You are on page 1of 4

Gandhabba

Theo kinh tạng Nikāya, (Gandhabba); chúng sanh chờ thọ sanh (Sambhavesī). Theo kinh
điển Hán tạng, thân trung ấm nhằm chỉ cho thức thân của con người trong khoảng thời gian từ
sau khi chết đến lúc được đầu thai kiếp sau4. 

Về tư liệu Nikāya, từ Gandhabba được Từ điển Phật học nhân xưng Pāli (Buddhist Dictionary
of Pāli Proper Names) giải thích:

Gandhabba ở đây mang nghĩa tatrūpakasatta - tasmim okāse nibbattanako satto, tức là, một
chúng sinh thích hợp, và sẵn sàng được sinh ra với cha mẹ có nhân duyên với chúng sanh ấy.
Các tác phẩm chú giải thường viết tắt từ này là Gantabba5.

Kế đến, từ Sambhavesī, được tự điển Pāli của ngài A.P. Buddhadatta Mahāthera giải thích:
one who is seeking birth6. Cụm từ Sambhavesī được các nhà dịch kinh điển Pāli như bà Rhys
Davids dịch: (being)… that seek to become; Tỳ-kheo Thanissaro dịch là: (being)… search of a
place to be born. Cụm từ Sambhavesī  cũng được Hòa thượng Bửu Chơn trong từ điển Pāli-

Việt dịch là: Người đang tìm nơi thọ sinh. Người được sử dụng ở đây tương đương với nghĩa
chúng sanh, và đang đi tìm nơi thọ sanh, tức là một chúng sanh trung gian. Ở nghĩa này
Sambhavesī tương đương thân trung ấm.

Kinh Trung bộ

Trong Đại kinh Đoạn tận ái, số 38, Đức Phật đã xác quyết rằng: này các Tỳ-kheo, khi nào
cha mẹ có giao hợp, và người mẹ trong thời có thể thụ thai, và hương ấm (Gandhabba) có
hiện tiền; có ba sự hòa hợp như vậy, thì bào thai mới thành hình7

Trong kinh Assalāyana, số 93, trong khi mô tả đoạn hội thoại giữa ẩn sĩ Asiata Devala cùng
với bảy vị ẩn sĩ Bà-la-môn, sự hiện diện của thân trung ấm hết sức rõ ràng:

- Chư Tôn giả, chư Tôn giả có biết nhập thai là như thế nào?

- Thưa Tôn giả, chúng con biết nhập thai như thế này. Ở đây, mẹ cha phải giao hợp, người mẹ
phải trong thời (có thể thọ sanh), hương ấm (Gandhabha) phải hiện hữu, ba sự như vậy có
hòa hợp, nhập thai mới thành tựu.

- Chư Tôn giả, chư Tôn giả có biết hương ấm ấy là Khattiya, hay Bà-la-môn, hay Vessa, hay
Sudda?

- Thưa Tôn giả, chúng tôi không biết hương ấm ấy là Khattiya, hay Bà-la-môn, hay Vessa, hay
Sudda8.

Kinh Chánh tri kiến, số 9 (Sammāditthi sutta), thuộc kinh Trung bộ, là một bài kinh do Tôn
giả Xá Lợi Phất thuyết giảng về giáo lý 12 nhân duyên. Tư liệu về thân trung ấm liên quan đến
một loại chúng sanh chuẩn bị được sanh ra (sambhavesīnaṃ). Kinh ghi: Chư hiền, có bốn loại
thức ăn này, khiến các loài chúng sanh đã sanh được an trú hay các loài hữu tình sẽ sanh
được hỗ trợ cho sanh.

Nguyên bản Pāli: Cattāro me āvuso āhārā bhūtānaṃ vā sattānaṃ ṭhitiyā sambhavesīnaṃ vā
anuggahāya.
- Kinh Tương ưng

Trong kinh Tương ưng, khi bàn về các loại thức ăn giúp cho chúng sanh tồn tại, Đức Phật đã
nhiều lần đề cập đến một dạng chúng sanh sắp được sanh ra, hoặc chưa được sanh ra. Nguyên
ngữ Pāli ghi là sambhavesī, hoặc anuppanno. Các đoạn kinh sau đây sẽ chứng minh điều ấy:

Kinh Các loại đồ ăn (S.ii.11).

Này các Tỳ-kheo, có bốn loại đồ ăn này khiến cho các loại sanh vật hay các loại chúng sanh
được tồn tại hay khiến cho các loại sắp sanh thành được thọ sanh13 (sambhavesīnaṃ). Đây là
bằng chứng thứ tư.

