You are on page 1of 29

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

KHOA XÂY DỰNG


BỘ MÔN KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP – GẠCH ĐÁ

BÀI GIẢNG

KẾT CẤU
BÊ TÔNG CỐT THÉP
PHẦN 1

Phạm Phú Tình (chủ biên)

Hà Nội, 2016
Lời nói đầu

Môn học Kết cấu bê tông cốt thép, phần 1 (XD32.01) được dạy cho sinh viên
các ngành X, XN, VL, D trong trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Đây là tài
liệu chính thức dùng để giảng dạy của bộ môn Kết cấu bê tông cốt thép-gạch
đá.

Bài giảng được soạn dựa vào các sách giáo khoa về kết cấu bê tông cốt thép
(tiếng Việt và tiếng Anh), và các tiêu chuẩn liên quan. Bài giảng tuân theo
tiêu chuẩn thiết kế kết cấu bê tông cốt thép hiện hành, là TCVN 5574:2012.

Dựa vào kinh nghiệm giảng dạy cũng như kinh nghiệm tư vấn thiết kế của các
giảng viên, và có kể đến những thắc mắc của sinh viên các thế hệ, chúng tôi
cố gắng soạn bài giảng theo cách ngắn gọn, dễ hiểu, cốt nêu được các ý chính,
cơ bản của lý thuyết kết cấu bê tông cốt thép, và những yêu cầu của tiêu
chuẩn thiết kế. Để có những giải thích cặn kẽ hơn, hoặc muốn mở rộng kiến
thức thì sinh viên nên đọc thêm các quyển sách, như được viết trong mục tài
liệu tham khảo.

Các ký hiệu trong bài giảng tuân theo các ký hiệu trong TCVN 5574:2012, ví
dụ lan là chiều dài đoạn neo thép, thì chúng tôi có mở ngoặc từ tiếng Anh kèm
theo, là (anchorage length) để sinh viên dễ hiểu, dễ nhớ.

Bài giảng này gồm 9 chương. Chương 8 là chương sàn phẳng được dạy ở môn
Đồ án bê tông cốt thép 1 (XD32.02). Các chương 1 đến 7, và chương 9 được
dạy trong 48 tiết (3 tín chỉ). Chương 9 được dành thời lượng dưới 3 tiết để
giới thiệu về kết cấu bê tông ứng suất trước, sinh viên sẽ được học thêm về
loại kết cấu này ở chương trình cao học, hoặc tự học để hiểu sâu hơn, và có
thể thiết kế được.

Kết cấu bê tông cốt thép, phần 1 sẽ trang bị cho sinh viên những lý thuyết cơ
bản của kết cấu bê tông cốt thép, những yêu cầu cấu tạo của tiêu chuẩn thiết
kế TCVN 5574:2012, để thiết kế những cấu kiện chịu lực cơ bản như bản sàn,
dầm, cột bằng bê tông cốt thép.

Phạm Phú Tình

Chủ nhiệm bộ môn


Chương 1 Giới thiệu

1.1 Thực chất của bê tông cốt thép (BTCT)

1.2 Phân loại kết cấu BTCT

1.3 Ưu, nhược điểm của kết cấu BTCT

1.4 Phạm vi sử dụng của kết cấu BTCT

Đơn vị

1
1.1 Thực chất của bê tông cốt thép (BTCT)

Thí nghiệm và thực tế cho thấy

Vật liệu Chịu nén Chịu kéo Giá thành


Bê tông (BT) Tốt Kém Rẻ
Tốt Tốt
Cốt thép (CT) (khoảng hơn 15 (khoảng hơn 100 Đắt
lần so với BT) lần so với BT)

Vì vậy, BT và CT được kết hợp lại với nhau thành vật liệu BTCT, vừa chịu lực tốt, vừa kinh
tế. BT chịu nén và CT chịu kéo, trong các cấu kiện chịu uốn như dầm hay bản sàn, CT thường
được đặt vào vùng chịu kéo của cấu kiện . CT chịu nén tốt nên cũng thường được dùng để chịu
nén, như trong cột, trụ cầu.

Lý do BT và CT có thể cùng làm việc được với nhau là

 Có lực bám dính tốt giữa BT và CT, đảm bảo sự truyền lực qua lại giữa hai loại vật
liệu
 Hệ số dãn nở nhiệt của BT và CT gần bằng nhau, khoảng 105 1 C 
 Không có phản ứng hóa học giữa BT và CT
 BT bảo vệ CT khỏi sự tác động ăn mòn của môi trường.

1.2 Phân loại kết cấu BTCT

Phân loại theo phương pháp thi công có:

Phương
Kết cấu toàn khối (kết cấu đổ tại chỗ) Kết cấu lắp ghép
pháp
Lắp dựng cốp pha, CT tại công trường, đổ Chế tạo các cấu kiện trong nhà
Đặc
BT tại công trường máy, sau đó vận chuyển đến công
điểm
trường và lắp dựng
 Mức độ toàn khối lớn  độ cứng
Ưu Ngược lại với những nhược điểm
không gian lớn
điểm của kết cấu toàn khối
 Hình dạng công trình phong phú
 Khó đảm bảo chất lượng
Nhược
 Thi công phụ thuộc thời tiết Ngược lại với những ưu điểm của
điểm
 Tiến độ thi công chậm kết cấu toàn khối
 Tốn công lắp dựng, tháo dỡ cốp pha

Kết cấu toàn khối hay kết cấu lắp ghép đều có những ưu, nhược điểm riêng. Người ta có thể kết
hợp hai loại kết cấu này để có loại kết cấu bán lắp ghép (còn gọi là kết cấu nửa lắp ghép). Các
2
cấu kiện được chế tạo trong nhà máy, nhưng chưa hoàn chỉnh, sau đó được vận chuyển và lắp
ghép tại công trình, phần chưa hoàn chỉnh được đổ bê tông tại công trình. Kết cấu bán lắp ghép
có hầu hết các ưu điểm của kết cấu toàn khối và kết cấu lắp ghép.

Phân loại theo trạng thái ứng suất

Có kết cấu BTCT thường, và kết cấu bê tông ứng suất trước (BTUST). Kết cấu BTUST được
dùng trong những công trình vượt nhịp lớn, mà kết cấu BTCT thường không phù hợp hoặc
không đáp ứng được. Chi tiết của BTUST sẽ được trình bày ở chương 9.

