You are on page 1of 5

TẤT TẦN TẬT VỀ TẨY TRANG

1. Tại sao cần phải dùng tẩy trang?


- Loại bỏ lớp trang điểm/kcn
- Không trang điểm, không bôi kcn có cần tẩy trang hay k? Có thể chỉ dùng srm k?
Có vì tẩy trang còn giúp loại bỏ bụi bẩn và dầu thừa
- Da sạch là nền tảng để các bước chăm sóc tiếp theo được hiệu quả
2. FAQ:
- Không trang điểm, không bôi kcn có cần tẩy trang hay k? Có thể chỉ dùng srm k?
-
3. Thành phần hóa học
a. phổ biến: nước/hỗn hợp dầu, chất hoạt động bề mặt, chất làm mềm da
(emollient),chất bảo quản/chống oxh,…
b. Ngoài ra: Dưỡng ẩm : shea butter, jojoba oil, vitamin E, extract, hương liệu,
4. Các loại tẩy trang thường gặp
a. Nước tẩy trang (Micellar water)
i. Thành phần chính: micelle
ii. Ưu điểm:
 Dễ sử dụng
 Không gây cảm giác nhờn rít da
 Đa dạng, phổ biến, dễ tìm mua
iii. Nhược điểm
 Không tẩy được các sp chống nước
 Cần sử dụng kèm bông tẩy trang và tốn nhiều sp Ví dụ, để tẩy
trang kcn hằng ngày mình cần 2 miếng bông thấm đẫm 2 mặt; với
lớp trang điểm dày cần trên 5 miếng bông (tùy loại nước tẩy
trang, mình sd Bioderma và Garnier)
 Có thể gây khô da
 Có thể gây kích ứng, nổi mụn với 1 số bạn da nhạy cảm (do thành
phần tẩy trang hoặc quá trình chà xát với bông tẩy trang)
b. Dầu tẩy trang
i. Tpc: hỗn hợp dầu thực vật, dầu khoáng (mineral oil)
ii. Ưu điểm:
 Dễ dàng hòa tan các chất bẩn và lớp trang điểm, kể cả các sản
phẩm chống nước
 Làm sạch nhẹ nhàng, chỉ cần thoa đều mặt và massage nhẹ nhàng,
không cần chà xát bằng bông tẩy trang
 Tiết kiệm sản phẩm
 Không làm khô da
 Phù hợp nhiều loại da
iii. Nhược điểm:
 Mất thời gian
 Nếu không nhũ hóa và làm sạch kỹ lại với srm sẽ dẫn đến hiện
tượng mineral oil kích ứng/ bít lcl gây mụn
c. Sáp/Sữa/kem tẩy trang:
i. Tpc:
ii. Ưu điểm:
 Dễ dàng hòa tan chất bẩn và lớp trang điểm chống nước
 Làm sạch nhẹ nhàng
 Tiết kiệm
 Tiện lợi, gọn nhẹ, không sợ bị đổ
iii. Nhược điểm
 Một số sp có hương liệu
 Cần nhũ hóa và làm sạch kỹ lại với srm, nếu không có thể bị kích
ứng/bít lcl gây mụn
d. Pad/khăn giấy tẩy trang
i. Tpc:
ii. Ưu điểm:
 Tiện lợi
iii. Nhược điểm:
 Kn làm sạch kém
 Chứa nhiều cồn và hương liệu, có thể gây kích ứng
 Chà xát nhiều trong quá trình sử dụng gây tổn thương da
Theo ý kiến của mình, chỉ dùng loại tẩy trang này nếu bạn không gặp các
vấn đề về da, dùng để loại bỏ lớp trang điểm mỏng (vd chỉ dùng kcn)
hoặc để tẩy, chỉnh sửa các chi tiết k ưng ý trong khi trang điểm,… khi
không có sp nào khác thay thế.
Nguồn: https://www.paulaschoice.com/ingredient-dictionary/
[TẤT TẦN TẬT VỀ TẨY TRANG]
Sau một ngày dài, làn da của chúng mình sẽ cảm thấy bí bách, khó chịu vì lớp trang điểm/kem
chống nắng và bụi bẩn. Khi đó nước tẩy trang sẽ là “cứu tinh” giải thoát da khỏi các chất bẩn,
làm sạch da và cho da được “thở”.
Chúng mình đều biết một làn da sạch là nền tảng để các sản phẩm chăm sóc da hoạt động hiệu
quả. Nếu apply sản phẩm chăm sóc da lên một làn da còn lớp bụi bẩn/trang điểm, thì chẳng
những không có hiệu quả - do bụi bẩn hoặc lớp trang điểm còn sót lại ngăn không cho các hoạt
chất thẩm thấu vào da – mà còn có nguy cơ bị kích ứng, lên mụn ẩn do các cặn bẩn còn sót lại
đó làm bít tắc lỗ chân lông.
Vậy những thành phần gì giúp tẩy trang có thể làm sạch bụi bẩn và lớp trang điểm, và chúng
mình có thể chọn lựa những loại tẩy trang nào? Xem những ảnh sau và cùng tìm hiểu với Ad
nhé.
Sau khi đọc xong bài này, bạn đọc hãy comment chia sẻ trải nghiệm của mình với sản phẩm tẩy
trang đang dùng/tâm đắc tới Ad và mọi người nhé, biết đâu có thể tìm được “đồng minh”
[ẢNH TIÊU ĐỀ]
[ẢNH TPHH]
Trong mọi sản phẩm tẩy trang đều chứa 5 nhóm thành phần chính
