You are on page 1of 61

CHƯƠNG I

Câu 1: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. vận dụng mối quan hệ này trong
học tập và đời sống hằng ngày.(ĐC/tr.6)
VD1: Hoạt động của ý thức diễn ra bình thường trên cơ sở hoạt động sinh lý thần kinh của bộ não người.
Nhưng khi bộ não người bị tổn thương thì hoạt động của ý thức cũng bị rối loạn.
VD2. Ở Việt Nam, nhận thức của các học sinh cấp 1, 2, 3 về công nghệ thông tin là rất yếu kém sở dĩ như
vậy là do về máy móc cũng như đội ngũ giáo viên giảng dậy còn thiếu. Nhưng nếu vấn đề về cơ sở vật
chất được đáp ứng thì trình độ công nghệ thông tin của các em cấp 1, 2, 3 sẽ tốt hơn rất nhiều.=>Đã khẳng
định điều kiện vật chất như thế nào thì ý thức chỉ là như thế đó.
VD1. Hiểu tính chất vật lý của thép là nóng chảy ở hơn 10000C thì con người tạo ra các nhà máy gang thép
để sản xuất cách loại thép với đủ các kích cỡ chủng loại, chứ không phải bằng phương pháp thủ công xưa.
VD2. Từ nhận thức đúng về thực tại nền kinh tế của đất nước. Tư sản đại hội VI, đảng ta chuyển nền kinh
tế từ trị cung, tự cấp quan liêu sang nền kinh tế thị trường, nhờ đó mà sau gần 20 năm đất mới bộ mặt đất
nước ta đã thay đổi hẳn.
Ý thức phản ánh không đúng hiện thực khách quan có thể kìm hãm hoạt động thực tiễn của con người
trong quá trình cải tạo thế giới quan.
VD. Nhà máy sử lý rác thải của Đồng Tháp là một ví dụ điển hình, từ việc không khảo sát thực tế khách
quan hay đúng hơn nhận thức về việc sử lý rác vô cơ và rác hữu cơ là chưa đầy đủ vì vậy khi vừa mới khai
trương nhà máy này đã không sử lý nổi và cho đến nay nó chỉ là một đống phế liệu cần được thanh lý.
Liên hệ vấn đề này trong cuộc sống và công tác giảng dạy của bản thân là:
- Là giáo viên trong tương lai khi giảng dạy phải căn cứ vào tình hình thực tế của lớp để có những kế
hoạch thực hiện mục đích yêu cầu nhăm fnaang cao chất lượng trong giảng dạy cũng như chất lượng học
tập của học sinh.
- Luôn phát huy và khuyến khích tính năng động sáng tạo của học sinh, không áp đặt hay ép buộc học sinh
làm theo ý mình.

Câu 2: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Từ đó cho biết sự vận dụng của
Đảng và Nhà nức ta vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.(ĐC/tr.6)
**VD. Sau khi giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, nền kinh tế miền Bắc còn nhiều nhược điểm.
Trước tình hình đó, dhội dảng IV,V đã đề ra những chỉ tiêu quá cao, không phù hợp. Tuy vậy đại hội VI,
đảng ta chuyển nền kinh tế từ trị cung, tự cấp quan liêu sang nền kinh tế thị trường, và rút ra kinh nghiệm
quan trọng: phải luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và xuất phát từ thực tế khách quan. Nhờ đó mà sau
gần 20 năm đất mới bộ mặt đất nước ta đã thay đổi hẳn.
*VD. Nếu tâm trạng của người công nhân mà không tốt thì làm giảm năng suất của một dây chuyền sản
xuất trong nhà máy. Nếu không có đường lối cách mạng đúng đắn của đảng ta thì dân tộc ta cũng không
thể giảng thắng lơị trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ cũng như Lê - Nin đã nói “ Không có lý
luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng”.
Page 1
***Câu 3: Ví dụ để chứng minh giữa vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng với nhau

sau ngày 30/4/1975, nhà nước ta phát triển XHCN và xem Liên Xô là "hình mẫu" và rập khuôn theo mô
hình xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trong những hoàn cảnh và điều kiện đất nước khác biệt so với
Liên xô như : Tập thể hóa công – nông nghiệp nhà nước nắm độc quyền về kinh tế dẫn đến việc hình thành
cơ chế quan liêu bao cấp về kinh tế, ( việc bao cấp nền kinh tế cũng là từ Liên Xô.) 
- Thế nhưng, đến năm 1986, ta nhận thấy rằng đối với Việt Nam, ta không có được bước đà vững chắc như
của Liên Xô nên đến năm 1986, Liên Xô không còn là hình mẫu của việc xây dựng XHCN ở Việt Nam. 
- cải cách năm 1986 là một bước đi tất yếu của lịch sử, Quan điểm Đổi Mới về kinh tế đã được hoàn thiện
dần trong quá trình thực hiện, Đổi Mới về kinh tế : Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý
của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 
* Theo mối quan hệ biện chứng như thì vật chất quyết định ý thức (Quan điểm về vật chất và ý thức của
Triết học Mác - Lênin) và vận động là phương thức tồn tại của vật chất nên việc bao cấp hoàn toàn nền
kinh tế sẽ dẫn đến việc vận động bị trì trệ, vật chất không được tạo ra và ý thức trở nên thấp kém. Nền kinh
tế bao cấp đã cho thấy những nhược điểm rất lớn của nó là không thể tạo được sự cạnh tranh trong lực
lượng sản xuất. 
- Ngày đó vác cuốc ra đồng, giơ cuốc lên mà nghe tiếng kẻng thì cầm về luôn, ko thèm cuốc xuống đất nữa
vì cuốc hay ko cuốc thì vẫn đc hưởng phần lương giống nhau, làm hay không làm cũng đc hưởng như
nhau, dẫn đến vận động bị trì trệ, vật chất không được sản xuất và ý thức không được nâng cao . 
- Như hợp tác xã giao cho 2 nhà mỗi nhà một con trâu chăng hạn , nhưng có nhà có hôm lại không đi chăn
trâu mặc kệ trâu gầy trâu béo mặc kệ , vì những con trâu này không phải của nhà mình . Vì chăn hay
không chăn vẫn được hưởng phần lương giống nhau , làm hay không lam vẫn được hưởng phần như nhau ,
dẫn đến vận động bị trì trệ, vật chất không được sản xuất và ý thức không được nâng cao . 
- Ta thấy nền kinh tế bao cấp sẽ không thể tạo ra sự cạnh tranh trong lực lượng sản xuất , và nó kìm hãm
lực lượng sản xuất phát triển . 
* Vậy bạn dễ thấy rằng vì giữa vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Ý
thức chỉ có thể tác động đối với vật chất khi nó được thực hiện thông qua hoạt động thực tiễn . nên nếu
thực tiễn trì trệ thì ý thức cũng trì trệ theo . Nhờ có hoạt động thực tiễn , ý thức của Đảng được nưng cao
và đã đề ra đường lối đổi mới và cải cách . Trước sự trì trệ và chậm chạp ấy, cuộc đổi mới và cải cách năm
1986 là cần thiết. Công cuộc đổi mới và cải cách ấy đã chấp nhận nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
để tạo nên sự cạnh tranh, thúc đẩy quá trình vận động của vật chất , tạo nên sự cạnh tranh trong san xuất ,
thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển , nhằm nâng cao ý thức của con người.

Câu 4: So sánh CNDV chất phác thời cổ đại, CNDV siêu hình, CNDV biện chứng. Ưu điểm và hạn
chế cơ bản của các nhà duy vật trước Mác trong quan niệm về vật chất là gì? Phân tích nghĩa về vật
chất của Lênin:” Vật chất là một phạm trù...vào cảm giác” và rút ra ý nghĩa phương pháp luận.
(ĐC/tr6)
*Chủ nghĩa duy vật là gì?
Khi một triết gia quan niệm bản chất của thế giới là vật chất, vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ
hai; vật chất là cái có trước và quyết định ý thức của con người thì triết gia đó được xem là một nhà duy
vật. Học thuyết của họ được hợp thành các môn phái khác nhau của chủ nghĩa duy vật.
Chủ nghĩa duy vật có ba hình thức cơ bản:
Page 2
1. Chủ nghĩa duy vật chất phác: là kết quả của các nhà triết học duy vật thời kỳ cổ đại. Họ quan niệm sự
hình thành của thế giới từ một hoặc một số dạng vật chất cụ thể, cảm tính, coi đó là thực thể đầu tiên.
Những lý giải của họ còn mang nặng tính trực quan nên những kết luận của họ về thế giới cơ bản còn
mang tính chất ngây thơ, chất phác.
2. Chủ nghĩa duy vật siêu hình: là kết quả của thời kỳ Cơ học cổ điển. Thời kỳ này chịu sự tác động mạnh
mẽ của tư duy siêu hình, máy móc của Cơ học cổ điển. Do đó theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật siêu
hình thì thế giới giống như một cỗ máy cơ giới khổng lồ mà mỗi bộ phận tạo nên nó luôn ở trong trạng thái
biệt lập, tĩnh tại; nếu có biến đổi thì đó chỉ là sự tăng giảm đơn thuần về số lượng và do những nguyên
nhân bên ngoài gây nên.
3. Chủ nghĩa duy vật biện chứng: là sự kế thừa những tinh hoa và khắc phục những hạn chế của chủ nghĩa
duy vật chất phác và chủ nghĩa duy vật siêu hình. Sử dụng triệt để những thành tựu khoa học tự nhiên
đương thời. Chủ nghĩa duy vật biện chứng được xây dựng trên cơ sở lý giải một cách khoa học về vật chất,
ý thức và mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức tồn tại trong thế giới khách quan.
Câu 5: Phân tích cơ sở triết học (lý luận và phương pháp luận) trong khẳng định của Đảng cộng sản
Việt Nam "Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng qui luật khách
quan".
Ngay từ khi ra đời, Đảng cộng sản Việt Nam đã lấy chủ nghĩa Mác Lênin làm nền tảng tư tưởng và vận
dụng tư tưởng lý luận đó vào thực tế cách mạng nước ta để đề ra đường lối, chủ trương, chính sách qua
từng thời kỳ. Một trong những vận dụng cơ sở lý luận của triết học Mác Lênin vào công cuộc đổi mới đất
nước mà Đảng đã khởi xướng bắt đầu từ Đại hội Đảng lần thứ IV là nguyên tắc khách quan, một nguyên
tắc được rút ra từ mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Đảng cộng sản Việt Nam "Mọi đường
lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng qui luật khách quan". Việc tìm hiểu quy luật
khách quan trên cơ sở mối quan hệ giữa vật chất và ý thức để vận dụng đúng đắn quy luật này vào thực
tiễn là vấn đề hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản của triết học. Phạm trù vật chất và mối liên hệ
giữa vật chất và ý thức đã được các nhà triết học trước Mác quan tâm với nhiều quan điểm khác nhau và
luôn diễn ra cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật trong suốt lịch sử của triết học .
Quan điểm Mácxit cho rằng chỉ có một thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất. Thế giới
vật chất tồn tại khách quan có trước và độc lập với ý thức con người. Lênin –người đã bảo vệ và phát triển
triết học Mác đã nêu ra định nghĩa “vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan
được đem lại để làm cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại ,chụp lại ,phản
ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
Vật chất là một phạm trù triết học: Đó là một phạm trù rộng và khái quát nhất , không thể hiểu theo
nghĩa hẹp như các khái niệm vật chất thường dùng trong các lĩnh vực khoa học cụ thể hoặc đời sống hàng
ngày. Thuộc tính cơ bản nhất của vật chất là “thực tại khách quan” , “tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”,
đó cũng chính là tiêu chuẩn để phân biệt cái gì là vật chất và cái gì không phải là vật chất.
Vật chất quyết định ý thức, vật chất quyết định nội dung ý thức. Cả ý thức thông thường và ý thức
lý luận đều bắt nguồn từ điều kiện tự nhiên và xã hội nhất định . Phong tục, tập quán , thói quen nầy nẩy
sinh trên những điều kiện vật chất nhất định đó là thực tiển xã hội –lịch sử. Chủ nghĩa xã hội khoa học đời
cũng dựa trên mảnh đất hiện thực là những tiên đề về kinh tế chính trị xã hội, về khoa học tự nhiên và sự
kế thừa tinh hoa tư tưởng , văn hoá nhân loại cùng với thiên tài của Mác và Ăngghen .

Page 3
Do thực tại khách quan luôn luôn biến động vận động nên nhận thức của nó củng luôn luôn biến đổi
theo, nhưng xét đến cùng thì vật chất bao giờ củng quyết định ý thức . Nhưng ý thức đã ra đời thì nó có tác
động lại vật chất . Với tính độc lập tương đối của mình ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động
thực tiển của con người .
Quán triệt quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức của triết học Mác xit. Trong nhận thức và
thực tiễn , chúng ta phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt
động của mình . Đồng thời phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố của con
người trong việc nhận thức, tác động cải tạo thế giới. Quan điểm khách quan trên giúp ta ngăn ngừa và
khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí.
Bệnh chủ quan duy ý trí là xuất phát từ việc cường điệu tính sáng tạo của ý thức, tuyệt đối hoá vai
trò nhân tố chủ quan của ý chí, bất chấp qui luật khách quan, xa rời hiện thực, phủ nhận xem nhẹ điều kiện
vật chất .
Ở nước ta , trong thời kỳ trước đổi mới. Đảng ta đã nhận định rằng chúng ta mắt bệnh chủ quan duy
ý chí trong việc xác định mục tiêu và bước đi trong việc xây dựng vật chất kỹ thuật và cải tạo xã hội chủ
nghĩa ; về bố trí cơ cấu kinh tế; về việc sử dụng các thành phần kinh tế ….Trong cải tạo xã hội chủ
nghĩa ,sử dụng các thành phần kinh tế , đã có hiện tượng nóng vọi muốn xoá bỏ ngay các thành phần kinh
tế phi xã hội chủ nghĩa , nhanh chống biến kinh tế tư bản tư nhân thành quốc doanh trong khi đúng ra là
phải duy trì thực hiện phát triển các thành phần kinh tế theo từng bước đi thích hợp , phù hợp với thời kỳ
quá độ trong một thời gian tương đối dài để phát triển lực lượng sản xuất.
Nguyên nhân của căn bệnh chủ quan duy ý chí trên là do sự lạc hậu, yếu kém về lý luận, do tâm lý
của người sản xuất nhỏ và do chúng ta kéo dài chế độ quan liêu bao cấp.
Văn kiện Đại Hội toàn quốc lần thứ 6 của Đảng ta đã nêu lên bài học :”Đảng ta luôn luôn xuất phát
từ thực tế, tôn trọng và hành động theo qui luật khách quan". Chúng ta biết rằng quan điểm khách quan đòi
hỏi trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ bản thân sự vật hiện tượng, phải thừa nhận và
tôn trọng tính khách quan của vật chất, của các qui luật tự nhiên và xã hội, không được xuất phát từ ý
muốn chủ quan.
Bài học mà Đảng ta đã nêu ra , trước hết đòi hỏi Đảng nhận thức đúng đắn và hành động phù hợp
với hệ thống qui luật khách quan. Tiếp tục đổi mới tư duy lý luận, nhất là tư duy về chủ nghĩa xã hội và
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đó là xây dựng CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa cho
nên phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài nhiều chặn đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế xã hội có
tính chất quá độ .
Mổi chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước phải xuất phát từ thực tế khách quan của đất
nước và phù hợp qui luật . Chúng ta biết rằng ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan trong quá trình
con người cải tạo thế giới . Do đó càng nắm bắt thông tin về thực tế khách quan chính xác , đầy đủ trung
thực và sử lý các thông tin ấy một cách khoa học thì quá trình cải tạo thế giới càng hiệu quả .Đồng thời cần
thấy rằng sức mạnh của ý thức là ở năng lực nhận thức và vận dụng tri thức củng như các qui luật của thế
giới khách quan .
Xuất phát từ mối quan hệ biên chứng giữa vật chất và ý thức . Đảng ta xác định "Mọi đường lối,
chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng qui luật khách quan” là xác định vai trò quyết
định của vật chất (thế giới khách quan). Như vậy , từ chủ nghĩa Mác-Lênin về mối quan hệ vật chất và ý
thức, củng như từ những kinh nghiệm thành công và thất bại trong quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta,
Đảng ta đả rút ra bài học trên.
Page 4
Bài học ấy có ý nghĩa thời sự nóng hổi trong quá trình đổi mới đất nước. Hiện nay, trong tình hình
đổi mới của cục diện thế giới và của cách mạng ở nước ta đòi hỏi Đảng ta không ngừng phát huy sự hiệu
quả lảnh đạo của mình thông qua việc nhận thức đúng, tranh thủ được thời cơ do cách mạng khoa học
công nghệ, do xu thế hội nhập và toàn cầu hoá đem lại, đồng thời xác định rỏ những thách thức mà cách
mạng nước a trãi qua.
Câu 6: Bằng lý luận và thực tiễn chứng minh rằng "Ý thức con người không chỉ phản ánh thế giới
mà còn góp phần sáng tạo ra thế giới ?
Ý thức của con người theo triết học duy vật biện chứng không phải là một hiện tượng thần bí, tách rời khỏi
vật chất mà là đặc tính của một dạng vật chất có tổ chức đặc biệt là bộ óc của con người, là sự phản ánh sự
vật, hiện tượng của thế giới bên ngoài vào bộ óc của con người trên nền tảng của hoạt động lao động sáng
tạo và được hiện thực hóa bằng ngôn ngữ. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
Ý thức con người có nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội
Nguồn gốc tự nhiên: Triết học DVBC chỉ ra rằng, phản ánh là thuộc tính chung của mọi vạn vật chất. Đó
là năng lực giữ lại, tái hiện lại của 01 hệ thống vật chất này những đặc điểm của của một hệ thống vật chất
khác khi 02 hệ thống vật chất đó tác động lẫn nhau. Cùng với sự phát triển của thế giới vật chất, thuộc tính
phản ánh của nó cũng phát triển từ thấp lên cao. Như vậy ý thức là thuộc tính của 01 dạng vật chất có tổ
chức cao là bộ não người. Não người và sự phản ánh của thế giới khách quan vao não người chính là
nguồn gốc tự nhiên của ý thức
Nguồn gốc xã hội: Triết học DVBC chỉ ra rằng, chính lao động và ngôn ngữ là 02 nguồn gốc xã hội
Quyết định trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của ý thức Chính lao động đóng vai trò Quyết định
trong sự chuyển biến từ vượn thành người, làm cho con người khác với tất cả động vật khác. Lao động
giúp con người cải tạo thế giới và hoàn thiện chính mình. Thông qua lao động não người càng ngày càng
hoàn thiện, phát triển giúp tư duy trừu tượng phát triển. Chính lao động là cơ sở hình thành, phát triển của
ngôn ngữ . Sự ra đời của ngôn ngữ sẽ giúp con người phản ánh sự vật khái quát hơn. Điều này càng thúc
đẩy tư duy trừu tượng phát triển . Đây là 02 yếu tố quan trọng để phát triển ý thức. Lao động và ngôn ngữ
là “hai sức kích thích chủ yếu” để bộ não vượn thành bộ não người, phản ánh tâm lý động vật thành phản
ánh ý thức.
Về bản chất của ý thức: Các Mác đã chỉ ra rằng ý thức chẳng qua chỉ là vật chất được di chuyển vào
trong bộ óc của con người và được cải biến đi ở trong đó. Như vậy bản chất của ý thức là hình ảnh chủ
quan của thế giới khách quan. Có nghĩa là nội dung của ý thức là do thế giới khách quan quy định, nhưng
khi phản ánh thì nó mang dấu ấn chủ quan của con người.
- Ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào óc người nhưng đó là phản ánh sáng tạo. Tính sáng tạo
của ý thức được thể hiện ra rất phong phú. Trên cơ sở những cái đã có, ý thức có thể tạo ra tri thức mới về
sự vật, có thể tưởng tượng ra cái không có trong thực tế. ý thức có thể tiên đoán, dự báo tương lai, có thể
tạo ra những huyền thoại, những giả thuyết ...
- Phản ánh của ý thức là tích cực, chủ động: con người trên cơ sở hoạt động thực tiễn, chủ động tác động
vào sự vật hiện tượng làm cho chúng bộc lộ tính chất, thuộc tính, đặc điểm  →  hiểu biết vận dụng tri thức
để  nhận thức và cải tạo TGKQ.
- Ý thức mang bản chất xã hội
Khi thừa nhận vật chất tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức, quyết định ý thức thì sự nhận thức thế giới
không thể xuất phát từ ý thức con người, mà phải xuất phát từ thế giới khách quan.Trong hoạt động thực
Page 5
tiễn phải tôn trọng và hành động theo các quy luật khách quan. Lênin đã nhiều lần nhấn mạnh rằng không
được lấy ý muốn chủ quan của mình làm chính sách, lấy ý chí áp đặt cho thực tế vì như vậy sẽ mắc phải
bệnh chủ quan duy ý chí.Tuy nhiên, chủ nghĩa duy vật đồng thời vạch rõ sự tác động trở lại vô cùng to lớn
của ý thức đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Quan hệ giữa vật chất và ý thức
là quan hệ hai chiều. Không thấy điều đó sẽ rơi vào quan niệm duy vật tầm thường và bệnh bảo thủ, trì trệ
trong nhận thức và hành động.
Nói tới vai trò của ý thức thực chất là nói tới vai trò của con người, vì ý thức tự nó không trực tiếp thay đổi
được gì trong hiện thực cả. Do đó, muốn thực hiện tư tưởng phải sử dụng lực lượng thực tiễn. Nghĩa là con
người muốn thực hiện quy luật khách quan thì phải nhận thức, vận dụng đúng đắn những quy luật đó, phải
có ý chí và phương pháp để tổ chức hành động. Vai trò của ý thức là ở chỗ chỉ đạo hoạt động của con
người, có thể quyết định làm cho con người hành động đúng hay sai, thành công hay thất bại trên cơ sở
những điều kiện khách quan nhất định. Do đó, con người càng phản ánh đầy đủ, chính xác thế giới khách
quan thì càng cải tạo thế giới có hiệu quả "Ý thức con người không chỉ phản ánh thế giới mà còn góp phần
sáng tạo ra thế giới". Vì vậy, phải phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố
con người để tác động, cải tạo thế giới khách quan.
Từ quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức ta thấy không được xem nhẹ
quan điểm khách quan, tính năng động, sáng tạo của ý thức mà nó còn đòi hỏi phải phát huy tính năng
động sáng tạo của ý thức, của nhân tố chủ quan. Bởi vì quá trình đạt tới tính khách quan đòi hỏi chủ thể
phải phát huy tính năng động, sáng tạo trong việc tìm ra những biện pháp, những con đường để từng bước
thâm nhập sâu vào bản chất của sự vật, trên cơ sở đó con người thực hiện sự biến đổi từ cái “vật tự nó”
(tức thực tại khách quan) thành cái phục vụ cho nhu cầu của con người đồng thời sử dụng hiệu quả các
điều kiện, sức mạnh vật chất khách quan, sức mạnh của quy luật … để phục vụ cho các mục tiêu, mục đích
khác nhau của con người.
Nếu trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, chúng ta tuyệt đối hóa, cường điệu hóa vai trò của nhân tố chủ
quan thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của xã hội và rơi vào bệnh bệnh bảo thủ trì trệ. Đây là
khuynh hướng sai lầm cực đoan do cường điệu hóa vai trò của vật chất, sùng bái sức mạnh của quy luật, hạ
thấp vai trò của nhân tố chủ quan. Khuynh hướng bảo thủ sẽ dẫn đến tình trạng ỷ lại, chậm đổi mới, ngại
thay đổi, dựa dẫm, chờ đợi, thậm chí cản trở cái mới, bằng lòng thỏa mãn với cái đã có.
Liên hệ thực tế: Bệnh bảo thủ trì trệ là một thực tế tồn tại trong thời kỳ khá dài trước đổi mới (trước Đại
hội lần VI tháng 12-1986). Trong giai đoạn này, tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội ngày càng trầm
trọng xuất phát từ bảo thủ có tác hại rất lớn. Bênh bảo thủ trì trệ được biểu hiện qua việc “chậm đổi mới cơ
chế quản lý kinh tế đã lỗi thời”, trong công tác tổ chức thời kỳ này “khuyết điểm lớn nhất là sự trì trệ,
chậm đổi mới công tác cán bộ. Việc lựa chọn, bố trí cán bộ vào các cơ quan lãnh đạo và quản lý các cấp
còn theo quan niệm cũ kỹ và tiêu chuẩn không đúng đắn, mang nặng tính hình thức..” Đảng ta đã “duy trì
quá lâu cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp.Bệnh bảo thủ trì trệ có nguyên nhân từ sự yếu
kém lạc hậu về tư duy lý luận, trí thức lý luận không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. thể hiện ở chổ:
hiểu và vận dụng chưa đúng nguyên lý, quy luật, phạm trù, chưa chú ý tiếp thu kế thừa những thành tựu,
kỹ thuật Nhờ vận dụng đúng đắn các quy luật thông qua các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước
ta, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân từng bước được ổn định và nâng cao, chế độ XHCN ngày càng
củng cố và đất nước đã ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội và đang có những bước chuyển biến tích
cực trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Tóm lại, từ những phân tích trên cho thắng lợi của công cuộc
đổi mới có được là dựa trên một nền tảng tư tưởng đúng, đó là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh mà trong đó sự quán triệt và vận dụng đúng quy luật, nguyên tắc khách quan là điều kiện đảm bảo sự
dẫn dắt đúng đắn của Đảng.
Page 6
CHƯƠNG II
NGUYÊN LÍ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN
NGUYÊN LÍ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN
QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH GIỮA CÁC MẶT ĐỐI LẬP
QUI LUẬT MÂU THUẪN
QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PĐ
Page 7
Câu 1: Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biển? Vận dụng vấn đề này
trong cuộc sống và công tác giảng dạy của bản thân?(ĐC/tr.2)
Từ tính khách quan và phổ biến của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần
phải có quan điểm toàn diện.
+ Quan điểm toàn diện đòi hỏi trong nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn cần phải xem xét sự vật
trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và
trọng sự tác động qua lại của chính sự vật đó với các sự vật khác. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức
đúng về sự vật và xử lý có hiệu quả các vấn đề của đời sống thực tiễn. Như vậy quan điểm toàn diện đối
lập với quan điểm phiến diện, siêu hình trong nhận thức và thực tiễn.
- Từ tính chất đa dạng phong phú của các mon liên hệ đã cho thấy trong hoạt động nhận thức và thực tiến
khi thực hiện quan điểm toàn diện thì đồng thời cũng phải kết hợp với quan điểm lịch sử cụ thể.
+ Quan điểm lịch sử cụ thể yêu cầu trong việc nhận thức và xử lý các tình huống trong hoạt động thực tiễn
cần phải xét đến những tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức và tình huống, phải giải quyết khác nhau
trong thực tiễn, phải xác định rõ vị trí, vai trò khác nhau của mỗi mối liên hệ cụ thể trong những tính
huống cụ thể để từ đó có những giải pháp đúng đắn và có hiệu quả trong việc sử dụng, trong việc xử lý các
vấn đề thực tiễn. Như vậy trong nhận thức và thực tiễn không những cần phải tránh và khắc phục quan
điểm phiến diện, siêu hình mà còn phải tránh và khắc phục quan điểm chiết trung ngụy biện.
* Liên hệ bản thân:
- Là giáo viên trong tương lai khi nhận xét đánh giá học sinh, đồng nghiệp phải xem xét họ trong các mối
quan hệ với bạn bè và gia đình, xã hội không nên đánh giá, nhận xét một người chỉ qua vẻ bề ngoài hay
một mặt nào đó.
- Trong cuộc sống khi giải quyết các tình huống cần phải xem xét quá trình cũng như các hoạt động từ quá
khứ đến hiện tại trong các mối liên hệ qua lại lẫn nhau để có cách giair quyết xử lý tốt nhất.
Câu 3: Từ nguyên lí về mối liên hệ phổ biến, hãy phân tích sự ảnh hưởng, tác động của đổi mới giáo
dục đến cuộc sống và các vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước hiện nay? (ĐC/tr.2)
Đổi mới giáo dục: Phổ cập tiếng anh đến các trường phổ thông; Tăng thực hành giảm lý thuyết; Phổ cập
tiểu học, THCS; phổ cập tin học; thay đổi kì thi Đh
 Chốt lại: đổi mới giáo dục tác động mạnh mẽ đến cuộc sống và các vấn đề kinh tế xã hội. Nó tác động
dựa trên nguyên lí về mối liên hệ phổ biến, các sự vât hiện tượng đều có mối liên hệ. Cái này thay đỏi
sẽ kéo theo cái khác thay đổi theo.
Bonus (mối liên hệ):
Ví dụ mối liên hệ trong 3 lĩnh vực (tập photo)
Ví dụ mối liên hệ phổ biến: (tập photo)
Vì sao mối liên hệ có tính kquan, phổ biến, đa dạng? Ví dụ
+ Tính khách quan:
Mối liên hệ của các sự vật là khách quan vốn có của mọi sự vật, hiện tượng. Ngay cả các sự vật vô tri vô
giác hàng ngày cũng chịu sự tác động của các sự vật hiện tượng khác. Con người cũng chịu tác động của
các sự vật, hiện tượng khác và các yếu tố trong chính bản thân.
Page 8
Nhờ có mối liên hệ mà có sự vận động, mà vận động là phương thức tồn tại của vật chất, là 1 tất yếu khách
quan nên mối liên hệ cũng tồn tại khách quan.
Ví dụ: Sự phụ thuộc của cơ thể sinh vật vào môi trường, khi môi trường thay đổi thì cơ thể sinh vật cũng
phải thay đổi để thích ứng với môi trường. Mối liên hệ đó không phải do ai sáng tạo ra, mà là cái vốn có
của thế giới vật chất
+ Tính phổ biến:
Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng liên hệ với các sự vật , hiện tượng khác. Không có sự vật nào nằm
ngoài mối liên hệ. Nó tồn tại trong tất cả các mặt: tự nhiên, xã hội và tư duy. Mối liên hệ phổ biến là hiện
thực, là cái vốn có của mọi sự vật, hiện tượng, nó thể hiện tính thống nhất vật chất thế giới.
Ví dụ: Trong tự nhiên ( mlh mặt trời và mặt trăng-> xem thêm định luật vạn vật hấp dẫn) trong xã hội
(các hình thái kinh tế xã hội: CXNT-CHNL-PK-TBCNCS); trong tư duy ( LỚP 1-2-3-5 V.V..)
+ Tính đa dạng, phong phú, nhiều vẻ:
Các sự vật hiện tượng trong thế giới là đa dạng nên mối liên hệ giữa chúng cũng đa dạng, vì vậy khi
nghiên cứu mối liên hệ giữa các sự vật cần phân loại mối liên hệ một cách cụ thể.
Căn cứ vào tính chất, phạm vi, trình độ, có thể có những cách phân loại sau: chung và riêng, cơ bản và
không cơ bản, bên trong và bên ngoài, chủ yếu và thứ yếu, không gian và thời gian. Sự phân loại này chỉ
mang tính tương đối vì mối liên hệ chỉ là 1 bộ phận, 1 mặt trong mối liên hệ phổ biến nói chung.
Ví dụ: các loái cá, chim , thú đều có quan hệ với nước, nhưng cá quan hệ với nước khác với chim và thú.
Cá sống thường xuyên trong nước, không có nước thường xuyên thì cá không thể tồn tại được, nhưng các
loài chim và thú thì lại không sống trong nước thường xuyên được.