1.3 Ưu, nhược điểm của kết cấu BTCT

So với kết cấu gạch đá, kết cấu gỗ, hay kết cấu thép, thì kết cấu BTCT có những ưu nhược điểm
chính như sau:

Ưu điểm:
• Kinh tế: BT rẻ vì dùng vật liệu địa phương. CT đắt nhưng dùng ít, chiếm hàm
lượng rất nhỏ trong tiết diện BTCT
• Chịu lực tốt
• Chịu lửa tốt
• Bền & tốn ít tiền bảo dưỡng
• Tạo hình dễ.
Nhược điểm:
• Nặng  khắc phục bằng cách dùng BT nhẹ, kết cấu rỗng, kết cấu có xốp , kết
cấu có khoét lỗ, kết cấu dàn, kết cấu vỏ mỏng, kết cấu BTUST
• Cách âm, cách nhiệt kém  khắc phục bằng cách dùng BT nhẹ, kết cấu rỗng,
kết cấu có xốp
• Thi công đổ tại chỗ tốn công  khắc phục bằng cách dùng kết cấu lắp ghép, bán
lắp ghép
• Có vết nứt  khắc phục bằng cách dùng kết cấu BTUST.

1.4 Phạm vi sử dụng của kết cấu BTCT

 Theo mục đích sử dụng, thì BTCT được dùng trong các công trình dân dụng, công
nghiệp, hay quân sự

Công trình dân dụng Công trình công nghiệp Công trình quân sự
Nhà cửa, bệnh viện, trường Nhà máy, ống khói, lò phản Hầm, lô cốt, đường băng, …
học, văn phòng, cầu, đường, ứng, bể chứa, tường chắn, …

 Theo không gian, thì BTCT được dùng ở mọi nơi trên thế giới, và ở trên mặt đất, dưới
mặt đất, dưới nước, ngoài khơi.
3
Đơn vị

Lực : 1 T = 10 kN, 1 kN = 0,1 T


Mô men : 1 Tm = 10 kNm = 1×106 Nmm
Trọng lượng : 1 T/m3 = 10 kN/m3
Ứng suất : 1 MPa = 1 N/mm2

Trong tính toán kỹ thuật nói chung, và trong bài giảng này, để tránh nhầm lẫn, tốt nhất nên
dùng các đơn vị chuẩn, là N và mm (hay kN và m).

4
Chương 2 Vật liệu

2.1 Bê tông (BT)

2.1.1 Thành phần


2.1.2 Cấp phối
2.1.3 Cấu trúc
2.1.4 Khối lượng riêng & trọng lượng riêng
2.1.5 Cường độ chịu nén một trục, tải trọng tác dụng ngắn hạn
2.1.6 Cường độ trung bình và Cường độ đặc trưng
2.1.7 Mác (M) và Cấp độ bền (B)
2.1.8 Mô đun đàn hồi
2.1.9 Cường độ chịu kéo
2.1.10 Cường độ chịu nén nhiều trục
2.1.11 Co ngót
2.1.12 Từ biến
2.1.13 Bê tông cường độ cao
2.1.14 Bảo dưỡng bê tông

2.2 Cốt thép (CT)

2.2.1 Các loại thép dùng làm cốt cho bê tông


2.2.2 Quan hệ ứng suất-biến dạng khi kéo thép
2.2.3 Mô đun đàn hồi của cốt thép
2.2.4 Gia cường thép
2.2.5 Phân nhóm cốt thép theo TCVN

2.3 Bê tông cốt thép (BTCT)

2.3.1 Lực dính giữa bê tông và cốt thép


2.3.2 Sự làm việc chung giữa bê tông và cốt thép

5
2.1 Bê tông

2.1.1 Thành phần

Bê tông (BT) gồm các vật liệu thành phần được trộn với nhau theo một tỉ lệ hợp lý, như hình
sau

Hình 2.1. Thành phần của BT

 BT khi còn ướt được gọi là vữa BT. BT khi đã rắn chắc được gọi là đá BT, và gọi tắt là
BT.
 Nước để trộn BT phải: sạch, không chứa muối, axít và các tạp chất hữu cơ, các chất bẩn,
dầu mỡ.
 Cốt liệu thô là đá dăm (hay sỏi) có vai trò là bộ khung của BT. Với BT thường, cường
độ của cốt liệu thô thường lớn hơn cường độ của BT. Kích thước của hạt lớn nhất được
căn cứ vào yêu cầu dễ đổ BT, và không nên lớn hơn:

o 1/5 cạnh bé nhất của tiết diện, hoặc


o 1/3 chiều dày sàn, hoặc
o 3/4 khoảng cách bé nhất giữa các thanh thép

 Phụ gia: Nhằm thay đổi và cải thiện các đặc trưng của BT ở trạng thái ướt (phục vụ cho
công tác thi công BT), hay cải thiện các đặc trưng của BT khi đã rắn chắc (phục vụ yêu
cầu về khả năng chịu lực hay chống thấm). Thường có các loại phụ gia với các mục đích
như sau

o Phụ gia đông cứng nhanh (accelerating admixtures)


 Giảm thời gian đông cứng của BT, làm BT sớm đạt cường độ thiết kế
o Phụ gia đông cứng chậm (set - retarding admixtures)
 Tăng thời gian đông cứng của BT do điều kiện thi công chậm
o Phụ gia siêu dẻo (superplasticiers)
 Giảm N/X, tăng cường độ của BT
 Dùng cho cột nhà cao tầng (chịu lực nén lớn)
o Phụ gia cuốn khí (Air entraining agents)
 Tạo các bọt khí li ti trong BT
 Dùng cho mặt đường, vỉa hè (chịu chu trình đóng-tan băng)
o Phụ gia làm tăng khả năng chống thấm (waterproofing chemicals)
6
2.1.2 Cấp phối

Cấp phối BT được trình bày chi tiết trong các tài liệu về vật liệu xây dựng, ở đây chỉ tóm tắt lại
mấy ý chính. Cấp phối hợp lí nhằm 3 mục đích, là: (1) BT có cường độ thích hợp, (2) dễ thi
công và (3) giá thành hạ.

 Tỉ lệ nước-xi măng, (N/X) là yếu tố chính ảnh hưởng đến cường độ của BT. Thông
thường, tỉ số này bằng 0,4  0,6 (tính theo khối lượng, kg).

o Nước trong vữa BT có hai nhiệm vụ: (1) để thủy hóa xi măng, và (2) để tạo độ
linh động cho vữa BT, dễ thi công, phần nước này chiếm khoảng một nửa tổng
lượng nước, nó sẽ bay hơi trong quá trình BT đông cứng, để lại các lỗ rỗng trong
BT, làm giảm cường độ của BT.

o Trong BT cường độ cao, người ta giảm tỉ lệ N/X bằng cách cho thêm phụ gia
siêu dẻo  hạn chế lượng nước bay hơi  hạn chế lỗ rỗng trong BT  tăng
cường độ.

