You are on page 1of 5

BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ

MÔN HỌC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH


Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Sinh viên: Lê Minh Nhật
Lớp: IB002
MSSV: 31191024591
BÀI LÀM
Câu 1. Hãy phân tích những nhân tố chủ quan hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.
Các nhân tố chủ quan hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh: phẩm chất và năng lực hoạt
động thực tiễn của Hồ Chí Minh.
Phẩm chất của Hồ Chí Minh
- Hồ Chí Minh được thừa hưởng vốn trí tuệ siêu việt của cha ông, thông minh trong học
tập, từ tốn trong ứng xử, sớm có hoài bão cứu nước, cứu dân.
- Người có một bản lĩnh dám nghĩ, dám làm, một mình với hai bàn tay trắng và vốn
ngoại ngữ ít ỏi, Người đi khắp thế giới để khảo sát thực tiễn, tìm đường đi cho dân tộc.
- Tinh thần cần cù, chịu khó, ham học hỏi, khả năng hoạt động thực tiễn phong phú
cũng đã giúp Người vượt qua khó khăn, chinh phục được đỉnh cao của tri thức, vận dụng
nó vào hoạt động cách mạng của mình.
- Với tư duy độc lập, sáng tạo, giàu tính phê phán, đổi mới, Người đã vận dụng đúng
quy luật chung của xã hội loài người, của cách mạng thế giới vào hoàn cảnh cụ thể Việt
Nam để đề xuất tư tưởng, đường lối cách mạng, biến tư tưởng, đường lối thành hiện thực.
- Hồ Chí Minh cũng là người có tầm nhìn chiến lược, bao quát thời đại, có khả năng
tổng kết thực tiễn và dự báo tương lai chính xác. Bên cành đó là phẩm chất tận trung với
nước, tận hiếu với dân, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam và thế giới.
=> Những phẩm chất trên không chỉ giúp Hồ Chí Minh thành trong lãnh đạo cách mạng
mà còn đưa người trở thành “anh hùng của dân tộc”.
Năng lực hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh
- Hồ Chí Minh đã sống, học tập, hoạt động, công tác ở nước ngoài 30 năm (1911-1941),
luôn nằm trong sự theo dõi của mật thám Pháp nhưng chưa một lần Pháp bắt được Bác.
- Qua hoạt động lý luận và thực tiễn phong phú ở ngay trên các nước đế quốc, Hồ Chí
Minh hiểu sâu sắc bản chất, thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, thấu
hiểu cuộc sống của người dân các nước thuộc địa khác.
- Người cũng hiểu sâu sắc về phong trào giải phóng dân tộc, về xây dựng chủ nghĩa xã
hội và xây dựng đảng cộng sản.
- Tài năng hoạt động thực tiễn của Người còn thể hiện ở khả năng hiện thực hóa tư
tưởng, lý luận cách mạng, khả năng tổng kết thực tiễn để bổ sung phát triển lý luận, thành
lập Đảng, Mặt trận, quân đội, Nhà nước... đã đưa Hồ Chí Minh trở thành nhà tổ chức vĩ
đại của cách mạng Việt Nam.
Câu 2. Kể 01 mẫu chuyện về cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chủ Tịch mà
bạn tâm đắc. Qua đó, sinh viên rút ra được bài học mang ý nghĩa như thế nào đối
với bản thân?
Bác Hồ và cuộc đời của Người là những câu chuyện, bài học mà nó sẽ mãi truyền cảm
hứng cho mọi thế hệ sau này, trong đó có cả em. Mẫu chuyện “Bác Hồ gia tăng rau cải”
là câu chuyện đầu tiên em biết đến và cũng là câu chuyện mà em tâm đắc nhất, những bài
học rút ra được từ câu chuyện này đã giúp em rất nhiều để hoàn thiện bản thân mình.
