You are on page 1of 329

NHÓM HỌCSI

NHVELA
- GET READY TO FLY -

CHINH PHỤC ĐƯỜNG BAY

2019 - 2020

Những chia sẻ chân thật nhất về toàn bộ lộ trình du học Mỹ tiết kiệm của 15 học

sinh không thể bình thường hơn.

Nhóm tác giả: Học sinh VELA khóa 2020

-1-
Thành viên nhóm tác giả, thiết kế, và biên tập bao gồm:

Chào mọi người, mình là An Nhiên. Mình là học sinh của


lớp Văn 1 1720 trường PTNK, và làm việc tại VietAbroader

Club HCM. Mình hi vọng, sau khi đọc cuốn sách này, các

bạn có thể rút ra được một công thức riêng cho bản thân

mình qua những chia sẻ của bọn mình. Nếu bạn đang đọc

những dòng này và muốn đi du học trong tương lai, mình

chỉ muốn nói là các bạn hãy tận dụng những khoảng thời

gian mà bạn đang có và đừng lãng phí nó nhé. Thân mến.

Mình là Lê Anh Tuấn, học sinh chuyên Toán THPT

Chuyên Lê Hồng Phong. Mình thích nghiên cứu về trí tuệ

nhân tạo và mình sẽ theo học ngành khoa học máy tính ở

Depauw University. Cùng theo dõi con đường chinh phục

“giấc mơ Mỹ” qua các bài chia sẻ của mình nha.

Mình là Cát Thy, học lớp Tích Hợp 1720 trường THPT

Chuyên Trần Đại Nghĩa. Sở thích của mình là tìm hiểu về

ẩm thực của các nước trên thế giới. Mình dự định sẽ học
ngành khoa học máy tính trong. Mình mong là những bài
chia sẻ của mình sẽ giúp ích cho các bạn trong mùa nộp hồ

sơ.

-2-
Mình là Đức Bình, hiện đang học tại trường Ngô Thời
Nhiệm. Trong gia đình, mình là người hướng nội nhất

nhưng lại là người đầu tiên đi du học đại học. Đam mê lớn
nhất của mình là tâm lý học. Mình rất thích lắng nghe và

chia sẻ nên mọi người đừng ngại liên lạc với mình nha!

Xin chào, mình là Nguyễn Khánh Linh, học lớp Lý 1720

trường Phổ thông Năng Khiếu. Sắp tới mình sẽ học ở

Denison với hai ngành Sinh học và Phân tích dữ liệu. Quá
trình nộp hồ sơ của mình có rất nhiều sai lầm, mong chúng

sẽ là kinh nghiệm hữu ích cho bạn!

Mình là Kim Thư, cựu học sinh chuyên Văn trường Phổ

Thông Năng Khiếu. Ba từ miêu tả về mình đó là: kiên định,

giàu hoài bão, và nhiệt huyết. Hi vọng những câu chuyện


của mình sẽ giúp các bạn có thêm động lực để hoàn thành
giấc mơ du học.

Mình là Nguyễn Lê Minh Thy, học sinh lớp Văn 1720 trường

Phổ Thông Năng Khiếu. Mình thích sự chân thành, thích lắng
nghe, chia sẻ, và trải nghiệm. Đối với mình, có thể thoải mái

làm những điều mình muốn và hoàn thành ước mơ của bản
thân chính là động lực để mình nỗ lực hơn từng ngày.

-3-
Xin chào, mình tên là Huỳnh Ngọc Duy, học lớp Sinh 1720
của trường Phổ Thông Năng Khiếu. Mình thích xem phim,

viết blog và trải nghiệm những điều mới mẻ. Hi vọng những
chia sẻ của mình sẽ giúp ích cho quá trình nộp hồ sơ của các

bạn.

Chào mọi người! Mình là Tấn Minh - học sinh lớp 12 Văn 1

trường Phổ thông Năng Khiếu. Ước mơ đi du học của mình

bắt đầu từ những điều nhỏ xíu thôi. Mình từ lâu đã thích xem
phim và nghe nhạc nước ngoài, đặc biệt là Mỹ. Ngoài ra,

mình còn rất thích cảm giác di chuyển và gặp gỡ những điều
mới, dù cho là một con người hay một ngọn cây ven đường.

Mình tên là Thanh Vân. Bề ngoài mình là con người hướng

ngoại, thích cười. Mình mong qua những câu chuyện của
mình có thể đóng góp phần nhỏ nào đó trong quá trình nộp
đơn du học của mọi người.

Mình là Âu Thiên Hoàn, hiện đang học lớp KC3 khóa 1720
trường Phổ Thông Năng Khiếu. Mình thích ăn, chơi game và

nghe nhạc lúc rảnh rỗi. Mình luôn thử thách bản thân và cố
gắng để trở nên tốt hơn mỗi ngày. Mình hy vọng những chia

sẻ trong quyển sách này sẽ giúp ích cho bạn.

-4-
Mình là Đoàn Nguyễn Tường Vy, hiện là học sinh chuyên
Văn khoá 1720 trường Lê Hồng Phong. Sở thích của mình là

nấu nướng, chơi nhạc cụ, đọc sách. Tháng 8 này, mình sẽ
theo học khoá 2124 tại trường Duke Kunshan. Mong những

kinh nghiệm của mình trong quyển sách này có thể giúp ích

cho mọi người.

Mình là Tuyết Ngân. Mình sợ học tiếng Anh từ khi còn nhỏ;

rồi mãi đến khi lên cấp 3 mình mới cảm thấy có động lực hơn

khi ước mơ được đi du học nhen nhóm trong mình. Vậy nên,

mình có thể lắng nghe và thấu hiểu được nỗi lòng của một ai
đó đang nghĩ mình chưa-đủ-hoàn-hảo.

Mình là Uyển Nhi, học sinh lớp A1 khóa 1720 trường THPT

Chuyên Trần Đại Nghĩa. Chuyên ngành của mình là

Marketing vì mình thích tìm hiểu về tâm lý hành vi con


người và có ước mơ một ngày nào đó sẽ khởi nghiệp. Mình
không nghĩ là sẽ có một ngày mình tham gia viết và chỉnh

sửa sách nhưng mà giờ mình ở đây rồi.

Chào mọi người, mình là Vân Anh lớp KC3 1720 trường Phổ

Thông Năng Khiếu. Mình chụp hình không ăn ảnh, rất ghét

gián và thích giúp đỡ mọi người. Hy vọng những mẩu

chuyện mình chia sẻ có thể đem lại điều bổ ích cho các bạn.

Cố lên!

-5-
MỤC LỤC
MỤC LỤC 6
CÂU HỎI … SAI THƯỜNG GẶP 9
LỜI NÓI ĐẦU 10
PHẦN 1: KHỞI ĐỘNG 14

CHƯƠNG 1: ĐI DU HỌC MỸ CẦN CHUẨN BỊ BAO NHIÊU TIỀN? 14


PHẦN CHIA SẺ CỦA CHƯƠNG 1 19
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ TRONG LỚP 10 VÀ 11 24
PHẦN CHIA SẺ CỦA CHƯƠNG 2 28
CHƯƠNG 3: IELTS HAY TOEFL 32

PHẦN CHIA SẺ CỦA CHƯƠNG 3 39


CHƯƠNG 4: ACT, SAT, HAY THI CẢ 2? 46

PHẦN CHIA SẺ CỦA CHƯƠNG 4 58


CHƯƠNG 5: HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA 60

PHẦN CHIA SẺ CỦA CHƯƠNG 5 67


CHƯƠNG 6: SAT 2 VÀ AP CÓ CẦN THIẾT? 79
PHẦN CHIA SẺ CỦA CHƯƠNG 6 85

PHẦN 2: TĂNG TỐC 87


CHƯƠNG 7: NỘP HỒ SƠ KHI NÀO? 87

PHẦN CHIA SẺ CỦA CHƯƠNG 7 91


CHƯƠNG 8: CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở MỸ TÌM KIẾM ĐIỀU GÌ TỪ CÁC
HỌC SINH? 93
PHẦN CHIA SẺ CỦA CHƯƠNG 8 102
CHƯƠNG 9: CÓ NÊN CHỜ 1 NĂM (GAP YEAR) HAY KHÔNG? 105
PHẦN CHIA SẺ CỦA CHƯƠNG 9 107
CHƯƠNG 10: LÊN DANH SÁCH 20 TRƯỜNG 110

PHẦN CHIA SẺ CỦA CHƯƠNG 10 122


CHƯƠNG 11: CHỦ ĐỀ CHÍNH CỦA TOÀN BỘ HỒ SƠ 129

-6-
PHẦN CHIA SẺ CHƯƠNG 11 133
CHƯƠNG 12: CHUẨN BỊ BÀI LUẬN CHÍNH 137

PHẦN CHIA SẺ CHƯƠNG 12 154


CHƯƠNG 13: THƯ GIỚI THIỆU 168

PHẦN CHIA SẺ CỦA CHƯƠNG 13 173


CHƯƠNG 14: VIẾT BÀI LUẬN PHỤ 179

PHẦN CHIA SẺ CỦA CHƯƠNG 14 184


CHƯƠNG 15: ĐIỀN HỒ SƠ COMMON APPLICATION 190
PHẦN CHIA SẺ CỦA CHƯƠNG 15 203

CHƯƠNG 16: GIẤY TỜ TÀI CHÍNH 207


PHẦN CHIA SẺ CỦA CHƯƠNG 16 221

CHƯƠNG 17: PHỎNG VẤN TRỰC TUYẾN VÀ TRỰC TIẾP 224


PHẦN CHIA SẺ CỦA CHƯƠNG 17 229

CHƯƠNG 18: HOÀN TẤT HỒ SƠ VÀ LIÊN LẠC VỚI TRƯỜNG 234


PHẦN CHIA SẺ CỦA CHƯƠNG 18 238
PHẦN 3: VỀ ĐÍCH 245
CHƯƠNG 19: BIẾN ĐỘNG TÂM LÝ CỦA BẠN TRONG QUÁ TRÌNH NỘP
HỒ SƠ 245

PHẦN CHIA SẺ CỦA CHƯƠNG 19 249


CHƯƠNG 20: THƯƠNG THẢO HỌC BỔNG VÀ NỘP NƯỚC KHÁC NGOÀI
MỸ 267
PHẦN CHIA SẺ CỦA CHƯƠNG 20 276

CHƯƠNG 21: CĂN BỆNH LƯỜI CỦA LỚP 12 278


PHẦN CHIA SẺ CỦA CHƯƠNG 21 281
CHƯƠNG 22: CHUẨN BỊ PHỎNG VẤN VISA 285
CHƯƠNG 23: CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI BAY SANG MỸ VÀ KHI MỚI ĐẶT
CHÂN TỚI MỸ 290
PHẦN 4: ĐÂY CHỈ LÀ ĐIỂM BẮT ĐẦU CỦA MỘT CON ĐƯỜNG DÀI 301
CHƯƠNG 24: LUẬT HIỆN HÀNH XIN VISA LÀM VIỆC TẠI MỸ 301

-7-
CHƯƠNG 25: CHUẨN BỊ TÂM LÝ CHO PHỤ HUYNH KHI CÓ SẼ VÀ
ĐANG ĐI DU HỌC 304
CHƯƠNG 26: CON ĐƯỜNG SAU KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC 308
LỜI KẾT 312
PHỤ LỤC 313
LỜI CẢM ƠN 325

-8-
CÂU HỎI … SAI THƯỜNG GẶP

Thi SAT nhiều lần sẽ bị trường đánh giá thấp?

Không có đâu. Bạn xem thêm phần chương 4 nhé.

Đi học cao đẳng cộng đồng cho tiết kiệm chi phí?

Không hề tiết kiệm đâu nha. Bạn hãy xem thông tin ngay chương 1.

Đi giao lưu văn hóa trước ở cấp 3 để tăng cơ hội nộp vào đại học ở Mỹ?

Bạn ở Việt Nam sẽ chuẩn bị tốt hơn so với việc đi học cấp 3 ở Mỹ đấy. Mà còn tiết

kiệm được bao nhiêu tiền cho bố mẹ.

Đi học ở Mỹ thì chắc phải là đại gia rồi.

Đúng nếu bạn định nghĩa “đại gia” là người sở hữu số tiền 1.8 tỷ trong sổ tiết kiệm

để cho bạn đi du học trong 4 năm.

Những bạn đạt được học bổng thì toàn là “con nhà người ta” thôi?

Nhóm tác giả chúng mình cũng chỉ là “con nhà bố mẹ mình” thôi chứ không phải

“con nhà người ta.” Giành học bổng tiền tỷ không hề khó đâu. Bạn cứ xem phần

phụ lục với kết quả 3 năm gần nhất của chúng mình nhé.

Chi phí làm hồ sơ du học lên tới vài ngàn USD lận?

Nếu bạn không biết cách thì có thể tốn chừng đó. Vì thế hãy đọc cuốn sách này để

tiết kiệm tiền làm hồ sơ mà vẫn trở thành “con nhà người ta” nhé.

-9-
LỜI NÓI ĐẦU

Chào mừng mọi người đến với cuốn “Chinh Phục Đường Bay” phiên bản 2020.

Mục tiêu của phiên bản năm nay vẫn để giúp phụ huynh và học sinh có một con

đường dễ hiểu nhưng không hề dễ đi để đạt học bổng đi du học.

Oa, đoạn giới thiệu này khác năm ngoái nè. Thế phiên bản 2020 có gì khác?

Đương nhiên là có khác chứ, năm nay chúng mình có tới 15 bạn đóng góp viết sách
nên số lượng trang sách tăng lên so với năm ngoái. Đây là một số thay đổi chúng

ta đã bổ sung thêm cho phiên bản năm nay:

● Chia sẻ của nhóm tác giả tốt nghiệp khóa VELA 2020.
● Cập nhật về mức học bổng ở các trường mà các bạn khóa VELA 2020 đã đạt

được sau đợt nộp sớm Early Decision 1 và Early Decision 2.


● Năm ngoái chúng mình khuyến khích thi ACT. Tuy nhiên năm nay thì chúng

mình khuyên bạn đừng đi thi ACT nữa mà chỉ tập trung SAT thôi. Lý do thì

hãy đọc trong chương 4 nhé.

● Và chúng mình giới thiệu thêm về việc nộp các trường ở Canada, Phần Lan,

và cả Singapore để các bạn sắp xếp thời gian cho phù hợp nếu các trường ở

Mỹ chưa cho đủ học bổng nhé.

Năm nào cũng có phần này, thôi bạn giới thiệu luôn cho những phụ huynh chưa đọc các

phiên bản trước về cuốn sách đi để còn bắt đầu.

Rút kinh nghiệm từ hơn 100 học sinh cấp 3 đã lấy học bổng vào thẳng đại học tại

Mỹ mà gia đình chỉ tốn từ 20,000 – 25,000 USD / năm (tức khoảng 450 – 600 triệu

VND) cho tất cả chi phí từ tiền học đến chi tiêu cá nhân, nhóm tác giả là các học

sinh khóa 2020 của VELA mong muốn chia sẻ cụ thể nhất những gì các bạn đã trải

qua. Mục tiêu là với cuốn sách này, bất kỳ một bạn học sinh nào ở Việt Nam đều
có thể tự nộp hồ sơ xin học bổng vào đại học tại Mỹ khi làm theo các bước hướng
- 10 -
dẫn. Việc bạn học sinh có theo học tại VELA hay không thì không quan trọng.

Chúng mình muốn “phổ cập du học”.

Thế mình có câu hỏi thì liên lạc ai?

Bạn có thể liên hệ với VELA qua một trong 3 cách sau nhé:

● Liên hệ qua điện thoại số 0942 181 988 của VELA


● Liên hệ trang Fanpage của VELA: facebook.com/VELAbuildingdreams

● Email địa chỉ marketing@vela-academy.com

Thế mọi người làm miễn phí thế này để đạt mục tiêu gì?

À, có lợi chứ. Đây là một cuốn sách nói về lộ trình chúng mình đã trải qua cùng với

VELA, vì thế chắc chắn đây là một tài liệu quảng cáo cho VELA rồi.

Chúng mình đã làm việc cùng các anh chị khóa trước của VELA và muốn tiếp nối
truyền thống hỗ trợ các em đi sau với thông tin cập nhật nhất. Bạn sẽ thấy danh

sách trường chúng mình chọn đi học khác nhiều so với các anh chị khóa VELA

2019 đấy.

Quan trọng hơn đó là mục tiêu tiết kiệm tiền cho bố mẹ. Bọn mình không tin rằng

bạn phải bỏ cả vài chục triệu hoặc vài trăm triệu để làm hồ sơ lấy học bổng. Bản
thân bạn có thể tự làm rất tốt theo cuốn sách này dù không theo học tại VELA.

Thành ra để có thể giúp thêm cho bạn, VELA cung cấp thêm những tài liệu tham

khảo tại: http://bit.ly/chinhphucduongbay

Tài liệu bao gồm:

● Kết quả các anh chị khóa 2017, 2018, 2019, và 2020 với số tiền sau khi trừ đi
học bổng mà gia đình còn phải đóng bao gồm ăn ở.

- 11 -
● Lộ trình hướng dẫn tại lớp cho các bạn ở Thành phố Hồ Chí Minh muốn đồng

hành cùng VELA.

● Lộ trình hướng dẫn từ xa cho các bạn không ở Thành phố Hồ Chí Minh mong

muốn đồng hành cùng VELA.

Giống như năm ngoái, đây là dự án sách miễn phí. Nếu bạn muốn ủng hộ chúng

mình thì có thể chuyển khoản vào tài khoản dưới đây.

● Ngân hàng Vietcombank

● Người thụ hưởng: Lê Thúy Lan

● Số tài khoản: 0331 0004 90280

Ủa, nếu đọc sách biết hết rồi thì đi học VELA để làm gì?

Đúng rồi, mặc dù cuốn sách đã dài hơn năm ngoái nhưng do đây là tài liệu hướng

dẫn chung nên sẽ chúng mình không thể tư vấn riêng cho trường hợp của từng

bạn. Việc bạn đồng hành cùng VELA sẽ giúp bạn và gia đình tiết kiệm nhiều thời

gian từ việc lên danh sách trường, chỉnh sửa bài luận cho phù hợp, giải quyết phát
sinh sau khi nộp hồ sơ, và cả phỏng vấn visa. Khi bạn đi học tại VELA thì ngoài sự

hỗ trợ của các anh chị và của thầy cô, các bạn còn làm cùng với các bạn nộp hồ sơ
khác với tinh thần minh bạch và chia sẻ để cùng tiến. Bạn có thể rút kinh nghiệm

sau đợt nộp Early Decision 1 từ kết quả của mọi người để chọn Early Decision 2 và

Regular Decision phù hợp hơn. Ngoài ra chi phí học tại lớp của VELA vẫn không

thay đổi từ năm 2016 là 1,500,000 VND / tháng. Học phí là cố định cho tới lúc bạn

có được visa đi Mỹ. VELA hoàn toàn KHÔNG có bất kỳ chi phí gì khác.

Từ từ, mình đọc xong mới tính là có đáng tin hay không. Thế giờ mình đọc cuốn sách này

thế nào?

Nếu bạn đã đọc cuốn sách năm ngoái thì bạn có thể chỉ cần đọc những chương bạn

quan tâm. Nếu là các phụ huynh và học sinh mới chưa bao giờ đọc thì bọn mình

- 12 -
khuyên nên đọc từ đầu nhé. Ngoài ra nếu bạn đã có kiến thức cơ bản về từng chủ

đề thì có thể nhảy ngay vào đọc phần chia sẻ của bọn mình ở cuối mỗi chương.

Mình muốn vào những trường đứng đầu như Harvard, Yale, Stanford, MIT,… cuốn sách

này có chia sẻ thông tin nào không?

Thật tiếc vì bọn mình cũng chưa đậu vào những trường đó nên không thể khuyên
bạn được rồi. Chúng mình khuyến khích việc tìm trường phù hợp với tính cách,

hoàn cảnh, trình độ, và sở thích của bạn. Đương nhiên nếu bạn có điểm ACT hoặc

SAT đủ cạnh tranh thì chúng mình cũng có thể giúp được bạn.

Ngoài ra, nếu gia đình bạn có đủ tiền để đi đường vòng tới những trường đứng
đầu thì bạn có thể đọc thêm trong chương 10 - Lên danh sách 20 trường. Đây là con

đường CHẮC CHẮN để bạn có thể tốt nghiệp với bằng cử nhân của một trường

đứng đầu tại Mỹ và cả Ivy League. Tỷ lệ nhận của đường vòng này lên tới 90% lận

đấy.

Nói chung, điều quan trọng vẫn là sự cố gắng của bạn mà thôi.

Sau khi đọc xong nếu mình muốn liên hệ VELA để tham gia lộ trình và tìm hiểu chi phí thì

liên hệ ở đâu?

Bạn có thể:

● Gọi điện thoại số 0942 181 988 của VELA

● Liên hệ trang Fanpage của VELA: facebook.com/VELAbuildingdreams

● Hoặc gửi email tới marketing@vela-academy.com

Về phần thông tin lộ trình, chi phí, và kết quả 4 năm gần nhất, bạn có thể tham

khảo cuối sách hoặc ở đường link http://bit.ly/chinhphucduongbay chúng mình đã

chia sẻ ở trên.

Ừa thôi bắt đầu đi.

- 13 -
PHẦN 1: KHỞI ĐỘNG

CHƯƠNG 1: ĐI DU HỌC MỸ CẦN CHUẨN BỊ BAO NHIÊU

TIỀN?

Khoản tiền bố mẹ bỏ ra cho bạn đi học là khoản tiền đầu tư nhân lực, bạn cần suy

nghĩ làm sao để có được mức lợi nhuận cao nhất?

Học phí ở Mỹ đắt lắm, sao mà đi được?

Để mình so sánh một chút. Học phí RMIT tại Việt Nam là khoảng 290,000,000 VND

/ năm (theo trang web RMIT). Nếu gia đình bạn chịu khó bỏ thêm khoảng 200 triệu
nữa (tổng cộng 490 triệu), nghĩa là khoảng 21,000 USD cho một năm là bạn có thể

đi du học Mỹ rồi. Đó là chưa kể bạn có thể đi làm thêm để kiếm tiền hoặc chuyển

ra ngoài thuê nhà để giảm một nửa tiền ăn ở.

Thật không đấy?

Bạn cứ xem danh sách học bổng của các anh chị ở VELA trong 4 năm gần nhất ở

phần phụ lục nhé!

Thế sao mình nghe Mỹ đắt lắm, đắt hơn cả Úc, Anh, và Canada?

Bạn hoàn toàn đúng. Nếu như không tính học bổng mà chỉ tính học phí và ăn ở thì

học đại học ở Mỹ thật “đắt nhất quả đất.” Ví dụ như trường đắt nhất hành tinh

Harvey Mudd College có tổng chi phí một năm là 79,539 USD (theo trang web của

trường), tức là hơn 1.8 tỷ VND, nhân 4 năm lên là hơn 7.3 tỷ VN.

Tuy nhiên, điều tuyệt vời tại Mỹ đó là các trường cũng cho nhiều học bổng và hỗ

trợ tài chính hơn tại các nước còn lại. Vì thế, nếu bạn xem kết quả của chúng mình

- 14 -
thì sẽ thấy mức đóng trung bình năm nay từ 20,000 – 25,000 USD / năm (460 – 580

triệu VND), nhân 4 năm là bằng 1.8 – 2.5 tỷ VND cho tất cả các chi phí gồm tiền

học, ăn ở, chi tiêu cá nhân thôi. Thay vì phải bán nhà phố thì ba mẹ bạn bán 1 căn

chung cư. Đây giống như là bạn mua hàng khuyến mãi tới 80% chi phí ấy mà.

Hơn nữa nha, số tiền này KHÔNG tính việc bạn đi làm thêm tại trường học. Nếu

bạn làm đủ 20 tiếng / tuần trong năm và 40 tiếng / tuần dịp hè, bạn còn có thể kiếm

được 3,000 – 4,000 USD / năm để giảm số tiền bố mẹ phải đóng nữa đấy.

Ngoài ra, nếu trường cho phép, bạn có thể đi thuê nhà ở gần trường. Chi phí ăn ở

bạn có thể tiết kiệm đến 50%, tức là từ 14,000 USD / năm tiền ăn ở trong ký túc xá

xuống còn 7,000 - 8,000 USD / năm thuê nhà ở ngoài và tự nấu ăn. Bạn cứ yên tâm
là học bổng và hỗ trợ tài chính của bạn áp dụng cho tiền học nên tiền ăn ở bạn tiết

kiệm được bao nhiêu sẽ là tiền của gia đình bạn hết.

Các bạn đang nói đến cao đẳng cộng đồng hả? Mình nghe quảng cáo cũng rẻ lắm, còn được
chuyển tiếp lên nhiều trường nổi như Berkeley hay Washington nữa.

Hoàn toàn KHÔNG phải cao đẳng cộng đồng. Bạn sẽ vào thẳng đại học sau khi tốt

nghiệp cấp 3 ở Việt Nam. Bạn bè của bạn ở Việt Nam tốt nghiệp xong vào đại học

thì bạn cũng vậy, chỉ khác bạn cần đi học bằng máy bay.

Ngoài ra, bọn mình KHÔNG khuyến khích bạn học cao đẳng cộng đồng nhé vì

những lý do sau:

● Khi bạn chuyển tiếp lên đại học thì 2 năm cuối bạn gần như không có học

bổng. Mình làm một ví dụ so sánh nhé: Bạn học 2 năm đầu cao đẳng cộng
đồng với tổng chi phí là 20,000 USD / năm bao gồm ăn ở. 2 năm cuối bạn
chuyển tiếp lên đại học Washington với chi phí 53,000 USD / năm (theo trang

web của trường). Tổng chi phí của bạn sẽ là 20,000 + 20,000 + 53,000 + 53,000 =

146,000 USD (khoảng 3.4 tỷ VND). Với số tiền như thế thì mình học thẳng đại

- 15 -
học với tổng chi phí khoảng 22,000 USD / năm hay 88,000 USD / 4 năm cho

khỏe.

● Không phải môn nào bạn học ở cao đẳng cộng đồng cũng được chuyển tiếp

lên đại học. Có khả năng bạn sẽ phải học lại. Điều này làm bạn vừa tốn thêm

tiền vừa tốn thời gian.

● Nếu bạn đã muốn chuyển tiếp thì hãy chuyển tiếp lên Columbia University,

một trường Ivy League đứng thứ 3 trên bảng xếp hạng của US News. Trường

này có chương trình liên kết với nhiều trường Liberal Arts trong chương trình

3 + 2, học 5 năm lấy 2 bằng đại học từ 2 trường. Bạn cứ xem chi tiết trong

chương 9 để biết thêm nhé.

Nghe hay nhỉ! Thế nếu mình đi từ cấp 3, đi giao lưu văn hóa chẳng hạn, thì sao? Có phải

chuẩn bị theo lộ trình không?

Đầu tiên bọn mình khuyên bạn ĐỪNG đi giao lưu văn hóa vì một số lý do sau:

● Năm đầu tiên giao lưu văn hóa có vẻ rẻ nhưng từ năm thứ 2 học phí sẽ tăng

lên nhiều. Một năm cấp 3 có thể lên đến 20,000 – 26,000 USD, chẳng khác gì

chi phí ở đại học. Bạn hãy tiết kiệm số tiền đó để học thạc sĩ thì hơn.

● Nếu bạn đi lớp 11 thì lớp 12 bạn có khả năng không thể tiếp tục học tại trường

đó mà phải sang trường khác. Điều này sẽ là ác mộng khi bạn nộp điểm cho

đại học. Bạn nộp điểm lớp 9 và 10 tại Việt Nam, điểm lớp 11 tại 1 trường, và

điểm lớp 12 lại tại 1 trường khác. Thật là mệt mỏi quá đi.

● Ngoài ra, dù bạn có sang Mỹ đi nữa thì hồ sơ của bạn cũng chuẩn bị y hệt

những bạn ở Việt Nam: Điểm IELTS, điểm SAT, điểm trung bình, hoạt động

ngoại khóa, bài luận chính, luận phụ,… Nếu phải cực nhọc như vậy, sao không

ở nhà làm cho khỏe mà còn tiết kiệm chi phí.

- 16 -
● Tệ hơn đó là ở Mỹ việc luyện thi SAT sẽ tốn gấp nhiều lần so với ở Việt Nam.

Ví dụ, giá một gói luyện thi của Kaplan có thể lên đến 3,000 – 4,000 USD khi

học tại lớp. Chính vì điều này, phần lớn các bạn học cấp 3 ở Mỹ sẽ phải tự ôn

hoặc về Việt Nam ôn.

Thế nhưng các trung tâm đều nói mình sang sớm để làm quen với môi trường và dễ lấy

học bổng hơn?

Làm quen với môi trường thì đúng, nhưng dễ lấy học bổng hơn là không chính xác

nha. Muốn cạnh tranh học bổng thì bạn cần quan tâm đến điểm SAT, điểm trung

bình trong lớp, bài luận chính, phụ, và hoạt động ngoại khóa. Việc bạn học cấp 3

tại Mỹ hay Việt Nam không ảnh hưởng tới hồ sơ của bạn.

Ngoài ra, bạn cần phải nhìn một bức tranh dài hơn. Mục tiêu cuối cùng của bạn là

lấy bằng để đi làm kiếm tiền. Với lại, tất cả các công ty người ta chỉ xem bằng cao

nhất của bạn là gì. Vì thế hãy dồn tiền cho một bằng đại học hoặc thạc sĩ tại một
trường thật tốt. Ví dụ như bằng MBA từ Wharton thì chắc chắn ăn đứt một bằng

MBA từ đại học Missouri chẳng hạn. Lúc bạn đi xin việc thì chẳng ai quan tâm đến

việc bạn học cấp 3 ở đâu. Do học bổng thạc sĩ ít hơn đại học, bạn hãy học cấp 3 tại

Việt Nam và dồn tiền ấy cho bằng thạc sĩ của mình đi.

Thế nhưng mình nghe nói học cấp 3 tại Texas sẽ được tính học phí đại học như học sinh

bản địa?

Chính xác, bang Texas có chính sách đó là nếu một học sinh quốc tế học 3 năm cấp

3 tại một trường công trong bang thì khi nộp vào đại học công của bang sẽ được

xem như học sinh bản địa. Tức là bạn sẽ chỉ đóng 27,000 USD / năm bao gồm ăn ở

tại University of Texas Austin, một trường đứng thứ 48 trên US News. Học sinh

quốc tế tại University of Texas Austin thì cần phải đóng tới gần 60,000 USD / năm

(theo trang web của University of Texas Austin). Bạn chú ý chính sách này chỉ áp

dụng cho các đại học công của bang Texas thôi chứ không áp dụng cho trường tư.
- 17 -
Nghe đúng là hấp dẫn đúng không? Tuy nhiên bạn cần tính đó là 3 năm cấp 3 tại

Texas thì chi phí cũng không khác gì 3 năm đại học cả, tầm 20,000 USD / năm. Vì

thế tổng chi phí cấp 3 và đại học có thể lên đến 20,000 * 3 + 20,000 * 4 = 140,000 USD.

Mình không chắc là tiết kiệm được hơn nhiều so với việc nộp vào thẳng đại học từ

Việt Nam đâu.

Nhiều hướng đi quá nhỉ?

Đúng, rất nhiều hướng đi. Vì thế bạn nên chốt một hướng đi cho bản thân và theo

đuổi nó đến cùng.

Vậy thì bạn chia sẻ lộ trình VELA đi. Đầu tiên mình phải làm gì?

Đầu tiên không phải tiền đâu mà sẽ là đưa bằng đây!

Hả?

- 18 -
PHẦN CHIA SẺ CỦA CHƯƠNG 1

Huỳnh Ngọc Duy:

“Đi du học Mỹ cần bao nhiêu tiền?”

Câu trả lời thực tế nhất là càng nhiều càng tốt. Gia đình bạn có khả năng đóng được

càng nhiều thì tỉ lệ nhận của bạn càng cao. Nhưng, không phải vì thế mà mình và

bạn không có cơ hội chinh phục “giấc mơ Mỹ” đâu nhé. Chúng ta vẫn hoàn toàn

có cơ hội xin được học bổng của trường sao cho phù hợp nhất với mức đóng của

gia đình.

Năm lớp 10 và 11, mình vẫn chưa đưa ra được quyết định rõ ràng về con đường

đại học sắp tới, nên mình duy trì song song cả hai hướng đi: thi đại học trong nước

và đi du học. Với nước cờ “học đại học trong nước”, mình biết phải rõ phải làm gì;
nhưng đối với việc “đi du học”, mình hoàn toàn mù tịt. Mình không biết nên chuẩn

bị những gì ngoài những thứ mà bạn bè luôn rỉ tai nhau: hoạt động ngoại khóa và

IELTS. Mình thậm chí còn không biết thi SAT để làm gì và điểm trung bình quan

trọng như thế nào. Hầu như, mình nghiêng về việc học đại học trong nước. Về
phần du học, mình đã định đi du học Canada thay vì Mỹ. Theo chia sẻ của mọi

người xung quanh, mình đã luôn nghĩ du học Mỹ “xa xỉ” và du học Canada thì rẻ

hơn rất nhiều; nếu xin thêm học bổng nữa, khoản tiền gia đình mình phải chi trả

mỗi năm cũng không cao ngất ngưởng như Mỹ. Vậy nên, khi tham gia các hội thảo

du học, mình đều hỏi về du học Canada và không thèm tìm hiểu về Mỹ.

Học kì 2 lớp 11, mình có cơ hội được biết đến VELA qua một chị ở trường cấp 3
của mình. Mình đã đăng ký tham gia một buổi chia sẻ nho nhỏ của VELA, được

nghe các anh chị khóa trước chia sẻ về những trải nghiệm của bản thân, được cung
cấp những kiến thức về việc du học, và quan trọng hơn hết là mở rộng hiểu biết

với một cái nhìn khác thực tế hơn về du học Mỹ. Mình ngẫm lại: du học Mỹ còn

tiết kiệm hơn so với chi phí du học Canada vì các gói học bổng của các trường đại
- 19 -
học Mỹ thường sẽ hào phóng hơn rất nhiều so với các trường Canada. Dù chi phí

học tập và ăn ở ở Mỹ đắt đỏ hơn Canada, nhưng nếu có học bổng, bạn sẽ tiết kiệm

được một khoảng tiền lớn.

Bên cạnh đó, du học ở Mỹ sẽ giúp cho bạn có thể được học song ngành (double

majors) mà không tốn thêm đồng nào; trong khi học song ngành ở Canada, bạn sẽ

phải bỏ ra một khoản tiền nữa. Ở Mỹ, sau khi đã được nhận vào trường, nếu sau

năm thứ nhất cảm thấy không phù hợp với ngành học đã chọn, bạn hoàn toàn có
thể chuyển sang học một ngành khác mà không gặp bất kỳ trở ngại nào. Học bổng

của bạn vẫn được duy trì không thay đổi. Tuy nhiên, ở Canada và các nước khác,

bạn sẽ gặp nhiều khó khăn khi chuyển sang một ngành khác. Chính những lý do

đó, mình đã “quay ngoắt 180 độ”, tập trung hoàn toàn vào cho việc chuẩn bị hồ sơ

du học Mỹ trong thời gian ngắn ngủi còn lại.

- 20 -
Lê Anh Tuấn:

Câu hỏi “Đi du học Mỹ cần bao nhiêu tiền?” đã khiến mình rất đắn đo. Gia đình

mình cũng đã đau đầu và lo lắng không kém. Ban đầu, mình nghĩ con đường du

học Mỹ rất vô vọng khi tổng số tiền chi trả cho việc ăn ở và việc học ở đất nước này

lên đến hơn 50,000 USD / năm. Thậm chí, có những trường mình thích lên tới 66,000

USD / năm – một con số vượt xa mức thu nhập hàng năm của gia đình mình rất

nhiều. Đã có lúc, mình quyết định từ bỏ con đường du học. Nhưng mình đã may
mắn tìm thấy VELA, được thầy Nam và các anh chị đi trước tư vấn trường, hướng

dẫn cách làm hồ sơ và cho lời khuyên rất chân thành nên mình lại một lần nữa

đứng dậy và tiếp tục thực hiện ước mơ.

Tới VELA mình mới biết: chỉ với 20,000 USD / năm là mình có thể thực hiện ước

mơ du học vì các trường đại học ở Mỹ cho rất nhiều học bổng. Ngoài ra, mình còn

có thể làm việc trong trường để kiếm thêm thu nhập hay dọn ra ngoài để tiết kiệm

thêm 4,000 – 5,000 USD / năm. Lúc đầu, mình cũng không tin lắm và nghĩ rằng lấy

học bổng 40,000 – 50,000 USD đâu dễ đến vậy. Nhưng sau khi trở thành học viên
của VELA, thấy mấy anh chị đi trước ai ai cũng có trường và thậm chí còn được

học bổng rất cao. Điều đó làm mình có thêm hi vọng rất nhiều: người ta làm được,

hà cớ gì mình lại không.

Gia đình mình một năm chỉ có thể chu cấp 20,000 USD; tuy nhiên, tiền học lẫn tiền

ăn ở của mình ở Depauw University lên tới 26,248 USD mỗi năm. Nhưng, mấy anh

chị đang học ở Depauw nói rằng mình có thể làm việc trong ITAP hay các công

việc khác: mỗi năm cũng sẽ kiếm được thêm 2,500 USD; dọn ra ở Duplex hay Greek
House thì có thể giảm tới 4,000 USD / năm, xin làm thực tập không lương thì được

trường chu cấp cho 3,000 USD vào dịp hè, và mình có cơ hội vay thêm 2,000 USD /

năm từ trường (trả sau tốt nghiệp). Vậy là mình đã giúp đỡ kha khá tiền cho gia

đình đúng không nào?

- 21 -
Vì vậy, theo kinh nghiệm của mình, chuẩn bị bao nhiêu tiền phụ thuộc vào gia đình

và khả năng của bạn. Đừng đặt nặng số tiền gia đình phải đóng lên trên giấc mơ

mà hãy phấn đấu để đạt được giấc mơ nhé!

- 22 -
Nguyễn Lê Minh Thy:

Đối với những bạn chưa từng du học Mỹ, chắc hẳn ai cũng gọi đây là “con đường

triệu đô” khi số tiền phải chi trả cho một năm học ở đây (nếu không có học bổng)

dao động trong khoảng từ 50,000 USD đến 70,000 USD.

Con số trung bình cho việc đi du học (đã bao gồm học bổng) hiện nay dao động từ
khoảng 20,000 USD trở lên. Gia đình mình cố gắng lắm mới có thể chốt số tiền có

thể đóng được cho trường là 20,000 USD một năm. Đây vẫn còn là một con số nằm

trong khoảng an toàn nên trong suốt quá trình nộp hồ sơ, hầu như không có trường

nào từ chối vì mình đóng không đủ hay gửi mail đề nghị tăng tiền đóng. Tuy vậy,

không thể phủ nhận việc có thể đóng nhiều tiền là một lợi thế.

Cũng đừng quá lo lắng khi gia đình bạn chỉ có thể chi trả số tiền ít hơn vì du học

Mỹ là một quá trình xét tuyển rất toàn diện. Trường sẽ xét thêm các yếu tố về bài

luận chính, điểm các bài thi chuẩn hóa, quá trình học tập của bạn tại cấp 3, hoạt
động ngoại khóa, cũng như các năng khiếu nổi trội của mỗi cá nhân. Vậy nên, nếu

không thể chi trả được quá nhiều, hãy cố chăm chút vào các phần khác của bộ hồ

sơ để các ban tuyển sinh nhận thấy rằng bạn xứng đáng để nhận được sự đầu tư

từ họ nhé!

Ngoài ra, bạn có thể tìm cách để giảm bớt gánh nặng về chi phí như tìm một vài

công việc làm thêm ở trường, gửi email bày tỏ sự gắn bó với trường và thương thảo

xin thêm học bổng để trang trải chi phí,... Một vài trường còn có hỗ trợ cho học sinh

một khoảng vay (khoảng vài nghìn đô một năm) và sẽ phải trả lại cho trường ngay

sau khi tốt nghiệp và có việc làm. Bạn cũng nên xem xét và gửi email hỏi trường

xem sao nhé!

- 23 -
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ TRONG LỚP 10 VÀ 11

Sự thiếu chuẩn bị trong năm lớp 10 và 11 dẫn đến việc nhiều bạn phải nghỉ 1 năm

(gap year) để chuẩn bị thêm.

Bạn vừa trải qua kỳ thi chuyển cấp từ lớp 9 lên lớp 10 đầy khó khăn và vất vả. Bạn

đã vào được ngôi trường cấp 3 mà mình mong muốn. Thật tuyệt vời, hãy “xõa” đi!

KHÔNG KHÔNG KHÔNG.

Nếu bạn không muốn hối hận khi nộp hồ sơ trong lớp 12 thì hãy bắt đầu chuẩn bị

ngay. Khi có kết quả vào giữa năm lớp 12, bạn sẽ có đầy đủ lý do để nói bố mẹ cho

bạn “bung lụa.”

Mình đã ôn tập như điên cho lớp 9. Mình cần…

Hiểu, bạn cần được nghỉ ngơi. Vì thế, sau đợt thi chuyển cấp tháng 5, bạn có thể

dành trọn tháng 6 để đi du lịch cùng gia đình và người thân. Tuy nhiên, tháng 7 là

lúc bạn bắt đầu một hành trình mới.

Hành trình gì?

Hành trình chuẩn bị hồ sơ du học chứ gì nữa.

Thế mình cần gì?

Đầu tiên, điểm trung bình rất quan trọng. Mục tiêu của bạn cần tối thiểu 8.5 trung

bình. Nếu trên 9.0 thì càng tốt. Điểm từng môn không quá quan trọng. Học sinh

khá hay hạnh kiểm trung bình cũng không ảnh hưởng, miễn là điểm trung bình

của bạn càng cao càng tốt.

Tại sao mình lại phải quan tâm điểm ở trường chứ? Mình tưởng chỉ cần tiếng Anh.

- 24 -
Bạn hoàn toàn đúng, tiếng Anh rất quan trọng. Vấn đề là trường không chỉ xem

điểm tiếng Anh mà còn điểm trung bình. Năm vừa rồi chúng mình đã gặp một

trường hợp như vậy. Có một bạn học sinh được SAT 1530 nhưng do điểm trung

bình chỉ có khoảng 7.0, bạn ấy bị trường đại học từ chối. Tệ hơn là trường đại học
đó lại nhận những bạn khác có điểm SAT thấp hơn nhiều nhưng điểm trung bình

trên 8.5 đấy, thậm chí là những bạn cùng trường cấp 3 luôn cơ.

Hơn nữa, bạn phải chú ý là điểm SAT có thể thay đổi được nhiều lần chứ điểm
trung bình một khi đã có thì không gỡ được. Đừng để đến lúc nộp hồ sơ lớp 12 rồi

lại hối hận.

Điểm trung bình trên 8.5 cho lớp 10 và 11. Mình nhớ rồi. Cái gì tiếp theo?

Tiếp theo là lấy IELTS ít nhất 7.0 / 9.0 hoặc TOEFL 100 / 120 trong năm lớp 10. Bạn

chỉ nên dành khoảng 6 tháng để ôn thi. Tức là sang đầu học kỳ 2 năm lớp 10 bạn

nên đi thi IELTS hoặc chuyển sang học SAT.

Tại sao phải học nhanh thế?

Vì SAT học khó hơn IELTS / TOEFL nên bạn cần nhiều thời gian hơn cho SAT.
Quan trọng hơn, nhiều trường sẽ cho bạn tiền dựa trên điểm SAT. Đơn giản là SAT

càng cao càng dễ xin tiền học bổng và hỗ trợ tài chính.

Thế IELTS hay TOEFL điểm cao không giúp ích gì à?

Trên thực tế là KHÔNG. Ví dụ trường yêu cầu IELTS 7.0 thì bạn chỉ cần 7.0. Điểm

8.0 hoặc 9.0 cũng không giúp bạn có thêm học bổng. Tương tự, với TOEFL, bạn có

120 / 120 thì cũng chẳng tác dụng gì thêm nếu bạn đã đạt được 100.

Bạn nên tập trung ôn SAT bắt đầu từ học kỳ 2 năm lớp 10 đến hết học kỳ 1 năm

lớp 11. Bạn cũng cần đăng ký thi SAT nhiều lần để lấy tổng điểm cao nhất có thể

(superscore) nhé.

- 25 -
Không hiểu?

Các trường đại học ở Mỹ rất dễ thương. Ví dụ lần đầu bạn thi SAT được 800 toán

và 600 phần đọc, lần thứ 2 bạn thi SAT được 750 toán và 700 phần đọc, trường đại

học sẽ chỉ xét điểm cao nhất từng phần, tức là 800 phần toán và 700 phần đọc. Tổng

điểm của bạn sẽ là 1500. Vì thế bạn sẽ xin được nhiều tiền hơn chứ sao.

Nhưng mà nếu mình vẫn không muốn học SAT thì còn cách nào khác không?

Bạn còn một con đường khác, chính là ACT. Đây là một kỳ thi tương tự với SAT.

Tuy nhiên, do trong năm 2018, ACT đã thay đổi cách thi bằng việc thi trên máy

tính. Ngoài ra, chi phí thi của ACT cũng đắt gấp rưỡi SAT. Thậm chí chi phí gửi
điểm cũng đắt hơn. Chính vì thế, bọn mình KHÔNG khuyến khích các bạn đi thi

ACT. Bạn có thể đọc chương 4 để biết thêm chi tiết nhé.

Thế hết học kỳ 1 lớp 11 rồi mình làm gì tiếp?

Học kỳ 2 năm lớp 11 và lúc bạn có thể nhắm tới thi SAT 2 hoặc AP. Quan trọng

hơn, với điểm SAT, bạn có thể bắt đầu tìm hiểu các trường đại học phù hợp, ngành

nghề yêu thích và chuẩn bị hồ sơ. Bạn sẽ cần khoảng 6 tháng để chuẩn bị hồ sơ đấy.

Đến đầu học kỳ 1 năm lớp 12, bạn phải hoàn tất hồ sơ đại học rồi.

Làm hồ sơ sao lại lâu thế?

Thế thì bạn có thể nhảy sang phần 2 của cuốn sách để biết thêm chi tiết nha.

À, còn một điều bọn mình quên nói: Xuyên suốt năm lớp 10 và 11, bạn sẽ cần bắt
đầu các hoạt động ngoại khóa càng sớm càng tốt. Thời gian bạn làm càng lâu thì

kết quả có được càng nhiều. Bạn càng có nhiều lợi thế để nắm những vị trí lãnh

đạo.

Ôi, sao nghe phức tạp vậy?

- 26 -
Bạn cứ xem biểu đồ tóm tắt ở dưới đây nhé, không phức tạp lắm đâu.

Rồi, thế mình phải bắt đầu bằng IELTS hay TOEFL đây?

- 27 -
PHẦN CHIA SẺ CỦA CHƯƠNG 2

Âu Thiên Hoàn:

Sai lầm lớn nhất của mình là đã trì hoãn trong 2 năm lớp 10 và 11.

Thay vì bắt đầu lộ trình như VELA đã đề ra, mình lại dành cả hè năm lớp 9 chỉ để

ở nhà và nghỉ ngơi. Vâng, đúng nghĩa là “quẩy tới bến” luôn. Mình còn chẳng thèm

đá động gì tới việc học IELTS hay làm quen với chương trình học của cấp 3 – một

chương trình rất khác với hồi mình còn học ở Trung học Cơ sở - hay bắt tay vào

những hoạt động ngoại khóa đầu tiên.

Vào năm học, mình chới với trước những áp lực từ việc học ở trường. Mình đã phải

tốn kha khá thời gian mới quen dần với việc học. Cuối năm lớp 10, những gì mình

đạt được chỉ là điểm điểm trung bình ở mức ổn, một vài hoạt động ngoại khóa đầu
tiên; trong khi đa số các bạn khác ở VELA đều đã ôn gần xong IELTS, tham gia

hoạt động ngoại khóa rất nhiều và có những cột mốc quan trọng trong lộ trình du

học rồi.

Năm lớp 11, mình tiếp tục quay cuồng trong hoạt động ngoại khóa và việc học ở

trường. Đến tận hè cuối năm lớp 11, mình mới thi IELTS trong khi các bạn khác ở

VELA đã thi từ rất sớm rồi. Việc ôn SAT cũng chẳng đi tới đâu: mãi đến tận tháng

10 đầu năm lớp 12, mình mới thi SAT lần đầu tiên. Mình đã hết sức mạo hiểm khi

đã chần chừ đến tận đợt thi cuối cùng trước khi đến hạn nộp đợt nộp sớm ràng

buộc (Early Decision 1) và đợt nộp sớm (Early Action). Thật sự, mình rất là may

mắn khi có kết quả vừa đủ tốt để nộp trong đợt nộp sớm này.

Hè năm lớp 11, mình cực kì áp lực vì phải vừa chạy 3, 4 hoạt động ngoại khóa, vừa

ôn thi IELTS, vừa ôn SAT để “chiến đấu” với kì thi SAT tháng 10. Và phải chuẩn
bị bộ hồ sơ cho thật chỉnh chu - việc mà đầu tháng 6 năm lớp 11 mình mới bắt tay

vào làm trong khi mọi người ở VELA đã bắt đầu từ tháng 3.

- 28 -
Những áp lực mà mình phải trải qua trong thời gian này là cái giá mình phải trả vì

cái thói quen hay trì hoãn. Vì vậy, lời khuyên chân thành nhất: Hãy cố gắng chuẩn

bị mọi thứ càng sớm càng tốt; hãy bắt bắt đầu lộ trình du học (các bạn có thể tham

khảo lộ trình của VELA) ngay từ năm lớp 10 để có thời gian cải thiện điểm số thật

cao cũng như tránh những cảm xúc tiêu cực như mình đã từng trải qua.

- 29 -
Lê Anh Tuấn:

Năm lớp 9, mình đi học thêm cả ngày, có ngày học đến bốn chỗ khác nhau để có

thể đậu vào Lê Hồng Phong. Cuối cùng, mình cũng đã đậu vào ngôi trường mình

mơ ước.

Năm lớp 10 và 11, mình đã nghĩ đây là thời gian để nghỉ ngơi và bù đắp cho bản
thân. Mình tập trung học mỗi môn Toán và lơ là mấy môn kia. Mình không chịu đi

học thêm, không soạn bài cũng như không làm bài tập về nhà. Cứ có thời gian rảnh,

mình lại rủ bạn bè đi chơi và không tham gia bất kì hoạt động ngoại khóa nào. Do

vậy, điểm trung bình năm lớp 10 của mình chỉ có 8,3 – vô cùng tệ - nhưng mình

cũng không quan tâm vì nghĩ rằng “Điểm trung bình không quan trọng, miễn sao
đậu đại học là được rồi.” Lớp 11, mình cũng rất thờ ơ với việc học. May mắn thay,

mình được bạn rủ tham gia câu lạc bộ ứng dụng toán học. Mình có cơ hội cùng với

các thành viên trong câu lạc bộ làm toán và nghiên cứu bộ môn này. Sau đó, mình

được lọt vào đội tuyển Toán để thi Quốc gia và được hưởng điểm nên điểm trung

bình cuối năm lớp 11 của mình cao ngất – 9,8.

Cuối năm lớp 11, khi tìm thấy VELA, mình mới biết điểm trung bình trên lớp cũng

là một phần rất quan trọng đối với các nhà tuyển sinh. Kèm theo đó, hoạt động

ngoại khóa cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong hồ sơ. Vì vậy, mình rất

hối hận vì đã lơ là, vì đã lỡ rất nhiều thời gian quý báu để có thể làm hồ sơ của

mình đẹp hơn, và cũng lỡ mất thời gian học tiếng Anh để lấy bằng IELTS và SAT.

Vì thời gian gấp rút, mình học SAT chỉ trong 2 tháng rồi thi ngay và chỉ được 1250,

còn IELTS thì chỉ có 6.0.

Với những kết quả tệ như vậy nộp, mình không đủ điều kiện để có được học bổng

cao. Do đó, mình đã quyết định nghỉ 1 năm (gap year). Khoảng thời gian đó với

mình thật ảm đạm và tràn đầy những sự hối hận: trong khi bạn bè mình đi du học
trường này trường kia, đang vui mừng vì có trường nhận rồi còn mình thì phải bắt

- 30 -
đầu lại từ những bước đầu tiên. Đây có lẽ là hậu quả mà mình phải nhận lấy vì đã

không biết quý trọng thời gian.

Hy vọng các bạn không mắc phải những sai lầm mà mình đã trải qua và rút ra

được những gì các bạn nên làm cho năm lớp 10 và 11 nhé!

- 31 -
CHƯƠNG 3: IELTS HAY TOEFL

IELTS hay TOEFL không quan trọng, bạn chỉ cần đủ điểm tối thiểu mà thôi.

Đầu tiên, bạn đọc thử thông tin tóm tắt của IELTS và TOEFL nhé:

IELTS

● Đơn vị tổ chức: British Council / IDP


● Trang web British Council: https://www.britishcouncil.vn/

● Trang web IDP: https://www.idp.com/vietnam/ielts/

● Điểm tối đa: 9.0


● Điểm tối thiểu trường yêu cầu: 7.0

● Cách thức thi: Trên giấy hoặc trên máy tính


● Đăng ký thi: Tại trung tâm hoặc trên trang web British Council / IDP

● Những nước sử dụng: Anh, Úc, châu Âu, Singapore, Mỹ, Canada

● Tiền đăng ký thi: 4,750,000 VND

● Tiền gửi bảng điểm gốc cho đại học:


o IDP: Miễn phí cho những trường có kết nối với IDP.

o British Council: 100,000 VND / trường cho những trường có kết nối.

● Đợt thi: Hàng tuần

TOEFL

● Đơn vị tổ chức: ETS

● Trang web: https://www.ets.org/toefl

● Điểm tối đa: 120

● Điểm tối thiểu trường đại học yêu cầu: 100

● Cách thức thi: Trên máy tính

● Đăng ký thi: Trên trang web của ETS (https://www.ets.org/toefl)

- 32 -
● Những nước sử dụng: Mỹ, Canada

● Tiền đăng ký thi: 190 USD (~4,700,000 VND)

● Tiền gửi bảng điểm gốc cho đại học: 20 USD / trường (~450,000 VND)

● Đợt thi: Hàng tuần

(Nguồn: Trang web của British Council, IDP và TOEFL)

Thi cái nào dễ hơn thế?

Tùy vào “gu” riêng của bạn nữa. Năm vừa rồi chúng mình phần lớn đều thi IELTS

vì cảm thấy nó dễ hơn. Ngoài ra, phần nói của TOEFL thì thi trên máy thu âm trong

khi IELTS thì được nói chuyện với người thật, vì thế nhiều bạn thấy thoải mái hơn.

Phí thi TOEFL cũng như IELTS, có gì khác đâu?

Mặc dù tiền đăng ký thi của IELTS hơi cao hơn tí (200,000 – 400,000 VND) nhưng
khi bạn gửi điểm cho các trường đại học, bạn sẽ tiết kiệm kha khá đấy. Nếu bạn

nộp 20 trường thì với IELTS bạn có thể không tốn tiền, còn với TOEFL bạn sẽ chắc

chắn mất tới 400 USD, tức là khoảng 9,500,000 VND lận.

Trời, gần 10 triệu á. Đắt quá. Nhưng mình nghe các trường ở Mỹ chỉ nhận TOEFL?

À, đó là chuyện “ngày xửa ngày xưa” rồi, bây giờ tới 99.9% các trường đại học ở

Mỹ nhận cả IELTS và TOEFL rồi. Đương nhiên vẫn có một vài trường hợp ngoại

lệ. Ví dụ như Soka University of America chỉ nhận TOEFL mà không chấp nhận

IELTS chẳng hạn. Tuy nhiên, bạn cứ yên tâm, với những trường mà trên trang web

chỉ đề cập tới TOEFL, bạn hoàn toàn có thể gửi email thương thảo với trường để
gửi IELTS thay thế. Ngoài ra IELTS còn dùng được ở nhiều nước hơn. Sau này, nếu

bạn đổi ý không đi Mỹ nữa mà đi châu Âu hay Úc thì vẫn dùng được điểm IELTS

nhé.

Thế mình cần học IELTS trong bao lâu?

- 33 -
Với IELTS thì bạn chỉ nên tập trung ôn trong vòng 6 tháng để đi thi lấy 7.0 thôi.

6 tháng thôi à? Liệu có ngắn quá không? Mà tại sao lại chỉ có 6 tháng?

Là vì chúng ta cần dành khoảng 1 năm để ôn SAT (hoặc ACT) nên IELTS chỉ có 6
tháng thôi. Đương nhiên, để lấy 7.0 trong thời gian ngắn như vậy, chúng ta phải

“chơi chiêu” cho kỳ thi này.

Chơi chiêu?

Đúng rồi, IELTS gồm có 4 phần: nghe, nói, đọc và viết. Mỗi phần tính trên thang
điểm 9.0. Bạn cộng điểm 4 phần rồi chia 4 sẽ ra điểm IELTS. Ví dụ điểm bạn có

điểm nghe 8.0, đọc 8.0, viết 7.0, và nói 6.0 thì điểm của bạn là 7.25 làm tròn thành

7.5 nhé.

Có 2 cách bạn có thể học:

● Cách 1: Tập trung để cả 4 phần được 7.0 mỗi phần

● Cách 2: Tập trung cho phần đọc và nghe để lấy điểm cao nhất (8.0 – 9.0), còn

điểm nói và viết chỉ khoảng 6.0. Trung bình vẫn là 7.

Cách nào tốt hơn?

Với cách 1, bạn tốn nhiều thời gian hơn vì phải phát triển đều tất cả các kỹ năng.

Với cách 2, bạn tiết kiệm được nhiều thời gian hơn mà vẫn đạt được yêu cầu của

trường.

Chắc mình theo cách 2 rồi. Vậy làm sao để ôn tập?

Bước 1: Chỉ tập trung làm phần nghe (Listening) và phần đọc (Reading) để lấy

điểm càng cao càng tốt. Do hiện có rất nhiều tài liệu IELTS miễn phí trên mạng,

bạn có thể tải về tự làm rồi tự sửa. Bạn chỉ cần Google: “IELTS Listening Materials”

hoặc “IELTS Reading Materials” là cả đống tài liệu rồi. Đối với phần nghe thì bạn

- 34 -
nghe càng nhiều thì sẽ càng quen vì dạng câu hỏi của IELTS không thay đổi. Với

phần đọc, cách tốt nhất để đạt điểm cao chính là giải nhiều đề nhằm làm quen với

dạng câu hỏi cũng như các từ vựng. Mục tiêu của bạn là phải lấy điểm đọc trên 7.5

và điểm nghe cũng trên 7.5.

Bước 2: Với phần viết (Writing), IELTS có 2 bài:

● Bài 1: Bài ngắn khoảng 200 từ phân tích thông tin theo biểu đồ. Thời gian bạn

viết là trong 20 phút. Mặc dù đề chỉ yêu cầu tối thiểu 150 từ nhưng bạn nên

viết 200 từ để lấy điểm cao hơn.

● Bài 2: Bài dài khoảng 300 từ đưa ý kiến cá nhân về một chủ đề xã hội. Thời
gian bạn viết là trong 40 phút. Tương tự như trên, mặc dù đề chỉ yêu cầu 250

từ, chúng ta viết 300 từ để có điểm cao.

Về cách ôn tập, đầu tiên bạn lên mạng tải các bài viết mẫu cho bài ngắn và bài dài

rồi sau đó viết tương tự. Bạn cứ Google “IELTS Task 1 Sample Writings” và “IELTS

Task 2 Sample writing” là được. Với những bài mẫu đã có, bạn chỉ cần làm theo

văn mẫu như học văn học Việt Nam trong trường ấy, thế là được.

Có một vài điểm bạn cần chú ý nhé:

● Không sai ngữ pháp cơ bản: sai thì, sai chính tả, chia động từ số nhiều số ít,...

● Viết chữ đẹp dễ đọc khi thi trên giấy.

● Cấu trúc bài rõ ràng với mở bài, thân bài 2 - 3 đoạn, và kết bài.

● Viết hoàn chỉnh bài trong thời gian cho phép.

Để kiểm tra ngữ pháp cho bài viết, bạn đánh bài vào Word và dùng tính năng kiểm
tra ngữ pháp trên phần mềm này. Ngoài ra, bạn có thể dùng những phần mềm

kiểm tra ngữ pháp trên mạng miễn phí như Grammarly, WhiteSmoke, Ginger. Bạn

- 35 -
cứ chép bài viết của mình lên những trang web đó là có thể kiểm tra ngay lỗi sai,

đơn giản lắm! Bạn chỉ cần làm như vậy thì bảo đảm ít nhất bạn cũng phải đạt 6.0

tới 6.5 phần viết rồi.

Chú ý bạn dành thời gian ôn phần viết ít hơn phần nghe và đọc nhé.

Bước 3: Với phần nói (Speaking), đây là phần bạn khó tự ôn luyện nhất nên cũng
là phần bạn không cần quá tập trung. Đương nhiên để chuẩn bị, bạn có thể tham

khảo các chủ đề nói trong các đợt thi IELTS trước đây để chuẩn bị trước. Bạn chỉ

cần Google “IELTS Speaking Topics” là sẽ có ngay. Với danh sách chủ đề, bạn hãy

đánh máy câu trả lời như là bạn đang viết những bài ngắn. Nhớ là phải đúng ngữ

pháp, nhiều ý tưởng là được.

Khi vào phòng thi, bạn “câu giờ chém gió” khoảng 15 phút dựa trên những thông

tin chuẩn bị sẵn là được rồi. Nhớ phát âm những âm cuối như “s”, “t” rõ ra nhé.

Mục tiêu điểm phần nói chỉ cần 5.5 – 6.0 thôi.

Tóm lại, việc khó nhất để tự ôn luyện IELTS là sự kiên trì làm bước 1 tới 3 đều đặn
của bạn mà thôi. Bạn cứ nhớ là càng làm nhiều đề thì càng dễ lấy điểm cao. Mục

tiêu của bạn nên làm từ 30 tới 40 đề thật (phần nghe và đọc) trước khi đi thi nhé.

Rồi, mình hiểu rồi. Thế sau 6 tháng mình thi lúc nào?

Tốt nhất là sau khi ôn xong bạn nên thi ngay cho “nóng sốt.” Nếu bạn bắt đầu từ

tháng 7 lớp 10 thì bạn có thể đi thi vào trước tết năm sau, tức là tầm cuối tháng 1 -

đầu tháng 2 khi bạn vừa bắt đầu học kỳ 2 của lớp 10.

Chia sẻ cho mình một chút thông tin TOEFL đi, lỡ mình cần thì sao?

Nhớ là bạn nên tiết kiệm tiền cho bố mẹ nha. Đừng tốn nhiều tiền quá cho cho

IELTS hay TOEFL mà hãy dùng tiền đó để đầu tư đi thi SAT nhiều lần nhé. Ngoài

ra còn một lợi ích nữa của việc thi IELTS: vì British Council và IDP đều có văn

- 36 -
phòng ở Việt Nam nên nếu bạn cần công chứng bản gốc để miễn thi tốt nghiệp

cấp 3 môn tiếng Anh thì rất dễ. Với TOEFL, bạn sẽ phải làm online, vừa tốn thêm

tiền lại vừa tốn thời gian.

Nhưng thôi, nếu bạn đã lỡ ôn thi TOEFL rồi thì có thể áp dụng những mẹo sau để

lấy TOEFL tối thiểu 90 tới 100 nhé:

Bước 1: Phần đọc (Reading) và phần nghe (Listening) của TOEFL là dễ lấy điểm

nhất. Bạn có thể dễ dàng đạt từ 23 tới 25 điểm nếu bạn chăm chỉ luyện tập. Hiện

tại trên mạng cũng có rất nhiều tài liệu và đề thi thử miễn phí giống hoàn toàn với

định dạng khi bạn đi thi thật. Bạn chỉ cần Google “TOEFL Reading Materials” cho

tài liệu đọc hoặc “TOEFL Listening Materials” cho tài liệu nghe.

Các câu trả lời của phần đọc chính là những ý trong bài đọc được viết lại theo một

kiểu khác nhưng vẫn giữ lại nội dung (hay còn gọi là paraphrase). Về cả phần nghe

lẫn phần đọc, các dạng câu hỏi sẽ không biến tấu nhiều nên các bạn chỉ cần chăm
chỉ luyện đề là sẽ “dễ như ăn cháo.”

Bước 2: Về phần viết (Writing), TOEFL cũng yêu cầu bạn trả lời 2 câu hỏi gồm 1

bài tích hợp (20 phút) và 1 bài độc lập (30 phút). Đối với bài viết tích hợp, bạn có
thể học thuộc các cụm từ nối thông dụng hoặc viết sẵn cho mình một dàn ý chung,

sau đó thêm vào các ý trả lời câu hỏi khi thi vì phần này chủ yếu là kiểm tra kĩ năng

đọc, nghe và trình bày lại ý tưởng thông qua kỹ năng viết.

Với bài viết độc lập, bạn có thể làm tương tự với bài tích hợp nhưng lưu ý phần

này sẽ thiên về kỹ năng trình bày ý tưởng. Bạn cũng chỉ cần chú ý không sai ngữ

pháp cơ bản thì bảo đảm ít nhất cũng đạt 20 điểm phần viết rồi. Các phần mềm sửa

lỗi sai, trang web kiểm tra ngữ pháp như đề cập ở phần IELTS ở trên cũng rất hữu

ích. Bạn chỉ cần Google “TOEFL writing topics” hoặc “TOEFL sample writings” để

tìm đề và bài văn mẫu để bắt chước nhé.

- 37 -
Bước 3: Với phần nói (Speaking), đây là phần bạn khó tự ôn luyện nhất nên cũng

là phần bạn không cần quá tập trung. Để chuẩn bị, cách nhanh và hiệu quả nhất là

hãy luyện tập và ghi nhớ các mẫu câu trả lời (templates) bạn tự soạn cho riêng

mình dựa trên các tài liệu tham khảo trên mạng. 6 dạng câu hỏi của TOEFL không
thay đổi, đặc biệt là 2 câu đầu bạn có thể tham khảo các chủ đề nói của TOEFL cũ,

tự viết ra các trả lời và học thuộc lòng câu mẫu thường dùng.

Tóm lại, bạn chỉ cần cần làm liên tục bước 1 tới 3 liên tục trong 6 tháng là được.

Nghe có vẻ đơn giản?

Việc tự học IELTS hay TOEFL thì khá đơn giản. Vấn đề lớn nhất ở đây là bạn phải
làm liên tục trong vòng 6 tháng không nghỉ. Nếu bạn nghỉ giữa chừng, bạn có thể

quên nhiều tài liệu. Vì thế lên mục tiêu, tự học và đi thi ngay khi còn “nóng sốt.”

Đương nhiên, nếu bạn cảm thấy cần một môi trường học thì cứ liên hệ VELA nhé.

Biết rồi, bớt quảng cáo đi. Sau IELTS là gì?

Thì tới SAT thôi.

- 38 -
PHẦN CHIA SẺ CỦA CHƯƠNG 3

Âu Thiên Hoàn

Vấn đề lớn nhất mà mình gặp phải trong quá trình thi IELTS là: thời gian.

Thứ nhất, về việc lựa chọn thời điểm thích hợp để thi. Đây là vấn đề cực kì quan

trọng. Nó ảnh hưởng rất nhiều đến lộ trình ôn tập và chuẩn bị cho kì thi. Vì bằng

IELTS chỉ có giá trị trong vòng 2 năm, nên nếu bạn thi sớm quá (đầu hoặc giữa năm

lớp 10), rất có thể bằng sẽ hết hạn trong quá trình nộp hồ sơ và bạn bắt buộc phải

thi lại. Bạn có thể nghĩ rằng thi muộn hơn sẽ tốt hơn đúng không? KHÔNG! Mình
đã mắc phải sai lầm nghiêm trọng này. Mình thi IELTS vào hè năm lớp 11 (nghĩa

là còn khoảng 2 tháng nữa tới thời gian nộp hồ sơ). Điều tồi tệ nhất đã xảy ra với

mình: mình vừa phải luyện thi SAT, vừa chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm: résumé, bài

luận chính, danh sách trường, bài luận phụ,... và vừa phải ôn thi IELTS. Điều này

không chỉ khiến mình áp lực bội phần mà còn ảnh hưởng đến kết quả thi IELTS
nữa. Vì thế, thời điểm tốt nhất để thi IELTS nên là đầu hoặc giữa năm lớp 11, trễ

nhất là đầu học kì 2 năm lớp 11. Bởi vì, thời gian này bạn chưa bị quá nhiều áp lực

từ việc ôn thi SAT cũng như chuẩn bị hồ sơ, nên bạn còn đủ tỉnh táo và có thể dành

hết sức lực cho bài thi IELTS.

Thứ hai là phân bổ thời gian ôn IELTS. Bản thân mình đã có một lộ trình ôn IELTS

cực kì tệ. Mình bắt đầu ôn IELTS vào đầu năm lớp 11, tức là cực kì trễ so với mọi
người. Đã vậy, mình còn học SAT cùng một lúc nên gần như bỏ bê luôn việc học
IELTS. Điều này khiến điểm của mình cải thiện rất chậm, nhiều lúc còn dậm chân

tại chỗ. Đặc biệt là khoảng 1 tháng trước khi thi, vì lúc đấy mình đã trễ rất nhiều

thứ nên cũng không có thời gian ôn IELTS nhiều. Thậm chí, còn 1 tuần nữa tới ngày

thi, mình mới bắt đầu giải đề và chỉ tập trung giải mỗi phần nghe và đọc, luyện

được một vài đề nói, còn phần viết thì mình gần như là không đụng vô luôn. Mình

đã thật sự hoảng loạn vì lần cuối mình làm đề IELTS là cách thời điểm thi khoảng

- 39 -
3 tháng, chữ nghĩa gần như đã bay hết khỏi đầu. Điều này ảnh hưởng rất nhiều

đến tâm lý lúc thi của mình. Vì thế, đừng trì hoãn mà hãy học IELTS thật sớm.

Thứ ba, thời gian nghỉ ngơi những ngày gần thi. Ngày nào mình cũng thức tới 2 –

3 giờ sáng, nên là sáng 9 – 10 giờ mình mới thức dậy. Thói quen không phải một

sớm một chiều có thể thay đổi được. Nó không chỉ tác động xấu đến sức khỏe của

mình, mà còn ảnh hưởng rất nhiều tới ngày thi IELTS. Ngày thi IELTS, mình đã

phải dậy sớm so với mọi hôm. Vì ngủ không đủ giấc, mình không hề cảm thấy tỉnh
táo một chút nào. Não mình lúc đó gần như không hoạt động. Bài thi đầu tiên là

bài thi nghe, mình không thể tập trung nổi trong 2 phần đầu. Mình đã phải bỏ qua

vài câu rất là tiếc. Mình cũng gặp không ít khó khăn trong bài thi đọc, khi mà đọc

câu trước câu sau quên mất chữ, tìm ý chính và chọn đáp án cũng chậm hơn bình

thường. Với bài thi viết, có những cấu trúc và từ ngữ rất quen mà lúc đó không thể

nghĩ ra được. Kết quả bài thi giảm sút đáng kể do ảnh hưởng của sự không tỉnh

táo vì thiếu ngủ.

Tóm lại, mình chân thành khuyên các bạn: hãy lên kế hoạch ôn thi hợp lý, nghỉ
ngơi đầy đủ. Nếu có thói quen thức khuya, hãy cố gắng thay đổi càng sớm càng

tốt. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ, sức khỏe cũng như giúp

bạn tỉnh táo và tập trung trong ngày thi IELTS.

- 40 -
Nguyễn Khánh Linh:

Tính mình hay trì hoãn: mình cứ nghĩ là IELTS thì tháng nào chẳng có, lúc nào thi

cũng được. Mình còn hơi tự tin quá đà và suy nghĩ “Ôi dào, chỉ cần đạt 6.5 thôi dễ

ấy mà”. Mình đã không thi IELTS cho đến tận 1 tháng trước hạn nộp sớm (EA).

Thấm thoát tới tháng 10, mình vẫn chưa có bằng IELTS... Trong khi đó, đầu tháng

10 mình còn phải thi lại SAT. Khỏi phải nói lúc đó mình hoảng loạn đến thế nào.

Sau đây, mình xin kể nhiều kinh nghiệm “xương máu” và chỉ kinh nghiệm ôn

IELTS trong 1 tuần của mình. Nhấn mạnh nhé, mình rất không khuyến khích bạn

ôn trong 1 tuần! Nhưng, nếu bạn còn 1 tuần trước khi thi thì có thể thử một số

“mẹo” của mình để tự tin hơn.

Đầu tiên: chiến thuật “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”. Mình lên Google tìm

kiếm tất cả các Websites để nắm cấu trúc của IELTS, cách tính điểm, các mẹo để

làm bài trước rồi mới luyện đề. Đừng bỏ qua bước này vì IELTS là một kỳ thi có
thang điểm cho từng phần cụ thể rất rõ ràng.

Với phần Đọc (Reading), do mình học SAT trước nên Reading IELTS đối với mình

khá dễ. Chỉ cần đọc thật chậm và đừng làm vội, sẽ không sai những lỗi “ngớ ngẩn”.
Các bạn nên tập thói quen đọc báo tiếng anh và ghi chú lại để nâng cao trình độ

phần Reading của mình. Bạn cứ thoải mái đọc những gì mình thích, miễn sao bạn

luyện tập được kỹ năng đọc lướt (scan) và ghi chú (take note) là ổn rồi.

Phần Nghe (Listening) là phần mình ổn nhất. Nhưng khi vào phòng thi, không

hiểu sao mình lại bị mất phong độ. Thường ngày, mình hay coi Youtube, TED, các

khóa học online trên mạng ở tốc độ gấp 1.75 tới 2.0 so với bình thường. Khi vào

phòng thi, vấn đề mình gặp phải là mắt mình chưa đủ nhanh để theo kịp tốc độ

của cuộn băng. Dù có thể nghe được tất cả những gì trong bài IELTS nhưng lại mất

khá nhiều thời gian để tìm xem băng đang nói đến đâu. Lúc tìm được thì lại lỡ mất

vài câu nói. Kết quả là mình mất từ nửa sau phần 3 (task 3) đến hai câu đầu của
- 41 -
phần 4 (task 4). Với Listening, nghe Youtube để nâng cao trình độ thì rất tốt. Nhưng

tốt hơn, nên vừa nghe vừa ghi chú lại. Bên cạnh đó, nên tập nghe nhiều loại giọng

nói tiếng Anh khác nhau - như Anh Anh, Anh Mỹ, thậm chí là Anh Sing và Anh

Ấn.

Phần Viết (Writing) là phần “khó nuốt nhất” với mình. Mình chỉ viết tiếng Anh

trong những tình huống cơ bản như nói chuyện với bạn bè trên mạng xã hội hay

làm mấy bài viết lại câu trong các bài kiểm tra tiếng Anh trên trường thôi. Do đó,
mình khá hoảng khi phải đối mặt với muôn vàn kiểu bài Writing. Đây là cách mình

đã vượt qua bài thi Writing: Trước khi làm bài Writing, mình ráng học thuộc vài

từ khóa hoặc cụm từ để dẫn dắt trong task 1 và cả task 2 để tiết kiệm thời gian suy

nghĩ câu từ trong lúc thi. Tuy vậy, lúc đi thi, mình cuống tới nỗi trong phần task 1,

dù đề là biểu đồ cột khá dễ nhưng mình lại phải viết đi viết lại bài khá nhiều lần.

Lời khuyên của mình với phần Writing là hãy học từ khóa cho task 1 và cả task 2.
Với các dạng bài task 2, có thể tham khảo các bài văn mẫu để nắm cách hành văn

của người bản địa và luyện cách triển khai chủ đề sao cho hợp lý. Hơn hết, hãy

kiếm một người giúp bạn đọc và sửa chữa sau khi viết bài. Nếu không, bạn sẽ khó
phát hiện ra những lỗi sai của bản thân, dẫn đến việc khó khăn trong việc cải thiện

phần Writing. Một lưu ý hết sức quan trọng là hạn chế giao tiếp bằng tiếng lóng

hay viết tắt bằng tiếng Anh, đặc biệt trong khoảng 1 tuần trước khi thi, kẻo quen

tay ghi nhầm vào bài thi.

Mình thi Nói (Speaking) sau khi hoàn thành ba bài thi kia. Khi bước vào phòng thi,

giám khảo cười với mình dễ thương lắm và mình nghĩ là “Chắc là ổn rồi”. Nhưng

khi thầy bắt đầu nói, mình không nghe được giọng thầy. Có thể là do mình thiếu
kinh nghiệm nói chuyện trực tiếp, cũng có thể do thầy nói giọng lạ quá. Mình phải

nhờ thầy lặp lại câu hỏi 2-3 lần mỗi câu. Điều đó ảnh hưởng đến kết quả Speaking

của mình rất nhiều dù mình trả lời ổn các câu hỏi. Dù vậy, cũng mừng rằng trong

tình huống như thế, mình vẫn có sức để ráng nói lớn câu trả lời và cố phát âm cho

- 42 -
rõ ràng nhất có thể. Dù gặp phải những câu hỏi hóc búa và không biết trả lời thế

nào, hãy cứ cố trả lời và phát âm tròn vành rõ chữ. Trong bài thi Speaking, đừng

bận tâm đến câu chuyện của mình có “nhạt nhẽo” quá không và đừng cố gắng ráng

nhét từ khó vào câu nói, trừ khi bạn thật sự hiểu rõ nghĩa của từ đó và cách dùng.
Có một lời khuyên của mình hơi “lạ”: Hãy đi các hội thảo du học và / hoặc hẹn
phỏng vấn với đại diện trường trong giai đoạn tháng 9, 10 để luyện tập thêm phần

Speaking và tăng sự tự tin. Mình đã phỏng vấn trực tiếp với 3 trường liền trong
một tuần vào cuối tháng 9. Điều đó làm mình tự tin hơn rất nhiều. Các thầy cô đại

diện các trường sử dụng nhiều khẩu âm khác nhau, họ đề cập đến nhiều thông tin

khác nhau, và cho mình cơ hội được tập nói. Việc phỏng vấn như thế không chỉ

giúp bạn cải thiện điểm Speaking IELTS mà còn cho bạn kinh nghiệm những dịp

phỏng vấn mang tính quyết định với trường mình thích.

