You are on page 1of 354

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔNG

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ


CHẤT L ƯỢNG CƠ SỞ GIÁO DỤC
Theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học
ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGDĐT ngày 19/5/2017
của Bộ Giáo dục và Đào tạo
(Giai đoạn đánh giá 1/2015 – 12/2019)
Hồ sơ đề nghị thẩm định và công nhận kết quả đánh giá chất lượng CSGD

HẢI DƯƠNG, 5/2020

1
MỤC LỤC

Phần 1. HỒ SƠ VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔNG…………………….. 1


Phần 2. TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA NHÀ TRƯỜNG ………………………………… 15
Tiêu chuẩn 1. TẦM NHÌN, SỨ MẠNG VÀ VĂN HÓA ……….……………….. 15
Tiêu chuẩn 2. QUẢN TRỊ ……………………………………………………… 24
Tiêu chuẩn 3. LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ…………….……………………… 34
Tiêu chuẩn 4. QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC………………………………………. 42
Tiêu chuẩn 5. CÁC CHÍNH SÁCH VỀ ĐÀO TẠO, NGHIÊN CỨU KHOA
52
HỌC VÀ PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG ……………
Tiêu chuẩn 6. QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC………………………………… 64
Tiêu chuẩn 7. QUẢN LÝ TÀI CHÌNH VÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT……………….. 79
Tiêu chuẩn 8. CÁC MẠNG LƯỚI VÀ QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI………………. 92
Tiêu chuẩn 9. HỆ THỐNG ĐBCL BÊN TRONG……………………………….. 103
Tiêu chuẩn 10. TỰ ĐÁNH GIÁ VÀ ĐÁNH GIÁ NGOÀI……………………… 113
Tiêu chuẩn 11. HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐBCL BÊN TRONG .…………….. 120
Tiêu chuẩn 12. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ………………………………… 129
Tiêu chuẩn 13. TUYỂN SINH VÀ NHẬP HỌC ………………………………… 141
Tiêu chuẩn 14. THIẾT KẾ VÀ RÀ SOÁT CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC……... 162
Tiêu chuẩn 15. GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP……………………………………. 183
Tiêu chuẩn 16. ĐÁNH GIÁ NGƯỜI HỌC ……………………………………… 193
Tiêu chuẩn 17. CÁC HOẠT ĐỘNG PHỤC VỤ VÀ HỖ TRỢ NGƯỜI HỌC … 204
Tiêu chuẩn 18. QUẢN LÝ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ………………………. 217
Tiêu chuẩn 19. QUẢN LÝ TÀI SẢN TRÍ TUỆ ………………………………. 227
Tiêu chuẩn 20. HỢP TÁC VÀ ĐỐI TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ……….. 238
Tiêu chuẩn 21. KẾT NỐI PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG ….…………… 248
Tiêu chuẩn 22. KẾT QUẢ ĐÀO TẠO ..…………………………………………. 259
Tiêu chuẩn 23. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ……………………….. 271
Tiêu chuẩn 24. KẾT QUẢ PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG ………………………… 285
Tiêu chuẩn 25. KẾT QUẢ TÀI CHÍNH VÀ THỊ TRƯỜNG ………………….. 297
Phần 3. TỔNG HỢP KẾT QUẢ ……………………………………………………. 307
Phần 4. PHỤ LỤC ………………………………………………………………….. 318

i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt Đọc là


BGD-ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo
CB,GV,NV Cán bộ, giảng viên, nhân viên
CBQL Cán bộ quản lý
CNKTXD Công nghệ kỹ thuật xây dựng
CNTT Công nghệ thông tin
CSHCM Cộng sản Hồ chí Minh
CTĐT Chương trình đào tạo
ĐBCL Đảm bảo chất lượng
ĐBCLGD Đảm bảo chất lượng giáo dục
ĐH Đại học
ĐHTĐ Đại học Thành Đông
ĐTN Đoàn Thanh niên
ĐT-NCKH-PVCĐ Đào tạo - Nghiên cứu khoa học - Phục vụ công đồng
GTCL Giá trị cốt lõi
GVCH Giảng viên cơ hữu
HCM Hồ Chí Minh
HĐKH&ĐT Hội đồng Khoa học và Đào tạo
HĐQT Hội đồng Quản trị
HS-SV Học sinh sinh viên
HTQT Hợp tác quốc tế
KHCL Kế hoạch chiến lược
KT - QTKD Kinh tế - Quản trị kinh doanh
NCKH Nghiên cứu khoa học
NQ Nghị quyết
P.ĐT - NCKH Phòng Đào tạo - Nghiên cứu khoa học
P.ĐTSĐH & HTQT Phòng Đào tạo sau đại học và Hợp tác quốc tế
P.HC-TH Phòng Hành chính – Tổng hợp
P.QLCL Phòng Quản lý chất lượng
P.TS&TT Phòng Tuyển sinh và Truyền thông
PVCĐ Phục vụ cộng đồng
QĐ Quyết định
QLĐĐ Quản lý đất đai

ii
Viết tắt Đọc là
SV Sinh viên
TC - KT Tài chính – Kế toán
TCNH Tài chính - Ngân hàng
TĐG Tự đánh giá
TDTT Thể dục thể thao
THPT Trung học phổ thông
TMDV Thương mại dịch vụ
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TNSM Tầm nhìn sứ mạng

iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT Tiêu đề Trang
Bảng 1.1 Bảng đối sánh, điều chỉnh sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi và triết lý giáo
22
dục
Bảng 4.1 Bảng đối sánh các chỉ số phấn đấu từ năm học 2015-2016 đến 2018-2019 48

Bảng 5.1 Đối sánh chính sách phát triển đào tạo của Trường Đại học Thành Đông
59
giai đoạn 2015 - 2019
Bảng 5.2 Đối sánh chính sách NCKH của Trường Đại học Thành Đông giai đoạn 61
2015 - 2019
Bảng 5.3 Loại hình các hoạt động phục vụ cộng đồng của Nhà trường 62

Bảng 6.1 Tổng hợp thống kê kết quả đào tạo, bồi dưỡng từ năm 2015 - 2019 70

Bảng 6.2 Thống kê kinh phí hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, tham quan học tập từ năm
71
2015-2019
Bảng 6.3 Đối sánh chính sách phát triển NCKH của Trường Đại học Thành Đông
76
giai đoạn 2015 - 2019
Bảng 7.1 Hệ thống CNTT của Nhà trường 84
Bảng 7.2 Kết quả cải tiến hạ tầng và dịch vụ CNTT 85
Bảng 8.1 Một số KPIs phát triển đối tác & quan hệ đối ngoại của Trường Đại học
98
Thành Đông (tháng 12/2019)
Bảng 9.1 Các KPIs về đảm bảo chất lượng 109

Bảng 12.1 Thống kê kết quả học tập, NCKH của sinh viên toàn trường (tính đến 31/12
135
hàng năm)
Bảng 12.2 Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp của một số trường 135
Bảng 13.1 Thống kê kết quả tuyển sinh và đào tạo giai đoạn 2015 - 2019 145
Bảng 13.2 Tóm tắt các tiêu chí về tuyển sinh của Trường Đại học Thành Đông giai
151
đoạn 2015 – 2019
Bảng 14.1 Khối lượng kiến thức CTDH các ngành qua các đợt rà soát 174

Bảng 14.2 Bảng tóm tắt các thay đổi trong CTDH đại học sau rà soát năm 2019 176

Bảng 14.3 Tỷ lệ khối kiến thức GDĐC và GDCN trong khung CTĐT 2016 và 2019 180

Bảng 20.1 Một số KPIs về NCKH của Trường Đại học Thành Đông giai đoạn 2015 -
242
2019
Bảng 22.1 Tỷ lệ tốt nghiệp, tỷ lệ thôi học từ năm 2015-2019 259

iv
TT Tiêu đề Trang
Bảng 22.2 Thời gian tốt nghiệp trung bình từ năm 2015 - 2019 261
Bảng 22.3 Đối sánh thời gian tốt nghiệp trung bình của Trường Đại học Thành Đông
262
với Trường Đại học Đại Nam từ năm 2015 - 2018
Bảng 22.4 Tình hình có việc làm của sinh viên sau 1 năm ra trường 263
Bảng 22.5 Tỷ lệ việc làm đúng ngành của sinh viên sau 1 năm ra trường 263
Bảng 22.6 Tình hình việc làm đúng ngành của sinh viên sau 3 năm ra trường 264
Bảng 23.1 Một số chỉ tiêu NCKH của giảng viên giai đoạn 2015 - 2019 272
Bảng 23.2 Đối sánh số lượng đề tài NCKHgiai đoạn (2015 - 2019) của giảng viên các 273
Trường Đại học Thành Đông - Đại học Đại Nam - Đại học Đà Lạt
Bảng 23.3 Đối sánh số lượng, loại hình NCKH của sinh viên giai đoạn 2015 - 2019 275
Bảng 23.4 Một số chỉ tiêu NCKH của người học giai đoạn 2015 - 2019 276

Bảng 23.5 Số liệu NCKH của Trường Đại học Thành Đông giai đoạn 2015 - 2019 277
Bảng 23.6 Kinh phí NCKH giai đoạn 2015 - 2019 (1000đ) 281
Bảng 24.1 Thống kê số lượng CB, GV và SV tham gia hoạt động thiện nguyện
293
từ năm 2016 đến năm 2019
Bảng 25.1 Nguồn thu của Nhà trường từ 2015 - 2019 299
Bảng 25.2 Nguồn chi của Nhà trường từ 2015 - 2019 299
Bảng 25.3 Bảng đối sánh chỉ số nguồn thu, chi các năm 300
Bảng 25.4 Thống kê chỉ số tuyển sinh theo từng năm 302
Bảng 25.5 Thống kê các loại hình nghiên cứu khoa học từ năm 2015-2019 302

v
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
TT Tiêu đề Trang
Hình 1.1 Biểu đồ khảo sát mức độ hài lòng về sứ mạng, tầm nhìn năm 2018 16
Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy Trường Đại học Thành Đông 34
Biểu đồ 6.1 Số lượng giảng viên cơ hữu từ năm 2015 đến năm 2019 65

Hình 6.1 Sơ đồ Quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên 69

Biểu đồ 8.1 Số lượng MOU, MOA và DA đã được triển khai từ năm 2015 - 2019 94

Biểu đồ 8.2 Số lượng sinh viên thực tập tại doanh nghiệp khối 1 và 2 96

Hình 9.1 Sơ đồ mạng lưới đảm bảo chất lượng bên trong 104
Hình 10.1 Hệ thống đánh giá chất lượng của Trường Đại học Thành Đông 113

Sơ đồ 12.1 Hệ thống ĐBCL bên trong Trường Đại học Thành Đông 131

Sơ đồ 14.1. Sơ đồ dạy và học tích cực 172


Sơ đồ 20.2 Quy trình rà soát văn bản của Trường Đại học Thành Đông 245

vi
vii
Phần 1

HỒ SƠ VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔNG

1. Khái quát về cơ sở giáo dục

1.1. Khái quát về lịch sử phát triển, tầm nhìn, sứ mạng, giá trị cốt lõi của CSGD
Thông tin chung
- Tên trường: Trường Đại học Thành Đông, viết tắt: ĐHTĐ

Tên tiếng Anh: Thanh Dong University, viết tắt: TDU

- Cơ quan/Bộ chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Địa chỉ Trường: Số 3, Vũ Công Đán, phường Tứ Minh, thành phố Hải Dương.

- Số điện thoại liên hệ: 02203 680 186 - 02203 680 222.

- Số fax: 02203 559 666. Website: thanhdong.edu.vn;

- Email: phongdaotao@thanhdong.edu.vn

- Năm thành lập trường: Ngày 17 tháng 09 năm 2009, theo Quyết định số 1489/QĐ-
TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Thời gian bắt đầu đào tạo khoá thứ nhất: Tháng 10 năm 2010.

- Thời gian cấp bằng tốt nghiệp cho khoá thứ nhất: Năm 2013 (Hệ liên thông).

- Loại hình trường: Tư thục

Lịch sử phát triển

Trường Đại học Thành Đông (TDU) được thành lập theo Quyết định số
1489/QĐ-TTg ngày 17/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ, là trường đại học tư thục đầu
tiên của tỉnh Hải Dương. Đến nay, Nhà trường đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho
phép đào tạo 14 ngành ở trình độ đại học và 04 ngành ở trình độ thạc sĩ. Nhà trường đã
hoàn thiện hồ sơ mở ngành Luật học trình độ đại học, ngành Quản trị kinh doanh trình
độ tiến sĩ và đang trình xin phép Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cho mở mã
ngành đào tạo.
Mười năm thành lập, xây dựng và phát triển, Trường Đại học Thành Đông đã
có nhiều thăng trầm, nhiều lúc tưởng chừng như phải “bỏ cuộc” với bao khó khăn,
thách thức nhưng rồi lại tự mình thay đổi, tự mình vươn lên đứng vững và phát triển.
Hôm nay, nhìn lại chặng đường 10 năm xây dựng và phát triển với những thăng trầm
đã trải qua, Nhà trường đủ cơ sở để khẳng định với UBND tỉnh Hải Dương, Bộ Giáo

1
dục và Đào tạo và sinh viên toàn trường rằng Trường Đại học Thành Đông sẽ đứng
vững, phát triển và trở thành một trường đại học có uy tín trong nước và khu vực.
Tầm nhìn

Đến năm 2030, Trường Đại Thành Đông trở thành trường đại học đào tạo theo
định hướng ứng dụng chất lượng cao; có uy tín trong nước và khu vực; nằm trong top
đầu các trường đại học tư thục Việt Nam.
Sứ mạng

Trường Đại học Thành Đông có sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng
cao, tổ chức nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ vào thực tiễn sản xuất,
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và tỉnh Hải
Dương nói riêng.
Giá trị cốt lõi
Năng động, trí tuệ, trách nhiệm.
Triết lý giáo dục
Chủ động học tập, kiến tạo tương lai.
1.2. Tóm tắt thành tích nổi bật của trường sau 10 năm hình thành và phát triển
- Phát triển, hoàn thiện bộ máy tổ chức, nhân sự
Tổng số khoa, viện, phòng, ban, cán bộ, giảng viên, nhân viên:
Các đơn vị thuộc trường Cán bộ, giảng viên, NV
Năm
Khoa Phòng Trung tâm Ban Viện Cộng GV CBNV Cộng
2009 –
2014 4 2 1 0 0 7 95 12 107

2015 6 3 2 1 0 12 101 17 118

2016 7 3 2 1 2 15 114 20 134

2017 10 3 3 1 3 20 121 24 145

2018 11 6 3 0 3 23 182 28 210

2019 12 6 5 0 4 27 260 30 290

Đội ngũ giảng viên cơ hữu của Nhà trường có học hàm học vị cao, có kinh
nghiệm giảng dạy tại các trường đại học lớn trong và ngoài nước, rất tâm huyết với sự
nghiệp trồng người. Toàn trường hiện có 260 giảng viên cơ hữu. Trong đó giáo sư và
phó giáo sư chiếm 20%, tiến sĩ chiếm 29%, thạc sĩ chiếm 44% trên tổng số giảng viên
toàn trường (tính đến 31/12/2019).

2
Đội ngũ giảng viên thỉnh giảng là các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ từ các trường
uy tín trên cả nước (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Nông nghiệp, Đại
học Xây dựng, Đại học Ngoại thương v.v...).
Hiện nay, Nhà trường đang xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lý và giảng dạy
trẻ, nhiệt huyết và năng động, có các quy định cụ thể và hợp lý về thời gian và khối
lượng công tác để giúp cán bộ, giảng viên có thể tham gia giảng dạy, tự học tập nâng
cao trình độ, NCKH và tham gia các hoạt động khác của nhà trường.

100% đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên kỹ thuật của Nhà trường được làm việc
phù hợp với trình độ chuyên môn.

- Phát triển mã ngành đào tạo, bậc đào tạo, quy mô đào tạo
Số chương trình đào tạo tăng dần qua từng năm:
Năm Số CTĐT bậc Đại học Số CTĐT bậc Cao học
Từ 2009 – 2014 6 -
Năm 2015 7 1
Năm 2016 8 2
Năm 2017 11 3
Năm 2018 12 3
Năm 2019 14 4
Trường đã có đầy đủ chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy và học tập cho
tất cả các ngành và các hệ đào tạo (cao học, đại học chính quy, liên thông cao đẳng lên
đại học, liên thông trung cấp lên đại học). Chương trình đào tạo của Trường được xây
dựng theo hướng tăng cường thực hành, thực tập với tỷ lệ 60% lý thuyết, 40% thực
hành, nhìn chung đáp ứng được các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng của từng trình độ
đào tạo cũng như đáp ứng được yêu cầu của người học và của thị trường lao động.

Trường đã áp dụng phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ (từ khóa tuyển
sinh đại học chính qui năm 2014). Các hoạt động tổ chức đào tạo của Trường được áp
dụng theo các chuẩn mực chung về chương trình đào tạo và đánh giá kết quả học tập,
thực hiện chế độ tích lũy kết quả học tập theo từng học phần cho người học. Trường
không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy, áp dụng công nghệ thông tin vào quá
trình dạy học. Nhà trường đã sử dụng phần mềm quản lí đào tạo để quản lí, lưu giữ kết
quả học tập của người học một cách rõ ràng, đầy đủ, chính xác và liên thông, tạo thuận
lợi trong công tác quản lí, lưu trữ, truy cập và tổng hợp báo cáo.
Quy mô đào tạo phát triển khá nhanh: từ 4 chuyên ngành khi mới thành lập
trường, nay Nhà trường đang đào tạo 14 chuyên ngành trình độ đại học, 04 chuyên
ngành trình độ thạc sĩ và đang hoàn tất thủ tục để mở đào tạo tiến sĩ chuyên ngành
Quản trị kinh doanh và Quản lý kinh tế. Tính đến cuối năm 2019, sau 10 năm thành

3
lập, Nhà trường đã đào tạo và cấp bằng cho 2.192 sinh viên và 322 thạc sĩ. Lưu lượng
sinh viên đang đào tạo tại trường là 3.657; trong đó có 3.214 sinh viên và 433 học viên
cao học.
- Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, phát triển đối tác, phục vụ cộng đồng
Những năm đầu mới thành lập, về cơ bản Nhà trường tích cực triển khai công
tác nghiên cứu khoa học để phục vụ cho việc giảng dạy và trau dồi kiến thức cho giảng
viên. Tuy nhiên do ngân sách hạn hẹp nên qui mô nghiên cứu chưa được rộng, việc
khảo sát, thu thập dữ liệu vẫn còn manh mún chưa chuyên nghiệp.
Cùng với sự phát triển về bộ máy tổ chức, quy mô đào tạo, số lượng và chất
lượng các đề tài nghiên cứu khoa học của Nhà trường từng bước được nâng cao
Năm 2019 toàn trường đã có 6 đề tài NCKH cấp cơ sở của giảng viên và 305 đề
tài của sinh viên, học viên do giảng viên hướng dẫn. Các đề tài được triển khai đã tập
trung vào giải quyết những vấn đề thực tiễn của Nhà trường và địa phương như:
Nghiên cứu xây dựng chương trình quản lý công văn, lịch làm việc trực tuyến trường
Đại học Thành Đông; Ảnh hưởng của đọc rộng đối với sinh viên năm thứ 2 Trường
Đại học Thành Đông; Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện quyền
sử dụng đất tại huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương; Nghiên cứu ứng dụng và công nghệ
thi công vật liệu hỗ trợ ván khuôn trong kết cấu bê tông cốt thép; Hoạt động
Marketting trực tuyến tại Trường Đại học Thành Đông - Thực trạng và giải pháp …
Bên cạnh đó, Nhà trường đã khơi thông nguồn kinh phí ngân sách cho hoạt động
NCKH năm 2019 lên đến 650 triệu đồng.
Hoạt động nổi bật nhất của công tác phát triển đối tác là phối hợp đào tạo. Đối
tác là địa điểm tin cậy để sinh viên của Trường Đại học Thành Đông thực tập, nghiên
cứu khoa học, thực hiện các luận án, đồ án tốt nghiệp đồng thời cũng là địa điểm để
các học viên cao học thực hiện luận văn tốt nghiệp. Các luận văn này giải quyết các
vấn đề cấp thiết của đơn vị về nhân sự, quản trị rủi ro, vệ sinh môi trường, quản lý chất
thải và an toàn thực phẩm… Từ năm 2015 - 2019 đã có 3.187 lượt sinh viên du học
hoặc thực tập tại cơ sở của đối tác. Trong đó có 3.080 sinh viên thực tập tại Việt Nam;
59 sinh viên tại Nhật Bản, 19 sinh viên tại Hàn Quốc và 29 sinh viên tại CHLB Đức.
Phát triển quan hệ đối tác, hợp tác quốc tế
Trường xem việc mở rộng hợp tác với các đối tác nước ngoài là một bước quan
trọng trong chiến lược phát triển. Hợp tác quốc tế là ưu điểm và thế mạnh của Trường
Đại học Thành Đông. Trong 10 năm qua Nhà trường đã ký 12 bản ghi nhớ hợp tác đào
tạo với các trường đại học, các tập đoàn của CHLB Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài
Loan … Một số các chương trình hợp tác quốc tế đã đem lại nguồn thu hàng tỷ đồng

4
cho Nhà trường như Dự án hợp tác đào tạo cử nhân Điều dưỡng sang làm việc tại Tập
đoàn Korian, Công ty Curanum, công ty Gervie (CHLB Đức).
Nhà trường đã liên kết với các cơ quan tổ chức nước ngoài tổ chức thi và cấp
chứng chỉ cho gần 15.000 thí sinh thi năng lực tiếng Nhật (Nattest) và năng lực tiếng
Hàn (KALAT). Trường Đại học Thành Đông đã trở thành điểm thi năng lực tiếng Hàn
đầu tiên và là một trong 04 điểm thi năng lực tiếng Nhật uy tín nhất Việt Nam.
Về phục vụ cộng đồng
Những năm đầu mới thành lập Nhà trường gặp rất nhiều khó khăn về công tác
tuyển sinh, cơ sở vật chất, nguồn vốn…. Tuy nhiên, các hoạt động tình nguyện vẫn
được Ban Giám hiệu quan tâm chỉ đạo Đoàn thanh niên đẩy mạnh thực hiện: thăm và
tặng quà các gia đình chính sách kỷ niệm 27/7 hàng năm, thăm trẻ em tại Trung tâm
bảo trợ xã hội Hải Dương… Kết quả, BCH Đoàn trường đã được Trung ương đoàn
tặng Bằng khen “Đã có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn và phong trào thanh
niên trường học, nhiệm kỳ 2012-2014”.
Giai đoạn 2015 - 2019: Các hoạt động thiện nguyện của Nhà trường vẫn được
duy trì và ngày càng được nâng cao về số lượng các hoạt động, chất lượng hoạt động,
nhân lực tham gia, các khoản đầu tư…. Đặc biệt, Nhà trường đã phối hợp với Sở Giáo
dục và Đào tạo Hải Dương, Tỉnh đoàn Hải Dương tổ chức giải bóng đá khối THPT,
TTGDNN-GDTX tỉnh Hải Dương tranh cúp Đại học Thành Đông từ năm 2016-2019.
Một số hoạt động khác
- Trong 8 năm đầu hoạt động, số tiền góp vốn từ các cổ đông vừa để xây dựng
cơ sở vật chất, vừa để bù lỗ cho các hoạt động đào tạo, vì nguồn thu từ học phí không
đủ chi. Từ năm 2017, số vốn góp của các cổ đông và các khoản thu đã bắt đầu đảm bảo
cho các hoạt động theo cơ chế tự cân đối thu - chi, tự đầu tư xây dựng, phát triển Trường.
- Hệ thống các văn bản quản lý đang dần được hoàn thiện, tương đối đầy đủ và
phủ mọi hoạt động của Nhà trường. Các quy chế quan trọng liên quan đến hoạt động
đào tạo, tổ chức, nhân sự, quản lý trang thiết bị, tài chính đã được ban hành và vận
hành ổn định.
- Cổng thông tin điện tử của Trường và của các đơn vị được xây dựng đầy đủ
và hợp lý, được sử dụng như một kênh chính thức để cung cấp và trao đổi thông tin
giữa các đơn vị với Trường với người học nói riêng và xã hội nói chung.

5
1.3. Cơ cấu tổ chức của Nhà trường
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
CHI BỘ ĐẢNG VÀ
HỘI ĐỒNG
CÁC TỔ CHỨC CTXH
(CÔNG ĐOÀN, ĐOÀN
KHOA HỌC &
BAN GIÁM HIỆU
TN, HỘI SV) ĐÀO TẠO

Phòng Khoa Cơ bản


Hành chính – Tổng hợp
Khoa Kinh tế và
Phòng Đào tạo & NCKH Quản trị kinh doanh

Phòng Khoa Luật


Đào tạo SĐH & HTQT

Khoa
Phòng Quản lý chất lượng
Quản lý đất đai

Phòng Khoa Xây dựng


Tuyển sinh &Truyền thông

Trung tâm Tiếng Anh Khoa


Công nghệ thông tin
Trung tâm Tiếng Đức
Khoa Thú y
Trung tâm Tiếng Nhật
Khoa Điều dưỡng

Trung tâm Tiếng Hàn


Khoa Dinh dưỡng
Trung tâm GD cộng đồng
Khoa Y Dược
Viện Đào tạo liên tục
Khoa
Khoa học chính trị
Viện Đào tạo theo nhu cầu XH
Khoa
Viện Đào tạo và HTQT Quản lý nhà nước

Viện Đào tạo nguồn nhân lực

6
1.4. Hội đồng sáng lập, Hội đồng Quản trị
Hội đồng sáng lập gồm 9 thành viên do cụ Lê Hảo làm Chủ tịch và cụ bà Trần
Thị Hạt đồng Chủ tịch.
Hội đồng Quản trị Nhà trường có 8 thành viên, gồm:
TT Họ và tên Chức vụ
1 PGS,TS.Lê Văn Hùng Chủ tịch
2 Ông Lê Văn Hãnh Phó chủ tịch
3 Bà Lê Thị Đức Ủy viên
4 Ông Phạm Văn Ca Ủy viên
5 Ông Lê Minh Huân Ủy viên
6 Ông Nguyễn Văn Tuấn Ủy viên
7 Ông Vũ Thành Trung Ủy viên
8 Ông Nguyễn Văn Tạo Ủy viên
Ban Kiểm soát: gồm 03 thành viên do bà Ngô Thị Hải làm Trưởng ban.
1.5. Hội đồng Khoa học và Đào tạo
Hội đồng Khoa học và Đào tạo gồm 15 thành viên (trong đó 01 Chủ tịch, 04
Phó Chủ tịch), hầu hết các thành viên trong Hội đồng đều có trình độ, chức danh là
GS, PGS, TS.
STT Họ và Tên Chức vụ, đơn vị Nhiêm vụ
trong HĐ

1 PGS,TS. Lê Văn Hùng Hiệu trưởng, Chủ tịch

2 PGS,TS. Phùng Đắc Cam Phó Hiệu trưởng, Phó Chủ tịch

3 TS. Nguyễn Thị Hoa Lý Phó Hiệu trưởng, Phó Chủ tịch

4 PGS,TS. Ngô Trí Long Khoa Kinh tế - QTKD Phó Chủ tịch

5 PGS,TS.Nguyễn Thị Lan Hương Khoa Kinh tế - QTKD Phó Chủ tịch

6 PGS,TS. Nguyễn Hữu Ngoan Trưởng khoa KT-QTKD Ủy viên

7 PGS,TS. Nguyễn Thị Vòng Trưởng khoa Quản lý đất đai Ủy viên

8 Chủ tịch Công ty 5 ngôi


TS. Nguyễn Hữu Thắng Ủy viên
sao (Hà Nội)

9 PGS,TS. Nguyễn Phước Nhuận Trưởng khoa Cơ bản Ủy viên

10 Phó trưởng khoa Kinh tế -


TS. Hoàng Bằng An Ủy viên
QTKD

7
STT Họ và Tên Chức vụ, đơn vị Nhiêm vụ
trong HĐ

11 Trưởng khoa Quản lý nhà


TS. Trần Quốc Hải Ủy viên
nước
12 PGS,TS. Phan Hữu Thư Trưởng khoa Luật Ủy viên
13 PGS,TS. Phạm Bá Nhất Trưởng khoa Điều dưỡng Ủy viên
14 Trưởng khoa Công nghệ
TS. Tạ Văn Cánh Ủy viên
thông tin
15 TS. Trần Minh Cảnh Phó Trưởng khoa Quản lý UV thư ký
đất đai
2. Bối cảnh triển khai các hoạt động của cơ sở giáo dục
2.1. Mô tả quy định pháp lý các hoạt động của Trường Đại học Thành Đông và mức
độ ảnh hưởng đến hoạt động của Nhà trường
Trường Đại học Thành Đông là trường đại học tư thục, nằm trong hệ thống GDĐH Việt Nam. Trường
được thành lập năm 2009 theo Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 17/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ và bắt
đầu tuyển sinh 2 mã ngành đầu tiên là Kế toán và Công nghệ thông tin theo Quyết định số 3728/QĐ-BGDĐT
ngày 27/8/2010 của Bộ GD&ĐT.

Trường Đại học Thành Đông chịu sự quản lý về GD&ĐT của Bộ GD&ĐT; đồng thời chịu sự quản lý hành
chính theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương.

Trường Đại học Thành Đông luôn chú trọng công tác đảm bảo chất lượng (ĐBCL) giáo dục, nghiêm
túc thực hiện chủ trương của Bộ GD&ĐT về công tác ĐBCL và hướng đến kiểm định chất lượng (KĐCL)
trường đại học, kiểm định chương trình đào tạo (CTĐT) để tìm ra những tồn tại và có kế hoạch điều chỉnh, nhằm
mục đích ngày càng hoàn thiện hơn. Trước xu thế đổi mới, hòa nhập khu vực và thế giới, yêu cầu công nhận lẫn
nhau trong khu vực, Trường Đại học Thành Đông càng nhận thức tính cấp thiết và tầm quan trọng của công tác
ĐBCL, tự đánh giá và KĐCL.

2.2. Mô tả những điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội chính mà CSGD gặp phải về môi trường hoạt động
và kế hoạch của Nhà trường để khắc phục những thách thức đó.

Ra đời trong hoàn cảnh khó khăn của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2009
và thời kỳ khó khăn của giáo dục đại học Việt Nam; trải qua 10 năm xây dựng và phát
triển, Trường Đại học Thành Đông đã có một bước tiến dài, tự khẳng định mình và xây
dựng thương hiệu. Tuy nhiên, Nhà trường đã gặp không ít rủi ro, thách thức và cơ hội.
Nhà trường đã nhìn nhận được những điểm mạnh cũng như những điểm tồn tại của
mình, từ đó phân tích SWOT để có biện pháp biến rủi ro, thách thức thành cơ hội, xây
dựng kế hoạch chiến lược phát triển Nhà trường.

Điểm mạnh

8
- Mô hình quản trị, phát triển Nhà trường theo hướng đại học ứng dụng phù hợp
với định hướng phát triển của GDĐH tư thục Việt Nam. Đội ngũ giảng viên và cán bộ
quản lý có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm thực tiễn phong phú, tâm huyết với
sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp phát triển của Nhà trường.

- Nhà trường đóng trên địa bàn tỉnh Hải Dương, là vùng đất Địa linh – Nhân
kiệt, nhân dân có truyền thống hiếu học. Trường được sự ủng hộ hết lòng của UBND
tỉnh cũng như các sở, ban, ngành liên quan của tỉnh Hải Dương. Nhà trường có quan
hệ đối ngoại tốt với các cơ quan, trường đại học, viện nghiên cứu, các doanh nghiệp
trong nước và nước ngoài, tổ chức quốc tế về giáo dục. Đó là nhân tố quan trọng thúc
đẩy Nhà trường phát triển, nâng cao uy tín trong và ngoài nước, giúp cho Trường
nhanh chóng nắm bắt được những yêu cầu của thực tiễn nhằm hoàn chỉnh chương
trình và nâng cao chất lượng đào tạo.

- Thực hiện có hiệu quả những biện pháp về đổi mới phương pháp giảng dạy và
quản lý đào tạo. Hệ thống chương trình đào tạo được rà soát theo hướng sát thực tiễn ở
tất cả các ngành, các hệ, các bậc. Uy tín từng bước được nâng cao chất lượng đào tạo,
nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế là một lợi thế cạnh tranh rất quan trọng của
Nhà trường.

Điểm yếu

- Cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện thực tập, thực hành của Nhà trường dù đã
được chú trọng đầu tư nhưng vẫn chưa theo kịp với sự phát triển của các trường đại
học trong nước và khu vực.

- Chương trình đào tạo chưa có nhiều mô hình mô phỏng để gắn lý luận với
thực tiễn. Số lượng các môn học tự chọn còn ít; một số môn còn thiếu giáo trình, tài
liệu tham khảo; chất lượng đào tạo chưa thật sự đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

- Chất lượng đội ngũ chưa đồng đều và có khoảng trống về độ tuổi.

Thách thức
- Trường Đại học Thành Đông đang đứng trước một áp lực lớn làm sao đào tạo
được nguồn nhân lực chất lượng cao đạt trình độ quốc tế trong điều kiện Việt Nam hội
nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế thế giới;

- Hiện nay, ngoài Trường Đại học Thành Đông tỉnh Hải Dương còn có 04
trường đại học khác (Trường Đại học Hải Dương, Trường Đại học Sao Đỏ, Trường
Đại học kỹ thuật Y tế Hải Dương và Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật
Hưng Yên) đây sẽ là thách thức cạnh tranh về tuyển sinh với Trường Đại học Thành
Đông cả trước mắt và lâu dài.

9
- Tài chính của Nhà trường còn khó khăn trong quá trình phát triển.

Cơ hội

- Hội đồng Quản trị Nhà trường tâm huyết, có quyết tâm cao để xây dựng một
trường đại học chất lượng cao, có thương hiệu;

- Trường Đại học Thành Đông là trường đại học tư thục duy nhất tại tỉnh Hải
Dương, được tự chủ toàn diện và đóng trên địa bàn dân cư lớn, có truyền thống hiếu học;
- Trường Đại học Thành Đông có thế mạnh về hợp tác quốc tế, nhanh chóng tạo
được uy tín đối với các cơ quan, tổ chức và các trường đại học trong và ngoài nước.
2.3. Các giải pháp khắc phục điểm yếu và thách thức, tận dụng các điểm mạnh và
cơ hội để phát triển Nhà trường
1) Giải pháp mở rộng quy mô đào tạo
- Xây dựng mô hình Trường Đại học Thành Đông là trường đại học định hướng
ứng dụng chất lượng cao, đa ngành, đa cấp đào tạo, gồm: giáo dục mầm non, giáo dục
phổ thông, giáo dục nghề nghiệp (cao đẳng), giáo dục đại học và đào tạo sau đại học
(thạc sĩ, tiến sĩ).
- Quy hoạch lại khuôn viên Trường Đại học Thành Đông thành các phân khu
phù hợp với mô hình mới, gồm: khu giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục
nghề nghiệp, giáo dục đại học và bệnh viện thực hành. Cụ thể:
+ Thành lập Trường Cao đẳng Thành Đông đào tạo trình độ cao đẳng phục vụ
nhu cầu sinh viên sau tốt nghiệp làm việc tại CHLB Đức, Nhật Bản và các đơn vị
trong nước đặt hàng (Medlatec Group đặt hàng Trường Đại học Thành Đông mỗi năm
đào tạo 100 cử nhân cao đẳng Điều dưỡng).
+ Thành lập trường phổ thông liên cấp Thành Đông đào tạo các trình độ từ tiểu
học, trung học cơ sở, trung học phổ thông tạo nguồn đầu vào cho Trường Đại học
Thành Đông.
+ Thành lập Trường mầm non Thành Đông phục vụ việc học tập của các cháu
có độ tuổi từ 1-5 tuổi khu vực phường Tứ Minh và khu công nghiệp Đại An, làm
nguồn đầu vào cho trường phổ thông liên cấp.
+ Thành lập Bệnh viện Thành Đông là nơi thực tập cho sinh viên 04 ngành thuộc
khối ngành khoa học sức khỏe (Dược học, Y học cổ truyền, Điều dưỡng, Dinh dưỡng).
+ Thành lập Trung tâm thể thao gồm sân bóng đá cỏ nhân tạo, bể bơi, trung tâm
thể thao đa năng cho sinh viên Trường Đại học Thành Đông.
+ Thành lập công ty dịch vụ tổng hợp là nơi thực tập, hướng dẫn khởi nghiệp
cho sinh viên.
2) Giải pháp về nâng cao chất lượng đào tạo

10
- Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy theo hướng trao quyền chủ động
cho sinh viên, lấy tự học của sinh viên là trung tâm. Đầu tư và sử dụng có hiệu quả các
trang thiết bị phục vụ, hệ thống thông tin - thư viện, phòng thực hành các mô hình kinh
tế ảo, các trung tâm máy tính của Trường…
- Định kỳ rà soát, đổi mới chương trình đào tạo, nội dung giảng dạy trên cơ sở ý
kiến đóng góp của giảng viên, của sinh viên và của đại diện cựu sinh viên, đặc biệt là
các nhà tuyển dụng. Nghiên cứu, nhập khẩu áp dụng các chương trình đào tạo tiên tiến
của nước ngoài.
- Chủ động bồi dưỡng năng lực làm việc cho đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý,
phục vụ công tác đào tạo thông qua các chương trình liên kết đào tạo, bồi dưỡng thích
hợp; đảm bảo đội ngũ cán bộ, giảng viên Nhà trường tiếp cận nhanh, thực hiện tốt yêu
cầu đổi mới mạnh mẽ công tác đào tạo.
3) Giải pháp về phát triển khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, kết nối và
phục vụ cộng đồng
- Phát triển năng lực nghiên cứu cho CB-GV, coi việc nâng cao năng lực nghiên
cứu cho CBGV là một trong những giải pháp quan trọng nhất của Trường trong giai
đoạn hiện nay;
- Tổ chức các hình thức hoạt động khoa học - công nghệ đa dạng nhằm thúc đẩy
công tác NCKH như: hội nghị, hội thảo chuyên môn; đăng cai tổ chức các hội nghị,
hội thảo do các ban, ngành, các doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế chủ trì;
- Xây dựng từng bước quan hệ đối tác chiến lược trong hoạt động khoa học và
công nghệ với các tổ chức kinh tế - xã hội, các doanh nghiệp trong và ngoài nước
nhằm tư vấn, chuyển giao kết quả NCKH;
- Tập trung cao nhất cho các chương trình hợp tác quốc tế đang có, tăng cường
ký kết và triển khai thực hiện các văn bản hợp tác với các trường đại học và các tổ
chức quốc tế khác nhằm tranh thủ sự hỗ trợ tối đa của các tổ chức, cơ quan nước ngoài
để phát triển Trường;
- Chú trọng xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao để
thực hiện việc HTQT của Nhà trường. Tăng cường cử giảng viên, cán bộ quản lý ra
nước ngoài học tập, giảng dạy và nghiên cứu
- Tích cực tạo nguồn tài chính để có khả năng mở rộng NCKH, trích một phần
kinh phí tương xứng cho NCKH từ quỹ chi tiêu nội bộ, mặt khác cần chủ động tìm và
tạo nguồn hỗ trợ cho NCKH từ các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và các nhà hảo
tâm trong và ngoài nước;
- Xây dựng một số chương trình đào tạo quốc tế giảng dạy bằng ngoại ngữ theo
tiêu chuẩn quốc tế, có thể liên thông được với các trường đại học khác trong khu vực.

11
- Đa dạng về loại hình và khối lượng của các hoạt động phục vụ cộng đồng. Tổ
chức thêm nhiều chương trình thiện nguyện đến vùng sâu, vùng xa. Lan tỏa giá trị của
chương trình để thu hút sinh viên tham gia. Bên cạnh nguồn kinh phí của Nhà trường,
có thể kêu gọi thêm sự ủng hộ của cán bộ, giảng viên và các mạnh thường quân tham
gia đóng góp.
4) Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
Về đội ngũ cán bộ, giáo viên
- Cuối năm 2019 toàn trường có 290 CB-GV-NV, trong đó có 260 giảng viên
cơ hữu; 93% giảng viên có trình độ trên đại học, 49.2% giảng viên có học vị, chức
danh GS.TS, PGS.TS, TS.
- Năm 2025 phấn đấu có 340 CB-GV-NV, trong đó có 300 giảng viên; 95%
giảng viên có trình độ trên đại học, 50% giảng viên có học vị chức danh GS.TS,
PGS.TS, TS.
Về phát triển nguồn nhân lực
- Xây dựng đề án nhân sự và vị trí việc làm giai đoạn 2020 - 2025, phấn đấu đạt
chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Củng cố và xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên có chuyên môn, nghiệp vụ phù
hợp với tiêu chuẩn ngạch bậc, chức danh đảm nhiệm. Tạo thế ổn định để phát triển, đảm
bảo đội ngũ cán bộ, giảng viên có năng lực tốt nhất đáp ứng yêu cầu phát triển của Nhà
trường; ưu tiên tuyển dụng người có học vị tiến sĩ, thạc sĩ loại xuất sắc hoặc giỏi từ nhiều
nguồn để đa dạng nguồn bổ sung cho đội ngũ giảng dạy. Có chính sách đãi ngộ thích đáng
với các cán bộ thực sự có năng lực, tâm huyết với nghề nghiệp;
- Khai thác triệt để nguồn nhân lực có chất lượng cao từ bên ngoài, giảng viên
thỉnh giảng và các cán bộ khoa học kỹ thuật tham gia vào công tác giảng dạy của Nhà
trường;
- Nâng cao năng lực quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ quản lý (tin học,
ngoại ngữ, quản lý…). Lập kế hoạch và tổ chức định kỳ cho cán bộ quản lý tham gia
các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý.
5) Giải pháp về phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật
- Đảm bảo đầy đủ các phòng thực hành vi tính, thực hành ngoại ngữ theo yêu
cầu đào tạo. Các phòng thực hành vi tính có đầy đủ thiết bị, được cài đặt các chương
trình mô phỏng cho các chuyên ngành đào tạo phục vụ nhu cầu NCKH, soạn bài giảng,
bài tập tình huống của giảng viên đồng thời tổ chức thực tập cho sinh viên.
- Căn cứ vào quy mô và yêu cầu đào tạo của các chuyên ngành vào mỗi giai
đoạn, lập kế hoạch và xây dựng, trang bị đầy đủ các phòng, thiết bị, phần mềm mô
phỏng hoạt động của các chuyên ngành để đảm bảo nhu cầu thực hành của sinh viên,
học viên, đảm bảo nhu cầu nghiên cứu khoa học của giảng viên, sinh viên;

12
- Tìm đối tác hợp tác, kêu gọi đầu tư xây dựng ký túc xá, trung tâm thể thao đa
năng, bể bơi, sân quần vợt v.v.. theo hướng cùng hợp tác đầu tư, khai thác, kinh doanh.
Đến năm 2030 đạt được 80% công trình xây dựng cơ bản và hoàn tất việc xây dựng
Trường.
6) Giải pháp về phát triển nguồn lực tài chính
- Đa dạng hóa nguồn thu trên nguyên tắc các hợp tác kinh tế Nhà trường không
bù lỗ; tìm kiếm các đối tác tổ chức các hoạt động liên doanh, liên kết, đầu tư tài chính
nhằm tăng thêm nguồn thu; khai thác triệt để các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất
của Trường; đẩy mạnh liên kết và HTQT để tranh thủ các nguồn vốn từ bên ngoài;
- Tăng cường, mở rộng các hoạt động khoa học công nghệ, hoạt động dịch vụ;
hình thành thêm một số tổ chức hoạt động kinh tế, dịch vụ trong khuôn viên của
Trường để tăng nguồn thu. Phấn đấu có nguồn thu ngày càng tăng từ hoạt động
NCKH.
- Đẩy mạnh việc phân cấp quản lý theo hướng tăng cường tính tự chủ và chịu
trách nhiệm cho các đơn vị trong trường (hình thành các trung tâm, trường cao đẳng,
trường mầm non, trường liên cấp hoạt động theo cơ chế tự cân đối thu chi, hạch toán
độc lập).
- Đề xuất điều chỉnh khung học phí theo hướng xác định đầy đủ chi phí đào tạo,
kết hợp triển khai một cách tích cực các chính sách liên quan như cấp học bổng, miễn
giảm học phí…
3. Quá trình tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục
Trường Đại học Thành Đông thực hiện quá trình tự đánh giá theo trình tự sau:
• Bước 1: Thành lập Hội đồng tự đánh giá, ban thư ký, các nhóm công tác chuyên trách;
• Bước 2: Lập kế hoạch tự đánh giá và phân công trách nhiệm cụ thể cho các nhóm;
• Bước 3: Thu thập thông tin và minh chứng;
• Bước 4: Xử lý, phân tích các thông tin và minh chứng;
• Bước 5: Viết báo cáo tự đánh giá; hoàn thiện báo cáo tự đánh giá;
• Bước 6: Công bố báo cáo tự đánh giá trong toàn Trường để thu thập ý kiến;
• Bước 7: Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành tự đánh giá.
Đối với mỗi tiêu chí, các nhóm công tác chuyên trách thực hiện theo trình tự:
• Thu thập thông tin, minh chứng;
• Lấy ý kiến phản hồi từ các bên liên quan;
• Mô tả, làm rõ thực trạng của tiêu chí;
• Phân tích, giải thích, so sánh, đối chiếu và đưa ra những nhận định; chỉ ra những
điểm mạnh, điểm tồn tại và biện pháp khắc phục;

13
• Lập kế hoạch hành động để khắc phục những tồn tại nhằm cải tiến, nâng cao chất
lượng các mặt hoạt động của Nhà trường theo từng tiêu chí.
Minh chứng là một phần không thể thiếu của báo cáo tự đánh giá và các
minh chứng này được mã hóa theo quy tắc sau:
Mã minh chứng (Mã MC) được ký hiệu bằng chuỗi có ít nhất 11 ký tự, bao gồm
1 chữ cái, ba dấu chấm và 7 chữ số; cứ 2 chữ số có 1 dấu chấm (.) để phân cách theo
công thức: Hn.ab.cd.ef. Trong đó:
- H: viết tắt “Hộp minh chứng” (Minh chứng của mỗi tiêu chuẩn được tập hợp
trong 1 hộp hoặc một số hộp);
- n: số thứ tự của hộp minh chứng được đánh số từ 1 đến hết
(trường hợp n ≥ 10 thì chuỗi ký hiệu có 12 ký tự trở lên).
- ab: số thứ tự của tiêu chuẩn (tiêu chuẩn 1 viết 01, tiêu chuẩn 10 viết 10);
- cd: số thứ tự của tiêu chí (tiêu chí 1 viết 01, tiêu chí 10 viết 10)
- ef: số thứ tự của minh chứng theo từng tiêu chí (thông tin và minh chứng thứ
nhất viết 01, thứ 15 viết 15...)
Ví dụ:
H1.01.01.01: là MC thứ nhất của tiêu chí 1 thuộc tiêu chuẩn 1, được đặt ở hộp 1
H3.03.02.15: là MC thứ 15 của tiêu chí 2 thuộc tiêu chuẩn 3, được đặt ở hộp 3
H4.04.03.25: là MC thứ 25 của tiêu chí 03 thuộc tiêu chuẩn 4, được đặt ở hộp 4
H10.10.02.04: là MC thứ 4 của tiêu chí 2 thuộc tiêu chuẩn 10, được đặt ở hộp 10
Ghi chú: Trong một tiêu chuẩn, mỗi minh chứng chỉ mang một mã số thuộc
tiêu chí mà nó được sử dụng lần đầu. Khi sang tiêu chí khác cùng trong tiêu chuẩn
đó, nếu dùng cùng minh chứng thì vẫn giữ mã minh chứng đã có ở tiêu chí trước,
nhưng được in nghiêng trong bản mô tả cũng như trong bảng Danh mục minh
chứng. Khi cùng minh chứng đó, nhưng sử dụng ở tiêu chuẩn khác thì nó mang mã
minh chứng tương ứng với tiêu chuẩn, tiêu chí mới.
4. Cơ sở dữ liệu kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục (xem Phụ lục ...)`

14
Phần 2
TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA NHÀ TRƯỜNG

Mục 1. BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG VỀ CHIẾN LƯỢC

----------------------------

Tiêu chuẩn 1. Tầm nhìn, sứ mạng và văn hóa


1. Mô tả
Tiêu chí 1.1. Lãnh đạo cơ sở giáo dục đảm bảo tầm nhìn và sứ mạng của cơ
sở giáo dục đáp ứng được nhu cầu và sự hài lòng của các bên liên quan.
Trường Đại học Thành Đông được thành lập theo Quyết định số 1489/QĐ-TTg
ngày 17/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ [H1.01.01.01]; tổ chức hoạt động của Nhà
trường tuân thủ theo Quyết định số 63/2011/QĐ-TTg ngày 15/11/2011 của Thủ tướng
Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức hoạt động của
trường đại học tư thục ban hành kèm theo Quyết định số 61/2009/QĐ-TTg ngày
17/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ; Điều lệ trường đại học, Luật Giáo dục và Luật
Giáo dục đại học [H1.01.01.02].
Ngay từ khi thành lập, Nhà trường đã xác định rõ mục tiêu hoạt động đào tạo, lấy
chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế là ba trụ cột để phát triển.
Ngày 25/12/2014, Nhà trường xây dựng và tuyên bố chính thức bằng văn bản về tầm
nhìn, sứ mạng của Trường giai đoạn 2015-2025 [H1.01.01.03], cụ thể:
Sứ mạng: Trường Đại học Thành Đông có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và tỉnh
Hải Dương nói riêng; đồng thời chuyển giao những kết quả nghiên cứu khoa học vào
thực tiễn, góp phần phát triển kinh tế, xã hội trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu.
Tầm nhìn: Đến năm 2025, Trường Đại Thành Đông sẽ trở thành một trung tâm
đào tạo, nghiên cứu và tư vấn về khoa học công nghệ, kinh tế, quản trị kinh doanh có
uy tín ngang tầm với các cơ sở đào tạo đại học có uy tín trong nước và khu vực.
Trường tạo cho người học môi trường giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học có tính
chuyên môn cao; đảm bảo cho người học khi tốt nghiệp có đủ năng lực cạnh tranh và
thích ứng nhanh với nền kinh tế hội nhập.
Qua 5 năm tổ chức triển khai thực hiện, tầm nhìn và sứ mạng của Nhà trường
đã có những điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn của Nhà trường. Với mục
tiêu “Xây dựng Đại học Thành Đông trở thành trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực,

15
đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng”, theo đó, năm 2018, tầm
nhìn, sứ mạng của Nhà trường được rà soát, sửa đổi, ban hành theo Quyết định số
12/QĐ-HĐQT ngày 31/12/2018 [H1.01.01.04] và được thể hiện trong Chiến lược phát
triển Trường Đại học Thành Đông đến năm 2025, tầm nhìn 2030 (sửa đổi, bổ sung)
[H1.01.01.05]. Cụ thể:
Sứ mạng: Trường Đại học Thành Đông có sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực
chất lượng cao, tổ chức nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ vào thực tiễn
sản xuất, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và tỉnh
Hải Dương nói riêng.
Tầm nhìn: Đến năm 2030, Trường Đại Thành Đông trở thành trường đại học
đào tạo theo định hướng ứng dụng, chất lượng cao; có uy tín trong nước và khu vực;
nằm trong top đầu các trường đại học tư thục Việt Nam.
Nhằm đáp ứng được nhu cầu, sự hài lòng của các bên liên quan, bộ phận xây
dựng, giám sát, rà soát sứ mạng, tầm nhìn của Nhà trường đã tổ chức lấy ý kiến đóng
góp vào dự thảo tầm nhìn, sứ mạng [H1.01.01.06] trong đó có sự tham gia góp ý của
Bộ GD&ĐT [H1.01.01.07]. Trên cơ sở ý kiến đóng góp của các bên liên quan, bộ
phận xây dựng đã tổng hợp, phân tích, các ý kiến tham gia góp ý về tầm nhìn, sứ mạng
báo cáo HĐQT, BGH [H1.01.01.08]. Sau đó, HĐQT, BGH sẽ họp với lãnh đạo các
đơn vị để thống nhất và ban hành tầm nhìn, sứ mạng của Nhà trường [H1.01.01.09].

Hình 1.1. Biểu đồ khảo sát mức độ hài lòng về sứ mạng, tầm nhìn năm 2018

16
Tầm nhìn, sứ mạng của Nhà trường sau khi ban hành được công bố công khai
trên trang thông tin điện tử của Trường [H1.01.01.10] và được tuyên truyền rộng rãi
đến toàn thể CB, GV, NV, người học và các bên liên quan được biết.
Trong quá trình xây dựng tầm nhìn, sứ mạng, Nhà trường đã bám sát các quy
định của Chính phủ, Bộ GD&ĐT và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương, của ngành và của cả nước cũng như mời các bên liên quan, tổ chức hội thảo
tham gia góp ý liên quan đến tầm nhìn, sứ mạng của Nhà trường [H1.01.01.11]. Vì
vậy, tầm nhìn, sứ mạng của Trường Đại học Thành Đông phù hợp với chức năng,
nhiệm vụ của Trường, đáp ứng nhu cầu và sự hài lòng của các bên liên quan.
Nhà trường đã xây dựng Chiến lược, Kế hoạch phát triển chung trong toàn
trường và có văn bản hướng dẫn các đơn vị xây dựng kế hoạch hành động theo tầm
nhìn, sứ mạng đã công bố [H1.01.01.12] như: Kế hoạch nhiệm vụ năm học hàng năm
[H1.01.01.13], kế hoạch năm học của từng lĩnh vực: Đào tạo &NCKH, HTQT, tài
chính, đảm bảo chất lượng, kết nối phục vụ cộng đồng, nhân sự…[H1.01.01.14].
Từ ngày 5 đến ngày 10 hàng tháng, Nhà trường tổ chức họp giao ban nhằm sơ kết
các công việc hoàn thành trong tháng, chỉ ra các tồn tại, hạn chế, đưa ra kế hoạch cụ
thể của Trường và từng đơn vị trong tháng sau [H1.01.01.15]
Tự đánh giá tiêu chí đạt: 5/7
Tiêu chí 1.2: Lãnh đạo cơ sở giáo dục thúc đẩy các giá trị văn hóa phù hợp
với tầm nhìn và sứ mạng của cơ sở giáo dục.
Trường Đại học Thành Đông đã xác định các giá trị cốt lõi của mình ngay khi
thành lập Trường và được xem như kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Nhà trường.
Các giá trị cốt lõi của Nhà trường được công bố vào tháng 12/2014 và điều chỉnh, sửa
đổi, bổ sung vào năm 2018.
Giá trị cốt lõi của Trường Đại học Thành Đông là: "Năng động - Trí tuệ - Trách
nhiệm"[H1.01.01.04].
Năng động: được hiểu là chủ động, tích cực, dám nghĩ, dám làm, trong bối cảnh
hội nhập kinh tế toàn cầu; sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đòi hỏi sự năng động “Dĩ bất biến, ứng vạn
biến” của thế hệ trẻ. Năng động là tích cực, chủ động, tự giác trong học tập, công việc;
nó giúp con người có thể vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian
để đạt được mục đích đã đề ra một cách nhanh chóng, tốt đẹp và đạt hiệu quả cao.
Trường Đại học Thành Đông luôn đề cao sự năng động, chủ động trong công việc, học

17
tập của CB, GV, NV và người học. Khẩu hiệu xung trận của Nhà trường được đặt tại
khu trung tâm là “Lựa chọn mới của một thế hệ năng động”.
Trí tuệ: được hiểu là sự tư duy, sáng tạo của mỗi con người; trong suốt quá trình
phát triển Nhà trường luôn coi trọng việc giảng dạy học tập theo hướng tư duy sáng
tạo, coi trọng sự tư duy, sáng tạo của người học; luôn coi trọng việc đổi mới phương
pháp giảng dạy “lấy người học làm trung tâm” để nâng cao chất lượng đào tạo là vấn
đề then chốt, có ý nghĩa sống còn và là mối quan tâm hàng đầu của lãnh đạo, cán bộ,
giảng viên và nhân viên, nhằm đào tạo những thế hệ mới là những con người tri thức,
có đạo đức, phát triển toàn diện về kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp,
năng động - bản lĩnh - tự tin hội nhập với cộng đồng, đảm nhận tốt công việc trong
môi trường đa lĩnh vực, đa văn hoá.
Trách nhiệm: là sự ràng buộc đối với lời nói hành vi của mình bảm đảm làm
đúng đắn, nếu sai phạm phải chịu hậu quả. Trách nhiệm được quán triệt đến toàn thể
CB, GV, NV và người học nhằm nâng cao ý thức bản lĩnh; trách nhiệm trong công việc,
trong giảng dạy và đặc biệt là trách nhiệm giữa con người với con người, tôn trọng sự
khác biệt và đa dạng trong quản trị nhà trường, trong giảng dạy và nghiên cứu, trong
định hướng phát triển của Trường.
Giá trị cốt lõi của Trường được công bố là tôn chỉ để đưa Trường Đại học Thành
Đông phát triển và trở thành trường đại học đứng trong top đầu hệ thống các trường tư
thục của Việt Nam.
Giá trị cốt lõi của Trường Đại học Thành Đông đi liền với tầm nhìn, sứ mạng.
Trước khi được công bố chính thức, Nhà trường đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp của
các bên liên quan, tập hợp ý kiến, sửa đổi, bổ sung và ban hành [H1.01.01.06],
[H1.01.01.07], [H1.01.01.08], [H1.01.01.09], đồng thời xây dựng kế hoạch truyền
thông và tổ chức triển khai các hoạt động đạt mục tiêu đề ra [H1.01.02.01].
Giá trị cốt lõi của Trường được xác định từ các giá trị truyền thống nhằm đạt
mục tiêu, định hướng, chiến lược phát triển.
Trường Đại học Thành Đông luôn xác định giá trị cốt lõi chính là cách mà Nhà
trường tương tác với các bên liên quan, lựa chọn chiến lược để thực hiện nhiệm vụ và
cũng là thước đo, là nhân tố cơ bản quyết định sự thành công trong hoạt động giáo dục
và đào tạo. Đây cũng chính là truyền thống văn hóa của Nhà trường được tạo dựng,
vun đắp ngay từ khi Trường mới thành lập và được thể hiện thông qua nội quy, nguyên
tắc, khuôn mẫu ứng xử. Truyền thống văn hóa đó chính là điều cốt lõi làm nên linh
hồn và uy tín để Nhà trường có thể đứng vững và phát triển.

18
Giá trị cốt lõi của Trường được công bố rộng rãi trên trang thông tin điện tử
[H1.01.01.10], trong cuốn Kỷ yếu nhân kỷ niệm 10 năm thành lập Trường
[H1.01.02.02] và trong sổ tay sinh viên [H1.01.02.03], sổ tay giảng viên
[H1.01.02.04], đồng thời được phổ biến trên các bảng tin, biển hiệu gắn trên giảng
đường, ký túc xá ... [H1.01.02.05], trong quy định văn hóa học đường [H1.01.02.06],
Quy chế thực hiện dân chủ [H1.01.02.07] cùng các quy chế, quy định cụ thể khác như:
Quy chế văn hóa công sở; quy định quản lý, sử dụng tài sản và công cụ dụng cụ; quy
định quản lý và sử dụng xe ô tô; quy định quản lý con dấu; quy định công tác thi đua,
khen thưởng; quy định chế độ làm việc, học tập, bồi dưỡng của CBGV [H1.01.02.08].
Văn hóa được hiểu là bao gồm các giá trị vật chất và tinh thần mà con người
sáng tạo ra trong qua trình lao động và sinh sống. Văn hóa cơ sở giáo dục được hiểu là
cách ứng xử giữa người với người trong cơ sở giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu của tổ
chức, có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tinh thần của các thành viên. Nhận thức sâu
sắc vấn đề đó, trong những năm qua Nhà trường đã có những giải pháp tăng cường xây
dựng văn hóa ứng xử trong trường góp phần xây dựng nên những thế hệ yêu trường,
nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết và sáng tạo.
Nhà trường đã ban hành văn bản hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động
nhiệm vụ ưu tiên để xây dựng, giữ gìn thương hiệu, giữ gìn và phát huy truyền thống
văn hóa Đại học Thành Đông [H1.01.02.09], [H1.01.02.10], [H1.01.02.11]. Sau mỗi
đợt triển khai thực hiện kế hoạch hành động đều tiến hành tổng kết và có báo cáo đánh
giá, rút kinh nghiệm cho các đợt sau [H1.01.02.12].
Tự đánh giá tiêu chí đạt: 5/7
Tiêu chí 1.3. Sứ mạng, tầm nhìn và văn hóa của cơ sở giáo dục được phổ
biến, quán triệt và giải thích rõ ràng để thực hiện.
Trường Đại học Thành Đông công bố tầm nhìn, sứ mạng, giá trị cốt lõi và triết
lý giáo dục [H1.01.01.04], nhằm vạch ra hướng đi và hướng dẫn mọi hoạt động trong
Nhà trường. Chính tầm nhìn, sứ mạng đã nhắc nhở toàn thể CBGV trong việc thực
hiện các nhiệm vụ để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Nó chi phối mọi hoạt động hàng
ngày của Trường Đại học Thành Đông, giúp tập thể Nhà trường luôn kiên định với
mục tiêu đã đề ra. Chính vì vậy, tầm nhìn, sứ mạng và giá trị cốt lõi của Trường Đại
học Thành Đông được công bố rộng rãi đến toàn thể cán bộ, giảng viên, người học,
nhà sử dụng lao động, các tổ chức xã hội nghề nghiệp thông qua cổng thông tin điện
tử www.thanhdong.edu.vn của Trường [H1.01.01.10], tại các buổi lễ, các sự kiện do
Nhà trường tổ chức thông qua các bài phát biểu của lãnh đạo Nhà trường
[H1.01.03.01] và thông qua các phương tiện truyền thông khác của Trường, như:

19
Bảng điện tử, bảng tin trước cửa trường [H1.01.02.05], Kỷ yếu 10 năm thành lập
Trường Đại học Thành Đông [H1.01.02.02]. Các video giới thiệu về Trường Đại học
Thành Đông để trình chiếu tại lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Trường, lễ ký kết các văn
bản hợp tác với đối tác, lễ khai giảng, lễ phát động phong trào thi đua, lễ phát bằng…
[H1.01.03.02]
Sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của Trường Đại học Thành Đông qua từng
giai đoạn được quán triệt, giải thích rõ ràng để CB, GV, sinh viên, học viên trong
toàn Trường cũng như các bên liên quan cùng thực hiện thông qua các cuộc họp giao
ban tháng, các buổi hội thảo hay các ngày lễ gặp mặt CBGV (khai giảng, kỷ niệm
ngày Nhà giáo VN, đại hội của các tổ chức đoàn thể...) [H1.01.01.15] và được xây
dựng thành kế hoạch hành động cụ thể [H1.01.02.01].
Việc quán triệt, tuyên truyền, giải thích rõ ràng về tầm nhìn, sứ mạng và giá trị
cốt lõi của Nhà trường cho các bên liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội được thể
hiện thông qua quá trình xây dựng và lấy ý kiến của các cơ quan, doanh nghiệp, các
tổ chức chính trị - xã hội vào “Văn bản hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động
nhiệm vụ ưu tiên để đạt được sứ mạng, tầm nhìn, giữ gìn bản sắc và văn hóa, thương
hiệu Trường Đại học Thành Đông” [H1.01.02.09]
Đối với cán bộ, giảng viên, nhân viên, người học, việc quán triệt, tuyên truyền,
về tầm nhìn, sứ mạng và giá trị cốt lõi được lồng ghép trong nội dung sinh hoạt công
dân đầu khóa [H1.01.03.03], chương trình tổ chức giải bóng đá học sinh khối THPT,
TTGDTX tỉnh Hải Dương tranh “Cúp Đại học Thành Đông” được tổ chức tại Trường
hàng năm [H1.01.03.04], chương trình lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Trường, lễ khánh
thành giảng đường và ký túc xá khoa Y Dược...[H1.01.03.05] và chương trình phát
động khởi nghiệp trong sinh viên của Nhà trường [H1.01.03.06], đồng thời được lồng
ghép trong các bài phát biểu của Hiệu trưởng trên các phương tiện thông tin đại
chúng như trên sóng đài phát thanh và truyền hình Hải Dương, đài truyền hình quốc
gia VTV1, VTV3... [H1.01.03.07] và trong Hội nghị người lao động hàng năm
[H1.01.03.08], các Quy chế văn hóa công sở, qua việc thực hiện các nội quy, quy
chế, quy định của Nhà trường.... [H1.01.02.08], trong chiến lược phát triển, kế hoạch
5 năm, kế hoạch hàng năm của Nhà trường vv...[H1.01.02.12], [H1.01.01.13]
Tự đánh giá tiêu chí đạt: 5/7
Tiêu chí 1.4. Tầm nhìn, sứ mạng và văn hóa của cơ sở giáo dục được rà soát
để đáp ứng nhu cầu và sự hài lòng của các bên liên quan.
Việc lấy ý kiến của các bên liên quan được triển khai nhằm mục đích rà soát
tầm nhìn, sứ mạng, giá trị cốt lõi của Trường Đại học Thành Đông và đảm bảo đáp

20
ứng sự hài lòng của các bên liên quan. Bộ phận xây dựng, giám sát, rà soát, triển khai
cải tiến phát triển tầm nhìn, sứ mạng có trách nhiệm triển khai thực hiện việc rà soát
tầm nhìn, sứ mạng và giá trị cốt lõi của Nhà trường [H1.01.04.01].
Theo dõi việc thực hiện tầm nhìn, sứ mạng và văn hóa là hoạt động không thể
thiếu được của Trường Đại học Thành Đông, việc này giúp Nhà trường kiểm soát tầm
nhìn, sứ mạng có làm đúng không? Kết quả như thế nào? Có phù hợp không? Có lệch
hướng không? Có đáp ứng nhu cầu và sự hài lòng của các bên liên quan không? Từ
những lý do trên, Nhà trường đã tiến hành rà soát và có báo cáo kết quả việc thực hiện
rà soát, cải tiến tầm nhìn, sứ mạng, giá trị cốt lõi của giai đoạn trước để có kế hoạch
điều chỉnh, cải tiến sao cho phù hợp. [H1.01.04.02]
Việc rà soát tầm nhìn, sứ mạng, giá trị văn hóa của Nhà trường được thực hiện
trong từng năm học thông qua các cuộc họp giao ban [H1.01.01.15]; nghị quyết của
Chi bộ [H1.01.04.03], của HĐQT Nhà trường [H1.01.04.04], đồng thời thông qua việc
lấy ý kiến của người học, các nhà tuyển dụng, các tổ chức nghề nghiệp vv...
[H1.01.01.06].
Tầm nhìn, sứ mạng, giá trị cốt lõi của Nhà trường đã được rà soát và điều chỉnh
01 lần trong chu kỳ đánh giá (2015-2019) [H1.01.01.04].
Tầm nhìn, sứ mạng, giá trị cốt lõi và triết lý giáo dục của Nhà trường phù hợp
với các nguồn lực hiện có, đáp ứng được sự kỳ vọng của các bên liên quan, phù hợp
với Luật Giáo dục đại học hiện hành và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương [H1.01.01.11].
Tự đánh giá tiêu chí đạt: 5/7
Tiêu chí 1.5. Tầm nhìn, sứ mạng và văn hóa của cơ sở giáo dục cũng như quá trình xây dựng và phát
triển chúng được cải tiến để đáp ứng nhu cầu và sự hài lòng của các bên liên quan.

Nhà trường đã thành lập Bộ phận xây dựng, giám sát, rà soát và triển khai cải
tiến phát triển tầm nhìn, sứ mạng, giá trị cốt lõi [H1.01.04.01]. Thông qua việc rà soát,
tầm nhìn, sứ mạng, giá trị cốt lõi của Nhà trường được cải tiến phù hợp với chiến lược
phát triển Trường, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương, đồng thời
đáp ứng nhu cầu và sự hài lòng của các bên liên quan [H1.01.01.04].
Kết quả cải tiến thể hiện qua bảng đối sánh sau:

21
Bảng 1.1. Bảng đối sánh, điều chỉnh sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi và
triết lý giáo dục
Nội Giai đoạn đến năm 2025,
Giai đoạn 2015 - 2025 Nhận xét
dung tầm nhìn 2030

Trường Đại học Thành Đông có Trường Đại học Thành Đông có Sứ mạng có sự tiến bộ
nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực rõ nét, giai đoạn sau
chất lượng cao phục vụ sự nghiệp chất lượng cao, tổ chức nghiên khẳng định năng lực
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất cứu khoa học và chuyển giao NCKH “tổ chức
Sứ
nước; đồng thời chuyển giao công nghệ vào thực tiễn sản NCKH” và khẳng
mạng
những kết quả nghiên cứu khoa xuất, phục vụ sự nghiệp công định chất lượng đào
học vào thực tiễn, góp phần phát nghiệp hóa, hiện đại hóa đất tạo, uy tín, thương
triển kinh tế, xã hội trong bối cảnh nước nói chung và tỉnh Hải hiệu của Trường.
hội nhập kinh tế toàn cầu. Dương nói riêng.

Đến năm 2025, Trường Đại Đến năm 2030, Trường Đại Khẳng định tầm nhìn
Thành Đông sẽ trở thành một Thành Đông trở thành trường tiên tiến, niềm tin
trung tâm đào tạo, nghiên cứu và đại học đào tạo theo định vững chắc vào tương
tư vấn về khoa học công nghệ, hướng ứng dụng, chất lượng lai phát triển của
kinh tế, quản trị kinh doanh có uy cao; có uy tín trong nước và Trường Đại học
tín ngang tầm với các cơ sở đào khu vực; nằm trong top đầu các Thành Đông và mang
Tầm tạo đại học có uy tín trong nước trường đại học tư thục Việt tính khả thi cao, với
nhìn và khu vực. Trường tạo cho người Nam. “định hướng ứng
học môi trường giáo dục đại học dụng...”. Thông qua
và nghiên cứu khoa học có tính Tầm nhìn đã thể hiện
chuyên môn cao; đảm bảo cho uy tín, thương hiệu
người học khi tốt nghiệp có đủ ngày càng cao của
năng lực cạnh tranh và thích ứng Trường.
nhanh với nền kinh tế hội nhập.

Khẳng định đích tới


trong giá trị của con
Giá trị Năng động - Trí tuệ - Trách người hiện đại vừa
Tri thức - Đạo đức - Sáng tạo
cốt lõi nhiệm hồng, vừa chuyên, đầy
đủ đức và tài.

Triết lý Chủ động học tập, kiến tạo Bổ sung triết lý giáo
giáo tương lai dục
dục

22
Nhà trường ban hành quy trình xây dựng, rà soát, cải tiến, phát triển tầm nhìn,
sứ mạng và giá trị cốt lõi năm 2014 [H1.01.05.01], quy trình được cải tiến năm 2018
[H1.01.05.03]. Trong quá trình xây dựng, rà soát sứ mạng, tầm nhìn và giá trị cốt lõi,
Nhà trường đã tổ chức lấy ý kiến góp ý của các bên liên quan, phân tích tổng hợp các
ý kiến góp ý [H1.01.01.06], [H1.01.01.07], [H1.01.01.08], [H1.01.01.09], từ đó có
điều chỉnh, công bố tầm nhìn, sứ mạng và giá trị cốt lõi của Nhà trường vào năm
2018; đồng thời xây dựng kế hoạch truyền thông, kế hoạch hướng dẫn xây dựng triển
khai hoạt động theo sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi [H1.01.02.01], kế hoạch hành
động, nhiệm vụ ưu tiên để xây dựng, giữ gìn thương hiệu của Nhà trường để phấn
đấu xây dựng “Trường Đại Thành Đông trở thành trường đại học chất lượng cao, có
uy tín trong nước và khu vực...” [H1.01.02.10].
Tự đánh giá tiêu chí đạt: 5/7
* Đánh giá chung tiêu chuẩn 1
2. Tóm tắt các điểm mạnh
a. Tầm nhìn, sứ mạng và giá trị cốt lõi của Nhà trường được xây dựng theo
quy trình với sự tham gia của các đơn vị, cá nhân trong Trường và các bên liên quan;
được tuyên bố trên các phương tiện truyền thông và được thể chế bằng các kế hoạch
cụ thể, các quyết định và các văn bản khác, thông báo cho toàn thể CB, GV, NV,
người lao động, sinh viên, người học biết và thực hiện.
b. Quy trình xây dựng rà soát và phát triển tầm nhìn, sứ mạng, và văn hóa của
Nhà trường được cải tiến đáp ứng nhu cầu và sự hài lòng của các bên liên quan.
3. Tóm tắt các điểm tồn tại
Ý kiến phản hồi đóng góp của các đơn vị sử dụng lao động trong quá trình xây
dựng tầm nhìn, sứ mạng của Nhà trường chưa nhiều.
4. Kế hoạch cải tiến
Thời gian
Đơn vị/cá thực hiện
TT Mục tiêu Nội dung nhân thực (bắt đầu và
hiện hoàn
thành)

Tích cực truyền thông về SMTN, Bộ phận


Khắc phục GTCL tới các bên liên quan bằng xây dựng và
1 2 năm/ lần
tồn tại nhiều hình thức. Hằng năm, bộ phận phát triển
xây dựng, rà soát, phát triển tầm nhìn, TNSM

23
sứ mạng phối hợp với các đơn vị trong
Trường tiến hành khảo sát các bên liên
quan, đặc biệt là các bên sử dụng lao
động, lấy thêm ý kiến về tầm nhìn, sứ
mạng Nhà trường.

Phát huy Tiếp tục tuyên truyền tầm nhìn, sứ Phòng HC-
2 điểm mạnh mạng, văn hóa của Nhà trường đến các TH Hàng năm
a bên liên quan

Có quy trình xây dựng, rà soát việc Phòng HC-


Phát huy
thực hiện sứ mạng, tầm nhìn, văn hóa TH
3 điểm mạnh Hàng năm
cơ quan được rà soát, cải tiến thường
b
xuyên

5. Mức đánh giá

Tiêu chuẩn/Tiêu chí Tự đánh giá

Tiêu chuẩn 1 5/7

Tiêu chí 1.1 5/7

Tiêu chí 1.2 5/7


Tiêu chí 1.3 5/7
Tiêu chí 1.4 5/7

Tiêu chí 1.5 5/7

Tiêu chuẩn 2. Quản trị


1. Mô tả
Tiêu chí 2.1. Hệ thống quản trị (bao gồm hội đồng quản trị hoặc hội đồng
trường; các tổ chức đảng, đoàn thể; các hội đồng tư vấn khác) được thành lập
theo quy định của pháp luật nhằm thiết lập định hướng chiến lược phù hợp với
bối cảnh cụ thể của cơ sở giáo dục; đảm bảo trách nhiệm giải trình, tính bền
vững, sự minh bạch và giảm thiểu các rủi ro tiềm tàng trong quá trình quản trị
của cơ sở giáo dục.
Hệ thống quản trị của Trường Đại học Thành Đông được thành lập theo đúng
quy định của Luật Giáo dục đại học, Điều lệ trường đại học và Quy chế tổ chức hoạt
động của trường đại học tư thục [H2.02.01.01]; theo đó Hội đồng Quản trị Nhà trường

24
được thành lập theo quyết định của Bộ GD&ĐT vào năm 2009 và của Chủ tịch UBND
tỉnh vào năm 2015 [H2.02.01.02]. Các tổ chức đảng, đoàn thể (Chi bộ, Công đoàn,
Đoàn thanh niên…), Hội đồng Khoa học và Đào tạo được thành lập theo đúng quy
định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Điều lệ Đảng, Điều lệ trường đại học
và các quy định khác của pháp luật [H2.02.01.03].
Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Quản trị được quy định chung
trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Nhà trường ban hành kèm theo Quyết định số
01/QĐ-HĐQT ngày 28/2/2011, quy chế này được rà soát, sửa đổi vào năm 2015
[H2.02.01.04]. Chi bộ, Công đoàn, Đoàn thanh niên và Hội đồng khoa học và Đào tạo
có quy chế tổ chức và hoạt động [H2.02.01.05], [H2.02.01.06], [H2.02.01.07],
[H2.02.01.08]. Các văn bản này đã thể hiện trách nhiệm giải trình, tính bền vững, sự
minh bạch và giảm thiểu các rủi ro tiềm tàng trong quá trình hoạt động.
Cơ cấu tổ chức bộ máy và các quy chế tổ chức hoạt động của hệ thống quản trị
được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Trường
www.thanhdong.edu.vn và trong các tài liệu quảng bá, giới thiệu về trường
[H2.02.01.09].
Đề án khả thi thành lập Trường Đại học thành Đông được phê duyệt
[H2.02.01.10] trong đó xác định cụ thể về cơ cấu tổ chức của Trường, chi bộ Đảng,
công đoàn, đoàn thanh niên, Hội đồng KH&ĐT; thành lập một số đơn vị phòng, khoa,
trung tâm trực thuộc Trường.
Chủ tịch HĐQT Nhà trường được bầu trong số các thành viên của HĐQT theo
nguyên tắc bỏ phiếu kín và phải được trên 50% tổng số thành viên theo danh sách của
HĐQT đồng ý. Sau đó trình UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt [H2.02.01.11].
Nhà trường đã ban hành chức năng nhiệm vụ của các phòng, khoa, ban, viện,
trung tâm trực thuộc (sau đây gọi tắt là các đơn vị) kèm theo các quyết định thành lập
[H2.02.01.12]. Ban Giám hiệu Nhà trường gồm có 01 Hiệu trưởng và 4 Phó Hiệu
trưởng [H2.02.01.13]. Trên cơ sở các hoạt động của Nhà trường, BGH phân công cụ
thể các mảng công tác cho từng thành viên BGH [H2.02.01.14]. Hàng năm, Nhà
trường tiến hành rà soát cơ cấu tổ chức và ban hành quyết định phê duyệt về cơ cấu tổ
chức bộ máy trực thuộc Trường [H2.02.01.15].
Quy chế chi tiêu nội bộ của Trường được ban hành và rà soát hàng năm để phù
hợp với tình hình thực tiễn của Trường [H2.02.01.16].
Nhà trường đã ban hành các quyết định bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ thuộc các
đơn vị theo đúng quy trình về công tác cán bộ, bảo đảm bổ nhiệm đúng người, phân

25
công đúng năng lực sở trường của cá nhân; xây dựng quy chế phối hợp giữa BGH và
Công đoàn Trường, mối quan hệ giữa BGH và Công đoàn cơ đã thể hiện rõ quyền hạn,
sự phối hợp trong công tác và phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của
từng bộ phận đảm bảo trách nhiệm giải trình, tính bền vững và sự minh bạch
[H2.02.01.17].
Quy chế tổ chức hoạt động, quy chế chi tiêu nội bộ và các quy định khác sau
khi ban hành được phổ biến trong toàn trường thông qua nhiều kênh như: qua E-mail,
văn bản hành chính và phổ biến trong các cuộc họp giao ban hàng tháng của Trường
[H2.02.01.18].
Hàng năm, Nhà trường có các báo cáo công khai cam kết về chất lượng đào tạo,
đội ngũ, cơ sở vật chất, tài chính báo cáo Bộ GD&ĐT, đồng thời được đăng tải trên
website của Trường nhằm tăng tính minh bạch, giữ đúng cam kết và giảm thiểu các rủi
ro tiềm tàng trong quá trình quản trị của Nhà trường. [H2.02.01.19]
Tự đánh giá tiêu chí đạt: 5/7
Tiêu chí 2.2. Quyết định của các cơ quan quản trị được chuyển tải thành các
kế hoạch hành động, chính sách, hướng dẫn để triển khai thực hiện.
HĐQT Trường Đại học Thành Đông tiến hành họp theo định kỳ 03 tháng/lần để
đánh giá kết quả hoạt động của quý và đưa ra các nghị quyết, kế hoạch phát triển của
Nhà trường [H2.02.02.01].

Về định hướng phát triển chung, HĐQT đã quyết định ban hành tầm nhìn, sứ
mạng, giá trị cốt lõi giai đoạn 2015-2025; quyết định ban hành tầm nhìn, sứ mạng, giá
trị cốt lõi và triết lý giáo dục của Trường Đại học Thành Đông đến 2025, tầm nhìn
2030 và giao cho Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch về triển khai các hoạt động theo tầm
nhìn, sứ mạng, giá trị cốt lõi và triết lý giáo dục, qua đó tiến hành tổ chức rà soát, đánh
giá làm cơ sở điều chỉnh, bổ sung sứ mạng, tầm nhìn, giá trị văn hóa và triết lý giáo
dục đến năm 2025, tầm nhìn 2030 [H2.02.02.02].

Hội đồng Quản trị cũng đã thông qua Chiến lược phát triển Trường giai đoạn
2015-2025; Chiến lược phát triển Trường đến năm 2025, tầm nhìn 2030 (sửa đổi, bổ
sung) [H2.02.02.03] và giao cho Hiệu trưởng xây dựng Kế hoạch phát triển 5 năm
cũng như các Chiến lược thành phần (chiến lược phát triển đào tạo, chiến lược phát
triển khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế, đảm bảo chất lượng, cơ sở vật chất, tài
chính ...) để chuyển tải mục tiêu chiến lược đến toàn thể các đơn vị, cá nhân trong toàn
trường [H2.02.02.04].

26
Thực hiện mục tiêu Chiến lược phát triển Trường Đại học Thành Đông giai
đoạn 2015-2025 đã được HĐQT thông qua, từ năm 2015 đến nay, Nhà trường đã mở
mới 08 ngành ở trình độ đại học, 04 ngành ở trình độ thạc sĩ và tổ chức tuyển sinh, đào
tạo theo đúng quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo [H2.02.02.05], đồng thời căn cứ
nội dung chiến lược, kế hoạch 5 năm, Nhà trường đã xây dựng và triển khai kế hoạch
hoạt động hàng năm, thực hiện báo cáo đánh giá kết quả hoạt động năm học trước và
đề ra kế hoạch hoạt động của năm học tiếp theo [H2.02.02.06].

Ngoài ra, các tổ chức đoàn thể: Chi bộ Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên ban
hành các nghị quyết theo nhiệm kỳ, chuyên đề; kế hoạch hoạt động hàng năm
[H2.02.02.07], [H2.02.02.08].
Để tư vấn cho Hiệu trưởng các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động đào tạo, nghiên
cứu khoa học và các vấn đề khác có liên quan, Hội đồng khoa học và đào tạo Nhà
trường họp ít nhất 02 lần/năm và ban hành nghị quyết để triển khai hoạt động đào tạo
và NCKH có hiệu quả trong Nhà trường. [H2.02.02.09]
Nhà trường đã xây dựng các chỉ số phấn đấu chính cho từng năm học về giáo
dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, cơ cấu tổ chức và phát triển đội
ngũ, cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính, các hoạt động phục vụ cộng đồng vv...
[H2.02.02.10].
Nhà trường đã ban hành các quy định, quy chế, chính sách hướng dẫn các hoạt
động trong trường như: Quy định chế độ làm việc đối với giảng viên, Quy chế chi tiêu
nội bộ, Quy định bổ nhiệm vào ngạch giảng viên và hưởng thâm niên nhà giáo, Quy
chế văn hóa công sở, Quy định về công tác văn thư và ban hành văn bản, Quy chế
nâng lương thường xuyên, phụ cấp thâm niên và nâng lương trươc thời hạn; Quy định
tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển Trường Đại học Thành Đông…
[H2.02.02.11].
Thực hiện định hướng, chiến lược phát triển Trường giai đoạn 2015-2025 được
HĐQT phê duyệt về mở rộng ngành nghề đào tạo trong đó tập trung mở các ngành
thuộc khối ngành sức khỏe, theo đó năm 2018, Nhà trường đã xây dựng đề án mở
ngành đào tạo Y học cổ truyền và Dược học và được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê
duyệt, theo đó, khoa Y dược cũng được thành lập [H2.02.01.12], đồng thời khu giảng
đường khoa Y Dược được xây dựng [H2.02.02.12], [H2.02.02.13]. Tại buổi Lễ khánh
thành, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hải Dương đã đến dự và phát biểu chỉ đạo động
viên cán bộ, giảng viên và sinh viên, học viên Nhà trường [H2.02.02.14].
Thực hiện chiến lược phát triển về lĩnh vực hợp tác quốc tế, phòng Đào tạo Sau

27
đại học và Hợp tác Quốc tế được thành lập, đi vào hoạt động và đạt hiệu quả đáng ghi
nhận thể hiện thông qua báo cáo tổng kết công tác phát triển đối tác trong nước và hợp
tác quốc tế hàng năm [H2.02.02.15].
Mỗi hoạt động của Nhà trường đều có các văn bản, các hướng dẫn công việc cụ
thể, kèm các biểu mẫu giúp cho việc thực hiện được thuận tiện và dễ kiểm soát, không
có sự mâu thuẫn, vướng mắc giữa các bộ phận liên quan; không có xung đột hoặc
chồng chéo về nội dung giữa các văn bản. Hàng năm, Nhà trường có bình xét đánh giá
thi đua khen đúng người, đúng việc [H2.02.02.16]. Điều này đã động viên, khích lệ
CBGVNV trong Trường không ngừng cố gắng, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, xây
dựng Trường Đại học Thành Đông ngày một phát triển bền vững.
Các quy định, quy chế, chính sách, hướng dẫn nêu trên được Nhà trường phổ
biến rộng rãi trong toàn trường thông qua các kênh thông tin như: Hệ thống văn bản
hành chính, website vì vậy tất cả CBGV của Trường Đại học Thành Đông đều được
quán triệt thực hiện, sinh viên và các bên liên quan có thể theo dõi và góp ý
[H2.02.01.09].
Tự đánh giá tiêu chí đạt: 5/7
Tiêu chí 2.3. Hệ thống quản trị của cơ sở giáo dục được rà soát thường xuyên
Nhà trường đã tiến hành rà soát về cơ cấu tổ chức, đánh giá các văn bản của hệ
thống quản trị, cụ thể như:
- Rà soát nhân sự Hội đồng quản trị, trình Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương công
nhận thành viên Hội đồng Quản trị nhiệm kỳ 2015 - 2020 [H2.02.01.02].
- Chi bộ, Công đoàn, Đoàn thanh niên đã được các cơ quan cấp trên kiện toàn,
công nhận [H2.02.03.01].
- Kiện toàn và thành lập mới Hội đồng Khoa học và Đào tạo Nhà trường
[H2.02.01.03].
- Các văn bản của hệ thống quản trị cũng được rà soát và ban hành như:
+ Rà soát và ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Nhà trường
[H2.02.01.04].
- Công tác kiểm tra, đánh giá được xây dựng trong các kế hoạch hoạt động năm
của hệ thống quản trị. Phòng Đào tạo và Nghiên cứu khoa học xây dựng kế hoạch
kiểm tra hoạt động dạy và học, kế hoạch dự giờ và tổ chức thực hiện. Hàng năm, Nhà
trường xây dựng văn bản hướng dẫn các đơn vị thuộc trường, các tổ chức, đơn vị trong
hệ thống quản trị báo cáo tổng kết năm học [H2.02.03.02].

28
Việc rà soát hệ thống quản trị cũng được thể hiện thông qua các cuộc họp giao
ban hàng tháng, các cuộc họp theo chuyên đề nhằm đánh giá kết quả hoạt động của các
đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ đã được HĐQT phê duyệt [H2.02.01.18].
Nhà trường thực hiện đánh giá, nhận xét về năng lực lãnh đạo quản lý và nhân
sự quản lý các cấp theo định kỳ một cách có hệ thống theo phân cấp căn cứ theo bản
phân công nhiệm vụ BGH [H2.02.01.14]
Nhà trường đã ban hành Bộ tiêu chí đánh giá cán bộ, giảng viên, nhân viên
[H2.02.03.05], đề án vị trí việc làm [H2.02.03.06]. Hàng tháng, các đơn vị tiến hành
đánh giá, bình xét thi đua đối với cán bộ, giảng viên đơn vị mình theo các mức A, B, C,
D, E theo quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ của Trường [H2.02.03.07].
Hàng năm tập thể lãnh đạo Trường có báo cáo kiểm điểm công tác lãnh đạo,
quản lý, báo cáo tổng kết năm học của các đơn vị, của Trường [H2.02.03.08],
[H2.02.03.09], các tổ chức đoàn thể (Công đoàn, Đoàn thanh niên, Chi bộ) có báo cáo
kết quả công tác [H2.02.03.10].
Ngoài ra, từng bộ phận có báo cáo như: báo cáo kết quả hoạt động đào tạo và
NCKH hàng năm [H2.02.03.11], báo cáo công tác phát triển đối tác trong nước và quốc
tế [H2.02.02.15]; báo cáo tài chính hàng năm… [H2.02.03.12]
Căn cứ kết quả đánh giá hàng tháng, cuối năm các phòng, khoa, ban, viện, trung
tâm tiến hành họp bình bầu thi đua trong đơn vị, làm cơ sở để lãnh đạo Nhà trường
đánh giá kết quả thực hiện nhiệm của các thành viên trong đơn vị và đánh giá, bình
bầu thi đua cán bộ quản lý (trưởng, phó) đơn vị [H2.02.02.16].
Kết quả rà soát, đánh giá là cơ sở để HĐQT, BGH có các quyết sách thành lập,
điều chỉnh về cơ cấu nhân sự như: bổ nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ, giảng
viên, nhân viên ... [H2.02.01.17].
Ở góc độ đánh giá khách quan từ bên ngoài, hệ thống quản trị Nhà trường được
đánh giá thông qua các báo cáo của Trường về các lĩnh vực theo yêu cầu của cơ quan
cấp trên [H2.02.03.13] và thông qua:
- Kết luận của Tổ thẩm định thuộc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục
đánh giá Trường Đại học Thành Đông đáp ứng các yêu cầu về đào tạo năm
2017[H2.02.03.14]
- Công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về góp ý vào Chiến lược phát triển
Trường đến năm 2025, tầm nhìn 2030 (sửa đổi, bổ sung). [H2.02.03.15]
- Kết quả Báo cáo kiểm toán của Công ty TNHH kiểm toán định giá và tư vấn
tài chính VN về hoạt động tài chính của Trường [H2.02.03.16].

29
- Đánh giá của cơ quan cấp trên còn được thể hiện qua thành tích của Trường
(Quyết định tặng Bằng khen UBND tỉnh, Cờ thi đua của Chính phủ) và thành tích của
lãnh đạo Nhà trường (Bằng khen của UBND tỉnh cho Chủ tịch Hội đồng sáng lập, Chủ
tịch HĐQT và Bằng khen của BGD&ĐT cho PHT, TS. Nguyễn Thị Hoa Lý)
[H2.02.03.17].
Tự đánh giá tiêu chí đạt: 5/7
Tiêu chí 2.4. Hệ thống quản trị của CSGD được cải tiến để tăng hiệu quả
hoạt động của CSGD và quản lý rủi ro tốt hơn.
Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, bộ phận của Trường Đại
học Thành Đông được điều chỉnh phù hợp với các quy định của Bộ Giáo dục và Đào
tạo và chiến lược phát triển của Nhà trường nhằm tăng hiệu quả hoạt động ĐT, NCKH
và PVCĐ, bảo đảm tính công khai, minh bạch và quản lý rủi ro tốt hơn. Hệ thống quản
trị của Nhà trường từng bước được cải tiến nhằm phù hợp với quá trình phát triển của
Nhà trường về sứ mạng, tầm nhìn và chiến lược phát triển.
Về nhân sự hệ thống quản trị, tháng 11/2015, thành viên tham gia HĐQT Nhà
trường có 07 thành viên [H2.02.01.02], đến tháng 3/2017, Hội đồng Quản trị Nhà
trường bổ sung 01 thành viên tham gia [H2.02.04.01]; tháng 5/2019, Hội đồng Quản
trị còn 6 thành viên (02 thành viên xin rút và đã có Quyết định của UBND tỉnh Hải
Dương) [H2.02.04.02].
Năm 2015, số lượng Ban Giám hiệu có 03 thành viên; 12 đơn vị trực thuộc, năm
2019, bổ sung thêm 02 Phó Hiệu trưởng, đưa tổng số thành viên BGH là 5; có 27 đơn vị
trực thuộc trường [H2.02.01.13], [H2.02.01.15]. Theo đó chức năng, nhiệm vụ của các
thành viên BGH được rà soát, điều chỉnh: 3 thành viên kiêm phụ trách các khoa, phòng;
01 thành viên phụ trách cơ sở vật chất [H2.02.01.14]. Định kỳ, Phòng Hành chính -
Tổng hợp có báo cáo rà soát cơ cấu tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ các đơn vị,
đối sánh về cơ cấu tổ chức bộ máy của Trường qua các năm [H2.02.04.03].
Hội đồng Quản trị đã điều chỉnh, chia tách, sáp nhập, thành lập một số đơn vị
mới như: Đổi tên gọi phòng Đào tạo-NCKH thành phòng Quản lý Đào tạo, tách phòng
Sau đại học và Hợp tác Quốc tế thành lập 2 phòng là phòng Đào tạo Sau đại học và
phòng NCKH&HTQT; đổi tên gọi ban Khảo thí và Đảm bảo chất lượng thành phòng
Quản lý chất lượng. Thành lập mới Phòng Tuyển sinh và Truyền thông, khoa Y Dược
và một số viện, Trung tâm... [H2.02.01.12]. Đồng thời Nhà trường đã bổ nhiệm, điều
động, phân công lại nhiệm vụ của một số đơn vị nhằm phù hợp với tình hình mới của
Nhà trường [H2.02.01.17].

30
Hội đồng Khoa học và Đào tạo được bổ sung, điều chỉnh nhân sự cho phù hợp
với tình hình thực tế đáp ứng nhu cầu NCKH của Trường [H2.02.01.03].
Hệ thống văn bản Nhà trường cũng được điều chỉnh cho phù hợp:
- Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường được ban hành vào năm 2011, và
được điều chỉnh, rà soát ban hành vào năm 2015.[H2.02.01.04].
- Quy chế chi tiêu nội bộ ban hành lần 1 vào năm 2011, và ban hành lần 2 vào
năm 2016 và lần 3 vào năm 2018 [H2.02.01.16].
Bên cạnh đó, Nhà trường còn ban hành nhiều quy chế, quy định cụ thể cho
từng mảng công việc [H2.02.02.11]; các văn bản, chế độ, chính sách được rà soát, điều
chỉnh và ban hành cho phù hợp như: quyết định nâng mức lương cơ sở, nâng hệ số phụ
cấp thu hút [H2.02.04.04]; xây dựng Đề án vị trí việc làm [H2.02.03.06].
Hàng năm, Nhà trường đã thực hiện cải tiến quy trình về quy hoạch cán bộ quản
lý nhằm nâng cao năng lực quản lý, quản trị, điều hành, giảm thiểu rủi ro trong quá trình
hoạt động [H2.02.04.05], đồng thời ban hành quy định bổ nhiệm, thôi giữ chức vụ, từ
chức, miễn nhiệm chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo [H2.02.04.06], ban hành kế hoạch
phát triển nhân sự 5 năm giai đoạn 2015-2019 [H2.02.04.07] và kế hoạch phát triển
nhân sự hàng năm [H2.02.04.08].
Hệ thống văn bản của Nhà trường được điều chỉnh, cập nhật theo các văn bản
mới của nhà nước, tiến hành rà soát, điều chỉnh và ban hành: Quy định chế độ làm
việc, học tập bồi dưỡng cán bộ, giảng viên [H2.02.02.11], quy định tiêu chuẩn bổ
nhiệm vào ngạch giảng viên và hưởng thâm niên nhà giáo [H2.02.04.09].
Để đảm bảo tính sát thực, công khai minh bạch, trước khi ban hành các văn bản,
quy định, quy chế ..., Nhà trường tổ chức lấy ý kiến tham gia, đóng góp của CBGVNV
[H2.02.04.10].
Hệ thống văn bản quản lý của Trường sau khi rà soát, sửa đổi, bổ sung và được
cải tiến đã mang lại hiệu quả cao trong hoạt động đáp ứng hoạt động đào tạo và phục
vụ cộng đồng như:
- Việc chia tách phòng Đào tạo-NCKH và CTSV, thành lập Phòng Giáo dục
chính trị và Công tác sinh viên đã giúp hoạt động quản lý sinh viên tốt hơn, từ đó thu
hút được người học vì vậy công tác tuyển sinh Nhà trường đã đạt chỉ tiêu kế hoạch đề
ra [H2.02.04.11].
- HĐQT quyết định đổi tên phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng thành phòng
Quản lý Chất lượng, đồng thời cử cán bộ đi tham gia lớp tập huấn của Cục Quản lý

31
chất lượng về Thông tư 12/2017/TT-BGDĐT tại Đà Nẵng. Sau khi được cử đi đào tạo,
năng lực quản lý theo chức năng, nhiệm vụ của Phòng đạt hiệu quả tốt, kết hợp thành
tích cá nhân đạt được nên cán bộ quản lý Phòng được HĐQT bổ nhiệm chức vụ
Trưởng phòng Quản lý chất lượng [H2.02.04.12].
Hội đồng Quản trị đã ban hành Chiến lược phát triển Trường đến năm 2025, tầm
nhìn 2030 (sửa đổi, bổ sung); Chiến lược đã đề cập và có phương án quản lý rủi ro (dịch
bệnh, thiên tai ...), góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động đào tạo, NCKH và phục vụ
cộng đồng. [H2.02.02.03], cụ thể:
Tháng 01/2020, khi xảy ra dịch bệnh Covd-19, HĐQT, BGH đã có quyết sách
đúng đắn về công tác tuyển sinh, đào tạo; tổ chức triển khai kịp thời các giải pháp trong
hoạt động đào tạo để giảm thiểu những thiệt hại do dịch bệnh gây ra như: ban hành các
văn bản về phòng, chống dịch bệnh trên cơ sở văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ
GD&ĐT, của tỉnh Hải Dương; tổ chức giảng dạy trực tuyến; tuyển sinh trực tuyến qua
Website của Trường; thực hiện hỗ trợ cán bộ, giảng viên, nhân viên, người lao động
trong thời gian thực hiện cách y xã hội theo tinh thần Chỉ thị 16/CĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách để phòng, chống dịch bệnh
Covid-19 [H2.02.04.13]. Ngoài ra, thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo về tác động của
dịch bệnh theo yêu cầu của cấp trên [H2.02.04.14].
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7
* Đánh giá chung về tiêu chuẩn 2
2. Tóm tắt các điểm mạnh
a) Hệ thống quản trị (bao gồm Hội đồng Quản trị, Chi bộ, Công đoàn, Đoàn
Thanh niên, Hội đồng khoa học và Đào tạo) được thành lập theo đúng quy định của
pháp luật, đoàn kết, thống nhất tạo sực mạnh tổng hợp tổ chức triển khai các hoạt động
đạt hiệu quả.
b) Nhà trường đã xây dựng hệ thống văn bản quản lý, chỉ đạo, các hướng dẫn
nhằm triển khai thực hiện tốt các Nghị quyết từ hệ thống quản trị Trường. Các chủ
trương của lãnh đạo hệ thống quản trị Nhà trường được chuyển tải thành các kế hoạch
hành động, các chính sách và được triển khai thực hiện có hiệu quả.
c) Hệ thống quản trị Nhà trường được rà soát và cải tiến thường xuyên. Trường
có xem xét đánh giá cơ cấu tổ chức, có hệ thống đánh giá cán bộ, giảng viên, nhân
viên; xây dựng đầy đủ các quy trình, quy chế, các văn bản quản lý, hướng dẫn thực
hiện .... để cải tiến nhằm đạt hiệu quả cao hơn (đổi tên, chia tách, sáp nhập, thành lập
thêm một số đơn vị; bổ nhiệm cán bộ quản lý vv...).

32
3. Tóm tắt các điểm tồn tại
Chức năng, nhiệm vụ của một số đơn vị chia tách, sáp nhập còn đang trong quá
trình xây dựng mới nên chưa đảm bảo tính hệ thống.
4. Kế hoạch cải tiến
Thời gian
Đơn vị/cá nhân thực hiện (bắt
TT Mục tiêu Nội dung
thực hiện đầu và hoàn
thành)

Rà soát chức năng, nhiệm vụ của Phòng HC-TH và


Tháng 9/2020
Khắc phục các đơn vị, hoàn thành xây dựng các phòng, ban,
1 đến tháng
tồn tại a chức năng, nhiệm vụ của các khoa, viện, trung
12/2020
đơn vị chia tách, sáp nhập tâm có liên quan
Phát huy Tiếp tục phát huy sức mạnh tổng Hội đồng Quản Thường xuyên
điểm mạnh hợp của hệ thống quản trị Nhà trị, Chi bộ, Công
a trường đoàn, Đoàn Thanh
2 niên, Hội đồng
khoa học và Đào
tạo, các đơn vị
thuộc Trường.

3 Phát huy Tiếp tục rà soát thường xuyên hệ Các phòng, ban, Thường xuyên
điểm mạnh thống văn bản quản lý; sửa đổi, khoa, viện, trung và tổng hợp
b bổ sung hoặc đề xuất ban hành tâm thuộc Trường vào tháng 12
mới văn nhằm phù hợp với tình hàng năm
hình phát triển của Nhà trường
trong từng thời điểm và các quy
định của nhà nước hiện hành.
4 Phát huy Tiếp tục rà soát cơ cấu tổ chức; Phòng HC-TH
điểm mạnh sửa đổi, bổ sung hoặc đề xuất phối hợp với các Tháng 9/2020
c thành lập mới các phòng, khoa, đơn vị thuộc đến tháng
trung tâm đáp ứng nhu cầu người Trường có liên 5/2021
học quan

33
5. Mức đánh giá

Tiêu chuẩn/Tiêu chí Tự đánh giá


Tiêu chuẩn 2 5/7

Tiêu chí 2.1 5/7

Tiêu chí 2.2 5/7

Tiêu chí 2.3 5/7


Tiêu chí 2.4 5/7

Tiêu chuẩn 3. Lãnh đạo quản lý


1. Mô tả
Tiêu chí 3.1. Lãnh đạo cơ sở giáo dục thiết lập cơ cấu quản lý trong đó
phân định rõ vai trò, trách nhiệm, quá trình ra quyết định, chế độ thông tin, báo
cáo để đạt được tầm nhìn, sứ mạng, văn hóa và các mục tiêu chiến lược của Cơ sở
giáo dục.
Ngay từ khi Đề án khả thi thành lập Trường Đại học Thành Đông được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt và ra quyết định thành lập Trường Đại học Thành Đông
(Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 17 tháng 09 năm 2009) [H3.03.01.01], Nhà trường
đã thiết lập cơ cấu quản lý trong đó phân định rõ vai trò, trách nhiệm, quá trình ra
quyết định, chế độ thông tin, báo cáo.
Cơ cấu tổ chức quản lý bao gồm: Ban Giám hiệu (gồm 01 Hiệu trưởng và 04
Phó Hiệu trưởng) [H3.03.01.02]; có 27 đơn vị trực thuộc Trường [H3.03.01.03]. Cơ
cấu tổ chức bộ máy của Trường được rà soát và phê duyệt hàng năm [H3.03.01.04].
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

CHI BỘ ĐẢNG VÀ CÁC


TỔ CHỨC CT-XH HỘI ĐỒNG KHOA
(CÔNG ĐOÀN, ĐOÀN BAN GIÁM HIỆU HỌC & ĐÀO TẠO
TNCS HCM, HỘI SV)

06 phòng chức năng 21 khoa, viện, trung tâm

Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Trường Đại học Thành Đông

34
Căn cứ định hướng chiến lược phát triển của Trường Đại học Thành Đông giai
đoạn 2015 - 2025 về “mở mới các ngành đào tạo, đặc biệt chú trọng đến các ngành đào
tạo khối sức khỏe”, Nhà trường đã mở ngành đào tạo: Điều dưỡng (2016), Dinh dưỡng,
Thú Y, Chính trị học, Quản lý nhà nước (2017), Y học cổ truyền và Dược học (2019);
theo đó các khoa cũng lần lượt được thành lập đáp ứng nhu cầu người học, phù hợp với
tình hình thực tế của Trường như: Khoa Điều dưỡng (2016), khoa Dinh dưỡng, Thú y,
Chính trị học, Quản lý nhà nước (2017), khoa Y dược (2018). Hội đồng Quản trị đã phê
duyệt chức năng, nhiệm vụ của các khoa, phòng mới và ban hành kèm theo quyết định
thành lập đơn vị, các văn bản này đã quy định rõ mối liên hệ giữa các đơn vị thuộc
Trường, đồng thời đáp ứng định hướng, mục tiêu trong Chiến lược phát triển Trường Đại
học Thành Đông giai đoạn 2015-2025 là “Xây dựng Đại học Thành Đông trở thành
trường đại học chất lượng cao, đào tạo đa ngành, đa cấp…” [H3.03.01.05].
Năm 2015, quy chế tổ chức và hoạt động của Nhà trường được rà soát, bổ sung
và ban hành [H3.03.01.06]. Các tổ chức, hội đồng tư vấn trong hệ thống quản trị của
Nhà trường đã xây dựng và ban hành quy chế tổ chức và hoạt động [H3.03.01.07]. Vai
trò, trách nhiệm, thẩm quyền ra quyết định của nhân sự tham gia cơ cấu quản lý được
phân định và thể hiện ở bản mô tả công việc trong Đề án vị trí việc làm (phụ lục 6)
[H3.03.01.08]. Công tác bổ nhiệm cán bộ quản lý của Nhà trường theo quy định hiện
hành của nhà nước và yêu cầu thực tế phát triển Trường [H3.03.01.09], đồng thời có
thông báo quy định cụ thể phân công nhiệm vụ trong Ban Giám hiệu [H3.03.01.10].
Nhà trường ban hành quy định về tuyển dụng và ký hợp đồng lao động
[H3.03.01.11]; quy định về công tác quản lý hành chính nội bộ; quy chế công tác văn
thư, lưu trữ và ban hành văn bản; quy định quản lý, sử dụng con dấu … [H3.03.01.12].
Ở Trường Đại học Thành Đông, Chủ tịch HĐQT kiêm giữ chức vụ Hiệu trưởng
Nhà trường cho nên thuận lợi trong việc ra quyết định và quyết sách kịp thời các hoạt
động của Trường. [H3.03.01.13]
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7
Tiêu chí 3.2. Lãnh đạo cơ sở giáo dục tham gia vào việc thông tin, kết nối
các bên liên quan để định hướng tầm nhìn, sứ mạng, văn hóa và các mục tiêu
chiến lược của cơ sở giáo dục.
Tầm nhìn, sứ mạng, giá trị cốt lõi và triết lý giáo dục của Trường Đại học
Thành Đông đã được phổ biến rộng rãi đến cán bộ quản lý, giảng viên, người học,
nhà sử dụng lao động, các tổ chức xã hội nghề nghiệp thông qua cổng thông tin điện
tử www.thanhdong.edu.vn [H3.03.02.01], đồng thời gửi đến tập thể, cá nhân bằng
hộp thư điện tử [H3.03.02.02]; hoặc thông qua các video giới thiệu Trường Đại học

35
Thành Đông để trình chiếu tại các Hội nghị, lễ ký kết các văn bản hợp tác trong và
ngoài nước, Lễ khai giảng, bế giảng, Lễ phát động phong trào thi đua, Lễ tổng kết, Lễ
phát bằng… và trong cuốn Kỷ yếu “10 năm xây dựng và phát triển Đại học Thành
Đông” [H3.03.02.03]. Ngoài ra, tầm nhìn, sứ mạng, giá trị cốt lõi và triết lý giáo dục
còn được truyền thông bằng các hình thức khác như: Bảng điện tử, bảng tin trước cửa
trường, các bảng, biển trong giảng đường, khu ký túc xá, nhà ăn... [H3.03.02.04]; đó
cũng là một trong những cách để quảng bá hình ảnh, chất lượng đào tạo của Nhà
trường đến các bên liên quan.
Cuối năm 2018, sau khi rà soát sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của Trường;
Hội đồng Quản trị, Ban Giám hiệu đã họp và thống nhất sửa đổi, bổ sung sứ mạng,
tầm nhìn, giá trị cốt lõi và đưa ra triết lý giáo dục của Nhà trường [H3.03.02.05].
Trước khi ban hành sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi và triết lý giáo dục, Lãnh đạo Nhà
trường đã thông báo đến các bên liên quan về việc góp ý vào tầm nhìn, sứ mạng, giá trị
cốt lõi, triết lý giáo dục và các mục tiêu chiến lược của Nhà trường [H3.03.02.06].
Sau khi nhận được các ý kiến góp ý từ các bên liên quan, bộ phận chủ trì được
giao nhiệm vụ tổng hợp các ý kiến góp ý sau khi họp thống nhất sẽ ban hành chính
thức sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi và triết lý giáo dục [H3.03.02.07]. Đồng thời Hiệu
trưởng đã ban hành các văn bản nhằm triển khai thực hiện việc tuyên truyền phổ biến tới
các bên liên quan; ban hành Quyết định thành lập Bộ phận xây dựng, giám sát, rà soát,
triển khai cải tiến sứ mạng, tầm nhìn và giá trị cốt lõi, triết lý giáo dục [H3.03.02.08]; kế
hoạch truyền thông tuyên truyền phổ biến ... [H3.03.02.09].
Tầm nhìn, sứ mạng, giá trị cốt lõi được lồng ghép vào trong các cuộc họp đầu
năm của Trường [H3.03.02.10], đồng thời được tuyên truyền đến các sinh viên và tân
sinh viên của Nhà trường trong các buổi lễ khai giảng, tuần sinh hoạt công dân đầu
khóa [H3.03.02.11]. Nội dung tầm nhìn, sứ mạng, giá trị cốt lõi và triết lý giáo dục
được phổ biến đến từng CB, GV và sinh viên thông qua cuốn Sổ tay giảng viên, Sổ
tay sinh viên [H3.03.02.12], [H3.03.02.13].
Ngay từ những năm đầu thành lập, Nhà trường đã phát động phong trào sáng
tác bài hát về Trường Đại học Thành Đông với mục đích định hướng tầm nhìn, sứ
mạng, các giá trị cốt lõi và các mục tiêu chiến lược tới toàn thể cán bộ giảng viên và
sinh viên; qua phong trào đã có 02 bài hát sáng tác về Trường Đại học Thành Đông
và trở thành bài hát truyền thống của Trường, được phát trong các sự kiện do Nhà
trường tổ chức [H3.03.02.14].
Lãnh đạo Nhà trường trực tiếp tuyên truyền tầm nhìn, sứ mạng, giá trị cốt lõi
và triết lý giáo dục tới các bên liên quan thông qua cuộc họp khối thi đua các trường

36
GDCN và GDĐH của tỉnh, các buổi làm việc với đối tác trong nước và quốc tế hoặc
tại các buổi Lễ lớn của Nhà trường [H3.03.02.15], trong các sự kiện, hoạt động bên
ngoài trường như ngày hội tuyển sinh [H3.03.02.16], chương trình hội khỏe phù đổng
do Trường Đại học Thành Đông phối hợp với Tỉnh đoàn, Sở GD&ĐT tổ chức tại
Trường [H3.03.02.17], các chương trình hoạt động của Đoàn thành niên…
[H3.03.02.18].
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7
Tiêu chí 3.3. Cơ cấu lãnh đạo và quản lý của cơ sở giáo dục được rà soát
thường xuyên.
Cơ cấu lãnh đạo quản lý của Trường Đại học Thành Đông được định kỳ rà soát
hàng năm. Việc tổ chức đánh giá, rà soát, điều chỉnh và thực hiện quy hoạch phát triển
nhân lực đội ngũ lãnh đạo và quản lý của Trường được tiến hành phù hợp với tình hình
thực tế và định hướng phát triển của Nhà trường. Kết quả công tác rà soát cơ cấu quản
lý được thể hiện trong báo cáo rà soát cơ cấu quản lý hàng năm đã chỉ ra những điểm
mạnh cần phát huy và những điểm tồn tại của cơ cấu quản lý hiện hành, chỉ ra những
thay đổi về cơ cấu, nhân sự trong năm học đó [H3.03.03.01].
Hàng tháng lãnh đạo Trường tổ chức họp với các trưởng/phó phụ trách đơn vị
vào đầu tháng (từ ngày 01 đến ngày 05) nhằm sơ kết các công việc thực hiện trong
tháng; chỉ ra các tồn tại, hạn chế và đưa ra kế hoạch cụ thể của Trường và từng đơn vị
để triển khai thực hiện trong tháng kế tiếp [H3.03.03.02], [H3.03.03.03]. Thông qua
các cuộc họp, công tác quản lý cũng đã được rà soát thường xuyên, kịp thời để nhận ra
những hạn chế trong cơ cấu quản lý, lãnh đạo để có điều chỉnh cho phù hợp
Nhà trường tiến hành rà soát cơ cấu tổ chức Nhà trường và phê duyệt cơ cấu tổ
chức hàng năm nhằm phù hợp với hoạt động của Trường [H3.03.01.04]; dựa trên tình
hình thực tiễn, HĐQT ra Quyết định về việc thành lập mới, đổi tên, chia tách hoặc sáp
nhập các đơn vị thuộc Trường [H3.03.03.04].
Năm 2015, trên cơ sở báo cáo của phòng Hành chính - Tổng hợp về việc rà soát
các văn bản quy định về vai trò, chức năng, nhiệm vụ và mối liên hệ giữa các thành
phần trong cơ cấu quản lý, Nhà trường phê duyệt chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị
được thành lập mới, đổi tên, chia tách hoặc sáp nhập... [H3.03.03.05] và đề án vị trí
việc làm (phụ lục 6) [H3.03.01.08].
Nhân sự tham gia vào cơ cấu lãnh đạo và quản lý cũng được đánh giá định kỳ
hàng năm theo các tiêu chí, tiêu chuẩn tại Bộ tiêu chí đánh giá cán bộ, giảng viên,
nhân viên [H3.03.03.06] và báo cáo của các tổ chức trong hệ thống quản trị Trường:

37
báo cáo của Chi bộ Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, báo cáo tổng kết năm học của
Trường. [H3.03.03.07]
Nhà trường thành lập Hội đồng thi đua khen thưởng nhiệm kỳ 2015-2020
[H3.03.03.08], các cuộc họp bình bầu thi đua hàng năm trong đó có đánh giá từng cán
bộ lãnh đạo, quản lý theo quy định của Luật Lao động và căn cứ kết quả thực hiện
nhiệm vụ được giao thông qua Đề án Vị trí việc làm; sau mỗi lần họp, đều có biên bản
họp xét thi đua [H3.03.03.09], làm cơ sở Hiệu trưởng phê duyệt quyết định công nhận
danh hiệu thi đua năm học nhằm kịp thời động viên, khen thưởng những cá nhân tập
thể hoàn thành tốt nhiệm vụ [H3.03.03.10].
Nhà trường đã ban hành Quy trình quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý,
[H3.03.03.11], chu trình quy hoạch lãnh đạo quản lý thực hiện 5 năm một lần.
Về quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý:
- Đối với bổ nhiệm HĐQT: HĐQT tổ chức họp bàn và lựa chọn cán bộ đáp ứng
đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định về năng lực lãnh đạo, quản lý điều hành,
năng lực về chuyên môn, trình độ, phẩm chất đạo đức …, sau đó làm tờ trình lên cấp
trên đề nghị phê duyệt, bổ nhiệm. [H3.03.03.12]
- Đối với cán bộ quản lý đơn vị trực thuộc: Theo các bước của quy trình về quy
hoạch cán bộ quản lý.
Đến tháng 12/2019 nay, Nhà trường đã bổ nhiệm được 49 cán bộ lãnh đạo quản
lý từ cấp trưởng, phó phòng, khoa [H3.03.03.13]. Hàng năm, Nhà trường tiến hành rà
soát và báo báo công tác quy hoạch cán bộ quản lý [H3.03.03.14].
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7
Tiêu chí 3.4. Cơ cấu lãnh đạo và quản lý của cơ sở giáo dục được cải tiến
nhằm tăng hiệu quả quản lý và đạt được hiệu quả công việc của cơ sở giáo dục
như mong muốn.
Cơ cấu lãnh đạo và quản lý của Nhà trường thường xuyên được rà soát, cải tiến
hợp lý dựa trên kết quả rà soát, đánh giá. Kết quả rà soát được tập hợp thành báo cáo
rà soát cơ cấu quản lý hàng năm của Nhà trường [H3.03.03.01].
Từ năm 2015 đến nay, cơ cấu lãnh đạo và quản lý Nhà trường được rà soát
thường xuyên và có những cải tiến đáng kể; nếu tại thời điểm năm 2015, thành phần
Ban Giám hiệu gồm có 1 Hiệu trưởng, 2 Phó Hiệu trưởng có vai trò chỉ đạo chung các
lĩnh vực hoạt động của Trường, thì đến nay để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển
thực tế của Nhà trường, Hiệu trưởng đã trình HĐQT bổ nhiệm thêm 02 Phó Hiệu

38
trưởng nâng tổng số thành viên Ban Giám hiệu Nhà trường lên 5 thành viên, trong đó
01 Hiệu trưởng và 04 Phó Hiệu trưởng, Ban Giám hiệu đã phân công trách nhiệm,
nhiệm vụ cụ thể đến từng thành viên trong Ban Giám hiệu [H3.03.01.09].
Nhà trường đã ban hành các văn bản điều chỉnh, bổ sung quy định về vai trò,
chức năng, nhiệm vụ và mối liên hệ giữa các thành phần trong cơ cấu quản lý nhằm
tăng hiệu quả quản lý và đạt được hiệu quả cao trong hoạt động đào tạo, phục vụ cộng
đồng. Giai đoạn từ năm 2015 đến nay, được coi là giai đoạn mà Nhà trường có nhiều
bước tiến phát triển vượt bậc đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và
phát triển Nhà trường.
Từ năm 2015 đến năm 2019, Trường đã mở thêm 08 ngành đào tạo ở trình độ
đại học, 04 ngành ở trình độ thạc sĩ gấp 2,0 lần so với giai đoạn 2010 - 2015
[H3.03.04.01].
Giai đoạn 2015-2020 đã có 07 khoa chuyên môn được thành lập mới, đổi tên,
sáp nhập và ban hành kèm theo chức năng, nhiệm vụ [H3.03.01.03].
Trong quá trình thay đổi về cơ cấu tổ chức cũng như cơ cấu lãnh đạo và quản
lý; vai trò, chức năng, nhiệm vụ của từng người, từng đơn vị cũng được điều chỉnh bổ
sung thông qua các văn bản Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường, Quy chế phối
hợp giữa BGH và Công đoàn [H3.03.04.02]. Thông qua báo cáo rà soát cơ cấu cán bộ
quản lý hàng năm làm cơ sở để thực hiện công tác rà soát quy hoạch cán bộ lãnh đạo
quản lý các đơn vị: phòng, khoa, viện, trung tâm trực thuộc Trường.
Giai đoạn từ 2015-2019, Nhà trường đã được UBND tỉnh công nhận chức danh
Hiệu trưởng và bổ nhiệm thêm 02 vị trí lãnh đạo cấp cao (2 Phó Hiệu trưởng)
[H3.03.01.02]. Đa số các cán bộ lãnh đạo được bổ nhiệm thuộc diện ngoài quy hoạch -
là những giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ đầu ngành giàu kinh nghiệm và có năng lực quản
lý điều hành phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ đào tạo và đáp ứng nhu cầu của người học.
Nhân sự tham gia cơ cấu lãnh đạo và quản lý của Trường được điều chỉnh, bổ
nhiệm và luân chuyển dựa trên kết quả đánh giá năng lực lãnh đạo, quản lý và hiệu quả
công việc. Thông qua việc đánh giá thi đua và kết quả thực hiện nhiệm vụ cũng như
việc đào tạo hoặc tham gia các lớp tập huấn nâng cao trình độ …, đối với cán bộ,
giảng viên đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn của cán bộ quản lý, Nhà trường tiến
hành quy trình bổ nhiệm lên chức vụ cao hơn như: bổ nhiệm Trưởng phòng Quản lý
đào tạo - Kết quả thực hiện nhiệm vụ đạt xuất sắc, nhiều năm liền đạt CSTĐ cơ sở và
được Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen; bổ nhiệm Trưởng phòng Quản lý chất lượng sau
khi được cử đi tập huấn về công tác đảm bảo chất lượng; bổ nhiệm 01 phó trưởng khoa
do hoàn thành bảo vệ luận án tiến sĩ và được công nhận học vị tiến sĩ … Ngoài ra

39
Trường đã bổ nhiệm một số trưởng, phó khoa nhằm đáp ứng yêu cầu mở mới ngành
đào tạo (chủ yếu là các GS, PGS, TS được bổ nhiệm ngoài quy hoạch) bao gồm:
Trưởng, Phó Khoa Điều dưỡng; Trưởng, Phó Khoa Luật; Trưởng, Phó Khoa Dinh
dưỡng; Trưởng, Phó Khoa Y Dược; Trưởng khoa Thú Y; Trưởng, phó khoa Quản lý
nhà nước; Trưởng, phó khoa Chính trị học; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Đào
tạo Liên tục; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Đào tạo nguồn nhân lực; Viện trưởng
Viện Đào tạo và HTQT, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Đào tạo theo nhu cầu xã
hội. Bên cạnh việc bổ nhiệm, căn cứ vào nhu cầu, năng lực công tác, Trường đã điều
động, luân chuyển cán bộ đáp ứng tình hình thực tế [H3.03.04.03].
Sự cải tiến về cơ cấu tổ chức quản lý, cũng như cơ cấu cán bộ lãnh đạo quản lý
đã giúp Nhà trường nâng cao hiệu quả, chất lượng và quy mô đào tạo …, góp phần lớn
trong phát triển thương hiệu Trường Đại học Thành Đông, cụ thể như: Về công tác
tuyển sinh, truyền thông của Nhà trường đã được tập trung, chuyên môn hóa hơn sau
khi phòng Tuyển sinh và Truyền thông được thành lập, điều này được thể hiện thông
qua báo cáo kết quả tuyển sinh hàng năm [H3.03.04.04].
Việc đánh giá đúng về năng lực cán bộ và có sự cải tiến trong công tác cán bộ
(bổ nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ) đã tăng hiệu quả, chất lượng công tác như
về công tác hợp tác quốc tế: Sau khi bổ nhiệm TS. Nguyễn Thị Hoa Lý - Phó Hiệu
trưởng kiêm Trưởng phòng Đào tạo sau Đại học và Hợp tác Quốc tế, kết quả hoạt
động của công tác hợp tác quốc tế đạt nhiều tành tự đáng ghi nhận, đã có nhiều biên
bản ghi nhớ hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước được ký kết [H3.03.04.05],
đặc biệt là chương trình hợp tác đào tạo đưa sinh viên sang thực tập nghề nghiệp tại
các nước, điển hình là Tập đoàn Korian, Công ty Curanum (CHLB Đức), Bệnh
viện Lingen (CHLB Đức), Công ty Advance Holding Group (Nhật Bản)
[H3.03.04.06]. Kết quả các chương trình hợp tác đào tạo với nước ngoài được thể
hiện thông qua các báo cáo hàng năm về phát triển đối tác [H3.03.04.07].
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7
* Đánh giá chung về tiêu chuẩn 3
2. Tóm tắt các điểm mạnh
a. Cán bộ lãnh đạo, quản lý của Trường Đại học Thành Đông được quy định vai
trò trách nhiệm rõ ràng, phù hợp với cơ cấu tổ chức quản lý của Trường và đáp ứng yêu
cầu định hướng chiến lược của HĐQT, Ban Giám hiệu đề ra trong từng giai đoạn.
b. Việc đánh giá nhân sự lãnh đạo và quản lý được thực hiện hàng năm. Công
tác rà soát cơ cấu tổ chức bộ máy làm cơ sở cho việc thành lập mới một số đơn vị nhất

40
là thành lập Phòng Đào tạo sau đại học và HTQT đã thực sự đạt được hiệu quả đáng
ghi nhận và mở ra hướng phát triển mới cho Nhà trường.
3. Tóm tắt các điểm tồn tại
Công tác phổ biến, giới thiệu tầm nhìn, sứ mạng, giá trị cốt lõi và mục tiêu
chiến lược của Nhà trường đến các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng chưa được nhiều.
4. Kế hoạch cải tiến
Thời gian
Đơn vị/cá
thực hiện
TT Mục tiêu Nội dung nhân thực
(bắt đầu và
hiện
hoàn thành)

Tăng cường công tác phổ biến, giới Phòng HC-TH/ Hàng năm, từ
Khắc phục thiệu tầm nhìn, sứ mạng, giá trị cốt lõi Phòng TS&TT năm học
1
tồn tại đến các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng 2020-2021
dưới nhiều hình thức.

