You are on page 1of 14

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN HỌC KẾT CẤU BTCT-GẠCH ĐÁ

PHẦN I- LÝ THUYẾT

Câu 1) Hãy trình bày các khả năng chịu lực cơ bản của vật liệu bê tông
và thép, các nhiệm vụ chịu lực chính của BT và CT trong cấu kiện BTCT.
-Vật liệu bê tông và thép đều có khả năng chịu những lực cơ bản như lục kéo
và lực nén. Nhưng bê tông có khả năng chịu lục nén tốt hơn khả năng chịu lực kéo
. Vật liệu thép chịu nén và kéo tốt.
-Trong cấu kiện BTCT, bê tông có vai trò chịu lực nén còn cốt thép chịu lực
kéo. Ví dụ như cấu kiện dầm, dưới tác dụng của trọng lực, dầm sẽ chịu cả lực kéo
và lực nén. Phần bị chịu lực nén sẽ được đắt cốt thép vào, như vậy sẽ phát huy khả
năng làm việc hiệu quả của dầm. Ngoài ra, thép cũng có thể đặt thêm ở vị trí khác
để nhằm giữ ổn định phần cốt thép chịu lực.
Câu 2) Nêu các ưu, nhược điểm của kết cấu BTCT. Các biện pháp khắc
phục nhược điểm? Phạm vi sử dụng của kết cấu bê tông cốt thép?
*Ưu điểm:
- Sử dụng vật liệu địa phương (xi măng, cát, đá hoặc sỏi), tiết kiệm thép;
- Khả năng chịu lực lớn hơn so với kết cấu gạch đá và gỗ; chịu được tải trọng
động như gió, kể cả tải trọng động đất;
- Bền với thời gian, tốn ít tiền bảo dưỡng;
- Có khả năng tạo hình phong phú;
- Chịu lửa tốt (chịu được trong 2 giờ chỉ giảm đi 10-20% khả năng chịu lực).
Bê tông bảo vệ thép không bị nung nóng nhanh đến nhiệt độ nguy hiểm.
*Nhược điểm:
- Trọng lượng bản thân lớn, nên với BTCT thường khó vượt được nhịp
lớn.Lúc này phải dùng BTCT ƯLT hoặc kết cấu vỏ mỏng v.v..
- Cách âm, cách nhiệt kém so với các vật liệu khác như gỗ. Khi có yêu cầu
cách âm; cách nhiệt dùng kết cấu có lỗ rỗng;
- Thi công BTCT toàn khối tương đối phức tạp chịu ảnh hưởng nhiều vào thời
tiết và kiểm tra chất lượng khó khăn. Biện pháp khắc phục:
+ Dùng BTCT lắp ghép;
+ Công xưởng hoá công tác trộn BT; ván khuôn và cốt thép;
+ Cơ giới hoá công tác đổ BT(Cần trục, máy bơm BT v.v..)
- BTCT dễ có khe nứt làm ảnh hưởng tới chất lượng và tuổi thọ của kết cấu.
+ Dùng BTCT ƯLT;
*Phạm vi sử dụng
BTCT được sử dụng phổ biến trong xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao
thông và quốc phòng.
Câu 3) Nêu các thành phần của bê tông. Nêu các loại mẫu dùng để xác
định cường độ chịu nén của BT?
*Thành phần:
Bê tông là 1 loại đá nhân tạo được chế tạo từ các loại vật liệu rời (cát, đá, sỏi)
và chất kết dính (xi măng)
- Vật liệu rời được gọi là cốt liệu gồm có:
+ Cốt liêu bé là cát có kích thước hạt từ 1-5 mm;
+ Cốt liệu lớn gồm đá dăm hoặc sỏi có kích thước hạt từ 5 - 40 mm.
- Chất kết dính thường là xi măng trộn với nước.
- Ngoài ra trong BT có thể có chất phụ gia:
+ Phụ gia hóa dẻo;
+ Phụ gia tang cường độ;
+ Phụ gia đông cứng nhanh;
+ Nhiều phụ gia khác...
*Các loại mẫu dùng để xác định cường độ chịu nén của BT:
- Mẫu đúc:
+ mẫu lập phương: 10x10x10cm,
15x15x15cm...
+ mẫu lăng trụ vuông: 15x15x60cm;
+ lăng trụ tròn: D=16cm, h=2D.
- Mẫu lấy từ kết cấu (khoan lấy mẫu):
+ lăng trụ tròn: D=5, 7,5, 10, 16cm, h=1÷1,5D.
Câu 4) Nêu ký hiệu cấp độ bền chịu nén của bê tông. Cho ví dụ cấp độ
bền chịu nén và cường độ chịu nén của bê tông tương ứng cấp độ bền đó.
