You are on page 1of 18

Bài 1: Mạch lọc/TDM

 COM202 TDM

So sánh từng tín hiệu sine 1, 2, 3, 4 với tín hiệu tổng hợp TDM O/P

Vào Sine1 so với ra TDM signal Vào Sine3 so với ra TDM signal
So sánh từng tín hiệu trước lọc và sau lọc

Trước lọc và sau lọc của tín hiệu sin generator 2, CH1: trước lọc, CH2: sau lọc (trước
lọc sẽ bị nhiễu nhiều hơn nen phaie qua lọc để giảm bớt hài nhiễu)
So sánh tín hiệu tính hiệu ban đầu và tín hiệu ra

So sánh giữa tín hiệu vào và tín hiệu ra cua sin 3, biên độ tín hiệu ra giảm hơn so với
biên ngõ vào do suy hao.

 COM306 MẠCH LỌC

Cấp ngõ vào từ bộ phát sóng cho từng mạch lọc (LPF, HPF, BPF, BRF)
LPF: Chọn tần số thấp mong muốn và loại bỏ các tần số cao hơn. Cho qua các tần số từ
0 → 𝑓 và chặn tất cả các tần số từ 𝑓 trở lên (𝑓 gọi là tần số cắt của mạch). (1KHz)
HPF: Chọn tần số cao mong muốn và loại bỏ các tần số thấp hơn. Chặn tất cả các tần số
từ 0 → 𝑓 và cho qua tất cả các tần số từ tần số cắt 𝑓 trở đi. (1KHz)
BPF: Cho qua các tần số nằm trong khoảng từ 𝑓 →𝑓 và chặn tất cả các tần số
nằm ngoài dải này. (VD: 277Hz → 2.95679KHz)
BRF: Cho qua các tần số nằm trong khoảng nhỏ hơn 𝑓 và lớn hơn 𝑓 , chặn tất cả
các tần số nằm trong khoảng 𝑓 → 𝑓 . (VD: 𝑓 = 259Hz, 𝑓 = 3.62249KHz)
Nhận xét: Biên độ tín hiệu ngõ ra sẽ bằng biên độ tín hiệu ngõ vào chia √2. Quan sát
miền tần số, đáp ứng xung của các tín hiệu ngõ ra trên miền tần số sẽ bị giảm đi 3dB so
với đáp ứng xung của các tín hiệu ngõ vào.

BÀI 2: OSC
 OSC100
Chỉ đo mạch tạo dao động Colpitts (COLPITTS OSCILLATOR).

Nhận xét: Tín hiệu ngõ ra có dạng sóng sin, biên độ lớn (Vpp = 6V), không quá méo và
tần số dao động tương đối cao (~190KHz).

 OSC06 (Mạch tạo dao động dùng thạch anh)

Nhận xét: Mạch tạo tín hiệu sóng sin với tần số cao tương đối ổn định, vẫn còn tồn tại
các hài bậc cao, nhiễu nền thấp. Việc tạo dao động ở dải tần rộng nếu được ổn định về
nhiệt độ mạch có thể tạo ra dao động với tần số cao hơn.

 OSC07 (Mạch dao động Pierce)


Nhận xét: sóng sin ở ngõ ra có tần số cao hơn mạch dung thạch anh, tần số lên tới gần
31MHz. Tín hiệu tồn tại nhiều hài bậc cao, nhiễu nền thấp. Mạch dao động xuyên này
cũng có thể ứng dụng vào phát triển hệ thống thông tin và mạng di động bởi độ ổn định
ở tần số cao của nó.
BÀI 3: PLL

Nhận xét: Tín hiệu sau khối đổi tần có chu kỳ bằng N lần
so với chu kỳ của tín hiệu input.
Ví dụ: Trường hợp N = 4 thì 1 chu kỳ xung của tín hiệu
input sẽ bằng 4 chu kỳ xung của tín hiệu output.
Giải thích:
𝑓𝑟𝑒𝑓 𝑓𝑟𝑒𝑓
Ta có: = 𝑓 =
𝑚
=
𝑁

Mà khối fix count có m được điều chỉnh bởi khối chia tần
(Devided by N Counter)
Khi PLL sau khi khóa pha và trạng thái mạch đếm là m = N, tín hiệu output của khối đổi tần sẽ
có tần số:

𝑓 = ; m = N => 𝑓 = 𝑚à 𝑇 = => 𝑇 = 𝑁
 PLL100
Xét theo chiều tăng:

Phổ của tín hiệu ngõ vào với fi=12 KHz Phổ của tín hiệu ngõ ra VCO với fo=12 KHz
Nhận xét: Khi thay đổi fi, quan sát thấy giá trị
của tần số fo đang tăng dần để bám theo giá trị
của fi cho đến fo = fmax = 16 KHz thì sẽ ở chế
độ khóa pha. Khi đó dù cho ta tăng tần số fi thì
fo vẫn không thay đổi.

