống là đủ. Trong chứng từ vận
tải, ngày gửi được coi là ngày phát hành vận tải nếu không có các ngày khác như ngày
phát hành, ngày ghi chú,..
Nếu chứng từ điện tử/kỹ thuật số bị hỏng và không thể kiểm tra được, ngân hàng
yêu cầu xuất trình lại (nộp lại) chứng từ nói trên, thời gian kiểm tra được đóng băng/chờ
cho đến ngày gửi lại tiếp theo và khi nộp lại vào ngày làm việc tiếp theo bắt đầu cho
những ngày còn lại của thời gian kiểm tra (nếu yêu cầu xuất trình lại vào ngày thứ hai, với
việc xuất trình lại các ngày kiểm tra còn lại là ba ngày làm việc, không phải năm ngày
29

làm việc sau khi xuất trình). Nếu trong vòng 30 ngày mà không trình bày lại thì coi như
không xuất trình.
eUCP có thể được sử dụng cho cả trình bày trên giấy và trình bày điện tử, hoặc
trình bày hoàn toàn điện tử cho phép một cách tiếp cận linh hoạt, trong giai đoạn chuyển
tiếp mà các bên sẽ áp dụng
Có thể áp dụng các điều khoản của UCP 600 không có trong eUCP vào điều khoản
eUCP.
Các điều khoản eUCP không mâu thuẫn với UCP 600, cung cấp thông tin bổ sung
liên quan đến tài liệu điện tử / kỹ thuật số nhưng không ảnh hưởng hoặc mâu thuẫn với tài
liệu giấy tuân theo UCP 600 như trong eUCP, điều e3 (a) xác định các điều khoản của
eUCP.
Các điều khoản eUCP chỉ liên quan đến các tài liệu điện tử / kỹ thuật số (ví dụ: ell
và e12), do đó không có thay đổi với các điều khoản UCP 600 theo tín dụng chứng từ tuân
theo eUCP.
5. Vai trò của UCP 600 trong việc điều chỉnh phương thức tín dụng chứng từ
5.1. UCP 600 xác định quyền lợi và nghĩa vụ của ngân hàng trong khuôn
khổ thư tín dụng
Bằng việc quy định trách nhiệm của ngân hàng phát hành trong Điều 7, UCP 600

khẳng định bản chất của thư tín dụng là một cam kết thanh toán có điều kiện của ngân hàng
phát hành. Trong đó, ngân hàng phát hành không có nghĩa vụ phải 'điều tra' tính trung thực
của các chứng từ, nhưng có quyền từ chối nếu nghi ngờ chứng từ xuất trình có dấu hiệu giả
mạo, gian lận hoặc sai sót. Mặt khác, ngân hàng xác nhận với tư cách là ngân hàng thứ ba

đứng ra chịu trách nhiệm trả tiền thay cho ngân hàng phát hành nếu ngân hàng phát hành
không có khả năng thanh toán. Trong UCP 600, các ngân hàng có liên quan khác như ngân
hàng thông báo, ngân hàng thương lượng thanh toán, ngân hàng hoàn trả… cũng được quy
định rõ trách nhiệm để làm cho phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được vận hành
an toàn và suôn sẽ. Ngoài ra, bộ chứng từ cũng đóng một vai trò quan trọng trong phương

thức tín dụng chứng từ vì nó thể hiện giá trị hàng hóa và ảnh hưởng đến việc xem xét của

ngân hàng khi quyết định đồng ý hay từ chối trả tiền cho người hưởng lợi hay là để người
nhập khẩu đồng ý hay từ chối trả tiền cho ngân hàng.”
30

Bằng việc quy định rõ quyền, nghĩa vụ của các ngân hàng tham gia vào quy trình tín

dụng chứng từ. UCP 600 đã đảm bảo chắc chắn cam kết thanh toán của ngân hàng đối với
người xuất khẩu, giảm bớt các ngân hàng rủi ro của bất kỳ gian lận nào từ phía người thụ

hưởng, tạo lòng tin cho người xuất khẩu trong giao dịch mua bán ngoại thương. Từ đó, tạo
điều kiện cho các chủ ngân hàng thực hiện vai trò của mình trong chu trình thư tín dụng
một cách hiệu quả và chính xác góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế phát triển.
5.2. Là nguồn luật cơ sở để xây dựng các điều khoản chính cho thư tín dụng
chứng từ
Các tiêu chuẩn về việc lập loại chứng từ như chứng từ thương mại, chứng từ vận tải,

chứng từ bảo hiểm,… được quy định cụ thể trong UCP 600. Nội dung của các loại chứng

từ này thể hiện rõ trách nhiệm của người xuất khẩu trong việc giao hàng đúng hạn và đúng
địa điểm đã thoả thuận (Bill of lading), đảm bảo cung cấp đúng loại hàng hoá (Invoice),

bồi thường rủi ro (Insurance), theo đúng chất lượng, số lượng đã thoả thuận (Certificate of
Quality, Certificate of Quantity), đúng nguồn gốc xuất xứ (Certificate of Origin) và các
trách nhiệm khác. Ngoài ra, theo UCP 600, các ngân hàng cũng có thể tư vấn cho người
nhập khẩu đưa vào nội dung thư tín dụng những điều khoản buộc người xuất khẩu phải tuân
thủ miễn sao nó không mâu thuẫn với các điều khoản của hợp đồng đã ký giữa người xuất
khẩu và người nhập khẩu. ”

5.3. UCP 600 là tiêu chí chung cho việc kiểm tra bộ chứng từ
Trên cơ sở các quy định của UCP 600, người xuất khẩu phải thực hiện những yêu
cầu đối với hàng hoá và những yêu cầu bắt buộc mà người nhập khẩu đã đưa vào nội dung
L/C thông qua việc xuất trình bộ chứng từ gồm những chứng từ và văn bản pháp lý nhất
định. Để được ngân hàng thanh toán, người thụ hưởng sẽ phải lập các chứng từ với nội
““

dung sao cho thể hiện rõ mình đã hoàn thành mọi yêu cầu mà người nhập khẩu đưa ra. Do ”

đó, khi kiểm tra chứng từ xuất trình, ngân hàng phải dựa trên cả L/C và UCP để xác định

chứng từ có tuân thủ đúng các quy định của UCP 600 hay không. Nếu bộ chứng từ người

xuất trình có sai sót thì ngân hàng phải lập tức thông báo và yêu cầu người xuất khẩu sửa
đổi cho phù hợp. Trước khi UCP ra đời, các ngân hàng thuộc các nước khác nhau phải áp

dụng luật thương mại của nước mình để điều chỉnh các quan hệ trong thanh toán quốc tế
nói chung và thanh toán quốc tế nói riêng dẫn đến các mâu thuẫn, tranh chấp, xung đột xảy
” ”
31

ra trong thực tiễn sử dụng phương thức tín dụng chứng từ mang tính quốc tế. Chỉ khi UCP
””

ra đời, tạo ra một tập hợp các nguyên tắc khả thi được chấp nhận ở mọi quốc gia, bất kể đặc
điểm xã hội, chính trị và kinh tế thì các vấn đề nêu trên mới được giải quyết.
5.4. UCP 600 góp phần thúc đẩy hoạt động tín dụng chứng từ tại các ngân
hàng này càng thuận tiện và phát triển hơn
Hiện nay, hầu hết các ngân hàng kiểm tra chứng từ xuất trình dựa trên các nguyên
tắc của UCP 600 kéo theo các tranh chấp phát sinh cũng được điều chỉnh theo UCP 600.
“ Hơn nữa, là ấn bản mới nhất được sửa đổi dựa trên sự đông thuận của các chuyên gia tài
chính – ngân hàng nên UCP 600 giúp cho hoạt động ngân hàng được thuân tiện hơn, giúp
cho hoạt động thanh toán quốc tế nhanh gọn và chuyên nghiệp. Nhờ việc sử dụng rộng rãi

