You are on page 1of 5

Họ và tên: Nguyễn Hoàng Long

Lớp: IB002
Mã số SV: 31191023509

BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ


MÔN HỌC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
GV: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Câu 1: Hãy phân tích những nhân tố chủ quan hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh
Tư tưởng là sản phẩm của con người. Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình
thành bên cạnh những yếu tố khách quan còn có những yếu tố chủ quan, yếu tố chủ
quan đó ở Hồ Chí Minh:
 Một là, khả năng tư duy và trí tuệ của Hồ Chí Minh.
 Hai là, đó là tư tưởng tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, óc phê phán tin
tường, sáng suốt trong việc nghiên cứu tìm hiểu các vấn đề cách mạng trên
thế giới.
 Ba là, năng lực hoạt động thực tiễn thể hiện ở sự khổ công học tập nhằm tiếp
thu những tri thức, kinh nghiệm, vốn sống của thời đại và kinh nghiệm đấu
tranh của các phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới và luôn nhảy cảm
với cái mới, có đầu óc thực tiễn.
 Bốn là, phẩm chất đạo đức thể hiện ở ý chí của một người yêu nước vĩ đại,
một chiến sĩ nhiệt thành cách mạng, một trái tim yêu thương nhân dân, trái
tim sẵn sàng hy sinh chịu đựng gian khổ vì độc lập cho Tổ quốc, tự do hạnh
phúc cho nhân dân. Và đức tính khiên tốn và giản dị ở Người.
Vì vậy nhân tố chủ quan của nhân cách, phẩm chất, tài năng và trí tuệ của Hồ Chí
Minh đã tác động rất lớn đến việc hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.
Nguyễn Tất Thành sinh ra trong một nhà nho yêu nước trên mảnh đất giàu
truyền thống anh hùng chống giặc ngoại xâm, cho nên Người đã sớm tiếp nhận
truyền thống yêu nước, nhân nghĩa của gia đình, quê hương và dân tộc. Được dạy
dỗ đầy đủ từ nhỏ, Nguyễn Tất Thành đã sớm tiếp thu vốn văn hóa Quốc học, Hán
học. Bên cạnh đó, Người cũng đã bước đầu tiếp xúc với văn hóa phương Tây,
Người học tiếng Pháp và cũng biết đến nền dân chủ phương Tây với “tự do”, “bình
đẳng”, “bác ái”. Người đã sớm chứng kiến sự thống khổ, điêu đứng của đồng bào
ta trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến và tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân
dân ta. Đau lòng trước cảnh nước nhà bị nô lệ, nhân dân bị đọa đày, Nguyễn Tất
Thành đã sớm có chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Hoài bão cứu
nước, cứu dân của Hồ Chí Minh từ đó. Nhưng chí hướng cách mạng của Nguyễn
Tất Thành không giống như các bậc tiền bối. Người không cứu nước theo ngọn cờ
phong trào Cần Vương, hay khởi nghĩa “nặng cốt cách phong kiến” như cụ Hoàng
Hoa Thám, Người cũng không theo chính sách cải lương “chẳng khác gì đến xin
giặc rủ lòng thương” cụ Phan Châu Trinh, cũng không cứu nước theo phòng trào
Đông Du chẳng khác nào “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau” của cụ Phan Bội
Châu. Tuy người rất khâm phục tinh thần cứu nước của cha ông, nhưng Nguyễn
Tất Thành không tán thành các con đường của họ, không thể dựa vào nước ngoài
để giải phóng dân tộc. Đó là tư duy rất trí tuệ ở Hồ Chí Minh.
