You are on page 1of 43

Chương 2:

GIAO THOA CỦA ÁNH SÁNG

1
Nội dung

 1. Những cơ sởNội dunghọc sóng


của quang
 2. Đại cương về giao thoa
 3. Giao thoa với nguồn điểm
 4. Sự giao thoa đối với bản mỏng
 5. Ứng dụng của giao thoa

Chương 2: Giao thoa của ánh sáng 2


§1. Những cơ sở của quang học sóng

1.1. Nguyên lý Huyghen và khái niệm quang lộ

1.2. Định lý Malus

1.3. Hàm sóng của ánh sáng và nguyên


lý chồng chất các sóng
1.4. Cường độ sáng

Chương 2: Giao thoa ánh sáng 3


§1. Những cơ sở của quang học sóng
1.1. Nguyên lý Huyghen và khái niệm quang lộ
a. Nguyên lý Huyghen
Phát biểu: Bất kì một điểm nào nhận được sóng ánh sáng truyền đến
đều trở thành nguồn sóng ánh sáng thứ cấp, phát sóng cầu về phía
trước nó.

Chương 2: Giao thoa ánh sáng 4


1.1. Nguyên lý Huyghen và khái niệm quang lộ (tt)
b. Quang lộ
Định nghĩa: Quang lộ giữa hai điểm A, B là đoạn đường ánh sáng
truyền được trong chân không trong khoảng thời gian t, trong đó t
là khoảng thời gian mà ánh sáng đi được đoạn đường AB trong môi
trường.

𝐿 = 𝑛𝑙 (2.1)

với 𝑛 là chiết suất của môi trường, 𝑙 là khoảng cách giữa hai điểm A
và B.

Chương 2: Giao thoa ánh sáng 5


Nếu ánh sáng truyền qua các môi trường có chiết suất
khác nhau thì quang lộ được tính như thế nào?

Chương 2: Giao thoa ánh sáng 6


1.1. Nguyên lý Huyghen và khái niệm quang lộ (tt)
§4.1 Những cơ sở của quang học sóng
b. Quang lộ (tt)

Chú ý:
- Nếu ánh sáng truyền qua nhiều môi trường chiết suất 𝑛1, 𝑛2, 𝑛3 …
với các quãng đường lần lượt là 𝑙1, 𝑙2, 𝑙3 … thì quang lộ tổng cộng là:

𝐿 = 𝑛1 𝑙1 + 𝑛2 𝑙2 + 𝑛3 𝑙3 + ⋯ = 𝑛 𝑖 𝑙𝑖 (2.2)

- Nếu ánh sáng đi trong môi trường mà chiết suất thay đổi liên tục thì
quang lộ giữa hai điểm A, B là:
𝐵
(2.3)
𝐿= 𝑛 ⋅ 𝑑𝑙
𝐴

Chương 2: Giao thoa ánh sáng 7


1.1. Nguyên lý Huyghen và khái niệm quang lộ (tt)
b. Quang lộ (tt)

Thí dụ: Tìm quang lộ giữa hai điểm P và Q.

Hiệu quang lộ giữa hai điểm P và Q

𝐿 = 𝐿1 + 𝐿2 = 𝑛1 𝑟1 + 𝑛2 𝑟2

𝑎 𝑏
𝐿 = 𝑛1 + 𝑛2
cos 𝜃1 cos 𝜃2

𝑥 𝑑−𝑥
𝐿 = 𝑛1 + 𝑛2
sin 𝜃1 sin 𝜃2

Chương 2: Giao thoa ánh sáng 8


1.2. Định lý Malus

a. Mặt trực giao


Mặt trực giao là mặt vuông góc với các tia của
một chùm sáng.

Nhận xét:
- chùm đồng quy → mặt trực giao là những mặt
cầu đồng tâm mà tâm là điểm đồng quy đó.
- chùm song song → mặt trực giao là những
mặt phẳng vuông góc với chùm sáng đó.

b. Định lý Malus
Quang lộ của các tia sáng giữa hai mặt trực giao
của một chùm sáng thì bằng nhau.
Chương 2: Giao thoa ánh sáng 9
1.3. Hàm sóng của ánh sáng
và nguyên lý chồng chất các sóng
a. Hàm sóng của ánh sáng

