You are on page 1of 119

NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN

NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN


TÓM TẮT

Tên đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio
Cholerae với năng suất 8240000 liều/năm.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Phan Khánh Hằng.
Số thẻ sinh viên: 107150289. Lớp: 15SH.
Vắc-xin dịch tả thuô ̣c nhóm thuố c dị ứng và hệ miễn dịch, phân nhóm vắ c-xin,
kháng huyết thanh và thuốc miễn dịch. Với nhiều hiệu ứng phản hồi tốt khi sử dụng từ
các địa phương đang và có thể bị lây truyền dịch tả và chất lượng cuộc sống ngày càng
nâng cao, mọi người đều mong muốn đẩy lùi bệnh tật, chung tay xây dựng cộng đồng
sạch sẽ, khỏe mạnh. Việt Nam là một nước có nguồn lao động dồi dào, điều kiện thuận
lợi để sản xuất vắc-xin dịch tả. Xuất phát từ các báo cáo và tình hình thực tế tôi đã
thực hiện đồ án tốt nghiệp với đề tài “Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi
khuẩn Vibrio Cholerae với năng suất 8240000 liều/năm”
Để đạt sản lượng trên cần phải sử dụng nguyên liệu được mua từ nước ngoài. Để
đảm bảo sự vận hành đã tiến hành tính toán và chọn các thiết bị: tiệt trùng và làm
nguội môi trường, lên men (nhân giống cấp I,II,III), tinh chế sản phẩm(ly tâm, hoàn
nguyên, ủ formalin, thiết bị lọc TFF, rửa,cô đặc, hấp phụ) và cuối cùng đóng lọ. Nhà
máy sẽ được xây dựng trên khu đất với diện tích 15600 m2 gồm phân xưởng sản xuất
chính có diện tích 1800 m2, các công trình phụ (kho chứa nguyên liệu, kho chứa thành
phẩm, trạm biến áp, nhà hành chính, xưởng cơ điện, gara ô tô, nhà xe, nhà ăn, đài
nước, khu xử lý nước, khu xử lý nước thải, phân xưởng lò hơi, kho vật tư và khu đất
mở rộng 1305 m2 .Nhà máy sẽ được xây dựng tại khu kinh tế mở huyện Núi Thành,
tỉnh Quảng Nam.
Sau thời gian thực hiện đề tài đã giúp tôi ôn lại, nắm vững hơn những kiến thức
đã học, đồng thời thu thập được những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc
của một kỹ sư sau này.
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HÔI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
KHOA …………………………………………

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


Họ tên sinh viên: Nguyễn Phan Khánh Hằng Số thẻ sinh viên: 107150289
Lớp:15SH Khoa:Hóa Ngành: Công nghệ Sinh học
1. Tên đề tài đồ án:
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất
8,240,000 liều/ năm.
2. Đề tài thuộc diện: ☐ Có ký kết thỏa thuận sở hữu trí tuệ đối với kết quả thực hiện
3. Các số liệu và dữ liệu ban đầu:
Năng suất: 8,240,000 liều /ngày
Hao hụt tại các công đoạn tự chọn.
Thành phần trong một vắc-xin
V.Cholerae O1, El Tor, Phil.6973 (bất hoạt bằng formaldehyde)….. 5.1010tế bào
V.Cholerae O139, 4260B (bất hoạt bằng formaldehyde)…………… 5.1010tế bào
V.Cholerae O1, Cairo 50 (bất hoạt bằng formaldehyde)…………… 2,5.1010tế
bào
4. Nội dung các phần thuyết minh và tính toán:
- Mục lục.
- Danh sách các bảng biểu, hình vẽ và sơ đồ.
- Danh sách các cụm từ viết tắt.
- Lời mở đầu
- Chương 1: Lập luận kinh tế - kỹ thuật.
- Chương 2: Tổng quan tài liệu.
- Chương 3: Chọn và thuyết minh dây chuyền công nghệ.
- Chương 4: Tính cân bằng vật chất.
- Chương 5: Tính và chọn thiết bị.
- Chương 6: Tính nhiệt – hơi - nước.
- Chương 7: Tính tổ chức.
- Chương 8: Tính xây dựng.
- Chương 9: Kiểm tra sản xuất và đánh giá chất lượng sản phẩm.
- Chương 10: An toàn lao động và vệ sinh xí nghiệp.
- Kết luận.
- Tài liệu tham khảo.
5. Các bản vẽ, đồ thị ( ghi rõ các loại và kích thước bản vẽ ):
Gồm 5 bản vẽ
Bản vẽ số 1: Sơ đồ dây chuyền công nghệ (A0)
Bản vẽ số 2: Bản vẽ mặt bằng phân xưởng sản xuất chính (A0)
Bản vẽ số 3: Bản vẽ mặt cắt phân xưởng sản xuất chính (A0)
Bản vẽ số 4: Sơ đồ hơi- nước của phân xưởng sản xuất chính (A0)
Bản vẽ số 5: Bản vẽ tổng bình đồ nhà máy (A0)
6. Họ tên người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân
7. Ngày giao nhiệm vụ đồ án: 26/8/2019
8. Ngày hoàn thành đồ án: 8/12/2019

Đà Nẵng, ngày tháng12 năm 2019


Trưởng Bộ môn Người hướng dẫn
(ký, ghi rõ họ tên)

TS. Nguyễn Thị Minh Xuân


LỜI CẢM ƠN

Trải qua quá trình học tập trên giảng đường đại học, được sự tận tình dạy bảo của
các thầy cô giáo, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Hoá, trường Đại Học Bách Khoa
Đà Nẵng, tôi đã tích luỹ được rất nhiều kiến thức bổ ích. Và đến nay, để củng cố và
vận dụng tốt các kiến thức đã học, tôi được giao nhiệm vụ thực hiện đề tài tốt nghiệp
với nhiệm vụ” Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio Cholerae
với năng suất 8240000 liều/năm”.
Quá trình làm đồ án đã giúp tôi hiểu thêm về vắc-xin dịch tả và cách bố trí thiết
bị trong phân xưởng, cách bố trí mặt bằng cũng như cách tính toán, lựa chọn phương
án lắp đặt, thiết kế nhà máy một cách kinh tế nhất.
Tuy nhiên, do kiến thức bản thân, sự am hiểu về thực tế còn hạn chế nên đồ án
còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Nguyễn Thị Minh Xuân đã
tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn
các quý thầy cô đã dạy bảo tôi trong suốt chặng đường dài của đại học. Tôi rất cảm ơn
gia đình và bạn bè đã luôn bên cạnh và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề
tài để hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

i
CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đồ án tốt nghiệp này là của riêng tôi dựa trên sự nghiên cứu,
tìm hiểu từ các số liệu thực tế, các bài nghiên cứu khoa học và được thực hiện theo
đúng sự chỉ dẫn của giáo viên hướng dẫn. Mọi sự tham khảo sử dụng trong đồ án đều
được trích dẫn từ các nguồn tài liệu nằm trong danh mục tài liệu tham khảo.

Người cam đoan


Ký tên

Nguyễn Phan Khánh Hằng

ii
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... i


CAM ĐOAN ....................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ......................................................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH .............................................................................................. viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. x
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: LẬP LUẬN KINH TẾ ............................................................................... 2
1.1. Sự cần thiết phải đầu tư ................................................................................................. 2
1.2. Đặc điểm tự nhiên và vị trí xây dựng ........................................................................... 2
1.3. Giao thông vận tải ........................................................................................................ 2
1.4. Vùng nguyên liệu .......................................................................................................... 3
1.5. Hợp tác hóa .................................................................................................................... 3
1.6. Nguồn cung cấp nhiên liệu và điện, hơi ........................................................................ 3
1.7. Nguồn cung cấp nước và vấn đề xử lý nước thải .......................................................... 3
1.8. Nhân công ...................................................................................................................... 3
1.9. Vấn đề tiêu thụ ............................................................................................................... 3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 4
2.1. Giới thiệu .................................................................................................................... 4
2.1.1. Dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng ........................................................................... 4
2.1.2. Nguyên nhân gây bệnh............................................................................................ 4
2.1.3. Cơ chế ..................................................................................................................... 5
2.1.4. Phòng tránh và điều trị ............................................................................................ 5
2.2. Giới thiệu vi khuẩn Vibrio cholerae........................................................................... 7
2.2.1. Lịch sử phát triển .................................................................................................... 7
2.2.2. Định nghĩa ............................................................................................................... 8
2.2.3. Nguồn gốc ............................................................................................................... 8
2.2.4. Đặc điểm hình thái .................................................................................................. 8
2.2.5. Đặc điểm sinh hóa ................................................................................................... 9
2.2.6. Độc tố ruột của Vibrio cholerae .............................................................................. 9
2.2.7. Nuôi cấy vi khuẩn ................................................................................................. 10
2.3. Sản xuất vắc-xin uống phòng bệnh tả ...................................................................... 10
2.3.1. Những kháng nguyên chủ yếu của Vibrio cholerae 01 ......................................... 10
2.3.2. Các vắc-xin uống tự nhiên .................................................................................... 11

iii
2.3.3. Phương pháp nuôi cấy chủng vắc-xin ................................................................... 15
2.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực vắc-xin.......................................................... 15
2.3.5. Bảo quản vắc-xin .................................................................................................. 15
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VẮC-XIN DỊCH TẢ ......... 16
3.1. Quy trình công nghệ ................................................................................................... 16
3.2. Thuyết minh quy trình công nghệ ............................................................................... 18
3.2.1. Nhân giống ............................................................................................................... 18
3.2.2. Cấy giống .................................................................................................................. 18
3.2.3. Chuẩn bị môi trường dinh dưỡng ............................................................................. 19
3.2.4. Tiệt trùng và làm nguội ............................................................................................ 19
3.2.5. Lên men .................................................................................................................... 20
3.2.6. Ly tâm ....................................................................................................................... 20
3.2.7.Hoàn nguyên .............................................................................................................. 21
3.2.8. Bất hoạt ..................................................................................................................... 21
3.2.9. Lọc TFF .................................................................................................................... 21
3.2.10. Rửa.......................................................................................................................... 22
3.2.11. Cô đặc ..................................................................................................................... 22
3.2.16. Hấp phụ................................................................................................................... 22
3.2.17. Đóng lọ và phân phối ............................................................................................. 22
3.2.18. Kiểm tra trực quan và chất lượng vắc-xin .............................................................. 24
CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN CÂN BẰNG VẬT CHẤT ................................................ 25
4.1. Kế hoạch sản xuất của nhà máy .................................................................................. 25
4.2. Các số liệu ban đầu ...................................................................................................... 25
4.3. Hao hụt qua các công đoạn .......................................................................................... 26
4.4. Cân bằng vật chất ........................................................................................................ 27
4.4.1. Quy ước .................................................................................................................... 27
4.4.2. Đóng lọ ..................................................................................................................... 28
4.4.3. Hấp phụ..................................................................................................................... 28
4.4.4. Cô đặc ....................................................................................................................... 29
4.4.5. Lên men .................................................................................................................... 29
4.4.6. Ly tâm ....................................................................................................................... 32
4.4.7. Hoàn nguyên ............................................................................................................. 32
4.4.8. Bất hoạt ..................................................................................................................... 33
4.4.9. Lọc TFF .................................................................................................................... 34
4.4.10. Rửa.......................................................................................................................... 34
4.4.11. Tính toán nhân giống các cấp ................................................................................. 35

iv
4.5.12. Làm nguội ............................................................................................................... 38
4.4.13. Tiệt trùng ................................................................................................................ 38
4.4.14. Pha chế môi trường lên men ................................................................................... 38
4.4.15. Chuẩn bị môi trường nhân giống ............................................................................ 39
4.5. Tổng kết ....................................................................................................................... 40
CHƯƠNG 5 : TÍNH VÀ CHỌN THIẾT BỊ.................................................................. 42
5.1. Chọn thiết bị ............................................................................................................... 42
5.2. Một số công thức thường sử dụng trong phần này ..................................................... 43
5.2.1. Công thức tính số thiết bị cần chọn làm việc liên tục .............................................. 43
5.2.2. Công thức tính số thiết bị làm việc gián đoạn .......................................................... 43
5.2.3. Công thức tính thể tích thùng chứa hình trụ đứng.................................................... 43
5.3. Tính và chọn các thiết bị chính trong phân xưởng sản xuất ........................................ 44
5.3.1. Tính và chọn thiết bị tiệt trùng và làm nguội ........................................................... 44
5.3.2.Tính và chọn thiết bị nhân giống ............................................................................... 47
5.3.3. Tính và chọn thiết bị lên men ................................................................................... 52
5.3.4. Tính và chọn thiết bị ly tâm ...................................................................................... 54
5.3.5. Tính và chọn thiết bị cô đặc ..................................................................................... 54
5.3.6. Tính và chọn thiết bị lọc TFF-rửa ............................................................................ 55
5.3.7.Tính và chọn thiết bị đóng lọ ..................................................................................... 57
5.3.8. Tính và chọn thùng chứa .......................................................................................... 58
5.3.9. Tính và chọn thiết bị vận chuyển ............................................................................. 63
5.4. Bảng tổng kết thiết bị .................................................................................................. 65
5.4.1. Thiết bị chính trong quy trình sản xuất .................................................................... 65
5.4.2. Thùng chứa, thùng chứa nước .................................................................................. 66
5.4.3. Bảng tổng kết các thiết bị vận chuyển ...................................................................... 66
CHƯƠNG 6: TÍNH NHIỆT – HƠI – NƯỚC ............................................................... 68
6.1. Tính nhiệt hơi .............................................................................................................. 68
6.1.1. Công đoạn tiệt trùng ................................................................................................. 70
6.1.2. Lượng nhiệt hơi trong quá trình cô đặc .................................................................... 73
6.1.3. Tính nhiệt – hơi công đoạn lên men ......................................................................... 74
6.1.4. Tổng lượng hơi dùng trong nhà máy ........................................................................ 76
6.2. Tính nước..................................................................................................................... 77
8.2.1. Nước dùng cho sản xuất ........................................................................................... 77
6.2.2. Nước sử dụng phục vụ cho việc sản xuất ................................................................. 78
6.2.3. Nước cần cho sinh hoạt ............................................................................................ 78
6.3. Tính nhiên liệu ............................................................................................................. 79

v
6.3.1. Dầu FO ..................................................................................................................... 79
6.3.2. Dầu DO ..................................................................................................................... 80
6.3.3. Dầu nhờn .................................................................................................................. 80
6.3.4. Xăng.......................................................................................................................... 80
CHƯƠNG 7: TÍNH TỔ CHỨC ..................................................................................... 81
7.1. Sơ đồ tổ chức của nhà máy .......................................................................................... 81
7.2. Tổ chức lao động của nhà máy .................................................................................... 81
7.2.1. Tính nhân lực lao động ............................................................................................. 82
7.2.2. Nhân lực nhà máy ..................................................................................................... 82
CHƯƠNG 8: TÍNH XÂY DỰNG .................................................................................. 85
8.1. Phân xưởng sản xuất chính .......................................................................................... 85
8.2. Kho nguyên liệu .......................................................................................................... 85
8.3. Kho chứa thành phẩm .................................................................................................. 86
8.4. Phòng nhân giống ........................................................................................................ 87
8.5. Phòng KCS và phòng kỹ thuật .................................................................................... 87
8.6. Trạm biến áp ................................................................................................................ 87
8.7. Trạm bơm: ................................................................................................................... 87
8.8. Nhà hành chính: ........................................................................................................... 87
8.9. Xưởng cơ điện: ............................................................................................................ 88
8.10. Gara Ô tô: .................................................................................................................. 88
8.11. Nhà để xe máy cho cán bộ nhân viên: ....................................................................... 88
8.12. Nhà ăn ........................................................................................................................ 88
8.13. Nhà vệ sinh ................................................................................................................ 89
8.14. Đài chứa nước............................................................................................................ 89
8.15. Khu xử lý nước: ......................................................................................................... 89
8.16. Khu xử lý nước thải: .................................................................................................. 89
8.17. Phân xưởng lò hơi: .................................................................................................... 89
8.18. Nhà bảo vệ: ................................................................................................................ 89
8.19. Trạm phát điện dự phòng: ......................................................................................... 89
8.20. Kho vật tư thiết bị: ..................................................................................................... 89
8.21. Khu đất mở rộng: ....................................................................................................... 89
8.22. Quy chuẩn bố trí mặt bằng nhà máy.......................................................................... 89
CHƯƠNG 9: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ SẢN XUẤT ................ 92
9.1. Kiểm tra nguyên liệu ................................................................................................... 92
9.2. Kiểm tra ở các công đoạn ............................................................................................ 92
9.2.1. Pha chế môi trường lên men ..................................................................................... 92

vi
9.2.2. Lên men................................................................................................................. 92
9.2.3. Kiểm tra các thông số của công đoạn nuôi cấy ........................................................ 92
9.3. Kiểm tra chất lượng vắc-xin dịch tả ............................................................................ 93
CHƯƠNG 10: AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH XÍ NGHIỆP .......................... 95
10.1. An toàn lao động ....................................................................................................... 95
10.1.1. Tai nạn lao động và các nhóm yếu tố nguy hiểm trong sản xuất ........................... 95
10.1.2. Các biện pháp dự phòng đảm bảo an toàn .............................................................. 95
10.1.3. An toàn lao động trong công nghiệp vi sinh .......................................................... 96
10.1.4. Máy lọc để làm sạch không khí và thu hồi bụi:...................................................... 96
10.1.5. An toàn thiết bị vận chuyển: .................................................................................. 96
10.1.6. Ánh sáng ................................................................................................................. 97
10.1.7. An toàn về điện ....................................................................................................... 97
10.1.8. Phòng chống ồn và rung ......................................................................................... 97
10.1.9. Phòng chống cháy nổ.............................................................................................. 97
10.1.10. Chống sét .............................................................................................................. 97
10.2 Bảo vệ môi trường: ..................................................................................................... 97
10.2.1 Làm sạch không khí: ............................................................................................... 98
10.2.2 Làm sạch nước thải:................................................................................................. 98
10.3. Vệ sinh nhà máy ........................................................................................................ 98
10.3.1. Vệ sinh cá nhân của công nhân .............................................................................. 98
10.3.2. Vệ sinh máy móc, thiết bị ....................................................................................... 98
10.3.3. Vệ sinh nhà máy, phân xưởng ................................................................................ 99
10.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và giải pháp khắc phục khi sản xuất
vắc-xin ................................................................................................................................ 99
10.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất vắc-xin ........................................... 99
10.4.2. Giải pháp khắc phục trong sản xuất .................................................................. 99
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 101

vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1: Bệnh nhân mắc bệnh tả ........................................................................................ 4


Hình 2.2: Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn Vibrio cholerae.................................................... 5
Hình 2.3 Các cách phòng tránh bệnh tả ................................................................................ 6
Hình 2.4 Vi khuẩn Vibrio cholerae ...................................................................................... 9
Hình 3.1: Quy trình công nghệ sản xuất vaccine dịch tả .................................................... 17
Hình 3.2: Thiết bị ly tâm dạng đĩa ...................................................................................... 20
Hình 3.3: Thiết bị lọc TFF .................................................................................................. 22
Hình 3.4: Chiết rót vắc-xin ................................................................................................. 23
Hình 3.5: Kiểm tra trực quan vắc-xin ................................................................................. 24
Hình 5.1 : Thùng chứa ........................................................................................................ 44
Hình 5.2: Thiết bị tiệt trùng Alpha-laval ............................................................................ 45
Hình 5.3: Cơ chế tiệt trùng- làm nguội ............................................................................... 45
Hình 5.4: Tủ cấy TL-NCLFxV ........................................................................................... 48
Hình 5.5: Bình tam giác 500 ml ......................................................................................... 48
Hình 5.6: Thiết bị nhân giống cấp I .................................................................................... 49
Hình 5.7: Thiết bị nhân giống cấp II .................................................................................. 50
Hình 5.8: Thiết bị nhân giống sản xuất .............................................................................. 51
Hình 5.9: Thiết bị lên men 5000L ...................................................................................... 53
Hình 5.10: Thiết bị ly tâm đĩa ............................................................................................ 54
Hình 5.11: Thiết bị cô đặc 3 cấp JMEI ............................................................................... 55
Hình 5.12: Thiết bị lọc tiếp tuyến Sartoflow Beta ............................................................. 56
Hình 5.13: Thiết bị rửa ....................................................................................................... 57
Hình 5.14: Thiết bị chiết rót và đóng lọ vắc-xin ................................................................ 57
Hình 5.15: Thùng chứa nước .............................................................................................. 59
Hình 5.16: Bơm định lượng OBL MB M 420PPSV .......................................................... 63
Hình 5.1 7: Bơm ly tâm 3D 65-200 .................................................................................... 63
Hình 7.1 : Sơ đồ tổ chức nhà máy ...................................................................................... 81
Hình 8.1: Mặt bằng nhà hành chính ................................................................................... 88
Hình 10.1: Biểu đồ xương cá biểu thị các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất......... 99

viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Các thành phần môi trường nuôi cấy vi khuẩn Vibrio cholerae ............................
Bảng 3.2: Thành phần pha chế môi trường dinh dưỡng .........................................................
Bảng 4.1: Kế hoạch sản xuất vắc-xin năm 2019 ....................................................................
Bảng 4.2: Năng suất nhà máy trong một ca............................................................................
Bảng 4.3: Tỷ lệ tổn thất khối lượng qua các công đoạn .........................................................
Bảng 4.4: Các thành phần trong một liều vắc-xin dịch tả ......................................................
Bảng 4.5: Thành phần môi trường lên men ............................................................................
Bảng 4.6: Thành phần môi trường nhân giống .......................................................................
Bảng 4.7: Bảng tổng kết nguyên liệu, bán thành phẩm qua các công đoạn ...........................
Bảng 4.8: Bảng lượng nước cần cung cấp cho một ngày sản xuất .........................................
Bảng 4.9: Bảng tổng kết các nguyên liệu phụ ........................................................................
Bảng 5.1: Các thiết bị bố trí cho các công đoạn .....................................................................
Bảng 5.2: Thông số kỹ thuật của các thiết bị tiệt trùng và làm nguội ....................................
Bảng 5.3: Thông số kỹ thuật Tủ cấy vi sinh dòng khí thổi đứng TL-NCLFxV
Bảng 5.4: Bảng thông số về bình tam giác 500ml ..................................................................
Bảng 5.5: Thông số kỹ thuật của thiết bị lên men 5000L ......................................................
Bảng 5.6: Thông số kỹ thuật thiết bị ly tâm đĩa .....................................................................
Bảng 5.7: Thông số của thiết bị cô đặc tuần hoàn ngoài 3 cấp JMEI ....................................
Bảng 5.8: Thông số thiết bị lọc tiếp tuyến..............................................................................
Bảng 5.9: Thông số kỹ thuật máy đóng lọ..............................................................................
Bảng 5.10: Thông số kỹ thuật của bơm định lượng OBL MB M 420PPSV ..........................
Bảng 5.11: Thông số kỹ thuật của bơm ly tâm 3D 65-200 ....................................................
Bảng 5.12: Bảng tổng kết số lượng bơm ................................................................................
Bảng 5.13: Các thiết bị chính trong quy trình sản xuất ..........................................................
Bảng 5.14: Bảng tổng kết thùng chứa ....................................................................................
Bảng 5.15: Bảng tổng kết các thiết bị vận chuyển .................................................................
Bảng 6.1: Bảng tổng kết lượng hơi dùng trong nhà máy .......................................................
Bảng 7.1: Kế hoạch làm việc của nhân viên năm 2019 .........................................................
Bảng 7.2: Nhân lực lao động hành chính ...............................................................................
Bảng 7.3: Nhân lực lao động trực tiếp....................................................................................
Bảng 8.2: Bảng tổng kết các hạng mục công trình trong nhà máy.........................................

ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TCMR: Tiêm chủng mở rộng.


TCP: Toxin coregulated pilus.
ETEC : Enterotoxic Escherichia Coli.

x
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

LỜI MỞ ĐẦU

Vắc-xin đã xuất hiện từ lâu và ngày càng phát triển mạnh mẽ trong thời đại công
nghệ ngày càng tiến bộ.Vào thế kỷ XVII, Louis Pasteur đã phát hiện ra vi khuẩn tả
trên đàn gà của mình từ đó mở đường cho ngành miễn dịch học hiện đại. Các nhà máy
sản xuất vắc-xin tại Việt Nam được Chính phủ đầu tư đã đi vào hoạt động, trong đó có
dây chuyền sản xuất vắc-xin tả uống với công suất 10 triệu liều/năm, đảm bảo đủ cho
nhu cầu phòng bệnh của người dân ở những vùng nguy cơ cao.
Vắc-xin trị bệnh dịch tả là các loại vắc-xin hiệu quả trong việc phòng ngừa
bệnh tả. Chúng đạt 85% hiệu quả trong sáu tháng đầu và 50–60% trong năm đầu
tiên. Hiệu quả này giảm xuống thấp hơn 50% sau hai năm. Có hai dạng vắc-xin là
dạng uống và dạng tiêm. Tuy nhiên, vaccnie tả dùng đường tiêm có thể giúp ngăn
ngừa bệnh tả, nhưng chỉ bảo vệ 25 đến 50%. Vì vậy, vắc-xin dạng uống được ra đời và
giới thiệu đầu tiên vào những năm 1990, Tại nước ta, công việc nghiên cứu vắc-xin tả
bắt đầu từ những năm cuối thập niên 80, nhóm nghiên cứu do cố GS Đặng Đức Trạch,
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương chủ trì đã phát triển thành công vắc-xin tả có hiệu lực
cao, có thể sản xuất được ở quy mô lớn trong điều kiện trang thiết bị sẵn có ở ta, với
giá thành có thể chấp nhận được để có thể sử dụng rộng rãi trong y tế công cộng, có
tính bền vững cao để có thể bảo quản và vận chuyển dễ dàng và cách đưa vào cơ thể
đơn giản dễ gây miễn dịch. Vắc-xin được sản xuất bằng công nghệ lên men, có thể sản
xuất 5-6 triệu liều/năm, bằng những trang thiết bị sẵn có và có giá thành rẻ. Vắc-xin
không cần bảo quản ở điều kiện lạnh đặc biệt và cách sử dụng thì đơn giản chỉ là
uống.Nhờ những thành tựu nghiên cứu trên nên bệnh tả ngày càng được đẩy lùi và
đảm bảo cho cuộc sống người dân trước các mầm bệnh nguy hiểm.
Với những cơ sở thực tế trên tôi chọn đề tài tốt nghiệp “Thiết kế nhà máy sản
xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio Cholerae với năng suất 8240000 liều/năm”

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 1
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

CHƯƠNG 1: LẬP LUẬN KINH TẾ

1.1. Sự cần thiết phải đầu tư


Nhận thấy sự nguy hiểm của bệnh dịch tả đối với con người hay động vật, việc
phòng chống bệnh dịch tả vô cùng cấp thiết. Biện pháp phòng bệnh lâu dài chính là sử
dụng vắc-xin cho các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao như trẻ em, người dân vùng
dịch. Hiện nay, các công ty dược phẩm trong nước và trên thế giới đã tìm ra nhiều loại
vắc-xin phòng chống các bệnh từ vi khuẩn, vi rút như uốn ván, bạch hầu, ho gà,…Trên
các điều kiện tự nhiên thuận lợi và sự phát triển của quốc gia trên nhiều lĩnh vực y học,
xã hội và nguồn lao động lớn nên ngày càng có nhiều nhà máy sản xuất vắc-xin ra đời
và mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng như giảm thiểu bệnh tật, sức khỏe và chất
lượng cuộc sống địa phương nâng cao, đặc biệt là khu vực miền Trung. Trong đó vắc-
xin dịch tả uống đang được sử dụng nhiều trong những năm gần đây.
Theo các báo cáo thống kê tỷ lệ sử dụng vắc xin tả thường xuyên đạt từ 80% tới
trên 95% số trẻ trong diện đối tượng. Việt Nam hiện là quốc gia duy nhất đưa vắc xin
tả vào chương trình TCMR để dự phòng và góp phần chống dịch tả hiện còn lưu hành
những năm gần đây. Vắc-xin dịch tả sử dụng trên thị trường ở dạng huyền dịch với
giá thành 115000 vnđ.
Qua tìm hiểu về vị trí địa lý, khí hậu, hệ thống giao thông vận tải và các điều kiện
khác, tôi quyết định chọn địa điểm xây dựng nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả tại khu
kinh tế mở Chu Lai, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
1.2. Đặc điểm tự nhiên và vị trí xây dựng
Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt là mùa
khô và mùa mưa, ít chịu ảnh hưởng của gió đông lạnh miền Bắc. Nhiệt độ trung bình
đạt 25,40C. Lượng mưa trung bình hằng năm đạt 2000 – 2500mm tập trung vào các
tháng 9-10-11. Độ ẩm trung bình trong không khí đạt 84%. Hướng gió chủ yếu là
hướng Đông Nam [1].
Địa điểm xây dựng nhà máy nằm trên mặt bằng giải tỏa của khu kinh tế mở Chu
Lai và nằm sát Quốc lộ 1A, với mặt bằng khá bằng phẳng nên rất thuận lợi.
1.3. Giao thông vận tải
Nhà máy nằm trong khu kinh tế mở Chu Lai được quy hoạch giao thông nằm gần
Quốc lộ 1A, tuyến đường huyết mạch đi qua các vùng sản xuất lúa chính của tỉnh để
thuận lợi nhập nguyên liệu từ nước ngoài và vận chuyển sản phẩm đi cả nước.