 Để dễ thi công, và cũng để đảm bảo cường độ thích hợp, thì tương quan khối lượng giữa
cốt liệu thô (đá dăm, sỏi) và cốt liệu mịn (cát), hình dạng, kích thước hạt và cấp phối
hạt cốt liệu được tính toán. Có thể có nhiều cỡ hạt cốt liệu thô trong BT.
 Để giá thành hạ thì mục tiêu là cực tiểu hóa lượng XM, vì XM là thành phần đắt nhất

2.1.3 Cấu trúc

Hình dạng, kích thước, cách sắp xếp các hạt và các lỗ rỗng trong BT là ngẫu nhiên, do đó BT
có cấu trúc không đồng nhất, dẫn đến

• Các chỉ tiêu cơ lí như: Cường độ, Khối lượng thể tích… được xác định bằng phương
pháp thống kê.
• Không có một giá trị chính xác về các chỉ tiêu cơ lí. Các giá trị chỉ là danh nghĩa (hay
giá trị quy ước).

2.1.4 Khối lượng riêng & trọng lượng riêng

Khối lượng (mass, đơn vị là kg), và trọng lượng (weight, đơn vị là N). Có BT thường, BT
nặng và BT nhẹ.
 Đối tượng trong bài giảng này là BT thường, có:

o Cốt liệu thô là đá dăm hay sỏi tự nhiên.


o Khối lượng riêng từ 2200 kg/m3 đến 2500 kg/m3.
o Khi tính tải trọng bản thân, lấy là 2500 kg/m3 với cấu kiện có cốt thép, 2400
kg/m3 với cấu kiện không có cốt thép.
7
 Với các loại BT nhẹ, người đọc có thể xem thêm trong mục 5.1, TCVN 5574:2012, gồm

o Bê tông hạt nhỏ (còn gọi là bê tông cát)


o Bê tông nhẹ
o Bê tông rỗng
o Bê tông tổ ong

 Bê tông nặng: là loại BT có sử dụng cốt liệu là quặng sắt hay đá barite được đập nhỏ
thành kích cỡ phù hợp. Mục đích để ngăn chặn các tia gamma và tia X trong các phản
ứng hạt nhân.

2.1.5 Cường độ chịu nén một trục chịu tải trọng tác dụng ngắn hạn

 Cường độ chịu nén một trục được xác định bằng thí nghiệm (TN), và là giá trị được sử
dụng nhiều nhất trong tính toán. Các TN để xác định cường độ của BT có:

o Nén phá hoại mẫu TN


o Siêu âm
o Súng bắn bê tông
o Ép lõm viên bi lên bề mặt bê tông

trong đó phương pháp thứ nhất, nén phá hoại mẫu TN là đơn giản, chính xác nhất và phổ
biến nhất.

 Cường độ chịu nén một trục của mẫu TN phụ thuộc vào nhiều yếu tố, là:

o Tuổi của mẫu TN


o Hình dạng, kích thước mẫu TN
o Tốc độ gia tải
o Quá trình bảo dưỡng mẫu TN (t°, độ ẩm)
o Điều kiện môi trường xung quanh lúc TN

do đó phải thí nghiệm mẫu chuẩn, trong điều kiện chuẩn.

 Trên thế giới, một số nước, trong đó có Việt Nam quy ước mẫu chuẩn là hình lập
phương, cạnh a = 150 mm, một số nước quy ước mẫu chuẩn là hình trụ, đường kính và
chiều cao là D × h = 150 × 300 mm. Mẫu được TN ở tuổi 28 ngày, với tốc độ gia tải là
0,02 kN/cm2/giây (nhanh hơn tốc độ gia tải thực lên kết cấu). Nếu TN trên mẫu khác
với mẫu chuẩn, thì phải quy đổi kết quả về mẫu chuẩn.

 Hình 2.2 thể hiện quan hệ ứng suất-biến dạng khi nén một trục phá hoại mẫu BT. Thấy
rằng, với cùng loại BT, các mẫu TN khác nhau cho cường độ khác nhau.

8
Hình 2.2. Quan hệ ứng suất-biến dạng khi nén một trục phá hoại mẫu BT

Điểm cao nhất trên đường cong là cường độ chịu nén của BT, được xác định theo công thức
P  N 
R  hay MPa  (2.1)
 mm 
2
A
với P là lực nén phá hoại mẫu, và A là diện tích bề mặt mẫu. Con người có thể chế tạo các loại
BT có cường độ chịu nén R = 4,5MPa đến 100MPa hoặc lớn hơn, trong đó những loại có R <
40 MPa được gọi là BT thường, những loại có R < 80MPa được gọi là BT cường độ cao, những
loại có R > 80MPa được gọi là BT cường độ rất cao.

 Đường cong quan hệ ứng suất-biến dạng khi nén một trục có những đặc điểm sau, xem
hình 2.3

o Đáng quan tâm nhất, vì BT dùng để chịu nén là chính.


o Có một nhánh đi lên (gia tải), và một nhánh đi xuống (sau khi BT bị ép vỡ).
o Điểm cao nhất trên đường cong là cường độ chịu nén của BT. Với BT thường, biến
dạng ứng với điểm này bằng khoảng 0,2% đến 0,3%.
o Đoạn đầu của đường cong, khi ứng suất không quá lớn (dưới 40-50% cường độ chịu
nén) thì quan hệ ứng suất-biến dạng được coi là tuyến tính. Ngoài đoạn này thì quan

9
hệ ứng suất-biến dạng không còn tuyến tính nữa do xuất hiện các vết nứt cực nhỏ
giữa bề mặt chung của vữa và cốt liệu thô  BT là vật liệu đàn hồi dẻo.
o Phụ thuộc vào cường độ của BT. Cường độ càng cao thì đường cong càng dốc. Nói
cách khác: Cường độ càng thấp thì đường cong càng thoải  cường độ và mô đun
đàn hồi có quan hệ đồng biến.
o BT cường độ càng thấp thì nhánh đi xuống thoải hơn nhánh đi lên, thậm chí gần
nằm ngang. BT cường độ càng cao thì nhánh đi xuống dốc hơn nhánh đi lên, thậm
chí thẳng đứng  BT cường độ càng cao thì càng giòn.