- Ánh sáng là một loại sóng điện từ có 𝐸 ⊥ 𝐵 chỉ có 𝐸 gây ra cảm


giác sáng → vectơ 𝐸 được gọi là dao động sáng.
* Phương trình dao động sáng tại điểm O là: 𝑥0 = 𝑎 cos 𝜔𝑡 ,
với 𝜔 là tần số góc của dao động, 𝑎 là biên độ dao động sáng.
* Dao động sáng tại điểm M cách O một quãng đường 𝐿:
2𝜋𝐿
𝑥M = 𝑎 cos 𝜔 𝑡 − 𝜏 = 𝑎 cos 𝜔𝑡 −
𝑐𝑇
2𝜋𝐿
𝑥M = 𝑎 cos 𝜔𝑡 − = 𝑎 cos 𝜔𝑡 + 𝜑
𝜆
với 𝜆 = 𝑐𝑇 là bước sóng ánh sáng trong chân không,
𝑇 là chu kỳ dao động sáng và 𝜑 = −2𝜋𝐿/𝜆 là pha ban đầu
Chương 2: Giao thoa ánh sáng 10
1.3. Hàm sóng của ánh sáng
và nguyên lý chồng chất các sóng (tt)

b. Nguyên lý chồng chất


Phát biểu:

“Khi hai hay nhiều sóng ánh sáng gặp nhau thì từng sóng riêng
biệt không bị các sóng khác làm nhiễu loạn. Sau khi gặp
nhau, các sóng ánh sáng vẫn truyền đi như cũ, còn tại những
điểm gặp nhau, dao động sáng bằng tổng các dao động sáng
thành phần”.

Chương 2: Giao thoa ánh sáng 11


1.4. Cường độ sáng

Định nghĩa:
Cường độ sáng tại một điểm là một đại lượng có trị số
bằng năng lượng truyền qua một đơn vị diện tích đặt vuông
góc với phương truyền sáng trong một đơn vị thời gian.
Cường độ sáng tại một điểm tỉ lệ với bình phương biên độ dao
động sáng tại điểm đó: I = ka2

Chú ý: Khi nghiên cứu hiện tượng giao thoa, nhiễu xạ…
ta chỉ cần so sánh cường độ sáng tại những điểm khác
nhau mà không cần tính cụ thể giá trị của cường độ
sáng, do đó ta quy ước lấy k = 1.
Chương 2: Giao thoa ánh sáng 12
§2 Đại cương về giao thoa

2.1 Hiện tượng giao thoa của hai sóng kết hợp
2.2 Hiện tượng giao thoa qua hai khe hẹp
(Thí nghiệm Young)
2.3 Hiện tượng giao thoa của ánh sáng trắng

Chương 2: Giao thoa ánh sáng 13


2.1 Hiện tượng giao thoa của hai sóng kết hợp
a. Định nghĩa
Hiện tượng giao thoa ánh sáng là sự chồng chập của hai hay nhiều
sóng ánh sáng kết hợp để tạo nên các khoảng sáng (vân sáng) và
khoảng tối (vân tối) xen kẽ trên miền giao nhau của các sóng.
Miền giao nhau của các nguồn sáng trên màn quan sát được gọi là
miền giao thoa.
b. Điều kiện xảy ra giao thoa
- Hai hay nhiều sóng ánh sáng phải chồng chất lên nhau trên màn ảnh
- Các sóng gặp nhau phải là sóng kết hợp, nghĩa là độ lệch pha giữa
các sóng ánh sáng này không đổi theo thời gian.

→ Nguyên tắc chung để tạo ra hai sóng kết hợp là hai sóng này
được tách ra từ một nguồn sóng đơn sắc duy nhất.
Chương 2: Giao thoa ánh sáng 14
2.2 Hiện
§4.2tượng
Giaogiao
thoathoa
ánhqua
sánghai khe hẹp
(Thí nghiệm Young)
a. Mô tả hiện tượng

- Hai màn chắn song


song với màn ảnh.
- Các khe 𝑆1 và 𝑆2
cùng song song với 𝑆0 .

Sóng ánh sáng → khe 𝑆0 → hai khe hẹp 𝑆1 và 𝑆2


→ hai khe S1 và S2 là hai nguồn kết hợp
→ tạo ra hình ảnh giao thoa trên màn ảnh

Chương 2: Giao thoa ánh sáng 15


2.2 Hiện tượng giao thoa qua hai khe hẹp (tt)
a. Mô tả hiện tượng (tt)
- Hai sóng tới cùng pha nhau (lệch pha nhau 𝑘2𝜋), → dao dộng
sáng được tăng cường → cực đại giao thoa, hay vân sáng.
- Hai sóng tới ngược pha nhau (lệch pha nhau 𝑘𝜋), → dao động
sáng bị triệt tiêu → cực tiểu giao thoa, hay vân tối.