Hai tuần đợi kết quả IELTS, tâm trạng của mình vô cùng khủng hoảng và lo lắng.
Thậm chí, mình đã tính tới chuyện đăng ký thi lại lần nữa và đã đi in thêm vài tài

liệu IELTS để luyện. Mình còn soạn sẵn bản nháp email để gửi cho các trường để

xin miễn IELTS. May mắn sao, điểm của mình vừa đủ 6.5 để nộp!

Khi viết những dòng này, mình ngại lắm vì điểm số của mình không cao. Nhưng

mình chia sẻ với các bạn với hi vọng các bạn sẽ không phải mắc phải những sai lầm

như mình từng trải qua. Hãy ôn IELTS càng sớm càng tốt – theo mình, là đầu năm
lớp 11 là ổn – và dành thật nhiều thời gian để có một con điểm thật ấn tượng nhé!

- 43 -
Trần Tấn Minh:

Điều đầu tiên, các bạn nên tìm hiểu thật kỹ xem bản thân phù hợp với TOEFL hay

IELTS hơn. Đừng như mình nhé! Mình ra một trung tâm tiếng Anh và đăng ký

TOEFL ngay lập tức chỉ vì mấy anh chị tư vấn viên khuyên là đi Mỹ thì nên học

TOEFL.

Mình bắt đầu học TOEFL từ khá sớm (hè lớp 9 lên lớp 10) nhưng vẫn rất chật vật.

Bản thân là một đứa không giỏi tiếng Anh và trước đó tiếp xúc với tiếng Anh một

cách rất bị động (đa số chỉ học từ và ngữ pháp để đi thi) nên lúc học TOEFL, mình

rất sợ phần Nghe và phần Nói. Với phần Viết, dù thích viết từ khi còn nhỏ, nhưng

cách suy nghĩ và hành văn của mình lại bị ảnh hưởng bởi văn phong tiếng Việt và
không thể áp dụng được trong bài thi. Mình cũng đã phải mất kha khá thời gian

để thay đổi cách suy nghĩ và tập làm quen với cách viết bằng tiếng Anh. Phần Đọc

là phần mình tốt nhất trong bài thi TOEFL.

Một khoảng thời gian dài mình tuyệt vọng với TOEFL vì học mãi mà điểm lúc lên

thì ít, lúc xuống thì “không phanh”. Đã có lúc, mình nghĩ rằng sẽ không đi du học

Mỹ nữa vì học TOEFL còn chưa nổi thì làm sao học SAT. May mắn thay, tình yêu

với đất Mỹ đủ lớn để kéo mình quay trở lại. Mình đã “đổi gió” bằng cách đọc thử

sách SAT. Nào đâu thích quá nên tạm gác lại TOEFL để học SAT.

Sau khi học SAT, điểm phần Đọc của TOEFL của mình tăng “vèo vèo”. Dù chưa

được tối đa nhưng đối với mình cũng rất mãn nguyện rồi. Với phần Nghe, mình

“cày” Youtube, nghe nhạc, xem phim bằng tiếng Anh thật nhiều. Nhờ đó, phần

Nghe dễ hơn bao giờ hết. Việc luyện tập như vậy giúp mình “bỏ túi” những “mẹo”

hay dành cho những phần Hội thoại (Conversation). Còn phần các bài giảng/tranh

luận về một chủ đề học thuật (Academic Lessons), tuy khả năng nghe vẫn còn hạn

chế, nhưng nhờ khả năng suy luận, mình vẫn có thể đoán ra để trả lời trắc nghiệm.
Với phần viết, mình tập quen dần cách viết của người nước ngoài cũng như nắm

- 44 -
rõ sườn bài nên bài thi cũng trở nên khá dễ dàng. Nhưng điểm phần này chỉ dừng

lại ở mức khá thôi chứ vẫn chưa được như mình mong đợi. Cuối cùng, mình vẫn

sợ phần Nói: dù đã tự tin hơn nhưng không hiểu sao cứ đến lúc đồng hồ bắt đầu

chạy là chữ nghĩa trong đầu mình bay tứ tung. May sao, mình vẫn đạt được một

con điểm vừa đủ để không bị các trường đại học “ghim”.

Mình sẽ liệt kê một số đặc điểm của TOEFL để các bạn cân nhắc để chọn lựa với

IELTS nhé:

- Trước hết, TOEFL sẽ thiên về học thuật và khoa học phân tích nhiều hơn so

với IELTS.

- Thứ hai, nếu chọn TOEFL, cần phải có kỹ năng nghe tốt vì cả phần Nói và
phần Viết, bạn đều phải nghe để phân tích. Lúc đầu, mình tệ phần nghe nên

“tạch” luôn cả ba phần này.

- Thứ ba, cần xác định rõ xem bạn thích nói chuyện với giám khảo hay độc thoại

với máy tính - đây là khác biệt lớn nhất giữa TOEFL và IELTS. Mình vẫn

khuyên các bạn nên nói chọn nói chuyện với giám khảo vì sẽ thoải mái hơn.
Nhưng nếu bạn là tuýp người quá sợ hãi hay lo lắng khi phải giao tiếp với

người lạ, TOEFL sẽ là lựa chọn tốt hơn.

- Thứ tư, TOEFL nhấn mạnh vào phần luận điểm, luận cứ và cách lập luận nhiều

hơn là cách sử dụng từ sao cho “ngầu” của IELTS.


- Cuối cùng, làm bài thi TOEFL trên máy tính một thời gian dài sẽ gây ra mỏi
mắt. Những bạn khó tập trung lâu được trước màn hình nên chọn bài thi

IELTS.

Thế thôi nhé, chúc các bạn thật thành công dù cho là chọn TOEFL hay IELTS nhé!

- 45 -
CHƯƠNG 4: ACT, SAT, HAY THI CẢ 2?

ACT từ năm 2018 đã trở nên quá đắt đỏ so với SAT.

So sánh thông tin giữa ACT và SAT:

ACT

● Đơn vị tổ chức: ACT

● Trang web: http://www.act.org/


● Điểm tối đa: 36

● Điểm tối thiểu các trường yêu cầu: Trên 28 là bạn đã khá cạnh tranh

● Cách thức thi: Thi trên máy tính


● Những nước sử dụng: Mỹ, Canada, Singapore

● Cách thức đăng ký thi: Trên trang web của ACT
● Tiền đăng ký thi: Khoảng 150 USD (3,600,000 VND) cho đợt thi không bài luận

và 167 USD (4,000,000 VND) cho đợt thi có bài luận.

● Tiền gửi điểm trực tiếp cho đại học: 13 USD / một đợt thi / trường (300,000

VND). Có nghĩa là nếu bạn gửi điểm ACT của 2 đợt thi cho 1 trường thì phí sẽ
là 26 USD (600,000 VND). Đắt gấp nhiều lần SAT.

● Số đợt thi 1 năm: 6 lần

● Thời điểm thi: Tháng 9, 10, 12, 2, 4, 6

SAT

● Đơn vị tổ chức: College Board

● Trang web: https://collegereadiness.collegeboard.org/sat/


● Điểm tối đa: 1600

● Điểm tối thiểu các trường yêu cầu: Trên 1350 là bạn đã khá cạnh tranh.

● Cách thức thi: Trên giấy

● Những nước sử dụng: Mỹ, Canada, Singapore, Bắc Âu,…

- 46 -
● Cách thức đăng ký thi: Trên trang web của College Board

● Tiền đăng ký thi: 101 USD (2,500,000 VND) cho kỳ thi không có bài luận và

118 USD (2,900,000 VND) cho kỳ thi có bài luận

● Tiền gửi điểm trực tiếp cho đại học: 13 USD / nhiều đợt thi / trường (300,000
VND). Tức là nếu bạn muốn gửi điểm 2 đợt thi cho một trường thì bạn chỉ
đóng 13 USD.

● Số đợt thi 1 năm: 5 lần

● Thời điểm thi: Tháng 10, 12, 3, 5, 8 (tháng 8 bắt đầu áp dụng cho năm 2020)

(Nguồn: Trang web của SAT và ACT)

Chi phí thi và gửi điểm của SAT rẻ hơn nhỉ?

Chính xác, ACT đã thay đổi cách thi từ giấy thành máy tính trong năm 2018. Chi

phí thi thì gấp rưỡi SAT, gửi điểm thì đắt gấp nhiều lần do 1 lần gửi chỉ được gửi

điểm của 1 lần thi. Chính vì thế chúng mình năm nay không khuyến khích thi ACT
nữa. Mọi người chỉ nên tập trung ôn thi SAT vì nó tiết kiệm hơn nhiều.

Thế điểm cao thì có lợi gì?

Đơn giản, điểm cao thì trường cao, học bổng nhiều. Điểm thấp thì trường thấp, học

bổng ít hơn.

Ví dụ nhé, nếu bạn tăng điểm SAT từ 1300 lên 1420 thì khi bạn nộp cho trường

University of Arizona học bổng của bạn có thể tăng 5,000 USD / năm tức là khoảng

20,000 USD / 4 năm (tương đương 500 triệu VND / 4 năm). Với số tiền này bạn, tha

hồ mua vé về Việt Nam mỗi năm.

Thế chính sách tổng điểm cao nhất từng phần (superscore) là gì vậy?

Ví dụ như bạn thi SAT đợt tháng 10 với điểm toán 750 cùng điểm đọc và ngữ pháp

600. Như vậy, tổng điểm đợt thi đó là của bạn là 1350 - không quá thấp nhưng cũng

- 47 -
chưa tốt. Đến đợt thi tháng 1, điểm toán của bạn giảm còn 650 do ẩu, nhưng điểm

đọc và ngữ pháp lại đạt 700 nhờ... ông bà phù hộ. Tổng điểm của bạn vẫn là 1350.

Tuy nhiên khi bạn gửi 2 điểm này đi, các trường sẽ lấy điểm cao nhất phần toán

(750 đợt tháng 10) cộng với điểm cao nhất phần đọc (700 đợt tháng 1) để ra tổng
điểm SAT của bạn là 1450 - hoàn toàn đủ để cạnh tranh nhiều học bổng. ACT cũng

tương tự như thế nhé.

Như vậy, với chính sách này, bạn càng cần phải đi thi nhiều lần, vì biết đâu một

giây phút xuất thần sẽ giúp điểm của bạn cải thiện đáng kể.

Tuy nhiên mình có nghe nói là thi nhiều sẽ bị trường đánh giá thấp?

Chúng mình xin khẳng định là KHÔNG nhé. Vì trường đã có chính sách superscore

thì bạn thi một lần hay nhiều lần cũng chẳng có gì khác nhau. Nên nhớ điểm SAT

bạn càng cao thì cơ hội học bổng càng nhiều. Vì thế, chả có lý do gì phải ôn thật kỹ

rồi thi một lần cho xong. Thi, rút kinh nghiệm, rồi thi tiếp nâng điểm.

Nhưng thi nhiều tốn tiền?

Trên lý thuyết thì bạn muốn thi bao nhiêu lần cũng được. Tuy nhiên như bạn biết,
số đợt thi của ACT hoặc của SAT chỉ giới hạn khoảng từ 5 tới 6 lần / năm, trong đó

có những đợt thi vào tháng 12, tháng 4 hoặc tháng 5 thường rơi vào đợt thi học kỳ

trong trường. Ngoài ra, đợt thi vào tháng 10 hoặc tháng 3 lại có thể rơi vào đợt

kiểm tra giữa kỳ. Tính ra số đợt thi mà bạn chuẩn bị tốt về mặt tinh thần chắc chỉ

có khoảng 2 tới 3 đợt / năm cho mỗi kỳ thi thôi.

Như vậy với con số 2,500,000 VND / đợt thi thì gia đình chắc tốn tầm 7,500,000 –
10,000,000 VND cho 3 – 4 đợt thi. Nếu điểm bạn tăng thì học bổng tăng lên vài ngàn
USD. Số tiền bạn bỏ ra thi rất nhỏ so với số học bổng các bạn đạt được. Vì thế, hãy

xem đây là khoản đầu tư ngắn hạn nhé.

Nhưng nếu thi nhiều, rút kinh nghiệm, rồi lại thi tiếp thì bao giờ cho đủ?

- 48 -
Bạn thi đến đợt cuối cùng là đợt tháng 10 năm lớp 12. Khi đó bạn sẽ nộp cùng hồ

sơ cho đợt nộp sớm (Early Action / Early Decision) nhé.

Rồi, chiến lược làm bài SAT là gì? Có chiêu gì không?

Nhìn chung SAT thì không có chiêu gì cả. Bạn phải “cày” thôi. Làm càng nhiều đề

càng tốt. Tầm 30 – 40 đề SAT trước khi thi là ổn.

SAT bao gồm 3 phần chính:

● Đọc hiểu: 52 câu, 65 phút, điểm tối đa 400


● Ngữ pháp: 44 câu, 35 phút, điểm tối đa 400

● Toán: gồm 2 phần toán không dùng máy tính và toán có máy tính, 80 phút, 58

câu, điểm tối đa 800

● Tổng điểm: 1,600

Trong 3 phần thì phần ngữ pháp và toán là phần dễ lấy điểm hơn phần đọc. Vì thế

chúng mình khuyên các bạn cần tập trung lấy điểm ngữ pháp và toán nhé.

Một trang web có nhiều tài liệu hướng dẫn ôn thi SAT miễn phí đó là trang Khan

Academy tại địa chỉ https://www.khanacademy.org/ Bạn có thể tải 8 bài thi thật

SAT miễn phí từ College Board. Ngoài ra còn rất nhiều video hướng dẫn từng chủ

đề cụ thể trong đề thi SAT. Nếu bạn tự học thì bạn nên bắt đầu từ đây.

Thôi cụ thể đi. Mình phải làm phần đọc ra sao?

Với phần đọc đầu tiên, những chủ đề trong phần đọc của SAT bao gồm khoa học,
chính trị, văn hóa, và lịch sử Mỹ. Có một số chủ đề phổ biến liên quan tới lịch sử

Mỹ như bình đẳng giới tính và sắc tộc, chế độ nô lệ, hệ thống chính trị nước Mỹ.

Đây là những chủ đề nhiều bạn chưa bao giờ đọc qua. Vì thế lời khuyên của chúng

mình là bạn nên lên YouTube hoặc Google tìm tài liệu để đọc. Bạn có thể tìm kiếm

những chủ đề sau:

- 49 -
● Political system in the U.S. (Hệ thống chính trị của Mỹ)

● History of the U.S. (Lịch sử Mỹ)

● Gender / Racial discrimination in the U.S. (Phân biệt sắc tộc / giới tính tại Mỹ).

Một gợi ý nữa cho phần này đó là nếu bạn không làm kịp giờ thì nhớ điền đại đáp

án chứ đừng bỏ trống câu nào, SAT không trừ điểm những câu sai nên bạn cứ vô

tư nhé!

Ngoài ra, bạn có thể dùng phương pháp loại trừ những câu trả lời không liên quan

hoặc câu sai thay vì tìm câu đúng. Việc này sẽ giúp các bạn tiết kiệm thời gian.

Những câu trả lời không liên quan hay câu sai thường chứa những từ mang tính

tuyệt đối hay quy chụp như “always”, “must”, “no one”,… Vì thế khi nhìn thấy

những từ như vậy bạn nên chú ý ngay ha.

Bên cạnh đó, trong mỗi bài đọc sẽ có ít nhất 4 câu hỏi mà câu sau cung cấp dẫn

chứng cho câu trước. Trước khi nhảy vào trả lời thì bạn nên nhóm những câu hỏi
này lại để làm cho hiệu quả. Ví dụ như câu 6 và 7 có liên quan thì bạn đọc kỹ câu

hỏi trong câu 6, bạn đọc đáp án trong câu 7 để tìm câu trả lời phù hợp, sau đó mới

quay lại câu 6 để trả lời.

Nói chung mục tiêu của bạn trong phần đọc là sai dưới 10 câu để đạt trên 300 điểm

cho phần này ha. Để đạt được điều đó thì bạn cần làm càng nhiều bài càng tốt. Sau

mỗi bài đọc, bạn nhớ đọc kỹ lại để rút kinh nghiệm cho lần làm tiếp theo nhé.

Rồi, thế phần tiếp theo thì sao?

Tiếp theo là phần ngữ pháp với 44 câu hỏi trong vòng 35 phút. Đầu tiên, bạn có thể

tra cứu danh sách kiến thức ngữ pháp của SAT qua mạng trên Google với từ khóa:

● Grammar for SAT (Ngữ pháp SAT)

● Common grammar errors for SAT (Lỗi sai ngữ pháp thường gặp của SAT).

- 50 -
Sau khi học thuộc lòng kiến thức ngữ pháp thì bạn làm đề nhiều để chọn cho đúng.

Thật sự là dạng lỗi sai của SAT thường xuyên lặp đi lặp lại trong các đề, ví dụ nhé:

● Động từ chia số nhiều số ít.

● Sử dụng dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu hai chấm.

● Lỗi sử dụng cụm từ song song: động từ, danh từ, tính từ, trạng từ.

Tương tự như phần đọc, phần ngữ pháp các bạn nên làm càng nhiều đề càng tốt

để quen phản xạ với những lỗi sai thường gặp của SAT. Mục tiêu của phần ngữ

pháp của bạn là phải đúng hết 44 câu để dành trọn vẹn 400 điểm ha.

Ừa, thế còn phần toán?

Đầu tiên với phần toán, mục tiêu của bạn là không sai câu nào để đạt trọn vẹn 800

nhé. Có những bạn nói với chúng mình là em không giỏi môn toán, tuy nhiên vấn

đề là phần toán là phần dễ lấy điểm cao hơn so với phần đọc. Ngoài ra với 800

phần toán, 400 phần ngữ pháp, thì bạn chỉ cần khoảng 300 phần đọc là đạt được

1,500 SAT rồi.

Về phần kiến thức, tương tự như ngữ pháp, chỉ có vài kiến thức toán lớp 10, 11 ở
Việt Nam cơ bản mà các bạn cần học thuộc lòng để áp dụng cho nhanh. Bạn có thể

Google thông tin như sau:

● Complete SAT mathematics concepts (kiến thức toán SAT)

Sau khi tốn khoảng một buổi ôn lại phần kiến thức thì bạn chỉ cần lao đầu vào làm

càng nhiều đề càng tốt. Ngoài những đề Official Guide trên Khan Academy chúng

mình đã chia sẻ ở trên, trang web của Khan Academy cũng có khá nhiều tài liệu để

các bạn tự ôn đấy. Nhớ dành thời gian để luyện.

Theo kinh nghiệm của chúng mình thì lý do các bạn không được điểm cao phần

toán là chưa làm đủ nhanh và hay sai ẩu. Vì thế sau mỗi bài làm, các bạn cần phải

- 51 -
xem rất kỹ lại để rút kinh nghiệm. Những lỗi chúng mình thường mắc phải gồm

đọc thiếu từ, hiểu sai câu hỏi, quên đổi đơn vị. Vì thế, khi đi thi, nếu các bạn làm

xong trước giờ thì đừng bao giờ chủ quan mà không kiểm tra lại nhé. Đừng để khi

bước ra khỏi phòng thi thì thốt lên “ôi chết rồi” và tiếc hùi hụi.

Thế còn phần thi viết của SAT thì sao?

Điều đầu tiên chúng mình muốn chia sẻ đó là có một số trường không yêu cầu bài

luận trong khi vài trường khác thì lại yêu cầu. Vì thế để bảo đảm chắc chắn các bạn

đủ điều kiện nộp hồ sơ thì nên thi phần viết luôn nhé.

Bài viết của SAT sẽ yêu cầu bạn viết một bài phân tích văn học cho một bài đọc dài
khoảng 2 trang A4. Thời gian làm bài là 50 phút nhưng bạn sẽ tốn khoảng 10 – 15

phút để đọc rồi nên thời gian thực viết chỉ còn khoảng 30 – 35 phút thôi. Bài viết

của bạn sẽ do hai người chấm, mỗi người chấm dựa trên thang điểm 12. Sau đó sẽ

cộng lại điểm tối đa trên 24 điểm. Trong 12 điểm của mỗi người chấm thì bạn sẽ
được đánh giá dựa trên 3 tiêu chí, mỗi tiêu chí tối đa là 4 điểm:

● Đọc hiểu: Bạn có tóm tắt được ý chính của các đoạn trong bài viết.

● Phân tích: Bạn có phân tích được những biện pháp tu từ chính mà tác giả đã
sử dụng.

● Chính tả: Bạn có mắc những lỗi sai chính tả, ngữ pháp, đánh vần,… cơ bản

hay không.

Mục tiêu bạn chỉ cần tối thiểu 12 / 24 là sẽ không cần phải thi lại.

Thế mình chuẩn bị sao?

Mình biết là phần này sẽ khó nhằn với những bạn không thích môn văn. Tuy nhiên,

việc phân tích văn học ở đây cũng khá đơn giản. Bạn chỉ cần nhớ vài câu hỏi sau:

● Cấu trúc bài viết có hiệu quả không?

- 52 -
● Những từ vựng hay ví dụ tác giả sử dụng là gì và tác động lên người đọc ra

sao? Chẳng hạn như những tính từ làm người đọc cảm nhận được mức độ

nghiêm trọng của vấn đề, hoặc giúp người đọc tưởng tượng ra được những gì

tác giả muốn truyền đạt.

● Bài viết có tính thuyết phục không và vì sao lại thuyết phục?

Như đã nói ở trên, bạn sẽ có 50 phút để đọc bài và viết phân tích. Trong đó trung

bình bạn sẽ mất từ 10 - 15 phút để đọc. Như vậy trên thực tế bạn chỉ còn 35 phút

để viết thôi. Bạn sẽ cần đọc nhanh và bắt đầu viết luôn cho kịp giờ.

Ngoài ra do mục tiêu chỉ cần tối thiểu 12 / 24 tức là 6 / 12 cho mỗi người chấm, bạn

có thể bỏ qua phần phân tích mà chỉ tập trung tóm tắt ý của từng đoạn và bảo đảm
không sai ngữ pháp. Như vậy bạn chỉ cần 3 / 4 cho phần tóm tắt, 3 / 4 cho phần

ngữ pháp là đủ 6 điểm rồi, không cần phải phân tích gì nhiều cả.

Nghe hay nhỉ, thế có bài mẫu để mình tham khảo không?

Đương nhiên là có, bạn chỉ cần Google “SAT Sample Essays” thì bạn sẽ tìm được 2
đề mẫu với các đáp án từ thang điểm thấp nhất tới cao nhất mà College Board đã

chuẩn bị. Bạn chỉ cần bắt chước y hệt thì chắc chắn sẽ đủ điểm tối thiểu thôi.

Nhớ nha, bạn chỉ cần thi một lần thôi và trên trung bình. Những lần sau đừng thi

nữa để tiết kiệm 300,000 VND cho bố mẹ.

Biết rồi, khổ lắm, nói mãi! Thế mình còn cần lưu ý gì cho kì thi SAT không?

Khi đi thi, bạn nên nhớ mấy điểm sau nha:

● Bạn cần in giấy báo thi, mang theo CMND hoặc passport, 2 – 3 cây bút chì 2B,

gôm, đồ chuốt, và đồng hồ đeo tay vào phòng thi.

● Nhớ tới sớm và có mặt ở địa điểm thi lúc 7 giờ 45 phút sáng. Nếu bạn đi thi

lần đầu và bố mẹ không biết đường thì nên đi dò đường trước khi thi. Nếu

- 53 -
bạn tới trễ là sẽ không được vào phòng thi đâu đấy. Chúng mình đã gặp 1, 2

trường hợp năm nay do tới muộn mà mất luôn cả kỳ thi.

● Nhớ là ngày thi SAT luôn luôn vào sáng thứ 7. Chúng mình đã gặp vài trường

hợp nhớ nhầm ngày thi sang chủ nhật và quên đi thi đấy.
● Khi đi thi dù bạn làm xong sớm thì cũng không được phép sang phần tiếp theo
hoặc quay lại phần trước. Một số giám thị dễ thì có thể bỏ qua nhưng những

giám thị khó thì sẽ tịch thu bài và hủy điểm của bạn đấy.
● Bạn nên mang theo nước và đồ ăn nhẹ khi đi thi vì kỳ thi sẽ kéo dài. Nếu bạn

thi không có bài luận thì sẽ thi xong lúc 12 giờ 30. Nếu bạn thi có bài luận thì

sẽ thi xong lúc 13 giờ 30. Nhớ dặn đúng giờ để bố mẹ không phải đợi lâu.

Rồi hiểu rồi, mình cũng muốn tìm hiểu ACT một chút thì sao?

Như mình nói ở trên, trong năm 2018, do ACT thay đổi cách thi từ giấy sang máy

tính, thay đổi địa điểm thi, và tăng giá gấp rưỡi cho một kỳ thi nên chúng mình

không khuyến khích bạn thi ACT nha.

Tuy nhiên nếu bạn vẫn muốn thử thì đây là một vài lời khuyên của chúng mình.

Đầu tiên, điểm ACT được tính bằng trung bình cộng của bốn phần là ngữ pháp,
toán, đọc, và khoa học (điểm mỗi phần tối đa là 36). Nếu bạn tính nộp những

trường đứng đầu thì nên đặt mục tiêu từ 32 điểm trở lên nhé!

Đầu tiên với phần ngữ pháp, bạn có thể làm tương tự như đã chuẩn bị cho SAT.
Bạn có thể tìm kiếm trên Google và YouTube danh sách kiến thức ngữ pháp cho

ACT. Phần này thường chỉ yêu cầu bạn sửa vài dạng lỗi sai lặp đi lặp lại nên làm

nhiều đề thì sẽ quen tay ngay thôi. Tuy nhiên, vì chỉ có 45 phút để trả lời 75 câu hỏi

nên phải ôn thật kỹ để tránh áp lực thời gian nhé. Một bí quyết nhỏ trong ACT là

với các câu sửa ngữ pháp, đáp án ngắn gọn nhất có thể đến 90% là câu đúng đấy.

Nói chung, đây là phần để gỡ điểm nên hãy cố gắng sai dưới 5 câu để lấy từ 33 tới

36 điểm phần này.


- 54 -
Thứ hai là phần toán. Phần này sẽ kiểm tra kiến thức toán cấp 3 ở Việt Nam, vì thế

khó khăn của bạn chỉ là học từ vựng để hiểu câu hỏi là gì. Các bạn có thể tìm kiếm

kiến thức toán của ACT trên Google hay YouTube để đọc sơ qua một lần và học

thuộc những từ tiếng Anh cơ bản cho toán như hệ số góc (slope), số âm, dương
(negative, positive numbers), hình vuông, hình chữ nhật (square, rectangle),…
Quan trọng hơn vẫn là phải tự làm nhiều đề để quen với dạng bài cũng như áp lực

thời gian (60 câu hỏi trong vòng 60 phút). Vì được dùng máy tính nên các bạn có
thể giải ra ngay hoặc thế ngược đáp án vào câu hỏi, và đừng lo lắng quá vì chỉ có

2-3 câu thật sự khó trong bài thôi. Tuy nhiên, bởi bạn là học sinh châu Á nên phần

toán này chỉ được sai tối đa 1, 2 câu thôi để còn lấy 35 hoặc 36 điểm đấy.

Thứ ba là phần đọc. Đây được xem là phần khó nhất, không phải vì câu hỏi khó

mà là vì bạn chỉ có 35 phút để làm hết 40 câu. Chính vì thế để có thể làm hết thì bạn

nên tìm đọc về những chủ đề như chính trị, văn hóa, và lịch sử Mỹ. Một số chủ đề
phổ biến như bình đẳng giới tính, phân biệt chủng tộc, hoặc hệ thống chính trị

nước Mỹ là những chủ đề xã hội mà nhiều bạn học sinh ở Việt Nam chưa bao giờ

đọc qua. Một gợi ý nhỏ cho phần này đó là nếu bạn không làm kịp giờ thì nhớ điền
đại đáp án chứ đừng bỏ trống câu nào, ACT cũng không trừ điểm những câu sai

nên bạn cứ vô tư nhé! Ngoài ra, bạn có thể dùng phương pháp loại trừ những câu

trả lời không liên quan để chọn câu đúng sẽ tiết kiệm thời gian hơn. Nói chung,

mục tiêu của bạn là sai từ 10 câu trở xuống để có thể lấy điểm từ 28 trở lên.

Phần cuối cùng của ACT là phần khoa học. Đây là phần mà nếu nhìn vào sẽ rất khó

khăn cho nhiều học sinh Việt Nam. Phần này cũng có 40 câu hỏi và làm trong vòng

35 phút. Để làm tốt phần này, có một lời khuyên hơi ngược đời chính là đừng đọc
phần kiến thức trong câu hỏi mà chỉ nên tập trung vào hiểu các bảng biểu / đồ thị

được cung cấp trong bài thôi. Sau đó, bạn nhảy ngay vào trả lời câu hỏi và tập

trung suy luận logic dựa trên thông tin có trong bài chứ đừng cố gắng hiểu lý do

- 55 -
tại sao, sẽ tiết kiệm được phần lớn thời gian mà còn tránh bị đánh lạc hướng nữa

đó!

Thế còn phần viết của ACT thì sao?

Phần viết của ACT thì đơn giản hơn nhiều so với SAT. Đề bài sẽ cho bạn một vấn

đề xã hội với 3 ý tưởng gợi ý khác nhau cho vấn đề đó. Yêu cầu của bài là bạn phân
tích 3 ý tưởng đó và đồng thời đưa ra ý tưởng riêng của bạn. Bạn sẽ có 40 phút để

viết bài.

Về phần cách thức viết bài thì bạn cứ viết tương tự như cách bạn viết bài thứ 2 của

IELTS. Tức là mẫu cấu trúc 5 đoạn, bao gồm: mở bài, 3 đoạn thân bài, và kết bài.
Bạn chú ý đừng để sai ngữ pháp là được. Nội dung cũng tương tự IELTS khi bạn

chia sẻ ý kiến của cá nhân thôi.

Nhìn chung bài viết này dễ hơn phần viết của SAT nhiều. Đối với văn mẫu thì bạn

cứ sử dụng lại bài mẫu của IELTS cho ACT là được.

Thế mình kiếm đề ACT ở đâu để làm?

Do ACT đã thay đổi cách thức thi nên bạn chỉ có thể ôn tập bằng những đề thi cũ

trên giấy từ những năm trước. Bạn cứ yên tâm là nội dung và định dạng bài thi

không có gì thay đổi hết, chỉ là phải làm trên máy tính mà thôi.

Theo luật quốc tế thì bạn không được phép sử dụng những đề thi cũ có trên mạng

mà chỉ được dùng đề thi miễn phí mà ACT cung cấp. Tuy nhiên chỉ cần bạn tìm

kiếm trên Google một chút là có thể ra ngay nhiều đề thi cũ trên giấy của ACT từ

năm 1996 cho tới năm 2017. Việc sử dụng những đề đó hay không là tùy thuộc vào

cách nhìn nhận vấn đề của bạn. Ở Việt Nam thì rất nhiều trung tâm không hề được

sử dụng những bài thi này nhưng họ vẫn in ầm ầm ra để làm thôi. Tùy bạn à.

- 56 -
Hiểu rồi, nói chung là làm đề thi “chui” và làm càng nhiều càng tốt. Thế mình phải làm

bao nhiêu đề ấy nhỉ?

Tầm 30 tới 40 đề trước khi thi là bạn có thể được ít nhất 30 cho ACT hoặc 1350 cho

SAT. Bạn cần xác định nếu tự học thì sẽ mất từ 6 tháng tới 1 năm thì mới làm hết

các đề đấy. Ngoài ra, vì lịch thi của ACT / SAT chỉ giới hạn trong khoảng 4 - 6 lần

/ năm nên cứ đăng ký thi càng sớm càng tốt để tránh hết chỗ nhé.

Ôi, ôn thi ACT và SAT mệt quá nhỉ. Thế nếu thi xong thì mình có thể nộp hồ sơ chưa?

Chưa đâu, chúng ta chỉ mới đi được nửa con đường chuẩn bị thôi. Chúng ta còn

hoạt động ngoại khóa nữa.

Hoạt động ngoại khóa ấy hả? Ủa, mình có phải lấy chứng nhận tham gia hoạt động không?

Đương nhiên là… KHÔNG rồi. Khi bạn điền hồ sơ trên Common Application thì

bạn sẽ liệt kê những hoạt động ngoại khóa đã tham gia và không cần gửi bất kỳ

giấy chứng nhận.

Như thế thì làm sao trường biết mình có thật sự làm hay không? Mình bịa ra thì sao?

Đấy chính là điểm hay của các trường đại học Mỹ: họ sẽ mặc định tin tưởng rằng

bạn luôn trung thực trong quá trình điền hồ sơ. Tuy nhiên, các trường thường sẽ
yêu cầu bạn viết một bài luận phụ về hoạt động bạn tham gia. Thông qua bài luận
đó, nếu có bất kỳ nghi ngờ nào về tính trung thực trong hồ sơ, họ sẽ từ chối bạn

ngay trong một nốt nhạc.

Nghiêm trọng thế cơ à?

Đúng rồi, thành ra bạn không cần phải lấy chứng chỉ gì cho hoạt động ngoại khóa

đâu, nhưng sẽ cần chú ý những điểm sau khi thực hiện hoạt động ngoại khóa nhé.

- 57 -
PHẦN CHIA SẺ CỦA CHƯƠNG 4

Vũ Hoàng Cát Thy

Ban đầu, mình định chọn ACT, nhưng cuối cùng mình lại thi SAT vì SAT có nhiều

tài liệu để tự học hơn, như Khan Academy, Erica Meltzer, Barron,...

Vì cũng khá tốt môn Toán, mình quyết tâm đạt được 800 Toán ở lần thi đầu tiên để

những lần sau mình có thể tập trung cải thiện điểm phần Đọc và Ngữ Pháp. Một

tháng trước khi thi, mình chỉ tập trung học và giải đề toán. Dù ôn tập kĩ càng nhưng

mình vẫn mất 50 điểm phần Toán do sai “nhảm” 2 câu - đề yêu cầu tìm 4x mà mình

lại tìm x. Vì vậy, nhớ đọc kỹ đề và kiểm tra bài cực kỳ cẩn thận nha.

Về phần Đọc (SAT Reading), để tăng tốc độ đọc, mình bắt đầu đọc thật nhiều sách

và truyện bằng tiếng Anh. Mọi người thường khuyên nên đọc những bài báo,
những tác phẩm cổ điển để làm quen với dạng bài đọc SAT. Nhưng khi không thực

sự thích những thể loại đó, việc đọc sẽ rất khó khăn và nhàm chán; và bạn sẽ đọc

chậm hơn bình thường rất nhiều. Vì vậy, mình đã đọc tất cả những thứ gì mình

thích bằng tiếng Anh. Sau một thời gian, tốc độ đọc những bài SAT Reading của
mình cũng cải thiện. Mình bắt đầu lao vào giải đề Đọc hiểu và Ngữ pháp (Writing

and Language). Việc đọc tiếng Anh nhiều đã giúp mình quen với cách hành văn

và có thể hoàn thành phần này một cách tự nhiên.

Sau khi thi SAT 2 lần, mình làm thử đề ACT và nhận ra phần đọc hiểu và ngữ pháp

của ACT siêu dễ luôn. Phần toán của ACT thì có khá nhiều nét tương đồng với

toán Việt Nam: hình học, lượng giác, hàm số,... Làm được khoảng 10 đề ACT trên
giấy, mình nhận ra kết quả ôn tập ACT của mình tốt hơn so với SAT rất nhiều, với

điểm lên tới 34, 35. Nhưng khi thi thật trên máy tính, mình đọc chậm hơn, giải toán
trên nháp riêng cũng khó hơn. Kết quả là mình chỉ đạt 30 điểm. Vậy nên, nếu có ý

định thi ACT, nên làm đề trên máy tính cho thật quen để có thể đạt điểm cao khi

đi thi.
- 58 -
Các bạn có thể dùng tài liệu SAT để ôn tập ACT vì ACT không có nhiều tài liệu ôn

tập miễn phí. Phần đọc và ngữ pháp của ACT dễ hơn SAT rất nhiều: với khoảng

650 SAT là bạn có thể đạt được 34 phần Đọc và Ngữ pháp ACT rồi.

Nếu bạn là một người giỏi về toán và suy luận và có khả năng làm bài tốt dưới áp

lực thời gian, hãy nên chọn ACT. Còn nếu bạn là 1 người có nền tảng tiếng Anh

tốt, SAT sẽ là lựa chọn tốt hơn. Theo mình, nên lựa chọn SAT thay vì ACT vì SAT

có nhiều tài liệu ôn tập để cải thiện điểm số.

- 59 -
CHƯƠNG 5: HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA

Bạn không cần giấy chứng nhận hay phải làm quá nhiều hoạt động, hãy tập trung

vào 1 hoạt động suốt 3 năm để làm mũi nhọn cho hồ sơ của bạn.

Nào, mình cần phải chú ý những điểm gì?

Trước khi chúng mình chia sẻ chi tiết, đầu tiên là với hoạt động ngoại khóa thì bạn

nghĩ bạn sẽ làm gì?

Để xem: Làm lồng đèn trung thu, dạy học cho

học sinh nghèo, quyên góp cho các gia đình khó

khăn, đại loại như vậy hả?

Chỉ mới là một phần thôi. Bạn hãy suy nghĩ


rộng hơn cho những hoạt động ngoại khóa

nhé.

- 60 -
Đầu tiên bạn có thể cho mình biết bạn thích làm gì những lúc rảnh rỗi không? Ví

dụ bạn có thích chơi thể thao, thích tập võ, thích lập trình máy tính, thích chăm sóc

cây cảnh, thích làm những hoạt động tổ chức sự kiện, thích đọc sách, thích làm

hàng thủ công, thích thiết kế và vẽ, thích viết truyện, mong muốn hỗ trợ người

khác, hay chỉ đơn giản là phải ở nhà trông em vì ba mẹ thường xuyên đi vắng?

Nhiều thế làm sao mình trả lời. Nếu mình thích chơi PUBG hay LOL thì sao? Đó có được

xem là hoạt động ngoại khóa không?

Bạn cứ đặt mình vào vị trí của ban tuyển sinh xem. Bạn nghĩ họ sẽ chọn ai? Một
học sinh suốt ngày chỉ ngủ trong ký túc xá và chơi điện tử một mình hay một người

mang lại lợi ích cho trường và cộng đồng xung quanh?

Chắc là người sau ha?

Đấy, thành ra với các trường đại học, hoạt động ngoại khóa là những hoạt động

không chỉ là sở thích của bạn mà còn cần phải mang lại lợi ích cho người khác. Ví

dụ nhé:

● Nếu bạn thích ngủ, liệu bạn có thể nghiên cứu kỹ hơn về giấc ngủ và cho bạn

bè lời khuyên về việc ngủ làm sao cho hiệu quả nhất? Bạn có thể đi nghiên

cứu, có bài phát biểu trước đám đông (trên 2 người là đông rồi), và kết nối với

các giáo sư đầu ngành?

● Nếu thích chơi game, bạn có thể tự học lập trình trên điện thoại di động và

viết một vài trò chơi cho bạn bè trong trường cùng chơi không? Bạn có nghe
vụ gần đây Cục Thuế TP. HCM truy thu thuế của một bạn 20 tuổi đã kiếm
được 41 tỷ từ viết phần mềm trò chơi không? Hãy thử làm Nguyễn Hà Đông

thứ 2 nhé.

- 61 -
● Nếu bạn thích làm hàng thủ công thì bạn có thể làm để tặng các học sinh

nghèo, thậm chí tổ chức những buổi hoạt động giúp các bạn học sinh khác có

thể tự làm. Bạn có thể bán trực tuyến hay đấu giá những vật dụng bạn làm ra?

Nếu có lợi nhuận bạn có thể lập nên một doanh nghiệp nhỏ?
● Nếu bạn thích âm nhạc, bạn có thể biểu diễn miễn phí tại phố đi bộ vào cuối
tuần để gây quỹ từ thiện chứ?

● Nếu bạn thích nấu ăn, bạn có nghĩ đến việc sáng tạo những món ăn mới và
quay video hướng dẫn đưa lên Facebook hay YouTube không? Bạn có vài chục

ngàn like trên YouTube, lồng thêm những đoạn quảng cáo vào là bạn đã có

thể kiếm tiền rồi đấy.

● Hay việc bạn tự đi bán hàng trực tuyến, trông cửa hàng cho bố mẹ, làm việc
tại công ty của gia đình, hay phải ở nhà dạy em học cũng đều là hoạt động

ngoại khóa hết.


● Hay nếu có một vấn đề xã hội, khoa học, văn hóa,… mà bạn thực sự cảm thấy

nhức nhối và muốn giải quyết thì hãy theo đuổi nó.

Vì thế có nhiều thứ có thể làm lắm nên bạn cứ thỏa sức sáng tạo. Điều quan trọng
là bạn có đủ kiên nhẫn để dành nhiều năm theo đuổi niềm đam mê của mình hay

không? Chỉ cần bạn suy nghĩ làm sao mang lại lợi ích cho càng nhiều người càng

tốt thì bạn đã có một hoạt động cực kỳ ấn tượng đấy.

Nhưng mình chỉ thích thôi, làm sao mình biết đó có là đam mê hay không?

Một gợi ý nhỏ nè: Trong những hoạt động bạn thích làm, có hoạt động nào liên

quan tới ngành học của bạn không? Các trường sẽ thấy ấn tượng và hiểu làm sao

bạn đến với ngành học của bản thân. Để chúng mình ví dụ nhé:

● Nếu bạn muốn học ngành Hóa thì bạn đã tự làm những thí nghiệm, nghiên

cứu chuyên sâu với các giáo viên, thậm chí giáo sư của trường đại học? Ngay

- 62 -
cả khi chưa có kiến thức để tự nghiên cứu thì bạn đã đi tìm cơ hội thực tập tại

những phòng thí nghiệm của trường đại học trong thành phố chưa?

● Nếu bạn chọn học tâm lý thì bạn có những hoạt động nào liên quan tới tâm lý

của người xung quanh: Tư vấn tâm lý cho các em có hoàn cảnh khó khăn, kết
nối với các bác sỹ tâm lý để hỗ trợ bạn bè trong trường, tổ chức những buổi
thuyết trình về vấn đề tâm lý thường gặp tuổi mới lớn?

● Nếu quan tâm đến công nghệ thông tin thì bạn đã lập trình phần mềm hay
thiết kế web cho một dự án khởi nghiệp hay một công ty nào chưa?

● Nếu bạn thích học về nghệ thuật biểu diễn thì bạn đã thử diễn kịch chứ?

● Nếu thích học về marketing và quảng cáo, bạn đã quảng bá cho một dự án hay

sản phẩm nào chưa? Bạn có biết sử dụng phần mềm Illustrator để thiết kế

quảng cáo?

Tuy nhiên quan trọng hơn là bạn cần phải tự nhận xét xem mình có thể làm tốt
môn gì. Ví dụ bạn nhìn mình nhé, nếu mình chỉ là “cô gái m52” thì làm sao mình

có thể chơi bóng chuyền hay bóng rổ chuyên nghiệp được?

Thành ra, điều bạn cần làm chính là tập trung vào sở thích, điểm mạnh của bản

thân cũng như ngành bạn muốn học trước khi quyết định tham gia hoạt động.

Ủa, chỉ một thôi à? Mình tưởng làm càng nhiều thì càng tốt?

Đấy cũng là một quan niệm không chính xác của nhiều phụ huynh và học sinh.

Với các trường đại học Mỹ thì chất lượng bao giờ cũng hơn số lượng cả. Tức là nếu

bạn tham gia chỉ MỘT hoạt động, nhưng bạn làm việc đó trong vòng 3 năm và hiện

giờ đang là người đứng đầu tổ chức thì sẽ luôn được đánh giá cao hơn một bạn

làm 10 hoạt động khác nhau nhưng chỉ ở mức độ thành viên hay cộng tác viên.

Ngoài ra, các trường đánh giá cao sự chủ động khi bạn có kinh nghiệm tự tổ chức

hoạt động riêng thay vì chỉ là thành viên của một tổ chức có sẵn. Lý do đơn giản là

vì bạn sẽ có thể bắt đầu những tổ chức mới tại trường đại học. Nhất là với những
- 63 -
trường đứng đầu, phần lớn hồ sơ đều có bảng thành tích “khủng.” Vì thế để nổi

bật, chúng mình khuyên bạn tập trung chiều sâu vào một hoạt động hoặc nhóm

hoạt động có liên quan với nhau. Ví dụ như bạn chơi cờ thì bạn nên đi thi đấu

thành phố, quốc gia. Nếu bạn làm nghiên cứu khoa học ISEF thì tốt nhất là đi thi
quốc tế tại Mỹ hoặc có bài báo đăng tạp chí quốc tế. Nếu bạn nhảy thì hãy thử làm
một ngôi sao YouTube với mấy chục ngàn lượt theo dõi. Việc bạn chỉ tập trung vào

một thế mạnh sẽ giúp hồ sơ của bạn nổi bật hơn khi nộp những trường đứng đầu.

Nói tóm lại, bạn cần chú ý tới thời gian đã làm, mức độ đóng góp cũng như vị trí

của bản thân trong công việc đó. Hãy suy nghĩ xem làm sao có thể chia sẻ sở thích

này với nhiều người khác hoặc thuyết phục người khác cùng khám phá niềm vui

này.

Hãy làm như Steve Jobs đã nói “Tạo nên sự khác biệt” (To make a dent in the

universe) cho cộng đồng xung quanh bạn.

Hiểu rồi, thế khi nào mình bắt đầu tham gia hoạt động?

Càng sớm càng tốt, nếu bạn vừa có kết quả thi vào lớp 10 thì hãy suy nghĩ xem bạn

có thể làm ngay được gì từ tháng 7. Sau đó khi vào trường bạn chỉ việc triển khai
và mở rộng. Nếu như bạn đang ở lớp 11 thì cần phải làm ngay lập tức vì bạn chỉ

còn 1 năm để nộp hồ sơ.

Tuy nhiên nếu bạn đang học lớp 12, sắp nộp hồ sơ, mà các chứng chỉ IELTS và SAT
chưa có thì ĐỪNG quan tâm hoạt động ngoại khóa nhé. Nhiệm vụ duy nhất của

bạn là tập trung cho các kỳ thi chuẩn hóa. Việc bắt đầu sớm ngay từ khi vào cấp 3

sẽ giúp bạn có nhiều thời gian để lựa chọn, thậm chí thay đổi định hướng nếu cần

thiết.

Ngoài ra, sau một thời gian bắt đầu làm thì bạn hãy áp dụng tư duy 10X của Google

vào các hoạt động ngoại khóa của mình.

- 64 -
Là sao?

Ví dụ nhé:

● Nếu bạn dạy thêm cho 10 học sinh, làm sao để dạy cho 100 học sinh?
● Nếu bạn viết blog có 100 người đọc, làm sao để có 1,000 người?

● Nếu bạn thích nhảy, bạn có thể biên đạo 10 bài nhảy khác nhau?
● Nếu bạn bán hàng online có doanh thu 10 triệu, làm sao để đạt 100 triệu?

● Nếu bạn tổ chức 1 sự kiện, làm sao có thể tổ chức 10 sự kiện?

● Nếu bạn làm 1 nghiên cứu khoa học, làm sao để làm 10 nghiên cứu?

● Nếu bạn nấu được 10 món ăn, tại sao không học nấu 100 món?

● Nếu bạn vẽ 10 bức tranh, tại sao không vẽ 100 bức tranh?
● Nếu bạn thiết kế 1 trò chơi di động, làm sao để thiết kế thêm 10 trò nữa?

● Nếu bạn quyên góp được 10 triệu, làm sao để quyên góp được 100 triệu?

● Nếu câu lạc bộ có 10 thành viên, làm sao để thu hút 100 thành viên?

● Nếu bạn tổ chức được 1 chuyến đi từ thiện, làm sao tổ chức 10 chuyến?

Đặt mục tiêu mà không làm được thì là thất bại còn gì?

Chúng mình có nghe một câu nói đó là “Hãy nhắm tới mặt trăng, nếu không tới
được thì bạn cũng đã vươn đến một ngôi sao.” Có thể 10X vẫn xa vời nhưng chỉ

cần 3X, 4X thì bạn đã rất thành công rồi đấy.

Nói thì nghe dễ lắm, nhưng làm sao để bắt đầu?

Nếu bạn không biết bắt đầu từ đâu thì hãy hỏi ba mẹ, người thân, và bạn bè của

bạn. Chắc chắn họ sẽ biết một vài tổ chức cần tuyển người, thậm chí có thể giới
thiệu cho bạn tham gia ngay lập tức. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo Facebook và
Google để tìm những tổ chức đang tuyển tình nguyện viên. Thường thì các tổ chức

sẽ tuyển vào dịp hè do các anh chị tốt nghiệp cấp 3 lên đại học sẽ rời đi và họ cần

tuyển người mới.

- 65 -
Đương nhiên, nếu bạn đã có mạng lưới bạn bè tốt thì tại sao bạn không tự đứng ra

tổ chức? Chắc chắn bạn sẽ gặp nhiều vấn đề nhưng đó là cơ hội cho bạn trải

nghiệm, trưởng thành, cũng như tạo ấn tượng trong hồ sơ của bản thân. Thậm chí

nó có thể trở thành nguồn cảm hứng cho bài luận chính của bạn nữa!

Nghe cũng nhiều việc nhỉ?

Đúng, hãy nhớ giúp chúng mình đó là chất lượng hơn số lượng. Điều quan trọng

là sự kiên trì trong suốt mấy năm cấp 3.

Sau hoạt động ngoại khóa thì là gì?

Thế bạn có muốn nhắm tới những trường đại học nổi tiếng thuộc nhóm 20 trường

hàng đầu của Mỹ không?

Muốn thì ai chả muốn, nhưng làm sao mà vào?

À thì đúng là phải “trâu bò” thì bạn mới nộp được, nếu điểm SAT I của bạn không

trên 1500 hoặc điểm ACT trên 33 thì chúng ta không nên xem xét các trường đỉnh
như vậy làm gì, chỉ tốn thời gian viết bài luận phụ và tiền nộp hồ sơ thôi. Tuy nhiên

nếu điểm của bạn đã đạt mức đó thì chúng ta hãy xem xét thi SAT II để đáp ứng

yêu cầu của những trường nổi tiếng như thế.

- 66 -
PHẦN CHIA SẺ CỦA CHƯƠNG 5

Âu Thiên Hoàn

Con đường tham gia hoạt động ngoại khóa của mình cũng gặp nhiều chông gai.

Hồi cấp 2, do không học ở Sài Gòn nên mình cập nhật mọi thứ rất chậm. Lúc mới

lên Sài Gòn (năm lớp 10), mình mới biết đến khái niệm “hoạt động ngoại khóa”.
Mình nhận ra đã lãng phí 2 tháng hè chuyển cấp chỉ để ở nhà. Sau đó, mình tập

tành nộp đơn vào các câu lạc bộ và các tổ chức phi lợi nhuận. Những gì mình nhận
được sau hơn 3 tháng tích cực rải đơn là những lá thư từ chối. Điều đó cũng dễ

hiểu vì một đứa như mình - không kinh nghiệm viết đơn, làm việc, hay điểm mạnh

- thì cơ hội để mình đậu gần như là không.

Mình bắt đầu với những vị trí dễ đậu nhất: tình nguyện viên. Mình tích cực nộp

vào vị trí tình nguyện viên các dự án ngắn hạn để học hỏi kinh nghiệm và rèn luyện

các kỹ năng cần thiết. Hầu hết yêu cầu của các vị trí này chỉ là cam kết về mặt thời
gian. Mình tham gia rất nhiều dự án ở vị trí tình nguyện viên để xây dựng mạng

lưới các mối quan hệ mới. Kết thúc kì nghỉ hè năm lớp 10, ngoài những mối quan

hệ mới, mình học được những kỹ năng và có kinh nghiệm để ứng tuyển vào những

vị trí cao hơn như quản lý dự án. Lúc này, mình mạnh tay nộp đơn cùng lúc vào 5
câu lạc bộ và được nhận vào tất cả câu lạc bộ đó. Dù học được nhiều từ những vị

trí đó, thời gian dành cho IELTS, SAT, bài luận,... lại bị đánh đổi không ít.

Khi điền hồ sơ, mình nhận ra chỉ nên để tầm 3 hoạt động ngoại khóa mình đóng
góp nhiều nhất, có liên quan đến ngành học và ở những vị trí chủ chốt của tổ chức.

Nếu thêm nhiều hoạt động ngoại khóa hơn, không làm bộ hồ sơ đặc sắc hơn mà

còn làm loãng đi các giá trị của hoạt động ngoại khóa. Mình đành ngậm ngùi bỏ

bớt đi một vài tổ chức mà mình đánh giá không cao bằng những cái còn lại.

- 67 -
Đoàn Nguyễn Tường Vy

Bạn muốn nhà tuyển sinh của các trường đại học hình dung bạn là một con người

như thế nào? Bên cạnh bài luận chính, hoạt động ngoại khóa chính là nơi để thể

hiện cá tính của bản thân. Một “ chiến lược" rõ ràng trước khi bắt tay vào bất kì

hoạt động ngoại khoá nào là cần thiết. Bạn thích điều gì? Muốn làm gì? Muốn rèn

luyện hay học hỏi thêm những kĩ năng gì? Bạn muốn học ngành gì, làm công việc

gì trong tương lai? Vậy thì hoạt động nào sẽ mang lại cho bạn những kiến thức nền
tảng, nhập môn về ngành nghề đó? Bạn muốn trở thành ai trong 10 năm nữa? Hãy

đặt ra cho mình những câu hỏi như thế, rồi mới bắt đầu công cuộc tìm kiếm hoạt

động phù hợp với mình. Đừng ép mình phải tham gia vào các tổ chức xã hội, các

câu lạc bộ, chỉ vì thấy những anh chị đi trước, các bạn bè cùng trang lứa ai cũng

đều làm như thế. Hãy tưởng tượng xem: nếu hồ sơ của bạn ghi rằng bạn là thành

viên của một tổ chức lớn, ngoài kia cũng có trăm bộ hồ sơ khác giống hệt như vậy.
Cái quan trọng chính là những đóng góp bạn mang lại được cho những dự án bạn

làm: đừng tham gia chỉ để lấy giấy chứng nhận hay chỉ để “góp mặt điểm danh".

Nếu không thực sự thích hợp với con đường mọi người vẫn thường đi, hãy đi tìm
những con đường khác. Những sở thích mà bạn nghĩ là bình thường đôi khi lại

“làm nên chuyện” đó nha!

Mình viết nên những điều trên là từ chính trải nghiệm của bản thân - một người
không tham gia các câu lạc bộ ở trường, cũng không tham gia các tổ chức xã hội
luôn! (đơn giản là vì mình rớt!) Mình cũng không thể làm việc “cú đêm" đến 1-2h

sáng để “chạy deadline” dự án được. Nhưng bù lại, mình đã có thời gian tập võ và

gắn bó với câu lạc bộ ở nhà thiếu nhi suốt 5 năm. Không chỉ đơn thuần là đi tập
đầy đủ và kiên trì suốt thời gian dài, mình còn hướng dẫn các kĩ thuật cho các bạn

cấp đai thấp hơn ở đủ mọi lứa tuổi khác nhau (trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên đại

học, người đi làm...) Nhờ vậy, mình đã rèn được tính kiên nhẫn cũng như cách giao

tiếp với những người xung quanh, và nhận ra mình không hợp để làm cô giáo mầm

- 68 -
non. Mình cũng rất thích làm bánh. Học kỳ 2 năm lớp 10 mình quyết định... mở

một tiệm bánh online cùng với một vài người bạn. Xuất phát điểm của mình đơn

giản chỉ là vì mình muốn có cơ hội luyện tập tay nghề thật nhiều (vì nếu làm hoài

thì nhà mình không thể ăn hết). Trong một năm, mình đã học được rất nhiều thứ.
Mình nghiên cứu và thử nghiệm nhiều công thức bánh khác nhau. Mình tự mày
mò cách di chuyển đến những nơi xa xôi để tìm mua nguyên liệu rẻ hơn so với

trung tâm thành phố. Mình học cách làm việc cùng với mọi người trong việc lên ý
tưởng chủ đề của đợt bán hàng, thiết kế hình ảnh, viết bài quảng bá, sản xuất lẫn

giao hàng. Mình phải tự quản lý chi tiêu và thời gian của bản thân. Tất cả những

việc đó đều khiến bản thân mình trưởng thành hơn rất nhiều, và là một nguồn cảm

hứng lớn lao cho bài luận chính của mình.

Mùa hè năm lớp 11, mình thử nộp đơn làm diễn viên Hạ Về sau lần rớt casting cho

đội văn nghệ trường năm lớp 10. May mắn thay, mình đã đậu. Mình được tham
gia diễn tập, làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp và cháy hết mình trên

sân khấu suốt những tháng hè. Điều đó mang đến cho mình sự tự tin hơn, cho

mình biết rằng cố gắng sau thất bại sẽ mang lại cho mình kết quả xứng đáng, hiểu
rằng mình không phù hợp với sân khấu và mở ra một ước mơ phù hợp với chính

mình hơn. Ngoài ra, mình còn thi vẽ tranh, làm cộng tác viên cho workshop, tham

gia tổ chức The Gia Dinh Prom,... Những hoạt động nào mình hứng thú thì cũng

đều tham gia làm một lần cho biết!

Kết quả học tập trên lớp hay điểm SAT không phải là thế mạnh của mình nhưng

bù lại mình có một bảng hoạt động ngoại khoá chất lượng và phong phú để có thể

tự tin chứng tỏ cho nhà tuyển sinh thấy sự đa dạng mà mình có thể mang đến cho
môi trường đại học. Còn bạn sẽ chứng minh sự đặc biệt của bản thân như thế nào

đây?

- 69 -
Huỳnh Ngọc Duy

Nếu điểm số sẽ giúp các nhà tuyển sinh đánh giá được khả năng học tập, những

hoạt động ngoại khóa sẽ giúp các nhà tuyển sinh đánh giá học sinh một cách toàn

diện hơn về các kỹ năng mềm, cũng như hiểu hơn về tính cách thông qua các giá

trị và sự cống hiến cho xã hội mà bạn đã mang lại.

Hãy bắt đầu hoạt động ngoại khóa càng sớm càng tốt dù có định hướng đi du học

hay không! Ngoài việc hỗ trợ cho bộ hồ sơ du học thêm hoàn chỉnh, hoạt động

ngoại khóa có thể giúp bạn hiểu bản thân hơn, có cơ hội được trải nghiệm ở nhiều

công việc khác nhau, và mở rộng mối quan hệ. Điều này sẽ giúp bạn đưa ra những

quyết định quan trọng khác trong những nấc thang tiếp theo của cuộc đời, mà nấc
gần nhất là chọn đúng ngành để theo học. Việc tham gia các hoạt động ngoại khóa

từ ngay đầu năm lớp 10 đã giúp cho mình rất nhiều trong quá trình ngắn ngủi chạy

nước rút để kịp hoàn thiện bộ hồ sơ ngay trước thềm đợt nộp sớm ràng buộc (Early

Decision 1).

Bản thân mình thì có định hướng du học từ rất là muộn (cuối học kì 2 của lớp 11)

nên thời gian chuẩn bị hồ sơ thật sự không nhiều. Trong khoảng thời gian ít ỏi còn

lại, mình tập trung hoàn toàn cho việc ôn luyện cho các kỳ thi chuẩn hóa. Suốt 3

tháng hè, mình chỉ tập trung hoàn toàn cho SAT và không có thời gian dành cho

các hoạt động ngoại khóa. May mắn thay, mình bắt đầu tham gia các hoạt động từ

khá sớm nên thành tích hoạt động ngoại khóa của mình cũng không đến nỗi tệ.

Điều đó giúp mình cũng yên tâm mà tập trung toàn lực cho SAT.

Hoạt động ngoại khóa sẽ cho phép bản thân trải nghiệm ở nhiều vị trí công việc

khác nhau ngoài việc giúp cải thiện các kỹ năng mềm như quản lý nhân sự, giải

quyết vấn đề, lên kế hoạch cho các sự kiện,… Nó còn giúp nâng cao kỹ năng làm

việc với các phần mềm Microsoft, Adobe, Google Suite,.... Các tổ chức mình tham
gia đa số là tổ chức thiện nguyện. Để tối ưu hóa trải nghiệm của bản thân, mình

- 70 -
chọn tham gia các tổ chức hướng đến các độ tuổi khác nhau. Chẳng hạn, chiến dịch

“Hoa Phượng Đỏ” hay “Đường đến Tri thức” của The Sugar Project sẽ hướng đến

các em nhỏ, Sóng Project hướng về những người cao tuổi.

Việc dạy Toán cho một em lớp 8 tại mái ấm Ánh Sáng giúp mình tiếp xúc với các

em nhỏ và có những kinh nghiệm trong việc lên giáo án. Công việc dạy học đem

lại cho mình những vui, buồn lẫn lộn sau mỗi buổi “lên lớp”. Mình nhận ra rằng

nghề nhà giáo chẳng đơn giản tẹo nào. Định nghĩa về người giáo viên giỏi trong
mình cũng dần thay đổi: một người không chỉ dừng lại ở vốn kiến thức sâu rộng,

còn là khả năng truyền đạt phần kiến thức đó tới các thế hệ đi sau cùng sự đam mê

và ngọn lửa nhiệt huyết.

Việc lựa chọn tham gia Sóng Project cũng là cơ hội để bản thân mình được tiếp xúc

nhiều hơn với người cao tuổi. Mình cũng không gặp khó khăn trong việc nói

chuyện và chia sẻ với ông bà nên khá tự tin khi đăng ký. Sau một thời gian tham

gia, mình mới nhận ra bản thân còn nhiều thiếu sót và chưa thật sự tinh tế trong

việc giao tiếp với các cụ. Có lần, khi đang chia sẻ với mình, một cụ bỗng bật khóc
dù chỉ mới cách đây vài phút cụ còn cười nói với mình. Chưa bao giờ rơi vào tình

huống này nên mình cũng khá áy náy và lúng túng trong cách xử lý. Sau những

buổi huấn luyện (training) của tổ chức thì mình ngày càng có thêm những kinh

nghiệm trong việc giao tiếp với các cụ.

Không chỉ tham gia các tổ chức thiện nguyện, mình còn tham gia vào các nhóm

nhảy, các tổ chức sự kiện,.. Những hoạt động đó đã cho mình những trải nghiệm

quý báu và biết được những thiếu sót của bản thân. Với mình, việc tham gia nhóm
nhảy và đứng trên sân khấu biểu diễn giúp mình nhận ra rằng mình không phù

hợp với ánh đèn sân khấu, nhưng cũng giúp mình tự tin hơn. Hay việc tham gia

vào Ban Tổ Chức cho Enchanté Prom của trường THPT Lương Thế Vinh đã cho

mình cơ hội được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, hiểu hơn về việc xin

- 71 -
tài trợ, cách để đàm phán với các công ty lớn trong nhiều lĩnh vực, và những kinh

nghiệm quý báu để không phải rơi vào những cái bẫy của nhà tài trợ.

Tóm lại, nên bắt đầu việc tham gia các hoạt động ngoại khóa càng sớm càng tốt dù

có ý định đi du học hay không. Những gì bạn học hỏi được qua các hoạt động này

sẽ chẳng thể học được qua sách vở đâu.

- 72 -
Nguyễn Hoàng An Nhiên

Đây là 3 điều mình đúc kết được sau khi tham gia hoạt động ngoại khoá:

- Hoạt động ngoại khóa giúp mình hiểu rõ bản thân: Lúc đầu, mình chỉ tham
gia một câu lạc bộ cho có cái để ghi vào hồ sơ du học. Dần dần, những hoạt

động đó sẽ giúp mình hiểu được sở thích cũng như nhu cầu và mục đích sống
của bản thân.

- Hoạt động ngoại khóa giúp mình rèn kỹ năng quản lý thời gian:. Trong các

câu lạc bộ hay tổ chức, khi được giao việc, nhiệm vụ, tuyệt đối đừng để sát

hạn nộp rồi mới làm. Vì chất lượng thành quả của bạn luôn được các nhóm

trưởng chú trọng. Khi hoàn thành sớm, bạn có thể nhờ họ xem qua và đóng
góp ý kiến. Kỹ năng quản lý thời gian sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều khi làm hồ

sơ, đi du học, và làm việc sau này.

- Hoạt động ngoại khóa đem lại rất nhiều trải nghiệm ý nghĩa: Khi mới tham

gia một tổ chức, hoặc làm một dự án, những yếu tố như cách làm việc chuyên

nghiệp (sử dụng Google Drive, gửi email thường xuyên) hay chức vụ trong tổ
chức khiến mình “choáng ngợp”. Điều này đã không khiến mình dừng lại, vì

xung quanh có rất nhiều người để mình trò chuyện, học hỏi. Điều mình quý

nhất khi tham gia các câu lạc bộ chính là những mối quan hệ mà mình tạo

dựng được. Mình nhận ra ở mỗi người có rất nhiều những điểm mạnh đáng
để mình học hỏi. Quan trọng nhất là những bài học mà mình rút ra sau những
đợt sự kiện mà mình làm. Không phải hoạt động ngoại khóa nào cũng sẽ khiến

bạn trở thành một người hoàn hảo để tạo ảnh hưởng cho giới trẻ. Chính những

sai lầm, những cuộc cãi vã, những cuộc tranh luận trong quá trình làm việc

mới là cơ sở cho việc phát triển bản thân ở mỗi người.

- 73 -
Nguyễn Khánh Linh

Mình tham gia rất nhiều hoạt động ngoại khóa: tính cả chính thức và không chính

thức, mình đã tham gia 14 tổ chức / câu lạc bộ khác nhau trong 2,5 năm. Bài chia sẻ

này sẽ không khuyên bạn nên tham gia tổ chức thế nào mà chỉ chia sẻ những mặt

khó khăn mình đã trải qua, cũng như vài hướng đi bất ngờ trong lĩnh vực hoạt

động ngoại khóa.

Từ lớp 10 đến nửa học kỳ 1 lớp 11, mình nộp đơn mọi tổ chức mà mình thấy có

tuyển thành viên. Vì chưa biết mình thật sự muốn gì nên mình đi khắp nơi, thử ở

khắp mọi vị trí có thể: Mình làm về môi trường, về văn hóa, tranh biện, dạy học,...

ở vị trí tình nguyện viên, trưởng ban, cố vấn,.... Nhưng mình lại không tìm được
tổ chức nào phù hợp với mình. Tốn rất nhiều thời gian và công sức vào nhiều tổ

chức nhưng vẫn không biết nơi nào là nơi thực sự hợp với mình. Mình rối bời vì

thật sự không có gì trong tay: hoạt động ngoại khóa nhiều nhưng không đủ chất

lượng, học lực không ổn, chứng chỉ IELTS và SAT chưa có, sức khỏe thì đi xuống

thấy rõ.

Vì lý do đó, mình nghỉ dần các công việc hoạt động ngoại khóa vào nửa cuối học

kì 1, chỉ tham gia những hoạt động mình thấy vui và muốn gắn bó. Đến học kỳ 2

lớp 11, mình chỉ còn tham gia 3 câu lạc bộ trong trường thôi và tập trung thời gian

còn lại vào việc học hành, nghiền ngẫm xem bản thân cần gì trước khi tiếp tục con

đường hoạt động ngoại khóa.

Đồng ý rằng việc tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa như thế không phải là

không có điểm tốt. Vì mình tham gia nhiều câu lạc bộ nên mạng lưới quan hệ của

mình rộng, không chỉ ở trường mình mà còn sang các trường khác và cả ở đầu kia

đất nước hay đầu kia địa cầu. Mình được gặp và nói chuyện với nhiều người cực

kỳ “ngầu” và học hỏi được rất nhiều từ họ. Cũng nhờ vậy, mình may mắn được

tiếp cận với nhiều cơ hội bất ngờ.

- 74 -
Trong quá trình làm việc ở nhiều tổ chức, mình học được nhiều kỹ năng mềm quan

trọng: khả năng sắp xếp công việc, lên lịch cho bản thân mỗi ngày, thiết kế, chụp

hình, viết lách, quản lý tài chính và nhân sự, cách giao tiếp với nhiều người, cách

giải quyết những vấn đề, khó khăn trong công việc. Chỉ trong 1,5 năm làm hoạt
động ngoại khóa liên tục như vậy, mình trưởng thành hơn rất nhiều, và trở thành
con người mà trước đây mình chưa từng nghĩ tới luôn. Nhờ đó, ba mẹ cũng dần

tin vào khả năng độc lập của mình hơn và coi mình trưởng thành hơn.

Trong 3 câu lạc bộ mình còn tham gia, có câu lạc bộ khoa học của trường (NKSC).

Thông qua NKSC, mình biết đến và tham gia MaSSP - một bước ngoặt rất lớn đối

với mình. Ở đây, mình tìm thấy được đam mê nghiên cứu khoa học, đặc biệt là

Sinh học và được quen biết nhiều anh chị đại học và thậm chí cả tiến sĩ. Có thể mọi

người (cả mình) thực sự hoài nghi vào cái gọi là “đam mê”. Mình cũng hay bị hỏi

rằng “Đến khi nào thì mình không thích khoa học nữa đây ?”. Lời khuyên của
mình: Hãy lắng nghe chính bản thân mình xem bạn muốn gì, bạn hợp với điều gì,

và đừng ngại sai. Tham gia nhầm tổ chức, nhầm vị trí, không tìm được điều mình

cần,... là những vấn đề dễ gặp phải. Đừng ngại chúng mà hãy coi đó là cách để học
hỏi. Dù là sai, nhưng chắc chắn bạn vẫn sẽ đúc kết được bài học cho bản thân mình

thôi.

Một câu hỏi mình hay nhận được là “Có nên tự thành lập tổ chức không?” Nếu
muốn thành lập tổ chức, nên có động lực lớn để duy trì tổ chức lâu dài cũng như
kinh nghiệm làm việc và điều hành tổ chức. Thực ra, thành lập tổ chức không thật

sự được đánh giá quá cao trong hồ sơ du học. Thông qua các hoạt động ngoại khóa,

ban tuyển sinh chỉ muốn nhìn thấy xem bạn đã làm được gì và học được gì. Do đó,
đừng đặt nặng chuyện thành lập tổ chức để ghi điểm trong mắt nhà tuyển sinh. Có

những người bạn của mình ghi hoạt động ngoại khóa rất bình thường trên

Common App là “chuẩn bị cho Lễ hội Mừng Xuân” (Lễ hội truyền thống trước Tết

- 75 -
hằng năm của trường Phổ Thông Năng Khiếu), hay chỉ ghi là tham gia giải đá banh

nho nhỏ nào đó thôi.

Hoạt động ngoại khóa chỉ là một mảnh ghép trong bộ hồ sơ của bạn, không phải

là tất cả. Với mình, một đứa làm rất nhiều hoạt động ngoại khóa, mình khuyên

rằng nên coi trọng chất lượng hơn số lượng công việc. Quan trọng nhất là kết nối

được tất cả những hoạt động ngoại khóa lại với nhau vào trong bộ hồ sơ để thể

hiện được con người bạn trước nhân viên tuyển sinh, thế là ổn thôi.

- 76 -
Trần Tấn Minh

Mình tìm đến hoạt động ngoại khóa vì thích cảm giác bận rộn và được làm việc với

nhiều người. Nhờ vậy, từ một đứa chỉ biết học, mình cảm thấy bản thân “xịn sò”

hơn hẳn: Từ việc trở nên tự tin, sôi nổi và hòa đồng hơn đến việc viết những chiếc

email thật chuyên nghiệp hay đối mặt với “hàng nghìn” cái deadlines dưới một áp

lực kinh khủng.

Hoạt động đầu tiên mình tham gia khiến mình hơi thất vọng nhưng cũng là kỉ niệm

ấn tượng nhất. Lần đó, mình nằm trong ban tổ chức sự kiện cho The Color Project.

Ở dự án đầu tiên, mình “chân ướt chân ráo” vậy mà phải chạy liền một workshop.

Lúc đầu, nhóm mình cũng đông lắm; nhưng tới cuối chỉ còn lại 3 đứa “non tơ”.
Công việc nhiều mà còn phức tạp nữa nên lúc nào tụi mình cũng phải chạy khắp

nơi để hỏi han và nhờ giúp đỡ. Mình khuyên các bạn nên biết lượng sức mình và

cân nhắc thời gian có thể dành cho dự án. Đừng để phải giống mình - đợt đó, mình

hơi đuối vì làm quá sức và tốn nhiều thời gian nên không có thời gian cho việc học.

Niềm tin đối với hoạt động ngoại khóa của mình nhanh chóng được lấy lại khi

tham gia Project Sugar. Mình tham gia với vai trò Tình nguyện viên của “Đường

Đến Tri Thức”. Đến đây, quan điểm về hoạt động ngoại khóa của mình bắt đầu

thay đổi: từ sở thích đơn thuần đã trở thành niềm đam mê và trách nhiệm. Mình

gặp nhiều người, nhiều hoàn cảnh khác nhau và có thêm nhiều trải nghiệm, câu

chuyện mới. Điều làm mình nhớ nhất ở Sugar là được gặp những con người thật

sự rất giỏi và nhiệt huyết. Mình gắn bó với Sugar rất lâu, làm từ Tình nguyện viên

đến Ban tổ chức cho nhiều dự án khác nhau. Mình muốn nhấn mạnh đến thời gian
và những cống hiến của bạn dành cho một dự án, thật sự quan trọng hơn so với

việc cố gắng tham gia thật nhiều để làm lắp đầy resume. Nếu vẫn chưa biết thật sự

thích gì, vẫn nên trải nghiệm ở nhiều dự án với những vai trò khác nhau để tìm ra

đam mê. Một khi đã tham gia, phải có trách nhiệm và làm việc thật nghiêm túc.

- 77 -
Một thái độ tốt dần dần sẽ hình thành thói quen tốt và bạn sẽ học được cách làm

mọi chuyện trong cuộc sống một cách thật chỉnh chu.

Mình đã có đứa con tinh thần đầu tiên: SÓNG Project. Đứa con này đã giúp mình

cùng năm bạn nữa trở thành Á quân của iLead Challenge 2018 - cuộc thi của

Vietabroader Club HCM tổ chức 2 năm một lần nhằm giúp những người trẻ biến

ý tưởng cộng động thành những giá trị thiết thực. Thời điểm SÓNG ra đời, tại TP

HCM chưa có một tổ chức phi lợi nhuận nào chính thức hướng đến đối tượng
người lớn tuổi. Lúc tìm ra được một hướng đi mới, tụi mình cũng háo hức và tràn

trề hi vọng lắm. Nhưng từ những ý tưởng đầu tiên, tụi mình đã cảm nhận rõ sự

khó khăn: việc di chuyển xa hay việc các cụ chỉ thích được nghỉ ngơi và không

muốn bị quấy rầy. Tụi mình cũng cùng nhau ngồi lại để lên kế hoạch và đưa ra

những giải pháp cho những khó khăn ấy. Mình đã xác định lại được mục tiêu của

dự án mình sẽ hướng đến: mang đến niềm vui cho các cụ dưới danh nghĩa những
người bạn để tâm sự để vơi đi những cô đơn của tuổi già. Tụi mình cũng tổ chức

những buổi ca nhạc, diễn kịch và tự tay làm những món quà mang đến cho các cụ.

Tóm lại, chỉ nên tìm đến hay tiếp tục làm hoạt động ngoại khóa nếu tìm thấy niềm

vui và mục đích thật sự, đừng chỉ để đánh bóng bản thân trong mắt nhà tuyển sinh

thôi nhé!

- 78 -
CHƯƠNG 6: SAT 2 VÀ AP CÓ CẦN THIẾT?

Nếu SAT 1 bạn chưa trên 1,400 thì đừng quan tâm SAT 2 hay AP làm gì.

SAT 2 á, tức là có cả ACT 2?

Không không, chỉ có SAT 2 thôi. SAT 2 là kỳ thi chuyên sâu với các môn cụ thể

như: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Lịch sử Mỹ, Lịch sử thế giới, Văn học và Ngoại ngữ (tiếng
Trung, Nhật, Hàn, Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Ý). Mỗi môn sẽ được chấm trên thang

điểm tối đa là 800.

Với mỗi môn SAT 2, bạn sẽ thi trắc nghiệm trong vòng 60 phút với số câu hỏi thay
đổi tùy theo từng môn. Tuy nhiên, một điểm khác biệt lớn nhất giữa SAT 2 và SAT

1 đó là với những câu trả lời sai trong SAT 2 thì bạn sẽ bị trừ điểm, còn với SAT 1

thì không. Vì thế, bạn sẽ cần phải cẩn thận hơn nếu không chắc chắn với đáp án

mình chọn. Đôi khi để trống câu trả lời sẽ là một sự lựa chọn tốt hơn so với việc

điền đại đó.

Thường một bạn học sinh có thể thi SAT 1 hoặc ACT kèm với ít nhất 2 môn SAT 2

để nộp hồ sơ.

Tại sao lại phải thi 2 môn, sao không phải 1 môn, 3 môn hoặc nhiều hơn?

Thường thì các trường đại học sẽ yêu cầu tối thiểu 2 môn SAT 2, mọi người thường
thi tối đa cũng chỉ 3 môn thôi vì bạn sẽ không đủ thời gian để ôn tập và thi. Khối

lượng kiến thức mà bạn phải ôn cho 2 môn cũng đã rất nhiều rồi.

Thế mình nên chọn môn gì để thi?

