You are on page 1of 12

(2020) 1–12

Hướng dẫn sử dụng phần mềm SCiE-RCC

Nguyễn Thế Dương


Assoc. Prof. at Faculty of Civil Engineering, Duy Tan University

SCiE-Solution for Civil Engineering

Tóm tắt
SCiE-RCC - (Science/Solution for Civil Engineering - Reinforced Concrete Column) Phần mềm trợ giúp thiết kế Cột Bê
tông cốt thép trong sơ đồ khung không gian, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 5574-2012.

1. Tổng quan về phần mềm


Phần mềm SCiE-RCC được TS. Nguyễn Thế Dương xây dựng từ năm 2014 đến nay với mục đích
giúp các kỹ sư tính toán thiết kế có thể thiết kế, tính toán hoặc kiểm tra một cách nhanh nhất có thể
với thao tác ít nhất có thể đồng thời trực quan nhất có thể để thiết kế và bố trí thép cho hệ thống cột
và dầm làm việc trong khung không gian.
Phần mềm đọc dữ liệu từ file Excel truy xuất từ phần mềm ETABS (dùng từ phiên bản 2013 đến
2017). Các dữ liệu truy xuất được trình bày ở mục 4.
Hiện tại, phần mềm vẫn tính toán theo tiêu chuẩn TCVN 5574-2012. Phiên bản tính toán theo tiêu
chuẩn TCVN 5574-2018 đang được cập nhật và sẽ ra mắt sớm nhất.

2. Tổ hợp nội lực


Khi tính toán nội lực trên phần mềm Etabs, người dùng cần phải định nghĩa rõ các tổ hợp
(COMBO). Phần mềm SCiE-RCC sẽ đọc trực tiếp các tổ hợp nội lực này trong file xuất ra từ ETABS,
tiến hành tính toán cho từng tổ hợp và chọn ra hàm lượng thép lớn nhất để đề nghị làm hàm lượng
thép thiết kế. Phần mềm SCiE-RCC KHÔNG thực hiện tổ hợp nội lực.
Riêng đối với trường hợp động đất mà người dùng muốn tính tỉ số nén thì phải ký hiệu ở phía
trước bằng chữ EQ, ví dụ EQ-Combo11.

3. Đơn vị sử dụng
Đơn vị sử dụng trong ETABS sau đó xuất ra file Excel là kN, m và ◦C. Khi xuất dữ liệu nên chọn
chế độ kích thước «Metric SI Default».

Email: duongnt@scie.vn; nguyentheduong@outlook.com (Nguyễn Thế Dương)


2 Nguyễn Thế Dương / Hướng dẫn sử dụng phần mềm SCiE-RCF (2020) 1–12

4. Xuất nội lực từ phần mềm ETABS


Phần mềm đọc file Excel xuất từ phần mềm ETABS gồm những thông tin như các hình từ 1 đến
??. Lưu ý là chỉ nên chọn những thông số như các hình là đủ. Nếu chọn nhiều thông tin thừa, chương
trình sẽ chạy mất nhiều thời gian.
Chú ý tên file nên đặt dạng không dấu, viết liền. Ví dụ như ’noiluc_nha5tang.xls’.

Hình 1. Xuất dữ liệu Bước 1.


Nguyễn Thế Dương / Hướng dẫn sử dụng phần mềm SCiE-RCF (2020) 1–12 3

Hình 2. Xuất dữ liệu Bước 1 - Chọn các tổ hợp sẽ tính toán.


4 Nguyễn Thế Dương / Hướng dẫn sử dụng phần mềm SCiE-RCF (2020) 1–12

Hình 3. Xuất dữ liệu Bước 2.

5. Cài đặt và sử dụng phần mềm SCiE-RCC


5.1. Cài đặt và kích hoạt licence
Việc cài đặt được tiến hành bình thường như bất kỳ phần mềm nào. Khi khởi chạy, thư mục
’C:\tmp’ sẽ được tự động tạo ra để lưu một vài thông tin cần thiết. Để phần mềm có thể chạy được,
cần phải kích hoạt Licence như hướng dẫn ở dưới.

sau đó chương trình xuất hiện hộp thoại


Nguyễn Thế Dương / Hướng dẫn sử dụng phần mềm SCiE-RCF (2020) 1–12 5

Sau khi bấm vào nút «Generate code» thì xuất hiện đoạn mã ở ô Request code. Bạn gửi mã này
cho tác giả để được cung cấp Serial number. Sau khi dán Serial number vào ô, bấm nút Activate và
làm theo hướng dẫn.

