You are on page 1of 22

Chương 5

Kỹ thuật điều chế


Chúng ta đã biết về một hệ thống thông tin số băng gốc trong đó tín hiệu được
truyền trực tiếp không có dịch tần của tín hiệu. Do tín hiệu băng gốc có công suất khá
lớn ở tần thấp. Chúng thích hợp cho việc truyền qua một cặp dây đồng hay cáp đồng
trục. Tín hiệu băng gốc không thể truyền qua đường vô tuyến vì không thể có anten đủ
lớn đề phát tín hiệu tần thấp. Vì vậy, với những mục đích đó, phổ của tín hiệu phải
được dịch lên dải tần cao. Việc dịch lên dải tần cao là cần thiết để truyền đồng thời
nhiều bản tin bằng cách chia độ động dải của môi trường truyền. Phổ tín hiệu có thể
dịch chuyển lên cao bằng phương pháp điều chế tín hiệu.
Mục đích chính của điều chế là gắn tín hiệu mang tin (thường là tín hiệu băng
gốc) vào tín hiệu sóng mang có phổ tần thích hợp, tạo thành tín hiệu thông dải để:
- Làm cho tín hiệu mang tin thích hợp với các đặc điểm của kênh truyền
- Kết hợp các tín hiệu với nhau để truyền qua một môi trường vật lý chung
- Bác xạ tín hiệu dùng các anten có kích thước phù hợp thực tế
- Định vị phổ tần vô tuyến nhằm giữ cho giao thoa các hệ thống ở dưới mức cho
phép

Ở bên thu, quá trình diễn ra ngược lại bên phát: tách lại tín hiệu mang tin băng gốc từ
tín hiệu thông dải. Quá trình này được gọi là giải điều chế hay tách sóng.

5.1. Điều chế tương tự

Điều chế tín hiệu là quá trình biến đổi một hay nhiều thông số của một tín hiệu
tuần hoàn theo sự thay đổi của một tín hiệu mang thông tin cần truyền đi xa. Tín hiệu
tuần hoàn gọi là sóng mang, tín hiệu cao tần hình sin do các bộ dao động tạo ra. Tín
hiệu mang thông tin gọi là tín hiệu được điều chế, tín hiệu có tần số thấp. Các thông số
của sóng mang được dùng trong quá trình điều chế có thể là biên độ, pha, tần số.

111
Tín hiệu cần
điều chế Tín hiệu điều chế
Điều chế

Sóng mang

Hình 5.1. Sơ đồ khối điều chế tín hiệu


Ở đầu thu, bộ giải điều chế sẽ dựa vào sự thay đổi thông số đó của sóng mang
tái tạo lại tín hiệu mang thông tin ban đầu.
 Phân loại điều chế
Các thông số của sóng mang được dùng trong quá trình điều chế có thể là biên
độ, pha, tần số. Vì vây, các loại điều chế tương tự gồm có:
- Điều chế biên độ - AM (Amplitude modulation)
- Điều chế tần số - FM (Frequency modulation)
- Điều chế pha - PM (Phase modulation).

5.1.1. Điều chế biên độ

Điều chế biên độ hay còn gọi là điều biên (AM) được thực hiện bằng cách thay
đổi biên độ của tín hiệu sóng mang theo biên độ của tín hiệu thông tin cần gửi đi, trong
đó tần số và pha của sóng mang thì giữ nguyên.

Tín hiệu cần


điều chế Điều biên Tín hiệu điều chế
AM SAM(t)
x(t)

Sóng mang
xc(t)

Hình 5.2. Điều biên AM


Tín hiệu cần truyền : x(t) = Bcos (2πfst )
Sóng mang (Carrier) : xc(t) = Acos(2πfct + φ)
Tín hiệu điều chế : SAM = [A+ x(t)]cos(2πfct + φ)
112
Gọi mA là chỉ số điều chế.

E max  E min
mA 
E max  E min

Với Emax = A + max[x(t)]

Emin = A + min[x(t)]

Nếu 0 < mA ≤ 1 thì giải điều chế đúng (bên phía thu khôi phục lại đúng tín hiệu
cần truyền ban đầu).

Nếu mA > 1 thì giải điều chế sai. Trường hợp này được gọi là quá điều chế.

