You are on page 1of 102

TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)

CHUYỂN ĐỘNG TRÕN: ĐỀU VÀ KHÔNG ĐỀU

Chuyển động tròn là dạng chuyển động thường gặp trong kĩ thuật và trong thực tế. Việc giải bài
toán chuyển động tròn có ý nghĩa quan trọng. Trước hết chúng ta hãy nhắc lại vài khái niệm cơ bản.
Giả sử vật (chất điểm) chuyển động tròn. Vận tốc góc  được định nghĩa là giới hạn của tỉ số giữa
góc quay  của bán kính đi qua vật và thời gian t để quay góc đó, khi t tiến đến không :

 khi t  0 .
t
Góc quay được đo bằng radian, vì vậy vận tốc góc trong hệ SI được do bằng rad/s (hay 1/s). Độ lớn
V của véctơ vận tốc trong chuyển động tròn được gọi là vận tốc dài. Vận tốc góc và vận tốc dài ở
thời điểm bất kì liên hệ nhau bởi hệ thức V  R , ở đây R là bán kính của quỹ đạo.
Chuyển động tròn được gọi là đều nếu độ lớn vận tốc dài (và do đó vận tốc góc) không thay đổi
theo thời gian, trong trường hợp ngược lại thì chuyển động gọi là tròn, không đều. Đối với chuyển
động tròn đều người ta đưa vào khái niệm chu kì và tần số. Chu kì chuyển động là khoảng thời gian
T vật chuyển động được trọn một vòng. Tần số f là số vòng vật quay được trong một đơn vị thời
gian. Dễ thấy T=1/f và   2f  2 / T .
V2
Trong chuyển động tròn đều gia tốc được tính theo công thức a   2 R . Vectơ gia tốc
R
luôn hướng vào tâm quỹ đạo vì vậy được gọi là gia tốc hướng tâm. Theo định luật II Newton
  
F  ma , ở đây F là tổng hợp các lực do vật khác tác dụng lên vật. Vì trong chuyển động tròn đều
 
vectơ gia tốc a luôn hướng vào tâm nên F cũng hướng vào tâm, do đó nó được gọi là lực hướng
tâm. Cần lưu ý rằng lực hướng tâm không phải là một lực gì huyền bí đặc biệt, xuất hiện do vật
chuyển động tròn, mà đó là tổng hợp các lực của những vật khác tác dụng lên vật. Vì vậy khi bắt
đầu giải một bài toán về chuyển động tròn nên biểu diễn các lực thực sự tác dụng lên vật, chứ không
phải là lực hướng tâm.

R
x

Hình 1.

Trong chuyển động tròn, không đều vectơ gia tốc không hướng vào tâm quay, vì thế nên phân tích
  
nó thành hai thành phần a t và a n (H.1). Thành phần a t hướng theo tiếp tuyến quỹ đạo và được gọi
là gia tốc tiếp tuyến. Nó đặc trưng cho mức độ biến đổi nhanh chậm của độ lớn vận tốc. Thành phần

a n hướng theo pháp tuyến quỹ đạo vào tâm quay và được gọi là gia tốc pháp tuyến (hay gia tốc
hướng tâm). Độ lớn của gia tốc pháp tuyến ở thời điểm bất kì được tính theo công thức:
V2
an   2 R , trong đó V và  là vận tốc dài và vận tốc góc ở thời điểm đó. Từ hình vẽ
R 
rõ ràng rằng trong chuyển động tròn không đều hình chiếu của vectơ gia tốc a trên trục x (hướng
dọc theo bán kính vào tâm quay) luôn bằng a n . Đây là cơ sở để giải nhiều bài toán chuyển động
tròn không đều.

Trang 1/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
Bài 1. Một cái đĩa quay tròn quanh trục thẳng đứng và đi qua tâm của nó. Trên đĩa có một quả cầu
nhỏ được nối với trục nhờ sợi dây mảnh dài l. Dây lập với trục một góc  (H.2). Phải quay hệ với
chu kì bằng bao nhiêu để quả cầu không rời khỏi mặt đĩa?


Hình 2.

Quả cầu chuyển động tròn đều trên đường tròn bán kính bằng l sin  với vận tốc góc 2 / T và với

gia tốc a  (2 / T ) 2 l sin  , ở đây T là chu kì quay. Quả cầu chịu tác dụng của trọng lực mg , lực
 
căng của dây FC và phản lực N của đĩa. Phương trình định luật II Niutơn:
   
mg  N  FC  ma .
Chiếu phương trình vectơ này lên trục x vuông góc với sợi dây, ta có:
mg sin   N sin   ma cos  .
Từ đó: N  m( g  a / tg ) . Quả cầu không rời khỏi mặt đĩa nếu phản lực N  0 , tức là: a  g.tg .
Thay gia tốc a qua chu kì T theo biểu thức ở trên ta đuợc:
l
T  2 cos  .
g
Dấu bằng trong biểu thức này ứng với trường hợp quả cầu nằm ở giới hạn của sự rời khỏi
mặt đĩa, tức là có thể coi là tiếp xúc mà cũng có thể coi là không còn tiếp xúc với đĩa nữa (trên thực
tế trường hợp này không có ý nghĩa gì quan trọng), vì vậy có thể coi câu trả lời hợp lí là ứng với
dấu lớn hơn.

Bài 2. Một quả cầu nhỏ khối lượng m được treo bằng một sợi dây mảnh. Kéo quả cầu để sợi dây
nằm theo phương ngang rồi thả ra. Hãy tìm lực căng của sợi dây khi nó lập với phương nằm ngang
một góc bằng 30 0

O A

X

B


Đây là bài toán về chuyển động tròn, không đều.
Hình 3. Quả cầu chịu tác dụng của trọng lực mg và lực
 
căng FC của sợi dây (H.3). Hai lực này gây ra gia tốc a của quả cầu, không hướng vào tâm O.
Theo định luật II Newton:
  
FC  mg  ma
Chiếu phương trình vectơ này lên trục X ta được:
FC  mg sin  ma n ,
Trang 2/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
trong đó a n  V 2 / R , với V là vận tốc của quả cầu, R là chiều dài sợi dây. Từ định luật bảo toàn cơ
năng suy ra:
mgR sin  mV 2 / 2.
Từ 3 phương trình trên tính được lực căng của sợi dây:
FC  3mg sin  3mg / 2.
Bài 3. Một cái đĩa có thể quay xung quanh trục thẳng đứng, vuông góc với đĩa và đi qua tâm của
nó. Trên đĩa có một vật khối lượng M. Ở mặt trên của khối M có một vật nhỏ khối lượng m. Vật m
được nối với trục nhờ một sợi dây mảnh (Hình 4). Quay đĩa (cùng vật M và m) nhanh dần lên, tức
là vận tốc góc tăng dần. Ma sát giữa đĩa và khối M không đáng kể. Hỏi với vận tốc góc bằng bao
nhiêu thì khối M bắt đầu trượt ra khỏi dưới vật m, biết hệ số ma sát trượt giữa vật m và khối M
bằng k.
Trước hết ta hãy tìm vận tốc góc  mà khối M chưa trượt ra phía dưới vật m, tức là m và M
cùng quay với nhau. Trong trường hợp này chúng chuyển động theo đường tròn, bán kính R và với
gia tốc hướng tâm a   2 R

N1
a
N
FC
Fms Fms
mg
N

Mg
Hình 4.

Trong hệ có nhiều vật và nhiều lực tác dụng. Để không làm cho hình vẽ quá rối, trên hình các véc tơ
 
lực được ký hiệu như là các độ lớn của chúng. Vật m chịu tác dụng của trọng lực mg , phản lực N
 
của khối M, lực căng Fc của sợi dây và lực ma sát nghỉ Fms (do M tác dụng). Theo định luật II
Newton tổng hợp các lực này phải hướng vào trục quay. Từ đó suy ra lực ma sát phải hướng song
song sợi dây. Theo định luật III Newton vật m cũng tác dụng lên khối M một lực ma sát có cùng độ
lớn nhưng ngược chiều.
 
Khối M chịu tác dụng của trọng lực Mg , áp lực N của vật m (có độ lớn bằng trọng lượng
 
mg của nó) và lực ma sát nghỉ Fms của vật m, phản lực N1 của đĩa. Phương trình chuyển động của
khối M chiếu lên trục song song với sợi dây có dạng: Fms  M2 R .Khối M sẽ không trượt ra khỏi
vật m nếu độ lớn của lực ma sát nghỉ nhỏ hơn giá trị cực đại của nó (bằng lực ma sát trượt), tức là :
Fms  kmg ,  M2 R  kmg
Từ đó suy ra rằng khối M bắt đầu trượt ra khỏi phía dưới vật m khi vận tốc góc đạt giá trị:
kmg

MR

Trang 3/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
Bài 4. Một nhà du hành vũ trụ ngồi trên Hoả tinh đo chu kỳ quay của con lắc hình nón (một vật
nhỏ treo vào sợi dây, chuyển động tròn trong mặt phẳng nằm ngang với vận tốc không đổi, khi đó
dây treo quét thành một hình nón) nhận được kết quả T=3s. Độ dài của dây L=1m. Góc tạo bởi sợi
dây và phương thẳng đứng   300 . Hãy tìm gia tốc rơi tự do trên Hoả tinh.


m

Hình 5.

Vật chuyển động theo đường tròn bán kính L sin với vận tốc góc 2 / T và gia tốc
 
a  (2 / T) 2 L sin . Vật m chịu tác dụng của lực căng FC của dây treo, trọng lực mg' , ở đây g’ là
gia tốc rơi tự do trên Hoả tinh. Phương trình chuyển động của vật có dạng:
  
FC  mg'  ma .
Từ hình 5 rõ ràng ma /( mg' )  tg . Thế biểu thức của a ở trên vào sẽ tìm được gia tốc rơi tự do
trên Hoả tinh:
2L cos  m
g'   3,8 2 .
T s
Bài 5. Một quả cầu được gắn cố định trên măt bàn nằm ngang. Từ đỉnh A của quả cầu một vật
nhỏ bắt đầu trượt không ma sát với vận tốc ban đầu bằng 0. Hỏi vật sẽ chạm vào mặt bàn dưới một
góc  bằng bao nhiêu?

 
R 
 X
O

 

Hình 6.

Giả sử bán kính quả cầu bằng R (H.6). Chuyển động của vật trên mặt quả cầu cho đến khi rời khỏi
nó là chuyển động tròn không đều với bán kính quỹ đạo bằng R. Trước hết chúng ta tìm góc  và

vận tốc V của vật khi rời khỏi mặt quả cầu. Vật chịu tác dụng của trọng lực mg và phản lực pháp

tuyến N của quả cầu. Phương trình chuyển động của vật chiếu lên trục X có dạng:
mg cos   N  ma n ,

V2
ở đây a n  là gia tốc pháp tuyến. Vào thời điểm vật rời khỏi mặt quả cầu thì N=0, vì vậy ta
R
được:
V 2  gR cos  .
Để tìm V và  cần có thêm một phương trình nữa. Sử dụng định luật bảo toàn cơ năng:

Trang 4/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
mV 2
 mg( R  R cos )  V 2  2gR (1  cos )
2
Giải hệ hai phương trình với các ẩn là V và  ta tìm được :
cos   2 / 3; V  2gR / 3 .

Bây giờ chúng ta tìm vận tốc V1 của vật khi chạm vào mặt bàn. Dùng định luật bảo toàn cơ
năng: cơ năng của vật tại đỉnh hình cầu bằng cơ năng khi vật chạm bàn.
2
mV1
2mgR  ,
2
từ đó tính được V1  2 gR . Trong khoảng thời gian từ lúc rời mặt quả cầu đến khi chạm mặt bàn
thành phần vận tốc theo phương ngang của vật không thay đổi. Vì vậy nếu gọi góc rơi của vật khi
chạm bàn là  thì ta có:
V cos   V1 cos  .
Thay các biểu thức của V, V1 và cos  đã tìm được ở trên vào sẽ tính được:
6
  ar cos  74 0 .
9
Bài tập:
1. Một vật nhỏ được buộc vào đỉnh của hình nón thẳng đứng xoay bằng một sợi chỉ dài l (H.7).
Toàn bộ hệ thống quay tròn xung quanh trục thẳng đứng của hình nón. Với số vòng quay trong một
đơn vị thời gian bằng bao nhiêu thì vật nhỏ không nâng lên khỏi mặt hình nón ? Cho góc mở ở đỉnh
của hình nón 2  1200 .

2 l

Hinh 7
2. Một cái đĩa có thể quay xung quanh trục thẳng đứng, vuông góc với đĩa và đi qua tâm của nó.
Trên đĩa có một vật khối lượng M và ở mặt trên của khối M có một vật nhỏ khối lượng m. Vật
được nối với trục nhờ sợi dây mảnh (H.4). Quay đĩa (cùng khối M và vật m) nhanh dần lên, tức là
vận tốc góc tăng dần. Coi ma sát giữa vật m và khối M là nhỏ không đáng kể . Hỏi với vận tốc góc
bằng bao nhiêu thì khối M bắt đầu trượt ra khỏi dưới vật m, biết hệ số ma sát trượt giữa đĩa và khối
M bằng k.
3. Một quả cầu bán kính R=54cm, được gắn chặt vào một bàn nằm ngang. Một viên bi nhỏ bắt đầu
trượt không ma sát từ đỉnh của quả cầu. Hỏi sau khi rơi xuống mặt bàn viên bi nẩy lên độ cao cực
đại bằng bao nhiêu nếu va chạm giữa nó với mặt bàn là va chạm đàn hồi?.
Tô Linh
(Sưu tầm & giới thiệu)

Trang 5/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
TỔNG HỢP VẬN TỐC

Qui tắc tổng hợp vận tốc xác lập mối liên hệ giữa các vận tốc của cùng một chất điểm trong
các hệ quy chiếu khác nhau. Trong bài này chúng ta sẽ nghiên cứu quy tắc đó thông qua việc giải
một số bài tập cụ thể. Chúng ta nhắc lại rằng mỗi hệ quy chiếu phải được gắn liền với một vật làm
mốc nào đó và chuyển động của cùng một chất điểm sẽ diễn ra khác nhau trong các hệ quy chiếu
khác nhau.
Giả sử có hai hệ quy chiếu S và S’ chuyển động đối với nhau. Vì chuyển động và đứng yên có tính
tương đối nên chúng ta quy ước coi hệ S là đứng yên, còn hệ S’ chuyển động. Chuyển động của
chất điểm M đối với hệ S được gọi là chuyển động tuyệt đối, còn chuyển động đối với hệ S’ được
gọi là chuyển động tương đối. Một cách tương ứng, vận tốc của M đối với hệ S được gọi là vận tốc
tuyệt đối, còn đối với hệ S’ được gọi là vận tốc tương đối. Để dễ hình dung chúng ta có thể lấy thí
dụ như: chọn căn phòng làm hệ S, còn quả cầu không khí vừa bay vừa quay là hệ S’ và chất điểm
M là con kiến đang bò trên quả cầu.
Chúng ta đưa thêm vào khái niệm nữa là vận tốc kéo theo. Đây là vận tốc của một điểm trong hệ S’,
mà chất điểm M đi qua vào thời điểm đã cho, đối với hệ S. Trong thí dụ của chúng ta đó là vận tốc
đối với căn phòng của điểm trên quả cầu mà con kiến đang bò qua đó.
  
Ở bất kỳ thời điểm nào vận tốc tuyệt đối v A , vận tốc tương đối vO và vận tốc kéo theo vC cũng liên
hệ với nhau bởi hệ thức:
  
v A = vO + vC .
Đây chính là công thức tổng hợp vận tốc. Chúng ta nêu ra hai nhận xét sau đây:

1) Nói chung vận tốc kéo theo vC không phải là vận tốc của hệ S’ đối với hệ S. Thực vậy,
trong khi chuyển động quả cầu không khí còn quay nên vận tốc của các điểm khác nhau trên quả
cầu đối với căn phòng là khác nhau. Chính vì vậy nói đến vận tốc của quả cầu (tức của hệ S’) đối
với căn phòng (tức hệ S) là vô nghĩa. Chỉ trong trường hợp hệ S’ chuyển động tịnh tiến chứ không
quay thì vận tốc của tất cả điểm của S’ đối với S là như nhau và người ta gọi đó là vận tốc của hệ S’
đối với hệ S.
2) Hệ thức giữa vận tốc tuyệt đối, vận tốc tương đối và vận tốc kéo theo chỉ thuần tuý là hệ
thức động học, không có liên quan gì đến các hệ S và hệ S’ là hệ quy chiếu quán tính hay không
quán tính. Cả hai hệ đều có thể là hệ không quán tính.
Bây giờ chúng ta xét các bài toán cụ thể.

Bài toán 1.Trên boong một con tàu thủy đang chuyển động v0  đối với
bờ sông với vận tốc u = 15km/h có một hành khách đi với vận
tốc v0  u / 3 đối với boong tàu, theo phương lập với trục u dọc
Hình 1.
của tàu góc   300 (xem H.1). Hãy tìm vận tốc của hành khách
đó đối với bờ. v v0
Chúng ta lấy bờ sông làm hệ quy chiếu đứng yên và tàu thủy
 

làm hệ quy chiếu chuyển động. Khi đó v0 là vận tốc tương đối,  u là

vận tốc kéo theo. Vận tốc của hành khách đối với bờ v sẽ là vận Hình 2. tốc
tuyệt đối. Theo công thức công vận tốc:
  
v = v0 + u
Sử dụng định lý cosin chúng ta tìm được độ lớn vận tốc v của hành khách đối với bờ và góc 

giữa vận tốc này và trục tàu:

u 7
v  u 2  v02  2uv0 cos    13km/h.
3

Trang 6/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT) v0
v 1 3
sin  0 sin   0,33;   19 0 .
v 2 7 A

O
Bài toán 2. Trong phòng có một cái đĩa quay với vận tốc góc   không
đổi quanh trục cố định O đi qua tâm đĩa và vuông góc với đĩa. Một con bọ
dừa bò trên mặt đĩa dọc theo bán kính với vận tốc v0 đối với đĩa (H.3).
Hãy tìm độ lớn vận tốc của con bọ dừa đối với phòng vào thời điểm Hình 3. nó ở
điểm A cách trục O khoảng R.
Tất nhiên là nên chọn phòng làm hệ quy chiếu đứng yên, còn đĩa là
 v0
hệ quy chiếu chuyển động. Khi đó v0 là vận tốc tương đối. Vận tốc kéo
  v
theo vC là vận tốc của điểm A đối với phòng. Vận tốc kéo theo vC A
hướng vuông góc với phương bán kính OA và có độ lớn bằng:
 vC
vC  R . Vận tốc của con bọ dừa v đối với phòng là vận tốc tuyệt O đối.
   
Theo quy tắc cộng vận tốc : v = v0 + vC . Độ lớn vận tốc của con bọ
dừa đối với phòng bằng :
Hình 4.
v  v02  vC2  v02   2 R 2

Bài toán 3. Bán kính của một hành tinh r = 2000km. Vận tốc các điểm trên xích đạo bằng
v1  0,6km / s . Một vệ tinh chuyển động trong mặt phẳng xích đạo của hành tinh trên quỹ đạo bán
kính R = 3000km, theo chiều quay của hành tinh với vận tốc v2  2km / s . Hãy tìm vận tốc của vệ
tinh đối với hành tinh.
 M 
Chọn hệ quy chiếu đứng yên là hệ mà vận tốc v1 và vC v2
vO
được cho trong đó. Lấy hành tinh làm hệ chuyển động. Vận R tốc
 v1 v2
tuyệt đối của vệ tinh đã cho và bằng v 2 . Chúng ta cần tìm vận tốc

của vệ tinh đối với hành tinh tức là vận tốc tương đối vO . Giả O sử
vào thời điểm nào đó vệ tinh đi qua điểm M gắn liền với hành r  tinh
bằng một thanh tưởng tượng OM (H.5). Vận tốc của điểm M trong

hệ quy chiếu đứng yên chính là vận tốc kéo theo vC . Chúng ta
hãy tìm nó.
v Hình 5.
Vận tốc góc quay của hành tinh bằng   1 , còn vận tốc
r
vR   
kéo theo vC  R  1 . Theo quy tắc cộng vận tốc ta có: v2  vO  vC . Ta nhận thấy rằng vận tốc
r

tương đối của vệ tinh cùng hướng với vận tốc tuyệt đối v 2 và có độ lớn bằng:
R
vO  v2  vC  v2  v1 =1,1km/s.
r v2
A1
v1 A2
Bài toán 4. Trên hai đường tròn bán kính mỗi đường R
bằng R, nằm trong cùng một mặt phẳng, có hai ô tô A1 M C D và
A2 chuyển động với các vận tốc v1  v  20km / h và R
v2  2v . Kích thước các ô tô rất nhỏ so với R. Vào một R/2 thời
điểm nào đó thì các ô tô nằm ở các điểm M và C cách Hình 6.
nhau R/2 (H.6).
1) Hãy tìm vận tốc của ô tô A2 đối với hệ quy chiếu gắn liền với ô tô A1 vào thời điểm đó.
2) Hãy tìm vận tốc của ô tô A2 đối với hệ quy chiếu gắn liền với ô tô A1 khi A2 ở điểm D.

Trang 7/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
Chọn đường làm hệ quy chiếu đứng yên. Vận tốc của ô tô A2 trong hệ quy chiếu này là vận
 
tốc tuyệt đối. Ký hiệu vC và v D là vận tốc tuyệt đối của A2 khi đi qua các điểm C và D (H.7). Theo
đề ra:
vC  v D  v2  2v.
Chúng ta gắn hệ quy chiếu chuyển động với ô tô A1 . Rõ ràng hệ này quay xung quanh trục O với
vận tốc góc
v
 .
R
 
Ký hiệu vận tốc kéo theo khi ô tô A2 đi qua các điểm C và D là vCkt và v Dkt . Độ lớn các vận tốc này
bằng:
v R 3
vCkt  .OC   R    v , A1
R/2 vD
vDtd
R 2 2 A2

v R  7 M C D
v Dkt  .OD   R   2 R   v . R O vCkt
R 2  2 R
  vCtd vC
Chúng ta cần phải tìm các vận tốc tương đối Ctd và Dtd
v v
vDkt
của ô tô A2 khi nó đi qua các điểm C và D. Hình 7.
Theo quy tắc cộng vận tốc (xem H.7):
     
vC  vCtd  vCkt ; v D  v Dtd  v Dkt
Vận tốc của A2 đối với A1 ở các điểm C và D trùng hướng với các vận tốc của A2 đối với đường tại
các điểm này và bằng:
3
vCtd  vC  vCkt = 2v  v =10km/h.
2
7
v Dtd  v D  v Dkt = 2v  v =110km/h..
2

Bài toán 5. Trong khi trời đang mưa đá, một ô tô chạy trên đường nằm ngang với vận tốc không
đổi u=25km/h. Một hạt mưa đá rơi xuống va chạm với tấm kính chắn gió phía trước và bật ra theo
phương ngang cùng chiều chuyển động của xe. Kính chắn gió nghiêng góc   300 so với phương
thẳng đứng (H.8). Cho rằng trước khi va chạm vận tốc các hạt mưa có phương thẳng đứng và va
chạm là hoàn toàn đàn hồi, hãy tìm vận tốc hạt mưa đá: 1) trước khi va chạm; 2) sau khi va chạm.

Hình 8
Chúng ta chọn đường làm hệ quy chiếu đứng yên và ô tô làm hệ quy chiếu chuyển động. Chúng ta
 
sẽ tìm vận tốc v1 và v 2 của hạt mưa đá đối với đường trước và sau va chạm, tức là các vận tốc tuyệt
 
đối của hạt mưa. Theo đề ra thì v1 hướng thẳng đứng xuống dưới, còn v 2 hướng nằm ngang (H.9).

Trang 8/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
 
Ngay sau khi va chạm vận tốc tuyệt đối v 2 , vận tốc tương đối v 2O và vận tốc kéo theo của

hạt mưa u (cũng là vận tốc của ô tô) liên hệ nhau bởi hệ thức:
  
v 2 = v 2O + u .
  
Vì v 2 và u hướng theo phương ngang nên v 2O cũng hướng nằm ngang, do đó:
v2  v2O  u

Vận tốc tương đối v 2O lập với pháp tuyến AB của mặt kính một góc  nào đó chính là góc phản xạ.
Từ phần động lực học chúng ta đã biết trong va chạm đàn hồi của một vật với bề mặt của một vật
nặng, đứng yên thì góc tới bằng góc phản xạ, còn độ lớn vận tốc tới và vận tốc phản xạ bằng nhau.

Vì vậy vận tốc v1O của hạt mưa đá đối với ô tô ngay trước khi va chạm cũng lập với pháp tuyến AB
của mặt kính một góc  và về độ lớn: v1O = v 2O .
  
Trước khi va chạm hệ thức giữa vận tốc tuyệt đối v1 , vận tốc tương đối v1O và vận tốc kéo theo u
là:
  
v1 = v1O + u .

Từ H.9 dễ dàng chứng minh được    và vận tốc tương đối v1O lập với phương ngang một góc 2
 . Sử dụng hình 9 chúng ta cũng tìm được vận tốc của hạt mưa đá trước và sau va chạm:
v1  u.tg (2)  u.tg (2)  u 3  43km / h
u  1 
v2  v2O  u  v1O  u =  u  u .  1 =3u=75km/h.
cos(2)  cos( 2) 
v
Bài toán 6. Một băng chuyền chuyển động với vận tốc không đổi v.
Băng nằm trong cùng mặt phẳng với mặt bàn. Một hộp nhỏ đang
v/2
chuyển động trên mặt bàn với vận tốc v/2 thì đi vào băng chuyền 
theo hướng lập một góc  ( cos  = 1/9) với mép băng. Hệ số ma sát
trượt giữa hộp và băng là  . Hình 10.
1) Độ lớn vận tốc của hộp đối với băng vào lúc bắt đầu chuyển
động trên băng chuyền bằng bao nhiêu?
2) Với độ rộng tối thiểu của băng bằng bao nhiêu để hộp không đi ra khỏi băng?
Chọn hệ quy chiếu đứng yên gắn liền với bàn, còn hệ quy chiếu chuyển
động gắn liền băng chuyền. Khi đó vận tốc của băng chính là vận tốc kéo v
vA O
theo vC  v . Lúc bắt đầu chuyển động trên băng thì vận tốc tuyệt đối của  
v vC
hộp bằng vận tốc của hộp đối với bàn trước khi đi vào băng, vì vậy v A 
2
. Vận tốc tương đối của hộp đối với băng lúc bắt đầu chuyển động trên Hình 11.
   
băng là vO . Theo quy tắc cộng vận tốc (H.11): v A  vO  vC . Sử dụng định
lý cosin đối với tam giác ta được:
7v
vO2  vC2  v A2  2vC v A cos(180 0  ) 
6
Để trả lời câu hỏi thứ hai nên chuyển sang hệ quy chiếu quán tính gắn liền với băng. Đối với băng,

hộp có vận tốc ban đầu vO theo hướng lập với mép băng một góc  nào đó và chuyển động thẳng,
chậm dần đều với gia tốc  g. Yêu cầu độ rộng của băng nhỏ nhất mà hộp không đi ra khỏi băng
d
dẫn tới hộp phải dừng lại ở mép băng đối diện. Khi đó hộp đi được đoạn đường s  . Đối với
sin 
chuyển động chậm dần đều của hộp trên băng chuyền có thể viết: vO2  2gs. Từ hai biểu thức cuối
suy ra:
49 v 2 sin 
d .
72 g
Trang 9/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
Dựa vào định lý sin đối với tam giác ta có:
sin  v 4 5
 A ; ở đây: sin(180 0  )  sin  1  cos 2   . Từ đó chú ý đến biểu thức
sin(180  ) vO
0
9
của v A và vO qua v ta được:
4 5
sin   . Thế vào biểu thức của d ta nhận được độ rộng cực tiểu của băng chuyền để hộp không
21
đi ra khỏi băng:
7 5 v2
d .
54 g
BÀI TẬP
1. Một đầu máy tàu hỏa chuyển động trên đoạn C v D
đường ray thẳng CD với vận tốc v (H.12). Một ô tô K
chuyển động với vận tốc v/4 trên con đường có dạng một cung
tròn bán kính R. Khoảng cách từ tâm cung tròn đến đường A ray
v/4
bằng OK=2R. Vào một thời điểm nào đó đầu tàu ở điểm K
còn ô tô ở điểm A. Hãy tìm vận tốc của đầu tàu đối với ô tô
R
(hệ quy chiếu gắn liền với ô tô) vào thời điểm đó. Bỏ qua kích
thước của ô tô và đầu tàu so với R.
ĐS: Vận tốc tương đối bằng v / 2 và cùng hướng với đầu O máy.
2. Trời đang mưa đá có một ô tô chuyển động với Hình 12. vận
tốc u=29km/h. trên đường nằm ngang. Một hạt mưa đá đập
lên kính chắn sau của ô tô. Kính này nghiêng một góc   30 so với phương ngang. Hạt mưa bật ra
0

theo phương ngang, ngược chiều chuyển động của ô tô. Cho rằng va chạm của hạt mưa đá với kính
ô tô là hoàn toàn đàn hồi và vận tốc của hạt mưa trước khi va chạm hướng thẳng đứng, hãy tìm vận
tốc của hạt mưa
a) trước va chạm.
b) sau va chạm.
ĐS: a) v1  50km / h; b)v2  29km / h.

3. Một băng tải nằm ngang chuyển động với vận tốc không đổi v. Trên băng có một đĩa nhỏ
(vòng đệm) chuyển động ngang với vận tốc 3v theo hướng lập với mép đĩa một góc  (
cos   2 / 3) .
a) Đĩa nhỏ có độ lớn vận tốc bằng bao nhiêu so với băng tải khi bắt đầu chuyển động trên băng?
b) Hệ số ma sát trượt giữa đĩa và băng tải lớn nhất bằng bao nhiêu để đĩa nhỏ vẫn đi vượt qua được
băng tải?
70 v 2
ĐS: a) vd  v 14 ; b)  max  .
2 gd
Tô Bá ( sưu tầm & giới thiệu)

Trang 10/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN TRONG BÀI TOÁN VA CHẠM

Trong vật lý, va chạm được hiểu là một quá trình tương tác trong khoảng thời gian ngắn giữa các
vật theo nghĩa rộng của từ này, không nhất thiết các vật phải tiếp xúc trực tiếp với nhau. Khi đang ở
cách xa nhau một khoảng lớn các vật là tự do. Khi đi đến gần ngang qua nhau, các vật tương tác với
nhau dẫn đến có thể xẩy ra những quá trình khác nhau: các vật chập lại với nhau thành một vật, tạo
thành các vật mới, hoặc đơn giản chỉ thay đổi hướng và độ lớn của vận tốc,.. Cũng có thể xẩy ra va
chạm đàn hồi và va chạm không đàn hồi. Trong va chạm đàn hồi các vật sau khi tương tác nhau sẽ
bay ra xa nhau mà không có bất kì thay đổi nào về nội năng, còn trong va chạm không đàn hồi thì
trạng thái bên trong các vật sau va chạm sẽ bị thay đổi.
Trong thực tế, ở mức độ nào đó va chạm xẩy ra giữa các vật thường là va chạm không đàn hồi vì
bao giờ các vật cũng bị nóng lên do một phần động năng đã chuyển thành nội năng. Tuy nhiên
trong vật lý thì khái niệm về va chạm đàn hồi lại đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong những thí
nghiệm về các hiện tượng nguyên tử.
Dưới đây chúng ta sẽ xét một số bài toán cụ thể.
Bài toán 1. Một proton khi bay ngang qua một hạt nhân của nguyên tố nào đó đang đứng yên bị
lệch đi một góc  (với cos   4 / 15) , còn giá trị vận tốc của nó giảm đi 10% (xem hình vẽ). Hãy
xác định số khối của hạt nhân nguyên tố đó.
v2
m

m M

v1

Giải: Tương tác giữa các hạt ở đây là đàn hồi, vì vậy động lượng và động năng của hệ được bảo
toàn:
  
mv1  mv 2  Mv, (1)
2 2 2
mv1 mv 2 Mv
  (2)
2 2 2
ở đây M và v là khối lượng và vận tốc của hạt nhân. Từ định luật bảo toàn động lượng và định lý
hàm số cosin ta được:
(Mv) 2  (mv1 ) 2  (mv 2 ) 2  2m 2 v1v 2 cos  (3)
Từ (2) và (3) chúng ta tìm được số khối A:
M 1  k 2  2k cos  v
A   7, ở đây k  1  0,9
m 1 k 2
v2
Vậy proton đã tán xạ với hạt nhân liti.
Bài toán 2. Hạt anpha  tán xạ đàn hồi trên hạt nhân hyđrô (lúc đầu đứng yên). Góc tán xạ cực
đại bằng bao nhiêu? biết khối lượng của hydô nhỏ hơn của hạt  bốn lần.
Giải: Chúng ta có thể giải bài toán này theo hai cách.
Cách thứ nhất:
Chúng ta hãy phân tích va chạm đàn hồi trong hệ quy chiếu
phòng thí nghiệm (đứng yên). Kí hiệu: m1 là khối lượng hạt

 , v là vận tốc của nó trước va chạm, m 2 là khối lượng của 
 
nguyên tử hiđrô, v1 và v 2 tương ứng là vận tốc của hạt  và 
của nguyên tử hiđrô sau va chạm. Vì va chạm là đàn hồi nên
áp dụng được định luật bảo toàn động lượng và bảo toàn động
năng :

Trang 11/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
m1v  m1v1 cos   m 2 v 2 cos 
m1v1 sin   m 2 v 2 sin 
m1 v 2 m1 v12 m 2 v 22
 
2 2 2
Khử  và v 2 trong các hệ thúc này, chúng ta sẽ nhận được phương trình bậc hai đối với v1
(m1  m 2 )v12  2m1v cos .v1  (m1  m 2 )v 2  0
Nghiệm của phương trình này là thực khi sin   m 2 / m1 . Góc  cực đại thoả mãn điều kiện này
ứng với dấu bằng và đó chính là góc  cần tìm. Vậy:
m
  arcsin 2  0,25rad .
m1
Chúng ta thấy rằng tán xạ với góc lệch cực đại chỉ có thể xẩy ra với điều kiện khối lượng hạt tới
phải lớn hơn khối lượng hạt đứng yên.
Cách thứ hai:
Nói chung, khảo sát bài toán va chạm trong hệ khối tâm của các hạt va chạm là dễ dàng hơn. Trong
hệ này vectơ động lượng tổng cộng của hệ luôn bằng không. vận tốc khối tâm của hệ bằng:
 
m1 v
V
m1  m 2
Trước va chạm động lượng của hạt m1 bằng

 

 
p  m1 v  V 
m1m 2 v
m1  m 2
, còn động lượng của hạt m 2 bằng  p .