Thường đối với các bạn học sinh Việt Nam thì môn Toán là dễ lấy điểm nhất vì

kiến thức Toán của SAT 2 đã được giảng dạy hết trong chương trình lớp 11 rồi. Tuy

- 79 -
nhiên, còn tùy trường bạn nộp nữa. Ví dụ như MIT sẽ yêu cầu bạn phải thi Toán

và 1 môn tự nhiên (Lý, Hóa Sinh), trong khi Stanford thì không yêu cầu nhưng

khuyến khích.

Ngoài ra, ngành học cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chọn môn SAT 2. Nếu

bạn chọn ngành xã hội thì Lịch sử Mỹ (nếu phải thi Lịch sử thì nên chọn Lịch sử

Mỹ thay vì Lịch sử thế giới vì lượng kiến thức cần phải nhớ ít hơn nhiều) hoặc Văn

học có thể là một sự lựa chọn tốt. Còn đối với các bạn chọn ngành kỹ sư thì Toán

là bắt buộc và có thể kèm theo Lý, Hóa, hoặc Sinh tùy theo ngành cụ thể.

À, một lưu ý nữa là nếu bạn chọn thi những môn tự nhiên như Toán, Lý, Hóa, Sinh,

bạn cần phải đặt mục tiêu từ 750 cho tới 800 / 800. Học sinh Việt Nam nói riêng và
học sinh châu Á nói chung (Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản,…)

thường sẽ mạnh những môn này nên nếu bạn muốn cạnh tranh thì cần đạt điểm

rất cao, tối đa càng tốt.

Nếu học sinh châu Á đều giỏi toán rồi, mình thi làm gì? Sao không thi mấy môn khác?

Chúng mình hoàn toàn đồng ý. Nếu bạn đủ tự tin thì có thể thử những môn SAT

xã hội như Lịch sử Mỹ, Lịch sử thế giới, Văn học Mỹ. Thậm chí nếu bạn biết thêm
một ngôn ngữ nữa thì có thể thi các môn Ngoại ngữ của SAT 2. Do những môn xã

hội thường không phải là điểm mạnh của nhiều bạn học sinh Việt Nam nên mục

tiêu trên 700 điểm là ổn. Với môn khó nhằn nhất là Văn học thì chỉ cần trên 650 thôi

là đã tốt rồi. Bạn cần chú ý là bạn sẽ phải bỏ nhiều thời gian hơn để chuẩn bị cho

những môn xã hội thay vì những môn tự nhiên.

Mình có nên đến trung tâm để học không? Nếu có mình cần bao lâu để ôn thi?

Nếu bạn có thể chủ động sắp xếp thời gian thì hoàn toàn không cần thiết tới trung

tâm. Bạn có thể kiếm sách miễn phí từ Google, tự học kiến thức rồi giải đề mà thôi.

Bạn chỉ cần điền vào từ khóa “SAT subject test [tên môn thi] materials” là sẽ có cả

- 80 -
đống tài liệu thôi. Đừng ngại sử dụng những tài liệu rất cũ vì cấu trúc và kiến thức

trong bài thi của SAT 2 không thay đổi qua nhiều năm. Việc bạn tìm và sử dụng tài

liệu từ năm 2010 cũng không có vấn đề gì nhé.

Bọn mình lấy ví dụ một vài môn chúng mình đã thi nhé:

Với môn Toán thì do phần lớn kiến thức các bạn đã học trong lớp 10 và 11 nên các
bạn chỉ cần làm khoảng 10 tới 15 đề là có thể đi thi rồi. Mục tiêu là 800 / 800 nhé.

Lý, Hóa, và Sinh cũng tương tự như Toán, nhưng bạn sẽ cần thời gian để đọc lại

kiến thức trước khi làm bài.

Với những môn xã hội như Lịch sử thì bạn cần đọc hết kiến thức, học thuộc lòng
những sự kiện lịch sử quan trọng rồi mới làm đề. Thời gian để bạn ôn cho 1 môn

SAT 2 thường sẽ là 1 tháng. Như vậy, nếu bạn đăng ký thi 2 môn thì bạn cần phải

chuẩn bị trong vòng 2 – 3 tháng là ít nhất.

Ngoài SAT 2 mình còn nghe tới AP? Có cần phải thi AP không?

Đầu tiên, để chúng mình giới thiệu AP nhé. Tương tự như các lớp chuyên ở Việt

Nam thì các môn Advanced Placement (AP) là những môn học khó hơn, cao hơn
so với chương trình cấp 3 bình thường tại Mỹ. Những bạn học sinh tại Mỹ đậu vào

những trường hàng đầu đều có rất nhiều các môn AP đang học hoặc đã thi với

điểm 4 – 5.

Với các bạn học trường quốc tế theo hệ cấp 3 của Mỹ thì có thể chọn những môn

AP trường có dạy và thi vào cuối năm sau khi học xong. Với các bạn cấp 3 học

trường công lập tại Việt Nam thì sẽ phải tự ôn thi và đăng ký thi riêng vào đầu
tháng 5. Hiện một số bạn tại các trường chuyên trên thành phố cũng rất tích cực tự
ôn thi AP để hồ sơ cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, chỉ khi nào điểm ACT / SAT, SAT 2,

GPA, hoạt động ngoại khóa của bạn đã đủ cạnh tranh thì hãy xem xét thi AP. Việc

tự ôn AP sẽ tốn thêm thời gian (các bạn ở trường quốc tế học cả năm trời để thi còn

- 81 -
bạn chỉ có vài tháng tự ôn), thành ra nếu các bạn có thể dành thời gian đó đẩy mạnh

chiều sâu các hoạt động ngoại khóa thì sẽ tốt hơn là ôn thi AP.

Một lợi thế lớn hơn của việc thi AP đó là nếu bạn đạt điểm cao từ 4 tới 5 (5 là điểm

tối đa) thì các trường đại học sau khi nhận bạn có thể miễn cho bạn không phải học

lại môn đó. Ví dụ bạn thi Calculus BC được 5 thì trường có thể miễn cho bạn học

Calculus 1 và 2 tại đại học, tức là bạn sẽ không phải học Toán trong năm đầu. Vì

thế, nếu trong lớp 11 bạn không thi được AP thì có thể chọn thi AP vào năm 12 khi
áp lực học giảm đi sau khi đã đậu đại học. Bạn có thể thi AP vào cuối năm 12 để

nộp bổ sung cho trường đại học bạn chọn. Tuy nhiên, bạn cần chú ý là đợt thi AP

đầu tháng 5 có thể rơi vào thời gian thi học kỳ. Bạn vẫn phải giữ điểm trung bình

tốt nên cần chú ý phân bổ thời gian phù hợp nhé.

Ngoài ra, vì AP là kỳ thi trắc nghiệm nên việc đạt điểm cao không khó nếu bạn ôn

tập kĩ: với điểm 5 cao nhất thì bạn chỉ cần làm đúng 70% các câu hỏi, 60% cho 4, và

50% cho 3. Tuy nhiên, bạn không nên ôn tập quá 3 môn AP trong cùng một năm

nếu bạn đang học trường công tại Việt Nam. Nếu bạn muốn nhắm tới những
trường đứng đầu thì có thể bắt đầu tự ôn thi AP ngay từ khi vào lớp 10 và chia đều

mỗi năm 1 – 2 môn AP.

Hiểu rồi, thế mình có thể thi môn AP gì cho tiết kiệm thời gian?

AP có rất nhiều môn thi, tuy nhiên với các bạn học trường công muốn thi thì những

môn như sau là những môn các bạn có lợi thế: Giải tích - Calculus (BC), Lý (Physics

1 – 2), Hóa (Chemistry), Sinh (Biology), Kinh tế vĩ mô / vi mô (Macroeconomics /

Microeconomics), Thống kê (Statistic), hoặc một môn Ngoại ngữ mà bạn biết như

tiếng Trung, tiếng Nhật, hoặc tiếng Pháp.

Tài liệu của những môn này có thể tải được trên mạng hoặc qua những video giảng

dạy miễn phí trên YouTube. Tuy nhiên, như đã nói ở trên thì việc học AP sẽ tốn

- 82 -
nhiều thời gian vì lượng thông tin rất nhiều. Ngoài ra các bạn còn phải giải nhiều

đề để quen với cấu trúc thi nữa.

Sau khi đã tự học, bạn nên đăng ký thi AP bằng cách liên hệ trực tiếp với các trường

quốc tế tại Việt Nam có tổ chức thi AP. Bạn nên gọi sớm trước 2 đến 3 tháng để

trường sắp xếp chỗ. Lệ phí thi trong năm 2018 là 124 USD / môn, tương đương tầm

3,000,000 VND / môn.

Này, mình nên chuyển sang học tại trường quốc tế thì có vẻ tốt hơn phải không, có nhiều

thời gian học AP hơn chứ?

À, không hẳn đâu. Lợi thế của việc chuyển sang học tại một trường quốc tế theo
chương trình IB (International Baccalaureate) hoặc AP đó là bạn sẽ được tiếp xúc

với nhiều tiếng Anh hơn và áp lực học tập giảm đi. Một lợi thế nữa là những bạn

nộp cho National University of Singapore hay Nanyang Technological University

thì với chương trình A level / IB thì bạn không phải thi đầu vào như các học sinh
trường công. Tuy nhiên một số vấn đề sẽ nảy sinh nếu bạn nộp hồ sơ từ một trường

cấp 3 quốc tế:

● Khó xin hỗ trợ tài chính vì các trường đại học đều biết về thông tin về học phí
của bạn. Ví dụ nếu gia đình bạn đóng được 30,000 USD / năm cho học phí như

của ISHCMC thì bạn sẽ không thể khai là gia đình chỉ đóng được 25,000 USD

/ năm cho bậc đại học được.

● Vì bạn học theo chương trình cấp 3 của Mỹ nên hồ sơ của bạn sẽ được hoặc bị

đánh giá như các học sinh Mỹ, tức là số môn AP bạn học, điểm trong lớp, điểm

thi ACT / SAT,… Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải cố gắng tương tự

như các bạn học cấp 3 tại Mỹ. Trong khi đó, các bạn học trường công tại Việt

Nam thì chỉ cần điểm trung bình trên 8.5 và trường đại học sẽ tập trung vào

ACT / SAT của bạn mà thôi.

- 83 -
● Cuối cùng, khi bạn xin thư giới thiệu thì cũng sẽ khó tác động được đến nội

dung, vì thường ở những trường quốc tế giáo viên sẽ tự chủ động viết và

không chia sẻ nội dung thư cho học sinh xem trước.

Ừ hiểu rồi, cứ hài lòng với những gì mình đang có, thế mình làm gì tiếp?

Đơn giản, bắt đầu nộp hồ sơ thôi.

- 84 -
PHẦN CHIA SẺ CỦA CHƯƠNG 6

Lê Kim Thư

Mình có dự định học những ngành liên quan đến khoa học tự nhiên, nhưng hoạt

động ngoại khóa của mình toàn liên quan tới nghệ thuật. Giải thưởng học thuật

đạt được cũng không thật sự nổi bật. Do đó, mình quyết định thi thêm 2 môn SAT
2: Toán 2 (Math level 2) và Vật lý (Physics), để chứng minh với nhà tuyển sinh rằng

mình là một con người toàn diện: vừa học được tự nhiên, vừa học được xã hội.

Bài thi Toán không có gì quá khó khăn với mình vì mình học chuyên Toán từ hồi
cấp 2. Tuy nhiên, không vì thế mà mình không ôn tập đâu nha! Mình là một đứa

khá là ẩu và rất thấm câu nói “Mỗi sai lầm, dù là nhỏ nhất, đều phải trả một cái giá

rất đắt”. Lúc làm đề ôn tập, mình thường sai lặt vặt 3, 4 câu do không đọc đề kĩ,

đọc lướt, hay sai nhảm. Vì thế, mình đã ôn luyện rất kĩ: luyện hơn chục đề đến khi

nào mình không còn sai nữa mới thôi. Mình cũng cố gắng đặt tâm lý sao cho giống
như đi thi thật để bản thân quen với áp lực phòng thi. Nhờ những mẹo (trick) bấm

máy tính cầm tay mà mình đã học được trong bài thi Trung học Phổ thông Quốc

gia, mình hoàn thành bài thi thật chỉ trong một nửa thời gian. Có thể tham khảo

những mẹo này bằng cách tìm trên Youtube “SAT Math 2 Calculator Tricks”

Dù thi Đại học 9.0 Lí và đã kinh qua Lý 1 và Lý 2 tại đại học ở Việt Nam nhưng

SAT 2 Lý, với mình, như một ác mộng. Vì cách tiếp cận của đề thi rất khác cách
mình đã học ở Việt Nam: Ở Việt Nam, học Lý chỉ tập trung vào phần tính toán,
công thức,… trong khi đề thi SAT lại chú trọng về phần lý thuyết và giải thích hiện

tượng, kiến thức cũng trải dài hơn nữa. Trong đề mình thi có một câu làm mình

“đứng hình”: Định luật bảo toàn điện tích nút là do ai phát hiện ra? Để ôn luyện

SAT 2 Lý, nên bắt đầu bằng việc tìm kiếm những file tóm tắt công thức theo từng

chương để bảo đảm phần tính toán. Rồi bắt tay vào làm càng nhiều đề càng tốt để

tiếp cận với những dạng câu hỏi lý thuyết có thể có trong đề. Theo kinh nghiệm

- 85 -
của mình, nhiều câu hỏi trong đề thi thật sẽ giống hệt những đề thi đã từng ra nên

hãy cố gắng làm nhiều đề có thể càng tốt. Không như SAT 1, những câu trả lời sai

trong SAT 2 sẽ bị trừ thêm điểm. Do đó, nếu không chắc chắn về câu trả lời, nên để

trống câu trả lời thay vì “đánh lụi”.

Về tài liệu SAT 2, có thể tìm những cuốn sách phổ biến trên mạng như

McGrawHill. Mình chia sẻ cách mình đã sử dụng để tiết kiệm tiền mua tài liệu:

dùng Kindle để mua những bản e-book trên Amazon. Amazon có chính sách hoàn
trả 7 ngày hoàn phí, và mình cố gắng làm học hết những kiến thức trong sách trong

vòng 7 ngày. Cách này đối với mình rất hữu hiệu: vì tiếc tiền mà phải thúc đẩy bản

thân không được lười biếng, cố gắng đọc và làm hết những bài tập trong sách.

Nhưng nếu có điều kiện, nên mua luôn để ủng hộ tác giả vì bản e-book đã rất rẻ so

với sách giấy: giá bản e-book chỉ dao động khoảng 4 – 15 USD thôi. Ví dụ như

quyển “Cracking the SAT Subject Test in Math 2” của The Princeton Review bản e-
book chỉ có 12 USD trong khi bản giấy tận 26 USD. Ngoài ra, một số bản ebook còn

tặng kèm tài khoản để các bạn làm đề thi thử SAT 2 online, ví dụ như cuốn “SAT

2 Math II for Dummies.” Nếu không có Kindle, bạn có thể sử dụng điện thoại hoặc

máy tính bảng tải ứng dụng “Kindle book” về để áp dụng cách như trên ha.

Mình đạt được 800 SAT 2 Math level 2 và 760 SAT Physics. Kết quả này cũng góp

1 phần trong việc làm đẹp hơn hồ sơ của mình. Nhiều hơn là điểm số, thông qua
việc tự học hỏi và tìm tòi, mình tiếp thu được những kiến thức mà mình cảm thấy
có ý nghĩa: dần hiểu ra được tại sao có những công thức mà cấp 3 mình chỉ áp dụng

như “cái máy”. Các bạn, đặc biệt những bạn học ngành STEM, dù không bắt buộc

nhưng cũng nên học qua SAT 2 để làm quen với cách tiếp cận các môn học, để

không phải bỡ ngỡ trên hành trình du học của mình.

- 86 -
PHẦN 2: TĂNG TỐC

CHƯƠNG 7: NỘP HỒ SƠ KHI NÀO?

Nộp hồ sơ càng sớm càng tốt, bạn sẽ có thời gian để sửa những lỗi sai mà bản thân

mắc phải trong hồ sơ.

Ủa, vậy khi nào nộp hồ sơ đại học Mỹ? Có phải đến hết lớp 12 như ở Việt Nam không?

Không, sớm hơn nhiều. Chúng mình đã phải nộp ngay từ tháng 10 học kỳ 1 của

lớp 12, tức là 1 năm trước khi chúng mình bắt đầu học đại học. Chính vì vậy mà ở
những chương trước chúng mình nhấn mạnh sự quan trọng của kết quả lớp 10 và

11. Lý do là khi bạn nộp hồ sơ thì thường vẫn chưa có điểm học kỳ 1 lớp 12, vì thế

trường đại học sẽ chỉ xem xét những gì bạn làm được trong 2 năm này.

Quan trọng thế à? Nhắc lại giúp mình với là mình phải có những gì khi nộp hồ sơ?

Dưới đây là danh sách tóm tắt nhé, bạn chú ý đây chỉ là phần cơ bản thôi ha:

● Điểm trung bình lớp 10 và 11 trên 8.5.

● Điểm IELTS tối thiểu 7.0 hoặc TOEFL tối thiểu 90.

● Điểm SAT tối thiểu 1300.

● 1 hoặc 2 hoạt động ngoại khóa mà bạn có vị trí lãnh đạo.

Rồi, thôi nói tiếp về thời gian nộp hồ sơ đi.

Ừa, các trường ở Mỹ áp dụng những đợt tuyển sinh như sau:

● Early Action (EA): Đợt nộp sớm không ràng buộc. Dưới hình thức nộp này thì
nếu bạn nộp hồ sơ trong tháng 10, thường hạn chót là 15 tháng 10 hoặc 1 tháng

- 87 -
11 tùy trường, bạn sẽ nhận kết quả vào khoảng giữa tháng 12. Do đây là đợt

nộp không ràng buộc nên bạn có thể nộp nhiều trường một lúc và nếu được

nhận bạn không bị bắt buộc học tại trường. Ngoài ra, nhiều trường đại học có

áp dụng EA 2 với thời gian nộp vào khoảng tháng 12 và kết quả vào đầu tháng
2 hoặc giữa tháng 2. Rất nhiều trường có EA bao gồm University of Chicago,

Case Western Reserve University, và một loạt các trường Liberal Arts khác.

● Early Decision (ED): Đợt nộp sớm có ràng buộc. Dưới hình thức nộp này thì
bạn cũng nộp hồ sơ trong tháng 10, thường hạn chót là 15 tháng 10 hoặc 1

tháng 11 như EA, và cũng nhận kết quả vào khoảng giữa tháng 12. Tuy nhiên

bạn chỉ được nộp 1 trường ED. Nếu được trường nhận thì bạn bắt buộc phải

học tại trường và từ chối những trường khác. Vì sự ràng buộc này nên tỷ lệ

nhận cũng như mức học bổng / hỗ trợ tài chính trong đợt ED sẽ cao hơn EA.

Phần lớn các trường đại học đều có ED, thậm chí là ED 2 với thời gian nộp

giữa tháng 12 và kết quả vào đầu tháng 2 ngay dịp Tết.

● Regular Decision (RD): Đợt nộp thường. Đây là hình thức nộp cơ bản mà gần
như tất cả các trường đều có. Bạn nộp hồ sơ trong tháng 1 hoặc tháng 2, thường

vào 31 tháng 1 hoặc tới tận 15 tháng 2. Bạn nhận kết quả vào giữa tháng 3 hoặc

đầu tháng 4. Tỷ lệ nhận và cho học bổng / hỗ trợ tài chính trong đợt RD sẽ thấp

nhất khi so sánh với ED 1, ED 2, và EA.

● Rolling Admission: Nộp hồ sơ liên tục. Dưới hình thức nộp này thì bạn có thể

nộp hồ sơ tại bất kỳ thời điểm nào từ tháng 9 năm nay tới tháng 6 năm sau.

Sau 4 đến 6 tuần thì trường sẽ trả lời kết quả. Một số trường có Rolling
Admission bao gồm University of Alabama, University at Buffalo, và nhiều

trường xếp hạng ngoài top 100 các trường hàng đầu của Mỹ.

● Restrictive Early Action (REA): Đợt nộp sớm bị giới hạn nhưng không ràng
buộc. Đây là hình thức nộp hồ sơ rất hiếm và thường chỉ những trường đứng

- 88 -
đầu tại Mỹ mới áp dụng. Ví dụ nếu bạn nộp REA của Stanford thì bạn không

được phép nộp EA hoặc ED cho bất kỳ trường nào khác tại Mỹ trong đợt đó.

Tuy nhiên điểm khác bạn là nếu bạn “may mắn” được nhận thì bạn cũng

KHÔNG bị bắt buộc học ở Stanford mà có thể từ chối. “Restrictive” ở đây


nghĩa là họ chỉ muốn bạn nộp cho trường của họ trong đợt sớm (Early) và
không được phép nộp cho bất kỳ trường nào khác. 4 trường Harvard, Yale,

Princeton, và Stanford đều yêu cầu học sinh nộp REA. Chính vì việc nếu bạn
nộp REA thì bạn không được nộp bất kỳ trường nào khác dù là EA hay ED,

chúng mình không khuyến khích bạn nộp dưới hình thức này. Lý do là vì tỷ

lệ nhận của những trường đứng đầu đều dưới 10%. Nguy cơ bạn bị từ chối và

cũng không có trường nào nhận trong đợt nộp sớm là rất cao. Vì thế nếu bạn
thích những trường như Harvard, Yale, Princeton, hay Stanford thì hãy cứ nộp

RD vào tháng 1 nhé.

Chúng mình gửi dưới đây tỷ lệ nhận của một số trường đứng đầu nhé. Các bạn

thấy là tỷ lệ nhận ED thường cao gấp đôi, thậm chí gấp 3 lần đợt nộp thường. Đây

là lý do tại sao chúng mình khuyên bạn nộp ED và EA (nhưng không phải REA

nhé).

Tên trường Tỷ lệ nhận đợt nộp sớm Tỷ lệ nhận trung bình

Harvard University (REA) 13.9% 2.76%

Duke University (ED) 21.6% 8.92%

University of Pennsylvania (ED) 18.5% 8.4%

Vanderbilt University (ED) 20.5% 10.7%

Princeton University (REA) 14.7% 5.5%

Yale University (REA) 14.36% 6.3%

(Nguồn: Trang web của các trường đại học)

- 89 -
Nhìn chung, cách đơn giản nhất để bạn kiểm tra hạn nộp hồ sơ là Google từ khóa

như sau: Tên trường + Admission Deadlines. Ví dụ nếu bạn muốn biết đại học

Villanova hạn nộp là khi nào thì có thể dùng từ khóa “Villanova University

admission deadlines.”

Biết hạn nộp rồi. Tiếp theo mình phải làm gì?

“Biết mình biết ta trăm trận trăm thắng”, ông bà ta đã nói như vậy, vì thế bạn cần

biết các trường đại học ở Mỹ tìm kiếm điều gì từ học sinh.

- 90 -
PHẦN CHIA SẺ CỦA CHƯƠNG 7

Âu Thiên Hoàn

Lúc Common App bắt đầu mở đơn, mình dành hẳn 2 tuần đầu tiên chỉ để điền hết

thông tin. Đây là một khâu hết sức quan trọng vì những thông tin này sẽ được gửi

trực tiếp cho nhiều trường.

Do hồ sơ Common App rất dài, thông tin cần điền vào rất nhiều nên rất dễ nhầm

lẫn và sai sót. Vì vậy, mình đã chia thời gian để hoàn thành từng đề mục, xong đề

mục mình đều nhờ thầy kiểm tra lại thật kỹ. Mình thi SAT lần đầu vào tháng 10,
nên lúc điền hồ sơ, phần điểm thi SAT mình bỏ trống. Mình cũng đã cẩn thận ghi

chú lại phần này để nhanh chóng bổ sung ngay khi có kết quả thi.

Sau khi điền xong hồ sơ Common App, mình bắt tay vào việc thêm các trường vào
Common App theo danh sách mình đã lập từ trước. Sau đó, mình bắt tay vào điền

những yêu cầu và câu hỏi riêng của từng trường một. Có những trường sẽ có đề

cho bài viết riêng, cũng có những trường kết hợp trong phần câu hỏi (những câu

hỏi yêu cầu học sinh trả lời từ 100 – 250 từ). Những câu hỏi này cũng được xem
như một bài luận phụ mà mình phải viết. Mình chép hết các đề vào một file Word

và bắt tay vào giải quyết từng cái một.

Bạn cần lưu ý: hạn chót cho đợt nộp sớm (Early Action) là ngày 1/11. Những ngày

gần tới hạn chót, hệ thống dễ bị quá tải; nhiều khi tải lại trang (refresh) gần nửa

tiếng vẫn không thao tác được luôn. Để tránh trường hợp này, nên tranh thủ hoàn

thành hồ sơ sớm, muộn nhất là trước 5 ngày trước hạn nộp. Điều này cũng giúp
bạn thoải mái hơn trong việc hoàn thiện hồ sơ gửi cho từng trường, cũng như sớm

phát hiện những thông tin trường yêu cầu thêm mà bổ sung cho kịp thời hạn. Mình
nộp hồ sơ cho trường Texas Christian University (TCU) vào tối 31/10 - tức là ngay

trước hạn chót một ngày. Mình không hề hay biết hạn chót nộp hồ sơ tài chính (CSS

Profile) là ngày 1/11 do thông báo này chỉ được gửi sau khoảng 3 ngày sau khi
- 91 -
trường nhận được hồ sơ từ mình. May sao, mình có một người bạn nộp TCU sớm

và nhận được thông báo về hạn chót nộp CSS Profile và đã kịp thời báo cho mình.

Lần đó, nếu mình không nhận được tin từ nhỏ bạn, mình đã bỏ lỡ cơ hội nhận học

bổng từ TCU vì tới 4/11 mình mới nhận được thông báo.

Các bạn nên nộp hồ sơ thật sớm để kịp liên hệ với trường và nhanh chóng bổ sung

những giấy tờ còn thiếu. Nếu có thể, hãy kiếm cho bạn một người bạn đồng hành

trong quá trình nộp hồ sơ. Biết đâu có ngày cần sự giúp đỡ của nhau thì sao?

- 92 -
CHƯƠNG 8: CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở MỸ TÌM KIẾM ĐIỀU GÌ

TỪ CÁC HỌC SINH?

Tiền và điểm thường tỷ lệ nghịch. Điểm SAT bạn càng cao thì bạn đóng càng ít tiền

và ngược lại.

Này, thế các trường ở Mỹ đòi hỏi gì từ học sinh thế?

Đoán xem, “đầu tiên” là…?

Tiền đâu?

Chính xác. Doanh thu chính của các trường đại học là từ học phí. Đối với các học

sinh bản xứ thì còn có thêm sự hỗ trợ của chính phủ và các tổ chức tài chính tư

nhân. Với học sinh quốc tế, do bố mẹ bạn không đóng thuế cho chính phủ Mỹ nên
học phí của học sinh quốc tế cao hơn học sinh Mỹ, nhất là tại những trường công

lớn của mỗi bang. Ví dụ như hệ thống đại học California, đại học Michigan, hay
đại học Illinois thì tiền học của học sinh quốc tế thường đắt gấp đôi, thậm chí gấp

ba lần học sinh bản địa.

Khác với trường công có nguồn tài chính từ chính phủ, những trường tư như
Harvard, Yale, Princeton, Vanderbilt,… thu học phí của học sinh Mỹ và học sinh

quốc tế giống nhau. Vì không phụ thuộc vào sự hỗ trợ của chính phủ nên các

trường tư thường sẽ cho nhiều học bổng và hỗ trợ tài chính cho học sinh quốc tế

hơn các trường công.

Tuy nhiên, vì các trường đều cần nguồn doanh thu từ học phí và chi phí ăn ở của

học sinh nên khả năng chi trả của gia đình bạn sẽ là yếu tố quan trọng nhất khi bạn

nộp trường. Nói một cách khác, gia đình bạn càng có “điều kiện” (có thể chi 50,000

– 70,000 USD / năm, tức là mỗi năm bán 1 căn hộ ở tầm 1.2 – 1.6 tỷ để trả tiền cho

- 93 -
bạn đi học) thì cơ hội được nhận gần như là chắc chắn, thậm chí ngay cả với những

trường đứng đầu.

Thế những học bổng tiền tỷ mà mình hay đọc trên báo thì sao?

Thực ra, học bổng tiền tỷ không quan trọng bằng việc gia đình bạn còn phải đóng

bao nhiêu. Chúng mình lấy ví dụ cụ thể nhé. Hiện nay, tổng chi phí bao gồm học
phí và tiền ăn ở cho các trường đại học tại Mỹ dao động rất lớn từ khoảng 26,000

USD / năm (cho những trường công như đại học Bowling Green và Truman State)

đến 78,000 USD / năm cho những trường tư như đại học Duke và Rice.

Đầu tiên hãy lấy ví dụ đại học Duke. Nếu một học sinh được một học bổng trị giá
50,000 USD / năm để học tại Duke thì tổng giá trị học bổng trong 4 năm là 200,000

USD. Số tiền này tương đương khoảng 4.5 tỷ VND, một số tiền nghe thì rất ấn

tượng. Tuy nhiên vấn đề ở đây đó là với chi phí hàng năm 78,000 USD thì dù trường

cho bạn 50,000 USD / năm thì gia đình bạn vẫn phải đóng 28,000 USD / năm tương
đương khoảng 640 triệu VND. Như vậy nếu gia đình bạn chỉ đóng được khoảng

20,000 USD / năm thì dù học bổng của Duke là rất nhiều, bạn vẫn phải “ngậm ngùi

chia tay” với Duke.

Trái lại nếu bạn nhận được học bổng 10,000 USD / năm để học tại đại học Bowling

Green thì gia đình của bạn chỉ cần phải đóng 16,000 USD / năm để theo học tại

trường. Tổng mức học bổng của Bowling Green trong 4 năm là 40,000 USD tương

đương 900 triệu VND, một con số khiêm tốn so với Duke nhưng chi phí tại Bowling

Green có thể chấp nhận được với gia đình bạn.

Vì thế, điều quan trọng không phải là học bổng lớn bao nhiêu mà là gia đình bạn

còn phải đóng bao nhiêu sau khi trừ đi học bổng. Dù học bổng tiền tỷ mà phần tiền

còn lại gia đình bạn không đóng được thì bạn cũng phải hát bài “Người hãy quên

em đi” của Mỹ Tâm thôi.

- 94 -
Ơ, thế còn những bạn học bổng toàn phần tại những trường như Harvard mà mình đã đọc

được thì sao?

Đầu tiên ở Mỹ hiện có 6 trường sẽ không xét đến yếu tố tài chính (need-blind

admission) của bạn khi xem hồ sơ, đó là:

● Amherst College

● Harvard College (thuộc đại học Harvard)

● Massachusetts Institute of Technology

● Minerva Schools at KGI

● Princeton University

● Yale University

(Nguồn: Trang web của các trường)

Need-blind admission có nghĩa là chỉ cần bạn được nhận thì gia đình bạn đóng

được bao nhiêu, trường sẽ chi trả phần còn lại. Ví dụ trong hồ sơ tài chính gia đình
bạn chỉ đóng được 1,000 USD, tổng chi phí một năm bao gồm ăn ở tại trường là

70,000 USD, như vậy thì trường sẽ cho 69,000 USD nếu bạn được nhận. Mình nhấn

mạnh ở đây là “nếu” ha.

Sướng thế, nếu thế thì chắc ai cũng nộp vào những trường đó nhỉ?

Và đó là lý do tại sao tỷ lệ nhận ở những trường này thấp hơn 10%, ngay cả với
những bạn có điểm SAT trên 1500, thi SAT 2 với 2 môn đều đạt điểm tối đa 800.
Với mục tiêu là tiết kiệm tối đa cho gia đình, chúng mình rất cần học bổng và hỗ

trợ tài chính từ trường. Chính vì thế, chúng mình khuyên các bạn nên tìm hiểu

nhiều trường hơn là những trường mà bạn đã biết trên báo chí để có thêm cơ hội.

- 95 -
Nếu bạn chỉ nộp những trường nổi tiếng thì khả năng không trường nào nhận bạn

là rất cao.

Khó thế. Đi đâu cũng cần tiền. Thế ngoài tiền ra thì trường còn thích gì khác không?

Để trả lời câu hỏi đó thì giờ hãy thử bạn hãy đặt bản thân vào vị trí của nhân viên

tuyển sinh để xem trách nhiệm công việc của họ là gì nhé:

● Nhiệm vụ thứ nhất: đảm bảo tuyển sinh đủ chỉ tiêu mỗi năm. Chúng mình

lấy ví dụ như năm 2019 - 2020 trường đại học cần tuyển 500 học sinh. Để đảm

bảo con số, trường có thể áp dụng các chính sách tuyển sinh như sau: nhận

khoảng 200 – 250 học sinh trong đợt Early Decision 1 và khoảng 150 học sinh
trong đợt Early Decision 2. Còn lại khoảng 100 – 150 vị trí thì sẽ được chốt từ

danh sách nhận đợt Early Action và Regular Decision. Trường đồng thời duy

trì một danh sách chờ (Waitlist) để nếu còn thiếu học sinh thì có thể lấy từ

danh sách chờ để hoàn thành chỉ tiêu. Ngoài ra để có đủ số lượng học sinh thì
nhân viên tuyển sinh sẽ cần đi khắp nơi (bao gồm tới Việt Nam) để quảng cáo,

mục đích là tăng số đơn nộp trong năm càng nhiều càng tốt.

● Nhiệm vụ thứ hai: bảo đảm điều kiện tài chính cho trường. Thường phòng
tuyển sinh sẽ có một ngân sách hàng năm để cấp học bổng và hỗ trợ tài chính

cho sinh viên. Bạn có thể xem ngân sách là “quỹ marketing” của trường, còn

học bổng và hỗ trợ tài chính là chính sách giảm giá giống như bạn mua đồ trên

Lazada hay Tiki.

Chúng mình lấy ví dụ nhé. Nếu bạn được học bổng 50,000 USD / năm trên tổng chi

phí 70,000 USD / năm thì bạn đã được giảm tới 70% chi phí. Học bổng và hỗ trợ tài

chính được dùng để hấp dẫn học sinh giỏi - những người có thể đóng góp nhiều

cho trường khi đi học cũng như tạo uy tín tốt cho trường khi họ thành công sau

này. Vì thế việc bạn nộp càng sớm thì cơ hội được cho học bổng và hỗ trợ tài chính

sẽ nhiều hơn vì lúc đó ngân sách của trường vẫn còn nhiều. Các trường sẽ ưu tiên
- 96 -
các ứng viên nộp Early Decision 1, 2 vì chắc chắn đây là những học sinh sẽ theo

học ở trường nếu có đủ điều kiện tài chính.

● Nhiệm vụ thứ 3: bảo đảm điểm trung bình đầu vào (SAT, ACT) của các học
sinh đủ cao để duy trì xếp hạng của trường trên U.S. News và những bảng xếp

hạng khác. Đồng thời, điểm số cao cũng là một “công cụ quảng cáo” tuyệt vời

cho chất lượng và độ cạnh tranh của trường.

● Nhiệm vụ thứ 4: bảo đảm nhóm học sinh được nhận đa dạng về:

o Giới tính: Dị tính, đồng tính, chuyển giới,…

o Sắc tộc: Bạn là người châu Á nộp vào trường phần lớn là người da

đen như đại học Howard thì rất có lợi thế.

o Quốc gia: Bạn là một người Việt Nam nộp vào trường rất ít học sinh

Việt Nam, xin chúc mừng, bạn là “hàng hiếm”.

o Tầng lớp xã hội: Bố mẹ bạn làm công việc tay chân và bạn nộp vào

một trường phần lớn là con nhà giàu - một câu chuyện tuyệt vời để

marketing cho trường.

o Đam mê: Bạn thích toán và đã đi thi tất cả các kỳ thi từ 30/4, thành

phố, quốc gia, quốc tế.

- 97 -
Hầu hết các trường đều muốn quảng cáo về sự đa dạng trong môi trường học tập.

Vì thế nếu bạn có những tài lẻ, đam mê khác biệt hoặc hoạt động ngoại khóa kỳ lạ

(không kỳ dị nhé) thì hãy cứ tự tin thể hiện trong hồ sơ của mình.

Rồi, giờ mình hỏi bạn, khi bạn là nhân viên tuyển sinh của trường và có trách nhiệm

đảm bảo 4 điều ở trên, bạn sẽ tuyển ai?

Để xem nào, chắc là những người có nhiều tiền, mà lại còn nộp Early Decision và có điểm

cao?

Chính xác.

Thứ nhất, vì Early Decision ràng buộc các học sinh được nhận phải học tại trường

nên những bạn nộp dưới dạng Early Decision (1 hoặc 2) sẽ được ưu tiên hơn về

điểm số cũng như học bổng và hỗ trợ tài chính. Vì thế lời khuyên đầu tiên của

chúng mình là bạn nên chọn trường để nộp cho cả 2 đợt Early Decision 1 và 2.

Thứ hai, bạn cần cố gắng đạt điểm SAT hoặc ACT càng cao càng tốt. Điểm càng

cao thì cơ hội vào trường càng lớn và số tiền bạn xin được cũng càng nhiều. Chính

vì vậy, lời khuyên của chúng mình là tập trung ôn thi, thi càng nhiều càng tốt để
lấy điểm cao nhất. Bạn đừng ngại tốn tiền lệ phí thi mà hãy xem đây là một khoản

đầu tư.

Thứ ba, về vấn đề tài chính, chúng mình xin khẳng định là nếu gia đình bạn đóng

nhiều hơn thì cơ hội bạn được nhận chắc chắn cao hơn. Tuy nhiên, do hoàn cảnh

gia đình mỗi người khác nhau, bạn cần hiểu rõ gia đình mình có thể đóng được tối

đa bao nhiêu tiền để lên danh sách trường nộp. Ví dụ gia đình bạn chỉ có thể đóng
dưới 22,000 USD / năm cho tất cả chi phí (tiền học, tiền ăn ở và chi tiêu cá nhân) thì
các bạn nên xem xét các trường thuộc nhóm Liberal Arts, những trường đại học

nằm trong nhóm 20 trường đứng đầu ở Mỹ, và hạn chế hoặc không nộp các trường

công. Nếu gia đình bạn đóng được khoảng 35,000 USD / năm thì lựa chọn của các

- 98 -
bạn sẽ nhiều hơn, trong đó có cả một vài trường đại học công có học bổng cho học

sinh quốc tế như University of Iowa, Miami University (Ohio), University at

Buffalo,…

Thứ tư, về hoạt động ngoại khóa, chúng mình khuyên bạn nên làm những việc

đúng với sở thích của mình hoặc có liên quan đến ngành mình muốn học. Thời

gian các bạn tham gia hoạt động càng dài càng tốt. Ngay từ đầu năm lớp 10 bạn

nên bắt đầu tham gia và đừng đợi đến lớp 11. Hơn hết, trường đánh giá cao sự chủ
động nên nếu bạn có thể tự bắt đầu một tổ chức nào đó thì hãy làm ngay. Nếu

không bắt đầu tổ chức mới thì bạn nên toàn tâm toàn ý cho một vài tổ chức mình

thích thôi, đừng nên tham gia quá nhiều. Nhớ nha, chất lượng “ăn đứt” số lượng.

Ủa, sao mình nghe nhiều phụ huynh và các bạn nói phải giỏi toàn diện? Mình chỉ tập trung

vào một việc thì làm sao toàn diện?

Chúng mình xin đính chính lại thông tin này một chút nhé. Các trường đại học tại
Mỹ khi tuyển sinh thì họ sẽ muốn xây dựng một khóa học toàn diện chứ không

phải học sinh nào cũng phải toàn diện.

Chúng mình ví dụ một trường đại học tuyển 600 học sinh thì trong đó sẽ có những
bạn giỏi piano, những bạn đạt giải các kỳ thi quốc tế, những bạn giỏi diễn xuất,

những bạn đam mê hoạt động xã hội, những bạn giỏi toán,… Các trường không

yêu cầu một học sinh giỏi toàn diện mà họ cần một khóa tuyển sinh 600 bạn giỏi

về nhiều lĩnh vực khác nhau để đảm bảo sự đa dạng của trường.

Chính vì thế, thay vì dồn sức làm nhiều hoạt động khác nhau nhưng lại thiếu chiều

sâu, bạn hãy tập trung vào 1 hoặc 2 lĩnh vực: nếu bạn giỏi toán thì hãy tập trung

để lấy giải quốc gia hay quốc tế, nếu bạn giỏi nhảy thì hãy thử biên đạo, nếu bạn

dạy 10 học sinh có hoàn cảnh khó khăn thì hãy dạy cho 100 học sinh và 1000 học

sinh, nếu bạn thích chơi game thì hãy viết 10 ứng dụng game trên di động,...

- 99 -
Mỗi người đều chỉ có 24 tiếng / ngày. Vì thế, chúng mình khuyên bạn nên tập trung

để nổi bật trong 1 - 2 lĩnh vực để trở nên hấp dẫn với các trường đại học.

Trường còn muốn gì nữa không?

À, trong một số trường hợp đặc biệt, nếu như bạn có những đam mê đặc biệt thì

hãy phát huy điều đó. Ví dụ như trường đang thiếu học sinh học ngành môi trường
và bạn thích nộp ngành môi trường thì cơ hội bạn được nhận sẽ cao hơn. Những

yêu cầu tuyển sinh đặc biệt này của trường sẽ thay đổi hàng năm và rất khó để

theo dõi. Vì thế, cách tốt nhất là gì hãy cứ thoải mái chia sẻ mọi tài lẻ hay đam mê

mình có chứ đừng ngại ngùng giấu giếm. Nếu bạn biết chơi đàn hạc và vô tình

trường cũng cần một nhạc công cho dàn nhạc của trường thì cơ hội của bạn sẽ rất

cao đấy.

Chơi game giỏi có được gọi là khả năng nổi trội?

À, nếu bạn thi đấu cỡ như Faker của SKT 1 thì mới được gọi là nổi trội nhé, còn lại

thì chỉ là nghiệp dư thôi nên quên giấc mơ đó đi.

Hết rồi đúng không?

Còn một câu chúng mình muốn nhắn nhủ thôi, đó là câu: thứ nhất hậu duệ, thứ

nhì quan hệ, thứ ba tiền tệ, thứ tư trí tuệ.

Hả, có liên quan gì ở đây?

Liên quan quá đi chứ, này nhé:

● Hậu duệ: Nếu bố mẹ bạn là cựu học sinh của trường, thậm chí còn đóng góp
nhiều tiền cho trường thì chắc chắn hồ sơ của bạn sẽ được xem xét dễ dàng

hơn.

- 100 -
● Quan hệ: Nếu bạn có mối quan hệ với những người nổi tiếng, ví dụ bạn là con
nuôi của Angelina Jolie hay cháu của tổng thống Donald Trump thì chắc chắn

có lợi thế rồi. Bạn có họ hàng với tỷ phú Phạm Nhật Vượng không?

● Tiền tệ: Nếu bố mẹ bạn là triệu phú hay tỷ phú USD thì khả năng bạn đóng
góp tiền cho trường sau khi tốt nghiệp là rất cao. Lúc ấy, trường sẽ nhìn bạn

như một “con gà đẻ trứng vàng” vậy.

● Trí tuệ: Cuối cùng thì nếu bạn không có gì trong 3 thứ trên thì lúc đó hồ sơ và

điểm của bạn mới quan trọng.

Nếu mình mà có một trong ba thứ đầu thì cũng chẳng cần cuốn sách này đâu.

Thì thế, chúng ta đều cùng cảnh ngộ thôi.

Vậy nếu năm lớp 10 và 11 mình chưa chuẩn bị kịp thì mình đợi thêm 1 năm, gap year ấy,

được không?

- 101 -
PHẦN CHIA SẺ CỦA CHƯƠNG 8

Âu Thiên Hoàn

Ngoài những vấn đề liên quan đến tiền bạc và điểm số đã được đề cập ở những

chương trước, một điều quan trọng để làm cho bộ hồ sơ nổi bật hơn chính là sự

khác biệt của học sinh. Hầu hết ở những trường mình nộp, hội đồng tuyển sinh
luôn tìm kiếm những học sinh nổi bật, có cá tính riêng. Điều này sẽ được thể hiện

qua chính những câu chuyện về bản thân bạn trong bài luận chính, luận phụ và bài

luận hoạt động ngoại khóa.

Mình cũng đã từng đắn đo rất nhiều về vấn đề này. Khi được biết những yêu cầu

về bài luận phụ, mình đã luôn tự hỏi: “Điều gì sẽ làm mình trở nên đặc biệt qua

những câu chuyện?” hay “Làm sao để cho hội đồng thấy được những điều đó?”.

Để trả lời cho câu hỏi đó, mình bắt tay vào hành trình tìm kiếm chính mình.

Đầu tiên, mình nhìn lại xem bản thân đang có những gì. “Một vài thành tích học

tập được không?” Nghe có vẻ hợp lý, nhưng không khai thác được nhiều từ nó

lắm. “Hay là học cái này cho giống anh A? Tham gia cái kia cho giống chị B?” Mình
đã từng nghĩ như thế. Tưởng chừng sẽ tìm được cho mình từ những cái “đặc biệt”

của người khác, mình lại không khai thác được gì. Bởi, đó dù gì cũng không phải

là cái mình thích, cái mình đã, đang và sẽ theo đuổi.

Sau một thời gian quay cuồng trong việc cố gắng trở nên đặc biệt, mình nhận ra

được một chân lý: “Hãy cứ là chính mình”. Mình đã ngồi ngẫm lại những câu

chuyện của cuộc đời và trải nghiệm của mình, những giá trị mà mình đã luôn cố
gắng theo đuổi. Mình thích ảo thuật nên mình đã tham gia vào câu lạc bộ ảo thuật

của trường và tổ chức các sự kiện về ảo thuật. Mình từng có khoảng thời gian đấu
tranh với bố mẹ để được học Kinh doanh. Mình từng có khoảng thời gian thất bại

trong học tập, trong việc tham gia hoạt động ngoại khóa. Những câu chuyện đó

được mình liên kết lại và thể hiện trong bài luận chính của mình. Dù có thể câu
- 102 -
chuyện đó không quá đặc biệt hay xuất sắc với nhiều người nhưng đó là câu

chuyện của mình. Mình cảm thấy thoải mái khi là chính bản thân của mình.

Hãy cứ thoải mái thể hiện con người của bạn cho nhà tuyển sinh thấy. Đừng cố

bám theo những quy chuẩn hay cố gắng nổi bật giống một ai đó. Hãy cứ là chính

mình và cố gắng trở thành phiên bản đặc biệt nhất của chính mình. Và, hãy bắt đầu

sớm trong hành trình tìm con người của bạn. Chúc bạn may mắn nhé!

- 103 -
Nguyễn Trần Đức Bình

Khác với các trường đại học ở Việt Nam, điểm số và các bài thi chuẩn hóa chỉ là

một phần của toàn bộ quá trình xem xét của đại học Mỹ. Tất cả các trường đều

đánh giá mỗi thí sinh một cách toàn diện nhất từ tính cách, đam mê và cả mục tiêu

của thí sinh đó. Ban đầu, mình khá tự tin vào bộ hồ sơ du học của mình vì điểm

mình khá cao. Mình còn nhắm tới Harvard nữa cơ. Nhưng sau khi nhìn lại tất cả

yêu cầu và hồ sơ các anh chị Việt Nam được nhận vào những khóa trước, mình

thấy bản thân còn “xoàng” quá, còn phải cố gắng nhiều.

Mỗi trường đại học là một cộng đồng học sinh với những yếu tố riêng biệt nên khá

ít tiêu chuẩn chung. Tuy vậy, gần như tất cả các trường đều cân nhắc hai yếu tố:
tiền và điểm. Những tiêu chí còn lại thì thường được trường nói khá rõ qua website

chính thức của trường. Ví dụ: Rhodes College nói rõ trên website tầm quan trọng

việc tương tác với ban tuyển sinh ảnh hưởng đến quyết định có nhận học sinh. Mỗi

trường coi trọng một thứ khác nhau trong bộ hồ sơ nên cứ nỗ lực hết mình trong

tất cả các phần (hoạt động ngoại khóa, điểm, giải thưởng,...). Ví dụ các trường công
của bang thì điểm số là yếu tố tiên quyết, nhưng đối với các trường trong top 20

thì ngoài điểm chuẩn hóa là “vé gửi xe” thì các bài luận lại được xem xét kỹ lưỡng

hơn nhiều.

Một cách để tìm hiểu sâu hơn về trường là qua trang Common Data Set. Đây là

một bộ dữ liệu có gần như tất cả những thứ quan trọng về tiêu chí tuyển sinh của

một ngôi trường: số người nộp, số người nhận, yêu cầu về các bài thi,…Thậm chí

có cả một bảng đánh giá tầm quan trọng của mỗi yếu tố trong bộ hồ sơ của mỗi

người để bạn tham khảo.

Chúc các bạn thành công trong hành trình “chinh phục” trái tim của các nhà tuyển

sinh.

- 104 -
CHƯƠNG 9: CÓ NÊN CHỜ 1 NĂM (GAP YEAR) HAY KHÔNG?

Nếu bạn quyết định nghỉ 1 năm thì bạn nên chuẩn bị tinh thần cho sự cạnh tranh

khốc liệt hơn trong năm sau nhé.

Việc nghỉ một năm (gap year) là gì thế?

Thế này nhé, thường thì các bạn lớp 12 phải nộp hồ sơ đại học vào tháng 10 của
học kì 1 để sau khi tốt nghiệp lớp 12 sẽ bắt đầu đại học. Tuy nhiên, một số bạn khác

do chưa chuẩn bị kịp các kỳ thi chuẩn hóa hoặc vì lý do gì đó sẽ dời đợt nộp hồ sơ

lại đến năm sau. Tức là nếu bạn tốt nghiệp tháng 5 năm 2020 thì phải đến tháng 9
năm 2021 bạn mới đi học, hơn một năm trời và do đó được gọi là gap year. Thậm

chí có nhiều bạn có tới hai năm gap year thay vì một năm.

Mình nghe nói việc nghỉ một năm sẽ giúp tăng khả năng đậu? Tại sao thế?

Đúng rồi, thường các bạn học sinh sẽ tận dụng thời gian 1 năm gap year để đẩy

mạnh các hoạt động ngoại khóa, đi làm việc toàn thời gian kiếm tiền, đi du lịch để

khám phá, hoặc trải nghiệm nhiều thứ khác. Nói chung, chính vì như thế mà các

học sinh có thời gian nghỉ một năm trong hồ sơ thường được xem là trưởng thành
và chín chắn hơn trong suy nghĩ và hành động. Điều này cũng đúng cho các bạn ở

Việt Nam. Nếu bạn nghỉ 1 năm thì bạn sẽ có thêm thời gian học IELTS, ACT / SAT,

làm nhiều hoạt động ngoại khóa hơn, và có thể xác định rõ hơn mình muốn làm gì

trong tương lai. Tuy vậy, ở Việt Nam, có vài vấn đề mà việc nghỉ 1 năm có thể gây

khó khăn cho bạn.

Vấn đề gì?

Đầu tiên là với những bạn nam. Vì đất nước chúng ta yêu cầu nghĩa vụ quân sự,

thành ra một bạn nam phải ít nhất đậu đại học, đăng ký học đại học trong năm

- 105 -
nghỉ đó thì mới có thể được miễn nghĩa vụ quân sự. Nếu thi rớt thì bạn sẽ phải đi

nghĩa vụ và không thể hoàn thành hồ sơ.

Tiếp theo, với cả những bạn nam và nữ, nếu bạn nghỉ một năm thì áp lực của bạn

còn lớn hơn nhiều so với các em lớp 11 lên 12. Lý do vì bạn không chỉ thi học kì 2

lớp 12 mà còn phải ôn thi tốt nghiệp. Bạn sẽ phải vừa ôn thi, vừa làm bài luận, thi

các kỳ thi chuẩn hóa, và chuẩn bị hồ sơ. Sau khi thi tốt nghiệp tháng 6 thì tới tháng

10, bạn cũng phải hoàn tất hồ sơ. Thời gian bạn có không nhiều đâu.

Trường hợp ngoại lệ là nếu bạn đã có giải cấp quốc gia và được tuyển thẳng đại

học. Lúc đó, bạn chỉ cần tập trung ôn thi thôi.

Một vấn đề nữa của việc nghỉ một năm theo chúng mình thấy thì điểm trung bình

ACT / SAT của các em năm sau thường cao hơn các anh chị năm trước. Thậm chí

hoạt động ngoại khóa cũng ấn tượng hơn. Ngoài ra điều kiện hỗ trợ tài chính của

các trường cũng sẽ thay đổi, do học phí tăng đều hàng năm. Vì thế, nếu bạn quyết
định nghỉ một năm thì mức độ cạnh tranh sẽ cao hơn.

Cuối cùng, khi hoàn tất hồ sơ vào tháng 10 rồi thì bạn vẫn phải lên kế hoạch cụ thể

cho hoạt động trong thời gian còn lại của năm nghỉ. Nhiều trường sẽ yêu cầu các

bạn cập nhật thông tin qua các bài luận phụ hoặc phỏng vấn đấy.

Ôi sao phức tạp thế?

Đấy, thành ra đơn giản là nếu bạn nộp được thì cứ nộp, đừng suy nghĩ lăn tăn. Bạn

cứ chần chừ thì sẽ hối hận đấy. Thà cứ nộp cho xong, nếu kết quả không như mình

mong muốn thì lúc đó hãy suy nghĩ tới việc nghỉ 1 năm nhé.

Hiểu rồi, tiếp đi. Mình cần phải bắt đầu chuẩn bị hồ sơ như thế nào?

Khởi đầu là lên danh sách trường. 20 là tối đa nhé.

- 106 -
PHẦN CHIA SẺ CỦA CHƯƠNG 9

Lê Anh Tuấn

Khoảng thời gian gap year đã giúp mình nhận ra nhiều điều.

Đầu tiên, mình đã có thêm thời gian để suy nghĩ mình muốn học gì và làm gì sau

tốt nghiệp. Cụ thể hơn, mình hay trăn trở: “Liệu ngành khoa học máy tính có phù

hợp với mình không?” Để trả lời cho câu hỏi đó, mình quyết định học ở Việt Nam
một năm tại Đại học Khoa Học Tự Nhiên (ĐH KHTN) ngành Khoa học Máy tính.

Vào ĐH KHTN, mình mới biết ngành Khoa học Máy tính có nhiều mảng khác nhau

như hệ thống thông tin, mạng máy tính, trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu,... Nhờ

đó, mình xác định sẽ theo trí tuệ nhân tạo và khoa học dữ liệu. Mình vạch được kế

hoạch rõ ràng, biết học những gì trong ngành sau này, sách nào nên học và có một

con đường rất rõ ràng cho tương lai. Trong thời gian gap year, mình còn được thực

hành và làm rất nhiều đồ án với Python, C++, và tham gia vào các câu lạc bộ thú

vị,... Nhờ đó, mình trưởng thành và cởi mở hơn rất nhiều.

Gap year rất có nhiều lợi ích, nhưng nó khiến mình đánh mất khoảng thời gian quý

báu. Khi làm hồ sơ du học với các em nhỏ hơn, tỉ lệ cạnh tranh cao hơn. Càng về

sau này, điểm SAT của các em càng cao ngất ngưởng. Không chỉ thế, đối với ngành

của mình, độ tuổi thăng tiến mạnh mẽ nhất là khoảng 20 – 25 tuổi. Điều đó khiến
mình ân hận vì đã lỡ mất một năm… Khoảng thời gian gap year cũng sẽ là “cực

hình” khi bạn phải chứng kiến bạn bè mình có học bổng và đi du học còn mình thì

bị bỏ lại.

Vậy nên, gap year hay không hoàn toàn là quyết định của các bạn. Nhưng đừng

quên cân nhắc thật kỹ lưỡng những mặt lợi và mặt hại của nó theo từng trường

hợp của mỗi cá nhân nhé!

- 107 -
Lê Kim Thư

Trước tiên, nói một chút về mình: mình học Đại học ở Việt Nam 2 năm rồi quyết

định nghỉ học và làm hồ sơ đi du học. Mặc dù, những trải nghiệm của mình trong

3 năm vừa rồi rất có ý nghĩa và xứng đáng nhưng mình không khuyên các bạn gap

year như mình đâu nhé.

Thời gian gap year có thể nói là thời gian khủng hoảng nhất của mình. Cuộc sống

của mình trước đó rất ổn: học hành luôn trong top 5 của trường, có một số công

việc làm thêm, những cơ hội được nghiên cứu với giảng viên. Tuy nhiên, môi

trường học tập ở đây làm mình luôn cảm thấy bị gò bó, không được thể hiện chính

bản thân mình. Mình đã quyết định buông xuôi tất cả và theo đuổi ước mơ được
du học. Mình đến với VELA vào tháng 4, nghĩa là chỉ còn vỏn vẹn vài chục ngày là

bước vào kì thi SAT tháng 5. Trong khoảng thời gian đó, mọi người ở VELA cũng

đã lên ý tưởng được cho bài luận, mình thì chỉ có tờ giấy trắng. Áp lực điểm số,

những băn khoăn về bài luận chính, thư giới thiệu… khiến nhiều lúc mình chùn

bước. Nhiều đêm, mình khóc, tự trách thầm không biết quyết định này có thật sự

đúng đắn không, liệu có đáng để đánh đổi cuộc sống hiện tại?

Tuy nhiên, mình cảm thấy trân trọng khoảng thời gian gap year này vô cùng.

Những trải nghiệm giúp mình hiểu rõ hơn về bản thân mình: mình thích học gì,

làm gì, muốn tìm hiểu về điều gì, muốn học tập và sống trong môi trường như thế

nào. Hồi cấp 3, mình rất sợ mỗi khi học Pascal, cảm thấy như mình đang học ngôn

ngữ ngoài hành tinh. Lên Đại học, dù học chuyên ngành Hóa, nhưng có những đồ

án trên trường phải làm bằng Matlab, Latex, AutoCAD, Python,… Mình phải tự
tìm tòi, nghiên cứu, và dần cảm thấy hứng thú với những ngôn ngữ lập trình. Theo

mình, không nhất thiết phải gap year để tìm ra được sở thích của mình. Chỉ cần

ngay từ đầu bạn luôn thử thách và chiêm nghiệm bản thân qua các trải nghiệm, tự

đặt câu hỏi cho bản thân rằng tại sao mình cảm thấy thích những việc mình đang

- 108 -
làm, tại sao mình không thích việc đó, hành động đó, thái độ đó, thì dần dần bạn

vẫn có thể có những nhận định rõ ràng hơn về bản thân.

Những trải nghiệm trong khoảng thời gian này cũng giúp ích rất nhiều cho bộ hồ

sơ du học của mình: những kinh nghiệm làm việc, công trình nghiên cứu,… Trên

hết, suy nghĩ của mình cũng trưởng thành hơn rất nhiều. Nếu không có khoảng

thời gian này, mình đã không có nhiều trải nghiệm đến thế.

Chung quy lại, gap year hay không đều ổn cả. Cá nhân mình, mình vẫn ủng hộ các

bạn đi càng sớm càng tốt. Nhưng nếu vì điều kiện chưa cho phép hay điểm số chưa

cao, gap year hoàn toàn là một sự lựa chọn đáng có. Mọi sự trải nghiệm đều xứng

đáng và quý giá trong việc góp phần xây dựng lên con người trong tương lai của
bạn. Tuy nhiên, như mình nói, gap year sẽ cho bạn những cảm xúc và suy nghĩ rất

là tiêu cực. Hãy tìm một người đồng hành để chỉ đường và chia sẻ với bạn trong

khoảng thời gian khó khăn này nhé!

- 109 -
CHƯƠNG 10: LÊN DANH SÁCH 20 TRƯỜNG

Bạn nên chia danh sách trường thành 3 nhóm: Nhóm trường an toàn, nhóm trường

cạnh tranh, và nhóm trường mơ ước.

Tại sao lại là 20?

À, đơn giản là vì 20 là số trường tối đa bạn có thể nộp trên trang web của Common
Application. Nếu bạn sử dụng thêm cả Coalition, Apply Texas, và nộp trực tiếp

trên trang web của trường thì bạn còn có thể nộp nhiều hơn. Tuy nhiên, theo kinh

nghiệm của chúng mình thì bạn cũng không có nhiều thời gian để nộp nhiều hơn

20 trường đâu.

Common Application, Coalition, và Apply Texas là gì thế?

Đây đều là những trang web giúp bạn nộp hồ sơ cho các trường đại học ở Mỹ. Do

ở Mỹ có tới vài trăm trường đại học khác nhau, nếu bạn phải điền hồ sơ cho từng

trường riêng lẻ thì sẽ mất rất nhiều thời gian. Common Application, Coalition, và

Apply Texas cho phép bạn điền thông tin chỉ một lần và nộp được nhiều trường

cùng một lúc. Bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và không phải in hồ sơ ra

để gửi bưu điện như hồi “ông bà anh” nữa.

Thế những trang web này khác nhau ở đâu?

Common Application hiện nay có 892 trường đại học tham gia bao gồm các trường

ở Mỹ, Canada, Úc, và cả Anh. Coalition thì có hơn 140 trường. Apply Texas thì tất

cả các trường ở bang Texas. Nhìn chung, bạn chỉ cần chú ý là bạn gần như không

có giới hạn về số trường nộp. Điều quan trọng là bạn có đủ thời gian để hoàn tất

hồ sơ và viết luận hay không thôi.

Thế làm sao để mình chọn trường?

Dưới đây là một vài câu hỏi chúng mình đề xuất bạn xem xét nhé:
- 110 -
Câu 1: Bố mẹ bạn có thể đóng được bao nhiêu tiền cho bạn một năm, bao gồm tiền

học, chi phí ăn ở và các chi phí khác? Đây là câu hỏi quan trọng nhất vì khả năng

tài chính của gia đình sẽ quyết định những trường các bạn có thể nộp.

Ví dụ là bạn có thể đã nghe nói đến đại học Berkeley hay đại học Carnegie Mellon.

Đây là 2 trường nổi tiếng cho ngành công nghệ thông tin. Tuy nhiên cả 2 trường

đều không có học bổng hay hỗ trợ tài chính cho học sinh quốc tế. Vì thế nếu gia

đình bạn có thể đóng được 50,000 tới 75,000 USD / năm (tương đương 1.5 – 1.8 tỷ

VND / năm) thì bạn hãy nộp.

Chốt lại, điều đầu tiên là có bao nhiêu tiền. Theo kinh nghiệm của chúng mình,

trung bình, gia đình bạn nên chuẩn bị khoảng 20,000 đến 25,000 USD / năm (tương
đương 500 – 600 triệu) cho tất cả chi phí ăn học một năm tại Mỹ. Đương nhiên

nhiều tiền hơn thì bạn lại có nhiều trường hơn để nộp.

Đầu tiên vẫn là tiền đâu, nhớ rồi, câu hỏi tiếp theo là gì?

Câu 2: Bạn thích học trường có rất nhiều học sinh (trên 20,000 học sinh) hay bạn
muốn một ngôi trường nhỏ khoảng 1,000 đến 2,500 học sinh? Đây là câu hỏi cho

việc bạn sẽ nộp các trường National University hay các trường Liberal Arts.
Thường những trường Liberal Arts sẽ chỉ có tầm 1,000 tới 2,500 học sinh. Ví dụ như

Wellesley College, nơi Hillary Clinton tốt nghiệp đại học chỉ có 2,475 học sinh học

đại học. Trái lại, những trường National University thường có số học sinh nhiều

hơn. Thậm chí, có những trường số học sinh lên tới trên 50,000 học sinh, được gọi

là đại học siêu lớn (mega-university) như Ohio State University (trên 64,000 học

sinh) và University of Central Florida (trên 63,000 học sinh). Tóm lại nếu bạn thích

sự gần gũi thân quen thì Liberal Arts là trường dành cho bạn. Nếu bạn thích môi

trường sôi động nhiều người thì National University có thể phù hợp hơn.

Nhưng nói gì thì nói, bốn năm đại học là thời gian của bạn. Bạn là người hiểu bản

thân nhất. Hãy chọn theo những gì mình cảm thấy phù hợp. Đừng để lời nói của
- 111 -
một anh chị nào đó hay ngay cả của chúng mình làm bạn nhụt chí nộp một trường.

Không ai đánh thuế giấc mơ và đây là con đường riêng mà bạn sẽ trải nghiệm trong

bốn năm tới.

Thế các trường Liberal Arts và National University khác nhau ở điểm nào?

Bạn cứ đọc tiếp ở phần tiếp theo của chương này ha. Trước đó, bạn hãy nghe chúng

mình liệt kê nốt các câu hỏi quan trọng nhé.

Câu 3: Bạn thích trường gần với thiên nhiên với những hoạt động ngoài trời như

trượt tuyết, leo núi, chèo thuyền, thăm khu bảo tồn hoang dã? Hay bạn thích sống

gần trung tâm thành phố như ở thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội.

Mình thích cả 2 thì sao?

Có rất ít trường có thể đáp ứng được cả hai yêu cầu của bạn. Lời khuyên của chúng

mình trong trường hợp này bạn chọn trường gần thiên nhiên nhưng vẫn có thể di

chuyển bằng tàu hoặc xe hơi trong vòng 20 – 30 phút để đến một thành phố lớn.

Tiếp đi!

Câu 4: Bạn thích học ngành nào? Ngành học là một điều rất quan trọng cho tương

lai của các bạn. Nếu bạn không chắc chắn mình có thực sự đam mê ngành kinh
doanh (do bố mẹ bắt học) hay ngành kỹ thuật (do có một người quen nào đó
khuyên) thì hãy chọn một ngành mình có vẻ thích. Sau khi bạn đến trường, trải

nghiệm, bạn hãy quyết định có tiếp tục theo hay sẽ đổi ngành. Việc đổi ngành ở

các trường rất dễ dàng sau năm đại cương đầu tiên. Đừng ngại khi trong hồ sơ bạn

viết sẽ theo ngành hóa sinh, nhưng chỉ 1 năm sau bạn đã đổi sang âm nhạc trị liệu.

Theo một khảo sát tại các trường đại học tại Mỹ, 70% sinh viên đổi ngành sau năm

thứ nhất.

- 112 -
Nói tóm lại, hãy chọn trường mà bạn thấy cho bạn nhiều cơ hội để trải nghiệm

khác nhau.

Mình hiểu rồi. Quan trọng là chọn được ngành học mình thích và vẫn kiếm được tiền chứ

gì? Tiếp nào.

Câu 5: Bạn thích một nơi lạnh âm 20 độ C với 6 tháng tuyết rơi hay một nơi với
nhiệt độ mùa hè lên tới 40 độ C? Nếu bạn thích tuyết thì nên học ở những bang ở

phía bắc như Ohio, New York, Iowa, Massachusetts. Nếu bạn có xem phim Hàn

Quốc và nhớ cảnh tuyết rơi lãng mạn, hãy quên nó đi nhé. Vào mùa đông, da của

bạn sẽ nứt nẻ vì lạnh, bạn sẽ trượt ngã vì dẫm phải băng trơn, hoặc những chiếc xe

lao nhanh qua một bãi tuyết và để lại một đống bùn sình đen thui.

Thế mà mình còn tưởng…

Để mình tiếp tục với các câu hỏi đã, khoan hãy thất vọng!

Câu 6: Bạn thích trường có những chương trình du học (study abroad) tại những

nước nào? Thường các trường đại học tại Mỹ sẽ có những chương trình liên kết với

các đại học tại các nước khác. Bạn có thể dành 1 học kỳ hay 1 năm ở một nước thứ
ba để học tập và vẫn nhận được tín chỉ để tốt nghiệp. Mỗi trường sẽ có những

chương trình liên kết riêng, vì thế hãy khám phá để xem bạn thích đi đâu. Nếu bạn

là fan của truyện tranh thì còn chần chừ gì để học tiếng Nhật và dành một học kỳ

ở Nhật. Còn nếu bạn fan của “Hậu duệ mặt trời” hay Momoland thì Hàn Quốc
chắc chắn là nơi phải đi. Nếu bạn đam mê châu Âu lãng mạn (nhớ cẩn thận mất

cắp khi đi chơi) thì Pháp, Hà Lan, hay Ý đều có những cảnh đẹp hút hồn.

Thôi, mình không có nhu cầu khám phá lắm, còn gì nữa không?

Câu 7: Trường có những chương trình nghiên cứu bậc hay có những giáo sư mà

bạn thích không? Nếu bạn xác định sẽ học tiếp lên tiến sĩ thì việc nghiên cứu khoa

học ở bậc đại học là rất quan trọng. Hãy tìm hiểu trên trang web của trường về các

- 113 -
giáo sư và các chủ đề nghiên cứu. Nếu bạn cảm thấy hứng thú với một chủ đề nhất

định, hãy cứ tự tin liên hệ với giáo sư qua email. Các giáo sư luôn sẵn sàng đón

chào những học sinh tiềm năng.

Mình không thích nghiên cứu đâu, muốn đi làm kiếm tiền thôi. Tiếp theo là câu gì?

Câu 8: Bạn có muốn bị bắt buộc phải ở trong ký túc xá của trường suốt 4 năm? Có
những trường yêu cầu các học sinh ở trong trường suốt 4 năm (ví dụ như

Vanderbilt University hoặc College of Wooster). Đương nhiên ở trong trường có

rất nhiều thứ tiện lợi như bạn không phải lo về việc nấu ăn, nhiều bạn bè quen, tiết

kiệm thời gian di chuyển, … Tuy nhiên đi đôi với đó là chi phí trong trường cũng

cao gấp đôi chi phí nếu bạn thuê nhà ở ngoài và tự nấu ăn. Vì thế nếu bạn muốn

tiết kiệm thêm tiền cho bố mẹ thì sẽ rất khó.

Chắc mình phải đi học nấu ăn đây.

Đúng rồi, học đi. Còn câu cuối cùng nhé:

Câu 9: Bạn thích học trường có nhiều học sinh theo đạo? Có nhiều trường đại học

nổi tiếng theo đạo như đại học Notre Dame hay đại học Brigham Young. Đương
nhiên bạn sẽ không phải theo đạo nếu bạn không muốn. Tuy vậy, với những bạn

có gia đình đang theo đạo rồi thì điều này có thể giúp các bạn chọn trường dễ hơn.

Nhiều thứ quá, làm sao nhớ hết đây?

9 câu hỏi ở trên chỉ là câu hỏi gợi ý. Bạn không nhất thiết phải chọn hết 9 câu làm

tiêu chí để chọn trường. Vì có rất nhiều trường và rất nhiều thông tin khác nhau,

chúng mình đề xuất bạn lập một file Excel để liệt kê thông tin các trường phù hợp

với tiêu chí của bạn. Như vậy bạn sẽ đỡ phải nhớ quá nhiều thứ.

Hiểu. Mình hỏi lại chút. Trường Liberal Arts và trường National University khác nhau

chỗ nào thế?

- 114 -
Dưới đây là thông tin so sánh sự khác nhau giữa hai loại trường nhé. Theo ý chúng

mình thì bạn hãy cố gắng xem ngôi trường nào là phù hợp với bản thân bạn nhất,

chứ đừng đặt nặng đó là loại trường gì. Cả 2 loại trường đều cấp bằng cử nhân nên

bạn không phải lo lắng học Liberal Arts rồi lại phải chuyển tiếp lên đại học như
nhiều người vẫn lầm tưởng. Các trường Liberal Arts tuy gọi là “college” nhưng

hoàn toàn không phải trường cao đẳng cộng đồng (Community College) đâu nhé.

Nhóm trường khai phóng (Liberal Arts)

● Bằng cấp: Cử nhân

● Số lượng học sinh: 1,000 – 2,500 học sinh

● Tỷ lệ giáo sư trên học sinh trung bình: Khoảng 8:1

● Chương trình đào tạo: Nhấn mạnh sự hiểu biết đa chiều, kỹ năng viết, tư duy

phản biện, khả năng giao tiếp tranh luận. Một học sinh học toán vẫn phải học

nhiều môn xã hội.

● Giảng viên đứng lớp: Giáo sư

● Các trường nổi tiếng: Wellesley College (nơi Hilary Clinton tốt nghiệp),

Kenyon College (có cựu học sinh là John Green, tác giả cuốn sách The Fault in
our Star), Vassar College (diễn viên Meryl Streep)…

Nhóm trường National University

● Bằng cấp: Cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, sau tiến sĩ

● Số lượng học sinh trung bình: Trên 10,000 học sinh

● Tỷ lệ giáo sư trên học sinh: Khoảng 20:1 (những môn cơ bản có thể lên đến 500

– 1,000 sinh viên / lớp)

- 115 -
● Chương trình đào tạo: Nhấn mạnh chiều sâu của ngành học, ít yêu cầu phải

trải nghiệm những ngành khác.

● Giảng viên đứng lớp: Giáo sư hoặc nghiên cứu sinh

● Các trường nổi tiếng: University of Chicago, Massachusetts Institute of

Technology, Stanford University,…

Bạn cũng chú ý là tại phần lớn các trường National University đứng đầu như nhóm
trường Ivy League, chương trình đào tạo cử nhân của họ đi theo lối khai phóng
(Liberal Arts) đấy. Ví dụ như một học sinh được nhận vào đại học Harvard bậc cử

- 116 -
nhân sẽ học tại Harvard College. Harvard College kết hợp với trường Y Harvard

Medical School, trường Luật Harvard Law School, và một số trường khác mới tạo

thành đại học Harvard. Mô hình nó giống như Đại học Quốc Gia ở Việt Nam bao

gồm những đại học như Đại Học Kinh tế, Đại Học Luật, Đại Học Sư phạm,… đấy.

Một điều đặc biệt nữa tại các trường Liberal Arts là những chương trình 3 + 2 liên

kết với các trường đại học đứng đầu. Đây được gọi là “đi đường tà”, à nhầm, đường

tắt để vào những trường đứng đầu đấy?

Thật à, tắt thế nào?

Cụ thể nhé, chương trình 3 + 2 là một chương trình phổ biến kết hợp giữa các
trường Liberal Arts và các trường đại học lớn đứng đầu. Bạn sẽ học 3 năm đầu tại

trường Liberal Arts, nếu đủ điểm và đủ các môn bắt buộc thì sẽ được học tiếp 2

năm cuối tại trường đại học liên kết. Sau 5 năm, bạn tốt nghiệp với 2 bằng cử nhân,

một bằng từ trường Liberal Arts và một từ trường đại học lớn. Ví dụ với chương
trình 3 + 2 Engineering (Kỹ sư) của Whitman College kết hợp với Học viện công

nghệ California (Caltech – nằm trong nhóm 10 trường National University đứng

đầu ở Mỹ), bạn sẽ học 3 năm đầu ở Whitman và 2 năm cuối ở Caltech. Khi bạn tốt

nghiệp thì bạn sẽ có hai bằng cử nhân, một của Whitman và một của CalTech. Hay

chương trình 3 + 2 của nhiều trường Liberal Arts với đại học Columbia, một trong

8 trường Ivy League, hoặc đại học Washington University in St. Louis đấy.

Chúng mình gọi đây là đường tắt vì nếu bạn nộp trực tiếp vào năm đầu của những

trường đại học này thì khả năng đậu của bạn là dưới 10%. Tuy nhiên với chương

trình 3 + 2 thì chỉ cần bạn đủ điểm trung bình và học đủ môn là tự động được nhận

thôi. Đương nhiên tốn thêm 1 năm nhưng ba mẹ của bạn có thể tự hào khoe rằng

con tôi tốt nghiệp Ivy League đấy. Ngoài ra, chương trình 3 + 2 rất phổ biến với các

ngành kỹ thuật.

Hay vậy, thế làm sao mình biết trường nào có 3 + 2?


- 117 -
Bạn chỉ cần tìm kiếm từ khóa danh sách các trường có chương trình 3 + 2 ví dụ như

“list of 3 + 2 engineering program” thì bạn sẽ có ngay một danh sách với những

trường đứng đầu như: Dartmouth College và Vanderbilt University đấy.

Thế còn vấn đề tài chính thì sao?

Câu hỏi rất hay và đây là điều chúng mình muốn nhấn mạnh. Ngoài vấn đề bạn
phải học thêm 1 năm thì giả sử khi bạn nộp vào trường Liberal Arts và xin được

hỗ trợ tài chính thì bạn chỉ được bảo đảm 3 năm đầu, còn 2 năm cuối tại trường đại

học liên kết thì thường bạn sẽ phải đóng từ 50% tới toàn bộ chi phí.

Thử làm một phép tính nhé. Nếu bạn chỉ đóng 25,000 USD / năm bao gồm ăn ở
trong 3 năm đầu ở Whitman và bạn chuyển tiếp lên Caltech với chi phí bao gồm

ăn ở là 70,000 USD / năm thì tổng chi phí sau 5 năm của bạn sẽ là 25,000 * 3 + 70,000

* 2 = 215,000 USD cho 2 tấm bằng đại học. Đương nhiên nếu so với việc đóng toàn

bộ chi phí cho Caltech trong vòng 4 năm là 70,000 * 4 = 280,000 USD thì đây vẫn là
con đường rẻ hơn và dễ hơn.

Phần lớn các trường Liberal Arts đều có chương trình 3 + 2, còn các đại học có liên

kết với những trường Liberal Arts là: Columbia University, Caltech, Washington

University in St. Louis, Duke, University of Pennsylvania,…

Mình hiểu rồi, thế làm sao mình có thể lên danh sách 20 trường này đây, có phải cứ nộp

hết 20 trường nằm trong tốp đầu luôn?

Bạn có thể xem xét nộp trường đại học theo 3 nhóm. Ví dụ nếu bạn nộp 15 trường

đại học, bạn nên chia các trường làm 3 nhóm như sau:

● 5 trường mơ ước là những trường mà điểm ACT / SAT của bạn thấp hơn điểm

ACT / SAT trung bình đầu vào của trường. Ví dụ điểm ACT 28 hay SAT 1350

và bạn nộp vào những trường có điểm trung bình ACT là 32 hay SAT là 1500.