- Tại P và Q, hai sóng tới cùng pha → vân sáng


- Tại R, hai sóng tới ngược pha → vân tối
Chương 2: Giao thoa ánh sáng 16
2.2 Hiện tượng giao thoa qua hai khe hẹp (tt)

Vị trí của các vân sáng và vân tối trong hình ảnh giao thoa.

Chương 2: Giao thoa ánh sáng 17


2.2 Hiện tượng giao thoa qua hai khe hẹp (tt)
b. Điều kiện và vị trí các cực đại, cực tiểu giao thoa

Hiệu quang lộ của hai sóng đến điểm P từ hai nguồn 𝑆1 và 𝑆2 :


∆𝐿 = 𝐿2 − 𝐿1 = 𝑎 sin 𝜃 (2.4)
Độ lệch pha của hai sóng:
2π 𝐿2 − 𝐿1 2π∆𝐿
∆𝜑 = = (2.5)
𝜆 𝜆
Chương 2: Giao thoa ánh sáng 18
Nêu điều kiện để có cực đại và cực tiểu trong giao
thoa của các sóng cơ học?

Chương 2: Giao thoa ánh sáng 19


2.2 Hiện tượng giao thoa qua hai khe hẹp (tt)
b. Điều kiện và vị trí các cực đại, cực tiểu giao thoa
- Điều kiện để có cực đại giao thoa (vân sáng) tại điểm P:
2π∆𝐿 2π
∆𝜑 = = 𝑎 sin 𝜃 = 2𝑘𝜋
𝜆 𝜆
𝑎 sin 𝜃𝑠 = 𝑘𝜆 (𝑘 = 0, ±1, ±2, … ) (2.6)
+ Số nguyên k được gọi là bậc giao thoa.
+ k = 0: cực đại giữa hay vân sáng trung tâm.
- Điều kiện để có cực tiểu giao thoa (vân tối) tại điểm P:
2π∆𝐿 2π
∆𝜑 = = 𝑎 sin 𝜃 = (2𝑘 + 1)𝜋
𝜆 𝜆
𝑎 sin 𝜃𝑡 = 2𝑘 + 1 𝜆/2 (𝑘 = 0, ±1, ±2, … ) (2.7)

→ Các vân sáng và vân tối nằm song song, xen kẽ nhau.
Chương 2: Giao thoa ánh sáng 20
2.2 Hiện tượng giao thoa qua hai khe hẹp (tt)
b. Điều kiện và vị trí các cực đại, cực tiểu giao thoa

Chọn O làm gốc tọa độ.


Do 𝐷 ≫ 𝑎 và 𝑎 ≫ 𝜆 → 𝜃 nhỏ → sin 𝜃 ≈ tan 𝜃.
Vị trí của điểm P trên màn ảnh theo phương 𝑦:

𝑦 = 𝑂𝑃 = 𝐷 tan 𝜃 ≈ 𝐷 sin 𝜃 (2.8)


Chương 2: Giao thoa ánh sáng 21
2.2 Hiện tượng giao thoa qua hai khe hẹp (tt)
b. Điều kiện và vị trí các cực đại, cực tiểu giao thoa

Từ (2.6) và (2.8) → vị trí của vân sáng:


𝜆𝐷
𝑦𝑠 = 𝑘 (𝑘 = 0, ±1, ±2, … ) (2.9)
𝑎
Từ (2.7) và (2.8) → vị trí của các vân tối:
1 𝜆𝐷
𝑦𝑡 = (𝑘 + ) (𝑘 = 0, ±1, ±2, … ) (2.10)
2 𝑎
Nhận xét:
- Với 𝑘 = 0 thì 𝑦𝑠 = 0, nghĩa là vân cực đại bậc 0 hay vân trung
tâm nằm tại gốc O.
- Xen kẽ giữa các vân sáng là các vân tối.
- Với vân sáng, số 𝑘 là bậc giao thoa. Với vân tối, khi 𝑘 > 0 bậc
giao thoa là 𝑘 + 1, khi 𝑘 < 0 bậc giao thoa là 𝑘.
Chương 2: Giao thoa ánh sáng 22
2.2 Hiện tượng giao thoa qua hai khe hẹp (tt)
c. Khoảng vân
Khoảng vân là khoảng cách giữa hai vân sáng hoặc hai vân tối liên
tiếp.
𝜆𝐷
𝑖 = 𝑦(𝑘 + 1) − 𝑦(𝑘) = (2.11)
𝑎

