You are on page 1of 16

MỤC LỤC

QUY ĐỊNH
MÔI TRƯỜNG – SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP – AN TOÀN LAO ĐỘNG Trang
(EOHS)
THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA 1
(G) QUI ĐỊNH CHUNG 2
G1. Những điều bắt buộc về EOHS khi vào làm việc tại Nhà máy 2
G2. Các điều cấm tại Nhà máy 3
G3. Bảo vệ tài sản của Nhà máy 3
G4. Hình thức kỷ luật 3
(E) VỆ SINH & BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 4
E1. Vệ sinh khu vực làm việc và Nhà máy 4
E2. Vệ sinh môi trường 4
E3. Phát thải khí và chất lượng không khí xung quanh 4
E4. Bảo tồn năng lượng 4
E5. Nước thải và chất lượng nước xung quanh 4
E6. Bảo tồn nước 5
E7. Quản lý vật liệu nguy hiểm/ chất nguy hại 5
E8. Quản lý chất thải 5
E9. Tiếng ồn 5
E10. Ô nhiễm đất 5
(OH) SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP 6
OH1. An toàn vệ sinh lao động 6
OH2. An toàn tại vị trí làm việc và đảm bảo chế độ lao động 6
OH3. Sử dụng bào hộ lao động và phương tiện bảo vệ cá nhân 6
OH4. Phòng chống bệnh nghề nghiệp 7
OH5. Sơ cấp cứu người bị nạn 7
(S) AN TOÀN LAO ĐỘNG 8
S1. An toàn phòng chống cháy, nổ 8
S2. An toàn sử dụng hóa chất 8
S3. An toàn cơ khí, thiết bị 9
S4. An toàn làm việc trên cao 10
S5. An toàn điện 10
S6. An toàn làm việc trong bồn, bể kín 11
S7. An toàn về hơi nóng 11
S8. An toàn sử dụng thiết bị nâng, thang máy 11
S9. An toàn sử dụng khí nén 12
S10. An toàn làm việc nơi trơn trượt 12
S11. An toàn lối đi 13
S12. An toàn làm việc trong kho đông – kho mát 13
S13. An toàn xếp đặt hàng hoá, vật liệu trong nhà xưởng 13
S14. An toàn thực hiện các công việc sinh nhiệt 13
S15. Quản lý nhà thầu và khách tham quan 13
(AN) PHỤ LỤC 1 – CHỈ DẪN AN TOÀN HÓA CHẤT 14
Xút ăn da 15
i
Than hoạt tính 16
Hydrogen Peroxide 17
Dầu Diesel 18
Khí đốt hóa lỏng (PLG) 19
Ôxy hóa lỏng 20
Agon hóa lỏng 21
Axít Sulfuric 22
Axít Nitric 23
Proxitane 24
Khí Cac-bon-nic 25
Khí Ammonia 26
(AN) PHỤ LỤC 2 - CÁC BIỂN BÁO AN TOÀN 27
A. Các nhóm hóa chất nguy hiểm và biển báo an toàn của nhóm 28
B. Các biển báo an toàn trên thiết bị 30

ii
THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

- Môi trường – Sức khỏe nghề nghiệp – An toàn lao động (EOHS): Environmental and Occupational
Health and Safety
- Phương tiện bảo vệ cá nhân (PPE): Personal Protective Equipment
- CBCNV: Cán bộ công nhân viên
- CNV: Công nhân viên
- NM: Nhà máy
- PXSX: Phân xưởng sản xuất
- MMTB: Máy móc thiết bị
- HDCV: Hướng dẫn công việc
- BHLĐ: Bảo hộ lao động
- Hepza : Phòng quản lý lao động
- PCCC: Phòng cháy chữa cháy
- PCCN: Phòng chống cháy nổ
- Vật liệu nguy hiểm/ chất nguy hại: là vật liệu mang các mối rủi ro với sức khỏe của con người, tài sản,
hoặc môi trường do các tính chất hóa học hoặc vật lý của chúng. Có thể phân loại vật liệu nguy hiểm/
chất nguy hại theo các chất gây nổ, khí nén chứa độc tố hoặc khí dễ cháy; chất lỏng dễ cháy; chất rắn dễ
cháy; hợp chất ôxy hóa; vật liệu độc hại; vật liệu phóng xạ và các hợp chất ăn mòn. Các vật liệu nguy
hiểm/ chất nguy hại không còn sử dụng được cho các mục đích ban đầu và có kế hoạch thải bỏ nhưng vẫn
mang những thuộc tính nguy hiểm/ có hại thì phải coi chúng là chất thải nguy hại.
- Các chất gây ô nhiễm (hazmat): là sự có mặt của các vât liệu nguy hại, chất thải, hoặc dầu trong bất kỳ
môi trường với nồng độ có khả năng gây nguy hại
- Thụ thể: Con người, động vật hoang dã, thực vật và các tổ chức sống khác tiếp xúc hoặc dường như có
tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm
- Các quá trình tiếp xúc: là tổng hợp các con đường di chuyển của các chất gây ô nhiễm từ điểm phát sinh
(ví dụ: rỉ ngấm vào nước ngầm sinh hoạt) và các đường tiếp xúc (ví dụ: qua ăn uống, hấp thụ qua biểu bì
da), khiến các thụ thể trở thành đối tượng tiếp xúc thực với các chất gây ô nhiễm
- Các khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao trong Nhà máy gồm:
• Khu vực các bồn chứa nhiên liệu: xăng, dầu, gas...
• Khu vực bảo quản và sử dụng các loại bình khí cháy như Axêtylen, gas hóa lỏng (nhà bếp, lò
hơi,…)
• Khu vực bảo quản và sử dụng các hóa chất dễ cháy, cháy nổ (peroxide, acid, cồn,..)
• Khu vực nguyên vật liệu có chứa bao bì bằng giấy, các tông, nhựa PE, palet gỗ,...
• Khu vực sạc ắc qui (của xe nâng chạy điện)
- Các loại hóa chất sử dụng tại Nhà máy cho quá trình tẩy rửa và khử trùng thiết bị, khử trùng nước với
số lượng lớn: xút ăn da (NaOH), axít nitric (HNO3), axít sulfuric (H2SO4), peroxide (H2O2),
proxitane,….
- Nạp ắc qui : Trong quá trình nạp ắc qui một lượng khí Hyđro được tạo ra. Đây là một loại khí rất dễ cháy
nổ. Khí Hyđro rất nhẹ nên nếu có vật cản phía trên sẽ tích tụ lại phía dưới vật cản