Quan điểm toàn diện + lịch sử là gì?


+ Quan điểm toàn diện: là quan điểm khi xem xét và nghiên cứu sự vật phải nghiên cứu tất cả các mặt, các
yếu tố kể cả các mắt khâu trung gian, gián tiếp có liên quan đến sự vật. Trong nhận thức nên tìm hiểu mối
quan hệ qua lại giữa các cá bộ phận, các yếu tố; giữa sự vật này với sự vật khác; giữa lý luận với nhu cầu
thực tiễn…
+ Quan điểm lịch sử - cụ thể: là quan điểm khi xem xét sự vật phải chú ý đúng mức hoàn cảnh lịch sử cụ
thể đã phát sinh ra vấn đề đó.
Ví dụ: biện hộ cho việc ăn cướp là vì nghèo. Theo luật Hình sự thì đây chỉ là tình tiết gảim nhẹ mà thôi->
vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Xây dựng quan điểm toàn diện cần chống lại quan điểm nào? Ví dụ?
Cần chống cả lại nguỵ biện, khuynh hướng sai lầm phiến diện một chiều, cũng nhưđánh giá ngang bằng vị
trí của các loại quan hệ. (chủn nghĩa nguỵ biện, chiết trung, phiếm diện)
Xây dựng quan điểm toàn diện cần chống lại quan điểm nào?
Quan điểm siêu hình
Quan điểm lịch sử và toàn diện có mối liên hệ không? Vì sao? Ví dụ
Liên hệ quan điểm toàn diện
cách chọn cho mình những người bạn phù hợp với bản thân.Không phải chỉ vì cái là nhìn đầu tiên là ta có
thể đánh giá.

Page 9
Việc áp dụng quan điểm toàn diện trong học tập là việc rất cần thiết để ta có thể nắm bắt toàn diện những
điều cần học rồi góp phần đưa ra phương pháp học thích hợp cho bản thân. Cụ thể là khi áp
dụng quan điểm toàn diện thì ta sẽ đặt việc học tập vào các mối liên hệ khác nhau: cần học cái gì, khi nào
thì học, học như thế nào, áp dụng ở đâu, áp dụng như thế nào… , từ đó ta có thể rút ramối quan hệ giữa
những điều ta học được
Liên hệ quan điểm lịch sử
bước vào một môi trường mới có sự thay đổi về các yêu tố không gian và thời gian. Một môi trường học
tập mới khác nhiều với cách dạy truyền thống ở phổ thông, chính vì thế không thể áp dụng các quá trình
học tập cũ
Câu 4: Phân tích cơ sở lí luận của quan điểm toàn diện? Liên hệ bản thân? (ĐC/tr.2)
a/ Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện: là nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.
MLHPB là mối liên hệ giữa các mặt (thuộc tính) đối lập tồn tại trong mọi sự vật, trong mọi lĩnh vực hiện
thực.
MLHPB mang tính khách quan và phổ biến. Nó chi phối tổng quá sự tồn tại , vận động, phát triển của mọi
sự vật, quá trình xảy ra trong thế giới; và là đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng. Nó được nhận thức
trong các cặp phạm trù (mặt đối lập- mặt đối lập; chất-lượng; cái cũ-cái mới; cái riêng-cái chung; nguyên
nhân- kết quả; nội dung-hình thức; bản chất- hiện tượng; tất nhiên- ngẫu nhiên; khả năng- hiện thực.
 Nội dung nguyên lý:
- Mọi sự vật, hiện tượng hay quá trình (vạn vật) trong thế giới đều tồn tại trong muôn vàn mối liên hệ
ràng buộc lẫn nhau. Mối liên hệ tồn tại khách quan, phổ biến và đa dạng.
- Trong muôn vàn mối liên hệ chi phối sự tồn tại của chúng có những mối liên hệ phổ biến. Mối liên
hệ phổ biến tồn tại khách quan, phổ biến; chúng chi phối một cách tổng quát quá trình vận động,
phát triển của mọi sự vật, hiện tượng xảy ra trong thế giới.
b/ Những yêu cầu về Phương pháp luận:
- Trong hoạt động nhận thức chủ thể phải:
o Tìm hiểu, phát hiện càng nhiều mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu
tố…) đang chi phối sự tồn tại của bản thân sự vật càng tốt.
o Phân loại để xác định quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố…) nào là bên trong, cơ
bản, tất nhiên, ổn định…; còn những mối liên hệ nào là bên ngoài, ko cơ bản, ngẫu nhiên.
o Dựa trên các MLH, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố…) bên trong đế lý giải
các MLH, quan hệ còn lại. Qua đó, xây dựng hình ảnh về SV như sự thống nhất các MLH;
phát hiện ra đặc điểm, tính chất, quy luật (bản chất) của nó.
- Trong hoạt động thực tiễn, chủ thể phải:
o Đánh giá đúng vai trò của từng MLH, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố…) chi
phối SV.
o Thông qua hoạt động thực tiễn sử dụng nhiều biện pháp thích hợp để biến đổi những MLH,
đặc biệt là những MLH bên trong, cơ bản, tất nhiên, quan trọng…
Page 10
o Nắm vững sự chuyển hóa các MLH, kịp thời đưa ra các biện pháp bổ sung để phát huy / hạn
chế sự tác động của chúng, lái SV theo đúng quy luật và hợp lợi ích chúng ta.
Việc tuân thủ nguyên tắc này sẽ khắc phục được những hạn chế gì trong hoạt động nhận thức
và họat động thực tiễn?
Việc tuân thủ nguyên tắc này sẽ khắc phục được những hạn chế trong hoạt động nhận thức và hoạt động
thực tiễn:
→ Quán triệt và vận dụng sáng tạo nguyên tác toàn diện sẽ khắc phục được chủ nghĩa phiến diện, chủ
nghĩa chiết trung, chủ nghĩa ngụy biện, ...trong hoạt động thực tiễn và nhận thức của chính mình.
+ Chủ nghĩa phiến diện: là cách xem xét chỉ thấy ở một mặt, một mối quan hệ, một tính chất hay từ một
phương diện nào đó mà không thấy được nhiều mặt, nhiều mối liên hệ nhiều tính chất cúa sự vật.
+ Chủ nghĩa chiết trung: là cách xem xét chỉ chú ý đến nhiều mặt, nhiều mối liên hệ nhưng ko rút ra được
bản chất, mối liên hệ cơ bản của sự vật mà coi chúng như nhau, kết hợp chúng một cách vô nguyên tắc, tùy
tiện
+ Chủ nghĩa ngụy biện: Cách xem xét qua đó đánh tráo cái cơ bản với cái không cơ bản, cái chủ yếu với
cái thứ yếu… hay ngược lại nhằm đạt được mục đích hay lợi ích của mình một cách tinh vi.
Trong đời sống XH, nguyên tắc toàn diện có vai trò cục kỳ quan trọng. Nó đòi hỏi chúng ta không chỉ liên
hệ nhận thức với nhận thức mà cần phải liên hệ nhận thức với thực tiễn cuộc sống, phải chú ý đến lợi ích
của các chủ thể khác nhau trong xã hội và biết phân biệt đâu là lợi ích cơ bản và lợi ích ko cơ bản.

Câu 5: Từ nguyên lí về sự phát triển, hãy phân tích sự phát triển kinh tế của Việt Nam từ năm 1986-
nay: (ĐC/tr.6)
*Nội dung của nguyên lý phát triển là: Mọi sự vật hiện tượng trong thế giới đều không ngừng vận động
và phát triển. Phát triển mang tính khách quan - phổ biến, là khuynh hướng vận động tổng hợp tiến lên từ
thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện của một hệ thống vật chất, do
việc giải quyết mâu thuẫn, thực hiện bước nhảy về chất gây ra theo xu thế phủ định của phủ định.
sau ngày 30/4/1975, nhà nước ta phát triển XHCN và xem Liên Xô là "hình mẫu" và rập khuôn theo mô
hình xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trong những hoàn cảnh và điều kiện đất nước khác biệt so với
Liên xô như : Tập thể hóa công – nông nghiệp nhà nước nắm độc quyền về kinh tế dẫn đến việc hình thành
cơ chế quan liêu bao cấp về kinh tế, ( việc bao cấp nền kinh tế cũng là từ Liên Xô.) 
- Thế nhưng, đến năm 1986, ta nhận thấy rằng đối với Việt Nam, ta không có được bước đà vững chắc như
của Liên Xô nên đến năm 1986, Liên Xô không còn là hình mẫu của việc xây dựng XHCN ở Việt Nam. 
- cải cách năm 1986 là một bước đi tất yếu của lịch sử, Quan điểm Đổi Mới về kinh tế đã được hoàn thiện
dần trong quá trình thực hiện, Đổi Mới về kinh tế : Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý
của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 
* Theo nguyên lí phát triển, việc bao cấp hoàn toàn nền kinh tế sẽ dẫn đến việc vận động bị trì trệ, vật chất
không được tạo ra và ý thức trở nên thấp kém. Nền kinh tế bao cấp đã cho thấy những nhược điểm rất lớn
của nó là không thể tạo được sự cạnh tranh trong lực lượng sản xuất. 
- Ngày đó vác cuốc ra đồng, giơ cuốc lên mà nghe tiếng kẻng thì cầm về luôn, ko thèm cuốc xuống đất nữa
vì cuốc hay ko cuốc thì vẫn đc hưởng phần lương giống nhau, làm hay không làm cũng đc hưởng như
nhau, dẫn đến vận động bị trì trệ, vật chất không được sản xuất và ý thức không được nâng cao. 
Page 11
- Như hợp tác xã giao cho 2 nhà mỗi nhà một con trâu chăng hạn, nhưng có nhà có hôm lại không đi chăn
trâu mặc kệ trâu gầy trâu béo mặc kệ, vì những con trâu này không phải của nhà mình. Vì chăn hay không
chăn vẫn được hưởng phần lương giống nhau, làm hay không lam vẫn được hưởng phần như nhau, dẫn
đến vận động bị trì trệ, vật chất không được sản xuất và ý thức không được nâng cao. 
- Ta thấy nền kinh tế bao cấp sẽ không thể tạo ra sự cạnh tranh trong lực lượng sản xuất, và nó kìm hãm
lực lượng sản xuất phát triển. 
* Nhờ có hoạt động thực tiễn, ý thức của Đảng được nưng cao và đã đề ra đường lối đổi mới và cải cách.
Trước sự trì trệ và chậm chạp ấy, cuộc đổi mới và cải cách năm 1986 là cần thiết. Công cuộc đổi mới và
cải cách ấy đã chấp nhận nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần để tạo nên sự cạnh tranh, thúc đẩy quá
trình vận động của vật chất , tạo nên sự cạnh tranh trong san xuất , thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển ,
nhằm nâng cao ý thức của con người.
Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ nguyên lý về sự phát triển? Vận dụng vấn đề này trong cuộc sống
và công tác giảng dạy của bản thân?
 Nguyên  lý về sự phát triển là cơ sở lý luận khoa học để định hướng việc nhận thức thế giới và cải tạo thế
giới.Theo nguyên lý này, trong mọi nhận thức và thực tiễn cần có quan điểm phát triển.
- Quan điểm đòi hỏi phải khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến, đối lập với sự phát triển.
+ Theo quan điểm phát triển, để nhận thức và giải quyết bất cứ vấn đề gì trong thực tiễn, một mặt cần phải
đặt sự vật hiện tượng theo khuynh hướng đi lên của nó; mặt khác, con đường của sự phát triển lại là một
quá tình biện chứng, bao hàm tính thuận nghịch, đầy mâu thuẫn, vì vậy đòi hỏi phải nhận thức được tính
quanh co, phức tạp của sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triên của nó, tức là cần phải có quan điểm
lịch sử, cụ thể trong nhận thức và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, phù hợp với tính chất phong phú,
đa dạng, phức tạp của nó.
+ Như vậy, với  tư cách là khoa học về mối liên phổ biến và sự phát triển , phép biện chứng duy vật của
chủ nghĩa Mác-Leenin giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong nhận thức và thực tiễn. Khẳng định vai trò
đó của phép biện chứng duy vật, Ph.Ăngghen viết: “...Phép biện chứng là phương pháp mà điều căn bản là
nó xem xét những sự vật và những phản ánh của chúng trong tư tưởng trong mối quan hệ qua lại lẫn nhau
của chúng, trong sự ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng. V.I Leenin cũng cho
rằng: “Phép biện chứng đòi hỏi người ta phải chú ý đến tất cả các mặt của những mối quan hẹ trong sự
phát triển cụ thể của những mối quan hệ đó.
* Liên hệ bản thân:
- Trong cuộc sống có những điều ta xuất phát từ con số không nhưng quan quá trình rèn luyện tu dưỡng
tích cực thì kết quả đạt được sẽ là ta có những kiến thức linh nghiệm trong cuộc sống; khi giải quyết các
tình huống ta cần xét chúng trong các mối liên hệ để xem nguyên nhân dẫn đến là ở đâu từ đó có những
cách giải quyết phù hợp.
Phân chia công việc ra thành từng giai đoạn để có thể tìm ra được phương pháp tối ưu nhằm thúc đẩy công
việc nhan hơn. Khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, luôn áp dụng những thành tựu khoa
học công nghệ vào trong đời sống, loại bỏ những tư tưởng, định kiến lạc hậu
Không chỉ nắm rõ chương trình học mà cỏn phải thấy rõ khuynh hướng phát triển của chuyên ngành trong
thời gian tới, yêu cầu của xã hội đối với chuyên ngành đang theo học là gì? Xã hội đòi hỏi những gì, qua
đó hoàn thiện bản thân, nâng cao tri thức cho phù hợp với nhu cầu của xã hội.
Vận động vs phát triển
Page 12
Vận động là một thuộc tính cố hữu, là phương thức tồn tại của vật chất, vận động được hiểu như sự thay
đổi nói chung. “Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất, tức được hiểu là một phương thức tồn tại của vật
chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất, thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra
trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”. 
Phát triển là khuynh hướng vận động tiến lên từ thấp đến cao (thay đổi về lượng), từ đơn giản đến phức tạp
(thay đổi về chất), từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện (thay đổi lượng – chất), do việc giải quyết mâu thuẫn
trong bản chất sự vật gây ra, được thực hiện thông qua bước nhảy về chất và diễn ra theo xu hướng phủ
định của phủ định.
Việc tuân thủ nguyên tắc này sẽ khắc phục được những hạn chế gì trong hoạt động nhận thức và
hoạt động thực tiễn:
Quán triệt và vận dụng sáng tạo nguyên tắc phát triển sẽ giúp chủ thể khắc phục được quan điểm (tư duy)
siêu hình, lối xem xét cứng nhắc, đầu óc bảo thủ, giáo điều,…trong hoạt động thực tiễn và nhận thức của
chính mình.
Nguyên tắc phát triển đòi hỏi chủ thể phải sử dụng các nguyên tắc kèm theo mới làm sáng tỏ bản tính vận
động và phát triển tự thâm của sự vật như nguyên tắc (phân tích) mâu thuẫn, nguyên tắc phân tích lượng –
chất, nguyên tắc phủ định biện chứng./.
Quan điểm phát triển là gì? Ví dụ? Khi xây dựng qdpt, cần chốg lại qd nào?
Quan điểm phát triển là một trong những nguyên tắc quan trọng củae phương pháp biện chứng Mác xít.
Quan điểm phát triển đòi hỏi chúng ta khi nhận thức sự vật phải xem xét nó trong sự vận động, biến đổi,
phải phân tích các sự vận động phức tạp của sự vật, tìm ra khuynh hướng phát triển cơ bản của chúng để
cải biên sự vật phục vụ cho nhu cầu của con người. 
- Cơ sở lý luận của quan điểm phát triển chính là nguyên lý về sự phát triển của các sự vật, hiện tượng
trong thế giới khách quan. Nguyên lý đó nói rằng phát triển là khuynh hướng tất yếu khách quan của tất cả
các sự vật hiện tượng. Phát triển được diễn ra theo 3 hình thức từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp,
từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện. 
- Mỗi sự vật đều có quá trình ra đời, biến đổi, phát triển và mất đi. Nhưng khuynh hướng chung của thế
giới vật chất là luôn phát triển theo hướng diện, cái mới thay thế cái cũ, cái sau tiến bộ hơn cái trước. Do
đó để nhận thức và phản ánh chính xác sự vật hiện tượng ta phải có quan điểm phát triển.
Cần chống cả lại nguỵ biện, khuynh hướng sai lầm phiến diện một chiều, cũng nhưđánh giá ngang bằng vị
trí của các loại quan hệ.
Câu 6: Từ nội dung qui luật mâu thuẫn, phân tích vì sao muốn đạt được kết quả thực sự, sinh viên
phải lấy tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện là chính...(ĐC/tr.10)
Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ quy luật mâu thuẫn ? Vận dụng vấn đề này trong cuộc sống và
công tác giảng dạy của bản thân ?
- Vì mâu thuẫn có tính khách quan, tính phổ biến và là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển, do
vậy trong nhận thức và thực tiễn cần phải tôn trọng mâu thuẫn, phát triển mâu thuẫn, phân tích đầy đủ các
mặt đối lập, nắm được bản chất, nguồn gốc, khuynh hướng của sự vận động và phát triển.
- Vì mâu thuẫn có tính đa dạng, phong phú, do vậy trong việc nhận thức và giải quyết mâu thuẫn cần phải
có quan điểm lịch sử, cụ thể, tức là biết phân tích cụ thể từng loại mâu thuẫn và có phương pháp giải quyết
phù hợp. Trong quá trình hoạt động nhận thức và thực tiễn, cần phân biệt đúng vai trò, vị trí của các loại
Page 13
mâu thuẫn ttrong từng hoàn cảnh, điều kiện nhất định; những đặc điểm của mâu thuẫn đó để tìm ra phương
pháp giải quyết từng loại mâu thuẫn một cách đúng nhất.
* Liên hệ bản thân:
- Trong cuộc sống khi có mâu thuẫn xảy ra có thể là giữa phương pháp dạy với phương tiện giáo dục cần
phải bình tĩnh tìm ra chỗ mâu thuẫn để có cách giải quyết đúng và không ảnh hưởng đến chất lượng của
giáo dục.
Câu 7: Theo Lênin: sự thống nhất giữa các mặt đối lập là tạm thời, tương đối – Sự đấu tranh giữa
các mặt đối lập là tuyệt đối. Vì vậy, ông nhấn mạnh: Phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt
đối lập. Hãy phân tích ý trên, liên hệ hoạt động thực tiễn của bản thân. (ĐC/tr.10)
Trình bày qluat thống nhất + Giả thích từ ngữ + Phân tích câu nói + KẾT LUẬN: vì thế lênnin khẳng định
Câu nói trên chưa hoàn toàn đúng: Ko phải cuộc đấu tran nào cũng sẽ giúp phát triển.( Ví dụ: ý kiến đúng
vs ý kiến sai -> ý kiến sai được chấp nhận -> kém phát triển// các nước trung đông luôn có sự đấu tranh
giữa các mặt đối lập(cụ thể là phe đối lập), nhưng vẫn nghèo và lạc hậu.
*Liên hệ sự thống nhất:
Máy bay bay vừa có lực đẩy của máy bay vừa có lực hút TĐ. Thống nhất: Có lực đẩy đẩy lên nhưng lực
hút giữ máy bay trong không sao.
Đối lập: lực đẩy mạnh hơn thắng lực hút máy bay.
Câu 8: V.I Lênin viết:” Sự phân đôi của cái thống nhất và sự nhận thức các bộ phận của nó..., đó là
thực chất...của phép biện chứng.” Chép qui luật mâu thuẫn(tr.10)
Câu 9: Tại sao không thể gọi quy luật phủ định của phủ định một cách đơn giản là quy luật phủ
định? Khi nói về phủ định lần thứ hai, ta muốn nhấn mạnh đến cái gì trong quá trình thực tại của
sự phát triển? (ĐC/tr.14)
Câu 10: tại sao PĐịnh biện chứng phải đảm bảo tính kế thừa? Svien trong quá trình ptriển cần phải
kế thừa những gì? (ĐC/tr.14)
*Liên hệ PĐ của PĐ:
- Các giáo viên hiện nay với trình độ cao đẳng, đại học đã được nhà trường đào tạo một cách bài bản và có
khoa học. Họ được trang bị đầy đủ các kiến thức để đổi mới phương pháp giảng dạy. Trước hết là cần thay
đổi thói quen cũ đọc – chép, thuyết giảng, lệ thuộc sách giáo khoa của một bộ phận giáo viên. Căn bệnh cố
hữu này là chây ỳ, ngại thay đổi, thậm chí lười biếng khiến nhiều giáo viên trong đó có cả giáo viên lâu
năm, đã thuộc lầu nội dung kiến thức trong sách giáo khoa nên khi giảng thường đọc luôn cho học sinh
chép lại các ý chính.  Điều này tạo ra thói quen thụ động của trò. Thầy nói sao, trò ghi vậy avf chỉ biết học
thuộc lòng, không suy nghĩ. Để chống lại thói quen xấu này, nhiều giáo viên đã chủ động trong việc tìm tòi
những cách thức mới trong việc truyền đạt kiến thức. Cần phải có cái mới để thay đổi cái cũ, cái cũ ở đây
không còn phù hợp.

Page 14
CHƯƠNG III
CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
QUI LUẬT SẢN XUẤT
Page 15
LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT
CƠ SỞ HẠ TẦNG
KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG
HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI
CON NGƯỜI + BẢN CHẤT CON NGƯỜI
Câu 1: Hãy phân tích nội dung qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất? Vận dụng quy luật này luận chứng cho tính tất yếu của sự tồn tại và phát triển nền
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần? (ĐC/tr.2)
Thực trạng lực lượng sản xuất của VN?
1/ưu điểm: 
-LLLĐ dồi dào. 
-có khả năng tiếp thu KHKT tốt, cần cù, căm chỉ. 
-có kinh nghiệm trong sản xuất ( nông lâm ngư nghiệp) 
2/nhược điểm: 
-còn khá yêu kém về chuyên môn kỹ thuật(đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn mỏng) 
-chưa có tác phong công nhiệp, kỷ luật lao động còn kém. 
-sức khỏe người lao động còn kém. 
=> giải pháp: 
tăng cường hướng nghiệp tốt cho công dân ở độ tuổi thanh thiếu niên................
Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất?
- Khi một phương thức sản xuất mới ra đời, khi đó quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất. Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là trạng
thái mà trong đó, quan hệ sản xuất là "hình thức phát triển" của lực lượng sản xuất.
- Song, sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định lại làm cho quan hệ từ chỗ phù hợp
trở thành không phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Khi đó quan hệ sản xuất trở thành trở
thành "xiềng xích" của lực lượng sản xuất, kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển. Yêu cầu khách quan của
sự phát triển của lực lượng sản xuất tất yếu sẽ dẫn đến thay thế quan hệ sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản
xuất tiếp tục phát triển. Thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới cũng có nghĩa là phương
thức sản xuất cũ mất đi, phương thức sản xuất mới ra đời thay thế.
+ LLSX quyết định QHSX, vì:

- LLSX là yếu tố hoạt động nhất, cách mạng nhất, là nội dung của quá trình sản xuất, còn QHSX là yếu tố
phụ thuộc vào LLSX, nó là hình thức xã hội của sản xuất nên có tính chất tương đối ổn định, có xu hướng
lạc hậu hơn so với sự phát triển của LLSX.
- LLSX phát triển làm cho QHSX hình thành, biến đổi, phát triển cho phù hợp với nó. Sự phù hợp của
LLSX với QHSX là động lực làm cho LLSX phát triển.

