You are on page 1of 3

 

TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA GIAI CẤP VÔ SẢN Ở THẾ KỶ XXI

Trong nền sản xuất công nghiệp, với sự bá chủ của công nghiệp dựa vào kỹ thuật cơ khí là chính,
giai cấp vô sản (đặc biệt là những công nhân lao động chân tay) luôn chiếm vị trí hàng đầu.
Pháttriển công nghiệp không chỉ có nghĩa là gia tăng sản phẩm và số lượng công nhân, mà còn
kéo theo sự tập trung hoá nhanh chóng máy móc và những công nhân phục vụ máy móc đó.
Quyền lợi của người công nhân và sự tập trung hoá công nhân trong nền sản xuất công nghiệp đã
làm cho giai cấp vô sản trở thành động lực trí truệ và là người thực hiện cuộc đấu tranh vì
CNXH. Chính trong giai đoạn xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật công nghiệp của lực lượng sản
xuất, giai cấp vô sản đã thực hiện bước đột phá mang tính chất XHCN trong hệ thống quan hệ
sản xuất tư bản trên thế giới. Ở giai đoạn này đã diễn ra ba đợt khủng hoảng chung của CNTB,
nhưng khi đó, CNXH đã không đủ khả năng chiến thắng CNTB trên qui mô toàn thế giới.
Trên thực tế, những bứt phá mạnh mẽ nhất trong chuỗi mắt xích của CNTB lại được thực hiện tại
những nước tiền công nghiệp hoặc mới ở giai đoạn đầu công nghiệp. Chính quyền lực của công
nghiệp đã làm cho những nước xây dựng CNXH không đủ sức vượt qua thời kỳ quá độ từ CNTB
lên CNXH. Cho tới cuối nhứng năm 1980, Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN Đông Âu
chưa ra khỏi giai đoạn chuyển tiếp giữa 2 hình thái xã hội nói trên. Ở những nước này mới chỉ có
xã hội tiền XHCN. Cũng trong những năm 80 của thế kỷ XX, phong trào cộng sản ở các nước tư
bản phát triển đã suy yếu căn bản, biểu hiện ở qui mô và tính gay gắt của các phong trào bãi công
giảm sút; đại diện của các Đảng Cộng sản trong nghị viện ở các nước Tây Âu giảm; hiện tượng
khủng hoảng của các Đảng Cộng sản đã có ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ đối với các tiến
trình trong nước, mà cả quốc tế. Thực trạng đó là kết quả của hai tác nhân mới có ý nghĩa lịch sử
toàn thế giới.
Một là, các nước tư bản phát triển ở một chừng mực nào đó đã đưa được tính đối kháng của quan
hệ bóc lột ra ngoài biên giới của chúng, chuyển nó thành, mâu thuẫn Bắc – Nam. Sự chênh lệch
về trình độ của lực lượng sản xuất đã cho phép tư bản xuyên quốc gia không chỉ thiết lập ách
thống trị về mặt kinh tế, chính trị và tinh thần theo kiểu chủ nghĩa thực dân mới đối với phía
Nam, mà về căn bản còn tư sản hoá được giai cấp vô sản đất nước mình, biến họ thành những
người cùng tham gia bóc lột đối với các vùng kém phát trtiển về kinh tế. Sự thất bại tạm thời của
CNXH ở Liên Xô một lần nữa làm cho sự bóc lột những người công nhân làm thuê ở các nước
kinh tế phát triển Tây Âu tăng thêm. Dường như một mô hình mới của sự phát triển TBCN đã
hình thành. Phân tích mô hình này, Ramon Montovani (Đảng Phục hưng cộng sản Italia) nhận
xét, “ở phía Nam” là những nước tuy có nhiều đầu tư lớn của tư bản nước ngoài và sự gia tăng
đáng kể tổng sản phẩm trong nước, nhưng lại không mở rộng được thị trường nội địa và không
nâng cao được thu nhập cho người dân; không chỉ là sự cách biệt ngày càng tăng giữa người giàu
và người nghèo, mà còn là sự gia tăng tuyệt đối con số đói nghèo ở những nước miền Nam này;
thậm chí ở nước giàu, nạn thất nghiệp, nghèo đói, căng thẳng xã hội vẫn tăng lên. Đây là tình
trạng xung đột trung tâm – ngoại vi ở cấp độ toàn cầu, khu vực, quốc gia và địa phương – cục bộ.
Trong “mô hình mới của sự phát triển TBCN” giai cấp vô sản ở các nước giàu vẫn chỉ là “công
nhân quí tộc” thôi.
Hai là, cuộc đấu tranh vì CNXH của giai cấp vô sản ở các nước Tây Âu suy yếu, do hình thức
bóc lột lao động của tư bản đã biến đổi, giá cả sức lao động tại các nước giàu tăng vọt. Công
nghệ sản xuất được đẩy nhanh; sự ứng dụng đại trà công nghệ tin học vào sản xuất; cơ sở vật
chất kỹ thuật đang được tin học hoá…; tất cả những yếu tố đó là nền tảng cho bước nhảy vọt về
chất trong sự phát triển lực lượng sản xuất. Trong hệ thống lực lượng sản xuất, máy tính sẽ thực
hiện chức năng là “người lao động bán phần”. Như vậy sẽ không cần đến sự tập trung hoá lực
lượng sản xuất nữa. Và do đó, nội dung lao động của một bộ phận đáng kể những người công