2.1.6 Cường độ trung bình và cường độ đặc trưng

Như đã nói ở mục 2.1.3, BT là vật liệu không đồng nhất, nên các mẫu TN cho kết quả khác
nhau. Giá trị cường độ được xác định bằng phương pháp thống kê. Hình 2.4 biểu thị xác suất
phân bố chuẩn của cường độ chịu nén của BT

S.d

Rch Rm

Hình 2.4 Luật phân bố chuẩn cường độ chịu nén của BT

 Cường độ chịu nén trung bình (mean value), Rm : Là giá trị trung bình cường độ chịu
nén các mẫu thí nghiệm
1 n
Rm   Ri
n i 1
(2.2)

trong đó n là số lượng mẫu TN, và Ri là cường độ của mẫu thứ i

 Cường độ đặc trưng, Rch (characteristic value): Là giá trị quy ước, đảm bảo một xác
suất an toàn. TCVN quy định xác suất an toàn P = 95%, nghĩa là trong 100 mẫu có 95
mẫu có cường độ lớn hơn giá trị đặc trưng. Từ hình 2.4 có
 d 
Rch  Rm  S .d  Rm 1  S   Rm 1  S .v  (2.3)
 Rm 
trong đó S là hệ số, phụ thuộc P. Với P = 0,95 thì S = 1,64, d là độ lệch chuẩn (standard
deviation), v  d Rm là hệ số biến động biểu thị chất lượng đồng đều của BT. Kết quả
thí nghiệm càng phân tán (BT không đồng đều) thì v càng lớn. Với BT nặng và chất
lượng thi công BT trung bình thì v  0,135 . Với v  0,135 thì
Rch  0, 78Rm (2.4)
10
2.1.7 Mác và Cấp độ bền

Khái niệm Mác hay Cấp độ bền được dùng để biểu thị cho chất lượng của BT. Trước năm
2006 ở Việt Nam dùng khái niệm mác. Sau 2006 thì dùng khái niệm cấp độ bền.

 Mác BT theo cường độ chịu nén, kí hiệu là chữ M, là con số lấy bằng giá trị cường độ
chịu nén trung bình của các mẫu thí nghiệm, Rm , tính bằng kG/cm2. Ví dụ: M100, M150,
M200, M250, M300, M350, M400, M500, M600. “M200 là BT mác 200, nghĩa là cường
độ chịu nén trung bình của các mẫu lập phương là 200 kG/cm2”.

 Cấp độ bền chịu nén, kí hiệu là chữ B, là con số lấy bằng giá trị cường độ đặc trưng các
mẫu thí nghiệm, Rch , tính bằng MPa. Ví dụ: B3,5, B5, B7,5, B10, B12,5, B15, B20,
B25, B30, B35, B40, B45, B50, B55, B60. “B30 là BT cấp độ bền 30, nghĩa là cường
độ chịu nén đặc trưng của các mẫu lập phương là 30 MPa”.

 Để thuận tiện cho việc sử dụng trong thực tế (giao tiếp giữa những kỹ sư được đào tạo
trước và sau năm 2006), ngoài việc chỉ định cấp BT, có thể ghi thêm mác BT trong
ngoặc, ví dụ B30 (M400). (xem chú thích 3, mục 5.1.1.2, TCVN 5574). Tương quan
giữa cấp độ bền và mác theo cường độ chịu nén được cho trong bảng A.1, phụ lục A,
TCVN 5574:2012. Quy đổi từ mác sang cấp độ bền như sau

B  M  0, 78  0,1 (2.5)

trong đó, 0,78 là hệ số chuyển từ cường độ trung bình sang cường độ đặc trưng (xem hình
1
2.4 và công thức 2.4), 0,1  là hệ số đổi từ kG/cm2 sang MPa.
9,8

 Ngoài việc chỉ định mác và cấp độ bền theo cường độ chịu nén, tùy vào công năng và
điều kiện làm việc, có thể chỉ định mác và cấp độ bền theo cường độ chịu kéo (Bt), theo
khả năng chống thấm (W), theo khối lượng thể tích trung bình (D), theo khả năng tự gây
ứng suất (Sp), tuy nhiên các khái niệm này ít được dùng. Xem thêm mục 5.1.1.2, TCVN
5574.

2.1.8 Mô đun đàn hồi

 BT không phải là vật liệu đàn hồi  mô đun đàn hồi là giá trị được gán
 Xác định mô đun đàn hồi bằng thí nghiệm
 BT cường độ càng cao thì mô đun đàn hồi càng lớn (xem hình 2.3)

11






Hình 2.5. Xác định mô đun đàn hồi của bê tông

Như đã nói ở mục 2.1.5, đoạn đầu của đường cong, khi ứng suất trong BT không quá lớn (dưới
40-50% cường độ chịu nén) thì quan hệ ứng suất-biến dạng được coi là tuyến tính, đường (c)
trùng với đường cong. Độ dốc của đường (c) trên hình 2.5 được gọi là mô đun đàn hồi của BT.

Eb  tg , đơn vị là N/mm2 hay MPa

Giá trị mô đun đàn hồi khi nén và khi kéo của BT xem trong bảng 17, TCVN 5574:2012

2.1.9 Cường độ chịu kéo

• TN cho thấy, cường độ chịu kéo của BT nhỏ hơn rất nhiều so với cường độ chịu nén
của nó.
• TN để xác định cường độ chịu kéo: khó
• Các cách TN để xác định cường độ chịu kéo của BT là

o Kéo trực tiếp mẫu: Rất khó


o Suy ra từ cường độ chịu nén
o Chẻ mẫu hình trụ
o Thí nghiệm uốn dầm (coi BT là vật liệu đàn hồi)

Ví dụ TN uốn dầm đơn giản BT không có cốt thép, kích thước tiết diện b×h = 150 × 150 mm,
nhịp dầm L = 6h = 900 mm, thì cường độ chịu kéo (tensile strength) của BT là

3,5M
Rt  (2.6)
bh 2

trong đó, M là mô men giới hạn nứt. Công thức xác định cấp độ bền chịu kéo của BT , và tương
quan giữa cấp độ bền chịu kéo (Bt) với mác theo cường độ chịu kéo (K) xem công thức A.2 và
bảng A.2, phụ lục A, TCVN 5574:2012
12
2.1.10 Cường độ chịu nén nhiều trục

Hình 2.6a biểu thị biến dạng nở ngang (  2 ) của BT khi bị nén một trục bởi ứng suất  1 . Hệ số
2
nở ngang (hay tỉ số Poisson) biến thiên trong khoảng    0,11  0, 21 . TCVN 2274:2012
1
quy định lấy   0, 2 . Hình 2.6b biểu thị trạng thái ứng suất làm giảm sự nở ngang, hình 2.6c
biểu thị trạng thái ứng suất làm tăng sự nở ngang. Cốt đai trong dầm, trong cột cản trở sự nở
ngang của BT, lưới thép trong kết cấu cũng hạn chế nở ngang của BT. Trong bản sàn hai
phương, vùng BT chịu nén luôn chịu ứng suất nén hai trục.