5.2. Chạy chương trình


Sau khi cài đặt xong, thực hiện các lựa chọn trên màn hình chính bao gồm thông số về bê tông,
thông số thép, điều kiện biên của cột, ... Các thông số đã được phần mềm lập trình sẵn và cung cấp.
Tuy nhiên người dùng có thể đưa vào những thông số mong muốn.

Mở file dữ liệu Excel đã xuất ra từ phần mềm ETABS và tiến hành tính toán . Ví dụ
một kết quả tính toán như hình 3.

Hình 3. Ví dụ kết quả tính toán cột.

5.3. Giải thích các thông số


Đây là bảng thông số bê tông. Người dùng có thể lựa
chọn các thông số bê tông cài đặt sẵn bằng cách sổ list
danh sách bê tông trong phần Cấp độ bền, từ đó thông
số E (Mô đun đàn hồi) và thông số Rb (Cường độ chịu
nén tính toán) sẽ được cập nhật. Người dùng có thể tự
cho giá trị hai thông số này phù hợp với thực nghiệm.
Thông số γb là hệ số điều kiện làm việc của bê tông
khi xét đến điều kiện đầm, đổ bê tông.
6 Nguyễn Thế Dương / Hướng dẫn sử dụng phần mềm SCiE-RCF (2020) 1–12

Đây là bảng thông số thép. Người dùng có


thể lựa chọn các thông số thép cài đặt sẵn
bằng cách sổ list danh sách bê tông trong
phần Loại thép. Hiện tại có ba loại thép
được thiết lập sẵn gồm: C-II, C-III, C-IV
theo TCVN 5574-2012.
Đối với những loại thép khác trên thị trường, người dùng có thể đưa vào các thông số Rs, Rsc theo
thí nghiệm. Đường kính thép là đường kính dự kiến chúng ta sẽ bố trí cho cột. Chương trình có thể tự
động thay đổi đường kính thép để có thể bố trí được cho mặt cắt với kích thước đã cho cũng như với
điều kiện ràng buộc về khoảng cách min, max giữa các cây thép s_{min} và s_{max}. Đây là khoảng
cách thông thủy giữa hai cây thép liền kề nhau.
Điều kiện biên là điều kiện liên kết của cột sử dụng để
tính độ mảnh của cột. Có 4 tình huống được lập trình
sẵn. Người dùng có thể nhập vào thông số k.
Theo tiêu chuẩn ACI-318 Hoa Kỳ, hệ số k được tính
toán phụ thuộc vào độ cứng của tổng các dầm tại nút
cột so với cột. Chương trình Etabs có thể tính toán
thông số này.
Đây là các lựa chọn thêm cho người dùng: Có thể cho
phép chương trình tự động cập nhật thay đổi đường
kính thép nếu dự kiến ban đầu của người dùng không
thể thỏa mãn các điều kiện.
Lựa chọn Tính hệ số huy động sẽ yêu cầu chương
trình tính toán hệ số an toàn của cột. Thông số này sẽ
được giải thích ở phần sau. Lựa chọn Tính tỉ số nén
sẽ đưa ra tỉ số nén lớn nhất trong các tổ hợp động đất.
Lựa chọn Tự động điều chỉnh γb cho phép chương trình lấy hệ số điều kiện làm việc của bê tông
như sau: γb = 0.85 nếu một trong hai kích thước của cột nhỏ hơn 200mm; γb = 1 nếu cả hai kích
thước của cột lớn hơn 200mm;

Đây là bảng thông tin cung cấp tình trạng


công việc của chương trình ở thời điểm
hiện tại.

