You are on page 1of 98

BỆNH TUYẾN GIÁP

Lớp YC – K41
Bệnh tuyến giáp

1 Dị tật bẩm sinh

2 Phình giáp

3 Viêm tuyến giáp

4 U tuyến giáp
DỊ TẬT BẨM SINH
• Ống giáp lưỡi (Thyroglossal duct)

• Bọc giáp lưỡi (Thyroglossal cyst)

• Mô giáp lạc chỗ (Heterotopic thyroid


tissue)

• Thiểu sản và vô tạo tuyến giáp


DỊ TẬT BẨM SINH
• Ống giáp lưỡi (Thyroglossal duct)

• Đa số ở nữ
• Hiếm khi gây triệu chứng
• Chiếm khoảng 10% mẫu sinh
thiết tử thi
• Khi to gây: khó nuốt, thở rít
DỊ TẬT BẨM SINH
• Ống giáp lưỡi (Thyroglossal duct)
DỊ TẬT BẨM SINH
• Bọc giáp lưỡi (Thyroglossal cyst)

• Do sự tồn tại mô ống giáp lưỡi

• 1/3 từ lúc mới sinh, 2/3 ở bệnh nhân lớn

• Thường thấy ở đường giữa và không có mô


lympho

• Đường kính vài cm, vỏ bao mỏng, chứa dịch


vàng
DỊ TẬT BẨM SINH
• Bọc giáp lưỡi (Thyroglossal cyst)
DỊ TẬT BẨM SINH
• Bọc giáp lưỡi (Thyroglossal cyst)
• Vi thể
• Vách thượng mô trụ
đơn, có nhung mao,
hoặc không
• Có thể kèm nang tuyến
nhỏ, tinh thể
cholesterole, Không có
mô limphô
• Có thể kèm theo
carcinôm tuyến giáp đặc
biệt là dạng nhú
DỊ TẬT BẨM SINH
• Mô giáp lạc chỗ (Heterotopic thyroid tissue)

• Do bất thường trong quá trình


chui xuống của mầm tuyến giáp
trong thời kỳ phôi thai:

• Không chui xuống

• Chui xuống không hoàn


toàn hoặc chui sâu quá mức

• Kết quả tạo ra mô giáp lạc chổ ở


đáy lưỡi, vùng dưới lưỡi, thanh
quản, sau xương ức
DỊ TẬT BẨM SINH
• Mô giáp lạc chỗ (Heterotopic thyroid tissue)

• Vị trí thường gặp nhất của mô


giáp lạc chổ là ở đáy lưỡi

• Có thể gây ra triệu chứng khó


nuốt hoặc khó thở

• 70% các trường hợp lại không


có tuyến giáp bình thường

• Việc cắt bỏ mô giáp lạc chổ sẽ


đưa đến tình trạng nhược giáp,
đòi hỏi phải điều trị thay thế
bằng hormon
DỊ TẬT BẨM SINH
• Thiểu sản và vô tạo tuyến giáp

• Rất hiếm

• Xuất độ 1/4000 trẻ sơ sinh

• Do mầm tuyến giáp không phát


triển gây thiếu hụt hoàn toàn
hormon,
PHÌNH GIÁP
• Định nghĩa: Phình giáp là sự phì đại của tuyến giáp

• Có 2 loại phình giáp:

• Phình giáp dịch vùng

• Phình giáp lẻ tẻ
PHÌNH GIÁP
Phình giáp dịch vùng

• Là tình trạng phình giáp xảy


ra ở một số địa phương với
xuất độ hơn 10% dân số

• Thường thuộc về các vùng


núi hoặc vùng nằm sâu trong
đất liền có hàm lượng iod
trong đất và nước rất thấp.
PHÌNH GIÁP
Phình giáp dịch vùng

• Nguyên nhân: Do sự thiếu


hụt iod trong thực phẩm,
tuyến giáp không sản xuất đủ
T3 và T4 làm tuyến yên tăng
tiết TSH, kích thích tuyến
giáp tăng sản tạo cục.
PHÌNH GIÁP
Phình giáp lẻ tẻ

• Nguyên nhân và cơ chế


chưa xác định rõ
PHÌNH GIÁP
Phình giáp lẻ tẻ

Có thể do:

• Sử dụng các loại thực phẩm có


chứa các chất kháng giáp như
thioglucoside (cải bắp, củ cải),
cyanoglucoside (bột sắn, măng
tre), flavinoid (hạt kê)

• Tăng nhu cầu hormon tuyến giáp


trong giai đoạn dậy thì hoặc
mang thai.