Người đã quyết tâm một hướng đi mới. Hướng đi mới này không giống như
những bậc tiền bối như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh…ra đi với tư cách người
trí thức, du học. Còn Người ra đi với tư cách của người lao động, người lao động
chân tay. Có thể nói chính vì Người ra đi với tư cách người lao động, đi vào cuộc
sống của người lao động Người mới hiểu được hết bản chất của chủ nghĩa đế
quốc, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ “tự do”, “bình đẳng”, “bác
ái”. Người cũng muốn đi xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào để trở nên
văn minh, phú cường rồi trở về giúp đồng bào mình. Đây được coi là biểu hiện tư
tưởng độc lập, tự chủ, sáng tạo trong tư duy và hành động của nhà cách mạng trẻ
tuổi Nguyễn Tất Thành.Với chí hướng cách mạng đó, ngày 05/06/1911, Người đã
rời bến Nhà Rồng (Sài Gòn) để bắt đầu cuộc hành trình vạn dặm, hành trình “đi
tìm hình của đất nước”.
Trong những năm tháng đầu tiên đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc
đã nghiệm thấy rằng: vấn đề nâng cao trí thức là cực kỳ quan trọng. Muốn đổi mới
cách mạng, thì phải nâng cao trí thức, cho nên không có con đường nào khác con
đường phải đi vào kho tàng văn học phong phú và đồ sộ của thế giới, đặc biệt là
nền văn học dân chủ tư sản ở Châu Âu. Người đã lên thư viên và đọc rất nhiều
sách của các nhà văn nổi tiếng. Chính nhờ sự đọc sách mà nhận thức của Người
tiến lên một bước mới, và Người đã lĩnh ngộ được cả hệ thống tri thức đồ sộ của
nhân loại. Kiến thức văn hóa mới tiếp thu được hòa đồng trong hoạt động thực tiễn
của Người tạo thành động lực thúc đẩy mình trên con đường cứu nước. Và Người
nhảy cảm sắc sảo về sự phân biệt chủng tộc và sự bóc lột cũng như tình hữu ái vô
sản. Từ đó, Người bắt gặp chân lý của thời đại, tìm thấy được con đường chân
chính cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc. Đó là con đường cách mạng
tháng Mười Nga, con đường cách mạng vô sản. Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị về tư
tưởng, chính trị, và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam, một Đảng
duy nhất gắn bó với nhân dân, với dân tộc. Người dốc sức chuẩn bị chu đáo, về
mặt chủ quan cũng như thúc đẩy các điều kiện khách quan đi đến chin muồi.
Người đã có quan hệ nhiều với các nhà Cách mạng, chiến sĩ ở các nước. Người
muốn học hỏi kinh nghiệm và tìm hiểu Đảng Cộng sản của nước đó và đúc kết
kinh nghiệm cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Lấy chủ nghĩa Mac-
Lenin làm cốt, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mac –Lenin đưa vào
đúng thực tiễn Việt Nam, Hồ Chí Minh đã vượt qua hạn chế của các lãnh tụ cách
mạng đương thời, học tập và vận dụng lí luận vào điều kiện cụ thể của nước ta, từ
đó dẫn tới những thắng lợi của cách mạng đất nước. Qua đó, ta thấy phẩm chất
năng lực Người đầy nghị lực phi thường, khổ công học tập để nhằm chiếm lĩnh
vốn kiến thức, vốn kinh nghiệm đấu tranh giành độc lập cứu dân, cứu nước và
không vận dụng lí luận chủ nghĩa Mac-Lenin một cách máy móc, khuôn rập.
Chính vì yêu nước, thương dân mà Người đã bất chấp mọi gian khổ, khó
khăn bôn ba nước ngoài tìm con đường cứu nước. Ngoài ra Người còn bị tù đầy,
gian khổ và bị truy bắt…. Tất cả đó ta biết Người sẵn sàng hy sinh, chịu đựng gian
khổ vì độc lập của tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Trong cuộc hành trình cứu
nước, Người đã làm nhiều việc, từ phụ bếp trên tàu của Pháp, đến cào tuyết trong
một trường học, đốt lò, làm vườn, làm thợ rửa ảnh …Thông qua lao động, Nguyễn
Ái Quốc đã gần gũi với cuộc sống của nhân dân, lao động, hiểu được nỗi thống
khổ, hiểu được nguyện vọng của họ và đồng cảm với họ. Ngoài ra, Người không
chỉ đau với nỗi đau dân tộc mình, mà Người còn xót xa trước nỗi đau của các dân
tộc khác. Từ lòng yêu đồng bào mình Hồ Chí Minh càng đồng khổ với những
người cùng cảnh ngộ trên toàn thế giới. Ở Người đã nảy sinh ý thức về phải đoàn
kết những người bị áp bức để đấu tranh chống lại ách thống trị. Người còn có lối
sống vô cùng giản dị, luôn nghĩ đến nhân dân, nhận dân luôn ở trên tất cả. Cho nên
đó chính là tinh thần yêu nước, mà suốt đời hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc,
cách mạng, nhân dân và hết lòng yêu thương người cùng khổ, nhân loại bị áp bức
và hơn nữa để lại ấn tượng sâu sắc nhất đó là tính khiên tốn và giản dị.