5.4. Bảng kết quả


Bảng kết quả gồm các thông tin sau:
Phần tử: là tên cột đã được ghép từ Nhãn của cột + Tầng tương ứng.
Cx (mm): Kích thước cột theo phương x tính theo mm.
Cy (mm): Kích thước cột theo phương y tính theo mm.
H (mm): Chiều cao tầng tính theoo mm.
k: Hệ số điều kiện biên của cột khi tính ổn định (hai đầu khớp k = 1, hai đầu ngàm k = 0.5, một đầu
ngàm - một đầu tự do k = 2, một đầu ngàm - một đầu khớp k = 0.7. Ngoài ra người dùng có thể
tự đưa vào thông số k phù hợp thực tế).
Nguyễn Thế Dương / Hướng dẫn sử dụng phần mềm SCiE-RCF (2020) 1–12 7

phi : đường kính thép tính toán theo mm.


nthep_Cx: Số lượng cây thép bố trí trên một cạnh Cx. Sau khi tính toán xong nếu người dùng thấy
không phù hợp có thể tùy chỉnh.
nthep_Cy: Số lượng cây thép bố trí trên một cạnh Cy. Sau khi tính toán xong nếu người dùng thấy
không phù hợp có thể tùy chỉnh.
s_Cx (mm): Khoảng cách giữa các cây thép theo cạnh Cx. Thông số này sẽ thay đổi khi nthep_Cx
thay đổi.
s_Cy (mm): Khoảng cách giữa các cây thép theo cạnh Cy. Thông số này sẽ thay đổi khi nthep_Cy
thay đổi.
A_thep (cm2): Tổng diện tích thép trên toàn bộ mặt cắt tính theo cm2 .
ρ (%): Hàm lượng thép tính theo tổng diện tích thép trên toàn bộ mặt cắt so với diện tích mặt cắt
ngang.
Tổ hợp: Là tổ hợp tính toán tương ứng với hệ số huy động DC
DC: hệ số huy động: Được hiểu là hệ số an toàn của cột theo tổ hợp cả lực dọc và mô men uốn. Hệ
số càng nhỏ hơn 1 thì cột càng an toàn. Hệ số lớn hơn 1 là cột mất an toàn.
Ghi chú: Các thông tin cần lưu ý.
Nếu số liệu trên bảng kết quả được bôi màu đỏ có nghĩa là chương trình không tìm được cách bố trí
thép theo các đầu vào đã cho, người dùng cần can thiệp thủ công. Trên cột ghi chú sẽ xuất hiện dòng
chữ «check needed».
Lưu ý là người dùng có thể thay đổi các kích thước cột Cx và Cy để có thể đánh giá nhanh sự thay
đổi của kích thước đến kết quả bố trí thép. Chú ý đây chỉ là bước thay đổi sơ bộ, cần thiết phải chạy
lại nội lực để có kết quả chính xác.

5.5. Các nút chức năng

Mở file dữ liệu dạng Exels xuất từ ETABS.

Chạy chương trình.

Tính toán lại. Nếu người dùng không hài lòng với kết quả tính toán hoặc muốn thay đổi các
thông số đầu vào như bê tông, thép, đường kính thép, điều kiện biên,... cho một cột nào đó, trước tiên
cần click chuột vào bất kỳ ô nào trong bảng, sau đó ấn nút này, chương trình sẽ tính toán lại thông số
thép cho duy nhất phần tử cột được lựa chọn.

Copy dữ liệu từ hàng phía trên xuống hàng phía dưới. Ví dụ trong trường hợp nhà nhiều
tầng, khi thiết kế xong tầng 1 và chúng ta muốn copy số liệu đã thiết kế cho các tầng còn lại, người
dùng chỉ việc bôi chọn các hàng cần copy, sau đó ấn nút này, chương trình sẽ copy dữ liệu từ hàng đầu
tiên được chọn cho các hàng còn lại.

Xem biểu đồ tương tác 3D của từng cột. Để sử dụng chức năng này, người dùng cần di chuột
chọn một ô bất kỳ trong hàng, ví dụ ô chọn có dạng