Với va chạm đàn hồi thì động lượng và động năng của hệ các vật tương tác được bảo toàn. Vì vậy
 
nếu kí hiệu động lượng của hạt thứ nhất sau va chạm là p * , thì động lượng của hạt thứ hai sẽ là  p*
.
Từ định luật bảo toàn năng lượng được viết dưới dạng:

 1 1   1 1 
p 2     p*2   
 m1 m 2   m1 m 2 
chúng ta tìm được p  p*
Như vậy vectơ động lượng (và do đó véc tơ vận tốc) của hạt chỉ quay đi một góc nào đấy mà vẫn
giữ nguyên giá trị. Góc quay phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể của tương tác và vị trí tương đối giữa
các vật va chạm.
Khi chuyển sang hệ quy chiếu phòng thí nghiệm ta dùng quy tắc cộng vận tốc.Theo quy tắc này vận
tốc của hạt tới sau va chạm bằng


V
  
v1  V  v1* ,

ở đây v1* là vận tốc của nó trong hệ khối tâm. Trên hình bên V là vận tốc khối tâm của hệ, v là vận
m2v
tốc hạt tới trước khi va chạm. Đại lượng v1*  xác định bán kính của vòng tròn mà vectơ
m1  m 2
 
v1 kết thúc trên đó. Từ hình vẽ suy ra rằng trong trường hợp m1  m 2 góc giữa các vectơ vận tốc v
 
và v1 của hạt tới trước và sau va chạm không thể vượt quá giá trị cực đại  , khi đó v1 tiếp tuyến
với đường tròn, tức là

Trang 12/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
v m
  arcsin 1*  2  0,25rad .
V m1
Bài toán 3. Phản ứng hạt nhân nhân tạo đầu tiên do Rutherford thực hiện năm 1919
14
N 4 He17 O  p là phản ứng thu năng lượng bằng Q = 1,13Mev. Tính động năng
ngưỡng cần truyền cho hạt  trong hệ phòng thí nghiệm để khi bắn phá vào hạt nhân bia nitơ đứng
yên thì phản ứng có thể xảy ra.
Giải: Trước khi giải bài toán này chúng ta hãy tìm mối liên hệ giữa các động năng E k và E k* của
một hệ chất điểm trong hệ phòng thí nghiệm và trong hệ khối tâm. Theo công thức cộng vận tốc thì
   
đối với chất điểm thứ i của hệ ta có v i  V  v i* , ở đây V là vận tốc khối tâm của hệ. Khi đó động
năng của hệ trong hệ phòng thí nghiệm bằng:
    
m i v i2 m i (V  v i* ) 2 mi V 2 m i v i2*  
Ek       V m i v i*
2 2 2 2

Tổng  m i v i* = 0, do vận tốc khối tâm trong hệ khối tâm thì phải bằng không. Như vậy:

MV2
Ek   E k* . ở đây M   m i
2
Vậy động năng của hệ trong hệ phòng thí nghiệm bằng động năng của hệ trong hệ khối tâm cộng
M V2
với .
2
Bây giờ ta sẽ bắt tay vào việc giải Bài toán 3. Kí hiệu động lượng của hạt  trước khi va chạm là

p 0 . Động năng khối tâm của hệ

MV2 p 02 m He
  E ng
2 2(m He  m N ) m He  m N
không thay đổi trong quá trình phản ứng, vì động lượng của một hệ kín được bảo toàn và do đó
năng lượng này không góp phần vào các biến đổi hạt nhân. Như vậy năng lượng ngưỡng phải thoả
mãn điều kiện:
m He
E ng  Q  E ng
m He  m N
Từ đó
m He  m N
E ng  Q  1,45MeV
mN
Như vậy, chúng ta nhận thấy rằng động năng hạt tới nhỏ nhất khi các hạt tạo thành sau phản ứng
đứng yên trong hệ khối tâm.
Bài toán 4. Nguyên tử hiđrô ở trạng thái cơ bản, đứng yên hấp thụ một photon. Kết quả là nguyên
tử chuyển sang trạng thái kích thích và bắt đầu chuyển động. Hãy tính giá trị vận tốc v của nguyên
tử hiđrô. Cho năng lượng kích thích của nguyên tử hiđrô E12  1,63.10 18 J . Năng lượng nghỉ của
hiđrô mc 2  1,49.10 10 J .
Giải:
Cách 1: Từ định luật bảo toàn năng lượng:
hc mv 2
 E12 
 2

Trang 13/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
và định luật bảo toàn động lượng:
h
 mv

sẽ tính được vận tốc v (loại nghiệm v>c):
 2E  E
v  c1  1  122   c 122 ,
 mc  mc

2E 12 E 12
ở đây chúng ta đã sử dụng gần đúng 1  2
 1
do năng lượng kích thich E12 nhỏ hơn rất
mc mc 2
nhiều so với năng lượng nghỉ mc 2 . Điều này cũng cho thấy khi giải bài toán ta chỉ cần sử dụng
phép gần đúng phi tương đối tính.
Cách 2: Sử dụng công thức tương đối tính cho các định luật bảo toàn năng lượng và động lượng ta
có:
hc mc 2 h mv
mc 2   và  .
 v 2  v2
1 2 1 2
c c
hc / 
Chia hệ thức thứ hai cho hệ thức thứ nhất, ta được : v  c . Vì năng lượng của photon bị
mc  hc /  2

hấp thụ nhỏ hơn nhiều năng lượng nghỉ của nguyên tử nên một cách gần đúng ta có:
hc /  E
vc 2
 c 122
mc mc

Bài toán 5. Một nguyên tử hiđrô ở trạng thái cơ bản bay đến va chạm với một nguyên tử hiđrô khác
cũng ở trạng thái cơ bản và đứng yên. Động năng của hiđrô tới nhỏ nhất phải bằng bao nhiêu để
khi va chạm phát ra một photon. Năng lượng ion hoá của nguyên tử hiđrô là 13,6eV.
Giải: Đây là một bài toán va chạm không đàn hồi. Nguyên tử hiđrô tới sẽ truyền một năng lượng
lớn nhất có thể để ion hoá khi cả hai nguyên tử sau va chạm đứng yên trong hệ khối tâm. Động
năng của khối tâm bằng:
p2 p2 E ng
  ,
2(m1  m1 ) 4m p 2

ở đây m p là khối lượng proton, còn E ng là năng lượng ngưỡng của phản ứng. Năng lượng ngưỡng
không thay đổi. Photon mang năng lượng nhỏ nhất nếu electron trong nguyên tử chuyển từ mức cơ
bản lên mức kích thích thứ nhất. Muốn vậy nguyên tử phải hấp thụ một năng lượng
1 1 3 E ng
h12  hR (  )  hR  ,
1 4 4 2
ở đây R là hằng số Rydberg. Khi ion hoá, electron chuyển từ mức cơ bản lên mức vô cùng, năng
lượng ion hoá bằng E i  hR. Từ đó ta tìm được
3
E ng  E i  20,4eV
2
Bài toán 6. Một photon Rơnghen va chạm với electron đứng yên và bị phản xạ theo hướng ngược
lại. Hãy tìm độ biến thiên của bước sóng photon do tán xạ.

Trang 14/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
Giải: Với năng lượng hàng ngàn electron-vôn thì ta phải tính đến hiệu ứng tương đối tính. Định
luật bảo toàn năng lượng và động lượng có dạng:
hc hc mc 2 h h mv
 mc  
2
và   ,
0  v2 0  v2
1 2 1 2
c c
ở đây m là khối lượng electron,  0 và  là bước sóng của photon trước và sau tán xạ. Từ hệ hai
phương trình này dễ dàng rút ra được :
h
     0  2  4,84.10 12 m
mc
Như vậy bước sóng của photon tăng. Kết quả này hoàn toàn phù hợp số liệu thực nghiệm.
Bài tập
1. Hạt nhân liti bị kích thích bởi chùm proton bắn vào bia liti đứng yên. Khi đó xẩy ra phản ứng
p 7 Li  p 7 Li *
Tìm tỉ số giữa năng lượng của photon tới và năng lượng kích thích của liti để xuất hiện các photon
tán xạ theo hướng ngược với các photon tới.
2. Một electron bay đến va chạm với một nguyên tử hydrô ở trạng thái cơ bản, đứng yên. Tính năng
lượng ngưỡng E ng của electron tới để khi va chạm phát ra photon. Năng lượng ion hoá nguyên tử
hydrô là 13,6 eV.
3. Photon Rơnghen va chạm với một electron đứng yên và phản xạ theo hướng vuông góc. Hãy tim
độ tăng bước sóng của photon do tán xạ.
Phạm Tô (Sưu tầm và giới thiệu)

BÀI TOÁN GIẢ CÂN BẰNG

Hải Nguyễn Minh (HảI Phòng)

Trong những bài toán tĩnh học, có rất nhiều các hệ cơ học
độc đáo và đa dạng. Khá nhiều trong số chúng thường chỉ được
sử dụng trong các bài toán tĩnh học vì sự chuyển động của
những cơ hệ đó nếu có là rất phức tạp. Tuy nhiên, nếu ta chỉ
xét sự chuyển động của cơ hệ đó tại những thời điểm đặc biệt
(đầu của quá trình) thì sẽ thu được những bài toán độc đáo
thường được gọi là giả cân bằng. Loại bài này gây cho học sinh
phổ thông , kể cả học sinh chuyên nhiều khó khăn. Vì thế bài
viết này sẽ đi sâu vào từng ví dụ cụ thể để có thể rút ra những phương pháp chung nhất cho việc
giải những bài toán loại đó.
Những câu hỏi thường gặp trong bài toán giả cân
bằng là xác định các yếu tố về gia tốc, về lực ngay tại thời
điểm ban đầu của quá trình chuyển động của hệ.
Ví dụ 1. Cho hệ cơ như hình vẽ. Ban đầu hệ ở trạng thái
cân bằng sau đó người ta đốt dây nằm ngang giữ

Trang 15/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)

m1 . Xác định gia tốc của


m2 ngay sau khi đốt dây. Biết góc  và các khối

m1 ,m2
lượng .
Sai lầm thường gặp đối với những bạn lần đầu tiên gặp dạng toán này là vẫn gắn nó với các lực
tĩnh học do điều kiện cân bằng ban đầu của cơ hệ. Vì thế để giải quyết được bài toán việc đầu tiên
cần làm là loại bỏ tất cả các ý niệm về lực tĩnh học và coi nó là một bài toán động lực học thật sự.

Ngay tại thời điểm ban đầu các lực tác dụng lên quả cầu 1 gồm : trọng lực
m1 g , lực căng

T1 T2
các dây và . Lực tác dụng lên quả cầu 2 gồm: trọng lực

m2 g T2 , lực căng dây (ta không biểu diễn trọng lực trên hình)

Khi ấy quả cầu 2 sẽ chỉ có thành phần gia tốc theo phương thẳng đứng
a2 . Do dây

không giãn nên thành phần gia tốc theo phương thẳng đứng của quả 1 cũng là
a2 .
Các phương trình Newton theo phương Y:
m1 g  T2  T1 cos   m1a2 (1)
m2 g  T2  m2 a2 (2)

Ngay tại thời điểm ban đầu vận tốc của m1 bằng 0: nên thành phần gia tốc của
m1 theo
2
v
phương hướng tâm bằng không: a ht  0
R
 T1  T2 cos   m1 g cos   m1aht  0  T1  T2 cos   m1 g cos  (3)
Trang 16/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
Từ (1), (2), (3) ta dễ dàng thu được:
m1  m2
a2  g
m1
 m2
sin 2 
Chúng ta có thể thử lại kết quả trên với những trường hợp đặc biệt:

+ Khi
 0 0
: a = 0.

+ Khi
  90 0
: a = g.

+ Khi
m1  0 : a = g.
Các kết quả thử lại trên đều phù hợp với xem xét định
tính.
Để thu được kết quả trên chúng ta cũng có thể thay (2)
và (3) bằng hai phương trình khác liên hệ giữa hai thành
phần gia tốc theo phương x và y của quả 1. Các bạn hoàn
toàn có thể tự làm điều đó như một sự tự mở rộng thêm.
Ví dụ 2. Một thanh nhẵn được cố định vào tường và làm
với đường nằm ngang góc . Xâu chiếc nhẫn khối lượng
m1 vào thanh. Sợi dây mảnh không giãn khối lượng không
đáng kể được buộc một đầu vào nhẫn còn đầu kia buộc
một quả cầu khối lượng m2. Giữ nhẫn cố định sao cho dây
ở vị trí thẳng đứng. Tính lực căng dây ngay sau khi thả
nhẫn ra.

Ngay sau khi thả nhẫn ra ta có thể khẳng định rằng gia

m1
tốc của hướng theo thanh còn gia tốc của

m2 hướng theo phương đứng. Áp dụng định


luật hai Newton cho vật 1, ta có
T  m1g .sin   m1a1 (4)

Trang 17/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)

Do dây không dãn nên quả


m2 chuyển động tròn trong hệ quy chiếu gắn với vòng
nhẫn. Ta lại áp dụng điều kiện ngay sau khi đốt dây: vận tốc của m2 bằng không.
Trong hệ quy chiếu gắn với vòng nhẫn quả cầu chịu lực quán tính: f qt  m2 a1
Áp dụng định luật hai Newton cho quả cầu 2 theo phương dây:
m2 g  T  f qt sin  m 2 aht

Do vận tốc quả 2 bằng không nên


aht  0
 m2 g  T  m2 a1 sin   0 (5)

Từ (4) và (5) ta dễ dàng thu được:


1
T m2 g
m2 2
1  (1  )tg 
m1
Kết quả trên cũng phù hợp với xem xét định tính khi ta xét với những giá trị đặc biệt của .
Ngoài ra trong lời giải ở trên ta có thể dùng mối quan hệ giữa gia tốc của m 1 và m2 chứ không thật
cần thiết phải đổi hệ quy chiếu. Bài viết muốn cho các bạn thấy được sự hiệu quả của việc sử dụng
điều kiện vận tốc ban đầu bằng không với những bài toán giả cân bằng trong giới hạn chất điểm.

Sử dụng điều kiện vận tốc ban đầu "bằng không" tỏ ra hiệu quả trong các bài toán giả cân bằng
liên quan đến chất điểm. Nhưng sẽ là không thực tiễn nếu ta sử dụng cách đó đối với các cơ hệ vật
rắn. Tuy thế việc sử dụng các mối liên hệ giữa các gia tốc lại tỏ ra hiệu quả hơn. Để minh hoạ ta hãy
xét ví dụ 3 dưới đây.

Ví dụ 3. Một thanh AB đồng chất chiều dài 2l khối lượng m


được giữ nằm ngang bởi hai dây treo thẳng đứng như hình vẽ.
Xác định lực căng dây trái ngay sau khi đốt dây phải.

Ngay sau khi đốt dây các lực tác dụng lên thanh gồm: lực
căng dây T, trọng lực mg. Định luật 2 Newton theo trục y:
mg  T  m.a y (6)
Định luật hai Newton cho chuyển động quay của thanh
quanh khối tâm:
1
T .l  ml 2 (7)
3

Ta cần tìm mối liên hệ giữa


ay và gia tốc góc .

Trang 18/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
Xét sau một khoảng thời gian t rất nhỏ sau khi đốt dây, dây vẫn còn thẳng đứng, thanh thì bị lệch
khỏi phương ngang một góc  nhỏ. Trong khoảng thời gian rất nhỏ đó, ta coi như gia tốc khối tâm
và gia tốc góc của thanh là không đổi. Khi đó độ dịch chuyển của khối tâm là: y  l.
Đạo hàm hai lần hai vế của phương trình trên theo t, ta được:
 a y  l. (8)
Từ các phương trình (6), (7) ,(8) ta thu được:
1
T  mg
4

Ví dụ 4. Một thanh đồng chất AB dài 2l, trọng lượng P, đầu A


tựa trên sàn ngang nhẵn và lập với sàn một góc 0, đầu B
được treo bằng dây DB thẳng đứng, không giãn, không trọng
lượng. Tại một thời điểm nào đó dây bị đứt và thanh bắt đầu
chuyển động. Xác định áp lực của thanh lên sàn ngay tại thời
điểm thanh bắt đầu chuyển động.

Do không có ngoại lực tác dụng lên thanh theo phương


ngang nên khối tâm thanh chỉ chuyển động theo đường thẳng
đứng xuống dưới. Ngay sau khi thanh bắt đầu chuyển động
các lực tác dụng lên thanh là: trọng lực mg, phản lực N của sàn.
Định luật 2 Newton theo trục y:
mg  N  m.a y (10)
Định luật 2 Newton cho chuyển động quay của thanh quanh
khối tâm:
1
N .l. cos  0  ml 2 (11)
3
Ta cần tìm mối liên hệ giữa ay và  dựa trên các điều kiện ban đầu của chuyển động. Xét khi thanh
hợp với phương ngang một góc  = 0 - d . Quãng đường mà khối tâm đã dịch chuyển là:

y  lsin0 lsin  l.(sin  0  sin( 0  d ))


 l sin  0  sin  0 cos d  cos  0 sin d 
y  l. cos  0 .d
Đạo hàm hai vế của phương trình trên ta có : a y  l. cos  0 . (12)
Từ (10), (11), (12) ta thu được:
1
N .mg
3. cos  0  1
2

Trong bài toán trên việc sử dụng mối liên hệ giữa các gia tốc tỏ ra
rất hiệu quả, nhưng vẫn luôn phải dựa trên các điều kiện giới hạn của
thời điểm ngay sau khi đốt dây. Đó là một đặc điểm chung của các bài
toán giả cân bằng. Tuỳ thuộc vào từng dạng của bài toán giả cân bằng
mà bạn chọn một trong hai phương pháp đã nêu trên để có lời giải tối
ưu. Sau đây là một số bài tập để các bạn luyện tập thêm:

Trang 19/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)

Bài tâp 1. Một dây AB dài 2l không giãn không khối lượng được buộc chặt một đầu vào thanh nằm

ngang. Điểm chính giữa của thanh có buộc một vật khối lượng
m1 . Đầu còn lại của

dây buộc vào vật khối lượng


m2 , vật này có thể chuyển động không ma sát theo thanh.

Ban đầu người ta giữ vật


m2 để hệ cân bằng, dây hợp với phương ngang góc . Xác

định gia tốc của


m2 ngay sau khi thả nó ra.
Bài 2. Cho con lắc vật lý như hình vẽ. Con lắc này quay quanh điểm O cố định. Các thanh cứng
không khối lượng có chiều dài bằng nhau và bằng L. Tại mỗi đầu của các thanh có gắn một quả
cầu khối lượng m. Làm lệch con lắc đi một góc . Xác định lực mà thanh tác dụng lên quả 2 ngay
sau khi thả cho hệ chuyển động.

Bài 3: Cho cơ hệ gồm hai thanh cứng, mỗi thanh khối lượng M, chiều dài L liên kết nhau bởi một

o
khớp nối . Ban đầu hai thanh hợp với nhau góc
90 và đứng cố định trên mặt phẳng
ngang nhẵn không ma sát. Thả cho hệ tự do. Xác định phản lực của mặt ngang ngay tại thời điểm
đó.

CHỌN HỆ QUY CHIẾU TRONG CÁC BÀI TOÁN CƠ HỌC

Trước hết, ta hãy xét bài toán sau:


Khi bơi thuyền dưới chiếc cầu A, một người đãng trí đã để rơi chiếc mũ xuống sông, nhưng do
không để ý, nên anh ta vẫn tiếp tục chèo thuyền ngược theo dòng nước. Sau 15 phút, phát hiện ra

Trang 20/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
mình mất mũ, anh ta chèo thuyền ngược lại, vẫn với nhịp độ như cũ, và tìm lại được chiếc mũ ở
dưới cầu B ở cách xa cầu A 1km. Xác định tốc độ của nước.
Hoàn toàn không phải ngẫu nhiên mà chúng tôi mở đầu bài viết về việc chọn hệ quy chiếu bằng bài
toán rất cổ đã trở thành kinh điển này. Nó minh hoạ một cách rất trực quan cho một khẳng định nói
rằng việc khéo chọn hệ quy chiếu (H.Q.C) sẽ làm cho việc giải bài toán trở nên đơn giản hơn rất
nhiều, và đôi khi trong nhiều bài toán vật lý, ta có thể giải nhẩm được.
Thực vậy, đề tìm vận tốc của dòng nước trong bài toán trên, ta cần phải biết thời gian trôi của chiếc
mũ giữa hai cây cầu (vì vận tốc của mũ bằng vận tốc dòng nước). Ta hãy chuyển sang xét H.Q.C.
gắn với mũ. Trong H.Q.C. này nước là đứng yên còn vận tốc của thuyền theo cả hai hướng là như
nhau. Điều này có nghĩa là thời gian thuyền quay trở lại tới khi gặp chiếc mũ bằng thời gian lúc
thuyền đi xa chiếc mũ, tức là bằng 15 phút. Do đó thời gian tính từ khi mất mũ tới khi tìm thấy nó là
30 phút. Vậy vận tốc của dòng nước ( và cũng chính là vận tốc trôi của mũ) là: 1km : 0,5h= 2km/h.
Lưu ý rằng khi chuyển từ một H.Q.C. này sang một H.Q.C. khác nhiều đại lượng vật lý mô tả
chuyển động cơ học của các vật , như vận tốc, gia tốc..., cũng thay đổi. Khi đó các đại lượng tương
ứng trong hai H.Q.C. sẽ tuân theo quy tắc cộng như sau:
     
v1  v12  v2 , a1  a12  a2
   
Trong đó v1 (a1 ) là vận tốc (gia tốc) của vật đối với H.Q.C. thứ nhất; v 2 (a 2 ) là vận tốc (gia tốc)
 
của vật đối với H.Q.C. thứ hai, còn v12 (a12 ) là vận tốc (gia tốc) của H.Q.C. thứ hai đối với H.Q.C.
thứ nhất. Tất nhiên, ở đây ta chỉ xét chuyển động tịnh tiến của các H.Q.C. đối với nhau.

Bây giờ chúng ta hãy xét một số bài toán cụ thể, mà trước hết là một số bài toán động học.
Phải nói ngay rằng trong khuôn khổ động học thì tất cả các H.Q.C. (dù là đứng yên, chuyển động
đều, có gia tốc, hay là quay ...) đều bình đẳng với nhau, vì vậy việc chọn H.Q.C. miễn sao là thuận
tiện và hợp lẽ nhất.
 
Bài toán 1. Cho vận tốc dòng nước là u và vận tốc của thuyền khi nước đứng yên là vtd . Hỏi người
chèo thuyền phải chèo theo hướng nào để thuyền bị trôi theo dòng nước là ít nhất?

Giải: Dễ thấy rằng, ở đây ta xét hai H.Q.C. là hợp lý. Yêu cầu đảm bảo cho thuyền bị trôi theo dòng

nước ít nhất có liên quan tới H.Q.C. gắn với bờ sông, cụ thể là góc tạo bởi vận tốc v của thuyền
(đối với bờ) lập với đường vuông góc với bờ là bé nhất. Trong H.Q.C. gắn liền với dòng nước,

người ta đã cho độ lớn vận tốc vtd của thuyền và đòi hỏi tìm hướng của vận tốc này, chẳng hạn như
góc  tạo bởi vận tốc này và đường vuông góc với bờ. Do trong điều kiện của bài toán không nói
gì về tương quan giữa u và vtd , nên ta phải xét hai khả năng:

a) vtd > u. Trong trường hợp này ta có thề đảm bảo chèo cho thuyền đi theo hướng vuông góc với
bờ (tức là thuyền không bị trôi theo dòng). Theo quy tắc cộng vận tốc:
  
v  vtd  u
Từ hình 1 biểu diễn phương trình trên, ta nhận được:
sin   u / vtd
b) vtd < u. Phương trình biểu diễn quy tắc cộng vận tốc, bây giờ được biểu diễn trên hình 2. Khi
 
thay đổi hướng chèo ngọn của vectơ vtd vẽ nên một nửa vòng tròn. Góc cực tiểu giữa vectơ v và
đường vuông góc với bờ tương đương với điều kiện vectơ này tiếp xúc với vòng tròn đó. Từ đây
suy ra:
sin   vtd / u
Như vậy, khi vtd > u thì sin   u / vtd , còn khi vtd < u thì sin   vtd / u . Trường hợp vtd = u xin
dành cho bạn đọc như một bài tập nhỏ.

Trang 21/102


TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)

Hình 1 Hình 2

Khi xét sự rơi tự do của một số vật, việc chọn H.Q.C. gắn với một trong số các vật đó cũng
tỏ ra rất thuận tiện. Trong H.Q.C. này chuyển động của các vật sẽ là thẳng đều đối với nhau (tất
nhiên ở đây bỏ qua sức cản của không khí). Cách làm này thường được gọi là "phương pháp bá
tước Munhausen" (bạn có hiểu tại sao không?). Ta sẽ sử dụng phương pháp này trong bài toán sau:
Bài toán 2. Từ hai điểm ở cùng độ cao h trên mặt đất và cách nhau một khoảng l, người ta đồng
thời ném hai hòn đá: một hướng lên trên theo phương thẳng đứng với vận tốc v1 và một theo
phương nằm ngang với vận tốc v 2 . Hỏi trong quá trình hai hòn đá chuyển động, khoảng cách ngắn
nhất giữa chúng bằng bao nhiêu? Biết rằng vận tốc ban đầu của hai hòn đá cùng nằm trong một
mặt phẳng thẳng đứng.
Giải: Ta chọn H.Q.C. gắn với hòn đá thứ nhất. Khi đó chuyển động của hòn đá thứ hai sẽ là thẳng
    
đều ( a2  a12  a1  g  g  0 ) với vận tốc:
  
vtd  v2  v1
Khoảng cách nhỏ nhất giữa hai hòn đá dễ dàng tìm được từ hình 3:
lv1
d  l sin  
v  v22
2
1

Chú ý: Hai hòn đá đạt tới khoảng cách ngắn nhất này sau thời gian:
l cos  l cos  lv 2
t  
v td v12  v 22 v  v 22
2
1

Để kết quả trên có nghĩa cần phải đảm bảo sao cho tới thời điểm đó hòn đá thứ nhất phải chưa rơi
xuống đất, tức là phải thoả mãn điều kiện:
lv 2 2h

v  v 22
2
1 g l

Hình 3

Có thể bạn sẽ nảy ra câu hỏi: khoảng cách ngắn nhất giữa hai hòn đá mà ta tìm được trong H.Q.C.
gắn với một hòn đá đang bay liệu có thể khác với kết quả mà ta tìm được trong H.Q.C. gắn với mặt
đất không? Không, không thể như vậy được. Khoảng cách giữa hai điểm chuyển động thuộc số các
đại lượng gọi là bất biến, tức là các đại lượng mà giá trị của chúng không thay đổi khi ta chuyển từ
H.Q.C này sang H.Q.C khác. Trong cơ học cổ điển, khoảng thời gian giữa hai sự kiện, kích thước

Trang 22/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
của các vật , sự định hướng của chúng trong không gian là những ví dụ về các đại lượng bất biến.

