You are on page 1of 16

Mr. Ival – leminhphuong128@gmail.com – 0949.225.

701

HƯỚNG DẪN TOÀN DIỆN VỀ TỶ LỆ RISK


REWARD (RỦI RO – LỢI NHUẬN)
Đừng bị coi là kẻ ngốc bởi tỷ lệ risk reward (rủi ro – lợi nhuận)— nó không
phải điều bạn nghĩ đâu.

Bạn có thể tìm các lệnh với 1 tỷ lệ risk reward là 1:2 và vẫn là 1 trader thua
lỗ ổn định (và tôi sẽ chứng minh cho bạn sau).

Tương tự:

Bạn có thể tìm các lệnh với 1 tỷ lệ risk-reward nhỏ hơn 1 và vẫn có lợi
nhuận ổn định.

Tại sao?

Vì tỷ lệ risk-reward chỉ là 1 phần của phương trình.

Nhưng đừng lo.

Trong bài này, tôi sẽ cho bạn bức tranh tổng thể vì vậy bạn sẽ hiểu cách
sử dụng tỷ lệ risk-reward đúng cách.

Bạn sẽ học:

• Tỷ lệ risk-reward là gì – và lời nói dối lớn nhất mà bạn đã nghe


• Bí mật để tìm ra lợi thế của bạn (gợi ý: tỷ lệ risk-reward là không đủ)
• Cách đặt cắt lỗ thích hợp và xác định rủi ro
• Cách đặt mục tiêu lợi nhuận thích hợp và xác định phần thưởng
• Cách phân tích tỷ lệ risk-reward của bạn như 1 trader chuyên nghiệp
• Tỷ lệ risk-reward không cho bạn lợi thế. Đây là điều bạn phải làm…

Và sau khi đọc hướng dẫn này, bạn sẽ không bao giờ nhìn tỷ lệ risk-reward
theo cách cũ nữa.

Sẵn sàng chưa?

Vậy chúng ta bắt đầu …


1
Mr. Ival – leminhphuong128@gmail.com – 0949.225.701

Tỷ lệ risk-reward là gì – và lời nói dối lớn nhất bạn từng


nghe
Tỷ lệ risk-reward đo lợi nhuận tiềm năng của bạn là bao nhiêu với mỗi
USD bạn rủi ro.

Ví dụ:

Nếu bạn có tỷ lệ risk-reward là 1:3, nghĩa là bạn đang rủi ro 1 $ để có thể


kiếm về 3 $.

Nếu bạn có tỷ lệ risk-reward là 1:5, nghĩa là bạn đang rủi ro 1 $ để có thể


kiếm về 5 $.

Bạn hiểu ý tôi chứ.

Bây giờ thì đây là lời nói dối lớn nhất bạn từng nghe về tỷ lệ risk-reward

“Bạn cần tỷ lệ risk reward tối thiểu là 1:2.”

Vớ vẩn.

Tại sao?

Vì tỷ lệ risk-reward đứng 1 mình là vô nghĩa.

Không tin ư?

Đây là ví dụ:

Giả sử bạn có tỷ lệ risk reward là 1:2 (với mỗi lệnh bạn thắng, bạn kiếm 2
$).

Nhưng, tỷ lệ thắng của bạn là 20%.

Vậy với 10 lệnh, bạn có 8 lệnh thua và 2 lệnh thắng.

Làm toán nhé …

Tổng Thua Lỗ = 1 $ * 8 = -8 $

2
Mr. Ival – leminhphuong128@gmail.com – 0949.225.701

Tổng Kiếm Được = 2 $ * 2 = 4 $

Thua lỗ thuần = -4 $

Bây giờ thì tôi hi vọng bạn hiểu tỷ lệ risk reward đứng 1 mình là 1 thước
đo vô nghĩa.

Thay vì vậy, bạn phải kết hợp tỷ lệ risk-reward với tỷ lệ thắng của bạn để
biết liệu mình sẽ kiếm tiền trong dài hạn không (còn gọi là kỳ vọng của
bạn).