Phổ của tín hiệu ngõ ra VCO thay đổi


Xét theo chiều giảm:

Phổ của tín hiệu ngõ vào với 𝑓 =10KHz Phổ của tín hiệu ngõ ra VCO với 𝑓 =10KHz
Nhận xét: Khi giảm tần số ngõ vào 𝑓 , quan sát
thấy giá trị của tần số 𝑓 sẽ giảm cho đến khi
𝑓 =𝑓 = 3,5𝐾𝐻𝑧 thì sẽ ở chế độ khóa pha.
Khi đó dù cho giảm giá trị 𝑓 thì 𝑓 vẫn không
thay đổi.

Phổ của tín hiệu ngõ ra VCO khi thay đổi 𝑓

BÀI 4: ĐIỀU CHẾ/GIẢI ĐIỀU CHẾ AM

Tín hiệu tin tức (f nhỏ) Tín hiệu sóng mang (f=459K)

Tín hiệu AM với m<1 trên miền thời gian Tín hiệu AM với M=1 trên miền thời gian
Nhận xét: Tín hiệu AM có đường biên trùng với hình dạng tin tức. Và biên độ của tín hiệu AM
phụ thuộc vào tín hiệu tin tức.
→ Biên độ tin tức phải khác 0 và ≤ biên độ của sóng mang. Nếu biên độ của tin tức lớn
hơn biên độ sóng mang thì sẽ xảy ra tín hiệu quá điều chế (m> 1).

m = 𝑉 /𝑉
Phổ tín hiệu tin tức Phổ tín hiệu sóng mang
Nhận xét: Phổ của tín hiệu tin tức và sóng mang
có một vạch, đồng dạng khác biên độ và tần số.
nên biên độ và vị trí vạch phổ trên miền tần số sẽ
khác nhau.
Nhận xét: Phổ của tín hiệu AM có 3 vạch. 1 của
sóng mang và 2 vạch của tin tức. 2 vạch phổ của
tin tức có biên độ bằng nhau và đối xứng nhau qua
vạch phổ biên độ và chỉ bằng ½ so với phổ tin tức
trước điều chế.

Phổ tín hiệu AM

BÀI 5: ĐIỀU CHẾ FM


 COM104
Tin tức biên độ 600mV (1 ô), f=1KHz Sóng mang biên độ 1V (1 ô), f=102K
(tin tức lấy từ bộ phát sóng)
Nhận xét: Tín hiệu FM có biên độ không
đổi mà chỉ có tần số bị thay đổi. Tần số
của tín hiệu FM có lúc cao lúc thấp.
Giải thích: Ta có ptr điều chế FM thể hiện
mối q/hệ giữa tần số tín hiệu FM với biên
độ và tần số của tín hiệu tin tức như
sau: 𝑣 (𝑡) = 𝑉 . cos(𝜔. 𝑡 +
𝑚 . sin(Ω. 𝑡)) (v).Điều này dẫn đến việc
thông tin của tin tức (biên độ, tần số) thay
đổi thì đều làm tần tín hiệu FM bị thay
đổi.

t/h giải đ/c khi chưa lọc t/h giải đ/c sau khi qua lọc so với tt ban đầu
so với t/h tin tức ban đầu
Nhận xét: t/h giải điều chế khi chưa quá lọc có độ dày nhiều hơn (chưa được tốt) so với
tín hiệu giải điều chế sau khi qua bộ lọc và biên độ bị suy hao do hệ thống.
Phổ tin tức cao hơn vạch ngang gần 2 ô . Phổ sóng mang cao hơn vạch ngang 2 ô rưỡi.

Phổ FM có nhiều vạch và lấy vạch đối xứng cao nhất. Phổ t/h giải đ/c khi chưa lọc (nhiều nhiễu nền).