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng Phòng HC-TH Hàng năm, từ
Phát huy đội ngũ cán bộ quản lý, thường xuyên rà phối hợp với năm học
2
điểm mạnh a soát, đánh giá năng lực cán bộ quản lý các đơn vị 2020-2021
thuộc Trường

Mở rộng quan hệ hợp tác đào tạo trong BGH, Phòng Từ năm học
Phát huy
3 nước và nước ngoài, phát triển hợp tác Đào tạo SĐH 2020-2021
điểm mạnh b
đào tạo, trao đổi SV và HTQT

5. Mức đánh giá


Tiêu chuẩn/Tiêu chí Tự đánh giá

Tiêu chuẩn 3 5/7


Tiêu chí 3.1 5/7
Tiêu chí 3.2 5/7

Tiêu chí 3.3 5/7


Tiêu chí 3.4 5/7

41
Tiêu chuẩn 4. Quản trị chiến lược
1. Mô tả
Tiêu chí 4.1. Thực hiện việc lập kế hoạch chiến lược nhằm đạt được tầm
nhìn, sứ mạng và văn hóa cũng như các mục tiêu chiến lược trong đào tạo, nghiên
cứu khoa học và phục vụ cộng đồng
Nhà trường đã thành lập Ban Biên tập xây dựng chiến lược phát triển Trường
Đại học Thành Đông đến năm 2025, tầm nhìn 2030 [H4.04.01.01] và phê duyệt quyết
định thành lập tổ công tác thực hiện sơ kết Chiến lược phát triển giai đoạn 2015-2025,
xây dựng Chiến lược phát triển đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; tổ chức lấy ý
kiến phản hồi của các bên liên quan về bản dự thảo Chiến lược tổng thể [H4.04.01.02].
Ban hành Quy trình xây dựng chiến lược gồm 4 bước: (1) Xây dựng dự thảo kế
hoạch chiến lược. Bước này do lãnh đạo các phòng chức năng trực tiếp thực hiện dưới
sự chỉ đạo của Phó Hiệu trưởng phụ trách mảng, (2) Tổ chức họp cán bộ chủ chốt của
Trường đóng góp ý kiến cho dự thảo chiến lược, (3) Hoàn thiện và ban hành chiến
lược, (4) phổ biến và quán triệt chiến lược [H4.04.01.03].
Nhằm phù hợp với Luật giáo dục số 34/2018/QH 14 và tình hình thực tiễn, Nhà
trường thực hiện rà soát, đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược phát triển Trường giai
đoạn 2015-2025 [H4.04.01.04]. Sau khi dự thảo và xin ý kiến góp ý của các bên liên
quan về Chiến lược phát triển Trường đến năm 2025, tầm nhìn 2030 (sửa đổi, bổ
sung). Hội đồng Quản trị, Chi bộ và Ban Giám hiệu tổ chức các cuộc họp về rà soát,
triển khai xây dựng chiến lược phát triển [H4.04.01.05]; sau khi thống nhất, Hội đồng
Quản trị ban hành Chiến lược phát triển Trường đến năm 2025, tầm nhìn 2030 (sửa
đổi, bổ sung) [H4.04.01.06].
Trên cơ sở chiến lược tổng thể đã được phê duyệt, Nhà trường xây dựng các
chiến lược thành phần về: Đào tạo, khoa học và công nghệ, đảm bảo chất lượng giáo
dục, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và tài chính, hợp tác quốc tế [H4.04.01.07] và xây
dựng kế hoạch 5 năm phát triển Trường giai đoạn 2015-2019 và giai đoạn 2020-2025
[H4.04.01.08]. Kế hoạch hoạt động hàng năm của các đơn vị nhằm triển khai thực
hiện mục tiêu trong chiến lược tổng thể.[H4.04.01.09]
Ngoài ra, để đảm bảo phát triển bền vững, trong chiến lược phát triển Nhà
trường còn dự kiến các biện pháp quản trị rủi ro và đề ra biện pháp khắc phục khi có
biến động xảy ra như: rủi ro về môi trường kinh tế, rủi ro về biến động lãnh đạo, rủi ro
về thiên tai, hỏa hoạn hoặc dịch bệnh..., ví dụ như: tháng 01/2020, khi xảy ra dịch bệnh
Covid-19, Trường đã triển khai ngay được các giải pháp đã được đưa ra trong chiến

42
lược như tổ chức các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo quy định của Chính phủ; tổ
chức học tập, giảng dạy theo hình thức trực tuyến; tổ chức các buổi họp giao ban, triển
khai nhiệm vụ trực tuyến..., do đó, các hoạt động giáo dục và đào tạo vẫn diễn ra bình
thường nên đã giảm thiểu những thiệt hại do dịch bệnh gây ra [H4.04.01.10].
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7
Tiêu chí 4.2. Kế hoạch chiến lược được quán triệt và chuyển tải thành các
kế hoạch ngắn hạn và dài hạn để triển khai thực hiện
Trên cơ sở chiến lược tổng thể phát triển Nhà trường [H4.04.01.06] cũng như
các chiến lược thành phần, Nhà trường đã cụ thể hóa thành kế hoạch 5 năm phát triển
Trường Đại học Thành Đông giai đoạn 2015-2019 và giai đoạn 2020-2025
[H4.04.01.08] và các kế hoạch hàng năm, trong đó có kế hoạch nhiệm vụ năm học
hàng năm [H4.04.02.01] và kế hoạch hàng năm theo từng lĩnh vực như: Kế hoạch về
đào tạo và nghiên cứu khoa học [H4.04.02.02], Kế hoạch về đảm bảo chất lượng
[H4.04.02.03], Kế hoạch về phát triển nguồn nhân lực [H4.04.02.04], Kế hoạch về tài
chính [H4.04.02.05], Kế hoạch PVCĐ [H4.04.02.06]. Kế hoạch hàng năm còn được
cụ thể hóa thành kế hoạch hoạt động của từng tháng được thể hiện ở nội dung giao ban
hàng tháng của Trường [H4.04.01.05].
Chiến lược phát triển tổng thể, chiến lược thành phần, kế hoạch 5 năm, kế
hoạch hàng năm theo từng lĩnh vực của Trường đều được công bố trên cổng thông tin
điện tử www.thanhdong.edu.vn [H4.04.02.07], trong Kỷ yếu “10 năm xây dựng và
phát triển Trường Đại học Thành Đông” [H4.04.02.08]. Nhà trường đã phổ biến và
quán triệt những nội dung chủ yếu trong chiến lược, các mục tiêu, định hướng phát
triển Trường... đến các bên liên quan biết và thực hiện. Cụ thể, đã phổ biến cho sinh
viên trong Tuần sinh hoạt công dân đầu khóa học, trong lễ khai giảng năm học mới
[H4.04.02.09], phổ biến quán triệt cho cán bộ, giảng viên toàn Trường trong cuốn Sổ
tay giảng viên [H4.04.02.10], truyền thông tới sinh viên, người học thông qua cuốn
“Sổ tay sinh viên” [H4.04.02.11]; trong báo cáo sơ kết, tổng kết năm học của Nhà
trường, báo cáo tổng kết năm học của các đơn vị trực thuộc trường vv ...
[H4.04.02.12]. Các chiến lược thành phần, kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm của
Trường còn được triển khai đến các đơn vị trong cuộc họp đầu năm học của đơn vị.
[H4.04.02.13]
Để đảm bảo kế hoạch chiến lược được triển khai thực hiện, Trường đã xây dựng
các kế hoạch hành động cụ thể. Ví dụ: Trong chiến lược phát triển Trường Đại học
Thành Đông đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 xác định: “Từng bước đa dạng
hóa ngành đào tạo để phát triển thành trường đại học đa ngành, chú ý các ngành học ít

43
sự cạnh tranh như Luật học, Y học cổ truyền, Dược học; tổ chức nghiên cứu mở các
ngành mới để thu hút sinh viên”. Để thực hiện mục tiêu này, năm 2018 Trường đã xây
dựng đề án mở ngành đào tạo trình độ đại học ngành Y học cổ truyền, Dược học, Luật
học và ngành Luật kinh tế trình độ thạc sĩ [H4.04.02.14]. Đến đầu năm 2019, Bộ Giáo
dục và Đào tạo ra quyết định cho phép Nhà trường đào tạo các ngành: Y học cổ
truyền, Dược học trình độ đại học và ngành Luật kinh tế trình độ thạc sĩ
[H4.04.02.015]. Hiện nay, khối ngành sức khỏe mà trường đang đào tạo là 4 ngành,
gồm: Điều dưỡng, Dinh dưỡng, Y học cổ truyền, Dược học. Nhằm tạo điều kiện tốt
nhất về cơ sở vật chất cho việc giảng dạy và học tập của sinh viên khối ngành này,
năm 2018 Trường đã triển khai xây dựng giảng đường 6 tầng và khu ký túc xá 3 tầng
phục vụ công tác dạy và học của khoa Y Dược [H4.04.02.16].
Chiến lược phát triển Trường đến năm 2025, tầm nhìn 2030 (sửa đổi, bổ sung)
được cụ thể hóa thành kế hoạch 5 năm, kế hoạch nhiệm vụ hàng năm và được các đơn
vị khoa, phòng, trung tâm, viện cụ thể hóa, triển khai hoạt động theo đúng chức năng,
nhiệm vụ của đơn vị tương ứng với các lĩnh vực hoạt động như: (1) Về đào tạo: mở
rộng ngành nghề đào tạo, nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh, tổ chức rà soát, cải
tiến chương trình đào tạo; đổi mới phương pháp đào tạo theo hướng tích cực, tăng thời
lượng dạy - học thực hành, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - học;
(2) về Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ: đã xây dựng quy chế tổ chức
và hoạt động của Hội đồng khoa học và đào tạo, các định mức thù lao cho các đề tài,
đề án trong hoạt động NCKH, các chỉ số KPIs và quy định về công tác sở hữu trí tuệ...
; (3) Về công tác hợp tác quốc tế: Phát triển và mở rộng các đối tác, tiếp tục xúc tiến
ký kết hợp tác với các nước (CHLB Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapor, Ấn Độ, ...);
tiếp tục triển khai ký kết các biên bản ghi nhớ, các hợp đồng liên kết giữa Nhà trường
và các bệnh viện, doanh nghiệp trong và ngoài nước cho sinh viên đi thực tập, thực
hành, liên kết giữa Nhà trường với doanh nghiệp, bệnh viện khoa Y Dược
[H4.04.02.17]; (4) Về công tác cán bộ và xây dựng và phát triển đội ngũ: Đã có các
quy trình về quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ, quy chế về tuyển dụng, ký hợp đồng lao
động, quy chế về học tập bồi dưỡng, quy chế chi tiêu nội bộ và các giải pháp thu hút
nguồn nhân lực chất lượng cao về Trường giảng dạy cùng các quy định, kế hoạch về
công tác văn thư lưu trữ, quy chế văn hóa công sở, đề án vị trí việc làm, quy định chức
năng nhiệm vụ của các đơn vị, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá cán bộ, giảng viên, mở
các lớp tập huấn, hội thảo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm tại Trường ...cùng nhiều quy
chế, quy định, kế hoạch được ban hành, phổ biến và triển khai nhằm thực hiện tốt mục
tiêu, định hướng, chiến lược phát triển Trường. (5) Về công tác bảo đảm chất lượng:
Đã thành lập phòng Quản lý chất lượng, xây dựng quy trình về công tác khảo thí; lắp

44
đặt các camera giám sát; cử cán bộ đi tập huấn công tác kiểm định chất lượng, tổ chức
chặt chẽ kiểm tra đào tạo, việc thực hiện giờ giấc ra – vào lớp của giảng viên, tổ chức
thực hiện viêc thi, kiểm tra theo đúng quy định ...; (6) Về công tác kết nối, phục vụ
cộng đồng: Tổ chức phong trào khởi nghiệp trong sinh viên... [H4.04.02.18]
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7
Tiêu chí 4.3. Các chỉ số thực hiện chính, các chỉ tiêu phấn đấu chính được
thiết lập để đo lường mức độ thực hiện các mục tiêu chiến lược của cơ sở giáo dục
Trường Đại học Thành Đông đã ban hành Chiến lược phát triển của Trường đến
năm 2025, tầm nhìn 2030, chiến lược đã đề ra mục tiêu chung và 7 mục tiêu theo từng
lĩnh vực: đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển đội ngũ, đảm bảo chất lượng, cơ sở
vật chất, nguồn lực tài chính và PVCĐ. Để thực hiện các mục tiêu chiến lược đó, Nhà
trường đã xây dựng các nhóm giải pháp chiến lược, đưa ra chỉ tiêu phấn đấu để đo
lường mức độ thực hiện các mục tiêu chiến lược [H4.04.01.06], [H4.04.01.07].
Để đo lường mức độ thực hiện các mục tiêu Chiến lược phát triển Trường đến
năm 2025, tầm nhìn 2030 (sửa đổi, bổ sung); Trường đã xây dựng các chỉ số thực hiện
chính, các chỉ tiêu phấn đấu chính trên tất cả các lĩnh vực: đào tạo, NCKH, hợp tác
quốc tế, đảm bảo chất lượng, cơ cấu tổ chức, phát triển đội ngũ, cơ sở vật chất, nguồn
lực tài chính ...
Trường Đại học Thành Đông đã sử dụng bộ chỉ số KPIs, các chỉ số thực hiện
chính, chỉ tiêu phấn đấu chính được xây dựng rõ ràng, đo lường được, tính khả thi, phù
hợp và có mốc thời gian thực hiện, cụ thể như sau:
- Các chỉ số về đào tạo được thực hiện hàng năm bao gồm quy mô đào tạo hệ
đại học, quy mô đào tạo hệ thạc sĩ, số lượng ngành mới mở, tỷ lệ SV tốt nghiệp/tổng
SV toàn khóa, mức độ hài lòng của sinh viên, người học về chương trình đào tạo, tỷ lệ
CTĐT đạt kiểm định/tổng CTĐT của Trường, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau 6 tháng.
- Các chỉ số về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ được đo lường
hàng năm gồm các chỉ số số đề tài NCKH hàng năm, doanh thu từ hoạt động chuyển
giao công nghệ, số lượng sách, bài báo khoa học được công bố trong năm.
- Các chỉ số về hợp tác phát triển và hội nhập: Số lượt sinh viên tham quan thực
tập tại doanh nghiệp, số lượt sinh viên quốc tế đến thăm quan, học tập tại trường, số
lượng biên bản ghi nhớ MOU ký hàng năm.
- Các chỉ số về cơ cấu tổ chức và phát triển đội ngũ gồm các chỉ số được thực
hiện hàng năm: Tỷ lệ giảng viên là tiến sĩ trở lên/tổng số GVCH của Trường, tỷ lệ sinh
viên/GV cơ hữu đã quy đổi, mức độ hài lòng của sinh viên về hoạt động giảng dạy.

45
- Các chỉ số về cơ sở vật chất: Tỷ lệ diện tích giảng đường/SV, Tỷ lệ đầu
sách/SV, mức độ hài lòng của sinh viên đối với các dịch vụ tại thư viện, tỷ lệ bao phủ
mạng không dây, kết nối Internet, tỷ lệ hài lòng với chất lượng Website, cổng thông
tin điện tử.
- Các chỉ số về nguồn lực tài chính: Tỷ lệ tăng nguồn thu hàng năm
- Các chỉ số về đảm bảo chất lượng: Số lượng nhân sự tham gia tổ/nhóm chuyên
trách, số lượng khóa học về ĐBCL hàng năm.
- Các chỉ số về phục vụ cộng đồng: Đào tạo ngắn hạn (khóa/năm), công tác
thiện nguyện, tư vấn, hội thảo …
Các chỉ số KPIs và các chỉ tiêu phấn chính về đào tạo, nghiên cứu khoa học,
phát triển nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất, PVCĐ còn được thể hiện trong Kế hoạch
5 năm phát triển Trường Đại học Thành Đông giai đoạn 2020 - 2025 [H4.04.01.08], kế
hoạch nhiệm vụ năm học hàng năm của Trường [H4.04.02.01] và kế hoạch nhiệm vụ
năm học hàng năm của các đơn vị [H4.04.01.09]; kế hoạch hàng năm của từng lĩnh
vực [H4.04.02.02] [H4.04.02.03] [H4.04.02.04] [H4.04.02.05] [H4.04.02.06].
Các KPIs và chỉ tiêu phấn đấu chính thể hiện trong kế hoạch chiến lược cũng
như kế hoạch 5 năm, các kế hoạch hàng năm về đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác
quốc tế, đảm bảo chất lượng, phát triển nhân sự, tài chính, cơ sở vật chất ... đều rõ
ràng, đo lường được, có tính khả thi, thích hợp, có mốc thời gian thực hiện. Ví dụ,
trong Chiến lược phát triển Trường Đại học Thành Đông đến năm 2025, tầm nhìn
2030 có đề ra mục tiêu chiến lược về đào tạo là: “Từng bước đa dạng hóa ngành đào
tạo để phát triển thành trường đại học đa ngành, chú ý các ngành học ít sự cạnh tranh
như Luật, Y dược; tổ chức nghiên cứu mở các ngành mới để thu hút sinh viên”. Để đo
lường mức độ thực hiện mục tiêu đó, Trường đã đưa ra KPIs: mở mới các ngành đào
tạo đại học và sau đại học; chỉ tiêu phấn đấu là: từ 2 đến 3 ngành đào tạo đại học, từ 1
đến 2 ngành đào tạo sau đại học; (2) KPIs về môn học có bài giảng và tài liệu học tập
Eleaning; chỉ tiêu đề ra: 80% vv... Mức độ thực hiện 2 chỉ tiêu trên đã đạt được lần
lượt như sau: (1) đã hoàn thành mở 02 ngành đào tạo trình độ đại học ngành Y học cổ
truyền, Dược học và 01 ngành ở trình độ thạc sĩ là Luật kinh tế [H4.04.02.15], (2) Tỷ
lệ sinh viên tốt nghiệp và có việc làm [H4.04.03.01]. Mức độ thực hiện đó cho thấy
các KPIs và các chỉ tiêu phấn đấu thể hiện trong chiến lược phát triển của Nhà trường
là rõ ràng và có tính khả thi.
Để đảm bảo thực hiện mục tiêu chiến lược, Nhà trường đã thường xuyên giám
sát, đánh giá và rà soát mức độ thực hiện các KPIs, các chỉ tiêu phấn đấu chính so với
mục tiêu chiến lược. Các hoạt động này được thực hiện thông qua cuộc họp giao ban

46
hàng tháng [H4.04.01.15], qua các báo cáo tổng kết năm học của Trường, báo cáo
tổng kết 10 năm xây dựng và phát triển và báo cáo của các đơn vị [H4.04.02.12], báo
cáo thực hiện cam kết thành lập Trường Đại học Thành Đông [H4.04.03.02]. Để thực
hiện nhiệm vụ thường xuyên rà soát, đánh giá mức độ thực hiện chiến lược, Trường
cũng đã thành lập bộ phận giám sát, rà soát, điều chỉnh chiến lược [H4.04.03.03].
Các chỉ số KPIs được duy trì thực hiện hàng năm, phòng Quản lý Chất lượng
được giao nhiệm vụ rà soát các chỉ số này theo năm nhằm kiểm tra, đánh giá tiến độ
thực hiện báo cáo HĐQT và Ban Giám hiệu để điều chỉnh kịp thời, bổ sung những chỉ
số mới (nếu có) và bảo đảm mục tiêu chiến lược không đi chệch hướng. [H4.04.03.04]
Cụ thể, sau mỗi năm học phòng Quản lý Chất lượng yêu cầu các đơn vị có liên
quan báo cáo kết quả hoạt động sau đó tập hợp báo cáo Ban Giám hiệu và HĐQT để
xem xét điều chỉnh cho phù hợp.
Bên cạnh đó, trong các cuộc họp của Hội đồng quản trị luôn chú trọng đến việc
rà soát các chỉ số KPIs, các chỉ tiêu phấn đấu để theo dõi và có điều chỉnh, đưa ra giải
pháp khắc phục đối với chỉ tiêu nào chưa đạt yêu cầu, HĐQT sẽ chỉ đạo tìm giải pháp
triển khai thực hiện đạt kế hoạch đề ra.
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7
Tiêu chí 4.4. Quá trình lập kế hoạch chiến lược cũng như các chỉ số thực
hiện chính, các chỉ tiêu phấn đấu chính được cải tiến để đạt được các mục tiêu
chiến lược của cơ sở giáo dục
Trong giai đoạn đầu khi mới thành lập (ngày17/9/2009), Trường Đại học Thành
Đông hoạt động theo Đề án thành lập Trường [H4.04.04.01]. Năm 2015, Nhà trường đã
xây dựng chiến lược phát triển giai đoạn 2015 - 2025. Năm 2019, để đáp ứng giáo dục và
đào tạo theo Luật Giáo dục mới (Luật Giáo dục 2018), HĐQT, BGH Nhà trường đã
chỉ đạo triển khai rà soát 5 năm thực hiện chiến lược phát triển Trường giai đoạn 2015-
2025 và lấy ý kiến các bên liên quan bổ sung, điều chỉnh kế hoạch chiến lược phát
triển Trường đến năm 2025, tầm nhìn 2030. Quá trình bổ sung, sửa đổi xây dựng chiến
lược đến năm 2025, tầm nhìn 2030 được triển khai khoa học, bài bản hơn: Trường đã
thành lập Ban Biên tập xây dựng kế hoạch chiến lược [H4.04.01.01]; ban hành các văn
bản hướng dẫn, quy trình xây dựng chiến lược [H4.04.01.03]; thành lập bộ phận rà
soát, điều chỉnh kế hoạch chiến lược [H4.04.03.03].
Trong quá trình xây dựng Chiến lược phát triển Trường đến năm 2025, tầm nhìn
2030 (sửa đổi, bổ sung), Ban biên tập đã tiến hành phân tích bối cảnh mới của giáo dục
đào tạo nước ta, thực hiện đối sánh với một số các trường đại học trong nước, dùng mô

47
hình SWOT để xác định các cơ hội thách thức và điểm mạnh, điểm yếu của Trường, báo
cáo tự đánh giá tình hình tổ chức hoạt động, đánh giá những thành công và hạn chế của
việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giai đoạn trước ..., đồng thời đưa ra những điều
chỉnh chiến lược cho phù hợp trong giai đoạn mới [H4.04.04.02], [H4.04.02.12].
Trong quá trình phát triển, cùng với việc cải tiến quá trình lập kế hoạch chiến
lược, Trường đã có những bổ sung, điều chỉnh kịp thời nội dung chiến lược, các KPIs
và các chỉ tiêu phấn đấu chính (về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, tài chính, đào tạo,
NCKH và phục vụ cộng đồng) để đạt được mục tiêu chiến lược như: (1) Ban hành văn
bản điều chỉnh tầm nhìn, sứ mạng, giá trị cốt lõi và triết lý giáo dục vào 2018
[H4.04.04.03]; (2) Thông báo điều chỉnh chỉ số phấn đấu KPIs và mục tiêu chiến lược
phát triển Trường [H4.04.04.04].
Giai đoạn 2015 - 2019, Nhà trường phát triển khá nhanh theo hướng đa ngành
nghề và mở rộng quy mô, cụ thể: mở mới 08 chương trình cử nhân, 4 chương trình
thạc sĩ [H4.04.04.05]; duy trì quy mô đào tạo bình quân mỗi năm: 3000-4000 SV, 400-
500 học viên cao học. Về đội ngũ giảng viên chỉ tiêu đặt ra cho giai đoạn 2015 - 2020:
85% giảng viên là thạc sĩ, giai đoạn 2020 - 2025 là 100% giảng viên là thạc sĩ trở lên
trong đó 40% có trình độ tiến sĩ; thực tế đến năm 2019, Trường đạt 90% giảng viên là
thạc sĩ, trong đó 49,23% có trình độ tiến sĩ trở lên [H4.04.04.06]. Về việc làm của sinh
viên sau khi tốt nghiệp, chỉ tiêu đề ra cho giai đoạn 2015 - 2020 là: phấn đấu 85% sinh
viên tốt nghiệp có việc làm đúng chuyên môn sau 6 tháng, kết quả thực hiện năm 2019
đạt 85% [H4.04.03.02].
Các hoạt động điều chỉnh kế hoạch chiến lược đều được đưa vào nội dung họp
giao ban và có văn bản của Ban Giám hiệu gửi đến các bên liên quan để lấy ý kiến bổ
sung, cải tiến và điều chỉnh kế hoạch [H4.04.01.02].
Bảng 4.1. Bảng đối sánh các chỉ số phấn đấu từ năm học 2015-2016 đến 2018-2019
Chỉ số phấn đấu
TT Mục tiêu Chỉ số đánh giá 2018-
2015-2016 2016-2017 2017-2018
2019

1 Quy mô đào tạo hệ đại


1890 2525 2670 2987
học
Giáo dục
2 Quy mô đào tạo hệ thạc
và đào 54 297 378 310

tạo
3 Số lượng ngành mới mở 1 ThS; 1 ThS; 1 ThS; 1 ThS,
1 ĐH 2 ĐH 2 ĐH 04 ĐH

48
Chỉ số phấn đấu
TT Mục tiêu Chỉ số đánh giá 2018-
2015-2016 2016-2017 2017-2018
2019

4 Tỷ lệ SV tốt nghiệp/tổng
90 92,1 92 90
SV toàn khóa

5 Mức độ hài lòng của SV


80% 85% 88% 90%
về CTĐT

6 Tỷ lệ CTĐT đạt kiểm


định/tổng CTĐT của - - - -
Trường

7 Tỷ lệ sinh viên có việc


78% 80% 82% 90%
làm sau 6 tháng

8 Số đề tài NCKH hàng


18 20 25 28
Nghiên năm
cứu khoa
9 Doanh thu từ hoạt động
học và - 0,02 0,05 0,1
chuyển giao công nghệ
chuyển
10 giao công Số lượng sách, bài báo
nghệ khoa học được công bố 10 16 20 25
trong năm

11 Số lượt sinh viên tham


quan thực tập tại doanh 300 420 460 510
nghiệp
Hợp tác
12 phát triển Số lượt sinh viên quốc tế
và hội đến thăm quan, học tập 10 20 30 40
nhập tại trường
13 Số lượng biên bản ghi
1 3 5 8
nhớ MOU/MOA

14 Tỷ lệ sinh viên/GV 25 20 18 15
Cơ cấu tổ
15 chức và Tỷ lệ giảng viên là tiến
phát triển sĩ trở lên/tổng GVCH 48,2% 49,2% 50% 50%
của Trường

49
Chỉ số phấn đấu
TT Mục tiêu Chỉ số đánh giá 2018-
2015-2016 2016-2017 2017-2018
2019

16 Mức độ hài lòng của


sinh viên về hoạt động 80% 85% 85% 90%
giảng dạy
17 Tỷ lệ diện tích giảng
0.90 0,84 0,94 1,43
đường/SV

18 Tỷ lệ đầu sách/SV 1.3 1,3 1.33 1.5

19 Mức độ hài lòng của


sinh viên đối với các 80% 80% 85% 85%
Cơ sở vật dịch vụ tại thư viện
chất
20 Tỷ lệ bao phủ mạng
không dây, kết nối 60% 80% 100% 100%
Internet
21 Tỷ lệ hài lòng với chất
lượng Website, cổng 70% 90% 100% 100%
thông tin điện tử
22 Nguồn Tỷ lệ tăng nguồn thu
lực tài hàng năm (%) 15 20 25 30
chính

23 Số lượng nhân sự tham


Đảm bảo gia tổ/nhóm chuyên 5 15 25 30
chất trách
24 lượng Số lượng khóa học về
- - 1 2
ĐBCL hàng năm
25 Đào tạo ngắn hạn
3 5 7 10
Phục vụ (khóa/năm)
cộng
26 Thiện nguyện 4 5 8 10
đồng
27 Tư vấn, hội thảo 2 4 5 6

Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7

50
* Đánh giá chung về tiêu chuẩn 4
2. Tóm tắt các điểm mạnh
a. Chiến lược phát triển Trường được quán triệt và chuyển tải thành các kế
hoạch ngắn hạn và dài hạn để triển khai thực hiện.
b. Các chỉ số thực hiện chính, các chỉ tiêu phấn đấu chính được xác định rõ
ràng, đo lường được. Các chỉ số này được điều chỉnh hàng năm nhằm đạt mục tiêu,
định hướng phát triển Trường.
3. Tóm tắt các điểm tồn tại
Các giải pháp quản trị rủi ro mới dừng lại ở ở mức độ chung chung chưa được
thể hiện chi tiết, cụ thể.
4. Kế hoạch cải tiến
Thời gian
Đơn vị/cá
thực hiện (bắt
TT Mục tiêu Nội dung nhân thực
đầu và hoàn
hiện
thành)

Từ năm học
Phòng HC-
Trong thời gian tới cần xây dựng các 2020-2021
Khắc phục TH phối hợp
1 giải pháp quản trị rủi ro chi tiết, cụ hoàn thành
tồn tại với các đơn
thể và rõ ràng trong năm học
vị liên quan
2021-2022

2 Phát huy Các đơn vị khoa, phòng, trung tâm Các khoa, Từ năm học
điểm mạnh a tiếp tục cụ thể hoá và triển khai các phòng, trung 2020-2021
hoạt động nhằm hoàn thành các kế tâm thuộc
hoạch chiến lược, kế hoạch ngắn hạn Trường
và dài hạn

3 Phát huy Tiếp tục rà soát, theo dõi , đánh giá Các khoa, Từ năm học
điểm mạnh b mức độ thực hiện các chỉ số, các chỉ phòng, trung 2020-2021
tiêu phấn đấu chính để đạt mục tiêu tâm thuộc
chiến lược phát triển Trường đến Trường
năm 2025, tầm nhìn 2030

51
5. Mức đánh giá

Tiêu chuẩn/Tiêu chí Tự đánh giá


Tiêu chuẩn 4 5/7

Tiêu chí 4.1 5/7

Tiêu chí 4.2 5/7

Tiêu chí 4.3 5/7


Tiêu chí 4.4 5/7

Tiêu chuẩn 5. Các chính sách về đào tạo, nghiên cứu khoa học và PVCĐ
1. Mô tả
Tiêu chí 5.1. Có hệ thống để xây dựng các chính sách về đào tạo, nghiên
cứu khoa học và PVCĐ.
Trường Đại học Thành Đông xác định đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ
cộng đồng (ĐT, NCKH & PVCĐ) là những hoạt động quan trọng nhất xuyên suốt quá
trình xây dựng và phát triển của Nhà trường. Trường luôn cập nhật các văn bản quy
phạm pháp luật của Nhà nước, Chính phủ, Bộ, ngành liên quan [H5.05.01.01]. Chủ
tịch HĐQT phê duyệt Chiến lược phát triển 2015 - 2025, tầm nhìn 2030; “Tầm nhìn,
sứ mạng, giá trị cốt lõi và triết lý giáo dục của Nhà trường [H5.05.01.02]. HĐQT
nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trường Đại học
Thành Đông, nhiệm vụ của Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng và chức năng nhiệm vụ
của các đơn vị đồng thời phê duyệt “Quy trình xây dựng, ban hành văn bản chính sách
nội bộ của Trường Đại học Thành Đông”, phân công các đơn vị liên quan xây dựng
chính sách về ĐT, NCKH & PVCĐ; phân công nhiệm vụ cho các thành viên BGH,
trong đó có nội dung chỉ đạo xây dựng và ban hành các chính sách về ĐT, NCKH và
PVCĐ [H5.05.01.03]. Theo các quyết định này, phòng ĐT - NCKH có vai trò chủ trì
trong xây dựng chính sách, kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác ĐT, NCKH, tổng
kết, báo cáo định kỳ [H5.05.01.04]. Phòng Giáo dục chính trị và Công tác sinh viên
chủ trì xây dựng chính sách, kế hoạch, tổ chức thực hiện các chương trình liên quan
đến phong trào sinh viên, công tác kết nối PVCĐ, tổng kết, báo cáo thực thi chính sách
[H5.05.01.05]. Phòng Quản lý chất lượng có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc tuân thủ
chính sách của các đơn vị và cán bộ, giảng viên toàn trường. [H5.05.01.06].
Trước khi xây dựng chính sách về ĐT, NCKH & PVCĐ, Ban tổ chức chuẩn bị
các văn bản hướng dẫn bao gồm các quy định, quy trình, chính sách, văn bản của

52
Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành liên quan mới cập nhật để triển
khai đào tạo tập huấn cho cán bộ các khoa, phòng, ban liên quan có trách nhiệm xây
dựng chính sách [H5.05.01.07].
Quá trình xây dựng bản thảo và tiếp thu ý kiến góp ý, Nhà trường luôn bám sát
Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Điều lệ trường đại học, các quy định của Nhà
nước, Bộ GD&ĐT, văn bản của Bộ, ngành liên quan và trên cơ sở thực tế của Nhà
trường. Đồng thời, căn cứ vào tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu chiến lược, giá trị cốt lõi
của Nhà trường. Nhà trường cũng tham khảo các chính sách ĐT, NCKH và PVCĐ của
các CSGD trong nước như: Trường Đại học Đại Nam, Trường Đại học Giao thông vận
tải, HUTECH…Trong những những năm qua, Nhà trường đã xây dựng và ban hành
các chính sách liên quan đến ĐT, NCKH và PVCĐ, gồm:
Về công tác ĐT: Căn cứ vào các văn bản pháp quy của Bộ Giáo dục và Đào
tạo như Luật giáo dục đại học sửa đổi, Kế hoạch xây dựng chương trình đào tạo đối
với các trình độ của Luật giáo dục đại học ban hành theo Kế hoạch Số 1251/KH-
BGDĐT ngày 02/12/2019 của Bộ giáo dục và đào tạo, Hiệu trưởng đã phê duyệt các
chính sách nâng cao chất lượng đào tạo thể hiện trong Quy chế đào tạo đại học theo hệ
thống tín chỉ [H5.05.01.08]; Quy chế tuyển sinh và đào tạo thạc sỹ [H5.05.01.09];
ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào, Đề án tuyển sinh [H5.05.01.10]; với chính sách
nâng cao chất lượng đào tạo, các khoa đã thực hiện việc thẩm định lại CTĐT và rà soát
CĐR, ban hành chương trình đào tạo mới [H5.05.01.11]. Các điều kiện bảo đảm chất
lượng mở ngành trình độ thạc sĩ, đại học, chất lượng đội ngũ giảng viên cũng được rà
soát, bổ sung [H5.05.01.12]. Quy chế thi và kiểm tra, đánh giá người học, quy định
quản lý SV cũng được xây dựng theo chính sách bảo đảm chất lượng, công bằng,
khuyến khích sinh viên có thành tích học tập, NCKH, PVCĐ [H5.05.01.13]. Đặc biệt,
nhà trường có chính sách hỗ trợ sinh viên tham gia các dự án liên kết với nước ngoài
hoặc các tập đoàn trong nước như Samsung, Medlatec… [H5.05.01.14]. Các chính
sách về học bổng, thu hút sinh viên giỏi, miễn phí ở KTX, chính sách đầu tư cơ sở vật
chất phục vụ sinh viên, chế độ khen thưởng đối với SV, cam kết việc làm cho 100%
SV có sau khi tốt nghiệp với mức lương cao đã được Nhà trường ban hành nhằm thu
hút sinh viên H5.05.01.15]. Trường công bố chuẩn đầu ra các ngành đào tạo về chuyên
môn, ngoại ngữ, tin học và các chính sách phát triển đào tạo hàng năm được sửa đổi,
bổ sung. Các chính sách này được phổ biến cho sinh viên trong tuần sinh hoạt công
dân đầu năm và in trong “sổ tay sinh viên” H5.05.01.16].
Về NCKH: Trường Đại học Thành Đông coi NCKH là sức sống của trường
đại học, vì vậy HĐQT đã ban hành Chiến lược phát triển NCKH đến năm 2025, kế
hoạch NCKH giai đoạn 2015 - 2019 [H5.05.01.17]; Khi xây dựng chính sách phát

53
triển KHCN, Nhà trường luôn bám sát các văn bản QPPL liên quan như: Nghị định số
99/2014/NĐ-CP quy định việc đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động
KHCN trong các CSGD đại học ngày 25/10/2014 của Chính phủ, Thông tư số
18/2016/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT về Quy chế xét tặng Giải thưởng “Sinh viên
nghiên cứu khoa học” ngày 26/06/2016 của Bộ GD&ĐT …Trường Đại học Thành
Đông đã thành lập Hội đồng Khoa học và Đào tạo cấp trường, cấp khoa, ban hành quy
định hoạt động của Hội đồng KH & ĐT để xét duyệt các đề tài khoa học, xét tặng,
khen thưởng [H5.05.01.18]. HĐQT đã ban hành Quy định hỗ trợ kinh phí NCKH cho
sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh [H5.05.01.19]; ví dụ để khuyến khích
cán bộ giảng viên và sinh viên tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học Nhà trường
đã tăng kinh phí, tăng số giờ chuẩn cho các đề tài NCKH, hỗ trợ kinh phí nghiên cứu
5 triệu - 10 triệu đồng/đề tài cơ sở; thưởng bằng tiền 1.000.000 đồng/bài đăng trong
tập san Khoa học và công nghệ của Trường; Chính sách quy định mỗi giảng viên có
trách nhiệm phải chủ trì hoặc tham gia viết giáo trình, bài giảng; khi được Hội đồng
khoa học duyệt in, phát hành được thưởng 10 triệu - 12 triệu/bài giảng. Chính sách đối
với các Dự án hợp tác có tài trợ nước ngoài, Nhà trường cung cấp vốn đối ứng 10%
theo quy định của Chính phủ Việt Nam. Nhà trường có chính sách quản lý các đề tài
NCKH của GV, CB và SV bằng quy trình chặt chẽ từ khâu đăng ký đề tài, chuẩn bị đề
cương nghiên cứu, bảo vệ đề cương, tạm ứng kinh phí, báo cáo tiến độ và nghiệm thu
đề tài… [H5.05.01.20]. Năm 2016, Nhà trường đã ban hành bộ chỉ số KPIs đánh giá
hiệu quả công tác NCKH tạo cơ sở cho việc đánh giá nghiệm thu kết quả NCKH
[H5.05.01.21].
Về PVCĐ: Công tác kết nối PVCĐ gồm 3 mũi nhọn:
- Đào tạo phục vụ cộng đồng, bao gồm đào tạo dài hạn, ngắn hạn, tập huấn, hội
thảo cho các đối tượng có nhu cầu của xã hội. Nội dung này được giao cho phòng Đào
tạo, phòng truyền thông & tuyển sinh và Trung tâm giáo dục cộng đồng chủ trì xây
dựng chính sách.
- Nghiên cứu khoa học phục vụ cộng đồng bao gồm thực hiện các đề tài khoa
học theo đơn đặt hàng của các tổ chức, cơ quan; chuyển giao công nghệ cho các cơ sở
sản xuất; Phối hợp với đối tác nghiên cứu các vấn đề mà xã hội đang cần thiết…Chính
sách này được giao cho các khoa chuyên môn và phòng Đào tạo sau đại học xây dựng.
- Công tác thiện nguyện, phục vụ cộng đồng hỗ trợ người già, người cô đơn,
người có hoàn cảnh khó khăn …được chi bộ, đoàn thanh niên, công đoàn phối hợp xây
dựng chính sách trình BGH phê duyệt.

54
Nhà trường xác định, đây là các hoạt động phi lợi nhuận. Năm 2015, HĐQT đã
phê duyệt “Quy định về hoạt động kết nối và cung cấp các dịch vụ phục vụ cộng đồng
của Trường đại học Thành Đông”. Khi xây dựng các chính sách về kết nối PVCĐ, ban
soạn thảo tham chiếu các quy định văn bản liên quan như Thông tư số 26/2017/TT-
BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về hoạt động văn hóa của học sinh,
sinh viên các cơ sở giáo dục ban hành ngày 18/10/2017, Thông tư số 16/2018/TT-
BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về tài trợ cho các cơ sở GDĐT ban
hành ngày 03/08/2018 [H5.05.01.22]; Để tạo thuận lợi cho chính sách PVCĐ đi vào
thực tế, BGH đã thành lập và ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động các câu lạc bộ
Đội – Nhóm như câu lạc bộ Vovina, câu lạc bộ tiếng Anh, câu lạc bộ bóng đá…
[H5.05.01.23]; Nhà trường đã ban hành chính sách khuyến khích sinh viên, giảng viên
tham gia vào công tác PVCĐ trong các quy định bình xét cán bộ giảng viên, đánh giá
người học, Quy định chế độ khen thưởng sinh viên, chính sách đối với sinh viên tham
gia hoạt động phục vụ cộng đồng hiến máu nhân đạo, bảo vệ môi trường, tham gia
phòng chống Covid 19 [H5.05.01.24]. Các hoạt động PVCĐ của Trường Đại học
Thành Đông diễn ra trên diện rộng ở nhiều lĩnh vực, gồm: ký kết hợp đồng phục vụ
sản xuất; tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn phục vụ người học có nhu cầu; liên kết
với các cơ quan tổ chức nước ngoài tổ chức thi và cấp chứng chỉ Năng lực tiếng Nhật
(Nattest) và Năng lực tiếng Hàn (KALAT); đón sinh viên nước ngoài sang thăm và
giao lưu tại trường; tổ chức thực hiện hàng trăm đề tài NCKH mang tính thực tiễn hướng
đến giải quyết những vấn đề của thực tiễn; tổ chức nhiều Hội thảo khoa học PVCĐ;
thăm, tặng quà các gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó; quyên góp
ủng hộ Quỹ vì người nghèo, vì nghĩa tình biên giới hải đảo, hội nạn nhân chất độc da
cam, hội khuyến học; tổ chức giải bóng đá khối THPT, TTGDNN-GDTX tỉnh Hải
Dương tranh cúp Đại học Thành Đông hàng năm. Thông qua các hoạt động PVCĐ của
Nhà trường góp phần giáo dục đạo đức, lối sống, ý thức xã hội, rèn luyện kỹ năng làm
việc nhóm [H5.05.01.25].
Các chính sách đào tạo, NCKH và PVCĐ trong khi soạn thảo đều được gửi đến
các bên liên quan để lấy ý kiến phản hồi [H5.05.01.26]. Ý kiến phản hồi của các bên
liên quan được ban thư ký tập hợp, trình Hội đồng KH&ĐT, Hội đồng quản trị, chi
bộ… Hội đồng quản trị ban hành Nghị quyết, gửi BGH trước khi ban hành chính sách
mới [H5.05.01.27].
Đánh giá mức đạt được của tiêu chí: 5/7

55
Tiêu chí 5.2. Quy trình giám sát sự tuân thủ các chính sách được cụ thể
hóa bằng văn bản, phổ biến và thực hiện.
Giám sát việc thực hiện chính sách được thông qua cơ chế “tự giám sát” trong
các khoa/ viện/phòng đồng thời được giám sát định kỳ hàng tháng, hàng năm bởi
phòng Quản lý chất lượng. Trong những trường hợp cần thiết, Hiệu trưởng ra quyết
định thành lập ban Thanh tra kiểm tra từng vụ việc cụ thể. Để việc “tự giám sát” chính
sách đào tạo được thực thi hiệu quả, Trường đã ban hành các quy trình cụ thể như Quy
trình mở ngành trình độ đại học, cao học; Quy trình xây dựng, rà soát ĐCCT môn học,
Quy trình tuyển sinh, nhập học; Quy trình thi đầu vào, chấm bài, quy trình bảo vệ luận
văn tốt nghiệp; Quy trình thực hiện NCKH, biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo;
quy định lập dự toán kinh phí NCKH [H5.05.02.01]. Trường ban hành chính sách
khuyến khích hoạt động NCKH trong cán bộ, giảng viên một cách chi tiết, cơ chế phối
hợp giữa phòng NCKH, khoa và phòng tài chính rõ ràng, minh bạch [H5.05.02.02]. Để
các chính sách thực sự phát huy hiệu quả, Hiệu trưởng Nhà trường đã phê duyệt “ Quy
trình giám sát sự tuân thủ chính sách của Trường Đại học Thành Đông”. Trong đó quy
định rõ từng công việc diễn ra được tuân thủ theo quy trình, kế hoạch rõ ràng; đơn vị
thực hiện, đơn vị phối hợp, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị thực hiện giám
sát chính sách của toàn trường (bao gồm ĐT, NCKH và PVCĐ). BGH chỉ đạo trực
tiếp việc giám sát chính sách bằng việc phê duyệt kế hoạch giám sát định kỳ hoặc
thanh tra khi cần thiết; Nhà trường phổ biến các quy định về theo dõi, giám sát việc
thực hiện các chính sách ĐT, NCKH và PVCĐ đến tất cả các đơn vị, cá nhân có liên
quan thông qua lịch công tác tuần, tháng [H5.05.02.03]. Các đơn vị báo kết quả thực
hiện nhiệm vụ và tự đánh giá thực thi chính sách hàng năm, báo cáo 3 công khai về
ĐT, NCKH, PVCĐ, tài chính, xây dựng cơ sở vật chất theo quy định. Phòng ĐT –
NCKH chủ trì việc giám sát chính sách Đào tạo và NCKH; Phòng Công tác chính trị -
Sinh viên chủ trì giám sát chính sách PVCĐ. Phòng Quản lý chất lượng có nhiệm vụ kiểm
tra, giám sát việc tuân thủ chính sách của các đơn vị và cán bộ, giảng viên toàn trường.
Đối với hoạt động dạy học, Phòng Quản lý chất lượng chịu trách nhiệm giám
sát giờ lên lớp của giảng viên thông qua việc ghi chép hàng ngày trên sổ theo dõi giảng
dạy/học tập và qua hệ thống camera giám sát. Báo cáo của phòng Quản lý chất lượng
được thực hiện thường xuyên, công khai việc chấp hành quy định của cán bộ, giảng
viên trong các buổi giao ban đầu tháng. Các báo cáo thanh tra cũng được thu nhận làm
căn cứ xây dựng, sửa đổi chính sách.
Trong kỳ thi tuyển, Hiệu trưởng ban hành các quyết định thành lập các Hội
đồng thi tuyển đầu vào, thi tốt nghiệp… và thành lập các ban giúp việc như ban Thanh
tra, ban Chấm thi, ban Đề thi…. Trong đó, Ban thanh tra hoạt động độc lập với hội

56
đồng, chịu trách nhiệm thanh tra, giám sát quy trình tổ chức thi, ra đề thi, chấm thi và
công bố kết quả thi. Phòng ĐT - NCKH chịu trách nhiệm tổng hợp, báo cáo kết quả
thực thi chính sách liên quan ĐT, NCKH của Nhà Trường [H5.05.02.04],
[H5.05.02.05]. Phòng GDCT&CTSV tổng hợp báo cáo liên quan đến chính sách
PVCĐ, đề xuất, sửa đổi chính sách không phù hợp. Trưởng các khoa trực tiếp chỉ đạo
việc thực hiện chính sách của đơn vị mình, gửi báo cáo cho phòng Đảm bảo chất
lượng để tổng hợp. Các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên…cũng báo
cáo hàng tháng, hàng năm về thực hiện chính sách phát triển ĐT - NCKH - PVCĐ
[H5.05.02.06]. Phòng Quản lý chất lượng được giao nhiệm vụ chủ trì tổ chức kiểm tra,
giám sát việc thực thi các chính sách về ĐT, NCKH, PVCĐ của các đơn vị, cá nhân;
thiết kế mẫu lấy ý kiến cho cán bộ, giảng viên, nhân viên, sinh viên, cựu sinh viên
trong trường và các công ty, cơ quan đã sử dụng sinh của nhà trường về các chính sách
đã ban hành. Kế hoạch khảo sát được triển khai thực hiện định kỳ hàng năm
[H5.05.02.07]. Kết quả khảo sát được tập hợp thành báo cáo hỗ trợ công tác sửa đổi,
bổ sung chính sách cho năm sau [H5.05.02.08].
Hàng năm, các khoa, viện, trung tâm, các đơn vị tổng kết việc triển khai thực
thi chính sách phát triển ĐT, NCKH và PVCĐ. Đào tạo lập báo cáo tổng kết năm học,
trong đó có báo cáo cụ thể kết quả theo dõi, giám sát việc thực hiện các chính sách về
ĐT và NCKH. Phòng Công tác chính trị và sinh viên báo cáo công tác PVCĐ, kết quả
thực hiện các chính sách PVCĐ của giảng viên và sinh viên [H5.05.02.10]; Phòng
Quản lý chất lượng báo cáo kết quả theo dõi, giám sát thực hiện chính sách; Báo cáo
các kỳ thanh tra hàng năm [H5.05.02.11]. Ban thư ký tập hợp ý kiến góp ý của các bên
liên quan, trình HĐKH&ĐT, HĐQT là cơ sở để chỉnh sửa, ban hành chính sách
[H5.05.02.12].
Đánh giá mức đạt được của tiêu chí: 5/7
Tiêu chí 5.3. Các chính sách về đào tạo, nghiên cứu khoa học và PVCĐ
được rà soát thường xuyên.
Nhà trường định kỳ hoặc đột xuất rà soát, đánh giá các văn bản, chính sách
nhằm bảo đảm các hoạt động đi đúng mục tiêu. Việc rà soát được thực hiện theo “Quy
định rà soát văn bản chính sách nội bộ của Trường đại học Thành Đông” phạm vi toàn
trường [H5.05.03.01]. Hàng năm Hiệu trưởng phê duyệt kế hoạch rà soát, phân công
BGH, các phòng ban được phân công chuẩn bị tài liệu hướng dẫn, phổ biến thực hiện
theo dõi, giám sát đến từng đơn vị [H5.05.03.02]. Các chính sách được xây dựng sửa
đổi mới phải tuân thủ các văn bản của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ,
ngành liên quan và TNSM của Nhà trường cho phù hợp với điều kiện thực tiễn. Phòng

57
ĐT – NCKH có nhiệm vụ tổng hợp báo cáo đánh giá, rà soát chính sách nâng cao chất
lượng đào tạo, tuyển sinh, ngưỡng bảo đảm chất lượng, chuẩn đầu ra chuyên môn,
ngoại ngữ, tin học cho sinh viên các hệ đào tạo [H5.05.03.03]. Phòng Khoa học tổng
hợp báo cáo đánh giá, rà soát chính sách đẩy mạnh hoạt động NCKH cho giảng viên
và sinh viên như chính sách khuyến khích sinh viên NCKH, khuyến khích sinh viên
khởi nghiệp, chính sách xét sinh viên được nhận học bổng của đối tác nước ngoài…
[H5.05.03.04]. Trung tâm Đào tạo cộng đồng, phòng GDCT&CTSV, Đoàn thanh niên
CSHCM…phối hợp rà soát, bổ sung các chính sách về PVCĐ [H5.05.03.05]. Các góp
ý và kiến nghị chỉnh sửa văn bản sau khi rà soát được tập hợp trình HĐQT và
HĐKH&ĐT cho ý kiến như chính sách giảm học phí, miễn học phí, cho vay kinh phí
học tập, giới thiệu việc làm cho sinh viên, khuyến khích tham gia hoạt động thiện
nguyện chăm sóc gia đình thương binh liệt sĩ, giao lưu với sinh viên nước ngoài, trải
nghiệm doanh nghiệp.
Việc rà soát chính sách thường xuyên giúp Nhà trường từng bước kiện toàn các
quy chế, quy định cho việc quản lý và triển khai thực hiện các hoạt động về ĐT –
NCKH - PVCĐ. Thông qua các hoạt động này, Ban Giám hiệu nắm được những khó
khăn, đồng thời chỉ đạo giải quyết các khó khăn vướng mắc mà các đơn vị đề xuất
nhằm đạt được các mục tiêu của Nhà trường [H5.05.03.06].
Đánh giá mức đạt được của tiêu chí: 5/7
Tiêu chí 5.4. Các chính sách về đào tạo, nghiên cứu khoa học và PVCĐ
được cải tiến nhằm tăng hiệu quả hoạt động của cơ sở giáo dục, đáp ứng nhu cầu
và sự hài lòng của các bên liên quan.
Các chính sách về ĐT, NCKH và PVCĐ được Nhà trường cải tiến sau mỗi lần
đánh giá, phân tích, rút kinh nghiệm định kỳ hoặc đột xuất nhằm tăng hiệu quả hoạt
động của Nhà trường, đáp ứng nhu cầu và sự hài lòng của các bên liên quan. Công
việc cải tiến chính sách về ĐT, NCKH và PVCĐ gồm các giai đoạn sau: (i) Giai đoạn
khảo sát: thu thập những phản ảnh bên trong và bên ngoài sau các đợt đánh giá được
dùng để điều chỉnh chính sách. (ii) Giai đoạn phân tích: tiếp thu những ý kiến phản
ảnh trên cơ sở phân tích những han chế của chính sách (iii) Giai đoạn hoàn chỉnh: giai
đoạn này là tiếp thu trên cơ sở phân tích có hệ thống các thông tin từ các bên liên quan
để hoàn chỉnh chính sách. Công việc cải tiến chính sách được phổ biến trong toàn
trường và các bên liên quan để mọi người biết và triển khai thực hiện. Trong chu kỳ 5
năm (2015 – 2019), Nhà trường đã cập nhật, điều chỉnh chính sách:
Về đào tạo, Nhà trường đã điều chỉnh chính sách nâng cao chất lượng đào tạo
với các điều chỉnh về tiêu chuẩn giảng viên; nhiệm vụ của giảng viên, quy định về giờ

58
lên lớp giảng dạy, nhiệm vụ NCKH, học tập, nâng cao trình độ [H5.05.04.01]; Cải tiến
CTĐT, ban hành CTĐT, CĐR sau khi rà soát phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, theo
góp ý của cơ sở sử dụng người lao động. Chương trình đào tạo đã có những cải tiến
đáng kể như: đưa thêm môn Kỹ năng mềm 2, môn khới nghiệp vào chương trình giảng
dạy cho các khóa sinh viên [H5.05.04.02]; Điều chỉnh ngưỡng bảo đảm đầu vào, chính
sách tuyển thẳng, đề án tuyển sinh được cập nhật hàng năm [H5.05.04.03]; Môn tiếng
Đức, tiếng Nhật được thay thế môn tiếng Anh tùy vào từng ngành học [H5.05.04.04].
Hiệu trưởng phê duyệt chương trình đào tạo điều dưỡng chuyên ngành chăm sóc người
lớn tuổi theo tiêu chuẩn của Đức [H5.05.04.05]; chương trình đào tạo điều dưỡng đặc
định theo tiêu chuẩn của Nhật Bản [H5.05.04.06]. Chính sách cấp học bổng toàn phần
100% cho những sinh viên chính quy thủ khoa hàng năm; giảm 50% cho SV đạt điểm
xuất sắc sau cuối mỗi năm học; miễn học phí cho con liệt sỹ, giảm 50% học phí cho
con Thương binh, con gia đình hộ nghèo đã được HĐQT phê duyệt theo góp ý của các
phòng ban chức năng [H5.05.04.07]. Để nâng cao trình độ ngoại ngữ cho sinh viên,
nhà trường thành lập 3 trung tâm ngoại ngữ Hàn, Đức, Nhật. Hàng năm đào tạo và tổ
chức thi năng lực ngoại ngữ cho 3500 – 5000 sinh viên [H5.05.04.08]. Hàng năm,
Nhà trường điều chỉnh chính sách, cách thức tuyển sinh kịp thời để phù hợp với tình
hình thực tế của nhà trường và quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. Năm 2020, trường
đã dành 180 suất học bổng từ 20 triệu đến 100 triệu đồng/sinh viên.
Bảng 5.1. Đối sánh chính sách phát triển đào tạo của Đại học Thành Đông
giai đoạn 2015 – 2019
Năm học
TT KPIs
2015 2016 2017 2018 2019

I Cao học
1 Ngưỡng bảo đảm chất lượng
Điểm đầu vào 2 môn (> 10) 11 11 10,5 11 11

Tiếng Anh (≥ 50) ≥ 50 ≥ 50 ≥ 50 ≥ 50 ≥ 50


2 Chính sách hỗ trợ/ưu tiên

Miễn phí KTX x x x x x

Chính sách giảm HP cho đối x x x x x


tượng chính sách/sinh viên giỏi
3 Số kỳ tuyển sinh/năm 2 2 2 2 2

59
Năm học
TT KPIs
2015 2016 2017 2018 2019
4 Học phí (triệu đồng/khóa) 36 40 44 49 49
5 Số ngành tuyển 1 2 3 3 4

II Đại học
Ngưỡng bảo đảm đầu vào
1 - Điều dưỡng 14 14 14 16 ≥ 19,5
- Y dược - - - - ≥ 24,0

Chính sách hỗ trợ/ưu tiên

Miễn KTX x x x x X
2 Chính sách giảm HP cho đối x x x x x
tượng Chính sách/sinh viên giỏi

Học bổng 50% cho sinh viên dân x x x x x


tộc, khó khăn

Học bổng 50 % - 100% x x x x


3 Học phí (1000đ/tháng)

- Thấp nhất (1000đ) 600 600 700 900 1000

- Cao nhất (1000đ) 700 700 1000 1600 2400

4 Số ngành tuyển sinh 6 8 11 12 14


5 Số sinh viên trúng tuyển 413 874 738 895 850

Về NCKH, Các chính sách về NCKH cũng được Nhà trường điều chỉnh sau khi
có kết quả rà soát, đánh giá. Trong chu kỳ 5 năm, Trường đã sửa đổi bổ sung chính
sách trong Quy định quản lý hoạt động NCKH của Trường đại học Thành đông năm
2017 theo hướng thay đổi về các chính sách khuyến khích cán bộ giảng viên và sinh
viên tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học, mở rộng các loại hình nghiên cứu
như viết giáo trình, bài giảng, viết bài báo đăng trên các tạp chí Quốc tế. Để khuyến
khích cán bộ giảng viên và sinh viên tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học Nhà
trường đã tăng kinh phí, tăng số giờ chuẩn cho các đề tài NCKH, hỗ trợ kinh phí
nghiên cứu và thưởng bằng tiền 1.000.000 đồng/bài đăng trong tập san Khoa học và
công nghệ của trường. Biên soạn giáo trình, bài giảng được nhà trường đặc biết quan

60
tâm. Theo quy định, mỗi giảng viên có trách nhiệm phải chủ trì hoặc tham gia viết
giáo trình, bài giảng; khi bài giảng, giáo trình được HĐKH&ĐT duyệt in, phát hành,
mỗi giảng viên được thưởng 10 triệu - 12 triệu/bài giảng. Tuy còn nhiều khó khăn
nhưng HĐQT vẫn quyết định đầu tư cho NCKH và phát triển nhân lực với một tỷ lệ từ
4,8 đến 6,5% so với tổng doanh thu
Bảng 5.2. Đối sánh chính sách NCKH của Đại học Thành Đông
giai đoạn 2015 – 2019
TT KPIs Năm học
2015 2016 2017 2018 2019
I Đào tạo nhân lực
1 - Mức hỗ trợ KP đào tạo - - - - 120 triệu
Tiến sĩ
- Mức hỗ trợ KP đào tạo - 50% 75% 75% 75%
Thạc sĩ
- Chuyên môn/ngắn hạn - 100% 100% 100% 100%
2 Khuyến khích NCKH giảng
viên
- Kinh phí/đề tài cơ sở 3,000 3000 5,000 5,000 10,000
(1000đ)
- KP đăng bài báo quốc tế 3000 3000 5,000 10,000 10,000
- KP đăng báo trong nước 1000 1000 1000 1000 5,000
- Tính giờ chuẩn/đề tài cơ sở 50 giờ 50 giờ 100 giờ 100 giờ 100 giờ
3 Số lượng đề tài NCKH giảng
6 8 10 10 12
viên
4 Số lượng đề tài NCKH cấp
6 6 8 9 12
Bộ/Nhà nước (tham gia)
II Sinh viên
5 Kinh phí/đề tài cơ sở - 2,000 2,000 3,000 3,000
(1000đ)
6 Số lượng LV thạc sĩ ứng
dụng thực tế - - 22 46 55
7 Số lượng đề tài cơ sở của
sinh viên 15 18 18 21 23
8 Tổng kinh phí NCKH (triệu) 308 432,7 657,2 850,3 1,147,5

61
Về phục vụ cộng đồng: Trong những năm gần đây do tăng cường các chính
sách kết nối PVCĐ mà các hoạt động PVCĐ tăng cả về số lượng và loại hình. Từ chỗ
chỉ có hoạt động mùa hè xanh, Mùa đông ấm áp thì tăng cường thêm các hoạt động
PVCĐ hết sức tích cực như: Hiến máu nhân đạo, “Nói không với rác thải nhựa” “Nói
không với ma túy” “ Nói không với thuốc lá”. Hoạt động tư vấn hướng nghiệp cũng
được rà soát và điều chỉnh với nhiều hình thức phong phú. Theo góp ý của các bên liên
quan, Trường thành lập 3 trung tâm ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu học và thi ngoại ngữ
của người dân khu vực xung quanh, của học sinh các trường phổ thông và sinh viên
Nhà trường. Số lượng sinh viên, học sinh học và thi tiếng Anh, Nhật, Đức, Hàn tại
trường các trình độ từ 3.500 – 5.000 người/năm [H5.05.04.08]. Đặc biệt, chương trình
đào tạo điều dưỡng đặc định cho Nhật Bản, cho Đức và cung ứng nhân lực cho tập
đoàn Medlatec đã có ảnh hưởng tốt đến cộng đồng, sinh viên và các đơn vị tiếp nhận
người lao động do Trường đào tạo. Sinh viên nghèo được dự án hỗ trợ kinh phí học tập
tại Việt Nam và nước ngoài [H5.05.04.10].
Bảng 5.3. Loại hình các hoạt động phục vụ cộng đồng của Nhà trường
Loại hình 2014-2015 2015-2016 2016- 2017- 2018-
2017 2018 2019
1. Đào tạo ngắn hạn
PVCĐ
Tin học x x x x x
Tiếng Anh x x x x x
Kế toán thực hành x x x
Quản lý điều dưỡng x
Kế toán viên x x
Kế toán viên chính x x x
PP giảng dạy kỹ năng sống x x
Nghiệp vụ sư phạm x
Tổ chức thi CC Nhật ngữ x x x x x
2. Nghiên cứu khoa học x x x x x
Hiến máu nhân đạo/tặng quà x x x x
Giải bóng đá TĐU cup x x x x
HĐ bảo vệ môi trường x

62
Trường Đại học Thành Đông đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến của các bên liên
quan về các chính sách ĐT, NCKH và các PVCĐ [H5.05.04.11]. Kết quả cho thấy: về
chính sách hỗ trợ sinh viên, nâng cao chất lượng đào tạo có tỷ lệ hài lòng cao nhất
(87%), đặc biệt chương trình đào tạo cho Nhật bản và Đức (bảo đảm 100% sinh viên
có việc làm với mức lương cao) có tỷ lệ hài lòng đến 95%; chính sách khuyến khích
NCKH có tỷ lệ hài lòng 82%. Tuy nhiên các góp ý cần làm phong phú hơn hoạt động
PVCĐ, cần thành lập quỹ NCKH và hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên. Kết quả khảo
sát các bên giúp HĐQT, BGH cải tiến và hoàn thiện các chính sách, đảm bảo các
chính sách luôn tuân thủ các quy định của Bộ GD&ĐT cũng như phù hợp với tầm
nhìn, sứ mạng và giá trị cốt lõi của Nhà trường và hài lòng các bên liên quan
[H5.05.04.12].
Đánh giá mức đạt được của tiêu chí: 5/7
Đánh giá chung về tiêu chuẩn 5
2. Tóm tắt các điểm mạnh
a. Nhà trường đã ban hành các quy định, chính sách và tổ chức thực hiện tốt các
quy định, chính sách về ĐT, NCKH và PVCĐ theo đúng các quy định của Luật Giáo
dục và Sứ mạng, Tầm nhìn, Chiến lược phát triển của Trường Đại học thành Đông.
b. Đã xây dựng được các văn bản phân công và tổ chức giám sát thường xuyên
việc thực hiện các chính sách về ĐT, NCKH và PVCĐ.
c. Thực hiện thương xuyên việc rà soát, sửa đổi, bổ sung các chính sách về ĐT,
NCKH và PVCĐ phù hợp với tình hình thực tế để các chính sách đi vào cuộc sống.
3. Tóm tắt các điểm tồn tại
a. Việc xin ý kiến của các cơ quan hành chính vào quá trình xây dựng, rà soát
các chính sách về ĐT, NCKH và PVCĐ của Nhà trường còn ít
b. Chính sách kết nối PVCĐ đã có nhiều cải tiến, động viên được đông đảo cán
bộ giảng viên tham gia tích cực nhưng cần bổ sung thêm các hình thức tổ chức cho
phong phú hơn nữa.
4. Kế hoạch cải tiến

Mục tiêu Nội dung Đơn vị/cá nhân Thời gian


TT
thực hiện (từ …đến)
Khắc phục Chú trọng hơn nữa trong việc xin ý BGH Tháng 9/2020
1 tồn tại a kiến khảo sát của các đơn vị sử dụng
Phòng QLCL đến 9/2021
lao động là cơ quan hành chính

63
Khắc phục Bổ sung thêm chính sách chăm sóc BGH,
tồn tại b người có công, người già cô đơn là P.GDCT Tháng 9/2020
thế mạnh của khoa Y dược &CTSV, Đoàn đến 9/2021
2 TNCS HCM
Thành lập văn phòng tư vấn pháp BGH, khoa Luật Tháng 9/2020
luật cho người nghèo, người yếu thế đến 9/2021

5. Mức đánh giá

Tiêu chuẩn/ Tiêu chí Tự đánh giá


Tiêu chuẩn 5 5/7
Tiêu chí 5.1 5/7

Tiêu chí 5.2 5/7

Tiêu chí 5.3 5/7

Tiêu chí 5.4 5/7

Tiêu chuẩn 6. Quản lý nguồn nhân lực


1. Mô tả
Tiêu chí 6.1. Nguồn nhân lực được quy hoạch để đáp ứng đầy đủ nhu cầu
của hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng.
Nhận thức rõ vai trò then chốt và có tính quyết định của yếu tố con người,
Trường Đại học Thành Đông đã đặc biệt chú trọng đến công tác xây dựng và phát triển
nguồn nhân lực. Trong quá trình tổ chức, triển khai công tác phát triển nguồn nhân lực,
Trường Đại học Thành Đông luôn tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước, Bộ
GD&ĐT [H6.06.01.01].
Ngay từ khi xây dựng Đề án khả thi thành lập Trường Đại học Thành Đông
(tháng 12/2008) [H6.06.01.02], Nhà trường đã chỉ rõ điều kiện và các giải pháp phát
triển đội ngũ nhằm đảm bảo hoạt động của Trường. Do chú trọng phát triển đội ngũ
cán bộ, giảng viên (CBGV) nên sau 5 năm xây dựng và phát triển, công tác đào tạo,
bồi dưỡng, phát triển đội ngũ đã đạt được kết quả tốt, góp phần xây dựng phát triển
Nhà trường. Phát huy thành quả đó, năm 2015, Nhà trường đã ban hành “Chiến lược
phát triển Trường Đại học Thành Đông giai đoạn 2015 - 2025” [H6.06.01.03], từ năm
2015 đến năm 2019, đội ngũ giảng viên Nhà trường liên tục phát triển cả về số lượng
và chất lượng được phác họa qua biểu đồ [H6.06.01.04]

64
Số lượng
140
GS PGS TS ThS ĐH

120 115

100

80 76
69

60
52
42
40 36 35
32 31
29
26 25 26 27 27 25 25
20 18
20 17
8 10
2 3 4 Năm
0
Năm 2015 (102 GV) Năm 2016 (115 GV) Năm 2017 (121 GV) Năm 2018 (182 GV) Năm 2019 (260 GV)

Biểu đồ 6.1. Số lượng giảng viên cơ hữu từ năm 2015 đến năm 2019

65
Hàng năm, Nhà trường đã xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực
[H6.06.01.05], các đơn vị đã xây dựng kế hoạch nhiệm vụ năm học của đơn vị đáp
ứng nhu cầu hoạt động ĐT, NCKH và PVCĐ [H6.06.01.06]. Việc đánh giá nhu cầu
nguồn nhân lực còn được thể hiện trong các báo cáo tổng kết năm học hàng năm của
các đơn vị, báo cáo thực hiện kế hoạch nhân sự hàng năm của Trường [H6.06.01.07].
Số lượng, chất lượng đội ngũ giảng viên được thể hiện chi tiết (về trình độ, số lượng...)
trong Đề án tuyển sinh của Nhà trường hàng năm [H6.06.01.08], trong đề án mở các
ngành đào tạo mới ở trình độ đại học và sau đại học [H6.06.01.09], báo cáo ba công
khai [H6.06.01.10]. Căn cứ Chiến lược tổng thể, Trường đã ban hành chiến lược phát
triển nguồn nhân lực đến năm 2025, tầm nhìn 2030 [H6.06.01.11].
Nhằm thực hiện tốt Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khóa XI) về "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo”, Nhà trường đã ban hành kế hoạch xây dựng Đề án vị trí việc làm [H6.06.01.12].
Công tác phát triển nguồn nhân lực của Trường trong 5 năm qua đạt hiệu quả khá tốt,
số lượng, chất lượng giảng viên trong toàn trường tăng từng năm [H6.06.01.13].
Đề án vị trí việc làm, danh sách giảng viên và chiến lược phát triển nguồn nhân
lực... được Nhà trường công bố tới các đơn vị trong Trường và công khai trên Website
[H6.06.01.14].
Nhà trường đã chú trọng đến công tác phát triển đội ngũ thể hiện thông qua các
cuộc họp của Hội đồng quản trị và Chi bộ [H6.06.01.15], xây dựng chiến lược phát
triển nguồn nhân lực đến năm 2025, tầm nhìn 2030 và ban hành chính sách thu hút, ưu
đãi đối với các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ về Trường công tác, do vậy đội ngũ giảng
viên có trình độ từ tiến sĩ trở lên tăng nhanh qua các năm [H6.06.01.16].
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7
Tiêu chí 6.2. Các tiêu chí tuyển dụng và lựa chọn bao gồm cả các tiêu chí về
đạo đức và tự do học thuật sử dụng trong việc đề bạt, bổ nhiệm và sắp xếp nhân
sự được xác định và được phổ biến.
Ngay từ những ngày đầu thành lập, Trường Đại học Thành Đông đã ban hành
Quy chế tổ chức và hoạt động kèm theo Quyết định số 01/QĐ-HĐQT, 28/02/2011 và
được sửa đổi, bổ sung vào năm 2015 theo Quyết định số 08/QĐ-HĐQT ngày
6/12/2015 [H6.06.02.01]. Theo đó, nhằm có hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn trong thực
hiện công tác cán bộ, Nhà trường đã ban hành các văn bản quy định về quy trình, tiêu
chí tuyển dụng và lựa chọn đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên đáp ứng nhu cầu của
Trường và theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước, cụ thể:
- Ban hành Quy chế về tuyển dụng và ký Hợp đồng lao động [H6.06.02.02].
Năm 2017, Nhà trường ban hành Đề án vị trí việc làm [H6.06.01.12]. Trong quá trình
xây dựng các văn bản quy định về tuyển dụng đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên, Nhà
trường có công văn, thông báo gửi đến các đơn vị trong toàn Trường để lấy ý kiến góp ý
xây dựng. Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp của các đơn vị, Phòng HC-TH tổng
hợp, hoàn thiện trình Chủ tịch HĐQT/Hiệu trưởng ký ban hành [H6.06.02.03],
[H6.06.02.04].
- Nhà trường đã tiến hành rà soát quy trình quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý
nhiệm kỳ 2015 - 2020. Sau khi rà soát cho thấy: so với thực tế, việc triển khai thực
hiện bổ nhiệm đối với cán bộ, giảng viên có học hàm, học vị GS, PGS, TS - nguyên là
lãnh đạo cơ quan, đơn vị khác đã được nghỉ hưu theo chế độ và có nhu cầu về trường
công tác, có năng lực, kinh nghiệm trong công tác, Nhà trường tiến hành bổ nhiệm vào
chức vụ tương ứng (Trưởng/phó khoa, phòng; giám đốc/phó giám đốc trung tâm ...)
không qua quy hoạch. Do vậy, Trường tiến hành điều chỉnh, cải tiến quy trình quy
hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý nhiệm kỳ 2015 - 2020 cho phù hợp. Theo đó, quy trình
và tiêu chuẩn quy hoạch cán bộ, lãnh đạo quản lý được điều chỉnh: đối với những cán
bộ có học hàm, học vị - nguyên là lãnh đạo cơ quan, đơn vị khác đẫ đã được nghỉ hưu
theo chế độ, nếu có nhu cầu về Trường công tác, sẽ được Nhà trường tiếp nhận, bổ
nhiệm và có cơ chế thu hút, ưu đãi phù hợp với chức danh khoa học của từng
[H6.06.02.05].
- Trên cơ sở các báo cáo rà soát cơ cấu quản lý, báo cáo rà soát quy hoạch cán
bộ lãnh đạo, quản lý hàng năm của Nhà trường [H6.06.02.06], [H6.06.02.07], Nhà
trường đã ban hành quy định về bổ nhiệm, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm chức
vụ đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý [H6.06.02.08].
Nhà trường đã ban hành hệ thống văn bản quy định về công tác đánh giá cán
bộ, giảng viên và nhân viên trong toàn trường như: (1) bộ tiêu chí đánh giá cán bộ,
giảng viên [H6.06.02.09]; (2) quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch giảng viên và
hưởng thâm niên nhà giáo [H6.06.02.10]; (3) quy định chế độ làm việc, học tập bồi
dưỡng đối với cán bộ, giảng viên [H6.06.02.11]; (4) quy định thời giờ làm việc đối với
cán bộ, giảng viên… [H6.06.02.12]. Các văn bản được xây dựng đảm bảo tuân thủ
theo quy định của nhà nước hiện hành và điều kiện thực tế của Trường [H6.06.02.13].
Hàng tháng, các đơn vị thuộc Trường (khoa, phòng, trung tâm) họp đánh giá
chất lượng, riêng đối với cán bộ quản lý (trưởng, phó đơn vị), phòng HC-TH tập hợp
báo cáo Ban Giám hiệu phê duyệt.

67
Hàng năm, khi kết thúc năm học, các đơn vị tiến hành đánh giá kết quả thực
hiện nhiệm vụ của các thành viên theo bộ tiêu chí đánh giá cán bộ, giảng viên, nhân
viên. Phòng HC-TH tập hợp báo cáo Hội đồng thi đua, khen thưởng Nhà trường bình
xét các danh hiệu thi đua năm học.
Kết quả đánh giá thi đua được xem xét để khen thưởng và là một trong các tiêu
chí để xem xét bổ nhiệm, luân chuyển, điều động hoặc miễn nhiệm ... cán bộ quản lý
của HĐQT và Ban Giám hiệu Nhà trường [H6.06.02.14].
Các quy trình, quy định, tiêu chí tuyển dụng, bổ nhiệm, sắp xếp nhân sự ....
được phổ biến rộng rãi bằng nhiều hình thức khác nhau: công khai trên website
trường, thông qua công văn gửi tới toàn thể cán bộ, giảng viên, nhân viên và người lao
động trong toàn trường; thông báo trên các cuộc họp, hội nghị của Nhà trường và của
các đơn vị [H6.06.02.15].
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7
Tiêu chí 6.3. Xác định và xây dựng được tiêu chuẩn năng lực bao gồm cả
kỹ năng lãnh đạo của các nhóm cán bộ, giảng viên, nhân viên khác nhau.
Từ năm 2009 đến năm 2016, tiêu chuẩn năng lực cán bộ, giảng viên, nhân viên
bao gồm cả kỹ năng lãnh đạo của các nhóm cán bộ, giảng viên, nhân viên Nhà trường
được quy định chi tiết, cụ thể trong các văn bản như: Quy chế tổ chức và hoạt động
của Trường Đại học Thành Đông [H6.06.02.01]; Quy chế về tuyển dụng và ký Hợp
đồng lao động [H6.06.02.02]; Bộ tiêu chí đánh giá cán bộ, giảng viên [H6.06.02.09];
Quy chế chi tiêu nội bộ... [H6.06.03.01]. Tháng 12/2017, Nhà trường ban hành Đề án
vị trí việc làm; trong Đề án tiêu chuẩn khung năng lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo
quản lý, cán bộ, giảng viên và nhân viên của Nhà trường đã được quy định một cách rõ
ràng theo từng vị trí và nhóm công việc, cụ thể: Đề án đã xác định được 55 vị trí và
phân theo 3 nhóm, gồm: Nhóm công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành (12 vị trí);
Nhóm công việc hoạt động nghề nghiệp (11 vị trí); Nhóm công việc hỗ trợ, phục vụ
(32 vị trí) [H6.06.01.12].
Hàng năm, Nhà trường đều xây dựng Kế hoạch phát triển nhân sự cho từng
năm học [H6.06.01.05] trên cơ sở Kế hoạch 5 năm phát triển nguồn nhân lực giai đoạn
2015 - 2019 [H6.06.03.02]. Dữ liệu thống kê đội ngũ giảng viên giai đoạn 2015 - 2019
[H6.06.03.03] và Bảng đối sánh phát triển nguồn nhân lực 5 năm (từ năm 2015 đến
2019) [H6.06.03.04] cho thấy đội ngũ giảng viên có học hàm, học vị tăng cao: năm
2019 so với năm 2015: giảng viên có trình độ, chức danh GS, PGS tăng 2,36 lần; tiến
sĩ tăng 2,92 lần; thạc sĩ tăng 4,6 lần.
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7

68
Tiêu chí 6.4. Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ, giảng
viên, nhân viên được xác định và có các hoạt động được triển khai để đáp ứng các
nhu cầu đó.
Trường Đại học Thành Đông đã luôn chú trọng, tích cực đầu tư cho đào tạo đội
ngũ cán bộ, giảng viên và phát triển nguồn nhân lực coi đây là động lực thúc đẩy, nâng
cao chất lượng đào tạo. Theo đó, để thực hiện tốt công tác đào tạo, phát triển đội ngũ
CBGV, Nhà trường đã xây dựng “Chiến lược dài hạn phát triển nguồn nhân lực đến
năm 2025, tầm nhìn 2030” [H6.06.01.11] và Kế hoạch 5 năm phát triển nguồn nhân
lực giai đoạn 2015 - 2019 [H6.06.03.02], để đáp ứng mục tiêu này, Nhà trường đã xây
dựng kế hoạch phát triển nhân sự hàng năm [H6.06.01.05].
Nhà trường luôn chú trọng đến công tác chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, giảng viên,
đã xây dựng và ban hành các quy định, quy chế tuyển dụng và ký hợp đồng lao động
[H6.06.02.02]; quy định chế độ làm việc, học tập bồi dưỡng của cán bộ, giảng viên
[H6.06.02.11]; quy trình về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên [H6.06.04.01].

Bước 1
Xác định nhu cầu
đào tạo

Bước 4
Đánh giá đào tạo Bước 2
Lập kế hoạch đào tạo

Bước 3
Thực hiện đào tạo

Hình 6.1. Sơ đồ Quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên
Các hồ sơ, văn bản liên quan đến xác định nhu cầu đào tạo bao gồm:
- Kế hoạch hàng năm [H6.06.01.06];
- Các đơn vị hoặc cá nhân có nhu cầu được đào tạo, bồi dưỡng (được sự đồng ý
của đơn vị) gửi tờ trình (nếu là đơn vị) hoặc đơn xin đi học (nếu là cá nhân) về Phòng
HC-TH để trình HĐQT, BGH xem xét, phê duyệt. Nếu nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng
phù hợp, Hiệu trưởng ký quyết định cử đi đào tạo, bồi dưỡng [H6.06.04.02].
Từ năm 2015 đến 2019, Nhà trường đã cử nhiều đợt cán bộ, giảng viên đi học
tập nâng cao trình độ, đi tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ như: cử 14 cán

69
bộ, giảng viên đi học thạc sĩ và 02 giảng viên làm NCS; Nhà trường đã cử nhiều đợt
cán bộ, giảng viên tham gia các lớp tập huấn về nghiệp vụ, chuyên môn theo từng lĩnh
vực do Bộ GD&ĐT cũng như các cơ quan liên quan tổ chức như: tập huấn về nghiệp
vụ thuế, về tuyển sinh, về đào tạo, về giảng dạy, về công tác HSSV, bảo hiểm xã hội,
phòng cháy chữa cháy...; cũng trong thời gian đó đã có 10 thạc sĩ và 1 tiến sĩ hoàn
thành chương trình đào tạo; năm 2019 tổ chức cho cán bộ, giảng viên tham gia lớp bồi
dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giảng viên các trường cao đẳng, đại học; bồi
dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp.
Kết quả của việc thực hiện đào tạo, bồi dưỡng và phát triển chuyên môn được
thể hiện trong báo cáo thực hiện kế hoạch phát triển nhân sự hàng năm của Nhà trường
[H6.06.01.07]. Dưới đây là bảng tổng hợp thống kê kết quả đào tạo, bồi dưỡng từ năm
2015-2019.
Bảng 6.1. Tổng hợp thống kê kết quả đào tạo, bồi dưỡng từ 2015 – 2019
Số lượt cử đi đào tạo, bồi dưỡng
Tổng số Làm NCS
Năm học Bồi dưỡng,
CB,GV Tổng cộng và học cao
tập huấn
học

2015-2016 115 13 2 11

2016-2017 121 29 2 27

2017-2018 182 69 4 65

2018-2019 188 105 2 103

Cộng 216 10 206

Kết quả trên cho thấy đội ngũ cán bộ, GV, nhân viên được đào tạo, bồi dưỡng
và phát triển chuyên môn trung bình trên 1 lượt trong 5 năm của chu kỳ đánh giá.
Có được kết quả như trên là do Nhà trường đã xây dựng chính sách hỗ trợ kinh
phí đào tạo, bồi dưỡng cho CBGV và được quy định trong Quy định chế độ làm việc,
học tập bồi dưỡng của cán bộ, giảng viên [H6.06.02.11]; Quy chế chi tiêu nội bộ của
Trường [H6.06.03.01].
Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến triển khai hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và phát
triển chuyên môn của đội ngũ CBGVNV hàng năm và theo giai đoạn (từ năm 2015
đến nay) như: Quyết định cử cán bộ, giảng viên tham gia bồi dưỡng tin học
[H6.06.04.03]; Quyết định cử cán bộ, giảng viên học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư
phạm dành cho giảng viên giảng dạy cao đẳng, đại học (tổ chức tại Trường)

70
[H6.06.04.04]; Quyết định cử cán bộ, giảng viên học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư
phạm giáo dục nghề nghiệp (tổ chức tại Trường) [H6.06.04.05]; hồ sơ lớp tập huấn
khởi nghiệp; lớp bồi dưỡng phương pháp giảng dạy (tổ chức tại Trường)
[H6.06.04.06].
Định kỳ hàng năm, Nhà trường tổ chức khảo sát lấy ý kiến của cán bộ, giảng
viên, nhân viên về công tác đào tạo, bồi dưỡng, các chính sách về bồi dưỡng, hỗ trợ
đào tạo của Trường. Qua báo cáo kết quả sau khảo sát cho thấy, trên 85% số cán bộ,
giảng viên, nhân viên được khảo sát hài lòng với các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và
các chính sách ưu đãi của Nhà trường [H6.06.04.07].
Dữ liệu về trình độ chuyên môn, kết quả NCKH và PVCĐ của CBGVNV trước
và sau khi triển khai các hoạt động đào tạo phát triển đội ngũ được thể hiện:
- Bảng đối sánh về phát triển nguồn nhân lực từ năm 2015 đến năm 2019
[H6.06.03.04];
- Bảng thống kê các chỉ tiêu cơ bản phát triển Trường Đại học Thành Đông đến
năm 2025, tầm nhìn 2030 [H6.06.04.08].
- Quyết định khen thưởng, hỗ trợ kinh phí đào tạo của Trường đối với NCS bảo
vệ thành công luận án tiến sĩ [H6.06.04.09].
Kinh phí dành cho đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên thể hiện trong
bảng sau:
Bảng 6.2. Thống kê kinh phí hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, tham quan học tập
từ năm 2015-2019
ĐVT: Triệu đồng
Năm
TT Nội dung
2015 2016 2017 2018 2019

1 Đào tạo tiến sĩ - - - - 120

2 Đào tạo thạc sĩ 40 46 98 192 100

3 Bồi dưỡng ngắn 8 22 54 130 150


hạn

4 Tập huấn - 5 10 12 30

5 Tham quan, học 45 60 115 450 135


tập

Tổng kinh phí 93 133 277 784 415

71
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7
Tiêu chí 6.5. Hệ thống quản lý việc thực hiện nhiệm vụ (bao gồm chế độ
khen thưởng, ghi nhận và kế hoạch bồi dưỡng) được triển khai để thúc đẩy và hỗ
trợ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và PVCĐ.
Trường Đại học Thành Đông ban hành Quyết định phê duyệt cơ cấu tổ chức bộ
máy của Nhà trường qua các năm [H6.06.05.01] kèm theo phê duyệt chức năng nhiệm
vụ của từng đơn vị, theo đó phòng HC-TH là đơn vị được giao phụ trách công tác tổ
chức kiểm soát, đánh giá hiệu quả công việc và thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến
chế độ chính sách, tiền lương, phúc lợi, thi đua, khen thưởng của CBGVNV trong toàn
trường [H6.06.05.02].
Quy trình, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả công việc của CBGVNV của Trường được
thiết lập và triển khai dựa trên các quy định: quy định đánh giá hiệu quả công việc hàng
tháng (được cụ thể hóa trong Quy chế chi tiêu nội bộ) [H6.06.03.01]; quy chế thi đua,
khen thưởng [H6.06.05.03]; quy chế nâng lương thường xuyên, nâng lương trước thời
hạn [H6.06.05.04]; quy chế xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển Trường
ĐHTĐ” [H6.06.05.05], quy định chế độ làm việc, học tập bồi dưỡng của cán bộ, giảng
viên [H6.06.02.11]. Riêng đội ngũ cán bộ hỗ trợ/phục vụ đào tạo được quy định về thời
gian làm việc theo quy định chung của Nhà trường và căn cứ theo thỏa thuận trên hợp
đồng lao động đối với từng CBNV theo từng nhiệm vụ cụ thể. Quá trình xây dựng các
quy chế, quy định, Nhà trường đều lấy ý kiến tham gia góp ý của cán bộ, giảng viên,
nhân viên trong Trường trước khi ban hành chính thức [H6.06.02.03].
Hàng năm, các đơn vị tổ chức thực hiện bình bầu danh hiệu thi đua vào cuối năm
học, tổng hợp kết quả đánh giá gửi về phòng HC-TH để trình Hội đồng thi đua khen
thưởng Nhà trường xét duyệt [H6.06.05.06]; các trường hợp đề nghị khen cao như
tặng bằng khen của cấp trên thì phòng HC-TH có trách nhiệm hoàn tất các văn bản
(biên bản, tờ trình, báo cáo thành tích...) trình cấp trên phê duyệt [H6.06.05.07].
Kết quả xét duyệt của Hội đồng thi đua khen thưởng được công khai trên trang
thông tin nội bộ của Nhà trường [H6.06.05.08].
Kết quả đánh giá hiệu quả công việc của cán bộ, giảng viên, nhân viên là cơ sở
để Nhà trường bình xét danh hiệu thi đua, đề nghị khen thưởng. Trong 5 năm từ 2015 -
2019, Trường Đại học Thành Đông đã được của Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương tặng
Bằng khen; Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua xuất sắc; nhiều đơn vị, cá được tặng
bằng khen của Chủ tịch tỉnh, của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT .... [H6.06.05.09].

72
Kết quả đánh giá hàng năm đã được Nhà trường sử dụng làm căn cứ để cử cán
bộ đi đào tạo, học tập bồi dường đào tạo đội ngũ, phát triển, bồi dưỡng cán bộ, giảng
viên như:
- Một số thành viên Hội đồng Quản trị được cử sang thăm quan, học tập tại các
Viện dưỡng lão của CHLB Đức [H6.06.05.10].
- Một số CBGV được cử đi học thạc sĩ và làm NCS dưới hình thức hỗ trợ học
phí được quy định cụ thể trong Quy định chế độ làm việc, học tập đối với cán bộ,
giảng viên.
- Đối với CBGVNV tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, Nhà
trường hỗ trợ từ 50 - 100% học phí như: lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho
giảng viên đại học, cao đẳng; lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp;
lớp ôn thi cấp chứng chỉ Ứng dụng CNTT cơ bản...[H6.06.04.03], [H6.06.04.04],
[H6.06.04.05].
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7
Tiêu chí 6.6. Các chế độ, chính sách, quy trình và quy hoạch về nguồn
nhân lực được rà soát thường xuyên.
Phòng Hành chính - Tổ chức - Quản trị được thành lập ngay từ khi thành lập
Trường, đến năm 2015, phòng được đổi tên là phòng HC-TH [H6.06.05.02]; là đơn vị
chịu trách nhiệm theo dõi, rà soát việc thực hiện các chế độ, chính sách, quy trình và
quy hoạch về nguồn nhân lực, công tác cán bộ, công tác thi đua, khen thưởng của
Nhà trường.
Các chế độ, chính sách, quy trình, quy hoạch nguồn nhân lực của Nhà trường
được định kỳ rà soát và điều chỉnh theo quy định đảm bảo tính phù hợp với tình hình
thực tế của Trường.
Hàng năm, Nhà trường đã ban hành thông báo về việc rà soát chế độ chính sách
và quy hoạch nguồn nhân lực [H6.06.02.04].
Ban hành Quy định tuyển dụng và ký hợp đồng lao động [H6.06.02.02], theo
đó công tác tuyển dụng nhân sự và ký hợp đồng lao động được rà soát, tổng hợp thông
qua báo cáo rà soát quy hoạch cán bộ và báo cáo rà soát cơ cấu quản lý [H6.06.02.06],
[H6.06.02.07]; báo cáo thực hiện kế hoạch phát triển nhân sự hàng năm
[H6.06.01.07], các báo cáo đó nhằm giúp cho Nhà trường nhận biết số lượng nhân sự
đã được tuyển dụng trong năm để làm cơ sở xây dựng kế hoạch cho các năm tiếp theo.
Đội ngũ CBGV của Trường được thống kê hàng năm dựa theo các tiêu chí: năm sinh,
trình độ học vấn, ngành/ chuyên ngành đào tạo, v.v. [H6.06.03.03], trên cơ sở đó xây

73
dựng bảng đối sánh về nhân sự giữa các năm để thấy được điểm mạnh và hạn chế, yếu
kém [H6.06.03.04].
Việc rà soát, đánh giá về chế độ, chính sách, quy trình và quy hoạch về nguồn
nhân lực căn cứ trên các ý kiến đánh giá của cán bộ, GV, nhân viên và quy định hiện
hành của nhà nước như:
- Quy chế chi tiêu nội bộ được rà soát, điều chỉnh 03 lần vào các năm 2011,
năm 2015 và năm 2018 [H6.06.03.01].
- Ban hành các quyết định điều chỉnh tăng phụ cấp thu hút [H6.06.06.01].
Theo đó các quy chế, quy định như Quy chế nâng lương trước thời hạn
[H6.06.05.04]; Quy chế thi đua khen thưởng [H6.06.05.03]; các chế độ, chính sách
đối với người lao động cũng thường xuyên được rà soát và điều chỉnh tăng, giúp
CBGVNV yên tâm công tác tại Trường.
Trong quá trình rà soát đánh giá chế độ, chính sách quy trình và quy hoạch về
nguồn nhân lực, Nhà trường đều có các công văn đề nghị tham gia, đóng góp ý kiến
của cán bộ, giảng viên, nhân viên; tổ chức lấy ý kiến tha gia, góp ý [H6.06.02.03].
Ngoài ra, căn cứ vào tình hình thực tế Nhà trường ban hành một số quy định:
Quyết định về việc ban hành Quy định Bổ nhiệm, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn
nhiệm chức vụ [H6.06.02.08] và ban hành Quy trình quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản
lý Trường Đại học Thành Đông [H6.06.02.05]. Kết quả khảo sát về chế độ chính sách
hỗ trợ người lao động cho thấy 85% số người được hỏi ý kiến đều hài lòng với các chế
độ, chính sách của Nhà trường [H6.06.04.07].
Các văn bản trên sau khi điều chỉnh được ban hành và phổ biến đến toàn thể
cán bộ, giảng viên, nhân viên và được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Trường
[H6.06.02.15].
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7
Tiêu chí 6.7. Các chế độ, chính sách, quy trình và quy hoạch nguồn nhân
lực được cải tiến để hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu khoa học và PVCĐ.
Hàng năm, Nhà trường đã ban hành thông báo về rà soát chế độ chính sách, quy
trình, quy hoạch nguồn nhân lực [H6.06.02.04], trên cơ sở đó có báo cáo kết quả rà
soát quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý [H6.06.02.07], báo cáo rà soát cơ cấu quản lý
[H6.06.02.06]. Khi xây dựng quy trình, quy chế liên quan đến chế độ, chính sách của
cán bộ, giảng viên, nhân viên, Nhà trường đều tiến hành lấy ý kiến đóng góp xây dựng
[H6.06.02.03].

74
Trên cơ sở các ý kiến đóng góp, Phòng Hành chính - Tổng hợp trình HĐQT,
Ban Giám hiệu xem xét, phê duyệt, ban hành nhằm thực hiện việc cải thiện các chế độ,
chính sách dựa trên các kết quả rà soát, đánh giá để hỗ trợ đào tạo, NCKH và phục vụ
cộng đồng [H6.06.07.01].
Nhà trường đã rà soát, cải tiến, bổ sung và ban hành Quy trình quy hoạch cán
bộ lãnh đạo, quản lý năm 2017; trong đó đã chỉ rõ quy trình và tiêu chí khi thực hiện
quy hoạch cán bộ, lãnh đạo quản lý: đối với những cán bộ có học hàm, học vị - nguyên
là lãnh đạo cơ quan, đơn vị khác đã được nghỉ hưu theo chế độ, nếu có nhu cầu về
Trường công tác, sẽ được Nhà trường tiếp nhận, bổ nhiệm và có cơ chế thu hút, ưu đãi
phù hợp với từng chức danh khoa học [H6.06.02.05].
Nhà trường đã thực hiện việc cải thiện các chế độ, chính sách dựa trên các kết
quả rà soát, đánh giá để hỗ trợ đào tạo, NCKH và phục vụ cộng đồng như: (1) Điều
chỉnh mức lương của giảng viên; nâng lương trước kỳ hạn đối với cán bộ, giảng viên,
nhân viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong năm học [H6.06.07.02], (2) Điều chỉnh
mức lương đối với cán bộ quản lý (đã nghỉ hưu) về trường công tác theo thỏa thuận giữa
HĐQT và Hiệu trưởng với cán bộ ký hợp đồng [H6.06.03.01], (3) Ban hành Quyết định
số 32/QĐ-ĐHTĐ ngày 24/04/2016 về chỉ số KPIs đánh giá hiệu quả công tác NCKH
[H6.06.07.03].
Các chính sách về NCKH cũng được Nhà trường điều chỉnh sau khi rà soát; ban
hành Quy định về chính sách khuyến khích đào tạo, NCKH và PVCĐ, chính sách hỗ
trợ kinh phí NCKH cho học viên cao học, NCS; hỗ trợ kinh phí cho hoạt động KHCN
[H6.06.07.04]. Tăng số lượng giải trong các buổi tổ chức Hội nghị khoa học sinh viên;
đối với giảng viên, ngoài chính sách cộng điểm, hỗ trợ kinh phí nghiên cứu còn có
phần thưởng bằng tiền là 1.000.000 đồng/bài đăng trong tập san Khoa học và công
nghệ của Trường.
Biên soạn giáo trình, bài giảng được nhà trường đặc biệt quan tâm; theo quy
định, mỗi giảng viên có trách nhiệm chủ trì hoặc tham gia viết giáo trình, bài giảng;
kinh phí chi cho mỗi bài giảng, giáo trình được Hội đồng khoa học Khoa duyệt cho in,
là 10 - 12 triệu/bài giảng.

75
Bảng 6.3. Đối sánh chính sách phát triển NCKH của TDU giai đoạn 2015 - 2019

TT Nội dung Năm học


2015 2016 2017 2018 2019

I Đào tạo nhân lực

1 Mức hỗ trợ KP đào tạo - - - - 120 triệu


Tiến sĩ
2 Mức hỗ trợ KP đào tạo - 50% 75% 75% 75%
Thạc sĩ
3 Chuyên môn/ngắn hạn - 100% 100% 100% 100%

4 Khuyến khích NCKH


giảng viên

5 Kinh phí/đề tài cơ sở 3,000 3000 5,000 5,000 10,000


(1000đ)

6 KP đăng bài báo quốc tế 3000 3000 5,000 10,000 10,000

7 KP đăng báo trong nước 1000 1000 1000 1000 5,000

8 Tính giờ chuẩn/đề tài cơ 50 giờ 50 giờ 100 giờ 100 giờ 100 giờ
sở

9 Số lượng đề tài NCKH


6 8 10 10 12
giảng viên

10 Số lượng đề tài NCKH cấp


6 6 8 9 12
Bộ/Nhà nước
II Sinh viên
11 Kinh phí/đề tài cơ sở - 2,000 2,000 3,000 3,000
(1000đ)
12 SL đề tài thạc sĩ phục vụ
đơn vị công tác (ứng dụng - - 22 46 55
thực tế)

13 SL đề tài cơ sở của sinh


viên 15 18 18 21 23
Tổng kinh phí NCKH 183 180 440 623 755,8

76
Các chế độ, chính sách trong công tác phục vụ cộng đồng cũng được cải thiện
thể hiện trong Quy định về hoạt động kết nối và cung cấp dịch vụ phụ vụ cộng đồng.
[H6.06.07.05]
Thực hiện việc cải tiến quy trình quy hoạch về nguồn nhân lực làm căn cứ đầu
tư cho phát triển nguồn nhân lực. Quy trình quy hoạch cán bộ quản lý được cải tiến đã
giúp Nhà trường trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2019, thu hút được 22 cán bộ có học
hàm, học vị và đã nghỉ hưu (nguyên là cán bộ lãnh đạo của đơn vị/cơ quan khác) về
Trường công tác và được bổ nhiệm trưởng, phó phòng, khoa, trung tâm/49 CBQL
(chiếm 44,89%) tỷ lệ cán bộ quản lý của Trường được bổ nhiệm ở giai đoạn này
[H6.06.07.06]
Bên cạnh đó, Nhà trường còn hỗ trợ học phí, cấp học bổng từ 50 - 75% học phí
cho cán bộ, giảng viên học thạc sỹ; thưởng 120 triệu đồng cho giảng viên bảo vệ thành
công luận án tiến sỹ; tài trợ từ 20-50% kinh phí cho các cán bộ, giảng viên đi dự hội
nghị, hội thảo và trao đổi chuyên môn ở nước ngoài…
Trong những năm qua, Trường Đại học Thành Đông đã nhiều lần tổ chức khảo
sát (bằng các phiếu khảo sát) đối với sinh viên và cán bộ, giảng viên trong trường về
các chính sách liên quan đến đào tạo, học bổng, NCKH, các hoạt động phục vụ cộng
đồng [H6.06.04.07].
Các chính sách được cải thiện, các quy trình, quy hoạch được rà soát, cải tiến
làm căn cứ đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực đáp ứng với tầm nhìn, sứ mạng, giá
trị cốt lõi và chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Nhà trường.
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7
* Đánh giá chung về tiêu chuẩn 6
2. Tóm tắt các điểm mạnh
a. Nhà trường có kế hoạch phát triển nhân sự cụ thể qua từng giai đoạn; xây
dựng được các quy chế, quy định và quy trình thực hiện về: công tác tuyển dụng nhân
sự; công tác thi đua, khen thưởng; công tác đào tạo bồi dưỡng...
b. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn năng lực các vị trí, Đề án vị trí việc làm đã
quy định cụ thể nhiệm vụ chính và khung năng lực chi tiết cho từng vị trí chức danh và
được phổ biến đến từng CBGVNV, thể hiện tính minh bạch trong công tác và tạo nên
sự đồng thuận, thống nhất cao trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ.
c. Có các chế độ thu hút, chính sách đi học tập bồi dưỡng, các chế độ chính
sách về thi đua, khen thưởng, đánh giá, ghi nhận kịp thời và khách quan, công khai,
minh bạch đã tạo động lực làm việc cho CBGVNV.

77
d. Các quy trình, quy hoạch đội ngũ được rà soát, cải tiến làm căn cứ đầu tưu cho
phát triển nguồn nhân lực.
3. Tóm tắt các điểm tồn tại
a. Mặc dù có nhiều kênh để phổ biến thông tin tuyển dụng nhưng chưa đánh
giá được hiệu quả của từng kênh trong việc thu hút ứng viên tiềm năng.
b. Việc số hóa thông tin nhân sự chưa mạnh.
4. Kế hoạch cải tiến
Đơn vị/cá Thời gian thực
TT Mục tiêu Nội dung nhân thực hiện (bắt đầu và
hiện hoàn thành)

Thực hiện khảo sát, đánh giá kết quả Phòng HC-TH
các kênh để mở rộng nhiều kênh tuyển phối hợp với
Khắc Hàng năm, từ
dụng, tích cực tuyên truyền giới thiệu P.TS & TT và
1 phục tồn năm học 2020-
về Trường để tuyển được cán bộ trẻ có các phòng,
tại a 2021
năng lực, trình độ chuyên môn cao về khoa thuộc
làm việc. Trường

Khắc Từ tháng 01/2021


Phòng HC -TH
2 phục tồn Số hóa mạnh thông tin nhân sự hoàn thành tháng
và khoa CNTT
tại b 5/2022

Lượng hóa các quy chế, quy định thành Phòng HC-TH
Phát huy Từ tháng 06/2021
bộ tiêu chí, tiêu chuẩn để thuận tiện hơn phối hợp với
3 điểm hoàn thành tháng
trong việc đánh giá các phòng liên
mạnh a 12/2022
quan

Khảo sát lấy ý kiến về các nội dung đào


Phát huy Từ tháng 01/2021
tạo đặc biệt kỹ năng thực hiện nhiệm vụ Phòng HC-TH,
4 điểm hoàn thành tháng
của đội ngũ chuyên viên, nhân viên hỗ Phòng QLCL
mạnh b 12/2021
trợ đào tạo

Phát huy Phổ biến, truyền tải các quy định sâu Từ tháng 01/2021
Phòng HC- TH
5 điểm rộng qua nhiều kênh khác nhau nhằm hoàn thành tháng
và P.TS&TT
mạnh c định hướng thực hiện đạt hiệu quả cao 12/2021.

Tiếp tục rà soát, đổi mới tất cả các quy


Phòng HC-TH
Phát huy chế, quy trình, bổ sung tiêu chí, tiêu
phối hợp với Hàng năm, từ
6 điểm chuẩn cho phù hợp với tình hình thực
các phòng, tháng 01/2021
mạnh d tế, đặc biệt về các chế độ lương,
khoa liên quan
thưởng, phụ cấp ...

78
5. Mức đánh giá

Tiêu chuẩn/Tiêu chí Tự đánh giá


Tiêu chuẩn 6 5/7

Tiêu chí 6.1 5/7

Tiêu chí 6.2 5/7

Tiêu chí 6.3 5/7


Tiêu chí 6.4 5/7

Tiêu chí 6.5 5/7


Tiêu chí 6.6 5/7

Tiêu chí 6.7 5/7

Tiêu chuẩn 7: Quản lý tài chính và cơ sở vật chất


1. Mô tả
Tiêu chí 7.1. Hệ thống lập kế hoạch, triển khai, kiểm toán, tăng cường các
nguồn lực tài chính của cơ sở giáo dục để hỗ trợ việc thực hiện tầm nhìn, sứ
mạng, các mục tiêu chiến lược trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ
cộng đồng được thiết lập và vận hành.
Phòng HC-TH được thành lập theo Quyết định số 05/QĐ-HĐQT ngày
15/6/2010 [H7.07.01.01] với tên ban đầu là phòng Tổ chức - Hành chính - Quản trị,
đến năm 2015 phòng được đổi tên thành phòng HC-TH theo Quyết định số 14/QĐ-
HĐQT ngày 31/12/2015, đây là đơn vị được giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và triển
khai, kiểm soán, và phát triển công tác tổ chức, công tác hành chính, tài vụ, công tác
quản trị thiết bị phục vụ ĐT, NCKH và PVCĐ để phù hợp với tầm nhìn, sứ mạng, mục
tiêu chiến lược của Nhà trường [H7.07.01.02].
Với đặc thù là một trường đại học tư thục, Nhà trường được tự chủ hoàn toàn về
nhân sự, tài chính và đào tạo, theo đó Chủ tịch HĐQT có quyền quyết định về cơ cấu
tổ chức, vận hành và các chỉ số liên quan đến tài chính của Nhà trường [H7.07.01.03].
Căn cứ vào Chiến lược phát triển của Nhà trường trong từng giai đoạn được HĐQT
phê duyệt [H7.07.01.04]. Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn,
trung hạn và ngắn hạn về công tác tài chính phục vụ cho hoạt động ĐT, NCKH và
PVCĐ [H7.07.01.05],[H7.07.01.06],[H7.07.01.07].
Căn cứ vào kế hoạch phát triển tài chính dài hạn [H7.07.01.05], thông qua báo
cáo tổng kết năm học và phương hướng nhiệm vụ năm học mới của nhà trường
[H7.07.01.08], thống kê nhu cầu kinh phí cho hoạt động ĐT, NCKH, PVCĐ và các
hoạt động khác của Nhà trường [H7.07.01.09] phòng HC-TH báo cáo thống kê, đánh

79
giá về cơ cấu thu - chi cho các hoạt động [H7.07.01.10] và báo cáo BGH từ đó làm cơ
sở cho việc xây dựng kế hoạch tài chính hằng năm, kế hoạch phát triển nguồn thu với
những chỉ số tài chính cụ thể [H7.07.01.07].
Nguồn tài chính chủ yếu của Trường từ: hoạt động đào tạo [H7.07.01.11], vốn
góp của các cổ đông và nguồn tài chính bổ sung hàng năm từ kết quả hoạt động của
Trường; ngoài ra còn có các khoản thu từ các hoạt động đầu tư, tài trợ, viện trợ, quà
tặng của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước và các khoản thu hợp pháp khác
[H7.07.01.12].Các nguồn thu ngày càng tăng sẽ đáp ứng các nhu cầu hoạt động của
Trường và phục vụ tái đầu tư phát triển.
Nhằm đảm bảo việc sử dụng kinh phí đúng mục đích, tiết kiệm có hiệu quả,
Nhà trường đã ban hành các quy chế, quy định và hướng dẫn trong quá trình thực hiện
các hoạt động đầu tư cho ĐT, NCKH, PVCĐ và các hoạt động khác của Nhà trường,
cụ thể: Quy chế nâng lương thường xuyên, phụ cấp thâm niên và nâng lương trước
thời hạn đối với CB, GV [H7.07.01.13]; Quy trình thanh toán, quy trình tạm ứng, quy
trình hoàn ứng [H7.07.01.14];Quy định chế độ làm việc, học tập bồi dưỡng CB, GV
[H7.07.01.15]; Quy định về Quản lý, sử dụng tài sản, công cụ dụng cụ [H7.07.01.16];
Quy định về việc thu, nộp học phí [H7.07.01.17]; Quy chế chi tiêu nội bộ
[H7.07.01.18].Các quy định của Nhà trường đều tuân thủ theo Luật Kế toán, Luật Đấu
thầu, các quy định về tài chính, kế toán, kiểm toán của Nhà nước [H7.07.01.19].
Hàng năm căn cứ vào kế hoạch tài chính đã được BGH phê duyệt Nhà trường
triển khai đảm bảo đúng chế độ, chính sách, quy định và quy chế hiện hành và kết quả
triển khai được thể hiện qua các báo cáo tài chính năm [H7.07.01.20]. Công tác kiểm
tra, kiểm toán về công tác tài chính được thực hiện thông qua Ban Kiểm soát nội bộ
[H7.07.01.21]. Trong giai đoạn đánh giá, Nhà trường đã mời Công ty TNHH Kiểm
toán định giá và Tư vấn tài chính Việt Nam thực hiện kiểm toán độc lập các năm 2015,
2016, 2017, 2018, 2019 [H7.07.01.22].Thực hiện đăng ký mã số thuế [H7.07.01.23],
lập báo cáo thuế và quyết toán thuế đúng quy định [H7.07.01.24].
Vào đầu mỗi năm học, căn cứ vào kế hoạch và báo cáo tài chính của năm trước,
Phòng HC-TH rà soát và đánh giá hiệu quả đầu tư tài chính của năm trước
[H7.07.01.10], từ kết quả rà soát, đánh giá đó Nhà trường kịp thời cập nhật cơ cấu
nguồn thu để đảm bảo kế hoạch tài chính cho năm học hiện tại
Công tác quản lý thu chi của Trường được chuẩn hóa trên cơ sở tin học hóa. Tất
cả các loại chứng từ do Nhà trường phát hành đều được in từ máy tính và có chung một
cơ sở dữ liệu, được quản lý thống nhất các phần mềm này liên kết nhau bởi mạng nội
bộ, tạo sự thống nhất trong việc quản lý các bộ phận dưới sự kiểm soát của Lãnh đạo
Nhà trường [H7.07.01.25].
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7

80
Tiêu chí 7.2. Hệ thống lập kế hoạch, bảo trì, đánh giá, nâng cấp cơ sở vật
chất và cơ sở hạ tầng bao gồm các phương tiện dạy và học, các phòng thí nghiệm,
thiết bị và công cụ v.v. để đáp ứng các nhu cầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học
và phục vụ cộng đồng được thiết lập và vận hành.
Phòng HC-TH là đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng, giám sát thực hiện kế
hoạch đầu tư, bảo trì, đánh giá, nâng cấp cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng, các phương
tiện dạy và học, các phòng thí nghiệm, thiết bị phục vụ ĐT, NCKH và PVCĐ theo
Quyết định số 14/QĐ-HĐQT ngày 31/12/2015 [H7.07.01.02].