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 2
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

Nhà máy còn đặt gần trục đường sắt Bắc Nam đi qua ga Núi Thành (huyện Núi
Thành, tỉnh Quảng Nam), sân bay Chu Lai, cảng Kỳ Hà- cảng lớn của khu vực miền
Trung nên thuận lợi để xuất sản phẩm ra nước ngoài [1].
1.4. Vùng nguyên liệu
Nhờ điều kiện giao thông vận tải thuận lợi dễ dàng nhập nguyên liệu từ nước
ngoài và vận chuyển sản phẩm đi cả nước, xuất sản phẩm ra nước ngoài .
1.5. Hợp tác hóa
Nhà máy sản xuất vắc-xin đặt trong khu kinh tế mở Chu Lai nên quá trình hợp
tác hóa được tiến hành chặt chẽ, do đó việc sử dụng các công trình chung như: điện,
nước, giao thông, ... được tiến hành thuận lợi và giảm chi phí cho đầu tư xây dựng.
1.6. Nguồn cung cấp nhiên liệu và điện, hơi
Nhiên liệu sử dụng là dầu FO cung cấp từ thành phố Đà Nẵng chuyển đến chủ
yếu để đốt lò hơi cho nhà máy.
Nhà máy sử dụng điện từ lưới điện của quốc gia. Để đảm bảo cho quá trình sử
dụng liên tục thì nhà máy còn trang bị máy phát điện dự phòng.
1.7. Nguồn cung cấp nước và vấn đề xử lý nước thải
Nguồn cung cấp nước cho nhà máy là nguồn nước từ nhà máy cấp thoát nước của
khu công nghiệp.
Nước thải được chuyển vào hệ thống xử lý của nhà máy trước khi chuyển vào hệ
thống xử lý nước thải của khu công nghiệp.
1.8. Nhân công
Nhà máy tuyển các lao động tại các địa phương lân cận và các lao động vãng lai
từ nơi khác đến nên nguồn lao động rất dồi dào, đáp ứng nhu cầu nhân lực của nhà
máy.
1.9. Vấn đề tiêu thụ
Hiện nay ở Quảng Nam vẫn chưa có nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả. Đấy
chính là một lợi thế để xây dựng nhà máy. Nguồn tiêu thụ hướng đến chính là trẻ em
và các địa phương có ngu cơ mắc bệnh. Vì vậy nhu cầu sử dụng vắc- xin trong khu
vực là khá lớn, cùng với nhu cầu từ các khu vực lân cận đảm bảo khả năng tiêu thụ sản
phẩm tốt.

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 3
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Giới thiệu


Bệnh tả hoặc thổ tả (Cholera) là một bệnh nhiễm trùng đường ruột do vi
trùng Vibrio cholerae gây ra, độc tố của vi trùng này gây tiêu chảy nặng kèm theo mất
nước và có thể dẫn đến tử vong trong một số trường hợp [2].
Vào năm 1991 bệnh tả xuất hiện ở Nam Phi và nhanh chóng lan ra nhiều nước
khác. Nhiều người bị lây bệnh do đến du lịch tại nước này. Thông tin về bệnh có thể
ảnh hưởng trực tiếp đến lượng khách du lịch và thông qua đó ảnh hưởng đến các hoạt
động trao đổi kinh tế. Bệnh rất hiếm thấy ở các nước phát triển nơi mà nước sinh hoạt
thường đảm bảo vệ sinh. Những nơi đông dân cư, điều kiện vệ sinh đặc biệt là vệ sinh
nước uống và thực phẩm kém là những điều kiện để lây bệnh tiêu chảy.
2.1.1. Dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng
Các biểu hiện chính của bệnh tả là tiêu chảy nhiều, không đau và nôn mửa những
chất lỏng trong suốt. Các triệu chứng này thường bắt đầu bất ngờ, từ nửa ngày đến 5
ngày sau khi nhiễm khuẩn bằng đường ăn uống. Tiêu chảy thường được miêu tả như là
"nước gạo" và có thể có mùi tanh. Một người bị tiêu chảy chưa được điều trị có thể
thải ra 10 đến 20 lít nước chất thải một ngày gây tử vong. Tuy nhiên, 3 đến 100 người
bị nhiễm nhưng không có triệu chứng. Tiêu chảy đã từng được mệnh danh là "cái chết
xanh" do da của bệnh nhân chuyển sang sắc xám xanh là kết quả của việc mất quá
nhiều nước.
Nếu bị bệnh tiêu chảy nặng
mà không điều trị bằng phương
pháp bù nước qua tĩnh mạch, có
thể đe dọa tính mạng do mất cân
bằng điện giải và mất nước. Triệu
chứng mất nước đặc trưng
như huyết áp thấp, da bàn tay
nhăn nheo, mắt trũng, và mạch
đập nhanh[2]. Hình 2.1: Bệnh nhân mắc bệnh tả
2.1.2. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây ra bệnh tả:
 Thường là dùng nước, thực phẩm sử dụng nguồn nước nhiễm vi trùng gây bệnh.
 Vi trùng gây bệnh có nhiều nhất ở trong phân của người bệnh và trong nước
thải có chứa phân.

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 4
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

 Do chế biến, sử dụng nguồn thực phẩm không đảm bảo sạch và kĩ càng.
Bệnh tả chủ yếu truyền qua nguồn thức ăn hoặc nguồn nước bị nhiễm khuẩn. Ở
các nước phát triển, hải sản thường là nguyên nhân chính, còn ở các nước đang phát
triển con đường truyền chủ yếu từ nguồn nước[2].
2.1.3. Cơ chế
Khi ăn vào, hầu hết vi khuẩn không sống sót được trong môi trường axit của dạ
dày người. Nếu vi khuẩn sống sót đi qua khỏi dạ dày và đến ruột non, chúng cần đẩy
mình qua màng nhầy dày của ruột để đến thành ruột, nơi mà chúng có thể phát triển
mạnh. Vi khuẩn Vibrio cholerae bắt đầu sản xuất các protein hình trụ rỗng để tạo roi,
chúng là các sợi xoắn xoay để đẩy mình qua chất nhầy của thành ruột non.Khi đến
thành ruột, Vibrio cholerae bắt đầu sản xuất các protein có độc (CTX hay CT) làm
người bị nhiễm tiêu chảy. Điều này mang các lứa vi khuẩn mới vào nguồn nước uống
và sẽ đi vào những vật chủ tiếp theo nếu không có các biện pháp vệ sinh thích hợp và
đúng chỗ [3].

Hình 2.2: Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn Vibrio cholerae


2.1.4. Phòng tránh và điều trị
 Bệnh tả có thể tránh nếu có ý thức với bản thân và cộng đồng, bằng cách ăn
chín và uống sôi.
 Tay chân luôn vệ sinh sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ trước khi ăn uống
và sau khi đi vệ sinh.
Mặc dù bệnh tả có thể đe dọa đến tính mạng, nhưng việc phòng chống bệnh này
sẽ đạt hiệu quả nếu như thực hiện tốt công tác đảm bảo vệ sinh môi trường. Ở

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 5
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

những nước phát triển, do hệ thống xử lý nước tiên tiến và việc áp dụng tốt các
biện pháp vệ sinh môi trường, bệnh tả không còn là mối đe dọa sức khỏe chính.
 Một số điểm chính làm gián đoạn con đường truyền bệnh có thể thực hiện như:
+ Khử trùng: Thải các chất thải đúng cách và xử lý nước thải phân của người
bệnh tả và tất cả những vật dụng bị nhiễm như quần áo, giường chiếu là cần thiết.
Tất cả các vật dụng tiếp xúc với bệnh nhân phải được khử trùng bằng nước nóng
hoặc dùng nước javen nếu có thể
+ Nước thải: Xử lý nước thải bằng các chất diệt khuẩn như clo, ôzôn, tia tử
ngoại, hoặc các biện pháp khác trước khi thải nước vào nguồn tiếp nhận để ngăn
ngừa lây truyền bệnh.
+ Nguồn: Những cảnh báo về khả năng nhiễm khuẩn nên được dán xung quanh
các nguồn nước bị nhiễm cùng các hướng dẫn cụ thể cho việc khử trùng (đun sôi,
khử trùng bằng clo,...) trước khi sử dụng.
+ Lọc nước: Tất cả nguồn nước dùng trong ăn uống, giặt giũ, nấu ăn nên được
khử trùng như cách đã nêu trên là đun sôi, khử bằng clo, xử lý nước bằng ozon,
tia cực tím hoặc lọc kháng khuẩn ở những nơi có thể có mặt bệnh tả.
+ Chăm sóc: Cần đeo găng tay y tế khi loại bỏ chất thải của bệnh nhân nhiễm
dịch tả và không đổ xuống ao hồ, sông suối vì thế sẽ tăng nguy cơ bị nhiễm dịch
tả.

Hình 2.3 Các cách phòng tránh bệnh tả


Hiện nay, các nước đã tiến hành tiêm vắc-xin phòng chống dịch tả. Một lượng
lớn vắc-xin tả an toàn và hiệu quả dùng qua đường uống đã có. Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) khuyến cáo tiêm chủng của các nhóm có nguy cơ cao như trẻ em, người bị
nhiễm HIV, ở những quốc gia mà bệnh này là đặc hữu. Nếu người dân được tiêm
chủng mở rộng, các kết quả miễn dịch sẽ làm giảm số lượng nhiễm khuẩn trong môi
trường [2].

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 6
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

2.2. Giới thiệu vi khuẩn Vibrio cholerae


2.2.1. Lịch sử phát triển
Cơ sở của phân loại huyết thanh học của Vibrio cholerae được mô tả lần đầu tiên
bởi Gardner & Venkatraman (1935); Hiện tại, sinh vật này được phân loại thành 206
nhóm huyết thanh (Shimada et al., 1994; Yamai et al., 1997). Cho đến gần đây, dịch tả
chỉ liên quan đến các chủng Vibrio cholerae của nhóm huyết thanh O1. Tất cả các
chủng được xác định là Vibrio cholerae trên cơ sở các xét nghiệm sinh hóa nhưng
không kết tủa với antiserum được gọi chung là không phải là O1 Vibrio cholerae . Các
chủng không phải O1 đôi khi được phân lập từ các trường hợp tiêu chảy (Ramamurthy
et al., 1993a) và từ một loạt các bệnh nhiễm trùng ngoài ruột, từ vết thương và từ tai,
đờm, nước tiểu và dịch não tủy (Morr, 1985). Chúng có mặt khắp nơi trong môi trường
cửa sông, và nhiễm trùng do các chủng này thường có nguồn gốc từ môi trường
(Morris, 1990). Nhóm huyết thanh O1 tồn tại dưới dạng hai kiểu gen, cổ điển và El
Tor; yếu tố kháng nguyên cho phép phân biệt rõ hơn thành hai loại huyết thanh chính
là Ogawa và Inaba. Các chủng của kiểu huyết thanh Ogawa được cho là biểu hiện A và
B một antigens và một lượng nhỏ kháng nguyên C, trong khi các chủng Inaba chỉ biểu
hiện các kháng nguyên A và C. Một kiểu huyết thanh thứ ba (Hikojima) thể hiện cả ba
loại kháng nguyên nhưng rất hiếm và không ổn định.
Từ năm 1817 đến 1961, sáu đại dịch tả đã được ghi nhận. Kiểu sinh học cổ điển
chịu trách nhiệm cho đại dịch thứ năm và thứ sáu và được cho là có liên quan đến các
đại dịch trước đó, mặc dù không có bằng chứng cụ thể. Tác nhân gây ra đại dịch tả thứ
bảy và hiện tại, bắt đầu vào năm 1961, là kiểu gen El Tor. Kiểu sinh học cổ điển đã bị
thay thế hoàn toàn trên toàn thế giới, ngoại trừ ở Bangadesh, nơi nó xuất hiện trở lại
với tỷ lệ dịch bệnh năm 1982 (Samadi et al., 1983), vẫn nổi bật ở đó trong một vài
năm, và bây giờ dường như đã tuyệt chủng trở lại (Siddique et al. , 1991).
Sự khác biệt đơn giản giữa Vibrio cholerae O1 và Vibrio cholerae non-O1 đã
trở nên lỗi thời vào đầu năm 1993 với những báo cáo đầu tiên về một dịch bệnh mới
của bệnh nặng, giống như bệnh tả ở Bangladesh (Albert et al., 1993) và Ấn Độ
(Ramamurthy et al., 1993b). Lúc đầu, sinh vật có trách nhiệm được gọi là Vibrio
cholerae không phải O1 vì nó không kết tụ với kháng nguyên O1. Tuy nhiên, các
nghiên cứu sâu hơn cho thấy rằng sinh vật này không thuộc về bất kỳ nhóm huyết
thanh O nào được mô tả trước đây cho Vibrio cholerae mà thuộc về một nhóm huyết
thanh mới, mà đã được chỉ định O139 Bengal sau khu vực nơi các chủng đầu tiên
được phân lập (Shimada et al., 1993). Kể từ khi công nhận nhóm huyết thanh O139, ký
hiệu không phải O1 không phải O139 Vibrio cholerae đã được sử dụng để bao gồm

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 7
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

tất cả các nhóm huyết thanh được công nhận khác của Vibrio cholerae trừ O1 và
O139 (Nair et al., 1994).
Sự xuất hiện của Vibrio cholerae O139 với tư cách là nhóm huyết thanh mới liên
quan đến dịch tả và sự tiến hóa có thể xảy ra do sự chuyển gen ngang giữa các chủng
O1 và không O1 (Bik et al., 1995), đã dẫn đến mối quan tâm cao đối với Vibrio
cholerae non-O1, non-O139 serogroups. Có bằng chứng cho sự chuyển ngang của
kháng nguyên O trong số các nhóm huyết thanh Vibrio cholerae . Gần đây đã có hoạt
động tăng của các nhóm huyết thanh không O139 không O139 trong thời gian gần đây
và các đợt bùng phát tiêu chảy cấp tính do Vibrio cholerae gây ra như O10 và O12 đã
được báo cáo (Dalsgaard et al., 1995; Rudra et al., 1996).
Định nghĩa
Vibrio cholerae là một loại trực khuẩn hiếu khí, gram âm hoặc trực khuẩn kỵ khí
có kích thước thay đổi từ 1-3 mốt chiều dài 0,5-0,8 đường kính. Cấu trúc kháng
nguyên của nó bao gồm một kháng nguyên H của cờ và một kháng nguyên O
soma. Sự khác biệt của loại thứ hai cho phép phân tách thành các chủng gây bệnh và
không gây bệnh. Mặc dù đã xác định được hơn 200 nhóm huyết thanh của V
cholerae , V cholerae O1 và V cholerae O139 là những nhóm chính liên quan đến dịch
tả [4].
2.2.2. Nguồn gốc
Phẩy khuẩn tả có thể tồn tại trong nhiều loại động vật sống ở các vùng nước ngọt,
nước lợ và nước mặn, đặc biệt là trong tôm, cua, ốc, hến, sò v.v.. Nghiên cứu dịch tễ
cho thấy dịch do phẩy khuẩn tả thường bùng phát vào thời gian sinh sản mạnh của các
động vật này. Do đặc điểm đó người ta xếp bệnh vào nhóm các bệnh lây truyền "đặc
biệt" của động vật và người [4].
2.2.3. Đặc điểm hình thái
Vibrio cholerae có hình dấu phẩy, dài 2 - 4 mm. Phẩy khuẩn di động mạnh nhờ
1 lông duy nhất, lông này dài gấp 3 - 4 lần thân vi khuẩn.
Trên tiêu bản nhuộm Gram, phẩy khuẩn bắt màu Gram âm, đứng rải rác (nếu
nhuộm từ môi trường lỏng nuôi cấy vi khuẩn) hoặc xếp thành từng đàn cá đang bơi
(nếu nhuộm từ bệnh phẩm là phân) [4].

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 8
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

Hình 2.4 Vi khuẩn Vibrio cholerae


2.2.4. Đặc điểm sinh hóa
 Vi khuẩn tả có oxidase, lên men không sinh hơi với nguồn đường glucose,
saccharose, D-mannitol, maltose, không lên men arabinose. Phản ứng indol
dương tính, phản ứng Voges-Proskauer âm tính đối với sinh type cổ điển và
dương tính đối với sinh type El Tor.
 Sức đề kháng yếu, dễ chết ở 800C/5phút.
 Khô hanh, ánh sáng mặt trời cũng làm cho phẩy khuẩn dễ chết [4].
2.2.5.
2.2.6.
2.2.7. Độc tố ruột của Vibrio cholerae
Phẩy khuẩn tả gây bệnh cho người bằng độc tố ruột (cholerae enterotoxin). Độc
tố ruột của Vibrio cholerae gồm 2 phần A, B còn gọi là 2 tiểu phần A (active: hoạt
động) và B (binding: gắn). Phần A là phần gây độc. Phần B có tác dụng gắn với GM1
(gangliosit, một loại glycolipid đặc biệt có trong thụ thể của màng tế bào ruột của vật
chủ). Sau khi B đã gắn được với GM1, phần A sẽ thâm nhập vào trong tế bào. Sự có
mặt của độc tố ruột trong tế bào biểu mô ruột gây nên một chuỗi các rối loạn, trong đó
đáng kể nhất là hiện tượng hoạt hoá adenyl cyctoza, dẫn đến hậu quả là AMPc
(adenosin monophotphat cyclic) tăng gấp bội, làm tế bào biểu mô bài tiết quá nhiều
nước và điện giải, gây tiêu chảy cấp nghiêm trọng, bệnh nhân mất nước điện giải và có
thể tử vong do rối loạn nước và điện giải.
Gây bệnh dịch tả: Vibrio cholerae chỉ gây bệnh tả cho người. Tả là bệnh viêm
dạ dày - ruột cấp tính. Phẩy khuẩn tả vào cơ thể qua đường miệng (theo thức ăn, nước
uống, tay bẩn). Vi khuẩn nhân lên nhanh chóng ở ruột non, không vào máu.
Thời gian ủ bệnh : 2 - 5 ngày.

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 9
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

Độc tố do Vibrio cholerae O1 sinh ra, làm cho dịch và các điện giải tràn ồ ạt vào
ruột. Bệnh nhân nhanh chóng bị tiêu chảy tóe nước và nôn. Bệnh nhân trong tình trạng
mất nước, mất muối nhanh, nhiễm axit chuyển hóa, giảm kali, trụy tim mạch, choáng
và chết [4].
2.2.8. Nuôi cấy vi khuẩn
Dễ nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng thông thường, phẩy khuẩn tả mọc được
trên môi trường nghèo dinh dưỡng, pH kiềm và mặn. Phẩy khuẩn tả là vi khuẩn ưa khí
bắt buộc và mọc nhanh. Trong môi trường lỏng, sau 4 - 6 giờ, mọc thành váng trên bề
mặt môi trường. Trên môi trường đặc (thạch kiềm) khuẩn lạc có hình nhỏ, tròn, ướt,
long lanh như hạt sương.
Vi khuẩn lên men và không sinh hơi các đường manoza, sacaroza, không lên men
đường arabinoza, không sinh H2S, sinh indol và làm lỏng gelatin. Phẩy khuẩn tả cho
phản ứng oxydaza (+), đây là test phân biệt quan trọng vi khuẩn tả với các vi khuẩn
đường ruột Gram (-) khác. Môi trường thông dụng để nuôi và phân lập phẩy khuẩn tả
là thạch TCBS (Thiosulfate Citrate bille Salt agar) khi vi khuẩn mọc và lên men đường
thì khuẩn lạc có màu vàng trên nền xanh của đĩa thạch [4].
2.3. Sản xuất vắc-xin uống phòng bệnh tả
Từ những năm 80 nhiều phòng thí nghiệm đã tập trung nghiên cứu vắc-xin tả
uống, với hy vọng là vắc-xin uống có thể kích thích đáp ứng miễn dịch tại đường ruột
chống lại một hoặc nhiều kháng nguyên chủ yếu của V. cholerae O1 [5] .
2.3.1. Những kháng nguyên chủ yếu của Vibrio cholerae 01
Qua các nghiên cứu trên súc vật và trên người có thể thấy rằng các kháng nguyên
lipopolysaccharid của thành tế bào vi khuẩn (LPS8) và độc tố tả (CT) có khả năng tạo
được miễn dịch bảo vệ chống tả. Những kháng thể đặc hiệu chống các kháng nguyên
này được hình thành tại đường ruột, và có tác dụng cộng lực. Miễn dịch kháng vi
khuẩn chủ yếu do LPS, nhưng các kháng thể kháng các protêin khác của tế bào vi
khuẩn tả cũng có thể có vai trò quan trọng. Miễn dịch kháng độc tố có tác dụng chống
lại tiểu đơn vị B của độc tố tả.
V. cholerae O1 , muốn gây được tiêu chảy, trước tiên cần phải định cư được tại
đường ruột. Quá trình này rất phức tạp, đòi hỏi có sự biểu hiện nhịp nhàng giữa các
chức năng hóa ứng động và di động, đòi hỏi có các enzym làm tan prôtein, các yếu tố
ngưng kết hồng cầu, các pili định cư, và sau cùng là sự hình thành độc tố tả (CT). Như
vậy, nếu ngăn cản không cho V, cholerae 01 bám dính vào tổ chức ruột thì sẽ chặn
đứng được quá trình sinh bệnh ngay từ giai đoạn sớm nhất. Những nghiên cứu mới đây
trên chuột nhắt mới đề và trên người tình nguyện cho phép kết luận được rằng V.
cholerae O1 (cả týp sinh học cổ điển và týp sinh học E1 Tor) phải cần có TCP mới có

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 10
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

thể định cư được tại ruột. TCP là một "lông" của vi khuẩn tả. TCP biểu hiện được
nhiều hay ít tùy theo ngoại cảnh; và điều kiện ngoại cảnh thích hợp cho TCP biểu hiện
được nhiều cũng đồng thời thích hợp cho độc tố tả hình thành được nhiều [5] .
Gen cấu trúc chính của TCP, TcpA và các gen mã hóa sự tổng hợp độc tố, là một
phần của yếu tố điều hòa độc lực (ToxR). Các kháng nguyên, do các gen mới trên mã
hóa, đều có khả năng riêng kích thích đáp ứng miễn dịch chống lại bệnh tả thực
nghiệm. Các kháng nguyên này, nếu cộng lực, sẽ ngăn các gen biểu hiện. Do vai trò
quan trọng của prôtein tiết do ToxR điều hòa, đặc biệt là TCP và tiểu đơn vị B của CT,
được coi như là những kháng nguyên miễn dịch mạnh, có thể dùng phối hợp với LPS
trong vắc-xin.
Trong thực nghiệm, kháng huyết thanh thỏ đa-clone kháng TCP có hiệu lực bảo
vệ thụ động cho chuột nhắt mới đẻ, sau khi thử thách gây bệnh bằng V. cholerae O1
(chủng Inaba và chủng Ogawa). Nếu hấp phụ kháng huyết thanh kháng TCP với một
chủng V. cholerae O1 hoang dại, thì khả năng bảo vệ bị mất. Nhưng nếu hấp phụ với
một chủng V. cholerae O1 pilus - âm, thì khả năng bảo vệ còn nguyên vẹn. Như vậy
có thể nghĩ rằng khả năng bảo vệ có liên quan chặt chế với kháng thể kháng - TCP.
Các gen TcpA của các chủng V. cholerae O1, sinh - týp cổ điển, Inaba và Ogawa,
giống nhau hoàn toàn. Các gen TcpA này không giống hẳn các gen TcpA của V.
cholerae sinh - týp BI Tor, nhưng có lẽ có chung những quyết định kháng nguyên
chính.
Ngoài những gen tham gia vào quá trình sinh tổng hợp TCP, còn có những gen
mã hóa các protein màng ngoài tế bào vi khuẩn, và các gen mã hóa sự tổng hợp một
yếu tố phụ định cư (ACF = accessory colonization factor). Tất cả các gen này cũng
đều do ToxR điều hòa. Như vậy, TcpA có thể dùng như là "chỉ điểm" của các kháng
nguyên mạnh khác cùng bị điều hòa bởi ToxR, trong quá trình sản xuất loại vắc-xin
toàn tế bào (WC = whole cell) [5] .
2.3.2. Các vắc-xin uống tự nhiên
2.3.2.1. Các vắc-xin chết
Các vắc-xin WC đơn hoặc phối hợp với tiểu đơn vị B của CT mới đây đã được
thí nghiệm.
Vắc-xin phối hợp WC/BS gồm có tiểu đơn vị B đã tỉnh chế từ độc tố tả, và các vi
khuẩn tả thuộc sinh - týp cổ điển và sinh - týp El Tor (Inaba và Ogawa). Tiểu đơn vị B
hoàn toàn không độc, nhưng có khả năng sinh kháng thể trung hòa như độc tố toàn
vẹn.
Tiểu đơn vị B có khả năng gắn vào màng tế bào ruột, do đó có tính sinh miễn
dịch. Tế bào vi khuẩn bất hoạt bởi nhiệt cung cấp được các kháng nguyên LPS Inaba

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 11
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

và Ogawa, tế bào vi khuẩn bất hoạt bởi formalin cung cấp các kháng nguyên không
kháng nhiệt. Tiểu đơn vị B là một pentamer dễ bị hủy bởi axit, vì vậy khi cho uống
vắc-xin cần phải dùng dung dịch đệm gồm có natri bicarbonat và axit citric. Qua
những thí nghiệm thực địa đầu tiên ở quy mô nhỏ (Bangladesk, Thụy Điển, Mỹ) thấy
rằng vắc-xin WC/BS an toàn. Tại Bangladesk có thí nghiệm đánh giá để xem vắc-xin
này có khả năng kích thích các đáp ứng kháng thể niêm mạc kháng vi khuẩn và kháng
độc tố, kết quả thấy rằng: uống hai liều (hoặc nhiều liều hơn) thì gây được sự hình
thành kháng thể IgA kháng - LPS và kháng độc tố trong nước rửa ruột, với hiệu giá
cao như ở bệnh nhân tả. Các đáp ứng kháng thể này cao hơn rất nhiều và tồn tại lâu
hơn nhiều, nếu so sánh các đáp ứng sau khi tiêm bắp thịt 2 liều cùng thứ vắc-xin này.
Đáp ứng kháng thể ở người Thụy Điển thấp hơn so với đáp ứng ở người Bangladesk ở
cùng lứa tuổi. Theo dõi lâu dài, thấy rằng hiệu lực miễn dịch (IgA niêm mạc) có thể
tồn tại ít nhất 15 tháng ở người tình nguyện Bangladesk, và ít nhất 2 năm ở người tình
nguyện Thụy Điển.
Tại Hoa Kỳ, những người tình nguyện đã uống 3 liều vắc-xin WC/BS có được tỷ
lệ bảo vệ là 63%, nếu dùng WC thì tỷ lệ bảo vệ là 56%, sau khi thử thách gây bệnh tả
với V. cholerae O1 EI Tor. Trong số những người tình nguyện Hoa Kỳ này, nếu uống
WC/BS thì không có ai bị tiêu chảy nặng (nặng = bài tiết ít nhất 2 lít/ngày), và nếu
uống WC thì 44% bị tiêu chảy nặng.
Do thấy có những kết quả đáng khích lệ nói trên, Trung Tâm Quốc Tế Nghiên
Cứu Bệnh tiêu chảy (ICDDR/B) tại Bangladesk phối hợp với chính phủ Bangladesk và
Tổ chức Y tế Thế giới, tiến hành một thực địa nghiên cứu hiệu lực của vắc-xin tả uống
tại Matlab từ năm 1985. Tất cả có 63.000 người (gồm trẻ em 2- l5 tuổi và phụ nữ trên
15 tuổi) đã uống 3 liều, mỗi liều cách nhau 6 tuần, theo các nhóm như sau: (a) vắc-xin
WC Œ/BS), (b) vắc-xin WC hoặc (c) placebo gồm có E. coli K12 bất hoạt. Mỗi liều
WC/BS gồm: 1mg B cộng với 100 tỉ vi khuẩn V. cholerae Inaba cổ điển bất hoạt nhiệt
(Cairo 48), Ogawa cổ điển bất hoạt nhiệt (Cairo 50), Inaba E1 Tor bất hoạt formalin
(Phil 6973) và Ogawa cổ điển bất hoạt formalin (Cairo 50), lượng đều nhau. Vắc-xin
WC cũng có công thức như trên, nhưng không có tiểu đơn vị B [5].
Cả 2 vắc-xin đều làm tăng hiệu giá kháng thể huyết thanh diệt Vibrio (tăng
khoảng 2 bậc); riêng vắc-xin WC /BS làm tăng hiệu giá kháng thể huyết thanh IgG
kháng độc tố tả (tăng 4-6 bậc). Theo dõi các người uống vắc-xin, không thấy có phản
ứng gì xảy ra.
Sau 3 năm theo dõi những người đã uống 3 liều vắc-xin, thấy rằng WC có tỷ lệ
bảo vệ 52%, vắc-xin WC/BS có tỷ lệ bảo vệ 10% (P < 0,0001 đối với mỗi vắc-xin),