các thư tín dụng thương mại trong nhiều thế kỷ đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh
toán trong các giao dịch quốc tế, cung cấp một cơ chế thống nhất trên phạm vi toàn cầu cho
việc sử dụng L/C thông qua sự tham gia của các ngân hàng thương mại, đẩy nhanh tốc độ
xử lý giao dịch và thúc đẩy hoạt động thương mại.
UCP 600 có thể giải quyết các bất đồng mà không cần sự can thiệp của tòa án, cung
cấp các giao dịch thương mại toàn cầu công bằng hơn, tiết kiệm chi phí và hiệu quả hơn.
Các ngân hàng và các tổ chức phát hành L/C khác có thể hoạt động tốt hơn với tư cách là
bên thứ ba trung lập để quyết định các vấn đề được giải quyết bằng ngôn ngữ của UCP 600
thay vì trì hoãn và chuyển vấn đề để giải quyết cho tòa án vì sợ phải chịu trách nhiệm.
Quy định về thanh toán của UCP đã phản ánh ý thức thương mại đúng đắn và thực
tiễn thương mại ngân hàng phổ biến hiện nay trong thương mại quốc tế và được xem là
công cụ và kỹ thuật để giải quyết các giao dịch thương mại hỗ trợ cho doanh nghiệp, tạo
điều kiện thuận lợi cho họ trong việc lập các chứng từ thương mại, góp phần thúc đẩy tốc
độ hội nhập toàn cầu của bản thân từng doanh nghiệp và hoạt động thương mại phát triển
thịnh vượng.
6. Những hạn chế về Thương lượng thanh toán (“Negotiation”) trong UCP 600
Thứ nhất, do điều khoản thương lượng thanh toán trong UCP 600, cả người thụ
hưởng và ngân hàng thương lượng có thể không hài lòng với thương lượng. Có nghĩa là,
người thụ hưởng sẽ muốn nhận được thanh toán ngay lập tức cho dòng tiền trong khi ngân
hàng thương lượng muốn trì hoãn việc thanh toán đến mức tối đa. Lý do tại sao cả hai bên
32

đều muốn điều này là vì thời gian thanh toán được quy định rõ ràng trong Điều 2 Thương
lượng thanh toán (“Negotiation”) của UCP 600. Theo điều này, ngân hàng đàm phán có thể
thực hiện thanh toán bằng cách tạm ứng hoặc đồng ý ứng trước tiền cho người thụ hưởng
vào đúng ngày hoặc trước ngày ngân hàng phát hành hoàn tiền cho ngân hàng được chỉ
định (“advancing or agreeing to advance funds to the beneficiary on or before the banking
day on which the issuing bank reimburses the nominated bank”). Tuy nhiên, cụm từ “on or
before the banking day” có thể làm phát sinh đáng kể các vấn đề trong thực tế. Nếu người
thụ hưởng mong muốn việc thanh toán sẽ được thực hiện ngay lập tức và yêu cầu việc mua
hàng diễn ra, nhưng ngân hàng thương lượng không thanh toán ngay lập tức theo quy định
của UCP, người thụ hưởng sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc chờ đợi cho đến khi
hết hạn, điều này có thể dẫn đến phá sản hoặc gây ra các hình thức rắc rối nghiêm trọng
khác cho nhà xuất khẩu. Để ngăn vấn đề này xảy ra, cần phải loại bỏ “on” (vào ngày) trong
“on or before” (vào ngày hoặc trước ngày) được đề cập trong Điều 2 Thương lượng thanh
toán (“Negotiation”) của UCP 600 và sửa lại thành “before maturity” (trước khi đáo hạn)
hoặc “on the day of negotiation” (vào ngày thương lượng). Việc loại bỏ sự nhầm lẫn không
đáng có do cách diễn giải sẽ cho phép người thụ hưởng tham gia tích cực hơn vào các giao
dịch thương mại quốc tế bằng cách thu hồi thanh toán.
Thứ hai, vì L/C là một giao dịch chứng từ, nên việc thanh toán chỉ tiến hành khi các
chứng từ được xuất trình phù hợp với các điều kiện và điều khoản của L/C. Tuy nhiên,
trong nhiều phiên tòa, người thụ hưởng cố ý xuất trình các tài liệu giả mạo hoặc gian lận và
yêu cầu ngân hàng thương lượng mua chúng. Khi một giao dịch gian lận xảy ra, ngân hàng
thương lượng đã mua hối phiếu và/hoặc chứng từ mà không nhận ra nó không thể yêu cầu
ngân hàng phát hành hoàn trả cũng như không thể yêu cầu người thụ hưởng thực hiện hoàn
trả. Như vậy, trước khi mua chứng từ, ngân hàng đàm phán phải cố gắng đáp ứng tốt nhất
cả 4 yêu cầu đàm phán dựa trên UCP 600 và coi bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu là một biện
pháp quản lý rủi ro.
Thứ ba, để có lợi cho mình người thụ hưởng tự ý bán cho ngân hàng giao dịch của
mình các chứng từ vì nhiều lý do khác nhau trong giao dịch L/C mặc dù ngân hàng phát
hành đã chỉ định ngân hàng mua. Hiện tại, có nhiều ngân hàng tham gia giao dịch thương
lượng như một nguồn thu lợi nhuận. Bằng cách tham gia giao dịch này, các ngân hàng có
33

thể thu lãi cho đến khi đáo hạn. Tuy nhiên, nếu một giao dịch mua được thực hiện mà không
có sự chỉ định của ngân hàng phát hành, thì việc hoàn trả hoàn toàn phụ thuộc vào quyết
định của ngân hàng phát hành. Như vậy, nếu ngân hàng thương lượng muốn tăng lợi nhuận
bằng giao dịch thỏa thuận mà không được ngân hàng phát hành chỉ định thì giải pháp tốt
nhất là yêu cầu ngân hàng phát hành thông qua người thụ hưởng thay đổi ngân hàng được
chỉ định. Hơn nữa, ngân hàng thương lượng nên ký kết thỏa thuận với người thụ hưởng như
một biện pháp quản lý rủi ro để đảm bảo hoàn trả, yêu cầu tài sản thế chấp cho việc mua
bán và kiểm tra chặt chẽ các tài liệu.
7. Một số đánh giá về UCP 600
Phần này sẽ tập trung vào việc xem xét chi tiết bộ quy tắc mới để đánh giá xem các
quy định của UCP 600 có đạt được các mục tiêu mong đợi của tất cả các bên liên quan tham
gia vào giao dịch hay không. Việc đánh giá là một yếu tố quan trọng cần xem xét do vai trò
thiết yếu của thư tín dụng trong tài trợ thương mại quốc tế nên các quy tắc điều chỉnh thư
tín dụng là cách cơ bản để đưa ra một tiêu chuẩn chắc chắn và ổn định với một kết quả có
thể dự báo.
7.1. Đánh giá về việc ứng dụng của UCP 600
Trước hết, như được nêu trong Điều 1 của UCP 600, các quy tắc này không tự động
được áp dụng cho thư tín dụng, các quy tắc chỉ áp dụng “khi nội dung tín dụng thể hiện rõ
ràng rằng nó tuân theo các quy tắc này”. Các nhà kinh doanh trong giao dịch quốc tế có
quyền tự do lựa chọn loại bỏ hoặc sửa đổi các điều khoản trong UCP bằng cách chỉ rõ trong
hợp đồng giữa các bên. Mặc dù UCP 600 thông qua thuật ngữ "quy tắc" trong Điều 1, nhưng
nó không phải là một chế độ pháp lý tự động áp dụng cho tất cả các thư tín dụng. Nói cách
khác, các nhà giao dịch trong giao dịch thư tín dụng quốc tế tự nguyện tham khảo các quy
định của UCP 600 được ICC đưa ra để đưa vào thư tín dụng một cách nhanh chóng. Theo
quy định của hợp đồng, UCP 600 phải được đưa vào thỏa thuận một cách rõ ràng bằng cách
tham chiếu. Bộ quy tắc trong phiên bản mới của UCP sẽ có hiệu lực khi được kết hợp theo
hợp đồng, do đó hiệu lực thi hành của UCP 600 phụ thuộc rất nhiều vào quyết định của các
bên và luật pháp quốc gia.
Tại Điều 1 của UCP 600 cũng đề cập rằng: “Chúng có giá trị ràng buộc đối với tất
cả các bên trong đó trừ khi được tín dụng sửa đổi hoặc loại trừ rõ ràng”, tức là có thể loại
34