Căn cứ vào Chiến lược phát triển Trường giai đoạn 2015-2025, trong đó có
chiến lược CSVC và tài chính [H7.07.01.04] và quyền tự chủ về tài chính đầu tư cho
cơ sở vật chất [H7.07.01.03] trên cơ sở đó phòng HC-TH xây dựng các kế hoạch dài
hạn, trung hạn và ngắn hạn về cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động
ĐT, NCKH, PVCĐ [H7.07.02.01], [H7.07.02.02], [H7.07.02.03]. Căn cứ kế hoạch về
nâng cấp CSVC, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động ĐT, NCKH và PVCĐ và căn
cứ vào biên bản thẩm định và xác nhận điều kiện đảm bảo chất lượng của cơ sở giáo
dục đại học [H7.07.02.04], Nhà trường công bố công khai thông tin về cơ sở vật chất
lên website của Trường để đảm bảo tính công khai [H7.07.02.05]. Trên cơ sở nguồn
tài chính được phê duyệt, Phòng HC-TH triển khai đầu tư kinh phí thực hiện việc bảo
trì, nâng cấp, sửa chữa, về cơ sở vật chất cũng như mua sắm trang thiết bị kịp thời đáp
ứng tốt cho hoạt động ĐT, NCKH và PVCĐ [H7.07.01.07]. Trong giai đoạn từ năm
2015 đến năm 2019, Nhà trường đã triển khai nâng cấp cơ sở vật chất và hạ tầng theo
các hạng mục cụ thể như sau:
Đối với CSVC phục vụ đào tạo: Nhà trường đã nâng cấp 56 phòng học, xây
dựng 16 phòng thí nghiệm, thực hành đáp ứng yêu cầu cho hoạt động ĐT, NCKH và
PVCĐ của Nhà trường; phòng làm việc của cán bộ, giảng viên và nhân viên được bố
trí tại hầu hết các khu nhà trong khuôn viên Nhà trường [H7.07.02.07]. Trong những
năm qua, Nhà trường đã đầu tư trang thiết bị đầy đủ cho các phòng làm việc bảo đảm
hiện đại, tiện ích… Nhà trường xây dựng 2 hội trường với tổng diện tích 800m 2 được
trang bị đầy đủ hệ thống âm thanh, ánh sáng, máy điều hòa để phục vụ các hoạt động
của Trường như tổ chức: lễ trao bằng tốt nghiệp, lễ khai giảng và hội thảo khoa học
[H7.07.02.08].Tất cả các phòng học, hành lang, cổng trường đều được trang bị hệ
thống camera an ninh, đảm bảo an toàn; mạng wifi phủ 100% các tòa nhà trong
Trường [H7.07.02.09] [H7.07.02.10]; 100% các phòng thí nghiệm đều được đầu tư
máy móc, thiết bị hiện đại được nhập khẩu từ các nước G7, đi kèm là vật tư hóa chất
chính hãng đảm bảo cho việc thí nghiệm - thực hành, nghiên cứu khoa học cho ra kết
quả chính xác nhất [H7.07.02.11].

81
Đối với CSVC phục vụ hợp tác quốc tế và PVCĐ:
Nhà trường xác định, HTQT là một trong ba đột phá chiến lược của trường, là
con đường để ThànhĐông đi tắt, đón đầu, bắt kịp với các trường đại học trong nước và
khu vực [H7.07.02.12]. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng Nhà trường đã dành một
khoản kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị cho Phòng đào tạo SĐH &
HTQT, và các trung tâm như TT tiếng Đức, TT tiếng Nhật, TT tiếng Hàn, và phòng
Dựán Korian [H7.07.02.03]. Trong giai đoạn 2015-2019 Nhà Trường ký kết với các tổ
chức nước ngoài tổ chức thi và cấp chứng chỉ cho gần 15.000 thí sinh thi Năng lực
tiếng Nhật(Nattest) và Năng lực tiếng Hàn(KALAT) [H7.07.02.13]. Để đáp ứng yêu
cầu các kỳ thi Nhà trường đã trang bị phòng điều hành, phòng thi, có hệ thống máy
chủ, hệ thống camera, hệ thống âm thanh, truyền tin, đạt chuẩn quốc tế. Đặc biệt Nhà
trường xây dựng các phòng thực hành, thí nghiệm chuyên môn để phục vụ cho dự án
hợp tác với tập đoàn Korian (CHLB Đức) năm 2016 về đào tạo cử nhân Điều dưỡng
sang Đức làm việc [H7.07.02.02]. Hiện nay, Nhà trường đã xây dựng 03 khu ký túc xá
với đầy đủ các trang thiết bị để đáp ứng chỗ ở cho các chuyên gia, giảng viên, sinh
viên trong nước và nước ngoài đến giảng dạy và học tập, tất cả các phòng ở tại khu ký
túc xá đều được miễn phí, đây là sự cố gắng rất lớn của Nhà trường nhằm giúp cho
sinh viên đỡ phần chi phí trong suốt khóa học [H7.07.02.14]. Đầu năm 2016 Nhà
trường đã chi hơn 3 tỷ đồng xây dựng sân bóng đá cỏ nhân tạo với diện tích trên 6.000
m2, được chia làm 4 sân nhỏ đảm bảo tiêu chuẩn FIFA để phục vụ miễn phí cho sinh
viên đang học tập tại trường, cho Đội thiếu nhi và Đoàn thanh niên phường Tứ Minh
tổ chức giải bóng đá thanh thiếu niên; giải bóng đá Khối thi đua các trường chuyên
nghiệp và Dạy nghề tỉnh Hải Dương. Từ năm 2016-2019 Phối hợp với Sở Giáo dục và
Đào tạo Hải Dương, tỉnh Đoàn Hải Dương tổ chức giải bóng đá khối
THPT,TTGDNN-GDTX tỉnh Hải Dương tranh cúp Đại học Thành Đông
[H7.07.02.15]
Căn cứ vào kế hoạch của các hoạt động trong năm học như: Tổ chức các lớp
học ngắn hạn, ngày hội kết nối doanh nghiệp và giới thiệu việc làm cho sinh viên, Tổ
chức các lớp đào tạo hướng dẫn tìm ý tưởng kinh doanh; Phối hợp với Báo Diễn đàn
Doanh nghiệp, Hiệp hội Doanh nghiệp Tỉnh Hải Dương, Tỉnh Đoàn Hải Dương tổ
chức Lễ phát động chương trình khởi nghiệp, Tổ chức các chương trình hiến máu tình
nguyện [H7.07.02.16] Nhà trường xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, phương
tiện, trang thiết bị để phục vụ các hoạt động [H7.07.02.03].
Công tác cải tiến được thực hiện thường xuyên như sau:
Các trang thiết bị phục vụ ĐT, NCKH và PVCĐ đều được lập dự toán đầu tư,
sửa chữa, bảo dưỡng theo quy trình. Cuối mỗi năm học Căn cứ vào các kế hoạch đã

82
được phê duyệt hằng năm và dựa trên việc thống kê nhu cầu đầu tư về cơ sở vật chất,
hạ tầng phương tiện dạy và học các phòng thí nghiệm thiết bị đã được đề xuất trong kế
hoạch [H7.07.02.17] Phòng HC - TH phối hợp với các đơn vị sử dụng tài sản, CSVC
trong Trường tiến hành kiểm kê [H7.07.02.18], đánh giá hiệu quả của đầu tư CSVC
dựa trên việc đối chiếu các kết quả rà soát thực tế với kế hoạch đầu tư đề ra
[H7.07.02.19].
Nhà trường có văn bản về quản lý tài sản, về việc mua sắm, quản lý sử dụng và
nâng cấp trang thiết bị [H7.07.01.16]. Tại các phòng học, phòng thí nghiệm, thực hành
đều có nội quy và hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị trong phòng [H7.07.02.20],
bên cạnh đó Trường có sổ nhật ký, ghi nhận tần suất khai thác các trang thiết bị
[H7.07.02.21]. Nhà trường đã tiến hành khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên về cơ
sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy, học, nghiên cứu khoa học và
PVCĐ của Nhà trường. Kết quả khảo sát cho thấy khoảng trên 80% sinh viên được
khảo sát hài lòng về cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện có tại Nhà trường
[H7.07.02.22].
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7

Tiêu chí 7.3. Hệ thống lập kế hoạch, bảo trì, kiểm toán, nâng cấp các thiết
bị công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng như máy tính, hệ thống mạng, hệ thống
dự phòng, bảo mật và quyền truy cập để đáp ứng các nhu cầu về đào tạo, nghiên
cứu khoa học và phục vụ cộng đồng được thiết lập và vận hành.

Phòng HC-TH là đơn vị được Nhà trường giao nhiệm vụ quản trị các thiết bị
CNTT (IT), quản lý, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống mạng nội bộ, hệ thống dự phòng, bảo
mật, quyền truy cập và các phương tiện có liên quan đến hệ thống máy tính của
Trường để đáp ứng nhu cầu về ĐT, NCKH và PVCĐ (Số 14/QĐ-HĐQT ngày
31/12/2015) [H7.07.01.02].

Hằng năm, Phòng HC-TH tham mưu cho BGH trong việc xây dựng kế hoạch
đầu tư về CNTT và cơ sở hạ tầng như máy tính, hệ thống mạng, hệ thống dự phòng,
bảo mật và quyền truy cập trên phạm vi toàn trường [H7.07.02.03]. Căn cứ quyền tự
chủ về tài chính đầu tư về CNTT và cơ sở hạ tầng [H7.07.01.03] báo cáo kết quả kiểm
toán cuốn năm [H7.07.01.22] và kế hoạch hàng năm Nhà trường bố trí nguồn kinh phí
đầu tư cung cấp cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống mạng, các phòng thực hành máy tính,
phòng thí nghiệm, các phòng học [H7.07.01.07]. Nhờ vậy hệ thống CNTT và cơ sở hạ
tầng của Trường được thường xuyên đầu tư nâng cấp đáp ứng cho các nhu ĐT, NCKH
và PVCĐ.

83
Trong giai đoạn 2015-2019, trên cơ sở kế hoạch hàng năm đã được BGH phê
duyệt, phòng HC-TH triển khai thực hiện đầu tư về thiết bị công nghệ thông tin và cơ
sở hạ tầng, cụ thể gồm:
• Đầu tư mua mới 80 bộ máy tính cấu hình cao phục vụ cho 02 phòng thực
hành CNTT [H7.07.03.01]. Trang bị thêm phần mềm quản lý công văn của Nhà
trường [H7.07.03.02]. Mua mới 27 máy chiếu, cải tạo, nâng cấp hệ thống âm thanh
chất lượng cao phục vụ hoạt động ĐT, NCKH và PVCĐ [H7.07.03.03]. Trang bị phần
mềm và hợp tác phát triển quản lý đào tạo với Công ty TNHH và TMDV Chíp Chíp
[H7.07.03.04] và phần mềm Quản lý tài chính kế toán với Công ty cổ phần công nghệ
phần mềm kế toán VaCom [H7.07.03.05]. Hợp đồng cung cấp tên miền
[H7.07.03.06]; Hợp đồng phần mềm cung cấp phần mềm Zalo Marketing Zalo pro
[H7.07.03.07]; trang bị Module kết nối hệ thống thi trắc nghiệm với phần mềm quản
lý đào tạo [H7.07.03.08]; phần mềm chấm vân tay [H7.07.03.09].
Bảng 7.1. Hệ thống CNTT của Nhà trường
Hạ tầng và dịch vụ Nội dung
CNTT
- Có 2 máy chủ, 3 tủ rack, 8 Switch, 2 Router, hệ thống
Phòng máy chủ lưu trữ dữ liệu tập trung, hệ thống điều hòa không khí,
thiết bị phòng cháy chữa cháy.
• 02 phòng thực hành máy tính cho SV chuyên ngành kỹ
Phòng thực hành máy thuật.
tính, phòng LAB • 01 phòng máy tính đào tạo tin học đại cương
- 01phòng thực hành ngoại ngữ.
Trang bị tại tất cả các tòa nhà hành chính, giảng đường,
ký túc xá được kết nối bằng sợi dây cáp quang thông qua
Hạ tầng mạng các thiết bị Core Switch và Access Switch
- Đường truyền internet: 03 đường truyền FTTH
100Mbps và 01 đường truyền Leaseline 10Mbps.
Hệ thống bảo mật Sử dụng phân mềm diệt vi rút
- Tài khoản email đối với CB, GV tên miền
thanhdong.edu.vn
Quyền truy cập
- Tài khoản email đối với SV, học viên tên miền trên nền
gmail
- Cổng thông tin trường Đại học Thành Đông

Các phần mềm quản lý - Cổng thông tin đào tạo


- Hệ thống điều hành tác nghiệp

84
- Phần mềm Quản lý sinh viên
- Phần mềm kế toán
- Phần mềm quản lý văn bản
- Phần mềm thi trắc nghiệm
- Hệ thống giao ban trực tuyến giữa cơ sở xa trường
Cuối mỗi năm, Nhà trường đều tiến hành rà soát đánh giá hiệu quả đầu tư của
các thiết bị CNTT và cơ sở hạ tầng như máy tính, hệ thống mạng, hệ thống dự phòng,
bảo mật và quyền truy cập dựa trên các kế hoạch đã được BGH phê duyệt, và thống kê
nhu cầu đầu tư về các thiết bị CNTT và cơ sở hạ tầng [H7.07.02.09]. Tiến hành rà soát
việc đầu tư các hạng mục trên cho đến thời điểm hiện tại, theo đó hàng năm, Phòng
HC-TH phối hợp với các đơn vị sử dụng tài sản, CSVC trong Trường tiến hành kiểm
kê [H7.07.02.18], đánh giá hiệu quả của đầu tư các thiết bị CNTT và cơ sở hạ tầng dựa
trên việc đối chiếu các kết quả rà soát thực tế với kế hoạch đầu tư đề ra [H7.07.01.10].
Việc theo dõi, đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị công nghệ thông tin và cơ sở
hạ tầng máy tính, hệ thống mạng, hệ thống dự phòng, bảo mật và quyền truy cập đối
với từng loại hình ĐT, NCKH và PVCĐ được thực hiện theo quy chế [H7.07.03.10],
báo cáo đánh giá hàng năm của phòng HC-TH về hiệu quả sử dụng của trang thiết bị
công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng [H7.07.02.19]. Ngoài ra thông tin còn được lưu
lại tại nhật ký phòng học, phòng thực hành, thí nghiệm [H7.07.02.21], Nhà trường còn
có bộ phận tiếp nhận ý kiến phản hồi từ giảng viên, sinh viên và các đơn vị trong
trường về sự cố trang thiết bị, hệ thống CNTT của Nhà trường [H7.07.03.11] bên canh
đó Nhà trường tiến hành khảo sát xin ý kiến CBNV, giảng viên và người học về mức
độ đáp ứng của hệ thống CNTT, việc sử dụng hệ thống máy tính và trang thiết bị chất
lượng cao được đầu tư phục vụ cho hoạt động ĐT, NCKH và PVCĐ Kết quả khảo sát
cho thấy trên 80% cán bộ, giảng viên và 85% sinh viên đánh giá hài lòng về trang thiết
bị được đầu tư. [H7.07.02.22].
Trong giai đoạn đánh giá, Nhà trường đã thực hiện việc nâng cấp, cải tiến các
thiết bị CNTT và cơ sở hạ tầng như sau:
Bảng 7.2. Kết quả cải tiến hạ tầng và dịch vụ CNTT
Cải tiến dịch vụ
Năm Hiện trạng Cải tiến hạ tầng CNTT
CNTT
Đường truyền Internet Tăng cường 3 máy chủ, Dịch vụ tên miền,
yếu, mạng LAN không cải thiện tính sẵn sàng của Website trường và các
2015
dây yếu và không ổn định. hệ thống máy chủ. Khoa, phòng ban, trung
Hạ tầng máy chủ chưa Tăng cường đường truyền tâm tương đối ổn định.

85
đáp ứng được nhu cầu sử Internet Leaseline 60Mbps Xây dựng cổng thông
dụng của SV. Tăng cường 4 đường tin đào tạo và công tác
Dịch vụ E-mail triển khai truyền Internet FTTH HSSV.
tại trường không ổn định 48Mbps Triển khai hệ thống hỗ
và nhiều thư rác. trợ công tác giảng dạy.
Cân bằng tải các đường
Công tác hỗ trợ giảng truyền Internet. Triển khai phần mềm
dạy còn yếu. quản lý CB
Tái cấu trúc hệ thống
Hệ thống mạng nội bộ mạng không dây, bổ sung Tiếp tục phát triển hệ
bất cập, chưa phát huy hết một số thiết bị mạng không thống hỗ trợ công tác
hiệu suất. dây Outdoor. giảng dạy.

Cải thiện an ninh hệ thống


mạng.

Hệ thống mạng chưa tối Bước đầu ảo hóa hệ thống Tích hợp các dịch vụ
ưu. máy chủ. CNTT sử dụng hệ thống
Tái cấu trúc và phát triển xác thực tập trung.
mạng wifi.
Triển khai các phòng LAB
2016
nghiên cứu của khoa
KHTN&CN.
Tiếp tục cải thiện hệ thống
sao lưu dự phòng và an ninh
mạng.

Một số thiết bị mạng đã Thay thế các thiết bị hỏng, Nâng cấp đường truyền
cũ, hỏng làm ảnh hưởng bổ sung hệ thống thiết bị internet.
mới về máy tính, máy chủ,
2017 đến tốc độ đường truyền. thiết bị mạng.

Bổ sung máy tính cho các


phòng học.
Một số thiết bị mạng đã
2018 cũ, hỏng làm ảnh hưởng
đến tốc độ đường truyền.
Cung cấp hệ thống mail Hệ thống email được
Nhà trường sử dụng hệ
quản trị đảm bảo đáp
2019 thống gmail với tên miền cho toàn bộ cán bộ, giảng
viên toàn trường ứng hoạt động giảng
thanhdong.edu.vn
dạy và NCKH
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7.

86
Tiêu chí 7.4. Hệ thống lập kế hoạch, bảo trì đánh giá và tăng cường các
nguồn lực học tập như nguồn học liệu của thư viện, thiết bị hỗ trợ giảng dạy, cơ
sở dữ liệu trực tuyến để đáp ứng nhu cầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học và
phục vụ cộng đồng được thiết lập và vận hành.
Thư viện trực thuộc phòng ĐT&NCKH được Nhà trường giao nhiệm vụ tổ
chức thực hiện công tác lưu trữ và khai thác thông tin, tư liệu, sách báo, tạp chí, giáo
trình cũng như các tài liệu tham khảo; chủ trì, phối hợp với các đơn vị lập kế hoạch
đầu tư, bảo trì nguồn học liệu của thư viện, thiết bị hỗ trợ giảng dạy phục vụ cho công
tác ĐT, NCKH và PVCĐ [H7.07.04.01].
Hàng năm Nhà trường đều có kế hoạch đầu tư mới, bảo trì các nguồn lực học
tập như nguồn học liệu của thư viện, thiết bị hỗ trợ giảng dạy, cơ sở dữ liệu trực tuyến
để đáp ứng các nhu cầu về ĐT, NCKH và PVCĐ [H7.07.02.03]. Trên cơ sở tự chủ về
tài chính [H7.07.01.03] và kế hoạch hàng năm đã được phê duyệt, Phòng HC - TH
triển khai thực hiện kế hoạch tài chính đầu tư, bảo trì các nguồn lực học tập, học liệu
của Thư viện, thiết bị hỗ trợ giảng dạy, cơ sở dữ liệu trực tuyến để đáp ứng các nhu
cầu về hoạt động dạy và học [H7.07.01.07]. Nhờ vậy mà các nguồn học liệu của Thư
viện, thiết bị hỗ trợ giảng dạy, cơ sở dữ liệu trực tuyển của Trường được thường xuyên
đầu tư nâng cấp đáp ứng cho các nhu cầu dạy và học. Thư viện trường có diện tích 229
m2 gồm các phòng đọc cho sinh viên, cho cán bộ, giảng viên, các kho sách, báo, tạp
chí phục vụ cho nhu cầu của người học, có hệ thống mạng wifi phủ khắp khuôn viên
trường và được thiết kế theo phong cách hiện đại, thân thiện với người sử dụng, đa sắc
màu phù hợp với xu hướng trên thế giới góp phần tạo cảm xúc cho người đọc
[H7.07.04.02].
Thư viện được tin học hóa và có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp
[H7.07.04.03]; thường xuyên bổ sung các đầu sách của tác giả trong nước (sách
chuyên ngành và sách tham khảo) luận văn thạc sĩ và đại học, đề tài NCKH cấp khoa
các năm [H7.07.04.04]. Để phục vụ cho người đọc sử dụng có hiệu quả, thư viện đã
xây dựng quy định về mượn trả tài liệu và các chế tài xử phạt, cũng như quy định về
thời gian mở và đóng cửa thư viện [H7.07.04.05].
Việc rà soát, đánh giá hiệu quả đầu tư, bảo trì nguồn lực học tập như nguồn lực
học liệu được tiến hành định kỳ hằng năm thông qua báo cáo hiệu quả đầu tư tài chính
cho các hoạt động [H7.07.01.10] và dựa trên việc thống kê nhu cầu kinh phí đầu tư
cho các nguồn lực học tập [H7.07.01.09]. Thông qua các sổ nhật ký phòng học, thí
nghiệm, sổ mượn trả sách thư viện qua đó các bộ phận chuyên trách kịp thời sửa chữa,
thay thế thiết bị đảm bảo đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy và học tập

87
[H7.07.02.21]. Đồng thời đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực học tập dựa trên
việc đối chiếu các kết quả rà soát thực tế với kế hoạch đầu tư đề ra [H7.07.02.19].
Hệ thống học cụ của Nhà trường thường xuyên được bảo trì, nâng cấp và cập
nhật; năm 2019 Nhà trường đã cung cấp hơn 231 đầu sách về Y học cổ truyền và Dược
hoc nhằm đáp ứng nhu cầu dạy và học của các chuyên ngành này [H7.07.04.06]. Tất
cả các máy chiếu, loa, mic, âm thanh, máy tính đều được kịp thời bảo trì và thay mới
khi hỏng. Hằng năm Nhà trường tổ chức khảo sát xin ý kiến cán bộ, giảng viên và sinh
viên về sự đáp ứng của các thiết bị hỗ trợ giảng dạy, về nguồn học liệu, về thái độ
phục vụ của nhân viên thư viện. Kết quả khảo sát cho thấy 82% cán bộ giảng viên,
người học đánh giá hài lòng về hệ thống nguồn học liệu cũng như thư viện, thái độ
phục vụ của nhân viên thư viện và trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy [H7.07.02.22].
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7
Tiêu chí 7.5. Hệ thống lập kế hoạch, thực hiện đánh giá và cải tiến môi
trường, sức khỏe, an toàn và khả năng tiếp cận của những người có nhu cầu đặc
biệt được thiết lập và vận hành.
Theo Quyết định số 14/QĐ-HĐQT ngày 31/12/2015 của HĐQT đã ban hành về
cơ cấu, chức năng nhiệm vụ của phòng HC-TH là đơn vị đầu mối đảm bảo sức khỏe,
an toàn cho cán bộ, giảng viên, nhân viên; bảo hiểm y tế HSSV, cán bộ, giảng viên,
nhân viên trong toàn trường; đảm nhiệm các công việc về vệ sinh môi trường, PCCC,
an ninh, an toàn và khả năng tiếp cận của những người có nhu cầu đặc biệt tại Trường
[H7.07.01.02].
Trên cơ sở nhiệm vụ được phân công, đề xuất của các đơn vị trong Nhà trường,
Phòng HC-TH xây dựng các kế hoạch đầu tư về môi trường, sức khỏe, sự an toàn và
khả năng tiếp cận của những người có nhu cầu đặc biệt [H7.07.02.03]. Để đảm bảo các
yêu cầu về môi trường, sức khỏe, sự an toàn và các nhu cầu tiếp cận của các cá nhân
có nhu cầu đặc biệt, Nhà trường thực hiện các hoạt động cụ thể như sau:
Về môi trường, an ninh, an toàn: Trường có khuôn viên đẹp, thoáng mát, có
nhiều hồ nước và cây xanh; bộ phận tạp vụ và chăm sóc cây gồm 9 người có nhiệm vụ
làm công tác vệ sinh tại khu vực văn phòng, lớp học, phòng thí nghiệm và khuôn viên
trong trường; chăm sóc cảnh quan, cây xanh, thảm cỏ [H7.07.05.01].Hàng năm, các
nhân viên chăm sóc cây được cử đi tập huấn ngắn hạn về các lớp trồng và chăm sóc
vườn cây [H7.07.05.02]. Đội bảo vệ Nhà trường gồm 03 người đảm bảo an ninh 24/7
trong toàn Trường. Vào dịp Lễ, Tết hoặc các ngày có sự kiện của Trường, đội an ninh
tham gia trực tăng cường để đảm bảo an toàn, Đội bảo vệ được trang bị các trang thiết
bị cần thiết cho công việc như: quần áo bảo hộ, găng tay và các dụng cụ khác

88
[H7.07.05.03]. Nhà trường có mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương trong
việc đảm bảo an ninh, an toàn cho người học; Nhà trường đã ký hợp đồng với Công an
phường Tứ Minh về việc bảo vệ an ninh trật tự thường xuyên hoặc trong các dịp tổ
chức lễ kỷ niệm, các hoạt động của Đoàn… Hệ thống tường rào kiên cố bao bọc quanh
trường, cách ly hoàn toàn với môi trường xung quanh; có hệ thống camera tại các
phòng thực hành máy tính, thư viện, hành lang lớp học, cổng ra vào trong toàn Trường
[H7.07.05.04].
Về công tác y tế học đường: Nhà trường có phòng Y tế với các trang thiết bị
Khám và điều trị một số bệnh thông thường: cảm cúm, đau bụng, đau đầu, tiêu chảy,
nhiễm trùng ngoài da [H7.07.05.05] bên cạnh đó Trường Đại học Thành Đông còn ký
hợp đồng với Trạm y tế phường Tứ Minh trong việc sơ cấp cứu ban đầu, bảo đảm
chăm sóc sức khỏe cho người học, cán bộ, giảng viên và nhân viên [H7.07.05.06], bên
cạnh đó Nhà trường công khai nội quy cấm hút thuốc lá tại các khu nhà học của
Trường [H7.07.05.07]; làm tốt công tác kiểm tra sức khỏe cho người học, mỗi năm
học Trường đều yêu cầu sinh viên tham gia bảo hiểm y tế HSSV [H7.07.05.08].
Về công tác PCCC: Tại các giảng đường, các phòng thí nghiệm, thực hành và
tất cả các khu làm việc trong khuôn viên Nhà trường đều được trang bị PCCC, có tiêu
lệnh, quy định sử dụng an toàn các thiết bị trong phòng thí nghiệm, hướng dẫn về
PCCC, phương án chữa cháy tại chỗ và được bảo trì hàng năm, có sơ đồ thoát hiểm
trong tòa nhà, công bố số điện thoại nóng tại các khu vực công cộng [H7.07.05.09].
Trường thành lập các tổ PCCC thực hiện công tác kiểm tra PCCC định kỳ phối hợp
với Công an PCCC của thành phố Hải Dương để thực tập phương án chữa cháy và cứu
nạn, cứu hộ, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ, kiểm tra về công tác PCCC của
Trường; tổ chức theo dõi về phương tiện, công tác tuyên tuyền, huấn luyện nghiệp vụ
và hoạt động của đội PCCC của Trường (Quyết định kiện toàn lực lượng về PCCC)
[H7.07.05.10].
Công tác trợ giúp người có nhu cầu đặc biệt được giao cho Phòng HC-TH và
Đoàn Thanh niên phối hợp với các tổ chức đoàn cấp trên thăm hỏi, quyên góp, tặng
quà các sinh viên cũng như những người có hoàn cảnh kém may mắn trong xã hội khi
gặp ốm đau, tai nạn, hiểm nghèo, và các hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn
phường Tứ Minh [H7.07.05.11]. Sinh viên khiếm thị nhẹ được giảm từ 30-50% học phí.
Để ứng phó và kiểm soát mỗi khi có các đợt dịch bệnh mùa đông xuân, bệnh
truyền nhiễm, bệnh cúm A, Covid 19…. bộ phận y tế phối hợp với Trạm y tế địa
phường thực hiện các biện pháp ngăn chặn như: phun thuốc sát trùng, diệt muỗi, phát
động các chiến dịch tổng vệ sinh trong khuôn viên Trường và các khu vực xung

89
quanh; tuyên truyền về phòng chống các dịch bệnh như thực hiện việc đeo khẩu trang,
cách ly trường, đặt các bàn sát khuẩn, kiểm tra thân nhiệt, hỗ trợ và miễn phí bữa ăn
cho sinh viên để sinh viên có sức khỏe tốt chống dịch Covid 19; phối hợp và thực hiện
các kế hoạch của cơ quan y tế cấp trên; thực hiện chăm sóc y tế cấp cơ sở. Tổ chức,
kiểm tra giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại căng tin, phối hợp với cơ quan y tế cấp
trên thực hiện công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhà ăn có đủ giấy phép an
toàn thực phẩm, nhân viên nhà ăn được khám sức khỏe theo định kỳ, có tủ lưu trữ thức
ăn theo quy định [H7.07.05.12]. Bên cạnh đó việc xử lý rác thải luôn được Nhà trường
đặt lên hàng đầu [H7.07.05.13].
Hằng năm Phòng HC-TH thống kê nhu cầu kinh phí đầu tư cho môi trường, sức
khỏe, sự an toàn và khả năng tiếp cận của những người có nhu cầu đặc biệt
[H7.07.01.09]. Đồng thời đánh giá hiệu quả của đầu tư cho môi trường, sức khỏe, sự
an toàn và khả năng tiếp cận của những người có nhu cầu đặc biệt để có định hướng
cho các năm sau [H7.07.02.19].
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7.
Đánh giá chung về tiêu chuẩn 7:
2. Tóm tắt các điểm mạnh
a. Nhà trường đã chủ động trong việc lập kế hoạch phát triển, xây dựng các
giải pháp tài chính phù hợp với thực tế và mục tiêu, nhiệm vụ trong từng giai đoạn
phát triển. Các nguồn lực tài chính được quản lý theo quy định, sử dụng hợp lý,
minh bạch và hiệu quả góp phần nâng cao đời sống CBGVNV, chất lượng CSVC,
trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập.
b. CSVC của Nhà trường phát triển mạnh trong giai đoạn từ những năm 2015
trở lại đây, có ý nghĩa quan trọng trong việc đáp ứng kịp thời nhu cầu ĐT, NCKH,
PVCĐ. Khu giảng đường, các phòng thí nghiệm, thiết bị và công cụ được đầu tư từng
bước hiện đại góp phần quan trọng cho việc nâng cao chất lượng ĐT, NCKH và
PVCĐ.
c. Hệ thống thiết bị CNTT và cơ sở hạ tầng như máy tính, hệ thống mạng, hệ
thống dự phòng, ngày càng phát triển và luôn được rà soát, cải tiến để đáp ứng các nhu
cầu ngày càng cao phục vụ công tác ĐT, NCKH và PVCĐ
d. Môi trường sinh thái và môi trường học tập, công tác y tế học đường,
phòng cháy chữa cháy được Nhà trường quan tâm đầu tư CSVC tạo nên một không
gian xanh, sạch, đẹp và an toàn.
3.Tóm tắt các điểm tồn tại

90
a. Chưa xây dựng một cách có hệ thống các tiêu chí đánh giá hiệu quả tài
chính cho từng hoạt động của Trường, vì vậy công tác tổng kết, rà soát việc thực hiện
chiến lược đôi khi triển khai chậm.
b. Nhà trường chưa có phần mềm để quản lý thời gian truy cập cũng như kiểm
soát nội dung truy cập mạng internet của các CB, GV và SV trong trường thông qua
đăng nhập tài khoản hệ thống.
4. Kế hoạch cải tiến
Đơn vị/ Thời gian
cá nhân thực hiện
TT Mục tiêu Nội dung
thực (bắt đầu và
hiện hoàn thành)
Xây dựng được các tiêu chí đánh giá hiệu quả BGH;
Khắc tài chính cho các hoạt động của trường. Thực P.HC-
Từ năm
1 phục tồn hiện Công tác tổng kết, rà soát việc thực hiện TH
2020
tại a chiến lược cần được triển khai thường xuyên,
liên tục đúng thời gian
Khắc Xây dựng phần mềm để quản lý thời gian truy
2 phục tồn cập cũng như kiểm soát nội dung truy cập BGH; P. Từ năm
tại c mạng internet thông qua tài khoản đăng nhập HC-TH 2020
Phát huy Chủ động hơn trong việc lập kế hoạch phát
3 điểm triển, xây dựng các giải pháp tài chính phù P.HC- Hằng năm
mạnh a hợp. TH
Chú trọng đầu tư xây dựng CSVC, phòng thí HĐQT
Phát huy
nghiệm hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế . và BGH;
4 điểm Hằng năm
P.HC-
mạnh b
TH
Không ngừng xây dựng hệ thống thiết bị
Phát huy CNTT và cơ sở hạ tầng như máy tính, hệ P.HC-
5 điểm thống mạng, hệ thống dự phòng để đáp ứng TH Hằng năm
mạnh c các nhu cầu ngày càng cao phục vụ công tác
ĐT, NCKH và PVCĐ
Tiếp tục có những giải pháp phù hợp phát
Phát huy triển về môi trường sinh thái, môi trường học P.HC-
6 điểm tập, công tác y tế học đường, phòng cháy TH Hằng năm
mạnh d chữa cháy, an ninh trật tự, tạo môi trường học
tập xanh, sạch, đẹp và an toàn.

91
5. Mức đánh giá
Tiêu chuẩn/Tiêu chí Tự đánh giá

Tiêu chuẩn 7 5/7

Tiêu chí 7.1 5/7

Tiêu chí 7.2 5/7

Tiêu chí 7.3 5/7

Tiêu chí 7.4 5/7

Tiêu chí 7.5 5/7

Tiêu chuẩn 8. Các mạng lưới và quan hệ đối ngoại


1. Mô tả
Tiêu chí 8.1. Có kế hoạch phát triển các đối tác, mạng lưới và quan hệ đối
ngoại để đạt được tầm nhìn, sứ mạng và các mục tiêu chiến lược của cơ sở giáo dục.
Trường Đại học Thành Đông xác định “phát triển đối tác, mạng lưới và quan hệ
đối ngoại” là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Nhà trường, được thể hiện
trong sứ mạng, tầm nhìn (SMTN) và Chiến lược phát triển của Trường đến năm 2025,
tầm nhìn 2030 (sửa đổi, bổ sung) [H8.08.01.01]. Đây là giải pháp giúp Nhà trường đi
tắt, đón đầu để phát triển. HĐQT đã quyết định thành lập phòng Đào tạo và Nghiên
cứu khoa học (ĐT&NCKH), có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, theo dõi, giám sát các
hoạt động đối ngoại với các trường đại học, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước
[H8.08.01.02]. Đồng thời mỗi đơn vị, khoa chuyên môn cử một cán bộ lãnh đạo phụ
trách công tác phát triển đối tác & HTQT [H8.08.01.03]. Năm 2018, phòng ĐTSĐH &
HTQT được thành lập, có nhiệm vụ chủ trì việc xây dựng kế hoạch, theo dõi, giám sát
các hoạt động đối ngoại [H8.08.01.04]. Phòng Quản lý chất lượng có nhiệm vụ giám
sát hoạt động đối ngoại của các đơn vị trong trường [H8.08.01.05]. Nhà trường đã ban
hành Quy định về Quản lý phát triển đối tác & HTQT [H8.08.01.06]. Quy định này đã
chỉ rõ nội dung, cơ chế hoạt động và phân công nhiệm vụ, quyền hạn phát triển đối tác
cho từng đơn vị trong Trường; quy định cơ chế kiểm tra, giám sát, cơ chế phối hợp
giữa các bộ phận trong trường và các quy định chi tiết hỗ trợ cho công tác phát triển
đối tác đi đúng hướng, phù hợp với quy định của pháp luật [H8.08.01.07].

92
Kế hoạch phát triển các đối tác & HTQT giai đoạn 2015 - 2019 đã được Hiệu
trưởng phê duyệt phù hợp với Chiến lược phát triển của Nhà trường giai đoạn 2015-
2025. Trong kế hoạch, bao gồm các chỉ số phát triển đối tác, các loại hình hoạt động
như phối hợp đào tạo, hội thảo, nghiên cứu khoa học… [H8.08.01.07]. Theo kế hoạch
5 năm, các đơn vị định kỳ rà soát, đánh giá các hoạt động của năm và đề ra kế hoạch
năm kế tiếp [H8.08.01.08]
Năm 2019, tình hình HTQT có nhiều cơ hội thuận lợi, Nhà trường tổng kết
công tác HTQT giai đoạn 2015 - 2019 và xây dựng Kế hoạch phát triển đối tác, mạng
lưới và hợp tác Quốc tế giai đoạn 2020 - 2025 [H8.08.01.09]. Kế hoạch phát triển đối
tác, mạng lưới và hợp tác Quốc tế giai đoạn này đã bám sát tầm nhìn, sứ mạng và
Chiến lược phát triển Trường Đại học Thành Đông giai đoạn 2015 - 2025; có quy định
rõ ràng về cơ chế quản lý, kiểm tra, giám sát. Các đơn vị chủ động triển khai các hoạt
động phát triển đối tác, mạng lưới và hợp tác đối ngoại của đơn vị mình và báo cáo về
phòng ĐTSĐH &HTQT.
Trường Đại học Thành Đông luôn cập nhật hệ thống văn bản về HTQT theo
đúng quy định của Nhà nước và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, gồm: Nghị định
78/2008/NĐ-CP ngày 17/7/2008 của Chính phủ về quản lý hợp tác với nước ngoài về
pháp luật, Nghị định 73/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hợp tác đầu tư của
nước ngoài trong giáo dục; Nghị định 11/2016 NĐ-CP của Chính phủ quy định về lao
động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và các quy định của Bộ GD&ĐT trong lĩnh
vực Hợp tác quốc tế (HTQT). Nghị định 136/2007/NĐ-CP, Nghị định 65/2012/NĐ-CP
về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam làm căn cứ quy định về việc quản lý
đối với các đối tác nước ngoài đến làm việc tại Trường và quy định về việc quản lý đối
với cán bộ, giảng viên, nhân viên của Trường đi công tác, học tập ở nước ngoài. Các
thông tin về kế hoạch phát triển đối tác và HTQT được phổ biến đến các đơn vị trong
Trường bằng công văn đi và đưa lên cổng thông tin điện tử của Nhà trường theo quy
trình đã được ban hành [H8.08.01.10].
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7
Tiêu chí 8.2. Các chính sách, quy trình và thỏa thuận để thúc đẩy các đối
tác, mạng lưới và quan hệ đối ngoại được triển khai thực hiện
Căn cứ vào Kế hoạch 5 năm và Kế hoạch phát triển đối tác, mạng lưới và quan
hệ đối ngoại của Nhà trường hàng năm [H8.08.01.05], các đơn vị tổ chức các hoạt
động thúc đẩy phát triển đối tác, mạng lưới và quan hệ đối ngoại của đơn vị mình.
Với các đối tác trong nước, từ năm 2015 - 2019, Trường đã ký kết hợp đồng
liên kết đào tạo tay nghề với nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, ngân hàng, văn

93
phòng luật, bệnh viện, xí nghiệp sản xuất thuốc, các nghiệp đoàn trong nước như:
BIDV Hải dương, Agribank Hải dương, Vietcombank Hải Dương, Hiệp hội các doanh
nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Hải Dương, nhà hàng khách sạn [H8.08.02.01].
Trường Đại học Thành Đông có lợi thế trong đào tạo vì là một bộ phận của tập
đoàn gồm hệ thống các doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn, công ty…như Taxi Thành
Đông, Nhà hàng 555, bánh đậu xanh Hương Nguyên, Siêu thị, công ty dịch vụ nhà đất
Tam Thắng, khu dịch vụ đường cao tốc…Thành viên HĐQT là giám đốc, chủ tịch các
công ty trên tham gia góp vốn xây dựng Trường Đại học Thành Đông. Số lượng hợp
đồng đã ký kết với các bệnh viện, cơ sở sản xuất thuốc ngày càng tăng theo thời gian
đáp ứng với nhu cầu thực tập, học hỏi tay nghề của sinh viên [H8.08.02.02].
Với triết lý giáo dục “Chủ động học tập, kiến tạo tương lai” nhà trường tăng
cường cho sinh viên trải nghiệm thực tế để khi ra trường, sinh viên tự tin hành nghề.
Sinh viên của trường khi tham gia thực tập tại doanh nghiệp được hỗ trợ tiền ăn ở, đi
lại và được trả lương 3 - 5 triệu/tháng tùy ngành nghề [H8.08.02.03]
Trường Đại học Thành Đông đã ký kết hợp tác với nhiều trường đại học, cao
đẳng của nhiều nước trên thế giới như: Học viện Taiken (Nhật Bản), Đại học John
Massion (Mỹ), Munkyung, Songgok, Yemyung, Catholic Wang dang, Đại học Phật
giáo (Hàn Quốc), Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc), Đại học San Pedro (Ấn Độ), AFU
(CHLB Đức) [H8.08.02.04].Trường đã ký kết các hợp đồng đào tạo, nghiên cứu và
đưa sinh viên sang thực tập nghề nghiệp tại nhiều nước. Điển hình là tập đoàn Korian
(CHLB Đức), Công ty Curanum (Đức), Bệnh viện Lingen (Đức) [H8.08.02.05], Công
ty Advance Holding Group (Nhật Bản), Công ty BMEI (Mỹ) [H8.08.02.06].

Biểu đồ 8.1. Số lượng MOU, MOA và hợp đồng đã được triển khai
từ năm 2015 - 2019
Các biên bản ghi nhớ ký kết bám sát với Chiến lược phát triển đối tác và HTQT
của Nhà trường [H8.08.01.01]. Nhà trường đã lập hồ sơ báo cáo cơ quan chức năng về

94
các hoạt động liên kết với đối tác. Trên cơ sở các thoả thuận hợp tác đó, Trường đã
hoàn thành và triển khai đề án liên kết đào tạo với Học viện Taiken, cử sinh viên sang
đào tạo với mức tài trợ học phí 50% suốt khóa học; Trường đại học Thành Đông là
một trong 4 đơn vị tổ chức thi chứng chỉ năng lực tiếng Nhật (Nattest) tốt nhất Việt
Nam; từ năm 2014 đến nay, mỗi năm tổ chức thi cho 2300 - 3100 học viên. Trường
Đại học Thành Đông thi năng lực tiếng Anh, tiếng Hàn và tiếng Đức [H8.08.02.07].
Với sự tài trợ của Tập đoàn Korian (CHLB Đức), một đoàn 5 cán bộ và 5 sinh
viên đã được mời tham quan và học hỏi mô hình đào tạo của các cơ sở chăm sóc sức
khỏe của CHLB Đức [H8.08.02.08]. Công ty Gervie và viện Công chức, viên chức
(DAA) hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo chương trình điều dưỡng nâng cao cho 03 giảng
viên tại CHLB Đức, với tổng kinh phí 20,000USD [H8.08.02.09]. Công ty Advance
Holding Group (Nhật Bản) tài trợ xây dựng cho Thành Đông một trung tâm đào tạo
điều dưỡng theo tiêu chuẩn của Nhật Bản, cử giảng viên sang Việt Nam giảng dạy các
môn chuyên ngành điều dưỡng nâng cao [H8.08.02.10].Tập đoàn Korian, Curanum hỗ
trợ cử giảng viên sang giảng dạy tiếng Đức trong suốt quá trình hợp tác, hỗ trợ xây
dựng Trung tâm văn hóa Đức;Hỗ trợ đào tạo giảng viên tiếng Đức và chi phí toàn bộ
giáo trình cho sinh viên dự án Korian.thanhdong [H8.08.02.11].
Công ty Gervie, tập đoàn Korian (Đức) tài trợ 100% kinh phí cho việc tổ chức
thi và cấp chứng chỉ của DAA cho tất cả sinh viên tham gia dự án, kinh phí 30 triệu
đồng/ sinh viên. Đến tháng 3 năm 2019 đã có tổng số 27 sinh viên khoa Điều dưỡng
sang Đức thực tập và hiện nay có trên 100 sinh viên đang học tập tại Trường
[H8.08.02.12]. Năm học 2018-2019, Trường tiếp nhận một số sinh viên quốc tịch Lào
đến học tập tại Nhà trường [H8.08.02.13]. Mỗi năm đón 3 – 5 đoàn sinh viên các nước
sang giao lưu, trao đổi văn hóa [H8.08.02.14].
Từ năm 2017 đến nay, bên cạnh việc ký kết các hợp đồng hợp tác với các
doanh nghiệp, các trường, Trường Đại học Thành Đông đã triển khai các chương trình
phối hợp trao đổi chuyên môn, tổ chức hội thảo, phối hợp nghiên cứu xây dựng
chương trình đào tạo nâng cao, đáp ứng yêu cầu của xã hội. [H8.08.02.15], được thể
hiện rõ hơn trong biểu đồ dưới đây:

95
Biểu đồ 8.2. Số lượng sinh viên thực tập tại doanh nghiệp khối 1 và 2
Biểu đồ trên cho thấy, giai đoạn năm học 2015 - 2019 hoạt động hợp tác với các đơn
vị đối tác nước ngoài được Nhà trường đẩy mạnh, điều này nhằm tối ưu nguồn lực
giữa các bên, tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tiếp thu nhiều kiến thức trong môi
trường đào tạo tiên tiến.
Từ năm 2015 đến nay, giảng viên của trường đã cùng các đối tác trong nước
tham gia 12 đề tài cấp bộ, 2 dự án và 34 đề tài cấp cơ sở trên các lĩnh vực Quản trị
kinh doanh, quản lý kinh tế, quản lý đất đai, xây dựng, an toàn vệ sinh thực phẩm, tài
chính ngân hàng… [H8.08.02.16]. Các hoạt động của Nhà trường được được đang trên
tạp chí sức khỏe của CHLB Đức năm 2018; Trường cũng đã phối hợp với nhiều
trường đại học, doanh nghiệp, nghiệp đoàn trong và ngoài nước tổ chức nhiều hội thảo
thu hút sự tham gia của nhiều diễn giả nổi tiếng.VD: Ngày 07 tháng 12 năm 2019,
Trường Đại học Thành Đông phối hợp với tổ chức MMJ, viện dinh dưỡng quốc gia,
Đại học Quốc gia Hà nội tổ chức hội thảo “Sức khỏe cộng đồng“; Trường phối hợp
với Viện Công chức, Viên chức Đức (DAA) và Tập đoàn Korian tổ chức hội thảo
“Điều dưỡng và chăm sóc người lớn tuổi tại Việt Nam” [H8.08.02.17].
Hàng năm, phòng Quản lý chất lượng kết hợp với các đơn vị tiến hành khảo sát
cán bộ, giảng viên, sinh viên và các bên liên quan về phát triển đối tác, mạng lưới và
Quan hệ Đối Ngoại. Nhà trường ghi nhận các góp ý, kịp thời chỉnh sửa những điểm
bất cập để tiếp tục phát triển[H8.08.02.18].
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7
Tiêu chí 8.3. Các đối tác, mạng lưới và quan hệ đối ngoại được rà soát.
Vào cuối mỗi năm học, Nhà trường thực hiện tổng kết để đánh giá hoạt động
hợp tác đối ngoại, báo cáo tổng kết đánh giá những hoạt động đã đạt được và những

96
mặt chưa đạt được và có kế hoạch cải tiến cho năm học tiếp theo [H8.08.03.01].Đặc
biệt các dự án quan trọng như Korian.thanhdong, Nattest…cũng được đánh giá
[H8.08.03.02].
Trong các cuộc họp giao ban cuối kỳ, những hoạt động phát triển đối tác, mạng
lưới và quan hệ đối ngoại được đưa ra thảo luận, xin ý kiến chỉ đạo trực tiếp để kịp
thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hoặc bổ sung, sửa đổi nhiệm vụ chức năng của bộ
phận giúp việc như phòng ĐTSĐH & HTQT; Nhà trường cũng đã quyết định thành
lập 3 trung tâm tiếng Đức, tiếng Nhật và tiếng Hàn là bộ phận hỗ trợ cho công tác
HTQT [H8.08.03.03].
Các văn bản quản lý, quy định về công tác đối ngoại của Nhà trường được xây
dựng dựa trên những văn bản quy định của luật pháp.Trong quá trình hoạt động, Nhà
trường đã rà soát và cập nhật các văn bản quản lý, các quy định về đối ngoại
[H8.08.03.04]. Năm 2018 sau quá trình rà soát, Nhà trường đã bổ sung chính sách đối
với cán bộ, giảng viên đi nước ngoài vào quy định quản lý hoạt động HTQT để phù
hợp với tình hình thực tế của Nhà trường [H8.08.03.05]. Cuối năm 2019, Trường đã
ban hành thông báo cập nhật những văn bản QPPL về đối ngoại để các đơn vị áp dụng
thực hiện [H8.08.03.06]. Trường ban hành quy trình rà soát đối tác trong và ngoài
nước với sự góp ý của các đơn vị trong và ngoài trường [H8.08.03.07]. Các văn bản
sau khi được rà soát, điều chỉnh, bổ sung và ban hành đến toàn bộ cán bộ, giảng viên
và nhân viên thông qua đường email, công văn và được đưa lên website của Nhà
trường. Trong quá trình rà soát , điều chỉnh, bổ sung các văn bản được lấy ý kiến của
cán bộ quản lý, cán bộ. giảng viên trước khi ban hành [H8.08.03.08].
Từ năm 2015 đến nay, Nhà trường không có vi phạm nào trong hoạt động đối
ngoại. Các kế hoạch, hoạt động HTQT được thực hiện theo đúng quy định của Nhà
nước và quy định chung của Nhà trường theo Thông tư số 12/2014/TT-BGĐT; Nghị
định 73/2012/NĐ-CP; Quyết định số 76/2010/QĐ-TTg, Hướng dẫn và thực hiện trao
đổi sinh viên với các trường đại học nước ngoài tại Đại học Thành Đông
[H8.08.03.09]. Đồng thời, Nhà trường cũng triển khai hoạt động giao lưu văn hóa với
sinh viên các nước [H8.08.03.10].Đại học Thành Đông đã tổng kết, đánh giá tác động
của 2 Dự án Korian.thanhdong và dự án AHG.thanhdong [H8.08.03.11].
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7

97
Tiêu chí 8.4. Các đối tác, mạng lưới và quan hệ đối ngoại được cải thiện để
đạt được tầm nhìn, sứ mạng và các mục tiêu chiến lược của cơ sở giáo dục.
Từ năm 2015 cho đến nay, số lượng đối tác, mạng lưới và quan hệ đối ngoại
phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng; phù hợp với sứ mạng, Tầm nhìn và
Chiến lược phát triển [H8.08.04.01]. Kế hoạch Chiến lược phát triển đối tác, mạng
lưới và quan hệ đối ngoại được xây dựng dựa trên cơ sở đáp ứng yêu cầu phát triển
của Nhà trường, phù hợp với những xu thế của đất nước và tình hình thực tế cũng như
mục tiêu chiến lược của Nhà trường. Cụ thể, trong năm giai đoạn 2014 -2016, Trường
Đại học Thành Đông có quan hệ chủ yếu với các đối tác trong nước và một số đối tác
của Nhật Bản, Mỹ, Newzeland và các trường đại học thuộc khối ngành kinh tế,
…[H8.08.04.02]. Từ năm 2017 đến năm 2019, bên cạnh việc tiếp tục ký kết hợp tác
với các trường đại học, cao đẳng trong khu vực, Nhà trường đã mở rộng hợp tác với
các đối tác trong nước là các trường Đại học thuộc Bộ Y tế, các bệnh viện, các doanh
nghiệp sản xuất vaccin, xí nghiệp dược…. Nâng số lượng các đối tác, mạng lưới và
quan hệ đối ngoại tăng lên [H8.08.04.03].
Với sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; Nhà trường phát triển đối tác, mạng lưới và quan hệ và
quan hệ đối ngoại bằng nhiều cách thức khác nhau với phương châm phát huy tối đa
nội lực, tận dung các thời cơ để phát triển. Nhà trường khuyến khích cán bộ, giảng
viên các khoa chủ động có mối quan hệ hợp tác với các đối tác mỗi khi có điều kiện ra
bên ngoài hoặc ra nước ngoài.
Bảng 8.1. Một số KPIs phát triển đối tác & quan hệ đối ngoại
(tháng 12 năm 2019)
THỰC HIỆN CÁC NĂM
TT CHỈ TIÊU
2015 2016 2017 2018 2019 Tổng số
1 Số lượng MOU duy trì 7 13 21 35 44 44

MOU phát triển trong năm


Trong nước 4 8 12 19 23 23

Quốc tế 3 5 9 16 21 21

2 Số lượng MOA duy trì 1 6 11 18 22 22


MOA phát triển trong năm
Trong nước 0 4 8 12 15 15

98
THỰC HIỆN CÁC NĂM
TT CHỈ TIÊU
2015 2016 2017 2018 2019 Tổng số
Quốc tế 1 2 3 6 7 7
3 Dự án 0 4 7 13 18 18

MOA phát triển trong năm


Trong nước 0 3 6 10 14 14
Quốc tế 0 1 1 3 4 4
4 Hoạt động

4.1 Đào tạo sinh viên/thực tập 44 404 663 847 1229 3187

Trong nước 42 362 643 832 1210 3089

Quốc tế 12 42 20 15 18 107

4.2 Đào tạo giảng viên


Trong nước 0 0 1 1 1 3

Quốc tế 0 0 2 2 3 7
4.3 NCKH duy trì 0 1 2 2 2 3

Phát triển mới

Trong nước 0 0 1 1 1 1

Quốc tế 0 1 1 1 1 2
4.4 Hội thảo/Seminer

Trong nước 3 2 3 3 2 13
Quốc tế 2 2 3 4 5 16
4.5 Trao đổi sinh viên 0 0 16 22 41 79

Đến 0 0 16 15 14 45

Đi 0 0 0 7 27 34
5 Số lượng sinh viên thực tập tại cơ sở đối tác
Khối luật pháp/kinh tế/KT 0 230 420 620 790 2060

Khối chăm sóc sức khỏe 32 132 223 212 421 1020

99
THỰC HIỆN CÁC NĂM
TT CHỈ TIÊU
2015 2016 2017 2018 2019 Tổng số
6 Thu từ HTQT (triệu) 0 0 0 457,1 1,359,6 1,816,7
Sau 05 năm thực hiện kế hoạch; năm 2019, Nhà trường tổng kết, đánh giá
những kết quả đạt được, phân tích những han chế yếu kém và nguyên nhân để tìm
những giải pháp khắc phục; xây dựng Kế hoạch phát triển đối tác, mạng lưới và quan
hệ đối ngoại giai đoạn (2020 - 2025) [H8.08.04.04]. [H8.08.04.05].

Từ năm 2016 đến nay, Nhà trường tiếp tục đẩy mạnh phát triển đối tác, mạng
lưới và quan hệ đối ngoại với các đối tác Nhật Bản, CHLB Đức và Hàn Quốc; đến nay
số lượng đối tác, mạng lưới và quan hệ quốc tế cũng không ngừng tăng lên. Nhằm tạo
điều kiện cho giảng viên, sinh viên có thêm cơ hội học tập và thực hành, thực tập,
công ty Advance Holding Group (Nhật Bản) đã viện trợ thiết bị giảng dạy và đào tạo
giảng viên, xây dựng trung tâm đào tạo theo tiêu chuẩn Nhật Bản tai Trường Đại học
Thành Đông [H8.08.04.06]. Công ty Curanum (CHLB Đức) đã cấp học bổng toàn
phần đưa giảng viên chuyên ngành điều dưỡng của Trường Đại học Thành Đông sang
CHLB Đức đào tạo nâng cao trình độ [H8.08.04.07]. Nhà trường đã sửa đổi, bổ sung
quy trình quản lý lưu học sinh và thực tập sinh cho phù hợp với thực tế [H8.08.04.08];
Ban hành Quyết định số 118/QĐ-ĐHTĐ ngày 09 tháng 07 năm 2019 sửa đổi bổ sung
Quy định Quản lý hoạt động phát triển đối tác, mạng lưới và quan hệ đối ngoại
[H8.08.04.09].

Nhà trường khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giảng viên,
sinh viên tham gia các hội thảo quốc tế về đào tạo, hội thảo chuyên ngành với các
doanh nghiệp trong và ngoài nước về giáo dục và nghiên cứu khoa học nhằm tăng khả
năng hợp tác với các đối tác mới, tạo cơ hội học tập và việc làm cho sinh viên. Lãnh
đạo Nhà trường cử một phó hiệu trưởng chuyên trách về công tác đối ngoại nhằm phát
triển các mạng lưới với các đối tác [H8.08.04.10]. Nhà trườngcũng đã tăng cường
quảng bá hình ảnh về hoạt động của Nhà trường thông qua cựu sinh viên, phụ huynh
học sinh, các kênh truyền hình VTV, báo pháp luật và các trang thông tin chính thống
thực hiện…[H8.08.04.11].

100
Căn cứ vào các thay đổi theo xu hướng của xã hội và mục tiêu chiến lược phát
triển Đại học Thành Đông đến năm 2025, tầm nhìn 2030, với mỗi giai đoạn cụ thể,
Nhà trường đã cập nhật và bổ sung chiến lược, chính sách để phát triển đối tác, mạng
lưới và quan hệ đối ngoại; việc xây dựng kế hoạch hợp tác quốc tế được dựa trên
những tổng kết của năm học trước; những bài học rút ra từ cán bộ, giảng viên, nhân
viên nhằm rút ra những kinh nghiệm quý cho phát triển đối tác, mạng lưới và quan hệ
đối ngoại. Trong những năm gần đây, Nhà trường chú trọng đến việc phát triển đa
ngành nghề, đặc biệt chú trọng phát triển khối ngành sức khỏe. Song song với đó, hoạt
động hợp tác của đối ngoại của Nhà trường cũng được chuyển hướng, các hợp tác với
các đối tác như bệnh viện, các trường cao đẳng đại học thuộc Bộ y tế, các đối tác quốc
tế về điều dưỡng, tổ chức các hội thảo, kể cả việc tham gia giảng dạy trực tuyến của
các NCS từ nước ngoài… [H8.08.04.12]

Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7

Đánh giá chung về Tiêu chuẩn 8

2. Tóm tắt các điểm mạnh

a. Nhà trường có quy định quản lý về phát triển đối tác, mạng lưới và quan hệ
đối ngoại; tổ chức triển khai, thực hiện và kiểm tra giám sát chặt chẽ các hoạt động để
đạt hiệu quả cao nhất. Hoạt động hợp tác với các đối tác CHLB Đức, Nhật Bản, Hàn
Quốc đạt được triển khai hiệu quả. Số lượng đối tác tăng, đặc biệt là đối tác khối
ngành sức khỏe.

b. Ngoài các hoạt động hợp tác đào tạo, hai bên còn triển khai nhiều hoạt động
nghiên cứu khoa học, viên trợ xây dựng cơ cở vật chất để hợp tác lâu dài, đặc biệt
trong lĩnh vực Y dược.

3. Tóm tắt các điểm tồn tại

Công trình NCKH, ấn phẩm NCKH được thực hiện chung với các đối tác nước
ngoài chưa nhiều, mới ở giai đoạn ban đầu.

101
4. Kế hoạch cải tiến

Đơn vị/cá nhân Thời gian


TT Mục tiêu Nội dung
thực hiện (từ …đến)
1.Thay đổi chính sách cụ
thể đối với các đơn vị/cá BGH
Từ năm học
Khắc nhân NCKH trong Dự án Khoa chuyên
2020-2021
phục HTQT môn
tồn 2.Tăng mức kinh phí hỗ P. NCKH &
tại trợ CB/GV đăng bài trong HTQT
tạp chí Quốc tế hoặc trong
nước

4. Mức đánh giá

Tiêu chuẩn/ Tiêu chí Tự đánh giá

Tiêu chuẩn 8 5/7

Tiêu chí 8.1 5/7


Tiêu chí 8.2 5/7

Tiêu chí 8.3 5/7

Tiêu chí 8.4 5/7

102
Mục II. ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VỀ HỆ THỐNG
---------------------------------------------
Tiêu chuẩn 9. Hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong
1. Mô tả
Tiêu chí 9.1. Cơ cấu, vai trò, trách nhiệm và trách nhiệm giải trình của hệ
thống đảm bảo chất lượng bên trong được thiết lập để đáp ứng các mục tiêu
chiến lược và đảm bảo chất lượng của cơ sở giáo dục.
Hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong của Trường Đại học Thành Đông được
thiết kế, xây dựng và phát triển nhằm hướng đến việc đánh giá, đo lường, kiểm soát,
duy trì và cải thiện chất lượng của mọi hoạt động chính yếu của Nhà trường như học
tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và cung ứng dịch vụ. Hệ thống đảm bảo chất
lượng hướng đến đáp ứng tốt sứ mạng, tầm nhìn, Chiến lược phát triển của Nhà trường
và đáp ứng tốt yêu cầu của các bên liên quan.
Công tác đảm bảo chất lượng luôn được Nhà trường xác định là nhiệm vụ trọng
tâm và xuyên suốt. Để thiết kế và vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng nội bộ, Hiệu
trưởng đã ban hành quyết định thành lập Hội đồng Đảm bảo chất lượng giáo dục theo
Quyết định số 14/QĐ-ĐHTĐ ngày 22 tháng 02 năm 2018 [H9.09.01.01]; thành phần
Hội đồng gồm: đại diện Ban Giám hiệu; Trưởng các khoa, phòng, ban, trung tâm.
Phòng Quản lý chất lượng là đơn vị chuyên trách về công tác đảm bảo chất lượng của
Trường. Tiền thân của phòng là Ban Khảo thí và Bảo đảm chất lượng được thành lập
năm 2015 [H9.09.01.02] và được đổi tên thành Phòng Quản lý chất lượng vào năm
2018 [H9.09.01.02]. Phòng có chức năng tham mưu, giúp việc cho Ban Giám hiệu về
công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng, tổ chức thực hiện công tác khảo thí và đảm
bảo chất lượng, tổng hợp đề xuất ý kiến và chịu trách nhiệm điều phối các hoạt động
về ĐBCLGD của Nhà trường [H9.09.01.02]. Nhà trường có tổ chức các đợt tập huấn
Đảm bảo chất lượng và có mời chuyên gia về tập huấn cho toàn thể cán bộ giảng viên
[H9.09.01.11]. Ngoài ra, Nhà trường cũng có kế hoạch cử cán bộ tham gia lớp đào tạo
cấp chứng chỉ kiểm định chất lượng giáo dục trong năm 2020 và năm 2021 có thẻ
kiểm định viên.
Tháng 02 năm 2018, Nhà trường thành lập mạng lưới đảm bảo chất lượng với
cơ cấu gồm thành viên Hội đồng Đảm bảo chất lượng giáo dục và các cán bộ đảm bảo
chất lượng từ tất cả các đơn vị trong Trường [H9.09.01.01]. Nhiệm vụ của Mạng lưới
Đảm bảo chất lượng là giúp việc cho Hội đồng ĐBCL và thực hiện các nhiệm vụ khi
có sự điều động của Chủ tịch Hội đồng ĐBCLGD; tham mưu cho lãnh đạo đơn vị về
mục tiêu, chính sách … liên quan đến công tác ĐBCL của đơn vị [H9.09.01.01].
103
Cấu trúc tổ chức về hoạt động ĐBCL bên trong được thống nhất từ cấp Trường
đến cấp đơn vị; nhân sự là thành viên Ban Giám hiệu, Trưởng các đơn vị khoa, phòng,
trung tâm - thể hiện rõ sự quan tâm, cam kết của BGH với hoạt động đảm bảo chất
lượng. Hội đồng Đảm bảo chất lượng và Mạng lưới đảm bảo chất lượng hoạt động
theo Quy định chức năng, nhiệm vụ do Hiệu trưởng Trường Đại học Thành Đông giao
về các vấn đề liên quan đến công tác ĐBCLGD, nhằm duy trì và không ngừng nâng
cao chất lượng giáo dục của Trường; tham mưu cho lãnh đạo các đơn vị tổ chức thực
hiện các hoạt động liên quan công tác đảm bảo chất lượng của đơn vị theo chủ trương,
kế hoạch của Nhà trường [H9.09.01.01]. Hội đồng ĐBCL và Mạng lưới ĐBCL có
chức năng, nhiệm vụ điều tiết và phối hợp thực hiện hoạt động đảm bảo chất lượng. Sự
phối hợp ĐBCL bên trong Nhà trường được quy định chặt chẽ và thống nhất qua sơ đồ
mạng lưới ĐBCL dưới đây:
HIỆU TRƯỞNG

PHÒNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG


(THƯỜNG TRỰC HĐ ĐBCL)

CÁN BỘ ĐBCL CỦA CÁC CÁN BỘ ĐBCL CỦA CÁC


PHÒNG/KHOA VIỆN/TRUNG TÂM

Hình 9.1. Sơ đồ mạng lưới đảm bảo chất lượng bên trong
Ban Giám hiệu: Hiệu trưởng phụ trách đảm bảo chất lượng và cũng là lãnh đạo
cao nhất về chất lượng của toàn trường.
Đơn vị chuyên môn: Phòng Quản lý chất lượng là đơn vị chuyên trách, có
nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất và phối hợp cùng các đơn vị triển khai các biện pháp để
đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, đạt các tiêu chuẩn ĐBCL của Trường góp
phần vào việc hoàn thành sứ mạng và các mục tiêu đã đề ra trong Chiến lược phát triển
của Nhà trường.
Các đơn vị: Công tác ĐBCL được truyền đạt và thực hiện tới tất cả các đơn vị
một cách cụ thể và thống nhất. Ở cấp khoa, trưởng ban ĐBCL của khoa là đại diện
lãnh đạo khoa, thành viên là lãnh đạo của từng bộ môn.
Nhà trường có hệ thống các văn bản quy định về hoạt động đảm bảo chất lượng
như: tầm nhìn, sứ mạng của Trường; kế hoạch chiến lược đảm bảo chất lượng; các

104
quy định, quy chế về ĐT, NCKH, PVCĐ [H9.09.01.06]. Nhà trường ban hành quy
định chức năng nhiệm vụ của Hội đồng ĐBCL và Mạng lưới ĐBCL (Quyết định số
14/QĐ-ĐHTĐ ngày 22 tháng 02 năm 2018) [H9.09.01.01], chức năng nhiệm vụ của
phòng QLCL [H9.09.01.02]. Đồng thời,Nhà trường ban hành các hướng dẫn thực hiện
giúp các đơn vị dễ dàng triển khai, cũng như giúp cho công tác quản lý đạt được hiệu
quả đề ra. Nhà trường đã ban hành các văn bản như: quy trình khảo sát các bên liên
quan, quy trình coi thi; quy trình công tác tự đánh giá; quy trình sinh viên khiếu nại
(phúc khảo) điểm; quy trình làm phách, chấm thi, ráp phách, lưu trữ điểm; quy trình ra
đề thi và nhân bản đề thi viết; quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi thi; quy trình xây
dựng, rà soát và điều chỉnh chuẩn đầu ra; quy định quản lý nhiệm vụ nghiên cứu khoa
học… [H9.09.01.09].
Những thành viên khác trong đơn vị đã tham gia tập huấn kỹ năng tự đánh giá
theo Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học ban hành kèm theo
Thông tư 62/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2018 [H09.09.01.12] và bộ tiêu chuẩn
đánh giá chất lượng trường đại học ban hành theo Thông tư 12/2017/TT-BGDĐT
ngày 19/5/2017 [H09.09.01.13]; cử nhân sự tham gia các hội thảo về đảm bảo chất
lượng. Bên cạnh đó, trong kế hoạch ĐBCL hàng năm, Nhà trường đã có kế hoạch cử
cán bộ tham gia các lớp tập huấn, các khóa học về Kiểm định chất lượng, chẳng hạn:
năm 2018 cử 02 cán bộ tham gia tập huấn đánh giá cơ sở giáo dục theo Công văn số
1961/CV - CĐBCL tại Đà Nẵng [H9.09.01.10].
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7
Tiêu chí 9.2. Xây dựng chiến lược về đảm bảo chất lượng (bao gồm chiến
lược, chính sách, sự tham gia của các bên liên quan, các hoạt động trong đó có
việc thúc đẩy công tác đảm bảo chất lượng và tập huấn nâng cao năng lực) để
đáp ứng các mục tiêu chiến lược và đảm bảo chất lượng của cơ sở giáo dục.
Để đảm bảo chất lượng toàn diện, Trường Đại học Thành Đông xây dựng kế
hoạch phát triển được cho mỗi giai đoạn 5 năm, tầm nhìn 2030, có kế hoạch rõ ràng
cho từng mốc thời gian cụ thể, thể hiện ở kế hoạch hành động trung hạn và ngắn hạn.
Chiến lược đảm bảo chất lượng giáo dục Trường Đại học Thành Đông đến năm
2025 và tầm nhìn 2030 được ban hành ngày 28 tháng 06 năm 2019 [H9.09.02.01] đã
thể hiện sự cam kết “Nhà trường lấy đảm bảo chất lượng giáo dục là vấn đề then
chốt, có ý nghĩa sống còn và là mối quan tâm hàng đầu trong Chiến lược phát triển
Nhà trường”. Văn bản này nêu ra chiến lược, chính sách, mục tiêu mà Trường Đại
học Thành Đông phải đạt được về phương diện ĐBCL của Nhà trường. Trên cơ sở Kế
hoạch Chiến lược ĐBCL đến năm 2025, tầm nhìn 2030, Nhà trường xây dựng kế
105
hoạch ĐBCL hàng năm với sự tham gia của tất cả các đơn vị, bộ phận, cá nhân trong
trường [H9.09.01.06]; ban hành chính sách ĐBCL [H9.09.02.01] với cam kết vận
hành hiệu quả và kiểm soát chặt chẽ hệ thống ĐBCL, thường xuyên rà soát và cải tiến
mọi mặt hoạt động nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, đáp ứng tốt nhất và ngày
càng tốt hơn nhu cầu của các bên liên quan.
Nhà trường có các chính sách ưu tiên cho các hoạt động ĐBCL theo kế hoạch
chiến lược, nội dung này được thể hiện rất rõ trong văn bản về Chính sách đảm bảo
chất lượng: cử cán bộ, giảng viên đi học, tham gia các lớp tập huấn đảm bảo chất
lượng để nâng cao năng lực về ĐBCL cho cán bộ chuyên trách/cán bộ tham gia công
tác ĐBCL; thực hiện tự đánh giá cấp cơ sở giáo dục và đăng ký đánh giá ngoài theo
tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo [H9.09.02.01].
Chính sách và kế hoạch đảm bảo chất lượng của Nhà trường được Hiệu trưởng
phê duyệt và công bố rộng rãi đến toàn thể CBGVNV trong trường qua website
[H9.09.02.06]. Tất cả các trưởng đơn vị có trách nhiệm truyền đạt nhằm dảm bảo tất
cả các CBGVNV đều thấu hiểu và triển khai thực hiện. Chính sách và kế hoạch chất
lượng được xem xét, rà soát định kỳ, đảm bảo phù hợp với Chiến lược phát triển của
Nhà trường. Nhà trường cam kết luôn lắng nghe và giải quyết các yêu cầu của người
học, của các bên liên quan một cách chu đáo và tin cậy, đồng thời cam kết cải tiến liên
tục hệ thống quản lý chất lượng và chính sách chất lượng. Mọi hoạt động của Nhà
trường đều nhằm đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan vì chất lượng cần được thiết
kế, phản chiếu, kiểm soát từ nhiều góc nhìn khác nhau. Hệ thống ĐBCL của Trường
là một hệ thống mở, sẵn sàng lắng nghe và khuyến khích sự tham dự của tất cả các
bên liên quan như SV, cựu SV, nhà tuyển dụng, CBGVNV, các đối tác trong và ngoài
nước.
Trong giai đoạn từ năm 2014-2018, Nhà trường đã thực hiện tự đánh giá giai
đoạn 2010-2015 [H9.09.05.02]. Trong quá trình triển khai các hoạt động đảm bảo chất
lượng, Ban Giám hiệu đã tiến hành lấy ý kiến của các bên liên quan [H9.09.02.03];
trong hoạt động đào tạo, đã tiến hành khảo sát sinh viên, cựu sinh viên, chuyên gia,
doanh nghiệp về chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo, đề cương chi tiết, cơ sở vật chất,
việc làm sau khi tốt nghiệp. Trong chu kỳ đánh giá, Nhà trường đã thực hiện 02
chương trình đào tạo ngành Luật kinh tế và Điều dưỡng tiến hành bổ sung, nâng cao
chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu người học [H9.09.02.04].
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7

106
Tiêu chí 9.3. Kế hoạch chiến lược về đảm bảo chất lượng được quán triệt
và chuyển tải thành các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn để triển khai thực hiện.
Chiến lược đảm bảo chất lượng của Trường Đại học Thành Đông đến năm
2025, tầm nhìn 2030 [H9.09.02.01] đã nêu rõ mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và đã
thể hiện các chỉ tiêu cụ thể cho từng giai đoạn. Để đạt được các mục tiêu đó, từng giai
đoạn, từng năm Nhà trường đã xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ hoạt động cụ thể về công
tác ĐBCL [H9.09.01.06]. Kế hoạch công tác ĐBCL hàng năm có phân tích và đánh
giá kết quả ĐBCL đã đạt được của năm trước và đưa ra lộ trình/ nội dung cho các hoạt
động ĐBCL cụ thể để đảm bảo tính khả thi [H9.09.03.02].
Trong cuộc họp giao ban tháng 9 hàng năm, kế hoạch đảm bảo chất lượng được
phổ biến đến lãnh đạo từng đơn vị [H9.09.03.02]. Trong đó có kế hoạch tổ chức các
đợt tập huấn về tự đánh giá theo Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường
đại học ban hành kèm theo Thông tư 62/2012/TT-BGDĐT và bộ tiêu chuẩn đánh giá
chất lượng trường đại học ban hành theo Thông tư 12/2017/TT-BGDĐT ngày
19/5/2017. Hệ thống quy trình, công cụ đảm bảo chất lượng được thể hiện qua Sổ tay
ĐBCL của Nhà trường [H9.09.01.10].
Chiến lược của Nhà trường được cụ thể hóa thông qua kế hoạch hành động
hàng năm của đơn vị thường trực là phòng Quản lý chất lượng. Kế hoạch này được thể
hiện bằng báo cáo trong tổng kết cuối năm và phương hướng, kế hoạch hoạt động cho
năm tiếp theo, báo cáo của các đơn vị trong Trường [H9.09.03.02].
Nhà trường đã triển khai, quán triệt thực hiện hoạt động ĐBCL hàng năm đến
từng đơn vị thông qua buổi họp giao ban đầu năm học và các buổi họp giao ban hàng
tháng trong năm học [H9.09.03.02]. Kết quả báo cáo về hoạt động ĐBCL trong quá
trình thực hiện kế hoạch được phòng Quản lý chất lượng tổng hợp và báo cáo hàng
năm [H9.09.04.02].
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7
Tiêu chí 9.4. Hệ thống lưu trữ văn bản, rà soát, phổ biến các chính sách, hệ
thống, quy trình và thủ tục đảm bảo chất lượng được triển khai.
Nhà trường xây dựng một hệ thống lưu văn bản, rà soát, phổ biến các chính sách,
hệ thống và các quy trình ĐBCL. Với mỗi loại hoạt động, đều có các văn bản, các quy
trình nghiệp vụ, các hướng dẫn và các mẫu biểu đính kèm, giúp cho việc thực hiện
thuận tiện và dễ dàng. Ngoài ra, Nhà trường còn xây dựng Sổ tay đảm bảo chất lượng
[H9.09.01.09]. Tài liệu này mô tả hệ thống quản lý chất lượng của Nhà trường và cách
thức đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn để được chứng nhận là phù hợp với tiêu chuẩn

107
bao gồm: Cam kết về chính sách chất lượng của Nhà trường, bộ máy tổ chức và
phương pháp quản lý công tác giảng dạy và quản lý sinh viên, các quy trình nghiệp vụ
phục vụ sự phối hợp công tác của đơn vị; mô tả sự tương tác giữa các quá trình trong
hệ thống quản lý chất lượng giúp cho việc thực hiện, duy trì và liên tục cải tiến hệ
thống quản lý chất lượng của Nhà trường có hiệu quả; hướng dẫn CBGV và SV thực
hiện theo đúng chính sách chất lượng của BGH cam kết thông qua việc áp dụng đúng
các nguyên tắc quản lý chất lượng, đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn.
Về mặt hành chính, phòng Hành chính – Tổng hợp chịu trách nhiệm lưu trữ các
văn bản quản lý, chính sách, quy trình và thủ tục ĐBCL (các kế hoạch của công tác
ĐBCL của Nhà trường; các báo cáo về các lĩnh vực hoạt động hàng năm, hàng tháng,
hàng tuần; sổ tay đảm bảo chất lượng; nghị định, thông tư, chính sách của Nhà nước
về ĐBCLGD; quy trình thực hiện các hoạt động của các đơn vị; các biểu mẫu để thu
thập ý kiến phản hồi của các bên liên quan, các dữ liệu khảo sát các bên liên quan, cơ
sở dữ liệu ĐBCLGD hàng năm theo quy định của Cục Quản lý chất lượng Bộ
GD&ĐT, các báo cáo TĐG của Nhà trường theo Bộ tiêu chuẩn Đánh giá chất lượng
gồm 10 tiêu chuẩn với 61 tiêu chí của Bộ GD&ĐT và Bộ tiêu chuẩn mới ban hành
theo Thông tư 12/2017/TT-BGDĐT…) [H9.09.04.01]. Ngoài việc lưu trữ ở phòng
Hành chính – Tổng hợp thì đồng thời phòng Quản lý chất lượng cũng lưu trữ các văn
bản đảm bảo chất lượng.
Các văn bản quản lý, cơ sở dữ liệu về chính sách, hệ thống, quy trình và thủ tục
đảm bảo chất lượng của Nhà trường được lưu trữ có hệ thống. Cụ thể: các văn bản gốc
đều được quản lý tại phòng HC-TH, bên cạnh đó, các khoa, phòng, ban, trung tâm đều
có lưu các bản tương ứng với lĩnh vực mình phụ trách. Các văn bản quản lý, cơ sở dữ
liệu về chính sách, hệ thống, quy trình và thủ tục đảm bảo chất lượng của Nhà trường
được cập nhật và dễ tiếp cận [H9.09.04.03].
Các tài liệu trên Website của Nhà trường; các kết quả khảo sát đánh giá giảng
viên được thực hiện qua phần mềm CssTrainPro [H9.09.04.04],... giúp các đơn vị
trong Nhà trường tiếp cận và cập nhật thông tin dễ dàng; các thông tin về học tập của
sinh viên được cung cấp trên Cổng thông tin điện tử của Trường tại mục sinh viên để
mỗi sinh viên có thể theo dõi được kết quả học tập [H9.09.04.05]. Hàng năm, các
khoa, phòng, ban gửi báo cáo về phòng QLCL để tập hợp và xây dựng báo cáo đảm
bảo chất lượng hàng năm, kế hoạch công tác đảm bảo chất lượng, chiến lược phát triển
của Trường [H9.09.01.07], [H9.09.04.02], [H9.09.03.03].
Trong chu kỳ đánh giá, Nhà trường tổ chức họp rà soát các chính sách, hệ thống
quy trình và thủ tục ĐBCL [H9.09.04.06]. Nội dung rà soát xoay quanh chính sách,
chiến lược đảm bảo chất lượng, điều kiện đảm bảo chất lượng: giảng viên, cơ sở vật
108
chất… và được bổ sung trong các kế hoạch, báo cáo hoạt động về công tác ĐBCL và
các báo cáo hoạt động của Phòng Quản lý chất lượng và bộ phận chuyên trách công
tác ĐBCL [H9.09.01.07]. Thay đổi chế độ tiền lương, trang bị nâng cao cơ sở vật chất
[H9.09.04.07]. Các nội dung về công tác ĐBCL được phổ biến trong cuộc họp giao
ban đầu năm; trong kế hoạch đầu năm học và trong buổi họp khoa đầu năm
[H9.09.03.02]. Ngoài ra, các quy trình, hệ thống ĐBCL còn được tổng hợp đăng tải
trong Sổ tay đảm bảo chất lượng, trên trang thông tin điện tử của Nhà trường và được
gửi cho các đơn vị theo đường công văn [H9.09.04.09].
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7
Tiêu chí 9.5. Các chỉ số thực hiện chính và các chỉ tiêu phấn đấu chính được
thiết lập để đo lường kết quả công tác đảm bảo chất lượng của cơ sở giáo dục.
Trường Đại học Thành Đông đã thiết lập một hệ thống các chỉ số thực hiện
chính và chỉ tiêu phấn đấu cho các lĩnh vực: bao gồm ĐT, NCKH, HTQT, Công tác
sinh viên, đảm bảo chất lượng, tài chính, nhân sự, cơ sở vật chất… [H9.09.05.01].
Trên cơ sở Chiến lược Đảm bảo chất lượng đến năm 2025, tầm nhìn 2030, Nhà
trường xây dựng KPIs về ĐBCL và phòng Quản lý chất lượng là đơn vị đầu mối triển
khai thực hiện các hoạt động ĐBCL. Các KPIs về ĐBCL hàng năm của phòng QLCL
được cụ thể hóa từ kế hoạch chiến lược ĐBCL đến năm 2025, tầm nhìn 2030
[H9.09.01.07].
Bảng 9.1. Các KPIs về đảm bảo chất lượng

KPIs Chỉ tiêu Kết quả


Kiểm định - Đã thực hiện TĐG các giai đoạn
Đạt chuẩn kiểm định trước
chất lượng 2011-2015; giai đoạn 2014-2018
năm học 2019-2020
giáo dục cấp [H9.09.05.02].
CSGD

Kiểm định Kiểm định ít nhất 02 CTĐT Đăng ký kiểm định chất lượng
CTĐT trên tổng số các CTĐT đại chương trình đào tạo ngành Điều
học trong năm 2020 dưỡng và Luật kinh tế

Lấy ý kiến phản hồi từ người Đã thực hiện lấy ý kiến phản hồi
Thực hiện lấy
học, cựu sinh viên về hoạt của sinh viên, cựu sinh viên về hoạt
ý kiến các
động giảng dạy, hoạt động động giảng dạy, hoạt động nghiên
bên liên quan
nghiên cứu khoa học, hoạt cứu khoa học, hoạt động PVCĐ các
động PVCĐ năm.

109
KPIs Chỉ tiêu Kết quả

Lấy ý kiến phản hồi của cán Đã thực hiện lấy ý kiến phản hồi
bộ giảng viên về hoạt động của cán bộ giảng viên về hoạt động
đào tạo, hoạt động nghiên đào tạo, hoạt động nghiên cứu khoa
cứu khoa học học.
Lấy ý kiến phản hồi của đơn Đã thực hiện lấy ý kiến phản hồi
vị sử dụng lao động của đơn vị sử dụng lao động
[H9.09.05.03].

- Cử 2 cán bộ tham gia lớp tập huấn


của Cục Quản lý chất lượng về
Nâng cao
Thông tư 12/2017/TT-BGDĐT tại
năng lực cho Bồi dưỡng, tập huấn cán bộ
Đà Nẵng [H9.09.01.11]
đội ngũ cán làm công tác Đảm bảo chất
- Tổ chức lớp tập huấn cho toàn thể
bộ làm công lượng
CBGV về đánh giá CSGD theo
tác ĐBCL
Thông tư 12/2017/TT-BGDĐT tại
Trường Đại học Thành Đông
Nhà trường đã sử dụng bộ chỉ số KPIs để đo lường, đánh giá kết quả công tác
ĐBCL. Công tác này được triển khai thông qua các kế hoạch chiến lược, các báo cáo
đánh giá kết quả hoạt động ĐBCL mà phòng Quản lý chất lượng làm đầu mối
[H9.09.05.02]. Thông qua báo cáo, đánh giá hoạt động ĐBCL của năm trước và đưa ra
kế hoạch thực hiện cho năm học tiếp theo [H9.09.03.02].
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 4/7
Tiêu chí 9.6. Quy trình lập kế hoạch, các chỉ số thực hiện chính và các chỉ
tiêu phấn đấu chính được cải tiến để đáp ứng các mục tiêu chiến lược và đảm bảo
chất lượng của cơ sở giáo dục.
Nhằm đảm bảo các kế hoạch, các chỉ số và các chỉ tiêu phấn đấu đề ra, đáp ứng
mục tiêu chiến lược, phù hợp với sứ mạng và định hướng phát triển đã đề ra, Nhà
trường liên tục hoàn thiện và cải tiến hệ thống ĐBCL bên trong sau mỗi đợt đánh giá
nội bộ vào cuối mỗi năm học [H9.09.01.07].
Để đáp ứng mục tiêu Chiến lược ĐBCL đến năm 2025, tầm nhìn 2030, Nhà
trường đã thực hiện việc rà soát, điều chỉnh và ban hành Sổ tay đảm bảo chất lượng,
trong đó có hệ thống các quy trình, hướng dẫn như: Quy trình coi thi; Quy trình công
tác tự đánh giá năm; Quy trình lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan

110
[H9.09.01.10]; Quy trình công tác tự đánh giá; Quy trình đánh giá người học; Quy
định quản lý hoạt động Nghiên cứu khoa học trong đó có hướng dẫn thực hiện đề tài
nghiên cứu khoa học; Quy định quản lý hoạt động hợp tác quốc tế năm 2019 có sự
phân cấp rõ ràng trong công tác thực hiện hợp tác quốc tế và nhằm khuyến khích cán
bộ giảng viên làm đầu mối hợp tác đối ngoại [H9.09.01.09]; Quy trình xây dựng, rà
soát và điều chỉnh CĐR [H9.09.01.08]; ban hành bộ KPIs của Nhà trường về các lĩnh
vực: ĐT, NCKH, HTQT, ĐBCL,... [H9.09.06.02].
Trong 5 năm của chu kỳ đánh giá, Nhà trường đã thực hiện 1 lần rà soát, cải tiến
và ban hành KPIs của Nhà trường về các lĩnh vực [H9.09.06.02]. Việc rà soát được
thực hiện thông qua kết quả lấy ý kiến các bên liên quan trong quá trình triển khai các
hoạt động ĐBCL để đánh giá mức độ đáp ứng mục tiêu chiến lược và ĐBCL: lấy ý
kiến sinh viên về cơ sở vật chất, về chương trình đào tạo, về chất lượng giảng viên, về
công việc sau tốt nghiệp [H9.09.06.05]; lấy ý kiến doanh nghiệp về chương trình đào
tạo, về chất lượng sinh viên ra trường [H9.09.06.06].
Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT ngày 19 tháng 05 năm 2017 của BGDĐT
[H9.09.06.07] yêu cầu cơ sở giáo dục xây dựng bộ chỉ số đo lường KPIs. Theo đó các
KPIs được đề xuất nhằm giúp Ban giám hiệu đối sánh được các hiệu quả quản lý, vận
hành các CTĐT theo thời gian. Từ đó, Ban giám hiệu có thể đưa ra các quyết định dựa
trên dữ liệu. Các chỉ số này cung cấp và biểu diễn các thông tin một cách đáng tin cậy,
hiệu quả, nhất quán trong việc đánh giá chất lượng các CTĐT.
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7
Đánh giá chung về tiêu chuẩn 9:
2. Tóm tắt các điểm mạnh
a. Lãnh đạo Nhà trường quan tâm và chỉ đạo sâu sát hoạt động ĐBCL giáo dục.
Mạng lưới ĐBCL bên trong bao gồm tất cả các đơn vị trong Trường được thành lập.
b. Một hệ thống các quy trình nghiệp vụ được xây dựng và chuyển đến các bên
liên quan nhằm triển khai, kiểm soát tất cả các hoạt động gồm: nâng cao chất lượng
đào tạo, NCKH và PVCĐ cũng như các lĩnh vực khác.
c. Các chiến lược đã được chuyển tải thành các kế hoạch với các chỉ số KPIs rõ
ràng, được rà soát và đánh giá nội bộ hàng năm và được khắc phục, cải tiến kịp thời.
3. Tóm tắt các điểm tồn tại
Đội ngũ nhân sự làm công tác ĐBCL của đơn vị chuyên trách còn mỏng, còn tại
các đơn vị khác phần lớn làm công việc kiêm nhiệm, do đó mức đầu tư chuyên sâu về

111
công tác này còn hạn chế. Việc thay đổi nhân sự đảm trách công tác ĐBCL của một số
khoa/viện/trung tâm ít nhiều ảnh hưởng đến công tác này.
4. Kế hoạch cải tiến
Thời gian
Đơn vị/cá
Mục thực hiện
TT Nội dung nhân thực
tiêu (bắt đầu và
hiện
hoàn thành)
Bổ sung nhân sự cho P.QLCL. Cử một số
Khắc CBGV làm công tác ĐBCLGD tham gia BGH,
1 phục tồn học tập các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ P.HC-TH Năm 2021
tại chuyên môn, đạt yêu cầu về chuẩn P.QLCL
ĐBCLGD
Phát HĐQT,
huy Lãnh đạo nhà trường tiếp tục quan tâm và BGH, cán
2 Năm 2021
điểm chỉ đạo sâu sát hoạt động ĐBCL bên trong bộ ĐBCL
mạnh a các đơn vị
Duy trì, cập nhật, cải tiến các quy trình
nghiệp vụ và các biểu mẫu đính kèm,
Phát
chuyển đến các bên liên quan nhằm triển P. QLCL
huy
3 khai, kiểm soát tất cả các hoạt động trong Tất cả các Năm 2021
điểm
Trường, nâng cao chất lượng đào tạo, đơn vị
mạnh b
NCKH và PVCĐ cũng như các lĩnh vực
khác.
Phát Các mục tiêu chiến lược được chuyển tải
P.QLCL
huy thành các Kế hoạch với các chỉ số KPIs rõ
4 Tất cả các Năm 2020
điểm ràng, được rà soát đánh giá nội bộ hàng
đơn vị
mạnh c năm và được khắc phục, cải tiến kịp thời.
5. Mức đánh giá
Tiêu chuẩn/Tiêu chí Tự đánh giá
Tiêu chuẩn 9 4.83/7
Tiêu chí 9.1 5/7
Tiêu chí 9.2 5/7
Tiêu chí 9.3 5/7
Tiêu chí 9.4 5/7
Tiêu chí 9.5 4/7
Tiêu chí 9.6 5/7

112
Tiêu chuẩn 10. Tự đánh giá và đánh giá ngoài
1. Mô tả
Tiêu chí 10.1. Kế hoạch tự đánh giá và chuẩn bị cho đánh giá ngoài được
thiết lập
Nhà trường xây dựng chính sách đảm bảo chất lượng [H10.10.01.20] và hệ thống
đánh giá chất lượng bao gồm tự đánh giá (đánh giá bên trong) và KĐCL (đánh giá bên
ngoài) và đây là một hoạt động cần thiết để đảm bảo các chính sách, hệ thống, các quy
trình vẫn phù hợp và có hiệu quả trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược của Nhà
trường và thể hiện qua sơ đồ sau:

Đánh giá chất lượng

Đánh giá bên ngoài Đánh giá bên trong


(Kiểm định) (Kiểm soát và cải tiến CL)

Cơ sở Chương trình Hệ thống ĐBCL


giáo dục đào tạo bên trong

Hình 10.1. Hệ thống đánh giá chất lượng của Trường Đại học Thành Đông
Hoạt động tự đánh giá (đánh giá bên trong) nhằm kiểm soát và cải tiến chất
lượng Nhà trường bao gồm: Tự đánh giá để KĐCL CTĐT (theo tiêu chuẩn của Bộ
GD&ĐT và theo bộ tiêu chuẩn của AUN-QA) và tự đánh giá để KĐCL CSGD (theo
bộ tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT). Đối với mỗi hoạt động, Nhà trường đều xây dựng kế
hoạch tự đánh giá rõ ràng, chi tiết và được đề cập trong kế hoạch công tác ĐBCL năm
học [H10.10.01.21].
Năm 2019, Trường Đại học Thành Đông ban hành Chiến lược Đảm bảo chất
lượng giáo dục đến năm 2025, tầm nhìn 2030 [H10.10.01.01]. Chiến lược này là cơ sở
định hướng cho các hoạt động ĐBCL của Nhà trường trong giai đoạn từ năm 2019 đến
năm 2025, tầm nhìn 2030. Chiến lược ĐBCL đã nêu những mục tiêu cụ thể sau:

113
1. Đến năm 2020, Trường Đại học Thành Đông có hệ thống ĐBCL bên trong
đạt tiêu chuẩn của kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học theo thông tư số
12/2017/TT-BGDĐT ngày 19 tháng 05 năm 2017 của BGDĐT [H10.10.01.05];
2. Đến năm 2020 có ít nhất 10% các chương trình đào tạo của Trường Đại học
Thành Đông được tự đánh giá và đăng ký KĐCL theo tiêu chuẩn của quốc gia. Trong
giai đoạn 2020 – 2025, phấn đấu mỗi năm đăng ký kiểm định 2 -3 chương trình đào
tạo. 10% các chương trình đào tạo thuộc nhiệm vụ chiến lược có đủ điều kiện theo quy
định của AUN được kiểm định theo tiêu chuẩn KĐCL của AUN trước năm 2030.
Để thực hiện kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục, Nhà trường đã xây dựng Kế
hoạch tự đánh giá cơ sở giáo dục năm 2015 và tiếp tục tự đánh giá năm 2017
[H10.10.01.02] theo Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học, cao
đẳng và trung cấp chuyên nghiệp theo Thông tư số 62/2012/TT-BGDĐT
[H10.10.01.03]; kế hoạch tự đánh giá được xây dựng với các nhiệm vụ cụ thể. Tuy
nhiên ở giai đoạn này Nhà trường mới tiến hành tự đánh giá và chưa đánh giá ngoài cơ
sở giáo dục. Năm 2019, Nhà trường ban hành Kế hoạch tự đánh giá cơ sở giáo dục
[H10.10.01.04] theo Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học của
Thông tư 12/2017/TT-BGDÐT [H10.10.01.05]. Nhà trường đã xây dựng kế hoạch và
đăng ký đánh giá ngoài giai đoạn 2015 – 2019 vào năm 2020 [H10.10.01.07]. Đồng
thời, Nhà trường cũng xây dựng kế hoạch đánh giá ngoài 2 CTĐTvào cuối năm 2020
[H10.10.01.07].
Nhằm phục vụ tốt công tác KĐCL, Nhà trường có các văn bản hướng dẫn công
tác tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục được phổ biến đến tất cả cán bộ, nhân
viên trong toàn trường. Năm 2015 khi tiến hành tự đánh giá cơ sở giáo dục lần 1 và lần
2 vào năm 2017, Nhà trường đã gửi các tài liệu văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục
và Đào tạo như Công văn số 1237/KTKĐCLGD-KĐĐH về việc Sử dụng tài liệu
hướng dẫn đánh giá chất lượng trường đại học ban hành ngày 03/08/2016
[H10.10.01.08], Công văn số 462/KTKĐCLGD-KĐĐH về việc Hướng dẫn tự đánh
giá trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp ban hành ngày 09/05/2013
[H10.10.01.09]. Trong giai đoạn Tự đánh giá theo Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng
cơ sở giáo dục đại học theo Thông tư 12/2017/TT-BGDÐT [H10.10.01.05] các văn
bản hướng dẫn như Hướng dẫn tự đánh giá cơ sở giáo dục đại học [H10.10.01.08],
Hướng dẫn đánh giá ngoài cơ sở giáo dục đại học [H10.10.01.09], Hướng dẫn đánh
giá theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học [H10.10.01.12] và
gần đây nhất là Công văn số 1668/QLCL-KĐCLGD [H10.10.01.13] về việc thay thế
Bảng hướng dẫn đánh giá ban hành kèm theo Công văn số 768/QLCL-KĐCLGD đều
được Nhà trường gửi trực tiếp qua E-mail và tại các lần họp Hội đồng tự đánh giá. Các
114
nhóm chuyên trách viết báo cáo tự đánh giá; được phổ biến, hướng dẫn thông qua các
buổi tập huấn theo kế hoạch có ban hành kèm cùng lịch công tác tuần và được đăng tải
trên trang thông tin điện tử của Trường [H10.10.01.14].
Để thực hiện tốt và nhất quán trong công tác TĐG và Đánh giá ngoài cơ sở giáo
dục, Nhà trường đã phân công trách nhiệm cho phòng Quản lý chất lượng làm đầu mối
triển khai hoạt động này. Đồng thời phân công cụ thể cho các bộ phận và các cá nhân
liên quan thông qua: Quyết định thành lập Hội đồng tự đánh giá, thành lập ban thư ký,
thành lập các nhóm công tác chuyên trách năm 2017 [H10.10.01.15], Quyết định
thành lập Hội đồng ĐBCLGD Trường Đại học Thành Đông năm 2019
[H10.10.01.16], Quyết định thành lập Hội đồng tự đánh giá, thành lập ban thư ký,
thành lập các nhóm công tác chuyên trách năm 2019 [H10.10.01.17]. Từ đó phân công
rõ ràng nhiệm vụ cho từng đơn vị, cá nhân để hoàn thành tốt công tác TĐG và ĐGN
cơ sở giáo dục.
Các bước chuẩn bị cho tự đánh giá và đánh giá ngoài được triển khai theo kế
hoạch tự đánh giá cơ sở giáo dục [H10.10.01.04]. Đối với tự đánh giá cơ sở giáo dục,
các nhóm chuyên trách nghiên cứu các tài liệu văn bản hướng dẫn, tiến hành viết báo
cáo tiêu chuẩn, xây dựng minh chứng dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia bên ngoài
Trường theo lịch làm việc cụ thể của từng nhóm chuyên trách dưới sự điều hành của
lãnh đạo Nhà trường thông qua lịch công tác tuần [H10.10.01.14]. Công khai báo cáo
tự đánh giá năm 2017 và báo cáo tự đánh giá năm 2019 trên trang thông tin điện tử của
Nhà trường [H10.10.01.18].
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7
Tiêu chí 10.2. Việc tự đánh giá và đánh giá ngoài được thực hiện định kỳ
bởi các cán bộ và hoặc các chuyên gia độc lập đã được đào tạo
Trường Đại học Thành Đông đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá năm 2017
[H10.10.02.01] theo Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học, cao
đẳng và trung cấp chuyên nghiệp theo Thông tư số 62/2012/TT-BGDĐT
[H10.10.01.03], tuy nhiên vẫn chưa tiến hành đánh giá ngoài cơ sở giáo dục. Nhà
trường tiếp tục thực hiện tự đánh giá và đang triển khai kế hoạch để thực hiện đánh giá
ngoài cơ sở giáo dục theo Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học
theo Thông tư 12/2017/TT-BGDÐT [H10.10.01.05] vào năm 2019 [H10.10.01.04].
Hiện tại, Nhà trường đã thực hiện tự đánh giá năm 2019 và chuẩn bị cho đánh giá
ngoài vào năm 2020 theo kế hoạch [H10.10.01.07].
Năm 2018, Nhà trường đã cử 02 cán bộ tham gia lớp tập huấn đánh giá cơ sở
giáo dục theo theo Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT tại Đà Nẵng do Cục Quản lý chất
115
lượng tổ chức [H10.10.02.03]. Tháng 11/2019, Nhà trường đã mời chuyên gia về tổ
chức lớp tập huấn cho toàn bộ nhân sự của hệ thống ĐBCL bên trong, toàn bộ thành
viên của Hội đồng TĐG [H10.10.02.03]. Thêm vào đó, Nhà trường đã phối hợp với
Trung tâm KĐ Chất lượng giáo dục – Trường Đại học Vinh mời chuyên gia về tổ chức
khóa bồi dưỡng “Công tác đảm bảo chất lượng trong giáo dục đại học” và cấp chứng
nhận cho 30 cán bộ, giảng viên tham gia trực tiếp vào công tác tự đánh giá vào tháng
5/2020 [H10.10.02.03].
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 4/7
Tiêu chí 10.3. Các phát hiện và kết quả của việc tự đánh giá và đánh giá
ngoài được rà soát.
Trường Đại học Thành Đông đã tiến hành tự đánh giá cơ sở giáo dục lần 1 năm
2015 và lần 2 năm 2017. Trong báo cáo tự đánh giá năm 2017 các điểm mạnh, điểm
tồn tại của các lĩnh vực hoạt động của Nhà trường đều đã được xác định, phân tích
[H10.10.02.01]. Cụ thể tất cả 61 tiêu chí của 10 tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vực như ĐT,
NCKH, HTQT, người học, cán bộ nhân viên, giảng viên, cơ sở vật chất, tài chính…
đều được mô tả, phân tích theo yêu cầu nội hàm của từng tiêu chí, tiêu chuẩn và từ đó
xác định được Nhà trường đạt được 56/61 tiêu chí và không đạt được 5/61 tiêu chí qua
đó cho thấy được đúng thực trạng theo từng lĩnh vực hoạt động của Nhà trường
[H10.10.02.01]. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá, Nhà trường chưa
triển khai đánh giá ngoài vì ở thời điểm này Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Bộ
tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học theo Thông tư 12/2017/TT-
BGDÐT [H10.10.01.05]. Trong báo cáo tự đánh giá năm 2019 [H10.10.03.01] với tất
cả 25 tiêu chuẩn và 111 tiêu chí theo 4 lĩnh vực của ĐBCL gồm ĐBCL về chiến lược,
ĐBCL về hệ thống, ĐBCL về thực hiện chức năng và ĐBCL về kết quả hoạt động,
Nhà trường đã đánh giá thực trạng thông qua việc mô tả, phân tích các lĩnh vực hoạt
động theo yêu cầu nội hàm của từng tiêu chí, tiêu chuẩn từ đó xác định điểm mạnh,
điểm tồn tại và xây dựng kế hoạch cải tiến.
Trên cơ sở các nội dung tồn tại được xác định, Nhà trường đã có kế hoạch hành
động nhằm khắc phục các tồn tại theo từng giai đoạn cụ thể [H10.10.03.02]. Tính đến
thời điểm hết năm 2017, Nhà trường đã khắc phục những điểm tồn tại theo kế hoạch
và đưa ra Báo cáo kết quả cải tiến chất lượng, kế hoạch nâng cao chất lượng sau tự
đánh giá chất lượng giáo dục giai đoạn 2015-2017 [H10.10.03.03]. Nhà trường rất chú
trọng thực hiện kế hoạch khắc phục tồn tại theo Báo cáo tự đánh giá 2017 để công tác
tự đánh giá theo Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học theo
Thông tư 12/2017/TT-BGDÐT được hoàn thiện hơn. Tầm nhìn, sứ mạng, chiến lược

116
phát triển của Nhà trường được phổ biến rộng rãi đến toàn thể cán bộ, giảng viên, sinh
viên; lấy ý kiến đánh giá của chuyên gia, các doanh nghiệp, cựu sinh viên để hoàn
thiện CTĐT; xây mới, sửa chữa các phòng học, phòng thực hành, thí nghiệm, lắp đặt
hệ thống an ninh và camera giám sát toàn Trường [H10.10.03.03].
Từ năm 2019, Nhà trường bắt đầu quá trình TĐG theo Bộ tiêu chuẩn kiểm định
chất lượng cơ sở giáo dục đại học theo Thông tư 12/2017/TT-BGDÐT. Trong quá
trình tự đánh giá theo Bộ tiêu chuẩn mới Nhà trường cũng đã tự nhận thấy có một số
tồn tại và đã đưa ra kế hoạch cải tiến như đã được trình bày trong báo cáo tự đánh giá
của Nhà trường.
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7
Tiêu chí 10.4. Quy trình tự đánh giá và quy trình chuẩn bị cho việc đánh
giá ngoài được cải tiến để đáp ứng các mục tiêu chiến lược của cơ sở giáo dục.
Năm 2017, Trường Đại học Thành Đông đã tiến hành rà soát, đánh giá quy
trình thực hiện tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục theo Bộ tiêu chuẩn kiểm định
chất lượng giáo dục trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp theo Thông
tư số 62/2012/TT-BGDĐT [H10.10.01.03] dưới sự chỉ đạo của BGH và sự tham gia
của các thành viên trong Hội đồng tự đánh giá [H10.10.01.15] từ đó chỉ ra các vấn đề
về kế hoạch tự đánh giá, phân công trách nhiệm cho từng thành viên Hội đồng tự đánh
giá, các bước thực hiện, cách thức thu thập minh chứng, việc phân tích, xử lý thông tin
minh chứng để viết báo cáo tiêu chí, tiêu chuẩn [H10.10.04.01]. Các biên bản rà soát
này được làm cơ sở để Nhà trường thực hiện công tác tự đánh giá năm 2019 và chuẩn
bị cho đánh giá ngoài năm 2020. Kết quả của việc rà soát báo cáo tự đánh giá, kế
hoạch và triển khai thực hiện tự đánh giá năm 2017 đã cho thấy một số vấn đề cần
phải cải tiến cho kỳ tự đánh giá chất lượng giáo dục theo Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất
lượng cơ sở giáo dục đại học theo Thông tư 12/2017/TT-BGDÐT [H10.10.01.05] và
Nhà trường đã có một số cải tiến như sau:
Về quy trình: Quy trình TĐG đã được Nhà trường ban hành kèm theo Quy định
về Công tác Đảm bảo chất lượng giáo dục [H10.10.04.02]. Hội đồng ĐBCL kết luận
bổ sung 2 bước vào quy trình TĐG là: Bổ sung bước truyền thông đến các bên liên
quan về việc Nhà trường thực hiện TĐG; bổ sung bước các nhóm công tác chuyên
trách rà soát chéo các nội dung mô tả của nhóm khác trước khi ban thư ký tổng hợp
báo cáo TĐG. Quá trình triển khai tự đánh giá được thực hiện nghiêm túc theo các
bước đã quy định [H10.10.04.03].
Về phương thức triển khai: Để triển khai TĐG Nhà trường ban hành Quy định về
Đảm bảo chất lượng giáo dục [H10.10.04.02]. Nhằm hỗ trợ các nhóm chuyên trách
117
viết báo cáo TĐG, Nhà trường đã chỉ ra một số nội dung cần quan tâm dựa trên rút
kinh nghiệm viết báo cáo TĐG lần 2 vào năm 2017. Phân công cụ thể thành viên viết
báo cáo và thành viên thu thập minh chứng; Các nhóm chuyên trách trong quá trình
viết báo cáo được đề xuất thay thành viên và/hoặc điều động thêm thành viên hỗ trợ
nhóm chuyên trách.
Về cở sở vật chất: Nhà trường trang bị 1 Phòng hội thảo P203 tại Trường Đại học
Thành Đông giúp các nhóm chuyên trách tập trung viết báo cáo, lưu trữ minh chứng.
Trang bị máy tính, máy in, wifi riêng phục vụ công tác KĐCL [H10.10.04.04].
Bên cạnh việc rà soát, đánh giá quy trình của quá trình tự đánh giá năm 2017,
Nhà trường đồng thời tiến hành rà soát, đánh giá quy trình chuẩn bị cho đánh giá ngoài
năm 2017 bao gồm kế hoạch đánh giá ngoài, phân công trách nhiệm, các bước thực
hiện, cách thức chuẩn bị và lập kế hoạch cải tiến [H10.10.01.21]. Các biên bản rà soát,
đánh giá quy trình chuẩn bị cho tự đánh giá năm 2017 [H10.10.04.01] là cơ sở để Nhà
trường cải tiến quy trình chuẩn bị công tác tự đánh giá năm 2019 và đánh giá ngoài
năm 2020 tốt hơn.
Năm 2019 Nhà trường tiến hành định kỳ họp Hội đồng ĐBCL và Mạng lưới
ĐBCL ngày sau họp giao ban, lịch họp được thể hiện trong lịch công tác tuần Thư ký
BGH gửi các đơn vị thông qua hệ thống email Nhà trường đầu mỗi tuần làm việc
[H10.10.04.06]. Công tác họp định kỳ chủ yếu triển khai các hoạt động ĐBCL trong
Nhà trường, tiến hành rút kinh nghiệm, chia sẻ những thực hành tốt trong công tác
ĐBCL, KĐCLGD giữa các đơn vị trong Nhà trường, Thư ký BGH tiến hành ghi chép,
làm biên bản sau mỗi cuộc họp.
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7
Đánh giá chung về tiêu chuẩn 10
2. Tóm tắt các điểm mạnh
a. Nhà trưởng đã xây dựng kế hoạch ĐBCL, trong đó có kế hoạch tự đánh giá
và chuẩn bị cho việc đánh giá ngoài với các hướng dẫn rõ ràng thông qua thủ tục đánh
giá nội bộ.
b. Các điểm mạnh và những điểm tồn tại được phát hiện sau mỗi đợt đánh giá
nội bộ được phân tích, theo dõi và có kế hoạch hành động khắc phục cải tiến chặt chẽ.
3. Tóm tắt các điểm tồn tại
a. Một số kế hoạch đánh giá nội bộ để kiểm định chất lượng CTĐT còn bị chậm
tiến độ.

118
b. Chưa có cán bộ có thẻ kiểm định viên.
4. Kế hoạch cải tiến
Thời gian
Đơn vị/cá thực hiện
Mục
TT Nội dung nhân thực (bắt đầu và
tiêu
hiện hoàn
thành)
Phòng QLCL tăng cường rà soát kế
hoạch tự đánh giá của các CTĐT đã lên P. QLCL
Khắc kế hoạch, hỗ trợ tối đa nhân sự và tìm Các Khoa
1 phục tồn kiếm thông tin minh chứng giúp các có CTĐT Năm 2021
tại a khoa hoàn thành tiến độ kiểm định để ít đăng ký
nhất có 2 CTĐT và tăng cường hơn nữa kiểm định
số lượng CTĐT được đánh giá.
Khắc Khuyến khích CBGV đi tham tham dự P. QLCL
2 phục tồn các lớp đào tạo kiểm định viên hoặc các Năm 2021
tại b lớp tập huấn về công tác ĐBCL
Phát P. QLCL
Duy trì kế hoạch tự đánh giá và chuẩn
huy
3 bị cho việc đánh giá ngoài. Tăng cường Tất cả các Năm 2021
điểm
hệ thống ĐBCL bên trong. đơn vị
mạnh a
Sau mỗi đợt đánh giá nội bộ các điểm
Phát P. QLCL
mạnh và những điểm tồn tại được phát
huy
4 hiện, luôn được phân tích, theo dõi, có Tất cả các Năm 2021
điểm
kế hoạch hành động khắc phục cải tiến đơn vị
mạnh b
chặt chẽ.
5. Mức đánh giá
Tiêu chuẩn/Tiêu chí Tự đánh giá

Tiêu chuẩn 10 4.75/7


Tiêu chí 10.1 5/7
Tiêu chí 10.2 4/7

Tiêu chí 10.3 5/7


Tiêu chí 10.4 5/7

119
Tiêu chuẩn 11. Hệ thống thông tin đảm bảo chất lượng bên trong.
1. Mô tả
Tiêu chí 11.1. Kế hoạch quản lý thông tin đảm bảo chất lượng bên trong
bao gồm việc thu thập, xử lý, báo cáo, nhận và chuyển thông tin từ các bên liên
quan nhằm hỗ trợ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng
được thiết lập.
Với mục đích xây dựng hệ thống quản lý thông tin hỗ trợ cho các hoạt động dạy
và học, Nhà trường đã có các kế hoạch quản lý thông tin về đảm bảo chất lượng
(ĐBCL) bên trong để phục vụ cho việc thu thập, xử lý, báo cáo, nhận và chuyển thông
tin từ các bên liên quan nhằm hỗ trợ các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và
phục vụ cộng đồng [H11.11.01.01]. Kế hoạch này được triển khai thông qua các cuộc
họp giao ban; các công văn, báo cáo dạng văn bản giấy; qua các quy định về đào tạo
[H11.11.01.02]; Quy định phát triển CTĐT [H11.11.01.03]; Quy định xây dựng, thẩm
định và ban hành hành CTĐT và CĐR, Quy định xây dựng rà soát và phát triển CĐR
[H11.11.01.04]; Quy định đánh giá kết quả học tập [H11.11.01.05]; Quy định quản lý
hoạt động hợp tác quốc tế [H11.11.01.06].
Hệ thống thông tin ĐBCL bên trong của Trường ĐHTĐ gồm 03 mảng thông tin
chính: thông tin về đào tạo; thông tin về nghiên cứu khoa học và thông tin về phục vụ
cộng đồng. Ngoài ra, các thông tin về tài chính, nhân sự và hoạt động hợp tác quốc tế
cũng được Nhà trường phân công cho các đơn vị chuyên trách có chức năng, nhiệm vụ
phù hợp để thực hiện, theo dõi và báo cáo BGH [H11.11.01.07]. Trong quy định cơ
cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ các đơn vị, Nhà trường có phân công trách nhiệm
cho đơn vị chủ trì, các bộ phận hỗ trợ trong việc xây dựng hệ thống quản lý thông tin
ĐBCL bên trong [H11.11.01.08]. Nhà trường đã xây dựng quy định tổ chức hoạt động
khảo sát đảm bảo chất lượng giáo dục [H11.11.01.09]. Phòng HC-TH là đơn vị tiếp
nhận thông tin, xử lý và chuyển thông tin đến các bên liên quan trong Trường. Phòng
QLCL và các đơn vị triển khai thu thập thông tin, xử lý, viết báo cáo chuyển đến các
bên liên quan dưới dạng thống kê, tổng hợp. Các thông tin thu được qua các kênh góp
ý bằng cách đối thoại, hòm thư góp ý, bằng điện thoại. Ngoài ra, để công tác ĐBCL
bên trong đối với các hoạt động của Nhà trường được chặt chẽ, có hệ thống và đồng
nhất ở các đơn vị, Nhà trường đã phân công cụ thể nhân sự tại từng đơn vị tham gia
công tác ĐBCL [H11.11.01.10].
Thông tin về hoạt động đào tạo được giao cho phòng Quản lý đào tạo chịu trách
nhiệm theo dõi và báo cáo, bao gồm: tiến trình học tập của sinh viên; tỉ lệ sinh viên
qua môn/rớt môn; tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp, bỏ học thông qua phần mềm quản lý đào
120
tạo CcsTrainPro [H11.11.01.07]. Bên cạnh đó phòng ĐT&NCKH còn phối hợp với
Phòng Quản lý chất lượng khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên và cựu sinh viên về
CTĐT, sự hài lòng của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên. Tình hình
việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp, đánh giá của nhà tuyển dụng về sinh viên và
CTĐT [H11.11.01.08].
Phòng ĐT&NCKH theo dõi hoạt động, hiệu quả NCKH của giảng viên và sinh
viên qua các chỉ số như số lượng, chất lượng các công trình NCKH các cấp, hoạt động
đào tạo - chuyển giao công nghệ, số lượng các bài báo, công trình nghiên cứu được
công bố và danh sách các đối tác hợp tác với Nhà trường trong lĩnh vực NCKH. Phòng
NCKH&HTQT có nhiệm vụ theo dõi và phân tích xu hướng hoạt động NCKH của
Nhà trường hàng năm và báo cáo BGH [H11.11.01.08].
Về mảng phục vụ cộng đồng được giao cho Phòng Giáo dục chính trị và Công
tác sinh viên phụ trách, theo dõi các hoạt động kết nối doanh nghiệp, hoạt động hướng
nghiệp - tư vấn việc làm cho sinh viên [H11.11.01.08].
Ứng dụng CNTT góp phần rất lớn trong việc quản lý thông tin ĐBCL bên
trong, do vậy Nhà trường đã xây dựng các phương án ứng dụng CNTT để hỗ trợ thu
thập, xử lý, lập báo cáo và ra quyết định trong các hoạt động ĐT, NCKH và PVCĐ
[H11.11.01.11]. Nhà trường có hệ thống mạng hiện đại, tốc độ cao, kết nối mạng ổn
định nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động giảng dạy, học tập trong Nhà trường; có hệ
thống camera giám sát toàn bộ khu giảng đường và khu nhà Hiệu bộ. Hạ tầng mạng
wifi hiện nay phủ khắp khuôn viên trường [H11.11.01.12]. Trang thông tin điện tử của
Nhà trường thanhdong.edu.vn hoạt động online 24/7, luôn cập nhật thông tin về hoạt
động trong Trường, phòng Tuyển sinh và Truyền thông chịu trách nhiệm vận hành kỹ
thuật của trang thông tin điện tử. Hệ thống thông tin của Nhà trường hiện nay gồm các
phân hệ sau: quản lý đào tạo CcsTrainPro, quản lý tài chính Vacom; cổng thông tin
điện tử thanhdong.edu.vn, fanpage của các đơn vị như khoa Y-Dược, khoa Điều
dưỡng, khoa Kinh tế-QTKD… Tất cả các phân hệ phần mềm trên đều được lập tài liệu
mô phỏng chức năng và hướng dẫn sử dụng chi tiết [H11.11.01.13]. Hiện nay, Nhà
trường đã nâng cấp và thêm chức năng khảo sát trên mềm quản lý đào tạo CcsTrainPro
áp dụng hình thức khảo sát trực tuyến (online), sinh viên được yêu cầu thực hiện khảo
sát trước khi xem điểm của môn học. Kết quả khảo sát thu được được gửi về Phòng
Quản lý chất lượng để xử lý số liệu, phân tích và viết báo cáo [H11.11.01.14].
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 4/7.