nhân làm thuê đã thay đổi về cơ bản- máy tính hoá đã làm cho lao động trở thành trí óc là chính.
Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin không chỉ tạo ra bước nhảy về chất trong nội dung
lao động, mà còn kéo theo những hậu quả tâm lí - xã hội khác, có tác động quan trọng đến diện
mạo của giai cấp vô sản trong thời kỳ mới. Một mặt, việc trí thức hoá lực lượng công nhân làm
thuê có khả năng tạo ra ảo tưởng tâm lí về sự phi vô sản hoá lực lượng làm thuê. Mặc khác, nó
làm cho sự khác biệt giữa những người “cổ cồn xanh” và “cổ cồn trắng” (tức là về nội dung của
lao động) không còn mang tính nguyên tắc nữa. Một khi sự phân biệt đó biến mất thì sự phân
biệt trong mối quan hệ đối với tư liệu sản xuất sẽ hiện ra rõ nét. Điều đó có nghĩa là sự đối kháng
giữa kẻ bóc lột và người bị bóc lột, giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản sẽ tăng lên mạnh hơn.
Từ phân tích trên, cú thể khẳng định rằng đã có đủ cơ sở để nhìn nhận giai cấp vô sản ở thế kỷ
XXI là “động lực trí tuệ và đạo đức”, và là “người thực thi” bước quá độ từ CNTB lên CNXH.
Thứ nhất, nhờ tin học hoá quá trình sản xuất vật chất và tinh thần mà lao động xã hội mang tính
tập thể trở thành cái phổ biến. Điều đó đang làm mâu thuẫn cố hữu của CNTB (mâu thuẫn giữa
tính chất xã hội của lao động và hình thức chiếm hữu tư nhân) thêm sâu sắc và biến nó thành
mâu thuẫn đối khảng giữa tính chất phổ biến của lao động với hình thức chiếm hữu tư nhân. Giai
cấp vô sản mới được “vũ trang” bằng máy tính để chống lại giai cấp tư sản xuyên quốc gia. Thứ
hai, máy tính hoá sản xuất dẫn đến việc tăng khả năng giao tiếp giữa những người vô sản có
cùng chung lợi ích, vì khi đó vô sản có cùng chung lợi ích, vì khi đó giao tiếp không đòi hỏi phải
có “sự tiếp xúc”. Do vậy, phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản mới có điều kiện chuyển
mạnh mẽ từ “trạng thái tự phát” lên “tự giác”. Thứ ba, chính giai cấp tư sản đóng góp phần gắn
kết giai cấp vô sản mới, mà cụ thể là giúp hình thành nên chủ nghĩa tập thể và tinh thần đoàn kết
của những người vô sản mới.
Với những lý do đó, giai cấp vô sản mới sẽ đại diện cho tư tưởng XHCN và là chủ thể xây dựng
CNXH trong thế kỷ XXI; vận mệnh của họ là giải quyết triệt để mâu thuẫn giữa lao động và tư
bản.
Tuy nhiên, do tính chất không đồng đều trong sự phát triển của các vùng khác nhau trên thế giới,
ở ngưỡng cửa thế kỷ XXI, sẽ vẫn tồn tại ba nhóm nước với các mối quan hệ giữa các giai cấp và
các mâu thuẫn đặc trưng riêng của từng nhóm.
Nhóm thứ nhất là các nước giàu “miền Nam”, đủ sức “đưa” sự đối kháng của quan hệ bóc lột “ra
ngoài”, tức là đẩy về ngoại vi. Giai cấp tư sản thuộc nhóm này cố gắng “mua chuộc” giai cấp vô
sản dân tộc để duy trì sự phát triển “bình yên” của CNTB. Song, nguy cơ phá sản hệ thống tài
chính quóc tế hoặc nguy cơ không thoả thuận được về nguyên tắc phân chia thế giới giữa các
trung tâm tư bản như Mỹ, Tây Âu và Đông Nam Á rất có thể sẽ làm chấm dứt sự phát triển “bình
yên” ấy.
Nhóm thứ hai là các nước thuộc thế giới thứ ba, nơi mới chỉ bắt đầu quá trình công nghiệp hoá.
Với các nước thuộc nhóm này, đâu tranh giải phóng dân tộc vẫn là xu hướng chủ đạo của cuộc
đấu tranh giai cấp. Trong giai đoạn cao trào, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc được bổ sung
XHCN; còn lúc thoái trào thì nó trở lại vòng “thân thuộc” của thế giới quan tư sản và tiểu tư sản
dân tộc. Tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ máy tính trong sản xuất sẽ góp phần làm hồi sinh
tình đoàn kết giai cấp đã được hình thành trong nửa đầu và giữa thế kỷ XX giữa giai cấp vô sản ở
chính quốc và ở thuộc địa.
Nhóm thứ ba gồm các nước đang quá độ từ phương thức sản xuất công nghiệp sang phương thức
sản xuất “máy tính hoá”. Tác giả cho rằng, đặc điểm của các nước thuộc nhóm này là giai cấp vô
sản ở đó chiếm ưu thế về số lượng. Trong cuộc đấu tranh vì xu hướng phát triển XHCN nhất
thiết phải dựa vào họ, đó là tất yếu lịch sử. Xét về mặt lịch sử, giai cấp vô sản công nghiệp sẽ
phải nhường lại vai trò tiên phong cho giai cấp vô sản mới (“được vũ trang bằng máy tính”, điều
đó có nghĩa là các công nhân “cổ cồn trắng” sẽ có vai trò tích cực hơn “cổ cồn xanh”).