Bác Hồ gia tăng rau cải
Mùa đông năm 1952, lúc đó tôi đang công tác ở Văn phòng Trung ương Đảng. Trụ sở
cơ quan đóng tại đèo Re (núi Rồng). Cơ quan Phủ Chủ tịch cũng ở sát ngay cạnh đó. Sau
hội nghị chính quyền lần thứ 5 (tháng 3-1952), Chính phủ đã phát động phong trào tăng
gia, sản xuất, tiết kiệm trong toàn quốc.
Ở Trung ương, cơ quan này thi đua tăng gia với cơ quan khác. Vì hai cơ quan gần nhau,
tôi được công đoàn cử ra thi đua với cơ quan bên Phủ Chủ tịch. Bên Văn phòng Phủ Chủ
tịch lại cử Bác là đại diện cá nhân thi đua tăng gia với cơ quan Văn phòng Trung ương.
Buổi lễ phát động thi đua diễn ra thật sôi nổi. Tôi đang sức trẻ nên thay mặt anh em
đứng lên thách thức thi đua: cùng một khoảng đất như nhau 36m2, trong một thời gian
nhất định, tôi xin trồng rau ăn với sản lượng cao nhất. Bác cũng đứng lên: Bác nhận thách
thức thi đua tăng gia với chú Thông, với mảnh đất 36m2 trong một thời gian bằng nhau,
đạt sản lượng rau nhiều hơn chú Thông. Mọi người vỗ tay hoan hô. Một số đồng chí xì
xào: một cuộc thi đua không cân sức. Bác vừa già, vừa bận nhiều việc, địch sao được với
cậu Thông khoẻ như voi, trồng rau đã quen. Có người nêu: "giải thưởng thi đua là một
con gà trống 2kg". Mọi người lại hoan hô tán thưởng. Mấy đồng chí ở Văn phòng Trung
ương nói to: "nhất định chuyến này chúng ta được ăn thịt gà của Phủ Chủ tịch". Bác nói
vui: "Các chú muốn ăn gà của Chủ tịch thì phải tích cực tăng gia để có nhiều rau xanh
cung cấp cho nhà bếp cơ quan".
Tôi về suy nghĩ: để chắc ăn và có năng suất cao thì trồng cải củ, vì cải củ ở vùng này củ
rất to, rất nặng. Tôi trao đổi với anh em công đoàn, mọi người ủng hộ cho là sáng kiến.
Sau một tuần, tôi đã làm đất và trồng xong 36m2 cải củ. Ngay sát mảnh đất của tôi, Bác
và anh em bên Phủ Chủ tịch làm rất kỹ, đất nhỏ, mịn và sạch cỏ. Hơn một 1 tuần thì Bác
gieo hạt cải mào gà (cải 1 xanh lá xoăn). Anh em Văn phòng Phủ Chủ tịch làm chỗ đi
tiểu gần nhà và mua một nồi bộng lớn để hứng nước tiểu. Phía Văn phòng Trung ương tôi
cũng huy động anh em làm nhà tiêu để lấy phân bón.
Sau một tuần các cây cải mọc đều và đẹp. Bác lấy nước tiểu pha loãng tưới. Còn tôi lấy
phân bắc nơi hoà ra tưới. Mỗi lần tưới cả cơ quan bị mũi.
Sau một tháng, hai vạt rau tốt ngang nhau. Nhiều người ủng hộ tôi cho rằng tôi sẽ thắng
vì củ cải lớn rất nhanh.
Một hôm Bác nhổ rau bán cho nhà bếp chỉ được 15kg. Bác để lại những cây to, khoẻ
mỗi cây cách nhau chừng hai gang. Một số anh em lo lắng vì thấy vườn rau Bác nhổ đi
xơ xác mà chỉ được có 15kg rau cải con. Ba buổi chiều liền, sau giờ làm việc Bác đều ra
vườn dùng chiếc dầm xới đất cho cải và tưới nước giải đều.