, sau đó ấn nút . Một biểu đồ sẽ xuất hiện có dạng như hình 4. Trên hình
này, chúng ta sẽ có đầy đủ các thông tin bao gồm: mặt cắt với các kích thước và tên cột; cách bố trí
thép trên mặt cắt; biểu đồ tương tác thể hiện khả năng chịu lực của cột với kích thước và bố trí thép
8 Nguyễn Thế Dương / Hướng dẫn sử dụng phần mềm SCiE-RCF (2020) 1–12

như trên cùng với các thông tin về vật liệu sử dụng, hàm lượng thép; diện tích thép. Hình bên trái là
hình 3D của biểu đồ tương tác, trong đó các điểm « » là các điểm nội lực, chính là tất cả các tổ hợp
COMBO mà người dùng đã tạo ra từ trong phần mềm ETABS. Có thể xoay biểu đồ tương tác để thấy
và đảm bảo rằng tất cả các điểm nội lực đã nằm trong biểu đồ. Hình bên phải ở trên là các lát cắt
ngang của biểu đồ tương tác ở các cao độ của lực dọc tương ứng với các nội lực từ các tổ hợp. Do biểu
đồ tương tác mô men và lực dọc có dạng cong và mô men ở phía dưới có xu hướng nhỏ, ở phía giữa
có xu hướng lớn nên trên hình chiếu của các vết cắt ngang biểu đồ, các điểm nội lực (của điểm phía
trên) có thể nằm ngoài đường bao mô men của khu vực phía dưới.
Hình phía dưới thể hiện kích thước cột và cách bố trí thép.

7 1*7È&0Ð0(19¬1 ,/ && 8., 1



%, 8 7 1*7È&'9¬1 ,/ && 8., 1 

7Ï07 7 

0\ ∗  N1P


5E 03Dγb = 
E PPK PP 
FRYHU PP
 5V 03D5VF 03D 
σsc.u = 03D
φρ = $WK FP 




      
 0[ ∗  N1P
1 N1

 






 &B6725<

 
 P
   N1
   [∗ 
0\ ∗  N1P    0

FUHDWHGZLWK6&L(5F)6RIWZDUHKWWS6&L(YQ

Hình 4. Ví dụ Biểu đồ tương tác cột và thông tin truy xuất.


Nguyễn Thế Dương / Hướng dẫn sử dụng phần mềm SCiE-RCF (2020) 1–12 9

7 1*7È&0Ð0(19¬1 ,/ && 8., 1



%, 8 7 1*7È&'9¬1 ,/ && 8., 1 

7Ï07 7


0\ ∗  N1P


5E 03Dγb = 
E PPK PP
 FRYHU PP 
5V 03D5VF 03D 
 σsc.u = 03D
φρ = $WK FP 




       
1 N1

0[ ∗  N1P








  &B6725<

    P
    ∗ N1
0\ ∗  N1P     0[  

FUHDWHGZLWK6&L(5F)6RIWZDUHKWWS6&L(YQ

Hình 5. Ví dụ Biểu đồ tương tác cột mà nếu quan sát ở trên hình chiếu vết cắt ngang thì sẽ thấy điểm nội lực phía trên nằm
ngoài đường bao tương tác mô men ở phía dưới.

Nếu biểu đồ 3D khó quan sát thì có thể xem cụ thể trên biểu đồ 2D thông qua hai lát cắt:
Lát cắt dọc và lát cắt ngang. Tương tự như biểu đồ 3D, khi một ô nào đó được lựa chọn thì chương
trình sẽ làm việc trên cột tương ứng với ô đó. Trên biểu đồ này, chúng ta cũng có thông tin về mặt cắt.
Biểu đồ ở bên trái thể hiện lát cắt dọc, trong đó trục tung là trục lực dọc, trục hoành là trục mô men
tổ hợp giữa hai mô men M x và My , đã có xét đến sự gia tăng mô men do sự lệch tâm, tức là M ∗x và M ∗y ,
q
  2
M =∗
M ∗x 2 + M ∗y . Hình bên phải phía trên là lát cắt ngang biểu đồ 3D ở vị trí nội lực dọc trục
(được thể hiện trên hình). Đây là giá trị lực dọc tương ứng với tổ hợp tính toán, tức là vết cắt ngang
qua điểm D ở trên biểu đồ phía bên trái.
Trên biểu đồ có hệ số DC = OD/OC chính là tỉ số giữa tải trọng (gồm cả lực dọc và mô men) đối
với khả năng chịu lực của cột (OC).
10 Nguyễn Thế Dương / Hướng dẫn sử dụng phần mềm SCiE-RCF (2020) 1–12

 9 7& 7% 777 + 3&RPE0&&B6725< 9 7& 70Ð0(1



7Ï07 7 1 N1
5E 03Dγb =  
E PPK PP
 FRYHU PP 
5V 03D5VF 03D

0\ ∗  N1P


σsc.u = 03D 
φρ = $WK FP
2'2&  
 7 K SWtQKWRiQ&RPE




      
1 N1

0[ ∗  N1P





&
'


&B6725<



 2
FUHDWHGZLWK6&L(5F)6RIWZDUHKWWS6&L(YQ 
     
0  N1P

Hình 6. Lát cắt 2D biểu đồ tương tác với nút .