Page 16
- Mâu thuẫn giữa LLSX mới với QHSX cũ được giải quyết bằng cách thay thế QHSX cũ bằng QHSX mới
phù hợp với LLSX. Trong xã hội có đối kháng giai cấp, mâu thuẫn này được giải quyết thông qua đấu
tranh giai cấp, mà đỉnh cao là cách mạng xã hội.
Câu 2: Quan hệ sản xuất là gì? Thể hiện ở những mặt nào?
Quan hệ sản xuất là khái niệm chỉ mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất (sản xuất và
tái sản xuất xã hội), là một trong những biểu hiện của quan hệ xã hội,giữ và trò xuyên suốt trong quan hệ
xã hội vì quan hệ sản xuất là quan hệ đầu tiên,quyết định những quan hệ khác. Quan hệ sản xuất gồm 3
mặt: -Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất -Quan hệ tổ chức lao động sản xuất -Quan hệ phân phối sản
phẩm lao động
Mặt nào giữ vai trò quyết định? Vì sao?
QHSX VN hiện nay ntn?
QHSX là những quan hệ cơ bản giữa người với người trong quá trình sản xuất.
- Quan hệ mang tính chất khách quan nó là quanhệ cơ bản quyết định tất cả các quan hệ xã hội
khác của con ng-ời.
- QHSX là tiêu chí quan trọng để phân hình thái HTXH này với HTKT khác.
- QHSX được hình thành và biến đổi theo xu hướng phù hợp với tính và trình độ của LLSX.
* QHSX được biểu hiện ở 3 mặt sau:
- QH về mặt sở hữu đối với TLSX: có 2 hình thức sở hữu cơ bản về TLSX đó là: sở hữu xã hội
và sở hữu tư nhân. Mặt này đóng vai trò quyết định đến các vai trò khác của QHSX vì muốn tiến hành sản
xuất được cần phải có TLSX (bao gồm đối tượng xã hội người có TLLĐ). Ai nắm giữ TLSX chủ yếu trong
xã hội người đó sẽ có quyền trong việc tổ chức quản lý sản xuất phân công lao động và sẽ có quyền trong
việc phân phối sản phẩm do lao động làm ra.
- Quan hệ trong việc quản lý sản xuất: do quan hệ về mặt sở hữu đối với TLSX quyết định.
- Quạn hệ về mặt phân phối sản phẩm lao động: do quan hệ về mặt sở hữu đối với TLSX quyết
định ba mặt trên của QHSX có quan hệ tác động biện chứng với nhau không thể tách rời trong đó quan hệ
sở hữu đối với TLSX đóng vai trò quyết định.
* Các loại hình quan hệ sản xuất cơ bản ở nước ta hiện nay.
- Hiện nay nước ta đang ở vào thời kỳ quá độ đến CNXH do đó các loại hình QHSX của nước ta
bao gồm:
- QHSX XHCN (sở hữu Nhà nước về tư liệu sản xuất, kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong
nền kinh tế và nó định hướng phát triển các thành phần khác.
- QHSX dựa trên sở hữu tập thể về TLSX (trừ ruộng đất sở hữu xã hội) đó là kinh tế tập thể, thành
phần kinh tế mà trình độ xã hội hóa của LLSX, tổ chức và quản lý sản xuất thấp hơn kinh tế Nhà nước,
nhưng sản xuất với lượng hàng lớn cung cấp cho đời sống xã hội.
- QHSX TBCN (sở hữu tư nhân về TLSX): kinh tế TB tư nhân.
-QHSX dựa trên hình thức sở hữu cá nhân về TLSX và lao động trực tiếp của bản thân người lao
động kinh tế cá thể.
Page 17
Câu 3: Hãy làm rõ mối quan hệ biện chứng cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Liên hệ VN
(tr.8)
VD. Sau khi giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, nền kinh tế miền Bắc còn nhiều nhược điểm.
Trước tình hình đó, dhội dảng IV,V đã đề ra những chỉ tiêu quá cao, không phù hợp. Tuy vậy đại hội VI,
đảng ta chuyển nền kinh tế từ trị cung, tự cấp quan liêu sang nền kinh tế thị trường, và rút ra kinh nghiệm
quan trọng: phải luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và xuất phát từ thực tế khách quan. Nhờ đó mà sau
gần 20 năm đất mới bộ mặt đất nước ta đã thay đổi hẳn.
* Sự vận dụng của Đảng CSVN trong công cuộc đổi mới là:
- VN trong sự phát triển của đông á và dông nam á hay nói rộng hơn là vòng cung châu á - thái bình
dương, hiện nay đang thu hút được nhiều người trong giới lãnh đạo và giới kinh doanh trên thế giới. Trong
quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội ở nước ta, cần vận dụng và quán
triệt quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.
- Cơ sở hạ tầng là kết cấu kinh tế đa thành phần trong đó có thành phần kinh tế quốc doanh, tập thể và
nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Tính chất đan xen về kết cấu của cơ sở kinh tế vừa làm cho nền kinh
tế sôi động, phong phú, vừa mang tính phức tạp trong quá trình phát triển nền kinh tế. Đây là một kết cấu
kinh tế năng động, phong phú được phản chiếu trên nền kiến trúc thượng tầng và đặt ra đòi hỏi khách quan
là nền kiến trúc thượng tầng cũng phải đổi mới.
- Đáng ta khẳng định: Phải tập trung nguồn vốn đầu tư nha nước cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế
xã hội và một số công trình cong nghiệp then chốt đã được chuẩn bị vốn và công nghệ. Nâng cấp và xây
dựng mới hệ thống giao thông, sân bay, bến cảng, thông tin liên lạc, giáo dục và đào tạo, y tế. Đồng thời
phải quan tâm đến công nghiệp hóa HĐH nông nghiệp và kinh tế nông thôn, phát triển toàn diện nông lâm,
ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, công nghiệp SX hàng tiêu dùng và hàng xuất
khẩu.
Câu 4: Chứng minh sự phát triển các hình tái kinh tế xã hội là một quá trình của lịch sử tự nhiên
(tr.8)
Câu 5: Làm rõ giá trị khoa học của học thuyết về hình thái kinh tế-xã hội và vấn đề xây dựng hình
thái kinh tế-xã hội XHCN ở nước ta hiện nay? (tr.15)
Khái niệm cấu trúc hình thái KTXH -> giá trị khoa học -> vấn đề xây dựng
Ý nghĩa của học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội :
Học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội ra đời là một cuộc Cách mạng trong toàn bộ quan niệm về
lịch sử xã hội. Nó chỉ ra rằng động lực của lịch sử chính là hoạt động thực tiễn của con người dưới tác
động của quy luật khách quan. Học thuyết Mác cũng nhấn mạnh vai trò quyết định xét đến cũng của nhân
tố cơ sở hạ tầng của kinh tế, song không giờ coi nhân tố kinh tế là nhân tố duy nhất quyết định trong lịch
sử.
Tóm lại, học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội công cụ lý luận giúp chúng ta nhận thức được những
quy luật phổ biến đang tác động và chi phối sự vận động của xã hội, là phương pháp khoa học để nghiên
cứu xã hội và là cơ sở lý luận cho việc hoạch định con đường đi lên CNXH ở nước ta.
Câu 6: Làm rõ quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về con người, bản chất con người. Liên hệ
thực tiễn để xây dựng con người mới XHCN ở VN hiện nay. (tr.19)

Page 18
Câu 7: Aristotle cho rằng “con người là một con vật có lý trí”. Dựa trên quan điểm của triết học
Mác-Lênin về vấn đề con người, anh chị hãy cho biết quan điểm trên đúng hay sai. Vì sao? (tr.19)
Câu 8: Hãy giải thích và chứng minh luận điểm sau đây của Lênin:
“ Chỉ có đem quy những quan hệ xh vào những quan hệ sản xuất, và đem quy những quan hệ SX
vào trình độ của những LLSX thì người ta mới có được một cơ sở vững chắc để quan niệm sự phát
triển của những hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên”
I. Khái niệm:
Xã hội – Bộ phận đặc thù của tự nhiên:
Sự tác động qua lại giữa xã hội và tự nhiên:
* Tự nhiên:Theo nghĩa rộng tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất vô cùng, vô tận.
Quá trình tiến hóa của tự nhiên từ vô cơ hữu cơ sự sống. Từ đơn bào đa bao. Từ động vật bậc thấpđộng vật
bậc cao con người xuất hiện.
- Con người xuất hiện:
+ Là kết quả của các các quy luật sinh học
+ Là kết quả của quá trình lao động, bởi: khi con người tác động vào tự nhiên, cơ thể con người ngày càng
phát triển hoàn chỉnh hơn bộ não phát triển. khi tác động vào tự nhiên, con người phải có quan hệ với
nhau ( theo một phương thức nhất định).
Do đó, xuất hiện nhu cầu trao đổi với nhau ngôn ngữ xuất hiện. cho nên, chính lđ là tác
nhaanquan trọng hàng đầu thúc đẩy quá trình chuyển biến từ động vật thành con người. Đó chính là quá
trình chuyển biến từ cộng đồng mang tính bầy đàn, hành đọng theo bản năng thành cộng đồng xã hội.
xã hội là hình thái vận động cao nhất của thế giới vật chất, là biểu hiện tổng số những mối liên hệ và
những quan hệ của những cá nhân, hình thái vận động này lấy con người và sự tác động lẫn nhau giữa con
người với con người làm nền tảng.
Xã hội là một bộ phận đặc thù của tự nhiên. Hệ thống tự nhiên xã hội là một chỉnh thể, trong đó yếu tố tự
nhiên và yếu tố xã hội tác động qua lại với nhau, quy định sự tồn tại và phát triển của nhau.
* Vai trò của các yếu tố tự nhiên:
- Tự nhiên là nguồn gốc của xã hội.
- Tự nhiên là môi trường tồn tại và phát triển của xã hội.
* Khái niệm môi trường: Là toàn bộ những điều kiện tự nhiên và nhân tạo mà trong đó con người sinhy
sống. Môi trường bao gồm: môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
* Vai trò của yếu tố xã hội:
- Thông qua lao động con người cải biến tự nhiên nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình
- Thông qua hoạt động cải biến tự nhiên, con người tự hoàn thiện mình.
- Tự nhiên cung cấp các nguồn vật chất để con người tồn tại và phát triển. Ngược lại chính trong quá trình
sử dụng các nguồn vật chất đó, con người đã biến đổi tự nhiên.
Page 19
- Trong quá trình trao đổi chất này, nếu con người không kiểm tra, điều tiết việc ssuwr dụng, khai thác, bảo
quản quản các nguồn vật chất của tự nhiên thì sẽ khủng hoảng sinh thái, sẽ phá vỡ sự cân bằng của hệ
thống tự nhiên xã hội, sự sống của con người và loài người sẽ bị đe dọa.
Chính vì vậy, con người phải nắm chắc các quy luật tự nhiên, kiểm tra, điều tiết hợp lý việc bảo quản, khai
thác sử dụng và tái tạo các nguồn vật chất của tự nhiên, để đảm bảo sự cân bằng của hệ thống tự nhiên – xã
hội. Ngược lại, nếu bất chấp quy luật thì sẽ phá vỡ cân bằng hệ thống tự nhiên, xã hội con người sẽ bị tự
nhiên trả thù, sẽ xảy ra khủng hoảng môi trường sinh thái.
Vai trò của dân số trong sử phát triển của xã hội
+ Khái niệm dân số: Là lượng người sinh sống trong một vùng, lãnh thổ nhất định.
+ Khái niệm này bao hàm nhiều mặt như: số lượng dân cư, chất lượng dân cư, mật độ dân cư.
* Vai trò các mặt này trong sự phát triển xã hội biểu hiện vai trò của dân số trong sự phát triển xã hội.
* Vai trò của số lượng dân cư: Số lượng dân cư là số lượng người của dân số phản ánh khả năng cung cấp
lực lượng lao động của xã hội. Điều này được thể hiện qua chỉ số về thể lực tính theo lao động cơ bắp.
* Vai trò của chất lượng dân cư: chất lượng dân cư là chất lượng người của dân số, thể hiện sức mạnh, trí
lực của con người như: thông minh, kĩ năng, kĩ xảo…
Ngoài ra mật độ dân cũng ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn lao động, phân công lao động… và sự gia tăng
dân số cũng ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng dân cư, chất lượng dân cư. Dân số tăng chậm khó khăn về
lương thực, nhà ở, y tế, giáo dục…
Lực lượng sản xuất: Là biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất:
LLSX thể hiện năng lực thực tiễn của con người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất.
Kết cấu của LLSX bao gồm;
+ Người lao động ( yếu tố quan trọng nhất)
+ Tư liệu sản xuất: Tư liệu lao động ( công cụ lao động và phương tiện lao động); đối tượng lao động ( có
sẵn trong tự nhiên hoặc đó qua chế biến)
Tất cả các yếu tố này có quan
hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau trong quá trình sản xuất, trong đó công cụ lao động là yếu tố động, cách mạng
và quan trọng, là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người, là tiêu chuẩn phân biệt các thời đại
kinh tế.
Trong sự phát triển của LLSX, khoa học ngày càng đóng vai trò to lớn và quan trọng trong sản xuất. Ngày
nay khoa học phát triển đến mức trở thành nguyên nhân trực tiếp của nhiều biến đỏi to lớn trong sản xuất
và trong đời sống xã hội.
Chính Mác đã đưa ra dự kiến khoa học trở thành “ LLSX trực tiếp” và đến nay dự kiến đó càng sáng tỏ.
Những phát minh khoa học trở thành điểm xuất phát cho ra đời những ngành sản xuất mới, máy móc thiết
bị và công nghệ mới, nguyên vật liệu mới và nguồn năng lượng mới.
Khoa học thấm vào mọi yếu tố trong quá trình sản xuất, trong kết cấu của LLSX. Với cuộc cách mạng
khoa học công nghệ, lao động trí tuệ ngày càng đóng vai trò chính – đó chính là đặc trưng của LLSX hiện
đại.
Page 20
Tại Đại hội VIII, Đảng ta vạch ra mục tiêu đối với sự phát triển sản xuất nói chung, của khoa học công
nghệ nước ta nói riêng như sau: Từ nay đến 2020 ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp.
Quan hệ sản xuất:
KN: là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất. Quan hệ sản xuất gồm ba mặt; quan hệ về
sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất, quan hệ trong phân phối sản
phẩm sản xuất ra.
Quan hệ sx do con người tạo ra, nhưng nó hình thành một cách khách quan trong quá trình sản xuất không
phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.
Ba mặt của QH sản xuất thống nhất với nhau tạo thành một hệ thống mang tính ổn định tương đối so với
sự vận động phát triển không ngừng của LLSX.
Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất quyết định 2 quan hệ còn lại
Quan hệ tổ chứ và quản lý sản xuất trực tiếp tác động đến quá trình sản xuất
Quan hệ về phân phối sản phẩm sản xuất ra kích thích trực tiếp đến lợi ích của con người nên nó tác động
đến thái độ của con người trong lao động sx, có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sản xuất phát triển.
Hình thái kinh tế - xã hội:
KN: là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định,
với một kiểu QHSX đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của LLSX và với một
kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những QHSX ấy.
Phải đem quy các quan hệ sản xuất vào trình độ của lực lượng sản xuất:
QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX. Giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của LLSX
có mối quan hệ biện chứng. Chúng đều là hai mặt của phương thức sản xuất chúng tồn tại không thể tách
rời nhau, tác động qua lại với nhau tạo thành quy luật về sự phù hợp. QHSX phải phù hợp với sự phát triển
của LLSX và trình độ của LLSX.
Trình độ đó là:
Trình độ công cụ lao động: trong từng giai đoạn lịch sử, thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên.
Trình độ tổ chức và phân phối lao động.
Trình độ kinh nghiệm và kĩ năng lao động của con người.
Sự vận động, phát triển của LLSX quyết định và làm thay đổi QHSX cho phù hợp với nó. Khi một phương
thức sả xuất mới ra đời, khi đó QHSX xuất phù hợp một cách tối ưu giữa người lao động với tư liệu SX và
do đó lực lượng sản xuất có cơ sở để phát triển hết khả năng của nó.
LLSX quyết định đến QHSX, nhưng QHSX cũng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại sự phát triển
của LLSX. QHSX quy điịnh mục đích của sản xuất, tác động đến thái độ của con người trong lao động sản
xuất, đến tổ chức phân công lao động xã hội, đến phát triển và ứng dụng của khoa học và công nghệ… do
đó tác động đến sự phát triển của LLSX. Nếu QHSX phù hợp thì nó sẽ thúc đẩy sự phát triển của LLSX,
và ngược lại nó sẽ kìm hãm sự phát triển của LLSX.

Page 21
Trong 2 mặt của phương thức sản xuất. Sản xuất là yếu tố động, biến đổi và phát triển theo chiều tiến lên
của nền sản xuất xã hội, còn mặt QHSX thì tương đối ổn định. Khi LLSX phát triển đến một trình độ mới
ở mức độ cao hơn thì sẽ xuất hiện mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX, sự phù hợp giữa QHSX với LLSX sẽ
chuyển thành không phù hợp, khi đó QHSX lỗi thời sẽ kìm hãm LLSX phát triển mâu thuẫn trở nên gay
gắt tất yếu sẽ dẫn đến việc xã hội phải xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ, thay thế vào đó là quan hệ sản xuất mới
phù hợp, khi đó QHSX lỗi thời sẽ dẫn đến việc xã hội phải xóa bỏ quản QHSX của LLSX. Khi đó LLSX
sẽ quyết định sự hình thành và phát triển mối QH chung. Khong sớm hay muộn QHSX cũng biến đổi cho
phù hợp với sự phát triển của LLSX. Vì thế nên ta đem quy các QHSX vào trình độ của LLSX. Tuy vậy
QHSX cũng có tính chất độc lập tương đối và tác động trở lại sự phát triển của LLSX. QHSX quyết điịnh
mục đích của SX, tác động đến con người trong lao động sản xuất, biết tổ chức và phân công lao động xã
hội đến ứng dụng khoa học công nghệ. Do đó nó tác động đến sự phát triển của LLSX.
Tuy nhiên việc giải quyết mâu thuẫn giữa QHSX và LLSX không phải đơn giản nó phải thông qua nhận
thức và hoạt động cải tạo xã hội của con người trong xã hội có giai cấp phải thông qua đấu tranh giai cấp.
Quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ của LLSX là quy luật phổ biến tác động đến toàn bộ
tiến trình ls của nhân loại. Phương thức sản xuất củ được thay thế bằng phương thức sản xuất mới là việc
xh cũ được thay thế bằng xh mới tiến bộ hơn phù hợp hơn với quy luật.
Hình thái kinh tế - xh lại là một quá trình lịch sử tự nhiên:
Phạm trù hình thái kinh tế - xh:
Hình thái kt-xh là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật ls dùng để chỉ xh ở từng giai đoạn ls nhất định của
LLSX và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những QHSX ấy.
Hình thái kt-xh là một hệ thống hoàn chỉnh, có cấu trúc phức tạp, trong đó có các mặt cơ bản là LLSX,
QHSX và KTTT. Mỗi mặt của hình thái kt-xh có vị trí riêng và tác động qua lại lẫn nhau, thống nhất với
nhau.
LLSX là nền tảng vật chất – kỹ thuật của mỗi hình thái kt-xh. Hình thái kt-xh khác nhau có LLSX khác
nhau. Suy đến cùng, sự phát triển của LLSX quyết định sự hình thành, phát triển và thay thế lẫn nhau của
các hình thái kt-xh.
QHSX là “quan hệ cơ bản, ban đầu và quyết định tất cả mội QHXH khác”. QHSX phù hợp với trình độ
phát triển của LLSX và tác động tích cực trở lại LLSX.
Các quan điểm về chính trị, pháp quyền, đạo đức, triết học v.v… các thiết chế tương ứng được hình thành,
phát triển trên cơ sở các QHSX tạo thành KTTT của xh. KTTT được hình thành và phát trieern phù hợp
với cơ sở hạ tầng.
Sự phát triển của các hình thái kt-xh là quá trình lịch sử - tự nhiên.
Xh loài người đã phát triển trải qua nhiều hình thái kt-xh nối tiếp nhau. Trên cơ sở phát hiện ra các quy
luật vận động phát triển khách quan của xh, C.Mác đã đi đến kết luận: “Sự phát triển của những hình thái
kt-xh là một quá trình ls tự nhiên”.
Hình thái kt-xh là một hệ thống, trong đó, các mặt không ngừng tác động quan lại lẫn nhau tạo thành các
quy luật vận động, phát triển khách quan của xh.
Nguồn gốc sâu xa của sự vận động phát triển của xh là ở sự phát triển của LLSX. Chính sự phát triển của
LLSX đã quyết định, làm thay đổi qhsx. Đến lượt mình, QHSX thay đổi sẽ làm cho kiến trúc thượng tầng
Page 22
thay đổi theo, và do đó mà hình thái kinh tế - xã hội cũ được thay thế bằng hình thái kinh tế - xã hội mới
cao hơn, tiến bộ hơn.
Giá trị khoa học của học thuyết hình thái kinh tế - xh.
Trước Mác, chủ nghĩa duy tâm giữ vai trò thống trị trong khoa học xã hội. Sự ra đời học thuyết hình thái
kinh tế - xã hội đã đưa lại cho khoa học xh một phương pháp nghiên cứu thự sự khoa học.

CHƯƠNG IV
SẢN XUẤT HÀNG HOÁ
(THUỘC TÍNH) HÀNG HOÁ
LAO ĐỘNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ
LƯỢNG GIÁ TRỊ CỦA HÀNG HOÁ
NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG
CƯỜNG ĐỘ LAO ĐỘNG
QUI LUẬT GIÁ TRỊ
Câu 1: Sản xuất hang hoá là gì? Phân tích điều kiện ra đời tồn tại của SXHH. Ở VN hiện nay, sản
xuất hang hoá có tồn tại không? Vì sao? (tr.2)
... Sản xuất hàng hoá là một phạm trù lịch sử. SXHH ra đời và tồn tại dựa trên hai điều kiện sau:
... Sự ra đời và tồn tại của SXHH đem lại tính ưu việt+hạn chế:...
Ở VN hiện nay có tồn tại sản xuất hang hoá vì có những điều kiện, yếu tố cần và đủ của sản xuất hang hoá:
Page 23
+Thứ nhất:
Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển biến từ một nền kinh tế hàng hoá kém phát triển mang
nặng tính tự cấp tự túc sang một nền kinh tế hàng hoá phát triển từ thấp đến cao. Xuất phát từ thực trạng có
thể nói là rất tiêu điều của nền kinh tế nước ta: Kết cấu hạ tầng vật chất và xã hội kém, trình độ cơ sở vật
chất và công nghệ trong các doanh nghiệp lạc hậu, khả năng cạnh tranh gần như không có, đội ngũ nhà
doanh nghiệp tầm cỡ thiếu trầm trọng, bên cạnh đó thì thu nhập của người làm công ăn lương cũng như
của nông dân thấp kém khiến dung lượng hàng hoá trên thị trường có sự thay đổi rất chậm chạp, khả năng
cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường thấp. Từ sự thật không mấy sáng sủa này, buộc ta phải có chiến
lược phát triển để vượt qua thực trạng của nền kinh tế, đưa nền kinh tế hàng hoá phát triển cả về số lượng
lẫn chất lượng và nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế hàng hoá ở nước ta.
+Thứ hai:
Nền kinh tế hàng hoá dựa trên cơ sở nền kinh tế tồn tại nhiều thành phần. Từ thực trạng nền kinh tế hàng
hoá kém phát triển do nhiều nhân tố song nhân tố gây hậu quả nặng nề nhất là sự nhận thức không đúng
đắn dẫn đến nôn nóng xoá bỏ nhanh các thành phần kinh tế, thực chất là xoá bỏ điều kiện tồn tại và phát
triển kinh tế hàng hoá, làm mất khả năng cạnh tranh và tác dụng tích cực của nền kinh tế hàng hoá. Nền
kinh tế nhiều thành phần là nguồn lực tổng hợp to lớn về nhiều mặt có khả năng đưa nền kinh tế vượt khỏi
thực trạng thấp kém. Cơ cấu ngành theo hướng phát triển kinh tế dịch vụ đang dần chiếm ưu thế cao trong
nền kinh tế hàng hoá thu hút một số lượng lớn lao động. Từ đó cơ cấu công- nông nghiệp và dịch vụ sớm
hình thành theo định hướng chuyển dịch kinh tế mà Đại hội Đảng VIII đã đề ra. Nó đảm bảo cho mọi
người, mọi doanh nghiệp ở mọi thành phần kinh tế đều được tự do kinh doanh theo pháp luật và được pháp
luật bảo hộ quyền sở hữu và quyền thu nhập hợp pháp. Nó còn làm cho các chủ thể kinh tế được hoạt động
theo cơ chế tự chủ, hợp tác cạnh tranh và bình đẳng trước pháp luật.
+Thứ ba:
Nền kinh tế hàng hoá theo cơ cấu kinh tế “mở”giữa nước ta với các nước trên thế giới. Trước kia với cơ
cấu kinh tế “khép kín”, với tình trạng “bế quan toả cảng”, luẩn quẩn sau luỹ tre làng nên kinh tế nước ta
lâm vào bế tắc, kém phát triển có thể nói là lạc hậu nhất thế giới. Vì vậy sự ra đời của nền kinh tế hàng hoá
TBCN đã làm cho thị trường dân tộc hoạt động trong sự gắn bó với thị trường thế giới. Do sự phân bố phát
triển không đều về tài nguyên thiên nhiên, sức lao động và thế mạnh giữa các nước từ quy luật phân công
và hợp tác lao động quốc tế, đời sống mang tính quốc tế hoá …dẫn đến nhu cầu khách quan là mở cửa nền
kinh tế hàng hoá để đạt được hiệu quả cao và phát triển với tốc độ nhanh nền kinh tế.
+Thứ tư:
Phát triển kinh tế hàng hoá theo định hướng XHCN với vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước và sự quản lý
kinh tế vĩ mô của nhà nước. Trong các thành phần kinh tế thì kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo do bản
chất vốn có và lại nắm giữ các ngành, lĩnh vực then chốt và trọng yếu, nên đảm bảo cho các thành phần
kinh tế khác phát triển theo định hướng XHCN. Tuy nhiên vai trò của nó chỉ được khẳng định khi nó phát
huy được sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế khác, nó sớm chuyển đổi cơ chế quản lý theo
hướng năng suất, chất lượng và hiệu quả để đứng vững và chiến thắng trong môi trường hợp tác và cạnh
tranh giữa các thành phần kinh tế. Nền kinh tế hàng hoá bên cạnh mặt tích cực là làm thay đổi bộ mặt của
đất nước không tránh khỏi những khuyết tật nhất định về mặt xã hội như: phá sản, khủng hoảng , áp bức
bất công, tàn phá môi trường, phân hoá giầu nghèo... Chính vì vậy cần phải có sự quản lý vĩ mô của Nhà
nước. 
Câu 2: Ở Việt Nam giai đoạn 1975-1986 có SXHH ko? Vì sao?(tr.2)
Page 24
Ko. Vì mục đích của ta bấy giờ không phải vậy. -> Kinh tế tập trung bao cấp.
Trong thời kì bao cấp trước đổi mới, nền kinh tế hàng hóa đồng thời là nền kinh tế kế 
hoạch. Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp kìm hãm sự phá triển của nền 
sản xuất hàng hóa. Biến hình thức tiền lương thành lương hiện vật, thủ tiêu động lực sản 
xuất, thủ tiêu cạnh tranh và lưu thông thị trường. Sự nhận thức sai lầm của nước ta thời kì 
này đã khiến nền kinh tế suy sụp, sức sản xuất hàng hóa xuống dốc không phanh. Từ năm
1976 đến 1980, thu nhập quốc dân tăng rất chậm, có năm còn giảm: Năm 1977 tăng 2,8%,
năm 1978 tăng 2,3%, năm 1979 giảm 2%, năm 1980 giảm 1,4%, bình quân 1977-1980 chỉ
tăng 0,4%/năm, thấp xa so với tốc độ tăng trưởng dân số, làm cho thu nhập quốc dân bình
quân đầu người bị sụt giảm 14%.
Câu 3: Tại sao nói SXHH ra đời là bước ngoặt lớn trong sự phát triển của loài người? / Sản xuất
hang hoá có những ưu việt gì so với sản xuất tự cung tự cấp?(tr.2)  Tính ưu việt(Long version)
- Sản xuất hàng hoá ra đời trên cơ sở của phân công lao động xã hội, chuyên môn hoá sản xuất. Do đó, nó
khai thác được những lợi thế về tự nhiên, xã hội, kỹ thuật, của từng người, từng cơ sở sản xuất cũng như
từng vùng, từng địa phương. Đồng thời, sự phát triển của sản xuất hàng hoá lại có tác động trở lại, thúc
đẩy sự phát triển của phân công lao động xã hội, làm cho chuyên môn hoá lao động ngày càng tăng, mối
liên hệ giữa các ngành, các vùng ngày càng mở rộng, sâu sắc. Từ đó, nó phá vỡ tính tự cấp, tự túc, bảo thủ,
trì trệ, lạc hậu của mỗi ngành, mỗi địa phương làm cho năng suất lao động xã hội tăng lên nhanh chóng,
nhu cầu của xã hội được đáp ứng đầy đủ hơn. Khi sản xuất và trao đổi hàng hoá mở rộng giữa các quốc
gia, thì nó còn khai thác được lợi thế giữa các quốc gia với nhau.
- Trong nền sản xuất hàng hoá, quy mô sản xuất không còn bị giới hạn bởi nhu cầu và nguồn lực mang tính
hạn hẹp của mỗi cá nhân, gia đình, mỗi cơ sở, mỗi vùng, mỗi địa phương, mà nó được mở rộng dựa trên cơ
sở nhu cầu và nguồn lực của xã hội. Điều đó lại tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng những thành tựu
khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển
- Trong nền sản xuất hàng hoá, sự tác động của quy luật vốn có của sản xuất và trao đổi hàng hoá là quy
luật giá trị, cung - cầu, cạnh tranh... buộc người sản xuất hàng hoá phải luôn luôn năng động, nhạy bén,
biết tính toán, cải tiến kỹ thuật, hợp lí hoá sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, cải
thiện hình thức và chủng loại hàng hoá, làm cho chi phí sản xuất hạ xuống đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của
người tiêu dùng ngày càng cao hơn.
- Trong nền sản xuất hàng hoá, sự phát triển của sản xuất, sự mở rộng và giao lưu kinh tế giữa các cá nhân,
giữa các vùng, giữa các nước... không chỉ làm cho đời sống vật chất mà cả đời sống văn hoá, tinh thần
cũng được nâng cao hơn, phong phú hơn, đa dạng hơn.
Muốn phân tích mức độ phát triển của nền sản xuất hàng hóa, ta cần xem xét, đánh giá thông qua sự biểu
hiện của các ưu thế này.
Câu 4: Nhà nước cần có những chính sách gì để khắc phục hạn chế của SXHH?(tr.2)
Giải pháp khắc phục khắc phục từ thực tế Việt Nam. Những khuyết tật cơ bản nhất cũng là những khuyết
tật khó khăn nhất và nhà nước và Đảng phải giải quyết để đất nước vững bước trên con đường hội nhập và
tiến lên Xã Hội Chủ Nghĩa. Và những giải pháp đã đề ra, đã thực hiện và được rút kinh nghiệm chủ yếu
gồm.