Kinh Moliya Phag guna (S.ii.12).

Này các Tỳ-kheo, bốn loại đồ ăn này khiến cho các loại sanh vật hay khiến cho các loại chúng
sanh được tồn tại hay khiến cho các loại sắp sanh thành được thọ sanh14. (sambhavesīnaṃ).
Đây là bằng chứng thứ năm.

Kinh Thịt đứa con (S.ii.97).

Này các Tỳ-kheo, có bốn loại đồ ăn này đưa đến sự tồn tại, hay sự chấp thủ tái sanh cho các
loài hữu tình hay chúng sanh15. (Cattāro me bhikkhave, āhārā bhūtānaṃ vā sattānaṃ ṭhitiyā
sambhavesīnaṃ vā anuggahāya). Đây là bằng chứng thứ sáu.

Kinh Có tham (S.ii.101).

Này các Tỳ-kheo, có bốn loại đồ ăn đưa đến sự tồn tại hay sự chấp thủ tái sanh của các loài
hữu tình hay các loài chúng sanh16. Nguyên tác Pāli: Cattārome bhikkhave, āhārā bhūtānaṃ
vā sattānaṃ ṭhitiyā sambhavesīnaṃ vā anuggahāya. Đây là bằng chứng thứ bảy.

Kinh Luận nghị đường (S.iv.398).

Này Vaccha, trong khi một loài hữu tình quăng bỏ thân này và (anuppanno: chưa sanh - người
viết chú) sanh vào một thân khác, này Vaccha, Ta tuyên bố rằng trong khi ấy chính ái (Taṇhā)
là nhiên liệu (upādānaṃ)17. Nguyên tác Pāli: Yasmiṃ kho vaccha samaye imañca kāyaṃ
nikkhipati, satto ca aññataraṃ kāyaṃ anuppanno hoti, tamahaṃ taṇhūpādānaṃ vadāmi.
Taṇhāhissa vaccha tasmiṃ samaye upādānaṃ hotīti. Đây là bằng chứng thứ tám.

- Kinh Tiểu bộ

Tư liệu khả tín trong kinh Tiểu bộ là kinh Tập (Sutta Nipāta). Một trong những bài kinh trong
kinh Tập, được các nước theo truyền thống Phật giáo Nam truyền thường trì tụng là kinh Từ bi
(Metāsutta). Bài kinh này cũng xuất hiện trong Tiểu tụng18. Hai bài kệ sau trong kinh Từ bi đã
chứng minh rằng, có một chúng sanh trung ấm:

Mong tất cả những ai,


Hữu tình có mạng sống,
Kẻ yếu hay kẻ mạnh,
Không bỏ sót một ai,
Kẻ dài hay kẻ lớn,
Trung, thấp, loài lớn, nhỏ.
Loài được thấy, không thấy,
Loài sống xa, không xa,
Các loài hiện đang sống,
Các loài sẽ được sanh
(sambhavesī)19,
Mong mọi loài chúng sanh
Sống hạnh phúc an lạc20.

Nguyên tác Pāli ghi là: Ye keci pāṇabhūtatthi./ Tasā vā thāvarā vā anavasesā./ Dīghā vā ye
mahantā vā./ Majjhimā rassakā aṇukathūlā./ Diṭṭhā vā yeva adiṭṭhā./ Ye ca dūre vasanti
avidūre./ Bhūtā vā sambhavesī vā./ Sabbe sattā bhavantu sukhi-tattā21.

Theo luận Đại trí độ, quyển 90, khẳng định rằng, thân trung ấm chính là thức.

Luận ghi: Thức ở đây chính là năm uẩn trong giai đoạn trung ấm, vì năm uẩn này quá vi tế
nên chỉ gọi là thức. Nếu thức không nhập thai thì thai không thành38, nếu như mọi thứ39 đều
hòa hợp thì thai hình thành vậy40.

Luận A-tỳ-đạt-ma Đại-tỳ-bà-sa cho rằng, thân của các trung hữu (trung ấm) từ ý sinh, vì
nhân nơi hành của ý, nên gọi là ý thành41

Trong kinh Bất động lợi ích, số 106, thuộc Trung bộ, đã có một câu kinh quan trọng liên
quan đến thức tái sanh. Kinh ghi: Sau khi thân hoại mạng chung, sự tình này xảy ra, thức diễn
tiến ấy (saṁvattanikaṁ viññāṇaṁ) có thể tùy theo đây đạt đến bất động45.