Bây giờ chúng ta chuyển sang các bài toán động lực học. Ở đây phạm vi "cho phép" của các H.Q.C.
bị thu hẹp lại đáng kể. Vì những quy tắc làm việc với các H.Q.C. phi quán tính vượt ra ngoài khuôn
khổ chương trình vật lý ở trường phổ thông, nên chúng ta buộc phải giới hạn chỉ sử dụng các H.Q.C
quán tính. Trong bất kỳ H.Q.C. nào thuộc loại này, ta đều có thể sử dụng các định luật Newton, các
định luật bảo toàn năng lượng và động lượng như bình thường.
Bài toán 3. Một chiếc xe nhỏ có khối lượng M và chiều dài l đứng trên một mặt phẳng nằm ngang
trơn nhẵn. Trên xe có hai người khối lượng là m1 và m2 ngồi ở hai đầu. Hỏi chiếc xe sẽ dịch chuyển
một đoạn bằng bao nhiêu, nếu như hai người này đổi chỗ cho nhau?
Giải: Một mặt chúng ta quan tâm tới sự dịch chuyển của chiếc xe đối với mặt đất; mặt khác, chúng
ta lại biết sự dịch chuyển cuối cùng của hai người không phải đối với đất mà là đối với xe. Vậy thì
làm thế nào đây?
Ta sẽ xem rằng chuyển động của tất cả các vật - hai người và xe- là đều và chuyển sang H.Q.C. có
vận tốc bằng vận tốc v t của xe, ở một thời điểm nào đó. Đối với H.Q.C. này vận tốc ban đầu của ba
vật đều bằng - v t Đối với hệ kín "xe + 2 người" ta có thể viết định luật bảo toàn động lượng:

 vt (m1  m2  M )  v1td m1  v2td m2


Nhân hai vế phương trình này với t , ta sẽ tìm được mối liên hệ giữa các độ dịch chuyển tương
ứng:
st (m1  m2  M )  s1td m1  s2td m2
Rõ ràng mối liên hệ như vậy cũng đúng đối với độ dịch chuyển toàn phần sau toàn bộ thời gian
chuyển động. Chú ý rằng s1td  l và s 2td  l , ta được:

m2 l  m1l m2  m1
st  l
m1  m2  M m1  m2  M
Bài toán trên cũng dễ dàng giải được trong H.Q.C. gắn với khối tâm của hệ (xin dành cho bạn như
một bài tập). 
Ta nhớ lại rằng toạ độ và vận tốc của khối tâm được tính theo công thức:
m1 x1  m2 x2  ...  mn xn
xkt 
m1  m2  ...  mn
  
 m1v1  m2 v2  ...  mn vn
vkt 
m1  m2  ...  mn
Từ đẳng thức thứ hai ta thấy rằng nếu hệ vật là kín, thì vận tốc khối tâm sẽ là không đổi (vì tử số
chính là động lượng toàn phần của hệ, mà đối với hệ kín động lượng được bảo toàn). Bởi vậy,
H.Q.C. gắn với khối tâm của một hệ kín là một H.Q.C. quán tính. Cũng dễ dàng thấy rằng động
lượng toàn phần của hệ vật trong H.Q.C tâm quán tính bằng không. Ta sẽ sử dụng H.Q.C này để
giải bài toán sau:
Bài toán 4. Trên một mặt phẳng nhẵn nằm ngang có hai vật chuyển động nối với nhau bằng một sợi
dây không giãn có chiều dài l. Tại một thời điểm nào đó, vật có khối lượng m1 đứng yên và vật có
khối lượng m2 có vận tốc v hướng vuông góc với sợi dây (hình 4a). Tìm sức căng của dây tại thời
điểm đó.
Giải: Khối tâm của hệ nằm trên sợi dây và cách vật thứ nhất một khoảng R1  m2 l /( m1  m2 ) và
chuyển động đối với mặt phẳng nằm ngang với vận tốc:

Trang 23/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
m2 v
V
m1  m2
Bây giờ ta chọn H.Q.C. trong đó khối tâm của hệ là đứng yên. Trong H.Q.C. này hai vật chuyển
động tròn đều xung quanh khối tâm đứng yên (hình 4b) và vận tốc của vật thứ nhất có độ lớn đúng
bằng V.

m2
K.T.
R1

m1 a)
 m2
K.T.

b)
m1

Hình 4

Theo định luật II Newton, lực căng của dây tác dụng lên vật thứ nhất bằng:
m1V 2
F
R1
Thay biểu thức của R1 và V vào, cuối cùng ta tìm được:
m1 m2V 2
F 
(m1  m2 )l

Trong nhiều trường hợp khi chuyển sang H.Q.C. gắn liền với khối tâm, việc giải bài toán trở nên
đơn giản đi nhiều tới mức ban đầu người ta thường chuyển tất cả các dữ liệu của bài toán sang
H.Q.C. này, sau khi nhận được kết quả lại chuyển về H.Q.C. xuất phát. Đề thấy rõ điều đó ta hãy
xét hai bài toán sau về va chạm đàn hồi tuyệt đối của hai quả cầu.
Bài toán 5. Hai quả cầu có khối lượng m1 và m2 chuyển động với vận tốc v1 và v 2 tới va chạm trực
diện với nhau. Giả sử rằng va chạm là tuyệt đối đàn hồi. Xác định vận tốc của hai quả cầu sau va
chạm.
Giải: Như đã nói ở trên, trong H.Q.C gắn với khối tâm của hệ, động lượng toàn phần của hệ bằng
không, cả trước cũng như sau va chạm. Dễ dàng đoán ra rằng cả hai định luật bảo toàn động năng
và động lượng sẽ được thoả mãn nếu ta chỉ cần đổi hướng hai vận tốc thành ngược lại. Ta hãy viết
các công thức tương ứng:
Vận tốc ban đầu của hai quả cầu trong H.Q.C khối tâm bằng:
m1v1  m2 v2 m2 (v1  v2 )
u1  v1  V  v1  
m1  m2 m1  m2
m1 (v 2  v1 )
Tương tự: u2 
m1  m2
Vận tốc cuối cùng của hai quả cầu trong H.Q.C khối tâm bằng:

u1,  u1 ; u 2,  u 2
Suy ra vận tốc cuối cùng của hai quả cầu đối với mặt đất là:
Trang 24/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
m (v  v ) m v  m2 v2 (m1  m2 )v1  2m2 v2
v'1  u '1 V   2 1 2  1 1 
m1  m2 m1  m2 m1  m2
(m2  m1 )v2  2m1v1
Tương tự: v' 2  .
m1  m2
Để làm ví dụ cuối cùng, chúng ta sẽ xét bài toán và chạm đàn hồi không xuyên tâm.
Bài toán 6. Quả cầu có khối lượng m1 bay với vận tốc v1 tới đập vào quả cầu thứ hai đứng yên có
khối lượng m2 ( m2 < m1 ). Hỏi sau khi va chạm quả cầu thứ nhất sẽ bị lệch phương chuyển động
một góc tối đa bằng bao nhiêu? Coi các quả cầu là nhẵn và va chạm là tuyệt đối đàn hồi.
Giải: Trong H.Q.C gắn với khối tâm của hệ, hai quả cầu tiến lại gần nhau với vận tốc:
  
    m1v1  m2 v2 m2 v1
u1  v1  V  v1  
m1  m2 m1  m2

 m1v1
u2  
m1  m2
 
Đồng thời, m1u1  m2 u 2 .
Do kết quả của va chạm không xuyên tâm, vận tốc các qủa cầu vẫn giữ nguyên độ lớn như cũ và
vẫn hướng ngược nhau:
 
u'1  u 1 , u' 2  u 2 ; m1u'1  m 2 u' 2


 
m1  m2

Hình 5 Hình 6

Tuy nhiên, vectơ vận tốc cuối u '1 của quả cầu thứ nhất quay một góc  đối với vectơ vận tốc ban
đầu của nó. Tuỳ thuộc vào vị trí tương đối của hai quả cầu ở thời điểm va chạm mà mà góc này có
thể thay đổi từ 0 (hai quả cầu chỉ hơi tiếp xúc với nhau) đến 180 độ ( va chạm trực diện). Các vị trí

khả dĩ của ngọn vectơ u '1 nằm trên vòng tròn bán kính u1 (hình 60) . Vận tốc cuối cùng của quả cầu
     
thứ nhất đối với mặt đất bằng: v '1  u '1 V . Góc tạo bởi các véctơ v '1 và V đạt cực đại khi vectơ v '1
là tiếp tuyến với vòng tròn. Từ đây ta tính được góc  max cần tìm:

u1 m2 v1` m1v1` m
sin  max   :  2
V m1  m2 m1  m2 m1
m2
hay  max  arcsin( ). 
m1
BÀI TẬP
1) Tại thời điểm một vật bắt đầu rơi tự do, người ta ném một hòn đá nhằm vào vật. Hỏi vận tốc ban
đầu của hòn đá ( kể cả độ lớn và góc nghiêng của nó so với phương nằm ngang) phải bằng bao
nhiêu, nếu như trước khi rơi vật ở độ cao h và cách người ném trên mặt đất một khoảng là l?

Trang 25/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
2) Một vật nhỏ treo trên sợi dây dài l. Hỏi điểm treo dây phải dịch chuyển như thế nào theo phương
nằm ngang để vật nặng quay được một vòng trọn vẹn?
3) Một bức tường nhẵn, đàn hồi chuyển động với vận tốc v. Một quả cầu đàn hồi bay tới theo
phương vuông góc bức tường với vận tốc V. Tìm vận tốc của quả cầu sau khi va chạm với bức
tường.
4) Dưới tác dụng của lực hấp dẫn, hai ngôi sao chuyển động theo các qũy đạo tròn, nhưng tại mọi
thời điểm chúng cách nhau một khoảng l không đổi. Tìm chu kỳ quay của sao đôi này, nếu khối
lượng của nó bằng M.
Phạm Nam Long (Sưu tầm và giới thiệu)

Trang 26/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
PHƯƠNG TRÌNH VĨ ĐẠI CỦA CƠ HỌC

Vật lý lý thuyết luôn khao khát hướng tới làm sao mô tả mọi quá trình vật lý bằng một phương trình
duy nhất. Hiện tại đó mới chỉ là một mơ ước, bởi vậy cho đến nay vật lý được chia thành các ngành
riêng biệt là cơ học, nhiệt động lực học, điện từ học... .Nhưng trong mỗi ngành này người ta đã làm
được rất nhiều để dùng một số lượng phương trình ít nhất mô tả một lớp rộng lớn hơn các hiện
tượng.
Thí dụ nếu ta hỏi một học sinh trung học “phương trình nào trong cơ học là chung nhất ?” thì học
sinh đó sẽ trả lời ngay, đó là phương trình:
   
ma  F , hay là mv  Ft (1)
Điều này đúng nhưng chỉ đối với các vật có khối lượng không đổi. Còn đối với các vật có khối
lượng thay đổi trong quá trình chuyển động thì không dùng phương trình đó được. Thí dụ chuyển
động của một giọt nước trong một đám mây, trong quá trình chuyển động nó va chạm và dính kết
với các giọt khác hay chuyển động của tên lửa thì trong quá trình chuyển động nó đều đặn phóng đi
một phần khối lượng. Các chuyển động đó được mô tả như thế nào đây? Trong các trường hợp này
phương trình chuyển động tịnh tiến của vật (vật ở đây được hiểu như là chất điểm, không quan tâm
đến chuyển động quay của nó) cần có dạng như thế nào?
Chúng ta hãy xét chuyển động của giọt nước rơi trong không khí dưới tác dụng của trọng lực và va
chạm với các giọt nước khác (xem H.1). Giả sử va chạm này hoàn toàn không đàn hồi (kết quả va
chạm là các giọt dính kết lại với nhau). Giả thiết rằng giọt nước mà chúng ta đang xét lớn hơn các
giọt nước khác và rơi với vận tốc nào đó. Vào thời điểm t khối lượng của nó là m, vận tốc là v, giả
sử tất cả các giọt còn lại có khối lượng m1 và vận tốc rơi v1 như nhau. Điều gì sẽ xảy ra sau khoảng
thời gian nhỏ t ?

Hình 1
Khối lượng giọt nước tăng và bằng m  m , ở đây m là tổng khối lượng của tất cả các giọt khác
dính vào nó. Vận tốc của giọt nước bây giờ bằng v  v (vì theo giả thiết vận tốc của giọt nước
đang xét khác với vận tốc của các giọt nước khác). Ở đây chúng ta không thể không nhớ tới thí
nghiệm tưởng tượng mà nhờ nó Galilê đã chứng minh được trong chân không mọi vật phải rơi với
gia tốc như nhau. Chúng ta giả thiết ngược lại là vật nặng hơn sẽ rơi với gia tốc lớn hơn. Khi đó lúc
các giọt nước đang rơi chập lại với nhau thì một mặt giọt nhẹ hơn phải hãm giọt nặng hơn (giọt mà
chúng ta đang xét chuyển động của nó) và giá trị gia tốc của hạt mới tạo thành phải nằm đâu đó
giữa các gia tốc của các hạt ban đầu; mặt khác giọt mới tạo thành này lại nặng hơn lúc đầu nên theo

Trang 27/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
giả thiết thì phải rơi với gia tốc còn lớn hơn lúc đầu. Mâu thuẫn này chứng tỏ giả thiết mà ta đã nêu
ra là sai lầm.
Quay trở lại với giọt nước của chúng ta. Ngoài sự biến đổi động lượng do các hạt nhỏ chập vào,
 
trong khoảng thời gian t, nó còn chịu tác dụng các ngoại lực là trọng lực mg và lực cản FC của
không khí. Bây giờ chúng ta chỉ còn phải viết ra biểu thức biễu diễn định lý biến thiên động lượng
của hệ bằng xung của ngoại lực:
     
(m  m)(v  v )  (mv  mv1 )  (mg  FC )t
Biến đổi vế trái của phương trình này ta được:
        
mv  mv  mv  mv  mv  mv1  mv  m(v  v1 )

Ở đây ta đã bỏ qua số hạng nhỏ bậc hai mv . Như vậy có thể viết phương trình chuyển động của
giọt nước dưới dạng:
    
mv  (mg  FC )t  m(v1  v ). (2)
 
Tất nhiên trong vế phải của phương trình này có thể tính đến cả lực tĩnh điện Fe  qE (nếu

như giọt nước tích điện q, còn điện trường tại vị trí giọt nước trong đám mây có cường độ E ) và
   
lực Lorentz FL  q[v  B] (nếu tồn tại từ trường B ), v..v. Nhưng có thể ký hiệu tổng tất cả các lực

tác dụng là F thì phương trình (2) được viết dưới dạng tổng quát sau:

v  m  
m F (v1  v ) (3)
t t

Nhờ các lập luận trên chúng ta đã thu được điều gì? Đơn giản là trong vế phải đã xuất hiện một số
hạng phụ (so với phương trình (1)) mô tả trường hợp chung hơn là khối lượng của vật chuyển động
biến đổi. Thực ra có thể rút ra phương trình này mà không cần lập luận dài dòng như vậy. Nhưng
bất luận thế nào thì phương trình này cũng mở ra nhiều khả năng để nghiên cứu khiến ta có thể gọi
nó là phương trình vĩ đại.
Chúng ta hãy minh hoạ các khả năng này thông qua một vài ví dụ đơn giản sau.
1. Đầu tiên chúng ta hãy tập dượt trong trường hợp “bình thường” là khối lượng của giọt nước
không thay đổi. Có thể viết lực cản dưới dạng:
  
FC  rv  r 2 vv (4)
Số hạng thứ nhất trong vế phải là lực Stock được sinh ra do độ nhớt của môi trường. Như đã thấy

lực này tỉ lệ với vận tốc v và bán kính giọt nước r . Lực này chỉ sinh ra khi vật chuyển động chậm
trong môi trường nhớt. Số hạng thứ hai là lực cản khí động lực học tỉ lệ với diện tích thiết diện
ngang và với bình phương vận tốc. Dễ thấy khi vận tốc tăng lực này sẽ ngày càng vượt trội và khi
giảm vận tốc thì nó giảm đến không nhanh hơn lực thứ nhất (Xem H.2a).

Hình 2

Trang 28/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)

Chúng ta hãy tìm vận tốc rơi ổn định của một giọt nước trong không khí khi không có các
hạt khác. Phương trình (2) khi đó có ý nghĩa rất đơn giản: trọng lực của giọt nước (khối lượng riêng
của nó bằng  g ) cân bằng với các lực cản
4
 g r 3 g  rv  r 2 v 2 (5)
3
Đây chính là phương trình bậc hai đối với v và dễ dàng giải được. Nhưng chúng ta hãy xét hai
trường hợp riêng còn đơn giản hơn:
a) Trường hợp vận tốc nhỏ, khi đó có thể bỏ qua số hạng thứ hai bên phải và do đó v 
2
r
b) Trường hợp vận tốc lớn, khi đó số hạng thứ hai vượt trội và do đó v  r
Như vậy có thể thấy là giọt nước lớn hơn rơi với vận tốc lớn hơn các giọt nhỏ (H.2b).
Nếu thay cho giọt nước trong không khí ta xét các bọt khí trong chất lỏng thì trong vế trái của
phương trình cần tính đến lực đẩy Acsimet, tức phải thay  g thành  l (1   k /  l ) , trong đó  l và
 k tương ứng là khối lượng riêng của chất lỏng và của bọt khí. Khi đó cũng phải thay đổi dấu của
vận tốc (bọt khí chuyển động lên trên, còn giọt nước thì rơi xuống) và đổi dấu của lực cản (bây giờ
lực cản hướng xuống dưới) nhưng kết quả thì cũng giống như trước, đó là các bọt khí lớn hơn nổi
nhanh hơn. Dễ dàng quan sát thấy điều đó sau khi mở chai nước có ga.
2. Giả sử giọt nước bắt đầu rơi trong đám mây các giọt nhỏ, khối lượng mỗi giọt bằng m1 , mật
độ bằng n1 và hầu như treo bất động (v1  0) . Nói “bắt đầu rơi “ ở đây có nghĩa là trong một
khoảng thời gian nào đó vận tốc của giọt nước nhỏ đến mức ta có thể bỏ qua lực cản của không khí
(vì lực này tăng đơn điệu theo vận tốc, xem (4)). Khi đó phương trình (2) chiếu lên trục thẳng đứng
có thể viết dưới dạng:

mv  mv  (mv)  mgt (6)


Thế còn khối lượng của giọt chất lỏng thì thay đổi như thế nào? Qua khoảng thời gian t , sau khi
đi được đoạn đường vt , giọt nước đang xét đã “quét” một thể tích V  r 2 vt trong đó có n1V
giọt nhỏ bây giờ đã nhập vào. Như thế thì số gia của khối lượng sẽ bằng:
m  m1n1r 2 vt.
Mặt khác
4
m   g ( r 3 )   g .4r 2 r.
3
Như vậy, khối lượng bám thêm vào đã “phủ” một lớp mỏng, bề dày r và có diện tích 4r 2 . Từ
hai phương trình trên ta thu được kết quả là bán kính của giọt nước tăng tỉ lệ với quảng đường đi
được (xem H.1):
r  vt  y hay r  y
(nếu cho rằng bán kính ban đầu nhỏ). Kết quả này cũng có nghĩa là khối lượng của giọt chất lỏng
tăng tỉ lệ với luỹ thừa bậc ba của quãng đường đi được.
m  y3 .
Thế biểu thức này vào phương trình (6), ta được:
( y 3 v)
y g
3
.
t
Dĩ nhiên có thể giải phương trình này bằng phương pháp thông thường. Nhưng chúng ta hãy giả
t2
thiết rằng giọt nước nặng dần, nhưng vẫn rơi với gia tốc không đổi. Khi đó v = at , y  a và
2
phương trình trên có dạng:
(at 7 )
t6g   7at 6 ,
t
Trang 29/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
từ đó
g
a   1,4m / s 2 .
7
Một kết quả thật thú vị.
3. Chúng ta hãy quay trở lại phương trình vĩ đại (3). Bây giờ giả sử khối lượng m không nhập
vào đối tượng của chúng ta, mà ngược lại, nó được tách ra khỏi đối tượng đó với vận tốc tương đối
v1  v  u , vì thế khối lượng của đối tượng chuyển động sẽ giảm đi. Chúng ta ký hiệu tốc độ giảm
m
này bằng một đại lượng dương    và giả sử ngoại lực bằng không (F=0). Khi đó phương
t
trình (3) có dạng:
v
m  u (7)
t

Hình 3

Dễ hiểu rằng trong trường hợp ta đang nói đến này chính là các tên lửa đang chuyển động ở cách xa
các thiên thể có lực hấp dẫn lớn và xa bầu khí quyển của chúng. Vế phải của phương trình (7) chính
là lực đẩy của tên lửa.
Nếu như tốc độ giảm không thay đổi thì khối lượng tên lửa sẽ giảm tuyến tính: m  m0  t ,
ở đây m0 là giá trị ban đầu của nó (H. 3). Kết quả gia tốc của tên lửa bằng:
v 
a  u.
t m0  t
Từ đó dễ thấy rằng gia tốc của tên lửa sẽ tiến tới giá trị lớn vô hạn khi thời gian tiến đến một giá trị
m
giới hạn t max  0 . Vào thời điểm đó “tất cả đã cháy hết”. Có thể nói rằng vào thời điểm đó vận tốc

tên lửa cũng đạt đến giá trị vô cùng lớn.
Chính kết quả này đã làm cho K. E. Xiônkovski nghĩ rằng chỉ cần dùng tên lửa là có thể đạt
đến vân tốc vũ trụ cấp I và cấp II. Nhân đây cũng cần nhắc lại rằng chính Xiônkovski là người đầu
tiên đã giải phương trình (7) với giá trị không đổi của u và tìm được công thức mang tên ông:
v m0
 ln ,
u m0  t
Như vậy các ví dụ đã xét chứng tỏ rằng phương trình “vĩ đại” (3) của cơ học thực sự cho
nhiều thông tin hơn phương trình (1), vì nó cho phép mô tả chuyển động của vật có khối lượng thay
đổi. Dĩ nhiên, nó cũng phải mô tả được tất cả các trường hợp mà phương trình (1) mô tả được.
Nghĩa là nó gần hơn với chân lý tuyệt đối hay là gần hơn với “phương trình duy nhất” mà đến lúc
nào đó các nhà vật lý sẽ viết ra được.
Ở đây cũng cần nhắc lại cái gì là tiêu chuẩn của chân lý trong khoa học. Chúng ta chỉ liệt kê
ra đây một số tiêu chuẩn gắn liền với tên tuổi của các nhà bác học vĩ đại.
Tiêu chuẩn tiết kiệm và đơn giản (Isac Newton): một lý thuyết đơn giản hơn, dễ dàng hiểu
được và tiết kiệm thời gian sử dụng nó là chân lý.
Tiêu chuẩn vẻ đẹp (Henry Poincaré, Paul Dirac)
Tiêu chuẩn tiên đoán các sự kiện và hiện tượng mới.
Trang 30/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
Tiêu chuẩn phù hợp với nguyên lý bổ sung (Niels Bohr): lý thuyết mới phải bao hàm lý
thuyết cũ như một trường hợp riêng.
Tiêu chuẩn về sự phù hợp với các sự kiện thực nghiệm (Galileo Galilee, Rodger Bacon)
Rõ ràng phương trình (3) của cơ học chất điểm có khối lượng thay đổi phù hợp với tất cả các tiêu
chuẩn này vì vậy nó xứng đáng được gọi là phương trình “vĩ đại”.

Phạm Tô
(Sưu tầm và giới thiệu)

Trang 31/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
NHỮNG NGHỊCH LÝ NĂNG LƯỢNG
Phan Hồng Minh

Trước hết, chúng ta phân tích một nghịch lý nổi tiếng trong vật lý sơ cấp: Một chiếc ôtô đồ chơi có
dây cót được lên hết cỡ, chạy với vận tốc v. Bỏ qua sự mất mát năng lượng do ma sát, có thể xem
rằng thế năng W của dây cót được biến hoàn toàn thành động năng của xe. Xét quá trình này trong
một hệ quy chiếu quán tính khác chuyển động với vận tốc v đối với mặt đất và tới gặp chiếc xe đồ
chơi. Trong hệ quy chiếu này, vận tốc của chiếc xe là 2v, tức là lớn hơn gấp đôi, còn động năng của
nó lớn hơn gấp 4 lần tức là 4W. Vì trong hệ quy chiếu chuyển động, ôtô ngay từ đầu đã có động
năng W, nên do sự xoắn của dây cót mà động năng của xe đã tăng thêm 3W, chứ không phảI là W
trong hệ quy chiếu quán tính ban đầu. Tuy nhiên, thế năng của dây cót trong cả 2 trường hợp chỉ là
W mà thôi. Tại sao vậy?

Sở dĩ có nghịch lý này là do trong các lý luận đưa ra ta đã không tính đến động năng của Trái Đất
và sự thay đổi của nó khi có tương tác của bánh xe đối với đường. Nếu tính toán chi li đến sự thay
đổi đó thì nói chung sẽ không có nghịch lý nào cả và tất nhiên, định luật bảo toàn vẫn được thoả
mãn.
Trước hết, ta hãy khảo sát hệ quy chiếu trong đó Trái Đất lúc đầu đứng yên. Trong hệ quy chiếu
này, trước khi chạy, động năng của ôtô bằng 0. Khi ôtô bắt đầu chạy với vận tốc v, Trái Đất sẽ có
vận tốc V theo hướng ngược lại (V<0). Do động lượng của hệ được bảo toàn nên mv  MV  0 (1)
ở đây m là khối lượng của xe và M là khối lượng TráI Đất.
Vì lực tác dụng lên Trái Đất từ phía bánh xe không đ qua tâm TráI Đất, nên ngoài vận tốc V của
chuyển động tịnh tiến ra, Trái Đất còn chuyển động quay với vận tốc góc  nào đó (hình vẽ). Bây
giờ ta tạm quên đI chuyển động quay này và hãy xem TráI Đất chỉ chuyển động tịnh tiến.
Khi lên dây cót, thế năng W của nó được biến thành động năng của xe và của Trái Đất:
1 1
W  mv 2  MV 2 (2)
2 2
Rút V từ (1) rồi thay vào (2), ta được:
mv 2  m
W 1   (3)
2  M
m 
Vì khối lượng m của xe đồ chơi rất nhỏ hơn khối lượng M của TráI Đất   1 , nên từ (3) ta
M 
thấy rằng thực tế thế năng của dây cót biến thành động năng của xe.
Bây giờ, ta xét chính quá trình này trong hệ quy chiếu thứ hai trong đó vận tốc của đồ chơI và Trái
Đất ban đầu đã là v. Động lượng toàn phần của hệ ban đầu bằng (M  m)v . Sau khi xe chạy, vận
tốc của xe đối với hệ quy chiếu này bây giờ là 2v , còn vận tốc của Trái Đất ký hiệu là V1 . Theo
định luật bảo toàn động lượng:
m(2v)  MV1  (m  M )v (4)
2
m(2v) 2 MV1
Động năng của xe khi đang chạy là và của Trái Đất bằng . Độ biến thiên của động
2 2
năng toàn phần bằng:
E  m(2v) 2  MV1  m  M v 2 (5)
1 1 2 1
2 2 2

Trang 32/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
Rút V1 từ (4) thay vào (5), ta thu được:
mv 2 M  
2
m 2
E  3   1   v  v  (6)
2

2 2  M  
Sau một số phép biến đổi đại số đơn giản, biểu thức (6) có dạng:
mv 2  m
E  1   (7)
2  M
So sánh vế phảI của (7) với (3), ta thấy rằng trong trường hợp này độ biến thiên động năng của cả
hệ đúng bằng thế năng W của dây cót.
Sự biến thiên động năng của xe khi chạy trong hệ quy chiếu này đúng là lớn gấp 3 lần độ biến thiên
động năng của xe trong hệ quy chiếu gắn với Trái Đất. Tuy nhiên độ biến thiên động năng của Trái
Đất cùng cỡ như độ biến thiên động năng của xe, điều này khác với sự biến thiên năng lượng của
Trái Đất trong hệ quy chiếu xuất phát, trong đó độ biến thiên này là rất nhỏ, không đáng kể. Trong
hệ quy chiếu mới, bánh xe đang chạy cản trở chuyển động của Trái Đất làm cho động năng của nó
giảm. Sự tăng động năngcủa chiếc xe đồ chơI trong hệ quy chiếu này xảy ra không chỉ nhờ thế
năng của dây cót mà còn do sự giảm động năng của Trái Đất.
Ví dụ vừa xét ở trên là một minh hoạ trực quan cho thấy việc xem cáI gì là quan trọng trong hiện
tượng khảo sát và cáI gì có thể bỏ qua phảI hết sức thận trọng.
Sau đây mời các bạn cùng tìm hiểu một số ví dụ tương tự.
Câu hỏi 1: Gia tốc trong các hệ quy chiếu quán tính có bằng nhau???
Trong chương trình vật lý phổ thông, có công thức liên hệ giữa công suất và lực phát động như sau:
P  F .v với v là vận tốc chuyển động của vật. Tuy nhiên, khi ta xét trong một ví dụ cụ thể như sau,
dường như sẽ xuất hiện những nghịch lý không nhỏ.
Một con tàu vũ trụ bay trong không gian, giả sử tàu nhận được một công suất không đổi P từ động
cơ. Người ta quan sát chuyển động của tàu trong 2 hệ quy chiếu quán tính: hệ quy chiếu O (xyz) và
hệ quy chiếu O’ ( x' y' z ' ) chuyển động thẳng đều so với hệ quy chiếu O theo phương chuyển động
của tàu, vận tốc của O’ so với O là v0' . Coi tàu không chịu một lực cản nào. (xét các hiện tượng xảy
ra ở đây là phi tương đối tính, tức là hoàn toàn tuân theo các định luật của cơ học cổ điển Newton).

Trong hệ O, công suất tàu nhận được từ động cơ là:


P  F .v  F .v. cos( F , v)

Với F là tác dụng của động cơ vào tàu, v là vận tốc của tàu.
  

 
Trong chuyển động của tàu, do F và v cùng chiều nên cos F ,V  0  P  F V (1).
  
Trong hệ O' tàu có vận tốc v '  V  v0' , công suất mà tàu nhận được từ động cơ là:
 
P  F '.v'  F '. v  v0' (2).
P
Cường độ lực tác động vào tàu trong hệ O: F  (3)
V
P
Cường độ lực tác động vào tàu trong hệ O' : F '  (4).
V  v0'
Trang 33/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
F F'
Do v0'  0 nên từ (1) và (2) suy ra: F  F '   .
m m'
F F'
Với  a là gia tốc của tàu trong hệ O và  a' là gia tốc của tàu trong hệ O' .
m m
Như vậy ta có a  a' (5).
Tức là gia tốc của tàu xét trong hệ quy chiếu O và O' là khác nhau.
Mặt khác ta thấy rằng:
dV
Trong hệ O: a 
dt
Trong hệ O' : a' 

d V  v0'

dV
dt dt
Tức là gia tốc của tàu không thay đổi khi xét trong hai hệ qui chiếu quán tính O và O' . Vậy theo
bạn, trong hai kết luận (5) và (6), kết luận nào đúng.
Câu hỏi 2: trở lại với nghịch lý của lò xo và năng lượng đàn hồi.
Một vật có khối lượng m liên kết với một lò xo thông qua một ròng rọc cố định, lò xo có một đầu
gắn xuống mặt phẳng ngang P còn vật m trượt không ma sát trên mặt bàn nằm ngang (hình vẽ ), bàn
được
gắn chặt với P.

Đầu tiên kéo vật m cho lò xo giãn ra, sau đó thả cho vật chuyển động tự do. Gọi t 0 là thời điểm lúc
vật bắt đầu chuyển động, t1 là thời điểm lò xo trở về trạng tháI ban đầu, lúc đó toàn bộ năng lượng
tích luỹ trong lò xo được biến thành động năng của vật.
Xét sự chuyển động của vật trong hai hệ qui chiếu: Hệ O(xyz) trong đó hệ thống trên đứng yên và
hệ O’(x’y’z’) chuyển động đều với vận tốc V đối với hệ O(xyz) cùng chiều chuyển động của vật.
Trong hệ O:
Gọi vận tốc của vật tại t 0 là V0 ( V0  0 ), vận tốc của vật tại t 1 là v1 . Tại t 0 động năng của vật là:
mv02 mv 2
W0   0 . Tại t1 động năng của vật là : W1  1 . Dễ dàng thấy được năng lượng lò xo cung
2 2
2
mv
cấp cho vật là : W  W1  W0  1 .
2
Trong hệ O' :
      
 
Gọi vận tốc của vật tại t 0 là V0' ( V0'  v ), vận tốc của vật tại t1 là V1' V1'  v1  v . Động năng của
2 2
mv' mv
vật tại t 0 là : W ' 0  
0
.
2 2
mv'12 m(v1  v ) 2
Động năng của vật tại t1 là : W '1   .
2 2
Năng lượng tích luỹ trong lò xo là:

Trang 34/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
m(v1  v) 2 mv m(v12  2vv1 ) mv12
2

W '  W '1 W '0      mv1v


2 2 2 2
W '  W  mv1v
Như vậy là W '  W ( vì v1v  0 ), điều đó có nghĩa là năng lượng tích luỹ trong lò xo phụ thuộc vào
hệ qui chiếu. Nếu vậy ta cho hệ thống trên đứng yên và tích luỹ cho lò xo một năng lượng, sau đó
cho hệ chuyển động và để lò xo giải phóng năng lượng đã tích trữ , ta sẽ thu được một năng lượng
khác với năng lượng ban đầu tích luỹ trong lò xo. Trái với định luật bảo toàn năng lượng.

Trang 35/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
NGHỊCH LÝ VẬT “LỚN”

LTS. Học kỹ đào sâu nhưng điều được trình bày trong sách giáo khoa tất nhiên là rất quan
trọng. Tuy nhiên, học qua các nghịch lý nhiều khi cũng mang lại cho ta nhiều điều thú vị, giúp
ta hiểu sâu sắc hơn và nắm vững hơn các kiến thức đã được học trên lớp. Trong số 20 tháng 4
năm 2005, VL&TT đã giới thiệu bài “Nghịch lý năng lượng” của tác giả Phan Hồng Minh, nay
chúng tôi xin giới thiệu tiếp một bài nữa được phân tích kỹ lưỡng hơn để bạn đọc tham khảo.
Giới thiệu bài báo này, VL&TT hy vọng là đã trao vào tay bạn một tài liệu ôn tập hè thú vị và bổ
ich.

Khi giải các bài toán trong đó có sự tương tác giữa các vật có khối lượng rất khác nhau, ta thường
bỏ qua sự biến thiên năng lượng của các vật có khối lượng lớn hơn. (Vật “lớn” nói trong tiêu đề là
chỉ vật có khối lượng lớn hơn nhiều lần so với các vật khác trong bài toán). Và sự bỏ qua đó thường
lại hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, cũng cần hình dung cho rõ khi nào thì sự bỏ qua đó là được
phép còn khi nào thì không. Để làm sáng tỏ vấn đề này ta sẽ xét một loạt ví dụ được phát biểu dưới
dạng các nghịch lý dưới đây.