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 12
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

tính gồm cả trẻ em và người lớn. Tỷ lệ bảo vệ ở đây có nghĩa là dự phòng được tiêu
chảy do vi khuẩn tả gây ra (chứng minh bằng nuôi cấy vi khuẩn).
Cả hai loại vắc-xin đều có hiệu lực bảo vệ thấp đối với trẻ em 2-5 tuổi: 31% và
24% với WC và 38% và 47% với WC/BS, trong năm thứ nhất và năm thứ hai. Tới
năm thứ 3 coi như không còn thấy hiệu lực bảo vệ nữa ở lứa tuổi này. Trái lại, ở lứa từ
6 tuổi trở lên, hiệu lực bảo vệ trong cả thời gian 3 năm là khá cao: 68% với WC, và
63% với WC/BS. Trong nhóm placebo, 65% những người mắc bệnh tả là thuộc lứa
tuổi từ 6 tuổi trở lên.
Qua mỗi năm theo dõi, thấy rằng các trường hợp bệnh tả có cả V. cholerae O1
týp sinh học cổ điển hoặc týp sinh học El Tor, và phần lớn các chủng đã phân lập được
là Ogawa. Hiệu lực bảo vệ của cả hai thứ vắc-xin đối với V. cholerae cổ điển cao hơn
đối với V. cholerae El Tor.
So với WC, WC/BS có hiệu lực bảo vệ cao hơn trong 8 tháng đầu. WC/BS cũng
có tác dụng dự phòng tiêu chảy cấp của trẻ em do ETEC, nhưng tác dụng này rất ngắn
hạn (khoảng 3 tháng).
Một vài nghiên cứu cho thấy rằng uống 2 liều cũng có tác dụng tốt như uống 3
liều. Nhưng nếu chỉ uống 1 liều thì không có tác dụng bảo vệ.
2.3.2.2. Các vắc-xin V. cholerae O1 sống, giảm sức độc
Trong khoảng mười năm qua có khá nhiều nghiên cứu nhằm tạo được các chủng
đột biến V.cholerae O1 để làm vắc-xin sống uống. Phần lớn các nhóm nghiên cứu đều
theo đuổi mục đích tạo được các chủng đột biến không sinh độc tố (kiểu hình độc tố A
- B - hoặc chỉ sinh tiểu đơn vị B của độc tố (A - B +).
Một số chủng dự tuyển đã được thí nghiệm trên người tình nguyện, và tỏ ra có
khả năng sinh miễn dịch bảo vệ. Tuy nhiên những chủng này đều không sử dụng được
làm vắc-xin, vì không được an toàn: khoảng 25-45% người tình nguyện sau khi uống
các chủng này đã bị tiêu chảy. Hiện nay đang tÌm hiểu tại sao những chủng này có thể
gây được Tiêu chảy, và cố tạo ra những chủng đột biến mới còn khả năng gây tác dụng
phụ nhưng vẫn còn khả năng sinh miễn dịch. Chủng dự tuyển đáng chú ý nhất hiện
nay là V. cholerae O1 CVD 103.
Chủng này là một đột biến A-B+, tái tổ hợp từ chủng độc cổ điển Inaba 569B đã
loại gen mã hóa tiểu đơn vị A. Như vậy chủng CVD 103 chỉ sinh tiểu đơn vị B. Chủng
này cũng không có độc tố "giống Shiga" (thường có thể thấy ở nhiều chủng V.
cholerae, có khả năng tham gia vào quá trình sinh bệnh tiêu chảy).
Tại Hoa Kỳ có thí nghiệm CV 103 trên người tình nguyện: 46 người lớn khỏe
mạnh, đã uống một liều 10 vi khuẩn sống, không có phản ứng gì nghiêm trọng. Tuy
vậy, 5 người (11%) đã có tiêu chảy nhưng không có những dấu hiệu kèm theo như

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 13
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

buồn nôn, khó chịu, đau quặn, biếng ăn. Thử huyết thanh thấy 45/46 người tình
nguyện (98%) có tăng hiệu giá kháng thể diệt vibrio một cách đáng kể, và 93% có tăng
hiệu giá kháng độc tố rõ rệt.
Sau đó cũng tại Mỹ, có 3 thí nghiệm thử thách trên tổng cộng 26 người tình
nguyện. Mỗi người uống một liều 2 x 108 vi khuẩn CVD 108, và sau 1 tháng được thử
thách gây bệnh với V. cholerae O1 độc (liều thử thách này gây tiêu chảy cho 24 trên
25 người tình nguyện đối chứng không uống vắc-xin). Kết quả thấy rằng một liều
CVD duy nhất đã bảo vệ được 80% trường hợp không có xảy ra tiêu chảy và 94%
không có tiêu chảy trầm trọng [5].
Về sau, chủng CVD 103 đã được sửa đổi lại: cài thêm một gen mã hóa tính
kháng thủy ngân vào vị trí hlyA của nhiễm sắc; do đó tên chủng này cũng được sửa là
CVD 103-HgR. Dấu ấn kháng thủy ngân này giúp để phân biệt với những chủng vi
khuẩn tả hoang dại. CVD 108-HgR đông khô được thử trên 90 người tình nguyện ở
Mỹ, với liều 5 x 108 và 2 x 107 vi khuẩn sống. Không có phản ứng gì đáng kể, chỉ có 3
người tình nguyện có phân lỏng. Hiệu giá kháng thể huyết thanh diệt khuẩn tăng trong
91% các trường hợp, hiệu giá này tăng 3-4 bậc cao hơn hiệu giá của những người uống
3 liều WC/BS. Điều đáng chú ý là chỉ thấy 30% trường hợp đào thải CVD 103 HgR
qua phân (trong khi đó tỷ lệ đào thải CVD là 91%). Qua thí nghiệm trên người tình
nguyện uống 1 liều CVD-HgR, 65% có miễn dịch bảo vệ chống thử thách gây bệnh
với V.cholerae 01 EI 'Tor Inaba (khác týp sinh học).
Sau đó, tại Thái Lan cũng có thí nghiệm CVD-HgR trên người tình nguyện: 12
người uống một liều 5 x 108 không thấy có phản ứng, và 11/12 người có tăng hiệu giá
kháng thể huyết thanh diệt Vibrio, và 9/12 người có tăng hiệu giá kháng thể huyết
thanh kháng độc tố. Tuy nhiên, trong những thí nghiệm tương tự tiếp theo với một số
lớn tân binh, kết quả huyết thanh học kém hơn thế nhiều.
2.3.2.3. Những vắc-xin lai tạo
Đó là trường hợp vắc-xin tả lai: cài các gen mã hóa sự tổng hợp các kháng
nguyên LPS của V. cholerae O1 trên bề mặt của chủng Samonela. typhi Ty21a sống.
Chủng lai này đã được thử trên 500 người tình nguyện. Nhận xét đầu tiên là chỉ có xảy
ra rất ít phản ứng nhẹ. Cho người tình nguyện uống 3 liều 2 x 1010 vị khuẩn sống, thấy
50% có đáp ứng kháng thể với LPS của V. cholerae O1 và 30% có đáp ứng kháng độc
tố trong huyết thanh. Trái lại, 90-100% các người tình nguyện không có kháng thể
kháng LPS của S. typhi. Trong thí nghiệm có thử thách, cho người tình nguyện uống 3
liều 1010 vị khuẩn đông khô, nhưng chỉ bảo vệ được có 25% số người không mắc bệnh
tả, tuy nhiên những trường hợp mắc bệnh tả thì nhẹ hơn nhiều so với đối chứng.

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 14
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

Những nghiên cứu kể trên đã mở ra một hướng mới: hướng tìm tòi các vắc-xin
lai, và như vậy chỉ cần tuyển lựa được một vi khuẩn vận tải an toàn để có khả năng chế
tạo được nhiều vắc-xin dự phòng các bệnh nhiễm khuẩn khác ở niêm mạc ruột. Tuy
nhiên, một số câu hỏi cần được giải đáp: (1) Liệu có một vi khuẩn vận tải nào có hiệu
năng hơn Ty21a, mà lại an toàn?, (2) Làm cách nào cài được những gen mã hóa các
kháng nguyên cần thiết, để những kháng nguyên này biểu hiện được tối ưu? và (3)
Một vi khuẩn vận tải có thể được dùng nhiều lần để đưa vào một cơ thể các kháng
nguyên khác nhau được không?
Vắc-xin tả thích hợp đối với Việt Nam, vắc-xin tả nào thích hợp? Vắc-xin lý
tưởng, để có thể dùng ở quy mô lớn, phải là một vắc-xin an toàn và có mức độ hiệu lực
có thể chấp nhận được. Ngoài ra, vắc-xin đó phải không có giá thành cao, có thể sản
xuất được ở quy mô lớn với công nghệ không quá phức tạp, có tính bền vững qua quá
trình bảo quản và vận chuyển, và dễ xử dụng. Một vắc-xin lý tưởng như vậy hiện nay
không có được, nhưng vắc-xin WC (vắc-xin chết, toàn tế bào) rất đáng được chú ý, vì
nó có thể đáp ứng một số những yêu cầu nói trên.
2.3.3. Phương pháp nuôi cấy chủng vắc-xin
2.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực vắc-xin
1. Chất lượng Vắc-xin
Chất lượng vắc-xin phụ thuộc phần lớn vào công nghệ và trình độ của công ty
sản xuất. Nếu vắc-xin không chất lượng thì cho dù có tiêm chủng đầy đủ thì vẫn có thể
nhiễm bệnh như thường. Vì vậy khi lựa chọn vắc-xin nên chọn những nhà cung cấp có
thương hiệu và uy tín lâu năm trên thị trường.
2. Liều lượng sử dụng
Liều lượng quá thấp không đủ kích thích cơ thể sinh miễn dịch. Ngược lại, nếu
liều lượng quá cao sẽ dẫn đến tình trạng dung nạp miễn dịch (nghĩa là khi cơ thể tiếp
xúc với kháng nguyên, nó không chống lại mà chấp nhận kháng nguyên đó như là 1
phần của bản thân mình).
Tùy từng loại mầm bệnh cũng như tình hình thực tế của từng khu vực, địa
phương mà cân nhắc chọn liều lượng vắc-xin cho thích hợp.
2.3.5. Bảo quản vắc-xin
Vắc-xin được bảo quản tốt ngay từ lúc sản xuất cho tới khi được tiêm vào cơ thể
con người. Thường quy bảo quản các vắc-xin không giống nhau, nhưng đều cần được
bảo quản trong điều kiện khô, tối và lạnh.
Nhiệt độ và ánh sáng phá hủy tất cả các loại vắc-xin, nhất là những vắc-xin sống.
Đông lạnh phá hủy nhanh các vắc-xin giải độc tố.
Đối với vắc-xin tả cần:
Bảo quản và vận chuyển ở 2 0C đến 8 0C

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 15
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

Không sử dụng khi vắc xin bị đông băng.


Tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp [5].
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VẮC-XIN DỊCH TẢ

3.1. Quy trình công nghệ


Dựa theo bài báo khoa học “ Culture Conditions for Stimulating Cholera Toxin
Production by Vibrio cholerae O1 El Tor. Microbiology and Immunology“ của
nhóm tác giả Iwanaga, M.Yamamoto, K.Higa, N. Ichinose, Y. Nakasone, N. &
Tanabe, M và bài báo cáo: “Đánh giá an toàn và miễn dịch của vắc –xin dịch tả qua
nghiên cứu lâm sàn giai đoạn I tại Hàn Quốc” Tôi quyết định chọn quy trình công
nghệ:

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 16
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

mc zccv
Giống vi khuẩn Chuẩn bị môi trường
Vibrio cholerae 01

Tiệt trùng
Hoạt hóa

Nhân giống các cấp Làm nguội

Nhân giống sản xuất Lên men

Ly tâm Dịch loại bỏ

Thu sinh khối

Dung dịch
Hoàn nguyên
NaCl

Dung dịch
Bất hoạt
formalin

Lọc TFF

Rửa

Cô đặc

Kiểm tra độ tinh khiết

Hấp phụ pH = 5

Kiểm tra trực quan

Đóng lọ

Hình 3.1: Quy trình công nghệ sản xuất vaccine dịch tả

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 17
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

3.2. Thuyết minh quy trình công nghệ


3.2.1. Nhân giống
Chuyển giống Vibrio cholerae vào môi trường hoạt hóa, nhân giống cấp I, II
nhân giống sản xuất có thành phần [6]:
Bảng 3.1: Các thành phần môi trường nuôi cấy vi khuẩn Vibrio cholerae
Nguyên liệu Tỷ lệ (g/l)
Polypepton 10.0
Chiết nấm men 5.0
Saccharose 20.0
Bacteriological ox bile 5.0
Sodium cholate 3.0
Sodium citrate 10.0
Sodium thiosulfate 10.0
Sodium chloride 10.0
Ferric ammonium citrate 1.0
Bromthymol blue 0.04
Thymol blue 0.04
Bacteriological agar 14.0

Điều kiện hoạt hóa giống, nhân giống cấp I và cấp II, nuôi cấy trong thời gian 8h,
370C, 140 v/p.
Điều kiện nhân giống sản xuất: 24h, 370C, 140 v/p.
Nhân giống sản xuất đến khi nồng độ tế bào đạt 108-10 tb/ml thì tiến hành cấy
giống vào bể lên men.
Thiết bị nhân giống sản xuất được kết nối với máy tính thông qua phần mền giúp
kiểm soát và điều chỉnh tự động các thông số của quá trình nhân giống. Lượng giống
cấp vào môi trường lên men = 10%.
3.2.2. Cấy giống
Mục đích: Chuyển lượng giống sản xuất đạt yêu cầu sản xuất sang môi trường
lên men đã tiệt trùng và làm nguội, phân bố đều môi trường và giống sản xuất. Bắt đầu
quá trình lên men sản xuất chế phẩm vắc-xin.
Tiến hành: Giống sau khi được nhân giống sản xuất sẽ được bơm vào thiết bị lên
men chứa môi trường đã được tiệt trùng và làm nguội về nhiệt độ tối ưu cho chủng
Vibrio cholerae phát triển. Tỷ lệ giống cấy vào so với môi trường lên men là 10%.

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 18
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

3.2.3. Chuẩn bị môi trường dinh dưỡng


Mục đích: Phân phối toàn bộ hỗn hợp môi trường gồm pepton và các muối
khoáng thành một dịch môi trường đồng nhất, thuận lợi cho quá trình tiệt trùng và lên
men ở các công đoạn tiếp theo. Sau khi pha chế dịch môi trường ta điều chỉnh pH của
dịch lên men tại pH = 7.4 - 7.6. Rồi sau đó tiến hành thanh trùng.
Tiến hành: Hỗn hợp bột môi trương TCBS đã có sẵn và nước sau khi định lượng
theo tỷ lệ đã thiết lập sẽ được phối trộn trong thùng pha chế môi trường có cánh khuấy.
Môi trường được điều chỉnh pH bằng HCl/ NaOH 1N [6]:
Bảng 3.2: Thành phần pha chế môi trường dinh dưỡng
Nguyên liệu Tỷ lệ (g/l)
Polypepton 10.0
Chiết nấm men 5.0
Saccharose 20.0
Bacteriological ox bile . 5.0
Sodium cholate 3.0
Sodium citrate 10.0
Sodium thiosulfate 10.0
Sodium chloride 10.0
Ferric ammonium citrate 1.0
Bromthymol blue 0.04
Thymol blue 0.04
Bacteriological agar 14.0

Tổng lượng chất khô trong môi trường lên men là 88 g/l.
3.2.4. Tiệt trùng và làm nguội
Mục đích:
 Tiệt trùng nhằm tiêu diệt vi sinh vật không mong muốn có trong môi trường lên
men. Tiệt trùng ở nhiệt độ 1210C trong thời gian 15 phút [7].
 Làm nguội nhằm đảm bảo nhiệt độ lên men thích hợp cho vi sinh vật trong qua
trình lên men.
Tiến hành: : Quá trình tiệt trùng và làm nguội được thực hiện trong thiết bị tiệt
trùng dạng bản mỏng, trao đổi nhiệt và làm mát thông qua sự tiếp xúc gián tiếp thông
qua các bản mỏng. Sau quá trình làm nguội môi trường được bơm ly tâm, bơm sang
thiết bị lên men, một phần môi trường được bơm sang thiết bị nhân giống sản xuất,
nhiệt độ môi trường sau khi làm nguội là khoảng 40oC.

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 19
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

3.2.5. Lên men


Mục đích: Đây là giai đoạn chính trong công nghệ sản xuất vắc-xin, cũng là giai
đoạn quyết định đến chất lượng, năng suất của chế phẩm vắc-xin. Chính vì vậy quá
trình lên men phải được theo dõi và điều khiển chặt chẽ các điều kiện công nghệ đã
thiết lập.
Tiến hành: Quá trình lên men được tiến hành trong thiết bị lên men có hệ thống
khuấy trộn, cung cấp khí, cơ chế chống tạo bọt, hệ thống điều khiển nhiệt độ, áp suất,
pH môi trường, giao tiếp với hệ thống máy tính trung tâm.
Điều kiện lên men [6]:
pH môi trường lên men: 7.5
Nhiệt độ lên men: 370C
Thời gian lên men: 48 giờ
Tốc độ khuấy trộn: 140 vòng/phút
Sau khi lên men với môi trường dinh dưỡng và điều kiện nuôi cấy như trên ta thu
được dịch canh trường.
3.2.6. Ly tâm
Mục đích: Tách sinh khối sau lên men chứa tế bào vi khuẩn.Sinh khối chứa tế
bào vi khuẩn sẽ được bơm sang thùng chứa sau đó đưa đến thiết bị hoàn nguyên. Phần
dịch sẽ được loại bỏ [7].
Tiến hành: Quá trình ly tâm tách sinh khối lên men được tiến hành trên thiết bị
ly tâm đĩa.

Hình 3.2: Thiết bị ly tâm dạng đĩa


Nguyên lý làm việc: Đầu tiên dòng sản phẩm cần phân ly được bơm vào thiết bị
ly tâm thông qua một ống dẫn đặt tại tâm các đĩa. Động cơ truyền động sẽ làm quay
trục đĩa tạo ra lực ly tâm mạnh, dưới tác dụng của lực ly tâm các đĩa sẽ phân dòng sản

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 20
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

phẩm thành các lớp màng mỏng có tỷ trọng khác nhau, các lớp chất lỏng có tỷ trọng
nhẹ sẽ theo các vách của đĩa đi ngược lên phía trên và được dẫn ra bởi một máy bơm.
Lực ly tâm cao làm cho các chất rắn được tách ra khỏi chất lỏng và phân ly ra hai bên
của đĩa, một hệ thống thủy lực gắn piston hoạt động định kỳ sẽ đẩy các chất rắn tách ra
khỏi buồng ly tâm [7].
3.2.7.Hoàn nguyên
Mục đích:
Làm loãng hỗn hợp protein chứa kháng nguyên nhằm tạo ra dung dịch protein
kháng nguyên
Tiến hành:
Sau quá trình ly tâm, ta đã loại bỏ dịch không chứa kháng nguyên. Sinh khối
chứa kháng nguyên thu được sẽ được hoàn nguyên bằng nước muối sinh lý 0.9% để
trở thành dung dịch protein kháng nguyên.
3.2.8. Bất hoạt
Mục đích:Làm bất hoạt vi khuẩn điều này có nghĩa là đã loại bỏ khả năng gây
bệnh của nó. Tuy nhiên, các chủng bất hoạt vẫn giữ được khả năng gây ra phản ứng
miễn dịch ở người được sử dụng vaccine.
Tiến hành:
Sau khi hoàn nguyên làm loãng, dịch sinh khối sẽ được bơm sang thùng ủ
formalin và dung dịch formalin được đưa vào thùng chứa để thực hiện quá trình bất
hoạt bằng formalin, quá trình ủ kéo dài 42 ngày luôn được theo dõi nghiêm ngặt.
3.2.9. Lọc TFF
Mục đích:
Loại bỏ nước trong dịch sinh khối.
Tiến hành:
Sau 42 ngày ủ formalin xong, lượng sinh khối ở dạng huyền dịch được lấy ra và
bơm sang thiết bị lọc TFF để loại bỏ nước.

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 21
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

Hình 3.3: Thiết bị lọc TFF


3.2.10. Rửa
Mục đích: giúp sản phẩm sạch tinh khiết hơn
Tiến hành: Sử dụng thiết bị dạng giống lọc TFF và cho đệm vào rửa sinh khối
thu được sau khi lọc.
3.2.11. Cô đặc
Mục đích:
Để nâng cao nồng độ chất khô trong lượng dịch sinh khối sau rửa.
Tiến hành:
Dung dịch sau khi rửa được bơm vào thiết bị cô đặc để nâng cao nồng độ theo
yêu cầu thì đưa vào thiết bị hấp phụ..
Thiết bị: Lựa chọn thiết bị cô đặc chân không 3 nồi tuần hoàn ngoài.
3.2.16. Hấp phụ
Mục đích:
Tạo bề mặt kháng nguyên bám và làm giảm khả năng hồi độc của vi khuẩn, và
kéo dài thời gian đáp ứng miễn dịch.
Tiến hành:
Lượng kháng nguyên sau khi được cô đặc được bơm sang thùng hấp phụ đê bổ
sung thimeroal
3.2.17. Đóng lọ và phân phối
3.2.17.1.Chuẩn bị lọ chứa vắc-xin
Mục đích:
Chuẩn bị các lọ để chứa vắc-xin sau khi đã được tinh chế.
Phân chia lượng vắc-xin thành những liều lượng thuận tiện cho việc sử dụng và
bảo quản.

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 22
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

Tiến hành:
Các chai lọ này sau khi nhập về được vệ sinh sạch sẽ.
Sau đó các chai lọ và nắp đậy này phải qua quá trình triệt trùng nhằm mục đích
loại bỏ hoàn toàn các vi sinh vật bám trên các chai lọ và nắp.
Cuối cùng cái chai lọ này sẽ đi vào thiết bị rót chiết tự động.
Các nắp sẽ đi vào thiết bị đóng nắp.
3.2.17.2. Rót đầy vào cái ống:
Mục đích:
 Rót vào các chai lọ hoặc các ống. Đảm bảo đúng liều lượng cần được tiêm cho
mọi người.
 Đảm bảo được độ an toàn không bị nhiễm những tạp chất hoặc các virus khác
không mong muốn.
Tiến hành:
Vaccnie sau khi được thu nhận sẽ được vào thiết bị rót chiết tự động.
Các lọ chứa vắc-xin cũng được chuẩn bị sẵn và đi vào thiết bị rót chiết.
Thiết bị sẽ hút đúng lượng vắc-xin đã được cài đặt sẵn vào cho vào các chai lọ
hoặc các ống. Điều này đảm bảo lượng vắc-xin hút ra đều có liều lượng bằng nhau.
Thường xuyên kiểm tra máy, xem xét thiết bị có hút lệch liều lượng đã đặt trước.
Đồng thời, thiết bị này phải có độ vô trùng tuyệt đối không cho nhiễm bất kì vi
sinh vật khác virus khác xâm nhập vào có lọ vắc-xin.

Hình 3.4: Chiết rót vắc-xin

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 23
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

3.2.18. Kiểm tra trực quan và chất lượng vắc-xin


3.2.18.1. Kiểm tra trực quan
Mục đích:
Sau khi đã được rót đầy vào các ống, lọ thì phải kiểm tra trực quan lại vắc-xin lần
cuối. Đảm bảo không có bất kì sai sót nào trước khi đóng gói và vận chuyển đến nơi
tiêm chủng.
Các tiến hành:
Lấy một vài lọ vắc-xin ngẫu nhiên trong các lô.
Kiểm tra bằng mắt thường xem màu sắc có bị biến đổi.
Kiểm tra các nhãn mác và có lọ có đạt yêu cầu về mĩ quan.

Hình 3.5: Kiểm tra trực quan vắc-xin


3.2.18.2. Kiểm tra chất lượng
Mục đích: xem xét sản phẩm đã đảm bảo an toàn cho việc sử dụng. Các chỉ tiêu
đánh giá bao gồm tinh khiết, khả năng hồi độc, không gây độc đến cơ thể.
Tiến hành:
Vắc-xin được kiểm tra trước khi đóng gói vận chuyển, bộ phận KCS sẽ kiểm tra
các thành phần khác có trong vắc-xin ở mức cho phép và thử nghiệm tiêm vào chuột
để xác định vắc-xin không có tính gây độc và mức hồi độc thấp. Sau đó đưa vào công
đoạn đóng gói phân phối vắc-xin.

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 24
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN CÂN BẰNG VẬT CHẤT

4.1. Kế hoạch sản xuất của nhà máy


Nhà máy làm việc liên tục 3 ca/ngày, 8 giờ/ca để theo dõi quá trình lên men.
Nhà máy làm việc liên tục 12 tháng; các ngày nghỉ bố trí làm thay ca và nghỉ bù
sau đó.
Nhà máy nghỉ hoạt động 12 tháng và các ngày nghỉ để bảo dưỡng thiết bị và làm
vệ sinh nhà máy.
Bảng 4.1: Kế hoạch sản xuất vắc-xin năm 2019
Cả
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
năm

Số ngày 31 28 31 30 31 30 31 31 30 31 30 31 365

Số ngày
8 0 0 2 1 0 0 0 1 0 0 0 12
nghỉ

Số ngày
23 28 31 28 30 30 31 31 29 31 30 31 353
làm việc
Số ca
69 84 93 84 90 90 93 93 87 93 90 93 1059
làm việc

4.2. Các số liệu ban đầu


Theo thống kê dân số cả nước vào năm 2019:
 Số trẻ em sinh ra mỗi ngày là 4000 trẻ
 Trẻ em từ 2-6 tuổi cần tiêm nhắc lại lại là 2 năm hoặc trước mỗi mùa dịch tả.
Phác đồ uống 2 liều, khoảng cách giữa 2 liều tối thiểu là 2 tuần (14 ngày).
Vậy số liều cần cung cấp là:
4000 x 4 x 365= 5,840,000 liều/ năm
 Nguời lớn từ 20 tuổi trở lên cần tiêm nhắc lại là 2 năm hoặc trước mỗi khi có
dịch tả. Phác đồ uống 2 liều, khoảng cách giữa 2 liều tối thiểu là 2 tuần ( 14
ngày).
Số liều cần cung cấp là:
1% x 60,000,000 x 4 = 2,400,000 liều/ năm
Tổng số liều cần cung cấp trong 1 năm:
5,840,000 + 2,400,000 = 8,240,000 liều/ năm
Một liều vắc-xin 1,5 ml gồm:
V.Cholerae O1, El Tor, Phil.6973 (bất hoạt bằng formaldehyde)….. 5.1010tế bào

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 25
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

V.Cholerae O139, 4260B (bất hoạt bằng formaldehyde)…………… 5.1010tế bào


V.Cholerae O1, Cairo 50 (bất hoạt bằng formaldehyde)…………… 2,5.1010tế bào
Thimerosal…………………………………………………………≤ 0,02 % (w/v)
Dung dịch WHO-Buffer……………………………………………..vừa đủ 1,5ml
Năng suất của nhà máy trong 1 ca sản xuất là:
8240000
P= × 1,5 = 11672 (ml/ca)
1059
Tổng khối lượng trong 1 liều là 101,5 g (trang 26)
8240000
P= = × 101,5 ∶ 1000 = 790(kg/ca)
1059
Bảng 4.2: Năng suất nhà máy trong một ca
Số lượng Liều/ca (kg/ca)
Năng suất của nhà máy 7781 790

4.3. Hao hụt qua các công đoạn


Hao hụt khối lượng do vận chuyển qua các công đoạn. Giả sử hao hụt khối
lượng qua các công đoạn được cho ở bảng sau:

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 26
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

Bảng 4.3: Tỷ lệ tổn thất khối lượng qua các công đoạn
Tổn thất
Công đoạn
Ký hiệu %

Thu nhận vắc-xin

Đóng lọ T1 0,5

Hấp phụ T2 1

Cô đặc T3 1

Rửa T4 1

Lọc TFF T5 1

Bất hoạt T6 0,5

Hoàn nguyên T7 0,5

Ly tâm T8 1

Lên men T9 0,5

Cấy giống T10 0,2

Làm nguội T11 0,5

Tiệt trùng T12 0,5

Chuẩn bị môi trường T13 0,5

Hoạt hóa và nhân giống

Hoạt hóa giống 0,2

Nhân giống cấp I 0,2

Nhân giống cấp II 0,2

Nhân giống sản xuất 0,2


4.4. Cân bằng vật chất
4.4.1. Quy ước
G: Khối lượng nguyên liệu tại các công đoạn
V: Thể tích dung dịch

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 27
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

Wx: Độ ẩm dung dịch %


W: Là lượng ẩm.
4.4.2. Đóng lọ
G11

Đóng lọ

P
1 lọ chứa 5 liều vắc-xin dạng dung dịch uống
Năng suất làm việc : P = 7781 liều/ca
Số lọ cần dùng cho 1 ca là:
7781
N= = 1566 (lọ/ca)
5
Lượng dung dịch trước công đoạn đóng lọ là:
100 100
G11 = P x = 790 x = 794 (kg/ca)
100−𝑇1 100−0,5

4.4.3. Hấp phụ


G10

Thimerosal Hấp phụ

G11
Các thành phần của một liều dịch tả:
Bảng 4.4: Các thành phần trong một liều vắc-xin dịch tả
Khối lượng Tỷ lệ
Thành phần
(g) (%)
Tế bào 100 98,46
Thimerosal 0,02 0,02
Dung dịch WHO-Buffer 1,5 1,5
Tổng 101,5 100

Lượng Thimerosal cần thêm vào vắc-xin :


𝐺Thimerosal = 𝐺11 x 0,02 % = 794 x 0,02% = 0,16 (kg/ca)
Lượng ẩm trong một liều vắc-xin :
𝐺ẩm = 𝐺11 x 1,5 % = 794 x 1,5 % = 11,9 (kg/ca)

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 28
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

Lượng dung dịch trước công đoạn hấp phụ ( với hao hụt vaanj chuyển là 0,5 %):
100
G10= ( G11 – Gthimerosal – Gẩm ) ×
100−1
100
= (794- 0,16 – 11,9 ) × = 789,8 (kg/ca)
100−1
4.4.4. Cô đặc
G9

Cô đặc Nước

G10
𝐺10 = 𝐺9 − 𝐺bayhoi => 𝐺bayhoi = 𝐺9 − 𝐺10 =1995,8 - 789,8 = 1206 (kg/ca)
4.4.5. Lên men
G3

