You are on page 1of 14

Đề tài : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam

Môn học : Kinh tế chính trị

Mã nhóm: PLTO8A-38

Người hướng dẫn : thầy Mạnh Dũng

DANH SÁCH ĐÓNG GÓP CỦA CÁC THÀNH VIÊN

Tổng điểm

STT Họ và tên Mã sinh viên Mức độ Ký và ghi rõ Điểm


đóng góp họ tên kiểm tra
1

1 Nguyễn Thị Ngọc 22A4011181 10% Ngọc Anh


Anh
2 Hồ Thị Thùy 22A4010418 10% Thùy Dung
Dung
3 Đỗ Thị Mai Anh 22A4010841 10% Mai Anh
4 Đỗ Thị Ngọc 22A4010824 10% Ngọc Bích
Bích
5 Đinh Thị Thanh 22A4010289 10% Thanh Thảo
Thảo
6 Tạ Thị Hải Yến 22A4010026 10% Hải Yến
7 Lường Thị Thúy 22A4011138 10% Thúy Hằng
Hằng
8 Trần Thị Thúy 22A4010793 10% Thúy Hằng
Hằng
9 Hoàng Trung 22A4011523 10% Trung Hiếu
Hiếu
10 Phạm Thị Thanh 22A4010909 10% Thanh
Duyên Duyên
MỤC LỤC

I. Khái niệm công nghiệp hóa:.............................................................................3


1. Khái niệm:....................................................................................................3
2. Phân biệt Công nghiệp hóa với Hiện đại hóa:..............................................3
II. Công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới:..........................................................3
1. Mục tiêu và phương hướng công nghiệp hóa:..............................................3
2. Đánh giá sự thực hiện đường lối công nghiệp hóa:......................................4
III. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ đổi mới 4.0........................................5
1. Mục tiêu, quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa:...................................5
2. Công nghiệp hóa- hiện đại hóa ở Việt Nam thích ứng với cách mạng lần
thứ 4..................................................................................................................7
3. Tác dụng và hạn chế của việc thực hiện công nghiệp hóa- hiện đại hóa......9
IV. Giải pháp thúc đẩy công nghiệp hoá............................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................11
I. Khái niệm công nghiệp hóa:

1. Khái niệm:

Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất từ
sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động
dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí.
+ Bản chất: hiện đại hóa công cụ lao động.

2. Phân biệt Công nghiệp hóa với Hiện đại hóa:

+ Công nghiệp hóa: là quá trình xây dựng và phát triển Công nghiệp; là sự chuyển từ
nền kinh tế dựa vào phương pháp thủ công là chính sang nền kinh tế có chất lượng và
hiệu quả cao, sản xuất theo phương pháp mới nhất dựa vào tiến bộ của khoa học kỹ
thuật
+ Hiện đại hóa không chỉ là hiện đại hóa đối với công nghiệp mà là hiện đại hóa
toàn bộ nền kinh tế; hiện đại hóa còn là quá trình, các dạng cải bíến, các bước quá độ
từ trình độ kỹ thuật khác nhau đang tồn tại lên trình độ mới cao hơn dựa trên sự tiến
bộ của khoa học, công nghệ.

II. Công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới:

1. Mục tiêu và phương hướng công nghiệp hóa:

- Từ Đại hội III của Đảng, đường lối công nghiệp hóa đất nước đã được hình thành:
+ Đại hội III (từ 1960 đến 1975): Tiến hành công nghiệp hóa ở miền Bắc.
+ Đại hội IV và Đại hội V (từ 1975 đến 1985): Tiến hành công nghiệp hóa trên phạm
vi cả nước.
a, Công nghiệp hóa ở miền Bắc:
- Đại hội đã khẳng định tính tất yếu của công nghiệp hóa đối với công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
- Đặc điểm:
+ Công nghiệp hóa từ nên nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp yếu kém.
+ Đất nước bị chia cắt làm hai miền.
+ Nhận được viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa (Nga).
- Mục tiêu cơ bản:
+ Xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối và hiện đại.
+ Bước đầu xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật chủ nghĩa xã hội.
- Phương hướng chỉ đạo:
+ Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý.
+ Kết hợp chặt chẽ phát triển công nghiệp với phát triển nông nghiệp.
+ Ra sức phát triển công nghiệp nhẹ song song với việc ưu tiên phát triển công
nghiệp nặng. Ra sức phát triển công nghiệp trung ương và đẩy mạnh phát triển công
nghiệp địa phương.
b, Trên phạm vi cả nước:
- Đại hội IV của Đảng (12/1976): “Đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây
dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ sản
xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa”.
+ Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng trên cơ sở phát triển nông nghiệp và phát triển
công nghiệp nhẹ. -> Không phù hợp với điều kiện thực tế của Viện Nam khi đó.
+ Lần đầu tiền đưa ra thuật ngữ: Từ sản xuất nhỉ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.
+ Tiếp tục với những nhận thức cơ bản về đường lối công nghiệp hóa tại Đại hội III.
+ Thấy được các nghành kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
+ Từ 1976 đến 1981: Xác định đúng “bước đi” của công nghiệp hóa.
- Đại hội V của Đảng (3/1982): Nông nghiệp là mặt trận hàng đầu.
+ Ra sức phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
+ Xây dựng và phát triển công nghiệp nặng cần làm có mức độ và vừa sức.
-> Sự điều chỉnh phù hợp với thực tiễn đất nước trong giai đoạn này nhưng chúng ta
không làm được sự điều chỉnh đó.

