You are on page 1of 8

Ngày soạn: ………………… Tuần: từ tuần…11…. đến tuần…12......

Ngày dạy: từ ngày ………. đến ngày……..……. Tiết: từ tiết…22……. đến tiết.…24….
Chủ đề
LIÊN KẾT HÓA HỌC
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tên chủ đề: Liên kết hóa học
2. Nội dung chủ đề
Nội dung 1 :Liên kết ion- Tinh thể ion
- Sự hình thành ion, cation và anion
- Sự hình thành liên kết ion
- Tính chất chung của hợp chất ion
Nội dung 2 :Liên kết cộng hóa trị
- Sự hình thành liên kết cộng hóa trị
- Mối quan hệ giữa độ âm điện và liên kết hóa học.
3. Mục tiêu của chủ đề:
a. Kiến thức
- Khái niệm về liên kết hóa học.
- Ion là gì? Khi nào nguyên tử biến thành ion? Có mấy loại ion?
- Liên kết ion, lk cộng hóa trị là gì và được hình thành như thế nào?
- Nguyên nhân của sự hình thành kiên kết ion và lk cộng hóa trị.
- Nêu được đặc điểm của từng loại lk.
- Giải thích đươc sự tạo thành liên kết ion và lk cộng hóa trị trong một số phân tử ( đơn chất và
hợp chất )
- Bản chất của liên kết hóa học, phân biệt được các kiểu liên kết hóa học.
- Phân biệt được hóa trị của nguyên tố trong hợp chất ion và cộng hóa trị.
b. Kỹ năng
- Vận dụng khái niệm độ âm điện để đánh giá tính chất của liên kết và mối quan hệ giữa các loại
lk( lk ion, lk CHT không cực và có cực)
- Dựa vào đặc điểm của các loại liên kết để giải thích và dự đoán tính chất của một số chất có cấu
trúc tinh thể nguyên tử, phân tử.
- Vận dụng các quy tắc xác định số oxi hóa để xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong hợp
chất, ion.
- Xác định hóa trị của các nguyên tố trong hợp chất ion và cộng hóa trị.
- Biết vận dụng các giá trị độ âm điện để giải thích và dự đoán tính chất của một số chất.
c. Thái Độ:
- Say mê, hứng thú học tập, yêu khoa học;
- Ứng dụng vào mục đích phục vụ đời sống con người.
d. Định hướng các năng lực được hình thành
- Năng lực tự học; năng lực hợp tác;
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học;
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học;
- Năng lực tính toán hóa học;
- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
4. Sản phẩm của chủ đề
- Báo cáo của các nhóm HS;
- Bài học của HS;
II. KẾ HOẠCH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
Chủ đề "Liên kết hóa học’’ được nghiên cứu sau khi HS đã học xong kiến thức lí thuyết về
cấu tạo nguyên tử, định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học, HS đã nắm vững về cấu hình
electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học để từ đó các em có thể hiểu được tại sao chúng
lại liên kết được với nhau và liên kết như thế ( lk ion hay cộng hóa trị)
Dưới đây là minh họa kế hoạch dạy học cho nội dung 1 (Số oxh) và nội dung 2 (PƯ oxh –
khử) .

Tiến trình Hoạt động Kết quả / sản


Thời gian Hỗ trợ của GV
dạy học của HS phẩm dự kiến
Tiết 1 Liên kết ion
Liên kết cộng
Tiết 2
hóa trị
Liên kết cộng
Tiết 3
hóa trị (tt)
NỘI DUNG 1 : Liên kết ion
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Đoạn video sự hình thành liên kết trong tinh thể NaCl
- Bảng phụ “Mô hình tinh thể NaCl”
- Phiếu học tập, nhiệm vụ cho các nhóm, giấy A4.
- Giáo án powerpoint về đáp án của các nhiệm vụ.
2. Chuẩn bị của HS:
- Sách giáo khoa Hóa học 10 cơ bản ;
- Bài soạn theo yêu cầu của GV;
3. Phương pháp dạy học:
- Phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Học tập hợp tác (thảo luận nhóm).
- PP sử dụng, tranh ảnh, SGK.
- PP sử dụng câu hỏi bài tập.
- Kĩ thuật sơ đồ tư duy, kĩ thuật KWL
4. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động
Bắt đầu giờ học, GV có thể đặt vấn đề: Tại sao trong tự nhiên ngtử các ngtố tồn tại chủ yếu dưới dạng
phân tử, tinh thể mà không tồn tại riêng lẻ? (Trừ khí hiếm). Tại sao các khí hiếm lại hoạt động hóa học
kém?
Hs: ( Cấu hình electron của chúng chưa bền vững chúng phải liên kết lại với nhau để đạt cấu hình
của khí hiếm bền vững
Hoạt động 2:
Phiếu học tập số 1: Xét sự hình thành ion
- Viết cấu hình e của các nguyên tử sau: Li, Na, F, He, Ne
- Trong các cấu hình electron đó thì cấu hình electron nào bền vững nhất? Tại sao?
- Để đạt cấu hình bền vững đó thì những nguyên tử còn lại phải nhường hay nhận bao nhiêu e?
- Xác định số proton và số electron của các nguyên tử sau khi nhường và nhận electron

