You are on page 1of 2

Phần II

CÁC TIẾT MÁY TRUYỀN ĐỘNG

KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TRUYỀN ĐỘNG CƠ KHÍ

1. Nhiệm vụ của bộ truyền động


Các bộ truyền động có nhiệm vụ truyền cơ năng từ động cơ đến các bộ phận công tác của máy,
thông thường có biến đổi tốc độ, lực và mômen, đôi khi có biến đổi dạng và qui luật chuyển động.
2. Lý do phải dùng các bộ truyền động làm khâu nối giữa động cơ và bộ phận công tác
của máy
- Tốc độ cần thiết của các bộ phận công tác nói chung khác với tốc độ hợp lý của các
động cơ tiêu chuẩn;
- Cần truyền động từ một động cơ đến nhiều cơ cấu làm việc với tốc độ khác nhau;
- Cần biến đổi dạng và qui luật chuyển động;
- Đảm bảo an toàn cho máy công tác hoặc đảm bảo khuôn khổ kích thước của máy.
3. Phân loại truyền động cơ khí
Truyền động cơ khí được chia làm 2 loại:
- Truyền động ma sát: gồm
+ Truyền động ma sát trực tiếp: truyền động bánh ma sát.
+ Truyền động ma sát gián tiếp: truyền động đai.
- Truyền động ăn khớp: gồm
+ Truyền động ăn khớp trực tiếp: truyền động bánh răng, truyền động trục vít- bánh vít. +
Truyền động ăn khớp gián tiếp: truyền động xích.
4. Các thông số đặc trưng chủ yếu của bộ truyền động cơ khí:
- Công suất (P):
+ Trục dẫn động (chủ động): P1 (kW)
+ Trục bị dẫn (bị động): P2 (kW)
- Hiệu suất bộ truyền:  ()
P2 P1  Pm P
 1 m
P1 P1 P1
12 = <1
trong đó:
Pm- Công suất mất mát qua bộ truyền (kW).
- Tốc độ quay (n): biểu thị bằng số vòng quay trong 1 phút:
+Trục chủ động: n1 (v/p)
+Trục bị động: n2 (v/p)
- Tỉ số truyền: u
n1  1
u 
n2  2

7
trong đó: 1, 2: tốc độ góc của trục dẫn và trục bị dẫn (rad/s)
- Mômen xoắn xoắn trên trục thứ i
Pi
Ti  9,55. 10 6.
ni
(i=12)
Quan hệ mômen xoắn giữa các trục
T2= T1.u.12

You might also like