Nhận xét: Tín hiệu Audio và song mang


đều chỉ có một vạch phổ. Tín hiệu sau
khi giải điều chế bị suy hao nhiều và
nhiễu tương đối nhiều.
Giải thích: Tín hiệu Audio và song mang
đều có dạng sóng sin nên phổ ở miền tần
số chỉ là một vạch. Còn về việc tín hiệu
bị suy hao nhiều là do đã bị cản trở bởi
các điện trở và tụ ở trong mạch.

Phổ t/h giải đ/c (chỉ còn tin tức) sau qua lọc (giảm nhiễu)
 COM 124TX
Nhận xét: Tín hiệu tin tức đã bị dời lên tần số cao (khoảng 100MHz_như trong đo là
99~98Mhz) sau khi được trộn với tín hiệu cao tần. Hài bậc 2 của tín hiệu có biên độ lớn.
Giải thích: Tín hiệu tin tức đã được trộn lẫn với tín hiệu cao tần (FM) làm tin tức vẫn
ở dạng sin nhưng có tần số bị thay đổi (tăng lên rất cao).
Phổ của tín hiệu FM có hài rất lớn như hình trên là vì mạch vẫn chưa được lọc thông
dải để loại bỏ bơt hay làm suy hao đi phần hài không mong muốn.
BÀI 6: SSB_FDM
 COM103

Tín hiệu tin tức biên độ 1V (1 ô), f tự chọn T/h sóng mang biên độ 1V (1 ô), f=450K

T/h điều chế DSB(biên độ bằng nhau) T/h điều chế SSB (qua bộ lọc BPF)
T/h giải đ/c (khi chưa qua lọc LPF) và t/h t/tức. T/h giải đ/c (sau khi qua lọc LPF) và t/h t/tức.
Nhận xét: Biên độ của tín hiệu điều chế SSB thay đổi dựa theo biên độ của tin tức
nhưng độ thay đổi nhỏ. Dạng sóng của tín hiệu điều chế DSB phụ thuộc vào biên độ của
sóng mang, khi giảm biên độ của sóng mang xuống thì tín hiệu DSB sẽ trở về dạng tín hiệu
điều chế AM. Tín hiệu giải điều chế DSB khi chưa qua bộ lọc LPF so với tín hiệu tin tức
thì có độ gợn sóng nhiều. Tín hiệu giải điều chế sau khi qua bộ lọc LPF có dạng của tin
tức, tín hiệu sau lọc bị suy hao và nhiễu nền ít hơn vì bộ lọc LPF đã chặn các thành phần
tần số gây nhiễu dẫn đến việc tăng biên độ.

Phổ t/h tin tức (gần 2 ô so với vạch ngang) Phổ t/h sóng mang (vừa bằng vạch ngang)
Phổ điều chế DSB (RF ở giữa, tintức 2 bên
cao hơn RF).

Phổ tín hiệu điều chế SSB (khi qua bộ lọc


BPF), vẫn còn tồn tại sóng mang và suy
hao biên trên.

Phổ tín hiệu giải điều chế SSB (khi chưa


qua bộ lọc LPF) vạch giữa cao 2 vạch 2
bên thấp và nhiễu nền nhiều.
Phổ tín hiệu giải điều chế SSB (sau khi
qua bộ lọc LPF) biên độ của các đỉnh
giảm giảm đi 1 ít và vẫn còn tồn tại nhiễu
nền nhiều.

Nhận xét: Phổ của tín hiệu điều chế/giải điều chế có nhiễu nền cao hơn so với phổ của
tín hiệu ban đầu. Phổ của tín hiệu DSB sau khi qua bộ lọc BPF không làm suy hao sóng
mang nhiều nên tín hiệu SSB vẫn còn tồn tại thành phần sóng mang → Tín hiệu giải điều
chế chưa thật sự được tốt.
 COM128

T/h t/tức 1 biên độ 5V (1 ô), f=1K T/h t/tức 2 biên độ 500mV (1 ô), f=2K

T/h đ/c t/tức 1 với sóng mang 16KHz T/h đ/c t/tức 2 với sóng mang 32KHz

T/h đ/c t/tức 1, t/tức 2 và t/h sau bộ cộng


T/h t/tức 1 sau khi giải đ/c (khi chưa qua lọc). T/h t/tức 2 sau khi giải đ/c (khi chưa qua lọc).

