You are on page 1of 2

Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng.

Con người là mục tiêu giải phóng của sự nghiệp cách mạng

Mục tiêu của cách mạng là giải phóng con người, mang lại tự do, hạnh phúc cho
conngười; nhưng sự nghiệp giải phóng là do chính con người thực hiện. Với tư
cách là mụctiêu của cách mạng, mọi chủ trương đường lối, chính sách của Đảng
phải vì dân, vì lợiích của dân. Bao nhiêu lợi ích cũng vì dân. Dân trước hết là
giai cấp công nhân, liên minh với nông dân, trí thức cũng là một tầng lớp cần
coi trọng.

Con người là động lực của cách mạng

Với tư cách là động lực của cách mạng, cần phải tổ chức và thức tỉnh hàng chục
triệunông dân, phải thức tỉnh và tổ chức toàn thể giai cấp công nhân. Có như
vậy mới tạo rasức mạnh to lớn để có thể làm cách mạng thành công. Họ phải có
trí tuệ, bản lĩnh, vănhoá, đạo đức, được nuôi dưỡng trên nền truyền thống lịch
sử và văn hoá hàng ngàn nămcủa dân tộc. Lịch sử đã chứng minh, quần chúng
nhân dân là lực lượng sáng tạo cơ bản,có dân là có tất cả. Xuất phát từ sự đánh
giá đúng con người và hiểu biết con người, conngười là động lực chỉ có thể thực
hiện được khi hoạt động có tổ chức, có lãnh đạo. Đảng cách mạng lấy chủ nghĩa
Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng, qua phong trào cách mạngcủa quần chúng,
Đảng sẽ nhân sức mạnh của con người lên gấp bội lần. Tiếp nối truyền thống tư
tưởng của dân tộc và tiếp thu, vận dụng sáng tạonnhững quađiểm đúng đắn của
chủ nghĩa Mác-Lênin về con người, suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của
mình, Hồ Chí Minh chỉ có một “… ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao
cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai
cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Người là hiện thân của lý
tưởng vì con người trong thời đại mới. Mọi hành động và suy nghĩ, mọi nỗ lực
và trăn trở của Hồ Chí Minhtrong sự nghiệp cách mạng, một cách trực tiếp hay
gián tiếp, đều toát lên một tư tưởng bao trùm, có ý nghĩa cách mạng và nhân
văn sâu sắc – tư tưởng coi con người vừa làmục tiêu, vừa là động lực của sự
phát triển xã hội.

Nội dung xây dựng con người Việt Nam hiện nay, thể hiện trên ba mặt:
Thứ nhất, về tư tưởng: kiên định trong việc lựa chọn con đường xã hội chủ
nghĩa, gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Giữ vững bản chất giai cấp
công nhân, phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng để đưa sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nước ta thắng lợi hoàn toàn, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, xã hội công bằng, văn minh.
Thứ hai, về đạo đức: Một lòng một dạ phục vụ Tổ quốc, phụng sự nhân dân;
luôn luôn trung thực, khiêm tốn, giản dị, trong sạch; đoàn kết tương thân tương
ái, tôn sư trọng đạo, tôn vinh những người có công với nước; giữ đạo hiếu trong
gia đình, biết ơn tổ tiên, cha ông; sống thủy chung, tình nghĩa, hợp đạo lý.
Cụ thể: Đối với thiếu niên nhi đồng là yêu Tổ quốc, yêu lao động, yêu học tập,
khiêm tốn, thật thà, dũng cảm, giữ gìn vệ sinh, vâng lời cha mẹ và thầy cô giáo;
đối với thanh niên là phấn đấu, rèn luyện, cống hiến đức - tài, xứng đáng là
người kế tục sự nghiệp cách mạng; đối với phụ nữ là đảm đang, trung hậu, đảm
việc nhà, giỏi việc nước; đối với công nhân, nông dân, trí thức là tích cực tham
gia vào mọi công việc xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa, là những chiến sĩ
trên mặt trận của mình, vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; đối với phụ lão là hăng hái
động viên con cháu tham gia vào việc nước, nêu gương đạo đức, lối sống cho
con cháu noi theo.
Thứ ba, về lối sống: Yêu lao động, tận tụy, quên mình, lao động bền bỉ, tự giác,
sáng tạo vì lợi ích chung của xã hội. Sống trung thực, trọng sự thật, trọng chân
lý, yêu lẽ phải, ghét sự giả dối. Can đảm, đấu tranh bảo vệ lẽ phải, sự thật công
lý; chống cách sống tùy thời, cơ hội chủ nghĩa. Sống giản dị, tiết kiệm, trọng sự
thiết thực, trọng thực chất, không phù phiếm hình thức, phô trương một cách giả
tạo.
Giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, không sao chép, bắt chước thị hiếu, nhu
cầu có tính chất đua đòi. Sống khiêm nhường, bao dung, nhân ái, thủy chung,
nhân hậu. Trọng tình nghĩa, đề cao đạo lý và các giá trị tinh thần, nâng niu, tôn
trọng giá trị con người. Cư xử có lý có tình, thấu tình đạt lý, ăn ở với nhau có
tình có nghĩa. Bên cạnh đó, chúng ta phải thường xuyên tuyên truyền những nội
dung cơ bản, giá trị cốt lõi tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Chỉ thị
số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh học tập
và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” do Đảng ta chỉ đạo
triển khai thực hiện hiện nay, trong đó có chứa đựng nội dung xây dựng con
người mới về tư tưởng, đạo đức và lối sống theo tư tưởng Hồ Chí Minh

You might also like