Cấp độ bền chịu nén ký hiệu bằng chữ B
VD: B3,5 ; B5 ; B7,5 ; B10 ; B12,5 ; B15 ; B20 ; B25 ; B30 ; B35 ; B40 ; B45
; B50 ; B55 ; B60
B=0,1⋅0,78⋅M
Cấp độ bền B25 tương ứng với cường độ chịu nén M300
Câu 5) Phân nhóm cốt thép tròn trơn và cốt thép có gờ theo TCVN
1651:2008
TCVN 1651-1:2008 thay thế cho các điều quy định đối với thép cốt bê tông
nhóm C1 của TCVN 1651:1985.
-Nhóm tròn trơn gồm CB240T và CB300T
-Nhóm thanh vằn gồm CB300-V, CB400-V, CB500-V.
Chú thích: Chữ “CB" đầu tiên là viết tắt của từ cốt bê tông. Ba chữ số tiếp
theo thể hiện giá trị đặc trưng được quy định của giới hạn chảy trên. Ký hiệu “T” là
viết tắt của thép thanh tròn trơn. Ký hiệu “V” là viết tắt của thép thanh vằn.
Câu 6) Nêu các loại thép sử dụng trong kết cấu bê tông cốt thép. Lấy ví
dụ về một số loại thép có trên thị trường hiện nay.
Trong cấu kiện BTCT gồm có thép chịu lực và thép cấu tạo. Thép chịu lực
thường thuộc nhóm thép CII, CIII. Thép cấu tạo thường thuộc nhóm CI, CII.
Các loại thép có trên thị trường hiện nay:
-Thép cuộn: loại thép dạng dây được cuộn tròn, có bề mặt trơn nhẵn hoặc có
vân (gân) với đường kính thông thường là: Ø6mm, Ø8mm, Ø10mm, Ø12mm,
Ø14mm. Thường được cung cấp ra thị trường theo dạng cuộn có khối lượng trung
bình 200-459kg/cuộn.
-Thép thanh: gồm thép thanh vằn, có chiều dài thông thường là 12m/cây với
đường kính thông dụng: Ø14, Ø16, Ø18, Ø20, Ø22, Ø25.
Một số công ty thép: Thép Minh Ngọc, Thép Nhật Quang, Thép Hòa Phát…
Câu 7) Nêu các loại tiết diện dầm bê tông cốt thép thường gặp. Phạm vi
ứng dụng dầm bê tông cốt thép.
được sử dụng phổ biến trong xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông và
quốc phòng.
Câu 8) Trình bày về vai trò cốt đai trong dầm bê tông cốt thép
+ Chịu lực cắt Q và định vị cốt dọc
+liên kết BT vùng nén với BT vùng kéo => tăng khả năng chịu lực cho tiết
diện.
+Chịu các ứng suất co ngót và thay đổi nhiệt độ, hạn chế nở ngang.
Câu 7) Trình bày về vai trò cốt đai trong cột bê tông cốt thép
+ Giữ ổn định cho cốt dọc chịu nén.
+ Giữ vị trí cho các thanh cốt dọc khi đổ bê tông.
+ Tăng cường khả năng chịu nén và chịu cắt cho cấu kiện.
+Chịu các ứng suất co ngót và thay đổi nhiệt độ, hạn chế nở ngang.
Câu 8) Tại sao phải quy định chiều dày lớp bảo vệ cốt thép. Nêu quy
định về chiều dày lớp bảo vệ cho cốt thép chịu lực trong dầm, sàn và cột
*Lớp bảo vệ cốt thép có vai trò đảm bảo sự làm việc đồng thời của cốt thép và
bê tông, cũng như bảo vệ cốt thép khỏi chịu tác động của không khí, nhiệt độ và
các tác tộng làm ảnh hưởng tới tuổi thọ của thép. Quy định chiều dày lớp bảo vệ
cốt thép, nhằm đảm bảo khả năng làm việc của lớp bảo vệ, không gây ra lãng phí.
* Yêu cầu: C1; C2 ≥ (d và C0).
- Đối với cốt dọc chịu lực:
Trong bản và tường có chiều dầy:
+ hb ≤100 mm : C0 = 10 mm (15 mm)
+ hb >100 mm : C0 = 15 mm (20 mm)
- Trong dầm
+ h < 250 mm : C0 = 15 mm (20 mm)
+ h ≥ 250 mm: C0 = 20 mm (25 mm)
- Trong cột: C0 = 20 mm (25 mm)
- Trong dầm móng: C0 = 30 mm
- Đối với cốt dọc cấu tạo và cốt đai:
+ Khi chiều cao tiết diện h < 250 mm: C0 = 10 mm (15 mm)
+ Khi chiều cao tiết diện h ≥ 250 mm : C0 = 15 mm (20 mm)