1
(G) QUY ĐỊNH CHUNG
G1. Điều kiện bắt buộc về EOHS khi vào làm việc tại Nhà máy
1. Có bằng chứng xây dựng biện pháp đề phòng cần thiết nhằm tránh, giảm thiểu và kiểm soát các tác
động bất lợi cho Môi trường - Sức khỏe nghề nghiệp - An toàn lao động (EOHS)
2. Trước khi bắt đầu công việc tại Nhà máy, người lao động phải được học về an toàn lao động liên
quan đến công việc tiến hành
3. Làm việc tại vị trí nào thì phải được hướng dẫn và tuân thủ các quy định về an toàn trong các Quy
trình vận hành của máy đó cũng như tuân thủ các chỉ dẫn trên các biển báo an toàn có gắn trên máy
4. Trong giờ làm việc, Công nhân viên (CNV) phải sử dụng đúng và đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân
đã được cấp phát. CNV phải giữ gìn phương tiện bảo vệ cá nhân đã được cấp phát
5. Chỉ được vận hành máy, thiết bị hay tiếp xúc với hoá chất, vật liệu theo đúng trình tự đã được hướng
dẫn, huấn luyện
6. Nhân viên vận hành các phương tiện, thiết bị có yêu cầu nghiệm ngặt về an toàn lao động phải có
giấy chứng nhận hành nghề và được sát hạch định kỳ theo quy định của pháp luật thì mới được phép
vận hành
7. Không được sử dụng, sửa chữa máy, thiết bị hay tiếp xúc với hoá chất khi chưa được huấn luyện về
nguyên tắc an toàn và trình tự vận hành, tiếp xúc với máy, thiết bị, hoá chất đó
8. Chỉ được sử dụng dụng cụ cá nhân (công cụ lao động cầm tay) vào đúng mục đích (sử dụng đúng với
công việc phải làm). Phải giữ gìn các dụng cụ cá nhân đã được cấp phát.
9. Yêu cầu khi sử dụng dụng cụ cá nhân:
 Phải để dụng cụ ngay ngắn đúng nơi quy định
 Khi bàn tay dính dầu, nhớt, phải lau lại trước khi lấy dụng cụ sử dụng
 Khi kết thúc công việc, CNV phải kiểm tra lại số lượng, tình trạng của dụng cụ. Nếu hư hỏng
hoặc mất mát phải báo cáo cấp trên để kịp thời thay thế
 Không được tự ý cải tạo dụng cụ
10. Các phương tiện, vật liệu, sản phẩm, phế liệu không được để chắn các lối đi, cửa thoát hiểm, tủ bảng
điện, phương tiện chữa cháy, tủ thuốc sơ cấp cứu nhằm đảm bảo tốt việc thoát hiểm, chữa cháy, sơ
cấp cứu
11. Không được tháo gỡ hoặc làm giảm hiệu quả của các thiết bị an toàn
12. Không được tự ý đi lại các nơi không thuộc trách nhiệm của mình
13. Không được để dầu mỡ rơi vải trên sàn xưởng. Nếu có phải lập tức lau sạch ngay
14. Không đuợc sử dụng ngọn lửa trần trong Nhà máy. Những nơi do yêu cầu công nghệ phải dùng lửa
thì cần phải trang bị thiết bị PCCC tại chỗ, nhân viên vận hành khu vực đó phải được huấn luyện về
công tác PCCC; khi làm việc phải có ít nhất 2 người
15. Nơi làm việc phải ngăn nắp. Không được để dụng cụ, vật tư, dây điện, trang bị và các phương tiện
khác gây cản trở sự hoạt động và đi lại
16. Khi chuẩn bị vận hành máy hoặc sau khi sửa chữa, CNV phải xem còn dụng cụ, chi tiết nằm trên
máy hay không, và không có người đứng trong phạm vi nguy hiểm mới được phép cho máy vận
hành
17. Khi phát hiện MMTB có tình trạng bất thường, phải báo cáo ngay cho cấp quản lý trực tiếp/ hoặc
người có trách nhiệm biết để có biện pháp khắc phục
18. Trong tất cả các HDCV liên quan đến việc vận hành MMTB, xe, sử dụng hóa chất,… đều phải có
quy định về an toàn
19. Mỗi khu vực phải có phân công người chịu trách nhiệm tại chỗ (An toàn viên, CV giám sát sản xuất,
Tổ trưởng, Trưởng ban, những người cấp trên phụ trách) và phải lập hồ sơ đánh giá EOHS hàng
tháng/ quý/ năm
20. Phải báo cáo ngay cho Trưởng bộ phận hoặc người có thẩm quyền trong ca sản xuất, hoặc nhân viên
giám sát khi máy, thiết bị có sự cố hoặc nghi ngờ có sự cố
21. Khi xảy ra sự cố tai nạn lao động, người có mặt tại hiện trường phải:
 Khẩn cấp dừng máy hoặc cúp điện nơi có tai nạn

2
 Khẩn cấp báo cho Trưởng bộ phận hoặc người có thẩm quyền trong ca sản xuất, để kịp thời sơ
cấp cứu nạn nhân
 Tham gia bảo vệ hiện trường để người có trách nhiệm xử lý
 Người có thẩm quyền cao nhất trong ca (Ban Giám đốc Nhà máy, Quản đốc đi ca) ra quyết định
xử lý tình huống hoặc báo cáo lên cấp cao hơn. Các thông tin liên hệ với các cơ quan bên ngoài có
liên quan (theo quy định pháp luật) phải do Giám đốc Nhà máy quyết định
22. Khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn tại nơi làm việc của mình, CNV phải lập tức rời khỏi khu vực
nguy hiểm và báo ngay cho Trưởng bộ phận hoặc người có thẩm quyền trong ca sản xuất
23. CNV có nghĩa vụ thông báo và khai báo với Nhà máy, với Hepza (Phòng quản lý lao động) về sự cố
tai nạn và việc vi phạm nguyên tắc an toàn lao động xảy ra tại Nhà máy

G2. Các điều cấm tại Nhà máy


1. Cấm hút thuốc lá trong khuôn viên Nhà máy. Cấm khạc nhổ, vứt rác bừa bãi
2. Cấm uống rượu, bia trong giờ làm việc cũng như đến chỗ làm việc trong tình trạng có hơi men rượu
3. Cấm sử dụng ma túy, chất kích thích dưới mọi hình thức
4. Cấm đánh bạc và tổ chức đánh bạc trong khuôn viên Nhà máy dưới mọi hình thức
5. Cấm ăn, uống quà vặt, sử dụng điện thoại di động trong khu vực sản xuất và một số nơi quy định
khác trong khuôn viên Nhà máy
6. Cấm đùa nghịch có thể gây nguy hiểm như: dùng bình cứu hỏa, vòi khí nén để xịt vào nhau, ném các
chất hóa học, xịt rảy dung dịch hóa học vào người khác, ...
7. Cấm rời vị trí làm việc mà không được sự cho phép của người có trách nhiệm
8. Cấm chơi trò chơi điện tử trên máy vi tính trong giờ làm việc

G3. Bảo vệ tài sản của Nhà máy


1. Toàn thể CBCNV có trách nhiệm phát hiện và ngăn chặn kịp thời mọi hành vi, ý đồ ăn cắp các linh
kiện phụ kiện của máy móc thiết bị
2. Khi phát hiện thấy một bộ phận nào đó bị thiếu thì phải báo cáo ngay cho người có trách nhiệm biết

 Mọi sự lấy cắp thiết bị, phương tiện của Nhà máy dù nhỏ đều có thể gây tai nạn cho người khác do
làm sai lệch hoạt động của máy móc thiết bị

G4. Hình thức kỷ luật


1. Những người vi phạm nội quy EOHS sẽ bị đưa vào xem xét đánh giá PA tháng, MBO của năm
2. Người vi phạm kỹ thuật an toàn lao động gây hậu quả xấu cho người khác và tài sản của Nhà máy sẽ
bị xử lý kỷ luật theo luật lao động của Việt Nam (Điều 118-129)