121
Tiêu chí 11.2. Thông tin về đảm bảo chất lượng bên trong bao gồm kết quả
phân tích dữ liệu phải phù hợp, chính xác và sẵn có để cung cấp kịp thời cho các
bên liên quan nhằm hỗ trợ cho việc ra quyết định, đồng thời đảm bảo sự thống
nhất, bảo mật và an toàn.
Để nâng cao chất lượng hoạt động ĐT, NCKH và PVCĐ, Nhà trường đã xây
dựng hệ thống quản lý thông tin phục vụ cho công tác quản lý, điều hành các hoạt
động chính của trường, gồm cổng thông tin điện tử Nhà trường thanhdong.edu.vn cung
cấp đầy đủ thông tin cho các bên liên quan về: chiến lược phát triển của Nhà trường
trong từng giai đoạn; cơ cấu tổ chức và nhân lực; cơ sở vật chất; cam kết đảm bảo chất
lượng; tin tức; thông tin đào tạo; thông tin tuyển sinh các hệ đào tạo; thông tin sinh
viên; các quy chế, quy định; hợp tác đào tạo quốc tế;…[H11.11.02.01]. Trong lĩnh vực
đào tạo, Nhà trường sử dụng phần nềm CcsTrainPro với 2 phân hệ chính: Thứ nhất là
phục vụ cho cán bộ quản lý - giảng viên (gồm: quản lý CTĐT, quản lý thông tin người
học, quản lý các hồ sơ xuống khóa, xóa tên, chuyển trường, kết quả học tập của người
học từ khi vào trường đến khi kết thúc khóa học, tổ chức thi, xét duyệt học vụ: như
cảnh báo học vụ, thôi học, đăng ký khóa luận, thực tập tốt nghiệp, xét chứng chỉ, xét
tốt nghiệp và cấp bằng…[H11.11.02.02]); Thứ hai là phục vụ sinh viên, thông qua
cổng thông tin điện tử của Trường, sinh viên và người học có thể tiếp nhận các thông
tin, đồng thời dễ dàng theo dõi các thông tin liên quan cụ thể đến mỗi sinh viên như:
tiến trình đào tạo, theo dõi kết quả học tập từ khi vào trường đến khi kết thúc khóa
học. … Bộ phận Kế toán sử dụng phần mềm chuyên dụng Vacom để quản lý công tác
báo cáo tài chính, báo cáo thuế, quản lý công nợ [H11.11.02.03]… Phòng máy tính có
cài đặt phần mềm thi trắc nghiệm phục vụ cho các môn thi trắc nghiệm của Nhà
trường, giảng viên không phải chấm và người học biết kết quả ngay sau khi kết thúc
bài thi [H11.11.02.04]; phần mềm thi tin học trực tuyến cấp chứng chỉ Ứng dụng Công
nghệ thông tin cơ bản (IC3) (tracnghiem.thanhdong.edu.vn); Hệ thống đào tạo từ xa
theo hình thức đào tạo trực tuyến (E-Learning) http://eea.edu.vn giúp người học có
thêm kênh học liệu khi muốn hiểu sâu bài giảng trên lớp hoặc học cùng lúc nhiều
chương trình [H11.11.02.05]. Bên cạnh đó, Nhà trường đã xây dựng hệ thống E-mail
nội bộ cho toàn thể các cán bộ, giảng viên trong trường với tên miền
@thanhdong.edu.vn [H11.11.02.06]. Các khoa và trung tâm xây dựng fanpage,
website riêng nhằm đưa các thông tin của đơn vị như: tiến trình đào tạo, thời khóa
biểu, lịch trình thực tập, các thông tin về các buổi dã ngoại, hoạt động tình nguyện
cũng như các thông tin tuyển sinh để thí sinh và phụ huynh hiểu rõ hơn về ngành nghề
mình lựa chọn và để hỗ trợ người học cũng như doanh nghiệp [H11.11.02.07]. Năm
2019, nhằm quản lý thông tin cũng như minh chứng phục vụ hoạt động kiểm định chất

122
lượng giáo dục, Nhà trường đã đưa vào sử dụng phần mềm lưu trữ minh chứng tự
đánh giá cơ sở giáo dục [H11.11.02.08].
Thông qua các phần mềm lưu trữ, cơ sở dữ liệu về hệ thống thông tin ĐBCL
bên trong được phân tích chính xác, đầy đủ và kịp thời cho công tác theo dõi, đánh giá,
duy trì và cải thiện chất lượng của các mảng hoạt động chính của Trường, đảm bảo
đáp ứng tốt sứ mạng, tầm nhìn, các mục tiêu chiến lược của Nhà trường và yêu cầu
của các bên liên quan. Các dữ liệu về các hệ thống ĐBCL bên trong đều được xử lý,
phân tích theo từng lĩnh vực cụ thể và đã tăng cường ứng dụng CNTT vào các khâu: tổ
chức khảo sát, xử lý và phân tích dữ liệu, lập báo cáo tổng hợp. Hàng năm, Nhà trường
tiến hành thực hiện khảo sát thu thập ý kiến phản hồi của các bên liên quan để phục vụ
công tác ĐBCL đào tạo, nội dung khảo sát bao gồm: (1) Khảo sát lấy ý kiến phản hồi
của người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên; (2) Khảo sát lấy ý kiến đánh giá
sinh viên năm cuối; (3) Khảo sát lấy ý kiến đánh giá cựu sinh viên về tình hình việc
làm sau tốt nghiệp; (4) Khảo sát lấy ý kiến đánh giá đơn vị sử dụng lao động về kiến
thức, năng lực của sinh viên viên tốt nghiệp…; [H11.11.02.09]. Ví dụ: khảo sát ý kiến
sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên, sau khi phòng Quản lý chất lượng tổ
chức khảo sát (trên phiếu, webanketa.com…) [H11.11.02.10], kết quả sẽ được gửi đến
từng giảng viên và lãnh đạo khoa, viện, trung tâm để biết từ đó chỉ ra những tồn tại để
khắc phục và những mặt mạnh để tiếp tục phát huy nhằm nâng cao chất lượng hoạt
động dạy và học [H11.11.02.11]. Lãnh đạo các khoa chuyên môn sẽ sử dụng kết quả
khảo sát này để có kế hoạch phân tiết giảng dạy, hợp đồng mời giảng, xếp loại thi đua
hàng năm… [H11.11.02.12]. Đối với các loại khảo sát khác như: khảo sát doanh
nghiệp về chất lượng người học sau khi tốt nghiệp [H11.11.02.13], khảo sát người
học, cựu người học, giảng viên, cán bộ, nhân viên về hoạt động đào tạo
[H11.11.02.14], khảo sát cựu người học về tình hình việc làm của người học sau khi
tốt nghiệp [H11.11.02.15], khảo sát các bên liên quan về CTĐT, CĐR
[H11.11.02.16]… Việc thực hiện khảo sát, xử lý, phân tích và lưu trữ dữ liệu được
thực hiện theo quy định của Nhà trường ban hành giúp cho dữ liệu thu thập được có độ
tin cậy cao và đảm bảo bảo mật của thông tin thu thập được. Các kết quả khảo sát
được phân tích, đánh giá, tổng hợp để điều chỉnh chính sách, cái tiến và nâng cao chất
lượng trong các hoạt động của Nhà trường [H11.11.01.09].
Việc đối sánh kết quả khảo sát ý kiến phản hồi của các bên liên quan qua các
năm và phân tích nguyên nhân, kết quả góp phần cung cấp thêm thông tin giúp Nhà
trường có biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học [H11.11.02.17].
Hiện nay, CSDL số về hệ thống thông tin ĐBCL bên trong được lưu trữ và
quản trị theo cấu trúc CSDL của từng phần mềm quản lý. Toàn bộ dữ liệu được lưu trữ
123
có hệ thống, theo cấu trúc đối với từng mảng dữ liệu và luôn sẵn sàng cho việc truy
xuất nhanh chóng. Với phần mềm CcsTrainPro có thể giúp dễ dàng trích xuất ra các
dữ liệu liên quan tới đào tạo như: thông tin sinh viên; chất lượng đào tạo; kết quả quá
trình học tập sinh viên từ khi vào trường tới khi tốt nghiệp; số học phần thi lại, học lại;
kết quả học tập trong toàn khóa học của từng sinh viên; số lượng sinh viên tốt nghiệp
theo lớp, theo năm [H11.11.02.18].… Phần mềm tài chính có thể dễ dàng trích xuất
các thông tin về tình trạng đóng học phí, lệ phí học lại, thi lại của sinh viên theo từng
sinh viên, từng lớp, từng khoa, trích xuất các khoản thu, chi theo tháng, theo quý hoặc
theo năm [H11.11.02.19]. Bên cạnh đó Nhà trường đã thực hiện ba công khai theo
Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
[H11.11.02.20].
Để đảm bảo sự thống nhất, an toàn và bảo mật dữ liệu, Nhà trường có các biện
pháp đảm bảo an toàn, bảo mật cho hệ thống thông tin ĐBCL bên trong thông qua các
quy định sử dụng phần mềm, phân quyền admin, phân cấp quản lý và sử dụng
password, sử dụng các phần mềm bảo vệ như: Avast antivirut, Kaspersky Anti-
Ransomware, Firewall tích hợp trong window [H11.11.02.21]. Ngoài ra, Nhà trường
còn xây dựng hệ thống thông tin dự phòng đáng tin cậy và hiệu quả, những đơn vị đặc
thù như phòng ĐT&NCKH hay bộ phận Kế toán được trang bị ổ cứng di động để quản
lý thông tin, có trang bị máy nổ để cung cấp điện khi mất điện lưới trong thời gian dài
[H11.11.02.22].
Các quy định về chính sách, thủ tục bảo mật và an toàn với hệ thống thông tin
đảm bảo chất lượng bên trong được chuyển tới tất cả các cán bộ, giảng viên, các bộ
phận liên quan thông qua e-mail nội bộ, thông qua các cuộc họp giao ban, qua các văn
bản gửi tới các đơn vị trong Trường [H11.11.02.23].
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 4/7.
Tiêu chí 11.3. Thực hiện rà soát hệ thống quản lý thông tin đảm bảo chất
lượng bên trong, số lượng, chất lượng, sự thống nhất, bảo mật, an toàn của dữ
liệu và thông tin.
Tất cả các hệ thống quản lý thông tin, hệ thống dữ liệu thông tin đảm bảo chất
lượng bên trong của Nhà trường được tiến hành rà soát và kiểm tra định kỳ hàng năm.
Dựa trên các kế hoạch rà soát, điều chỉnh hệ thống thông tin, dữ liệu thông tin hàng
năm để đảm bảo thông tin có sự thống nhất, an toàn, bảo mật và sẵn sàng cung cấp kịp
thời cho các bên liên quan [H11.11.03.01]. Việc kiểm soát, kiểm kê, lưu trữ hàng năm
theo quy định trong công tác văn thư [H11.11.03.02]. Trường phân công nhiệm vụ cụ
thể cho các đơn vị chức năng chịu trách nhiệm về tính chính xác, bảo mật và an toàn
124
dữ liệu thông tin và rà soát hệ thống thông tin ĐBCL bên trong của đơn vị mình
[H11.11.03.03]. Ngoài ra, phòng HC-TH phân công cho bộ phận kỹ thuật chịu trách
nhiệm và thực hiện rà soát, kiểm tra vận hành, bảo trì hạ tầng CNTT và dịch vụ CNTT
bao gồm hệ thống máy chủ, hệ thống bảo mật và quyền truy cập, các phần mềm ứng
dụng [H11.11.03.04].
Hàng năm, Nhà trường tiến hành rà soát hạ tầng hệ thống mạng, máy tính và
chuẩn bị dữ liệu cập nhật vào hệ thống phần mềm của Nhà trường [H11.11.03.05]. Đối
với phần mềm quản lý của Nhà trường được nâng cấp thêm khi có yêu cầu nghiệp vụ
phát sinh và ký hợp đồng với đơn vị cung cấp để bảo trì và cập nhật định kỳ. Nhà
trường ký hợp đồng bảo trì định kỳ với công ty ChipChip là đơn vị cung cấp phần
mềm quản lý đào tạo. Từ năm 2015 đến năm 2019 phần mềm đã 2 lần nâng cấp với
các modul mới để tổ chức khảo sát, thi trắc nghiệm dựa trên các ý kiến của các bên
liên quan [H11.11.02.02]. Riêng về cơ sở hạ tầng và dịch vụ CNTT của Trường được
nêu chi tiết trong Tiêu chí 7.3. Trong Quy định về rà soát, điều chỉnh hệ thống quản lý
thông tin ĐBCL bên trong của Nhà trường đã nêu rõ: các thông tin dạng số lượng như
thông tin tuyển sinh, sinh viên, giảng viên, thông tin về ĐT, CSVC, NCKH và các hoạt
động PVCĐ các đơn vị phải đảm bảo tính thống nhất dữ liệu lưu trữ và báo cáo để
Nhà trường sử dụng cho việc ra quyết định và lập kế hoạch liên quan [H11.11.03.06].
Hàng năm, quá trình rà soát, điều chỉnh hệ thống quản lý thông tin ĐBCL đều
được triển khai thực hiện. Nhà trường đã lấy ý kiến phản hồi của các phòng, ban, các
khoa chuyên môn để bổ sung, điều chỉnh. Năm 2018, để thực hiện kế hoạch rà soát, bổ
sung, điều chỉnh hệ thống quản lý phần mềm CcsTrainPro, Nhà trường đã gửi văn bản
đến từng đơn vị để lấy ý kiến phản hồi về tình trạng sử dụng các phân hệ phần mềm
[H11.11.03.07]. Dựa trên các ý kiến phản hồi của các đơn vị Nhà trường tiến hành ký
hợp đồng nâng cấp phần mềm bổ sung thêm các tính năng còn thiếu như đăng ký đề
tài luận văn, khóa luận; phân hội đồng và quản lý đề tài theo từng hội đồng và theo
ngày bảo vệ; quản lý quá trình hoàn thành khóa luận, luận văn của người học; in bảng
điểm tốt nghiệp của sinh viên bảo vệ khóa luận và học viên bảo vệ luận văn theo mẫu riêng.
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 4/7
Tiêu chí 11.4. Việc quản lý thông tin đảm bảo chất lượng bên trong cũng
như các chính sách, quy trình và kế hoạch quản lý thông tin đảm bảo chất lượng
bên trong được cải tiến để hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu khoa học và PVCĐ.
Việc quản lý thông tin ĐBCL bên trong cũng như các chính sách, quy trình và
kế hoạch quản lý thông tin ĐBCL bên trong Nhà trường luôn được rà soát và cải tiến
nhằm hỗ trợ tích cực trong mọi hoạt động của Nhà trường và trong công tác Đào tạo,
125
Nghiên cứu khoa học và Phục vụ cộng đồng. Hàng năm, Nhà trường tiến hành xem xét
các ý kiến góp ý, đề xuất cải tiến các quy trình, xem xét cải tiến các biểu mẫu chưa
phù hợp [H11.11.03.07]. Từ năm 2015 đến năm 2019 phần mềm quản lý đào tạo được
nâng cấp 2 lần dựa trên cơ sở phần mềm cũ nhằm đáp ứng được những yêu cầu chung
về quản lý đào tạo theo tín chỉ của Bộ GD&ĐT cũng như những yêu cầu đặc thù của
Trường Đại học Thành Đông. Trong phiên bản 2 của phần mềm quản lý đào tạo có
một số tính năng được bổ sung, điều chỉnh như: đăng ký đề tài luận văn, khóa luận;
phân hội đồng và quản lý đề tài theo từng hội đồng và theo ngày bảo vệ; quản lý quá
trình hoàn thành khóa luận, luận văn của người học; in bảng điểm tốt nghiệp của sinh
viên bảo vệ khóa luận và học viên bảo vệ luận văn theo mẫu riêng…[H11.11.02.02].
Phần mềm tài chính VACOM được cập nhật theo những thay đổi về chế độ kế toán
theo Thông tư 133/2016 của Bộ Tài chính [H11.11.02.03]. Từ năm 2015, đưa vào sử
dụng cổng thông tin sinh viên giúp người học theo dõi tiến trình đào tạo, CTĐT của
ngành mình theo học, theo dõi kết quả học tập của mình từ khi vào trường đến khi kết
thúc khóa học; năm 2017, bước đầu đưa vào sử dụng thư viện điện tử với khá nhiều
học liệu tham khảo [H11.11.04.01]. Năm 2020, hệ thống E-Learning được đưa vào thí
điểm trên một số học phần để hỗ trợ người học có thêm kênh học liệu khi muốn hiểu
sâu bài giảng ofline trên lớp [H11.11.02.05], phần mềm kiểm định được đưa vào sử
dụng phục vụ cho hoạt động tự đánh giá và đánh giá ngoài của Nhà trường
[H11.11.02.08].
Nhà trường có sự cải tiến về các chính sách, quy trình và kế hoạch quản lý
thông tin ĐBCL bên trong của cơ sở giáo dục.
Về chính sách: nhằm tăng cường hoạt động ĐBCL bên trong, Nhà trường đã
thành lập mạng lưới ĐBCL và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên
[H11.11.04.02]. Đây là bước cải tiến lớn vì trước đây Nhà trường chỉ giao Ban Khảo
thí và ĐBCL triển khai thực hiện công tác đảm bảo chất lượng nhưng hiện nay Nhà
trường đã xây dựng được mạng lưới ĐBCL với sự tham gia của nhiều bộ phận trong
Trường bao gồm đại diện Ban Giám hiệu, phòng Quản lý chất lượng, đại diện các đơn
vị phòng, khoa, viện, trung tâm.
Về quy trình: Nhà trường đã ban hành các quy định, quy trình cho các hoạt
động ĐT, NCKH và PVCĐ như quy trình xây dựng CTĐT [H11.11.01.03], quy trình
xây dựng, rà soát CĐR [H11.11.01.04]; quy trình tuyển sinh [H11.11.04.03]; quy trình
dự giờ [H11.11.04.04]; quy trình đánh giá người học [H11.11.01.05]; quy trình thực
hiện đề tài NCKH của sinh viên, giảng viên [H11.11.04.05].
Hàng năm sau khi có kết quả phân tích đánh giá chất lượng người học sau khi

126
tốt nghiệp, dựa trên kết quả khảo sát nhà tuyển dụng, chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo
Nhà trường xây dựng kế hoạch thực hiện rà soát, bổ sung, điều chỉnh CTĐT và CĐR
[H11.11.04.06]; theo đó, năm 2019 có 08 CTĐT đại học và 3 CTĐT cao học được rà
soát, điều chỉnh và ban hành [H11.11.04.07].
Nhà trường đã sử dụng hệ thống thông tin đảm bảo chất lượng bên trong để hỗ
trợ tích cực cho hoạt động NCKH trong Trường. Căn cứ vào những kết quả phân tích
đánh giá về chất lượng NCKH, Nhà trường đã xây dựng Bộ chỉ số KPIs trong đánh giá
hiệu quả nghiên cứu khoa học từ năm học 2016-2017, ký kết hợp tác với các tổ chức
trong và ngoài nước về đào tạo và NCKH. Năm 2019 đã thành lập quỹ khuyến học,
khuyến tài và phát triển khoa học, nhằm hỗ trợ và khuyến khích các cán bộ, giảng viên
trong học tập, bồi dưỡng và NCKH, điều chỉnh mức hỗ trợ NCKH cho cán bộ, giảng
viên và sinh viên có các bài viết đăng trên các tạp chí quốc tế có chỉ số SIS và scopus
[H11.11.04.08]. Dựa trên loại hình và khối lượng các hoạt động PVCĐ của Nhà
trường trong năm học 2018-2019; căn cứ vào tiềm năng của Nhà trường, đến năm học
2019-2020 các hoạt động PVCĐ đã được tăng về khối lượng và số lượng cụ thể: về
hoạt động hiến máu tình nguyện năm 2018 chưa huy động được đội ngũ giảng viên
tham gia đến năm 2019 đã huy động được hơn 100 cán bộ, giảng viên và sinh viên
tham gia và thu được 63 đơn vị máu, [H11.11.04.09].
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 4/7
*Đánh giá chung về tiêu chuẩn 11:
2. Tóm tắt các điểm mạnh
a. Nhà trường có các văn bản quy định rõ ràng chức năng nhiệm vụ về Quản lý
hệ thống thông tin ĐBCL bên trong với các phần mềm chuyên dụng quản lý đào tạo,
quản lý tài chính và quản lý minh chứng phục vụ đánh giá và đánh giá ngoài.
b. Hệ thống quản lý thông tin ĐBCL bên trong luôn được rà soát, cải tiến, sẵn
sàng trích xuất khi cần, hỗ trợ tích cực trong mọi hoạt động của Nhà trường và trong
công tác ĐT, NCKH và PVCĐ.
3. Tóm tắt các điểm tồn tại
a. Hệ thống phần mềm của Nhà trường chưa được tích hợp trên một hệ thống
thông tin tổng thể thống nhất.
b. Việc khảo sát ý kiến cựu sinh viên và nhà tuyển dụng chưa thu hồi được kết
quả tốt, số phiếu thu về thấp.

127
4. Kế hoạch cải tiến

Thời gian
Đơn vị/cá
Mục thực hiện (bắt
TT Nội dung nhân thực
tiêu đầu và hoàn
hiện
thành)

Khắc Phấn đấu tích hợp các phần mềm Phòng HC-TH;
1 phục tồn quản lý vào một hệ thống thông Phòng ĐT- Năm 2021
tại a tin tổng thế thống nhất. NCKH

Rà soát các khâu thực hiện việc


khảo sát ý kiến cựu sinh viên và
Khắc
nhà tuyển dụng để điều chỉnh,
2 phục tồn Phòng QLCL Năm 2021
cải tiến việc triển khai sao cho
tại b
đạt kết quả tốt nhất, số phiếu thu
về có giá trị thống kê cao.

Tiếp tục quản lý tốt hệ thống


Phát thông tin ĐBCL bên trong,
Phòng QLCL; Hàng năm
huy thường xuyên cập nhật dữ liệu
3 tất cả các đơn Từ năm 2021
điểm vào hệ thống phần mềm chuyên
vị đến 2025
mạnh a dụng quản lý đào tạo, quản lý tài
chính...

Luôn rà soát, cải tiến hệ thống


quản lý thông tin ĐBCL bên
trong nhằm bảo đảm sự thống
nhất và tính bảo mật, an toàn của
Phát
dữ liệu và thông tin, sẵn sàng Phòng QLCL; Hàng năm
huy
4 trích xuất khi cần, đáp ứng nhu tất cả các đơn Từ năm 2021
điểm
cầu thông tin của các bên liên vị đến 2025
mạnh b
quan, hỗ trợ tích cực trong mọi
hoạt động của Nhà trường và
trong công tác ĐT, NCKH và
PVCĐ.

128
5. Mức đánh giá

Tiêu chuẩn/Tiêu chí Tự đánh giá


Tiêu chuẩn 11 4/7

Tiêu chí 11.1 4/7

Tiêu chí 11.2 4/7

Tiêu chí 11.3 4/7


Tiêu chí 11.4 4/7

Tiêu chuẩn 12. Nâng cao chất lượng


1. Mô tả
Tiêu chí 12.1. Xây dựng kế hoạch liên tục nâng cao chất lượng của cơ sở
giáo dục bao gồm các chính sách, hệ thống, quy trình, thủ tục và nguồn lực để
thực hiện tốt nhất hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và PVCĐ.
Căn cứ Chiến lược phát triển Trường Đại học Thành Đông đến năm 2025, tầm
nhìn 2030 [H12.12.01.01], đó là kiểm định chất lượng giáo dục Trường Đại học Thành
Đông được thực hiện theo chuẩn quốc gia, khu vực ... Nhà trường đã ban hành Chiến
lược đảm bảo chất lượng giáo dục đến năm 2025, tầm nhìn 2030 [H12.12.01.02]. Bản
chiến lược này đã đề cập đến Kế hoạch nâng cao chất lượng trong đó có các chính
sách, quy trình nâng cao chất lượng, kế hoạch hành động có tính liên tục với các mốc
thời gian và chỉ tiêu cụ thể để đảm bảo tốt nhất cho hoạt động ĐT, NCKH, PVCĐ như:
các hoạt động, sản phẩm và thời gian bắt đầu/kết thúc và nguồn lực của Nhà trường.
Nhà trường thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng thông qua các chính sách, hệ
thống, quy trình nghiệp vụ, thủ tục và nguồn lực để thực hiện tốt nhất hoạt động ĐT,
NCKH và PVCĐ. Theo đó, để nâng cao chất lượng các hoạt động ĐT, NCKH, PVCĐ,
Nhà trường đã ban hành các văn bản trong đó thể hiện các quy trình, hướng dẫn để
thực hiện, cụ thể như:
Chính sách: Nhà trường đã ban hành các chính sách để không ngừng nâng cao
chất lượng đào tạo thông qua việc phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên và nhân viên;
xây dựng cơ sở vật chất phục vụ tốt quá trình tổ chức dạy, học và nghiên cứu khoa
học; thường xuyên rà soát, cập nhật chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp giảng
dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học của Nhà trường; tăng
cường giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho sinh viên; nâng cao năng lực tự học, xây
dựng và rèn luyện khả năng học tập suốt đời ở người học; thực hiện kiểm định chất
lượng cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn của quốc gia và khu vực
129
(AUN-QA); Xây dựng và dần hoàn thiện hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong,
hướng đến việc phát triển văn hóa chất lượng trong Nhà trường [H12.12.01.02]. Cụ
thể: các chính sách về ĐT, NCKH và PVCĐ được rà soát hàng năm, sau đó được cải
tiến cho năm học mới thông qua hệ thống các quy định: Quy định đào tạo đại học, cao
đẳng chính quy theo học chế tín chỉ (năm 2015; 2018) [H12.12.01.03]; Quy chế chi
tiêu nội bộ (năm 2011; 2016; 2018) [H12.12.01.04]; Quy định về lương và các chế độ
phúc lợi [H12.12.01.05]; Quy định về chế độ làm việc của cán bộ, giảng viên
[H12.12.01.06]; Quy định về mức học phí năm học …[H12.12.01.07]; Các chính sách
tài chính ngày càng tăng cho các hoạt động ĐT, NCKH và PVCĐ [H12.12.01.08],
Quy định về xây dựng, thẩm định và ban hành CTĐT và chuẩn đầu ra (năm 2016);
Quy định phát triển CTĐT trình độ Đại học Trường ĐHTĐ (năm 2018); quy định
chính sách khuyến khích đào tạo, NCKH, PVCĐ (năm 2016); Quy định chính sách hỗ
trợ kinh phí NCKH cho học viên cao học và nghiên cứu sinh (năm 2017); Quy định
chính sách hỗ trợ kinh phí cho hoạt động Khoa học và công nghệ (năm 2018). Nhà
trường xây dựng nhiều chế độ học bổng, chính sách ưu đãi miễn phí ký túc xá, sân
bóng đá cỏ nhân tạo cho tất cả sinh viên trong suốt khóa học, cấp học bổng cho sinh
viên nghèo vượt khó, cấp học bổng toàn phần cho sinh viên thủ khoa, sinh viên có kết
quả đạt xuất sắc; giảm 50% học phí cho con thương binh, miễn học phí cho con liệt sỹ,
giảm 50% học phí cho sinh viên diện 30A, giảm 30-50% học phí cho sinh viên có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (thực hiện từ 2013 đến nay); cấp học bổng cho sinh viên
tham gia dự án đào tạo cử nhân điều dưỡng làm việc cho Tập đoàn Curanum, Korian,
Pfregenweek (CHLB Đức), điều dưỡng đặc định làm việc tại công ty, bệnh viện của
Nhật Bản….
Hệ thống: Hệ thống quản lý của Nhà trường đã được rà soát, cải tiến sau những
đợt tự đánh giá, theo đó Hội đồng ĐBCL đã được kiện toàn cùng với việc thành lập
mạng lưới ĐBCL bên trong để từ đó có biện pháp khắc phục, cải tiến nhằm đáp ứng
tầm nhìn, sứ mạng và kế hoạch chiến lược đề ra [H12.12.01.09], kiện toàn cơ cấu tổ
chức hàng năm, thành lập thêm một số đơn vị mới như phòng NCKH &HTQT, đổi tên
các đơn vị sau chia tách [ H12.12.01.10], [H12.12.01.11], [H12.12.01.12]. Sơ đồ hệ
thống đảm bảo chất lượng bên trong được thể hiện như sơ đồ dưới đây:

130
HIỆU TRƯỞNG

PHÒNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG


(THƯỜNG TRỰC HĐ ĐBCL)

CÁN BỘ ĐBCL CỦA CÁC CÁN BỘ ĐBCL CỦA CÁC


PHÒNG/KHOA VIỆN/TRUNG TÂM

Sơ đồ 12.1. Hệ thống ĐBCL bên trong Trường Đại học Thành Đông

Quy trình và thủ tục: để quản lý các hoạt động một cách có hiệu quả Nhà
trường đã ban hành một hệ thống các văn bản trong đó có quy định các quy trình
nghiệp vụ, các thủ tục bắt buộc kèm các hướng dẫn và biểu mẫu rõ ràng ví dụ: Quy
định đánh giá người học [H12.12.01.13], quy định phát triển CTĐT [H12.12.01.14],
quy định xây dựng, rà soát và phát triển CĐR [H12.12.01.15], quy trình tuyển sinh
[H12.12.01.16], quy trình một cửa đối với người học [H12.12.01.17], quy trình tuyển
dụng cán bộ [H12.12.01.18], quy định quản lý tài chính [H12.12.01.19], quy định
quản lý về NCKH [H12.12.01.20].
Nguồn lực: Hệ thống đào tạo cũng như thương hiệu của Nhà trường ngày càng
tăng. Trong giai đoạn từ năm 2015 đến nay, Nhà trường đã mở thêm 08 ngành mới:
Điều dưỡng, Dinh dưỡng, Y học cổ truyền, Dược, Thú y, Chính trị học, Luật kinh tế,
Quản lý nhà nước [H12.12.01.21]; Xây dựng mới và đưa vào hoạt động khu thực hành
dành cho ngành Dược học, Điều dưỡng và Y học cổ truyền [H12.12.01.22]; có định
hướng xây dựng bệnh viện thực hành [H12.12.01.02]. Số lượng người học ngày càng
tăng vì vậy mà kế hoạch nâng cấp chất lượng nguồn lực mà đặc biệt là nguồn nhân lực
và nguồn tài chính luôn là vấn đề được HĐQT, BGH đề cập trong nghị quyết và các
cuộc họp. Về nguồn lực: năm 2017 Nhà trường đã xây dựng Đề án vị trí việc làm
[H12.12.01.23], chiến lược phát triển nguồn nhân lực đến năm 2025, tầm nhìn 2030 ...
[H12.12.01.24]. Về tài chính: kế hoạch tăng các nguồn thu hợp pháp về tài chính
[H12.12.01.25] đa dạng hóa nguồn thu cũng được đề cập đến trong chiến lược gia tăng
các nguồn lực tài chính [H12.12.01.26].
Để đảm bảo chất lượng các hoạt động chung của Nhà trường, phòng Quản lý
chất lượng xây dựng, triển khai kế hoạch về công tác ĐBCL, trong đó phân công
nhiệm vụ thực hiện từng nội dung công việc cụ thể [H12.12.01.27], [H12.12.01.28],
[H12.12.01.29].

131
Kế hoạch cải tiến nâng cao chất lượng đảm bảo tính khả thi với với các mốc
thời gian và chỉ tiêu cụ thể để đảm bảo tốt nhất hoạt động đào tạo, NCKH và phục vụ
cộng đồng, trong đó quy định rõ quy định, hướng dẫn việc thực hiện cải tiến chất
lượng; phân công trách nhiệm trong việc thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng các
lĩnh vực hoạt động của Trường [H12.12.01.30].
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 4/7
Tiêu chí 12.2. Các tiêu chí lựa chọn đối tác, các thông tin so chuẩn và đối
sánh để nâng cao chất lượng hoạt động được thiết lập.
Nhà trường đã lựa chọn các đơn vị đối sánh theo một quy trình đảm bảo phải
tuân thủ các quy định của pháp luật, quy định của Nhà nước và các bộ ban ngành
[H12.12.02.01]; đã thiết lập các quy trình và tiêu chí lựa chọn đối tác hợp tác rõ ràng
và nhờ đó các đơn vị luôn sử dụng thông tin so chuẩn và đối sánh để đưa ra các biện
pháp, kế hoạch và cải tiến mọi hoạt động của đơn vị mình [H12.12.02.02]. Các tiêu chí
lựa chọn này được xác định một cách khoa học dựa trên tầm nhìn, sứ mạng, chiến lược
và năng lực thực tế của Nhà trường [H12.12.01.02].
Nhà trường đã xây dựng và ban hành “Tiêu chí so chuẩn, đối sánh với các đối
tác của Trường Đại học Thành Đông” Trong đó đã quy định cụ thể các tiêu chí lựa
chọn đối tác trong nước và nước ngoài, các nội dung dùng để so chuẩn đối sánh về bộ
máy, nhân sự, hoạt động đào tạo, …… [H12.12.02.02]; đã có các tiêu chí để xác định
nội dung so chuẩn, đối sánh cho 3 lĩnh vực: ĐT, HTQT, PVCĐ, cụ thể:
Về đào tạo: Khi thực hiện đối sánh CTĐT, Nhà trường đã căn cứ vào các tiêu
chí như tổng số tín chỉ, số học phần, số tín chỉ dành cho lý thuyết và thực hành,
phương pháp kiểm tra đánh giá, tài liệu học liệu phục vụ cho CTĐT... ngoài ra các đơn
vị đào tạo có thể bổ sung thêm một số tiêu chí khác theo đặc thù chuyên ngành để so
sánh.
Về nghiên cứu khoa học: các tiêu chí sử dụng khi thực hiện đối sánh là: đề tài
NCKH của cán bộ giảng viên, đề tài NCKH sinh viên, bài báo công bố trong nước, bài
báo công bố quốc tế, kết quả nghiên cứu được áp dụng trong thực tế, sản phẩm khoa
học công nghệ được thương mại hóa.
Về phục vụ cộng đồng: có các tiêu chí như các loại hình, số lượng….
Nhà trường ban hành hướng đẫn về việc thực hiện đối sánh cho các đơn vị,
hướng dẫn quy trình lựa chọn đối tác đối sánh. Các văn bản này quy định, hướng dẫn
về mục tiêu, yêu cầu, nội dung, hình thức thực hiện đối sánh tại trường Đại học Thành
Đông, các tiêu chí lựa chọn đối tác đối sánh [H12.12.02.03]. Các văn bản hướng dẫn
thực hiện đối sánh, trong đó có hướng dẫn cụ thể các bước thực hiện phù hợp cho từng
lĩnh vực được thể hiện trong Quy định phát triển CTĐT; Quy trình xây dựng, rà soát

132
và phát triển CĐR; Quy định về NCKH; Quy định quản lý hoạt động
HTQT…[H12.12.01.13],[H12.12.01.14],[H12.12.01.15],[H12.12.01.16],[H12.12.01.1
7],[H12.12.01.18], [H12.12.01.19], [H12.12.01.20].
Quy trình đối sánh của các đơn vị được thực hiện theo các bước sau:
Bước thực hiện Nội dung thực hiện chính

- Xác định lĩnh vực, hoạt động cần đối sánh


- Xác định các chỉ số so sánh
Lên kế hoạch - Lựa chọn đối tác đối sánh
- Xác định phương thức thu thập thông tin đối sánh
- Hoàn thiện hệ thống đối sánh ( cách thức đánh giá, các chỉ số
đánh giá,…)

Thu thập dữ liệu - Tiến hành thu thập dữ liệu

- Phân tích dữ liệu (xác định các mặt mạnh mặt yếu, đánh giá
nguyên nhân, phân tích lợi ích của việc thay đổi hoặc cải
tiến,…)
Phân tích, đánh giá
- Chia sẻ kết quả đối sánh giữa các bên
- Thiết lập các mục tiêu cần đạt được

- Xây dựng kế hoạch hành động, các quy định về trách nhiệm,
Cải tiến thời hạn cho quy trình cải tiến

Quy trình lựa chọn đối tác đối sánh được thực hiện qua các bước chính sau: (i)
Xác định nhu cầu, mục tiêu đối sánh; (ii) Xác định tiêu chí, lĩnh vực, quy mô, hình
thức đối sánh; (iii) Xác định số lượng đối tác đối sánh; (iv) Thiết lập thỏa thuận hợp
tác đối sánh; (v) Phân công bộ phận chuyên trách triển khai đối sánh.
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 4/7
Tiêu chí 12.3. Thực hiện việc so chuẩn và đối sánh nhằm tăng cường các
hoạt động đảm bảo chất lượng và khuyến khích đổi mới, sáng tạo.
Nhà trường đã thực hiện đối sánh và so chuẩn về chất lượng như sau:
Đối sánh về tuyển sinh: trong báo cáo tổng kết hàng năm về công tác tuyển
sinh, Nhà trường đã thực hiện đối sánh và phân tích kết quả tuyển sinh đạt được của
năm sau so với năm trước về tuyển sinh đầu vào, chỉ tiêu tuyển sinh, kết quả tuyển
sinh; đối sánh với trường đại học khác cùng khối ngành; trên cơ sở kết quả đối sánh
133
Nhà trường điều chỉnh, cải tiến, cập nhật các chính sách và xây dựng kế hoạch tuyển
sinh hàng năm cho phù hợp nhằm duy trì số lượng đầu vào năm sau cao hơn năm trước
[H12.12.03.01].
Đối sánh về CTĐT: trong giai đoạn từ 2015 - 2019, khi xây dựng, rà soát
CTĐT Nhà trường đã thực hiện so chuẩn 06 khung CTĐT đại học với 06 khung CTĐT
của các trường đại học ở trong nước: Trường Đại học Hải Phòng, Trường Đại học
Bách khoa Đà Nẵng, Trường Đại học Tài Nguyên và Môi trường HN, Trường Đại học
Cần Thơ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại học Nông
Lâm Bắc Giang... [H12.12.03.02]. Kết quả đối sánh là cơ sở để Nhà trường tiến hành
rà soát và công bố CTĐT sau rà soát.
Đối sánh về kết quả đào tạo: Hàng năm, phòng ĐT&NCKH tiến hành lập
bảng tổng hợp, phân tích đối sánh tỷ lệ lên lớp/thôi học, tỷ lệ tốt nghiệp hàng năm; tỷ
lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp năm sau so với năm trước... Ngoài ra, Nhà
trường đối sánh tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp của Nhà trường với Đại học Đại Nam,
Trường Đại học Brown, Đại học Lâm nghiệp, Đại học Thủy Lợi trong báo cáo tự đánh
giá; đối sánh tỷ lệ sinh viên có việc làm với Đại học Đại Nam, Đại học Brown để từ đó
có cái nhìn tổng thể về kết quả đào tạo của Nhà trường để kịp thời điều chỉnh
[H12.12.03.03].
Ngoài ra, để đảm bảo sự công bằng, chặt chẽ, khách quan và thống nhất Nhà
trường đã triển khai công tác đánh giá quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên,
góp phần nâng cao chất lượng đào tạo [H12.12.03.04]. Nhà trường đã ban hành các
quy định đào tạo: Quy định đánh giá người học [H12.12.03.05] trong đó thể hiện rõ
trách nhiệm của các cá nhân và đơn vị liên quan; quy trình ra đề thi [H12.12.03.06];
quy trình tổ chức thi; quy trình tổ chức thi tốt nghiệp và công nhận tốt nghiêp
[H12.12.03.07].
Để nâng cao chất lượng học tập của sinh viên và giảng dạy của giảng viên, Nhà
trường thường xuyên tổ chức lấy ý kiến phản hồi của người học về giảng viên, nội
dung môn học/học phần ... về hoạt động đào tạo ngay khi chuẩn bị kết thúc học phần,
năm học, khóa học [H12.12.03.08]. Hàng năm, Nhà trường tổ chức họp đối thoại với
sinh viên để cải thiện chất lượng thể hiện qua các biên bản đối thoại sinh viên
[H12.12.03.09], đồng thời Nhà trường ban hành các quyết định phân công GVCN/cố
vấn học tập [H12.12.03.10].

134
Bảng 12.1. Thống kê kết quả học tập, NCKH của sinh viên toàn trường
(tính đến 31/12 hàng năm)
Số SV tốt Số SV nhập Số SV thôi học Số SV đăng ký
Năm học
nghiệp học (%) đề tài NCKH

2015 - 2016 54 723 76 (4,7%) 8


2016 - 2017 301 993 120 (5,48%) 11

2017 - 2018 512 902 122 (4,96%) 19


2018 - 2019 560 1160 136 (4,65%) 22
2019 - 2020 565 992 135 (4,2%) 18

Bảng 12.2. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp của một số trường


Trường Đại học Thủy Đại học Lâm Trường
Năm Nghiệp
ĐH Đại Nam Lợi Thành Đông
2015 82,38 80.24 82,7 90
2016 74,07 80.07 60 92

2017 67,14 65.98 62 90,28


2018 66,34 67.05 91,06

2019 91,42

Chất lượng học tập của sinh viên còn thể hiện ở việc sinh viên có việc làm sau
khi ra trường. Vì vậy từ năm 2015, Nhà trường đã tiến hành lấy ý kiến phản hồi của
cựu sinh viên sau 1 năm ra trường [H12.12.03.11], các báo cáo về kết quả khảo sát
được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Nhà trường [H12.12.03.12].
Đối sánh về NCKH: trong giai đoạn từ năm 2015 - 2019 cán bộ giảng viên Nhà
trường đã thực hiện 65 đề tài. Nhà trường đã thực hiện so sánh loại hình và số lượng
NCKH của sinh viên từng khoa năm sau với năm trước, so sánh loại hình và số lượng
NCKH của giảng viên của Nhà trường với Trường Đại học Đà Lạt, kết quả cho thấy:
về loại hình NCKH của Nhà trường tương đương, còn về số lượng đề tài NCKH hiện
tại Nhà trường đang thấp hơn so với Đại học Đà Lạt [H12.12.03.13]. Để nâng cao chất
lượng NCKH, Nhà trường luôn khuyến khích cán bộ, giảng viên công bố kết quả
NCKH trên các tạp chí trong và ngoài nước; có chế độ hỗ trợ kinh phí cho các bài báo
khoa học đăng trên tạp chí khoa học quốc tế là 50 giờ chuẩn/bài và áp dụng định mức
NCKH 17 giờ chuẩn/bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành, 25 giờ chuẩn/bài báo
đăng trên kỷ yếu hội thảo quốc gia, quốc tế …[ H12.12.03.14].

135
Về mảng cơ sở vật chất và điều kiện giảng dạy, Phòng Quản lý Chất lượng đã
có so sánh hệ thống phòng học, thí nghiệm, thư viện, việc đảm bảo các điều kiện
nghiên cứu, học tập tốt nhất cho sinh viên và giảng viên [ H12.12.03.15]. Dựa trên kết
quả đối sánh, Nhà trường đã tăng cường đầu tư hệ thống cơ sở vật chất giúp đảm bảo
phục vụ tốt nhất cho việc học tập, nghiên cứu khoa học. Trường đã cải tạo Khu vực
sân chơi cho sinh viên. Thực hiện so chuẩn, đối sánh ngoài việc giúp Nhà trường tăng
cường các hoạt động ĐBCL còn giúp các đơn vị xác định những điểm mạnh của mình
và điểm yếu của đối tượng so chuẩn từ đó biến chúng thành cơ hội của mình; khuyến
khích đổi mới và sáng tạo (ví dụ như Nhà trường cam kết tìm việc làm cho sinh viên
trong và sau khi tốt nghiệp nếu sinh viên có nhu cầu; ký kết với Trung tâm Medaltec
đào tạo nguồn nhân lực cho Trung tâm, tổ chức chương trình khởi nghiệp để chia sẻ
thông tin, tư vấn hỗ trợ sinh viên trong việc định hướng nghề nghiệp, đưa môn Khởi
nghiệp vào chương trình đào tạo cao học...), tạo điều kiện cho những thay đổi trong
quản lý [H12.12.03.16]. Trường đã triển khai các hoạt động đối sánh theo đúng quy
trình từ bước lập kế hoạch, thu thập dữ liệu, phân tích đánh giá và cải tiến trên các lĩnh
vực: tuyển sinh, đào tạo, kết quả đào tạo, CSVC, khảo sát sự hài lòng các bên liên
quan, NCKH, PVCĐ.
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 4/7
Tiêu chí 12.4. Quy trình lựa chọn, sử dụng các thông tin so chuẩn và đối
sánh được rà soát.
Các thông tin so chuẩn và đối sánh trong tất cả các hoạt động: đào tạo, nhân sự,
NCKH, hợp tác quốc tế, phục vụ cộng đồng luôn được Nhà trường rà soát để xem
những tiêu chí có đảm bảo hay chưa, có gì cần thay đổi nhằm điều chỉnh, cải tiến kịp
thời. Quy trình lựa chọn, sử dụng các thông tin so chuẩn và đối sánh chất lượng cũng
được Nhà trường định kỳ rà soát điều chỉnh cho phù hợp và lập danh sách các Trường
được chọn lọc theo từng tiêu chí cụ thể để đối sánh, có tham chiếu các tiêu chí đối
sánh của Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu [H12.12.02.02], cụ thể:
Về đào tạo: năm 2018, Hội đồng Khoa học và Đào tạo Nhà trường đã họp để rà
soát quy trình lựa chọn và sử dụng thông tin so chuẩn về quy định phát triển CTĐT
[H12.12.04.01], quy trình xây dựng, rà soát và điều chỉnh CĐR [H12.12.04.02]. Theo
đó, định kỳ 2 năm, Nhà trường thực hiện rà soát CTĐT theo đúng các quy định rà soát
CTĐT, lấy ý kiến phản hồi từ các bên liên quan từ đó đưa ra các nhận xét, căn cứ để
điều chỉnh CTĐT [H12.12.03.02]; [H12.12.03.03]. Về KĐCL CSGD, Trường cũng
tiến hành tự đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục qua 2 phiên bản:
Phiên bản theo VBHN06/VBHN-BGDĐT, ngày 04/3/2014 (10 tiêu chuẩn, 61 tiêu chí)

136
và phiên bản theo TT12/2017/TT-BGDĐT, ngày 19/5/2017 (25 tiêu chuẩn, 111 tiêu
chí). Qua mỗi phiên bản, ứng với mỗi tiêu chuẩn, tiêu chí, Nhà trường lại rà soát các
thông tin so chuẩn, đối sánh lại các yêu cầu của nội hàm tiêu chí, xem có những thay
đổi gì để cập nhật kịp thời.
Theo lộ trình nâng cao chất lượng đào tạo, trong giai đoạn từ năm 2015 - 2019,
tất cả các khoa đều triển khai rà soát, cải tiến CTĐT. Năm 2015 có 02 CTĐT trình độ
thạc sĩ xây dựng mới, 06 CTĐT trình độ đại học được rà soát. Năm 2018 có 02 CTĐT
trình độ thạc sĩ xây dựng mới [H12.12.03.03]. Qua mỗi đợt rà soát, cập nhật CTĐT,
với vai trò là đơn vị đầu mối, phòng ĐT&NCKH đã rà soát và có những điều chỉnh
quy trình xây dựng và cập nhật CTĐT, đã ban hành quy định phát triển CTĐT với các
quy trình xây dựng CTĐT mới, quy trình rà soát CTĐT [H12.12.01.14]; ban hành quy
định về xây dựng, thẩm định và ban hành CĐR với các bước xây dựng, rà soát, các
quy định nhiệm vụ cụ thể cho các bên liên quan khi thực hiện [H12.12.01.15].
Trong quá trình xây dựng, cập nhật, đối sánh CTĐT, Nhà trường đã tham khảo
để thực hiện so chuẩn, đối sánh CTĐT của các trường đại học trong nước như: Trường
Đại học Hải Phòng, Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Trường Đại học Tài Nguyên
và Môi trường HN, Trường Đại học Cần Thơ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện
Nông nghiệp Việt Nam, Đại học Nông Lâm Bắc Giang...
Nhà trường cũng đã lựa chọn các trường đại học đối tác trong nước và quốc tế
để hợp tác nghiên cứu và đào tạo từ năm 2015. Khi ký thỏa thuận hợp tác với đối tác
trong nước, hiện tại phòng ĐT&NCKH làm đầu mối trao đổi, phòng Giáo dục chính trị
và Công tác sinh viên chịu trách nhiệm khai thác các mối quan hệ với doanh nghiệp và
cựu người học nhằm hỗ trợ việc làm cho sinh viên tốt nghiệp, các khoa quản lý sinh
viên triển khai và quản lý sinh viên thực tập tại các doanh nghiệp và các đối tác hợp
tác [H12.12.04.03]. Các hoạt động HTQT được triển khai dựa theo Quy định quản lý
hoạt động [H12.12.04.04], trong đó quy định rõ các hoạt động, quy trình về hợp tác
quốc tế. Việc theo dõi các hoạt động cụ thể do phòng Quản lý đào tạo sau đại học và
HTQT chịu trách nhiệm trực tiếp, phối hợp và phân quyền cho các đơn vị trong Nhà
trường khi triển khai các công tác HTQT mà phòng làm đầu mối. Phòng sẽ xem xét
các hồ sơ đối tác nếu đạt các tiêu chuẩn hợp tác của Nhà trường sẽ tiến hành ký kết và
báo cáo Cục KHCN của Bộ GD&ĐT cho phép cùng các đơn vị bắt đầu thỏa thuận
thêm với các đối tác. Nhà trường tăng cường mở rộng hợp tác với các cơ sở giáo dục
và các doanh nghiệp trong nước có uy tín và tiềm lực về kinh tế như: Các bệnh viện
thực hành, các ngân hàng, doanh nghiệp … [H12.12.04.03].

137
Thực hiện đối sánh chất lượng giữa các trường đại học ở Việt Nam là một hoạt
động chưa có tiền lệ, do đó việc cung cấp số liệu còn gặp nhiều khó khăn nên công
việc này Trường mới chỉ triển khai ở những bước ban đầu, cần tăng cường hơn nữa
trong thiết lập các đối tác so chuẩn và đối sánh.
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 4/7
Tiêu chí 12.5. Quy trình lựa chọn, sử dụng các thông tin so chuẩn và đối
sánh được cải tiến để liên tục đạt được các kết quả tốt nhất trong đào tạo, nghiên
cứu khoa học và PVCĐ.
Trên cơ sở văn bản hướng dẫn của Nhà trường về các tiêu chí chọn đối tác, tiêu
chí so chuẩn CTĐT, định kỳ 02 năm/lần Hội đồng Khoa học và Đào tạo của Nhà
trường họp để rà soát quá trình thực hiện các bước lựa chọn đối tác, sử dụng tiêu chí so
chuẩn theo hướng dẫn đã thực sự phù hợp chưa, qua đó có những điều chỉnh, bổ sung
các tiêu chí để Nhà trường mở rộng mối quan hệ hợp tác [H12.12.04.01];
[H12.12.05.01]. Sau khi rà soát các quy chế, quy định, quyết định, các chính sách mới
đã được cải tiến nhằm đạt được các kết quả tốt nhất trong ĐT, NCKH và PVCĐ: Quy
chế học sinh sinh viên; quy định phát triển CTĐT; quyết định ban hành quy trình xây
dựng, rà soát, phát triển CĐR; quy định đánh giá người học; Quy định quản lý hoạt
động hợp tác quốc tế…[H12.12.05.02]; [H12.12.01.14]; [H12.12.01.15];
[H12.12.05.03]. Vì thế từ năm 2015 đến 2019, Nhà trường đã ký kết hợp tác với nhiều
đối tác trong và ngoài nước [H12.12.05.04]. Các hoạt động hợp tác này là các kênh
thông tin, là cơ sở để Nhà trường, các khoa đề xuất những cải tiến quá trình lựa chọn
đối tác đối sánh, so chuẩn [H12.12.02.02].
Trên cơ sở kết quả so chuẩn, đối sánh năm 2019, Nhà trường đã rà soát, cập
nhật 08 CTĐT, cụ thể: CTĐT đã bổ sung hoặc được lược bớt một số học phần nhằm
đáp ứng nhu cầu xã hội, thực tiễn đào tạo; hoặc tăng, giảm số tín chỉ của học phần,
chẳng hạn: ngành Quản lý đất đai, sau khi rà soát, điều chỉnh số tín chỉ từ 128 tăng lên
135, để bảo đảm yêu cầu khối lượng kiến thức đào tạo Kỹ sư Quản lý đất đai; đổi tên
10 học phần, lược bỏ 6 học phần; bổ sung thêm 7 học phần mới... [H12.12.05.05]. Nhà
trường bổ sung các đầu sách báo, tạp chí, giáo trình điện tử, bài giảng E-Learning giúp
nâng cao chất lượng giảng dạy, phát triển hình thức đào tạo trực tuyến E-Learning để
sinh viên có thể được học với các chuyên gia trong nước thông qua internet, giảm chi
phí đào tạo [H12.12.05.06]. Nhà trường tham gia các hoạt động kết nối và PVCĐ,
đóng góp cho xã hội. Hướng các hoạt động của cán bộ, giảng viên đến các hoạt động
kết nối và PVCĐ, đóng góp cho xã hội như các hoạt động tình nguyện của các tổ chức,
đoàn thể [H12.12.05.07]. Dựa trên thực tế triển khai các hoạt động ĐT, NCKH và

138
PVCĐ và để các hoạt động này luôn được nâng cao chất lượng và được cải tiến xuyên
suốt, Nhà trường đã định kỳ xây dựng kế hoạch phát triển cho mỗi giai đoạn thể hiện ở
các kế hoạch hành động ngắn hạn và trung hạn trong các báo cáo ĐBCL hàng năm
[H12.12.05.08]. Ngoài ra, Nhà trường thực hiện lấy ý kiến phản hồi của CBGV, người
học, cựu sinh viên, đơn vị sử dụng lao động, đơn vị đào tạo phục vụ cho công tác
hướng đến đổi mới và cải tiến CTĐT ở tất cả các hệ đào tạo, ý kiến phản hồi về cơ sở
vật chất, thư viện và các hoạt liên quan đến đào tạo nhằm mục đích rà soát, cải tiến
nâng cao chất lượng đào tạo [H12.12.05.09]; [H12.12.05.10].
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 4/7
Đánh giá chung về tiêu chuẩn 12:
2. Tóm tắt các điểm mạnh
a. Nhà trường đã có kế hoạch nâng cao chất lượng hệ thống ĐBCL bên trong
bao gồm các chính sách, quy trình, thủ tục và các nguồn lực để thực hiện tốt các hoạt
động ĐT, NCKH và PVCĐ.
b. Quy định lựa chọn đối tác, sử dụng các thông tin so chuẩn và đối sánh làm cơ
sở để rà soát CTĐT, NCKH, HTQT và PVCĐ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
3. Tóm tắt các điểm tồn tại
a. Nhà trường chưa tham chiếu đa dạng các tiêu chí đối sánh của các CSGD
khác khi lựa chọn các thông tin so chuẩn.
b. Chưa có các hình thức thi đua khen thưởng trong việc thực hiện cải tiến chất
lượng sau đánh giá.
4. Kế hoạch cải tiến
Thời gian
Mục Đơn vị/cá nhân thực hiện
TT Nội dung
tiêu thực hiện (bắt đầu và
hoàn thành)
Thực hiện tham chiếu các 6/2020
Khắc tiêu chí đối sánh của các
Phòng Quản lý
1 phục tồn trường khác đa dạng hơn khi
chất lượng
tại a. lựa chọn các thông tin so
chuẩn.

Khắc Xây dựng các hình thức thi Từ năm 2021,


2 phục tồn đua khen thưởng trong việc Phòng HC-TH cuối mỗi đợt
tại b. thực hiện cải tiến chất lượng đánh giá
139
sau đánh giá, khen thưởng
các đơn vị hoàn thành đúng
tiến độ trong việc cải tiến
sau mỗi đợt đánh giá.

- Tăng cường các chính sách Hàng năm, từ


và nguồn lực cho hoạt động năm 2021 đến
Phát huy
ĐT, NCKH và PVCĐ. 2025
3 điểm Phòng HC-TH
- Tiếp tục đa dạng hóa
mạnh a.
nguồn thu hợp pháp về tài
chính.

Tiếp tục rà soát định kỳ 1 Hàng năm bắt


Phát huy
năm 1 lần rà soát, cập nhật đầu từ 2021
điểm
4 và đối sánh 100% CTĐT Các khoa
mạnh b.
với các trường, các đối tác
khác.

5. Mức đánh giá

Tiêu chuẩn/Tiêu chí Tự đánh giá

Tiêu chuẩn 12 4/7

Tiêu chí 12.1 4/7

Tiêu chí 12.2 4/7

Tiêu chí 12.3 4/7


Tiêu chí 12.4 4/7

Tiêu chí 12.5 4/7

140
Mục 3. ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VỀ THỰC HIỆN CHỨC NĂNG
----------------------------------------------
Tiêu chuẩn 13: Tuyển sinh và nhập học
1. Mô tả
Tiêu chí 13.1. Xây dựng kế hoạch, chính sách và truyền thông để tuyển sinh
cho các chương trình đào tạo khác nhau của Trường Đại học Thành Đông
Hàng năm, để chuẩn bị cho công tác tuyển sinh đạt hiệu quả tốt nhất, dựa trên
quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, kế hoạch, tầm nhìn, chiến lược phát triển Nhà
trường theo từng giai đoạn cụ thể và kết quả tuyển sinh của năm trước, Nhà trường tổ
chức cuộc họp Ban Giám hiệu và toàn thể cán bộ chủ chốt toàn trường để bàn về xây
dựng Đề án tuyển sinh và Kế hoạch tuyển sinh của năm [H13.13.01.01].
Năm 2014, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Trường Đại học Thành
Đông đã xây dựng Đề án tuyển sinh riêng giai đoạn 2015-2017; theo Đề án được
duyệt, Trường Đại học Thành Đông tuyển sinh theo 2 phương thức: (1) xét tuyển dựa
trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia theo quy định của Bộ GD&ĐT, (2) xét tuyển theo
học bạ lớp 12 THPT, theo các nhóm tổ hợp môn phù hợp với năng lực đầu ra cần thiết
của mỗi ngành đào tạo. Đề án tuyển sinh hàng năm của Nhà trường [H13.13.01.02]
được công bố trên website của Bộ GD&ĐT và website của Trường.
Trường Đại học Thành Đông hiện đang tuyển sinh các trình độ đại học (ĐH)
và sau đại học (SĐH) với các chương trình khác nhau: (i) bậc ĐH chính quy - 14
chuyên ngành; (ii) ĐH liên thông; (iii) SĐH - 4 chuyên ngành trình độ thạc sĩ. Với
mỗi chương trình đào tạo (CTĐT) khác nhau, Nhà trường xây dựng các kế hoạch
tuyển sinh, chính sách và truyền thông khác nhau và thành lập Hội đồng tuyển sinh
(HĐTS) để thực hiện nhiệm vụ này [H13.13.01.03].
Để công tác tuyển sinh và truyền thông được thực hiện một cách nề nếp và hiệu
quả, Nhà trường đã tách bộ phận tuyển sinh nằm trong phòng Đào tạo – Nghiên cứu
khoa học (P.ĐT - NCKH) [H13.13.01.04], thành lập phòng Tuyển sinh và Truyền
thông (P.TS&TT), [H13.13.01.05]. Đây là đơn vị có chức năng tham mưu cho Hiệu
trưởng về công tác tuyển sinh và truyền thông của Nhà trường.
Nhà trường đã xây dựng Kế hoạch tuyển sinh chung cho các hệ đào tạo trình độ
thạc sĩ, đại học và liên thông theo nhiều hình thức khác nhau như: kế hoạch tuyển sinh
trực tiếp, online và gián tiếp thông qua các đối tác, các cộng tác viên tuyển sinh của
Nhà trường [H13.13.01.06]. Trong các kế hoạch tuyển sinh này, nhiệm vụ của từng
thành viên Hội đồng tuyển sinh, các đơn vị, cá nhân liên quan tới công tác tuyển sinh
141
được quy định rõ ràng: Hiệu trưởng ký quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh;
phòng TS&TT chủ trì, phòng HC-TH, Đoàn Thanh niên CSHCM phối hợp lập và
duyệt kế hoạch tổng thể về công tác quảng cáo TS. Các đơn vị liên quan phối hợp với
phòng TS&TT hoàn thành các công cụ phục vụ công tác tuyển sinh như tờ rơi, pano,
apphich… hoàn thành các mẫu biểu xét tuyển, hồ sơ... Thời gian thực hiện từng nội dung
được thể hiện cụ thể trong kế hoạch của từng năm.
Dựa trên kế hoạch tuyển sinh hàng năm, Nhà trường tổ chức các đợt xét tuyển,
thi tuyển với thời gian đã được nêu trong kế hoạch tuyển sinh. Mỗi đợt thi tuyển, xét
tuyển Nhà trường đều có quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh, có phân công trách
nhiệm cụ thể cho các thành viên Hội đồng [H13.13.01.03].
• Về kế hoạch: Kế hoạch tuyển sinh trình độ đại học nằm trong kế hoạch tuyển
sinh chung của Bộ GD&ĐT. Để thực hiện kế hoạch tuyển sinh được thuận lợi, ngoài
việc có kế hoạch tổng thể, Nhà trường còn phân công cụ thể nhiệm vụ cho từng đơn
vị đối với tuyển sinh ở từng trình độ. Các ban trực thuộc Hội đồng tuyển sinh kết
hợp cùng các đơn vị sẽ căn cứ vào kế hoạch tuyển sinh để triển khai công việc trong
mỗi kỳ TS. Nhà trường giao chỉ tiêu tuyển sinh cụ thể cho từng cán bộ, giảng viên và
nhân viên. Xét tuyển đại học chính quy tiến hành một đợt chính thức và 1-2 đợt bổ sung
tùy tình hình thực tế. Tuyển sinh cao học và liên thông tổ chức thi tuyển 2 đợt mỗi năm.
• Về chính sách: Nhà trường công bố công khai các chính sách xét tuyển đại
học chính quy như khối thi, tổ hợp xét tuyển, phương thức xét tuyển, chỉ tiêu, chế độ
ưu tiên, ưu tiên tuyển thẳng v.v.... của Trường theo quy định của Bộ GD&ĐT và dựa
trên thảo luận về công tác tuyển sinh của Hội đồng Tuyển sinh. Các thông tin này
được thông báo công khai trong “Đề án tuyển sinh của Trường Đại học Thành Đông”
hàng năm. Đề án TS của Trường được điều chỉnh qua các năm để phù hợp với tình
hình thực tế.
Đối với tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ, các chính sách tuyển sinh như
“Điều kiện dự thi”, “Đối tượng và chính sách ưu tiên” được công khai rõ ràng trong
Điều 6 và Điều 7 của “Quy chế tuyển sinh và đào tạo thạc sĩ của Trường Đại học
Thành Đông” [H13.13.01.07]. Quy chế này được đăng trên website của Trường
[www.thanhdong.edu.vn/SAU ĐẠI HỌC].
• Về truyền thông: Để thông tin đến gần hơn với thí sinh cả nước, Trường Đại
học Thành Đông chú trọng truyền thông trên tất cả các kênh thông tin. Phòng TS&TT
chủ trì trong việc lập kế hoạch, tổ chức triển khai và giám sát công tác truyền thông về
tuyển sinh tất cả các bậc, hệ đào tạo của Nhà trường. Dựa vào kế hoạch chung của
Nhà trường, phòng TS &TT xây dựng và triển khai kế hoạch tổng thể và chi tiết cho
142
công tác tư vấn tuyển sinh, bao gồm: thông tin tuyển sinh, tư vấn mùa thi và tuyên
truyền trực tiếp.
Trước mỗi mùa tuyển sinh Nhà trường ra thông báo tuyển sinh theo từng bậc học
(chính quy, liên thông, cao học) [H13.13.01.08]. Các thông tin tuyển sinh của Nhà
trường như đối tượng, quy trình thi, đánh giá đầu vào; quy trình xét tuyển; đối tượng
thi tuyển, xét tuyển; đối tượng ưu tiên, phương thức tuyển sinh, các mốc thời gian, các
ngành nghề đào tạo... được công bố công khai trên website của Trường
www.thanhdong.edu.vn, trên các phương tiện truyền thông như: báo giấy, báo điện tử,
các hoạt động tiếp cận cộng đồng, các tài liệu quảng bá, các brochure tuyển sinh
[H13.13.01.09]. Hàng năm, ngoài việc Nhà trường chủ động tổ chức Ngày hội tư vấn
tuyển sinh tại Trường, thu hút đông đảo phụ huynh và học sinh quan tâm tìm hiểu về
Trường [H13.13.01.10], đội ngũ chuyên viên tư vấn Trường Đại học Thành Đông và
các đoàn CBGV sẽ đến các trường THPT tư vấn tại chỗ cho học sinh. Việc gặp gỡ trực
tiếp giúp Nhà trường nắm bắt tốt nhu cầu của người học, đổi mới và cải tiến chất
lượng đào tạo theo hướng phù hợp nhất. Công tác này được Nhà trường triển khai rộng
rãi, không chỉ các trường THPT tại Hải Dương mà còn ở các tỉnh thành lân cận. Bên
cạnh đó, trong các buổi truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh do Báo Thanh niên hay
Báo Tuổi trẻ tổ chức, Nhà trưởng đều cử cán bộ tham gia, tư vấn và giải đáp thắc mắc
cho HS. Ngoài ra, Nhà trường còn có hệ thống tư vấn tuyển sinh qua các kênh:
Fanpage Đại học Thành Đông, Chat trực tuyến, Zalo Đại học Thành Đông, hộp thư
tuyển sinh và tổng đài tư vấn 0220 3559 666 để tư vấn, giải đáp cho HS những thông
tin, quy chế tuyển sinh của Nhà trường, đồng thời định hướng, hướng dẫn để thí sinh có
thể lựa chọn được ngành học phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân.
Ngoài việc làm tốt công tác tuyển sinh và truyền thông, Nhà trường không ngừng
đầu tư, tăng cường chất lượng đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất nên quy mô đào tạo
của Trường Đại học Thành Đông ngày càng phát triển. Cụ thể:
Về đào tạo bậc đại học:
- Giai đoạn 2010 - 2011: Nhà trường đào tạo 4 mã ngành: Kế toán, Công nghệ
thông tin, Quản trị kinh doanh và Tài chính -Ngân hàng;
- Năm 2012: Mở mới 2 mã ngành: Quản lý đất đai; Công nghệ kỹ thuật xây dựng;
- Năm 2015: Mở mới mã ngành Luật kinh tế;
- Năm 2016: Mở mới mã ngành Điều dưỡng;
- Năm 2017: Mở mới 3 mã ngành Dinh dưỡng, Chính trị học và Quản lý nhà nước;
- Năm 2018: Mở mới mã ngành Thú y;
143
- Năm 2019: Mở mới các mã ngành Y học cổ truyền và Dược học.
Về đào tạo bậc cao học:
- Năm 2015: Mở mới mã ngành đào tạo thạc sĩ Quản trị kinh doanh;
- Năm 2016: Mở mới mã ngành đào tạo thạc sĩ Quản lý kinh tế;
- Năm 2017: Mở mới mã ngành đào tạo thạc sĩ Quản lý đất đai;
- Năm 2019: Mở mới mã ngành đào tạo thạc sĩ Luật kinh tế.
Có thể tóm tắt kết quả tuyển sinh và đào tạo của Nhà trường giai đoạn 2015 –
2019 trong bảng 13.1 (trang sau).
Tự đánh giá: 5/7

144
Bảng 13.1. Thống kê kết quả tuyển sinh và đào tạo giai đoạn 2015 - 2019

2015 2016 2017 2018 2019

Số Số Số Số Số
T Tên TN TN TN
sinh CQ L sinh CQ LT T sinh CQ LT TN sinh CQ LT sinh CQ LT
T ngành 20 2018 2019
viên T viên N viên viên viên
15
CAO HỌC

Quản trị
1 KD 58 106 31 54 0 102 24 43

Quản lý
2 kinh tế 50 83 71 34 20 40

Quản lý
3 đất đai 58 102 67 49

Luật kinh
4 tế 95 0

Tổng số
HVCH 58 156 172 54 173 136 206 132

ĐẠI HỌC

Khối
ngành III

1 Kế toán 439 124 72 29 510 129 69 95 490 89 44 128 403 42 55 166 327 53 31 151
145
Tài chính
2 - NH 62 16 31 6 75 30 13 70 32 34 103 37 111 25 14

Quản trị
3 KD 222 26 47 1 259 62 27 36 275 78 36 80 280 69 45 91 275 41 30 58

Luật kinh
4 tế 102 102 326 232 477 133 32 673 172 42 669 50 81 126
Tổng
khối 15 14
ngành 825 268 0 36 1,170 453 96 4 1,312 332 112 242 1,459 320 142 257 1,382 169 142 349
Khối
ngành V

Công
nghệ
5 KTXD 196 28 46 222 54 25 39 174 26 9 71 156 34 30 71 156 25 21 35
Công
nghệ
6 thông tin 174 39 41 18 212 62 26 38 169 29 10 71 158 34 29 62 135 16 18 46

7 Thú y 51 54 68 21

Tổng
khối
ngành 370 67 87 18 434 116 51 77 343 55 19 142 365 122 59 133 359 62 39 81

146
Khối
ngành VI

Điều
8 dưỡng 101 106 222 134 401 158 42 483 97 40 31
Dinh
9 dưỡng 40 42 125 91 180 66

Y học cổ
10 truyền - 128 135

11 Dược học - 58 61

Tổng
khối
ngành - 101 106 262 176 526 249 42 849 359 40 31
Khối
ngành
VII

Quản lý
12 đất đai 422 78 73 485 109 62 80 465 95 33 128 401 101 22 170 388 58 48 104
Quản lý
13 nhà nước 42 42 89 51 122 38

Chính trị
14 học 38 38 86 52 118 37

147
Tổng khối
ngành 422 78 73 0 485 109 62 80 545 175 33 128 576 204 22 170 628 133 48 104

TỔNG 31 30
SỐ 1617 413 0 54 2190 784 209 1 2462 738 164 512 2926 895 265 560 3218 723 269 565
TS thí
sinh nhập
học 723 993 902 1160 992 1695
SV TỐT
NGHIỆP 54 301 512 560 565

321
QUY MÔ 1617 2190 2462 2926 8

148
Tiêu chí 13.2. Xây dựng các tiêu chí để lựa chọn người học có chất lượng cho
mỗi chương trình đào tạo.
Trường Đại học Thành Đông hiện đang tổ chức tuyển sinh trình độ ĐH và
SĐH. Chất lượng đầu ra của mỗi trình độ đào tạo, ngành đào tạo lại phụ thuộc rất lớn
vào chất lượng đầu vào. Bởi vậy, Nhà trường chú trọng xây dựng các tiêu chí tuyển
chọn và chỉ tiêu tuyển chọn rõ ràng, công khai cho từng bậc học, ngành học.
Tất cả các tiêu chí thi tuyển, xét tuyển và phân bổ chỉ tiêu đều được Hội đồng
Tuyển sinh thống nhất thông qua tại biên bản họp Hội đồng tuyển sinh xác định
ngưỡng đảm bảo chất lượng hàng năm (đối với tuyển sinh bậc đại học) và Quyết định
quy định điểm trúng tuyển đối với tuyển sinh cao học [H13.13.02.01] và công khai rõ
ràng trong đề án tuyển sinh [H13.13.01.02], trong các thông báo tuyển sinh tương ứng
từng hệ đào tạo tại Nhà trường [H13.13.01.08], đăng trên trang thông tin điện tử của
Nhà trường [H13.13.02.02].
Các hình thức xét tuyển đại học chính quy, thi tuyển, xét tuyển liên thông và thi
tuyển cao học Nhà trường áp dụng phù hợp với từng đối tượng tuyển sinh và đúng quy
chế của Bộ GD&ĐT. Cụ thể như sau:
Tuyển sinh hệ ĐH chính quy: Từ cuối năm 2014, Trường Đại học Thành
Đông đã xây dựng “Đề án tự chủ tuyển sinh giai đoạn 2015-2017” và đã được Bộ
GD&ĐT phê duyệt [H13.13.01.02], theo đó, áp dụng đồng thời 2 phương thức xét
tuyển đại học để TS trình độ đại học chính quy:
Phương thức 1: Xét tuyển kết quả kỳ thi THPT quốc gia theo quy định của Bộ
GD&ĐT;
Phương thứ 2: Xét tuyển theo học bạ THPT với tổng điểm 3 môn lớp 12 đạt từ
18 điểm trở lên. Các môn thuộc khối xét tuyển tối thiểu phải đạt 5 điểm trở lên.
Hai phương thức xét tuyển trên tiếp tục được áp dụng cho các năm tiếp theo,
nhưng ngưỡng đảm bảo chất lượng được Hội đồng tuyển sinh xác định cụ thể theo
từng năm phù hợp với quy định của Bộ GD&ĐT và năng lực đào tạo của Trường
Năm 2019, căn cứ Thông tư 02/2019/TT-BGDĐT ngày 28/02/2019, ngưỡng
đảm bảo chất lượng của các khối ngành III, V và VII xét theo mốc nói trên. Riêng
khối ngành VI - khối ngành khoa học sức khỏe, điểm xét tuyển được quy định cao
hơn: ngành Điều dưỡng: 19,5; ngành Y học cổ truyền và ngành Dược học: 24 điểm
[H13.13.02.01].
Để đảm bảo chất lượng người học cho từng CTĐT, ngay từ đầu trong quy
149
trình tuyển sinh, Trường Đại học Thành Đông đã lựa chọn các tổ hợp môn phù hợp
với từng ngành học để xét tuyển. Các tổ hợp môn này có tính chất điển hình, yêu cầu
thí sinh cần phải đạt vì có mối liên hệ với ngành học. Tổ hợp các môn xét tuyển được
công bố rõ ràng trong thông tin tuyển sinh để thí sinh lựa chọn. Như vậy, việc xác
định tổ hợp môn phù hợp với ngành xét tuyển không những giúp Nhà trường chọn lọc
được thí sinh phù hợp, mà còn giúp các thí sinh định hướng được ngành nghề phù
hợp với năng lực của bản thân. Đối với các ngành chưa tuyển đủ chỉ tiêu, thông qua
tất cả các kênh thông tin, Nhà trường sẽ ban hành thông báo TS cho các đợt tiếp theo.
Tuyển sinh hệ liên thông: Căn cứ vào Thông tư 55/2012/TT-BGDĐT ngày
25/12/2012 của của Bộ GD&ĐT ban hành quy định đào tạo liên thông trình độ cao
đẳng lên đại học; căn cứ quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ GD&ĐT, Nhà trường
xác định rõ đối tượng tuyển sinh, các tiêu chí xét tuyển, tuyển sinh, nội dung thi tuyển.
Từ 2012-2017, Nhà trường tuyển sinh liên thông từ cao đẳng lên đại học. Từ 2017, sau
khi có Quyết định số 18/2017/QĐ-TTg ngày 31/05/2017 của Thủ tướng Chính phủ,
Nhà trường tuyển sinh liên thông từ trung cấp và cao đẳng lên đại học. Đối với trình
độ đào tạo này, Nhà trường tổ chức xét tuyển và thi tuyển theo quy định của Bộ
GD&ĐT, một năm hai đợt. Thí sinh đại học liên thông thi tuyển 3 môn, tùy chuyên
ngành và được quy định rõ trong Chương trình khung đào tạo các ngành và được công
bố công khai trên website của Trường để thí sinh biết - www.thanhdong.edu.vn/3-
cong-khai/[H13.13.02.02]. Việc xét tuyển, tổ chức thi tuyển, công nhận trúng tuyển và
triệu tập thí sinh trúng tuyển được thực hiện theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng
chính quy hiện hành của Bộ GD&ĐT và của Nhà trường [H13.13.02.03].
Tuyển sinh cao học: Các tiêu chí để tuyển chọn ứng viên cao học được ban
hành rõ ràng trong Quy chế tuyển sinh và đào tạo thạc sĩ của Nhà trường. Quy định về
học chuyển đổi đối với thí sinh thi tuyển bậc thạc sĩ đối với ngành đúng, ngành gần,
ngành phù hợp cũng được xác định rõ ràng trong chương trình đào tạo thạc sĩ từng ngành.
Ứng viên hệ đào tạo thạc sĩ được tuyển chọn qua hình thức thi tuyển, được
quy định tại Điều 5 Quy chế tuyển sinh và đào tạo thạc sĩ của Trường Đại học
Thành Đông. Yêu cầu thi 3 môn: cơ sở, chuyên ngành và ngoại ngữ. Riêng môn
ngoại ngữ, thí sinh có các chứng chỉ ngoại ngữ được công nhận thì sẽ được miễn thi.
Điểm trúng tuyển được xác định theo “Quyết định quy định điểm trúng tuyển cao học”
hàng năm [H13.13.02.01]. Thí sinh được xét trúng tuyển theo quy định tại Điều 23 và
Điều 24 của Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ Trường Đại học Thành
Đông [H13.13.02.04]. Mỗi năm Nhà trường tổ chức thi tuyển cao học 2 đợt. Công tác
tổ chức thi tuyển được tiến hành đúng quy chế: Hiệu trưởng ra quyết định thành lập

150
Hội đồng tuyển sinh và các ban giúp việc Hội đồng gồm: ban thư ký, ban đề thi, ban
coi thi, ban chấm thi để thực hiện các khâu trong công tác tuyển sinh [H13.13.02.05],
[H13.13.02.06], [H13.13.02.07], [H13.13.02.08], [H13.13.02.09].
Công tác xác định các tiêu chí tuyển sinh
Sau mỗi kỳ tuyển sinh, kết quả tuyển sinh được sử dụng để phân tích thông
qua các công cụ thống kê nhằm mục đích đánh giá tính hợp lý. Những thông tin về
xu hướng chọn ngành, nguồn gốc thí sinh dự xét tuyển cũng được phân tích nhằm thu
hút thí sinh từ các trường có uy tín. Các bất cập khác trong quy trình, hình thức
tuyển sinh cũng được thảo luận.
Các tiêu chí tuyển sinh được điều chỉnh và quyết định bởi HĐTS nhằm mục
đích tuyển được các thí sinh có chất lượng cao và phù hợp với các ngành đào tạo. Căn
cứ vào ý kiến phân tích, đánh giá của các chuyên gia, Hội đồng tuyển sinh sẽ đưa ra
các tiêu chí và phương thức tuyển sinh cho đợt tuyển sinh năm kế tiếp.
Có thể tóm tắt các tiêu chí về tuyển sinh của Trường Đại học Thành Đông trong
bảng dưới đây:
Bảng 13.2. Tóm tắt các tiêu chí về tuyển sinh giai đoạn 2015 - 2019

Năm học
TT Tiêu chí
2015 2016 2017 2018 2019
Cao học Đ1 Đ2 Đ1 Đ2 Đ1 Đ2 Đ1 Đ2

1 Ngưỡng ĐBCL

Điểm đầu vào (2 môn) ≥ 11 ≥ ≥ ≥ ≥ ≥ ≥ ≥ 10 ≥ 10


11 10 10 10 10 10

Tiếng Anh ≥ 50 ≥ ≥ ≥ ≥ ≥ ≥ ≥ 50 ≥ 50
50 50 50 50 50 50
2 Số kỳ tuyển sinh 1 2 2 2 2
3 Số ngành tuyển 1 1 2 3 3 3 3 4 4

4 Học phí/học kỳ - khóa 36 36 - 40 36 - 40 - QTKD: - QTKD: 10


học 4 học kỳ (triệu) 9; - QLKT: 11,5
- QLKT - Luật KT và
và QLĐD: 13,5
QLĐĐ:

151
11

Đại học
1 Ngưỡng ĐBCL

Điểm thi 3 chung/TN


THPT

Điều dưỡng - ≥ 13 ≥ 13 ≥ 13T ≥ 19,5


Y học cổ truyền - - - - ≥ 24

Dược học - - - - ≥ 24
Tất cả các ngành khác ≥ 13 ≥ 13 ≥ 13 ≥ 13 ≥ 13

Xét học bạ lớp 12

Điều dưỡng ≥ 19,5


Y học cổ truyền ≥ 24

Dược học ≥ 24

Tất cả các ngành khác ≥ 18 ≥ 18 ≥ 18 ≥ 18 ≥ 18


- Miễn phí KTX cho tất cả sinh viên
- HB toàn phần cho SV thủ khoa; SV có kết quả học tập đạt
xuất sắc
- Giảm 50% HP cho con thương binh, miễn HP cho con liệt sỹ;
2 CS hỗ trợ/ưu tiên
- Giảm 50% học phí cho sinh viên diện 30A (Nghị quyết số:
30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008);
- Giảm 30-50 % học phí cho SV có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn
3 Số đợt xét tuyển/năm 3 3 3 3 3

4 Số ngành TS 7 8 11 12 14
5 Học phí/học kỳ 5 tháng 2,9- 3,5 – 4,5 3,5 – 4,5 4,5 – 5,5 - Các ngành: 5,5
(triệu đồng) 3,75 ĐD, DD: (học 4 năm)
8 - Khối kỹ thuật:
6 (học 4,5 năm)

152
- ĐD, DD: 9 (4
năm)
- Dược: 10 (5
năm)
- YHCT: 18 (6
năm)

6 Số thí sinh trúng tuyển 495 952 885 1050 850

7 Số thí sinh nhập học 413 784 738 895 723


Liên thông
1 Ngưỡng ĐBCL (3 môn) ≥ 15 ≥ 15 ≥ 15 ≥ 15 ≥ 15
2 Số ngành tuyển sinh 7 6 7 7 7

3 Số thí sinh dự thi 370 250 202 310 320

4 Số TS trúng tuyển và 310 209 164 265 269


nhập học
5 Học phí/tháng (triệu 0,58 0,58 0,7 – 0,9 0,9 – 1,0 1,1 – 1,2
đồng)
Từ CĐ lên ĐH: 18 tháng
Từ TC lên ĐH: 25 tháng

Quy mô 1.617 2.190 2.458 2922 3.214

Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7


Tiêu chí 13.3. Quy trình giám sát công tác tuyển sinh và nhập học được thực hiện
Trước mỗi kỳ thi tuyển sinh (đại học, liên thông, cao học) Nhà trường thành lập
Hội đồng tuyển sinh, các ban giúp việc Hội đồng [H13.13.01.02], [H13.13.02.05],
[H13.13.02.06], [H13.13.02.07], [H13.13.02.08], [H13.13.02.09] và Ban Thanh tra
công tác tuyển sinh, hoạt động độc lập với Hội đồng tuyển sinh [H13.13.03.01]. Ban
Thanh tra tuyển sinh có nhiệm vụ: thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ, nghiêm túc,
đúng quy định trong tất cả các khâu của công tác tuyển sinh, nhập học; kịp thời phát
hiện những sai sót, vi phạm và đề xuất các hình thức xử lý theo đúng quy chế tuyển
sinh của Bộ GD&ĐT (Thông tư số 05/2017/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017)
[H13.13.03.02]. Ngoài ra, Nhà trường còn phân công cho các khoa giám sát chéo

153
phòng TS&TT, phòng ĐT&NCKH trong quá trình xét tuyển và nhập học có thực hiện
đúng quy chế tuyển sinh, Đề án tuyển sinh theo Quy trình tuyển sinh và nhập học đã
ban hành [H13.13.03.03].
Nhà trường đã ra Quyết định ban hành “Quy trình giám sát công tác tuyển sinh
và nhập học của Trường Đại học Thành Đông” [H13.13.03.04], bao gồm:
- Quy trình thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác thi tuyển;
- Quy trình thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác xét tuyển;
- Quy trình thanh tra, kiểm tra, giám sát việc nhập học.
Đây là công cụ để phòng Quản lý chất lượng (P.QLCL) [H13.13.03.05] và Ban
Thanh tra công tác tuyển sinh tiến hành giám sát công tác tuyển sinh và nhập học toàn trường.
Công tác xét tuyển thí sinh đăng ký dự tuyển của các ngành được giám sát chặt
chẽ, cụ thể: Ban Thanh tra kiểm tra quy trình tiếp nhận rà soát hồ sơ, cập nhật công bố
thông tin xét tuyển trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thanh tra kiểm tra việc
phát nhận hồ sơ xét tuyển về thời gian, hình thức các loại giấy tờ xác nhận kết quả học
tập, diện ưu tiên, khuyến khích, các hoạt động hỗ trợ tư vấn thí sinh hay đổi nguyện
vọng đăng ký xét tuyển.
Các công tác thi đầu vào hệ liên thông và hệ đào tạo sau đại học của Nhà
trường được tổ chức chặt chẽ, mỗi công đoạn đều được giao nhiệm vụ cụ thể cho từng
ban giúp việc của HĐTS như: ban Thư ký [H.13.13.02.06], ban Đề thi
[H.13.13.02.07], ban Coi thi [H.13.13.02.08], ban Chấm thi [H.13.13.02.09] và đều
có giám sát thanh tra. Công tác sắp xếp phòng thi, in đề thi, tổ chức coi thi và tổ chức
thi được lên kế hoạch chi tiết, thực hiện nghiêm ngặt và giám sát chặt chẽ, kỹ lưỡng
của Hội đồng tuyển sinh, Ban Thanh tra tuyển sinh. Các trưởng điểm thi, thư ký và các
cán bộ coi thi đều được tập huấn kỹ lưỡng về quy chế thi, công tác tổ chức kỳ thi và
được hướng dẫn thực hiện các công việc trong từng môn thi.
Công tác chấm thi được tổ chức nghiêm ngặt, các bài thi tự luận của thí sinh
được rọc phách niêm phong, được chấm thi bởi hai cán bộ chấm thi độc lập. Ngoài ra,
5% trên tổng số bài thi được chấm kiểm tra bởi Ban chấm kiểm tra độc lập với Ban
chấm thi. Hội đồng tuyển sinh công bố kết quả trúng tuyển; thí sinh trúng tuyển đến
Trường nhập học theo thông báo và trở thanh tân sinh viên.
Hàng năm, Nhà trường đều xây dựng Kế hoạch nhập học cho tân sinh viên, kế
hoạch nhập học gồm các nội dung như: Thời gian nhập học, phân công nhiệm vụ cho
các đơn vị trong ngày nhập học… [H13.13.03.06].

154
Việc giám sát công tác nhập học cũng được thực hiện chặt chẽ, nghiêm ngặt:
ban Thanh tra giám sát việc nhập học và kiểm tra hồ sơ trúng tuyển; giám sát việc thực
hiện kiểm tra đối chiếu giấy tờ thí sinh nộp với bản gốc; giám sát việc tiếp nhận thí
sinh trúng tuyển; xử lý thí sinh nhập học muộn. Tất cả các việc thanh tra giám sát đều
được lưu lại thành biên bản và báo cáo Ban Giám hiệu Nhà trường.
Kết thúc năm tuyển sinh, Hiệu trưởng ra Quyết định thành lập Đoàn thanh tra
công tác tuyển sinh đại học, liên thông và cao học [H13.13.03.07] để tiến hành thanh
tra toàn bộ công tác tuyển sinh và nhập học của tất cả các bậc đào tạo và các hệ đào
tạo. Kết quả thanh tra được báo cáo cho Ban Giám hiệu để kịp thời chấn chỉnh và rút
kinh nghiệm cho công tác tuyển sinh và nhập học năm kế tiếp [H13.13.03.08]. Kết quả
tuyển sinh và nhập học giai đoạn 2015 - 2019 được cập nhật đầy đủ trong file Phụ lục
Cơ sở dữ liệu của cơ sở giáo dục [H13.13.03.09].
Ngoài ra, công tác tuyển sinh, xét tuyển và nhập học của Nhà trường được giám
sát chặt chẽ bởi Bộ GD&ĐT thông qua cơ chế khai báo thông tin tuyển sinh trên phần
mềm tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, báo cáo kết quả thi tuyển, xét tuyển, nhập học theo
đúng quy định của Bộ GD&ĐT.
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7
Tiêu chí 13.4. Có các biện pháp giám sát việc tuyển sinh và nhập học
Nhà trường thực hiện nhiều biện pháp giám sát khác nhau nhằm đảm bảo việc
thực hiện tuyển sinh theo đúng quy trình và quy định đã được ban hành như: Mỗi đợt
tuyển sinh (xét tuyển, thi tuyển) Nhà trường thành lập Ban Thanh tra tuyển sinh
[H13.13.03.01], thực hiện chức năng nhiệm vụ giám sát tuyển sinh độc lập với Hội
đồng Tuyển sinh. Kết thức năm tuyển sinh Nhà trường thành lập Đoàn thanh tra công
tác tuyển sinh để tiến hành thanh tra toàn bộ công tác tuyển sinh và nhập học của tất cả
các bậc đào tạo và các hệ đào tạo [H13.13.03.07].
Việc đánh giá, phân tích kết quả giám sát công tác tuyển sinh và nhập học được
thể hiện trong Báo cáo kết quả thanh tra công tác tuyển sinh [H13.13.03.08] của Đoàn
thanh tra công tác tuyển sinh hàng năm.
Kết quả phân tích, đo lường về tuyển sinh và nhập học được đúc kết trong Báo
cáo tổng kết công tác tuyển sinh và nhập học hàng năm của Hội đồng tuyển sinh
[H13.13.04.01].
Giám sát chất lượng tuyển sinh đại học chính quy qua việc xác định điểm trúng
tuyển hàng năm. Sau khi Hội đồng điểm sàn của Bộ GD&ĐT đưa ra ngưỡng đảm bảo
chất lượng đại học, Hội đồng Tuyển sinh Nhà trường họp để đưa ra ngưỡng đảm bảo
155
chất lượng vào các ngành học của Trường [H13.13.02.01]. Tiêu chí để đưa ra ngưỡng
đảm bảo chất lượng của Trường Đại học Thành Đông: Căn cứ vào kết quả thi của thí
sinh, chỉ tiêu Bộ GD&ĐT cho phép đối với từng trình độ đào tạo và năng lực đào tạo
tối đa của Nhà trường và số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển đại học của năm tiêu
chuẩn xét tuyển của Trường Đại học Thành Đông đảm bảo điều kiện xét tuyển của Bộ
GD&ĐT (điểm sàn không nhân hệ số, điểm trúng tuyển của Nhà trường không được
thấp hơn điểm sàn). Các tiêu chuẩn này được quy định cụ thể trong đề án tuyển sinh
từng năm [H13.13.01.02] đã được Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục
(nay là Cục Quản lý chất lượng) phê duyệt và đăng trên trang thông tin tuyển sinh của
Bộ GD&ĐT, trên cổng thông tin tuyển sinh, trên trang thông tin điện tử của Nhà
trường: www.thanhdong.edu.vn.
Đối với đào tạo trình độ thạc sĩ và liên thông: Để đảm bảo công tác tổ chức thi
tuyển theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT một cách công bằng, khách quan, Nhà
trường đã thành lập Hội đồng tuyển sinh và các ban công tác chịu trách nhiệm về công
tác tuyển sinh của Nhà trường như ban Thư ký, ban Coi thi, ban Đề thi, ban Chấm thi
[H13.13.03.07]. Tất cả quy trình bốc thăm đề thi [H13.13.04.02], in sao đề thi
[H13.13.04.03], tổ chức thi, chấm thi, và công bố kết quả thi Nhà trường thực hiện
đúng theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ GD&ĐT. Ví dụ quy trình in sao đề thi:
thành lập Tiểu ban Đề thi; quy định thời gian in sao đề thi, số lượng đề thi in sao,
chuyển giao đề thi gốc còn nguyên niêm phong cho Trưởng Tiểu ban Đề thi; tiến hành
hành in sao đề thi theo đúng quy chế của Bộ GD&ĐT; khu vực in sao đề thi phải là
một địa điểm an toàn, kín đáo, biệt lập và được bảo vệ nghiêm ngặt trong suốt thời
gian làm việc, có đầy đủ phương tiện bảo mật, phòng cháy, chữa cháy và có sự giám sát
chặt chẽ của đồng chí công an phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Hải Dương.
Đề thi sau khi được đóng túi, niêm phong theo từng phòng thi được bàn giao
cho ban Coi thi dưới sự giám sát Ban Thanh tra và Hội đồng thi. Công tác giám sát
mỗi đợt thi tuyển cao học được thể hiện trong Biên bản kết thúc kỳ thi [H13.13.04.04].
Để việc giám sát đạt hiệu quả cao Nhà trường còn sử dụng phần mềm giám sát tuyển
sinh “ba chung” của Bộ GD&ĐT [H13.13.04.05].
Kết thúc năm tuyển sinh, Hội đồng tuyển sinh làm Báo cáo tổng kết công tác
tuyển sinh và nhập học [H13.13.04.01]. Việc phân tích số liệu tuyển sinh như chỉ số
trúng tuyển theo ngành, chỉ số trúng tuyển theo vùng miền, chỉ số phân tích về điểm
trúng tuyển được thực hiện dựa vào phần mềm Excel. Các số liệu chi tiết luôn được
đưa vào báo cáo Bộ GD&ĐT.
Giám sát nhập học: Việc nhập học của các thí sinh được theo dõi và giám sát
156
thông qua Hội đồng tuyển sinh và Ban Thanh tra tuyển sinh. Bên cạnh đó, Nhà trường
sử dụng phần mềm CssTrainPro [H13.13.04.06] để giám sát, lưu trữ thông tin sinh
viên nhập học và có thể trích xuất các dữ liệu cần thiết phục vụ các công tác tuyển sinh
của Nhà trường và báo cáo Bộ GD&ĐT. Trong phần mềm đó các dữ liệu của sinh viên
được lưu trữ một cách rõ ràng cụ thể như: họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại,
địa chỉ, số điểm trúng tuyển vào Trường, thông tin điểm các môn xét tuyển, phần mềm
này lưu trữ dữ liệu từ khi sinh viên nhập học đến khi sinh viên ra trường.
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7
Tiêu chí 13.5. Công tác tuyển sinh và nhập học được cải tiến để đảm bảo
tính phù hợp và hiệu quả.
Công tác tuyển sinh và tình hình nhập học của thí sinh hàng năm là bài toán khó
đối với nhiều trường đại học hiện nay và nhất là các trường đại học ngoài công lập,
Trường Đại học Thành Đông không phải là ngoại lệ. Vì vậy, để đảm bảo tính phù hợp
và hiệu quả, đảm bảo Nhà trường tuyển đúng và đủ chỉ tiêu đề ra, tuyển được người
học có chất lượng, phù hợp với ngành đào tạo, Nhà trường không ngừng cải tiến quy
trình tuyển sinh và nhập học, cải tiến phương thức tuyển, tiêu chí tuyển, cải tiến
công tác truyền thông.
Sau mỗi kỳ tuyển sinh, kết quả tuyển sinh và nhập học được đúc kết trong Báo
cáo tổng kết công tác tuyển sinh hàng năm [H13.13.04.01]. Kết quả đánh giá công tác
tuyển sinh và nhập học được Nhà trường sử dụng làm căn cứ để điều chỉnh chiến
lược/chính sách/kế hoạch tuyển sinh, nhập học
- Về chiến lược phát triển các chuyên ngành đào tạo: kết quả tuyển sinh hàng năm và
nghiên cứu nhu cầu nhân lực của xã hội cho thấy nhóm ngành chăm sóc sức khỏe đang
có nhu cầu rất lớn, nhất là nhu cầu cung cấp Điều dưỡng đi làm việc ở ngước ngoài
(CHLB Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc …). Bởi vậy, sau khi mở mã ngành Điều dưỡng
(2016), Nhà trường mở tiếp mã ngành Dinh dưỡng (2017) và 2 mã ngành Y học cổ
truyền và Dược học (2019). Hai mã ngành này, ngay năm tuyển sinh đầu tiên, dù
ngưỡng đảm bảo chất lượng là 24 điểm, cao hơn các ngành khác (18 điểm), nhưng đã
tuyển được gần 200 sinh viên từ nhiều tỉnh thành trong cả nước.
- Về chính sách tuyển sinh: ngoài điều chỉnh ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào,
chính sách tuyển thẳng, đề án tuyển sinh được cập nhật hàng năm [H13.13.01.02],
môn tiếng Đức, tiếng Nhật được thay thế môn tiếng Anh cho các lớp Điều dưỡng tham
gia dự án hợp tác đào tạo cử nhân Điều dưỡng cho Đức hoặc Nhật Bản.

157
Chính sách cấp học bổng toàn phần 100% cho những sinh viên chính quy thủ
khoa hàng năm; giảm 50% cho SV đạt điểm xuất sắc sau cuối mỗi năm học; miễn học
phí cho con liệt sỹ, giảm 50% học phí cho con Thương binh, con gia đình hộ nghèo đã
được HĐQT phê duyệt.
Từ cuối năm 2014, Trường Đại học Thành Đông đã có chiến lược, tầm nhìn xây
dựng “Đế án tự chủ tuyển sinh đại học, cao đẳng giai đoạn 2015-2017”, được Bộ
GD&ĐT phê duyệt bằng công văn trả lời số 7614/BGDĐT-KTKĐCLĐL ngày
31/12/2014 [H13.13.01.02]. Từ 2017 trở đi, hàng năm Nhà trường điều chỉnh chính
sách, cách thức tuyển sinh kịp thời để phù hợp với quy chế tuyển sinh của Bộ
GD&ĐT. Nhà trường không ngừng cải tiến, để hoàn thiện công tác tự chủ tuyển sinh
của Trường.
Các quy trình nhận hồ sơ xét tuyển được điều chỉnh, cải tiến: thủ tục nộp hồ sơ
xét tuyển nhanh, gọn, thuận tiện cho thí sinh đến nộp tại Trường hoặc gửi qua đường
bưu điện. Kết quả được thông báo kịp thời, nhanh chóng qua Cổng thông tin điện tử
của Trường www.thanhdong.edu.vn và nhắn tin, điện thoại đến từng thí sinh.
Trường Đại học Thành Đông đã từng bước thay đổi cách thức truyền thông
trong tuyển sinh. Từ năm 2017 trở về trước bộ phận tuyển sinh nằm trong phòng
ĐT&NCKH, khi thành lập Hội đồng tuyển sinh, Nhà trường thành lập các ban giúp
việc, trong đó có ban Truyền thông tuyển sinh đại học và cao đẳng [H13.13.05.01].
Đầu năm 2018, bộ phận tuyển sinh được tách độc lập và Nhà trường đã thành lập
phòng Tuyển sinh và Truyền thông [H13.13.01.04]. Bên cạnh các phương thức
truyền thống, Trường Đại học Thành Đông đã bổ sung nhiều phương thức tiếp cận với
các SV tiềm năng thông qua mạng xã hội và các công cụ trực tuyến. Từ năm 2018,
Nhà trường đã thành lập Tổ Marketing online, thuộc phòng TS&TT, phụ trách mảng
truyền thông trực tuyến nhằm mở rộng kênh tư vấn tuyển sinh. Các số điện thoại tư
vấn tuyển sinh được công bố trên website của Trường: hotlines: 0220 3559 666; 0962
891 986.
Công tác tuyên truyền ngày càng được chú trọng và được đẩy mạnh, nhằm kịp
thời đưa thông tin tới gần nhất với thí sinh. Ngoài cổng thông tin điện tử được cập
nhật liên tục, Trường Đại học Thành Đông còn mở rộng phạm vi truyền thông trực
tiếp từ TP. Hải Dương đến các tỉnh thành trong cả nước [H13.13.05.02] (Video phát
trên VTV1 – đường linh vào website trường). Đặc biệt từ năm 2016, Trường triển
khai công tác tổ chức đón học sinh các trường THPT đến thăm quan Trường; phối
hợp với Sở GD&ĐT Hải Dương và Tỉnh Đoàn Hải Dương đăng cai địa điểm tổ chức
giải bóng đá các trường THPT tỉnh Hải Dương tranh Cúp ĐHTĐ. Từ năm 2019, giải
158
được đổi tên là Giải bóng đá Hội khỏe Phù Đổng học sinh khối THPT-TTGDNN-
GDTX tranh Cúp ĐHTĐ lần IV [H13.13.05.03]. [H13.13.05.04]. Sự chuẩn bị chu
đáo trong công tác tuyển sinh cùng với chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất, trường lớp
ngày càng được cải thiện của Nhà trường đã và sẽ tiếp tục thu hút sự quan tâm, gắn
bó của học sinh và phụ huynh.
Nhà trường cải tiến công tác nhập học để tạo thuận lợi cho thí sinh, cụ thể: thí
sinh chỉ cần mang giấy tờ gốc để đối chiếu với Hồ sơ đăng ký xét tuyển thay vì nộp
lại hồ sơ nhập học.
Chương trình “Tuần sinh hoạt đầu khóa cho tân sinh viên” cũng được đầu tư,
bố trí nội dung đầy đủ hợp lý hơn giúp SV có những kiến thức bổ ích, hỗ trợ đắc lực
cho việc học tập sau này [H13.13.05.05]. Hàng năm, trong tuần sinh hoạt đầu khóa,
Nhà trường tiến hành khảo sát ý kiến của tân sinh viên [H13.13.05.06] về “Lý do
chọn trường ĐHTĐ”, “Lý do chọn ngành học”, “Kỳ vọng của SV sau khi học tại
Trường ĐHTĐ” v.v…Đây cũng là một kênh thông tin giúp Nhà trường cải tiến công
tác tuyển sinh.
Trường Đại học Thành Đông luôn duy trì chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm (xem
bảng 13.3) một phần là nhờ việc cải tiến công tác tuyển sinh và nhập học của Nhà
trường hàng năm ngày càng có hiệu quả.
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7
* Đánh giá chung về tiêu chuẩn 13
2. Tóm tắt các điểm mạnh
a. Nhà trường xây dựng Đề án tuyển sinh và Kế hoạch tuyển sinh hàng năm chi
tiết, rõ ràng, có phân công chi tiết cho từng đơn vị và giao chỉ tiêu cụ thể cho từng
CBGVNV, sau mỗi năm tuyển sinh có tổng kết đánh giá để rút kinh nghiệm cải tiến
công tác tuyển sinh năm sau.
b. Đối với mỗi CTĐT, Nhà trường có các phương án tuyển sinh với các tiêu chí
rõ ràng để lựa chọn người học có chất lượng. Việc đối sánh, phân tích số liệu tuyển
sinh và nhập học được thực hiện định kỳ hàng năm, giúp Nhà trường đánh giá đúng
tình hình hiện tại và đề xuất các giải pháp cải tiến cho phù hợp hơn với thực tế. Nhà
trường sử dụng nhiều phương tiện, phương pháp để quảng bá tuyển sinh.
c. Nhà trường đã xây dựng được quy trình tuyển sinh, quy trình nhập học, quy
trình giám sát tuyển sinh và nhập học rõ ràng, cụ thể.
d. Nhà trường có các biện pháp giám sát tuyển sinh cụ thể, có phòng QLCL
159
chuyên trách về công tác giám sát các kỳ thi. Các kỳ thi tuyển cao học đều có Tổ
thanh tra và Công an tham gia giám sát trong trường, giúp nâng cao tính minh bạch,
khách quan trong công tác giám sát các công tác tổ chức thi, chấm thi và các công tác
khác của Trường.
3. Tóm tắt các điểm tồn tại
a. Điểm chuẩn tuyển sinh của Trường Đại học Thành Đông trong những năm
gần đây chỉ bảo đảm theo mức điểm sàn quy định của Bộ GD&ĐT, điều này dẫn đến
chất lượng đầu vào trong tuyển sinh của Trường chưa cao. Chưa thu hút được thí sinh
đạt giải cao (giải nhất, nhì, ba) trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế đăng
ký xét tuyển vào Trường, cũng như chưa có chính sách xét chuyển tiếp sinh SĐH
trong năm tốt nghiệp đối với sinh viên ĐH hệ chính quy tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc
đúng ngành.
b. Chưa xây dựng được mạng lưới cộng tác viên truyền thông và tư vấn tuyển
sinh tại các trường THPT/các địa phương trong cả nước.
c. Chưa tổ chức được cho người học đăng ký nhập học online (trực tuyến).
4. Kế hoạch cải tiến

Thời gian
Đơn vị/ cá thực hiện (bắt
TT Mục tiêu Nội dung
nhân thực hiện đầu và hoàn
thành)

- Linh hoạt, mềm dẻo hơn trong xây


dựng kế hoạch tuyển sinh (tăng đợt
thi đối với các đối tượng thi tuyển,
kéo dài thời gian xét tuyển đại học
Khắc chính quy), đơn giản các thủ tục BGH,
phục tuyển sinh, đẩy mạnh CNTT trong P.TS&TT, Từ năm học
1 tồn tuyển sinh, tiến tới xét tuyển online. 2019-2020 trở
P.ĐT- NCKH,
tại - Đề cao trách nhiệm của các CB đi
toàn thể CB,
chuyên trách công tác tuyển sinh,
a GV, NV
CB-GV-NV trong việc tuyển sinh
những thí sinh có chất lượng tốt cho
Trường.

160
Có kế hoạch thiết lập, kết nối với
Khắc
các trường THPT/các địa phương
phục trong cả nước để xây dựng mạng P.TS&TT,
2 tồn lưới cộng tác viên truyền thông và Các khoa/trung Từ năm 2020
tại tư vấn tuyển sinh tại chỗ cho người tâm
học ở các trường THPT/các địa
b
phương.
Khắc Xây dựng phần mềm đăng ký nhập
P.ĐT-NCKH,
3 phục học online; hướng dẫn quy trình, Từ năm 2020
thủ tục nhập học online; K.CNTT
tồn tại c

Xây khu thể thao dưới nước; tăng Từ năm 2020


BGH,
thêm các tiện ích phục vụ sinh viên
P.HC-TH
để thu hút người học.
Cải tiến công tác truyền thông:
- Từ năm 2020 Nhà trường tổ chức
các buổi Livestream tư vấn hướng
nghiệp tuyển sinh theo nhiều
Phát
chuyên đề, như: Chương trình tuyển
huy sinh đào tạo Điều dưỡng đi làm việc
4
điểm ở CHLB Đức; Chương trình tuyển BGH,
mạnh sinh đào tạo Điều dưỡng theo Visa P.TS&TT, các Từ năm 2020
đặc định đi làm việc ở Nhật Bản; Khoa
Chương trình tuyển sinh các ngành
năm 2020 của ĐHTĐ …
- Tổ chức chương trình “Một ngày
trải nghiệm làm sinh viên Đại học
Thành Đông” cho học sinh một số
trường THPT và cao đẳng.

161
5. Mức đánh giá

Tiêu chuẩn Tự đánh giá


Tiêu chuẩn 13 5/7
Tiêu chí 13.1 5/7

Tiêu chí 13.2 5/7

Tiêu chí 13.3 5/7

Tiêu chí 13.4 5/7

Tiêu chí 13.5 5/7

Tiêu chuẩn 14: Thiết kế và rà soát chương trình dạy học


1. Mô tả
Tiêu chí 14.1: Xây dựng hệ thống để thiết kế, phát triển, giám sát, rà soát,
thẩm định, phê duyệt và ban hành các chương trình dạy học cho tất cả các
chương trình đào tạo và các môn học/học phần có sự đóng góp và phản hồi của
các bên liên quan
Trường Đại học Thành Đông hiện đang tổ chức đào tạo 04 mã ngành bậc thạc
sĩ, 14 mã ngành bậc đại học (cử nhân/kỹ sư) [H14.14.01.01]. Việc thiết kế, phát triển,
giám sát, rà soát, thẩm định, phê duyệt và ban hành các chương trình dạy học cho tất
cả các chương trình đào tạo (CTĐT) và các môn học/học phần được thực hiện một
cách có hệ thống, có sự đóng góp và phản hồi của các bên liên quan.
Nhà trường có quy định, hướng dẫn, phân công trách nhiệm cụ thể cho các đơn
vị, cá nhân liên quan trong quá trình xây dựng, giám sát, rà soát, thẩm định, phê duyệt
và ban hành chương trình dạy học. Cụ thể:
Để xây dựng đề án mở mới một mã ngành đào tạo, Nhà trường phải căn cứ các
văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT như Thông tư 08/2011/TT-BGDĐT ngày
17/02/2011 của Bộ GD&ĐT về điều kiện, hồ sơ, quy trình mở ngành đào tạo; Thông
tư 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16/4/2015 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy định
về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi
tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quy trình xây dựng,
thẩm định, ban hành CTĐT trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và Thông tư 22/2017/TT-
BGDĐT ngày 6/9/2017 về việc ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở
ngành đào tạo và đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại
học [H14.14.01.02].

162
Theo các văn bản nói trên, khi xây dựng CTĐT và chuẩn đầu ra (CĐR) cho
một ngành mở mới Nhà trường thực hiện như sau:
- Hiệu trưởng ký các quyết định thành lập Tổ soạn thảo CTĐT và CĐR, gồm
các giảng viên chuyên gia của chuyên ngành. Dự thảo CTĐT và CĐR sau đó sẽ được
tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp của các bên liên quan, với sự tham gia của giảng
viên (GV)/chuyên gia giáo dục, Tổ trưởng Bộ môn, Lãnh đạo Khoa, nhà tuyển dụng
(NTD), lãnh đạo phòng Đào tạo - Nghiên cứu khoa học (P.ĐT-NCKH), phòng Quản
lý chất lượng (P.QLCL).
- Dự thảo Đề án mở ngành và CTĐT phải được Hội đồng Khoa học và Đào tạo
Trường họp thông qua.
- Hiệu trưởng ra Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định CTĐT và CĐR
theo các quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT [H14.14.01.03].
- Sau khi được Hội đồng thẩm định thông qua, Hiệu trưởng phê duyệt và ký
Quyết định ban hành CTĐT để sẵn sàng thực hiện khi có Quyết định của Bộ GD&ĐT
cho mở mã ngành.
Trong thực tế, tại Đại học Thành Đông, việc quy định, hướng dẫn, phân công
trách nhiệm cụ thể cho các đơn vị/cá nhân liên quan trong quá trình xây dựng, giám
sát, rà soát, thẩm định, phê duyệt và ban hành chương trình dạy học được thực hiện
đồng thời với quy định, hướng dẫn, phân công trách nhiệm cụ thể cho các đơn vị/cá
nhân liên quan trong quá trình xây dựng, giám sát, rà soát, thẩm định, phê duyệt và
ban hành đề cương môn học/học phần. Khi Hiệu trưởng ra Quyết định ban hành
Chương trình đào tạo của một ngành nào đó bao giờ cũng kèm theo bản mô tả
Chương trình dạy học và bộ Đề cương chi tiết các môn học/học phần.
Để hướng dẫn, phân công trách nhiệm cụ thể cho các đơn vị, cá nhân liên quan
trong quá trình xây dựng, giám sát, rà soát, thẩm định, phê duyệt và ban hành chương
trình dạy học và đề cương chi tiết các môn học, Nhà trường giao phòng ĐT-NCKH,
căn cứ quy định của Bộ GD&ĐT (Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT) xây dựng “Quy
định về xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra của
chương trình đào tạo” được ban hành kèm theo Quyết định số 159/QĐ-ĐHTĐ ngày
24/05/2016 [H14.14.01.04].
Quy định số 159/QĐ-ĐHTĐ gồm 3 chương quan trọng:
- Chương II: Quy trình tổ chức và xây dựng CTĐT và CĐR (từ Điều 3 đến
Điều 6).
- Chương III: Quy trình thẩm định và ban hành CTĐT và CĐR (từ Điều 8 đến
163
Điều 10); QT rà soát, cập nhật và tổ chức đánh giá CTĐT và CĐR (Điều 11).
- Chương IV: Quy trình xây dựng và quản lý đề cương chi tiết học phần/môn
học/module (Điều 12).
Việc phân công trách nhiệm cho đơn vị/cá nhân trong quá trình tổ chức xây
dựng CTĐT và CĐR tuân thủ theo Thông tư 07/2015/TT-BGDĐT và đã được cụ thể
hóa trong chương II – Quy định 159/QĐ-ĐHTĐ ngày 24/5/2016 và Tài liệu hướng
dẫn như sau:

Chịu trách Bước thực Hồ sơ


Nội dung thực hiện
nhiệm hiện minh chứng

- Mẫu phiếu khảo sát


Thực hiện khảo sát, xác định
hoàn chỉnh được ký
theo ngành và chuyên ngành về:
duyệt.
- Nhu cầu nhân lực theo trình độ.
- Bài phỏng vấn có
1. Khảo sát và - Nhu cầu của người sử dụng
Trưởng chữ ký xác nhận của
xác định lao động đối với người tốt
Khoa đơn vị/cá nhân là
nhu cầu nghiệp về: khối lượng kiến người sử dụng lao
thức tối thiểu, yêu cầu năng động
lực mà người học đạt được sau
- Kết quả/số liệu
khi tốt nghiệp.
phân tích,...

Dựa trên tầm nhìn, sứ mạng, mục


tiêu chung của Trường, kết hợp - Biên bản họp khoa
Trưởng với kết quả khảo sát, thang đo về xây dựng mục
2. Xây dựng
Bloom xây dựng: tiêu chung, mục
Khoa, mục tiêu và
tiêu cụ thể và chuẩn
HĐKH & ĐT chuẩn đầu ra - Mục tiêu chung,
đầu ra của từng
của CTĐT - Mục tiêu cụ thể của ngành/chuyên
CTĐT ngành.

- Chuẩn đầu ra CTĐT

164
Chịu trách Bước thực Hồ sơ
Nội dung thực hiện
nhiệm hiện minh chứng

- Biên bản họp


- Dựa trên mục tiêu chung, mục
Khoa: sơ đồ mô
3. Xác định cấu tiêu cụ thể, CĐR, kết hợp với kết
phỏng về cấu trúc
trúc, khối quả khảo sát, các quy định của Bộ
Trưởng thiết kế và khối
lượng kiến thức GD & ĐT để xác định khối lượng
Khoa lượng kiến thức của
cần thiết của kiến thức cần thiết của
từng ngành/ chuyên
CTĐT ngành/chuyên ngành
ngành
- CTĐT của ngành/chuyên ngành
- CTĐT dự kiến

- Mẫu các CTĐT


- Tham khảo các chương trình tham khảo.
đào tạo cùng trình độ, cùng
Trưởng 4. Đối chiếu, - Bảng mô tả đối
ngành/chuyên ngành của các cơ
Khoa so sánh chiếu, so sánh
sở đào tạo trong và ngoài nước
CTĐT
để có sự đối chiếu, so sánh
- Biên bản họp

Trưởng - Dựa vào bảng mô tả đối chiếu, - Đề cương chi


Khoa, 5. Thiết kế đề so sánh và CTĐT đã xác định, tiết từng học
cương chi tiết tiến hành thiết kế đề cương học phần
GV phụ
phần tương ứng, chuẩn đầu ra - CĐR CTĐT
trách môn học phần
học

- Tổ chức hội thảo hoặc các hoạt - Các văn bản


6. Lấy ý kiến cá động khác lấy ý kiến của giảng thể hiện hoạt
nhân, đơn vị,... viên, cán bộ quản lý trong và động tổ chức hội
Trưởng
về CTĐT đã ngoài cơ sở đào tạo, chuyên gia, thảo, lấy ý kiến.
Khoa đơn vị/người sử dụng lao động,
được dự thảo - Bảng tổng hợp
SV đã tốt nghiệp về CTĐT ý kiến

165
Chịu trách Bước thực Hồ sơ
Nội dung thực hiện
nhiệm hiện minh chứng

- Dựa trên tổng kết các ý kiến - Biên bản thẩm


Trưởng
các bên liên quan, hoàn thiện dự định,
Khoa, thảo CTĐT.
- Văn bản ban
P.Đào tạo, - Tổ chức thẩm định và áp dụng
7. Thẩm định và hành áp dụng
P.QLCL CTĐT thông qua Hội đồng khoa CTĐT
áp dụng
HĐKH&ĐT học và đào tạo của Trường (theo
quy định tại điều 7, chương 3)
trường.
thông tư 07/2015/TT-BGDĐT)

- Cập nhật các kiến thức mới, Biên bản họp/


yêu cầu sử dụng lao động để đổi văn bản của
mới thường xuyên, liên tục về Trường tổ chức
nội dụng chương trình môn học hội thảo đổi mới
và phương pháp giảng dạy ứng về CTĐT,
Trưởng 8. Đánh giá và
với CTĐT từng ngành/chuyên phương pháp
Khoa cập nhật thường ngành giảng dạy,..
xuyên - Thực hiện theo quy trình cập - Hồ sơ, biểu
nhật, điều chỉnh CTĐT theo mẫu về việc đánh
thông tư 07/2015/TT- giá, cập nhật
BGD&ĐT. CTĐT.

166
Quy trình rà soát, cập nhật và tổ chức đánh giá CTĐT và CĐR được quy
định trong chương III – Quy định 159 và trong tài liệu hướng dẫn với các bước thực
hiện như sau:
Chịu Lưu đồ các
Nội dung thực hiện Hồ sơ minh chứng
trách bước
nhiệm 1. Xây dựng
thực KH
hiện Hàng năm (tháng 7), phòng ĐT lập kế - Thông báo về việc
Phòng ĐT- điều chỉnh, cập hoạch thông báo đến các Khoa/Bm về rà soát, điều chỉnh,
NCKH việc rà soát, điều chỉnh, câp nhật cập nhật CTĐT.
nhật CTĐT
CTĐT. - Kế hoạch chi tiết

- Xây dựng phiếu khảo sát và khảo


sát các đơn vị liên quan
(SV,GV,cựu SV, DN) về CTĐT
2.Thu thập - Phiếu khảo sát
(những thay đổi về quy định nhà
thông tin, phân
nước, những tiến bộ trong lĩnh vực
tích, đánh
Trưởng KHKT, kết quả nghiên cứu liên quan - Bảng tổng hợp
giá CTĐT. đến CTĐT,...); - Tổng hợp, phân tích, phân tích, đánh giá
Khoa
đánh giá các thông tin phản hồi của phiếu khảo sát về
các đơn vị liên quan đến CTĐT; CTĐT
3. Đánh giá và xây Dựa trên kết quả khảo sát ý kiến các - Báo cáo đánh giá về
dựng báo cáo đánh bên liên quan về CTĐT, Khoa họp rà tính hiệu quả CTĐT
giá về tính hiệu quả soát, đánh giá CTĐT đang thực hiện: đang thực hiện.
của CTĐTđang - Đánh giá tính hiệu quả của CTĐT - Bảng so sánh kết quả
thực hiện, đối sánh đang thực hiện có đáp ứng CĐR, mục CTĐT đang thực hiện
Trưởng CTĐT, dự kiến tác tiêu đào tạo, đề cương, điều kiện học với thị trường lao
Khoa động về việc việc tập, nhu cầu xã hội, phù hợp với tiến động.
thay đổi CTĐT bộ của KHKT,…) - Phiếu nhận xét tác
động về việc thay đổi,
cập nhật CTĐT.

- So sánh kết quả nghiên cứu về yêu


cầu phát triển CTĐT và mức độ đáp
ứng CTĐT đang thực hiện.