→ phương pháp đo bước sóng ánh sáng thông qua hiện tượng giao
thoa: Từ hình ảnh giao thoa, đo khoảng vân 𝑖 → tính bước sóng 𝜆
của ánh sáng:
𝑖𝑎
𝜆= (2.12)
𝐷
Chương 2: Giao thoa ánh sáng 23
2.2 Hiện tượng giao thoa qua hai khe hẹp (tt)
c. Khoảng vân

Trong thí nghiệm giao thoa qua hai khe hẹp, trường hợp nào sau đây
làm cho độ rộng khoảng vân tăng lên:

A. Giảm bước sóng ánh sáng.


B. Giảm khoảng cách D giữa màn chắn và màn quan sát.
C. Giảm khoảng cách giữa hai khe hẹp.
D. Nhúng cả hệ thí nghiệm vào trong nước.

Trả lời: C. Giảm khoảng cách


giữa hai khe hẹp.
Chương 2: Giao thoa ánh sáng 24
2.2 Hiện tượng giao thoa qua hai khe hẹp (tt)
c. Cường độ vân giao thoa

- Hai sóng tới cùng pha → cường độ sáng cực đại.


- Hai sóng tới ngược pha → cường độ sáng cực tiểu.
⟶ Cường độ sáng của vị trí trên màn ảnh tỉ lệ với độ lệch pha giữa
hai sóng phát ra từ hai khe.
2𝜋
𝐼 ∝ ∆𝜑 = 𝑎 sin 𝜃 ∝ 𝑎 sin 𝜃 (2.13)
𝜆

Chương 2: Giao thoa ánh sáng 25


2.2 Hiện tượng giao thoa qua hai khe hẹp (tt)
c. Cường độ vân giao thoa
Khi giao thoa qua nhiều khe hẹp,
→ các cực đại phụ xen kẽ giữa các
cực đại chính.
- Số khe tăng, cường độ sáng của cực
đại chính tăng lên. Ngược lại, cường
độ sáng của các cực đại phụ giảm đi.
- Số khe tăng, số cực đại phụ tăng và
luôn bằng 𝑁 − 2, với 𝑁 là số khe hẹp.
- Với trường hợp 𝑁 khe hẹp, cường
độ sáng của cực đại chính sẽ lớn hơn
𝑁 2 lần so với cường độ sáng truyền
của cực đại phụ.
Chương 2: Giao thoa ánh sáng 26
Nếu thay nguồn đơn sắc bằng một nguồn sáng trắng,

- Hiện tượng giao thoa có xảy ra không? Vì sao?

- Nếu có thì hình ảnh giao thoa sẽ như thế nào?

Chương 2: Giao thoa ánh sáng 27


2.2 Hiện tượng giao thoa của ánh sáng trắng
Thay nguồn sáng đơn sắc bằng nguồn ánh sáng trắng → Hai khe 𝑆1
và 𝑆2 phát ra ánh sáng trắng với các bước sóng trải dài từ đỏ đến tím.
- Mỗi ánh sáng đơn sắc cho một hệ thống vân giao thoa có màu sắc
riêng và độ rộng khoảng vân 𝑖 khác nhau → vân sáng của mỗi ánh
sáng đơn sắc sẽ nằm tại những vị trí khác nhau.
-Tại O, mọi ánh sáng đơn sắc đều cho cực đại → vân sáng trung tâm
là một vân sáng trắng.

Chương 2: Giao thoa ánh sáng 28


§3 Hiện tượng giao thoa do phản xạ

3.1 Thí nghiệm Lloyd

Chương 2: Giao thoa ánh sáng 29


3.1 Thí nghiệm Lloyd

Ánh sáng xuất phát từ nguồn S có thể đến


điểm P trên màn quan sát theo hai hướng:
- đi trực tiếp từ S đến P
- từ S đi đến gương và phản xạ đến P
(sóng đến từ nguồn S’)
→ Nguồn S và S’ là hai nguồn kết hợp.
→ Thu được hình ảnh giao thoa trên màn
quan sát.

Hình ảnh giao thoa dịch chuyển: điểm P’ là một vân tối thay vì một
vân sáng.
→ Tia sáng từ S và S’ đến điểm P’ lệch pha nhau góc 𝜋 rad do sự
phản xạ trên gương phẳng.
Chương 2: Giao thoa ánh sáng 30
3.1 Thí nghiệm Lloyd (tt)
Sóng điện từ bị chậm pha một góc 𝜋 rad khi phản xạ từ một môi
trường có chiết suất lớn hơn môi trường sóng truyền tới.
→ tương tự như sự phản xạ của sợi dây trên biên cố định.