trừ bất kỳ điều khoản riêng lẻ nào khi mở thư tín dụng. Một ví dụ về ngoại lệ này là Điều
23 c (i) của UCP 600.
Một vấn đề khác đã được giải quyết trong UCP 600 liên quan đến thư tín dụng dự
phòng. Mặc dù điều khoản riêng có thể áp dụng cho thư tín dụng dự phòng, nhưng phần
lớn các điều khoản theo UCP 600 không áp dụng cho thư tín dụng dự phòng vì thư tín dụng
dự phòng không được coi là công cụ thanh toán trong khi UCP 600 được thiết kế để phục
vụ cho việc thanh toán hàng hóa và dịch vụ giữa người mua và người bán. Mặt khác, Roy
Goode – một luật sư thương mại học thuật tại Vương quốc Anh đã quan sát thấy rằng nếu
UCP 600 được phát hành bởi các tổ chức thương mại và tổ chức chuyên nghiệp sẽ có thể
đóng góp vào việc phát triển các quy tắc giao dịch thống nhất ở một mức độ đáng kể với
hiệu quả trên cả các bộ luật.
7.2. Đánh giá về định nghĩa mới “Honor” (Thanh toán)
Điều 2 của UCP 600 có thêm phần định nghĩa mới, đặc biệt là định nghĩa của
“Honor” (Thanh toán). Tuy nhiên, điều khoản mới này là một trong những chủ đề gây tranh
cãi cho các chuyên gia. Bốn loại thư tín dụng ban đầu được thay thế bằng tên gọi chung là
“honor” (thanh toán) và được chia thành ba loại: thư tín dụng có hình thức trả ngay, trả
chậm và hối phiếu. Theo định nghĩa, việc thanh toán theo tín dụng đàm phán đã bị loại trừ
khỏi định nghĩa “honor” (thanh toán).
Trong UCP 500, thương lượng được định nghĩa là trao giá trị cho hối phiếu và/hoặc
chứng từ. Tuy nhiên, khi chuyển sang định nghĩa "Negotiation” (Thương lượng thanh toán)
do UCP 600 cung cấp, nó đã được thay đổi thành hoạt động mua hàng chứ không phải là
loại hình thanh toán. Bất kỳ giao dịch mua nào được thực hiện bởi các ngân hàng được chỉ
định sẽ được coi là thương lượng.
Mặt khác, bất kỳ khoản thanh toán nào được thực hiện bởi ngân hàng phát hành trả
ngay hoặc khi đáo hạn sẽ không được coi là thương lượng. Hơn nữa, việc chỉ định từ ngân
hàng phát hành theo tín dụng trả chậm và hối phiếu bao gồm hai hành vi: hứa và thanh toán
khi đáo hạn. Tuy nhiên, việc phân loại không làm cho việc chỉ định từ ngân hàng phát hành
trở nên rõ ràng hơn, điều này là do theo Điều 12 (b) của UCP 600, đây cũng là điều khoản
mới, việc thanh toán trước hạn cũng phát sinh trong việc chỉ định từ ngân hàng phát hành.
Với những lo ngại ở trên, không cần thiết phải phân loại định nghĩa về “honor” (thanh toán).
35

7.3. Thư tín dụng có thể hủy ngang so với thư tín dụng không thể hủy ngang
Một trong những điểm khác biệt đáng chú ý nhất giữa UCP 500 và phiên bản mới
nhất của UCP 600 là loại thư tín dụng mặc định. UCP 500 đã thiết lập rằng thư tín dụng có
thể được hủy ngang hoặc không thể hủy ngang. Điều 8 đề cập rằng một khoản tín dụng có
thể thu hồi có thể được sửa đổi hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần thông báo cho
người bán. Ngược lại, Điều 3 của UCP 600 chỉ ra rằng loại thư tín dụng mặc định là tín
dụng không thể hủy ngang ngay cả khi không có quy định cho thấy hiệu lực đó, có nghĩa
là nếu tín dụng không thể hiện rõ ràng và cụ thể loại thư đó, thì có thể cho rằng nó là tín
dụng không thể thu hồi. Thư tín dụng không hủy ngang được định nghĩa tại Điều 2 trong
UCP 600 là “các thỏa thuận dù được đặt tên hoặc mô tả thế nào cũng đều không thể hủy
ngang và do đó tạo thành cam kết chắc chắn của ngân hàng phát hành về việc đảm bảo
thanh toán”. Hơn nữa, Điều 10 (a) làm cho điều khoản liên quan đến thư tín dụng không
hủy ngang trở nên rõ ràng hơn: “một khoản tín dụng không thể sửa đổi hoặc hủy bỏ nếu
không có sự đồng ý của ngân hàng phát hành, ngân hàng xác nhận (nếu có) và người thụ
hưởng”. Ba điều khoản này đã củng cố sự ưu tiên của UCP 600 đối với thư tín dụng không
thể hủy ngang - nhằm hỗ trợ lợi ích của người bán và người thụ hưởng.
Dù theo quy tắc UCP 600, mặc định thư tín dụng là không thể hủy ngang, nhưng
không hoàn toàn ngăn chặn việc mở thư tín dụng có thể hủy ngang. Người nộp đơn và ngân
hàng phát hành vẫn được tự do mở thư tín dụng có thể hủy ngang vì nguyên tắc chung của
quyền tự do hợp đồng và UCP 600 chỉ đơn thuần là một quy tắc tập hợp các điều khoản có
sẵn để kết hợp theo hợp đồng. Tuy nhiên, logic này sẽ khiến thư tín dụng có thể hủy ngang
trở nên mơ hồ nếu kết hợp và tuân theo các quy tắc UCP 600. Từ quan điểm trên, người ta
cho rằng UCP 600 nên sửa đổi thích hợp để áp dụng cho thư tín dụng có thể hủy ngang.
Thông thường, các bên dự định áp dụng UCP 600 cho thư tín dụng có thể hủy ngang để
đưa các quy tắc vào tín dụng sẽ thêm một điều khoản loại trừ định nghĩa về “credit” (tín
dụng) trong Điều 2 của UCP 600, do thư tín dụng có thể thu hồi sẽ bị vi phạm khi kết hợp
UCP 600. Theo quan điểm này, việc kết hợp UCP 600 chỉ được áp dụng hẹp, tức là UCP
600 không được áp dụng đối với thư tín dụng có thể hủy ngang. Trong đó, việc định nghĩa
"credit” (tín dụng) trong Điều 2 có thể được coi là tiền đề của việc kết hợp các quy tắc này
và do đó UCP 600 sẽ không thể áp dụng các quy tắc cho một thư tín dụng có thể hủy ngang.
36

Tóm lại, ngay cả khi UCP đặt thư tín dụng không thể hủy ngang là loại mặc định,
các bên vẫn được tự do lựa chọn mở thư tín dụng có thể hủy ngang. Trong trường hợp này,
không có điều khoản liên quan nào trong UCP 600 được áp dụng cho các thư tín dụng có
thể hủy ngang.
7.4. Đánh giá về thời gian cho phép các ngân hàng kiểm tra các tài liệu
trong UCP 600
UCP 600 điều chỉnh "tối đa năm ngày làm việc ngân hàng" thay vì "reasonable time”
(thời gian hợp lý) trong UCP 500 là "không quá bảy ngày làm việc của ngân hàng".
Theo Điều 13 (b) UCP 500, điều khoản này cho phép các ngân hàng có “thời gian
hợp lý, không quá bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận được chứng từ” đã được thay thế
bằng "tối đa năm ngày làm việc ngân hàng" trong UCP 600. Theo UCP 500, có các điều
khoản rõ ràng hoặc các điều khoản bao hàm thỏa thuận về thời gian kiểm tra tài liệu. Việc
diễn đạt “thời gian hợp lý” trong UCP 500, chỉ ra cách giải thích và áp dụng tương đối linh
hoạt trong từng trường hợp riêng lẻ có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau từ các
luật khác nhau đã dẫn đến kết quả phức tạp và không chắc chắn trong thực tế. Thay vào đó,
UCP 600 nêu rõ thời gian cụ thể để tránh vấn đề khác biệt trong việc diễn giải “thời gian
hợp lý”. Xét về yêu cầu thời gian hợp lý, theo UCP 500, các ngân hàng không thể chứng
minh thanh toán sau khi sử dụng hết bảy ngày làm việc ngân hàng; trong khi theo UCP 600,
các ngân hàng có thể được phép thanh toán sau khi hết năm ngày làm việc ngân hàng.
Mặt khác, có thể cho rằng việc bỏ sót “thời gian hợp lý” có thể làm nảy sinh một vấn
đề mới. Điều khoản mới của UCP 600 cung cấp cho các ngân hàng liên quan đến thư tín
dụng một thời gian cố định để kiểm tra các chứng từ. Tuy nhiên, theo Điều 14 (b), nó chỉ
cung cấp cho ngân hàng khả năng năm ngày để kiểm tra các tài liệu khi cần. Ngân hàng
được quyền thanh toán mà không chịu rủi ro trách nhiệm đối với người mua ngay trong
ngày nếu các chứng từ tuân thủ.
Mâu thuẫn xảy ra khi Điều 14 (b) của UCP 600 cho phép ngân hàng kiểm tra các
chứng từ trong năm ngày làm việc ngân hàng, trong khi theo Điều 15, ngân hàng phải tôn
trọng hoặc thương lượng. Hậu quả có thể xảy ra của việc này là ngân hàng sẽ vi phạm nghĩa
vụ thanh toán cho người thụ hưởng và sẽ phải chịu trách nhiệm đối với người thụ hưởng.
8. Kết luận
37