Cấu hình e Đặc điểm Số e Sau khi nhường – nhận e


e lớp nhường Số p Số e Điện tích
ngcùng - nhận
Li
Na
O
He
Ne

Hoạt động nhóm


Các HS viết cấu hình và xác định các giá trị yêu cầu
Phiếu học tập số 2 : Khái niệm về ion
- Viết quá trình nhường – nhận e của chúng khi tạo thành ion
- Ion là gì? Có mấy loại ion? Khi nguyên tử nhường hay nhận e thì tạo thành những loại ion nào?những
loại ion nào?
- Kim loại và phi kim thì chất nào nhường –nhận e
* Rút ra kết luận: có 2 loại ion ( dương và âm; kim loại nhường e tạo io dương, phi kim nhạn
e tạo ion âm).
Hoạt động cả lớp
GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả quá trình làm việc nhóm trong HĐ học tập (nhóm
cử đại diện lên trình bày).
- Nêu câu hỏi và giải đáp thắc mắc giữa các nhóm.
- GV nhận xét và kết luận.
Tóm tắt kiến thức trọng tâm:

**Khái niệm về liên kết hóa học:


Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa các nguyên tử để tạo thành phân tử hay tinh thể.
Khi tạo thành liên kết hoá học, nguyên tử thường có xu hướng đạt tới cấu hình electron bền
vững của khí hiếm ở lớp ngoài cùng ( 8e hay 2e ở He) .
I. Liên kết ion:
1. Sự hình thành ion, cation, anion:
Ion: Nguyên tử trung hoà về điện. Khi nguyên tử nhường hay nhận e, nó trở thành phần tử mang điện
gọi là ion.
a. Ion dương:

nhường electron
* Na (Z=11): 1s 2s 2p 3s  có 1e ở lớp ngoài cùng  dễ Ion
2 2 Kim
6 1 loại dương
nhường 1e (cation)
tạo ion dương.
Na  Na + 1e
+
(cation natri)
b.Ion âm:

Nhận electron
Phi kim Ion âm (anion)
VD: O (Z=8): 1s2 2s2 2p4
O + 2e  O2- (anion oxit0
Tên Anion: Anion + gốc axit

*. Áp dụng
-Viết quá trình hình thành ion của Ca, Al, F
* Ca (Z=20): 1s2 2s2 2p6 3s23p6 4s2
Ca  Ca2+ + 2e (cation canxi)
* Al (Z=13): 1s 2s 2p6 3s13p6 3s2 3p1
2 2

Al  Al3+ + 3e (cation nhôm)


Tên Cation: Cation + Kim loại
* F (Z=9): 1s2 2s2 2p5  có 7e ở lớp ngoài cùng  dễ nhận 1e tạo ion âm.
F + 1e  F- (anion florua)

Gv: Ngoài việc phân chia ion dương, âm còn phân chia theo ion đơn và đa
2.Ion đơn và đa nguyên tử:

a. Ion đơn nguyên tử: là các ion tạo nên từ một nguyên tử.
VD: F - , O2-, Al3+, …
b. Ion đa nguyên tử: là các nhóm nguyên tử mang điện tích dương hay
âm.
VD: cation amoni NH4+, anion hidroxit OH-, anion sunfat SO42-, cacbonat CO32-

Phiếu học tập số 03: Xét sự hình thành phân tử NaCl


-Viết cấu hình elctron của Na và Cl.
- So sánh cấu hình elctron của chúng với khí hiếm gần nhất.
- Để đạt cấu hình đó thì Na và Cl phải nhường hay nhận bao nhiêu electron
- Viết các qúa trình tạo thành ion của chúng

HS: Thảo luận nhóm hoàn thành các câu hỏi trong phiếu học tập
* Na (Z=11): 1s2 2s2 2p6 3s1
Na  Na+ +1e
* Cl (Z=17): 1s2 2s2 2p63s2 3p5
Cl + 1e  Cl-
Ion Na+ và Cl- có điện tích trái dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện tạo nên NaCl.
Na+ + Cl-  NaCl
PTPƯ: 2Na + Cl2 = 2Na+Cl-

GV: Liên kết ion là gì?