• Tăng tính đáp ứng đối với TSH


của một số nhóm tế bào nang
giáp
PHÌNH GIÁP

• Trong phình giáp, chức năng tuyến giáp


có thể:
• Bình thường (phình giáp đơn thuần)
• Cường giáp
• Suy giáp
PHÌNH GIÁP
Phình giáp đơn thuần

• Gồm các bệnh:

• Phình giáp lan tỏa

• Phình giáp cục

• Bọc giáp
PHÌNH GIÁP
Phình giáp đơn thuần > Phình giáp lan tỏa

Vi thể:

• Các túi tuyến giãn rộng, chứa


nhiều keo giáp, tế bào thượng
mô hình khối thấp hoặc bị dẹt

• Tế bào nang giáp có thể tăng


sinh tạo nhú, có thể gây nhầm
với carcinôm tuyến giáp dạng
nhú
PHÌNH GIÁP
Phình giáp đơn thuần > Phình giáp cục
• Tuyến giáp phình to

• Khởi đầu có dạng lan tỏa

• Sau một thời gian ngắn sẽ xuất


hiện các cục có đường kính từ 1
đến vài cm

• Số lượng cục tăng dần theo thời


gian, có thể chiếm toàn bộ tuyến
giáp.

• Có 4 đặc điểm chính: có cục,


xuất huyết, hoá bọc, hoá canxi
PHÌNH GIÁP
Phình giáp đơn thuần > Phình giáp cục
Đại thể:

• Trên mặt cắt, các cục có màu nâu

• Mật độ thay đổi, được bao quanh


bởi các dãy sợi hoặc một vỏ bao
sợi không hoàn toàn

• Giữa các cục là mô giáp bình


thường, không bị chèn ép

• Trong các cục lớn, có thể thấy hiện


tượng xuất huyết, thoái hoá bọc,
hoá calci.
PHÌNH GIÁP
Phình giáp đơn thuần > Phình giáp cục
Vi thể

• Bên cạnh những nang giáp nhỏ lót


bởi các tế bào hình trụ tăng sinh
tạo nhú, có những nang giáp giãn
rộng chứa đầy chất keo với tế bào
nang giáp bị ép dẹp

• Các nang giáp có thể bị vỡ, xuất


huyết, gây phản ứng viêm gồm có
các limphô bào, đại thực bào và
đại bào nhiều nhân
PHÌNH GIÁP
Phình giáp đơn thuần > Bọc giáp

• Hầu hết do hiện tượng thoái hoá bọc của một cục trong
bệnh phình giáp cục (Đôi khi, từ một túi tuyến bình thường bị xuất
huyết hoặc thoái hoá bọc. Hiếm hơn, có thể từ một u thật)

• Bọc giáp có thể nhỏ (<1cm), hay to (6 - 10cm).

• Trong bọc chứa chất keo giáp hoặc dịch đỏ của máu cũ,
hoặc dịch nâu sền sệt chất keo

• Vỏ bọc lót bởi lớp thượng mô trụ hoặc thượng mô chuyển


sản gai
PHÌNH GIÁP
Cường giáp

• Cường giáp là sự tăng


chuyển hóa cơ bản và làm
tăng độ nhạy cảm với
catecholamine

• Biểu hiện lâm sàng:

• Sụt cân
• Đổ mồ hôi,da ửng đỏ, ấm
• Nhịp tim nhanh, run,
bệnh nhân biểu hiện sự
lo lắng
• Tiêu chảy
PHÌNH GIÁP
Cường giáp

• Cận lâm sàng:

• Giảm TSH và tăng T4


• Đôi khi bệnh nhân chỉ
tăng T3
PHÌNH GIÁP
Cường giáp

• 2 bệnh chính của cường giáp:


• Bệnh Basedow
• Phình giáp độc
PHÌNH GIÁP
Cường giáp > Bệnh Basedow (Basedow’s disease)

• Còn gọi là phình giáp độc lan tỏa


(diffuse toxic goiter), phình giáp lồi mắt
(exophthalmic goiter), bệnh Grave.