Lên men

G4
Theo nghiên cứu sau khi lên men trong 1 ml dung dịch canh trường thu được 108
tế bào vi khuẩn.
Số tế bào trong 1 liều:
V.Cholerae O1, El Tor, Phil.6973 5.1010tế bào
V.Cholerae O139, 4260B 5.1010tế bào
V.Cholerae O1, Cairo 50 (bất hoạt bằng formalin) 2,5.1010tế bào
Vậy tổng số tế bào trong một liều:
Tliều = 5.1010 + 5.1010 + 2,5.1010 = 125.109 tế bào/ liều
Tổng số tế bào thu được trong 1 ca:
Tca = Tliều x P = 125.109 x 7630 = 954 x 1012 tế bào/ ca
Theo nghiên cứu thì trong 1g trọng lượng ướt chứa 109 tế bào vi khuẩn hay trong
0,8g thì ta tthu được 109 tế bào (tài liệu nghiên cứu).
Vậy khối lượng tế bào cần tạo ra trong một ca là:
954 x 1012 x 0,8
= 763,2 . 103 g = 763, 2 kg
109
Khối lượng sinh khối tế bào qua các công đoạn (bao gồm hao hụt của từng công
đoạn) :

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 29
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

Sau khi hấp phụ:


100
𝐺11,𝑠𝑘 = 763,2 × = 767 (kg/ca)
100−0,5
Sau khi cô đặc:
100
𝐺10,𝑠𝑘 = 767× = 774,7 (kg/ca)
100−1
Sau khi rửa:
100 100
𝐺9,𝑠𝑘 = 774,7 × × = 824 (kg/ca)
100−1 95
Sau khi lọc TFF:
100
𝐺8,𝑠𝑘 = 824 × = 832 (kg/ca)
100−1
Sau khi bất hoạt:
100 100
𝐺7,𝑠𝑘 = 832 × × = 884,6 (kg/ca)
100−1 95
Sau khi hoàn nguyên
100
𝐺6,𝑠𝑘 = 884,6 × = 889 (kg/ca)
100−0,5
Sau khi ly tâm:
100
𝐺5,𝑠𝑘 = 889 × = 893,47(kg/ca)
100−0,5
Sau khi lên men thu sinh khối:
100 100
𝐺4,𝑠𝑘 = 893,47 × × = 950 (kg/ca)
100−1 95
Số tế bào trong lên men:
950x103
Tlm= × 109 = 11875 × 1011 tế bào
0,8
Trong 1 ml dung dịch canh trường thu được 108 tế bào vi khuẩn.
Thể tích canh trường quá trình lên men:
11875 ×1011
𝑉𝑙𝑚 = 1 × = 11875000 (ml/ca) = 11875 (lit/ca)
108
Giả sử khối lượng riêng của canh trường lên men là 1,009 (kg/lit)
Khối lượng canh trường lên men:
Glm= 𝑉𝑙𝑚 x 1,009= 11875 x 1,009 = 11982 (kg/ca)
Trong một liều có nhiều tế bào từ 3 chủng khác nhau nên cần thiết kế 3 tank để
lên men thu sinh khối 3 chủng:
V.Cholerae O1, El Tor : V.Cholerae O139, 4260B: V.Cholerae O1, Cairo 50
= (5.1010tế bào) : (5.1010tế bào) : (2,5.1010tế bào) = 2 : 2 :1.
Vậy khối lượng canh trường lên men cho vi khuẩn chủng V.Cholerae O1, El Tor:
2 2
Glm1 = x Glm = x 11982 = 4792,75 (kg/ca)
5 5
khối lượng canh trường lên men cho vi khuẩn chủng V.Cholerae O139, 4260B:

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 30
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

2 2
Glm2 = x Glm = x 11982 = 4792,75 (kg/ca)
5 5
khối lượng canh trường lên men cho vi khuẩn chủng V.Cholerae O1, Cairo 50:
1 1
Glm3 = x Glm = x 11982 = 2396,4 (kg/ca)
5 5
Khối lượng canh trường sau lên men:
100−0,5
G4 = 11982 × 100
= 11922,1 (kg/ca)
Cấy giống vào Bioreactor
Hao hụt vận chuyển ở công đoạn cấy giống là 0,2%.
a. Cấy giống V.Cholerae O1, El Tor
Khối lượng môi trường khi lên men: Glm1 = 4792,75 (kg/ca).
Lượng giống sản xuất cấy vào thiết bị lên men bằng 10% lượng môi trường trước
khi cấy giống.
Lượng môi trường trước khi cấy giống
Tacó: G’3 = 90% x Glm1 = 90%  4792,75 = 4313,5 (kg/ca).
Lượng giống sản xuất cần dùng với hao hụt 0,2% là :
100 10 100 10
𝐺𝐺𝑆𝑋1 = 𝐺𝑙𝑚1 × × = 4792,75 × × = 480(kg/ca).
100−0,2 100 100−0,2 100

b. Cấy giống V.Cholerae O139, 4260B


Khối lượng môi trường khi lên men: Glm2 = 4792,75 (kg/ca).
Lượng giống sản xuất cấy vào thiết bị lên men bằng 10% lượng môi trường trước
khi cấy giống.
Lượng môi trường trước khi cấy giống
Tacó: G’’3 = 90% x Glm2 = 90%  4792,75 = 4313,5 (kg/ca).
Lượng giống sản xuất cần dùng với hao hụt 0,2% là :
100 10 100 10
𝐺𝐺𝑆𝑋2 = 𝐺𝑙𝑚2 × × = 4792,75 × × = 480 (kg/ca).
100−0,2 100 100−0,2 100

c. Cấy giống V.Cholerae O1, Cairo 50


Khối lượng môi trường khi lên men: Glm3 = 2396,4 (kg/ca).
Lượng giống sản xuất cấy vào thiết bị lên men bằng 10% lượng môi trường trước
khi cấy giống.
Lượng môi trường trước khi cấy giống
Tacó: G’’’3 = 90% x Glm3 = 90%  2396,4 = 2156,76(kg/ca).
Lượng giống sản xuất cần dùng với hao hụt 0,2% là :
100 10 100 10
𝐺𝐺𝑆𝑋3 = 𝐺𝑙𝑚3 × × = 2396,4 × × = 240 (kg/ca).
100−0,2 100 100−0,2 100
Khối lượng canh trường trước lên men:

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 31
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

100
G3= (4313,5 + 4313,5 + 2156,76) × = 10838 (kg/ca)
100 −0,5

4.4.6. Ly tâm
𝐺4

Ly tâm Dịch loại bỏ

𝐺5

Giả sử sinh khối thu được có 20% ẩm : 𝐺ẩ𝑚 = 20% x 𝐺5


Lượng sinh khối sau quá trình ly tâm:
100−1
𝐺5 = ( 𝐺5,𝑠𝑘 + 𝐺ẩ𝑚 )x (𝐺5,𝑠𝑘 = 893,47, trang 28)
100
100
==> x 𝐺5 = 893,47 + 20% x 𝐺5
99
893,47
==>𝐺5 = = 1103 (kg/ca)
81%
Khối lượng dịch bỏ khi ly tâm:
𝐺𝑑𝑖𝑐ℎ,𝑏ỏ = 𝐺4 − 𝐺5 =11922,1 – 1103 = 10819,1 (kg/ca)
4.4.7. Hoàn nguyên
G5

Dung dịch
Hoàn nguyên
NaCl 0,9%

G6

Độ ẩm trước khi hoàn nguyên W5 = 20%


Độ ẩm sau khi hoàn nguyên W6 = 60%
Lượng muối trong khi hoàn nguyên:
0,09
𝐺𝑁𝑎𝐶𝑙 = 𝐺′
100 6
Lượng kháng nguyên khi hoàn nguyên là:
(100 − 60) (100 − 20)
𝐺′6 × = 𝐺𝑁𝑎𝐶𝑙 + 𝐺5 ×
100 100
𝐺′6 × 40% = 0,09%𝐺′6 + 𝐺5 × 80%
𝐺′6 × 39,91% = 𝐺5 × 80%
𝐺′6 × 39,91% = 1103 × 80%

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 32
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

𝐺′6 = 2211 (kg/ca)


Lượng kháng nguyên sau khi hoàn nguyên là:
(100−0,5) 99,5
𝐺6 = 𝐺′6 × = 2211 x = 2199,9 (kg/ca)
100 100
Lượng dung dịch muối NaCl vào công đoạn hoàn nguyên là:
GddNaCl =𝐺6 − 𝐺5 = 2199,9 − 1103 = 1096,9 (kg/ca)
Phần trăm NaCl có ttrong công đoạn hoàn nguyên :
0,09 %𝐺6 0,09 × 2199,9
% NaCl = × 100 = = 18%
𝐺𝑑𝑑𝑁𝑎𝐶𝑙 1096,9

4.4.8. Bất hoạt


G6

Stock Formalin 37% Bất hoạt ( formalin 3,7 %)

G7
Lượng formalin trong khi bất hoạt:
1
𝐹 = 37%𝐺𝑠𝑡𝑜𝑐𝑘 = 3,7%𝐺7 ==>𝐺𝑠𝑡𝑜𝑐𝑘 = 𝐺7
10
Lượng kháng nguyên sau khi bất hoạt ( với hao hụt là 0,5 %)
(100−0,5)
𝐺7 = (𝐺6 + 𝐺dd formalin ) x
100
1 99,5
𝐺7 = (𝐺6 + 𝐺7 ) x
10 100
100 1
==> 𝐺7 = 𝐺6 + 𝐺
99,5 10 7
==>0,91 × 𝐺7 = 𝐺6
1
==> 𝐺7 = 𝐺
0,91 6
2199,9
==> 𝐺7 = = 2417,47 (kg/ca)
0,91
Lượng formalin trong quá trình bất hoạt :
𝐺formalin = 𝐺7 × 3,7% = 3,7% x 2417,47 = 89,45 (kg/ca)
Lượng dung dịch forrmalin vào công đoạn bất hoạt là:
𝐺formalin 89,45
Gdd formalin = = = 241,7 (kg/ca)
37% 37%

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 33
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

4.4.9. Lọc TFF


G7

Lọc TFF Nước, formalin


𝐺7 = 𝐺8 + 𝐺dd formalin,loại + 𝐺nước ,loại
Giả sử sinh khối thu được có 20% ẩm : 𝐺ẩ𝑚 = 20% x 𝐺8
G8
Lượng kháng nguyên sau công đoạn lọc TFF là:
(100−1)
𝐺8 = (𝐺8,sk + 𝐺ẩm ) x
100
99
𝐺8 = (832 + 30% x 𝐺8 ) x (𝐺8,𝑠𝑘 = 832, trang 28)
100
100
==> 𝐺 = 832 + 30% x 𝐺8
99 8
==> 71% x 𝐺8 = 832
832
==> 𝐺8 = = 1171,8 (kg/ca)
71%
Vì lọc TFF ta loại hết formilin và nước có trong dung dịch. Khối lượng
nước bị loại khỏi dung dịch sau quá trình lọc TFF:
𝐺nước ,loại = 𝐺7 − 𝐺8 − 𝐺dd formalin,loại
= 2417,47 −1171,8−241,7 = 1003,97(kg/ca)
4.4.10. Rửa G8

Đệm photphat Rửa Đệm loại bỏ

G9

Giả sử lượng đệm sử dụng cho công đoạn này là:


Gđệm, sd = 3 x G8 = 3 x 1171,8 = 3515,4 (kg/ca)
Một phần được giữ lại đi theo kháng nguyên ra khỏi thiết bị, tỷ lệ giữa dung dịch
đệm loại bỏ và dung dịch đệm đi theo kháng nguyên là: 2:1
Lượng đệm bị loại bỏ là:
Gđệm, bỏ = 2 x G8 = 2 x 1171,8 = 2343,6 (kg/ca)
Lượng đệm đi theo kháng nguyên là:
Gđệm= G8 = 1171,8 (kg/ca)
Lượng kháng nguyên sau khi rửa là:
G9= G9,sk + Gđệm= 824 + 1171,8 = 1995,8 (kg/ca) (𝐺9,𝑠𝑘 = 824, trang 28)

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 34
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

4.4.11. Tính toán nhân giống các cấp


a. Nhân giống V.Cholerae O1, El Tor, Phil.6973
Lượng giống cấp II trong lượng giống sản xuất bằng 10% lượng giống sản xuất.
Hao hụt công đoạn cấy giống vào môi trường nhân giống sản xuất là 0,2%
GGSX1 = Gmt nhan giong sx1 + GGII
100 10 100 10
𝐺𝐺𝐼𝐼 = 𝐺𝐺𝑆𝑋1 × × = 480 × × = 48,1 (kg/ca)
100−0,2 100 100−0,2 100
Tương tự ta có lượng giống cấp I trong lượng giống sản xuất bằng 10% lượng
giống cấp II. Hao hụt công đoạn cấy giống vào môi trường nhân cấp II là 0,2%
GII = Gmt nhan cấp II + GGI
100 10 100 10
𝐺𝐺𝐼 = 𝐺𝐼𝐼 × × = 48,1 × × = 4,8 (kg/ca).
100−0,2 100 100−0,2 100
Tương tự ta có lượng giống hoạt hóa trong lượng giống cấp I bằng 10% lượng
giống cấp I. Hao hụt công đoạn cấy giống vào môi trường nhân cấp I là 0,2%
GI = Gmt nhan cấp I + GGHH
100 10 100 10
𝐺𝐺𝐻𝐻 = 𝐺𝐼 × × = 4,8 × × = 0,43 8 (kg/ca)
100−0,2 100 100−0,2 100
Lượng giống gốc chiếm 10% lượng giống hoạt hóa. Hao hụt công đoạn này là
2%
100 10 100 10
𝐺𝐺𝑔𝑜𝑐 = 𝐺𝐺𝐻𝐻 × × = 0,43 8 × × = 0,05 (kg/ca)
100−0,2 100 100−0,2 100
Lượng môi trường nhân giống
Lượng môi trường nhân giống sản xuất cần chuẩn bị là:
GmtG=GGSX1–GGII = 480 − 48,1 = 431,9 (kg/ca)
Lượng môi trường nhân giống cấp II cần chuẩn bị là:
GmtGII = GGII – GGI = 48,1 – 4,8= 43,3 (kg/ca)
Lượng môi trường nhân giống cấp I cần chuẩn bị là:
GmtGI = =GGI – GGHH = 4,8 – 0,43 8 = 4,32 (kg/ca)
Lượng môi trường hoạt hóa giống cần chuẩn bị là:
GmtHH = GGHH – GGgoc = 0,43 8 - 0,05= 0,43 3 (kg/ca)
Ta có môi trường hoạt hóa, nhân giống cấp I,II, và môi trường nhân giống sản
xuất là giống nhau nên lượng môi trường cần chuẩn bị để nhân giống trong một ca là
(với hao hụt 0,5%)
100
𝐺𝑚𝑡𝑛𝑔1 = (𝐺𝑚𝑡𝐺 + 𝐺𝑚𝑡𝐺𝐼𝐼 + 𝐺𝑚𝑡𝐺𝐼 + 𝐺𝑚𝑡𝐻𝐻 ) ×
100 − 0,5
100
= (431,9 + 43,3 + 4,32 + 0,43 ) x
100−0,5
= 482,4 (kg/ca)
b. Nhân giống V.Cholerae O139, 4260B

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 35
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

Lượng giống cấp II trong lượng giống sản xuất bằng 10% lượng giống sản xuất.
Hao hụt công đoạn cấy giống vào môi trường nhân giống sản xuất là 0,2%
GGSX2 = Gmt nhan giong sx1 + GGII
100 10 100 10
𝐺𝐺𝐼𝐼 = 𝐺𝐺𝑆𝑋2 × × = 480 × × = 48,1 (kg/ca)
100−0,2 100 100−0,2 100
Tương tự ta có lượng giống cấp I trong lượng giống sản xuất bằng 10% lượng
giống cấp II. Hao hụt công đoạn cấy giống vào môi trường nhân cấp II là 0,2%
GII = Gmt nhan cấp II + GGI
100 10 100 10
𝐺𝐺𝐼 = 𝐺𝐼𝐼 × × = 48,1 × × = 4,8 (kg/ca).
100−0,2 100 100−0,2 100
Tương tự ta có lượng giống hoạt hóa trong lượng giống cấp I bằng 10% lượng
giống cấp I. Hao hụt công đoạn cấy giống vào môi trường nhân cấp I là 0,2%
GI = Gmt nhan cấp I + GGHH
100 10 100 10
𝐺𝐺𝐻𝐻 = 𝐺𝐼 × × = 4,8 × × = 0,43 8 (kg/ca)
100−0,2 100 100−0,2 100
Lượng giống gốc chiếm 10% lượng giống hoạt hóa. Hao hụt công đoạn này là
2%
100 10 100 10
𝐺𝐺𝑔𝑜𝑐 = 𝐺𝐺𝐻𝐻 × × = 0,43 8 × × = 0,05 (kg/ca)
100−0,2 100 100−0,2 100
Lượng môi trường nhân giống
Lượng môi trường nhân giống sản xuất cần chuẩn bị là:
GmtG=GGSX1–GGII = 480 − 48,1 = 431,9 (kg/ca)
Lượng môi trường nhân giống cấp II cần chuẩn bị là:
GmtGII = GGII – GGI = 48,1 – 4,8= 43,3 (kg/ca)
Lượng môi trường nhân giống cấp I cần chuẩn bị là:
GmtGI = =GGI – GGHH = 4,8 – 0,43 8 = 4,32 (kg/ca)
Lượng môi trường hoạt hóa giống cần chuẩn bị là:
GmtHH = GGHH – GGgoc = 0,43 8 - 0,05= 0,43 3 (kg/ca)
Ta có môi trường hoạt hóa, nhân giống cấp I,II, và môi trường nhân giống sản
xuất là giống nhau nên lượng môi trường cần chuẩn bị để nhân giống trong một ca là
(với hao hụt 0,5%)
100
𝐺𝑚𝑡𝑛𝑔2 = (𝐺𝑚𝑡𝐺 + 𝐺𝑚𝑡𝐺𝐼𝐼 + 𝐺𝑚𝑡𝐺𝐼 + 𝐺𝑚𝑡𝐻𝐻 ) ×
100 − 0,5
100
= (431,9 + 43,3 + 4,32 + 0,43 ) x
100−0,5
= 482,4 (kg/ca)
c. Nhân giống V.Cholerae O1, Cairo 50
Lượng giống cấp II trong lượng giống sản xuất bằng 10% lượng giống sản xuất.
Hao hụt công đoạn cấy giống vào môi trường nhân giống sản xuất là 0,2%

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 36
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

GGSX3 = Gmt nhan giong sx3 + GGII


100 10 100 10
𝐺𝐺𝐼𝐼 = 𝐺𝐺𝑆𝑋3 × × = 240 × × = 24 (kg/ca)
100−0,2 100 100−0,2 100
Tương tự ta có lượng giống cấp I trong lượng giống sản xuất bằng 10% lượng
giống cấp II. Hao hụt công đoạn cấy giống vào môi trường nhân cấp II là 0,2%
GII = Gmt nhan cấp II + GGI
100 10 100 10
𝐺𝐺𝐼 = 𝐺𝐼𝐼 × × = 24 × × = 2,4 (kg/ca).
100−0,2 100 100−0,2 100
Tương tự ta có lượng giống hoạt hóa trong lượng giống cấp I bằng 10% lượng
giống cấp I. Hao hụt công đoạn cấy giống vào môi trường nhân cấp I là 0,2%
GI = Gmt nhan cấp I + GGHH
100 10 100 10
𝐺𝐺𝐻𝐻 = 𝐺𝐼 × × = 2,4 × × = 0,24 (kg/ca)
100−0,2 100 100−0,2 100
Lượng giống gốc chiếm 10% lượng giống hoạt hóa. Hao hụt công đoạn này là
2%
100 10 100 10
𝐺𝐺𝑔𝑜𝑐 = 𝐺𝐺𝐻𝐻 × × = 0,24 × × = 0,024 (kg/ca)
100−0,2 100 100−0,2 100
Lượng môi trường nhân giống
Lượng môi trường nhân giống sản xuất cần chuẩn bị là:
GmtG=GGSX1–GGII = 240 − 24 = 216 (kg/ca)
Lượng môi trường nhân giống cấp II cần chuẩn bị là:
GmtGII = GGII – GGI = 24 – 2,4= 21,6 (kg/ca)
Lượng môi trường nhân giống cấp I cần chuẩn bị là:
GmtGI = =GGI – GGHH = 2,4 – 0,24 = 2,16 (kg/ca)
Lượng môi trường hoạt hóa giống cần chuẩn bị là:
GmtHH = GGHH – GGgoc = 0,24 - 0,024= 0,216 (kg/ca)
Ta có môi trường hoạt hóa, nhân giống cấp I,II, và môi trường nhân giống sản
xuất là giống nhau nên lượng môi trường cần chuẩn bị để nhân giống trong một ca là
(với hao hụt 0,5%)
100
𝐺𝑚𝑡𝑛𝑔3 = (𝐺𝑚𝑡𝐺 + 𝐺𝑚𝑡𝐺𝐼𝐼 + 𝐺𝑚𝑡𝐺𝐼 + 𝐺𝑚𝑡𝐻𝐻 ) ×
100 − 0,5
100
= (216 + 21,6 + 2,16 + 0,216) x
100−0,5
= 241,2 (kg/ca)
Tổng khối lượng môi trường nhân giống là:
GMTNG= 𝐺𝑚𝑡𝑛𝑔1 + 𝐺𝑚𝑡𝑛𝑔2 + 𝐺𝑚𝑡𝑛𝑔3 = 482,4 + 482,4 + 241,2 = 1206(kg/ca)

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 37
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

4.5.12. Làm nguội


G2

Làm nguội

G3
Lượng môi trường trước công đoạn làm nguội là:
100 100
𝐺2 = 𝐺3 × = 10838 × = 10892,5 (kg/ca)
100−0,5 100−0,5

4.4.13. Tiệt trùng


G1

Tiệt trùng

G2
Lượng môi trường trước công đoạn tiệt trùng là:
100 100
𝐺1 = 𝐺2 × = 10892,5 × = 10947,2 (kg/ca)
100−0,5 100−0,5

4.4.14. Pha chế môi trường lên men


Lượng môi trường trước công đoạn pha chế môi trường là:
100 100
𝐺𝑃𝐶𝑀𝑇 = 𝐺1 × = 10947,2 × =11002 (kg/ca)
100−0,5 100−0,5
Bảng 4.5: Thành phần môi trường lên men
Nguyên liệu Tỷ lệ (g/l)
Polypepton 10.0
Chiết nấm men 5.0
Saccharose 20.0
Bacteriological ox bile . 5.0
Sodium cholate 3.0
Sodium citrate 10.0
Sodium thiosulfate 10.0
Sodium chloride 10.0
Ferric ammonium citrate 1.0
Bromthymol blue 0.04
Thymol blue 0.04
Bacteriological agar 14.0
Tổng 88

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 38
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

Ta có 88g môi trường TCBS được bổ sung thêm nước để tạo ra 1 lít dung dịch
(giả sử khối lượng riêng môi trường d=1.007 (kg/lit)ít) nên hàm lượng chất khô trong
môi trường chiếm 8,8%.
Lượng nước cần bổ sung vào để pha môi trường là:
𝐺𝑛ướ𝑐 = 𝐺𝑀𝑇𝐿𝑀 × (100% − %𝑐𝑘 ) = 11002 × (100 − 8,8)% =10033,8 (kg/ca)
Nước có khối lượng riêng là 𝐷𝑛ướ𝑐 = 0,988 (kg/lit).
Lượng nước cần bổ sung theo thể tích là (hao hụt 0,5%)
10033,8 100
𝑉𝑛ướ𝑐 = × = 10206,7 lit/ca
0,988 100−0,5
4.4.15. Chuẩn bị môi trường nhân giống
Thành phần môi trường hoạt hóa, nhân giống cấp I, II, và nhân giống sản xuất
Bảng 4.6: Thành phần môi trường nhân giống
Nguyên liệu Tỷ lệ (g/l)
Polypepton 10.0
Chiết nấm men 5.0
Saccharose 20.0
Bacteriological ox bile . 5.0
Sodium cholate 3.0
Sodium citrate 10.0
Sodium thiosulfate 10.0
Sodium chloride 10.0
Ferric ammonium citrate 1.0
Bromthymol blue 0.04
Thymol blue 0.04
Bacteriological agar 14.0
Tổng 88

Ta có 88g môi trường TCBS được bổ sung thêm nước để tạo ra 1 lít dung dịch
(giả sử khối lượng riêng môi trường d=1.007((kg/lit)ít) nên hàm lượng chất khô trong
môi trường chiếm 8,8%.
Lượng nước cần bổ sung vào để pha môi trường là:
Môi trường nhân giống V.Cholerae O1, El Tor, Phil.6973
𝐺𝑛ướ𝑐1 = 𝐺𝑀𝑇𝑁𝐺1 × (100% − %𝑐𝑘 ) = 482,4 × (100 − 8,8)% =439,95 (kg/ca)
Môi trường nhân giống V.Cholerae O139, 4260B
𝐺𝑛ướ𝑐2 = 𝐺𝑀𝑇𝑁𝐺2 × (100% − %𝑐𝑘 ) = 482,4 × (100 − 8,8)% =439,95 (kg/ca)
Môi trường nhân giống V.Cholerae O1, Cairo 50

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 39
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

𝐺𝑛ướ𝑐3 = 𝐺𝑀𝑇𝑁𝐺3 × (100% − %𝑐𝑘 ) = 241,2 × (100 − 8,8)% =219,9 (kg/ca)


Tổng lượng nước cần cho nhân giống:
Gnước = 𝐺𝑛ướ𝑐1 + 𝐺𝑛ướ𝑐2 + 𝐺𝑛ướ𝑐3 = 439,95 + 439,95 + 219,9 = 1099,87 (kg/ca)
Nước có khối lượng riêng là 𝐷𝑛ướ𝑐 = 0,988 (kg/lit).
Lượng nước cần bổ sung theo thể tích là (hao hụt 0,5%)
1099,87 100
𝑉𝑛ướ𝑐 = × = 1118,83 lit/ca
0,988 100−0,5

4.5. Tổng kết


Bảng 4.7: Bảng tổng kết nguyên liệu, bán thành phẩm qua các công đoạn
Năng suất công Năng suất công
Công đoạn Đơn vị
đoạn theo ca đoạn dự trữ 5 ngày
Tinh sạch và thu nhận vắc-xin

Đóng lọ 790 3950 (kg/ca)

Hấp phụ 794 3970 (kg/ca)

Cô đặc 789,8 3949 (kg/ca)

Rửa 1995,8 9979 (kg/ca)

Lọc TFF 1171,8 5859 (kg/ca)

Bất hoạt 2417,47 12087,35 (kg/ca)

Hoàn nguyên 2199,9 10999,5 (kg/ca)

Ly tâm 1103 5515 (kg/ca)

Lên men 11922,1 59610,5 (kg/ca)

Cấy giống 1206 6030 (kg/ca)

Làm nguội 10892,5 54462,5 (kg/ca)

Tiệt trùng 10947,2 54736 (kg/ca)

Pha chế môi trường 11002 55010 (kg/ca)

Công đoạn chuẩn bị môi trường lên men


Lên men giống
V.Cholerae O1, El Tor, 4792,75 23963,75 (kg/ca)
Phil.6973

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 40
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

Năng suất công Năng suất công


Công đoạn Đơn vị
đoạn theo ca đoạn dự trữ 5 ngày
Lên men giống
V.Cholerae O139, 4792,75 23963,75 (kg/ca)
4260B
Lên men giống
V.Cholerae O1, Cairo 2396,4 11982 (kg/ca)
50
Chuân bị môi trường nhân giống
Nhân giống
V.Cholerae O1, El Tor, 482,4 2412 (kg/ca)
Phil.6973
Nhân giống
V.Cholerae O139, 482,4 2412 (kg/ca)
4260B
Nhân giống
V.Cholerae O1, Cairo 241,2 1206 (kg/ca)
50

Bảng 4.8: Bảng lượng nước cần cung cấp cho một ngày sản xuất
Công đoạn Lượng nước (lit/ca)

Pha chế môi trường lên men 10206,7

Pha chế môi trường nhân giống 1118,83

Tổng lượng nước 11325,53

Bảng 4.9: Bảng tổng kết các nguyên liệu phụ


Nguyên liệu Khối lượng (kg/ca)

Formalin (37%) 241,7

NaCl 1096,9

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 41
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

CHƯƠNG 5 : TÍNH VÀ CHỌN THIẾT BỊ

5.1. Chọn thiết bị


Bảng 5.1: Các thiết bị bố trí cho các công đoạn
STT Tên thiết bị

Công đoạn lên men và thu nhận sinh khối thô

1 Cân định lượng

2 Bơm định lượng

2 Thùng pha chế môi trường lên men

3 Thiết bị tiệt trùng, làm nguội

4 Thiết bị lên men

5 Thiết bị ly tâm

6 Thùng chứa sinh khối

7 Thùng hoàn nguyên

8 Thùng chứa dịch loại bỏ sau ly tâm

Công đoạn bất hoạt và thu nhận vắc-xin

9 Thùng chứa muối NaCl

10 Cân định lượng muối NaCl

11 Thùng chứa dung dịch bất hoạt

12 Thùng chứa formalin

13 Thiết bị lọc TFF –Rửa

14 Thùng chứa đệm

15 Thùng chứa dung dịch loại bỏ sau lọc

16 Thiết bị cô đặc

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 42
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

STT Tên thiết bị

17 Thùng hấp phụ

18 Thiết bị đóng lọ

19 Bơm ly tâm

20 Tủ cấy giống

21 Thiết bị nhân giống cấp I

22 Thiết bị nhân giống cấp II

23 Thiết bị nhân giống sản xuất

24 Thùng chứa nước

5.2. Một số công thức thường sử dụng trong phần này


5.2.1. Công thức tính số thiết bị cần chọn làm việc liên tục
QTK
n (CT 4.1) [8]
QTB
Trong đó:
- n: Số thiết bị cần chọn
- QTK: Năng suất thiết kế
- QTB: Năng suất thiết bị
5.2.2. Công thức tính số thiết bị làm việc gián đoạn
N T
n (CT 4.2) [8]
60  V
Trong đó:
- n: Số thiết bị cần chọn
- N: Năng suất giờ của dây chuyền ở từng công đoạn
- T: Thời gian của một chu kỳ làm việc của máy [phút]
- V: Thể tích làm việc của thiết bị, được tính cùng đơn vị với N.
5.2.3. Công thức tính thể tích thùng chứa hình trụ đứng
Chọn thùng chứa làm bằng thép không gỉ, thân trụ đáy chỏm cầu
Quy ước:
- D: Là đường kính của thiết bị
- H: Là chiều cao phần thân trụ

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 43
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

- h: Là chiều cao phần chỏm cầu


H0: Là chiều cao của thiết bị H0 = 2h +H
Ta có công thức tính thể tích thùng chứa:
V  2  Vc  Vtr
Trong đó: D
H
Vc : Là thể tích phần chỏm cầu 0
Vtr : Là thể tích phần thân trụ
Thể tích phần thân trụ:
  D2  H
Vtr  ; chọn H = 1,3D. Thì Hình 5.1 : Thùng chứa
4
thể tích phần thân trụ là:
  D2  H   D2 1,3D
Vtr    1,021D3
4 4
Thể tích phần chỏm cầu:

Vc   h   h 2  3r 2 
6
Giả sử: h  0,3  D thì:
   3 
Vc   h   h 2  3r 2    0,3D   0,09 D 2  D 2   0,132 D 2
6 6  4 
Vậy ta có thể tích thiết bị chứa:
V  1,021D3  2  0,132 D3  1, 285  D3
Đường kính thùng chứa:
V
D 3 (CT 4.3)
1, 285
5.3. Tính và chọn các thiết bị chính trong phân xưởng sản xuất
5.3.1. Tính và chọn thiết bị tiệt trùng và làm nguội
Năng suất thiết kế của công đoạn là: 10947,2 (kg/ca)
=> V= 10849,5 lit/ca= 1356,2 lit/h ( giả sử DMT= 1,009 (kg/lit))
Trong đó thời gian tiệt trùng là 15 phút, thời gian tối đa để thực hiện công đoạn
tiệt trùng là 2h.
Chọn thiết bị tiêṭ trùng da ̣ng bản mỏng Alpha-laval .