Page 25
-Đường lối đổi mới kinh tế của Việt Nam, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, được hình thành và phát
triển từng bước. Quyết tâm khắc phục những yếu kém trong kinh tế và quản lý kinh tế; sắp xếp lại và cải
tạo kinh tế, đặc biệt là tập trung phát triển nông nghiệp, cải tiến các chính sách lưu thông, phân phối.
-Thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, khuyến khích và đãi ngộ
xứng đáng tài năng, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất kinh
doanh và thông qua phúc lợi xã hội. Đây là một nguyên tắc phân phối công bằng trong hoàn cảnh thu nhập
kinh tế còn thấp.
-Thực hiện phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" là vô cùng quan trọng trong thúc đẩy,
và quản lý sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
- Những ngành kinh tế mới phát triển, những thị trường mới hoạt động đều được định hướng, nhà nước
ban hành những bộ luật mới để đảm bảo việc hoạt động của những thị trường, lĩnh vực đó như: luật kinh
doanh, luật doanh nghiệp, luật đầu tư bất động sản, luật đầu tư chứng khoán, luật bảo vệ môi trường…
- Đào tạo nguồn nhân lực quản lý cho nhà nước cũng như cho tư nhân nhằm đảm bảo cho nền kinh tế thị
trường vân hành đúng theo quy luật khách quan và ý muốn chủ quan của nhà nước.
- Khuyến khích phát triển những thị trường bổ trợ nhằm tạo ra một nền kinh tế thị trường cân bằng và kích
thích sự phát triển của nền kinh tế như: bảo hiểm, lao động, vốn…
- Quán triệt Nghị quyết ĐH 9 của Đảng, Chính phủ xác định cải cách hành chính là trọng tâm, thường
xuyên, đã tiến hành sơ kết giai đoạn 1. Cải cách hành chính trên 4 mặt: Thể chế, thủ tục hành chính, cán bộ
công chức, nền hành chính công.
- Cán bộ, người đứng đầu phải thực sự là người gương mẫu, và chịu trách nhiệm cao nhất với địa phương
mình, cơ quan mình về vấn đề tham nhũng. Nói đi đôi với làm. Ai không thực hiện được phải xử lý
nghiêm.
Câu 5: Nhà nước cần làm gì để phát huy tính ưu việt của SXHH?(tr.2)
a) Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần Thừa nhận trên thực tế sự tồn tại của nhiều
thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ là một trong những điều kiện cơ bản để thúc đẩy kinh tế thị trường
phát triển, nhờ đó mà sử dụng thích hợp của mọi thành phần kinh tế. Cùng với việc đổi mới, củng cố kinh
tế nhà nước và kinh tế tập thể, tư nhân phát triển là một nhận thức quan trọng trong thời kì quá độ. Tất cả
các thành phần kinh tế đều bình đẩng trước pháp luật, tuy vị trí, quy mô, tỉ trọng, trình độ có khác nhau
nhưng tất cả đều là nội lực của nền kinh tế phát triể thao định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa.
b, Mở rộng phân công lao động xã hội, tạo 1ập đồng bộ các yếu tố thị trường. Phân công lao động xã hội là
cơ sở của việc trao đổi sản phẩm. để đẩy mạnh quá trình tro đổi hàng hóa, cần phải mở rộng lao động vã
hội, phân bố lại lao động và dân cư trong phạm vi cả nước cũng như trong từng địa phương, từng vùng
theo hướng chuyên môn hóa, hợp tác hóa nhằm khai thác mọi nguồn lực, phát triển nhiều ngành nghề, sử
dụng có hiệu quả cơ sở sản xuất – kỹ thuật và có điều kiện để tạo việc làm cho nhiều lao động. Cùng với
mở rộng phân công lao động xã hội trong nước, phải tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài
nhằm gắn phân công lao động trong nước với phân công lao động trên thế giới. Cần phát triển đồng bộ và
quản lý có hiệu quả sự vận hành các loại thị trường cơ bản theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh: phát triển thị
trường hàng hóa và dịch vụ: phát triển vững chắc thị trường tài chính bao gồm thị trường vốn và thị trường
tiền tệ theo hướng đồng bộ, có cơ cấu hoàn thiện; phát triển thị trường bất đông sản bao gồm thị trường
quyền sử dụng đất và bất động sản gắn liền với đất; phát triển thị trường lao động trên mọi khu vực kinh
tế; phát triển thị trường công nghệ… điều này sẽ đảm bảo cho việc phân bố và sử dụng các yếu tố đầu vào,
Page 26
đầu ra của qua trình sản xuất phù hợp với nhu cầu của sự phát triển kinh tế thị trường dịnh hướng Xã Hội
Chủ Nghĩa.
c, Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trong kinh tế thị trường, các doanh nghiệp chỉ có thể đứng vững trong cạnh tranh nếu đổi mới công nghệ
để hạ chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm. Muốn vậy, phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu và ứng dụng
các thành tựu mới của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật về quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. So
với thế giới, trình độ công nghệ sản xuất của Việt Nam còn tháp kém, không đồng bộ, do đó, khả năng
cạnh tranh của hàng hóa nước ta trên thị trường nội địa và thị trường thế giới còn kém. Bởi vậy, để phát
triển kinh tế hàng hóa cần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng dịch vụ
hiện đại, đồng bộ cũng đống vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội. Hệ thống đó ở nước ta đã
quá lạc hậu, không đồng bộ mất cân đối nghiêm trọng nên đã cản trở quyết tâm của các nhà đầu tư trong
nước cũng như nước ngoài, cản trở phát triển kinh tế hàng hóa ở mọi miền đất nước. Vì thế, cần gấp rút
xây dựng và củng cố các yếu tố thiết yếu như đường sá, cầu cống, bến cảng, sân bay, điện, nước, hệ thống
thông tin liên lạc, ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm…
d) Giữ vững ổn định chính trị, hoàn thiện hệ thống luật pháp, đổi mới các chính sách tài chính, tiền tệ, giá
cả : Sự ổn định chính trị bao giờ cũnglà nhân tố quan trọng để phát triển. nó là điều kiên để các nhà đầu tư
yên tâm đầu tư. Giữ vững ổn định chính trị ở nước ta hiện nay là giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, nâng
cao vai trò hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy đầy đủ vai trò làm chủ của nhân dân. Hệ thống pháp
luật đồng bộ là công cụ rất quan trọng để quản lý nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Nó tạo nên hành
lang pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của mọi thành phần kinh tế. Với hệ thống pháp luật
đồng bộ và pháp chế nghiêm ngặt, các doanh nghiệp có thể làm giàu trên cơ sở tuân thủ luật pháp. Đổi mới
chính sách tài chính, tiền tệ, giá cả nhằm mục tiêu thúc đẩy sản xuất phát triển; phát huy và sử dụng có
hiệu quả các nguồn lực, bảo đảm quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, giảm bội chi ngân sách…
e) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống điều tiết kinh tế vĩ mô, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế và các
nhà kinh doanh giỏi : h) Thực hiện chính sách đối ngoại có lợi cho phát triển kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa : Thực hiện có hiệu quả kinh tế đối ngoại, phải đa dạng hóa hình thức, đa phương hóa đối
tác; phải quán triệt nguyên tắc đôi bên cùng có lợi, không can thiệp vào nội bộ của nhau và không phân
biệt chế đọ chính trị xã hội; cải cách cơ chế quản lý xuất nhập khẩu, thu hút mạnh vốn và đầu tư nước
ngoài, thu hút kỹ thuật, nhân tài và kinh nghiệm quản lý của các nước phát triển.
Câu 6: Hàng hoá là gì? Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa hai thuộc tính của hang hoá// Phân
tích nguồn gốc hai thuộc tính của hang hoá. (tr.3)
Câu 7: Hêroin có đầy đủ hai thuộc tính của hang hoá không? Vì sao? (tr.3)
Không vì là hang quốc cấm.
Câu 8: Hàng hoá có 2 thuộc tính, vì sao? (tr.4-5)
Giá trị sử dụng chính là công cụ của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Chỉ khi nào
con người sử dụng hay tiêu dùng, thì giá trị sử dụng mới đc thể hiện và hàng hóa đó phải đc mang ra trao
đổi trên thị trường.
-         Tiền là 1 loại hàng hóa trung gian có thể trao đổi vs nhiều loại hàng hóa khác nhau theo 1 mqh về số
lượng và tỷ lệ nhất định so vs hàng hóa cần trao đổi.
-         Hàng hóa là sự thống nhất của 2 thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị nhưng là sự thống nhất của 2
mặt đối lập thể hiện ở chỗ: Người làm ra hàng hóa đem bán chỉ quan tâm đến giá trị hàng hóa do mình làm
Page 27
ra, nếu họ có chú ý đến giá trị sử dụng cũng chính là để có dc giá trị. Ngược lại, người mua hàng hóa lại
chỉ chú ý đến giá trị sử dụng của hàng hóa, nhưng muốn tiêu dùng giá trị sử dụng đóngười mua phải trả giá
trijcuar nó cho người bán. Tức là giá trị đc thực hiện trước sau đó giá trị sử dụng mới đc thực hiện.
Câu 9: Phân tích nguồn gốc hai thuộc tính của hang hoá. (tr.4-5)
Theo Mác, sở dĩ hàng hoá có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị là vì lao động sản xuất ra hàng hó
có tính hai mặt là lao động cụ thể và lao động trừu tượng.
Lao động cụ thể là lao động theo chuyên môn nghề nghiệp nhất định, có mục đích, đối tượng cụ thể, với
công cụ lao động riêng và kết quả tạo ra là giá trị sử dụng của hàng hoá.
Lao động trừu tượng là lao động được hiểu theo nghĩa chung nhất, là sự hao phí sức lực 1 cách phổ biến,
khách quan và kết quả tạo ra là giá trị sử dụng của hàng hoá.
Lao động cụ thể và lao động trừu tượng là hai mặt vừa thống nhất vừa mâu thuẩn của lao động sản xuất
hàng hoá, phản ánh mâu thuẩn cơ bản của sản xuất hàng hoá là mâu thuẩn giữa lao động cá biệt và lao
động xã hội, tức là mâu thuẩn giữa tính chất cá biệt với tính chất xã hội của lao động.
Mâu thuẫn này được hiểu như sau: với tính chất cá biệt, sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu và như thế nào
là việc riêng của mỗi người sản xuất. Họ không biết được nhu cầu thực tế của xã hội trong tương lai chỉ
đến khi đưa ra sản phẩm họ mới thực sự  biết lao động của mình có thực sự cần thiết với nhu cầu xã hội
hay không.
Lao động của người sản xuất hàng hoá mang tính chất xã hội, là một bộ phận của lao động xã hội, nhưng
đó chỉ là lao động xã hội cá biệt, trong khi đó xã hội chỉ thừa nhận lao động xã hội cần thiết.
Lao động xã hội cần thiết mới chính là cơ sở của giá trị,là kết tinh hình thành giá trị của hàng hoá. Điều
này cho thấy rõ thuộc tính xã hội của giá tri hàng hoá. Lao động xã hội cá biệt là cơ sở tạo ra giá trị cá biệt
của hàng hoá.
Câu 10: Giữa lao động tư nhân với lao động xã hội có sự mâu thuẫn với nhau. Chứng minh. (tr.6-7)
Câu 11: Tại sao hai hàng hoá, hai giá trị sử dụng lại trao đổi được cho nhau, hơn nữa chúng lại trao
đổi với nhau theo một tỷ lệ nhất định?
+ Cái chung đó không thể là giá trị sử dụng vì hai loại hàng hóa này có công dụng hoàn toàn khác nhau
(vải để mặc, thóc để ăn). Và sự khác nhau đó chỉ là điều kiện cần thiết để sự trao đổi xảy ra vì không ai
đem trao đổi những vật phẩm giống hệt nhau về giá trị sử dụng.
+ Cái chung đó là: cả vải và thóc đều là sản phẩm của lao động, đều có lao động kết tinh trong đó. Nhờ có
cơ sở chung đó mà các hàng hóa có thể trao đổi được với nhau. Vậy, thực chất người ta trao đổi hàng hóa
với nhau chẳng qua là trao đổi lao động của mình ẩn dấu trong trong những hàng hóa đó.
► Chính hao phí lao động để tạo ra hàng hóa kết tinh trong hàng hóa ấy là cơ sở chung cho mọi việc trao
đổi và nó tạo thành giá trị hàng hóa.
Câu 12: So sánh lao động cụ thể và lao động trừu tượng
Lao động cụ thể:
Là lao động có ích dưới 1 hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi lđ cụ thể có
mục đích riêng, đối tượng riêng, phương tiện riêng, phương pháp riêng và kết quả riêng.

Page 28
Lao động cụ thể càng nhiều loại càng tạo ra nhiều laoij giá trị sử dụng khác nhau. Các lđ cụ thể hợp thành
hệ thống phân công lđ xh. Cùng vs sự pt của KH_KT, các hình thức lđ cụ thể ngày càng đa dạng, phong
phú, nó phản ánh trình độ pt của phân công lđ xh. Lđ cụ thể cũng là 1 phạm trù vĩnh viễn tồn tại gắn liền
vs vật phẩm.
LLđ cụ thể là 1 đk k thể thiếu trong bất kì hình thái kinh tế, xh nào.
Lao động trừu tượng:
Là lđ của người sx hàng hóa khi đã gạt bỏ những hình thức cụ thể của nó, hay mói cách khác đó chính là
sự tiêu hao sức lđ của người sx hàng hóa nói chung.
Lao động trừu tượng chỉ có trong sx hàng hóa. Lđ trừu tượng tạo ra giá trị, làm cơ sở cho sự ngang = trong
trao đổi.Lđ trừu tượng là nhân tố duy nhất tạo ra giá trị của hàng hóa. Gia trị của mọi hàng hóa chỉ là sự
kết tinh của lđ trừu tượng.
Lđ trừu tượng là 1 phạm trù lịch sử riêng có của sx hàng hóa
Câu 13: Lượng giá trị hang hoá là gì? Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hang
hoá. (tr.7-8)
Lượng giá trị của hàng hóa chỉ về một đại lượng được đo bằng lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng
hóa đó, lượng lao động tiêu hao đó được tính bằng thời gian lao động, cụ thể là thời gian lao động xã hội
cần thiết. Lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng
hóa, mới quyết định đại lượng giá trị của hàng hóa.
Các yếu tố ảnh hưởng:
Năng suất lao động
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động. Nó được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra
trong một đơn vị thời gian hoặc lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Năng suất lao động tăng lên có nghĩa là cũng trong một thời gian lao động, nhưng khối lượng hàng hóa sản
xuất ra tăng lên làm cho thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa giảm xuống. Do
đó, khi năng suất lao động tăng lên thì giá trị của một đơn vị hàng hóa sẽ giảm xuống và ngược lại.
Giá trị của hàng hóa tỷ lệ nghịch với năng suất lao động. Năng suất lao động lại phụ thuộc vào nhiều yếu
tố như:
 Trình độ khéo léo (thành thạo) trung bình của người công nhân
 Mức độ phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ
 Mức độ ứng dụng những thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất
 Trình độ tổ chức quản lý
 Quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất
 Các điều kiện tự nhiên.
Muốn tăng năng suất lao động phải hoàn thiện các yếu tố trên.
Cường độ lao động

Page 29
Cường độ lao động là đại lượng chỉ mức độ hao phí sức lao động trong một đơn vị thời gian. Nó cho thấy
mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động. Cường độ lao động tăng lên tức là mức hao
phí sức cơ bắp, thần kinh trong một đơn vị thời gian tăng lên, mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng
thẳng của lao động tăng lên.
Nếu cường độ lao động tăng lên thì số lượng (hoặc khối lượng) hàng hóa sản xuất ra tăng lên và sức hao
phí lao động cũng tăng lên tương ứng, vì vậy giá trị của một đơn vị hàng hóa vẫn không đổi. Tăng cường
độ lao động thực chất cũng như kéo dài thời gian lao động cho nên hao phí lao động trong một đơn vị sản
phẩm không đổi.
Tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động giống nhau là đều dẫn đến lượng sản phẩm sản xuất ra
trong một đơn vị thời gian tăng lên. Nhưng chúng khác nhau là tăng năng suất lao động làm cho lượng sản
phẩm (hàng hóa) sản xuất ra trong một đơn vị thời gian tăng lên, nhưng làm cho giá trị của một đơn vị
hàng hóa giảm xuống.
Tăng năng suất lao động có thể phụ thuộc nhiều vào máy móc, kỹ thuật, do đó, nó gần như là một yếu tố
có "sức sản xuất" vô hạn, còn tăng cường độ lao động, làm cho lượng sản phẩm sản xuất ra tăng lên trong
một đơn vị thời gian, nhưng giá trị của một đơn vị hàng hóa không đổi.
Tăng cường độ lao động phụ thuộc nhiều vào thể chất và tinh thần của người lao động, do đó, nó là yếu tố
của "sức sản xuất" có giới hạn nhất định. chính vì vậy, tăng năng suất lao động có ý nghĩa tích cực hơn đối
với sự phát triển kinh tế.
Độ phức tạp của lao động
Mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến lượng giá trị của hàng hóa. Theo mức độ
phức tạp của lao động, có thể chia lao động thành lao động giản đơn và lao động phức tạp.
 Lao động giản đơn là lao động mà một người lao động bình thường không cần phải trải qua đào
tạo cũng có thể thực hiện được.
 Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện mới có thể tiến hành được.
Trong cùng một thời gian, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn. Lao động phức tạp
thực chất là lao động giản đơn được nhân lên. Trong quá trình trao đổi hàng hóa, mọi lao động phức tạp
đều được quy về lao động đơn giản trung bình, và điều đó được quy đổi một cách tự phát sau lưng những
hoạt động sản xuất hàng hóa, hình thành những hệ số nhất định thể hiện trên thị trường.
Cấu thành lượng gía trị.
- Để SXHH, cần phải chi phí lao động. Chi phí lao động bao gồm: 
+ Lao động quá khứ tồn tại trong các yếu tố tư liệu sản xuất.
+ Lao động sống hao phí trong quá trình chế biến TLSX thành sản phẩm mới.
- Trong quá trình SX, lao động cụ thể của người SX có vai trò bảo tồn và di chuyển giá trị của TLSX vào
sản phẩm đây là bộ phận GT cũ trong sản phẩm (c); còn LĐTT biểu hiện ở sự hao phí lao động sống trong
quá trình SX ra sản phẩm) có vai trò làm tăng thêm GT cho sản phẩm đây là bộ phận GT mới trong sản
phẩm (v+m).
-Vì vậy, cấu thành lượng GT hàng hóa gồm: GT cũ + GT mới 
W=c+v+m
Câu 14: Tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động có giống nhau không? Vì sao? / So sánh
cường độ lao động với năng suất lao động. Liên hệ VN (tr.8)
Page 30
Giống: Tăng sphẩm
Khác:
Tăng CĐLĐ: phụ thuộc chủ yếu vào ... + tổng giá trị sp tang, giá trị 1 đơn vị không đổi
Tăng NSLĐ: phụ thuộc chủ yếu vào ... + Tổng giá trị sp không đổi, giá trị 1 đơn vị sản phẩm giảm
Câu 15: Phân tích nội dung, yêu cầu, tác động của qui luật giá trị. Ở VN hiện nay có sự hiện diện và
tác động của qui luật giá trị hay không? Vì sao? Trước tác động của qui luật giá trị người tiêu dùng,
nhà sản xuất, nhà nước cần phải làm gì?
Có sự tác động. Vì:
+VN là nền kinh tế thị trường định hướng định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Như ta biết, kinh tế thị trường là nền kinh tế mà hình thái phổ biến là sản xuất ra sản phẩm để trao đổi
trên thị trường. Kinh tế thị trường là một nền kinh tế khách quan do trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất quyết định, trong đó toàn bộ quá trình từ sản xuất đến trao đổi, phân phối và tiêu dùng đều thực hiện
thông qua thị trường.
+ ví dụ về sự tác động đó:Phân hoá ng sx thành giàu nghèo: Anh A do có trình độ học vấn cao nên biết
cách nuôi tôm thành công. Còn anh B và những người khác cùng thôn do học kém nên không biết cách áp
dụng kĩ thuật nuôi thuỷ sản. Chính vì vậy, cơ sở sản xuất tôm của anh A ngày càng mở rộng và giàu có.
Còn anh B và những người khác thì phá sản, đi làm thuê cho anh A.
Câu 16: Chứng minh giai đoạn 1975-1986 ở VN không có sự hiện diện và tác động của qui luật giá
trị?
Ko có sản xuất hang hoá, chỉ có nền kinh tế tập trung bao cấp.
Kinh tế bao cấp: loại bỏ tiểu thương, hàng hóa được phân phối theo chế độ tem phiếu do nhà nước nắm
toàn quyền điều hành, ngăn cấm việc mua bán trên thị trường hoặc vận chuyển tự do hàng hoá từ địa
phương này sang địa phương khác. Nhà nước có độc quyền phân phối hàng hóa, hạn chế trao đổi bằng tiền
mặt.
Kinh tế bao cấp còn quan liêu (doanh nghiệp không làm chủ được); khép kín; tự cung tự cấp(ko có thị
trường); chỉ có 2 thành phần sở hữu tư liệu sản xuất: sỡ hữu nhà nước và tập thể; quan hệ hang hoá-tiền tệ
bị coi nhẹ.