2. Đánh giá sự thực hiện đường lối công nghiệp hóa:

a, Những sai lầm của công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới:
- Công nghiệp hóa theo mô hình kinh tế khép kín (chỉ đi theo các nước xã hội chủ
nghĩa), thiên về phát triển công nghiệp nặng.
- Công nghiệp hóa chủ yếu dựa vào các nguồn lực lao động, tài nguyên đất đai, sự
viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa, thực hiện thông qua cơ chế kế hoạch hóa tập
trung quan liêu, bao cấp.
- Nóng vội, giản đơn, chủ quan duy ý chí, ham làm nhanh ham làm lớn.
- Khủng hoảng kinh tế-xã hội nhiều năm.
b, Kết quả:
- Hình thành các khu công nghiệp và cơ sở ban đầu cho một số ngành công nghiệp
quan trọng.
- Có hệ thống các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề phục vụ đào tạo nguồn nhân lực.
c, Nguyên nhân:
- Khách quan: Tiến hành công nghiệp hóa từ một nên nông nghiệp lạc hậu, chịu hậu
quả từ chiến tranh kéo dài nên chưa thể tập trung sức để phát triển kinh tế đất nước
cũng như tiến hành công nghiệp hóa.
- Chủ quan: Sai lầm xuất phát từ chủ quan duy ý chí trong việc xác định mục tiêu,
bước đi về cơ sở vật chất, kỹ thuật, bố trí cơ cấu sản xuất và đầu tư.

III. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ đổi mới 4.0

1. Mục tiêu, quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa:

a, Mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa:


- Mục tiêu cơ bản: cả biến nước ta thành một nước công nghiệp với:
+ Cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại.
+ Cơ cấu kinh tế hợp lý.
+ Quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
+ Mức sống vật chất và tinh thần cao.
+ Quốc phòng-an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
Đại hội IX xác định: Từ nay đến giữa thế kỉ XXI, nước ta trở thành một nước công
nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Mục tiêu cụ thể: Đại hội X xác định đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với
phát triển kinh tế tri thức để sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền
tảng để đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện
đại.
b, Quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa:
Quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa được Đảng ta nêu ra từ Đại hội VII, được
phát triển và bổ sung qua các Đại hội VIII, IX, X, XI.
- Một là, công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa và công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn
với phát triển kinh tế tri thức bảo vệ tài nguyên môi trường.
+ Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức
giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất
lượng cuộc sống.
+ Đặc điểm của nền kinh tế tri thức:

Tiêu chí Kinh tế tri thức

Lao động, đất đai, vốn, công nghệ, thiết bị,


Đầu vào của sản xuất
tri thức, thông tin

Sản phẩm công nghiệp với công nghệ hiện


Đầu ra của sản xuất
đại, tri thức, vốn tri thức

Cơ cấu xã hội Công nhân tri thức

Tỉ lệ đóng góp của khoa học-công nghệ >80%

Đầu tư cho giáo dục 8-10% GDP

Tầm quan trọng của giáo dục Rất lớn

Trình độ văn hóa trung bình Đa số trung học phổ thông

-> Nước ta thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa khi nền kinh tế tri thức đã phát
triển trên thế giới, chúng ta có thể không phải trải qua các bước phát triển tuần tự từ
kinh tế nông nghiệp lên kinh tế công nghiệp rồi mới đến kinh tế tri thức.
- Hai là, công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế: là việc kết hợp sức mạnh dân tộc
với sức mạnh thời đại để phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nói riêng nhanh hơn, hiệu quả hơn.
- Ba là, lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và
bền vững: Để tăng trưởng kinh tế cần có 5 yếu tố chủ yếu là vốn, khoa học-công nghệ,
con người, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị và quản lý nhà nước thì con người là yếu
tố quyết định.
- Bốn là, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của công nghiệp hóa, hiện
đại hóa: Khoa học-công nghệ có vai trò quyết định đến năng suất lao động, giảm chi
phí sản xuất, nâng cao lợi thế cạnh tranh.
- Năm là, phát triển nhanh và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn
hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội: Mục tiêu vì sự phát triển của con người,
mọi người đều được hưởng thành quả của sự phát triển.