Yêu cầu:
Câu 9) Giới thiệu cách chọn sơ bộ kích thước tiết diện dầm theo nhịp
dầm
Xác định kích thước tiết diện chữ nhật

Câu: 10,12,13
Cho dầm đơn giản BTCT chịu uốn như hình dưới đây:

Cấu 10) Cho biết vai trò của từng loại cốt thép (số 1 đến số 4) trong mặt
cắt 1-1
-Cốt thép 1, 2 có là cột dọc cấu tạo, tác dụng làm giá tựa cho cốt đai, chịu ứng
suất do co ngót
-Cốt thép 4 là cốt đai, có tác dụng Chịu lực cắt Q và định vị cốt dọc, liên kết
BT vùng nén với BT vùng kéo => tăng khả năng chịu lực cho tiết diện.
-Cốt thép 3 là cốt chịu lực, vai trò chịu lực kéo cho dầm.
Câu 12) Cho biết các yêu cầu về cấu tạo của các loại cốt thép trong mặt
cắt 1-1, theo TCVN 5574
-Đối với cốt dọc chịu kéo (thép số 3), điện tích tiết diện cốt thép tình theo
phần trăm diện tích tiết diện bê tông cần lấy không nhỏ hơn 0.1
phần trăm
-Đối với thép cấu tạo, hệ số trên không nhỏ hơn 0.025 phần trăm
Câu 13) Cho biết yêu cầu về chiều dày lớp bê tông bảo vệ (c0), khoảng hở
giữa các thanh thép (c1, c2) theo TCVN 5574.
C0 không nhỏ hơn đường kính cốt thép và không nhỏ hơn 15mm (20mm) khi
chiều cao dầm(h) nhỏ hơn 250mm, không nhỏ hơn 20mm(25mm) khi chiều cao
dầm lớn hơn hoặc bằng 250mm
C1 không nhỏ hơn 25mm, C2 không nhỏ hơn 50mm
Câu 14) Nêu các loại tiết diện cột bê tông cốt thép. Phạm vi ứng dụng cột
bê tông cốt thép.

được sử dụng phổ biến trong xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông và
quốc phòng.
Câu 15) Trình bày về công thức chọn sơ bộ kích thước tiết diện cột theo
điều kiện cường độ và độ mảnh có giải thích các ký hiệu trong công thức
Trong đó:
A là diện tích tiết diện
N là lực nén trong cấu kiện
Rb là cường độ tính toán về nén của bê tông
K là hệ số (phụ thuộc vào nhiệm vụ thiết kế cụ thể)
λ là độ mảnh của tiết diện, λ0 (hoặc λgh) là độ mảnh giới hạn

Câu 16) Khái niệm, phân loại, ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng của
kết cấu sàn phẳng
Khái niệm: Sàn là bộ phận trực tiếp tiếp nhận tải trọng thẳng đứng để truyền
xuống tường và cột, sau đó là xuống móng. Đồng thời sàn còn là vách cứng nằm
ngang tiếp nhận tải trọng ngang (gió, động đất,…) để truyền vào các kết cấu thẳng
đứng (khung, vách,…) qua đó truyền xuống móng.
Phân loại:
a. Phân loại theo phương pháp thi công
-Sàn toàn khối
- Sàn lắp ghép
- Sàn bán lắp ghép
b. Phân loại theo sơ đồ kết cấu: sàn sườn (có dầm) và sàn không sườn (không
dầm).
- Sàn sườn:
+ Sàn sườn toàn khối loại bản dầm
+ Sàn sườn toàn khối loại bản kê
+ Sàn sườn kiểu ô cờ
+ Sàn sườn panel lắp ghép
+ Sàn sườn nửa lắp ghép
- Sàn không sườn: Chỉ có bản hoặc panel đặt trực tiếp lên cột mà không có
dầm, gồm:
+ Sàn nấm toàn khối
+ Sàn nấm lắp ghép
+ Sàn nấm nửa lắp ghép