- Dung môi: Nước (Aqua) trong tẩy trang dạng nước, kem/sữa, pad,… hòa tan các
thành phần và chất bẩn tan trong nước.
Hỗn hợp dầu thực vật/dầu khoáng trong tẩy trang dạng dầu, một số loại kem/sáp
tẩy trang hoặc tẩy trang hỗn hợp 2 pha dầu – nước. Chức năng chính là hòa tan các
thành phần/chất bẩn tan trong dầu, ngoài ra tùy loại dầu có thể có các chức năng
phụ như dưỡng ẩm, tạo mùi,…
Ngoài ra trong một số sản phẩm còn dùng silicone như cyclomethicone thay cho dầu
khoáng và dầu petroleum-based.
- Chất hoạt động bề mặt (Surfactants): là những phân tử có cấu tạo đầu phân cực (ví
dụ các gốc vô cơ như phosphate, sulfate,…), đuôi kém phân cực (ví dụ các gốc acid
béo). Do thành phần lớp trang điểm và cặn bẩn trên da phần lớn là các chất hữu cơ
kém phân cực, nên chúng tan dễ dàng trong môi trường kém phân cực tạo bởi các
đuôi của các phân tử CHĐBM. Đầu phân cực giúp cho CHĐBM và các chất bẩn tan
trong nó được rửa trôi bởi nước.
Ví dụ: Natri(sodium) lauryl sulfate
- Chất nhũ hóa (Emulsifier): những chất giúp các thành phần vốn không hòa tan được
với nhau (như dầu và nước) có thể tan vào nhau tạo nhũ tương ổn định. Chất nhũ
hóa đặc biệt cần thiết trong tẩy trang dạng dầu, giúp dầu tẩy trang được rửa sạch
hoàn toàn với nước, không đọng lại trên da gây bít tắc lỗ chân lông.
Ví dụ: Trilaureth-4 Phosphate
- Chất làm mềm da (Emollient): giúp làm mềm, ẩm và dịu da, chủ yếu bằng hai cách:
tạo lớp màng ngăn bay hơi nước từ da ra môi trường (occlusives) hoặc hút và giữ ẩm
từ môi trường trên bề mặt da (humectants).Chất làm mềm da rất đa dạng, có thể là
các loại dầu, acid béo, bơ (dùng trong mỹ phẩm chứ không phải bơ để ăn à nha, như
shea butter hay cocoa butter), triglycerid, benzoates, stearates, palmitates,… Sự có
mặt của chất làm mềm da trong tẩy trang giúp da không bị căng, khô tróc.
- Chất bảo quản (Preservatives): Cái tên đã nói lên vai trò của thành phần này, đó
chính là ngăn sản phẩm bị làm hỏng do biến đổi thành phần hóa học hay sự xâm
nhập của các tác nhân sinh học như vi khuẩn,nấm mốc,… Chất bảo quản không thể
thiếu trong mọi sản phẩm, tuy nhiên cũng cần lưu ý để tránh một số chất bảo quản
có thể gây kích ứng hoặc không phù hợp với làn da, tình trạng sức khỏe như
parabens…
Một số chất bảo quản thường gặp: Glycol (1,2-hexandiol, pentylene glycol,…),
phenoxyethanol, benzyl alcohol, acid benzoic và dẫn chất, acid boric/borate, muối
kẽm (sulfate, gluconate), Disodium EDTA, parabens….
Ngoài các nhóm thành phần trên, trong sản phẩm tẩy trang còn có thể chứa các thành phần
như chất chống oxy hóa (antioxidants), các thành phần chiết xuất (extract) với các chức năng
phong phú, ví dụ như dưỡng ẩm (vitamin E,…); làm sáng da; kiềm dầu, trị mụn (zinc, chiết xuất
trà xanh, tràm trà,…); hương liệu (fragrance);… Hương liệu cũng là một tác nhân gây dị ứng,
kích ứng hay gặp, vậy nên bạn cần cẩn trọng và theo dõi phản ứng của da khi dùng sản phẩm có
fragrance (Nếu da bạn không gặp vấn đề gì thì xin chúc mừng bạn đã tìm được chân ái – còn với
những bạn không may mắn, Ad hiểu các bạn mà :< sẽ có những lúc ta đã tìm được holy grail với
bảng thành phần xịn mịn 99,9% nhưng tiếc là 0,1% fragrance lại ghét mình).
Theo Ad, vì tẩy trang là sản phẩm dạng wash-off – không thể lưu lại trên da thời gian dài và
phần lớn các thành phần đều sẽ bị rửa đi hết – nên các thành phần dưỡng ẩm, làm sáng da, trị
mụn,… trong tẩy trang sẽ hầu như không có hiệu quả trên da. Vậy nên bạn không cần quá quan
tâm đến những công dụng này, mà nên ưu tiên tìm một sản phẩm tẩy trang sạch, không gây
kích ứng trên da bạn và phù hợp với nhu cầu sử dụng và túi tiền.
[ảnh nước tt]

You might also like