 Dạng sóng của tín hiệu điều biên:


Trường hợp 1: Tín hiệu cần điều chế là tín hiệu đơn tần
x(t) = Bcos (2πfst) là tín hiệu cần truyền.
xc(t) = Acos (2πfct + φ) là sóng mang.
Emax = A + B
Emin = A – B
Emax  Emin A  B  A  B B
mA   
Emax  Emin A  B  A  B A

Trường hợp 2: Tín hiệu cần điều chế là tín hiệu đa tần
x(t) = B1cos(2πf1t) + B2cos(2πf2t) +……. Bncos(2πfnt)
xc(t) = Acos (2πfct + φ) là sóng mang.
n

Hệ số điều chế - m A  m
i 1
2
Ai , trong đó mAi = Bi/A

113
Hình 5.3: Dạng sóng tín hiệu điều biên với tin tức là tín hiệu đơn tần

 Phổ của tín hiệu điều biên:


Trường hợp 1: Tín hiệu cần điều chế là tín hiệu đơn tần
Tín hiệu cần điều chế: x(t) = Bcos (2πfst)
Sóng mang: xc(t) = Acos (2πfct +φ)
Tín hiệu điều chế :
SAM(t) = [A + Bcos(2πfst)] cos(2πfct + φ)
= Acos(2πfct + φ) + Bcos(2πfst)]cos(2πfct + φ)
= Acos(2πfct + φ) + (½)B{cos[2πt (fc+ fs) + φ] + cos[2πt(fc –fs) + φ]}

114
Như vậy, tín hiệu điều biên gồm có 3 thành phần tần số :
+ Tần số sóng mang fc
+ Thành phần biên dưới có tần số fc – f0
+ Thành phần biên trên có tần sô fc +f0

Hình 5.4. Phổ tín hiệu điều biên với tin tức là tín hiệu điều hòa

Trường hợp 2: Tín hiệu cần điều chế là tín hiệu đa tần
Tín hiệu điều chế:
x(t) = B1cos(2πf1t) + B2cos(2πf2t)+……. Bncos(2πfnt)
xc(t) = A cos(2πfct + φ)

fc-f2 fc-f1 fc fc+f1 fc+f2 f

Hình 5.5. Phổ tín hiệu điều biên với tin tức là tín hiệu phi điều hòa
USB: Upper side band LSB: Low side band
Nếu tín hiệu cần điều chế có n thành phần tần số thì sau điều chế có (2n + 1)
thành phần tần số.
 Các kiểu điều chế AM
- Điều chế song biên, phát sóng mang: DSB - TC (Double Side Band,
Transmit Carrier)
- Điều chế song biên, khử sóng mang: DSB - SC (Double Side Band,
Suppress Carrier)
- Điều chế đơn biên, phát sóng mang: SSB - TC (Single Side Band,
Transmit Carrier)
- Điều chế đơn biên, khử sóng mang: SSB - SC (Single Side Band,
Suppress Carrier)

115
- Điều biên triệt một phần dải bên: VCB (Vestigial Side band)

 Giải điều chế AM


Tín hiệu AM được giải điều chế trong mạch tách sóng hình bao đơn giản dùng
Diode.

x(t) R
C

cos t
x(t)

a/
b/
Hình 5.6: Mạch tách sóng đường bao
a/ Mạch tách sóng b/Dạng sóng đầu ra
Nguyên lý làm việc của mạch tách sóng hình bao có thể được giải thích sơ lược
như sau: Do Diode chỉ làm việc với nửa chu kỳ dương của tín hiệu AM; khi đó tụ được
nạp đến giá trị điện áp đỉnh, ở nửa chu kỳ âm tụ xả, điện áp trên tụ giảm theo hằng số
thời gian RC. Hằng số thời gian của mạch RC được chọn để sao cho quá trình nạp xả
của tụ theo kịp sự biến thiên của đường bao xAM(t). Điện áp ở trên mạch RC khi đó
chính là tín hiệu x(t).