c. Phân theo số cạnh liên kết


Sàn có 1 cạnh, 2 cạnh, 3 cạnh và 4 cạnh liên kết.
d. Phân theo trạng thái ứng suất
- Sàn bê tông cốt thép thường
- Sàn bê tông cốt thép ứng lực trước
Câu 17) Cho ô bản chữ nhật trong sàn sườn toàn khối có kích thước hai
cạnh ô bản lần lượt là L1 = 5m và L2 = 3m.
Yêu cầu:
a)Cho biết bản thuộc loại một phương hay hai phương? Tại sao?
-sàn thuộc loại hai phương, vì L1/L2 < 2
b)Xác định chiều dày sơ bộ của ô bản trên
Cạnh ngắn là 3m, bản làm việc hai phương
h=(1.2/35-1.2/45).3000 chọn h=90mm

Câu 18) Cho ô bản chữ nhật trong sàn sườn toàn khối có kích thước hai
cạnh ô bản lần lượt là L1 = 7m và L2 = 2,8m.
Yêu cầu:
a) Cho biết bản thuộc loại một phương hay hai phương? Tại sao?
- Sàn thuộc loại làm việc hai phương vì L1/L2 lớn hơn 2
b) Xác định chiều dày sơ bộ của ô bản trên
- Sàn làm việc hai phương, chiều dài cạnh ngắn là 2.8m
h=(1.2/30-1.2/35).2800 chọn h=100mm
Câu 19) Các bước thiết kế kết cấu BTCT?
Bước 1: giới thiệu, mô tả về kết cấu
Trình bày vị trí, nhiệm vụ, đặc điểm (nếu có) của kết cấu. Trình bày về việc
lựa chọn phương án kết cấu, thể hiện mặt bằng kết cấu, hình dáng và các kích
thước cơ bản của kết cấu.
Bước 2: Chọn kích thước sơ bộ các bộ phận (chiều dày của bản, của tường,
kích thước tiết diện của dầm, cột,…) và vật liệu.
Việc chọn vật liệu (cấp độ bền, loại bê tông, nhóm, loại cốt thép) căn cứ vào
nhiệm vụ, đặc điểm của kết cấu và điều kiện cung cấp cốt thép, điều kiện, công
nghệ chế tạo bê tông.
Bước 3: Lập sơ đồ tính toán
Xác định các gối tựa, các liên kết, nhịp tính toán của bản và dầm, chiều dài
tính toán của cột. Liên kết lý thuyết dùng trong tính toán có các loại như gối kê tự
do, gối khớp, liên kết cứng, liên kết ngàm… Việc chuyển từ liên kết thực tế thành
các liên kết để tính toán đòi hỏi sự phân tích về khả năng ngăn cản chuyển vị thẳng
và chuyển vị xoay của liên kết chứ không thể chỉ dựa vào hình thức bên ngoài của
chúng.
Bước 4: Xác định các loại tải trọng tác dụng lên kết cấu
Với mỗi loại tải trọng cần xác định giá trị, phương chiều tác dụng, các trường
hợp bất lợi có thể xảy ra.
Bước 5: Tính toán, vẽ biểu đồ nội lực, tổ hợp nội lực
Cần tính toán và vẽ biểu đồ nội lực cho từng trường hợp tải trọng. Sau đó sẽ
lựa chọn các giá trị từ các biểu đồ, tổ hợp lại rồi chọn ra những giá trị bất lợi để
tính toán tiếp.
Bước 6: Tính toán về bê tông cốt thép
Với nội lực đã có cần tiến hành tính toán về bê tông cốt thép nhằm xác định
hoặc kiểm tra kích thước tiết diện và các loại cốt thép, đảm bảo cho kết cấu chịu
lực được an toàn.
Bước 7: Thiết kế chi tiết và thể hiện:
Tiến hành chọn và bố trí cốt thép theo các yêu cầu về chịu lực và cấu tạo,
thiết kế chi tiết các bộ phận, các thanh cốt thép. Thể hiện lên bản vẽ các kết quả
của thiết kế để dùng cho việc nhận biết chính xác kết cấu và để thi công.
Câu 20) Trình bày các loại tải trọng chính lên công trình?
*Dựa vào tính chất tác dụng phân tải trọng thành ba loại:
-Tải trọng thường xuyên ( tĩnh tải) là tải trọng có tác dụng không thay đổi
trong xuốt quá trình sử dụng kết cấu như trọng lượng bản thân kết cấu, các vách
ngăn cố định V.v.. Để xác định tải trọng thường xuyên cần dựa vào cấu tạo cụ thể