UCP 600 đã đưa ra những thay đổi tích cực là trọng tâm của cấu trúc và hoạt động
của thư tín dụng trong thương mại quốc tế. Với kỳ vọng tạo ra sự cân bằng phù hợp giữa
lợi ích của các chủ ngân hàng và các nhà kinh doanh quốc tế, UCP 600 được mong chờ sẽ
thành công hơn so với người phiên bản trước đó là UCP 500.
UCP 600 cung cấp hướng dẫn rõ ràng về vai trò tương ứng của các ngân hàng trong
việc xử lý các chứng từ được xuất trình để thanh toán. UCP 600 làm rõ các định nghĩa ngân
hàng có liên quan. Việc xác định các từ “honor” (thanh toán), “negotiation” (thanh toán
thương lượng) và “presentation” (trình bày) đã tạo điều kiện thuận lợi cho các chức năng
của ngân hàng vì các điều khoản này là đối tượng tranh chấp ở UCP 500. “Banking day”
(Ngày giao dịch ngân hàng) cũng được xác định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính
toán khoảng thời gian quy định để kiểm tra các chứng từ xuất trình cho ngân hàng. Tất cả
những thay đổi tích cực này chứng minh sự thuận lợi cho ngân hàng của UCP 600.
UCP 600 cũng là bộ quy tắc thuận lợi cho thương nhân. Các quy tắc mới đã nhấn
mạnh tính chất không thể hủy ngang của một khoản tín dụng. Điều này sẽ đảm bảo cho các
bên giao dịch rằng cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành sẽ có hiệu lực cho đến khi
và trừ khi tất cả các bên liên quan đều đồng ý hủy bỏ cam kết đó. Do đó, ngân hàng phát
hành không có quyền tự mình thu hồi cam kết đó. Quan điểm này ủng hộ lợi ích của các
nhà xuất khẩu với tư cách là người được hưởng lợi và càng được củng cố bằng việc công
nhận nguyên tắc tự chủ. Tuy nhiên điều này cũng làm nảy sinh một vấn đề khi các bên chọn
mở thư tín dụng có thể hủy ngang miễn là hợp đồng tín dụng thể hiện rõ ràng rằng nó tuân
theo các quy tắc này. Trong trường hợp này, không có điều khoản liên quan nào trong UCP
600 được áp dụng cho các thư tín dụng có thể hủy ngang. Một quy định khác sẽ có lợi cho
các nhà xuất khẩu là Điều 14 đã đưa ra một tiêu chuẩn mới để kiểm tra chứng từ tạo thuận
lợi cho các nhà xuất khẩu. Hiệu quả của điều khoản này là Quy tắc tuân thủ nghiêm ngặt
hiện đã được nới lỏng và các ngân hàng sẽ chịu nhiều trách nhiệm hơn trong việc kiểm tra
tài liệu của họ. Do đó, tiêu chuẩn mới này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà xuất khẩu
là người hưởng lợi trong việc xuất trình chứng từ.
Nhìn chung, UCP 600 đã thực hiện một số bước quan trọng để giải quyết các tranh
chấp về tín dụng chứng từ trong hoạt động kinh doanh và ngân hàng quốc tế bằng cách
cung cấp một bộ quy tắc gọn gàng hơn, điều này sẽ mang lại lợi ích cho cả chủ ngân hàng
38

và các nhà kinh doanh. Mặc dù vậy, vẫn tồn tại một số vấn đề liên quan đến các khoản tín
dụng chứng từ chưa được đánh giá đầy đủ trong UCP 600. Một trong những lĩnh vực đó
chưa được ICC xem xét là mức độ liên quan của việc gian lận trong hoạt động của thư tín
dụng. Liệu hệ thống tài trợ thương mại quốc tế thông qua thư tín dụng sẽ hoạt động như thế
nào nếu bên chịu trách nhiệm xuất trình các chứng từ không chịu trách nhiệm về tính trung
thực của các chứng từ đó. Ngân hàng không có nghĩa vụ phải 'điều tra' tính trung thực của
các chứng từ, nhưng có quyền từ chối xuất trình nếu biết chứng từ giả mạo hoặc gian lận.
Các quy tắc mới đã không đánh giá được tầm quan trọng của việc kết hợp một điều khoản
như vậy vào chính các quy tắc. Tuy nhiên, theo ngụ ý ICC là UCP chỉ là tập hợp các quy
tắc chứ không nhằm cung cấp một biện pháp xử lý toàn diện về các quyền và nghĩa vụ pháp
lý, vì vậy vấn đề gian lận tốt nhất là nên để luật pháp của các quốc gia xử lý.
Về việc giới thiệu eUCP như một phần của UCP 600, các quy tắc này tạo điều kiện
cho các ngân hàng thay thế việc trình bày các khoản tín dụng chứng từ bằng giấy bằng cách
trình bày điện tử. Để thực hiện đúng chức năng của tài trợ thương mại điện tử, điều quan
trọng là các ngân hàng phải trang bị một hệ thống thích hợp để đáp ứng việc trình bày điện
tử và hệ thống công nghệ thông tin của họ có thể “đọc” các hồ sơ điện tử được trình bày để
thanh toán.
Tóm lại, UCP 600 đã thực hiện một số thay đổi tích cực để tạo điều kiện hỗ trợ tài
chính cho thương mại quốc tế. Do đó, bất kể một số thiếu sót nêu trên, sự thay đổi từ UCP
500 đến 600 thực sự là một bước tiến của ICC trong việc đưa ra những thay đổi tích cực có
lợi cho tất cả các bên trong thư tín dụng.

B. TÌM HIỂU VỀ ISBP

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ISBP


1. Khái niệm
ISBP là từ viết tắt của từ “International Standard Banking Practice for the
Examination of Documents Under Documentary Credits”, tạm dịch qua tiếngiviệt là
Tậpiquán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín
39

dụng chứng từ. ISBP được ban hành bởi Phòng Thương mại Quốc tế (ICC), cung cấp hướng
dẫn quan trọng về các tài liệu xuất trình đối với thư tín dụng
ISBP là một tài liệu bổ sung mang tính thực tiễn cho UCP và nó không sửa đổi UCP.
2. Lịch sử hình thành
VìiUCP chỉ baoigồm những điềuikhoản rất cơibản, ngắnIgọn chứaIđựng các quyItắc
điềuIchỉnh L/C, cho nên trong ứngIdụng đã phátIsinh các cáchIhiểu khác nhau làm nảyIsinh
nhiều tranhIchấp không đángIcó. TrướcIkhi ISBP được banIhành, có tới 60-70% lần
xuấtItrình chứngItừ đầu tiên đòi tiền theo L/C bị từIchối thanhItoán. Chính vì thế, ICC nhận
ra rằng, một tậpIquán quốcItế để diễnIgiải vàIhướng dẫnIápIdụng các điềuIkhoản của UCP
là rất cầnIthiết và đã banIhành phiênIbản đầuItiên của ISBP mangItên ISBP 645 vào
nămI2002.
3. Vai trò
ISBP được ban hành là để giải thích rõ ràng cách thực hiện UCP đối với những người
làm thực tế liên quan đến tín dụng chứng từ. Nó giúp cho việc thanh toán của các giao dịch
diễn ra một cách thuận lợi, rõ ràng nhất có thể. Nói một cách dễ hiểu ISBP là văn bản hướng
dẫn ứng dụng UCP vào trong thực hành ngân hàng, cụ thể hóa những điều khoản và tạo ra
một quy chuẩn quốc tế cho tất cả người thụ hưởng và ngân hàng trong mọi trường hợp được
đối xử như nhau tạo điều kiện dễ dàng hơn cho việc trao đổi quốc tế. ISBP đóng vai trò như
một quyển từ điển Oxford hướng dẫn người đọc (các bên tham gia giao dịch và các trung
gian tài chính) từ vựng đó (các chứng từ) có nghĩa là gì, phù hợp với loại thì nào (tính cần
thiết), cách sử dụng như thế nào, đặt trong câu ra sao (trình tự). Nếu không có ISBP, các
giao dịch sẽ diễn ra một cách tự phát, hỗn loạn, rắc rối, khó kiểm soát và từ đó dẫn đến hậu
quả khó lường mà nó tác động đến nền kinh tế.