5.1.2. Điều chế góc

Xét trường hợp sóng mang có góc pha thay đổi theo x(t), còn biên độ được giữ
nguyên, đó là tín hiệu điều chế góc. Dạng tổng quát của tín hiệu điều chế góc là: Y(t) =
Ycos(t)
Tùy theo sự phụ thuộc của góc pha vào x(t), ta có thể phân chia tín hiệu điều
chế góc thành 2 loại sau đây:
 Tín hiệu điều pha PM (phase modulation)
 PM (t )  t   0  k p x(t )

Trong đó  là tần số sóng mang, 0 là góc pha đầu và kp là hằng số tỉ lệ. Khi
góc pha thay đổi, tần số của tín hiệu PM được xác định:
d PM (t ) dx(t )
 PM (t )     kp
dt dt

116
 Tín hiệu điều tần FM (Frequency Modulation)
 FM (t )  t   0  k p  x(t )dt

Tần số tức thời:  PM (t )    k p x(t )

Từ các biểu thức trên đây ta có thể phân biệt tín hiệu PM và FM: Tần số của tín
hiệu PM tỉ lệ với đạo hàm x(t) trên nền tần số sóng mang, trong khi đó tần số tức thời
của tín hiệu FM tì lệ với x(t) trên nền tần số sóng mang.

Cả hai tín hiệu PM và FM đều có pha tức thời và tần số tức thời thay đổi theo
x(t). Để đặc trưng cho tín hiệu điều chế góc người ta đưa ra thông số độ lệch pha và độ
lệc tần số được định nghĩa sau đây:
- Độ lệch pha là độ lệch tuyệt đối cực đại của góc pha tín hiệu điều chế so với
góc pha của sóng mang, được xác định theo công thức:
   (t )  t max

- Độ lệch tần số là độ lệch tuyệt đối cực đại của tần số tức thời của tín hiệu
điều chế với tần số sóng mang:
  (t )   max

Hay là: f  f (t )  f max

Như vậy tín hiệu PM được điều chế bởi tín hiệu x(t) tương đương với tín hiệu
dx(t )
FM điều chế bởi x(t) = - Hay là tín hiệu FM tương đương với tín hiệu bị điều chế
dt
bởi  (t )   x(t )dt .

5.1.2.1. Tín hiệu điều pha PM


Tín hiệu điều pha có biểu thức:
yPM (t )  Y cos[t  0  k p x(t )]

Để đơn giản ta giả thiết 0 =0. Pha tức thời, và tần số tức thời của tín hiệu PM:
 PM (t )  t  k p x(t )

dx(t )
 PM (t )  t  k p
dt

Độ lệch pha và độ lệch tần số của tín hiệu PM:


 PM  k p x(t ) max

117
dx(t )
 PM  k p
dt max

dx(t )
Trong các hệ thống điều pha thực tế, luôn luôn bảo đảm điều kiện   k p , có
dt
nghĩa là tần số tức thời thay đổi không nhiều lắm so với tần số sóng mang.
a. Tín hiệu PM dải hẹp
Khi chọn hệ số kp thích hợp sao cho:
 PM  k p x(t ) max << 1

Ta có tín hiệu điều pha dải hẹp (bề rộng phổ hẹp). Để xác định bề rộng phổ của
tín hiệu PM dải hẹp, ta hãy biểu diễn tín hiệu PM dưới dạng phức:
j [ t  k p x ( t )]
Z PM (t )  Ye  Ye jt e
jk p x ( t )

Bởi vì PM << 1, có thề chấp nhận:


 1  jk p x(t )
jk p x ( t )
e

Tín hiệu PM có thể làm gần đúng bởi:


Z PM (t )  Ye jt [1  jk p x(t )]

Phần thực xủa ZPM(t) là:


YPM (t )  Re[ Z PM (t )]  Y cos t  Yk p x(t ) sin t

Như vậy khi điều kiện thỏa mãn, tín hiệu PM có dạng giống tín hiệu AM.
Thành phần thứ nhất của nó là sóng mang, còn thành phần thứ hai là các dải bên. Mật
độ phổ của tín hiệu PM dải hẹp:
Y 2
 PM ( )  [ (  )   (  )]
2
(Yk p ) 2
 [ x (  )   x (  )]
4

Tín hiệu PM dải hẹp chí khác tín hiệu AM ở pha của các dải bên. Bề rộng phổ
của tín hiệu PM dải hẹp bằng bề rộng phổ của tín hiệu AM.
BPM  2max
Ta gọi tín hiệu PM trong trường hợp phân tích trên đây là tín hiệu dải hẹp, bởi
vì nếu điều kiện không thỏa mãn, bề rộng phổ của nó sẽ rất lớn.
Để có thấy sự giống nhau của tín hiệu AM và PM dải hẹp, ta hãy xét tín hiệu
PM dải hẹp khi tín hiệu tin tức là điều hoà. Giả thiết x(t) =Xsint, với  << . Tín
hiệu PM dải hẹp có dạng:

118
YPM (t )  Y [cost  k p XSint.sin t ]

1 1
= Y [cos t  k p X cos(   )t  k p X cos(   )t ]
2 2

So sánh tín hiệu PM dải hẹp điều chế điều hoà với tín hiệu AM điều chế điều
hoà , ta thấy tín hiệu PM dải hẹp tưong dươngvới tín hiệu AM có độ sâu điều chế m =
kpX, nó chính bằng độ lệch pha của tín hiệu PM. Sự khác nhau chỉ ở chỗ, pha của dải
dưới của tín hiệu PM dải hẹp khác pha của dải dưới tín hiệu AM một góc .
Nếu điều kiện không thỏa mãn, ta sẽ có tín hiệu PM dải rộng được xét sau đây.
b. Tín hiệu PM dải rộng
Việc phân tích tín hiệu PM dải rộng trong trường hợp tín hiệu tin tức x(t) bất kỳ
là rất phức tạp. Để đơn giản, ta sẽ xét tín hiệu PM dải rộng với tín hiệu x(t) điều hoà.
Giả thiết x(t) = Sint, tín hiệu PM có dạng:
YPM (t )  Y cos[t  k p X sin t ]
 Y cos[t   PM sin t ]

Pha tức thời và tần số tức thời của PM:


 PM (t )  t  k p x(t )  t  k p X sin t
 t   PM sin t
d (t )
 PM (t )     k p XCost
dt

=    PM Cost
Độ lệch pha và độ lệch tần số của tín hiệu PM dải rộng:
 PM k p X (5.52)

 PM k p X   PM 

Để xác định bề rộng của phổ của tín hiệu PM dải rộng, ta cũng biễu diễn tín
hiệu PM dưới dạng phức:
Z PM (t )  Ye i t  sint   Ye jt e jSint

Hàm e jSint là hàm tuần hoàn với chu kỳ T  2 /  , có thể biểu diễn nó bằng

chuỗi Fourier: e jSint  J
n  
n ( )e jn0t

Trong đó: Jn() là chuỗi khai triển Fourier khi thay vào ta được:

Z PM (t )  Ye jt J
n  
n ( )e jn0t

119

= Y  J n ( )e j ( n )t 0

n  

Dạng thực của tín hiệu PM



YPM (t )  Y J
n  
n ( ) cos(  n 0 )t

Như có thể thấy từ biểu thức trên, phổ của tín hiệu PM dải rộng điều chế điều
hoà gồm thành phần sóng mang Jn(), và vô hạn các dao động điều hoà có tần số  
n0 với n = 1, 2 . .  Biên độ của các dao động điều hoà là Jn(). Như vậy phổ của
PM dải rộng là vô cùng lớn, không xác định. Có thể suy ra trong trường hợp x(t) là tín
hiệu bất kỳ, có bề rộng phổ  (min max), phổ của tín hiệu PM dải rộng khi đó sẽ
gồm thành phần sóng mang và n  (n = 1, 2 . .  ) được đặt đối xứng hai bên sóng
mang .
Mặc dù phổ của tín hiệu PM vừa phân tích trên đây là không xác định, nhưng
có thể thấy phần lớn công suất của nó lại tập trung ở sóng mang và các dải bên gần
sóng mang. Hay nói cách khác, biên độ của sóng có tần số   n với n đủ lớn sẽ nhỏ
đáng kể, đóng góp của nó vào cấu trúc phổ của tín hiệu PM có thể bỏ qua – Bề rộng
phổ của tín hiệu PM sẽ được xác định dựa trên tiêu chuẩn công suất cho trước, được
xác địnhtương ứng với dải bên được giữ lại. Bề rộng rộng phổ được xác định theo cách
này là bề rộng phổ hiệu dụng.
Với tín hiệu PM dải hẹp  < 0.5, bề rộng phổ được xác định gần đúng:
BPM  2max; với max là tần số cực đại chứa trong tín hiệu tin tức.
Trường hợp tín hiệu PM dải rộng, bề rộng phổ được tính gần đúng theo công
thức Carson:
  > 0.5 BPM  2(PM +1)max
  > 10 BPM  2PM max
Khi so sánh bề rộng phổ của tín hiệu PM dải rộng với tín hiệu AM, thì với PM
càng lớn, bề rộng phổ của tín hiệu PM lớn hơn nhiều so với AM khi  > 10, thì bề
rộng phổ của tín hiệu PM sẽ lớn gấp 10 lần của AM. Như vậy khi truyền tín hiệu PM
cần phải có bề rộng phổ gấp 10 lần tín hiệu AM; đó chính là nhược điểm của tín hiệu
PM. Tuy nhiên, bù lại nhược điểm, tín hiệu PM lại có ưu điểm là tính chống nhiễu cao
hơn tín hiệu AM.