- 118 -
Cơ hội được nhận của bạn thấp hơn 10% và bạn sẽ cần bài luận chính, bài luận

phụ, và hoạt động ngoại khóa ấn tượng để cạnh tranh.

● 5 trường cạnh tranh là những trường mà điểm ACT / SAT của bạn xấp xỉ điểm

ACT / SAT đầu vào. Ví dụ điểm ACT 31 hay SAT 1400 thì vẫn có thể cạnh
tranh ở những trường có điểm ACT 32 hay SAT 1450. Cơ hội được nhận của
bạn khoảng từ 30 tới 60%. Bài luận chính, bài luận phụ, và hoạt động ngoại

khóa sẽ là điểm nổi bật để bạn cạnh tranh học bổng hay hỗ trợ tài chính.
● 5 trường an toàn là những trường mà điểm ACT / SAT của bạn cao hơn điểm

ACT / SAT đầu vào. Ví dụ với điểm ACT 30 hay SAT 1400 và bạn nộp vào

những trường có điểm ACT 27 hay SAT 1300. Cơ hội bạn được nhận là trên

80%. Với những trường này, bạn sẽ tự động được xem xét các học bổng của

trường.

Bạn có thể chia tỷ lệ tương đương để nộp: Ví dụ 3-4-3 cho 10 trường hay 6-7-7 cho

20 trường.

Thế làm sao mình biết được trường yêu cầu điểm ra sao?

Bạn có thể tham khảo thông tin về từng trường từ những trang web sau:

● College Board College Search

https://bigfuture.collegeboard.org/college-search

● Bảng xếp hạng của US News & World Report

https://www.usnews.com/best-colleges/rankings

● Thông tin từ trang web của Princeton Review

https://www.princetonreview.com/college-search

Thế còn thông tin học bổng của các trường thì mình tìm ở đâu?

- 119 -
Phần lớn các trường ở Mỹ đều tham gia dự án Common Data Set để cung cấp thông

tin cho mục đích nghiên cứu. Ví dụ bạn muốn tìm kiếm thông tin học bổng của

trường đại học University of Pennsylvania thì cứ đánh vào Google “University of

Pennsylvania Common Data Set”, sau đó bạn tải file PDF về và di chuyển xuống
mục H6 như hình bên dưới để xem chi tiết hỗ trợ tài chính. Nếu bạn đọc kỹ thì bạn
sẽ hiểu là trong năm 2018 – 2019, trường cho học bổng / hỗ trợ tài chính cho 347

bạn học sinh quốc tế, mức hỗ trợ trung bình cho một bạn là 51,724 USD / năm. Với
tổng chi phí khoảng 78,000 USD / năm thì mức đóng trung bình của gia đình sẽ là

26,000 USD / năm.

(Nguồn: Hồ sơ Common Data Set của University of Pennsylvania năm 2018 – 2019)

Đây là con số trung bình, có nghĩa là có những bạn được nhiều tiền hơn nhưng

cũng có nhiều bạn nhận ít tiền hơn. Nói chung, hồ sơ của bạn càng đẹp thì cơ hội
sẽ càng nhiều. Tuy nhiên nếu gia đình của bạn chỉ đóng được 20,000 USD / năm

hoặc ít hơn thì bạn sẽ cần cân nhắc cẩn thận trước khi nộp trường này.

Chú ý là có một số ít trường không có thông tin Common Data Set, trong trường

hợp đó thì bạn nên lên trực tiếp trang web của trường để tìm thông tin hoặc email

hỏi thẳng văn phòng tuyển sinh quốc tế của trường nhé.

Chà, phức tạp và nhiều thông tin quá.

Đúng vậy, việc tìm hiểu trường phù hợp là một quá trình tốn nhiều thời gian. Vì

thế bạn nên chuẩn bị càng sớm càng tốt. Những lúc rảnh rỗi thay vì lướt Facebook

hay xem YouTube thì bạn có thể tìm kiếm thông tin về trường trên trang web hoặc

- 120 -
kênh YouTube của trường. Bạn cứ tạo một file Excel theo dõi những trường đã

nghiên cứu. Bạn sẽ là người trải qua 4 năm đại học, vì thế vui hay buồn gì sẽ là do

bạn thôi, hãy đầu tư đầy đủ thời gian để không hối tiếc ha.

Thôi được rồi, để mình làm. Thế sau bước chọn trường mình sẽ cần làm gì tiếp theo?

Bước tiếp theo là một quá trình đầy mệt mỏi trong vòng 2-4 tháng, bạn cần phải

chuẩn bị hồ sơ. Đầu tiên, bạn cần xác định chủ đề chính cho toàn bộ hồ sơ của bạn.

- 121 -
PHẦN CHIA SẺ CỦA CHƯƠNG 10

Âu Thiên Hoàn

Tiêu chí lên danh sách trường của mình cũng không quá phức tạp, bao gồm:

1. Hạng ngành học / chương trình học: Mình ưu tiên vào xếp hàng của

ngành hơn thay vì xếp hạng chung của trường. Vì có những trường dù

xếp hạng chung không quá cao nhưng hạng ngành học cao hơn hẳn. Mình

thường tham khảo các bảng xếp hạng ở trang USNews và Niche. Mỗi

trang sẽ có những tiêu chí riêng để xếp hạng, nên mình tham khảo nhiều
trang để cho ra được một kết quả tương đối.

2. Hỗ trợ tài chính của trường phù hợp với mức đóng của gia đình: Gia đình

mình chỉ có thể đóng được 25,000 USD / 1 năm học (bao gồm cả ăn ở).

Mình phải tìm những trường có thể cho được hỗ trợ tài chính cao để có

thể chi trả cho việc học. Và số học sinh quốc tế được trao học bổng cũng
là một dữ liệu mình rất là quan tâm. Những số liệu này mình tìm thấy

trong Common Data Set của trường. Những thông tin quan trọng khác

của trường cũng có thể tìm thấy ở đây

3. Điều kiện cạnh tranh của trường: điểm SAT trung bình, tỉ lệ đậu, v.v.

Mình cũng dựa vào Common Data Set của trường để xem xét luôn.

Bên cạnh đó, có một số bạn còn quan tâm đến môi trường sống, đời sống sinh hoạt
của sinh viên, quang cảnh khuôn viên trường, thời tiết, v.v. Riêng mình thì chọn 3

tiêu chí trên để lên danh sách trường.

Ban đầu, danh sách trường của mình gồm hơn 20 trường lận. Mình còn nghĩ là 20

trường còn ít quá và còn khá nhiều trường muốn thêm vào. Khi bắt tay vào viết
luận phụ, mình thấy rằng 20 trường là quá đủ rồi... Mỗi trường thường sẽ yêu cầu

viết 1 – 2 bài luận phụ, mỗi bài từ 250 – 1000 từ. Có một số trường còn có thêm các

bài luận cho các chương trình học bổng nữa. Tính “sơ sơ” thì mình cũng đã phải
- 122 -
viết tầm 30 bài, trong vòng 3 tháng. Vì thế, mình giảm số lượng trường xuống, cân

đo đong đếm thật kỹ lưỡng giữa các trường. Sau đó, mình phân chia các trường

mình đã chọn thành 3 nhóm: nhóm trường mơ ước, nhóm trường cạnh tranh và

nhóm trường an toàn.

Lời khuyên của mình cho các bạn trong khi lên danh sách trường là hãy cân nhắc

thật kĩ về số lượng bài luận phụ mình sẽ phải viết. Đừng đâm đầu vào chọn quá

nhiều trường. Khi đó, việc viết luận sẽ khiến bạn nản chí. Thà chọn ít trường nhưng
thể hiện thật nổi bật với những trường đó, còn hơn là chọn quá nhiều trường mà

không có thời gian rồi thể hiện bản thân qua các bài luận phụ qua loa, không đặc

sắc.

- 123 -
Huỳnh Ngọc Duy

Việc lên danh sách trường nghe có vẻ đơn giản nhưng đã “ngốn” khá nhiều thời

gian của mình. Bắt đầu chuẩn bị hồ sơ từ rất muộn nên mình chỉ còn có 1 lần thi

SAT vào tháng 10 để có thể kịp nộp đợt sớm (Early Action) mà danh sách trường

của mình phụ thuộc khá nhiều vào điểm SAT tháng 10.

Thời gian sau kỳ thi SAT đó khá ngắn ngủi để mình có thể tìm hiểu thật kỹ càng

về các trường đại học. Do đó, trong hè, mình đã lập ra 2 danh sách trường tùy vào

trường hợp điểm SAT cao hay thấp. Do không xác định rõ ràng ngành mình thích

để theo học ngay từ đầu nên tình đến thời điểm hiện tại mình đã lập ra hơn 5 danh

sách trường với 1 tiêu chí duy nhất đó là: lương hằng năm khi tốt nghiệp của
ngành. Từ Hóa sinh mình nhảy sang Kỹ sư Hóa học và cuối cùng lại chốt hạ với

Khoa học máy tính. Mình khuyên các bạn nên suy nghĩ thật kỹ và chọn ngành trước

khi bắt đầu lên danh sách trường nhé.

Việc chọn trường sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn khi bạn đã có sẵn trong tay một điểm

SAT ổn (trên 1400), xác định rõ ràng ngành mình sẽ theo học, và hiểu rõ bản thân

của mình. Việc hiểu rõ bản thân mình muốn gì sẽ giúp các bạn đưa ra được các tiêu

chí phụ để từ đó loại trừ dần các trường không phù hợp và đưa ra được một danh

sách trường ưng ý nhất.

Trước tiên, bạn cần tìm hiểu xem bản thân phù hợp với hệ thống giáo dục nào của

Mỹ: Liberal Arts College (LAC) hay National University (NU). Qua đó sẽ giúp bạn

lập được danh sách trường thiên về hệ thống nào hơn. Bản thân mình thích lớp học

với kích thước nhỏ của LAC hơn nhưng lại muốn học kỹ sư hóa học - ngành thường

chỉ dạy tại NU, nên danh sách trường của mình bao gồm cả hai.

Mức đóng của gia đình cũng không phải quá cao nên mình ưu tiên tiêu chí tài chính

đầu tiên trước khi xét các tiêu chí khác. Mình ưu tiên LAC bởi sự hào phóng nhưng

cũng không quên thử sức ở các trường NU để tìm kiếm cơ hội học kỹ sư hóa học.
- 124 -
Để an toàn, mình đã lập danh sách với số lượng trường cạnh tranh và an toàn nhiều

hơn so với số lượng trường mơ ước.

Sau đợt thi tháng 10 và một vòng khảo sát, mình nhận thấy mặt bằng chung thì đa

số điểm SAT của mọi người đều từ ổn đến cao và khả năng mọi người nộp trường

mơ ước là rất cao trong đợt nộp sớm (ED và EA). Khả năng cho học bổng học sinh

quốc tế của các trường đứng đầu ngày càng ít, và giữa một rừng điểm SAT cao như

vậy thì việc cạnh tranh sẽ rất gay gắt. Khả năng cao sẽ có một lượng lớn các bạn có
SAT cao cũng sẽ quay về với lựa chọn an toàn hoặc cạnh tranh. Mình tận dụng lấy

cơ hội này để nộp ED vào các trường cạnh tranh ngay từ ban đầu để có cơ hội được

cho nhiều học bổng hơn thay vì các trường mơ ước. Điều này cũng đã giúp mình

trong việc xin thêm học bổng của trường.

Sau khi lập được danh sách ưng ý và phù hợp với bản thân, bạn nên sử dụng thông

tin trên trang web của trường để tìm hiểu kĩ hơn. Điều này sẽ giúp cho bạn không

bị bỏ lỡ các học bổng khác của trường và các chương trình thú vị mà trường có.

Chẳng hạn như DePauw có Bonner Program Awards (chương trình Bonner), và
phải nộp đơn độc lập với việc nộp đơn vào trường. Chương trình sẽ cho học sinh

học bổng need-based theo khả năng tài chính của gia đình nhưng mỗi tuần bạn sẽ

dành 8 tiếng làm công việc phục vụ cộng đồng. Sau khi đã có danh sách trường,

bạn nên tìm hiểu từng trường thông qua website của trường hoặc qua những lần
phỏng vấn với trường để biết thêm những nét riêng của trường. Điều này sẽ giúp

bạn rất nhiều trong việc viết luận phụ đó.

- 125 -
Nguyễn Khánh Linh

Việc lên danh sách 20 trường của mình khá là gian nan. Tuy nhiên, mình cũng đã

học được nhiều thứ hay ho thông qua việc lên danh sách trường đó.

Ban đầu, mình chọn trường theo điểm, tiền mà trường có thể cho, cũng như xếp

hạng của ngành mình sẽ học – ngành Sinh học (Biology). Mình dùng 4 tháng chỉ
để tìm hiểu, xem xét, lục tung web trường và mọi trang phê bình (review) mà mình

có thể tìm thấy được, cân đo đong đếm, tính toán đủ kiểu để cuối cùng có được

một danh sách trường mà theo mình là tạm ổn. Điểm thi SAT lần thi thứ hai của

mình (tháng 10) tăng nhiều hơn mình dự đoán và danh sách các trường mình đã

tính nộp đó đã trở thành danh sách những trường vừa tầm với trường an toàn với
mình hết mất rồi. Lúc đó, mình không còn quá nhiều thời gian để xem xét kỹ từng

trường nữa, mà chỉ có thể xem thiệt nhanh và lướt qua rồi ghi chú lại thông tin cần

thiết để so sánh mà thôi. Vì chỉ còn có vỏn vẹn hai tuần, mình không thể nào viết

kịp những bài luận phụ quá đặc trưng của mỗi trường: ví dụ như là Tại sao lại chọn

trường New York University? (Why New York University), nên đành ngậm ngùi

bỏ qua cơ hội ED New York University luôn…

Hãy nên thi SAT sớm, ít nhất hai lần trước khi vào năm lớp 12, để không bị chới

với như mình, cũng như nắm được sức bản thân để chọn trường cho phù hợp. Nếu

vì lý do nào đó phải thi SAT quá sát hạn chót nộp đơn, hãy chuẩn bị hai danh sách

trường: một cái cho điểm cao, một cái cho điểm thấp hơn để đối phó với những

tình huống không thể lường trước được.

Mình lập danh sách trường theo tiêu chí theo thứ tự ưu tiên là điểm, hỗ trợ tài

chính, và những thứ khác. Thầy Nam có đưa cho mình một danh sách thống kê

điểm và tiền của top 200 các trường National University (NU) và các trường Liberal

Art College (LAC), nên mình tiết kiệm được kha khá thời gian cho bước này. Đôi
khi thì mình tìm hiểu thêm về các trường thông qua blog Prepscholar và Common

- 126 -
Data Set để cân nhắc về việc thêm trường vào danh sách. Những yếu tố khác, đối

với mình, là xếp hạng của ngành của trường là bao nhiêu, địa điểm, những đánh

giá không tốt về trường, ý kiến từ các anh chị đã và đang học ở trường.

Dưới đây, mình chia sẻ một số nguồn mình đã tham khảo để giúp cho việc lên danh

sách trường:

- Xếp hạng của ngành của trường: Vì chọn học ngành Sinh học, mình xem xếp

hạng ở trang biology-colleges.com. Một số ngành khác, các bạn có thể tham

khảo qua các trang như csrankings.org, thebestschools.org,...

- Những đánh giá không tốt về trường: Đối với mình, phần này rất quan trọng

vì theo mình nên tìm hiểu kỹ những điều không tốt về trường xem mình có
thể chấp nhận được không. Chẳng hạn như nếu bạn là một người thích tiệc

tùng thì môi trường kỉ luật ở Brigham Young University sẽ chẳng phù hợp với

bạn xíu nào đúng không? Những điều này mình tìm được thông qua những

bình luận đánh giá trên Niche, Quora, Reddit. Mình thậm chí còn tham khảo

trang Rank My Professor để tham khảo xem giáo sư ở trường đó cách dạy như
thế nào, có phù hợp với cách học và tính cách của mình không nữa đó.

- Các anh chị đã / đang học ở trường: thường mình nhờ chị counselor (chị hướng

dẫn) của mình xem chị có quen ai đang học ở ngôi trường đó không, hoặc hỏi

thăm các bạn, cũng như là các anh chị khác mà mình quen. Bước này khá tốn
thời gian nên mình cũng không áp dụng quá nhiều trong quá trình lên danh

sách.

Để nhớ được hết các thông tin từ nhiều trường như vậy, mình đã lập một file word
để ghi chú lại những gì mình tìm được bằng những gạch đầu dòng ngắn gọn và

súc tích về ngôi trường đó. Việc lập danh sách như thế giúp mình quản lý thông

tin tốt hơn và dễ dàng hơn trong việc so sánh giữa các trường. Các bạn cũng thử

áp dụng cách này xem sao?

- 127 -
Nguyễn Lê Minh Thy

Cứ nghĩ việc lên danh sách trường đơn giản, mình đã khá chật vật và tốn thời gian

để thay đổi danh sách trường không biết bao nhiêu lần.

Mình may mắn bắt đầu học VELA vào giai đoạn của lộ trình lúc thầy Nam bắt đầu

giới thiệu các trường cuối mỗi buổi học. Mỗi buổi thầy sẽ giới thiệu khoảng từ 2
đến 4 trường. Việc này đã giúp đỡ cho mình rất nhiều trong việc chọn ra 20 trường

để nộp trên Common Application trong số hàng nghìn trường đại học ở Mỹ.

Lúc đầu, cứ thích trường nào là cứ thêm ngay “tên ẻm” vào danh sách trường. Cứ

thấy trường đẹp, hợp với tích cách, có ngành học “ngầu” là mình ghi tên trường
vào ngay. Chẳng mấy chốc, danh sách trường của mình đã xấp xỉ 50 cái tên. Vượt

qua con số giới hạn trên Common App cũng quá nhiều nên mình bắt đầu lọc bớt.

Tiêu chí đầu tiên mà mình xét đến là hỗ trợ tài chính. Trường nào cho học bổng

quá ít và đòi hỏi mức đóng của gia đình mình phải cao, dù có thích đến cách mấy

mình cũng nhẹ nhàng cho “ẻm” ra đi. Có một mẹo nhỏ là các đừng nên xóa hẳn
tên trường ra khỏi danh sách mà chỉ gạch ngang qua hoặc tô nền đen để đánh dấu.

Đồng thời, ghi chú kế bên lí do cho “ẻm” ra đi. Việc này giúp các bạn tiết kiệm kha

khá thời gian để không phải suy nghĩ lại nhiều lần.

Tiêu chí tiếp theo là ngành học. Có những trường rất đẹp, mình rất thích, nhưng

tìm mãi không có ngành học mình mong muốn nên đành phải nuối tiếc gạch thêm
một vài cái tên. Mình xét thêm những yếu tố phụ như địa điểm của trường, thời

tiết của bang đó, … chốt danh sách lại thì mình còn đúng 20 trường.

Chốt danh sách trường sớm là một việc cần làm nhưng thay đổi danh sách trường

để phù hợp với yêu cầu của bản thân hơn cũng là một việc nên làm nhé!

- 128 -
CHƯƠNG 11: CHỦ ĐỀ CHÍNH CỦA TOÀN BỘ HỒ SƠ

Chủ đề chính trong hồ sơ của bạn sẽ là điều mà nhân viên tuyển sinh sẽ nhớ nhất

khi nói về bạn

Mình không hiểu, chủ đề chính của toàn bộ hồ sơ

là gì?

Hồ sơ đại học của bạn sẽ bao gồm những 2

phần chính sau:

● Phần điểm số: điểm trung bình lớp 9,

10, 11, (hoặc 12 cho các bạn gap year),

ACT / SAT, SAT 2, AP,…

● Phần tính cách con người: bài luận chính, luận phụ, thư giới thiệu, hoạt động

ngoại khóa.

Vấn đề là mình cần một sợi dây để liên kết phần điểm số và từng phần tính cách

để xây dựng một bức tranh hoàn chỉnh mà bạn muốn nhân viên tuyển sinh có thể

tưởng tượng ra sau khi đọc.

Ôi, nghe mông lung quá, sợi dây liên kết là cái gì và tại sao phải liên kết?

Bạn hãy đặt mình vào vị trí nhân viên tuyển sinh nhé. Trung bình một ngày họ có

thể phải đọc 40 tới 50 bộ hồ sơ. Như vậy, nếu không có một sợi dây liên kết tạo nên
chủ đề chính thì hồ sơ của bạn sẽ rất nhạt nhoà. Ví dụ nếu bạn là một SKY của Sơn
Tùng hay là “gà con” của Mỹ Tâm thì chắc chắn bạn phải yêu thích phong cách

riêng cũng như dòng nhạc của mỗi ca sĩ. Tương tự như vậy, phong cách riêng, chủ

đề riêng trong hồ sơ của bạn là gì?

Chưa hiểu?

- 129 -
Để mình lấy ví dụ của một chị hiện đang học tại đại học New York University Abu

Dhabi khóa 2023 nhé.

Trước khi bước vào viết bài luận chính, bài luận phụ, và thư giới thiệu, chị đã mô

tả hình ảnh / chủ đề mà chị ấy muốn xây dựng cho bộ hồ sơ của mình như sau:

Một vài thứ quan trọng mà nhân viên tuyển sinh cần biết về mình đó là mình là
một cô gái thành phố. Mình lớn lên tại thành phố Hồ Chí Minh. Bố mẹ mình đều

là công nhân viên chức. Tình yêu của mình là tận hưởng khí trời thanh mát của

miền quê. Mình học lớp không chuyên và học đều các môn. Trong lớp, mình thích

phát biểu bảo vệ chính kiến trong nhiều vấn đề. Ngoài lớp học, niềm yêu thích của

mình là kinh doanh và làm MC. Mình đang cùng một nhóm bạn nhập giày xách
tay từ Mỹ và bán lại qua Facebook. Doanh thu và lợi nhuận của chúng mình cũng

kha khá. Ngoài ra khi trường có các hoạt động thì mình cũng xung phong làm MC.

Bạn bè thân thiết mô tả mình là một người phụ nữ mạnh mẽ, có chính kiến, và thích

hành động. Hiện giờ mình nghĩ mình sẽ theo học 2 ngành môi trường và truyền

thông để thực hiện việc quảng bá ý tưởng bảo vệ môi trường của mình.

Nghe thú vị nhỉ, rồi sao nữa?

À, sau khi chị ấy viết chủ đề chính của bộ hồ sơ thì mọi thứ trong hồ sơ sẽ thể hiện

những điểm ấy:

● Bài luận chính viết về hành động dừng xe để khuyên mọi người tắt máy xe
trong một đợt kẹt xe khủng khiếp tại thành phố. Lồng vào đó là tình yêu với

không khí tươi mát của thiên nhiên và kỷ niệm tuổi thơ.

● Khi chị ấy đi phỏng vấn tại Abu Dhabi thì chị ấy chọn mang theo một chiếc

khẩu trang để nói về tình trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam.

- 130 -
● Bài luận phụ đưa ra những điểm ngành truyền thông và môi trường của

trường thu hút chị ấy, cũng như những kế hoạch giảm thiểu ô nhiễm không

khí mà chị ấy muốn thực hiện tại đại học.

● 3 thư giới thiệu từ giáo viên của những môn chị đã đạt điểm cao ở trường,

trong đó cung cấp thêm thông tin chi tiết về những hoạt động ngoại khóa bao

gồm việc kinh doanh riêng, làm MC, và tham gia các hoạt động giao lưu văn

hóa và bảo vệ môi trường. Các bức thư đưa ra nhiều ví dụ cụ thể để nhấn

mạnh 3 tính cách: dám nghĩ dám làm, mạnh mẽ và sáng tạo.

Có dễ hiểu hơn không?

Ừ, cũng tàm tạm, thế nhưng còn lợi ích gì nữa của việc chọn chủ đề này không?

Còn chứ, đó là chủ đề sẽ giúp bạn tập trung hơn khi viết bài luận chính, luận phụ

và cả thư giới thiệu. Nếu bạn không có một chủ đề tập trung thì các bài luận bạn

viết có thể rất lan man, không nhấn mạnh được sự khác biệt của bản thân bạn. Ví

dụ bạn đã có bao giờ tự hỏi là tại sao cứ bật tivi lên là thấy quảng cáo của Vinamilk

hay của Tân Hiệp Phát (trà thảo mộc, trà xanh không độ,…)?

Thì chắc là để bán được nhiều hàng hơn?

Đúng, nhưng mục đích quan trọng hơn là nhấn mạnh điệp khúc “sữa 3 không”

hoặc “giải nhiệt cuộc sống” để người xem thuộc lòng. Tương tự cho bộ hồ sơ đại

học, bạn cần lặp lại và nhấn mạnh. Ngoài ra, khi bạn có chủ đề rồi thì việc chỉnh

sửa bài luận hay thư giới thiệu cũng dễ dàng hơn rất nhiều.

Rồi, hiểu rồi, thế mình viết chủ đề thế nào?

Bạn hãy tự trả lời những câu hỏi sau đây:

- 131 -
● Một số điều mà nhân viên tuyển sinh cần biết về mình đó là: …, …, … (3 thứ

quan trọng về giới tính, gia đình, hoàn cảnh, cộng đồng bạn đang sinh

sống, …)

● Trong trường, tôi là một học sinh … (dùng từ để mô tả, không dùng con số).

● Ngoài trường, tôi là một con người … (tập trung vào những điều mình đã

mang lại cho người xung quanh và những điều bạn bè nghĩ về mình).

● Bạn bè và người thân mô tả tôi là một người: …, …, … (3 tính cách quan trọng).

● Hiện tại, tôi mong muốn theo ngành … hoặc ngành …. (hãy thỏa sức đam mê

các ngành lạ) vì những ngành này phù hợp với tính cách …, …, … (3 tính cách

ở trên) của tôi.

● Hiện tại, tôi quan tâm đến lĩnh vực/chủ đề… hoặc mong muốn theo ngành có

tính chất…/có liên quan đến chủ đề… (dành cho những bạn chưa xác định

được ngành học nhé).

Hãy nhớ khi trả lời, bạn cần trung thực với chính bản thân và càng cụ thể càng tốt.

Đấy, giờ hãy dành 30 phút, viết chủ đề này trước khi bạn chuẩn bị những phần

tiếp theo có được không? Giờ thì bạn ngồi viết đi.

Được thôi, làm ngay.

- 132 -
PHẦN CHIA SẺ CHƯƠNG 11

Đoàn Nguyễn Tường Vy

Chủ đề chính của toàn bộ hồ sơ cần được thực hiện đầu tiên trong quá trình chuẩn

bị. Tầm quan trọng của nó cũng giống như bản vẽ xây nhà vậy, bạn đâu thể xây

trước một bức tường hay đặt một mống nền mà không biết chính xác ngôi nhà
trông như thế nào. Chủ đề chính sẽ giúp bạn tạo dựng một mạch liên kết giữa các

phần của bộ hồ sơ, và định hình hình ảnh cá nhân mà bạn muốn thể hiện với nhà

tuyển sinh.

Để chọn lựa những đặc trưng của bản than, cần phải hiểu rõ bản thân mình có

những gì. Mình bắt đầu viết ra năm tính cách đặc trưng của bản thân, những ưu

khuyết điểm, các giải thưởng học thuật mà mình có, những hoạt động ngoại khoá,

thành tựu của bản thân,... Cách này không chỉ giúp bạn tìm ra chủ đề chính cho bộ

hồ sơ, mà còn hỗ trợ bạn rất nhiều khi làm resume, xin thư giới thiệu, viết luận,...
Mình xác định bản thân mình là một người yêu nghệ thuật vì mình là một học sinh

chuyên Văn và rất yêu thích các hoạt động hát múa, vẽ tranh, nấu nướng,... Xuyên

suốt bộ hồ sơ, mình tập trung thể hiện những đam mê, sáng tạo của mình, chuỗi

đa dạng các hoạt động ngoại khoá mà mình đã từng tham gia, hơn là nhấn vào
điểm GPA, SAT, IELTS, vốn không phải là thế mạnh của mình. Qua đó, thể hiện

dự định học ngành Nghệ thuật sáng tạo của mình trong tương lai

Mình viết luận chính với chủ đề về niềm đam mê bánh ngọt và không quên nhắc
đến trong resume rằng mình từng mở một cửa hàng online để bán bánh ngọt

handmade cùng với các số liệu thành tựu. Mình cũng làm một portfolio tổng hợp

hình ảnh những chiếc bánh mà mình đã làm từ trước tới giờ để chứng minh những

thành quả của bản thân, cũng như cách mình sắp xếp bố cục hình ảnh khi chụp,

trình bày thẩm mỹ bằng Photoshop. Thư giới thiệu của giáo viên chủ nhiệm (cũng

là giáo viên dạy văn của mình) thì đề cập đến các giải thưởng văn học mà mình đạt

- 133 -
được, cũng như suy nghĩ cá nhân được thể hiện qua các bài viết trong lớp, cách

mình đóng góp ý tưởng cho gian hàng ẩm thực vào lễ hội văn hoá dân gian. Bài

luận hoạt động ngoại khoá của mình viết về quá trình tập võ của bản thân nhằm

thể hiện một nét cá tính đối lập. Mình cũng điểm sơ qua các hoạt động mà mình
đã từng tham gia như giải thưởng vẽ tranh trong những năm cấp hai, trình diễn

trên sân khấu hay một số hoạt động tình nguyện.

Mình muốn thể hiện cho trường đại học thấy được niềm đam mê của bản thân với
các bộ môn nghệ thuật, sự say mê học hỏi và sẵn sàng dấn thân vào các hoạt động

mà mình hứng thú. Một mẹo nhỏ để cho chủ đề chính có thể nổi bật: nên thường

xuyên nhấn mạnh những điểm chính trong các phần của bộ hồ sơ, thêm với việc

chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để thay đổi chủ đề trong quá trình làm. Càng tìm hiểu

bản thân, bạn sẽ càng nhận ra những điểm đặc biệt để “khoe" mà đúng không?

- 134 -
Huỳnh Ngọc Duy

Trước khi đi vào tiểu tiết, trước tiên phải cần một bộ khung vững chắc, không quá

chi tiết nhưng đủ để dù chỉ lướt ngang qua cũng để lại ấn tượng. Để tránh lan man

và hình thành xung đột giữa các chi tiết trong bộ hồ sơ, bạn cần một chủ đề chính,

móc nối chúng với nhau.

Khi nghe thầy Nam nói về chọn chủ đề chính cho bộ hồ sơ, mình cũng hơi hoang

mang và không hiểu rõ lắm. Chủ đề như thế nào thì được và chủ đề đó sẽ giúp

được gì cho mình? Cơ mà, phải thử thì mới biết, mới hiểu được.

Đầu tiên, nên dành thời gian ra để suy nghĩ về quá khứ, về những chuyện mà bản
thân đã trải qua để từ đó hiểu bản thân hơn và biết được tính cách cũng như điểm

mạnh, điểm yếu. Từ đó, liệt kê những điểm mạnh, chọn ra tính cách nào phù hợp

với ngành nghề mà bạn sẽ theo học ở trường và tính cách muốn thể hiện với nhà

tuyển sinh. Ngoài việc tự chiêm nghiệm, mình còn hỏi bạn bè, người thân, thầy cô
xem theo họ, mình là một người như thế nào. Mình cũng có làm các bài kiểm tra

tính cách trên mạng như Holland, Myers-Briggs Type Indicator (MBTI) hay trang

web www.16personalities.com/.

Mình chọn những tính cách để phù hợp với ngành mình định theo đuổi (Kỹ sư

Hóa học). Mình thể hiện niềm đam mê với bộ môn Hóa qua các phản ứng, hay sở

thích “nuôi” tinh thể,... những tính cách cần có như sự năng nổ, nhiệt huyết, có

trách nhiệm, và những kỹ năng mềm mà mình học được thông qua hoạt động ngoại

khóa.

Khi đã chọn được chủ đề cho bộ hồ sơ, việc nhờ một giáo viên viết thư giới thiệu

cũng trở nên dễ dàng hơn. Tất cả những gì bạn phải làm là hỏi giáo viên đó có nhận

xét gì về bạn, rồi chọn những điểm mạnh về tính cách mà bạn mong muốn thể hiện

là xong. Nên nhấn mạnh vào những điểm quan trọng của bản thân và thể hiện

những điểm mạnh tính cách ấy xuyên suốt qua bài luận chính, luận phụ, résumé,...
- 135 -
Chủ đề của toàn bộ bộ hồ sơ như kim chỉ nam trong suốt quá trình chuẩn bị hồ sơ

du học. Bạn có thể tự mình vẽ nên mọi thứ nhưng tất cả đều cùng hướng về một

điểm đến duy nhất chính là “BẠN trong mắt nhà tuyển sinh”. Hãy dành thời gian

để tìm cho bản thân một kim chỉ nam thật là xịn trước khi bắt tay vào hoàn thành
bộ hồ sơ nhé. Nó sẽ không ít lần giúp bạn tránh lạc đường trong hành trình du học

của bạn đâu!

- 136 -
CHƯƠNG 12: CHUẨN BỊ BÀI LUẬN CHÍNH

Bài luận chính là nơi để bạn bù đắp những điểm yếu còn lại trong hồ sơ của bạn

như điểm trung bình hoặc SAT.

Ủa, bài luận chính là gì?

Thế này nhé, trang web Common


Application là trang web bạn có thể sử

dụng để nộp nhiều trường cùng một lúc

mà chỉ cần khai hồ sơ một lần. Để giúp

học sinh tiết kiệm thời gian, Common

Application đưa ra 7 chủ đề cho bài luận.

Bài này được gọi là bài luận chính vì bạn

sẽ dùng nó để nộp chung cho tất cả các


trường. Mỗi trường có thể yêu cầu thêm

vài bài luận phụ nhưng bài luận chính

vẫn sẽ là bài quan trọng nhất mà các

trường xem xét.

Cụ thể cho năm học 2019 - 2020 thì 7 đề luận chính của Common Application như

sau:

● Đề 1: Một số học sinh có những kỷ niệm, tính cách, sở thích, hoặc tài năng đặc

biệt mà nếu không được đề cập sẽ không thể phản ánh hết bản thân. Nếu điều

này phù hợp với bạn, vui lòng chia sẻ điều đó. (Some students have a

background, identity, interest, or talent that is so meaningful they believe their

application would be incomplete without it. If this sounds like you, then please
share your story.)

- 137 -
● Đề 2: Bài học từ những thử thách mà chúng ta đã vượt qua là tiền đề cho sự

thành công trong tương lai. Bạn hãy kể lại một giai đoạn mà bạn phải đối mặt

với thử thách, lùi bước, hoặc thất bại. Sự việc này đã ảnh hưởng tới bạn ra sao

và bạn đã học được những gì? (The lessons we take from obstacles we
encounter can be fundamental to later success. Recount a time when you faced
a challenge, setback, or failure. How did it affect you, and what did you learn

from the experience?)


● Đề 3: Hãy hồi tưởng lại một thời điểm mà bạn nghi ngờ hoặc thách thức bản

thân với một niềm tin hay ý tưởng. Điều gì đã thôi thúc bạn làm việc này? Kết

quả của sự việc đó như thế nào? (Reflect on a time when you questioned or

challenged a belief or idea. What prompted your thinking? What was the
outcome?)

● Đề 4: Mô tả một vấn đề bạn đã giải quyết hoặc mong muốn giải quyết. Đây có
thể là một vấn đề trong tư duy, nghiên cứu, hoặc một câu hỏi về đạo đức – hay
bất kỳ chủ đề nào mà bạn thấy quan trọng, dù lớn hay nhỏ. Giải thích tầm

quan trọng của vấn đề này đối với bạn và những bước bạn đã làm để tìm ra

cách giải quyết. (Describe a problem you've solved or a problem you'd like to
solve. It can be an intellectual challenge, a research query, an ethical dilemma

- anything that is of personal importance, no matter the scale. Explain its

significance to you and what steps you took or could be taken to identify a

solution.)
● Đề 5: Mô tả một thành tựu, một sự kiện, hoặc một sự nhận thức đã đánh dấu
một giai đoạn trong quá trình trưởng thành và giúp bạn có một nhận thức mới

về chính bản thân hoặc về những người khác. (Discuss an accomplishment,

event, or realization that sparked a period of personal growth and a new

understanding of yourself or others.)

● Đề 6: Mô tả một chủ đề, ý tưởng, hoặc khái niệm mà bạn cảm thấy thu hút đến

mức làm bạn đam quên cả thời gian. Tại sao chủ đề, ý tưởng, hoặc khái niệm

- 138 -
đó lại làm bạn hứng thú? Bạn đã làm gì hoặc hỏi ai khi bạn tìm hiểu thêm về

chủ đề đó? (Describe a topic, idea, or concept you find so engaging that it

makes you lose all track of time. Why does it captivate you? What or who do

you turn to when you want to learn more?)


● Đề 7: Viết một bài luận về một chủ đề bất kỳ mà bạn muốn viết. Nó có thể là
một bài bạn đã viết, một bài trả lời cho một trong 6 câu hỏi ở trên, hay một câu

hỏi của chính bạn (Share an essay on any topic of your choice. It can be one
you've already written, one that responds to a different prompt, or one of your

own design).

(Nguồn: Trang web của Common Application tại địa chỉ:

https://www.commonapp.org/whats-appening/application-updates/2019-2020-common-

app-essay-prompts)

Nhiều thế này á, mình phải viết hết sao?

Đương nhiên là không, không ai rảnh để viết hết cả, bạn chỉ phải viết một đề thôi.

Tuy nhiên bạn có nhận thấy là những đề này đều có điểm giống nhau không?

Giống nhau?

Tất cả chỉ phục vụ một mục đích đó là giúp nhân viên tuyển sinh hiểu thêm về con

người của bạn. Bạn cứ hiểu là điểm trung bình, điểm ACT / SAT, SAT 2,… là những

con số thể hiện khả năng của bạn. Tuy nhiên sẽ có rất nhiều học sinh có điểm tương

tự nhau, thậm chí là hai người bạn thân cùng lớp có thể nộp cùng một trường. Vì

thế, bài luận chính sẽ là nơi để bạn thể hiện sự khác biệt của mình.

Tóm lại, 7 đề này chỉ xoay quanh một chủ đề chính đó là hãy mô tả thế giới bạn

sinh ra và lớn lên, và thế giới này đã định hình giấc mơ và tính cách của bạn ra sao.

- 139 -
Này, mình nghe nói là có thể trả tiền cho trung tâm viết bài hộ mình hoặc thuê người viết

hộ đấy, mình có nên làm thế không?

À, cái này thì đã có từ lâu rồi, không chỉ ở Việt Nam mà ở Mỹ và Trung Quốc có cả

một ngành công nghiệp viết hộ đấy. Tùy theo trình độ của người viết mà bạn có

thể phải trả từ vài trăm tới vài ngàn USD cho một bài hay. Ví dụ như nếu một người

có bằng tiến sĩ viết bài hộ cho bạn với những từ ngữ cao siêu đầy ấn tượng thì có

thể tốn 3,000 tới 5,000 USD là chuyện bình thường.

Thế là mình phải tốn thêm tiền nữa hả?

Này, mình có nói là bạn nên làm như vậy đâu. Chúng mình hoàn toàn phản đối

cách làm như vậy.

Tại sao chứ, tiết kiệm thời gian và chưa chắc mình đã viết hay được như họ?

Điều đầu tiên đó sự thiếu trung thực trong khi bạn nộp hồ sơ. Việc bạn thuê người

khác viết đã là sai về mặt đạo đức rồi. Cái này giống như bạn phải nộp một bài

nghiên cứu mà bạn lại đạo văn của người khác vậy.

Ngoài ra, tại sao bạn lại phải tốn thêm tiền cho một việc như vậy? Bạn hãy xem quá

trình viết luận chính này là một quá trình khám phá bản thân thay vì là một bài

viết “quyết định cuộc đời.”

Hơn thế nữa, nhân viên tuyển sinh đã đọc hàng ngàn bài viết và có nhiều kinh

nghiệm để nhận ra một giọng văn của người lớn viết hay một giọng văn của một

học sinh cấp 3. Nếu để họ cảm thấy nghi ngờ tính trung thực của hồ sơ của bạn thì

họ sẽ ngay lập tức loại bạn luôn.

Nghiêm trọng thế cơ à?

Đấy, thành ra tại sao phải tốn thêm tiền để làm một việc có nhiều rủi ro như vậy?

- 140 -
Ừ rồi, thế mình phải tự viết, vậy mình cần bắt đầu từ đâu?

Đầu tiên, bạn cần nhớ đây là câu chuyện của riêng bạn. Thế nên hãy ngồi xuống,

ăn miếng bánh, uống miếng nước, rồi từ từ ngẫm lại xem cuộc đời 17 năm qua của

bạn có gặp biến cố gì không?

Biến cố gì cơ?

Ví dụ như bạn có bố mẹ ly dị và bạn phải vượt qua thời gian khó khăn đấy? Bạn bị

bệnh hiểm nghèo hoặc bị tai nạn rồi hồi phục mạnh mẽ hơn bao giờ hết? Bạn có

những trải nghiệm đối mặt với cái chết và nghiệm ra ý nghĩa cuộc sống? Bạn có

sống trong một gia đình đầy bạo lực và bạn tập trung vào việc học để vượt qua nỗi
sợ hãi? Gia đình bạn có quá nghèo và bạn là hi vọng duy nhất để thay đổi cuộc

sống của gia đình? Bạn có cứu sống tính mạng của ai đó?

Phải trải qua những điều tồi tệ như vậy mới có bài hay à? Gia đình mình bình thường lắm,

như hầu hết mọi người.

Cuộc sống yên bình... Vậy là không có gì đặc biệt hết hả?

Không có gì đặc biệt hết.

Thật à. Nếu bạn có gặp phải các biến cố ấy thì đừng giấu nhé! Hãy xem như đó là
một cơ hội để trải lòng cho các nhà tuyển sinh biết về hoàn cảnh của bạn. Tuy nhiên
bạn nhớ rằng đừng “bi kịch hóa” hay “cố gắng làm tiêu cực” để làm bài luận trông

“đặc biệt” hơn nhé, cứ hãy kể đúng với cuộc đời bạn thôi.

Còn nếu cuộc sống của bạn bình thường như “cân đường hộp sữa” thì bạn cần xác

định bạn là một người “đặc biệt” với một câu chuyện “đặc biệt.” Câu chuyện của

bạn như Harry Potter và các nhân viên tuyển sinh đang rất mong chờ để đọc.

Chưa hiểu?

- 141 -
Không, bạn vốn đã là một cá thể đặc biệt rồi, bây giờ hãy ngồi xuống và suy nghĩ

nhé:

Sâu thẳm trong thâm tâm, bạn có một chiếc hộp đặc biệt, chiếc hộp ấy chứa đựng

nhiều “thứ” có ý nghĩa trong cuộc đời bạn. “Thứ” ở đây có thể là một con người,

một kỷ niệm, một địa điểm, một vật dụng, một thói quen, …

Tưởng tượng được chưa, bạn có thể có rất nhiều thứ trong chiếc hộp ấy, tuy nhiên

hãy chọn 3 thứ quan trọng nhất đối với bạn và viết ra câu trả lời cho 3 câu hỏi sau:

● Tại sao “thứ” đó quan trọng với bạn?

● Câu chuyện phía sau “thứ” đó là gì?

● Và “thứ” đó đại diện điều gì cho con người của bạn?

Ví dụ nhé, mẹ bạn có thể là một “thứ” quan trọng nhất trong chiếc hộp đó. Mẹ bạn

là người có ảnh hưởng nhất lên tính cách của bạn. Việc nhìn thấy mẹ làm việc vất

vả nhưng luôn vui vẻ là nguồn động viên để bạn nhìn mọi thứ tích cực trong cuộc

sống.

Một ví dụ khác ha, quán cà phê gần trường là một “thứ” quan trọng nhất trong
chiếc hộp bởi đó là nơi bạn tỏ tình với người yêu. Những buổi trò chuyện, những

buổi làm bài chung, hay chỉ đơn giản ngồi ngắm con đường cùng nhau, đều diễn

ra ở nơi đó. Đó chính là nơi bạn tìm thấy niềm vui, nguồn cảm hứng, sự sáng tạo,

và cả những nỗi buồn da diết khi tình yêu ấy kết thúc.

Hiểu chưa?

Tạm hiểu. Nhưng cho mình thêm vài câu gợi ý được không?

Gợi ý hả, thử trả lời vài câu nhé:

● Điều gì làm bạn vui / buồn / tức giận / đau khổ / hối hận / tổn thương?

● Cuốn sách / bộ phim / bài hát / món ăn ưa thích của bạn là gì?

- 142 -
● Có điều bí mật gì mà ngay cả bố mẹ và bạn thân cũng chưa biết về bạn?

● Thứ gì bạn đã ăn cắp / tìm thấy / tạo ra / sửa chữa?

● Khó khăn gì bạn đã gặp phải trong đời?

● Điều gì làm bạn nhớ tới ông / bà / bố / mẹ / bạn bè / anh chị em / người bạn rất

coi trọng?

Ừ để mình suy nghĩ nhé.

Mình viết xong rồi, giờ mình làm gì tiếp đây?

Bạn có hay xem phim không? Bạn đã xem “Frozen” và “Tháng năm rực rỡ” chưa?

Ừ xem rồi, thì sao?

Thì bài luận chính của bạn cũng có thể viết theo 2 hướng như 2 bộ phim này.

Bài luận chính mà như phim?

Đúng, như phim, chỉ là không biết bạn muốn chọn cách nào thôi.

Đầu tiên với Frozen thì câu chuyện đi theo cấu trúc nguyên nhân hệ quả: A dẫn tới

B dẫn tới C dẫn tới D: Anna và Elsa lớn lên mà Anna không biết về quyền năng của

chị mình → Anna có người yêu → Elsa phản đối → Elsa bị lộ quyền năng và bỏ đi

→ Anna đuổi theo tìm chị và bị đuổi về → Anna phát hiện tình yêu không như

mình nghĩ → Anna hi sinh để cứu Elsa và giúp Elsa kiểm soát được quyền năng.

Với Tháng năm rực rỡ thì bắt đầu bằng sự kết thúc là 2 người bạn cũ tình cờ gặp
lại nhau, một người bị ung thư sắp chết và nhờ bạn tập hợp nhóm bạn cũ “Ngựa

hoang” lại. Trong hành trình tìm lại quá khứ thì khán giả hiểu được ký ức tươi đẹp
của nhóm. Mỗi thành viên của nhóm là một câu chuyện riêng. Tất cả những câu

- 143 -
chuyện này được liên kết bởi nhóm Ngựa Hoang. Đây là một cấu trúc mà những

phân cảnh của bộ phim là độc lập nhưng có một sợi dây kết nối…

Dừng, không cần giải thích về phim nữa, thế điều này có liên quan gì tới bài luận của mình.

Bạn đọc thử 2 bài luận sau nhé:

Bài đầu tiên là bài luận chính của một anh Vassar College khóa 2022:

First kilometer. My skin can feel the moisture in every dewdrop carried by the cool breeze.

The sky gradually metamorphoses from a mixture of purple and azure into a shade of
burgundy. Accelerating to my full speed, I feel so indefatigable as if I could maintain this

pace throughout my whole run.

In my freshman year of high school, I tried out soccer as a compulsory sport for my P.E
class. Try as I might, I could not dribble the ball past any of my friends. Furthermore, I was

always feeling out of breath. I knew that I needed to improve my endurance. Thus, I took

up running.

Second kilometer. My shirt is soggy with sweat. The joy is fading away. Instead, the sore

in my foot and the insufficiency of air in my lungs take over my mind. These unpleasant

feelings make me reminisce about the first day that I ran. In retrospect, I almost fell onto

the ground after just one block. My mouth kept retching. My throat was craving a sip of

water. One year later, I savor running with all its physical and mental challenges.

At the age of seven, my mom took me to the piano class. However, the weird shapes of

musical notes and the idleness of sitting on a chair playing the same note time and again

led me to make all kinds of excuses to my mom to quit that class. Today, I still regret that

decision because without trying, I did not know how good, or bad, I was with the piano.

Learning from that lesson, I kept on running despite the first dreadful experience.

- 144 -
Third kilometer. My mind starts to stroll away. I am completely absorbed in my thoughts.

Well, my mind is always so. Nevertheless, running provides a remarkably peaceful

environment for introspection. Thinking about a rejection for a part-time job becomes

wondering about what I missed. Recollection of a long-lost friend becomes figuring out how
to rebuild our relationship. And self-irritation at a bad exam becomes an assessment of

where I can improve.

In fact, the run gave me the idea for my science project in the eleventh grade. It was a design
of a pair of shoes that could harness energy from the user’s walking steps. I signed up for

the ViSEF, the Vietnamese version of Intel ISEF. Starting from scratch, I talked to my

mentor for advice and then jumped into a pool of Physics textbooks for three months. More

than once was I in doubt of my whole project. Even so, like running, the more time I spent,

the more committed I became.

Fourth kilometer. I begin to question my own endurance. Fortunately, I find a formidable

running partner. He is an impassive, stoical figure with a comparable strength to mine.

When I turn right, he falls behind me. After my left turn, he quickly appears ahead of me.
Soon, the sky brightens up, extinguishes the street lights and hence, sends my shadow away

from his evanescent existence.

Whenever I face an obstacle, I ponder my triumph over my shadow, my own self, to finish

my run. Running teaches me that there are no limits to my capability. As long as I

persevere, I can improve. Now, with a runner’s mindset, I can dribble the ball well and even

score goals in a soccer match; I can build a functional prototype of the shoes, and I can

definitely earn the trust of the visual-impaired children whom I am tutoring.

Fifth kilometer. “Yes, I have made it.” I sit down on the bench, patiently waiting.

Eventually, far across the river, an enchanting crimson ball of fire rises behind a dark-gray

blanket of clouds. The river turns into a glorious painting of mosaic gold with the sun’s

- 145 -
vibrant reflection. I am at the turning point of my run. Ahead of me awaits the five-

kilometer journey back home.

Bài luận thứ 2 là của một chị trường Knox College khóa 2022

Tenth grade couldn’t start any “better.”

My ex and I just broke up, and his arm was full of long cuts. My best friend fell into
Depression; she drank alcohol, smoked cigarettes, and regularly wandered down the street

at midnight. With all my weak effort, I tried to grab them from the edge of desperation. By

the way, I was the one who fell deeply in the dark hole filled with obsession and negative

thoughts.

It all started, and slowly corroded my mental health every day. That time when I saw the

long cuts on my ex’ arm, a spine-chilling feeling ran down my body. I imagined his slow

cut, the blood, his pale face, and his emotionless eyes. At the same time, the Depression of

my best friend also had a strong effect on me. I was hopeless with her condition while she

was always out of control and did crazy things. Her father told me that she was found in

the bathroom bleeding, fortunately she was admitted to the hospital just on time.

Collapsed on a Tuesday.

My mind was blank. I hurriedly ran to my corner on the fifth floor. Tears felt down

uncontrollably. Why did all these things happen to me? I fell asleep in the cool wind with

the swell eyes. The days after that were just like a never-ending nightmare. I blamed myself

for their conditions. I felt guilty and helpless.

Light comes with movement.

I was a bird in a tunnel without a way out. Luckily, I was admitted to the Fzone Dance

Crew. Amidst all the trouble, the only moment that I could forget about everything was

when I practiced and performed with the crew. There was the sound of the wind, the sound

- 146 -
of their heavy breathing, the sound from the graceful moves to the forceful ones, and the

sound of their heart beats. The music stepped into my mind and swept away all the “trash.”

I put all my mind in remembering the choreography, listening to the music, and doing the

movements accurately, striking natural and attractive attitudes toward the audience
enjoying the stage. No more negative thoughts and anxiety. No more self-blame. Dance let
me move on with my life, see the other beautiful things around me, and stop the stress from

consuming myself.

Summer is the new beginning.

I applied and got into Sex Speak Organization (SSO). Since I had struggled a lot with my

own mental problems, I believed many others faced the same, but they couldn’t find a way
out. I could be of help. SSO is a non-profit organization with a mission to raise awareness

of Vietnamese community about the importance of sex education. I observed many teenagers

felt into Depression because of teenage pregnancy and date rape. With the compendious and

practical knowledge presented on fan page, in campaigns, and in workshops, I hoped that

these girls can avoid or pull themselves out of the tragedy they faced. I remembered our
Funding Campaign “Dream Paper Crane” for the harassed girls at Little Rose Shelter.

Hundreds of letters and thousands of paper cranes, mostly from high school students, came

to us full of empathy and love. On a beautiful Sunday morning event, words from one of

the girls touched my heart: “I wish it didn’t happen to me. Sis, I want to get out of here.”

At JUST MEDIA, as Head of Blog Team, I am writing posts about memories, little corners

in high school, and contributing ideas for video clips and events for our high school students

and alumni. I hope our stories can help build a more positive experience for peers.

My best friend now goes out for bubble milk tea, does make up, and volunteered. My ex is

a Script Writer of JUST MEDIA, and spends his free time creating websites and editing

videos.

And I, I’m out of the tunnel.


- 147 -
Bài thứ nhất là mô tả nhiều hoạt động khác nhau nhưng có một sợi dây liên kết đó

là việc chạy bộ mỗi sáng của tác giả. Bài luận thứ 2 đi theo thiên hướng nguyên

nhân hệ quả cho một chuỗi các sự kiện xảy ra.

Mình hiểu, nhưng chẳng lẽ chỉ có 2 kiểu cấu trúc này?

À, đương nhiên có nhiều kiểu khác nữa, ví dụ bạn có thể sáng tác một bài thơ bằng

tiếng Anh để gây ấn tượng.

Viết thơ?

Lý do chúng mình chỉ giới thiệu hai cấu trúc này là vì hai cấu trúc này đơn giản

nhất và có nhiều người đã áp dụng. Ngoài ra, bạn thấy không, những bộ phim như

“Frozen” hay “Tháng năm rực rỡ” đều thành công về doanh thu, thế thì sao mình

không học hỏi và áp dụng ngay cho hiệu quả? Còn nếu bạn muốn thử một cấu trúc

nào đó mới và sáng tạo thì cứ phát triển nhé, nhưng mình phải nhắc trước về độ

rủi ro đấy.

Được rồi, thế nhưng làm sao mình biết chọn cấu trúc nào cho phù hợp?

Đơn giản thôi, nếu cuộc đời 17 năm của bạn không có nhiều biến động hay có

những điểm “đặc biệt” mình đã nói ở trên thì cứ áp dụng cấu trúc như trong bài

của anh trường Vassar. Bài luận gồm nhiều câu chuyện khác nhau nhưng có một

sợi dây liên kết về chủ đề chung của hồ sơ.

Ngược lại, nếu bạn có những biến cố xảy ra trong đời mà có thể làm thành một bộ

phim tài liệu thì hãy áp dụng cấu trúc nguyên nhân hệ quả.

Hiểu rồi, thế sau khi chọn cấu trúc xong rồi làm gì nữa?

Ơ, viết thôi chứ còn gì nữa. Tuy nhiên khi viết bạn cần chú ý những điểm sau để

bài luận thêm phần hay ho nhé:

- 148 -
Đề 1: Một số học sinh có những kỷ niệm, tính cách, sở thích hoặc tài năng mà nếu

không được đề cập sẽ không thể phản ánh hết bản thân. Nếu điều này phù hợp với

bạn, vui lòng chia sẻ câu chuyện của bạn.

Với đề 1 thì bạn cần phải mô tả sống động câu chuyện của bản thân và cần đi vào

phân tích kỹ sự quan trọng với bản thân của bạn. Nhớ là đừng liệt kê lại những

thông tin trong resume mà nên đi sâu vào phân tích tính cách, niềm tin, đam mê,…

sao cho phù hợp với chủ đề hồ sơ. Đừng ngại đi vào những chủ đề nhạy cảm như
bạo hành trong gia đình, trầm cảm của bạn bè hay bệnh tật của bản thân. Tuy nhiên,

nếu bạn muốn nói về những chủ đề tiêu cực thì cần kết thúc bài với sự tươi sáng

tích cực. Ví dụ nếu bạn nói về việc bản thân bị trầm cảm thì bạn phải cho trường

thấy bạn đã vượt qua căn bệnh. Trường sẽ không muốn nhận một học sinh có nguy

cơ trầm cảm rồi một ngày đẹp trời, chạy lên tầng cao nhất của trường và nhảy

xuống. Vì thế, nhớ tập trung vào điều tích cực ngay cả khi bạn đang kể một câu

chuyện tiêu cực.

Ơ, thế nào là mô tả sống động?

Xem quảng cáo tivi Samsung hay Sony chưa? Sống động là đầy màu sắc với âm

thanh vòm 360 độ, dùng các biện pháp tu từ ẩn dụ so sánh để giúp người đọc tưởng

tượng được trải nghiệm của bạn. Ví dụ nhé, mình nói thủ môn Lâm Tây đẹp trai

thì quá chung chung. Bạn sẽ cần mô tả chiều cao 1m88 của Lâm Tây hay gương

mặt lai đầy cuốn hút.

Hiểu chưa?

Ờ, hiểu rồi, giống như nói đẹp thì phải là đẹp như Thị Nở chứ gì.

Hiểu nhanh đấy. Tiếp nhé:

Đề 2: Bài học từ những thử thách mà chúng ta đã vượt qua là tiền đề cho sự thành

công trong tương lai. Bạn hãy kể lại một giai đoạn mà bạn bị thử thách, lùi bước

- 149 -
hoặc thất bại. Sự việc này đã ảnh hưởng tới bạn ra sao và bạn đã học được bài học

gì?

Thật sự đề 2 là đề khó viết hay. Lý do là vì câu chuyện vượt qua thất bại quá dễ

đoán, giống như xem truyện cổ tích ấy. Bạn biết là sẽ có một mụ phù thủy, bà ấy

sẽ rất độc ác với nhân vật chính, tuy nhiên cuối cùng thì bà ta cũng bị trừng phạt.

Câu chuyện của bạn cũng vậy, bạn thất bại rồi đứng lên vượt qua thất bại và thành

công. Đa phần các bài viết về chủ đề vượt qua thất bại là có thể đoán dễ dàng phần
kết thúc. Bạn sẽ tỏa sáng, cứu được công chúa sau khi vượt qua đầm lầy, quái vật,

rồng lửa, và một lô lốc thứ vớ vẩn khác ngáng đường bạn. Chính vì thế nếu bạn

dũng cảm chọn đề này thì đừng quá tập trung vào việc bạn chiến thắng ra sao, mà

hãy phân tích bài học bạn nhận được từ sự thất bại và sự trưởng thành của bản

thân qua bài học đó. Bạn tập trung vào những kỹ năng hay tính cách mình đã phát

triển, cơ hội bạn nhận ra. Quan trọng hơn, nhớ luôn tích cực khi nói về thất bại.

Đừng đổ lỗi bất kỳ ai, không thể nào “em sai rồi, anh xin lỗi em đi” được.

Đề 3: Hãy hồi tưởng lại một thời điểm mà bạn nghi ngờ hoặc tự thách thức bản
thân với một niềm tin hay ý tưởng. Điều gì đã thôi thúc bạn làm việc này? Kết quả

của sự việc đó như thế nào?

Thật ra thì đề số 3 cũng khó với nhiều bạn học sinh Việt Nam, nhất là các bạn học

trường công với văn hóa lễ phép và lắng nghe thầy cô mà ít tranh luận hay phản

bác. Nếu bạn là một người hơi nhút nhát, không dám chia sẻ ý kiến trái chiều do

sợ mất lòng người khác thì đây có lẽ không phải là chủ đề bạn nên chọn.

Nếu bạn đã phản bác ý kiến ai đó và muốn viết về nó thì bạn cần liệt kê thông tin

sau đây trong bài: bạn phản đối bằng cách nào, qua email, điện thoại, Messenger

hay trao đổi trực tiếp? Tại sao bạn thấy cần phải đưa ra và bảo vệ ý kiến của bản

thân? Phương thức bạn sử dụng để đấu tranh có phù hợp hay không? Và việc bạn
tranh luận đã thay đổi bản thân ra sao? Chủ đề bạn tranh luận không cần phải to

- 150 -
tát tầm cỡ thế giới mà có thể chỉ là cách giải quyết một vấn đề trong lớp mà thôi.

Quan trọng là nội dung về bạn chứ không phải vấn đề bạn tranh cãi.

Đề 4: Mô tả một vấn đề bạn đã giải quyết hoặc mong muốn giải quyết. Đây có thể

là một vấn đề trong tư duy, nghiên cứu, hoặc một câu hỏi về đạo đức - hay bất kỳ

chủ đề nào mà bạn thấy quan trọng, dù lớn hay nhỏ. Giải thích tầm quan trọng của

vấn đề này đối với bạn và những bước bạn đã làm để tìm ra cách giải quyết.

Thực ra đề 4 sẽ là một đề dễ khai thác cho những bạn đi làm nghiên cứu khoa học

trong cấp 3. Bạn có thể đưa ra chủ đề về một câu hỏi chuyên môn mà bạn đang

nghiên cứu cùng với giáo viên / giáo sư. Bạn cần tập trung vào việc giải thích tại

sao chủ đề này quan trọng với bạn, bạn mong muốn điều gì khi tìm ra kết quả và

quá trình tìm câu trả lời đã ảnh hưởng tới con người của bạn ra sao?

Đề 5: Mô tả một thành tựu, một sự kiện hoặc một sự nhận thức đã đánh dấu quá

trình trưởng thành của bản thân và giúp bạn có một nhận thức mới về chính mình
hoặc về người khác.

Đây cũng là một chủ đề khá khó cho các bạn Việt Nam vì chủ đề này yêu cầu sự

tinh tế cảm nhận về những gì bạn đã trải qua. Nó có thể là một chuyến đi chơi với
gia đình làm bạn nhận ra giá trị của cuộc sống. Nó có thể là mối tình đầu tiên và

sau đó bạn bị “đá” không thương tiếc. Nó có thể là công việc hoặc hoạt động ngoại

khóa bạn tham gia. Nó cũng có thể là lần đầu tiên bạn đi dạy học. Nói chung có rất

nhiều trải nghiệm bạn có thể viết để đánh dấu sự trưởng thành của bản thân. Tuy

nhiên bạn vẫn cần tập trung vào việc thể hiện tính cách, đam mê, sở thích,… qua

trải nghiệm quan trọng này.

Đề 6: Mô tả một chủ đề, ý tưởng, hoặc khái niệm mà bạn đam mê nghiên cứu quên

cả thời gian. Tại sao chủ đề, ý tưởng hoặc khái niệm làm bạn cực kỳ hứng thú? Bạn

đã làm gì hoặc hỏi ai khi bạn tìm hiểu thêm về chủ đề đó?

- 151 -
Nhìn chung thì đề 4 và đề 6 khá giống nhau nên bạn có thể chọn một trong 2 để

viết.

Cuối cùng là đề 7: … Bạn thích viết gì thì viết đó, đừng viết “vớ vẩn” là được.

Hả, viết “vớ vẩn” là sao?

Có những chủ đề bạn không nên đề cập tới vì chả ai muốn đọc cả:

● Việc con thú cưng của bạn chết làm bạn nhận ra ý nghĩa cuộc sống thế nào

● Chủ đề nhạy cảm như tranh luận tôn giáo, chính trị,…
● Những hành động có thể bị xem là thiếu đạo đức hay phạm pháp

● Những chủ đề quá riêng tư của bạn (thất tình, hẹn hò, thậm chí đã có học sinh

ở Mỹ đưa cả “chuyện ấy” vào trong bài luận chính).

Được rồi, mình sẽ chú ý. Thế giờ mình làm sao để bài luận hấp dẫn người đọc đây?

Đầu tiên bạn cần phải chú ý cấu trúc của bài. Bài luận chính sẽ KHÔNG có cấu trúc

4 đoạn cơ bản: 1 đoạn mở bài, 2 đoạn thân bài, và 1 đoạn kết bài mà bạn làm cho
IELTS, TOEFL hay trong lớp tiếng Anh. Thật ra bạn nên xem nó như cấu trúc của

một bộ phim vậy. Bạn cứ thử tưởng tượng mở đầu phim Avengers: Infinity War

bằng cảnh tóm tắt rằng một nửa số anh hùng sẽ chết và Thanos sẽ chiến thắng

trong phần 1. Nếu bạn biết trước thì chả ai còn muốn xem phim này nữa. Với bài

luận chính của bạn cũng vậy, bạn nên nhảy ngay vào câu chuyện, không giới thiệu,

không dẫn truyện. Hãy để người đọc trải nghiệm ngay câu chuyện bạn muốn kể.

Nếu bạn ưa thích bộ phim nào thì hãy cứ áp dụng mạch truyện của bộ phim vào

bài luận của mình thôi.

Mình thích “cô dâu 8 tuổi” thì sao?

Ừa, nhân viên tuyển sinh chỉ có khoảng 10 phút để đọc hồ sơ của bạn, bạn làm sao

tóm tắt hết nội dung “cô dâu 8 tuổi” trong vòng 10 phút thì làm.

- 152 -
Đùa thôi, thế mình cần chuẩn bị thời gian bao lâu để viết?

Sẽ lâu đấy. Thường thì một bạn sẽ mất ít nhất 2 tháng để viết bài luận chính. Ngoài

ra bạn sẽ viết nhiều bản khác nhau, thậm chí viết 2-3 chủ đề khác nhau trước khi

chốt được bài cuối cùng. Để kịp nộp hồ sơ vào tháng 10 thì bạn nên lên ý tưởng từ

tháng 4. Nếu bạn đợi tới tháng 9 mới bắt đầu thì sẽ không kịp đâu.

Thế sau khi viết rồi mình làm gì nữa?

Bạn nên chia sẻ bài viết cho bạn bè, người thân đọc để nhận xét, qua đó lắng nghe

góp ý của mọi người, nhưng đừng cố gắng phải viết bài theo đúng ý của từng

người. Trước hết, bạn cứ lựa chọn ý tưởng phù hợp với chủ đề chính trong hồ sơ

của bạn rồi hãy sửa bài theo hướng đấy.

Khi bạn đã chốt được ý tưởng cuối cùng rồi thì một phần rất quan trọng là bạn

phải kiểm tra kỹ để tránh những lỗi sai ngữ pháp cơ bản hoặc sai về cách hành văn.

Bạn có thể đọc to bài luận để xem có chỗ nào không trôi chảy hay không và không

chỉ kiểm tra lại trong một ngày mà có thể đợi vài ngày rồi hãy kiểm tra lại, có thể

bạn sẽ tìm ra một lỗi khác hoặc nghĩ ra một cách viết khác phù hợp hơn.

Rồi hiểu rồi, thế sau khi mình chốt bài luận chính thì còn cần làm gì nữa?

Bạn cần lấy thư giới thiệu từ 3 giáo viên trong trường.

- 153 -
PHẦN CHIA SẺ CHƯƠNG 12

Âu Thiên Hoàn

Bài luận chính là phần quan trọng nhất trong bộ hồ sơ du học. Con đường thể hiện

bản thân qua bài luận chính của mình cũng gặp nhiều vấn đề khó khăn lắm.

Như mình đã chia sẻ ở chương 8, mình dành rất nhiều thời gian để tìm hiểu xem

bản thân mình có gì đặc biệt. Sau khi xác định được những điểm nổi bật để thể

hiện trong bài viết, bước tiếp theo là xây dựng dàn bài và chọn một cách dẫn dắt

phù hợp. Có 2 cách xây dựng cấu trúc bài luận chính như phần kiến thức ở trên đã
chia sẻ. Để chọn được cách thể hiện nào, mình đã phải loay hoay mãi. Cuối cùng,

mình quyết định chọn phương án hai: sẽ kể về hành trình mình đấu tranh để được

làm những điều mình thích, học ngành mà mình mong muốn – một hành trình dài

nhiều biến cố. Mình chọn câu chuyện này để kể là vì câu chuyện là những trải

nghiệm rất thật của mình và mình có thể dễ dàng khai thác. Đối với học sinh Việt
Nam, việc bị ba mẹ bắt ép học theo ngành và trường không mong muốn rất thường

xảy ra. Bài luận cũng mình qua câu chuyện đó cũng thể hiện được mối liên quan

giữa mình và xã hội. Những biến cố và cách mình vượt qua nó sẽ thể hiện được cá

tính của bản thân mình, những phẩm chất đặc biệt và dễ nhìn thấy nhất của mình.

Mình tin điều đó sẽ để lại được ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển sinh.

Sau khi đã chọn được chủ đề và cách viết, mình dành một buổi 2 – 3 tiếng đồng hồ
chỉ để viết tự do (free writing). Mình viết ra tất cả những gì mình nhớ được về hành
trình đó. Mục đích của việc làm này là để xây dựng dàn bài và nội dung sơ bộ. Sau

đó, mới chắt lọc, cắt gọt, và sắp xếp ý để có được nội dung hoàn chỉnh. Mình phải

viết đi viết lại rất nhiều lần mình mới có được một bài hoàn chỉnh.

Tuy nhiên, vẫn còn một bước vô cùng quan trọng nữa: chỉnh sửa câu từ và cấu trúc

ngữ pháp để tạo ra được những câu văn đắt giá, giàu cảm xúc và những hình ảnh

ẩn dụ đầy sâu sắc. Cái khó ở đây là chỉ nên kể, tả, và không nên sử dụng trạng từ,
- 154 -
tính từ để bộc lộ cảm xúc, quan điểm cá nhân của bản thân. Đôi lúc, các bạn có thể

chèn vào một vài câu để dẫn dắt cảm xúc của người đọc. Mình luôn cố gắng dùng

những động từ mạnh, danh từ mạnh để câu văn có sức hấp dẫn, sinh động hơn.

Việc chỉnh sửa phải tốn đến tận 2 tuần để mình có một bài luận chỉnh chu.

Bước cuối cùng là đọc lại một lần nữa, kiểm tra lỗi chính tả và số lượng từ đã dùng.

Nên lưu ý rằng bài luận chính tối đa là 650: chỉ cần lố 1 từ thôi, Common App sẽ

không cho bạn gửi hồ sơ đến trường. Vì vậy, hãy kiểm tra và cắt bớt nếu phát hiện

mình viết thừa nhé.

- 155 -
Đoàn Nguyễn Tường Vy

Trước khi bắt đầu viết luận chính, mình đã nghe các anh chị “hù dọa” về độ khó

nhằn của “em nó” rồi. Đến khi đặt bút vào viết thì mới thấy nó…. khó nhằn thiệt.

Viết luận chính cũng giống như một cuộc đào xới lại quá khứ 17 năm tồn tại trên

cuộc đời của mình xem có gì thú vị không, là phải tìm thấy những ý nghĩa sâu sắc

từ những trải nghiệm mà trước giờ mình vẫn thấy chúng bình thường không có gì

đáng nói hết. Dưới đây là một số lưu ý mình tích cóp được trong quá trình “trầy

da tróc vẩy" viết luận của bản thân:

Thứ nhất, hãy nghĩ và nghĩ, viết và viết. Bạn không thể cứ chờ ý tưởng một ngày

nào đó đột nhiên ùa tới được nếu không thực sự tập trung suy nghĩ và thời gian
làm hồ sơ không cho phép điều đó. Hãy dành khoảng 30 phút mỗi ngày, vừa ngẫm

nghĩ vừa liên tục viết ra bất cứ ý tưởng nào chạy trong đầu bạn, cho dù nó có nhảm

nhí hay tầm thường cỡ nào. Nếu cứ giữ ý tưởng trong đầu, nó sẽ đi qua các chặng

biến động như thế này: đầu tiên, bạn sẽ thấy ý tưởng ấy thật tuyệt vời. Sau đó, bạn

sẽ bắt đầu ngẫm nghĩ lại và tự cảm thấy nó không đặc sắc mấy để viết. Và cuối

cùng, bạn cho nó vào thùng rác.

Thứ hai, hãy tạo cho mình một không gian thoải mái nhất. Khó mà viết nên cái gì

sáng tạo giữa bốn bức tường chán ngắt, trong một căn phòng ngộp ngàn và nóng

bức, cùng với những âm thanh tiếng ồn phải không nào? Mình thường tìm đến

quán cà phê yêu thích của mình, gọi một ly trà đen macchiato, tìm một góc gần cửa

sổ và ngồi đó cả buổi chiều chỉ để tìm ý tưởng. Mình cũng hay đi cùng đứa bạn

thân để có thể giúp mình tập trung vào công việc không bị xao nhãng. Những khi
“bí" ý tưởng quá thì mình có thể hỏi bạn mình về con người mình: những góc nhìn

từ những người xung quanh cũng rất hữu ích trong quá trình lên ý tưởng cho bài

luận chính.

- 156 -
Thứ ba, làm “sống” lại những hồi tưởng của bản thân. Bài luận chính của mình viết

về những chiếc bánh mình đã từng làm trong quá khứ. Vì thế, mình cần tái hiện lại

những cảm xúc trong quá trình nấu nướng để tăng nguồn cảm hứng. Mình xem lại

những tấm ảnh chụp những thành phẩm của mình, nướng lại những chiếc bánh
ấy để trải nghiệm quá trình. Đây cũng là một cách thú vị để viết luận chính dễ dàng

hơn!

Thứ tư, đừng đọc quá nhiều bài luận của người khác. Hành vi này sẽ khiến bạn
nghĩ rằng những ý tưởng nguyên mẫu của mình quá tầm thường khi so sánh với

những ý tưởng của người khác - những bài luận đã được gọt dũa rất lâu cả về nội

dung lẫn hình thức, ngôn từ hay ho hơn. Bạn cũng rất dễ rơi vào trường hợp cảm

thấy ý tưởng của mình đã có người khác sử dụng qua. Quan trọng là cách bạn trình

bày như thế nào. Hãy tập trung vào bản thân mình!

Đừng căng thẳng khi phải cố nghĩ ra ý tưởng gì đấy thật tuyệt vời hay phải gấp rút

có bài để nộp trước hạn nộp. Cứ xem như bạn đang viết để hiểu rõ bản thân mình

hơn thôi. Chúc bạn thành công trên con đường viết luận của bản thân!

- 157 -
Huỳnh Ngọc Duy

Sau khi đã có trong tay một “kim chỉ nam” - chủ đề chính - thật “xịn sò”, việc cần

làm tiếp theo là lên ý tưởng bài luận chính.

Việc viết luận chính là điều đau khổ nhất trong suốt quá trình chuẩn bị hồ sơ của

mình: mình bị thầy Nam yêu cầu viết lại đến 8 lần. Bị từ chối khiến cho mình có
cảm giác thất vọng về bản thân và chán nản. Tuy vậy, số lần bị từ chối càng nhiều,

lúc mình được duyệt bài: niềm vui sướng càng lớn hơn gấp bội. Viết việc bài luận

nhiều lần là điều khó tránh khỏi, nên hãy bắt tay vào viết bài luận chính CÀNG

SỚM CÀNG TỐT.

Mình đã viết tổng cộng 8 bài luận chính nháp trước khi chốt. Cứ mỗi bài mình thì

mình lại đổi một chủ đề khác và viết một bài mới hoàn toàn. Cảm xúc mình đã

dành hết cho bài trong lần viết đầu nên thật khó để có thể chỉnh sửa những đứa

con tinh thần sau đó của mình. Một cách thật tình cờ, một ý tưởng đã đến với mình:
Buổi tối hôm đó, sau khi nhận email nhận xét từ thầy, mình khá nản - vừa không

biết phải sửa gì từ bài trước, vừa cảm giác không thỏa mãn với chủ đề mình đã

chọn. Bất chợt, mình nhìn thấy cái bóng đèn huỳnh quang đang lén lút nhìn mình.

Hằng ngày, nó cũng ở đấy thôi, sao hôm nay nó lại mang đến một điều gì đó xuyến

xao lạ lùng. Ý tưởng cho bài luận chính đã được sinh ra từ đây. Mình nhớ lại tuổi

thơ dữ dội tại Đà Nẵng với những lần cúp điện lâu đến đẫm mồ hôi. Những kỉ

niệm gợi lại cho bản thân mình nhiều cảm xúc. Nhờ đó, mình quyết định chọn “cúp

điện” là chất keo kết dính những nét tinh tế của bản thân mà mình mong muốn

được gửi gắm đến nhà tuyển sinh, chỉ hi vọng “cúp điện” sẽ không “cúp” con

đường đến Mỹ của mình.

Trong quá trình viết, mình cũng đã thử rất nhiều những dàn ý mà thầy chia sẻ,

cũng như tham khảo các bài luận của các anh chị khóa trước. Tuy nhiên, sau khi
đọc xong trong đầu chỉ biết nghĩ “Các anh chị viết hay thật!” Việc tham khảo từ

- 158 -
các bài viết khác sẽ dễ làm các bạn bị ảnh hưởng dẫn đến vô tình đạo văn. Để tránh

tình huống đó, các bạn nên viết bài luận trước trước theo suy nghĩ của bản thân,

rồi đọc bài của các anh chị để sửa đổi và triển khai thêm. Đối với bản thân mình,

mình chọn cách đọc hết các bài luận mà thầy Nam đã gửi và chọn ra những bài nào
phù hợp với mình. Dựa vào đó lập ra một dàn ý có cấu trúc hao hao giống vậy.
Mình cũng không quên mở “kim chỉ nam” của mình để xem với chủ đề này, dàn ý

này thì mình có thể đưa vào những điểm mạnh tính cách nào cho phù hợp và mượt

mà. Khi đã có dàn ý rồi, việc tiếp theo là bắt tay vào viết thôi!

Là con trai, việc viết lách với mình thật sự cũng không đam mê mấy. Để viết được

một bài luận thì thứ mình cần là cảm xúc. Mà cảm xúc của mình toàn đến vào lúc

11, 12 giờ tối mới. Do đó, để giữ cho cảm xúc nguyên vẹn, mình toàn trắng đêm để

hoàn thành bài. Thế nên, đối với mình, việc hoàn thành bài luận là một điều gì đó

rất vĩ đại.

Khi bạn đã hoàn thành được luận chính thì có thể coi như bạn đã hoàn thành gần

một nửa bộ hồ sơ rồi đấy.

