You are on page 1of 3

I.

Cách xếp tài liệu tham khảo và chú thích


(Theo chuẩn của Bộ Giáo Dục)

 Đối với những tài liệu, ý kiến, khái niệm và ý nghĩa không phải tự mình
nghiên cứu ra, mình sử dụng của người khác thì phải chỉ rõ nguồn trong
danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Dù mình là đồng tác giả cũng
phải ghi mình chỉ là đồng tác giả mà thôi.
 Lưu ý: Không trích dẫn những kiến thức quá phổ biến (ví dụ: mặt trời
mọc hướng đông.)
 Nếu trích dẫn tài liệu thông qua một nguồn trích dẫn khác, thì phải ghi rõ
tài liệu mà mình đã dựa vào đó. (ví dụ trích dẫn một câu nói nổi tiếng đã
được trích vào một cuốn sách, thì mình phải ghi rõ tên cuốn sách đó).
 Xếp tài liệu tham khảo luôn theo thứ tự alphabet, của Việt Nam thì theo
tên tác giả, của nước ngoài (phương Tây…) thì theo họ, nếu tài liệu không
của cá nhân mà của tổ chức thì theo chữ cái đầu tiên trong tên tổ chức, có
tài liệu nhiều ngôn ngữ thì xếp theo những thứ tiếng khác nhau, ví dụ tài
liệu tiếng Việt riêng, tài liệu tiếng Anh riêng. Và đối với tiếng nước ngoài
thì để nguyên gốc không cần phiên âm, trừ những tiếng quá ít phổ biến thì
có thể để phiên âm bên cạnh chữ gốc.
Dùng nhiều tài liệu của cùng một tác giả thì có thể xếp cạnh nhau theo thứ
tự thời gian xuất bản.
Tên cùng một chữ cái đầu, thì lấy chữ cái kế tiếp làm yếu tố để xếp theo
thứ tự.

 Tên tác giả (năm xuất bản), Tên tác phẩm, Người dịch, Nxb, Nơi xuất bản.
 Trường hợp không có tên tác giả thì lấy tên người dịch vào chỗ tên tác giả.
 Đối với Kinh, thì lấy chữ đầu tên kinh thay vào chỗ tên tác giả, như tên cơ
quan ban hành. Ví dụ Kinh Trung Bộ, Thiền Lâm Ngữ Lục

 Trong bài tập, nếu Ví dụ thiếu cái gì, thì ghi là thiếu cái đó.

 Tên tác phẩm chỉ in nghiêng, không để trong ngoặc kép.

 Với những tài liệu tham khảo mà mình chỉ đọc một bài nhỏ nằm trong
một tác phẩm nào đó, thì viết như sau:
Tên tác giả (năm xuất bản), “Tên bài nằm trong tác phẩm”, Tên tác phẩm,
Người dịch, Nxb, Nơi xuất bản.

II. Cách chú thích:


Có trường hợp khi trích dẫn mình viết như thế này:
Hòa Thượng Thích Minh Châu trong tác phẩm nào đó, đã viết như thế này, thì
mình không cần chú thích.

2 cách:
1. Viết đầy đủ thông tin chi tiết về tài liệu tham khảo ngay sau phần trích dẫn. Ví
dụ:

“Ý dẫn đầu các pháp”


(Pháp Cú, 21)

 vì tài liệu này quá phổ biến, sách in nxb nào cũng là bài đó, thì không ghi rõ.

“…” [số thứ tự tài liệu trong danh mục tài liệu tham khảo, số trang]
phút 33 bài hướng dẫn trình bày

Lưu ý:
Làm tiểu luận thì phải ghi đúng tên giáo thọ bộ môn.
Đúng tên môn học
Tên đề tài đúng, phải là hàng chữ to nhất trên bìa. Bố cục phải hợp lý, cân đối,
thêm hình thế nào đó để có sự liên kết.
Trình bày đúng
Kích cỡ chữ đúng
Tên giáo sư hướng dẫn đúng

 Hình thức trình bày bìa và thứ tự trình bày 1 luận văn.

Sau Bìa, Phụ Bìa là Lời Cam Đoan.


Có mẫu như sau:

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các luận cứ, số liệu và kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực, cụ
thể và tôi chưa từng công bố tập luận văn này trong bất kỳ một trường hợp nào.

Địa điểm, ngày tháng năm


Người cam đoan
(Chữ ký)

Lưu ý: Phải ký tên vào chỗ chữ ký trong Lời Cam Đoan chứ không phải in ra rồi
nộp không.

Thứ tự trình bày của một luận văn:


Bìa
Phụ bìa
Lời cam đoan.
Nhận xét GSHD
Lời cảm ơn
Mục Lục
Phần mở đầu
Nội dung
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Một tờ giấy lót trắng
Bìa cuối

 Phải nắm vững cách sắp xếp tài liệu tham khảo.
Vd: Tên tác giả (năm xuất bản), “Tên bài nằm trong tác phẩm”, Tên tác phẩm,
Người dịch, Nxb, Nơi xuất bản.

Bài thi có thể ra mẫu và chọn câu đúng.


 Thi trong 90 phút, 100 câu.
 Chú thích:
Footnote là chú thích trong từng trang.
Endnote là chú thích cuối tài liệu, sau mỗi mục, mỗi chương hoặc cuối sách.

Từ khóa này trở đi rớt là học lại chứ không thi lại.

Tiêu mục, chỉ mục trong các chương là phải biết cách viết.
Ví dụ:
1.1.1
1.1.2
1.2.1
1.2.2
2.1
2.2

Theo quy định là mục lục không nên để quá dài, các chỉ mục tối đa 4 chữ số, tên
tiêu mục không quá dài.
Ví dụ có đoạn sẽ cho viết, ví dụ viết Lời cam đoan.

Về nhà:
Lập đề tài, có đề cương, chỉ mục cho đúng, tên đề tài khúc chiết mạch lạc, đáp
ứng yêu cầu của đề tài.
Cách chọn đề tài:
1. Đề tài mình quan tâm.
2. Liên quan đến con đường, sự nghiệp tiếp theo của mình.
3. Do giảng viên ra đề.

Trong bộ môn, chọn đề tài liên quan xã hội, Phật học thì dễ chấm hơn.

You might also like