167
- Dự kiến tác động của việc thay đổi,
cập nhật CTĐT.
Chịu Lưu đồ các
Nội dung thực hiện Hồ sơ minh chứng
trách bước
nhiệm thực hiện - Dự thảo nội dung cần sửa đổi, cập
nhật CTĐT và trình hội đồng KH& -Biên bản họp HĐKH
ĐT khoa xem xét thông qua.
Trưởng 4. Dự thảo nội dung -Văn bản mô tả nội
cần sửa đổi, cập Trưởng khoa trực tiếp quản lý CTĐT dung điều chỉnh
Khoa
nhật CTĐT chịu trách nhiệm rà soát nội dung điều
-Ma trận kiểm soát
chỉnh vào ma trận kiểm soát mục tiêu
mục tiêu và CĐR
và chuẩn đầu ra, lập bảng ma trận mới
sau khi điều chỉnh

- HĐKH xem xét, thông qua nội dung -Biên bản họp;
sửa đổi, cập nhật CTĐT: - CTĐT sau khi điều
Khoa 5. HĐKH & ĐT - Hoàn thiện chuẩn đầu ra CTĐT, chỉnh;
khung CTĐT, đề cương chi tiết học - CĐR,
HĐKH&ĐT Khoa xem xét,
thông qua phần và các nội dung cần điều chỉnh
- Đề cương chi tiết
trong CTĐT.
học phần (văn bản và
file)
P.ĐT-NCKH
P.QLCL Phê duyệt, ban Thời gian: trước tháng 12 hàng năm QĐ ban hành CTĐT
HĐKH & hành Phê duyệt và công bố CTĐT

ĐT trường
Trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019, Nhà trường mở mới 08 ngành ở
trình độ đại học, đó là: Luật kinh tế, Điều dưỡng, Dinh dưỡng, Chính trị học, Quản lý
nhà nước, Thú y, Y học cổ truyền và Dược học. Các CTĐT được xây dựng mới đều
thực hiện đúng các nội dung được quy định tại các thông tư của Bộ GD&ĐT
[H14.14.01.02] và quy định của Nhà trường đã ban hành [H14.14.01.04]. Tuy nhiên
một số mã ngành mở trước giai đoạn 2012, khi xây dựng chưa thực sự bài bản theo các
bước được quy định như trong các thông tư nói trên.
Khi xây dựng, phát triển, rà soát CTĐT, ĐCCT Nhà trường đều xây dựng Kế
hoạch tổ chức lấy ý kiến đóng góp, phản hồi của các bên liên quan như: nhà sử dụng
lao động, chuyên gia đào tạo, giảng viên, cựu sinh viên và sinh viên năm cuối
[H14.14.01.05] gửi về từng khoa chuyên môn, mỗi khoa chịu trách nhiệm tiến hành
khảo sát ý kiến các bên liên quan về các Chương trình đào tạo do khoa phụ trách.

168
Trong kế hoạch có nêu cụ thể các bước triển khai:
(1) Xây dựng mẫu phiếu khảo sát;
(2) Tiến hành thực hiện khảo sát;
(3) Tổng hợp dữ liệu khảo sát;
(4) Viết báo cáo tích hợp các dữ liệu khảo sát thu được;
(5) Báo cáo kết quả thực hiện trước lãnh đạo đơn vị và Ban Giám hiệu.
Mỗi bước thực hiện đều có các đơn vị phối hợp và thời gian hoàn thành cụ thể
theo từng bản kế hoạch. Việc lấy ý kiến đóng góp, phản hồi của các bên liên quan
được thực hiện thông qua các hình thức: phỏng vấn qua điện thoại, qua email, phát
phiếu trực tiếp với những hướng dẫn cụ thể [H14.14.01.06]. Kết quả khảo sát ý kiến
các bên liên quan đã được phân tích, tổng hợp và sử dụng để xây dựng, rà soát và cập
nhật CTĐT, ĐCCT [H14.14.01.07].
Các bên liên quan tham gia vào việc xây dựng, phát triển CTĐT và CĐR vào
2 giai đoạn:
i. Khi xây dựng một CTĐT mới;
ii. Khi CTĐT đang triển khai áp dụng và được tiến hành rà soát, cập nhật.
Tất cả các CTĐT của Trường đều có mục tiêu đào tạo rõ ràng, bao gồm
mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể. Các mục tiêu được thể hiện thông qua CĐR của
từng ngành. CĐR được lượng hóa và đảm bảo phù hợp với mục tiêu, sứ mạng, triết
lý giáo dục của Nhà trường [H14.14.01.08]. Khối lượng kiến thức toàn khóa phù
hợp với quy định đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Các khối kiến thức giảng dạy của
mỗi CTĐT được phân bổ hợp lý đáp ứng điều kiện tiên quyết của các học phần,
thống nhất giữa các khối kiến thức giáo dục đại cương, khối kiến thức giáo dục
chuyên ngành (trong đó bao gồm kiến thức bắt buộc và kiến thức tự chọn) và khối
kiến thức không tích lũy. Mỗi CTĐT đều được xây dựng bảng ma trận thể hiện
mức độ cống hiến của các học phần cho CĐR của chương trình đào tạo.
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7
Tiêu chí 14.2. Có hệ thống xây dựng, rà soát, điều chỉnh chuẩn đầu ra của
chương trình đào tạo và các môn học/học phần để phù hợp với nhu cầu của
các bên liên quan
Nhà trường đã ban hành Quy định số 159/QĐ-ĐHTĐ ngày 24/05/2016, chương
II của Quy định này là Quy trình tổ chức xây dựng CTĐT và CĐR (từ Điều 3 đến Điều

169
6), trong đó có phân công trách nhiệm cụ thể cho các đơn vị, cá nhân liên quan trong
quá trình xây dựng và điều chỉnh CĐR cho CTĐT, môn học/học phần. Quy trình thẩm
định và ban hành CĐR được quy định tại Điều 8, 9 và 10 của Quy định này
[H14.14.02.01].
Việc xây dựng và điều chỉnh chuẩn đầu ra cho CTĐT, môn học/học phần có
tham khảo ý kiến đầy đủ của các bên liên quan. Trong quy trình xây dựng và rà soát
CĐR, các khoa phải thu thập thông tin, xin ý kiến để xác định nhu cầu các bên liên
quan (GV, SV và nhà tuyển dụng), từ đó các khoa sẽ xác định hoặc điều chỉnh mục
tiêu đào tạo và CĐR của CTĐT sao cho đáp ứng các nhu cầu này [H14.14.01.07].
CĐR của các CTĐT và CĐR các môn học đã được ban hành khi mở mã ngành
trình độ đại học [H14.14.02.02], cũng như mở mã ngành đào tạo trình độ thạc sĩ
[H14.14.02.03]. CĐR Ngoại ngữ, Tin học được quy định chung cho tất cả các ngành
đào tạo [H14.14.02.04]. CĐR được rà soát, điều chỉnh 2 năm/lần để đáp ứng yêu cầu
của các bên liên quan.
Trong đợt tổng rà soát CTĐT và CĐR năm 2019, việc triển khai các CĐR
CTĐT thành các chuẩn đầu ra môn học được các khoa tiến hành theo cách tiếp cận
mới: Các CĐR CTĐT được cụ thể hoá thành nhiều mức nhận thức, chi tiết hoá và
lượng hoá thành các CĐR chi tiết. Các CĐR chi tiết này sau đó được bố trí vào các
môn học để trở thành các CĐR của môn học. Tuỳ theo mức độ nhận thức hoặc kỹ
năng của CĐR cao hoặc thấp theo thang cấp độ tư duy giáo dục mà CĐR cần lặp lại
nhiều hoặc ít ở các môn học. Nếu CĐR chỉ ở mức “biết” hoặc “hiểu” thì có thể chỉ 1
hoặc 2 lần nhưng nếu chuẩn đầu ra ở mức “vận dụng” thì phải lặp từ 2 đến 3 lần trở
lên. Như vậy, mỗi giảng viên khi chuẩn bị bài giảng phải xây dựng CĐR cho mỗi bài
học đáp ứng CĐR của môn học/học phần và CĐR của môn học/học phần góp phần
hoàn chỉnh CĐR của CTĐT.
Quy trình rà soát, cập nhật và tổ chức đánh giá CTĐT và CĐR cũng được
xây dựng rõ ràng, chặt chẽ gồm 5 bước (Điều 11 - Chương III của Quy định số
159/QĐ-ĐHTĐ) [H14.14.02.05]. Sau khi cập nhật CTĐT và CĐR, các khoa lập sổ
theo dõi tình trạng sửa đổi CTĐT và CĐR (tình trạng sửa đổi so với bản trước đó).
CTĐT và CĐR các CTĐT sau rà soát đã được Hiệu trưởng ký quyết định ban hành
[H14.14.02.06].
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7

170
Tiêu chí 14.3: Các đề cương môn học/học phần, kế hoạch giảng dạy của
chương trình đào tạo và các môn học/học phần được văn bản hóa, phổ biến và
thực hiện dựa trên chuẩn đầu ra.
Theo quy định của Bộ GD&ĐT [H14.14.01.02], sau khi Đề án mở mã ngành
mới được Hội đổng thẩm định thông qua, Hiệu trưởng phê duyệt, ra Quyết định ban
hành CTĐT và CĐR, kèm theo là Bản mô tả chương trình dạy học (CTDH), CĐR và
đề cương chi tiết học phần/môn học. Khi có quyết định cho mở mã ngành của Bộ
GD&ĐT, chương trình đào tạo sẽ được thực hiện [H14.14.03.01], [H14.14.03.02].
Như vậy, Quyết định ban hành đề cương chi tiết môn học/học phần là một phần trong
Quyết định ban hành CTĐT của từng ngành học. Như đã đề cập ở tiêu chí trên, Đại
học Thành Đông không ra quyết định riêng về ban hành Đề cương chi tiết môn
học/học phần.
Nhà trường đã ban hành Quy định số 159/QĐ-ĐHTĐ ngày 24/05/2016, trong
đó chương IV của Quy định là Quy trình Xây dựng và quản lý đề cương chi tiết học
phần/môn học/module” [H14.14.03.03]. Các đề cương môn học được GV biên soạn
dựa trên chuẩn đầu ra của môn học, Bộ môn tổ chức hội thảo góp ý, thông qua, sau đó
trình HĐKH&ĐT khoa phê duyệt. Khi soạn thảo đề cương môn học, các GV xuất phát
từ chuẩn đầu ra của môn học được lấy từ chuẩn đầu ra của CTĐT mà môn học đó cần
phải có, để định ra nội dung, phương pháp giảng dạy bảo đảm đáp ứng CĐR và
phương pháp đánh giá lượng giá được CĐR. Chương IV của Quy định 159/QĐ-ĐHTĐ
cũng đã quy định “Vào buổi học đầu tiên, GV công bố và cung cấp đề cương chi tiết
(ĐCCT) môn học/học phần cho SV; thông báo các hình thức kiểm tra đánh giá và
cách đánh giá môn học, hình thức thi giữa kỳ và thi kết thúc môn học; các tài liệu
chính và tài liệu tham khảo, các hình thức trao đổi thông tin giữa GV và SV”
Các đề cương môn học đều được công bố công khai [H14.14.03.04],
[H14.14.03.05].
Các hoạt động dạy và học của các khoa, trung tâm được triển khai theo kế
hoạch, hướng tới đạt được chuẩn đầu ra.
Dạy học theo chuẩn đầu ra là:
- Dạy và học tích cực: “Hoạt động dạy và Hoạt động học phải được kết hợp với nhau
một cách chặt chẽ sao cho người học: Chủ động chiếm lĩnh/kiến tạo tri thức, Vận
dụng được tri thức, và có thể Sáng tạo được tri thức trong quá trình biến thông tin
thành tri thức của mình”.

171
- Với khái niệm dạy và học tích cực như vậy thì mặc nhiên có thể mô tả qui trình qua
sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 14.1. Sơ đồ dạy và học tích cực


Nhiệm vụ học tập ở đây là đa dạng, từ đọc các học liệu, viết tiểu luận, làm bài
tập, thực hiện dự án…Giáo viên là người dạy cách học thông qua các nhiệm vụ học
tập giao cho người học, đây là cách dạy “học qua hành”, “học qua trải nghiệm”.
Bước1 -Thầy giao nhiệm vụ học tập -Trò động não chiếm lĩnh kiến thức/kỹ năng
thông qua thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 2 -Thầy đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập -Trò thể hiện nhận
thức/tư duy về kiến thức/kỹ năng vừa chiếm lĩnh được qua thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3 -Thầy bình luận nhận thức/tư duy của trò về kiến thức /kỹ năng vừa chiếm
lĩnh được -Trò tham gia thảo luận để nắm vững kiến thức/kỹ năng vừa chiếm lĩnh
được.
Bước 4 -Thầy củng cố kiến thức/kỹ năng cần nắm vững -Trò ghi nhận chuẩn kiến
thức/kỹ năng đã chiếm lĩnh được qua hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Như vậy, bản chất qui trình dạy học này là dạy cách học, giảng viên chỉ là
người hướng dẫn mẫu, thông qua thực hiện nhiệm vụ, người học hoạt động tự chiếm
lĩnh kiến thức/tự kiến tạo kiến thức. Người học biết cách tự chiếm lĩnh kiến thức/tự
kiến tạo kiến thức sẽ có năng lực tự học suốt đời, phù hợp với thời đại bùng nổ thông
tin và công nghệ 4.0.

172
Tất cả các lớp đều có sổ theo dõi giảng dạy [H14.14.03.06]. Đầu năm học mới
phòng ĐT&NCKH công bố Sơ đồ kế hoạch giảng dạy - học tập của tất cả các lớp
trong năm học [H14.14.03.07]. Tất cả các CTĐT, các ĐCCT môn học/học phần, các
kế hoạch giảng dạy được Hiệu trưởng phê duyệt, ký ban hành, được giới thiệu, phổ biến
và hướng dẫn người học sử dụng bằng nhiều hình thức khác nhau.
Đầu mỗi khóa học mới, Nhà trường tổ chức Tuần sinh hoạt công dân HSSV
[H14.14.03.08] để giới thiệu cho tân sinh viên về Nhà trường, về khoa; về CTĐT của
từng ngành học; phổ biến quy chế đào tạo; quy định về kiểm tra, thi; quy định về
đánh giá rèn luyện của sinh viên; chuẩn đầu ra về ngoại ngữ và tin học; kế hoạch học
tập… Phổ biến các nội dung, yêu cầu trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ và học tập
đáp ứng nhu cầu của xã hội. Các quy định này được tích hợp đầy đủ trong Sổ tay sinh
viên cập nhật hàng năm [H14.14.03.09].
Chậm nhất 1 tháng trước khi kỳ học mới bắt đầu, Nhà trường thông báo cho
SV thời khoá biểu lớp học phần dự kiến giảng dạy trong học kỳ gồm các thông tin
sau: Mã học phần, tên học phần, số tín chỉ, tên lớp học phần, tiết học, phòng học, điều
kiện tiên quyết để được đăng ký học phần, số SV tối đa của lớp học phần và các ghi
chú khác đối với việc đăng ký học phần; thời gian tổ chức đăng ký học phần của học
kỳ. Vào tháng 8 hàng năm, các khoa tiến hành gửi CTĐT, ĐCCT môn học/học phần,
tài liệu học tập và Sổ theo dõi giảng dạy, học tập đến từng GV để chuẩn bị cho năm
học mới.
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7
Tiêu chí 14.4: Việc rà soát quy trình thiết kế, đánh giá và rà soát chương
trình dạy học được thực hiện
Trong giai đoạn từ khi thành lập trường 2009 đến năm 2015, việc thiết kế và
đánh giá CTĐT Nhà trường thực hiện theo Quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT
(Thông tư 08/2011 và Thông tư 07/2015) [H14.14.01.02].
Trong chu kỳ đánh giá 2015 - 2019 việc rà soát quy trình thiết kế, đánh giá
chương trình dạy học được thực hiện như sau:
Năm 2016, căn cứ Thông tư 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16/4/2015 của Bộ
trưởng Bộ GD&ĐT trong đó có nội dung quy định Quy trình xây dựng, thẩm định, ban
hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, Nhà trường đã xây dựng
Quy định số 159/QĐ-ĐHTĐ ngày 24/05/2016 Quy định về xây dựng, thẩm định và
ban hành chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ,
tiến sĩ tại Trường Đại học Thành Đông.

173
Năm 2018, sau khi rà soát Quy định 159/QĐ-ĐHTĐ, Nhà trường ban hành bổ
sung “Quy định phát triển CTĐT trình độ Đại học Trường ĐHTĐ” số 57/QĐ-ĐHTĐ
ngày 08/5/2018 [H14.14.01.04]. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện cho
thấy việc quy định cập nhật mới CTĐT cũng như quy định xây dựng CĐR cho các
ngành đào tạo mới chưa được hướng dẫn một cách cụ thể. Vì vậy, năm 2019 Nhà
trường đã tiến hành xây dựng Tài liệu hướng dẫn rà soát, điều chỉnh, hoàn thiện CĐR
và CTĐT theo chuẩn kiểm định của Bộ Giáo dục và Đào tạo [H14.14.04.01], kèm theo
là các biểu mẫu để thực hiện [H14.14.04.02].
Việc rà soát chương trình dạy học được Nhà trường thực hiện theo quy định
của Bộ GD&ĐT 2 năm một lần. Thí dụ: Khối lượng kiến thức của các CTDH qua
các lần rà soát như sau [H14.14.04.03], [H14.14.04.04].
Bảng 14.1. Khối lượng kiến thức CTDH các ngành qua các đợt rà soát
2011 2012 2014 2016 2018 2019
(đvht) (TC) (TC) (TC) (TC) (TC)
Kế toán 181 - 135 123 Có rà 120
soát
CNTT 194 131 - 126 135
nhưng
QTKD - 140 - 122 120

TC-NH - 148 136 122 bản 120

CNKTXD - - 140 145 không 135


thay
QLĐĐ - - 140 128 120
đổi
Luật kinh tế - - - 126 127

Điểu dưỡng - - - 145 137


Đầu năm 2019, để tiến hành việc Tự đánh giá cơ sở giáo dục theo Thông tư
12/2017/TT-BGDĐT, Hiệu trưởng ra Quyết định thành lập Ban chỉ đạo rà soát, điều
chỉnh và hoàn thiện chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra của các ngành theo tiêu
chuẩn kiểm định của Bộ Giáo dục và Đào tạo [H14.14.04.05], kèm theo là bản Kế
hoạch rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện CTĐT và CĐR [H14.14.04.06]. Quá trình rà
soát, cập nhật và hoàn thiện CTĐT và CĐR được các khoa tiến hành theo Điều 11
Quy định số 159/QĐ-ĐHTĐ ngày 24/05/2016 [H14.14.02.06] và văn bản Hướng dẫn
rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện CTĐT và CĐR [H14.14.04.01].
Khi xây dựng chương trình dạy học, sau khi xác định mục tiêu đào tạo và
CĐR của CTĐT, các khoa thu thập lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan về mục
174
tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra của chương trình [H14.14.01.07]. Dựa trên các ý kiến
phản hồi của các bên liên quan, Hội đồng KH&ĐT khoa có thể điều chỉnh mục tiêu
đào tạo, chuẩn đầu ra cho phù hợp. Sau khi xác định danh sách các môn học, đề
cương các môn học, tiến độ đào tạo dự kiến, các khoa thực hiện đối sánh một số
CTĐT tương ứng của một số trường trong nước hoặc nước ngoài.
Trong quá trình vận hành CTĐT, các khoa phải thực hiện đánh giá mức độ
tích lũy các CĐR của người học qua các môn học từ đó xem xét điều chỉnh thiết kế
CTĐT, cụ thể:
Tiến độ đào tạo dự kiến: Điều chỉnh mở môn học sớm, hay muộn;
Chuẩn đầu ra môn học: Tăng hoặc giảm chuẩn đầu ra môn học;
Phương pháp giảng dạy: Điều chỉnh phương pháp giảng dạy nhằm đáp ứng CĐR;
Phương pháp đánh giá: Điều chỉnh phương pháp đánh giá nhằm lượng giá
được mức độ đạt được CĐR.
Năm 2019, CTĐT 8 mã ngành mở trước 2017 đã được các khoa tiến hành rà
soát theo kế hoạch chung của Nhà trường và hướng dẫn của Ban chỉ đạo. Các chuyên
ngành mới mở từ 2018 – 2019 sẽ được rà soát trong năm 2020.
CTĐT và CĐR được rà soát theo Điều 11 của Quy định số 159/QĐ-ĐHTĐ
[H14.14.04.07] và được chi tiết hóa trong Tài liệu hướng dẫn [H14.14.04.01], gồm 5
bước sau:
(i) Vào tháng 4 hàng năm, các khoa lập kế hoạch cập nhật, đánh giá CTĐT và CĐR;
(ii) Các khoa tổ chức khảo sát ý kiến GV, SV, NTD về CTĐT, CĐR và đề
cương chi tiết học phần; khi có những thay đổi về mặt pháp lý, những điểm không
phù hợp một số nội dung của môn học, của tài liệu học tập, GV gửi yêu cầu về khoa;
khoa thu thập tất cả các thông tin, minh chứng liên quan đến sự cần thiết phải thay
đổi, cải tiến CTĐT, CĐR và đề cương chi tiết môn học;
(iii) Tổng hợp kết quả khảo sát; đánh giá và xây dựng báo cáo đánh giá về tính
hiệu quả của CTĐT và CĐR đang thực hiện; dựa vào phân tích dữ liệu thu thập được,
các khoa sẽ xem xét điều chỉnh tổng thể toàn bộ CTĐT: Mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu
ra, danh sách các môn học, chuẩn đầu ra môn học, đề cương, tiến độ đào tạo dự kiến.
(iv) Dự thảo những nội dung cần sửa đổi, cập nhật CTĐT và CĐR, trình Hội
đồng KH&ĐT;
(v) Hội đồng KH&ĐT khoa xem xét, thông qua nội dung sửa đổi, cập nhật

175
CTĐT và CĐR. Sau khi cập nhật CTĐT và CĐR, các khoa lập sổ theo dõi tình trạng
sửa đổi CTĐT và CĐR (tình trạng sửa đổi so với bản trước đó). Việc rà soát cập nhật,
sửa đổi CTĐT, CĐR và đề cương học phần được thực hiện định kỳ hàng năm với
những thay đổi nhỏ và q u a các đợt cập nhật bổ sung toàn bộ CTĐT và CĐR cho phù
hợp với nhu cầu luôn thay đổi của các bên liên quan.
Hồ sơ rà soát CTĐT của từng mã ngành gồm:
1. Bản mô tả CTDH hiện hành;
2. Phiếu khảo sát và Bản tổng hợp kết quả khảo sát các bên liên quan (nhà
tuyển dụng, cựu sinh viên, sinh viên, giảng viên/chuyên gia quản lý giáo dục) về CĐR
và CTĐT;
3. Biên bản họp khoa/HĐKH khoa thông qua nội dung sửa đổi, cập nhật CTĐT
và CĐR;
4. Các kết quả đối sánh CTĐT và CĐR cùng ngành/chuyên ngành trong nước
và quốc tế;
5. Bản mô tả Chương trình dạy học mới sau khi rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện.
[H14.14.04.08], [H14.14.04.09], [H14.14.04.10], [H14.14.04.11], [H14.14.04.12],
[H14.14.04.13], [H14.14.04.14], [H14.14.04.15].
Các thay đổi của mỗi CTDH và CĐR sau rà soát năm 2019 so với CTDH hiện
hành ở mỗi chuyên ngành sẽ được trình bày tóm tắt trong bảng sau:
Bảng 14.2. Bảng tóm tắt các thay đổi trong CTDH đại học sau rà soát 2019

CTDH CTDH
TT Các tiêu chí
hiện hành sau rà soát 2019
Chương trình dạy học
1
ngành Kế toán

Tổng khối lượng kiến thức toàn


khóa
Tỷ lệ khối kiến thức GDĐC/GDCN

Tổng số tín chỉ bắt buộc/Tự chọn


Các học phần chính trị thay đồi Những nguyên lý cơ Triết học Mác - Lênin
theo Công văn 3056/BGDĐT- bản của CN Mác - Kinh tế chính trị hoc
GDĐH ngày 19/07/2019 - Bộ Lênin 1 và 2
Mác - Lênin
Giáo dục & Đào tạo
CNXH khoa học

176
CTDH CTDH
TT Các tiêu chí
hiện hành sau rà soát 2019

Tư tưởng HCM Tư tưởng HCM


Đường lối CM của Lịch sử Đảng CSVN
Đảng CSVN

Các học phần đổi tên

Các học phần không sử dụng tiếp

Các học phần xây dựng mới

Mục tiêu đào tạo và CĐR của


CTĐT
Bảng ma trận về mức độ đóng góp
của các học phần cho CĐR của
CTĐT
Đề cương chi tiết các học phần
của CTĐT

Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ các ngành Quản trị kinh doanh, Quản lý
kinh tế và Quản lý đất đai cũng được rà soát, điều chỉnh để đáp ứng mục tiêu đào tạo
thạc sĩ theo hướng ứng dụng đã xác định trong Đề án mở ngành và phù hợp tình hình
thực tiễn sau 2-3 năm thực hiện đào tạo bậc cao học của Nhà trường [H14.14.04.16].
Chi tiết các thay đổi trong CTĐT trình độ đại học và trình độ thạc sĩ, cũng như
các hồ sơ liên quan đến rà soát CTĐT và CĐR của các khoa được gửi về phòng ĐT-
NCKH để trình Hội đồng KH&ĐT Trường thông qua [H14.14.04.17], sau đó Hiệu
trưởng sẽ ra Quyết định ban hành CTĐT và CĐR mới [H14.14.04.18], và được công
bố trên website của Trường [H14.14.04.19].
Như vậy, CTĐT và CĐR của mỗi ngành được xây dựng, cập nhật trên cơ sở
đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động. Các điều kiện của CTĐT đáp ứng
177
yêu cầu theo quy định của Bộ GD&ĐT và theo quy trình xây dựng mới CTĐT của
Trường ban hành.
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7
Tiêu chí 14.5: Quy trình thiết kế, đánh giá và chương trình dạy học được
cải tiến để đảm bảo sự phù hợp và cập nhật nhằm đáp ứng nhu cầu luôn thay
đổi của các bên liên quan.
Khi mở mới mã ngành, BGH ra Quyết định thành lập nhóm chuyên gia để xây
dựng đề án mở ngành, xây dựng CTĐT; thành lập HĐ thẩm định để thẩm định
CTĐT. Giai đoạn đầu mới thành lập Nhà trường chưa xây dựng Quy trình thiết kế
đánh giá CTĐT của Trường một cách bài bản. Tuy nhiên, các CTĐT và CĐR vẫn
liên tục được rà soát, bổ sung, điều chỉnh, cập nhật đúng quy trình rà soát cập nhật do
Bộ GD&ĐT ban hành [H14.14.01.02].
Khi mở 4 mã ngành đầu tiên (2009-2011), CTĐT được xây dựng theo hệ thống
niên chế. Giai đoạn 2012-2014 trở đi các CTĐT đã được cập nhật và xây dựng lại theo
hệ thống tín chỉ [H14.14.04.03], [H14.14.04.04].
Năm 2016, Nhà trường đã xây dựng và ban hành “Quy định về xây dựng, thẩm
định và ban hành chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra trình độ cao đẳng, đại học,
thạc sĩ, tiến sĩ tại Trường Đại học Thành Đông”; năm 2018 Nhà trường ban hành
“Quy định phát triển CTĐT trình độ Đại học Trường ĐHTĐ” [H14.14.01.04]. Năm
2019, trong đợt tổng rà soát CTĐT và CĐR theo yêu cầu kiểm định của Thông tư
12/2017/TT-BGDĐT ngày 19/05/2017, Nhà trường xây dựng Tài liệu hướng dẫn và
các mẫu biểu hướng dẫn cụ thể hơn việc thực hiện các quy trình xây dựng, rà soát
CTĐT và CĐR trong Quy định số 159/QĐ-ĐHTĐ ngày 24/05/2016 [H14.14.04.01],
[H14.14.04.02].
Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các bên liên quan, đợt rà soát CTĐT năm 2019 có
các điểm cải tiến so với các năm trước như sau:
- Quy trình thiết kế, đánh giá chương trình dạy học được cải tiến để đảm bảo sự phù hợp và
cập nhật nhằm đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi của các bên liên quan:

178
Nhà trường xây dựng Qui trình phát triển chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra
gồm các bước:

Khi phát triển chương trình theo tiếp cận chuẩn đầu ra thì hoạt động đào tạo là
hoạt động theo chuẩn đầu ra. Khi đó chương trình là công cụ chuyển tải chuẩn đầu ra,
dạy học là hoạt động chuyển tải chuẩn đầu ra, còn kiểm tra đánh giá là hoạt động
đánh giá người học đạt chuẩn đầu ra đến mức độ nào.

Năm 2019, khi rà soát 8 CTĐT của các chuyên ngành đào tạo trình độ đại học,
tất cả đều viết lại Mục tiêu đào tạo và CĐR theo cách tiếp cận mới: Mục tiêu chung
của CTĐT của giáo dục học đại học và sau đại học là đào tạo người học có phẩm chất
chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành
nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc. Để đạt được mục tiêu chung, CTĐT đặt ra các Mục tiêu cụ thể
(Objectives) liên quan đến những kiến thức, kỹ năng, thái độ mà người học
được dạy trong suốt khóa học hoặc toàn bộ CTĐT [H14.14.05.01]. Chuẩn đầu
ra của CTĐT là những tuyên bố ngắn gọn, được đưa ra bằng các thuật ngữ cụ thể
và có thể đo lường được, đánh giá được về những gì người học sẽ biết và/hoặc
có thể làm được sau khi hoàn thành khóa học [H14.14.05.02].

Chương trình dạy học sau rà soát có các học phần được cấu trúc đảm bảo sự
gắn kết và liền mạch, có tỷ lệ cân đối giữa kiến thức chung, kiến thức chuyên ngành
và kỹ năng mềm; thời gian và trình tự bố trí các học phần/môn học hợp lý, logic.

Hầu hết các CTĐT phiên bản 2019 đều giảm tỷ lệ kiến thức khối đại cương
xuống còn 28-30%, tăng tỷ lệ khối kiến thức chuyên ngành lên 70-72%.

Đối sánh khung CTĐT phiên bản 2016 [H14.14.04.04] và phiên bản 2019
[H14.14.05.03] về tỷ lệ % khối lượng kiến thức khối GDĐC và khối GDCN:

179
Bảng 14.3. Tỷ lệ khối kiến thức GDĐC và GDCN trong khung CTĐT 2016 và 2019

Khung CTĐT 2016 Khung CTĐT 2019

Khối kiến Khối kiến


Chương Tổng Khối kiến Khối kiến Tổng
thức thức
TT trình dạy số thức GDĐC thức GDCN số GDĐC GDCN
học tín tín
chỉ Số Số chỉ Số Số
% % % %
TC TC TC TC

1 Quản trị kinh


122 45 37 77 63 120 35 29 85 71
doanh
2 TC-NH 122 38 31 84 69
3 Kế toán 123 120 33 28 87 72

4 Công nghệ
126 39 31 87 69 120 35 29 85 71
thông tin
5 Công nghệ
145 35 24 110 76 135 33 24,5 102 75,5
kỹ thuật XD

6 Quản lý đất
128 42 33 86 67 120 33 28 87 73
đai
7 Luật kinh tế 126 44 35 82 65 127 33 26 94 74
8 Điều dưỡng 145 45 31 100 69 128 35 27 93 73

- Theo cách tiếp cận mới, tất cả các CTĐT đều xây dựng Ma trận thể hiện mức
độ cống hiến CĐR của các học phần cho CĐR của CTĐT [H14.14.05.04].
- CTĐT được bổ sung thêm các học phần thuộc kỹ năng mềm (thuộc khối kiến
thức không tích lũy) như: Khởi nghiệp, Kỹ năng thuyết trình và tìm việc, Kỹ năng tư
duy sáng tạo và quản lý thời gian. Số lượng học phần nhấn mạnh vào tự học (đồ án
môn học, học kỳ doanh nghiệp, môn học dạng seminar …) cũng được tăng cường.
CTĐT cũng bổ sung nhiều hơn các môn học tự chọn.
- ĐCCT tất cả các môn học cũng được bổ sung các nội dung mới trước đây
chưa làm: xác định rõ mục tiêu môn học và CĐR của môn học; xác định rõ mức độ
đóng góp của CĐR môn học cho CĐR của CTĐT; trình bày rõ phương pháp giảng
dạy để đạt CĐR của môn học; phương pháp đánh giá môn học bảo đảm lượng giá
được CĐR môn học [H14.14.05.05].

180
- Nội dung của một số môn học được thay đổi, bổ sung các kiến thức mới.
Nhiều kỹ năng nghề nghiệp được tích hợp vào CTĐT nhưng vẫn không tăng thời
lượng giảng dạy.
Các khoa lập Sổ theo dõi tình trạng sửa đổi CTĐT, CĐR và ĐCCT môn học
theo biểu mẫu [H14.14.05.06]. Sổ theo dõi gồm đầy đủ các thông tin: lần sửa đổi,
ngày sửa đổi, tình trạng sửa đổi, tóm tắt nội dung hạng mục sửa đổi của CTĐT, CĐR
và ĐCCT học phần. Sổ phải có chữ ký của lãnh đạo khoa và được lưu trữ tại khoa.
Tóm lại, Trường Đại học Thành Đông luôn quan tâm cập nhật, cải tiến CTĐT
nhằm đảm bảo đúng các quy định của Luật Giáo dục đại học và các quy chế quy định
hiện hành của Bộ GD&ĐT, đáp ứng mục tiêu, vai trò và sứ mạng Nhà trường, đáp
ứng yêu cầu luôn thay đổi của các bên liên quan. CTĐT có tính khả thi và phát triển
theo hướng liên thông (ngành, trường, vùng, quốc gia) và hướng đến hội nhập quốc tế.
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7
* Đánh giá chung tiêu chuẩn 14
2. Tóm tắt điểm mạnh
a. CTĐT, ĐCCT môn học/học phần được xây dựng và rà soát theo một
phương pháp khoa học, chặt chẽ, hệ thống. Quá trình này được hướng dẫn cụ thể, rõ ràng
từ Nhà trường. Quy trình được áp dụng thống nhất, nghiêm túc trên quy mô toàn trường.
b. Quá trình xây dựng CTĐT tuân thủ các quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT
và có sự tham khảo CTĐT của các trường đại học có uy tín trong nước và trên thế giới.
c. CTĐT, ĐCCT môn học/học phần được xây dựng và rà soát có sự tham gia
góp ý, thẩm định của các chuyên gia giáo dục bên ngoài và của các đơn vị sử dụng
lao động.
d. Việc rà soát quy trình thiết kế, đánh giá và rà soát chương trình dạy học
được Nhà trường thực hiện liên tục để đảm bảo sự phù hợp và cập nhật nhằm đến sự
cải tiến, đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi của các bên liên quan. Điều đó thể hiện rõ qua
mức độ đáp ứng công việc của sinh viên khi ra trường. SV tốt nghiệp tại Trường Đại
học Thành Đông đi làm được các doanh nghiệp đánh giá cao do nhanh chóng nắm bắt
công nghệ, hòa nhập được môi trường làm việc hiện đại.
3. Tóm tắt các điểm tồn tại
a. Sự tham gia của các nhà tuyển dụng, đại diện các tổ chức nghề nghiệp vào
xây dựng CTĐT, CĐR, ĐCCT môn học/học phần của Nhà trường còn hạn chế. Khi
cập nhật các CTĐT, rất khó để cập nhật hết được các yêu cầu của nhà tuyển dụng với
các đặc điểm chuyên biệt.
181
b. Việc lữu trữ các minh chứng của các lần sinh hoạt học thuật về rà soát quy
trình thiết kế, đánh giá và rà soát chương trình dạy học chưa được tốt, nên các minh
chứng có trong báo cáo này chưa được liên tục và đầy đủ.
4. Kế hoạch cải tiến
Thời gian
Đơn vị/ cá
thực hiện
TT Mục tiêu Nội dung nhân thực
(bắt đầu và
hiện
hoàn thành)

Khắc Nhà trường tăng cường hợp tác và mời các BGH, Từ đợt TS
1 phục doanh nghiệp tham gia ý kiến trong quá Các khoa khóa 2019-
trình rà soát CTĐT, CĐR và ĐCMH. 2020 trở đi
tồn tại 1 P.TS&TT
Khắc Khi rà soát, cập nhật CTĐT từ năm Từ đợt rà
phục 2020, Nhà trường yêu cầu rất cả các khoa HĐKH
soát CTĐT
2 nghiêm túc thực hiện việc lưu trữ hồ sơ Trường,
tồn tại năm 2020
minh chứng theo hướng dẫn. các khoa
trở đi
2
Triển khai đề án xây dựng và hoàn thiện
tất cả các CTĐT theo CDIO (Conceive -
Design - Implement - Operate), nghĩa là:
Phát Hình thành ý tưởng, thiết kế, thực hiện và Các khoa,
huy vận hành. Đây là giải pháp nâng cao chất giảng viên, 2020 - 2022
3
điểm lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội trên
cơ sở xác định chuẩn đầu ra (Learning P.QLĐT
mạnh
Outcomes) để thiết kế chương trình dạy
học (Curriculum) và tiến hành giảng dạy
theo CĐR

5. Mức đánh giá

Tiêu chuẩn Tự đánh giá


Tiêu chuẩn 14 5/7
Tiêu chí 14.1 5/7
Tiêu chí 14.2 5/7
Tiêu chí 14.3 5/7
Tiêu chí 14.4 5/7
Tiêu chí 14.5 5/7

182
Tiêu chuẩn 15. Giảng dạy và học tập
1. Mô tả
Tiêu chí 15.1. Thiết lập được hệ thống lựa chọn các hoạt động dạy và học
phù hợp với triết lý giáo dục và để đạt được chuẩn đầu ra
Trên nền tảng của giá trị văn hóa cốt lõi, Trường Đại học Thành Đông đã xây
dựng triết lý giáo dục “Chủ động học tập, kiến tạo tương lai” [H15.15.01.01]. Triết lý
giáo dục của Nhà trường được xác định rõ ràng và phù hợp với mục tiêu chung của giáo
dục đại học là giáo dục toàn diện cho người học, học tập có chất lượng, xác định vai trò
của giảng viên, người học, nội dung và phương pháp dạy học để người học có khả
năng thích ứng với giáo dục trong thời đại toàn cầu hoá. “Chủ động học tập, kiến tạo
tương lai” là mỗi cá nhân phải lập kế hoạch học tập cho bản thân để đạt được mục tiêu
của riêng mình, từ đó định hướng, sáng tạo, xây dựng, phát triển tương lai. Triết lý
giáo dục này đã chi phối cách mà Nhà trường quản trị hệ thống, xây dựng chương
trình đào tạo, đánh giá kết quả học tập, tuyển chọn và đãi ngộ đội ngũ cán bộ, giảng
viên, nhân viên, cũng như cách thức lựa chọn các hoạt động dạy và học phù hợp và để
đạt được chuẩn đầu ra. Triết lý giáo dục của Trường Đại học Thành Đông trở thành
kim chỉ nam cho mọi hoạt động dạy và học, và rộng hơn là mọi hoạt động liên quan
phát triển con người.
Triết lý này hoàn toàn phù hợp với sứ mạng “Đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao, tổ chức nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cao vào thực tiễn
sản xuất, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và tỉnh
Hải Dương nói riêng” và mục tiêu “Đào tạo định hướng ứng dụng nghề nghiệp ở các
lĩnh vực: kinh tế; kỹ thuật - công nghệ; khoa học xã hội - nhân văn; sức khỏe và ngoại
ngữ” của Trường Đại học Thành Đông [H15.15.01.02] phù hợp với xu thế phát triển
chung của xã hội trong giáo dục đại học là đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.
Hiện nay, Trường có 14 ngành đào tạo trình độ đại học, 04 ngành đào tạo trình
độ thạc sỹ và đang hoàn tất thủ tục để mở đào tạo tiến sĩ ngành Quản trị kinh doanh và
Quản lý kinh tế. Mỗi ngành đều được xây dựng chuẩn đầu ra phù hợp với triết lý giáo
dục. Sinh viên các ngành đều phải đảm bảo chuẩn đầu ra về mặt kiến thức và kỹ năng
theo đúng chuyên ngành, kỹ năng mềm và ngoại ngữ đáp ứng đúng triết lý “Chủ động
học tập, kiến tạo tương lai” [H15.15.01.03], [H15.15.01.04].
Nhà trường quy định việc tổ chức hoạt động dạy và học thuộc trách nhiệm của
các khoa chuyên môn, chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo phù hợp với triết lý giáo
dục “Chủ động học tập, kiến tạo tương lai” [H15.15.01.05]. Mỗi môn học sẽ được quy

183
định và hướng dẫn cụ thể về việc xác định mục tiêu, lựa chọn các hoạt động dạy và
học theo ĐCCT [H15.15.01.06]. Đối với từng ngành học, ngoài việc xây dựng CĐR
[H15.15.01.03] và CTĐT [H15.15.01.07] thì ĐCCT cho từng môn học là yêu cầu bắt
buộc. Các phương pháp cơ bản cho hoạt động dạy và học của từng môn sau khi được
thống nhất giữa các giảng viên trong bộ môn sẽ được thể hiện trên đề cương chi tiết
của từng môn học theo đặc trưng của môn học và ngành đào tạo đó. Ví dụ như trong
ngành Dược học môn “Bào chế và sinh dược học” đòi hỏi phương pháp giảng dạy:
thuyết trình trên lớp kết hợp phát vấn, tổ chức cho sinh viên thảo luận nhóm… khi học
lý thuyết; khi học thực hành chia từng nhóm tiến hành các bài thực tập lớn tại phòng
thực hành hoặc đi thực tế tại các bệnh viện, doanh nghiệp [H15.15.01.06].
Quan điểm sư phạm: Ngoài việc áp dụng các phương pháp giảng dạy truyền
thống, Nhà trường luôn khuyến khích thầy trò đổi mới phương pháp dạy và học theo
hướng phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu, làm việc nhóm và phát triển một số
kỹ năng mềm của người học; giảng viên và Nhà trường phải tạo môi trường dạy-học
thân thiện, sôi nổi và thuận lợi nhằm khơi dậy cho người học niềm đam mê, tính sáng
tạo, tích cực khám phá và chuyển hóa được tri thức, kỹ năng cho bản thân; học phải đi
đôi với hành, học đi đôi với nghiên cứu khoa học nhằm củng cố và ứng dụng kiến thức
đã học vào công việc thực tế.
Dựa vào quan điểm sư phạm nêu trên, Nhà trường thực hiện chiến lược giảng
dạy và học tập lấy người học làm trung tâm, khuyến khích các phương pháp học tập
chủ động và tích cực trong giảng dạy đối với người học. Mục đích của việc lựa chọn
các hoạt động giảng dạy – học tập là giúp người học đạt được các chuẩn đầu ra của
môn học. Việc lựa chọn các phương pháp giảng dạy khác nhau nhằm khuyến khích
tính chủ động của người học, nâng cao hiệu quả của giảng dạy hướng tới chuẩn đầu ra
của môn học, ngành học. Tùy thuộc vào đối tượng, môn học mà giảng viên lựa chọn
việc vận dụng phương pháp giảng dạy phù hợp. Giảng viên sử dụng linh hoạt nhiều
phương pháp truyền thụ tri thức như: Truyền thụ theo phương pháp truyền thống từ
người dạy sang người học; phương pháp giải quyết vấn đề thông qua tình huống;
tương tác trực tiếp để giải quyết vấn đề... Trong đó, phương pháp giảng dạy bằng tình
huống, tương tác trực tiếp để giải quyết vấn đề được đa số các giảng viên lựa chọn áp
dụng cho những môn học chuyên ngành. Phương pháp này thường được thực hiện
thông qua thuyết trình, hội thảo hoặc làm các bài tập tình huống, tri thức chuyển giao
từ nhà cung cấp sang người sử dụng. Nó giúp người học chuyển đổi cách học từ thế
thụ động thành thế học chủ động, luôn tìm tòi, kết hợp và đúc kết lại những kiến thức
đã học hỏi được. Qua đó, người học sẽ nhớ lâu hơn vì hiểu được vấn đề, hình thành
khả năng áp dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề gặp phải [H15.15.01.08].
184
Chuẩn đầu ra các ngành đào tạo của Trường Đại học Thành Đông đều được xây
dựng phù hợp với triết lý giáo dục “Chủ động học tập, kiến tạo tương lai”. Vì thế các
quy định xác định, lựa chọn các hoạt động dạy và học cũng như phân công trách
nhiệm trong việc xác định, lựa chọn, triển khai các hoạt động dạy và học phù hợp với
triết lý giáo dục thì cũng đảm bảo đạt được chuẩn đầu ra của các ngành đào tạo
[H15.15.01.05].
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7
Tiêu chí 15.2. Triển khai được hệ thống thu hút, tuyển chọn đội ngũ giảng
viên, phân công nhiệm vụ dựa trên trình độ chuyên môn, năng lực, thành tích
chuyên môn và kinh nghiệm
Sau 10 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Thành Đông đã có sự
chuyển biến lớn về chất và lượng trong đội ngũ giảng viên cơ hữu. Từ chỗ chỉ có gần
50 giảng viên khi thành lập trường vào năm 2009, đến nay, Trường đã tuyển dụng
được 260 giảng viên, trong đó có 10 giáo sư, 42 phó giáo sư, 76 tiến sỹ, 115 thạc sĩ và
17 cử nhân, kỹ sư; Tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ trở lên trên tổng số
giảng viên cơ hữu chiếm 93,5%, trong đó tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ trở
lên đạt: 49,21% [H15.15.02.01]. Có được sự phát triển vượt bậc về đội ngũ giảng viên
như trên là do Trường Đại học Thành Đông đã xây dựng và áp dụng quy định tuyển
dụng và ký hợp đồng lao động rõ ràng [H15.15.02.02]. Kế hoạch tuyển dụng, tiêu
chuẩn tuyển dụng, nội dung tuyển dụng được xây dựng hàng năm, từng đợt tuyển
dụng được công khai trên trang web của Nhà trường, các trang thông tin tuyển dụng
[H15.15.02.03].
Để phục vụ tốt cho chiến lược phát triển đội ngũ của Nhà trường đặc biệt là đội
ngũ cán bộ chủ chốt ở các khoa và đội ngũ giảng viên, Nhà trường đã có nhiều chính
sách thu hút như hỗ trợ 01 lần phụ cấp thu hút, có khi đích thân Chủ tịch Hội đồng
quản trị đã gặp gỡ, trao đổi, thuyết phục để mời được những cán bộ, giảng viên có
trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm thực tế trong quản lý và đào tạo tại các
trường đại học lớn, các viện nghiên cứu, các tổ chức uy tín về làm việc tại Trường Đại
học Thành Đông [H15.15.02.04]. Đối với các cán bộ, giảng viên khác Nhà trường
cũng có những chính sách về tiền lương, chế độ làm việc rõ ràng để thu hút nhân
sự [H15.15.02.05]; [H15.15.02.06]. Những cán bộ, giảng viên có trình độ chuyên môn
cao, có kinh nghiệm quản lý sẽ được bổ nhiệm giữ các chức vụ lãnh đạo chủ chốt
trong Ban Giám hiệu, các khoa, phòng, trung tâm và viện [H15.15.02.04]. Từ năm
2015 - 2019, Nhà trường tuyển dụng được 100 cán bộ lãnh đạo và giảng viên có học
hàm học vị cao về làm việc tại Trường. Để góp phần phát triển và nâng cao chất lượng
185
giảng viên, Nhà trường có các chính sách hỗ trợ cán bộ giảng viên trong việc học tập
nâng cao trình độ chuyên môn [H15.15.02.06].
Giảng viên sau khi được tuyển dụng sẽ thử việc hoặc giảng thử dựa trên trình
độ chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm và kết quả giảng thử sẽ được sắp xếp giảng dạy
đúng chuyên ngành, bằng cấp được đào tạo [H15.15.02.05], [H15.15.02.07]. Hàng
năm đến cuối mỗi năm học, phòng QLĐT gửi kế hoạch đào tạo năm học mới đến các
khoa chuyên môn, các khoa căn cứ tiến trình đào tạo đã được phê duyệt trong chương
trình đào tạo để rà soát lại các học phần cho mỗi khóa và phản hồi về phòng QLĐT.
Phòng QLĐT xây dựng thời khóa biểu cho từng lớp và chuyển về khoa chuyên môn
phân công giảng viên dựa trên năng lực và trình độ chuyên môn phù hợp, gửi danh
sách giảng viên giảng dạy thực tế về phòng QLĐT. Tất cả giảng viên có trình độ cử
nhân chỉ được hướng dẫn thực hành [H15.15.02.07]. Việc phân công giảng dạy ở cấp
khoa, bộ môn theo kế hoạch của phòng QLĐT và việc phản hồi, điều chỉnh phân công
giảng dạy giữa các bộ môn với phòng QLĐT hiện tại đang được thực hiện qua hệ
thống các bản giấy và qua E-mail.
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7
Tiêu chí 15.3. Các hoạt động dạy và học thúc đẩy việc học tập suốt đời
được tổ chức phù hợp để đạt được chuẩn đầu ra
Việc học tập không phải chỉ diễn ra trên ghế nhà trường, mà mỗi người đều luôn
phải có ý thức học tập, tích lũy thêm kiến thức và kỹ năng, thích ứng với yêu cầu công
việc và xã hội ngày càng phát triển, đó chính là quá trình học tập suốt đời. Để giúp sinh
viên có ý thức và điều kiện thực hiện việc học tập suốt đời, Trường Đại học Thành Đông
đã tạo ra môi trường học tập đa dạng, phong phú cho sinh viên. Hàng năm, căn cứ vào
chương trình đào tạo [H15.15.01.07], Nhà trường xây dựng kế hoạch năm
học [H15.15.03.01] và thời khóa biểu [H15.15.03.02] cụ thể cho từng ngành, từng khóa,
từng lớp để sinh viên biết trước kế hoạch tạo điều kiện thuận lợi cho việc chủ động học
tập, nghiên cứu.
Đổi mới phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm, trong đó phương
pháp nêu vấn đề, giảng viên gợi mở cho sinh viên hướng nghiên cứu định hướng phát
triển lĩnh vực khoa học trong tương lai, phương pháp khai thác tài liệu…cũng là cách
gợi mở cho các sinh viên trên con đường học tập suốt đời.
Ngoài việc học tập tại giảng đường, sinh viên còn được học tập tại các phòng
thực hành như: Hệ thống phòng thực hành khoa Y-Dược và khoa Điều dưỡng
[H15.15.03.03], [H15.15.03.04]; Chương trình thực tập liên kết với doanh nghiệp và

186
cộng đồng cũng được các khoa chú trọng, chẳng hạn như: khoa Công nghệ kỹ thuật
xây dựng cho sinh viên thực tập tại công ty đang xây dựng các công trình tại Trường;
khoa Y - Dược và khoa Điều dưỡng ký hợp đồng với các công ty dược có uy tín để gửi
sinh viên đến thực tập tốt nghiệp [H15.15.03.05], [H15.15.03.06].
Nhà trường cũng tạo điều kiện về chủ trương, cơ sở vật chất cho các hoạt động
tình nguyện vì cộng đồng để sinh viên được trải nghiệm và học thêm những kỹ năng
sống, học cách ứng xử, quan tâm tới những mảnh đời bất hạnh nói riêng hay cộng
đồng nói chung. Từ đó vun đắp cho sinh viên tâm hồn hướng thiện, có ý thức học tâp
để có đủ kiến thức và kỹ năng làm nhiều điều tốt đẹp cho bản thân, gia đình và xã
hội [H15.15.03.07]. Các chương trình trao đổi sinh viên quốc tế được triển khai ký kết
hợp tác ở khoa Điều dưỡng với Tập đoàn Korian (CHLB Đức). Thông qua chương
trình trao đổi, sinh viên được học hỏi kiến thức mới, tìm hiểu về văn hóa và nâng cao
khả năng ngôn ngữ [H15.15.03.08].
Căn cứ vào kế hoạch năm học, các khoa chuyên môn tổ chức các hoạt động học
tập đa dạng cho sinh viên như: Bài tập lớn khối kỹ thuật (Công nghệ kỹ thuật xây
dựng, Công nghệ thông tin, Quản lý đất đai); Bài tập thực hành ngành Kế toán; Bài tập
thực hành khối sức khỏe (Dược học, Y học cổ truyền, Điều dưỡng); Chương trình thực
tập của sinh viên tại cơ sở; Chương trình thực hành tại phòng thực hành; các chương
trình thiện nguyện, các hoạt động vì cộng đồng… [H15.15.03.09], [H15.15.03.10],
[H15.15.03.11], [H15.15.03.12], [H15.15.03.13]. Ngoài ra, Nhà trường còn khuyến
khích và tạo điều kiện cho sinh viên các khóa được tham dự các hội thảo chuyên môn do
Nhà trường và các khoa tổ chức [H15.15.03.14]. Những sinh viên yêu thích sáng tạo,
nghiên cứu được khuyến khích tham gia nghiên cứu khoa học từ cấp khoa đến cấp Trường,
đề tài nào đạt giải cao được gửi đi dự thi ở cấp cao hơn [H15.15.03.15].
Trong những năm qua, Nhà trường không ngừng đầu tư cơ sở vật chất, trang
thiết bị nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên học tập, thực hành, thực tập. Các
giảng đường đều được trang bị máy chiếu, máy điều hòa và hệ thống âm thanh phục
vụ giảng dạy [H15.15.02.01]. Đặc biệt ngành Dược học và Y học cổ truyền là ngành
học đòi hỏi được thực hành nhiều nên Nhà trường đã xây dựng vườn cây thuốc và khu
thực hành gồm 11 phòng được trang bị đầy đủ thiết bị, dụng cụ cho từng môn học.
Một số phòng được đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại, đắt tiền như máy Uwis quang
phô kế, máy Cocat quay chân không, máy xét nghiệp sinh hóa tự động, máy đóng nang
cứng tự động, máy đo độ hòa tan, … [H15.15.02.01], [H15.15.03.16]. Trường đã tổ
chức các buổi hội thảo áp dụng những phương pháp giảng dạy hiện đại, tích
cực [H15.15.03.17] nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng CĐR. Các giảng viên đã

187
ứng dụng được các phương pháp, công nghệ giảng dạy hiện đại vào môn học góp phần đáp
ứng CĐR của từng ngành.
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7
Tiêu chí 15.4. Các hoạt động dạy và học được giám sát và đánh giá để đảm
bảo và cải tiến chất lượng.
Việc giám sát hoạt động dạy và học trong Trường được thực hiện dưới nhiều
hình thức, được giao cho các khoa, phòng chuyên môn trực tiếp đảm nhận, cụ thể như
sau: Việc lên lớp giảng dạy của giảng viên và đi học của sinh viên được quy định quản
lý, giám sát bởi cán bộ giáo vụ học đường của phòng Quản lý chất lượng
[H15.15.04.01], được ghi chép trên sổ đầu bài [H15.15.04.02]. Ngoài ra, một hệ thống
camera được lắp đặt trong tất cả các phòng học, các phòng thí nghiệm thực hành đã hỗ
trợ tích cực cho việc giám sát hoạt động dạy học đang diễn ra trong lớp
[H15.15.04.03]. Tất cả các hoạt động dạy và học đều diễn ra theo đúng tiến độ của thời
khóa biểu. Việc giảng viên, sinh viên vắng mặt, đi sớm, về muộn, thái độ học tập
không nghiêm túc trong giờ học của sinh viên sẽ được ghi vào sổ của giáo vụ học đường
và gửi về lãnh đạo Nhà trường cũng như các khoa để kịp thời kiểm điểm, chấn chỉnh.
Việc đánh giá giảng viên được thực hiện thông qua 2 kênh: dự giờ giảng viên và
sinh viên đánh giá hàng kỳ. Hội đồng KH&ĐT Nhà trường và Hội đồng khoa học các
khoa đều có kế hoạch dự giờ một số giảng viên trong từng học kỳ [H15.15.04.05]. Qua
đó đánh giá chất lượng giảng dạy và đưa ra các góp ý, cải tiến làm căn cứ cho việc
thiết kế hoạt động dạy và học chi tiết của một số học phần do Khoa phụ trách
[H15.15.04.06]. Việc lấy ý kiến đánh giá các giảng viên từ phiếu khảo sát sinh viên
được giao cho phòng Quản lý chất lượng thực hiện vào cuối mỗi kỳ khi kết thúc môn
học [H15.15.04.07], [H15.15.04.08].
Hàng năm Nhà trường tiến hành khảo sát, đánh giá chất lượng dạy và học (về
chương trình đào tạo, đề cương chi tiết, hình thức thi/kiểm tra, chất lượng giảng dạy
của giảng viên, cơ sở vật chất…), tổng hợp thành báo cáo chi tiết gửi về các đơn vị
[H15.15.04.09]; các đơn vị sẽ phân tích chi tiết báo cáo này. Trên cơ sở đó, các Khoa
chuyên môn tiến hành họp trao đổi với các giảng viên, rút kinh nghiệm về nội dung,
phương pháp giảng dạy, các hình thức kiểm tra, chương trình đào tạo [H15.15.04.10].
Cũng từ kết quả khảo sát, nhiều môn học được thay đổi hình thức thi và kiểm tra từ tự
luận truyền thống sang trắc nghiệm bán tự luận, trắc nghiệm máy, vấn đáp, viết báo
cáo, làm bài tập lớn, bài tập thực hành… chẳng hạn như: môn Kiểm toán căn bản, môn
Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam chuyển từ thi tự luận thành trắc
nghiệm máy, môn Tư tưởng Hồ Chí Minh từ việc thi tự luận sang viết tiểu luận…
[H15.15.04.11] từ đó góp phần nâng cao kết quả học tập của sinh viên [H15.15.04.12].
188
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7
Tiêu chí 15.5. Triết lý giáo dục cũng như hoạt động dạy và học được cải
tiến để đạt được chuẩn đầu ra, đảm bảo dạy và học có chất lượng, học tập suốt đời.
“Chủ động học tập, kiến tạo tương lai” là mỗi cá nhân phải lập kế hoạch học
tập cho bản thân để đạt được mục tiêu của riêng mình, từ đó định hướng, sáng tạo,
xây dựng, phát triển tương lai. Với quan điểm đó, Trường Đại học Thành Đông vẫn
luôn kiên định với triết lý giáo dục này. Chuẩn đầu ra của các ngành đào tạo đều cung
cấp cho sinh viên kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm để có
những thay đổi tích cực trong nhận thức, tư duy, hành động… thích ứng tốt với đòi
hỏi công việc sau khi tốt nghiệp cũng như đáp ứng việc tiếp tục học tập suốt đời. Các
CĐR của các CTĐT hoàn toàn phù hợp với TLGD của trường ĐHTĐ.
Trường Đại học Thành Đông rà soát nội hàm của triết lý giáo dục phù hợp với
từng thời kỳ để thay đổi mục tiêu đào tạo [H15.15.05.01]. Đối với từng giai đoạn thì
mục tiêu đào tạo là có thay đổi để phù hợp với nhu cầu của người học và đáp ứng
nguồn nhân lực chất lượng cao theo nhu cầu xã hội. Những năm mới thành lập 2009 -
2010, Nhà trường chú trọng mục tiêu đào tạo định hướng ứng dụng nghề nghiệp ở
lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật - công nghệ. Từ năm 2016 - 2017, ngoài những ngành đào
tạo đã có, Nhà trường chú trọng phát triển ngành nghề đào tạo định hướng sang khối
ngành sức khỏe, khoa học xã hội và nhân văn [H15.15.05.01], [H15.15.01.02]. Nhà
trường luôn chủ trương cải tiến từ CTĐT, phương pháp giảng dạy để đáp ứng mục
tiêu đào tạo mới theo hướng tăng cường dạy kỹ năng và khả năng ứng dụng kiến thức
vào thực tiễn ngay khi sinh viên còn ngồi trên giảng đường. Để đảm bảo việc dạy và
học được cải tiến liên tục, Nhà trường đã tiến hành rà soát và điều chỉnh chuẩn đầu ra
cho phù hợp quá trình phát triển của xã hội và mục tiêu đào tạo qua các giai đoạn
[H15.15.01.03]; [H15.15.01.04] cũng như phù hợp với TLGD của Nhà trường về
“CĐGD, KTTT”. Ở chiều ngược lại, TLGD giúp cho GV giảng dạy phù hợp và tạo
điều kiện thuận lợi để người học đạt được các CĐR mong đợi.
Để đáp ứng các mục tiêu đào tạo từng thời kỳ cũng như nâng cao chất lượng
dạy và học, hàng năm căn cứ qua việc dự giờ, đánh giá giảng viên, khảo sát ý kiến từ
giảng viên, sinh viên, các khoa chuyên môn tổ chức họp điều chỉnh các hoạt động
dạy và học, thay đổi hình thức thi kiểm tra ở những môn thấy cần thiết
[H15.15.04.11]. Các khoa chuyên môn tiến hành rà soát CTĐT, ĐCCT để phù hợp
với chuẩn đầu ra và triết lý giáo dục [H15.15.01.03], [H15.15.01.07]. Trường Đại
học Thành Đông đặc biệt chú trọng đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên nên bắt đầu
từ năm 2015 học phần kỹ năng mềm được tăng cường cho sinh viên hệ chính quy
189
toàn trường giúp sinh viên tự tin trong việc thể hiện bản thân, làm việc nhóm, xử lý
các tình huống để dễ dàng thích ứng với công việc, đáp ứng chuẩn đầu ra
[H15.15.05.03]. Ngoài ra nhằm khơi dậy lòng đam mê và nhiệt huyết của sinh viên
trong việc lập thân lập nghiệp để làm giàu cho bản thân và xã hội, Nhà trường đã bổ
sung môn học Khởi nghiệp vào CTĐT các ngành [H15.15.05.03]. Nhận thấy ngoại
ngữ là một yếu tố quan trọng đối với sinh viên thời kỳ hội nhập nên từ những năm
đầu, Nhà trường đã xây dựng chương trình đào tạo cho sinh viên các ngành 15 đơn vị
học trình ngoại ngữ; thường xuyên mở lớp học tiếng Anh miễn phí giúp sinh viên
nâng cao trình độ tiếng Anh [H15.15.05.04]. Sinh viên trước khi ra trường phải đạt
được chuẩn trình độ bậc 3 (tương đương B1 trong CEFR) [H15.15.01.03].
Hàng năm, Nhà trường lấy ý kiến phản hồi của người học, của giảng viên, đội
ngũ cựu sinh viên và các nhà tuyển dụng bằng phiếu khảo sát, điện thoại và khảo sát
online để phân tích đánh giá mức độ hài lòng của các bên liên quan về triết lý giáo dục
và các hoạt động dạy học [H15.15.05.05] và sử dụng ý kiến phản hồi này như 1 kênh
thông tin quan trọng để cải tiến, nâng cao chất lượng của hoạt động dạy và học. Tuy
nhiên, việc lấy ý kiến của giảng viên, cán bộ hỗ trợ phục vụ công tác giảng dạy, các
nhà tuyển dụng về mức độ hài lòng về triết lý giáo dục chưa khảo sát được nhiều.
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7
Đánh giá chung về tiêu chuẩn 15:
2. Tóm tắt các điểm mạnh
a. Hệ thống lựa chọn các hoạt động dạy và học được Nhà trường thiết lập thông
qua việc xây dựng chiến lược dạy học phù hợp với TLGD và CTĐT của mỗi ngành để
đạt được CĐR, thúc đẩy việc học tập suốt đời của người học.
b. Nhà trường đã xây dựng một hệ thống các chiến lược và chính sách nhằm thu
hút giảng viên giỏi về chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm đến làm việc và giảng dạy
tại Đại học Thành Đông. Số lượng giảng viên có học hàm Giáo sư và Phó giáo sư tăng
qua một số năm gần đây giúp Trường có khả năng đào tạo thêm trình độ thạc sỹ và
đáp ứng yêu cầu của các chương trình đào tạo.
c. Quy trình phân công giảng dạy, mở lớp chặt chẽ, đảm bảo tính công bằng,
khách quan. Mặt khác, Nhà trường có hệ thống phần mềm quản lý đào tạo giúp người
dạy, người học và các đơn vị quản lý có thể triển khai, theo dõi, giám sát việc dạy và
học 1 cách thuận tiện.
d. Các hoạt động dạy và học có sự giám sát góp ý kiến kịp thời của các bên liên
quan; Nhà trường đã tổ chức việc khảo sát, lấy ý kiến của các bên liên quan về chất
190
lượng đào tạo, mức độ hài lòng của SV, cựu SV và các Nhà tuyển dụng về hoạt động
dạy và học, sử dụng kết quả khảo sát để cải tiến chất lượng đội ngũ cũng như các hoạt
động dạy học có hiệu quả.
3. Tóm tắt các điểm tồn tại
a. Chưa tích hợp được việc phân công giảng dạy vào phần mềm quản lý đào tạo.
b. Công tác khảo sát ý kiến cựu sinh viên và nhà tuyển dụng để cải tiến chương
trình đào tạo chưa thật hiệu quả.
c. Việc lấy ý kiến của giảng viên, cán bộ hỗ trợ phục vụ công tác giảng dạy, các
nhà tuyển dụng về mức độ hài lòng về triết lý giáo dục chưa khảo sát được nhiều.
4. Kế hoạch cải tiến
Thời gian
Đơn vị/ cá
Mục thực hiện
TT Nội dung nhân thực
tiêu (bắt đầu và
hiện
hoàn thành)

Khắc Triển khai chương trình tích hợp được việc


Từ năm học
1 phục tồn phân công giảng dạy vào phần mềm quản lý P.QLĐT
2020 - 2021
tại a đào tạo.

Từ tháng 12/2020 đến hết quý I năm


2021, phòng Đào tạo phối hợp với bộ phận IT P.QLĐT,
Khắc
tích hợp việc phân công giảng dạy ở cấp khoa P. HC-TH, Từ năm học
2 phục tồn
và bộ môn vào hệ thống quản lý đào tạo để các 2020 - 2021
tại b
thuận lợi cho việc quản lý, giám sát và hiệu khoa/viện
quả trong điều hành.

Kỳ rà soát chương trình đào tạo tiếp P.QLĐT,


Khắc theo (năm 2021), phòng Quản lý chất lượng và
P. QLCL, Từ năm học
3 phục tồn các khoa chuyên môn tiến hành khảo sát ý
các 2020 - 2021
tại c kiến của nhà tuyển dụng và các chuyên gia
nhiều hơn, hiệu quả hơn. khoa/viện

Thiết lập hệ thống lựa chọn các hoạt động BGH,


Phát
dạy và học thông qua việc xây dựng chiến
huy P.HC - TH, Từ năm học
4 lược dạy học phù hợp với triết lý giáo dục và
điểm P.QLĐT, 2020 - 2021
chuẩn đầu ra, thúc đẩy việc học tập suốt đời
mạnh a
của người học. Thường xuyên rà soát chương các

191
trình đào tạo để phù hợp với xu hướng phát khoa/viện
triển của xã hội, bắt kịp với những biến đổi
không ngừng của xu thế thời đại với những
vận hội mới, thời cơ và thách thức mới.

Nhà trường đã xây dựng một hệ thống các


chiến lược và chính sách nhằm thu hút giảng
viên giỏi về chuyên môn và có nhiều kinh
nghiệm đến làm việc và giảng dạy tại Trường
Đại học Thành Đông. Số lượng giảng viên có
học hàm Giáo sư và Phó giáo sư tăng qua một
số năm gần đây giúp Trường có khả năng đào
Phát tạo thêm trình độ Thạc sỹ và đáp ứng yêu cầu P.QLĐT,
huy của các chương trình đào tạo; thường xuyên P. HC-TH, Từ năm học
5
điểm mở các lớp ngắn hạn, các lớp tập huấn, tọa đàm, các 2020 - 2021
mạnh b hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa các cơ sở khoa/viện
đào tạo uy tín trên thế giới để học tập kinh
nghiệm trong việc xây dựng, phát triển nguồn
nhân lực về mọi mặt. Đồng thời, nên chủ động,
tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên của trường
học trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ và tu nghiệp sinh ở
các nước có nền giáo dục hiện đại để nâng cao
kiến thức, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.

Nhà trường đã xây dựng một hệ thống các


chiến lược và chính sách nhằm thu hút giảng
Phát viên giỏi về chuyên môn và có nhiều kinh
P.QLĐT,
huy nghiệm đến làm việc và giảng dạy tại Đại học
6 các
điểm Thành Đông. Số lượng giảng viên có học hàm
khoa/viện
mạnh c GS và PGS tăng qua một số năm gần đây giúp
Trường có khả năng đào tạo thêm trình độ
thạc sỹ và đáp ứng yêu cầu của CTĐT

Phát Các hoạt động dạy và học có sự giám sát


P.QLĐT,
huy góp ý kiến kịp thời của các bên liên quan; Nhà Từ năm học
7 các
điểm trường đã tổ chức việc khảo sát, lấy ý kiến của 2020 - 2021
khoa/viện
mạnh d các bên liên quan về chất lượng đào tạo, mức

192
độ hài lòng của SV, cựu SV và các Nhà tuyển
dụng về hoạt động dạy và học, sử dụng kết
quả khảo sát để cải tiến chất lượng đội ngũ
cũng như các hoạt động dạy học có hiệu quả.

5. Mức đánh giá

Tiêu chuẩn/Tiêu chí Tự đánh giá


Tiêu chuẩn 15 5/7

Tiêu chí 15.1 5/7


Tiêu chí 15.2 5/7

Tiêu chí 15.3 5/7

Tiêu chí 15.4 5/7


Tiêu chí 15.5 5/7

Tiêu chuẩn 16. Đánh giá người học


1. Mô tả
Tiêu chí 16.1. Thiết lập được hệ thống lập kế hoạch và lựa chọn các loại
hình đánh giá người học phù hợp trong quá trình học tập.
Đánh giá người học là một khâu quan trọng trong hoạt động đào đạo của Nhà
trường, vì vậy tất cả các hoạt động đánh giá người học tại Trường Đại học Thành
Đông đều được lập kế hoạch và lựa chọn các hình thức đánh giá trước khi bắt đầu năm
học mới 2 tháng, và được công bố công khai cho người học biết [H16.16.01.01]. Việc
đánh giá người học được Nhà trường thực hiện trong suốt quá trình đào tạo, từ khâu
tuyển sinh đầu vào, quá trình học tập các học phần cho đến đánh giá đầu ra của một
khóa học.
Căn cứ vào Quy chế tuyển sinh hàng năm của Bộ GD&ĐT, Nhà trường đã xây
dựng và công bố Đề án tuyển sinh trong đó có nêu rõ: các phương thức tuyển sinh, chỉ
tiêu tuyển sinh, ngưỡng đảm bảo chất lượng, các tổ hợp môn xét tuyển cũng như mức
học phí của từng CTĐT [H16.16.01.02]. Căn cứ Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng
hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định 43/2007/QĐ-
BGD&ĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT [H16.16.01.03],
193
Nhà trường đã ban hành hệ thống các văn bản về xây dựng kế hoạch và lựa chọn hình
thức đánh giá người học trong quá trình học tập phù hợp với mục tiêu và quá trình đào
tạo, cụ thể: Quy chế xây dựng ngân hàng đề thi, ra đề thi [H16.16.01.04], Quy định
kiểm tra và thi học phần [H16.16.01.05], Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ
chính quy theo học chế tín chỉ tại Trường Đại học Thành Đông [H16.16.01.06], Quy
trình tổ chức thi kết thúc học phần, quy trình đánh giá kết quả học tập [H16.16.01.07].
Trên cơ cở các quy định đã được Nhà trường ban hành về công tác kiểm tra đánh giá
kết quả người học, các khoa, bộ môn, viện, trung tâm đã lựa chọn các loại hình đánh
giá quá trình học tập của người học phù hợp đối với mỗi học phần/môn học, các loại
hình được lựa chọn thông qua các hội đồng thẩm định CTĐT, ĐCCT [H16.16.01.08].
Các loại hình đánh giá sau khi được thống nhất lựa chọn đã được thể hiện trong ĐCCT
học phần/môn học [H16.16.01.09].
Việc đánh giá người học của Nhà trường được quy định tại Quy định đánh giá
kết quả học tập của người học được ban hành tại Quyết định số 12/QĐ-ĐHTĐ ngày
15/01/2015 [H16.16.01.06], trong đó có hướng dẫn cụ thể các bước đánh giá quá trình
học tập của người học và phân công nhiệm vụ cho đơn vị, cá nhân liên quan: (1) Kiểm
tra định kỳ do giảng viên bộ môn thực hiện; (2) Tính điểm trung bình kiểm tra định kỳ
do giảng viên bộ môn thực hiện; (3) Tổ chức thi kết thúc học phần/môn học do phòng
Quản lý chất lượng thực hiện; (4), (5) Tổng kết điểm, thông báo kết quả thi cho người
học do phòng ĐT&NCKH, khoa quản lý học phần thực hiện; (6) Tổng hợp điểm học
phần trong học kỳ do giáo vụ khoa thực hiện; (7) Xếp loại kết quả học kỳ, năm học do
giáo vụ khoa quản lý học phần, phòng ĐT&NCKH thực hiện; (8) Phê duyệt do Ban
Giám hiệu thực hiện; (9) Tiếp nhận, quản lý do phòng ĐT&NCKH thực hiện; (10)
Thông báo kết quả học kỳ, năm học do cố vấn học tập thực hiện; (11) Tổng hợp kết
quả toàn khóa học: phòng ĐT&NCKH thực hiện (12) Thi và xếp loại tốt nghiệp: Hội
đồng thi và xét tốt nghiệp thực hiện; (13) Quyết định công nhận tốt nghiệp do Ban
Giám hiệu ký Quyết định; (14) Tiếp nhận, lưu trữ do phòng ĐT&NCKH thực hiện;
(15) Thông báo kết quả tốt nghiệp cho người học do ban Thư ký hội đồng thi và xét tốt
nghiệp.
Bên cạnh đó, trách nhiệm của các đơn vị trong quá trình đánh giá người học
được phân công cụ thể tại các Quyết định: số 48/QĐ-ĐHTĐ ngày 27/5/2016 về việc
ban hành Quy chế xây dựng ngân hàng đề thi, ra đề thi và tổ chức thi trắc nghiệm
[H16.16.01.04], Quyết định số 12/QĐ-ĐHTĐ ngày 15/01/2015 về việc ban hành Quy
định thi và kiểm tra học phần theo hệ thống tín chỉ [H16.16.01.06], Quyết định số
12/QĐ-ĐHTĐ ngày 15/1/2015 về việc ban hành quy định đánh giá kết quả học tập của
sinh viên [H16.16.01.09] theo đó: phòng ĐT&NCKH là đơn vị chịu trách nhiệm xây
194
dựng lịch thi; khoa chuyên môn chịu trách nhiệm xây dựng đề thi; ban Khảo thí và
Đảm bảo chất lượng (nay là phòng QLCL) chịu trách nhiệm tổ chức thi, chấm thi, cán
bộ coi thi chịu trách nhiệm coi thi. Khi tổ chức thi tốt nghiệp cho sinh viên, Nhà
trường ban hành các quyết định thành lập Hội đồng thi tốt nghiệp và phân công nhiệm
vụ cụ thể cho các ban như: ban Thư ký, ban Coi thi, ban Đề thi, ban Chấm thi, ban
Thanh tra và Hội đồng xét và công nhận tốt nghiệp [H16.16.01.11] [H16.16.01.12]
[H16.16.01.13]. Ngoài ra việc đánh giá điểm rèn luyện của sinh viên mỗi kỳ học do
cán bộ lớp và cố vấn học tập chịu trách nhiệm thực hiện [H16.16.01.14]. Kế hoạch
đánh giá người học được thể hiện trong kế hoạch giảng dạy và học tập năm học của
Nhà trường [H16.16.01.01], trong ĐCCT học phần và được thông báo đến sinh viên
ngay từ đầu năm học, kỳ học, trước mỗi kỳ thi 2 tuần; thông qua Sổ tay sinh viên
[H16.16.01.14], trang thông tin điện tử của Nhà trường: http://thanhdong.edu.vn, được
giới thiệu phổ biến đến người học trong Tuần sinh hoạt công dân đầu khóa học
[H16.16.01.15], đăng trên group, page Trường Đại học Thành Đông [H16.16.01.16].
Trong quá trình học tập tại Nhà trường, kiến thức của người học được đánh giá
toàn diện thông qua hệ thống các bài kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ, các bài tập lớn, đồ án
môn học, dự án với nhiều hình thức thi trắc nghiệm, tự luận, thuyết trình, vấn đáp
[H16.16.01.05], [H16.16.01.09], [H16.16.01.10], [H16.16.01.12]. Hình thức, tiêu chí
và nội dung đánh giá mỗi học phần được thể hiện rõ trong ĐCCT và được phổ biến tới
người học bằng nhiều hình thức khác nhau, thông qua trang thông tin điện tử của Nhà
trường, được giới thiệu ở buổi gặp gỡ tân sinh viên của khoa, trong buổi học đầu tiên
của mỗi học phần, đăng trên group sinh viên ĐH Thành Đông [H16.16.01.16]. Kết quả
của mỗi học phần bao gồm điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần. Tỷ lệ
giữa hai đầu điểm thay đổi tùy theo đặc thù môn học và được thể hiện trong ĐCCT
[H16.16.01.09]. Điểm đánh giá bộ phận bao gồm: điểm kiểm tra thường xuyên trong
quá trình học tập, điểm đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận; điểm đánh
giá phần thực hành; điểm chuyên cần; điểm tiểu luận. Điểm đánh giá học phần/môn
học được thể hiện trong Quy định đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy theo học chế
tín chỉ (QĐ số 12/QĐ-ĐHTĐ ngày 15/01/2015) [H16.16.01.06] như sau:

Thang điểm hệ 4
Xếp loại Thang điểm hệ 10
Điểm số Điểm chữ

10 4,00

Đạt 9.5 3,75 A+

9,0 3,50
195
8.5 3,25 A

8,0 3,00 B+

7,5 2,75
B
7,0 2,50

6,5 2,25 C+

6,0 2,00
C
5,5 1,75

5,0 1,50 D+

Không đạt Dưới 5 1,25 F

Mỗi hình thức đánh giá đều có tiêu chí (hình thức, nội dung, mục đích, ý nghĩa
và hiệu quả mang lại) và nội dung phù hợp với yêu cầu của môn học (mục tiêu của
môn học được quy định trong ĐCCT học phần). Các tiêu chí đánh giá, nội dung đánh
giá của mỗi phương pháp/loại hình đánh giá được lựa chọn trên cơ sở các ý kiến thảo
luận của tổ xây dựng, rà soát và cập nhật CTĐT và Hội đồng thẩm định CTĐT, ĐCCT
sau rà soát.
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7
Tiêu chí 16.2. Các hoạt động đánh giá người học được thiết kế phù hợp với
việc đạt được chuẩn đầu ra.
Các CĐR của CTĐT được xây dựng và rà soát theo Thông tư 07/2015/TT-
BGDĐT của Bộ GD&ĐT [H16.16.02.01]; Trên cơ sở đó, Nhà trường ban hành Quy
trình xây dựng, thẩm định và ban hành CTĐT và CĐR. Tất cả các CTĐT của trường
được xây dựng đều phải theo quy trình này [H16.16.02.08]. Căn cứ trên CĐR các
khoa, viện, trung tâm tiến hành xây dựng CĐR của từng học phần/môn học. Dựa trên
CĐR của từng học phần/môn học, của CTĐT các khoa, viện, trung tâm xây dựng và
lựa chọn các phương pháp đánh giá người học phù hợp để đạt được CĐR. Đánh giá
người học là một trong những hoạt động quan trọng của hoạt động đào tạo. Do đó,
Nhà trường đã ban hành Quy trình đánh giá kết quả học tập ban hành kèm theo Quyết
định số 28/QĐ-ĐHTĐ ngày 03/04/2015, theo đó tất cả các hoạt động đánh giá người
học được Nhà trường thực hiện theo đúng các bước trong quy trình trên
[H16.16.01.07].
Việc thực hiện quy trình trên được triển khai thành 04 mảng nội dung chính:

196
(1) Kiểm tra định kỳ và tính điểm trung bình kiểm tra định kỳ: Đánh giá sinh
viên thông qua môn học là nhiệm vụ của giảng viên từng môn học và họ là người chịu
trách nhiệm về kết quả học tập của sinh viên trước bộ môn, khoa, viện, trung tâm và
Nhà trường. Đối với các học phần chỉ có lý thuyết hoặc có cả lý thuyết và thực hành:
tùy theo tính chất của học phần, điểm tổng hợp đánh giá học phần được tính căn cứ
vào một phần hoặc tất cả các điểm kiểm tra định kỳ. Điểm đánh giá định kỳ bao gồm:
điểm kiểm tra thường xuyên trong quá trình học tập; điểm đánh giá nhận thức và thái
độ tham gia thảo luận; điểm đánh giá phần thực hành; điểm chuyên cần. Giảng viên bộ
môn là người thực hiện đánh giá bộ phận, thời điểm đánh giá, hình thức đánh giá và
các tiêu chí đánh giá được quy định chi tiết trong ĐCCT học phần/môn học. Điểm
đánh giá bộ phận được giảng viên tổng hợp và công bố cho sinh viên ở buổi học cuối
cùng trước khi kết thúc học phần/môn học [H16.16.01.05] [H16.16.02.02]
(2) Thi kết thúc học phần: dựa trên kế hoạch giảng dạy và học tập năm học,
phòng ĐT&NCKH tiến hành xây dựng lịch thi kết thúc học phần/môn học cho tất cả
các CTĐT trong Nhà trường [H16.16.01.1]. Dựa trên lịch thi được phòng ĐT&NCKH
xây dựng, phòng QLCL tiến hành tổ chức thi [H16.16.02.03]. Có rất nhiều phương
pháp đánh giá kết thúc học phần/môn học khác nhau được Nhà trường lựa chọn để
đánh giá quá trình học tập của người học, các phương pháp đánh giá kiến thức, kỹ
năng, thái độ của người học đạt được CĐR được áp dụng như: tự luận, trắc nghiệm,
vấn đáp, làm dự án, đồ án hoặc kết hợp các hình thức nói trên tùy theo tính đặc thù của
từng học phần và được giảng viên linh động đề xuất thay đổi khi cần thiết. Kết quả
chung của học phần được tính căn cứ vào điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc
học phần, trong đó điểm thi kết thúc học phần là bắt buộc cho mọi trường hợp và có
trọng số không dưới 50% theo quy định đào tạo đại học theo học chế tín chỉ của Nhà
trường [H16.16.01.06]. Sau khi thi, bài thi được cắt phách, chấm bởi hai cán bộ chấm
thi độc lập, lên điểm, ghép phách và được phòng QLCL dán trên bảng tin đào tạo, bàn
giao điểm về khoa chuyên môn để giáo vụ nhập điểm lên hệ thống phần mềm
CcsTrainPro, bàn giao bản gốc về phòng ĐT&NCKH để lưu trữ. Sinh viên có thể theo
dõi điểm học tập trực tiếp trên cổng thông tin sinh viên.
(3) Đánh giá đầu ra khóa học: thực tập tốt nghiệp và thi tốt nghiệp hoặc đồ án,
khóa luận tốt ngiệp, luận văn thạc sĩ.
+ Thực tập tốt nghiệp: là một trong những học phần quan trọng nhằm giúp cho
người học áp dụng những kiến thức đã được trang bị ở trường vào thực tế, thông qua
đó nâng cao trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng làm việc
nhóm và thái độ trách nhiệm đối với công việc. Đối với thực tập nghề nghiệp, sinh

197
viên được thực tập tại các doanh nghiệp, cơ sở, ban, ngành, được hướng dẫn không chỉ
bởi giảng viên trong trường mà còn bởi các chuyên gia tại cơ sở thực tâp. Kết thúc đợt
thực tập, sinh viên viết báo cáo thực tập tốt nghiệp, có sự xác nhận, đánh giá của đơn
vị thực tập và giảng viên hướng dẫn [H16.16.02.04]. Thực tập tốt nghiệp là điều kiện
cần để sinh viên có thể thực hiện tiếp đồ án hoặc khóa luận tốt nghiệp để hoàn thành
khóa học.
+ Thi tốt nghiệp, làm đồ án hoặc khóa luận tốt nghiệp: được thực hiện vào học
kỳ cuối cùng, sau khi sinh viên tham gia vào thực tế và đủ điều kiện theo quy định của
Nhà trường: sinh viên không nợ học phần nào trong CTĐT và có điểm trung bình
chung học tập từ 7,0 trở lên (đối với làm khóa luận) [H16.16.01.05], [H16.16.02.05]
[H16.16.02.06].
- Đối với thi tốt nghiệp: sinh viên thực hiện thi ba môn: cơ sở ngành và chuyên
ngành theo lịch thi đã được thông báo dưới sự chỉ đạo, giám sát của các hội đồng được
thành lập theo quyết định của Hiệu trưởng [H16.16.02.06] [H16.16.02.07]. Kết quả
đánh giá sẽ được Ban Thư ký dán trên bảng tin đào tạo, nhập trên phần mềm
CcsTrainPro, sinh viên có thể xem trực tiếp trên cổng thông tin sinh viên.
- Đối với đồ án hoặc khóa luận tốt nghiêp: sinh viên tự chọn đề tài và theo sự
hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn do khoa chuyên môn phân công. Sinh viên có
một khoảng thời gian để liên hệ cơ sở thực tế để lấy số liệu, thời gian còn lại thực hiện
theo sự hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn để hoàn thiện đồ án, khóa luận tốt
nghiệp. Sinh viên phải bảo vệ đồ án, khóa luận tốt nghiệp trước hội đồng, được thành
lập theo các quyết định của Hiệu trưởng [H16.16.02.08] [H16.16.02.10]. Điểm đánh
giá là điểm trung bình chung của từng thành viên hội đồng, giảng viên hướng dẫn và
giảng viên phản biện, được làm tròn đến 01 chữ số thập phân [H16.16.02.09].
- Đối với luận văn thạc sĩ: là bắt buộc đối với tất cả học viên cao học. Học viên
đăng ký đề tài luận văn theo năng lực về mặt chuyên môn, chuyên ngành được đào tạo
và phải thông qua Hội đồng xét duyệt đề cương luận văn thạc sĩ trước khi triển khai
thực hiện [H16.16.02.11]. Đề tài luận văn thạc sĩ bắt buộc phải được thực hiện tại cơ
quan, đơn vị mà học viên đang công tác nhằm giải quyết một vấn đề thực tiễn của cơ
quan, đơn vị đó. Sau khi hoàn thành luận văn, nếu được giảng viên hướng dẫn đồng ý
cho bảo vệ, Nhà trường tiến hành thành lập Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ, học
viên phải bảo vệ luận văn trước hội đồng được thành lập theo các quyết định của Hiệu
trưởng để đánh giá kết quả [H16.16.02.12].
+ Điểm rèn luyện của sinh viên: được thực hiện theo hướng dẫn đánh giá điểm
rèn luyện ban hành tại Quyết định số 250/QĐ-ĐHTĐ; theo đó, sinh viên tiến hành tự
đánh giá theo hướng dẫn, sau đó cán bộ lớp đánh giá điểm rèn luyện của từng thành
198
viên trong lớp dựa theo sự đóng góp của từng thành viên vào các hoạt động phong
trào, hoạt động đoàn thể, tuân thủ các nội quy, quy chế, quy định của Nhà trường, của
pháp luật … Cố vấn học tập tiến hành đánh giá kết quả rèn luyện của từng thành viên
trong lớp, kết quả sau đó được công bố công khai trước lớp, được tổng hợp, bàn giao
về phòng ĐT&NCKH, được nhập lên hệ thống phần mềm CcsTrainPro
[H16.16.01.13].
(4) Đánh giá toàn khóa học: Sau khi nhận kết quả đánh giá tốt nghiệp từ ban
Chấm thi, ban Thư ký tiến hành nhập điểm lên phần mềm đào tạo, dán điểm trên bảng
tin đào tạo, phòng ĐT&NCKH tiến hành lập danh sách và hồ sơ xét tốt nghiệp cho
người học trên phần mềm CcsTrainPro trình Hội đồng xét và công nhận tốt nghiệp
[H16.16.01.15]. Quá trình xét và công nhận tốt nghiệp cho người học được thực hiện
thông qua Hội đồng xét và công nhận tốt nghiệp được thành lập theo các quyết định
của Hiệu trưởng. Kết quả xét công nhận tốt nghiệp của người học được Hội đồng trình
Hiệu trưởng ký quyết định công nhận tốt nghiệp [H16.16.02.13]. Kết quả tốt nghiệp
của người học được thông báo trên bảng tin đào tạo, trên cổng thông tin sinh viên và
được phát tận tay thông qua các sổ ký nhận bằng tốt nghiệp lưu tại phòng ĐT&NCKH
[H6.16.02.14].
Nhà trường đã sử dụng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau để đánh giá
xuyên suốt quá trình học tập của người học từ khi vào trường đến khi tốt nghiệp. Cụ
thể: kiến thức của người học được đánh giá toàn diện thông qua các hệ thống bài kiểm
tra điều kiện, bài thi giữa kỳ, cuối kỳ, dự án với nhiều hình thức thi trắc nghiệm, tự
luận, thuyết trình, vấn đáp, làm đồ án …; các bài kiểm tra tự luận, thực hành, bài tập
lớn. Tùy vào đặc trưng của từng học phần bộ môn, khoa, viện, trung tâm lựa chọn
phương pháp đánh giá tương thích để đạt được CĐR [H16.16.01.09]. Ví dụ: đối với
những học phần chung lý thuyết Nhà trường tổ chức thi trắc nghiệm trên máy: Nguyên
lý chủ nghĩa Mác Lenin P1, Marketing, Ngoại ngữ… Một số học phần kỹ năng như:
Kỹ năng mềm Nhà trường tổ chức thi qua hoạt động thuyết trình, bài tập lớn, thực
hành ngay trên lớp hoặc trải nghiệm doanh nghiệp. Một số học phần cơ bản như:
Toán, Xác suất thống kê, Vật lý, Hóa học được tổ chức thi viết tự luận. Một số học
phần thực hành Nhà trường tổ chức thi bằng các hình thức trải nghiệm thực tế tại cơ sở...
Theo kết quả khảo sát năm học 2018-2019 có hơn 500 sinh viên tham gia khảo
sát, kết quả tỷ lệ hài hòng với công tác kiểm tra, đánh giá qua 15 tiêu chí. Kết quả
khảo sát một số tiêu chí như sau:

199
- Sinh viên được đánh giá qua các bài thi đầu vào, các bài kiểm tra trong quá
trình học và các bài thi tốt nghiệp: rất đồng ý: 99%, đồng ý: 0%; trung lập: 0%; không
đồng ý: 0%; rất không đồng ý: 0%; không có ý kiến: 1%.
- Nhà trường sử dụng đa đạng các hình thức thi, kiểm tra, đánh giá: rất đồng ý: 94%,
đồng ý: 3%; trung lập: 2%; không đồng ý: 0%; rất không đồng ý: 0%; không có ý kiến: 1%.
- Các phương pháp kiểm tra đánh giá hướng đến việc đạt được các mục tiêu của
chương trình đào tạo: rất đồng ý: 69%, đồng ý: 22%; trung lập: 6%; không đồng ý:
2%; rất không đồng ý: 0%; không có ý kiến: 1%.
- Các kỳ thi được tổ chức nghiêm túc, đúng quy chế: rất đồng ý: 92%, đồng ý:
6%; trung lập: 2%; không đồng ý: 0%; rất không đồng ý: 0%; không có ý kiến: 0%.
- Đề thi, kiểm tra có nội dung sát với chương trình môn học: rất đồng ý: 89%, đồng
ý: 8%; trung lập: 3%; không đồng ý: 0%; rất không đồng ý: 0%; không có ý kiến: 0%.
- Kết quả đánh giá khách quan: rất đồng ý: 90%, đồng ý: 7%; trung lập: 1%;
không đồng ý: 0%; rất không đồng ý: 0%; không có ý kiến: 2%.
Từ kết quả khảo sát trên cho thấy các phương pháp kiểm tra đánh giá người học
của Nhà trường đo lường được mức độ đạt chuẩn đầu ra [H16.16.02.15]
[H16.16.02.16].
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7
Tiêu chí 16.3. Các phương pháp đánh giá và kết quả đánh giá người học
được rà soát để đảm bảo độ chính xác, tin cậy, công bằng và hướng tới đạt chuẩn
đầu ra.
Theo hướng dẫn của Thông tư 07/2015/TT-BGDĐT, theo Hướng dẫn rà soát,
đánh giá và cập nhật CTĐT số 240/KH-ĐHTĐ, theo Quy định cập nhập, phát triển
CTĐT, từ năm 2014 đến năm 2019, Nhà trường thực hiện 02 kỳ rà soát, đánh giá các
phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả người học ở tất cả các CTĐT [H16.16.01.07].
Ngoài ra, trong quá trình tổ chức giảng dạy và học tập, giảng viên có thể đề xuất điều
chỉnh thay đổi hình thức, phương pháp đánh giá, trọng số đánh giá điểm quá trình và
điểm thi cuối kỳ tùy thuộc vào kỹ năng, thái độ của người học và đảm bảo sự công
bằng, đảm bảo tính linh hoạt, tự chủ trong đào tạo theo học chế tín chỉ [H16.16.03.01].
Để đánh giá tính phù hợp và chính xác đối với mỗi loại hình kiểm tra đánh giá,
Nhà trường đã thực hiện khảo sát khi kết thúc học phần, học kỳ, năm học. Việc khảo
sát người học được thực hiện thông qua phát phiếu trực tiếp, khảo sát trên máy vi tính
[H16.16.03.02]. Các kết quả khảo sát đã được tổng hợp, phân tích, làm cơ sở cho việc
200
điều chỉnh, thay đổi các phương pháp kiểm tra đánh giá người học cho kỳ kiểm tra
đánh giá tiếp theo [H16.16.03.03]. Dựa trên kết quả phân tích các phương pháp kiểm
tra đánh giá, các khoa tiến hành rà soát và điều chỉnh các phương pháp đánh giá người
học cho từng học phần, từng kỳ thi chẳng hạn như: một số khoa chuyên môn chuyển
từ hình thức thi tốt nghiệp truyền thống (thi hai môn cơ sở ngành và chuyên ngành)
sang thực tập, làm chuyên đề tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp [H16.16.03.04].
Việc công bố kết quả đánh giá người học tại Nhà trường được thực hiện theo
đúng Quyết định số 12/QĐ-ĐHTĐ ngày 15 tháng 1 năm 2015: “giảng viên bộ môn
phải công bố công khai điểm kiểm tra, công bố danh sách sinh viên đủ điều kiện dự thi
ở buổi học cuối cùng; thời hạn nộp điểm chuyên cần, kiểm tra giữa kỳ là trong vòng 7
ngày kể từ khi kết thúc học phần theo thời khóa biểu. Đối với các bài thi kết thúc học
phần điểm thi được công bố sau 20 ngày thi, phòng ĐT&NCKH sẽ công bố trên trang
thông tin điện tử của Nhà trường”; sau khi nhận kết quả thi 3 ngày, người học có
quyền làm đơn xin phúc khảo nếu thấy kết quả chưa phù hợp, việc tổ chức chấm phúc
khảo bài thi được thực hiện theo đúng theo quy trình chấm thi, giảng viên chấm thi
phúc khảo phải là 02 giảng viên khác …; các bài thi có sự thay đổi điểm sẽ được cập
nhật vào phần mềm và dán công khai trên bảng tin đào tạo [H16.16.03.01]
[H16.16.03.05], được gửi về khoa chuyên môn, phòng ĐT&NCKH và có bản giải
trình việc thay đổi điểm (nếu có), giáo vụ khoa chịu trách nhiệm nhập điểm lên phần
mềm quản lý đào tạo, sinh viên có thể theo dõi điểm trực tiếp trên cổng thông tin sinh
viên http://diem.thanhdong.edu.vn/.
Kết quả khảo sát người học cho thấy 92% ý kiến đồng ý với các phương pháp
đánh giá hiện có tại Nhà trường, và các phương pháp này phù hợp với đề cương môn
học, phù hợp với kiến thức và CTĐT của ngành, đồng thời 87% ý kiến cho rằng các
phương pháp đánh giá hiện đang áp dụng có chất lượng và hiệu quả trong việc phân
loại người học, có 89% ý kiến rất đồng ý với việc khiếu nại, phúc tra được xử lý hợp
lý, 93% sinh viên rất đồng ý về việc kết quả đánh giá được công bố kịp thời
[H16.16.03.02], [H16.16.03.03]. Từ kết quả trên cho thấy các phương pháp đánh giá
và kết quả đánh giá người học được Nhà trường rà soát, thực hiện đúng như công khai
ban đầu, đảm bảo độ chính xác, tin cậy và công bằng hướng tới đạt CĐR.
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7
Tiêu chí 16.4. Các loại hình và phương pháp đánh giá người học được cải
tiến để đảm bảo độ chính xác tin cậy và hướng tới đạt CĐR.
Trên cơ sở tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu đào tạo và thực hiện chỉ đạo của Hiệu
trưởng về rà soát CTĐT, ĐCCT; nghị quyết của Hội đồng Quản trị về thay đổi hình
201
thức thi cho phù hợp với mục tiêu đào tạo của Nhà trường [H16.16.04.01], một số
môn học của chính trị đã được chuyển đổi từ hình thức thi viết sang kết hợp thi viết và
tiểu luận như môn Nguyên lý chủ nghĩa Mác Lênin P2, Đường lối cách mạng của
Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh; chuyển từ hình thức thi viết sang
hình thức bài tập lớn như một số môn học của ngành Công nghệ thông tin, Công nghệ
kỹ thuật xây dựng. Đối với khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh triển khai đánh giá tốt
nghiệp theo năng lực người học: người học phải vận dụng kiến thức, kỹ năng được học
trong Nhà trường kết hợp với kinh nghiệm của bản thân để xử lý tình huống cụ thể.
Ngành Kế toán: thực tập tổng quan tại cơ sở; thực hành kỹ năng nghề kế toán tại
phòng kế toán ảo, làm hệ thống kiến thức liên quan đến kế toán trên sổ sách thực tế,
thực hành kế toán trên Excel, thực hành kế toán chuyên sâu trên phần mềm Misa; thực
hành kỹ năng chuyên sâu về nghề kế toán; Ngành Tài chính - Ngân hàng: sinh viên đủ
điều kiện do ngân hàng đặt ra được đi thực tập tại ngân hàng (những sinh viên này kết
thúc thực tập có cơ hội được tiếp nhận vào làm việc tại nơi thực tập), những sinh viên
còn lại có thể thực tập tại các quỹ tín dụng, doanh nghiệp…ở mảng liên quan đến
ngành học; Ngành Quản trị kinh doanh: thực tập tại các doanh nghiệp ở các vị trí liên
quan đến ngành học, Nhà trường và Doanh nghiệp kết hợp đánh giá quá trình thực tập
của sinh viên, cuối đợt thực tập, sinh viên phải bảo vệ kết quả thực tập trước hội đồng.
Việc đổi mới phương pháp đánh giá rất được Nhà trường khuyến khích, xong
hiện nay việc đổi mới này mới chỉ tập trung ở vài CTĐT, chưa được thực hiện đồng bộ
ở tất cả các học phần, các CTĐT. Tất cả các phương pháp đánh giá kết quả người học
được cải tiến đều được đăng trong Sổ tay sinh viên, được mô tả trong ĐCCT học phần
[H16.H16.01.09], [H16.H16.01.14].
Khi kết thúc môn học, học kỳ, năm học phòng QLCL kết hợp với phòng
ĐT&NCKH, các khoa thực hiện khảo sát lấy ý kiến người học, thông qua đó để đánh
giá độ tin cậy và độ chính xác của các loại hình, phương pháp đánh giá
[H16.16.04.05]. Kết quả phân tích, đánh giá cho thấy hầu hết các phương pháp đánh
giá hiện có tại Trường có độ tin cậy và độ chính xác cao chiếm 83%. Kết quả này đã
được đối sánh giữa các năm từ 2015 - 2019, cho thấy việc rà soát, thay đổi hình thức
đánh giá đáp ứng được mục tiêu rà soát đề ra: đánh giá toàn diện chất lượng đào tạo,
tăng độ tin cậy, độ chính xác của các phương pháp đánh giá [ H16.16.04.06].
Tất cả các phương pháp đánh giá người học được Nhà trường thực hiện công
khai, minh bạch, đúng theo kế hoạch đã đề ra [minh chứng: ĐCCT, Sổ tay sinh viên,
Kế hoạch năm học]. Tất cả hoạt động đánh giá người học được giám sát bởi chính
người học thông qua các ý kiến góp ý phản hồi trực tiếp, qua email của lãnh đạo Nhà

202
trường, qua trang sinh viên Đại học Thành Đông hoặc thông qua các buổi đối thoại
trực tiếp giữa lãnh đạo Nhà trường với sinh viên; bộ phận thanh tra thông qua việc
thanh tra khâu chọn đề thi, in sao đề thi, coi thi, chấm thi, chấm kiểm tra và công bố
kết quả đánh giá người học có đúng quy định đánh giá người học đã được Nhà trường
ban hành tại Quyết định số 28/QĐ-ĐHTĐ ngày 03/04/2015. Từ năm 2015 - 2019 các
trường hợp sinh viên đề nghị xem xét về kết quả kiểm tra đánh giá đều được Nhà
trường giải quyết và thông báo kịp thời đến sinh viên, trong đó không có tình trạng
khiếu nại, phàn nàn của người học về sự thiếu công bằng, minh bạch trong sử dụng các
phương pháp đánh giá kết quả học tập. Tất cả các trường hợp sinh viên gửi đơn phúc
tra kết quả thi đều được giải quyết và sinh viên hài lòng với kết quả sau khi chấm phúc
tra. Theo kết quả khảo sát trong năm học 2018-2019, có hơn 500 sinh viên tham gia
khảo sát, kết quả khảo sát về nội dung: luôn có sự công bằng, minh bạch trong các
hình thức và quá trình kiểm tra, đánh giá: rất đồng ý: 85%, đồng ý: 13%; trung lập:
2%; không đồng ý: 0%; rất không đồng ý: 0%; không có ý kiến: 2%.
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7
Đánh giá chung về tiêu chuẩn 16:
2. Tóm tắt các điểm mạnh
a. Nhà trường thực hiện đa dạng các hình thức kiểm tra đánh giá.
b. Các hình thức, nội dung và tiêu chí đánh giá, kết quả đánh giá cũng như kết
quả phúc tra, khiếu nại của người học được công bố công khai, kịp thời bằng nhiều
hình thức khác nhau. Nhà trường đã đánh giá mức độ hài lòng của người học về các
phương pháp đánh giá, kết quả cho thấy trên 80% các ý kiến hài lòng về phương pháp,
hình thức đánh giá; đề thi và kết quả đánh giá khách quan, minh bạch.
3. Tóm tắt các điểm tồn tại
a. Việc thay đổi hình thức thi chưa nhiều, chỉ tập trung ở 1 số học phần, bộ môn.
b. Giám sát việc đánh giá điểm quá trình của giảng viên chỉ mới dừng lại ở việc
kiểm tra số cột điểm theo quy định ở ĐCCT môn học với bảng điểm cá nhân của GV,
chưa kiểm tra chất lượng đánh giá, chất lượng này còn phụ thuộc vào từng GV.
4. Kế hoạch cải tiến
Thời gian
Đơn vị/
thực hiện
TT Mục tiêu Nội dung cá nhân
(bắt đầu và
thực hiện
hoàn thành)
203
Khắc Từ 9/2020-
Tiếp tục nghiên cứu, cải tiến hình thức thi ở Khoa, bộ
2 phục tồn 9/2025
tất cả các học phần trong CTĐT môn
tại 1
P.ĐT&NC
Khắc P.ĐT&NCKH cùng phối hợp với các khoa, KH
Từ 9/2020-
3 phục tồn bộ môn có biện pháp giám sát chất lượng các
9/2021
tại 2 việc đánh giá điểm quá trình của GV. khoa/bộ
môn

- Luôn luôn đảm bảo tính nghiêm túc,


khách quan, chính xác, công bằng của công
P.ĐT&NC
tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của
Phát huy KH
người học. Từ 9/2020-
4 điểm các
- Đa dạng hóa các hình thức kiểm tra đánh 9/2025
mạnh khoa/bộ
giá, phù hợp với đặc thù từng học phần.
môn
Công khai hình thức đánh giá và phổ biến
kịp thời tới người học.