• Tỷ lệ nữ/ nam: 7/1

• Tuổi từ 20 - 40

• Biểu hiện lâm sàng gồm có:

• Tình trạng phình giáp lan tỏa 2 thùy


• Kèm triệu chứng cường giáp như
sụt cân, sợ nóng, run tay, tim đập
nhanh, lồi mắt
PHÌNH GIÁP
Cường giáp > Bệnh Basedow (Basedow’s disease)

• Đại thể: tuyến giáp to đều, mặt cắt hồng như thịt
PHÌNH GIÁP
Cường giáp > Bệnh Basedow (Basedow’s disease)

• Vi thể:

• Tăng sinh nang tuyến


kèm tạo nhú, không
có trục liên kết sợi –
mạch máu
PHÌNH GIÁP
Cường giáp > Bệnh Basedow (Basedow’s disease)

• Vi thể:

• Các tế bào nang


tuyến có không bào
chế tiết

• Mô đệm xơ hóa, giàu


mạch máu
PHÌNH GIÁP
Cường giáp > Bệnh Basedow (Basedow’s disease)

• Sinh bệnh học: do cơ chế miễn dịch kích


thích tăng sản xuất T3 T4

• Tình trạng lồi mắt do:

• Thấm nhập limphô bào, lắng đọng chất


glycosaminoglycans ở mô mềm sau hốc
mắt

• Sự hóa sợi trong các cơ ngoài nhãn cầu


và trong mô đệm của hốc mắt .

• Phù niêm: do lắng đọng glycosaminoglycans


và lympho bào ở hạ bì
PHÌNH GIÁP
Cường giáp > Bệnh Basedow (Basedow’s disease)

• Bệnh Basedow cũng thuộc về nhóm


bệnh lý tự miễn

• Trong huyết thanh có các tự kháng


thể có khả năng gắn kết với thụ thể
TSH trên bề mặt tế bào nang giáp,
kích thích tế bào nang giáp tăng sinh
và tăng sản xuất T3 và T4.
PHÌNH GIÁP
Cường giáp > Phình giáp độc

• Nguyên nhân: do tăng sản xuất T3, T4

• Nguyên nhân cường giáp nguyên phát (hiếm gặp):


U tuyến giáp, viêm tuyến giáp, ung thư

• Nguyên nhân cường giáp thứ phát: u quái giáp


buồng trứng và thai trứng (trong bệnh nhau nước có sự tăng
sinh của các tế bào nuôi dẫn đến tăng sản xuất HCG, trong đó có
yếu tố nội tại hoạt động giống TSH)

• Các biến chứng: Cơn bão giáp


PHÌNH GIÁP
Cường giáp > Phình giáp độc > Cơn bão giáp

• Định nghĩa: Sự khởi phát đột ngột của cường giáp nặng

• Nguyên nhân:
• Sự gia tăng catecholamine thứ phát
• Phẫu thuật
• Nhiễm trùng cấp tính
• Biến chứng: Gây loạn nhịp tim và đột tử
PHÌNH GIÁP
Cường giáp > Phình giáp độc > Cơn bão giáp

• Biểu hiện lâm sàng:

• Thường có một hoặc nhiều cục

• Sốt, đỏ bừng mặt và đổ mồ hôi. Bệnh nhân có thể kích


động, yếu ớt, trạng thái tâm thần thay đổi

• Tăng nhiệt độ của cơ thể (đặc trưng)

