You are on page 1of 5

ĐỜI SỐNG MỚI (Tháng 3/1947) (Đoạn trích)

II
HỎI: Sao gọi là đời sống mới?
ĐÁP: Đời sống mới không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng
làm mới. Cái gì cũ mà xấu, thì phải bỏ. Thí dụ: Ta phải bỏ hết tính lười biếng,
tham lam. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp
lý. Thí dụ: Đơm cúng, cưới hỏi quá xa xỉ, ta phải giảm bớt đi. Cái gì cũ mà tốt, thì
phải phát triển thêm. Thí dụ: Ta phải tương thân tương ái, tận trung với nước, tận
hiếu với dân hơn khi trước. Cái gì mới mà hay, thì ta phải làm. Thí dụ: Ăn ở cho
hợp vệ sinh, làm việc cho có ngăn nắp. Làm thế nào cho đời sống của dân ta, vật
chất được đầy đủ hơn, tinh thần được vui mạnh hơn. Đó là mục đích đời sống mới.
III
HỎI: Đời sống mới việc trước tiên là gì?
ĐÁP: Bất kỳ ai, muốn sống thì phải có bốn điều ăn, mặc, ở, đi lại. Muốn có
cơm ăn, áo mặc, nhà ở, đường đi, thì phải làm. Từ trước đến giờ, ta vẫn có làm,
vẫn có cơm, áo, nhà, đường sá. Nhưng vì làm chưa hợp lý cho nên số đông dân ta
ăn đói, mặc rách, nhà cửa chật hẹp, đường sá gập ghềnh. Người nghèo khổ thì
nhiều, người no ấm thì ít. Đời sống mới không phải cao xa gì, cũng không phải khó
khăn gì. Nó không bảo ai phải hy sinh chút gì. Nó chỉ sửa đổi những việc rất cần
thiết, rất phổ thông, trong đời sống của mọi người, tức là sửa đổi cách ăn, cách
mặc, cách ở, cách đi lại, cách làm việc. Sửa đổi được những điều đó, thì mọi người
đều được hưởng hạnh phúc. Mà chắc sửa đổi được, vì nó không có gì là gay go,
khó làm.
IV
HỎI: Những người giàu, đã sẵn sung sướng không cần làm đời sống mới.
Những người nghèo, không tiền, không của, thì làm đời sống mới thế nào?
ĐÁP: Không phải như vậy, càng giàu có, càng cần làm đời sống mới, càng dễ
giúp cho đồng bào làm đời sống mới. Nếu một mình no ấm, mà nỡ để đồng bào
xung quanh đói rét, đến khi giặc cướp lung tung, thì dù giàu cũng không hưởng
được. Lại thí dụ: Nếu người giàu không giúp cho dân nghèo ăn ở đúng vệ sinh, đến
khi có bệnh dịch thì người giàu cũng khó sống. Nghèo mà làm đời sống mới thì có
ngày trở nên đầy đủ. Tục ngữ nói: “Tay siêng làm, thì hàm có nhai”. Siêng làm là
một trong bốn điều đời sống mới. Vì có làm thì nhất định có ăn. Tục ngữ lại nói:
“Đói cho sạch, rách cho thơm”, mình dù nghèo, ai cấm mình ăn ở sạch sẽ? Sạch sẽ
tức là một phẩn đời sống mới. Sạch sẽ thì ít đau ốm. Sức khỏe thì làm được việc,