- 159 -
Lê Kim Thư

Dù từng học chuyên Văn từ hồi cấp 3, mình vẫn gặp rất nhiều khó khăn khi viết

bài luận chính. Tuy đã được thầy Nam gợi ý khá nhiều ý tưởng hay ho nhưng mình

vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai ý tưởng.

Vấn đề chủ yếu mình gặp phải trong lúc viết bài luận chính là không biết viết gì về

bản thân. Mình cảm thấy những sự kiện trong cuộc đời mình đã từng trải qua khá

nhạt nhẽo và không đủ đặc sắc để thêm vào bài luận chính.

Khi mới bắt đầu viết, mình bị ám ảnh bởi việc phải kiếm được tính cách phù hợp

với ngành của mình theo học rồi ráng kiếm được câu chuyện để chứng minh.
“Ngành khoa học máy tính thì cần tính cách gì nhỉ?”. Rồi mình cố gắng “bịa” ra

câu chuyện có thật của mình cho thật dài thật sinh động để phù hợp với tính cách
đó. Kết quả là bài văn ý tứ lẫn lộn, khó hiểu… Cứ như thế, mình viết tới tận 7 bản
nháp mà không chọn được bài nào cho hoàn chỉnh để nộp. Lúc đó, mình thấy

buồn, chán nản và thất vọng vô cùng.

Khi đó, anh Sang – người hướng dẫn (counselor) của mình – mới khuyên mình nên

hỏi ý kiến của bạn bè và người thân. “Đánh giá về người khác lúc nào cũng dễ hơn

tự đánh giá bản thân mình đúng không nào?” Bên cạnh đó, ảnh cũng khuyên mình

cứ tự tin thể hiện bản thân thôi, không cần phải ép mình vào một bản sao của ai đó

để phù hợp với ngành đó hay trường đó. Bởi, nếu bài luận “bản sao” của bạn có

được trường nhận thì trường đang nhận “bản sao” đó, chứ không phải là bản thân

bạn. Biết đâu rằng môi trường học ở đó chỉ phù hợp với “bản sao” chứ không phù

hợp với bạn thì sao? Vậy nên, các bạn đừng ngại, mà cứ tự tin thể hiện tính cách

của bản thân.

Nhờ vào lời khuyên của anh Sang và những nhận xét từ những người bạn thân của

mình nói rằng mình là một người kiên định và tự tin vào khả năng của bản thân,

mình bắt đầu viết về tính cách đó của mình. Mình bắt đầu nhớ lại lí do tại sao từ

- 160 -
những ngày cấp 3 mình đã chọn phương châm sống của mình là “Tell me I can’t, I

will show you I can” (Hãy nói tôi không thể làm điều gì đó và tôi sẽ chứng minh

cho bạn thấy tôi làm được). Và điều đó đã là chất liệu cho bài luận chính của mình.

Sau khi đã có ý tưởng, mình bắt đầu viết nháp bản nội dung. Mình nhờ bạn mình

- đã sống ở Mỹ lâu năm – xem qua và nhận xét. Bạn mình khuyên mình nên kiếm

một hình ảnh ẩn dụ vì các nhà tuyển sinh có vẻ thích các bài viết có hình ảnh ẩn dụ

sâu sắc. Nhỏ bạn mình cũng gợi ý cho mình hình ảnh “vết sẹo” để liên kết bài luận
lại vì hình ảnh đó có tính nhấn mạnh và nó cũng gợi lên nhiều tính cách mà mình

thể hiện. Mình xin trích bài luận của mình dưới đây để bạn tham khảo nhé!

"Scar"

Ninth Grade was when I got this deep scar. I once hid it in fear of embarrassment.

Back then, my grades in Literature were always the lowest in the class. I was scorned at,

and sat alone at the end of the class. My classmates bullied me: they wrote on my class's

anonymous confession page about how stupid I was. Even my family dinners turned into a

long lecture about how I was a disgrace to all the effort my ancestors put in for the family.

No matter how hard I tried, my score would not change, unless I had attended extra classes

of Ms. Bich - my ninth-grade Literature teacher. My mind fell into a trap of words of

disgust. My painful feelings blamed my mind for losing a chance to be the same with other

people: attending extra classes to have high scores. Still, my chaotic mind was proud of its

braveness to keep my ego.

And the wound kept getting deeper, it really hurt.

At the end of one school day, my classmates hid my shoes. They just stood there, looking at

me - waiting, watching, and hoping I would break down. For a second I thought I could no

longer breathe. I just stood there, letting the tears fall down slowly while shaking with

emotion. Suddenly, I heard someone shouted:

- 161 -
"She's crying! Take her picture and post it online. This is so awesome."

Their words were like hydrogen peroxide, dealing with the wound with a sharp sting of

pain, yet healing it. That sting ran through my body and mind, making me come to a

realization that my vulnerability had made me become their target. I could not let them get

to me. I stood up, dried my tears, and went home with no shoes, but my mind was still

scrambled.

The wound was healed. A scar formed.

Joining "Wolf" Math club, I poured my mind into finding a way out of numerical mazes to

sweep away all the "trash." Sometimes, the run-over devastating feelings kept disturbing
my thoughts, getting me in the middle of nowhere in solving problems. That distract rose

doubt about my abilities "Am I stupid like they say?"

One day, at the club we were solving a problem and I was the only one that got a different

approach. I was frightened. Unexpectedly, I burst with fulfilment: they praised me for

implementing the most effective technique to disentangle the problem. The wound was
gradually healed by a sense of contentment of conquering the ciphering games. My

confidence was bolstered. I got an answer for myself: Their words could ever depict my

uncanny abilities.

"My scars tell a story. They are reminders of when life tried to break me but failed" - Lion

King (Disney)

I was still a Literature 'dummy' in their eyes; harsh words still flooded on Facebook.

However, they were not a matter anymore. My mind was busy seeking revenge. After long
persistent days fighting, hard work paid off: that 'dummy' got into the honors Literature
class of the most prestigious high school in Vietnam, while they failed. It came to me a

feeling of power, satisfaction, and happiness. No more self-blame and uncertainty.

Attending this class was my eloquent affirmation "Tell me I can't, I will show you I can."

- 162 -
Though unsightly, scar shaped me into the person I am today: a wild and rebellious one.

After high school, I participated in the OISP CAMP as a media leader. I've written a new

chapter in the history of the camp's media campaigns by replacing the traditional approach

by employing my own ideas. Initially, nobody believed in my plan, telling it would not

work. Nevertheless, I did not fear to fail, but to lose a chance to express and challenge myself.

Now, the scar is a decorative brooch I wear with pride, a brooch that cries.

Nhiều hơn là niềm vui hoàn thành xong bài luận chính, mình cảm thấy tràn đầy hi

vọng và động lực cho những mục tiêu kế tiếp. Mình chợt nhận ra bản thân mình

đã từng cố gắng và nỗ lực thế nào. Như anh Sang đã nói với mình “Không ai thật
sự thất bại trong hành trình “chinh phục giấc mơ Mỹ”, dù tất cả các trường có từ

chối bạn thì bạn vẫn đã rất thành công trong việc tìm ra bản thân bạn”

- 163 -
Nguyễn Lê Minh Thy

Có người từng nói với mình rằng: “Bài luận đầu tiên thường không phải là bài

mình sẽ chốt để nộp cho trường đâu, nên cứ viết thoải mái đi.”

Mình thích nhảy nên nghĩ ngay đến việc sẽ viết về nhảy cũng như những góc nhìn

sâu sắc mà nhảy mang lại. Sau khi ý tưởng của mình được duyệt, mình bắt tay vào
viết ngay. Vài tuần sau, ý tưởng của mình được thầy Nam chốt. Mình cũng là một

trong những bạn đầu tiên trong lớp được thầy chốt được bài luận. Yên tâm hơn

chút, mình cứ thế để bài luận chính sang một bên rồi tiếp tục chuẩn bị những thứ

khác cho bộ hồ sơ. Sau đó, mình vẫn cứ có cảm giác không ổn ở đâu đó, bằng chứng

là việc mình không dám đọc lại bài luận của chính mình. Lúc đó, như bao bạn khác,
mình không dám chấp nhận cảm giác này: vì nếu phải viết lại bài luận thì đó là

một điều rất áp lực và mệt mỏi, đặc biệt là lúc mình nhận ra điều đó thì cũng đã

sắp đến hạn nộp đầu tiên của kì nộp sớm ràng buộc (Early Decision). Cuối cùng,

nghĩ thấu đáo đến việc bài luận chính sẽ ảnh hưởng đến bộ hồ sơ của mình như

thế nào, thế là mình lấy hết can đảm “hít một hơi thật sâu” và đọc lại bài luận đầu
tiên của mình. Đến lúc này, mình đã thật sự chắc chắn đây không phải là “nó”,

không phải là bài mình nên nộp. Hoảng loạn và hụt hẫng lắm, nhưng mình không

còn cách nào khác là cắm đầu vô viết: viết hết thứ này đến thứ khác, viết rồi lại bỏ,

bỏ rồi cũng lại phải viết.

Cái gì đến cũng phải đến: sau bao nhiêu ý tưởng cứ tâm huyết rồi lại thấy sáo rỗng,

mình ngồi xuống và nghĩ về việc tại sao mình lại muốn đi du học đến vậy. Vì mơ

ước, vì sự khám phá, vì kiến thức, nhưng đối với mình, đó là vì gia đình. Mình rất
muốn thay đổi hoàn cảnh gia đình cũng như làm hình mẫu cho em mình noi theo

nên từ khóa lúc này mình quyết chú ý vào đó là “gia đình”. Mình bắt đầu viết về

những vấn đề mà trước đây mình chưa từng dám kể ai, kể cả ba mẹ mình, những

điều mà cứ viết được vài dòng là mình lại khóc. Nhưng đổi lại, cuối cùng thì mình

- 164 -
cũng đã tìm được ý tưởng và con người mà mình vẫn luôn muốn thể hiện cho nhà

tuyển sinh. Và đây cũng chính là bài luận mà sau khi được nhận, Ban Tuyển Sinh

của vài trường đã thật sự gửi mail chúc mừng và nói rằng bài luận của mình có ý

nghĩa thế nào đối với họ. Không phải kiểu khen cho có đâu, họ thật sự nói rất sâu

và thể hiện sự đồng cảm về những gì mà mình đã viết.

Nếu các bạn không thể nào tìm thấy một ý tưởng bài luận cho thật xuất sắc, mình

khuyên rằng hãy khoan hốt hoảng mà làm mất đi tiến độ vốn có của mình. Thay
vào đó, ngồi xuống và tự đặt ra cho mình câu hỏi rằng tại sao mình lại muốn đi du

học đến như vậy thì tự khắc bạn sẽ có cho mình câu trả lời. Nếu cách này không

hữu dụng đối với bạn thì đây cũng là một câu hỏi đáng để bản thân bạn trả lời

nghiêm túc một lần đúng không nào?

- 165 -
Nguyễn Trần Đức Bình

Bài luận chính sẽ là một trong những thứ mà bạn sẽ gửi cho tất cả các trường nên

phải chuẩn bị cho thật kỹ lưỡng, đầu tư thời gian càng nhiều càng tốt. Có một số ý

kiến cho rằng có thể viết mỗi trường một bài luận chính, nhưng điều đó là không

nên và bạn cũng không đủ thời gian để viết hơn 10 bài luận chính cho các trường

khác nhau được. Có rất nhiều cách để viết một bài luận chính nhưng điều quan

trọng nhất vẫn là bản thân: bất kể bạn chọn chủ đề nào, luôn phải thể hiện được
một khía cạnh của con người bạn trong đó. Điều này sẽ không hề dễ dàng trong

khoảng thời gian đầu nên đừng nản chí nhé!

Một lỗi mà mình thường gặp ở mọi người, bao gồm cả bản thân mình, hay là viết
quá nhiều về những thứ không quan trọng và viết quá ngắn về bản thân. Sau nhiều

lần viết nháp, mình khám phá ra một cách để có các ý tưởng hay: đi sâu hơn về lý

do mình làm việc đó thay vì chỉ kể suông. Nếu bạn đam mê một thứ, hãy trình bày

lí do thích nó và sự háo hức của bạn mỗi khi bàn luận về nó thay vì một câu nói

đơn giản như “I like it” (Tôi thích nó). Điều này gây được ấn tượng mạnh hơn

nhiều đó!

Nếu bí ý tưởng, hãy thử chỗ ngồi và dừng lại một chút. Bất kì ý tưởng nào, dù bạn

nghĩ nó “ngớ ngẩn” đến đâu, cũng có thể sẽ có ích trong việc viết luận đấy; nên cứ

ghi chú lại hết nhé. Khi đặt bút xuống viết, một điều tưởng chừng mông lung cũng

có thể biến thành một đoạn văn tuyệt vời đó! Bản thân mình cũng phải trải qua 3

bản nháp hàng ngàn từ mới tới được phiên bản sau cùng.

Khoảng thời gian đầu, mình gặp khá nhiều khó khăn vì chẳng biết phải viết như

thế nào cả. Kể cả sau khi xem bài mẫu, mình vẫn thấy vô vọng. Nhờ anh Đạt – anh

người hướng dẫn (counselor) của mình – động viên mình viết ra vài ý tưởng.

Không ngờ đó lại là những ý tưởng khá hay! Và, mình cứ viết, viết và viết. Bài luận

chính của mình đã ra đời như thế đấy.

- 166 -
Các bạn hãy nhớ nhé: hãy lưu lại những ý tưởng dù nhỏ nhặt nhất. Có thể nó lại

trở thành một ngôi sao làm nên cả bầu trời trong bài luận chính sau này đó!

- 167 -
CHƯƠNG 13: THƯ GIỚI THIỆU

Bạn sẽ phải tự khen mình theo 3 cách

khác nhau.

Mình nghĩ chắc bạn đã nghe nhiều lời

khuyên về thư giới thiệu, bạn cứ hỏi mình

trước rồi mình đi sâu hơn về phần này.

Được, thế thư giới thiệu phải viết bằng tiếng

Anh đúng không?

Đúng.

Thế nếu giáo viên không biết tiếng Anh thì sao?

Thì bạn có thể nhờ giáo viên viết tiếng Việt rồi bạn dịch ra tiếng Anh để nộp.

Thế nếu giáo viên quá bận rộn để có thể viết thư thì sao?

Vậy thì bạn có thể nhờ giáo viên bỏ chút thời gian liệt kê ra những tính cách đặc

trưng và những ấn tượng, nhận xét của giáo viên về bạn bằng các gạch đầu dòng.

Sau đó, bạn viết thư giới thiệu dựa trên các ý đó và đưa lại cho giáo viên duyệt.

Thế mình cần phải xin bao nhiêu thư giới thiệu?

Tối thiểu ba thư từ 3 giáo viên trong trường đã dạy bạn. Nên là 3 giáo viên từ 3

môn khác nhau nhưng nhớ phải là môn chính đấy. Ngoài ra tùy vào ngành học

bạn nộp mà bạn sẽ chọn giáo viên. Ví dụ nếu bạn nộp ngành công nghệ thông tin

thì chắc chắn ít nhất 2 trong 3 thư phải từ giáo viên các môn tự nhiên, đặc biệt phải

có Toán. Nếu bạn nộp ngành Văn học hay Ngoại ngữ thì thư giới thiệu từ giáo viên

môn đó là cực kỳ quan trọng.

Khi thư viết xong có cần xin chữ ký của giáo viên không?

- 168 -
Không cần thiết nếu bạn nộp trên Common Application, nhưng có thì cũng tốt.

Nội dung thư giới thiệu bao gồm những gì?

3 phần mở bài, thân bài, kết bài như mọi bài văn mẫu bạn đã đọc, trong đó:

● Mở bài: Giới thiệu tên giáo viên, môn học dạy trong trường, thời gian dạy và

ấn tượng chung về học sinh.


● 2 đoạn thân bài:

o Đoạn 1: Nhận xét về khả năng học tập, đưa ra những ví dụ cụ thể

trong lớp chứng minh khả năng học tập và tính cách thể hiện trong

quá trình học tập. Ví dụ như nếu học sinh sáng tạo thì có thể đưa ra
việc học sinh áp dụng cách làm mới cho một vấn đề để nhấn mạnh.

Nói chung, xem lại phần chủ đề hồ sơ trong chương 11 để biết bạn

muốn nhấn mạnh điểm gì nhé.

o Đoạn 2 và 3: Nhận xét về hoạt động ngoại khóa, thành tựu đạt được
và khả năng thể hiện. Ví dụ nếu học sinh có tư chất “lãnh đạn”, nhầm,

lãnh đạo thì đưa ví dụ đã quản lý bao nhiêu người trong hoạt động

nào và đã đạt những thành tích gì.

● Kết bài: Nhấn mạnh một lần nữa về khả năng và tính cách của học sinh, đưa

ra với trường lời hứa về tiềm năng sáng giá của học sinh đó nếu được nhận

kèm thông tin liên lạc qua email nếu trường có thêm câu hỏi.

Nghe đơn giản nhỉ, thế thư giới thiệu cần tối thiểu bao nhiêu từ?

Chỉ cần 1 trang hoặc tối đa là 1.5 trang, đương nhiên bao gồm phần logo và thông

tin địa chỉ của trường ở đầu trang để nhìn cho nó chuyên nghiệp. 2 trang thì sẽ rất

lan man và nhân viên tuyển sinh cũng không có thời gian đọc hết, vậy nên bạn hãy

nhờ giáo viên lưu ý những điểm trên hoặc cả hai cùng nhau thống nhất nhé!

Viết xong mình làm sao để nộp trên Common Application?

- 169 -
Trong hồ sơ Common Application của bạn, bạn sẽ điền tên và địa chỉ email của 3

giáo viên. Sau đó, hệ thống Common Application sẽ gửi email tới 3 giáo viên với

đường link để đăng nhập vào Common Application. Khi các giáo viên đăng nhập

vào thì sẽ nhìn thấy phần thông tin của học sinh. Giáo viên cần trả lời vài câu hỏi
cơ bản và đánh giá nhận xét chung trước khi tải thư giới thiệu bằng file Word hoặc

PDF lên và nhấn nút “Submit.”

Tèn tén ten, thư giới thiệu đã hoàn tất.

Ơ, thế giáo viên mình không có email, không muốn cho mình email hoặc quá bận để kiểm

email thì sao?

Thế thì bạn sẽ phải xin phép giáo viên bạn sẽ tự làm tất cả để hoàn tất hồ sơ, dĩ

nhiên vẫn sẽ qua sự cho phép và kiểm tra của giáo viên. Bạn và giáo viên thảo luận

với nhau rồi tạo một địa chỉ Gmail mới cho giáo viên, đăng ký trên Common

Application, nhờ giáo viên viết một số nhận xét về bạn và quy định chữ ký, sau đó
bạn tự tải thư rồi ký tên bằng chữ ký giáo viên đã quy định, và cuối cùng là nộp

ngay trên mạng. Đừng quên đưa lại hồ sơ cho giáo viên duyệt nhé vì bạn chỉ “làm

giúp” những điều giáo viên quy định và cho phép thôi. À nhớ, khi tạo email cho

giáo viên thì nhớ đặt cho nghiêm túc, thầy tên Dũng mà đặt email thành

dung6mui@gmail.com là không thể chấp nhận được nhé.

Nghe có hơi “sai sai” nhỉ?

Đúng là có hơi sai một chút nhưng đừng lo vì thật ra bạn đều đã được sự đồng ý

và nội dung hồ sơ cũng là của giáo viên đưa ra, bạn chỉ tải lên và điền giúp. Đa số

các giáo viên trường công Việt Nam rất bận rộn với công việc giảng dạy ở trường

và dạy thêm cũng như không quen với CommonApp, vậy nên để hồ sơ của bạn

không bị trì trệ thì tốt nhất bạn nên chủ động trong việc này. Và nhớ là phải đưa

lại cho giáo viên xem khi đã hoàn tất nhé! Năm nay đã có một số trường gọi điện

thoại từ Mỹ về số điện thoại của giáo viên để kiểm tra thông tin đó. Nếu giáo viên
- 170 -
của bạn biết nói tiếng Anh thì tốt, còn nếu không thì bạn cứ dặn giáo viên nhờ

trường liên lạc qua email ha. Nhớ là tất cả những gì bạn nộp phải được thông qua

bởi giáo viên nhé.

Tuy nhiên, nếu bạn học tại các trường quốc tế thì giáo viên sẽ tự làm việc này.

Thường các giáo viên trường quốc tế sẽ không cho bạn xem thư giới thiệu và sẽ tự

chủ động tải lên Common Application. Bạn cũng nên trao đổi thẳng thắn với giáo

viên để nhấn mạnh vào những điểm trong phần chủ đề hồ sơ ở chương 11 của bạn

sao cho phù hợp.

Thế còn gì mình phải chú ý nữa không?

Mình sẽ nhắc lại nhé:

● Cấm sai chính tả, sai ngữ pháp.

● Cấm “nổ” tung trời. Điểm trong lớp 8.5 mà được nhận xét là học sinh xuất sắc

nhất mà tôi đã từng gặp trong cuộc đời dạy học 20 năm qua là quá xạo.

● Cấm dài quá 2 trang.


● Cấm cách viết giống nhau cho cả 3 thư giới thiệu (trong trường hợp bạn tự

viết), túc là ba lá thư phải có ba cách viết, ba nội dung, thậm chí ba lời khen

phải dùng giọng văn khác nhau ha.

Sao mà phải “cấm” ghê thế?

À, nói cho vui chứ chả ai cấm được bạn cả. Nếu bạn tránh được những lỗi sai cơ

bản đó thì hồ sơ sẽ tốt hơn nhiều thôi.

Thế khi nào mình cần phải hoàn tất thư giới thiệu?

Nếu bạn tự viết thì thường sau khi xong bài luận chính, tức là tầm tháng 6, 7 trong

hè chuẩn bị lên lớp 12 thì bạn nên viết xong. Nhưng nếu bạn phải chờ thầy cô viết

- 171 -
và để họ tự nộp thì bạn cần phải theo dõi sát sao và thúc ép thầy cô khi gần tới hạn

nộp.

Trời, làm sao mình dám “hối thúc” thầy cô?

À không, bạn chỉ cần nói nhẹ nhàng thôi: “Cô ơi, hạn em nộp hồ sơ đại học Mỹ chỉ

còn khoảng 5 ngày nữa, cô giúp em để em kịp nộp hồ sơ xin học bổng được không
ạ?” Cứ trao đổi với thầy cô nhẹ nhàng nhưng cụ thể về giờ giấc. Nếu như thầy cô

không trả lời nữa thì nên nhờ bố mẹ can thiệp trao đổi, không thì bạn nên có thầy

cô “sơ cua” để nộp thay thế.

Thầy cô “sơ cua” là sao?

Nghĩa là ngoài 3 giáo viên ở trên, bạn có thể hỏi thêm 1 hoặc 2 giáo viên nữa viết

thư giới thiệu. Trong trường hợp bị ai đó từ chối viết thư hoặc gặp trường hợp

khẩn cấp thì bạn sẽ có người thay thế.

Rồi, xong thư giới thiệu thì bước tiếp theo là gì?

Lại viết bài luận tiếp chứ sao. Lần này là luận phụ.

- 172 -
PHẦN CHIA SẺ CỦA CHƯƠNG 13

Âu Thiên Hoàn

Việc viết thư giới thiệu tưởng dễ nhưng lại chẳng đơn giản. Nếu bạn nhờ được

thầy cô viết thư giới thiệu, công việc sẽ nhẹ nhàng hơn ngoại trừ việc bạn sẽ không

biết thầy cô nói gì về mình. Bạn cũng không cần quá lo lắng về vấn đề này vì hầu

hết giáo viên sẽ dành những lời khen “có cánh” cho bạn.

Mình đã lên danh sách những giáo viên sẽ viết thư giới thiệu cho mình: 1 giáo viên

chủ nhiệm, 1 giáo viên dạy Toán, vì Toán có liên quan đến ngành học của mình
nên thư giới thiệu môn Toán sẽ giúp hồ sơ của mình mạnh hơn, và 1 giáo viên dạy

Anh văn. Mình cũng đã dự trù 1 giáo viên dạy Văn trong trường hợp mình không

xin được đầy đủ 3 giáo viên trên.

Mình đã phải soạn ra các bản nháp thư giới thiệu trước khi gửi, vì điều này sẽ mang

lại cho mình một số lợi ích sau đây:

- Đảm bảo những điểm mạnh mình muốn được nhắc đến trong thư giới thiệu,
tránh trùng lặp giữa các thư và giúp cho đánh giá về mình toàn diện hơn.

- Giảm bớt áp lực cho giáo viên và tiết kiệm thời gian cho họ. Bởi vì thầy cô ở

Việt Nam (nhất là ở các trường công) thường bận bộn với rất nhiều công việc

Họ không có nhiều thời gian rảnh để viết thư giới thiệu cùng lúc cho nhiều

học sinh. Vì thế, nếu bạn đã chuẩn bị trước bản nháp, giáo viên chỉ cần kiểm

tra lại và thay đổi những nội dung chưa phù hợp thôi.

Sau khi đã hoàn thành xong các bản nháp, mình mới bắt đầu liên lạc với các giáo

viên để xin thư giới thiệu. Hãy cẩn thận trong từng câu chữ, cấu trúc câu và cách

chọn từ trong quá trình xin thư giới thiệu vì nó ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình
hợp tác với giáo viên sau này đó. Lúc đó, mình đã phải viết đi viết lại, sửa lỗi từng

- 173 -
câu chữ, đảm bảo không có lỗi chính tả, không có câu đa nghĩa, và không có những

cấu trúc phức tạp, rườm rà.

Trong 3 giáo viên mình lựa chọn, có 1 giáo viên không muốn mình tự tạo tài khoản

mới nhưng cũng không muốn đưa thông tin tài khoản của thầy vì lý do bảo mật.

Thầy đã yêu cầu phải hẹn gặp trực tiếp. Mình cảm thấy may mắn vì đã hỏi thầy

sớm: nhờ đó, mình có thời gian để sắp xếp lịch hẹn để trao đổi trực tiếp với thầy.

Tuy vậy, việc trao đổi trực tiếp của mình với thầy cũng gặp khá nhiều khó khăn.
Để hoàn thành tất cả các đánh giá trên Common App, mình cần gặp thầy nhiều

hơn một buổi. Bản thân mình cũng có nhiều khúc mắc do chưa sử dụng tài khoản

Common App Counselor bao giờ nên công việc càng khó khăn hơn. Khi sử dụng

Common App, nếu bạn không hoạt động trong vòng 60 phút thì hệ thống sẽ tự

động đăng xuất; thầy thì thường có việc phải về sớm. Mình phải làm đủ mọi cách

để tài khoản không bị đăng xuất trong lúc di chuyển từ trường về nhà.

Tóm lại, mình khuyên các bạn hãy bắt đầu việc chuẩn bị thư giới thiệu thật sớm để

có thời gian giải quyết vấn đề nếu có phát sinh nha.

- 174 -
Nguyễn Khánh Linh

Quá trình làm thư giới thiệu của mình cũng lắm chuyện để mà kể lắm.

Đầu tiên, mình nhờ cô chủ nhiệm, giáo viên bộ môn Sinh và giáo viên bộ môn Toán,
để viết thư giới thiệu cho mình. Sau khi được sự đồng ý của các giáo viên rồi, mình

bắt đầu liệt kê những gì mình muốn “khoe” trong từng bức thư và bắt tay viết bản
nháp luôn. Hai trong ba thầy cô cho phép mình viết thoải mái, miễn đừng “nổ”

quá nhiều là được. Duy chỉ có một cô đề nghị mình gửi bản nháp qua email để cô

xem xét. Câu chuyện dưới đây liên quan đến việc này.

Mình đã xin thư giới thiệu từ hồi hè, nhưng mình lại gửi bản nháp cho cô vào gần
giữa tháng 10 lận. Lá thư của cô là thư đầu tiên mình hoàn thành nên mình khá an

tâm và mừng rỡ. Tuy nhiên, gần nửa tháng sau, cô mới trả lời email và gửi góp ý

về bản nháp thư giới thiệu của mình vì cô quá bận. Trong thời gian chờ đợi, mình

bị lo lắng và căng thẳng vô cùng mà lại không dám nhắc cô. Lúc cô trả lời, cô bảo
là thư giới thiệu của mình chưa ổn và phải sửa lại thư. Hạn nộp gần kề, mình không

còn thời gian để sửa thư của cô nữa nên mình đã quyết định … bỏ qua thư của cô .

Mình đã nộp 10 trường có hạn nộp là 1/11 và 15/11 chỉ với 2 thư giới thiệu. Lúc

đấy, mình đúng nghĩa “bỏ bê” phần thư giới thiệu, thầm tự an ủi bản thân “Tới

đâu hay tới đó vậy”. Thời gian đó, mình còn loay hoay với những giấy tờ cần thiết

cho trường sau khi nộp đơn (giấy tờ tài chính, bài luận phụ,...) nên mình không thể

gửi lại cho cô thư giới thiệu đã sửa ngay được. Gần cuối tháng 11, cô mới “duyệt”

thư giới thiệu của mình. Lúc đấy mình mới thực sự hoàn tất phần thư giới thiệu,

và mình vẫn cứ “mặt dày” gửi trường dẫu trễ lắm rồi. Từ câu chuyện này, mình
muốn khuyên bạn rằng, hãy hỏi thăm phong cách làm việc liên quan đến thư giới

thiệu của giáo viên từ các anh chị đi trước, và hãy hỏi thật chi tiết vào. Mình đã hỏi

ý kiến của các anh chị liên quan đến việc xin thư giới thiệu từ cô, được biết rằng cô

rất có tâm cũng như có nhiều kinh nghiệm trong việc viết thư giới thiệu. Thật vậy,

- 175 -
cô đã giúp mình rất nhiều và mình thật sự rất biết ơn cô vì điều đó. Nhưng, mình

đã không biết rằng cô bận rộn cũng như những yêu cầu của cô lại khắt khe đến thế.

Mình khuyên các bạn hãy “mặt dày” lên, đừng ngại ngùng trong việc nhắc nhở

giáo viên viết thư giới thiệu vì thư giới thiệu ảnh hưởng rất lớn đến kết quả đại học
của bạn đấy! Bên cạnh đó, để tránh mắc phải trường hợp giống như mình, hãy tìm

sẵn một giáo viên “dự phòng” để viết thư cho bạn nha.

Một tình huống trớ trêu nữa mình gặp phải là đối với việc điền tài khoản của giáo
viên chủ nhiệm (counselor). Trong quá trình điền Common App cho counselor,

mình đã quá bất cẩn và đánh vào mục “Tôi sẽ không gửi đánh giá về học sinh này”

(I will not sent evaluation for this student). Dù trước đó mình đã tải thư giới thiệu,

Common App vẫn không có cảnh báo hay bất cứ thông báo gì nên mình hoàn toàn

không để ý mà cứ thế nộp luôn. Đến khi mình thêm giáo viên chủ nhiệm vào phần

thư giới thiệu trong Common App, tình trạng thư giới thiệu của cô cứ ở trạng thái
chưa bắt đầu (not started) làm mình lo lắng. Thời gian đó, mình chỉ biết tới nhà và

làm phiền cô suốt - nhờ cô email gửi lại thư giới thiệu cho từng nhân viên tuyển

sinh của từng trường mình đã nộp. Mình cứ thấp thỏm, chỉ mong họ sẽ nhận được
thư mà thôi. May mắn thay, có những nhân viên tuyển sinh rất vui vẻ nhận thư và

còn email cảm ơn cô đã gửi lại thư. Khi mình đậu rồi, có người còn email riêng cho

cô để thông báo nữa cơ. Mà chỉ có khoảng 5, 6 trường dễ thương như vậy thôi; hầu

hết các trường còn lại không có hồi âm gì luôn.

Bài học kinh nghiệm mình muốn chia sẻ là hãy chú ý thật kỹ mọi thứ và kiểm tra

cẩn thận trước khi nộp. Đặc biệt với tài khoản Common App của giáo viên (nếu

bạn tự làm) vì bạn sẽ không thể sửa lại được vì bất cứ lý do nào. Hãy luôn kiểm tra
lại 3, 5, thậm chí là 10 lần nếu cần thiết! Nếu sai lầm quá nghiêm trọng thì hãy nhớ

là bạn không chỉ ảnh hưởng chính mình mà còn ảnh hưởng đến danh tiếng của

giáo viên bạn nhờ viết thư và cả ấn tượng của trường về giáo viên và ngôi trường

bạn đang học nữa đó.

- 176 -
Trương Thị Tuyết Ngân

.Mình quyết định sẽ theo học ngành Marketing nên mình xác định sẽ xin thư giới

thiệu từ hai giáo viên môn Tự nhiên và một giáo viên môn Xã hội.

Mình quyết định sẽ xin thư giới thiệu môn Xã hội là môn Văn. Lý do thứ nhất là cô

chủ nhiệm mình dạy Văn, đồng thời cô cũng từng dạy mình năm lớp 10 nên cô có
thể biết nhiều điều về bản thân mình. Lý do thứ hai là môn Văn là một trong những

môn có nhiều tiết ở trường nhất, nên mình đã có nhiều dự án văn học, nhiều bài

làm nhóm, và nhiều kỷ niệm để cô có thể kể ra và làm cho lá thư giới thiệu của

mình trở nên chân thực và sinh động hơn. Còn đối với hai môn Tự nhiên, mình

đắn đo giữa việc chọn môn mà trung bình môn của mình cao nhất và môn mà mình
và giáo viên có sự gắn kết và nhiều trải nghiệm nhất. Cuối cùng, mình quyết định

xin thư giới thiệu từ giáo viên môn Toán và Hóa, mặc dù điểm trung bình môn

Toán của mình thấp hẳn so với môn Lý. Dù bản thân không có sự nổi trội trong

những môn học nhất định, điều mà mình được giáo viên để ý lại chính là tính cách,

sự cố gắng, và tinh thần trách nhiệm qua quá trình học tập cũng như những dự án

của môn học đó.

Vì đắn đo khá lâu trong quá trình chọn giáo viên để xin thư giới thiệu, khoảng cuối

năm lớp 11, mình mới bắt đầu tìm gặp giáo viên để nhờ viết lá thư giới thiệu đầu

tiên. Sau đó, mình trao đổi với các giáo viên về việc lên ý tưởng và bắt tay vào

những bước đầu tiên. Với môn Toán và Hóa, do giáo viên không có nhiều thời gian,

mình chủ động viết nháp một thư giới thiệu và gửi lại để thầy cô mình góp ý, chỉnh

sửa. Mình nghĩ là giáo viên sẽ chỉ đọc lướt qua, nhưng thật ra thì thầy dạy môn
Hóa của mình đã góp ý và nhận xét từng đoạn thật chi tiết để thư giới thiệu của

mình hoàn chỉnh và nổi bật hơn. Cô dạy Toán của mình thì còn yêu cầu gửi cô bản

hoàn chỉnh cuối cùng để cô đọc xem mình có “nổ” quá không. Cô dạy Văn của

mình thậm chí còn viết một bản hoàn chỉnh bằng tiếng Việt; nhiệm vụ của mình

- 177 -
chỉ có dịch thư giới thiệu ấy sang tiếng Anh và gửi lại cho cô xem thôi. Như bạn

thấy đó, mỗi giáo viên sẽ có một cách làm việc cũng như một yêu cầu riêng. Vậy

nên, việc chủ động và bắt đầu từ sớm sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời

gian.

Về nội dung của thư giới thiệu, ba lá thư đều xoay quanh những điều cơ bản và

nổi bật nhất về mình. Hồi mình học lớp 11, môn mình học tốt nhất trong ba môn là

môn Hoá. Dù vậy, thư giới thiệu của thầy không đề cập đến các con điểm trong
các bài kiểm tra mà đề cập đến cách mình làm việc nhóm và nhận thức về vấn đề

môi trường thông qua chương Hóa Hữu cơ, đặc biệt là về nhựa. Với môn Toán, cô

đề cập đến những lần mình chật vật với chương Hình học không gian và cách mình

vượt nó. Với môn Văn, mình không phải là một đứa viết lách tốt nên cô đã nói về

khía cạnh tính cách của mình: biết quan tâm và là một người yêu gia đình.

Hơn hết, mình nghĩ những điều thật nhất về bản thân mình sẽ luôn là điều khiến

mình cảm thấy tự tin nhất. Dù điểm môn học đó có thể không cao, nhưng bạn vẫn

có thể khoe bản thân mình thông qua cách bạn đã thể hiện qua những môn học đó
(thông qua cách làm việc nhóm, qua các dự án,...). Các bạn không cần đặt nặng vấn

đề điểm số trong thư giới thiệu để có thể tỏa sáng đâu. Cứ tự tin thể hiện những gì

vốn có của mình thôi!

- 178 -
CHƯƠNG 14: VIẾT BÀI LUẬN PHỤ

Mục đích của những bài luận phụ là để trường hiểu rõ bạn đã tìm hiểu gì kỹ về

trường chưa.

Hàng năm, vào ngày 1 tháng 8 khi hồ sơ Common Application chính thức mở thì
các trường đồng loạt tải lên danh sách bài luận phụ. Vì thế bạn chỉ có thể bắt đầu

viết luận phụ từ ngày 1 tháng 8 trở đi. Để giảm áp lực, bạn nên hoàn tất bài luận

chính và thư giới thiệu trước đó để dành thời gian cho bài luận phụ.

Tại sao trường còn bắt mình viết thêm vậy?

Có nhiều trường không hề yêu cầu bài luận phụ. Tuy nhiên với những trường xếp

hạng cao thì bạn cần chuẩn bị tinh thần viết nhiều bài luận phụ hơn. Lý do là ở

những trường hàng đầu, với số lượng hồ sơ nộp ngày càng tăng, trường cần bài

luận phụ để lựa chọn học sinh phù hợp với yêu cầu của trường. Vì thế, tuy nhiều

trường ghi rằng bài luận phụ không bắt buộc (optional) nhưng bạn cứ chuẩn bị

tinh thần là bắt buộc. Bạn không viết đồng nghĩa với việc bạn lười hoặc không quan

tâm tới trường hay học bổng. Vì thế, trường sẽ có một lý do hợp lệ để loại hồ sơ

của bạn. Thành ra nhớ nhé, bài luận phụ nào cũng là bắt buộc hết.

Chán quá, lại phải viết nữa, thế chủ đề bài luận phụ là gì?

Có những trường rất đặc biệt như đại học Chicago với truyền thống những đề bài

luận “trên trời” được các anh chị sinh viên năm thứ 3, thứ 4 viết cho phòng tuyển

sinh, chẳng hạn như: “Số lẻ thì có gì đặc biệt?” (What’s odd about odd numbers)

hoặc “Tìm x.” Bạn sẽ cần viết một bài khoảng 650 từ về chủ đề đó.

Trời, viết “tìm x” thì mình viết cái gì đây?

- 179 -
Đừng lo, Chicago chỉ là trường hợp đặc biệt mà thôi. Giờ hãy cứ tập trung vào

những đề mà bạn sẽ hay gặp.

Đề 1: Tại sao bạn lại muốn nộp cho trường của chúng tôi?

Đương nhiên là vì tiền rồi và cả xếp hạng của trường nữa?

Đây là không phải là lúc bạn quá thật thà. Đúng, trường biết bạn nộp cho trường

vì tiền, người ta có đọc hồ sơ tài chính của bạn. Trường cũng biết xếp hạng của họ

trên US News cao bao nhiêu. Chính vì thế bạn không cần phải lặp lại những gì

trường biết. Hãy nhớ lại mục đích chính của các bài luận là để nhân viên tuyển sinh

hiểu thêm về con người bạn. Vì thế với những câu hỏi này, bạn phải rất cụ thể. Bạn

cần nêu ra được những đặc điểm của trường phù hợp với tính cách và đam mê

trong chủ đề hồ sơ của bạn. Ví dụ như bạn bảo thích ngành kinh tế thì khoa kinh

tế của trường có những giáo sư nào có nghiên cứu mà bạn thích. Bạn yêu nhảy thì
chương trình dạy nhảy của trường có dạy thể loại nào mà bạn muốn học. Bạn thích

khám phá thiên nhiên và trường nằm gần một ngọn núi với những chương trình

dạy leo núi, cắm trại, kỹ năng sinh tồn,… miễn phí. Bạn thích học tiếng Nhật và

trường có chương trình liên kết du học tại Nhật rất hay,...
- 180 -
Có rất nhiều lý do để bạn thích một trường đại học. Vì thế, với mỗi trường bạn sẽ

cần đưa ra những lý do riêng biệt, có thể là giáo sư, là ngành học, là môn học, là

hoạt động ngoại khóa,… Bạn đừng bao giờ viết một bài chung chung đại loại như

“trường rất nổi tiếng và có chương trình giảng dạy tốt cho học sinh quốc tế” rồi
nộp cho tất cả các trường. Chỉ cần nhân viên tuyển sinh thấy thông tin không cụ
thể là họ biết ngay bạn lười và chỉ viết một bài để nộp cho nhiều trường. Lúc đó,

bài luận phụ của bạn sẽ không còn giá trị. Bạn nhớ là bài luận phụ là cơ hội “vàng”

để bạn thể hiện thêm về bản thân nên hãy tận dụng hết mức có thể.

Hiểu rồi, càng cụ thể càng tốt chứ gì, thế đề tiếp theo là gì?

Đề 2: Tại sao bạn lại chọn ngành học này?

Với đề này thì bạn cần kể lại câu chuyện vì sao bạn muốn theo chuyên ngành đó.

Ví dụ, bạn có bố mẹ làm kinh doanh riêng và gia đình đã truyền lửa cho bạn để

tiếp nối ngành này. Cô giáo dạy hóa giúp bạn khám phá đam mê làm nghiên cứu.
Một người bạn của bố mẹ giúp bạn hiểu thêm về nghệ thuật và đam mê thiết kế.

Bạn đọc nhiều sách về lịch sử, văn hóa và muốn đi sâu nghiên cứu về ngành này.

Hoặc bạn thích logic, lập trình và muốn theo ngành Công nghệ thông tin,...

Sau khi bạn đưa ra câu chuyện vì sao chọn ngành thì bạn phải thêm một phần nữa

là tại sao trường bạn đang nộp sẽ giúp bạn theo đuổi giấc mơ. Có thể là ngành

Công nghệ thông tin của trường có nhiều dự án trí tuệ nhân tạo (AI). Có thể là

trường có những phòng lab nghiên cứu sinh hóa tối tân nhất. Trường liên kết với

các công ty Fortune 500 để sinh viên có thể thực tập. Hoặc trường có 2, 3 bảo tàng

nghệ thuật mà bạn có thể khám phá.

Tùy thuộc vào độ dài tối đa của bài luận mà trường cho phép, bạn sẽ cần thêm hoặc

bớt ý. Nếu có khoảng 500 từ thì bạn có thể kể 3 tới 4 lý do khác nhau. Nếu chỉ có

250 từ thì có thể 2 lý do. Còn với 100 từ thì chỉ được từ 1 đến 2 lý do để bảo đảm

câu chuyện đủ sâu sắc.


- 181 -
Hiểu chưa để mình sang đề 3?

Tạm ổn…

Đề 3: Viết thư cho bạn cùng phòng tương lai

Đây là một đề của Stanford và một số trường cũng áp dụng. Chủ đề của bài nhằm

giúp trường hiểu thêm về con người của bạn và bạn sẽ làm gì trong 4 năm tới. Bạn
nên đưa lý do tại sao bạn chọn trường, chọn ngành, những đặc điểm tính cách,

những điều thích và không thích, những câu lạc bộ hoặc hoạt động ngoại khóa bạn

muốn tham gia hoặc lãnh đạo. Bạn hãy mặc định rằng dù là viết cho bạn cùng

phòng nhưng người đọc vẫn là nhân viên tuyển sinh của trường. Vì thế, bạn cần
thể hiện cụ thể tương tự như 2 chủ đề ở trên. Bạn cần nghiên cứu kỹ về trường và

lên kế hoạch cụ thể mình sẽ làm gì ở trường. Quan trọng là những việc này cần

thống nhất với tính cách bạn thể hiện xuyên suốt toàn bộ hồ sơ.

Đề này là viết cho người cùng tuổi, mình có nên dùng ngôn ngữ của tuổi teen hay cần phải

nghiêm túc hơn?

Bạn nên nhớ người đọc là nhân viên tuyển sinh. Sẽ rất tuyệt nếu bạn có một chút

hài hước nhưng cần phải tránh sử dụng từ ngữ như văn nói nhé.

Đương nhiên sẽ còn rất nhiều chủ đề khác nhưng các bạn phải chú ý vài điểm chính

cho các bài luận phụ:

● Hãy hài hước một chút nếu được. Ai cũng muốn có một học sinh hài hước

trong trường để làm bầu không khí vui vẻ hơn. Tuy nhiên, đừng cố gắng gây

cười với từng câu nói, sẽ gây phản cảm lắm.

● Cố gắng đưa những thông tin mới về bản thân, tránh lặp lại thông tin đã đề

cập trong thư giới thiệu hay bài luận chính. Nhớ rằng những thông tin mới

phải dùng để nhấn mạnh tính cách mà bạn thể hiện trong chủ đề chính của hồ

sơ đấy!

- 182 -
● Thông tin càng cụ thể càng tốt và bạn cần mô tả thay vì chỉ liệt kê suông. Ví

dụ như thay vì nói “tôi là một người chăm chỉ” thì bạn có thể nói “khi bố mẹ

đi làm xa, mỗi sáng tôi thức dậy lúc 5h để giúp em chuẩn bị đi học. Chiều về

tôi đi chợ và nấu cơm cho 2 người ăn tối vào tầm 7h.” Hãy để người đọc cảm
nhận và hiểu thay vì “quảng cáo lộ liễu” về con người của bạn. Hãy khéo léo

một chút nhé.

Thế nào, hiểu hơn về bài luận phụ chưa?

Hiểu rồi, mình còn phải viết gì nữa không?

Hết rồi đấy. Bạn đã qua phần mệt mỏi nhất rồi. Giờ chúng ta chỉ cần điền thông tin

và nộp đơn cho trường thôi.

- 183 -
PHẦN CHIA SẺ CỦA CHƯƠNG 14

Âu Thiên Hoàn

Viết luận phụ là một khâu cần nhiều thời gian để hoàn thành. Trong danh sách từ

10 đến 20 trường, đa số các trường sẽ yêu cầu các bạn viết thêm luận phụ. Số bài

luận phụ thường khoảng 2 bài / 1 trường, thậm chí có trường yêu cầu lên đến 5 bài.
Độ dài mỗi bài có thể dao động từ 250 từ lên tới 1000 từ. Nếu bạn có ý định nộp hồ

sơ đợt nộp sớm, bạn chỉ có khoảng 3 tháng để viết vài chục bài luận phụ.

Một bài luận phụ cũng cần phải qua các bước như việc hoàn thành bài luận một
bài luận chính: phải có viết nháp nhiều lần trước khi cho ra được bản hoàn chỉnh.

Đừng nghĩ luận phụ là “phụ” nha. Trường cũng xem xét và cân nhắc rất nhiều các

bài luận phụ để tìm hiểu về bạn, để lựa chọn những học sinh phù hợp với trường.

Thời gian thì ít, bài viết thì nhiều nên mình đã từng bỏ kha khá trường vì viết không

kịp hết các bài luận phụ của trường. Vì vậy, hãy cố gắng hoàn thành các phần khác
trong bộ hồ sơ càng sớm càng tốt. Từ tháng 8 trở về sau, nên là khoảng thời gianđể

tập trung viết luận phụ và hoàn thành các câu hỏi riêng của trường.

Một trong những điều cần quan tâm là nội dung câu trả lời cho các câu hỏi mà

trường đặt ra. Để thể hiện bản thân là một người thật sự quan tâm và muốn theo

học tại trường, bạn nên phải nhắc đến những điểm nổi bật của trường, những điều

gì thú vị mà bạn muốn trải nghiệm khi theo học tại trường. Ví dụ, để trả lời cho
câu hỏi “tại sao bạn chọn trường này?”, bạn phải liệt kê những gì bạn thích và có
thể khai thác được nhiều thứ từ từ trường, không chỉ về riêng về mặt học thuật mà

còn về mặt rèn luyện, sinh hoạt và các hoạt động khác trong cuộc sống ở trường

nữa. Không nên viết những cái chung chung mà trường nào cũng có; những cái cụ

thể và nổi bật bao giờ cũng được đánh giá cao hơn. Đó là lý do vì sao mình dành

rất nhiều thời gian để tìm hiểu về trường, về những chính sách, những đặc điểm

nổi bật trong mô hình học tập để có thể đưa vào bài luận của mình một cách hợp lí

- 184 -
hơn. Đối với hầu hết các luận phụ, dù câu hỏi là gì, hãy cố gắng khen trường một

cách khéo léo để ban tuyển sinh thấy được sự mong muốn gắn kết của bạn với

trường nhé.

Viết nhiều bài luận cùng một lúc với những câu hỏi tương tự nhau khiến bản thân

dễ nản chí. Bản thân mình cũng từng vật vã với việc viết các bài luận phụ về những

câu hỏi quen thuộc như “Tại sao bạn lại chọn trường / ngành học này?” hay “Tại

sao bạn lại cho rằng trường phù hợp với bạn”, v.v. Mình cảm giác như đang cố
gắng xào nấu lại một bài mẫu để gửi cho nhiều trường vậy đó. Đừng nản chí cũng

như cố ép bản thân viết tiếp khi bạn đã cạn ý tưởng. Hãy nghỉ ngơi, đi dạo hay làm

bất cứ điều gì bạn thấy thoải mái; tìm cho mình một nguồn cảm hứng để viết; sau

đó, hãy quay lại viết tiếp nhé. Đừng quá ép bản thân để phạm phải những sai lầm

không đáng có. Chẳng hạn như việc chẳng may “lấy râu ông này cắm cằm bà kia”

– “lỡ tay” đưa nhầm tên thư viện của trường này vào bài luận của trường khác.
Nếu mắc phải sai lầm này, coi như “duyên phận” của bạn với trường đó đã kết

thúc, không thể cứu vãn được nữa. Việc đọc lại trước khi nộp là hết sức quan trọng:

hãy đảm bảo cho bạn nộp đúng trường, đúng bài và nội dung không mắc phải

những lỗi “ngớ ngẩn” trên nha.

- 185 -
Đoàn Nguyễn Tường Vy

Tùy theo từng trường đại học, đề bài luận phụ sẽ khác nhau nhưng chung quy đều

để giám khảo có thể hiểu thêm về con người bạn. Bên cạnh những bài luận phụ bắt

buộc phải viết, cũng không thể bỏ qua những bài không bắt buộc. Câu hỏi mà mình

đã gặp cho đề luận phụ của Duke Kunshan University là: “Tại sao bạn nghĩ trường

phù hợp với bạn và những phẩm chất đặc biệt nào mà bạn cảm thấy bạn có thể

mang đến cho trường?”.

Thường thì mọi người sẽ bắt đầu trả lời theo kiểu: “Tôi chọn trường vì…”, nhưng

không nhất thiết bạn phải viết theo cấu trúc giống như vậy; bạn có thể tự sáng tạo

nên một cách viết độc đáo khác để giúp cho bài viết của bạn trở nên ấn tượng hơn.
Có bạn đã viết bài luận phụ này thành một cuộc phỏng vấn giữa bản thân và giáo

sư của trường. Còn mình đã mở bài bằng một câu hỏi mà mình rất thích của một

giáo sư ở ngôi trường đó, và kèm theo đó là câu trả lời của mình. Vậy tiếp theo

phần thân bài mình phải viết những gì? Đương nhiên là liệt kê những điểm mình

thích về trường rồi! Nhưng thay vì liệt kê tất cả những điểm nổi bật của trường (để
mong trường thấy mình đã nghiên cứu, tìm hiểu về trường kỹ lưỡng như thế nào),

mình chỉ chọn những điểm gắn liền với chủ đề chính của bộ hồ sơ. Mình viết rằng

mình cảm thấy rất hứng thú với chuyến đi thực tế, những hoạt động ngoại khóa

giúp mình có thể trải nghiệm về nền văn hoá, muốn học thêm về lịch sử xã hội
Trung Quốc, ngành truyền thông và nghệ thuật mà mình định theo, giáo sư mà
mình muốn làm nghiên cứu cùng,... Ngoài mục đích chính là nêu những lý do mình

chọn trường, mình cũng ngầm miêu tả bản thân là một người yêu thích văn hoá

nghệ thuật luôn.

Sang phần thứ hai là viết về những điều mà mình có thể đóng góp được cho môi

trường đại học. Mình đã viết rằng mình muốn xây dựng một câu lạc bộ ẩm thực

tại trường. Mình bắt đầu trình bày những mục đích, kế hoạch dự tính của mình,

- 186 -
viễn cảnh tương lai nếu mình là một học sinh của trường. Do dung lượng chỉ có

300 chữ thôi nên là phần này mình phải cố gắng tóm gọn ý sao cho thật hàm xúc,

vừa không thể lan man quá thể mà cũng không được chung chung mơ hồ luôn.

Đề luận phụ không bắt buộc của mình là câu hỏi: “Có điều gì khác mà bạn muốn

trường biết thêm về bạn không?”. Vâng! Nếu như có những điểm nào đặc biệt mà

trong quá trình làm hồ sơ bạn quên thêm vào, trường đang cung cấp cho bạn một

tờ giấy trắng để bạn tha hồ bổ sung. Khoảng thời gian làm hồ sơ, mình đã bắt đầu
mày mò học xem Tarot. Thế là mình viết vào luôn! Mình đã miêu tả lại một lần trải

bài mà mình đã xem cho bạn của mình, từ đó nêu ra quan điểm cá nhân của mình:

Tarot không chỉ để bói toán, dự đoán tương lai mà còn là công cụ đưa ra lời khuyên

và phân tích vấn đề để giúp mọi người giải quyết. Ngoài ra, mình còn kể cho

trường những kiến thức mà mình đã tiếp thu được trong quá trình tự học Tarot và

mong muốn nó có thể giúp đỡ những người bạn của mình ở trường đại học.

Chung quy lại, qua những bài luận phụ, bạn vẫn phải cho trường thấy được giá trị

của bạn và những điểm đặc biệt mà bạn có thể đóng góp cho trường nhé!

- 187 -
Nguyễn Trần Đức Bình

Khoảng thời gian đáng nhớ nhất của mình có lẽ là vào khoảng giữa tháng 10 và

12, khi mà hạn chót nộp hồ sơ của các trường sắp đến. Đó cũng là khoảng thời gian

mình “ngập” trong các bài luận phụ.

Lúc mới bắt đầu viết, mình chưa có kinh nghiệm viết luận phụ. Khi mới bắt đầu
bằng việc viết luận phụ của New York University Abu Dhabi đã bị thầy Nam “dũa”

te tua. Để có thể có được bản cuối cùng hoàn chỉnh, mình đã tốn tận vài tuần để

chỉnh sửa và hoàn thiện. Quá trình viết luận phụ phức tạp và nhiều công đoạn lắm:

Nào là phải tìm hiểu xem khóa học tâm lý học (psychology) có lớp nào thú vị, phải

tìm giáo sư liên quan tới ngành, xem Abu Dhabi có gì thú vị không nữa. Nhiều
thông tin lắm luôn! Niềm vui khi được thầy Nam “duyệt” bài chỉ thoảng qua như

một cơn gió khi nhận ra chỉ còn 2 tuần nữa để làm thêm 4 bài như vậy… Lúc đó,

mình vô cùng hoảng loạn. Tuy vậy, nhờ học được những kinh nghiệm và lỗi sai

trong bài luận trước nên những lần sau tốc độ hoàn thành của mình cũng nhanh

hơn khá nhiều. Mình cứ áp dụng nguyên tắc: Tìm hiểu khóa học trước, rồi đến giáo

sư; cuối cùng là môi trường học tập của trường.

Cuối cùng, mình cũng đã hoàn thành xong tất cả luận phụ trong đợt nộp sớm.

Tưởng chừng như sắp được nghỉ ngơi, mình mới “tá hoả” khi nhận ra còn 2 bài

luận ngắn của Texas Christian University mà mình chưa viết. May mắn thay, lúc

đó, cảm hứng văn học dâng trào nên mình vẫn kịp hoàn thành cả 2 bài để nộp cho

trường. Anh Đạt (người hướng dẫn của mình) và thầy Nam đã dặn trước là phải

kiểm tra thật kỹ nhiều lần nhưng mình đã hết sức lơ là. Suýt nữa thì gây ra hậu quả

không lường!

Trong những tháng ngày “ngồi chơi xơi nước”, mình xém quên luôn đợt nộp

thường (Regular Decision). Hậu quả là đến gần hạn nộp, những bài luận phụ xếp
hàng dồn dập đợi mình... Đã vậy, những ngày này còn sát với ngày thi Học kì 1.

- 188 -
Ba tuần liền, sáng thì cắm đầu ôn bài trên lớp, về đến nhà thì mình lại cặm cụi viết

luận. Nhiều lúc, ngủ trưa ở trường, mình còn mơ tới việc đang viết luận nữa! Có

nhiều trường giao hạn nộp rơi vào 2 ngày đầu năm mới. Năm nay, mình được đón

năm mới bằng những bài luận phụ bên chiếc laptop thân yêu thay vì với pháo hoa

tưng bừng…

Luận phụ ngoài các câu hỏi thường gặp như “Tại sao bạn chọn trường chúng tôi?”

thì còn một số trường thích sáng tạo nữa. Chẳng hạn như khi mình nộp đơn vào
Princeton University thì mình khá bất ngờ trước một loạt các câu hỏi ngắn như bộ

phim yêu thích hay cuốn sách yêu thích.

Đề luận phụ của các trường hầu như không đổi qua các năm nên các bạn hoàn toàn
có thể chuẩn bị trước thông qua việc tìm hiểu trên website của trường. Hãy chuẩn

bị thật sớm để trau chuốt cho những bài luận của mình.

- 189 -
CHƯƠNG 15: ĐIỀN HỒ SƠ COMMON APPLICATION

Luôn luôn kiểm tra kỹ trước khi bạn ký tên và nộp hồ sơ. Một sai sót nhỏ có thể

ảnh hưởng đến toàn bộ hồ sơ của bạn.

Thế mình nộp hồ sơ cho trường thế nào đây, điền trên giấy rồi gửi bưu điện cho từng

trường hả?

Bạn nghĩ gì vậy? Thời đại nào rồi mà còn in giấy ra viết rồi nộp? Ai mà cũng làm

như bạn thì đến mùa nộp đơn các bưu điện sẽ kẹt cứng mất.

Chứ nộp làm sao?

Với thời đại công nghiệp hóa 4.0, bạn cũng sẽ nộp hồ sơ trên mạng thôi. Chỉ với

vài cú click chuột là bạn có thể nộp hồ sơ cho 20 trường đấy.

Đơn giản thế, thế mình phải làm sao đây?

Đầu tiên mình phải nói là có một vài lựa chọn để các bạn nộp hồ sơ trực tuyến cho

trường, bao gồm CommonApp, Coalition, và ApplyTexas. ApplyTexas chỉ được

sử dụng cho các trường ở bang Texas. Tuy nhiên, một số trường ở Texas như Texas

Christian University hay Baylor University đều có thể nộp qua CommonApp.
Ngoài ra như chúng mình đã chia sẻ ở chương 10 thì Common App hiện nay có

hơn 800 trường đại học tham gia, trong khi Coalition thì có hơn 140 trường. Chính
vì thế trong phần này mình chỉ tập trung vào CommonApp mà thôi. Nếu bạn nào
muốn nộp trên 20 trường thì có thể điền thêm Coalition và thông tin cũng khá

tương tự Common Application. Một điểm mạnh nữa của Common Application

hay Coalition đó là mình có thể xin miễn phí nộp hồ sơ đấy.

Miễn phí nộp hồ sơ?

- 190 -
Đúng rồi, để mình nói về chi phí phát sinh khi nộp một hồ sơ đại học nhé. Bạn sẽ

cần:

● Phí nộp hồ sơ: Các trường thường sẽ yêu cầu phí nộp hồ sơ từ 50 USD tới 70

USD cho mỗi trường. Phí này nhằm mục đích trả lương cho các nhân viên

tuyển sinh. Rất nhiều trường đại học miễn loại phí này nhưng phần lớn các

trường nằm trong top đầu đều yêu cầu đóng phí. Một phép tính đơn giản, nếu

bạn nộp 20 trường mà mỗi trường yêu cầu đóng 50 USD thì tổng phí nộp hồ
sơ đã là 1,000 USD (hơn 23 triệu VND) rồi.

● Phí gửi điểm và hồ sơ phụ cho mỗi trường trong đó:

o Phí gửi điểm SAT 1/ SAT 2: 12 USD / trường (khoảng 280,000 VND /

trường), tuy nhiên 1 lần gửi thì bạn có thể gửi điểm của nhiều lần thi

(bao gồm cả SAT 1 và SAT 2) cho cùng một trường mà chỉ tốn 12 USD.

o IELTS: Miễn phí cho 5 trường nếu IDP hay British Council có thể gửi
điểm trực tuyến được cho trường trong vòng 4 tuần từ ngày có kết

quả thi. Nếu không phải gửi qua bưu điện thì phí có thể lên tới

1,000,000 VND / trường.


o ACT: 13 USD / trường. Bạn cần chú ý là 1 lần gửi chỉ gửi được điểm

của 1 lần thi cho 1 trường. Ví dụ bạn muốn gửi điểm lần thi tháng 6

và tháng 9 cho 1 trường thì bạn sẽ mất tới 26 USD lận. Gửi điểm ACT

vì thế sẽ đắt hơn SAT nhiều lần. Đó cũng là một lý do tại sao chúng

mình khuyên bỏ kỳ thi ACT đi trong cuốn sách năm nay.

o Phí gửi hồ sơ CSS: Nếu bạn xin hỗ trợ tài chính (Financial Aid) thì

thường bạn phải điền và nộp thêm hồ sơ CSS gửi từ College Board

đến cho trường. Chi phí gửi là khoảng 16 USD / trường (khoảng

400,000 VND).

Như vậy, nếu bạn nộp từ 15 tới 20 trường thì những chi phí nộp hồ sơ này có thể

lên tới 50 triệu VND.

- 191 -
Nhiều thế cơ á? Làm sao để mình tiết kiệm được đây?

Cách mà bạn có thể tiết kiệm là xin miễn phí nộp hồ sơ do hoàn cảnh kinh tế gia

đình khó khăn. Với CommonApp thì điều này rất dễ, chỉ cần giáo viên làm

Counselor của bạn trên CommonApp xác nhận bằng cách chọn mục gia đình bạn

gặp khó khăn tài chính là được. Có thể tiết kiệm 10 – 20 triệu lận đấy.

À, mình còn thắc mắc, counselor là ai?

À, nhớ mình nói là có 3 giáo viên viết thư giới thiệu cho bạn trong chương 14

không? Trong 3 người này sẽ có 1 người chịu trách nhiệm tải bản scan màu điểm

lớp 9, 10, và 11 của bạn lên CommonApp. Người đó được gọi là “counselor.” Như
mình đã nói ở trên thì bạn sẽ tự làm dưới sự đồng ý và giám sát của giáo viên. Bạn

hãy báo trước với giáo viên về vấn đề xin miễn phí (fee waiver). Chúng mình chưa

từng thấy giáo viên nào từ chối cả. Sau khi điền thông tin thì bạn đưa giáo viên

kiểm tra các mục, sau đó bạn dùng tài khoản CommonApp của Counselor kí xác
nhận xin miễn giảm phí hồ sơ.

Mình nghe một số phụ huynh nói phải đóng tiền thì trường mới xem xét hồ sơ của mình

tốt, không đóng họ sẽ kỳ thị?

Chúng mình xin khẳng định là hoàn toàn không có nhé. Với hơn 100 bạn đã nộp

hồ sơ trong 3 năm gần nhất, chúng mình không hề thấy việc trường ưu tiên những

bạn đóng phí hồ sơ hơn. Vì thế nếu gia đình bạn chi ra được thêm 10 – 20 triệu thì
cứ thoải mái nhờ bố mẹ đóng tiền bằng thẻ tín dụng, nhưng lời khuyên của chúng

mình là tiết kiệm càng nhiều tiền cho bố mẹ càng tốt.

Thế nếu mình xin miễn trên CommonApp thì trường có kiểm tra hay yêu cầu giấy tờ gì

không?

- 192 -
Yên tâm là không có nhé. Như mình đã nói trước đây, trường sẽ tin vào sự trung

thực của bạn. Nếu bạn cảm thấy khoản tiền 10 – 20 triệu này có thể làm được việc

khác tốt hơn thì cứ xin miễn, còn nếu không thì đóng tiền, đơn giản vậy thôi.

Hiểu rồi, tùy tâm chứ gì. Thế lỡ trường không đồng ý miễn thì sao?

Đúng rồi, sẽ có những trường không chấp nhận việc xin miễn này. Trong trường
hợp đó thì bạn phải đóng tiền trước khi trường xét hồ sơ. Một số trường trong danh

sách này bao gồm: University at Buffalo (State University of New York – Buffalo),

McDaniel College,… Theo mình thì tiết kiệm được gì cứ tiết kiệm, trường nào

không cho miễn thì chúng ta cứ đóng tiền như bình thường vậy. Tóm lại,

CommonApp là giải pháp tốt nhất nếu bạn muốn tiết kiệm tiền.

Ngoài ra như chúng mình đã nói ở trên, CommonApp cho phép bạn nộp tối đa 20

trường. Nếu bạn muốn nộp thêm thì có thể nộp qua trang web của trường hoặc

qua Coalition nhé.

Nộp bằng trang web của trường?

Đúng rồi, như MIT hay hệ thống University of California có trang web riêng để

nộp hồ sơ. Bạn sẽ không thể nộp vào MIT qua CommonApp được.

Thôi, bỏ qua chuyện tiền bạc, mình phải bắt đầu từ đâu?

Ngày 1 tháng 8 hàng năm là lúc CommonApp sẽ cho phép các học sinh bắt đầu tạo

tài khoản nộp hồ sơ. Bạn truy cập trang web http://www.commonapp.org/ để tạo

tài khoản, điền thông tin cá nhân và của gia đình, thêm trường, và thêm thông tin

giáo viên viết thư giới thiệu.

Thế khi điền hồ sơ Common Application thì mình cần phải điền những thông tin gì?

Sau đây là danh sách thông tin cần điền nhé!

- 193 -
Phần thông tin cá nhân:

● First/given name: Tên

● Middle name: Tên đệm

● Last/family/surname: Họ

● Sex assigned at birth: Giới tính

● Date of birth (MM/DD/YYYY): Ngày sinh theo định dạng tháng/ngày/năm

● Permanent home address: Địa chỉ thường trú (địa chỉ đầy đủ). Thường đây cũng
sẽ là địa chỉ bạn nhận thư từ trường.

● Email address: Địa chỉ thư điện tử

● Preferred mobile phone number: Số điện thoại di động

● Preferred home phone number: Số điện thoại nhà

● Country of birth: Quốc gia nơi sinh

● City of birth: Thành phố nơi sinh


● Number of years you have lived outside the United States: Số năm sinh sống ở Việt

Nam

● Number of languages you are proficient in: Số ngôn ngữ thông thạo bao gồm tiếng
Việt. Thường bạn sẽ liệt kê tiếng Anh và tiếng Việt.

● Language proficiency: Mức độ thành thạo

o First Language: Tiếng mẹ đẻ

o Speak: Nói

o Read: Đọc

o Write: Viết

o Spoken at Home: Sử dụng ở nhà

● List citizenship(s): Liệt kê quốc tịch

● If you intend to apply for a new or different U.S. Visa, please indicate that visa type:
Loại visa để tới Mỹ: Chọn F-1

- 194 -
● Our member colleges want to make sure that application fees do not pose a barrier for

any student who wishes to apply for admission. Do you feel that your financial

circumstances might qualify you for an application fee waiver: Bạn có thuộc diện có

thể xin miễn phí nộp hồ sơ. Phần lớn các bạn sẽ chọn “Yes” trong phần này để
xin miễn phí nộp hồ sơ.
● You must meet at least one of the following indicators of economic need to qualify for

an application fee waiver. Select all that apply: Ai sẽ là người chứng minh thông
tin cho yêu cầu xin miễn phi nộp hồ sơ cho bạn. Thường bạn sẽ chọn “I can

provide a supporting statement from a school official, college access counselor,

financial aid officer, or community leader” để giáo viên gửi điểm sẽ xác nhận

thông tin này.

Phần thông tin gia đình:

● Parents marital status: Quan hệ của bố mẹ. Bạn chọn một trong những danh

sách dưới đây.

o Married: Kết hôn


o Separated: Ly thân

o Divorced: Ly dị

o Never married: Chưa từng cưới

o Widowed: Góa chồng / vợ


● Mother information: Thông tin của mẹ
o Is the parent living?: Mẹ có còn sống

o First/Given name: Tên

o Middle initial: Chữ cái đầu của tên đệm


o Last/Family/Surname: Họ

o Country of birth: Quốc gia nơi sinh

o Preferred email: Địa chỉ thư điện tử

o Preferred mobile phone number: Số điện thoại di động

- 195 -
o Occupation (former occupation, if retired): Nghề nghiệp, nếu về hưu thì liệt

kê công việc trước khi về hưu.

o Employment status (choose 1): Tình trạng công việc – chọn 1

● Employed: Đang đi làm


● Unemployed: Không có việc làm
● Retired: Về hưu

● Self-Employed: Kinh doanh riêng


o Position/Title: Vị trí

o Name of current employer: Tên công ty đang làm việc

o Education level: Bằng cấp cao nhất đạt được

o Total number of institutions attended: Total number of institutions attended:


Số trường đại học đã học

o College / University Detail: Chi tiết trường đại học


o Address: Địa chỉ trường, tên đường, phường, quận, thành phố
o Degree received: Loại bằng đã nhận

o Year received: Năm nhận bằng

● Father information: Thông tin của bố


o Is the parent living?: Bố có còn sống

o First/Given name: Tên

o Middle initial: Chữ cái đầu của tên đệm

o Last/Family/Surname: Họ
o Country of birth: Quốc gia nơi sinh
o Preferred email: Địa chỉ thư điện tử

o Preferred mobile phone number: Số điện thoại di động

o Occupation (former occupation, if retired): Nghề nghiệp, nếu về hưu thì liệt

kê công việc trước khi về hưu.

o Employment status (choose 1): Tình trạng công việc – chọn 1

● Employed: Đang đi làm

- 196 -
● Unemployed: Không có việc làm

● Retired: Về hưu

● Self-Employed: Kinh doanh riêng

o Position/Title: Vị trí
o Name of current employer: Tên công ty đang làm việc
o Education level: Bằng cấp cao nhất đạt được

o Total number of institutions attended: Total number of institutions attended:


Số trường đại học đã học

o College / University Detail: Chi tiết trường đại học

o Address: Địa chỉ trường, tên đường, phường, quận, thành phố

o Degree received: Loại bằng đã nhận


o Year received: Năm nhận bằng

● Sibling information: Thông tin anh chị em


o Please specify number of siblings you have: Số anh chị em trong gia đình
o First/Given name: Tên

o Middle initial: Tên đệm

o Last/Family/Surname: Họ
o Age: Tuổi

o Relationship: Mối quan hệ

o Education level: Cấp độ học

Phần thông tin học tập:

● High School Information: Thông tin trường cấp 3

o School Name: Tên trường


o Address: Địa chỉ trường

o Date of first entry (MM-YYYY): Thời điểm nhập học theo định dạng tháng-

năm)

- 197 -
o Graduation or expected graduation date (MM-YYYY): Thời điểm tốt nghiệp

hoặc dự kiến tốt nghiệp

● Counselor’s information: Thông tin giáo viên nộp điểm

o First name: Tên


o Middle initial: Chữ cái đầu của tên đệm
o Last name: Họ

o Job title: Vị trí giảng dạy


o Email: Thư điện tử. Trong trường hợp bạn tự nộp thì đây là email bạn tạo

cho giáo viên

o Mobile phone number: Số điện thoại

● Indicate the number of community programs or organizations that have provided you
with free assistance in your application process: Có ai hỗ trợ bạn hoàn tất hồ sơ đại

học không. Đương nhiên là KHÔNG rồi. Cuốn sách này không phải là người.
● Did or will you take a gap year?: Bạn có định nghỉ học sau khi tốt nghiệp cấp 3?
Nếu bạn nào nộp gap year như chúng mình đã trao đổi ở chương 9 thì nhớ

chọn Yes cho phần này nhé.

● If you take a gap year, please provide details about the change in progression through
secondary school that you indicated above. You may use up to 250 words: Nếu bạn

nghỉ học sau khi tốt nghiệp, vui lòng cung cấp chi tiết thông tin về hoạt động

thời gian nghỉ - Giới hạn 250 từ

● If you have taken a college/university course beginning with 9th grade, please indicate
number of colleges: Bạn có học trường / lớp đại học nào chưa? Dù bạn có đang
đi học đại học tại Việt Nam thì vẫn khai là KHÔNG nhé. Nếu bạn khai có là

bạn sẽ bị chuyển sang dạng chuyển tiếp (transfer) đấy.

● Class rank reporting: Xếp hạng trong lớp. Thường các trường ở Việt Nam không

xếp hạng theo cả khối lớp. Các trường đại học rất muốn có thông tin này, vì

thế bạn có thể chọn theo % (decile) để ước lượng.

- 198 -
● Decile rank (choose 1): Chọn % xếp hạng trong khối: Tốp 10%, tốp 20% của học

sinh cả khối

● Rank weighting: Loại xếp hạng. Bạn học trường công cấp 3 thì cứ chọn

Unweighted nhé. Nếu bạn trường quốc tế thì chọn theo tình hình của mỗi
trường.
● Graduating class size (approx.): Tổng số lượng học sinh trong khối lớp. Bạn

không cần con số chính xác nhưng có thể ước lượng. Ví dụ khối 12 có 10 lớp,
mỗi lớp trung bình 50 bạn thì bạn cứ ghi khoảng 500 học sinh.

● Cumulative GPA: Điểm trung bình lớp 11 của bạn, nếu bạn gap year thì là điểm

lớp 12.

● GPA scale: Điểm trung bình tối đa. Bạn chọn tối đa là 10 nhé.
● GPA weighting: Loại điểm trung bình. Bạn chọn Unweighted nhé.

● Please list all courses you are taking this academic year. If you are not currently
enrolled, please list courses from your most recent academic year: Liệt kê số môn học
trong năm. Bạn học trường công thì sẽ chọn 13 môn theo chương trình của Bộ

Giáo Dục. Nếu bạn học trường quốc tế thì liệt kê những môn đang học.

● Please select the course scheduling system your institution is using: Lịch học. Bạn
chọn Semester nhé vì ở Việt Nam sẽ có 2 học kỳ trong 1 năm học

● Course Title: Liệt kê tên 13 môn học

● Course level, if applicable: Nếu bạn học lớp chuyên thì hãy chọn Honor, nếu

không thì cứ bỏ trống phần này.


● Course schedule: Thời gian học mỗi môn. Bạn học trường công thì cứ chọn cả
năm. Nếu bạn học trường quốc tế thì có thể có những môn chỉ học một học kỳ.

● If you have received any honors related to your academic achievements beginning with

the ninth grade or international equivalent, please indicate number of honors. If you

received more than five, please add the five most important to you: Liệt kê các thành

tích học tập. Nếu bạn có các giải thành phố, quốc gia, quốc tế, cuộc thi khoa

học, … thì cứ liệt kê 5 giải quan trọng nhất nhé.

- 199 -
● List the honor title, level of recognition (city, national, etc.), and grade level obtained:

Liệt kê chi tiết thành tích, cấp độ thành phố, quốc gia, … và năm đạt được

● Career interest: Nghề nghiệp mong muốn. Bạn chỉ cần điền thông tin ước tính

thôi chứ không cần phải chính xác.


● Highest degree you intend to earn: Bằng cấp cao nhất muốn đạt được (thạc sĩ, tiến
sĩ, …). Tương tự như ở trên, bạn cứ điền những gì mình thích, không cần phải

chính xác.

Phần điểm thi

● In addition to sending official score reports as required by colleges, do you wish to self-

report scores or future test dates for any of the following standardized tests: ACT,
SAT/SAT Subject, AP, IB, TOEFL, PTE Academic, and IELTS?: Bạn cần liệt kê

những điểm thi chuẩn hóa bạn có và trường cũng yêu cầu. Bạn chọn Yes. Sau

đó bạn liệt kê điểm IELTS / TOEFL, ACT / SAT, SAT 2, … nếu có.

● International applicants: Is promotion within your educational system based upon

standard leaving examinations given at the end of lower and/or senior secondary
school by a state or national leaving examinations board? (Students studying in the

US typically answer no to this question.): Bạn có thi tốt nghiệp không? Bạn chọn

Yes cho phần này nhé vì học sinh học trường công đều phải thi tốt nghiệp cả.

Phần hoạt động ngoại khóa.

● Reporting activities can help a college better understand your life outside of the

classroom. Your activities may include arts, athletics, clubs, employment, personal

commitments, and other pursuits. Do you have any activities that you wish to report?:

Bạn có tham gia hoạt động ngoại khóa nào không? Câu trả lời đương nhiên là

có nhé.

● Activity type: Loại hoạt động

- 200 -
● Position/Leadership description and organization name, if applicable: Chức vụ lãnh

đạo và tên tổ chức

● Please describe this activity, including what you accomplished and any recognition

you received, etc.: Bạn mô tả hoạt động. Nhớ viết ngắn gọn và nhấn mạnh kết
quả công việc của mình qua các con số. Ví dụ dạy 50 học sinh 1 tuần.
● Participation grade levels: Năm học tham gia

● Timing of participation: Thời gian tham gia


● Hours spent per week: Số giờ một tuần. Bạn chú ý là một tuần trừ đi thời gian

học, ăn ngủ, đi lại thì bạn còn khoảng 10 – 20 tiếng để làm hoạt động ngoại

khóa. Nếu tổng số giờ làm hàng tuần bạn điền vượt quá con số này thì bạn cần

tính lại nhé.


● Weeks spent per year: Số tuần tham gia trong năm.