II. ISBP 745


1. Sự ra đời và phát triển của ISBP 745
PhiênIbản đầuItiên cóItên là ISBP 645 được ICC banIhành vào năm 2002. Sau hơn
4 năm sử dụng, Ủy ban Ngân hàng quyết định tiến hành sửa đổi ISBP 645 và thông qua
phiên bản 2007 với tên gọi là ISBP 681. Tuy nhiên, sau gần hai năm áp dụng, ISBP 681 đã
còn tồn đọng nhiều thiếu sót và chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế về kiểm tra chứng từ
40

theo L/C, do vậy, tại cuộc họp Dubai vào tháng 03/2009, Ủy ban Ngân hàng ICC một lần
nữa quyết định sửa đổi ISBP 681. Và lần sửa đổi gần đây nhất là vàoIngày 17/04/2013,
ỦyIban NgânIhàng ICC họpItại Lisbon (Bồ ĐàoINha) đã thông qua Bản Dự thảo cuối cùng
ISBP với tên gọi là ISBP 745.
2. Kết cấu của ISBP 745
Kết cấu của ISBP 745 gồm có 12 chương:
• Chương 1: Các nguyên tắc chung
• Chương 2: Hối phiếu và cách tính ngày đáo hạn
• Chương 3: Hóa đơn
• Chương 4: Chứng từ vận tải có ít nhất hai phương thức vận chuyển khác nhau thực
hiện
• Chương 5: Vận đơn
• Chương 6: Chứng từ vận tải hàng không
• Chương 7: Các chứngItừ vậnItải đườngIbộ, đườngIsắt hoặc đường thủyInội địa
• Chương 8: ChứngItừ bảoIhiểm và tiền đền bù bảoIhiểm
• Chương 9: Giấy chứngInhận xuấtIxứ
• Chương 10: PhiếuIđóng gói
• Chương 11: Phiếu kê khai trọngIlượng
• Chương 12: Giấy chứngInhận của người thụIhưởng
3. Sự đổi mới của ISBP 745 so với ISBP 681
Đánh giá sơ bộ: ISBP 745 được đổi tên là “Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế
để kiểm tra chứng từ theo UCP 600” thay vì tên cũ là “Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn
quốc tế để kiểm tra chứng từ theo tín dụng chứng từ”. Điều này nhằm giải quyết sự mơ hồ
về tên gọi và quy định rõ ràng về mặt pháp lý gắn bó không thể tách rời giữa UCP 600 và
ISBP. Mối quan hệ này được quy định trong phần phạm vi áp dụng ISBP 745.
Về cơ bản, ISBP 745 được sửa đổi chi tiết và cẩn thận hơn so với ISBP 681 ở cả nội
dung lẫn hình thức. ISBP 745 đã được soạn lại tất cả các bản hướng dẫn của ISBP 681, bổ
sung thêm nhiều tình huống và ví dụ cụ thể để có thể minh họa rõ ràng hơn sau khi chứng
kiến thực tế những tranh chấp chứng từ hay những vướng mắc khi kiểm tra chứng từ xuất
trình theo L/C mà ngân hàng đã phản ánh trong thời gian áp dụng ISBP 681. NgoàiIra,
41

ISBPI745 còn được bổIsung thêm các hướng dẫn kiểm tra thêm nhiều chứng từ mà ISBP
681 trước đó không có.
Một số điểm mới của ISBP 745 so với ISBP 681:

ISBP 681 ISBP 745

Tập quán ngân hàng tiêu Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc
Tên chuẩn quốc tế để kiểm tế để kiểm tra chứng từ theo UCP
tra chứng từ theo tín 600
dụng chứng từ
Không được áp dụng Được khẳngIđịnh ở phần phạm vi áp
Mối quan hệ với dụng
UCP600
Nguyên Cácichữ Được liệt kê ra Liệt kê và hướng dẫn bổ sung
tắc viếtitắt trường hợp sử dụng
chung
Các giấy • Tiêuiđề: Lời • Tiêu đề được mở rộng: “Giấy
chứnginhận, Chứnginhận và chứng nhận, Lời chứng nhận,
các lời Lờiikhai Lời khai và Tuyên bố
chứnginhận, (Certificationsiand (Certificates,
các lờiikhai Declarations) Certifications,Declarations
và cácilời • Hướng dẫn ngắn and Statements)”
tuyênibố gọn, chỉ gồm một • Hướng dẫn chi tiết hơn với ví
đoạn dụ cụ thể
Các chứng từ Không có Được bổ sung thêm hướng dẫn
vàinhu
cầuiđiền
vàoiô,
trườngivà
chỗitrống
Cácithuật • Chứng từ gửi hàng Bổ sung thêm :
ngữikhông • Các chứng từ đến • Các chứng từ bên thứ ba

đượciđịnh chậm có thể chấp không được chấp nhận”


nghĩaitrong nhận • Công ty vận tải”

UCP • Chứng từ bên thứ • Các chứng từ có thể chấp


ba có thể chấp nhận như được xuất trình”


nhận
• Nước xuất khẩu
Ngôningữ • Quyiđịnh các • Sửaiđổi rõ ràng hơn, bổ sung
chứngitừ chứngitừ do thêm:
42

ngườiithụihưởng +“Khi L/C cho phép hai hoặc nhiều


phátihành phải bằng hơn ngôn ngữ có thể chấp nhận, thì
ngôningữ của L/C ngân hàng xác nhận hoặc ngân hàng
• “Nếu L/C quy định được chỉ định hành động theo sự chỉ
có thể chấp nhận định có thể giới hạn ngôn ngữ hoặc
chứng từ phát hành số lượng ngôn ngữ có thể chấp nhận
bằng hai hoặc nhiều như là một điều kiện cam kết của
ngôn ngữ, thì ngân mình trong L/C, và trong trường
hàng chỉ định, khi hợp này, dữ liệu trong các chứng từ
thông báo L/C có phải là ngôn ngữ hoặc các ngôn ngữ
thể hạn chế số có thể chấp nhận;
lượng ngôn ngữ có +Khi L/C cho phép một chứng từ
thể chấp nhận như chứa dữ liệu bằng hai hoặc nhiều
là một điều kiện hơn ngôn ngữ có thể chấp nhận, thì
cam kết trong L/C.” ngân hàng xác nhận hoặc ngân hàng
được chỉ định hành động theo sự chỉ
định có thể giới hạn ngôn ngữ hoặc
số lượng ngôn ngữ có thể chấp nhận
như là một điều kiện cam kết của
mình trong L/C,ngân hàng này được
yêu cầu phải kiểm tra các dữ liệu
bằng tất cả các ngôn ngữ có thể chấp
nhận thể hiện trên các chứng từ. Các
ngân hàng không kiểm tra dữ liệu
được thể hiện bằng ngôn ngữ ngoài
ngôn ngữ được yêu cầu hoặc cho
phép trong L/C.
+Tên người, tổ chức, dấu đóng,xác
nhận tính pháp lý, ký hậu và nội
dung in sẵn trên chứng từ, nhưng
không hạn chế các tiêu đề, có thể
bằng một ngôn ngữ khác với ngôn
ngữ được yêu cầu.”
Điềuikiện Không có phần này Được bổ sung thêm phần hướngidẫn
phiichứng trườngihợp L/C quyiđịnh về
từivà mâu điềuikiện phi chứngitừ.
thuẫnidữ liệu
Bảnigốc và Được khuyếninghị Đưa trựcitiếp các nộiidung của
bảnisao thamikhảo Documenti470/481 (rev) vào
thêmiICCiBankingi hướngidẫn riêng.
CommissioniPolicyi
Statement, Documenti4
43