làm được việc thì có ăn. Xem đó thì biết rằng ai cũng nên làm đời sống mới.
XVIII
HỎI: Có nên bắt buộc người ta làm đời sống mới không?
ĐÁP: Lúc số đông quốc dân chưa hiểu, chưa làm đời sống mới, thì tuyệt đối
không nên bắt buộc. Thí dụ: Nếu tôi không muốn ăn thịt, không ai có quyền ép tôi
phải ăn. Đến khi đại đa số đồng bào đã theo đời sống mới, chỉ còn rất ít không
theo, khuyên mãi cũng không được, lúc đó có thể dùng cách cưỡng bức, bắt họ
phải theo. Thí dụ: Trong làng nhiều ao, nhiều muỗi, thường có đau ốm. Người làng
biết vậy, ai cũng bằng lòng lấp ao của mình. Chỉ một hai người không chịu theo, để
người làng vẫn bị muỗi mà đau ốm liên miên. Vì vệ sinh chung làng có quyền buộc
một hai người kia phải lấp ao.
Sẵn đây xin nhắc lại vài ba việc sai lầm của những người tuyên truyền đời
sống mới, vì hăng quá mà làm hỏng công việc.
Một làng nọ, các chị em phụ nữ hớt tóc ngắn, mặc áo cụt. Tốt lắm. Nhưng các
chị em lại muốn ép các bà cụ già cũng làm như mình. Rút cục, các bà cụ phản đối
kịch liệt, và phong trào phụ nữ hớt tóc và áo cụt cũng thất bại.
Mấy anh em thanh niên tuyên truyền giảm bớt giỗ tết. Nhưng đến khi ra chợ,
gặp ai mua đồ mã thì giựt lấy đốt hết. Như thế là ngốc, không biết rằng tuyên
truyền thì phải dần dần nói cho người ta hiểu, để người ta vui lòng làm, chứ không
có quyền ép người ta, không biết rằng đơm cúng là một phong tục đã lâu đời,
không phải một ngày một bữa mà bỏ được, không biết rằng người ta đã mất tiền
mua, mình giựt đốt đi, thì ai cũng tức giận.
Có nơi tìm mọi cách khuyên dân học quốc ngữ. Tốt lắm. Nhưng vì hăng quá,
phạt tiền hoặc đem mực vẽ miệng những người qua đường không biết chữ. Như thế
là “tễu”. Làm như vậy chỉ được người ta oán ghét, chứ không ích gì.
Tuyên truyền đời sống mới cũng như tuyên truyền việc khác, phải hăng hái,
bền gan, chịu khó, đồng thời phải cẩn thận, khôn khéo, mềm mỏng.
Bài tập thảo luận:
1. Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời, nội dung và ý nghĩa tác phẩm “Đời sống mới”
của Hồ Chí Minh?
2. Đọc đoạn trích trên để làm rõ:
- Thế nào là quan niệm đúng về đời sống mới? Mục đích của đời sống
mới?
- Tuyên truyền về đời sống mới nên theo cách nào? Nên tránh cách nào?
- Em học tập được bài học gì của Hồ Chí Minh qua các đoạn trích trên?
3. Giá trị thực tiễn của những nội dung được đề cập trong đoạn trích với quá
trình xây dựng đời sống văn hóa mới hiện nay? Những vấn đề thực tiễn đặt ra?