(a) Nén một trục (b) Nén hai trục (c) Kéo-nén hai trục
Hình 2.6. Một số trạng thái ứng suất chính trong bê tông

 Cường độ chịu nén của BT (  1 ) tăng lên nếu có thêm ứng suất nén ngang không quá
lớn, giảm đi nếu có thêm ứng suất kéo ngang.
 Mức độ tăng σ1 phụ thuộc vảo tỉ số σ2/σ1 . Thí nghiệm cho thấy giá trị tăng đạt cực đại
(tăng khoảng 25%) khi σ2/σ1=0,6.
 Đường cong ứng suất-biến dạng khi nén hai trục giống với đường cong ứng suất-biến
dạng khi nén một trục, nhưng biến dạng tại lúc phá hoại theo phương σ1 tăng lên
 Cường độ của BT khi chịu ứng suất hai trục được thể hiện trong hình 2.7

1
Rb

2
Rb

Hình 2.7 Cường độ của BT khi chịu ứng suất hai trục

13
2.1.11 Co ngót của vữa BT và sự thay đổi thể tích BT do nhiệt độ thay đổi

Co ngót của vữa bê tông: Trong quá trình đông cứng thì nước bay hơi và sinh ra co ngót

 Tốc độ và mức độ co ngót phụ thuộc vào

o Nhiệt độ và độ ẩm của môi trường: Môi trường khô gây co ngót nhiều
o Loại và thành phần của cốt liệu: Cát hạt nhỏ, XM mác cao gây co ngót nhiều
o Lượng nước trong vữa BT: tỉ lệ N/X lớn gây co ngót nhiều
o Kích thước và hình dạng cấu kiện: Bề mặt bay hơi nước lớn gây co ngót nhiều
o Trong điều kiện môi trường không đổi, tốc độ co ngót giảm theo thời gian.

 Hậu quả của co ngót

o BT bị nứt làm giảm cường độ, giảm khả năng chống thấm, do co ngót không
đều, hoặc khi co ngót bị cản trở

 Các biện pháp hạn chế co ngót

o Cấp phối hợp lý


o Sử dụng các loại vật liệu thành phần như XM, cát ít co ngót
o Bảo dưỡng đúng kỹ thuật (BT thường xuyên được dưỡng ẩm trong tuần đầu)
o Đầm BT đúng kỹ thuật
o Tạo mạch ngừng khi thi công BT, tạo khe co giãn trong kết cấu

Sự thay đổi thể tích của BT do nhiệt độ thay đổi

 BT đã đông cứng bị biến dạng nở ra khi gặp nóng, và bị biến dạng co lại khi gặp lạnh.
Hệ số dãn nở nhiệt của BT nặng bt  105  °C1  .

 Biến dạng nhiệt hiển nhiên gây ra ứng suất trong BT. Ứng suất này có thể gây nứt cho
BT hoặc phá hoại kết cấu.
 Để hạn chế ứng suất do biến dạng nhiệt thì đặt khe co giãn trong kết cấu, hoặc dùng kết
cấu có gối tựa đơn giản, như dầm hai đầu khớp.
 Để chịu ứng suất do biến dạng nhiệt thì đặt cốt thép cấu tạo.

2.1.12 Từ biến (biến dạng của BT do tải trọng tác dụng dài hạn)

 Khái niệm: Từ biến của BT là hiện tượng biến dạng tăng theo thời gian khi ứng suất
duy trì không đổi, hình 2.8
 Nguyên nhân: Do sự dịch chuyển của hơi ẩm và sự phát triển của các vết nứt siêu nhỏ
trong BT

14
Hình 2.8. Từ biến của bê tông

Các ký hiệu trong hình 2.8 có nghĩa là:

o T0 là thời điểm chất tải, T1 là thời điểm dỡ tải, T là thời điểm bất kỳ. t = (T1-T0) là
khoảng thời gian duy trì ứng suất bằng hằng số.
o  sh T  là biến dạng co ngót (shrinkage) tại thời điểm T
o  e T0  là biến dạng đàn hồi tức thời (elastic) tại thời điểm chất tải T0
o  c T , T0  là từ biến (creep) tại thời điểm T

 Các giá trị sử dụng trong tính toán

o Hàm từ biến

 c T , T0 
 T , T0   (2.7)
e
o Đặc trưng từ biến
 c T , T0   T , T0 
C T , T0    (2.8)
b Eb
o Khi T→∞ thì

 T , T0    T1 , T0   0

 (2.9)
C T , T0   C T1 , T0   C0

Các hệ số 0 , C0 được xác định bằng TN

15
 Các yếu tố ảnh hưởng đến từ biến của BT

o Mức độ ứng suất: Ứng suất không quá lớn thì từ biến có giới hạn. Khi ứng suất
duy trì khá lớn thì từ biến không có giới hạn.
o Thời gian chất tải: Từ biến phát triển được 80% sau 4 tháng đầu, 90% sau 2 năm
đầu.
o Cường độ của BT: BT cường độ cao từ biến ít hơn BT cường độ thấp. Chính vì
điều này mà để giảm hao tổn ứng suất do từ biến, trong kết cấu BTUST BT
cường độ cao thường được sử dụng.
o Tuổi của BT: Chất tải muộn từ biến ít hơn chất tải sớm.
o Điều kiện môi trường xung quanh: Từ biến giảm khi độ ẩm môi trường xung
quanh tăng.
o Tỉ số và cách bố trí cốt thép trong cấu kiện BTCT: từ biến giảm khi tỉ số cốt thép
cao hoặc cách bố trí hợp lí hơn.
o Kích thước của khối BT: Từ biến giảm khi kích thước mẫu thí nghiệm tăng
o Loại, độ mịn và lượng xi măng sử dụng: XM từ biến gấp 15 lần BT
o Tỉ số N/X: Từ biến tăng nếu N/X tăng
o Loại và cấp phối cốt liệu thô: Kích thước và cấp phối cốt liệu thô hợp lí làm tăng
độ đặc chắc của BT, do đó làm giảm từ biến.
o Điều kiện bảo dưỡng

2.1.13 Bê tông cường độ cao

 Quy ước: Tiêu chuẩn của mỗi nước quy ước gọi BT cường độ cao như sau

o Việt nam : > B40


o Hoa kì : Cường độ nén mẫu hình trụ trong khoảng 6000-12000 psi hoặc lớn
hơn. (40-80 MPa hoặc lớn hơn)
o Úc : Cường độ nén mẫu hình trụ lớn hơn 50 MPa, BT cường độ rất cao thì
cường độ khoảng 100 MPa
o EC2 : C55/67 (xem Annex B, B103: High Strength Concrete)

 Đặc điểm:

o BT cường độ cao thường sử dụng cốt liệu thô có chất lượng tốt để tránh sự phá hoại
bắt đầu từ cốt liệu thô.
o Sử dụng phụ gia siêu dẻo (cùng với muội silic), trong đó phụ gia siêu dẻo nhằm
giảm tỉ lệ N/X, do đó hạn chế tối đa lượng nước bay hơi và hạn chế các lỗ rỗng trong
BT, muội silic làm tăng độ đặc chắc của BT đồng thời có tác dụng làm giảm từ biến
và có ngót của BT.