Tín hiệu tin tức 1 (ban đầu) và tín hiệu tin tức
1 sau khi giải điều chế (tín hiệu phụ hồi khi
qua lọc), biên độ tín hiệu phục hồi bị suy hao
do hệ thống.

Tín hiệu tin tức 2 (ban đầu) và tín hiệu tin


tức 2 sau khi giải điều chế (tín hiệu phục hồi
khi qua lọc), biên độ tín hiệu phục hồi bị suy
hao do hệ thống.

Nhận xét:
Tín hiệu audio1 và tín hiệu audio2 không được điều chế DSB trực tiếp cùng 1 tần số
mà phải điều chế DSB với các tần số khác nhau trước (16KHz, 32KHz) rồi mới điều chế
DSB thêm một lần nữa của 2 tín hiệu điều chế trên.
Tần số sóng mang được dùng để điều chế DSB tổng có tần số lớn hơn rất nhiều so với
tần số dùng để điều chế cho 2 tín hiệu audio.

Tín hiệu sau giải điều chế có dạng giống với tín hiệu gốc nhưng biên độ vẫn còn gợn
sóng, và bị suy hao nhiều so với tín hiệu ban đầu.

Phổ t/h t/tức 1 (tìm vạch phổ 1K) Phổ t/h t/tức 2 (tìm vạch phổ 2K)

Phổ tín hiệu điều chế DSB của tin tức 1 tại
tần số 16K (tìm vạch phổ 16K, vạch trung
tâm thấp hơn vạch 2 bên)

Phổ tín hiệu điều chế DSB của tin tức 2 tại
tần số 32K (tìm vạch phổ 32K, vạch trung
tâm thấp hơn vạch 2 bên)
Phổ của tín hiệu điều chế DSB audio1 và 2
sau bộ BPF kết hợp Adder (quan sát được
phổ audio 1 nằm bên trái và audio 2 nằm
bên phải) (đo ở ngõ vào của modulator 3)

Phổ của tín hiệu điều chế sóng mang cao


tần (đo ở ngõ ra FDM O/P modulator 3)

Phổ của tín hiệu giải điều chế sóng mang


cao tần (đo ở ngõ ra main demodulator,
nối dây từ ngõ ra FDM O/P modulator 3
vào ngõ vào của main demodulator). Quan
sát được sóng mang 16K ở bên trái và 32K
ở bên phải.

Đo ngõ ra của bộ lọc thông dải 12-16K và 28-32K. Đo ở ngõ vào của channel-1-
demodulator là của 16K và ngõ vào của channel-2-demodulator là của 32K.
Sau đó đo ngõ ra giải điều chế tại channel-1-demodulator tìm vạch phổ 1K và đo ngõ ra
giải điều chế tại channel-2-demodulator tìm vạch phổ 2K. Do còn tồn tại tần số cao tần nên
sẽ cho qua bộ lọc LPF để phục hồi tín hiệu ban đầu.
Phổ của tín hiệu giải điều chế audio1
16KHz sau khi qua bộ lọc LPF loại bỏ đi
thành phần tần số cao tần. (tìm vạch phổ
1K)

Phổ của tín hiệu giải điều chế audio2 32


KHz sau khi qua bộ lọc LPF loại bỏ đi
thành phần tần số cao tần (tìm vạch phổ
2K)

Nhận xét:
Phổ của tín hiệu audio 1 và audio 2 sau khi điều chế DSB với tần số (16KHz và 32KHz)
đều cho ra 2 vạch phổ đối xứng qua trục tung có tần số điều chế. 2 vạch phổ có biên độ
bằng nhau nhưng thấp hơn so với tin tức ban đầu.
Phổ tín hiệu DSB của audio1 và 2 sau khi được cộng lại thì sẽ nằm ở vị trí tần số điều
chế và ta có thể quan sát cả 2 tín hiệu cùng một kênh. Các vạch phổ của audio1 và 2 nằm
tương đối xa nhau thay vì nằm sát nhau so với trước khi điều chế.
Phổ của tín hiệu tổng giải điều chế DSB có dạng giống với trước tổng điều chế DSB
nhưng bị nhiễu nhiều hơn và suy hao một chút.
Phổ của tín hiệu phục hồi có dạng giống với tin tức ban đầu nhưng nhiễu nhiều hơn,
và cũng bị suy hao.

You might also like