You are on page 1of 7

Nguyễn Hoài Dũng

1. Sơ lược hệ thống thông tin số:

- Khối điều chế: Giúp cho dòng tín hiệu số có thể đi qua một phương tiện
vật lý cụ thể theo một tốc độ cho trước, với mức độ méo chấp nhận được,
yêu cầu một băng thông tần số cho phép. Khối điều chế có thể thay đổi
dạng xung, dịch chuyển phổ tần số của tín hiệu đến một băng thông khác
phù hợp.

2. Điều chế số:

- Định nghĩa điều chế: là quá trình làm thay đổi các thông số của sóng
mang theo tín hiệu tin.
  Sóng mang tin: là một dạng sóng (thường là hình sin) được điều chế
(sửa đổi) với tín hiệu mang thông tin nhằm mục đích truyền tải thông
tin.
- Nguyên lý:

Vam(t) = Accos (2πfct + θc)

Trong đó các thành phần mang tin là:


Ac (t): Điều chế biên độ ASK
fc (t): Điều chế tần số FSK
θc (t): Điều chế pha PSK

 Điều chế số: Quá trình một trong ba thông số biên độ, tần số và pha
của sóng mang được thay đổi theo tín hiệu đưa vào điều chế để thông
tin của sóng mang phù hợp với đường truyền.
 Tại sao phải điều chế số:
+ Làm giảm băng thông nên có hiệu quả sử dụng phổ cao (giảm BW
nên tăng số lượng kênh thông tin được ghép vào luồng băng gốc).
+ Phù hợp với các hệ thống đòi hỏi hiệu quả phổ lớn nhờ điều chế
nhiều mức.
- Quá trình điều chế số

Giả sử có một sóng mang hình sin: X0(t) = Acos (ωt + φ)


Trong đó:
A: Biên độ mang sóng
ωt = 2πf0: Tần số góc của sóng mang
f0: Tần số dao động của sóng mang
φ: Pha của sóng
Tùy theo các thông số sử dụng để mang tin có thể là: biên độ A, tần số
f0, pha φ hay tổ hợp giữa chúng mà t có thể có các kiểu điều chế khác nhau: ASK,
FSK, PSK, QAM, . . .
 PSK – điều chế khóa dịch pha: sóng điều tần được tạo ra bằng cách
thay đổi pha sóng mang theo biên độ tín hiệu băng gốc.

3. Giải điều chế số

- Là quá trình ngược lại với quá trình điều chế. Trong quá trình thu được
có một trong các tham số: Biên độ, tần số, pha của tín hiệu sóng mang
được biến đổi theo tín hiệu điều chế và tùy chỉnh theo phương thức điều
chế mà ta có được các phương thức giải điều chế thích hợp để lấy lại
thông tin cần thiết.

4. BPSK – Khóa dịch pha nhị phân

- Định nghĩa: Là kỹ thuật điều chế tín hiệu số với bit 0 và bit 1 lệch pha
nhau 180o.
- Ở khóa dịch pha nhị phân thì hai pha đầu ra có thể là với một tần số sóng
mang đơn. Trong hai pha đó thì một trong hai pha tương ứng với mức
logic 1 và một pha tương ứng với mức logic 0. Nếu như trạng thái tín
hiệu nhị phân đầu vào có sự thay đổi thì hai góc pha ở đầu ra cũng biến
đổi lệch pha nhau 180o. Cũng vì vậy BPSK còn được gọi là khóa đảo pha
– PRK – phase reversal keying.

4.1. Điều chế và giải điều chế BPSK

- Giả sử có sóng mang được biểu diễn: X0(t) = Acos (ωt + φ)


Biểu thức tín hiệu gốc: s(t) là tín hiệu nhị phân (0,1) hay là chuỗi NRZ.
Do đó ta có:
+ Khi s(t) = 0: P(t) = X0(t) = Acosω0t
+ Khi s(t) = 1: P(t) = X0(t) = Acos(ω0t+180o)
Đối với PSK, thông tin chứa trong pha tức thời của sóng mang
điều chế. Thường thì pha này được ấn định và so sánh tương thích
với sóng mang của pha đã biết. Đối với BPSK, trạng thái pha 0o và
180o sẽ được sử dụng.

- Nguyên tắc BPSK


Nguyên tắc: Các tín hiệu nhị phân tác dụng lên sóng mang làm thay đổi
pha của sóng mang, ví dụ:
Bit 1: Pha của sóng mang là 0
Bit 0: Pha của sóng mang là 180o
Các giá trị này có thể ngược lại nhưng nguyên tắc chung là có sự đảo bit
thì pha của sóng mang lệch đi 180o.
Hình 1. Đồ thị thời gian và trạng thái

- Điều chế BPSK:


Với n = 2, ΔΦ = π thì ta sẽ có kiểu điều chế BPSK
π
P(t) = cos (ω0t+φ+s(t) 2 )
Hình 2. Sơ đồ khối thực hiện điều chế BPSK

Phương pháp điều chế BPSK được giới thiệu như ở hình 2. Sơ đồ tạo tín
hiệu BPSK dạng sin với hai giá trị pha phụ thuộc vào giá trị Data:
Khi data bit = 1, tín hiệu BPSK cùng pha với sóng mang
Khi data bit = 0, tín hiệu BPSK ngược pha 180o với sóng mang
Hình 3. Quan hệ pha /thời gian ở đầu ra bộ điều chế BPSK theo tín hiệu
vào

You might also like