Theo ngài Piyadassi (1914-1998), thức diễn tiến saṁvattanikaṁ viññāṇaṁ cũng chính là
vipāka-viññāṇa. Vipāka-viññāṇa là cái thức tiếp tục trôi chảy, tiếp tục nối liền, diễn tiến từ
kiếp sống này đến một kiếp khác như là hậu quả (vipāka), cái thức diễn tiến sang kiếp sống kế
tiếp46.  Khái niệm Vipāka-viññāṇa trong các bộ luận giải Nam truyền thường được dịch là quả
thức.

https://giacngo.vn/PrintView.aspx?Language=vi&ID=7AC4D8

Notes
(4)
Phật Quang Đại từ điển, Thích Quảng Độ dịch, tập 6, Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc
xuất bản, 2000, tr.6406.
(5)
Malalasekera, G.P. Buddhist Dictionary of Pāli Proper Names. Vol 1. London: Luzac & Company
Ltd., 1960, p. 746. Cf: Gandhabba means tatrūpakasatta - tasmim okāse nibbattanako satto - meaning
a being fit and ready to be born to the parents concerned. The Tīkā says that the word stands for
gantabba.
(6)
A.P. Buddhadatta Mahāthera, Consice Pāli-English Dictionary. University of Ceylon, 1949, p.287.
(7)
Kinh Trung bộ, Đại kinh đoạn tận ái, số 38, tập 1, HT.Thích Minh Châu dịch, NXB.Tôn Giáo,
2012, tr.328.
(8)
Kinh Trung bộ, kinh Assalayana, số 93, tập 2, HT.Thích Minh Châu dịch, NXB.Tôn Giáo, 2012, tr.
194-195.
(13)
Kinh Tương ưng bộ, tập 1, HT.Thích Minh Châu dịch, NXB.Tôn Giáo, 2013, tr. 381.
(15)
Kinh Tương ưng bộ, tập 1, HT.Thích Minh Châu dịch, NXB.Tôn Giáo, 2013, tr. 457.
(16)
Kinh Tương ưng bộ, tập 1, HT.Thích Minh Châu dịch, NXB.Tôn Giáo, 2013, tr. 459.
(17)
Kinh Tương ưng bộ, tập 2, HT.Thích Minh Châu dịch, NXB.Tôn Giáo, 2013, tr. 430.
(18)
Kinh Tiểu bộ, tập 1, HT.Thích Minh Châu dịch, NXB.Tôn Giáo, 20115, tr.35-37.
(19)
Sutta-Nipāta, New Edition by Dines Andersen and Helmer Smith. London: Published for the Pāli
Text Society by Geoffrey Cumberlege, Oxford University Press, 1948, p. 26.
(20)
Kinh Tiểu bộ, tập 1, HT.Thích Minh Châu dịch, NXB.Tôn Giáo, 20115, tr.358-359.
21)
Sutta-Nipāta, New Edition by Dines Andersen and Helmer Smith. London: Published for the Pāli
Text Society by Geoffrey Cumberlege, Oxford University Press, 1948, p.25-26.
(38)
Nếu thức không nhập thai thì thai không thành. Khẳng định này trong Luận Đại trí độ tương tư như
câu kinh Đại duyên, số 15, thuộc Trường bộ: Này Ananda, nếu thức không đi vào trong bụng của
người mẹ, thời danh sắc có thể hình thành trong bụng bà mẹ không? - Bạch Thế Tôn, không!
(39)
Mọi thứ ở đây chính là: tinh cha, huyết mẹ và thức trung ấm. Đoạn văn ở phía trước đã đề cập.
(40)
大正藏第 25 冊 No. 1509 大智度論,卷第九十. Nguyên văn: “識” 名 “中陰中五眾”, 是五眾細故,
但名為 “識”. 若識不入而胎成者, 如一切和合時, 皆應成胎.
(41)
A-tỳ-đạt-ma Đại Tỳ-bà-sa luận, Nguyên Huệ dịch, tập 3, NXB.Hồng Đức, 2014, tr.611.
(45)
Kinh Trung bộ, Bất động lợi ích, số 106, tập 2, HT.Thích Minh Châu dịch, NXB.Tôn Giáo, 2012,
tr.320.
46)
Piyadassi Māhathera, The Spectrum of Buddhism, Jivinda de Silva, 1991. The Corporate Body of
The Buddha Educational Foundation, Reprinted, p. 180. Cf: this vipāka-viññāṇa is referred to as the
samvattanika-viññāṇa, the consciousness that goes on, that links on, that proceeds from one life to
another as vipāka, the consciousness that evolves into the next life.

You might also like