3
(E) VỆ SINH & BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
E1. Vệ sinh khu vực làm việc và Nhà máy
1. Tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn của hệ thống quản lý AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM
2. Khu vực làm việc cũng như các lối đi lại phải luôn luôn được sạch sẽ, gọn gàng
3. Đi lại trong khu vực sản xuất phải tuân thủ chỉ dẫn lối đi lại đảm bảo tránh gây ô nhiễm chéo
4. Phải thực hiện rửa tay, sát trùng giày-dép trước khi đi vào khu vực sản xuất
5. Không vứt bừa bãi các loại rác ra sân, khu vực làm việc mà phải luôn có ý thức bỏ vào thùng rác
6. Khu vực có vết bẩn dầu mỡ, hóa chất phải được dọn sạch ngay
7. Các loại dầu, mỡ thải, giẻ lau dính dầu mỡ sau sử dụng phải được chứa vào các thùng riêng để xử lý
(chuyển cho nhà cung cấp hoặc nhà thầu phụ xử lý). Tuyệt đối cấm xả các loại dầu mỡ vào hệ thống
thoát nước của Nhà máy
8. Người quản lý các khu vực có trách nhiệm tổ chức mọi người làm vệ sinh khu vực vào những lúc
máy ngừng hoạt động và vào cuối ca làm việc
9. Biết cách sử dụng đúng nhà vệ sinh. Rửa tay sau khi đi vệ sinh
10. Nhà vệ sinh của Nhà máy phải luôn sạch sẽ và có kiểm tra định kỳ
E2. Vệ sinh môi trường
1. Khu vực nhập, dự trữ và cấp dầu đốt phải bảo đảm không để dầu chảy xuống đường, thấm vào đất
hay chảy xuống rãnh thoát nước
2. Các loại nước thải, nước nhiễm bẩn trong khu vực Nhà máy không được thải trực tiếp ra sông ngòi
mà phải cho vào hệ thống xử lý nước thải
3. Dầu máy thải ra trong quá trình bảo dưỡng máy móc phải được thu gom vào thùng đựng chuyên dụng
để xử lý theo quy định, dầu chảy tràn phải được lau bằng giẻ. Tuyệt đối không được dùng nước để xả
xuống hệ thống cống thoát nước thải
E3. Phát thải khí và chất lượng không khí xung quanh
1. Có quy trình hệ thống xử lý khói lò cho các lò hơi đang hoạt động tại Nhà máy
2. Có hồ sơ theo dõi và phải báo cáo tình trạng bất thường của khói lò tại Nhà máy và của các nhà cung
cấp hơi đặt lò hơi trong khuôn viên của Nhà máy
3. Có kế hoạch triển khai thực hiện và đánh giá hiệu quả các biện pháp sử dụng các nguồn năng lượng
sạch, năng lượng tái tạo thay thế các nguồn nhiên liệu địa khai nhằm giảm thiểu phát thải CO2, hiệu
ứng nhà kính và chống biến đổi khí hậu
E4. Bảo tồn năng lượng
1. Có kế hoạch quản lý năng lượng và tính toán hiệu suất sử dụng năng lượng theo mục tiêu, chỉ tiêu của
Nhà máy
2. Có chương trình quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả kết hợp việc đánh giá các giải
pháp cải tiến
3. Tuân thủ luật định về báo cáo sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hàng năm
E5. Nước thải và chất lượng nước xung quanh
1. Có sơ đồ chi tiết hệ thống thu gom và xử lý nước thải của Nhà máy máy (sơ đồ vị trí, đường đi và
tổng hợp các hệ thống thoát nội bộ, hệ thống thoát nước mưa,…)
2. Có đầy đủ hồ sơ theo dõi việc sử dụng nước hiệu quả để giảm tạo nước thải, hồ sơ vận hành hoạt
động hệ thống xử lý nước thải tại Nhà máy
3. Có kế hoạch diễn tập sẵn sàng ứng phó tình huống khẩn cấp sự cố tràn đổ nước thải
4. Có đầy đủ hồ sơ quan trắc về nước thải theo quy định, hồ sơ báo cáo tuân thủ các tiêu chuẩn quốc gia
và địa phương về xả thải nước thải
5. Có bằng chứng đánh giá việc tuân thủ của cơ sở về xả thải nước thải với các ứng dụng : (i) tiêu
chuẩn thải, (ii) tiêu chuẩn chất lượng nước thải cho mục đích tái sử dụng cụ thể
6. Phải nhận diện, thiết lập và đánh giá các cơ hội ngăn chặn hoặc giảm thiểu ô nhiễm nước, nước thải

4
E6. Bảo tồn nước
1. Có kế hoạch và chương trình quản lý chi phí sử dụng nước, nước thải, và tìm kiếm các cơ hội tiết
kiệm nước
2. Có biện pháp tái chế/ tái sử dụng tại Nhà máy, thay thế đầu vào hoặc thay đổi quy trình (ví dụ: thay
đổi công nghệ hoặc điều kiện/ kiểu vận hành)
3. Xây dựng các biện pháp thu hồi nước, hệ thống kiểm soát thất thoát và tràn nước
4. Có bằng chứng xây dựng chương trình tuyên truyền về sự giảm liên tục trong tiêu thụ nước và đạt
được việc tiết kiệm nước, chi phí xử lý và xả thải

E7. Quản lý vật liệu nguy hiểm/ chất nguy hại


1. Có biện pháp quản lý, sơ đồ kiểm soát (nơi lưu trữ, hệ thống báo động và/ hoặc các hệ thống tắt tự
động) các vật liệu nguy hiểm/ chất nguy hại
2. Có biện pháp xử lý và ngăn ngừa tai nạn như cháy, nổ, rò rỉ khí độc hoặc tràn đổ hóa chất và các kế
hoạch diễn tập săn sàng ứng phó tình huống khẩn cấp
3. Có quy định, hướng dẫn vận chuyển các vật liệu nguy hiểm/ chất nguy hại
4. Thiết lập các ưu tiên quản lý vật liệu nguy hiểm dựa vào đánh giá mức độ nguy hiểm và vận hành rủi
ro đã được xác định thông qua đánh giá môi trường và xã hội
5. Khi thực hiện, tránh hoặc giảm thiểu sử dụng các vật liệu nguy hiểm và biện pháp ngăn chặn sự giải
phóng không kiểm soát được các vật liệu nguy hiểm/ chất nguy hại ra môi trường hoặc các phản ứng
không kiểm soát có thể dẫn tới cháy hoặc nổ
6. Có bằng chứng thực hiện kiểm soát quản lý (thủ tục, kiểm tra, liên lạc, đào tạo và luyện tập) giải
quyết các rủi ro tàn dư chưa ngăn chặn hoặc kiểm soát thông qua các biện pháp công trình

E8. Quản lý chất thải


1. Có tài liệu hướng dẫn kiểm soát chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của Nhà máy
2. Có sơ đồ hệ thống thu gom quản ý chất thải (rắn/ lỏng)
3. Sổ chủ nguồn thải phải được cập nhật và đăng ký lại với cơ quan chức năng khi có sự thay đổi về số
lượng chất thải phát sinh
4. Có đầy đủ hồ sơ kiểm soát chất thải (giám sát thu gom, giao nhận, phương án xử lý, vận chuyển, …)
5. Chất thải phải được phân loại, thu gom, chứa trong thùng/ bao hoặc vật chứa nguyên vẹn và an toàn,
để đúng nơi quy định nhằm tránh nhiễm bẩn chéo và phát tán vào môi trường xung quanh
6. Không được để lẫn chất thải không nguy hại vào chất thải nguy hại trong quá trình thu gom
7. Không được xả, làm chảy hoặc tràn đổ chất thải lỏng nguy hại