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 44
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

Hình 5.2: Thiết bị tiệt trùng Alpha-laval

Hình 5.3: Cơ chế tiệt trùng- làm nguội

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 45
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

Bảng 5.2: Thông số kỹ thuật của các thiết bị tiệt trùng và làm nguội
Model Alpha-laval

Năng suất, lít/h 3000

Nhiệt độ tiệt trùng, 0C 121

Thời gian tiệt trùng, phút 15

Nhiệt độ nước lạnh, 0C 2

Tiêu thụ nước làm mát, m3/h 15

Tiêu thụ hơi, kg/h 120

Hiệu suất sử dụng hơi, % 82

Tổng số tấm truyền nhiệt, tấm 100

Diện tích bề mặt truyền nhiệt, m2 22,6

Đường rãnh khe, mm 25


Vận tốc chuyển động của dòng,
0,43 7
m/s

Điệ năng tiêu thụ, Kw 12

Khối lượng, kg 1140

Kích thước (mỗi máy), mm 1980 x 490 x 1400

Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của thiết bị tuyệt trùng dạng bản mỏng.
- Mỗi tấm bảng sẽ có 4 lỗ tại bốn góc và hệ thống các đường rãnh trên khắp mặt
để tạo sự chảy rối và tăng diện tích truyền nhiệt.
- Khi chất lỏng lưu động qua các khi rãnh, môi chất sẽ chuyển động dưới dạng
màng mỏng nên tạo ra hệ số trao đổi nhiệt rất cao tạo điều kiện tốt để đốt nóng hay
làm lạnh môi chất.
- Các tấm thường đặt song song với nhau tạo ra các khỏang không gian hẹp tạo
nên các kênh dẫn riêng biệt cho các môi chất khác nhau [7].
Số thiết bị cần dùng :
1356,2
𝑛= = 0,45
3000
Vậy chọn 1 thiết bị tiệt trùng và làm nguội.

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 46
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

5.3.2.Tính và chọn thiết bị nhân giống


5.3.2.1. Tủ cấy giống
Chọn tủ cấy vi sinh dòng khí thổi đứng TL-NCLFxV với các thông số kĩ thuật
như sau [9].
Bảng 5.3: Thông số kỹ thuật Tủ cấy vi sinh dòng khí thổi đứng TL-NCLFxV
Tên Tủ cấy vi sinh dòng khí thổi đứng TL-NCLFxV
Hiệu quả bộ lọc HEPA >99,995% tại 3µm
Tốc độ luồng không
0,3-0,5
khí, m/s
Đèn huỳnh quang, W 28
Đèn UV, W 30
Công suất tiêu thụ, W 480
Khung kính trượt phía Kính cường lực, không mỏng hơn 5mm,chống bức
trước xạ tia cực tím.
Vật liệu thân đủ và Tấm thép được cán nguội với lớp phủ chống ăn
chân đế mòn
Vật liệu khu làm việc Thép không rỉ 304
Chiều cao chân đế,mm 650
Kích thước buồng làm
1340×580×540
việc, mm
Kích thước tủ cấy, mm 1400×600×1089
Bộ lọc trước Dùng 1 lần
Xuât xứ Hà Nội, Việt Nam

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 47
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

Hình 5.4: Tủ cấy TL-NCLFxV


Ta có tổng thời gian hoạt hóa, nhân giống cấp I,II và nhân giống sản xuất là 48h
(2 ngày)
5.3.2.2. Hoạt hóa giống
Vì nhân giống đối với 3 chủng V.Cholerae O1, El Tor, Phil.6973, V.Cholerae
O139, 4260B, V.Cholerae O1, Cairo 50.
Lượng giống hoạt hóa và môi trường hoạt hóa cần dùng :
 Giống V.Cholerae O1, El Tor, Phil.6973 là: 0,85 (kg/ca) ==> 0,844 lit/ca=
844 (ml/ca) ( giả sử DMTNG= 1,007 ((kg/lit))
 Giống V.Cholerae O139, 4260B là: 0,85 (kg/ca) ==> 0,845 lit/ca= 844
(ml/ca) ( giả sử DMTNG= 1,007 ((kg/lit))
 Giống V.Cholerae O1, Cairo 50 là: 0,43 37 (kg/ca) ==> 0,43 35 lit/ca= 433
(ml/ca) ( giả sử DMTNG= 1,007 ((kg/lit)) .
Chọn bình tam giác thể tích 500ml làm thiết bị hoạt hóa giống, thời gian hoạt
hóa giống là 8h, theo công thức tính số thiết bị làm việc gián đoạn ta có:

Hình 5.5: Bình tam giác 500 ml


Bảng 5.4: Bảng thông số về bình tam giác 500ml
Dung tích 500ml
Kích thước ( D x H ), mm 34 x 180

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 48
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

Số bình tam giác cho một ngày làm việc là:


844
𝑛1 = = 1,69 (bình/ca)
500
844
𝑛2 = = 1,69 (bình/ca)
500
433
𝑛3 = = 0,87 (bình/ca)
500
Ta chọn 5 bình tam giác 500 ml để hoạt hóa giống trong một ca.
Để đề phòng hư hỏng, hoặc đổ vỡ ta chọn 30 bình tam giác 500ml để hoạt hóa
giống.
5.3.2.3. Nhân giống cấp I
Vì nhân giống đối với 3 chủng V.Cholerae O1, El Tor, Phil.6973, V.Cholerae
O139, 4260B, V.Cholerae O1, Cairo 50.
Lượng giống cấp 1 và môi trường nhân giống cấp 1 cần dùng :
 Giống V.Cholerae O1, El Tor, Phil.6973 là: 8,55 (kg/ca)==> 8,49lit/ca ( giả
sử DMTNG= 1,007 kg/lit)
 Giống V.Cholerae O139, 4260B là: 8,55 (kg/ca)==> 8,49lit/ca ( giả sử
DMTNG= 1,007 kg/lit)
 Giống V.Cholerae O1, Cairo 50 là: 4,37 (kg/ca) ==> 4,34 lit/ca ( giả sử
DMTNG= 1,007 kg/lit).
Thời gian nhân giống cấp I là 8 giờ (10).

Hình 5.6: Thiết bị nhân giống cấp I

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 49
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

Thông số kỹ thuật của thiết bị


- Tên thiết bị: Bioreactor Bioreactors
- Dung tích thiết bị: 70 lít
- Dung tích làm việc: 20 lít
- Công suất: 0.75KW-75KW
- Kích thước thiết bị: 450  250  670 mm
- Tốc độ cánh quạt : 10 vòng / phút
Số lượng thiết bị nhân giống tính theo công thức
8,49
𝑛1 = = 0,05
8 x 20
8,49
𝑛2 = = 0,05
8 ×20
4,34
𝑛3 = = 0,027
8×20
Ta chọn 3 thiết bị để nhân 3 loại giống trong một ca.
5.3.2.4. Nhân giống cấp II
Vì nhân giống đối với 3 chủng V.Cholerae O1, El Tor, Phil.6973, V.Cholerae
O139, 4260B, V.Cholerae O1, Cairo 50.
Lượng giống cấp II và môi trường nhân giống cấp II cần dùng :
 Giống V.Cholerae O1, El Tor, Phil.6973 là: 85,9 (kg/ca)==> 85,3lit/ca ( giả
sử DMTNG= 1,007 (kg/lit)
 Giống V.Cholerae O139, 4260B là: 85,9 (kg/ca)==> 85,3lit/ca ( giả sử
DMTNG= 1,007 (kg/lit)
 Giống V.Cholerae O1, Cairo 50 là: 43,7 (kg/ca) ==> 43,4 lit/ca ( giả sử
DMTNG= 1,007 (kg/lit)
Thời gian nhân giống cấp II là 8 giờ (11).

Hình 5.7: Thiết bị nhân giống cấp II

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 50
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

Thông số kỹ thuật của thiết bị


- Tên thiết bị: Bioreactor Bioreactors
- Dung tích thiết bị: 300 lít
- Dung tích làm việc: 210L lít
- Công suất: 0.75KW-75KW
- Kích thước thiết bị: 1928 x 1671 x 2871mm
- Tốc độ cánh quạt : 10 vòng / phút
Số lượng thiết bị nhân giống tính theo công thức
85,3
𝑛1 = = 0,05
8 ×210
85,3
𝑛2 = = 0,05
8×210
43,4
𝑛3 = = 0,025
8×210
Ta chọn 3 thiết bị để nhân 3 loại giống trong một ca.
5.3.2.5. Nhân giống sản xuất.
Vì nhân giống đối với 3 chủng V.Cholerae O1, El Tor, Phil.6973, V.Cholerae
O139, 4260B, V.Cholerae O1, Cairo 50.
Lượng giống cấp 1 và môi trường nhân giống cấp 1 cần dùng :
 Giống V.Cholerae O1, El Tor, Phil.6973 là: 857,6 (kg/ca)==> 851,6 lit/ca (
giả sử DMTNG= 1,007 (kg/lit)
 Giống V.Cholerae O139, 4260B là: 857,6 (kg/ca)==> 851,6 lit/ca ( giả sử
DMTNG= 1,007 (kg/lit)
 Giống V.Cholerae O1, Cairo 50 là: 432 (kg/ca) ==> 429 lit/ca ( giả sử
DMTNG= 1,007 (kg/lit)

Hình 5.8: Thiết bị nhân giống sản xuất


Thời gian nhân giống sản xuất là 24h (11).

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 51
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

Thông số kỹ thuật của thiết bị


- Tên thiết bị: Bioreactor Bioreactors
- Dung tích thiết bị: 300 lít
- Dung tích làm việc: 210 lít
- Công suất: 0.75KW-75KW
- Kích thước thiết bị: 1928 x 1671 x 2871mm
Số lượng thiết bị nhân giống tính theo công thức
851,6
𝑛1 = = 0,5
8×210
851,6
𝑛2 = = 0,5
8×210
429
𝑛3 = = 0,25
8×210
Vì thiết bị nhân giống sản suất trong 24h nên cần 9 thiết bị để nhân 3 loại
giống.
5.3.3. Tính và chọn thiết bị lên men
Vì lên men đối với 3 chủng V.Cholerae O1, El Tor, Phil.6973, V.Cholerae O139,
4260B, V.Cholerae O1, Cairo 50.
Lượng giống cấp và môi trường lên men cần dùng :
 Giống V.Cholerae O1, El Tor, Phil.6973 là: 4792,75 (kg/ca)==> 4465
lit/ca ( giả sử DMT= 1,009 (kg/lit))
 Giống V.Cholerae O139, 4260B là: 4792,75 (kg/ca)==> 4465 lit/ca ( giả sử
DMT= 1,009 (kg/lit))
 Giống V.Cholerae O1, Cairo 50 là: 2396,4 (kg/ca) ==> 2233 lit/ca ( giả sử
DMT= 1,009 (kg/lit))
Quá trình lên men được thực hiện trong các thiết bị lên men gián đoạn. Tổng
thời gian lên men là 48 giờ. Ta sử dụng thiết bị lên men 5000L (12).

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 52
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

Hình 5.9: Thiết bị lên men 5000L


Bảng 5.5: Thông số kỹ thuật của thiết bị lên men 5000L
Thiết bị lên men
Tên thiết bị
Tổng thể tích 5966L
Thể tích làm việc 5000L
Áp lực công việc 3.0 bar
Nhiệt độ làm việc <100 ° C
Vệ sinh hố ga, làm sạch bóng,
Phụ kiện
van an toàn, đồng hồ đo áp suất
Chiều cao (mm) 4597
Đường kính thân (mm) 1800
Số lượng thiết bị lên men tính theo công thức
4465 x 48 x 60
𝑛1 = = 5,358
8 x 60 x 5000
4465 x 48x60
𝑛2 = = 5,358
8 x 60 x 5000
2233 x 48 x 60
𝑛3 = = 2,67
8 x 60 x 5000
Ta chọn 15 thiết bị để lên men 3 loại giống.

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 53
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

5.3.4. Tính và chọn thiết bị ly tâm


Năng suất thiết kế công đoạn ly tâm là: 1103 (kg/ca)=> V = 5465,8 (lit/ca) =
683,23( lit/h )( giả sử DMT= 1,009 (kg/lit))
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm sau lên men ít bị biến đổi do quá trình chờ thu
hồi sinh khối ta chọn thời gian tối đa thực hiện quá trình ly tâm là 4 giờ, thời gian một
mẻ ly tâm là 10 phút.
Ta sử dụng thiết bị ly tâm đĩa (13).

Hình 5.10: Thiết bị ly tâm đĩa


Bảng 5.6: Thông số kỹ thuật thiết bị ly tâm đĩa
Tên thiết bị Thiết bị ly tâm đĩa
Công suất, lit/h 1000
Tốc độ tách, vòng/phút 6650
Công suất động cơ, kW 1,5
Kích cỡ 749 x 488 x 924

Số lượng thiết bị ly tâm tính theo công thức


683,23
𝑛1 = = 0,68
1000
Ta chọn 1 thiết bị để ly tâm thu sinh khối.
5.3.5. Tính và chọn thiết bị cô đặc
Năng suất thiết kế của công đoạn cô đặc 789,8 kg/ngày => 782,75 lit/ca ( giả sử
DMTNG= 1,009 (kg/lit).
Chu kỳ làm việc của thiết bị là 1 giờ.
Năng suất ẩm bốc hơi là: 1206 (kg/ca) => 1195,24 lit/ca (giả sử DMTNG= 1,009
kg/lit).
Số thiết bị cần sử dụng là

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 54
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

𝑁𝑥𝑇 1195,24 × 60
n= = = 0,05
60 𝑥 𝑉 8 ×60 × 3000
Chọn 1 thiết bị thực hiện công đoạn cô đặc.
Diện tích mặt bằng của thiết bị là:
Scô đặc = L x W = 2,03x1,2= 2,436 m2
Chọn thiết bị: Cô đặc tuần hoàn ngoài 3 cấp JMEI (14).

Hình 5.11: Thiết bị cô đặc 3 cấp JMEI


Bảng 5.7: Thông số của thiết bị cô đặc tuần hoàn ngoài 3 cấp JMEI
Tên Cô đặc tuần hoàn
ngoài 3 cấp JMEI
Năng suất, lít/h 3000

Tốc độ thoát hơi,kg/h 2500

Áp lực hơi,Mpa < 0,1

Bộ thứ nhất 0.02-0.04,


Độ chân không, mmHg bộ thứ hai 0.05-0.08
Bộ thứ nhất 800C -900C
Nhiệt độ
bộ thứ hai 550C-700C
Kích thước (mỗi máy),
mm 6000 x 4000 x 3000

5.3.6. Tính và chọn thiết bị lọc TFF-rửa


5.3.6.1. Tính và chọn thiết bị lọc TFF
Năng suất của dịch đem đi lọc TFF là 1171,8 kg/ca
Giả sử khối lượng riêng của môi trường là 1.009 (kg/lít).
Thể tích của môi trường đem đi thanh trùng là
1171,8
𝑉𝑑ị𝑐ℎ = = 1161,35 (lít/ca)
1.009
Ta chọn thiết bị lọc tiếp tuyến Sartoflow Beta có thông số kỹ thuật cơ bản như sau:

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 55
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

Hình 5.12: Thiết bị lọc tiếp tuyến Sartoflow Beta


Bảng 5.8: Thông số thiết bị lọc tiếp tuyến
Tên Thiết bị lọc tiếp tuyến
Sartoflow Beta

Xuất xứ Đức

Năng xuất , 𝑚3 /h 7

Thể tích làm việc tối thiểu, lít 5

Áp suất làm việc tối đa, bar 4

Công suất động cơ, kw 3

Diện tích lọc, 𝑚2 7

Nhiệt độ làm việc tối đa 50

Kích thước lỗ lọc , μm 0.2

Kích thước thiết bị, mm 1500×800×1500

Khối lượng, kg 300

Số lượng 1
1161,35
Số lượng thiết bị: n = = 0.021
8 ×7000
Vậy ta chọn 1 thiết bị cho công đoạn này.
5.3.6.2. Tính và chọn thiết bị rửa
Năng suất của dịch đem đi lọc TFF là 1995,8kg/ca
Giả sử khối lượng riêng của môi trường là 1.009 (kg/lít).

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 56
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

Thể tích của môi trường đem đi thanh trùng là


1995,8
𝑉𝑑ị𝑐ℎ = = 1977,99(lít/ca)
1.009
Ta chọn thiết bị lọc tiếp tuyến Sartoflow Beta có thông số kỹ thuật cơ bản như sau:

Hình 5.13: Thiết bị rửa


1977,99
Số lượng thiết bị: n = = 0,035
8 ×7000
Vậy ta chọn 1 thiết bị cho công đoạn này.
5.3.7.Tính và chọn thiết bị đóng lọ
Năng suất thiết kế của công đoạn đóng lọ 790 kg/ngày .
Số lọ cần dùng cho 1 ca là:
7781
N= = 1566 (lọ/ca) = 196 (lọ/h) = 4 (lọ/phút)
5
Thiết bị đóng lọ vắc-xin (15) .

Hình 5.14: Thiết bị chiết rót và đóng lọ vắc-xin

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 57
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

Bảng 5.9: Thông số kỹ thuật máy đóng lọ


Tên Máy đóng lọ
Tốc độ, b/m 10-30
Điện áp 380 V/50Hz
Kích thước máy,mm 2400 x 1000 x 1700
Trọng lượng máy,kg 500
Số thiết bị cần dùng:
4
n= =0,13
30
Ta chọn 1 thiết bị cho công đoạn này.
5.3.8. Tính và chọn thùng chứa
5.3.8.1. Tính và chọn thùng pha chế môi trường
Lượng môi trường cần pha chế 11002 (kg/ca) ==> V= 10903,86 lit/ca
Chọn 1 thùng chứa để pha chế môi trường lên men với hệ số chứa đầy 0,8. Dung
tích môi thùng chứa là:
10903,86
𝑉𝑡𝑏 = = 13630 lit
0,8
Áp dụng công thức tính kích thước thùng chứa (CT 5.4) ta có:
3 13630
𝐷=√ × 100 = 2197 mm
1,285

Vậy: 𝐻 = 1,3 × 𝐷 = 2856 mm


ℎ = 0,3 × 𝐷 = 659 mm
𝐻0 = (2 × ℎ ) + 𝐻 = 4174 mm
Vậy chọn 1 thùng pha chế môi trường kích thước 2197 x 4174(mm)
5.3.8.2. Thùng chứa sinh khối thô
Lượng sinh khối thô sau khi ly tâm: 1103 (kg/ca) ==>V= 1093,16 lit/ca
Chọn 1 thùng chứa sinh khối thô với hệ số chứa đầy là   0,8 , dung tích thùng
chứa là:
1093,16
𝑉𝑡𝑏 = = 1366,45lit
0,8
Áp dụng công thức tính kích thước thùng chứa (CT 5.4) ta có:
3 1366,45
𝐷=√ × 100 = 1021 mm
1,285

Vậy: 𝐻 = 1,3 × 𝐷 =1327 mm


ℎ = 0,3 × 𝐷 = 306 mm
𝐻0 = (2 × ℎ ) + 𝐻 = 1939 mm
Vậy chọn 1 thùng chứa có kích thước 1021 x 1939 (mm)

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 58
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

5.3.8.3. Thùng chứa dung dịch hoàn nguyên


Lượng dung dịch hoàn nguyên: 2199,9 (kg/ca) ==>V= 2180,27 lit/ca
Chọn 1 thùng chứa sinh khối thô với hệ số chứa đầy là   0,8 , dung tích thùng
chứa là:
2180,27
𝑉𝑡𝑏 = = 2725,35 lit
0,8
Áp dụng công thức tính kích thước thùng chứa (CT 5.4) ta có:
3 2725,35
𝐷=√ × 100 = 1285 mm
1,285

Vậy: 𝐻 = 1,3 × 𝐷 =1671 mm


ℎ = 0,3 × 𝐷 = 386 mm
𝐻0 = (2 × ℎ ) + 𝐻 = 2443 mm
Vậy chọn 1 thùng chứa có kích thước 1285 x 2443 (mm)
5.3.8.4. Thùng chứa ủ formalin
Lượng dung dịch sau khi ủ formalin : 2417,47 (kg/ca) ==>V= 2395,9 lit/ca
Chọn 1 thùng chứa sinh khối thô với hệ số chứa đầy là   0,8 , dung tích thùng
chứa là:
2395,9
𝑉𝑡𝑏 = = 2994,88 lit
0,8
Áp dụng công thức tính kích thước thùng chứa (CT 5.4) ta có:
3 2994,88
𝐷=√ × 100 = 1326 mm
1,285

Vậy: 𝐻 = 1,3 × 𝐷 = 1724 mm


ℎ = 0,3 × 𝐷 = 398 mm
𝐻0 = (2 × ℎ ) + 𝐻 = 2520 mm
Vậy chọn 1 thùng chứa có kích thước 1326 x 2520 (mm)
5.3.8.5. Tính và chọn thùng chứa nước
Thùng chứa nước có dạng hình trụ, làm bằng
thép chống ăn mòn và đáy phẳng.
D: đường kính phần thân trụ
H: Chiều cao phần thân trụ
Ta có thể tích thùng chứa nước:
3,14  D 2  H
Vtc  (m3)
4
Lượng nước cần cho một ca sản xuất là:
10648,4 (lit/ca)
Hình 5.15: Thùng chứa nước
SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 59
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

Chọn 1 thùng chứa nước với hệ số chứa đầy là   0,9 , dung tích mỗi thùng
chứa nước là:
11325,53
𝑉𝑡𝑏 = = 12583,92 lit= 12,58 m3
0,9
Chọn thùng chứa có đường kính thân trụ 2 m, ta có:
3,14 × 22 ×𝐻
= 12,58 => H = 4,006 m = 4006 mm
4
Vậy chọn 1 thùng chứa nước cho công đoạn nhân giống và chuẩn bị môi trường
lên men có kích thước: 2000 x 4006 mm.
5.3.8.6. Thùng chứa dung dịch muối NaCl
Lượng dung dịch muối NaCl cần dùng cho công đoạn hoàn nguyên là 1096,9
(kg/ca) ==> V= 507,82 lit/ca (khối lượng riêng của NaCl là 2,16 (kg/lit))
Chọn 1 thùng chứa để pha chế môi trường lên men với hệ số chứa đầy 0,8. Dung
tích mỗi thùng chứa là:
507,82
𝑉𝑡𝑏 = = 634,78 lit
0,8
Áp dụng công thức tính kích thước thùng chứa (CT 5.4) ta có:
3 634,78
𝐷=√ × 100 = 791 mm
1,285

Vậy: 𝐻 = 1,3 × 𝐷 = 1028 mm


ℎ = 0,3 × 𝐷 = 237 mm
𝐻0 = (2 × ℎ ) + 𝐻 = 1502 mm
Vậy chọn 1 thùng chứa có kích thước 791 x 1502 mm
5.3.8.7. Thùng chứa dịch loại bỏ sau ly tâm
Lượng dung dịch loại bỏ là 10819,1 (kg/ca) ==> V= 10722,59 lit/ca ( giả sử
khôi lượng riêng của lượng dung dịch là 1,009 (kg/lit))
Chọn 1 thùng chứa để pha chế môi trường lên men với hệ số chứa đầy 0,8. Dung
tích môi thùng chứa là:
10722,59
𝑉𝑡𝑏 = = 13403,25 lit
0,8
Áp dụng công thức tính kích thước thùng chứa (CT 5.4) ta có:
3 13403,25
𝐷=√ × 100 = 2185 mm
1,285

Vậy: 𝐻 = 1,3 × 𝐷 = 2841 mm


ℎ = 0,3 × 𝐷 = 656 mm
𝐻0 = (2 × ℎ ) + 𝐻 = 4153 mm
Vậy chọn 1 thùng chứa có kích thước 2185 x 4153 (mm)

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 60
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

5.3.8.8. Thùng chứa dung dịch Formalin


Lượng dung dịch formalin cần dùng 241,7 (kg/ca)==> V= 240,49 lit/ca ( giả sử
khôi lượng riêng của lượng formalin là 1,005 (kg/lit))
Chọn 1 thùng chứa để pha chế môi trường lên men với hệ số chứa đầy 0,8. Dung
tích môi thùng chứa là:
240,49
𝑉𝑡𝑏 = = 300,6 lit
0,8
Áp dụng công thức tính kích thước thùng chứa (CT 5.4) ta có:
3 300,6
𝐷=√ × 100 = 616 mm
1,285

Vậy: 𝐻 = 1,3 × 𝐷 = 801 mm


ℎ = 0,3 × 𝐷 = 185 mm
𝐻0 = (2 × ℎ ) + 𝐻 = 1171 mm
Vậy chọn 1 thùng chứa có kích thước 616 x 1171 (mm).
Quá trình 42 ngày nên cần 126 thùng.
5.3.8.9. Thùng chứa đệm
Lượng đệm cần sửa dụng 3515,4 (kg/ca)==> V= 3501,4 lit/ca ( giả sử khối
lượng riêng của lượng đệm là 1,004 (kg/lit))
Chọn 1 thùng chứa để pha chế môi trường lên men với hệ số chứa đầy 0,8. Dung
tích môi thùng chứa là:
3501,4
𝑉𝑡𝑏 = = 4376,74 lit
0,8
Áp dụng công thức tính kích thước thùng chứa (CT 5.4) ta có:
3 4376,74
𝐷=√ × 100 = 1505 mm
1,285

Vậy: 𝐻 = 1,3 × 𝐷 = 1957 mm


ℎ = 0,3 × 𝐷 = 452 mm
𝐻0 = (2 × ℎ ) + 𝐻 = 2861 mm
Vậy chọn 1 thùng chứa có kích thước 1505 x 2861 (mm)
5.3.8.10. Thùng chứa nước loại bỏ sau lọc
Lượng nước bị loại bỏ sau khi lọc TFF là 1003,97 (kg/ca)==> V= 1016,16
lit/ca ( khối lượng riêng của nước là 0,988 (kg/lit))
Chọn 1 thùng chứa để pha chế môi trường lên men với hệ số chứa đầy 0,8. Dung
tích môi thùng chứa là:
1016,16
𝑉𝑡𝑏 = = 1270,2 lit
0,8
Áp dụng công thức tính kích thước thùng chứa (CT 5.4) ta có:

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 61
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

3 1270,2
𝐷=√ × 100 = 997 mm
1,285

Vậy: 𝐻 = 1,3 × 𝐷 = 1296 mm


ℎ = 0,3 × 𝐷 = 299 mm
𝐻0 = (2 × ℎ ) + 𝐻 = 1894 mm
Vậy chọn 1 thùng chứa có kích thước 997 x 1894 (mm)
5.3.8.11.Thừng chứa đệm loại bỏ sau rửa
Lượng đệm bị loại sau khi rửa là 2343,6 (kg/ca)==> V= 2334,3 lit/ca ( giả sử
khối lượng riêng của lượng đệm là 1,004 (kg/lit))
Chọn 1 thùng chứa để pha chế môi trường lên men với hệ số chứa đầy 0,8. Dung
tích môi thùng chứa là:
2334,3
𝑉𝑡𝑏 = = 2917,83 lit
0,8
Áp dụng công thức tính kích thước thùng chứa (CT 5.4) ta có:
3 2917,83
𝐷=√ × 100 = 1315 mm
1,285

Vậy: 𝐻 = 1,3 × 𝐷 = 1710 mm


ℎ = 0,3 × 𝐷 = 395 mm
𝐻0 = (2 × ℎ ) + 𝐻 = 2500 mm
Vậy chọn 1 thùng chứa có kích thước 1315 x 2500 (mm)
5.3.8.12. Thùng hấp phụ
Lượng môi trường cần pha chế 794 (kg/ca) ==> V= 786,92 lit/ca (giả sử DMTNG=
1,009 kg/lit).
Chọn 1 thùng chứa để hấp phụ dung dịch với hệ số chứa đầy 0,8. Dung tích môi
thùng chứa là:
786,92
𝑉𝑡𝑏 = = 983,65 lit
0,8
Áp dụng công thức tính kích thước thùng chứa (CT 5.4) ta có:
3 983,65
𝐷=√ × 100 = 915 mm
1,285

Vậy: 𝐻 = 1,3 × 𝐷 = 1190mm


ℎ = 0,3 × 𝐷 = 275 mm
𝐻0 = (2 × ℎ ) + 𝐻 = 1740 mm
Vậy chọn 1 thùng hấp phụ dung dịch sau cô đặc có kích thước 915 x 1740 (mm)

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 62
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

5.3.9. Tính và chọn thiết bị vận chuyển


5.3.9.1. Tính và chọn bơm định lượng
Ta chọn bơm định lượng OBL MB để vận chuyển các hóa chất, chất lỏng vào các
thiết bị (16).