của các bộ phận.
-Tải trọng tạm thời ( hoạt tải) là tải trọng có thể thay đổi về điểm đặt, giá trị,
phương chiều. Đó là tải trọng do người và các đồ vật đặt trên sàn nhà (tải trọng sử
dụng trên sàn ) , tải trọng do gió, do các phương tiện giao thông v.v… Để xác định
tải trọng tạm thời cần dựa vào các tiêu chuẩn về tải trọng dựa vào các số liệu thống
kê.
-Tải trọng đặc biệt là tải trọng có tính chất ít khi xảy ra như động đất, cháy nổ,
bom đạn…
*Về thời gian tác dụng phân chia thành:
-Tải trọng tác dụng dài hạn: gồm các tải trọng thường xuyên và một phần nào
đó của tải trọng tạm thời.
-Tải trọng tác dụng ngắn hạn gồm phần còn lại của tải trọng tạm thời.
-Tải trọng trung lặp là tải trọng có trị số thay đổi nhanh, thường theo chu kỳ
(tải trọng rung động)
Câu 21) Khái niệm mặt bằng kết cấu? tác dụng của mặt bằng kết cấu?
Mặt bằng kết cấu là bản vẽ thể hiện vị trí và kích thước các dầm, vị trí và kích
thước lỗ mở, hình dạng, độ cao, độ dày sàn, các vị trí hạ cốt sàn theo bản vẽ kiến
trúc (nhà vệ sinh, ban công …)
Tác dụng mặt bằng kết cấu là để cho biết những thông tin cơ bản của kết cấu
trong công trình, dựa vào đó để tính toán.
Câu 22) Trình bày về các loại kết cấu chịu lực của nhà cao tầng? Hãy
chọn loại kết cấu chịu lực tương ứng cho nhà 5 tầng (cao 15m) và nhà 30 tầng
(cao 100m)
*Các loại kết cấu chịu lực:
-Khung chịu lực: hệ được tạo từ các thanh đứng (cột) và ngang (dầm) liên kết
cứng tại các chỗ giao nhau giữa chúng (nút)
-Hệ tường (vách chịu lực): sử dụng các tấm tường phẳng để chịu lực chính
cho công trình.
-Hệ lõi chịu lực: sử dụng các lõi có dạng vỏ hộp rỗng, tiết diện kín hoặc hở,
truyền các tải trọng tác động lên công trình xuống đất nền;
-Hệ hộp chịu lực: Các bản sàn được gối vào các kết cấu chịu tải trọng nằm
trong mặt phẳng tường ngoài mà không cần các gối trung gian khác bên trong
-Hệ hỗn hợp
*
-Nhà 5 tầng (15m) : hệ khung chịu lực
-Nhà 30 tầng (100m): hệ hỗn hợp gồm khung chịu lực và tường chịu lực
Câu 23) Khái niệm và phân loại cầu thang
*Khái niệm: Cầu thang là một bộ phận trong các công trình kiến trúc có tác
dụng chia một khoảng cách lớn nằm xiên thành nhiều khoảng cách nhỏ nằm xiên
(bậc thang). Cầu thang có công dụng chủ yếu là đưa người và các vật thể lên các
độ cao khác nhau.
*Phân loại:
a)Theo mặt bằng:
-Cầu thang dốc một đợt, hai đợt, ba đợt
-cầu thang xoắn
b)Theo sơ đồ kết cầu:
-Cầu thang có cốn
-Cầu thang không có cốn (bản chịu lực)
-Cầu thang có dầm xương cá
-Cầu thang có bậc công xon
c) Theo chức năng:
-Cầu thang chính, cầu thang phụ
-Cầu thang phục vụ
-Cầu thang thoát hiểm
d)Theo vị trí:
-Cầu thang trong nhà
-Cầu thang ngoài nhà
Câu 24) Các bộ phận chính của cầu thang
Các bộ phận cơ bản của cầu thang: Bản thang, bản chiếu nghỉ, bản chiếu tới,
cốn thang, các dầm thang
Câu 25) Khái niệm và phân loại bể chứa
*Khái niệm: Bể chứa là dạng công trình xây dựng phục vụ cho công tác tồn
chứa các loại nhiên liệu trong đó chủ yếu là nhiên liệu lỏng hoặc khí.
*Phân loại:
a)theo chức năng sử dụng:
+Bể chứa nước sạch
+Bể chứa hóa chất
+Bể chứa dầu thô
b) Theo hình dáng:
+Bể chứa chữ nhật
+Bể chứa tròn