Ví dụ 1. Một hòn đá có khối lượng m rơi từ độ cao h xuống mặt đất.


a) Chúng ta hãy viết định luật bảo toàn năng lượng, khi xét chuyển động của hòn đá trong hệ quy
chiếu (H.Q.C) gắn với khối tâm của hệ gồm hòn đá và Trái Đất (TĐ). Vào thời điểm hòn đá sắp
chạm đất, toàn bộ thế năng mgh của nó chuyển hết thành động năng mv 2 / 2 :
mgh  mv 2 / 2

trong đó v là vận tốc của hòn đá ngay trước khi chạm đất.
b) Bây giờ ta lại viết định luật bảo toàn năng lượng khi khảo sát chuyển động của hòn đá trong

H.Q.C. gắn với một thang máy chuyển động hướng xuống dưới với vận tốc v không đổi so với TĐ.
Trong hệ này, TĐ có động năng Mv 2 / 2 (M là khối lượng của TĐ), còn hòn đá ở thời điểm ban đầu
có động năng mv 2 / 2 và thế năng mgh. Tại thời điểm ngay trước khi hòn đá chạm mặt đất, cả động
năng và thế năng của nó đều bằng không, sao cho đối với toàn hệ, ta có thể viết:

Mv 2 mv 2 Mv 2
  mgh 
2 2 2
2
mv
  mgh  0 (!)
2

Hoá ra định luật bảo toàn năng lượng không được nghiệm đúng trong H.Q.C. gắn với thang máy (!),
nhưng lại nghiệm đúng trong H.Q.C. mà đối với nó thang máy chuyển động với vận tốc không đổi.
Tức là ta đã có một nghịch lý (!).

Ví dụ 2. Một viên đạn có khối lượng m bay với vận tốc v đập vào sườn núi và mắc trong đó.

a) Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng trong H.Q.C. TĐ đứng yên, ta tìm được độ biến thiên
năng lượng của viên đạn:

mv 2 mv 2
K1  0  
2 2
Trang 36/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
b)


Bây giờ ta khảo sát chuyển động của viên đạn trong H.Q.C. gắn với ôtô chuyển động với vận tốc u
cùng hướng với viên đạn. Khi đó độ biến thiên của động năng bằng:
  2
mu 2 m v  u  mv 2  
K 2     mv u
2 2 2

c) Mặt khác, trong H.Q.C. gắn với ôtô chuyển động cũng với vận tốc u nhưng theo chiều ngược lại
thì
  2
mu 2 m v  u  mv2  
K 3     mv u
2 2 2

Vậy một phần động năng của viên đạn đã mất đi đâu? Khi viên đạn bị hãm đột ngột, một lượng
nhiệt đã được toả ra, nói một cách khác, năng lượng của viên đạn đã chuyển thành nhiệt: K  Q .
Và chúng ta có thể đo được lượng nhiệt toả ra đó (ví như viên đạn rơi đúng vào bình nhiệt lượng kế,
chẳng hạn). Tuy nhiên, từ những tính toán nêu ở trên, ta suy ra rằng, khi tiến hành cùng một phép
đo cho ba trường hợp nêu ở trên, chúng ta sẽ nhận được 3 kết quả khác nhau, tức là Q1  Q2  Q3 .
Tức là lại xuất hiện nghịch lý (!).

Còn có thể nghĩ ra nhiều bài toán tương tự , trong đó nghịch lý xuất hiện chỉ là do hệ các vật được
khảo sát không phải là kín, nhưng trong lập luận chúng ta lại không tính đến điều đó. Trong ví dụ 2
nêu ở trên, hệ đang xét không bao gồm vật lớn là TĐ. Còn trong Ví dụ 1, phần b, mặc dù đã bao
gồm cả TĐ, nhưng sự biến thiên động năng của nó lại được coi bằng không. Trong phần a của Ví
dụ 1 năng lượng của TĐ nói chung không hiện diện, tuy nhiên bất cứ độc giả nào cũng nói rằng, ở
đây chắc chắn mọi thứ đã được viết đúng.

Vậy rắc rối là ở đâu? Tại sao khi chọn một H.Q.C. nào đó lại nhận được kết quả đúng, trong khi
chọn những hệ khác lại nhận được các nghịch lý? Phải chọn H.Q.C. nào để giải bài toán sao cho có
thể bỏ qua vật có khối lượng lớn và chính bằng cách đó làm đơn giản quá trình giải? Để trả lời các
câu hỏi đó chúng ta hãy quay trở lại các “bài toán-nghịch lý” và tiến hành các lập luận một cách
“tuyệt đối chặt chẽ”.

Ví dụ 1. a) Trong H.Q.C. gắn với khối tâm của hệ gồm hòn đá và TĐ, tại thời điểm ban đầu, TĐ
đứng yên và toàn bộ năng lượng của hệ bằng thế năng của hòn đá. Tới thời điểm hòn đá sắp chạm

mặt đất, năng lượng của hệ bằng mv 2 / 2  Mu 2 / 2 , trong đó v là vận tốc mà hòn đá có được dưới

tác dụng của lực hấp dẫn TĐ, còn u - vận tốc mà TĐ có được dưới tác dụng của lực hấp dẫn của

hòn đá. Chúng ta sẽ tìm vận tốc u từ định luật bảo toàn động lượng:
   
mv  M u  0  u  mv / M
Trang 37/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)

mv 2 M m v / M 
2

Bây giờ chúng ta hãy viết định luật bảo toàn năng lượng của hệ: mgh  
2 2
2

mv
1  m / M 
2
Biểu thức trên là “tuyệt đối chặt chẽ”. Tuy nhiên, rõ ràng là trong tất cả các bài toán thực (về sự rơi
của các vật xuống mặt đất) ta đều có m  M và đại lượng m / M là rất nhỏ so với 1 sao cho ta có
thể bỏ nó đi. Khi đó, trong H.Q.C. gắn với khối tâm của hệ gồm hòn đá và TĐ, định luật bảo toàn
năng lượng có thể viết là:
mgh  mv 2 / 2
b)Trong H.Q.C. “thang máy”, năng lượng ban đầu của hệ gồm hòn đá và TĐ bằng
mgh  mv 2 / 2  Mv 2 / 2 , còn tới thời điểm hòn đá chạm mặt đất, năng lượng của hệ bằng Mu 2 / 2

với u là vận tốc của TĐ ở thời điểm đó. Áp dụng định luật bảo toàn động lượng
  
mv  M v  M u

ta sẽ tìm được u :
 
u  v 1 m / M 
Như vậy, năng lượng của hệ ở thời điểm hòn đá rơi chạm mặt đất bằng:
Mu 2 Mv 2 m mv 2
  mv 2  
2 2 M 2
Trước kia chúng ta đã coi rằng năng lượng của TĐ không thay đổi và bằng Mv 2 / 2 , tức là chúng ta
đã bỏ qua đại lượng:
Mu 2 Mv 2 m mv 2
  mv 2  
2 2 M 2
Đại lượng này lớn hơn động năng của hòn đá. Dễ dàng thấy rằng sai lầm của chúng ta chính là ở
chỗ đó, và do đó mà dẫn tới nghịch lý. Định luật bảo toàn năng lượng “chặt chẽ” phải được viết
dưới dạng:
mv 2 Mv 2 Mv 2 m mv 2
mgh     mv 2  
2 2 2 M 2
m mv 2
Sử dụng điều kiện vật lớn, tức coi m  M , ta có thể bỏ qua số hạng  , và khi đó từ định
M 2
luật bảo toàn năng lượng ta tìm được:
mv 2
mgh  (!)
2

Như vậy, trong H.Q.C. gắn với khối tâm hệ gồm hòn đá và TĐ, trong đó vật “lớn” là TĐ, ban đầu
đứng yên, ta có thể bỏ qua độ biến thiên năng lượng của vật “lớn”. Trong H.Q.C. “thang máy”, vật

“lớn” TĐ có vận tốc ban đầu v , nên sự biến thiên năng lượng của nó so được với sự biến thiên
năng lượng của hòn đá, và do đó ta không thể bỏ qua sự biến thiên đó.

Đô biến thiên động năng của TĐ trong hai H.Q.C. vừa xét cũng có thể tính được bằng cách khác, cụ
thể là thông qua việc tính công của lực hút do hòn đá tác dụng lên TĐ. Trong cả hai H.Q.C. lực hút
này là như nhau và bằng:

F  Ma  mg
Tuy nhiên, độ dịch chuyển của TĐ trong hai H.Q.C. là không như nhau:

Trang 38/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)


a t2
h3 
2


  a t2
H3  v t 
2

Công do lực F thực hiện và do đó, độ bíên thiên động năng của TĐ trong hai H.Q.C. tương ứng
bằng:
 2
 at
A1  K1  m g
2

   a t2 

A2  K 2  m g v t 
 2 
 

 mg  
Thay a  và v  g t vào hai biểu thức trên, ta được:
M
mv 2 m
K1  
2 M
mv 2 m
K 2  mv 2  
2 M
Những kết quả này chứng tỏ rằng độ biến thiên động năng của cùng một vật có thể sẽ rất khác nhau
trong các H.Q.C. khác nhau. Tuy nhiên, định luật bảo toàn năng lượng đối với một hệ kín vẫn đúng
trong mọi H.Q.C. quán tính.
Trang 39/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)

Bây giờ chúng ta sẽ quay trở lại ví dụ 2.

Ví dụ 2. Độ biến thiên động năng của viên đạn trong các H.Q.C. đang xét cũng khác nhau:
K1  mv 2 / 2
 
K 2  mv 2 / 2  m v u
 
K 3  mv 2 / 2  m v u
Do đó theo định lý động năng ( A  K ) , công của ngoại lực, tức lực của sườn núi tác dụng lên
viên đạn, cũng khác nhau. Nói một cách khác, do tính tương đối của độ dịch chuyển trong các
H.Q.C. khác nhau, nên cả công của các ngoại lực cũng là tương đối, và do đó độ biến thiên động
năng của hệ các vật không kín cũng là tương đối. Vì vậy nguyên nhân dẫn đến nghịch lý trong ví dụ
này là do cách viết:
Q  K
Biểu thức này chỉ đúng với các hệ kín, vì đối với các hệ này, độ biến thiên động năng của tất cả các
vật trong hệ là bất biến (tức không thay đổi) đối với bất kỳ H.Q.C. quán tính nào.

Do những điều nói trên, trong Ví dụ 2, nhiệt lượng toả ra phải được viết là

Q  Kd  KT , trong đó K d và KT là độ biến thiên động năng của viên đạn và của TĐ. Tuy
nhiên, đáp số ở câu a) của Ví dụ 2 là đúng bất kể ta giải bài toán trong H.Q.C. nào:

Q  K1  mv 2 / 2
Ta sẽ chứng minh khẳng định này. Muốn vậy ta hãy tiến hành thật chặt chẽ tất cả các bước lập
luận.

a) Trong H.Q.C. TĐ (cũng tức là trái núi) ban đầu đứng yên, năng lượng của hệ bằng động năng

mv 2 / 2 của viên đạn. Khi viên đạn đập vào núi, TĐ có một vận tốc u nào đó, mà ta có thể tìm từ
định luật bảo toàn động lượng:
   
M u  mv  u  m/ M v

Do đó TĐ có động năng KT  Mu 2 / 2 , nên định luật bảo toàn năng lượng của cả hệ phải viết dưới
dạng:
mv 2 m mv 2
K d   Q
2 M 2
mv 2 m mv 2
hay Q  
2 M 2
Sử dụng điều kiện vật “lớn” ( m  M ) , ta được:
mv 2
Q  K1 (!).
2

b) Trong H.Q.C. gắn với ôtô chuyển động với vận tốc u cùng hướng với viên đạn, động năng của

TĐ thay đổi một lượng bằng KT . Độ biến thiên này gây bởi độ giảm vận tốc của nó từ u đến
 
u  u .
Ta có thể tính u từ định luật bảo toàn động lượng đối với hệ gồm viên đạn và TĐ trong H.Q.C.
gắn với khối tâm của chúng (độ biến thiên của vận tốc là bất biến đối với các H.Q.C. quán tính !):
   
M u  m v , u  m / M v
Dùng kết quả trên, ta có thể tính được đô biến thiên động năng của TĐ:

Trang 40/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)

M u  u 
2
Mu 2
K T'  
2 2
  Mu 2
  m mv 2
  M u u   m v u  
2 M 2
Vì m  M , ta có thể viết
K T'  mvu

Do độ giảm ănng lượng của TĐ, định luật bảo toàn năng lượng giờ đây có thể viết dưới dạng:
mv  u 
2
mu 2  
  mv u Q
2 2
Từ đó ta lại nhận được hệ thức:
mv 2
Q (!)
2

c) Trong H.Q.C. gắn với xe ôtô chuyển động với vận tốc u ngược hướng vơi viên đạn, động năng
cuat TĐ tăng một lượng KT  m v u (chứng minh tương tự như trên). Tính đến sự tăng đó của
động năng TĐ, định luật bảo toàn năng lượng bây giờ được viết dưới dạng:

mv  u 
2
mu 2  
  mv u Q
2 2
Và từ đó ta lại tìm được biểu thức:
mv 2
Q (!)
2
Như vậy, biểu thức Q  K vốn chỉ đúng đối với những hệ kín (tức là khi K là độ biến thiên
năng lượng của toàn hệ), hoá ra cũng đúng cho cả những hệ không kín được khảo sát trong H.Q.C.
mà vật “lớn” ban đầu đứng yên.

Cuối cùng xin giới thiệu với các bạn một số “nghịch lý” để các bạn tự tìm hiểu.

1. Một ôtô A chuyển động với vận tốc v đối với TĐ. Sau khi vận tốc ôtô tăng 2 lần, động năng của
nó tăng một lượng:

m(2v)2 mv 2 3 2
K1    mv .
2 2 2

Theo quan điểm của người quan sát ở trong ôtô B chuyển động cùng chiều và cùng vận tốc v như
ôtô A, thì độ biến thiên động năng của ôtô A bằng:
K 2  mv 2 / 2  0  mv 2 / 2
Đối với người quan sát trong ôtô C chuyển động với cùng tốc độ như ôtô A nhưng ngược chiều, thì
độ biến thiên động năng của ôtô A bằng:

m3v  m2v 
2 2
5
K 3    mv 2
2 2 2
Thoạt nhìn kết quả thu được ở trên khá lạ lùng, vì lượng nhiên liệu tiêu thụ của ôtô A không đổi, thế
mà độ biến thiên của nó trong các H.Q.C. khác nhau lại khác nhau. Liệu ở đây có mâu thuẫn gì với
định luật bảo toàn năng lượng không?

Trang 41/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)

2. Một viên đạn có khối lượng m chuyển động với vận tốc v rơi vào một sàn toa chở cát chuyển

đọng với vận tốc u và bị găm vào trong đó. Ta hãy tìm nhiệt lượng toả ra khi đó.
Trong H.Q.C. gắn với TĐ:
Q1 
mv 2 mu 2 m 2
2

2

2

v  u2 
Trong H.Q.C. gắn với toa xe:
Q2 
m
v  u 2
2
Lại xuất hiện nghịch lý: liệu có thể với cùng một viên đạn mà ở H.Q.C. này nó bị nóng chảy mà ở
hệ kia thì không?!

3. Một khẩu súng máy đặt trên máy bay chuyển động với vận tốc u bắn theo hướng bay của máy
bay.
 
a) Giả sử đối với H.Q.C. cũng chuyển động với vận tốc u , viên đạn có vận tốc v . Động năng
mv 2 / 2 mà viên đạn có được là do năng lượng E của khí thuốc súng cháy cung cấp:
mv 2
E .
2
 
b) Đối với H.Q.C. gắn với TĐ, vận tốc của viên đạn bằng v  u và do đó:
mv  u 
2
mu 2
E  .
2 2

Vì E là bất biến trong mọi H.Q.C. nên từ những điều nói trên suy ra:

v 2  u 2  v  u  .
2

Hãy tìm sai lầm trong những lập luận trình bày ở trên.

Lượng Tử (Sưu tầm & giới thiệu)

Trang 42/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
TỪ TRƯỜNG
Từ trường là trường lực tác dụng lên các điện tích chuyển động, các dòng điện và các vật có mômen
từ (ví dụ như các kim la bàn, chẳng hạn) đặt trong đó. Đặc trưng cho từ trường về phương diện tác

dụng lực là vectơ cảm ứng từ B . Vectơ này (tức độ lớn và hướng của nó) hoàn toàn xác định lực do
từ trường tác dụng lên một điện tích điểm chuyển động tại một điểm của trường, lực này còn được

gọi là lực Lorentz. Nếu có một điện tích điểm q tại một điểm nào đó trong từ trường có vận tốc v

lập với vectơ B một góc α , thì lực Lorentz do từ trường tác dụng lên nó có độ lớn bằng:

FL  qvB sin α ,
 
có phương vuông góc với hai vectơ B và v , có chiều được xác định theo qui tắc bàn tay trái.

Tác dụng của từ trường lên một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua là kết quả tác dụng của trường
lên các hạt tải điện chuyển động trong đọan dây dẫn đó. Lực do từ trường tác dụng lên một phần tử
 
dòng điện IΔl lập với vectơ B một góc α có độ lớn bằng:
FA  BIΔl sin α
có chiều cũng được xác định bằng qui tắc bàn tay trái. Lực này được gọi là lực Ampe.

Nguồn của từ trường là các vật nhiễm từ, các dây dẫn có dòng điện chạy qua và các vật tích điện
chuyển động. Bản chất của sự xuất hiện từ trường trong tất cả các trường hợp đó chỉ có một - đó là
từ trường xuất hiện do chuyển động của các hạt vi mô tích điện (như các electron, proton, ion) và
nhờ sự có mặt một mômen từ riêng của các vi hạt đó.

Từ trường biến thiên cũng xuất hiện khi có sự biến thiên của điện trường theo thời gian. Đến lượt
mình, từ trường biến thiên này lại làm xuất hiện một điện trường xoáy (cảm ứng điện từ).

Bây giờ chúng ta sẽ đi tới khảo sát một số bài toán cụ thể.

Bài toán 1. Trong khuôn khổ mẫu nguyên tử cổ điển của hiđrô, hãy đánh giá độ lớn cảm ứng từ tại
tâm quĩ đạo tròn của electron. Cho biết bán kính quĩ đạo tròn này (bán kính Bohr)
rB  0,53.10 10 m . Gợi ý: cảm ứng từ tại tâm một dây dẫn tròn có dòng điện I chạy qua bằng
μ I
B  0 , trong đó μ0  4π.10 7 H .N / m.
2R

Giải: Trong mẫu nguyên tử cổ điển của hiđrô, electron có điện tích (-e) với e  1,6.10 19 C và khối
lượng me  9,1.10 31 kg quay xung quanh một prôton theo qui đạo tròn có bán kính rB (ứng với
trạng thái cơ bản của electron trong nguyên tử hiđrô). Giả sử v là vận tốc của electron trên quĩ đạo
nói trên, khi đó phưong trình chuyển động của electron theo quĩ đạo tròn có dạng:
me v 2 1 e2

rB 4πε 0 rB2
Từ phương trình đó ta tìm được vận tốc của electron:
e
v  2,19.10 6 m / s .
4πε 0 me rB
Thực ra, để trả lời cho câu hỏi của bài toán, không cần phải tính vận tốc của electron. Nhưng giá trị
của vận tốc này cũng rất đáng quan tâm trên phương diện nhận thức: vận tốc của electron nhỏ hơn
vận tốc của ánh sáng tới 2 bậc. Cơ học lượng tử cho phép chứng minh được rằng tỷ số v / c được
biểu diễn qua những hằng số vũ trụ, do đó tỷ số này cũng là một hằng số. Tỷ số này trong vật lý
nguyên tử được gọi là hằng số cấu trúc tế vi. Người ta ký hiệu hằng số đó là α và nó có giá trị bằng
1/137.
Trang 43/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)

Chuyển động của electron theo quĩ đạo tròn, nên chúng ta có thể coi như một dòng điện tròn. Dễ
dàng thấy rằng cường độ của dòng điện này bằng tỷ số điện tích của electron và chu kỳ quay của
nó:
e ev
I  .
T 2πrB
Thay biểu thức của vận tốc ở trên vào, ta được:

e2
I
4(πrB ) 3 / 2 (ε 0 me )1 / 2
Dùng biểu thức cảm ứng từ ở tâm của dòng điện tròn cho trong đề bài, ta được:

μ0 I μ e2
B  3 / 2 5 / 20  12,48(T ).
2rB 8π rB (ε 0 me )1 / 2

Bài toán 2. Khi sản xuất các màng polyetilen, một tấm màng rộng được kéo theo các con lăn với
vận tốc v  15m / s (H.1). Trong quá trình xử lý (do ma sát) trên bề mặt màng xuất hiện một điện
tích mặt phân bố đều. Hãy xác định độ lớn tối đa của cảm ứng từ ở gần bề mặt của màng với lưu ý
rằng cường độ điện trường đánh thủng trong không khí bằng Edt  30kV / cm.
μ0 I
Gợi ý: cảm ứng từ ở gần một dây dẫn có dòng điện I chạy qua có độ lớn bằng B  , trong đó r
2πr
- là khoảng cách đến trục dây dẫn.

Hình 1.

Giải: Dễ dàng thấy rằng giới hạn E dt của cường độ điện trường cho phép có vai trò quyết định giá
trị cực đại của mật độ điện tích mặt σ max trên màng. Dùng mối liên hệ giữa cường độ điện trường ở
gần một tấm tích điện đều và mật độ điện tích mặt của tấm đó, ta có thể viết:
σ
E dt  max
2ε 0
Từ đó suy ra mật độ điện tích mặt tối đa trên màng bằng:
σ max  2ε0 Edt
Vì các điện tích xuất hiện chuyển động cùng với màng với vận tốc v , nên có thể coi như có một
dòng điện mặt với mật độ:
jmax  vσ max  2ε0 Edt v.

Trang 44/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)

Hình 2. Hình 3.

Để xác định cảm ứng từ ở gần bề mặt của màng, ta hãy khảo sát hình 2, trong đó dòng bề mặt chạy
theo mặt phẳng nằm ngang vuông góc với mặt phẳng hình vẽ, còn màng (có bề rộng bằng 2b) đặt
trong mặt phẳng x = 0 và chuyển động theo phương z với chiều đi vào trong phía trang giấy. Ta sẽ
tìm cảm ứng từ tại điểm cách màng một khoảng bằng a ( a  b ). Muốn vậy, ta xét một phần tử nhỏ
của màng, có bề rộng dy đặt đối xứng. Mỗi một dải có bề rộng như vậy sẽ tương ứng với một dòng
điện:
dI  jmax .dy  2ε0 Edt vdy .
Cảm ứng từ dB do hai dải đối xứng như vậy tạo ra hướng theo trục y và có độ lớn bằng:
μ0 adI 2 μ ε avEdt dy
dB   0 02
π (a  y )
2 2
π (a  y 2 )
Để tìm cảm ứng từ tạo bởi tất cả các dòng bề mặt của màng, ta cần tích phân biểu thức trên theo y
từ 0 đến b:

2 μ0 ε 0 avEdt b dy 2 μ ε avEdt y
B
π 
0 a  y
2 2
 0 0
π
.arctg b0
a
Do chúng ta chỉ quan tâm cảm ứng từ ở gần bề mặt của màng, tức b  a . Trong trường hợp đó có
thể coi b / a   và ta có:

B  μ0 ε0 vEdt  5.10 10 (T ).


Bài toán 3. Trên mặt bàn nằm ngang không dẫn điện có đặt một vòng mảnh bằng kim loại khối

lượng M và bán kính a. Vòng ở trong một từ trường đều nằm ngang có cảm ứng từ B . Xác định
cường độ dòng điện cần phải cho đi qua vòng kim loại để nó bắt đầu được nâng lên.

Hình 4.

Giải: Giả sử cảm ứng từ B có hướng như trên hình 3, còn dòng điện I đi qua vòng kim loại ngược
chiều kim đồng hồ. Xét một phần tử vô cùng bé dl kẹp giữa hai vectơ bán kính được dựng dưới các
góc α và α  dα , trong đó dα là góc vô cùng nhỏ. Chiều dài của phần tử này bằng dl  adα . Lực
Ampe tác dụng lên phần tử này khi có dòng điện I chạy qua có hướng vuông góc với mặt phẳng
hình vẽ (cũng được coi là mặt phẳng nằm ngang) và đi vào phía sau trang giấy. Độ lớn của lực này
bằng:
dF  Idla sin α  IBa sin αdα
Như thấy rõ từ hình vẽ, tại các góc 0  α  π lực Ampe hướng vào phía trong trang giấy , còn tại
các góc π  α  2π lực này lại đi ra phía ngoài trang giấy. Do đó, trên vòng kim loại tác dụng một
mômen lực nâng đối với trục OO' và mômen cản của trọng lực. Dễ dàng thấy rằng khi tăng cường
độ dòng điện I thì mômen của lực Ampe tăng và tại một giá trị giới hạn I gh của dòng điện thì

Trang 45/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
mômen lực này sẽ so được với mômen trọng lực và vòng kim loại sẽ bắt đầu được nâng lên, bằng
cách quay xung quanh trục OO'.
Bây giờ ta sẽ tính mômen lực Ampe tác dụng lên phần tử dl đối với trục OO':
dM A  dF (a  a sin α)  IBa 2 (sin α  1) sin αdα.
Suy ra mômen lực Ampe toàn phần tác dụng lên toàn vòng kim loại bằng:
2π 2π
M A  IBa 2  (sin α) 2 dα  IBa 2  sin αdα
0 0

Tích phân thứ nhất bằng π , còn tích phân thứ hai bằng 0. Bởi vậy:
M A  πIBa 2
Mômen trọng lực tác dụng lên vòng kim loại đối với trục OO':
M T  Mga
Vòng bắt đầu được nâng lên khi mômen lực tổng cộng bằng 0:
πI gh Ba 2  Mga  0

Từ đó suy ra cường độ dòng điện phải đi qua để vòng kim loại bắt đầu nâng lên bằng:
Mg
I gh  .
πBa
Bài toán 4. Trên một đĩa nằm ngang không dẫn điện có gắn một thanh kim loại mảnh AC nằm dọc
theo bán kính đĩa (H.4). Đĩa ở trong một từ trường đều có cảm ứng từ B  10 2 (T ) và thực hiện
một dao động xoắn điều hoà xung quanh trục thẳng đứng đi qua tâm O của đĩa: φ(t )  φ0 sin ωt .
Chiều dài của thanh L= a+b, trong đó a  0,5mm và b  1,0mm . Hãy xác định hiệu điện thế
(h.đ.t.) cực đại giữa hai đầu A và C của thanh, nếu φ0  0,5rad và ω  0,2rad / s.

Hình 4.
Giải: Giả sử tại thời điểm nào đó thanh chuyển động ngược chiều kim đồng hồ. Vận tốc góc của
thanh bằng:
φ' (t )  φ0 ω cos ωt.
Vận tốc dài của điện tích tự do ở cách trục quay một khoảng x (H.5) tại thời điểm đó bằng:
v( x, t )  φ' (t ).x  φ0 ωx cos ωt
Lực Lorentz tác dụng lên điện tích đó bằng:
FL  ev( x, t ) B  eφ0 ωxB cos ωt

Trang 46/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)

Hình 5
Dưới tác dụng của lực Lorentz sẽ xảy ra sự phân bố lại các điện tích tự do: tại các đầu của thanh sẽ
có dư các điện tích dương, còn tại vùng gần tâm O sẽ xuất hiện các điện tích âm. Sự phân bố lại các
điện tích tự do sẽ dẫn tới xuất hiện trong thanh một điện trường. Cường độ E ( x, t ) của điện trường
đó tại một điểm bất kỳ có thể tìm được từ điều kiện cân bằng điện tích (không có dòng điện trong
thanh), khi lực Lorentz bằng lực tĩnh điện do điện trường nói trên tác dụng. Cụ thể là:
eφ0 ωxB cos ωt  eE ( x, t )  0
Từ đó suy ra:
E ( x, t )  φ0 ωxB cos ωt.
Đây chính là phân bố cường độ điện trường trong thanh tại thời điểm bất kỳ. Khi đó, h.đ.t giữa hai
đầu A và C của thanh bằng:
b b
φ0 ωB 2
U (t )    E ( x, t )dx   φ0 ωB cos ωt.xdx  (b  a 2 ) cos ωt.
a a
2
Dễ dàng thấy rằng h.đ.t. cực đại bằng:
φ0 ωB 2
U max  (b  a 2 )  4,5.10 4 V .
2

Bài toán 5 Trên mặt bàn nằm ngang gắn một khung dây dẫn mảnh hình vuông cạnh a (H. 6). Trên
khung nằm một thanh có khối lượng M đặt song song với cạnh bên của khung và cách cạnh này một
khoảng b = a/4. Khung và thanh được làm từ cùng một loại dây dẫn có điện trở trên một đơn vị dài
là ρ . Tại một thời điểm nào đó người ta bật một từ trường có vectơ cảm ứng từ vuông góc với mặt
phẳng khung. Hỏi thanh chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu sau thời gian thiết lập từ trường,
nếu giá trị của cảm ứng từ sau khi từ trường đã ổn định bằng B0 ? Bỏ qua sự dịch chuyển của
thanh sau khi từ trường đã ổn định và ma sát giữa trục và khung.
Giải:

Hình 6

Trong khoảng thời gian thiết lập từ trường, xét một thời điểm t nào đó, khi cảm ứng từ bằng B(t).
Tại thời điểm đó, từ thông gửi qua mạch kín ACDK (xem H.7) bằng 1  B(t )ab và gửi qua mạch
kín DNOK bằng  2  B(t )a(a  b) . Do từ trường biến thiên theo thời gian, nên các từ thông trên
cũng biến thiên, do đó xuất hiện một điện trường xoáy. Nếu từ trường đối xứng đối với trục vuông
góc với mặt phẳng khung và đi qua tâm khung, thì các đường sức của điện trường xoáy sẽ có dạng
là những vòng tròn đồng tâm nằm trong mặt phẳng khung (xem H.7). Công do điện trường xoáy
thực hiện làm dịch chuyển một điện tích dương theo một mạch kín (như mạch AVDK, chẳng hạn),

Trang 47/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
như đã biết, có trị số đúng bằng s.đ.đ. cảm ứng E c xuất hiện trong mạch và theo định luật Faraday về
cảm ứng điện từ, ta có thể tính được s.đ.đ. E c qua vận tốc biến thiên từ thông gửi qua mạch đó.
Đối với mạch ACDK, ta có:
d dB(t ) a 2 dB(t )
Ec1   1  ab 
dt dt 4 dt
Tương tự, đối với mạch DNOK:
d 2 dB(t ) 3a 2 dB(t )
Ec 2     a ( a  b)  .
dt dt 4 dt

Hình 7.