120
5.1.2.2. Tín hiệu điều tần FM

Tín hiệu điều tần có biểu thức giải tích:



YPM (t )  Y cos t  0  k f  x(t )dt 
Để đơn giản giả thiết 0 = 0
Pha tức thời và tần số tức thời của tín hiệu FM:
 PM (t )  t  k f  x(t )dt

 PM (t )    k f x(t )

Độ lệch pha và độ lệch tần số:


 PM (t )  k f  x(t )dt Max

 PM (t )  k f x(t ) Max

Sự khác nhau giữa tín hiệu PM và AM là ở chỗ, trong tín hiệu PM pha tức thời
tỉ lệ với x(t), còn pha tức thời của FM tỉ lệ với tích phân của x(t). Tần số của tín hiệu
PM tỉ lệ với đạo hàm của x(t) trên nền sóng mang, trong khi đó tần số tức thời của FM
tỉ lệ trực tiếp theo x(t) trên nền tần số sóng mang. Như vậy, trong hệ thống PM, tín
hiệu tin tức làm thay đổi pha tức thời, kéo theo sự thay đổi của tần số tức thời. Còn
trong hệ thống FM, tín hiệu tin tức làm thay đổi tần số tức thời, kéo theo sự thay đổi
pha tức thời.
Từ biểu thức của tín hiệu PM và của tín hiệu FM; có thể nhận thấy rằng, tín
hiệu FM sẽ tương đương với tín hiệu PM bị điều chế bởi tín hiệu v(t )   x(t )dt . Với

nhận xét này ta có thể không phải tiến hành phân tích tín hiệu FM, mà chỉ cần suy ra
từ các kết quả đã phân tích đối với tín hiệu PM. Nếu x(t) có phổ là X(), thì v(t ) có
phổ là:
X ( )
V ( ) 
j

Tín hiệu v(t ) có cùng tần số giới hạn của tín hiệu x(t) là max. Ta có kết quả sau

đây khi thay x(t)  v(t ) .

 Tín hiệu FM dải hẹp


Nếu hệ số kf được chọn để sao cho  PM  1 tức là k f  x(t )dt << 1, thì ta sẽ có

tín hiệu FM dải hẹp. Bề rộng phổ của nó:

121
BFM  2max ;  PM  0,5
 Tín hiệu FM dải rộng
Tín hiệu FM dải rộng điều chế điều hoà cũng là phổ vạch, có bề rộng phổ
không xác định. Tuy nhiên phần lớn công suất của tín hiệu FM sẽ tập trung xung
quanh tần số sóng mang. Bề rộng phổ hiệu dụng của tín hiệu FM cũng được xác định
gần đúng theo các công thức Carson sau đây:
BFM  2( FM  1) max ;  FM  0,5

BFM  2 FM  max ;  FM  10

Để so sánh với tín hiệu PM, hãy xét tín hiệu FM điều chế điều hòa. Giả thiết
X
x(t) = Xcost; ta có v(t )  sin t . Tín hiệu FM:

X
YFM (t )  Y cos[t  k f Sint ]

Pha tức thời và tần số tức thời:


X
 FM (t )  t  k f Sint  t   FM Sint

d FM (t )
 FM (t )     k f X cost
dt
=    FM Cost
Độ di pha và di tần của tín hiệu FM điều chế một tần số:
X
 FM (t )  k f