CHƯƠNG V
HAI PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ(TƯƠNG ĐỐI, TUYỆT ĐỐI)
GIÁ TRỊ THẶNG DƯ SIÊU NGẠCH
TIỀN CÔNG TRONG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
Câu 1: Vì sao tiền công lại biểu hiện ra bề ngoài là giá cả lao động? (tr.7)
Câu 2: Tích luỹ tư bản là gì? (tr.9)

Page 31
Câu 3: Thế nào là tích tụ và tập trung tư bản? (tr.9)
Câu 4: Bản chất của tiền công là gì? (tr.6).So sánh các hình thức tiền công cơ bản. (tr.7).Thế nào là
tiền công danh nghĩa, tiền công thực tế? (tr.8)
Vì sao phải nghiên cứu hang hoá sức lao động mới hiểu được bản chất của tiền công trong
doanh nghiệp tư bản tư nhân?
Liên hệ VN.
Bản chất của tiền lương cũng thay đổi tuỳ theo các điều kiện, trình độ phát triển kinh tế xã hội và
nhận thức của con người. Ở Việt Nam, hiện nay có sự phân biệt các yếu tố trong tổng thu nhập của
người lao động từ công việc; tiền lương (dụng ý chỉ lương cơ bản), phụ cấp, tiền thưởng và phúc
lợi.
*Tác dụng của tiền công
Đối với tổ chức
Tiền công là một phần quan trọng của chi phí sản xuất. Tăng tiền công sẽ ảnh hưởng tới chi phí,
giá cả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường.
Tiền công, tiền lương là công cụ để duy trì, gìn giữ và thu hút những nưgời lao động giỏi, có khả
năng phù hợp với công việc của tổ chức.
Tiền công, tiền lương cùng với các loại thù lao khác là công cụ để quản lý chiến lược nguồn nhân
lực và có ảnh hưởng đến các chức năng khác của quản lý nguồn nhân lực
Đối với xã hội: Tiền công có thể có ảnh hưởng quan trọng tới các nhóm xã hội và các tổ chức khác
nhau trong xã hội. Tiền công cao hơn giúp cho người lao động có sức mua cao hơn và điều đó làm
tăng sự thịnh vượng của cộng đồng nhưng mặt khác có thể dẫn tới tăng giá cả và làm giảm mức
sống của những người có thu nhập không đuổi kịp mức tăng của giá cả. Giá cả tăng cao lại có. thể
làm giảm cầu về sản phẩm và dịch vụ và dẫn tới giảm công việc làm. .
Tiền công đóng góp một phần đáng kể vào thu nhập quốc dân thông qua con đường thuế thu nhập
và góp phần làm tăng nguồn thu của chính phủ cũng như giúp cho chính phủ điều tiết được thu
nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội.
*Liên hệ VN
- VN là nước có mức lương tối thiểu thấp. Khi tăng mức lương tối thiểu có thể dẫn đến các cơ sở
sản xuất nhỏ phải đóng cửa, đồng thời sẽ khó khăn hơn cho tạo ra việc làm mới. Hiện nay tiền
lương của người dân VN cũng đã tăng nhưng chưa đáng kể khi lạm phát cũng tăng.
Câu 5: Giá trị thặng dư được sản xuất ra ntn? Trình bày hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư.
So sánh sự khác nhau và giống nhau giữa giá trị thăng dư tương đối và giá trị thặng dư tuyệt đối. Vì
sao nói giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối? Sự giống
và khác nhau giữa giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch? (tr.4-6)
*Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
Trong mọi xã hội, sức lao động là yếu tố sản xuất chủ yếu, sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất
và tinh thần tồn tại trong một con người đang sống và được người đó đem ra vận dụng. Ví dụ như: Phát
minh khoa học, cãi tiến kỷ thuật hay lao động sản xuất ra của cải vật chất, ... khi sức lao động trở thành
Page 32
hàng hoá giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động chỉ thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động,
tức là quá trình lao dộng tạo ra hàng hoá. Trong quá trình ấy, chính lao động tạo ra một lượng giá trị mới
lớn hơn giá trị của bản thân hàng hoá sức lao động , tức là tạo ra giá trị thặng dư.
+ Giá trị thặng dư là một bộ phận giá trị mới do lao động của công nhân tạo ra, dôi ra ngoài giá trị sức lao
động , là kết quả lao động không công của người lao động. Do đó, nếu quá trình lao động dừng lại ở điểm
mà giá trị sức lao động thì chỉ có sản xuất giá trị giãn đơn, khi quá trình lao động vượt quá điẻm đó mới có
sản xuất giá trị thặng dư.
+ Vậy nhân tố quyết định việc sản xuất giá trị thặng dư theo quan điểm chủ nghĩa Mac là nhân tố sức lao
động của người công nhân (Chủ yếu là giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động).
+ Muốn sản xuất ra giá trị thặng dư (m), trước hết nhà tư bản ra thị trường những thứ cần thiết như: Tư liệu
sản xuất, sức lao động của người công nhân, ... Sau khi có được hai loại hàng hoá đó, nhà tư bản kết hợp
với nhau trong quá trình sản xuất và tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị ban đầu mà nhà tư bản bỏ ra, phàn lớn
hơn đó gọi là giá trị thặng dư (m).
*So sánh giá trị thặng dư tương đối và tuyệt đối:
+ Giống nhau:
• Đều là cách mà nhà tư bản sử dụng để bóc lột công nhân để tạo giá trị thặng dư.
• Đều dựa trên cơ sở thời gian lao động thặng dư được kéo dài.
• Đòi hỏi độ dài ngày lao động nhất định, cường độ lao động và năng suất lao động nhất định.
+ Khác nhau:
• Với phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối thì:
o Phương pháp sản xuất thực hiện bằng cách kéo dài ngày lao động hoặc tăng cường độ lao động.
o Ngày lao động dịch chuyển về phía phải đồng nghĩa kéo dài ngày lao động.
o Áp dụng trong giai đoạn đầu của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa khi kỹ thuật còn thấp.
• Với phương thức sản xuất giá trị thặng dư tương đối thì:
o Phương pháp thực hiện tăng năng suất lao động.
o Ngày lao động dịch chuyển về phía trái tức rút ngắn thời gian lao động tất yếu.
o Áp dụng trong giai đoạn đại công nghiệp cơ khí của chủ nghĩa tư bản khi kỹ thuật phát triển hơn.
*So sánh giá trị thặng dư tương đối và siêu ngạch:
- Điểm giống nhau: Giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối có một cơ sở chung là chúng
đều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động. 

- Điểm khác nhau:

Page 33
*Vì sao nói giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối:
Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do áp dụng công nghệ mới sớm hơn các xí
nghiệp khác làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó. Khi số đông các xí
nghiệp đều đổi mới kĩ thuật và công nghệ một cách phổ biến thì giá trị thặng dư siêu ngạch của doanh
nghiệp đó sẽ không còn nữa. 
Trong từng xí nghiệp, giá trị thặng dư siêu ngạch là một hiện tượng tạm thời, nhưng trong phạm vi xã hội
thì nó lại thường xuyên tồn tại. Giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực mạnh nhất để thúc đẩy các nhà tư
bản đổi mới công nghệ để tăng năng suất lao động cá biệt, đánh bại đối thủ của mình trong cạnh tranh.
vi Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao động cần thiết trên cơ sở
tăng năng suất lao động xã hội. Độ dài ngày lao động không đổi, thời gian lao động cần thiết giảm sẽ làm
tăng thời gian lao động thặng dư để sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối.
Do chạy theo giá trị thặng dư và cạnh tranh, các nhà Tư bản luôn tìm cách cải tiến kỹ thuật, cải tiến quản
lý sản xuất để tăng năng suất lao động, làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị xã hội. Nhà Tư
bản nào làm được điều đó sẽ thu được phần giá trị thặng dư trội hơn giá trị bình thường của xã hội gọi là
giá trị thặng dư siêu ngạch.
Vì vậy, C.Mác gọi giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối.

Câu 6: Hai phương pháp này có ý nghĩa đối với sản xuất ra của cải vật chất?
Hai phương pháp này có ý nghĩa đối với sản xuất ra của cải vật chất, cụ thể :
Thứ nhất, trong điều kiện kỹ thuật còn lạc hậu, việc kéo dài thời gian lao động và tăng cường độ lao động
có ý nghĩa giải quyết được khó khăn về đời sống .
Thứ hai, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động , gia tăng của cải vật chất có tính chất lâu bền.
Thứ ba, việc chạy đua dành giá trị thặng dư siêu ngạch có tác dụng thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ
thuật, thúc đẫy lực lượng sản xuất phát triển .
Tóm lại, nếu gạt bỏ tính chất tư bản chủ nghĩa ,thì cả hai phương pháp này có ý nghĩa tích cực trong việc
đem lại của cải vật chất cho xã hội , góp phần gia tăng phúc lợi xã hội, tái sản xuất mở rộng ở Việt Nam.
Câu 7: Tích luỹ tư bản là gì? Nêu các nhân tố quy định quy mô tích luỹ tư bản. Phân tích thực chất,
động cơ tích luỹ tư bản và các nhân tố quy định quy mô của tích luỹ. Nêu ý nghĩa thực tiễn của việc
nghiên cứu. (tr.9)
Tích luỹ tư bản là việc biến một bộ phận giá trị thặng dư trở lại thành tư bản.
Thực chất của tích lũy tư bản là sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư thành tư bản hay là quá trình tư
bản hóa giá trị thặng dư. Cụ thể, tích lũy tư bản là tái sản xuất ra tư bản với quy mô ngày càng mở rộng. Sở
dĩ giá trị thặng dư có thể chuyển hóa thành tư bản được vì giá trị thặng dư đã mang sẵn những yếu tố vật
chất của tư bản mới
Ví dụ: Xét một mô hình sản xuất của một nhà tư bản: Năm thứ nhất quy mô sản xuất là: 800c + 200v +
200m. Giả định 200m không bị nhà tư bản tiêu dùng tất cả cho cá nhân mà được phân thành 100m dùng để
tích lũy và 100m dành cho tiêu dùng cá nhân của nhà tư bản. Phần 100m dùng để tích lũy được phân thành
80c + 20v khi đó quy mô sản xuất của năm sau sẽ là: 880c + 220v + 220m ( với điều kiện tỉ suất lợi nhuận
m’ không đổi). Như vậy, vào năm thứ 2 quy mô của tư bản bất biến và tư bản khả biến đều tăng lên, giá trị
thặng dư cũng tăng lên tương ứng. Và cứ như vậy thì quy mô sản xuất ngày càng được mở rộng, tích lũy tư
Page 34
bản ngày càng lớn, phần giá trị thặng dư thành tư bản ngày càng tăng lên. Đây chính là thực chất của chủ
nghĩa tư bản.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này Nghiên cứu tích lũy tư bản cho thấy rõ hơn bản chất bóc lột của
quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
- Thứ nhất, nguồn gốc duy nhất của tư bản tích lũy là giá trị thặng dư và tư bản tích lũy chiếm tỷ ngày
càng lớn trong toàn bộ tư bản. CMac nói rằng, tư bản ứng trước chỉ là một giọt nước trong dòng sông của
tích lũy mà thôi. Trong quá trình tái sản xuất, lãi (m) cứ đập vào vốn, vốn càng lớn thì lãi càng lớn, do đó
lao động của công nhân trong quá khứ lại trở thành những phương tiện để bóc lột chính người công nhân.
- Thứ hai, quá trình tích lũy đã làm cho quyền sở hữu trong nền kinh tế hàng hóa biến thành quyền chiếm
đoạt tư bản chủ nghĩa. Trong sản xuất hàng hóa giản đơn, sự trao đổi giữa những người sản xuất hàng hóa
theo nguyên tắc ngang giá về cơ bản không dẫn tới người này chiếm đoạt lao động không công của người
kia. Trái lại, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa dẫn đến kết quả là nhà tư bản chẳng những chiếm đoạt một
phần lao động của công nhân mà còn là người sở hữu hợp pháp lao động không công đó.
*Liên hệ VN:
Tích lũy tư bản làm cho nền kinh tế nước ta tích lũy được nguồn vốn phát triển kinh tế và xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Để đạt được điều đó các doanh nghiệp cần phải năng động sáng tạo tiếp thu các thành tựu
khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tạo ra hàng hóa có chất lượng tốt, năng suất cao, nâng cao sức cạnh
tranh của hàng hóa trên thị trường. Đồng thời cần mở rộng hội nhập để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng
hóa. Đào tạo đội ngũ công nhân, lao động có tay nghề, thúc đẩy sản xuất. Bên cạnh đó cũng có những tác
động tiêu cực: Việc tích lũy tư bản không đúng mục đích làm cho xã hội Việt Nam có sự phân hóa giàu
nghèo, tạo nên sự mất bình đẳng xã hội ngày càng lớn, tăng nguy cơ thất nghiệp, các tệ nạn xã hội tăng
Câu 8: Phân tích sự giống nhau và khác nhau giữa tích tụ và tập trung tư bản. Liên hệ VN. (tr.9)
*Liên hệ VN
Tích tụ và tập trung TB là các con đường làm cho quy mô vốn tăng lên.
+ Việc tập trung TB có ý nghĩa to lớn đối với CNTB trong việc tăng nhanh quy mô TB để
cải tiến kỹ thuật, ứng dụng thành tựu KHCN mới, tăng NSLĐ để giành thắng lợi trong
cạnh tranh
+ Đối với nước ta, cần hình thành những tập đoàn kinh tế có quy mô vốn lớn. Từ đó, nước
ta mới có điều kiện tham gia cạnh tranh trong điều kiện hội nhập nền kinh tế nước ta với
các nền kinh tế trong khu vực và thế giới
+ Quy mô vốn lớn còn là điều kiện, tiền đề nhằm đẩy mạnh CNH-HĐH ở nước ta hiện
nay.
Đối với nền kinh tế nước ta hiện nay – nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tập trung
tư bản được gọi là tập trung vốn cũng có những ý nghĩa như vậy nhưng những mặt tiêu cực sẽ được giảm
thiểu và những mặt tích cực sẽ được phát huy dựa trên cơ sở của nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ở Việt Nam, tập trung vốn giúp tăng qui mô vốn mà không thực hiện tích lũy vốn trong tình hình kinh tế
còn khó khăn, nhờ vậy mà có thể đảm bảo thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
Page 35
Câu 9: Tại sao tích tụ phát triển đến một mức độ nhất định sẽ dẫn đến tập trung, khi tập trung hình
thành lại thúc đẩy tích tụ tư bản?
tích tụ và tập trung tư bản có quan hệ mật thiết với nhau. Tích tụ tư bản làm tăng thêm quy mô và sức
mạnh của tư bản cá biệt, các nhà tư bản lớn hình thành, do đó cạnh tranh sẽ gay gắt hơn. Các tư bản các
biệt nhỏ hơn không đủ sức cạnh tranh dẫn sẽ thỏa hiệp và hợp tác với nhau, dẫn đến tập trung nhanh hơn.
Ngược lại, tập trung tư bản tạo điều thuận lợi để tăng cường bóc lột giá trị thặng dư nên đẩy nhanh tích tụ
tư bản. ảnh hưởng quan lại nói trên làm cho tích lũy tư bản ngày càng mạnh.
Câu 10: Thế nào là cấu tạo hữu cơ của tư bản? Vì sao xu hướng của cấu tạo hữu cơ của tư bản trong
CNTB lại tăng lên không ngừng và dẫn tới bần cùng hoá giai cấp công nhân? (tr.10)
Vì sao xu hướng của cấu tạo hữu cơ của tư bản trong CNTB lại tăng lên không ngừng
Do tác động thường xuyên của tiến bộ khoa học và công nghệ, cấu tạo hữu cơ của tư bản cũng không
ngừng biến đổi theo hướng ngày càng tăng lên. Điều đó biểu hiện ở chỗ: bộ phận tư bản bất biến tăng
nhanh hơn bộ phận tư bản khả biến, tư bản bất biến tăng tuyệt đối và tăng tương đối, còn tư bản khả biến
thì có thể tăng tuyệt đối, nhưng lại giảm xuống một cách tương đối.
cấu tạo hữu cơ (c/v) là cấu tạo giá trị do cấu tạo kĩ thuật quyết định và nó phản ánh sự thay đổi cấu tạo kĩ
thuật. cấu tạo hữ cơ tăng thì tư bản bất biến tăng tuyệt đối lẫn tương đối, tư bản khả biến tăng tuyệt đối
nhưng lại giảm tương đối. vì:
+ về mặt toán học, c/v tăng có các trường hợp: V không đổi, c tang/C không đổi,v giảm/C tăng > v tăng
+mặt khác, khi c/v tăng => khoa học kĩ thuật phát triển, dây chuyền sản xuất hiện đại, cần ít lao động hơn
nên chi phí cho máy móc thiết bị tăng làm cho c tăng tuyệt đối về trị số. trong khi đó, tiền lương của công
nhân (v) cũng sẽ tăng tỉ lệ thuận với trình độ của con người. vì vậy v tăng tuyệt đối. tuy nhiên, khi giảm về
mặt tỉ trọng, số lao độnggiảm, xét về nàh sản xuất thì tiền lương của nhà tu bản giẩm, vì vậy v giảm tưởng
đối.
-          Hậu quả của việc tăng cấu tạo hữu cơ:
+ sự giảm xuống một cách tương đối của tư bản khả biến cũng sẽ làm cho cầu về sức lao động giảm một
cách tương đối. vì vậy một số công nhân lâm vào tình trạng thất nghiệp.
+ sự bần cùng hóa của người lao động: nhà tư bản muốn giàu có thì phải có giá trị thặng dư nhiều, do đó
họ sữ tăng cường bóc lột người lao động, dẫn đến tình trạng bần cùng hóa của người lao động.

CHƯƠNG VI
CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN
CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC
Câu 1: Phân tích nguyên nhân và bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền. (Tr.1)
1. Nguyên nhân hình thành và bản chất của CNTB- ĐQ:
a. Nguyên nhân: ( 4 nguyên nhân)

Page 36
- Một là: Sự phát triển của lục lượng sản xuất dưới tác dụng của tiến bộ KHKT, làm xuất hiện những
ngành sản xuất mới. Ngay từ đầu nó đã là những ngành có trình độ tích tụ cao, đó là những xí nghiệp lớn
đòi hỏi những hình thức kinh tế tổ chức mới.
- Hai là: Cạnh tranh tự do. Một mặt buộc các nhà TB phải cải tiến kỹ thuật, tăng qui mô tích lũy. Mặt khác,
đã dẫn đến nhiều doanh nghiệp nhỏ, trình độ kỹ thuật kém, hoặc bị các đối thủ mạnh thôn tính, hoặc phải
liên kết với nhau để đứng vững trong cạnh tranh. Vì vậy xuất hiện một số xí nghiệp tư bản lớn nắm địa vị
thống trị một ngành hay trong một số ngành công nghiệp.
- Ba là: Khủng hoảng kinh tế làm cho nhiều xí nghiệp nhỏ và vừa bị phả sản. Một số sống sót phải đổi mới
kỹ thuật để thoát khỏi khủng hoảng, do đó thúc đẩy quá trình tập trung sản xuất. Tín dụng TBCN mở rộng
trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất.
- Bốn là: Những xí nghiệp và công ty lớn có tiềm lực kinh tế mạnh mẽ lại tiếp tục cạnh tranh với nhau
ngày càng khốc liệt, khó phân thắng bại, vì thế nảy sinh xu hướng thỏa hiệp, từ đó hình thành các tổ chức
độc quyền.
b. Bản chất của CNTB -ĐQ:
Xét về bản chất CNTB độc quyền là một nấc thang phát triển mới của CNTB.
CNTB độc quyền là CNTB trong đó ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế tồn tại các tổ chức
tư bản độc quyền và chúng chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.
Sự ra đời của CNTB độc quyền vẫn không làm thay đổi được bản chất của CNTB. Bản thân quy luật lợi
nhuận độc quyền cũng chỉ là một hình thái biến tướng của quy luật giá trị thặng dư.
Câu 2: Đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền (tr.2)
2. Đặc điểm kinh tế cơ bản của CNTB- ĐQ: ( 5 đặc điểm)
a. Sự tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền:
- Tích tụ và tập trung sản xuất cao dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền là đặc trưng kinh tế cơ bản
của CN đế quốc:
+ Khi bắt đầu chuyển sang CNTB- ĐQ thì hình thức thống trị là công ty cổ phần. Những liên minh độc
quyền này đầu tiên hình thành theo sự liên kết ngang ( cùng ngành) dưới hình thức: Cácten, Xanhđica,
Trớt.
+ Sau đó là sự liên kết dọc. Sự liên kết này không chỉ các xí nghiệp lớn mà cả các Xanhđica, Trớt thuộc
các ngành khác nhau nhưng có liên quan với nhau về kinh tế - kỹ thuật dẫn đến hình thành các công ty độc
quyền lớn như: Côngxoocxiom.
Nhưng từ giữa thế kỷ 20 đã phát triển lên một hình thức mới: liên kết đa ngành hình thành các công ty lớn
như: Cônglômêrát, Consơn thâu tóm nhiều công ty xí nghiệp thuộc những ngành công nghiệp khác nhau.
Khái niệm: Tổ chức độc quyền là liên minh những nhà TB lớn để tập trung vào trong tay một phần lớn
(thậm chí toàn bộ) sản phẩm của một ngành, cho phép liên minh này phát huy ảnh hưởng quyết định đến
quá trình sản xuất và lưu thông của ngành đó.
- Vị trí, vai trò: Nhờ nắm được địa vị thống trị trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông, các tổ chức độc quyền
có khả năng định ra giá cả độc quyền.

Page 37
+ Giá cả độc quyền là giá cả hàng hóa có sự chệnh lệch rất lớn so với giá cả sản xuất:
* Họ định ra giá cả độc quyền cao hơn giá cả sản xuất đối với những hàng hóa bán ra.
* Họ định ra giá cả độc quyền thấp hơn giá cả sản xuất đối với những hàng hóa mua vào, qua đó thu được
lợi nhuận độc quyền.
Vậy giá cả độc quyền là: Giá cả độc quyền = chi phí sản xuất + P độc quyền.
Nhưng giá cả độc quyền không thủ tiêu được tác động của quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư, vì
xét trên phạm vi toàn xã hội thì: Tổng giá cả vẫn bằng tổng giá trị; tổng số lợi nhuận vẫn bằng tổng số giá
trị thặng dư.
Do đó những gì mà độc quyền thu được cũng là cái mà tầng lớp tư sản vừa và nhỏ, nhân dân lao động ở
các nước TB, thuộc địa mất đi.
Như vậy ta thấy: Độc quyền ra đời từ cạnh tranh và giữ vai trò thống trị, nhưng nó không thủ tiêu được
cạnh tranh; độc quyền và cạnh tranh tồn tại song song và thống nhất với nhau một cách biện chứng. Tuy
nhiên trong thời đại Đế quốc chủ nghĩa thì tính chất cạnh tranh khác hẳn thời kỳ tự do cạnh tranh về mức
độ và hình thức.
b. TB tài chính và bọn đầu sỏ tài chính:
- Song song với qúa trình tích tụ và tập trung sản xuất, thì trong ngành ngân hàng cũng diễn ra một quá
trình tương tự. Hình thành các tổ chức độc quyền ngân hàng.
- Sự ra đời của các tổ chức độc quyền ngân hàng đã làm thay đổi vai trò của ngân hàng:
+ Từ chỗ là trung gian trong việc thanh toán và tín dụng, nay do nắm được phần lớn tư bản tiền tệ trong xã
hội, ngân hàng đã có quyền lực vạn năng chi phối các hoạt động kinh tế xã hội:
* Các tổ chức độc quyền ngân hàng cho các tổ chức độc quyền công nghiệp vay và nhận gửi số tiền lớn
của các tổ chức độc quyền công nghiệp tring một thời gian dài, nên lợi ích của chúng quyện chặt vào nhau.
Hai bên đều quan tâm đến hoạt động của nhau, tìm cách thâm nhập vào nhau, hình thành nên TB tài chính.
- Khái niệm: TB tài chính là sự thâm nhập và dung hợp vàp nhau giữa TB độc quyên trong ngân hàng và
TB độc quyền trong công nghiệp.
- Sự phát triển của TB tài chính đã dẫn đến sự hình thành một nhóm nhỏ độc quyền chi phối toàn bộ hệ
thống kinh tế, chính trị xã hội của xã hội TB. Đó chính là bọn đầu sỏ tài chính.
* Bọn đầu sỏ tài chính thực hiện sự thống trị của mình bằng "chế độ tham dự" với số phiếu khống chế mà
chi phối được công ty gốc (công ty mẹ) -> chi phối công ty con ->chi phối công ty cháu… Như vậy chỉ
bằng một số TB nhất định một đầu sỏ tài chính có thể chi phối được những lĩnh vực sản xuất
c. Xuất khẩu tư bản:
- Xuất khẩu hàng hóa là mang hàng hóa ra nước ngoài để thực hiện giá trị và giá trị thặng dư.
- Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư tư bản ra nước ngoài) nhằm mục đích chiếm
đoạt giá trị thặng dư ở các nước nhập khẩu tư bản đó.
- Xuất khẩu tư bản là tất yếu:
+ Vì trong các nước tư bản có hiện tượng "thừa tư bản".

Page 38
+ Giá trị nguyên liệu và nhân công ở các nước chậm phát triển rẻ, nhưng lại thiếu vốn và kỹ thuật
+ Thị trường tiêu thụ hàng hóa rộng lớn.
- Hình thức xuất khẩu TB:
+ Xuất khẩu tư bản trực tiếp: Xây dựng các xí nghiệp, trực tiếp kinh doanh thu lợi nhuận,....
+ Xuất khẩu tư bản gián tiếp: Cho vay tư bản để thu lợi tức….
- Xuất khẩu TB vừa có tác dụng tích cực vừa có tác dụng tiêu cực, đặc biệt là đối với các nước nhận đầu
tư, có thể dẫn tới tình trạng lệ thuộc về kinh tế, dẫn tới lệ thuộc về chính trị.
d. Sự phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa các liên minh độc quyền quốc tế
Việc xuất khẩu TB tăng lên về quy mô và mở rộng phạm vi tất yếu dẫn đến việc phân chia thế giới về mặt
kinh tế, nghĩa là phân chia lĩnh vực đầu tư TB, phân chia thị trường thế giới giữa các tổ chức độc quyền
quốc tế với nhau... Từ đó hình thành các liên minh độc quyền quốc tế: Cacten, Xanhđica, Trớt quốc tế.
Nhưng giữa cac tổ chức này luôn luôn diễn ra sự cạnh tranh lẫn nhau… tất yếu dẫn đến xu hướng thoả
hiệp từ đó hình thành các liên minh độc quyền quốc tế.
e. Sự phân chia thế giới về mặt lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc
Lợi ích của việc xuất khẩu TB đã thúc đẩy các cường quốc TB đi xâm chiếm thuộc địa, vì trên thị trường
thuộc địa dễ dàng loại trừ được các đối thủ cạnh tranh, dễ dàng nắm được độc quyền nguyên liệu và thị
trường tiêu thụ. Do tcác động đó, đặc biệt là do tác động của quy luật phát triển không đều của CNTB đó
là những nguyên nhân dẫn đến các cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai, cũng như các cuộc
xung đột nóng ở nhiều khu vực trên thế giới hiện nay...
Như vậy: chủ nghĩa đế quốc là sự kết hợp giữa yêu cầu vươn ra và thống trị ở nước ngoài của tư bản độc
quyền với đường lối xâm lăng của nhà nước.
Chủ nghĩa đế quốc là một đặc trưng của chủ nghĩa tư bản độc quyền biểu hiện trong đường lối xâm lược
nước ngoài, biến những nước này thành hệ thống thuộc địa của các cường quốc nhằm đáp ứng yêu cầu thu
siêu lợi nhuận độc quyền của tư bản độc quyền.
Câu 3: Ở Việt Nam hiện nay có diễn ra xu hướng độc quyền không? Vì sao? (tr.1-2)
Có. Vì:
+đang trong thời kì quá độ lên XHCN + Khoa học kĩ thuật đang phát triển  cần vốn để phát triển lực
lượng sản xuất xây dựng cơ sở vật chất ban đầu của CNXH ( VN chấp nhận bóc lột xã hội)
+Khủng hoảng kinh tế
+Tín dụng phát triển
+Qui luật cạnh tranh
Câu 4: Phân tích nguyên nhân, bản chất, hình thức biểu hiện của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà
nước. (tr.3)
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là một nấc thang phát triển của chủ nghĩa tư bản độc quyền.
1. Nguyên nhân ra đời và bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.