Giả sử tại thời điểm đang xét các dòng điện đi qua các dây dẫn như được chỉ ra trên hình 7. Áp
dụng định luật Kirchhoff cho mạch ACDK, ta được:
a 2 dB(t ) 3
 I 1 a  I 1 .2 b  I 2 a  aI 1  aI 2 .
4 dt 2
Tương tự đối với mạch DNOK, ta có:

3a 2 dB(t ) 5
 2  (a  b) I 3  aI 3  aI 2  aI 3  aI 2 .
4 dt 2
Tại điểm nút D ta có:
I 2  I 3  I1 .
Giải ba phương trình trên, ta tìm được:
2a dB(t )
I2   . .
31 dt
Dấu trừ ở công thức trên có nghĩa là chúng ta đã giả thiết không đúng chiều của dòng điện qua
thanh, đúng ra nó phải đi từ K đến D.
Do có dòng điện đi qua, nên thanh DK chịu tác dụng của lực Ampe có hướng đi vào phía tâm
khung và có độ lớn bằng:
2a 2 dB(t ) a 2 dB 2 (t )
FA (t )   I 2 aB(t )  B(t ) 
31 dt 31 dt
Sau thời gian xác lập từ trường thanh chịu tác dụng của một xung lực bằng;
 B0
a2 a 2 B02
0 FA dt  0 31 dB (t )  31 .
2

Xung lực này gây ra một độ biến thiên động lượng của thanh bằng:

a 2 B02
 Mv
31
Từ đây ta tìm được vận tốc của thanh:
a 2 B02
v .
31M
Trang 48/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
Bài toán 6. Một điôt chân không, trong đó khoảng cách giữa anôt và catốt bằng d, ở trong một từ
trường có cảm ứng từ bằng B và hướng song song với mặt phẳng các bản cực. Hỏi điện áp tối thiểu
giữa hai cực bằng bao nhiêu để các electron từ bề mặt catốt có thể đến được anốt. Coi các electron
ở bề mặt catốt là đứng yên và bỏ qua tác dụng của trọng trường.
Giải:

.
Hình 8

Ta sẽ khảo sát các điện áp trên điôt sao cho các electron khi rời catôt sẽ quay trở lại mà không tới
được anôt. Trên hình 8 biểu diễn đoạn đầu của quỹ đạo với hướng của cảm ứng từ đã cho. Giả sử
electron tại một điểm nào đó trên quỹ đạo và có 2 thành phần vận tốc v x và v y , còn giữa hai bản

cực của điôt có một điện trường đều E . Khi đó electron chịu tác dụng lực của cả từ trường lẫn điện
trường và ta có phương trình chuyển động của electron theo các phương x và y như sau:
dv x dv y
me  ev y B và me  eE  ev x B
dt dt
Hai phương trình trên có thể viết lại dưới dạng sau:
e
v x'   c v y và v 'y  E   c vx
me
eB
trong đó hệ số  c  được gọi là tần số cyclotron. Đây là tần số quay của electron hay của bất
me
kỳ một hạt tích điện nào khác có cùng điện tích riêng (tức là có cùng tỷ số điện tích và khối lượng
của nó) theo một quỹ đạo tròn trong một từ trường đều có cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng quỹ
đạo của hạt đó. Vi phân phương trình thứ hai theo thời gian và tính đến phương trình thứ nhất, ta
được:
v 'y'   c v y  0

Đây là phương trình mô tả dao động điều hoà quen thuộc. Nghiệm tổng quát của nó có dạng:
v y (t )  A sin  c t  C cos  c t ,

trong đó A và C là các hằng số được xác định từ điều kiện ban đầu. Theo đề bài, tại t  0 ,
eE eE
v0 (0)  0 và v 'y (0)  . Từ đó suy ra C  0 và A  . Cuối cùng, biểu thức của v y (t ) có
me me c
dạng:
eE
v y (t )  sin  c t.
me  c
Bây giờ ta có thể tìm được độ dịch chuyển của electron theo trục y:
t t
eE eE
y(t )   v y (t )dt   sin  c dt  (1  cos  c t ).
0 0
me c me c2

Trang 49/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
Từ phương trình của v y (t ) ta dễ dàng tìm được thời điểm t N khi electron ở xa catôt nhất: đó chính
là thời điểm v y (t ) = 0, hay

 c t N  (2 N  1) với N = 0, 1, 2,...


(Bạn thử giải thích xem tại sao lại không lấy nghiệm  c t N  2 N ). Tại những thời điểm đó độ dịch
chuyển theo phương y của electron bằng:
2eE 2 me E
yN  
me  c
2
eB 2
Khi quỹ đạo của electron có đỉnh chạm vào anôt, thì độ dịch chuyển y N của nó bằng khoảng cách d
giữa catôt và anôt và điện áp trên điôt sẽ bằng điện áp cực tiểu U min cần tìm:
2meU min
d ,
edB 2
Từ đây ta tìm được:
ed 2 B 2
U min  .
2 me
BÀI TẬP
1. Theo trục của một hình trụ kim loại rỗng không từ tính người ta căng một sợi dây tích điện với
mật độ điện tích dài q  10 8 C / m. Hình trụ quay xung quanh trục của mình với vận tốc góc
  103 rad / s . Coi chiều dài hình trụ lớn hơn nhiều so với đường kính ngoài của nó, hãy xác định
cảm ứng từ: a) tại vùng rỗng của hình trụ; b) trong vật liệu cấu tạo nên hình trụ; c) trong không gian
 NI
bên ngoài hình trụ. Gợi ý: Cảm ứng từ trong một ống dây dài bằng B  0 , trong đó N là tổng
L
số vòng dây trên ống dây, L - chiều dài ống dây và I - cường độ dòng điện đi qua các vòng dây.
2. Trên một mặt bàn nằm ngang không dẫn điện đặt một khung kim loại cứng và mảnh, được làm từ
một dây dẫn đồng tính, có dạng một tam giác đều, cạnh a. Khung ở trong một từ trường đều có
vectơ cảm ứng từ song song với mặt phẳng ngang và vuông góc với một cạnh của khung.Biết khối
lượng của khung là M và độ lớn của cảm ứng từ là B. Hãy xác định cường độ dòng điện cần phải
cho đi qua khung để khung được bắt đầu nâng lên đối với một trong các đỉnh của nó?
3. Một thanh kim loại AC có đầu A nối khớp với thanh điện môi thẳng đứng AO, còn đầu C nối với
thanh thẳng đứng bằng một sợi dây cách điện không dãn OC, có chiều dài bằng R = 1m (H.9).
Thanh AC quay xung quanh thanh thẳng đứng AO trong một từ trường đều với vận tốc góc
  60rad / s . Biết rằng vectơ cảm ứng từ hướng thẳng đứng lên trên và có độ lớn B  10 2 (T ).
Hãy xác định h.đ.t. giữa hai điểm A và C.

Hình 9. Hình 10

4. Trên mặt bàn nằm ngang có gắn một khung dây dẫn mảnh hình tam giác đều cạnh a. Trên khung
đặt một thanh kim loại song song với đáy tam giác, điểm giữa của thanh trùng với điểm giữa của
đường cao AC (H.10). Khung và thanh được làm từ cùng một loại dây dẫn, có điện trở trên một đơn

Trang 50/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
vị chiều dài bằng  . Tại một thời điểm nào đó người ta bật một từ trường đều có vectơ cảm ứng từ
vuông góc với mặt phẳng của khung. Hỏi sau thời gian xác lập từ trường thanh có vận tốc bằng bao
nhiêu, nếu độ lớn của cảm ứng từ sau khi từ trường đã ổn định bằng B0 ? Cho biết khối lượng của
thanh là M. Bỏ qua ma sát và độ dịch chuyển của thanh trong thời gian thiết lập từ trường.

Lượng Tử (Sưu tầm & giới thiệu)

Trang 51/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
NGUYÊN LÝ FERMAT
Vào khoảng năm 1660, nhà toán học người Pháp P. Fermat đã đưa ra một nguyên lý cơ bản của
quang hình học mà hiện nay gọi là nguyên lý Fermat. Theo nguyên lý này, thì trong tất cả các
đường nối hai điểm với nhau, ánh sáng sẽ đi theo đường mất ít thời gian nhất. Từ nguyên lý này có
thể rút ra được tất cả các định luật cơ bản khác của quang hình học. Thực vậy, trong một môi
trường đồng tính ánh sáng cần phải truyền đi theo đường thẳng, bởi vì đường thẳng là khoảng cách
ngắn nhất giữa hai điểm, do đó thời gian ánh sáng truyền theo đường thẳng là nhỏ nhất. Nếu ánh
sáng đến mặt phân cách giữa hai môi trường (có chiết suất khác nhau, hay có vận tốc truyền ánh
sáng khác nhau) thì chúng tuân theo các định luật phản xạ và khúc xạ ánh sáng, mà ta có thể suy ra
trực tiếp từ nguyên lý Fermat.
Một cách phát biểu chặt chẽ hơn, nguyên lý Fermat thực tế là một trường hợp riêng của một nguyên
lý tổng quát hơn được sử dụng rộng rãi trong vật lý lý thuyết hiện đại, có tên là nguyên lý tác dụng
tối thiểu. Theo nguyên lý này, ánh sáng truyền từ một điểm này đến một điểm khác theo đường đi
có thời gian truyền đạt cực trị, nghĩa là cực tiểu, cực đại hay là bằng nhau so với tất cả các đường
khác.

Dưới đây chúng ta sẽ xem xét một số ví dụ cụ thể để minh hoạ cho nguyên lý Fermat.

Phản xạ ánh sáng


VÍ DỤ 1. Xét sự phản xạ ánh sáng từ một gương phẳng (H. 1; màn D chắn không cho ánh sáng
truyền trực tiếp từ A tới B).
a) Chứng minh rằng: Khi thoả mãn định luật phản xạ ∠ ACD =  =  =∠DCB thì đường truyền
của ánh sáng là ngắn nhất trong số tất cả các quỹ đạo khả dĩ, tức là theo đường ACB.
b) Hãy rút ra định luật phản xạ ánh sáng từ nguyên lý cho rằng ánh sáng phản xạ từ gương phẳng
truyền theo con đường ngắn nhất.

Hinh 1

Hình 2

GIẢI

Trang 52/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
a) Vẽ thêm đường phụ (hình 2): trên phần kéo dài của đường vuông góc AM ta lấy một đọan
MA' = AM, rồi nối A' với C và E. Vì ACM = A'CM (vì hai tam giác vuông có hai cạnh góc
vuông bằng nhau) nên ∠ACM = ∠A'CM . Tương tự, vì ACM = BCM', nên ∠ACM =
∠BCM', suy ra ∠A'CM = ∠BCM'. Điều này có nghĩa là A'CB là một đường thẳng, tức là đường
ngắn nhất. Mặt khác A'C = AC còn AE = A'E , do đó
l ACB  l AEB
b. Giả sử E là điểm tuỳ ý nằm trong đoạn MM' (hình 3). Khi chiều dài đoạn AEB là cực tiểu thì
thoả mãn định luật phản xạ, tức là ∠AEK = ∠BEK. Thật vậy, từ hình 3, ta có:

l AEB  l AE  l EB  x 2  h 2  (d  x) 2 h 2
Điều kiện có cực tiểu: Hình 3
dl AEB
0
dx
hay
d
dx
 
x 2  h 2  ( d  x) 2  h 2 
x dx x dx
    0
x h
2 2
(d  x)  h
2 2 l AE l BE
x dx
mà:  sin  và  sin  , suy ra sin  = sin hay  = . Đây chính là định luật phản xạ.
l AE l BE
Việc cực trị này chính là cực tiểu có thể dễ dàng chứng minh bằng cách lấy đạo hàm cấp hai.
VÍ DỤ 2
Cho ánh sáng phản xạ trên gương cầu lõm có dạng một hình bán cầu bán kính R. Hãy rút ra định
luật phản xạ ánh sáng đối với trường hợp này với điều kiện ánh sáng truyền từ điểmA đến điểm B
theo quỹ đạo có độ dài cực trị (hình 4; màn chắn D chắn ánh sáng truyền trực tiếp từ A tới B).Hãy

khảo sát đặc điểm của cực trị này. Hình 4


GIẢI:
Từ hình 4 ta có:
l AEB  l AE  l EB  2R cos   2R sin 
dl AEB
có nghĩa là độ dài này là hàm số của góc . Điều kiện hàm này đạt cực trị là: =0
d
hay:
d
2R cos   2R sin    2R sin   cos    0
d
Từ đó suy ra:
Trang 53/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
sin  = cos  hay  = 450
Điều đó có nghĩa là điểm E ứng với quỹ đạo thực của tia sáng nằm ở chính giữa cung AEB, tức là
E trùng với C, đồng thời  = .
Bây giờ ta sẽ xét đặc điểm cực trị. Lấy đạo hàm cấp hai của độ dài lAEB theo góc  lấy tại  = 450 ,
ta được:
d 2 l AEB
 2 R( cos   sin  )  450 =
d 2   45
0

 
 2R  cos 45 0  sin 45 0  2 2R  0
Dấu âm của đạo hàm bậc hai chứng tỏ có cực đại, nghĩa là ánh sáng chọn con đường dài nhất trong
số các quỹ đạo khả dĩ:
lACB > lAEB
VÍ DỤ 3
Chứng minh rằng khi phản xạ trên mặt gương elipxoit lõm, ánh sáng luôn tuân theo định lụât phản
xạ  =  khi đi từ tiêu điểm A đến tiêu điểm B của elip (hình 5; điểm C có thể chọn tuỳ ý; CN -
vuông góc với tiếp tuyến của elip tại điểm phản xạ; màn D không cho ánh sáng truyền trực tiếp từ A
đến B). Điều kiện cực trị có đúng đối với trường hợp này không?

Hình 5

GIẢI:
Dựng tiếp tuyến tại điểm E bất kỳ trên elip. Từ A hạ đường vuông góc với tiếp tuyến và lấy điểm
A' đối xứng với A qua tiếp tuyến vừa dựng: LA' = LA (hình 6). Nối E với A'. Dễ dàng thấy rằng 
ALE =  A'LE (2 tam giác vuông có 2 cạnh góc vuông bằng nhau). Từ đó suy ra  = ' và A'E =
AE. Khi đó:
l A' EB  l AEB  2a
với a là bán trục lớn của elíp. Đường gấp khúc AEB nối A và B qua tiếp điểm E là đường ngắn
nhất, tức l AEB  l AE ' B , bởi vậy đường A'EB là ngắn nhất, tức nó là đường thẳng. Suy ra ' =  (đối
đỉnh), nhưng do ' = , ta có
 =  và  = 
hay góc tới bằng góc phản xạ.

Hình 6

Trang 54/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
Xuất phát từ tính chất của elip: r1 + r2 = AE + EB = 2a = const, điều này đúng cho tất cả các điểm
trên elip hay:
l AEB  l ACB  const
nghĩa là trong trường hợp này không tồn tại cực trị.

Khúc xạ ánh sáng


VÍ DỤ 4
a) Chứng minh rằng thời gian truyền ánh sáng qua mặt phân cách giữa hai môi trường từ điểm A
(nằm trong môi trường có vận tốc truyền ánh sáng là v1) đến điểm B (trong môi trường có vận tốc
truyền ánh sáng là v2) là cực tiểu theo quỹ đạo ACB thoả mãn định luật khúc xạ :
sin v1
= v = const
sin 2

b) Từ điều kiện thời gian ánh sáng truyền qua mặt phân cách từ điểm A đến điểm B là cực tiểu hãy
rút ra định luật khúc xạ.

GIẢI:

 (v1)

C (v2)

B

Hình 7 Hình 8

a) Dựng một đường tròn bán kính tuỳ ý (hình 8), đường kính MN phân chia hai môi trường: phía
trên là môi trường kém chiết quang hơn, phía dưới là môi trường chiết quang hơn (v1 > v2). Đánh
dấu hai điểm A và B, sau đó kẻ hai đường gấp khúc ACB và AC’B. Đường ACB qua tâm C với góc
tới và góc khúc xạ lần lượt là  và  thoả mãn định luật khúc xạ:
sin v1
= v = const
sin 2

Ta cần chứng minh rằng thời gian ánh sáng truyền theo đường ACB nhỏ hơn khi theo đường AC’B.
Chúng tôi xin dành chứng minh này cho bạn đọc.
b) Giả sử C là điểm di động dọc theo mặt phẳng phân cách giữa hai môi trường, khi đó thời gian
ánh sáng đi từ A đến B qua C sẽ thay đổi ( hình 9). Từ hình vẽ ta có:

Hình 9

Trang 55/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
AC CB x 2  h12 (d  x) 2  h22
t ACB  t AC  t CB   = +
v1 v2 v1 v2
dt
Từ điều kiện cần để có cực trị: dx = 0, ta được

x dx
 0
v1 x  h 2 2
1 v 2 (d  x)  h
2 2
2

x dx
hay 
v 1l 1 v 2 l 2
x d-x
Mà l = sin và l = sin, suy ra
1 2

sin v1
= v (đ.p.c.m.)
sin 2

Lấy đạo hàm cấp hai, ta dễ dàng thấy rằng đạo hàm này dương, tức cực trị trong trường hợp này là
cực tiểu.
VÍ DỤ 5
Giả sử B là ảnh thực của điểm A khi chùm sáng khúc xạ trên bề mặt của bán cầu KCL (hình 10).
Chứng minh rằng thời gian ánh sáng truyền giữa hai điểm A và B cố định theo hai đường ACB và
AC’B là như nhau. Xem các  và  là nhỏ.

GIẢI:

Hình 10 Hình 11
Ký hiệu ∠CAC' = , ∠CBC' = , AC' = s và C'B = s' (H.11). Ta có:
AC' C' B s s'
t AC'B    
v1 v2 v1 v 2
AC CB AC' C' B
và t ACB    
v 1 v 2 v 1 cos  v 2 cos 

s s' s γ2 s' δ2
   (1  ) (1  )
2 2 2 2
v1(1  γ /2) v 2 (1  δ /2) v1 v2

Trang 56/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
Ở đây ta đã dùng các công thức gần đúng cos   1  sin 2   1   2 / 2 , vì ta chỉ xét những tia
gần trục, nghĩa là các góc, , ,  là nhỏ. Nếu bỏ qua các số hạng bậc 2 và chỉ giữ lại các số hạng
bậc nhất, ta được:
s s'
tACB = + = tAC’B (đ.p.c.m.)
v1 v2
VÍ DỤ 6
Chứng minh rằng thời gian ánh sáng truyền qua mặt bán cầu KCL ngăn cách hai môi trường (hình
12) từ điểm A đến điểm B nằm sau ảnh thực F của điểm A là cực đại nếu ánh sáng truyền theo
sin v1
đường ACB thoả mãn định luật khúc xạ = v = const.
sin 2

Hình 12

GIẢI:
Trong môi trường đồng tính ánh sáng truyền theo đường thẳng, bởi vậy bất kỳ một quỹ đạo nào
cũng gồm các đoạn thẳng. Bên cạnh quỹ đạo thực ACFB, ta dựng một quỹ đạo khả dĩ AC'B ở lân
cận nó (hình 13). Cả hai quỹ đạo đều xuất phát từ A và kết thúc tại B. Ta phải chứng minh thời gian
truyền ánh sáng dọc theo quỹ đạo thực là
lớn nhất, tức t ACB  t AC ' B .
Dựng cung tròn nhỏ, tâm F, bán kính FB, cắt đường AOF tại B’(H.13). Dựng cung tròn lớn tâm ở
C’ bán kính C’B’, cắt C’B trên đường kéo dài của nó tại D (nằm dưới điểm B). Vì F là ảnh thật của
A nên tACF = tAC’F (xem Ví dụ 5). Mặt khác,
do FB = FB’ và môi trường đồng tính nên tFB = tFB’ Hơn nữa, vì C’D = C’B’ và môi trường là đồng
tính nên ta cũng có tAC’D = tAC’B’ Cuối cùng, vì B nằm phía trong D nên tAC'B < tAC'D. Suy ra:
t ACB  t ACB'
Vế trái của bất đẳng thức trên là thời gian của quỹ đạo khả dĩ. Bây giờ ta sẽ chứng minh rằng vế
phải chính là thời gian ánh sáng truyền theo quỹ đạo thực. Thật vậy
t AC ' B'  t AC ' F  t FB '  t ACF  t FB  t ACFB  t ACB

Do đó:
t AC ' B  t ACB (đ.p.c.m.)
Như vậy, khi khúc xạ qua một mặt cầu lồi trên đường truyền từ điểm A (trong môi trường 1) đến
điểm B (trong môi trường 2 ở sau điểm F), thời gian truyền của ánh sáng theo quỹ đạo thực (có
nghĩa là thoả mãn định luật khúc xạ) là cực đại khi so với tất cả các quỹ đạo khả dĩ khác.

Trang 57/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)

Hình 13
Tóm lại, chúng ta thấy rằng khi khúc xạ cũng như phản xạ ánh sáng, điều quan trọng là tính dừng
(tức đạo hàm bậc nhất bằng không). Thời gian truyền có thể là cực tiểu (nếu điểm B ở gần hơn ảnh
thực F của A), có thể là cực đại (nếu điểm B ở xa điểm F hơn) , có thể không là cực tiểu mà cũng
không là cực đại (B trùng với F).
Văn Huyên (sưu tầm và giới thiệu)

Trang 58/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
PHẦN NHIỆT

NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC CÁC CHU TRÌNH

Trong bài báo này chúng ta sẽ khảo sát các chu trình được thực hiện bởi một lượng khí lý tưởng
(chất công tác). Đồng thời, khi chuyển từ một trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng
khác, khối khí này thực hiện các quá trình chuẩn tĩnh, rồi cuối cùng trở về trạng thái ban đầu.
Cơ cấu trong đó diễn ra chu trình được biểu diễn trên giản đồ pV theo chiều kim đồng hồ được gọi
là một máy nhiệt. Vì sự thay đổi nội năng trong chu trình bằng 0 (vì nội năng là một hàm trạng
thái), nên tổng đại số của nhiệt lượng cung cấp cho chất công tác bằng công mà chất công tác thực
hiện trong chu trình. Nếu ký hiệu Q1 là nhiệt lượng tổng cộng cung cấp cho chất công tác và Q2 là
nhiệt lượng tổng cộng do nó toả ra, thì ta thấy ngay công thực hiện bởi chất công tác bằng:

A  Q1  Q2

Hiệu quả sinh công của máy nhiệt được đặc trưng bởi hiệu suất:

A Q1  Q2 Q
   1 2
Q1 Q1 Q1

Vì trong trường hợp máy nhiệt Q1 >Q2 nên  < 1.

Nếu chu trình diễn ra theo chiều ngược lại, tức là trong trường hợp máy làm lạnh thì các dòng nhiệt
sẽ đổi chiều: chỗ nào trước kia là toả nhiệt thì bây giờ lại là nhận nhiệt và ngược lại. Do đó, trong
trường hợp này, chất công tác không sinh công bằng hiệu nhiệt lượng nhận vào và nhiệt lượng toả
ra, mà là nhận công từ vật bên ngoài, còn nhiệt được lấy đi từ vật bên ngoài có nhiệt độ nhỏ hơn
(nguồn lạnh) sẽ được truyền cho vật bên ngoài khác có nhiệt độ cao hơn (nguồn nóng).

Bây giờ chúng ta hãy xét một số ví dụ cụ thể.

Ví dụ 1. Trên giản đồ pV đối với một khối lượng khí lý tưởng nào đó, gồm hai quá trình đẳng nhiệt
cắt hai quá trình đẳng áp tại các điểm 1, 2, 3, 4 (xem hình vẽ). Hãy xác định tỷ số nhiệt độ T 3/T1
của chất khí tại các trạng thái 3 và 1, nếu biết tỷ số thể tích V3/V1 = . Cho thể tích khí tại các
trạng thái 2 và 4 bằng nhau.

Giải: Xét hai đoạn đẳng áp với phương trình có dạng T/V = const. Nghĩa là ta có:
T1 T2 T T
 và 3  4 (1)
V1 V2 V3 V4
Nhưng do T2 = T3; T1 = T4 (do quá trình 2-3 và 4-1 là đẳng nhiệt) và V2 =V4 (theo giả thiết), ta có:

Trang 59/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
T3 T4 T1
  (2)
V3 V4 V2
Từ (1) và (2) suy ra:
T3 V2 T V
 và 3  3
T1 V1 T1 V2
Nhân hai phương trình trên với nhau, ta được:
2
 T3  V
   3  
 T1  V1
T3
Từ đó suy ra:  
T1
Ví dụ 2. Trên hình vẽ cho chu trình thực hiện bởi n mol khí lý tưởng, gồm một quá trình đẳng áp và
hai quá trình có áp suất p phụ thuộc tuyến tính vào thể tích V. Trong quá trình đẳng áp 1-2, khí
thực hiện một công A và nhiệt độ của nó tăng 4 lần. Nhiệt độ tại 1 và 3 bằng nhau. Các điểm 2 và 3
nằm trên đường thẳng đi qua gốc toạ độ. Hãy xác định nhiệt độ khí tại điểm 1 và công mà khối khí
thực hiện

trong chu trình trên .

Giải: Công do khí thực hiện trong quá trình đẳng áp 1-2 bằng:
A  p1 (V2  V1 )

p1V1  nRT1 và p2V2  nRT2  4nRT1
nên
A  3nRT1
A
Suy ra: T1 
3nR

Công mà khí thực hiện trong cả chu trình được tìm bằng cách tính diện tích tam giác 123 và bằng:

1
Act  ( p1  p3 )(V2  V1 )
2
Từ các phương trình trạng thái ở trên ta tìm được:
nRT1 A 4nRT1 4 A
V1   và V2  
p1 3 p1 p1 3 p1
A p 
Do đó : Act  1  3 
2 p1 
Vì các điểm 2 và 3 nằm trên đường thẳng đi qua gốc toạ độ nên:

Trang 60/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
p3 V3

p1 V2
Mặt khác, cũng từ phương trình trạng thái ta có:
nRT1 A 4A
V3   và V2 
p3 3p3 3 p1
Từ đây suy ra:
p3 p
 1
p1 4 p3
p 1
hay 3 
p1 2
Vậy công mà khối khí thực hiện trong chu trình là:
A
Act  .
4
Ví dụ 3. Một mol khí hêli thực hiện một chu trình như hình vẽ gồm các quá trình: đoạn nhiệt 1-2,
đẳng áp 2-3 và đẳng tích 3-1. Trong quá trình đoạn nhiệt hiệu nhiệt độ cực đại và cực tiểu của khí
là T. Biết rằng trong quá trình đẳng áp, khí toả ra một nhiệt lượng bằng Q. Hãy xác định công A
do khối khí thực hiện trong chu trình trên.

Giải:
Trong quá trình đoạn nhiệt 1-2, T1 là nhiệt độ cực đại, T2 là nhiệt độ cực tiểu, bởi vậy có thể viết:
T1  T2  T
Trong quá trình đẳng áp 2-3, áp dụng nguyên lý I nhiệt động lực học, ta có:
 Q  CV (T3  T2 )  p2 (V3  V2 ) (1)
với CV = 3R/2. Từ (1) và các phương trình trạng thái của các trạng thái 2 và 3, ta có:
Q 2Q
T2  T3  
CV  R 5R
Trên đoạn đẳng tích 3-1, khí không thực hiện công, còn độ tăng nội năng của khí là do nhiệt lượng
mà khí nhận được:
Q31  CV (T1  T3 )  CV T1  T2   T2  T3 
2Q
 CV (T  )
5R
Vậy công mà khối khí thực hiện sau một chu trình là:
3 2
A  Q31  Q  RT  Q .
2 5
Ví dụ 4. Một khối khí hêli ở trong một xilanh có pittông di chuyển được. Người ta đốt nóng khối khí
này trong điều kiện áp suất không đổi, đưa khí từ trạng thái 1 tới trạng thái 2. Công mà khí thực
Trang 61/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
hiện trong quá trình này là A1-2. Sau đó, khí bị nén theo quá trình 2-3, trong đó áp suất p tỷ lệ
thuận với thể tích V. Đồng thời khối khí nhận một công là A2-3 (A2-3 > 0). Cuối cùng khi được nén
đoạn nhiệt về trạng thái ban đầu. Hãy xác định công A31 mà khí thực hiện trong quá trình này.

Giải:
Trong quá trình đẳng áp 1-2, công do khối khí thực hiện là:
A12  p1 (V2  V1 )  nR(T2  T1 ) (1)
Trong quá trình 2-3, công do chất khí nhận vào có trị số bằng:
p  p3 p V  p3V2  p2V3  p3V3
A23  2 (V2  V3 )  2 2
2 2
Vì trên giản đồ pV hai điểm 2 và 3 nằm trên đường thẳng đi qua gốc toạ độ, nên ta có:
p 2 V2
 hay p3V2  p2V3  0
p3 V3
Do đó:
p V  p3V3 nR(T2  T3 )
A23  2 2  (2)
2 2
Trong quá trình đoạn nhiệt 3-1, độ tăng nội năng của khối khí bằng công mà khối khí nhận được:
3
A31  nR(T1  T3 ) (3)
2
Từ (1) và (2) suy ra:
2 A  A12
T1  T3  23
nR
Thay biểu thức trên vào (3), ta được:
3 3
A31  nR(T1  T3 )  (2 A23  A12 ).
2 2
Ví dụ 5. Cho một máy nhiệt hoạt động theo chu trình gồm các quá trình: đẳng nhiệt 1-2, đẳng tích
2-3 và đoạn nhiệt 3-1 (xem hình vẽ). Hiệu suất của máy nhiệt này là  và hiệu nhiệt độ cực đại và
cực tiểu của khí trong chu trình bằng T. Biết rằng chất công tác trong máy nhiệt này là n mol khí
lý tưởng đơn nguyên tử. Hãy xác định công mà khối khí đó thực hiện trong quá trình đẳng nhiệt.

Giải:
Trong đề bài đã cho hiệu suất của chu trình, nên trước hết ta phải tìm hiểu xem quá trình nào là
nhận nhiệt và quá trình nào toả nhiệt. Trong quá trình đẳng nhiệt 1-2, khí thực hiện công A (thể tích
tăng), và vì nội năng không đổi, nên quá trình này toả nhiệt lượng mà ta ký hiệu là Q 1 (Q1=A).
Trong quá trình đẳng tích 2-3, khi thể tích không đổi, áp suất giảm. Điều này xảy ra là do nhiệt độ
khí giảm và trong trường hợp đó khí toả một nhiệt lượng là Q2. Trong quá trình đoạn nhiệt 3-1, khí
Trang 62/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
không nhận cũng không toả nhiệt và do thể tích giảm nên khí nhận công và nhiệt độ của nó tăng. Do
đó, tại 3 khí có nhiệt độ nhỏ nhất là Tmim, còn nhiệt độ lớn nhất Tmax của khối khí đạt được ở quá
trình đẳng nhiệt 1-2. Do đó:
Tmax  Tmin  T
Theo định nghĩa, hiệu suất của chu trình bằng:

Q1  Q2 Q
  1 2
Q1 Q1
Mà như trên đã nói Q1 = A. Mặt khác, trong quá trình 2-3, nhiệt lượng toả ra đúng bằng độ tăng nội
năng:
3 3
Q2  nR(Tmax  Tmin)  nRT
2 2
Thay Q1 và Q2 vào công thức tính hiệu suất, ta được:
3nRT
  1
2A
Suy ra:
3nRT
A .
2(1   )
Ví dụ 6. Cho hiệu suất của chu trình 1-2-4-1 bằng 1 và của chu trình 2-3-4-2 bằng 2 (xem hình
vẽ). Hãy xác định hiệu suất của chu trình 1-2-3-4-1, biết rằng các quá trình 4-1, 2-3 là đẳng tích,
quá trình 3-4 là đẳng áp, còn trong các quá trình 1-2; 2-4 áp suất p phụ thuộc tuyến tính vào thể tích
V. Các qúa trình nói trên đều được thực hiện theo chiều kim đồng hồ. Biết rằng chất công tác ở đây
là khí lý tưởng.

Giải:
Xét chu trình 1-2-4-1. Trong quá trình 1-2, khí nhận một nhiệt lượng mà ta ký hiệu là Q1. Trong quá
trinh 2-4, khí toả một nhiệt lượng là Q2. Trong quá trình đẳng tích 4-1, khí nhận một nhiệt lượng là
Q3. Công do khí thực hiện trong cả chu trình là A1. Theo định nghĩa hiệu suất:
A1
1 
Q1  Q3
Q2
Mặt khác, 1  1  , suy ra:
Q1  Q3
Q2  (1 1 )(Q1  Q3 )
Xét chu trình 2-3-4-2, trong các quá trình 2-3 và 3-4, khí đều toả nhiệt. Khí chỉ nhận nhiệt trong quá
trình 4-2 và lượng nhiệt nhận vào này hiển nhiên là bằng Q2. Vậy hiệu suất của chu trình này bằng:
A2
2 
Q2
trong đó A2 là công do khí thực hiện trong chu trình này. Dùng biểu thức của Q2 nhận được ở trên ta
có thể viết:

Trang 63/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
A2
2 
(1  1 )(Q1  Q3 )
Hiệu suất của chu trình 1-2-3-4-1 bằng:
A1  A2
3 
Q1  Q3
Rút A1 và A2 từ các biểu thức của 1 và  2 , rồi thay vào biểu thức trên, ta được:
3  1   2 1 2 .
Bài tập

1. Chu trình thực hiện bởi n mol khí lý tưởng gồm hai quá trình trong đó áp suất p phụ thuộc
tuyến tính vào thể tích V và một quá trình đẳng tích (xem hình vẽ). Trong quá trình đẳng tích 1-2,
người ta truyền cho khí một nhiệt lượng Q và nhiệt độ của nó tăng 4 lần. Nhiệt độ tại các trạng thái
2 và 3 bằng nhau. Các điểm 1 và 3 nằm trên đường thẳng đi qua gốc toạ độ. Hãy xác định nhiệt độ
của khí ở trạng thái 1 và công mà khí thực hiện trong chu trình trên.

2Q 1
ĐS: T1  ,A Q
9nR 3

2. Một khối khí hêli ở trong một xilanh dưới một pittông di chuyển được. Người ta nén khí
theo quá trình đoạn nhiệt đưa nó từ trạng thái 1 tới trạng thái 2 (xem hình vẽ). Trong quá trình đó,
khối khí nhận một công là A12 (A12> 0). Sau đó khí được giãn đẳng nhiệt từ 2 tới 3. Và cuối cùng,
khí được nén từ 3 về 1 theo quá trình trong đó áp suất p tỷ lệ thuận với thể tích V. Hãy xác định
công A23 mà khí thực hiện trong quá trình giãn nở đẳng nhiệt 2-3, nếu trong chu trình 1-2-3-1 khí
thực hiện một công bằng A.