 FM (t )  k f x

Như vậy, mặc dù các công thức xác định bề rộng phổ của hai tín hiệu PM, FM
dải rộng về hình thức là giống nhau, nhưng thực chất có sự khác nhau. Sự khác nhau
đó là, bề rộng phổ hiệu dụng của tín hiệu PM phụ thuộc vào tần số của tín hiệu tin tức
và tăng tỉ lệ theo nó, trong khi đó bề rộng phổ của FM không thay đổi khi tần số của
tín hiệu tin tức thay đổi.
Như đã nói ở trên, tín hiệu FM bị điều chế bởi x(t), sẽ tương đương với tín hiệu
PM bị điều chế bởi  x(t )dt . Việc phân tích các phương pháp tạo tín hiệu FM cũng có
thể suy ra từ cách tạo tín hiệu PM. Bởi vì để tạo tín hiệu PM, ta phải đặt vào tụ của
dx(t )
mạch tạo dao động điện áp tỉ lệ với . Như vậy, để tạo tín hiệu FM ta chỉ cần đặt
dt
122
vào tụ điện điện áp tỉ lệ với x(t); khi đó ta có tần số tức thời của mạch tạo dao động tỉ
lệ với x(t) theo. Để tách sóng tín hiệu điều tần, người ta chuyển nó thành tín hiệu AM.
Ở đầu ra của mạch phân biệt tần số sẽ là tín hiệu AM có biên độ tỉ lệ x(t) (chứ không
dx(t )
phải như đối với tín hiệu PM). Và sau cùng, ở đầu ra của mạch tách sóng hình
dt
bao ta sẽ nhận được tín hiệu x(t). Như có thể thấy, việc tạo và giải điều chế tín hiệu
FM tiện lợi hơn nhiều so với tín hiệu PM, đó chính là ưu điểm của tín hiệu FM so với
PM.
Trong các hệ thống phát thanh, người ta sử dụng hai loại điều chế là AM và
FM. Có thể so sánh ưu nhược điểm của chúng như sau: Nếu độ lệch tần số của một đài
FM được quy định f FM =50 Khz. Thì bề rộng phổ của tín hiệu FM là BFM = 100 Khz.
Trong khi đó bề rộng phổ của tín hiệu AM ở các đài phát AM thường từ 8  20 Khz.
Như vậy, bề rộng phổ của tín hiệu FM thường lớn hơn bề rộng phổ của tín hiệu AM 5
lần (10 lần so với SSB). Tuy nhiên, tín hiệu FM vẫn được sử dụng do ưu điểm căn bản
của nó là khả năng chống nhiễu rất cao.

5.2. Điều chế số

Hình 4.18: Điều chế số


Sóng mang là tín hiệu hình sin có dạng: x(t) = A cos(2πfct + ). Có ba thông số
của sóng mang có thể mang tin: Biên độ (A), tần số (fc) và góc pha (). Do đó, ta có thể
tác động lên một trong 3 thông số của sóng mang để có các phương pháp điều chế
tương ứng. Ngoài ra, ta cũng có thể tác động lên một lúc 2 thông số của sóng mang để
có phương pháp điều chế kết hợp.
Có các phương pháp điều chế sau:
 Amplitude-shift keying (ASK): điều chế khoá – dịch biên độ.
 Frequency-shift keying (FSK): điều chế khoá – dịch tần số.
 Phase-shift keying (PSK): điều chế khoá – dịch pha.

123
 Quadrature Amplitude Modulation (QAM): Điều chế biên độ cầu phương. Đây
là phương pháp kết hợp giữa ASK và PSK.

Hình 4.19: Các phương pháp điều chế số


4.5.1. Điều chế khoá dịch biên (ASK) - Amplitude Shift Keying
Xét điều chế khóa dịch biên độ nhị phân - BASK với tín hiệu sóng mang là
Acos(ct), s(t) là tín hiệu cần điều chế.
Trong hệ thống BASK, biên độ sóng mang được chuyển đổi giữa hai giá trị A0
và A1 tùy thuộc vào tín hiệu băng gốc.
Trong thực tế, dạng sóng BASK nhận các giá trị Acos(ct) tương ứng tín hiệu
số có logic 1, hoặc 0 tương ứng với mức logic 0. Tín hiệu đã điều chế là tín hiệu đóng
mở. Điều chế này được gọi là khoá đóng mở (on - off – keying - OOK).