HS: Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
 BT áp dụng
Xét sự hình thành phân tử MgO
-Viết cấu hình elctron của Mg và O.
- So sánh cấu hình elctron của chúng với khí hiếm gần nhất.
- Để đạt cấu hình đó thì Mg và O phải nhường hay nhận bao nhiêu electron
- Viết các qúa trình tạo thành ion của chúng
GV: Trình bày tính chất chung của hợp chất ion
HS: Tính chất chung của hợp chất ion:
- Rất bền vững do có lực hút tĩnh điện.
- Khá rắn, khó bay hơi, khó nóng chảy.
- Thường tan nhiều trong nước, tạo dd dẫn điện.

MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Chỉ ra nội dung sai:
A.Ion là phần tử mang điện
B.Ion dương gọi là anion, ion âm gọi là cation
C.Ion có thể chia thành ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử.
D.Ion được hình thành khi nguyên tử nhường hoặc nhận electron.
Câu 2: Cho các ion sau Na+, Al3+, SO42-, NO3-, Ca2+,NH4+,Cl-.Số cation là
A.2 B.3 C.4 D.5
Câu 3:Trong các phản ứng hóa học nguyên tử kim loại có khuynh hướng
A.Nhận electron B.Nhận hay nhường eletcron tùy thuộc vào từng phản ứng cụ thể
C. Nhường electron D. Nhận hay nhường eletcron tùy thuộc vào từng kim loại cụ thể
Câu 4:Trong phản ứng hóa học nguyên tử natri không hình thành được
A.Ion Natri B.cation natri C.anion natri D.ion đơn nguyên tử natri
Câu 5: Trong phản ứng :2Na + Cl2  2NaCl.có sự hình thành
A.cation natri và clorua B.anion natri và clorua
C.anion natri và cation clorua D. anion clorua và cation natri
Câu 7:Trong tinh thể NaCl xung quanh mối ion có bao nhiêu ion ngược dấu gần nhất
A.1 B.4 C.6 D.8
Câu 8:Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi
A.Sự góp chung electron độc thân
B.Sự cho-nhận electron hóa trị.
C.Lực hút tĩnh điện giưuã các ion mang điện tích trái dấu.
D.Lực hút tĩnh điện giữa ion và các electron tự do
Câu 9:Chỉ ra nội dung sai khí nói về tính chất chung của hợp chất ion
A.Khó nóng chảy, khó bay hơi B.Tồn tại dạng tinh thể, tan nhiều trong nước.
C.Trong tinh thể chứa các ion nên dẫn được điện D.Các hợp chất ion đều khá rắn
Câu 10:Hoàn thành nội dung sau:”các…………thường tan nhiều trong nước. Khi nóng chảy và khi hào
tan trong nước chúng dẫn điện, còn ở trạng thái rắn thì không dẫn điện”
A.Hợp chất vô cơ B.Hợp chất hữu cơ C.Hợp chất ion D.Hợp chất cộng hóa
Câu 11:Trong mạng tinh thể NaCl các ion Na+ và Cl- luân phiên đều đặn trên các đỉnh của
A.Hình lập phương B.hình tứ diện đều C.Hình chóp tam giác D.Hình lăng trụ lục giác
đều
Câu 12: Chất nào dưới đây chứa ion đa nguyên tử:
A. CaCl2 B. NH4Cl C. AlCl3 D. HCl
+ 2+ 3+
Câu 13: Số electron trong các cation: Na , Mg , Al là:
A. 11 B. 12 C. 10 D. 13
2 + 32 2-
Câu 14: Số electron trong các ion 1 H và 16 S lần lượt là:
A. 1 và 16 B. 2 và 18 C. 1 và 18 D. 0 và 18
56 2+ 35 -
Câu 15: số nơtron trong các ion 26 Fe và 17 Cl lần lượt là:
A. 26 và 17 B. 30 và 18 C. 32 và 17 D. 24 và 18

NỘI DUNG 02: LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ

Phiếu 04: Xét sự hình thành phân tử H2


- Viết cấu hình electron của nguyên tử H.
- Để đạt cấu hình của khí hiếm gần nhất thì nguyên tử phải nhường hay nhận e.
- Xét phân tử H2 có 2 nguyên tử H để đạt cấu hình bền thì 2 nguyên tử H phải nhường hay
nhận e.