● I intend to participate in a similar activity in college: Bạn có muốn tham gia hoạt
động tương tự ở đại học không? Bạn cứ suy nghĩ và chọn theo sở thích.

Đấy, đơn giản không, toàn bộ thông tin bạn phải điền trong CommonApp. Phần

cuối cùng của hồ sơ này thì bạn chỉ cần tải bài luận chính lên nữa thôi.

Ừ, cũng không khó nhỉ, sau khi điền hết thông tin thì mình làm gì nữa?

Bạn sẽ chọn trường đại học và thêm vào danh sách nộp trong CommonApp mà

thôi. Tùy trường mà bạn sẽ phải điền thêm thông tin bổ sung. Những thông tin mà

trường có thể yêu cầu thêm từ bạn bao gồm:

● Ngành học, chi nhánh muốn học của trường (Ví dụ New York University có 3

chi nhánh tại Abu Dhabi, Thượng Hải, và thành phố New York).

● Thông tin nếu bạn có người quen đang làm việc hoặc học tại trường.

● Danh sách các hoạt động ngoại khóa bạn muốn tham gia tại đại học.

● Phần còn lại sẽ là bài luận phụ. Khi bạn viết xong và tải lên thì có thể nộp hồ

sơ được rồi.

- 201 -
Ôi, xong rồi hả, thế giấy tờ tiếp theo là gì?

Đương nhiên là điền giấy tờ tài chính rồi.

- 202 -
PHẦN CHIA SẺ CỦA CHƯƠNG 15

Âu Thiên Hoàn

Bài viết dưới đây mình chia sẻ cho các bạn một số trục trặc mình đã gặp trong thời

gian điền Common App:

Thứ nhất là việc điền thiếu thông tin. Lúc điền hồ sơ Common App, mình vẫn chưa
có email của giáo viên chủ nhiệm (counselor) nên mình đã để trống phần đó. Đến

lúc nộp, mình cũng quên béng luôn. Hậu quả là mãi tới gần hạn chót, mình vẫn

chưa có thư giới thiệu và các thông tin và giấy tờ liên quan được gửi từ tài khoản

counselor. Tai hại hơn, mình xém phải mất thêm kha khá tiền tiền vì không có đơn
xin miễn phí nộp hồ sơ (fee waiver) của counselor. May mắn sao, mình kiểm tra lại

và phát hiện ra mình bỏ sót nên đã kịp thời bổ sung. Mình còn suýt quên điền hồ

sơ của một vài trường: mình chỉ điền một phần thôi và còn bỏ trống một vài chỗ vì

chưa có bài luận phụ cho trường. Cận kề hạn nộp, mình mới bổ sung luận phụ.

Điều đó khiến mình quên kiểm tra lại hồ sơ và quên mất việc nộp resume cho

trường. Mấy hôm sau, mình mới tình cờ phát hiện ra việc đó, và đành phải gửi
email cho trường để nộp bổ sung. May mắn thay, trường đồng ý cho mình nộp.

Nếu thiếu resume, bộ hồ sơ mình đã bớt nổi bật hơn rất nhiều. Các bạn nhớ phải

kiểm tra lại tất cả các nội dung, các câu hỏi mà trường yêu cầu thêm nhiều lần để

hạn chế những thiếu sót nha.

Sai lầm thứ hai mình mắc phải là điền sai thông tin. Có những câu hỏi trong

Common App rất dài và khó hiểu dẫn nên mình đã điền sai khá nhiều. Trong tình
huống đó, hãy tra từ điển hoặc hỏi lại kỹ những người đã có kinh nghiệm nộp hồ

sơ để đảm bảo điền đúng thông tin. Mình hay hỏi thầy Nam để giúp mình kiểm

tra lại bất kỳ thông tin nào mình vừa điền mà mình không chắc chắn. Một lần nữa,

hãy chuẩn bị sớm! Đừng để tới lúc sắp tới hạn nộp mới hỏi! Nhiều khi bạn lại bỏ

sót thông tin gì nữa đó.

- 203 -
Ngoài ra mình cũng liệt kê một số lỗi để các bạn tránh ha.

Đầu tiên: về format những tài liệu khi nộp trên Common App. Nhiều trường sẽ

cho bạn nộp bài luận hoặc resume ngay tại trang Common App luôn. Một mẹo nhỏ

mách bạn là hãy chuyển tất cả các file thành pdf để tránh lỗi font và nhảy dòng.

Sau khi khi tải lên, hãy kiểm tra lại xem file của mình có được định dạng đúng như

ý mình muốn hay không. Vì resume là nơi bạn trình bày toàn bộ những điểm nổi

bật của mình, chắc chắn, bạn không muốn resume tải lên bị lỗi đâu ha.

Thứ hai, sai lầm trong việc điền thông tin. Thông thường, để trả lời cho một câu

hỏi trong bộ hồ sơ nộp cho trường, bạn sẽ viết nháp câu trả lời trên máy tính và

chỉnh sửa lại nhiều lần. Sau khi hoàn chỉnh, bạn mới tiến hành sao chép câu trả lời
và dán vào khung trả lời của câu hỏi. Hãy đảm bảo bạn chép đúng bài luận của

đúng câu hỏi, đúng trường vào khung trả lời: Đừng lấy câu trả lời của trường A

dán vào khung của trường B. Trên trang Common App, đối với mỗi khung trả lời

đều có ghi giới hạn số từ cho câu hỏi đó. Ví dụ, bạn sẽ tìm thấy dòng chữ “Min: 1 -

Max: 500” (tối thiểu 1 từ - tối đa 500 từ) ở góc trái phía dưới khung câu hỏi. Hãy
đảm bảo câu trả lời của bạn nằm trong khoảng này: đừng ngắn quá cũng như dài

vượt quá số từ quy định. Hệ thống Common App sẽ tự động đếm và báo lỗi nếu

bạn vượt quá số từ quy định. Bên cạnh đó, cũng đừng quên trau chuốt câu từ trong

câu trả lời của mình để vừa gây ấn tượng tốt với nhà tuyển sinh.

- 204 -
Nguyễn Trần Đức Bình

Điền hồ sơ Common App đối với mình cũng không có gì quá mới lạ. Nếu bạn đã

từng thi SAT thì đa số các câu hỏi về bản thân trên Common App gần như y chang

trên College Board (cơ sở tổ chức thi SAT hiện nay) vậy. Khác biệt lớn nhất là

Common App sẽ yêu cầu thêm khá nhiều thông tin về cả phụ huynh của bạn nữa.

Ngồi điền chung với bố mẹ sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian đó.

Một trong những khó khăn lớn nhất mà mình gặp phải là phần mô tả hoạt động

ngoại khóa. Dù chỉ có 150 CHỮ (không phải 150 từ nhé) nhưng mình vẫn phải đảm

bảo đầy đủ thông tin. Mình phải ngồi trên lớp điền đi điền lại phần này tới 5 lần

mới hoàn chỉnh. Tiêu chí chính của phần này là thông tin rành mạch, có số liệu
càng rõ ràng càng tốt. Giống như những gì bạn điền trong resume vậy, chỉ là ngắn

gọn hơn một xíu thôi (nhưng cũng đứng ngắn quá). Lần đầu tiên mình viết: do

miêu tả vắn tắt quá nên lúc nhờ thầy Nam đọc lại, thầy chẳng hiểu là mình đang

viết về cái gì luôn.

Một sai lầm tai hại mình suýt gặp phải trong quá trình điền đơn Common App: liệt

kê các điểm và chứng chỉ tiếng anh. Common App có phần để liệt kê những điểm

số trong tương lai và mình đã để trống điểm SAT tháng 10 chưa thi. Sau khi có

điểm, mình quên “bẽng” việc cập nhật điểm luôn. May mắn thay, mình đã kiểm

tra lại trước khi nộp 1 lần nữa nên phát hiện sự thiếu sót này. Tốt nhất, trước khi

nộp bất cứ giấy tờ cho trường, hãy kiểm tra lại thật kĩ càng. Hãy nhờ một người có

kinh nghiệm xem qua giúp trước khi nộp. Vì lúc căng thẳng, các bạn có thể sẽ mắc

những lỗi “ngớ ngẩn” mà bản thân không lường trước được đâu.

Ngoài phần hồ sơ chung ra thì mỗi trường sẽ có một phần Common App riêng,

những câu hỏi chủ yếu về thời gian và loại hình nộp đơn hay ngành học dự định

tương lai. Một số trường sẽ để phần câu hỏi luận phụ ra một phần riêng độc lập và
nộp đồng thời với phần thông tin chung. Đa số các đề luận phụ sẽ nằm trong mục

- 205 -
Common App của trường luôn nên nhớ kiểm tra kỹ. Có trường sẽ thích để luận

phụ trong mục học thuật (academic), có trường lại để trong mục hoạt động

(activities). Cứ nhớ kiểm tra thật kĩ hết mọi thứ cho chắc. Một số câu hỏi luận phụ

chỉ hiện ra khi mình đã chọn ngành hoặc trường nhỏ hơn, ví dụ như Trường Kỹ
thuật (Engineer School) hay trường chuyên về các môn khoa học (Science School).
Do đó, hãy điền đầy đủ thông tin chung về bản thân trước. Đừng để tới gần đến

hạn nộp mới phát hiện, sẽ rất vất vả lắm đó!

Common App không chỉ có của học sinh mà mỗi giáo viên viết thư giới thiệu cho

bạn sẽ phải tạo một tài khoản riêng. Giáo viên chủ nhiệm (counselor) sẽ là người

tải điểm trên trường và điểm SAT, IELTS cho bạn (nếu trường chấp nhận điểm gửi

từ tài khoản counselor). Dù phần này thông tin không nhiều và có thể hoàn thành

khá nhanh nhưng lại khá dễ quên vì nhiều trường sẽ không nhắc mình để bổ sung

thư giới thiệu. Phần này, tốt nhất, nên tự làm vì giáo viên thường bận vào lúc cao
điểm nộp hồ sơ và, nếu có sai sót, mình cũng có thể chủ động hơn trong việc chỉnh

sửa. Mặc dù, mình đã chuyển trường từ đầu năm lớp 12 nhưng trong phần

Common App của giáo viên, mình vẫn điền thông tin của trường cũ thay vì trường
đang học hiện tại. Nhờ thầy Nam kiểm tra nên đã phát hiện ra lỗi sai này; nếu

không, mình đã phải gửi email cho các trường để giải thích.

Hồ sơ Common App rất quan trọng nên nhớ kiểm tra thật kỹ! Nếu có thể, hãy nhờ
người có chuyên môn để kiểm tra giúp nhé.

- 206 -
CHƯƠNG 16: GIẤY TỜ TÀI CHÍNH

Giấy tờ tài chính khá đơn giản nếu bạn biết điều kiện tài chính của gia đình.

Hỗ trợ tài chính là gì thế? Có phải là học bổng?

À, đây cũng là một sự hiểu nhầm của nhiều phụ huynh và học sinh do báo chí ở

Việt Nam đều gọi chung học bổng (scholarship) và hỗ trợ tài chính (financial aid)

là học bổng. Tuy nhiên đây là 2 khái niệm khác nhau mà bạn cần phân biệt nhé.

Đầu tiên, học bổng thường được trao dựa trên thành tích học tập của sinh viên

hoặc những yếu tố khác như khả năng lãnh đạo, hoạt động ngoại khóa,... Thông

thường, để nhận được học bổng toàn phần, sinh viên phải thực sự nổi bật về một
hoặc nhiều mặt bên cạnh việc đáp ứng được những điều kiện cần như điểm ACT

cao trên 32 hoặc SAT cao trên 1450, TOEFL iBT trên 100 hoặc IELTS 7.0, đặc biệt là
điểm GPA tốt (trên 8.5). Ngoài ra, bạn sẽ có một điểm cộng lớn nếu đã từng đạt

giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi, các cuộc thi thể thao, văn hóa, nghệ thuật,

hoặc đã từng lãnh đạo hay sáng lập một tổ chức có tầm ảnh hưởng,... Đây là những

yếu tố sẽ giúp bạn đạt học bổng tốt.

Tuy nhiên, nhiều trường công nổi tiếng của Mỹ cho học bổng tối đa chỉ từ 10,000

USD – 16,000 USD / năm với ví dụ điển hình là khoản học bổng tối đa 10,000 USD

/ năm của University of Iowa và 16,000 USD / năm của University of Massachusetts
Amherst. Với tổng chi phí gồm ăn ở và chi tiêu cá nhân tại University of Iowa là

48,000 USD / năm thì gia đình vẫn phải đóng tới 38,000 USD / năm. Đương nhiên

có những trường cho nhiều hơn như University of Arizona với mức học bổng tối

đa 30,000 USD.

Ôi, nhiều thế cơ à, thế mình có thể tìm thêm nguồn tài chính hỗ trợ nào nữa không?

Mình muốn giới thiệu hình thức hỗ trợ tài chính (financial aid) mà các trường tư
(bao gồm cả các trường National University và các trường Liberal Arts) thường
- 207 -
cung cấp cho học sinh quốc tế. Khác với học bổng, hỗ trợ tài chính không được trao

theo thành tích mà được đánh giá dựa trên khả năng tài chính của gia đình để bạn

có thể đi học. Việc hỗ trợ tài chính sẽ được duy trì trong 4 năm nếu sinh viên giữ

được điểm trung bình tốt (3.0 tới 3.5/4.0). Để xin hỗ trợ tài chính, bạn thường cần
điền đơn College Scholarship Service (CSS) trên mạng hoặc International Student
Financial Aid Application (ISFAA) trên giấy. Một số trường như Yale-NUS College

hay University of Chicago sẽ có đơn xin hỗ trợ tài chính riêng trên trang web của

trường.

Bạn chú ý là với những trường nằm trong nhóm 20 trường đầu của Mỹ thì sẽ không

có khái niệm học bổng. Đơn giản là vì những học sinh được nhận đều có điểm ACT

/ SAT cao chót vót và hoạt động ngoại khóa thuộc hàng “khủng.” Chính vì thế các

trường chỉ hỗ trợ tài chính để những sinh viên giỏi có thể đi học chứ không có học

bổng. Tuy nhiên nếu bạn đọc trên báo thì vẫn sẽ thấy ghi là học bổng, điều này gây

ra sự hiểu lầm cho nhiều phụ huynh và học sinh.

Thế bạn cung cấp cho mình danh sách học bổng của các trường ở Mỹ được không?

Bạn có thể tham khảo cách tìm kiếm thông tin hỗ trợ tài chính chúng mình đã đề

cập ở gần cuối chương 10. Ngoài ra phần phụ lục cuối cuốn sách cũng liệt kê kết

quả của các anh chị trong 2 năm gần nhất và kết quả của đợt nộp sớm của các anh

chị khóa 2019 tại VELA. Bạn có thể dùng kết quả của các anh chị để tham khảo luôn

nhé.

Ủa, thế ngoài đơn CSS và ISFAA thì gia đình mình còn cần chuẩn bị gì nữa không?

Thường thì gia đình bạn sẽ cần phải làm thêm giấy xác nhận số dư ngân hàng để

nộp cho trường.

À, mình biết rồi, làm sổ tiết kiệm từ 3 tới 6 tháng rồi lấy xác nhận ngân hàng chứ gì?

- 208 -
Đấy lại là một quan niệm không chính xác. Nếu gia đình bạn có tiền tiết kiệm thì

điều đó rất dễ, tuy nhiên nếu bố mẹ bạn kinh doanh riêng thì việc bỏ một số tiền

lớn 1 tới 2 tỷ trong ngân hàng từ 3 tới 6 tháng sẽ “chôn vốn” của công ty gia đình.

Thực tế, bố mẹ bạn KHÔNG cần phải gửi sổ tiết kiệm có kỳ hạn. Thay vào đó, bố

mẹ bạn chỉ cần để tiền trong tài khoản 1 ngày, tới bất kỳ chi nhánh ngân hàng nào

để yêu cầu xác nhận số dư (1 trang A4) có tiếng Anh, số tiền tương đương bằng

USD, có chữ ký, và có dấu của ngân hàng. Ngay ngày hôm sau bố mẹ bạn có thể

rút toàn bộ số tiền ra.

Ngoài ra trong trường hợp bố mẹ các bạn không đủ tiền để làm giấy xác nhận số

dư thì các ngân hàng có một dịch vụ chứng minh tài chính để nộp hồ sơ đại học.
Dịch vụ này cho phép bố mẹ các bạn vay ngắn hạn ngân hàng trong 1 ngày để làm

giấy xác nhận số dư. Tiền sẽ không được chuyển vào tài khoản của bố mẹ bạn đâu

nhưng ngân hàng sẽ làm cho bố mẹ bạn một tờ giấy xác nhận. Bố mẹ bạn sẽ phải

trả mức phí đâu đó từ 1 tới 2 triệu đồng tùy theo số tiền chứng minh. Năm nay một

vài phụ huynh trong nhóm chúng mình đã làm theo hình thức này đấy. Bạn cứ kêu
bố mẹ đến chi nhánh ngân hàng gần nhất để hỏi về dịch vụ chứng minh tài chính

là được nhé.

Nghe hơi kỳ kỳ. Nếu lỡ trường gọi điện tới ngân hàng kiểm tra thì sao?

Với vài ngàn hồ sơ xin học, thật sự chẳng có trường nào “rảnh” đến mức gọi điện

cho ngân hàng của bố mẹ bạn để kiểm tra. Ngoài ra, sẽ không nhân viên ngân hàng

nào dám cung cấp thông tin tài khoản khách hàng qua điện thoại hay email cho

bên thứ 3, nhất là lại gọi từ Mỹ về.

Nhưng nếu đại sứ quán Mỹ biết gia đình mình không có tài khoản trong ngân hàng thì

sao?

- 209 -
Hồ sơ tài chính bạn nộp cho trường sẽ không có liên quan gì tới hồ sơ bạn nộp xin

visa tại đại sứ quán Mỹ. Khi nào đến lúc xin visa thì bạn sẽ phải chuẩn bị hồ sơ tài

chính riêng. Bạn có thể nhảy đến chương 22 để tìm hiểu kỹ hơn về phần giấy tờ

phỏng vấn nhé.

Thế bố mẹ mình cần phải chuẩn bị bao nhiêu tiền?

Trung bình chúng mình nhờ bố mẹ làm giấy xác nhận số dư từ 1 tỷ đến 1.8 tỷ đồng

(tương đương 40,000 – 80,000 USD). Đương nhiên đây là trong trường hợp bạn xin

hỗ trợ tài chính, trong trường hợp gia đình đóng được nhiều hơn thì bạn cứ chứng

minh nhiều hơn. Một cách ước tính nhanh số tiền bạn cần chứng minh đó là bạn

xác nhận với bố mẹ số tiền mà gia đình bạn có thể đóng được hàng năm, bao gồm
tiền học và sinh hoạt phí nhé. Sau đó bạn lấy số này nhân cho 4 rồi nhân với 23,000

để ước tính số tiền VND tương đương. Ví dụ ba mẹ bạn nói sẽ đóng được 22,000 /

năm, như vậy bạn hãy chứng minh 88,000 / năm tương đương khoảng 2 tỷ VND.

Thế bố mẹ mình phải ra ngân hàng nào để làm giấy xác nhận?

Tất cả các ngân hàng tại Việt Nam đều có thể cung cấp giấy xác nhận, từ những

ngân hàng lớn như Vietcombank, VietinBank cho tới những ngân hàng nhỏ hơn
như ACB, Sacombank, thậm chí HD Bank và Việt Á. Quan trọng là bạn cần nhắc

nhở bố mẹ lấy bản thông tin có tiếng Anh và số tiền tương đương bằng tiền USD

thì trường mới đọc và hiểu được.

Rồi, hiểu rồi, quay lại CSS và ISFAA một chút, bạn hướng dẫn mình điền hồ sơ này được

không?

Ừ được, mình sẽ hướng dẫn ISFAA nhé vì CSS cũng khá tương tự. Ngoài ra vì
ISFAA là đơn theo dạng PDF, khi bạn điền và nộp sẽ không tốn thêm bất kỳ chi

phí nào. Tuy nhiên nếu bạn điền CSS thì bạn sẽ tốn 9 USD để tạo hồ sơ CSS, và bạn

gửi cho mỗi trường thì sẽ phát sinh thêm chi phí 16 USD / trường. Để tiết kiệm,

- 210 -
nhiều bạn trong quá trình nộp đã email hỏi trường để xin nộp ISFAA thay vì CSS,

và một số trường đã đồng ý.

Thế với những trường không đồng ý thì sao?

Thì thôi, tốn tiền nộp CSS chứ sao. Bạn đóng 16 USD để đi xin vài ngàn USD thì

cũng đáng mà.

Ôi, lại tốn tiền! Thế đơn ISFAA thì cần điền thông tin gì?

Đầu tiên bạn có thể tìm kiếm trên Google đơn ISFAA mới nhất. Bạn chỉ cần đánh

vào từ khóa “ISFAA 2020 – 2021 pdf” là ra ngay thôi.

2 phần đầu của đơn là phần thông tin học sinh (Student’s Information) và phần

thông tin bố mẹ (Parents’ Information) sẽ giống như cách điền trong CommonApp
nên bạn cứ tự điền nhé. Nhớ là dùng chữ in hoa và viết dễ nhìn một tí. Vì bạn sẽ

nộp bản scan nên chúng mình khuyên bạn dùng bút chì 2B để điền, nếu cần sửa

thì gôm đi sửa luôn chứ không phải in ra nhiều bản điền lại.

Thông tin mà chúng ta cần chú ý nằm ở

phần C trở đi, tuy nhiên trước khi đi vào

chi tiết thì bạn cần biết cách điền thông tin

chung như thế này:

Ví dụ nếu gia đình bạn chỉ đóng được

22,000 USD / năm (khoảng 500 triệu) cho

tổng chi phí thì có 2 cách để chứng minh

với trường:

- 211 -
Cách 1: Bạn chứng minh hoàn toàn với sổ tiết kiệm của gia đình. Đây là cách chúng
mình đã đề cập ở phía trên. Có nghĩa là nếu gia đình đóng được 22,000 USD / năm
thì số dư trên giấy xác nhận ngân hàng cần phải thể hiện số tiền tương đương
88,000 USD (khoảng 2 tỷ VND) tức là tổng chi phí 4 năm học mà gia đình có thể
đóng được.

Cách 2: Bạn chứng minh một phần bằng sổ tiết kiệm của gia đình và một phần từ

thu nhập của bố mẹ. Ví dụ nếu gia đình bạn chứng minh được bằng giấy xác nhận
số dư số tiền 14,000 USD / năm thì bạn sẽ cần số dư ngân hàng tương đương 56,000

USD (khoảng 1.3 tỷ VND) cho 4 năm. Phần 8,000 USD còn lại thì sẽ chứng minh từ
thu nhập của bố mẹ. Trong đơn ISFAA, bạn cần phải điền thu nhập của bố mẹ và

chi tiêu trong gia đình. Tức là tổng thu nhập hàng năm của bố mẹ (từ tiền lương,
tiền cho thuê nhà, tiền lãi từ kinh doanh…) trừ đi tổng chi tiêu gia đình trong năm

phải hơn 8,000 USD (tương đương 180 triệu VND).

Thế làm theo cách 1 hay cách 2 thì trường sẽ thích hơn?

Thật ra thì 2 cách cũng như nhau thôi. Cách 1 sẽ nhanh hơn và gọn gàng hơn cho

hồ sơ của bạn nhưng yêu cầu bố mẹ phải chứng minh số tiền nhiều hơn. Cách 2

tuy tốn thêm thời gian nhưng không cần bố mẹ các bạn phải xoay nhiều tiền để

chứng minh tài chính. Như chúng mình đã nói ở trên thì bố mẹ bạn có thể gửi tiền
vào tài khoản, lấy giấy xác nhận, rồi vài ngày sau rút vẫn được. Ngoài ra bố mẹ

bạn có thể tốn một chút tiền để sử dụng dịch vụ chứng minh tài chính của ngân

hàng.

Ừ hiểu rồi thế thì mình cần điền thông tin trong ISFAA thế nào đây?

Dưới đây là những câu hỏi bạn phải trả lời nhé. Như chúng mình đã nói ở trên,

phần A và B rất giống những thông tin các bạn đã điền trong CommonApp nên

chúng mình không lập lại thông tin này nhé.

- 212 -
Section C: Phần C

Câu 17: What documentation will you be providing to verify income and asset information

requested on this form? Tax forms - Statement from employer - Other (specify — for

example, bank statement): Bạn sẽ nộp giấy tờ gì để chứng minh thu nhập và tài sản?

Thường thì với câu này, bạn sẽ chọn gửi giấy xác nhận ngân hàng bằng cách đánh

dấu và ghi rõ trong mục sau: Other (specify — for example, bank statement): Điền “bank

statement” vào ô trống.

Câu 18: What is the official exchange rate of your country’s currency to the U.S. $ today?

(for example, 3,100 pesos = $1): Tỷ giá giữa USD và VND. Bạn cứ dùng tỉ giá hiện giờ

là VND 23,225 = USD 1 nhé.

Câu 19: Does your government currently impose restrictions on the exchange and release

of funds for study in the United States? Yes – No: Chính phủ Việt Nam có giới hạn việc

chuyển tiền đi du học sang Mỹ hay không? Câu trả lời hiện giờ là không nhé nên
bạn cứ chọn No

Câu 20: Do you have a source of emergency funds once you arrive in the United States?

Yes – No. If yes, name source - Amount available in U.S.$: Bạn có nguồn tiền khẩn cấp
nào khi tới Mỹ hay không? Theo luật Việt Nam hiện nay thì bạn có thể mang theo

tối đa 5,000 USD tiền mặt ra nước ngoài. Vì thế với câu này bạn chọn “Yes”, nguồn

tiền là tiền của bố mẹ và số tiền là 5,000 USD.

Câu 21: How will you pay for your transportation to the United States? (e.g., parents’

income, sponsor, etc.): Bạn sẽ trả tiền mua vé máy bay tới Mỹ bằng tiền của ai? Bạn

viết là “parents’ income” (thu nhập của bố mẹ) vào đây nhé .

Câu 22: During 2018, how much of your household income (before taxes or expenses) came

from the following sources (in U.S. $)?: Trong năm 2019, liệt kê thu nhập của gia đình

bạn với giá trị tương đương bằng tiền USD với tỉ giá đã điền ở câu 18.

- 213 -
a. Father’s work: Thu nhập của bố. Bạn có thể ghi thu nhập trước thuế hoặc sau

thuế. Nếu như sau thuế thì trong phần E bạn điền thuế đóng là bằng 0.

b. Mother’s work: Thu nhập của mẹ.

c. Your work: Thu nhập của bạn.


d. Your spouse’s work: Thu nhập từ chồng / vợ bạn nếu bạn đã lập gia đình. Phần
này nhớ điền 0 nhé.

e. Family business: Thu nhập từ công ty gia đình.


f. Family real estate holdings: Thu nhập từ việc cho thuê đất / nhà.

g. Pension / annuity / retirement: Lương hưu nếu bố mẹ có.

h. Other members of the household: Thu nhập từ thành viên khác trong gia đình.

i. Interest or dividends: Lãi tiền gửi và cổ tức tiền mặt nếu có.
j. Housing, food, and other living allowances: Trợ cấp chính phủ nếu có.

k. Other (explain): Nguồn thu nhập khác (bạn có thể giải thích thêm).

Câu 23: Will there be a significant increase or decrease in your family’s income next year?

Yes – No. If yes, explain: Liệu có sự thay đổi nào lớn trong thu nhập của gia đình

năm sau hay không? Thường bạn sẽ điền là “No” nhé.

Section D: Phần D

Câu 24: Does your family own its home? Yes – No: Gia đình bạn có sở hữu nhà riêng?

Thường các bạn sẽ chọn Yes.

a. What year was it purchased?: Năm mua căn nhà?

b. What was the original purchase price?: Giá trị căn nhà khi mua, quy ra tiền USD?

Bạn cứ dùng tỉ giá đã điền ở câu 18 để tính nhé.

c. How much does your family still owe on the purchase price?: Gia đình bạn còn nợ

bao nhiêu tiền mua nhà? Thường bạn sẽ chọn 0 vì phần lớn ở Việt Nam là mua

nhà thanh toán ngay.

d. What is the present market value?: Giá trị hiện tại của căn nhà?

- 214 -
Câu 25: Does your family own a business? Yes – No: Gia đình bạn có sở hữu công ty

kinh doanh riêng? Nếu bố mẹ bạn kinh doanh riêng thì điền phần này nhé.

a. Date business commenced: Ngày công ty đăng ký kinh doanh?

b. Type of business: Loại hình kinh doanh? Thường bạn chỉ cần đưa tên sản phẩm /

dịch vụ kinh doanh vào đây.

c. Your parents’ share of business value: Giá trị số cổ phần mà bố mẹ bạn nắm? Nếu

là công ty TNHH thì chỉ cần ước tính giá trị công ty.
d. Your parents’ share of business indebtedness: Số nợ của công ty mà bố mẹ bạn phải

chịu trách nhiệm?

Câu 26: Please list the value of the following family assets (if applicable): Liệt kê những

tài sản sau (nếu có)

a. Land and buildings (other than home or business): Giá trị nhà / đất khác ngoài nhà

đang ở hoặc kinh doanh. Nếu như trong câu 22 ở trên bạn điền có thu nhập từ
cho thuê nhà thì ở đây bạn sẽ điền giá trị thị trường của căn nhà / căn hộ cho

thuê đó nhé.

b. Indebtedness on land and buildings: Số tiền nợ trên những bất động sản này.

c. Savings: Tiết kiệm ngân hàng. Bạn sẽ điền số tiền trên giấy xác nhận số dư vào

đây.

d. Investments (such as stocks and bonds): Giá trị khoản đầu tư (chứng khoán và trái

phiếu). Thường chúng mình sẽ không điền thông tin gì thêm vào đây để đơn

giản hóa giấy tờ tài chính.

e. Assets owned by student: Giá trị tài sản khác mà học sinh đứng tên sở hữu.
Thường chúng mình sẽ không điền thông tin gì thêm vào đây để đơn giản hóa

giấy tờ tài chính.

- 215 -
f. Money owed to family by others: Số tiền mà người khác nợ gia đình bạn. Thường

chúng mình sẽ không điền thông tin gì thêm vào đây để đơn giản hóa giấy tờ

tài chính.

g. Repayment (of 26e) expected this year: Nếu người khác nợ tiền gia đình bạn thì
năm nay bạn nghĩ họ sẽ trả bao nhiêu? Thường chúng mình sẽ không điền
thông tin gì thêm vào đây để đơn giản hóa giấy tờ tài chính.

h. Other (jewelry, artwork, antiques, etc.): Giá trị các tài sản khác như trang sức,
tranh quý, đồ cổ,… Thường chúng mình sẽ không điền thông tin gì thêm vào

đây để đơn giản hóa giấy tờ tài chính.

Câu 27: Do you or your family have money, property, or assets in another country? Yes –

No: Gia đình bạn có tài sản, tiền, hoặc bất động sản tại một quốc gia khác? Thường

bạn sẽ chọn No trong phần này.

Câu 28: Do you or your family own (an) automobile(s)? Yes – No: Gia đình bạn có xe

hơi? Trong phần này thì nếu gia đình bạn đang xin hỗ trợ tài chính thì nên chọn

“No” dù nhà có xe hơi.

Section E: Phần E.

Đây là phần cực kỳ quan trọng vì như chúng mình đề cập ở trên, nếu gia đình bạn

chứng minh một phần khả năng tài chính từ thu nhập của bố mẹ thì tổng số tiền

trong câu 22 trừ đi tổng số tiền trong câu 29 sẽ phải bằng số tiền mà bạn muốn

chứng minh.

Câu 29: How much did your family spend on the following expenses during 2019?: Liệt

kê số tiền mà gia đình bạn chi tiêu trong năm 2019 cho những mục này. Bạn có thể

dùng tỉ giá ở câu 18 để quy ra số tiền tương đương. Chú ý bạn phải tính số tiền chi

tiêu cho cả một năm.

a. Rent or mortgage: Tiền thuê nhà hoặc trả nợ ngân hàng tiền mua nhà

- 216 -
b. Utilities: Điện nước, Internet, …

c. Food: Thức ăn

d. Clothing: Quần áo

e. Household necessities: Đồ dùng gia đình


f. Medical expenses: Chăm sóc sức khỏe
g. Educational expenses: Tiền học (bao gồm của cả bạn và anh / chị / em bạn)

h. Loan payments: Trả nợ


i. Taxes: Thuế (chú ý bạn sẽ điền phần này nếu trong phần C bạn điền thu nhập

của bố mẹ là thu nhập trước thuế)

j. Amount allocated to savings/retirement: Số tiền tiết kiệm đầu tư / về hưu

k. Automobile maintenance: Sửa chữa xe. Do ở phần bạn điền không sở hữu xe hơi
nên phần này thường bạn sẽ điền bằng 0.

l. Insurance (health and property): Mua bảo hiểm (y tế và tài sản)


m. Entertainment: Giải trí như ăn tối ở ngoài, xem phim, …
n. Vacations: Đi du lịch

o. Servants: Tiền lương cho người giúp việc. Thường bạn sẽ để phần này bằng 0

do ở Mỹ việc thuê người giúp việc được xem là của tầng lớp thượng lưu. Bạn
đi xin hỗ trợ tài chính mà nhà lại có người giúp việc thì nghe cứ sai sai thế nào

ấy.

p. Other (please explain): Chi phí khác (nếu có vui lòng liệt kê giải thích)

Câu 30: How much money does your family owe to other people or to financial

institutions?: Số tiền mà gia đình bạn đang nợ người khác hoặc nợ ngân hàng? (Liệt

kê nếu có)

a. Amount paid on debt in 2019: Số tiền sẽ trả nợ trong năm 2019

b. Reason for debt: Nguyên nhân đi vay nợ

- 217 -
Câu 31: Does your family employ other people?: Gia đình bạn có tuyển dụng lao động

không? Thường bạn sẽ chỉ trả lời phần này nếu bố mẹ có công ty riêng được khai

trong câu 25 và thuê nhân công.

a. If yes, how many in the home?: Nếu có, liệt kê số nhân viên tại nhà bạn?

b. In the family business?: Liệt kê số người làm tại công ty gia đình?

Câu 32: Enter the expected amount of annual support toward your educational costs from

the sources listed below: 2020 – 21, 2021 – 22, 2022 – 23, 2023 – 24: Liệt kê số tiền mà

gia đình bạn có thể đóng góp được mỗi năm cho việc du học từ những người sau.

Bạn chú ý sẽ phải liệt kê cho cả 4 năm với số tiền bằng USD nhé. Ngoài ra, bạn nên

cộng lại để kiểm tra. Ví dụ gia đình bạn đóng được 22,000 USD / năm thì tổng số

tiền trong những cột sau cộng lại phải được 22,000 USD.

a. Student’s vacation earnings: Thu nhập khi học sinh đi làm trong dịp nghỉ lễ.

Thường phần này sẽ bằng 0.


b. Student’s assets: Tài sản của học sinh. Thường phần này sẽ bằng 0.

c. Family’s income: Thu nhập từ gia đình. Phần này sẽ bằng tổng thu nhập của gia

đình trừ đi chi tiêu của gia đình trong năm. Với ví dụ ở phần đầu thì bạn có

thể ghi 8,000 USD / năm nhưng phải bảo đảm tổng thu nhập trong phần C trừ

đi tổng chi tiêu trong phần E phải trên 8,000 USD.

d. Family’s assets: Tài sản của gia đình. Bạn sẽ ghi phần đóng góp từ sổ tiết kiệm

của gia đình. Với ví dụ ở phần đầu thì bạn ghi 14,000 USD / năm.

e. Relatives and friends: Tiền đóng góp từ người thân và bạn bè. Thường phần này

bằng 0. Ngay cả khi gia đình và người thân có cho bố mẹ bạn vay để đóng tiền
học thì bạn nên gom vào chung với phần thu nhập của bố mẹ hoặc tiền gửi tiết

kiệm. Nếu bạn khai thông tin ở đây có thể sẽ phải cung cấp thêm giấy tờ chứng

minh cho trường.

- 218 -
f. Your government: Tiền học bổng từ chính phủ Việt Nam. Thường phần này

bằng 0.

g. Agencies and foundation: Các tổ chức khác. Thường phần này bằng 0.

h. Private sponsor (explain in Section G): Các nhà tài trợ tư nhân khác (vui lòng giải
thích trong phần G)

i. Other (explain in Section G): Các nguồn khác (vui lòng giải thích trong phần G)

Câu 31: List agencies/foundations/government to which you are applying for financial aid.
(If more than two, attach a list.): Liệt kê các tổ chức / chính phủ mà bạn đang nộp đơn

xin hỗ trợ (nếu nhiều hơn 2, vui lòng gửi kèm danh sách). Thường phần này bạn

sẽ không điền gì cả nhé.

Section G: Phần G

Use this space to explain any unusual expenses, other debts, or special circumstances that

the institution should consider when it is deciding how much financial aid, if any, you will
receive. Use additional sheets of paper if necessary: Dùng khoảng trống dưới đây để liệt

kê những chi tiêu bất thường, những khoản nợ khác, hoặc hoàn cảnh đặc biệt của

gia đình mà trường cần phải biết khi đánh giá hồ sơ xin hỗ trợ tài chính. Bạn có thể

đính kèm thêm tài liệu nếu không đủ chỗ.

Đấy, nhìn chung đơn ISFAA cũng chỉ cần thông tin như vậy. Đơn CSS trên mạng

thì có nhiều thông tin hơn một chút nhưng bạn cũng chỉ cần nắm vững cách phân

chia thu nhập, chi tiêu để phản ánh đúng số tiền mà gia đình bạn muốn/có thể

đóng được. Bạn không cần phải ghi con số chính xác cho từng mục mà có thể ước

lượng và làm tròn. Lời khuyên của mình là bạn nên trao đổi với bố mẹ cụ thể để

lấy thông tin trước, sau đó điều chỉnh một chút để phù hợp với số tiền mà gia đình

bạn muốn đóng nhé!

Cũng không phức tạp lắm nhỉ, thế sau khi nộp giấy tờ tài chính thì mình làm gì tiếp?

- 219 -
À, chuẩn bị phỏng vấn với trường thôi…

- 220 -
PHẦN CHIA SẺ CỦA CHƯƠNG 16

Âu Thiên Hoàn

Nhắc đến giấy tờ tài chính là có nhiều vấn đề cần quan tâm lắm đây.

Thứ nhất, nên chuẩn bị giấy tờ sớm nhất có thể. Bạn sẽ tốn kha khá thời gian để

thương thảo với ba mẹ để thống nhất được mức tiền ba mẹ đóng được. Từ đó, mới

chia ra làm sao cho các hoạt động chi tiêu, để điền vào giấy tờ tài chính ISFAA hay

CSS cho phù hợp. Bạn có thể điều chỉnh các mức tiền chi tiêu của gia đình sao cho

hợp lý. Tuy nhiên, lời khuyên của mình là hãy trung thực trong vấn đề tài chính.
Sau này, khi bổ sung các giấy tờ khác như xác nhận số dư ngân hàng, xác nhận

lương của bố mẹ, không khéo sẽ “giấu đầu lòi đuôi” đó.

Thứ hai, phải đảm bảo chính xác các thông tin. Hãy kiểm tra từng con số một, kiểm
tra lại nhiều lần. Một sự sai sót nhỏ có thể ảnh hưởng rất lớn đến việc bạn có được

nhận hay không. Ví dụ, một năm bạn đóng được cho trường 20,000 USD; nhưng vì

không cẩn thận, bạn ghi 200,000 USD. Như vậy là đủ hiểu rồi ha. Vì vậy, phải cẩn

thận khi điền ISFAA và CSS Profile hay bất cứ giấy tờ tài chính nào.

Thứ ba, có thể chuẩn bị nhiều bộ giấy tờ tài chính với nhiều mức đóng khác nhau

cho các trường khác nhau. Ví dụ, mình nhờ ba mẹ chuẩn bị 2 giấy xác nhận số dư

ngân hàng, một cái 80,000 USD và một cái 100,000 USD để có thể nộp 2 trường khác

nhau. Điều quan trọng là bạn phải thật cẩn thận. Bạn sẽ không muốn đóng 25,000

USD cho một trường chỉ cần đóng 20,000 USD đã được nhận rồi đâu.

- 221 -
Nguyễn Trần Đức Bình

Về vấn đề tài chính, nhà mình lại rơi vào tình cảnh khá éo le: tổng lương khá cao

nhưng gần như lúc nào cũng tiêu hết. Các trường đại học Mỹ thường nhìn vào tổng

thu nhập để quyết định xem mình được hỗ trợ bao nhiêu. Mình đã phải xoay sở

cộng trừ nhân chia thật lâu, kèm theo vài dòng giải thích, mới hoàn thành được bộ

hồ sơ tài chính chuẩn “hộ nghèo” đi xin hỗ trợ.

Do các giấy tờ tài chính (cả ISFAA và CSS) đều sẽ hỏi rất chi tiết nên hãy ngồi điền

cùng cả ba và mẹ nhé. Tất cả mọi loại chi tiêu trong nhà đều phải liệt kê thật chính

xác: tốt nhất, nên nhờ bố mẹ tính trước 1 tháng rồi ước lượng cho 1 năm. Một số

trường còn hỏi thêm các loại giấy tờ như xác nhận thu nhập của phụ huynh nữa.
Do đó, hãy lên trang web của trường tìm hiểu kỹ trước khi nộp nhé. Đừng để như

hồi mình nộp trường Villanova University: gần hạn chót cho việc xin hỗ trợ tài

chính, mình mới nhìn thấy danh sách các thứ cần nộp còn biết bao nhiêu mục chưa

hoàn thành (giấy xác nhận lương, chứng minh thu nhập,...) Lúc ấy, mình phải nhờ

bố mẹ chạy đôn chạy đáo khắp nơi để kịp hoàn thành hồ sơ.

Vì CSS profile phải gửi cho trường thông qua trang College Board nên làm xong

sớm là “thượng sách”. Mình nộp vào đúng giờ cao điểm (những ngày cuối cùng

của tháng 10) nên rất nhiều trường không nhận kịp. Kết quả là gói hỗ trợ tài chính

của trường Texas Christian University của mình bị dời tới tận tháng 1 năm 2020

luôn, trong khi các bạn khác đều có kết quả từ giữa tháng 12 làm mình bị một phen

hết hồn. Thậm chí, Drexel University còn báo với mình rằng họ không nhận được

CSS của mình. Mình phải kiểm tra lại đống hóa đơn từ College Board mới xác nhận
được. Một số trường khác cũng thông báo rằng họ nhận được CSS của mình khá

muộn nữa. Rút kinh nghiệm từ câu chuyện của mình, hãy nộp hồ sơ tài chính càng

sớm càng tốt nha!

- 222 -
Đa số các trường đều xét yếu tố tài chính ảnh hưởng tới quyết định kết quả đậu

(need-aware) đối với các học sinh quốc tế nên yếu tố tài chính giữ một vai trò rất

quan trọng trong bộ hồ sơ của bạn đó. Trường Texas Christian University thậm chí

đề cập trên trang web của họ luôn, rằng những ai không thể đóng ít nhất 20,000
USD / năm sẽ bị từ chối. Do đó, có thể nói yếu tố tài chính nắm vai trò then chốt

trong việc nộp hồ sơ du học của bạn đó, nên hãy cân nhắc thật kĩ nha!

- 223 -
CHƯƠNG 17: PHỎNG VẤN TRỰC TUYẾN VÀ TRỰC TIẾP

Hãy luôn tận dụng mọi cơ hội để gặp mặt trực tiếp, tuy nhiên đừng quá hi vọng vào

những đợt phỏng vấn thành công.

Cái gì, phỏng vấn với ai?

Thường thì các trường sẽ yêu cầu bạn phỏng vấn với cựu sinh viên hoặc nhân viên
tuyển sinh của trường. Cuộc phỏng vấn có thể được thực hiện trực tuyến qua Skype

/ Google Hangouts, hay một số trường trong năm 2019 như Rhodes College,

DePauw University, Colgate University, Trinity College, Macalester College,… cử

nhân viên tuyển sinh sang Việt Nam để phỏng vấn trực tiếp. Một số trường khác
có cựu học sinh đang làm việc tại Việt Nam cũng có thể sắp xếp cho bạn phỏng vấn

với cựu học sinh của họ tại thành phố Hồ Chí Minh hoặc Hà Nội.

Ủa, phỏng vấn để làm gì?

Trường phỏng vấn là để xem bạn có thật sự là con người bạn đã thể hiện trong hồ
sơ hay không. Ngoài ra việc gặp mặt trực tiếp có thể giúp trường đánh giá được

bạn tốt hơn nữa.

- 224 -
Thế gặp mặt thì mình phải chuẩn bị cái gì?

Đầu tiên là ăn mặc lịch sự. Nếu bạn phỏng vấn qua Skype thì trên mặc sơ mi cà

vạt, dưới mặc quần đùi cũng chả sao. Tuy nhiên nếu bạn đi phỏng vấn trực tiếp thì

cứ đồng phục mà tiến thôi.

Tiếp theo là cười, hãy cười tự nhiên, vui vẻ như đang gặp một người bạn, nhớ là

bạn thôi nhé chứ không phải bạn thân mà cợt nhả, sẽ bất lịch sự lắm.

Trước khi gặp người phỏng vấn bạn nên thử tìm kiếm thông tin về người đó qua

mạng từ những nguồn như trang web của trường, Facebook, LinkedIn,… để hiểu

đối tượng phỏng vấn mình là ai, có mối quan hệ với trường như thế nào, để từ đó
dễ dàng tạo mối quan hệ. Ví dụ người phỏng vấn bạn đã tốt nghiệp ngành tâm lý

mà bạn cũng đang nộp ngành này thì có thể hỏi họ về kinh nghiệm học các môn

tâm lý tại trường.

Năm nay trong nhóm chúng mình có một chị được trường Vassar College sắp xếp

phỏng vấn với một cựu học sinh tốt nghiệp từ năm 1976 của trường. Ông ấy là
người Mỹ và hiện đang là phó giám đốc một công ty thức ăn chăn nuôi lớn ở Việt

Nam. Chị ấy rất run khi phải phỏng vấn với một người tuổi như ông của mình mà
còn “tai to mặt lớn” nữa. Nhưng hóa ra khi phỏng vấn thì ông ấy rất thân thiện và

cởi mở.

Ngoài ra, bạn chú ý là trường cũng sẽ Google về bạn. Chính vì thế nếu có những
bài viết hoặc hình ảnh gây phản cảm trên mạng xã hội thì bạn cần xóa ngay đi nha.

Nói một cách ngắn gọn thì bạn cần phải làm sạch hồ sơ trực tuyến của mình trước

khi gửi đơn cho trường đấy.

Tiếp theo, bạn phải tới sớm. Ví dụ nếu phỏng vấn trực tuyến thì bạn nên kiểm tra

mạng Internet chạy tốt và bạn có thể đăng nhập sớm 5 đến 10 phút để chờ. Nếu

bạn phỏng vấn trực tiếp thì nên đến chỗ hẹn sớm ít nhất 5 tới 10 phút.

- 225 -
Trong lúc phỏng vấn, bạn nên chuẩn bị tinh thần cho những tình huống xấu nhất.

Ví dụ đang thao thao bất tuyệt trên Skype thì cúp điện, hoặc khi gặp trực tiếp trong

một hội trường thì cuộc hẹn có thể bị hủy vì lý do bất khả kháng. Trong những

trường hợp như vậy bạn nên giữ bình tĩnh và có thể hài hước một chút nếu được.
Nếu mạng không chạy tốt thì trước đó bạn nên liên hệ với người phỏng vấn qua
WhatsApp, Viber để nếu mất Wifi thì vẫn liên lạc được qua 4G. Nếu cuộc hẹn trực

tiếp bị hủy thì bạn tìm cách hẹn lại sau.

Cuối cùng, sau cuộc phỏng vấn, dù bạn cảm thấy tốt hay xấu thì vẫn phải gửi một

email cảm ơn người phỏng vấn trong vòng 24 giờ. Bạn cần có một thái độ thật tốt

trước, trong, và cả sau khi phỏng vấn.

Hiểu rồi, xem lại cách ăn ở, thế mình cần chú ý những câu hỏi gì?

Bạn đừng chỉ quá quan trọng trường sẽ hỏi gì mà nên chuẩn bị luôn những câu hỏi

khó cho người phỏng vấn. Điều này sẽ giúp cuộc phỏng vấn trở thành một cuộc
hội thoại hai chiều và người phỏng vấn sẽ có ấn tượng tốt và sâu sắc hơn về bạn.

Những câu hỏi mà bạn có thể gặp phải đó là:

● Giới thiệu về bản thân bạn: trường lớp, môn học chuyên, sở thích, đam mê,…

● Điều gì khiến bạn khác biệt?

● Bạn làm gì trong thời gian rảnh? (Chơi game hoặc đọc truyện ngôn tình không

được tính).

● Bạn thường làm gì sau giờ học?

● Mục tiêu dài hạn của bạn là gì? Bạn nghĩ mình sẽ trở thành một người thế nào

sau 5 năm hoặc 10 năm? Và nếu được trường nhận thì bạn sẽ tận dụng những

gì ở trường để giúp bạn đạt được ước mơ này?

- 226 -
● Mô tả một chút về gia đình của bạn.

● Bạn định nghĩa thành công là gì?

● Bạn thần tượng / hâm mộ ai và bạn học hỏi được điều gì từ người đó? (Nếu
bạn chọn Hồ Ngọc Hà, Sơn Tùng – MTP, Nguyễn Quang Hải, Đặng Văn

Lâm,… thì nên tập trung vào tính cách của người đó chứ không phải chỉ vì

“anh Lâm Tây quá đẹp trai”).

● Trong trường, bạn thích hay ghét môn học nào nhất và tại sao?

● Trải nghiệm cấp 3 nào quan trọng nhất với bạn?

● Tại sao bạn lại chọn hoạt động ngoại khóa đang tham gia? Bạn đã học hỏi được

điều gì và trưởng thành ra sao khi tham gia hoạt động?

● Bạn có đi làm thêm hay không? Nếu có thì bạn làm gì và bạn đã học hỏi được

điều gì?

● Bạn đã đọc những cuốn sách nào? Bạn có thể giới thiệu cho tôi một cuốn và

giải thích tại sao bạn thích cuốn sách đó hay không?

● Hãy chia sẻ một trải nghiệm mà bạn cảm thấy tức giận / buồn / thất bại / áp

lực /… và bạn đã làm gì để vượt qua những cảm xúc tiêu cực đó?

Trường có thể hỏi bạn rất nhiều thứ, vì vậy nên chuẩn bị càng kỹ càng tốt. Ngoài

ra, bạn cũng nên chủ động hỏi lại người phỏng vấn luôn.

Mình phải hỏi gì đây?

Ủa, thế bạn không tò mò về trường à? Chẳng hạn như:

● Trải nghiệm gì thú vị nhất tại trường?

● Điều gì là thử thách lớn nhất khi học tại trường?

- 227 -
● Kinh nghiệm để xin làm nghiên cứu / thực tập / tìm việc trong trường.

● Lời khuyên của người phỏng vấn để học tốt và tận dụng mọi cơ hội trong

trường.

● Nếu là cựu học sinh thì bạn có thể hỏi thêm lời khuyên về nghề nghiệp hoặc

nhờ người đó chia sẻ kinh nghiệm làm việc với bạn.

Đấy, nói chung là bạn không tìm được thông tin gì trên trang web của trường thì

cứ thoải mái hỏi người phỏng vấn là được.

Hiểu rồi, thái độ tốt, phỏng vấn tự tin vui vẻ, câu hỏi “sâu sắc”, còn gì nữa không?

Đơn giản vậy thôi nên cứ chuẩn bị thật kĩ.

Được rồi, thế bước tiếp theo là gì?

À, sau khi bạn đã nộp hồ sơ, bài luận chính, bài luận phụ, gửi điểm, gửi hồ sơ xin

hỗ trợ tài chính, phỏng vấn, bạn vẫn cần phải chủ động kiểm tra hoàn tất hồ sơ…

- 228 -
PHẦN CHIA SẺ CỦA CHƯƠNG 17

Nguyễn Trần Đức Bình – Chuyến đi đến NYU (New York University) Abu Dhabi

“Tàu lượn cảm xúc” trong hành trình chạm đến chiếc vé “Candidate Weekend”:

Sau khi nghiên cứu kỹ càng và “trót yêu” NYU Abu Dhabi, mình quyết định nộp

NYU Abu Dhabi vào đợt nộp sớm (ED 1). Trường có một tiêu chí đặc biệt là tất cả

những bạn vượt qua vòng xét hồ sơ sẽ phải đi tiếp vòng 2: phỏng vấn trực tiếp tại

Candidate Weekend (CW). CW là dịp để trường xét xem bạn có thực sự phù hợp

với môi trường ở NYU Abu Dhabi hay không, và cũng là dịp để bạn xem NYU
Abu Dhabi có thực sự phù hợp với bản thân mình. Đối với những bạn nộp ED 1,

các ứng viên sẽ được mời đến CW (diễn ra vào ngày 6 và 7/12) và thư mời sẽ được

gửi trước đó khoảng 3 tuần. Sau khi đợi chờ mòn mỏi hết cả tháng 11 mà vẫn không

nhận được tin tức gì từ trường, mình đã sẵn sàng tâm lý là sẽ bị đánh rớt. Lúc đó,

tự an ủi thầm “Không sao, thua keo này bày keo khác!”

Bất ngờ thay, giữa tháng 12, mình nhận được email thông báo rằng mình vẫn chưa

bị từ chối, chỉ là bị đẩy sang đợt nộp ED 2 thôi. Hú hồn! Và, mình tiếp tục bám víu
lấy niềm hy vọng mong manh vào một lời mời. Niềm vui chợt vỡ òa khi vừa xuống

khỏi máy bay tại sân bay Nội Bài để ăn Tết, email đầu tiên đập vào mắt mình tới

từ ban tuyển sinh của NYU với nội dung: mời mình tới Abu Dhabi để tham gia

CW. Khoe một “xí” là toàn bộ chi phí đến Abu Dhabi của mình hoàn toàn được
trường tài trợ; trường lo hết tất cả mọi thứ: từ visa, vé máy bay, đến chi phí sinh
hoạt ở Abu Dhabi. Không có từ gì có thể diễn tả niềm vui sướng của mình lúc đó.

Đối với mình, bức thư đó là một bao lì xì “siêu to khổng lồ” nhất từ trước tới giờ

mà mình từng nhận được.

Trước chuyến đi, mình gặp một vấn đề nho nhỏ: toàn bộ giấy tờ trường yêu cầu từ

mình vẫn ở TP.HCM trong khi mình đang ở Hà Nội. Mà trường còn yêu cầu gửi

- 229 -
gấp trong 3 ngày nữa chứ. May mắn, lúc đó mẹ mình vẫn còn ở TP.HCM nên mọi

chuyện vẫn ổn thỏa.

Ngày 1: NYU Abu Dhabi khiến mình “mất ngủ”

Đây là lần đầu tiên mình được ra nước ngoài nên cả chuyến bay mình không tài

nào ngủ được vì quá háo hức. Mình thức 7 tiếng đồng hồ trên chuyến bay của
Emirates đến Dubai để xem phim và thưởng thức tất cả mọi loại đồ ăn thức uống

có trên máy bay (miễn phí mà, phải tận hưởng chứ).

Sau khi mình hạ cánh và check-in xong là đã hơn 11h khuya, mình vẫn chưa thể di

chuyển tới trường do một bạn cùng chuyến bay với mình bị lạc trong sân bay. Do
đó, phải mất gần 1 tiếng để có thể tập trung đủ mọi người để cùng di chuyển tới

trường. 3h sáng mình mới đến được trường trong khi 7h sáng là đã phải dậy rồi…

Ngày 2: Những trải nghiệm độc nhất của NYU Abu Dhabi

Sau khi suýt trễ giờ ăn sáng vì ngủ quá say và giường của trường thì lại quá thoải

mái, mình di chuyển tới một phòng học để bắt đầu hoạt động đầu tiên trong ngày:

giới thiệu bản thân (icebreaker). Trong hoạt động này, mỗi bạn đến từ nhiều nước
khác nhau có cơ hội được giới thiệu bản thân cùng với món đồ họ mang đến từ quê

hương của mình. Mình rất đam mê bộ môn cờ tướng và đã gắn liền với nó từ hồi

còn nhỏ nên mình đã mang theo một quân cờ. Từ những ngày còn học cấp 1, với

tính cách hướng nội và không giỏi giao tiếp, mình vẫn luôn sử dụng cờ tướng như
một công cụ để kết bạn trong một môi trường mới. Ngay trong tối đó, mình làm

hệt như vậy luôn: mình rủ mọi người trong phòng cùng học và cùng chơi cờ tướng.

Vui ơi là vui!

Phần còn lại của buổi sáng: mình được nghe kể về lịch sử ra đời của NYU Abu

Dhabi cũng như giới thiệu về những người đã góp công lập nên ngôi trường này.

Mình rất ngưỡng mộ họ! Vì họ đã từ bỏ những vị trí đáng mơ ước ở các trường đại

- 230 -
học danh giá khác trên thế giới để về làm việc cho một ngôi trường “mới toanh”

(khóa tốt nghiệp đầu tiên của NYU Abu Dhabi là khóa 2014) mà còn chưa chắc

chắn sẽ thành công nữa chứ.

Sau đó, mình được dẫn đi tham quan cơ sở vật chất của trường. Ngoài khu phòng

học chính ra, còn nhiều nơi hay ho nữa, nào là: phòng chơi game, phòng giải trí với

bao nhiêu bộ board game, phòng chiếu phim,... và có cả phòng để các học sinh “thủ

thỉ” tâm sự với nhau nữa. Mỗi câu lạc bộ của trường cũng có một khu vực riêng để
tổ chức các hoạt động. Thậm chí, trường còn có xưởng gỗ là nơi tạo cơ hội cho các

bạn học sinh được tự tay tạo nên chiếc ván trượt.

Sau khi ăn trưa no nê, mình được tham gia một lớp học thử. Lớp của mình liên
quan tới môn Sinh học và nói về các loại tế bào gốc. Bản thân không quá hứng thú

với môn học này nhưng sự nhiệt tình của giáo sư và sự hăng hái của các bạn trong

lớp làm tự dưng thấy “khoái” môn Sinh liền! Các bạn học sinh, ai ai cũng rất giỏi

và có niềm đam mê khám phá dữ dội luôn.

Sau hơn một tiếng học thử, tụi mình được giao một đề luận để viết trong vòng một

tiếng. Đề bài cũng đơn giản thôi: Hãy kể một câu chuyện (có thật hay giả tưởng)

mà thể hiện rõ nét bản thân bạn hoặc nơi bạn coi là “nhà”. Mình mượn những câu

chuyện cổ tích rất quen thuộc như Thánh Gióng và Tấm Cám để nói về sự kiên trì

mà mình đã học được sau khi phải chuyển trường khá nhiều lần.

Hoàn thành xong bài luận, mình lên xe buýt để chuẩn bị ra sa mạc ăn tối và “quẩy.”

Bài luận vừa viết trở thành đề tài sôi nổi trên xe. Mặc dù phải ngồi trên xe gần 1

tiếng rưỡi đồng hồ nhưng mình không hề cảm thấy mệt mỏi hay chán nản, thậm

chí còn rất vui, vì được tìm hiểu thêm về nét văn hóa mà mọi người thể hiện qua

các bài luận.

Đêm sa mạc là sự kiện mình thấy đáng nhớ nhất trong cả chuyến đi. Trước khi ăn

tối, mình được leo lên đụn cát để ngắm hoàng hôn cùng với mọi người. Lên được
- 231 -
tới đỉnh, ai ai cũng rã rời tay chân và cả người dính cát nhưng được chiêm ngưỡng

khung cảnh lung linh và huyền ảo thì những nỗi mệt nhọc cứ thế tan biến. Giờ ăn

tối đến, nhiều món ăn ngon cực kì được bày biện thịnh soạn trên bàn. Sau khi đã

ăn uống no căng bụng, nhạc nổi lên và mọi người cùng hòa mình vào những âm
thanh sôi động. Dù lúc đó trời trở lạnh, nhưng không ai cảm thấy lạnh hết vì bận
“quẩy” hết mình rồi! Cũng vì “quẩy” dữ quá nên trên chuyến xe trở về ai cũng

“gục” luôn! Tuy rất mệt, nhưng khi trở về trường, mọi người cố thức tới 2h sáng

để dành thời gian trò chuyện với những người bạn mới.

Ngày 3: Con người và môi trường ở NYU Abu Dhabi thật tuyệt vời!

Cả ngày hôm đó là một hội chợ, nơi mà mọi người có thể đi tới các sạp để hỏi về
các chủ đề khác nhau liên quan đến trường. Buổi sáng là hội chợ học thuật

(academic fair) với các sạp của các chuyên ngành khác nhau. Rất nhiều anh chị

cũng xuống sân trường để trao đổi và chia sẻ. Mình được nói chuyện với một anh

năm 2 hiện đang học song ngành Vật lý và Kỹ thuật: ảnh đã cho mình khá nhiều

lời khuyên hữu ích về việc quản lý thời gian và chọn ngành phù hợp. Mình còn
được đi thăm các phòng thí nghiệm trong trường với các loại máy móc vô cùng

hiện đại. Buổi chiều thì có hội chợ về cuộc sống đại học (campus fair) với các sạp

của các hoạt động ngoại khóa trong và ngoài trường. Mình được tìm hiểu thêm về

cơ hội tình nguyện, thực tập, các câu lạc bộ trong trường. Mình còn được chụp hình
với linh vật của NYU Abu Dhabi - một con đại bàng to đùng!

Cuối giờ chiều, tụi mình được đi tham quan bảo tàng và công viên thành phố. Bảo

tàng có một điều đặc biệt là các phòng được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Khu đầu
tiên mình có các di vật từ hơn 4000 năm trước còn phòng cuối cùng thì là các tác

phẩm nghệ thuật hiện đại. Mặc dù không có đủ thời gian để khám phá hết tất cả

mọi thứ nhưng mình cũng đã quan sát được rất nhiều điều thú vị: công viên rộng

thênh thang (đi bộ mỏi nhừ cả chân luôn), vườn thú chỉ với mộ con lạc đà.

- 232 -
Hoạt động cuối cùng của CW là tiệc đứng buổi tối với sự tham gia của tất cả mọi

người có mặt tại trường. Mình được gặp gỡ với các anh chị hiện đang học tại NYU

Abu Dhabi và đủ thứ chuyện “trên trời dưới biển” luôn. Vì là đêm cuối cùng nên

mọi người “quẩy” còn nhiệt tình hơn ở sa mạc nữa. Tiếc là xe của mình phải rời đi
lúc 11h30 nên mình phải về phòng sớm để chuẩn bị hành lý. Trên đường ra sân
bay, tụi mình còn được 1 chị sinh viên trong trường đi theo và hướng dẫn đến khi

ra tới hải quan mới ôm chào tạm biệt. Mình chính thức chia tay với NYU Abu Dhabi

và UAE (các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất) vào 4h sáng.

Hẹn gặp lại NYU Abu Dhabi!

Candidate Weekend là một trải nghiệm vô cùng tuyệt vời, và mình rất hạnh phúc
vì sẽ được học 4 năm đại học với những con người vô cùng tài năng và thú vị mà

mình đã gặp tại NYU Abu Dhabi.

- 233 -
CHƯƠNG 18: HOÀN TẤT HỒ SƠ VÀ LIÊN LẠC VỚI TRƯỜNG

Hãy luôn cẩn thận với cách trao đổi với trường vì ấn tượng đầu tiên luôn khó phai.

Hả, mình đã nộp hết rồi, còn hoàn tất hồ sơ gì nữa?

À đúng, bạn đã có thể nộp hồ sơ, gửi điểm, gửi giấy tờ tài chính, nhưng chỉ khi nào

trường xác nhận qua email hoặc qua tài khoản của trường rằng hồ sơ đã hoàn tất
thì bạn mới có thể yên tâm. Ví dụ bạn gửi điểm IELTS mà trường chưa nhận được,

thư giới thiệu của giáo viên đã nộp nhưng trường không ghi nhận vào trong hồ sơ

của bạn, giấy tờ tài chính bạn tải lên chưa phù hợp với tiêu chuẩn của trường và

không được xét, bạn chưa tải bản chụp hộ chiếu như trường đã yêu cầu,... Tất cả

những yếu tố đó có vẻ nhỏ nhưng có thể làm hồ sơ bạn chưa hoàn tất.

Thế hậu quả của việc hồ sơ không hoàn tất là gì?

À thì đương nhiên là trường nhận tiền nộp hồ sơ của bạn và… cười thôi. Hồ sơ

không hoàn tất thì nhân viên xét tuyển sẽ không xem dù bạn có đóng bao nhiêu

tiền đi chăng nữa. Thế nên để tránh trường hợp bị mất tiền oan ức, bạn cần kiểm

tra tình hình hồ sơ của mình hàng tuần sau khi nộp.

Hàng tuần lận á?

Đúng rồi, bạn nộp hồ sơ CommonApp

xong cho trường thì trường sẽ gửi email

cho bạn một tài khoản truy cập vào

trang web của trường để kiểm tra tình

trạng hồ sơ:

- 234 -
Đương nhiên, những giấy tờ trường đã nhận sẽ được xác nhận trên đấy, còn những

giấy tờ còn thiếu cũng sẽ được ghi nhận luôn. Trách nhiệm của bạn là phải đảm

bảo nộp tất cả những gì trường yêu cầu trước hạn, nếu không thì “tạm biệt” hồ sơ

của bạn đi nhé. Thành ra sau khi nộp hồ sơ trên CommonApp thì bạn phải đăng
nhập vào những tài khoản trường đã cho hàng tuần để kiểm tra và chỉ khi nào bạn

thấy mọi thứ hoàn tất thì mới có thể yên tâm.

Thế lỡ mình đã gửi điểm rồi mà trường vẫn không nhận được thì phải làm sao?

Đầu tiên, bạn cần phải gửi email hỏi văn phòng tuyển sinh của trường ngay. Chú

ý là do phòng tuyển sinh nhận rất nhiều email từ học sinh nên trong từng email

bạn phải luôn cung cấp những thông tin sau:

● Họ tên đầy đủ

● Ngày sinh

● Số hồ sơ

Với những thông tin này thì văn phòng tuyển sinh mới biết bạn là ai để trả lời cho

đúng. Nếu bạn đã nộp điểm SAT chẳng hạn nhưng trường chưa nhận được thì bạn

chụp màn hình máy tính hiển thị việc bạn đã yêu cầu gửi điểm cho trường, sao

chép màn hình đó vào trong email để nhờ trường kiểm tra lại. Bạn có thể sử dụng

công cụ Snipping Tool trong Windows để cắt dán nhanh chóng.

Cho mình ví dụ đi.

- 235 -
Một email mẫu như sau ha:

Đấy, chỉ cần 1 email đơn giản vậy thôi. Bạn hãy nhớ rằng phải luôn lịch sự ngay

trong lúc hỏi và phải đưa thông tin đầy đủ để phòng tuyển sinh tra cứu.

Thế nếu mình gửi email mà họ không trả lời thì sao?

Thường thì các trường sẽ có nhân viên trả lời email cho bạn. Nếu sau 1 tuần mà

bạn không nhận được hồi âm thì bạn nên gửi thêm 1 email nữa để nhắc. Nếu bạn
liên tục gửi email hàng tuần mà trường vẫn không trả lời thì có nguy cơ là trường
sẽ không trả lời luôn vì quá nhiều hồ sơ. Điều này có thể dễ dàng xảy ra với những

trường đại học công lớn có số lượng học sinh trên 30,000 như Ohio State University

hoặc University of Miami. Đơn giản là họ quá bận để trả lời email của bạn. Vì thế

bạn cứ chuẩn bị tâm lý là mất tiền nộp hồ sơ nhé.

- 236 -
Ơ, vô lý thế, thế mình không nộp những trường như vậy luôn.

À không, bạn vẫn cứ nộp nếu bạn thích vì việc trả lời hay không nhiều khi cũng là

“hên xui” ở những trường này. Đã có những bạn gửi email được trường trả lời

nhưng những bạn khác, cùng nội dung, cùng cách thức viết, trường lại không trả

lời. Nói chung, nhiều khi cứ phải nhờ ông bà phù hộ vậy.

Những trường như vậy có nhiều không?

Không nhiều lắm đâu nên bạn cũng đừng lo. Bạn cứ chuẩn bị tâm lý trong 20

trường nộp thì có thể 1 tới 2 trường không trả lời email.

Rồi, hiểu rồi, theo dõi thường xuyên hồ sơ, liên lạc ngay với trường nếu chưa thấy hoàn

tất. Thế nếu hoàn tất rồi thì sao?

Thì bạn gửi ngay một email cảm ơn trường và chờ đến khi có kết quả. Trong quá

trình chờ nếu như bạn có thông tin nào cần cập nhật, ví dụ như điểm học kỳ 1,

điểm thi SAT 2, điểm ACT / SAT cao hơn thì cứ chủ động email gửi trường để cập

nhật. Nếu mọi thứ đã xong thì bạn chờ kết quả thôi. Tuy nhiên bạn cần phải chuẩn

bị tâm lý thật vững cho ngày đấy…

- 237 -
PHẦN CHIA SẺ CỦA CHƯƠNG 18

Nguyễn Khánh Linh

Lúc hoàn thành hồ sơ trên Common App, mình căng thẳng một thì lúc nhận được

portal từ trường, mình căng thẳng mười. Không phải trường nào cũng gửi portal

ngay lập tức cho mình trong 1-2 ngày sau khi mình nộp đơn Common App cho
trường: Có trường còn bắt mình đợi tận 10 ngày như University of Minnesota và

thậm chí có trường không gửi mình portal mà cho phép mình gửi tài liệu qua email.
Về cách gửi những tài liệu bổ sung khá đa dạng và tùy trường, nên mình đều phải

ghi chú lại để đảm bảo mình không quên mất.

Trong giai đoạn cao điểm, các trường đều rất bận nên đôi khi không cập nhật Portal

ngay. Mình gửi ISFAA cho trường mà phải đến 3-4 ngày sau trường mới cập nhật,

làm mình cứ lo lắng trường sẽ không hỗ trợ tài chính. Việc portal không được cập

nhật nhanh cho lắm thì cũng đừng quá lo lắng. Nếu cảm thấy lâu quá, hãy gửi

email nhắc trường một cách lịch sự là ổn rồi.

Khi mình sử dụng portal của Drexel, mình hay gặp lỗi khi đăng nhập. Mỗi lần
mình muốn vào portal là mình lại phải đổi mật khẩu lại. Không bao giờ mình đăng

nhập vào portal của trường bằng cách nhập mã PIN và mật khẩu như thường mà

phải qua đường link được cấp khi đổi mật khẩu. Do portal Drexel của mình cũng

hoàn thành sẵn nhiều mục nên mình thường không phải kiểm tra nhiều. Do đó,
mình cũng lười không thèm gửi email hỏi trường về điều này luôn. Đến khi mình
được Drexel nhận, mình không thể xem được mục hỗ trợ tài chính (Financial Aid).

Mình vào portal qua đường link được cấp sau khi đổi mật khẩu và portal tưởng

rằng mình mới đổi mật khẩu: bảo là mình phải đăng nhập lại mới xem được

Financial Aid. Mình đăng xuất như mọi khi; nhưng mình không đăng nhập lại

được. Chỉ vì một lỗi từ lâu lắm rồi mà mình không chú ý, dẫn tới việc mình không

cách nào xem được gói hỗ trợ tài chính của Drexel. Từ trải nghiệm đó của mình,

- 238 -
mình khuyên các bạn nếu có vấn đề gì xảy ra với portal của bạn, đừng chủ quan

mà hãy gửi email cho trường ngay để thông báo. Bởi vì mình không nộp Drexel

vào đợt nộp sớm ràng buộc (ED) nên mọi thứ cũng không quá căng thẳng. Tưởng

tượng nếu lỗi này mà xảy ra với trường ED thì chắc mình cuống quýt lên mất.

Hãy kiểm tra kỹ thông tin trên web trường trước khi nộp đơn Common App. Mình

nộp một trường an toàn nên mình hơi chủ quan không kiểm tra trang web và không

biết là trên web trường có ghi rõ họ không chấp nhận việc nộp đơn qua Common
App. Nhưng khi mình lên Common App, chẳng hiểu sao mình vẫn thêm trường

vào được. Mình vẫn cứ nộp như bình thường thôi. Email đầu tiên trường gửi mình

sau khi mình nộp hồ sơ là thông báo mình cần tạo portal trên trang web trường.

Mình vẫn cặm cụi tạo một portal online theo hướng dẫn của trường cả tiếng. Đến

bước cuối, trường bắt đóng phí 75 USD. Lúc này, vì tiếc tiền nên mình bỏ qua

trường đó luôn. Mình mặc kệ trường và không thèm quan tâm đến kết quả của
trường nữa, coi như mất một chỗ trên Common App vì việc không cẩn thận. Hơi

khó hiểu vì sau đó mình vẫn nhận được email chúc mừng mình đã được nhận và

được nhắc kiểm tra portal. “Nhưng trường ơi, em phải xem portal nào ạ?”. Lúc đó,
mình cũng đậu ED rồi nên cũng gửi email rút hồ sơ của mình ở trường cho phải

phép mà thôi.

Trong quá trình hoàn tất hồ sơ thì mình có gợi ý sử dụng một số phần mềm hỗ trợ
đắc lực: Streak dùng để theo dõi email xem Ban Tuyển sinh có đọc email của mình
chưa, Adobe Scan để scan tài liệu, Sticky Note trên máy tính để theo dõi tiến độ

công việc. Thậm chí, mình còn tự email cho chính mình báo cáo tiến độ của bản

thân và ghi chú công việc tiếp theo mỗi ngày nữa cơ. Hãy luôn cố gắng quản lý

thật tốt khối lượng công việc “đồ sộ” trong quá trình nộp đơn của bạn nhé!

Kể từ giữa tháng 10, mỗi ngày mình kiểm tra email cũng phải năm bảy lần, đọc hết

những email thông tin liên quan mà trường gửi. Vào giai đoạn mà mình email

- 239 -
trường để xếp lịch hẹn phỏng vấn, mình kiểm tra email mỗi tiếng một lần luôn!

Mình kiểm từ hộp thư chính đến hộp thư quảng cáo, thậm chí là hộp thư spam, để

đảm bảo không bỏ lỡ bất kỳ email quan trọng nào.

Với email, để cho chuyên nghiệp hơn thì mình lưu chữ ký (signature) ở dưới email

là tên, số điện thoại, và trường đang học để người nhận có thể dễ tra cứu (mình

vẫn ghi đầy đủ họ và tên, ngày sinh, ID ở đầu email). Sau khi viết email xong, mình

sử dụng Grammarly để kiểm tra văn phạm, đọc đi đọc lại rồi mới có can đảm nhấn
nút gửi. Lần đầu tiên gửi email cho trường mình sợ đến mức phải gửi bản nháp

cho chị hướng dẫn của mình (counselor) vài lần, hồi hộp canh khi nào trường đọc,

rồi ôm máy đợi trường trả lời. Sau này, vào giai đoạn cao điểm, mỗi ngày mình gửi

cả đống email cho nhiều trường nên cũng dần quen hơn. Ngoài ra mình còn cài đặt

thời gian gửi email bằng Streak vào buổi tối để sáng họ đọc email sớm nhất nữa.

- 240 -
Phạm Thanh Vân

Theo mình, công đoạn chuẩn bị hồ sơ sau khi nộp đơn trên Common App mới thật

sự là một trận chiến tâm lý. Việc theo dõi hồ sơ rất quan trọng, và có rất nhiều bước

phải làm: theo dõi trường đã nhận điểm SAT và IELTS (hoặc TOEFL) hay chưa,

đơn xin hỗ trợ tài chính, giấy xác nhận ngân hàng, phiếu điểm trên trường,... Mỗi

đơn đều quan trọng nên mình phải xem kỹ lại từng chi tiết nhỏ như số điện thoại,

địa chỉ nhà. Không phải mình đã gửi cho trường, trường chắc chắn đã nhận được.
Vì thế, để chắc chắn thì bạn phải cẩn thận gửi email cho từng trường cho đến khi

trường xác nhận.

Đợt nộp sớm của mình (ED và EA) khá căng thẳng vì mình viết sai địa chỉ nhà
trong hồ sơ Common App đến tận 2 lần. Mình phải email cho từng trường xin đổi

lại địa chỉ. May mắn thay, các trường trả lời lại rất nhanh chóng và giúp mình cập

nhật. Có một kinh nghiệm xương máu mà mình đã rút ra được trong kỳ nộp đơn

này: Đừng bao giờ ngại gửi email cho trường nếu bạn nhận ra sai sót nào đó, và

nếu được thì hãy “làm phiền” trường càng nhiều càng tốt. Việc này không gây khó
chịu cho trường đâu, mà ngược lại sẽ làm tăng thêm sự thiện chí với nhà trường

đối với bạn đó. Các đại diện trường rất thân thiện. Nhờ vào việc gửi mail, mình

còn học được kĩ năng canh thời gian để gửi mail cho trường để được trả lời sớm

nhất. Như mình thường sẽ gửi email lúc 11h tối, và đến sáng hôm sau là được
trường trả lời lại ngay.

Các hệ thống trường ở Mỹ có cách nộp hồ sơ khác nhau đối với mỗi trường khác

nhau nên việc theo dõi hồ sơ cực lắm! Các trường thuộc hệ Liberal Art College, sẽ
dễ theo dõi hơn vì trường sẽ cung cấp cho bạn một tài khoản portal để bạn tiện

theo dõi xem bạn đã nộp những tài liệu nào, và mình còn dễ liên lạc với đại diện

trường nữa. Còn các trường National University, sẽ khó để liên lạc với trường hơn

(dù không phải trường nào cũng vậy). Tuy nhiên, lời khuyên của mình: dù nộp

- 241 -
trường nào cũng phải theo dõi email thường xuyên (thường xuyên kiểm tra mục

quảng cáo và cả thư rác nữa nhé) vì có thể bạn sẽ bỏ quên một cái email yêu cầu

giấy tờ nào đó. Hồi đó, mình rất lười kiểm tra email. Sau khi bỏ quên vài cái email

quan trọng, mình “tởn” luôn. Từ đó mình có thói quen kiểm tra email ít nhất 2 lần

trong ngày, kể cả các email quảng cáo.