16
 Sử dụng: BT cường độ cao có giá thành cao và khó đảm bảo chất lượng so với BT
thường, vì thế nó nên được sử dụng trong các kết cấu sau thì mới có hiệu quả tốt nhất

o Cột nhà cao tầng: vì cấu kiện này chịu lực nén rất lớn
o Dầm cầu: vì (1) BT cường độ cao có mô đun đàn hồi cao và hệ số từ biến thấp, giúp
làm tăng độ cứng của dầm, giảm độ võng, cho phép vượt nhịp lớn, (2) dầm cầu
thường là dầm ứng suất trước, BT cường độ cao thì hao tổn ƯST ít.
o Các kết cấu khác: Giàn khoan ngoài khơi, kho chứa, sàn nhà công nghiệp nặng, đập
tràn, lớp phủ sàn cầu, nơi đỗ xe…vì BT cường độ cao thì khả năng chịu mài mòn
cũng cao.

 Quan hệ ứng suất-biến dạng khi nén: Hình 2.9 biểu thị quan hệ ứng suất-biến dạng
của BT cường độ cao và rất cao.
Ứng suất, MPa

Biến dạng
Hình 2.9. Quan hệ ứng suất-biến dạng của BT, (a) bên trái: BT cường độ cao, (b) bên phải:
BT cường độ rất cao. Tham khảo [6].

Các đường cong này có những đặc điểm sau

o Dốc hơn so với đường cong của bê tông thường (cả nhánh đi lên và nhánh đi xuống)
 cường độ càng cao thì mô đun đàn hồi càng lớn.
o Nhánh đi xuống dốc hơn nhánh đi lên, thậm chí thẳng đứng  cường độ càng cao
thì càng giòn.
o Biến dạng tại giá trị ứng suất cực đại lớn hơn biến dạng tại giá trị ứng suất cực đại
của bê tông thường

17
 Từ biến và co ngót

o Từ biến và co ngót của BT cường độ cao nhỏ hơn từ biến và co ngót của BT thường
o BT có cường độ nén càng cao thì từ biến càng giảm
o Sự giảm từ biến và co ngót thấy rõ khi dùng muội silic

2.1.14 Bảo dưỡng bê tông

o BT phát triển cường độ rất nhanh trong những ngày đầu và những tuần đầu
o Sau 7 ngày đầu, BT đạt 70% giá trị cường độ 28 ngày (R7 = 70%R28)
o Ba nhân tố chính ảnh hưởng đến tốc độ đông cứng của BT là: thời gian (tuổi), độ
ẩm, nhiệt độ.
Do vậy bảo dưỡng cẩn thận bê tông trong những ngày đầu là rất quan trọng!

18
2.2 Cốt thép

2.2.1 Các loại thép dùng làm cốt cho BT

Có thể phân loại thép dùng làm cốt cho BT theo thành phần hóa học, theo công nghệ chế tạo.
Trong công việc thực hành thì thường phân loại như sau:

 Thép cuộn
 Thép thanh
 Lưới thép hàn
 Thép ứng suất trước: dùng cho cấu kiện ứng suất trước
 Thép tấm: dùng cho sàn composite
 Thép hình (cán nóng, dập nguội) : dùng cho cột, dầm composite

Bài giảng này chỉ nói đến bốn loại thép đầu.

 Thép cuộn: Như trong hình 2.10

(a) Thép trơn (b) Thép vằn


Hình 2.10. Thép cuộn

o Đường kính danh nghĩa thép (mm): Phổ biến nhất là 6mm, 8 mm. Các hãng khác
thép nhau có chút ít khác nhau.
o Bề mặt thép: Có loại tròn trơn và có loại có gân (hay gai).
o Khối lượng một cuộn (kg) : 200, 400, 500, 600, 1300, 2000, 2100
o Ứng dụng: Làm cốt đai trong cấu kiện 1D (cấu kiện dạng thanh) như cột, dầm,
và làm lưới thép trong cấu kiện 2D (cấu kiện dạng tấm) như bản sàn.

 Thép thanh: Là các thanh thép có gân (còn gọi là thép vằn), như trong hình 2.11

Hình 2.11. Thép thanh

19
o Đường kính danh nghĩa thép (mm): Từ d10 đến d50. Các hãng khác thép nhau
có chút ít khác nhau, ví dụ như sau

(a)
d10, d12, d14, d16, d18, d20, d22, d25, d28, d32, d36, d40, d50.
(b )
d10, d12, d13, d14, d16, d18, d19, d20, d22, d25, d28, d29, d30, d32, d36, d40, d43.
(c)
d10, d12, d14, d16, d18, d20, d22, d25, d28, d32, d36, d43, d51.

trong đó
(a)
Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên, (TISCO)
(b)
Công ty thép Miền Nam, (VNSTEEL)
(c)
Công ty thép Việt-Nhật.
! Để ý thấy rằng, trong ba hãng trên, ngoại trừ công ty thép Miền Nam, thì không có loại
thép đường kính d30, vậy trong thiết kế thực hành, không nên chọn thép d30.

o Chiều dài một thanh (m): Thường là 11,7m, nhưng cũng có thể có các loại
chiều dài khác, như trong bảng sau (tham khảo TISCO)

 Lưới thép hàn:


o Lưới thép hàn được làm từ các sợi thép kéo nguội, các sợi đặt vuông góc với
nhau theo hai phương, và hàn các chỗ giao nhau lại. Đường kính sợi thép và
khoảng cách mắt lưới phụ thuộc vào thiết kế.
o Lưới thép hàn thường được sử dụng trong các kết cấu dạng tấm, như bản sàn,
tường chắn, sườn của các dầm mỏng, nhằm làm giảm thời gian thi công cốt thép,
đồng thời làm tăng chất lượng công việc.

 Thép ứng suất trước: Là loại thép có cường độ rất cao (Giới hạn chảy đạt trên 1000
MPa), dùng để chế tạo cấu kiện BTUST. Chi tiết thép này được trình bày ở chương 9.

2.2.2 Quan hệ ứng suất-biến dạng

Hình 2.12a. biểu thị đường cong quan hệ ứng suất-biến dạng của TN kéo đứt một số mẫu thép.
Hình 2.12b là phóng to đoạn đầu của đường cong để nhìn rõ hơn . Với thép cacbon thấp và thép
hợp kim thấp, đường cong có đoạn nằm ngang rõ ràng, gọi là thềm chảy. Với thép hợp kim thấp
nhưng có gia cường nhiệt, hay thép cường độ cao, thì đường cong không có đoạn nằm ngang.