Xóa toàn bộ dữ liệu trong bảng kết quả.

Xuất toàn bộ bảng kết quả ra Excel. Tôi khuyến nghị mọi người nên xuất thường xuyên kết
quả mặc dù chưa điều chỉnh hết kết quả thiết kế. Lý do có thể bấm nhầm chuột vào các nút chức năng
khác thì chương trình sẽ thực hiện mà không sao lưu kết quả đang tính toán. Điều này có thể phải làm
lại từ đầu gây mất thời gian.

Xuất toàn bộ biểu đồ tương tác ra file pdf. Việc truy xuất này có thể đem đi báo cáo, in ấn
và chuyển cho người vẽ. Để tiết kiệm giấy in, tôi khuyến nghị in lại các file pdf này (hiện để mỗi trang
một biểu đồ) thành 4 biểu đồ trên 01 trang A4. Sử dụng máy in ảo pdf. Cũng nên xuất thường xuyên
biểu đồ này, hoặc là sau mỗi lần xem biểu đồ tương tác nếu thấy có thể kết thúc điều chỉnh thì in luôn
biểu đồ, tránh trường hợp ấn nhầm nút khác.
Nếu chức năng được lựa chọn thì chương trình sẽ xuất cả biểu đồ dạng lát cắt
2D và biểu đồ 3D.

6. Một số chức năng khác của bảng


6.1. Chức năng cập nhật
Trong quá trình thiết kế, các người dùng sẽ can thiệp trong bảng để có được kết quả mong muốn.
Sự sắp xếp thứ tự các cột tính toán có ý đồ là sắp các cột từ dưới lên trên để người dùng có thể thiết
Nguyễn Thế Dương / Hướng dẫn sử dụng phần mềm SCiE-RCF (2020) 1–12 11

kế phối hợp thép. Người dùng có thể điều chỉnh trực tiếp trong bảng các thông số: đường kính thép
phi, số lượng cây thép theo các phương (nthep_Cx, nthep_Cy). Khi điều chỉnh, ngay lập tức diện
tích thép As và hàm lượng thép ρ sẽ được cập nhật. Nếu lựa chọn được lựa chọn thì
cột Tổ hợp và cột DC cũng được cập nhật ngay khi có sự thay đổi một trong ba thông số trên.

6.2. Chức năng tính toán tổ hợp và hệ số D/C


Việc tính toán hệ số D/C thực hiện theo nguyên tắc tính toán cho tất cả các tổ hợp rồi sau đó lựa
chọn ra tổ hợp nguy hiểm nhất (có hệ số D/C lớn nhất). Thuật toán sử dụng hiện tại bắt buộc chương
trình chạy khá chậm. Do đó người dùng có thể lựa chọn hay không. Trong tính
toán sơ bộ có thể không tick vào lựa chọn này để chương trình chạy nhanh, sớm có kết quả.

Nếu người dùng sau đó muốn xem hệ số huy động và biểu đồ thì bấm vào nút như đã trình
bày ở trên. Trong trường hợp nếu chưa có tổ hợp nội lực nào được lựa chọn ở trong cột Tổ hợp thì
chương trình sẽ tự động tính toán hệ số D/C lớn nhất, đồng thời sẽ xuất dữ liệu về tổ hợp nội lực tương
ứng với hệ số này (chính là nội lực nguy hiểm nhất).
Nếu người dùng muốn tính hệ số huy động của một tổ hợp nào đó thì nhập tên của tổ hợp đó vào ô
Tổ hợp, trong trường hợp tên của tổ hợp nhập vào đúng thì chương trình sẽ tính toán hệ số D/C tương
ứng với tổ hợp này. Nếu tên của tổ hợp nhập sai thì chương trình sẽ tính hệ số huy động lớn nhất.