4
ĐS: A23  A 
A12
3
Quang Nhàn (sưu tầm và giới thiệu)

Trang 64/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)

Trang 65/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
TÍNH CHẤT SÓNG CỦA ÁNH SÁNG

Sóng phẳng và sóng cầu là hai loại sóng phổ biến nhất. Trong bài này, chúng ta sẽ khảo sát các
chùm sáng song song và đơn sắc. Phải nói ngay là, trong thực tế không tồn tại những chùm sáng
như vậy. Đây chỉ là sự lý tưởng hoá: chúng ta đã thay chùm sáng thực, phân kì yếu với độ không
đơn sắc nhỏ bằng chùm sáng phẳng đơn sắc. (Tiêu chuẩn để khẳng định sự đúng đắn của việc thay
thế này là mức độ trùng hợp của tính toán và thực nghiệm). Như vậy, dưới đây chúng ta sẽ xem
chùm sáng lý tưởng hoá đó như một sóng phẳng đơn sắc truyền, chẳng hạn như, theo phương của
trục z.

Giả sử vectơ cường độ điện trường E thuộc sóng này có phương nằm trên trục x, khi đó sự phụ
thuộc của hình chiếu E x vào toạ độ z và thời gian t có dạng:
 2 
E x z, t   E x 0 cos 2vt  z,
  
trong đó E x 0 là biên độ của điện trường; v là tần số và  là bước sóng của ánh sáng. Trước hết ta
hãy xác định xem mặt phẳng có pha không đổi, tức cũng có nghĩa là mặt sóng, có dạng như thế nào.

Điều kiện không đổi của pha tại một thời điểm t tuỳ ý được viết dưới dạng:
2
2vt  z  A, (*)

với A là hằng số. Vì v ,  và t có giá trị cố định nên quỹ tích các điểm có pha không đổi được mô tả
bởi phương trình:
A
z  vt   const .
2
Do vậy, mặt sóng của một sóng phẳng truyền dọc theo một trục nào đó là một mặt phẳng vuông góc
với trục đó.

Nếu sau khoảng thời t mặt sóng dịch chuyển được một khoảng z thì từ phương trình (*) ta suy
ra:
2
2vt  z  0

Điều này có nghĩa là vận tốc dịch chuyển của mặt sóng, cũng tức là vận tốc pha, bằng:
z
V ph   v
t
Vận tốc pha của sóng luôn luôn có hướng vuông góc với mặt sóng. Nếu một sóng ánh sáng đơn sắc
truyền trong môi trường có chiết suất n (đối với tần số đã cho của ánh sáng) thì vận tốc pha của nó
liên hệ với vận tốc ánh sáng trong chân không c theo công thức:
c
V ph 
n
Đối với các môi trường đồng tính và đẳng hướng có sự phụ thuộc yếu của chiết suất vào tần số (tức
tán sắc yếu), thì vận tốc truyền năng lượng, tức vận tốc nhóm, của một sóng thực không đơn sắc
thực tế là trùng (cả về độ lớn lẫn hướng) với vận tốc pha của nó. Khi đó ta có thể không cần phân
biệt vận tốc pha với vận tốc nhóm và ta sẽ chỉ gọi đơn giản là vận tốc sóng.

Do sự phát xạ của một nguồn điểm là đều theo mọi hướng, nên ta có thể coi bức xạ này là sóng cầu
với mặt sóng là các mặt cầu. Nếu chúng ta biểu diễn một nguồn như vậy là một tập hợp các nguyên
tử phát xạ các photon với tần số v như nhau và nhờ một thấu kính hội tụ ta nhận được chùm song
song của các photon đó, thì chùm này cũng có thể được xem như một chùm song song đơn sắc với
tần số v . Một sóng như vậy truyền trong môi trường đồng tính có chiết suất n sẽ được truyền với
vận tốc V  c / n .

Trang 66/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
Khi khúc xạ và phản xạ tại mặt ngăn cách giữa hai môi trường hay khi nhiễu xạ tại những chỗ
không đồng tính, sóng sẽ thay đổi mặt sóng của nó, nhưng trong mọi trường hợp, tần số của nó đều
không thay đổi. Trong môi trường mới (với chiết suất khác), sóng sẽ truyền với vận tốc mới và có
bước sóng khác, nhưng tần số của nó cũng không thay đổi.

Dưới đây chúng ta sẽ xét một số ví dụ sử dụng những điều mà ta vừa nói ở trên.

Ví dụ 1. Một chùm sáng song song đơn sắc chiếu vuông góc tới mặt trên của một một nêm trong
suốt có góc nghiêng  (H.1). Hãy xác định góc lệch của chùm sáng sau khi đi qua nêm, biết rằng
chiết suất của chất làm nêm bằng n.

Hình 1.

Giải. Đây là một bài toán đơn giản. Có thể dễ dàng giải bài toán này bằng quang hình học, tức là
bằng định luật khúc xạ (cần nhớ rằng quang hình học chỉ là trường hợp giới hạn của quang học sóng
!). Nhưng ta sẽ tiếp cận ví dụ này trên quan điểm truyền sóng phẳng và sử dụng nguyên lý
Huyghen.

Ký hiệu bề rộng của chùm song song là d ( d   , trong đó  là bước sóng của ánh sáng) và coi
biên của chùm sáng cách cạnh của nêm một khoảng bằng x (xem hình 2)

Hình 2.

Sau khi đi qua mặt trên AB của nêm sóng vẫn truyền theo hướng cũ với vân tốc V  c / n , với c là
vận tốc truyền sóng trong chân không. Sau thời gian:
AA' n  AA'
t1  
V c
mặt sóng đạt tới điểm A' và, theo nguyên lý Huyghen, chúng ta có thể xem điểm A' như một nguồn
phát sóng cầu thứ cấp tiếp tục truyền với vận tốc c. Sau thời gian:
n  BB '
t2 
c
mặt sóng phẳng sẽ truyền tới điểm B' . Bây giờ chúng ta sẽ tìm vị trí của mặt sóng mới (sau khi đi
qua nêm) và tạm giả thiết rằng mặt đó là phẳng.

Tại thời điểm khi mặt sóng phẳng đạt tới B' , sóng cầu phát ra từ A' đã truyền được một khoảng
cách:
r  ct 2  t1   nBB' AA'
 nx  d tg  xtg   nd tg
Vị trí của mặt sóng bây giờ được xác định bởi tiếp tuyến BA với vòng tròn bán kính r . Từ tam
giác ABA , ta có:
Trang 67/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
r nd tg
sin     n sin 
A' B' d / cos 
Dễ dàng thấy rằng góc quay của mặt sóng (và cũng chính là góc lệch của chùm sáng) bằng:
      arcsin n sin    

Từ biểu thức vừa thu được ta thấy rằng độ lớn của góc không phụ thuộc vào x và d . Điều đó
chứng tỏ rằng mặt sóng phẳng sau khi đi qua nêm vẫn còn thực sự là phẳng. Đối với góc  nhỏ,
góc quay của mặt sóng bằng:
  n  1 .
Ví dụ 2. Một bình trong suốt có dạng hình hộp chữ nhật, chứa đầy một dung dịch muối có khối
lượng riêng (sau đây để cho gọn sẽ gọi là mật độ) thay đổi theo độ cao z (H.3). Chiếu một chùm
sáng song song đơn sắc vuông góc với mặt bên của bình. Sự phụ thuộc của chiết suất dung dịch vào
n  n1
độ cao z có dạng n z  n0  0 z, trong đó n0 , n1 và H là các hằng số. Bề rộng của bình là L .
H
Hãy xác định góc lệch của chùm ló.

Hình 3.

Giải. Thoạt nhìn, theo quang hình học, chùm sáng sẽ đi thẳng, nghĩa là chùm ló không hề lệch so
với chùm tới. Nhưng thực tế không phải như vậy. Ta sẽ thử tìm hiểu xem tại sao (lại vẫn phải nhớ
rằng quang hình học chỉ là trường hợp giới hạn của quang học sóng !).

Nếu trong Ví dụ 1 ta có thể thay cả chùm sáng bằng một tia và dùng định luật khúc xạ ở mặt ngăn
cách giữa hai mội trường đồng tính, thì bây giờ môi trường của chúng ta không còn là đồng tính
nữa, do đó việc thay thế như vậy là không còn đúng nữa. Nhưng chúng ta có thể chia chùm sáng
của ta thành các chùm mảnh có bề dày dz và coi mỗi chùm như vậy được truyền trong môi trường
đồng tính với chiết suất riêng n z . Khi đó mỗi chùm sẽ truyền tới mặt sau của bình theo một thời
gian riêng và kích thích một sóng cầu thứ cấp riêng. Bao hình của tất cả các sóng cầu thứ cấp này sẽ
là mặt sóng của chùm ló.

Giả thiết rằng mặt sóng vẫn còn là phẳng, ta sẽ khảo sát hai chùm con tại các toạ độ z  a và
z  a  d với d là độ rộng của chùm ban đầu theo phương thẳng đứng (H.4). Thời gian để chùm có
toạ độ z  a đi qua bình là:

Trang 68/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)

na L  n  n1  L
t1    n0  0 a
c  H c
Tương tự, thời gian để chùm có toạ độ z  a  d đi qua bình là:
n L  n  n1
t 2  d  a   n0  0 d  a  L
c  H c
Dễ dàng thấy rằng t1  t 2 , bởi vậy sóng cầu thứ cấp sau thời gian t1  t 2 sẽ đi được quãng đường
bằng:
n  n1
r  ct1  t 2   0 dL
H
Góc quay  của mặt sóng AB sẽ được tìm từ hệ thức:
r n0  n1 .
sin   L
d H
Từ đó suy ra:
 n0  n1  .
  arcsin  L
 H 
Từ biểu thức trên, dễ dàng thấy rằng góc quay của mặt sóng không phụ thuộc vào toạ độ a cũng
như bề rộng d của chùm sáng, do đó giả thiết chùm ló ra có mặt sóng phẳng là đúng.

Ví dụ 3. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f  50cm bị cắt đi phần trung tâm có bề rộng a  0,6cm
theo hướng vuông góc với mặt phẳng hình 5, sau đó dịch hai nửa lại cho tới khi tiếp xúc với nhau.
Về một phía của thấu kính ghép này, tại điểm cách thấu kính một khoảng bằng f đặt nguồn sáng
điểm S phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng   600nm và ở phía kia của thấu kính đặt một màn
ảnh để quan sát các vân giao thoa (H.6). Hãy xác định khoảng vân.

Hình 5.
Giải. Sóng cầu từ nguồn điểm S sau khi đi qua hai nửa thấu kính biến thành hai sóng phẳng kết
a/2
hợp, mỗi sóng được truyền dưới góc   đối với phương ngang (H.7). Khi đó mặt của sóng ló
f
ra ở nửa thấu kính trên quay theo chiều kim đồng hồ, còn ở nửa thấu kính dưới ngược chiều kim
đồng hồ. Quang tâm của mỗi nửa thấu kính dịch đối với trục đối xứng ngang một khoảng bằng
a / 2 ( các đường đứt nét trên hình 7 đi qua quang tâm hai nửa thấu kính).

Trang 69/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)

Hình 6 Hình 7

Hình 8
Như vậy, ta có hai sóng phẳng, đơn sắc, kết hợp đập vào màn. Trong vùng hai sóng này chồng chập
lên nhau ta sẽ quan sát thấy bức tranh giao thoa. Trên hình 8 ta phóng to khu vực gần màn, trong đó
có vẽ thêm hai mặt sóng tương ứng. Giao điểm O của hai mặt sóng này đặt ở tâm của màn và dựng
trục x như hình vẽ. Ta hãy khảo sát điểm A trên màn có toạ độ x. Đặt pha ban đầu của hai sóng tại
tâm O trên màn bằng 0. Khi đó pha của sóng tới A từ phía trên bằng:
2  AB 2x sin 
 A1   ,
 

còn pha của sóng tới A từ phía dưới bằng:

2 .CA 2 xsin
 A2   
 

Độ lệch pha giữa hai sóng tại A bằng:

4 x sin 
   A1   A2 

Điều kiện để A là một cực đại giao thoa (vân sáng) được viết dưới dạng:

4 x sin 
 2m , trong đó m  0,1, 2...

Suy ra khoảng vân bằng:

  F
i  x(m  1)  x(m)     5  10 4 m  0,5mm.
2 sin  2 a

Trang 70/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
Ví dụ 4. Sơ đồ thí nghiệm giao thoa gồm gương phẳng M, màn ảnh E, máy thu quang điện A và
nguồn sáng điểm đơn sắc S chuyển động với vận tốc v  2m / s vuông góc với trục OA (H.9). Hãy
xác định tần số dao động của dòng quang điện trong máy thu khi nguồn sáng chuyển động tới gần
trục OA, nếu bước sóng ánh sáng   5.10 7 m , khoảng cách L  1m và khoảng cách d  0,5cm .
Biết rằng dòng quang điện trong máy thu tỷ lệ với độ rọi tại điểm A. Gợi ý: Với những giá trị nhỏ
của x, có thể dùng công thức gần đúng 1  x  1  x / 2 .

Hình 9.

Giải. Khảo sát tại một thời điểm tùy ý, khi nguồn sáng cách trục OA một khoảng x không lớn lắm.
Tại thời điểm đó màn được chiếu sáng bởi hai sóng cầu: một sóng tới trực tiếp từ S và sóng kia toi
sau khi phản xạ từ gương. Sóng thứ hai có thể coi như một sóng cầu phát ra từ nguồn điểm ảo S  -
là ảnh của S qua gương phẳng-, cách gương một khoảng d  x .
Quang lộ SA bằng:

x2
SA  L  x  L 
2 2

2L

Quang lộ S' A bằng:


( 2d  x ) 2
S A  L2  (2d  x) 2  L  .
2L
Hiệu quang lộ của hai sóng bằng:
2d 2 2dx
  S ' A  SA   .
L L
Giả sử tại thời điểm đang xét , tại A có cực đại giao thoa. Điều đó có nghĩa là hiệu quang lộ  bằng
một số nguyên lần bước sóng:
2d 2 2dx
  m , trong đó m  0,1, 2, ...
L L

Hình 10

Bây giờ chúng ta tìm khoảng thời gian t để hiệu quang lộ  giảm một bước sóng và tại A ta lại
quan sát được một cực đại giao thoa. Sau thời gian đó x thay đổi một lượng x  vt , còn m thay
đổi một đơn vị, bởi vậy ta có đẳng thức sau:

Trang 71/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
2dv
t  
L

Nhưng thời gian t bằng chu kỳ dao động T của cường độ sáng tại A, nên tần số dao động của
dòng quang điện trong máy thu sẽ bằng:
1 1 2dv
f     400 Hz .
T t L

BÀI TẬP

1. Một bình thủy tinh có tiết diện hình thang với góc   6 0 chứa đầy nước với chiết suất
n  1,33 (H.11). Một chùm sáng song song chiếu tới mặt bên của bình. Sau bình đặt một thấu kính
hội tụ có tiêu cự f  50cm . Trên màn ảnh đặt tại mặt phẳng tiêu ảnh của thấu kính, người ta quan
sát thấy một điểm sáng. Hỏi điểm sáng này dịch chuyển một khoảng bằng bao nhiêu, nếu ta bỏ bình
đi? Gợi ý: đối với góc  đủ nhỏ, ta có thể dùng công thức gần đúng sin    .

Hình 11.

2. Một lăng kính cụt làm bằng một khối chất trong suốt có chiều dài đáy trên d  0,2 cm và độ cao
L  10cm (H.12). Người ta chiếu tới mặt bên lăng kính một chùm đơn sắc hẹp cách đáy dưới một
khoảng a  5 cm. Biết rằng tia ló ra khỏi lăng kính không đổi hướng so với tia ban đầu và chiết suất
của chất làm lăng kính phụ thuộc vào độ cao x theo công thức:
n x  1,21  x / 6L  .
Hãy xác định góc chiết quang  của lăng kính. Gợi ý: đối với góc  đủ nhỏ, ta có thể dùng công
thức gần đúng tg  sin    .

Hình 12.

3. Một sơ đồ giao thoa cho trên hình 13, gồm nguồn sáng điểm đơn sắc S chuyển động với vận tốc
v  4cm / s tới gần trục OA và hai màn. Trên màn E có hai lỗ nhỏ cách nhau một khoảng
d  0,5cm , còn màn E  dùng để quan sát bức tranh giao thoa. Tại tâm của màn E  người ta đặt
một máy thu quang điện A. Hãy xác định tần số dao động của dòng quang điện trong máy thu khi
nguồn sáng ở gần OA, biết rằng L  1m và bước sóng   5  10 7 m . Coi cường độ dòng quang điện
tỷ lệ với độ rọi tại điểm A.

Trang 72/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)

Hình 13.

Lượng Tử (sưu tầm và giới thiệu)

Trang 73/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
CÁC PHÂN TỬ PHI TUYẾN TRONG MẠCH ĐIỆN

Nguyễn Xuân Quang

Những khó khăn lớn nhất đối với các thí sinh trong các kỳ thi học sinh giỏi là những bài tập về điện
trong đó có mặt các phần tử phi tuyến. Đó là các phần tử có đường đặc trưng vôn - ampe, tức đồ thị
mô tả sự phụ thuộc của điện áp U hai đầu phần tử đó vào cường độ dòng điện I đi qua nó - không
phải là đường thẳng đi qua gốc toạ độ.
Một ví dụ điển hình về phần tử phi tuyến và cũng là phần tử thường gặp nhất trong các bài tập là
một điôt lý tưởng. Khi người ta đặt một điện áp ngược với bất kỳ độ lớn bằng bao nhiêu lên phần tử
này thì không có dòng điện đi qua điôt và ta nói điôt bị đóng. Trong trường hợp đó điện trở của điôt
bằng vô cùng – tình huống này tương đương với sự ngắt mạch. Trong trường hợp điện áp đặt vào là
thuận, điện trở của điôt bằng không và nó không có ảnh hưởng gì đến dòng điện đi qua nó.
Một loại phần tử phi tuyến khác là những điện trở phụ thuộc vào cường độ dòng điện đi qua nó. Ví
dụ, dây tóc của các bóng đèn điện: theo sự tăng của cường độ dòng điện qua dây này mà nhiệt độ và
do đó cả điện trở của nó cũng tăng lên. Một phần tử phi tuyến nữa là những dụng cụ trong đó xảy ra
sự phóng điện, ví dụ các đèn chứa đầy khí, các đèn tiratron và các linh kiện vô tuyến khác.
Ngoài ra, phần tử phi tuyến có thể là: cuộn dây có lõi sắt (do hiện tượng từ trễ), tụ điện có xecnhec
(hiệu ứng áp điện), v.v.
Để giải các bài toán có phần tử phi tuyến người ta thường dùng các phương pháp sau: phương pháp
đồ thị, phương pháp số, phương pháp biểu diễn gần đúng bằng hàm giải tích.
Dưới đây chúng ta sẽ xét một số mạch điện cụ thể có chứa các phần tử phi tuyến.

Ví dụ 1. Trên hình 1 là đường đặc trưng vôn-ampe của một phần tử phi tuyến nào đó. Trước điện
áp U0 = 100V, không có dòng điện đi qua phần tử này, nhưng sau đó cường độ dòng điện tăng
tuyến tính theo hiệu điện thế (h.đ.t.). Khi mắc phần tử này vào một nguồn điện có suất điện động
không đổi và điện trở trong r = 25 thì cường độ dóng điện đi qua nó là I1 = 2mA, nhưng khi mắc
nó với cùng nguồn điện đó nhưng qua một tải có điện trở R = r thì dòng qua nó là I2 = 1mA. Hãy
xác định suất điện động của nguồn điện.

I, mA

0 Uo U,V

Giải:
Dựa vào đường đặc trưng vôn-ampe ta thấy dòng điện I chạy qua phần tử phi tuyến này phụ thuộc
vào h.đ.t. U giữa hai đầu phần tử: khi 0 < U <U0 thì I = 0; khi U > U0 thì I = (U – U0) với  =
I/U = const.
Khi mắc phân tử phi tuyến trên vào nguồn điện có s.đ.đ. E và điện trở trong r, cường độ dòng điện
trong mạch là I1, ta có:

Trang 74/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
I
E  I1r  1  U 0 (1)

Khi mắc phần tử này vào nguồn điện nhưng qua một tải có điện trở R = r thì dòng điện trong mạch
là I2, ta có:
I2
E  I 2r  I2 R  U0 (2)

Từ (1) và (2) suy ra:
I 2 I1
E r U0
I1  I 2
Thay số ta được: E = 150V.
Ví dụ 2. Cho một mạch điện như hình 2, X là một phần tử phi tuyến mà cường độ dòng điện đi qua
nó phụ thuộc h.đ.t. hai đầu phần tử theo công thức: I X  U X3 với  = 0,25A/V3. Hãy tính công suất
toả ra trên X, khi dòng qua điện kế G bằng không. Biết rằng R1= 2, R2=4 và R3=1.

Giải:
Gọi U là h.đ.t. hai đầu mạch điện, U2 là h.đ.t. hai đầu điện trở R2, ta có:
UR2
U2 
R1  R2
Khi điện kế G chỉ số 0 thì h.đ.t. giữa hai đầu phần tử phi tuyến X bằng h.đ.t. hai đầu R2: UX = U2. Ta
cũng có :
UR1
U1=U3 =
R1  R2
Cường độ dòng điện chạy qua X là :
U UR1
IX  3 
R3 ( R1  R2 ) R3
Theo bài ra : I X  U X3 nên ta có :
UR1 U 3 R23

( R1  R2 ) R3 R1  R2 3
Từ đó rút ra :
R1 ( R1  R2 ) 2
U (1)
R23 R3
Công suất toả ra trên X là :
4
 UR 2 
PX  I XU X  U   
4
 (2)
 R1  R2 
X

Từ (1) và (2) ta được:

Trang 75/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
2
1 R 
PX   1 
  R2 R3 
Thay số ta được PX = 1W.

Vi dụ 3. Trong mạch điện trên hình 3, tụ điện có điện dung C = 100F được tích điện đến U0 = 5V
và được nối điện trở R = 100 qua điôt D . Đường đặc trưng vôn-ampe của điôt như hình vẽ. Ở
thời điểm ban đầu, khoá K mở. Sau đó đóng K. Xác định cường độ dòng điện trong mạch ngay sau
khi đóng K. Tính h.đ.t trên tụ điện khi dòng điện trong mạch bằng 10mA. Tính lượng nhiệt toả ra
trên điôt sau khi đóng khoá K.

Giải:
Ngay sau khi đóng khoá, h.đ.t. trên tụ vẫn còn chưa thay đổi cả về độ lớn và dấu. Giả thiết rằng
dòng điện ban đầu I0 trong mạch lớn hơn 10mA. Định luật Ôm đối với mạch kín tại thời điểm đó có
dạng:

U  Ud  I0R
trong đó Ud là h.đ.t. hai đầu điôt (Ud = 1V). Thay số vào ta được:
U Ud
I0  0  40mA
R
Vì giá trị nhận được của dòng điện lớn hơn 10mA, nên giả thiết của chúng ta là đúng.
Sau khi đóng khoá, tụ điện sẽ phóng điện, còn dòng điện trong mạch sẽ giảm. Khi dòng giảm tới giá
trị I1 = 10mA, áp dụng định luật Ôm ta tìm được h.đ.t. UC giữa hai bản tụ:
U C  U d  I1 R  2V
Từ thời điểm đóng khoá cho tới khi tụ phóng hết điện, điôt sẽ p73 hai chế độ: khi dòng điện trong
mạch biến thiên từ I0 = 40mA đến I1 = 10mA và khi dòng điện giảm từ I1 = 10mA đến 0.
Trong chế độ thứ nhất, h.đ.t. trên điôt không đổi và bằng Ud = 1V, còn đ.đ.t trên tụ giảm từ U0 = 5V
đến UC = 2V. Trong thời gian đó, điện lượng chạy qua điôt là:
q  C (U 0  U C )  3.10 4 C
và nhiệt lượng toả ra trên điôt là:
Q1  qU d  3.10 4 J
Trong chế độ thứ hai, điôt hoạt động như một điện trở Rd = Ud/I1 = 100. Sau khi kết thúc chế độ
thứ nhất, h.đ.t. trên tụ bằng UC = 2V và năng lượng còn lại của điện trường trong tụ là:

CU C2
W  2.10 4 J
2
Vì điện trở Rd của điôt bằng điện trở R, nên năng lượng toả ra trên điôt và trên R là như nhau. Do
đó, nhiệt lượng toả ra trên điôt ở chế độ thứ hai bằng:

W
Q2   10 4 J
2
Trang 76/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
Vậy nhiệt lượng toả ra trên sau khi đóng khoá bằng:
Qd  Q1  Q2  4.10 4 j.

Ví dụ 4. Cho mạch điện như hình vẽ, các đại lượng trên hình đã biết. Đ là điôt lý tưởng. Khoá K
đóng trong thời gian  rồi ngắt. Ở thời điểm khoá K ngắt, dòng điện trong cuộn cảm là I0.
a) Sau bao lâu kể từ khi ngắt khoá K, dòng điện trong cuộn cảm đạt giá trị cực đại, biết giá trị
đó bằng 2I0.
b) Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện qua cuộn cảm vào thời gian (lấy t
= 0 lúc ngắt khoá K).

Giải:
a)Trong thời gian , dòng qua cuộn cảm tăng tuyến tính theo thời gian, nên ta có E = LI0/ (1). Lúc
t = 0, dòng điện trong cuộn cảm bằng I0, điện tích của tụ điện q0 = EC, hiệu điện thế U giữa A và B
dương, nên điôt Đ đóng, trong mạch bắt đầu xảy ra dao động. Khi dòng điện trong cuộn cảm cực
đại, thì điện tích của tụ điện bằng 0. Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng, ta có:

1 2 1 q02 1 1 1
LI 0   LI 02  E 2 C  L(2 I 0 ) 2
2 2 C 2 2 2
Suy ra: 3LI 02  E 2 C (2)

Từ (1) và (2), ta được: LC  3 (3)


Mặt khác,

q di
 L L  LiL'   Lq' '
C dt
trong đó iL là dòng điện đi qua cuộn cảm. Từ phương trình trên suy ra:
1
q' ' q0
LC
Như đã biết, phương trình này có nghiệm là:
q = Q0sin(t +) với   1 / LC
và iL = -q’ = - Q0cos(t +) với Q0 = 2I0.
Khi t = 0,
q = EC = Q0sin = 2I0(sin)/
iL = I0 = -2I0cos
Suy ra:  = 2/3. Do đó biểu thức của dòng điện qua cuộn cảm là:
iL = - Q0cos(t +2/3) = Q0cos(t - /3).

Trang 77/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
Như vậy, iL cực đại khi: cos(t - /3) = 1, suy ra:
 
t  LC (4).
3 3
Từ (3) và (4), ta được:
 3
t   1,814 .
3
Vậy sau thời gian 1,814, kể từ khi ngắt khoá K, thì dòng điện trong cuộn cảm đạt cực đại.
 3
b)+ Khi 0  t   , thì iL = 2I0cos(t - /3)
3
 3
+ Khi t   , thì điện tích q của tụ bằng 0 và U = 0, điôt Đ bắt đầu mở. Kể từ thời điểm này
3
dòng điện không đổi, chỉ đi qua cuộn cảm và điôt Đ.
Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của iL vào t, xin dành cho bạn đọc tự vẽ.

Bài tập

1. Cho mạch điện như trong Ví dụ 2, nhưng bây giờ sự phụ thuộc của cường độ dòng điện IX
vào hiệu điện thế UX có dạng I X  aU X2 và các điện trở R1 = R3 = 2, R2 = 4. Với giá trị nào của
hằng số a, công suất toả ra trên X bằng PX = 1W trong trường hợp cầu cân bằng (tức điện kế chỉ số
0).

1
ĐS: a   0,125 A / V 2
2
PX ( R2 R3 / R1 )

2. Cho mạch điện như hình vẽ, khoá K đóng trong thời gian , rồi sau đó ngắt. Tại thời điểm
ngắt K cường độ đòng điện qua cuộn dây là I0. Hỏi qua thời gian bao lâu sau khi ngắt K cường độ
dòng điện qua cuộn dây đạt giá trị cực đại bằng 2I0? Dựng đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường
độ dòng điện trong cuộn dây theo thời gian, bắt đầu từ thời điểm đóng khoá K. Bỏ qua điện trở
thuần trong mạch điện đã cho.


ĐS: * t 
3
* Bạn đọc tự vẽ đồ thị 

Trang 78/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
MẠCH DAO ĐỘNG

Trong bài báo này chúng tôi đề cập tới một số bài toán khá thú vị trong đó phần tử cơ bản là một
mạch dao động (MDĐ) nhằm đào sâu và nâng cao kiến thức đã được cung cấp trong sách giáo khoa
vật lý lớp 12. Như đã biết mạch dao động thường gồm một cuộn cảm, một tụ điện và đôi khi có cả
điện trở thuần mắc nối tiếp với nhau. Bài toán cơ bản đối với MDĐ là xác định sự phụ thuộc thời
gian của dòng điện trong mạch hoặc hiệu điện thế trên các phần tử của nó với các điều kiện ban đầu
cho trước.

Các quá trình diễn ra trong MDĐ, như đã biết, được mô tả bởi một phương trình vi phân tuyến tính
cấp hai (giống như phương trình vi phân mô tả dao động điều hoà) với nghiệm tổng quát chứa hai
hằng số chưa biết. Hai hằng số này sẽ được xác định từ các điều kiện ban đầu. Điều này giải thích
tại sao để tìm nghiệm ta cần phải biết cường độ dòng điện ban đầu và hiệu điện thế ban đầu, ví dụ
như trên hai bản tụ điện, chẳng hạn.

Tuy nhiên, trong các bài toán về MDĐ người ta thường không yêu cầu tìm nghiệm tổng quát, mà
yêu cầu tìm một tham số cụ thể nào đó, chẳng hạn như giá trị cực đại của cường độ dòng điện hay
hiệu điện thế cực đại hai đầu tụ điện. Để giải những bài tập loại này, người ta thường dùng định luật
bảo toàn năng lượng và những suy luận vật lý chung. Chẳng hạn, khi dòng điện trong MDĐ cực đại,
suất điện động (s.đ.đ) cảm ứng trong cuộn dây bằng không và nếu điện trở thuần của mạch bằng
không thì h.đ.t. trên tụ điện cũng bằng không. Hoặc nếu h.đ.t. trên tụ đạt cực đại thì dòng điện trong
mạch bằng không.

Bây giờ chúng ta sẽ xét từng bài toán cụ thể. Để việc trình bày được hệ thống chúng ta sẽ bắt đầu
từ một bài toán đơn giản đã được xét trong sách giáo khoa.

Ví dụ 1. Trong mạch dao động LC (H.1), ở thời điểm ban đầu khoá K mở và tụ C được nạp điện
đến h.đ.t U0. Tìm sự phụ thuộc của h.đ.t trên tụ và cường độ dòng điện trong mạch vào thời gian
sau khi đóng khoá K.

Hình 1
Ngay sau khi đóng khoá K, h.đ.t trên tụ u(0) = U0, còn cường độ dòng điện trong mạch i(0) = 0.
Giả sử tại một thời điểm tùy ý sau khi K đóng, dòng điện chạy trong mạch đi ra từ bản tích điện
dương của tụ điện. Theo định luật Ohm (Ôm) ta có :
Li'  u
Vì i  Cu' , ta có:
1
u ' ' u0
LC

Đây chính là phương trình vi phân quen thuộc mô tả dao động điều hoà mà chúng ta đã biết.
Nghiệm tổng quát của phương trình này có dạng:

u(t )  A cos 0t  B sin 0t

Trang 79/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
trong đó  0  1 / LC - tần số dao động riêng của MDĐ, A và B la hai hằng số được tìm từ điều
kiện ban đầu. Đặt điều kiện ban đấu thứ nhất u(0) = U0 vào nghiệm ở trên, ta tìm được A = U0. Còn
từ điều kiện thứ hai i(0) = - Cu' = 0, ta được B = 0. Kết quả ta được:

u(t )  U 0 cos  0 t và i(t )  U 0 C 0 sin  0 t  U 0 C 0 cos( 0 t   / 2)


So sánh hai biểu thức trên ta thấy h.đ.t trên tụ và cường độ dòng điện trong mạch đều dao động điều
hoà với cùng tần số góc, nhưng dao động của dòng điện sớm pha /2 so với h.đ.t.
Ví dụ 2. Tại thời điểm t = 0 người ta mắc một nguồn điện một chiều có s.đ.đ. E điện trở trong nhỏ
không đáng kể vào mạch LC (H.2). Xác định sự phụ thuộc của h.đ.t. uC trên tụ vào thời gian.