Hình 5.16: Bơm định lượng OBL MB M 420PPSV


Bảng 5.10: Thông số kỹ thuật của bơm định lượng OBL MB M 420PPSV
Bơm định lượng
Model
OBL MB M 420PPSV
Công suất 370W
Áp lực 6 Bar
Lưu lượng 420 l/h
Điện áp 3pha/380V/50Hz
Đường kính hút/xả 3/4″ BSPT
Nhiệt độ bơm 45 độ C
Hãng sản xuất OBL - Italy
Kích thước 300 x 130 x 340

5.3.9.2. Bơm ly tâm


Ta chọn bơm Ebara máy bơm công nghiệp chất lượng cao để vận chuyển các
chất lỏng có tính ăn mòn, các chất thải công nghiệp (17).

Hình 5.17: Bơm ly tâm 3D 65-200

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 63
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

Bảng 5.11: Thông số kỹ thuật của bơm ly tâm 3D 65-200


Model Bơm ly tâm 3D 65-200
Công suất 15 – 22 Kw
Đường kính Hút-Xả 76-60 mm
Điện áp 3 phase/ 380V
Lưu lượng nước 42 – 138 m3/giờ
Cột áp 65,5 – 42,5 m
Áp suất vận hành max 10 bar
Nhiệt độ chất lỏng bơm -5°C – +90°C
Bảo hành 12 tháng chính hãng
Hãng sản xuất Ebara
Xuất xứ Italia
Kích thước 732 x 312 x 405

Bảng 5.12: Bảng tổng kết số lượng bơm


Số
Công đoạn Loại bơm
lượng
Bơm nước từ thùng chứa nước vào thiết bị pha chế môi 3D 65-200
1
trường, môi trường nhân giống
Bơm dung dịch từ thùng pha chế môi trường vào thiết bị
3D 65-200 1
thanh trùng- làm nguội
Bơm dung dịch từ thiết bị thanh trùng- làm nguội vào bồn
3D 65-200 1
lên men
Bơm canh trường vào thiết bị ly tâm 3D 65-200 3
Bơm dịch sinh khối sau ly tâm vào thùng chứa sinh khối sau
3D 65-200 1
ly tâm
Bơm dung dịch vào thùng hoàn nguyên 3D 65-200 1

Bơm dung dịch vào thùng bất hoạt 3D 65-200 1

Bơm dung dịch vào thiết bị lọc TFF 3D 65-200 4

Bơm dung dịch vào thiết bị lọc rửa 3D 65-200 1

Bơm dung dịch vào thiết bị cô đặc 3D 65-200 1

Bơm dung dịch vào thùng hấp phụ 3D 65-200 1

Bơm dung dịch vào thiết bị đóng lọ 3D 65-200 1

Bơm các hóa chất CIP thiết bị 3D 65-200 1

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 64
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

Số
Công đoạn Loại bơm
lượng
Bơm dung dịch đệm vào thiết bị rửa 3D 65-200 1
OBL MB M
Bơm dung dịch NaCl vào thùng hoàn nguyên 1
420PPSV
OBL MB M
Bơm dung dịch formalin vào thùng bất hoạt 1
420PPSV

5.4. Bảng tổng kết thiết bị


5.4.1. Thiết bị chính trong quy trình sản xuất
Bảng 5.13: Các thiết bị chính trong quy trình sản xuất
STT Kích thước thiết bị Số
Tên công đoạn Thiết bị
(LxWx H) (mm) lượng
1 Định lượng Cân định lượng 1

2 Tiệt trùng, làm nguội Alpha-laval 1980 x 490 x 1400 1

3 Tủ cấy giống TL-NCLFxV 1340×580×540 1

4 Hoạt hóa giống Bình tam giác 500 ml 34 x 180 30

5 Nhân giống cấp I Bioreactor Bioreactors 450 x 250 x 670 3

6 Nhân giống cấp II Bioreactor Bioreactors 1928x 1671 x 2871 3

7 Nhân giống sản xuất Bioreactor Bioreactors 1928x 1671 x 2871 3

8 Lên men Lên men 5000L D=1800,H=4597 15

9 Ly tâm Ly tâm đĩa 749 x 488 x 924 1


Lọc tiếp tuyến Sartoflow
10 Lọc TFF 1500×800×1500 1
Beta
Lọc tiếp tuyến Sartoflow
11 Rửa 1500×800×1500 1
Beta
12 Cô đặc JMEI 6000 x 4000 x 3000 1

13 Đóng lọ Máy đóng lọ 2400x 1000 x 1700 1

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 65
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

5.4.2. Thùng chứa, thùng chứa nước


Bảng 5.14: Bảng tổng kết thùng chứa
Kích thước (mm) Số
Tên thiết bị
D H h H0 lượng

Thùng pha chế môi trường 2197 2856 659 4174 1

Thùng chứa sinh khối thô 1021 1327 306 1939 1

Thùng chứa dung dịch hoàn nguyên 1285 1671 386 2443 1
Thùng chứa dung dịch ủ formalin 1326 1724 398 2520 126

Thùng chứa nước 2000 4006 1

Thùng chứa dịch loại bỏ sau ly tâm 2185 2841 656 4153 1

Thùng chứa dung dịch muối NaCl 791 1028 237 1502 1

Thùng chứa dung dịch formalin 616 801 185 1171 4

Thùng chứa đệm 1505 1957 452 2861 1


Thùng chứa nước loại bỏ sau lọc 997 1296 299 1894 1

Thùng chứa đệm loại bỏ sau rửa 1315 1710 395 2500 1

Thùng hấp phụ 915 1190 275 1740 1

5.4.3. Bảng tổng kết các thiết bị vận chuyển


Bảng 5.15: Bảng tổng kết các thiết bị vận chuyển
Số
Công đoạn Loại bơm
lượng
Bơm nước từ thùng chứa nước vào thiết bị pha chế môi trường, 3D 65-200
1
môi trường nhân giống
Bơm dung dịch từ thùng pha chế môi trường vào thiết bị thanh
3D 65-200 1
trùng- làm nguội
Bơm dung dịch từ thiết bị thanh trùng- làm nguội vào bồn lên men 3D 65-200 1

Bơm canh trường vào thiết bị ly tâm 3D 65-200 3

Bơm dịch sinh khối sau ly tâm vào thùng chứa sinh khối sau ly tâm 3D 65-200 1

Bơm dung dịch vào thùng hoàn nguyên 3D 65-200 1

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 66
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

Số
Công đoạn Loại bơm
lượng
Bơm dung dịch vào thùng bất hoạt 3D 65-200 1

Bơm dung dịch vào thiết bị lọc TFF 3D 65-200 4

Bơm dung dịch vào thiết bị lọc rửa 3D 65-200 1

Bơm dung dịch vào thiết bị cô đặc 3D 65-200 1

Bơm dung dịch vào thùng hấp phụ 3D 65-200 1

Bơm dung dịch vào thiết bị đóng lọ 3D 65-200 1

Bơm các hóa chất CIP thiết bị 3D 65-200 1

Bơm dung dịch đệm vào thiết bị rửa 3D 65-200 1


OBL MB M
Bơm dung dịch NaCl vào thùng hoàn nguyên 1
420PPSV
OBL MB M
Bơm dung dịch formalin vào thùng bất hoạt 1
420PPSV

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 67
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

CHƯƠNG 6: TÍNH NHIỆT – HƠI – NƯỚC

6.1. Tính nhiệt hơi


Nhiệt cung cấp trong một công đoạn: Qnâng nhiệt + Qgiữ nhiệt + Qhóa hơi.
Các công thức sử dụng trong tính toán nhiệt – hơi:
- Quá trình nâng nhiệt:
Nhiệt lượng tiêu tốn trong quá trình nâng nhiệt:
Q = Q 1 + Q2 + Q3
Trong đó: Q1 – Nhiệt lượng đun nóng thiết bị.
Q2 – Nhiệt lượng đun nóng khối nguyên liệu.
Q3 – Nhiệt lượng tổn thất ra môi trường.
Nhiệt lượng đun nóng thiết bị Q1:
Q1  G1  C1   tc  tñ   n , (kJ) (7.1)
Trong đó:
G1 – Khối lượng thiết bị, (kg).
tc – Nhiệt độ cuối cùng của nâng nhiệt, (0C).
tđ – Nhiệt độ đầu của thiết bị, (0C).
C1 – Nhiệt dung riêng của vật liệu (kJ/kg.độ).
n – Số thiết bị.
Nhiệt lượng do đun nóng môi trường nuôi cấy:
Q2  G2  C2   tc  tñ  , (kJ) (7.2)
Trong đó:
G2 – Khối lượng môi trường nuôi cấy, (kg).
C2 – Nhiệt dung riêng nguyên liệu ở nhiệt độ tđ , (kJ/kg độ).
Nhiệt lượng tổn thất ra môi trường xung quanh:
Q3  F  T1    ttb  tñ   n , (J) (7.3)
Trong đó:
F – Diện tích toàn phần thiết bị, (m2).
T1 – Thời gian nâng nhiệt, (giây).
tđ – Nhiệt độ môi trường, (0C).
Ttb – Nhiệt độ trung bình của vỏ ngoài của thiết bị, (0C).
tc  tñ
ttb 
2
α – Hệ số tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh.

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 68
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

α = 9,3 +0,058 × ttb, W/m2 độ [16].


n – Số thiết bị.
- Quá trình giữ nhiệt:
Nhiệt lượng duy trì cho khối nguyên liệu:
Q4  F  T2   ttb  tñ   n , (J) (7.4)
Trong đó:
F – Diện tích thiết bị, (m2).
T2 – Thời gian giữ nhiệt, (giây).
tđ – Nhiệt độ môi trường, (0C).
ttb – Nhiệt độ trung bình của vỏ ngoài thiết bị, (0C).
α – Hệ số tỏa nhiệt trong môi trường xung quanh
α = 9,3 + 0,058 ×( ttb – tđ), W/m2 độ [16]
n – số thiết bị.
Nhiệt lượng do nước ngưng mang ra:
Q5  Dnn  Cnn  tnn , (kJ) (7.5)
Trong đó:
Dnn – Lượng hơi nước ngưng, (kg).
Cnn – Nhiệt dung riêng của nước ngưng, (kJ/kg độ).
tnn – Nhiệt độ nước ngưng, (0C).
Nhiệt hóa hơi
Q6  W  r  n (7.6)
Trong đó:
r - Ẩn nhiệt hóa hơi của nước (kJ/kg).
W – Lượng ẩm bốc hơi từ nồi trên một đơn vị diện tích trong 1 giờ
W  0,04075   0,8 p , (kg/m2 h). [16]
ω – Vận tốc của không khí, ω = 0,5 (m/s).
p  Pb  P , (mmHg).
p - Hiệu số áp suất hơi nước trong không khí.
Tính hơi
Lượng hơi và nhiệt lượng có quan hệ theo công thức sau:
Q
D (7.7)
i
Trong đó:
i – Hàm nhiệt của hơi nước ở áp suất làm việc, (kcal/kg).

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 69
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

λ – Hàm nhiệt của nước ngưng, (kcal/kg).


6.1.1. Công đoạn tiệt trùng
Công đoạn tiệt trùng gồm các giai đoạn: nâng nhiệt, giữ nhiệt và hóa hơi.
6.1.1.1 Giai đoạn nâng nhiệt
- Nhiệt lượng do đun nóng thiết bị Q1:
Áp dụng công thức (7.1) ta có:
Q1  G1  C1   tc  tñ   n
Trong đó:
G1 -Khối lượng thiết bị, G1 = 1140 (kg).
tc – Nhiệt độ cuối cùng của nâng nhiệt lấy bằng nhiệt độ tiệt trùng: 1210C.
tđ – Nhiệt độ ban đầu của của thiết bị lấy bằng nhiệt độ môi trường: 260C.
C1 – Nhiệt dung riêng của thép: 0,5 (kJ/kg độ).
n – Số thiết bị thanh trùng: 1.
Q1 = 1140 x 0,5 x (121 – 26) x 1 = 54150 (kJ)
- Nhiệt lượng do đun nóng môi trường nuôi cấy Q2:
Áp dụng công thức (7.2) ta có:
Q2  G2  C2   tc  tñ 
Trong đó:
G2 – Khối lượng môi trường nuôi cấy, G2 = 11002 (kg).
C2 – Nhiệt dung riêng của khối nguyên liệu,
9 
C2  753,5  0, 25   t  32  ; [15]
5 
Với t = 260C thì C2 = 0,773 (kJ/kg độ) (18).
Vậy Q2 = 11002 x 0,773 x (121 – 26) = 807931,87 (kJ).
- Nhiệt tổn thất ra môi trường xung quanh:
Áp dụng công thức (7.3) ta được:
Q3  F  T1  ttb  tñ   n , (J)
F – Diện tích toàn thiết bị, F = ((L+W) x 2)x H + (L x W x 2 ) , m2
W – Chiều rộng của thiết bị , W = 0,49 m.
L – Chiều dài thiết bị, L = 1,98 m.
H - chiều cao của thiết bị, H = 1,4 m.
 F = 8,9 (m2).
1
T1 – Thời gian nâng nhiệt 10 phút, T1 = h
6
tđ – Nhiệt độ môi trường, tđ = 26 C 0

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 70
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

Nhiệt độ tiệt trùng, 1210C


ttb – Nhiệt độ trung bình của vỏ ngoài thiết bị
121+26
ttb = =73,5℃
2
α – Hệ số tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh
α=9,3+0,058×(ttb − tđ ), W/m2 độ
α = 9,3 + 0,058 × (73,5 - 26)= 12,055 W/m2 .độ
1
Vậy Q3 = 8,9 x x 12,055 x (73,5 – 26) x 1 = 5662,5 (kJ)
6
Tổng chi phí cho quá trình nâng nhiệt
Q1 = Q1 + Q2 + Q3 = 54150 + 807931,87 + 5662,5 = 867744,37 (kJ)
Áp dụng công thức (7.7) lượng hơi nước cần là:
𝑄1
D1 =
i- λ
i – Hàm nhiệt của hơi nước ở nhiệt độ hơi đốt
λ – Hàm nhiệt của nước ngưng
Tra bảng I.250 [15] ở 1210C i = 647,36(kcal/kg)
λ = 121,32 (kcal/kg)
867744,37
D1 = = 394,1 (kg)
4,186 ×(647,36-121,32 )
6.1.1.2. Giai đoạn giữ nhiệt
Trong quá trình giữ nhiệt, nhiệt độ không thay đổi, chi phí nhiệt là lượng cần
thiết để bù đắp vào nhiệt lượng mất mát do nước bốc hơi trên bề mặt và tổn thất ra môi
trường xung quanh.
- Lượng nhiệt duy trì cho khối nguyên liệu:
Áp dụng công thức (7.4) ta có:
Q4  F  T2   ttb  tñ   n , (J)
F – Diện tích thiết bị tiệt trùng, F = 8,9 (m2)
5
T2 – Thời gian giữ nhiệt, T2 = 50 (phút) = h
6
tđ – Nhiệt độ môi trường, tđ = 26 C 0

Nhiệt độ thanh trùng 1210C


ttb – Nhiệt độ trung bình vỏ ngoài của thiết bị
121+26
ttb = =73,5℃
2
α – Hệ số tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh
α=9,3+0,058×(ttb − tđ ) , W/m2 độ

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 71
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

α=9,3 + 0,058 × (73,5- 26) = 12,055 W/m2 độ


5
Vậy Q4= 8,9x x 12,055 x (73,5 – 26) x 1= 14156,25 (kJ)
6
- Nhiệt lượng do nước ngưng mang ra:
Q5  Dnn  Cnn  tnn
Trong đó:
Dnn – Giả sử lượng hơi nước ngưng chính bằng lượng hơi cấp trong giai đoạn
nâng nhiệt D1
Cnn – Nhiệt dung riêng của nước ngưng ở 1210C và áp suất 2 at.
Tra bảng (I.149) [15] ở 1210C và áp suất 2 at Cnn = 0,5044 (kcal/kg độ) hay Cnn =
2,108 (kJ/kg độ)
tnn – Nhiệt độ nước ngưng, ở đây coi nhiệt độ của nước ngưng bằng nhiệt độ hơi
đốt, tnn = 1210C
Vậy Q5 = 394,1 x 2,108 x 121 = 100522,3 (kJ)
Tổng chi phí cho quá trình giữ nhiệt:
Q2 = Q4 + Q5 = 14156,25 + 100522,3 = 114678,55 (kJ).
Q2
D2 
i
Trong đó:
i – Hàm nhiệt của hơi nước ở nhiệt độ hơi đốt
λ – Hàm nhiệt của nước ngưng
Tra bảng (I.250) ở 1210C: i = 647,36(kcal/kg)
λ = 121,32 (kcal/kg)
Áp dụng công thức (7.7) ta có lượng hơi nước cần:
114678,55
D2 = = 52,15(kg)
4,186 ×(647,36-121,32 )
6.1.1.3. Nhiệt hóa hơi
Áp dụng công thức (7.6) ta có:
Q6  W  r  n (kJ)
Trong đó:
r - Ẩn nhiệt hóa hơi của nước
Nhiệt độ trung bình của quá trình bay hơi
96  26
ttb   61 0C
2
Trong đó: 960C là nhiệt độ ở đó nước bắt đầu bay hơi, 260C là nhiệt độ môi
trường.

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 72
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

Tra bảng (I.250) [15].


với ttb = 610C thì r = 561,94 (kcal/kg) hay r = 2,35456(kJ/kg)
W – Lượng ẩm bốc hơi tử nồi trên một đơn vị diên tích trong 1 giờ.
W1  0, 04075   0,8  p , (kg/m2 h)
ω – Vận tốc của không khí, ω = 0,5 m/s
p  Pb  P , mmHg
∆p – Hiệu số áp suất hơi nước trong không khí
Tra bảng (I.253) với tđ = 260C thì p =25,2 (mmHg)
Tra bảng (I.250) với tbh = 610C thì Pb = 157,12 (mmHg)
∆𝑝 =157,12 - 25,2 = 131,92 (kg)
Lượng ẩm bốc hơi từ nồi: W1  0, 04075   0,8  p  F  T

W1 = 0,04075 x 0,50,8 x 131,92 = 3,1 (kg).


Q6 = 3,1 x 2,3456 x 1 = 7,27 (kJ)
Q6
D3 
i
Trong đó:
i – Hàm nhiệt của hơi nước ở nhiệt độ hơi đốt
λ – Hàm nhiệt của nước ngưng
Tra bảng (I.250) ở 1210C : i = 647,36(kcal/kg)
λ = 121,32 (kcal/kg)
Áp dụng công thức (7.7) ta có lượng hơi nước cần là:
7,27
D3 = = 3,3.10−3 (kg)
4,186 ×(647,36 -121,32)
Tổng chí phí hơi cho quá trình tiệt trùng:
D = D1 + D2 + D3 = 394,1 +52,15 + 3,3.10−3 = 446,25 (kg)
6.1.2. Lượng nhiệt hơi trong quá trình cô đặc
Theo mục 5.2.16, tiêu hao hơi của thiết bị cô đặc là Dcđ = 2500 kg/h
Lượng hơi cần cung cấp cho thiết bị cô đặc trong 1 ngày là :
D = 2500 × 24 = 60000 (kg/ngày)
Lượng hơi và nhiệt lượng có quan hệ theo công thức sau:
Q
D
i
Trong đó:
i – Nhiệt hàm của hơi nước ở áp suất làm việc P = 0,1 at , i = 639 (kcal/kg).
λ – Nhiệt hàm của nước ngưng, λ = 99,1 (kcal/kg).
Lượng nhiệt cấp cho thiết bị cô đặc trong 1 ngày:

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 73
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

Qnn = D x (i – λ) = 60000 x 4,186 x (639 – 99,1) = 1,35601284×108 (kJ)


6.1.3. Tính nhiệt – hơi công đoạn lên men
Quá trình lên men gồm hai giai đoạn: Nâng nhiệt và giữ nhiệt.
6.1.3.1. Giai đoạn nâng nhiệt
Nhiệt lượng tiêu tốn trong quá trình nâng nhiệt:
Q = Q 1 + Q2 + Q3
Q1: Nhiệt lượng đun nóng thiết bị
Q2: Nhiệt lượng đun nóng môi trường nuôi cấy
Q3: Nhiệt lượng tổn thất ra môi trường xung quanh
a. Nhiệt lượng do đun nóng thiết bị
Q1  G1  C1  t c  t1   n
Trong đó:
G1: Khối lượng thiết bị, G1= 1583 (kg)
tc: Nhiệt độ cuối cùng của nâng nhiệt lấy bằng nhiệt độ lên men: 370C
t1: Nhiệt độ ban đầu của thiết bị lấy bằng nhiệt độ môi trường : 260C
C1: Nhiệt dung riêng của thép: 0,5 (kJ/kgđộ)
n : Số lượng thiết bị lên men
Q1 = 1583× 0,5 × (37 – 26) x 9 = 78358,5 (kJ)
b. Nhiệt lượng do đun nóng môi trường nuôi cấy
Q2  G2  C2  t c  t1 
G2: Khối lượng môi trường nuôi cấy
Như ở trên đã tính toán, ta cần lên men 3 canh trường từ 3 giống V.Cholerae
O1, El Tor : V.Cholerae O139, 4260B: V.Cholerae O1, Cairo 50 theo tỷ lệ 2 : 2 :1.
Vậy khối lượng canh trường lên men cho vi khuẩn chủng V.Cholerae O1, El Tor:
2 2
G2’ = x Glm = x 11982 = 4792,75 (kg/ca)
5 5
khối lượng canh trường lên men cho vi khuẩn chủng V.Cholerae O139, 4260B:
2 2
G2’’ = x Glm = x 11982 = 4792,75 (kg/ca)
5 5
khối lượng canh trường lên men cho vi khuẩn chủng V.Cholerae O1, Cairo 50:
1 1
G2’’’ = x Glm = x 11982 = 2396,4 (kg/ca)
5 5
t = 26 C thì C2 = 0,773 (kJ/kgđộ)
0

Vậy : Q2’ = 4792,75 x 0,773 x (37 – 26) = 40752.75 (kJ)


Q2’’ = 4792,75 x 0,773 x (37 – 26) = 40752.75 (kJ)
Q2’’’ = 2396,4 x 0,773 x (37 – 26) = 20376,59 (kJ)
Vậy Q2 = Q2 + Q2’’ + Q2’’’

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 74
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

= (40752.75 + 40752.75 + 20376,59) x 3 = 305646,27 (kJ)


c. Nhiệt lượng tổn thất ra môi trường xung quanh
Q3  F  T1    t tb  t1  [7]
F : Diện tích toàn phần thiết bị, F = 22 m2.
1
T1 : Thời gian nâng nhiệt,T1 = 10 phút = h.
6
t1 : Nhiệt độ môi trường, t1 = 26 C 0

Nhiệt độ thanh trùng 1210C


ttb : Nhiệt độ trung bình của vỏ ngoài của thiết bị
37 + 26
t tb = = 31,50 C
2
 : Hệ số toả nhiệt ra môi trường xung quanh
α=9,3+0,058×(ttb − tđ ) , W/m2 độ
α=9,3 + 0,058 × (31,5- 26) = 2,97 W/m2 độ
1
Vậy Q3= 22 x x 2,97 x (31,5 – 26) x 9= 539,055 (kJ)
6
d. Tổng chi phí cho quá trình nâng nhiệt
Q  Q1  Q2  Q3
Q = 78358,5 + 305646,27 + 539,055 = 384543,825(kJ)
Q
D1 
ihn  inn
ihn : Hàm nhiệt của hơi nước ở nhiệt độ hơi đốt
inn : Hàm nhiệt của nước ngưng
Ở 370C: ihn = 612,12 (kcal/kgđộ) [7]
inn = 37 (kcal/kgđộ) [7]
384543,825
D1 = = 159,7 (kg)
4,186 ×(612,12 -37)
e. Cường độ tiêu tốn hơi nước ở giai đoạn nâng nhiệt
D1
Dh1 
T1
T1 : Thời gian nâng nhiệt, T1= 0,16 (h)
159,7
Dh1 = = 998 (kg/h)
0,16
8.1.3.2. Giai đoạn giữ nhiệt
Trong quá trình giữ nhiệt,nhiệt độ không thay đổi,chi phí nhiệt là lượng cần
thiết để bù đắp tổn thất ra môi trường xung quanh.
a. Lượng nhiệt tổn thất ra môi trường xung quanh

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 75
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

Q4 = F x T2 x α x (ttb – t1) (kJ)


F : Diện tích nồi lên men, F = 22 (m2)
T2 : Thời gian giữ nhiệt, T2 = 1152 (giờ)
t1 : Nhiệt độ môi trường, t1 = 260C
Nhiệt độ lên men 370C
ttb : Nhiệt độ trung bình của vỏ ngoài của thiết bị, ttb = 260C.
 : Hệ số toả nhiệt ra môi trường xung quanh
α=9,3+0,058×(ttb − tđ ) , W/m2 độ
α=9,3 + 0,058 × (31,5- 26) = 2,97 W/m2 độ
Vậy Q4= 22 x 1152 x 2,97 x (31,5 – 26) x 9 = 3725948,16 (kJ)
c. Tổng chi phí cho quá trình giữ nhiệt
Q1 = Q4 = 3725948,16 (kJ)
Q1
D2 
ihn  inn
ihn : Hàm nhiệt của hơi nước ở nhiệt độ hơi đốt
inn : Hàm nhiệt của nước ngưng
Ở 370C: ihn = 612,12 (kcal/kgđộ) [7]
inn = 37 (kcal/kgđộ) [7]
3725948,16
D2 = = 1547,67 (kg)
4,186 ×(612,12 -37)
d. Cường độ tiêu tốn hơi nước ở giai đoạn giữ nhiệt
D2
Dh 2 
T2
T2 : Thời gian nâng nhiệt, T2= 0,5 (h)
1547,67
Dh2 = = 3095,35 (kg/h)
0,5
8.1.3.3. Tổng chi phí hơi cho quá trình lên men
D = D1 + D2 = 159,7 + 1547,67 = 1707,37 (kg)
6.1.4. Tổng lượng hơi dùng trong nhà máy
Bảng 6.1: Bảng tổng kết lượng hơi dùng trong nhà máy
Hạng mục Lượng hơi tiêu thụ (kg/ngày)
Tiệt trùng 446,25
Lên men 1707,37
Cô đặc 60000
Tổng các hạng mục 62153,62

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 76
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

Tổng lượng hơi dùng cho thiết bị truyền nhiệt:


Dtr = 62153,62 (kg/ngày)
Lượng hơi nhà máy cần dùng:
DT = Dtr + Dkh
Dkh : Lượng hơi dùng cho vệ sinh thiết bị, đường ống, bề mặt sàn,…
Giả sử Dkh = 0,25 Dtr = 0,25 × 62153,62= 15538,405 (kg)
Vậy DT = 62153,62+ 15538,405 = 77692,025 (kg/ngày)
- Tính và chọn lò hơi:
DT
Lượng hơi thực tế cần dùng là: Dtt 

Chọn µ= 0,91: Hệ số tổn thất nhiệt mất mát do đường ống, do trở lực và nhiều
nguyên nhân khác:
77692,025
Dtt = = 85375,9 (kg/ngày)
0,91
Chọn lò hơi đốt dầu hộp khói ướt có đặc tính kỹ thuật (19):
+ Mã hiệu: LHD8/13W
+ Kiểu ống lò: ống lửa, nằm ngang
+ Hiệu suất: 89 ÷ 90%
+ Nhiên liệu: Dầu FO, gas
+ Năng suất sinh hơi (kg/h): 5000
+ Áp suất làm việc (kG/cm2): 13
+ Nhiệt độ hơi bão hòa (0C): 194
Số lò hơi cần dùng:
85375,9
=0,71
5000×24
Vậy chọn 1 lò hơi.
6.2. Tính nước
8.2.1. Nước dùng cho sản xuất
Nước dùng trong sản xuất là nước tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất
vacccine dịch tả , ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của vắc-xin, bao gồm:
- Lượng nước dùng để pha chế môi trường lên men.
- Lượng nước dùng nhân giống.
Theo Bảng 3.7, lượng nước dùng cho sản xuất trong một ngày là: 11325,53 (lit/ca)