Bí mật để tìm ra lợi thế của bạn (gợi ý: tỷ lệ risk-reward


là không đủ)
Bạn muốn biết bí mật không?

Nó đây …

E=[1+(W/L)]xP–1

Trong đó:

W là số tiền trung bình khi bạn thắng


L là số tiền trung bình khi bạn thua
P là tỷ lệ thắng

Đây là ví dụ:

Bạn vào 10 lệnh. 6 lệnh thắng và 4 lệnh thua.

Điều này nghĩa là tỷ lệ thắng của bạn là 6/10 hay 60%.

Nếu 6 lệnh thắng mang lại cho bạn lợi nhuận 3.000 $, thì số tiền thắng
trung bình của bạn là 3.000 $ / 6 = 500 $.

Nếu 4 lệnh thua của bạn là 1.600 $, thì số tiền thua trung bình của bạn là
1.600 $ / 4 = 400 $.

Tiếp theo, áp dụng các con số trên vào công thức tính kỳ vọng:

3
Mr. Ival – leminhphuong128@gmail.com – 0949.225.701

E = [ 1 + ( 500 / 400 ) ] x 0,6 – 1 = 0,35 hay 35%.

Trong ví dụ này, kỳ vọng của chiến lược giao dịch của bạn là 35% (1 kỳ
vọng dương).

Điều này nghĩa là chiến lược giao dịch của bạn sẽ kiếm về 0,35 USD trên
mỗi USD bạn giao dịch trong dài hạn.

Vậy đây là sự thật:

Không có điều gì kiểu … “tỷ lệ risk reward tối thiểu là 1:2”.

Vì bạn có thể có tỷ lệ risk reward là 1:0,5, nhưng nếu tỷ lệ thắng của bạn
đủ cao… thì bạn sẽ vẫn có lợi nhuận trong dài hạn.

Vậy…

Thước đo quan trọng nhất trong việc giao dịch không phải là tỷ lệ risk
reward hay tỷ lệ thắng.

Đó là kỳ vọng của bạn.

Cách đặt cắt lỗ phù hợp và xác định rủi ro


Bây giờ, bạn không muốn đặt cắt lỗ mở 1 mức cố định (như 100, 200, hay
300 pip).

Nó không hợp lý.

Thay vào đó, bạn muốn dựa vào cấu trúc thị trường mà hoạt động như 1
rào cản để ngăn giá dính cắt lỗ.

Một vài cấu trúc thị trường có thể là:

• Hỗ trợ và Kháng cự
• Đường xu hướng
• Đường MA

Tiếp theo, bạn phải có khối lượng giao dịch chính xác vì vậy bạn không
thua lỗ 1 phần lớn vốn khi bạn bị cắt lỗ.
4
Mr. Ival – leminhphuong128@gmail.com – 0949.225.701

Đây là công thức tính:

Khối lượng giao dịch = Số tiền bạn rủi ro / (cắt lỗ * giá trị pip)

Giả sử…

Rủi ro của bạn là 100 $ mỗi lệnh

Cắt lỗ của bạn là 200 pip

Giá trị pip là 10 $ (con số này thay đổi theo cặp tiền bạn giao dịch)

Điền số vào công thức và bạn có …

100 / (200 * 10) = 0.05 lot

Điều này nghĩa là nếu bạn rủi ro 100 $ mỗi lệnh và cắt lỗ của bạn là 200
pip, thì bạn sẽ cần giao dịch 0.05 lot.

Nếu bạn muốn học thêm, hãy đọc HƯỚNG DẪN TOÀN DIỆN VỀ QUẢN
LÝ RỦI RO.

Cách đặt mục tiêu phù hợp và xác định lợi nhuận
Đây là 1 trong các câu hỏi phổ biến nhất mà các trader hỏi tôi:

“Ival, cách tôi đặt mục tiêu lợi nhuận như thế nào?”