Khi vai trò và sứ mệnh của công nghệ máy tính, cũng như sứ mệnh của giai cấp vô sản mới tăng
lên thì ý nghĩa của cuộc đấu tranh giai cấp dưới hình thức hệ tư tưởng càng tăng mạnh. Khi đã
xuất hiện hệ thống kiểu như Internet thì sẽ không thể có một xã hội đóng kín về tư tưởng. Việc
sử dụng rộng rãi máy tính đã hạn chế mạnh khả năng của nhà nước trong việc kiểm soát thông
tin – tư tưởng. Đây chính là một nét mới của cuộc đấu tranh giai cấp. Nền sản xuất áp dụng công
nghệ máy tính đòi hỏi những thay đổi về cấu trúc và tổ chức chính trị của những người lao động.
Bên cạnh một đảng tiên phong được tổ chức tốt, có thể sẽ xuất hiện một mạng lưới gồm các tổ
chức chính trị thống nhất trong mặt trận tổ quốc- dưới sự lãnh đạo của đảng. Cách mạng vô sản
là một tất yếu vì “Dù thế nào đi chăng nữa, thì việc chuyển sang phương thức sản xuất công nghệ
mới – máy tính hóa, đã đánh dấu một giai đoạn mới trong sự khủng hoảng chung của CNTB và
chỉ bằng cách tạo ra cái nền tảng của CNXH mới có thể giải quyết được sự khủng hoảng ấy”.

You might also like