Page 39
a. Nguyên nhân:
Một là: Sự phát triển của LLSX dẫn đến quy mô của nèen kinh tế ngày càng lớn, tính chất xã hội hoá của
nền kinh tế ngày càng cao đòi hỏi phải có sự điều tiết của xã hội đối với sản xuất và phân phối, một kế
hoạch hoá tập trung từ một trung tâm. Nhà nước phải dùng các công cụ khác nhau để can thiệp, điều tiết
nền kinh tế.
Hai là: Sự phát triển của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một só ngành mà các tổ chức độc
quyền tư bản tư nhân không thể hoặc không muốn kinh doanh vì đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm và ít lợi
nhuận (như năng lượng, giao thông vận tải, giáo dục, nghiên cứu khoa học cơ bản...). Nhà nước tư sản
trong khi đảm nhiệm kinh doanh những ngành đó, tạo điều kiện cho các tổ chức độc quyền tư nhân kinh
doanh các ngành khác có lợi hơn.
Ba là: sự thống trị của độc quyền đã làm sâu sắc thêm sự đối kháng giai cấp giữa giai cấp tư sản và giai
cấp vô sản, nhân dân lao động. Nhà nước phải có chính sách để giải quyết những mâu thuẫn đó: Trợ cấp
thất nghiệp, điều tiết thu nhập quốc dân, phat triển phúc lợi xã hội.
Bốn là: Sự tích tụ và tập trung tư bản cao dẫn đến mâu thuẫn giữa các tổ chức độc quyền với nhau, mâu
thuẫn giữa tư bản độc quyền với các tổ chức kinh doanh vừa và nhỏ….trở nên gay gắt cần có sự điều tiết,
can thiệp của nhà nước….
Năm là: Cùng với xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế, sự bành trướng của các tổ chức liên minh độc quyền
quốc tế vấp phải những hàng rào quốc gia dân tộc và xung đột lợi ích giữa các đối thủ trên thì trường thế
giới. Đòi hỏi có sự điều tiết các quan hệ chính trị, kinh tế quốc tế của nhà nước tư sản. Nhà nước tư sản có
vai trò quan trọng để giải quyết các quan hệ đó.
Ngoài ra, việc thi hành chủ nghĩa thực dân mới, cuộc đấu tranh với CNXH hiện thực và tác động của cách
mạng khoa học- công nghệ, đòi hỏi có sự can thiệp trực tiếp của nhà nước vào đời sống kinh tế.
b. Bản chất.
- Xét về bản chất CNTB độc quyền nhà nước vẫn là chủ nghĩa tư bản, chịu sự chi phối của quy luật giá trị
thặng dư, mặc dù đã có nhiều thay đổi so với chủ nghĩa tư bản thời kỳ canh tranh tự do.
- CNTB độc quyền nhà nước là nấc thang phát triển mới của chủ nghĩa tư bản độc quyền, nhưng nóc vẫn
chưa thoát khỏi chủ nghĩa tư bản độc quyền.
- CNTB độc quyền nhà nước chỉ là một nấc thang mới so với chủ nghĩa tư bản độc quyền thời kỳ đầu.
Đặc điểm nổi bật của CNTB độc quyền nhà nước là sự can thiệp, sự điều tiết của nhà nước về kinh tế.
Như vậy CNTB độc quyền nhà nước không phải là một chế độ kinh tế mới so với CNTB, lại càng không
phải chế độ tư bản mới so với CNTB độc quyền. CNTB độc quyền nhà nước chỉ là CNTB độc quyền có sự
can thiệp, điều tiết của nhà nước về kinh tế, là sự kết hợp sức mạnh của tư bản độc quyền với sức mạnh
của nhà nước về kinh tế.
2. Những biểu hiện chủ yếu của CNTB độc quyền nhà nước.
a. Sự kết hợp về nhân sự giữa các tổ chức độc quyền và nhà nước tư sản:
- Sự kết hợp về nhân sự được thực hiện
+ Thông qua các đảng phải tư sản.

Page 40
+ Thông qua các hội chủ xí nghiệp:
* Các đại biểu của các tổ chức độc quyền tham giai vào bộ máy nhà nước
* Các quan chức chính phủ được cài vào các ban quản trị của các tổ chức độc quyền.
b. Sự hình thành và phát triển của sở hữu nhà nước:
- CNTB độc quyền nhà nước thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống, nhưng nổi bật nhất là sức mạnh
của sđộc quyền và nhà nước kết hợp với nhau trong lĩnh vựs kinh tế; Cơ sở của những biện pháp độc
quyền nhà nước trong kinh tế là sự thay đổi các quan hệ sở hữu:
* Sở hữu nhà nước tăng lên.
* Quan hệ giữa sở hữu nhà nước và sở hữu độc quyền được tăng cường trong quá trình chu chuyển của
tổng tư bản xã hội.
+ Sở hữu nhà nước được hình thành dưới những hình thức:
* Xây dựng doanh nghiệp nhà nước bằng vốn của ngân sách.
* Quốc hữu hóa các xí nghiệp tư nhân bằng cách mua lại
* Nhà nước mua cổ phiếu cảu các doanh nghiệp tư nhân.
* Mở rộng doanh nghiệp nhà nước bằng vốn tích lũy của các doanh nghiệp tư nhân .
c. Sự điều tiết kinh tế cua nhà nước tư sản:
- Nhà nước tư sản dung hợp cả 3 cơ chế: Thị trường, độc quyền tư nhân và điều tiết của nhà nước nhằm
phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của từng cơ chế. Xét đến cùng và về bản chất, hệ thống điều
tiết đó phục vụ cho CNTB độc quyền.

CHƯƠNG VII
Câu 1: Giai cấp công nhân là gì? (tr.1)
Giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử gì? (tr.2)
Tại sao các giai cấp tầng lớp khác không có sứ mệnh lịch sử đó?
Cũng có quan điểm cho rằng luận điểm của Mác về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trước đây có
thể đúng nhưng không còn đúng trong thời đại ngày nay. Theo họ thì, thời đại ngày nay là thời đại của nền
“văn minh trí tuệ”, của “kinh tế tri thức”, do đó trí thức mới là lực lượng tiền phong có vai trò lãnh đạo
cách mạng. Tất nhiên, trí thức có vai trò quan trọng trong mọi thời đại. Trong sự nghiệp xây dựng xã hội
mới, vai trò trí thức ngày càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Song trí thức không thể đóng vai trò lãnh
Page 41
đạo thay thế giai cấp công nhân. Bởi lẽ trong xã hội, trí thức chỉ là một tầng lớp xã hội đặc biệt và không
thuần nhất, họ chưa bao giờ và không bao giờ là một giai cấp. Trí thức không đại biểu cho một phương
thức sản xuất độc lập, không phải là một lực lượng kinh tế, chính trị độc lập trước các giai cấp và tầng lớp
xã hội khác vì vậy, trí thức không có hệ tư tưởng riêng mà chỉ theo và chịu ảnh hưởng hệ tư tưởng của giai
cấp đang thống trị . Bên cạnh đó, trí thức không có lợi ích đối kháng trực tiếp với giai cấp tư sản. Dưới chế
độ TBCN trí thức cũng là người làm thuê và bị bóc lột, nhưng lại là tầng lớp làm thuê đặc biệt, được giai
cấp tư sản đào tạo, sử dụng và có một bộ phận được chế độ tư bản ưu đãi. Từ những đặc điểm ấy cho thấy
trí thức không phải là tầng lớp xã hội có tinh thần cách mạng triệt để như giai cấp công nhân trong cuộc
đấu tranh chống giai cấp tư sản. Thực tế lịch sử cũng đã cho thấy chưa bao giờ có tầng lớp trí thức nào có
thể thay thế một giai cấp để lãnh đạo một cuộc cách mạng xã hội nhằm thay thế chế độ xã hội này bằng
một chế độ xã hội khác. Trí thức bao giờ cũng là trí thức của một giai cấp nhất định và thường là giai cấp
thống trị xã hội.
Vì sao giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử đó?
Vô sản bị bóc lột nặng nề.
Nông dân còn có ruộng đất, tri thức còn có chất xám. Công nhân/ vô sản không có gì.
Do địa vị kinh tế-xã hội khách quan, giai cấp công nhân là giai cấp gắn với lực lượng sản xuất tiên tiến
nhất dưới chủ nghĩa tư bản. và, với tính cách như vậy, nó là lực lượng quyết định phá vỡ quan hệ sản xuất
tư bản chủ nghĩa. Sau khi giành chính quyền, giai cấp công nhân, đại biểu cho sự tiến bộ củ lịch sử, là
người duy nhất có khả năng lãnh đạo xã hội xây dựng một phương thức sản xuất mới cao hơn phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Giai cấp công nhân, con đẻ của nền công nghiệp sản xuất hiện đại, được rèn luyện trong nền sản xuất tiến
bộ, đoàn kết và tổ chức lại thành một lực lượng xã hội h ùng mạnh. Bị giai cấp tư sản áp bức, bóc lột nặng
nề, họ là giai cấp trực tiếp đối kháng với giai cấp tư sản, và xét về bản chất họ là giai cấp câch mạng triệt
để nhất chống lại chế độ áp bức bóc lột tư bản chủ nghĩa. Điều kiện sinh hoạt khách quan của họ quy định
rằọ chỉ có thể giải phóng bằng cách giải phóng toàn xã hội khỏi chế độ tư bản chủ nghĩa. Trong cuộc cách
mạng ấy, họ không mất gì ngoài xiềng xích và được cả thế giơí về mình.
Địa vị kinh tế xã hội khách quan không chỉ khiến cho giai cấp công nhân trở thành giai cấp cách mạng triệt
để nhất mà còn tạo cho họ khả năng làm việc đó. Đó là khả năng đoàn kết thống nhất giai cấp, khả năng
đạt tới sự giác ngộ về đại vị lịch sử khả năng hành động chính trị để từng bước đạt ục tiêu cách mạng. đó
là khả năng đoàn kết các giai cấp khác trong cuộc đấu tranh chống tư bản. đó là khả năng đi đầu trong cuộc
đấu tranh của toàn thể nhân dân lao động và của nhân tộc vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. đó là
khả năng đoàn kết các giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên quy mô quốc tế theo chủ nghĩa quốc tế
vô sản.
Long version:
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là phạm trù cơ bản nhất, xuất sắc nhất của CNXH khoa học. Phát
hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là một trong những cống hiến vĩ đại nhất của Chủ nghĩa
Mác. Trước sự khủng hoảng và sụp đổ của CNXH ở Đông Âu và Liên Xô, nhiều người đã bộc lộ sự dao
động và hoài nghi về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Các phần tử cơ hội, xét lại và các thế lực thù
địch đã lợi dung để tuyên truyền nhằm phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhận và chủ nghĩa xã
hội. Vì vậy, vấn đề làm sáng tỏ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, nhất là trong bối cảnh lịch sử hiện
nay đang đặt ra một cách bức thiết trên cả phương diện lý luận lẫn thực tiễn. Khẳng định vai trò, sứ mệnh
lịch sử của giai cấp công nhân còn có ý nghĩa rất lớn trong việc hiểu rõ ý nghĩa và nội dung căn bản cụ thể
Page 42
của giai cấp công nhân Việt Nam trong giai đoạn mới – giai đoạn phải thực hiện thắng lợi sự nghiệp công
nghiệp hóa - hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
1. Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Để hiểu rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, trước hết cần làm rõ khái niệm giai cấp công nhân và
để phù hợp với sự tồn tại của nó, giai cấp công nhân buộc phải làm gì về mặt lịch sử ?
a.  Khái niệm về  giai cấp công nhân :
 Mác và Ăngghen đã dùng nhiều thuật ngữ, theo từng tiêu chí  khác nhau để nói về giai cấp công nhân
như: giai cấp vô sản, những người làm thuê ở thế kỷ XIX, giai cấp công nhân đại công nghiệp, giai cấp
công nhân hiện đại .v.v… Dù sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau nhưng Mác và Ăngghen đều chỉ ra hai
tiêu chí cơ bản của giai cấp công nhân :
        - Một là, về phương thức lao động - phương thức sản xuất - thì giai cấp công nhân là những người lao
động (gián tiếp hoặc trực tiếp) có tính chất công nghiệp để tạo ra của cải vật chất cho xã hội.
- Hai là, về địa vị đối với tư liệu sản xuất : trong CNTB giai cấp công nhân là những người không có tư
liệu sản xuất, phải làm thuê, bán sức lao động cho nhà tư bản và bị nhà tư bản bóc lột về giá trị thặng dư.
Chính điều này khiến cho giai cấp công nhân trở thành giai cấp đối kháng với giai cấp tư sản.
Căn cứ hai tiêu chí cơ bản nói trên, chúng ta có thể định nghĩa: giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội
hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại. Trong xã hội tư bản,
giai cấp công nhân là giai cấp của những người lao động làm thuê cho nhà tư bản, họ hoàn toàn không có
TLSX, phải bán sức lao động cho nhà tư bản để kiếm sống. Vì vậy, trong sản xuất giai cấp công nhân là
giai cấp bị phụ thuộc và trong phân phối, giai cấp công nhân bị nhà tư bản bóc lột gía trị thặng dư, do đó
giai cấp công nhân là giai cấp đối lập trực tiếp về lợi ích của giai cấp tư sản, là động lực chính của tiến
trình lịch sử quá độ từ CNTB lên CNXH.
b. Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân :
Đánh giá về vị trí vai trò của giai cấp công nhân, chủ nghĩa Mác Lênin xác định giai cấp công nhân chính
là giai cấp có sứ mệnh lịch sử hết sức to lớn là xoá bỏ chế độ bóc lột TBCN, thực hiện sự chuyển biến cách
mạng từ XH TBCN lên xã hội XHCN và Cộng sản chủ nghĩa.Theo Mác và Ăngghen, sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân không phải do ý muốn chủ quan của giai cấp công nhân hoặc do sự áp đặt của các nhà
tư tưởng mà do những điều kiện khách quan quy định.
Trước hết đó là do địa vị kinh tế xã hội của giai cấp công nhân quy định nên sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân. .
CNTB ra đời đánh dấu một bước tiến vĩ đại và phát triển của lực lượng sản xuất. Sự ra đời của nền đại
công nghiệp, một mặt tạo ra cơ sở vật chất, nhờ đó có thể xóa bỏ được chế độ bóc lột, xây dựng một xã hội
công bằng, mặt khác sản sinh ra giai cấp công nhân, lực lượng xã hội đại diện cho lực lượng sản xuất mới.
Giai cấp công nhân xét về nguồn gốc ra đời là con của nền đại công nghiệp,  sinh ra và phát triển theo đà
phát triển của kỹ thuật và công nghiệp, họ chỉ trở thành một giai cấp ổn định khi sản xuất đại công nghiệp
đã thay thế về cơ bản nền sản xuất  thủ công. Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của giai cấp công
nhân, lực lượng sản xuất mang tính chất xã hội hóa ngày càng cao, trong khi đó quan hệ sản xuất TBCN
lại dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Chính điều đó đã  tạo ra mâu thuẫn cơ bản trong
lòng XHTB và được biểu hiện ra ngoài bằng mâu thuẫn gay gắt giữa giai cấp công nhân - đại diện cho lực
lượng sản xuất  mới - với giai cấp tư sản - đại diện cho quan hệ sản xuất lỗi thời.
Page 43
Theo quy luật khách quan, quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất. Một khi quan hệ sản xuất không phù hợp với lực lượng sản xuất sẽ xảy ra xung đột gay gắt trong
xã hội, lúc đó giai cấp tiên tiến trong xã hội - đại diện cho lực lượng sản xuất mới - sẽ  lãnh đạo cuộc đấu
tranh lật đổ giai cấp thống trị, thiết lập quan hệ sản xuất mới, phù hợp với nhu cầu phát triển của lực lượng
sản xuất, tạo nên phương thức sản xuất mới, tiến bộ hơn phương thức sản xuất cũ bị thay thế. Khi ấy hình
thái kinh tế xã hội cũ sẽ thay đổi bằng hình thái kinh tế - xã hội mới cao, tiến bộ  hơn : đó là quy luật phát
triển cơ bản của xã hội loài người đã được lịch sử chứng minh, không một học thuyết nào bác bỏ được
Như vậy, với mâu thuẫn trong xã hội tư bản, sớm hay muộn người đại diện cho lực lượng sản xuất mới sẽ
lãnh đạo nhân dân lao động đấu tranh lật đổ giai cấp tư sản - đại diện cho quan hệ sản xuất lỗi thời - thiết
lập quan hệ sản xuất mới, mở đường cho lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển. Giai cấp công nhân là lực
lượng sản xuất tiên tiến, cơ bản nhất của phương thức sản xuất TBCN, vì vậy nó sẽ là người quyết định
phá vỡ quan hệ sản xuất TBCN, hình thành phương thức sản xuất  mới : phương thức sản xuất Cộng sản
chủ nghĩa, nền tảng cho xã hội CSCN ra đời
Mặt khác, trong xã hội tư bản, giai cấp công nhân luôn luôn phát triển ngày càng đông về số lượng và 
tăng về chất lượng cùng với sự phát triển không ngừng của công nghiệp và  quá trình CNH-HĐH nền kinh
tế. Tuy nhiên, sự phát triển của giai cấp công nhân cũng đồng thời dẫn đến  sự gia tăng mâu thuẫn ngày
càng gay gắt giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản  tất yếu dẫn đến cách mạng xã hội nhằm xóa  bỏ
CNTB, hình thành xã hội mới, xã hội XHCN và CSCN. Hiện nay, giai cấp tư sản đã và đang tìm mọi cách
để điều chỉnh các quan hệ TBCN nhằm cứu vãn chế độ thống trị của giai cấp mình và trên thực tế giai cấp
tư sản đã đạt được một số thành tựu và kết quả nào đấy nhưng vẫn không khắc phục được mâu thuẫn cơ
bản của XHTB,  vẫn phải thường xuyên đối đầu với các cuộc khủng hoảng nặng nề với nhiều cơn suy
thoái và nạn thất nghiệp thường xuyên không tránh khỏi của hàng chục triệu người. Phong trào đấu tranh
của giai cấp công nhân tuy đang đứng trước những thử thách hết sức nặng nề nhưng bức tranh toàn cảnh
của sự phát triển lực lượng sản xuất thế giới vẫn đang chuẩn bị những tiền đề khách quan cho giai cấp
công nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, dù có trãi qua những bước thăng trầm, quanh co nhưng nó
vẫn tiếp tục diễn ra theo quy luật khách quan của lịch sử.
 Bên cạnh đó, những đặc điểm của giai cấp công nhân cũng là yếu tố quy định nên sứ mệnh lịch sử
giai cấp công nhân.
Từ địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân trong nền SX công nghiệp lớn TBCN cũng đã hình thành
nên những đặc điểm của giai cấp công nhân.
- Nền SX công nghiệp luôn luôn phát triển về mặt kỹ thuật, công nghệ, vì vậy nó đòi hỏi trình độ của
người công nhân phải luôn luôn được nâng lên, đổi mới và phát triển gắn liền với trình độ phát triển KH-
KT và công nghệ. Do đó giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất, đại diện cho lực lượng sản xuất
hiện đại nhất.
- Giai cấp công nhân là người sản xuất ra những của cải dư thừa của xã hội nhưng lại là người bị giai cấp
tư sản áp bức bóc lột  nặng nề nhất, do đó họ là giai cấp trực tiếp đối kháng với giai cấp tư sản và xét về
bản chất họ là giai cấp cách mạng triệt để nhất, họ không có con đường nào khác là chống lại chế độ áp
bức bóc lột TBCN. Điều kiện sinh hoạt khách quan của họ quy định rằng họ chỉ có thể tự giải phóng bằng
cách giải phóng toàn xã hội khỏi chế độ TBCN và trong cuộc cách mạng ấy, họ không mất gì ngoài xiềng
xích và được cả thế giới về mình.

Page 44
- Giai cấp công nhân cũng là giai cấp tiên phong cách mạng nhất bởi vì trong môi trường làm việc của
họ - nền SX công nghiệp - luôn phát triển và có những đổi mới, những cuộc cách mạng KHKT không
ngừng, chính cuộc cách mạng mà giai cấp công nhân  tham gia đòi hỏi họ phải có sự tiên phong
 - Địa vị KT-XH khách quan còn tạo cho giai cấp công nhân khả năng đoàn kết thống nhất giai cấp, khả
năng đạt tới sự giác ngộ về địa vị lịch sử của mình và khả năng hành động chính trị để từng bước đạt mục
tiêu cách mạng. Bên cạnh đó, giai cấp công nhân không chỉ là giai cấp đối lập về lợi ích trực tiếp với giai
cấp tư sản mà còn là giai cấp đại biểu cho lợi ích của toàn bộ các giai cấp khác và tầng lớp lao động
trong xã hội, hiểu được tâm tư nguyên vọng của họ, có khả năng lôi cuốn đoàn kết các giai cấp, tầng lớp
lao động khác lại theo mình làm cách mạng xã hội. Do tính tiên phong trong cách mạng, giai cấp công
nhân luôn là người đi đầu và  trở thành lãnh tụ tự nhiên của các giai cấp, tầng lớp lao động khác, của toàn
thể nhân dân lao động, của dân tộc  trong cuộc đấu tranh chống CNTB, chống giai cấp tư sản và xây dựng
xã hội mới,  vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
- Giai cấp công nhân có bản chất quốc tế, xuất phát từ mối quan hệ trong nền SX công nghiệp và từ mục
đích xây dựng xã hội Cộng sản chủ nghĩa trên toàn thế giới. Giai cấp tư sản các nước hiện nay ngày càng
liên minh lại với nhau để tồn tại và duy trì sự thống trị. Do đó, để chống lại kẻ thù chung là giai cấp tư sản,
giai cấp công nhân mỗi nước ngoài việc phải thực hiện sứ mệnh lịch sử trong khuôn khổ dân tộc mình còn
phải đoàn kết toàn thể giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên quy mô quốc tế mới có thể chiến
thắng được
- Giai cấp công nhân còn lạ giai cấp có tinh thần đoàn kết, ý thức tổ chức kỷ luật cao, do được rèn
luyện trong nền SX công nghiệp.
   Tóm lại, chính địa vị kinh tế xã hội và những đặc điểm của giai cấp công nhân nêu trên là những điều
kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, quy định khả năng lãnh đạo cách mạng
của nó trong cuộc đấu tranh lâu dài nhằm xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xây dựng xã hội mới, xã hội XHCN và
CNCS. Sứ mệnh lịch sử đó không phải là thực hiện sự chuyển biến từ một chế độ tư hữu này sang chế độ
tư hữu khác, nhằm thay thế một hình thức bóc lột này bằng một hình thức bóc lột khác mà là nhằm mục
tiêu xóa bỏ giai cấp, giải phóng triệt để con người mà  trước hết là xóa bỏ chế độ tư hữu, cơ sở mà mọi
hình thức bóc lột người. Ngoài giai cấp công nhân không một lực lượng nào khác có đủ điều kiện tất yếu
khách quan để có khả năng hoàn thành sứ mệnh lịch sử đó.
Câu 2: Hiện nay, chủ nghĩa tư bản và đời sống của giai cấp công nhân đã có nhiều biến đổi so với
trước đây, vậy giai cấp công nhân có còn sứ mệnh lịch sử giống như trước đây nữa hay không? Vì
sao? (tr.3-4) (chép dk khách quan trước)
- Mặc dù hiện nay GCCN đang đứng trước những thử thách hết sức nặng nề nhưng xét toàn cảnh sự phát
triển XH thì GCCN vẫn đang chuẩn bị những tiền đề khách quan cho việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của
mình.
- Hiện nay đời sống của một bộ phận không nhỏ CN đã được cải thiện, thậm chí có mức sống “trung lưu
hóa”, song điều đó không có nghĩa là GCCN ở những nước đó không bị bóc lột hoặc bóc lột không đáng
kể.
- Dù cố tìm mọi cách thích nghi và mọi biện pháp xoa dịu nhưng GCTS không thể nào khắc phục được
mâu thuẫn cơ bản của CNTB => Thực tế cuộc đấu tranh của GCCN ở các nước TBCN vẫn đang diễn ra
với những nội dung đa dạng và hình thức phong phú
Câu 3: Giai cấp công nhân Việt Nam hình thành và phát triển như thế nào? (tr.4)
Page 45
Trước thế kỉ XV, Việt Nam chưa có những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển công, thương nghiệp và
kinh tế hàng hoá, nhưng đã có tầng lớp thợ thủ công. Sang thế kỉ XV, XVI đội ngũ “Những người lao động
làm thuê” đã xuất hiện. Đầu thế kỉ XIX, ngành khai mỏ phát triển và hàng ngàn “thợ” mỏ làm việc trong
các mỏ khai thác than, thiếc. Nhưng đó chưa phải là công nhân hiện đại, sản xuất trong dây chuyền công
nghiệp.
Đội ngũ công nhân Việt Nam xuất hiện khi có cuộc khai thác thuộc địa lần thứ I (từ năm 1897 đến năm
1914) của thực dân Pháp. Khu công nghiệp tập trung ở Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Nam Định, Vinh -
Bến Thủy, Hòn Gai đã làm cho số công nhân tăng nhanh... Số lượng công nhân năm 1906 là 49.500 người
trong đó có 1.800 thợ chuyên môn.
Sự phát triển của một số ngành công nghiệp khai khoáng, dệt, giao thông vận tải, chế biến... dẫn đến số
lượng công nhân tăng nhanh, công nhân mỏ và công nhân đồn điền nhiều nơi tập trung hàng vạn người. ở
các thành phố, nhiều nhà máy đă có trên 1.000 công nhân như nhà máy Xi măng Hải Phòng, nhà máy Dệt
Nam Định.
Đến cuối năm 1929, tổng số công nhân làm việc trong các doanh nghiệp của tư bản Pháp là hơn 22 vạn
người
Như vậy, từ sự đầu tư vào công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp dẫn tới sự ra đời tất yếu khách
quan của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam. Và đó cũng là điều kiện cơ bản làm xuất
hiện một giai cấp mới - giai cấp công nhân Việt Nam.
Đa số công nhân nước ta có nguồn gốc xuất thân từ nông dân. Trong số 27.505 công nhân, đồn điền, thợ
mỏ ở 15 tỉnh Bắc Kỳ vào năm 1929 th́ có tới 24.658 người là nông dân (chiếm 84,6%).
Sớm tiếp thu truyền thống anh dũng bất khuất, chống giặc ngoại xâm của dân tộc, giai cấp công nhân Việt
Nam đă hăng hái đấu tranh với tư bản Pháp. Tuy nhiên, phần lớn các cuộc đấu tranh còn tản mạn và tự
phát, thiếu tổ chức lănh đạo và chỉ tập trung vào đ ̣i quyền lợi kinh tế, quyền sống trước mắt.Tiêu biểu là
cuộc đấu tranh của công nhân đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn, công nhân mỏ thiếc - kẽm Cao Bằng.
Từ khi chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá vào Việt Nam, số lượng các cuộc băi công ngày một tăng và
quan trọng hơn là băi công có tính chất chính trị, có tổ chức lănh đạo. Nếu như năm 1927 có 7 cuộc băi
công th́ năm 1929 có đến 24 cuộc, năm 1930 là 30 cuộc với số lượng người tham gia lên đến ngót 32.000
người. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân và phong trào yêu nước từ năm 1925 đến năm
1929 là một điều kiện quyết định sự ra đời các tổ chức Cộng sản và Công hội Đỏ ở Việt Nam, đặc biệt là
sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930.
Thế giới, VN, GCCN VN có nhiều biến đổi so với trước đây, vậy GCCN VN có còn SMLS
giống như trước đây nữa hay không? Vì sao? (tr.3-4) (chép đk khách quan trước)
Hiện nay, thực trạng đời sống của giai cấp công nhân nước ta còn ở mức trung bình thấp so với
toàn xã hội và không ổn định, môi trường lao động xấu, điều kiện lao động kém; sự phân hoá trong thu
nhập của công nhân rất rõ rệt… Ở một số doanh nghiệp liên doanh hoặc đầu tư nước ngoài, vẫn còn tồn tại
một số trường hợp xúc phạm nhân phẩm, đối xử thô bạo với công nhân. Vì vậy, việc xây dựng giai cấp
công nhân ngày càng vững mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng để có thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử của
mình là vấn đề rất quan trọng liên quan trực tiếp đến bản chất cách mạng của Đảng, đến chế độ XHCN của
Nhà nước ta.
Để nâng cao chất lượng của GCCN hiện nay nói chung, GCCN VN nói riêng, cần phải làm gì?
(tr.4 +1)
Page 46
Trước mắt,  khẩn trương giải quyết việc làm và đời sống cho giai cấp công nhân. Việc đảm bảo việc
làm, thu nhập và đời sống cho giai cấp công nhân là nhằm từng bước khắc phục sự thoái hoá, biến chất
đang diễn ra hiện nay. Đồng thời, đi đôi với việc giải quyết việc làm và đời sống là phải tăng cường bồi
dưỡng, nâng cao tay nghề, đẩy mạnh công tác giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật cho công nhân, để từng bước
xây dựng giai cấp công nhân nước ta thể hiện được vai trò là lực lượng chủ đạo trong sự nghiệp xây dựng
kinh tế, xây dựng đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Về lâu dài, để hoàn thành sự nghiệp cách mạng của Đảng, của giai cấp mình, giai cấp công nhân
phải phát triển mạnh mẽ số lượng và trí thức hoá đội ngũ công nhân đễ nâng cao trình độ chuyên môn và
quản lý của công nhân, đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước trong mọi ngành kinh tế quốc dân, trên cơ sở đó
xây dựng được cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH và thông qua đó xây dựng đội ngũ công nhân hiện đại.
Cùng với sự nghiệp đào tạo xây dựng đội ngũ công nhân mới, trẻ tuổi với tri thức hiện đại, chúng ta đẩy
mạnh sự nghiệp đào tạo lại và đào tạo nâng cao cho đội ngũ công nhân hiện có. Gắn liền với sự nghiệp đào
tạo đó, chúng ta hình thành từng bước đội ngũ công nhân tri thức cùng với hình thành từng bước nền kinh
tế tri thức. Bên cạnh đó, chúng ta phải  xây dựng, củng cố Đảng cộng sản vững mạnh, xây dựng cơ chế gắn
bó, máu thịt giữa Đảng và giai cấp làm cho giai cấp công nhân luôn là người giám sát hoạt động của Đảng
và Nhà nước, đồng thời thường xuyên bổ sung lực lượng công nhân ưu tú vào đội ngũ lãnh đạo của Đảng,
cơ quan quản lý  Nhà nước. Song song đó, cần xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, thực sự là chổ dựa
cho giai cấp công nhân, động viên, cổ vũ và tổ chức chỉ đạo phong trào công nhân thực hiện đường lối đổi
mới, tiến lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng đề xướng và lãnh đạo
Những đặc điểm, điều kiện để giai cấp công nhân VN lãnh đạo CM VN
Giai cấp công nhân VN là một bộ phận của giai cấp công nhân quốc tế nên có những đặc điểm
chung của giai cấp công nhân quốc tế; ngoài ra, giai cấp công nhân VN ra đời và phát triển trong điều kiện
cụ thể của dân tộc VN nên còn có những đặc điểm riêng, ảnh hưởng đến việc thực hiện sứ mệnh lịch sử
của giai cấp công nhân VN:
- Giai cấp công nhân VN ra đời trước cả giai cấp tư sản VN, là giai cấp đối kháng trực tiếp với tư
bản thực dân Pháp. Sinh ra và lớn lên ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, dưới sự thống trị của thực dân
Pháp, một thứ CNTB thực lợi không quan tâm mấy đến phát triển công nghiệp, nên giai cấp công nhân VN
phát triển chậm.
Mặc dù ra đợi mộn, số lượng ít, trình độ nghề nghiệp thấp chưa bằng giai cấp công nhân thế giới,
còn mang nhiều tàn dư của tâm lý và tập quán nông dân, song giai cấp công nhân VN đã nhanh chóng
vươn lên đảm đương vai trò lãnh đạo của CM VN, thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình là giải phóng dân
tộc để giành độc lập dân tộc và xây dựng CNXH.
- Giai cấp công nhân VN tiếp thu và kế thừa truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất chống
ngoại xâm của dân tộc. Giai cấp công nhân khi ra đời vừa chị nỗi nhục mất nước, vừa bị áp bức bóc lột của
giai cấp TS đế quốc nên họ có tinh thần CM kiên cường, triệt để, sớm nhận thức được mối quan hệ giữa sự
nghiệp giải phóng dân tộc và sự nghiệp giải phóng giai cấp, giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế.
- Giai cấp công nhân VN ra đời trong điều kiện các giai cấp khác đã bế tắc về con đường cứu nước
thì chỉ có giai cấp công nhân mới có khả năng tìm thấy lối thoát cho CM.
- Giai cấp công nhân VN ra đời khi CM XHCN tháng Mười Nga thành công, mở ra một chế độ XH
mới trong lịch sử nhân loại, đó là chế độ XHCN và cùng lúc đó Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu
nước giải phóng dân tộc là con đường CM VS dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. Đó là yêu tố hết
sức quan trọng khích lệ, thúc đẩy giai cấp công nhân VN đứng lên làm CM để giải phóng dân tộc.
Page 47
- Phần lớn những người công nhân nước ta vốn xuất thân từ nông dân và các tầng lớp nhân dân lao
động khác, nên có quan hệ mật thiết, tự nhiên với nông dân và đông đảo nhân dân lao động. Chính vì vậy,
giai cấp công nhân VN sớm liên minh với nông dân, tạo thành khối liên minh công – nông và khối đại
đoàn kết toàn dân tộc, đảm bảo cho sự lãnh đạo của giai cấp công nhân trong suốt quá trình CM. Đây cũng
là điều kiện cần thiết đảm bảo cho CM VN giành thắng lợi.
- Giai cấp công nhân VN ra đời sau một thời gian ngắn thì ĐCS VN ra đời. ĐCS đã đem yếu tố tự
giác vào phong trào công nhân, làm cho phong trào công nhân có một bước phát triển nhảy vọt về chất.
Giai cấp công nhân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trở thành lực lượng chính trị độc lập, giành được quyền
lãnh đạo cuộc đấu tranh CM của nhân dân VN.
- Giai cấp công nhân VN ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc và sớm có Đảng lãnh đạo nên không bị
tác động bởi các khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa, cải lương, xét lại, không bị giai cấp tư sản đầu độc vè tư
tưởng nên luôn luôn đoàn kết, thống nhất trong cuộc đấu tranh chống thực dân pháp và bọn địa chủ phong
kiến tay sai.
Ngoài những đặc điểm nói trên, thể hiện những ưu điểm của giai cascp công nhân VN, cho đến nay
giai cấp công nhân VN còn có những hạn chế cần phải khắc phục: số lượng còn ít, trình độ văn hóa,
chuyên môn và nghiệp vụ cũng như khoa học kĩ thuật còn thấp; tư tưởng bảo thủ, chủ quan, cách làm ăn
tùy tiện, manh mún của người sản xuất nhỏ còn ảnh hưởng nặng nề.
Nguyên nhân là do nền công nghiệp nước ta chưa phát triển và thành phần đa số xuất thân nông
dân. Tuy vậy, những hạn chế trên không thuộc về bản chất nên giai cấp công nhân VN vẫn có đủ khả năng
và điều kiện để đảm đương sứ mệnh lịch sử của mình đối với dân tộc.
Nội dung sứ mệnh lịch sử của CN VN
+ Xóa bỏ chế độ thuộc địa, thực hiện cuộc cách mạng dân tộc  dân chủ nhân dân.
+ Thông qua đảng lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội, lãnh đạo đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ
qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Phát triễn đất nước cùng với việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.
+ Là lực lượng đi đầu trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát triển đội ngũ trí
thức. GCCN là nồng cốt của liên minh công – nông – trí thức hiện nay.