E9. Tiếng ồn
1. Phải có kế hoạch giám sát và phân tích xu hướng ảnh hưởng của tiếng ồn tại các khu vực làm việc có
nguy cơ tiếng ồn vượt tiêu chuẩn
2. Có đầy đủ hồ sơ quan trắc về tiếng ồn theo quy định của pháp luật
3. Có chương trình cải thiện điều kiện lao động và biện pháp xử lý tại các khu vực có tiếng ồn vượt tiêu
chuẩn (đặc biệt các trường hợp công nhân viên có hiện tượng phơi nhiễm với tiếng ồn)
4. Có bằng chứng xây dựng cơ chế ghi nhận và trả lời khiếu nại về tiếng ồn đối với môi trường khu vực
xung quanh

E10. Ô nhiễm đất


1. Phải có kế hoạch diễn tập ứng phó tình huống khẩn cấp, biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro ô
nhiễm đất do sự cố chảy tràn/ đổ hóa chất, chất thải nguy hại, tràn dầu, tràn đổ nước thải, …
2. Có kế hoạch đánh giá (phân loại rủi ro, quản lý rủi ro tạm thời, đánh giá rủi ro chi tiết, các biện pháp
rủi ro vĩnh viễn, xem xét tác động đến sức khỏe và an toàn nghề nghiệp) các tác nhân rủi ro (“Chất
gây ô nhiễm”, ”Thụ thể”, “Các quá trình tiếp xúc”) làm ảnh hưởng đến ô nhiễm đất

5
(OH) SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP
OH1. An toàn vệ sinh lao động
1. Trong giờ làm việc, Công nhân viên (CNV) phải mang đầy đủ áo, quần và các phương tiện cá nhân
đã được cấp phát. CNV phải giữ gìn các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được cấp phát
2. Tóc, quần áo phải gọn gàng, móng tay phải được cắt ngắn. Không đeo trang sức, đồng hồ khi làm
việc trên dây chuyền sản xuất
3. Phải giữ gìn gọn gàng sạch sẽ nơi làm việc của mình; vệ sinh công nghiệp khu vực và thiết bị mình
phụ trách (theo định kỳ và theo quy định của Công ty)
4. Các khu vực ướt/ Kho/ Động lực,… phải được vệ sinh thường xuyên, không để đọng nước, đóng bám
rong rêu; các khu vực trong PXSX không có côn trùng
5. Phải sửa chữa ngay các vị trí hư hỏng tại khu vực phụ trách (nền nhà bị nứt, kính bị vỡ/ nứt, một số
nơi bị bong tróc/ rỉ sét, bản lề bị hư hỏng, bóng đèn bị cháy, máng đèn bị vỡ/ xệ,…)
6. Các loại vật liệu, phế liệu, rác thải, chất thải phải được để đúng nơi quy định
7. Phải giữ gìn sạch sẽ và nhắc nhở các thành viên cùng giữ gìn sạch sẽ khu vệ sinh, nơi ăn uống và các
nơi công cộng khác
8. Phải thực hiện rửa tay theo đung quy trình, sát trùng giày-dép trước khi vào khu vực sản xuất
9. Nhân viên luôn mang ủng khi làm việc ở những khu vực có khả năng xảy ra trơn trợt như: khu vực
chế biến, phòng CIP,…
10. Các quạt công nghiệp (BHLĐ) tại các khu vực Kho, PXSX,… phải được gắn cố định, sơn màu trắng
và vệ sinh sạch sẽ
11. Có bằng chứng trong quá trình tham gia sản xuất, nhân viên vận hành phải thường xuyên kiểm tra hệ
thống thông gió phòng máy rót luôn được hoạt động nhằm đảm bảo môi trường được thông thoáng
(các phòng máy rót có nồng độ khí CO2 và khí N2 cao thì hệ thống thông gió phải được trang bị đồng
thời quạt hút và quạt thổi)
12. Chỉ được vận hành máy, thiết bị khi trạng thái cơ thể, tâm lý bình thường. Trong khi vận hành, nếu
CNV cảm thấy cơ thể không bình thường có thể dẫn đến bị tai nạn thì phải báo cáo ngay cho Trưởng
bộ phận hoặc người có thẩm quyền trong ca sản xuất
13. CNV phải tham gia chương trình phòng chống dịch bệnh và phải đi khám sức khỏe định kỳ hàng năm
do Nhà máy tổ chức
14. CNV phải khai báo với Nhà máy về bệnh của mình, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm trong thời kỳ lây
truyền để được chữa trị

OH2. An toàn tại vị trí làm việc và đảm bảo chế độ lao động
1. Phải có bằng chứng đào tạo an toàn lao động cho nhân viên khi tuyển dụng hoặc khi chuyển từ công
việc này sang công việc khác
2. Không bố trí làm việc tại các khu vực không đảm bảo an toàn vệ sinh lao động và không đảm bảo an
toàn không gian thực hiện công việc
3. Đảm bảo các vị trí làm việc đều được đào tạo hướng dẫn công việc, phân công công việc phù hợp
với yêu cầu trình độ và sức khỏe của người lao động
4. Đảm bảo thực hiện đầy đủ chính sách và chế độ làm việc phù hợp với các vị trí công việc trong môi
trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
5. Thực hiện thường xuyên việc chăm lo sức khỏe CNV, tổ chức khám sức khỏe định kỳ, thực hiện đầy
đủ chế độ bồi dưỡng độc hại theo quy định của pháp luật
6. Có kế hoạch kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại; đề ra các biện pháp loại trừ, giảm thiểu
các mối nguy hiểm, có hại; cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động

OH3. Sử dụng bảo hộ lao động và phương tiện bào vệ cá nhân (PPE)
 Sử dụng bảo hộ lao động
1. Lãnh đạo Công ty và Nhà máy có trách nhiệm cung cấp các phương tiện bảo hộ lao động cho người
lao động phù hợp với công việc họ tiến hành
2. Những người làm việc ngoài trời được trang bị bảo hộ phù hợp với điều kiện thời tiết
6
3. Người lao động sử dụng các trang bị bảo hộ lao động phù hợp với công việc được giao
4. Nón bảo hộ lao động phải trùm kín tóc
 Sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân
5. Phương tiện bảo vệ cá nhân phải được cấp phát và sử dụng đúng mục đích
6. Phương tiện bảo vệ cá nhân phải được kiểm tra định kỳ và có hồ sơ lưu, nếu có hư hỏng thì phải thay
thế ngay

OH4. Phòng chống bệnh nghề nghiệp


Phải trang bị đúng, và đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân, phòng chống bệnh nghề nghiệp phù
hợp với công việc được giao:
1. Phải có bảng quy định và bằng chứng CNV đeo nút bịt tai chống ồn khi làm việc tại các vị trí có tiếng
ồn vượt mức tiêu chuẩn
2. Phải đeo kính bảo vệ mắt, hoặc mặt nạ bảo hộ khi tiếp xúc với hoá chất (xút, axít, …) hoặc làm việc
tại các máy công cụ, máy mài, máy hàn,…
3. Phải mặc áo ấm, giày, găng tay khi làm việc trong phòng lạnh, phòng đông
4. Phải đeo khẩu trang tại các vị trí đã quy định và tại các khu vực có phát sinh bụi