Hình 4.20: Điều chế OOK: Dạng sóng, bộ điều chế, phổ
a) Tín hiệu băng gốc b) Phổ tín hiệu băng gốc c) Bộ điều chế
d) Dạng sóng OOK e) Phổ tín hiệu OOK thông dải
124
Bộ điều chế OOK được thức hiện như khóa chuyển mạch đơn giản, song nó
không được dùng phổ biến vì công suất sóng mang được sử dụng không có hiệu quả.
Với một số liệu ngẫu nhiên sóng mang chỉ được hoạt động trong một nửa thời gian.
Tính chống nhiễu tín hiệu khi điều biên thấp. Chính vì vậy mà ngày nay, phương pháp
điều chế biên độ ít được sử dụng riêng rẽ mà nó thường sử dụng kết hợp với điều pha.
Bộ tách sóng OOK dùng bộ tách sóng đường bao để khôi phục tín hiệu băng gốc được
dùng phổ biến.

Hình 4.21: Bộ tách sóng đường bao


4.5.2. Điều chế khóa dịch tần – FSK
Xét điều chế khóa dịch tần nhị phân – BFSK
Cả hai bit nhị phân 0 và 1 được biểu diễn ở hai tần số sóng mang khác nhau.

125
Hình 4.22: Điều chế BFSK: Dạng sóng, bộ điều chế, phổ
a) Tín hiệu băng gốc b) Phổ tín hiệu băng gốc c) Bộ điều chế
d) Dạng tín hiệu BFSK e) Phổ tín hiệu BFSK thông dải
Trong thực tế, bộ điều chế BFSK thường là một bộ dao động điều khiển số. Có
thể thấy, tín hiệu BFSK là xếp chồng của hai tín hiệu OOK. Do vậy, phổ của tín hiệu
BFSK là xếp chồng hai phổ điện áp OOK. Độ rộng băng tần khi điều chế khoá dịch
tần (FSK) phụ thuộc vào độ dịch tần f tức khoảng cách giữa hai lần số f1 và f2 và độ
rộng của bit số liệu đầu vào cần điều chế (tín hiệu điều chế) – T0. Độ dịch tần càng lớn
thì độ rộng băng lần càng cao. T0 càng nhỏ độ rộng băng tần càng lớn.
BW = f2 - f1 + 2/T0 = 2(f + 1/T0)
Bộ thu tách sóng BFSK

Hình 4.23: Bộ thu không kết hợp


126
FSK có các ưu điểm mã hoá đơn giản và không tốn kém. FSK là kỹ thuật điều
chế khoá dịch tần nên tại máy thu có thể khuếch đại tín hiệu thu mà không cần AGC.
Tính chống nhiễu của FSK lớn hơn ASK. Tuy nhiên, như đã phân tích trên FSK có
phổ tín hiệu rộng, do đó yêu cầu dải thông của thiết bị phải lớn nên khi sử dụng tín
hiệu FSK sẽ lãng phí băng tần dẫn đến hiệu suất sử dụng đường truyền thấp, vì vậy nó
thường được sử dụng ở hệ thống có dung lượng nhỏ.

4.5.5. Điều chế khóa dịch pha – PSK

Điều chế khoá dịch pha hiện nay được sử dụng rộng rãi ở các hệ thống thông tin
quân sự, thương mại, các hệ thống vi ba số… Phương thức điều chế này có thể xem là
một phương thức điều chế dữ liệu hiệu quả cho các ứng dụng truyền tin bằng vô tuyến
vì nó đảm bảo xác suất lỗi thấp nhất đối với một mức tín hiệu thu đã định khi đo trên
một chu kỳ ký hiệu.
Tín hiệu điều chế pha có thể biểu diễn dưới dạng sau:
  0 t  2 (i  1) 
U(t) = Um. Sin  
 M 

Um: Giá trị biên độ sóng mang

 0 : Tần số góc
i = 1,2,…M: Thứ tự trạng thái
M = 2n: Số lượng các trạng thái pha cho phép
n: Số các bit số liệu cần được định rõ trạng thái pha M
Trong thông tin số tín hiệu cần truyền là các bit 0 và 1. Do vậy, số trạng thái ít
nhất cần có khi điều chế phải là 2.

 Điều chế khóa dịch pha nhị phân (2PSK - BPSK)


Trong hệ thống điều chế BPSK, tín hiệu băng gốc được gán vào sóng mang bằng
cách thay đổi pha của sóng mang tùy thuộc vào tín hiệu băng gốc. Mỗi bit tương ứng
với một trạng thái pha của sóng mang. Về nguyên tắc, có thể chọn pha bất kỳ nhưng
để dễ dàng tách lấy tín hiệu ở đầu ra bộ giải điều chế phía máy thu, lệch pha giữa hai
ký tự phải đạt cực đại, trạng thái ngược pha. Kiểu điều chế này còn được gọi là điều
chế khóa đảo pha PRK – Phase Reversal Keying.
127
+ Đối với bit 1: Tương ứng với góc pha sóng mang là 00.
+ Đối với bit 0: tương ứng với góc pha sóng mang là 1800.