5. Mức đánh giá

Tiêu chuẩn/Tiêu chí Mức đánh giá

Tiêu chuẩn 16 5/7

Tiêu chí 16.1 5/7

Tiêu chí 16.2 5/7


Tiêu chí 16.3 5/7

Tiêu chí 16.4 5/7

Tiêu chuẩn 17. Các hoạt động phục vụ và hỗ trợ người học
1. Mô tả
Tiêu chí 17.1. Có kế hoạch triển khai các hoạt động phục vụ và hỗ trợ
người học cũng như hệ thống giám sát người học.
Trường Đại học Thành Đông đặt chất lượng đào tạo lên hàng đầu, Nhà trường
luôn quan tâm đến các hoạt động phục vụ và hỗ trợ người học. Để hoạt động phục vụ
và hỗ trợ người học đạt được hiệu quả cao nhất; Nhà trường đã có các quy chế, quy
204
định, văn bản về việc triển khai các hoạt động phục vụ và hỗ trợ người học. Cụ thể
như: Quy chế công tác sinh viên hệ chính quy [H17.17.01.01]; Quy chế đào tạo đại
học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ; Quy định đánh giá người học [H17.17.01.02];
Quy định về công tác cố vấn học tập [H17.17.01.03]; Quy chế hoạt động của Đoàn
thanh niên Trường Đại học Thành Đông [H17.17.01.04]; Nội quy thư viện
[H17.17.01.05]; Quy định đánh giá điểm rèn luyện [H17.17.01.06]; Quy định về xét
cấp học bổng khuyến khích học tập cho sinh viên [H17.17.01.07]; Quy định công tác
“một cửa” phục vụ sinh viên [H17.17.01.08]; Quy định về miễn giảm học phí cho sinh
viên [H17.17.01.09].
Vào đầu mỗi năm học, Nhà trường có kế hoạch triển khai các hoạt động phục
vụ, hỗ trợ của năm và kế hoạch/thông báo triển khai từng hoạt động cụ thể
[H17.17.01.10]. Các hoạt động phục vụ và hỗ trợ người học cũng như hệ thống giám
sát người học được Nhà trường giao cho một số đơn vị chuyên trách gồm: phòng
GDCT&CTSV, phòng ĐT-NCKH, phòng HC-TH,.… Trong đó, Phòng
GDCT&CTSV chịu trách nhiệm chính trong việc triển khai, các hoạt động phục vụ và
hỗ trợ người học như: học bổng, giảm học phí, tư vấn các thủ tục, chính sách, chỗ ở, tổ
chức các hoạt động chào đón tân sinh viên, phổ biến quy chế, quy định của Trường;
tiếp nhận các đơn, thư, ý kiến người học và hướng dẫn các thủ tục hành chính, hỗ trợ
tư vấn cho người học/phụ huynh; Bộ phận Y tế (trực thuộc phòng HC-TH): hỗ trợ
chăm sóc sức khỏe, cung cấp các dịch vụ y tế; phòng HC-TH hỗ trợ người học về tài
chính [H17.17.01.11]; các khoa chuyên môn phụ trách phân công cố vấn học tập, hỗ
trợ tư vấn, theo dõi giám sát học tập của người học [H17.17.01.12]. Ở các lớp, Ban
Cán sự lớp là lực lượng nòng cốt đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa Nhà trường với SV.
Với trách nhiệm và quyền hạn của mình, Ban Cán sự lớp hỗ trợ Nhà trường tổ chức
thực hiện các hoạt động học tập, rèn luyện và các hoạt động sinh hoạt khác theo kế
hoạch của Nhà trường và các khoa. Theo dõi, nắm bắt tình hình SV, thường xuyên liên
lạc với cố vấn học tập nhằm đảm bảo các vấn đề phát sinh trong quá trình học tập và
rèn luyện tại Trường được giải quyết kịp thời [H17.17.01.13]. Nhà trường phân công
một Phó Hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo công tác hỗ trợ người học [H17.17.01.14].
Ngoài ra, các khoa chuyên môn phối hợp cùng phòng GDCT&CTSV tổ chức các hoạt
động kết nối với doanh nghiệp hỗ trợ giới thiệu địa điểm thực tập, việc làm cho người
học trong toàn Trường [H17.17.01.15].
Nhà trường có hệ thống giám sát người học chặt chẽ và đa dạng bằng nhiều
hình thức khác nhau: Phần mềm Hệ thống quản lý trường học CcsTrainPro (do phòng
ĐT-NCKH quản lý), đội ngũ cố vấn học tập, giảng viên và cán bộ giám sát (cán bộ
phòng GDCT&CTSV). Phần mềm Hệ thống quản lý trường học Ccs TrainPro có chức
205
năng quản lý tiến trình học tập của từng học phần cho người học từ lúc nhập học cho
đến khi ra trường. Phòng ĐT-NCKH là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc vận
hành hệ thống phần mềm quản lý đào tạo. Các đơn vị, bộ phận liên quan trong Nhà
trường được phòng ĐT-NCKH phân quyền sử dụng phù hợp với chức năng nhiệm vụ
của từng đơn vị. Phần mềm Module quản lý thi trắc nghiệm (do phòng Quản lý chất
lượng quản lý), phần mềm kế toán VACOM giúp quản lý học phí của sinh viên
[H17.17.01.16].
Đội ngũ giảng viên, cố vấn học tập: có trách nhiệm tư vấn, hỗ trợ thông tin và
định hướng quá trình học tập, rèn luyện, thực hiện quy chế đào tạo, quyền và nghĩa vụ
của sinh viên. Theo dõi quá trình học tập, rèn luyện và tư vấn cho sinh viên về kế
hoạch học tập, đăng ký học ngành 2; giúp sinh viên điều chỉnh kịp thời hoặc có lựa
chọn đúng trong quá trình học tập; tham mưu cho lãnh đạo trường, khoa các vấn đề
liên quan đến công tác giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học của sinh viên và đào
tạo theo nhu cầu xã hội [H17.17.01.03].
Phòng GDCT&CTSV: là đơn vị có vai trò chủ chốt trong công tác quản lý
giáo dục về phẩm chất đạo đức, nhân cách, văn thể mỹ đối với người học, thực hiện
công tác quản lý người học theo quy định của Bộ GD&ĐT cũng như quy định của Nhà
trường. Trọng tâm xoay quanh các nội dung gồm: giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức
lối sống cho người học; thi đua, khen thưởng, kỷ luật, chấp hành nội quy, quy chế;
chăm lo và hỗ trợ người học, đánh giá, bình xét điểm rèn luyện người học trong toàn
Trường [H17.17.01.17].
Các kết quả đánh giá người học trong cả tiến trình học tập được lưu trữ trong cơ
sở dữ liệu bằng phần mềm Hệ thống quản lý trường học CcsTrainPro (do phòng ĐT-
NCKH quản lý) [H17.17.01.18], [H17.17.01.19]. Việc giám sát hoạt động đào tạo
được giao cho phòng Quản lý chất lượng đảm nhiệm [H17.17.01.20].
Nhà trường có bộ tiêu chí đánh giá năng lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên làm
công tác phục vụ, hỗ trợ người học [H17.17.01.21]. Hàng năm, Nhà trường có kế
hoạch đo lường và đánh giá mức độ hài lòng về các dịch vụ hỗ trợ người học qua một
số hình thức như: khảo sát giấy, email, điện thoại... [H17.17.01.22].
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7
Tiêu chí 17.2. Các hoạt động phục vụ và hỗ trợ người học cũng như hệ
thống giám sát người học được triển khai để đáp ứng nhu cầu các bên liên quan.
Phục vụ, tư vấn và hỗ trợ người học là trách nhiệm của tất cả các đơn vị trong
Trường. Tuy nhiên, để người học được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất, Nhà trường đã giao

206
cho một số đơn vị chuyên trách thực hiện nhiệm vụ này, gồm Phòng HC-TH, Phòng
GDCT&CTSV, Phòng ĐT-NCKH, Phòng QLCL, Đoàn Thanh niên và các
Khoa/Trung tâm…[H17.17.02.01]. Đội ngũ trực tiếp tư vấn, hỗ trợ người học của
Trường là các viên chức có đủ trình độ tư vấn và hỗ trợ người học [H17.17.02.02].
Các hoạt động hỗ trợ người học được triển khai thông qua các hoạt động, cụ thể:
- Tư vấn học tập, giải đáp thắc mắc: Đầu các khóa học và năm học mới, SV
được phổ biến chi tiết, đầy đủ mục tiêu đào tạo, CTĐT, kế hoạch học tập và các văn
bản hướng dẫn của Nhà trường; các chế độ, chính sách liên quan đến hoạt động học
tập của SV [H17.17.02.03]. Để tăng cường thêm thông tin và nhận thức của SV về vấn
đề học tập, Nhà trường đã biên soạn cuốn sổ tay sinh viên; trong đó nêu khái quát về
Trường Đại học Thành Đông, bộ máy tổ chức của Nhà trường và có số điện thoại các
đơn vị để sinh viên liên hệ, làm việc; các quy định của Nhà trường, các ngành đào tạo,
chế độ, chính sách khuyến khích sinh viên. Sổ tay được phát cho mỗi sinh viên một
cuốn và được công bố trên website, cổng thông tin sinh viên giúp người học thuận tiện
theo dõi thông tin [H17.17.02.04].
Nhà trường xây dựng nhiều kênh giúp SV có thể trao đổi trực tiếp với BGH,
các phòng, ban, khoa để giải đáp, xử lý các thắc mắc vào thời gian làm việc của Nhà
trường. Số điện thoại, địa chỉ email của BGH được công bố trên Website của trường
để sinh viên liên hệ trực tiếp khi cần thiết [H17.17.02.05]. Bên cạnh đó, SV có thể
được tư vấn khi gặp các vấn đề về học tập và sinh hoạt thông qua hệ thống cố vấn học
tập. Mỗi đơn vị lớp học do cố vấn học tập phụ trách [H17.17.01.12]. Cố vấn học tập là
đầu mối cung cấp thông tin cho sinh viên và phổ biến tới sinh viên những quy định,
quy chế học vụ, chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo và kế hoạch đăng ký học phần
trong học kỳ của Nhà trường đồng thời hướng dẫn sinh viên xây dựng kế hoạch học
tập phù hợp với năng lực sinh viên. Dựa trên lịch trình học dự kiến của từng chương
trình đào tạo, cách thức lựa chọn, đăng ký học phần, theo dõi quá trình học tập của
sinh viên [H7.17.01.03]. Ngoài đội ngũ cố vấn học tập, thông qua phòng
GDCT&CTSV, người học còn được phổ biến chi tiết, đầy đủ các văn bản hướng dẫn,
các quy chế, chế độ, chính sách liên quan đến hoạt động học tập của người học; hỗ trợ
giải quyết nhanh chóng, rõ ràng mọi thắc mắc, kiến nghị trong suốt quá trình học tập
[H17.17.01.08].
Về chỗ ở: Đầu mỗi năm học bộ phận quản lý ký túc xá thuộc phòng
GDCT&CTSV đều rà soát và ra thông báo các đối tượng SV được xem xét vào ở KTX
miễn phí, tạo điều kiện học tập tốt cho SV, bộ phận quản lý ký túc xá sắp xếp SV ở
theo lớp, khóa, ngành tạo thuận lợi cho việc học nhóm, học tổ. Với hệ thống Ký túc xá
207
của Trường đáp ứng được khoảng 81% nhu cầu chỗ ở nội trú của SV. Số còn lại, Nhà
trường hỗ trợ để tìm nhà trọ cho SV khi SV có nhu cầu. Sinh viên học tại Trường được
miễn phí chỗ ở ký túc xá trong toàn khóa học [H17.17.02.06].
Các dịch vụ tiện ích: Khuôn viên Nhà trường rộng 17,06 ha được thiết kế tiện
ích, đáp ứng nhu cầu học tập, làm việc của CBGV và sinh viên. Khu làm việc, giảng
đường, khu thí nghiệm, thư viện, KTX, nhà ăn có tổng diện tích 21.000 m2 sàn được
thiết kế hiện đại, thuận tiện, phù hợp với môi trường giáo dục đại học. Nhà ăn của Nhà
trường đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh và đảm bảo sức khỏe cho cán bộ, giảng
viên và sinh viên [H17.17.02.07]. Tất cả các phòng học, phòng thực hành được trang
bị máy điều hòa, máy projector, âm thanh, ánh sáng, có hệ thống camera giám sát
[H17.17.02.08]. Khu thể thao đa năng, gồm: sân bóng đá cỏ nhân tạo đạt tiêu chuẩn
FIFA, sân bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn, hồ sinh thái có tổng diện tích 13.000 m 2
phục vụ miễn phí 24/24/7 cho nhu cầu của sinh viên trong suốt thời gian học tập tại
Trường [H17.17.02.09]. Toàn bộ khuôn viên Nhà trường được phủ Wifi miễn phí
phục vụ cho việc tra cứu tài liệu giảng dạy học tập của CBGV và sinh viên
[H17.17.02.10]. Thư viện rộng 240 m2 gồm 01 kho sách với trên 2.000 đầu sách, 10
máy vi tính phục vụ cho việc khai thác tài liệu của CBGV và sinh viên và 02 phòng
đọc [H17.17.02.11].
Về tài chính: sinh viên được hỗ trợ học bổng khuyến khích [H17.17.02.12],
học bổng tài trợ [H17.17.02.13], miễn giảm học phí và trợ cấp xã hội [H17.17.02.14],
hướng dẫn SV thực hiện thủ tục vay vốn ngân hàng [H17.17.02.15]. Nhà trường còn
hỗ trợ kinh phí hoạt động SV (kinh phí hoạt động đoàn - hội, tài trợ từ các đối tác
chiến lược...) [H17.17.02.16].
Về y tế và chăm sóc sức khỏe: Do đặc thù Trường Đại học Thành Đông chỉ
cách Trạm y tế phường Tứ Minh 50 m nên Nhà trường không thành lập Trạm y tế
riêng mà ký hợp đồng với Trạm y tế phường làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho
CBGV và sinh viên Nhà trường. Trạm y tế có nhiệm vụ trực tiếp cấp cứu, tư vấn tâm
lý cho sinh viên. Toàn bộ sinh viên được Nhà trường đăng ký bảo hiểm y tế, bảo hiểm
thân thể tại Bệnh viện đa khoa quốc tế Hải Dương [H17.17.02.17], [H17.17.02.18].
Về việc làm: Nhà trường phối hợp với các công ty tổ chức chương trình tư vấn
kỹ năng nghề nghiệp cho SV mới nhập trường và chuẩn bị tốt nghiệp [H17.17.02.19];
ký thỏa thuận hợp tác với nhiều DN trong việc đào tạo và định hướng nghề nghiệp cho
SV [H17.17.02.20]. Thông qua cổng thông tin việc làm Nhà trường đã đưa tin của
những doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng qua đó người học đang theo học
trong trường cũng như cựu người học đã ra trường đều có thể dễ dàng tìm kiếm cho
208
mình một công việc phù hợp [H17.17.02.21].
Về các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao: Dựa trên kế hoạch
đầu năm học, Đoàn TNCSHCM đã xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động chính
trong năm học như: các giải bóng đá cho SV, các hoạt động chào mừng các ngày lễ
lớn … [H17.17.02.16]. Các giải truyền thống hàng năm, gồm: kỷ niệm ngày Nhà giáo
Việt Nam, ngày Quốc tế phụ nữ, tổ chức cắm trại, giải bóng đá sinh viên, hội thi văn
nghệ kỷ niệm ngày thành lập Trường, tham dự thể thao khối thi đua các trường GDĐH
và GDNN của tỉnh Hải Dương, giải bóng đá hội khỏe phù đổng mang tên cup ĐHTĐ.
Ngoài ra, còn có các cuộc gặp mặt, giao lưu đột xuất với các đơn vị kết nghĩa, đôi
tác... Ngoài các giải chính thức, Đoàn TN còn phối hợp với phòng GDCT&CTSV tổ
chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao thu hút sinh viên tham gia
[H17.17.02.22]; hiện có 4 câu lạc bộ trực thuộc Đoàn trường đang hoạt động
[H17.17.02.23]. Để khuyến khích, động viên sinh viên tích cực tham gia các hoạt động
do ĐTN tổ chức Ban chấp hành Đoàn TNCSHCM đã khen thưởng các cá nhân, tập thể
có thành tích xuất sắc trong phong trào đoàn [H17.17.02.24]. Đoàn TNCSHCM
Trường thường xuyên tham gia các hoạt động Đoàn do Đoàn khối các cơ quan và Tỉnh
Đoàn tổ chức và được Tỉnh Đoàn tặng bằng khen [H17.17.02.25]; tổ chức cuộc thi
hùng biện tiếng Đức cho sinh viên thuộc dự án Korian [H17.17.02.26].
Về khen thưởng, tuyên dương: Nhà trường đã ban hành quy định về xét khen
thưởng SV có thành tích xuất sắc trong học tập và tham gia phong trào Đoàn, phong
trào thanh niên [H17.17.02.27]. Nhà trường khen thưởng cho sinh viên có kết quả học
tập và rèn luyện tốt cuối mỗi năm học và trong toàn khóa học [H17.17.02.12],
[H17.17.02.13].
Về hỗ trợ hội nhập: Nhà trường đã tổ chức hỗ trợ SV tham gia các lớp kỹ năng
mềm, ngoại ngữ [H17.17.02.28], [H17.17.02.19]; có các chương trình trao đổi SV
quốc tế ngắn hạn và dài hạn cho SV của Trường giúp SV hoàn thiện các kỹ năng bên
cạnh kiến thức chuyên môn, tạo điều kiện cho SV dễ dàng hội nhập với môi trường
DN trong nước và quốc tế sau khi tốt nghiệp. Sinh viên Lào đang theo học tại Khoa Y
dược luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ về chỗ ở, sinh hoạt [H17.17.02.29]. Để nâng
cao ý thức trách nhiệm của sinh viên với cộng cồng, Nhà trường còn tổ chức các hoạt
động phục vụ cộng đồng cho sinh viên tham gia như: hiến máu nhân đạo, tặng quà các
gia đình chính sách, ... [H17.17.02.30].
Các kết quả tiến trình và kết quả học tập của người học đều được lưu trữ theo
dõi bằng Hệ thống quản lý trường học CcsTrainPro (do phòng ĐT-NCKH)
[H17.17.01.19]; thông qua website của trường (www.thanhdong.edu.vn), người học dễ
209
dàng cập nhật các thông tin liên quan để xem thời khóa biểu, biết được số lượng tín chỉ
đã tích lũy, kết quả học tập, lịch thi, tình hình học phí, mẫu giấy tờ dùng cho sinh
viên....[H17.17.02.31]. Bên Bên cạnh đó việc theo dõi học tập của người học được
giảng viên thực hiện qua việc điểm danh người học trên lớp và được thể hiện rõ ràng
trong “Sổ đầu bài” ở từng buổi học qua kết quả đánh giá điểm kiểm tra, điểm chuyên
cần của từng môn học được công khai trước khi sinh viên thi [H17.17.02.32],
[H17.17.02.33]. Qua đó, “Sổ đầu bài” cũng là một kênh thông tin để Nhà trường giám
sát, theo dõi tiến trình học tập của người học và giảng dạy của giảng viên. Việc giám
sát kết quả học tập của người học được giao cho giảng viên thông qua các hoạt động
như: học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học, và tham gia các phong trào của Nhà
trường. Việc giảng dạy của giảng viên, học tập của người học còn được giám sát bởi
cán bộ chuyên trách thuộc phòng Quản lý chất lượng thông qua việc theo dõi hàng
ngày như đi kiểm tra, rà soát các lớp nhằm đảm bảo giờ lên lớp của giảng viên và số
lượng người học đến lớp theo đúng kế hoạch mà thời khóa biểu đã đưa ra
[H17.17.02.34].
Hàng năm, Nhà trường tổ chức khảo sát lấy ý kiến người học về hiệu quả của
các hoạt động phục vụ, hỗ trợ cũng như giám sát người học. Phòng Quản lý chất lượng
là đơn vị được Nhà trường giao trách nhiệm trực tiếp triển khai lấy ý kiến người học
[H17.17.02.35]. Phòng đã phân công cán bộ chuyên trách có nhiệm vụ trực tiếp đến
từng lớp học, phát phiếu khảo sát lấy ý kiến phản hồi tới từng người học nhằm thu
thập các thông tin về hoạt động phục vụ và hỗ trợ người học [H17.17.02.36]. Sau khi
triển khai công tác lấy phiếu, cán bộ chuyên trách của Phòng Quản lý chất lượng sẽ
tiến hành rà soát và phân tích các dữ liệu phản hồi thu được để tổng hợp lập báo cáo
khảo sát trình Ban giám hiệu [H17.17.02.37].
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7
Tiêu chí 17.3. Các hoạt động phục vụ hỗ trợ người học cũng như hệ thống
giám sát được rà soát.
Việc rà soát các hoạt động phục vụ và hỗ trợ người học và hệ thống giám sát
người học là việc không thể thiếu đối với Nhà trường để cải tiến và nâng cao chất
lượng phục vụ. Hàng năm, Nhà trường tiến hành rà soát đánh giá các văn bản pháp
quy đang được triển khai thực hiện, các văn bản hành chính, các chế độ chính sách,
các quy trình nghiệp vụ và các biểu mẫu liên quan [H17.17.03.01].
Các hoạt động phục vụ và hỗ trợ người học cũng như hệ thống giám sát người
học được Nhà trường giao cho một số đơn vị chuyên trách gồm phòng
GDCT&CTSV, phòng ĐT-NCKH, phòng Quản lý chất lượng, Đoàn TNCSHCM, các
210
khoa, trung tâm cập nhật, cải tiến kịp thời [H17.17.02.01].
Các hoạt động phục vụ và hỗ trợ người học, hệ thống giám sát người học được
kiểm tra, đánh giá thông qua việc lấy ý kiến phản hồi từ người học. Nhà trường có kế
hoạch khảo sát sinh viên để lấy ý kiến phản hồi từ đó làm cơ sở cho việc đánh giá,
điều chỉnh, xây dựng kế hoạch phục vụ hỗ trợ sinh viên được tốt hơn [H17.17.01.22].
- Thực hiện rà soát, đánh giá định kỳ chất lượng các hoạt động phục vụ và hỗ
trợ người học:
Để giám sát các hoạt động phục vụ và hỗ trợ sinh viên hiệu quả, hàng tháng
các đơn vị báo cáo hoạt động của đơn vị về Phòng HC-TH. Nhà trường tổ chức giao
ban công tác tháng vào đầu tháng sau nhằm kiểm điểm các hoạt động của Nhà trường
trong đó có các hoạt động liên quan đến người học [H17.17.03.02].
Định kỳ hàng năm, Nhà trường tổ chức các buổi đối thoại trực tiếp giữa Nhà
trường với sinh viên nhằm đánh giá các hoạt động liên quan đến người học, qua đó
thực hiện tốt công tác giám sát các hoạt động phục vụ và hỗ trợ người học. Buổi gặp
mặt này do BGH chủ trì cùng với phòng GDCT&CTSV, đại diện lãnh đạo các đơn vị,
cố vấn học tập, chuyên viên tham gia công tác đào tạo và phục vụ của Nhà trường và
sinh viên. Đây cũng là hoạt động thường niên của Nhà trường nhằm rà soát, đánh giá
các hoạt động dạy và học trong Nhà trường; đảm bảo kênh thông tin thông suốt trong
hoạt động Nhà trường, các hoạt động phục vụ và hỗ trợ người học và hệ thống giám
sát người học cũng được rà soát chặt chẽ [H17.17.03.04]. Các số điện thoại, email
lãnh đạo cũng là các kênh để sinh viên thực hiện việc giám sát [H17.17.02.05].
- Có kế hoạch cải tiến chất lượng sau rà soát:
Sau mỗi năm học, các đơn vị làm báo cáo tổng kết đánh giá hoạt động của đơn
vị và các hoạt động liên quan đến hoạt động phục vụ và hỗ trợ người học, đánh giá
những điểm mạnh, những mặt hạn chế, đối chiếu với kế hoạch, chỉ tiêu đầu năm, từ đó
có kế hoạch, phương hướng nhiệm vụ, kế hoạch cải tiến chất lượng cho năm tiếp theo
[H17.17.03.04], [H17.17.03.05], [H17.17.03.06]. Nhà trường đưa việc hoàn thành
nhiệm vụ vào xếp loại thi đua của các cá nhân và các đơn vị [H17.17.03.07].
Vào cuối mỗi năm học, phòng Quản lý chất lượng phối hợp với phòng
GDCT&CTSV, các khoa, trung tâm tổ chức khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên
về các hoạt động phục vụ, hỗ trợ người học [H17.17.01.22]. Kết quả sau khảo sát là
cơ sở để Nhà trường cải tiến các dịch vụ hỗ trợ người học [H17.17.02.37].
- Các hoạt động thực hiện rà soát, đánh giá định kỳ hiệu quả của hệ thống
giám sát người học:
211
Sau mỗi học kỳ, phòng ĐT-NCKH phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức
họp xét cảnh báo kết quả học học vụ [H17.17.03.08]. Phòng GDCT&CTSV phối hợp
với các đơn vị quản lý sinh viên, Đoàn trường, các Khoa tổ chức họp đánh giá kết quả
rèn luyện của sinh viên sau đó trình Ban Giám hiệu ban hành quyết định công nhận
kết quả rèn luyện của sinh viên theo từng học kỳ [H17.17.01.19]. Báo cáo tổng hợp về
kết quả học tập và rèn luyện của SV được rà soát theo các chỉ tiêu, phân tích kết quả,
tìm nguyên nhân và đề ra biện pháp khắc phục [H17.17.03.06].
Ngoài ra, vào cuối mỗi năm học, phòng ĐT-NCKH làm báo cáo tổng hợp gửi
Bộ GD&ĐT theo quy định, trong đó có các chỉ số liên quan đến tuyển sinh, đào tạo,
tốt nghiệp và NCKH của SV, các chỉ số liên quan đến chất lượng người học (đầu vào,
đầu ra) được rà soát chặt chẽ [H17.17.03.09].
Hàng năm, phòng QLCL còn tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ SV theo năm học
về chất lượng đội ngũ nhân viên hỗ trợ. Các kết quả khảo sát sẽ được Phòng QLCL
gửi cho các đơn vị liên quan. Kết quả khảo sát như một công cụ để đánh giá hiệu quả
của hệ thống giám sát người học, qua đó Nhà trường và các đơn vị sẽ phát huy những
mặt tích cực và có những hành động khắc phục/cải tiến kịp thời những tồn tại nhằm
nâng cao chất lượng phục vụ [H17.17.02.37].
- Kế hoạch cải tiến chất lượng sau rà soát:
Sau mỗi năm học, phòng ĐT-NCKH kết hợp với phòng GDCT&CTSV lập
báo cáo tổng hợp về kết quả học tập và rèn luyện của SV. Ban Giám hiệu phân công
01 Phó Hiệu trưởng họp cùng lãnh đạo phòng ĐT-NCKH rà soát các chỉ tiêu, phân
tích kết quả, tìm nguyên nhân và đề ra biện pháp khắc phục [H17.17.03.06].
Đối với Đoàn TNCSHCM và Đội sinh viên tình nguyện, có những cuộc họp
tổng kết năm nhằm tổng kết những hoạt động của Đoàn, Đội thanh niên tình nguyện
trong đó vấn đề phục vụ và hỗ trợ người học được quan tâm. Từ đó có kế hoạch triển
khai các hoạt động nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên, tổ chức các hoạt động văn
thể mỹ, hoạt động xã hội tình nguyện, hoạt động ngoại khóa cho sinh viên
[H17.17.03.05].
Để thực hiện rà soát, đánh giá định kỳ hiệu quả của hệ thống giám sát người
học nhằm có kế hoạch cải tiến chất lượng các dịch vụ hỗ trợ người học sau khi rà soát,
Nhà trường đã triển khai định kỳ hàng năm các hoạt động đánh giá đội ngũ cố vấn học
tập thông qua những tiêu chí được xây dựng trên phiếu đánh giá CVHT
[H17.17.03.10]. Kết quả thu được sẽ dựa vào kết quả tự đánh giá của mỗi CVHT, kết
quả đánh giá lại của Trưởng khoa chủ quản và kết quả đánh giá của lãnh đạo phòng

212
Giáo dục Chính trị và Công tác sinh viên. Từ những kết quả này, Nhà trường sẽ coi
đây như là một tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động và đánh giá năng lực của các cán
bộ hỗ trợ trong hệ thống giám sát người học. Nhà trường có kế hoạch để phát triển
cũng như đưa giải pháp khắc phục và thông báo đến từng đơn vị trong năm học mới
[H17.17.03.06].
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7
Tiêu chí 17.4. Các hoạt động phục vụ và hỗ trợ người học cũng như hệ thống
giám sát người học được cải tiến để đáp ứng nhu cầu và sự hài lòng của các bên
liên quan.
Cùng với hệ thống giám sát người học, Nhà trường luôn nỗ lực cải tiến các hoạt
động phục vụ và hỗ trợ sinh viên thông qua các kết quả khảo sát sự hài lòng từ các bên
liên quan. Tất cả các đơn vị trong Nhà trường đều có trách nhiệm tham gia vào việc
phát hiện các điểm không phù hợp, các điểm bất hợp lý trong các hoạt động phục vụ
và hỗ trợ người học, trong triển khai công việc để từ đó có biện pháp khắc phục, cải
tiến nâng cao chất lượng phục vụ, nhằm đáp ứng nhu cầu và sự hài lòng của các bên
liên quan.
Các chỉ số cải thiện về chất lượng các hoạt động phục vụ người học: Các chính
sách, quy chế, quy định của Nhà trường được cập nhật điều chỉnh thường xuyên cho
phù hợp với mục tiêu chiến lược Nhà trường và Nghị quyết của HĐQT về công tác
SV. Các chính sách và đề án TS hàng năm của Nhà trường luôn được rà soát và cải
tiến cho phù hợp để có thể tuyển đúng và đủ chỉ tiêu đề ra [H17.17.04.01]. Các quy
trình nghiệp vụ như: đánh giá điểm rèn luyện của sinh viên, quy trình tổ chức NCKH
của SV cùng các biểu mẫu đính kèm được cải tiến cho phù hợp [H17.17.04.02]. Các
chế độ chính sách về học phí và học bổng của SV đều được cải tiến [H17.17.04.03].
Chất lượng đào tạo của sinh viên có xu hướng ngày càng tốt lên, số lượng sinh
viên đạt danh hiệu sinh viên giỏi năm sau nhìn chung cao hơn năm trước
[H17.17.03.06].
Cải tiến một số mô hình tổ chức cho sinh viên thực tập, tăng số lượng DN kết
nối, phù hợp với chuyên môn sinh viên từ đó tăng kênh thông tin tìm kiếm chỗ thực
tập/thực hành và tìm kiếm việc làm bán thời gian cho SV đang học hoặc toàn thời gian
cho SV tốt nghiệp ra trường [H17.17.02.20].
Các chỉ số cải thiện về chất lượng các hoạt động hỗ trợ người học: Các hoạt
động hỗ trợ SV cũng được cải tiến nhằm tạo nhiều sân chơi bổ ích cho SV. Đổi mới
cách thức tổ chức một số chương trình, sự kiện nâng cao đời sống tinh thần cho SV:
213
cuộc thi hùng biện tiếng Đức, hội thảo khởi nghiệp, các giải thi đấu thể
thao…[H17.17.02.16], [H17.17.02.19], [H17.17.02.22], [H17.17.02.26].
Tổ chức khen thưởng sinh viên đạt sinh viên giỏi, sinh viên xuất sắc, sinh viên
có thành tích suất sắc trong công tác đoàn [H17.17.02.12], [H17.17.02.24].
Trong năm 2018, 2019 Nhà trường đã triển khai nâng cấp hệ thống phần mềm
quản lý đào tạo (Quản lý điểm, quản lý thông tin sinh viên, quản lý tài chính...) qua đó
tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên, người học dễ dàng tiếp cận và sử dụng
[H17.17.04.04].
Ngoài người học, cố vấn học tập, giáo vụ khoa, trung tâm cũng có mật khẩu để
cập nhật phần mềm quản lý đào tạo liên quan đến kết quả học tập của sinh viên
[H17.17.04.05]. Đội ngũ cán bộ cố vấn học tập và cán bộ phục vụ hỗ trợ người học
thường xuyên được bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ thông qua các buổi hội thảo, tập
huấn mà Nhà trường tổ chức [H17.17.04.06]. Nhà trường quan tâm đầu tư mua sắm
các trang thiết bị hiện đại tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc học tập của sinh viên và
giám sát người học của Nhà trường [H17.17.02.08].
Hàng năm, phòng QLCL đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến của người học và cựu
người học về các hoạt động phục vụ hỗ trợ người học trong các hoạt động như: tư vấn
học tập, hỗ trợ tài chính, bảo hiểm y tế, chỗ ở người học và các hoạt động khác cho
người học... và kết quả thực tiễn hàng năm thu được luôn đạt >81% số lượng người
học được khảo sát hài lòng về các hoạt động phục vụ và hỗ trợ, hệ thống giám sát
người học [H17.17.04.07], [H17.17.02.37].
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7
2. Tóm tắt các điểm mạnh
a. Hệ thống các hoạt động phục vụ, hỗ trợ SV cũng như hệ thống giám sát SV
được Nhà trường xây dựng kế hoạch và triển khai một cách bài bản. Các chương trình
hoạt động hỗ trợ người học bám sát kế hoạch đào tạo qua mỗi học kỳ của năm học và
không tách rời nhu cầu người học. Quy trình thông tin, báo cáo và rút kinh nghiệm
được triển khai tại mỗi chương trình hoạt động đã đem lại hiệu quả cao.
b. Nhờ sự đa dạng các kênh thông tin, các hình thức phổ biến và có sự chỉ đạo,
phối hợp chặt chẽ, thống nhất của lãnh đạo và các đơn vị, đã giúp Nhà trường cập nhật
đầy đủ, chính xác, nhanh chóng các thông tin về quyền lợi và nghĩa vụ đến với người học.
c. Nhà trường đã có chính sách đầu tư và tổ chức các hoạt động văn hóa, văn
nghệ, thể dục thể thao với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, giúp SV có nhiều

214
lựa chọn tham gia và từng bước hoàn thiện bản thân ngay khi còn ngồi trên ghế
Nhà trường.
d. Các kênh tiếp nhận phản hồi thông tin giữa Nhà trường và SV về các hoạt
động phục vụ, hỗ trợ và giám sát người học thường xuyên được thiết lập, đã không
ngừng nâng cao chất lượng phục vụ về công tác này.
3. Tóm tắt các điểm tồn tại
a. Việc xử lý thông tin thu thập sau khi tiến hành phương pháp khảo sát lấy ý
kiến người học trên giấy vẫn còn khó khăn do quá trình nhập liệu vẫn còn thủ công và
còn tốn nhiều thời gian.
b. Một bộ phận nhỏ sinh viên chưa có thái độ tích cực trong học tập, các hoạt
động phong trào.
4. Kế hoạch cải tiến
Thời gian
Đơn vị/cá nhân thực hiện
TT Mục tiêu Nội dung
thực hiện (bắt đầu và
hoàn thành)
- Phòng Quản lý chất lượng
được đầu tư thiết bị scan để hỗ
trợ quá trình nhập số liệu trên
Khắc từng phiếu khảo sát đánh giá.
Phòng HC-TH, Từ năm học
1 phục tồn Từ đó, rút ngắn thời gian xử lý
Phòng QLCL 2019-2020
tại a số liệu cũng như đảm bảo tính
chính xác trên từng phiếu trong
khi nhập liệu.
- Tổ chức khảo sát online
Tổ chức nhiều hoạt động học
tập và các hoạt động phong trào
đa dạng hơn (các câu lạc bộ học
thuật, các câu lạc bộ văn hóa
nghệ thuật, ...) nhằm thu hút
Khắc Phòng
đông đảo sinh viên tham gia. Từ năm học
2 phục tồn GDCT&CTSV,
Phòng Công tác Chính trị và 2019-2020
tại b Khoa
sinh viên tổ chức “Diễn đàn
lắng nghe sinh viên” để lắng
nghe ý kiến của SV để từ đó
Nhà trường có kế hoạch phục
vụ và hỗ trợ SV tốt nhất.

215
Xây dựng kế hoạch và triển
khai các hoạt động phục vụ, hỗ
trợ và giám sát người học bám
sát kế hoạch đào tạo của mỗi
Phát huy
học kỳ, năm học. Sau mỗi P.GDCT&CTSV, Từ năm học
3 điểm
chương trình hoạt động có báo Khoa 2019-2020
mạnh a
cáo và rút kinh nghiệm để các
hoạt động phục vụ, hỗ trợ và
giám sát người học đạt hiệu quả
cao hơn.
Xây dựng nhiều kênh thông tin
và đa dạng các hình thức phổ
Phát huy biến thông tin đến người học.
Phòng TS&TT, Từ năm học
4 điểm Có sự phối hợp chặt chẽ, thống
các đơn vị 2019-2020
mạnh b nhất giữa các đơn vị để cập nhật
đầy đủ, chính xác, nhanh chóng
các thông tin cho người học.
Xây dựng kế hoạch tổ chức các Đoàn TN, Hội
Phát huy
hoạt động văn hóa, văn nghệ SV, Từ năm học
5 điểm
với nhiều hình thức để thu hút P.GDCT&CTSV, 2019-2020
mạnh c
sinh viên tham gia. Khoa
Thiết lập thêm các kênh tiếp
Phát huy nhận phản hồi thông tin của
Phòng TS&TT, Từ năm học
6 điểm sinh viên về các hoạt động phục
các đơn vị 2019-2020
mạnh d vụ, hỗ trợ và giám sát người
học.

5. Mức đánh giá

Tiêu chuẩn/Tiêu chí Tự đánh giá


Tiêu chuẩn 17 5/7
Tiêu chí 17.1 5/7

Tiêu chí 17.2 5/7

Tiêu chí 17.3 5/7


Tiêu chí 17.4 5/7

216
Tiêu chuẩn 18: Quản lý nghiên cứu khoa học
1. Mô tả
Tiêu chí 18.1. Thiết lập được hệ thống chỉ đạo, điều hành, thực hiện, giám
sát và rà soát các hoạt động nghiên cứu, chất lượng cán bộ nghiên cứu, các nguồn
lực và các hoạt động liên quan đến nghiên cứu.

Nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất đối với mỗi
cơ sở giáo dục (CSGD) và được cụ thể hóa thông qua hệ thống các văn bản quy phạm
pháp luật của Quốc hội, các bộ, ban, ngành có liên quan [H18.18.01.01]. Trường Đại
học Thành Đông đã xác định nhiệm vụ nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ quan trọng
đối với sự phát triển của Nhà trường và được cụ thể hóa trong Chiến lược phát triển và
tầm nhìn, sứ mạng của Nhà trường [H18.18.01.02].
Dựa trên cơ cấu tổ chức bộ máy, Nhà trường đã phân công cho một thành viên
trong Ban Giám hiệu trực tiếp phụ trách công tác nghiên cứu khoa học (NCKH), đồng
thời ban hành Quyết định thành lập Hội đồng Khoa học và Đào tạo. Hội đồng
KH&ĐT có chức năng, nhiệm vụ, tư vấn, hướng dẫn triển khai, tổ chức các hoạt động
khoa học và đào tạo của Nhà trường theo đúng quy định hiện hành [H18.18.01.03],
[H18.18.01.04]. Công tác tổ chức quản lý việc thực hiện giám sát, rà soát các hoạt
động NCKH được BGH Nhà trường phân công cụ thể cho các đơn vị có liên quan.
Theo đó, phòng ĐT&NCKH có chức năng tổ chức, quản lý công tác NCKH, đồng thời
có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch NCKH theo giai đoạn, kế hoạch NCKH hàng năm,
theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tiến độ thực hiện các hoạt động NCKH tại Trường
[H18.18.01.05].
Các khoa chuyên môn, các viện và trung tâm cũng phân công một cán bộ lãnh
đạo trực tiếp phụ trách công tác NCKH và có trách nhiệm phối hợp với Phòng Đào tạo
và NCKH để tổ chức, thực hiện và giám sát các hoạt động NCKH tại đơn vị mình phụ
trách [H18.18.01.06], [H18.18.01.07], [H18.18.01.08]. Bên cạnh đó, phòng Đào tạo
sau đại học và Hợp tác Quốc tế cùng với phòng QLCL có nhiệm vụ thúc đẩy hoạt
động hợp tác, giám sát và rà soát các hoạt động NCKH [H18.18.01.09].
Trên cơ sở Chiến lược phát triển Trường giai đoạn 2015-2025 cùng với quy mô
về tổ chức và đội ngũ cán bộ giảng viên [H18.18.01.02], [H18.18.01.010], Nhà trường
ban hành Kế hoạch NCKH giai đoạn 2015 - 2019 và giao cho phòng ĐT&NCKH chủ
trì xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ về đào tạo và NCKH hàng năm trên cơ sở thông qua
các ý kiến thảo luận của Hội đồng Khoa học và Đào tạo cùng các đơn vị chức năng để
217
phù hợp cho từng giai đoạn phát triển [H18.18.01.11], [H18.18.01.12]. Các bản kế
hoạch này sẽ là định hướng quan trọng để các đơn vị chức năng, cán bộ giảng viên và
sinh viên toàn trường xác định được các hướng nghiên cứu tập trung, có hiệu quả, phù
hợp với nhu cầu của xã hội và cộng đồng.
Hoạt động NCKH của Nhà trường luôn được tổ chức và quản lý một cách có hệ
thống và hiệu quả dựa trên các văn bản quy định và hướng dẫn thực hiện các hoạt
động khoa học và công nghệ: Quyết định ban hành Quy định về hoạt động khoa học và
công nghệ Trường Đại học Thành Đông (Quyết định số 59/QĐ-ĐHTĐ, ngày
24/4/2015), Quyết định ban hành Quy định nghiên cứu khoa học của giảng viên và
sinh viên [H18.18.01.13] và Quyết định ban hành Quy định về quản lý đề tài NCKH
[H18.18.01.14]). Theo đó công tác quản lý khoa học công nghệ được quy định cụ thể
từ cấp khoa tới cấp trường; đồng thời các hoạt động khoa học và công nghệ của cán bộ
giảng viên và sinh viên trong toàn trường được hướng dẫn cụ thể theo một quy trình từ
việc đề xuất ý tưởng nghiên cứu tới việc lựa chọn, triển khai thực hiện và nghiệm thu
sản phẩm.
Nhằm tăng cường hiệu quả trong công tác quản lý, thực hiện các hoạt động
khoa học và công nghệ, Nhà trường đã xây dựng và ban hành các quy định và chính
sách cụ thể về chế độ làm việc, hướng dẫn tính giờ chuẩn cho các hoạt động khoa học
công nghệ đối với giảng viên [H18.18.01.15]. Theo đó, khối lượng NCKH của giảng
viên được quy định cụ thể theo chức danh như sau: Đối với giảng viên cao cấp là 260
giờ chuẩn; đối với giảng viên chính là 280, giảng viên là 100 giờ chuẩn… Trên cơ sở
kế hoạch nghiên cứu khoa học và dự toán kinh phí NCKH hằng năm và Quy chế thu,
chi nội bộ [H18.18.01.16], Nhà trường đã xây dựng kế hoạch tài chính và phân bổ
kinh phí cho các hoạt động khoa học công nghệ theo đúng quy định, phù hợp với điều
kiện của Trường [H18.18.01.17].
Để các sản phẩm khoa học công nghệ được tạo ra có chất lượng, đáp ứng yêu
cầu thực tiễn của xã hội cũng như tạo động lực và khuyến khích cán bộ giảng viên,
sinh viên tham gia NCKH, Nhà trường đã luôn quan tâm khích lệ về tinh thần, hỗ trợ
về tài chính, cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu thông qua Quyết định ban hành Quy
chế chi, thu nội bộ [H18.18.01.16]; các quy định về chính sách khuyến khích, hỗ trợ
kinh phí NCKH cho cán bộ giảng viên và sinh viên [H18.18.01.18]. Do vậy, các sản
phẩm NCKH của cán bộ giảng viên và sinh viên ngày càng được nâng lên cả về cấp
độ, về số lượng và chất lượng [H18.18.01.19], [H18.18.01.20], [H18.18.01.21],
[H18.18.01.22]; đã có nhiều đề tài NCKH của cán bộ giảng viên và sinh viên được áp
218
dụng có hiệu quả trong thực tiễn của địa phương. Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo tính
pháp lý và bản quyền tác giả đối với các sản phẩm NCKH, Nhà trường đã ban hành
các văn bản hướng dẫn thực thi đạo đức trong NCKH; quy định về sở hữu trí tuệ và
quản lý tài sản trí tuệ [H18.18.01.23]. Hằng năm, ngoài việc quản lý các sản phẩm
NCKH, Nhà trường đã tăng cường công tác quản lý tài chính cho các hoạt động khoa
học đảm bảo tính khách quan thông qua việc công khai các khoản chi cho NCKH
[H18.18.01.24].
Trước năm 2016, để đánh giá chất lượng và số lượng NCKH, Nhà trường đã
căn cứ trên phiếu đánh giá các đề tài NCKH [H18.18.01.25] cũng như kết quả thống
kê số lượng đề tài NCKH tại các khoa chuyên môn. Tuy nhiên để đánh giá hiệu quả
công tác NCKH khách quan, phản ánh đúng năng lực và chất lượng các hoạt động
KHCN; năm 2016, Nhà trường đã xây dựng và ban hành bộ chỉ số KPIs đánh giá hoạt
động NCKH của Nhà trường [H18.18.01.26], [H18.18.01.27]; đây là căn cứ để Nhà
trường chi trả và hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động khoa học và công nghệ, đồng thời
được sử dụng là một trong những tiêu chí để đánh giá, xếp loại danh hiệu thi đua khen
thưởng trong năm học đối với tập thể và cá nhân [H18.18.01.28].
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7
Tiêu chí 18.2. Chiến lược tìm kiếm nguồn kinh phí phục vụ nghiên cứu,
thúc đầy nghiên cứu, phát kiến khoa học, hợp tác và nghiên cứu đỉnh cao được
triển khai để đạt được tầm nhìn và sứ mạng của cơ sở giáo dục.

Nhằm thúc đẩy các hoạt động KHCN, góp phần nâng cao chất lượng đối với
hoạt động KHCN, nâng tầm giá trị và thương hiệu của Nhà trường đồng thời hoàn
thành mục tiêu chiến lược phát triển Nhà trường và kế hoạch NCKH giai đoạn 2015-
2019 đã đề ra [H18.18.01.02], [H18.18.01.11], Trường Đại học Thành Đông luôn phát
huy mọi nguồn lực sẵn có và tăng cường tìm kiếm, huy động nguồn kinh phí cho các
hoạt động KHCN. Nhà trường đã ban hành Quyết định thành lập Quỹ khuyến học,
khuyến tài và phát triển khoa học công nghệ Trường Đại học Thành Đông với mục
đích: huy động các nguồn lực về tiền, cơ sở vật chất của các thế hệ sinh viên Trường
Đại học Thành Đông, của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để hỗ trợ sinh
viên, giảng viên Trường Đại học Thành Đông, nhằm khuyến khích và hỗ trợ phong
trào học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, khởi nghiệp [H18.18.02.01]. Bên cạnh
đó, Nhà trường đã thúc đẩy việc tìm kiếm kinh phí nhằm phục vụ cho NCKH thông
qua việc chú trọng thương mại hóa các sản phẩm NCKH [H18.18.02.02]. Chính vì vậy

219
từ năm 2015 đến năm 2019, Nhà trường đã huy động được sự hỗ trợ về trang thiết bị
và tài chính với tổng giá trị gần 1 tỷ đồng để phục vụ đào tạo và thúc đẩy các hoạt
động NCKH trong Trường [H18.18.02.03].

Bên cạnh việc huy động và phát triển nguồn thu từ hoạt động NCKH, Nhà
trường đã tăng cường thúc đẩy nghiên cứu, phát triển khoa học thông qua việc thiết lập
các nhóm nghiên cứu tiềm năng về các chuyên ngành như: Nhóm nghiên cứu về kinh
tế, nhóm nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe, nhóm nghiên cứu về khoa học công nghệ;
nhóm nghiên cứu về khoa học xã hội [H18.18.02.04]; để đầu tư cho các hoạt động
NCKH trong nhóm lĩnh vực này, Nhà trường đã tăng cường đầu tư các trang thiết bị
phục vụ các hoạt động khoa học công nghệ, tổ chức các buổi hội thảo về NCKH
[H18.18.02.05].

Bên cạnh đó, nhằm thu hút cán bộ, giảng viên và người học tham gia vào các
hoạt động nghiên cứu khoa học, Nhà trường đã hỗ trợ kinh phí cho các cán bộ giảng
viên và sinh viên là tác giả có bài viết đăng trên tập san KH&CN của Nhà trường, tạp
chí khoa học quốc tế hoặc báo cáo tại các hội nghị, hội thảo có uy tín trong nước và
quốc tế từ 1 triệu đến 100 triệu đồng; hỗ trợ các nhóm nghiên cứu và các cá nhân trong
quá trình nghiên cứu dựa trên đề xuất nhiệm vụ khoa học công nghệ được phê duyệt
[H18.18.02.06]. Chính vì vậy, số lượng các đề tài NCKH, các bài báo khoa học đăng
trên các Tạp chí/Hội nghị/Hội thảo trong nước và quốc tế của Nhà trường ngày một
tăng [H18.18.01.19], [H18.18.01.20], [H18.18.01.21], [H18.18.01.22].

Trong giai đoạn 2015-2019, Trường Đại học Thành Đông đã đẩy mạnh và tăng
cường hợp tác với các trường đại học trong và ngoài nước nhằm đạt được mục tiêu
chiến lược đề ra trong lĩnh vực NCKH và HTQT. Từ năm 2015 đến năm 2019, Trường
đã ký kết hợp đồng liên kết đào tạo tay nghề với nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh, ngân hàng, văn phòng luật, bệnh viện, xí nghiệp sản xuất thuốc... Số lượng các
hợp đồng đã ký kết và triển khai ngày càng tăng theo thời gian đáp ứng với nhu cầu
thực tập, học hỏi tay nghề và nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học của sinh viên
[H18.18.02.07].

Với các đối tác nước ngoài, Trường Đại học Thành Đông đã ký kết hợp tác đào
tạo, nghiên cứu và đưa sinh viên sang thực tập nghề nghiệp với nhiều trường đại học
của nhiều nước trên thế giới, các doanh nghiệp, tổ chức, công ty như: Học viện Taiken
(Nhật Bản), Đại học Joan Massin (Mỹ), Đại học Munkyung, Đại học Songgok, Đại

220
học Yemyung, Đại học Phật giáo (Hàn Quốc), Đại học AFU (CHLB Đức)…
[H18.18.02.07]; đồng thời Nhà trường cũng đã nhận được sự quan tâm hỗ trợ về trang
thiết bị, tài liệu và tài chính phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu từ các đối tác
này [H18.18.02.03], [H18.18.02.09].

Hằng năm, các hoạt động NCKH trong Trường đều được triển khai theo đúng
kế hoạch đề ra. Tất cả các đề tài NCKH đã được phê duyệt đều triển khai đúng tiến độ,
được nghiệm thu và được cấp kinh phí theo đúng quy định [H18.18.02.10],
[H18.18.02.11].

Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7

Tiêu chí 18.3. Các chỉ số thực hiện chính được sử dụng để đánh giá số lượng
và chất lượng nghiên cứu.

Trên cơ sở kế hoạch nghiên cứu khoa học hàng năm [H18.18.01.12], việc đánh
giá kết quả hoạt động NCKH của cán bộ giảng viên chủ yếu được dựa trên các tiêu chí
chung: có tham gia hướng dẫn SV, có đề tài NCKH, có bài báo khoa học và tham gia
biên soạn giáo trình, bài giảng được nghiệm thu [H18.18.03.01]. Tuy nhiên các tiêu
chí đánh giá chung này còn bộc lộ nhiều nhược điểm do chưa phản ảnh đầy đủ chất
lượng nghiên cứu. Vì vậy, nhằm đánh giá hiệu quả của hoạt động nghiên cứu khoa học
tại các đơn vị cũng như trong toàn Trường được chính xác, công khai, minh bạch và có
tính khích lệ phong trào nghiên cứu khoa học, năm học 2016-2017, phòng ĐT&NCKH
đã tiến hành xây dựng và thực hiện đánh giá chất lượng, khối lượng nghiên cứu khoa
học theo bộ chỉ số KPIs của Trường. Bộ chỉ số này được Hội đồng Khoa học và Đào
tạo cũng như các đơn vị trong Trường thảo luận, thống nhất và được ban hành (Quyết
định số 32/QĐ-ĐHTĐ ngày 24 tháng 4 năm 2016) [H18.18.03.02]. Theo đó hiệu quả
NCKH của các khoa chuyên môn, nhóm nghiên cứu, giảng viên và sinh viên được
chấm theo thang điểm cụ thể theo từng nhóm tiêu chí gồm: nhóm tiêu chí cơ bản và
tiêu chí phụ; hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ; tổ chức quản lý và thực hiện
nhiệm vụ khoa học và công nghệ; nguồn lực khoa học công nghệ. Điểm tối đa đánh
giá hiệu quả NCKH là 500 điểm với từng đối tượng mức độ đánh giá được quy định rõ
ràng, cụ thể như sau:

221
MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC MỨC
STT ĐỐI TƯỢNG Chưa Đạt Đạt Tốt Xuất sắc
(D) (C) (B) (A)
1 Giảng viên <250 250 - <300 300 - <400 400 - ≤500
2 Khoa chuyên môn <250 250 - <300 300 - <400 400 - ≤500
3 Nhóm nghiên cứu <250 250 - <300 300 - <400 400 - ≤500
4 CSGD <250 250 - <300 300 - <400 400 - ≤500

Giai đoạn từ năm 2014 - 2016, vào cuối mỗi năm học, Nhà trường đều yêu cầu
các đơn vị đánh giá điểm NCKH của từng cá nhân qua bộ tiêu chí đánh giá cán bộ,
giảng viên [H18.18.03.01]. Đến năm 2017, trên cơ sở bộ chỉ số KPIs cho NCKH, Nhà
trường đã yêu cầu các khoa chuyên môn đánh giá điểm NCKH của giảng viên theo bộ
chỉ số, từ đó việc đánh giá hiệu quả NCKH được chính xác [H18.18.03.03]. Hằng
năm, Nhà trường dựa trên cơ sở những kết quả đã đạt được, những tồn tại trong công
tác đánh giá hiệu quả NCKH và các ý kiến phản hồi của cán bộ giảng viên, sinh viên
để tổ chức rà soát, lấy ý kiến góp ý đối với các chỉ số KPIs. Việc lấy ý kiến góp ý định
kỳ được triển khai thông qua các cuộc họp Hội đồng Khoa học và Đào tạo hoặc trong
cuộc họp giao, sinh hoạt học thuật của Nhà trường [H18.18.03.04]. Căn cứ vào kết quả
đó, phòng ĐT&NCKH tiến hành tổng hợp và điều chỉnh các chỉ số KPIs trình Ban
Giám hiệu phê duyệt để tổ chức thực hiện cho phù hợp với điều kiện cụ thể của Nhà
trường. Phòng ĐT&NCKH cũng có những đối chiếu với kế hoạch đặt ra của các khoa
cũng như so sánh với điểm số của các năm trước để đánh giá xem mức độ đạt được
trong hoạt động NCKH của cá nhân và tập thể đó. Kết quả đánh giá nhiều năm cho
thấy, các chỉ số phấn đấu của đơn vị đều đạt và vượt yêu cầu đặt ra [H18.18.03.05], đã
có nhiều đề tài NCKH có tính ứng dụng được áp dụng tại cơ sở như: đề tài "Xây dựng
phần mềm quản lý cán bộ", "Xây dựng chương trình quản lý công văn trực tuyến
Trường Đại học Thành Đông" của khoa Công nghệ thông tin; đề tài "Nghiên cứu
chuyển đổi cơ cấu kinh tế ngành tại Hải Dương", "Hoạch định chiến lược Marketing
rau quả sạch của công ty TNHH Đầu tư sản xuất phát triển nông nghiệp VINECO giai
đoạn 2018-2025" của khoa Kinh tế- QTKH; Dự án "Xây dựng chương trình điều
dưỡng chăm sóc người già phục vụ đào tạo thực tập sinh CHLB Đức” của khoa Điều
dưỡng… Việc sử dụng bộ chỉ số KPIs trong đánh giá hoạt động NCKH của cá nhân và
tập thể đã giúp cho việc đánh giá về khối lượng và chất lượng NCKH trong Trường
được cụ thể, chi tiết, công khai và minh bạch. Thực tế cho thấy điểm NCKH của một
số cá nhân còn thấp, có cá nhân chỉ đạt 250 điểm NCKH (do chỉ tham gia giảng dạy
chứ không có công trình NCKH), thông qua việc áp dụng bộ chỉ số KPIs cho NCKH

222
nhược điểm này được phán ánh khá rõ ràng. Căn cứ vào kết quả NCKH hằng năm,
phòng ĐT&NCKH dựa trên việc đối chiếu với kế hoạch NCKH đã đề ra từ đó có
những đề xuất khen thưởng đối với các nhân, tập thể trong lĩnh vực NCKH đồng thời
có những điều chỉnh cho kế hoạch NCKH của những năm sau [H18.18.03.06],
[H18.18.01.12].
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 4/7
Tiêu chí 18.4. Công tác quản lý và nghiên cứu khoa học được cải tiến để
nâng cao chất lượng nghiên cứu và phát kiến khoa học.
Nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu và phát kiến khoa học, vào cuối mỗi
năm học Nhà trường đã giao phòng ĐT&NCKH phối hợp với phòng QLCL tiến hành
lấy ý kiến phản hồi về hoạt động NCKH từ các bên thông qua phiếu khảo sát cán bộ,
giảng viên và sinh viên trong Nhà trường [H18.18.04.01]. Kết quả lấy ý kiến phản hồi
hàng năm của các bên đối với công tác NCKH của Trường cho thấy tỉ lệ có đánh giá
tốt hoạt động NCKH (mức độ đánh giá đồng ý) tại Trường trong năm học 2014-2015
của sinh viên và của cán bộ giảng viên là trên 50%. Tỷ lệ này được tăng dần qua từng
năm và đến năm học 2018-2019 tỉ lệ này đối với sinh viên là trên 80,6%; đối với cán
bộ giảng viên là 85,7% [H18.18.04.02], [H18.18.04.03], [H18.18.04.04]. Cụ thể như sau:

Mức độ đánh giá Rất không Không Không chắc Đồng ý Rất đồng
đồng ý đồng ý chắn lắm ý
(%) (%) (%) (%) (%)
Năm học (1) (2) (3) (4) (5)
1. Đối với giảng viên
2014-2015 13,6 4,5 15,8 50,2 15,9
2015-2016 10,7 3,6 12,7 50,6 22,4
2016-2017 4,5 1,0 6,3 60,4 27,8
2017-2018 2,3 0,5 3,2 80,9 13,1
2018-2019 0,0 0,5 85,7 13,8
0,0

2. Đối với sinh viên


2014-2015 1,6 4,5 15,8 50,3 27,8
2015-2016 0,9 1,7 14,5 59,7 23,2
2016-2017 0,5 0,4 11,9 66,8 20,4
2017-2018 0,8 0,9 1,7 70,2 26,4
2018-2019 0,0 0,0 1,5 80,6 17,9

223
Căn cứ vào ý kiến phản hồi thu được từ các bên liên quan, phòng ĐT&NCKH
tiến hành tổng hợp đánh giá và tổng kết công tác NCKH của các đơn vị, từ đó xây
dựng báo cáo trình Ban Giám hiệu [18.18.04.05], [H18.18.04.06]. Phòng ĐT&NCKH
căn cứ vào kết quả đó để đưa ra các giải pháp cải tiến công tác quản lý NCKH trong
báo cáo tổng kết hoạt động NCKH hằng năm [18.18.04.07] đồng thời xây dựng kế
hoạch cải tiến trong các năm tiếp theo [H18.18.01.12]. Theo đó, các giải pháp cải tiến
công tác quản lý NCKH đã được Nhà trường chú trọng và triển khai bao gồm: Hoàn
thiện cơ cấu tổ chức kèm theo chức năng nhiệm vụ và sửa đổi bổ sung hệ thống văn
bản, quy định, quy trình quản lý NCKH; tăng cường công tác rà soát, kiểm tra việc
thực hiện các nhiệm vụ KHCN; xây dựng và điều chỉnh bộ chỉ số KPIs trong việc
đánh giá hiệu quả NCKH; điều chỉnh định mức hỗ trợ kinh phí đối với đề tài NCKH
các cấp, hỗ trợ kinh phí đăng bài trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế, hội
nghị, hội thảo khoa học; thành lập được quỹ Khuyến học, khuyến tài và phát triển
khoa học để huy động nguồn kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động khoa học; tăng cường
hợp tác với các đơn vị, các trường đại học trong nước và quốc tế trong NCKH; xây
dựng kế hoạch NCKH hàng năm và định hướng các nhiệm vụ khoa học mang tính ứng
dụng và cấp thiết đối với địa phương … Để đánh giá hiệu quả cải tiến về quản lý
NCKH một cách khách quan và làm căn cứ để xây dựng kế hoạch NCKH cho các giai
đoạn tiếp theo, phòng ĐT&NCKH đã thực hiện đối sánh về NCKH đối với Trường
Đại học Đại Nam và Đại học Đà Lạt. Kết quả đối sánh cho thấy một số chỉ tiêu về số
lượng NCKH của Nhà trường đạt bằng hoặc cao hơn, đặc biệt là số lượng đề tài
NCKH của sinh viên [18.18.04.08].
Với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của BGH cùng với những cải tiến phù hợp và
sự ủng hộ của cán bộ, giảng viên, các đơn vị trong Trường, công tác quản lý NCKH
của Trường Đại học Thành Đông trong những năm qua luôn được đánh giá tốt, việc
này được thể hiện thông qua mức độ hài lòng của lãnh đạo, của các giảng viên và sinh
viên đối với việc quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của Nhà trường. Với kết quả
đạt được, trong những năm qua phòng ĐT&NCKH đã nhận được nhiều Bằng khen,
giấy khen các cấp [H18.18.01.27].
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 4/7
Đánh giá chung về tiêu chuẩn 18:
2. Tóm tắt các điểm mạnh
a. Nhà trường đã thành lập được Quỹ khuyến học, khuyến tài và phát triển khoa
học công nghệ góp phần huy động các nguồn kinh phí và cơ sở vật chất nhằm hỗ trợ

224
và khuyến khích cho cán bộ giảng viên và sinh viên có thành tích cao trong học tập và
NCKH.
b. Tăng cường hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học với nhiều đối tác trong
nước và quốc tế góp phần nâng cao trình độ chuyên môn cho giảng viên, sinh viên,
đồng thời thu hút được nguồn tài trợ về trang thiết bị và tài chính cho hoạt động đào
tạo và NCKH.
c. Xây dựng được bộ chỉ số KPIs nhằm đánh giá kết quả hoạt động nghiên cứu
khoa học của cá nhân và tập thể trong toàn Trường.
d. Thành lập được các nhóm nghiên cứu mạnh và nghiên cứu tiềm năng theo
nhóm ngành nhằm tập trung, đẩy mạnh và nâng cao năng lực NCKH.
3. Tóm tắt các điểm tồn tại
a. Hoạt động nghiên cứu khoa học chủ yếu đang tập trung tại một số khoa
chuyên môn như: Kinh tế & QTKD, Điều dưỡng, Y-Dược, CNTT, QLĐĐ, Công nghệ
KTXD và QLKT nên chỉ số KPIs về NCKH của một số cá nhân và tập thể còn chưa
được cao.
b. Hoạt động NCKH của các nhóm NCKH tiềm năng còn hạn chế về hình thức
tổ chức và chưa có nhiều sản phẩm NCKH.
c. Chỉ số KPIs về số lượng đề tài NCKH cấp Nhà nước; số lượng các bài báo
đăng trên tạp chí quốc tế và đăng trên kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia, quốc tế; số
lượng sách chuyên khảo còn thấp.
4. Kế hoạch cải tiến
Thời gian
Đơn vị/ cá nhân thực hiện
TT Mục tiêu Nội dung
thực hiện (bắt đầu và
hoàn thành)
Lãnh đạo các khoa trong toàn
Trường cần đưa ra biện pháp
khuyến khích cũng như chế tài
đối với các cán bộ giảng viên P. ĐT-NCKH,
trong khoa nhằm thúc đẩy phong Trưởng các
Khắc phục Năm học
1 trào NCKH tại đơn vị. khoa, phòng,
tồn tại a 2020 - 2021
Phòng ĐT&NCKH lên kế viện và trung
hoạch, giao cụ thể chỉ số hoạt tâm
động NCKH cho các cá nhân và
tập thể khoa tăng dần theo từng
năm nhằm nâng cao hơn nữa hiệu
225
quả trong công tác NCKH toàn
Trường.
Tăng cường công tác quản lý và
đánh giá hiệu quả NCKH đối với
các nhóm nghiên cứu thông qua
việc giao chỉ tiêu về số lượng và
định hướng các lĩnh vực nghiên
cứu phù hợp với điều kiện cụ thể.
P. ĐT-NCKH,
Phòng ĐT&NCKH phối hợp với
Khắc phục Trưởng các đơn Năm học
2 các Khoa cùng với các nhóm
tồn tại b vị và các nhóm 2020 - 2021
nghiên cứu tăng cường tổ chức
nghiên cứu
các buổi hội thảo, tọa đàm xây
dựng và đề xuất ý tưởng nghiên
cứu.
Phòng ĐT&NCKH thúc đẩy việc
thương mại hóa các sản phẩm
NCKH của các nhóm nghiên cứu.
Phòng ĐT&NCKH phối hợp với
phòng ĐTSĐH& HTQT điều
chỉnh bổ sung quy định về viết
bài đăng tạp chí đối với các học
P. ĐT-NCKH
viên cao học và đề xuất tăng kinh
P.ĐTSĐH&
Khắc phục phí hỗ trợ đăng bài để thu hút cán Năm học
3 HTQT, các đơn
tồn tại c bộ và học viên tham gia. 2020 - 2021
vị và cá nhân
Rà soát, điều chỉnh chỉ số KPIs
trong Trường
và điều chỉnh mức hỗ trợ kinh phí
và đối ứng NCKH để thu hút các
nhà khoa học tham gia đề xuất đề
tài NCKH cấp Nhà nước
Tiếp tục tuyên truyền quảng bá
Ban quản lý
Phát huy và thu hút các nguồn tài trợ cho
Quỹ, các đơn vị Năm học
4 điểm mạnh Quỹ khuyến học, khuyến tài và
và cá nhân trong 2020 - 2021
a phát triển khoa học công nghệ
Trường
của Nhà trường
P. ĐT-NCKH
Phát huy Tiếp tục tìm kiếm và ký kết hợp P.ĐTSĐH&
Năm học
5 điểm mạnh tác đào tạo và nghiên cứu với các HTQT, các đơn
2020 - 2021
b đơn vị trong nước và quốc tế vị và cá nhân
trong Trường
6 Phát huy Phát huy những kết quả NCKH P. ĐT-NCKH, Năm học
226
điểm mạnh của cán bộ giảng viên và sinh P. QLCL, các 2020 - 2021
c viên đã đạt được và cải tiến đơn vị và cá
thường xuyên công tác quản lý nhân trong
NCKH và áp dụng chặt chẽ bộ Trường
chỉ số KPIs trong đánh giá hiệu
quả NCKH
Đẩy mạnh hoạt động của nhóm
Phát huy P. ĐT-NCKH,
nghiên cứu; sử dụng nguồn kinh Năm học
7 điểm mạnh các đơn vị trong
phí đầu tư cho hoạt động NCKH 2020 - 2021
d Trường
hiệu quả

5. Mức đánh giá


Tiêu chuẩn/Tiêu chí Tự đánh giá
Tiêu chuẩn 18 4.5/7
Tiêu chí 18.1 5/7
Tiêu chí 18.2 5/7
Tiêu chí 18.3 4/7
Tiêu chí 18.4 4/7

Tiêu chuẩn 19. Quản lý tài sản trí tuệ


1. Mô tả
Tiêu chí 19.1. Thiết lập được hệ thống quản lý và bảo hộ các phát minh,
sáng chế, bản quyền và kết quả nghiên cứu
Quản lý tài sản trí tuệ là nhiệm vụ quan trọng và là cách thức để mỗi doanh
nghiệp, cơ sở giáo dục và viện nghiên cứu khẳng định giá trị và thương hiệu của mình
đối với mỗi sản phẩm được tạo ra. Vì vậy, ngay từ những năm đầu thành lập, Trường
Đại học Thành Đông đã dành sự quan tâm tới vấn đề quản lý tài sản trí tuệ. Trên cơ sở
Luật Sở hữu trí tuệ của Quốc hội ban hành, sửa đổi và hoàn thiện qua các năm
[H19.19.01.01], Nhà trường đã thiết lập được hệ thống quản lý và bảo hộ các phát
minh, sáng chế, bản quyền và kết quả nghiên cứu. Theo đó, công tác tổ chức quản lý
và chỉ đạo trực tiếp về quản lý tài sản trí tuệ của Nhà trường do một thành viên trong
Ban Giám hiệu được phân công phụ trách [H19.19.01.02]; tại các đơn vị, hoạt động
quản lý tài sản trí tuệ do một cán bộ quản lý trên cơ sở về cơ cấu tổ chức và chức năng
nhiệm vụ của mỗi đơn vị [H19.19.01.03]. Bên cạnh đó, Hội đồng Khoa học và Đào
tạo Trường Đại học Thành Đông là tổ chức tư vấn cho Hiệu trưởng về mục tiêu,

227
phương hướng, nội dung, tổ chức, quản lý các hoạt động khoa học, sở hữu trí tuệ … và
được quy định rõ tại Quy chế tổ chức và và hoạt động của Hội đồng Khoa học và Đào
tạo Trường [H19.19.01.04].
Phòng ĐT&NCKH là đơn vị tham mưu và giúp việc trực tiếp cho Ban Giám
hiệu về công tác quản lý khoa học và sở hữu trí tuệ; có trách nhiệm quản lý và bảo hộ
các phát minh, sáng chế, bản quyền và kết quả nghiên cứu đối với các tổ chức và cá
nhân trực thuộc Trường [H19.19.01.05]. Bộ phận kiểm định và giám sát việc thực hiện
các hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) cũng như việc thực hiện bảo hộ các
phát minh, sáng chế, bản quyền và kết quả nghiên cứu được giao cho phòng QLCL
trên cơ sở chức năng nhiệm vụ ban hành kèm theo Quyết định thành lập phòng Quản lý
chất lượng [H19.19.01.06].
Hoạt động nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất
của Nhà trường, có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn
nhân lực có trình độ cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
và đất nước; tạo ra tri thức, công nghệ, giải pháp, sản phẩm mới; ứng dụng tri thức,
công nghệ mới và tạo ra phương thức, giải pháp mới phục vụ công tác đào tạo của
Trường,…Như vậy, nói đến sở hữu trí tuệ không thể không nói đến nghiên cứu khoa
học bởi lẽ, NCKH phát triển sẽ là tiền đề thúc đẩy các phát minh, sáng chế, bản quyền
và kết quả nghiên cứu. Nhằm hoàn thiện hệ thống quy định, quy trình tổ chức thực
hiện và quản lý các hoạt động KH&CN; quy định về việc hỗ trợ xác lập và bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ, thương mại và chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ theo quy định
hiện hành.
Ngày 08 tháng 01 năm 2015, Nhà trường đã ban hành Quy định về hoạt động
khoa học và công nghệ [H19.19.01.07]. Tại Điều 12, Chương III của Quy định này
cũng chỉ rõ kế hoạch và phương hướng của Nhà trường về hoạt động sở hữu trí tuệ,
ứng dụng và chuyển giao kết quả NCKH và phát triển công nghệ. Từ cơ sở trên, Nhà
trường tiếp tục ban hành Quy định về quyền sở hữu trí tuệ tại Trường Đại học Thành
Đông ban hành kèm theo Quyết định số 03/QĐ-ĐHTĐ ngày 24/4/2015
[H19.19.01.08] và Quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Trường Đại học Thành
Đông [H19.19.01.09]. Theo Quy định này, tại Chương 4 có quy định rõ về việc quản lí
tài sản trí tuệ của Trường Đại học Thành Đông và việc bảo hộ các phát minh sáng chế.
Tại Điều 9, Chương 3 có quy định rõ về việc phân chia lợi nhuận sản phẩm trí tuệ của
Nhà trường, theo đó, đối với các sản phẩm đề tài khoa học công nghệ có khả năng ứng
dụng vào sản xuất tại các địa phương, doanh nghiệp (được thực hiện dưới hình thức
chuyển giao công nghệ hoặc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật) thì tác giả sẽ được

228
nhận 100% lợi nhuận sau khi đã trừ đi các khoản thuế, phí theo quy định. Để triển khai
các hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, về các sáng chế bản quyền và các kết quả
nghiên cứu khác, căn cứ trên Luật SHTT, Luật KHCN và quy định của Bộ GD&ĐT
[H19.19.01.10] nhà trường đã ban hành Quy định quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ
[H19.19.01.11]. Quy định này được ban hành nhằm cụ thể hóa các điều lệ hoạt động
của Nhà trường đối với vấn đề liên quan đến SHTT, bao gồm:
- Chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ;
- Quyền của tác giả trực tiếp sáng tạo ra tài sản trí tuệ;
- Chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ;
- Khai thác và sử dụng sản phẩm trí tuệ của Trường Đại học Thành Đông và
phân chia lợi nhuận sản phẩm trí tuệ;
- Quản lý tài sản trí tuệ.
Hoạt động KH&CN có ảnh hưởng lớn đến xã hội và con người, vì vậy các
chuẩn mực đạo đức là phạm trù quan trọng đối với mỗi cá nhân, tổ chức làm nhiệm vụ
nghiên cứu khoa học và đặc biệt quan trọng đối với mỗi cá nhân và tổ chức làm nghiên
cứu trong ngành giáo dục. Chính vì vậy, Trường đại học Thành Đông đã ban hành
Quy định về chuẩn mực đạo đức trong hoạt động KH&CN và ban hành kèm theo
Hướng dẫn thực thi đạo đức trong NCKH [H19.19.01.12]. Khi tiến hành NCKH, các
nhà nghiên cứu phải tuân thủ các quy tắc cơ bản được quy định tại Điều 2 của bản
Hướng dẫn; trách nhiệm của nhà tổ chức (Trường Đại học Thành Đông) và trách nhiệm
của người nghiên cứu cũng được thể hiện rõ tại các Điều 6,7,8 trong Hướng dẫn này.
Dựa trên cơ sở Quy định về đạo đức trong NCKH, Nhà trường đã ban hành các
quy định về quyền sở hữu trí tuệ và quyền tác giả trong sở hữu trí tuệ tại Trường Đại
học Thành Đông để hoạt động thực thi đạo đức trong nghiên cứu khoa học của Nhà
trường có hiệu quả và để công tác quản lý các tài sản trí tuệ của Nhà trường đảm bảo
đúng quy định của pháp luật. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sẽ khuyến khích sự sáng tạo,
thúc đẩy những nỗ lực, cống hiến của người nghiên cứu vào các hoạt động nghiên cứu
khoa học, cải tiến kỹ thuật, tạo ra những sản phẩm tốt. Việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
còn giúp chủ sở hữu thu được nguồn tài chính đáng kể, đó sẽ là thu nhập cho chính họ.
Để hoạt động sở hữu trí tuệ trong Nhà trường được phát triển, trước tiên cần
đẩy mạnh hoạt động NCKH. Tuy nhiên, một thực tế ở các trường học đó là khi nhắc
đến NCKH nhiều người thường nghĩ đó là một công việc vất vả, đầy chông gai, lấy đi
rất nhiều thời gian, công sức của người tham gia. Nắm bắt được điều này, Trường Đại
học Thành Đông luôn có những chính sách nhất định để khuyến khích người tham gia
229
NCKH. Các chính sách này luôn hỗ trợ kịp thời trong giai đoạn chuẩn bị và khai thác
thương mại hóa các đề tài nghiên cứu khoa học được phê duyệt bằng việc Ban hành
Quy định chính sách khuyến khích đào tạo, NCKH phục vụ cộng đồng của Trường
Đại học Thành Đông ngày 15 tháng 05 năm 2016 [H19.19.01.13].
Trách nhiệm và quyền lợi của tổ chức, cá nhân khi tham gia nghiên cứu được
quy định rõ tại Điều 9, Chương II của Quy định này. Thời gian đầu, do mới thành lập
nên việc thương mại hóa các đề tài nghiên cứu chưa thực sự được chú ý và các chính
sách đối với lĩnh vực này còn chưa được quan tâm đúng mức. Thực tế, trước năm
2017, Nhà trường chưa có biện pháp thúc đẩy mạnh trong quá trình thương mại hóa
NCKH và các tài sản trí tuệ. Năm học 2017-2018, Nhà trường đã bắt đầu quan tâm
đến việc khai thác thương mại hóa các đề tài nghiên cứu, đồng thời ban hành các chính
sách nhằm hỗ trợ việc thương mại hóa các đề tài nghiên cứu qua từng giai đoạn, chính
sách này được thể hiện rõ trong Quy định về hoạt động nghiên cứu khoa học tại
Trường Đại học Thành Đông. Cụ thể, theo Quy định này, các đề tài đã được nghiệm
thu và bắt đầu tiến hành thương mại hóa, chủ nhiệm đề tài sẽ làm tờ trình đề xuất hỗ
trợ kinh phí, bộ phận Tài chính căn cứ vào đó sẽ cấp kinh phí theo từng giai đoạn đề
xuất. Chính sách hỗ trợ kịp thời này đã thúc đẩy cán bộ, giảng viên, các nhóm nghiên
cứu bắt tay vào nghiên cứu, phát minh, sáng chế các sản phẩm có định hướng khai
thác thương mại. Để thực thi hiệu quả Quy định này, Nhà trường đã có những Quyết
định về chính sách hỗ trợ kinh phí nghiên cứu khoa học cho học viên cao học vào năm
2017; Ban hành Quy chế hoạt động khuyến học, khuyến tài, phát triển KHCN Trường
Đại học Thành Đông [H19.19.01.14]. Điều đó thể hiện sự quan tâm đúng mực và đầu
tư cần thiết của Nhà trường đối với hoạt động nghiên cứu khoa học và thúc đẩy sự
phát triển Sở hữu trí tuệ trong Trường Đại học Thành Đông.
Tại Trường Đại học Thành Đông, toàn bộ sách, giáo trình, bài giảng, bài báo
khoa học, công trình khoa học được thực hiện bởi các cá nhân, tập thể thuộc biên chế
của Nhà trường đều là các kết quả nghiên cứu khoa học và được đảm bảo quyền Sở
hữu trí tuệ theo quy định của Trường. Danh mục các đề tài NCKH của giảng viên, học
viên được lưu lại tại phòng ĐT&NCKH và phòng Sau đại học và Hợp tác Quốc tế của
Nhà trường [H19.19.01.15]. Hoạt động khai thác tài sản trí tuệ phải được tiến hành đi
đôi với hoạt động bảo vệ tài sản trí tuệ. Do vậy, Trường Đại học Thành Đông đã ban
hành Quy định về việc quản lý và khai thác tài sản trí tuệ, trong đó quy định rõ các
hoạt động sử dụng tài sản trí tuệ đúng với quy định của pháp luật, các hành vi xâm
phạm và xử lý xâm phạm tài sản trí tuệ,…[H19.19.01.16].

230
Quy định về việc công bố kết quả NCKH trong nước và quốc tế tại Trường Đại
học Thành Đông đã được ban hành nhằm tăng cường công tác quản lý, khai thác hiệu
quả nguồn lực về khoa học và công nghệ của Nhà trường; triển khai các hoạt động hỗ
trợ, khuyến khích các hoạt động sáng tạo, NCKH, hợp tác trong nước và quốc tế; thúc
đẩy hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ tài sản trí tuệ của cá nhân và các
đơn vị thuộc Nhà trường [H19.19.01.17]. Trong đó, tại Chương 2, Điều 6 quy định rõ
về các nguyên tắc khi công bố kết quả NCKH trong nước và quốc tế. Tại Chương 3,
Điều 8, quy định trách nhiệm của phòng ĐT&NCKH và các khoa, phòng, ban có liên
quan trong việc công bố quy trình lưu trữ kết quả nghiên cứu, trong đó đề tài NCKH
được lưu trữ tại thư viện của Nhà trường dạng bản cứng và đĩa CD chứa nội dung đề
tài cũng như chương trình phần mềm (nếu có). Điều 10, quy định về khen thưởng và
xử lý vi phạm về việc thực hiện công bố kết quả NCKH, mọi quyết định đối với các
sản phẩm này đều do Trường Đại học Thành Đông thực hiện. Để các hoạt động quản
lý, bảo hộ tài sản trí tuệ đi vào hiệu quả, Nhà trường cũng đã phân công trách nhiệm
và hướng dẫn cụ thể cho bộ phận, cá nhân quản lý, hỗ trợ bảo hộ các phát minh, sáng
chế, bản quyền và kết quả nghiên cứu [H19.19.01.18].
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7.
Tiêu chí 19.2. Hệ thống ghi nhận, lưu trữ và khai thác tài sản trí tuệ được
triển khai.
Để bộ phận ghi nhận, lưu trữ và khai thác tài sản trí tuệ được hợp pháp, đúng
quy định của Nhà trường và đúng pháp luật, Trường Đại học Thành Đông đã ban hành
các văn bản quy định rõ về việc ghi nhận, lưu trữ và khai thác các tài sản trí tuệ của
Nhà trường. Theo đó, các tài sản trí tuệ phải được đăng ký theo đúng quy định, quy
trình và đảm bảo hợp pháp [H19.19.02.01]. Quyền sở hữu trí tuệ là kết quả của quá
trình sáng tạo, đầu tư trí tuệ, công sức, tiền bạc của cá nhân, tổ chức. Hoạt động sáng
tạo trí tuệ mong muốn đạt được những lợi ích nhất định bằng việc bảo hộ tài sản trí tuệ
sẽ khuyến khích và hỗ trợ phát triển phát minh, sáng chế, bản quyền và kết quả nghiên
cứu. Quản lý tốt vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp, quan trọng
đến quá trình đào tạo của Nhà trường. Xác định được điều này, Nhà trường đã ban
hành Quy định bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ tại Trường Đại học Thành Đông
[H19.19.01.09].
Trong Quy định này, chủ thể sở hữu trí tuệ có thể xác định rõ các biện pháp bảo
vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình, các biện pháp xử lý khi có hành vi xâm phạm quyền
sở hữu trí tuệ và cơ quan thẩm quyền, giám định quyền sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, Nhà
trường còn ban hành Hướng dẫn hỗ trợ tài chính, công bố quốc tế và đăng ký quyền sở
231
hữu trí tuệ cho người học [H19.19.02.02] vừa hiệu quả quá trình bảo hộ tài sản trí tuệ
của nhà trường vừa giúp cho việc thực thi Quy định đăng ký sở hữu trí tuệ đúng với
quy định của pháp luật.
Năm 2018, Trường Đại học Thành Đông đã ban hành Quy định về xuất bản tập
san Khoa học và Công nghệ Trường Đại học Thành Đông, một trong những mục đích
hướng đến là công bố và lưu trữ các sản phẩm KH&CN góp phần nâng cao thương
hiệu, uy tín và chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Thành
Đông [H19.19.02.03]. Trong quy định này cũng chỉ rõ thể lệ gửi bài (Điều 6), điều
kiện bài báo được xuất bản (Điều 7) và lệ phí nộp bài (Điều 10) theo đúng quy trình
Sở hữu trí tuệ. Một minh chứng khác thể hiện rõ việc ghi nhận, lưu trữ và khai thác tài
sản trí tuệ được hợp pháp, đúng quy định của Nhà trường và đúng pháp luật đó là năm
2017, Nhà trường đã Ban hành Quy định về việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, xuất
bản, phát hành, duyệt và sử dụng giáo trình, tài liệu học tập của Trường Đại học Thành
Đông [H19.19.02.03]. Quy trình, thủ tục thẩm định, duyệt thông qua được quy định rõ
tại Điều 3 của Quy định này.
Hệ thống dữ liệu, hồ sơ và kết quả nghiên cứu của Nhà trường luôn được cập
nhập từng năm. Đối với các đề tài nghiên cứu khoa học của học viên cao học đều được
Hội đồng Khoa học xét duyệt và đánh giá trên cơ sở bộ chỉ số đánh giá hiệu quả khoa
học và công nghệ. Mỗi một sản phẩm KH&CN sau khi được ghi nhận, thẩm định và
lưu trữ đều có Giấy biên nhận của thư viện về nộp lưu giáo trình, luận văn, khóa luận,
đồ án tốt nghiệp. Ngoài ra, các đầu mục sách chuyên khảo, tập san phục vụ công tác
đào tạo, nghiên cứu khoa học của Trường được lưu trữ tại Thư viện [H19.19.02.04].
Để việc thực thi các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý Nhà
nước về sở hữu trí tuệ theo đúng Nghị định của Chính Phủ ngày 22 tháng 9 năm 2006,
Trường Đại học Thành Đông cũng đã ban hành Quy định về quyền sở hữu trí tuệ tại
Trường[H19.19.01.08] kèm theo Hướng dẫn thực hiện Quy định này [H19.19.02.05].
Đối với từng tài sản trí tuệ, cụ thể là quyền tác giả và quyền liên quan (một trong
những tài sản dễ bị xâm phạm nhất), Nhà trường đã có những Quy định cụ thể trong
việc xử lý vi phạm đối với tài sản trí tuệ này [H19.19.02.06]. Cũng theo đó, để phát
triển tài sản trí tuệ, Nhà trường đã áp dụng theo Quy định cụ thể về mức thu, chế độ
thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền tác giả, quyền liên
quan tại Thông tư 29/2009/TT-BTC ngày 10 tháng 02 năm 2009 của Bộ Tài chính quy
định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy chứng nhận
Quyền tác giả, Quyền liên quan [H19.19.02.07]. Năm 2016, Nhà trường tiếp tục ban
hành quy định về trích dẫn, chống đạo văn…đây là hiện tượng vi phạm sở hữu trí tuệ

232
phổ biến trong ngành giáo dục [H19.19.02.08]. Quy định này góp phần hỗ trợ giảng
viên, sinh viên tạo ra các tài sản trí tuệ cũng như để công tác quản lý tài sản trí tuệ của
Nhà trường được hiệu quả. Năm 2019, Nhà xuất bản thông tin và truyền thông đã có
quyết định xuất bản ấn phẩm có tên “Khoa học & Công nghệ” với tác giả là Trường
Đại học Thành Đông, tạo ra những động lực phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học
trong Nhà trường [H19.19.02.09].
Nhằm nâng cao nhận thức và thực thi hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ trong
Trường thì việc phổ biến, hướng dẫn, hỗ trợ cho cán bộ giảng viên và sinh viên các
quy định về quyền sở hữu trí tuệ là yêu cầu cần thiết. Chính vì vậy, phòng ĐT&NCKH
đã phổ biến và hướng dẫn đến các đơn vị, giảng viên và sinh viên về những quy định
này bằng văn bản. Ngoài ra, văn bản hướng dẫn này còn được đăng tải trên website
của Trường để tất cả các giảng viên, cán bộ và sinh viên trong toàn Trường tiện theo
dõi và cập nhật. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền nên trong những năm qua, Nhà trường
không có trường hợp vi phạm nào liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm.
Thương mại hóa tài sản trí tuệ được coi là một trong những thành công của sự
thúc đẩy phát triển các hoạt động sở hữu trí tuệ. Năm 2019, Trường Đại học Thành
Đông cũng có bước đột phát trong việc củng cố các hợp đồng thương mại hóa tài sản
trí tuệ, góp phần vào công cuộc cải tiến hoạt động sở hữu trí tuệ trong Nhà trường
[H19.19.02.10]. Bên cạnh đó việc quản lý dữ liệu tài sản trí tuệ đòi hỏi phải xây dựng
một hệ thống cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh đi kèm với các giải pháp bảo mật và lưu trữ cần
thiết. Từ đó, hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) của Nhà trường được xây dựng, bảo đảm
hiệu quả cả về công tác quản lý, khai thác và bảo mật thông tin tài sản trí tuệ
[H19.19.02.11]. Hệ thống CSDL này thường xuyên được cập nhập hàng năm nên công
tác rà soát, phát hiện hành vi xâm phạm các tài sản trí tuệ của Nhà trường cũng do vậy
mà được tiến hành dễ dàng và kịp thời.
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7.
Tiêu chí 19.3. Hệ thống rà soát công tác quản lý tài sản trí tuệ được triển
khai thực hiện
Trường Đại học Thành Đông đã ban hành Quy chế quản lý tài sản trí tuệ và
triển khai đến từng đơn vị và cá nhân [H19.19.03.01]. Theo đó, quản lý tài sản trí tuệ
nhằm mục đích thúc đẩy hoạt động sáng tạo, nhận diện, ghi nhận, xác lập quyền, bảo
vệ, khai thác thương mại hiệu quả các tài sản trí tuệ được tạo ra trong hoạt động đào
tạo, NCKH phục vụ cho hoạt động đào tạo, NCKH, tạo nguồn thu bổ sung để phát
triển Nhà trường, đồng thời góp phần phát triển đất nước. Muốn phát triển tài sản trí
tuệ trong Nhà trường, ngoài các văn bản quy định cụ thể ra thì công tác triển khai,
233
hướng dẫn và phổ biến đến từng cán bộ, giảng viên, sinh viên và học viên trong
Trường là rất quan trọng. Chính vì vậy, năm 2017, Nhà trường ban hành Hướng dẫn
về việc phát triển hoạt động sở hữu trí tuệ ở Trường Đại học Thành Đông nhằm thúc
đẩy các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, nâng cao nhận thức về
vai trò của sở hữu trí tuệ [H19.19.03.02]. Bản hướng dẫn chỉ rõ các công việc cần thực
hiện cho từng nhóm đối tượng phát triển sở hữu trí tuệ, cùng với đó là phương thức hỗ
trợ phù hợp.
Trong giai đoạn 2015 - 2019, Nhà trường đã tiến hành triển khai rà soát công
tác quản lý tài sản trí tuệ 02 lần vào các năm 2017 và 2019. Công tác rà soát được thực
hiện thông qua việc lập các Kế hoạch rà soát, thành lập tổ rà soát, đánh giá công tác
quản lý tài sản trí tuệ trong chu kỳ đánh giá [H19.19.03.03]. Các kế hoạch triển khai
cần chỉ ra được mục đích, yêu cầu của công tác rà soát, đánh giá quản lý tài sản trí tuệ,
đồng thời, vạch ra được các công việc cụ thể phù hợp với từng giai đoạn để đạt được
mục tiêu đã đề ra trong từng giai đoạn [H19.19.03.04]. Để tiến hành triển khai kế
hoạch đặt ra đúng quy định, Nhà trường đã ban hành Quyết định thành lập tổ rà soát
công tác quản lý tài sản trí tuệ và các yêu cầu đối với công tác quản lý tài sản trí tuệ
[H19.19.03.05]. Các công việc rà soát đánh giá công tác quản trị tài sản trí tuệ phải
được thực hiện, triển khai có hiệu quả, quy trình và cụ thể bằng các văn bản, có trao
đổi, thống nhất giữa các đơn vị, bộ phận thực hiện, lập biên bản và rút kinh nghiệm
[H19.19.03.06].
Các báo cáo kết quả thực hiện sau rà soát sẽ đưa ra được nhìn nhận đầy đủ về
quá trình thực hiện, đúc kết được kinh nghiệm, chỉ ra được sai sót và định hướng cải
tiến tiếp theo. Các kết quả càng khách quan, trung thực thì quá trình thực hiện càng
hiệu quả. Do vậy, yêu cầu đặt ra là khi kết thúc một quá trình rà soát, Tổ rà soát tổng
hợp báo cáo về việc thực hiện Quy định về quản lý tài sản trí tuệ và kết quả triển khai
thực hiện các chỉ tiêu về tài sản trí tuệ so với kế hoạch đề ra đầu năm của Trường, báo
cáo kết quả hoạt động với BGH Nhà trường [H19.19.03.07].
Kết quả rà soát, đánh giá cho thấy giảng viên, sinh viên triển khai tốt quy định
nộp lưu chiểu các kết quả nghiên cứu khoa học, các khóa luận và luận văn. Đã tiến
hành kiểm tra việc vi phạm sao lưu và kế thừa đối với các tài liệu bằng cách yêu cầu
các giảng viên và các phản biện rà soát các nội dung trong tài liệu, trường hợp phát
hiện vi phạm thì tùy theo mức độ và hành vi vi phạm sẽ có hình thức xử lý phù hợp.
Nhà trường cũng đã triển khai hỗ trợ bảo hộ tài sản trí tuệ như sáng chế và nhãn hiệu.
Đối với các tài sản trí tuệ của tổ chức và cá nhân sẽ được Nhà trường bảo hộ trong

234
phạm vi của Trường và khuyến khích cũng như hỗ trợ mọi thủ tục cần thiết để tài sản
trí tuệ được đăng kí bản quyền.
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 4/7.
Tiêu chí 19.4. Công tác quản lý tài sản trí tuệ được cải tiến để bảo hộ cơ sở
giáo dục, cán bộ nghiên cứu và các lợi ích cộng đồng
Cải tiến công tác quản lý tài sản trí tuệ để bảo hộ cơ sở giáo dục, cán bộ nghiên
cứu và các lợi ích cộng đồng khác, đồng thời nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý
tài sản trí tuệ của Nhà trường là việc làm cần thiết và thường xuyên. Báo cáo tổng hợp
về công tác quản lý tài sản trí tuệ tại các đơn vị hàng năm sẽ là cơ sở để đánh giá việc
triển khai thực hiện kế hoạch đã được đề ra và làm căn cứ để xây dựng kế hoạch cho
các năm tiếp theo [H19.19.04.01]. Các biên bản ghi lại cần chỉ rõ những kết quả đạt
được, những hạn chế, nguyên nhân và biện pháp khắc phục để từ đó đề ra Kế hoạch
cải tiến công tác quản lý tài sản trí tuệ của Nhà trường trong những năm tiếp theo
[H19.19.04.02]. Công tác tham vấn, khảo sát, lấy ý kiến của các cán bộ, giảng viên,
sinh viên về công tác quản lý tài sản trí tuệ trong Nhà trường được triển khai và chia
làm 02 giai đoạn: giai đoạn 2015 - 2017 và 2017 - 2019. Các kết quả khảo sát là phản
ánh khách quan, trung thực và là căn cứ khoa học để xây dựng các giải pháp cải tiến
phù hợp [H19.19.04.03]. Việc lấy ý kiến của các bên liên quan do Phòng ĐT&NCKH
phối hợp với Phòng Quản lý chất lượng thực hiện đối với các đơn vị, cán bộ giảng
viên và sinh viên thông qua phiếu khảo sát về mức độ hài lòng đối với công tác quản
lý tài sản trí tuệ trong Nhà trường theo các giai đoạn. Kết quả khảo sát trong 02 giai
đoạn gần đây là năm 2017 và 2019 cho thấy, có trên 75% số người được khảo sát đều
hài lòng với công tác quản lý tài sản trí tuệ của Nhà trường [H19.19.04.04].
Để đánh giá được hiệu quả của công tác quản lý tài sản trí tuệ của Nhà trường,
cần có một Bảng đối chiếu, so sánh kết quả đạt được của năm sau so với năm trước.
Những kết quả đã đạt được cho thấy, công tác quản lý tài sản trí tuệ đã và đang được
tiến hành tốt và có những cải tiến phù hợp góp phần đảm bảo lợi ích của các nhà
nghiên cứu, của Nhà trường và cộng đồng [H19.19.04.05].
Việc khảo sát ý kiến về quản lý tài sản trí tuệ mới chỉ được tiến hành trên quy
mô nhỏ, nên kết quả khảo sát chưa thực sự phản ánh được đầy đủ những vấn đề về
công tác quản lý tài sản trí tuệ tại Trường Đại học Thành Đông [H19.19.04.06]. Từ
những kết quả đạt được và chưa đạt được ở giai đoạn trên, Nhà trường tiến hành vạch
ra kế hoạch và hoạch định chiến lược phát triển hoạt động sở hữu trí tuệ trong giai
đoạn tiếp theo trên cơ sở chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành ngày 22 tháng 8 năm 2019 [H19.19.04.07] và QĐ số 508/QĐ-BKHCN
235
của Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 03 tháng 03 năm 2020 [H19.19.04.08], Trường
Đại học Thành Đông ban hành Kế hoạch sở hữu trí tuệ nhằm xác định những bước
phát triển mới cho hoạt động khoa học công nghệ nói chung và hoạt động quản lý tài
sản trí tuệ của Nhà trường nói riêng [H19.19.04.09].
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 4/7
Đánh giá chung về tiêu chuẩn 19:
2. Tóm tắt các điểm mạnh
a. Nhà trường đã cải tiến và tăng cường công tác quản lí tài sản trí tuệ thông qua
việc ban hành Quy định về sở hữu trí tuệ trong Nhà trường liên quan đến các vấn đề
khai thác sở hữu trí tuệ, bảo hộ, phân bổ lợi ích các bên về tài sản trí tuệ;
b. Nhà trường đã hướng dẫn phổ biến cho toàn thể cán bộ giảng viên, sinh viên
về quyền sở hữu trí tuệ;
c. Việc rà soát công tác quản lí tài sản trí tuệ được triển khai đều đặn hai (02)
năm một lần trong giai đoạn đánh giá.
3. Tóm tắt các điểm tồn tại
a. Chưa có nhiều sản phẩm NCKH được thương mại hóa;
b. Việc khai thác các tài sản trí tuệ như thương mại hóa, chuyển giao công nghệ
còn hạn chế do các tài sản trí tuệ của Trường còn khiêm tốn;
c. Việc rà soát ghi rõ trong các văn bản quy định và thông qua lấy ý kiến của
một số đơn vị và giảng viên về công tác quản lí tài sản trí tuệ mới tiến hành trên quy
mô nhỏ, nên chưa thực sự bao quát hết.
4. Kế hoạch cải tiến
Thời gian
Đơn vị/ cá nhân thực hiện
TT Mục tiêu Nội dung
thực hiện (bắt đầu và
hoàn thành)
Tăng cường sự phối hợp và Phòng ĐT-
liên kết giữa Nhà trường với các NCKH; phòng
cơ quan, các doanh nghiệp, tổ ĐTSĐH&HTQT
Khắc
chức và cá nhân để xây dựng kế và các đơn vị, Năm học
1 phục tồn
hoạch và định hướng nghiên cứu các nhóm 2019-2020
tại 1
phù hợp với xu hướng phát triển nghiên cứu trực
và mang tính ứng dụng cao; định thuộc Trường
hướng mỗi một sản phẩm nghiên

236
cứu là một đơn đặt hàng đối với
mỗi Cơ quan, doanh nghiệp, tổ
chức và cá nhân
Xây dựng định hướng, mục tiêu
cụ thể về số lượng cũng như chất
lượng các sản phẩm nghiên cứu
mang tính ứng dụng và khả thi.
Phòng ĐT&NCKH phối hợp với
phòng Hợp tác Quốc tế đẩy Ban Giám hiệu,
Khắc
mạnh hợp tác và tranh thủ các các đơn vị, các Năm học
2 phục tồn
nguồn tài trợ; rà soát và điều nhóm nghiên 2019-2020
tại 2
chỉnh cơ chế, chính sách hỗ trợ cứu trực thuộc
phù hợp trong nghiên cứu và Trường
khai thác tài sản trí tuệ nhằm thu
hút cán bộ giảng viên, nhóm
nghiên cứu và sinh viên tham gia
NCKH.

Tiến hành mở rộng phạm vi và


quy mô khảo sát ý kiến phản hồi
và góp ý đối với các đơn vị,
Phòng ĐT -
doanh nghiệp, tổ chức và cá
NCKH, Phòng
nhân ở ngoài Trường, đặc biệt là
QLCL, phòng
Khắc ý kiến phản hồi từ cựu sinh viên.
Hợp tác Quốc tế Năm học
3 phục tồn Trên cơ sở đó, Nhà trường tiến
và các cán bộ, 2019-2020
tại 3 hành rà soát, điều chỉnh, sửa đổi,
giảng viên, sinh
bổ sung định hướng, mục tiêu;
viên và học
các chính sách cũng như quy
viên.
định về hoạt động quản lý tài sản
trí tuệ trong Nhà trường cho phù
hợp.

Nhà trường tiếp tục cải tiến và Ban Giám hiệu,


Phát huy tăng cường công tác quản lí tài Phòng ĐT-
Năm học
4 điểm sản trí tuệ thông qua rà soát việc NCKH, Lãnh
2019-2020
mạnh 1 thực thi Quy định về sở hữu trí đạo các đơn vị
tuệ trong Nhà trường liên quan và giảng viên

237
đến các vấn đề khai thác sở hữu
trí tuệ, bảo hộ, phân bổ lợi ích
các bên về tài sản trí tuệ.
Nhà trường tiếp tục mở các lớp
bồi dưỡng, hướng dẫn phổ biến Ban Giám hiệu,
Phát huy cho toàn thể cán bộ giảng viên, Phòng ĐT-
Năm học
5 điểm sinh viên về quyền sở hữu trí NCKH, Lãnh
2019-2020
mạnh 2 tuệ; có chế tài đối với các hành đạo các đơn vị
vi xâm phạm quyền sở hữu trí và giảng viên
tuệ của Nhà trường.

Giai đoạn
Việc rà soát công tác quản lý tài
sản trí tuệ vẫn triển khai đều đặn Bộ phận chyên 2019 -
Phát huy
hai năm một lần trong chu kỳ trách rà soát 2021
6 điểm
tiếp theo. Các kết quả báo cáo công tác quản lý và giai
mạnh 3
cần được tiếp tục ghi nhận khách tài sản trí tuệ đoạn
quan và trung thực.
2021 -2023

5. Mức đánh giá


Tiêu chuẩn/tiêu chí Tự đánh giá

Tiêu chuẩn 19 4.5/7

Tiêu chí 19.1 5/7


Tiêu chí 19.2 5/7

Tiêu chí 19.3 4/7

Tiêu chí 19.4 4/7

Tiêu chuẩn 20. Hợp tác và đối tác nghiên cứu khoa học
1. Mô tả
Tiêu chí 20.1. Xây dựng hệ thống để thiết lập các mối quan hệ hợp tác và
đối tác trong nghiên cứu nhằm đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu
Hoạt động hợp tác và đối tác NCKH của Trường Đại học Thành Đông được thể
hiện trong sứ mệnh, tầm nhìn và Chiến lược phát triển của Trường 2015 – 2025. Để

238
đạt được mục tiêu “ Trường Đại học Thành Đông đào tạo nguồn nhân lực chất lượng
cao, tổ chức nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng”, HĐQT
Nhà trường đã ban hành Chiến lược phát triển NCKH; Chiến lược phát triển đối tác
trong nước và HTQT đồng thời ban hành Kế hoạch phát triển đối tác và hợp tác
NCKH giai đoạn 2015–2019 với các KPIs cụ thể về số lượng đối tác ký kết, số giảng
viên của đối tác có trình độ cao tham gia giảng dạy, các công bố kết quả, hội thảo khoa
học, thành lập các trung tâm khởi nghiệp…. Trường có kế hoạch thiết lập các quan hệ
hợp tác và trở thành đối tác bền vững của các doanh nghiệp, cơ quan, trường đại học,
viện nghiên cứu, các cựu sinh viên, các tổ chức giáo dục, khoa học và công nghệ trong
và ngoài nước nhằm nâng cao năng lực đào tạo, NCKH và thúc đẩy quá trình hội nhập
quốc tế [H20.20.01.01].
Từ năm 2015, Trường Đại học Thành Đông đã ban hành Quy định quản lý hoạt
động khoa học công nghệ (KHCN), quy định Phát triển đối tác và hợp tác Quốc tế
(HTQT) [H20.20.01.02]. Trong các văn bản này đã quy định nội dung, cơ chế thực
hiện, quản lý, kiểm tra, giám sát công tác phát triển đối tác và hợp tác NCKH trong và
ngoài nước. Các đơn vị được được phân công hướng dẫn, phổ biến các quy trình thực
hiện đến các phòng khoa, đơn vị, cá nhân toàn trường, theo chức năng, nhiệm vụ triển
khai, thực hiện [H20.20.01.03]. Phòng ĐT - NCKH có trách nhiệm quản lý, giám sát
phát triển đối tác trong nước. Phòng ĐTSĐH &HTQT có trách nhiệm quản lý, giám
sát, đôn đốc các hoạt động phát triển hợp tác NCKH đối tác nước ngoài. Các khoa
chuyên môn là đơn vị chủ trì gắn kết Nhà trường với doanh nghiệp, viện nghiên cứu,
cựu sinh viên…Trưởng khoa chịu trách nhiệm điều hành hoạt động này tại đơn vị của
mình. Phòng Quản lý chất lượng chủ trì việc kiểm tra, giám sát hoạt động phát triển
đối tác và hợp tác NCKH của các đơn vị, cá nhân [H20.20.01.04]. Hàng năm phòng
ĐT – NCKH và phòng ĐTSĐH & HTQT có trách nhiệm tập hợp, báo cáo Hiệu trưởng
kết quả hoạt động của toàn trường và kế hoạch năm tiếp theo.
Hiệu trưởng phê duyệt Kế hoạch NCKH và Kế hoạch Phát triển đối tác và hợp
tác NCKH giai đoạn 2015–2019 với các chỉ tiêu cụ thể; Kế hoạch được gửi tới từng
đơn vị trong trường vào đầu năm qua các kênh và công khai trên trang thông tin điện
tử [H20.20.01.05]. Dựa trên kế họach 5 năm, các đơn vị xây dựng kế hoạch, dự toán
hàng năm để bộ phận chủ trì tập hợp, thông qua Hội đồng Khoa học và Đào tạo trình
Hiệu trưởng ký ban hành [H20.20.01.06]. Nhà trường giao quyền cho các chủ nhiệm
đề tài và trưởng đơn vị triển khai, quản lý các đề tài hợp tác nghiên cứu và các dự án
Quốc tế. Các quy định về mối quan hệ hợp tác luôn đảm bảo nguyên tắc hai bên cùng

239
có lợi, bảo mật, tôn trọng luật pháp Việt Nam cũng như của phía bạn, phù hợp với
Chiến lược phát triển của Nhà Trường.
Nhà trường có kế hoạch phát triển các nội dung hợp tác, gồm: tìm kiếm, mở
rộng quan hệ với nhiều đối tác trong tất cả các lĩnh vực nhà trường có thế mạnh nhằm
tăng cường các đề tài/dự án hợp tác [H20.20.01.07]. Trường Đại học Thành Đông đã
ban hành bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả NCKH [H20.20.01.08], trong đó nêu rõ 3 chỉ
tiêu để xét sáng kiến cải tiến NCKH bao gồm tính mới, tính hiệu quả và tính sáng tạo.
Trường đã ban hành “quy trình rà soát, phát triển đối tác”, chú trọng xác định các đối
tác dựa trên nguyên tắc: có thế mạnh về cùng lĩnh vực chuyên môn, quan tâm đến
cùng vấn đề nghiên cứu, có năng lực và nguồn lực phù hợp, và ưu tiên những đối
tác đã ký kết thỏa thuận hợp tác. Trong các thỏa thuận hợp tác, chú ý xây dựng
chính sách thu hút giảng viên nước ngoài, lãnh đạo các tổng công ty, tập đoàn trong
nước tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại trường [H20.20.01.09]. Trên website Nhà
trường đăng tải thông tin về các thế mạnh trong ĐT, NCKH, đồng thời thường xuyên
cập nhật các hoạt động của các Dự án hợp tác mà trường triển khai thực hiện năm. Các
hội nghị tổng kết công tác NCKH được công khai kết quả trên trang thông tin điện tử
của Nhà trường (thanhdong.edu.vn mục KHCN và HTQT) [H20.20.01.10].
Nhà trường có chính sách khuyến khích các cá nhân, đơn vị đưa được nhiều
hợp đồng, hợp tác nghiên cứu về trường và hoàn thành tốt các công trình nghiên cứu,
khuyến khích công bố NCKH chung trên tạp chí trong và ngoài nước. Cụ thể, khi đơn
vị đưa đối tác NCKH về Nhà trường thì đơn vị đó được Nhà trường giao nhiệm vụ
trực tiếp quản lý và phối hợp thực hiện cùng đối tác, các thiết bị, vật tư được đối tác tài
trợ được giao cho khoa chuyên môn quản lý phục vụ giảng dạy, nghiên cứu, giảng
viên trẻ là học viên cao học được hỗ trợ 50% học phí, bảo vệ thành công luận án tiến sĩ
được thưởng 120 triệu đồng… [H20.20.01.11]. Năm 2019, Nhà trường đã xây dựng kế
hoạch giai đoạn tiếp theo với định hướng“Tiếp tục triển khai đa dạng hóa chương trình
và loại hình phát triển đối tác và hợp tác NCKH, tập trung sâu hơn vào khối ngành Sức
khỏe phù hợp với đặc điểm tình hình thực tiễn [H20.20.01.12].
Đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7
Tiêu chí 20.2. Triển khai được các chính sách và quy trình thúc đẩy hợp
tác và đối tác nghiên cứu.
Theo Chiến lược và Kế hoạch phát triển đối tác và hợp tác NCKH giai đoạn
2015–2019, Nhà trường đã ký kết hợp tác với 44 đối tác, bao gồm 24 đối tác trong
nước và 20 đối tác nước ngoài; hoàn thành chỉ tiêu về phát triển đối tác trong đào tạo
và nghiên cứu khoa học, từng bước đáp ứng linh hoạt nhu cầu thị trường lao động
240
trong nước và quốc tế trong điều kiện hội nhập quốc tế. Nhà trường đã hợp tác với các
ngân hàng, Tổng công ty, như: ngân hàng BIDV Hải Dương, Agribank Hải Dương,
Saigontourist, Hanoitourist, Thương mại Hà Nội (Hapro) và các khu công nghiệp, các
trường Đại học, các học viện như Học viện Nông nghiệp Việt Nam, trường Đại học
Lâm nghiệp, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, trường Đại học khoa học xã hội và
Nhân văn các hợp đồng với bệnh viện, công ty dược và vật tư y tế [H20.20.02.01].
Hàng năm, Nhà trường tiến hành “rà soát, phát triển đối tác” chú trọng xác định
các đối tác phù hợp sứ mạng của Thành Đông, dựa trên nguyên tắc: có thế mạnh về
cùng lĩnh vực chuyên môn, quan tâm đến cùng vấn đề nghiên cứu, có năng lực và
nguồn lực phù hợp và ưu tiên những đối tác đã ký kết thỏa thuận hợp tác.
Lựa chọn đối tác không chỉ xác định trong kế hoạch 5 năm mà hàng năm cũng có sự
điều chỉnh theo quy mô đào tạo, các ngành mới mở, các vấn đề nổi cộm của thực tế và
đặc biệt theo nhu cầu xã hội. Ví dụ từ năm 2016 đến nay, ngoài các đối tác trong lĩnh
vực kinh tế, xây dựng, CNTT nhà trường đã phát triển nhiều hợp đồng hợp tác đào tạo
và NCKH với Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đa khoa Hải
Dương, Bệnh viên Phụ sản Hải Dương, Bệnh viên Phục hồi chức năng, Bệnh viện
Đông y Hải Dương, Bệnh viện Phúc Lâm (Hưng Yên)… [H20.20.02.02]. Trường đã
hợp tác với các công ty sản xuất thuốc và dược phẩm như: Công ty Dược Hải Dương,
Trung tâm Kiểm nghiệm dược phẩm Hải Dương…[H20.20.02.03]. Giai đoạn 2015 –
2019, đối tác trong nước của Đại học Thành Đông khá đa dạng, phù hợp với các ngành
nghề là thế mạnh của Trường. Đặc biệt các đối tác trong lĩnh vực Y dược, xây dựng,
CNTT, Quản lý đất đai. Trong kỳ đánh giá, có hơn 500 sinh viên đại học, trên 100 học
viên cao học thực hiện đồ án, luận văn tốt nghiệp tại doanh nghiệp góp phần giải quyết
những vấn đề thực tế theo chính sách của Nhà trường [H20.20.02.04]. Các chính sách
nhằm phát triển đối tác và hợp tác NCKH bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú
như liên kết với các doanh nghiệp, viện nghiên cứu hoặc quản lý ở địa phương ở trong
và ngoài nước đấu thầu các đề tài, dự án hoặc chương trình có nguồn tài trợ
[H20.20.02.05].
Đối tác ngoài nước là các tập đoàn, công ty, trường Đại học như Học viện
Taiken (Nhật bản) trường Đại học Gim Hae, Song-gok, Yem Yung, Chon puck, Kun
Chang, Mun Kyung (Hàn Quốc); Đại học Ngô Phụng, Kiến Quốc ( Đài Loan) Đại học
John Massion (Mỹ). Hoạt động hợp tác có nhiều hình thức như cử cán bộ đi dự các hội
nghị, hội thảo, trao đổi chuyên môn, giao lưu, học hỏi và mở rộng mạng lưới quan hệ;
bồi dưỡng chuyên môn ngắn hạn theo các chương trình hợp tác [H20.20.02.06].

241
Đặc biệt Công ty Curanum, tập đoàn Korian (CHLB Đức) có mối quan hệ hợp
tác hiệu quả và bền vững với Thành Đông. Tập đoàn hỗ trợ sinh viên, cử giảng viên
tham gia giảng dạy tiếng Đức và chuyên môn, tổ chức hội thảo trao đổi chương trình
đào tạo, nhận sinh viên sang thực tập chuyên môn tại các cơ sở của Đức…
[H20.20.02.07]. Nhà trường đã phối hợp với Công ty Gervie, Curanum và Viện công
chức, viên chức Đức (DAA) tổ chức 03 hội thảo về “Điều dưỡng và chăm sóc người
lớn tuổi tại Việt Nam” với sự tham gia của các chuyên gia quốc tế về chăm sóc sức
khỏe người cao tuổi và đại diện Cục quản lý Khám Chữa Bệnh, Bộ Y Tế Việt Nam,
ngài Joam Backer, Giám đốc viện DAA đã tham dự hội thảo và làm việc với bệnh viện
đa khoa Hải Dương [H20.20.02.08]. Chương trình hợp tác được Đại sứ quán Đức tại
Việt Nam, các cơ sở chăm sóc sức khỏe của Đức rất quan tâm với việc Nghị sĩ
Elizabeth đã 2 lần đến làm việc với Trường; Tạp chí của Đức đã có bài viết về Chương
trình hợp tác này [H20.20.02.09].
Năm 2016, Nhà trường đã liên kết với tập đoàn Korian xây dựng chương trình
đào tạo điều dưỡng “Chăm sóc người cao tuổi theo tiêu chuẩn của CHLB Đức”, với
kinh phí tài trợ 10,000 Euro từ phía bạn và sự hỗ trợ chuyên môn của ngài Joan Becker
Giám đốc viện DAA. [H20.20.02.10]. Kết quả hợp tác giai đoạn 5 năm được thể hiện
qua bảng dưới đây.
Bảng 20.1. Một số KPIs về NCKH của Trường Đại học Thành Đông giai đoạn
(2015 – 2019)

THỰC HIỆN CÁC NĂM


TT KPIs 201 201 201 201 201 Tổng
5 6 7 8 9 số

I CÁN BỘ GiẢNG VIÊN


1 Tổng số đề tài NCKH cấp (cơ sở) 6 8 10 10 12 46
Tổng số đề tài NCKH cấp tỉnh,
2 6 6 1 2 1 16
bộ (tham gia)
3 Tổng số đề tài NCKH với đối tác 0 0 0 1 2 3

Số lượng các đề tài được ứng


4 0 1 1 1 2 5
dụng thực tế

Bài báo đăng trong tạp chí khoa


5 6 5 5 5 8 29
học quốc tế
242
Bài báo đăng trong tạp chí trong
6 7 8 10 12 14 51
nước

Số lượng giáo trình/ bài giảng


7 13 11 10 16 17 67
/sách tham khảo
8 Hội thảo Quốc tế 2 2 2 3 4 13
9 Hội thảo trong nước 2 3 3 3 4 15

10 Thăm quan nước ngoài 0 0 7 3 0 10

Đào tạo giảng viên


Tiến sĩ 0 0 1 1 1 3
thạc sĩ 0 3 3 2 2 10

Ngắn hạn/chứng chỉ chuyên


5 12 15 10 6 48
11 ngành

SINH VIÊN

Số lượng đề tài NCKH của sinh


15 18 18 21 23 95
12 viên
13 Đề tài tốt nghiệp của SV 36 114 204 133 100 587

14 Luận văn Thạc sĩ 0 0 66 93 148 307

Với các đối tác Nhật Bản, Nhà trường đã ký kết với Hiệp hội tiếng Nhật
(Nattest) và triển khai các lớp học tiếng Nhật cho sinh viên của trường và cộng đồng
có nhu cầu học và thi tiếng Nhật tại Trường Đại học Thành Đông [H20.20.02.11];
Liên kết với tập đoàn Advance Holding Group – Nhật bản để ký kết hợp tác trao đổi
giảng viên và kết hợp đào tạo điều dưỡng theo hệ VISA đặc định; Dự án đã viện trợ
trang thiết bị xây dựng một trung tâm đào tạo điều dưỡng theo tiêu chuẩn Nhật Bản tại
Trường Đại học Thành Đông, với kinh phí 12,000USD [H20.20.02.12].
Đến cuối năm 2019, Nhà trường ký kết MOU với 44 đối tác, trong đó có 3 dự
án NCKH song phương. Cán bộ giảng dạy của Trường đã tham gia 14 đề tài cấp Bộ,
đăng tải 81 bài báo trên các ấn phẩm Khoa học công nghệ trong nước và Quốc tế.
Ngoài các công trình nghiên cứu thuộc lĩnh vực CNTT, xây dựng, kinh tế, an toàn thực
phẩm, Dinh dưỡng, Y - Dược còn có một số công trình mang tính ứng dụng thực tiễn
sản xuất và đời sống [H20.20.02.13].

243
Để duy trì mối quan hệ với các đối tác, Nhà trường đã có chính sách đầu tư
thích hợp để phát triển mối quan hệ. Điều này được thể hiện trong hợp tác với Tập
đoàn Korian và công ty Curanum (CHLB Đức) về việc phối hợp xây dựng Trung tâm
văn hóa Đức và phối hợp với Advance Holding Group (Nhật Bản) xây dựng trung tâm
điều dưỡng đặc định. Nhà trường đã ký hợp tác với các trường đại học Nhật Bản, Hàn
Quốc, theo thỏa thuận đã ký kết, hàng năm hai bên trao đổi sinh viên giao lưu, tham
quan chéo, khi sinh viên Trường Đại học Thành Đông sang trường đối tác, bên Đối tác
lo ăn, ở, đi lại và các chi phí tổ chức giao lưu, du lịch tại nước bạn và ngược lại khi
sinh viên các nước bạn sang Trường Đại học Thành Đông thì nhà trường sẽ thực hiện
tương tự [H20.20.02.14]. Theo kế hoạch, một bệnh viện 200 giường sẽ được xây dựng
trong năm 2021 sẽ là nơi khám chữa bệnh cho người dân khu vực đồng thời là địa
điểm thực tập cho sinh viên khối ngành khoa học sức khỏe.
Nhà trường đã chủ động chi từ nguồn ngân sách hoặc kinh phí các dự án cho
các cán bộ, giảng viên đi học tập dài hạn, thăm quan, đào tạo ngắn hạn tại các trường,
viện nghiên cứu cả trong và ngoài nước. Trong quy chế chi tiêu nội bộ, trường hỗ trợ
50-75% học phí đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ; tân tiến sĩ được thưởng 120 triệu đồng/người
[H20.20.02.15]. Năm 2019, HĐQT Nhà trường đã đánh giá hoạt động phát triển đối
tác và hợp tác NCKH và kết luận “Hoạt động PTĐT & NCKH đã đem lại một số kết
quả còn rất khiêm tốn, nhưng đã góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược của Nhà
trường đã đề ra” [H20.20.02.16].
Đánh giá tiêu chí đạt mức: 4/7
Tiêu chí 20.3. Hệ thống rà soát tính hiệu quả của hợp tác và đối tác nghiên cứu
được triển khai thực hiện.
Trong những năm qua, hoạt động phát triển đối tác và hợp tác NCKH phát triển
được là do Nhà trường thường xuyên rà soát tính hiệu quả và điều chỉnh, bổ sung
chính sách, đảm bảo nguyên tắc hai bên cùng có lợi (win - win). Rà soát các chính
sách, rà soát lại quy trình và các tiêu chí của quy trình lựa chọn đối tác, loại bỏ đối tác
không thích hợp nhằm tránh rủi ro và rà soát về tính hiệu quả của các dự án của các
đối tác [H20.20.03.01]. Căn cứ vào quy định, phòng ĐT – NCKH, phòng SĐH –
HTQT có nhiệm vụ chủ trì việc tham mưu chính sách phát triển đối tác cho BGH. Các
đơn vị phòng, khoa chuyên môn thực hiện việc tự rà soát các hoạt động tại đơn vị theo
các quy trình đã được ban hành đồng thời phối hợp với phòng ĐT – NCKH, phòng
SĐH – HTQT, phòng Quản lý chất lượng theo dõi, giám sát và đánh giá hiệu quả của
hoạt động của các đơn vị, cá nhân [H20.20.03.02]

244
Sơ đồ 20.2. Quy trình rà soát văn bản của Trường Đại học Thành Đông
Năm 2016, Nhà trường đã ban hành bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả NCKH. Bộ
tiêu chí đánh giá gồm 05 nhóm tiêu chí: Hiệu quả kỹ thuật công nghệ, hiệu quả thông
tin, hiệu quả về kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả đào tạo [H20.20.03.03] Rà soát và
phát triển đối đối tác của Trường Đại học Thành Đông được thực hiện hàng năm. Các
hoạt động hợp tác quốc tế về NCKH có hiệu quả, thể hiện qua việc thực hiện các dự án
đề án hợp tác KHCN, các chương trình áp dụng kết quả NCKH và công nghệ vào thực
tiễn, tổ chức hội nghị hội thảo khoa học chung, công bố các công trình khoa học
chung, tổ chức hội nghị KHCN quốc tế, tổ chức các dự án quốc tế để nâng cao năng
lực giảng viên [H20.20.03.04]. Hoạt động rà soát, đánh giá định kỳ tiến độ và hiệu quả
của các hợp tác/đối tác, đặc biệt là các đề tài, dự án hợp tác nghiên cứu. Cụ thể, kiểm
tra định kỳ tiến độ thực hiện dự án, nghiệm thu đề tài theo hợp đồng đã được ký kết,
có chính sách thưởng, phạt cụ thể khi vi phạm. Kết quả rà soát cho biết những nội
dung nào đã được ký kết nhưng chưa được triển khai hiệu quả hoặc các vấn đề phát
sinh trong khi triển khai được mang ra thảo luận để điều chỉnh kịp thời. Ví dụ: Dự án
hợp tác với tập đoàn Korian và công ty Curanum (CHLB Đức) được nhà trường ký kết
năm 2016, giai đoạn đầu triển khai gặp khó khăn về sự đồng bộ giữa chương trình đào
tạo tại Nhà trường với yêu cầu của Tập đoàn nơi sử dụng lao động. Để khắc phục khó
khăn này Nhà trường đã tiến hành nhiều cuộc họp với khoa Điều Dưỡng và đối tác để
rà soát khung chương trình đào tạo; dịch chương trình đào tạo từ tiếng Việt sang tiếng
Đức, chuyển sang DAA. Sau đó Giám đốc DAA sang hội thảo, chỉnh sửa lại chương
trình. Trên cơ sở rà soát đã điều chỉnh chương trình phù hợp yêu cầu của đối tác
[H20.20.03.05].