BÀI LÀM
1. Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời, nội dung và ý nghĩa tác phẩm “Đời sống mới”
của Hồ Chí Minh?
- Hoàn cảnh ra đời: Sau Cách mạng Tháng 8, đất nước đứng trước muôn
vàn khó khăn, nhiệm vụ mang tính chiến lược của Đảng, Chính quyền
cách mạng và nhân dân Việt Nam lúc này là phải vừa kháng chiến vừa
kiến quốc. Đảng phát động phong trào “Xây dựng đời sống mới”. Ngày
3/4/1946, Ủy ban vận động đời sống mới Trung ương được thành lập và
đến tháng 3/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết và cho công bố cuốn sách
“Đời sống mới”.

- Nội dung :
+ Nội dung cơ bản của tác phẩm là làm sao mà chúng ta phải thực hiện
được “cần, kiệm, liêm, chính”. Xây dựng đời sống mới thực chất là giáo dục,
rèn luyện, bồi dưỡng con người theo 2 phương diện nhận thức và hành động,
biểu hiện ở 3 mối quan hệ với mình, với người, với việc và biểu hiện ở 5
hoạt động hằng ngày: mặc, ăn, ở, đi lại và làm việc.
- Ý nghĩa:
Người đã đề cập tới những vấn đề về lối sống, phong cách sống nhân
dân ta còn nhiều hủ tục tồn đọng, tàn dư của xã hội cũ. Tác phẩm phục vụ
cho cuộc vận động xây dựng đời sống mới, nhanh chóng trở thành phong
trào quần chúng sôi nổi. Tác phẩm có ý nghĩa quan trọng trong việc thực
hiện chủ trương vừa kháng chiến vừa kiến quốc, tạo ra chuyển biến to lớn
trong đời sống văn hóa của nhân dân ta.
2.
- Quan niệm đúng về đời sống mới: Xây dựng đời sống mới là sửa
đổi những hoạt động cần thiết hằng ngày như mặc, ăn, ở, đi lại, làm việc.
Giảm thiểu những thủ tục lạc hậu như cúng tế, tránh xa tệ nạn cờ bạc, hút
chích, trộm cắp. Không chỉ sửa đổi những thói quen không tốt mà còn kết
hợp trong việc tăng gia sản xuất. Thực hiện xây dựng đời sống mới gồm
2 lĩnh vực: đời sống riêng ở từng người và đời sống chung cho cả cộng
đồng ở những nơi như làng xã, trường học, công sở, nhà máy… - Mục
đích của đời sống mới là không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần cho nhân dân ta.
- Tuyên truyền về đời sống mới:
+ Tuyên truyền về đời sống mới là phải làm cho dân dần dần hiểu, để
nhân dân vui lòng làm, không thúc ép.
+ Phải hăng hái, chịu khó, đồng thời khôn khéo, mềm dẻo.
+ Khi vận động, nói phải đi đôi với làm. Nói 1 lần chưa hiểu thì nói
nhiều lần.
+ Phải xây dựng được kế hoạch, mục tiêu tuyên truyền phù hợp với
từng địa phương. Lúc số đông quốc dân chưa hiểu, chưa làm đời sống
mới, thì tuyệt đối không nên bắt buộc.
- Bài học mà chúng ta có được qua đoạn trích:
+ Đọc tác phẩm, chúng ta tự xây dụng lối sống cho bản thân mình,
văn minh, có lý tưởng và có đạo đức. Phong cách sống khiêm tốnv giản
dị, sinh hoạt ngăn nắp, gọn gàng. Xây dựng cách làm việc khoa học, biết
quý trọng thời gian từ bỏ thói quen xấu. Đối với mọi người thì cần cởi
mở, chân tinh.
+ Bài học về phương pháp tuyên truyền, làm sao để người nghe thấu
hiểu. Cần phải kiên trì, thành tâm giải thích và trình bày giúp mọi người
nhận thức được vấn đề.
+ Làm tấm gương thực hiện lối sống mới, không chỉ giúp bản than
thay đổi tích cực mà còn lan tỏa tới gia đình, bạn bè… Nói thì phải đi đôi
với làm thì mới có thể thuyết phục được mọi người xung quanh.
3. Giá trị thực tiễn của những nội dung được đề cập trong đoạn trích với
quá trình xây dựng đời sống văn hóa mới hiện nay? Những vấn đề thực
tiễn đặt ra?
- Tác phẩm ra đời với mục đích tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân
dân thay đổi lối sống tạo một lối sống tích cực, tốt đẹp, đảm bảo đầy đủ vật
chất lẫn tinh thần. Những giá trị của tác phẩm sau hơn 70 năm vẫn còn
nguyên và phù hợp giải quyết nhiều vấn đề hiện nay:
+ Xây dựng nông thôn mới trên cả nước, đây là công cuộc phù hợp với
đường lối chính sách của Đảng và tư tưởng của Hồ Chí Minh
+ Một bộ phận người dân và cán bộ có lối sống thoái hóa biến chất, cần
phải chỉnh đốn.
+ Đất nước đang trên đà phát triển đúng hướng, thuộc vào nhóm các nước
có nền kinh tế phát triển nhanh . Điều này cần phát huy nhưng tuy vậy,
những mặt trái vẫn còn : đâu đó vẫn có tham nhũng , cướp bóc, chém giết
và phạm tội. Những mặt tối này cần được giảm đi.
+ Dịch bệnh toàn cầu bùng phát , mỗi công dân Việt Nam cần phải có ý
thức tốt và hợp tác với chính quyền để giúp công cuộc chống dịch tiến
hành tốt và trở lại với cuộc sống bình thường sau dịch Covid-19.

You might also like