• Bệnh nhân có thể có nhịp tim nhanh, rung nhĩ, mê sảng


PHÌNH GIÁP
Suy giáp

• Định nghĩa: làm giảm khả


năng chuyển hóa của
tuyến giáp

• Nguyên nhân đặc hiệu:


thường do viêm giáp
PHÌNH GIÁP
Suy giáp

• Biểu hiện lâm sàng:


• Cân nặng bình thường
• Sợ lạnh, da mát
• Tóc thưa, mất lông mày
• Tăng huyết áp tâm trương,
nhịp tim chậm, suy tim
sung huyết
• Hội chứng khớp cổ tay
(dấu hiệu Woltman
• Thờ ơ, mặt phù, trầm cảm
• Cường kinh, tiết nhiều sữa
PHÌNH GIÁP
Suy giáp

Các loại suy giáp:

• Bệnh đần

• Bệnh phù nhầy


PHÌNH GIÁP
Suy giáp > Bệnh đần

• Định nghĩa: Do tuyến


giáp thiểu sản hoặc
kém phát triển. Tuyến
giáp có thể không có
hoặc có rất ít túi tuyến
và chỉ có mô sợi.

• Xảy ra trong thời thơ


ấu hoặc trẻ em
PHÌNH GIÁP
Suy giáp > Bệnh đần

Biểu hiện lâm sàng:

• Chậm phát triển tâm thần


do suy giảm sự phát triển
của não bộ

• Bất thường xương

• Mặt thô và lưỡi nhô ra


PHÌNH GIÁP
Suy giáp > Bệnh đần

Nguyên nhân:

• Bà mẹ bị bệnh suy giáp trong giai đoạn sớm của thai kỳ, trước khi
phát triển tuyến giáp của thai nhi

• Do bệnh di truyền gây những rối loạn trong tổng hợp nội tiết tố tuyến
giáp, do thiếu Iode

• Bất thường trong chuyển hóa hormon tuyến giáp của bào thai
PHÌNH GIÁP
Suy giáp > Phù nhầy

Định nghĩa:

• Suy giáp xảy ra ở trẻ lớn và người lớn, ở bệnh nhân dùng
thuốc kháng giáp trong một thời gian dài

Biểu hiện lâm sàng: tương tự các dấu hiệu và triệu chứng của
suy giáp
PHÌNH GIÁP
Suy giáp > Phù nhầy

Nguyên nhân:

• Suy giáp nguyên phát:


• Viêm giáp Hashimoto
• Thiếu Iode
• Vô căn
• Suy giáp thứ phát: suy tuyến yên

Biến chứng: Hôn mê


PHÌNH GIÁP
Suy giáp > Phù nhầy

Xét nghiệm cận lâm sàng:

• Suy giáp nguyên phát: Tăng TSH, giảm T3, T4

• Suy giáp thứ phát: Giảm TSH, giảm T3, T4


VIÊM TUYẾN GIÁP
Phân loại

• Viêm tuyến giáp cấp tính

• Viêm tuyến giáp bán cấp tính

• Viêm tuyến giáp mạn tính


VIÊM TUYẾN GIÁP
Viêm tuyến giáp cấp tính

Sinh bệnh học:

• Thường là biến chứng của nhiễm trùng huyết

Biểu hiện lâm sàng:

• Sốt cao, đỏ vùng da nằm trên tuyến giáp, đau


VIÊM TUYẾN GIÁP
Viêm tuyến giáp cấp tính

Biểu hiện lâm sàng:

• Phần lớn ở thùy trái

• Bệnh cấp tính: sốt, đau


khàn tiếng và khó nuốt

• Giảm đau khi cúi đầu và


tăng khi ngửa cổ

• Tuyến giáp sưng đỏ, đôi


khi ápxe
VIÊM TUYẾN GIÁP
Viêm tuyến giáp cấp tính

• Vi thể
VIÊM TUYẾN GIÁP
Viêm tuyến giáp bán cấp tính

Gồm các bệnh:

• Viêm giáp hạt (De Quervain)