OH5. Sơ cấp cứu người bị nạn


1. Trang bị đầy đủ phương tiện kỹ thuật, y tế để đảm bảo ứng cứu, sơ cứu kịp thời khi xảy ra sự cố, tai
nạn lao động
2. Có phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp và tổ chức đội cấp cứu tại chỗ theo quy định pháp luật;
đội cấp cứu phải được huấn luyện kỹ năng và thường xuyên tập luyện
3. Khi có người bị điện giật thì phải ấn ngay nút dừng khẩn cấp, ngắt cầu dao tổng cấp điện đến thiết bị
ngay rồi mới tiến hành gỡ người bị nạn ra khỏi thiết bị nếu không chính bản thân người cứu sẽ bị điện
giật
4. Trường hợp người bị tai nạn có khả năng bị gãy xương thì phải gọi xe cấp cứu và bác sỹ tới để tiến
hành băng bó tại chỗ
5. Khi bị bỏng do nhiệt thì phải ngâm vùng bỏng vào nước khoảng 15 phút để giảm tác hại của bỏng và
gọi Bác sĩ đến xử lý
6. Trường hợp bị vương hóa chất (xút ăn da, axít, peroxide,…) thì phải dội thật nhiều nước khoảng 15
phút để làm loảng nồng độ của hóa chất
7. Tiến hành hô hấp nhân tạo ngay cho người bị ngất trong khi chờ nhân viên Y tế đến
8. Trường hợp bị nhẹ có thể tự đi vào phòng Y tế để được chăm sóc Y tế
9. Tai nạn nặng được đưa đi điều trị tại bệnh viện và thời gian nghỉ việc để điều trị do Bác sĩ điều trị
quyết định

7
(S) AN TOÀN LAO ĐỘNG
S1. An toàn về phòng chống cháy, nổ
 Để bảo đảm không để xảy ra cháy cũng như cháy nổ ở trong khu vực Nhà máy, đặc biệt là
những khu vực CÓ NGUY CƠ CHÁY, NỔ cao; những người làm việc trong khu vực phải tuân thủ
nghiêm ngặt nội quy PCCN:
1. Phải đảm bảo các điều kiện an toàn về PCCC tại Nhà máy theo quy định của Pháp luật: có sơ đồ đặt
vị trí phương tiện PCCC, hồ sơ kiểm tra phương tiện PCCC (bình chữa cháy, vòi nước, thùng cát,
xẻng,…),… (Điều 7 – Nghị định 79/2014/NĐ-CP)
2. Trong Nhà máy phải có quy định và sơ đồ các khu vực để các chất có nguy cơ cháy, nổ cao (xăng,
dầu, gas, khí CNG, cồn, hóa chất có nguy cơ cháy, nổ;…)
3. Có quy định nơi tập trung công nhân khi có báo động khẩn cấp
4. Có đèn hướng dẫn lối thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp
5. Không để các chất dễ cháy (giấy, gỗ, xốp, cồn, xăng, dầu nhớt, bình gas,…) gần nguồn gây cháy,
chập, nổ,… (nguồn điện, tủ điện,…) hoặc các chất ô xy hoá như peroxide (H2O2)
6. Giẻ lau, quần áo thấm peroxide cần được giặt sạch ngay vì chúng có thể sẽ tự bốc cháy sau vài tiếng
đồng hồ nếu không giặt kịp thời
7. Thường xuyên dọn vệ sinh sạch sẽ khu vực làm việc khỏi các chất có thể gây cháy
8. Thường xuyên kiểm tra bình cứu hỏa được trang bị cho khu vực. Nếu đã dùng hay phát hiện thấy
bình bị hỏng (đối với bình bột hóa học khô: kim chỉ áp suất về khu vực vạch đỏ, cân bình để xác định
trọng lượng bình) thì phải báo cho nhân viên an toàn của Ban kỹ thuật biết để thay bình khác
9. Không làm cản lối đến các nơi để phương tiện chữa cháy
10. Khi tiếp xúc với các chất dễ gây cháy, nổ phải thực hiện các biện pháp phòng chống cháy, nổ (tuân
thủ nội quy PCCN, trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân,…)
11. Các bình áp lực phải còn hạn kiểm định, không được để ánh nắng mặt trời chiếu rọi hay để gần các
nguồn nhiệt làm tăng nhiệt độ của bình; ngoại trừ trường hợp bồn chứa có áp lực được thiết kế để
ngoài trời (ví dụ: bồn chứa CO2 lỏng,…)
12. Nghiêm cấm sử dụng bình chữa cháy vào mục đích khác cũng như hành vi cố ý phá hỏng bình, hoặc
di chuyển đến nơi khác so với sơ đồ
13. Yêu cầu về bảo quản các chất dễ cháy, nổ:
 Chất cháy (gas hóa lỏng, axêtylen, cồn,..) phải chứa ở kho tách biệt với loại chất khác, tránh nắng
và cách xa khu vực có khả năng tụ tập đông người
 Các bình có áp lực không được để ánh nắng mặt trời chiếu rọi hay để gần các nguồn nhiệt làm
tăng nhiệt độ của bình
 Có biển báo cấm lửa và bình cứu hỏa phù hợp để dập khi có cháy
14. Không sử dụng các dụng cụ điện cầm tay mà có phát sinh ra tia lửa điện như máy mài, máy cắt, hàn,..
15. Không tạo điều kiện cho khí Hyđro tích tụ ở phía trên khu vực đặt bình ắc qui để nạp

S2. An toàn sử dụng hóa chất


1. Những người làm việc với hóa chất nguy hiểm phải được đào tạo và có chứng chỉ an toàn, phải biết
cách xử lý các sự cố xảy ra
2. Không phân công người dễ bị dị ứng làm việc ở khu vực có hóa chất nguy hiểm
3. Phải có bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS) tại nơi sử dụng
4. Đọc kỹ Bản chỉ dẫn an toàn hóa chất của từng chất trước khi tiếp xúc với các loại hóa chất đó
5. Nhận biết các hóa chất nguy hiểm qua các chỉ dẫn và ký hiệu trên bao bì đựng chúng
6. Sử dụng đầy đủ bảo hộ lao động theo yêu cầu khi bảo dưỡng ắc qui, pha chế và tiếp xúc với từng loại
hoá chất cụ thể (khẩu trang, kính bảo hộ, găng tay cao su, ủng cao su, tạp dề bằng nhựa, hay mặt nạ
phòng độc cũng như quần áo bảo hộ khi cần thiết)
7. Nhân viên phải nhận biết vị trí của vòi rửa khẩn cấp gần nhất và kiểm tra hoạt động của nó trước khi
bắt đầu công việc

8
8. Khi tiếp xúc với hóa chất dễ cháy nổ phải có biện pháp phòng chống cháy nổ như không hút thuốc,
kiểm tra vị trí và chất lượng của bình chữa cháy gần nhất
9. Hãy cẩn thận với khói hay khí thoát ra từ các hóa chất. Rất có thể đó là các khí độc, gây dị ứng hay dễ
cháy nổ
10. Khi hòa tan xút ăn da hay pha loãng axít luôn luôn cho hóa chất vào nước lạnh trước không làm
ngược lại. Tuyệt đối KHÔNG bao giờ sử dụng nước nóng để pha
11. Khi bưng/ bê các can (bao) đựng hóa chất phải hết sức cẩn thận, nhất là khi chúng được đựng trong
can (bao) dễ vỡ
12. Làm đổ các axít có hoạt tính mạnh như axít nitric (HNO3) lên nền bê tông sẽ làm hỏng nền. Cần phải
dùng nước để làm sạch ngay
13. Các bao bì đựng hóa chất phải có nhãn mác rõ ràng, có các ký hiệu báo nguy hiểm đầy đủ. Tuyệt đối
cấm dùng bao bì chứa chất này để đựng chất khác mà không có nhãn chỉ dẫn mới.
14. Khu vực kho chứa hóa chất (kể cả khu vực chứa tạm) phải được rào chắn và có các biển báo nguy
hiểm cần thiết, tách riêng biệt với khu vực sản xuất
15. Những chất có khả năng sinh khí độc phải được bảo quản riêng nơi thoáng hoặc được thông gió tốt
16. Những chất dễ cháy, nổ phải được bảo quản tuân thủ các Quy phạm phòng chống cháy nổ, phải được
trang bị loại bình chữa cháy phù hợp để dập cháy các loại hóa chất đó
17. Các chất ôxy hóa phải được bảo quản xa các chất cháy được, dầu mỡ, cồn, ...Ví dụ chất peroxide phải
bảo quản xa các chất cháy được, không để trên pallet gỗ,…