HS:Thảo luận nhóm:


-Để dạt cấu hình của He thì H phải nhận thêm 1e
- Trong phân tử H2 cả 2 nguyên tử H đều thiếu 1e nên chúng góp chung tạo liên kết
GV: Cách viết công thức e và CTCT
B1: Viết cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố có trong phân tử( xác định số e lớp ngoài cùng)
B2: Biểu diễn số e lớp ngoài cùng ( Xác định số e thiếu)
B3: Viết ptpư , biếu diễn liên kết ( nguyên tố nào thiếu nhiều e nhất nằm phía trong, thiếu bao nhiêu thì
đưa bấy nhiêu tạo liên kết từ ngoài vào trong)

LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ


I. Sự hình thành liên kết cộng hoá trị:
1.Liên kết cộng hoá trị hình thành giữa các nguyên tử giống nhau. Sự hình thành đơn chất  :
a.Sự hình thành phân tử hidro H2 :

H(z=1): 1s1  moi nguyên tử H góp chung 1e


H. + .H  H : H H–H
Cthức electron CT cấu tạo
 Trong phân tử H2, 2 nguyên tử H liên kết với nhau bằng 1 cặp e liên kết (liên kết đơn)

Áp dụng

Phiếu học tập số 05: Xét sự hình thành phân tử N2


- Viết cấu hình electron của nguyên tử N.
- Để đạt cấu hình của khí hiếm gần nhất thì nguyên tử N thiếu bao nhiêu e.
- Xét phân tử N2 có 2 nguyên tử N để đạt cấu hình bền thì mỗi nguyên tử N phải góp bao
nhiêu e.

Yêu cầu :
N(z=7): 1s2 2s2 2p3  mỗi nguyên tử N có 5e lớp ngaoì cùng (chấm 5 chấm) thiếu 3e nên góp chung 3e
. .
: N : + : N :  : N ::: N: NN
Công thức electron CT cấu tạo
 Trong phân tử N2, 2 nguyên tử N liên kết với nhau bằng 3 cặp e liên kết (liên kết ba).
Gv: Liên kết CHT là gì? Liên kết trong phân tử H2 và N2được gọi là lk CHT gì?
HS: - Liên kết cộng hóa trị là liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp e chung.
Lk trong H2 và N2 là lk CHT không cực
Gv: Liên kết cộng hóa trị không cực: là liên kết cộng hóa trị giữa 2 nguyên tử của cùng 1 nguyên tố, trong
đó cặp e chung không bị hút lệch về phía nguyên tử nào
Phiếu học tập số 06: Xét sự hình thành phân tử HCl
- Viết cấu hình electron của nguyên tử H và Cl.
- Để đạt cấu hình của khí hiếm gần nhất thì nguyên tử H và Cl thiếu bao nhiêu e.
- Vậy trong phân tử HCl có 2 nguyên tử H và Cl để đạt cấu hình bền thì mỗi nguyên tử phải góp
bao nhiêu e.

Yêu cầu:
2.Liên kết giữa các nguyên tử khác nhau. Sự hình thành hợp chất:
a.Sự hình thành phân tử hidro clorua HCl :
H(z=1): 1s1  nguyên tử H góp chung 1e
Cl (Z=17): 1s2 2s2 2p63s2 3p5  nguyên tử Cl góp chung 1e
.. ..
H . + . Cl :  H : Cl : H – Cl
.. ..
CT electron CT cấu tạo
Độ âm điện của Clo > Hidro  Cặp e liên kết lệch về phía Clo  LKCHT này bị phân cực
* Liên kết cộng hóa trị phân cực: là liên kết cộng hóa trị giữa 2 nguyên tử của 2 nguyên tố khác nhau,
trong đó cặp e chung bị lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.

Phiếu 08: Xét sự hình thành phân tử CO2


- Viết cấu hình electron của nguyên tử C và O.
- Để đạt cấu hình của khí hiếm gần nhất thì nguyên tử C và O thiếu bao nhiêu e.
- Nguyên tử nào thiếu nhiều electron nhất sẽ ở trung tâm rồi dần ra ngoài. Vậy hãy sắp xếp 3
nguyên tử trong ptử CO2 và biểu diễn e lớp ngoài cùng của chúng.