Sóng điện từ không thay đổi pha khi phản xạ từ một môi trường có
chiết suất nhỏ hơn môi trường sóng truyền tới.
→ tương tự như sự phản xạ của sợi dây trên biên tự do.
Chương 2: Giao thoa ánh sáng 31
§4 Giao thoa trên bản mỏng

4.1 Giao thoa trên bản mỏng có bề dày không đổi


4.2 Giao thoa trên bản mỏng có bề dày thay đổi

32
Vì sao trên lớp dầu loang, bong bóng xà phòng, ta thường thấy
các dải màu và hình dáng các dải màu này thay đổi liên tục?

Chương 2: Giao thoa ánh sáng 33


4.1 Giao thoa trên bản mỏng có bề dày không đổi

Bài toán

Tìm các điều kiện của độ dày 𝑡 để quan


sát được vân sáng hay vân tối trên một
bản mỏng có chiết suất 𝑛 đặt trong không
khí? Xem ánh sáng truyền tới bản mỏng
gần với pháp tuyến của nó.

Chú ý:
- Sóng truyền từ môi trường có chiết suất 𝑛1 đến môi trường có chiết
suất n2, khi phản xạ sẽ thay đổi pha một góc 𝜋 rad nếu 𝑛2 > 𝑛1 và
không thay đổi pha nếu 𝑛2 < 𝑛1.
- Bước sóng của ánh sáng trong môi trường có chiết suất 𝑛 là
𝜆𝑛 = 𝜆/𝑛, với 𝜆 là bước sóng của ánh sáng đó trong chân không.
Chương 2: Giao thoa ánh sáng 34
4.1 Giao thoa trên bản mỏng có bề dày không đổi (tt)
Bài giải
- Tia 1 phản xạ từ mặt trên của bản mỏng → nhanh pha hơn tia 2
phản xạ từ mặt dưới một góc 𝜋 rad (tương ứng quãng đường 𝜆/2).
- Quãng đường đi của tia 2 lớn hơn tia 1 một đoạn 2𝑛𝑡.
Hiệu quang lộ của hai tia phản xạ 2 và 1:
∆𝐿 = 𝐿2 − 𝐿1 = 2𝑛𝑡 − 𝜆/2
Điều kiện để có cực đại giao thoa: ∆𝐿 = 2𝑛𝑡 − 𝜆/2 = 𝑘𝜆
1
2𝑛𝑡 = 𝑘 + 𝜆 (𝑘 = 0, 1, 2, … ) (2.14)
2

Điều kiện để có cực tiểu giao thoa: ∆𝐿 = 2𝑛𝑡 − 𝜆/2 = (𝑘 − 1/2)𝜆


2𝑛𝑡 = 𝑘𝜆 (𝑘 = 1, 2, … ) (2.15)
Chương 2: Giao thoa ánh sáng 35
4.1 Giao thoa trên bản mỏng có bề dày không đổi (tt)

Chú ý:
- Các điều kiện (2.14) và (2.15) chỉ đúng khi chiết suất của môi
trường nhỏ hơn chiết xuất của bản mỏng.
- Nếu bản mỏng chiết suất 𝑛𝑏 được đặt giữa hai môi trường khác
nhau có chiết suất lần lượt là 𝑛1 < 𝑛𝑏 và 𝑛𝑏 < 𝑛2 thì điều kiện về
cực đại và cực tiểu giao thoa sẽ bị đảo ngược trở lại.

Chương 2: Giao thoa ánh sáng 36


4.2 Giao thoa trên bản mỏng có bề dày thay đổi
a. Vân đồng độ dày

Một bản mỏng có chiết suất 𝑛, có bề dày


thay đổi.
Các tia phản xạ trên hai mặt của bản là các
sóng kết hợp nên xảy ra hiện tượng giao
thoa.
→ các vân sáng và vân tối xen kẽ nhau
cùng song song với chóp O của bản.

𝑘𝜆
Điều kiện có vân tối: 𝑡= (𝑘 = 0, 1, 2, … ) (2.16)
2𝑛
1 𝜆
Điều kiện có vân sáng: 𝑡 = 𝑘 + (𝑘 = 0, 1, 2, … ) (2.17)
2 2𝑛
Chương 2: Giao thoa ánh sáng 37
4.2 Giao thoa trên bản mỏng có bề dày thay đổi (tt)

Nếu ta chiếu ánh sáng trắng vào bản mỏng, ta sẽ thấy các dải màu có
hình dạng thay đổi liên tục. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do sự
thay đổi độ dày của bản mỏng và ánh sáng trắng là ánh sáng tổng hợp
của các ánh sáng màu có màu thay đổi từ đỏ đến tím.