S3. An toàn cơ khí, thiết bị


 Thủ tục cách ly thiết bị
1. Báo cho người vận hành biết khu vực cần tiến hành công việc
2. Cắt aptomat (cầu dao), đóng van và treo biển báo " ĐANG SỬA CHỮA, NGUY HIỂM" để cách ly
thiết bị khỏi:
 Các nguồn năng lượng: điện, nhiệt, nhiên liệu, hơi, khí nén, nước lạnh,...
 Các lối cấp nguyên liệu vào: nước, sữa,...
 Các lối cấp phụ gia: hóa chất (xút ăn da, axít, ...).
3. Dùng khóa để khóa ở những vị trí cần thiết
4. Kê chèn các bộ phận có thể chuyển động dưới sự tác động của các yếu tố bất ngờ (va chạm, tự
trọng,...)
5. Nếu sử dụng thiết bị thủy lực (kích, máy nâng, ...) để nâng thiết bị thì phải có trụ chống sau khi đạt độ
cao cần thiết

 Vận hành thiết bị của dây chuyền sản xuất


6. Không thay đổi kết cấu thiết bị, không thay đổi hay khóa các chức năng an toàn của thiết bị.
7. Đọc và tuân thủ các chỉ dẫn an toàn trong Sổ tay hướng dẫn vận hành (sách OM) của từng thiết bị
8. Người được bố trí vận hành thiết bị nào thì chỉ được vận hành thiết bị đó
9. Nắm chắc các vị trí của nút dừng khẩn cấp, dây kéo dừng khẩn cấp và cách sử dụng
10. Vận hành các thiết bị theo đúng trình tự được quy định trong các hướng dẫn vận hành
11. Bảo đảm các hộp chắn bảo vệ các bộ phận chuyển động của thiết bị được lắp đầy đủ trước khi chạy
máy
12. Bảo đảm các hộp công tắc khởi động đặt ở khu vực ẩm ướt luôn luôn được đóng kín và cách nước tốt
13. Trước khi khởi động phải phát tín hiệu thông báo cho những người ở gần khu vực thiết bị biết
14. Khi cần rời vị trí làm việc mà máy vẫn hoạt động thì phải được phép của người giám sát và phải có
người thay thế
15. Những người làm việc gần các bộ phận chuyển động phải có quần áo, tóc gọn gàng
16. Mọi sai sót, sự cố của thiết bị xảy ra đều phải thông báo cho người có trách nhiệm và ghi chép lại
trong sổ giao ca

9
S4. An toàn làm việc trên cao
1. Làm việc trên cao (cách sàn 2m trở lên mà không có sàn thao tác) thì phải sử dụng dây đeo an toàn
2. Sử dụng thang đứng tựa để làm việc trên cao phải có người giữ chống trượt thang
3. Không đứng trên bậc trên cùng của thang chữ A để tiến hành công việc. Chỉ được ngồi với tư thế hai
chân kẹp chặt vào thang để tiến hành công việc
S5. An toàn điện
1. Chỉ những người có qua đào tạo và được giao việc mới được tiến hành vận hành các thiết bị điện
2. Chỉ có nhân viên cơ điện chuyên trách mới được tiến hành sửa chữa các thiết bị điện
3. Máy có điện phải cắt cầu dao trước khi sửa chữa và treo bảng “Cấm đóng điện” tại vị trí cầu dao.
Máy đang sửa chữa phải có bảng báo cần thiết
4. Tất cả mọi thay đổi trong đấu nối mạng điện đều phải được thể hiện trên bản vẽ để lưu giữ
5. Yêu cầu đối với đường dây điện, ổ cắm điện/ phích cắm điện:
 Tất cả các ổ cắm điện/ phích cắm điện phải sử dụng loại ổ cắm/ phích cắm 3 chấu (đảm bảo rằng
các thiết bị có hệ thống nối đất an toàn) hoặc có gắn CB chống giật
 Tất cả các mối nối/ điểm đấu nối nằm trên đường dây điện phải được bọc ống gen cách điện hoặc/
và dán băng keo cách điện, đảm bảo an toàn, không rò rỉ điện

 Làm việc trên thiết bị điện cao thế


6. Khu vực điện cao thế phải có hành lang an toàn và nghiêm cấm bố trí bố trí người làm việc trong khu
vực điện cao thế (tất cả các việc sửa chữa đều do người chuyên môn của Công ty Điện lực thực hiện)
7. Cách ly các nguồn cấp và tiến hành xả áp dư bằng phương pháp nối đất trước khi tiến hành công việc
trên biến thế hay mạng điện cao áp (>1000V)
8. Sử dụng đúng thiết bị bảo vệ khi tiến hành đóng ngắt thiết bị điện cao áp
9. Sử dụng đúng và đầy đủ các loại dụng cụ cách điện cần thiết trong suốt quá trình làm việc
10. Sử dụng đầy đủ BHLĐ như: nón bảo hộ, giầy cách điện, dây đeo an toàn,..

 Làm việc với các thiết bị điện tử : Các mạch điện tử có thể bị phá hỏng do tĩnh điện nên phải sử dụng
vòng đeo tay tiếp đất khi sửa chữa phần cứng của các thiết bị điều khiển, mạng vi tính,...
11. Sau khi sửa chữa xong, phải mắc lại đầy đủ các dây tiếp mát (mass) trước khi lắp lại máy
12. Những thiết bị điện tử đặt ở khu vực ẩm ướt phải được cách nước tốt. Khi lắp đặt lại thiết bị phải chú
ý lắp đầy đủ gioăng cách nước
13. Cấm tự ý mở mã khóa vào các phần mềm điều khiển thiết bị, dễ làm sai lệch chương trình điều khiển
dẫn đến sự cố nghiêm trọng

 Sử dụng thiết bị điện cầm tay


14. Phải sử dụng các trang bị bảo hộ cần thiết khi sử dụng các thiết bị điện cầm tay.
15. Trước khi sử dụng thiết bị điện cầm tay để tiến hành công việc phải kiểm tra tình trạng kỹ thuật của
thiết bị
16. Khi sử dụng thiết bị điện cầm tay không để thân thể tiếp xúc với các vật tiếp mass (tiếp đất) để tránh
bị điện giật
17. Không để các thiết bị điện cầm tay bị ướt
18. Dụng cụ điện cầm tay như máy mài, máy cắt phải có đủ hộp chắn bảo vệ. Người sử dụng phải đeo
tấm che mặt
19. Không dùng dụng cụ điện không có phích cắm hay có phần cách điện bị hỏng
20. Chỉ thợ điện có tay nghề mới được tiến hành sửa chữa các dụng cụ điện cầm tay sau khi đã ngắt khỏi
nguồn điện
21. Trong khi đang sử dụng nếu bị mất điện thì phải ngắt ngay đường cấp nguồn vào máy tránh hiện
tượng máy đột nhiên hoạt động khi có điện trở lại
22. Phải có hồ sơ kiểm tra định kỳ theo yêu cầu các dụng cụ điện cầm tay
23. Ở những khu vực có khả năng rò rỉ khí cháy nổ tuyệt đối không được sử dụng thiết bị điện phát ra tia
lửa khi sử dụng (động cơ chổi góp,...) để tiến hành công việc