2. Công nghiệp hóa- hiện đại hóa ở Việt Nam thích ứng với cách mạng lần thứ 4

a, Hoàn thiện thể chế, xây dựng nề kinh tế dựa trên nền tảng sáng tạo

- Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia để nâng cao năng suất, chất
lượng và hiệu quả
- Hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách; xây dựng chính phủ
hành động-liêm chính-đổi mới- sáng tạo
- Phát huy vai trò của các trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu kết

nối với mạng tri thức toàn cầu.

b, Nắm bắt và đẩy mạnh việc ứng dụng những thành tựu của cuộc CMCN 4.0

- Huy động ở mức cao nhất các nguồn lực cho nghiên cứu, triển khai, ứng
dụng những thành tựu của CMCN 4.0 vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
và đời sống
- Các doamnh nhiệp phải tối ưu hóa mô hình kinh doanh, xây dựng chuỗi
cung ứng thông minh đảm bảo an ninh mạng.

c, Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ứng phó với những tác động tiêu cực của
CMCN 4.0

- Xây dựng và phát triển hạ tầng kĩ thuật về công nghệ thông tin và truyền thông.
+ Cần huy động các nguồn lực khác nhau để nhanh chóng phát triển
hạ tầng công nghệ thông tịn và truyền thông.

+ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Coi phát
triển và ứng dụng công nghệ thông tin là khâu đột phá trong CM 4.0 ở Việt
Nam.
+ Tập trung phát triển tạo sự bứt phá về hạ tầng, ứng dụng nhân lực
công nghệ thông tin và truyền thông.

+Triển khai các giải pháp để hình thành hệ thống dữ liệu lớn làm cơ sở
cho việc phân tích và và xử lý dữ liệu để đưa ra những quyết định đúng đắn,
có hiệu quả nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

- Phát triển ngành công nghiệp


+Ưu tiên phát triển ngành cơ khí chế tạo phục vụ cho nông nghiệp; công
nghiệp chế biến, công nghiệp hàng tiêu dùng. Phát triển công nghiệp phụ
trợ; phát triển công nghiệp năng lượng.

+Phát triển có chọn lọc một số ngành lĩnh vực công nghiệp hiện đại và
có khả năng tác động lan tỏa trong nền kinh tế

+Tập trung vào những ngành có tính nền tảng: có lợi thế so sánh và có
tính chiến lược đối với sự phát triển nhanh , bề vững nâng cao tính độc lập
tự chủ của nền kinh tế, có khả năng tham gia sâu hiệu quả vào mạng sản
xuất và phan phối toàn cầu như: (1) CN chế biến, chế tạo, CN công nghệ
cao, công nghệ sạch; (2) Phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh
tranh như năng lượng sạch , năng lượng tái tạo, từng bước phát triển công
nghệ sinh học, coong nghiệp môi trường trở thành ngành chủ lực.(3) Tập
trung phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế: du lịch, hàng hải, hàng
không ; (4) hiện đại hóa, mở rộng các dịch vụ có giá trị gia tăng cao : tài
chính, ngân hàng bảo hiểm, logistics

+Xây dựng các khu công nghiệp, công nghiệp cao phù hợp với khả
năng thực tế.

- Đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn

+Đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ mới vào sản xuất
nông nghệp để nâng cao năng suất chất lượng và hiểu quả

+Từng bước xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ cho phát
triển nông nghiệp và nông thôn.
- Cải tạo mở rộng nâng cấp và xây dựng mới có trọng điểm kết cấu hạ tầng kinh
tế xã hội tạo điều kiện thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

+Đẩy mạnh việc huy động sử dụng có hiệu quả nguồn lực xã hội, hình
thành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội tương đối đồng bộ.

+Hạ tầng ngành điện đảm bảo cung cấp đủ điện cho sản xuất và sinh
hoạt

+Hạ tầng thủy lợi đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp và ứng phó
hiệu quả với thiên tai và biến đổi khí hậu

+Hạ tầng đô thị lớn xây dựng hiện đại đồng bộ từng bước đáp ứng
chuẩn mực đô thị xanh của một nước nông nghiệp

- Phát huy những lợi thế trong nước để phát triển du lịch, dịch vụ:

+Phát triển du lịch sinh thái du lịch xanh; các dịch vụ nâng cao đời sống
nhân dân

+Từng bước đưa nước ta trở thành trung tâm du lịch, thương mại dịch vụ có
tầm cỡ trong khu vực

- Phát triển hợp lí các vùng lãnh thổ

+Xây dựng và chuyển dịch cơ cấu vùng lãnh thổ phù hợp với tiềm năng lợi
thế của từng vùng