• Viêm giáp lympho bào


VIÊM TUYẾN GIÁP
Viêm tuyến giáp bán cấp tính
Viêm giáp hạt (De Quervain)

Sinh bệnh học: thường


2 thứ phát sau nhiễm virus

Vi thể

• Hiện diện lympho bào


1 và đại bào nhiều nhân

4 • Sắp xếp dạng viêm hạt


3 nên còn gọi là viêm
giáp “giả lao”
Tế bào dạng biểu mô (1), đại bào (2),
limphô bào (3), nang giáp (4).
VIÊM TUYẾN GIÁP
Viêm tuyến giáp bán cấp tính
Viêm giáp hạt (De Quervain)

Biểu hiện lâm sàng:

• Các triệu chứng: đau vùng cổ, sốt

• Các dấu hiệu: đặc điểm nổi bật là sờ tuyến giáp


mềm. Hầu hết bệnh nhân chức năng tuyến giáp trở
lại bình thường trong vòng 8 tuần
VIÊM TUYẾN GIÁP
Viêm tuyến giáp bán cấp tính
Viêm giáp lympho bào

Đặc điểm:

• Xảy ra chủ yếu ở trẻ em

• Diễn tiến bệnh thường nhẹ và


ngắn.

• Tuyến giáp hơi to, mật độ


tăng, mặt cắt vàng nhạt. Bệnh
nhân vẫn bình giáp hoặc chỉ
bị nhược giáp nhẹ
VIÊM TUYẾN GIÁP
Viêm tuyến giáp bán cấp tính
Viêm giáp lympho bào

Trên vi thể:
• Các nang giáp có cấu trúc
bình thường
• Các tế bào nang giáp chưa bị
biến đổi thành tế bào Hürthle
(tế bào Askanazy)
• Mô đệm giữa các nang giáp
thấm nhập limphô bào
• Có thể thấy có sự thành lập
các trung tâm mầm
VIÊM TUYẾN GIÁP
Viêm tuyến giáp mạn tính

Gồm các bệnh:

• Viêm giáp Hashimoto

• Viêm giáp sợi Riedel


VIÊM TUYẾN GIÁP
Viêm tuyến giáp mạn tính
Viêm giáp hashimoto

Sinh bệnh học: Viêm do


phản ứng tự miễn phá hủy
mô tuyến giáp

Hình thái học:

• Đại thể: Tuyến giáp nhạt


màu, nốt không rõ
VIÊM TUYẾN GIÁP
Viêm tuyến giáp mạn tính
Viêm giáp Hashimoto

Hình thái học:

• Vi thể:
• Thấm nhập lympho bào
• Hình thành các nang
lympho
• Tế bào biểu mô tuyến
giáp thay dổi dạng phồng
bào
VIÊM TUYẾN GIÁP
Viêm tuyến giáp mạn tính
Viêm giáp Hashimoto

Dịch tễ học

• Xảy ra từ 45-60 tuổi

• Tỷ lệ nữ/nam = 10/01

• Có thể đi kèm với cả hai hội chứng Down và hội


chứng Turner

• Là nguyên nhân phổ biến của suy giáp và phình giáp


ở Hoa Kỳ
VIÊM TUYẾN GIÁP
Viêm tuyến giáp mạn tính
Viêm giáp Hashimoto

Biểu hiện lâm sàng

• Khởi phát âm thầm do mất dần chức năng của tuyến giáp

• Tăng:

• TSH

• Kháng thể anti-thyroid peroxidase, anti-thyroglobulin


có trong 90% trường hợp
VIÊM TUYẾN GIÁP
Viêm tuyến giáp mạn tính
Viêm giáp Riedel

• Hiếm gặp, nữ chiếm ưu thế

• Viêm do phản ứng tự miễn phá hủy mô tuyến giáp

• Đại thể: U cứng, dính vào vùng cổ, khó phân biệt với
ung thư

• Vi thể: Mô tuyến giáp bị thay thế hoàn toàn bằng mô


sợi xơ
VIÊM TUYẾN GIÁP
Viêm tuyến giáp mạn tính
Viêm giáp Riedel

Lâm sàng:

• Bướu giáp cứng như đá, ban đầu khu trú, sau lan toàn
tuyến giáp.