20
(MPa) (MPa)

 

(a) (b)
Hình 2.12 Đường cong ứng suất-biến dạng cho một số loại thép

Để dễ hiểu hơn, đường cong quan hệ ứng suất-biến dạng được vẽ lại cho hai loại thép, hình
2.13a cho thép có thềm chảy rõ ràng, và hình 2.13b cho thép không có thềm chảy. Thép có thềm
chảy còn được gọi là cốt thép dẻo. Đoạn nằm ngang càng dài thì thép càng dẻo.

(a) (b)

Hình 2.13 Đường cong ứng suất-biến dạng cho thép:


(a) có thềm chảy và (b) không có thềm chảy

Trên hình 2.13a, đường cong gồm ba đoạn tính riêng bên trái của điểm cao nhất, ứng với ba
giai đoạn làm việc của CT, là: giai đoạn đàn hồi-đoạn liền kề với gốc tọa độ, giai đoạn chảy
dẻo-đoạn nằm ngang, và giai đoạn tái bền (hay giai đoạn củng cố).

o Giới hạn chảy dẻo của CT,  y (yield strength) là tung độ của đoạn nằm ngang.
Điểm bắt đầu chảy dẻo ứng với biến dạng dẻo  y  0, 2% .
o Với thép không có thềm chảy rõ ràng (hình 2.13b), thì giới hạn chảy được quy ước
lấy bằng tung độ ứng với biến dạng dẻo  y  0, 2% , nghĩa là từ trục hoành, lấy giá
trị biến dạng bằng 0,002, kẻ đường song song với đoạn đầu của đường cong, cắt
đường cong tại một điểm là giới hạn chảy quy ước.
o Giới hạn bền của cốt thép  u (ultimate strength) là tung độ của điểm cao nhất

21
 Trong lý thuyết tính toán kết cấu BTCT, giới hạn chịu lực của CT được quy ước lấy
bằng giới hạn chảy, đường cong quan hệ ứng suất-biến dạng của thép được lý tưởng hóa
như hình 2.14

Hình 2.14 Đường cong ứng suất-biến dạng lí tưởng hóa của CT
(mô hình đàn hồi-dẻo lí tưởng)

 Với những loại thép thường (thép cacbon thấp và thép hợp kim thấp), giới hạn chảy khi
kéo bằng giới hạn chảy khi nén. Với những loại thép được gia cường (thép cường độ
cao) thì giới hạn chảy khi kéo lớn hơn giới hạn chảy khi nén.

2.2.3 Mô đun đàn hồi

 Mô đun đàn hồi của CT được tính bằng độ dốc của đường cong quan hệ ứng suất-biến
dạng trong giai đoạn đàn hồi.
 Không giống như BT, CT cường độ càng cao thì mô đun đàn hồi càng giảm, tuy nhiên
giảm không đáng kể. Hình 2.12b cho thấy, mặc dù các CT có cường độ khác nhau,
nhưng đoạn đầu của đường cong có độ dốc như nhau.

2.2.4 Gia cường thép

 Gia cường thép nhằm làm tăng giới hạn đàn hồi khi kéo của thép. CT được chịu tải trọng
lặp theo chu kì chất-dỡ tải. Ứng suất trong CT được tác dụng vượt quá giới hạn đàn hồi,
nhưng không quá lớn, và gây ra các biến dạng dẻo. Sau một vài chu kì, CT đạt được
trạng thái ổn định, nghĩa là biến dạng dẻo không tăng nữa, và CT lại làm việc như giai
đoạn đàn hồi, hình 2.15.

max


min

Hình 2.15. Cốt thép đạt giới hạn đàn hồi mới sau một số chu kì tải trọng
22
 Gia cường thép bằng kéo nguội: CT chịu chu trình dãn-co bằng tải trọng cơ học, chất
tải và dỡ tải.
 Gia cường thép bằng nhiệt (tôi thép): CT chịu chu trình dãn-co bằng tải trọng nhiệt,
nung nóng và làm nguội.

2.2.5 Phân nhóm cốt thép theo TCVN

Hiện nay còn tồn tại chút khác nhau về sự phân nhóm cho CT (hay kí hiệu cho CT) trong các
tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam. Cụ thể là

 TCVN 1651:2008: Tiêu chuẩn về thép cốt bê tông và lưới thép hàn. (trong đó phần 1 là
TCVN 1651-1:2008 áp dụng cho thép thanh tròn trơn, phần 2 là TCVN 1651-2:2008 áp
dụng cho thép thanh vằn), thì phân nhóm cốt thép như sau

o Thép thanh tròn trơn, có: CB240-T, CB300-T


trong đó: CB là viết tắt của từ “cốt bê tông”, 3 chữ số tiếp theo (240, 300) là giá trị đặc
trưng của giới hạn chảy dẻo trên (xem hình 2.12b), T là viết tắt của “thép thanh tròn
trơn”

o Thép thanh vằn, có: CB300-V, CB400-V, CB500-V


trong đó: CB và 3 chữ số tiếp theo có ý nghĩa như ở trên, V là viết tắt của “thép thanh
vằn”

 TCVN 5574:2012: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép-Tiêu chuẩn thiết kế, thì phân
nhóm cốt thép như sau (dựa vào TCVN 1651:1985). Xem bảng 18, mục 5.2, TCVN
5574:2012

o Thép tròn trơn có nhóm CI, giới hạn chảy là 235 MPa

o Thép vằn có nhóm CII, CIII, CIV, giới hạn chảy lần lượt là: 295, 390 và 590
MPa

 Hiện nay, đa số các kỹ sư thiết kế quen ghi ký hiệu thép theo TCVN 5574:2012, vì tiêu
chuẩn này dựa vào TCVN 1651 cũ. Thực chất có thể thấy CB240-T là thép CI, CB300-
V là thép CII, và CB400-V là thép CIII. Trong bài giảng này, cốt thép được ký hiệu
theo TCVN 1651:2008, và cũng giống như cách ghi cho BT, ngoài việc ghi ký hiệu
thép theo 1651:2008, thì ghi thêm ký hiệu cũ tương đương trong ngoặc, ví dụ CB240-T
(CI), CB300-V (CII), CB400-V (CIII).

2.3 Bê tông cốt thép

2.3.1 Lực dính giữa bê tông và cốt thép

Như đã nói ở chương 1, lực dính là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự cùng làm việc giữa BT và
CT. Lực dính tốt đảm bảo tuyệt đối không có sự trượt giữa CT và BT bao quanh nó.

23
 Ba thành phần tạo nên lực dính, hay ba thành phần chống lại sự kéo tuột CT trong BT

o Ma sát giữa BT và CT
o Các gờ thép. Với thép trơn thì có uốn móc ở hai đầu.
o Lực dán của keo XM

 Thí nghiệm xác định lực dính: Thí nghiệm kéo tuột thanh thép trong BT như trong hình
2.16 là phổ biến nhất. Trong thí nghiệm này, chiều dài L phải đủ nhỏ để thanh thép được
kéo tuột khỏi BT, tránh tình huống thanh thép không bị kéo tuột nhưng bị đứt.