À, có vài cách làm điều đó …

Nhưng nói chung, thì bạn muốn đặt mục tiêu ở 1 mức mà có 1 cơ hội tốt
rằng thị trường có thể đảo chiều ở đó – nghĩa là bạn kỳ vọng phản lực tới.

Đây là 3 khu vực tiềm năng để đặt mục tiêu lợi nhuận:

1. Hỗ trợ và Kháng cự
2. Fibonacci mở rộng
3. Mô hình biểu đồ hoàn thành

Để tôi giải thích…

5
Mr. Ival – leminhphuong128@gmail.com – 0949.225.701

1. Hỗ trợ và Kháng cự
Đây là định nghĩa ngắn gọn về Hỗ trợ và Kháng cự …

Hỗ trợ – Vùng có lực mua tiềm năng.

Kháng cự – Vùng có lực bán tiềm năng.

Điều này nghĩa là…

Nếu bạn đang có lệnh mua, thì bạn có thể cân nhắc chốt lời ở Kháng cự.

Nếu bạn đang có lệnh bán, thì bạn có thể cân nhắc chốt lời ở Hỗ trợ.

Kỹ thuật này hữu ích nếu thị trường đi ngang hoặc trong 1 xu hướng yếu.

Ví dụ:

Mẹo Chuyên Gia:

Đừng nhắm vào các đỉnh/đáy tuyệt đối với mục tiêu vì thị trường có thể
không đạt các mức đó và đảo chiều trước.

Vì vậy, hãy thận trọng hơn với các mục tiêu chốt lời và thoát sớm hơn vài
pip.

2. Fibonacci mở rộng

6
Mr. Ival – leminhphuong128@gmail.com – 0949.225.701

Fibonacci mở rộng để bạn chiếu sự mở rộng của con sóng hiện tại (ở các
mức mở rộng 127, 132, và 162).

Kỹ thuật này hữu ích cho 1 xu hướng yếu hoặc trung bình khi giá thường
vượt qua đỉnh cũ trước khi hồi (trong 1 xu hướng tăng).

Vì vậy…

Nếu bạn có thể “dự đoán” đỉnh giá sẽ đạt tới – và thoát lệnh trước khi giá
hồi thì có phải tuyệt hơn không?

Đó là khi Fibonacci mở rộng thể hiện vai trò.

Đây là cách dùng nó…

1. Xác định 1 thị trường có xu hướng


2. Vẽ công cụ Fibonacci mở rộng từ đỉnh tới đáy
3. Đặt mục tiêu chốt lời ở các mức mở rộng 127, 138, hoặc 162 (phụ
thuộc vào mức bạn thận trọng hay liều lĩnh)

Và ngược lại với 1 xu hướng tăng giá.

Đây là ví dụ:

Mẹo Chuyên Gia:

7
Mr. Ival – leminhphuong128@gmail.com – 0949.225.701

TradingView không cung cấp công cụ Fibonacci mở rộng.

Vì vậy, bạn phải tinh chỉnh công cụ Fibonacci retracement để có các mức
127, 138, và 162.

Đây là các thiết lập để làm việc đó…

3. Hoàn thành mô hình biểu đồ

8
Mr. Ival – leminhphuong128@gmail.com – 0949.225.701

Đây là các nguyên lý biểu đồ cổ điển nới thị trường thường tìm thấy sự
kiệt sức khi 1 mô hình biểu đồ hoàn thành.

Bạn có thể đang băn khoăn:

“Bạn xác định hoàn thành bằng cách nào?”

À, nếu giá chạy được khoảng cách bằng với mô hình biểu đồ thì nó được
xem là hoàn thành.

Ví dụ:

Hợp lý không ạ?

Tốt.

Vì trong phần tiếp theo, bạn sẽ học cách phân tích tỷ lệ risk to reward như
1 chuyên gia.

Cách phân tích tỷ lệ risk reward như 1 trader chuyên


nghiệp
Vậy… bạn đã học cách đặt cắt lỗ và chốt lời phù hợp.