Sau hai tháng 10 ngày thì củ cải của tôi đã to bằng bắp tay và có cây đã có nụ. Tôi nhổ
và cân cho nhà bếp được 60kg. Tôi vui mừng vì thắng lợi. Nhưng cũng lúc đó cây cải
mào gà của Bác đã to bằng cái nơm, cứ 5 ngày một lần Bác tỉa tàu, cân cho nhà bếp
khoảng 10kg. Kỳ lạ thay cải mào gà càng tỉa cây càng lớn, tàu càng to và càng trẻ lâu.
Sau 2 tháng rưỡi cải mới có ngồng. Lúc đó Bác nhổ cả cây cho nhà bếp muối dưa. Bác
còn đem biếu cụ già dân tộc gần đó hạt giống của cây rất to. Cụ già sung sướng khoe với
mọi người: "Giống rau cải Cụ Hồ tốt thật".
Mở sổ nhà bếp ra cộng
- Cải con: 15kg
- Tàu cải canh: 14 lần x 10 kg: 140kg
- Cây cải làm dưa nén: 20kg
- Cộng: 165 kg
Vậy tôi thua đã rõ ràng. Công đoàn Văn phòng Trung ương phải nộp con gà trống nuôi
được cho công đoàn Văn phòng Phủ Chủ tịch. Nhờ có rau tăng gia mà cả mùa đông nhà
bếp đủ rau nấu, không phải ra dân mua. Buổi tổng kết thật vui vẻ. Tôi đứng dậy xin nhận
thua. Bác nói chuyện với anh em: khi tăng gia, các cô, các chú phải lưu ý bốn điều kiện:
giống, cần, phân, nước. Giống: nên chọn loại rau trồng một lần, ăn nhiều lần, củ cải dễ
trồng, năng suất cao, nhưng chỉ được ăn một lần thì không bằng cải mào gà, trẻ lâu, tỉa ăn
được nhiều lần. Cần: người trồng rau phải chăm chỉ, chọn đúng thời vụ trồng loại rau cho
hợp khí hậu, rau mới tốt. Vun xới phải đúng cách. Cải mào gà khi tốt cứ 10 ngày xới một
lần cho rễ con đứt, chúng ra nhiều nhánh rễ hơn và hút được nhiều phân bón, muối
khoáng trong đất. Phân: phải chọn loại phân bón thích hợp. Cải canh rất hợp nước tiểu
pha loãng. Thứ phân tươi chú Thông bón cũng tốt đấy nhưng mất vệ sinh lắm. Nước:
phải tưới đều và tươi đủ độ ẩm rau mới trẻ lâu và xanh tốt".
Lần ấy thua Bác, tôi hết chủ quan và rút được bài học mới về tăng gia.
Trích trong Bác Hồ - con người và phong cách , Nxb. Lao động, Hà Nội, 1993, t.2,
tr.31-34
(Nguyễn Thông kể, Hồ Vũ ghi).
Theo Những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia
Sự thật, 2015
(Nguồn: https://baotanghochiminh.vn/bac-ho-tang-gia-rau-cai.htm)

Xuyên suốt câu chuyện, những hành động của Bác tưởng chừng là nhỏ nhặt nhưng nó
chứa đựng nhiều bài học sâu sắc.
Trong giai đoạn Chính phủ đang phát động phong trào tăng gia, sản xuất, tiết kiệm trong
toàn quốc, Bác cùng với tác giả cùng nhau tham gia một cuộc thi trồng rau. Sau cuộc thi
này, điều quan trọng không phải là ai thắng hay thua mà là những bài học mà mọi người
có thể rút ra từ nó. Đặc biệt là qua lời khuyên về cách trồng rau của Bác cũng chính là lời
khuyên về cách sống cho mỗi con người chúng ta: giống, cần, phân, nước.