Giả thiết lực dính phân bố đều trên chiều dài L, thì
cường độ trung bình của lực dính được tính như
sau
T  N 
  2 
(2.10)
 dL  mm 

trong đó  là lực dính trung bình, được tạo thành


từ ba thành phần vừa kể trên, T là lực kéo tuột
thanh thép, d là đường kính thanh thép, L là chiều
dài đoạn thép chôn trong BT,  dL là diện tích
tiếp xúc giữa đoạn thép và BT

Hình 2.16. Thí nghiệm để xác định


lực dính

 Các yếu tố ảnh hưởng đến trị số của lực dính 

o Chất lượng BT: BT cường độ càng cao thì  càng lớn


o Bề mặt cốt thép: Thép vằn cho  lớn hơn thép trơn
o Trạng thái chịu lực: Khi CT bị nén cho  lớn hơn khi CT chịu kéo

2.3.2 Sự làm việc chung giữa bê tông và cốt thép

2.3.2.1 Những giả thiết cơ bản

Lý thuyết tính toán kết cấu BTCT được xây dựng dựa trên những giả thiết chính như sau
 Không có sự trượt giữa BT và CT, nói cách khác, biến dạng trong CT bằng biến dạng
trong thớ BT bao quanh nó. Giả thiết này chấp nhận được vì sử dụng CT có gờ, hoặc
CT trơn thì có uốn móc ở hai đầu, và có lực dính tốt giữa BT và CT.

24
 Tiết diện trước và sau biến dạng vẫn phẳng và vuông góc với trục thanh, nói cách khác,
biến dạng phân bố tuyến tính trên mặt cắt ngang (giả thiết Bernoulli). Thực tế đo biến
dạng các thí nghiệm dầm tại lúc sắp sửa bị phá hoại, thì giả thiết này không tuyệt đối
chính xác, nhưng sai số nhỏ, và vẫn chấp nhận được.
 Bỏ qua khả năng chịu kéo của BT. Giả thiết này chấp nhận được vì cường độ chịu kéo
của BT khá nhỏ so với cường độ chịu nén của nó, và rất nhỏ so với cường độ chịu kéo
của CT, BT vùng kéo thường bị nứt.

2.3.2.2 Ứng suất do co ngót

Xét biến dạng do co ngót của thanh BT không có CT, hình 2.17a và thanh BTCT, hình 2.17b.
Khi không có CT, thanh BT bị co ngót lượng  0 , khi có CT thanh BTCT bị co ngót lượng
1   0 , rõ ràng, CT cản trở sự co ngót của BT.

Hình 2.17. Biến dạng co ngót

Biến dạng co ngót của thanh BT là


0
0    3  5 104
L
Biến dạng co ngót thực tế của BT trong thanh BTCT là
1  0   2  0  2
 b  1      0  2
L L L L
Biến dạng co của CT trong thanh BTCT do BT co ngót gây ra là
 s  1
dẫn đến ứng suất nén tương ứng trong cốt thép là
 s   1 Es (2.11)
Từ hình 2.17 có thể tưởng tượng là BT đã bị CT kéo ra một lượng  2 , dẫn đến ứng suất kéo
tương ứng trong BT là
 bt   2 Eb   0  1  Eb (2.12)
Từ điều kiện cân bằng, có
 bt Ab   s As   bt   As Ab   s   s (2.13)
25
Với Ab , As là diện tích tiết diện bê tông và diện tích tiết diện cốt thép,   As Ab là tỉ số cốt
thép. Thay (2.11) và (2.12) vào (2.13) có

 0  1  Eb  1Es (2.14)

Giải phương trình (2.14), với n  Es Eb là tỉ số mô đun, có

0
1  (2.15)
n 1

Thay (2.15) vào (2.12), có ứng suất kéo trong bê tông là

n
 bt   0 Eb (2.16)
n 1

ứng suất kéo này là nguyên nhân gây nứt vữa BT trong quá trình co ngót.

2.3.2.3 Cột BTCT chịu nén đúng tâm

Để giải thích sự làm việc chung giữa BT và CT khi chịu tải trọng, lấy trường hợp đơn giản nhất
là cột chịu nén đúng tâm làm ví dụ. Khi cột chịu nén đúng tâm, biến dạng nén giống nhau trên
toàn bộ mặt cắt ngang. Vì có lực dính tốt giữa BT và CT, nên biến dạng trong hai loại vật liệu
là bằng nhau trong mọi giai đoạn chịu tải. Hình 2.18 minh họa đường cong ứng suất-biến dạng
lí tưởng hóa của CT và đường cong ứng suất-biến dạng của BT trên cùng đồ thị, với cùng tỉ lệ
trục hoành, nhưng tỉ lệ trục tung cho CT và cho BT là khác nhau.

Sự làm việc của cột trong giai đoạn đàn hồi: Khi ứng suất trong BT nhỏ, (khoảng dưới 50%
giới hạn chịu nén), thì BT làm việc trong miền đàn hồi, ứng suất tỉ lệ với biến dạng. Tại giá trị
ứng suất này, biến dạng trong BT còn khá nhỏ so với giá trị   0, 002 . Mặt khác, ứng với biến
dạng đảm bảo BT làm việc trong giai đoạn đàn hồi, thì CT chắc chắn vẫn làm việc trong miền
đàn hồi, và khá xa giới hạn chảy, xem hình 2.18.

Hình 2.18. Quan hệ ứng suất-biến dạng của BT và CT vẽ trên cùng đồ thị
26
Biến dạng trong BT và trong CT bằng nhau, và tuân theo định luật Hooke

b s
b   s  (2.17)
Eb Es

Quan hệ giữa ứng suất trong CT và trong BT là

Es
s   b  n b (2.18)
Eb

Gọi
A là diện tích tiết diện ngang của cột
Ast là tổng diện tích các thanh thép dọc
Ab = (A-Ast) là diện tích BT thực (nghĩa là có kể đến phần CT chiếm chỗ)
N là lực nén dọc trục
Thì
N   b Ab   s Ast
  b Ab  n b Ast
(2.19)
  b  Ab  nAst 
  b  A   n  1 Ast 

Sự làm việc của cột ngoài miền đàn hồi: Khi ứng suất lớn thì BT làm việc ngoài miền đàn
hồi, ứng suất không còn tỉ lệ với biến dạng nữa, do sự xuất hiện các vết nứt siêu nhỏ trong BT.
Biến dạng trong BT vẫn luôn bằng biến dạng trong CT (  b   s ), nhưng không tuân theo
phương trình 2.17 nữa. Quan hệ giữa ứng suất trong CT và trong BT cũng không còn tuân theo
phương trình 2.18.

27

You might also like