Cuối cùng là phần liên hệ với trường qua email sau khi nộp hồ sơ để hẹn phỏng

vấn - đây cũng là phần mình thích nhất. Như mình nói ở trên, mỗi trường đều có
cách tuyển sinh khác nhau, nên vài trường sẽ có mục phỏng vấn, có thể là bắt buộc

hoặc có thể là không. Tuy nhiên, nếu chọn phỏng vấn, thầy Nam có dặn mình là

luôn chủ động với nhà trường: trước ngày phỏng vấn phải chủ động gửi email xin

tài khoản Skype của người phỏng vấn. Trước khi phỏng vấn với trường Knox

College, trường có gửi email thông báo cho mình đến hơn một tuần và cho phép

mình chọn khung giờ mình mong muốn. Tuy nhiên múi giờ giữa trường với ở Việt
Nam chênh lệch hơn nửa ngày nên mình phải đặt lịch phỏng vấn lúc 2h sáng. Mình

rất ngạc nhiên khi trường chủ động email lại hỏi mình có muốn phỏng vấn giờ

khác không. Điều này làm mình bớt lo lắng và càng có “thiện cảm” với trường. Về
phỏng vấn với đại diện trường, mình cảm thấy đây như một cuộc trò chuyện vậy.

Bên trường sẽ hỏi mình một vài câu hỏi về trường, lớp, tại sao mình muốn đi du

học, hay trải nghiệm của mình trong năm cuối cấp là gì. Thời gian còn lại, mình sẽ

đặt câu hỏi cho trường.

Qua câu chuyện trên, mình muốn nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc liên lạc

với trường qua email sau khi nộp xong hồ sơ. Các bạn nhớ chú ý nha, không phải

nộp xong hồ sơ trên Common App là có thể “thở phào nhẹ nhõm” đâu đó!

- 242 -
Trương Thị Tuyết Ngân

Sau khi bấm nút “Submit” trên Common App, mình chưa thể thở phào nhẹ nhõm

được ngay mà phải kiểm tra mail thường xuyên để biết xem trường có gửi mail

hay không, từ hộp thư đến lẫn mục spam.

Có một điều mà mình luôn tự nhắc nhở bản thân là luôn phải chủ động: chủ động
liên lạc với trường và chủ động nói lời cảm ơn, xin lỗi. Khi trường gửi tài khoản để

mình đăng nhập vào portal, việc đầu tiên mà mình làm là trả lời email cảm ơn

trường và dần hoàn tất các mục mà trường yêu cầu. Trong quá trình tải giấy tờ lên

trang portal, nếu có vấn đề thắc mắc, mình gửi email ngay cho nhân viên phụ trách

hồ sơ của mình ở trường để hỏi trực tiếp. Chỉ cần có thái độ tốt và lịch sự, mọi
người sẽ luôn sẵn sàng giúp đỡ mình. Mình có thói quen là mỗi lần viết mail, phải

viết rất lâu rồi dò lại từng chữ mới dám bấm gửi. Đôi khi vì viết dài quá nên mình

cũng thấy hơi lê thê. Nhưng đều được nhân viên tuyển sinh ở các trường giúp đỡ

rất là nhiệt tình. Vậy nên, mình nghĩ việc trân trọng và có thái độ tốt là điều mà ai

cũng nên có.

Có lần mình gửi email cho nhân viên phụ trách tuyển sinh ở trường hỏi về các giấy

tờ trường yêu cầu, thì thầy đó có nhắc mình gửi ISFAA và điền form online trong

portal. Mình đã tính trước xem ngày nào rảnh để có thể kiểm tra các giấy tờ cẩn

thận và gửi cho trường, rồi hẹn với nhân viên tuyển sinh, mình sẽ hoàn thành trong

3 ngày sau. Không may sau đó, ở trên trường, có một bài tập đột xuất nên mình đã

quên bẵng lời hứa với nhân viên tuyển sinh. Đến khi mình nhận ra, đã trễ hẹn 1

ngày, nên mình soạn một đoạn email ngay lập tức để xin lỗi và xin nộp trễ một
ngày. Mặc dù, lúc đó chưa đến hạn nộp mà trường đặt ra, nhưng vì đã hứa sẽ nộp

“sớm nhất có thể” để trường thuận tiện trong việc xem hồ sơ. Mình đã thức tới 2

giờ sáng hôm sau để hoàn tất các giấy tờ và gửi cho trường. Lúc đó, mình cũng

thấp thỏm, lo lắng. Hai ngày sau, trường gửi mail xác nhận là hồ sơ của mình đã

- 243 -
hoàn tất thì mình mới có thể thở phào nhẹ nhõm. Mặc dù, việc trễ hẹn đã làm hình

ảnh của mình giảm đi một chút nhưng biết chủ động nhận lỗi và sửa sai ngay lập

tức thì vẫn là cách tốt nhất mình có thể làm.

Vào mỗi dịp lễ, việc chủ động gửi email chúc mừng cho các nhân viên tuyển sinh

cũng là một việc nên làm. Vào mỗi dịp lễ thế này, mọi người đều hòa chung không

khí tươi vui, việc bạn gửi mail những lời chúc dành cho nhân viên ở trường sẽ là

một cách quan tâm tuy nhỏ nhưng lại rất chân thành.

Sau cùng, việc chúng mình nộp hồ sơ đại học mà được sự giúp đỡ nhiệt tình từ các

trường đại học là một điều vô cùng may mắn. Mọi câu hỏi, mọi thắc mắc, cứ chủ

động gửi mail hỏi trường hoặc các nhân viên tuyển sinh ở trường để tìm được câu
trả lời đầy đủ và đúng trọng tâm nhất. Hơn hết, hãy luôn giữ một thái độ tốt dù

cho bạn đang mệt mỏi với muôn vàn deadlines trên trường và đừng trốn tránh khi

bạn làm sai một điều gì đó trong quá trình nộp hồ sơ.

Mình chúc bạn sẽ có một kỳ nộp hồ sơ thuận lợi và may mắn nhất.

- 244 -
PHẦN 3: VỀ ĐÍCH

CHƯƠNG 19: BIẾN ĐỘNG TÂM LÝ CỦA BẠN TRONG QUÁ

TRÌNH NỘP HỒ SƠ

Quá trình nộp hồ sơ sẽ giúp bạn trưởng thành hơn về mặt tâm lý.

Ủa, nộp hồ sơ đại học thôi mà, làm gì mà phải chuẩn bị tâm lý ghê vậy?

Bạn đã xem những chương trình truyền hình thực tế như “Cuộc đua kỳ thú” (The

Amazing Race) chưa? Nộp hồ sơ du học cũng na ná như vậy đấy! Bạn sẽ có những

cảm giác từ chờ đợi tới hụt hẫng thất vọng. Bạn sẽ cảm giác như là cả thế giới đang
chống lại mình. Bạn sẽ ghen tị, tức giận, chán nản, rồi vui mừng tột đỉnh. Bạn sẽ

cáu gắt với chính bản thân, với bố mẹ, và những người chung quanh. Bạn sẽ tự hỏi
việc mình cố gắng thi IELTS, ACT / SAT, SAT 2 suốt thời gian qua để làm gì. Và

điều đặc biệt hơn là bạn có thể trải qua những cung bậc cảm xúc đó ngay trong

cùng một ngày, thậm chí đó có thể là ngày mùng một Tết.

Ghê vậy?

- 245 -
Đúng là ghê chứ. Đầu tiên là bạn sẽ thấy cực kỳ áp lực: áp lực ôn và thi IELTS, ACT

/ SAT hay cả SAT 2, áp lực từ việc giữ điểm trung bình trong trường trên 8.5, thậm

chí áp lực “phải vào trường cao" từ bố mẹ hay áp lực “phải xin nhiều tiền" do điều

kiện gia đình,... Ngoài ra nếu là học sinh trường chuyên, bạn sẽ thấy nhan nhản
việc các bạn khác có điểm SAT trên 1500. Nhìn bạn bè xung quanh mình đạt điểm
cao sẽ tạo thêm áp lực cho bạn. Bên cạnh đó, áp lực thời gian về việc nộp hồ sơ

đúng hạn cũng rất nặng nề.

Sau áp lực, cảm xúc tiếp theo là sự chờ đợi mòn mỏi. Bạn đã có người yêu chưa?

Chưa, nhưng điều đó thì có liên quan gì?

À, sự chờ đợi đó giống như lúc một bạn trai hồi hộp chờ bạn gái hơn một tiếng

đồng hồ để đi chơi. Bạn sẽ có những ngày chỉ ngồi nhìn màn hình đờ đẫn và nhấn

phím F5 liên tục. Khi bạn đi thi IELTS, SAT và cả SAT 2 thì phải từ 2 tới 6 tuần sau

bạn mới có điểm. Khi bạn nộp hồ sơ tháng 10 thì tháng 12 mới có kết quả. Thậm
chí bạn nộp tháng 12 thì phải tới tháng 3 mới có kết quả. Rồi sau đó bạn lại phải

chờ tới tháng 5 mới xin phỏng vấn visa. Sau khi có visa rồi bạn sẽ phải chờ thêm 3

tháng nữa mới có thể bay sang Mỹ bắt đầu việc học. Quá trình nộp hồ sơ là một

quá trình thử thách kiên nhẫn.

Những lúc như vậy, bạn là một quả bom hẹn giờ. Chỉ cần ba mẹ hay bạn bè hỏi

thăm tình hình thôi cũng có thể khiến bạn nổi cáu.

Nghiêm trọng thế cơ à?

Chưa nghiêm trọng lắm đâu, bạn sẽ còn trải qua cảm giác thất vọng và buồn tột độ
nữa kìa. Bạn nộp 20 trường thì cứ lên tâm lý sẽ có thể bị 10 trường từ chối, trong
đó có cả những trường bạn mơ ước. Tệ hơn nữa, vì các trường thường trả lời cùng

thời điểm nên trong một ngày bạn có thể nhận tới ba, bốn lời từ chối. Bạn sẽ buồn,

rất buồn, rất thất vọng về bản thân. Bạn chỉ biết tự nhủ “Mình là đứa xui nhất cuộc

- 246 -
đời này.” Nếu như trong một tuần mà bạn nhận một lúc 10 thư từ chối thì bạn sẽ

không chỉ buồn mà còn mất phương hướng, mất niềm tin vào việc nộp hồ sơ, việc

du học, vào cả công sức mình đã bỏ ra. Bạn có thể sẽ khóc rất nhiều và cũng rất

hoang mang về tương lai của bản thân nữa. Bạn sẽ biết mình đang ở điểm thấp
nhất cuộc đời khi bạn thấy việc đi bán bong bóng hoặc kẹo kéo sau khi tốt nghiệp

cấp 3 như lời bố mẹ dọa cũng trở nên… hợp lý.

Còn có gì tệ hơn nữa không?

Có chứ, tệ hơn nữa là khi bạn đang buồn như vậy rồi nhưng cứ lướt Facebook là

lại thấy một người cùng trường hoặc cùng lớp đã đạt được học bổng cả 200,000 –

300,000 USD để đi học 4 năm. Thậm chí bạn và đứa bạn thân nhất cùng nộp Early
Decision vào một trường, nó thì đậu với học bổng siêu nhiều, còn bạn thì rớt. Hơn

nữa, Facebook không chỉ hiển thị kết quả của một người mà còn nhiều người cùng

nộp hồ sơ tương tự như bạn. Từng lời khoe hay những câu bông đùa trên trang

Facebook sẽ là những vết dao “khoét sâu” vào nỗi đau của bạn ngày qua ngày luôn.

Khiếp, thế mình tắt Facebook đi thì sao?

Chắc chắn là không trốn được vì bạn vẫn phải đi học. Bạn cứ yên tâm là nếu một
người đậu trường nổi tiếng thì cả trường đều sẽ biết. Các thầy cô sẽ tuyên dương

trước lớp. Thậm chí đứa bạn thân của bạn ngay khi có kết quả sẽ chạy qua hỏi bạn

và khoe kết quả của nó.

Thế có lối thoát nào cho mình không?

À có chứ, “và con tim sẽ vui trở lại” khi bạn được một trường nào đó chấp nhận.
Tuy nhiên, niềm vui đó sẽ còn phụ thuộc vào mức độ yêu trường của bạn cũng
như mức tiền bạn nhận được. Đau khổ nhất là khi trường nhận bạn nhưng lại

không cho bạn đủ tiền để đi học. Bạn không đến được với người yêu vì nhà không

có điều kiện ấy.

- 247 -
Đương nhiên, niềm vui lớn lao nhất sẽ là khi trường Early Decision của bạn quyết

định nhận và cho bạn đủ tiền. Bạn sẽ lên Facebook đổi ngay logo trường làm ảnh

đại diện, đổi cả hình nền làm cảnh của trường, nói chung là tất tần tật mọi thứ đủ

để tất cả mọi người biết và ghen tị.

Thế mình làm sao để kiểm soát những cảm xúc này và không để nó ảnh hưởng tới mọi việc

mình làm?

À, điều đầu tiên là bạn nên… chấp nhận rằng bản thân sẽ đi tàu lượn cảm xúc như

vậy. Vui lên đi, đây sẽ là những trải nghiệm rất có ích cho việc du học cũng như

xin việc sau này của bạn. Bạn sẽ trải qua tất cả những cảm xúc ấy trong 4 năm đại

học: vui khi có việc làm thêm, cáu gắt khi bố mẹ cứ thăm hỏi mỗi ngày, chờ đợi kết
quả thi học kỳ, buồn tột độ khi một bài tập mình đã chuẩn bị rất kỹ nhưng chỉ được

B, lo lắng và áp lực giữ học bổng khi bị điểm kém. Chưa kể việc bạn có người yêu

và những cung bậc cảm xúc của việc yêu đương nữa. Nói chung, bạn hãy xem đây

là một trải nghiệm để bạn trưởng thành hơn nhiều sau chỉ một năm. Đừng sợ

những lỗi lầm mà bạn sẽ gây ra trong cách ứng xử, hãy cứ thẳng thắn xin lỗi khi
bạn mất kiểm soát cảm xúc và làm người khác tổn thương. Bạn cứ yên tâm là mọi

người sẽ thông cảm cho những gì bạn đang trải qua thôi.

Ừ, vậy điều tồi tệ nhất vẫn là bị trường từ chối chứ gì? Mình sẽ tự vượt qua được. Thế

nếu mình may mắn và trường cho học bổng thì sao?

Chúng ta sẽ “trả giá” học bổng, giống như đi mua một món hàng giảm giá vậy đấy.

- 248 -
PHẦN CHIA SẺ CỦA CHƯƠNG 19

Âu Thiên Hoàn

Mình bắt đầu chuẩn bị hồ sơ khá trễ. Vì vậy, trong giai đoạn chuẩn bị bộ hồ sơ,

mình đã chịu rất nhiều áp lực. Trong lòng mình, luôn canh cánh nỗi lo không nộp

bài đúng thời hạn, không chạy kịp tiến độ hồ sơ. Suốt từ tháng 6 đến tháng 12, cứ
mỗi sáng thức dậy là lại mình lại thấy còn hàng tá việc chưa làm, còn hàng chục

cái deadlines đang chờ xử lý: IELTS thì chưa thi, SAT thì chưa ôn luyện được nhiều,
bộ hồ sơ thì trống rỗng. Và mình đã bắt đầu mùa hè cuối cùng thời áo trắng như

thế đấy.

Những ngày hè, mình còn có thời gian để chuẩn bị hồ sơ. Vào năm học rồi, mình

còn phải lo cho bài tập trên lớp. Bao nhiêu công việc cứ chồng chất lên nhau làm

mình kiệt sức. Đêm thì phải thức tới 2 – 3 giờ, sáng thì 5h30 đã phải dậy chuẩn bị

đến trường. Một ngày, hai ngày còn ổn, đằng này gần nửa năm trời, tinh thần mình
ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Có những thời điểm mình chỉ muốn từ bỏ, nhưng nghĩ

đã đi được tới nước này rồi, mình không cho phép bản thân dừng lại.

Một số kinh nghiệm của mình trong quá trình nộp hồ sơ, hi vọng sẽ giúp các bạn

giữ vững tinh thần trong những giai đoạn căng thẳng:

1. Tránh xa tiêu cực: Giai đoạn đó, chỉ cần nghe phải những lời than vãn, những

lời trách móc từ những người xung quanh hay những điều tiêu cực, dù một

chút thôi, cũng đủ khiến mình gục ngã. Vì vậy, mình tìm mọi cách có thể để

tránh xa chúng: Không nghe thị phi, không quan tâm người khác nói xấu
mình, không quan tâm người khác trách móc vô lý.

2. Nghe nhạc: Âm nhạc thật sự giúp mình cảm thấy khá hơn. Đôi lúc, mình chọn
những bản nhạc buồn vì chúng cho mình sự đồng cảm, chia sẻ. Đôi lúc, mình

chọn những giai điệu hân hoan để bắt đầu một ngày mới tràn đầy niềm tin và

- 249 -
năng lượng, động viên mình tiếp tục cố gắng. Mình còn nghe nhạc để tìm cảm

hứng cho những bài luận của mình.

3. Chia sẻ với bạn bè và nhờ sự giúp đỡ của họ: Mình không muốn ba mẹ lo lắng

về những vấn đề mình gặp phải nên mình quyết định giữ kín mọi chuyện. Giữ
một mình quá nhiều phiền muộn cũng không tốt cho bản thân, mình quyết
định chia sẻ với những người bạn thân. Họ thật sự đã giúp mình rất nhiều sau

khi biết tình hình của mình lúc đó. Không những giúp mình gánh bớt việc học
ở trường mà còn động viên mình rất nhiều. Điều này khiến cho việc học trên

trường đỡ áp lực hơn. Nhờ đó, mình tập trung hơn cho việc hoàn thành hồ sơ.

4. Tự thưởng cho bản thân: Trong khoảng thời gian áp lực đó, mình đã tự thưởng

cho bản thân mỗi khi hoàn thành được những mục tiêu nhất định. Ví dụ, sau
khi hoàn thành bài luận chính và résumé, mình đã tự thưởng cho bản thân

một bữa ăn đắt tiền hơn những ngày bình thường. Những lần tự thưởng bản
thân giúp mình lấy lại tinh thần mà cố gắng.
5. Nghĩ về tương lai tươi sáng: Không có gì tuyệt vời là nhìn thấy được thành

quả cho công sức mình đã bỏ ra bấy lâu nay. Trong lúc chạy deadline, mình

luôn nghĩ về ngày mình nhận được kết quả đậu từ các trường, ngày mà mình
thật sự hạnh phúc và vui sướng trong suốt 3 năm học miệt mài. Từ đó, thêm

động lực để cố gắng vượt qua những khó khăn, thử thách.

Trên đây là một số lời khuyên mà mình đã áp dụng để giữ vững tinh thần, giảm

thiểu những tác động tiêu cực đến tâm lý trong quá trình nộp hồ sơ. Hi vọng sẽ

giúp ích các bạn trong quá trình chinh phục giấc mơ du học!

- 250 -
Lê Anh Tuấn

Nhìn lại quá trình nộp hồ sơ, mình vô cùng hối hận vì bản thân mắc quá nhiều lầm

lỗi.

Đầu tiên, mình đã phí rất nhiều thời gian ở năm lớp 10 và 11. Đến tận cuối hè lớp

11 mình mới tìm tới VELA. Ở thời điểm đó, bạn bè cùng lứa, mọi người đã chốt
luận phụ và luận chính, có điểm SAT và IELTS - hầu như hoàn thành xong mọi thứ

cho việc nộp đơn du học rồi. Điều này khiến mình phải nỗ lực hơn rất nhiều để có

thể hoàn thành hồ sơ kịp cho đợt nộp năm đó.

Thứ hai là về việc học để thi các bài thi chuẩn hóa (IELTS và SAT) và việc học trên
trường trở nên rất áp lực đối với mình. Mình thi SAT lần đầu, cảm giác bồi hồi khi

đợi kết quả và rồi thất vọng khi biết mình chỉ đạt được 1250. Thế là, mình nản lòng,

muốn bỏ cuộc và cuối cùng mình đã nghỉ học VELA. Mình nghĩ hành trình thực

hiện ước mơ du học của mình thật vô vọng vì luận chính thì chưa có, thư giới thiệu
thì chưa hoàn chỉnh, hồ sơ Common App thì lại chẳng vào đâu... Sau khi nghỉ

VELA một thời gian, mình lại chứng kiến bạn bè mình, ai ai cũng đi du học, nghỉ

ngơi hết sức vui vẻ trong khi mình phải đâm đầu vào học để thi Đại Học ở Việt

Nam. Là một người thích cạnh tranh, mình lại cảm thấy tủi nhục hơn bao giờ hết

vì mọi người lại thực hiện được “giấc mơ Mỹ” mà bản thân mình thì lại không.

Và rồi, mình quay lại VELA. Lúc đó, mình rất sợ thầy Nam sẽ khiển trách. Nhưng

khi mình quay lại, không những thầy không nói gì mà còn rất nhiệt tình giúp đỡ

mình nữa. Lần này, mình tự hứa không bỏ ngang nữa mà phải cố vượt qua sự tự

ti của bản thân, vượt qua tất cả những giới hạn của mình để chinh phục giấc mơ

còn dở dang. Lúc ấy, mình cũng rất lo lắng về khả năng chi trả của gia đình và

gánh nặng tài chính mà ba mẹ mình phải gồng gánh trong suốt 4 năm sắp tới. Sau

đó, mình cắm đầu vào làm SAT và hoàn thiện hồ sơ. Mỗi tối một đề và dành 15

- 251 -
phút cho bài luận chính. Lúc này, cho dù áp lực công việc dồn dập đến như thế nào

thì mình vẫn quyết tâm sẽ không bỏ cuộc.

Khi mình hoàn thành luận chính và các thư giới thiệu, điều đó làm mình đỡ áp lực

hơn rất nhiều. Tuy vậy, sự lo lắng, bồn chồn vẫn còn đó. Dù điểm SAT lần hai của

mình (1320) có khá hơn điểm cũ. Mình vẫn rất thất vọng về bản thân vì nếu cẩn

thận thì có lẽ mình đã đạt được số điểm cao hơn. Giai đoạn nộp hồ sơ cao điểm cho

trường là những ngày tháng “mất ăn mất ngủ” của mình: không biết liệu có trường
nào nhận mình không. Mình đã từng rất sợ, sợ rằng nỗ lực bao lâu nay sẽ thành

“công dã tràng se cát”, sợ rằng nếu mình thất bại thì niềm tin, công sức và tiền bạc

mà ba mẹ bỏ ra sẽ “đổ sông đổ biển”.

Rồi cái ngày đó cũng đến. Cái ngày mà mình nhận được thư đồng ý từ trường

Depauw University, mình như vỡ òa lên trong hạnh phúc. Cuối cùng, những cố

gắng của mình cũng đã được đền đáp. Mình cảm thấy biết ơn bản thân mình vì đã

luôn mạnh mẽ vượt qua những khó khăn, đồng thời những người bạn, người thầy

ở VELA đã luôn đồng hành cùng với mình.

Đó! Đó là tất cả những cảm xúc mình đã trải qua trong kì nộp hồ sơ này, đầy đủ

hương vị đắng cay ngọt bùi.

- 252 -
Lê Kim Thư

Quá trình nộp hồ sơ, đối với mình, như một chuyến tàu lượn đi qua những cung

bậc cảm xúc.

Có lẽ, thời gian khó khăn nhất là lúc bắt đầu. Lúc đó, mình như một con nai vàng

ngơ ngác. Quá nhiều thứ phải bắt đầu làm quen: kì thi SAT, cách viết bài luận, giấy
tờ tài chính,… Mọi thứ cứ lộn xộn hết cả lên. Lúc ôn thi SAT thì mình cứ nghĩ đến

bài luận chính, lúc viết bài luận chính thì cũng lại nghĩ về SAT. Nhiều tháng trời,

mình đã không làm được cái gì ra hồn. Trả giá cho việc đó: tháng 6 đến, mọi người

ở VELA đã chốt xong bài luận chính, mình vẫn còn chưa có một cái ý tưởng nào ra

hồn, SAT thì thấp lè tè (1300/1600). Cảm giác thất bại tệ hại, thời gian đó mình chỉ

biết ngủ để quên đi nỗi buồn. Có ngày, mình ngủ tận 20 tiếng.

Điều đã khiến mình thôi thúc lại là lúc thầy Nam nói với mình rằng: “Thầy thấy

ước mơ đi du học của Thư không lớn.” Lúc đó, mình bừng tỉnh lại, nhớ lại cái lí do
mình đã bắt đầu. Cũng có phần giận bản thân mình vì cố gắng không đủ nhiều.

Đêm đó, mình thức trắng cả đêm để “lên dây cót” tinh thần và lên kế hoạch cho

những ngày tháng sắp tới: ngày nào viết luận, ngày nào làm SAT… Những ngày

tháng sau đó, mình quay cuồng trong những kế hoạch, deadlines, không còn thời

gian để cảm thấy áp lực hay buồn bã. Mình ép mình đến những giới hạn mà mình

chưa từng nghĩ mình sẽ đạt được: mỗi ngày phải học được 100 từ SAT trên

Memrise hay có ngày ép mình phải viết hết 5 bài luận phụ.

Những cố gắng cuối cùng cũng được đền đáp. Mình hoàn thành bài luận trước hạn

nộp ED 1 tháng. Niềm vui trào dâng khi được thầy hay bạn bè nhận xét bài luận

hay. Cảm xúc vỡ òa khi mình nhận được điểm SAT tháng 10 – tăng hơn 100 điểm

so với kì thi trước. Mặc dù không phải là quá xuất sắc nhưng mình cảm thấy hạnh

phúc vì những gì mình đã bỏ ra. Nhìn xung quanh có nhiều người điểm cao, cũng
có chút buồn. Tuy vậy, nhiều hơn thế, mình cảm thấy tự hào vì đã tốt hơn mình

- 253 -
của ngày xưa rất nhiều. Một đứa khi học cấp 3, một câu tiếng Anh không dám nói,

viết tiếng Anh còn phải xài Google dịch mà đạt được những thành tựu như vậy.

Đối với mình, đã rất là thành công rồi.

Niềm vui chỉ mới đến thì lại bị lấp đi bởi nỗi lo lắng khi bắt đầu lên danh sách

trường. Danh sách lúc đầu của mình rất dài. Sau, bị cắt bớt đi bởi lí do tài chính.

Có nhiều trường mình rất thích cũng đành ngậm ngùi xóa ra khỏi danh sách. Mình

tự an ủi bản thân “ngôi trường chỉ là yếu tố phụ thôi, chủ yếu là do bản thân mình

cố gắng”. Bởi thế, mình luôn tự nhủ là sẽ lạc quan dù kết quả có như thế nào.

Trớ trêu thay, cuộc đời không phải lúc nào cũng như mình mong muốn. Sự lạc

quan của mình bị đập tan sau khi nộp hồ sơ cho trường Augustana College – ngôi
trường đầu tiên mình hoàn tất hồ sơ trên Common App vì trường không yêu cầu

bài luận phụ. Chỉ sau 15 phút sau khi điền giấy xác nhận tài chính (Certificate of

Finance) cho trường, một cái email được gửi đến với tiêu đề “Không đủ tiền để hỗ

trợ tài chính”. Trong mail, trường bảo rằng hãy tăng số tiền gia đình có thể đóng

được lên khoảng 25,000 USD; nếu không, chúng tôi sẽ loại hồ sơ này. Lúc đó, mình
nghĩ rằng “Trường đầu tiên đã vậy, có khi nào đây là điềm báo rằng con đường du

học của mình không thành công không?”. Mình lại tiếp tục gặp trường hợp tương

tự với Truman State University. Cảm giác buồn nhất khi Rhodes College từ chối

mình vì mình cứ đinh ninh rằng mình sẽ đậu. Bởi, mình thấy có bạn điểm SAT
thấp hơn mình rất nhiều mà vẫn được trường nhận. Trớ trêu thay, sau khi bị từ
chối, những bài quảng cáo về Rhodes lại xuất hiện khắp trên Instagram cũng như

Facebook.

“Sau cơn mưa, trời lại sáng.” Bất ngờ thay, tưởng chừng sẽ từ chối mình,

Augustana cũng như Truman cho mình đủ số tiền ban đầu mình khai đóng được.

Mình cũng nhận được thư mời học cũng như những gói hỗ trợ tài chính phù hợp

với gia đình từ những trường khác.

- 254 -
Tất cả những cảm xúc mà mình cũng như của các bạn du học sinh đã và đang trải

qua sẽ là một sự trưởng thành, một sự thử thách với ước mơ của chính bản thân và

là một bước đệm, một bước chuẩn bị cho hành trình cam go ở phía trước. Vậy nên,

hãy cố gắng hết mình để vượt qua cuộc hành trình này nhé ! Chúc các bạn thành

công

- 255 -
Lê Vân Anh

Mình bắt đầu chuẩn bị cho hồ sơ không quá sớm cũng không quá muộn. Trong

khoảng thời gian chuẩn bị hồ sơ, mình đã mất tập trung khá nhiều và chưa biết sắp

xếp thời gian hợp lý. Trong khi mọi người đã có IELTS và chuẩn bị thi SAT, mình

vẫn chưa có gì cả. Và mình đã không thật sự cố gắng để chuẩn bị các bài thi. Tiếp

tục sắp xếp thời gian không hợp lý và không đặt mục tiêu rõ ràng, mọi thứ dường

như cứ “dậm chân tại chỗ”. Khi thầy Nam thông báo sắp đến thời gian làm hồ sơ
và mọi yêu cầu về tín chỉ tiếng anh đều phải có, mình thậm chí vẫn chưa đăng ký

thi IELTS. Trước tình thế đó, mình đã phải đặt mục tiêu cực táo bạo: mình thi IELTS

ngay trước một tuần đợt thi SAT đợt cuối cùng. Khoảng thời gian đó đối với mình

cực kì kinh khủng, mình bị căng thẳng khá nặng và không muốn giao tiếp với ai.

Không chỉ vấn đề thi cử và giữ điểm trên trường đã trở thành “cơn ác mộng” quen

thuộc. Cùng lúc đó, mình còn “chìm nghỉm” với đống giấy tờ chuẩn bị cho việc đi

du học. Khi mà mọi người ở VELA bắt đầu từng bước hoàn thành việc điền đơn

Common App, mình vẫn còn vật lộn với ý tưởng luận chính và thậm chí là ý tưởng
viết thư giới thiệu. Một lần nữa mình đã quá chủ quan khi nghĩ rằng vẫn còn thời

gian cho mình để “từ từ”. Hậu quả là ngay sau thi SAT, mình phải lập tức “vắt

chân lên cổ” để hoàn thành những gì dang dở. Thời gian đó, mình ăn ngủ với

Common App: sáng đi học, tối ôm laptop, đêm ngủ nằm mơ thấy bài luận. Những
lúc đó mình bị ám ảnh với bài luận chính - mắt lúc nào đờ đẫn, tay chân quờ quạng,
mắt thì ngó bên này bên kia xem có gì đem lại cảm hứng mới cho mình, còn không

thì nhìn lên trần nhà tiếp tục lo phát triển ý tưởng để thêm phần đặc sắc.

Khi đã thoát khỏi “cơn ác mộng” luận chính và thư giới thiệu, mình lại chìm vào

một “cơn ác mộng” khác: lên danh sách trường. Mình cứ lăn tăn mãi vì không biết

điểm đợt cuối này sẽ ra sao và nên chọn trường thế nào cho phù hợp với điểm SAT.

Trong lúc bạn bè mình có một danh sách hoàn hảo gồm mười mấy trường, mình

- 256 -
vui vẻ với 8 trường mà mình nghiên cứu “đứt cả hơi” từ danh sách các trường mà

thầy Nam đã gửi. Do đó, hãy thi SAT thật sớm để khỏi phải “lăn tăn” như mình.

Đối với mình, việc điền đơn xin hỗ trợ tài chính (ISFAA) cũng là một “ác mộng”.

Mình phải điền tờ đơn xin hỗ trợ tài chính không biết bao nhiêu lần. Mỗi lần điền

của mình là tầm hơn 30 phút, và chỗ nào thì mình cũng có thể điền sai được. Có

lần, mình điền xong hết và chuẩn bị scan để gửi thầy Nam xem qua, thì phát hiện

điền sai tên mình... Lúc đó, mình chỉ biết “khóc 1 dòng sông” rồi lật đật điền lại.
Lần khác thì mình ghi nhầm số 8 thành số 9, lần khác nữa thì viết dư số 0,... Mình

điền trên dưới cả chục lần đến mức muốn thuộc lòng luôn. Hãy cố gắng thật tập

trung trong quá trình điền hồ sơ tài chính để đừng mắc phải những lỗi sai “ngớ

ngẩn” như mình nhé!

- 257 -
Nguyễn Khánh Linh

Quá trình nộp hồ sơ đối với mình là một hành trình dài và đầy sự mệt mỏi.

Bắt đầu hành trình là những ngày tháng lớp 11 luyện SAT trong bất lực: luyện rất
nhiều, luyện ngày luyện đêm nhưng điểm vẫn mãi dậm chân tại chỗ; trong khi,

bạn bè mình ai ai cũng 1450, 1500, thậm chí 1550. Điểm thi SAT lần đầu của mình

lại không cao. Mình rất nản và thậm chí suýt chẳng muốn đi du học.

Đến tháng 6, mình chơi vơi giữa một “bể” trường. Vì điểm của mình lúc ấy thấp,

nên mình không có quá nhiều trường vừa tạm ổn mà vừa cho nhiều tiền để lựa.

Mình cứ mãi loay hoay thêm trường này bớt trường kia đủ cách để ráng có một
danh sách trường tạm ổn. Đùng một phát, điểm SAT lần hai của mình thay đổi quá

nhiều mà mình không có danh sách trường cao để dự phòng. Hậu quả là mình phải

viết một đống bài luận phụ gấp rút trong hai tuần. Thậm chí, còn không kịp luận

phụ cho hạn nộp ED 1/11 của mình nên đành phải ED trường khác có hạn là 15/11.
Ngày nào lên lớp, mình cũng cầm một quyển sổ hay một xấp giấy viết đề tài bài

luận phụ và cắm mặt vào đấy suốt. Thậm chí, trong giờ kiểm tra, mình làm bài thật

nhanh rồi lại nghĩ vẩn vơ về bài luận phụ.

Tận trước tháng 10, mình còn chưa có IELTS vì cứ chần chừ mãi. Và, tháng 10 đã

trở thành tháng khủng hoảng nhất mình từng trải qua trong ba năm cấp ba. Đầu

tháng 10 mình phải thi SAT, sau đó ôn IELTS gấp trong 1 tuần để giữa tháng 10

thi. Mình lại dành hai tuần sau đó lo lắng về khả năng bị điểm SAT thấp, hay là

IELTS không đủ 6.5 để vượt ngưỡng an toàn. Mình đã nghĩ đến khả năng đăng ký

thi lại IELTS giữa tháng 11 khi mà thậm chí chưa có kết quả ngày và còn định viết

email nài nỉ các trường cho miễn IELTS nữa cơ.

Quá trình nộp hồ sơ và hoàn tất những yêu cầu bổ sung của trường đã đẩy mức

độ chịu đựng của mình lên cực hạn. Nhiều việc đến nỗi ngày nào mình cũng phải

ghi ra danh sách việc cần làm kín nửa tờ giấy A4, tự email cho bản thân công việc
- 258 -
của hôm sau, cập nhật danh sách công việc liên tục mỗi giờ. Mình hay nhớ nhớ

quên quên việc này việc kia, còn bị chểnh mảng việc học trên lớp nữa. Khó khăn

nhất là với hồ sơ tài chính: mình điền đi điền lại, tính toán đến đau cả đầu luôn.

Cứ vài ba bữa mình lại nhờ ba mẹ đọc tờ hồ sơ tài chính này, ký lại tờ hồ sơ tài

chính kia. Mình như phát “điên” trong tháng 11 đáng sợ đó.

Mình nghĩ ai trong quá trình nộp đơn đều cũng sẽ trải qua nhiều cơn khủng hoảng

như thế, còn có thể đến từ một số nguồn khác nữa như bài luận chính, cuộc phỏng
vấn với trường,... Mình may mắn có ba mẹ an ủi mỗi khi lỡ nói những điều tiêu

cực về việc nộp đơn, và có chị hướng dẫn (counselor) không thấy phiền khi mình

hoảng loạn và nhắn rất nhiều tin nhắn. Mình cũng rất may mắn khi có những người

bạn cùng lớp nộp hồ sơ du học để cùng chia sẻ những vấn đề khúc mắc với nhau

và động viên nhau. Hãy nên có những người bạn cùng nộp đơn đại học để cùng

“xả” những khủng hoảng với nhau thì sẽ đỡ hơn rất nhiều

Sau tất cả những vất vả, cũng sẽ đến lúc gặt hái được thành công. Trải qua tất cả

những khó khăn, khi những lá thư chấp nhận từ các trường an toàn và vừa tầm
đến với mình, mình cảm thấy đời như nở hoa vậy. Khi có kết quả đậu ED, mình đã

có thể yên lòng khép lại hành trình nộp đơn của mình trong hạnh phúc. Chỉ có một

điều tiếc nuối sau khi nộp đơn là mình đã không có nhiều trường cao hơn tầm của

mình để “mơ những giấc mơ xa.” Những kết quả này cũng đã là rất ổn rồi.

Trong cả quá trình nộp đơn, mình học được rất nhiều thứ: từ việc kiên nhẫn không

bỏ cuộc khi mọi thứ mình làm không được như ý, tới cách trưởng thành khi phải

tính từng con số tiền, cân đo đong đếm từng giá trị của bản thân và từng đồng một
trong hồ sơ tài chính. Mình học cách quản lý thông tin của mình một cách khoa

học, học cách tự giải tỏa áp lực cho bản thân, cách cẩn thận với hành động của

mình. Và sau hành trình nộp đơn, mình bất ngờ nhận ra bản thân có thể làm việc

tốt với dữ liệu và quyết định học thêm ngành Phân tích số liệu (data analysis) đấy!

- 259 -
Hãy sẵn sàng cho việc bạn sẽ đi qua nhiều cung bậc cảm xúc, nhưng đồng thời học

được rất nhiều thứ và thậm chí là tìm ra con đường cho chính mình chỉ qua sau vài

tháng nộp đơn nhé!

Chúc bạn thật thành công!

- 260 -
Nguyễn Trần Đức Bình

Vì quá trình nộp hồ sơ du học Mỹ là một điều rất mới lạ và phải làm quen với hàng

tá công việc mới nên sẽ rất khó để giữ tâm lý ổn định.

Giữa lúc bạn bè mình đang tận hưởng mùa hè cuối cùng của đời học sinh bằng

cách đi đây đi đó, vui chơi giải trí, mình lại phải ngồi ở nhà làm bạn với chiếc laptop
thân yêu. Có những lúc mình dự định giải trí bằng cách chơi game trên laptop; có

gì đó luôn thôi thúc mình ngừng chơi và tiếp tục viết những bài luận. Những buổi

đi chơi với lớp đành bị thay thế bằng những buổi lên lớp học ở VELA. Những

chuyến đi chơi về quê Hà Nội bị rút ngắn lại chỉ còn vỏn vẹn 1 tuần. Suốt cả mùa

hè năm lớp 11, mình ra khỏi nhà chỉ để đi học và đi hoạt động ngoại khóa tích lũy
kinh nghiệm. Trong lòng mình buồn nhiều lắm chứ. Những lúc như vậy, cứ nghĩ

về tương lai tươi đẹp sau khi nộp hồ sơ, mình lại nhủ với lòng phải tiếp tục cố gắng

thật nhiều.

Đến khi vào năm học, bạn bè bắt đầu “chạy đôn chạy đáo” để ôn tập và chuẩn bị

cho năm học mới cũng khiến mình đỡ tủi thân hơn. Đó cũng là thời điểm mà công

việc mình nặng hơn gấp bội: vừa phải chuẩn bị ôn tập cho năm cuối cấp vừa phải

chuẩn bị hồ sơ cho kịp hạn nộp. Sau tuần thi học kì, mình muốn “gục ngã” thật sự.

Nhưng làm sao “gục ngã” được khi mà vẫn còn rất nhiều bài luận phụ đang xếp

hàng đợi mình?

Giữa tháng 12, thời điểm có kết quả đợt nộp sớm của rất nhiều trường, tâm lý của

mình dễ bị ảnh hưởng và ý chí dễ lung lay. Càng nhìn mọi người xung quanh, càng

tủi thân. Mình cứ cố gắng tập trung vào công việc, vì “khổ trước sướng sau thế mới

giàu” mà! Để vượt qua thời kỳ khủng hoảng đó, mình hay lên Reddit và lướt

r/A2C. Đây là nơi chia sẻ, tâm sự của rất nhiều bạn bè trên thế giới cũng đang trải

qua giai đoạn này. Ở đây, cũng có nhiều lời khuyên hữu ích lắm. Nếu cảm thấy
chán nản, bạn cứ lên đây dạo chơi để thư giãn xíu cũng hay. Trong khoảng thời

- 261 -
gian căng thẳng như thế này, điều quan trọng nhất là giữ cho đầu óc tỉnh táo và

thư giãn để tránh phạm phải những sai lầm không đáng có trong bộ hồ sơ.

Khi hoàn tất xong tất cả mọi thứ, tâm trạng mình vẫn không yên. Đâu đó, trong

tâm trí mình vẫn có sự lo lắng về kết quả cuối cùng. “Lỡ như các trường mình thích

từ chối hết thì sao?” Mình ám ảnh đến nỗi hay nằm mơ có email từ chối từ trường

gửi về nữa cơ. May mắn thay, Tết này của mình vẫn thật đẹp làm sao! Vì mình đã

nhận được email “đài thọ” đi Candidate Weekend sang Abu Dhabi để thăm New
York University Abu Dhabi. Cuối cùng, những công sức mình bỏ ra đã được đền

đáp xứng đáng.

Hãy cố lên bạn ơi! Vì một tương lai tươi sáng đang chờ đợi chúng ta!

- 262 -
Phạm Thanh Vân

Đối với mình, sự biến động tâm lý trong quá trình học các kỳ thi chuẩn hóa cho tới

việc chuẩn bị hồ sơ thật sự là một quá trình đầy thử thách.

Đầu năm lớp 11, ý định đi du học của mình khá là mơ hồ. Mình chỉ cố gắng học để

thi điểm chuẩn hóa cao thôi. Tới lúc bắt đầu chuẩn bị hồ sơ, mình mới “tá hỏa” khi
phát hiện ra rằng con đường du học là một con đường gian nan, trắc trở và phải

cần rất nhiều thời gian, sức lực cho nó. Mình đã bị căng thẳng suốt 3 tháng viết

luận chính vì khá tự tin vào khá năng viết luận của mình; trong khi bạn bè ở VELA

được thầy Nam duyệt bài và ý tưởng rất nhanh. Có những lúc mình cảm thấy vô

vọng trong việc tìm chủ đề để viết, hay lựa chọn văn phong cho phù hợp. Những
lúc đó, mình hay tự nhốt mình trong phòng suốt nhiều tiếng để viết bài. Rồi, chán

nản bỏ bài viết đi vì cảm thấy không hay. Buồn nhất là những lúc bài viết bị thầy

yêu cầu phải viết lại dù đã dành tâm huyết ngày đêm. Việc duy trì tốt việc viết bài

luận và chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ tài chính song song với việc học văn hóa ở trường

cũng như các hoạt động ngoại khóa có thể rất khó khăn.

Đầu năm 12 là một khoảng thời gian bận rộn nhất đối với mình. Mình bận nhiều

việc, cộng với việc căng thẳng do không viết được luận chính dẫn tới không hoàn

thành kịp bài luận anh counselor giao. Mình còn không xem tin nhắn của anh hết

gần 1 tuần vì sợ bị la nữa. Những áp lực đó đã khiến mình nghĩ về việc nghỉ học ở

VELA và chuyển sang trung tâm khác để giúp mình viết luận. Tuy vậy, mình đã

quyết định không từ bỏ mà vẫn cố gắng. Nhờ như vậy, mình có những trải nghiệm

giúp mình làm việc độc lập hơn, “vững hơn” khả năng viết luận cũng như các kỹ
năng khác rất nhiều. Với sự giúp đỡ của bạn bè cũng như các anh chị counselor và

thầy Nam, mình đã cho ra đời một bài luận hợp ý và giúp mình được nhận vào

trường mình mong muốn. Lời khuyên của mình trong quá trình viết luận chính

này là hãy luôn giữ vững tinh thần và luôn tự tin với chính bản thân mình. Đừng

- 263 -
vì sự tác động bên ngoài mà ảnh hưởng tới tâm lý. Quan trọng hơn, hãy tìm một

người bạn đồng hành có thể giúp đỡ mình vượt qua khó khăn này!

Một điều cũng khiến mình lo lắng không kém chính là SAT. Điểm SAT của mình

không cao như các bạn khác. Mình cảm thấy rất buồn vì mình không cố gắng nhiều

như mọi người để có thể có một số điểm đẹp hơn, để sự lựa chọn của mình cũng

được nhờ đó mà tăng lên. Có một điểm SAT mơ ước là rất tốt vì điểm SAT và GPA

đều đóng một vai trò “siêu to bự” trong chuyện bạn có được nhận không và số tiền
học bổng sẽ được nhận. Nhưng nếu không có một số điểm như mong muốn, cũng

không sao cả. Trong quá trình làm hồ sơ, mình đã học được rằng: hệ thống tuyển

sinh đại học ở Mỹ dựa vào rất nhiều yếu tố và thay đổi theo từng năm. Có năm,

trường A rất khó đậu và cho ít học bổng; nhưng tới năm của bạn, trường lại nhận

rất nhiều học sinh và vô cùng hào phóng trong việc hỗ trợ tài chính. Vì thế, đừng

ngần ngại thử sức những ngôi trường mà bạn mong muốn nha. Đừng vì điểm SAT

mà đặt nặng tâm lý cho bản thân mình nhé!

- 264 -
Trương Thị Tuyết Ngân

Hai từ để nói về quá trình nộp hồ sơ của mình là “muộn màng” và “bất an”.

Những bài luận muộn màng: Gần hạn chót nộp hồ sơ cho các trường nhưng mình
vẫn chưa hoàn thành xong bài luận chính và các bài luận phụ. Mình đã không thể

tìm được chủ đề thật ưng ý cho bài luận chính. Đến khi tìm được một chủ đề mà
mình thích, lại không biết cách triển khai sao cho hoàn chỉnh. Đến tận 4 ngày trước

hạn nộp cho trường, mình mới có một bài luận hoàn chỉnh.

Suốt cả quá trình nộp hồ sơ, mình luôn cảm thấy bất an vì điểm SAT không được

tốt như các bạn khác. Cảm giác lo lắng về trường ED của mình ngày càng nhiều
hơn. Hơn nữa, mình phải thi IELTS tới tận ba lần trong 4 tháng để đạt yêu cầu tiếng

Anh mà trường đề ra. Trong khoảng thời gian đó, các bài kiểm tra trên trường bắt

đầu nhiều dần, việc mình phải ôn thi SAT và IELTS song song với học bài trên lớp

trở nên thật sự áp lực.

Khoảng thời gian đó, những lời nói khuyến khích, động viên vô tình cũng trở thành
áp lực vì mình sợ không đạt được kỳ vọng của bản thân và của người thân. Có lúc

mình từng nghĩ đến việc từ bỏ ý định đi du học khi nghe được vài tin đồn như là
trường này năm ngoái nhận nhiều học sinh Việt Nam rồi nên năm nay sẽ nhận ít

đi, hay là trường càng ngày càng cho ít học bổng hơn đối với học sinh quốc tế. Áp

lực dần làm mình nản lòng và rơi vào trạng thái “sao cũng được” trong khoảng 2

tháng. Mình cứ “nộp đại” thôi vì mình đã đi được hai phần ba chặng đường rồi,

còn việc mình có được các trường nhận hay không cũng không quan trọng. Mình

bắt đầu nghĩ về việc học trường đại học ở Việt Nam hoặc một nước nào khác. Mình

đã không còn đủ tinh thần, đủ cố gắng, và đủ nghị lực để dốc hết sức cứu vớt

những con điểm chưa tốt, những bài luận chưa hay.

Qua 2 tháng đó, tình cờ một hôm mình vào trang web của trường, xem một video

về những điều học sinh nghĩ và thích thú khi ở đó. Mình bắt đầu tưởng tượng mình
- 265 -
của năm sau đang đứng ở đó, có chung những cảm xúc như thế. Mình quyết định

dồn hết sức để hoàn tất những giấy tờ còn thiếu trong bộ hồ sơ. Mình còn nhớ rõ

hôm mình bấm nút ”Submit” nộp hồ sơ cho trường đầu tiên trong Common App,

cũng là trường ED của mình, mình đã vui mừng như thế nào. Đan xen với những
vui mừng đó là những lo lắng, bất an vô cùng. Tuy vậy, cuối cùng, mình cũng có
thể thở phào nhẹ nhõm khi nhận được email chúc mừng từ những trường mình

mơ ước.

Xuyên suốt cuộc hành trình: Từ cảm giác tự ti muốn bỏ cuộc đến sự cố gắng, dốc

hết sức để hoàn thành trọn vẹn mục tiêu mình đề ra. Qua cuộc hành trình đó, bản

thân mình dần trở nên bình tĩnh và trở nên kiên định hơn bao giờ hết. Mình nghĩ

ai trong quá trình nộp hồ sơ cũng có những vấn đề, những khó khăn riêng. Tuy

vậy, chỉ cần có mục tiêu, có cố gắng dù chỉ một chút, mình tin chắc ai cũng sẽ gieo

và gặt được quả ngọt.

Mình hi vọng những dòng chia sẻ giản đơn của mình sẽ giúp ích được cho bạn.

- 266 -
CHƯƠNG 20: THƯƠNG THẢO HỌC BỔNG VÀ NỘP NƯỚC

KHÁC NGOÀI MỸ

Đừng ngại việc hỏi xin thêm tiền. Tuy nhiên bạn cần chú ý cách trao đổi để tránh

bị gắn mác là thực dụng trong mắt nhân viên tuyển sinh.

Này, trường cho mình học bổng là một vinh dự lắm rồi, mình có phải đi mua hàng đâu mà

trả giá?

Từ từ, tại sao bạn nghĩ việc trường chọn bạn là một vinh dự mà không phải ngược

lại - may cho trường là mình chọn để học mà không phải trường khác? Bạn và gia

đình là người đóng tiền cho trường. Trường cung cấp cho bạn một dịch vụ đó là

kiến thức và một tấm bằng sau 4 năm, bạn thì trả tiền học và đảm bảo làm theo yêu

cầu của các giáo sư để tốt nghiệp.

Mình không thích phải mặc cả chuyện tiền bạc thế đâu, đây là giáo dục mà.

Mình hoàn toàn hiểu, có rất nhiều bạn có niềm tự hào khi được học tại một ngôi

trường danh giá. Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây không phải bạn yêu trường bao

nhiêu mà bạn cần phải yêu bố mẹ của mình hơn. Thử tưởng tượng nhé, nếu bạn
thương thảo để trường cho thêm vài ngàn thì đó là vài ngàn bạn có thể tiết kiệm

cho bố mẹ. Số tiền đó có thể được dùng để đầu tư, tiết kiệm cho tương lai về hưu,

hay đơn giản chỉ là chuẩn bị thêm học phí cho em bạn du học sau này.

Ừ nhưng mình thấy nó cứ sai sai làm sao ấy…

Mình hiểu cảm giác đấy, nhưng bạn thử đặt bố mẹ và gia đình mình lên trước đã.

Cứ tưởng tượng là vì bạn không thương thảo thêm vài ngàn từ trường mà bố mẹ

bạn phải ăn cơm chan nước mắm hàng ngày. Nếu vậy thì bạn đã cảm thấy bớt sai

sai chưa?

- 267 -
À ừ thì…

Đừng lo, thương thảo học bổng cũng có rất nhiều cách khéo léo chứ không phải

nói huỵch toẹt ra rằng “cho tôi xin thêm vài đồng, lộn, vài ngàn USD.”

Thế mình phải làm gì?

Đầu tiên nhé, khi bạn được trường chấp nhận và cho học bổng, dù ít hay nhiều thì

bạn nên ngay lập tức viết một email cảm ơn thật “cảm động”, đại loại như sau:

Đơn giản vậy thôi, thể hiện chân thành lòng biết ơn vì trường đã cho mình một cơ

hội. Nếu như trường cho đủ tiền theo giấy tờ tài chính bạn đã khai, thật tuyệt vời,

không còn gì phải suy nghĩ nhiều, hãy cảm ơn và để kết quả của trường ở đấy.

Tuy nhiên nếu trường chưa cho đủ tiền, hãy lịch sự hỏi lại trường như sau (nhớ là

phải sau khi giới thiệu thông tin bản thân và cảm ơn trường):

- 268 -
Đấy, ngắn gọn đơn giản vậy thôi, bạn đang nhờ họ giúp đỡ để tìm cách giúp bạn

có thể học tại trường.

Thế nếu trường từ chối thì sao?

À, nếu trường từ chối và nói là không có cơ hội nào khác thêm nữa thì thôi, mình

cũng lịch sự cảm ơn trường như trong email sau:

- 269 -
Sau khi cảm ơn rồi thì thôi, mình cứ ghi lại là trường chỉ cho mình chừng đó. Nói

chung là không có mất mát gì khi mình hỏi.

Ừ, thế nếu trường cho mình thêm cơ hội thì mình phải làm gì?

À, có nhiều cách trường có thể trả lời, đầu tiên là trường có thể liệt kê một số học

bổng của ngành bạn đang nộp, hoặc những học bổng nghiên cứu nhỏ nhỏ khoảng

vài ngàn USD. Tuy nhiên với những học bổng này thì bạn có thể phải viết thêm bài

luận phụ. Nếu trường yêu cầu cái gì thì bạn cứ nộp cái đó.

Trong một trường hợp khác, ở một trường công lập xếp trong top 100 của Mỹ tại
bang Ohio thì văn phòng tuyển sinh của trường trực tiếp trả giá với từng học sinh.

Cụ thể là sau khi nhìn vào hồ sơ tài chính của học sinh thì văn phòng tuyển sinh

trực tiếp thương thảo với từng bạn. Với một anh thì trường tuyên bố là gia đình

phải đóng từ 31,000 tới 35,000 USD / năm mới có thể nhận. Với mức điểm SAT

- 270 -
tương đương thì một chị nộp vào ngành kỹ thuật lại được cho mức học bổng tối đa

gần 95% học phí. Gia đình chị ấy chỉ đóng khoảng 17,000 USD / năm cho trường.

Ngoài ra một chị khác với mức điểm SAT thấp hơn, sau khi nói với trường là gia

đình chỉ có thể đóng tối đa 25,000 USD / năm thì trường cho học bổng đủ để gia
đình đóng vừa đủ 25,000 USD / năm. Cả 3 anh chị đều học tại cùng một trường và

nộp cùng một năm, thậm chí điểm trung bình cũng gần gần như nhau.

Hay một trường Liberal Arts nằm trong top 100 của Mỹ đã cho học bổng trị giá
30,000 USD / năm cho một anh trường Lê Hồng Phong. Tuy nhiên, anh đó chỉ cảm

ơn trường và nói sẽ xem xét thêm. Sau đó, phòng tuyển sinh gửi luôn email nói

rằng chỉ cần anh ấy gửi họ thư học bổng cao nhất mà anh đã nhận từ trường khác,

trường sẽ nâng bằng mức đó để anh có thể đi học.

Ôi, nghe hấp dẫn thế, thế sau đó thì sao?

Thì anh ấy vẫn… từ chối vì có một trường khác nằm trong top 20 trường đầu tại
Mỹ đã nhận và chỉ yêu cầu đóng khoảng 20,000 USD / năm cho tổng chi phí.

Nói chung, bạn nên luôn trong tâm thế sẵn sàng thương lượng. Điều bạn cần chú

ý là đừng nói huỵch toẹt ra là tôi cần thêm tiền mà nên khéo léo nhưng thẳng thắn

trong cách viết email trao đổi.

Khéo léo mà còn thẳng thắn?

Để mình ví dụ nhé, có một chị được 2 trường nhận, một trường xếp hạng thấp hơn

nhưng chỉ yêu cầu đóng 17,000 USD / năm cho tất cả chi phí, trường còn lại xếp

hạng cao hơn mà chị cực kỳ yêu thích nhưng yêu cầu đóng tới 25,000 USD / năm.
Chị đó liên lạc với trường mình thích, giải thích tình yêu “đậm sâu” với trường

nhưng mà đưa ra mức học bổng của trường kia để thương thảo:

- 271 -
Trong trường hợp này, nếu trường chấp nhận giảm một chút cho bạn thì bạn cần

xác định là sẽ đóng tiền giữ chỗ và học tại trường mà mình thích.

Ủa, thế cuối cùng chị ấy có học trường đó không?

Trường có giảm nhưng vấn đề là sau khi vừa thương thảo xong thì có một trường

thứ 3 xếp hạng còn cao hơn trường mà chị ấy thích cho khoản hỗ trợ tài chính mà

gia đình chỉ phải đóng 21,000 USD / năm. Tuy nhiên chị ấy vẫn từ chối trường thứ

3 này vì trường chị ấy thích đã rất nhiệt tình hỗ trợ và trao đổi trong suốt thời gian

nộp hồ sơ. Quan trọng hơn là chị cũng đã xác nhận sẽ học nếu được giảm chi phí.

Mình cần phải giữ lời hứa chứ.

Tiếc nhỉ…

- 272 -
Đúng, rất tiếc nhưng mình nên trung thực trong quá trình thương lượng và đừng

dùng quá nhiều mánh lới trong lúc trao đổi với trường. Nhân viên tuyển sinh của

trường có thể cảm nhận được sự thiếu trung thực của bạn. Đương nhiên bạn hoàn

toàn có thể thử nhưng điều đó có thể ảnh hưởng hình ảnh không chỉ của bạn mà
còn của trường cấp 3 bạn đang học. Hãy cư xử sao để “tích đức” cho đàn em nữa

nhé!

Thế trường vẫn không cho đủ tiền thì sao?

Trong trường hợp tệ nhất và trường không cho đủ tiền thì chúng ta có thể xem xét

thêm Phần Lan và Singapore.

Đầu tiên, Phần Lan có 2 hệ đại học là University (Uni) và University of Applied

Sciences (UAS). Các trường Uni sẽ dạy theo hướng nghiên cứu và lý thuyết nhiều

hơn, còn các trường UAS thiên về thực hành và ứng dụng thực tiễn. Hạn nộp hồ

sơ cho hầu hết các trường là 22 tháng 1 hàng năm và sẽ nộp qua hệ thống chung là
Joint Application. Khi nộp bằng hệ thống này, bạn sẽ có 6 nguyện vọng trường xét

từ trên xuống dưới và dừng lại khi bạn đậu 1 trường (ví dụ nếu bạn đậu trường

nguyện vọng 2 thì hệ thống sẽ tự động hủy các trường nguyện vọng 3 trở đi). Nếu

trường nào có hạn nộp khác 22 tháng 1 nghĩa là nộp riêng và không bị tính vào 6

nguyện vọng trên. Các trường hầu hết đều nhận xét bằng SAT, xét từ trên xuống

và đủ chỉ tiêu thì sẽ dừng. Ngoài ra, các bạn có thể xét bằng thi đầu vào (Entrance

Exam) được tổ chức vào tháng 3 tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội với hình

thức xét tương tự. Dù nộp bằng SAT, các bạn vẫn bắt buộc phải tham dự kì thi này

và không bị điểm liệt là được. Chi tiết về nội dung thì cũng tương tự kiến thức của
SAT thôi. Tổng chi phí bao gồm ăn ở và sau khi trừ đi học bổng là khoảng 10,000

EUR tương đương 260 triệu VND đấy. Đây là một chi phí rất rẻ nếu so với Mỹ. Tuy

nhiên bạn sẽ không thể học 2 ngành được ở Phần Lan ha.

- 273 -
Với Singapore thì các trường như National University of Singapore (NUS),

Nanyang Technological University (NTU), và Singapore Management University

(SMU) thường sẽ mở hồ sơ trong tháng 1. Vì thế sau khi nộp hồ sơ các trường ở

Mỹ đợt ED 2 hay RD thì bạn cứ tiếp tục nộp nếu muốn. Bạn cũng sẽ nộp điểm
IELTS và SAT cho các trường. Tuy nhiên nếu bạn học trường công ở Việt Nam thì
sẽ phải thi kì thi vào tháng 3 của NUS và NTU tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh

và Hà Nội. Với những bạn học trường quốc tế chương trình A level hoặc IB thì sẽ
không cần phải thi. Kiến thức các kỳ thi này sẽ tương đương SAT 2 Toán và Lý đấy

nên bạn sẽ cần phải học thêm để chuẩn bị. Một điểm tích cực lớn của Singapore là

chương trình hỗ trợ học phí của chính phủ và cơ hội ở lại Singapore để làm việc.

Chi phí có thể còn rẻ hơn cả ở Phần Lan luôn ha.

Ủa, thế còn các nước khác như Canada và Úc?

Với các trường ở Canada thì hạn chốt nộp hồ sơ là khoảng 1 tháng 2. Thời gian này

các bạn thường đã có kết quả ED 1 và ED 2 từ các trường ở Mỹ rồi nên nếu bạn

muốn nộp thêm các trường ở Canada thì cũng dễ dàng. Tuy nhiên thì các trường
Canada thường cho học bổng rất ít. Theo khảo sát danh sách khoảng 30 trường

công đứng đầu của Canada theo bảng xếp hạng của Times Higher Education thì

mức chi phí bao gồm ăn ở tối thiểu ở mức 25,000 USD (University of Calgary và

University of Lethbridge) và có thể lên tới trên 50,000 USD / năm như University
of Toronto. Ngoài ra các trường ở Canada mức học phí sẽ thay đổi theo ngành,
trong đó ngành kỹ thuật thường sẽ đắt nhất và rẻ nhất là các môn xã hội. Bạn sẽ

gần như không thể học hai ngành thuộc những lĩnh vực khác nhau như công nghệ

thông tin và văn học. Vì thế nếu tính ra việc học hai ngành ở Mỹ bạn sẽ tiết kiệm

được chi phí hơn so với 1 ngành ở Canada.

Về yêu cầu nộp hồ sơ thì với điểm IELTS và điểm SAT thì bạn đã đáp ứng đủ yêu

cầu nộp hồ sơ cho các trường ở Canada rồi. Bạn chỉ cần viết thêm vài bài luận phụ

- 274 -
nữa là xong. Tuy nhiên các trường Canada không sử dụng hồ sơ chung như

Common App trên cả nước. Thường chỉ những trường cùng tỉnh (province) ví dụ

như các trường ở Ontario thì sẽ nộp thông qua Ontario Universities’ Application

Centre. Vì thế các bạn cần phải vào trang web của từng trường để xem hồ sơ nộp
thế nào. Phần điền thông tin sẽ đơn giản hơn thông tin của Common App. Một bất
lợi nữa là bạn sẽ không thể xin miễn phí nộp hồ sơ và sẽ phải trả khoảng 110 USD

/ hồ sơ / trường đấy. Ngoài ra các trường ở Canada cũng sẽ xem điểm thi tốt nghiệp
cấp 3 của bạn nên bạn vẫn phải tập trung ôn thi tốt nghiệp để lấy điểm cao chứ

không thể “xõa” như với các trường ở Mỹ.

Còn với Úc thì bức tranh không khá hơn là mấy với mức chi phí trung bình từ

35,000 USD tới gần 50,000 USD / năm bao gồm ăn ở. Tuy nhiên bạn thường chỉ phải

học 3 năm. Chỉ một số ngành như kỹ thuật thì bạn mới học 4 năm nên bạn cũng có

thể nộp thêm nếu muốn. Ngoài ra do học kỳ ở Úc thường bắt đầu muộn hơn (vào
tháng 2) nên các bạn có thể đợi tới hè sau khi tốt nghiệp cấp 3 rồi nộp cũng không

muộn. Hồ sơ các trường ở Úc cũng đơn giản và chỉ cần điểm IELTS, điểm trung

bình trong trường, và điểm tốt nghiệp cấp 3 là được.

Ừ, thôi, có trường rồi, mình “xõa” đây.

Ấy ấy, khoan khoan, hãy nghe thêm một chút về một “căn bệnh trầm kha” của các

bạn lớp 12 sau khi có kết quả.

- 275 -
PHẦN CHIA SẺ CỦA CHƯƠNG 20

Huỳnh Ngọc Duy

Mình xin chia sẻ một số lời khuyên cũng như một vài cách để bạn có thể xin thêm

học bổng từ nhà trường. Những chia sẻ này chỉ dựa trên kinh nghiệm cá nhân của

mình trong suốt đợt nộp hồ sơ nên trên tinh thần tham khảo là chính nha! Tỷ lệ

thành công cho những cách này đều lấy hoàn cảnh và hồ sơ làm giá trị cốt lõi.

1. Gửi Email cho văn phòng tuyển sinh để xin thêm hỗ trợ tài chính vì khả năng

tài chính của gia đình không cho phép:


Cách này khá phổ biến, gần như ai cũng sử dụng sau khi đã có kết quả. Thế

nhưng, việc cho thêm tiền là tùy trường và tùy hoàn cảnh của mỗi người. Nếu

trường không cho thêm, bạn cứ mạnh dạn thử email lại lần 2, thậm chí là lần

3, biết đâu trường lại “lung lay”. Nghe có vẻ hơi “mặt dày” nhưng cách này

khá hiệu quả và cũng đã có khá nhiều người thành công rồi nhé. Quan trọng
là thời điểm bạn xin thêm: có thể trường còn nhiều ngân sách để chi cho học

sinh quốc tế hoặc có thể có nhiều bạn khác đã từ chối quyết định nhận học của

trường, trường sẽ có khoản dư để dành cho bạn. Cứ coi như đây là một vòng

xoay may mắn: nếu may mắn, bạn sẽ được thêm tiền; không thì bạn cũng
chẳng mất gì cả.

2. Xin nợ (loan) cũng như nhờ văn phòng tuyển sinh tư vấn một số công việc làm

thêm để kiếm tiền bù vào khoản thiếu hụt:

Cách này tương tự cách trên nhưng là lựa chọn cuối. Nếu trường vẫn không

thể cho thêm, bạn có thể cân nhắc việc mượn tiền (loan) từ nhà trường. Trường

hợp bạn đã có bao gồm nợ (loan) trong gói học bổng ban đầu thì vẫn có thể

email để xin thêm nợ. Số tiền bạn vay sẽ phải trả trong vòng 1 năm sau khi

hoàn thành bốn năm học tại trường.

3. Cải thiện điểm SAT và gửi điểm lại cho trường để xin thêm học bổng:

- 276 -
Nếu 2 cách trên không cứu vãn được tình hình, cách thứ 3 này sẽ là cách hiệu

quả nhất. Nếu điểm SAT được cải thiện ở đợt thi sau, bạn hoàn toàn có thể cập

nhật điểm cho trường để xin thêm học bổng dựa vào thành tích học tập (merit-

scholarships). Đa số các trường đều có bảng học bổng (merit scholarship table)
để xét học bổng dựa trên điểm SAT và GPA của bạn. Do đó, nếu điểm SAT
hay GPA được cải thiện thì đồng nghĩa với việc học bổng có cơ hội tăng lên.

Lưu ý quan trọng là các loại học bổng đều có hạn chót cụ thể nên nhớ theo dõi
để tính toán cho hợp lý.

4. Từ chối lời mời nhận học bổng của trường:

Trong khi 3 cách trên là cách chính thống, trong nhiều năm gần đây, cách thứ

4 này được mọi người rỉ tai nhau và sử dụng phổ biến. Đối với cách này thì tỷ
lệ thành công là 50:50, nên coi đây là lựa chọn cuối cùng thôi nhé. Kết quả có

thể bạn sẽ được trường “níu kéo” cho thêm học bổng hoặc nhận được lời cảm
ơn và lời chúc sức khỏe. Hãy chắc chắn bản than có những điểm mạnh để “làm
giá” với trường nhé. Bạn hãy viết một lá thư từ chối thể hiện niềm khao khát

cháy bỏng được học ở trường và niềm đam mê mãnh liệt dành cho ngành học.

Và nói rõ khả năng tài chính là một lý do đầy nuối tiếc dập tắt mọi nỗ lực của
bạn để có thể được học ở trường. Nếu thực sự muốn giữ bạn, trường sẽ cấp

thêm hỗ trợ tài chính cho việc học của bạn.

- 277 -
CHƯƠNG 21: CĂN BỆNH LƯỜI CỦA LỚP 12

Bạn chắc chắn sẽ lười, quan trọng là đừng quá lười để bị mất học bổng.

Ôi, có bệnh á?

Đúng, bệnh rất nghiêm trọng, bạn đọc thử ở dưới chẩn đoán của bác sĩ tâm lý nhé.

● Bệnh nhân thường gặp: Học sinh lớp 12 đã có kết quả đại học qua đợt Early

Decision 1, Early Decision 2 hoặc Early Action.


● Nguyên nhân gây bệnh: Do đã có kết quả đại học nên mất tinh thần cố gắng

trong lớp 12, trong khi thi tốt nghiệp và đại học.

● Triệu chứng bệnh thường gặp: Điểm trung bình trong lớp giảm, không muốn
tiếp tục đi học thêm, không muốn tiếp tục tham gia các hoạt động ngoại khóa,

từ chối tham gia các kỳ thi vào những trường tại các nước khác ngoài Mỹ, đi
chơi nhiều hơn, ôn thi tốt nghiệp chỉ muốn vừa đủ đậu chứ không muốn lấy

điểm cao để đậu đại học trong nước,…

● Hậu quả nghiêm trọng của bệnh: Nếu điểm trung bình trong lớp rớt quá nhiều,

ví dụ từ 9.0 xuống còn 6.5 thì có thể bị trường đại học rút lại học bổng. Tất cả
các trường ở Mỹ đều yêu cầu có giấy tốt nghiệp cấp 3 nhưng không quan tâm

việc điểm tốt nghiệp cao hay thấp, vì thế thường không có hậu quả nghiêm

trọng nào khác của bệnh.

● Thuốc đặc trị: Không tồn tại

● Phương pháp có thể làm giảm triệu chứng của bệnh: Dành thời gian bổ sung

kỹ năng khi du học: cách đi chợ lựa chọn rau củ, nấu ăn và lên khẩu phần ăn
hàng tuần (nấu mì và nấu cơm không được xem là biết nấu ăn), lái xe, chăm

sóc sức khỏe, đi làm thêm, tự học AP, SAT 2, tìm hiểu thêm thông tin về trường

và thành phố nơi sắp đến…

Này, có phải ai cũng mắc bệnh này không?

- 278 -
Theo mình thấy là phần lớn các bạn lớp 12 đều bị bệnh này. Thậm chí có bạn vì đã

lấy visa đi Mỹ vào tháng 5 nên 1 tuần trước khi tốt nghiệp vào tháng 6 thì bạn ấy

mới bắt đầu ôn bài để vừa đủ tốt nghiệp.

Khiếp, thế rồi sao?

Không sao cả, bạn ấy vẫn tốt nghiệp và đi du học.

Ủa, không nghiêm trọng thì bạn nói mình làm gì?

Có nghiêm trọng chứ, năm 2018 có một anh đậu vào trường đại học Calgary ở
Canada. Anh ấy học trường chuyên ở thành phố Hồ Chí Minh luôn ấy. Tuy nhiên

vấn đề là khi đi thi tốt nghiệp điểm Toán anh ấy chỉ có 5, trong khi anh ấy được

nhận vào ngành công nghệ thông tin. Sau khi xem điểm tốt nghiệp, trường đã

quyết định rút lại lời nhận và anh ấy cuối cùng phải chuyển sang một trường thấp

hơn ở Canada để học tiếp.

Thế trường ở Mỹ thì sao?

Các trường ở Mỹ thường chỉ xem bạn có tốt nghiệp hay không chứ không xem kết

quả tốt nghiệp. Tuy nhiên đó cũng không phải là lý do để bạn lơ là việc học trong

lớp nhé.

Trong nhóm của chúng mình thì một số bố mẹ bắt chúng mình phải đậu đại học ở
Việt Nam rồi mới cho đi Mỹ. Nói chung là tùy gia đình nên bạn muốn lười thì nên

chủ động “thương lượng” với bố mẹ. Bạn nhớ là đừng để điểm trung bình lớp 12

rớt xuống thấp quá. Ngoài ra bạn vẫn phải tốt nghiệp thì mới đi học được đấy.

Trường sẽ yêu cầu bạn nộp bổ sung bằng tốt nghiệp hoặc giấy xác nhận tốt nghiệp

tạm thời khi bạn sang Mỹ.

- 279 -
Nói tóm lại là bạn không nên quá chủ quan nhưng mình nghĩ khi có kết quả như

bạn mong muốn thì bạn cũng có thể tự thưởng cho bản thân một chút. Bạn có thể

chơi đến tháng 4 của năm lớp 12 nhưng sau đó thì bạn phải chuẩn bị…

Chuẩn bị gì?

Phỏng vấn visa chứ còn gì nữa.

- 280 -
PHẦN CHIA SẺ CỦA CHƯƠNG 21

Đoàn Nguyễn Tường Vy

Bệnh “lười" của mình bắt đầu ngay sau khi mình có kết quả trường ED. Đêm hôm

trước, mình đã định sáng hôm sau sẽ dậy ôn bài để thi môn học kỳ cuối cùng - môn

Anh văn. Sáng hôm sau, vừa nhận thư mời học, mình vội vã gọi điện cho ba mẹ
thông báo tin mừng và “nghỉ" ôn bài luôn! May sao, mình vẫn vượt qua kì thi với

điểm số ổn.

Kể từ đó, mọi nỗi lo của mình như được trút xuống: không còn phải lo lắng quá
nhiều đến kết quả học tập trong lớp, cũng như việc thi đại học, nộp đơn cho đợt

nộp thường (RD),... Mình ngủ nhiều hơn sau quãng thời gian vật vờ thiếu ngủ, cày

truyện, ăn chơi,... khoảng hai tuần và bắt đầu lên kế hoạch tận hưởng quãng thời

gian sướng nhất đời học sinh này! Mình trở lại quá trình tập luyện võ thuật, sau

khi nghỉ liền bốn tháng để tập trung cho việc chuẩn bị hồ sơ, để giúp bản thân
mình có sức khoẻ hơn và học thêm các kĩ năng tự vệ. Đất nước mình sẽ “cất cánh"

đến là Trung Quốc nên mình nhanh chóng đi đăng kí học một lớp tiếng Trung để

sang đó đỡ phải bỡ ngỡ. Mình chăm “tút tát" bản thân hơn bằng việc học trang

điểm, dành thời gian để luyện đàn, hay nâng trình độ xem Tarot của bản thân,...
nói chung làm những việc mình thích mà trước giờ mình chưa có thời gian để làm.

Sau khi nghỉ Tết, mình sẽ tìm hiểu rõ hơn về ngành học, nghề nghiệp mình muốn

làm, chuẩn bị những kĩ năng và kiến thức về việc du học để tránh bị “sốc văn hoá".

Tất nhiên, mình vẫn phải cố gắng để tâm đến việc học hành trên lớp để chuẩn bị

cho kì thi Trung học Phổ thông Quốc gia.

Nói chung, cũng không hẳn là mắc bệnh “lười” của lớp 12, mà mình mắc chứng

“tham công tiếc việc" - muốn làm nhiều thứ nhất có thể - trong khoảng thời gian

này để có thể vững vàng bước chân lên đại học.

- 281 -
Huỳnh Ngọc Duy

Không cần phải đợi đến sau khi nộp hồ mới phát sinh bệnh “lười” đâu, mình đã

lười từ ngay sau khi hoàn thành xong bài luận chính và kỳ thi SAT tháng 10 rồi…

Năm lớp 12, gần như cả lớp mình (lớp chuyên Sinh) đều đặt mục tiêu là đậu vào

trường Đại học Y Dược TPHCM. Bạn bè và thầy cô ai ai cũng tất bật chuẩn bị cho
kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia, mình lại nhẹ nhàng tận hưởng năm học cuối

cùng này sao cho trọn vẹn nhất. Nhiều khi, cũng cảm thấy mình “vô dụng” lắm.

Mình nhận được thư đồng ý của trường vào khoảng đầu tháng 11 và chỉ mất 2 tuần

để thương thảo học bổng cho phù hợp với khả năng tài chính của gia đình. Khi
mình đã tìm được bến đỗ cho 4 năm học sắp tới, căn bệnh lười đạt tới đỉnh điểm.

Trong suốt tháng 12 và tháng 1, vướng bận duy nhất của mình là kỳ thi Học kỳ 1.

Dù biết là sẽ phải cập nhật điểm thi cho trường đấy, mình vẫn chơi game và coi

phim trước những ngày thi. Chấp nhận để bản thân “sa đọa” trong những ngày
cuối năm đồng nghĩa với việc mình chấp nhận điểm học kỳ của mình cũng chỉ tà

tà qua môn và đủ để không bị học sinh khá.

Mình dành nhiều thời gian để quan tâm chăm sóc cho bản thân, bắt đầu định
hướng cho 4 năm đại học sắp tới, và lên kế hoạch cho các mục tiêu nho nhỏ mà

mình muốn đạt được trong năm nay. Mình còn đi tập lại cầu lông, tập gym và ngủ

đủ giấc hơn.