245
Tất cả các dự án, đề tài hợp tác được rà soát định kỳ 6 tháng – 1 năm/lần với
KPIs như số lượng và trình độ của đội ngũ, thời gian đào tạo, hội thảo, hội nghị, số bài
báo được đăng tải trên các tạp chí trong nước, quốc tế, số hội thảo tổ chức tại
Trường….[H20.20.03.06]. Kết quả của việc rà soát giúp Nhà trường đưa ra phương
hướng cải thiện những hợp tác chưa hiệu quả và kế hoạch phát triển đối tác và hợp tác
NCKH những năm sau [H20.20.03.07].
Đánh giá tiêu chí đạt mức: 4/7
Tiêu chí 20.4. Các hoạt động hợp tác và đối tác nghiên cứu được cải thiện
để đạt được các mục tiêu nghiên cứu.
Hoạt động hợp tác và phát triển đối tác NCKH của Nhà trường đã được phát
triển mạnh mẽ và đạt một số thành tựu quan trọng. Năm học 2015 -2016, Trường Đại
học Thành Đông chủ yếu hợp tác với các trường đại học, các ngân hàng, công ty trong
nước thuộc các các lĩnh vực công nghệ, kinh tế và luật [H20.20.04.01]. Giai đoạn từ
giữa năm 2016 đến nay, bên cạnh việc tiếp tục hợp tác với các trường đại học, các
ngân hàng, công ty trong nước, Nhà trường đã mở rộng hợp tác với các đối tác ở trong
và ngoài nước, gồm các trường đại học, các bệnh viện, các doanh nghiệp.
Một số công trình NCKH của giảng viên trong Trường có hợp tác với các cơ
quan, đơn vị bên ngoài trường đã được cấp chứng nhận sở hữu trí tuệ, như công trình
“Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế bền vững cho đồng bào tỉnh Quảng
Ngãi”, năm 2016; công trình“Hiệu quả quản lý và sử dụng mô hình hồ treo vách đá
cấp nước cho đồng bào vùng cao tỉnh Hà Giang”, năm 2018; của TS. Ngô Văn Hải
[H20.20.04.02].
Tất cả các Dự án của Nhà trường đã thực hiện đều được triển khai theo đúng
tiến độ đặt ra nhờ có những điều chỉnh, bổ sung phù hợp trong quá trình thực hiện. Ví
dụ: Dự án hợp tác hỗ trợ việc làm cho sinh viên Điều Dưỡng với Tập đoàn Korian,
công ty Curanum (CHLB Đức) đã được nhà trường rà soát 2 lần trong năm 2017; Nhà
trường đã cử đoàn cán bộ sang làm việc với Viện DAA và đối tác về những vấn đề
liên quan đến sinh viên sang CHLB Đức thực tập. Nhờ vậy, phía đối tác đánh giá cao
chất lượng đào tạo nhà trường; Nghị sĩ Elizabeth Scharfenberg sau khi thăm trường đã
có bài viết trên tạp chí sức khỏe của Đức [H20.20.02.03]. Nhà trường đã ký kết với
tập đoàn Korian nghiên cứu xây dựng chương trình chăm sóc sứ khỏe bệnh nhân lớn
tuổi; ký kết với bệnh viện Phúc Lâm và Viện dinh dưỡng Quốc gia nghiên cứu đề tài
về Y - dược, dinh dưỡng. Nhà trường có cơ chế mời các nhà khoa học có trình độ cao
từ các đơn vị khác trong và ngoài nước tham gia đánh giá và cố vấn cho các đề tài, dự
án nghiên NCKH nhằm đảm bảo nội dung nghiên cứu đi đúng hướng và thiết thực
246
phục vụ cộng đồng. TS. Ngài Joam Becker, Giám đốc Viện công chức, viên chức
CHLB Đức tham gia góp ý bổ sung một số kỹ thuật mới trong đề tài “Kỹ thuật chăm
sóc người cao tuổi theo tiêu chuẩn của Đức” [H20.20.04.04].
Từ kinh nghiệm hợp tác đào tạo và NCKH với Đức, năm 2019, Nhà trường đã
ký hợp tác với AHG (Nhật Bản) xây dựng chương trình đào tạo, nhận viện trợ trang
thiết bị xây dựng Trung tâm đào tạo điều dưỡng Nhật Bản tại Đại học Thành Đông
[H20.20.04.05]. Hoạt động hợp tác và phát triển đối tác NCKH của Nhà trường đã góp
phần quan trọng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng dạy, chất lượng đào tạo, uy tín của
nhà trường ngày càng tăng. Tuy nhiên, nguồn thu từ các hoạt động đối tác NCKH của
Nhà trường vẫn còn hạn chế.
Đánh giá tiêu chí đạt mức: 4/7
Đánh giá chung về tiêu chuẩn 20
2. Tóm tắt các điểm mạnh
a. Nhà trường có Chiến lược và tổ chức triển khai đa dạng bằng nhiều hình thức
phát triển hợp tác trong NCKH;
b. Có quy chế, quy định về quản lý các chương trình hợp tác nghiên cứu khoa
học, được phổ biến công khai.
c. Các đề tài, dự án, chương trình hợp tác nghiên cứu được theo dõi, giám sát
định kỳ hoặc đột xuất hàng năm.
d. Thu hút được sự tham gia của các nhà khoa học có uy tín từ các đơn vị sản
xuất tham gia các đề tài, dự án của Nhà trường.
e. Rà soát thường xuyên và điều chỉnh kịp thời, cũng như mở rộng các mối
quan hệ hợp tác NCKH.
3. Tóm tắt các điểm tồn tại
a. Nguồn thu từ hợp tác nghiên cứu còn thấp
b. Nhà trường đã có chính sách khuyến khích các cá nhân, đơn vị chủ động xây
dựng và mở rộng mối quan hệ hợp tác, đối tác về NCKH, tuy nhiên cơ chế về tài chính
tìm kiếm đối tác NCKH còn chưa hấp dẫn.
4. Kế hoạch cải tiến

247
Mục tiêu Nội dung Đơn vị/cá nhân thực Thời gian
TT
hiện (từ …đến)

Đầu tư nhóm nghiên BGH Giai đoạn


Khắc phục cứu mạnh và đẩy mạnh P.ĐT- NCKH 2020-2025.
1
tồn tại a thương mại hóa các
P.SĐH & HTQT
sản phẩm nghiên cứu
Các khoa

Ban hành cơ chế cụ BGH Giai đoạn


Khắc phục thể, rõ ràng về tài P.ĐT- NCKH; 2020-2025.
2 tồn tại b chính khuyến khích cá
P.SĐH & HTQT
nhân, đơn vị tìm kiếm
đối tác NCKH Các khoa

5. Mức đánh giá

Tiêu chuẩn/Tiêu chí Tự đánh giá

Tiêu chuẩn 20 4,5/7

Tiêu chí 20.1 5/7

Tiêu chí 20.2 5/7

Tiêu chí 20.3 4/7


Tiêu chí 20.4 4/7

Tiêu chuẩn 21. Kết nối và phục vụ cộng đồng


1. Mô tả
Tiêu chí 21.1. Xây dựng được kế hoạch kết nối và cung cấp các dịch vụ
phục vụ cộng đồng để thực hiện tầm nhìn và sứ mạng của cơ sở giáo dục.
Trường Đại học Thành Đông đã có các chính sách nhằm khuyến khích các cán
bộ, giảng viên và sinh viên tham gia các hoạt động kết nối và PVCĐ như: khuyến
khích đào tạo, NCKH; sinh viên sẽ được cộng điểm rèn luyện; cán bộ giảng viên và
các đơn vị sẽ được cộng điểm đánh giá thi đua khi tham gia các hoạt động này
[H21.21.01.01]. Sau khi Thông tư 12/2017/TT-BGDĐT có quy định về kết nối và
PVCĐ, Nhà trường đã xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện các hoạt động kết nối và
PVCĐ giai đoạn 2017 - 2019 [H21.21.01.02]. Trong đó nêu rõ nội dung hoạt động kết
nối và PVCĐ thuộc các lĩnh vực: Các hoạt động tình nguyện; Nghiên cứu khoa học –
248
chuyển giao công nghệ; Tư vấn, trao đổi thông tin và các hoạt động dịch vụ PVCĐ.
Nhà trường đã xây dựng kế hoạch kết nối và phục vụ cộng đồng cho từng năm học
[H21.21.01.02], phổ biến rộng rãi đến các đơn vị trong toàn trường. Từ đó, mỗi đơn vị
xây dựng kế hoạch hoạt động kết nối và PVCĐ cụ thể theo chức năng nhiệm vụ của
mình gồm: các hoạt động thiện nguyện, tăng cường chuyển giao công nghệ và hoạt
động tư vấn các đề tài NCKH của sinh viên, giảng viên, củng cố và mở rộng quan hệ
hợp tác quốc tế, tăng cường các hoạt động giao lưu quốc tế, đẩy mạnh hoạt động khởi
nghiệp, đa dạng hóa hình thức đào tạo ngắn hạn cho xã hội và tư vấn hướng nghiệp đối
với các học sinh Trung học phổ thông. Tuy nhiên, trước khi Bộ GD&ĐT có quy định
về PVCĐ, Nhà trường vẫn có những hoạt động với ý nghĩa và mục đích để PVCĐ
được các đơn vị xây dựng trong kế hoạch từng năm học [H21.21.01.03].
Để công tác quản lý và hướng dẫn về hoạt động kết nối và PVCĐ được hiệu
quả, Nhà trường đã ban hành quy định về hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng
[H21.21.01.04], quy định cụ thể cơ chế quản lý, kiểm tra, giám sát, báo cáo kết quả
thực hiện: phòng GDCT&CTSV quản lý chung các hoạt động kết nối và cung cấp các
dịch vụ PVCĐ của Trường; phòng QLCL kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện,
tiến hành khảo sát các bên liên quan về các hoạt động kết nối và cung cấp các dịch vụ
PVCĐ của các đơn vị và của toàn trường; các đơn vị quản lý và giám sát theo chức
năng nhiệm vụ của mình. Đoàn thanh niên quản lý và giám sát các hoạt động tình
nguyện của sinh viên trong trường [H21.21.01.04].
Trong quy định về hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng [H21.21.01.04], đã
quy định về nhiệm vụ và nhân sự chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, chính sách cho
hoạt động này: Ban Giám hiệu cử một Phó Hiệu trưởng phụ trách chung, giao cho
phòng GDCT&CTSV xây dựng kế hoạch và các chính sách về hoạt động kết nối và cung
cấp các dịch vụ PVCĐ của Nhà trường trình Phó Hiệu trưởng phê duyệt. Đại diện lãnh
đạo các đơn vị phụ trách về các hoạt động kết nối và PVCĐ theo chức năng nhiệm vụ
của đơn vị mình, triển khai thực hiện: phòng ĐT - NCKH, các khoa, các trung tâm đào
tạo triển khai các hoạt động kết nối và cung cấp các dịch vụ PVCĐ, nghiên cứu khoa
học theo kế hoạch; phòng GDCT&CTSV, Công đoàn, Đoàn TN, Hội SV triển khai các
hoạt động kết nối và cung cấp các dịch vụ tình nguyện PVCĐ. Ngoài ra, nhiệm vụ kết
nối và PVCĐ của Nhà trường còn được đề ra trong Nghị quyết đại hội của Chi bộ
trường [H21.21.01.05].
Thực hiện kế hoạch kết nối và cung cấp các dịch vụ PVCĐ, Nhà trường đã xây
dựng mối quan hệ với các doanh nghiệp và đã ký kết hợp đồng cho sinh viên đi thực
tập sản xuất tại các doanh nghiệp này [H21.21.01.06]. Ký kết hợp đồng thực hành,

249
thực tập chuyên đề, thực tập cuối khóa kết hợp phục vụ tại bệnh viện Đa khoa Phúc
Lâm, bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương, bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Hải Dương,
bệnh viện Phụ sản tỉnh Hải Dương, bệnh viện Nhi tỉnh Hải Dương….cho sinh viên các
ngành Điều dưỡng, Dược học, Y học cổ truyền [H21.21.01.07]. Bên cạnh việc mở rộng
hợp tác với các đối tác trong nước, Nhà trường đã xây dựng được các mối quan hệ hợp
tác đào tạo với các đối tác nước ngoài: Học viện Taiken (Nhật Bản) năm 2014, Công
ty TNHH Giáo dục đào tạo và bồi dưỡng chuyên sâu (AFU) – CHLB Đức năm 2016,
Tập đoàn Korian (CHLB Đức) năm 2016, Đại học Songgok, Đại học Yem Yung (Hàn
Quốc) năm 2018, Công ty Gervie PM (CHLB Đức) năm 2019 [H21.21.01.08], từ đó
nâng cao chất lượng đào tạo và tạo thêm nhiều cơ hội việc làm, cũng như cơ hội ra
nước ngoài làm việc cho sinh viên. Các hoạt động kết nối và PVCĐ của Nhà trường đã
được đăng trên website của trường và một số website khác: Báo Hải Dương, Hội Chữ
thập đỏ Hải Dương [H21.21.01.09]. Trong quá trình thực hiện các hoạt động này, Nhà
trường đã nhận được các ý kiến phản hồi tích cực từ các bên liên quan: các đơn vị tiếp
nhận hoạt động tình nguyện [H21.21.01.10]; cán bộ, giảng viên tham gia PVCĐ; sinh
viên tình nguyện [H21.21.01.11], đa số các ý kiến đều hài lòng về các chính sách và
kế hoạch triển khai các hoạt động PVCĐ của Nhà trường.
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7
Tiêu chí 21.2. Các chính sách và hướng dẫn cho hoạt động kết nối và phục
vụ cộng đồng được thực hiện
Trên cơ sở chính sách, kế hoạch kết nối và PVCĐ đã được Nhà trường ban
hành hàng năm, các đơn vị đã triển khai thực hiện với kết quả cụ thể như sau:
Các hoạt động thiện nguyện: Tháng 1 hàng năm, BCH Đoàn trường chủ trì
phối hợp với TT Giáo dục cộng đồng xây dựng kế hoạch hoạt động thiện nguyện của
năm trình Hiệu trưởng phê duyệt. Hoạt động thiện nguyện hàng năm của Trường Đại
học Thành Đông gồm các nội dung: Kỷ niệm ngày thành lập Đoàn TNCS HCM
[H21.21.02.01]; Thăm, tặng quà các gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn [H21.21.02.02]; Ủng hộ quỹ vì người nghèo, vì nghĩa tình biên giới hải
đảo, hội nạn nhân chất độc da cam, hội khuyến học… [H21.21.02.03]; Tổ chức giải
thể thao khối thi đua, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương, tỉnh Đoàn Hải
Dương tổ chức giải bóng đá khối THPT, TTGDNN-GDTX tỉnh Hải Dương tranh cúp
Đại học Thành Đông hàng năm, hỗ trợ sân bóng đá cho đội thiếu nhi phường Tứ Minh
tập luyện hè [H21.21.02.04]; Tổ chức cho đội sinh viên tình nguyện Nhà trường tham
gia chương trình trồng cây xanh, tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện “Giọt hồng
2019” [H21.21.02.05] và nhiều nhiều chương trình khác…[H21.21.02.06].
250
Hoạt động NCKH và Chuyển giao công nghệ: Để đẩy mạnh công tác NCKH
PVCĐ, Nhà trường đã ban hành quy định chính sách khuyến khích đào tạo, nghiên
cứu khoa học cho cán bộ, giảng viên và sinh viên toàn trường [H21.21.01.01]. Từ năm
học 2014 - 2015 cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên Nhà trường đã thực hiện
nhiều đề tài NCKH có nội dung liên quan đến phục vụ cộng đồng, gồm các đề tài:
“Khảo sát nghiên cứu tỷ lệ sinh viên Đại học Thành Đông có việc làm khi ra trường”;
“Ảnh hưởng của đọc rộng đối với kỹ năng đọc hiểu của sinh viên Trường Đại học
Thành Đông”; “Quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà
Nội” và nhiều đề tài khác có liên quan [H21.21.02.07].
Hoạt động chia sẻ thông tin, tư vấn, hỗ trợ: Nhà trường đã tổ chức thành
công nhiều hội thảo trong nước và quốc tế mang tầm vĩ mô nhằm đưa ra những giải
pháp phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống, như: Hội thảo khoa học về
“Đổi mới phương pháp giảng dạy và NCKH”; Hội thảo “Giảng dạy theo học chế tín
chỉ”; Hội thảo “Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi”; Hội thảo khoa học khoa Y Dược
lần thứ I [H21.21.02.08]; khoa Điều dưỡng tổ chức chương trình trao đổi chuyên môn
khoa Điều dưỡng [H21.21.02.09]. Bên cạnh việc tổ chức các hội thảo khoa học và trao
đổi chuyên môn, Nhà trường cũng đã tổ chức các chương trình hỗ trợ cho sinh viên: tổ
chức lớp đào tạo hướng dẫn tìm ý tưởng kinh doanh; phối hợp với Báo Diễn đàn
Doanh nghiệp, Hiệp Hội Doanh nghiệp Tỉnh Hải Dương, Tỉnh Đoàn Hải Dương tổ
chức Lễ phát động chương trình khởi nghiệp để chia sẻ thông tin, tư vấn, hỗ trợ các
em sinh viên trong việc định hướng lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai
[H21.21.02.10]. Hàng năm, Nhà trường đã tổ chức ngày hội kết nối doanh nghiệp và
giới thiệu việc làm cho sinh viên, giúp doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự và các sinh
viên tốt nghiệp có cơ hội tìm kiếm việc làm tốt hơn. Việc tư vấn hướng nghiệp được
lồng ghép trong chương trình tư vấn tuyển sinh hàng năm nhằm chia sẻ thông tin, tư
vấn, hỗ trợ các em học sinh THPT trong việc định hướng lựa chọn nghề nghiệp trong
tương lai. [H21.21.02.11].
Hoạt động bồi dưỡng, hỗ trợ đào tạo: Nhà trường đã tạo dựng được các mối
quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp, từ đó đã đưa sinh viên đi thực tập sản xuất tại
các doanh nghiệp [H21.21.02.12]. Tại đây, sinh viên được các cán bộ kỹ thuật doanh
nghiệp hướng dẫn làm việc như một cán bộ của doanh nghiệp. Qua đó, giúp sinh viên
trau dồi được kiến thức đã học tại trường và vận dụng những kiến thức lý thuyết đó
vào thực tế công việc. Đồng thời, trường đã đón hai đợt sinh viên nước ngoài sang
thăm và giao lưu tại trường: năm 2018 trường đón 5 sinh viên Trường Đại học Kyung
Hee sang thăm và giao lưu từ 27/8-31/8, năm 2019 trường tiếp tục đón đoàn 10 người

251
(8 sinh viên, 1 giáo viên và 1 phiên dịch) của tỉnh SUWOEN sang thăm và giao lưu từ
ngày 4-8/11/2019 [H21.21.02.13].
Ngoài ra, các hoạt động PVCĐ của Trường còn được thể hiện thông qua các
hoạt động dịch vụ như tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn: Lớp kế toán viên chính;
Lớp kế toán viên; Lớp bồi dưỡng phương pháp giảng dạy kỹ năng sống; Lớp chứng
chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản; Lớp quản lý điều dưỡng; Lớp Bồi dưỡng
nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên các trường đại học, cao đẳng… [H21.21.02.14];
Liên kết với các cơ quan tổ chức nước ngoài tổ chức thi và cấp chứng chỉ cho gần
15.000 thí sinh thi năng lực tiếng Nhật (Nattest) và năng lực tiếng Hàn (KALAT).
Trường Đại học Thành Đông đã trở thành điểm thi năng lực tiếng Hàn đầu tiên tại Việt
Nam và là một trong 04 điểm thi năng lực tiếng Nhật tốt nhất Việt Nam
[H21.21.02.15]. Bên cạnh đó, việc khuyến khích động viên các cán bộ, nhân viên,
giảng viên học tập nâng cao trình độ luôn được Nhà trường quan tâm tạo điều kiện
[H21.21.02.16].
Khi thực hiện các hoạt động kết nối và PVCĐ, các đơn vị trong Nhà trường
tuân thủ các quy định về quản lý, kiểm tra, giám sát đã ban hành, cụ thể: Đối với hoạt
động thiện nguyện: Phòng GDCT&CTSV đã phối hợp chặt chẽ với Đoàn Thanh niên
và Đội Sinh viên tình nguyện triển khai các hoạt động thiện nguyện tuân thủ các quy
định của pháp luật và Đoàn khối CCQ tỉnh [H21.21.02.06]. Đối với NCKH và
chuyển giao công nghệ: Hoạt động NCKH và chuyển giao công nghệ trong Trường
được quản lý thống nhất theo 2 cấp: Trường – Khoa. Hàng năm, các khoa đăng ký kế
hoạch NCKH của giảng viên và sinh viên, Hội đồng khoa học Nhà trường xét chọn đề
tài theo đúng quy định quản lý, Hiệu trưởng ký quyết định chuẩn y đề tài, từ đó chủ
nhiệm đề tài triển khai viết báo cáo và nghiệm thu khi hoàn thành [H21.21.01.04].
Phòng ĐT-NCKH kiểm tra, giám sát và báo cáo kết quả hàng năm [H21.21.02.07].
Đối với hoạt động bồi dưỡng, hỗ trợ đào tạo: Các chương trình thực tập được xây
dựng theo hướng tăng cường gắn kết giữa Nhà trường với doanh nghiệp. Các khóa đào
tạo ngắn hạn tuân thủ quy định chung của Nhà trường và quy định của các cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền [H21.21.02.14]. Kết quả các hoạt động được phòng
GDCT&CTSV tổng kết báo cáo hàng năm [H21.21.02.17].
Nhà trường đã ký kết hợp tác với các doanh nghiệp, các cơ quan, các đối tác
nước ngoài để tạo điều kiện cho SV có những cơ hội việc làm, những trải nghiệm và
môi trường làm việc năng động như: Ký hợp đồng đưa sinh viên đi thực tập sản xuất;
Ký hợp đồng thực tập lâm sàng tại các bệnh viện; Ký hợp tác đào tạo với các đối tác
Nhật, Đức, Hàn Quốc…[H21.21.01.06], [H21.21.01.07], [H21.21.01.08].

252
Trong quá trình thực hiện các hoạt động PVCĐ của nhà trường đã được đăng
trên website của trường và một số website khác [H21.21.01.09]. Đồng thời, phòng
QLCL đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến của cán bộ, giảng viên, sinh viên tham gia hoạt
động tình nguyện cùng ý kiến của các đơn vị tiếp nhận các hoạt động tình nguyện
[H21.21.01.10], [H21.21.01.11]. Các ý kiến phản hồi sẽ được tổng hợp báo cáo để
BGH làm căn cứ xây dựng kế hoạch và tổ chức tốt hơn. Nhà trường đã nhận được thư
cảm ơn của Tỉnh Đoàn Hải Dương, UBND phường Tứ Minh, UBND xã Đồng Lạc về
các hoạt động tình nguyện, hỗ trợ các đơn vị [H21.21.02.18].
Hàng năm, Nhà trường trích một phần ngân sách khoảng 200 đến 250 triệu
đồng cho công tác này. Khi xây dựng kế hoạch cho các hoạt động cụ thể, các đơn vị sẽ
lập dự trù phần kinh phí cần thiết và được thanh toán theo thực tế thực hiện
[H21.21.02.19].
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7
Tiêu chí 21.3. Triển khai được hệ thống đo lường, giám sát việc kết nối và
phục vụ cộng đồng.
Bên cạnh việc ban hành, thực thi các chính sách và hướng dẫn cho hoạt động
kết nối và PVCĐ, Nhà trường đã đề ra các chỉ số để đo lường, giám sát, đánh giá các
hoạt động kết nối và PVCĐ của cán bộ, giảng viên và sinh viên, cụ thể như sau:
Đối với sinh viên: Khi kết thúc mỗi kỳ học, việc đánh giá kết quả rèn luyện
được đánh giá ở 3 cấp độ: tự đánh giá, lớp đánh giá và giáo viên chủ nhiệm đánh giá.
Điểm đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí, trong đó, có tiêu chí về tham gia các hoạt động
phục vụ cộng đồng như: Thành viên câu lạc bộ hoặc tham gia thi Olympic các môn
học, nghiên cứu khoa học tối đa cộng 5 điểm; tham gia các hoạt động chính trị, văn
hóa, văn nghệ, thể thao, tham gia công tác xã hội, tham gia tuyên truyền, phòng chống
ma túy và các tệ nạn xã hội khác cộng tối đa 20 điểm; về phẩm chất công dân và quan
hệ cộng đồng được khen thưởng cộng tối đa 25 điểm. Kết quả rèn luyện được phân
thành các loại như sau:
a) Từ 90 đến 100 điểm: loại xuất sắc;
b) Từ 80 đến dưới 90 điểm: loại tốt;
c) Từ 65 đến dưới 80 điểm: loại khá;
d) Từ 50 đến dưới 65 điểm: loại trung bình;
e) Từ 35 đến dưới 50 điểm: loại yếu;
g) Dưới 35 điểm: loại kém. [H21.21.01.01].
253
Đối với cán bộ, giảng viên: Nhà trường đã xây dựng các tiêu chí đánh giá cán
bộ giảng viên và thực hiện đánh giá hàng năm, cụ thể: thực hiện tốt công tác giảng dạy
được cộng tối đa 45 điểm, thực hiện tốt các hoạt động NCKH cộng tối đa 20 điểm,
quản lý sinh viên và hoạt động phong trào được cộng tối đa 15 điểm [H21.21.01.01].
Tổng điểm được dùng để bình xét danh hiệu thi đua năm học của từng cá nhân: lao
động tiên tiến, chiến sĩ thi đua…
Đối với đơn vị: Tất cả các đơn vị khoa, phòng, ban, trung tâm, viện trực thuộc,
Nhà trường giao lãnh đạo các đơn vị phụ trách và đôn đốc CB-GV-NV trong đơn vị
tham gia công tác PVCĐ theo chức năng nhiệm vụ. Hàng năm, căn cứ vào điểm trung
bình cộng của các cá nhân trong đơn vị để bình xét danh hiệu thi đua các đơn vị. Cụ thể:
- Tổng điểm ≤ 50 điểm: Không hoàn thành nhiệm vụ.
- Tổng điểm từ 51 đến 70: Hoàn thành nhiệm vụ.
- Tổng điểm đạt từ 71 điểm trở lên: Tập thể lao động tiên tiến.
- Tập thể lao đông xuất sắc được xét trên tổng số các tập thể lao động tiên tiến
do Hội đồng nhà trường bỏ phiếu. [H21.21.01.01]
Cơ sở dữ liệu về hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng của Nhà trường gồm
kế hoạch, đóng góp cho xã hội, các nguồn lực thu nhận được từ các hoạt động dịch vụ và
chuyển giao; hoạt động sinh viên tình nguyện, hoạt động khai, bế giảng các lớp bồi
dưỡng, hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, giảng viên,… được lưu trữ đầy
đủ: các quyết định, kế hoạch của Trường, báo cáo tổng kết được lưu trữ tại phòng
Hành chính - Tổng hợp [H21.21.03.01], [H21.21.02.17]; các kế hoạch hoạt động cụ
thể, báo cáo kết quả được lưu tại các phòng ban chuyên môn [H21.21.03.02],
[H21.21.02.06], [H21.21.02.07], [H21.21.02.14]. Bên cạnh đó, một số cơ sở dữ liệu
cũng thể hiện dưới dạng số liệu trên các phần mềm quản lý sinh viên, các phần mềm
hỗ trợ công tác quản lý sinh viên: phần mềm kế toán, Zalo Pro [H21.21.03.03], phần
mềm quản lý sinh viên, quản lý điểm, phần mềm kế toán quản lý học phí
[H21.21.03.04]. Dữ liệu lưu trữ bằng Excel sẽ được chia thành các sheet dữ liệu
PVCĐ và dịch vụ PVCĐ, khi cần kiểm tra dữ liệu hoạt động nào chỉ cần bấm chuột
đến sheet dữ liệu tương ứng [H21.21.03.04]. Các hoạt động PVCĐ của Trường được
đăng trên các website trong và ngoài trường [H21.21.01.09]. Ngoài ra, chứng từ thanh
toán kinh phí cho các hoạt động PVCĐ được lưu trữ tại bộ phận tài vụ của Trường
[H21.21.03.05]. Các hoạt động dịch vụ PVCĐ của Nhà trường thu nhận được sự quan
tâm và hưởng ứng từ nhiều phía. Các lớp đào tạo ngắn hạn thu hút được 4.500 sinh
viên, học viên theo học, gồm các lớp như: “Bồi dưỡng ngạch kế toán viên chính”; “Bồi

254
dưỡng ngạch kế toán viên”; lớp Quản lý điều dưỡng cho đối tượng là Điều dưỡng viên
trưởng các bệnh vện; lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trường đại học,
cao đẳng; lớp nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp; lớp bồi dưỡng kỹ năng sống;
tổ chức lớp Bồi dưỡng, thi và cấp Chứng chỉ Tiếng Anh trình độ B, Chứng chỉ “Ứng
dụng công nghệ thông tin cơ bản” theo Thông tư 03 của liên Bộ Thông tin truyền
thông và Bộ Giáo dục và Đào tạo [H21.21.02.14]. Ngoài việc hợp tác đào tạo trong
nước, Nhà trường cũng chú trọng việc hợp tác đào tạo và trao đổi sinh viên với các đối
tác nước ngoài. Trường đã đón hai đợt sinh viên Hàn Quốc sang thăm và giao lưu tại
trường: năm 2018 trường đón 5 sinh viên Trường Đại học Kyung Hee sang thăm và
làm việc trong 5 ngày (27/8-31/8), năm 2019 trường tiếp tục đón đoàn 10 người (8
sinh viên, 1 giáo viên và 1 phiên dịch) của tỉnh SUWOEN sang thăm và giao lưu từ
ngày 4-8/11 [H21.21.02.13].
Công tác giám sát các hoạt động kết nối và PVCĐ được thể hiện thông qua hệ
thống tự đánh giá. Hệ thống tự đánh giá được vận hành dựa trên việc căn cứ vào chức
năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, phân công nhiệm của lãnh đạo các đơn vị để có trách
nhiệm tự theo dõi, giám sát tiến độ thực hiện, kết quả đạt được. Các hoạt động PVCĐ
được giám sát chặt chẽ bởi các đơn vị phụ trách theo từng lĩnh vực cụ thể: phòng
QLCL giám sát chung các hoạt động của Nhà trường; các hoạt động về đào tạo,
NCKH, hội thảo, do Phòng ĐT - NCKH giám sát; các hoạt động thiện nguyện do
phòng GDCT&CTSV, Đoàn Thanh niên giám sát. Các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, chia
sẻ thông tin khác sẽ do đơn vị chủ trì thực hiện giám sát như: tư vấn hướng nghiệp, tư
vấn tuyển sinh cho học sinh THPT do phòng Tuyển sinh và truyền thông trực tiếp
giám sát [H21.21.03.06].
Việc triển khai đánh giá hiệu quả hoạt động PVCĐ được thực hiện thông qua
việc khảo sát mức độ hài lòng của các đơn vị tiếp nhận các hoạt động tình nguyện
[H21.21.01.10]. Kết quả 100% các đơn vị hài lòng với các hoạt động của Nhà trường,
có những hoạt động đã nhận được thư cảm ơn của các đơn vị [H21.21.02.18]. Đồng
thời, Nhà trường cũng tiến hành khảo sát sự hài lòng của CB-GC-NV và sinh viên
tham gia các hoạt động PVCĐ của Nhà trường [H21.21.01.11]. Kết quả: đối với CB-
GV-NV tỷ lệ hài lòng hàng năm đạt từ 93% đến 98%, số còn lại còn phân vân, không
có trường hợp nào không hài lòng; đối với sinh viên trung bình các năm đạt 86% các
tình nguyện viên tham gia hài lòng với các hoạt động thiện nguyện của Nhà trường.
Kết quả đánh giá được báo cáo Ban Giám hiệu để thực hiện tổng hợp, phân tích, làm
cơ sở cho việc cải tiến nâng cao chất lượng các hoạt động.
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7

255
Tiêu chí 21.4. Việc cung cấp các dịch vụ phục vụ và kết nối cộng đồng được
cải tiến để đáp ứng nhu cầu và sự hài lòng của các bên liên quan.
Sau khi Thông tư 12/2017/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành, Nhà trường đã xây
dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các hoạt động kết nối và PVCĐ giai đoạn 2017 -
2019. Căn cứ vào đó để xây dựng kế hoạch hàng năm cho công tác này
[H21.21.01.02]. Trước đó, các đơn vị trong Trường xây dựng kế hoạch năm học của
mình, trong đó có các nội dung hoạt động mang ý nghĩa PVCĐ [H21.21.01.03]. Trong
đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kết nối và PVCĐ hàng năm cũng như cả giai
đoạn, Nhà trường đã chỉ ra những hạn chế của từng loại hoạt động từ đó đưa ra
phương hướng cải tiến các dịch vụ phục vụ và kết nối cộng đồng nhằm khắc phục và
tăng cường trách nhiệm của Nhà trường đối với xã hội [H21.21.02.17].
Về các hoạt động thiện nguyện: Nâng cao tính chuyên nghiệp trong việc cung
cấp các dịch vụ cộng đồng, mở rộng quy mô và đối tượng cần giúp đỡ. Cụ thể là:
Căn cứ vào kế hoạch cải tiến, Nhà trường đã triển khai thực hiện các hoạt động
nhằm nâng cao chất lượng từng loại hoạt động cụ thể: lúc đầu chủ yếu chỉ là các hoạt
động dành cho sinh viên trong trường hoặc theo phát động của Đoàn khối các cơ quan
tỉnh Hải Dương: Hội trại, giải bóng đá sinh viên, các hội thi trong sinh viên, sinh viên
dâng hương tại nghĩa trang liệt sĩ phường Tứ Minh, quyên góp ủng hộ…. Đến nay
nhiều chương trình có ý nghĩa và lan tỏa tới cộng đồng được tổ chức thu hút cán bộ,
giảng viên trong trường, Đoàn phường Tứ Minh phối hợp, các doanh nghiệp cùng
tham gia như: thăm và tặng quà các gia đình chính sách, người có công trên địa bàn
phường Tứ Minh và huyện Nam Sách; thăm và tặng quà các gia đình có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn tại các huyện trong tỉnh Hải Dương [H21.21.02.02]; Hiến máu tình
nguyện, trồng cây xanh tại xã Đồng Lạc [H21.21.02.05], và nhiều hoạt động khác
[H21.21.03.05].
Về NCKH và Hợp tác quốc tế: Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động NCKH
PVCĐ, Nhà trường đã thành lập các nhóm nghiên cứu tiềm năng về các chuyên ngành
như: Nhóm nghiên cứu về kinh tế, nhóm nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe; nhóm
nghiên cứu về Khoa học Công nghệ; nhóm nghiên cứu về Khoa học Xã hội
[H21.21.04.01]. Những năm trước toàn bộ kinh phí cho NCKH PVCĐ đều được trích
từ ngân sách Nhà trường, năm 2019 nhằm phát huy mọi nguồn lực sẵn có và tăng
cường tìm kiếm, huy động nguồn kinh phí cho các hoạt động KHCN, Nhà trường đã
ban hành Quyết định thành lập Quỹ khuyến học, khuyến tài và phát triển khoa học
công nghệ với mục đích: huy động các nguồn lực về tiền, cơ sở vật chất của các thế hệ
sinh viên, của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để hỗ trợ sinh viên, giảng viên,
256
nhằm khuyến khích và hỗ trợ phong trào học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học,
khởi nghiệp [H21.21.04.02]. Hợp tác thực hiện chương trình liên kết đào tạo với các
trường đại học, các công ty, tập đoàn nước ngoài ngày càng đa dạng và có nhiều
chương trình trao đổi sinh viên được thực hiện [H21.21.02.13].
Về hoạt động dịch vụ PVCĐ: Để nắm bắt và đáp ứng nhu cầu của các cá
nhân, cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, năm 2019 Nhà trường đã thành lập
Viện đào tạo theo nhu cầu xã hội với vai trò cầu nối giữa nhà trường với cộng đồng địa
phương [H21.21.04.03]. Từ đó, các khóa đào tạo ngắn hạn cấp chứng chỉ không
những cho sinh viên trong Trường mà còn có sự tham gia của nhiều học viên ngoài
trường [H21.21.02.14]. Bên cạnh đó, Trường Đại học Thành Đông đã trở thành điểm
thi năng lực tiếng Hàn đầu tiên tại Việt Nam [H21.21.04.03].
Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của các đơn vị tiếp nhận hoạt động tình
nguyện [H21.21.01.10], khảo sát giảng viên, sinh viên về hoạt động phục vụ cộng
đồng [H21.21.01.11] cho thấy trung bình các năm có 86% những người tham gia hoạt
động phục vụ cộng đồng đều cảm thấy hài lòng về cách thức cũng như kết quả thực
hiện của Nhà trường. Trong quá trình thực hiện các hoạt động phục vụ cộng đồng, Nhà
trường cũng nhận được phản hồi tích cực của các bên liên quan, điều đó cho thấy hiệu
quả của các hoạt động phục vụ cộng đồng những đóng góp tích cực của Trường đối
với sự phát triển chung của xã hội.
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7
* Đánh giá chung về tiêu chuẩn 21
2. Tóm tắt các điểm mạnh
a. Trường đã thiết lập, triển khai nhiều chương trình, hoạt động kết nối và
PVCĐ phong phú, đa dạng về hình thức và nội dung, tăng về quy mô hoạt động, tạo sự
gắn kết giữa Trường với cộng đồng địa phương, cộng đồng DN và cộng đồng quốc tế.
b. Hoạt động kết nối và PVCĐ đã mang đến những lợi ích và hiệu quả thiết thực
cho Trường và cộng đồng, đáp ứng nhu cầu cũng như sự hài lòng của các bên liên quan.
c. Trường đã xây dựng hệ thống đo lường, đánh giá các kết quả hoạt động kết
nối và PVCĐ với các chỉ số, chỉ báo rõ ràng.
d. Các hoạt động luôn được cải tiến để đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan.
3.Tóm tắt các điểm tồn tại
a. Tỉ lệ CB-GV-NV tham gia các hoạt động kết nối và PVCĐ còn thấp.
b. Chưa khai thác hết thế mạnh của Trường trong liên kết nghiên cứu khoa học với
thực tiễn kinh doanh của các tổ chức và doanh nghiệp đối tác để phục vụ cộng đồng.
257
4. Kế hoạch cải tiến

TT Mục tiêu Nội dung Đơn vị thực Thời gian


hiện thực hiện
Khắc phục Có chính sách, chế tài để CB-GV- BGH Năm học
1 tồn tại a NV tích cực tham gia các hoạt động 2020 - 2022
PVCĐ
Lập bộ phân chuyên trách về đối
Khắc phục ngoại để theo sát các nhu cầu của địa BGH, Năm học
2 tồn tại b phương, DN, các đối tác từ đó có kế TT Giáo 2020 - 2022
hoạch và triển khai các dịch vụ dục cộng đồng
được tốt hơn.
Thiết lập hệ thống các chính sách, kế
hoạch và triển khai nhiều hoạt động BGH, Năm học
Phát huy
3 kết nối và PVCĐ phong phú, đa P.GDCT&CTS
điểm mạnh a 2020-2021
dạng, tạo sự gắn kết giữa Nhà trường V
và cộng đồng.
Đẩy mạnh các hoạt động kết nối và
PVCĐ nhằm mang đến những lợi ích BGH, Năm học
Phát huy
4 cho cả Trường và cộng đồng, đáp P.GDCT&CTS
điểm mạnh b 2020-2021
ứng nhu cầu và sự hài lòng của các V
bên liên quan.
Áp dụng chặt chẽ hệ thống đo lường,
đánh giá kết quả kết nối và PVCĐ Năm học
Phát huy
5 vào đánh giá rèn luyện sinh viên,
điểm mạnh c BGH 2020-2021
đánh giá mức độ hoàn thành công
việc của CB-GV-NV.
Cải tiến các hoạt động kết nối và BGH, Năm học
Phát huy
6 PVCĐ hàng năm để đáp ứng nhu cầu P.GDCT&CTS 2020-2021
điểm mạnh d
và sự hài lòng của các bên liên quan V
5. Mức đánh giá
Tiêu chuẩn/ Tiêu chí Tự đánh giá
Tiêu chuẩn 21 5/7
Tiêu chí 21.1 5/7
Tiêu chí 21.2 5/7
Tiêu chí 21.3 5/7
Tiêu chí 21.4 5/7

258
Mục 4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
---------------------------------------
Tiêu chuẩn 22. Kết quả đào tạo
1. Mô tả
Tiêu chí 22.1. Tỷ lệ người học đạt yêu cầu và tỷ lệ thôi học của tất cả các
chương trình đào tạo, các môn học/học phần được xác lập, giám sát và đối sánh
để cải tiến.
Trường Đại học Thành Đông đã xây dựng các kế hoạch đào tạo theo khóa học,
theo năm học và theo kỳ học [H22.22.01.01], [H22.22.01.02], [H22.22.01.03]; khóa
học là thời gian thiết kế để sinh viên hoàn thành một chương trình cụ thể; thời gian của
khóa học tùy thuộc vào trình độ đào tạo, ngành đào tạo [H22.22.01.04]. Thời gian đào
tạo được Trường Đại học Thành Đông quy định và thông báo cho sinh viên ngay từ
khi tiếp cận tư vấn tuyển sinh, thông qua tờ rơi tuyển sinh [H22.22.01.05], Đề án
tuyển sinh [H22.22.01.06], Sổ tay sinh viên [H22.22.01.08], và trên trang thông tin
điện tử của Nhà trường [H22.22.01.07]. Trong kế hoạch hàng năm của Nhà trường,
của các khoa, đã xác định và phân tích dự đoán tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp, tỷ lệ sinh
viên thôi học của tất cả các CTĐT [H22.22.01.09]; tỷ lệ thôi học và tỷ lệ tốt nghiệp từ
năm 2015 đến năm 2019 được Nhà trường xác định theo bảng 22.01.
Bảng 22.1. Tỷ lệ tốt nghiệp, tỷ lệ thôi học từ năm 2015-2019

Năm Tỷ lệ tốt nghiệp (%) Tỷ lệ thôi học (%)

2015 90 4.7
2016 92 5.48

2017 90.3 4.96

2018 91.1 4.65

2019 91.4 4.2

Trường Đại học Thành Đông áp dụng Quy chế 43/2007/QĐ-GDĐT và Quy chế
đào tạo theo học chế tín chỉ của Nhà trường ban hành kèm theo Quyết định số 12/QĐ-
ĐHTĐ ngày 15 tháng 01 năm 2015 để xem xét các tỷ lệ đỗ, trượt tốt nghiệp, tỷ lệ thôi
học, học lại và thi lại. Nhà trường có hệ thống phần mềm CcsTrainPro để quản lý toàn
bộ hệ thống từ khi sinh viên nhập học đến khi sinh viên tốt nghiệp [H22.22.01.10];
thông qua hệ thống này Nhà trường thống kê, theo dõi giám sát và đánh giá được tỷ lệ
tốt nghiệp, thôi học, tỷ lệ học lại, tỷ lệ thi lại [H22.22.01.09] và góp phần giám sát sự

259
tiến bộ của người học ở từng CTĐT cũng như toàn trường một cách hiệu quả
[H22.22.01.11].
Trong hệ thống phần mềm quản lý đào tạo CcsTrainPro sinh viên được cấp tài
khoản tự theo dõi điểm số của mình trên hệ thống website [H22.22.01.12]; bên cạnh
đó, Nhà trường cũng xây dựng phần mềm thi trắc nghiệm để phục vụ thi Ứng dụng
Công nghệ thông tin cơ bản theo Thông tư 03/2014 của Bộ TTTT để cho sinh viên thi
CĐR của trường [H22.22.01.13]. Để sinh viên đạt kết quả cao trong các kỳ thi CĐR
tiếng Anh, từ năm 2015 Chủ tịch Hội đồng quản trị trường đã trực tiếp chỉ đạo mở các
lớp tiếng Anh cho tất cả các sinh viên trong trường và các lớp tiếng Anh tăng cường
cho sinh viên chính quy [H22.22.01.14].
Cùng với hệ thống phần mềm, tại các khoa có hệ thống cố vấn học tập chịu
trách nhiệm tư vấn, theo dõi, giám sát, đánh giá tỷ lệ tốt nghiệp, thôi học, tỷ lệ học lại,
tỷ lệ thi lại [H22.22.01.15]. Hàng năm, Nhà trường giao phòng ĐT&NCKH kết hợp
với các khoa theo dõi thống kê tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp, sinh viên thôi học
[H22.22.01.16], lập báo cáo thống kê, báo cáo BGH từ đó đưa ra các biện pháp cải
tiến chất lượng cho năm học tiếp theo [H22.22.01.17].
Sau khi họp tổng kết công tác đào tạo, Nhà trường đã thực hiện đối sánh tỷ lệ
tốt nghiệp, tỷ lệ thôi học và dự đoán tỷ lệ tốt nghiệp, tỷ lệ thôi học năm trước với năm
sau của cùng CTĐT, giữa các CTĐT trong Nhà trường, giữa Nhà trường với Trường
Đại học Đại Nam, đồng thời đã thực hiện đối sánh tỷ lệ tốt nghiệp của Nhà trường với
Trường Đại học Broun (Mỹ) [H22.22.01.18]. Kết quả của việc đối sánh đã được thống
kê, phân tích để đánh giá và dự đoán xu thế tỷ lệ tốt nghiệp, thôi học của người học ở
tất cả CTĐT trong Nhà trường năm tiếp theo [H22.22.01.09].
Dựa vào các báo cáo tổng kết năm học hàng năm của các khoa, của phòng Quản
lý đào tạo, Nhà trường đã họp rà soát, điều chỉnh về tỷ lệ tốt nghiệp, tỷ lệ thôi học và
đưa ra các biện pháp cải tiến chất lượng phù hợp nhằm tăng tỷ lệ tốt nghiệp, giảm tỷ lệ
thôi học, học lại [H22.22.01.09], [H22.22.01.19]. Cụ thể: đầu năm, trong tuần sinh
hoạt công dân Nhà trường đã phổ biến thêm quy trình đánh giá trong đó có nhấn mạnh
điều kiện để được thi hết học phần, điều kiện để lên lớp, để tốt nghiệp, hình thức thi
học kỳ, thi tốt nghiệp [H22.22.01.04]. Nhà trường duy trì tổ chức các buổi gặp gỡ sinh
viên và phân công cố vấn học tập của từng khoa giải đáp thắc mắc ôn tập ngoài giờ
cho sinh viên trước mỗi kỳ thi học kỳ [H22.22.01.20].
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7

260
Tiêu chí 22.2. Thời gian tốt nghiệp trung bình cho tất cả các chương trình
đào tạo được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến
Thời gian tốt nghiệp trung bình cho tất cả các chương trình đào tạo được xác
định thông qua kế hoạch giảng dạy và học tập năm học [H22.22.01.01]; theo đó thời
gian tốt nghiệp trung bình từ năm 2015 đến năm 2019 được xác định theo bảng 22.02
và đã được BGH chỉ đạo đến từng đơn vị tại phiên họp giao ban tháng 9 hàng năm
[H22.22.01.17], các khoa tiến hành xác định thời gian tốt nghiệp trung bình của các
chuyên ngành mình quản lý trong kế hoạch đào tạo năm học để có các giải pháp kịp
thời giúp đơn vị mình đạt được kế hoạch đã đề ra [H22.22.01.09]. Dự kiến thời gian
tốt nghiệp trung bình từ năm 2015 – 2019 là 4 năm.
Hiện nay, Nhà trường quản lý, theo dõi, giám sát thời gian tốt nghiệp trung bình
thông qua phần mềm quản lý đào tạo CcsTrainPro. Tại các khoa, cùng với hệ thống
phần mềm CcsTrainPro còn có giáo vụ và cố vấn học tập chịu trách nhiệm theo dõi,
giám sát, đánh giá thời gian tốt nghiệp trung bình [H22.22.01.15], [H22.22.01.16].
Giao cho phòng Quản lý đào tạo chủ trì, phối hợp với phòng GDTC&CTSV và các
khoa theo dõi, giám sát tình hình hình học tập của sinh viên [H22.22.01.15], lập báo
cáo thống kê, theo dõi đánh giá thời gian tốt nghiệp trung bình người học để đưa ra các
phương án hỗ trợ, đôn đốc, nhắc nhở và động viên sinh viên trả nợ kịp thời để ra
trường đúng tiến độ đề ra [H22.22.01.19].
Nhà trường đã thực hiện đối sánh thời gian tốt nghiệp trung bình của tất cả
CTĐT tương ứng, giữa các CTĐT trong toàn trường từ năm 2015 đến 2019. Kết quả
đối sánh được thể hiện ở bảng Bảng 22.2.
Bảng 22.2. Thời gian tốt nghiệp trung bình từ năm 2015 - 2019
Tên ngành/chuyên ngành
TT 2015 2016 2017 2018 2019
đào tạo
1 Kế toán 4.04 4.02 4.03 4.03 4.02
2 Tài chính ngân hàng 4.02 4.02 4.03 4.16 4.03
3 Quản trị kinh doanh 4.03 4.02 4.06 4.01 4.02
4 Luật kinh tế * * * * 4.01

5 Công nghệ kỹ thuật xây dựng 4.16 4.14 4.1 4.1 4.09

6 Công nghệ thông tin 4.14 4.12 4.13 4.11 4.09


7 Điều dưỡng * * * * 4
8 Quản lý đất đai 4.12 4.08 4.07 4.05 4.05

(Ghi chú: * là những ngành chưa có sinh viên tốt nghiệp).

261
Kết quả đối sánh cho thấy các ngành thuộc nhóm ngành Kinh tế và Kỹ thuật có
thời gian tốt nghiệp tăng từ 0.01 đến 0.06 năm so với các năm trước [H22.22.01.18].
Nhà trường đã thực hiện đối sánh thời gian tốt nghiệp trung bình với Trường đại học
Đại Nam (thông qua báo cáo tự đánh giá của Đại Nam trên webiste của trường:
http://dainam.edu.vn/vi/tin-tuc/bao-cao-tu-danh-gia-chat-luong-giao-duc?slug=kiem-
dinh-chat-luong) kết quả được thể hiện qua bảng 22.03.
Bảng 22.3. Đối sánh thời gian tốt nghiệp trung bình của Đại học Thành
Đông với Đại học Đại Nam từ năm 2015 - 2018
Số năm TN theo Đại học Đại học
TT Năm
thiết kế CTĐT Thành Đông Đại Nam

1 2015 4 4.08 4.07

2 2016 4 4.07 4.08

3 2017 4 4.07 4.09

4 2018 4 4.08 4.1

Kết quả đối sánh đã được phân tích lập báo cáo cho thấy thời gian tốt nghiệp
trung bình của sinh viên Trường Đại học Thành Đông gần tương đương như Trường
Đại học Đại Nam [H22.22.01.18]. Dựa vào kết quả phân tích, đối sánh hàng năm, Nhà
trường đã lập báo cáo đánh giá từ đó dự đoán thời gian tốt nghiệp trung bình của tất cả
các CTĐT, kết quả được thể hiện trong bảng 22.02. Thời gian tốt nghiệp trung bình
của sinh viên Nhà trường được thể hiện trong kế hoạch nhiệm vụ về đào tạo năm học,
trong kế hoạch nhiệm vụ năm học của Nhà trường [H22.22.01.09], [H22.22.01.19].
Nhà trường chỉ đạo các khoa, hệ thống cố vấn học tập sau khi có điểm thi của từng kỳ
cần rà soát theo dõi xem những sinh viên có nguy cơ tốt nghiệp không đúng tiến độ để
thông báo cho sinh viên nhằm giúp sinh viên lập phương án thích hợp để có thể tốt
nghiệp trong thời hạn tối đa được phép học theo chương tình, hạn chế sinh viên bỏ học
ở mức thấp nhất.[H22.22.01.17].
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7
Tiêu chí 22.3. Khả năng có việc làm của người học tốt nghiệp của tất cả các
CTĐT được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến.
Việc xác định tỷ lệ có việc làm của người học đã được Nhà trường xác định
trong kế hoạch nhiệm vụ năm học, nhiệm vụ về đào tạo hằng năm [H22.22.01.09],
trong kế hoạch đào tạo năm học của Nhà trường [H22.22.01.19]. Kế hoạch này cũng

262
được BGH chỉ đạo đến từng đơn vị tại phiên họp giao ban tháng 9 hàng năm
[H22.22.01.17].
Phòng Quản lý chất lượng là đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì và phối hợp với
các khoa chuyên ngành theo dõi giám sát việc làm của người học sau khi tốt nghiệp
[H22.22.01.16]. Nhằm điều chỉnh chương trình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu thực
tế của xã hội, Nhà trường khảo sát việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp giai đoạn
2015-2019 [H22.22.03.01] [H22.22.03.02]; kết quả khảo sát được thể hiện trên bảng
22.5. Nhà trường đã xây dựng hệ thống các văn bản quy định việc theo dõi giám sát tỷ
lệ có việc làm của người học như: Quy định sử dụng phần mềm, Quy định chức năng
nhiệm vụ của các đơn vị [H22.22.01.16].
Báo cáo tình trạng có việc làm của sinh viên sau khi ra trường cho thấy tỷ lệ
sinh viên có việc làm sau 01 năm tương đối cao, thể hiện qua bảng 22.04:
Bảng 22.4. Tình hình có việc làm của sinh viên sau 1 năm ra trường
TT Ngành đào tạo 2015 2016 2017 2018 2019

1 Kế toán 66.7 91.7 100 94.5 93.8

2 Tài chính Ngân hàng 100 50 75 80

3 Quản trị kinh doanh 80.0 66.7 87.5 83.3

4 CNKT Xây dựng 100 88.9 77.8 80

5 Công nghệ thông tin 100 83.3 100 80.0 75

6 Quản lý đất đai 91.7 85.7 89.7 87

7 Luật kinh tế 90

8 Điều dưỡng 100

Trung bình 73.3 88.4 88.9 90.1 90

Qua thống kê về tỷ số sinh viên tốt nghiệp có việc làm từ năm 2015 đến 2019 của
phần lớn các ngành đều đạt trên 85% trở lên. Tỷ lệ sinh viên có việc làm đúng ngành
sau 01 năm ra trường được thể hiện qua bảng 22.05.
Bảng 22.5. Tỷ lệ việc làm đúng ngành của sinh viên sau 1 năm ra trường
TT Ngành đào tạo 2015 2016 2017 2018 2019

1 Kế toán 16.7 27.3 25 25 20.0

2 Tài chính Ngân hàng 33.3 66.7 33.3 50

3 Quản trị kinh doanh 25.0 50 28.6 20.0


263
TT Ngành đào tạo 2015 2016 2017 2018 2019

4 CNKT Xây dựng 16.7 25 28.6 25.0

5 Công nghệ thông tin 50.0 40 20 25 33.3

6 Quản lý đất đai 36.4 16.7 22.9 20.0

7 Luật kinh tế 19.2

8 Điều dưỡng 100.0

Trung bình 27.3 35.35 25 25.7 26.4

Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ sinh viên có việc làm đúng ngành sau 1 năm ra
trường từ năm 2015 đến 2019 đều đạt từ 23% trở lên, chủ yếu sinh viên sau ra trường
có việc làm ở vị trí gần đúng chuyên ngành đào tạo [H22.22.03.03].
Tỷ lệ SV có việc làm sau 03 năm ra trường được thể hiện qua bảng 22.06.
Bảng 22.6. Tình hình việc làm đúng ngành của sinh viên sau 3 năm ra trường
TT Ngành đào tạo 2015 (%) 2016 (%)

1 Kế toán 83.3 81.8

2 Tài chính Ngân hàng 100 100

3 Quản trị kinh doanh 100

4 Công nghệ KTXD 83.3

5 Công nghệ thông tin 100 80

6 Quản lý đất đai 81.8

Trung bình 94.4 87.8

Kết quả khảo sát cho thấy sau 03 năm ra trường tỷ lệ sinh viên có việc làm
đúng ngành đều đạt trên 85% [H22.22.03.03].
Nhà trường đã thực hiện đối sánh tỷ lệ có việc làm ở cựu người học khóa trước
với khóa sau cùng CTĐT, giữa các CTĐT [H22.22.03.04]. Đồng thời thực hiện đối
sánh tỷ lệ có việc làm của sinh viên Nhà trường với Trường Đại học Đại Nam (qua
báo cáo tự đánh giá của Đại học Đại Nam), kết quả đối sánh cho thấy tỷ lệ có việc làm
của Nhà trường khá tương đồng với các trường được đối sánh [H22.22.03.04].
Hàng năm, Nhà trường thực hiện khảo sát các đơn vị sử dụng lao động về chất
lượng sinh viên tốt nghiệp, trong đó mức độ đáp ứng công việc của người học đạt trên
80%, các doanh nghiệp tương đối hài lòng về chất lượng cựu sinh viên Trường Đại

264
học Thành Đông đang làm việc tại đó. [H22.22.03.05] [H22.22.03.06]. Ngoài ra Nhà
trường đã thực hiện đối sánh tỷ lệ có việc làm năm 2017 với trường đại học Brown/
Mỹ, kết quả cho thấy tỷ lệ có việc làm của cựu sinh viên trường Đại học Thành Đông
khá cao so với trường đã được đối sánh. [H22.22.03.04].
Để nâng cao khả năng làm việc của sinh viên sau khi ra trường, Nhà trường tổ
chức buổi hội thảo về “khởi nghiệp” tư vấn hướng nghiệp cho người học
[H22.22.03.07], ký hợp đồng với các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước… để
hỗ trợ sinh viên thực tập nghề nghiệp có cơ hội được tuyển dụng sau khi ra trường
hoặc thi năng lực tiếng Nhật, tiếng Đức giúp sinh viên có chứng chỉ ngoại ngữ để có
cơ hội làm việc tại các công ty của Nhật Bản, CHLB Đức tại Việt Nam
[H22.22.03.08]. Năm 2015, Trường Đại học Thành Đông ký kết hợp tác với Senmon
Kyouiky Publishing Co., Ltd. về việc tổ chức thi chứng chỉ tiếng Nhật tại Trường Đại
học Thành Đông; năm 2016, ký hợp đồng với Xí nghiệp Tài nguyên Môi trường 4 -
Tổng công ty Tài nguyên và Môi trường Việt Nam; năm 2017 ký kết hợp tác với Tập
đoàn Korian (CHLB Đức) về việc hợp tác đào tạo cử nhân Điều dưỡng để sang CHLB
Đức làm việc; năm 2018, ký hợp đồng về nguyên tắc đào tạo thực hành với Bệnh viện
Y học cổ truyền tỉnh Hải Dương, Bệnh viện Phụ sản Hải Dương, Bệnh viện Đa khoa
tỉnh Hải Dương, Bệnh viện Nhi Hải Dương và Bệnh viện Phúc Lâm; năm 2019, ký
hợp đồng hợp tác toàn diện với Tập đoàn Medlatec [H22.22.03.08].
Nhà trường đã xây dựng cổng thông tin của sinh viên [H22.22.03.09], fanpage
việc làm [H22.22.03.10] với mong nuốn giúp sinh viên có thêm kênh thông tin để tìm
kiếm việc làm phù hợp với năng lực, nhu cầu của bản thân ngay sau khi tốt nghiệp,
thông qua cổng thông tin việc làm, fanpage sinh viên sẽ nắm được các thông tin liên
quan đến thực tập và được hướng dẫn rõ ràng; sinh viên có thể tìm kiếm việc làm theo
chuyên môn hay làm bán thời gian với các vị trí tuyển dụng phù hợp; cổng thông tin
việc làm cũng cung cấp địa chỉ kết nối các doanh nghiệp với nhiều lĩnh vực phong
phú. Lãnh đạo Nhà trường, các khoa chuyên môn, giảng viên giúp sinh viên tìm kiếm
nơi thực tập tốt nghiệp và giới thiệu việc làm cho sinh viên bằng các mối quan hệ quen
biết v.v…
Hàng năm, Phòng Quản lý chất lượng triển khai việc khảo sát để tìm hiểu tình
hình việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp [H22.22.03.02]. Phòng Quản lý chất
lượng chịu trách nhiệm tiến hành tổng hợp, đối sánh kết quả đã khảo sát
[H22.22.03.03]. Kết quả này giúp nhà trường kịp thời có những kế hoạch phù hợp để
tăng cường khả năng có việc làm của sinh viên. Đây là một trong những kênh thông
tin quan trọng để Nhà trường nhận được những phản hồi của người học, người sử dụng

265
lao động về sự đáp ứng của CTĐT đối với nhu cầu thực tiễn. Kết quả khảo sát được
gửi về các đơn vị để cùng tìm ra các giải pháp phù hợp giúp Nhà trường kịp thời có
những kế hoạch phù hợp để tăng cường khả năng có việc làm của sinh viên. Một trong
những biện pháp giúp sinh viên tự tin khẳng định mình trong công việc và trau dồi các
kỹ năng cần thiết khi ứng tuyển, Nhà trường đã bổ sung các môn kỹ năng mềm vào
CTĐT ở năm cuối như: Kỹ năng tuyển dụng, Kỹ năng trả lời Phỏng vấn, Kỹ năng soạn
thảo văn bản… [H22.22.03.11], tổ chức các buổi hướng nghiệp cho sinh viên
[H22.22.03.08]. Nhờ sự tích cực rà soát, cải tiến công tác tìm kiếm việc làm cho sinh
viên, với nhiều hình thức hỗ trợ giúp sinh viên tìm việc làm sau khi tốt nghiệp, do đó
tỷ lệ tìm được việc làm sau 1 năm tốt nghiệp của sinh viên đạt tỷ lệ cao trên 80% và
được thể hiện qua bảng 22.04.
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7
Tiêu chí 22.4. Mức độ hài lòng của các bên liên quan về chất lượng của
người học tốt nghiệp được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến.
Việc xác lập dự đoán mức độ hài lòng của cựu người học, giảng viên, nhà sử
dụng lao động và cán bộ quản lý về chất lượng của người học tốt nghiệp ở tất cả các
CTĐT đã được Nhà trường xác định trong kế hoạch nhiệm vụ năm học về đào tạo
hàng năm [H22.22.01.19], trong kế hoạch đào tạo năm học của Nhà trường
[H22.22.01.09]. Định kỳ hàng năm, phòng Quản lý chất lượng xây dựng kế hoạch
khảo sát lấy ý kiến đánh giá mức độ hài lòng của cựu sinh viên, giảng viên, cán bộ
quản lý và đơn vị tuyển dụng về khả năng chuyên môn và mức độ đáp ứng công việc;
mức độ hài lòng của các nhà tuyển dụng; các hoạt động phong trào để Nhà trường đưa
ra các biện pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng đào tạo [H22.22.03.01].
Nhà trường đã ban hành quy trình khảo sát và bộ tiêu chí đánh giá các đối
tượng liên quan tại Hướng dẫn số 93/HD-ĐHTĐ ngày 23/04/2015 về việc hướng dẫn
quy trình tổ chức lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan [H22.22.03.01]. Tất cả
việc khảo sát lấy ý kiến các bên liên quan trong quá trình đánh giá đều được thực hiện
nghiêm túc theo đúng quy trình cụ thể: (1) Phổ biến cho các bên liên quan về mục
đích, nội dung lấy ý kiến phản hồi; (2) Phát phiếu cho các bên liên quan và hướng dẫn
các bên liên quan đến thông tin và trả lời phiếu; (3) Kiểm tra, giám sát việc trả lời các
câu hỏi; (4) Thu phiếu, kiểm phiếu.
* Phương pháp: Phân tích số liệu, báo cáo và phản hồi kết quả khảo sát: (1)
Giao phiếu cho cán bộ nhập liệu; (2) Nhập số liệu; (3) Viết báo cáo kết quả phân tích;
(4) Tổng hợp kết quả phản hồi và gửi đến các đơn vị liên quan trong Nhà trường, Hiệu
trưởng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị; (5) Lưu trữ và bảo mật kết quả khảo sát; (6) Tiếp
266
nhận các ý kiến phản hồi của các bên liên quan trong Nhà trường (nếu có) để xử lý
hoặc báo cáo Hiệu trưởng các phương án xử lý (nếu cần);
* Cải tiến chất lượng sau lấy ý kiến phản hồi: (1) Tiếp nhận ý kiến phản hồi từ
các bên liên quan về phiếu lấy ý kiến phản hồi; (2) Họp rà soát, đánh giá dựa trên ý
kiến phản hồi của các bên liên quan; (3) Lập kế hoạch cải tiến chất lượng lấy ý kiến
phản hồi sau rà soát, đánh giá.
Năm 2015, Nhà trường đã rà soát và ban hành hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến
phản hồi các bên liên quan - khảo sát phiếu giấy: khảo sát qua bảng hỏi, phỏng vấn,
gọi điện thoại với công cụ là các mẫu phiếu khảo sát trong đó có các tiêu chí đo lường
sự hài lòng của các bên liên qua cho từng lĩnh vực, các tiêu chí đánh giá sự hài lòng về
chất lượng tốt nghiệp của người học [H22.22.04.01].
Về cơ chế giám sát và sử dụng thông tin phản hồi về mức độ hài lòng của các
bên liên quan về chất lượng của người học sau khi tốt nghiệp, hiện tại Nhà trưởng
chưa có quy trình cụ thể song đã và đang thực hiện hoạt động khảo sát và triển khai
khảo sát các đơn vị uy tín.
Nhà trường đã thực hiện khảo sát, đánh giá về mức độ hài lòng của các bên liên
quan về chất lượng người học sau khi tốt nghiệp cụ thể: khảo sát cựu sinh viên
[H22.22.03.02], các đơn vị sử dụng lao động [H22.22.04.02] về chất lượng của người
học sau khi tốt nghiệp đã và đang làm việc tại đơn vị nhằm giúp Nhà trường đánh giá
mức độ phù hợp của các CTĐT và CĐR đã được thiết kế với các yêu cầu thực tiễn của
các bên liên quan, qua đó giúp Nhà trường có thêm cơ sở để có những điều chỉnh, cải
tiến về CĐR và CTĐT trong đợt rà soát tiếp theo nhằm không ngừng nâng cao chất
lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội. Ngoài ra, khảo sát ý kiến của sinh viên tốt
nghiệp còn giúp Trường/Khoa tìm hiểu được những thông tin cơ bản về CTĐT và
khóa học, những kiến thức và kỹ năng cần bổ sung cho sinh viên.
Tất cả các dữ liệu sau khi thu thập được phòng Quản lý chất lượng lập báo cáo
khảo sát, báo cáo đối sánh kết quả của các loại khảo sát gửi HĐQT, BGH và các đơn
vị liên quan để có một cái nhìn tổng quan hơn về hiệu quả công tác cải tiến
[H22.22.03.06]. Báo cáo tổng kết về mức độ hài lòng về chất lượng của người học của
các bên liên quan cho thấy mức độ hài lòng trên 85%, trong đó tỷ lệ hài lòng của nhà
tuyển dụng về các kỹ năng của sinh viên sau khi tốt nghiệp trên 85% [H22.22.03.06].
Trên cơ sở thông tin khảo sát mức độ hài lòng của các bên liên quan về chất lượng
người học, Nhà trường đã tổng hợp, phân tích kết quả để thấy được những yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng của sản phẩm đào tạo, từ đó đưa ra các biện pháp cải tiến nhằm
nâng cao chất lượng của người học sau khi tốt nghiệp .
267
Việc đối sánh mức độ hài lòng của các bên liên quan về chất lượng người học
sau khi tốt ngiệp đã được Nhà trường thực hiện đối với khóa tốt nghiệp trước với khóa
tốt nghiệp sau của tất cả các CTĐT trong Nhà trường từ năm 2015 - 2019
[H22.22.04.03].
Dựa trên thông tin khảo sát, qua việc đối sánh mức độ hài lòng của các bên liên
quan về chất lượng người học sau khi tốt nghiệp, Nhà trường đã thực hiện cải tiến
nhằm nâng cao mức độ hài lòng của các bên liên quan như nâng cao chất lượng giảng
dạy [H22.22.04.05] [H22.22.04.06], đổi mới CTĐT, bổ sung các môn kỹ năng, môn
thực hành nghiệp vụ [H22.22.01.03], đầu tư phòng thí nghiệm, nâng cấp cơ sở vật chất
[H22.22.04.07] đưa sinh viên đi thực tế tại các doanh nghiệp, khách sạn, thường xuyên
liên hệ với các doanh nghiệp để xây dựng mối quan hệ và hợp tác về đào tạo
[H22.22.03.08], rà soát lại chương trình cho phù hợp [H22.22.04.08].
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7
Đánh giá chung về tiêu chuẩn 22:
2. Tóm tắt các điểm mạnh
a. Hệ thống theo dõi, giám sát, quản lý kết quả học tập của sinh viên được tin
học hóa qua hệ thống phần mềm CssTrainPro. Sinh viên có thể tra cứu trực tiếp kết
quả học tập từ khi vào trường đến khi tốt nghiệp thông qua tài khoản cá nhân.
b. Hàng năm, khi lập kế hoạch đào tạo, Nhà trường đã xác lập, dự đoán tỷ lệ tốt
nghiệp, bỏ học, thôi học, dự đoán thời gian tốt nghiệp trung bình và dự đoán khả năng
có việc làm của sinh viên sau khi ra trường. Qua đó, giúp Nhà trường giám sát, cải tiến
được số lượng và chất lượng của sinh viên tốt nghiệp, cải tiến tình hình việc làm của
sinh viên.
c. Nhà trường xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu người học từ tuyển sinh đầu
vào, kết quả học tập và rèn luyện, kết quả học lại, thi lại, tình hình tốt nghiệp, tình hình
việc làm và chất lượng sinh viên tốt nghiệp.
d. Các đối sánh về kết quả học tập, tình hình bỏ học, thôi học, tình hình tốt
nghiệp, tình hình việc làm cùng hệ thống khảo sát ý kiến các bên liên quan là cơ sở
giúp Nhà trường có những biện pháp cải tiến tình hình học tập, tốt nghiệp và việc làm
của sinh viên ra trường có hiệu quả.
e. Sinh viên sau khi ra trường có việc làm ngay và đáp ứng được nhu cầu của
các bên liên quan. Tỷ lệ sinh viên có việc làm và làm việc đúng chuyên ngành đào tạo

268
sau 01 năm và 03 năm ra trường đạt cao (trên 80%). Trên 85% ý kiến của các bên liên
quan hài lòng về chất lượng của người học tốt nghiệp.
3. Tóm tắt các điểm tồn tại
a. Số phiếu thu lại của một số khoa còn thấp. Tỷ lệ phiếu có giá trị thống kê chưa cao.
b. Qua khảo sát, sinh viên của trường rất năng động nhưng còn một số sinh viên
mất cơ hội việc làm do thiếu kỹ năng trả lời phỏng vấn và kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc
4. Kế hoạch cải tiến
Thời gian
Đơn vị/ cá thực hiện
TT Mục tiêu Nội dung
nhân thực hiện (bắt đầu, hoàn
thành)
1 Khắc Phòng Quản lý chất lượng phối hợp với P. Quản lý chất Từ năm học
phục tồn các khoa cải tiến biểu mẫu khảo sát. Tạo lượng, các khoa 2020 - 2021
tại a các qua nhóm Zalo, Facebook

2 Khắc Tổ chức hội thảo về khởi nghiệp để tập Phòng Quản lý Tổ chức hàng
phục tồn huấn cho sinh viên các kỹ năng trả lời đào tạo, các năm
tại b phỏng vấn và kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin khoa
việc, giúp sinh viên tăng cơ hội tìm kiếm
việc làm.

3 Phát huy Cải tiến hệ thống giám sát theo dõi quản Phòng Từ năm học
điểm lý kết quả học tập của sinh viên được tin 2015 - 2016
mạnh a học hóa qua hệ thống phần mềm
CcsTrainPro

4 Phát huy Duy trì việc xác lập, dự đoán tỷ lệ tốt Phòng Quản lý Hàng năm
điểm nghiệp, thôi học, bỏ học, dự đoán thời đào tạo
mạnh b gian tốt nghiệp trung bình và dự đoán khả
năng có việc làm của sinh viên ra trường
khi xây dựng kế hoạch đào tạo. Qua đó
giúp nhà trường giám sát, cải tiến số
lượng và chất lượng sinh viên tốt nghiệp,
cải tiến tình hình việc làm của sinh viên
được tốt hơn

5 Phát huy Cải tiến các phần mềm, cải tiến cách làm Phòng Quản lý
điểm của đội ngũ nhân viên hỗ trợ nhằm duy đào tạo
mạnh c trì có hiệu quả hệ thống cơ sở dữ liệu

269
người học từ tuyển sinh đầu vào, kết quả
học tập và rèn luyện, kết quả học lại, thi
lại, tình hình tốt nghiệp, tình hình việc
làm và chất lượng sinh viên tốt nghiệp

6 Phát huy Đối sánh về kết quả học tập, tình hình bỏ Phòng Quản lý Hàng năm
điểm học, thôi học, tình hình tốt nghiệp, tình đào tạo
mạnh d hình việc làm cũng hệ thống khảo sát ý
kiến các bên liên quan làm cơ sở giúp
Nhà trường có những biện pháp cải tiến
tình hình học tập, tốt nghiệp và việc làm
của sinh viên ra trường hiệu quả.

7 Phát huy Triển khai tốt hội thảo khoa học, trong Phòng Quản lý Hàng năm
điểm việc khảo sát ý kiến nhà tuyển dụng, ý chất lương, các
mạnh e kiến sinh viên tốt nghiệp giúp Nhà khoa
trường, khoa tìm hiểu những thông tin cơ
bản về CTĐT và khóa học, những kiến
thức kỹ năng cần bổ sung giúp sinh viên
sau khi ra trường nhanh chóng tìm được
việc làm và sớm thích nghi với công việc.
Sinh viên ra trường có việc làm ngay với
tỷ lệ ngày càng tăng. Đáp ứng như cầu
của các bên liên quan

5. Mức đánh giá

Tiêu chuẩn/Tiêu chí Mức đánh giá

Tiêu chuẩn 22 5/7

Tiêu chí 22.1 5/7


Tiêu chí 22.2 5/7
Tiêu chí 22.3 5/7

Tiêu chí 22.4 5/7

270
Tiêu chuẩn 23. Kết quả nghiên cứu khoa học
1. Mô tả
Tiêu chí 23.1. Loại hình và khối lượng nghiên cứu của đội ngũ giảng viên và cán
bộ nghiên cứu được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến
Thực hiện sứ mạng, tầm nhìn và Chiến lược phát triển, Hiệu trưởng Trường Đại
học Thành Đông đã phê duyệt Kế hoạch KHCN của Trường giai đọan 2015 - 2019.
Năm 2015, Nhà trường đã ban hành Quy định hoạt động NCKH của cán bộ, giảng
viên. Văn bản quy định rõ các hình thức hoạt động khoa học công nghệ, NCKH, biên
soạn giáo trình, tài liệu tham khảo đồng thời quy định chức năng nhiệm vụ của các
đơn vị, cá nhân trong iệc thực hiện, kiểm tra, rà soát công tác NCKH [H.23.23.01.01].
Quy định chế độ làm việc, NCKH của cán bộ, giảng viên; định mức NCKH ứng với
mỗi vị trí công việc, học hàm học vị khác nhau. Ví dụ Giáo sư, GVCC: 140 giờ chuẩn;
PGS, giảng viên chính, tiến sĩ: 120 giờ chuẩn; thạc sĩ: 100 giờ chuẩn; cử nhân 90 giờ
chuẩn… [H23.23.01.02].
Trường có hệ thống theo dõi, giám sát các hoạt động NCKH của đội ngũ giảng
viên và cán bộ thông qua các quy định, quy trình hướng dẫn, chính sách khuyến khích,
kinh phí đầu tư cho NCKH, tiêu chí, quy trình để đánh giá hoạt động NCKH cụ thể.
Thông qua hệ thống văn bản được công khai trên website của Nhà trường, các đơn vị,
khoa, viện thực hiện cơ chế “tự giám sát”. Công tác theo dõi giám sát, nghiệm thu các
hoạt động NCKH được thực hiện bởi phòng ĐT – NCKH và phòng ĐTSĐH & HTQT
chủ trì kết nối với đối tác trong nước, ngoài nước, học viên cao học và NCS. Phòng
Quản lý chất lượng chủ trì việc giám sát, đánh giá công tác NCKH của đơn vị, cá nhân
toàn trường [H23.23.01.03]. Cơ sở dữ liệu được cập nhật và lưu trữ theo thông tư
27/2016/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy định thời hạn bảo quản tài
liệu chuyên môn, nghiệp vụ của ngành Giáo dục.
Nhà trường thường xuyên cập nhật hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về
NCKH để thực hiện và đăng tải trên website www.thanhdong.edu.vn [H23.23.01.04].
Dựa trên Chiến lược phát triển KHCN, Kế hoạch NCKH giai đoạn 2015-2019
[H23.23.01.01], Nhà trường xây dựng quy trình về quản lí hoạt động khoa học công
nghệ và hướng dẫn quản lý thực hiện đề tài NCKH các cấp, cụ thể là: Quy trình xây
dựng và đề xuất các hoạt động NCKH chỉ rõ từ việc xác định danh mục đề tài NCKH,
tổ chức thực hiện và nghiệm thu các đề tài NCKH; lập dự toán kinh phí theo Quy chế
chi tiêu nội bộ và quy định sử dung thiết bị tài sản cho NCKH [H23.23.01.05]. Hàng
năm, xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí NCKH cho cán bộ, giảng viên trình Hiệu
trưởng phê duyệt [H23.23.01.06]. Trường đã ban hành Quyết định thành lập Hội đồng
271
khoa học và Đào tạo (HĐKH&ĐT), quy chế hoạt động của Hội đồng; đồng thời ban
hành bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả NCKH làm cơ sở đánh giá chất lượng các đề tài
NCKH [H23.23.01.07]. Nguồn dữ liệu về loại hình và khối lượng NCKH của cán bộ
và giảng viên được cập nhật hàng năm, được lưu trữ bằng bản cứng tại Phòng ĐT -
NCKH và được đưa lên trang thông tin điện tử Nhà trường[H23.23.01.08]. Năm 2019,
Đại học Thành Đông đánh giá kết quả đạt được và xác định những tồn tại trong NCKH
giai đoạn 2015 – 2019, lập bảng đối sánh KPIs NCKH của giảng viên và sinh viên
[H23.23.01.09].
Bảng 23.1. Một số chỉ tiêu NCKH của giảng viên giai đoạn 2015 - 2019

THỰC HIỆN CÁC NĂM Tổng


TT KPIs
2015 2016 2017 2018 2019 số
Tổng số đề tài NCKH
1 6 8 10 10 12 46
cấp (cơ sở )

Tổng số đề tài NCKH


2 6 6 1 2 1 16
cấp tỉnh, bộ (tham gia)

Bài báo đăng trong tạp


3 6 5 5 5 8 29
chí khoa học quốc tế

Bài báo đăng trong tạp


4 7 8 10 12 14 51
chí trong nước

Số lượng giáo trình/


5 bài giảng /sách tham 13 11 10 16 17 67
khảo

Hội thảo Quốc tế&


6 4 5 5 6 8 28
trong nước

7 ĐT giảng viên (tiến sĩ) 0 0 1 1 1 3


ĐT giảng viên (thạc
8 0 3 3 2 2 10
sĩ)

Chứng chỉ chuyên


9 5 12 15 10 6 48
ngành

272
Các phòng chức năng đã hướng dẫn về việc thu thập thông tin phản hồi các bên
liên quan về chất lượng hoạt động NCKH của giảng viên và cán bộ.Việc khảo sát lấy ý
kiến được thực hiện thông qua phiếu khảo sát [H23.23.01.10]. Phòng ĐT – NCKH chủ
trì phối hợp với phòng ĐTSĐH & HTQT, phòng QLCL tổ chức khảo sát, lấy ý kiến
của các bên liên quan, tổng hợp, xử lý số liệu và báo cáo Hiệu trưởng [H23.23.01.11].
Kết quả khảo sát được phân tích và sử dụng làm cơ sở cho việc đề xuất những chính
sách thúc đẩy nghiên cứu khoa học trong các năm tiếp theo.
Nhà trường đã thực hiện việc đối sánh về loại hình, khối lượng và chất lượng
NCKH của giảng viên và cán bộ nghiên cứu với Trường Đại học Đà Lạt và trường Đại
học Đại Nam (Theo báo cáo tự đánh giá), kết quả đối sánh cho thấy số lượng các bài
báo và các trích dẫn của Trường Đại học Thành Đông tương đương so với Trường Đại
học Đại Nam*[H23.23.01.12].
Bảng 23.2. Đối sánh số lượng đề tài NCKH giai đoạn (2015 –2019) của giảng viên
các Trường Đại học Thành Đông– Đại học Đại Nam – Đại học Đà Lạt
Tên trường Số lượng bài Loại hình nghiên cứu
báo

Đại học Thành Đông 212 - Tạp chí, kỷ yếu hội thảo
- Sách/bài giảng/giáo trình
- Đề tài
Đại học Đại Nam 20 - Tạp chí, kỷ yếu hội thảo
- Sách/bài giảng/giáo trình
- Đề tài
Đại học Đà Lạt 656 - Tạp chí, kỷ yếu hội thảo
- Sách/bài giảng/giáo trình
- Đề tài, sáng chế

Nhà trường đã có kế hoạch để tăng số lượng và chất lượng các hoạt động
NCKH của đội ngũ giảng viên.Từ năm học 2017-2018, Trường đã tiến hành đánh giá
chất lượng và khối lượng nghiên cứu khoa học theo chỉ số KPIs. Giảng viên các khoa
được đánh giá về số lượng và chất lượng NCKH thông qua KPIs. Hoạt động NCKH
của cá nhân và tập thể được quy định bởi các mức điểm cụ thể trong KPIs. Các biên
bản họp HĐKH&ĐT về rà soát điều chỉnh KPIs hàng năm được sử dụng để lập kế
hoạch NCKH năm tiếp theo [H23.23.01.13]. Nhà trường luôn khuyến khích cán bộ,
giảng viên công bố kết quả NCKH trên các tạp chí trong và ngoài nước với chế độ hỗ
trợ kinh phí cho các bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học quốc tế là 50 giờ

273
chuẩn/bài và áp dụng định mức NCKH 17 giờ chuẩn/bài báo đăng trên tạp chí chuyên
ngành, 25 giờ chuẩn/bài báo đăng trên ký yếu hội thảo quốc gia, quốc tế…
[H23.23.01.14]. Nhà trường đã liên kết với Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông
phát hành tập san khoa học công nghệ, phát hành 3 tháng/lần [H23.23.01.15]. Hàng
năm HĐQT nhà trường tiến hành đầu tư cơ sở vật chất phục vụ NCKH
[H23.23.01.16]. Năm 2018, Hiệu trưởng thành lập các nhóm nghiên cứu tiềm năng
khoa CNTT, nhóm nghiên cứu mạnh khoa Y Dược [H23.23.01.17] và ban hành Quy
định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Trường Đại học Thành Đông [H23.23.01.18].
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7
Tiêu chí 23.2. Loại hình và khối lượng nghiên cứu của người học được xác
lập, giám sát và đối sánh để cải tiến.
Trường đại học Thành Đông luôn cập nhật các VBQPPL liên quan đến hoạt
động NCKH của sinh viên; phổ biến các quy định hoạt động KHCN, kế hoạch 5 năm
của trường đến sinh viên các khoa và đăng tải trên website www.thanhdong.edu.vn;
[H23.23.02.01]. Trên cơ sở đó, Nhà trường ban hành Quy định quản lý hoạt động
nghiên cứu NCKH của sinh viên đã chỉ rõ các loại hình hoạt động nghiên cứu, số
lượng và chất lượng NCKH mà người học phải thực hiện [H23.23.02.02]
Để theo dõi, giám sát các hoạt động NCKH của sinh viên, Trường đã ban hành
Quy trình quản lý hoạt động NCKH của sinh viên với các hướng dẫn, biểu mẫu rõ
ràng về đăng ký NCKH, thực hiện nghiên cứu, sử dụng kinh phí, lập dự toán, hướng
dẫn thủ tục báo cáo nghiệm thu… Việc tổ chức thực hiện, nghiệm thu đề tài NCKH
của sinh viên được thực hiện bởi các khoa chuyên môn. Phòng ĐT –NCKH là đơn vị
chủ trì xây dựng chính sách, sơ kết, tổng kết hoạt động NCKH hàng năm. Phòng Quản
lý chất lượng có nhiêm vụ giám sát việc thực hiện của các khoa và phòng Đào tạo. …
[H23.23.02.03]; Kế hoạch và dự toán kinh phí đề tài NCKH trong sinh viên hàng năm
được Hiệu trưởng phê duyệt [H23.23.02.04]. Năm 2017, nhằm khuyến khích công tác
NCKH của sinh viên, Trường Đại học Thành Đông đã ban hành Quy định chính sách
hỗ trợ kinh phí NCKH cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh
[H23.23.02.05], cụ thể:
+ Sinh viên đạt giải cấp Trường: Giải nhất được cộng từ 0,1 đến 0,3 điểm; sinh
viên có bài báo NCKH đăng trong tạp chí khoa học công nghệ được cộng điểm tốt
nghiệp 0,5 điểm.
+ Kinh phí hỗ trợ sinh viên nghiên cứu khoa học tăng từ 2 triệu đồng/đề tài năm
2015 lên 3 triệu đồng/đề tài năm 2017 đã khuyến khích sinh viên.

274
Nhà trường giao nhiệm vụ cho các đơn vị liên quan quản lý, hỗ trợ công tác
NCKH của sinh viên bằng quy trình cụ thể [H23.23.02.06]. Dữ liệu về loại hình và
khối lượng NCKH của sinh viên được cập nhật hàng năm và được lưu trữ bằng bản
cứng tại ĐT-NCKH và được đưa lên trang thông tin điện tử nhà trường
[H23.23.02.07]. Nhà trường tiến hành đối sánh về NCKH của sinh viên với các tiêu
chí ngành nghề, số lượng, chất lượng và kinh phí hỗ trợ hàng năm trong kỳ đánh giá
2015 - 2019 [H23.23.02.08].
Việc thu thập các thông tin phản hồi về chất lượng NCKH của người học được
thực hiện thông qua các phiếu đánh giá của giảng viên hướng dẫn, sinh viên và đơn vị
sử dụng lao động. Chất lượng NCKH của người học còn được thể hiện qua kết quả
nghiệm thu các đề tài sinh viên, các hội nghị NCKH sinh viên và thông qua kết quả
hội đồng nghiệm thu [H23.23.02.09]. Các thông tin phản hồi về chất lượng NCKH của
người học được thu thập, phân tích đánh giá làm cơ sở xét thi đua khen thưởng cho
sinh viên cũng như việc đầu tư cơ sở vật chất của Nhà trường [H23.23.02.10].
Nhà trường đã thực hiện việc đối sánh về loại hình, khối lượng và chất lượng
NCKH của sinh viên với sinh viên Trường Đại học Đại Nam và Đại học Đà Lạt, kết
quả đối sánh cho thấy kinh phí hỗ trợ, loại hình, số lượng NCKH sinh viên của Trường
Đại học Thành Đông tương đương *[H23.23.02.11].
Bảng 23.3. Đối sánh số lượng, loại hình NCKH của sinh viên
giai đoạn 2015 – 2019
Tên trường Số lượng Kinh phí hỗ trợ Loại hình nghiên cứu
đề tài (triệu đồng)
Đại học Thành Đông - Đề tài NCKH
95 380 - Luận án, Đồ án
Đại học Đại Nam 94 72,0 - Đề tài NCKH
3 - Luận án, Đồ án
Đại học Đà Lạt 180 545, - Đề tài NCKH
7 - Luận án, Đồ án
Hoạt động NCKH của sinh viên luôn được cải tiến: Ngoài việc chuẩn hóa quy
trình các biểu mẫu về quản lý hoạt động NCKH của sinh viên [H23.23.02.03]; Nhà
trường còn cải tiến công tác hành chính: Hệ thống hóa các quy định, các thể lệ thành
các hướng dẫn chi tiết giúp sinh viên, giảng viên hướng dẫn thuận lợi trong quá trình
thực hiện, hoàn tất đề tài. Cải tiến công tác tổ chức, nhân sự: Phó chủ nhiệm các khoa
phụ trách công tác NCKH sinh viên, thực hiện tổ chức, giám sát, hỗ trợ hoạt động sinh
viên NCKH. Phòng GDCT&CTSV, ĐTN, chủ trì và triển khai các hoạt động, chương
275
trình có gắn liền với tiêu chí về NCKH. Các đơn vị trên có sự phối hợp đồng bộ dưới
sự chỉ đạo của BGH tạo nên hệ thống chuyên trách duy trì, thúc đẩy và tiếp tục phát
triển hoạt động NCKH của Sinh viên. Về tài chính, tăng định mức khen thưởng cho
những SV đạt thành tích cao trong NCKH và các cuộc thi các cấp vì vậy số lượng sinh
viên tham gia NCKH cũng như số đề tài NCKH cấp Trường ngày càng tăng. Nhà
trường còn có chính sách khen thưởng cho thành tích NCKH của người học như cấp
giấy khen và giấy chứng nhận sinh viên NCKH, được cộng thêm điểm thưởng vào
điểm rèn luyện của học kỳ để làm căn cứ xét cấp học bổng và xếp loại thi đua; được
cộng thêm 0,5 điểm cho đề tài học viên cao học được đăng trên tập san khoa học của
Nhà trường. Về tài chính, tăng định mức khen thưởng cho những sinh viên đạt thành
tích cao trong NCKH và các cuộc thi học thuật các cấp [H23.23.02.12]. Hàng năm nhà
trường đầu tư cơ sở vật chất phục vục NCKH [H23.23.02.13]. Năm 2019, Trường Đại
học Thành Đông đã thành lập quỹ khuyến học, khuyến tài và phát triển khoa học công
nghệ [H23.23.02.14].
Bảng 23.4. Một số chỉ tiêu NCKH của người học giai đoạn 2015 – 2019

Năm học Đồ án tốt Luận văn Số lượng đề tài


nghiệp Thạc sĩ cấp cơ sở

2018 - 2019 133 148 23


2017 - 2018 100 93 21

2016 - 2017 204 66 18

2015 - 2016 114 - 18


2014 - 2015 36 - 15

Tổng 587 307 95

Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 4/7


Tiêu chí 23.3. Loại hình và số lượng các công bố khoa học bao gồm cả các
trích dẫn được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến.
Trong Chiến lược phát triển khoa học công nghệ, Nhà trường đã đề cập đến các
chỉ tiêu khoa học công nghệ, cụ thể là: đến năm 2025, hầu hết giảng viên cơ hữu tham
gia NCKH; 50% thạc sĩ và 100% tiến sĩ có ít nhất 1 bài báo khoa học đăng trên các tạp
chí chuyên ngành. Mỗi năm, Trường phát hành ít nhất 03 tài liệu tham khảo hoặc giáo
trình; mỗi năm Trường tổ chức 1-2 hội thảo hội thảo khoa học (Việt Nam hoặc Quốc
tế); 30 đề tài NCKH cấp Trường. Mỗi năm trường chủ trì ít nhất 01 đề tài cấp tỉnh, cấp

276
bộ hoặc Nhà nước. Song song với NCKH của giảng viên, Nhà trường cũng quy định
về loại hình, số lượng các công bố khoa học của sinh viên trong kế hoạch 5 năm và
hàng năm để thực hiện [H23.23.01.01].
Công bố khoa học là một trong những tiêu chuẩn đánh giá năng lực của một
GV và được quy đổi ra tiết chuẩn, quy đổi thành số điểm đánh giá mức độ hoàn thành
nhiệm vụ NCKH của GV. Phòng ĐT - NCKH chịu trách nhiệm giám sát, cập nhật các
công bố khoa học của cán bộ giảng viên thông qua danh mục đề tài được cập nhật
hàng năm. Các giảng viên có đề tài sẽ gửi nội dung đề tài, bài báo cho Phòng ĐT -
NCKH. Việc đánh giá các bài báo, ấn phẩm, bài tham luận được Nhà trường tiến hành
đánh giá hàng năm qua ban biên tập, Hội nghị khoa học và Hội đồng khoa học các
cấp. Cơ sở dữ liệu được lưu trữ tại Phòng ĐT – NCKH. Trong giai đoạn 5 năm vừa
qua Trường đã tham gia 16 đề tài cấp Bộ, tỉnh, 2 đề tài cấp Nhà nước, thực hiện 46 đề
tài cơ sở, có 147 bài báo được công bố trên các tạp chí [H23.23.03.02].
Nhà trường đã ban hành quy định hướng dẫn về việc thu thập thông tin phản
hồi của các bên liên quan về các loại hình và số lượng các công bố khoa học. Phòng
Quản lý chất lượng được giao nhiệm vụ tổ chức, khảo sát, lấy ý kiến của lãnh đạo các
đơn vị về các loại hình và số lượng các công bố khoa học.Việc khảo sát lấy ý kiến về
số lượng và chất lượng các công bố khoa học được thực hiện thông qua phiếu khảo sát
[H23.23.03.03]. Kết quả khảo sát các năm được lưu giữ [H23.23.03.04]. Các biên bản
rà soát, điều chỉnh KPIs hàng năm của Hội đồng khoa học đào tạo cũng được lưu giữ
[H23.23.03.05].
Nhà trường đã thực hiện việc đối sánh về các loại hình và số lượng các công bố
khoa học trong chu kỳ 5 năm.
Bảng 23.5. Số liệu NCKH của Trường Đại học Thành Đông
giai đoạn 2015 – 2019
THỰC HIỆN CÁC NĂM Tổng
TT KPIs
2015 2016 2017 2018 2019 số
I CÁN BỘ GIẢNG VIÊN

1 Đề tài NCKH cấp (cơ sở ) 6 8 10 10 12 46


Đề tài NCKH cấp tỉnh, bộ ,
2 6 6 1 2 1 18
Quốc gia (tham gia)

Số lượng tài sản TT được


3 0 1 2 1 1 5
bảo hộ cấp Quốc gia
277
THỰC HIỆN CÁC NĂM
Tổng
TT KPIs
2015 2016 2017 2018 2019 số
Bài báo đăng trong tạp chí
4 6 5 5 5 8 29
khoa học quốc tế
Bài báo đăng trong tạp chí
5 7 8 10 12 14 51
trong nước

Số lượng giáo trình/ bài


6 13 11 10 16 17 67
giảng /sách tham khảo
7 Hội thảo Quốc tế 2 2 2 3 4 13

8 Hội thảo trong nước 2 3 3 3 4 15


9 Thăm quan nước ngoài 0 0 7 3 0 10

II SINH VIÊN

Số lượng đề tài NCKH của


15 18 18 21 23 95
10 sinh viên

11 Đồ án tốt nghiệp của SV 36 114 204 133 100 587


12 Luận văn Thạc sĩ 0 0 66 93 148 307

Năm 2019, TS. Ngô Văn Hải cán bộ giảng dạy của TDU tham gia đề tài cấp
Nhà nước “Giải pháp cơ bản nhằm giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc tiểu số và
miền núi đến năm 2030”, mã số NVQG-2019/DA.15. TS. Hoàng Lê Sơn, khoa Y dược
tham gia đề tài “Sản xuất thử nghiệm giống và dược liệu từ nguồn gen Độc hoạt
(Angelica pubescens Ait.), mã số NVQG-2019/DA.10.
Để nâng cao chất lượng và số lượng các loại hình công bố khoa học Nhà trường
đã quy định tăng tỉ lệ cán bộ cơ hữu tham gia hoạt động NCKH/đề tài; Đối với sản
phẩm là các bài báo Quốc tế, Quốc gia, định mức kinh phí tăng từ 30 triệu lên 40 – 100
triệu (Q4 đến Q1) Scopus: 30 triệu. Đối với đề tài cấp cơ sở tăng từ 5 triệu đồng lên 10
triệu đồng. Sản phẩm là các bài báo đăng trên tạp chí cấp Trường hoặc kỷ yếu Hội
nghị cấp Trường, định mức là 1 triệu [H23.23.03.06]. Chính sách về tài chính, đầu tư
cơ sở vật chất phục vục NCKH đã được Nhà trường cải tiến nhằm thu hút ngày càng
nhiều CB-GV-NV tham gia các hoạt động KHCN, tăng số lượng và chất lượng các công
bố khoa học. Kết quả thống kê trong kỳ 5 năm 2015 – 2019 [H23.23.02.07].
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 4/7

278
Tiêu chí 23.4. Loại hình và số lượng tài sản trí tuệ được xác lập, giám sát
và đối sánh để cải tiến.
Nhà trường có quy định về sở hữu trí tuệ; trong đó quy định cụ thể về các loại
hình và số lượng các tài sản trí tuệ [H23.23.04.01]. Hầu hết tài sản trí tuệ của cán bộ
giảng viên Trường Đại học Thành Đông nằm ở giá trị vô hình phục vụ chủ yếu cho
công tác đào tạo, bao gồm: sách, giáo trình, bài giảng, bài báo khoa học, các đề tài
NCKH, luận văn thạc sĩ, đồ án/khóa luận, các phát minh sáng chế phục vụ đào tạo và
NCKH … được chia làm 2 loại: Tài sản trí tuệ liên quan đến quyền tác giả và quyền sở
hữu công nghiệp. Trong đó:
Các loại hình tài sản trí tuệ là các tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:
sách, giáo trình, bài giảng, bài báo khoa học, công trình khoa học, phần mềm máy
tính… Quyền tác giả đối với tác phẩm phát sinh tại thời điểm tác phẩm sáng tạo được
thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định, không phân biệt tác phẩm đã công bố hoặc
chưa công bố, đã đăng ký bảo hộ hoặc chưa đăng ký bảo hộ.
Các tài sản trí tuệ thuộc quyền sở hữu công nghiệp bao gồm các sáng chế, kiểu
dáng công nghiệp. Tài sản này được bảo vệ khi chủ sở hữu nộp hồ sơ yêu cầu và được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ. Công tác bảo hộ tài sản trí tuệ
của Nhà trường chỉ mới dừng lại ở các văn bản, kế hoạch chưa triển khai sâu sát và
quản lý chặt chẽ. Do Trường không cung cấp được những giấy tờ cần thiết về SHTT
nên nhiều doanh nghiệp phải tìm cách làm việc với cá nhân nhà nghiên cứu thay vì
hợp tác với Trường. Một số sản phẩm trí tuệ của CB-GV-NV Trường được đăng ký
quyền SHTT với tư cách cá nhân vì vậy Nhà trường không quản lý hết và thống kê
được số liệu. Việc này đã ảnh hưởng ít nhiều về cơ hội hợp tác của Trường với doanh
nghiệp. Nhận thấy tầm quan trọng của SHTT trong thời đại công nghệ thông tin hiện
nay nên Nhà trường đã đưa ra biện pháp cải tiến nhằm đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ CB-
GV-NV tăng số lượng các tài sản trí tuệ thuộc quyền sở hữu công nghiệp như: cải tiến
về tổ chức, nhân sự; tiếp tục hoàn thiện các văn bản bản pháp quy về SHTT.
Việc theo dõi giám sát loại hình và số lượng các tài sản trí tuệ được thực hiện
bởi phòng ĐT – NCKH trên cơ sở hệ thống các văn bản liên quan bao gồm: Kế hoạch
NCKH 5 năm, Kế hoạch và dự toán NCKH hàng năm [H23.23.04.02]; hợp đồng thực
hiện đề tài các cấp, quy định mức kinh phí thực hiện các đề tài [H23.23.04.03]; quy
định về quản lí hoạt động khoa học công nghệ của giảng viên [H23.23.04.04] và
Hướng dẫn quản lý thực hiện đề tài NCKH tại Trường Đại học Thành Đông
[H23.23.04.05]. Dữ liệu về loại hình và số lượng các tài sản trí tuệ được cập nhật hàng
năm và được lưu trữ bằng bản cứng và mềm tại phòng ĐT – NCKH [H23.23.04.06].
279
Nhà trường đã tiến hành lấy ý kiến các cơ quan liên quan về loại hình và số
lượng các tài sản trí tuệ hàng năm [H23.23.04.07]. Kết quả cho thấy tỷ lệ các ý kiến
chưa hài lòng bao gồm: loại hình sách chuyên khảo về lĩnh vực điều dưỡng, Y học cổ
truyền chưa phong phú như mong đợi; số lượng đồ án, khoá luận tốt nghiệp của sinh
viên giảm trong năm 2016 – 2017. Các ý kiến này đã được Nhà trường ghi nhận, tiếp
thu và có kế hoạch cải tiến [H23.23.04.08].
Trên cơ sở kết quả rà soát, thống kê và đối sánh với quy định về tài sản trí tuệ
và ý kiến các cơ quan liên quan, tại cuộc họp rà soát kết quả hoạt động khoa học công
nghệ, Nhà trường có kết luận điều chỉnh về loại hình và số lượng tài sản trí tuệ tại kế
hoạch hoạt động khoa học công nghệ của năm tiếp theo. Đồng thời có các điều chỉnh
cải tiến chất lượng tài sản trí tuệ, công tác quản lý tài sản trí tuệ và được triển khai
bằng các giải pháp cụ thể là:
- Hoàn thiện quy chế, quy trình quản lý tài sản trí tuệ: đã ban hành Quy chế
quản trị tài sản trí tuệ năm 2018, Quy trình đăng kí sở hữu trí tuệ, Quy trình công bố
khoa học 2018; Đến năm 2019, đã ban hành thêm Quy trình kiểm tra giám sát hoạt
động khoa học công nghệ, trong đó có bao gồm kiểm tra, giám sát về tài sản trí tuệ
[H23.23.04.09].
- Chú trọng vào việc nâng cao hiểu biết về sở hữu trí tuệ bằng cách thông báo,
tập huấn đến các đơn vị trong Trường [H23.23.04.10]
- Tăng cường số lượng sáng chế/giải pháp hữu ích bằng việc triển khai đề tài
NCKH trọng điểm cấp Trường và tham gia đấu thầu đề tài cấp cao hơn
[H23.23.04.11].
- Gửi Thông báo đến các đơn vị có chức năng đào tạo trong trường về việc sớm
triển khai cho sinh viên lựa chọn và thực hiện đồ án, khóa luận tốt nghiệp.
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 4/7
Tiêu chí 23.5. Ngân quỹ cho từng loại hoạt động nghiên cứu được xác lập,
giám sát và đối sánh để cải tiến.
Trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ, Ban Giám hiệu xác định cụ thể
các chỉ số KPIs và kinh phí cho các hoạt động này [H23.23.05.01]; xây dựng quy định
về kinh phí cho từng hoạt động NCKH trong quy chế chi tiêu nội bộ các năm
[H23.23.05.02]. Kế hoạch hoạt động khoa học công nghệ của Nhà trường hàng năm có
kèm theo Dự toán kinh phí, trong đó xác định kinh phí cho từng loại hoạt động nghiên
cứu; Dự toán kinh phí này được gửi đến phòng Hành chính – Tổng hợp để trình Hiệu
trưởng phê duyệt [H23.23.05.03].
280
Nhà trường đã thực hiện việc rà soát và lấy ý kiến phản hồi của các bên liên
quan về mức độ phù hợp, minh bạch của tài chính cho các hoạt động NCKH thông qua
phiếu khảo sát [H23.23.05.04]. Kết quả cho thấy, trên 85% ý kiến hài lòng về tính
minh bạch, sự công bằng trong phân bổ kinh phí, giải ngân đảm bảo đúng tiến độ và rõ
ràng, minh bạch cho các hoạt động NCKH. Các ý kiến còn chưa hài lòng, như kinh phí
viết giáo trình, tài liệu còn thấp, nhà trường chưa có chính sách bắt buộc giảng viên
công bố NCKH trên tạp chí Quốc tế.
Nhà trường cũng ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai chi tiết như Quy
chế chi tiêu nội bộ, Hướng dẫn lập dự toán kinh phí NCKH, hướng dẫn định mức kinh
phí cho các loại đề tài NCKH, xây dựng định mức khối lượng sản phẩm khoa học
công nghệ [H23.23.05.05]. Việc phân bổ dự toán kinh phí và quyết toán được quy
định rất chi tiết, tạo hành lang thuận lợi cho việc thực hiện đề tài và quyết toán kinh
phí. Hệ thống các văn bản, các chính sách liên quan đến kinh phí dành cho hoạt động
NCKH luôn được rà soát, và hoàn thiện nhằm đẩy mạnh hoạt động khoa học công
nghệ. Đối với sinh viên, học viên, kinh phí cho hoạt động NCKH cũng luôn được giám
sát, đối sánh thể hiện qua các Quy chế, chính sách dành cho NCKH sinh viên, học
viên; các quyết định khen thưởng sinh viên NCKH qua các năm học Trong các quy
chế này, mức tiền thưởng, tài trợ, hỗ trợ cũng được quy định cụ thể, chi tiết làm cơ sở
cho hoạt động NCKH của Nhà Trường được thực hiện thuận lợi, minh bạch và hiệu
quả [H23.23.05.06].
Bảng 23.6. Kinh phí NCKH giai đoạn 2015 – 2019 (Triệu đồng)

Kinh phí thực hiện các năm


TT Chỉ tiêu
2015 2016 2017 2018 2019

Chi hỗ trợ đề tài NCKH/dự


1
án/hội thảo 183.6 220.6 440.6 623.0 875.0
Đào tạo, bồi dưỡng GV,
2
NCV 55.0 150.0 100.0 220.0 250.0

3 Cơ sở vật chất cho NCKH 283.0 277.0 274.0 577.0 1094.0


4 Tổng chi 521.6 647.6 814.6 1.420.0 2,219.0
5 Tỷ lệ % so với doanh thu 8,9 5,9 5,7 8,7 8,0

Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 4/7

281
Tiêu chí 23.6. Kết quả nghiên cứu và sáng tạo (bao gồm cả việc thương mại
hóa, thử nghiệm, chuyển giao, thành lập các đơn vị khởi nghiệp) được xác lập,
giám sát và đối sánh để cải tiến.
Chiến lược phát triển Nhà trường đến năm 2025 tầm nhìn 2030 đã chỉ ra các chỉ
số về kết quả NCKH: tập trung vào nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
khối khoa học sức khỏe và kinh tế [H23.23.06.01].Trên cơ sở đó HĐQT nhà trường đã
ra định hướng phát triển NCKH ngành CNTT, Điều dưỡng, Y học cổ truyền, dược học
thành các sản phẩm thương mai hóa, áp dụng thực tế [H23.23.06.02].
Nhà trường đã xây dựng phòng thực hành nghiên cứu các sản phẩm dược, y học
cổ truyền, phòng thực hành mạng và phần cứng máy tính, trung tâm thực hành tài
chính – ngân hàng, kế toán – kiểm toán, Trung tâm thực hành điều dưỡng đặc định
(theo tiêu chuẩn Nhật Bản), Trung tâm sáng tạo trẻ, trung tâm khởi nghiệp. Trung tâm
có chức năng tư vấn và đào tạo khởi nghiệp; Tổ chức các hoạt động khởi nghiệp; Hỗ
trợ, tìm kiếm, tiếp cận các nguồn vốn, các nhà đầu tư; Tổ chức thông tin các hoạt động
khởi nghiệp và thực hiện một số chức năng khác theo yêu cầu của Ban Giám hiệu;
đồng thời hướng dẫn chuyển giao công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ giảng
viên có sản phẩm khoa học công nghệ có nhu cầu chuyển giao quyền sở hữu hoặc
chuyển quyền sử dụng công nghệ…[H23.23.06.03]. Trong quy định thực hiện luận án
thạc sĩ và NCS, các NCKH tập trung vào việc giải quyết các vấn đề thực tế của đơn vị
công tác [H23.23.06.04]. Để đánh giá hiệu quả hoạt động NCKH, ngoài giám sát về
kinh phí, tiến độ, các đề tài được đánh giá qua bộ tiêu chí [H23.23.06.05]. Nhà trường
đã hình thành nhóm nghiên cứu tiềm năng và nhóm chuyên sâu [H23.23.06.06]. Hiện
tại Nhà trường đã được Nhật bản tài trợ thiết bị cho trung tâm đào tạo điều dưỡng đặc
định tại Trường. Trung tâm sẽ đào tạo 1 năm 100 sinh viên điều dưỡng theo tiêu chuẩn
Nhật bản, có khả năng làm việc ngay khi sang Nhật mà không phải đào tạo thêm.
Giảng viên có kinh nghiệm người Nhật sẽ sang trực tiếp giảng dạy, đồng thời đội ngũ
giảng viên điều dưỡng của Trường sẽ được sang Nhật bản học tập nâng cao chuyên
môn [H23.23.06.07]. Tập đoàn Korian (CHLB Đức) ký hợp đồng hợp tác với Đại học
Thành Đông nghiên cứu xây dựng bộ tài liệu “chăm sóc người cao tuổi”. Bộ tài liệu
này sẽ là nguồn tư liệu quý giá trong tình hình hiện tại khi các nghiên cứu của Việt
nam trong lĩnh vực Điều dương còn rất khiêm tốn [H23.23.06.08]. Đại học Thành
Đông đã tổ chức nhiều Hội thảo trong và ngoài nước về chăm sóc sức khỏe, là vấn đề
đang được xã hội quan tâm; tổng kết các công trình tiêu biểu của sinh viên và giảng
viên trẻ [H23.23.06.09].

282
Nhà trường đã thu thập thông tin phản hồi của các bên liên quan về chất lượng
kết quả nghiên cứu và sáng tạo; các cuộc họp tổng kết đánh giá kết quả NCKH năm và
các báo cáo của các phòng chức năng…. Kết quả cho thấy có trên 80% hài lòng về
chất lượng kết quả nghiên cứu và sáng tạo, HTQT [H23.23.06.07].
Hoạt động đổi mới sáng tạo khá mới mẻ đối với hầu hết các Trường đại học
Việt Nam. Do vậy, cũng giống như nhiều Trường đại học trong nước khác, Đại học
Thành Đông sẽ triển khai kế hoạch nhằm từng bước cải tiến chất lượng các hoạt động
căn cứ thông tin phản hồi của các bên liên quan về chất lượng kết quả nghiên cứu và
sáng tạo.
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 4/7
Đánh giá chung về tiêu chuẩn 23
2. Tóm tắt các điểm mạnh
Tuy rất khó khăn nhưng Nhà trường đã có chiến lược và đầu tư cho kế hoạch
dài hạn công tác NCKH đến năm 2025 tầm nhìn 2030 với nguồn kinh phí đầu tư trong
kỳ đánh giá chiếm từ 5,7 đến 8,9% so với tổng doanh thu toàn trường, đạt quy định
của Nghị định 99. Nhà trường đã xây dựng kế hoạch, quy định, hệ thống rà soát, kiểm
soát hoạt động NCKH khá hoàn chỉnh. Chính sách khuyến khích NCKH trong giảng
viên và sinh viên đạt hiệu quả tốt. Các loại hình và khối lượng hoạt động nghiên cứu
của giảng viên, cán bộ nghiên cứu và của sinh viên, học viên cũng như các công bố
khoa học, vấn đề SHTT, việc thương mại hoá sản phẩm chuyển giao công nghệ được
xác lập về loại hình, khối lượng và chất lượng. Trường đã thành lập các phòng thực
hành nghiên cứu các sản phẩm thuốc, các trung tâm thực hành mạng máy tính, trung
tâm thực hành tài chính – ngân hàng, kế toán – kiểm toán, xây dựng trung tâm đào tạo
điều dưỡng, trung tâm văn hóa Đức…. phục vụ NCKH, thực hành, thí nghiệm và
chuyển giao công nghệ cho khối ngành khoa học sức khỏe, kinh tế. Tuy kết quả
chuyển giao công nghệ còn khiêm tốn, nhưng Trường đã có kế hoạch căn cơ để đẩy
mạnh công tác này trong những năm tiếp theo.
3. Tóm tắt các điểm tồn tại
a. Tài sản trí tuệ thuộc quyền sở hữu công nghiệp nhà trường cần được cải tiến;
b. Kinh phí đầu tư cho việc đăng bài trong tạp chí Quốc tế chưa cao.
c. Trường chưa thực hiện việc đối sánh về kết quả nghiên cứu và sáng tạo với
các trường khác (việc thương mại hóa, thử nghiệm chuyển giao).

283
4. Kế hoạch cải tiến
Đơn vị/cá nhân thực Thời gian
TT Mục tiêu Nội dung
hiện (từ …đến)
Tiếp tục hoàn thiện các BGH Năm 2020
Khắc phục văn bản bản pháp quy về P.ĐT-NCKH
1
tồn tại a SHTT P.SĐH&HTQT
Sửa đổi chính sách BGH/HĐQT
Khắc phục khuyến khích CB, GV P.ĐT-NCKH ; Giai đoạn
2 viết bài đăng trên tạp chí P.SĐH&HTQT
tồn tại b 2020-2022.
Quốc tế

Triển khai các kế hoạch BGH/HĐQT


nhằm từng bước cải tiến Các khoa
chất lượng các hoạt động
Khắc phục Các trung tâm KN Giai đoạn
3 căn cứ thông tin phản hồi
tồn tại c P. ĐT-NCKH 2020-2025
của các bên liên quan về
chất lượng kết quả nghiên P.SĐH&HTQT
cứu và sáng tạo.