Bây giờ thì dễ để tình tỷ lệ risk reward tiềm năng của bạn.

Ở đây là 3 bước đơn giản để làm nó:


9
Mr. Ival – leminhphuong128@gmail.com – 0949.225.701

1. Tìm ra khoảng cách cắt lỗ


2. Tìm ra khoảng cách chốt lời
3. Khoảng cách chốt lời/khoảng cách cắt lỗ

Ví dụ:

Giả sử cắt lỗ của bạn là 100 pip và chốt lời là 200 pip.

Áp dụng công thức và bạn có…

200/100 = 2

Điều này có nghĩa là bạn có tỷ lệ risk reward tiềm năng là 1:2

Cách dùng TradingView để tính tỷ lệ risk reward 1 cách


dễ dàng
Bây giờ, nếu bạn dùng TradingView, thì dễ tính tỷ lệ risk to reward ở mọi
lệnh.

Đây là điều bạn cần làm:

• Chọn công cụ risk reward ở thanh công cụ bên trái


• Xác định điểm vào, cắt lố và chốt lời

Và nó sẽ cho bạn biết tỷ lệ risk to reward tiềm năng trên lệnh đó.

Ví dụ:

10
Mr. Ival – leminhphuong128@gmail.com – 0949.225.701

Ngoài ra…

Công cụ tính tỷ lệ risk reward nói với bạn khối lượng khuyên dùng dựa
vào kích thước tài khoản và rủi ro trên mỗi lệnh. Đây là cách làm …

Nháy đúp vào công cụ tỷ lệ risk reward trên biểu đồ, và bạn có thể thay
đổi các thiết lập…

11
Mr. Ival – leminhphuong128@gmail.com – 0949.225.701

Xịn mà, đúng không?

Tỷ lệ risk reward không cho bạn lợi thế. Đây là điều bạn
cần làm …
Bây giờ, nhớ điều này.

Tỷ lệ risk reward đứng 1 mình là vô nghĩa.

Bạn phải kết hợp tỷ lệ risk reward với tỷ lệ thắng để tính được lợi thế.

Và cách làm nó là thực thi các lệnh 1 cách ổn định và có đủ số lượng mẫu
(ít nhất 100).

Bạn có thể băn khoăn:

“Nhưng nếu sau 100 lệnh, tôi vẫn thua thì sao?”

Đừng buồn quá.

Đó không phải là dấu chấm hết cho sự nghiệp giao dịch của bạn.

Trên thực tế, bạn có thể đi trước 90% trader vì bạn biết rõ ràng điều gì
không hiệu quả.

Bây giờ…

Nếu chiến lược giao dịch của bạn thua lỗ thì đây là 4 điều bạn có thể khắc
phục…

1. Giao dịch theo xu hướng


2. Đặt cắt lỗ phù hợp
3. Kỹ thuật “cao tốc”
4. Giao dịch ở các mức đẹp nhất

Đây là cách thực hiện …

1. Cách giao dịch theo xu hướng và tăng tỷ lệ thắng


Không phải cứ giao dịch theo xu hướng là sẽ tăng tỷ lệ thành công.

12
Mr. Ival – leminhphuong128@gmail.com – 0949.225.701

Vậy đây là hướng dẫn cho bạn …

Nếu giá nằm trên đường MA 200 thì tìm các cơ hội mua

Nếu giá nằm dưới đường MA 200, tìm các cơ hội bán.

Và nếu bạn nghi ngờ, thì đứng ngoài.

2. Cách đặt cắt lỗ phù hợp vì vậy bạn không bị dính khi không
cần thiết
Đây là vấn đề:

Bạn không muốn là kẻ keo kiệt và có cắt lỗ hẹp… hi vọng bạn có thể tránh
điều đó.

Nó không hiệu quả theo cách đó đâu.

Nếu cắt lỗ của bạn quá ngắn, thì lệnh của bạn không có đủ không gian để
thở. Và bạn có thể sẽ bị cắt lỗ bởi “nhiễu” của thị trường – ngay cả khi
phân tích của bạn là đúng.