10
S6. An toàn làm việc trong bồn, bể kín
1. Phải tiến hành thông thoáng không khí trước khi vào trong bồn bể kín. Bố trí, sắp xếp lực lượng trực
cấp cứu, lực lượng cứu hộ bên ngoài trong suốt thời gian thực hiện công việc
2. Khi hàn điện trong bồn, bể kín phải dùng tấm thảm cách điện hay sàn gỗ khô để cách điện
3. Khi hàn trong bồn bể kín phải được thông gió tốt và không được đưa bình Ô xy và bình gas vào. Khi
nghỉ giải lao bắt buộc phải đem mỏ hàn ra ngoài bồn và phải khóa van chính của bình khí Ôxy và
bình khí đốt
4. Khi sửa chữa đối với các bồn chứa sản phẩm có cánh khuấy, trước khi làm việc phải ngắt nguồn điện
cấp cho cánh khuấy và luôn có người cảnh giới phía ngoài sẵn sàng hỗ trợ người làm trong bồn khi
cần thiết

S7. An toàn về hơi nóng


1. Khi làm việc với các thiết bị, đường ống có thể có nhiệt độ cao, dễ gây bỏng, cần sử dụng quần áo
bảo hộ lao động, găng tay tránh bị bỏng khi chạm phải
2. Đối với các đường nước có chung đường hơi khi sử dụng phải thao tác đúng trình tự: mở nước - mở
hơi và tắt hơi – tắt nước
3. Phải treo bảng nhận biết các thiết bị có nhiệt độ bề mặt cao mà không được cách nhiệt để tránh bị
bỏng do chạm vào (cụm thanh trùng, tiệt trùng, các cụm van hơi không được bảo ôn,…)
4. Phải tắt nguồn điện khi sửa chữa đối với máy hoặc bồn hâm keo

S8. An toàn sử dụng các thiết bị nâng, thang máy, phương tiện vận tải
1. Nhân viên điều khiển phương tiện giao thông vận tải (xe nâng, xe đưa đón nhân viên, xe chở hàng,…)
phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về an toàn giao thông, các tín hiệu, ký hiệu giao thông;
tuân thủ các chỉ dẫn vận hành theo quy trình Hướng dẫn an toàn giao thông vận tải
2. Nhân viên lái xe nâng hàng phải có chứng chỉ lái xe nâng và được sát hạch dịnh kỳ theo quy định
3. Tài xế lái xe (xe đưa rước, xe vận tải, xe nâng, và các loại xe khác) không được tự ý giao xe cho
người khác hoặc thuê người lái trong phạm vi nhiệm vụ được giao
4. Có kế hoạch và đầy đủ hồ sơ bảo hành/ bảo trì định kỳ theo hướng dẫn trong lý lịch máy cho tất cả
các loại phương tiện giao thông vận tải (xe nâng, xe đưa đón nhân viên, xe chở hàng,…)
5. Sau mỗi ca làm việc, nhân viên phải ghi vào sổ nhật ký tình trạng kỹ thuật của xe, đồng thời trước khi
vận hành xe phải kiểm tra tình trạng an toàn của xe (hệ thống phanh hãm, hệ thống điện, đèn, còi,
bành xe, …) phải đảm bảo an toàn mới đưa vào sử dụng và phải ký xác nhận vào sổ theo dõi tình
trạng xe
6. Các thiết bị nâng của Nhà máy phải được kiểm tra thử tải và có đầy đủ giấy phép sử dụng trước khi
đưa vào sử dụng theo đúng quy định của QCVN 7: 2012/BLĐTBXH - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia
về an toàn lao động đối với thiết bị nâng, TCVN 4244 : 2005 - Quy phạm Kỹ thuật an toàn thiết bị
nâng
7. Các loại thiết bị chuyên dùng như móc kẹp nâng, pa-lăng xích, xe nâng thủy lực bơm tay, kích thuỷ
lực... cần được sử dụng theo đúng hướng dẫn sử dụng của các thiết bị đó
8. Khi nâng các kết cấu máy móc để lắp đặt cần chú ý đến khâu mắc cáp /xích bảo đảm an toàn. Khi
điều chính đưa kết cấu vào vị trí lắp đặt cần chú ý vị trí cầm nắm để tránh bị kẹt tay dưới kết cấu hay
trong thiết bị
9. Không được lên xuống lầu bằng tời nâng hàng, thang máy chở hàng
10. Không được điều khiển thiết bị nâng nếu chưa được Công ty chỉ định bằng văn bản
11. Khi đưa hàng hóa lên thiết bị nâng, CNV phải theo lệnh của người điều khiển thiết bị nâng

 Vận hành xe nâng (forklift)


12. Nhân viên điều khiển xe nâng hàng ngoài những quy định trong phần này còn phải chấp hành luật
giao thông hiện hành, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về an toàn giao thông, các tín hiệu, ký
hiệu giao thông trong khu vực làm việc
13. Tuân thủ các chỉ dẫn vận hành an toàn trong Quy trình vận hành xe nâng do nhà chế tạo khuyến cáo
14. Chỉ những người có bằng lái và được qua đào tạo sử dụng xe nâng mới được vận hành
11
15. Các loại xe cộ phải được bảo hành thường xuyên và định kỳ theo hướng dẫn trong lý lịch máy
16. Trước khi cho xe hoạt động phải kiểm tra tình trạng an toàn của thiết bị như tay lái, phanh, dây xích,
dây cáp, bàn nâng… đảm bảo mới cho xe hoạt động
17. Khi nâng, di chuyển những vật tư, hàng hóa cồng kềnh, người điều khiển không quan sát được phải
có người làm tín hiệu
18. Cấm dùng bàn nâng của xe nâng để nâng hạ hàng. Cấm điều khiển bàn nâng lên, khi công nhân xếp
dỡ chưa với khỏi bàn nâng
19. Trước khi cho xe vào vị trí xếp dỡ, hoặc đi ngang các cửa kho, cửa xưởng người lái xe (nâng) phải đi
rất chậm và phát tín hiệu bằng còi báo cho mọi người biết tránh xa khu vực hoạt động của xe
20. Cấm điều khiển bàn nâng lên khi công nhân xếp dỡ chưa rời khỏi bàn nâng
21. Trong khu vực xếp dỡ, tốc độ xe nâng không quá 10km/h. Khi xe mang hàng, tốc độ không quá
5km/h
22. Lái xe khi rời xe phải tắt máy và cầm chìa khóa khởi động theo người
23. Lái xe không được tắt đèn chiếu sáng phía trước của xe (đèn phải luôn sáng) trong lúc vận hành xe
24. Xe nâng chuyển có tải nặng cần đi tiến khi lên dốc và đi lùi khi xuống dốc
25. Không nâng tải lên cao khi đang di chuyển tránh che khuất tầm nhìn và gây nguy cơ đổ tải khi quay
xe. Chỉ nâng tải lên khi đến gần vị trí cần nâng
26. Không nâng chuyển vật nặng quá tải trọng cho phép của xe nâng
27. Cấm sử dụng xe nâng hàng chở người, nâng người lên cao bằng cách cho người đứng lên càng (hay
pallet đặt lên càng) của xe nâng
28. Cấm dùng xe nâng hàng để kéo hoặc đẩy hàng từ trên đống hàng xuống
29. Cấm nâng các hàng hoá mà phía dưới chúng không có kẽ hở cần thiết để đưa càng vào lấy hàng hoá,
và cấm xếp hàng lên đống hàng mà không có tấm kê để rút càng ra
30. Không được thay đổi kết cấu xe (vị trí kèn, đèn, công tắt xe)