5. Mức đánh giá

Tiêu chuẩn/tiêu chí Tự đánh giá


Tiêu chuẩn 23 4,5/7

Tiêu chí 23.1 5/7


Tiêu chí 23.2 5/7

Tiêu chí 23.3 5/7

Tiêu chí 23.4 4/7

Tiêu chí 23.5 4/7


Tiêu chí 23.6 4/7

284
Tiêu chuẩn 24. Kết quả phục vụ cộng đồng
1. Mô tả
Tiêu chí 24.1. Loại hình và khối lượng tham gia vào hoạt động kết nối và
phục vụ cộng đồng, đóng góp cho xã hội được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến.
Trong Chiến lược phát triển Trường Đại học Thành Đông đến năm 2025 và tầm
nhìn đến năm 2030 (sửa đổi, bổ sung) ban hành kèm theo Quyết định số 11/QĐ-
HĐQT ngày 06/05/2019 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường Đại học Thành Đông
[H24.24.01.01] đã chỉ rõ tầm nhìn, sứ mạng của Nhà trường là: “Đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao, tổ chức nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ vào thực
tiễn sản xuất, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại học đất nước nói chung và
tỉnh Hải Dương nói riêng”, được xã hội tín nhiệm cao về chất lượng đào tạo “học tập
gắn liền với thực tiễn cuộc sống”; “Đạt được những thành tựu quan trọng về nghiên
cứu và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực khoa học bảo vệ và chăm sóc sức khỏe
cộng đồng”. Để thực hiện chiến lược trên, Nhà trường đã cụ thể hóa thành kế hoạch
xây dựng và tổ chức thực hiện các hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng 5 năm và
kế hoạch kết nối và phục vụ cộng đồng của từng năm học, trong đó đã chỉ rõ hoạt động
kết nối và phục vụ cộng đồng được triển khai gắn liền với các hoạt động thiện nguyện,
nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, chia sẻ thông tin, tư vấn và hỗ trợ
người học.
Trong kế hoạch kết nối và phục vụ cộng đồng từng năm học, Nhà trường cũng
xác lập các chỉ số về khối lượng tham gia vào các hoạt động kết nối và phục vụ cộng
đồng, cụ thể năm học 2018-2019 là: tổ chức 10 khóa đào tạo ngắn hạn; mỗi giảng viên
phải có ít nhất một đề tài NCKH/năm, 20-30 đề tài NCKH của người học/năm; 6
chương trình tư vấn, hội thảo khoa học/năm; Các hoạt động thiện nguyện: 10-15 hoạt
động/năm [H24.24.01.02]. Trường Đại học Thành Đông ban hành Quy định số
69/QĐ-ĐHTĐ ngày 05 tháng 08 năm 2015; quy định cụ thể về loại hình và khối lượng
tham gia vào hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng. Bên cạnh đó, trong kế hoạch
các hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng từng năm học cũng xác lập loại hình và
khối lượng tham gia vào hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng hàng năm
[H24.24.01.03].
Nhà trường đã ban hành Thông báo số 297/TB-ĐHTĐ ngày 15/10/2019 phân
công nhiệm vụ của Ban Giám hiệu Trường Đại học Thành Đông [H24.24.01.04] đã
chỉ rõ: Hiệu trưởng chịu trách nhiệm toàn diện về các mặt công tác của Nhà trường
cũng như toàn bộ hoạt động của Ban Giám hiệu. Các Phó Hiệu trưởng được thay mặt
Hiệu trưởng giải quyết các công việc, chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng, trước pháp

285
luật về các lĩnh vực công việc và đơn vị được Hiệu trưởng phân công phụ trách. Bên
cạnh đó, Nhà trường ban hành Quy định về hoạt động kết nối và cung cấp các dịch vụ
phục vụ cộng đồng [H24.24.01.03] chỉ rõ: phòng Quản lý chất lượng có trách nhiệm
giám sát loại hình và khối lượng các hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng, giám sát
việc triển khai thực hiện các hoạt động kết nối và PVCĐ của các đơn vị và của toàn
trường. Phòng ĐT&NCKH, các khoa, trung tâm phối hợp giám sát việc triển khai kế
hoạch kết nối và phục vụ cộng đồng có liên quan đến đơn vị.
Thông qua báo cáo các hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng hàng năm và
báo cáo của các đơn vị tổ chức thực hiện từng hoạt động phục vụ cộng đồng cụ thể
[H24.24.01.05], Nhà trường thực hiện đối sánh về loại hình và khối lượng tham gia
hoạt động phục vụ cộng đồng [H24.24.01.06]. Căn cứ vào báo cáo tổng kết hoạt động
phục vụ cộng đồng các đơn vị đề xuất thay đổi, điều chỉnh các loại hình cũng như
tham gia vào các hoạt động Kết nối và phục vụ cộng đồng nhằm thực hiện chiến lược
phát triển của Nhà trường.
Về các hoạt động thiện nguyện PVCĐ: hàng năm Đoàn Thanh niên Nhà trường
đã tổ chức nhiều hoạt động PVCĐ như: chương trình hiến máu nhân đạo, phối hợp với
phường Tứ Minh, TP. Hải Dương tổ chức thăm, tặng quà, vệ sinh nhà ở, hỗ trợ một số
gia đình chính sách trên địa bàn phường Tứ Minh; dọn vệ sinh và dâng hương khu
nghĩa trang Liệt sỹ phường Tứ Minh, TP. Hải Dương; chương trình quyên góp, ủng hộ
quỹ vì người nghèo, vì nghĩa tình biên giới, hải đảo, hội nạn nhân chất độc da cam, hội
khuyến học trên địa bàn tỉnh Hải Dương; tổ chức ra quân ngày chủ nhật xanh; tiếp sức
mùa thi; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương, Tỉnh đoàn Hải Dương tổ
chức giải bóng đá khối THPT, TTGDNN-GDTX tỉnh Hải Dương tranh cúp Đại học
Thành Đông từ năm 2016-2019. Ngoài ra, Nhà trường còn miễn phí ở ký túc xá, sân
bóng đá cỏ nhân tạo cho sinh viên trong suốt khóa học; miễn phí thuê sân tập cho Đội
thiếu nhi và Đoàn thanh niên phường Tứ Minh tổ chức giải bóng đá thanh thiếu niên
hàng năm. Năm học 2018 - 2019, Nhà trường có thêm các hoạt động như: thăm và
tặng quà một số trường hợp có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt tại huyện Gia Lộc và
huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương; phong trào nói không với rác thải nhựa; thành lập
Câu lạc bộ Võ thuật; tổ chức thành công chương trình hiến máu nhân đạo lần thứ nhất
kết quả thu được 63 đơn vị máu. Nguồn kinh phí hàng năm chi cho hoạt động thiện
nguyện trung bình từ 200 đến 250 triệu đồng [H24.24.01.07].
Về hoạt động NCKH và chuyển giao công nghệ PVCĐ: Nhà trường đã tổ chức,
thực hiện hàng trăm đề tài NCKH của giảng viên và sinh viên mang tính thực tiễn
hướng tới giải quyết những vấn đề của cơ quan, của tỉnh Hải Dương, của đất nước,
PVCĐ. Nhà trường rất khuyến khích NCKH trong giảng viên và sinh viên. Bên cạnh

286
các tác động tích cực góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, nhiều đề tài NCKH
của cán bộ, giảng viên và sinh viên có tác động tích cực đến cộng đồng như đề tài
“Nâng cao hiệu quả xuất khẩu than của Tổng Công ty Đông Bắc, Bộ Quốc phòng”
năm học 2014-2015; đề tài “Quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn Quận Long Biên,
thành phố Hà Nội” năm học 2018-2019, đề tài “Quản lý chi bảo hiểm thất nghiệp trên
địa bàn tỉnh Hải Dương”; đề tài “Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với đất
nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội”,… Số lượng các đề tài
NCKH của cán bộ giảng viên và sinh viên có xu hướng tăng qua các năm. Năm học
2018, có 12 đề tài NCKH của giảng viên, 21 đề tài NCKH của sinh viên, 16 giáo trình,
bài giảng được xuất bản. Sang năm 2019, có 15 đề tài NCKH của giảng viên, 23 đề tài
NCKH của sinh viên, 17 giáo trình, bài giảng được xuất bản. Các đề tài đều có tác
động tích cực đối với cộng đồng [24.24.01.08].
Về hoạt động chia sẻ thông tin, tư vấn và hỗ trợ người học: Nhà trường đã tổ
chức thành công nhiều Hội thảo khoa học trong và ngoài nước như: Đổi mới phương
pháp giảng dạy và NCKH tại Trường Đại học Thành Đông; Giảng dạy theo học chế tín
chỉ; Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; Hội thảo NCKH khoa Y Dược lần thứ I. Cán
bộ, giảng viên trong trường đã có trên 100 bài báo được đăng trên tạp chí, kỷ yếu Hội
thảo trong nước và quốc tế [H24.24.01.09]. Để phát động tinh thần khởi nghiệp của
sinh viên, cán bộ giảng viên theo chủ trương của tỉnh Hải Dương, Nhà trường đã phối
hợp với Báo Diễn đàn doanh nghiệp và các đơn vị có liên quan mời chuyên gia về trao
đổi kinh nghiệm, tổ chức lớp đào tạo “Hướng dẫn tìm ý tưởng kinh doanh” cho cán bộ,
giảng viên, sinh viên trong địa bàn tỉnh, tất cả các học viên tham gia đều được miễn
học phí. Hàng năm, Nhà trường đều tổ chức ngày hội kết nối doanh nghiệp và giới
thiệu việc làm cho sinh viên. Việc tư vấn hướng nghiệp được lồng ghép trong chương
trình tư vấn tuyển sinh hàng năm nhằm chia sẻ thông tin, tư vấn, hỗ trợ các em học sinh
THPT trong việc định hướng lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai [H24.24.01.10].
Nhà trường thường xuyên tổ chức các đợt thực tập, thực tế để sinh viên được
học hỏi kinh nghiệm đồng thời kết hợp hoạt động phục vụ cộng đồng. Năm học
2016 - 2017, Nhà trường phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương tổ chức cho
36 sinh viên Khoa Điều dưỡng vừa đến thực tập chuyên môn vừa kết hợp tăng cường
hỗ trợ bệnh viện trong công tác chăm sóc bệnh nhân; đến năm học 2017-2018, Nhà
trường tiếp tục ký hợp đồng thực hành với các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Phụ sản
Hải Dương, Bệnh viện đa khoa Phúc Lâm, tỉnh Hưng Yên, Bệnh viện Y học cổ truyền
Hải Dương, Bệnh viện Nhi Hải Dương cho sinh viên các ngành Điều dưỡng, Y học cổ
truyền và Dược học đến thực tập chuyên môn; ký hợp đồng với Xí nghiệp Tài Nguyên
và Môi Trường 4 và một số doanh nghiệp thuộc Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ
tỉnh Hải Dương như Doanh nghiệp Sản xuất và Dịch vụ Hương Nguyên, Doanh
287
nghiệp Tư nhân Hoàng Nguyên,… cho sinh viên các ngành Quản lý đất đai, Kế toán,
Quản trị kinh doanh thực tập nghề nghiệp [H24.24.01.11]. Bên cạnh đó, Nhà trường
tích cực tổ chức các hoạt động giao lưu với sinh viên nước ngoài, cụ thể năm 2018
trường đón 5 sinh viên Trường Đại học Kyung Hee sang thăm và giao lưu từ 27/08-
31/08, năm 2019 trường tiếp tục đón đoàn 10 người (8 sinh viên, 1 giáo viên và 1
phiên dịch) của tỉnh SUWOEN sang thăm và giao lưu từ ngày 04/11-08/11
[H24.24.01.12].
Về hoạt động PVCĐ có tính chất dịch vụ: từ năm 2015 đến nay, Nhà trường
hợp tác với Công ty Senmon Kyouiky Publishing Co., Ltd tổ chức thi chứng chỉ năng
lực Nhật ngữ Nat-test cho khoảng 10.000 thí sinh. Trường Đại học Thành Đông đã trở
thành một trong 04 điểm thi năng lực tiếng Nhật tốt nhất Việt Nam. Năm học 2017-
2018, Nhà trường tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn và cấp chứng chỉ, chứng nhận
cho người học như cấp chứng chỉ Ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản, chứng chỉ
Tiếng anh B [H24.24.01.13]. Từ năm học 2018-2019 đến nay, Nhà trường đã mở thêm
lớp đào tạo cấp chứng chỉ Quản lý điều dưỡng; phối hợp với Trường Bồi dưỡng cán bộ
tài chính - Bộ Tài chính mở các khóa học Bồi dưỡng ngạch kế toán viên, kế toán viên
chính, kế toán trưởng; phối hợp với Viện nghiên cứu sư phạm Trường Đại học sư
phạm Hà Nội mở lớp tập huấn “Bồi dưỡng phương pháp giảng dạy Kỹ năng sống”;
phối hợp với Học viện Quản lý Giáo dục mở lớp nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên
các trường đại học, cao đẳng [H24.24.01.14]. Không chỉ tăng về loại hình, số lượng
các chứng chỉ được cấp của các hoạt động đào tạo ngắn hạn cũng tăng lên theo từng
năm. Từ năm 2015-2019, Nhà trường đã tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ cho trên
4.500 học viên.
Nhà trường xây dựng được các mối quan hệ hợp tác đào tạo với các đối tác
nước ngoài như: Học viện Taiken (Nhật Bản) năm 2014, Công ty TNHH Giáo dục đào
tạo và bồi dưỡng chuyên sâu (AFU) – CHLB Đức năm 2016, các trường đại học Gim
Hae, Songgok, Yem Yung, Munkyung, Kun Chang (Hàn Quốc) năm 2018, Công ty
Gervie PM (CHLB Đức) năm 2019. Đặc biệt, Nhà trường còn hợp tác với Tập đoàn
Korian (CHLB Đức) năm 2016 về đào tạo cử nhân Điều dưỡng sang Đức làm việc sau
tốt nghiệp. Theo hợp đồng này, hàng năm Nhà trường sẽ đào tạo khoảng 300 điều
dưỡng viên cho tập đoàn [H24.24.01.15]
Nhà trường định kỳ tổ chức các cuộc họp để rà soát, phân tích và kết luận về
tình hình hoạt động chung trong trường trong đó có hoạt động kết nối và phục vụ cộng
đồng. Các hoạt động được xem xét thông qua các cuộc họp giao ban hàng tháng của
Nhà trường. Lãnh đạo phòng, ban, khoa, viện báo cáo tiến độ thực hiện công việc, đề

288
xuất BGH Nhà trường những cách thức, biện pháp giải quyết khó khăn và xin ý kiến
chỉ đạo cho các chương trình hành động tiếp theo [H24.24.01.16].
Việc thu thập thông tin phản hồi của các bên liên quan về loại hình, khối lượng
tham gia vào các hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng được thể hiện rõ trong
Hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan [H24.24.01.17], đó là:
phòng Quản lý chất lượng là đầu mối tổ chức, triển khai các hoạt động điều tra, khảo
sát, đánh giá theo kế hoạch hàng năm được Hiệu trưởng phê duyệt. Các khoa chuyên
môn chịu trách nhiệm thu thập thông tin phản hồi của giảng viên, sinh viên, các đơn vị
liên quan về các chương trình đào tạo, các khóa đào tạo ngắn hạn; phòng ĐT& NCKH
chịu trách nhiệm thu thập thông tin phản hồi của cán bộ, giảng viên, sinh viên về hoạt
động đào tạo, NCKH và chuyển giao công nghệ; Đoàn thanh niên chịu trách nhiệm thu
thập thông tin phản hồi của cán bộ giảng viên, sinh viên tham gia các hoạt động thiện
nguyện, các cơ quan, địa phương nơi có các đối tượng thụ hưởng. Tất cả các dữ liệu
phản hồi của các bên liên quan về loại hình và khối lượng tham gia các hoạt động kết
nối và phục vụ cộng đồng được lưu trữ tại Phòng Quản lý chất lượng. Căn cứ vào Báo
cáo kết quả khảo sát nhận được từ Phòng Quản lý chất lượng, các đơn vị báo cáo tổng
kết các hoạt động mình phụ trách cho Ban Giám hiệu [H24.24.01.05].
Sau mỗi năm học, các đơn vị phụ trách hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng
báo cáo kết quả các hoạt động đơn vị mình phụ trách, chỉ ra những điểm đã đạt được
và những điểm còn tồn tại, từ đó đưa ra các phương hướng cải tiến chất lượng hoạt
động kết nối và phục vụ cộng đồng [H24.24.01.05]. Chẳng hạn như trong báo cáo tổng
kết chương trình hiến máu nhân đạo năm 2019 đã cho thấy số lượng sinh viên tham gia
hiến máu còn hạn chế do công tác tuyên truyền chưa tốt. Vì vậy, trong những năm tiếp
theo khi xây dựng kế hoạch tổ chức hiến máu, Đoàn thanh niên sẽ tăng cường công tác
tuyên truyền về nghĩa cử cao đẹp của hoạt động này nhằm thu hút đông đảo sinh viên
các lớp tham gia từ đó cải tiến chất lượng của hoạt động [H24.24.01.18] .
Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7
Tiêu chí 24.2. Tác động xã hội, kết quả của hoạt động kết nối và phục vụ
cộng đồng, đóng góp cho xã hội được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến.
Hoạt động kết nối và PVCĐ là những hoạt động được thiết lập nhằm tạo sự gắn
kết giữa Nhà trường với địa phương, doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và với các tổ
chức quốc tế. Kết nối và PVCĐ mang lại lợi ích cho cả Nhà trường và cả cộng đồng.
Qua đó, Nhà trường thực hiện vai trò, trách nhiệm của mình vì lợi ích chung của xã
hội, góp phần phát triển đời sống vật chất, tinh thần cho cộng đồng. Các hoạt động của
cán bộ, giảng viên và sinh viên bên ngoài lớp học đã có tác động lớn đến cộng đồng,
đem lại nhiều kết quả nhằm góp phần nâng cao thương hiệu và vị thế của Nhà trường,
tạo niềm tin cho xã hội.
289
Hàng năm, Nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động kết nối và phục vụ cộng
đồng trong đó thể hiện rõ nội dung đánh giá tác động của các hoạt động kết nối và
phục vụ cộng đồng đối với các đối tượng thụ hưởng. Đoàn Thanh niên đánh giá về sự
đóng góp của các hoạt động thiện nguyện đối với các địa phương, cơ quan, doanh
nghiệp và cộng đồng; phòng ĐT&NCKH đánh giá về tính ứng dụng của các đề tài đối
với xã hội; các khoa chuyên môn phối hợp với phòng ĐT&NCKH lập kế hoạch đánh
giá về các hoạt động đào tạo cấp chứng chỉ ngắn hạn của Nhà trường, các chương trình
đào tạo có hướng tới lợi ích của cộng đồng [H24.24.01.02].
Hệ thống giám sát tác động của các hoạt động phục vụ cộng đồng tới xã hội
được thể hiện rõ trong Quyết định phân công nhiệm vụ của Ban Giám hiệu
[H24.24.01.04]: Ban Giám hiệu chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý, điều hành và giám
sát các hoạt động PCVĐ trong Nhà trường. Bên cạnh đó, Nhà trường ban hành Quy
định về hoạt động kết nối và cung cấp các dịch vụ phục vụ cộng đồng [H24.24.01.03]
trong đó chỉ rõ: Đoàn Thanh niên chịu trách nhiệm đánh giá tác động các hoạt động
thiện nguyện đối với xã hội; phòng ĐT&NCKH chịu trách nhiệm đánh giá tác động
các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ cộng đồng đối
với xã hội; các khoa chuyên môn chịu trách nhiệm đánh giá tác động các hoạt động
đào tạo phục vụ cộng đồng đối với xã hội.
Căn cứ các báo cáo tổng kết công tác Đoàn TNCSHCM và phong trào thanh
niên [H24.24.02.01], Nhà trường thực hiện đối sánh về các tác động của xã hội, kết
quả của hoạt động phục vụ cộng đồng, đóng góp cho xã hội [H24.24.02.02]. Nhằm
góp phần phục vụ và phát triển cộng đồng, các hoạt động thiện nguyện đã được đẩy
mạnh trong thời gian qua. Năm 2019, chương trình hiến máu nhân đạo tuy mới tổ chức
lần đầu nhưng đã đạt được kết quả nhất định, ngay từ khi phát động chương trình đã
thu hút đông đảo sinh viên đăng ký tham gia, số lượng máu thu được là 63 đơn vị máu.
Đây là một trong những hoạt động thiện nguyện rất có ý nghĩa đối với cộng đồng “một
giọt máu cho đi một cuộc đời ở lại”, những người cần máu sẽ có thêm một cơ hội được
cứu chữa, thắp lên ngọn lửa hy vọng về sự sống [H24.24.01.18]. Từ năm 2015 đến
nay, Nhà trường có đóng góp không nhỏ đối với đời sống vật chất, tinh thần của người
dân trên địa bàn tỉnh: hàng năm Nhà trường dành tặng hàng trăm suất quà cho gia đình
chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn như: chương trình tặng 150 suất quà trị giá
45 triệu đồng cho gia đình chính sách tại xã Đồng Lạc, huyện Nam Sách nhân dịp
27/7; chương trình phối hợp thăm và tặng quà một số gia đình chính sách trên địa bàn
phường Tứ Minh, TP Hải Dương; phối hợp cùng Công ty BĐS Smart Land thăm hỏi và
tặng quà cho 4 gia đình đặc biệt khó khăn tại huyện Gia Lộc và Thanh Hà, mỗi xuất quà
gồm tặng phẩm hiện vật và tiền trị giá 7 triệu đồng. Trị giá mỗi xuất quà tuy không lớn
nhưng đã góp phần tiếp thêm nghị lực, lan tỏa yêu thương, chia sẻ khó khăn trong
290
cộng đồng. Nhà trường đã tặng và cử cán bộ về trồng tại xã Đồng Lạc, huyện Nam
Sách 400 cây sao đen tương đương số tiền trị giá 600 triệu đồng với mong muốn tạo
cảnh quan, bảo vệ môi trường sinh thái, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, đem
lại môi trường xanh sạch đẹp cho người dân. Hoạt động này góp phần nâng cao ý thức
bảo vệ môi trường trong cộng đồng khu dân cư xã Đồng Lạc nói riêng và các địa
phương khác nói chung. Trong những năm gần đây, Nhà trường phối hợp Sở Giáo dục
và Đào tạo Hải Dương, tỉnh Đoàn Hải Dương tổ chức giải bóng đá khối THPT thu hút
12 trường thuộc các huyện trong tỉnh Hải Dương với 300 học sinh tham gia, kinh phí
tổ chức giải hàng năm khoảng 80 triệu đồng. Đây là hoạt động PVCĐ được tổ chức
thường niên nhằm tạo ra sân chơi bổ ích cho học sinh THPT, hướng các em vào hoạt
động thể lực rèn luyện sức khỏe, xây dựng môi trường hoạt động thể thao lành mạnh,
đồng thời góp phần phát triển môn bóng đá nam [H24.24.01.07].
Nhà trường có hệ thống thu thập thông tin phản hồi của các bên liên quan về tác
động của xã hội, kết quả của hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng đóng góp cho xã
hội. Trong Hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan
[H24.24.01.17] chỉ rõ: phòng QLCL là đầu mối tổ chức, triển khai các hoạt động điều
tra, khảo sát, đánh giá theo kế hoạch hàng năm được Hiệu trưởng phê duyệt. Khoa
chuyên môn chịu trách nhiệm thu thập thông phản hồi của các đơn vị liên quan về các
chương trình đào tạo, các khóa đào tạo ngắn hạn; phòng ĐT&NCKH chịu trách nhiệm
thu thập thông tin phản hồi về các đề tài NCKH, các cơ quan, doanh nghiệp trong và
ngoài nước; Đoàn Thanh niên chịu trách nhiệm thu thập thông tin phản hồi của các cơ
quan, địa phương nơi có các đối tượng thụ hưởng. Chẳng hạn như, Đoàn thanh niên đã
thực hiện khảo sát mức độ hài lòng của đơn vị tiếp nhận các hoạt động phục vụ cộng
đồng. Kết quả khảo sát các hoạt động, Đoàn thanh niên nhận được đánh giá 86% rất
hài lòng về chương trình thiện nguyện mà Đoàn thanh niên đã thực hiện
[H24.24.02.03].
Sau mỗi năm học, các đơn vị phụ trách hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng
báo cáo kết quả các hoạt động mình phụ trách, chỉ ra những điểm đã đạt được và
những điểm còn tồn tại, từ đó đưa ra các phương hướng cải tiến cho hoạt động sau
[H24.24.01.05]. Chẳng hạn như trong Báo cáo các hoạt động kết nối và PVCĐ năm
học 2018-2019 chỉ rõ tồn tại của hoạt động thiện nguyện là chưa thu hút được đông
đảo sinh viên khối liên thông tham gia nên đã đề xuất hướng cải tiến Đoàn thanh niên
phải tổ chức thêm nhiều chương trình thiện nguyện lớn, có ý nghĩa để thu hút sự quan
tâm của sinh viên, đồng thời cần làm tốt công tác tuyên truyền về ý nghĩa và giá trị mà
các chương trình thiện nguyện mang lại cho cộng đồng.
Đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7

291
Tiêu chí 24.3. Tác động của hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng đối với
người học và đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên được xác lập, giám sát và đối
sánh để cải tiến.
Các hoạt động kết nối và PVCĐ được thiết lập và duy trì tạo ra sự gắn kết giữa
Nhà trường với các doanh nghiệp, địa phương, các tổ chức đoàn thể đồng thời cũng
mang lại nhiều lợi ích thiết thực, làm thay đổi nhận thức, thái độ, thúc đẩy tinh thần
hoạt động của cán bộ, giảng viên và sinh viên Nhà trường.
Căn cứ vào báo cáo tổng kết các hoạt động PVCĐ hàng năm và báo cáo của các
đơn vị tham gia hoạt động PVCĐ [H24.24.01.05], Nhà trường có kế hoạch đánh giá sự
tác động của hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng đối với người học, cán bộ giảng
viên. Điều này, được thể hiện rõ trong kế hoạch hoạt động kết nối phục vụ cộng đồng
của các đơn vị trong Nhà trường hàng năm [H24.24.01.02]. Đối với giảng viên, hoạt
động NVKH và chuyển giao công nghệ PVCĐ được sử dụng là một trong các tiêu chí
đánh giá mức độ hoàn thành công việc. Cụ thể: Giảng viên tham gia các hoạt động
nghiên cứu khoa học chuyển giao công nghệ PVCĐ sẽ được cộng 25 điểm đối với mỗi
nội dung NCKH (hướng dẫn sinh viên NCKH, bài báo đăng kỷ yếu Hội thảo hoặc tạp
chí chuyên ngành, đề tài NCKH các cấp, biên soạn giáo trình tài liệu học tập), tham
gia các hoạt động phong trào sinh viên và các hoạt động đoàn thể của Khoa và Nhà
trường được cộng 4 điểm [H24.24.03.01]. Đối với sinh viên, tham gia các hoạt động
phục vụ cộng đồng cũng được đưa vào là một trong các tiêu chí đánh giá điểm rèn
luyện của sinh viên. Cụ thể: sinh viên có báo cáo khoa học được cộng 5 điểm, tham
gia các hoạt đông chính trị, văn hóa, thể thao được cộng 20 điểm, tham gia phụ trách
lớp đoàn thể 10 điểm, đánh giá phẩm chất công dân, quan hệ với cộng đồng được cộng
25 điểm [H24.24.03.02]. Phong trào NCKH tạo hiệu ứng lan tỏa trong cán bộ, giảng
viên toàn trường thông qua việc vận dụng kết quả NCKH trong công tác giảng dạy,
đem lại hiệu quả tích cực trong lĩnh vực chuyên môn của giảng viên, một trong số
giảng viên đó đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen về thành tích xuất sắc
trong phong trào thi đua đổi mới, sáng tạo trong dạy và học [H24.24.03.03].
Đối với sinh viên, kết quả đánh giá hoạt động kết nối và PVCĐ ngoài việc nâng
cao điểm rèn luyện dần dần đã giúp thay đổi kỹ năng, nhận thức, thái độ của sinh viên.
Các chương trình tình nguyện (hiến máu nhân đạo, bảo vệ môi trường,…) do Đoàn
thanh niên phát động đều được sinh viên hưởng ứng và chủ động đăng ký tham gia với
tinh thần tự nguyện. Kết quả thống kê qua 3 năm cho thấy số lượng sinh viên tham gia
qua các năm đều tăng (Bảng 24.03.01).

292
Bảng 24.1. Thống kê số lượng CB, GV và SV tham gia hoạt động thiện nguyện
từ 2016 đến 2019

Năm học 2016-2017 2017-2018 2018-2019

Các hoạt động thiện nguyện CB, GV SV CB, GV SV CB, GV SV


Hiến máu nhân đạo 6 57

Tặng quà 3 35 5 47 8 60
Các hoạt động khác 5 120 15 165 15 215
Tổng 8 155 25 255 29 332

Tham gia các hoạt động thiện nguyện là cơ hội cho mỗi cán bộ, giảng viên và
sinh viên Nhà trường được chia sẻ, cảm thông và sống có trách nhiệm hơn với cộng
đồng, góp phần mang lại hạnh phúc cho cộng đồng.
Quy định về hoạt động kết nối và cung cấp các dịch vụ phục vụ cộng đồng
[H24.24.01.03]: Ban Giám hiệu chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý, điều hành và giám
sát các hoạt động phục vụ cộng đồng trong Nhà trường. Đoàn Thanh niên chịu trách
nhiệm đánh giá tác động của các hoạt động thiện nguyện đối với người học, cán bộ
giảng viên. Phòng ĐT&NCKH chịu trách nhiệm đánh giá tác động các hoạt động
nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ cộng đồng đối với người học,
cán bộ giảng viên. Các khoa chuyên môn chịu trách nhiệm đánh giá tác động của các
hoạt động đào tạo phục vụ cộng đồng đối với người học, cán bộ giảng viên.
Căn cứ các báo cáo tổng kết các hoạt động PVCĐ, Nhà trường thực hiện đối
sánh về các tác động của hoạt động phục vụ cộng đồng đối với người học, cán bộ
giảng viên. Cụ thể: Năm học 2016 - 2017, Nhà trường có 8 cán bộ giảng viên, 155 sinh
viên tham gia các hoạt động thiện nguyện, đến năm học 2018- 2019 các hoạt động này đã
thu hút được 29 lượt giảng viên, 332 lượt sinh viên tham gia điều này cho thấy mức độ tác
động của các hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng đối với sinh viên và đội ngũ cán bộ,
giảng viên của Nhà trường ngày rộng rãi [H24.24.01.06].
Nhà trường có hệ thống thu thập thông tin phản hồi của các bên liên quan về tác
động của hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng đối với người học, cán bộ, giảng
viên. Trong Hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan chỉ rõ:
phòng Quản lý chất lượng là đầu mối tổ chức, triển khai các hoạt động điều tra, khảo
sát, đánh giá theo kế hoạch hàng năm được Hiệu trưởng phê duyệt. Phòng
ĐT&NCKH, các Khoa chuyên môn chịu trách nhiệm thu thập thông tin phản hồi của
người học, cán bộ giảng viên về các chương trình đào tạo, các khóa đào tạo ngắn hạn;
phòng ĐT&CKH chịu trách nhiệm thu thập thông tin phản hồi của người học, cán bộ

293
giảng viên về hoạt động NCKH và chuyển giao công nghệ; Đoàn Thanh niên chịu
trách nhiệm thu thập thông tin phản hồi của người học, cán bộ giảng viên về hoạt động
thiện nguyện. Căn cứ vào Báo cáo kết quả khảo sát tác động của hoạt động kết nối và
phục vụ cộng đồng đối với người học và đội ngũ cán bộ, giảng viên, Nhà trường lập kế
hoạch cải tiến chất lượng hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng [H24.24.01.17]. Các
đơn vị phụ trách hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng báo cáo kết quả các hoạt
động mình phụ trách, chỉ ra những điểm đã đạt được và những điểm còn tồn tại, từ đó
đưa ra các phương hướng cải tiến cho hoạt động sau [H24.24.01.05]. Căn cứ theo báo
cáo tổng kết, các đơn vị phụ trách lập kế hoạch hoạt động năm sau trong đó thể hiện sự
cải tiến so với năm trước [H24.24.01.02]. Trong Báo cáo kết quả hoạt động kết nối và
PVCĐ năm học 2018-2019 cho thấy phong trào NCKH PVCĐ của cán bộ, giảng viên
và sinh viên còn yếu, chưa có nhiều đề tài nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe cộng
đồng. Báo cáo cũng đã đưa hướng cải tiến của tồn tại này, đó là khuyến khích tạo động
lực cho cán bộ, giảng viên và sinh viên thực hiện các đề tài nghiên cứu về chăm sóc
sức khỏe cộng đồng bằng hình thức khen thưởng đồng thời xem xét việc hỗ trợ kinh
phí thực hiện đề tài.
Đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7
Tiêu chí 24.4. Sự hài lòng của các bên liên quan về hoạt động kết nối và phục
vụ cộng đồng, đóng góp cho xã hội được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến.
Hàng năm, Nhà trường xây dựng kế hoạch khảo sát, đánh giá, giám sát sự hài
lòng của các bên liên quan về các hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng đóng góp
cho xã hội [H24.24.04.01]. Hình thức khảo sát đa dạng nhằm giúp thu được nhiều ý
kiến góp ý nhất như: Phỏng vấn, phát phiếu khảo sát, thông qua các cuộc họp, các buổi
gặp mặt,…Các kết quả khảo sát đều được các đơn vị liên quan xử lý, giải trình hướng
xử lý nhằm cải tiến nhằm đạt kết quả tốt. Nhà trường đã thực hiện khảo sát, đánh giá
sự hài lòng của các bên liên quan về các hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng
[H24.24.04.02]. Cụ thể: khảo sát sinh viên, cán bộ giảng viên, các địa phương có liên
quan đến hoạt động tình nguyện về sự hài lòng về các hoạt động kết nối và phục vụ
cộng đồng,…Kết quả khảo sát cho thấy 85% các đối tượng được khảo sát hài lòng đối
với các hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng. Các hoạt động gắn kết với cộng đồng
địa phương, với các ban ngành, đoàn thể, chính quyền các cấp đều nhận được phản hồi
tích cực từ giới truyền thông, doanh nghiệp, chính quyền địa phương các cấp
[H24.24.04.03].
Việc thu thập thông tin phản hồi sự hài lòng của các bên liên quan đối với các
hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng được thể hiện rõ trong Hướng dẫn tổ chức lấy
ý kiến phản hồi của các bên liên quan [H24.24.01.17]: phòng Quản lý chất lượng là
đầu mối tổ chức, triển khai các hoạt động điều tra, khảo sát, đánh giá theo kế hoạch
hàng năm được Hiệu trưởng phê duyệt. Các khoa chuyên môn chịu trách nhiệm khảo
294
sát sự hài lòng của các bên liên quan đối với các hoạt động đào tạo phục vụ cộng đồng.
Phòng ĐT&NCKH chịu trách nhiệm khảo sát sự hài lòng của các bên liên quan đối
với các hoạt động NCKH và chuyển giao công nghệ. ĐTN chịu trách nhiệm khảo sát
sự hài lòng của các bên liên quan đối với hoạt động thiện nguyện. Tất cả các dữ liệu
phản hồi của các bên liên quan về sự hài lòng của các hoạt động kết nối và phục vụ
cộng đồng được lưu trữ tại phòng Quản lý chất lượng. Căn cứ vào kết quả khảo sát
nhận được từ phòng Quản lý chất lượng, các đơn vị báo cáo tổng kết các hoạt động
mình phụ trách cho Ban Giám hiệu [H24.24.01.05].
Trong Thông báo phân công nhiệm vụ của Ban Giám hiệu Trường Đại học
Thành Đông [H24.24.01.04], Ban Giám hiệu chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý, điều
hành và giám sát các hoạt động phục vụ cộng đồng trong Nhà trường. Trong Quy định
về hoạt động kết nối và cung cấp các dịch vụ phục vụ cộng đồng chỉ rõ: phòng Quản
lý chất lượng có trách nhiệm giám sát về sự hài lòng của các bên liên quan về hoạt
động kết nối và phục vụ cộng đồng, đóng góp cho xã hội [H24.24.01.03].
Căn cứ báo cáo kết quả khảo sát sự hài lòng của các bên liên quan về các hoạt
động phục vụ cộng đồng [H24.24.04.03]. Nhà trường thực hiện đối sánh về sự hài
lòng của người học, cán bộ, giảng viên và các đối tượng thụ hưởng về hoạt động phục
vụ cộng đồng [H24.24.04.04]. Trên cơ sở kết quả khảo sát, chỉ ra những điểm đã đạt
được và những điểm còn tồn tại, từ đó lập kế hoạch cải tiến chất lượng hoạt động kết
nối và phục vụ cộng đồng [H24.24.04.03]. Trong báo cáo kết quả khảo sát ý kiến của
sinh viên về hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng năm học 2018-2019 cho thấy
điểm mạnh là các hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng đã đa dạng, phong phú hơn,
đem lại hiệu quả cao cho Nhà trường, xã hội và cho sinh viên, tuy nhiên vẫn còn tồn
tại hạn chế như một số chương trình thiện nguyện chưa có kế hoạch cụ thể, một số
sinh viên chưa nhiệt tình tham gia hoạt động, do đó hướng cải tiến cho hạn chế này là
với mỗi chương trình tình nguyện Đoàn thanh niên phải xây dựng kế hoạch cụ thể và
triển khai rộng rãi đến sinh viên toàn trường.
Đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7
Đánh giá chung về tiêu chuẩn 24:
2. Tóm tắt các điểm mạnh
a. Nhà trường đã xây dựng một hệ thống các kế hoạch kết nối và phục vụ cộng đồng,
trong đó có xác lập các loại hình và khối lượng tham gia, đánh giá tác động của hoạt động
đến xã hội và đến đội ngũ cán bộ, giảng viên và sinh viên với các chỉ tiêu rõ ràng.

b. Có hệ thống giám sát và đối sánh để có kế hoạch cải tiến các hoạt động kết nối
và phục vụ cộng đồng để ngày càng tốt hơn.
295
c. Đã xây dựng công cụ khảo sát ý kiến các bên liên quan để thu thập thông tin phản
hồi một cách có hệ thống và đáng tin cậy. Đồng thời, tất cả các đơn vị đều sử dụng các kết
quả khảo sát này để cải tiến chất lượng công tác kết nối và phục vụ cộng đồng.

d. Mọi hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng đều có sự phối hợp của Nhà
trường, các bên liên quan nhằm xây dựng nên những kế hoạch, được giám sát và cải
tiến liên tục; kết quả khảo sát ý kiến của các bên liên quan cho thấy, mức độ hài lòng
của xã hội đối với Nhà trường ngày càng tăng.

3. Tóm tắt các điểm tồn tại

a. Kinh phí chi cho các hoạt động thiện nguyện còn hạn chế, chưa có nhiều
chương trình thiện nguyện quy mô lớn.

b. Tổ chức khảo sát trên giấy còn nhiều hạn chế như mất nhiều thời gian xử lý dữ
liệu, chi phí in ấn.

4. Kế hoạch cải tiến

Thời
Mục Đơn vị
TT Nội dung gian
tiêu thực hiện
thực hiện
Tổ chức thêm nhiều chương trình thiện nguyện
Khắc thu hút đông đảo sinh viên tham gia đến vùng Từ năm
Đoàn học
1 phục tồn sâu, vùng xa; kêu gọi thêm sự ủng hộ kinh phí
Thanh niên 2020-
tại a của cán bộ, giảng viên và các mạnh thường 2021
quân tham gia đóng góp.
Khắc
Phòng Từ năm
phục tồn học
2 Nhà trường có thể kết hợp khảo sát online. Quản lý
tại b 2020-
chất lượng 2021

Nhà trường duy trì việc xây dựng một hệ thống


các kế hoạch kết nối và phục vụ cộng đồng, BGH, các Từ năm
Phát huy
trong đó có xác lập các loại hình và khối lượng Phòng, học
4 điểm
tham gia, đánh giá tác động của hoạt động đến Khoa, 2020-
mạnh a
xã hội, đội ngũ cán bộ, giảng viên và sinh viên Trung tâm 2021
Nhà trường với các chỉ tiêu rõ ràng.

Phát huy Duy trì hệ thống giám sát và đối sánh để cải Phòng Từ năm
5 điểm tiến liên tục các hoạt động kết nối và phục vụ Quản lý học
mạnh b cộng đồng cho từng năm học. Luôn sử dụng đối chất lượng 2020-

296
sánh để phân tích và có kế hoạch cải tiến hợp 2021
lý.

Phát huy hiệu quả công cụ khảo sát ý kiến các


Từ năm
Phát huy bên liên quan là các quy trình thực hiện và các Phòng
học
6 điểm biểu mẫu khảo sát kèm theo để thu thập thông Quản lý
2020-
mạnh c tin phản hồi các bên liên quan một cách có hệ chất lượng
2021
thống và đáng tin cậy.

BGH, các Từ năm


Phát huy Phối hợp với các bên liên quan để xây dựng kế
Phòng, học
7 điểm hoạch hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng,
Khoa, 2020-
mạnh d giám sát và cải tiến liên tục hoạt động này.
Trung tâm 2021

5. Mức đánh giá

Tiêu chuẩn/ Tiêu chí Tự đánh giá

Tiêu chuẩn 24 5/7

Tiêu chí 24.1 5/7


Tiêu chí 24.2 5/7

Tiêu chí 24.3 5/7

Tiêu chí 24.4 5/7

Tiêu chuẩn 25. Kết quả tài chính và thị trường


1. Mô tả
Tiêu chí 25.1. Kết quả và các chỉ số tài chính của hoạt động đào tạo, nghiên
cứu khoa học và PVCĐ được xác lập, giám sát và đối sách để cải tiến
Nhà trường đã xác lập kết quả và các chỉ số tài chính của hoạt động ĐT,
NCKH và PVCĐ trong Kế hoạch tài chính dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.
[H25.25.01.01], [H25.25.01.02], [H25.25.01.03] chiến lược phát triển Nhà trường các
giai đoạn [H25.25.01.04].
Trong các giai đoạn đầu, Nhà trường chi cho đầu tư xây dựng cơ bản chiếm
một tỷ trọng không nhỏ để đáp ứng với nhu cầu nâng cao CSVC [H25.25.01.05].
Trong những năm gần đây, xu hướng tài chính của Nhà trường là dịch chuyển đầu tư
cho hoạt động KHCN, và ưu tiên đầu tư cho dịch vụ, cho hoạt động PVCĐ một cách
có hệ thống. Xác lập kinh phí cho các hoạt động NCKH, học bổng SV, đào tạo, bồi
dưỡng, thu hút nhân tài, các hoạt động khởi nghiệp, sáng tạo, việc làm, kết nối cựu SV
297
và doanh nghiệp, đầu tư CSVC theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại. Đây là xu thế tài
chính tất yếu phù hợp với quy mô trường lớp ngày càng phát triển, phù hợp với tầm
nhìn, sứ mạng và chiến lược phát triển Nhà trường, xứng đáng với vị thế của Nhà
trường, với niềm tin của người học, của xã hội cũng như thương hiệu Nhà trường trong
hệ thống giáo dục Việt Nam ngày càng tăng hiện nay.

Nhà trường cũng đã phân bổ một cách hợp lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn
thu nhằm đảm bảo chi phí cho các hoạt động thường xuyên trong đó có hoạt động đào
tạo, NCKH và PVCĐ. Cơ cấu thu, chi luôn được rà soát để định hướng cho các năm
sau [H25.25.01.06]. Trên cơ sở nguồn thu và các khoản chi thực tế từng năm, Nhà
trường xác lập các chỉ số tài chính, định mức và kế hoạch cụ thể hàng năm cho các chỉ
số doanh thu và chi phí từ các khoản mục nguồn thu và nguồn chi đúng với các quy
định tài chính của pháp luật.
* Chỉ số tài chính về doanh thu bao gồm:
- Nguồn thu từ hoạt động đào tạo: Học phí đại học chính quy, thạc sỹ và các lệ
phí từ các chương trình đào tạo khác (lớp đào tạo ngắn hạn) [H25.25.01.07].
- Nguồn thu từ chính sách PVCĐ được xác lập bởi nhu cầu xã hội: Về việc tổ
chức thi cấp các chứng chỉ ngắn hạn, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, khai thác cho thuê
tài sản [H25.25.01.08].
* Chỉ số tài chính về các khoản chi phí bao gồm:
- Nguồn chi cho hoạt động đào tạo: Chi cho con người, học bổng sinh viên,
chi cho hoạt động đào tạo khác [H25.25.01.09].
- Nguồn chi cho NCKH: chi cho các hội thảo khoa học, đề tài nghiên cứu khoa
học, cho các bài đăng tạp chí khoa học, cho viết giáo trình, chi cho đầu tư trang thiết bị
phục vụ cho tiềm năng nghiên cứu khoa học phòng thực hành Dược, Điều dưỡng,
[H25.25.01.10].
- Nguồn chi cho hoạt động PVCĐ: Chi cho hoạt động tình nguyện (hiến máu
nhân đạo, tặng quà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn…) [H25.25.01.11].
Số liệu thống kê về các nguồn thu và chi của Nhà trường được thể hiện trong bảng sau:

298
Bảng 25.1. Nguồn thu của Nhà trường từ 2015 – 2019 (ĐVT: Triệu đồng)

STT Nội dung 2015 2016 2017 2018 2019

1 Thu từ đào tạo 4,636 8,869 12,184 14,704 26,382

2 Thu từ NCKH

3 Thu từ PVCĐ 57 170 200 220 250

4 Thu từ HTQT 1,105 1,750 1,702 1,930 1,980


Thu từ hoạt động
5 40 40 39 59 77
khác
Tổng
5,838 10,829 14,125 16,913 28,689

Bảng 25.2. Nguồn chi của Nhà trường từ 2015 – 2019 (ĐVT: Triệu đồng)

STT NỘI DUNG 2015 2016 2017 2018 2019


Tiền lương và các khoản theo
1 3,570 5,812 6,455 8,238 11,900
lương
2 Chi tiền giảng vượt giờ 170 450 550 650 670
Thưởng tết khuyến khích
3 450 470 851 750 1,540
người lao động
Chi mua giáo trình tài liệu, hỗ
4 183.6 220.6 440 623 875
trợ đề tài NCKH,
5 Chi bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ 55 150 100 220 250
Chi phí công tác tuyển sinh, hỗ
6 542 1,134 1,500 1,250 1,100
trợ sinh viên
Chi phí tiền giảng, mời ngoài
7 1,200 1,571 1,100 1,317 1,350
thính giảng
8 Chi học bổng, khen thưởng SV 35 50 55 55 55
Chi khác cho SV, phong trào
9 36 111 116 119 720
Đoàn, hoạt động thiện nguyện
Chi đầu tư, nâng cấp,sửa chữa,
bảo trì bảo dưỡng giảng
10 đường, phòng học, KTX, thư 428 853 2,211 2,203 6,054
viện và cảnh quan sân
vườn..(CSVC)
Chi đầu tư, nâng cấp, bảo trì
cho hệ thống CNTT, viễn
11 thông ( máy tính, thiết bị, phần 290 272 321 680 1,630
mềm đường truyền, thiết bị tự
động hóa….)
299
Chi mua sắm, nâng cấp,sửa
chữa, bảo trì, bảo dưỡng hệ
thống thiết bị, máy móc phục
12 vụ công tác đào tạo, NCKH và 283 277 274 577 1,094
phục vụ cộng đồng ( điều hòa,
máy chiếu, CAMERA, thiết bị
âm thanh..)
13 Chi khác 15 40
Tổng 7,258 11,410 13,973 16,682 27,238
Nhà trường có hệ thống giám sát kết quả và các chỉ số tài chính của hoạt động
ĐT, NCKH và PVCĐ thông qua Ban Kiểm soát nội bộ của Nhà trường. Đơn vị này
chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát tình hình tài chính hàng năm [H25.25 .01.12].
Ban Kiểm soát nội bộ có các kiến nghị tổng thể về vấn đề thẩm định và ban hành các
quy định, quy trình và hướng dẫn cho các hoạt động tuyển sinh các năm, lập kế hoạch,
dự trù kinh phí tuyển sinh cho năm học [H25.25.01.13], quy trình thu, chi đã thực hiện
theo đúng các quy định tại Quy chế chi tiêu nội bộ của Trường và các quy định về
quản lý tài chính hiện hành. Trong giai đoạn đánh giá, Nhà trường đã mời Công ty
TNHH Kiểm toán định giá và tư vấn tài chính Việt Nam đến kiểm toán báo cáo tài
chính từ năm 2015 đến năm 2019 [H25.25.01.14]. Báo cáo tài chính cho thấy các hoạt
động tài chính của Nhà trường đã thực hiện theo đúng chuẩn mực kế toán Việt Nam cụ
thể: đã thực hiện quyết toán thuế theo đúng quy định của Nhà nước [H25.25.01.15].
Dựa trên báo cáo về kết quả tài chính, báo cáo về kết quả hoạt động ĐT, NCKH
và PVCĐ, hàng năm Nhà trường thực hiện đối sánh về kết quả và các chỉ số tài chính
của hoạt động ĐT, NCKH, PVCĐ. Kết quả đối sánh được thể hiện trong bảng 25.3.
Bảng 25.3. Bảng chỉ số nguồn thu, chi các năm; Đơn vị: (Triệu đồng)

Chỉ số tài chính Năm Năm Năm Năm Năm


2015 2016 2017 2018 2019

Tổng thu 5,838 10,829 14,125 6,913 28,689

Tổng chi 7,258 11,410 13,973 16,682 27,238

Chênh lệch thu chi -1,420 -581.10 152 231 1,451

Thu nhập trung bình của


65 75 80 85 90
CBGV
Học phí trung bình trên
5,8 6,0 8,0 9,0 11
1 SV, HV

300
Kết quả đối sánh cho thấy: Về thực hiện các chỉ số doanh thu cho thấy thu từ
hoạt động đào tạo chiếm tỷ trong cao trong cơ cấu chỉ số doanh thu. Nguồn thu từ hoạt
động đào tạo là nguồn thu bền vững của Trường đã tăng đáng kể. Cụ thể, từ năm 2015
đến 2019 nguồn thu năm sau so với năm trước tăng bình quân khoảng 35%. Về thực
hiện các chỉ số chi cho thấy chi cho hoạt động đào tạo chiếm tỷ trong cao trong cơ cấu
chỉ số chi và theo chiều hướng đảm bảo sự phù hợp giữa các lĩnh vực khác nhau (con
người, đào tạo, phát triển tiềm năng khoa học công nghệ).
Nhà trường đã ban hành quy trình khảo sát và bộ tiêu chí đánh giá các đối tượng
liên quan tại hướng dẫn về việc ban hành quy trình tổ chức lấy ý kiến phản hồi của các
bên liên quan [H25.25.01.16], tất cả các hoạt động thu thập ý kiến của các bên liên
quan về kết quả và các chỉ số tài chính của hoạt động đào tạo, NCKH và PVCĐ đều
được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy trình đã ban hành. Hằng năm, Nhà trường
thu thập thông tin phản hồi của các đơn vị/bộ phận, cán bộ giảng viên trong Trường về
tình hình thực hiện kết quả các chỉ số tài chính của hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa
học và PVCĐ thông qua báo cáo hằng năm về từng lĩnh vực: tuyển sinh, đào tạo,
NCKH, PVCĐ, thông qua cuộc họp giao ban với các lãnh đạo các đơn vị
[H25.25.01.17]. Các kết quả đối sánh hàng năm về chỉ số tài chính của các lĩnh vực,
kết quả khảo sát ý kiến của các đơn vị/bộ phận, cán bộ giảng viên trong Trường về kết
quả và các chỉ số tài chính về hoạt động đào tạo, NCKH và PVCĐ đã được tổng hợp
làm căn cứ, cơ sở cho việc lập kế hoạch cải tiến chất lượng hoạt động: đầu tư cơ sở vật
chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy học tập, NCKH, PVCĐ [H25.25.01.18].
Kết quả hoạt động tài chính của Trường được hoàn thành đúng kế hoạch. Các chỉ
tiêu kế hoạch nhiệm vụ của Trường nói chung cũng như các chỉ tiêu kế hoạch nhiệm
vụ thuộc lĩnh vực tài chính hàng năm về cơ bản hoàn thành. [H25.25.01.06]. Tổng
doanh thu tăng ổn định trong giai đoạn 2016 - 2019. Sự chênh lệch thu chi tăng đều
qua các năm là do thực hiện tốt việc quản lý chi phí và tiết kiệm trong chi tiêu. Thu
nhập bình quân của cán bộ, giảng viên, nhân viên tăng ổn định vì vậy đời sống cán bộ,
nhân viên được cải thiện.

Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7


Tiêu chí 25.2. Kết quả và các chỉ số thị trường của hoạt động đào tạo, nghiên
cứu khoa học và PVCĐ được xác lập, giám sát và đối sách để cải tiến
Những nội dung được đề cập trong chiến lược phát triển Trường Đại học Thành
Đông đến năm 2025, tầm nhìn 2030 là cơ sở định hướng trong việc xây dựng kế hoạch

301
của từng đơn vị cho từng giai đoạn dài hạn, từng năm để triển khai thực hiện mục tiêu
đã đề ra trong công tác ĐT, NCKH, PVCĐ [H25.25.01.04]. Theo đó, khi xây dựng kế
hoạch hoạt động hàng năm của từng lĩnh vực, các chỉ số thị trường đã được xác lập
như: chỉ số tuyển sinh, chỉ số đào tạo, chỉ số NCKH. Các chỉ số thị trường cụ thể được
thể hiện ở trong các bảng số liệu dưới đây:
Về đào tạo: Nhà trường đã xác định chỉ tiêu tuyển sinh cho từng năm, từng
bậc/hệ đào tạo trên cơ sở các quy định hiện hành về tuyển sinh cũng như đảm bảo tăng
quy mô theo lộ trình của Trường và đồng thời đảm bảo phát triển các ngành đào tạo
mới đáp ứng nhu cầu của xã hội và phù hợp với sứ mạng của Nhà trường được thể
hiện trong bảng 25.4.
Bảng 25.4. Thống kê chỉ số tuyển sinh theo từng năm học

Số lượng 2015-2016 2016-2017 2017-2018 2018-2019 2019-2020


Tổng số sinh viên
413 784 738 895 723
chính quy
Tổng số học viên
54 155 155 168 203
cao học
Tổng số sinh viên
310 209 164 265 269
liên thông
Về nghiên cứu khoa học: Căn cứ vào kế hoạch chiến lược phát triển Trường,
phấn đấu đến 2025 chỉ số mỗi năm Nhà trường có ít nhất 10 đề tài cấp Nhà nước, 30
đề tài cấp Trường và cán bộ giảng viên phải tham gia NCKH, phấn đấu các chỉ số này
tăng khoảng 5% qua các năm.
Nhà trường luôn khuyến khích sinh viên, giảng viên thực hiện các công trình
nghiên cứu khoa học để đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Các bài báo khoa
học về kinh tế, kỹ thuật và công nghệ được đăng trên các tạp chí có uy tín kết quả
được thể hiện trong bảng 25.5.
Bảng 25.5. Số lượng đề tài nghiên cứu khoa học và chuyển giao khoa học công
nghệ của nhà trường
Số lượng
TT Phân loại đề tài
2015 2016 2017 2018 2019 Tổng số
1 Đề tài cấp Nhà nước (tham
1 0 0 0 2 3
gia)
2 Đề tài cấp Bộ (tham gia) * 6 6 1 2 1 16
3 Đề tài cấp trường 6 8 10 10 12 46
Tổng cộng 13 14 11 12 15 65

302
Các hoạt động PVCĐ: các chỉ số được xây dựng hàng năm qua việc tổ chức
các hoạt động thiện nguyện, đóng góp cứu trợ cho các đồng bào bị lũ lụt, tham gia các
dự án hỗ trợ cộng đồng, các hoạt động tiếp sức mùa thi, sinh viên tình nguyện, mùa hè
xanh và hiến máu nhân đạo [H25.25.02.01].
Việc giám sát kết quả và các chỉ số thị trường của hoạt động đào tạo, NCKH và
PVCĐ được thực hiện thông qua biên bản họp giao ban hàng tháng, báo cáo tổng kết
hoạt động của từng bộ phận, đơn vị trong Trường, thông qua tổng kết năm học
[H25.25.02.02], [H25.25.02.03]. Các hoạt động PVCĐ để quảng bá hình ảnh của Nhà
trường như: tổ chức giải bóng đá hội khỏe Phù Đổng cho học sinh các trường THPT,
các giải thể thao như cầu lông, bóng chuyền…của khối các trường trong tỉnh, tham gia
các hoạt động tình nguyện, thiện nguyện, hỗ trợ và tham gia các phong trào Phụ nữ,
Hội khuyến học phường, phân làn giao thông, hiến máu nhân đạo, tri ân các anh hùng
liệt sỹ. Ban Kiểm soát nội bộ là đơn vị chịu trách nhiệm giám sát các chỉ số về thị
trường cũng như kết quả hoạt động Đào tạo, NCKH và PVCĐ [H25.25.01.12].
Về hiệu quả hoạt động thị trường của Trường trên các lĩnh vực ĐT, NCKH và
PVCĐ được đo lường dựa trên các chỉ số: Nguồn nhân lực do Nhà trường đào tạo
cung cấp cho thị trường lao động [H25.25.02.04], Sự hài lòng của nhà tuyển dụng về
chất lượng đào tạo của Nhà trường [H25.25.02.05].
Các chỉ số này được theo dõi hàng năm để đánh giá xu thế về hiệu quả hoạt
động thị trường của Nhà trường, đồng thời cũng được đối sánh với một số trường đại
học khác để giúp định vị sự đóng góp của Nhà trường trên thị trường giáo dục Việt
Nam [H25.25.02.06].
Nhà trường đã ban hành quy trình khảo sát và bộ tiêu chí đánh giá các đối
tượng liên quan tại hướng dẫn về việc ban hành quy trình tổ chức lấy ý kiến phản hồi
của các bên liên quan [H25.25.01.16], tất cả các hoạt động thu thập ý kiến của các bên
liên quan về kết quả và các chỉ số tài chính của hoạt động đào tạo, NCKH và PVCĐ
đều được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy trình đã ban hành. Hằng năm, Nhà
trường thu thập thông tin phản hồi của các đơn vị/bộ phận, cán bộ giảng viên trong
Trường về tình hình thực hiện kết quả các chỉ số tài chính của hoạt động đào tạo,
nghiên cứu khoa học và PVCĐ thông qua báo cáo hằng năm về từng lĩnh vực: tuyển
sinh, đào tạo, NCKH, PVCĐ, thông qua cuộc họp giao ban với các lãnh đạo các đơn vị
[H25.25.01.17].
Các kết quả đối sánh hàng năm về chỉ số thị trường của các lĩnh vực; báo cáo
hằng năm về từng lĩnh vực: tuyển sinh, đào tạo, NCKH, PVCĐ; kết quả khảo sát ý
kiến của các đơn vị/bộ phận, cán bộ giảng viên trong Trường về kết quả và các chỉ số
thị trường về hoạt động đào tạo, NCKH và PVCĐ đã được tổng hợp làm căn cứ, cơ sở
303
cho việc cải tiến nâng cao hoạt động NCKH thể hiện như: thay đổi chính sách về
NCKH (giao chỉ tiêu KPIs đến từng cá nhân và đơn vị; tăng định mức đối với các tài
sản trí tuệ). Từ năm 2016 đến nay, nhằm tăng cường cho phát triển chi tiêu tuyển sinh
và mục đích duy trì nguồn thu, Nhà trường đã xây dựng các đề án mở ngành mới và đã
được Bộ GD&ĐT ra quyết định cho phép triển khai đào tạo các như ngành Điều
Dưỡng, Y học cổ truyền – Dược học [H25.25.02.07].
Hiện nay Nhà trường đang hoàn thiện các tiêu chí đánh giá phân tầng, xếp hạng
trường đạ học ứng dụng như chất lượng đào tạo; chất lượng nghiên cứu khoa học công
nghệ; chất lượng đội ngũ; chất lượng chương trình đào tạo; CSVC, học liệu; nâng cao
uy tín chất lượng đào tạo của nhà trường trong nước và quốc tế; tỷ lệ SV có việc làm;
quản trị đại học. Nhà trường phấn đấu tới năm 2020 tham gia xếp hạng trong nước

Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7.


➢ Đánh giá chung về tiêu chuẩn 25
2. Tóm tắt các điểm mạnh
a. Nhà trường đã xây dựng kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học với các chỉ
số rõ ràng về hoạt động ĐT, NCKH và PVCĐ để xác lập các kết quả và các chỉ số
tài chính, chỉ số thị trường.
b. Nhà trường có Ban kiểm soát, kiểm tra rà soát công tác tài chính để kịp thời
cập nhật các chỉ số tài chính, chỉ số thị trường về hoạt động đào tạo, NCKH và
PVCĐ cho từng năm học. Luôn sử dụng hình thức đối sánh để phân tích và có kế
hoạch cải tiến hợp lý cho các kỳ sau.
c. Việc phân bổ và quản lý kinh phí cho các hoạt động đào tạo, NCKH và
PVCĐ đúng quy định, hợp lý, minh bạch và hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống
CB-GV-NV, chất lượng CSVC, trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu giảng dạy
học tập, NCKH và PVCĐ.
d. Các đóng góp của Nhà trường cho thị trường giáo dục là đáng kể. Hiệu quả
đầu tư về hoạt động thị trường cho các hoạt động ĐT, NCKH và PVCĐ của trường
thể hiện qua: Quy mô TS - nguồn tuyển của Nhà trường ngày càng được nâng cao. Tỷ
lệ sinh viên ra trường có việc làm cao; số lượng các đối tác trong và ngoài nước tìm
đến Thành Đông ngày càng tăng; CSVC Nhà trường ngày càng phát triển. Kết quả đầu
tư tài chính cho hoạt động PVCĐ cũng đem lại những hiệu quả rõ rệt; Tập thể Nhà
trường đã nhận nhiều giải thưởng, bằng khen các cấp trong các hoạt động đào tạo,
NCKH và PVCĐ; kết quả hoạt động thị trường của Trường Đại học Thành Đông cũng
được sự đồng tình cao của các cổ đông.

304
3. Tóm tắt các điểm tồn tại
a. Nguồn thu tài chính tăng nhưng chưa bắt kịp với nhu cầu phát triển, chiến lược
của Nhà trường; việc đầu tư và sử dụng nguồn kinh phí cho NCKH chưa thực sự hiệu
quả, kinh phí cho hoạt động phát triển đội ngũ chưa thực sự được chú trọng.
b. Cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị
trường lao động và hội nhập.
c. Việc đăng ký xếp hạng cũng như theo dõi vị trí xếp hạng của Nhà trường trong
nước và quốc tế để đối sánh, cải tiến chưa được quan tâm đúng mức.
4. Kế hoạch cải tiến
STT Mục tiêu Nội dung Đơn vị/cá Thời gian
nhân thực thực hiện
hiện

1 Khắc phục Nhà trường tiếp tục xây dựng, rà BGH; Từ năm học
tồn tại a soát và điều chỉnh quy chế chi tiêu 2019-2020
cho phù hợp với thực tế và quy mô P.HC-TH
phát triển. Tăng cường công tác
kiểm tra, kiểm toán hoạt động tài
chính nhằm tăng nguồn thu. Có kế
hoạch cho việc trích lập thêm kinh
phí cho NCKH và bồi dưỡng phát
triển đội ngũ .
2 Khắc phục Nhà trường có phương án tăng điểm BGH; Từ năm học
tồn tại b xét tuyển đầu vào, cải tiến các chính P.TS&TT 2019-2020
sách tài chính đầu tư cho các hoạt
động đào tạo, KHCN và PVCĐ
nhằm tăng chất lượng các hoạt động
này và chất lượng đầu vào của SV

3 Khắc phục P.QLCL phối hợp với phòng P.QLCL; Từ năm học
tồn tại c TS&TT và bộ phận IT chịu trách P.TS&TT 2019-2020
nhiệm tìm kiếm các tổ chức xếp
hạng có uy tín trong nước và quốc tế,
và tìm hiểu bộ tiêu chí tiêu chuẩn để
305
đăng ký xếp hạng Nhà trường nhằm
khẳng định thương hiệu Nhà trường
trong xã hội

4 Phát huy Tiếp tục xây dựng hệ thống các kế BGH, Từ năm học
điểm mạnh hoạch chiến lược, kế hoạch năm học P.HC-TH, 2019-2020
a với các chỉ số rõ ràng về hoạt động tất cả các
đào tạo, NCKH và PVCĐ đơn vị

5 Phát huy Duy trì hệ thống giám sát các chỉ số BGH, Từ năm học
điểm mạnh và luôn sử dụng đối sánh để phân P.HC-TH, 2019-2020
b tích và có kế hoạch cải tiến hợp lý tất cả các
đơn vị

6 Phát huy Tiếp tục phân bổ và quản lý kinh phí BGH, Từ năm học
điểm mạnh cho các hoạt động đào tạo, NCKH P.HC-TH, 2019-2020
c và PVCĐ đúng quy định, hợp lý, tất cả các
minh bạch và hiệu quả. đơn vị

7 Phát huy Duy trì các đóng góp của Nhà trường BGH, Từ năm học
điểm mạnh cho thị trường giáo dục, tăng hiệu P.HC-TH, 2019-2020
d quả đầu tư về hoạt động thị trường tất cả các
cho các hoạt động đào tạo,NCKH và đơn vị
PVCĐ của trường.

5. Mức đánh giá

Tiêu chuẩn/Tiêu chí Tự đánh giá

Tiêu chuẩn 25 5/7

Tiêu chí 25.1 5/7

Tiêu chí 25.2 5/7

306
Phần 3
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤC
Theo Thông tư 12/2017/TT-BGDĐT ngày 19/05/2017
(Giai đoạn đánh giá 01/2015 - 12/2019)
Tự
Tiêu chuẩn/tiêu chí Ghi chú
Đánh giá
Mục 1. ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VỀ MẶT CHIẾN LƯỢC
1 Tiêu chuẩn 1: Tầm nhìn, sứ mạng và văn hóa 5/7

Lãnh đạo cơ sở giáo dục đảm bảo tầm nhìn và sứ mạng của cơ
1.1 sở giáo dục đáp ứng được nhu cầu và sự hài lòng của các bên 5/7
liên quan.

Lãnh đạo cơ sở giáo dục thúc đẩy các giá trị văn hóa phù hợp
1.2 với tầm nhìn và sứ mạng của cơ sở giáo dục. 5/7

Tầm nhìn, sứ mạng và văn hóa của cơ sở giáo dục được phổ
1.3 biến, quán triệt và giải thích rõ ràng để thực hiện. 5/7

Tầm nhìn, sứ mạng và văn hóa của cơ sở giáo dục được rà soát
1.4 để đáp ứng nhu cầu và sự hài lòng của các bên liên quan. 5/7

Tầm nhìn, sứ mạng và văn hóa của cơ sở giáo dục cũng như
1.5 quá trình xây dựng và phát triển chúng được cải tiến để 5/7
đáp ứng nhu cầu và sự hài lòng của các bên liên quan.

2 Tiêu chuẩn 2: Quản trị 5/7

Hệ thống quản trị (bao gồm hội đồng quản trị hoặc hội đồng
trường; các tổ chức đảng, đoàn thể; các hội đồng tư vấn khác)
được thành lập theo quy định của pháp luật nhằm thiết lập định
2.1 hướng chiến lược phù hợp với bối cảnh cụ thể của cơ sở giáo 5/7
dục; đảm bảo trách nhiệm giải trình, tính bền vững, sự minh
bạch và giảm thiểu các rủi ro tiềm tàng trong quá trình quản trị
của cơ sở giáo dục.

Quyết định của các cơ quan quản trị được chuyển tải thành các
2.2 kế hoạch hành động, chính sách, hướng dẫn để triển khai thực 5/7
hiện.

Hệ thống quản trị của cơ sở giáo dục được rà soát thường


2.3 xuyên. 5/7

Hệ thống quản trị của cơ sở giáo dục được cải tiến để tăng hiệu
2.4 quả hoạt động của cơ sở giáo dục và quản lý rủi ro tốt hơn. 5/7

307
Tự
Tiêu chuẩn/tiêu chí Ghi chú
Đánh giá
3 Tiêu chuẩn 3: Lãnh đạo và quản lý 5/7

Lãnh đạo cơ sở giáo dục thiết lập cơ cấu quản lý trong đó phân
định rõ vai trò, trách nhiệm, quá trình ra quyết định, chế độ
3.1 thông tin, báo cáo để đạt được tầm nhìn, sứ mạng, văn hóa và 5/7
các mục tiêu chiến lược của cơ sở giáo dục.

Lãnh đạo cơ sở giáo dục tham gia vào việc thông tin, kết nối
3.2 các bên liên quan để định hướng tầm nhìn, sứ mạng, văn hóa và 5/7
các mục tiêu chiến lược của cơ sở giáo dục.

Cơ cấu lãnh đạo và quản lý của cơ sở giáo dục được rà soát


3.3 thường xuyên. 5/7

Cơ cấu lãnh đạo và quản lý của cơ sở giáo dục được cải tiến
3.4 nhằm tăng hiệu quả quản lý và đạt được hiệu quả công việc của 5/7
cơ sở giáo dục như mong muốn.

4 Tiêu chuẩn 4: Quản trị chiến lược 5/7

Thực hiện việc lập kế hoạch chiến lược nhằm đạt được tầm
4.1 nhìn, sứ mạng và văn hóa cũng như các mục tiêu chiến lược 5/7
trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng.

Kế hoạch chiến lược được quán triệt và chuyển tải thành các kế
4.2 hoạch ngắn hạn và dài hạn để triển khai thực hiện. 5/7

Các chỉ số thực hiện chính, các chỉ tiêu phấn đấu chính được
4.3 thiết lập để đo lường mức độ thực hiện các mục tiêu chiến lược 5/7
của cơ sở giáo dục.

Quá trình lập kế hoạch chiến lược cũng như các chỉ số thực
4.4 hiện chính, các chỉ tiêu phấn đấu chính được cải tiến để đạt 5/7
được các mục tiêu chiến lược của cơ sở giáo dục.

Tiêu chuẩn 5: Các chính sách về đào tạo, NCKH và phục


5 vụ cộng đồng 5/7

Có hệ thống để xây dựng các chính sách về đào tạo, nghiên cứu
5.1 khoa học và phục vụ cộng đồng. 5/7

Quy trình giám sát sự tuân thủ các chính sách được cụ thể hóa
5.2 bằng văn bản, phổ biến và thực hiện. 5/7

Các chính sách về đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ
5.3 cộng đồng được rà soát thường xuyên. 5/7

308
Tự
Tiêu chuẩn/tiêu chí Ghi chú
Đánh giá
Các chính sách về đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ
cộng đồng được cải tiến nhằm tăng hiệu quả hoạt động của cơ
5.4 sở giáo dục, đáp ứng nhu cầu và sự hài lòng của các bên liên 5/7
quan.

6 Tiêu chuẩn 6: Quản lý nguồn nhân lực 5/7

Nguồn nhân lực được quy hoạch để đáp ứng đầy đủ nhu cầu
6.1 của hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng 5/7
đồng.

Các tiêu chí tuyển dụng và lựa chọn (bao gồm cả các tiêu chí
6.2 về đạo đức và tự do học thuật sử dụng trong việc đề bạt, bổ 5/7
nhiệm và sắp xếp nhân sự) được xác định và được phổ biến.

Xác định và xây dựng được tiêu chuẩn năng lực (bao gồm cả
6.3 kỹ năng lãnh đạo) của các nhóm cán bộ, giảng viên, nhân viên 5/7
khác nhau.

Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ, giảng
6.4 viên, nhân viên được xác định và có các hoạt động được triển 5/7
khai để đáp ứng các nhu cầu đó.

Hệ thống quản lý việc thực hiện nhiệm vụ (bao gồm chế độ


khen thưởng, ghi nhận và kế hoạch bồi dưỡng) được triển khai
6.5 để thúc đẩy và hỗ trợ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học 5/7
và phục vụ cộng đồng.

Các chế độ, chính sách, quy trình và quy hoạch về nguồn nhân
6.6 lực được rà soát thường xuyên. 5/7

Các chế độ, chính sách, quy trình và quy hoạch nguồn nhân lực
6.7 được cải tiến để hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục 5/7
vụ cộng đồng.

7 Tiêu chuẩn 7: Quản lý tài chính và cơ sở vật chất 5/7

Hệ thống lập kế hoạch, triển khai, kiểm toán, tăng cường các
nguồn lực tài chính của cơ sở giáo dục để hỗ trợ việc thực hiện
7.1 tầm nhìn, sứ mạng, các mục tiêu chiến lược trong đào tạo, 5/7
nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng được thiết lập và
vận hành.

Hệ thống lập kế hoạch, bảo trì, đánh giá, nâng cấp cơ sở vật
7.2 chất và cơ sở hạ tầng bao gồm các phương tiện dạy và học, các 5/7
phòng thí nghiệm, thiết bị và công cụ v.v. để đáp ứng các nhu

309
Tự
Tiêu chuẩn/tiêu chí Ghi chú
Đánh giá
cầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng
được thiết lập và vận hành.

Hệ thống lập kế hoạch, bảo trì, kiểm toán, nâng cấp các thiết bị
công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng như máy tính, hệ thống
7.3 mạng, hệ thống dự phòng, bảo mật và quyền truy cập để 5/7
đáp ứng các nhu cầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục
vụ cộng đồng được thiết lập và vận hành.

Hệ thống lập kế hoạch, bảo trì, đánh giá và tăng cường các
nguồn lực học tập như nguồn học liệu của thư viện, thiết bị hỗ
7.4 trợ giảng dạy, cơ sở dữ liệu trực tuyến, v.v. để đáp ứng các nhu 5/7
cầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng
được thiết lập và vận hành.

Hệ thống lập kế hoạch, thực hiện, đánh giá và cải tiến môi
7.5 trường, sức khỏe, sự an toàn và khả năng tiếp cận của những 5/7
người có nhu cầu đặc biệt được thiết lập và vận hành.

8 Tiêu chuẩn 8: Các mạng lưới và quan hệ đối ngoại 5/7

Có kế hoạch phát triển các đối tác, mạng lưới và quan hệ đối
8.1 ngoại để đạt được tầm nhìn, sứ mạng và các mục tiêu chiến 5/7
lược của cơ sở giáo dục.

Các chính sách, quy trình và thỏa thuận để thúc đẩy các đối tác,
8.2 mạng lưới và quan hệ đối ngoại được triển khai thực hiện. 5/7

8.3 Các đối tác, mạng lưới và quan hệ đối ngoại được rà soát. 5/7

Các đối tác, mạng lưới và quan hệ đối ngoại được cải thiện để
8.4 đạt được tầm nhìn, sứ mạng và các mục tiêu chiến lược của cơ 5/7
sở giáo dục.

Mục 2. ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VỀ MẶT HỆ THỐNG


9 Tiêu chuẩn 9: Hệ thống ĐBCL bên trong 4,83/7

Cơ cấu, vai trò, trách nhiệm và trách nhiệm giải trình của hệ
thống đảm bảo chất lượng bên trong được thiết lập để đáp ứng
9.1 các mục tiêu chiến lược và đảm bảo chất lượng của cơ sở giáo 5/7
dục.

Xây dựng kế hoạch chiến lược về đảm bảo chất lượng (bao
9.2 gồm chiến lược, chính sách, sự tham gia của các bên liên quan, 5/7
các hoạt động trong đó có việc thúc đẩy công tác đảm bảo chất
lượng và tập huấn nâng cao năng lực) để đáp ứng các mục tiêu

310
Tự
Tiêu chuẩn/tiêu chí Ghi chú
Đánh giá
chiến lược và đảm bảo chất lượng của cơ sở giáo dục.

Kế hoạch chiến lược về đảm bảo chất lượng được quán triệt và
9.3 chuyển tải thành các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn để triển khai 5/7
thực hiện.

Hệ thống lưu trữ văn bản, rà soát, phổ biến các chính sách, hệ
9.4 thống, quy trình và thủ tục đảm bảo chất lượng được triển khai. 5/7

Các chỉ số thực hiện chính và các chỉ tiêu phấn đấu chính được
9.5 thiết lập để đo lường kết quả công tác đảm bảo chất lượng của 4/7
cơ sở giáo dục.

Quy trình lập kế hoạch, các chỉ số thực hiện chính và các chỉ
9.6 tiêu phấn đấu chính được cải tiến để đáp ứng các mục tiêu 5/7
chiến lược và đảm bảo chất lượng của cơ sở giáo dục.

10 Tiêu chuẩn 10: Tự đánh giá và đánh giá ngoài 4.75/7

Kế hoạch tự đánh giá và chuẩn bị cho việc đánh giá ngoài được
10.1 thiết lập. 5/7

Việc tự đánh giá và đánh giá ngoài được thực hiện định kỳ bởi
10.2 các cán bộ và/hoặc các chuyên gia độc lập đã được đào tạo. 4/7

Các phát hiện và kết quả của việc tự đánh giá và đánh giá ngoài
10.3 được rà soát. 5/7

Quy trình tự đánh giá và quy trình chuẩn bị cho việc đánh giá
10.4 ngoài được cải tiến để đáp ứng các mục tiêu chiến lược của cơ 5/7
sở giáo dục.

11 Tiêu chuẩn 11: Hệ thống thông tin ĐBCL bên trong 4/7

Kế hoạch quản lý thông tin đảm bảo chất lượng bên trong bao
gồm việc thu thập, xử lý, báo cáo, nhận và chuyển thông tin từ
11.1 các bên liên quan nhằm hỗ trợ hoạt động đào tạo, nghiên cứu 4/7
khoa học và phục vụ cộng đồng được thiết lập.

Thông tin về đảm bảo chất lượng bên trong bao gồm kết quả
phân tích dữ liệu phải phù hợp, chính xác và sẵn có để cung
11.2 cấp kịp thời cho các bên liên quan nhằm hỗ trợ cho việc ra 4/7
quyết định; đồng thời, đảm bảo sự thống nhất, bảo mật và an
toàn.

11.3 Thực hiện rà soát hệ thống quản lý thông tin đảm bảo chất 4/7
lượng bên trong, số lượng, chất lượng, sự thống nhất, bảo mật,
311
Tự
Tiêu chuẩn/tiêu chí Ghi chú
Đánh giá
an toàn của dữ liệu và thông tin.

Việc quản lý thông tin đảm bảo chất lượng bên trong cũng như
các chính sách, quy trình và kế hoạch quản lý thông tin đảm
11.4 bảo chất lượng bên trong được cải tiến để hỗ trợ đào tạo, 4/7
nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng.

12 Tiêu chuẩn 12: Nâng cao chất lượng 4/7

Xây dựng kế hoạch liên tục nâng cao chất lượng của cơ sở giáo
dục bao gồm các chính sách, hệ thống, quy trình, thủ tục và
12.1 nguồn lực để thực hiện tốt nhất hoạt động đào tạo, nghiên cứu 4/7
khoa học và phục vụ cộng đồng.

Các tiêu chí lựa chọn đối tác, các thông tin so chuẩn và đối
12.2 sánh để nâng cao chất lượng hoạt động được thiết lập. 4/7

Thực hiện việc so chuẩn và đối sánh nhằm tăng cường các hoạt
12.3 động đảm bảo chất lượng và khuyến khích đổi mới, sáng tạo. 4/7

Quy trình lựa chọn, sử dụng các thông tin so chuẩn và đối sánh
12.4 được rà soát. 4/7

Quy trình lựa chọn, sử dụng các thông tin so chuẩn và đối sánh
12.5 được cải tiến để liên tục đạt được các kết quả tốt nhất trong đào 4/7
tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng.

Mục 3. ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VỀ THỰC HIỆN CHỨC NĂNG


Chức năng đào tạo
13 Tiêu chuẩn 13: Tuyển sinh và nhập học 5/7

Xây dựng kế hoạch, chính sách và truyền thông để tuyển sinh


13.1 cho các chương trình đào tạo khác nhau của cơ sở giáo dục. 5/7

Xây dựng các tiêu chí để lựa chọn người học có chất lượng cho
13.2 mỗi chương trình đào tạo. 5/7

Quy trình giám sát công tác tuyển sinh và nhập học được thực
13.3 hiện. 5/7

13.4 Có các biện pháp giám sát việc tuyển sinh và nhập học. 5/7

Công tác tuyển sinh và nhập học được cải tiến để đảm bảo tính
13.5 phù hợp và hiệu quả. 5/7

14 Tiêu chuẩn 14: Thiết kế và rà soát chương trình dạy học 5/7

312
Tự
Tiêu chuẩn/tiêu chí Ghi chú
Đánh giá
Xây dựng hệ thống để thiết kế, phát triển, giám sát, rà soát,
thẩm định, phê duyệt và ban hành các chương trình dạy học
14.1 cho tất cả các chương trình đào tạo và các môn học/học phần 5/7
có sự đóng góp và phản hồi của các bên liên quan.

Có hệ thống xây dựng, rà soát, điều chỉnh chuẩn đầu ra của


14.2 chương trình đào tạo và các môn học/học phần để phù hợp với 5/7
nhu cầu của các bên liên quan.

Các đề cương môn học/học phần, kế hoạch giảng dạy của


14.3 chương trình đào tạo và các môn học/học phần được văn bản 5/7
hóa, phổ biến và thực hiện dựa trên chuẩn đầu ra.

Việc rà soát quy trình thiết kế, đánh giá và rà soát chương trình
14.4 dạy học được thực hiện 5/7

Quy trình thiết kế, đánh giá và chương trình dạy học được cải
14.5 tiến để đảm bảo sự phù hợp và cập nhật nhằm đáp ứng nhu cầu 5/7
luôn thay đổi của các bên liên quan.

15 Tiêu chuẩn 15: Giảng dạy và học tập 5/7

Thiết lập được hệ thống lựa chọn các hoạt động dạy và học phù
15.1 hợp với triết lý giáo dục và để đạt được chuẩn đầu ra. 5/7

Triển khai được hệ thống thu hút, tuyển chọn đội ngũ giảng
15.2 viên, phân công nhiệm vụ dựa trên trình độ chuyên môn, năng 5/7
lực, thành tích chuyên môn và kinh nghiệm.

Các hoạt động dạy và học thúc đẩy việc học tập suốt đời được
15.3 tổ chức phù hợp để đạt được chuẩn đầu ra. 5/7

Các hoạt động dạy và học được giám sát và đánh giá để đảm
15.4 bảo và cải tiến chất lượng. 5/7

Triết lý giáo dục cũng như hoạt động dạy và học được cải tiến
15.5 để đạt được chuẩn đầu ra, đảm bảo dạy và học có chất lượng, 5/7
học tập suốt đời.

16 Tiêu chuẩn 16: Đánh giá người học 5/7

Thiết lập được hệ thống lập kế hoạch và lựa chọn các loại hình
16.1 đánh giá người học phù hợp trong quá trình học tập. 5/7

Các hoạt động đánh giá người học được thiết kế phù hợp với
16.2 việc đạt được chuẩn đầu ra. 5/7

313
Tự
Tiêu chuẩn/tiêu chí Ghi chú
Đánh giá
Các phương pháp đánh giá và kết quả đánh giá người học được
16.3 rà soát để đảm bảo độ chính xác, tin cậy, công bằng và hướng 5/7
tới đạt được chuẩn đầu ra.

Các loại hình và các phương pháp đánh giá người học được cải
16.4 tiến để đảm bảo độ chính xác, tin cậy và hướng tới đạt được 5/7
chuẩn đầu ra.

17 Tiêu chuẩn 17: Các hoạt động phục vụ và hỗ trợ người học 5/7

Có kế hoạch triển khai các hoạt động phục vụ và hỗ trợ người


17.1 học cũng như hệ thống giám sát người học. 5/7

Các hoạt động phục vụ và hỗ trợ người học cũng như hệ thống
17.2 giám sát người học được triển khai để đáp ứng nhu cầu của các 5/7
bên liên quan.

Các hoạt động phục vụ và hỗ trợ người học cũng như hệ thống
17.3 giám sát người học được rà soát. 5/7

Các hoạt động phục vụ và hỗ trợ người học cũng như hệ thống
17.4 giám sát người học được cải tiến để đáp ứng nhu cầu và sự hài 5/7
lòng của các bên liên quan.

Chức năng nghiên cứu khoa học

18 Tiêu chuẩn 18: Quản lý nghiên cứu khoa học 4,5/7

Thiết lập được hệ thống chỉ đạo, điều hành, thực hiện, giám sát
18.1 và rà soát các hoạt động nghiên cứu, chất lượng cán bộ nghiên 5/7
cứu, các nguồn lực và các hoạt động liên quan đến nghiên cứu.

Chiến lược tìm kiếm nguồn kinh phí phục vụ nghiên cứu, thúc
đẩy nghiên cứu, phát kiến khoa học, hợp tác và nghiên cứu
18.2 đỉnh cao được triển khai để đạt được tầm nhìn và sứ mạng của 5/7
cơ sở giáo dục.

Các chỉ số thực hiện chính được sử dụng để đánh giá số lượng
18.3 và chất lượng nghiên cứu. 4/7

Công tác quản lý nghiên cứu được cải tiến để nâng cao chất
18.4 lượng nghiên cứu và phát kiến khoa học. 4/7

19 Tiêu chuẩn 19: Quản lý tài sản trí tuệ 4,5/7

19.1 Thiết lập được hệ thống quản lý và bảo hộ các phát minh, sáng 5/7

314
Tự
Tiêu chuẩn/tiêu chí Ghi chú
Đánh giá
chế, bản quyền và kết quả nghiên cứu.

Tiêu chí 19.2: Hệ thống ghi nhận, lưu trữ và khai thác tài sản trí
19.2 tuệ được triển khai. 5/7

Hệ thống rà soát công tác quản lý tài sản trí tuệ được triển khai
19.3 thực hiện. 4/7

Công tác quản lý tài sản trí tuệ được cải tiến để bảo hộ cơ sở
19.4 giáo dục, cán bộ nghiên cứu và các lợi ích cộng đồng. 4/7

20 Tiêu chuẩn 20: Hợp tác và đối tác nghiên cứu khoa học 4,5/7

Xây dựng hệ thống để thiết lập các mối quan hệ hợp tác và đối
20.1 tác trong nghiên cứu nhằm đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu. 5/7

Triển khai được các chính sách và quy trình thúc đẩy hợp tác
20.2 và đối tác nghiên cứu. 5/7

Hệ thống rà soát tính hiệu quả của hợp tác và đối tác nghiên
20.3 cứu được triển khai thực hiện. 4/7

Các hoạt động hợp tác và đối tác nghiên cứu được cải thiện để
20.4 đạt được các mục tiêu nghiên cứu. 4/7

Chức năng phục vụ cộng đồng


21 Tiêu chuẩn 21: Kết nối và phục vụ cộng đồng 5/7
Xây dựng được kế hoạch kết nối và cung cấp các dịch vụ phục
21.1 vụ cộng đồng để thực hiện tầm nhìn và sứ mạng của cơ sở giáo 5/7
dục.

Các chính sách và hướng dẫn cho hoạt động kết nối và phục vụ
21.2 cộng đồng được thực hiện. 5/7

Triển khai được hệ thống đo lường, giám sát việc kết nối và
21.3 phục vụ cộng đồng. 5/7

Việc cung cấp các dịch vụ phục vụ và kết nối cộng đồng được
21.4 cải tiến để đáp ứng nhu cầu và sự hài lòng của các bên liên 5/7
quan.

Mục 4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG


22 Tiêu chuẩn 22: Kết quả đào tạo 5/7

22.1 Tỷ lệ người học đạt yêu cầu và tỷ lệ thôi học của tất cả các 5/7
chương trình đào tạo, các môn học/học phần được xác lập,
315
Tự
Tiêu chuẩn/tiêu chí Ghi chú
Đánh giá
giám sát và đối sánh để cải tiến.

Thời gian tốt nghiệp trung bình cho tất cả các chương trình đào
22.2 tạo được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến. 5/7

:Khả năng có việc làm của người học tốt nghiệp của tất cả các
22.3 chương trình đào tạo được xác lập, giám sát và đối sánh để cải 5/7
tiến.

Mức độ hài lòng của các bên liên quan về chất lượng của người
22.4 học tốt nghiệp được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến. 5/7

23 Tiêu chuẩn 23: Kết quả nghiên cứu khoa học 4,5/7

Loại hình và khối lượng nghiên cứu của đội ngũ giảng viên và
23.1 cán bộ nghiên cứu được xác lập, giám sát và đối sánh để cải 5/7
tiến.

Loại hình và khối lượng nghiên cứu của người học được xác
23.2 lập, giám sát và đối sánh để cải tiến. 5/7

Loại hình và số lượng các công bố khoa học bao gồm cả các
23.3 trích dẫn được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến. 5/7

Loại hình và số lượng các tài sản trí tuệ được xác lập, giám sát
23.4 và đối sánh để cải tiến. 4/7

Ngân quỹ cho từng loại hoạt động nghiên cứu được xác lập,
23.5 giám sát và đối sánh để cải tiến. 4/7

Kết quả nghiên cứu và sáng tạo, bao gồm việc thương mại hóa,
23.6 thử nghiệm chuyển giao, thành lập các đơn vị khởi nghiệp, v.v. 4/7
được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến.

24 Tiêu chuẩn 24: Kết quả phục vụ cộng đồng 5/7

Loại hình và khối lượng tham gia vào hoạt động kết nối và
24.1 phục vụ cộng đồng, đóng góp cho xã hội được xác lập, giám sát 5/7
và đối sánh để cải tiến.

Tác động xã hội, kết quả của hoạt động kết nối và phục vụ cộng
24.2 đồng, đóng góp cho xã hội được xác lập, giám sát và đối sánh 5/7
để cải tiến.

24.3 Tác động của hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng đối với 5/7
người học và đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên được xác

316
Tự
Tiêu chuẩn/tiêu chí Ghi chú
Đánh giá
lập, giám sát và đối sánh để cải tiến.

Sự hài lòng của các bên liên quan về hoạt động kết nối và phục
24.4 vụ cộng đồng, đóng góp cho xã hội được xác lập, giám sát và 5/7
đối sánh để cải tiến.

25 Tiêu chuẩn 25: Kết quả tài chính và thị trường 5/7

Kết quả và các chỉ số tài chính của hoạt động đào tạo, nghiên
25.1 cứu khoa học và phục vụ cộng đồng được xác lập, giám sát và 5/7
đối sánh để cải tiến.

Kết quả và các chỉ số thị trường của hoạt động đào tạo,
25.2 nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng được xác lập, giám 5/7
sát và đối sánh để cải tiến

Ghi chú:
- Số điểm tự đánh giá: 4.82/7
- Số tiêu chí có điểm thấp nhất - 4: 9.5; 11.1; 11.2; 11.3; 11.4; 12.1; 12.2; 12.3;
12.4; 12.5; 18.3; 18.4; 19.3; 19.4; 20.3; 20.4; 23.4;23.5; 23.6
- Số tiêu chí có điểm cao nhất - 5: 93 tiêu chí còn lại.
- Số tiêu chuẩn có điểm trung bình từ 4 trở lên là 25/25 (100%);
- Số tiêu chuẩn có điểm trung bình dưới 2 là 0/25 (0%).
Hải Dương, ngày 25 tháng 05 năm 2020
HIỆU TRƯỞNG
(đã ký)

PGS,TS. Lê Văn Hùng

317
Phần 4
PHỤ LỤC
CƠ SỞ DỮ LIỆU KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯƠNG CSGD
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔNG
(Giai đoạn: 01/2015 – 12/2019)

I. Thông tin chung về cơ sở giáo dục


1. Tên cơ sở giáo dục (theo quyết định thành lập):
Tiếng Việt: Trường Đại học Thành Đông
Tiếng Anh: Thanh Dong University
2. Tên viết tắt của cơ sở giáo dục:
Tiếng Việt: ĐHTĐ
Tiếng Anh: TDU
3. Tên trước đây (nếu có)
4. Cơ quan/Bộ chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo
5. Địa chỉ: Số 3, Vũ Công Đán, phường Tứ Minh, thành phố Hải Dươn
6. Thông tin liên hệ: Điện thoại: 02203 680 186 - 0220 3680 222
Số fax: 02203 559 666.
E-mail: phongdaotao@thanhdong.edu.vn
Website: www. thanhdong.edu.vn
7. Năm thành lập: Ngày 17 tháng 09 năm 2009.
Theo Quyết định số: 1489/QĐ-TTg ngày 17-09-2009 của Thủ tướng Chính phủ.
8. Thời gian bắt đầu đào tạo khóa I: Tháng 10/2010
9. Thời gian cấp bằng tốt nghiệp cho khoá I: tháng 10/2014
10. Loại hình cơ sở giáo dục:
Công lập ☐ Bán công ☐ Dân lập ☐ Tư thục 
11. Các loại hình đào tạo của cơ sở giáo dục (đánh dấu x vào các ô tương ứng)
Có Không
Chính quy  ☐
Không chính quy ☐ ☐
Từ xa ☒ ☐
Liên kết đào tạo với nước ngoài  ☐
Liên kết đào tạo trong nước  ☐
318
12. Danh sách cán bộ lãnh đạo chủ chốt của CSGD (các phòng, ban, khoa, trung tâm
chỉ ghi cấp trưởng)

T Thông tin Họ và tên Học hàm. Năm


Điện thoại
T Các bộ phận (trưởng đơn vị) Học vị sinh

1. Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường

1 Chủ tịch Lê Văn Hùng PGS,TS 1955 0964916600

2. Ban Giám hiệu

2 Hiệu trưởng Lê Văn Hùng PGS,TS 1955 như mục 1

3 Phó Hiệu trưởng Nguyễn Thị Hoa Lý TS 1955 0966971426

AHLĐ.
4 Phó Hiệu trưởng Nguyễn Anh Trí 1957 0903217517
GS,TS

5 Phó Hiệu trưởng Phùng Đắc Cam GS,TSKH 1945 0902106466

6 Phó Hiệu trưởng Nguyễn Văn Tạo ThS 1954 0903292906

3. Các tổ chức Chi bộ, Công đoàn cơ sở, Đoàn Thanh niên Trường, Hội sinh viên

7 Bí thư Chi bộ cơ sở Nguyễn Thị Hoa Lý TS 1955 như mục 3

8 Chủ tịch Công đoàn CS Cà Ngọc Chung ThS 1981 0976814361

097249788
9 Bí thư Đoàn trường Lưu Thành Kỳ ThS 1986
2

097249788
10 Chủ tịch Hội Sinh viên Lưu Thành Kỳ ThS 1986
2

4. Các Phòng, Ban

P. Giáo dục Chính trị


11 Lê Văn Hùng PGS,TS 1955 như mục 1
và công tác sinh viên

12 P.Hành chính -Tổng hợp Nguyễn Văn Trịnh Cử nhân 1954 0913020156

13 P. Đào tạo NCKH&HTQT Nguyễn Thị Hoa Lý TS 1955 như mục 3

14 P. Đào tạo SĐH Lê Quang Minh ThS.NCS 1986 0888535153

P.Tuyển sinh và
15 Lê Anh Tuấn CN 1980 Như mục 6
Truyền thông

16 P.Quản lý chất lượng Cà Ngọc Chung ThS 1981 0976814361

17 P. Quản lý đào tạo Phạm Thị Trang ThS 1986 0984812999

319
18 TT.Giáo dục cộng đồng Nguyễn Văn Tạo ThS 1958 Như mục 6

19 TT. Đào tạo từ xa Lê Văn Hùng PGS,TS 1955 Như mục 1

20 TT.Tiếng Đức Nguyễn Thị Hoa Lý TS 1955 như mục 3

21 TT. Tiếng Hàn Dangil Jueng ThS

22 TT Tiếng Nhật Masaaki Saito TS

6. Các Khoa đào tạo

23 K.Cơ bản Ng. Phước Nhuận PGS,TS 1943 0772991688

24 K. Kinh tế - QTKD Nguyễn Hữu Ngoan PGS,TS 1952 0913394482

25 K.Quản lý đất đai Nguyễn Thị Vòng PGS,TS 1954 0936407717

26 K.Xây dựng Đào Thị Bích Hòa PGS,TS 1953 0969654813

27 K.Công nghệ thông tin Nguyễn Xuân Sơn TS 1953 0912074476

28 K.Luật Kinh tế Phan Hữu Thư PGS,TS 1955 0903407614

29 K.Điều dưỡng Phạm Bá Nhất PGS,TS 1948 0903417191

30 K.Dinh dưỡng Lê Danh Tuyên PGS,TS 1962 0439907818

31 K. Thú y Nguyễn Văn Sửu TS 1963 0912854593

32 K.Quản lý nhà nước Trần Quốc Hải TS 1949 0913539593

33 K.Khoa học chính trị Nguyễn Văn Sáu TS 1952 0903209530

34 K. Y Dược Phùng Đắc Cam GS.TSKH 1945 0902106466

35 K. Du lịch và QT khách sạn Võ Quế TS 1957

7. Các Viện đào tạo

36 Viện Đào tạo Liên tục Vũ Thành Trung ThS 1978 0986444999
Viện Đào tạo Nguồn nhân
37 Nguyễn Văn Tuấn ThS 1984 0966848484
lực
38 Viện Đào tạo và HTQT Nguyễn Thị Phương Thảo ThS 1978 0982264518
Viện Đào tạo theo nhu cầu
39 Phạm Văn Đoàn ThS 1983 0987265525
XH

320
Các khoa đào tạo của CSGD (thời điểm 31/12/2019)

Đại học Sau đại học Khác (ghi rõ)


Khoa/viện đào tạo Số
Số Số sinh Số Số người Số
người
CTĐT viên CTĐT học CTĐT
học
K. Kinh tế - QTKD 3 713 2 170

K.Quản lý đất đai 1 388 1 178

K.Xây dựng 1 156

K.Công nghệ thông tin 1 135

K.Luật Kinh tế 1 669 1 95

K.Điều dưỡng 1 483

K.Dinh dưỡng 1 180

K. Thú y 1 68

K.Quản lý nhà nước 1 122

K.Khoa học chính trị 1 118

K. Y Dược 2 186

14 3218 4 443

14. Danh sách đơn vị trực thuộc (bao gồm các trung tâm nghiên cứu, chi nhánh/cơ sở
của các đơn vị)

321
Năm Lĩnh Số Số
TT Tên đơn vị thành vực lượng lượng
lập HĐ NCV CB/NV
1 Khoa Cơ bản 2014 - - 16

2 Khoa Quản lý đất đai 2015 - - 14

3 Khoa Xây dựng 2014 - - 12

4 Khoa Công nghệ thông tin 2014 - - 10

5 Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh 2015 - - 65

6 Khoa Luật 2015 - - 21

7 Khoa Điều dưỡng 2016 - - 23

8 Khoa Dinh dưỡng 2017 - - 8

9 Khoa Chính trị học 2017 - - 5

10 Khoa Quản lý nhà nước 2017 - - 6

11 Khoa Y Dược 2018 - - 54

12 Khoa Thú Y 2017 - - 7

13 Phòng Hành chính - Tổng hợp 2010 - - 11

14 Phòng Đào tạo - NCKH 2010 - - 5

Phòng Giáo dục Chính trị và Công tác Sinh - - 3


15 2015
viên
16 Phòng Đào tạo sau Đại học và HTQT 2018 - - 3

17 Phòng Tuyển sinh và Truyền thông 2018 - - 4

18 Phòng Quản lý chất lượng 2015 - - 4

19 TT GD Cộng đồng 2014 - - 2

20 TT Tiếng Đức 2017 - - 2

21 TT Tiếng Nhật 2014 - - 2

22 TT Tiếng Hàn 2019 - - 2

23 TT Đào tạo từ xa 2019 - - 2

24 Viện Đào tạo nguồn nhân lực 2016 - - 2

25 Viện ĐT liên tục 2016 - - 2

26 Viện ĐT và HTQT 2016 - - 3

27 Viện ĐT theo nhu cầu XH 2019 - - 2

322
II. Cán bộ, giảng viên, nhân viên
CSGD cần có cơ sở dữ liệu về cán bộ, giảng viên1, nhân viên của mình, bao
gồm cả cơ hữu và hợp đồng ngắn hạn. Từ cơ sở dữ liệu lấy ra các thông tin dưới đây
(Thống kê mỗi loại gồm 5 bảng tương ứng với 5 năm của giai đoạn đánh giá):
15. Thống kê số lượng giảng viên và nghiên cứu viên
Năm 2019:
Phân cấp giảng Cơ hữu/toàn thời gian Hợp đồng/ thỉnh giảng
viên và nghiên cứu Tiến sĩ trở Tiến sĩ trở
Số lượng Số lượng
viên lên (%) lên (%)
Giảng viên 260 49,23 48 16,6
Nghiên cứu viên
Tổng 260 49,23 48 16,6
Năm 2018:
Phân cấp giảng Cơ hữu/toàn thời gian Hợp đồng/ thỉnh giảng
viên và nghiên cứu Tiến sĩ trở Tiến sĩ trở
Số lượng Số lượng
viên lên (%) lên (%)
Giảng viên 182 52,75 45 11,1
Nghiên cứu viên
Tổng 182 52,75 45 11,1
Năm 2017:
Phân cấp giảng Cơ hữu/toàn thời gian Hợp đồng/ thỉnh giảng
viên và nghiên cứu Tiến sĩ trở Tiến sĩ trở
Số lượng Số lượng
viên lên (%) lên (%)
Giảng viên 121 49,58 52 15,3
Nghiên cứu viên
Tổng 121 49,58 52 15,3
Năm 2016:
Phân cấp giảng Cơ hữu/toàn thời gian Hợp đồng/ thỉnh giảng
viên và nghiên cứu Tiến sĩ trở Tiến sĩ trở
Số lượng Số lượng
viên lên (%) lên (%)
Giảng viên 115 48,69 56 10,71
Nghiên cứu viên
Tổng 115 48,69 56 10,71
Năm 2015:
Phân cấp giảng Cơ hữu/toàn thời gian Hợp đồng/ thỉnh giảng
viên và nghiên cứu
viên

1
Việc xác định giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng áp dụng theo các quy định hiện hành.

323
Tiến sĩ trở Tiến sĩ trở
Số lượng Số lượng
lên (%) lên (%)
Giảng viên 102 47,05 62 8,06
Nghiên cứu viên
Tổng 102 47,05 62 8,06
16. Thống kê số lượng cán bộ quản lý, nhân viên (tính đến 31/12/2019)
Số lượng
Phân cấp cán bộ, nhân viên
Cơ hữu/toàn Hợp đồng Tổng
(Nêu cụ thể)
thời gian bán thời gian số
Cán bộ quản lý (BGH, trưởng, phó các đơn vị) 45 45
Nhân viên (GV, NV) 30 30
Tổng cộng 75 75
17. Thống kê số lượng cán bộ, giảng viên và nhân viên (gọi chung là cán bộ) của
CSGD theo giới tính:
TT Phân loại Nam Nữ Tổng số
I Cán bộ cơ hữu
158 132 290
Trong đó:
I.1 Cán bộ được tuyển dụng, sử dụng và quản lý theo các
quy định của pháp luật về viên chức (trong biên chế)
I.2 Cán bộ hợp đồng có thời hạn 3 năm và hợp đồng 158 132 290
không xác định thời hạn (hợp đồng dài hạn)
II Các cán bộ khác
Cán bộ hợp đồng ngắn hạn, bao gồm cả giảng viên 45 33 78
thỉnh giảng
Tổng cộng 45 33 78
18. Thống kê, phân loại giảng viên theo trình độ
TT Trình độ, GV GV hợp Giảng Giảng Giảng Tổng
học vị, chức trong đồng dài viên kiêm viên viên số
danh biên chế hạn trực nhiệm là thỉnh thỉnh
trực tiếp tiếp giảng cán bộ giảng giảng
giảng dạy quản lý trong quốc
dạy nước tế
1 Giáo sư, 8 2 10
Viện sĩ
2 Phó Giáo sư 31 11 42
3 Tiến sĩ khoa
học
4 Tiến sĩ 70 6 8 84
5 Thạc sĩ 94 21 40 155

324
6 Đại học 17 17
7 Cao đẳng
8 Trung cấp
9 Trình độ khác
Tổng cộng 219 41 48 308
(Khi tính số lượng các TSKH, TS thì không bao gồm những giảng viên vừa có học vị
vừa có chức danh khoa học vì đã tính ở 2 dòng trên)
Tổng số giảng viên cơ hữu2: 260 người
Tỷ lệ giảng viên cơ hữu trên tổng số cán bộ cơ hữu: 260/290 = 89,65%
19. Thống kê, phân loại giảng viên cơ hữu theo độ tuổi (số người):
PL theo
Trình độ / Số Tỷ lệ Phân loại theo tuổi (người)
TT giới tính
học vị lượng (%)
Nam Nữ < 30 30-40 41-50 51-60 > 60
1 Giáo sư, VS 10 3.85 9 1 2 8
2 Phó Giáo sư 42 16.16 36 6 1 3 6 12 20
3 Tiến sĩ KH

4 Tiến sĩ 76 29.23 44 32 8 24 25 11 8
5 Thạc sĩ 115 44.23 67 48 24 40 26 15 10
6 Đại học 17 6.53 8 9 14 3
7 Cao đẳng
8 Trung cấp
9 Trình độ khác
Tổng cộng 260 164 96 47 70 57 40 46
Độ tuổi trung bình của giảng viên cơ hữu: 40 tuổi
Tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ trở lên trên tổng số giảng viên cơ hữu
của CSGD: 49,21
Tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ/ tổng số GV cơ hữu của CSGD: 44,23.
20. Thống kê, phân loại giảng viên cơ hữu theo mức độ thường xuyên sử dụng
ngoại ngữ và tin học cho công tác giảng dạy và nghiên cứu:

2
Giảng viên cơ hữu được xác định theo quy định hiện hành.

325
Tỷ lệ (%) giảng viên cơ
hữu sử dụng ngoại ngữ
TT Tần suất sử dụng
và tin học
Ngoại ngữ Tin học
1 Luôn sử dụng (trên 80% thời gian của công 90
việc)
2 Thường sử dụng (trên 60-80% t/g của công
việc)
3 Đôi khi sử dụng (trên 40-60% t/g của công
việc)
4 Ít khi sử dụng (trên 20-40% t/g của công việc) 40
5 Hiếm khi sử dụng hoặc không sử dụng (0-20%
thời gian của công việc)
Tổng 40 90

III. Người học


Người học bao gồm sinh viên, học sinh, học viên cao học và nghiên cứu sinh:
21. Tổng số người học đăng ký dự thi vào CSGD, trúng tuyển và nhập học trong 5
năm gần đây hệ chính quy:
Đối tượng, Số Số Tỷ lệ Số Điểm Điểm Số Ghi
thời gian thí trúng cạnh nhập tuyển trung lượng chú
(năm) sinh tuyển tranh học đầu bình sinh (chỉ
dự (người) thực vào của viên tiêu)
tuyển tế (thang người quốc tế
(người) (người) điểm 30) học nhập
được học
tuyển (người)
-
1. NCS - - - - - - -

2. Học viên cao học


2015 – 2016 70 60 1,40 58 11/2môn 14,7 - 50
2016 – 2017 168 161 1,08 156 10 13,4 - 155
2017 -2018 181 174 1,18 172 10 12,7 - 153
2018 – 2019 180 175 1,04 173 10 13,7 - 172
2019 – 2020 215 209 1,07 206 10 14,7 - 200
3. Đại học
2015 – 2016 430 418 0,71 413 18 19,6 600
2016 – 2017 794 790 0,80 784 18 19,7 990
2017 – 2018 749 745 0,88 738 18 19,7 850
2018 – 2019 902 898 0,83 895 18 19,8 1080
2019 – 2020 737 732 0,57 723 18 – 24 22,2 LÀO 1290
4. Liên thông
2015 – 2016 322 315 1,07 310 18 19,6 300

326
Đối tượng, Số Số Tỷ lệ Số Điểm Điểm Số Ghi
thời gian thí trúng cạnh nhập tuyển trung lượng chú
(năm) sinh tuyển tranh học đầu bình sinh (chỉ
dự (người) thực vào của viên tiêu)
tuyển tế (thang người quốc tế
(người) (người) điểm 30) học nhập
được học
tuyển (người)
2016 – 2017 221 214 1,13 209 18 19,8 195
2017 – 2018 182 172 1,08 164 18 20,3 167
2018 – 2019 289 278 1,31 265 18 20,1 220
2019 - 2020 286 273 1,02 269 18 - 19,5 20,4 280
5. Cao đẳng Không có

5. Trung cấp Không có

6. Loại khác Không có

Số lượng người học hệ chính quy đang học tập tại CSGD: 3218 người.
22. Tổng số người học đăng ký dự thi vào CSGD, trúng tuyển và nhập học trong 5
năm gần đây hệ không chính quy:
Nhà trường chỉ đào tạo hệ đại học chính quy và liên thông đại học chính quy
23. Ký túc xá cho sinh viên
Các tiêu chí 2015 2016 2017 2018 2019
1. Tổng diện tích phòng ở (m2) 1000 1000 2000 2000 3000
2. Số phòng khép kín
24 24 48 48 72
(30m2/phòng/6 SV)
3. Số lượng sinh viên 1617 2190 2458 2922 3214
4. Số sinh viên có nhu cầu ở ký túc xá 80 100 200 220 360
5. Số lượng sinh viên được ở ký túc xá 80 100 200 220 360
6. Tỷ số diện tích trên đầu sinh viên ở
5 5 5 5 5
trong ký túc xá, m2/người
24. Sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học (xem mục 38)
2015 2016 2017 2018 2019
Số lượng (người)
Tỷ lệ (%) trên tổng số sinh viên
25. Thống kê số lượng người học tốt nghiệp trong 5 năm gần đây
Đơn vị: người
Năm tốt nghiệp
Các tiêu chí
2015 2016 2017 2018 2019
1. Nghiên cứu sinh bảo vệ thành Không có
công luận án tiến sĩ

327
Năm tốt nghiệp
Các tiêu chí
2015 2016 2017 2018 2019
2. Học viên tốt nghiệp cao học - - 54 136 132
3. Sinh viên tốt nghiệp đại học
Trong đó:
Hệ chính quy 54 301 512 560 565
Hệ không chính quy
4. Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng Không có
5. Học sinh tốt nghiệp trung cấp Không có
(Tính cả những người học đã đủ điều kiện TN theo quy định đang chờ cấp bằng).
26. Tình trạng tốt nghiệp của sinh viên đại học hệ chính quy
Năm tốt nghiệp
Các tiêu chí
2015 2016 2017 2018 2019
1. Số lượng sinh viên tốt
54 301 512 560 565
nghiệp (người)
2. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp so
90 92 90.3 91.1 91.4
với số tuyển vào (%)
3. Đánh giá của sinh viên tốt nghiệp về chất lượng đào tạo của nhà trường:
A. Nhà trường không điều tra về vấn đề này → chuyển xuống câu 4
B. Nhà trường có điều tra về vấn đề này → điền các thông tin dưới đây
3.1 Tỷ lệ sinh viên trả lời đã
học được những kiến thức
và kỹ năng cần thiết cho 54.5 57.9 59.4 65.1 59.7
công việc theo ngành tốt
nghiệp (%)
3.2 Tỷ lệ sinh viên trả lời chỉ
học được một phần kiến
thức và kỹ năng cần thiết 36.4 36.8 37.5 33.9 38.9
cho công việc theo ngành
tốt nghiệp (%)
3.3 Tỷ lệ sinh viên trả lời
KHÔNG học được những
kiến thức và kỹ năng cần 9.1 5.3 3.1 0.9 1.4
thiết cho công việc theo
ngành tốt nghiệp
4. Sinh viên có việc làm trong năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp:
A. Nhà trường không điều tra về vấn đề này → chuyển xuống câu 5
B. Nhà trường có điều tra về vấn đề này → điền các thông tin dưới đây
4.1 Tỷ lệ có việc làm đúng
ngành đào tạo (%)
- Sau 6 tháng tốt nghiệp 27.3 23.7 25 25.7 26.4
- Sau 12 tháng tốt nghiệp

328
Năm tốt nghiệp
Các tiêu chí
2015 2016 2017 2018 2019
4.2 Tỷ lệ có việc làm trái
27.3 39.5 34.4 40.4 38.2
ngành đào tạo (%)
4.3 Tỷ lệ tự tạo được việc làm
0 2.6 6.3 4.4 16.7
(%)
4.4 Thu nhập bình quân/tháng
của sinh viên có việc làm
< 5 triệu 45.5 44.7 43.8 43.1 41.7
< 10 triệu 45.5 50 46.9 46.8 49.3
> 10 triệu 9.1 5.3 9.4 10.1 9
5. Đánh giá của nhà sử dụng về sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng ngành đào
tạo:
A. Nhà trường không điều tra về vấn đề này → chuyển xuống kết thúc bảng này
B. Nhà trường có điều tra về vấn đề này → điền các thông tin dưới đây
5.1 Tỷ lệ sinh viên đáp ứng
yêu cầu của công việc, có 54.5 55.3 56.3 59.6 59.7
thể sử dụng được ngay (%)
5.2 Tỷ lệ sinh viên cơ bản đáp
ứng yêu cầu của công việc,
36.4 42.1 40.6 38.5 38.9
nhưng phải đào tạo thêm
(%)
5.3 Tỷ lệ sinh viên phải được
đào tạo lại hoặc đào tạo bổ 9.1 2.6 3.1 1.8 1.4
sung ít nhất 6 tháng (%)

Ghi chú:
- Sinh viên tốt nghiệp là sinh viên có đủ điều kiện để được công nhận tốt nghiệp theo
quy định, kể cả những sinh viên chưa nhận được bằng tốt nghiệp.
- Sinh viên có việc làm là sinh viên tìm được việc làm hoặc tự tạo được việc làm.
- Năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp: 12 tháng kể từ ngày tốt nghiệp.
- Các mục bỏ trống đều được xem là nhà trường không điều tra về việc này.
27. Tình trạng tốt nghiệp của sinh viên cao đẳng hệ chính quy:
Nhà trường không đào tạo bậc cao đẳng.
IV. Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
28. Số lượng đề tài nghiên cứu khoa học và chuyển giao khoa học công nghệ của nhà
trường trong 5 năm gần đây
Số lượng
TT Phân loại đề tài
2015 2016 2017 2018 2019 Tổng số
1 Đề tài cấp Nhà nước (tham
1 0 0 0 2 3
gia)
2 Đề tài cấp Bộ (tham gia) * 6 6 1 2 1 16
3 Đề tài cấp trường 6 8 10 10 12 46

329
Số lượng
TT Phân loại đề tài
2015 2016 2017 2018 2019 Tổng số
Tổng cộng 13 14 11 12 15 65
* Bao gồm đề tài cấp Bộ hoặc tương đương, đề tài nhánh cấp Nhà nước
29. Doanh thu từ NCKH và chuyển giao công nghệ của CSGD trong 5 năm gần đây:
Tỷ lệ doanh thu từ Tỷ số doanh thu từ
Doanh thu từ
NCKH và chuyển giao NCKH và chuyển giao
NCKH và chuyển
TT Năm công nghệ so với tổng công nghệ trên cán bộ
giao công nghệ
kinh phí đầu vào của cơ hữu
(triệu VNĐ)
CSGD (%) (triệu VNĐ/ người)
1 2015 0
2 2016 0
3 2017 0
4 2018 0 0
5 2019 30 0.17
30. Số lượng cán bộ cơ hữu của CSGD tham gia thực hiện đề tài khoa học trong 5 năm
gần đây:
Số lượng cán bộ tham gia
Số lượng đề tài Đề tài cấp Đề tài Đề tài Ghi chú
Nhà nước cấp Bộ* cấp trường
Từ 1 đến 3 đề tài 3 8 18
Từ 4 đến 6 đề tài 1
Trên 6 đề tài
Tổng số cán bộ tham gia 3 8 19
31. Số lượng sách của CSGD được xuất bản trong 5 năm gần đây:
Số lượng
TT Phân loại sách
2015 2016 2017 2018 2019 Tổng số
1 Sách chuyên khảo 4 2 2 1 2 11
2 Sách giáo trình 2 1 0 0 1 4
3 Giáo trình, bài giảng lưu
7 8 8 15 14 52
hành nội bộ
4 Sách hướng dẫn 0 0 0 0 0 0
Tổng cộng 13 11 10 16 17 67

32. Số lượng cán bộ cơ hữu của CSGD tham gia viết sách trong 5 năm gần đây:
Số lượng cán bộ cơ hữu tham gia viết sách
Số lượng sách Sách chuyên Sách giáo Sách tham Sách hướng
khảo trình khảo dẫn
Từ 1 đến 3 cuốn sách 7 3 20 0
Từ 4 đến 6 cuốn sách 1
Tổng số cán bộ tham gia 8 3 20

330
33. Số lượng bài của các cán bộ cơ hữu của CSGD được đăng tạp chí trong 5 năm gần
đây:
Số lượng
TT Phân loại tạp chí
2015 2016 2017 2018 2019 Tổng số
1 Tạp chí KH quốc tế 6 5 5 5 8 29
2 Tạp chí KH cấp
12 7 11 14 9 53
Ngành trong nước
3 Tạp chí / tập san của
0 0 0 24 24 48
cấp trường
Tổng cộng 18 12 16 43 41 130
34. Số lượng cán bộ cơ hữu của CSGD tham gia viết bài đăng tạp chí trong 5 năm gần
đây:
Nơi đăng
Số lượng cán bộ cơ hữu có bài
Tạp chí KH Tạp chí KH cấp Tạp chí / tập san
báo đăng trên tạp chí
quốc tế Ngành trong nước của cấp trường
Từ 1 đến 5 bài báo 15 21 30
Từ 6 đến 10 bài báo
35. Số lượng báo cáo khoa học do cán bộ cơ hữu của CSGD báo cáo tại các hội nghị,
hội thảo, được đăng toàn văn trong tuyển tập công trình hay kỷ yếu trong 5 năm gần
đây:
Phân loại Số lượng
TT
hội thảo 2015 2016 2017 2018 2019 Tổng số
1 Hội thảo quốc tế 2 2 2 3 4 13
2 Hội thảo trong nước 2 3 3 3 4 15
3 Hội thảo của trường
Tổng cộng 4 5 5 6 8 28
36. Số lượng cán bộ cơ hữu của CSGD có báo cáo khoa học tại các hội nghị, hội thảo
được đăng toàn văn trong tuyển tập công trình hay kỷ yếu trong 5 năm gần đây:
Số lượng cán bộ cơ hữu có báo cáo Hội thảo quốc Hội thảo Hội thảo của
khoa học tại các hội nghị, hội thảo tế trong nước trường
Từ 1 đến 5 báo cáo 8 10 0
Từ 6 đến 10 báo cáo
Tổng số cán bộ tham gia
37. Số bằng phát minh, sáng chế được cấp trong 5 năm gần đây
Số bằng phát minh, sáng chế được cấp
Năm
(ghi rõ nơi cấp, thời gian cấp, người được cấp)
2015
2016
2017
2018
2019

331
38. Nghiên cứu khoa học của sinh viên
Số lượng
TT Phân loại đề tài
2015 2016 2017 2018 2019 Tổng số
1 Đề tài cấp Nhà nước 0 0 0 0 0 0
2 Đề tài cấp Bộ* 0 0 0 0 0 0
3 Đề tài cấp trường 15 18 18 21 23 95
Tổng cộng 15 18 18 21 23 95

38.1. Số lượng sinh viên của nhà trường tham gia thực hiện đề tài khoa học trong 5
năm gần đây:
Số lượng sinh viên tham gia
Số lượng đề tài Đề tài cấp Đề tài Đề tài cấp
Ghi chú
Nhà nước cấp Bộ* trường
Từ 1 đến 3 đề tài 0 0 135
Từ 4 đến 6 đề tài
Trên 6 đề tài
Tổng số sinh viên tham gia 0 0 135

38.2 Thành tích nghiên cứu khoa học của sinh viên:
(Thống kê các giải thưởng nghiên cứu khoa học, sáng tạo, các bài báo, công trình
được công bố)
Thành tích Số lượng
TT nghiên cứu khoa 2015 2016 2017 2018 2019
học
1 Số giải thưởng
nghiên cứu khoa 1 1 1 1 1
học, sáng tạo
2 Số bài báo được
đăng, công trình
được công bố
V. Cơ sở vật chất, thư viện, tài chính
39. Diện tích đất, diện tích sàn xây dựng
Diện tích Hình thức sử dụng
TT Nội dung 2
(m ) Sở hữu Liên kết Thuê
1 Tổng diện tích đất của trường 170.627 ✓
Tổng diện tích sàn xây dựng phục vụ đào
2 tạo, nghiên cứu khoa học của trường, 21.475 ✓
Trong đó:
Hội trường, giảng đường, phòng học các loại,
2.1 phòng đa năng, phòng làm việc của giáo sư, 10.800 ✓
phó giáo sư, giảng viên cơ hữu

2.2 Thư viện, trung tâm học liệu, phòng đọc 475 ✓

332
Diện tích Hình thức sử dụng
TT Nội dung 2
(m ) Sở hữu Liên kết Thuê
Phòng thí nghiệm, thực nghiệm, cơ sở thực
2.3 2.400 ✓
hành

2.4 Ký túc xá 3.000 ✓

2.5 Nhà ăn 500 ✓

2.6 Nhà để xe 100 ✓

2.7 Sân bóng đá, Khu thể thao đa năng 6.200 ✓

40. Tổng số đầu sách trong thư viện của nhà trường (bao gồm giáo trình, học liệu, tài
liệu, sách tham khảo… sách, tạp chí, kể cả e-book, cơ sở dữ liệu điện tử)

Khối ngành/
Đầu sách Bản sách
Nhóm ngành

Khối ngành I 0 0
Khối ngành II 0 0
Khối ngành III 555 1.625
Khối ngành IV 0 0
Khối ngành V 87 679
Khối ngành VI 237 315
Khối ngành VII 26 152
Các môn chung 86 1.403
Tổng 991 4.174

41. Tổng số thiết bị chính của trường

Diện tích Hình thức


Tên phòng/giảng Số Danh mục trang Đối tượng sàn xây sử dụng
STT
đường/lab lượng thiết bị chính sử dụng dựng Sở Liên
(m2) Thuê
hữu kết
Bàn ghế,
1 Phòng học 47 projector, loa, Người học 5.360 ✓
amli
Bàn ghế, máy Cán bộ,
2 Phòng làm việc 48 1.920 ✓
tính, máy in GV,NV
3 Phòng hội trường 4 Bàn ghế Hội họp, 950 ✓

333
Diện tích Hình thức
Tên phòng/giảng Số Danh mục trang Đối tượng sàn xây sử dụng
STT
đường/lab lượng thiết bị chính sử dụng dựng Sở Liên
(m2) Thuê
hữu kết
sinh hoạt
của CBNV
và SV
SV ngành
Thiết bị, dụng cụ,
4 Phòng lab 16 Điều 1.280 ✓
mẫu vật
dưỡng
Tổng 115 9.410

42. Tổng kinh phí từ các nguồn thu của trường trong 5 năm gần đây:
- Năm 2015 : 5.837.572.000đ
- Năm 2016: 10.829.477.059đ
- Năm 2017: 14.125.265.679đ
- Năm 2018: 16.280.932.194đ
- Năm 2019: 28.689.539.877đ
43. Tổng thu học phí (chỉ tính hệ chính quy) trong 5 năm gần đây:
- Năm 2015.: 4.069.800.000đ
- Năm 2016: 7.575.400.000đ.
- Năm 2017: 7.800.800.000đ
- Năm 2018: 11.839.100.000đ
- Năm 2019: 20.007.400.000đ
44. Tổng chi cho hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và phục vụ
cộng đồng:
- Năm 2015: . 186.600.000đ.
- Năm 2016: 220.600.000đ
- Năm 2017: 440.000.000đ
- Năm 2018: 623.000.000đ
- Năm 2019: 875.000.000đ
45. Tổng thu từ hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và phục vụ
cộng đồng
- Năm 2015: 0đ
- Năm 2016: 170.000.000 đ
- Năm 2017: 200.000.000 đ
- Năm 2018: 514.000.000 đ
- Năm 2019: 494.000.000 đ
46. Tổng chi cho hoạt động đào tạo
- Năm 2015: 4.995.000.000đ
- Năm 2016: 7.983.000000đ
- Năm 2017: 8.205.000.000đ
- Năm 2018: 10.425.000.000đ
334
- Năm 2019: 14.170.000.000đ
47. Tổng chi cho phát triển đội ngũ
- Năm 2015: 55.000.000đ
- Năm 2016: 150.000.000đ
- Năm 2017: 100.000.000đ
- Năm 2018: 220.000.000đ
- Năm 2019: 250.000.000đ
48. Tổng chi cho hoạt động kết nối doanh nghiệp, tư vấn và hỗ trợ việc làm
- Năm 2015: 15.000.000đ
- Năm 2016: 19.000.000đ
- Năm 2017: 21.000.000đ
- Năm 2018: 24.000.000đ
- Năm 2019: 27.000.000đ
VI. Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục
Đánh giá
Tự đánh giá Thẩm định và công nhận
ngoài
Kết Giấy
Năm
Bộ Năm quả
Đối hoàn Tên Tháng chứng nhận
TT cập đánh
tượng tiêu chuẩn thành tổ /năm
nhật giá của
đánh giá báo chức đánh
báo Hội
cáo đánh giá Ngày Giá trị
cáo đồng
TĐG giá ngoài cấp đến
TĐG KĐCL
lần 1
GD
Cơ sở VBHN số VNU
1 giáo dục 06/VBHN- -CEA
BGDĐT
Chương AUN-QA AUN-
2 trình đào QA
tạo….
Chương TT số
3 trình đào 04/2016/TT-
tạo…. BGDĐT

VII. Tóm tắt một số chỉ số quan trọng


Từ kết quả khảo sát ở trên, tổng hợp thành một số chỉ số quan trọng dưới đây (số
liệu tính đến 31/12/2019):
1. Giảng viên
Tổng số giảng viên cơ hữu (người): 260
Tỷ lệ giảng viên cơ hữu trên tổng số cán bộ cơ hữu (%): 260/290 = 89,65%
Tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ trở lên trên tổng số giảng viên cơ hữu
(%): 128/260 = 49,21%

335
Tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ trên tổng số giảng viên cơ hữu (%):
115/260 = 44,23%
2. Sinh viên
Tổng số sinh viên chính quy (người): 3218 đại học và 433 cao học = 3651
Tỷ số sinh viên trên giảng viên (sau khi quy đổi): 3651/448 = 8/1

Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp so với số tuyển vào (%): 90 → 91% (trong chu kỳ
đánh giá).
3. Đánh giá của sinh viên tốt nghiệp về chất lượng đào tạo của nhà trường:
Tỷ lệ sinh viên trả lời đã học được những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho
công việc theo ngành tốt nghiệp (%): 54,5 → 65,1% (trong chu kỳ đánh giá).

Tỷ lệ sinh viên trả lời chỉ học được một phần kiến thức và kỹ năng cần thiết cho
công việc theo ngành tốt nghiệp (%): 36,4 → 38,9% (trong chu kỳ đánh giá).
4. Sinh viên có việc làm trong năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp:
Tỷ lệ sinh viên có việc làm đúng ngành đào tạo, trong đó bao gồm cả sinh viên
chưa có việc làm học tập nâng cao (%): 25 → 27,3% (trong chu kỳ đánh giá).
Tỷ lệ sinh viên có việc làm trái ngành đào tạo (%): 27,3 → 40,4% (trong chu kỳ
đánh giá).
Tỷ lệ tự tạo được việc làm trong số sinh viên có việc làm (%): 2,6 → 16,7%
(trong chu kỳ đánh giá).
Thu nhập bình quân/tháng của sinh viên có việc làm (triệu VNĐ):........
5. Đánh giá của nhà sử dụng về sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng ngành đào tạo:
Tỷ lệ sinh viên đáp ứng yêu cầu của công việc, có thể sử dụng được ngay (%):
54,5 → 59,7% (trong chu kỳ đánh giá).
Tỷ lệ sinh viên cơ bản đáp ứng yêu cầu của công việc, nhưng phải đào tạo thêm
(%): 36,4 → 42,1% (trong chu kỳ đánh giá).
6. Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và phục vụ cộng đồng:
Tỷ số đề tài nghiên cứu khoa học, chuyển giao khoa học công nghệ và phục vụ
cộng đồng trên cán bộ cơ hữu: 65/180 = 0,36 đề tài/người (bình quân 5 năm).
Tỷ số doanh thu từ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và phục vụ cộng
đồng trên cán bộ cơ hữu: 30 triệu/180 = 167.000đ/người (bình quân 5 năm).
Tỷ số sách đã được xuất bản trên cán bộ cơ hữu: 67/180 = 0,37 cuốn/người
336
Tỷ số bài đăng tạp chí trên cán bộ cơ hữu: 130/180 = 1,63 bài/người
Tỷ số bài báo cáo trên cán bộ cơ hữu: 28/180 = 0,16 bào báo cáo/người
7. Cơ sở vật chất (số liệu năm cuối kỳ đánh giá):
Tỷ số diện tích sàn xây dựng trên sinh viên chính quy: 21.000m2/3651SV = 5,75
Tỷ số chỗ ở ký túc xá trên sinh viên chính quy: Tất cả SV có nhu cầu đều được
đáp ứng.
8. Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục
Cấp cơ sở giáo dục: Chưa.
Cấp chương trình đào tạo: Chưa.

Hải Dương, ngày 25 tháng 05 năm 2020


HIỆU TRƯỞNG

(đã ký)

PGS,TS. Lê Văn Hùng

337
338
339
340
341
342
343
344
345
346

You might also like