Bản thân mình cảm thấy “xõa” trong 2 tháng cũng đã vực dậy tinh thần cho những

trải nghiệm tiếp theo. Học kỳ 2, mình sẽ đi học thêm một số lĩnh vực khác ngoài 13

môn bắt buộc ở trường. Mình sẽ đi học thêm một vài ngôn ngữ lập trình như Java,

Python, để thuận lợi hơn cho việc học đại học. Mình cũng muốn thử sức ở một số

việc làm thêm để có thể tự chi trả những khoản chi tiêu cá nhân cần thiết trong thời

gian sắp tới.

- 282 -
Nguyễn Khánh Linh

Mình đã bắt đầu lười khi mới nhận được thư đồng ý của trường thứ 2 vào khoảng

giữa tháng 11. Vì có nhiều trường có kết quả sớm, mình chỉ dành cả ngày không

làm gì cả mà chỉ tải đi tải lại email cả ngày để chờ đợi kết quả. Dạo đó, trên lớp,

mình chẳng học bao nhiêu cả. Mình đã nghĩ “Nếu như mình rớt ED, cũng không
thể nào thất học được vì đã có trường nhận” nên cứ buông thả bản thân. Giai đoạn

đó là giai đoạn nguy hiểm nhất mà bạn phải đối mặt trong quá trình nộp đơn. Mình

nghĩ: thậm chí cả khi bạn đậu ED rồi, vẫn nên tìm hiểu những yêu cầu ngành học

hay kỹ năng sống để đi du học. Đừng như mình: dành cả ngày chỉ để tải email.

Tình trạng đấy còn trầm trọng hơn khi mình đậu ED ngay trước khi thềm thi học

kì 1. Mình đã khá vất vả để chữa bệnh “lười”. Động lực để mình thoát ra khỏi sự

lười đó là những người bạn đang học ngày học đêm để chuẩn bị cho kì Trung học

Phổ thông Quốc gia. Mình tự động viên bản thân nhiều hơn và đã dồn 200% sức

lực để hoàn thành cho tốt kỳ thi Học kì 1

Sau khi thi học kì, mình bắt đầu tự học lại những kiến thức Sinh học cần thiết bằng

tiếng Anh cho chuyên ngành của mình. Mình cũng học thêm lập trình R và một

chút tiếng Tây Ban Nha nữa. Mình bắt đầu đi học thêm Toán vì hơi “đuối” với kiến

thức trên lớp. Trường đại học vẫn cần bảng điểm cuối học kỳ 2 nên mình không

thể bỏ hẳn. Mình dành thời gian để đạp xe và rèn luyện thể thao, cũng như học

nấu ăn để tự chăm sóc chính mình.

Cuối tháng 12 và tháng 1, trường mình có nhiều hoạt động sau thi học kỳ và trước

Tết. Mình đã tận hưởng từng hoạt động với bạn bè, cũng như “bung xõa” hết mình
trong Tết. Sau đó, tiếp tục tự học những gì thứ cần thiết. Mình cũng lập cho bản
thân một danh sách những điều phải làm ít nhất một lần cùng với gia đình, bạn bè,

và bản thân trước khi đi du học.

- 283 -
Căn bệnh lười của lớp 12 cũng không phải điều gì quá tệ. Vì sau rất nhiều vất vả,

ai cũng xứng đáng được nghỉ ngơi và có thời gian hơn cho bản thân. Miễn bạn

đừng quá buông thả gây ra hậu quả khó lường hoặc lãng phí thời gian quá mức là

ổn thôi.

- 284 -
CHƯƠNG 22: CHUẨN BỊ PHỎNG VẤN VISA

Hãy tự tin, lịch sự, và vui vẻ khi đi phỏng vấn. Mọi thứ sẽ trôi qua rất nhanh.

Mình nghe nói khi tổng thống Donald Trump thắng cử thì phỏng vấn visa Mỹ càng khó

hơn, có thật vậy không?

Đúng là có việc tổng thống Mỹ mới có nhiều thay đổi về luật di cư. Tuy nhiên, bạn
cũng đừng quá lo lắng về vấn đề visa cho du học sinh. Lý do là vì học sinh quốc tế

chúng mình vẫn đang mang đến nguồn doanh thu dồi dào cho nền kinh tế Mỹ.

Theo khảo sát của tổ chức NAFSA thì trong năm học 2016 – 2017, các học sinh quốc
tế tại Mỹ đã đóng góp khoảng 36.9 tỷ USD cho nền kinh tế. Vì thế, tổng thống Mỹ

có siết thì siết về luật định cư chứ còn việc xin visa du học thì mình không thấy có

thay đổi gì cả. Tiền nhiều thế cơ mà, ai nỡ từ chối!

Ừa, thế nhưng mình nghe nhiều câu chuyện về việc phỏng vấn visa rớt lắm?

Đương nhiên là nhiều rồi. Đầu tiên bạn cần đặt bản thân vào vị trí của người phỏng

vấn. Các nhân viên đại sứ quán / lãnh sự quán khi phỏng vấn sẽ luôn giả định là

bạn sẽ tìm cách ở lại Mỹ bất hợp pháp. Trách nhiệm của bạn là chứng minh bạn sẽ

không làm như vậy.

Thế làm sao mà mình chứng minh được?

Mình chỉ nói về việc xin đi du học tại Mỹ thôi nhé. Để có thể đi phỏng vấn xin visa,
các bạn cần một trường ở Mỹ nhận và cấp giấy I-20. Tuy nhiên, có sự khác biệt rất

lớn về loại trường và cách các nhân viên lãnh sự quán đánh giá:

● Nếu bạn nộp để đi học tiếng Anh tại Mỹ thì điều kiện để được cấp I-20 gần

như không có. Bạn chỉ cần nộp hồ sơ, đóng phí là trường sẽ gửi ngay I-20.

Chính vì dễ dàng như vậy nên các nhân viên lãnh sự quán sẽ nghi ngờ bạn tìm
- 285 -
cách ở lại Mỹ làm chui vì tiếng Anh bạn không đủ để học tập tại Mỹ. Thành ra

theo chúng mình ước tính thì khả năng đậu visa của bạn chỉ ở mức 10 – 20%

mà thôi.

● Nếu bạn nộp để đi học cao đẳng cộng đồng thì điều kiện để được nhận cũng
rất thấp, chỉ cần TOEFL 60 hay IELTS 5.0 là đi được rồi. Nhiều trường còn
không yêu cầu điểm tiếng Anh và cấp luôn I-20. Vì thế, tỷ lệ đậu visa cho các

trường cao đẳng cộng đồng tuy có cao hơn việc xin đi học tiếng Anh nhưng
cũng không cao lắm. Mình ước tính thì khả năng đậu visa chỉ ở khoảng 40 –

50% mà thôi. Tuy nhiên vẫn có trường hợp ngoại lệ, nếu bạn đi học 2 năm cao

đẳng cộng đồng mà có tiếng Anh tốt như IELTS 7.0, ACT / SAT cao, và bạn

xác định học 2 năm cao đẳng cộng đồng để tiết kiệm rồi chuyển tiếp lên một
trường đại học nổi tiếng 2 năm cuối như University of Washington hay

University of California thì khả năng đậu visa của bạn cũng cao hơn, từ 70 –
80%.
● Trong trường hợp bạn có học bổng vào thẳng đại học thì khả năng đậu visa

của bạn sẽ cao nhất, lên tới trên 90%, vì điều kiện để được học bổng yêu cầu

khả năng tiếng Anh của bạn tốt. Nhân viên lãnh sự quán có thể chắc chắn rằng
bạn sang Mỹ để đi học chứ không phải đi làm chui hay tìm cách ở lại. Thậm

chí có những trường hợp nhân viên lãnh sự quán sau khi nhìn thấy I-20 có học

bổng đã không hỏi thêm câu gì và cấp visa luôn cho học sinh - một cuộc phỏng

vấn chưa đầy 10 giây mà tốn gần 4 triệu VND tiền đi phỏng vấn. Nói chung,

bạn càng có nhiều học bổng thì khả năng đậu càng cao.

Hiểu rồi, thế mình đi phỏng vấn visa nói tiếng Anh hay tiếng Việt?

Này, bạn có đọc những gì ở trên không? Nói tiếng Việt thì làm sao chứng tỏ khả

năng tiếng Anh của mình được!

- 286 -
Rồi rồi, thế mình cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Đây là những giấy tờ bắt buộc các bạn phải có để đi phỏng vấn nhé:

● Giấy I-20 của trường có ghi đầy đủ chi phí, học bổng, và số tiền gia đình phải

đóng.

● Giấy xác nhận nộp phí SEVIS tại trang web: fmjfee.com/i901fee/index.html

Bạn có thể có nhiều trường nhận và cấp I-20, tuy nhiên bạn chỉ được đăng ký
một I-20 cho cục di trú Mỹ và đóng phí 200 USD tại trang web trên. Việc này

xác nhận với cục di trú là bạn sẽ đi học tại trường có I-20 được đăng ký.

● Giấy xác nhận đã nộp và điền đơn DS 160. Đây là đơn điền thông tin cá nhân

của bạn nộp cho đại sứ quán. Bạn cần chụp một tấm hình 5x5 theo tiêu chuẩn

trên trang web và tải lên hồ sơ. Bạn có thể truy cập trang web này để điền và

nộp: https://ceac.state.gov/genniv/

● Giấy hẹn đăng ký phỏng vấn: Sau khi bạn nộp DS 160 thì có thể truy cập trang

web sau để đăng ký hẹn phỏng vấn: http://www.ustraveldocs.com/vn/vn-

steps.asp. Trước khi lên được lịch hẹn, bạn sẽ cần in giấy đóng tiền và ra bất
kỳ bưu điện nào trên toàn quốc để thanh toán. Số tiền phỏng vấn là 3,680,000

VND. Sau khi nhận được biên lai từ bưu điện, bạn quay lại trang web đăng ký

phỏng vấn để chọn ngày và giờ phỏng vấn.

● Biên lai đóng tiền hẹn phỏng vấn.

- 287 -
● Hộ chiếu còn hiệu lực ít nhất 1 năm

● Rửa 2 tấm hình chụp 5x5 theo tiêu chuẩn trên trang web của DS 160.

Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên kiểm tra trang web http://www.ustraveldocs.com/vn/

nếu có bất kỳ thay đổi nào. Ngoài ra bạn cũng nên mang theo một số giấy tờ bổ

sung để nếu nhân viên phỏng vấn có hỏi thì bạn có thể đưa ra ngay để chứng minh.

Bạn cứ chú ý là không cần phải dịch giấy tờ sang tiếng Anh vì các nhân viên phỏng

vấn của đại sứ quán / lãnh sự quán đều biết tiếng Việt:

● Học bạ cấp 2 và 3.

● Thư nhận học bổng của các trường.

● Giấy xác nhận số dư ngân hàng với số tiền đủ trang trải khoảng 2 năm trên
tổng chi phí ghi trên I-20. Ví dụ trên đơn I-20 ghi số tiền gia đình phải đóng là

20,000 USD / năm thì sổ tiết kiệm nên có khoảng 40,000 USD (tương đương

khoảng 900 triệu VND).

● Giấy xác nhận lương bố mẹ.

● Tài sản khác: sổ đỏ (sao y bản chính),...

Thế khi đi phỏng vấn thì mình cần chú ý điểm gì?

Bạn phải mặc đồng phục cấp 3 này, cười tự tin này, trả lời ngắn gọn rõ ràng khi

phỏng vấn này. Nói chung là khi bạn đã có học bổng rồi thì cứ tự tin lên.

Thế nhân viên phỏng sẽ hỏi mình cái gì?

À, nhiều thứ lắm, bạn có thể tự Google trên mạng danh sách câu hỏi phỏng vấn

visa Mỹ là ra ngay đó mà. Bạn cứ chuẩn bị câu trả lời bằng tiếng Anh, nhớ là trả lời

ngắn gọn, không dài dòng nhé.

Đơn giản thế thôi?

Đơn giản thế thôi, đừng phức tạp vấn đề quá. Bạn cứ tự tin thì mọi thứ sẽ ổn thôi.

- 288 -
Ôi, thế là vui rồi, mình xõa nhé!

Khoan khoan, sao lại chơi, bạn hãy tận dụng thời gian này để học hỏi kỹ năng giúp

bản thân tự lập khi sang Mỹ.

- 289 -
CHƯƠNG 23: CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI BAY SANG MỸ VÀ KHI

MỚI ĐẶT CHÂN TỚI MỸ

Hãy hi vọng vào điều tốt đẹp nhất nhưng hãy chuẩn bị tinh thần cho những chuyện

xấu nhất có thể xảy ra.

Lại phải học nữa?

Đúng rồi, bạn rất cần những kỹ năng này nhé:

● Nấu ăn / đi chợ: Dù năm đầu bạn có thể ở trong ký túc xá trường nhưng bạn
nên xem xét việc dọn ra ngoài ở. Việc đi thuê nhà sẽ giúp các bạn tiết kiệm một

nửa chi phí ăn ở hàng năm. Ví dụ ăn ở tại trường một năm có thể tốn 11,000 –

15,000 USD thì khi ra ngoài có thể chỉ tốn 6,000 USD hoặc ít hơn. Lý do là vì ở
ký túc xá người khác nấu ăn cho bạn. Đồng thời trường cũng phải kiếm lời từ

việc cho thuê ký túc xá và những tiện ích khác. Bạn ra ngoài, tự thuê nhà, tự

nấu ăn sinh hoạt chắc chắn sẽ cực hơn nhưng sẽ tốn ít tiền hơn.

● Đương nhiên khi ra ngoài thì đầu tiên bạn phải biết nấu ăn. Bạn cần biết cách

lựa chọn thịt, rau, củ quả, cách chế biến và nấu ăn, khẩu phần ăn để có thể đi

chợ phù hợp. Ở Mỹ thì các bạn gần như chỉ cần đi chợ 1 tuần / 1 lần, thậm chí
2 tuần / 1 lần, vì thế tính toán làm sao mua đủ thức ăn để nấu trong thời gian

đó là một kỹ năng cần thiết.

● Quản lý tài chính cá nhân: Bạn cần biết cách theo dõi chi tiêu thu nhập theo

tuần / tháng để có thể kiểm soát tài chính hiệu quả. Ngoài ra, các kiến thức về
sử dụng thẻ ghi nợ (debit card), thẻ tín dụng (credit card), cũng như các sản

phẩm tài chính khác cũng rất cần thiết để bạn không bị tính phí phạt hay phải

trả lãi cho các dịch vụ ngân hàng ở Mỹ.

- 290 -
● Lái xe: Nếu được thì bạn có thể lấy bằng lái quốc tế tại Việt Nam rồi sang Mỹ

chuyển đổi bằng. Bạn có thể chỉ cần học lái xe rồi sang Mỹ thi lấy bằng cũng

được. Thi lái xe ở Mỹ dễ hơn ở Việt Nam do đường xá rộng rãi hơn và xe cũng

hiện đại hơn. Ngoài ra, bằng lái xe tại Mỹ còn được dùng tương tự như chứng
minh nhân dân ở Việt Nam.
● Kỹ năng quản lý thời gian: Ở Mỹ, bạn cần cân bằng thời gian đi học, đi làm

thêm, tham gia hoạt động ngoại khóa, giải quyết các nhu cầu cá nhân (ăn uống,
tập thể dục, nghỉ ngơi, đi chơi,…). Vì thế, kỹ năng sử dụng thời gian hiệu quả

là rất quan trọng.

Rồi, lại đi học, thế khi sang đó rồi mình cần chú ý điều gì không?

Đương nhiên bạn nên đăng ký học 2 ngành trong vòng 4 năm.

Học gì mà nhiều vậy?

Để mình hỏi bạn vài câu nhé:

Một, bạn có muốn nhiều cơ hội việc làm hơn sau khi tốt nghiệp?

Ừ thì có.

Học 2 bằng.

Hai, bạn có muốn cạnh tranh vào những chương trình thạc sĩ / tiến sĩ ở những

trường xếp hạng đầu?

Ừ có thể có…

Học 2 bằng.

Ba, bạn có muốn tiết kiệm chi phí cho gia đình - vẫn đóng cùng 1 số tiền học nhưng

lại học được nhiều hơn trong cùng thời gian 4 năm?

Ừ thì chắc…
- 291 -
Học 2 bằng. À quên, nếu bạn trâu bò như các học sinh gốc Do Thái thì cũng nên

học 3 bằng trong vòng 4 năm.

Bốn, bạn có muốn một cái nhìn đa chiều khi giải quyết vấn đề trong công việc sau

này?

Ừ thì…

Học 2 bằng.

Năm, bạn có muốn theo kịp xu hướng thay đổi trong công việc sau này?

Hiểu, học 2 bằng.

Đúng rồi. Nói chung là vì “tương lai của chúng ta và con em chúng ta”, bạn nên

học tối thiểu 2 bằng trong 4 năm.

Thế mình có thể học những gì?

Học gì cũng được hết: Công nghệ thông tin với Kinh tế, Lịch sử với Hóa, Văn học

và Tâm lý học, nhảy và Toán, tiếng Nhật và Kiến trúc,… Hãy khám phá mọi thứ

mà bạn thích và tò mò.

Được rồi, thế mình cần chú ý điều gì nữa?

À, bạn sẽ cần phải gây ấn tượng với giáo sư.

Tại sao?

Đây, để mình hỏi bạn vài câu nhé.

Khoan, đổi cách đặt vấn đề được không. Mình không thích bị hỏi dồn dập như vừa nãy.

Thế hả? Để mình liệt kê vấn đề nhé.

- 292 -
Nếu bạn muốn có một thư giới thiệu thật hay để xin việc, nộp thạc sĩ / tiến sĩ thì

bạn cần giáo sư…

có ấn tượng tốt với bạn.

Nếu bạn muốn kết nối để được giới thiệu cho công việc hay vị trí nghiên cứu thì

bạn cần giáo sư…

có ấn tượng tốt với bạn.

Nếu bạn muốn có những lời khuyên giá trị từ việc học tới cả cuộc sống, định hướng

nghề nghiệp, và vượt qua những khó khăn khác thì bạn cần giáo sư…

có ấn tượng tốt với bạn.

Nhưng chả lẽ mình phải gây ấn tượng tốt cho tất cả các giáo sư?

Chính xác, vì thế bạn chỉ nên tập trung từ 2 tới 3 giáo sư trong ngành học của bạn,

hoặc giáo sư có nghiên cứu trong mảng mà bạn muốn trải nghiệm, hay giáo sư có

nhiều kinh nghiệm và quan hệ trong công việc.

Nhưng mình làm gì để gây ấn tượng đây?

Đơn giản, hãy đi học đều, không ngủ trong lớp, đạt điểm cao trong lớp, tích cực

phát biểu ý kiến, tình nguyện hỗ trợ nghiên cứu cho giáo sư mà không có lương,

làm trợ giảng cho môn bạn đã học, lắng nghe trong quá trình làm việc với giáo sư.

Hiểu rồi, gây ấn tượng với giáo sư. Nhưng mình muốn đi làm thêm kiếm tiền hoặc thực

tập lấy kinh nghiệm.

Một việc bạn hoàn toàn nên làm. Khi vừa đến trường đại học, bạn nên xin việc làm

trong trường càng sớm càng tốt để:

● Kiếm thêm thu nhập.

- 293 -
● Có số an sinh xã hội (Social Security Number - SSN) để làm thẻ ngân hàng,

bằng lái xe, mở tài khoản đầu tư, và nhiều hoạt động khác. Số SSN tương

đương số căn cước công dân tại Việt Nam.

● Xây dựng lịch sử tín dụng để nếu sau này các bạn mua xe, vay tiền mua nhà,

hay xin việc.

Theo luật của Mỹ hiện nay thì bạn có thể làm tối đa 20 tiếng / tuần tại trường. Vào

dịp nghỉ lễ hay hè thì các bạn có thể làm tới 40 tiếng / tuần.

Thế thường các bạn học sinh quốc tế hay làm gì ở trường?

Nhiều thứ lắm chứ, dưới đây là vài công việc bạn có thể xem xét:

● Phục vụ trong nhà ăn

● Nhân viên vệ sinh

● Nhân viên thư viện

● Phục vụ phòng lab máy tính

● Nghiên cứu cho giáo sư (thường sau khi bạn đã làm việc miễn phí một thời
gian cho giáo sư và giáo sư hài lòng)

● Nhân viên phòng tuyển sinh hay phòng ban hành chính

● Nhân viên bảo tàng của trường …

Nói chung bạn đừng quá lo về công việc, đây sẽ rất có thể là công việc đầu tiên

trong đời của bạn mà phải không? Hãy cứ làm và học hỏi kinh nghiệm trong vài

tháng trước khi tìm việc khác lương cao hơn.

Thế mức lương cho các công việc này như thế nào?

Nhìn chung là công việc càng đòi hỏi trí óc thì mức lương sẽ càng cao. Mình liệt kê

ở đây theo thứ tự từ việc chân tay nhất đến việc “sang chảnh ngồi máy lạnh” nhé:

- 294 -
● Làm việc tại canteen của trường: Lương khá thấp chỉ tầm 6.5 USD – 7 USD /
giờ trước thuế vì đây là công việc chân tay. Việc này đòi hỏi bạn di chuyển liên
tục và thời gian làm việc hạn chế, theo giờ ăn và giờ hoạt động của canteen.

Bạn sẽ thấy khá mệt sau mỗi ca làm việc và người bạn sẽ luôn đầy mùi đồ ăn.
Tuy nhiên lợi thế là bạn có thể ăn đồ ăn còn thừa của canteen và tiết kiệm thêm

một phần chi phí ăn uống. Nếu bạn làm tối đa 20 tiếng / tuần thì 1 tháng bạn

có thể kiếm được khoảng 500 USD trước thuế.

● Làm việc tại thư viện của trường: Lương cũng thấp, chỉ cao hơn so với việc

làm tại canteen từ 0.5 đến 1 USD / giờ. Bạn sẽ chịu trách nhiệm nhận trả sách

- 295 -
và cho sinh viên đăng ký mượn sách. Trong giờ làm, bạn cũng phải di chuyển

trong thư viện để sắp xếp sách và tài liệu sinh viên đã đọc xong. Lợi thế của

việc làm tại thư viện là bạn sẽ có thời gian rảnh để làm bài tập và đọc sách khi

vắng học sinh. Ngoài ra ở những trường lớn mà thư viện mở cửa 24 / 24 thì
khi bạn xin làm những giờ ít học sinh, ví dụ từ 8 giờ tối tới 12 giờ đêm hay ca
đêm từ 12 giờ đêm tới 8 giờ sáng, thì những lúc vắng vẻ này sẽ là thời gian tốt

nhất để bạn học bài mà vẫn kiếm được tiền. Nếu bạn làm tối đa 20 tiếng / tuần
thì trung bình bạn có thể kiếm được từ 550 – 600 USD / tháng.

● Làm việc tại phòng máy vi tính của trường: Trong trường đại học sẽ có nhiều

phòng máy vi tính để sinh viên có thể sử dụng. Trách nhiệm của bạn là giúp

các sinh viên với những câu hỏi cơ bản về Word, Excel, in ấn, sửa hay nạp mực
máy in, … Vì công việc đòi hỏi một chút kiến thức chuyên môn nên bạn có thể

được trả từ 8 - 9 USD / giờ, cao hơn công việc trong thư viện hay tại canteen.
Lợi thế lớn nhất của việc làm này là bạn sẽ ngồi tại máy vi tính và có nhiều
thời gian để tranh thủ học và làm bài trong lúc làm việc. Tương tự như công

việc ở thư viện, với những phòng máy tính mở khuya hay mở 24 / 24 thì bạn

có thể chọn những giờ ít học sinh như sáng sớm hay tối khuya để có nhiều thời
gian rảnh hơn. Nếu bạn làm tối đa 20 tiếng / tuần thì trung bình bạn có thể

kiếm được từ 600 – 700 USD / tháng.

● Làm việc tại phòng quan hệ cựu sinh viên của trường: Tại những trường đại

học lớn thì sẽ có một phận chuyên liên hệ với các cựu sinh viên của trường để
xin đóng góp. Trách nhiệm của các bạn sẽ là một thành viên của call center
chuyên gọi điện thuyết phục các cựu sinh viên đóng góp tiền cho trường, từ

những khoản tiền nhỏ nhất như 50 USD hay lớn hơn đến vài trăm, thậm chí

vài ngàn USD. Công việc làm theo ca và bạn có mục tiêu là số cuộc gọi cũng

như số tiền cần phải huy động trong mỗi ca làm việc. Bạn sẽ hoàn toàn không

có thời gian rảnh để tranh thủ làm bài tập. Tuy nhiên, vì áp lực và đòi hỏi công

việc, mức lương theo giờ có thể lên tới 13 – 15 USD, thậm chí cao hơn nếu bạn

- 296 -
huy động được nhiều tiền cho trường. Vì công việc làm theo ca nên ít khi nào

bạn có thể làm đủ 20 tiếng / tuần, tuy nhiên số tiền bạn kiếm được có thể lên

tới 1,000 USD / tháng.

● Trợ lý nghiên cứu cho các giáo sư: Thường những vị trí này cần có kiến thức
cơ bản trong ngành. Ngoài ra, các bạn có thể phải bắt đầu làm không lương
cho giáo sư trong năm đầu tiên trước khi giáo sư có thể trả tiền. Tùy theo dự

án và nguồn tài chính cho từng nghiên cứu, số tiền mà bạn nhận có thể dao
động từ 800 – 2,000 USD / tháng cho tới khi kết thúc dự án. Do tính chất dự án

nên đây không phải là một công việc ổn định. Bạn có thể kết hợp làm nghiên

cứu với một công việc ổn định hơn ở trong trường như làm phòng máy vi tính

hoặc thư viện. Bạn có thể dồn số giờ làm nghiên cứu vào dịp hè khi bạn có thể
làm tới 40 tiếng / tuần ở trong trường. Thường thì những dự án nghiên cứu

công nghệ hay kinh doanh sẽ có nhiều nguồn tiền hơn so với các dự án nghiên
cứu cơ bản như toán, lý, hóa, hoặc sinh.
● Nhân viên trong các cửa hàng trong khuôn viên trường: Bạn có thể làm nhân

viên thu ngân hay sắp xếp hàng hóa tại nhà sách, nơi bán vé các hoạt động tổ

chức tại trường, hoặc tại các cửa hàng khác trong trường. Mức lương thường
dao động từ 7 – 8 USD / giờ tùy theo trường và địa điểm. Những công việc

này thường làm theo ca và theo giờ hành chính. Tuy nhiên, mùa vắng sinh

viên như nghỉ đông, nghỉ thu, mùa hè, hoặc những ngày lễ thì những cửa hàng

này cũng giảm giờ làm của bạn. Lợi thế của công việc này là bạn có thể được

giảm giá khi mua đồ tại cửa hàng.

Mình có nghe nói về việc đi làm chui. Mình có nên đi làm chui không?

Đầu tiên là chúng mình không khuyến khích bạn đi làm chui đâu nha.

Luật của Mỹ không cho phép các bạn sinh viên quốc tế làm thêm bên ngoài trường

đại học hoặc làm quá 20 tiếng một tuần trong khi đang đi học. Vì thế nếu bạn nào

- 297 -
tìm những công việc ở ngoài trường thì sẽ bị xem là đi làm chui. Nếu bị phát hiện,

bạn sẽ bị đuổi về nước.

Rủi ro là thế, tuy nhiên vẫn có nhiều bạn học sinh quốc tế quyết định đi làm chui

để kiếm thêm tiền phụ giúp gia đình. Tuy nhiên, còn nhiều rủi ro khác bạn cần xem

xét trước khi đi làm chui, ngoài việc bị đuổi về nước:

● Đi làm nhưng bị ông / bà chủ quỵt tiền. Bạn sẽ không thể đòi vì công việc bạn

đang làm là bất hợp pháp.

● Bị đối xử thiếu tôn trọng, bị mắng chửi, hoặc phải làm những công việc chân

tay nặng nề nhất. Rủi ro tai nạn lao động (chảy máu, gãy tay,…) nếu xảy ra thì

bạn phải hoàn toàn chịu trách nhiệm chứ sẽ không có bảo hiểm gì đâu nhé.

Sợ nhỉ, thế nếu mình xác định chấp nhận rủi ro đó thì mình có thể làm gì và làm sao để

mình khó bị phát hiện?

Bạn có thể làm nhiều thứ chứ:

● Bồi bàn / rửa bát trong nhà hàng

● Bán hàng ở các tiệm tạp hóa nhỏ lẻ / cây xăng

● Làm nail (thường cho các bạn nữ)

Và cách duy nhất để không bị phát hiện đó là bạn phải nhận tiền mặt sau khi đi

làm việc. Mọi giao dịch qua ngân hàng hay séc đều bị theo dõi bởi chính phủ Mỹ.

Nhưng làm sao mình tìm kiếm công việc làm chui? Mình đâu thể chạy vào nhà hàng và

kêu tôi xin đi làm chui được?

Chính xác, vì đây là những việc không hợp pháp nên bạn sẽ cần tạo mối quan hệ

thì mới có thể có việc được. Có thể là người quen của bạn mở cửa hàng và bạn đi

phụ giúp nhận một chút tiền mặt. Ngoài ra, một số nhà hàng Việt Nam, Trung

Quốc, Ấn Độ cũng thuê người làm bằng tiền mặt, nhưng chỉ qua quen biết mà thôi.

- 298 -
Vì thế bạn có thể tạo mối quan hệ với các sinh viên Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ

hoặc những nước khác để tìm kiếm cơ hội.

Hiểu rồi, thế ngoài ra khi đi học ở trường mình cần chú ý gì nữa không?

À, bạn cũng cần chú ý đến việc mất cắp tại trường học.

Ở Mỹ mà cũng mất cắp á?

Có chứ. Việc mất tài sản trong khuôn viên trường hay trong ký túc xá là điều chắc

chắn sẽ xảy ra. Tuy nhiên, ở những trường Liberal Arts với số lượng 1,000 – 3,000
học sinh thì ít hơn hẳn so với những trường National Universities với số lượng trên

20,000 học sinh.

Thế mình sẽ có thể mất những cái gì?

Cái gì cũng có thể mất hết, ví dụ nhé:

● Tập và bút viết

● Thẻ nhớ USB


● Áo lạnh

● Bóp ví với thẻ ngân hàng

● Các thiết bị điện tử khác như máy tính, iPad, điện thoại,…

Và bạn có thể mất ở những nơi sau:

● Quên tại lớp học sau khi học xong

● Đi vệ sinh và để tài sản tại những nơi nhiều người qua lại như thư viện, phòng

máy tính

● Không khóa cửa phòng trong ký túc xá…

Vậy làm sao để mình tránh bị mất cắp đây?

- 299 -
● Kiểm tra kỹ tài sản trước khi rời phòng học, thư viện, phòng máy tính,… nhất

là khi bạn đang vội để đến lớp tiếp theo hay đi làm.

● Đi cùng bạn bè và nhờ người trông hộ khi bạn phải đi vệ sinh hay in ấn tài

liệu.

Làm sao mình có thể lấy lại tài sản đã mất?

Ngay khi bạn thông báo với cảnh sát của trường thì khả năng lấy lại được tài sản

của bạn là cực kỳ thấp. Tuy nhiên, hãy cứ thông báo cho cảnh sát của trường.

Với các loại thẻ ngân hàng thì bạn cần gọi ngay cho ngân hàng để khóa thẻ và phát

hành thẻ mới.

Nói chung, hãy luôn cẩn thận để bảo vệ tài sản của bản thân như bạn đang ở Việt

Nam. Không phải bạn sang Mỹ là sẽ không có việc ăn cắp vặt.

- 300 -
PHẦN 4: ĐÂY CHỈ LÀ ĐIỂM BẮT ĐẦU CỦA MỘT

CON ĐƯỜNG DÀI

CHƯƠNG 24: LUẬT HIỆN HÀNH XIN VISA LÀM VIỆC TẠI MỸ

Với bằng cấp quốc tế, đừng tự giới hạn bản thân là phải ở lại Mỹ hay Canada. Còn

rất nhiều nơi đáng sống và đáng làm việc trên thế giới.

Bố mẹ mình cứ bắt buộc mình phải tìm cách ở lại Mỹ thì phải làm sao?

Nếu bạn là nữ thì con đường nhanh nhất để bạn ở lại Mỹ đó là… lấy chồng. Với

các bạn nam gặp khó khăn để tìm vợ có quốc tịch Mỹ thì có lẽ đám cưới giả là

phương thức nhanh nhất. Một hợp đồng đám cưới giả bây giờ tốn khoảng 50,000

USD. Nhưng đây là việc vi phạm pháp luật của Mỹ, nếu bị phát hiện thì bạn sẽ bị

trục xuất về nước và không bao giờ được quay lại Mỹ đấy.

Mình không thích phải phạm pháp như thế đâu. Hãy nói cho mình cách hợp pháp đi!

Theo luật hiện hành của Mỹ, sau khi tốt nghiệp mỗi cấp, bạn sẽ có 1 năm được làm

việc tại Mỹ (OPT hoặc CPT tùy theo hình thức). Có nghĩa là nếu bạn tốt nghiệp cử
nhân, bạn sẽ có 1 năm làm việc. Tốt nghiệp thạc sĩ, bạn sẽ có thêm 1 năm. Cuối

cùng tốt nghiệp tiến sĩ bạn sẽ có thêm 1 năm làm việc.

Sau thời gian 1 năm này, bạn cần có một công ty tại Mỹ đồng ý làm đơn gửi chính

phủ Mỹ, đề xuất cấp cho bạn visa làm việc dài hạn là H1B. Việc này các công ty ở

Mỹ gọi là “sponsorship.” Chi phí thuê luật sư để làm đơn lên chính phủ Mỹ dao

động từ 5,000 – 10,000 USD do công ty trả. Các thủ tục pháp lý và chi phí luật sư là

lý do chính khiến nhiều công ty không muốn làm đơn cho học sinh quốc tế.

- 301 -
Ngoài ra, số lượng visa H1B được cấp hàng năm giới hạn ở mức 65,000 visa và

thêm 20,000 visa cho các ứng viên có bằng thạc sĩ. Vì thế, visa H1B được chính phủ

thực hiện theo hình thức bốc thăm (lottery). Visa H1B có thời hạn tới 3 năm và có

thể được gia hạn thêm 3 năm nữa. Sau 6 năm, nếu bạn không chuyển từ visa H1B
sang thẻ xanh (green card) thì sẽ phải rời nước Mỹ 1 năm trước khi quay lại xin

H1B visa tiếp.

Tuy nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ: những công việc thuộc ngành giáo
dục bậc đại học hoặc nghiên cứu không nằm trong giới hạn 65,000 và 20,000 visa

H1B ở trên. Nghĩa là với những bạn học tiến sĩ rồi làm nghiên cứu hay làm giáo sư

tại trường đại học sẽ không bị giới hạn visa ở lại. Miễn sao trường đại học hay

trung tâm nghiên cứu đồng ý hỗ trợ nộp hồ sơ sponsorship cho bạn là được rồi.

Ngoài ra, với những người làm việc tại chi nhánh nước ngoài của một công ty có

trụ sở ở Mỹ, sau 1 năm, công ty có thể đưa bạn về Mỹ với visa L1 thay vì H1B.

Thế mình cần phải chú ý điều gì nữa không?

Có chứ, đây là luật hiện hành, vì thế khi bạn tốt nghiệp (ít nhất 4 năm sau), chắc

chắn sẽ có sự thay đổi. Vì thế chúng mình khuyên bạn nên cập nhật tình hình visa
liên tục trong những năm đi học. Bạn nên chú ý thông báo của văn phòng học sinh

quốc tế tại trường hoặc hỏi thẳng nhân viên của trường về những thay đổi trong

luật. Có đầy đủ thông tin sẽ giúp bạn kịp thời định hướng. Ngoài ra bạn cũng nên

cập nhật về tình hình việc làm tại những nước ngoài Mỹ như Canada, Úc,

Singapore, Hong Kong, châu Âu, thậm chí là cả khu vực Trung Đông cực kỳ phát

triển như Dubai, Abu Dhabi. Thường thì các trang web của các bộ phận nhập cư

của những nước này sẽ có thông tin rất chi tiết để bạn có thể tự đọc và làm theo.

Ngoài ra, bạn chú ý là không phải Mỹ mới là nơi có mức lương cao nhất ha. Bạn

chỉ cần tìm kiếm từ khóa sau trên Google:

- 302 -
● Walter Roberts salary survey 2018 pdf (khảo sát lương 2018 của Walter

Roberts)

● Thông tin trên trang web Glassdoor

Bạn có thể lấy bảng lương trung bình ở nhiều ngành nghề khác nhau, nhiều vị trí

khác nhau, tại nhiều nước châu Á và trên thế giới. Từ đó bạn có thể xác định rõ

hơn tương lai của ngành nghề mà mình đang hướng tới.

Nói tóm lại, với một bằng cấp quốc tế thì bạn nên mở rộng cơ hội của bản thân nhé.

Tuổi trẻ là để khám phá mà.

- 303 -
CHƯƠNG 25: CHUẨN BỊ TÂM LÝ CHO PHỤ HUYNH KHI CÓ

SẼ VÀ ĐANG ĐI DU HỌC

Bố mẹ đã hi sinh cho bạn rất nhiều, bạn nên thử đặt bản thân vào vị trí của bố mẹ

khi có con đi xa nhà.

Bố mẹ mình mà cũng cần chuẩn bị tâm lý nữa sao?

À, đương nhiên là vì bố mẹ bạn đã đầu tư cho bạn rất nhiều, từ tiền học thêm, tiền
đi thi các kỳ thi chuẩn hóa, hỗ trợ đưa đón bạn đi khắp nơi, và quan trọng hơn là

người đóng chi phí du học của bạn. Vì thế, chúng mình nghĩ đơn giản là chúng ta

phải quan tâm đến cảm xúc của bố mẹ trong lúc bạn đi nộp hồ sơ cũng như sau

này khi đi du học. Nói nôm na là nếu bạn đi tổ chức sự kiện du học thì bố mẹ là

nhà tài trợ kim cương đấy.

Ừ, mình thấy cũng đúng, thế nhưng mình cảm thấy ngại ngại khi phải nói điều này trực

tiếp với bố mẹ ấy...

Thế thì đơn giản rồi, bạn hãy đưa bố mẹ đọc cuốn sách này và khi tới phần này thì

bố mẹ sẽ tự đọc và hiểu được mà thôi.

Được rồi, thế mình cần bắt đầu từ đâu?

Từ đâu hả? Để xem nào… Có lẽ là từ lúc các bạn xác định sẽ đi du học nhé. Nếu bố

mẹ đã xác định cho bạn đi du học thì bố mẹ sẽ rất mong bạn cố gắng và muốn biết

tiến độ của bạn. Vì vậy trong quá trình chuẩn bị, bạn nên cởi mở hơn với bố mẹ về

mong muốn của bản thân và thể hiện sự quyết tâm cho việc du học.

Nhưng lúc nào bố mẹ cũng đem những gương trên báo, họ hàng xa tít tắp để nói với mình?

Mình không thích bị so sánh.

- 304 -
Bạn hãy hiểu tâm lý cho bố mẹ. Do không có nhiều kinh nghiệm cũng như thông

tin nên bố mẹ sẽ tìm kiếm nhiều nguồn thông tin khác nhau, từ trên mạng, nghe

lời khuyên từ những phụ huynh, các trung tâm tư vấn, và từ cả các học sinh đi

trước. Bạn sẽ nghe bố mẹ đưa ra rất nhiều ý kiến trái chiều và rất nhiều trường hợp
“con nhà người ta.” Điều đó có thể làm bạn khó chịu, thậm chí mâu thuẫn vì lúc
bố mẹ nói thế này, lúc lại thế kia. Bạn không biết phải tin vào điều gì và có thể sẽ

tranh cãi với bố mẹ. Lời khuyên của chúng mình đó là bạn nên nắm rõ con đường
mình cần chuẩn bị. Bố mẹ sẽ cho bạn rất nhiều lời khuyên và điều đó đều xuất phát

từ mong muốn các bạn sẽ thành công. Vì thế hãy bình tĩnh hơn khi đón nhận những

lời khuyên này. Bạn hoàn toàn có thể giả vờ “luôn luôn lắng nghe” trên khuôn mặt

nhưng trong đầu thì “còn lâu mới hiểu”, miễn là vẫn làm tốt vai trò của mình.

Tóm lại, chúng mình hi vọng cuốn sách này sẽ giúp bạn định hướng được con

đường hiệu quả nhất. Khi đã chắc chắn thì bạn cứ thẳng tiến dù có “ai nói ngả nói

nghiêng.”

Ủa, đây là mình chuẩn bị tinh thần hay bố mẹ mình vậy?

Ấy chết nhỉ, thế thì lời khuyên của chúng mình cho bố mẹ là chỉ nên góp ý, đừng

nên áp dụng rập khuôn hay ép con mình làm theo lời khuyên của các trung tâm tư

vấn, thông tin trên mạng, hay từ các phụ huynh có con đi trước. Nguyên nhân

chính là sự thay đổi trong quá trình nộp hồ sơ diễn ra hàng năm. Những gì xảy ra

2, 3 năm trước cho một học sinh nào đó sẽ không còn áp dụng cho năm nay. Chúng

mình lấy ví dụ của chính bản thân chúng mình nhé, những trường chúng mình

nộp và được nhận năm nay đã thay đổi nhiều chính sách tài chính so với các anh

chị VELA khóa 2017 và 2018.

Vì thế, chúng mình nghĩ phụ huynh nên đóng vai trò góp ý, chia sẻ thông tin chứ

không nên bắt ép bạn phải làm theo ý của phụ huynh, hay tệ hơn là làm tất cả mọi
thứ thay các bạn. Nếu việc đi học đại học là của bạn, tương lai là của bạn, thì quá

- 305 -
trình chuẩn bị này cũng nên là của bạn. Nếu bạn đã có chính kiến về việc này thì

bố mẹ không nên quá lo lắng và cố gắng vào uốn nắn từng điểm nhỏ, điều đó chỉ

tạo ra áp lực không cần thiết.

Bố mẹ mình còn cần phải biết gì nữa không?

Ngoài áp lực trong quá trình nộp hồ sơ, một điều nữa đó là việc chọn ngành. Việc
chúng mình thường thấy đó là bố mẹ bạn sẽ muốn bạn học ngành này trong khi

bạn lại muốn học ngành khác. Đây cũng là điểm dễ gây tranh cãi. Ví dụ, bố mẹ

thích bạn học kinh tế vì gia đình đang có công ty riêng cần bạn về điều hành, hoặc

bố mẹ nghĩ ngành sinh học sẽ giúp bạn có một cuộc sống ổn định sau này. Dù là gì

đi nữa thì nếu như bạn chọn một ngành khác với những gì bố mẹ muốn thì có một

cách giải quyết cực kỳ đơn giản, hãy lắng nghe… Hannah Montana.

Cái gì?

À thì đây là chuỗi phim làm nên tên tuổi của Miley Cyrus, trong đó có một bài hát

là “The best of both worlds.” Nếu bố mẹ bạn thích bạn học kinh tế và bạn thích học
kỹ thuật thì tại sao bạn không học 2 ngành luôn trong 4 năm? Bạn vui và bố mẹ hài

lòng mở ví chi tiền. Mình không nghĩ bố mẹ cần phải ép bạn bỏ ngành mình thích
để theo đúng ngành bố mẹ muốn vì chúng ta có thể làm cả hai. Hơn nữa, khi bạn

bắt đầu vào đại học thì việc đổi ngành sau năm thứ nhất cực kỳ đơn giản và cũng

rất thường xảy ra. Theo một báo cáo của Bộ giáo dục Mỹ thì có tới 70% học sinh

năm thứ nhất đổi ngành khi sang năm thứ 2. Các bạn sẽ thay đổi nhiều khi vào đại

học, vì thế không có điều gì bố mẹ phải quá lo lắng về ngành học của bạn cả. Miễn

sau bạn có điểm GPA tốt đủ để giữ học bổng là được.

Mình hiểu rồi, thế còn gì nữa không?

Còn chứ, nếu bạn may mắn được nhiều hơn 1 trường tốt nhận với chi phí tương

đương nhau thì bố mẹ bạn có thể thích một trường còn bạn thì sẽ thích trường còn

- 306 -
lại. Khi trường hợp này xảy ra thì mình khuyên bố mẹ nên lắng nghe ý kiến của

bạn. Đơn giản chỉ vì bạn đã cố hết sức và đạt kết quả mà nhiều người mơ ước. Việc

bố mẹ ép bạn phải đi học trường bố mẹ muốn có thể dẫn tới việc bạn bị ức chế tâm

lý, và khi bắt đầu sang Mỹ học tập thì khi gặp khó khăn, bạn có thể quay lại trách
bố mẹ thay vì tìm cách vượt qua. Hơn nữa, bạn phải dành 4 năm tiếp theo tại một
nơi mình không thích thì chẳng có gì vui vẻ cả, còn có thể ảnh hưởng việc học tập

của bạn nữa.

Ừa, thế rồi sau khi chọn trường xong thì chắc hết rồi hả?

À không, còn nữa chứ. Mặc dù bố mẹ có thể vui khi bạn trưởng thành và đi học

đại học, nhưng điều đó cũng không thể khỏa lấp nỗi buồn bạn rời khỏi nhà. Nhất
là với những gia đình có bố/mẹ li dị hay đơn thân nuôi nấng bạn, hoặc bạn là con

một trong gia đình. Những bạn nữ khi đi học thì còn dành nhiều thời gian để chia

sẻ với bố mẹ qua mạng, tuy nhiên những bạn nam thường rất yếu điểm này. Vì thế

nên khi được hoặc bị bố mẹ hỏi han tình hình thì các bạn nam có một câu trả lời rất

“đáng ăn đòn” là “mọi thứ bình thường” với biểu cảm “biết rồi, khổ lắm, hỏi mãi.”

Ủa, nếu như vậy thì sao?

Đọc lại phần đầu tiên của chương này giúp chúng mình nhé. Bố mẹ bạn sẽ rất vui

khi được con cái tin tưởng để chia sẻ đấy. Hãy làm bố mẹ vui nhé.

- 307 -
CHƯƠNG 26: CON ĐƯỜNG SAU KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Bạn còn rất trẻ, hãy trải nghiệm và đi theo giấc mơ của mình. Đừng quá lo lắng về

những định kiến và áp lực của những người xung quanh.

Này, bố mẹ mình đặt áp lực là phải kiếm việc ở lại Mỹ để trả tiền lại cho bố mẹ đấy. Nếu
tiền học và ăn ở mình phải đóng là 20,000 USD / năm thì mình phải làm việc ở đâu để trả

tiền lại cho bố mẹ?

À, bạn đang nói tới việc sau khi tốt nghiệp. Điều đầu tiên mình cần hỏi lại bạn là

bạn muốn học tiếp lên thạc sĩ, tiến sĩ hay muốn đi làm ngay?

Mình cũng không chắc nữa, nếu như phải trả nợ bố mẹ ngay thì chắc mình đi làm luôn.

Theo luật hiện hành của Mỹ thì cứ với mỗi cấp tốt nghiệp thì bạn sẽ có 1 năm ở Mỹ

làm việc (CPT / OPT). Ví dụ như bạn tốt nghiệp cử nhân thì bạn có 1 năm để đi
làm, nếu tốt nghiệp thạc sĩ thì có thêm 1 năm, và tiến sĩ sẽ có thêm 1 năm, sau đó

bạn sẽ phải chuyển sang visa làm việc dài hạn H1B. Tuy nhiên, mình không khuyên

bạn phải tìm mọi cách ở lại Mỹ. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều nước có môi

trường làm việc chuyên nghiệp và mức lương không hề thua kém Mỹ, thậm chí

còn cao hơn.

Ví dụ Hong Kong và Singapore là hai địa điểm ở châu Á mà các tập đoàn đa quốc

gia thường đặt văn phòng điều hành cho khu vực châu Á Thái Bình Dương. Nếu

bạn có thể xin được việc tại Hong Kong và Singapore thì bạn hoàn toàn có mức

lương khởi điểm như ở Mỹ, tức là tầm 50,000 – 60,000 USD / năm trước thuế. Ngoài

ra, Đài Loan và Thượng Hải là địa điểm cũng có nhiều công ty nước ngoài, tuy

nhiên điều kiện tiên quyết là bạn phải biết cả tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.

- 308 -
Ngoài ra, hiện nay Canada cũng có chính sách nhập cư xin việc rất thoáng, chỉ cần

bạn có một công ty chấp nhận làm việc thì bạn có thể xin visa làm việc dài hạn ở

Canada. Mức sống và mức lương ở Canada cũng tương tự như Mỹ thôi hà. Thậm

chí, bạn nào thích khám phá thế giới có thể học thêm tiếng Tây Ban Nha hoặc Bồ
Đào Nha rồi tìm công việc tại các nước Mỹ Latin phát triển như Argentina, Chile,

hoặc Brazil.

Và ngay cả khi bạn quay về Việt Nam với mức lương khởi điểm 600 - 800
USD/tháng thì bạn vẫn có thể tìm thêm những công việc khác để làm như dạy tiếng

Anh, dịch thuật, bán hàng, viết blog,… thậm chí là chạy Grab để kiếm thêm thu

nhập. Để kiếm khoảng 20,000 – 30,000 USD / năm khi bạn còn rất trẻ, tại một thị

trường đang phát triển rất nhanh như Việt Nam không phải là vấn đề khó khăn.

Quan trọng là bạn phải quyết tâm và chịu khó. Hơn thế nữa, do chi phí sinh hoạt

ở Việt Nam thấp hơn ở các nước đang phát triển nên bạn có thể tiết kiệm được

nhiều hơn.

Tóm lại, bạn đừng quá lo về mức lương đạt được mà hãy quan tâm là bạn sẽ tiết
kiệm được bao nhiêu tiền. Nếu bạn tiết kiệm trên 50% tiền lương hàng tháng thì

việc trả nợ ba mẹ rất nhẹ nhàng. Bạn còn có thể trải nghiệm nhiều đất nước khác

nhau sau khi tốt nghiệp nữa.

Nghe hấp dẫn quá nhỉ, cứ như là nghe bán hàng đa cấp ấy…

Thế giới càng ngày càng kết nối, vì thế cứ tự do khám phá thôi. Đồng ý là Mỹ tốt

nhưng không có nghĩa là những đất nước khác không tốt bằng. Thậm chí với sự

thay đổi và phát triển liên tục của Việt Nam thì cơ hội ở một đất nước đang phát

triển thậm chí còn nhiều hơn một đất nước đã phát triển đấy.

Bạn cứ nhìn thấy các ca sĩ hải ngoại liên tục trở về Việt Nam để biểu diễn kiếm tiền

mà xem. Với thị trường ở Mỹ mà lượng khán giả nghe họ hát ngày càng ít. Cụ thể

là lượng khán giả thích nghe nhạc bolero ở Mỹ đang ít đi, còn thế hệ F2 ở Mỹ chỉ
- 309 -
muốn nghe Taylor Swift hay Ariana Grande thôi. Ở Việt Nam với gần 100 triệu

dân thì Thu Phương, Quang Lê, hay Lam Trường chắc chắn phải quay về để kiếm

tiền rồi.

Ngoài ra còn có những ví dụ khác như Phạm Nhật Vượng quay lại Việt Nam và từ

triệu phú thành tỷ phú USD, hay như Samsung đầu tư mười mấy tỷ USD để sản

xuất phần lớn điện thoại di động tại Việt Nam, và các startup nổi tiếng thế giới như

Go Jek, Grab, Alibaba tiếp tục đốt tiền ở Việt nam. Nếu như các công ty đa quốc
gia tiếp tục đổ tiền vào Việt Nam, nhiều người nước ngoài gốc Việt về Việt Nam

tìm kiếm cơ hội, tại sao bạn không thể trở về để cạnh tranh? Dù sao là người Việt

Nam, có tấm bằng nước ngoài thì bạn vẫn có lợi thế cạnh tranh hơn ở Việt Nam so

với việc ở lại Mỹ và cạnh tranh với người bản xứ chứ.

Thậm chí một xu thế nữa mà các bạn thấy đang nổi lên đó là việc bài ngoại ở các

nước, từ châu Âu tới châu Á, và châu Mỹ. Ví dụ chính phủ Singapore và châu Âu

cũng đã siết visa lao động. Còn ở Mỹ thì tổng thống Donald Trump đã nói rất nhiều

về việc ưu tiên tạo việc làm cho người Mỹ.

Thôi được rồi, để mình gần tốt nghiệp rồi tính đi. Nếu mình học tiếp lên thạc sĩ và tiến sĩ

thì sao?

Sau khi bạn có bằng tiến sĩ thì bạn có thể đi làm nghiên cứu cho các công ty đa quốc

gia, đi kinh doanh, hoặc làm giáo sư. Nhưng ngay cả với bằng tiến sĩ mà bạn đang

có thì việc cạnh tranh một vị trí giáo sư giảng dạy cũng cực kỳ khó khăn ở Mỹ. Bạn

có thể nhắm tới những nước khác ngoài Mỹ. Hơn nữa ở Việt Nam, với sự ra đời

của đại học Fulbright, VinUni, và những đại học quốc tế đang hoạt động như

RMIT, Đại học Quốc tế thuộc Đại học quốc gia (International University) với hình

thức điều hành y hệt như các trường ở Mỹ thì bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để cạnh

tranh xin việc. Hãy nhìn vào tương lai và sự phát triển thay vì chỉ nhìn vào những

vấn đề hiện tại.

- 310 -
Bạn có thể không trở thành triệu phú đô la nhưng việc có một công việc để có thể

tiết kiệm và đủ sống hoàn toàn không nằm ngoài tầm tay của bạn. Thành công có

rất nhiều định nghĩa. Bạn có thể là nhà văn với những cuốn truyện cho thiếu nhi

cực kỳ được ủng hộ - đó là thành công. Bạn có thể là một giáo sư với nhiều bài viết
nghiên cứu - đó là thành công. Bạn có thể là một kỹ sư với nhiều bằng sáng chế
hoặc là một lập trình viên cho một khởi nghiệp công nghệ triệu đô, tỷ đô - đó cũng

là thành công. Hơn nữa, với sự thay đổi liên tục của công nghệ ảnh hưởng tới sự
thay đổi về cấu trúc xã hội, kinh tế và công việc, bạn sẽ không chỉ có một công việc

trong đời. Bạn có thể là một kỹ sư nhưng cũng là một nông dân khi áp dụng kỹ

thuật vào trồng trọt, bạn có thể là một giáo viên nhưng cũng là một doanh nhân

khi có một công việc kinh doanh ở ngoài, bạn có thể là một nhà văn nhưng cũng là
một nhạc sĩ sáng tác âm nhạc hoặc làm nội dung marketing sáng tạo cho các công

ty truyền thông, bạn có thể là một chuyên gia tâm lý nhưng đồng thời là kiện tướng
dancesport,... Khi bố mẹ cho rằng bạn phải đi một con đường thì mới ổn định, an
toàn thì đó là định nghĩa của thế hệ bố mẹ bạn. Khi bạn tốt nghiệp thì mọi thứ đã

khác vì sự thay đổi của công nghệ.

Nói tóm lại, chúng mình khuyên bố mẹ bạn là hãy để bạn tự đưa ra quyết định cho

bản thân. Điều mà bố mẹ các bạn có thể làm là điểm tựa tinh thần cho những sự

biến động trong cuộc đời bạn: người lắng nghe, tư vấn, và giúp đỡ thay vì áp đặt

hay quyết định thay.

Trong tương lai, bạn sẽ còn phải thích ứng với sự thay đổi liên tục của công việc,

xã hội. Tuy nhiên, chỉ cần bạn luôn sẵn sàng đón nhận thay đổi, sáng tạo trong

những tình huống xảy ra, luôn cập nhật kiến thức, và chăm chỉ khi làm việc thì bạn

hoàn toàn có thể đối diện với những thử thách sắp tới.

- 311 -
LỜI KẾT

Cảm ơn bạn đã đọc hết cuốn sách. Nhóm tác giả mong rằng cuốn sách dù ít dù

nhiều cũng đã cung cấp được những thông tin bổ ích cho các bạn. Mọi câu hỏi về

toàn bộ lộ trình và những góp ý cho phiên bản cập nhật của cuốn sách, bạn có thể

liên lạc VELA theo 3 cách sau:

● Gọi điện đến số 0942 181 988

● Liên hệ Fanpage https://www.facebook.com/VELABuildingDreams/

● Gửi email đến địa chỉ marketing@vela-academy.com

Nếu bạn là một học sinh cấp 3 quan tâm đến lộ trình của VELA thì có thể xem tiếp

thông tin trong phần phụ lục dưới đây.

Cuối cùng, như đã đề cập ở phần đầu sách, nếu bạn cảm thấy cuốn sách có ích và

mong muốn đóng góp cho các tác giả thì bạn có thể chuyển khoản vào tài khoản:

Chuyển khoản ngân hàng

● Ngân hàng Vietcombank


● Người thụ hưởng: Lê Thúy Lan

● Số tài khoản: 0331 0004 90280

Xin chân thành cảm ơn.

- 312 -
PHỤ LỤC

Kết quả đợt nộp sớm của các bạn VELA khóa 2019 – 2020

Phần in đậm là trường các bạn đã chọn. Một học sinh có thể đươc nhiều trường cho học

bổng / hỗ trợ tài chính.

Xếp hạng là theo thông tin của trang U.S. News and World Report

Loại Học Bổng / Học bổng 4 Chi phí phải trả


# Tên Trường Xếp Hạng
Trường Năm năm (bao gồm ăn ở) / năm

New York University – Abu National


1 30 $75,000 $300,000 $0
Dhabi U.
Liberal
2 Knox College 66 $42,500 $170,000 $17,644
Arts
National
3 Duke Kunshan University China $50,292 $201,168 $17,708
U.
Liberal
4 Gustavus Adolphus College 89 $40,000 $160,000 $18,000
Arts
Liberal
5 Augustana College 92 $38,000 $152,000 $19,000
Arts
Regional
6 Truman State University $8,000 $32,000 $20,000
U.
Liberal
7 Lawrence University 56 $45,500 $182,000 $20,000
Arts
National
8 Texas Christian University 97 $51,500 $206,000 $20,500
U.
Liberal
9 Gettysburg College 53 $56,000 $224,000 $21,000
Arts
National
10 Miami University (Ohio) 91 $36,000 $144,000 $21,000
U.
Liberal
11 Denison University 43 $50,800 $203,200 $22,200
Arts
National
12 University of South Florida 104 $12,000 $48,000 $23,000
U.
Liberal
13 Beloit College 82 $45,000 $180,000 $23,500
Arts
National
14 University of Arizona 117 $30,000 $120,000 $24,000
U.
Liberal
15 DePauw University 46 $46,000 $184,000 $24,000
Arts
Liberal
16 Rhodes College 53 $38,000 $152,000 $25,000
Arts

- 313 -
Liberal
17 Ohio Wesleyan College 92 $37,000 $148,000 $25,000
Arts
Liberal
18 Earlham College 80 $36,500 $146,000 $25,070
Arts
Liberal
19 Hollins University 102 $34,635 $138,540 $25,465
Arts
Liberal
20 College of St. Benedict 82 $34,450 $137,800 $25,550
Arts
Liberal
21 Luther College 100 $32,400 $129,600 $25,600
Arts
National
22 Villanova University 46 $46,000 $184,000 $26,000
U.
Liberal
23 College of Wooster 66 $40,000 $160,000 $26,000
Arts
Liberal
24 Bryn Mawr College 27 $49,400 $197,600 $26,600
Arts
National
25 Drexel University 97 $44,000 $176,000 $27,000
U.
Liberal
26 Centre College 53 $34,000 $136,000 $27,000
Arts
University of Nebraska - National
27 139 $15,000 $60,000 $27,000
Lincoln U.
Liberal
28 Hope College 105 $20,000 $80,000 $28,000
Arts
Liberal
29 Kalamazoo College 72 $37,000 $148,000 $28,000
Arts
University of the Incarnate National
30 272 $20,000 $80,000 $28,000
Word U.
National
31 Drake University 130 $28,000 $112,000 $30,000
U.
National
32 Ohio University 185 $10,000 $40,000 $30,000
U.
Case Western Reserved National
33 40 $45,400 $181,600 $30,000
University U.
Liberal
34 Wabash College 53 $30,000 $120,000 $30,000
Arts
Illinois Institute of National
35 117 $33,000 $132,000 $31,000
Technology U.
National
36 University of Maine 202 $15,000 $60,000 $32,500
U.
National
37 Miami University (Ohio) 91 $24,000 $96,000 $33,000
U.
Liberal
38 Austin College 117 $27,000 $108,000 $33,000
Arts
National
39 Duquense University 132 $24,000 $96,000 $34,000
U.
National
40 University of Kansas 130 $3,000 $12,000 $37,000
U.

- 314 -
National
41 University of Iowa 84 $10,000 $40,000 $37,000
U.
National
42 Kent State University 211 $0 $0 $39,000
U.
University of Massachusetts - National
43 64 $16,000 $54,000 $39,000
Amherst U.
National
44 Colorado State University 166 $8,000 $32,000 $39,500
U.
National
45 DePaul University 125 $20,000 $80,000 $40,000
U.
National
46 St. Louis University 97 $23,000 $92,000 $42,000
U.
National
47 Clark University 91 $18,000 $72,000 $42,000
U.
University of New National
48 125 $8,000 $32,000 $43,752
Hampshire U.
National
49 Purdue University 57 $0 $0 $46,000
U.
New York University National
50 China $12,500 $50,000 $46,000
Shanghai U.
National
51 University at Buffalo 79 $0 $0 $47,000
U.
New Jersey Institute of National
52 97 $0 $0 $50,000
Technology U.
University of Minnesota - National
53 70 $0 $0 $50,000
Twin Cities U.
National
54 Baylor University 79 $0 $0 $65,000
U.

- 315 -
Kết quả nộp sớm các bạn VELA khóa 2018 – 2019

Phần in đậm là trường các bạn đã chọn. Một học sinh có thể đươc nhiều trường cho học

bổng / hỗ trợ tài chính.

Xếp hạng là theo thông tin của trang U.S. News and World Report

Xếp Học Bổng / Học bổng 4 Chi phí phải trả


# Tên Trường Loại Trường
Hạng Năm năm (bao gồm ăn ở) / năm

New York University - Abu


1 National U 30 $75,000 $300,000 $0
Dhabi
2 Miami University (Ohio) National U 96 $39,000 $156,000 $11,000

3 Duke Kunshan University China $53,760 $215,040 $12,000

4 Truman State University Regional U 9 $7,500 $30,000 $15,500

5 St. Olaf College Liberal Arts 61 $45,000 $180,000 $16,000

6 Beloit College Liberal Arts 68 $46,000 $184,000 $16,500

7 Luther College Liberal Arts 89 $38,640 $154,560 $16,625

8 Gustavus Adolphus College Liberal Arts 90 $39,000 $156,000 $17,000

9 Knox College Liberal Arts 68 $41,500 $166,000 $17,000

10 Centre College Liberal Arts 46 $37,000 $148,000 $19,000

11 Connecticut College Liberal Arts 46 $52,000 $208,000 $20,000

12 Earlham College Liberal Arts 81 $41,500 $166,000 $20,000

13 Texas Christian University National U 80 $49,160 $196,640 $20,000


University of New
14 National U 106 $26,000 $104,000 $21,000
Hampshire
Học phí bản
15 University of Texas - Austin National U 49 $- $22,000
địa
Concordia College -
16 Liberal Arts 127 $27,000 $108,000 $22,000
Moorhead
17 DePauw University Liberal Arts 56 $40,000 $160,000 $22,000

18 Wabash College Liberal Arts 56 $34,000 $136,000 $24,000

19 Lawrence University Liberal Arts 56 $38,000 $152,000 $25,000


University of Nebraska -
20 National U 129 $15,000 $60,000 $25,000
Lincoln
21 Rhodes College Liberal Arts 46 $37,000 $148,000 $25,000

22 Dickinson College Liberal Arts 51 $48,900 $195,600 $25,000

23 St. John's University National U 95 $34,000 $136,000 $26,000

24 Widener University National U 194 $33,500 $134,000 $26,500

- 316 -
Bowling Green State
25 National U 215 $0 $0 $27,000
University
26 Mercer University National U 140 $23,000 $92,000 $27,000

27 Kalamazoo College Liberal Arts 65 $32,000 $128,000 $27,000

28 College of Wooster Liberal Arts 67 $39,000 $156,000 $27,000

29 Hanover College Liberal Arts 113 $27,000 $108,000 $28,000

30 Ohio Weslayan University Liberal Arts 95 $30,000 $120,000 $28,000

31 University of St. Thomas National U 124 $31,000 $124,000 $28,000


Sewanee University of the
32 Liberal Arts 49 $30,000 $120,000 $28,000
South
33 Millsaps College Liberal Arts 108 $28,000 $112,000 $29,000

34 Clark University National U 66 $25,000 $100,000 $30,000

35 Union College Liberal Arts 39 $42,000 $168,000 $30,000

36 Drexel University National U 102 $35,400 $141,600 $33,000

37 Washington State University National U 140 $4,000 $16,000 $34,000

38 University of Iowa National U 89 $10,000 $40,000 $35,000


Univeresity of Minnesota -
39 National U 76 $10,000 $40,000 $35,000
Twin Cities
University of Massachusetts
40 National U 70 $14,000 $56,000 $36,000
- Amherst
41 Duquesne University National U 119 $19,000 $76,000 $36,000

42 St. Louis University National U 106 $21,000 $84,000 $39,000

43 Hillsdale College Liberal Arts 76 $0 $0 $39,000

44 Arizona State University National U 115 $5,000 $20,000 $40,000

45 Michigan State University National U 85 $18,000 $72,000 $42,000

46 University of Kansas National U 129 $0 $0 $43,000

47 Baylor University National U 78 $16,000 $64,000 $44,000


Purdue University--West
48 National U 56 $0 $0 $46,000
Lafayette
New Jersey Institute of
49 National U 106 $0 $0 $49,000
Technology
University of Tennessee -
50 National U 115 $0 $0 $50,000
Knoxville
University of British
51 Canada $0 $0 $51,000
Columbia
University of Wisconsin -
52 National U 49 $0 $0 $54,500
Madison
53 Clemson University National U 66 $0 $0 $55,000
Texas A&M University -
54 National U 66 $0 $0 $56,000
College Station

- 317 -
Rose-Hulman Institute of
55 National U $16,000 $64,000 $56,000
Technology
56 College of William and Mary National U 38 $0 $0 $60,000

57 Marquette University National U 89 $14,000 $56,000 $63,000

58 Boston University National U 42 $0 $0 $72,000

- 318 -
Kết quả các bạn học viên tại VELA khóa 2017 – 2018

Phần in đậm là trường các bạn đã chọn. Một học sinh có thể đươc nhiều trường cho học

bổng / hỗ trợ tài chính.

Xếp hạng là theo thông tin của trang U.S. News and World Report

Xếp Học Bổng / Học bổng 4 Chi phí phải trả


# Tên Trường Loại Trường
Hạng Năm năm (bao gồm ăn ở) / năm

1 Yale NUS College Singapore N/A $65,000 $260,000 $1,500

2 Truman State University Regional U. 8 $7,000 $28,000 $16,000

3 SUNY - Oswego Regional U. 48 $14,000 $56,000 $17,000

4 Miami University (Ohio) National U. 78 $33,000 $132,000 $17,000

5 Washington and Lee Liberal Arts 10 $54,000 $216,000 $17,500

6 Knox College Liberal Arts 71 $38,500 $154,000 $18,000

Bowling Green State


7 National U. 202 $12,000 $48,000 $19,000
University

8 IUPU Fort Wayne Regional U. 126 $7,500 $30,000 $19,000

9 Villanova University National U. 46 $49,680 $198,720 $19,000

10 Beloit College Liberal Arts 76 $41,000 $164,000 $19,000

11 Earlham College Liberal Arts 68 $40,000 $160,000 $20,000

12 University of Alabama National U. 110 $21,500 $86,000 $20,500

13 Texas Christian University National U. 78 $44,000 $176,000 $21,000

14 Luther College Liberal Arts 87 $32,000 $128,000 $21,500

15 Centre College Liberal Arts 46 $30,500 $122,000 $21,500

16 Vassar College Liberal Arts 12 $53,075 $212,300 $21,770

17 Gustavus Adolphus College Liberal Arts 85 $32,000 $128,000 $22,000

Concordia College -
18 Liberal Arts 117 $31,000 $124,000 $23,000
Moorhead

19 Kalamazoo College Liberal Arts 76 $36,000 $144,000 $23,000

20 College of Wooster Liberal Arts 63 $38,000 $152,000 $23,000

21 Ohio Weslayan University Liberal Arts 101 $35,000 $140,000 $23,500

- 319 -
22 Kent State University National U. 176 $10,000 $40,000 $24,000

23 Iowa State University National U. 115 $11,000 $44,000 $24,500

24 Lawrence University Liberal Arts 58 $36,800 $147,200 $24,500

25 Clark University National U. 81 $30,000 $120,000 $25,000

Case Western Reserve


26 National U. 37 $45,000 $180,000 $25,000
University

27 Valparaiso University Regional U. 4 $21,000 $84,000 $25,000

28 Drexel University National U. 94 $41,000 $164,000 $26,800

29 DePauw University Liberal Arts 53 $36,000 $144,000 $27,000

30 Hoftstra University National U. 132 $27,000 $108,000 $27,000

31 University at Buffalo National U. 97 $15,000 $60,000 $28,500

32 University of Rochester National U. 34 $41,000 $164,000 $30,000

33 St. Louis University National U. 94 $20,000 $80,000 $33,000

University of Minnesota -
34 National U. 69 $10,000 $40,000 $35,000
Twin Cities

New Jersey Institute of


35 National U. 140 $18,000 $72,000 $35,000
Technology

36 University of Iowa National U. $12,000 $48,000 $35,000

37 University of Georgia National U. 54 $9,300 $37,200 $36,000

University of Massachusetts -
38 National U. 75 $14,000 $56,000 $37,000
Amherst

39 University of Oregon National U. 103 $9,000 $36,000 $37,000

40 Tulane University National U. 40 $35,000 $140,000 $37,000

41 Temple University National U. 115 $5,000 $20,000 $38,000

Rochester Institute of
42 National U. 97 $18,000 $72,000 $38,000
Technology

New York University -


43 National U. 30 $30,000 $120,000 $38,000
Shanghai

44 University of Denver National U. 87 $26,000 $104,000 $39,300

Florida Institute of
45 National U. 151 $12,000 $48,000 $40,000
Technology

46 Manhattan College Regional U. 15 $17,000 $68,000 $40,000

- 320 -
47 University of Waterloo Canada N/A $0 $0 $40,000

North Carolina State


48 National U. 81 $0 $0 $42,200
University - Raleigh

49 Baylor University National U. 75 $18,000 $72,000 $45,000

50 University of Toronto Canada N/A $0 $0 $45,000

51 Furman University Liberal Arts 53 $17,000 $68,000 $45,000

Indiana University -
52 National U. 90 $0 $0 $46,000
Bloomington

53 Clarkson University National U. 124 $16,000 $64,000 $46,000

54 University of Delaware National U. 81 $0 $0 $46,000

Ohio State University -


55 National U. 54 $0 $0 $48,000
Columbus

University of Tennessee -
56 National U. 103 $0 $0 $49,000
Knoxville

Purdue University - West


57 National U. 56 $0 $0 $50,000
Lafayette

University of Wisconsin -
58 National U. 46 $0 $0 $51,000
Madison

59 University of Arizona National U. 123 $0 $0 $53,000

Texas A&M University -


60 National U. 69 $0 $0 $54,000
College Station

Rutger University - New


61 National U. 69 $0 $0 $56,500
Brunswick

- 321 -
Kết quả các bạn học viên tại VELA khóa 2016 – 2017

Phần in đậm là trường các bạn đã chọn. Một học sinh có thể đươc nhiều trường cho học

bổng / hỗ trợ tài chính.

Xếp hạng là theo thông tin của trang U.S. News and World Report

Xếp Học Bổng / Học bổng 4 Chi phí phải trả


# Tên Trường Loại Trường
Hạng Năm năm (bao gồm ăn ở) / năm

1 Howard University National U. 124 $34,000 $136,000 $0

2 Miami University (Ohio) National U. 79 $33,000 $132,000 $12,000

3 Macalester College Liberal Arts 24 $51,000 $204,000 $13,000

Bowling Green State


4 National U. 194 $11,500 $46,000 $14,000
University

5 Vanderbilt University National U. 15 $50,000 $200,000 $15,000

6 DePauw University Liberal Arts 53 $46,000 $184,000 $15,000

7 Truman State University Regional U. 8 $6,500 $26,000 $15,000

8 Luther College Liberal Arts 90 $36,000 $144,000 $16,000

9 Centre College Liberal Arts 44 $31,000 $124,000 $19,000

10 Millsaps College Liberal Arts 90 $30,000 $120,000 $20,000

11 Wabash College Liberal Arts 65 $30,000 $120,000 $20,000

12 Beloit College Liberal Arts 62 $35,000 $140,000 $20,000

13 Concordia College Liberal Arts 115 $22,000 $88,000 $20,000

14 Bennington College Liberal Arts 90 $40,000 $160,000 $22,000

15 University of Minnesota National U. 71 $9,600 $38,400 $22,000

16 Texas Christian University National U. 82 $41,000 $164,000 $22,000

17 Earlham College Liberal Arts 68 $33,600 $134,400 $23,000

18 Kalamazoo College Liberal Arts 68 $34,000 $136,000 $23,000

19 Hanover College Liberal Arts 122 $25,000 $100,000 $23,000

Case Western Reserve


20 National U. 37 $42,000 $168,000 $24,000
University

21 University of Alabama National U. 99 $20,000 $80,000 $24,000

- 322 -
22 Temple University National U. 118 $14,000 $56,000 $25,000

23 Old Dominion University National U. 210 $10,000 $40,000 $25,000

24 Westminster College (PA) Liberal Arts 119 $20,500 $82,000 $25,000

25 Lawrence University Liberal Arts 60 $32,000 $128,000 $25,000

26 Illinois Weslayan University Liberal Arts 72 $29,000 $116,000 $27,000

27 Gustavus Adolphus College Liberal Arts 77 $28,000 $112,000 $27,000

28 Drexel University National U. 96 $36,000 $144,000 $29,000

29 McDaniel College Liberal Arts 128 $25,000 $100,000 $29,000

30 Agnes Scott College Liberal Arts 70 $24,000 $96,000 $29,000

31 Clark University National U. 74 $22,000 $88,000 $30,000

32 St. Louis University National U. 96 $20,000 $80,000 $30,000

33 University of Cincinnati National U. 135 $15,000 $60,000 $30,000

34 Rhodes College Liberal Arts 44 $25,000 $100,000 $30,000

35 Marquette University National U. 86 $17,500 $70,000 $31,000

36 University of Mississippi National U. 135 $8,000 $32,000 $31,000

Worcester Polytechnique
37 National U. 60 $29,000 $116,000 $31,000
Institute

38 Baylor University National U. 71 $20,000 $80,000 $33,000

39 St. Mary College of California Regional U. 9 $25,000 $100,000 $33,000

40 Adelphi University National U. 146 $14,000 $56,000 $34,000

University of Massachusset -
41 National U. 74 $12,000 $48,000 $35,000
Amherst

42 Steven Institute of Technology National U. 71 $20,000 $80,000 $40,000

Southern Methodist
43 National U. 56 $25,000 $100,000 $44,000
University

44 University of Tulsa National U. 86 $14,000 $56,000 $44,000

George Washington
45 National U. 56 $15,000 $60,000 $55,000
University

46 Pepperdine University National U. 50 $0 $0 $65,000

47 Boston University National U. 39 $0 $0 $70,000

- 323 -
Thông tin lộ trình hỗ trợ từ xa cho các bạn không ở thành phố Hồ Chí Minh

- 324 -
LỜI CẢM ƠN

Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn các phụ huynh đã góp ý và tạo điều kiện cho

các bạn được đi du học và có kinh nghiệm hoàn thành cuốn sách này.

Bên cạnh đó, xin cám ơn các bạn đọc đã góp ý cho bản thảo của cuốn sách và tất cả

các bạn khóa VELA 2019 đã tham gia đóng góp ý kiến cho cuốn sách dù không

tham gia làm tác giả.

Ngoài ra, các tác giả trong quá trình nộp đơn và viết sách đã tham khảo thông tin

hướng dẫn từ nhiều cuốn sách khác nhau để đưa ra lộ trình phù hợp cho các bạn

học sinh tại Việt Nam.

Danh sách 44 cuốn sách mà các tác giả đã tham khảo bao gồm:

● 30 successful Stanford common application essays

● 4 keys to college admission success

● 50 succesful Harvard application essays

● Acceptance: A legendary guidance counselor helps seven kids to find the right

colleges

● Admission by design

● Admission matters

● Breaking into college

● College admission: From application to acceptance. Step by step.

● College admissions success

● College admissions: India to Ivies

- 325 -
● College essay essentials

● College greatness

● College interview essentials

● Colleges that create futures

● Conquering the college admissions essay in 10 steps

● Dream college acceptance

● Dream college admissions made possible

● Dymystifying college admissions

● Fat envelope frenzy

● Getting in: The Zinch guide to college admission and financial aid in the digital

age

● How to be a high school superstar

● How to get accepted at top colleges

● How to pay “wholesale” for college

● How to send your student to college without losing your mind or your money

● In! College admissions and beyond

● Never pay retail for college

● On writing the college application essay

● Open the gates to the Ivy League

● Secrets of college admissions

- 326 -
● Selective college admissions

● Standout college application

● Succeeding as an international student in the United States and Canada

● The best book on Ivy League admissions

● The enlightened college applicant

● The incomparable applicant

● The Ivy League admissions gold book

● The road to Yale

● The secrets of picking a college (and getting in!)

● Three “IN” factors in college admissions

● What colleges don’t tell you

● What your agent will not tell you about college admissions

● Where you go will not who you’ll be

● Winning the game of college admissions

● Write your way in

- 327 -

You might also like