Vậy, cách bạn nên đặt cắt lỗ là gì?

À, nó nên ở mức mà sẽ xác nhận thiết lập giao dịch của bạn là sai.

Điều này nghĩa là:

Nếu bạn giao dịch các mô hình biểu đồ, thì cắt lỗ nên ở mức mà mô hình
của bạn bị phá.

Nếu bạn giao dịch Hỗ trợ và Kháng cự, thì cắt lỗ nên ở mức mà nếu giá
chạm đó, thì Hỗ trợ và Kháng cự bị phá.

3. Kỹ thuật cao tốc cải thiện tỷ lệ risk to reward


Đây là vấn đề:

Khi vào lệnh, bạn muốn có ít chướng ngại vật để giá có thể chạy mượt mà
từ điểm A tới điểm B.

13
Mr. Ival – leminhphuong128@gmail.com – 0949.225.701

Nhưng câu hỏi là:

Bạn tìm tháy các cơ hội như vậy bằng cách nào?

Để tôi giới thiệu với bạn kỹ thuật cao tốc vì đây giống như lái xe trên
đường cao tốc nơi bạn có ít tắc đường.

Đây là cách nó hoạt động:

Trước khi bạn vào 1 lệnh mua, hãy đảm bảo thị trường có không gian để
chạy ít nhất tỷ lệ risk reward là 1:1 trước khi tới đỉnh đầu tiên (và ngược
lại với lệnh bán).

Tại sao?

Vì bạn sẽ có 1 cơ hội tốt để có tỷ lệ risk reward là 1:1 với lệnh đó mà không


có chướng ngại vật gần kề (cho đến đỉnh đầu tiên).

Bây giờ thì…

Nếu bạn muốn cải thiện thêm tỷ lệ risk to reward, thì tìm các thiết lập giao
dịch với tỷ lệ risk reward tiềm năng 1:2 hoặc 1:3 trước đỉnh đầu tiên.

Tuy nhiên, điều này làm giảm số cơ hội giao dịch của bạn khi bạn chọn
lọc hơn các thiết lập. Vì vậy, bạn sẽ cần tìm 1 sự cân bằng.

4. Giao dịch ở các mức đẹp nhất

Bạn có thể đang băn khoăn:

“Đẹp nhất ý là gì?”

À, bạn muốn giao dịch các mức Hỗ trợ và Kháng cự rõ ràng nhất với bạn.

Tại sao?

Vì đây là các mức thu hút lượng lệnh lớn nhất – có thể có kết quả tỷ lệ risk
to reward có lợi hơn với các lệnh của bạn.

Đây là cách tìm các mức đẹp nhất:

14
Mr. Ival – leminhphuong128@gmail.com – 0949.225.701

1. Thu nhỏ biểu đồ khung thời gian bạn giao dịch


2. Đánh dấu các mức rõ ràng nhất
3. Chỉ giao dịch các mức này

Đây là vài ví dụ:

Mẹo Chuyên Gia:

Một mức giá quan trọng hơn nến nó có sự từ chối giá mạnh hơn.

Điều này nghĩa là giá chỉ dành 1 thời gian ngắn ở đó trước khi chạy đi chỗ
khác (và nó trông giống 1 mũi kim).

15
Mr. Ival – leminhphuong128@gmail.com – 0949.225.701

Kết luận
Vậy trong bài viết này, bạn đã học:

• Lời nói dối lớn nhất bạn từng nghe về tỷ lệ risk reward
• Cách kết hợp tỷ lệ risk reward và tỷ lệ thắng để tìm lợi thế trong thị
trường
• Cách đặt cắt lỗ phù hợp và xác định rủi ro
• Cách đặt chốt lời phù hợp và xác định lợi nhuận
• Cách phân tích tỷ lệ risk reward như 1 chuyên gia
• 4 mẹo thực tế có thể biến chiến lược thua lỗ của bạn thành thắng lợi

16

You might also like