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 77
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

6.2.2. Nước sử dụng phục vụ cho việc sản xuất


Nước dùng phục vụ cho việc sản xuất được sử dụng vào các mục đích phụ trợ
cho sản xuất, chúng không tham gia trực tiếp vào thành phần của sản phẩm nên yêu
cầu của loại nước này thấp hơn nước dùng cho sản xuất.
Nước sử dụng phục vụ cho sản xuất bao gồm nước vệ sinh thiết bị, đường ống;
nước sử dụng cho lò hơi và các loại nước khác.
Chọn lượng nước sử dụng phục vụ cho việc sản xuất bằng 15% lượng nước dùng
cho sản xuất.
Lượng nước phục vụ cho việc sản xuất trong một ngày là:
11325,53 × 0,15 = 1698,83 (lit/ca)
6.2.3. Nước cần cho sinh hoạt
- Nước cho nhà tắm, vệ sinh:
Nước dùng cho nhà tắm vệ sinh là 50 lít/người/ngày, tính cho 70% số người
Ta có số người làm việc trong một ngày là: 80 người.
Lượng nước dùng cho nhà tắm vệ sinh trong một ngày là:
50×80×70
= 2800 (lít/ngày)
100
- Nước dùng cho nhà ăn tập thể:
Tiêu chuẩn nước dùng cho nhà ăn tập thể là 30 lít/người/ngày, nên lượng nước
cần dùng cho toàn bộ nhân viên nhà máy:
30 × 80 = 2400 (lít/ngày)
- Nước dùng cho tưới cây:
Với diện tích cây xanh 2340 (m2), một ngày tưới 1 lần bằng hệ thống phun tự
động. Cứ 50 m2 cây xanh tốn 1000 lít nước. Vậy lượng nước tốn trong một ngày để
tưới cây là:
2340
×1000 = 46800 (lít/ngày)
50
- Nước dùng cho cứu hỏa:
Theo quy định thì lượng nước cứu hoả cần 2,5 lít/s dùng trong 3h và tính cho 2
lần sử dụng trong một năm nên lượng nước dùng là:
2,5 x 3 x 3600 × 2 = 54000 (lít/năm) = 54 (m3/năm)
- Lượng nước cho sinh hoạt 1 ngày là:
2800 + 2400 + 46800 = 52000 (lít/ngày)
Vậy tổng lượng nước sử dụng của nhà máy trong 1 năm là:
(11325,53 + 1698,83 + 52000) x 353 + 54000 = 23007599,08 (lit/năm)

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 78
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

Để dự trữ cho sản xuất và sinh hoạt nhà máy dùng 1 bể chứa nước.
+ Bể chứa nước cho sản xuất dùng trong 2 ngày:
Lượng nước cho sản xuất trong 2 ngày:
Vsx = 11325,53 × 2 = 22651,06 (lit)= 22,65 m3 ≈ 23 m3
Chọn bể chứa có kích thước : 3 x 3 x 3 (m)
+ Bể chứa nước cho phục vụ sản xuất và sinh hoạt:
Lượng nước dự trữ cho phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong 2 ngày:
Vpv = (1698,83 + 52000) × 2 = 107397,66 lit = 107,4 m3
Chọn bể chứa có kích thước : 6×5×4 (m)
Tổng lượng nước dự trữ trong 2 ngày : 22,65 + 107, 4 = 130,05 m3
Xây đài chứa: ta chọn D = 6 m, hệ số chứa đầy 0,9
V = 3,14 x R2 x H x 0,9 (m3)
V 130,05
H= 2 = = 5 (m)
3,14×R ×0,9 3,14×32 ×0,9
Vậy nhà máy xây đài chứa nước có kích thước D = 6, H = 5 (m).
Đài nước phải bố trí cao hơn so với thiết bị cao nhất trong phân xưởng sản xuất
chính nên thiết kế chân để đặt đài lên cao. Trong phân xưởng sản xuất chính có phòng
phòng ủ formalin cao gần 8m nên bố trí chân đài cao 8m (20).
6.3. Tính nhiên liệu
6.3.1. Dầu FO
Vậy lượng dầu dùng trong 1 năm là:
120.46 x 341 = 41077.5(kg/năm)
Dầu FO sử dụng cho lò hơi:
D×(ih -in )
G=
Qp ×n
Trong đó:
Qp: nhiệt lượng của dầu, Q = 9800 (kcal/kg)
D: năng suất tổng cộng các nồi hơi phải thường xuyên chạy:
D = 85375,9 (kg/ngày)
n: hệ số tác dụng hữu ích của nồi hơi, n = 90 %.
Áp suất làm việc P = 13 kg/cm2 = 13,4 at. Tra bảng I.250 [15] ta có:
ih: hàm nhiệt của hơi ở áp suất làm việc, ih = 666,6 (kcal/kg).
in: hàm nhiệt của nước ở áp suất làm việc, in = 193,6 (kcal/kg).
D×(ih -in ) 85375,9 ×(666,6-193,6)
G= = = 4578,55 (kg/ngày)
Qp ×n 9800×90%

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 79
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

Số ngày sản xuất trong 1 năm: 353 ngày


=> Lượng dầu sử dụng trong một năm:
m = 4578,55 × 353 = 1616227,7 (kg/năm).
Khối lượng riêng dầu FO: d = 0,970 (kg/lit)
Thể tích dầu FO cần dùng trong một năm:
1616227,7
V= = 1666214 (lít)
0,97
6.3.2. Dầu DO
Dự phòng để chạy máy phát điện đề phòng trường hợp mất điện.
Sử dụng 4 lít/ ngày.
Một năm sử dụng là: 4 x 353 = 1412 (lít)
6.3.3. Dầu nhờn
Dùng bôi trơn thiết bị.
Định mức: 2 lít/ ngày.
Trong một năm dùng: 2 x 353 = 706 (lít)
6.3.4. Xăng
Sử dụng cho các xe của nhà máy, các thiết bị dùng xăng.
Lượng xăng sử dụng cho một ngày là 20 lít.
Lượng xăng sử dụng cho một năm: 20 × 353 = 7060 (lít).

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 80
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

CHƯƠNG 7: TÍNH TỔ CHỨC

7.1. Sơ đồ tổ chức của nhà máy

GIÁM ĐỐC

Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng


hành kiểm kinh tài quản lý sản
chính – soát doanh chính chất xuất
nhân sự nội bộ kế toán lượng

Bộ Bộ
Bộ
Bộ Bộ Bộ Bộ phận Bộ Bộ phận
phận Bộ
phận phận phận phận tài phận phận bảo
kho phận
hành nhân bán mua chính kho sản trì,
(kho kho
chính sự hàng hàng – kế (NVL) xuất sửa
TP)
toán chữa

Hình 7.1 : Sơ đồ tổ chức nhà máy


7.2. Tổ chức lao động của nhà máy
Mỗi ngày phân xưởng sản xuất làm việc 3 ca.
- Ca 1 từ 6h đến 14h.
- Ca 2 từ 14h đến 22h.
- Ca 3 từ 22h đến 6h sáng hôm sau.
Trong đó mỗi ca có 30 phút nghỉ để ăn và giải lao nên thời gian làm việc mỗi ca
là 7 giờ 30 phút.
Khối hành chính làm việc 8 giờ 1 ngày:
- Sáng 7h30 đến 11h30.
- Chiều 13h30 đến 17h30.

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 81
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

7.2.1. Tính nhân lực lao động


Bảng 7.1: Kế hoạch làm việc của nhân viên năm 2019
Cả
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
năm
Số ngày 31 28 31 30 31 30 31 31 30 31 30 31 365
Số ngày
8 0 0 2 1 0 0 0 1 0 0 0 12
lễ - tết
Số ngày
4 4 5 4 4 5 4 4 5 4 4 5 52
chủ nhật
Số ngày
10 10
phép
Thời gian làm việc của một công nhân:
TLV = TNăm – (Tlễ, tết + Tchủ nhật + Tphép ) = 365– (12+52+10) = 291 (ngày/năm)
Hệ số điều tiết công nhân:
365
K= =1,25
291
7.2.2. Nhân lực nhà máy
Lao động theo thời gian hành chính.
Bảng 7.2: Nhân lực lao động hành chính
STT Chức vụ Số người/ca
1 Giám đốc 1
2 Thư ký giám đốc 1
3 Phòng hành chính-nhân sự 2
4 Phòng kiểm soát nội bộ 1
5 Phòng kinh doanh 3
6 Phòng tài chính kế toán 2
7 Phòng quản lý chất lượng 3
8 Phòng sản xuất 6
9 Nhà ăn 3
10 Công nhân vệ sinh 3
11 Lái xe 1
Tổng số người 26

Lao động trực tiếp sản xuất.

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 82
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

Bảng 7.3: Nhân lực lao động trực tiếp


STT Công đoạn Số người/ca Nhiệm vụ
Đứng máy, giám sát quá
Pha chế môi trường và 1 trình, kiểm tra, vận hành,
1
Tiệt trùng – Làm nguội cân định lượng pha chế môi
trường.
Đứng máy, giám sát quá
Cấy giống , Nhân giống Lên
trình, cấy giống, kiểm tra và
2 men 3
phân tích giống, canh
trường

Đứng máy, giám sát quá


3 Ly tâm và hoàn nguyên 1
trình, kiểm tra và phân tích

Đứng máy, giám sát quá


4 Bất hoạt, lọc TFF và rửa 1
trình, kiểm tra và phân tích

Đứng máy, giám sát quá


5 Cô đặc và hấp phụ 1
trình, kiểm tra và phân tích
Đứng máy, giám sát quá
trình, kiểm tra trực quan,
6 Đóng lọ 3
đóng lọ, chuyển lọ thành
phẩm vào hộp.
Vận chuyển các hộp chứa lọ
7 Vận chuyển sản phẩm 1
vắc-xin đến kho sản phẩm.
Theo dõi, báo cáo số lượng,
8 Kho nguyên liệu 1
chất lượng nguyên liệu.
Vận chuyển nguyên liệu đến
9 Vận chuyển nguyên liệu 1 phân xưởng sản xuất chính,
nhập nguyên liệu.
Theo dõi, báo cáo số lượng,
10 Kho thành phẩm 1 mở kho, kiểm tra số lượng
hàng xuất xưởng.
Giám sát, vận hành điện
11 Xưởng cơ – điện 1
toàn nhà máy
12 Lò hơi 1 Giám sát, cấp nhiên liệu và

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 83
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

STT Công đoạn Số người/ca Nhiệm vụ


nước cho lò hơi.
Giám sát, theo dõi vận hành
13 Xử lý nước thải 2 hệ thống xử lý nước thải nhà
máy, lấy mẫu nước kiểm tra.
14 Bảo vệ 2 Bố trí cho 2 cổng
Tổng số người 20
Số công nhân trực tiếp sản xuất của nhà máy là Csx = 20 x 3 = 60 người. Vậy
công nhân trực tiếp sản xuất nhà máy cần có là:
Ncn = Csx × K=60×1,25 = 75 (người/ngày)
Vậy cần có 75 người.
Số lao động trong một ca đông nhất bằng tổng số lao động gián tiếp và số lao
động trực tiếp của một ca: 26 + 20 = 46 (người).
Tổng số lao động trong nhà máy là: 60 + 26 = 86 (người).

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 84
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

CHƯƠNG 8: TÍNH XÂY DỰNG

Việc bố trí tổng mặt bằng nhà máy có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của nhà
máy sau này. Việc bố trí hợp lí các phân khu của nhà máy sẽ đem lại nhiều lợi ích về
chi phí xây dựng, đảm bảo tính linh hoạt, thông suốt trong quá trình sản xuất, bên cạnh
đó việc bố trí hợp lí sẽ góp phần đem lại năng suất và tinh thần làm việc tốt cho người
lao động, năng suất và chất lượng của sản phẩm đảm bảo yêu cầu đầu ra.
Nhà máy được bố trí xây dựng theo nguyên tắc phân vùng, với quy hoạch 4 vùng
như sau:
- Vùng sản xuất chính.
- Vùng năng lượng.
- Vùng kho tàng và phương tiện vận chuyển.
- Vùng hành chính và phục vụ sinh hoạt.
8.1. Phân xưởng sản xuất chính
Trên cơ sở thiết bị của nhà máy và các phân khu chức năng được bố trí trong
phân xưởng sản xuất chính ta tính và thiết kế phân xưởng sản xuất chính như sau:
- Bước cột B: chọn bước cột B = 6m.
- Nhịp nhà: xây dựng phân xưởng theo kiểu nhà 1 nhịp mỗi nhịp 30 m.
- Chiều rộng nhà: 30 m, gồm 5 bước cột.
- Chiều dài của nhà: 60 m, gồm 10 bước cột.
- Chiều cao của nhà: chọn chiều cao 8,4 m.
- Diện tích của phân xưởng sản xuất chính là: 60 x 30 = 1800 (m2).
8.2. Kho nguyên liệu
Nguyên liệu được vận chuyển về nhập kho trước khi đưa vào sản xuất. Ngoài
cung cấp nguyên liệu cho sản xuất cần dự trữ nguyên liệu trong 3 tháng để đảm bảo
cho hoạt động liên tục của nhà máy. Sử dùng thùng chứa có sức chứa 50 kg có kích
thức DxH= 380 x 585
Lượng nguyên liệu (khô) cần dự trữ trong kho là:
( 11002+482,4 x 2 +241,2 ) x 8,8 % x 3 x 90= 290062 (kg)
Số thùng để chứa lượng nguyên liệu dự trữ là
290062 : 50 = 5800(thùng).
Bố trí kệ đặt các thùng chứa nguyên liệu. Một kệ có 5 tầng, mỗi giá chứa 10
thùng, khoảng cách giữa các tầng là 30 cm và khoảng cách giữa tầng dưới cùng với
mặt đất là 20cm. Vậy tổng chiều cao của kệ khi đặt nguyên liệu là 4500 mm= 4,5 m
Chiều dài kệ chứa là:

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 85
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

10 x 380 + 100 x 9 = 4700 (mm)


Chiều rộng kệ chứa là:
380 + 10 = 390 (mm) ( khoảng trống giữa các thùng là 10 cm và khoảng trống để
bề ngang vật phòng vật không bị rơi là 5cm) .
Diện tích của 1 kệ:
4,7 x 0,39 = 1,833 (m2)
Tổng số kệ chất thùng chứa nguyên liệu là:
5800: 50 = 116 (kệ)
Diện tích của tất cá các kệ chứa trong kho là:
1,833 x 116 = 213 (m2)
Chọn lối đi chiếm 50% diện tích số kệ trong kho.
Diện tích phần đường đi: 50% x 213=106,5
Diện tích kho nguyên liệu :
213 + 106,5 = 319,5 (m2) ≈ 320 (m2)
Dựa vào lượng nguyên liệu sử dụng đã tính toán ta chọn kho chứa nguyên liệu có
kích thước sau: chiều dài và chiều rộng của kho là: 20 m x 16 m
Chiều cao kho chứa: 4,5 m.
Diện tích kho chứa: S = 320 (m2).
8.3. Kho chứa thành phẩm
Thành phẩm vắc-xin sau khi đóng lọ được vận chuyển vào kho thành phẩm trong
thời gian bảo quản 48h trước khi được vận chuyển đi tiêu thụ.
Vắc-xin sẽ được đóng thành từng hộp, mỗi hộp 18 lọ . Kích thước hộp bảo quản
vắc-xin: 400 x 250 x 260 (mm).
Năng suất sản xuất vắc-xin của nhà máy là 11672 (ml/ca). Một ca sản xuất được
1566 lọ hay 87 hộp bảo quản vắc-xin.
Vậy số hộp cần cho 48h sau khi sản xuất: 87 x 3 x 2= 522
Bố trí các giá cao 1,5 m đặt các hộp bảo quản vắc-xin để chất hộp, 1 giá chứa 50
hộp .
Diện tích một giá đựng vắc-xin:
(0,4 + 0,05 x 2) x (0,25 x 10 + 0,05 x 11) = 1,525 (m2)
Diện tích kho thành phẩm để chứa vắc-xin là:
522
1,525 x = 16 (m2 )
50
Mặt khác cột và lối đi trong kho chứa chiếm 50% diện tích kho chứa. Diện tích
kho thành phẩm cần sử dụng để chứa vắc-xin là:

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 86
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

50
16 + 16× = 24 (m2 )
100
Chiều cao kho chứa: 3 m.
Diện tích kho chứa thành phẩm: S = 6 x 4 = 24 (m2)
8.4. Phòng nhân giống
Giống trong ống nghiệm được hoạt hóa và nhân lên đủ số lượng trước khi đưa
vào nhân giống sản xuất. Phòng nhân giống nằm trong xưởng sản xuất chính.
Chiều cao phòng: 5,8m.
Diện tích phòng nhân giống: S = 11,408 x 15,724 = 179,4 (m2)
8.5. Phòng KCS và phòng kỹ thuật
Phòng KCS là nơi làm nhiệm vụ kiểm tra, theo dõi các thông số kỹ thuật và chất
lượng của nguyên liệu, thành phẩm và bán thành phẩm nhằm kịp thời điều chỉnh trong
quá trình sản xuất để đạt được sản phẩm có chất lượng tốt. Kích thước phòng:
Chiều cao phòng: 4 m.
Diện tích phòng KCS: S = 12 x 6 = 72 (m2)
8.6. Trạm biến áp
Là nơi điều chỉnh điện áp phù hợp cho hoạt động của thiết bị. Thường đặt nơi ít
người qua lại và gần nơi tiêu thụ điện nhiều nhất.
Chiều cao: 4,2 m.
Diện tích trạm biến áp: S = 6 x 6 = 36 (m2)
8.7. Trạm bơm:
Chọn chiều cao: 4,2m.
Chọn S = 4 × 4 = 16 m2
8.8. Nhà hành chính:
Nhà hành chính được chia thành các phòng ban của nhà máy. Nhà hành chính
được đặt trước xưởng sản xuất chính. Kích thước các phòng ban:
- Phòng giám đốc: 3 x 4 x 4,2 (m).
- Phòng thư ký giám đốc: 3 x 4 x 4,2 (m).
- Phòng PGĐ kinh doanh: 3 x 4 x 4,2 (m).
- Phòng PGĐ kỹ thuật: 3 x 4 x 4,2 (m).
- Phòng hành chính tổng hợp: 3 x 4 x 4,2 (m).
- Phòng kế toán tài chính: 3 x 4 x 4,2 (m).
- Phòng kế hoạch sản xuất: 3 x 4 x 4,2 (m).
- Phòng y tế: 3 x 4 x 4,2 (m).
- Hội trường:

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 87
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

Số nhân công của nhà máy là 86 người, tính tiêu chuẩn mỗi người chiếm 1m2 và
tính theo 2/3 số công nhân trong nhà máy.
Sân khấu rộng 4 x 3 = 12 m2. Lối đi chiếm 20 x 1 = 20 m2.
Vậy diện tích hội trường là:
2
S= 86× + 12 + 20 = 90 (m2 )
3
Tổng diện tích các phòng là 96 m2.
Diện tích dành cho hành lang: 2 x (2 x 30) = 120 m2
Diện tích các phòng vệ sinh là 2 x (3 x 4) = 24 m2
Diện tích cầu thang: 2 x (4 x 2) = 16 m2.
Tổng diện tích nhà hành chính cần xây dựng là 346 m2.
Tòa nhà hành chính có kết cấu 2 tầng với kích thước 30 x 6 x 8,4 (m).
T1 WC GĐ PGĐ PGĐ Thư Hành Kế Kế Y tế Cầu
KD KT ký chính hoạch toán thang
T2 WC Hội trường Cầu
thang
Hình 8.1: Mặt bằng nhà hành chính
8.9. Xưởng cơ điện:
Xưởng cơ điện có nhiệm vụ sửa chữa, bảo dưởng máy móc thiết bị của nhà máy
đồng thời là nơi đưa ra thiết kế cho nhà xưởng.
Chiều cao nhà: 4,2 m.
Diện tích nhà xưởng: 12 x 6 = 72 m2.
8.10. Gara Ô tô:
Chọn kích thước Gara là: 8 x 6 x 4,2 m.
8.11. Nhà để xe máy cho cán bộ nhân viên:
Tính cho tổng số nhân viên của ca làm việc đông nhất là 46 người. Diện tích
dành cho 1 xe máy là 1 m2. Diện tích của nhà xe nhân viên cần là S = 46 x 1 = 46 (m2).
Kích thước nhà để xe là: 8 x 6 x 3,5 m.
8.12. Nhà ăn
Tính cho 2/3 số công nhân viên trong ca đông nhất, diện tích bình quân cho mỗi
người là 2,25 m2 .
Vậy diện tích cần đáp ứng đối với nhà ăn là
2
S = 46× ×2,25=69 (m2 )
3
Chọn kích thước nhà ăn 10 x 7 x 4,2 (m).

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 88
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

8.13. Nhà vệ sinh


Số phòng tắm: Tính cho 60% số công nhân trong ca đông nhất là 28 người, 7
đến 10 công nhân trên một vòi tắm.
Bố trí 3 vòi tắm cho 1 phòng tắm, diện tích cho một phòng tắm là:
S = 3 × 0,9 × 0,9 = 2,43 m2, chọn 3 m2.
Phòng vệ sinh bố trí gần phòng tắm nhưng không quá chỗ làm việc 100m. Chọn
nhà vệ sinh có kích thước: S = 0,9 × 1,2 = 1,08 m2.
Số nhà vệ sinh cần là 3 cái. Diện tích nhà vệ sinh là: 3,24 m2, chọn 4 m2.
Tổng diện tích nhà tắm và vệ sinh là: S = 3 + 4 = 7 m2.
Chọn kích thước khu vệ sinh là: 4 x 2 x 4,2 (m)
8.14. Đài chứa nước
Đài nước là nơi cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất.
Đài nước có kích thước như sau:
Chiều cao đặt đài nước: 13 m
Đường kính đài nước 6 m
8.15. Khu xử lý nước:
Chọn chiều cao là 4,8m. Kích thước bể chứa nước ngầm là: 9 x 6 x 4,8 m.
8.16. Khu xử lý nước thải:
Nước thải trong quá trình sản xuất được tập trung xử lý sơ bộ trước khi được thải
ra đường ống xử lý nước thải chung của khu công nghiệp.
Chọn kích thước khu xử lý nước thải là: 9 x 8 x 4,2 m.
8.17. Phân xưởng lò hơi:
Đặt ở gần nơi tiêu thụ hơi chính, đảm bảo yêu cầu đốt trong 2 tháng.
Chọn phân xưởng lò hơi có kích thước 9 × 6 × 8,4 m.
8.18. Nhà bảo vệ:
Chọn 2 nhà bảo vệ có kích thước: 3 × 3 × 4,2 m.
8.19. Trạm phát điện dự phòng:
Chọn trạm phát điện có kích thước: 6×6×4,2 m.
8.20. Kho vật tư thiết bị:
Chọn kho vật tư thiết bị có kích thước: 6 x 5 x 4,2 m
8.21. Khu đất mở rộng:
Chọn khu đất mở rộng bằng ¾ diện tích phân xưởng sản xuất chính.
Diện tích khu đất mở rộng của nhà máy: S = 0,75 x 1800 = 1350 (m2).
Chọn khu đất mở rộng có kích thước 60 x 22,5 (m).
8.22. Quy chuẩn bố trí mặt bằng nhà máy
Nhà máy có 2 cổng, xung quanh bao bằng tường bao bê tông.

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 89
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

Trong nhà máy có trồng nhiều cây xanh.


Các đường đi lại được đổ nhựa, chiều rộng của đường là 6 m.
Khu sản xuất và khu hành chính được bố trí đầu hướng gió. Khu năng lượng, lò
hơi, nhà vệ sinh, khu xử lý nước thải được bố trí cuối hướng gió để đảm bảo tốt yêu
cầu vệ sinh tránh gây ô nhiễm và phòng chống cháy nổ tốt.
Các công trình khác được bố trí hợp lý để thuận tiện cho sản xuất và sinh hoạt.
Từ các công trình xây dựng đã tính và chọn được ở trên ta có bảng tổng kết các
hạng mục công trình xây dựng trong nhà máy như sau:
Bảng 8.2: Bảng tổng kết các hạng mục công trình trong nhà máy
STT Tên công trình Kích thước (m) Diện tích (m2)
1 Xưởng sản xuất chính 60 x 30 x 8,4 1800
2 Kho chứa nguyên liệu 20 x 16 x 4,5 320
3 Kho chứa thành phẩm 6x4x3 24
4 Trạm biến áp 6 x 6 x 4,2 36
5 Trạm bơm 4 x 4 x 4,2 16
6 Nhà hành chính 30 x 6 x 8,4 180
7 Xưởng cơ điện 12 x 6 x 4,2 72
8 Gara ô tô 8 x 6 x 4,2 48
9 Nhà xe nhân viên 8 x 6 x 3,5 48
10 Nhà ăn 10 x 7 x 4,2 70
11 Nhà vệ sinh 4 x 2 x 4,2 8
12 Đài chứa nước DxH=6x5 28
13 Khu xử lý nước 9 x 6 x 4,5 54
14 Khu xử lý nước thải 9 x 8 x 4,2 72
15 Phân xưởng lò hơi 9 x 6 x 8,4 54
16 Nhà bảo vệ 3x3x3 9
17 Trạm phát điện dự phòng 6 x 6 x 4,2 36
18 Kho vật tư thiết bị 6 x 5 x 4,2 30
19 Khu đất mở rộng 60 x 22,5 1350
Tổng diện tích 4255
Sau khi tổng kết ta có Fxd = 4255 m2.
Diện tích khu đất được tính theo công thức
Fxd
Fkd  (m2)
Kxd
Trong đó:

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 90
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

- Fkd: Diện tích khu đất xây dựng nhà máy


- Fxd: Diện tích xây dựng nhà máy, Fxd = 4255 (m2)
- Kxd: Mật độ xây dựng, theo quy định Kxd = 0,35  0,5
Chọn hệ số xây dựng của nhà máy: Kxd = 35%, suy ra diện tích khu đất cần sử
dụng là:
Fxd 4255
Fkd =
= = 12157,14 (m2 )
Kxd 0,35
Vậy chọn khu đất có kích thước 130 x 120 (m).
Diện tích đất trồng cây:
Fcx = 15% x Fkd = 0,15 x 130 x 120 = 2340 (m2)
Diện tích đường giao thông trong nhà máy:
Fgt = 15% x Fkd = 0,15 x 130 x 120 = 2340 (m2)
Diện tích hè rãnh:
Fhr = 10% x Fkd = 0,1 x 130 x 120 = 1560 (m2).
Diện tích sử dụng khu đất là:
Fsd = Fxd + Fmr + Fcx + Fgt + Fhr = 4255 + 1350 + 2340 + 2340 + 1560
= 11845(m2)
Vậy hệ số sử dụng đánh giá chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật:
Fsd 11845
Ksd = ×100%= ×100% = 76%
Fkd 130×120

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 91
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

CHƯƠNG 9: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ SẢN XUẤT

Chất lượng vaccin luôn luôn là mối quan tâm của mọi người, vắc-xin là 1 loại
chế phẩm sinh học đặc biệt nên từ khâu sản xuất, lưu trữ, vận chuyển cho đến khi sử
dụng phải được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ tốt nhất, thích hợp đối với từng loại
vắc-xin. Nếu việc bảo quản và vận chuyển vắc-xin không đúng thì hiệu quả bảo vệ
phòng bệnh sẽ bị giảm, thậm chí gây tai biến. Chính vậy việc kiểm tra chất lượng vắc-
xin rất quan trọng để đánh giá hiệu lực vắc-xin, uy tín và tình hình phát triển của nhà
máy. Đồng thời việc kiểm tra giúp người lãnh đạo và các cán bộ nhân viên tìm ra được
những sai sót trong quá trình sản xuất để kịp thời tìm ra biện pháp ngăn chặn, tránh
những rủi ro có thể xảy ra.
9.1. Kiểm tra nguyên liệu
- Kiểm tra môi trường trong các thùng chứa nguyên liệu ở kho nguyên liệu. Môi
trường ở dạng bột, đảm bảo độ sạch, môi trường không bị bẩn hay chứa vật lạ.
9.2. Kiểm tra ở các công đoạn
9.2.1. Pha chế môi trường lên men
- Kiểm tra thường xuyên về nhiệt độ, pH của môi trường bằng cách trích một
mẫu thử rồi đem đi phân tích ở phòng KCS.
Nguyên liệu được kiểm tra 3 lần/ca.
9.2.2. Lên men
Đây là công đoạn quan trọng nhất trong quá trình sản xuất nên cần theo dõi
thường xuyên và kiểm tra một cách nghiêm ngặt
- Sử dụng hệ thống kiểm tra giám sát nhiệt độ, độ ẩm của phòng lên men.
Nhiệt độ phòng được duy trì trong khoảng 29 - 300C để thực hiện quá trình nuôi
cấy, độ ẩm môi trường không khí được duy trì trong khoảng 55 – 70 %
- Cánh khuấy: 180 ÷ 200 vòng/phút
- Khi phân tích sau khi lấy mẫu kiểm tra nhận thấy pH dưới hay trên 7,4 ÷ 7,6 thì
tiến hành bổ sung axit hay kiềm để ổn định pH thích hợp cho vi khuẩn phát triển.
- Kiểm tra độ vô trùng của môi trường không khí bằng phương pháp lấy mẫu không
khí theo thời gian, siêu lọc trong phòng thí nghiệm và quan sát dưới kính hiển vi.
9.2.3. Kiểm tra các thông số của công đoạn nuôi cấy
Đảm bảo các điều kiện kỹ thuật luôn luôn được khống chế với các thông số:
- Nhiệt độ: 35-37 0C
- Độ ẩm không khí: 55 -70 %
- pH: 7,4-7,6