• Sự xơ hoá lan rộng đến các cơ ở cổ, cơ quan lân cận


gây cảm giác bó chặt cổ, khó nuốt, khó thở.

• Bệnh có thể phối hợp xơ hoá sau màng bụng, trung thất,
sau hốc mắt, tuyến lệ.
U TUYẾN GIÁP
• Có thể là

• U lành

• Ung thư
U TUYẾN GIÁP
U lành

Gồm các dạng:

• U tuyến túi (follicular adenoma)

• U tuyến không điển hình (atypical adenoma)

• U tuyến có nhân quái (adenoma with bizarre nuclei)

• U tuyến tế bào Hürthle (Hürthle cell adenoma):

• U tuyến bè hyalin (Hyalinizing trabecular adenoma)


U TUYẾN GIÁP
U lành > U tuyến túi (follicular adenoma)
U TUYẾN GIÁP
U lành > U tuyến không điển hình (atypical adenoma)
U TUYẾN GIÁP
U lành > U tuyến có nhân quái (adenoma with bizarre nuclei)
U TUYẾN GIÁP
U lành > U tuyến có nhân quái (adenoma with bizarre nuclei)
U TUYẾN GIÁP
U lành > U tuyến tế bào Hürthle (Hürthle cell adenoma)
U TUYẾN GIÁP
U lành > U tuyến bè hyalin (Hyalinizing trabecular adenoma)
U TUYẾN GIÁP
Ung thư

• Chiếm một tỉ lệ nhỏ trong các bệnh về tuyến giáp nhưng


đang có xu hướng tăng nhanh nhất là ở nữ giới.

• Chia làm 3 nhóm

• Carcinom tuyến giáp

• Sarcom tuyến giáp (rất hiếm gặp)

• Ung thư di căn


U TUYẾN GIÁP
Ung thư > Carcinôm tuyến giáp

• Có 5 loại carcinom tuyến giáp thường gặp:

• Carcinôm tuyến giáp dạng nhú.

• Carcinôm tuyến giáp dạng nang.

• Carcinôm dạng đa bào.

• Carcinôm không biệt hóa.

• Carcinôm dạng thượng bì.


U TUYẾN GIÁP
Ung thư > Carcinôm tuyến giáp > Dạng nhú
• Dịch tể học:
• Xảy ra ở mọi lứa tuổi (thường từ 20 – 40 tuổi)
• Chiếm 60% - 80% ung thư tuyến giáp
• Giới nữ nhiều hơn giới nam gấp 2-3 lần
• Yếu tố nguy cơ:
• Tiền sử xạ trị vùng đầu và cổ
• Đột biến Proto-oncogene Ret( 10q11),Braf, Ras
• Tia phóng xạ
• Chế độ ăn quá dư iod
• Viêm giáp Hashimoto
U TUYẾN GIÁP
Ung thư > Carcinôm tuyến giáp > Dạng nhú

• Một số đặc điểm gợi ý:


• U đơn độc, bệnh nhân trẻ tuổi và nhân lạnh
• Tốc độ phát triển nhanh chóng và thay đổi giọng nói
• U thường nhiều chỗ
• Yếu tố tiên lượng xấu:
• Kích thước > 2,5 cm
• Bệnh nhân lớn tuổi
• Loại mô học tế bào trụ cao
U TUYẾN GIÁP
Ung thư > Carcinôm tuyến giáp > Dạng nhú

• Đại thể:

• Rất biến đổi, đôi khi có vỏ


bao (< 10%)

• Xâm lấn rõ

• Thường dạng đặc, màu


trắng nhạt, mật độ chắc.