70/481 (rev) (“The


Determination of an
Original Document in
the context of UCP 500
sub-article 20(b)”) khi
hướngidẫn xáciđịnh
chứng từ xuấtitrình là
bảnigốc hay sao.
Các chữ ký Ngắn gọn, Súc tích, rõ ràng hơn

Các chứng từ ISBP 745 bổ sung thêm hướng dẫn:


kết hợp “Chứng từ được L/C yêu cầu thể
hiện nhiều hơn một chức năng có
thể được xuất trình bằng một chứng
từ hoặc bằng các chứng từ riêng biệt
thể hiện hoàn thành từng chức năng.
Ví dụ,L/C yêu cầu xuất trình một
Chứng nhận Chất lượng và Số
lượng sẽ được thỏa mãn bằng cách
xuất trình một chứng từ hoặc bằng
một Chứng nhận Chất lượng của
một Chứng nhận Số lượng miễn là
từng chứng từ đều thể hiện chức
năng của nó và được xuất trình đúng
số lượng bản gốc và bản sao theo
yêu cầu của L/C.”

Vấn đề về hốiiphiếu Khẳngiđịnh những


saiisót trên hốiiphiếu Rút lại khẳng định này
không liêniquan đến
kỳihạn, ngày đáoihạn,
sốitiền, kýihậu…
khôngilàmicho hối phiếu
bất hợpilệ.
Hóa đơn Ngườiiphát Không có hướngidẫn về Bổisung thêm hướngidẫn này,
hànhihóa đơn người phátihành làmirõ điều 18(a)(i) UCPi600
hóaiđơn quyiđịnh về người phátihành
hóaiđơn.
Thanhitoán Hướngidẫn ngắn gọn Bổ sung chi tiết hơn
hoặcigiao
44

hànginhiều
lần
Các Phátihành, Chỉ là hướng dẫn ký vận Mở rộng hướng dẫn về việc phát
chứng nhàichuyên đơn hành, nhà chuyên chở, nhận biết nhà
từivận chở, nhận chuyên chở và ký vận đơn.
tảii diệninhà
đượci chuyênichở
quyi và kýivận
địnhitại đơn
cácii
điều 19- Ghi chú bốc Hướng dẫn đầy đủ về: Hướng dẫn về ghi chú đã bốc hàng

25 UCP hàngilên Ghi chú bốc hàng lên


“ lên tàu (on board notation) rất chi
600 tàu,ingày tàu, ngày giao hàng, tiết phù hợp với đề xuất của Ủy ban
giaoihàng, phương tiện chuyên chở Ngân hàng liên quan đến các yêu
phươngitiện chặng đầu, nơi nhận cầu đối với ghi chú đã bốc hàng tại
chuyênichở hàng và cảng bốc hàng.” Văn bản số 470/1128arev final –
chặngiđầu, 22/4/2010.”
nơiinhận Quy định ngày tháng cũng rõ ràng
hàngivà hơn.
cảngibốc
hàng
Tên quốc gia, Không quy định • Tên quốc gia không cần phải
tên cảng trên xuất hiện trên chứng từ vận tải
vận đơn • Cho phép sử dụng mã IATA để
ghi tên cảng
Ngườiinhận Hướng dẫn liêniquan Bổ sung thêm một số hướng dẫn
hàng, bên đến người nhậnihàng,
thôngibáo bên thôngibáo
Giao hàng không có ví dụ được bổ sung thêm ví dụ
hóa có nhiều
hơn một vận
đơn
Chứng Người phát được bổ sung thêm ví dụ
từ bảo hành bảo
hiểm hiểm
Ngày tháng quy định không rõ ràng quy định chi tiết
45

Sốitiềnibảo bổ sung: “Không yêu cầu phạm vi


hiểm bảo hiểm được tính nhiều hơn hai số
thập phân”
Phíibảo hiểm không có hướngidẫn về bổisung hướngidẫn về phí bảoihiểm
phíibảo hiểm
Bêniđược bổisung khuyếninghị
bảoihiểm và
kýihậu
Chứng Yêuicầu cơ hướngidẫn chungichung hướng dẫn rõ hơn
nhận bảnivàiviệc
xuấtixứ hoànithành
chứcinăng
Ngườiiphát Hướngidẫn cụithể hơn.
hành C/O Bổisung hướngidẫn khi L/C yêuicầu
xuấtitrình một C/O được phátihành
bởi Phòng Thươngimại
Nộiidung của Hướngidẫn bổisung:
C/O “Khi L/C thểihiện xuấtixứ của
hàngihóa nhưng không yêuicầu
xuấtitrình một C/O, thì bấtikỳ
thamichiếu nào đến xuấtixứ trên
chứngitừ quyiđịnh không được
mâuithuẫn với xuấtixứ đãinêu. Ví
dụ,khi L/C thể hiện “xuất xứ hàng
hóa: Nước Đức” mà không yêu cầu
xuất trình một C/O, thì một lời tuyên
bố trên bất kỳ chứng từ được quy
định thể hiện một xuất xứ hàng hóa
khác thì coi như mâu thuẫn dữ liệu.”
“Một C/O có thể thể hiện một số hóa
đơn, ngày hóa đơn và lộ trình giao
hàng khác với dữ liệu ghi trên các
chứng từ khác miễn là nhà xuất khẩu
hay người gửi hàng thể hiện trên
C/O không phải là người thụ
hưởng.”

Mộtisố chứngitừ khác Không đềicập đếniphiếu Bổ sung hướng dẫn kiểm tra một số
đóngigói, bảngikê trọng chứng từ như phiếu đóng gói, bảng
46

lượng, chứnginhận của kê trọng lượng, chứng nhận của


người thụihưởng, các người thụ hưởng, các chứng nhận
chứnginhận phânitích, phân tích, giám định, y tế, kiểm dịch
giám định, yitế, thực vật, số lượng chất lượng và các
kiểmidịch thực vật, chứng nhận khác.
sốilượng chấtilượng và
các chứnginhận khác.

4. Vai trò của ISBP 745


ISBP 745 chính là “chiếc chìa khóa” giải quyết cho những vấn đề mà những người

kiểm tra chứng từ xuất trình theo L/C trước đây còn bị vướng mắc và làm giảm bớt những
” “

tranh chấp liên quan đến chứng từ.


5. Lưu ý về ISBP 745


• UCP 600 và cả ISBP 745 ICC nên được tham chiếu khi phát hành thư tín dụng”

• Không giống như ISBP 745, ISBP 681 không có quy định về tính không tách rời
giữa UCP 600 và ISBP 681.
• ISBP 745 đã khắc phục bằng cách đưa vào mục phạm vi sử dụng sự không thể tách
rời của ISBP 745 và UCP 600. Tuy nhiên có một số điều luật còn đang tranh cãi.

III. Mối quan hệ pháp lý giữa UCP 600 và ISBP 745


• ISBP 745 và UCP 600 2007 có mối quan hệ mật thiết và không tách rời. ISBP 745
2013 đã thiết lập một “hành lang pháp lý” để các ngân hàng đánh giá các chứng từ
được đưa ra theo L / C phù hợp với UCP 600 2007.
• Bất kỳ điều gì trong tín dụng chứng từ có ảnh hưởng đến cách áp dụng UCP đều có
thể tác động đến ISBP.
• Mục đích của ISBP 745 là giải thích và hướng dẫn việc áp dụng các quy định của

UCP 600 trong phạm vi của các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng hoặc bất

kỳ sửa đổi nào của thư tín dụng.


• Khẳng định rằng ISBP 745 2013 đã thiết lập nên một khuôn khổ pháp lý để các ngân

hàng kiểm tra các chứng từ xuất trình theo L/C tuân thủ UCP 600 2007. Các ngân
hàng sử dụng ISBP 745 để kiểm tra chứng từ và có thể trích dẫn các đoạn hướng dẫn
47

thích hợp của ISBP 745 để làm cơ sở ở từ chối nếu các chứng từ xuất trình không
tuân thủ các quy định của L/C, UCP 600 và ISBP 745

• Các quy định của UCP 600 không được sửa đổi hoặc bãi bỏ bởi ISBP 745: “The
practices do not expressly modify or exclude an applicable article in UCP 600”. Điều
này ngụ ý rằng mục đích của việc ban hành ISBP của ICC là để giải thích và hướng
dẫn việc thực thi các điều khoản của UCP 600 mà không thay đổi, bổ sung hay bãi
bỏ các điều khoản của UCP 600.