Nhân tố quan trọng nhất chính là sự khổ công học tập, ham học hỏi muốn chiếm
lĩnh đỉnh cao trí thức nhân loại để cứu nước và cùng với tâm hồn yêu nước nồng
nàn. Bởi vì chính lòng yêu nước, Người mới chịu đựng mọi gian khổ, khó khăn
sang nước ngoài để học tập, nghị lực tự học của Người rất phi thường và chú ý
xem xét tình hình các nước, tham gia các cuộc diễn thuyết của nhiều nhà chính trị
và triết học. Từ đó tìm đường cứu nước cho đất nước.
Câu 2: Kể 1 câu chuyện về cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chủ Tịch
mà bạn tâm đắc. Qua đó, sinh viên rút ra được bài học mang ý nghĩ như thế
nào đối với bản thân?
Câu chuyện tâm đắc nhất: Mẩu chuyện mà em tâm đắc nhất là câu chuyện nói về
tinh thần tự học của Bác. Cuộc đời, sự nghiệp và tấm gương đạo đức của Bác đã
trở thành bất tử. Phẩm chất đạo đức của Người rất ưu tú, sáng giá và mãi mãi là
tấm gương cho dân tộc Việt Nam noi theo dù trong bất cứ thời đại nào.
Bác Hồ với tinh thần tự học
Mùa hè năm 1911, Bác đặt chân lên đất Pháp, đối với Bác, kể từ thời điểm đó mọi
việc từ sinh hoạt hàng ngày, tới công việc, nhằm tìm ra con đường cứu nước, cứu
dân đều phải sử dụng tiếng Pháp. Vì thế, nếu không biết tiếng Pháp thì thật là “trở
ngại lớn nhất trên con đường tìm đường cứu nước, cứu dân”. Bác đã đặt ra quyết
tâm “Nhất định phải học nói, học viết cho kỳ được” và Bác đã tìm ra được
phương pháp học cho riêng mình dù trong hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn.
Ngay khi còn trên chuyến tàu sang Pháp (La-tu-sơ Tơ-rê-vin, dưới các tên Văn Ba)
mỗi lúc rảnh rổi, Bác thường tìm đến hai người lính trẻ đi cùng chuyến tàu để học
đọc và viết tiếng Pháp. Họ cho Bác mượn những quyển sách nhỏ in tiếng Pháp.
Muốn biết rõ về cái gì, muốn biết đồ vật nào đó viết bằng tiếng Pháp như thế nào,
Bác đều chỉ tay hỏi. Tối tối, sau khi đi làm về, Bác ghi lại những từ mới vào. Học
được chữ nào, Bác ghép chúng lại thành câu thực hành ngay.
Ban đầu, Bác tập ghép một vài từ, sau ghép thành đoạn, dần dần Người tập viết
thành từng bài dài. Một thời gian sau, Bác tìm đến các tờ báo của Pháp để xin được
viết bài đăng báo. Trong những lần gửi bài, Bác nói với mọi người trong Tòa soạn
rằng: “Tôi rất sung sướng nếu bài viết này của tôi được đăng, nhưng dù thế nào
cũng xin các đồng chí sửa lỗi tiếng Pháp cho tôi”. Sau mỗi lần bài viết của Bác
được đăng báo, Bác vui mừng khôn xiết, và theo chỉ dẫn của những chủ bút Bác
vẫn không quên xem lại từng câu từng chữ, xem bài viết của mình đúng sai chỗ
nào, Toà soạn báo đã sửa lại cho mình ra sao? Bác tập viết đi viết lại, khi thì viết
diễn giải ra cho dài, lúc là những đoạn ngắn cho súc tích.