Đặc điểm riêng của giai cấp công nhân Việt Nam
Giai cấp công nhân Việt Nam là một bộ phận giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp công nhân Việt
Nam cũng có địa vị kinh tế xã hội, có sứ mệnh lịch sử và những đặc điểm như giai cấp công nhân quốc tế.
Nhưng do sinh ra và lớn lên trong những điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam nên ngoài
những đặc điểm chung đó, giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng của mình.
- Giai cấp công nhân Việt Nam kế thừa đặc tính cần cù sáng tạo trong lao động của dân tộc và
truyền thống yêu nước do họ sinh ra trong lòng một dân tộc có truyền thống đấu tranh bất khuất chống
ngoại xâm. Ở giai cấp công nhân, nỗi nhục mất nước cộng với nỗi khổ vì bị áp bức bóc lột của giai cấp tư
sản đế quốc làm cho lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc kết hợp là một, khiến động cơ cách mạng, nghị lực
cách mạng và tính triệt để cách mạng của giai cấp công nhân nhân lên gấp bội.
- Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trước giai cấp tư sản, sớm tiếp thu được lý luận chủ nghĩa
Mác Lênin và Đảng Cộng sản lãnh đạo nên sớm giác ngộ về sứ mệnh lịch sử của mình, họ đã nhanh chóng
Page 48
trở thành giai cấp duy nhất lãnh đạo cách mạng nước ta và đồng thời cũng là chất xúc tác để nhân dân ta dễ
tiếp thu chủ nghĩa Mác Lênin và đi theo con đường cách mạng của giai cấp công nhân.
- Giai cấp công nhân Việt Nam  ra đời sau thời điểm chủ nghĩa cơ hội của Quốc tế II bị phá sản, sau
sự thành công cách mạng tháng Mười Nga và được Quốc tế cộng sản chỉ đạo, do vậy giai cấp công nhân
nước ta không bị ảnh hưởng các khuynh hướng xã hội cải lương và thống nhất được lực lượng cả nước
         - Giai cấp công nhân phần lớn xuất thân từ nông dân lao động và những tầng lớp lao động
khác nên gắn bó mật thiết với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức, hình thành khối liên minh vững chắc
giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức. Giai cấp công nhân Việt Nam gắn bó
mật thiết với cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân quốc tế và đã nhận được sự giúp đỡ mọi mặt của giai
cấp công nhân quốc tế.   
         - Giai cấp công nhân Việt Nam từ khi ra đời, nhất là từ khi có chính Đảng của mình đã trở
thành lực lượng chính trị tiên phong đi đầu trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và hoàn thành
thắng lợi trọn vẹn cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và đang tiến hành xây dựng CNXH. Đảng Cộng sản
Việt Nam - đội tiên phong chính trị  của giai cấp công nhân VN, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp
công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc -  là nhân tố quan trọng quyết định rất lớn đến sự thành công
và thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền
tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng.
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chứng tỏ rằng: giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành,
đủ sức lãnh đạo cách mạng. Với cương lĩnh và đường lối đúng đắn, sáng tạo của mình, trong hơn 2/3 thế
kỷ, vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được thể hiện rõ qua việc tổ chức, lãnh đạo mọi thắng lợi của
cách mạng Việt Nam.
Nhược điểm của giai cấp công nhân Việt Nam
Bên cạnh những đặc điểm cơ bản trên giai cấp công nhân Việt Nam còn có nhược điểm như : về số
lượng giai cấp công nhân còn ít , tỷ lệ cơ cấu công nhân trong dân cư quá thấp. Về chất lượng, giai cấp
công nhân còn nhiều mặt hạn chế, biểu hiện ở sự giác ngộ về sứ mệnh lịch sử, vai trò, trách nhiệm của giai
cấp còn yếu do trình độ nhận thức lý luận kém,. Một bộ phận công nhân chạy theo lối sống thực dụng, ít
tha thiết chính trị. Tỷ lệ Đảng viên, Đoàn viên công đoàn, đoàn viên ĐTNCS Hồ Chí Minh trong công
nhân còn thấp. Trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật còn thấp và bất cập so với yêu cầu thực tiễn, công
nhân lành nghề ít, trình độ quản lý nhà nước, quản lý xã hội, đặc biệt quản lý kinh tế còn non kém. Ngoài
ra công nhân Việt Nam còn có tính tổ chức kỷ luật chưa cao, mang nặng tâm lý tác phong, tập quán, lối
sống của người nông dân sản xuất nhỏ, tiểu tư sản và còn bị ảnh hưởng của tàn dư thực dân phong kiến.
Nguyên nhân của nhược điểm GCCN VN
Những nhược điểm trên của giai cấp công nhân có nguyên nhân như :
         - Về khách quan : giai cấp công nhân Việt Nam sinh ra và lớn lên trong một nước thuộc địa
nửa phong kiến, nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp hiện đại chưa phát triển, công nhân chuyên nghiệp ít,
chưa được tôi luyện trong nền đại sản xuất, đại công nghiệp, phần đông công nhân xuất thân từ nông dân,
tiểu tư sản một phần do hậu quả của chiến tranh để lại.
- Về chủ quan : Mặt bằng dân trí nước ta còn thấp đã ảnh hưởng trực tiếp đến học vấn và tri thức
của người công nhân. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của công nhân Việt Nam chưa cao còn do kết quả đào
tạo của các trường dạy nghề còn thấp và cơ cấu đào tạo bất hợp lý. Chính sách đối xử, sử dụng nhân tài
của chúng ta còn nhiều bất cập.
Page 49
Câu 4: Hiện nay, sự biến đổi của GCCN ở các nước TB phát triển có làm thay đổi SMLS của GCCN
không? Vì sao? / Những thay đổi do đâu? (tr.3-4)
Ngày nay, kẻ thù của CNXH và một số người cơ hội, xét lại đang phủ nhận thuyết Mác Lêni về sứ mệnh
lịch sử của giai cấp công nhân. Họ cho rằng trong các nước tư bản phát triển, giai cấp công nhân đã được
“trung lưu hóa” và có cổ phân trong trong xí nghiệp; đời sống của một bộ phần không nhỏ trong giai cấp
công nhân đã được cải thiện và có thu nhập cao cho nên họ không còn có tinh thần cách mạng như trước
đây. Thực ra, điều đó không có nghĩa là giai cấp công nhân ở các nước ấy không còn bị bóc lột cũng như
không có nghĩa là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân đã được điều hòa.. Về cơ bản, giai
cấp công nhân vẫn là người không có tư liệu sản xuất bởi vì phần lớn, nếu không nói là toàn bộ tư liệu sản
xuất TBCN vẫn còn nằm trong tay giai cấp tư sản, họ vẫn phải bán sức lao động (cả trí óc lẫn chân tay)
cho nhà tư bản  để kiếm sống.  Do ứng dụng được những thành tựu KH-KT Công nghệ cùng với sự gia
tăng cường độ lao động, giai cấp công nhân ngày càng tạo nên nhiều giá trị thặng dư hơn so với trước đây
và vì vậy  càng bị giai cấp tư sản bóc lột nhiều hơn trước. Giai cấp tư sản chỉ bớt môt phần rất nhỏ trong
lợi nhuận thu được của mình để cải thiện đời sống công nhân. Sự bất công, bất bình đẳng và khoảng cách
thu nhập ngày càng cách xa giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản cho thấy mâu thuẫn giữa giai cấp tư
sản và giai cấp công nhân không hề bị xóa đi mà ngày càng sâu sắc, tính cách mạng triệt để của giai cấp
công nhân cũng ngày càng được khẳng định.
Câu 5: Làm rõ sự khác nhau về chất giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. (tr.10 + cây sơ đồ
chương III)
Câu 6: Hai giai đoạn CNXH và CSCN có điểm gì giống và khác nhau? (tr.11-12)
Câu 7: Thời kì quá độ lên CNXH là gì?
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc trong toàn bộ các lĩnh vực của
đời sống xã hội, tạo ra những tiền đề vật chất và tinh thần cần thiết để hình thành xã hội mà trong đó,
những nguyên tắc căn bản của xã hội xã hội chủ nghĩa được thực hiện. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội được Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917 mở ra với nội dung căn bản là xóa bỏ
giai cấp tư sản và chế độ tư bản chủ nghĩa, thiết lập những cơ sở cho xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản
chủ nghĩa. TKQĐ lên CNXH ở các nước có trình độ phát triển kinh tế – xã hội khác nhau có thể diễn ra
với khoảng thời gian dài, ngắn khác nhau. Đối vơi những nước đã trải qua CNTB phát triển ở trình độ cao
thì khi tiến lên CNXH, TKQĐ có thể tương đối ngắn. Những nước đã trải qua giai đoạn phát triển CNTB ở
mức độ trung bình, đặc biệt là những nước còn ở trình độ phát triển tiền tư bản, có nền kinh tế lạc hậu thì
TKQĐ thường kéo dài với rất nhiều khó khăn, phức tạp.
Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH là sự tồn tại đan xen giữa những yếu tố của
xã hội cũ bên cạnh những nhân tố mới của CNXH trong mối quan hệ vừa thống nhất vừa đấu tranh với
nhau trên tất cả các lĩnh vực (kinh tế, chính trị, tư tưởng – văn hóa) của đời sống xã hội.

Thời kì quá độ lên CNXH có đặc điểm gì? (tr.10-11)


Liên hệ VN và bản thân
+ Mục tiêu:

Page 50
- Mục tiêu tổng quát: “Xây dựng xong về cơ bản những cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội, với
kiến trúc thượng tầng về chính trị và tư tưởng, văn hoá phù hợp, làm cho nước ta trở thành một nước xã
hội chủ nghĩa phồn vinh”.
- Mục tiêu chung là: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh.
+ Phương hướng cơ bản:
- Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, lấy liên minh
giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
- Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát
triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ
thuật cho chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống nhân dân và thực
hiện công bằng xã hội.
- Phù hợp với sự phát triển lực lượng sản xuất, thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ
nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu.
- Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hoá, làm cho chủ nghĩa Mác
- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao dân
trí, giáo dục và đào tạo con người… ; xây dựng nền văn hoá mới tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, củng cố và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất, tập
hợp mọi lực lượng phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Xây dựng chủ nghĩa xã hội  và bảo tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam.
- Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức ngang tầm với nhiệm vụ.
 * Liên hệ đến trách nhiệm của bản thân:
- Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
- Tin tưởng vào con đường tiến lên Chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta đã chọn.
- Ra sức học tập để có tay nghề vững phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Rèn luyện đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh để trở thành con người mới Xã hội chủ nghĩa vừa
hồng vừa chuyên.
Tính tất yếu của thời kì quá độ
Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH là sự tồn tại đan xen giữa những
yếu tố của xã hội cũ bên cạnh những nhân tố mới của CNXH trong mối quan hệ vừa thống nhất vừa đấu
tranh với nhau trên tất cả các lĩnh vực (kinh tế, chính trị, tư tưởng – văn hóa) của đời sống xã hội.
Tính tất yếu:
- Sự thay thế xã hội TBCN bằng XH XHCN trong tiến trình lịch sử là một tất yếu khách quan theo
quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.
- CNTB dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất mâu thuẫn với lực lượng sản
xuất đã xã hội hoá cao. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng cuộc cách mạng xã hội để xóa bỏ quan hệ sản
Page 51
xuất tư nhân TBCN, xác lập quan hệ sản xuất công hữu về tư liệu sản xuất, giải phóng sức sản xuất của xã
hội.
- Cách mạng XHCN là cuộc cách mạng toàn diện, sâu sắc và triệt để nhất trong lịch sử vì mục tiêu
trực tiếp là xóa bỏ chế độ tư hữu, thủ tiêu chế độ người bóc lột người để thiết lập một chế độ mới do nhân
dân lao động làm chủ. Đó là chế độ XHCN.
- Thực hiện những nhiệm vụ đó, cách mạng phải trải qua một thời kỳ lâu dài từ khi giai cấp công
nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền nhà nước đến khi xây dựng thành công CNXH. Đó là
thời kỳ quá độ lên chủ CNXH, là thời kỳ cải tạo toàn diện và triệt để xã hội cũ (tiền tư bản hoặc tư bản
chủ nghĩa) thành XH XHCN.
- Đây là thời kỳ tiếp tục cuộc đấu tranh giai cấp gay go, quyết liệt, giữa một bên là giai cấp công
nhân liên minh với các tầng lớp nhân dân lao động (chủ yếu là nông dân) với tầng lớp trí thức đã có chính
quyền với một bên là giai cấp bóc lột và các thế lực phản động đã bị đánh đổ, được các thế lực đương
quyền và phản động quốc tế ủng hộ.

Câu 8: VN quá độ lên CNXH bỏ qua CNTB có phù hợp với quy luật phát triển tất yếu khách quan
của lịch sử hay không?
(Tính tất yếu của quá độ VN)
Tạo tiền đề vật chất và tinh thần, lựa chọn đi lên CNXH phù hợp với :
+Xu thế pt của thời đại:
- Trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nc với chế dộ XH và trình độ pt khc nhau cùng tồn tại, vừa
hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích QG, dân tộc.
- Toàn cầu hóa và hội nhập KTQT đã và đang trở thành 1 trong n~ xu thế chủ yếu của quan hệ KTQT hiện
đại.
- Hiện tại, CNTB còn tiềm năng pt, nhưng về bản chất vẫn là chế độ áp bức, bóc lột và bất công. N~ mâu
thuẫn cơ bản vốn có của CNTB, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất XHH ngày càng cao của LLSX với chế
độ chiếm hữu tư nhân TBCN, chẳng những ko giải q’ đc mà ngày càng trở nên sâu sắc.
+Đ2, tình hình VN:
- CM dân tộc, chủ nghĩa gắn liền với CM XHCN
- Cuộc CM dân tộc, dân chủ trc hết là giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do, dân chủ...
- Nhân dân LĐ thoát nạn bần cùng, làm cho mng có công ăn việc làm, ấm no, hạnh phúc.
- Nc ta có nguồn LĐ dồi dào với truyền thống LĐ cần cù và thông minh.
- Sd các thành tựu KH-KT và công nghệ tiên tiến của TG.
- Nc ta có nguồn tài nguyên đa dạng, vị trí địa lý thuận lợi và n~ cơ sở vc kt đã dc xd là n~ yếu tố hết sức
quan trọng để tăng trưởng kinh tế.

Page 52
- Với việc gia nhập ASEAN (7/1995), ký hiệp định khung về hợp tác Kte vs EU (7/1995), tham gia
APEC(11/1998), WTO (2007) VN đã và đang từng bc vững chắc hội nhập sâu rộng vào nền Kte khu vực
và TG.
Thực hiện mục tiêu xd đất nc giàu mạnh, thực hiện công bằng XH, mọi ng' có cuộc sống ấm no, tự do, hp,
có đk pt toàn diện.
Ngoài ra, nc ta là 1 nc nông nghiệp lạc hậu, chiến tranh tàn phá trong thời gian dài, n~ cuộc đấu tranh giữa
cái cũ và cái mới. Do vậy, công nghiệp kém pt dẫn đến bỏ qua bc pt của TBCN.
 Vì những lý do trên, nc ta phải trải qua một thời kỳ lâu dài với nhiều chặng đg, nhiều hình thức tổ chức
Kte, XH có tính chất quá độ. 
“Bỏ qua” ở đây là bỏ qua những gì?
Câu 9: Hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa có những giai đoạn nào? (tr.11-12)
VN đang ở thời kì nào của hình thái kinh tế xã hội CSCN? Quá độ lên CNXH
Câu 10: Điều kiện chủ quan có ý nghĩa quyết định trước tiên để GCCN có thể hoàn thành sứ mệnh
lịch sử của mình?
Tuy nhiên, để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, để biến khả năng khách quan thành hiện
thực thì phải thông qua những nhân tố chủ quan. Nhân tố chủ quan để giai cấp công nhân hoàn thành sứ
mệnh lịch sử có thể khái quát lại dựa trên 3 điều kiện cơ bản như sau :  Thứ nhất  là phải đưa ý thức giai
cấp, ý thức vô sản vào quần chúng công nhân, biến cuộc đấu tranh tự phát của công nhân chống áp bức
bóc lột của bọn địa chủ xí nghiệp thành cuộc đấu tranh tự giác chống CNTB.  Thứ hai  là giai cấp công
nhân phải từng bước xây dựng chính Đảng của mình để lãnh đạo cuộc đấu tranh giành chính quyền và lãnh
đạo xây dựng xã hội mới. Thứ ba là phải có sự thống nhất của phong trào công nhân (phong trào công
nhân trong từng nước với phong trào công nhân quốc tế),  từng bước xây dựng ý thức đoàn kết quốc
tế.Trong những nhân tố chủ quan đó, việc thành lập Đảng Cộng sản - đội tiền phong của giai cấp công
nhân - trung thành với sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là yếu tố có tính quyết định nhất, là điều
kiện quan trọng để đảm bảo cho giai cấp công nhân có thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.
Câu 11: Đảng Cộng Sản là nhân tố chủ quan có ý nghĩa quyết định trước tiên với việc thực hiện
thắng lợi sứ mạng lịch sử của giai cấp công nhân (tr.4)

CHƯƠNG VIII
VẤN ĐỀ DÂN TỘC
VẤN ĐỀ TÔN GIÁO
Câu 1: Phân tích cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của chính sách dân tộc VN.
*Cơ sở thực tiễn:
Việt nam là một quốc gia đa dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm 86% dân số, 53 dân tộc còn lại chiếm
14% dân số. Giữa các dân tộc thiểu số, tỷ lệ cũng không đều.
Page 53
Trải qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, các dân tộc luôn kề vai sát cánh gắn bó máu thịt bên
nhau trong đấu tranh chống ngoại xâm, chống thiên tai địch hoạ và dựng xây đất nước.
Các dân tộc nước ta là một cộng đồng thống nhất trong đa dạng; cư trú xen kẽ và phân tán trên mọi vùng
miền với cơ cấu dân số và trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đồng đều; bản sắc văn hoá từng dân
tộc tạo nên sự đa dạng, phong phú của nền văn hiến Việt Nam.
Dân tộc Kinh sống chủ yếu ở đồng bằng, còn các dân tộc khác ngoài một bộ phận cư trú ở đồng bằng, ven
biển, còn lại cư trú chủ yếu ở vùng biên giới, miền núi. Đây là khu vực có vị trí chiến lược hết sức quan
trọng về biên giới, thông thương, quốc phòng, môi trường sinh thái…
Bình đẳng, đoàn kết các dân tộc là đường lối của Đảng ta đã xác định ngay từ khi mới thành lập và trong
suốt quá trình lãnh đạo cách mạng. Dựa trên nền tảng của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, Đảng đã đề ra các chủ trương, chính sách dân tộc với những nội dung cơ bản:“Bình đẳng, đoàn kết,
tương trợ giúp nhau cùng phát triển”.
*Cơ sở lí luận: (có thể chép tr.4)
1.1Khái niệm về  dân tộc của chủ nghĩa Mác _ Lenin:
Khái niệm về dân tộc thường được dùng theo hai nghĩa phổ biến là :
+ Dân tộc là một khái niệm chỉ một công đồng người vững chắc về mặt lịch sử của con người, là hình thức
phát triển xã hội được hình thành trên cơ sở có chung đời sống kinh tế, ngôn ngữ, lãnh thổ và những đặc
điểm về văn hóa, ý thức, tâm lý.
Dân tộc được hiểu theo khái niệm nầy được gọi là tộc người.
Ví dụ: Dân tộc Kinh, Bana, Tầy, Thái…..
+ Dân tộc là một khái niệm chỉ một cộng đồng người ổn định làm thành nhân dân một nước, có lãnh thổ
quốc gia, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung và ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau
bởi quyền lợi về chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa và truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá
trình lịch sử dựng nước và giữ nước.
Dân tộc được hiểu theo khái niệm nầy thường gọi là quốc gia dân tộc.
Ví dụ: Dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia….
1.2 Quá trình hình thành dân tộc.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac – Lenin, dân tộc là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của xã hội
loài người. Trước khi tiến tới trình độ cộng đồng dân tộc, loài người đã trãi qua các hình thức cộng đồng
khác nhau, từ thấp đến cao: thị tộc, bộ lạc, bộ tộc. Sự biến đổi của phương thức sản xuất chính là nguyên
nhân quyết định sự biến đổi của công đồng người.
Sự hình thành dân tộc trên thế giới diễn ra không giống nhau. Ở châu âu, sự hình thành dân tộc gắn liền
với quá trình hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Ở phương đông , trước khi chủ nghĩa tư bản
thâm nhập, trong quá trình dựng nước và giữ nước đã hình thành cộng đồng người ổn định với tư cách là
một quốc gia độc lập.
1.3 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lenin về vấn đề dân tộc.