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 92
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

9.3. Kiểm tra chất lượng vắc-xin dịch tả


Để đánh giá chất lượng của sản phẩm vắc-xin sản xuất ra thường đánh giá bằng
thử nghiệm vacine vào chuột, ngựa. Sau khi có những đánh giá theo tiêu chuẩn quốc tế
tiến hành thử nghiệm trên địa phương bằng cách cho các tình nguyện viên sử dụng thử
vắc-xin để theo dõi phản ứng thuốc. Sau đó thu hồi huyết thanh của đối tượng thử
nghiệm để kiểm tra hiệu giá vắc-xin.
Cách tiến hành
Bước 1: Cơ sở sản xuất phải gửi mẫu và hồ sơ sản xuất vắc xin, sinh phẩm là
huyết thanh chứa kháng thể, dẫn xuất của máu và huyết tương người đến Viện Kiểm
định Quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế để kiểm nghiệm đánh giá trước khi đưa ra lưu
hành.
Bước 2: Sau khi nhận đủ mẫu và hồ sơ Viện Kiểm định Quốc gia vắc xin và sinh
phẩm y tế tiến hành rà soát hồ sơ, tiến hành kiểm nghiệm mẫu vắc xin, sinh phẩm gửi
tới, cụ thể:
a) Trong thời hạn tối đa 15 ngày, kể từ ngày nhận được mẫu thuốc, cơ sở kiểm
nghiệm phải trả lời kết quả kiểm nghiệm, phân tích mẫu thuốc được lấy bởi cơ quan
kiểm tra chất lượng trong các trường hợp sau:
- Thuốc có thông tin về phản ứng có hại nghiêm trọng;
- Thuốc của cơ sở có vi phạm nghiêm trọng về đáp ứng Thực hành tốt;
b) Trong thời hạn tối đa 20 ngày, kể từ ngày nhận được mẫu thuốc, cơ sở kiểm
nghiệm phải trả lời kết quả kiểm nghiệm, phân tích trong trường hợp sau:
c) Trong thời hạn tối đa 30 ngày, kể từ ngày nhận được mẫu thuốc, nguyên liệu
làm thuốc, cơ sở kiểm nghiệm phải trả lời kết quả kiểm nghiệm, phân tích mẫu trong
các trường hợp sau:
- Thuốc, nguyên liệu làm thuốc có các phép thử có yêu cầu về thời gian thử
nghiệm kéo dài;
- Thuốc, nguyên liệu làm thuốc có tiêu chuẩn chất lượng cần thẩm định lại hoặc
đánh giá lại kết quả kiểm nghiệm;
- Thuốc, nguyên liệu làm thuốc có nghi ngờ về thành phần, chất lượng, phải áp
dụng phương pháp kiểm nghiệm khác với phương pháp ghi trong tiêu chuẩn chất
lượng đã đăng ký;
- Thuốc, nguyên liệu làm thuốc có phép thử mà cơ sở kiểm nghiệm không có đủ
điều kiện thử nghiệm (ví dụ: thiếu thiết bị máy móc, hóa chất, thuốc thử, chất chuẩn).
d) Trường hợp không đáp ứng được thời hạn trả lời kết quả phân tích, kiểm
nghiệm theo quy định tại các Điểm a, b và c bước này, cơ sở kiểm nghiệm phải giải
trình lý do tại văn bản kèm theo phiếu kiểm nghiệm, phiếu phân tích;

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 93
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

e) Đối với mẫu thuốc, nguyên liệu làm thuốc do cơ sở kinh doanh dược, cơ sở sử
dụng, tổ chức, cá nhân gửi tới để phân tích, kiểm nghiệm hoặc thẩm định tiêu chuẩn
chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc, thời gian trả lời kết quả phân tích, kiểm
nghiệm theo thỏa thuận của các bên.
Bước 3: Trong thời hạn 24 giờ, kể từ thời điểm ban hành phiếu kiểm nghiệm
hoặc phiếu phân tích, cơ sở kiểm nghiệm phải gửi phiếu kiểm nghiệm hoặc phiếu phân
tích tới cơ quan kiểm tra chất lượng, cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu có thuốc, nguyên
liệu làm thuốc được lấy mẫu và cơ sở được lấy mẫu.
- Trường hợp mẫu thuốc, nguyên liệu làm thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng,
trong thời hạn 24 giờ, kể từ thời điểm ban hành phiếu phân tích hoặc phiếu kiểm
nghiệm, cơ sở kiểm nghiệm phải gửi công văn thông báo về mẫu thuốc, nguyên liệu
làm thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng kèm theo phiếu kiểm nghiệm hoặc phiếu
phân tích tới Bộ Y tế.

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 94
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

CHƯƠNG 10: AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH XÍ NGHIỆP

10.1. An toàn lao động


10.1.1. Tai nạn lao động và các nhóm yếu tố nguy hiểm trong sản xuất
Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động do kết quả của sự tác
động đột ngột từ bên ngoài của các yếu tố nguy hiểm có thể gây chết người hoặc làm
tổn thương hoặc làm phá huỷ chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào
đó trên cơ thể. Khi người lao động bị nhiễm độc đột ngột một lượng lớn chất độc gây
chết người hoặc huỷ hoại chức năng hoạt động của một bộ phận cơ thể (nhiễm độc cấp
tính) cũng được coi là tai nạn lao động.
Các nhóm yếu tố có tác động nguy hiểm đến người lao động trong quá trình sản
xuất:
- Thuô ̣c nhóm đầ u bao gồ m: các máy móc và cơ cấ u chuyể n đô ̣ng, các bô ̣ phâ ̣n di
đô ̣ng của thiế t bi ̣không được bảo vê ̣ tố t, các vâ ̣t liê ̣u di chuyể n, thành phẩ m, tăng nhiê ̣t
độ bề mă ̣t của thiết bi,̣ chi tiế t, nguyên vâ ̣t liệu, điê ̣n áp trong ma ̣ch điê ̣n, chập ma ̣ch có
thể qua cơ thể người, mức tăng điê ̣n tĩnh, tăng áp suấ t quy định trong các bình hoa ̣t
đô ̣ng dưới áp suấ t...
- Nhóm thứ hai có quan hê ̣ với các chấ t đô ̣c có thể gây thương tích khi xâm nhâ ̣p
vào cơ thể con người qua đường hô hấ p, lớp da và đường tiêu hoá.
- Nhóm thứ ba bao gồ m các chấ t sinh ho ̣c, vi sinh vâ ̣t và mô ̣t số các sản phẩm
hoa ̣t hoá sinh ho ̣c.
- Nhóm thứ tư kế t hơ ̣p các yế u tố quá tải về lý ho ̣c và tâm tra ̣ng thầ n kinh. Quá
tải lý ho ̣c có thể bao gồ m quá tải đô ̣ng, quá tải tiñ h và quá tải kém đô ̣ng. Những tải
trọng về tâm tra ̣ng thầ n kinh xuấ t hiê ̣n do trí óc quá mê ̣t mỏi, do hoa ̣t đô ̣ng đơn điê ̣u và
do sự xúc cảm cao.
10.1.2. Các biện pháp dự phòng đảm bảo an toàn
- Cần có bản hướng dẫn kỹ thuâ ̣t an toàn vận hành đươ ̣c phác thảo riêng biê ̣t cho
mỗi loại thiế t bị, công nghê ̣, cầ n nghiên cứu kỹ phù hơ ̣p với vi ̣ trí công tác của mo ̣i
thành viên.
- Những chấ t lỏng dễ cháy đươ ̣c bảo quản trong các bể cách nhiê ̣t, tố t nhấ t là bảo
quản dưới đấ t
- Không cho phép sử du ̣ng không khí nén để ta ̣o quá áp cho các chấ t lỏng dễ cháy
từ thiế t bị này vào thiế t bị khác.
- Nước sản xuất trước khi xả vào hê ̣ thố ng rãnh cầ n phải trung hoà, làm sa ̣ch dầ u
mỡ, nhựa và các hơ ̣p chấ t đô ̣c khác trong các thiết bi ̣làm sa ̣ch.

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 95
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

- Để an toàn cần sơn các đường ống dẫn thành những màu dễ nhâ ̣n biết theo
nhóm các chấ t đươ ̣c vâ ̣n chuyển: nước - màu xanh lá cây, hơi - màu đỏ, không khí -
xanh, các chấ t khác (môi trường dinh dưỡng, chất lỏng canh trường, dung dich
̣ enzim
...) - màu xám, các ống chữa cháy - đỏ.
- Khi phát hiê ̣n sự hỏng hóc của các thiết bi ̣ trên thì cầ n phải dừng la ̣i để sửa
chữa.
- Các thiết bị chứa CO2 lỏng, khí nén phải đặt xa nơi đông người, có áp kế, rơ le
nhạy. Trước khi nén khí thì các thiết bị này phải được kiểm tra kỹ.
- Kho xăng, dầu, nguyên liệu phải đặt xa nguồn nhiệt. Trong kho phải có bình
CO2 chống cháy và vòi nước để chữa lửa. Ngăn chặn người vô phận sự vào khu sản
xuất và kho tàng. Không được hút thuốc lá trong kho tránh gây cháy nổ.
10.1.3. An toàn lao động trong công nghiệp vi sinh
Các axit, kiềm, muối và các loa ̣i vi sinh vâ ̣t được sử du ̣ng rô ̣ng raĩ trong các xí
nghiê ̣p để sản xuất ra các chế phẩ m hoạt hoá (vitamin, chế phẩm protein và enzim,
nấm men gia súc...), chúng có thể gây nên những di ̣ ứng cho công nhân và các chấ t
phu ̣ đươ ̣c sử du ̣ng trong sản xuấ t dễ cháy và dễ nổ . Cho nên cầ n đă ̣c biê ̣t chú ý những
vấ n đề về an toàn lao đô ̣ng trong các xí nghiê ̣p vi sinh.
Điều kiện chung về an toàn lao đô ̣ng. Chúng bao gồ m những nhiê ̣m vu ̣ phát hiê ̣n
và nghiên cứu thương tích do sản xuất, thảo ra những biê ̣n pháp làm tăng điề u kiện lao
động và các biê ̣n pháp vệ sinh sức khoẻ nhằ m bảo đảm ngăn ngừa thương tić h, các
bê ̣nh nghề nghiê ̣p, các tai na ̣n, các đám cháy, vu ̣ nổ trong xí nghiê ̣p.
10.1.4. Máy lọc để làm sạch không khí và thu hồi bụi:
Sự nhiễm bẩn không khí xảy ra trong các phòng tâ ̣p trung các loa ̣i thiế t bi ̣để cấ y,
lên men, sấ y, nghiề n... (những loa ̣i thiết bi ̣này phải kiń ).
Để làm sa ̣ch không khí khỏi các chấ t nhiễm bẩ n công nghiê ̣p thường sử du ̣ng các
thiế t bi ̣ thu gom các khí- bụi.Thiế t bi ̣ để làm sa ̣ch các khí dễ bố c cháy hay các chấ t dễ
nổ được trang bị phù hơ ̣p với các bộ luâ ̣t an toàn có tính đến sự bảo đảm làm sa ̣ch liên
tu ̣c trong sản xuấ t và chu kỳ hoa ̣t động của thiế t bi ̣chính. Cấ m xả khí vào khí quyể n.
10.1.5. An toàn thiết bị vận chuyển:
Máy bơm ly tâm được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Nó không nên
được sử dụng trên các hoạt động bên ngoài khả năng thiết kế của họ. Ví dụ, nếu một
máy bơm không được thiết kế để bơm chất lỏng dễ cháy hoặc ăn mòn thì trong mọi
trường hợp bạn không nên làm như vậy.
Người vận hành phải đảm bảo phải có những kiến thức cơ bản khi sử dụng bơm
ly tâm.Vì không có những kiến thức đúng đắn có gây ra các sự cố trong quá trình sản

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 96
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

xuất cũng như sự an nguy của mọi người trong nhà máy, cần có những cảnh báo cho
người khác nếu không biết cách vận hành hay xử lý khi có sự cố.
Kiểm tra đường hút xả để tránh tắc nghẽn do vật lạ xâm nhập hay đường ống bị
ăn mòn làm giảm tốc độ bơm.
10.1.6. Ánh sáng
Đảm bảo ánh sáng cho nhà máy hoạt động tốt.
Các phòng và phân xưởng sản xuất phải có đủ ánh sáng cho công nhân làm việc.
Bố trí đèn chiếu sáng đảm bảo không bị lấp bóng, khuất tối bên trong hoặc lóa mắt. Bố
trí cửa đi và cửa sổ phù hợp để tận dụng ánh sáng tự nhiên.
10.1.7. An toàn về điện
Luôn có bảng cảnh báo nguồn điện hay các thiết bị liên quan về điện.
Phải có hệ thống chuông điện báo và hệ thống đèn báo động.
Công nhân cơ, điện phải luôn được trang bị đồ bảo hộ lao động khi sửa chữa.
10.1.8. Phòng chống ồn và rung
Việc chống ồn và rung đóng vai trò rất quan trọng đối với nhà máy. Nó ảnh
hưởng đến hiệu suất của máy móc, tuổi thọ của công trình, cảm xúc của công nhân dễ
gây mệt mỏi, nhức đầu, giảm khả năng lao động.
Để hạn chế hay giảm thiểu tiếng ồn cần lắp rắp thiết bị chặt chẽ, có thiết bị cách
âm ở khu vực có tiếng ồn cao,…
10.1.9. Phòng chống cháy nổ
Cần có những biện pháp kịp thời phát hiện và ngăn chặn nguy cơ cháy nổ.
Luôn theo dõi các khu vực nhà máy, thiết bị đặc biệt là phân xưởng lò hơi.
Không hút thuốc trong nhà máy.
Lắp các bình chữa cháy trong nhà máy.
Phải có những kĩ năng cơ bản khi có sự cố cháy nổ xảy ra.
10.1.10. Chống sét
Thiết kế các cột thu lôi trên phân xưởng và các công trình khác của nhà máy để
đảm bảo sự an toàn cho người lao động.
10.2 Bảo vệ môi trường:
Bảo vệ thiên nhiên và sử dụng hợp lý các nguồn dự trữ trong điều kiện khai thác
triệt để là một trong những nhiệm vụ mang tính xã hội, kinh tế quan trọng của mỗi
quốc gia.
Việc thu nhận các chế phẩm hoạt hoá sinh học có liên quan với sử dụng vi sinh
vật khác nhau trong sản xuất. Phân tích các phế thải của xí nghiệp vi sinh vật đã khẳng
định rằng: không khí và nước thải vào môi trường xung quanh cần phải tiến hành vô
trùng.

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 97
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

Hệ thống bảo vệ môi trường xung quanh bao gồm các thiết bị làm sạch không khí
thải, nước rửa thải.
10.2.1 Làm sạch không khí:
Không khí thải vào khí quyển bị nhiễm các tế bào vi sinh vật, bị nhiễm cát bụi
của các protein và các sản phẩm khác của tổng hợp vi sinh, được tạo ra trong giai đoạn
lên men. Để giảm bụi của khí thải, thường sử dụng các máy lọc khí.
10.2.2 Làm sạch nước thải:
Quá trình công nghệ thu nhận các sản phẩm vi sinh tổng hợp đòi hỏi phải sử
dụng một lượng lớn nước, chính một lượng nước này bị nhiễm bẩn bởi các vi sinh vật
độc hại, bởi các muối khoáng và các cấu tử hữu cơ.
Độ nhiễm bẩn của dòng nước được đánh giá theo hai chỉ số: COD và BOD (COD
– lượng Oxy (mg) để oxy hoá hoàn toàn tất cả các chất nhiễm bẩn hoá học có trong
một lít nước thải và BOD – lượng Oxy (mg), mà các vi sinh vật sử dụng để oxy hoá
các chất hữu cơ có trong một lít nước thải).
10.3. Vệ sinh nhà máy
Vệ sinh nhà máy rất quan trọng đối với nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả. Cần có
những tiêu chuẩn vệ sinh nghiêm ngặt. Khi tiêu chuẩn vệ sinh không đảm bảo sẽ tạo
cơ hội cho vi sinh vật lạ xâm nhập vào nhà máy, ảnh hưởng đến sản xuất vắc-xin và
sức khỏe của công nhân .
10.3.1. Vệ sinh cá nhân của công nhân
Công nhân trực tiếp lao động trong phân xưởng sản xuất chính cần có những yêu
cầu về vệ sinh:
- Luôn luôn mặc đồng phục nhà máy sạch sẽ, rửa sạch tay chân khi lao động, đội
mũ, đeo khẩu trang, đi ủng và mang găng tay.
- Ở các phòng nhân giống, lên men hay ủ formalin cần phải khử trùng trước khi
vào các phòng.
- Không mang bất kì thức ăn hay nước uống vào phân xưởng chính
-Tổ chức khám sức khỏe định kì 6 tháng/ lần cho công nhân để đảm bảo sự an
toàn sức khỏe công nhân cũng như không làm ảnh hưởng đến hoạt động của nhà máy.
10.3.2. Vệ sinh máy móc, thiết bị
Máy móc, thiết bị làm việc sau mỗi ca cần làm sạch trước khi bàn giao lại cho
công nhân ca tiếp theo.
Thiết bị lên men sau khi đạt thời gian yêu cầu cho công đoạn thì cần CIP làm
sạch, chuẩn bị cho mẻ lên men tiếp theo.

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 98
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

10.3.3. Vệ sinh nhà máy, phân xưởng


Sau mỗi ca làm việc cần phải vệ sinh toàn bộ nhà máy, phân xưởng, tránh ảnh
hưởng đến quá trình sản xuất.
10.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và giải pháp khắc phục khi
sản xuất vắc-xin
10.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất vắc-xin
Trong quá trình sản xuất các yếu tố luôn tác động đến quá trình sản xuất như con
người, phương pháp sản xuất, máy móc,…

Con người Phương pháp Máy móc

Bệnh tật Tổ chức Hư hỏng


Nghỉ phép Quản lý Sự cố
Thiếu chuyên môn Cũ kĩ
Vấn
Ô nhiễm đề
Số lượng
Ồn ào Chất lượng

Môi trường Nguyên liệu

Hình 10.1: Biểu đồ xương cá biểu thị các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất
10.4.2.Giải pháp khắc phục trong sản xuất
Con người:
- Cần có ý thức vệ sinh cá nhân, giữ gìn sức khỏe khi lao động trong nhà máy.
- Tham gia khám sức khỏe do nhà máy yêu cầu.
- Phải báo cáo, xin nghỉ phép ngay cho cán bộ, cấp trên khi có việc gấp để đảm
bảo được việc tổ chức phân công trong giờ làm việc.
- Phải có đủ những kiến thức chuyên môn về vị trí công việc cá nhân, có trách
nhiệm đối với công việc chung của toàn nhà máy.
Phương pháp:
-Quản lý: Người lãnh đạo phải đưa ra các phương án phù hợp trong việc khắc
phục các sự cố như máy móc có vấn đề tắc nghẽn, hư hỏng, không hoạt động làm ảnh
hưởng đến quá trình sản xuất thì phải ngay lập tức tiến hành tạm dừng hoạt động thiết
bị đang có sự cố sang thiết bị bổ sung. Đồng thời luôn theo dõi các chỉ tiêu yêu cầu
trong sản xuất thông qua bộ phận KCS và đưa ra các chính sách khuyến khích làm
việc cho người lao động như tăng số ngày nghỉ cho phép của mỗi cá nhân là12

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 99
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

ngày/năm, chính sách tăng lương, phần thưởng cho các cán bộ công nhân viên làm
việc tăng ca hay có nhiều đóng góp lớn cho nhà máy,…
- Tổ chức: Cần có những buổi hội thảo đề ra phương án mới trong sản xuất hay
chiến lược phát triển cho nhà máy trong tương lai. Vận động các nhân viên tham gia
các hoạt động học hỏi, thực hành các kĩ năng chuyên môn của nhà máy …..
Máy móc:
-Khi có sự cố hoạt động phải dừng máy, tìm nguyên nhân và báo cáo ngay cho
bộ phận kĩ thuật đưa ra biện pháp sửa chữa.
-Khi máy móc, thiết bị đã hư hỏng, cũ kĩ: bộ phận kĩ thuật đưa ra phương án thay
thế thiết bị và bổ sung.
Môi trường:
-Vấn đề cấp thiết của các nhà máy là môi trường, để giữ môi trường sạch sẽ cho
phân xưởng cần phải tuân thủ các quy định về vệ sinh nhà máy.
-Lắp rắp thiết bị, máy móc chặt chẽ giảm độ rung, gây ồn ào cho phân xưởng.
Nguyên liệu:
-Chất lượng nguyên liệu phải đảm bảo đủ các thành phần cần thiết cho nuôi cấy
vi khuẩn, tinh khiết, không bị nhiễm các vi sinh vật lạ.
-Số lượng phải đảm bảo cung cấp đủ cho phục vụ sản xuất và nuôi cấy.
Việc đảm bảo chất lượng và số lượng nguyên liệu phải luôn theo dõi, phát hiện
kịp thời khi nguyên liệu bị nhiễm các vi sinh vật lạ hay không đủ số lượng.

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 100
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

KẾT LUẬN

Qua quá trình thực hiện đồ án, tôi rút ra kết luận:
Nhà máy sản xuất vắc-xin tả từ vi khuẩn Vibrio Cholerae sẽ được xây dựng tại
khu kinh tế mở Chu Lai – Quảng Nam. Việc thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả
mang lại nhiều lợi ích cho các cuộc sống địa phương như: phòng, ngăn chặn, đẩy lùi
dịch bệnh. Mặc dù ở nước ta công nghệ về vắc-xin chưa phát triển xứng tầm với sự
phát triển chung của quốc tế nhưng đã đem đến những hiệu ứng tích cực trong xã hội,
góp phần bảo vệ sức khỏe của con người trước những bệnh tật từ vi khuẩn, vi rút thì
việc xây dựng một nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả là rất cần thiết. Dây chuyền sản
xuất được thiết kế dựa trên việc tham khảo các tài liệu, nghiên cứu trong và ngoài
nước. Để đạt được sản lượng enzyme như trên cần sử dụng nguyên liệu được chuẩn bị
sẵn và mua lại từ các nhà phân phối môi trường nuôi cấy vi sinh vật. Để vận hành dây
chuyền sản xuất cần sử dụng các thiết bị: Pha chế môi trường (thùng chứa pha chế môi
trường, thiết bị thanh trùng và làm nguội môi trường), lên men (thiết bị lên men), tinh
chế sản phẩm (thiết bị ly tâm, thùng hoàn nguyên, thùng ủ formalin, lọc TFF, thiết bị
rửa, cô đặc, thùng hấp phụ) và đóng lọ sản phẩm. Để vận hành được quy trình thì cần
số nhân lực sản xuất trực tiếp là 20 người. Nhà máy được xây dựng trên diện tích
15600 m2 với phân xưởng sản xuất chính và các công trình phụ trợ.

Đà Nẵng, tháng 12/2019


Sinh viên

Nguyễn Phan Khánh Hằng

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 101
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu mạng


[1]. Vị trí địa lý Quảng Nam: http://dlvn-wi.weebly.com/nam-trung-b7897/qung-nam.
(Ngày truy cập: 1/9/2019)
[2]. Bệnh tả:http://www.benhvien103.vn/vietnamese/bai-giang-chuyen-nganh/truyen-
nhiem/benh-ta/733/. (Ngày truy cập: 1/9/2019)
[3]. Cơ chế gây bệnh tả:
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%87nh_t%E1%BA%A3. (Ngày truy cập:
1/9/2019)
[4]. Đặc điểm sinh hóa của Vibrio cholerae: http://visinhbachmai.vn/3189/vi-khuan-ta-
vibrio-cholerae.html. (Ngày truy cập: 3/9/2019)
[6]. Môi trường nuôi cấy vi khuẩn Vibrio cholerae:
http://www.dongnamlab.com/moi-truong-nuoi-cay-vi-sinh-bot-kho-115/tcbs-agar-
bk040ha-906. (Ngày truy cập: 7/9/2019)
[9]. Tủ cấy:
https://www.thietbiphongsach.com/sn-
phm.html?page=shop.product_details&flypage=flypage.tpl&product_id=440&categor
y_id=4. (Ngày truy cập: 5/11/2019)
[10]. Thiết bị nhân giống cấp I: http://vn.freezedryer-st.com/bioreactor/biofertilizer-
fermentor-bioreactor.html. (Ngày truy cập: 5/11/2019)
[11]. Thiết bị nhân giống sản xuất:https://vietnamese.alibaba.com/product-
detail/fermenter-pilot-scale-fermentor-bioreactor-pharmaceutical-fermentation-
60432933633.html?spm=a2700.md_vi_VN.maylikehoz.3.5f1ab0388x0VIK. (Ngày
truy cập: 5/11/2019)
[12]. Thiết bị lên men: https://eshop.czechminibreweries.com/vi/product/cctm-
5000a2/.(Ngày truy cập: 8/11/2019)
[13]. Thiết bị ly tâm đĩa:http://congnghevotrung.com/phan-tach/.(Ngày truy cập:
8/11/2019)
[14]. Thiết bị cô đặc: http://congnghevotrung.com/co-dac-1/. (Ngày truy cập:
10/11/2019)
[15]. Thiết bị đóng lọ:https://vietnamese.alibaba.com/product-detail/Sales-promotion-
vaccine-filling-machine-10ml-60667544806.html. (Ngày truy cập: 10/11/2019)
[16]. Bơm định lượng: http://bachhoa365.net/san-pham/may-bom-dinh-luong-hoa-
chat-obl-m-420ppsv-370w-420lit-7218.html. (Ngày truy cập: 10/11/2019)

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 102
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

[17]. Bơm ly tâm: https://bomcongnghiep.com.vn/may-bom-nuoc-ebara/may-bom-


cong-nghiep-may-bom-nuoc-ebara/bom-cong-nghiep-ebara-3d/bom-cong-nghiep-
ebara-3d-65-200.html. (Ngày truy cập: 10/11/2019)
[19]. Lò hơi: http://vietnamboiler.com/pro.asp?pro=7&noi-hoi-dot-dau-dot-khi-hop-
khoi-uot.htm. (Ngày truy cập: 20/11/2019)
[20]. Đài nước:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1p_n%C6%B0%E1%BB%9Bc. (Ngày truy
cập: 20/11/2019)
[21]. Kiến Thức Vi Sinh: http://visinhbachmai.vn/3189/vi-khuan-ta-vibrio-
cholerae.html. (Ngày truy cập: 3/9/2019)
[22]. TCBS AGAR- BK040HA: Dong Nam Scientific Laboratory Supplier . (Ngày
truy cập: 3/9/2019)
[23]Sajeev Handa," Đặc điểm của vi khuẩn Vibrio cholerae", nhân viên Y khoa tại
báo LRCSI, Bệnh viện Y học, Rhode Island / Miriam và Newport Bệnh viện. (Ngày
truy cập: 1/9/2019)
[24]. Lịch sử phát triển:
https://www.who.int/water_sanitation_health/dwq/admicrob6.pdf. (Ngày truy cập:
3/9/2019)

Tài liệu sách


[7] Lê Văn Hoàng, (2004)," Các quá trình, thiết bị công nghệ sinh học trong công
nghiệp", nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội. (Ngày truy cập: 5/11/2019)
[8]. Trần Thế Truyền,( 2006),"Cơ sở thiết kế nhà máy". (Ngày truy cập: 12/11/2019)
[18]. Trần Thị Xoa, Nguyễn Trọng Khuông, Hồ Lê Viên, (1992)," Sổ tay quá trình và
thiết bị công nghệ hóa chất và thực phẩm", Tập 1 - NXB Đại học và Kỹ thuật Hà Nội.
(Ngày truy cập: 10/11/2019)

Tài liệu nước ngoài


[5]. Young Ok Baik, Seuk Keun Choi , Jae Woo Kim , Jae Seung Yang ,Ick Young
Kim, Chan Wha Kim và Jang Hee Hong ,(2014),"Đánh giá an toàn và miễn dịch của
vắc-xin dịch tả qua thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I tại Hàn Quốc",Khoa Dược và
Trung tâm thử nghiệm lâm sàng, Đại học Quốc gia Chungnam, Đại học Y và Bệnh
viện, Daejeon, Hàn Quốc. (Ngày truy cập: 1/10/2019)
[25]. Vu Dinh Thiema, Jacqueline L. Deen , Lorenz von Seidlein , Do Gia Canh ,
(2006),"Long-term effectiveness against cholera of oral killed Whole-cell vaccine

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 103
Thiết kế nhà máy sản xuất vắc-xin dịch tả từ vi khuẩn Vibrio cholerae với năng suất 8240000 liều/năm

produces in Vietnam", National Institute of Hygiene and Epidemiology, Hanoi,


Vietnam. (Ngày truy cập: 11/9/2019)
[26]. Geneva, J. Bartram and A.H. Havelaar ," Vibrio cholerae1", Water, Sanitation
and Health, World Health Organization, ,Switzerland National Institute of Cholera and
Enteric Diseases, Calcutta, India, Microbiological Laboratory of Health
Protectio(Ngày truy cập: 11/9/2019)
[27]. George Massad ang James D. Oliver,(2009),"New Selective and Differential
Medium for Vibrio cholerae", University of North Carolina at Charlotte. (Ngày truy
cập: 11/9/2019)
[28]. Masaki Iwanaga and Thicumporn, (2012),"Large Production of Cholera Toxin by
Vibrio cholerae 01 in Yeast Extract Peptone Water", University of the Ryukyus .
(Ngày truy cập: 1/9/2019)

SVTH: Nguyễn Phan Khánh Hằng GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Xuân 104

You might also like