Hình 2

Xét tại một thời điểm tuỳ ý sau khi đóng khoá. Giả sử dòng điện chạy trong mạch đi ra từ cực
dương của nguồn. Theo định luật Ohm:
E  Li'  uC
Mặt khác, i = q' = Cu C' . Lấy đạo hàm hai vế ta được: i' = Cu C'' . Thay biểu thức của i' vào phương
trình định luật Ôm ta được:
u ' '   2u   2E
C 0 C 0
trong đó  0  1 / LC - tần số dao động riêng của mạch. Phương trình vi phân này khác với phương
trình ở ví dụ trước là có vế phải là hằng số khác không. Để giải phương trình này chỉ cần đổi biến :
X = uC - E , Thay vào phương trình vi phân trên ta được:

X ' ' 02 X  0
Nghiệm của phương trình này như đã biết:

X (t )  A cos 0t  B sin 0t

Để xác định A và B ta dùng điều kiện ban đầu: tại t = 0 uC = 0 hay X = -E, và i = Cu C' = 0, thay vào
nghiệm vừa tìm được ở trên, ta có: A = - E và B = 0. Kết quả ta được:
X(t) = -E cos0t hay uC(t) = E (1- cos0t)
Sự biến thiên theo thời gian của h.đ.t. trên tụ vẫn theo quy luật điều hoà nhưng khác với Ví dụ 1 ở
chỗ không phải đối với mức 0 mà đối với mức uC = E (xem H.3).

Hình 3
Trang 80/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
Ví dụ 3. Trong mạch dao động LC trên hình 4, khi khoá K ngắt, điện tích trên tụ thứ nhất có điện
dung C1 bằng q0, còn tụ thứ hai có điện dung C2 không tích điện. Hỏi bao lâu sau khi khoá K đóng
điện tích trên tụ C2 đạt giá trị cực đại? Bỏ qua điện trở thuần của mạch.

Hình 4 Hình 5
Ta xét tại một thời điểm tùy ý sau khi khoá K đóng. Giả sử tại thời điểm đó, điện tích trên tụ thứ
nhất là q1, còn trên tụ thứ hai là q2 và trong mạch có dòng điện i (H. 5). Vì ta chỉ quan tâm tới giá trị
q2max , nên ta sẽ tìm biểu thức q2(t). Theo định luật Ohm ta có:
q2 q1
 Li'  
C2 C1

Vì i  q 2' và q1 + q2 = q0, nên phương trình trên ta có thể đưa về phương trình của q2:
C1  C 2 q
q 2''  q2  0
LC1C 2 LC1
Giống như ví dụ 2, ta đưa vào biến mới:
q0 C 2
X  q2 
C1  C 2
ta lại nhận được phương trình mô tả dao động điều hoà:
X ' ' 02 X  0
C1  C 2
trong đó  0  - là tần số dao động riêng của mạch. Nghiệm của phương trình trên là:
LC1C 2
X (t )  A cos 0t  B sin 0t
q0 C 2
Dùng điều kiện ban đầu: tại t = 0 q2 = 0 hay X(0) =  và i = 0 hay X' = 0, ta tìm được: A =
C1  C 2
q0 C 2
 và B = 0. Cuối cùng, trở lại biến q2 ta được:
C1  C 2
qC
q 2 (t )  0 2 (1  cos  0 t )
C1  C 2
Từ biểu thức trên ta thấy ngay q2 lần đầu tiên đạt giá trị cực đại sau thời gian t1= /0, sau đó giá trị
cực đại này sẽ được lặp lại với chu kỳ T = 2/0. Trong trường hợp tổng quát, thời điểm để q2 đạt
giá trị cực đại có thể viết dưới dạng:

tn  (1  2n) với n = 0, 1 , 2 , 3, ...
0
q0 C 2
Giá trị cực đại đó bằng q2max = .
C1  C 2

Trang 81/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
Ví dụ 4. Trong mạch điện trên hình 6, tại thời điểm ban đầu khoá K ngắt và tụ C không nạp điện.
Sau đó cho khoá K đóng một thời gian rồi lại ngắt. Hãy xác định dòng điện qua cuộn cảm tại thời
điểm ngắt khoá K, nếu sau khi ngắt h.đ.t. trên tụ đạt cực đại bằng 2E với E là s.đ.đ. của nguồn một
chiều. Bỏ qua điện trở thuần của cuộn dây. Điện trở trong của nguồn nhỏ tới mức thời gian nạp
điện cho tụ nhỏ hơn rất nhiều so với thời gian đóng của khoá K.

Hình 6

Ngay khi đóng khoá K tụ nạp điện rất nhanh tới h.đ.t. bằng s.đ.đ của nguồn và trong cuộn cảm
cường độ dòng điện tăng chậm từ giá trị 0. Tại thời điểm ngắt khoá K, h.đ.t. trên tụ bằng E và qua
cuộn cảm có dòng điện mà ta sẽ ký hiệu là I0. Đó chính là các điều kiện ban đầu đối với mạch LC
của chúng ta.
Xét một thời điểm tuỳ ý sau khi ngắt khoá K, giả sử khi đó cường độ dòng điện trong mạch là i, có
chiều đi ra từ bản tích điện dương của tụ điện và h.đ.t. trên tụ là uC. Theo định luật Ohm ta có:
Li'  u
C
Nhưng vì i = Cu C' , ta có:
u ' '   2u 0
C 0 C

với  0  1 / LC . Nghiệm của phương trình trên có dạng: uC (t )  A cos( 0 t   ) . Dạng này của
nghiệm cũng tương đương với dạng mà ta chọn ở trên, chỉ có điều ở trên hai hằng số là A và B còn
ở đây là A và . Dùng các điều kiện ban đầu uC(0) = E và i = I0, ta được: E = Acos và I0 =
AC0sin. Từ đây suy ra:
2
 I 
A= E 2   0  ,
I0
tg 
 C  EC 0
 0
Vì A là biên độ dao động của h.đ.t.trên tụ nên nó cũng chính là giá trị cực đại h.đ.t. này. Do đó,
2
 I 
E 2   0  = 2E , từ đó ta tính được: I 0  3E C 0  E 3
C
C L
 0
Cũng như trong ba ví dụ trước, khi giải bài toán này chúng ta đã sử dụng nghiệm tổng quát và nó
cho chúng ta đầy đủ thông tin về mạch. Bây giờ chúng ta đưa ra một cách giải đơn giản hơn xuất
phát từ những suy luận vật lý chung và định luật bảo toàn năng lượng. Theo định luật bảo toàn năng
lượng thì năng lượng của mạch tại t = 0 và tại thời điểm h.đ.t. trên tụ đạt cực đại và dòng trong
mạch bằng 0 phải bằng nhau:
LI 02 CE 2 4CE 2
 
2 2 2
C
Từ đó suy ra: I 0  E 3 .
L

Trang 82/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
Ví dụ 4. Trong mạch điện trên hình 7, tụ có điện dung C đã được nạp điện tới một h.đ.t. nào đó,
còn khoá K thì ngắt. Sau khi đóng khoá K, trong mạch diễn ra các dao động tự do, trong đó biên độ
dòng điện trong cuộn cảm L2 bằng I0. Khi dòng điện trong cuộn cảm L1 đạt giá trị cực đại thì người
ta rút nhanh lõi sắt ra (trong thời gian rất ngắn so với chu kỳ dao động) khiến cho độ tự cảm của
nó giảm k lần. Tìm h.đ.t. cực đại trên tụ điện sau khi lõi sắt đã được rút ra.

Hình 7 Hình 8

Ta xét một thời điểm tùy ý sau khi đóng khoá K nhưng trước khi rút lõi sắt ra. Ký hiệu h.đ.t. ban
đầu trên tụ là U0 còn h.đ.t. ở một thời điểm tùy ý là u. Giả sử dòng điện qua cuộn L1 là i1 và qua
cuộn L2 là i2 (xem H. 8). Theo định luật Ohm cho mạch vòng chứa tụ điện và cuộn cảm L1:
L2 i2'  u (1)
và cho mạch vòng chứa hai cuộn cảm:
L2 i2'  L1i1' hay ( L1i1  L2 i2 ) '  0
Từ đó suy ra: L1i1  L2 i2  const . Nhưng vì các dòng điện ban đầu qua hai cuộn cảm đều bằng 0,
nên const trong biểu thức trên bằng 0, tức L1i1  L2 i2 . Theo định luật Ohm cho mạch rẽ:
L  L2
i  i1  i2  1 i2 (2)
L1

Lấy đạo hàm hai vế của (1) ta được: L2 i2''  u ' và lưu ý rằng i = -Cu', ta có:
1
L2 i2''  i0
C
Thay biểu thức (2) của i vào ta được:
L1  L2
i2' '  i2  0
CL1 L2
Nghiệm tổng quát của phương trình này có dạng:
i (t )  A cos 0t  B sin 0t
2

L1  L2
trong đó  0  . Vì i2 (0) = 0 suy ra A = 0. Để tìm B lưu ý rằng biên độ dòng điện trong
CL1 L2
cuộn L2 bằng I0 nên B = I0. Kết quả ta có:
L2
i2 (t )  I 0 sin  0 t và i1 (t )  I 0 sin  0 t
L1
Trong thời gian rút lõi sắt ra khỏi cuộn cảm thứ nhất, từ thông qua hai cuộn cảm coi như không đổi.
Điều này dẫn tới chỗ dòng điện trong cuộn thứ hai vẫn giữ nguyên, tức là i2*  I 0 , còn cường độ
L1 *
dòng điện trong cuộn thứ nhất được xác định từ điều kiện L2 I 0  i1 :
k
Trang 83/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
kL
i1*  2 I 0
L1
Để xác định h.đ.t. cực đại trên tụ ta sẽ sử dụng định luật bảo toàn năng lượng. Năng lượng từ được
lưu trữ trong hai cuộn dây ngay sau khi rút lõi sắt ra là:
L1 (i1* ) 2 L2 (i2* ) 2 L kL L I2 L I2 kL
Wt    1 ( 2 I 0 ) 2  2 0  2 0 (1  2 )
2 2 2k L1 2 2 L1
Khi h.đ.t. trên tụ đạt cực đại, dòng mạch chính bằng 0, tức dòng điện qua hai cuộn liên hệ với nhau
bởi hệ thức:
i1**  i2**  0 .
Dùng hệ thức liên hệ các dòng mà ta đã nhận được ở trên ( L1i1  L2 i2  const ) cho i1** và i 2** , ta
được:
L1 **
i1  L2 i2**  0
k
Từ hai phương trình trên suy ra dòng qua hai cuộn cảm đều bằng 0, do vậy toàn bộ năng lượng đều
được tập trung trong tụ điện và bằng:
CU m2
WC 
2
trong đó Um là h.đ.t. cực đại trên tụ. Theo định luật bảo toàn năng lượng, WL = WC, hay

L2 I 02 kL2 CU m2
(1  ) 
2 L1 2
Từ đây ta tìm được:

L2 ( L1  kL2 )
Um  I0
CL1

BÀI TẬP

1. Trong mạch LC trên hình 9, khi khoá K ngắt điện tích trên tụ C1 bằng q và tụ C2 (với C2 = 4C1)
chưa được nạp điện. Hãy xác định cường độ dòng điện cực đại trong mạch sau khi K đóng. Bỏ qua
điện trở thuần trong mạch.

Hình 9 Hình 10

2. Trong sơ đồ trên hình 10, ở thời điểm ban đầu khoá K ngắt, tụ điện C không tích điện. Đóng
khoá K một thời gian, rồi sau đó lại ngắt. Hãy xác định cường độ dòng điện i0 qua cuộn cảm L ở

Trang 84/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
thời điểm ngắt khoá K, nếu sau khi ngắt K cường độ dòng điện cực đại trong mạch LC bằng 2i0.
Coi điện trở thuần trong mạch nhỏ không đáng kể, s.đ.đ. của nguồn là E.

3. MDĐ gồm một cuộn cảm L và hai tụ điện mắc song song có điện dung là C1 và C2 (H.11). Trong
mạch diễn ra các dao động tự do, trong đó biên độ dao động của điện tích trên tụ là q0. Bên trong
tụ với điện dung C2 có một tấm điện môi với hằng số điện môi  chiếm toàn bộ không gian của tụ.
Khi điện tích trên tụ đạt cực đại người ta rút nhanh tấm điện môi ra khỏi tụ (trong thời gian rất nhỏ
so với chu kỳ dao động). Tính biên độ dao động mới của dòng điện trong mạch.

HIỆN TƯỢNG TỰ CẢM TRONG CÁC MẠCH ĐIỆN

Khi dòng điện chạy trong mạch, ngoài điện trường, còn xuất hiện một từ trường do chuyển
động của các điện tích tự do. Đại lượng đặc trưng cho các tính chất từ của mạch điện như trên
được gọi là độ tự cảm của mạch điện. Dòng điện chạy trong dây dẫn tạo ra trong không gian xung
quanh nó một từ trường. Từ thông  gửi qua mạch kín này tỷ lệ thuận với cường độ dòng điện I:
  LI . (1)
Hệ số tỷ lệ L được gọi là độ tự cảm hay là hệ số tự cảm của mạch. Độ tự cảm phụ thuộc vào kích
thước, hình dạng của mạch và vào độ từ thẩm của môi trường xung quanh.
Độ tự cảm của các vật dẫn nối của mạch điện thường là nhỏ (người ta gọi nó là độ tự cảm ký
sinh). Các phần tử đặc biệt với độ từ cảm lớn được gọi là các cuộn cảm có lõi. Về nguyên tắc cuộn
cảm là một số lớn các vòng của dây dẫn cách ly nhau cuốn xung quanh một lõi hình trụ hay hình
xuyến.
Độ tự cảm L của cuộn cảm trong đó có dòng điện I chạy qua đó liên hệ với năng lượng WM của
từ trường của dòng này theo công thức sau
LI 2
WM  . (2)
2
Tương đương với các hiện tượng cơ học ta có thể xem năng lượng của từ trường như động năng của
dòng điện được xét, nghĩa là
mv 2
WK  , (3)
2
trong đó m là khối lượng và v là tốc độ của vật. Từ sự tương đương giữa (2) và (3) ta thấy độ từ cảm
L đóng vai trò khối lượng (quán tính), còn cường độ dòng I đóng vai trò vận tốc của nó. Như vậy,
có thể hiểu rằng độ tự cảm xác định các quán tính của dòng điện.
Bây giờ ta xét một số bài toán cụ thể có liên quan đến độ tự cảm.

Bài toán 1. Trong một sơ đồ điện mà các tham số của nó được trình bầy trên Hình 1, tại thời điểm
ban đầu các khóa K1 và K 2 để mở. Sau đó đóng khoá thứ nhất (K1), cho đến khi hiệu điện thế
(h.đ.t.) trên tụ điện đạt giá trị U 0  E / 2 thì đóng khoá thứ hai (K2). Hãy xác định h.đ.t. trên cuộn

Trang 85/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
cảm ngay sau khi đóng khoá thứ 2 và h.đ.t. trên tụ điện đối với chế độ đã được thiết lập. Bỏ qua
điện trở trong của nguồn.

Hình 1

Giải:
Trước hết ta xét xem điều gì sẽ xảy ra ở phần bên trái của sơ đồ sau khi đóng khoá K 1? Ngay
sau khi đóng khoá thứ nhất, h.đ.t. trên tụ điện vẫn còn bằng không, và trong mạch có dòng điện
I 0  E / R1 ,
kết quả này được rút ra từ định luật Ohm đối với mạch kín. Sau đó h.đ.t. trên tụ điện sẽ tăng và
dòng điện trong mạch sẽ giảm. Tại thời điểm khi h.đ.t. trên tụ điện đạt giá trị U 0 điện áp trên điện
trở R1 sẽ bằng
E
U1  E  U 0  .
2
(đầu trên là dương, đầu dưới là âm). Tại thời điểm này ta đóng khoá thứ 2. Khi đó xuất hiện mạch
kín có chứa cuộn cảm L. Ngay sau khi đóng khoá thứ 2, dòng điện qua điện trở R2 , cuộn cảm và
nguồn (phía phải của sơ đồ) sẽ bằng không, còn điện áp trên điện trở R1 giữ không đổi. Việc không
có dòng điện ban đầu này liên quan đến quán tính của cuộn cảm – sự xuất hiện dòng điện không lớn
trong cuộn cảm tạo ra trong các vòng dây của nó một s.đ.đ. cảm ứng mà theo định luật Lenz hướng
ngược với dòng điện này và như vậy khống chế sự tăng dần của nó. Theo định luật Ohm, đối với
phần bên phải của sơ đồ, ta có phương trình:
E  U L  U1 .
Từ đây chúng ta tìm được h.đ.t. trên cuộn cảm ngay sau khi đóng khoá thứ hai:
3
U L  E  U1  E .
2
Đối với chế độ đã được thiết lập trong phần bên phải của sơ đồ sẽ có dòng điện không đổi
(hướng theo chiều kim đồng hồ)
E
I ,
R1  R2
và trên điện trở R1 sẽ thiết lập hiệu điện thế
R1E
U1tl  IR1  .
R1  R2
(đầu dưới là dương, đầu trên là âm). Theo định luật Ohm, đối với mạch bên trái ta có thể viết
E  U c  U1tl .
Do đó ta nhận được h.đ.t. thiết lập trên tụ điện
2R1  R2 E
U c  E  U 1tl  .
R1  R2

Bài toán 2. Trong sơ đồ được biểu diễn trên Hình 2, các cuộn cảm L1 và L2 được nối với nhau qua
một điôt lý tưởng D. Tại thời điểm ban đầu khoá K mở, còn tụ điện với điện dung C được tích điện
đến h.đ.t. U 0 . Sau khi đóng khoá một thời gian, h.đ.t. trên tụ điện trở nên bằng không. Hãy tìm
Trang 86/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
dòng điện chạy qua cuộn cảm L1 tại thời điểm đó. Sau đó tụ điện được tích điện lại đến một h.đ.t.
cực đại nào đó. Xác định h.đ.t. cực đại đó.

Hình 2

Giải:
Sau khi đóng khoá K ta có một mạch dao động bao gồm tụ điện với điện dung C và cuộn
cảm với độ tự cảm L1 . Tụ điện bắt đầu tích điện, và khi h.đ.t. của nó trở nên bằng không thì năng
lượng ban đầu của tụ điện được chuyển hoàn toàn sang năng lượng từ trường của cuộn cảm. Nếu tại
thời điểm này dòng điện chạy qua cuộn cảm bằng I L thì ta có thể viết
CU 02 L1 I L2
 .
2 2
Từ đây ta nhận được dòng điện phải tìm
C
IL  U0 .
L1
Đó là dòng điện cực đại chạy qua cuộn cảm L1 , sau đó nó bắt đầu giảm, một phần của nó được tích
điện cho tụ, một phần chạy qua cuộn cảm L2 . Giả sử tại một thời điểm nào đó dòng điện I1 chạy
qua cuộn cảm ứng thứ nhất còn dòng điện I 2 chạy qua cuộn cảm ứng thứ hai. Khi đó theo định luật
Ohm đối với mạch chứa cả hai cuộn cảm ta có thể viết:
dI dI
L1 1  L2 2  0.
dt dt
Nghiệm của phương trình này có dạng
L1 I1  L2 I 2  A .
với A là một hằng số. Ta có thể tìm A từ các điều kiện ban đầu. Tại thời điểm khi dòng điện chạy
qua cuộn cảm L1 đã đạt giá trị cực đại và bằng U 0 C / L1 , thì dòng điện qua cuộn L2 bằng
không, do đó
A  U 0 L1C .
Khi đó nghiệm có dạng
L1I1  L2 I 2  U 0 L1C .
Khi h.đ.t. của tụ điện đạt giá trị cực đại, dòng qua tụ điện sẽ bằng không, còn dòng chung đi qua hai
cuộn cảm ta sẽ ký hiệu là I12 . Sử dụng mối liên hệ như trên ta có thể viết
L1  L2 I12  U 0 L1C ,
khi đó
U 0 L1C
I12  .
L1  L2
Giả sử h.đ.t. cực đại trên tụ điện bằng U m . Vì trong mạch không có mất mát năng lượng do toả
nhiệt nên tại thời điểm bất kỳ ta đều có thể sử dụng định luật bảo toàn năng lượng. Năng lượng toàn
phần của mạch điện bằng CU 02 / 2 . Tại thời điểm khi tụ điện tích điện lại và h.đ.t. của nó đạt giá trị
cực đại, phần năng lượng tập trung trong tụ điện bằng:

Trang 87/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
1 2
Wc  CU m ,
2
phần còn lại sẽ tập trung trong các cuộn cảm:
1 L1CU 02
WL 
1
L1  L2 I12
2
 .
2 2 L1  L2
Theo định luât bảo toàn năng lượng ta có
1 1 1 L1CU 02
CU 02  CU m
2
 .
2 2 2 L1  L2
Từ đây ta nhận được
L2
Um  U0 .
L1  L2

Bài toán 3. Khi khoá K đóng (Hình 3) tụ điện với điện dung C  20F được tích điện đến h.đ.t.
U 0  12V , s.đ.đ. của nguồn (ăcqui) E  5V , độ tự cảm của cuộn dây L  2 H , D là một điôt lý
tưởng. Hãy cho biết dòng điện cực đại trong mạch sau khi đóng khoá K bằng bao nhiêu? H.đ.t. của
tụ điện sau khi đóng khoá K bằng bao nhiêu ?

Hình 3

Giải:
Do trong mạch có cuộn cảm nên ngay sau khi đóng khoá K dòng điện sẽ bằng không, sau đó
dòng điện sẽ tăng dần, và tại một thời điểm nào đó, nó sẽ đạt cực đại. Khi dòng điện trong mạch cực
đại s.đ.đ. cảm ứng trong cuộn cảm sẽ bằng không, và theo định luật Ohm đối với mạch kín h.đ.t.
của tụ điện trong trường hợp này phải bằng s.đ.đ. của nguồn. Ta ký hiệu h.đ.t. này bằng
U1 (U1  E) và sẽ tìm giá trị của dòng điện cực đại. Để làm điều đó ta sử dụng định luật bảo toàn
năng lượng. Trong thời gian thiết lập dòng điện cực đại, điện lượng đã chạy qua mạch bằng:
q  CU 0  CU1  C U 0  U1  .
Để dịch chuyển điện lượng này ngược với s.đ.đ. của nguồn, phải thực hiện một công:
A  qE  CEU 0  U1  .
Sự có mặt dòng điện cực đại I m trong cuộn cảm dẫn đến xuất hiện năng lượng của từ trường
1 2
WL  LI m .
2
Hiệu năng lượng của tụ điện tại trạng thái đầu và trạng thái cuối bằng tổng của công đã thực hiện và
năng lượng của cuộn cảm:
CU 02  CU12  A  WL  CEU 0  U1   LI m
1 1 1 2
.
2 2 2
Từ đây ta tìm được

I m  U 0  E
C
 0,022 A .
L
Bây giờ ta trả lời câu hỏi về giá trị của h.đ.t.. được thiết lập trên tụ điện. Sau khi đạt giá trị cực
đại, dòng điện trong mạch sẽ giảm và cuối cùng sẽ bằng không. Do dòng điện không thể chạy theo
Trang 88/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
chiều ngược lại (do điôt cản trở) nên một trạng thái dừng sẽ được thiết lập: Dòng điện bằng không,
còn trên tụ điện h.đ.t. có giá trị không đổi nào đó được ký hiệu bởi U K . Ta có thể tìm h.đ.t. này
theo định luật bảo toàn năng lượng. Trong suốt thời gian từ lúc đóng khoá K đến lúc thiết lập trạng
thái dừng, sự biến đổi năng lượng của tụ điện đã được dùng để làm dịch chuyển toàn bộ điện lượng
chạy ngược với s.đ.đ. của nguồn điện:
 CEU 0  U K  .
1 1
CU 02  CU K 2
2 2
Sau một số biến đổi đơn giản, phương trình này sẽ có dạng
U 0  U K U 0  2E  U K   0 .
Phương trình này có hai nghiệm. Nghiệm thứ nhất: U K  U 0 ứng với trạng thái ban đầu ngay sau
khi đóng khoá K. Nghiệm thứ hai bằng:
U K  2E  U 0  2V ,
trong đó dấu trừ nói lên rằng tụ điện được nạp điện lại và h.đ.t. được thiết lập sẽ ngược dấu với
h.đ.t. ban đầu.

Bài toán 4. Mắc nối tiếp một tụ điện (điện dung C) chưa tích điện với một nguồn điện (s.đ.đ. E ) và
một cuộn cảm (độ tự cảm L). Trong mạch xuất hiện các dao động của dòng. Tại thời điểm khi dòng
trở nên bằng không, ta ngắt tụ điện khỏi sơ đồ rồi lại nối vào với đầu vào và đầu ra đảo ngược lại.
Hỏi dòng điện cực đại chạy trong mạch sau việc làm đó bằng bao nhiêu ? Bỏ qua điện trở trong
của nguồn.

Hình 4

Giải:
Ngay sau khi nối tụ điện lần thứ nhất vào mạch dòng điện trong mạch bằng không. Sau đó
dòng điện sẽ tăng, đạt giá trị cực đại, rồi sau đó bắt đầu giảm và qua khoảng thời gian    LC
(bán chu kỳ dao động của dòng) lại trở nên bằng không. Giả sử tại thời điểm đó h.đ.t của tụ điện
bằng U x . Do không có mất mát năng lượng trong mạch, ta có thể sử dụng định luật bảo toàn năng
lượng đối với thời điểm ban đầu và đối với thời điểm khi dòng điện trong mạch lại trở nên bằng
không. Trong thời gian  điện lượng chạy qua nguồn bằng q  CU x , và nguồn đã thực hiện công:
Ax  q x E  CU x E .
Toàn bộ công này được dùng làm tăng năng lượng của tụ điện:
CU x2
CU x E  .
2
Phương trình này có hai nghiệm:
U1x  0; U 2 x  2 E .
Nghiệm thứ nhất ứng với trạng thái ban đầu và trạng thái tại các thời điểm là bội số nguyên lần các
chu kỳ T  2 LC . Nghiệm thứ hai xảy ra sau một thời gian bằng nửa chu kỳ cộng với một số
nguyên lần chu kỳ.
Ta hãy xét trường hợp thứ nhất. Tại trạng thái ban đầu dòng điện trong mạch bằng không, tụ
điện không tích điện. Sự đổi cực của tụ điện trong trường hợp này không đóng vai trò gì. Khi dòng
điện trong mạch đạt giá trị cực đại, s.đ.đ. cảm ứng sẽ bằng không, còn h.đ.t. trên tụ điện rõ ràng
Trang 89/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
bằng s.đ.đ. E của nguồn. Ta ký hiệu dòng điện trong mạch tại thời điểm đó bằng I m1 . Theo định
luật bảo toàn năng lượng, công của nguồn thực hiện trong thời gian thiết lập dòng cực đại bằng tổng
năng lượng của tụ điện và năng lượng chứa trong cuộn cảm:
1 1 2
CE 2  CE 2  LI m 1.
2 2
Từ đây ta nhận được
C
I m1  E .
L
Bây giờ ta xét trường hợp thứ hai. Tại trạng thái ban đầu sau khi mắc lại tụ điện dòng điện
trong mạch bằng không, còn h.đ.t. trên tụ điện bằng 2E , trong đó bản bên trái có dấu âm, còn bản
bên phải có dấu dương (Hình 4). Khi dòng điện trong mạch đạt cực đại, s.đ.đ. cảm ứng sẽ bằng
không, và theo định luật Ohm đối với mạch kín h.đ.t. trên tụ điện sẽ bằng s.đ.đ. E của nguồn, trong
đó bản trái của tụ điện sẽ là “dương”, còn bản phải sẽ là “âm”. Như vậy, độ biến thiên điện tích của
tụ điện sẽ bằng
q  CU K  U H   CE  (2E)  3CE .
Năng lượng ban đầu của hệ bằng
1 2
WH  CU H  2CE 2 ,
2
còn năng lượng cuối bằng
1 2 1 2 1 2 1 2
WK  CU K  LI m 2  CE  LI m2 ,
2 2 2 2
trong đó I m 2 là dòng điện cực đại trong mạch. Theo định luật bảo toàn năng lượng, công của
nguồn để dịch chuyển điện tích q sẽ ứng với sự biến đổi năng lượng của hệ
qE  WK  WH ,
hay là
1 1 2
3CE 2  CE 2  LI m 2
2  2CE .
2 2
Từ đây ta nhận được
C
I m2  3E .
L

Bài toán 5. Trong mạch dao động được mô tả trên Hình 5 xuất hiện các dao động tự do khi khoá K
đóng. Tại thời điểm h.đ.t. trong tụ điện với điện dung C1 đạt giá trị cực đại U 0 , ta mở khoá K. Hãy
xác định giá trị của dòng điện trong mạch, khi h.đ.t. của tụ điện với điện dung C1 sẽ bằng không
với điều kiện C2  C1 .

Hình 5

Giải:
Khi h.đ.t. của tụ điện với điện dung C1 đạt giá trị cực đại, dòng điện trong mạch bằng
không, và vì vậy ta có thể ngắt mạch mà không có vấn đề gì. Ngay sau khi mở khoá K điện tích trên
bản bên phải của tụ điện với điện dung C1 bằng q1  C1U 0 , còn điện tích trên bản trái của tụ điện

Trang 90/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
với điện dung C 2 bằng không. Nhưng tổng điện tích trên hai bản tụ điện này sẽ giữ không đổi và
bằng C1U 0 . Tại thời điểm khi h.đ.t. trên tụ điện thứ nhất bằng không, toàn bộ điện tích q1 sẽ tập
trung ở tụ điện thứ hai. Ta ký hiệu dòng điện trong mạch tại thời điểm này là I K . Theo định luật
bảo toàn năng lượng thì năng lượng ban đầu chứa trong tụ điện với điện dung C1 sẽ bằng tổng năng
lượng của tụ điện với điện dung C 2 và năng lượng chứa trong cuộn cảm với dòng I K :
1 q2 LI 2
C1U 02  1  K ,
2 2C 2 2
hay
1 1 C12 2 LI K
2
C1U 02  U0  .
2 2 C2 2
Từ đây ta nhận được
C1 C 2  C1 
I K  U0 .
C2 L

Bài toán 6. Trong sơ đồ trên Hình 6 tại thời điểm ban đầu khoá K mở. Cuộn cảm với độ tự cảm L
có điện trở thuần r. Hãy xác định điện lượng chạy qua dây nối AB sau khi khoá K đóng ? Bỏ qua
điện trở trong của nguồn và điện trở của đoạn dây nối. Các tham số của mạch điện được chỉ ra trên
hình vẽ.

Hình 6 Hình 7

Giải:
Giả sử tại thời điểm bất kỳ dòng điện chạy qua các phần của mạch được biểu diễn trên Hình
7. Tại thời điểm bất kỳ đều có các dòng điện như nhau I R chạy qua các điện trở R. Điều đó được
rút ra từ định luật Ohm đối với mạch ABDC. Dòng chạy qua dây nối AB là I n , dòng chạy qua
cuộn cảm là I L , còn dòng chạy qua điện trở r là I r . Đối với các điểm nút A và B ta có thể viết định
luật bảo toàn điện tích:
In  IL  IR

Ir  I R  In .
Đối với mạch ABNM ta có thể viết định luật Ohm
dI
L L  r I r  I L  ,
dt
hoặc sử dụng các biểu thức ở trên đối với các dòng điện, ta có
dI
L L  2rI n .
dt
Trang 91/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
Ta viết lại phương trình này dưới dạng
LdI L  2rI n dt  2rdq
và lấy tích phân
Q I Ln
L
 dq  2r  dI L .
0 0
Ngay sau khi đóng khoá dòng điện qua cuộn cảm bằng không. Vì vậy giới hạn dưới của tích phân
tại vế phải của phương trình trên cũng bằng không. Bây giờ ta tìm giới hạn trên I Ln , nghĩa là dòng
điện đã thiết lập qua cuộn cảm. Rõ ràng nó bằng
E
I Ln  .
Rr
Sau khi lấy tích phân ta nhận được tổng điện lượng chạy qua dây nối AB:
LI Ln LE
Q  .
2r 2r ( R  r )

Bài toán 7. Để duy trì các dao động không tắt dần trong mạch với độ tắt dần nhỏ (Hình 8) người
ta tăng nhanh độ tự cảm của cuộn dây (so với chu kỳ dao động trong mạch) một đại lượng nhỏ
L (L  L) mỗi lần khi dòng trong mạch bằng không, và sau thời gian bằng một phần tư chu kỳ
dao động người ta lại chuyển nhanh nó về trạng thái ban đầu. Hãy xác định L , nếu L  0,15 H ,
C  1,5.10 7 F , R  20  .