 Sử dụng xe tay chuyển hàng (xe đẩy)


31. Phải xếp đặt hàng hoá ngay ngắn trên xe đẩy, vật dễ lăn (vật tròn) phải được chèn, vật nhỏ phải cho
vào hộp (để hàng hoá không bị rớt xuống khi di chuyển)
32. Khi di chuyển phải chú ý chỗ cao – thấp trên sàn. Phải chèn xe khi dỡ hàng

 Vận hành robot, xe tự hành


33. Không được tự ý đi vào và để các vật cản ở những khu vực có đường ray, robot đang vận hành, xe tự
hành
34. Phải có hồ sơ kiểm tra định kỳ/ đột xuất tình trạng của xe tự hành (cảm biến, hành trình,…)

S9. An toàn sử dụng khí nén


1. Vận hành các thiết bị theo đúng quy trình của hướng dẫn vận hành
2. Sử dụng đầy đủ các phương tiện bảo hộ cần thiết cho từng loại công việc
3. Thường xuyên kiểm tra các van an toàn bảo đảm chúng hoạt động tốt
4. Không được tự ý bứt đứt kẹp chì, điều chỉnh các van an toàn
5. Xả hết áp suất trong đường ống, thiết bị có áp trước khi tiến hành công tác tháo lắp, sửa chữa
6. Không được dùng khí nén để thổi bụi bám trên quần áo, trên các bộ phận trần của cơ thể
7. Khi dùng khí nén vì mục đích công việc thì phải sử dụng kính bảo hộ và trang bị bộ giảm áp tốt

S10. An toàn khi làm việc nơi trơn trượt


1. Nhân viên luôn mang ủng chống trượt khi làm việc ở những khu vực có khả năng xảy ra trơn trượt
như: khu vực chế biến, các phòng rót,..
2. Dùng nước nóng và xà phòng vệ sinh ngay các khu vực có dầu bơ đổ ra sàn nhà xưởng
3. Không đùa giởn, chạy nhảy ở khu vực có mặt sàn ướt
4. Thường xuyên dùng bàn chải vệ sinh ở những nơi ứ đọng nước

12
S11. An toàn lối đi
1. Phải có vạch sơn quy định “ LỐI ĐI BỘ”, vạch sơn hành lang an toàn PCCC
2. Tất cả nhân viên, nhà thầu, khách tham quan khi vào Nhà máy phải tuân thủ theo đúng “Sơ đồ lối đi”
3. Những người không có phận sự không được tự ý đi vào khu vực kho nguyên vật liệu, kho thành phẩm
4. Luôn đi phía trong vạch sơn đối với những khu vực có kẻ “ LỐI ĐI BỘ”
5. Luôn tập trung, quan sát khi đi ngang các cửa kho, cửa xưởng nơi mà xe nâng ra vào thường xuyên
6. Không được di chuyển phía dưới càng nâng khi xe nâng đang bốc dở hàng trên cao
7. Không được đi ngang phía trước, sau khi xe nâng đang làm việc

S12. An toàn làm việc trong kho đông – kho mát


1. Thực hiện đầy đủ BHLĐ khi làm việc trong kho đông: Quần áo bảo hộ sử dụng trong kho đông, găng
tay, ủng,…
2. Luôn mang theo đèn pin khi làm việc trong kho đông – kho mát phòng khi cúp điện đột xuất
3. Khi làm việc trong kho đông phải luôn có 2 người. Nếu chỉ có một người thì phài báo người đang làm
việc gần đó (hoặc Trưởng ca) để tiến hành kiểm tra cách 30 phút/ lần
4. Treo biển báo khi có người làm việc trong kho đông – kho mát
5. Xác định vị trí đặt chuông báo động và kiểm tra tình trạng hoạt động trước khi tiến hành làm việc
6. Luôn kiểm tra xem còn có người khác làm việc trong kho không trước khi tắt đèn và đóng cửa.
7. Nghiêm cấm việc tắt đèn, đóng cửa với mục đích trêu đùa khi có người đang làm việc trong Kho

S13. An toàn xếp đặt hàng hoá, vật liệu trong nhà xưởng
1. Hàng hoá phải được xếp đặt “ngay hàng thẳng lối” phù hợp với vạch chuẩn
2. Phải xếp vật liệu, hoá chất theo phân loại: đúng khu vực, đúng kệ - ngăn – ô
3. Vật lớn để phía dưới. Vật nặng để phía dưới. Vật dễ lăn (vật tròn) phải được chèn
4. Nhãn hiệu của kiện hàng, đặc biệt là hoá chất phải được quay ra ngoài

S14. An toàn thực hiện các công việc sinh nhiệt


1. Nhân viên thực hiện công việc sinh nhiệt phải được cấp giấy phép hành nghề
2. Không bố trí khu vực làm việc các công việc sinh nhiệt gần khu vực / hoặc kho lưu trữ hóa chất
3. Không lưu trữ chất dễ cháy tại khu vực làm việc sinh nhiệt
4. Phải có biện pháp phòng ngừa cho các khu vực nguy hiểm cao khi thực hiện công việc sinh nhiệt
5. Trang bị phương tiện PCCC (bình chữa cháy) đúng quy định (quá phạm vi 279 m2 và khoảng cách 23
mét phải trang bị tăng thêm bình chữa cháy)
6. Có biện pháp che chắn/ hoặc di dời các vật liệu, thiết bị dễ cháy tại khu vực thực hiện công việc sinh
nhiệt (cách xa hơn 11 mét và mở rộng xa hơn 15 mét đối với khu vực nguy hiểm cao)
7. Khu vực làm việc sinh nhiệt phải thông thoáng

S15. Quản lý nhà thầu và khách tham quan


1. Có tài liệu hướng dẫn kiểm soát và quản lý nhà thầu/ khách tham quan
2. Có đầy đủ hồ sơ kiểm tra sức khỏe, an toàn, môi trường, an ninh đối với nhà thầu, khách tham quan
trong thời gian hoạt động tại Nhà máy
3. Có đầy đủ bằng chứng phổ biến nội quy, quy định và các quy trình căn bản về an toàn khi nhà thầu và
khách tham quan lam việc tại Nhà máy
4. Có đầy đủ hồ sơ kiểm tra và giám sát việc thực hiện đánh giá, kiểm tra định kỳ công tác an toàn của
nhà thầu trong thời gian làm việc tại Nhà máy
5. Có đầy đủ hồ sơ thực hiện cam kết của nhà thầu về việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, PCCN,
trang bị BHLĐ khi làm việc tại Nhà máy (đặc biệt tại các khu vực nguy hiểm cao)

13

You might also like