Phổ tần đầu ra của bộ điều chế BPSK là dạng 2 đơn biên có sóng mang bị triệt,
trong đó các tần số biên cao nhất và tần số biên thấp nhất cách sóng mang một
giá trị bằng một nửa tốc độ bit. Như vậy, độ rộng băng tần tối thiểu cần đảm
bảo cho tín hiệu BPSK đi qua là bằng tốc độ bit đầu vào.
 Điều chế khóa dịch pha M mức

Hiệu suất phổ (S) được định nghĩa là tốc độ truyền tin trên một đơn vị băng
thông chiếm dụng. Có thể tính hiệu suất phổ như sau:

S = RSH/B (bit/s/Hz)
RS là tốc độ ký hiệu, H là Entropy (lượng tin trung bình chứa trong một ký
hiệu) và B là băng thông chiếm dụng.
Hệ thống có M ký hiệu độc lập và đồn xác xuất thì H = log2 M.
Tốc độ ký hiệu RS = 1/T0

Do vậy, S = log2 M/(T0.B).


Muốn tăng hiệu suất phổ, ta tăng số lượng ký hiệu M và giảm (T0B).
Ta biết băng thông tối thiểu là B = 1/T0. Do vậy, trong các kỹ thuật điều chế
tăng hiệu suất phổ, người ta thường tăng M (M = 4, 8, 16, 64, 128...).

Đối với tín hiệu PSK có M mức, độ rộng dải tần tối thiểu tuyệt đối của hệ thống

 PSK 4 mức (4 – PSK hay QPSK)


Bộ điều chế QPSK sử dụng 4 góc pha, mỗi trạng thái sóng mang mang thông tin 2 bit.

128
Với M lớn hơn như 8-PSK, 16-PSK, ta có giản đồ pha như sau:

Hình 4.25: Giản đồ pha – Điều chế khóa dịch pha M mức

4.5.4. Điều chế biên độ cầu phương – QAM

Đối với bộ phát, có thể kết hợp điều biên với điều pha để cải thiện sự phân bố
trạng thái trong giản đồ pha. Phương pháp này được giới thiệu lần đầu tiên năm 1960
với 2 mức biên độ và 8 mức pha (hình 4...a). Vì đây là sự kết hợp giữa điều biên và
điều pha nên được gọi điều chế khóa biên độ/pha APK. Sau đó, người ta nhận thấy
rằng, nếu số điểm ở vòng trong giảm xuống 4, số điểm vòng ngoài tăng lên 12 (hình
4...b). thì các điểm trên chòm sao cách đều nhau hơn. Đến năm 1962, người ta đưa ra
cách chọn biên độ và pha khác (hình 4...c). Kiểu này dễ thực hiện hơn. Vì tín hiệu này
có thể xem là cặp ASK nhiều mức được điều chế trên các sóng mang vuông pha nên
được gọi là điều biên cầu phương – QAM.

129
Hình 4.26: Chòm sao của các tín hiệu điều chế
a) APK 16 (8,8) b) APK 16 (4,12) c) QAM 16 (4x4)
Điều chế biên độ cầu phương là phương pháp điều chế kết hợp giữa điều chế
biên độ ASK và điều chế pha PSK. Trong phương thức điều chế này, người ta thường
thực hiện điều chế biên độ nhiều mức hai sóng mang và các sóng mang này được dịch
pha 1 góc 900: Một sóng mang là sin  0 t và một sóng khác là cos  0 t. Số trạng thái pha
góc điều chế này là L2 (L: số mức biên độ của mỗi sóng mang vuông góc). Tín hiệu
của tổng hai sóng mang này có dạng sóng kết hợp giữa điều biên và điều pha.
Các loại điều chế biên độ cầu phương: 4-QAM, 8-QAM, 16-QAM, 64-QAM....

Hình 4.27: Giản đồ pha của 4-QAM và 8-QAM

130
Hình 4.28: Dạng sóng của 8-QAM

131
132

You might also like