6.3. Chức năng tính toán tỉ số nén


Kiểm tra tỉ số nén trong thiết kế công trình chịu động đất theo TCVN 9386-2012. Công thức tính
toán như sau:
Ned
υd =
Ac fcd
trong đó:
• Ned là lực dọc thiết kế trong cấu kiện cột tính toán theo tình huống thiết kế chịu động đất. Lực
dọc này được lấy trong trường hợp tổ hợp có tải trọng động đất. Tổ hợp này được ký hiệu bắt
đầu bằng chữ «EQ» như đã trình bày ở trên.
• Ac là diện tích mặt cắt ngang của tiết diện cột. Thông số này sẽ được tự động tính toán bởi
chương trình.
• fcd là giá trị thiết kế của cường độ chịu nén của bê tông theo tiêu chuẩn Eurocode 2: fcd =
αcc fck /γc .
• fck là cường độ chịu nén đặc trưng của mẫu trụ bê tông ở tuổi 28 ngày. Giá trị này được suy ra
từ giá trị của fcu , là cường độ chịu nén đặc trưng của mẫu lập phương, tra trong bảng quy đổi
của Eurocode. Tham khảo dưới đây:
• αcc = 1; γc = 1.2 với tải trọng đặc biệt (động đất).
Khi tính toán, chương trình sẽ tính tỉ số υd đối với tất cả các tổ hợp bắt đầu bằng chữ «EQ», giá trị lớn
nhất sẽ được trình bày trong bảng kết quả.

7. Một số khuyến nghị


1. Đặt tên tầng phải bắt đầu bằng chữ (ví dụ T8 hoặc TANG8,...), không đặt tên tầng bằng tiếng
Việt có dấu, có khoảng cách trống giữa các ký tự.
2. Tên các cấu kiện không viết tiếng Việt có dấu.
3. Tên thư mục, tên file không ghi tiếng Việt có dấu, không có khoảng cách.
Ví dụ: «D://Du_An/Nha_Cong_Vu/noiluc.xlsx».
12 Nguyễn Thế Dương / Hướng dẫn sử dụng phần mềm SCiE-RCF (2020) 1–12

Bảng 1. Độ bền nén (mẫu trụ và mẫu hình lập phương) và mô đun đàn hồi tương ứng theo tiêu chuẩn EC 2.
Độ bền nén (MPa)
fck 12 16 20 25 30 35 40
fck,lập phương 15 20 25 30 37 45 50
Ecm (GPa) 27 29 30 31 33 34 35

Độ bền nén (MPa)


fck 45 50 55 60 70 80 90
fck,lập phương 55 60 67 75 85 95 105
Ecm (GPa) 36 37 38 39 41 42 44

4. Các tên tải trọng, tổ hợp tải trọng, ... không để tiếng Việt có dấu, không để khoảng cách, không
để dấu chấm. Ví dụ «TOHOP1», «TINHTAI_TUONG»,...
5. Sau khi thực hiện xong một tính toán (công trình) thì nên tắt chương trình đi và khởi động lại
chương trình để tính cho công trình khác.
6. Nên kiểm tra cẩn thận từng biểu đồ tương tác.

8. Fun fact
Tác giả là người không chuyên về Công nghệ Thông tin, chưa bao giờ theo học chính thức về lập

trình, tuy nhiên do tự đọc và mày mò nên phải mất thời gian khá dài, làm việc từ 21h đến 23h

hằng ngày, và trong vòng gần 2 năm tác giả mới làm xong chương trình này .
Mọi góp ý cho chương trình được tốt hơn xin liên hệ:

09 84 84 79 68

nguyentheduong@outlook.com

https://www.facebook.com/ngthduong ; https://www.facebook.com/scie.vn/

9. Coffee Donation
Chương trình không mang nhiều mục tiêu lợi nhuận, tuy nhiên người dùng nếu thấy tiện ích, phục
vụ tốt cho công việc của mình thì có thể động viên tác giả một ly coffee theo các kênh:

1. Ví 0984847968

2. ViettelPay 0984847968

3. Tài khoản : nguyentheduong@outlook.com


4. Tài khoản : 126063997, Nguyen The Duong, Chi nhánh TP Hồ Chí Minh.

You might also like