• Đường kính khối u thường


dưới 1cm

• Có thể thấy tạo nhú trên đại


thể
U TUYẾN GIÁP
Ung thư > Carcinôm tuyến giáp > Dạng nhú

• Đại thể
U TUYẾN GIÁP
Ung thư > Carcinôm tuyến giáp > Dạng nhú

Vi thể:
• Có các cấu trúc nhú
• Hình ảnh nhân “Orphan Annie”,
chồng lên nhau
• Nhân có rãnh, giả thể vùi, thể
cát
U TUYẾN GIÁP
Ung thư > Carcinôm tuyến giáp > Dạng nhú

Vi thể
• Nhiều nhú có trục liên kết-mạch
máu phủ 1 lớp thượng mô
vuông đơn hay trụ cao
• Trục liên kết: hóa sợi/ thoái hóa
trong kèm cầu canxi
U TUYẾN GIÁP
Ung thư > Carcinôm tuyến giáp > Dạng nhú

• Tiến triển:

• Tiến triển chậm.

• Có thể phá vỡ vỏ bao tuyến giáp và ăn lan ra các mô ngoài


tuyến giáp.

• Thường sớm cho di căn theo đường bạch huyết đến hạch
U TUYẾN GIÁP
Ung thư > Carcinôm tuyến giáp > Dạng nang

• Dịch tể:

• Chiếm tỷ lệ 15-20% ung thư tuyến giáp.

• Tuổi mắc bệnh trung bình là 50

• Nữ mắc nhiều hơn nam

• Yếu tố nguy cơ:

• Tia phóng xạ

• Chế độ ăn thiếu Iod


U TUYẾN GIÁP
Ung thư > Carcinôm tuyến giáp > Dạng nang

• Đại thể:

• Rất thay đổi

• Kích thước khoảng 2 – 3


cm.

• Mật độ chắc, vỏ bao rõ.

• Mặt cắt nâu nhạt, có những


ổ xuất huyết nhỏ
U TUYẾN GIÁP
Ung thư > Carcinôm tuyến giáp > Dạng nang

• Đại thể:

• Rất thay đổi

• Kích thước khoảng 2 – 3


cm.

• Mật độ chắc, vỏ bao rõ.

• Mặt cắt nâu nhạt, có những


ổ xuất huyết nhỏ
U TUYẾN GIÁP
Ung thư > Carcinôm tuyến giáp > Dạng nang
Vi thể:
• Có thể giống hệt u tuyến
tuyến giáp dạng nang
lành tính.
• Tính chất ác tính của khối
u chỉ có thể xác định qua
hiện tượng xâm nhập
của tế bào u vào trong
vỏ bao hoặc các mạch
máu
U TUYẾN GIÁP
Ung thư > Carcinôm tuyến giáp > Dạng nang
Vi thể:
U TUYẾN GIÁP
Ung thư > Carcinôm tuyến giáp > Dạng nang

Tế bào u:
• Có cấu tạo giống tế bào
nang giáp bình thường
• Xếp thành bè, đám đặc,
các nang tuyến nhỏ, vừa
hoặc lớn
U TUYẾN GIÁP
Ung thư > Carcinôm tuyến giáp > Dạng nang

• Tiến triển:

• Thường cho di căn theo đường máu

• Chủ yếu đến phổi và xương, ít khi cho di căn hạch.

• Tỷ lệ di căn của carcinôm dạng nang xâm nhập tối thiểu là


1-5%,

• Carcinôm dạng nang xâm nhập lan rộng là 75%

• Tỷ lệ sống thêm 10 năm chỉ đạt từ 25 –45%.


U TUYẾN GIÁP
Ung thư > Carcinôm tuyến giáp > Dạng đa bào

• Dịch tể:
• Chiếm tỷ lệ 4% ung thư tuyến giáp.
• Xảy ra lẻ tẻ, bệnh nhân lớn tuổi (>50)

• Yếu tố nguy cơ:


• Người lớn mắc bệnh MEN (Multiple Endocrine Neoplasia)
U TUYẾN GIÁP
Ung thư > Carcinôm tuyến giáp > Dạng đa bào

• Đột biến:

• Đột biến RET đối với cả hai loại MEN và non-MEN trong các
ung thư gia đình.