Page 54
Dựa trên quan điểm của Các Mác và Angghen về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp;
phân tích hai xu hướng khách quan trong phong trào dân tộc dưới chủ nghĩa tư bản; dựa vào kinh nghiệm
của phong trào cách mạng thế giới, thực tiễn cách mạng nước Nga trong việc giải quyết vấn đề dân tộc và
khắc phục chủ nghĩa dân tộc để khôi phục và thống nhất các lực lượng cách mạng ở nước Nga những năm
đầu thế kỷ XX, Lenin đã xây dựng nên cương lĩnh dân tộc nổi tiếng năm 1913, với 3 nội dung cơ bản:
+ Các  dân tộc có quyền bình đẳng
* Bình đẳng dân tộc là quyền của mọi dân tộc, không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ kinh tế, văn
hóa cao hay thấp, không phân biệt chủng tộc, màu da. Quyền bình đẳng dân tộc đó bao gồm trên tất cả các
lĩnh vực đời sống kinh tế, chính trị, văn hoa, xã hội.
Lenin đã khẳng định “ nguyên tắc bình đẳng hoàn toàn gắn liền chặt chẽ với việc bảo đảm quyền lợi của
các dân tộc thiểu số …bất cứ một thứ đặt quyền nào giành riêng cho một dân tộc, và bất cứ một sự vi phạm
nào đến quyền của một dân tộc thiểu số, đều bị bác bỏ”
* Bình đẳng trên lĩnh vực kinh tế:
Lợi ích kinh tế gắn liền với lợi ích giai cấp, dân tộc, quốc gia; giải quyết các mối quan hệ dân tộc – quốc
gia, dân tộc – tộc người…đều phải tính đến kinh tế; lợi ích kinh tế;
Bất cứ một sự áp đặt nào trong mối quan hệ nầy, bất cứ một quyền kinh tế nào giành riêng cho các dân tộc,
tộc người đều dẫn đến vi phạm lợi ích của các dân tộc và sự bất bình đẳng dân tộc.
* Bình đẳng trên lĩnh vực chính trị:
Việc đấu tranh giành quyền bình đẳng về chính trị của các dân tộc bị áp bức, lệ thuộc vào điều kiện để có
thể bình đẳng trên các phương diện đời sống xã hội;
Mọi biểu hiện tư tưởng dân tộc cực đoan, sô vanh nước lớn, sự kỳ thị , phân biệt đối sử giữa các dân tộc –
tộc người, những mưu đồ chính trị của các thế lực  phản động nhằm đồng hóa các dân tộc nhỏ, yếu, can
thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia, dân tộc…đều vi phạp quyền bình đẳng chính trị của các dân
tộc.
Nhận thức và giải quyết đúng đắn vấn đề bình đẳng về chính trị và quyền tự quyết của các quốc gia cụ thể,
nhất lá quốc gia đa dân tộc là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với giai cấp vô sản và những người cộng sản;
Những người cộng sản phải đấu tranh không ngoan nhượng chống chủ nghĩa dân tộc dưới mọi mầu sắc.
* Bình đẳng trên lĩnh vực văn hóa- xã hội:
Những người Macxit vạch trần, bác bỏ và kiên quyết đấu tranh chống khẩu hiệu giả dối: “ Tự trị dân tộc về
văn hóa”2
Bình đẳng về văn hóa phải luôn gắn liền với bình đẳng về kinh tế, chính trị;
Bình đẳng về ngôn ngữ là nhu cầu máu thịt, thiêng liêng của cư dân các dân tộc.
+ Các dân tộc đều có quyền tự quyết:
Các dân tộc đều có quyền tự chủ đối với vận mệnh và con đường phát triển của mình. Các quyền đó bao
gồm: tự quyết về thể chế chính trị, hoặt tự nguyện liên hiệp lại thành khối liên minh các dân tộc đáp ứng
nguyện vọng và lợi ích của nhân dân lao động vì mục tiêu phát triển hòa bình, phồn vinh, hữu nghị giữa
các dân tộc.
Page 55
Quyền tự quyết tách ra hay phân lập thành quốc gia độc lập phải xuất phát từ lợi ích chung của nhân dân
lao động, vì sự phát triển xã hội và lợi ích của cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản vì chủ nghĩa xã hội
Quyền tự quyết của các quốc gia dân tộc không đồng nhất và không có nghĩa là “ quyền “ ly khai của các
dân tộc thiểu số trong một quốc gia đa dân tộc, nhất là việc tách ra thành quốc gia độc lập.
+ Đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc
Đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc, các quốc gia là điều kiện tiên quyết để thực hiện quyền bình đẳng
và quyền tự quyết của các dân tộc.
Đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc là đoàn kết lực lượng nồng cốt của phong trào đấu tranh cho tiến
bộ, hòa bình và phát triển.
Đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc chính là kết hợp hài hòa chủ nghĩa yêu nước chân chính với tinh
thần quốc tế cao cả.
Vì lợi ích của giai cấp công nhân đòi hỏi công nhân thuộc tất cả các dân tộc ở trong một nước nhất định
phải hợp nhất lại trong các tổ chức vô sản thống nhất
Cương lĩnh dân tộc của Lenin  là cơ sở lý luận để phong trào cộng sản và công nhân quốc tế nghiên cứu
vận dụng trong các vấn đề về giải phóng dân tộc, quan hệ giữa cách mạng xã hội chủ nghĩa với cách mạng
giải phóng dân tộc.
Đến năm 1920 , Cương lĩnh dân tộc của Lenin bổ sung , phát triển thành bản bản sơ thảo lần thứ nhất
những vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa, góp phần trực tiếp giúp Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường
giải phóng dân tộc – con đường cách mạng vô sản.
Ngày nay những vấn đề giữa các dân tộc trên thế giới và dân tộc trong một quốc gia đang nổi lên ở nhiều
nơi và diễn biến vô cùng phức tạp. Điều đó đòi hỏi phải nhận thức sâu sắc hơn, vận dụng một cách sáng
suốt, cụ thể những nội dung trong Cương lĩnh dân tộc của Lenin  vào hoàn cảnh thực tiễn của quốc gia,
dân tộc mình.

Câu 2: Thế nào là thị tộc, bộ tộc, bộ lạc dân tộc.


Bộ tộc là một hình thức tổ chức cộng đồng dân cư được hình thành từ sự liên kết của nhiều bộ lạc và liên
minh các bộ lạc trên cùng một vùng lãnh thổ nhất định và thường có quan hệ máu mủ nhất định (huyết
tộc). Đứng đầu một bộ tộc thường là một tộc trưởng hay tộc chủ.
Trên một vùng sinh sống thuận lợi như ven sông, suối... thường không chỉ có thị tộc mà còn có bộ lạc.
Bộ lạc là tập hợp một số thị tộc, sống cạnh nhau, có họ hàng với nhau và cùng có một nguồn gốc tổ tiên xa
xôi. Giữa các thị tộc trong một bộ lạc thường có quan hệ gắn bó với nhau, giúp đỡ nhau.
Đến giai đoạn Người tinh khôn, số dân đã tăng lên. Từng nhóm người cũng đông đúc hơn, gồm 2-3 thế hệ
già trẻ cùng có chung dòng máu, được gọi là thị tộc - những người “cùng họ”.
Trong thị tộc, con cháu có thói quen tôn kính lớp ông bà. cha mẹ. Ngược lại, ông bà cha mẹ đều chăm lo
bảo đảm nuôi dạy tất cả con cháu của thị tộc.
Đấu tranh chống phân biệt chủng tộc là chống cái gì? (tự làm)
Dân tộc được hình thành theo những xu hướng ntn? (tr.4)
Page 56
Khi giải quyết vấn đề dân tộc, cần đảm bảo những nguyên tắc nào? (tr.4)
Vì sao phải đảm bảo những nguyên tắc ấy? (tự làm)
Tình hình dân tộc VN
- Việt Nam là một quốc gia dân tộc thống nhất (54 dân tộc). Dân tộc Kinh chiếm 87% dân số, còn
lại là dân tộc ít người phân bố rải rác trên địa bàn cả nước.
- Tính cố kết dân tộc, hòa hợp dân tộc trong một cộng đồng thống nhất đã trở thành truyền thống
của dân tộc VN trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ Quốc và xây dựng đất nước.
- Do những yếu tố đặc thù của nền kinh tế trồng lúa nước, một kết cấu xã hội nông thôn bền chặt
nên dân tộc VN xuất hiện rấ sớm, gắn liền với cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, đấu tranh chống thiên
tai. Vì vậy đoàn kết là xu hướng khách quan trên cơ sở có chung lợi ích, có chung vận mệnh lịch sử, có
chung  tương lại, tiền đồ.
- Hình thái cư trú xen kẽ giữa các dân tộc ở Việt Nam ngày càng gia tăng. Các dân tộc không có
lãnh thổ riêng, không có nền kinh tế riêng. Và sự thống nhất giữa các dân tộc và quốc gia trên mọi mặt của
đời sống xã hội ngày càng được củng cố.
- Do điều kiện tự nhiên, xã hội và hậu quả của các chế độ áp bức bóc lột trong lịch sử nên trình độ 
phát triển kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc còn chênh lệch, khác biệt. Đây là một đặc trưng cần hết sức
quan tâm nhằm thực hiện bình đẳng, đoàn kết dân tộc ở nước ta.
- Các dân tộc thiểu số tuy chỉ chiếm 13% dân số cả nước nhưng lại cư trú trên địa bàn có vị trí
chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, giao lưu quốc tế đó là vùng biên giới,
vùng núi cao, hải đảo.
 - Cùng với nền văn hóa cộng đồng, mỗi dân tộc trong đại gia đình các dân tộc VN có đời sồng văn
hóa mang bản sắc riêng, góp phần làm phong phú thêm nên văn hóa của cộng đồng.
Dân tộc VN có những đặc điểm gì? (tự làm)
Nêu các chính sách dân tộc của VN hiện nay
a. Quan điểm chung:
- Dựa trên quan điểm CN ML về vấn đề dân tộc và thực tiễn lịch sử đấu tranh cách mạng xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc VN cũng như dựa vào tình hình thế giới hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã luôn coi vấn
đề dân tộc và xây dựng khối đại đoàn kết có tầm quan trọng đặc biêt, HCM đã nói: Nước Việt  Nam là
một, dân tộc Việt Nam là một, đồng bào các dân tộc đều là anh em ruột thịt là con cháu một nhà, thương
yêu đoàn kết giúp đỡ nhau là nghĩa vụ thiêng liêng của các dân tộc.
Trong mỗi kỳ cách mạng, Đảng và Nhà nước coi việc giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc là nhiệm
vụ có tính chiến lược nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, cũng như tiềm năng của từng dân tộc trong sự
nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và đưa đất nước quá độ lên cnxh.
Trong văn kiện ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta nêu rõ: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các
dân tộc luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng. Thực hiện tốt các chính sách dân tộc bình
đẳng, đoàn kêt, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển … thực hiện công bằng xã hội giữa các dân tộc, giữa
miền núi và miền xuôi, kiên quyết chống kỳ thị và chia rẽ dân tộc; chống tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp
hòi, dân tộc cực đoan; khắc phục tư tưởng tự ti, mặc cảm dân tộc.
Page 57
b. Những chính sách cụ thể:
Phát triển kinh tế hàng hóa ở các vùng dân tộc thiểu số phù hợp với điều kiện và đặc điểm từng
vùng, từng dân tộc, đảm bảo cho đồng bào các dân tộc khai thác được thế mạnh của địa phương để làm
giàu cho mình và đóng góp vào việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Tôn trọng lợi ích, truyền thống, văn hóa, ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc,
từng bước nâng cao dân trí đồng bào dân tộc, nhất là các dân tộc thiểu số vùng cao, hải đảo.
Tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết và đấu tranh kiên cường của các dân tộc vì sự nghiệp dân
giàu, nước mạnh, chống tư tưởng dân tộc lớn và dân tộc hẹp hòi, nghiêm cấm các hành vi miệt thị dân tộc
và chia rẽ dân tộc. HCM đã chỉ rõ: “Đại đoàn kết dân tộc là động lực chủ yếu, là sức mạnh vĩ đại quyết
định sự thành công của CM”, Người khẳng định : “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết – Thành công, thành
công, đại thành công”
Tăng cường, bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ ít người để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội miền
núi; đồng thời giáo dục tinh thần đoàn kết, hợp tác cho cán bộ dân tộc.
Như vậy, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta mang tính toàn diện, tổng hợp tất cả các
lĩnh vực đời sống xã hội. Do đó, chính sách dân tộc còn mang tính cm và tiến bộ, đồng thời mang tính
nhân đạo, bởi vì nó không bỏ sót một dân tộc nào, nó tôn trọng quyền làm chủ của mỗi con người và
quyền tự quyết của các dân tộc. Mặt khác, nó còn nhằm phát huy nội lực của mỗi dân tộc kết hợp với sự
giúp đỡ có hiệu quả của các dân tộc anh em trong cả nước.
Câu 3: Tôn giáo là gì? (tr.5) (Tôn giáo tồn tại vào thời kì cổ đại vì lúc đó có chữ viết + đủ hiểu biết, nhận
thức)
Vì sao nói:”Tôn giáo là thuốc phiện của quần chúng nhân dân bị áp bức.”
Thuốc phiện : + giảm đau -> sức mạnh tinh thần
+ gây nghiện
Câu 4: Phân tích cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của chính sách tôn giáo VN
*Cơ sở lí luận (tr.5)
*Cơ sở thực tiễn (chép phần tình hình tôn giáo hiện nay ở VN)
Câu 5: Vì sao trong thời kì quá độ lên CNXH, tôn giáo vẫn còn tồn tại? (tr.5)
- Nguyên nhân nhận thức: Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và trong chếđộ xã hội chủ nghĩa
trình độ dân trí của nhân dân chưa thật cao; nhiều hiện tượng tự nhiên và xã hội đến nay khoa học chưa
giải thích được. Hiện nay, nhân loại đã đạt được những thành tựu to lớn về khoa học và công nghệ, với
những tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin, sinh học, vật liệu mới... đã giúp con người có thêm những
khả năng để nhận thức xã hội và làm chủ tự nhiên. Song, thế giới khách quan là vô cùng, vô tận, tồn tại đa
dạng và phong phú, nhận thức của con người là một quá trình và có giới hạn, thế giới còn nhiều vấn đề mà
hiện tại khoa học chưa thể làm rõ. Những sức mạnh tự phát của tự nhiên, xã hội đôi khi rất nghiêm trọng
còn tác động và chi phối đời sống con người. Do vậy, tâm lý sợ hãi, trông chờ, nhờ cậy và tin tưởng vào
Thần, Thánh, Phật... chưa thể gạt bỏ khỏi ý thức của con người trong xã hội, trong đó có nhân dân các
nước xã hội chủ nghĩa. 
- Nguyên nhân tâm lý: Tôn giáo đã tồn tại lâu đời trong lịch sử loài người, ăn sâu vào trong tiềm thức của
nhiều người dân. Trong m ối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, thì ý thức xã hội bảo thủ hơn so
Page 58
với tồn tại xã hội, trong đó tôn giáo lại là một trong những hình thái ý thức xã hội bảo thủ nhất. Tín
ngưỡng, tôn giáo đã in sâu vào đời sống tinh thần, ảnh hưởng khá sâu đậm đến nếp nghĩ, lối sống của một
bộ phận nhân dân qua nhiều thế hệđến mức trở thành một kiểu sinh hoạt văn hoá tinh thần không thể thiếu
của cuộc sống. Cho nên, dù có thể có những biến đổi lớn lao về kinh tế, chính trị, xã hội... thì tín ngưỡng,
tôn giáo cũng không thayđổi ngay theo tiến độ của những biến đổi kinh tế, xã hội mà nó phản ánh.
- Nguyên nhân chính trị - xã hội: Trong các nguyên tắc tôn giáo có những điểm còn phù hợp với chủ nghĩa
xã hội, với đường lối chính sách của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đó là mặt giá trịđạo đức, văn hóa của tôn
giáo, đáp ứng được nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Dưới chủ nghĩa xã hội, tôn giáo cũng có
khả năng tự biến đổi để thích nghi theo xu hướng "đồng hành với dân tộc" sống "tốt đời, đẹp đạo", "sống
phúc âm giữa lòng dân tộc"... Nhà nướckhông ngừng nâng cao địa vị, tính tích cực xã hội của những người
có đạo bằng cách tạo điều kiện để họ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động thực tiễn. Trên cơ sởđó,
nhà nước xã hội chủ nghĩa làm cho người có đạo hiểu rằng, niềm tin tôn giáo chân chính không đối lập với
chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa, và chủ nghĩa xã hội đang hiện thực hoá lý tưởng của chủ nghĩa nhân
đạo trong cuộc sống của mỗi người dân. Cuộc đấu tranh giai cấp vẫn đang diễn ra dưới nhiều hình thức vô
cùng phức tạp; trong đó, các thế lực chính trị vẫn lợi dụng tôn giáo để phục vụ cho mưu đồ chính trị của
mình. Mặt khác, những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, khủng bố, bạo loạn,
lật đổ... còn xảy ra ở nhiều nơi. Nỗi lo sợ về chiến tranh, bệnh tật, đói nghèo... cùng với những mối đe dọa
khác là điều kiện thuận lợi cho tôn giáo tồn tại.
- Nguyên nhân kinh tế: Trong chủ nghĩa xã hội, nhất là giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ còn nhiều thành
phần kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường với những lợi ích khác nhau của các giai tầng xã hội, sự bất
bình đẳng về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... vẫn là một thực tế; đời sống vật chất, tinh thần của nhân
dân chưa cao, thì con người càng chịu tác động mạnh mẽ của những yếu tố ngẫu nhiên, may rủi. Điều đó
đã làm cho con người có tâm lý thụ động, nhờ cậy, cầu mong vào những lực lượng siêu nhiên. 
Nguyên nhân về văn hoá: Sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có khả năng đáp ứng ở một mức độ nào đó nhu
cầu văn hoá tinh thần và có ý nghĩa nhất định vềgiáo dục ý thức cộng đồng, đạo đức, phong cách, lối sống.
Vì vậy, việc kế thừa, bảo tồn và phát huy văn hoá (có chọn lọc) của nhân loại, trong đó có đạo đức tôn
giáo là cần thiết. Mặt khác, tín ngưỡng, tôn giáo có liên quan đến tình cảm, tư tưởng của một bộ phận dân
cư, và do đó sự tồn tại của tín ngưỡng, tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội như một hiện
tượng xã hội khách quan.
Câu 6: Phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, mê tín.
+ Tôn giáo: là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hoang đường và hư ảo hiện thực khách quan.Qua sự
phản ánh của tôn giáo mọi sức mạnh tự phát của tự nhiên và xã hội đều trở lên thần bí.
+ Tín ngưỡng: là hệ thống niềm tin và sự ngưỡng mộ mà con người tin vào để giải thích thế giới và mang
lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng.
+ Mê tín dị đoan: là niềm tin vào lực lượng siêu nhiên một cách mù quáng biến thành hành động tiêu cực
ảnh hưởng xấu tới bản thân và xã hội.
=>Ba khái niệm trên có sự khác biệt nên không thể đồng nhất chúng
Vì sao tôn giáo ra đời?
Nguồn gốc kinh tế – xã hội của tôn giáo:
Trong xã hội nguyên thủy, do trình độ lực lượng sản xuất thấp kém con người cảm thấy yếu đuối
và bất lực trước thiên nhiên rộng lớn và bí ẩn, vì vậy họ đã gắn cho tự nhiên những sức mạnh, quyền lực to
lớn, thần thánh hóa nhứn sức mạnh đó. Từ đó, họ xây dựng nên những biểu hiện tôn giáo để thờ cúng.
Page 59
Khi xã hội phân chia thành giai cấp đối kháng, con người cảm thấy bất lực trước sức mạnh của thế
lực giai cấp thống trị. Họ không giải thích được nguồn gốc của sự phân hóa giai cấp và áp bức, bóc lột, tội
ác … tất cả họ quy về số phận và định mệnh. Từ đó, họ đã thần thành hóa một số người thành những thần
tượng có khả năng chi phối suy nghĩ và hành động người khác mà sinh ra tôn giáo.
Như vậy, sự yếu kém về trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, sự bần cùng về kinh tế, áp bức,
bóc lột về chính trị, bất lực trước những bất công của xã hội là nguồn gốc sâu xa của
Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo:
Ở những giai đoạn lịch sử nhất định, nhận thức của con người về tự nhiên, xã hội và bản thân mình
còn có giới hạn. Mặt khác, trong tự nhiên và xã hội có nhiều điều khoa học chưa khám phá và giải thích
được nên con người lại tìm đến tôn giáo.
Sự nhận thức của con người khi xa rời hiện thực, thiếu khách quan dễ rơi vào ảo tưởng, thần thành
hóa đối tượng.
Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo:
Do sự sợ hãi, lo âu của con người trước sức mạnh của tự nhiên và xã hội mà dẫn đến việc ính ra
tôn giáo. Các nhà duy vật cổ đại thường đưa ra luận điểm “sự sợ hãi sinh ra tôn giáo”. Lênin cũng cho
rằng, sợ hãi trước thế lực mù quáng của tư bản …. sự phá sản “đột ngột” “bất ngờ”, “ngẫu nhiên”, làm họ
bị diệt vong …, dồn họ vào cảnh chết đói, đó chính là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo hiện đại.
Ngay cả những tâm lý tích cực như lòng biết ơn, sự kính trọng cũng có khi được thể hiện qua tôn
giáo.
Vì sao tôn giáo vẫn tồn tại đến ngày nay?
Ở VN hiện nay tôn giáo có tình hình và đặc điểm ntn?
Có thể nói, chưa bao giờ các tôn giáo lại phát triển mạnh như giai đoạn hiện nay. Điều này thể hiện
rất rõ những mặt cơ bản sau đây:
Từ năm 2006 đến nay, các cơ quan thẩm quyền đã cấp đăng ký hoạt động và công nhận tư cách
pháp nhân cho 16 tổ chức tôn giáo, nâng tổng số lên 32 tổ chức tôn giáo thuộc 12 tôn giáo.
Những cơ sở đào tạo, thờ tự lớn của các tôn giáo đều được Nhà nước cấp đất xây dựng. Điển hình
như: Giáo xứ La Vang, Quảng Trị được cấp thêm 15ha đất, nâng diện tích lên 21ha; Các hoạt động của các
tổ chức, cá nhân chức sắc, cá nhân tín đồ diễn ra sôi động phong phú, tự do. Việc mở trường đào tạo chức
sắc, nhà tu hành được đảm bảo.
Các lễ hội tôn giáo diễn ra ngày càng sầm uất ở tất cả các cơ sở thờ tự của các tôn giáo với những
quy mô khác nhau. Điển hình là đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc tại Việt Nam; Năm thánh để Pháp miện
350 năm Công giáo có mặt ở Việt Nam, 50 năm thiết lập hàng giáo phẩm; lễ khai đạo của Phật giáo Hoà
Hảo; lễ hội Yếu diêu trì cung đạo Cao Đài...
Những thành tựu của Việt Nam đạt được trên lĩnh vực tôn giáo là một bằng chứng sinh động chứng
minh cho chính sách tôn giáo đúng đắn, cởi mở, thực sự tôn trọng, bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo
của nhân dân, của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Những kết quả đó buộc Bộ Ngoại giao Mỹ phải đưa Việt
Nam ra khỏi danh sách các nước cần đặc biệt quan tâm về tôn giáo.

Page 60
Thế nhưng, phớt lờ những kết quả và tiến bộ đạt được của Việt Nam trên lĩnh vực tôn giáo, những
năm qua, các thế lực thù địch luôn tìm cách xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Việt Nam, vu cáo Nhà nước ta
đàn áp tôn giáo. Đây là một thủ đoạn quen thuộc mà các thế lực thù địch thường sử dụng để kích động, gây
mất ổn định chính trị ở các vùng tôn giáo, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, gây chia rẽ đồng bào các tôn
giáo với Đảng, Nhà nước.
Song trước những chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước về tôn giáo và tinh thần yêu nước,
đoàn kết của đồng bào tôn giáo, các thế lực thù địch đã thất bại trong âm mưu lợi dụng tôn giáo chống phá
cách mạng Việt Nam.
Nêu chính sách tôn giáo của VN hiện nay?
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 có ghi về chính sách tôn giáo của Nhà
nước như sau:" Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo 1 tôn giáo nào. Các
tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.
Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.
Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp
luật và chính sách của Nhà nước" (Điều 70).
- VN là quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng , tôn giáo .Vói vị trí đại lí nằm ở khhu vực ĐNA có 3 mặt
giáp biển ,VN rất thuận lợi trong mối giao lưu với các nước trên thế giới và cũng là nơi rất dễ cho việc
thâm nhập các luống  văn hóa ,các tôn giáo trên thế giới .Vn có nhiều dân  tộc nên có nhiều tôn giáo ( cả
tôn giáo phương tây và phương đông) chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước ta được xd trên quan
điểm cơ bản của học thuyets Mac –lenin và tư tưởng HCM về tín ngưỡng ,tôn giáo , căn cứ vào đặc điểm
tín ngưỡng , tôn giáo ở VN .Nhà nước ta tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng , tôn giáo của nhân dân , đoàn 
kết tôn giáo ,hòa hợp dt .
- 18/11/1930 Đảng đã có tuyên bố đầu tiên về chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng cuả quần  chúng :” ...
phải lãnh đạo tưng tập thể sinh hoạt hay  tập đoàn củ nhân dân ra nhập một tổ chức cách mạng để dần dần
cách mạng hóa quần chúng và lại đảm bảo tự do tín ngưỡng của quần chúng ..”
- Đánh giá sự trưởng thành và đóng góp của ban tôn giáo chính phủ năm 2002 nhà nước trao tặng huân
chương độc lập hạng nhất và để khẳng định truyền thống của ngàng quản lí nhà nước về tôn giáo và xác
lập cơ ché quản lí theo ngành – một ngành vốn có nhiều nét đặc thù , nhạy cảm .- 27/5/2005 Thủ tướng
chính phủ kí quyết định số 445 /QĐ-TTG lấy 2/8 hàng năm là ngày truyên thống cảu ngành quản lí nhà
nước về tôn giáo đây là phần thưởng cao quí của đảng và nhà nước giành cho các thế hệ làm công tác tôn
giáo trong cả nước .  

Page 61

You might also like