Hình 8

Giải:
Nếu sự biến đổi độ tự cảm của cuộn cảm xuất hiện trong thời gian ngắn (so với chu kỳ dao
động của dòng điện trong mạch), thì từ thông  đi qua cuộn cảm được bảo toàn. Sự tăng độ tự cảm
khi dòng điện bằng không trong mạch không dẫn đến thay đổi dòng điện và dòng đó vẫn giữ bằng
không. Năng lượng trong mạch cũng được bảo toàn. Sau 1/4 chu kỳ dòng điện trong mạch đạt giá
trị cực đại. Ta ký hiệu đại lượng này là I m . Ta biểu diễn năng lượng từ trường của cuộn cảm qua từ
thông  (  LI ) :
1 2
WL  .
2 L
Do   const nên với biến đổi nhỏ của độ tự cảm ta có thể viết sự biến đổi năng lượng của cuộn
cảm dưới dạng
 2 L I 2 L
WL   m .
2 L2 2
Như vậy, rõ ràng là việc giảm độ tự cảm dẫn đến sự tăng năng lượng từ trường. Sự nhảy bậc này
của năng lượng trong mạch sẽ xẩy ra theo các khoảng thời gian bằng nửa chu kỳ dao động, nghĩa là
T
  LC .
2

Trang 92/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
Giữa hai lần nhảy liên tiếp này năng lượng của mạch dao động sẽ giảm do sự mất nhiệt trong điện
trở. Ta có thể viết những mất mát này sau thời gian T/2 dưới dạng:
1 2
WR  I m R LC .
2
Để duy trì dao động không tắt dần thì cần phải làm sao cho năng lượng đưa vào mạch phải lớn hơn
hoặc bằng những mất mát do toả nhiệt đó:
WL  WR ,
hay
2
Im 2
L I m R LC
 .
2 2
Từ đây ta nhận được
L  R LC  9,4.10 3 H .

Bài tập

1. Trong mạch điện, với các tham số của nó được biểu diễn trên Hình 9, tại thời điểm ban đầu các
khoá K1 và K2 đều mở. Trước hết ta đóng khoá K1 . Khi dòng điện qua cuộn cảm ứng đạt giá trị I0 ,
ta đóng khoá K2 . Hãy xác định h.đ.t. của cuộn cảm ngay sau khi đóng khoá K2 và h.đ.t. trên tụ điện
trong chế độ đã được thiết lập. Bỏ qua điện trở trong của nguồn.

Hình 9

2. Trong sơ đồ được biểu diễn trên Hình 10 các cuộn cảm làm bằng chất siêu dẫn với các độ tự
cảm L1 và L2 được mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C. Tại thời điểm ban đầu các khoá K1 và
K2 đều mở, còn tụ điện được tích điện đến h.đ.t. U0 . Trước hết ta đóng khoá K1 , còn sau khi h.đ.t.
của tụ điện bằng không ta đóng tiếp khoá K2 . Một khoảng thời gian sau khi đóng khoá K2 tụ điện
được tích điện lại đến giá trị cực đại Um . Hãy tìm dòng điện qua cuộn cảm ứng ngay trước khi đóng
khoá K2 và h.đ.t. Um .

Hình 10

3. Trong sơ đồ (Hình 11) khi khoá K mở h.đ.t. của tụ điện với điện dung C bằng 5E , trong đó E
là s.đ.đ. của nguồn. Hỏi dòng điện cực đại chạy qua cuộn cảm với độ tự cảm L sau khi đóng khoá K
sẽ bằng bao nhiêu ? Bỏ qua điện trở bên trong của nguồn.

Trang 93/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)

Hình 11
4. Khi khoá K mở trong mạch (Hình 12) xuất hiện các dao động không tắt dần. Tại thời điểm khi
dòng điện trong mạch cực đại và bằng I0 , ta đóng khoá K. Hãy xác định h.đ.t. cực đại của tụ điện
sau khi đóng khoá. Các tham số của sơ đồ được cho trên Hình 12.

Hình 12

Nguyễn Văn Hùng (sưu tầm và giới thiệu)

Trang 94/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
DÕNG ĐIỆN DỊCH
Trong chương trình vật lý phổ thông, khái niệm dòng điện dịch chỉ được nói qua ở mức độ định tính
sơ lược. Chúng ta biết rằng dòng điện do các điện tích dịch chuyển có hướng tạo thành (được gọi là
dòng điện dẫn) gây ra xung quanh nó một từ trường. Theo Maxwell từ trường còn được gây ra bởi
điện trường biến thiên theo thời gian. Về phương diện gây ra từ trường, điện trường biến thiên
tương đương một dòng điện gọi là dòng điện dịch. Khái niệm dòng điện dịch thường được đưa vào
khi xét một mạch dao động điện từ LC. Trong tụ điện không có điện tích dịch chuyển mà chỉ có
điện trường biến thiên. Theo Maxwell, dòng điện dịch ứng với điện trường biến thiên này đóng vai
trò khép kín mạch điện: tại các bản tụ nó bằng về độ lớn và cùng chiều với dòng điện trong dây dẫn
bên ngoài tụ ở mỗi thời điểm. Cách đưa ra khái niệm dòng điện dịch như thế này có ưu điểm là
nhấn mạnh được sự liên quan của dòng điện dịch với điện trường biến thiên, nhưng cũng dễ dẫn đến
hiểu nhầm dòng điện dịch chỉ tồn tại trong những miền không gian không có dòng điện dẫn mà chỉ
có điện trường biến thiên.
Trong bài này chúng ta sẽ xét một ví dụ đơn giản cho
thấy dòng điện dịch xuất hiện khi nào và tính mật độ
dòng điện dịch như thế nào. Thí dụ này cũng minh hoạ
dòng điện dịch tồn tại cả trong miền có dòng điện dẫn,
r
miễn là trong đó có điện trường biến thiên. Hãy tưởng
tượng có một tụ điện cầu: gồm hai bản cực hình cầu, +Q
đồng trục, tích điện bằng nhau và trái dấu. Tất nhiên khi
-Q
đó điện trường chỉ tập trung giữa hai bản (xem hình vẽ).
Nếu môi trường giữa hai bản tụ là chất dẫn điện, khi đó
tụ phóng điện và sẽ có các dòng điện chạy dọc theo các
bán kính. Vấn đề đặt ra là từ trường xuất hiện khi tụ
phóng điện sẽ như thế nào?
Trong bài toán này chẳng có hướng nào ưu tiên để có thể vẽ được các đường sức từ trường thoả
mãn điều kiện đối xứng. Nhưng điều đó có nghĩa là gì? Chỉ có thể là khi tụ cầu phóng điện, nói
chung chẳng có từ trường nào xuất hiện cả. Nhưng chẳng lẽ có dòng điện mà lại không có một từ
trường nào cả hay sao? Điều đó có nghĩa là còn phải có một “nguồn” nữa sinh ra từ trường bù trừ
với từ trường tạo bởi các dòng điện tích.
Chúng ta hãy tính cường độ dòng điện chảy qua một đơn vị diện tích, tức là tính mật độ dòng điện
cách tâm các mặt cầu một khoảng r. Dòng điện toàn phần bằng tốc độ biến đổi điện tích của tụ điện:
dQ
i
dt
Dòng này phân bố đều trên mặt cầu bán kính r, vì thế mật độ dòng điện bằng:
i 1 dQ
j  (1)
S 4πr 2 dt
Khi tụ phóng điện thì điện trường biến đổi như thế nào? Điện trường giữa các bản của tụ
cầu cũng giống như điện trường của của điện tích điểm Q đặt tại tâm, vì vậy cách tâm khoảng r
cường độ điện trường được xác định bởi công thức
Q
E .
4πε 0 r 2
Từ đó tốc độ biến đổi của cường độ điện trường bằng:
dE 1 dQ
 . (2)
dt 4πε 0 r 2 dt
So sánh các công thức (1) và (2) sẽ thấy mật độ dòng điện và tốc độ biến đổi cường độ điện
trường tỉ lệ với nhau. Nếu giả thiết rằng điện trường biến thiên cũng sinh ra từ trường như dòng
điện thường thì có thể giải thích được sở dĩ trong tụ điện không có từ trường là do các từ trường đã
bù trừ nhau. Chúng ta hãy đưa vào khái niệm mật độ dòng điện dịch được xác định theo công thức:
dE
j di  ε 0 (3)
dt

Trang 95/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
Trong ví dụ của chúng ta điện trường trong tụ giảm nên tốc độ biến thiên của từ trường là
âm. Điều này có nghĩa là dòng điện dịch trong trường hợp này chảy theo chiều ngược chiều điện
trường, trong khi đó dòng điện dẫn chảy theo chiều điện trường. Từ các công thức (1) – (3) có thể
thấy mật độ dòng điện dịch và dòng điện thường (dòng điện dẫn) có độ lớn bằng nhau. Vì vậy mật
độ dòng tổng cộng và từ trường tổng hợp phải bằng không.
Thực ra công thức (3) không chỉ đúng đối với trường hợp tụ cầu phóng điện mà còn đúng trong
mọi trường hợp. Cảm ứng từ của từ trường luôn được xác định bởi tổng mật độ dòng điện dẫn
(dòng điện thường) và mật độ dòng điện dịch được xác định bởi tốc độ biến thiên của điện trường
theo công thức (3).
Tô Bá (Sưu tầm)

Trang 96/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
CHUYÊN ĐỀ
MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ HƠI NƯỚC

Các bài toán liên quan hơi nước chủ yếu gặp trong hai loại.
Trong loại thứ nhất, cùng với các chất khí khác, hơi nước tham gia vào các quá trình khí khác nhau,
trong các quá trình đó các chất khí được xem là khí lý tưởng. Phương trình trạng thái của khí lý
tưởng, kể cả của hỗn hợp khí, có thể viết dưới dạng p = nkT, ở đây p là áp suất, T là nhiệt độ tuyệt
đối, k là hằng số Boltzmann, n là mật độ các hạt (số nguyên tử hay phân tử trong một đơn vị thể
tích). Trong phương trình này không có mặt các tính chất riêng của khí như khối lượng nguyên tử
hay phân tử, kích thước của chúng .v.v. Áp suất riêng phần của hơi nước ph trong hỗn hợp khí được
xác định bởi công thức ph = nhkT, nh là mật độ các phân tử hơi nước.

3 2

Tuy nhiên hơi nước còn có đặc tính riêng, không giống với các khí khác. Đặc tính này thể hiện rất
rõ rệt nếu như ta khảo sát quá trình biến đổi đẳng nhiệt của một lượng hơi nước nào đó. Ở một nhiệt
độ T khi giảm thể tích thì mật độ tăng lên, nhưng đến một mật độ nbh xác định (ứng với trạng thái
2 ởtrên giản đồ) nếu tiếp tục giảm thể tích thì mật độ khí không tăng lên và do đó áp suất cũng
không tăng. Đó là trạng thái bão hoà của hơi nước. Tương tác của các phần tử hơi nước trong trạng
thái này lớn đến mức mà nếu giảm thể tích của khối hơi nước thì dẫn đến các phân tử sẽ kết lại với
nhau, hơi nước bắt đầu chuyển sang trạng thái lỏng hay nói cách khác là bắt đầu quá trình ngưng tụ.
Quá trình ngưng tụ này xảy ra ở một nhiệt độ không đổi mà cũng có nghĩa là với áp suất không đổi
- áp suất hơi bão hoà. Chúng ta nhận thấy rằng khi giảm thể tích từ V2 đến V3 (xem giản đồ) lượng
hơi nước mn ngưng tụ thành nước sẽ thoả mãn phương trình sau:
m
pb (V2  V3 )  n RT0 ,
M
ở đây M là khối lượng của một mol hơi nước. Phương trình này sẽ được sử dụng trong một số bài
toán dưới đây.
Chúng ta cũng cần nhớ rằng áp suất hơi bão hoà phụ thuộc rất mạnh vào nhiệt độ. Thí dụ ở 00C (T =
273K) áp suất này bằng 4mmHg, ở 200C (293K) nó lớn gấp 5 lần tức bằng 20mmHg, còn ở 1000C
(373K) nó đạt đến 760mmHg (1at). Như vậy khi nhiệt độ thay đổi từ 273K đến 373K áp suất hơi
bão hoà tăng 190 lần. Trong các bài toán dưới đây, giá trị của áp suất hơi bão hoà ở 373K (100 0C)
bằng 1at hay 760mmHg coi như đã biết.
Loại bài toán thứ hai liên quan đến sự tham gia của hơi nước trong các quá trình toả nhiệt hoặc thu
nhiệt. Khi chưa bão hoà hơi nước tham gia vào các quá trình này như là khí lý tưởng 3 nguyên tử.
Khi đó nội năng của x mol hơi nước bằng U  x.3kT , còn nhiệt dung phân tử đẳng tích bằng Cv =
3R. Còn nếu hơi nước đã trở nên bão hoà và xảy ra quá trình ngưng tụ hay quá trình nước bay hơi
thì bài toán sẽ phức tạp hơn. Đặc biệt nhiệt lượng cần cung cấp để làm nước hoá hơi hay nhiệt
lượng toả ra khi hơi nước ngưng tụ phụ thuộc vào các điều kiện xảy ra các quá trình này.
Theo nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học, nhiệt hoá hơi riêng r  U  A , ở đây U là độ
biến thiên nội năng của hệ nước - hơi nước, A là công hơi nước chống lại các ngoại lực. Thường
trong quá trình toả nhiệt khi ngưng tụ hay thu nhiệt khi hoá hơi thì nhiệt độ và áp suất được giữ
không đổi (các bảng số liệu về nhiệt hoá hơi được cho trong điều kiện như thế). Độ biến thiên nội
năng chủ yếu liên quan đến sự thay đổi thế năng tương tác của các phân tử vật chất trong trạng thái
lỏng và khí. Công A có thể tính nhờ phương trình trạng thái. Thí dụ để làm bay hơi m = 1g nước ở
nhiệt độ T = 373K và áp suất hơi bão hoà bằng pbh = 105Pa cần cung cấp một nhiệt lượng r =
Trang 97/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
2260J/g. Công của hơi nước chống lại ngoại lực, để duy trì áp suất không đổi, bằng
A  pbh (VC  V0 ) , ở đây V0 là thể tích ban đầu mà 1g nước ở nhiệt độ 1000C chiếm (tức là 1cm3), Vc
là thể tích cuối mà thể tích 1g hơi nước ở 1000C chiếm. Dựa vào phương trình trạng thái ta thấy
khối lượng riêng của hơi nước ở nhiệt độ phòng (khoảng 300K) nhỏ hơn hàng ngàn lần khối lượng
riêng của nước (1g/cm3), vì vậy:
m
A  pbhVc  RT  170J .
M
Như vậy phần đóng góp của công chống lại áp suất bên ngoài vào nhiệt lượng hoá hơi là không
đáng kể (8%). Tuy nhiên cũng có những bài toán phải tính đến công đó.
Dưới đây là một số ví dụ về hai loại bài toán trên.
Bài toán 1. Về mùa hè, trước khi có giông, khối lượng riêng của không khí ẩm (khối lượng của cả
hơi nước và không khí trong 1cm3) bằng  = 1140g/m3, ở áp suất p=100kPa và nhiệt độ t = 300C.
Hãy tìm tỉ số giữa áp suất riêng phần của hơi nước trong không khí và áp suất riêng phần của
không khí khô. Cho khối lượng một mol không khí là Mk = 29g/mol và của hơi nước là 18 g/mol.
Hằng số khí lý tưởng R=8,31J/(mol.K).

Giải : Áp suất của không khí ẩm bằng tổng áp suất riêng phần của không khí khô và của hơi nước:
p  pk  ph (1)

Khối lượng riêng của không khí ẩm bằng


  k  h , (2)
ở đây  k là khối lượng riêng của không khí khô,  h là khối lượng riêng của hơi nước.
Theo phương trình trạng thái:
h k
ph  RT (3) và pk  RT (4)
Mh Mk
Thay (3) và (4) vào (1) và (2) rồi giải ra sẽ được:
M k  pM k M h /( RT ) pM h M k /( RT )  M h
k  , h 
Mk  Mh Mk  Mh
Từ các phương trình trạng thái (3) và (4) tìm được:
ph M k  h 1  pM k /( RT ) 1
  
pk M h  k pM h /( RT )  1 37
Nếu dùng bảng tra cứu chúng ta sẽ thấy rằng hơi nước trong điều kiện của bài toán ở trạng thái gần
bão hoà.

Bài toán 2. Trong một buồng tắm hơi, ở nhiệt độ t1 = 1000C độ ẩm tương đối của không khí là a1 =
50%. Sau khi nhiệt độ không khí giảm đến t2 = 970C và hơi đã ngưng tụ thì độ ẩm tương đối của
không khí là a2 = 45%. Hỏi một lượng nước bằng bao nhiêu đã tách ra khỏi không khí ẩm nếu thể
tích của buồng hơi V = 30m3?. Biết rằng áp suất hơi bão hoà ở nhiệt độ t2 nhỏ hơn ở nhiệt độ t1 là
80mmHg.

Giải: Áp suất hơi bão hoà ở t1 = 1000C là p1h = 105Pa =760 mmHg, còn ở t2 = 970C là p2h = 680
mmHg. Từ phương trình trạng thái suy ra khối lượng hơi nước trong buồng hơi ở hai nhiệt độ t1 và
t 2 tương ứng bằng:

a1 p1hVM h a p VM h
m1  và m2  2 2 h
RT1100% RT2100%
ở đây Mh = 18g/mol. Như vậy lượng nước tạo thành do hơi nước ngưng tụ là:
VM h  a1 p1h a2 p2 h 
m  m1  m2      1,6kg
R.100%  T1 T2 

Trang 98/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)

Bài toán 3. Xét thí nghiệm sau. Trong một xilanh có một ít nước và hơi được giữ ở phía dưới
pittông gắn với một lò xo. Khối lượng của nước bằng M = 1g. Nhiệt độ trong xilanh được duy trì
không đổi và bằng 1000C. Khi cho một phần hơi khối lượng m = 7g thoát ra khỏi xilanh thì pittông
bắt đầu chuyển động. Sau khi trạng thái cân bằng đã được xác lập thì thể tích dưới pittông bằng
một nửa lúc đầu. Hỏi lúc bắt đầu thí nghiệm thì khối lượng và thể tích của hơi nước trong xilanh
bằng bao nhiêu? Biết pittông sẽ nằm cân bằng ở đáy của xilanh khi lò xo không bị biến dạng.

Giải: Lúc đầu nước chiếm thể tích 1cm3, trong khi đó thì từ phương trình trạng thái dễ thấy hơi
chiếm thể tích không nhỏ hơn 12lít, vì vậy có thể bỏ qua thể tích của nước. Vì trong xilanh có nước
nên hơi lúc đầu là bão hoà và áp suất của nó bằng p1h= 105Pa. Ở cuối thí nghiệm áp suất của hơi
bằng p2 = 0,5p1h = 0,5.105Pa, khi đó lực tác dụng của lò xo lên pittông cũng giảm đi một nửa. Toàn
bộ nước khi đó đã bay hơi vì pittông ngừng chuyển động và hơi không còn bão hoà.
Giả sử lúc đầu khối lượng hơi nước bằng mh. Khi đó, lúc bắt đầu thí nghiệm:
m
p1hV  h RT ,
Mh
ở đây Mh là khối lượng một mol hơi nước. Lúc cuối thí nghiệm:
1 p1hV mh  M  m
 RT
2 2 Mh
Từ hai phương trình này chúng ta nhận được:
4
mh  (m  M )  8 g
3
Thể tích của hơi sẽ là
m RT
V h  13,8 lít
M h p1h

Bài toán 4. Trong một bình thể tích V1 = 20lít có một ít nước, hơi bão hoà và không khí. Tăng
chậm dần thể tích của bình ở nhiệt độ không đổi đến thể tích V2 = 40lit, khi đó áp suất trong bình sẽ
giảm từ p1 = 3 at đến p2 = 2 at. Hãy xác định khối lượng nước trong bình cuối thí nghiệm nếu như
khối lượng tổng cộng của nước và hơi là m = 36g. Bỏ qua thể tích của nước trong cả quá trình thí
nghiệm.

Giải: Phân tích đường đẳng nhiệt của hơi nước (xem giản đồ ở trên) chứng tỏ rằng trong suốt thời
gian thí nghiệm áp suất riêng phần của hơi nước không thay đổi (vì lúc đầu và cuối thí nghiệm trong
bình đều có nước do đó hơi ở trạng thái bão hoà). Như vậy áp suất trong bình thay đổi chỉ là do sự
thay đổi của áp suất không khí. Vì thể tích của khí tăng lên 2 lần ở nhiệt độ không đổi, nên áp suất
của nó ở cuối quá trình thí nghiệm cũng phải giảm đi 2 lần. Giả sử cuối thí nghiệm khối lượng hơi
còn lại trong bình là mh2. Vì hơi bão hoà ở áp suất và nhiệt độ không đổi mà thể tích của nó tăng lên
gấp đôi nên lúc bắt đầu thí nghiệm khối lượng của nó là mh1 = mh2/2.
Sau khi phân tích sơ bộ như vậy bây giờ chúng ta tìm áp suất hơi ph trong bình. Lúc bắt đầu thí
nghiệm:
ph  pk  p1 ,
ở đây pk là áp suất không khí lúc đầu. Lúc cuối thí nghiệm:
1
ph  pk  p2 .
2
vì vậy
ph  2 p2  p1 = 1 at.
Vì hơi nước bão hoà nên nhiệt độ của nó vẫn là 1000C. Theo phương trình trạng thái bây giờ ta có
thể tìm được khối lượng của hơi trong bình:

Trang 99/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
m  mh1 m
ph (V2  V1 ) = h 2 RT  h 2 RT ,
Mh 2M h
ở đây Mh = 18g/mol, từ đó:
2M h ph
mh 2  (V2  V1 )
RT
Như vậy khối lượng nước còn lại trong bình là: mn  m  mh 2 =12g.

Bài toán 5. Trong một xilanh, ở dưới pittông có một ít chất lỏng và hơi bão hoà của nó ở nhiệt độ
nào đó. Khi nung đẳng áp chậm nhiệt độ của hệ tăng lên đến 1000C còn thể tích tăng thêm 54%.
Nhiệt độ trong xilanh đã tăng lên bao nhiêu độ nếu lúc đầu khối lượng của hơi bằng 2/3 khối lượng
toàn bộ của hỗn hợp? Bỏ qua thể tích ban đầu của chất lỏng so với thể tích của hệ.

Giải: Giả sử khối lượng của hơi và chất lỏng lúc đầu là mh và ml, còn nhiệt độ trong bình là Tđ . Khi
nung nóng đẳng áp nhiệt độ của hỗn hợp không thay đổi chừng nào mà chất lỏng còn bay hơi. Theo
giả thiết nhiệt độ được tăng đến Tc = 373K thì có nghĩa là toàn bộ chất lỏng đã bay hơi (trạng thái 2
ở giản đồ trên) và hơi bây giờ có khối lượng mh + ml đã được nung nóng thêm T=Tc-Tđ. Chúng ta
viết phương trình trạng thái cho trạng thái đầu và cuối của hệ:
m
pVd  h RTd
Mh
m  ml
pVc  h RTc ,
Mh
ở đây Mh khối lượng một mol hơi nước. Theo giả thiết
mh 2
Vc  Vd  1,54Vc và   .
mh  ml 3
Từ các phương trình trên chúng ta tìm được:
Tc
  ,
Td
và cuối cùng ta có:
  1
T  Tc  Td  Tc  10 K

Bài toán 6. Trong một bình có chứa chất lỏng và hơi bão hoà của nó. Trong quá trình giãn nở
đẳng nhiệt thể tích của hơi chiếm tăng lên  = 3 lần, còn áp suất của hơi giảm đi  = 2 lần. Hãy
tìm tỉ số giữa khối lượng của chất lỏng ml và khối lượng hơi của nó mh lúc đầu trong bình. Bỏ qua
thể tích chất lỏng.

Giải: Trong quá trình đẳng nhiệt áp suất giảm 2 lần còn thể tích tăng lên 3 lần. Vì vây hệ chất lỏng -
hơi với khối lượng ml +mh từ trạng thái ban đầu ứng với điểm 3 trên giản đồ chuyển sang trạng thái
cuối ứng với điểm 1 trên giản đồ. Đến trạng thái trung gian 2, toàn bộ chất lỏng đã bay hơi hết dưới
áp suất không đổi p = phd và chiếm thể tích V2:
m  ml
phdV2  h RT
Mh
ở đây Mh là khối lượng một mol hơi nước. Ở trạng thái cuối, cũng khối lượng hơi đó dưới áp suất
p1  phd /  và cũng ở nhiệt độ đó chiếm thể tích V1:
m  ml
p1V1  h RT
Mh
Theo điều kiện của bài toán ở trạng thái đầu hơi nước có khối lượng mh chiếm thể tích V3  V1 /  :
m
phdV3  h RT
Mh
Trang 100/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)
Từ các phương trình này chúng ta tìm được:
V1 = V2,
mh  ml V2 V1 /  
  
mh V3 V1 /  
Suy ra:
ml  1
 1 
mh  2
Bài toán 7. Trong một xilanh, ở dưới pittông có một hỗn hợp chứa ql mol chất lỏng và qh mol hơi
bão hoà của nó ở nhiệt độ T. Trong một quá trình đẳng áp chậm hỗn hợp trong xilanh được cung
cấp một nhiệt lượng Q và nhiệt độ tăng lên T. Hãy tìm sự biến đổi nội năng của hỗn hợp trong
xilanh. Bỏ qua thể tích của chất lỏng.

Giải: Trong quá trình đẳng áp khi nhiệt lượng được cung cấp một cách chậm thì nhiệt độ sẽ không
thay đổi chừng nào mà chất lỏng chưa bay hơi hết. Sau đó lượng hơi sẽ bằng qh  ql và nhiệt độ
tăng lên T. Theo định luật bảo toàn năng lượng:
Q  U  p(Vc  Vd ) ,
ở đây p(Vc  Vd ) là công của hơi chống lại áp suất bên ngoài. Theo phương trình trạng thái:
pVd  qh RT , pVc  (ql  qh ) R(T  T )
Cuối cùng ta nhận được :
U  Q  ql RT  (ql  qh ) RT .
Bài toán 8 Trong một xilanh, dưới pittông có một mol hơi chưa bão hoà ở nhiệt độ T. Nén đẳng
nhiệt hơi sao cho đến trạng thái cuối cùng thì một nửa khối lượng của nó đã ngưng tụ thành chất
lỏng còn thể tích hơi giảm đi k = 4 lần. Hãy tìm nhiệt ngưng tụ phân tử (nhiệt lượng toả ra khi một
mol hơi ngưng tụ hoàn toàn thành chất lỏng), nếu như trong quá trình trên hệ đã toả ra một nhiệt
lượng Q (Q>0). Coi hơi nước là khi lý tưởng.

Giải: Công do y mol hơi thực hiện được trong quá trình giãn nở đẳng nhiệt từ thể tích V1 đến thể
tích V2 bằng:
A = yRTln(V2/V1).
Hơi nước bắt đầu ngưng tụ ở trạng thái 2 (xem giản đồ trên) và tiếp tục cho đến trạng thái cuối cùng
3, áp suất không thay đổi. Lượng chất lỏng tạo thành bằng một nửa lượng hơi ban đầu, tức là yl =
yh/2. Lượng nhiệt toả ra trong giai đoạn 1 - 3 bằng
Q13  Q12  Q23 .
Trong đoạn 1–2 hơi vẫn chưa bão hoà, nội năng của nó trong quá trình đẳng nhiệt không thay đổi,
vì thế nhiệt lượng toả ra về trị số bằng công của ngoại lực nén:
Q12 = yhRTln(V1/V2).
Trong đoạn 2 - 3, hơi ngưng tụ và sự toả nhiệt xảy ra ở áp suất và nhiệt độ không đổi và Q23 = yl,
ở đây  nhiệt ngưng tụ phân tử của hơi. Ngoài ra, đối với đoạn này, từ phương trình trạng thái ta
tìm được:
p2 (V2  V3 )  yl RT .
Phương trình trên cùng phương trình trạng thái p2V2  yh RT và điều kiện V1 = kV3 cho phép tìm
được tỉ số các thể tích V1/ V2:
V1 y  yl
k h
V2 yh
Như vậy, cuối cùng ta được:

yh  yn
Q13  Q  yh RT ln( k ) yn
yh
từ đó:  = 2Q-2RTln2.
Trang 101/102
TÌM HIỂU SÂU THÊM VẬT LÝ SƠ CẤP (Tổng hợp từ Tạp chí VL&TT)

Bài tập
1. Sau một cơn mưa mùa hè độ ẩm tương đối của không khí đạt 100%. Khi đó khối lượng
riêng của không khí ẩm (khối lượng của hơi nước và không khí trong một cm3)   1171g / m3 , áp
suất của nó bằng p = 100kPa và nhiệt độ t = 220C. Hãy tìm áp suất hơi bão hoà ở nhiệt độ t = 220C.
Cho biết khối lượng một mol không khí bằng Mk = 29g/mol và của hơi nước Mh = 18g/mol, hằng số
khí lý tưởng R = 8,31J/(mol.K).
ĐS : pbh  ( pM k  RT ) /( M k  M h )  2,7.103 Pa

2. Một lượng hơi nước thể tích V1= 4lít được giữ trong một xilanh dưới pittông gắn với một lò
xo. Nhiệt độ trong xilanh được duy trì không đổi và bằng 1000C. Một lượng nước khối lượng m =
4g được bơm vào xilanh và pittông bắt đầu chuyển động. Sau khi cân bằng thì một phần nước đã
bay hơi, còn thể tích dưới pittông tăng lên 2 lần. Lúc đầu khối lượng hơi nước trong xilanh bằng
bao nhiêu? Đến cuối quá trình thí nghiệm có bao nhiêu nước đã bay hơi?
ĐS: mh  1,2 g ; m  3,6 g

3. Một hỗn hợp nước và hơi bão hoà có thể tích nào đó ở nhiệt độ 900C. Nếu nung nóng đẳng
tích hỗn hợp thì toàn bộ nước sẽ bay hơi khi nhiệt độ tăng thêm 100C. Áp suất hơi bão hoà ở nhiệt
độ 900C bằng bao nhiêu nếu lúc đầu khối lượng nước chiếm 29% khối lượng của toàn bộ hỗn hợp?
Cho biết thể tích của nước nhỏ không đáng kể so với thể tích toàn bộ hỗn hợp.
ĐS: p  (1  0,29) p2T1 / T2  0,69.105 Pa , ở đây T1  363K ,T2  373K , p2  105 Pa

4. Trong một xilanh, dưới pittông, có chứa hơi nước bão hoà ở nhiệt độ t = 1200C. Khi nén
chậm đẳng nhiệt, hơi bắt đầu ngưng tụ. Đến khi m = 5g hơi nước đã được ngưng tụ, thì thể tích của
hơi giảm đi V = 4,5lít. Tính công mà ngoại lực đã thực hiện được trong quá trình này. Lúc đầu
trong xilanh có bao nhiêu hơi nước nếu cuối thí nghiệm nước chiếm 0,5% thể tích của hỗn hợp?
ĐS: A  907 J ; mh  6,1g

******************************************************************
NỘI DUNG TRÊN ĐÂY ĐƯỢC TỔNG HỢP TỪ TẠP CHÍ VẬT LÍ VÀ TUỔI TRẺ

Giáo viên HỒ ĐẮC VINH


Trường THPT Đông Hà, Quảng Trị
Email:hodacvinh@yahoo.com

Trang 102/102

You might also like