• Carcinôm tuyến giáp đa bào kèm tang sinh tế bào

• Có thể sản xuất kích thích tố, nhất là calcitonin, kháng


nguyên phôi (CEA – carcinoembryonic antigen), serotonin
và protein hoạt mạch ruột (VIP – vasoactice intestinal
peptide)

• U gia đình thường nhiều ổ và 2 thùy, kèm tăng sinh tế bào C


U TUYẾN GIÁP
Ung thư > Carcinôm tuyến giáp > Dạng đa bào
• Đại thể:

• Rất thay đổi

• Bướu thường cứng màu xám


trắng đến vàng nâu, giới hạn rõ,
không có bao.
U TUYẾN GIÁP
Ung thư > Carcinôm tuyến giáp > Dạng đa bào
• Vi thể
• Đa dạng
• Tế bào xếp dạng bè, đôi khi xếp
dạng nang
• Sản xuất chất dạng bột, dương
tính với phương pháp nhuộm
Red-Congo
U TUYẾN GIÁP
Ung thư > Carcinôm tuyến giáp > Không biệt hóa

• Dịch tể:
• Chiếm 2-5% ung thư tuyến giáp.
• Tuổi trung bình là 65
• Giới nữ/nam = 3/1-4/1
• Đây là loại ung thư có độ ác tính cao.
• Tiên lượng cực kỳ xấu
• Điều trị không hiệu quả và hầu hết bệnh nhân đều tử vong trong
vòng 6 tháng kể từ khi bệnh được phát hiện.
U TUYẾN GIÁP
Ung thư > Carcinôm tuyến giáp > Không biệt hóa
• Đại thể:
• U đặc, cứng chắc, không
vỏ bao, mặt cắt trắng
xám
• Có nhiều ổ hoại tử và
xuất huyết
U TUYẾN GIÁP
Ung thư > Carcinôm tuyến giáp > Không biệt hóa
Vi thể:
• Loại tế bào rất đa dạng, 3 loại
chính:
• Tế bào dạng biểu mô gai.
• Tế bào hình thoi, nhân dị dạng
• Đại bào, thấm nhập tế bào
viêm, chuyển sản sụn xương
U TUYẾN GIÁP
Ung thư > Carcinôm tuyến giáp > Không biệt hóa

• Biểu hiện lâm sàng


• Bướu phát triển nhanh
• Khàn giọng
• Khó nuốt
• Lan rộng ra khỏi thùy giáp
• Tiến triển:
• Diễn tiến nhanh
• Lan rộng ra vùng cổ
• Xâm nhiễm vùng cổ, khí quản, thực quản, da, xương lân
cận
• Cho di căn xa và di căn hạch
• Tử vong là do liên quan đến 1 số cấu trúc vùng cổ
U TUYẾN GIÁP
Ung thư > Carcinôm tuyến giáp > Dạng thượng bì

Dịch tể:
• Chiếm 1% carcinôm tuyến giáp.
U TUYẾN GIÁP
Ung thư > Carcinôm tuyến giáp > Dạng thượng bì

Vi thể
• Giống carcinôm tế bài gai nơi khác
U TUYẾN GIÁP
Ung thư > Sarcôm tuyến giáp

Dịch tể:

• Rất hiếm gặp


U TUYẾN GIÁP
Ung thư > Ung thư di căn

• Xâm lấn trực tiếp đến tuyến giáp


• Từ: thanh quản, khí quản, thực quản, vòm hầu
• Chủ yếu là loại tế bào gai
• Di căn đến tuyến giáp
• Di căn theo đường máu: kết qủa sinh thiết từ 10% trường
hợp chết vì ung thư
• Da (39%)
• Vú (21%)
• Thận (12%)
• Phổi (11%)
Bệnh tuyến giáp

Nguồn tham khảo:


Kết thúc

Nhóm thực hiện:


• Cao Hoàng Minh 1553010166
• Nguyễn Hữu Nhật Trường 1553010201
• Danh Tùng 1553010202
• Đỗ Huy Hoàng 1553010558
• Phan Nguyễn Duy Châu 1553010635

You might also like