Yêu cầu
C (Z=6): 1s2 2s2 2p2  nguyên tử C góp chung 4e
O (Z=8): 1s2 2s2 2p4  mỗi nguyên tử O góp chung 2e
:O: + :C : + :O:  :O::C ::O: O=C=O
CT electron CT cấu tạo
* GV đặt vấn đề : nhưng khi người ta thực hiện đo sự phân cực của phân tử thì nhận thấy là CO 2 một
phân tử không phân cực ?
 HS giải thích : CO2 có cấu tạo thẳng nên độ phân cực của 2 lk đôi C = O triệt tiêu nhau, kết quả toàn
bộ phân tử không phân cực
Gv: Để xác định chính xác loại lk trong phân tử người ta dựa vào hiệu độ âm điện
Xét hợp chât AxBy (  A : ĐÂĐ của A,  B : ĐÂĐ của B,   : hiệu ĐÂĐ trong phân tử
AxBy)
Hiệu độ âm điện Loại liên kết
Từ 0.0 đến < 0.4 LKCHT không cực
Từ 0.4 đến < 1.7 LKCHT có cực
 1.7 LK ion

Vd:Cho độ âm điện: Be (1,5), Al (1,5), Mg (1,2), Cl (3,0), N (3,0), H (2,1), S (2,5), O (3,5). Chất nào sau đây có
liên kết ion ?
A. H2S, NH3. B. BeCl2, BeS. C. MgO, Al2O3. D. MgCl2, AlCl3Câu

*Tính chất của các chất có lk CHT


- Có thể là chất rắn (Đường, lưu huỳnh, iot…)chất lỏng (ancol, nước…)chất khí (clo, cacbonic..)
- Phần lớn các chất không cực thì tan trong dung môi không cực
- Chất có liên kết CHT không cực không dẫn điện ở mọi trạng thái.

MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÁP DỤNG


Câu 1. Chọn định nghĩa đúng nhất về liên kết cộng hóa trị: Liên kết cộng hóa trị là liên kết giữa 2 nguyên tử ...
A. phi kim, được tạo thành do sự góp chung e. B. khác nhau, được tạo thành do sự góp chung e.
C. được tạo thành do sự góp chung 1 hay nhiều e. D. được tạo thành từ sự cho nhận e giữa chúng.
Câu 2. Liên kết cộng hóa trị có cực tạo thành giữa hai nguyên tử
A. phi kim khác nhau. B. cùng một phi kim điển hình.
C. phi kim mạnh và kim loại mạnh. D. kim loại và kim loại.
Câu3 . Chọn hợp chất có liên kết cộng hóa trị.
A. NaCl, CaO. B. HCl, CO2. C. KCl, Al2O3. D. MgCl2, Na2O.
Câu 4. Loại liên kết trong phân tử khí hidro clorua là liên kết
A. cho – nhận. B. cộng hóa trị có cực. C. cộng hóa trị không cực. D. ion
Câu 5. Đa số các hợp chất cộng hóa trị có đặc điểm là
A. có thể hòa tan trong dung môi hữu cơ. B. nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.
C. có khả năng dẫn điện khi ở thể lỏng hoặc nóng chảy. D. khi hòa tan trong nước thành dd điện li.
Câu 6 Liên kết cộng hóa trị là liên kết:
A. Giữa các phi kim với nhau
B. Trong đó cặp electron chung bị lệch về một nguyên tử
C. Được hình thành do sự dùng chung electron của 2 nguyên tử khác nhau
D. Được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung
Câu 7. Phân tử nào có liên kết cộng hóa trị không cực ?
A. HCl B. Cl2 C. NH3 D. H2O
Câu8: Cho các phân tủ : N2 ; SO2 ; H2 ; HBr. Phân tử nào trong các phân tử trên có liên kết cộng hóa trị
không phân cực ?
A. N2 ; SO2 B. H2 ; HBr. C. SO2 ; HBr. D. H2 ; N2 .
Câu 9: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về liên kết trong phân tử HCl ?
A. Các nguyên tử Hidro và Clo liên kết nhau bằng liên kết cộng hóa trị đơn.
B. Các electron liên kết bị hút lệch về một phía.
C. Cặp electron chung của hidro và clo nằm giữa 2 nguyên tử.
D. Phân tử HCl là phân tử phân cực.
Câu 10. Nguyên tử R có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p1. Ion mà R có thể tạo thành là:
A. R- B. R3- C. R+ D. R3+
Câu 11. Nguyên tố A có 2 electron hóa trị và nguyên tố B có 5 electron hóa trị. Công thức hợp chất tạo bởi
A và B là:
A. A2B3 B. A3B2 C. A2B5 D. A5B2

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
ĐA C A B B A D B D C D B

You might also like