Chương 2: Giao thoa ánh sáng 38


4.2 Giao thoa trên bản mỏng có bề dày thay đổi (tt)
b. Vân của nêm không khí
Tia sáng đơn sắc OI đi đến vuông góc với
bản Σ1 → bị tách thành 2 tia:
- tia 1 phản xạ tại I, ló ra ngoài.
- tia 2 truyền qua nêm không khí, phản xạ
tại điểm M trên bản Σ2, quay trở lại bản Σ1
và ló ra ngoài.

Các tia phản xạ trên hai mặt của bản là các sóng kết hợp
nên xảy ra hiện tượng giao thoa.
→ các vân sáng và vân tối xen kẽ nhau cùng song song
với cạnh của nêm.
Chương 2: Giao thoa ánh sáng 39
4.2 Giao thoa trên bản mỏng có bề dày thay đổi (tt)
b. Vân của nêm không khí (tt)
Hiệu quang lộ của hai tia ló 2 và 1 sẽ là:
𝜆
∆𝐿 = 𝐿2 − 𝐿1 = 2𝑡 +
2
1 𝜆
Điều kiện để có vân sáng: 𝑡= 𝑘− (𝑘 = 1, 2, 3 … ) (2.18)
2 2

Điều kiện để có vân tối: 𝑡 = 𝑘𝜆/2 (𝑘 = 0, 1, 2, 3 … ) (2.19)

→ Tại cạnh nêm, 𝑡 = 0, là một vân tối

Chương 2: Giao thoa ánh sáng 40


4.2 Giao thoa trên bản mỏng có bề dày thay đổi (tt)
c. Vân tròn Newton

Hình ảnh giao thoa xuất hiện trên mặt phẳng của thấu kính là những
đường tròn sáng tối đồng tâm tại O.

Bán kính 𝑟𝑘 của vân tối thứ 𝑘:


𝑟𝑘 = 𝑅𝜆 ⋅ k (2.20)
→ Bán kính của các vân tối tỉ lệ với căn bậc hai của các số nguyên
liên tiếp.
Chương 2: Giao thoa ánh sáng 41
Tóm tắt
1. Thí nghiệm giao thoa qua hai khe hẹp Young:
Điều kiện để có vân sáng (cực đại giao thoa):
𝑎 sin 𝜃𝑠 = 𝑘𝜆 (𝑘 = 0, ±1, ±2, … )
Vị trí của vân sáng trên màn ảnh:
𝜆𝐷
𝑦𝑠 = 𝑘 (𝑘 = 0, ±1, ±2, … )
𝑎
Điều kiện để có vân tối (cực tiểu giao thoa):
1
𝑎 sin 𝜃𝑡 = (𝑘 + )𝜆 (𝑘 = 0, ±1, ±2, … )
2
Vị trí của vân tối trên màn ảnh:
1 𝜆𝐷
𝑦𝑡 = 𝑘 + 𝑘 = 0, ±1, ±2, …
2 𝑎
Khoảng vân: 𝜆𝐷
𝑖=
𝑎
Chương 2: Giao thoa ánh sáng 42
Tóm tắt (tt)
2. Một ánh sáng truyền từ môi trường có chiết suất n1 đến môi
trường có chiết suất n2, khi phản xạ lại sẽ bị chậm pha một góc π
nếu 𝑛2 > 𝑛1 , và pha không đổi nếu 𝑛1 > 𝑛2

3. Trên bản mỏng có độ dày 𝑡 không đổi và có chiết suất 𝑛 đặt


trong không khí, điều kiện để có cực đại giao thoa:
1
2𝑛𝑡 = 𝑘 + 𝜆 (𝑘 = 0, 1, 2, … )
2
với 𝜆 là bước sóng của ánh sáng trong chân không.
Và điều kiện để có cực tiểu giao thoa:
2𝑛𝑡 = 𝑘𝜆 (𝑘 = 0, 1, 2, … )

4. Bán kính vân tối thứ k của hệ vân tròn Newton:


𝑟𝑘 = 𝑅𝜆 𝑘 (𝑘 = 1, 2, 3, … )
Chương 2: Giao thoa ánh sáng 43

You might also like