c) Theo đặc thù cấu tạo
+Toàn khối
+Lắp ghép
+Bán lắp ghép
Câu 26) Các yêu cầu đối với bể chứa chất lỏng
Gồm các yêu cầu sau:
+Bể phải đảm bảo về khả năng chịu lực.
+Không cho phép xuất hiện vết nứt trong các kết cấu chịu lực.
+Không để ảnh hưởng của nhiệt độ tới các chất chữa trong bể
+Bể phải có độ chống ăn mòn với các chất trong bể
+Bê tông phải chắc đặc, chống thẩm thấu, đặc biệt là bê tông tại những mạch
nối, những chỗ liên kết giữa thành đáy với ống dẫn nhiên liệu.
+Mặt trong của bể phải được thi công với chất lượng cao và nhẵn phẳng, để
dễ dàng cho công tác vệ sinh, bảo dưỡng.
Câu 28) Trình bày ưu điểm, nhược điểm và phạm vi sử dụng của kết cấu
gạch đá
a. Ưu điểm:
- Kết cấu gạch đá có độ cứng lớn, khá vững chắc và bền lâu.
- Có khả năng cách âm cách nhiệt tốt
- Sử dụng được các vật liệu địa phương do đó giá thành rẻ.
a. Ưu điểm:
- Kết cấu gạch đá có độ cứng lớn, khá vững chắc và bền lâu.
- Có khả năng cách âm cách nhiệt tốt
- Sử dụng được các vật liệu địa phương do đó giá thành rẻ.
b. Nhược điểm:
- Trọng lượng bản thân lớn, khả năng chịu lực không cao so với kết cấu
bêtông, bêtông
cốt thép hoặc thép.
- Với khối xây bằng gạch đất sét nung thì sau khoảng 100 năm cường độ khối
xây có
thể bị giảm đi khoảng 1/3.
- Gặp khó khăn trong công tác cơ giới hoá thi công.
c. Phạm vi áp dụng:
- Trong xây dựng dân dụng và công nghiệp, kết cấu gạch đá được sử dụng
làm kết cấu chịu lực như tường, cột, móng, vòm, ống khói, bể nước... và làm các
kết cấu bao che.
- Kết cấu gạch đá còn được sử dụng trong các công trình cầu, cống, hầm lò,
tường chắn đất, kè mương sông...
Câu 29) Phân loại gạch theo phương pháp chế tạo, nêu ví dụ của từng
loại gạch
-Gạch nung: là gạch được làm từ đất sét nung Vd: gạch đỏ đặc, gạch đỏ hai
lỗ…
-Gạch không nung: là loại gạch xây, sau khi được tạo hình thì tự đóng rắn đạt
các chỉ số về cơ học: Cường độ nén, uốn, độ hút nước... mà không cần qua nhiệt
độ.Độ bền của viên gạch không nung được gia tăng nhờ lực ép hoặc rung hoặc cả
ép lẫn rung lên viên gạch và thành phần kết dính của chúng. Vd: gạch bê tông nhẹ,
gạch bê tông bọt, gạch terrazzo…

You might also like