C. HỎI ĐÁP
1. " Bộ chứng từ thể hiện trên bề mặt phù hợp với các điều kiện của L/C " có
nghĩa gì?
Đáp: Bộ chứng từ không mâu thuẫn với tiêu chuẩn quốc tế về nghiệp vụ ngân hàng như đã
được phản ánh trong UCP
2. Vận đơn hoàn hảo nghĩa là gì ?
Đáp: Là một vận đơn không có bất cứ sự ghi chú nào về khuyết tật của bao bì/ hàng hóa
3. Trên các chứng từ có nhiều thông tin hơn quy định trong L/C có được coi là sai
lệch không, nếu thông tin được cung cấp không mâu thuẫn với nhau?
Đáp: Không, miễn là dữ liệu được thêm vào không xung đột với dữ liệu trên cùng chứng
từ đó hoặc bất kỳ chứng từ nào khác.
4. Khi sửa đổi LC cần có sự đồng ý của tối thiểu bao nhiêu bên?
Đáp: Có tối thiểu ba bên. Theo điều 10 (a) "một khoản tín dụng không thể được sửa đổi
hoặc hủy bỏ nếu không có sự đồng ý của ngân hàng phát hành, ngân hàng xác nhận, nếu
có, và người thụ hưởng."
5. Thư tín dụng luôn luôn không thể hủy ngang?
Đáp: Theo Điều 3 của UCP 600, "Thư tín dụng là không thể hủy ngang ngay cả khi không
có dấu hiệu cho thấy ảnh hưởng đó."
6. Theo UCP600, nếu L/C không quy định thì thời hạn xuất trình chứng từ là bao
nhiêu?
Đáp: 21 ngày sau ngày giao hàng nhưng phải nằm trong thời hạn hiệu lực của tín dụng.
48

7. Mô tả về “hàng hóa có phải giống nhau trong tất cả các chứng từ không?
Đáp: Không có yêu cầu rằng mô tả phải giống nhau trên tất cả các chứng từ. Tuy nhiên, cần
cẩn thận để đảm bảo rằng không tồn tại xung đột với các mô tả được hiển thị trên các chứng
từ khác nhau. ”
8. Để xác nhận sự phù hợp của chứng từ thì cần phải có chữ ký của người nộp
đơn phải không?
Đáp: Quyết định chấp nhận các chứng từ phù hợp là của ngân hàng phát hành. Không có
yêu cầu đối với chữ ký của người nộp đơn để xác nhận sự phù hợp. Nếu người nộp đơn tin
rằng các chứng từ trên thực tế là khác biệt, thì họ phải thông báo những sai lệch đó cho
ngân hàng phát hành ngay. Vấn đề này phải được giải quyết giữa người nộp đơn và ngân
hàng phát hành.
9. Nếu người thụ hưởng gửi hóa đơn bằng đơn vị tiền tệ khác với L/C và người
nộp đơn muốn thanh toán bằng đơn vị “tiền tệ gốc của L/C, thì ngân hàng sẽ xử lý
như thế nào? ”
Đáp: Theo UCP 600, tiểu điều 18 (a) (iii) hóa đơn phải được lập bằng đơn vị tiền tệ giống
như tín dụng. Nếu một hóa đơn được xuất trình bằng một loại tiền tệ khác, việc xuất trình
sẽ bị ngân hàng từ chối.
10. Trong trường hợp cung cấp thiếu hụt, so với dữ liệu trong các chứng từ như
hóa đơn, chứng từ vận tải,... Người thụ hưởng đã được thanh toán, bảo hiểm sẽ
được áp dụng như thế nào trong trường hợp đó?
Đáp: Trừ khi được nêu cụ thể trong các rủi ro bảo hiểm được bảo hiểm, chứng từ bảo hiểm
sẽ không bao gồm các trường hợp như vậy.
11. Nếu hóa đơn thương mại có giá trị lớn hơn giá trị trong L/C thì ngân hàng xử
lý như thế nào?
Đáp: Ngân hàng chỉ thanh toán đúng giá trị của L/C
12. Theo UCP 600, bộ chứng từ hợp lệ phải thỏa mãn các điều kiện gì?
Đáp: Phù hợp với điều kiện và điều khoản của L/C, tuân thủ theo nội dung của UCP 600
và ISBP
13. Khi UCP 600 được ban hành thì các phiên bản UCP trước có còn hiệu lực áp
dụng không?
49

Đáp: UCP là văn bản quy phạm pháp luật tùy ý, nên các phiên bản sau không phủ nhận tính
chất pháp lý của phiên bản trước, điều này có nghĩa là tất cả các phiên bản UCP đều có giá
trị pháp lý như nhau. Do đó, khi dẫn chiếu áp dụng UCP cần phải nói rõ đó là phiên bản
nào.
14. Có phải đương nhiên từ ngày 01/07/2007, UCP - DC 600 áp dụng trong mọi giao
dịch thanh toán qua phương thức tín dụng chứng từ không?
Đáp: Sai, vì UCP là một quy tắc tự nguyện; không có hạn chế việc sử dụng các phiên bản
UCP khác sau ngày 1 tháng 7 năm 2007.
15. Phiên bản UCP nào sau đây còn hiệu lực áp dụng:
a. UCP 500 ICC 1993
b. UCP 4000 ICC 1983
c. UCP 600 ICC 2007
d. Tất cả các phiên bản đều còn nguyên hiệu lực
Đáp: d.
16. Ngân hàng được chỉ định có thể không thực hiện sự quyền của ngân hàng phát
hành nhưng họ tiếp tục nhận chứng từ theo yêu cầu của người hưởng. Trường hợp
này , ngân hàng chỉ định làm gì?
a. Chiết khấu
b. Cam Kết
c. Tiếp nhận, gửi chứng từ đến ngân hàng phát hành để thanh toán
Đáp: c
17. Ngày hết hiệu lực 20/5, người thụ hưởng được phép xuất trình chứng từ vào hoặc
trước ngày ngân hàng được chỉ định phải lập biểu gửi chứng từ cho ngân hàng phát
hành. Đó là ngày nào?
a. ngày 20/5
b. ngày 25/5
c. ngày 27/5
d. a hoặc b
Đáp: d
18. Điều 14(c) UCP 600 chỉ áp dụng cho trường hợp xuất trình chứng từ vận tải nào?
50

a. với một hoặc nhiều bản gốc


b. bản copy hoặc bản không có giá trị lưu thông
c. tất cả các loại trên
Đáp: a
19. Theo quan điểm của ICC, điều thiết yếu để chứng từ có sửa lỗi được chấp nhận là:
a. chữ ký tắt có xác thực của người phát hành
b. dấu SỬA
c. một trong hai đều được
Đáp: a
20. Giới hạn ngày lập chứng từ là
a. sau ngày xuất trình 2 ngày
b. không muộn hơn ngày xuất trình
c. trước ngày xuất trình 2 ngày
Đáp: b
21. Ngân hàng phát hành sẽ có tối đa cho mỗi ngân hàng là bao nhiêu ngày làm việc
ngân hàng tiếp theo ngày xuất trình để quyết định xem việc xuất trình có phù hợp hay
không?
a. 3 ngày
b. 7 ngày
c. 10 ngày
d. 5 ngày
Đáp: d
22. Trong trường để đảm bảo an toàn thì Người yêu cầu có nên đính kèm hợp đồng
thương mại vào thủ tục xin mở L/C hay không ?
Đáp: Việc đính kèm như vậy là không cần thiết vì theo điều 4 khoản b UCP 600 thì : Ngân
hàng phát hành không khuyến khích các cố gắng của người yêu cầu nhằm đưa các bản sao
của hợp đồng cơ sở, hóa đơn chiếu lệ và các chứng từ tương tự thành bộ phận không tách
rời của tín dụng.
51