+Liên kết hỗ trợ các vùng trong nước để phát triển văn hóa xã hội

+Tạo cơ chế đặc thù để phát triển một số vùng lãnh thổ

- Phát triển nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao với giải
pháp

+Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ lĩnh vực giáo dục và đào tạo coi trọng chất
lượng và hiệu quả, coi trọng phát triển phẩm chất năng lực của người học;

+Quy hoạch lại mạng lưới sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học;
+Tăng cường đầu tư cho giáo dục đào tạo;

+Thay đổi cơ bản phương thức hoạt động nghiên cứu khoa học, đưa nhanh các
tiến bộ khoa học vào sản xuất kinh doanh;

+ Coi trọng chính sách trọng dụng nhân tài

- Tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế

+Tạo điều kiện để thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài; phát huy lợi thế so sánh
để phát triển hàng xuất khẩu

+ Đẩy mạnh quan hệ hợp tác song phương đa phương trên cơ sở bình đẳng cùng
có lợi, tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của
nhau.

3. Tác dụng và hạn chế của việc thực hiện công nghiệp hóa- hiện đại hóa

*Tác dụng:

- Tạo điều kiện biến đổi về chất lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao
động, tăng trưởng kinh tế; nâng cao dần tính độc lập tự chủ của nền kinh
tế tham gia vào quá trình phân công lao động và hợp tác quốc tế ngày
càng hiệu quả.
- Tăng cường, củng cố mối liên minh công nông trí thức, nâng cao vai trò
lãnh đạo của Đảng.
- Tăng cường củng cố an ninh quốc phòng.

*Hạn chế:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn thấp so với tiềm năng. Trình độ công nghệ nhìn
chung còn thấp. Quá trình đổi mới công nghệ chậm, không đồng đều.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp , nông thôn chưa đạt yêu cầu. Chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ngành và trong từng ngành còn chậm. hệ thống kết cấu hạ tầng
kinh tế xa hội chưa đồng bộ, lạc hậu, thiếu kết nối.
- Sau 30 năm đổi mới, về cơ bản, vẫn chưa hình thành được các ngành công nghiệp có
tính nền tảng cho nền kinh tế; công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và nông
thôn phân tán, manh mún; công nghiệp hỗ trợ còn non yếu. Những khiếm khuyết
trong tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đã làm bộc lộ sự phát triển thiếu bền
vững cả về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường. Việc tạo nền tảng để nước ta trở
thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại còn chậm, không đạt được mục tiêu
đề ra.

IV. Giải pháp thúc đẩy công nghiệp hoá

Nhóm chúng em xin đưa ra một vài giải pháp để thúc đẩy đường lối công nghiệp hoá
của nước ta:

+ Tiếp tục thực hiện tốt chủ trương và có chính sách phù hợp để xây dựng, phát triển
các ngành công nghiệp theo hướng hiện đại, tăng hàm lượng khoa học – công nghệ và
tỉ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm, tập trung vào những ngành có tính nền tảng, có
lợi thế so sánh và có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển nhanh, bền vững, nâng
cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế; có khả năng tham gia sâu, có hiệu quả vào
mạng sản xuất và phân phối toàn cầu;

+ Phát triển có chọn lọc một số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp
công nghệ cao, công nghiệp sạch, công nghiệp năng lượng, cơ khí, điện tử, hoá chất,
công nghiệp xây dựng, xây lắp, công nghiệp quốc phòng, an ninh. Chú trọng phát
triển các ngành có lợi thế cạnh tranh; công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp phục vụ nông
nghiệp, nông thôn; năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và sản xuất vật liệu mới; từng
bước phát triển công nghệ sinh học, công nghiệp môi trường và công nghiệp văn hoá;

+ Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, ứng dụng công nghệ
cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu;

+ Đẩy mạnh phát triển khu vực dịch vụ theo hướng hiện đại, đạt tốc độ tăng trưởng
cao hơn các khu vực sản xuất và cao hơn tốc độ tăng GDP. Tập trung phát triển một
số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức, công nghệ cao;

+ Phát triển mạnh kinh tế biển nhằm tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia và bảo vệ
chủ quyền biển, đảo. Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp dầu khí, đánh bắt xa
bờ và hậu cần nghề cá, kinh tế hàng hải (kinh doanh dịch vụ cảng biển, đóng và sửa
chữa tàu, vận tải biển), du lịch biển, đảo. Tập trung đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt
động các khu kinh tế ven biển;

+ Thống nhất quản lý tổng hợp chiến lược, quy hoạch phát triển trên quy mô toàn bộ
nền kinh tế, vùng và liên vùng. Phát huy tiềm năng, thế mạnh từng vùng, ưu tiên phát
triển các vùng kinh tế động lực, tạo sức lôi cuốn, lan toả phát triển đến các địa phương
trong vùng và đến các vùng khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Quyển bài tập kinh tế chính trị

You might also like