You are on page 1of 3

Họ tên: Vũ Thị Kim Khánh

MSSV: 43.01.106.039

Cân bằng ion và thuyết Arrhenius


1. Điều kiện cân bằng của một quá trình hóa học. Cho ví dụ minh họa về quá trình hóa
học xảy ra ở trạng thái câu bằng.
- Điều kiện cân bằng của một quá trình hóa học
Điều kiện đang Để quá trình đạt cân Ứng dụng của hàm trạng thái này
xét bằng
T,P = const ∆GT,P = 0 Năng lượng tự do Gibbs: nó được dùng
để thực hiện công dưới các điều kiện và
áp suất nhất định

T,V = const ∆FT,V = 0


S,P = const ∆HS,P = 0 Entanpy H: thường được dùng để tính
công có ích của một hệ nhiệt động kín
dưới một áp suất không đổi
S,V = const ∆US,V = 0 Nội năng U: dự trữ năng lượng của chất
Hệ cô lập ∆Shệ cô lập = 0 Entropy S: là thước đo độ hỗn độn của
một chất hay một hệ
- Cho ví dụ minh họa:
Quá trình nén khí trong xylanh có pittong. Khi pittong đứng yên, khí ở trạng thái cân bằng với
môi trường xung quanh, áp suất, nhiệt độ và mật độ khí ở tại mọi điểm trong khối khí là như
nhau. Khi pittong chuyển động xuống dưới do tác dụng của ngoại lực thì áp suất của khối khí ở
các điểm khác nhau sẽ khác nhau. Ở sát pittong áp suất tăng nhanh hơn chỗ khác. Sự cân bằng
áp suất tại mọi điểm trong khối khí bị phá hủy càng mạnh khi pittong chuyển động càng nhanh.
Trạng thái này là không cân bằng vì nó không tồn tại lâu khi pittong dừng lại. Như vậy quá
trình nén khí trong thực tế là quá trình không cân bằng. Tuy nhiên nếu quá trình nén khí là vô
cùng chậm thì sự chênh lệch về áp suất, nhiệt độ và mật độ ở các điểm khác nhau trong khối
khí có thể bỏ qua. Khi đó mỗi trạng thái của hệ và quá trình biến đổi của hệ được coi là cân
bằng.

2. Luận điểm quan trọng của thuyết Arrhenius. Ưu và nhược điểm của thuyết Arrhenius.
- Acid là chất khi tan trong nước phân li ra ion H+
- Base là chất khi tan trong nước phân li ra ion OH-
- Chất lưỡng tính là chất vừa có khả năng cho H+ và vừa có khả năng cho OH-
- Ưu điểm: Giải thích cơ bản và dễ hiểu về các tính chất của acid và base
- Khuyết điểm: Chỉ áp dụng được trong dung môi là nước, không áp dụng được trong các dung
môi khác như: NH3 lỏng, SO2 lỏng, aceton, benzen, ete, ketone…
3. Phân biệt chất điện li mạnh và chất điện li yếu. Cho ví dụ minh họa.
- Chất điện li mạnh: là những chất khi hòa tan trong nước, các phân tử hầu hết đều phân li ra
ion
Các chất điện li mạnh:
Acid mạnh: đa số là các acid vô cơ như HCl, H2SO4, HNO3 ...
Base mạnh: NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2 ...
Hầu hết muối của acid mạnh và base mạnh NaCl, K2SO4, KNO3...
Phương trình điện li của các chất điện li mạnh dùng mũi tên một chiều chỉ chiều của quá trình
điện li
Ví dụ: NaCl  Na+ + Cl-
H2SO4  H+ + HSO4-
NaOH  Na+ + OH-
- Chất điện li yếu: là những chất khi hòa tan trong nước, chỉ có một phần số phân tử hòa tan
phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch
Các chất điện li yếu:
Acid yếu: đa số là acid hữu cơ CH3COOH, acid vô cơ H2S, HF, HCN, H2SO3, H2CO3…
Base yếu: NH3, CH3NH2…
Các muối khó tan: BaSO4, CaCO3…
Phương trình điện li của các chất điện li yếu thường dùng mũi tên 2 chiều vì sự điện li của chất
điện li yếu là quá trình thuận nghịch.
Ví dụ: BaSO4 ⇌ Ba2+ + SO42-
NH3 + H2O ⇌ NH4+ + OH-
CH3COOH ⇌ CH3COO- + H+
4. Cho dung dịch acid HA có pK = 39, nồng độ 0,039 M. Hãy cho biết phương pháp xác
định độ phân li của acid HA theo lí thuyết Arrhenius. Bằng những hiểu biết của mình,
cho biết một phương pháp thực nghiệm có thể dùng để xác định độ phân li.
Phương pháp xác định độ phân li của acid HA theo lí thuyết Arrhenius:
Giả sử HA là acid yếu
HA ⇌ H+ + A-

Ban đầu: 0,039


Cân bằng: 0,039 – x x x
x2
Ka = = 10−39 ⇒ x ≈ 6,245×10−21 (M) = [H+]
0,039−x
n 6,245.10−21
Độ phân li của acid α = = = 1,6.10−19
N 0,039

You might also like