23. Sau khi ngân hàng chỉ định họ đã chấp nhận thanh toán khi nhà xuất nhập khẩu
mang đến bộ chứng từ hợp lệ thì sau đó ai sẽ hoàn trả số tiền đó cho ngân hàng chỉ
định?
Đáp: Theo điều 7 khoản c UCP 600 thì : Ngân hàng phát hành cam kết hoàn trả tiền cho
một ngân hàng chỉ định mà ngân hàng này đã thanh toán hoặc đã thương lượng thanh toán
cho một xuất trình phù hợp và đã chuyển giao các chứng từ cho ngân hàng phát hành.
24. Thư tín dụng không thể được tu chỉnh hay hủy bỏ nếu không có sự đồng ý hay hủy
bỏ của ai ?
Đáp: Theo điều 10 khoản a UCP 600 thì : Trừ khi có quy định khác tại điều 38, một tín
dụng không thể sửa đổi cũng như không thể hủy bỏ mà không có sự thỏa thuận của ngân
hàng phát hành, ngân hàng xác nhận, nếu có, và của người thụ hưởng.
25. Ngân hàng nào chịu trách nhiệm và có nghĩa vụ cao nhất đối với việc hoàn trả
tiền?
Đáp: Theo điều 13 khoản c UCP 600 thì : Ngân hàng phát hành không được miễn bất cứ
nghĩa vụ nào của mình về hoàn trả tiền, nếu ngân hàng hoàn trả không trả được tiền khi có
yêu cầu đầu tiên.
26. . L/C có được yêu cầu xuất trình những loại chứng từ không có quy định trong
UCP 600 hay không?
Đáp: L/C hoàn toàn có thể yêu cầu xuất trình những loại chứng từ không có quy định trong
UCP 600 nhưng loại chứng từ đó phải thể hiện đúng chức năng được yêu cầu và không mâu
thuẫn với LC, , với bản thân nó và các loại chứng từ khác , theo điều 14 khoản f UCP 600.
27. Có phải trong L/C luôn luôn yêu cầu xuất trình ít nhất một bản gốc không ?
Đáp: Không nhất thiết phải xuất trình bản gốc khi xin mở L/C vì theo điều 17 khoản d UCP
600: Nếu tín dụng yêu cầu xuất trình các bản sao của chứng từ, thì xuất trình bản gốc hoặc
bản sao đều được phép.
28. ISBP là viết tắt của từ gì?
Đáp: International Standard Banking Practice for the Examination of Documents Under
Documentary Credits, tiếng việt là Tậpiquán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm
tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ.
29. ISBP được ban hành bởi?
52

Đáp: Phòng Thương mại Quốc tế (ICC)


30. Phạm vi áp dụng của ISBP 745 là:
a. Gắn liền với UCP 600 và không tách biệt
b. Tập quán mô tả nổi bật các Điều khoản của UCP 600 phải được diễn giải và áp dụng
trong chừng mực của các điều khoản và điều kiện của Thư tín dụng hoặc của bất cứ sửa
đổi nào kèm theo
c. Có thể loại trừ hoặc sửa đổi điều khoản có thể áp dụng trong UCP 600
d. a và b đúng
Đáp: d.
31. Lần sửa đổi gần đây nhất của ISBP là vào ngày nào?
Đáp: Ngày 17/04/2013
32. ISBP đã qua bao nhiêu lần sửa đổi?
Đáp: 2 lần
33. ISBP 745 có bao nhiêu chương?
Đáp: 12 chương
34. ISBP 745 hướng dẫn về chữ ký như thế nào so với ISBP 681?
Đáp: Súc tích và rõ ràng hơn so với ISBP 681.
35. Vai trò của ISBP 745 là gì?
Đáp: ISBP 745 giải quyết một cách thấu đáo những vướng mắc mà người kiểm tra chứng

từ xuất trình theo L/C thường gặp phải trước đây. ISBP 745 làm giảm những tranh chấp
liên quan đến chứng từ.
36. Mối quan hệ giữa ISBP 745 và UCP 600 là:
a. Gắn liền và không tách rời UCP 600
b. Diễn giải và hướng dẫn áp dụng các điều khoản của UCP 600
c. Không sửa đổi hay hủy bỏ các điều khoản của UCP 600
d. a,b,c đúng ”

Đáp: d.
37. Cần có bao nhiêu bản gốc của mỗi chứng từ quy định trong Thư tín dụng
phải được xuất trình?
Đáp: Cần có ít nhất một bản gốc của mỗi chứng từ quy định trong Thư tín dụng phải
53

được xuất trình


38. Căn cứ theo ISBP 745, khi tính số tiền bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm không được
tính quá bao nhiêu số thập phần?
Đáp: 2
39. Chứng từ nào dưới đây không bắt buộc phải kí nếu L/C không quy định gì?
a. Bill of exchange
b. Certificate of quality
c. Parking list
d. cả A và C đều đúng
Đáp: c
40. Bản ISBP đầu tiên ra đời vào năm nào và có tên gì?
Đáp: 2002 - 645
54

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ucp 600 tiếng việt. Slideshare.net. (2021). Retrieved 3 November 2021, from
http://www.slideshare.net/oanNguyn/ucp-600-ting-vit?next_slideshow=1 .
2. UCP 600. thutucxuatnhapkhau.com. (2021). Retrieved 3 November 2021, from
https://www.google.com/amp/s/thutucxuatnhapkhau.com/ucp-600/amp/
3. Goode, R. (2005). Rule, practice, and pragmatism in transnational commercial law.
International & Comparative Law Quarterly, 54(3), 539-562.
4. Warnasuriya, C. (2017). Minimising litigation on presentation of documents under
letters of credit: an alternative approach to the uniform customs and practice for
documentary credits (Doctoral dissertation, Brunel University London).
5. Rodrigo, T. (2011). UCP 500 to 600: a forward movement. eLaw J., 18, 1.
6. Teacher, L. (2021, August 26). The ICC Uniform. Law Teacher. Retrieved November
3, 2021, from: https://www.lawteacher.net/free-law-essays/commercial-law/the-icc-
uniform.php
7. Vernidub, S. (2021, April 29). Global governance of letters of credit and the
UCP600. Express Trade Capital. Retrieved November 3, 2021, from
https://www.expresstradecapital.com/global-governance-of-letters-of-credit-and-the-
ucp600/.
8. International Standard Banking Practice ISBP. ICC Knowledge 2 Go | International
Chamber of Commerce (ICC). (2021). Retrieved 29 October 2021, from
https://2go.iccwbo.org/international-standard-banking-practice-isbp-
config+book_version-Book/.
9. ISBP 745 – WHAT’S NEW? Những điểm mới trong ISBP 745. NGUYỄN THANH
HẢI. (2021). Retrieved 29 October 2021, from
https://thanhai.wordpress.com/2013/06/12/isbp-2/.
10. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CẦN LƯU Ý KHI SỬ DỤNG TẬP QUÁN NGÂN
HÀNG TIÊU CHUẨN QUÔC TẾ VỀ KIỂM TRA CHỨNG TỪ THEO UCP600
(ISBP745 ICC 2013). LUẬT TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG. (2021). Retrieved 29
October 2021, from https://luattaichinh.wordpress.com/2018/01/30/mot-so-van-de-
55

php-l-can-luu-khi-su-dung-tap-qun-ngn-hng-tiu-chuan-quc-te-ve-kiem-tra-chung-tu-
theo-ucp600-isbp745-icc-2013/.
11. Ucp-dc Và Isbp - PDFCOFFEE.COM. pdfcoffee.com. (2021). Retrieved 29 October
2021, from https://pdfcoffee.com/ucp-dc-va-isbp-pdf-free.html.
12. ISBP 745. Hvnh.edu.vn. (2021). Retrieved 3 November 2021, from
https://hvnh.edu.vn/kdqt/vi/bo-mon-thuong-mai-qt/isbp-745-19.html.
13. ISBP 745 - International Standard Banking Practice. Connect2india.com. (2021).
Retrieved 3 November 2021, from https://connect2india.com/finance/letter-of-
credit/what-is-isbp745.html.
14. Đề tài hoàn thiện thanh toán tín dụng chứng từ, ĐIỂM 8, HOT. Slideshare.net.
(2021). Retrieved 3 November 2021, from
https://www.slideshare.net/trongthuy2/chuyen-de-hoan-thien-thanh-toan-tin-dung-
chung-tu-diem-8-hot.

You might also like