Cứ sau mỗi ngày làm việc, dù công việc bận bịu tới đâu, Bác vẫn tranh thủ đọc vài
trang tiểu thuyết, vừa để giải trí, thư giãn đầu óc lại vừa để trau dồi kiến thức. Bác
tập viết những bài phóng sự. Sáng nào Bác cũng viết từ 5 giờ đến 6 giờ rưỡi, tới 7
giờ Bác lại bắt tay vào công việc. Dù trời nóng hay rét, Bác cũng không nản chí.
Thấm thoắt thời gian trôi đi, cho đến năm 1922, Bác đã trở thành chủ bút của tờ
báo “Người cùng khổ” viết bằng 3 thứ tiếng. Tên báo bằng tiếng Pháp đặt ở giữa,
chữ Ả Rập bên trái và bên phải là chữ Hán, tất cả đều do Bác viết. Do Tòa soạn
báo không có Ban biên tập thường xuyên, nên nhiều khi Bác phải “cáng đáng” mọi
việc từ khâu sửa chữa, biên tập bài vở, tới khâu bán báo.
Bài học rút ra cho bản thân:
 Chủ tích Hồ Chí Minh là một tấm gương mẫu mực về tinh thần tự học, lấy
tự học làm cốt, làm phương thức chủ yếu để nâng cao trình độ mọi mặt của
bản thân.
 Tự học ở Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành một triết lý nhân văn sâu sắc
với một kế hoạch cụ thể, chặt chẽ, khoa học; với một ý chí và quyết tâm bền
bỉ, dẻo dai, tinh thần sáng tạo, tranh thủ mọi lúc, mọi nơi để học.
 Tấm gương sáng của Người là nguồn cổ vũ, nguồn cảm hứng vô tận cho mỗi
người Việt Nam xây dựng xã hội học tập hiện nay.
 Dù đang là sinh viên năm 2, giai đoạn chuẩn bị hành trang, kiến thức để
bước ra đời, đọc câu chuyện về tinh thần tự học cũng như nhiều mẩu chuyện
khác, giúp em ngẫm ra được nhiều bài học từ Bác.
o Tinh thần tự học: Tự học được nhiều nhà khoa học chứng minh là
một trong những phương pháp học tốt nhất và Bác đã là người chứng
cho chúng ta thấy. Chúng ta cần xây dựng tinh thần tự học đúng đắn,
nghiêm khắc với bản thân để đạt được những mục tiêu mà bản thân đề
ra.
o Tính không trì hoãn, nghiêm khắc với bản thân: Sinh viên chúng ta
mắc một căn bệnh mang tên “Nước đến chân mới nhảy”, luôn trì
hoãn. Chúng ta cần giữ cho mình thói quen sinh hoạt đều đặn, cân
bằng, làm việc có trách nhiệm với mọi người
o Quan sát và thấu hiểu: Quan sát và thấu hiểu mọi người xung quanh,
học cách quan sát từ những điều nhỏ nhặt nhất. Bản thân mỗi sinh
viên cần có thái độ và cách quan sát tỉ mỉ, làm việc phải để ý tất cả
các chi tiết dù là nhỏ nhặt nhất, luôn cố gắng học tập những cái hay từ
người khác để bản thân được chỉn chu hơn.
o Hòa mình với tập thể: Nếu là một người với cương vị lãnh đạo,
không nên cố gắng gồng mình, tỏ ra uy quyền để được khuất phục mà
chúng ta nên hòa mình với tổ chức để thấu hiểu mọi người, được mọi
người tôn trọng. Không chỉ áp dụng với những người lãnh đạo, tất cả
chúng ta nên học từ Bác tính khiêm tốn và đồng cảm, từ đó sẽ tạo
dựng được các mối quan hệ tốt đẹp.

You might also like