“Giống: nên chọn loại rau trồng một lần, ăn nhiều lần,…” Việc loại rau năng suất cho
mỗi lần thu hoạch thấp của Bác thắng được củ cải có năng suất lớn hơn nhiều đã đem lại
rất nhiều bài học cho chúng ta. Tác giả chỉ nhìn được cái lợi ngắn hạn trước mắt mà đã bỏ
qua yếu tố lâu dài. Một củ cải của tác giả có thể thắng được Bác khi chỉ thu hoạch một
lần nhưng nếu về lâu dài thì đó là một câu chuyện khác. Qua đó, chúng ta thấy được tầm
quan trọng của việc tính toán kĩ lưỡng, nhìn về một bức tranh toàn cảnh sau này chứ
không phải những cái lợi trước mắt, trước khi làm bất kì việc gì nên suy nghĩ kĩ lưỡng,
nhìn nhận vấn đề một cách tổng thể chứ không chỉ vì cái lợi trước mắt. Đồng thời, đây
cũng là một ví dụ minh họa cho sức mạnh của việc đoàn kết quan trọng như thế nào, ngay
cả cây cải mào gà “ốm yếu” hơn cũng có thể đánh bại củ cải to lớn khi chúng hợp sức lại
với nhau.
“Cần: người trồng rau phải chăm chỉ…”. Trong bất kì công việc nào, dù lớn hay bé
chúng ta đều sử dụng toàn bộ cái tâm của mình để hoàn thiện chúng. Chăm chỉ, cẩn thận,
cố gắng hết mình chính là chìa khóa để dẫn đến thành công.
“Phân: phải chọn loại phân bón thích hợp…”. Mỗi loại rau cần được bón bởi một loại
phân thích hợp cũng như mỗi vấn đề đều có một cách giải quyết khác nhau. Vì vậy,
chúng ta không nên cứng nhắc áp dụng một cách giải quyết cho mọi vấn đề, không bao
giờ đóng khung bản thân, trở nên cứng nhắc mà phải luôn linh hoạt, sáng tạo, tìm tòi cái
mới để tìm ra biện pháp tốt nhất cho mỗi vấn đề. Và cũng như mọi loại rau đều có loại
phân bón phù hợp với nó, thì mọi vấn đề đều có cách để giải quyết, chúng ta không nên
từ bỏ mà phải cố gắng suy nghĩ để vượt qua nó. Đồng thời, Bác cũng đã chỉ ra rằng, kiến
thức chính là sức mạnh, mỗi người chúng ta nên tự mình trau dồi kiến thức cho bản thân
mình, trở thành một công dân tốt hơn.
“Nước: phải tưới đều và tươi đủ độ ẩm rau mới trẻ lâu và xanh tốt". Nước là thứ mà cây
cối yếu thích, có đủ nước thì cây mới trẻ lâu và xanh tốt được, cũng như con người chúng
ta, phải làm những công việc mà mình yêu thích thì mới có thể luôn vui vẻ, tười trẻ được.
Mỗi người chúng ta nên tận hưởng cuộc sống này, làm những việc mình yêu thích, tạo ra
niềm vui cho mình mỗi ngày. Nó vừa là một châm ngôn sống, vừa một động lực giúp ta
có thể mỗi ngày tỉnh dậy và làm việc.
Một bài học khác em đã nhận ra từ thất bại của tác giả chính là không bao giờ nên chủ
quan khi làm bất kì việc gì và việc học tập từ những thất bại sẽ giúp chúng ta hoàn thiện
mỗi ngày, không nên chối bỏ thất bại mà hãy đón nhận nó một cách tích cực nhất có thể,
học cách vượt qua nó trong tương lai.
Một chi tiết khác tuy nhỏ những cũng gây ấn tượng cho em rất nhiều về con người của
Bác chính là việc Bác đem hạt giống của mình cho cụ già dân tộc gần đó. Sống là phải
biết sẻ chia và người biết sẻ chia chắc chắn sẽ sống một cuộc đời thật ý nghĩa và hạnh
phúc như Bác đã từng.
Bác Hồ và những câu chuyện của người sẽ mãi là một nguồn cảm hứng vô tận, một tấm
gương sáng cho mọi thế hệ sau này noi theo, một tượng đài bất diệt.

You might also like